TÌNH HU NG HOA T I COLOMBIA | N I DUNG 2 Nguy n Hoàng Phúc N I DUNG: Thành công c a Hoa t i...

31
TÌNH HUỐNG HOA TƯƠI COLOMBIA | NỘI DUNG 2 GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa NHÓM 02 Nguyễn Hoàng Phúc .................... Trần Anh Thư .................... Đặng Duy Trinh .................... Phạm Thùy Vân .................... Nguyễn Ngọc Diễm Phương .................... NỘI DUNG: 1. Thành công của Hoa tươi Colombia dưới góc nhìn Marketing. 2. Hình dung vào thị trường Thanh Long và Lúa gạo VN cần làm gì khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Transcript of TÌNH HU NG HOA T I COLOMBIA | N I DUNG 2 Nguy n Hoàng Phúc N I DUNG: Thành công c a Hoa t i...

TÌNH HUỐNG HOA TƯƠI COLOMBIA | NỘI DUNG 2GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa

NHÓM 02

Nguyễn Hoàng Phúc ....................Trần Anh Thư ....................

Đặng Duy Trinh ....................Phạm Thùy Vân ....................

Nguyễn Ngọc Diễm Phương ....................

NỘI DUNG:

1.Thành công của Hoa tươi Colombia dưới góc nhìn Marketing.

2.Hình dung vào thị trường Thanh Long và Lúa gạo VNcần làm gì khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Câu 1: Những thành công của Hoa tươi Colombia dưới góc nhìn Marketing:

Dưới góc nhìn 4Ps, có thể thấy một số thành công của Hoa tươi Colombia như sau:

1. Về sản phẩm:

Ưu điểm:

Chất lượng có thể chấp nhận được

Dễ dàng bảo quản lâu không cần đến những kĩ thuật chuyên dùng cho cửa hàng hoa.

Có 2 loại hoa chính nổi bật là cẩm chướng, hoa hồng.

Khuyết điểm:

Chưa đa dạng hóa được sản phẩm để đáp ứng những thay đối trong nhu cầu người tiêu dùng.

2. Về giá: - Với chi phí nhân công khá thấp đã giúp cho các nhà vườn

Colombia định giá thấp cho hoa tươi Colombia, tạo nên lợi

thế cạnh tranh về giá dành cho hoa tươi Colombia. Năm

1966, mức lương này tăng lên một chút thành 0,8USD - vẫn

còn rất thấp so với mức lương của nhân công Mỹ. Nhờ đó mà

doanh số bán hằng năm của tăng lên đáng kể đã lên và trở

thành nước xuất khẩu hoa tươi cắt cuống lớn trên thế

giới.

- Các công ty, nhà vườn tại Colombia đã tận dụng được ưu

thế vụ canh tác dài và chi phí nhân công rẻ của Colombia

để tạo ra 31% ưu thế về chi phí cạnh tranh so với các nhà

vườn Mỹ, mặc dù đã tính cả chi phí vận chuyển khá cao.

- Vốn quen thuộc với mức giá cao của các nhà trồng hoa của

Mỹ cũng như sản lượng và chất lượng hoa tươi dao động

mạnh theo mùa vụ, các cửa hàng hoa thường bán các loại

hoa tươi mà họ phải chăm sóc lưu trữ đặc biệt cẩn thận

với giá rất cao. Hoa tươi Colombia chất lượng cao, giá rẻ

và cung cấp quanh năm, nguồn cung cấp ổn định và giá cả

phải chăng góp phần hạ thấp chi phí cho các cửa hàng bán

lẻ hoa tươi và giảm thiểu các rủi ro do việc lưu trữ

nhiều hoa tươi một lúc. Điều này giúp cho hoa tươi

Colombia có cơ hội được phân phối rộng khắp các cửa hàng,

siêu thị tại Mỹ, mang hoa tươi Colombia đến gần với người

tiêu dùng Mỹ hơn nữa.

- Từ năm 1967- 1973 chính phủ tiến hành những cải thiện môi

trường kinh tế Colombia, hạ giá đồng tiền Peso (vốn đang

được định giá cao hơn thực tê), giúp cho giá hoa tươi

Colombia thấp hơn các nước.

- Chính sách ngoại hối ổn định, đưa ra giấy phép xuất khẩu

mới CAT với mức hoàn thuế rộng rải hơn trước, cơ quan xúc

tiến hỗ trợ xuất khẩu được thành lập PROEXPO đã hỗ trợ

cho vay vốn lưu động. và cho phép nhập khẩu miễn thuế các

yếu tố đầu vào để phục vụ xuất khẩu.

3. Về phân phối: Ưu điểm :

- Do đặc điểm của sản phẩm hoa tươi, để bảo đảm chất lượng, cần

lựa chọn kênh phân phối nhanh chóng. => Colombia đã sử dụng

kênh phân phối trực tiếp.

- Thiết lập hệ thống phân phối chặt chẽ, liên kết với những

ngành khác để tạo hiệu quả tối ưu : Colombia đã liên kết với

các chuyến bay dân dụng và các công ty vận tải. Ngoài ra, nhờ

quy mô lớn chi phí vận chuyển giảm đáng kể.

- Mặc dù chính người Mĩ mang thị trường đến cho hoa Colombia,

nhưng bản thân họ đã biết mở rộng thị trường thâm nhập : bằng

viêc cung cấp hoa tươi chất lượng cao ,giá rẻ , quanh năm giúp

giảm thiểu rủi ro cho các nhà bán lẻ.. => mở rộng được kênh

phân phối sang các siêu thị, cửa hàng nhỏ lẻ những nơi mà

trước đây người Mĩ ít có thể mua được hoa.

- Kết quả: thị trường của hoa tươi Colombia được mở rộng =>

người tiêu dùng Mỹ dễ dàng tiếp cận với mức giá hợp lí và chất

lượng tuyệt hảo.

Nhược điểm :

- Điểm cốt tử của hoa tươi Colombia là địa điểm phân phối ở

Miami. Các nhà bán lẻ thay vì phải thông qua kênh trung gian

đó họ sẽ mua thẳng về bán, như vậy vừa đàm bảo chất lượng hoa,

vừa được giá rẻ hơn.

- Các nhà phân phối ( nắm vai trò quan trọng ) thực hiện các

biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình , đã ảnh hưởng

tiêu cực tới hoa tươi Colombia.

- Chưa kết hợp được các trung gian phân phối nhằm thu thập dữ

liệu thực tế về nhu cầu cũng như những thay đổi của khách

hàng.

