Vi t Nam v i Hi p đ nh Đ i tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):

114
ỦY BAN ĐỐI NGOẠI QUỐC HỘI Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN Hà Nội, tháng 4 năm 2016 Vietnam and the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP): From Approval to Implementation

Transcript of Vi t Nam v i Hi p đ nh Đ i tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):

SÁCH KHÔNG BÁN

ỦY BAN ĐỐI NGOẠI QUỐC HỘI

Việt Nam với Hiệp định Đối tácXuyên Thái Bình Dương (TPP):

TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Vietnam and the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP): From Approval to Implementation

EXECUTIVE SUMMARY

Trade liberalization is both an important driving force and also an indispensable trend in the process of globalization, production specialization, and international division of labor in the 21st century. Countries across the globe have increasingly promoted trade through bilateral and multilateral free trade agreements (FTAs), attracting the attention and participation of many developing nations, including Vietnam.

Vietnam has participated in negotiating and signing many FTAs, in an effort to implement a foreign policy of cooperation, development, multilateralization, diversification of international relations, and active integration into the world market. Participating in the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement is an opportunity for Vietnam to reform, restructure, and continue to perfect its market economy. The TPP Agreement, with high standards of state governance, is seen as an opportunity for Vietnam to continue promoting administrative reforms in a streamlined, clean, and responsible manner while also avoiding corruption and waste. However, the nation faces some challenges. Vietnam is in the continuing process of development, as national and individual enterprises are limited in their competitiveness. The extensive commitments on market access in the TPP Agreement, along with a number of provisions that link trade with development, the environment, and workers' rights, require the nation to continue to develop and improve its institutions. This agreement offers an opportunity for Vietnamese businesses to improve their governance capacity and for the national government to reform laws, further improving the investment environment and protecting both intellectual property rights and the rights of laborers.

In this context, state agencies, especially the National Assembly's agencies and deputies, have the responsibility to continue institutionalizing national policies and guidelines. Concurrently, they must enhance the effectiveness of the government to ensure the implementation of international commitments, including the TPP Agreement, to capitalize on the opportunities presented. This process will promote internal strength and ensure independence, self-control, and equality.

For the preparation of the ratification and subsequent implementation of the TPP Agreement, the Committee for Foreign Affairs of the 13th Session of the National Assembly has researched and compiled the manual, “Vietnam and the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP):

From Approval to Implementation," with technical assistance from the USAID GIG Program. This publication presents the full text of the TPP Agreement, Vietnam's commitments, the implications of this agreement for Vietnam, and policy recommendations and solutions.

BAN BIÊN SOẠN

Chỉ đạo biên soạn:

TS. Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XIII

TS. Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XIII

BAN BIÊN TẬP

Ts. Ngô Đức Mạnh (Chủ biên)Ths. Nguyễn Tường Vân Ts. Nguyễn Đức ThànhThs. Trần Kim ChiThs. Nguyễn Thùy Linh

Cuốn sách “Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): từ Phê chuẩn tới Thực hiện” là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Mọi quan điểm và nhận định trình bày trong báo cáo này là của cá nhân tác giả và không nhất thiết thể hiện quan điểm của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):

TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 8

1.1. Sự hình thành và phát triển của các Hiệp định thương mại tự do 91.2. Đặc điểm, Phạm vi và Nội dung cơ bản của Hiệp định TPP 16

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 42

2.1. Hiệp định TPP trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 432.2. Tiến trình đàm phán, ký kết Hiệp định TPP của Việt Nam 462.3. Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP 492.4. Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam: Cơ hội và Thách thức 69

CHƯƠNG 3: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN 80

3.1. Quốc hội Việt Nam với việc phê chuẩn Hiệp định TPP 813.2. Tiến trình và triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ và một số nước

thành viên 873.3 Một số khuyến nghị, giải pháp để thực thi hiệu quả Hiệp định TPP 94

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

CÁC TỪ VIẾT TẮT

AEC Cộng đồng Kinh tế ASEANAFTA Khu vực Thương mại tự do ASEANASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CEPT Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chungCĐCS Công đoàn Cơ sởCITES Công ước Quốc tế về Buôn bán các loại Động, Thực vật Hoang dã Nguy cấpFTA Hiệp định Thương mại Tự doGATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mạiGATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEL Danh mục loại trừ chung GIG Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của Cơ quan Phát

triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)GPA Hiệp định mua sắm Chính phủ GSO Tổng cục Thống kê GTAP Dự án Phân tích Thương mại Toàn cầu ICOR Tỷ lệ Vốn trên Sản lượng tăng thêm ICT Công nghệ Thông tin và Truyền thông IPR Quyền Sở hữu Trí tuệ MERCOSUR Khối Thị trường chung Nam MỹMFN Đối xử Tối huệ quốcNAFTA Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc MỹNT Đối xử Quốc giaNTM Biện pháp phi thuế quan RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vựcR&D Nghiên cứu và Phát triểnDNNN Doanh nghiệp Nhà nướcSMEs Các Doanh nghiệp Nhỏ và VừaSPS Các biện pháp Kiểm dịch Động thực vậtSDR Quyền Rút vốn Đặc biệtTBT Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mạiTFA Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại của WTOTPA Thẩm quyền Thúc đẩy Thương mạiTPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình DươngTR Các biện pháp Phòng vệ Thương mạiWB Ngân hàng Thế giớiWCO Tổ chức Hải quan Thế giớiWTO Tổ chức Thương mại Thế giới USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

6

LỜI GIỚI THIỆU

Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại không chỉ là động lực quan trọng, mà còn là xu hướng tất yếu của quá trình tập trung, chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế trong thế kỷ 21. Liên kết thương mại đa tầng nấc thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương ngày càng được các nước thúc đẩy mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) là cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng cạnh tranh, minh bạch. Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn cao về quản trị nhà nước sẽ là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, trong sạch, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tuy vậy, các thách thức là không nhỏ do trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta còn thấp; năng lực cạnh tranh quốc gia và của mỗi doanh nghiệp còn hạn chế. Các cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP cùng với nhiều quy định gắn thương mại với phát triển, môi trường, quyền của người lao động đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam vững mạnh, nâng cao năng lực quản trị quốc gia và nhất là điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.

Trong bối cảnh đó, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan và đại biểu Quốc hội, với vai trò và chức năng quan trọng của mình, có trách nhiệm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chính sách hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực công tác giám sát tối cao nhằm bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế, trong đó có Hiệp định TPP để khai thác tối đa các cơ hội mà Hiệp định này mang lại trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi.

Nhằm phục vụ cho việc chuẩn bị phê chuẩn và tiếp đó là việc triển khai thi hành Hiệp định TPP, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XIII đã kịp thời tổ chức nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Việt Nam với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Từ Phê chuẩn tới Thực hiện” với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG). Ấn phẩm này là cẩm nang trình bày toàn bộ nội dung cơ bản của Hiệp định TPP và cam kết của Việt Nam, những tác động của Hiệp định này đối với Việt Nam và đồng thời đề xuất các khuyến nghị chính sách và giải pháp trong một số lĩnh vực, đặc biệt về thể chế, pháp luật khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP.

7

Ban Biên soạn chân thành cảm ơn ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại; ông Ngô Anh Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XI; ông Ngô Quang Xuân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XII; ông Michael Trueblood, Giám đốc Phòng Phát triển Kinh tế và Quản trị Nhà nước, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); ông David Anderson, Giám đốc Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG) cùng các cán bộ, nhân viên Dự án và các vị chuyên gia kinh tế đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến đối với cuốn sách.

Chúng tôi cũng bày tỏ sự biết ơn đối với các đại biểu đã tham dự và đóng góp những ý kiến quý báu tại các cuộc Hội nghị, Hội thảo do Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa XIII và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức từ năm 2014 đến nay về chủ đề Hiệp định Thương mại tự do và vai trò của Quốc hội, đặc biệt là Hội nghị về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 3/2016 vừa qua.

Nhờ có những sự phối hợp và hỗ trợ đắc lực của các quý vị, cuốn sách “Việt Nam với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Từ Phê chuẩn tới Thực hiện” đã được biên soạn và kịp thời cung cấp tới các cơ quan Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Do thời gian có hạn và là vấn đề mới, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý vị bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách này cho các lần tái bản sau.

Trân trọng cảm ơn.

BAN BIÊN SOẠN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

8

CHƯƠNG

1CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀHIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊNTHÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

9

CHƯƠNG

1

1.1. Sự hình thành và phát triển của các hiệp định thương mại tự do

1.1.1. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa những năm cuối thế kỷ 20

Toàn cầu hóa, khu vực hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội, là một quá trình “mở”, lan tỏa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tác động tới mọi lĩnh vực, mọi xã hội. Đây là một quá trình mà những mối quan hệ kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, kết nối toàn khu vực và vươn ra toàn thế giới, đạt trình độ và chất lượng mới. Cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nền kinh tế thị trường trong thế kỷ 20 đã làm cho các quan hệ của cộng đồng thế giới tiến đến một khuôn khổ toàn cầu nhanh và mạnh hơn. Trong bối cảnh mới, xuất phát từ thương mại, toàn cầu hóa, khu vực hóa đã lan sang các lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và còn tiếp tục mở ra sâu và rộng hơn1.

Khác với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế từ giữa thế kỷ 20 trở về trước, toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ sự phát triển của khoa học, con người tạo ra khối lượng khổng lồ các loại hàng hóa, từ tiêu dùng, sản xuất đến dịch vụ, từ công nghệ thô sơ đến công nghệ cao, khiến nhu cầu trao đổi thương mại giữa các quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn2. Những thành tựu hiện đại của loài người như máy bay, tàu thủy chở hàng, phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ đã thúc đẩy tốc độ cũng như giảm chi phí trong lưu thông vận tải. Phát minh về các sản phẩm vi bán dẫn, máy tính cá nhân, điện thoại, internet không dây v.v đã làm cho việc trao đổi thông tin liên lạc phát triển hết sức mạnh mẽ.

Những đặc trưng nổi bật của toàn cầu hóa hiện đại cũng là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tiến trình này:

§ Sự lưu chuyển xuyên quốc gia của các dòng vốn. Toàn cầu hóa về tài chính là đặc trưng nổi bật chi phối các tiến trình tự do hóa về thương mại, dịch vụ và đầu tư đã kết với nhau thành một mạng trên quy mô toàn cầu. Ngày nay, nền kinh tế toàn cầu gắn chặt với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các nền kinh tế quốc gia.

§ Trong nền kinh tế toàn cầu xuyên quốc gia, quản lý vĩ mô, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trở thành yếu tố có tính quyết định tương lai phát triển.

§ Toàn cầu hóa khiến cho các nền kinh tế quốc gia trở nên phụ thuộc chặt chẽ hơn; các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất, một sân chơi chung có các cơ hội bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình độ và xuất phát điểm phát triển như thế nào.

1 Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, tr.53.2 Nếu như năm 1995 thương mại toàn cầu khoảng 10400 tỉ, năm 2010 lên đến 3000 tỉ (tăng gấp 3 lần).

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

10

CHƯƠNG

1

§ Trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ quyền không còn là đơn vị duy nhất có vai trò chế định chính sách kinh tế mà là sự tồn tại song hành của các cơ chế như khối kinh tế khu vực như ASEAN, EU…; các thể chế kinh tế quốc tế như IMF, WB, ADB… và các công ty đa quốc gia. Các lực lượng này ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc, hợp tác và xung đột lẫn nhau.

§ Xu hướng liên kết kinh tế khu vực và quốc tế được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế dưới nhiều cấp độ và mang tính thể chế ngày càng cao đã ra đời trong giai đoạn những năm 1990. Chính tính đa dạng về cấp độ phát triển, sự khác biệt về các đặc điểm địa-chính trị và địa kinh tế cùng những ảnh hưởng của đặc tính văn hóa đang làm cho các hình thức liên kết kinh tế mang nhiều sắc thái và rất phong phú về nội dung. Những liên kết kinh tế mang tính thể chế cao với phạm vi hoạt động rộng lớn trên quy mô toàn cầu hoặc khu vực như WTO, EU và một số khu vực mậu dịch tự do đã được hình thành như NAFTA, AFTA, MERCOSUR, v.v. Liên kết kinh tế hướng tới một nền kinh tế toàn cầu tự do và thống nhất giúp cho các nền kinh tế quốc gia phát huy được tối đa các lợi thế so sánh khi tham gia nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa.

§ Toàn cầu hóa khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp ở mọi quy mô như cực lớn, lớn, vừa, nhỏ và cực nhỏ… cũng như gia tăng vai trò của các Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan kinh tế của Liên hợp quốc, các tổ chức kinh tế tài chính thương mại toàn cầu như WTO, IMF, WB, AIIB...

Nói chung, toàn cầu hóa với phạm vi và cường độ lớn hơn rất nhiều lần dưới tác động trực tiếp của cách mạng khoa học công nghệ là xu thế chủ đạo trên thế giới. Toàn cầu hóa của thế kỷ 21 chính là điều mà Thomas L. Friedman gọi là “toàn cầu hoá 3.0”, bao gồm “dân chủ hoá công nghệ”, “dân chủ hoá thông tin”, “dân chủ hoá tài chính” v.v. Cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ với những mũi nhọn là công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ sinh học...làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, gia tăng hàm lượng “chất xám” cho các sản phẩm, tạo nhiều giá trị thặng dư và góp phần cải thiện sức mạnh cạnh tranh của nhiều quốc gia.

Xu hướng phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế

Quan hệ kinh tế toàn cầu là một sản phẩm tất yếu, xu thế khách quan khi lực lượng sản xuất đạt trình độ quốc tế hóa cao, khoa học-công nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế thị trường trở nên phổ cập. Trong bối cảnh đó, từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nội tại của từng quốc gia, ở mọi cấp độ phát triển, các quốc gia đều thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Ở cấp độ quốc gia, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: (1) gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; (2) gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Đây cũng là một trong những phương thức bảo đảm ổn định chính trị, hòa bình giữa các thành viên tham gia. Ở cấp độ quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

11

CHƯƠNG

1

kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau-thỏa thuận thương mại ưu đãi, hiệp định thương mại tự do, hiệp định đối tác kinh tế, thị trường chung, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế và tiền tệ; với nhiều cấp độ từ đơn phương, song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu3. Ở cấp độ toàn cầu, có thể nói gia nhập WTO cho tới nay là một minh chứng hội nhập kinh tế sâu và rộng nhất đối với các nước. WTO là một tổ chức hợp tác thương mại lớn nhất quy tụ 162 nền kinh tế trên thế giới (tính đến 30/11/2015). Ở cấp độ khu vực, liên khu vực, đã và đang hình thành nhiều cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia như ở ASEAN, giữa ASEAN với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand v.v.Nhiều nghiên cứu, dự báo với xu hướng như hiện nay, trong vòng 10 năm tới, làn sóng hội nhập trên thế giới vẫn tiếp tục mạnh mẽ nhằm nắm bắt những cơ hội phát triển mới của các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, các nước sẽ không tiến hành hội nhập bằng mọi giá mà quan tâm nhiều hơn tới việc đảm bảo phát triển bền vững trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc đổi mới mô hình tăng trưởng như chuyển sang nền kinh tế xanh, kinh tế tri thức, tái cân bằng kinh tế.

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hoá là sự phát triển của xu thế khu vực hoá diễn ra ở khắp các châu lục, thể hiện qua các hình thức khu vực mậu dịch ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, thuế quan, thị trường chung, liên hiệp kinh tế và khu vực tiền tệ tự do, trong đó nổi bật nhất là khu vực mậu dịch tự do. Năm 1992, các nước thành viên Cộng đồng châu Âu đã ký Hiệp ước Maastrict thành lập Liên minh châu Âu (có hiệu lực từ 1/11/1993). Ba nước Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã ký Hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), xóa bỏ hàng rào thuế quan. Có hiệu lực từ 1/1994, NAFTA là một khu vực thương mại tự do hàng đầu thế giới với quy mô 450 triệu người và sản xuất lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá 17 nghìn tỉ đô la Mỹ4. Ở khu vực Đông Nam Á, Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành 31/12/2015 với 3 trụ cột: Chính trị-An ninh, Kinh tế, Văn hóa-Xã hội với hơn 600 triệu dân có GDP hàng năm đạt gần 3000 tỉ USD cũng là một mô hình liên kết kinh tế ngày càng hiệu quả.

Tác động của quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa

§ Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia, dân tộc, công dân cơ hội mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác nhau, thúc đẩy du lịch phát triển. Từ đó, đối thoại giữa các nền văn minh, văn hóa trở thành nhu cầu chung của nhiều dân tộc.

3 Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ biên) Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011-2020, NXB Khoa học Xã hội, tr,16

4 Cựu Thủ tướng Canada Brian Mulroney, Hồi tưởng và đánh giá về NAFTA sau 20 năm, http://www.cbj.ca/nafta/, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

12

CHƯƠNG

1

Toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Ví dụ, nửa đầu thế kỷ 20, GDP thế giới tăng 2,7 lần, đến cuối thế kỷ 20 tăng 5,2 lần. Toàn cầu hóa cũng góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác, các dịch vụ (hơn 70%) trong cơ cấu kinh tế thế giới5.

§ Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận những kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển cao nhất. Các nền kinh tế đang phát triển và kinh tế chuyển đổi, sẽ có cơ hội để thực hiện mô thức phát triển rút ngắn, nghĩa là thông qua hội nhập quốc tế để đi tắt, đón đầu và tiến tới những bước phát triển cao hơn trên cơ sở thừa hưởng và vận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đã được khai thông và kết nối với các nguồn lực bên trong.

§ Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc. Thế giới trở nên phẳng hơn khiến con người ở các châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, góp phần nâng cao dân trí và sự tự tôn của các dân tộc, xã hội.

Mặc dù cơ hội do toàn cầu hóa mang lại là vô cùng to lớn song những thách thức, tác động không thuận của toàn cầu hóa cũng không nhỏ:

(i) Toàn cầu hóa đòi hỏi phá vỡ các hàng rào bảo hộ quốc gia; dỡ bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cũng như các rào cản thể chế khác. Vì thế, ở các nền kinh tế kém phát triển hơn, sản xuất kinh doanh trong nước sẽ phải chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hóa-dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những chấn động kinh tế khu vực và toàn cầu, nhất là những cú hích của những cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và toàn cầu sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các quốc gia này.

(ii) Tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, khiến hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong mỗi nước và giữa mỗi quốc gia ngày càng gia tăng. Trên thế giới có hơn 1 tỉ người sống dưới 1 đô la Mỹ/ngày; hơn 800 triệu người không đủ lương thực. Bất bình đẳng giữa các quốc gia cũng gia tăng, kéo theo là những nguy cơ về môi trường toàn cầu và dịch bệnh... Vẫn còn khoảng 1/3 dân số thành thị phải sống trong các ngôi nhà ổ chuột và hơn 3/4 số người thiếu ăn trên thế giới hiện nay là những người trực tiếp sản xuất ra lương thực6.

5 Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, tr.68.

6 OESC, Globalization and Interdependence, http://www.un.org/en/development/desa/oesc/globalization.shtml, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

13

CHƯƠNG

1

1.1.2. Tổng quan và xu hướng phát triển các Hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do (FTA) về cơ bản là hiệp định trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi. Theo đó, các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, song mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên của hiệp định. FTA có thể là song phương (được ký kết giữa 2 nước) hoặc đa phương (ký giữa nhiều nước). Tuy nhiên, dù là song phương hay đa phương, FTA thường đem lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên trong việc thúc đẩy thương mại, tận dụng những lợi thế so sánh của nhau.

Song song với quá trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa khu vực phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Một xu hướng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua là sự xuất hiện của nhiều hiệp định thương mại tự do và những hiệp định hội nhập khu vực. Mặc dù WTO vẫn là cơ chế thống trị duy nhất của tự do hóa thương mại đa phương, với số lượng thành viên đông nhất nhưng sự tiến triển hết sức chậm chạp của Vòng đàm phán Đôha khiến các nền kinh tế thành viên đã và đang đi tìm kiếm những giải pháp thay thế, dù ít mang tính đa phương hóa hơn nhưng lại hướng tới tự do hóa thương mại. FTA nói chung và các FTA thế hệ mới ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng chung bởi những lợi ích kinh tế mà các hiệp định này mang lại. Những nước không tham gia FTA hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi cuộc chơi. Tham gia FTA còn tạo cho các nước một sự “yên tâm” hơn trước những bất ổn trong kinh tế, thương mại toàn cầu, cũng như đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua việc nâng cao vị thế của họ trong đàm phán. FTA có phạm vi hợp tác rộng, không chỉ giới hạn trong việc tự do hóa thương mại mà còn xúc tiến tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, hiệu suất hóa thủ tục hải quan và nhiều dịch vụ khác. Việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi quan thuế đã xóa bỏ mức chênh lệch giá cả đối với các hàng hóa buôn bán trong và ngoài mỗi khu vực, giúp cải thiện tính hiệu quả chung của nền kinh tế toàn cầu.

Hiện tượng nở rộ các FTA khu vực và liên khu vực cho thấy sự tùy thuộc giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, tạo thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh rất gay gắt. Cạnh tranh để tối đa hóa lợi ích và hợp tác để nâng cao năng lực, vị thế trong cạnh tranh. Một quốc gia cùng lúc tham gia nhiều FTA song phương, đa phương, khu vực và liên khu vực khác nhau để tối đa hóa lợi ích kinh tế qua sự ràng buộc, đan xen về lợi ích đó, để tự bảo vệ chính mình trong bối cảnh tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng. Về kinh tế, thương mại, đến nay đã có hơn 500 FTA hoặc các hiệp định thương mại khu vực (RTA). Nhiều hiệp định vẫn đang trong quá trình đàm phán. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của sự bùng phát các sáng kiến về khu vực mậu dịch tự do. Chỉ riêng từ năm 1999-2006, có 30 hiệp định FTA được ký kết giữa các nước trong khu vực và khoảng 20 Hiệp định FTA đang được đàm phán. Có nhiều sáng kiến FTA được nêu và trong đó có ý tưởng thành lập một khu vực mậu dịch tự do bao quát cả vùng châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Tổng số FTA được ký kết và đàm phán liên quan ít nhất

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

14

CHƯƠNG

1

một nước trong khu vực đã tăng gần 4 lần (từ 70 trong năm 2002 lên đến 257 thỏa thuận vào năm 2013). Một số hiệp định gần đây đáng kể có FTA Hoa Kỳ - EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và Hiệp định FTA ba bên Trung - Nhật - Hàn Quốc (CJK FTA), đặc biệt là Hiệp định TPP đã được ký vào 4/2/2016 vì thu hút được số lượng lớn các nước thành viên và quy mô thương mại rộng lớn. Sự gia tăng các hiệp định FTA - một ngoại lệ được quy định trong quy chế WTO, dường như làm suy yếu việc tham chiếu mặc định của những nền kinh tế thành viên tới WTO với tư cách là một diễn đàn tự do hóa thương mại toàn cầu lớn nhất7.

Các Hiệp định Thương mại tự do là gì và có những loại hình nào? § Thứ nhất, về cơ bản, các FTA được định nghĩa theo các nội dung cam kết của các

bên nhằm xóa bỏ các hàng rào thương mại giữa những nền kinh tế này nhưng mỗi nước vẫn giữ quyền tự do quyết định chính sách thương mại và giá cả đối với các nước thứ 3.

§Liên minh Hải quan (CU) là bước phát triển hơn trên con đường hội nhập, cho phép các nước tham gia ký kết áp dụng một biểu thuế đối ngoại chung và thống nhất một số biện pháp chính sách thương mại chung đối với các nước không phải là thành viên trong Liên minh Hải quan.

§ Thị trường chung (Common Market) dựa trên Liên minh Hải quan và phát triển lên cùng với hội nhập về thương mại, loại bỏ các rào cản khác có thể ảnh hưởng tới lưu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn giữa các bên ký kết.

Đó là những loại hình FTA trong định nghĩa về Hiệp định tự do thương mại vùng của WTO. Một số FTA khác được biết đến là Hiệp định ưu đãi (Preferrential Agreements), được chia thành hai loại (i) không tương hỗ, trong đó có một số nhân nhượng về mặt thuế quan, không được bù đắp của các nước phát triển dành cho một số nước đang phát triển; và (ii) hiệp định hạn chế khi một số nước đang phát triển dành một số ưu đãi đối với một số mặt hàng. Ngoài ra, cũng có một số loại FTA khác như Hiệp định thương mại song phương; Hiệp định hợp tác với ưu đãi tiếp cận thị trường; Hiệp định liên kết, hiệp định đa phương với một số nước trong khuôn khổ WTO v.v8.

