Đ tài: SVTH: NGUY N TH THU HI N (2005110168

43
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Đề tài: DINH DƯỠNG CHO ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM 3-6 TUỔI GVHD: TRẦN THỊ THU HƯƠNG LỚP:02DHTP1 SVTH: NGUYỄN THỊ THU HIỀN (2005110168) LÊ TRẦN QUỐC BẢO (2005110037) HOÀNG THỊ QUÝ ( 2005110425) LÊ VI BÌNH (2005110029) THÁI VĂN THÍCH (2005110549) 0

Transcript of Đ tài: SVTH: NGUY N TH THU HI N (2005110168

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Đề tài:

DINH DƯỠNG CHO ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM 3-6 TUỔI

GVHD: TRẦN THỊ THU HƯƠNG

LỚP:02DHTP1

SVTH: NGUYỄN THỊ THU HIỀN (2005110168)

LÊ TRẦN QUỐC BẢO (2005110037)

HOÀNG THỊ QUÝ ( 2005110425) LÊ VI BÌNH (2005110029) THÁI VĂN THÍCH (2005110549)

0

TP Hồ Chí Minh, ngày 19/03/2013

MỤC LỤC Trang

Chương 1. Đặc điểm sinh lý của trẻ từ 3-6 tuổi.............4

1.1. Đặc điểm sinh lý chung..............................4

1.2. Đặc điểm riêng cho từng tuổi........................4

.....................................................

.....................................................

.....................................................

.....................................................

.....................................................

.....................................................

.....................................................

1.2.1...................................................T

rẻ 3 tuổi

...................................................

4

1.2.2...................................................T

rẻ 4 tuổi

...................................................

5

1

1.2.3...................................................T

rẻ 5 tuổi

...................................................

7

1.2.4...................................................T

rẻ 6 tuổi

...................................................

8..................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

Chương 2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3-6 tuổi...............

10

2.1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi

này 11

2.1.1. Chất béo..…………………………………………………………...….11

2.1.2. Protein…………………………………………………………………12

2.1.3. Đường.......................................13

2

2.1.4. Vitamin.....................................14

2.1.5. Các chất khoáng…………………….…………………………………14

2.1.6. Nước........................................16

Chương 3. Xây dựng cơ chế dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi..16

3.1. Những nguyên tắc trong việc cho trẻ ăn……….......

………………….……16

3.2. Thực đơn cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi..................17

Chương 4. Những lưu ý khi cung cấp các chất dinh dưỡng cho

trẻ ......................................................20

4.1. Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

..........................................................20

4.2. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ.................21

Chương 5. Những nguy cơ nếu thiếu hoặc thừa dinh dương đối

với trẻ ..................................................22

5.1. Thiếu dinh dưỡng..................................22

5.2. Thừa dinh dưỡng...................................24

Kết luận..................................................26

3

Tài liệu tham khảo........................................26

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

4

HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ HỢP

TÁC

CHỮ KÝ

LÊ VI BÌNH Tìm tài liệu

nội dung

chương 1 + 2

Tốt

HOÀNG THỊ QUÝ Tìm tài liệu

nội dung

chương 3 + 4

Tốt

THÁI VĂN THÍCH Tìm tài liệu

nội dung

chương 5

Tốt

LÊ TRẦN QUỐC BẢO Tổng hợp tài

liệu

và làm word

Tốt

NGUYỄN THỊ THU

HIỀN

Chỉnh sửa và

làm powerpoint

Tốt

5

I. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA TRẺ TỪ 3-6 TUỔI

1) Đặc điểm sinh lý chung:

- Trong thời kỳ này trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhưng

chậm lại.

- Chức năng vận động phát triển nhanh, trẻ bắt đầu đi một

mình rồi chạy, tập vẽ, viết, trẻ tự xúc thức ăn, rửa tay,

rửa mặt...

- Tín hiệu thứ hai, ngôn ngữ phát triển. Trẻ bắt đầu đi học.

2) Đặc điểm riêng cho từng tuổi:

2.1) Trẻ 3 tuổi:

Trẻ 3 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái

niệm về thời gian và không gian bắt đầu có những biến đổi

thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự phức tạp của thế giới

xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả. Chúng

thường hỏi những câu kiểu như “Buổi tối chim có đi ngủ không

mẹ?”(hình 1), “Hồi ba còn nhỏ thì có con khủng long không?”

và “Mấy cô chú trong TV đó là người thiệt hay giả bộ vậy

mẹ?”