4. Về chiêu thị:

- Thời gian đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ, Colombia đãquảng cáo rộng rãi Làm cho mức cầu ngày càng tăng, chuyển đổi nhận thức

về hoa tươi từ một mặt hàng xa xỉ phẩm thành một hànghóa thông dụng trong tầm với đại đa số dân Mỹ

- Đổ bông ào ạt về thị trường Mỹ Làm cho người tiêu dùng Mỹ phấn khích, tạo ra cú

shock thị trường- Medellin là thành phố trung tâm của hoa tại Colombia.

Lễ hội hoa của Medellin, Feria de las Flores bắt đầu từkhoảng năm 1957 như là hoạt động quảng bá cho các nhà trồng hoa trong khu vực. Lúc ban đầu với quy mô nhỏ, lễhội chỉ đơn giản là người dân tổ chức một cuộc diễu hành qua các tuyến phố của khu vực Medellin nhưng đến nay nó đã trở thành một lễ hội kéo dài đến một tuần vớicuộc diễu hành rất lớn gọi là Silletas được thực hiện quanh thành phố. thu hút ngày càng nhiều các du khách đến đây thăm

quan mỗi năm để không chỉ hoà chung niềm vui tại đây mà còn được thoả sức ngắm nhìn trăm hoa đua sắc.

tạo nên thương hiệu hoa tươi Colombia

Những điểm cần lưu ý:- Do có lợi thế về sản phẩm , giá , phân phối nên các doanh nghiệp

Colombia đã không tận dụng hết những lợi thế mà công cụ truyền

thông mang lại , thông điệp quảng cáo không rõ ràng, không sửdụng kết hợp những công cụ và phương tiện truyền thông hiệu quả Không tạo nên 1 thương hiệu cho ngành hoa tươi Colombia tại Mỹ

- Hoa tươi Colombia có được một lợi thế là cho khách hàng có đượcsự trải nghiệm , giá trị khi sử dụng sản phẩm nhưng lại thiếu đisự thỏa mãn của khách hàng giá trị nhân được về hoa Colombia sẽ thấp , và không có được

những đặc quyền mà một thương hiệu mạnh phải có như được quyềnđịnh giá cao , có khách hàng trung thành , dễ có khách hàngmới , cho phép mở rộng phân khúc và tạo áp lực được lên kênhphân phối

- Hoa tươi Colombia không biết cách tạo ra nhu cầu thị trường,không giáo dục thị trường tiêu dùng hoa tươi Mỹ về giá trị hoatươi Colombia

- Không nhắm đến phân khúc cao cấp

Câu 2:

Hình dung vào thị trường Thanh Long và Lúa gạo VN, nên làm gì khi xuất khẩu sang Mỹ

LÚA GẠO

- Đặc trưng sản phẩm:

Cây lúa là một loài thích ánh sáng, nhiệt độ và

nước là hai yếu tố không thể thiếu khi gieo trồng lúa.

Nếu hạt giống được ngâm ủ chưa đạt độ ẩm nhất định thì

khó nảy mầm (khi hạt nảy mầm lượng nước trong hạt chiếm

30-40%. Nhưng nếu ngâm quá dài, hạt thóc hút nhiều

nước, làm giảm mất lượng tinh bột trong hạt, dễ làm cho

hạt bị chua, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, dẫn

đến hạt sẽ bị thối hoặc mầm thóc yếu.

Nhu cầu về nước để hạt thóc nảy mầm còn phụ thuộc

vào giống. Các giống lúa cạn, chịu hạn có khả năng hút

nước và nảy mầm trong điều kiện đất tương đối khô;

nhưng các giống lúa chịu được nước sâu lại có thể nảy

mầm tốt trong điều kiện thừa nước.

Trong vụ hè thu và vụ mùa ngâm ủ trong điều kiện

nhiệt độ cao, hạt dễ nảy mầm, thời gian ngâm ủ ngắn;

trái lại vụ chiêm xuân ở miền Bắc, ngâm ủ trong điều

kiện nhiệt độ thấp nên thời gian ngâm ủ kéo dài hơn.

Thời gian nở hoa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,

thời tiết: nếu thuận lợi, nhiệt độ thích hợp, đủ nắng,

trời quang mây, gió nhẹ hoa nở rộ vào 8-9 giờ sáng; nếu

trời nắng nóng hoa lúa sẽ nở sớm vào lúc 7-8 giờ sáng;

nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa lúa sẽ

trỗ muộn từ 12-14 giờ trưa. Thời gian phơi màu, thụ

tinh của hoa lúa từ khi nở vỏ trấu đến lúc khép lại

khoảng 50-60 phút

Thời gian trồng dao động từ 80 ngày đến 6 tháng

tùy giống là loại lúa ngắn ngày, trung hay dài ngày.

Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực.

Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn

khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún,

rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng

chục loại thực phẩm khác từ gạo. Ngoài ra, cây lúa còn

mang đến cho người trồng nhiều lợi ích khác như tấm:

sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc

chữa bệnh; cám được dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp;

sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn

cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng; trấu để sản xuất

nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng,

vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt; rơm rạ

được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây

dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm

thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...

- Đặc trưng ngành:

Chịu ảnh hưởng mạnh về vị trí địa lý, yếu tố thiên

nhiên như đất đai, khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ cũng như

các loại thiên tai bão lụt.

Đây là một trong những ngành nông nghiệp trọng

điểm của nhiều nước ở ĐNA như Campodia, Lao, ThaiLan,

Việt Nam, dù đang được cơ giới hóa dần torng quá trình

sản xuất nhưng quá trình trồng trọt và thu hoạch vẫn

còn rất thô sơ, sử dụng nhiều sức người hơn là áp dụng

máy móc công nghệ hiện đại.

Công nghệ sinh học ngày càng phát triển, tạo điều

kiện để nghiên cứu tìm ra nhiều loại giống lúa mới,

khắc phục những khuyết điểm của giống lúa cũ như độ

dẻo, độ thơm, lượng tinh bột trong hạt lúa…

Do tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường lúa

thế giới nên giá lúa luôn luôn bấp bênh do phải cạnh

tranh với các nước tiên tiến có công nghệ hiện đại cũng

như nghiên cứu được giống lúa ngon nên giảm đi đáng kể

chi phí gieo trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch.

- Thị trường Việt Nam:

Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến

7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản lượng

giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu

chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong

giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu

năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35

triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất

lượng cao.