Xét về mặt quy mô, cũng có thể chia các FTA thành nhiều loại như FTA khu vực do được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực như ASEAN FTA, FTA song phương được ký giữa 2 nước. Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê, FTA đa phương được ký giữa nhiều đối tác khác nhau như TPP, RCEP; FTA được ký giữa một tổ chức với một

7 Claudio DORDI (chủ trì), Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam, tháng 7/2015.

8 Preliminary study on the new generation on free trade agreement and their impact on intra-OIC trade submitted by the Islamic Centre for Development of Trade and the Islamic Development Bank Group, tháng 9/2015, http://www.icdt-oic.org/RS_67/Doc/Study%20FTA%20New%20Gen.pdf, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

15

CHƯƠNG

1

nước như các FTA được ký giữa một bên là ASEAN, dưới danh nghĩa là một tổ chức, với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc; FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU).

Một số hạn chế của các FTA truyền thống

Mặc dù quy định của WTO yêu cầu các nước thành viên FTA phải đưa vào FTA các loại hình thương mại nhưng chỉ một số FTA có thể xóa bỏ các loại thuế và bỏ những hạn chế trong thương mại hàng nông sản. Trong khi đó, nhất là từ những năm 90 trở lại đây, có nhiều FTA đã trùng lắp với các FTA trước đó, làm tăng sự phức tạp và làm giảm hiệu quả của các FTA sau này. Hiện tượng trùng lặp lĩnh vực của FTA đã làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa các hiệp định này với hệ thống thương mại đa phương. Vì vậy, nhiều chuyên gia như Jagdish Bhagwati đã kêu gọi WTO phải giám sát chặt chẽ hơn các FTA.

Các FTA truyền thống thường có những ngoại lệ và hạn chế đối với lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp. Khi áp dụng các FTA truyền thống, các bên ký kết thường cho rằng rất khó để chứng minh nguyên tắc xuất xứ của hàng hóa có tuân thủ với các điều khoản của FTA hay không. Hơn nữa, có người cho rằng trong các Hiệp định thương mại tự do khu vực, quy định của WTO là quá chậm do các nguyên nhân về hệ thống và quy trình của WTO. Vì vậy, những hiệp định FTA sau này ra đời là nhằm khắc phục những điểm hạn chế của FTA truyền thống và thường được gọi là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Nhận diện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Trong xu hướng nở rộ các hiệp định tự do thương mại, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có một số đặc điểm khác với các Hiệp định FTA truyền thống như sau:

Thứ nhất, mức độ tự do hóa, mở cửa sâu với tiêu chuẩn cao. FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ, không phải là chỉ có giảm thuế đối với một số dòng thuế như các FTA trước đây của Việt Nam, trừ Hiệp định AFTA mà Việt Nam tham gia trong ASEAN thì mức độ tự do hóa mở cửa sâu hơn là các FTA thế hệ mới, trong đó cam kết về hàng hóa xóa bỏ 90-100% thuế nhập khẩu. Cam kết về dịch vụ, nhiều FTA hiện nay áp dụng phương pháp “chọn bỏ” chứ không phải “chọn cho” như trước kia.

Thứ hai, phạm vi cam kết và ảnh hưởng rộng. Trong khi nội dung các FTA truyền thống chủ yếu là thương mại hàng hóa thì các FTA mới có phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm cả các lĩnh vực phi thương mại như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ. Điển hình như trong Hiệp định TPP, lần đầu tiên, các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, lao động và môi trường đều được quy định.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

16

CHƯƠNG

1

Khác với FTA trước đây, FTA thế hệ mới không chỉ ảnh hưởng đến chính sách thuế quan tại biên giới mà còn ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến thể chế và chính sách pháp luật trong nước. Yêu cầu thực thi của các FTA đang đàm phán cũng cao hơn. Hầu hết các chương của Hiệp định TPP đều có điều khoản về thực thi và giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, đối tác tham gia FTA thế hệ mới lớn hơn rất nhiều so với các đối tác trong các hiệp định FTA truyền thống do có những nội dung đổi mới, thu hút được sự quan tâm của nhiều nền kinh tế. Điển hình như TPP gồm 12 thành viên trong đó có những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản đều tham gia RCEP, một hiệp định đầy tham vọng nhằm mục đích đạt được quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và 6 đối tác khu vực đã ký FTA với ASEAN (ASEAN+1), đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ (được khởi động đàm phán từ năm 2012).

Với những đặc điểm như vậy, FTA thế hệ mới có tác động mạnh toàn diện không chỉ đến triển vọng phát triển thị trường của các doanh nghiệp, không chỉ đến vấn đề không gian thị trường mà còn là vấn đề môi trường kinh doanh, thể chế, hệ thống pháp luật có liên quan.

1.2. Đặc điểm, Phạm vi và Nội dung cơ bản của TPP

Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố chung kết thúc đàm phán: “Chúng tôi, Bộ trưởng Thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam rất vui mừng tuyên bố rằng chúng tôi đã kết thúc thành công đàm phán Hiệp định TPP. Sau hơn 5 năm đàm phán, chúng tôi đã đạt được một thoả thuận mà sẽ tạo ra công ăn việc làm, tạo động lực tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và thúc đẩy sáng tạo trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”9.

Theo Bản tóm tắt Hiệp định TPP do Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phát hành, kết quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. “Chúng tôi (Bộ trưởng thương mại 12 nước thành viên TPP) coi việc kết thúc đàm phán hiệp định này với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực”10.

9 Trung tâm WTO, TPP kết thúc đàm phán, VCCI, http://www.trungtamwto.vn/tpp/tpp-ket-thuc-dam-phan, ngày 05/10/2015.

10 USTR, Summary of the Trans-Pacific Partnership Agreement, https://ustr.gov/about-us/policy-offices/press-office/press-releases/2015/october/summary-trans-pacific-partnership, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

17

CHƯƠNG

1

Vào ngày 4/2/2016, Bộ trưởng Thương mại 12 nước thành viên đã ký kết chính thức Hiệp định TPP tại thành phố Auckland, New Zealand. Sau đó, các nước tham gia ký kết tiến hành quá trình tham vấn và phê chuẩn hiệp định bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của mỗi nước.

Thông qua TPP, các bên tham gia mong muốn tự do hóa thương mại, đầu tư và thiết lập những quy định mới trong khu vực, những quy định khác ngoài những quy định đã tồn tại trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO. FTA này được coi là một hiệp định thương mại “sống”, mở với tất cả các thành viên khác và giải quyết các vấn đề mới. Hiệp định TPP được kỳ vọng là một công cụ thúc đẩy hình thành một khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương.

1.2.1. Các đặc điểm chính của Hiệp định TPP

Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới.

Các đặc điểm đó bao gồm:(i) Tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và

các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa, dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.

(ii) Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

(iii) Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

(iv) Thương mại cho mọi thành phần. Hiệp định TPP có nhiều yếu tố mới được đưa vào để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại. Các Bên cũng cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ Hiệp định, tận dụng được những cơ hội và thúc đẩy Chính phủ các nước thành viên quan tâm hơn tới những thách thức do Hiệp định mang lại. Hiệp định cũng có những quy định cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể thực thi được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

18

CHƯƠNG

1

(v) Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP ra đời để tạo nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

1.2.2. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TPP

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Hiệp định TPP được coi là hiệp định của thế kỷ 21 vì độ lớn và tầm vóc ảnh hưởng của Hiệp định này. Về phạm vi, so với các hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và WTO, thì Hiệp định TPP mở rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và còn cả những vấn đề phi thương mại như môi trường, lao động, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mua sắm chính phủ, trong đó thương mại hàng hóa giữ vị trí hàng đầu. Hiệp định được thiết kế theo hướng mở, tức là có thể kết nạp thành viên mới và bổ sung các vấn đề mới sau khi Hiệp định có hiệu lực. Mục tiêu của TPP là lấy việc phát triển của nội khối và của từng thành viên trên cơ sở mở rộng quan hệ giữa các nước trong khối, nâng cao sức cạnh tranh, minh bạch chính sách của các nước thành viên. Với 800 triệu dân của 12 thành viên, TPP chiếm tới 40% nền kinh tế toàn cầu, với quy mô gần 28 nghìn tỉ đô la Mỹ. Theo một nghiên cứu định lượng của Trung tâm Đông - Tây (East-West Center), thì tác động của TPP trong thời gian đầu là tương đối nhỏ, song đến năm 2025, TPP có thể đem lại gia tăng thu nhập cho nền kinh tế toàn cầu lên đến 104 tỷ USD11.

Bên cạnh việc đổi mới cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới đang nổi lên, đó là những nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tận dụng các hiệp định thương mại và những nội dung khác.

Hiệp định TPP tập hợp một nhóm các nước khác nhau, về địa lý, ngôn ngữ lịch sử, quy mô và mức độ phát triển. Tất cả các nước TPP đều nhận thức rằng tính đa dạng về phát triển là một tài sản độc đáo, đồng thời yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn. Trong một số trường hợp, Hiệp định quy định giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên TPP một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới.

1.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định TPP12

Toàn văn bản Hiệp định TPP được chia thành 30 chương với 6000 trang kể cả các Phụ

11 TS Trần Hồng Quang và ThS Nguyễn Quốc Trường (Viện Chiến lược phát triển, Bộ KHĐT), TPP: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, http://dsi.mpi.gov.vn/32/473.html, truy cập ngày 7/4/2016.

12 USTR, TPP Full Text, https://ustr.gov/trade-agreements/free-trade-agreements/trans-pacific-partnership/tpp-full-text, truy cập ngày 7/4/2016. và Trung tâm WTO, VCCI, Toàn văn Hiệp định TPP, http://www.trungtamwto.vn/tpp/toan-van-hiep-dinh-tpp, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

19

CHƯƠNG

1

lục điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường, giải quyết tranh chấp.

Chương 1: Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung

Chương này khẳng định các Bên tham gia Hiệp định này phù hợp với Điều XXIV của GATT 1994 và Điều V của GATS, và cùng nhau thiết lập một khu vực thương mại tự do phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Chương 1 cũng giải thích rõ mối quan hệ giữa TPP với các hiệp định thương mại quốc tế đang có giữa các Bên, trong đó có Hiệp định WTO, các hiệp định song phương và khu vực, các điều ước quốc tế đang có hiệu lực mà mỗi Bên là thành viên. Nếu một Bên cho rằng một điều khoản của Hiệp định này trái với một điều khoản của điều ước quốc tế khác mà Bên đó và ít nhất một Bên khác là thành viên, thì theo yêu cầu, các Bên liên quan tới điều ước quốc tế khác sẽ tham vấn nhằm tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho các Bên. Quy định này không hạn chế các quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Chương 28 về Giải quyết tranh chấp. Chương này cũng giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong các Chương khác của Hiệp định.

Chương 2: Đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường đối với hàng hóa

Chương này quy định không Bên nào được tăng bất kỳ mức thuế quan nào đang có hiệu lực hoặc áp dụng mức thuế quan mới đối với một hàng hóa có xuất xứ; mỗi bên phải xóa bỏ dần thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ phù hợp với biểu cam kết của mình. Việc tiếp cận mang tính ưu đãi thông qua Hiệp định TPP sẽ làm gia tăng thương mại giữa các nước TPP và sẽ hỗ trợ cho việc làm chất lượng cao tại tất cả 12 nước thành viên. Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất.

Việc cắt giảm thuế cụ thể được quy định tại lộ trình cam kết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của Hiệp định. Các Bên tham gia TPP sẽ công bố lộ trình này và những thông tin khác liên quan tới thương mại hàng hóa để bảo đảm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng được Hiệp định TPP. Các Bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu thực thi như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các lợi ích về thuế quan. Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới. Nếu các Bên TPP duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các Bên kia về những quy trình không nhằm mục đích làm chậm sự lưu thông thương mại.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

20

CHƯƠNG

1

Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực, hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP. Bên cạnh việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, các Bên TPP nhất trí thúc đẩy cải cách về mặt chính sách như bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, hợp tác trong WTO để xây dựng các quy định về tín dụng xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực. Các Bên tham gia TPP nhất trí nâng cao tính minh bạch hóa liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp thương mại nhà nước xuất khẩu và đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ Chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản; yêu cầu minh bạch hóa và phối hợp trong các hoạt động cụ thể liên quan đến công nghệ sinh học nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ.

Không Bên nào được cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa của một bên khác hoặc xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu hàng hóa sang lãnh thổ của Bên khác trừ khi phù hợp với Điều XI của Hiệp định GATT 1994 cùng với các ghi chú diễn giải của Điều này. Các Bên tham gia TPP chia sẻ mục tiêu chung nhằm xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp và phối hợp để đạt được một thỏa thuận tại WTO nhằm xóa bỏ các trợ cấp đó và ngăn ngừa việc tái áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào.

Chương 3: Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ Để gỡ rối tình trạng “bát mỳ ống” của quy tắc xuất xứ gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các FTA trước đó trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực và bảo đảm rằng các nước TPP sẽ được hưởng lợi chính từ Hiệp định hơn là các nước không phải là thành viên, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.

Hiệp định TPP quy định về “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một Bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một Bên khác nếu được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP. Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng hóa TPP. Các nhà nhập khẩu có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh. Ngoài ra, Chương này cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền công cụ cần thiết để xác minh xuất xứ của hàng hóa, và quyết định đối với yêu cầu về hưởng ưu đãi thuế quan. Một Bên có thể ban hành hoặc duy trì hình phạt thích hợp đối với hành vi vi phạm pháp luật và các quy định liên quan đến Chương này.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

21

CHƯƠNG

1

Chương 4: Dệt may

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất. Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP. Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực. Ngoài ra, Chương này còn bao gồm các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu. Chương 5: Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại

Bên cạnh các nỗ lực trong khuôn khổ WTO về thuận lợi hóa thương mại, các Bên TPP đã nhất trí về các quy tắc nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và bảo đảm tính chính trực trong việc quản lý hải quan. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện hiệu quả Hiệp định này, mỗi Bên phải khuyến khích hợp tác với các Bên khác về các vấn đề lớn về hải quan có ảnh hưởng đến hàng hóa trong thương mại giữa các Bên và phải cung cấp cho các bên những tư vấn, thông tin và hỗ trợ kỹ thuật vì mục đích tạo thuận lợi cho việc thực hiện các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng quốc tế, đơn giản hóa và cải tiến thủ tục liên quan đến thông quan hàng hóa…

Những quy tắc này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp TPP bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các quy trình vận hành thủ tục hải quan nhanh chóng và thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực. Các Bên TPP nhất trí minh bạch hóa các quy tắc, trong đó có việc công bố các luật và quy định về hải quan cũng như quy định về giải phóng hàng hóa không chậm trễ và ký quỹ hoặc thanh toán bắt buộc trong trường hợp hải quan chưa đưa ra quyết định về số thuế hoặc phí phải trả. Các nước TPP nhất trí áp dụng những quy định thông báo trước về xác định trị giá hải quan và các vấn đề khác nhằm giúp cho doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, kinh doanh với khả năng có thể dự báo trước được tình hình. Các nước cũng nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để bảo đảm các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, vì tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước TPP đã nhất trí về các quy định hải quan đối với chuyển phát nhanh. Để hỗ trợ việc chống buôn lậu và trốn thuế, các nước TPP nhất trí cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi luật hải quan.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

22

CHƯƠNG

1

Chương 6: Phòng vệ thương mại

Chương Phòng vệ thương mại thúc đẩy minh bạch hóa và quy trình thủ tục trong các vụ kiện phòng vệ thương mại, công nhận các thực tiễn tốt nhất nhưng không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các thành viên TPP trong WTO. Chương này đưa ra các biện pháp tự vệ, trong đó có biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Một Bên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ chuyển tiếp chỉ trong giai đoạn chuyển tiếp, nếu kết quả của việc giảm, miễn thuế quan theo Hiệp định này dẫn đến (a) một hàng hóa có nguồn gốc từ một bên khác được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó với số lượng tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với hàng hóa sản xuất nội địa của Bên Nhập khẩu và với điều kiện gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước; hoặc (b) một hàng hóa có nguồn gốc từ hai hoặc nhiều Bên cùng lúc được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên kia với số lượng tăng lên một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với ngành sản xuất trong nước và với điều kiện gây đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian cần thiết, không được vượt quá 2 năm, đủ để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh, gia hạn 1 năm nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn 1 năm.

Các thành viên áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ phải thực hiện các yêu cầu thông báo và tham vấn. Chương này cũng đưa ra các quy định một thành viên TPP đang áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải cung cấp khoản đền bù được các Bên thống nhất. Đồng thời, các thành viên không được cùng lúc áp dụng nhiều hơn một biện pháp tự vệ được cho phép trong TPP đối với một sản phẩm.

Chương 7: Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

Liên quan đến việc cải tiến các quy định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), các nước TPP đều quan tâm bảo đảm các quy định dựa trên căn cứ khoa học minh bạch, không phân biệt đối xử và tái khẳng định quyền của các nước trong việc bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và cây trồng tại nước mình. Mục tiêu của Chương này là bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con người, động vật và thực vật trên lãnh thổ các Bên đồng thời tiếp tục mở rộng, thúc đẩy thương mại bằng nhiều biện pháp để làm rõ cũng như cố gắng giải quyết những vấn đề về SPS; thực thi và xây dựng dựa trên Hiệp định SPS; tăng cường thông tin, tham vấn và hợp tác giữa các Bên. Chương 7 đảm bảo các biện pháp SPS được một Bên áp dụng không tạo nên những trở ngại phi lý trong thương mại; tăng cường minh bạch và hiểu biết trong áp dụng các biện pháp SPS của mỗi Bên; khuyến khích xây dựng, và thúc đẩy các Bên áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế.

Hiệp định TPP dựa trên các quy định của Hiệp định SPS của WTO về xác định và quản lý rủi ro mà không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết. Các nước TPP nhất trí cho

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

23

CHƯƠNG

1

phép công chúng đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định sẽ phải tuân thủ. Các nước nhất trí việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng 7 ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS.

Các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật có thể được thực hiện với điều kiện Bên thực hiện biện pháp đó phải thông báo cho tất cả các Bên về sự cần thiết mang tính khoa học của biện pháp được áp dụng. Ngoài ra, các Bên cam kết cải thiện việc trao đổi thông tin liên quan, đẩy mạnh kiểm tra trên toàn hệ thống để đánh giá, kiểm soát đầy đủ theo quy định an toàn thực phẩm của các Bên. Theo cam kết, các Bên sẽ thiết lập một cơ chế tham vấn giữa các Chính phủ để cùng giải quyết nhanh các vấn đề SPS phát sinh.

Chương 8: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Mục tiêu của Chương này là tạo thuận lợi thương mại thông qua hạn chế những rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) không cần thiết, tăng cường minh bạch và thúc đẩy hợp tác pháp lý, thực hành quản lý tốt. Chương này không áp dụng đối với quy định kỹ thuật do doanh nghiệp quốc doanh xây dựng phục vụ cho yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của mình. Những quy định như vậy phải tuân thủ theo Chương Mua sắm Chính phủ và cũng không áp dụng đối với các biện pháp được quy định trong Chương Biện pháp về kiểm dịch vệ sinh động thực vật.

Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các thành viên TPP nhất trí xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP. Trong Hiệp định TPP, các thành viên phải cho phép công chúng góp ý đối với dự thảo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp trong quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo rằng các thương nhân hiểu rõ các quy định mà họ cần phải thực hiện. Các thành viên cũng sẽ đảm bảo một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các quy định kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp và thời điểm có hiệu lực để các doanh nghiệp có đủ thời gian đáp ứng các yêu cầu mới. Ngoài ra, Chương này cũng bao gồm các phụ lục liên quan quy định về các lĩnh vực cụ thể như rượu vang và rượu chưng cất, các sản phẩm công nghệ truyền thông và thông tin, dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, công thức độc quyền dành cho thực phẩm đóng gói sẵn và phụ gia thực phẩm, các sản phẩm hữu cơ thực phẩm.

Chương 9: Đầu tư

Khi xây dựng các quy định về đầu tư, các thành viên TPP nhất trí nguyên tắc công bằng và không phân biệt đối xử trong chính sách và bảo hộ đầu tư tuân thủ theo các

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

24

CHƯƠNG

1

quy định luật pháp mà vẫn bảo đảm Chính phủ các thành viên đạt được các mục tiêu chính sách công hợp pháp. Chương này quy định các định nghĩa như nguyên đơn, các bên tranh chấp, quy tắc trọng tài Phòng Thương mại quốc tế (ICC), quy tắc phụ trợ của Trung tâm quốc tế Giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID) theo Công ước ICSID năm 1965 điều chỉnh cơ chế phụ trợ về tổ chức tố tụng, Công ước liên châu Mỹ về trọng tài Thương mại quốc tế (1975), quy tắc trọng tài của Tòa trọng tài quốc tế London (LCIA), Quy tắc trọng tài của Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc UNCITRAL.

Chương 9 quy định những biện pháp đầu tư cơ bản như trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm: đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; và quy định đối xử tối thiểu, đối xử trong trường hợp xung đột vũ trang hoặc bạo loạn dân sự. Không Bên nào tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa đầu tư theo Hiệp định này bất kể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biện pháp tương đương với tước quyền sỡ hữu hoặc quốc hữu hóa trừ trường hợp vì mục đích công trên cơ sở không phân biệt đối xử, thực hiện bồi thường nhanh chóng, thỏa đáng và hiệu quả theo quy định và phù hợp với thủ tục pháp luật. Việc bồi thường sẽ được thanh toán không chậm trễ, tương đương với giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sỡ hữu ngay trước khi việc tước quyền sở hữu xảy ra.

Các Bên cho phép chuyển tiền tự do, không chậm trễ vào và ra ngoài lãnh thổ của mình mọi khoản tiền liên quan đến đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo (1) cho các Chính phủ giữ quyền linh hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân biệt đối xử như kiểm soát vốn, (2) hạn chế việc chuyển tiền liên quan đến đầu tư trong trường hợp khủng hoảng hoặc có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán và các cuộc khủng hoảng kinh tế khác; (3) đảm bảo sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính. Các Bên nghiêm cấm “các yêu cầu thực hiện” chẳng hạn như yêu cầu về hàm lượng nội địa hoặc tỷ lệ nội địa hóa công nghệ; và tự do bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không quan tâm đến quốc tịch.

Các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một Phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn hay ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và (2) các biện pháp, chính sách cho phép một quốc gia có quyền tự do làm theo ý mình.

Chương này cũng xác định trọng tài quốc tế trung lập và minh bạch đối với các tranh chấp về đầu tư, với cơ chế tự vệ mạnh mẽ nhằm ngăn chặn các khiếu nại lạm dụng và không đáng kể và đảm bảo quyền của các Chính phủ quản lý lợi ích công cộng, bao gồm bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường. Cơ chế tự vệ theo quy trình bao gồm: quy trình trọng tài minh bạch, đệ trình của các bên quan tâm, đệ trình của bên thứ ba; việc rà soát được tiến hành đối với các khiếu nại không đáng kể và quyết định về phí

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

25

CHƯƠNG

1

luật sư; rà soát tạm thời và cơ chế quyết định; diễn giải chung mang tính ràng buộc của các Bên TPP; các hạn chế thời gian thực hiện khiếu nại; và các quy định nhằm ngăn chặn bên nguyên đơn theo đuổi một khiếu nại theo quy trình khiếu kiện ra trọng tài.

Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

Khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ, các nước thành viên TPP chia sẻ sự quan tâm về tự do hóa thương mại trong lĩnh vực này.

TPP tiếp tục khẳng định các nghĩa vụ cơ bản của WTO và các hiệp định thương mại khác: đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, mở cửa thị trường. Không Bên nào, dù là ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ, được áp dụng hoặc duy trì các biện pháp áp đặt hạn chế về: (i) số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế; (ii) tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế; (iii) tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; hoặc (iv) tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế. Không Bên nào được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác phải thiết lập, duy trì văn phòng đại diện hay bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào hoặc phải sinh sống, trên lãnh thổ Bên đó mới được cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Các Bên chấp nhận nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một Phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.