6

Hình 1: Bé thường đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc

Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần

trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu… Tương lai

thì được chia thành: ngày mai, sắp… rồi, hay mai mốt con

lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các mùa trong năm

nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng

có thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du

lịch tắm biển, mùa thu với lá vàng và Tết Trung Thu…

Giống như thời gian, không gian được chia thành nhiều loại:

Có những nơi gần và ta có thể đi bộ đến; có những nơi xa

không thể đi bộ được; và cũng có những nơi rất rất xa, như

châu Phi, mặt trăng. Các bé cũng chia mọi người xung quanh

theo mức độ già trẻ, chẳng hạn như con nít, người lớn đi

làm, người già ở nhà. Các sự vật có thể sống hoặc không,

7

người và loài vật có thể sống hoặc chết, và mọi thứ có thể

thật hoặc giả.

Tới 3 tuổi, các triệu trứng “bướng bỉnh trẻ lên 2” sẽ dần

hết và trẻ sẽ đằm tính hơn. Trẻ 3 tuổi có khả năng tập trung

tới vài phút để làm một việc gì đó và thích chơi đùa với các

trẻ khác hơn. Tới thời điểm này, trẻ cũng biết biểu lộ nhiều

dạng cảm xúc hơn. Chúng có thể buồn hoặc tỏ ra đăm chiêu, có

thể ganh tị, cảnh giác, sợ hãi hoặc hài lòng, vui vẻ, khoái

chí. Các bé cũng nắm bắt được nhiều hơn cảm xúc của người

khác. Chúng biết nên làm cho người lớn hài lòng, với một

động lực hết sức mạnh mẽ là được người khác khen ngợi và yêu

thương. Mặc dù trẻ 3 tuổi có khuynh hướng ít giận dữ hơn trẻ

lên 2, nhưng khi mệt hoặc đói thì chúng cũng không ngoan

được đâu.

2.2) Trẻ 4 tuổi:

Trẻ 4 tuổi ngày càng ý thức mình là một thành viên trong một

tập thể. Chúng dành phần lớn thời gian để tạo dựng và giữ

vững vị trí với các trẻ đồng trang lứa. Chúng cũng dễ dàng

sử dụng vốn từ vựng của mình để khen, chê và “chỉnh” những

đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng của chúng và

thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa

ra.

Trẻ 4 tuổi thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm hoặc hứa

hẹn để giành lấy một đứa bạn hoặc để được “kết nạp” vào một

8

nhóm bạn. Vậy nên ở trường mẫu giáo, bạn có thể rất hay nghe

thấy những câu như “Mình làm bạn của nhau nhé” và “Mình

không chơi với bạn đâu.”

Hình 2: Trẻ bắt đầu thể hiện tính tự lập

Trẻ 4 tuổi cần nhiều không gian để chơi, vì trò nào chúng

cũng có thể chơi được cả, đặc biệt là thích trò “siêu nhân”

và “quái vật”. Mặc dù đã biết chia sẻ đồ chơi với nhau và

thay phiên chơi chung một món đồ nhưng chuyện giành đồ chơi

giữa các bé 4 tuổi vẫn xảy ra như cơm bữa. “Chiến tranh”

thường bắt đầu bằng việc cãi nhau rồi kết thúc bằng xô đẩy,

đấm, đá. Thường thì các bé cũng không thể làm nhau đau lắm

đâu, nhưng người lớn vẫn phải canh chừng.

Lên 4 tuổi, bé thích khám phá những điều mới lạ như đu xích

đu, nhớ tên các loại khủng long, đếm từ 1 tới 20, và chơi

9

game trên máy tính. Chúng tin vào những gì chúng nhìn thấy,

nghe thấy và chạm tay vào. Nếu một đứa trẻ 4 tuổi nghĩ rằng

ly nước trái cây của nó ít hơn của bạn thì có nghĩa là ly

của bạn thật sự nhiều hơn, dù cả 2 ly đều được rót từ 2 hộp

như nhau. Nếu một đứa trẻ 4 tuổi nghe thấy tiếng một con

quái vật đang gầm gừ dưới giường thì có nghĩa là thật sự có

một con quái vật ở dưới giường, mặc cho bố mẹ có giải thích

đến đâu chăng nữa..

Ở tuổi này, bé cũng rất tò mò và rất thích hỏi “Tại sao?”

2.3) Trẻ 5 tuổi:

Hình 3:Trẻ lớn hẳn về nhiều phương diện

10

Trẻ 5 tuổi dường như lớn hẳn lên trên nhiều phương diện.

Giống như khi 4 tuổi, trẻ 5 tuổi thích khám phá những điều

mới lạ, nhưng chúng có thể kiên trì luyện tập để thành thục

hơn. Ví dụ khi vẽ một cái cầu vồng, một ngôi nhà hay tự họa

chân dung, chúng có thể cố gắng vẽ đến khi nhìn được bức

tranh như chúng muốn.

Trẻ 5 tuổi cũng thích chơi trò đóng vai các nhân vật khác,

nhưng ở mức độ công phu hơn. Trước khi chơi, trẻ thường

chuẩn bị các đạo cụ để đảm bảo câu chuyện được diễn ra theo

một trình tự hợp lý. Nếu mở “show trình diễn”, chúng sẽ làm

sân khấu, bán vé và thay đổi phục trang trước khi trình

diễn. Mở màn, chúng có thể sẽ bước lên sân khấu giới thiệu

nội dung của buổi diễn, sau đó diễn một vài cảnh, rồi kết

thúc bằng việc cúi đầu chào kiểu cách kèm theo những tràng

pháo tay rộ lên.

Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng.

Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và

một số có thể học các cơ chế đọc viết nhanh hơn những đứa

khác. Chúng thích tự mình đọc menu và gọi món, diễn giải các

biển báo giao thông, tự viết danh sách các món đồ cần mua,

và tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ.

Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và

có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe

tay ra đếm trước khi trả lời.

11

Những đứa trẻ 5 tuổi có cơ hội sử dụng máy tính thường thích

các chương trình tương tác. Chúng có thể hiểu, áp dụng các

luật chơi và nếu như mỗi lần trả lời đúng các câu hỏi liên

quan đến kỹ năng đọc, viết và tính toán và được máy tính

hiện ra câu chúc mừng hoặc khen ngợi chúng thì chúng rất

thích thú. Trẻ 5 tuổi thích những chương trình cho phép

chúng tự giải quyết vấn đề, để chúng tự sắp xếp các nhân vật

trên màn hình rồi tạo ra một chuyện tưởng tượng riêng của

chúng, và các chương trình hướng dẫn chúng vẽ, tô màu, làm

thiệp sinh nhật và thiệp mời.

Trẻ ở độ tuổi này rất có thể tự lập kế hoạch vui chơi trước.

Chúng chọn bạn bè tham gia trò chơi dựa trên tiêu chí cùng

chung sở thích. Những đứa trẻ thích các trò chơi năng động

sẽ chọn chơi các trò leo trèo, chạy và đuổi bắt, chơi bóng

hoặc đua xe. Những đứa trẻ thích các trò chơi tĩnh hơn thì

sẽ chơi cát, tìm côn trùng hoặc thằn lằn, chơi đóng kịch

hoặc tụm lại trò chuyện với một đứa bạn khác

2.6) Trẻ 6 tuổi

Ý thức về cái tôi ở trẻ phát triển mạnh

Trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì,

những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình

lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng

hay sai. Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển mạnh nên trẻ đã

có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa

12

ra các lời nhận xét về bản thân mình và người khác. Trẻ cũng

thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết

định.

Trẻ bắt đầu thích nghe chuyện có pha một chút kịch

tính, phức tạp hơn chuyện của trẻ 5 tuổi. Trí tưởng tượng

phong phú, có tình hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa

các sự vật xung quanh.

Do sự phát triển của cơ thể, trẻ lứa tuổi 4-6 rất hoạt

bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, chỉ thích

được tự do chạy nhảy, không lúc nào chịu ngồi yên.

Tính hiếu kì phát triển mạnh

Trẻ 6 tuổi rất hiếu kỳ, cái gì cũng muốn hiểu, muốn

biết. Khi thấy cái gì mới lạ, nó tò mò ngắm nghía, được đi

ra ngoài thì ngó trước ngó sau, và luôn mồm đặt câu hỏi "tại

sao ?"

Trên cơ sở tính hiếu kì mạnh và cái chưa lý giải được,

trẻ thông qua động tác thực tế, qua hỏi han, thăm dò, tìm

hiểu thì mới phát hiện, mới hiểu được cái mới và nhận thức

cái mới.

Cho nên các bậc cha mẹ và người lớn nên vui vẻ trả lời

các câu hỏi của trẻ, chăm chú theo dõi trẻ và không nên chỉ

ừ hữ cho qua chuyện. Nếu trẻ nhỏ không được thoả mãn hoặc

không nhận được lời giải chính xác thì chúng sẽ mất đi tính

13

nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng sự vật xung quanh,

mà chỉ dựa vào ý tưởng suy đoán lung tung.

Nguyên nhân dẫn đến tính hiếu kì ở trẻ giai đoạn này là

do trẻ ở giai đoạn này có trí tưởng tượng rất phong phú, nó

có thể dựa vào những việc và sự thực đã biết để suy đoán

hoặc quyết đoán. Thời kỳ này, sức tưởng tượng của trẻ có đặc

điểm riêng, đó là việc trẻ thích đem các sự việc diễn ra

hàng ngày liên hệ tới mình. Ví dụ nghe người lớn nói chuyện

về máy bay, nó sẽ hỏi ngay “Con có được đi máy bay không”.

Bố mẹ trẻ cần chú ý, khi trẻ hỏi những câu hỏi ngây thơ và

buồn cười đó thì không nên mắng trách hoặc diễu cợt con trẻ.

Lúc này, bố mẹ nên cổ vũ trẻ quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hiểu,

giúp nó suy nghĩ bằng cách kiên trì giảng giải và trả lời

câu hỏi của trẻ.