Diện tích trồng lúa rộng trên khắp cả nước, sản

lượng khá cao, tuy nhiên diện tích trồng lại chia nhỏ

bởi các hộ nông dân, nên chất lượng cũng như giá cả hầu

như không được đồng nhất.

Ngành lúa gạo Việt Nam là ngành lâu năm, phương

thức cũng như điều kiện chăm sóc còn phụ thuộc quá

nhiều vòa thiên nhiên, bên cạnh đó, trong quá trình hội

nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang dần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ nên

ngành lúa gạo dần được xếp trong phân cấp trung bình,

dần dần không được nhà nước chú trọng phát triển như

trước kia nữa, do đó mà ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay

dù tiềm năng về điều kiện tự nhiên rất lớn cũng như

kinh nghiệm dày dạn của người nông dân Việt Nam nhưng

vẫn chưa thể chưa phát huy hết tiềm năng, sức cạnh

tranh vẫn không cao so với nhiều nước xuất khẩu gạo

khác, đặc biệt là Thái Lan va Ấn Độ.

Ngoài ra, các sản phẩm phụ trợ chưa phát triển

cũng như chưa được chú trọng, bên cạnh đó các sản phẩm

khác từ cây lúa như tấm , cám, trấu vẫn chưa được đầu

tư phát triển.

Người nông dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong

việc gieo trồng cũng như chăm sóc cây lúa, nhưng cũng

vì đây là những kinh nghiệm lâu đời, chưa được khoa học

chứng minh cũng như với điều kiện khí hậu và đất đai

hiện tại không giống như ngày trước, người trồng lại

không chịu cải tiến cũng như áp dụng thử những giống

lúa mới thích hợp hơn nên sản lượng và chất lượng gạo

vẫn chưa thể tốt nhất.

- Thị trường Mỹ:

Mỹ là nhà xuất khẩu lúa gạo lớn, cung cấp khoảng

13% tổng lượng gạo trong thương mại quốc tế. Gạo của Mỹ

rất phong phú, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao và có

thương hiệu vững chắc trên thị trường thế giới.

Sản xuất lúa gạo, xay xát và tiếp thị tại Hoa Kỳ

là một ngành công nghiệp nhiều tỷ đô la, tạo ra 34 tỷ

USD trong hoạt động kinh tế hàng năm và cung cấp hàng

ngàn công ăn việc làm cho người dân ở vùng nông thôn

của Mỹ. Ngành công nghiệp sản xuất gạo của Mỹ khoảng 20

tỷ pound lúa trên khoảng 3,5 triệu mẫu Anh mỗi năm,

khoảng 50% trong số đó cung cấp cho thị trường trong

nước. Mặc dù Hoa Kỳ sản xuất ít hơn 2 phần trăm của thế

giới nhưng gạo của nó được xếp trong thứ năm trong các

loại gạo hàng đầu thế giới.

85% lúa gạo dùng tại Mỹ là do dân Mỹ trồng, chỉ

15% người tiêu dùng Mỹ dùng gạo nhập khẩu từ các nước

khác điều này gây nên nhiều khó khăn cho các nước muốn

thâm nhập và đứng vững tại thị trường gạo của Mỹ.

Theo báo cáo của Hiệp hội Sản xuất gạo Mỹ, sản

lượng 2010 của nước này có thể giảm ít nhất 10% so với

dự kiến, đẩy giá tăng thêm 30%. Dự báo giá gạo thô kỳ

hạn tại Chicago có thể tăng lên 16 - 17 USD/100 lb

(khoảng 45 kg) vào tháng 1/2011 do thời tiết ở các khu

vực trồng lúa của Mỹ trở nên quá nóng làm giảm không

chỉ năng suất mà cả tỷ lệ gạo xay xát. Giá gạo đã tăng

37% từ mức thấp của năm nay, 9,55 USD/100 lb của ngày

30/6/2010. Ngày 15/10, giá gạo thô kỳ hạn tháng 11 tại

Mỹ ở mức 13,05 USD/100 lb.

Trong những năm gần đây, tình hình thị trường trầm

lắng, chi phí sản xuất cao khiến nông dân Mỹ có ý định

chuyển sang trồng loại ngũ cốc khác. Kế hoạch trồng lúa

sơ bộ của nông dân Mỹ năm nay thấp một cách kỷ lục làm

tăng thêm lo ngại về khả năng sản xuất lúa gạo có thể

sẽ giảm 5% trong năm 2013 -2014. Ước tính diện tích đất

trồng lúa giảm xuống mức 1,05 triệu ha, thấp nhất kể từ

hơn 20 năm trở lại đây.

Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, trong năm 2013

– 2014, kế hoạch ban đầu là mở rộng khu vực trồng ngô

và đậu tương sang diện tích đất trồng gạo và bông. Điều

này là do một số biến động của thị trường thế giới tác

động đến việc thay đổi cơ cấu nông nghiệp Mỹ như tình

hình sản xuất ethanol có xu hướng tăng, nhu cầu đậu

nành của Trung Quốc cũng mạnh hơn...

Bên cạnh đó, ngành lúa gạo của Mỹ lại quá phụ

thuộc vào thị trường thế giới. Gần một nửa sản lượng

gạo thu hoạch hàng năm được dùng vào việc xuất khẩu

nhưng cũng chỉ chiếm 1,5% mậu dịch gạo toàn cầu.

Ngoài ra, chi phí sản xuất lúa gạo rõ ràng cao hơn

so với ngô và đậu nành bởi nông dân phải tốn kém một

khoản lớn vào hệ thống tưới tiêu, mà rủi ro về giá cả

của hai loại ngũ cốc này cũng thấp hơn lúa gạo.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết thêm, tuy kế hoạch giảm

diện tích trồng lúa tăng diện tích trồng ngô và đậu

nành đã được thông qua, song còn tùy thuộc vào sự phát

triển cũng như tình hình nhu cầu thực tế của thị trường

thế giới mà hình thành nên quyết định trồng loại ngũ

cốc nào của nông dân Mỹ trong tương lai.

Bảng phân tích lợi thế cạnh tranh gạo VN và Mỹ

Việt Nam MĩYếu tố thâm dụng+Yếu tố cơ bảnVị trí địa lí

- Đông Nam Á- Giáp: TQ, Lào,

Capuchia- Đường bờ biển dài

- Bắc Châu Mỹ, (Châu Á TBD)

- Giáp Mexico, Canada

Điều kiện khí hậu

- Nhiệt đớt gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.

- Số giờ nắng nhiều Rất phù hợp với

đặc tính cây lúanước. CÓ thể trồng lúa nước ởkhắp mọi nơi.