Các Bên cũng chấp nhận các biện pháp áp dụng chung theo cơ chế hợp lý, khách quan và công bằng; các yêu cầu về minh bạch hóa trong xây dựng các quy định mới về dịch vụ. Các lợi ích của chương này có thể bị từ chối đối với “các doanh nghiệp bên ngoài TPP” và một nhà cung cấp dịch vụ được sở hữu bởi các Bên không phải là thành viên TPP và một Thành viên TPP nghiêm cấm các giao dịch cụ thể với bên đó. Các Bên đồng ý cho phép tự do chuyển tiền liên quan tới cung cấp dịch vụ qua biên giới với các ngoại lệ của Hiệp định TPP nhằm đảm bảo cho các Chính phủ giữ quyền linh hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định, thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân biệt đối xử (chẳng hạn như kiểm soát vốn) nhằm hạn chế việc chuyển tiền cung cấp dịch vụ qua

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

26

CHƯƠNG

1

biên giới trong hoàn cảnh khủng hoảng hoặc có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, và các cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc để đảm bảo sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính. Thêm vào đó, Chương này còn có phụ lục dịch vụ chuyên môn nhằm khuyến khích hoạt động hợp tác về công nhận việc cấp giấy phép hoặc các vấn đề chính sách khác và phụ lục về dịch vụ chuyển phát nhanh.

Chương này không áp dụng đối với các dịch vụ tài chính, mua sắm Chính phủ, dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của Chính phủ hoặc các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ được cung cấp bởi một bên bao gồm các khoản vay được Chính phủ hỗ trợ, các khoản đảm bảo và bảo hiểm; không áp dụng đối với dịch vụ hàng không bao gồm cả dịch vụ vận tải hàng không nội địa và quốc tế, có lộ trình bay hoặc không có lộ trình bay hay đối với các dịch vụ liên quan hỗ trợ cho dịch vụ hàng không trừ dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay khi máy bay không được khai thác ngoại trừ một số dịch vụ được quy định tại Khoản 5, Điều 10.2 của Hiệp định.

Chương 11: Dịch vụ tài chính

Chương Dịch vụ tài chính của TPP xác lập các cơ hội mở cửa thị trường đầu tư và qua biên giới quan trọng, và duy trì quyền quản lý đầy đủ đối với các tổ chức và thị trường tài chính, thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng. Chương này bao gồm các nghĩa vụ cơ bản đã có trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm: đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, các quy định cụ thể của chương Đầu tư, tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, tuân theo các tập quán luật thương mại quốc tế, ví dụ như các khiếu nại về một số hành động của Chính phủ không nằm trong nghĩa vụ pháp lý chung, cũng như các khiếu nại vì các thiệt hại do nội chiến ví dụ như thua lỗ gây ra do xung đột vũ trang hoặc nội chiến và mở cửa thị trường. Điều này cho phép bán dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một thành viên TPP từ một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình - nhưng cho phép một thành viên TPP yêu cầu đăng ký hoặc được ủy quyền của nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới ở nước TPP khác nhằm giúp đảm bảo việc quản lý và giám sát thích hợp. Một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên TPP có thể cung cấp một dịch vụ tài chính mới tại thị trường của nước TPP khác nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó.

Các thành viên TPP có các ngoại lệ cụ thể của mình đối với một số các quy định trong hai phụ lục đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

27

CHƯƠNG

1

Các thành viên TPP cũng đưa ra các nguyên tắc công nhận chính thức tầm quan trọng của quy trình hoạch định chính sách để giải quyết các dịch vụ bảo hiểm của các nhà cung cấp được cấp phép và các quy trình để đạt được mục tiêu này. Thêm vào đó, Hiệp định TPP bao gồm các cam kết cụ thể về quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ thanh toán thẻ điện tử và chuyển thông tin để xử lý dữ liệu. Hiệp định cũng bao gồm các quy định cụ thể về tranh chấp đầu tư liên quan tới tiêu chuẩn đối xử tối thiểu trên cơ sở tập quán luật thương mại quốc tế, cũng như các quy định liên quan tới các chuyên gia dịch vụ tài chính trong ban trọng tài và cơ chế trình tự đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng ngoại lệ thận trọng và các ngoại lệ khác được quy định tại Chương này. Cuối cùng, Hiệp định đề ra các ngoại lệ duy trì quyền linh hoạt lớn cho các nhà quản lý tài chính của TPP thực hiện các biện pháp thúc đẩy sự ổn định tài chính và sự toàn vẹn của hệ thống tài chính bao gồm các ngoại lệ thận trọng và ngoại lệ về các biện pháp không phân biệt đối xử nhằm theo đuổi các chính sách tiền tệ hoặc chính sách cụ thể khác.

Chương 12: Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh

Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh, để đảm bảo rằng phí nộp đơn hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và thông tin cho các ứng viên nộp đơn sớm nhất có thể. Các thành viên TPP đồng ý các yêu cầu về nhập cảnh tạm thời, đó là sẵn sàng công khai cho công chúng, công bố thông tin kịp thời và trực tuyến nếu có thể và cung cấp tài liệu giải thích. Các Bên đồng ý tiếp tục hợp tác về các vấn đề nhập cảnh tạm thời như xử lý thị thực. Đa số các thành viên TPP cũng đã cam kết mở cửa thị trường khách kinh doanh cho nhau, theo Phụ lục cụ thể của từng nước đính kèm Hiệp định TPP.

Các Bên khẳng định cam kết trong khuôn khổ APEC nhằm thúc đẩy việc di chuyển của khách kinh doanh, bao gồm thông qua việc khảo sát và phát triển tự nguyện các chương trình đi lại tin cậy và hỗ trợ của họ đối với nỗ lực nhằm thúc đẩy chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

Chương 13: Viễn thông

Các thành viên TPP chia sẻ sự quan tâm đảm bảo mạng lưới viễn thông hiệu quả và đáng tin cậy tại mỗi quốc gia. Những mạng lưới này rất cần thiết đối với các công ty lớn, nhỏ vì đó là một cổng ra vào đối với các dịch vụ Internet cũng như các sản phẩm như điện thoại di động thông minh và các thiết bị máy tính bảng, các ứng dụng và nội dung tích hợp của các thiết bị này. Lần đầu tiên trong một hiệp định thương mại khu vực, các quy định tiếp cận mạng lưới hỗ trợ cạnh tranh được mở rộng đối với các nhà cung cấp điện thoại.

Các Bên cam kết đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong lãnh thổ của mình cung cấp sự kết nối nội địa thông qua thỏa thuận kết nối mẫu hoặc thỏa

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

28

CHƯƠNG

1

thuận kết nối tiêu chuẩn, các dịch vụ cho thuê thiết bị, thuê kênh thuộc các dịch vụ công cộng trong khoảng thời gian hợp lý trên cơ sở các điều khoản, điều kiện và với giá cước hợp lý, không phân biệt đối xử và dựa trên một bản chào chung. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng nhà cung câp chủ đạo trong lãnh thổ của mình cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của các Bên khác dùng chung cơ sở hạ tầng với nhà cung cấp chủ đạo; và tiếp cận các cột, cổng, bể cáp và quyền đi cáp được sở hữu hoặc kiểm soát bởi các nhà cung cấp chủ đạo theo các điều khoản và điều kiện hợp lý và theo một thời gian kịp thời. Nếu một Bên yêu cầu một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phải có giấy phép, Bên đó sẽ đảm bảo sự công khai tất cả các tiêu chí cấp phép và thủ tục mà Bên đó áp dụng, thời hạn thông thường cần phải có để đưa ra một quyết định liên quan đến đơn xin cấp giấy phép và các điều khoản và điều kiện của tất cả các giấy phép đang có hiệu lực.

Mỗi Bên phải đảm bảo tách biệt cơ quan quản lý viễn thông của mình và không có trách nhiệm đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng nào. Với mục đích bảo đảm tính độc lập và công bằng của cơ quan quản lý viễn thông, mỗi Bên phải đảm bảo rằng cơ quan quản lý viễn thông của mình không có lợi ích tài chính hoặc duy trì vai trò điều hành và quản lý trong bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng nào. Các quyết định và thủ tục quản lý của cơ quan quản lý viễn thông của mình hoặc cơ quan có thẩm quyền khác liên quan đến các quy định trong Chương này phải công bằng đối với tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Không Bên nào được dành sự đối xử thuận lợi hơn cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong lãnh thổ của mình so với nhà cung cấp dịch vụ cùng loại của Bên khác với lý do nhà cung cấp nhận được sự đối xử thuận lợi hơn thuộc sự sở hữu của Chính phủ.

Các thành viên cũng đồng ý thúc đẩy cạnh tranh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện khác nhau trong chuyển vùng di động. Các Bên đồng ý rằng nếu một Bên lựa chọn quản lý mức phí dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế bán buôn thì Bên đó phải cho phép các nhà hoạt động từ các Bên không quản lý các dịch vụ điện thoại được hưởng lợi ích với mức phí thấp hơn.

Chương 14: Thương mại điện tử

Trong chương Thương mại điện tử, các thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các công ty và người tiêu dùng có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công hợp pháp, chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ liệu toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật số. Các Bên cũng đồng ý không yêu cầu các công ty TPP thiết lập các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động tại một thị trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêu cầu lưu chuyển hoặc tiếp cận.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

29

CHƯƠNG

1

Chương này không áp dụng đối với mua sắm Chính phủ. Không Bên nào được áp các loại thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử, bao gồm cả nội dung được truyền đưa bằng phương thức điện tử, giữa một pháp nhân của một Bên với một pháp nhân của Bên khác trừ các thuế nội địa, lệ phí hoặc các khoản thu khác đối với nội dung được truyền đưa bằng phương thức điện tử, miễn là các loại thuế, lệ phí hoặc khoản thu đó được quy định một cách phù hợp với Hiệp định này. Chương 14 cũng quy định không phân biệt đối xử các sản phẩm số được tạo ra, sản xuất, xuất bản, ký hợp đồng, đặt hàng hoặc xuất hiện trên cơ sở các nguyên tắc thương mại tại lãnh thổ của một Bên khác hoặc đối với các sản phẩm số mà tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất, nhà phát triển hoặc chủ sở hữu là pháp nhân của một bên khác.

Để bảo vệ người tiêu dùng, các thành viên TPP đồng ý thông qua và thực thi luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận, lừa đảo trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác sẽ có hiệu lực tại các thị trường TPP. Các thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, chương này có các quy định khuyến khích các nước TPP thúc đẩy thương mại không giấy tờ giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, chẳng hạn như các mẫu khai thuế quan dưới dạng điện tử, cũng như cung cấp chứng minh xác thực và chữ ký điện tử cho các giao dịch thương mại. Các thành viên TPP đồng ý hợp tác để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng lợi thế của thương mại điện tử và Chương này khuyến khích hợp tác chính sách nhằm bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, phòng chống các mối đe dọa do tội phạm máy tính.

Chương 15: Mua sắm Chính phủ

Các thành viên TPP cùng quan tâm tới mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ rộng lớn của nhau thông qua các quy tắc công bằng, minh bạch, có thể dự đoán, và không phân biệt đối xử. Trong chương Mua sắm Chính phủ, các thành viên TPP thống nhất các nguyên tắc chung về đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, hình thức lựa chọn nhà thầu, quy tắc xuất xứ, biện pháp ưu đãi trong nước, các quy định không áp dụng đấu thầu, sử dụng phương tiện điện tử. Các thành viên đồng ý đăng tải các thông tin liên quan một cách kịp thời để các nhà cung cấp có đủ thời gian nhận được hồ sơ dự thầu và nộp bản chào thầu; các nhà thầu được đối xử một cách công bằng, bình đẳng và duy trì tính bảo mật cho các nhà thầu.

Thêm vào đó, các Bên đồng ý sẽ sử dụng các mô tả kỹ thuật công bằng và khách quan, chỉ duyệt hợp đồng dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu, xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê duyệt nào đó. Cơ quan mua sắm không được xây dựng, thông qua hay áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc đưa ra quy trình đánh giá sự đáp ứng nào với mục đích hoặc có hậu quả là tạo ra rào cản thương mại không cần thiết giữa các Bên; không được đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật mà yêu cầu hay dẫn chiếu đến một thương

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

30

CHƯƠNG

1

hiệu hay tên thương mại, bằng sáng chế, bản quyền, thiết kế, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp cụ thể, trừ trường hợp không còn cách nào khác để mô tả chính xác hoặc dễ hiểu những yêu cầu của gói thầu. Mỗi thành viên sẽ đưa ra một danh sách chọn cho các đơn vị mà thành viên đó sẽ xây dựng, được liệt kê tại Phụ lục Hiệp định TPP.

Cơ quan mua sắm có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu với điều kiện là việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu này không nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, bảo hộ nhà thầu trong nước hoặc phân biệt đối xử đối với nhà thầu của các Bên. Mỗi bên phải đảm bảo có các quy định hình sự hoặc hành chính nhằm giải quyết vấn đề tham nhũng trong mua sắm Chính phủ. Những quy định này có thể bao gồm các biện pháp của một Bên cấm nhà thầu tham gia hoạt động đấu thầu vô thời hạn hay trong một khoảng thời gian nhất định, nếu Bên đó xác định nhà thầu nêu trên có hành vi gian lận hay các hành vi bất hợp pháp khác về đấu thầu trong phạm vi lãnh thổ của mình. Mỗi Bên cũng phải đảm bảo có các chính sách và quy trình nhằm cố gắng loại bỏ hoặc quản lý các xung đột lợi ích tiềm năng từ phía những bên tham gia hoặc có ảnh hưởng đến một gói thầu. Chương này cũng quy định các Bên công nhận đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cũng như tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tham gia các gói thầu mua sắm Chính phủ, đồng thời yêu cầu nếu một Bên duy trì chính sách ưu đãi cho SMEs, Bên đó có nghĩa vụ đảm bảo tính minh bạch của chính sách đó, kể cả các tiêu chí được hưởng ưu đãi.

Chương 16: Chính sách cạnh tranh

Các thành viên TPP cùng cam kết bảo đảm khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng trong khu vực thông qua những quy định yêu cầu các thành viên TPP duy trì hệ thống luật pháp cấm những hành vi kinh doanh phi cạnh tranh, cấm các hoạt động thương mại mang tính gian lận, lừa đảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng nhằm mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng và phải thực hiện những hành động phù hợp với hành vi đó. Chương này có các quy định về Luật và các cơ quan thực thi cạnh tranh, hành vi kinh doanh phi cạnh tranh, thủ tục công bằng trong thực thi luật cạnh tranh, quyền khởi kiện cá nhân, hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, bảo vệ người tiêu dùng, minh bạch hóa và tham vấn.

Mỗi Bên áp dụng luật cạnh tranh quốc gia đối với tất cả các hoạt động thương mại trong phạm vi lãnh thổ của mình nhưng cũng có thể áp dụng miễn trừ với điều kiện các miễn trừ đó là minh bạch và dựa trên cơ sở các chính sách công hoặc vì lợi ích công. Các thành viên cũng đồng ý hợp tác, trong trường hợp có thể về những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến các hoạt động cạnh tranh. Các nước thành viên TPP đồng ý với những nghĩa vụ liên quan đến thủ tục hợp lý và tính công bằng trong quy trình, cũng như quyền cá nhân đối với những hành động gây ra tổn hại do vi phạm luật cạnh tranh của một thành viên. Thêm vào đó, các thành viên TPP đồng ý hợp tác trong phạm vi

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

31

CHƯƠNG

1

chính sách cạnh tranh và thực thi luật cạnh tranh, bao gồm thông báo, tham vấn hoặc trao đổi thông tin. Nhận thức rằng các Bên có lợi từ việc chia sẻ kinh nghiệm đa dạng về phát triển, áp dụng và thực thi pháp luật cạnh tranh, các Bên sẽ xem xét thực hiện các hoạt động thỏa thuận chung về hỗ trợ kỹ thuật, dựa trên nguồn lực sẵn có gồm cung cấp tư vấn hoặc đào tạo các vấn đề liên quan, trao đổi thông tin và kinh nghiệm về tuyên truyền chính sách cạnh tranh, thúc đẩy văn hóa cạnh tranh và hỗ trợ một Bên trong quá trình thực thi luật cạnh tranh mới.

Đối với các vấn đề phát sinh trong Chương này, không Bên nào được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo chương giải quyết tranh chấp nhưng các thành viên có thể tham vấn để thúc đẩy hiểu biết hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Chương 17: Doanh nghiệp Nhà nước và Độc quyền chỉ định

Tất cả các thành viên TPP đều có doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thường đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác, nhưng các Thành viên TPP đều nhận thấy lợi ích của việc thống nhất một khuôn khổ quy định về cạnh tranh liên quan đến các DNNN. Chương này được áp dụng đối với hoạt động của các DNNN và các doanh nghiệp độc quyền chỉ định của một Bên có tác động đến thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên trong khu vực thương mại tự do. Không có quy định nào trong Chương này ngăn cản ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của một bên thực hiện các hoạt động quản lý, giám sát, điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và tỉ giá. Cũng không có quy định nào ngăn cản cơ quan điều tiết tài chính của một Bên thực hiện chức năng quản lý hoặc giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Chương này không áp dụng đối với hoạt động mua sắm của Chính phủ.

Các Bên nhất trí bảo đảm rằng các DNNN của mỗi nước sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ mà các DNNN đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công. Các Bên cũng đồng ý bảo đảm rằng các DNNN hoặc đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các thành viên khác.

Mỗi Bên cho phép tòa án có thẩm quyền đối với các khiếu nại dân sự đối với một doanh nghiệp do một quốc gia nước ngoài sở hữu hoặc kiểm soát thông qua lợi ích chủ sở hữu có hoạt động thương mại trên lãnh thổ của mình; đảm bảo rằng bất kỳ cơ quan hành chính do một Bên thành lập hoặc duy trì để quản lý các DNNN đều phải thực thi quyền hạn một cách công bằng đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi của mình và các doanh nghiệp không phải DNNN.

Các thành viên TPP đồng ý không gây ra các tác động bất lợi đến Bên khác thông qua việc sử dụng hỗ trợ phi thương mại mà Bên đó trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước liên quan đến sản xuất và bán hàng hóa của DNNN, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của thành viên khác thông qua việc

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

32

CHƯƠNG

1

cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOEs khác đó. Chương này yêu cầu mỗi Bên phải cung cấp cho các Bên khác hoặc công bố trên một trang điện tử chính thức danh sách các DNNN trong vòng 6 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực đối với Bên đó và sau đó phải cập nhật danh sách này hàng năm. Mỗi Bên phải kịp thời thông báo cho các Bên khác hoặc công bố thông tin trên một trang điện tử chính thức về việc chỉ định một doanh nghiệp độc quyền hoặc mở rộng phạm vi của doanh nghiệp độc quyền đang tồn tại và các điều khoản của việc chỉ định đó.

Chương này cũng quy định trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các Bên phải tiến hành thêm các cuộc đàm phán về việc mở rộng áp dụng các nguyên tắc trong Chương này theo Phụ lục 17-C.

Chương 18: Sở hữu Trí tuệ

Chương Sở hữu trí tuệ (IP) trong TPP điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các thành viên đồng ý hợp tác. Chương này xây dựng tiêu chuẩn cho bằng sáng chế, lấy từ Hiệp định Thương mại Liên quan đến các Khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) của WTO và những thông lệ quốc tế tốt nhất. Về nhãn hiệu, Chương này làm rõ và củng cố việc bảo vệ tên nhãn hiệu và những dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ trên thị trường. Chương này cũng yêu cầu các Bên đưa vào cả tính minh bạch và quy trình bảo vệ phù hợp liên quan đến việc bảo vệ những chỉ dẫn địa lý mới, bao gồm cả những chỉ dẫn địa lý đã được công nhận hoặc được bảo vệ ở những hiệp định quốc tế khác. Việc bảo vệ này bao gồm cả việc phân định rõ mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cũng như việc bảo vệ việc sử dụng những thuật ngữ thường dùng. Chương IP tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường mới. Đây là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Bên cạnh đó, Chương này cũng có những điều khoản thích hợp liên quan đến dược phẩm tạo điều kiện cho cả việc phát triển các loại thuốc cứu sinh mới cũng như việc phổ biến các loại thuốc thông dụng, có tính đến thời gian từng thành viên cần để đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Chương này bao gồm những cam kết liên quan đến việc bảo vệ mật kết quả thử nghiệm và các dữ liệu khác để có được quyền marketing dược phẩm và hóa phẩm nông nghiệp. Chương này cũng tái khẳng định cam kết của các thành viên với Tuyên bố 2001 của WTO về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe cộng đồng; cụ thể là xác nhận rằng các thành viên không bị hạn chế áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bao gồm cả trong trường hợp có những đại dịch như HIV/AIDS.Về bản quyền, Chương IP xây dựng những cam kết liên quan đến quyền của người sáng chế và bảo hộ rõ rệt đối với các tác phẩm như bài hát, phim, sách, và phần mềm, các biện pháp bảo vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền. Chương này yêu cầu

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

33

CHƯƠNG

1

các thành viên phải thông qua hoặc duy trì một khuôn khổ về vùng an toàn cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các nghĩa vụ này không cho phép các thành viên tạo ra các vùng an toàn ngẫu nhiên để giám sát hệ thống của các IPS tìm kiếm nội dung vi phạm.

Chương này yêu cầu các thành viên TPP cung cấp các công cụ hợp pháp để ngăn ngừa việc sử dụng sai các bí mật thương mại và xây dựng các quy trình thủ tục và xử phạt hình sự đối với tội phạm trộm cắp bí mật thương mại, bao gồm cả trộm cắp qua mạng.Cuối cùng, các Thành viên TPP đồng ý xác lập các hệ thống chế tài mạnh, bao gồm cả những quy trình thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, các biện pháp quản lý biên giới và chế tài hình sự đối với tội giả mạo nhãn hiệu và vi phạm bản quyền. Mỗi Bên phải áp dụng Điều 18 của Công ước Berne và Điều 14.6 của Hiệp định TRIPS, với những sửa đổi thích hợp, đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm và các quyền và sự bảo hộ đối với các đối tượng đó.

Chương 19: Lao động

Các Bên khẳng định những nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có những nghĩa vụ được nêu trong Tuyên bố của ILO năm 1998 về quyền lao động. Mỗi Bên ban hành và thực hiện các đạo luật trong nước, quy định liên quan những quyền như được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO. Đó là quyền tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

Mỗi Bên sẽ thông qua những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất. Các nước thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc giảm hiệu lực của luật lệ quy định việc thực thi các quyền cơ bản của người lao động để thu hút thương mại hoặc đầu tư và sẽ thực thi hiệu quả luật liên quan đến lao động một cách bền vững hoặc đều đặn có thể có ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư giữa các thành viên TPP.

Bên cạnh các cam kết của các thành viên về việc xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc ép buộc, trong đó có lao động trẻ em cưỡng bức hoặc ép buộc, mỗi Bên cũng cam kết không khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em, hoặc sử dụng đầu vào được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, bất kể nước xuất xứ có nằm trong TPP hay không. Mỗi Thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ có các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động của mình. Các thành viên cũng đồng ý cho phép sự tham gia của công chúng vào việc thực thi chương Lao động, bao gồm cả việc xây dựng cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp của công chúng và đáp ứng các yêu cầu về thông tin.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

34

CHƯƠNG

1

Các cam kết tại Chương này là đối tượng điều chỉnh của các thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại chương Giải quyết tranh chấp. Để thúc đẩy việc giải quyết nhanh các vấn đề về lao động giữa các thành viên TPP, Chương lao động cũng xây dựng cơ chế đối thoại mà các thành viên có thể lựa chọn áp dụng để cố gắng giải quyết bất cứ vấn đề nào về lao động trong chương này giữa các thành viên. Cơ chế đối thoại này cho phép việc xem xét nhanh các vấn đề và cho phép các thành viên cùng nhất trí với chương trình hành động để xử lý vấn đề. Chương Lao động tạo ra một cơ chế hợp tác về các vấn đề về lao động, bao gồm cả các cơ hội để các bên đóng góp xác định phạm vi hợp tác và tham gia, nếu phù hợp và các thành viên cùng tham gia hợp tác.