Tâm lý không ổn định

Khi trẻ 6 tuổi, tâm lý dễ pha trộn khiến cho trẻ có thể

vừa khóc, vừa cười, thậm chí đang khóc rất to chuyển sang

cười ngay được.

Thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này

cũng đã biết thắng thua, được mất. Có đứa đã xuất hiện bản

tính ganh đua từ rất sớm.

Các hình tượng cụ thể có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ.

Trẻ rất thích xem phim hoạt hình, múa rối, truyện tranh là

vì lẽ đó.

14

Trẻ 6 tuổi lại bước vào một giai đoạn mới của sự ích

kỉ. Trẻ không muốn chia sẻ, hiếu thắng, đặt mình là trung

tâm. Ví dụ khi chơi với bạn, rất hay thay đổi quy định chơi

để hợp với hoàn cành của mình hoặc bỏ ngang trò chơi nếu

mình sắp thua. Hãy quan sát con bạn khi bé chơi, bé sẽ rất

hay nói những câu như "à thôi, bây giờ mình chơi thế này nhé

!" hoặc "thôi, chơi lại từ đầu đi"... Trẻ cũng rất hay dỗi,

hờn nếu bị chê trách, chê bai.

Trẻ rất nhạy cảm, hay tủi thân nếu bố mẹ không chú ý,

buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai

việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm

tốt, làm đúng mọi việc.

Tuổi lên 6- chuẩn bị vào lớp một có thể được coi là

bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cha mẹ

nên chuẩn bị trước về mặt tâm lý cho trẻ ví dụ như kể về

trường mới, đưa trẻ đến xem trường cấp 1 sẽ học, kể những

câu chuyện về các anh chị học lớp 1...

II. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 3-6 TUỔI

Trẻ từ 3-6 tuổi có đặc điểm cơ bản là chiều cao, cân nặng

phất triển ổn định nhưng trí tuệ phát triển rất nhanh, biểu

hiện ở động tác, trí nhớ, năng lực tư duy phát triển không

ngừng. Trẻ ở lứa tuổi này đã có thể kiểm soát những động tác

của mình như chạy nhảy...phạm vi hoạt động của chúng tương

đối lớn. Chúng học vẽ, viết chữ...biết dùng ngôn ngữ để biểu

15

đạt ý muốn của bản thân, biết hát. Biết kẻ chuyện mà cô giáo

kể cho chúng nghe. Có một số trẻ được bồi dưỡng đặc biệt nên

có một vài tư chất vượt xa so với trẻ em bình thường. Các

nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng sự phát triển trí não

của trẻ em lên ba gần bằng so với người bình thường. Não là

vật chất cơ bản cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hơn nữa

sự phát triển của não lại có quan hệ mật thiết với việc cung

cấp các chất dinh dưỡng, nhất là việc cung cấp protein. Cho

nên ở giai đoạn này cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ là việc

quan trọng.

Chúng ta có thể kiểm tra trọng lượng và chiều cao của từng

độ tuổi cả trẻ mà biết được sức khỏe của trẻ. Cân nặng là

chỉ số quan trọng cho việc phát triển hình thể. Dinh dưỡng

tốt hay xấu thể hiện ở cân nặng. Phương pháp tính cân nặng,

chiều cao của tuổi nhi đồng thường thì tính theo cách sau:

Cân nặng = độ tuổi * 2 * 8 (kg)

Chiều cao = độ tuổi * 5 * 75(cm)

Cơ thể của trẻ ở độ tuổi này khác nhau tương đối lớn. Những

trẻ có cùng độ tuổi, cùng chiều cao mà cân nặng có sự chênh

lệch hơn 15% cân nặng chuẩn thì chứng tỏ có vấn đề dinh

dưỡng không tốt dẫn tới việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc

mắc chứng béo phì.

1. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ Ở LỨA TUỔI NÀY

16

Có hơn 60 chất dinh dưỡng cho sự phát triển trí thông minh

cả trẻ ở lứa tuổi này, bao gồm 6 loại: protein, mỡ, đường,

vitamin, khoáng chất và nước. Trong đó: mỡ, đường và vitamin

là ba khoáng chất quan trọng nhất

1.1. Chất béo:

Hình 4: Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho

thức ăn lỏng mềm. Tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung

môi hòa tan các vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp

thụ được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. ở lứa tuoir 3-6, trẻ

cần khoảng 3g dầu mỡ 1 ngày.

Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như

gà, ngan, vịt... vì chúng chứa nhiều axit chưa no cần thiết

cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào nawo.

17

Cung cấp cho trẻ một lượng mỡ nhất định là rất cần thiết.

Nếu trong một thời gian dài lượng mỡ không được cung cấp đầy

đủ sẽ dẫn tới béo phì, mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt.