- Trung và Nam Mĩ:- kéo dài từ phía Bắc Xích đạo đến tận vòng cực Nam, nên có đủ các đới khí hậu: xích đao,cận xích đạo, nhiệt đới.cận nhiệt đới Các vùng trồng

lúa lớn tập trung ở nửa dưới nước Mỹ (Trung Nam)

Nguồn nhân lực

- Cần nhiều - Không cần nhiều

Yếu tố tăng cườngThiết bị và trình độ công nghệ

- Sử dụng ít, canh tác còn lạc hậu

- Ứng dụng nhiều.- Nông nghiệp công

nghệ cao.Cơ sở hạ tầng

- Đang phát triển - Đã phát triển

Yếu tố về nhu cầu

.- Nhu cầu trong nước

lớn

- Gạo không phổ biến bằng

lúa mì.

- NGười tiêu dùng có xu

hướng thích dùng gạo

ngoại

- Người tiêu dùng trong

nước ủng hộ gạo nội địa.

Ngành công

nghiệp phụ

trợ và liên

quan

- Công nghiệp chế biên

- Công nghiệp sản xuất phân bón

- Nghiên cứu R&D- Sản xuất thuốc trừ

sau Yếu, dẫn đến chi

phí cao (đa số nhập khẩu)

Mạnh

Dịch vụ xuấtkhẩu logistic (phân phối)

Nội địa:

- Không có liên kết

dọc theo ngành. Mua

đứt bán đoạn.

Nông nghiệp công nghệ cao quá trình thu mua gọn lẹ.

Kết luận: lợi thế cạnh tranh của VN so với Mỹ không cao

- Hướng thâm nhập thị trường Mỹ:

Theo đánh giá từ hiện tại, có thể thấy thị trường lúagạo Mỹ rất khó để nhảy vào. Vì gạo VN lợi thế cạnhtranh hoàn toàn không bằng gạo Mỹ. Muốn nhảy vào 15%còn lại đó chỉ có thông qua 2 hướng:+ Lợi thế về giá, đánh vào phân khúc thấp: Đây là mộtđiều gần như không thể vì tình hình hiện tại giá gạoViệt Nam đã là gạo giá thấp nếu giảm nữa để thâm nhậpthị trường Mỹ thì người nông dân Việt Nam không thể cólời do hệ thông phân phối “ mua đứt bán đoạn” cũng nhưchi phí cao từ hàng phụ trợ nhập khẩu. Thêm vào đó, bản

thân Mỹ cũng là một nước xuất khẩu gạo, gạo nhập khẩuvào Mỹ được quy định rõ ràng về hàm lượng dinh dưỡng,chất lượng,...cho nên khi thâm nhập thị trường Mỹ, ViệtNam cần phải đảm bảo những quy định trên đồng thời cạnhtranh khốc liệt với những quốc giá xuất khẩu gạo chấtlượng cao như Ấn Độ, Myanmar kèm theo đó là mọt mức giáthấp.+ Gạo VN phải có thương hiệu: xây dựng thương hiệu gạoVN trên khắp thế giới hoặc 1 số nước lân cận. Có nhưvậy mới có thể thâm nhập thị trường Mỹ dễ dàng. Đây làmột phương án khá khả thi vì nó cho phép Gạo Việt Namlàm lại từ đầu: xây dựng thương hiệu, ổn định chấtlượng và giá cả cũng như chuyển mình sang gạo chấtlượng cao. Đồng thời việc phục vụ cho các nước lâ cậnhay những nước có rào cản chất lượng thấp sẽ dễ dàngcho gạo Việt Nam đi lại từ đâu. Phương án này có thể sẽmất thời gian khá lâu nhưng nó tạo ra sự bền vững trongcơ cấu ngành lúc gạo Việt Nam.

+ Xây dựng thương hiệu cho 1 giống gạo đặc sản nhất, cólợi thế chất lượng nhất và có chiến lược thâm nhập cụthể. Đây là giải pháp cạnh tranh về chất lượng khi thâmnhập thị trường Mỹ. Tuy nhiên để thực hiện được biệnpháp này thì ngành công nghiệp phụ trợ cần phát triểncao và ổn định đáp ứng được nhu cầu trong nước. Thêmvào đó, giải pháp này cần có sự đầu tư cao vào ngànhcông nghệ sinh học để tạo ra giống lúa tốt cũng như đẩymạnh việc cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp đển tạora gạo chất lượng cao với năng suất cao trên một diệntích nhỏ. Không chỉ có thế, nhà nước cần thực hiện cácbiện pháp nhất quán và quyết liệt trong việc áp dụnggiống lúa tốt vào sản xuất, hoạch định chiến lược phânvùng trồng lúa để tạ sự nhất quán về giống và chấtlượng gạo đồng thời quy định rõ ràng về chất lượng gạo

xuất khẩu và những điều kiền vốn và cơ sở vật chất cầncó cho các trung gian phân phối. Nhà nước cần xây dựnghệ thống thông tin với nông dân và nhà phân phối để nắmbắt thị trường, xây dựng chiến lược dài hạn và phươngpháp chiêu thị phù hợp. Giải pháp này cần thực hiện song song với giản pháp

2, vì giải pháp 2 tạo ra 1 thị trường để thử nghiệmcác loại gạo mới cũng như kiểm nghiệm kết quả củanhững thay đối trong chính sách.

Trên đây là một số hướng thâm nhập chính giúp đưa lúa gạo VN vào Mỹ. Trênthực tế, VN đã xuất khẩu gạo sang một số nước, trong quá trình xuất khẩu, vìdiễn ra lẻ tẻ và không có người cầm trịch, nên việc xuất khẩu lúa gạo của VNngày càng rối rắm đi vào lối mòn, gặp khó khan nhưng lại khó giải quyết donhững vấn đề “thâm căn cố đế”.

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn này và một vài giải pháp, nhóm đưa ramột số khó khan chủ yếu trong bảng sau:

NHÓM 2 | MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU LÚA GẠO

1. Việt Nam không có uy tín xấu khẩu:

Nếu cách đây 3 năm, gạo 25% của Myanmar được coi là tệ nhất thì ngàynay, khách hàng coi gạo Việt Nam có chất lượng kém nhất, kể cả gạo caocấp 5% hay gạo cấp thấp 25% tấm.

Cách đây nhiều năm, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nhưUBND các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo người dân khôngnên sản xuất đại trà lúa IR50404, vì lúa này chỉ cho ra loại gạo xuấtkhẩu cấp thấp như gạo 25%.