Mỗi Bên cam kết nâng cao nhận thức của công chúng về luật lao động, trong đó có việc đảm bảo rằng thông tin liên quan đến luật lao động, các thủ tục thực thi và tuân thủ của mình được công bố công khai; đảm bảo các thủ tục tố tụng trước những tòa án hành chính, tư pháp, bán tư pháp hoặc tòa án lao động nhằm thực thi luật lao động công bằng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh những chi phí không hợp lý hoặc hạn chế về mặt thời gian hoặc sự chậm trễ không chính đáng. Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc hợp tác, thực hiện hợp tác theo nguyên tắc cân nhắc các ưu tiên, trình độ phát triển và các nguồn lực sẵn có của mỗi Bên, tham gia rộng rãi và cùng có lợi của các Bên, đảm bảo hiệu suất sử dụng lao động, tính minh bạch và sự tham gia của công chúng.

Các lĩnh vực hợp tác bao gồm tạo công ăn việc làm, sáng tạo tại nơi làm việc nhằm nâng cao phúc lợi cho người lao động, cân bằng công việc và cuộc sống, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, thu thập và sử dụng các số liệu thống kê về lao động, thanh tra lao động, thúc đẩy bình đẳng và chấm dứt phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp đối với người lao động di cư hoặc theo tuổi tác, khuyết tật và các đặc điểm khác không liên quan đến khả năng làm việc hoặc các yêu cầu của việc làm; thúc đẩy bình đẳng, chấm dứt phân biệt đối xử và lợi ích việc làm đối với phụ nữ và bảo vệ những lao động yếu thế, bao gồm người lao động di cư, những người hưởng lương thấp hoặc không có việc làm cố định và những lĩnh vực khác mà các Bên có thể quyết định.

Các Bên sẽ cố gắng hết sức thông qua hợp tác và tham vấn dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này.

Chương 20: Môi trường

Các Bên nhận thức được tầm quan trọng của sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính sách và thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường và thương mại hướng tới phát triển bền vững; nhận thức được quyền tự chủ của mỗi Bên trong việc thiết lập mức độ bảo vệ môi trường, xây dựng, thông qua hoặc sửa đổi luật pháp và các chính sách về môi trường của mình. Việc phát thải một số chất thải có thể làm suy giảm đáng kể hoặc biến đổi tầng ô zôn theo hướng có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường, bảo tồn môi trường biển và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, buôn bán động vật

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

35

CHƯƠNG

1

hoang dã, khai thác trái phép, đánh bắt trái phép.

Trong khuôn khổ của Hiệp định TPP, các thành viên nhất trí về việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường, không làm suy giảm hệ thống pháp luật về môi trường nhằm mục đích khuyến khích thương mại và đầu tư. Các Bên cũng nhất trí thực thi các nghĩa vụ theo Công ước Quốc tế về Buôn bán các loại Động, Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) và thực hiện các biện pháp đấu tranh và tăng cường hợp tác để ngăn chặn thương mại động thực vật hoang dã được tiến hành một cách bất hợp pháp.

Ngoài ra, các thành viên cũng đồng ý thúc đẩy quản lý phát triển rừng bền vững, bảo vệ, bảo tồn các loài động vật và giống cây hoang dã được xác định là nguy cấp trong lãnh thổ của mình, trong đó bao gồm cả các hành động mà các Bên tiến hành nhằm bảo tồn toàn vẹn sinh thái của các vùng tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, ví dụ như khu vực đầm lầy. Trong nỗ lực bảo vệ vùng đại dương chung, các Bên nhất trí quản lý bền vững nghề cá, thúc đẩy bảo tồn các loài sinh vật biển quan trọng như cá mập, đấu tranh chống đánh bắt trái phép, cũng như nghiêm cấm một số hình thức trợ cấp nghề cá có tác động tiêu cực nhất dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá. Các hình thức trợ cấp này ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn dự trữ cá, tiếp tay cho các hoạt động đánh bắt trái phép không được thống kê và không được pháp luật quy định. Các Bên nhất trí tăng cường tính minh bạch trong các chương trình trợ cấp, nỗ lực hết sức ngăn chặn các hình thức trợ cấp mới dẫn đến đánh bắt cạn kiệt và vượt quá trữ lượng các nguồn tài nguyên.

Các thành viên TPP cũng nhất trí bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm đánh bắt, bảo vệ tầng ô-zôn khỏi các chất gây phá hủy; tái khẳng định cam kết thực thi Hiệp định nhiều bên về môi trường (MEAs) mà những nước này cũng là thành viên. Các Bên cam kết minh bạch khi ban hành, thực thi và thúc đẩy các quyết định về môi trường. Ngoài ra, các thành viên nhất trí tạo điều kiện cho cộng đồng góp phần thực thi chương Môi trường thông qua các phiên xem xét, đánh giá việc thành lập Ủy ban về Môi trường nhằm giám sát việc thực thi Chương này. Chương này cũng gồm các cam kết minh bạch hóa trong việc thực thi và tuân thủ quy định, đối tượng của quy trình giải quyết tranh chấp trong chương Giải quyết tranh chấp. Các thành viên khuyến khích các sáng kiến tự nguyện về môi trường như các chương trình hợp tác trách nhiệm xã hội. Cuối cùng, các Bên cam kết hợp tác và giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung như các khu vực bảo tồn, đa dạng sinh học và thời gian chuyển đổi sang các nền kinh tế có mức khí thải thấp và phát triển bền vững.

Chương 21: Hợp tác và Nâng cao năng lực

TPP bao gồm 12 nền kinh tế thành viên, rất đa dạng về trình độ phát triển. Mọi Thành viên đều nhận thức rằng các thành viên kém phát triển hơn có thể phải đối mặt với các thách thức nhất định khi thực thi Hiệp định. Khả năng tận dụng tối đa lợi thế do Hiệp định này tạo ra và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các doanh nghiệp nhỏ, khu

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

36

CHƯƠNG

1

vực nông thôn, phụ nữ và các nhóm thu nhập xã hội thấp hơn là không đồng đều. Nhằm giải quyết các thách thức trên, chương Hợp tác và Nâng cao năng lực thiết lập một Ủy ban về Hợp tác và Nâng cao năng lực nhằm phát hiện và rà soát các khu vực có tiềm năng hợp tác và xây dựng năng lực trên cơ sở tự nguyện và sự sẵn có của các nguồn lực. Ủy ban này sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin, hỗ trợ các Bên tăng cường các hoạt động hợp tác, nâng cao năng lực để thực thi Hiệp định, nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội kinh tế mà Hiệp định tạo ra; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư của các Bên.

Do trình độ phát triển khác nhau, các Bên cam kết cung cấp các nguồn tài chính hoặc hiện vật phù hợp cho các hoạt động hợp tác và nâng cao năng lực được thực hiện theo Chương này tùy theo sự sẵn có về nguồn lực và năng lực so sánh mà các Bên có để đạt được các mục tiêu của Chương này.

Chương 22: Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh

Chương Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh nhằm mục tiêu giúp TPP phát triển sức cạnh tranh của các thành viên tham gia hiệp định và của cả khu vực nói chung. Chương này tạo nên các cơ chế chính thức nhằm rà soát tác động của TPP lên sức cạnh tranh của các thành viên thông qua các cuộc đối thoại giữa các Chính phủ và giữa Chính phủ với doanh nghiệp và cộng đồng; tập trung tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực nhằm đánh giá sự phát triển, tận dụng lợi thế của các cơ hội mới và giải quyết bất cứ các thách thức có thể nổi lên khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Trong số các giải pháp này có việc thành lập Ủy ban về Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh. Ủy ban này bao gồm đại diện Chính phủ các nước thành viên, thảo luận các cách tiếp cận hiệu quả, tổ chức các hoạt động chia sẻ thông tin để hỗ trợ tạo lập môi trường cạnh tranh có lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên, thúc đẩy hội nhập kinh tế và phát triển trong khu vực thương mại tự do, tận dụng các cơ hội thương mại, đầu tư do Hiệp định mang lại. Ủy ban sẽ xem xét các khuyến nghị và đề xuất để thúc đẩy hơn nữa sự cạnh tranh bao gồm cả việc tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung ứng khu vực. Ủy ban sẽ họp trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và các cuộc họp sau đó sẽ được tổ chức nếu cần thiết.

Chương này cũng thiết lập một khung cơ bản cho Ủy ban để đánh giá hoạt động của chuỗi cung ứng theo Hiệp định, các cách thức thúc đẩy sự tham gia của SMEs vào chuỗi cung ứng; tiến hành rà soát đóng góp của các chuyên gia và các bên liên quan.

Chương 23: Phát triển

Các thành viên TPP tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo Hiệp định TPP là một hình mẫu của sự hội nhập thương mại, kinh tế tiêu chuẩn cao và đặc biệt đảm bảo mọi thành

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

37

CHƯƠNG

1

viên TPP có thể thu được các lợi ích từ hiệp định. Các Bên cần có đầy đủ năng lực để thực thi các cam kết vì sự phát triển thịnh vượng hơn và một thị trường tốt hơn. Chương Phát triển có 3 lĩnh vực cơ bản được coi như các chương trình hợp tác khi Hiệp định có hiệu lực. Các lĩnh vực này bao gồm: (1) tăng trưởng kinh tế toàn diện và cơ bản bao gồm phát triển bền vững, giảm đói nghèo và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ; (2) thúc đẩy phụ nữ và kinh tế, trong đó có việc hỗ trợ phụ nữ xây dựng năng lực, phát triển các kỹ năng, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với thị trường, đạt được kỹ năng về công nghệ thông tin và tài chính, thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ giới và áp dụng các thực tiễn tốt nhất trong ứng dụng linh hoạt trong môi trường công việc và (3) giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và sáng tạo. Chương này cũng thiết lập Ủy ban Phát triển, là cơ quan sẽ nhóm họp thường xuyên để thúc đẩy các chương trình hợp tác tự nguyện và tận dụng các cơ hội mới. Không Bên nào có quyền áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định tại Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ Chương này.

Chương 24: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các nước TPP chia sẻ mối quan tâm đến việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vào thương mại và bảo đảm rằng các doanh nghiệp này chia sẻ các lợi ích của Hiệp định TPP. Bên cạnh những cam kết tại các Chương khác của Hiệp định về tiếp cận thị trường, giảm các công việc giấy tờ, tiếp cận internet, thuận lợi hóa thương mại, chuyển phát nhanh và các nội dung khác, chương về SMEs bao gồm các cam kết của mỗi Bên về thiết lập một trang Web thân thiện cho người sử dụng là các doanh nghiệp SMEs để dễ dàng tiếp cận các thông tin về Hiệp định TPP và những cách thức mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng Hiệp định này, bao gồm cả việc diễn giải các điều khoản của Hiệp định TPP liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ; các quy định và thủ tục liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; các quy định về đầu tư nước ngoài; các thủ tục về đăng ký kinh doanh; các quy định về lao động và các thông tin về thuế. Ngoài ra, Chương này quy định việc thành lập Ủy ban SMEs được tiến hành họp định kỳ để rà soát mức độ hỗ trợ của Hiệp định TPP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cân nhắc các cách thức để nâng cao hơn nữa những lợi ích của Hiệp định và giám sát các hoạt động hợp tác hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác. Trong vòng một năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Ủy ban sẽ tổ chức họp định kỳ.

Chương 25: Gắn kết môi trường chính sách

Gắn kết môi trường chính sách được hiểu là áp dụng những kinh nghiệm quản lý tốt vào quy trình hoạch định, thiết kế, ban hành, thực thi và rà soát các biện pháp quản lý để tạo thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu chính sách trong nước; nâng cao hợp tác về chính sách giữa các Chính phủ thành viên TPP để thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế, tăng trưởng kinh tế và việc làm.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

38

CHƯƠNG

1

Chương Gắn kết môi trường chính sách của TPP sẽ giúp mở ra một môi trường thông thoáng, bình đẳng và dễ dự đoán dành cho các doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường TPP bằng cách khuyến khích minh bạch hóa, công bằng và hợp tác giữa các Chính phủ để đạt được một phương thức tiếp cận chính sách một cách gắn kết. Chương này nhằm mục đích tạo thuận lợi về gắn kết môi trường chính sách tại mỗi quốc gia TPP bằng việc thúc đẩy các cơ chế cho quá trình tham vấn và hợp tác giữa các cơ quan nội bộ một cách hiệu quả. Các Bên khuyến khích chấp nhận rộng rãi các chính sách tốt, ví dụ như các đánh giá tác động của các biện pháp chính sách được đề xuất, trao đổi thông tin của các nhóm nền tảng cho quá trình chọn lựa các chính sách thay thế và bản chất của chính sách được giới thiệu. Chương này còn bao gồm các điều khoản nhằm giúp đảm bảo các chính sách rõ ràng, chính xác về mặt văn bản. Theo đó, cộng đồng có thể tiếp cận thông tin đối với các biện pháp chính sách mới, có thể theo hình thức trực tuyến và các biện pháp chính sách hiện hành đã được rà soát định kỳ nhằm quyết định xem các biện pháp đó đang còn là các công cụ hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Chương này cũng khuyến khích các Chính phủ TPP cung cấp các thông báo thường niên về tất cả các biện pháp chính sách mà Chính phủ đó định thực hiện.

Các Bên đồng ý thành lập một Ủy ban về gắn kết môi trường chính sách, xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực thi và hoạt động của Chương này, xác định các trọng tâm ưu tiên trong tương lai, chia sẻ kinh nghiệm về các thực tiễn tốt nhất, và xem xét các khu vực có tiềm năng hợp tác. Ủy ban sẽ thiết lập cơ chế thích hợp để tạo cơ hội liên tục cho các cá nhân có liên quan của các Bên được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến tăng cường gắn kết môi trường chính sách.

Tuy vậy, Chương này không ảnh hưởng đến quyền của các thành viên trong việc đưa ra các chính sách về sức khỏe cộng đồng, an toàn, an ninh và các lý do vì lợi ích công cộng khác.

Chương 26: Minh bạch hóa và Chống tham nhũng

Các Bên tham gia Hiệp định chia sẻ mục tiêu tăng cường quản trị tốt và giải quyết những tác động tiêu cực của hối lộ và tham nhũng đối với nền kinh tế. Mỗi Bên sẽ thông qua hoặc duy trì các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác nếu cần thiết để quy định thành tội phạm theo luật định trong các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại hoặc đầu tư quốc tế, khi các vi phạm là cố ý do bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thực hiện thuộc thẩm quyền tài phán của Bên đó. Nhằm ngăn ngừa tham nhũng, mỗi Bên sẽ áp dụng hoặc duy trì các biện pháp mà có thể cần thiết, phù hợp với luật pháp và quy định, liên quan đến việc duy trì sổ sách kế toán và chứng từ, báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán, nhằm cấm các hành vi vi phạm như lập tài khoản ngoài sổ sách, tiến hành giao dịch ngoài sổ sách hoặc giao dịch không được xác minh thỏa đáng, lập chứng từ khống, dùng giấy tờ giả, cố tình hủy tài liệu sổ sách trước thời hạn do pháp luật quy định.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

39

CHƯƠNG

1

Theo Chương này, các Bên tham gia TPP phải đảm bảo đăng tải, công bố theo cách phù hợp và trong chừng mực có thể các văn bản luật pháp, quy định và các quy chế hành chính có liên quan tới bất kỳ vấn đề nào được quy định bởi Hiệp định TPP. Các Bên đảm bảo quyền lợi theo quy trình thủ tục đối với tố tụng hành chính cho các bên liên quan đến TPP, bao gồm việc nhanh chóng xem xét thông qua tòa án hoặc thủ tục tố tụng hành chính hoặc quan tòa công bằng. Các Bên cũng đồng ý áp dụng hoặc duy trì luật hình sự hóa đối với việc cung cấp những lợi ích không chính đáng của một công chức hay những hành động hối lộ khác có ảnh hưởng đến đầu tư và thương mại quốc tế; cam kết sẽ áp dụng hiệu quả các quy định và luật pháp về chống hối lộ. Hơn nữa, các Bên đồng ý duy trì hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử của các công chức cũng như các biện pháp nhằm xác định và quản lý xung đột lợi ích, qua đó tăng cường đào tạo công chức, tránh dùng quà tặng, khuyến khích thông báo về các hành vi hối lộ và có hình thức kỷ luật và các biện pháp khác đối với các công chức có hành vi hối lộ. Trong Phụ lục của Chương này, các Bên TPP cũng đồng ý với các điều khoản thúc đẩy minh bạch và quy trình liên quan đến danh sách, các chi phí cho các sản phẩm dược phẩm hoặc các thiết bị y tế.

Chương 27: Các điều khoản hành chính và thể chế

Chương về Các điều khoản hành chính và thể chế quy định việc thành lập Ủy ban Đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm các đại diện Chính phủ mỗi Bên ở cấp Bộ trưởng hoặc quan chức cấp cao; chức năng, các thủ tục, quy tắc hoạt động của Ủy ban. Ủy ban này sẽ rà soát các mối quan hệ và đối tác kinh tế giữa các Bên trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và ít nhất 5 năm một lần sau đó để đảm bảo duy trì sự liên kết chặt chẽ với những thách thức mà các Bên gặp phải. Mọi sửa đổi cần có sự đồng thuận và kết luận thông qua các thủ tục pháp lý của các Bên. Ủy ban ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, trừ khi có quy định khác tại Hiệp định này hoặc khi các Bên có thỏa thuận khác. Mỗi Bên sẽ chỉ định một cơ quan để hỗ trợ hành chính cho Hội đồng trọng tài được thành lập theo Chương 28 về Giải quyết tranh chấp liên quan đến quy trình mà Bên đó là một Bên tranh chấp và cơ quan này thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban giao phó.

Chương này cũng xác định đầu mối liên lạc của các Bên để tạo thuận lợi cho việc trao đổi và tạo ra một cơ chế để các Bên có thời hạn chuyển đổi cụ thể đối với một nghĩa vụ như báo cáo về tiến trình thực hiện và định hướng nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện các nghĩa vụ.

Chương 28: Giải quyết Tranh chấp

Chương về Giải quyết tranh chấp có mục tiêu giúp các Bên giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định TPP. Các Bên cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua tham vấn và khi cần thiết có thể thông qua Hội đồng trọng tài công bằng, không thiên vị. Cơ chế giải quyết tranh chấp đề ra trong Chương này áp dụng

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

40

CHƯƠNG

1

cho toàn bộ Hiệp định TPP, trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Công chúng có thể theo dõi tiến trình tố tụng từ thời điểm khiếu nại, phiên điều trần và báo cáo cuối cùng của Hội đồng trọng tài. Các Bên TPP giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác, tham vấn và được khuyến khích sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác nếu phù hợp. Trong trường hợp tham vấn thất bại, các Bên có thể yêu cầu thành lập một Hội đồng trọng tài trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn hoặc 30 ngày đối với hàng hóa mau hỏng. Hội đồng trọng tài có 3 chuyên gia độc lập về thương mại quốc tế và có liên quan tới lĩnh vực tranh chấp theo một quy trình thủ tục để bảo đảm rằng Hội đồng sẽ được thành lập trong một khoảng thời gian ngay cả khi các Bên không thống nhất được về thành phần của Hội đồng. Hội đồng trọng tài sẽ tuân theo một quy tắc ứng xử chung nhằm đảm bảo tính thống nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp.

Hội đồng trọng tài sẽ có một báo cáo ban đầu trong vòng 150 ngày kể từ khi thành viên cuối cùng của Ban được chỉ định hoặc 120 ngày trong trường hợp khẩn cấp, như trường hợp liên quan tới các hàng hóa dễ hỏng. Báo cáo ban đầu này sẽ là báo cáo mật và các Bên có thể nhận xét bổ sung. Báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày có báo cáo ban đầu và phải được thông báo trong vòng 15 ngày nhưng các thông tin mật sẽ được giữ kín. Để đảm bảo sự tuân thủ, Chương giải quyết tranh chấp cho phép sử dụng trả đũa thương mại ví dụ như ngừng không cho hưởng lợi ích, nếu một Bên không tuân thủ nghĩa vụ của mình. Trước khi sử dụng biện pháp trả đũa thương mại, Bên không tuân thủ có thể thảo luận hoặc yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để khắc phục các vi phạm.

Hội đồng trọng tài có chức năng đưa ra đánh giá khách quan về vấn đề, xem xét các tình tiết của vụ kiện và khả năng áp dụng và sự phù hợp với Hiệp định này, đưa ra kết luận, khuyến nghị theo yêu cầu trong các điều khoản tham chiếu. Hội đồng trọng tài sẽ giải thích Hiệp định này phù hợp với luật quốc tế như Công ước Viên về Luật Điều ước (1969). Hội đồng trọng tài đưa ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, nếu không đạt được đồng thuận thì có thể biểu quyết đa số.

Chương 29: Ngoại lệ và Các điều khoản chung

Chương về Ngoại lệ và các điều khoản chung tạo linh hoạt cho các Bên trong Hiệp định TPP để đảm bảo đầy đủ quyền lợi chung, bao gồm lợi ích an ninh cơ bản và các phúc lợi công. Chương này kết hợp các ngoại lệ chung trong Điều XX của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 1994 (GATT) cho các điều khoản liên quan tới hàng hóa thương mại. Theo đó, Hiệp định TPP sẽ không ngăn cản các Bên áp dụng hoặc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công, bảo vệ đời sống, sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thực thi các biện pháp liên quan tới các sản phẩm của lao động tù nhân, để bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử, hoặc khảo cổ và bảo tồn các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Chương này cũng bao gồm các ngoại lệ chung tương tự Điều XIV của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) liên quan tới các điều khoản liên quan tới thương mại dịch vụ. Chương 29 quy

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

41

CHƯƠNG

1

định ngoại lệ về tự đánh giá áp dụng chung cho toàn bộ Hiệp định TPP, theo đó một Bên có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản. Chương này cũng xác định các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể một Bên có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ tạm thời như kiểm soát vốn để hạn chế giao dịch - ví dụ như góp vốn, chuyển lợi nhuận và cổ tức, thanh toán lãi hoặc tiền bản quyền - đối với các khoản đầu tư, đảm bảo Chính phủ duy trì linh hoạt để quản lý dòng vốn biến động, do mất cán cân thanh toán hoặc các khủng hoảng kinh tế khác.

Hơn nữa, Chương này cũng xác định rõ rằng không Bên nào bị ép buộc phải cung cấp thông tin nếu trái với quy định pháp luật trong nước hoặc lợi ích cộng đồng hoặc phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của doanh nghiệp.

Chương 30: Các điều khoản Cuối cùng

Chương về Các điều khoản cuối cùng quy định những hình thức mà Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực, việc sửa đổi cam kết, quy tắc để các nước, vùng lãnh thổ khác có thể gia nhập TPP sau này, các hình thức rút khỏi Hiệp định và ngôn ngữ chính được sử dụng để công bố. Chương này nhằm đảm bảo rằng các cam kết trong Hiệp định TPP có thể được sửa đổi nhưng chỉ sau khi mỗi Bên đã hoàn tất thủ tục trong nước và nộp lưu chiểu. Chương này cũng quy định rõ rằng Hiệp định TPP mở cho các nước thuộc thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác gia nhập TPP nếu được các Bên đồng thuận.

Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực trong các trường hợp sau: (1) Trong vòng 60 ngày sau ngày tất cả các Bên ký kết ban đầu thông báo cho Cơ quan lưu chiểu về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước; (2) trong vòng 2 năm kể từ ngày ký, Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn hai năm nếu có ít nhất 6 bên ký kết ban đầu với ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội cộng gộp theo giá trị năm 2013 thông báo cho Cơ quan lưu chiểu về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước và (3) trong vòng 60 ngày sau ngày có ít nhất 6 bên ký kết ban đầu với ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội cộng gộp theo giá trị năm 2013 thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước.

Chương 30 cũng quy định rõ quy trình để một Bên có thể rút khỏi Hiệp định khi Bên đó thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu và các Bên khác (thông qua đầu mối liên lạc về việc này. Trong vòng 6 tháng sau ngày thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu, việc rút khỏi Hiệp định của một Bên sẽ có hiệu lực. Đối với các Bên còn lại, Hiệp định này vẫn có hiệu lực. Cơ quan lưu chiểu được chỉ định là New Zealand và các bản gốc tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp của Hiệp định này có giá trị như nhau và sẽ được nộp cho Cơ quan lưu chiểu.