1.2. Protein:

Hình 5: Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại

acid amin, trong đó có 8 loại acid amin phải lấy từ đồ ăn

hay còn gọi là acid amin bắt buộc. Còn các acid amin khác

được sản sinh từ trong cơ thể con người. Nói một cách tương

đối, nó không quan trọng bằng các acid amin bắt buộc.

18

Đồ ăn chưa protein được chia làm 2 loại:

Đồ ăn có chưa nhiều protein: hàm lượng acid amin ở các đồ ăn

này cao nhất, tỉ lệ trong các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu

cầu của cơ thể như: thịt, cá, các loại sữa...

Đồ ăn có chứa một phần protein: những đồ ăn này thiếu acid

amin hoặc có một hàm lượng rất thấp, tỉ lệ không phù hợp với

cơ thể con người. Đó là các đồ ăn được chế biến chủ yếu từ

thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các loại rau.

Những đồ ăn có chưa hàm lượng protein cao (hay còn gọi là:

protein động vật) có hàm lượng acid amin cần thiết nó có giá

trị “dinh dưỡng” tương đối cao, vì thế trong các bữa ăn phải

cung cấp đầy đủ.

Lứa tuổi nhi đồng đang độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể

chất và trí tuệ nên lượng protein cần thiết về thể chất và

trí tuệ nên lượng protein cần thiết so với người trưởng

thành là rất cao. Trẻ ở độ tuổi 3-6 phải cần một lượng

protein từ 25-30g một ngày. Trong đó protein từ thịt, trứng

sữa, cá, các loại đỗ phải chiếm 50%.

Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt hoặc số lượng

không đầy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của

trẻ. Thậm chí nó còn làm giảm khả năng miễn dịch. Chống lại

bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí

não. Nhưng trong thời gian dài nếu cung cấp lượng protein

19

thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể tiêu

thụ hết

1.3. Đường:

Hình 6: Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại đường chủ yếu là cung cấp nhiệt năng cho cơ thể.

Trẻ 3-6 tuổi mỗi ngày cần 15g đường. Đường có trong các loại

thức ăn như: ngũ cốc, sữa, hoa quả, các loại đỗ, rau. Nếu

cung cấp đường không đầy đủ sé gây ra bệnh thiếu đường trong

máu và sé ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu các chất dinh

dưỡng khác, làm cho sự tiêu hóa protein trong cơ thể cao.

Nhưng nếu lượng đường qua nhiều trong cơ thể thì chúng sẽ

được chuyển thành mỡ và gây nên béo phì. Trong các bữa ăn

nếu quá nhiều đường thì thành ruột phải mát ra một lượng mên

rất lớn dẫn đến lượng mỡ giảm mạnh và chất gây chua sẽ ảnh

hưởng đến thành ruột gây đau bụng.

1.4. Vitamin:

20

Hình 7: Thực phẩm chứa nhiều các loại vitamin

Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng

sức đề kháng cho cơ thể, chống quáng gà và các bệnh khô mắt.

Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Viatmin A

có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển, dầu

cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô,

gấc, rau ngót, rau muống, rau dền.

Viatmin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và

phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở

trẻ em. Nhu cầu viatmin D là 400 UI/ngày.

21

Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ

cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu

cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.

1.5. Các chất khoáng:

Hình 8: Thực phẩm chứa nhiều chất khoáng

Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo

chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ

cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại

tôm, cua, cá, trai, ốc... phốt pho có nhiều trong các loại

cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ

lệ thích hợp thì trre mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa

mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1.5) nên trẻ uống sữa mẹ ít bị

còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

Canxi và phốt pho muốn hấp thụ và chuyển hóa được lại phải

có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng

và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng,

tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên

22

muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ,

phải cho tẻ ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng sớm.

Sắt rất cần thiết cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu.

Nó còn tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử trong cơ

thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim,

gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt

trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn thực vật, nhưng các

loại rau xanh lại chưa nhiều vitamin C giúp tăng cường hâp

thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại

Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức.

Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể giúp trẻ ăn

ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường

kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn

giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong

các loại thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyenx thể

như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa

nhiều kẽm nhưng giá tri sinh học thấp hơn.

Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần

các chât xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa,

phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả

chín.

1.6. Nước:

23

Hình 9: Nước khoáng

Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước. Con

người sống được chủ yếu dựa vào thức ăn và thức uống. Một

lượng nước rất nhỏ được sản sinh từ trong cơ thể. Lượng nước

cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi này mỗi ngày cần uống 1-1,2 lít

nước. Nến uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, nước rau

luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga. Vào mùa hè

hoặc sau lần vận động liên tục thì lượng nước cần thiết lại

càng cao. Khi đó cần phải chú ý cung cấp kịp thời nước cho

trẻ tránh để việc thiếu nước xảy ra. Nhưng nếu uống nhiều

nước quá cũng sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.

III. XÂY DỰNG CƠ CHẾ DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 3-6 TUỔI

1. Những nguyên tắc trong việc cho trẻ ăn:

- Thức ăn phải từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều.

- Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong một ngày.

- Thường xuyên thay đổi thực đơn và cách chế biến món ăn.

Khi chế biến các loại thức ăn hoặc cho trẻ ăn trực tiếp

phải luôn đề phòng đến việc nhiễm khuẩn do ăn uống hoặc

24

do dự ứng với thức ăn lạ vì sức đề kháng và khả năng

thích nghi thức ăn của trẻ còn yếu.

- Thực hiện nghiêm khắc chế độ ăn như: ăn đúng giờ, các

bữa ăn cách nhau khoảng 3 giờ để cho trẻ vừa đói. Không

ăn vặt hay bánh kẹo trước khi ăn, không la rày, dọa dẫm

trẻ khi ăn, không bắt ép khi trẻ không muốn ăn.

- Hạn chế ăn nhiều đường.

- Phải cho trẻ uống đủ nước.

2. Thực đơn cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi.

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, CN Thứ 7

6h

Sữa (bò,

đậu nành)

200-250ml,

bánh mì:

nửa cái

Cháo thịt

heo: 300ml

(1 bát con)

Chuối tiêu:

1 quả

Phở bò: 1

bát to

Đu đủ: 1

miếng (300g)

Cháo thịt gà: 1

bát to

Quýt ngọt: 1

quả

11h

Cơm nát: 2

miệng bát

con

Đậu + thịt

+ trứng

viên rán

hoặc hấp

Canh cua

Cơm nát: 2

miệng bát

con

Thịt viên

sốt cà chua

Canh rau

ngót nấu

thịt nạc

Cơm nát: 2

miệng bát

con

Trứng trộn

thịt rán

Canh cá nấu

chua

Rau muống

Cơm nát: 2

miệng bát con

Cá sốt cà chua

Canh cải nấu

tôm

Xoài chín: 200g

25

mồng tơi

rau đay

Chuối tiêu

1 quả

Quýt ngọt: 1

quả

xào

Dưa hấu 1

miếng (200g)

14h Súp thịt bò

khoai tây

Súp đậu xanh

bí đỏ

Cháo tôm Cháo lạc + bí

đỏ

18h

Cơm nát: 2

miệng bát

con

Thịt bò xào

giá

Canh rau

muống nấu

thịt

Hồng xiêm 1

quả

Cơm nát: 2

miệng bát

con

Thịt nạc vai

băm rim nớc

mắm

Canh cải nấu

Chuối tiêu 1

quả

Cơm nát: 2

miệng bát

con

Trứng sốt cà

chua

Canh cua rau

ngót

Quýt ngọt 1

quả

Cơm nát: 2

miệng bát con

Cà bung (cà

tím, thịt nạc

vai, đậu phụ)

Thịt nạc xào su

su

Đu đủ: 200g

20h Cháo trứng Cháo gan

(gà, heo)

Sữa (bò, đậu

nành) 200mlCháo thịt heo

26

Hình 10: Các lại cháo dành cho trẻ

Hình 11: Sữa đậu nành (trái) và sữa bò (phải)

Mời bạn tham khảo thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ từ 3 - 6

tuổi được cung cấp bởi Viện dinh dưỡng Trung ương.

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, Chủ

Nhật

Thứ 7

7h - Sữa đậu

nành hoặc

Sữa bột:

200ml

- Cháo thịt

lợn: 1 bát

con

- Sữa: 200ml

- Phở thịt bò:

1 bát con

- Sữa chua:

100ml

- Cháo thịt

gà: 1 bát

con

- Sữa: 200ml

27

- Bánh mì

kẹp trứng: ½

cái

11h - Cơm nát: 2

miệng bát

con

- Đậu + Thịt

+ Trứng viên

rán hoặc

hấp.

- Canh cua

mồng tơi rau

đay.

- Chuối

tiêu: 1 quả

- Cơm nát: 2

miệng bát

con.

- Thịt viên

xốt cà chua.

- Canh rau

ngót nấu

thịt nạc.

- Quýt ngọt:

1 quả.

- Cơm nát: 2

miệng bát con.

- Trứng tráng

thịt.

- Canh cá nấu

chua.