 Tuy nhiên, các công ty giám định đã du di cho phép các nhà máy xayxát đấu trộn gạo IR50404 với gạo hạt dài để làm gạo 5% cao cấp xuấtkhẩu. Chính việc làm uyển chuyển này càng khiến nông dân lao vào sảnxuất đại trà giống lúa IR50404, vì năng suất cao và vẫn xuất khẩuđược, trong suốt hơn hai năm qua.

Đến lúc này, có lẽ nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã phầnnào nhận ra vì sao có lúa muốn bán mà khó kiếm được người mua. Thếnhưng thực tế đó có giúp nông dân nhìn ra tất cả vấn đề để chuyển sang

sản xuất đại trà những loại lúa có phẩm cấp cao hơn, như giống OM, haykhông lại là chuyện khác. 

Chỉ khi nào Việt Nam thay đổi quy cách gạo xuất khẩu (chẳng hạn chiềudài hạt gạo phải đạt trung bình 6,8mm) cho phù hợp với nhu cầu thịtrường, thì mới có cơ hội xây dựng thương hiệu Gạo Việt Nam chất lượngcao, giá sánh ngang bằng giá gạo của các quốc gia khác. Và cũng chỉ cónhư vậy mới khuyến cáo được nông dân chuyển đổi giống lúa mới trongcanh tác nhằm đạt hiệu quả sản xuất.

Dẫn chứng phía trên đã cho thấy rõ nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu gạoViệt Nam chỉ trú trọng lượng bán ra mà không chú ý đến chất lượng, việc ổn định chấtlượng cũng như những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng ngày nay đó là người tiêu dùngngày càng khắc khe hơn đối với sản phẩm gạo. Đây là cơ hội cũng như là thách thức lớntrong 1 thị trường có tính cạnh tranh cao tuy nhiên có vẻ như chúng ta vẫn chưa nhận rađược điều này.

2. CN phụ trợ Việt Nam chưa phát triển, làm giá các nguyen liệu trồngtrọt cao do phải nhập khẩu chi phí cao:

Ngành công nghiệp phân bón và thuốc trừ sâu

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, ViệtNam vẫn là một nước nông nghiệp và phân bón, thuốc BVTV là một trongnhững loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sảnxuất nông nghiệp. Nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó baogồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốcdiệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc BVTV trong các năm qua đượcduy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếmkhoảng 60% về giá trị.

Nguồn cung chính cho thị trường thuốc BVTV trong nước hiện nay chủ yếulà từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng chobảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trongngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiềunguyên liệu.

Ngành công nghệ sinh học

Mặc dù đã được triển khai gần 20 năm nhưng việc sản xuất giống lúa laicủa nước ta hiện mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu. Theo số liệu từ

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trên 70% lượng hạt giống lúa lai F1 phụcvụ sản xuất trong nước phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu

Mặc dù đã được triển khai gần 20 năm nhưng việc sản xuất giống lúa laicủa nước ta hiện mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu. Theo số liệu từCục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trên 70% lượng hạt giống lúa lai F1 phụcvụ sản xuất trong nước phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

Mới đáp ứng được 20 - 25%

Chương trình nghiên cứu và phát triển lúa lai của nước ta bắt đầu từnăm 1992 với hai tổ hợp lúa lai đầu tiên là HV1, HV2 do Bộ NN&PTNTnhập nội và tiến hành gieo trồng tại Đan Phượng. Theo đánh giá, lúalai cho năng suất cao hơn 15 - 20% so với lúa thuần. Tuy nhiên, chođến nay, sau gần 20 năm, việc nghiên cứu và sản xuất giống lúa lai củanước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo số liệu của Cục Trồngtrọt, hiện mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 3.500 - 4.000 tấnhạt giống lúa lai F1, mới đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu trong nước.

Cơ giới hóa:

Mặc dù  nhận thức cũng như trình độ ứng dụng của nông dân về thực hiệncơ giới hóa vào đồng ruộng đã được nâng lên ; nhưng khi sử dụng phươngtiện máy móc vào sản xuất, nhất là thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liênhợp hiện nay cũng còn gặp phải  không ít những khó khăn . Hiện diệntích thu hoạch lúa bằng máy móc ở các địa phương chỉ  gia tăng  đốivới vụ lúa đông xuân, còn các vụ khác như hè thu và thu đông thì  tỷlệ gặt bằng máy  đạt chưa cao;  nguyên nhân là do mưa gió nhiều, lúabị đổ ngã và đất ruộng bị lầy lún …….nên rất khó khi đưa máy móc vàothu hoạch. Ngòai ra trên thực tế hiện vẫn còn nhiều thửa ruộng  chưađáp ứng được yêu cầu trong việc thu hoạch lúa bằng máy như : về độđồng đều của cây lúa, độ cứng của nền ruộng ;  sản xuất còn manh mún,nhỏ lẻ  và  kỹ thuật canh tác chưa tốt……nên máy không thể  hoặc khôngđạt hiệu quả cao khi  hoạt động . Do vậy để thực hiện cơ giới hóatrong thu hoạch lúa được thuận tiện , về phía người nông dân  phảithay đổi tạp quán canh tác theo hướng khoa học và áp dụng qui trìnhsản xuất lúa tiên tiến . Đồng thời cần có sự hợp tác liên kết giữa cácnông hộ có ruộng lúa liền kề với nhau để hình thành một cánh đồng lớn.Có như thế thì việc đưa máy móc vào đồng ruộng hoạt động mới đạt hiệuquả cao hơn

Chi phí vật tư là nhiên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao do lệ thuộc nhập khẩu và chi phí phân phối, tiếp thị cao. Chi phí lao động, nhất là công đoạn thu hoạch cao, vì thiếu hụt lao động nông nghiệp và mức độ cơ giới hóa trong công đoạn thu hoạch còn quá thấp. Các vấn đề này tác động làm cho chất lượng gạo xuất khẩu thấp, giá thành sản xuất cao và tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch quá cao (ước tính từ 10-12% tổng sản lượng).

3. Chưa thống nhất về thương hiệu và giống: Về sản xuất, do có quá nhiều giống lúa với chất lượng hạt khácbiệt nhau, dẫn đến không đồng nhất về chất lượng, và hệ quả làkhông thể xác định nguồn gốc và xây dựng thương hiệu.