Cơ quan lưu chiểu lập tức cung cấp bản sao có chứng thực các bản gốc lời văn của Hiệp định TPP, các sửa đổi đối với Hiệp định cho mỗi Quốc gia ký kết, Quốc gia gia nhập và lãnh thổ hải quan riêng biệt gia nhập Hiệp định TPP.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

42

CHƯƠNG

2

CHƯƠNG 2

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

43

CHƯƠNG

2

2.1. Hiệp định TPP trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương, định hướng chiến lược lớn của Việt Nam, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”. Ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”; ngày 10-04-2013 Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Nội dung xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước” (Nghị quyết số 22-NQ/TW)13.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 và Hiến pháp năm 2013 là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”14. Từ đó, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, đầy đủ hơn nội hàm hội nhập quốc tế của Việt Nam, cụ thể như sau: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.15

Chặng đường 30 năm Đổi mới của Việt Nam được nhìn nhận như một quá trình phấn đấu lâu dài, gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình đó bắt đầu bằng việc tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1999, xây dựng quan hệ toàn diện, trong đó có trọng tâm về quan hệ kinh tế với các quốc gia trong khu vực. Cùng thời gian đó, Việt

13 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/1/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đâu của Tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (tại Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X).

14 Điều 15 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001.15 Điều 50 Hiến pháp 2013.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

44

CHƯƠNG

2

Nam và Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 và ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) năm 2001, tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. Những nỗ lực hội nhập này đã mang lại nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế trong nước. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ra thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 2005 tăng gấp 8 lần kim ngạch năm 2000 khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ chưa được ký kết. Không lâu sau đó, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất.

Một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc đàm phán thành công gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, thiết chế thương mại lớn nhất, bao gồm hầu hết các quốc gia và đóng vai trò như một “sân chơi chung” về thương mại cho các nền kinh tế. Gia nhập WTO là nền tảng để Việt Nam xây dựng các quan hệ thương mại và liên kết kinh tế trên phạm vị toàn cầu.

Khuôn khổ WTO cũng là điều kiện ban đầu để Việt Nam xây dựng các quan hệ kinh tế mang tính chiến lược hơn, mức độ mở cửa thị trường cao hơn. Liên tục trong giai đoạn 2002-2009, Việt Nam cùng các thành viên ASEAN khác đã đàm phán thành công các hiệp định thương mại với 05 đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Những hiệp định thương mại tự do này có phạm vi cắt giảm thuế quan rộng, mức độ cắt giảm sâu hơn đáng kể so với khuôn khổ chung của WTO.

Bên cạnh các hiệp định được đàm phán chung cùng các nước thành viên ASEAN, Việt Nam cũng chủ động đàm phán và ký các hiệp định thương mại tự do song phương với Nhật Bản vào năm 2008, Chile năm 2011, Hàn Quốc năm 2015. Vào năm 2015, Việt Nam cũng ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (Nga–Belarus–Kazakhstan-Armenia-Kyrgyzstan)

Mặc dù lợi ích thu được từ tự do hóa thương mại đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế toàn cầu, tiến trình mở rộng các cam kết của các thành viên trong WTO gặp nhiều khó khăn và các nước không đi đến thống nhất chung do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên. Vòng đàm phán Doha về mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất xứ… đã không đi đến kết quả cuối cùng sau 15 năm đàm phán.

Xuất phát từ hạn chế trên của khuôn khổ WTO, xu hướng mới hình thành nên những khu vực thương mại tự do thế hệ mới, với mức độ cam kết mở cửa cao giữa các thành viên đã hình thành trong những năm gần đây. Hiệp định TPP là một trong số các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như vậy mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

45

CHƯƠNG

2

Khuôn khổ Đối tác Phạm vi* Ký kết Hiệu lực

AFTA Nội khối ASEAN 97% 1996 1999

ACFTA ASEAN–Trung Quốc 90% 2002 2005

WTO 162 thành viên 100% 2006 2007

AKFTA ASEAN–Hàn Quốc 86% 2006 2007

AJCEP ASEAN–Nhật Bản 87% 2008 2008

VJEPA Việt Nam–Nhật Bản 92% 2008 2009

AANZFTA ASEAN–Australia–New Zealand 90% 2009 2009

AIFTA ASEAN–Ấn Độ 78% 2009 2010

VCFTA Việt Nam–Chile 89% 2011 2014

VKFTA Việt Nam–Hàn Quốc 88% 2015 2016

VCUFTA Việt Nam–Liên minh Kinh tế Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan)

90% 2015 2016

AEC Nội khối ASEAN 97% 2015 2015

EVFTA Việt Nam-EU 99% 2015 2018**

TPP 12 nước thành viên 100% 2016 2018**

RCEP ASEAN và 6 đối tác khu vực đã ký kết FTA (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ)

Đang đàm phánVEFTA Việt Nam- Khối EFTA (Thụy Sĩ, Na-uy, Ai-xơ-len, Leichtenstein)

VIFTA Israel

Bảng 1. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã ký kết đến nay

Ghi chú: *Số dòng thuế; ** Dự kiếnNguồn: Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) và tác giả tổng hợp

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang diễn ra theo một lộ trình tương đối tuần tự, bắt đầu từ các đối tác khu vực, có trình độ phát triển không quá chênh lệch, mở rộng dần quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhưng ở trình độ phát triển cao hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia hay New Zealand, và tiến xa hơn khi đặt quan hệ tự do hóa thương mại với các khu vực kinh tế trọng tâm của thế giới như Hoa Kỳ hay EU.

Hiệp định TPP được Việt Nam và 11 đối tác thành viên khác ký kết vào đầu năm 2016 là một dấu mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Đây là FTA có nội dung cam kết rộng nhất, chặt chẽ nhất, và tiên tiến nhất mà Việt Nam gia. Việc TPP được ký kết thành công là một động lực cũng như cơ sở quan trọng để Việt Nam

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

46

CHƯƠNG

2

và các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA quan quan trọng khác, đặc biệt là RCEP bao gồm ASEAN và 6 nước đối tác thương mại đã có thỏa thuận thương mại tự do với khối.

2.2. Tiến trình đàm phán, ký kết Hiệp định TPP của Việt Nam

Nền tảng ban đầu của hiệp định TPP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác kinh tế do nguyên thủ 3 quốc gia Chile, New Zealand và Singapore phát động đàm phán tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức tại Mexico năm 2002. Sau đó, Brunei gia nhập với tư cách sáng lập viên vào tháng 4/2005 trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, và hình thành nên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPSEP) với 04 nước thành viên ban đầu (còn gọi là nhóm P4). TPSEP được ký kết vào ngày 3/6/2005, chính thức có hiệu lực từ năm 2006; và được coi như một tiền đề để Singapore và các nước sáng lập viên khác, vốn là các nước có chính sách thương mại rất cởi mở, triển khai ý tưởng hình thành một Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) bao gồm 21 thành viên của APEC. Do đó, tuy nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của APEC nhưng các quốc gia APEC đều có thể đàm phán gia nhập TPSEP nhờ tính mở cao của hiệp định này.

Do quy mô kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị của các nước P4 tương đối nhỏ, TPSEP hầu như không thu hút được sự chú ý lớn của các nước. Một bước ngoặt diễn ra vào đầu năm 2008 khi Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng ý tham gia đàm phán với P4 liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư. Cuối 9/2008, Hoa Kỳ tuyên bố bắt đầu cùng các nước P4 thương thuyết về TPP. TPP trở nên rất hấp dẫn với các quốc gia chưa có FTA với Hoa Kỳ nhờ cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường này. Ngay sau đó tại hội nghị APEC được tổ chức tại Peru tháng 11/2008, Australia và Peru đã quyết định tham gia TPP và đưa tổng số thành viên tham gia đàm phán lên con số 7. Sự kiện này hứa hẹn mở ra vòng đàm phán thứ nhất của TPP vào 3/2009. Tuy nhiên, tình hình chính trị nội bộ phức tạp tại Mỹ sau khi Barack Obama nhậm chức vào 1/2009 đã trì hoãn phiên đàm phán này cho đến 15-19/3/2010 tại Melbourne, Australia.

Về phía Việt Nam, Singapore đã nhiều lần mời Việt Nam tham gia cùng với P4 trong TPSEP. Khi tuyên bố tham gia TPP, Hoa Kỳ cũng đã mời Việt Nam cùng tham gia hiệp định này. Việc Hoa Kỳ quyết định tham gia đàm phán với P4 để hình thành nên TPP, đã làm thay đổi sâu sắc hiệp định và những lợi ích mang lại từ TPP cho các nước thành viên lớn hơn nhiều so với TPSEP trước đây. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã cân nhắc việc tham gia đàm phán TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam đã tỏ ý quan tâm tới việc tham gia Hiệp định TPP bằng việc trở thành thành viên liên kết, quan sát các vòng đàm phán. Sau 3 phiên đàm phán TPP tham gia với tư cách thành viên liên kết, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thông báo Việt Nam sẽ chính thực tham gia hiệp định TPP vào tháng 10/2010 tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Yokohama.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

47

CHƯƠNG

2

Vòng Ngày Địa điểm Các nước tham gia

1 15-19/3/2010 Melbourne, Australia P-4, Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam2 14-18/6/2010 San Francisco, Mỹ

3 5-8/10/2010 Brunei

P-9: P-4, Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia

4 6-10/12/2010 Auckland, New Zealand

5 14-18/2/2011 Santiago, Chile

6 24/3–1/4/2011 Singapore

7 15-24/6/2011 TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

8 6-15/9/2011 Chicago, Mỹ

9 22-29/10/ 2011 Lima, Peru

10 5-9/9/2011 Kuala Lumpur, Malaysia

11 2-9/3/2012 Melbourne, Australia

12 8-18/5/2012 Dallas, Mỹ

13 2-10/7/2012 San Diego, Mỹ

14 6-15/9/2012 Virginia, Mỹ

15 3-12/12/2012 Auckland, New Zealand

P-11: P-9, Canada, Mexico16 4-13/3/2013 Singapore

17 15-24/5/2013 Lima, Peru

18 14-24/7/2013 Kota Kinabalu, Malaysia 12 nước tham gia đàm phán: P-11, Nhật Bản19 23-30/8/2013 Bandar Seri Begawan, Brunei

Bảng 2. Các vòng đàm phán chính thức của TPP

Cùng thời điểm với Việt Nam, Malaysia cũng chính thức tham gia đàm phán TPP vào tháng 10/2010, nâng tổng số nước tham gia đàm phán hiệp định lên thành 9 nước. Sau đó, quy mô của TPP được tăng lên 12 nước với sự tham gia của Canada và Mexico vào 6/2012 và Nhật Bản vào 7/2013.

Từ tháng 3/2013 đến đến 8/2013, các nước thành viên TPP đã tiến hành 19 vòng đàm phán chính thức TPP (Bảng 2), chưa kể đến nhiều phiên họp giữa kì, cấp bộ trưởng, các cuộc gặp gỡ song phương và các chuyến viếng thăm bên lề TPP.

Sau 19 vòng đàm phán chính thức, các nước thành viên còn tồn tại nhiều bất đồng xung quanh hàng loạt các vấn đề như quy định về tiếp cận thị trường, nguồn gốc xuất xứ, cạnh tranh, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thị trường dịch vụ, thị trường mua sắm công… Để giải quyết các vấn đề bất đồng một cách hiệu quả, các cuộc đàm phán sau đó không còn ở dạng vòng đàm phán chính thức nữa mà tiếp tục dưới dạng các phiên họp, chẳng hạn như các phiên họp cấp bộ trưởng và các phiên họp giữa trưởng đoàn đàm phán các nước tham gia. Một số cuộc họp quan trọng trong giai đoạn từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2015 được tóm tắt trong Bảng 3.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

48

CHƯƠNG

2

Phiên họp Nội dung

Hội nghị cấp trưởng đoàn đàm phán ngày 1-2/10/2013, cấp Bộ trưởng thương mại ngày 3-6/10/2013, và cấp thượng đỉnh ngày 8/10/2013 tại Bali

Rà soát lại các giải pháp đàm phán cho các vấn đề bất đồng trong đàm phán giữa các bên

Hội nghị cấp trưởng đoàn đàm phán ngày 19-24/11/2013 tại Utah.Hội nghị cấp bộ trưởng: Ngày 7-10/12/2013 tại SingaporeNgày 17-21/2/2014 tại SingaporeNgày 19-20/5/2014 tại Singapore

Làm việc trên một số vấn đề về Quyền sở hữu trí tuệ, lĩnh vực dịch vụ, mua sắm Chính phủ, nguồn gốc xuất xứ, dệt may, thủ tục hải quan, kiểm dịch động thực vật, môi trường, đầu tư, tiếp cận thị trường, nông nghiệp, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước, hàng rào kỹ thuật, dịch vụ tài chính và lao động.Đạt được nhiều tiến triển về vấn đề tiếp cận thị trường và vấn đề nguồn gốc xuất xứ.

Họp các đoàn đàm phán: 3-12/7/2014 tại Ottawa1-10/9/2014 tại Hà Nội

Tập trung thảo luận và thu hẹp các bất đồng về một số vấn đề về doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư, nguồn gốc xuất xứ, chống tham nhũng, lao động.

Hội nghị cấp trưởng đoàn đàm phán ngày 19-24/10/2014 và cấp bộ trưởng ngày 25-27/10/2014 tại Sydney

Rà soát lại các tiến bộ đạt được, tiếp tục thảo luận về các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, pháp luật, tiếp cận thị trường, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư.

Hội nghị cấp bộ trưởng ngày 8/11/2014 và cấp thượng đỉnh ngày 10/11/2014

Tái khẳng định tầm quan trọng của hiệp định TPP và quyết tâm của các bên tham gia đàm phán

Họp các đoàn đàm phán:8-12/12/2014 tại Washington26/1 đến 1/2/2015 tại Newyork9-15/3/2015 tại Hawaii, 23-26/4/2015 tại Maryland14-28/5/2015 tại Guam

Thảo luận các vấn đề trọng yếu như thể chế-pháp luật, đầu tư, dệt may, nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp nhà nước, môi trường, hàng rào kỹ thuật và thương mại điện tử. Đã đạt được một số tiến triển nhưng chưa thể tiến gần đến thống nhất chung giữa các bên về các vấn đề tồn tại.

Bảng 3. Một số phiên họp quan trọng trong tiến trình đàm phán TPP, 2013-2015

Ngày 30/9/2015, Bộ trưởng 12 nước bắt đầu đàm phán tại Atlanta (Mỹ) với mục tiêu hoàn tất các thỏa thuận. Cuộc họp căng thẳng kéo dài 5 ngày và đến ngày 5/10/2015, các nước chính thức đạt thỏa thuận cuối cùng về TPP.

Tiến trình Việt Nam đàm phán Hiệp định TPP được thực hiện theo các quy định của Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế (Luật Điều ước Quốc tế 2005). Căn cứ theo khoản 2, Điều 4, Luật Điều ước Quốc tế 2005, TPP được xem như điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ. Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế (Khoản 2, Điều 10). Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì việc đàm phán; và lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và và các cơ quan, tổ chức có liên quan (Điều 8, Điều 9 Luật Điều ước Quốc tế 2005). Do TPP là điều ước quốc tế có phạm vi điều chỉnh rộng trong lĩnh vực kinh tế, không chỉ vấn đề thương mại truyền thống mà còn mở rộng sang các nội dung gắn liền với thương mại như đầu tư, môi

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

49

CHƯƠNG

2

trường, thể chế…, và có những điểm mới chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chính vì vậy, Chính phủ cũng đã nhiều lần có báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiến trình đàm phán. Sau khi việc đàm phán kết thúc thành công, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 đã nghe báo cáo về tiến trình, kết quả đàm phán TPP và thông qua chủ trương ký Hiệp định TPP và giao Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt. Tiếp đó, căn cứ tờ trình số 31/TTr-BCT ngày 22/01/2016 của Bộ Công Thương, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2016 về việc đồng ý ký kết Hiệp định TPP và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công Thương ký kết hiệp định vào ngày 04/02/2016 tại New Zealand.

2.3. Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP

2.3.1. Cam kết về thuế quan

Việt Nam và các thành viên khác tham gia ký kết TPP đồng ý loại bỏ thuế quan về 0% với hầu hết các dòng hàng hóa. Đàm phán xoay quanh danh mục các hàng hóa mà các quốc gia vẫn muốn giữ bảo hộ. Về cơ bản những ưu đãi thuế quan được thực hiện theo 03 hình thức: (i) dỡ bỏ thuế quan ngay khi TPP có hiệu lực; (ii) dỡ bỏ thuế quan theo lộ trình, phần lớn từ 3-7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, trường hợp cá biệt lên đến 10, 15, 20 năm; (iii) cam kết hạn ngạch thuế quan, vượt quá hạn mức thuế suất sẽ tăng lên.

Về phía Việt Nam, cam kết tuân thủ theo Biểu thuế quan ưu đãi với từng dòng thuế và áp dụng không phân biệt với các thành viên trong TPP. Trong đó, 65,8% số dòng thuế sẽ được dỡ bỏ (thuế suất 0%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực và đầu năm 2018. Thêm 20,7% số dòng thuế sẽ được cắt bỏ trong giai đoạn 2018-2022. Giai đoạn 2022-2029 sẽ dỡ bỏ thêm 11,3% số dòng thuế, đưa tổng số dòng thuế được dỡ bỏ lên 97,8%. Số dòng thuế còn lại sẽ được dỡ bỏ vào năm 2034 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

50

CHƯƠNG

2

Sản phẩm Mức cam kết của Việt Nam

Công nghiệp

Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu dỡ bỏ thuế vào năm 2029

Nhựa, hóa chất, giấy, đồ gỗ, máy móc, thiết bị: Hầu hết dỡ bỏ vào năm 2018, một số dỡ bỏ vào năm 2022

Dệt may, giày dép: Xóa bỏ ngay trong năm 2018

Rượu bia: bỏ thuế với rượu sake vào năm 2021, các mặt hàng còn lại bỏ thuế vào năm 2029-2030.

Ôtô:• Ôtôdulịchcódungtíchtrên3000ccxóabỏthuếvàonăm2028• Xóabỏthuếvàonăm2031vớicácloạiôtônhậpkhẩumớikhác• Ôtôcũáphạnngạchthuếquantăngdầntừmức66chiếcnăm2018

lên 150 chiếc vào năm 2034.

Nông nghiệp

Thịt gà: Xóa bỏ thuế vào năm 2029-2030

Thịt lợn: Bỏ thuế đánh vào thịt lợn đông lạnh từ năm 2026; thịt lợn tươi từ năm 2028.

Thực phẩm chế biến từ thủy sản: Bỏ thuế từ năm 2023Thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm: Bỏ thuế từ năm 2026-2029

Đường, trứng, muối: áp hạn ngạch thuế quan, thuế 0% trong hạn ngạch với trứng từ năm 2024, với đường và muối từ 2029. Ngoài hạn ngạch theo MFN

Sữa: Bỏ thuế từ năm 2018, một số sản phẩm từ năm 2021.

Gạo: Bỏ thuế từ năm 2018

Ngô: Bỏ thuế từ năm 2024-2025

Phân bón: Bỏ thuế từ năm 2018

Bảng 4. Cam kết về thuế quan của Việt Nam

Nguồn: Bộ Tài chính (2015)

Về các hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam xóa bỏ thuế xuất khẩu trong lộ trình từ 5-15 năm với hầu hết các hàng hóa còn trong danh mục bảo lưu theo cam kết trong WTO, và chỉ còn đánh thuế với 70 dòng hàng thuộc nhóm khoáng sản, quặng, than và vàng nhằm bảo vệ tài nguyên trong nước và khuyến khích xuất khẩu sản phẩm qua chế biến.

Như vậy, về cơ bản Việt Nam cam kết mở cửa thị trường nội địa một cách rộng rãi cho các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên TPP mà trong nước không sản xuất được. Với các mặt hàng có định hướng phát triển sản xuất trong nước (phần lớn là mặt hàng thực phẩm và một số dòng ôtô), Việt Nam giữ thuế quan trong giai đoạn chuyển tiếp, thường là tương đối dài. Đặc biệt với hàng đường, trứng, muối và ôtô qua sử dụng sẽ chỉ dỡ bỏ thuế trong hạn ngạch.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

51

CHƯƠNG

2

2.3.2. Các cam kết về xuất xứ hàng hóa và bảo hộ thương mại

Tham gia TPP, Việt Nam cam kết theo các quy tắc tổ chức này đặt ra về xuất xứ hàng hóa và các biện pháp bảo hộ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật hay an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật.

Quy tắc nguồn gốc xuất xứ yêu cầu hàng hóa của Việt Nam để được hưởng thuế quan ưu đãi phải được làm từ các nguyên liệu có xuất xứ trong TPP. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ ngoài TPP phải thoả mãn theo các điều kiện quy định riêng với từng loại hàng hóa. Các điều kiện này nhằm đảm bảo quá trình sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa thực chất diễn ra tại khu vực TPP. Tùy thuộc vào từng mã hàng, một hoặc nhiều điều kiện sẽ được áp dụng, bao gồm: điều kiện về chuyển đổi mã hàng; điều kiện về hàm lượng giá trị nội khối; và điều kiện về công đoạn sản xuất. Các điều kiện này tương đối phổ biến trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết, tuy nhiên quy định trong TPP ở một số điểm sẽ chặt chẽ hơn. Ví dụ, với điều kiện về chuyển đổi mã hàng, nếu các FTA khác thường chỉ yêu cầu một nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối phải trải qua quá trình sản xuất và biến đổi sang loại hàng hóa khác (theo phân loại Mã Hệ thống hài hòa HS), trong nhiều trường hợp TPP yêu cầu phải biến đổi sang một/một số loại hàng hóa cụ thể.

Phương thức cấp giấy chứng nhận xuất xứ của TPP cũng rất khác biệt khi yêu cầu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Nếu như hiện nay ở Việt Nam, nhà nước là chủ thể chứng nhận xuất xứ thì trong TPP chủ thể sẽ là người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất. Cơ chế này sẽ linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Do điều kiện đặc thù, Việt Nam bảo lưu thời hạn 5 năm chưa áp dụng hình thức nhà nhập khẩu chứng nhận xuất xứ với hàng nhập khẩu, và cho phép nhà nước cấp chứng nhận xuất xứ song song với nhà xuất khẩu (nếu đủ điều kiện) với hàng xuất khẩu.

Về các biện pháp bảo hộ thương mại định lượng (hạn ngạch, yêu cầu giấy phép hay cấm xuất nhập khẩu) trong TPP, Việt Nam tái khẳng định xóa bỏ phần lớn các biện pháp này trên cơ sở các cam kết trong WTO và bảo lưu các biện pháp cấm xuất- nhập khẩu với một số mặt hàng (dựa trên Nghị định số 187/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 04/2014/TTBCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương). Ví dụ cấm nhập khẩu các phương tiện vận tải cũ trên 5 năm, một số loại sản phẩm đã qua sử dụng (quần áo, giày dép, đồ gỗ, máy tính xách tay, thiết bị y tế...), hay cấm xuất khẩu các loại gỗ, sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Lưu ý là Việt Nam vẫn có thể áp dụng cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu với hàng hóa từ các nước TPP tuy nhiên phải tuân thủ theo các yêu cầu về minh bạch thông tin trong thủ tục cấp phép nhập khẩu, cụ thể cần phải thông báo cho các nước thành viên về thủ tục và đăng tải thông tin trên một website chính thức của cơ quan Chính phủ có thẩm quyền.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

52

CHƯƠNG

2

Các cam kết của Việt Nam và các nước thành viên khác về vấn đề sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại phi thuế quan là SPS, TBT và TR cơ bản thống nhất với các cam kết trước đây trong WTO. Như vậy Việt Nam vẫn có thể sử dụng các biện pháp này tuy nhiên phải thực hiện theo cam kết riêng của TPP về việc tăng cường minh bạch thông tin, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy trình đánh giá sự phù hợp và giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, do tính quan trọng của ngành dệt may với Việt Nam-Hoa Kỳ, TPP dành một chương riêng cho cam kết các bên về sản phẩm này. Theo đó, các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) theo đó tất cả các công đoạn từ kéo sợi, dệt vải, nhuộm, cắt may phải được thực hiện trong nội khối TPP. Chỉ có 3 mặt hàng là vali, túi xách; áo ngực phụ nữ; quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp được áp dụng quy tắc “cắt-may”. Đây là quy tắc chặt chẽ nhất mà Việt Nam từng cam kết trong các FTA, thường chủ yếu là quy tắc “cắt-may”, hoặc “từ vải trở đi” (FTA với Nhật Bản).