- Rau muống

xào

- Dưa hấu: 1

miếng 200g

- Cơm nát: 2

miệng bát

con

- Cá xốt cà

chua

- Canh cải

nấu tôm

- Xoài chín:

200g

14h - Sữa: 200ml - Sữa: 200ml - Sữa: 200ml - Sữa: 200ml

16h - Cháo

trứng: 200ml

- Cháo gan:

200ml

- Cháo thịt

gà: 200ml

- Cháo lươn:

200ml

19h - Cơm nát: 2

lưng bát con

- Thịt bò

xào giá

- Canh rau

ngót nấu

thịt

- Cơm nát: 2

lưng bát con

- Thịt nạc

vai băm rim

nước mắm

- Canh cải

nấu cá

- Cơm nát: 2

lưng bát con

- Trứng xốt cà

chua

- Canh cua rau

ngót

- Quýt ngọt: 1

- Cơm nát: 2

lưng bát con

- Thịt viên

xốt cà chua

- Canh rau

ngót nấu

thịt nạc

28

- Hồng xiêm:

1 quả

- Chuối

tiêu: 1 quả

quả - Đu đủ:

200g

19h - Sữa: 200ml - Sữa: 200ml - Sữa: 200ml - Sữa: 200ml

IV. NHỮNG LƯU Ý KHI CUNG CẤP CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ

1. Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

- Hàng ngày trẻ cần được ăn uống cân đối, đủ cả bốn nhóm

thực phẩm, không nên ăn quá nhiều một thứ nào. Nếu trẻ

ăn khỏe, ăn nhiều cơm nhưng ít ăn thịt, các bé sẽ không

có đủ nguồn cung cấp chất đạm và chất béo, là các dưỡng

chất để cần thiết để trẻ lớn mạnh và phát triển cơ bắp

và trí não. 

-  Ngược lại, nếu trẻ chỉ ăn nhiều thức ăn mà ăn rất ít

cơm, trẻ cũng sẽ không có đủ năng  lượng đáp ứng nhu

cầu họat động hàng ngày. 

- Không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhanh, các lọai nước

ngọt có gaz.

-  Thay đổi giữa các hương vị khác nhau, giữa sữa bột và

sữa tươi uống liền sẽ giúp trẻ thích uống sữa và uống

đủ lượng sữa theo nhu cầu.

- Giảm bớt lượng dầu mỡ cho vào các bữa ăn, chỉ ăn thịt

nạc, cá, tôm… và không nên ăn thịt mỡ và các món xào

rán.

29

- Lượng sữa chỉ nên rút xuống 500ml/ngày, chọn sữa tươi

không đường hoặc hoặc sữa đậu nành không đường hoặc sữa

bột tách béo. Tránh dùng các loại sữa bột nguyên kem và

sữa đặc có đường.

Hình 12: Các loại rau củ quả

- Nên cho cháu ăn thêm nhiều rau, khoảng 200g rau/ ngày.

Nếu bạn đưa cho trẻ ăn những loại trái cây và rau củ

bằng thái độ “ăn cũng được và không ăn cũng được” hoặc

như muốn tạ lỗi vì không đáp ứng được yêu cầu của trẻ

về một điều gì đó, thì thông thường trẻ sẽ không chịu

ăn. Ngược lại, nếu bạn biết cách trình bày sao cho các

thứ rau quả, trái cây trông thật hấp dẫn, ngon lành và

30

đúng với lúc trẻ đang đói, thì tự nhiên trẻ sẽ ăn một

cách bình thường, cho dù những món khó ăn nhưng có lợi

cho sức khoẻ cũng được trẻ ăn một cách nhiệt tình. Tốt

nhất, bạn nên tạo cho trẻ một thói quen ăn nhiều trái

cây, rau quả trong các bữa ăn gia đình, vì nó cung cấp

khá nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên cần thiết cho

sức khỏe. Ngoài chế độ ăn, nên cho cháu tăng cường vận

động như đạp xe, đi bộ…

- Buổi sáng, cần cho trẻ ăn uống thật no để trẻ có thể

tỉnh táo, khoẻ khoắn cho đến giờ cơm buổi trưa. Bởi vì

ở trường, trẻ không có cơ hội ăn nhiều lần như ở nhà.

Bữa trưa, những món ăn của trẻ cần có nhiều chất bổ

dưỡng, đầy đủ chuyển hoá năng lượng chậm và lâu bền.

Ngoài ra, bạn cần dạy bảo trẻ về những điều cơ bản

trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

- Tuổi này bé đã ăn khỏe hơn, cho bé ăn cũng đơn giản hơn

xưa. Nhưng quan trọng là bạn vẫn nên cho bé ăn cơm nát,

mềm. Một điều không thể quên là không được thiếu phần

sữa mỗi ngày, có thể là sữa bò, Sữa rất cần cho sự phát

triển trí não và xương.

2. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ

31

Hình 13: Các loại thịt tươi sống

- Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an toàn không

thuốc trừ sâu hay hóa chất. Thức ăn chế biến sẵn như

xúc xích, cá mòi, ruốc, phô mai, sữa chua… nên lựa chọn

thương hiệu uy tín về chất lượng cũng như về an toàn

thực phẩm.

- Thức ăn nấu chín nên ăn ngay. Nếu chưa dùng phải đậy

nắp và để tủ lạnh, khi dùng phải nấu lại vì có một số

vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 -10 độ C.