4. Vấn đề chiêu thị: Quảng cáo và đồng bộ với du lịch: Việc xây dựng thương hiệu và quảng bá gạo Việt Nam cần thực hiệnsau khi chất lượng gạo được nâng cao và duy trì ổn định. Việcquảng bá gạo Việt Nam cần phải có sự phối hợp với nhà nước trongviệc định ra các chuẩn mực chất lượng gạo ( về chất lượng, sảnxuất, bao bì, bảo quản,...) cũng như kiểm tra gắt gao, đây cũngchính là một trong những cách quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam đạtchất lượng cao. Đồng thời, Việt nam trong mắt thế giới là mộtnước nông nghiệp, đó không hẳn là một điều xấu. Nếu biết cách tạohình ảnh đẹp về chất lượng lúa Việt Nam thông qua du lịch thì cóthể kích thích tieu dùng gạo Việt Nam trên thế giới.

5. Mua đứt bán đoạn trong quá trình thu mua: Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không bị ràng buộc vềđiều kiện năng lực vốn, bảo đảm vùng nguyên liệu, quy mô kho bãitồn trữ, quy mô trang thiết bị xay xát chế biến. Vì vậy, có quánhiều doanh nghiệp thương mại tham gia xuất khẩu gạo như là cácnhà trung gian. Sự lệ thuộc của các doanh nghiệp xuất khẩu vào hệthống cung ứng gạo đã tạo ra một cơ chế thu mua, chế biến thôngqua nhiều tầng trung gian nên lợi nhuận của nông dân bị giảm. Vềmặt kỹ thuật, quy trình chế biến gạo xuất khẩu dựa trên dự trữgạo nguyên liệu, sau đó phối trộn, lau bóng, sấy và phân cấp theohợp đồng xuất khẩu của hệ thống thu mua - chế biến - thương mạihiện nay có bản chất là quy trình ngược, thay vì dự trữ lúanguyên liệu và xay xát đến gạo thành phẩm. Quy trình ngược nàydẫn đến chất lượng gạo thấp, tỷ lệ hao hụt và hư hỏng cao, tăngchi phí trong công đoạn chế biến.

6. Lúa gạo bị ép giá Tình trạng lúa bị ép giá xáy ra do nhiều nguyên nhân:Thứ nhất, do cung cầu, trong bối cảnh cạnh tranh cao độ với cácnước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar với một lượng cunggạo lớn trong khi nhu cầu thì lại đang có xu hướng sụt giảm haytăng không cao thì việc giá gạo bị sụt giảm thì cũng là điều tấtyếu.Thứ hai, do chất lượng, như đã nói ở trên, chất lượng gạo ViệtNam không ổn định vầ đồng đều, sản phẩm gạo không đồng nhấtthường bị pha, chính điều đó đã khiến cho các nhà buôn nước ngoàikhông hài lòng và dẫn đến ép giá gạo Việt Nam.Thứ ba, khả năng bình ổn giá của chính phủ, Cơ chế bình ổn giáchưa được xác lập rõ ràng và nhất quán. Dường như do Nhà thiếuvốn bảo đảm thu mua dự trữ quốc gia nên dự trữ lưu thông do cácdoanh nghiệp thực hiện là cơ chế chủ yếu được áp dụng để bình ổngiá hiện nay. Tuy nhiên, cơ chế này tỏ ra không phù hợp với bảnchất kinh tế thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, vì buộccác doanh nghiệp thu mua tạm trữ nhằm bình ổn giá bằng nguồn vốnkinh doanh của doanh nghiệp, mà đa số phải vay với lãi suất thỏathuận. Việc buộc doanh nghiệp dự trữ lớn sẽ tăng thêm chi phí,nhất là khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng và cuối cùng lạitính vào giá thành làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam khixuất khẩu. Đồng thời, một nghịch lý khác là khi giá gạo xuất khẩuxuống thấp, doanh nghiệp có thể thua lỗ nếu phải bắt buộc mua lúatừ nông dân với giá sàn bảo đảm lợi nhuận cho nông dân 30% so vớigiá bán. Hơn nữa, khi có dư cung trên thị trường thế giới, và giáxuất khẩu xuống thấp thì việc buộc doanh nghiệp phải bảo đảm lợinhuận mang tính nguyên tắc cho nông dân cũng không phù hợp vớiquy luật thị trường. Rõ ràng là cơ chế bình ổn giá hiện nay khôngtách biệt được lợi ích công (dự trữ cho mục tiêu an ninh lươngthực và bình ổn giá) và lợi ích tư nhân (lợi nhuận từ kinh doanhcủa các doanh nghiệp). Đáng lẽ ra, cơ chế bình ổn giá phải táchbiệt cho được hai chức năng này.

7. Chưa có tư duy thương hiệu ngay từ đầu, kinh doanh lẻ tẻ, không có sự thống nhất giữa nhà nước – doanh nghiệp – nông dân.

Đầu tiên việc không đưa ra điều kiện ràng buộc về vốn cũng như cơsở hạ tầng cho các nhà cung ứng cũng như xuất khẩu lúa gạo về mặtbảo quản, kho bãi, đóng gói đã khiến cho hàng loạt các trung tâm

thu mua và xuất khẩu xuất hiện nhưng chất lượng lại không đồngđều và không cao. Từ đó việc quản lý cũng như kiểm tra các trunggian này gặp khó khăn khá lớn. Do chính sách kiểm tra lỏng lẻo,nạn tham nhũng khiến cho những trung gian này không để ý đến việcđầu tư cơ sở hạ tầng cho việc bảo quản, đóng gói,... một số lượnggạo ngày càng lớn đồng thời mặc sức hét giá với nông dân, họ lànhững người có điều kiện tiếp xúc với thị trường nhưng lại khôngđịnh hướng cho người nông dân cải thiện chất lượng sản phẩm. Bảnchất những trung gian này không có chiến lược hay tư duy thịtrường chỉ chạy theo doanh số dẫn đến người nông dân vẫn lạc lốitrong cái vòng lẩn quẩn.

Đồng thời một vấn đề tồn tại khác là sự thiếu vắng một hệ thốngcơ quan độc lập có chức năng giám sát, đánh giá, phân tích về chiphí, giá thành và hiệu quả kinh tế của từng hoạt động và toàn bộngành hàng lúa gạo để cung cấp thông tin tin cậy cho các bên liênquan. Nhà hoạch định chính sách không biết được chi phí sản xuất,lợi nhuận, giá trị gia tăng ở từng tác nhân tham gia trong ngànhhàng là bao nhiêu, và phân phối lợi ích kinh tế giữa các tác nhânnhư thế nào để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Các tranh cãidai dẵng về cách tính giá thành và phân phối lợi nhuận giữa cáctác nhân trong ngành hàng cũng là hệ quả của vấn đề này.