2.3.3. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ

Cam kết dịch vụ trong TPP có sự khác biệt so với các FTA khác là chỉ liên quan đến lĩnh vực dịch vụ qua biên giới mà không bao gồm các dịch vụ cung cấp trên lãnh thổ của một thành viên bởi một khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với những lĩnh vực dịch vụ không trong danh mục loại trừ chung hoặc riêng, Việt Nam phải đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước TPP theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) và Tối huệ quốc (MFN) không đối xử với nhà cung cấp dịch vụ từ nước thành viên TPP bất lợi hơn nhà cung cấp trong nước hoặc nhà cung cấp từ bất kỳ một quốc gia nào khác. Ngoài ra Việt Nam phải đảm bảo quyền tiếp cận thị trường, không giới hạn số lượng dịch vụ hay yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập một hình thức pháp lý nhất định, mở văn phòng dịch vụ hay hiện diện trên lãnh thổ mình để cung cấp dịch vụ. Nhìn chung các cam kết về lĩnh vực dịch vụ bị hạn chế khá nhiều bởi các trường hợp loại trừ chung trong TPP và bảo lưu/ngoại lệ của từng thành viên.

Với những loại hình dịch vụ danh sách loại trừ chung, Việt Nam vẫn có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ nhà cung cấp trong nước. Danh sách loại trừ chung bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính; dịch vụ công; vận chuyển hàng không; các khoản vay, bảo lãnh, bảo hiểm hỗ trợ bởi nhà nước; hay các nhà cung cấp dịch vụ bị kiểm soát bởi chủ nhà mang quốc tịch ngoài TPP. Ngoài ra, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng một số biện pháp bảo hộ với một số loại dịch vụ nhóm I như: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ viễn thông; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; phân phối năng lượng. Tuy nhiên với nhóm I, các biện pháp áp dụng mới sẽ không được theo hướng bất lợi với nhà cung cấp nước ngoài thuộc thành viên TPP. Ngoài ra Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tùy ý với nhóm dịch vụ loại trừ nhóm II như: Dịch vụ vận tải; viễn thông; giáo dục; biểu diễn nghệ thuật; dịch vụ nghe nhìn; sức khỏe và xã hội; xổ số, cá cược và đánh bạc; dịch vụ chuyên môn…

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

53

CHƯƠNG

2

WTO AEC TPP

Quy tăc đối xư

Đối xử Tối huệ quốc (MFN): Việt Nam phải đối xử bình đẳng (về chính sách, pháp luật, thủ tục…) giữa các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước khác nhau (nếu các nước này đều là thành viên WTO).

Các Quốc gia thành viên sẽ dành cho nhau đối xử ưu đãi đối với các cam kết đó trên cơ sở MFN.

Ngoài đối xử Tối huệ quốc, các thành viên TPP còn phải đối xử theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT):n Mỗi Bên sẽ dành cho dịch vụ và nhà

cung cấp dịch vụ của một Bên khác, đối xử không kém thuận lợi hơn mức Bên đó dành, trong hoàn cảnh tương tự, cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của chính Bên đó.

n Chính quyền cấp khu vực, đối xử không kém thuận lợi hơn mức đối xử thuận lợi nhất mà Chính quyền cấp khu vực đó, trong hoàn cảnh tương tự, dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của Bên mà Chính quyền đó trực thuộc.

Cam kết về mở cưa thị trường dịch vụ

Cam kết 11 ngành, khoảng 110/155 phân ngành theo phân loại của WTO. 1. Dịch vụ kinh doanh;2. Dịch vụ thông tin;3. Dịch vụ xây dựng và các

dịch vụ liên quan;4. Dịch vụ phân phối;5. Dịch vụ giáo dục;6. Dịch vụ môi trường;7. Dịch vụ tài chính;8. Dịch vụ y tế và xã hội;9. Dịch vụ du lịch;10. Dịch vụ văn hóa, giải trí và

thể thao;11. Dịch vụ vận tải. So sánh với phân loại các ngành dịch vụ của WTO (12 ngành với khoảng 155 phân ngành), ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam kết là “các dịch vụ khác”. Mặc dù mức độ mở cửa đã rộng hơn nhiều so với các hiệp định trước đó như BTA, các cam kết với những ngành như bảo hiểm, phân phối, du lịch, viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, các cam kết trong WTO nhìn chung không quá xa so với hiện trạng ban đầu.

Tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hoá vượt trên các cam kết mà các Quốc gia Thành viên đã cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ. Các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong một số đáng kể các lĩnh vực trong một khoảng thời gian hợp lý bằng cách:(a) xoá bỏ đáng kể các biện

pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các Quốc gia Thành viên; và

(b) cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn.

Về cơ bản, các cam kết trong TPP rộng hơn tại GATS, với các điều khoản về dịch vụ tài chính; viễn thông hay thương mại điện tử được thiết kế riêng. Về tiếp cận thị trường dịch vụ thương mại, TPP cam kết không Bên nào, dù là ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ, được áp dụng hoặc duy trì các biện pháp áp đặt hạn chế về: (i) số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế; (ii) tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế; (iii) tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế 3; hoặc (iv) tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;Hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ.

Bảng 5. So sánh các cam kết về quy tăc đối xư và mơ cưa thị trương dịch vụ trong WTO, AEC và TPP

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

54

CHƯƠNG

2

2.3.4. Cam kết trong lĩnh vực đầu tư

Tham gia vào Hiệp định, Việt Nam phải tuân thủ theo các cam kết về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư đến từ một nước trong TPP theo hai nhóm nguyên tắc. Một là nhóm nguyên tắc về mở cửa thị trường yêu cầu Việt Nam đối xử với các nhà đầu tư nội khối không bất lợi hơn so với các nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư đến từ ngoại khối; đồng thời không được can thiệp, đặt ra các yêu cầu liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành của nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa các quy định về tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ sản phẩm bắt buộc xuất khẩu hay nghĩa vụ chuyển giao công nghệ… sẽ không được phép áp dụng. Nhóm nguyên tắc thứ hai để đảm bảo quyền tự chủ của nhà đầu tư, theo đó các chính sách, pháp luật, thủ tục của Việt Nam phải phù hợp với tập quán quốc tế; tài sản của nhà đầu tư cần được bảo vệ trước các biện pháp tịch thu, quốc hữu hóa; đảm bảo việc tự do chuyển vốn của nhà đầu tư; không áp đặt quy định về quốc tịch của nhân sự cao cấp của doanh nghiệp dù vẫn có thể yêu cầu đa số các thành viên ban lãnh đạo có quốc tịch của một quốc gia hoặc cư trú trên lãnh thổ nước mình. Lưu ý là về cơ bản những quy định này phù hợp với Luật Đầu tư 2014 (được biên soạn và ban hành trong quá trình đàm phán TPP).

Tuy nhiên cùng với những cam kết chung chặt chẽ về tự do hóa đầu tư, TPP cũng cho phép Việt Nam nhiều trường hợp ngoại lệ/bảo lưu bao gồm nhóm ngoại lệ chung (áp dụng tất cả các nước) và ngoại lệ riêng (chỉ áp dụng riêng cho từng nước). Các ngoại lệ chung bao gồm các ngoại lệ trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO, các vấn đề mua sắm công, trợ cấp nhà nước… Ngoài ra Việt Nam đề xuất danh mục các biện pháp ngoại lệ riêng về cơ bản là bằng với mức mở cửa các lĩnh vực đầu tư thực tế hiện nay, trừ một số ngành như dịch vụ phân phối, viễn thông có cam kết mở cửa cao hơn WTO. Việt Nam đồng thời yêu cầu 03 năm quyền tiến hành điều chỉnh các biện pháp ngoại lệ này, thậm chí có thể theo hướng hạn chế hơn nếu không ảnh hưởng đến lợi ích đã cho nhà đầu tư TPP hưởng trước đó.

Như vậy dù đã bị thu hẹp đáng kể không gian cho các công cụ bảo hộ doanh nghiệp trong nước khi tham gia TPP, với các cam kết của mình Việt Nam vẫn có thể vận dụng để dành ưu tiên và bảo vệ lợi ích nội địa quan trọng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là trong khuôn khổ TPP, các nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài độc lập nếu chứng minh được Chính phủ Việt Nam không tuân thủ các cam kết trong TPP và do đó gây thiệt hại cho họ. Điều này tạo sức ép Việt Nam phải hành xử theo chuẩn mực quốc tế và các nguyên tắc, pháp luật.

2.3.5. Cam kết liên quan đến thương mại điện tư

Các thành viên TPP cam kết 03 nội dung chính liên quan đến thương mại điện tử. Thứ nhất, các chính sách tạo thuận lợi cho thương mại điện tử như không đánh thuế xuất nhập khẩu với việc truyền dẫn điện tử; cam kết không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm kỹ thuật số tương tự nhau; cam kết thừa nhận giá trị của chữ ký số. Thứ hai, các

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

55

CHƯƠNG

2

cam kết bảo vệ người tiêu dùng trước các hành vi gian lận, lừa đảo và thông tin cá nhân dùng trong thương mại điện tử. Thứ ba, các cam kết về tôn trọng tự do của các chủ thể trong thương mại điện tử bao gồm quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tiêu dùng, quyền tự do của người dùng hạ tầng.

Liên quan tới quyền tự do kinh doanh, các thành viên TPP cam kết:

§ Cho phép chuyển thông tin qua biên giới bằng phương tiện điện tử phục vụ kinh doanh;

§ Không bắt buộc chủ thể kinh doanh thương mại điện tử TPP đặt máy chủ tại nước mình để kinh doanh;

§ Không đặt điều kiện về chuyển giao công nghệ, cho phép tiếp cận mã nguồn của phần mềm để đổi lấy quyền nhập khẩu, phân phối, bán hoặc sử dụng phần mềm, hoặc sản phẩm chứa phần mềm.

Liên quan tới quyền tự do của người tiêu dùng, các thành viên TPP cam kết cho phép người tiêu dùng tiếp cận các trang thương mại điện tử, cụ thể:

§ Cho phép người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng dịch vụ và chương trình ứng dụng mà mình lựa chọn trên Internet;

§ Cho phép kết nối với các thiết bị đầu-cuối để tiếp cận thông tin dưới quản lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Liên quan tới quyền tự do của nhà cung cấp hạ tầng, các nước TPP cam kết tôn trọng quyền tự do thỏa thuận theo các tính toán thương mại thông thường của các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Ngoài ra, các nước TPP khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thực thi nghĩa vụ chia sẻ chi phí thiết lập, vận hành, bảo trì mạng lưới truyền dẫn.

Tuy nhiên, TPP thừa nhận quyền liên quan của nước thành viên trong một số nội dung:

§ Quyền áp đặt các loại thuế, phí, lệ phí nội địa (không phải thuế xuất, nhập khẩu) với các “nội dung truyền bằng phương thức điện tử” nếu phù hợp với các quy định của Hiệp định;

§ Không áp dụng nghĩa vụ “không phân biệt đối xử” với các hoạt động có trợ cấp bởi Chính phủ các thành viên TPP;

§ Không áp dụng nghĩa vụ “không phân biệt đối xử” với phát thanh, truyền hình; § Có quyền bảo lưu các biện pháp: bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự công

cộng, quyền riêng tư. Các biện pháp quản lý riêng với lưu chuyển thông tin bằng phương thức điện tử, việc sử dụng và đặt máy chủ… có thể được áp dụng để thực hiện các chính sách công cộng chính đáng.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

56

CHƯƠNG

2

Việt Nam bảo lưu cơ chế giải quyết tranh chấp trong một số cam kết (ví dụ về không phân biệt đối xử, cam kết bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam, cam kết cho phép truyền thông tin qua biên giới bằng phương tiện điện tử), theo đó Việt Nam sẽ không bị kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP.

Như vậy, các cam kết về thương mại điện tử trong TPP đi xa pháp luật Việt Nam hiện hành trong nhiều vấn đề, đặc biệt việc kiểm soát khắt khe với nhà cung cấp dịch vụ kết nối, các doanh nghiệp sử dụng phương thức thương mại điện tử (bao gồm cả hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… trên mạng xã hội). Với việc ghi nhận quyền tự do tiếp cận và kết nối các trang web có thương mại điện tử, TPP hạn chế đáng kể quyền can thiệp của nhà nước và việc tiếp cận Internet của người tiêu dùng.

2.3.6. Cam kết trong lĩnh vực mua săm công

Khác với các FTA đã ký kết trước đây, Việt Nam phải cam kết trong TPP việc mở cửa thị trường mua sắm công, đối xử bình đẳng giữa nhà thầu trong nước và nhà thầu đến từ các nước TPP. Trong đó có việc ban hành thực thi các quy tắc về minh bạch trong các bước đấu thầu, thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi, và phải áp dụng các biện pháp liêm chính để giải quyết khiếu kiện, xử lý tham nhũng, gian lận. Tuy vậy, ngoài hình thức đấu thầu rộng rãi, Việt Nam có thể thực hiện hình thức “đấu thầu hạn chế” với nhiều hơn một nhà thầu được chỉ định trong 08 trường hợp sau nếu chứng minh được việc sử dụng không phải để phân biệt đối xử hoặc hạn chế cạnh tranh:

§ Trường hợp đã mời thầu công khai nhưng không nhận được hồ sơ thầu nào, hoặc không hồ sơ thầu nào đáp ứng được điều kiện tham gia;

§ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ chỉ được cung cấp bởi một số nhà cung cấp nhất định (ví dụ liên quan đến nghệ thuật, bản quyền);

§ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thể cung cấp bởi nhà thầu nào khác (ví dụ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm);

§ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ là loại bổ sung cho hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp trước đó bởi một số nhà thầu nhất định mà việc thay đổi nhà thầu gây ra bất tiện đáng kể hoặc làm tăng chi phí gấp đôi;

§ Trường hợp hàng hóa được mua trên thị trường tương lai; § Trường hợp có xuất hiện điều kiện ưu đãi đặc biệt chỉ xuất hiện trong thời gian

ngắn (ví dụ hàng thanh lý); § Trường hợp hợp đồng thầu được trao cho nhà thầu là người thắng cuộc trong

cuộc thi trước đó về việc mua sắm này; § Trường hợp với hợp đồng xây dựng, gói thầu phát sinh không nêu trong hợp

đồng thầu ban đầu nhưng phải nằm trong mục tiêu đấu thầu ban đầu và chỉ trở nên cần thiết do hoàn cảnh khách quan, không lường trước, và giá trị dưới 50% hợp đồng ban đầu.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

57

CHƯƠNG

2

TPP quy định rõ các chủ thể mua sắm, tính chất của việc mua sắm, và loại hàng hóa, dịch vụ mua sắm phải tuân thủ nguyên tắc trên (không phải mọi khoản mua sắm công và không căn cứ theo nguồn gốc vốn). Về chủ thể mua sắm, trong khi các khoản mua sắm của 21 Bộ, Ngành thuộc Chính phủ (Cục, vụ, đợn vị trực thuộc được liệt kê cụ thể) và một số Cơ quan khác (Bệnh viện Trung ương, Viện hàn lâm khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thông tấn xã) chịu điều chỉnh bởi các nguyên tắc mở cửa thị trường, các khoản mua sắm của cơ quan cấp địa phương không nằm trong phạm vi điều chỉnh của TPP.

Ngưỡng giá trị mua sắm phải tuân thủ TPP cũng được phân loại theo nhóm chủ thể mua sắm đó. Ví dụ với các cơ quan trung ương, ngưỡng với gói thầu xây dựng là 65.200.000 SDR16 (khoảng 2000 tỷ đồng) trong giai đoạn 2018-2023, và giảm dần xuống và duy trì mức 8.500.000 SDR (khoảng 264 tỷ đồng) từ năm 2034. Với hàng hóa, dịch vụ khác, ngưỡng là 2.000.000 (khoảng 62 tỷ đồng) trong giai đoạn 2018-2023, giảm dần xuống và duy trì mức 130.000 SDR (khoảng 40 tỷ đồng) từ năm 2044. Lưu ý là các biện pháp chia nhỏ gói thầu bị ngăn cấm trong TPP.

Về loại hàng hóa, dịch vụ mua sắm, TPP đưa ra một danh mục các ngoại lệ chung áp dụng cho các thành viên và Việt Nam đưa ra yêu cầu của mình trong danh sách ngoại lệ riêng. Danh sách ngoại lệ chung của TPP bao gồm các nhóm hàng hóa, dịnh vụ liên quan đến:

§ Biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự xã hội; tính mạng, sức khỏe con người, động thực vật;

§ Hàng hóa, dịch vụ của người khuyết tật, của tổ chức nhân đạo, của lao động tù nhân;

§ Hoạt động liên quan đến mua bán, cho thuê bất động sản; thỏa thuận hợp đồng phi thương mại;

§ Liên quan tới chức năng tài chính của nhà nước; tuyển dụng công chức, viên chức;

§ Mua sắm trong khuôn khổ hỗ trợ quốc tế hay theo các thỏa thuận quốc tế riêng; § Mua sắm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ (ví dụ tại các đại sứ

quán).

16 Special Drawing Right là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR là một dạng tiền dự trữ quốc tế, được IMF tạo ra vào khoảng những năm cuối của thập kỉ 60. SDR đóng vai trò như một nhân tố bổ sung cho những dạng dữ trữ (vàng, đôla) sẵn có ở các quốc gia).

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

58

CHƯƠNG

2

Ngoài các ngoại lệ chung, Việt Nam cam kết mở cửa hầu hết các gói thầu mua sắm công hàng hóa trừ 07 nhóm hàng hóa theo mã HS 4 số và 05 nhóm hàng hóa theo mã HS 6 số (ví dụ lúa gạo, dầu mỏ, sách báo, bản đồ, thiết bị thu phát viễn thông). Với riêng mặt hàng dược phẩm, Việt Nam mở dần theo tỷ lệ phần trăm gói thầu theo lộ trình 16 năm, cam kết tối thiểu sau giai đoạn này là 50% giá trị gói thầu.

Với lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam chỉ cam kết đưa 06 nhóm dịch vụ mã CPC 2 số và 07 nhóm dịch vụ mã CPC 3 số vào diện điều chỉnh TPP. Các dịch vụ xây dựng được cam kết riêng, theo đó sẽ không mở cửa với nhóm dịch vụ nạo vét; xây dựng ở vùng sâu, hải đảo; xây dựng trụ sở chính các Bộ, cơ quan ngang bộ.

Với các nhóm hàng hóa, dịch vụ không bị loại trừ, Việt Nam bảo lưu không tuân thủ TPP về mua sắm công với một số trường hợp, bao gồm:

n Các hợp đồng BOT; n Gói thầu nhằm phát triển, bảo vệ các giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa; n Mua sắm có ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; n Mua sắm nhằm đảm bảo phúc lợi cho nhóm dân tộc thiểu số; n Gói thầu liên quan đến lễ kỷ niệm quốc gia và mục đích tôn giáo; n Dịch vụ vận tải là một phần đi kèm của gói thầu; n Gói thầu mua sắm từ một cơ quan nhà nước khác.

Cuối cùng, Việt Nam bảo lưu các “biện pháp quá độ” trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, ngoại lệ với nghĩa vụ thông báo ý định mở thầu; nghĩa vụ về thời gian tối thiểu dành cho nhà thầu; giải quyết tranh chấp… Nhìn chung với các bảo lưu riêng, các gói thầu trong phạm vi điều chỉnh của TPP sẽ chiếm tỷ lệ không lớn so với tổng quy mô mua sắm hiện nay của Việt Nam.

2.3.7. Cam kết liên quan đến Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

Dù trong khuôn khổ cam kết gia nhập WTO và ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, vấn đề DNNN đã được nhắc tới nhưng ở mức độ tương đối hạn chế. TPP là cam kết về DNNN rộng nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Về cơ bản, TPP đưa ra những giới hạn chung về DNNN áp dụng chung cho tất cả các thành viên và những giới hạn riêng cho từng nước.

Với Việt Nam, phạm vi điều chỉnh của TPP là các DNNN thỏa mãn các điều kiện:

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

59

CHƯƠNG

2

Tuy nhiên, có một bộ phận các DNNN thỏa mãn những điều kiện trên nhưng thuộc nhóm đối tượng loại trừ thì không chịu ràng buộc bởi các quy định trong TPP.

Khía cạnh Đặc điểm

Về nguồn gốc vốn/quyền kiểm soát

n Có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ; hoặc

n Nhà nước nắm, thông qua quyền sở hữu vốn, trên 50% quyền bỏ phiếu biểu quyết; hoặc

n Nhà nước nắm quyền chỉ định đa số thành viên Ban lãnh đạo.

Lĩnh vực hoạt động n Có hoạt động chủ yếu là kinh doanh.

Quy mô doanh thu

n Trong 05 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực: Có doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ 500 triệu SDR/năm (tương đương khoảng 15.700 tỷ đồng) trở lên trong ba năm liền trước. Đây là mức áp dụng riêng cho Việt Nam, Brunei và Malaysia, còn mức chung của Hiệp định là 200 triệu SDR/năm;

n Trong các năm tiếp theo: Có doanh thu từ hoạt động kinh doanh vượt ngưỡng chung trong ba năm liền trước (ngưỡng này sẽ được các nước xác định theo công thức tính trong Hiệp định mỗi ba năm tính từ ngày Hiệp định có hiệu lực).

Bảng 6. DNNN thuộc diện điều chỉnh của Chương DNNN

Nguồn: VCCI (2016)

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

60

CHƯƠNG

2

Khía cạnh Trường hợp được loại trừ

Hoạt động

§ Không tác động tới thương mại và đầu tư giữa các nước Thành viên; hoặc không gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại đầu tư của nước ngoài TPP;

§ Thực hiện các biện pháp quốc phòng, an ninh quốc gia, ứng phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời về kinh tế hoặc với chức năng thuần túy cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nhà nước để thực hiện chức năng của nhà nước;

§ Hoạt động của ngân hàng trung ương, các cơ quan giám sát và quản lý tài chính, tiền tệ; hoạt động nhằm thực thi chức năng được ủy quyền trong điều hành, giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính;

§ Nhằm giải quyết/giải thể một thiết chế tài chính hoặc một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính đã hoặc đang trong tình trạng khó khăn;

§ Mua sắm công;§ Cung cấp dịch vụ công theo ủy quyền của nhà nước; hoặc§ Cung cấp dịch vụ tài chính theo ủy quyền của nhà nước để hỗ trợ xuất khẩu, nhập

khẩu, đầu tư tư nhân ra nước ngoài (với điều kiện các dịch vụ này được cung cấp theo các tiêu chí thị trường)

Lĩnh vực

Các lĩnh vực/khía cạnh hoạt động kinh doanh của DNNN mà đã được loại trừ chung theo các Phụ lục tại các Chương:§ Đầu tư;§ Thương mại Dịch vụ qua biên giới; hoặc§ Dịch vụ tài chính

Loại DNNN § Quỹ đầu tư vốn của nhà nước; hoặc§ DNNN trực thuộc hoặc được kiểm soát bởi chính quyền địa phương; hoặc Doanh

nghiệp được chỉ định độc quyền bởi chính quyền địa phương

Bảng 7. Các trương hợp được loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của Chương DNNN trong TPP

Nguồn: VCCI (2016)

Do có nhiều ngoại lệ như vậy nên số lượng DNNN của Việt Nam thực sự bị ảnh hưởng bởi các quy định trong TPP bị thu hẹp khá nhiều. Với những DNNN còn lại trong diện điều chỉnh của TPP, 02 nhóm vấn đề chính được cam kết: (i) nguyên tắc hoạt động của các DNNN; và (ii) nguyên tắc quản lý của nhà nước với các DNNN.