32

- Thịt, cá và rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy,

không nên cắt nhỏ và ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi

một số vitamin tan trong nước (vitamin C, nhóm B, axit

folic…). Riêng rau, củ như: khoai tây, cà rốt thì nên

rửa nhẹ nhàng trong chậu nước sau khi đã gọt vỏ để giảm

thiểu vitamin hòa tan vào nước, vì các vitamin thường

nằm ngay dưới lớp vỏ.

- Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến

nhiều để trẻ quen dần. Nên thái, bằm từ rất nhỏ đến nhỏ

vừa, nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm

giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa

phát triển.

- Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác

ngon miệng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (bánh kẹo). Chỉ

nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn. Sau khi cai sữa

cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung

quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của

trẻ.

V. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ XẢY RA NẾU THIẾU HOẶC THỪA DINH

DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ EM TỪ 3-6 TUỔI.

Khi trẻ 3 - 6 tuổi có sự phát triển cân nặng chênh lệch hơn

15% cân nặng chuẩn thì chứng tỏ trẻ có vấn đề về dinh dưỡng,

dẫn tới việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng béo phì.

33

Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến đặc điểm phát triển của trẻ

và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.

1. Thiếu dinh dưỡng.

Thiếu dinh dưỡng đối với đối tượng này thường làm cho

trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến nhiều nguy cơ:

34

Hình 14: Trẻ bị suy dinh dưỡng

- Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ : theo tổ chức y tế thế giới , 54%

trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang

phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ

vừa và nhẹ

35

- Tăng các nguy cơ bệnh lý: nhiễm trùng, hô hấp, tiêu chảy…

suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý

này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém,

nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng

ngày càng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

- Chậm phát triển thể chất: ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh

dưỡng là nguyên nhân trực tiếp tiếp làm cho tất cả các

hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả

hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng

diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai

và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình

trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì,

chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.

Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng

dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối

đa tiềm năng di truyền của mình.

36

Hình 15: Trẻ gặp nhiều bệnh lý do suy dinh dưỡng

- Chậm phát triển thần kinh : Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự

phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ

dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu

đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết

cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo,

chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Trẻ bị suy dinh

dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã

hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

2. Thừa dinh dưỡng

Thừa dinh dưỡng ở lứa tuổi này chủ yếu làm cho trẻ mắc

bệnh béo phì, mà bệnh béo phì thường không tốt đối với sức

khỏe, người càng béo nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người

béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch

37

vành, đái đường, hay bị các rối loại dạ dày, ruột, sỏi mật.

Béo phì có các tác hại và nguy cơ cụ thể là:

Hình 16: Trẻ bị béo phì

- Mất thoải mái trong cuộc sống: Trẻ béo phì thường có cảm giác

bức bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành

như một hệ thống cách nhiệt. Trẻ béo phì cũng thường

xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê

buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.

- Giảm hiệu suất học tập: Trẻ béo phì chóng mệt nhất là ở

môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nặng

nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong

38

sinh hoạt hàng ngày, trẻ béo phì mất nhiều thì giờ hơn

và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất học tập

giảm rõ rệt so với người thường, việc học hỏi những

điều mới gặp nhiều bất lợi.

Hình 17: Trẻ gặp nhiều hạn chế trong học tập

- Kém lanh lợi: Trẻ béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn

trẻ bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao

động. Hậu quả là các trẻ thường không lanh lợi và năng

động như các bạn khác.

39

Hình 18: Trẻ kém lanh lợi

- Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ

chính của các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch

vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật.

- Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn: nhất là trong các bệnh kể trên.

Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người.

KẾT LUẬN:

Ở độ tuổi này dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp

phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần của trẻ. Trong

giai đoạn này, trẻ bắt đầu đi học do ảnh hưởng của tâm lý

trẻ (môi trường sinh hoạt) trẻ biếng ăn thường xuyên sẽ

dẫn đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức

khỏe, trí tuệ, cản trở đến sự tăng trưởng và sự phát

triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, việc cung cấp đủ dưỡng chất

cần thiết cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng cho sự

phát triền toàn diện của trẻ.

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

http://mangthai.vn/mau-giao/cham-soc/dinh-duong-

t1p396c398/nhu-cau-dinh-duong-cua-tre-tu-3---6-

tuoi-i142

http://www.baomoi.com/Nhu-cau-dinh-duong-tre-Mam-

Non-36-tuoi/82/3906360.epi

http://abbottnutrition.com.vn/child-nutrition/3-

to-6-years

http://www.wel.vn/the-he-vang/dinh-duong-vang-cho-

ban/dinh-duong-theo-do-tuoi/tre-em/125-nhu-cu-

dinh-dung-ca-tr-t-3-6-tui.html

http://duocanbinh.vn/db339-nhung-nguy-co-tre-suy-

dinh-duong-phai-doi-mat

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Benh-beo-phi-Mot-nguy-

co-cho-suc-khoe/40090154/250/

41

42