THANH LONG

- Đặc điểm chung về thanh long

Thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus, tên tiếng

Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit. Thanh long

thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc

Mehico và Columbia. Thanh long được trồng ở Việt Nam từ đầu

thế kỷ 20, nhưng mới trở thành hàng hóa từ những năm 1990.

Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng thanh long với

quy mô thương mại.

Thanh long là trái cây mới được liệt kê vào danh sách nhóm

“siêu thực phẩm” với một số lợi ích sức khỏe chắc chắn và

giá trị dinh dưỡng cao. Tuy không phải là một “thần dược” có

tác dụng chữa bệnh, thanh long là một loại quả ăn ngon mà

lại bổ dưỡng.

Trung bình, một trái thanh long chứa khoảng 60 đơn vị calo,

60 mg natri, 8 g đường và 1 g chất xơ. Không giống như các

loại trái cây khác, ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, thanh

long còn chứa 2g chất béo không bão hòa và 2g protein.

Hầu hết hàm lượng chất béo và protein được tìm thấy trong

các hạt màu đen, nhỏ li ti của quả thanh long.

Thanh Long là trái cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao vì

sự hấp dẫn về hình dáng, màu sắc, hương vị và dinh dưỡng.

Quả thanh long chứa nhiều nước và các chất khoáng, có thành

phần dinh dưỡng phong phú, vị ngọt thanh, có tác dụng mát

gan, nhuận trường, bổ sung chất xơ và rất thích hợp cho

những người ăn kiêng.

- Tình hình trồng thanh long ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh

long là: Ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ. Thanh long ruột

trắng vỏ đỏ: hiện được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình

Thuận, Long An, Tiền Giang. Còn thanh long ruột đỏ vỏ đỏ: có

hai loại khác nhau là: Thanh long ruột đỏ giống Đài Loan và

thanh long ruột đỏ lai tạo của 2 giống thanh long ruột trắng

Việt Nam và thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Colombia.

Hiện nay rất nhiều bà con các tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Đầu năm 2006, người tiêu dùng đã bắt đầu thấy thanh long

ruột đỏ xuất hiện tại các chợ trái cây Bến Thành (TP.HCM),

Bình Thuận. Đây là loại thanh long với nhiều ưu thế như: quả

to, màu sắc, chất lượng được nhiều người ưa chuộng.

Thanh long cho quả vào hai vụ: vụ thuận từ tháng 4-9DL, vụ

nghịch từ tháng 11-3AL. Thời gian từ khi ra hoa đến 25 ngày

là có thể thu hoạch.

Về chất lượng, giống thanh long Việt Nam được đánh khá cao: vỏ tươi, vị

ngọt mát… nhưng do quá trình sản xuất chưa áp dụng triệt để khoa học kỹ

thuật hiện đại nên chất lượng trái chưa đồng đều. Đây cũng là một trong

những nguyên nhân khiến trái cây Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi thâm

nhập vào thị trường quốc tế.

Tình hình xuất khẩu thanh long sang các nước

- Thanh long được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Châu Á

(chiếm tỷ trọng trên 80%), nhiều nhất là Đài Loan, kế tiếp

là Hồng Kông, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Trung Quốc...

Riêng Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất lớn thanh long

Việt NamThị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng 15-17%, trong đó

chủ yếu là Hà Lan.

- Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu thanh long của

Việt Nam ở một số thị trường Mỹ rất lớn.

- Tại sao lại lựa chọn thị trường Mĩ ?

Việt Nam đã xuất khẩu trái thanh long hơn 10 năm. Mỗi năm

thanh long mang lại cho Việt Nam hàng trăm triệu đô la Mĩ,

là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hoa quả của Việt

Nam qua nhiều năm.

Tuy nhiên, “xuất ngoại” 10 năm, nhưng thanh long Việt Nam

cũng chỉ quanh quẩn ở thị trường châu Á, châu Phi và châu Âu

với mức giá khá rẻ (trung bình ở châu Âu $2/kg, ở châu Á

$1/kg). Lợi ích kinh tế thấp đã đành mà khả năng tăng kim

ngạch xuất khẩu ở những thị trường này cũng không nhiều.

Để nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rông thị trường, thì Mĩ

là một thị trường đầy tiềm năng cho thanh long Việt Nam.

- Sự gia tăng dân số người gốc ấn Độ, Trung Quốc và Việt

Nam ở Mỹ trong những năm gần đây làm tăng lượng tiêu

thụ trái cây nhiệt đới ở Mỹ.

- Sự yêu thích hương vị đậm đà, mát ngọt của trái cây

nhiệt đới, cụ thể ở đây là thanh long.

- Năm đầu tiên (2008) Việt Nam được phép xuất khẩu thanh

long vào Mỹ, chỉ bán được 100 tấn, thì đến năm 2012 đạt

1.200 tấn. Theo dự báo măm 2013, nhiều khả năng xuất

khẩu thanh long vào Mỹ sẽ đạt 2.000 tấn vì đến cuối

tháng 6-2013 xuất khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi so với

cùng kỳ năm ngoái.

- Ngoài ra, một lí do cũng không kém phần quan trọng là:

Việt Nam cần tìm một thị trường mới để giảm phụ thuộc

vào lượng xuất khẩu sang Trung Quốc. “Gần 80% thanh

long Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng nước

này lại đang có chính sách mở rộng phát triển loại trái

cây này”.

Những khó khăn thanh long Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu

sang thị trường Mĩ

- Người Mỹ là những người tiêu dùng khó tính nhất trên

thế giới, họ rất sợ các loại sâu bệnh và hóa chất để

diệt trừ sâu bệnh..Để trái cây được phép nhập khẩu vào

Mĩ, ngoài việc phải tuân theo hiệp định SPS (hiệp định

về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) còn

phải tuân thủ theo các quy định riêng ở Mĩ.

- Trái cây xuất khẩu phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất tồn dư

khác phải ở dưới mức cho phép, không có các loại sâu

bệnh thuộc đối tượng dịch hại và các nước nhập khẩu

quan tâm. Sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ những tiêu

chuẩn của WHO.

- Trái thanh long muốn thâm nhập thị trường Mĩ ngoài các

yếu tố nói trên cần tuân thủ theo tiêu chuẩn APHIS.

- Cơ quan kiểm dịch thực vật Mĩ quy định quy trỉnh đóng

gói thanh long phải khép kín. Tất cả các lô hàng phải

có mã vạch xuất xứ. Mĩ yêu cầu phải chứng minh được

xuất xứ của trái thanh long, biết nó từ khu vườn nào

đến.