Về hoạt động của DNNN, TPP yêu cầu Việt Nam cam kết 03 nguyên tắc. Thứ nhất, các DNNN phải hoạt động dựa trên tính toán thương mại thuần túy, trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc được nhà nước chỉ định độc quyền trên một thị trường nhất định. Nguyên tắc này về bản chất yêu cầu tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh khỏi những DNNN đơn thuần. Thứ hai, các DNNN không được phân biệt đối xử trong việc mua hàng hóa, dịch vụ với doanh nghiệp từ nước thành viên TPP, và không được lợi dụng vị thế độc quyền ở một thị trường được nhà nước chỉ định (nếu có) để thực hiện các hoạt động phi cạnh tranh tại thị trường khác. Thứ ba, DNNN phải tuân thủ theo các nghĩa vụ của hiệp định khi được nhà nước ủy quyền thực

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

61

CHƯƠNG

2

hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền Chính phủ (ví dụ trưng thu, cấp hoặc thu hồi giấy phép, phê duyệt giao dịch thương mại, ấn định hạn ngạch thương mại, phí và lệ phí…). Tuy nhiên với 03 nguyên tắc trên, Việt Nam bảo lưu không phải tuân thủ một số nghĩa vụ trong một số trường hợp, ví dụ:

n Vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhà nước hỗ trợ DNNN sản xuất, cung ứng hoặc mua hàng hóa theo mức giá, số lượng, khối lượng, hoặc các điều kiện cụ thể do nhà nước quy định;

n Vì mục tiêu phát triển vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khu vực có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng…, Nhà nước có thể yêu cầu DNNN tính đến các yếu tố xã hội khác ngoài yếu tố thương mại thông thường;

n Vì mục tiêu phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nước có thể chỉ đạo các DNNN có biện pháp đối xử ưu tiên với các khoản đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam;

n Với các DNNN trong lĩnh vực xuất bản phẩm, nhà nước có thể yều cầu các doanh nghiệp này mua/bán theo mức giá do nhà nước quy định, hoặc cung cấp dịch vụ theo cách có phân biệt đối xử;

n Bảo lưu riêng với một số trường hợp DNNN cụ thể trong một số lĩnh vực kèm theo các điều kiện cụ thể, ví dụ, PetroVietnam, EVN, Vinocomin, SCIC, DATC, VDB, Agribank, các DNNN thuộc Bộ Quốc phòng, Vietnam Airlines, Vinalines…

Về việc quản lý nhà nước với các DNNN, TPP đề xuất áp dụng 04 nghĩa vụ cơ bản. Thứ nhất, nhà nước không được hỗ trợ ưu đãi đặc biệt, không mang tính bình đẳng cho các DNNN mà từ đó có thể gây tác động tiêu cực tới lợi ích của các thành viên TPP khác. Nghĩa vụ này chỉ áp dụng với các DNNN có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Về phần mình, Việt Nam bảo lưu không thực hiện nghĩa vụ này nếu liên quan tới:

n Chương trình cổ phần hóa, tái cơ cấu khu vực DNNN; n Ổn định kinh tế vĩ mô; n Phát triển vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực có vị trí quan trọng về an ninh

quốc phòng… hay các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục.

Nghĩa vụ quản lý thứ hai là nhà nước phải hành xử khách quan trong quản lý, điều hành DNNN, không phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ ba, tòa án nội địa có quyền xử lý các khiếu kiện với DNNN nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ mình, tránh viện dẫn quyền miễn tố khi hoạt động thương mại ở nước ngoài.

Thứ tư, minh bạch hóa thông tin cơ bản về DNNN. Nếu phần lớn các nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc quản lý với DNNN do TPP đề xuất tương tự như các nguyên tắc

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

62

CHƯƠNG

2

quản trị, quản lý nhà nước mà Việt Nam quy định trong pháp luật hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2014, và các văn bản hướng dẫn thi hành, nghĩa vụ về minh bạch hóa thông tin đưa ra những yêu cầu cụ thể, hoàn toàn mới. Theo đó, Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp thông tin chung, công bố trên website chính thức về danh sách cập nhật các DNNN và việc chỉ định doanh nghiệp độc quyền trên một thị trường cụ thể. Việt Nam cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin riêng theo yêu cầu của một đối tác TPP về DNNN được yêu cầu (chỉ số tài chính, các miễn trừ áp dụng, các chính sách hỗ trợ đang áp dụng…). Với các DNNN có doanh thu trung bình hàng năm 200 triệu SDR (khoảng 6.400 tỷ đồng), Việt Nam cam kết công bố thông tin sau 5 năm kể từ ngày TPP có hiệu lực. Với DNNN có doanh thu 500 triệu SDR (khoảng 15.700 tỷ đồng), Việt Nam cam kết công bố thông tin sau 6 tháng.

2.3.8. Cam kết trong Lĩnh vực Sơ hữu Trí tuệ

So với Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO thi TPP có phạm vi điều chỉnh rộng và chi tiết hơn, mức độ bảo hộ cũng cao hơn ở nhiều nội dung. Do đó, TPP sẽ làm thay đổi đáng kể hệ thống luật pháp của Việt Nam và sở hữu trí tuệ. Một số cam kết đáng chú ý của Việt Nam trong vấn đề này như sau.

Về nhãn hiệu thương mại, bên cạnh các đối tượng truyền thống mà pháp luật hiện hành đang bảo hộ (như chữ, ký hiệu, từ ngữ hay hình ảnh), TPP còn mở rộng ra cả âm thanh. Việt Nam cam kết bảo hộ hình thức này từ năm 2021. Một điểm khác nữa giữa pháp luật Việt Nam và quy định trong TPP nằm ở vấn đề về bảo hộ “nhãn hiệu nổi tiếng”. Việt Nam hiện áp dụng một số tiêu chí liên quan đến số lượng quốc gia đã công nhận nhãn hiệu, trong khi TPP yêu cầu các thành viên không sử dụng tiêu chí này.

Về bảo hộ sáng chế, TPP không chỉ bảo hộ với “sảm phẩm mới” mà còn bảo hộ đến “chức năng mới”, “phương pháp hay quy trình sử dụng mới” của một sản phẩm đã được biết đến. Quy định này có thể kéo dài thời gian bảo hộ với các sáng chế, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm. Ví dụ cùng một loại dược phẩm khi sắp hết hạn bảo hộ độc quyền có thể chuyển sang dạng sử dụng khác (ví dụ, từ thuốc uống sang thuốc xịt) hay dạng mới (ví dụ, từ viên nén sang dạng bột). Tuy nhiên TPP cũng khẳng định lại quy định của WTO về việc loại trừ nghĩa vụ bảo hộ khi cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức, bao gồm bảo vệ sức khỏe hay tránh thiệt hại đáng kể với thiên nhiên, môi trường. Theo đó, Việt Nam có thể từ chối bảo hộ một số đối tượng, bao gồm hình thức sử dụng mới của dược phẩm, khi cần thiết vì lợi ích cộng đồng.

Trong lĩnh vực nông hóa phẩm (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), TPP quy định nếu chủ thể nộp đơn xin giấy phép lưu hành một sản phẩm mới phải kèm theo kết quả và dữ liệu về mức độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm. Cơ quan cấp phép sẽ không được cho lưu hành sản phẩm tương tự ít nhất 10 năm trừ khi chủ thể đồng ý. Đồng

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

63

CHƯƠNG

2

thời, các chủ thể khác không được phép sử dụng dữ liệu thử nghiệm của chủ thể trước đã đăng ký, mà buộc phải tốn chi phí xây dựng dữ liệu thử nghiệm của riêng mình.

Tương tự, TPP bảo hộ độc quyền dữ liệu thử nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm theo thời hạn 3 năm, 5 năm, hoặc 8 năm. Việt Nam bảo lưu chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo hộ này từ năm 2028, hoặc có thể gia hạn tới 2030 và không bị kiện về vấn đề này trong vòng 3 năm sau đó. Lưu ý, do cam kết này trong TPP thấp hơn so với cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, theo đó Việt Nam sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu dược phẩm ít nhất 05 năm với nhà sáng chế Hoa Kỳ.

Đối với quyền tác giả, thời gian bảo hộ của TPP dài hơn so với quy định hiện hành 50 năm của Việt Nam. Đối với cá nhân, thời gian bảo hộ theo quy định của TPP là cả cuộc đời cá nhân đó cộng với 70 năm từ ngày qua đời (Việt Nam cam kết thực hiện quy định này từ năm 2023). Với trường hợp là tổ chức, thời gian bảo hộ là 70 năm từ ngày công bố lần đầu, hoặc 70 năm từ ngày tác phẩm được tạo ra nếu không công bố trong vòng 25 năm.

Đối với kiểu dáng công nghiệp, TPP yêu cầu bảo hộ với kiểu dáng một bộ phận của sản phẩm. Yêu cầu này cao hơn so với quy định hiện hành của Việt Nam là bảo hộ kiểu dáng của sản phẩm hoàn chỉnh.

Về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thường quy định khá lỏng lẻo trong WTO và các FTA khác, nhưng TPP đã cụ thể hóa khá chi tiết bằng 05 nhóm cam kết.

Thứ nhất, các thành viên cam kết chung về xây dựng hệ thống pháp luật, các biện pháp xử lý vi phạm công bằng, hiệu quả.

Thứ hai, các thành viên đưa ra các cam kết cụ thể trong thủ tục tố tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Riêng với tố tụng liên quan đến phá bỏ mã hóa bảo mật để sử dụng sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam chỉ thực hiện nghĩa vụ liên quan từ 2021.

Thứ ba, TPP ràng buộc trách nhiệm Việt Nam trong thực hiện các biện pháp thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. Theo đó, các chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dừng thông quan, thu giữ sản phẩm vi phạm nếu có chứng cứ chứng minh hoặc đã ký quỹ bảo đảm. Cơ quan có thẩm quyền tại biên giới cũng có quyền áp dụng các biện pháp tại biên giới với hàng nhập khẩu (ngay từ 2018), hàng xuất khẩu (lộ trình 3 năm), hàng quá cảnh (lộ trình 2 năm).

Thứ tư, TPP yêu cầu xử lý hình sự với một số trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ. Quy định này cứng rắn hơn hình thức xử phạt hành chính hiện hành của Pháp luật Việt Nam, vì vậy cần có sự sửa đổi luật pháp cho tương thích.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

64

CHƯƠNG

2

Thứ năm, TPP quy định các biện pháp thực thi với một số dạng vi phạm sở hữu trí tuệ cụ thể.

2.3.9. Cam kết trong Lĩnh vực Lao động

Có hai phần cam kết về lao động Việt Nam phải tuân thủ trong TPP. Phần thứ nhất là các tiêu chuẩn lao động chung với các thành viên, TPP viện dẫn trực tiếp tới Tuyên bố 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Trong đó, cam kết về quyền tự do liên kết và thành lập công đoàn độc lập là các vấn đề mới chưa được quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Phần thứ hai là cam kết riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khuôn khổ Phụ lục cam kết song phương về một Kế hoạch tăng cường Thương mại và Quan hệ lao động. Theo đó, tuy kế hoạch này không đặt ra các nghĩa vụ mới cho Việt Nam nhưng chỉ rõ các mục tiêu cụ thể mà Việt Nam phải cam kết, bao gồm quyền tự do liên kết của người lao động. Cụ thể, kế hoạch yêu cầu Việt Nam phải quy định trong pháp luật về:

n Quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp của người lao động mà không phải xin phép trước;

n Quyền của công đoàn cơ sở được lựa chọn đăng ký hoạt động với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để hoạt động độc lập;

n Quyền tự quyết của công đoàn cơ sở đăng ký hoạt động độc lập bầu đại diện, xây dựng quy chế hoạt động, tổ chức quản lý, thực hiện các hoạt động đại diện…;

n Quyền của công đoàn cơ sở đăng ký hoạt động độc lập được liên kết với nhau ở cấp cao hơn;

n Một tổ chức công đoàn độc lập cấp cao hơn không có quyền đại diện đương nhiên đối với những người lao động không tham gia vào công đoàn.

Với những cam kết này, nghĩa vụ của Việt Nam trong lĩnh vực lao động là cụ thể và chi tiết, cả trên phương diện cách thức thực hiện nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cam kết thực hiện tất cả các nội dung về thay đổi luật pháp và thể chế lao động trước khi hiệp định có hiệu lực. Nếu Việt Nam không tuân thủ sẽ phải tuân thủ theo 02 cơ chế xử lý riêng biệt.

Cơ chế thứ nhất theo cam kết chung trong TPP, các nước thành viên có quyền kiện Việt Nam theo thủ tục giải quyết tranh chấp lên Hội đồng Lao động của TPP và sau đó thủ tục giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP.

Cơ chế thứ hai theo quy định trong Phụ lục cam kết song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, trong 05 năm kể từ ngày TPP có hiệu lực, Hoa Kỳ có quyền đơn phương rà soát mức độ hoàn thành cam kết của Việt Nam. Nếu xác định Việt Nam không hoàn thành cam kết, Hoa Kỳ có quyền đơn phương dừng ưu đãi thuế quan cho Việt Nam trong thời gian 02

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

65

CHƯƠNG

2

năm sau đó mà chỉ cần thông báo, và thảo luận với phía Việt Nam về ý định này. Biện pháp đơn phương này của Hoa Kỳ không cần tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp trong TPP. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có quyền kiện Hoa Kỳ theo cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP về hành động trừng phạt đơn phương và có nghĩa vụ chứng minh mình đã thực thi đầy đủ cam kết về lao động.

2.3.10. Cam kết về Môi trương

Không có tiêu chí mới hay các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường cụ thể nào được đưa ra trong TPP. Tuy nhiên TPP yêu cầu các nước thành viên tập trung vào thực hiện một cách có trách nhiệm và có hiệu quả các cam kết môi trường đa phương, song phương mà các nước thành viên đã tham gia và nhấn mạnh việc các nước cần tập trung vào việc thực hiện các quy định về môi trường của mình như một nguyên tắc trong hiệp định. TPP không yêu cầu các quốc gia thành viên đưa ra một chính sách, quy định cụ thể nào về vấn đề môi trường riêng cho TPP mà khuyến khích các nước tăng cường thực hiện các quy định hiện có của mỗi quốc gia. Ví dụ, TPP yêu cầu các nước thành viên thực hiện hiệu quả các nghị định thư, công ước về môi trường, đa dạng sinh học, kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát hóa chất độc hại, khó phân hủy đã ký kết, cũng như khuyến khích các nước thành viên xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật môi trường, đa dạng sinh học, quản lý rừng, quản lý thủy sản theo hướng nâng cao dần mức độ bảo vệ. Trong đó, các nước thành viên TPP cần phải thiết lập cơ chế để các bên bị thiệt hại có thể kiện đòi bồi thường bên gây ra hậu quả về môi trường. TPP cũng yêu cầu các thành viên thành lập đầu mối về chương môi trường. Các tranh cãi và khiếu kiện, yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề môi trường của cá nhân, công ty, tổ chức hay quốc gia đều được nộp qua bộ phần đầu mối của các nước để tham vấn, trao đổi với các nước thành viên hoặc song phương giữa hai nước thành viên.

Các yêu cầu cụ thể trong vần đề môi trường tập trung vào một số điểm như:

n Đa dạng sinh học: TPP yêu cầu các nước có các hoạt động cụ thể để bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của mình cũng như của các nước khác.

n Quản lý rừng bền vững: TPP khuyến khích các nước thành viên áp dụng hệ thống quản lý rừng bền vững và hệ thống chứng chỉ rừng nhằm quản lý việc khai thác sử dụng gỗ hiệu quả và bền vững hơn.

n Giảm phát thải: TPP khuyến khích các nước thành viên có các hình thức quản lý môi trường, bảo vệ rừng, hệ sinh thái tốt hơn nhằm tăng khả năng hấp thụ carbon và giảm phát thải vào khí quyển.

n Quản lý buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp: Vấn đề quản lý buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp được nêu như một trong các điểm nhấn trong chương môi trường mà các nước cần thực hiện các hoạt động phù hợp. Trong đó, Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

66

CHƯƠNG

2

nguy cấp (CITES) được nêu như một công cụ để các nước sử dụng và cam kết có các hoạt động phù hợp nhằm thực hiện công ước một cách hiệu quả.

n Trợ cấp đánh bắt: cần có các thay đổi về trợ cấp nghề cá, đặc biệt là đối với các sản phẩm của nghề cá hướng tới thị trường TPP.

n Quản lý thủy sản bền vững: Các thành viên cần có các biện pháp quản lý thủy sản bền vững hơn, đặc biệt tập trung vào các loài thủy sản nguy cấp.

n Tự vệ trước các sinh vật ngoại lai: Các nước cần có các biện pháp quản lý các loài ngoại lai xâm hại, đảm bảo rằng các loài, hệ sinh thái trong nước sẽ được bảo vệ và cũng nhằm không gây tổn hại tới các loài, hệ sinh thái tự nhiên của các nước khác.

n Biện pháp bảo tồn: Tăng cường các biện pháp bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chú trọng vào các loài nguy cấp, bị đe dọa, chú trọng vào quản lý các hệ sinh thái tự nhiên, các khu bảo tồn đã được thiết lập.

n Cần có các biện pháp phối hợp với các nước trong hoạt động bảo tồn và trợ giúp các nước thành viên quản lý các loài đang được các nước bảo vệ.

n Chính sách đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thân thiện/có lợi cho môi trường: Cần có các hoạt động khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ và hàng hóa thân thiện với môi trường, với nền kinh tế giảm phát thải và chống chịu tốt hơn.

Về cơ bản, không có tiêu chí mới hay các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường cụ thể nào được đưa ra trong TPP. Tuy nhiên, TPP yêu cầu các nước thành viên tập trung vào thực hiện một cách có trách nhiệm và có hiệu quả các cam kết môi trường đa phương, song phương mà các nước thành viên đã tham gia và nhấn mạnh việc các nước cần tập trung vào thực hiện các quy định về môi trường của mình một cách hiệu quả. TPP không yêu cầu các quốc gia thành viên đưa ra một chính sách, quy định cụ thể nào về vấn đề môi trường riêng cho TPP mà khuyến khích các nước tăng cường thực hiện hiệu quả hơn các quy định hiện có của mỗi quốc gia.

Nhìn chung mức độ cam kết về các vấn đề cụ thể không quá ngặt nghèo và phần lớn đã được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Do đó, các cam kết môi trường trong TPP không có tác động lớn tới pháp luật, chính sách hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần xây dựng một lộ trình cụ thể, rõ ràng nhằm cụ thể hóa các hành động để thực hiện các vấn đề nêu ra ở chương này để chứng minh cam kết của mình. Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá cụ thể hơn về vấn đề trợ cấp nghề cá có thể là vấn đề ảnh hưởng tới Việt Nam vì theo yêu cầu các thành viên TPP phải loại bỏ trợ cấp dẫn đến việc đánh bắt không bền vững các nguồn lợi thủy sản. Thêm vào đó, Việt Nam cũng cần thực hiện các đánh giá chuyên ngành cụ thể hơn, chi tiết hơn về các tác động tiềm tàng (có lợi, bất lợi) của TPP với các ngành có liên quan chương môi trường. Cụ thể một số vấn đề cần có đánh giá và phân tích chi tiết hơn như bảo vệ môi trường chung, khai thác thủy sản, quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, buôn bán động thực vật hoang dã, quản lý loài ngoại lai xâm hại. Qua đó, có thể có những biện pháp củng cố hệ thống pháp luật, thực thi hiệu

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

67

CHƯƠNG

2

quả nhằm đáp ứng các yêu cầu của TPP. Trong các quy định về môi trường của TPP, liên quan đến vấn đề trợ cấp đánh bắt cá trên biển có quy định các thành viên TPP phải loại bỏ trợ cấp đánh bắt gây bất lợi tới tình trạng bền vững của nguồn lợi thủy sản và trợ cấp với tàu cá bất hợp pháp từ năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam có thể gia hạn thêm 2 năm đến năm 2023.

Đối với Việt Nam, mức độ cam kết về môi trường sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng phát triển bền vững.

2.3.11. Các cam kết về Cạnh tranh và Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)

TPP có một chương đề cập cam kết của các thành viên về tạo dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy thương mại và đầu tư. Mặc dù không đưa ra các chính sách cụ thể, TPP yêu cầu các chính sách, pháp luật của các thành viên phải đảm bảo một số yêu cầu chung, ví dụ:

n Ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh quốc gia để xử lý các hoạt động phản cạnh tranh;

n Duy trì cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, trên nguyên tắc không phân biệt đối xử (về quốc tịch);

n Thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng; n Đảm bảo các thủ tục tố tụng cạnh tranh (được phép tiếp cận thông tin, có cơ hội

để đưa chứng cứ bảo vệ mình, bảo vệ bí mật kinh doanh); n Hợp tác giữa các thành viên thông qua thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin.

Về tổng thể, TPP không đặt ra các yêu cầu hoàn toàn mới về chính sách cạnh tranh so với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, TPP có các quy định chi tiết về các cơ chế tố tụng cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này đi xa hơn so với quy định hiện tại chỉ cho phép khiếu nại hành chính, xử phạt hành chính và không có cơ chế bồi thường thiệt hại của pháp luật hiện hành.

Tương tự như trường hợp cam kết liên quan đến cạnh tranh, các cam kết liên quan đến chính sách với SME không chịu sự điều chỉnh của Cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP. Các thành viên TPP không cam kết các ưu đãi, cơ chế riêng cho SME mà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin cho SME để tạo điều kiện nhóm này tận dụng được các cơ hội từ TPP. Theo đó, các nước thành viên phải thiết lập và duy trì một website về TPP cho SME. Đồng thời một ủy ban về SME của TPP cũng được thành lập làm đầu mối cho những nỗ lực hợp tác giữa các nước trong hoạt động hỗ trợ SME.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

68

CHƯƠNG

2

2.3.12. Cam kết về Quản lý Hải quan và tạo thuận lợi thương mại

Tương tự như Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại của WTO được các nước Thành viên thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 12 năm 2013 (Hiệp định TFA), Hiệp định TPP đưa ra những cam kết về tính có thể dự đoán được, nhất quán và minh bạch trong quy trình hải quan của các nước thành viên. Các nước đồng ý về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để đảm bảo các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Các cam kết này được thể hiện thông qua các điều khoản cụ thể như sau:

n Hợp tác hải quan: các thành viên cần nỗ lực xây dựng và duy trì liên lạc về hợp tác hải quan, tạo thuận lợi cho việc trao đổi các thông tin liên quan tới thủ tục hải quan

n Ban hành xác định trước: Các bên phải ban hành một xác định trước, bằng văn bản cho các nhà nhập khẩu về mã số, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa…

n Phản hồi: các thành viên của TPP phải nhanh chóng cung cấp tư vấn hoặc thông tin liên quan đến dữ liệu thực tế khi có yêu cầu;

n Tự động hóa: mỗi Bên phải nỗ lực sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các thủ tục giải phóng hàng hóa; cho phép người sử dụng liên quan đến hoạt động hải quan được truy cập các hệ thống điện tử; sử dụng các hệ thống điện tử hoặc tự động hóa để phân tích rủi ro và xác định trọng điểm; nỗ lực triển khai các tiêu chuẩn và yếu tố chung cho dữ liệu xuất khẩu và nhập khẩu theo Mô hình Dữ liệu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO); cung cấp phương tiện cho phép nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể hoàn thành bằng phương pháp điện tử các yêu cầu đã được chuẩn hóa về xuất khẩu và nhập khẩu tại một điểm duy nhất.

Tuy nhiên, so với Hiệp định TFA, TPP đưa ra nhưng cam kết cụ thể và chi tiết hơn, cao hơn đối với một số thủ tục hải quan cụ thể:

n Thủ tục với hàng hóa chuyển phát nhanh: giải phóng hàng chuyển phát nhanh trong vòng sáu tiếng sau khi nộp các chứng từ hải quan cần thiết từ khi hàng đến;

n Thủ tục giải phóng hàng hóa: việc giải phóng hàng hóa trong một khoảng thời gian không dài hơn mức yêu cầu, để bảo đảm tuân thủ luật hải quan và, ở mức độ có thể, trong vòng 48 giờ kể từ khi hàng đến;

n Việc ban hành xác định trước: mỗi bên phải ban hành xác định trước một cách càng nhanh càng tốt và không có trường hợp nào muộn hơn 150 ngày sau khi Bên đó nhận được đơn yêu cầu (Hiệp định TFA không quy định số ngày tối đa).

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

69

CHƯƠNG

2

2.4. Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam - Cơ hội và Thách thức

2.4.1. Tác động của TPP về mặt Kinh tế

a. Đối với tăng trưởng và Đầu tư

Việc tham gia vào khu vực thị trường tự do chiếm tới 40% GDP toàn cầu sẽ có khả năng tạo ra một cú huých lớn với tăng trưởng và đầu tư của Việt Nam. Tổng cầu với sản xuất trong nước sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ việc cắt giảm thuế quan tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bên cạnh đó việc dỡ bỏ thuế quan nhập khẩu cũng sẽ làm giảm giá nguyên vật liệu đầu vào, phục vụ cho sản xuất trong nước. Thị trường tự do là tiền đề cần thiết để các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó mở rộng thị trường và tích lũy nền tảng công nghệ phục vụ phát triển.