- Tuy nhiên số liệu xuất khẩu trực tiếp sang thị trường

này đạt rất thấp do phương thức mua bán biên giới,

không thống kê được số lượng và kim ngạch.

Hướng thâm nhập Mỹ của trái Thanh Long:

Khác với sản phẩm phẩm lúa gạo, chiến lược kinh doanh dànhcho trái Thanh Long là tấn công trực tiếp vào thị trường Mỹvì:

- Hiện nay, người ta tin rằng chỉ có 10 đến 15 ha ThanhLong được trồng thương mại trên nước Mỹ. Tất cả chúngđều nằm ở miền Nam California. Trồng lớn nhất là 7 ha,trong khi hầu hết diện tích trồng ít hơn một ha. Ngoàira còn có một số diện tích trồng thương mại ở Hawaii.

- Theo nghiên cứu về quá trình chín trái cây và thời gianthu hoạch của cây thanh long được thực hiện tại ViệtNam và Israel, tương ứng. Người ta phát hiện ra rằngthời gian tối ưu để thu hoạch trái Thanh Long là 28 đến30 ngày sau khi ra hoa vào sự phát triển đầy đủ màu sắc(phù hợp với điều kiện Việt Nam).

- Trái Thanh Long với độ brix bằng hoặc cao hơn 12% hoặc13% dường như có một lượng đường chấp nhận được đối vớihầu hết người tiêu dùng. Nó sẽ phụ thuộc phần nào vào

sự đa dạng, nhưng từ dữ liệu hiện có, độ brix xuất hiệncho trái Thanh Long trồng ở California phải mất từ 40đến 45 ngày sau khi nở hoa để đạt được mức đường chấpnhận được. Nếu California trái cây được chọn ở 30 ngày,theo khuyến cáo ở Israel và Việt Nam, trái cây sẽ có ítđường và chất lượng kém. Có thể lý do là vì nhiệt độ vàkhí hậu vùng ven biển California, so với sa mạc củaIsrael hoặc các vùng nhiệt đới của Việt Nam kém hơn.

Chiến lược cụ thể:

Trái Thanh Long Việt Nam hội đủ mọi yếu tố cần thiết về chấtlượng, không như lúa gạo. Thanh Long Việt Nam có tiềm năngphát triển lớn, cả về sản lượng lẫn giá trị. Với lợi thếchất lượng như vậy, bản thân trái Thanh Long có thể được đẩylên tầm cao mới.

Việt Nam hiện xuất khẩu Thanh Long tươi vào Trung Quốc làchủ yếu. Ở Mỹ, Thanh Long tươi Việt Nam xuất khẩu qua khôngnhiều.

Dựa vào những yếu tố đó, nhóm 2 đề ra một chiến lược nhằmđầy Thanh Long tươi lên thành mặt hàng chất lượng, giá cao.

Giai đoạn 1: Bước đầu bước vào Mỹ bằng loại thanh longkhô, hạn chế thanh long tươi.

Xuất khẩu vào thị trường Mỹ có tăng nhưng không nhiềubởi thời gian vận chuyển kéo dài đến một tháng, vì vậy, khiđến nơi chất lượng trái không được bảo đảm.

Thanh Long tươi nhập vào Mỹ khó, chất lượng không cao

Thanh Long tươi cần chuyển sang xuất khẩu sấy thănghoa cấp đông (là hệ thống sấy nhờ tác dụng của bức xạnhiệt và áp suất thấp nên thực phẩm sau khi bị đônglạnh chuyển sang đông khô) để bảo quản được lâu hơn,

dễ dàng bán sang thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Na Uy, Úc,thậm chí Trung Quốc.

Đánh mạnh vào mặt hàng Thanh Long sấy khô; ThạchThanh Long; Thanh Long đóng hộp: đa dạng hóa các mặthàng từ Thanh Long…

Trong giai đoạn thanh long khô phổ biến. Dành thời gian đầutư:

• Vấn đề thương hiệu và nhận thức:

Xây dựng nhận thức về Thanh Long tươi là loại trái “hiếm có”khó tìm, chất lượng cao.

Thanh Long là sản phẩm cao cấp

Thanh Long tươi chỉ xuất hiện tại những nơi sangtrọng như Khách sạn; Nhà hàng (4-5 sao)

Thêm vào đó, làm tăng giá trị trái Thanh Long qua các nghiêncứu ứng dụng và công bố.

Ngày càng phải nâng cao chất lượng, độ tươi, hànglượng chất dinh dưỡng trong trái Thanh Long phù hợpvới tiêu chuẩn GlobalGap; VietGap. Đặc biệt khôngđược chạy theo chất lượng bằng việc sử dụng thuốckích thích tăng trưởng; sử dụng thuốc trừ sâu quáliều lượng.

Xây dựng 1 thương hiệu Thanh Long mạnh

Kết hợp cung cấp Thanh Long như món tráng miệng tạicác hãng hàng không danh tiếng được nhiều người Mỹ sửdụng như SIA; Vergin; American Airlines

Cho khách du lịch dùng thử trái Thanh Long tại dịchvụ hàng không mặt đất của VN như Ga quốc tế sân bayTân Sơn Nhất, Nội Bài.

• Vấn đề phân phối, bảo quản:

Xây dựng hệ thống phân phối tốt, bước đầu là phân phối khô,tạo đà cho phân phối tươi

Có người cầm trịch trong hệ thống phân phối

Vận động hành lang các vấn đề trung gian: hải quan, chínhsách xuất khẩu

Giảm thời gian hành chính thủ tục rắc rối => Xuấtkhẩu nhanh hơn

Xây dựng cơ chế và quy trình thu mua đồng loạt, tạo sự thốngnhất và rút ngắn thời gian trung gian

Việc thu mua phải có hệ thống nhất quán và liên kếtdọc trong ngành. Xóa bỏ sự thu mua lẻ tẻ, “mua đứtbán đoạn”, giá và sản lượng phụ thuộc vào hợp đồngcủa công ty xuất khẩu ký với thị trường Mỹ.

Giai đoạn 2: Thanh Long tươi: mặt hàng cao cấp

Đến giai đoạn này, Thanh Long tươi mới dần dà được xấu

khẩu vào Mỹ ở một mức giá cao hơn, có chất lượng hơn.

Toàn bộ giai đoạn 1 cần làm tốt công tác xây dựng phân

phối và xây dựng thương hiệu, để rồi khi tiến đến giai

đoạn này, Thanh Long Việt Nam có thể được xem như một

thương hiệu cao cấp, chất lượng cao.