Giống như việc gia nhập WTO trước đây, TPP hứa hẹn sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư nước ngoài mới. Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là khả năng tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn trong TPP, cùng với nguồn lao động dồi dào có chi phí cạnh tranh. Quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm trong TPP cũng tạo sức ép để các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển các công đoạn sản xuất tạo giá trị gia tăng cao vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ hay Nhật Bản.

Một tác động tích cực nữa của TPP nằm ở việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước theo những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Điều này có vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Mặt khác, mức độ bảo hộ ban đầu của Việt Nam tương đối cao so với các thành viên TPP khác. Khi tham gia TPP, nguồn lực sẽ được phân bổ tốt hơn nên hiệu quả sẽ được cải thiện.

Phát biểu về những lợi ích thu được từ TPP, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam nhận định:

“Về mặt kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 202517. Theo các nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP”.

17 Tăng thêm ở đây là so với kịch bản không có TPP. Toàn bộ trị giá tăng thêm này đã được quy đổi về giá cố định năm 2007

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

70

CHƯƠNG

2

Bên cạnh những tác động tích cực, TPP cũng đồng thời đặt ra những thách thức cho Việt Nam. Sự suy giảm, thậm chí phá sản của nhiều ngành, khu vực kinh tế vốn không có lợi thế so sánh có thể xảy ra khi Việt Nam mở cửa thị trường nội địa cho các nước thành viên TPP. Mặc dù lộ trình dỡ bỏ thuế quan của Việt Nam là tương đối dài với nhiều mặt hàng, ảnh hưởng tiêu cực của TPP lên một số bộ phận của nền kinh tế là khó tránh khỏi, đặc biệt trong ngắn hạn khi các chủ thể kinh tế chưa kịp chuyển đổi, thích ứng với môi trường mới.

Trên góc độ tổng thể của nền kinh tế, nhiều nghiên cứu định lượng đã chỉ ra tác động tích cực của TPP tới tăng trưởng kinh tế và đầu tư ở Việt Nam. Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) xây dựng các kịch bản về tác động của TPP đến nền kinh tế. Theo đó, trong hầu hết các kịch bản mô phỏng, Việt Nam là quốc gia thành viên có được mức thay đổi tương đối theo GDP lớn nhất (tính theo % GDP) nhờ tác động của TPP. Phân rã theo các yếu tố thành phần, tăng trưởng có được nhờ TPP chủ yếu đến từ thay đổi trong chi tiêu và đầu tư, hai yếu tố này vượt trội so với lượng nhập khẩu tăng lên khi thuế quan bị dỡ bỏ.

Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Hoa Kỳ (tính theo giá trị). Về cấu trúc của nền kinh tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thu hẹp của các ngành kém lợi thế hoặc lợi thế đang suy giảm (như thịt lợn, gà, sữa, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp). Trong khi đó, nền kinh tế sẽ có sự mở rộng cả về sản lượng lẫn lao động trong các ngành có lợi thế như dệt, may, da giầy, hay những ngành mang tính nội địa dịch vụ công và xây dựng. Đồng thời có sự dịch chuyển rõ rệt về các nguồn lực sản xuất từ các ngành thu hẹp sang các ngành mở rộng.

Nghiên cứu của Minor, Walmsley và Strutt (2015) cũng cho thấy trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TPP vào tăng trưởng GDP ở Việt Nam là 6,4% thì tác động của TPP là rất lớn nhất, đóng góp tới 0,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Trong các giai đoạn tiếp sau, tác động của Hiệp định TPP giảm dần: giai đoạn 2021-2025 đóng góp vào tăng trưởng GDP là 0,6 điểm phần trăm; giai đoạn 2026-2030 là 0,3 điểm phần trăm. Ước tính của Peter và Phuc (2015) đưa ra con số tuyệt đối 36 tỷ USD sẽ được tạo thêm nhờ của TPP trong giai đoạn đến năm 2025.

Đóng góp của các cấu phần nhờ tự do hóa thương mại trong các giai đoạn khác nhau không giống nhau. Trong giai đoạn đầu 2016-2020, việc giảm các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa có tác động lớn nhất đến GDP. Đến giai đoạn 2021-2030, việc giảm thuế quan có tác động lớn nhất, khi các dòng còn lại của thuế quan được loại bỏ ở hầu hết các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam. Tổng cộng trong cả giai đoạn 2016-2035, giảm thuế quan có tác động lớn nhất, chiếm 52% tổng tác động đối với GDP. Tiếp theo là việc dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa, chiếm 32% tác động. Cuối cùng, việc dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan đối với dịch vụ đóng góp khoảng 16% tổng tác động đối với GDP.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

71

CHƯƠNG

2

b. Tác động đến thương mại

Thương mại là một trong những lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ TPP. Trong các nước thành viên TPP có đến 4 thị trường mà hàng hóa Việt Nam chưa thể tiếp cận với thuế quan ưu đãi do chưa ký kết hiệp định FTA, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru. Với các thị trường còn lại, quy mô và mức độ cắt giảm thuế quan trong TPP cũng cao hơn so với những FTA hiện có.

Các nghiên cứu định lượng đều chỉ ra tác động thúc đẩy xuất khẩu của TPP. Theo Minor và cộng sự (2015), đến năm 2025, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn là 13,4% so với khi không thực hiện TPP, tương đương với bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2025 là 1,4% cao hơn so với khi không thực hiện TPP. Petri và cộng sự (2011) còn ước lượng tác động đến xuất khẩu cao hơn khi kết luận tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn 25,8% so với khi không thực hiện TPP vào năm 2025, tương đương với bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2025 là 2,5% cao hơn so với khi không thực hiện TPP. Vanzetti và Phạm Lan Hương (2015) ước lượng thấp nhất, theo đó xuất khẩu chỉ tăng 0,5 điểm phần trăm hàng năm trong giai đoạn 2016-2025 so với khi không thực hiện TPP.

Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu cũng có thể tăng mạnh đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép, hóa chất; hoặc các ngành phục vụ sản xuất kinh doanh như xây dựng, thương mại, vận tải, bưu chính. Minor và cộng sự (2015) ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng nhập khẩu tăng khoảng 15,7% so với trường hợp không thực hiện TPP. Petri và cộng sự (2011) ước lượng mức tăng nhập khẩu cao hơn, tới 26%. Còn Vanzetti và Phạm Lan Hương (2015) đưa ra tác động thấp nhất ở mức 5,2% vào năm 2025.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn trước 2025. Nhưng đến năm 2030, mức tăng xuất khẩu (16,5% so với khi không thực hiện TPP) sẽ đuổi kịp và cao hơn nhập khẩu (16%). Do vậy, ảnh hưởng của TPP tới cán cân thương mại trong dài hạn là tích cực.

c. Tác động đến các ngành kinh tế

Mặc dù TPP có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại nói chung, nhưng tác động không đồng đều giữa các ngành kinh tế. Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) chỉ ra rằng một số ngành có thể bị tác động tiêu cực. Trong khi dệt may, tơ lụa là những ngành hưởng lợi nhiều nhất, ngành chăn nuôi, đồ gỗ, hóa chất nằm trong nhóm ngành bị ảnh hưởng tiêu cực.

Minor và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng mặc dù tổng khối lượng xuất khẩu tăng, nhưng có khác biệt khá lớn giữa các ngành. Xuất khẩu của các ngành dệt, may, giày dép hay sản phẩm công nghiệp chế tác tăng mạnh, khoảng 30% vào năm 2035 so với

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

72

CHƯƠNG

2

khi không thực hiện TPP. Trong khi đó, tất cả các ngành khác (nông nghiệp, khai mỏ và dịch vụ) giảm nhẹ. Nông nghiệp và xuất khẩu dịch vụ tăng nhẹ vào cuối giai đoạn (năm 2035).

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam chiếm khoảng 15,4% kim ngạch xuất khẩu năm 2015. Gần như tất cả các ngành nông nghiệp, từ thóc, ngũ cốc để chế biến nông sản và các sản phẩm lâm nghiệp đều bị giảm xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2025. Sau năm 2025, khi vốn đầu tư tăng lên, xuất khẩu phục hồi ở mức độ nhất định. Đến năm 2035, chế biến nông sản xuất khẩu và sản phẩm lâm nghiệp phục hồi xuất khẩu so với khi không có TPP.

Xuất khẩu dầu khí và khoáng sản, chiếm khoảng 16,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 bị giảm do thực hiện TPP. Những sản phẩm này thường không chịu mức thuế cao ở các nước TPP, nhưng chịu tác động chủ yếu của việc tăng chi phí vốn và lao động phổ thông do xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tác tăng mạnh (là các ngành cũng sử dụng nhiều vốn và lao động).

Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tác, chiếm 58,1% kim ngạch xuất khẩu năm 2015, nhìn chung tăng trong giai đoạn 2015-2035, mặc dù hóa chất và điện tử bị giảm nhẹ trong giai đoạn 2016-2020. Các ngành này nhanh chóng phục hồi khi vốn tăng và tiến trình tự do hóa tiếp tục. Dệt, may và da giày chiếm tới gần một phần ba kim ngạch xuất khẩu năm 2015. Do thuế quan các sản phẩm này trong khu vực TPP là thuộc nhóm cao nhất, bình quân khoảng 17,1% đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và 20,6% ở những quốc gia khác trong TPP nhưng ngoài châu Á. Nhờ đó, xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam tăng khoảng 60% vào năm 2035 so với khi không có TPP.

2.4.2. Tác động của TPP tới xã hội

Về tổng thể, TPP sẽ tác động đến các khía cạnh xã hội bằng các quy định ràng buộc trong nội dung hiệp định hoặc gián tiếp thông qua quá trình tăng trưởng kinh tế, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập.

a. Tác động tới người lao động

Nếu như mục đích của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là tạo ra một thị trường chung tiềm năng, thu hút đầu tư từ các nước ngoại khối, thì TPP lại hướng tới tăng cường hình thành chuỗi cung ứng và đầu tư nội khối. Chính vì vậy, thị trường lao động Việt Nam sẽ không có nhiều biến động gây ra bởi vấn đề dịch chuyển lao động, di cư trong TPP.

Một trong những tác động được kỳ vọng của TPP là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Các cơ hội xuất khẩu đi cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài và quá trình mở rộng sản xuất sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, đặc biệt lao động phổ thông và có kỹ năng trung bình trong các ngành dệt may, giày dép.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

73

CHƯƠNG

2

Nghiên cứu của Minor và cộng sự (2015) chỉ ra rằng các ngành có định hướng xuất khẩu và mở rộng sản xuất nhờ TPP sẽ thu hút lao động từ các ngành với năng lực cạnh tranh thấp hơn trong nền kinh tế. Theo đó lao động sẽ chuyển từ nông nghiệp, khai khoáng, dịch vụ sang công nghiệp chế tác. Đặc biệt, lao động phổ thông có thể rút ra khỏi ngành nông nghiệp (chiếm tới 55% tổng lao động phổ thông trong nền kinh tế) để hỗ trợ việc mở rộng sản xuất công nghiệp.

Cùng với đó, mức lương của người lao động cũng tăng nhờ tác động của TPP, mức tăng khác nhau không đáng kể với các nhóm lao động. Minor và cộng sự (2015) ước tính rằng mức lương của lao động phổ thông tăng khoảng 11% vào năm 2025 so với khi không thực hiện TPP. Các nhóm lao động còn lại được hưởng mức tăng lương khoảng gần 10%.

Một vai trò khác TPP là nâng cao quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam. Theo cam kết song phương của Việt Nam với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các tổ chức nghiệp đoàn độc lập theo khung thời gian nhất định. Theo đó, kể từ thời điểm TPP có hiệu lực, trong vòng 05 năm, Việt Nam phải xây dựng được khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thi hành cam kết trên. Điều này chắc chắn sẽ tăng cường quyền của người lao động Việt Nam, nâng cao sức mạnh đàm phán với doanh nghiệp và chính quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình lao động. Cam kết này cũng thúc đẩy sự hình thành các hiệp hội, nghiệp đoàn liên kết giữa những người lao động trong cùng một vùng, một ngành. Tiếng nói của người lao động do đó sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với trước đây.

Thêm vào đó, cam kết này cũng tạo ra nhiều trách nhiệm giải trình hơn đối với doanh nghiệp và chính quyền trong quá trình tuyên truyền, phổ biến chính sách của mình đối với người lao động. Nó đặt ra những yêu cầu chính trị cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng như các công đoàn cơ sở cần phải thay đổi cách hoạt động nếu muốn thực sự trở thành tiếng nói của người lao động trong những năm tới, do sức ép cạnh tranh có thể xuất hiện từ các nghiệp đoàn độc lập.

Sự hình thành các nghiệp đoàn độc lập có thể là những viên gạch đầu tiên tạo nên sự phát triển của hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ của Việt Nam. Đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng XHCN dựa trên ba trụ cột thị trường, nhà nước, và xã hội18.

18 Trương Đình Tuyển (2015), Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng XHCN là gì? Thời báo Kinh tế Sài Gòn, http://www.thesaigontimes.vn/128900/Kinh-te-thi-truong-hien-dai-theo-dinh-huong-XHCN-la-gi.html, truy cập ngày 7/4/2016

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

74

CHƯƠNG

2

b. Tác động tới sự phát triển bền vững của xã hội

Hiệp định TPP có thể mang lại những tác động tích cực đến mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam. Phụ nữ được khuyến khích tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế thông qua các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc hợp tác, tăng cường năng lực của phụ nữ, bao gồm cả người lao động và chủ doanh nghiệp (Điều 23.4, chương 23). Những hoạt động này có thể bao gồm việc tư vấn hoặc đào tạo thông qua trao đổi cán bộ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong các lĩnh vực: (i) các chương trình hỗ trợ phụ nữ xây dựng kỹ năng và năng lực, tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, công nghệ và tài chính; (ii) xây dựng mạng lưới các lãnh đạo nữ; và (iii) xác định những thực hành tốt nhất về tạo dựng môi trường làm việc linh hoạt.

Khía cạnh môi trường cũng sẽ được cải thiện khi TPP yêu cầu Chính phủ các nước thành viên trong đó có Việt Nam phải có chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên theo hướng chặt chẽ hơn, nâng dần mức độ bảo vệ, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền của tổ chức, cá nhân trong việc kiện đòi bồi thường hoặc khắc phục hậu quả của sự suy giảm môi trường lên Ủy ban Môi trường của TPP. Việc thực hiện các điều khoản trong TPP sẽ giúp các tổ chức, cá nhân tăng thêm quyền giám sát và bảo vệ môi trường, tạo thêm trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp và chính quyền trong quá trình đầu tư, sản xuất, hoạt động thương mại. Nếu người dân có thể tận dụng tốt những quy định này, đây sẽ là cơ sở tốt để nâng cao chất lượng môi trường họ đang trực tiếp sinh sống, là tiền đề vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững.

Những quy định về việc thúc đẩy và khuyến khích hoạt động bảo vệ môi trường, như về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học (Điều 20.13), về bảo vệ đa dạng sinh học khỏi sinh vật ngoại lai xâm lấn (Điều 20.14), hay về đánh bắt hải sản (Điều 20.16) mặc dù sẽ tạo ra một số chi phí kinh tế cho Việt Nam nhưng đồng thời sẽ đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng. Những quy định này của TPP sẽ ngăn cản sự xuống cấp về môi trường đang có xu hướng diễn ra nhanh hơn thời gian gần đây ở Việt Nam và gây hậu quả lớn, lâu dài đến toàn xã hội. Đặc biệt trong khuôn khổ TPP, Việt Nam có thể nhận được những hỗ trợ từ các quốc gia thành viên khác theo quy định về việc tạo hành lang pháp lý để các nước hợp tác, hỗ trợ nhau chuyển đổi sang một nền kinh tế ít phát thải và có sức chống chịu (Điều 20.15).

Một tác động xã hội đáng chú ý khác của TPP là ở khía cạnh khuyến khích các chương trình đầu tư vào Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, và Đổi mới (Điều 23.5, chương 23). Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi các kinh nghiệm, nhận viện trợ quốc tế liên quan tới đầu tư cho lĩnh vực này, thông qua Ủy ban Phát triển của TPP.

Tóm lại, TPP cho thấy nỗ lực của các nước thành viên trong quá trình tạo dựng nền tảng phát triển bền vững, điều này thể hiện ở những chương dành riêng để nói về vấn đề phát triển (chương 23) và bảo vệ môi trường (chương 20). Đây là nhưng khuôn khổ thể chế cần thiết để Việt Nam không đi vào vết xe đổ của nhiều quốc gia đã phải trả giá đắt trên khía cạnh môi trường sống và môi trường xã hội khi hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong đó Trung Quốc là một ví dụ nổi bật gần đây.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

75

CHƯƠNG

2

2.4.3. Tác động của TPP tới thể chế - pháp luật

TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ có những tác động nhất định tới bốn khía cạnh trong thể chế pháp luật Việt Nam: (i) xây dựng bộ máy pháp quyền; (ii) cải cách hành chính công; (iii) cải cách DNNN và (iv) các thể chế quy định trong từng lĩnh vực.

a. Tác động tới xây dựng bộ máy pháp quyền

TPP sẽ tạo áp lực đẩy nhanh việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó có đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng. Điều này một mặt đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy lập pháp và hành pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt khác đây cũng là những tiêu chuẩn mà Việt Nam đang cố gắng hướng đến để xây dựng một nhà nước theo tôn chỉ của dân, do dân và vì dân.

Tác động rõ nhất để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về đầu tư, đấu thầu, lao động, sở hữu trí tuệ… cho phù hợp với các quy định trong hiệp định và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, tác động lớn hơn có thể nằm ở khía cạnh ứng xử của các cơ quan hành pháp, tư pháp với pháp luật. Trong TPP quy định cơ chế các nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện một Chính phủ nếu ứng xử sai quy tắc và gây thiệt hại cho họ. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, khi hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và bồi đắp, đây là một trong những rủi ro rất lớn đối với Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, đây đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật của các cơ quan hành pháp, tránh những hành động tùy tiện có thể gây thiệt hại đến khu vực tư nhân.

Hai nước ASEAN khác cùng tham gia TPP với Việt Nam là Malaysia và Singapore đều cho thấy mức độ cao về bộ máy pháp quyền. Vì vậy, với những nỗ lực mà TPP đặt ra trong một sân chơi chung, doanh nghiệp và người dân Việt Nam kỳ vọng Việt Nam sẽ cải cách mạnh mẽ bộ máy pháp quyền, nâng cao chất lượng ngang tầm với các đối tác như Singapore hay Malaysia, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, phát triển bền vững. Tuy nhiên, kỳ vọng đó còn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực thực hiện các cam kết trong TPP của Việt Nam cũng như khả năng tận dụng những cải cách bắt buộc, đẩy thêm vào những cải cách toàn diện trong quá trình thực thi pháp luật.

Thách thức dành cho Việt Nam đặc biệt lớn khi phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch trong TPP, vốn được nhắc tới xuyên suốt và quy định riêng ở Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng. Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam đang trong giai đoạn dự thảo và nếu ra đời sẽ là một sự chuẩn bị tốt để đáp ứng các tiêu chí về minh bạch trong TPP. Luật sẽ tạo cơ chế cho phép nhiều hơn sự tham gia của người dân trong quá trình đối chất luật lệ, quy trình thủ tục hành chính, tăng cường hơn nữa tính minh bạch của chính quyền.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

76

CHƯƠNG

2

b. Tác động tới cải cách hành chính

Việt Nam đang ở trong giai đoạn 3 (2011 - 2020) của quá trình cải cách hành chính công được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI (1986). Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhất định, quá trình cải cách này đang bị “chững” lại trong vài năm trở lại đây. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ qua chỉ số PAR Index, tiến độ cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước còn chậm. Giá trị trung bình PAR INDEX 2014 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt 76,99%, thấp hơn so với năm 2013 (77,25%).

Trong thời gian tới, các thủ tục hành chính, đặc biệt là công tác thông quan trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ phải cải thiện mạnh mẽ để đáp ứng các cam kết trong TPP. Ví dụ, theo Điều 5. 10, trong Chương Hải Quan, TPP quy định thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới sẽ nhỏ hơn 48 giờ kể từ khi hàng đến. So với khả năng hiện tại của Hải quan Việt Nam, đây sẽ là những thách thức rất lớn.

Hầu hết các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu sẽ được yêu cầu loại bỏ trong TPP, điều này sẽ cải thiện đáng kể mức độ hiệu quả trong giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới năm 2014, giao thương hàng hóa tại biên giới của Việt Nam phải tuân thủ qua 5 giấy tờ để xuất khẩu và 8 giấy tờ để nhập khẩu, thời gian xuất khẩu hàng hóa là 21 ngày, nhập khẩu là 21 ngày, cao hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến trong ASEAN như Singapore và Malaysia (Bảng 8). Tiến trình cải cách thủ tục xuất nhập khẩu của hải quan và các bộ ngành có liên quan sẽ giúp Việt Nam có thể theo kịp thậm chí vượt thời gian thông quan hàng hóa đối với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Điều này cũng sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thông vào Việt Nam, tăng sức cạnh tranh về mặt thể chế cho Việt Nam.

Số giấy tờ xuất khẩu

Thời gian xuất khẩu (ngày)

Chi phí xuất khẩu (USD)

Số giấy tờ nhập khẩu

Thời gian nhập khẩu

(ngày)

Chi phí nhập khẩu (USD)

Singapore (1) 3 6 460 3 4 440

Malaysia (5) 4 11 450 4 8 485

Thái Lan (24) 5 14 595 5 13 760

Philippines (42) 6 15 585 7 14 660

Indonesia (54) 4 17 615 8 23 660

Việt Nam (65) 5 21 610 8 21 600

Myanmar (113) 9 25 670 9 27 660

Campuchia (114) 8 22 795 9 24 930

Lào (161) 10 23 1950 10 26 1910

Bảng 8. Xếp hạng về Chỉ số Thương mại qua Biên giới, năm 2014

Nguồn: VCCI (2016)

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

77

CHƯƠNG

2

Ngoài ra, những thay đổi thể chế theo hướng minh bạch, giảm thiểu tham nhũng sẽ bắt buộc phải được xây dựng tại Việt Nam, những yêu cầu về thuận lợi về môi trường đầu tư cho các thành viên TPP, quy định mới về mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ... cũng sẽ phần nào gây áp lực cho vấn đề cải cách hành chính của Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện dịch vụ công. Tuy nhiên, mức độ thay đổi cũng vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam trong quá trình hội nhập TPP.

c. Tác động tới thể chế, pháp luật với DNNN

Hiệp định TPP sẽ có những tác động tích cực, đẩy nhanh việc hình thành một thể chế mang tính thị trường cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các cam kết trong TPP yêu cầu Việt Nam phân biệt các DNNN thương mại với các DNNN được chỉ định hoạt động độc quyền trên một số thị trường. Việc này giúp phân tách chức năng kinh doanh của đa số các DNNN khỏi chức năng điều tiết nhà nước, và hình thành một cơ chế giám sát minh bạch hoạt động của các DNNN này. Cụ thể, TPP yêu cầu công khai danh sách của tất cả các DNNN và phân loại DNNN, đi kèm với thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh cho thông tin đại chúng có thể tiếp cận, điều mà hiện Việt Nam chưa thực hiện. Điều này được kỳ vọng sẽ làm hoạt động cải cách DNNN sẽ diễn ra thực chất và có hiệu quả hơn trước đây.

Do phạm vi điều chỉnh tương đối hạn chế cùng rất nhiều ngoại lệ, TPP dự kiến áp dụng với không nhiều DNNN hiện đang hoạt động. Tuy nhiên, bằng việc tiếp cận số lượng điều chỉnh DNNN theo hướng mở; chỉ đưa ra các trường hợp nào bị loại trừ một cách cụ thể, môi trường kinh doanh trong nhiều ngành ở Việt Nam vẫn được hưởng lợi một cách rõ nét.

Việt Nam có các điều khoản bảo lưu cho nhiều DNNN có thiên hướng thương mại lớn như: PetroVietnam, Vinacomin, Vietnam Airlines, Vinalines… Do đó, TPP cũng sẽ chỉ là một bản lề cải cách nếu như không có những nỗ lực thực sự từ hệ thống chính trị Việt Nam.

d. Tác động tới các thể chế quy định trong một số lĩnh vực

Các cam kết của Việt Nam trong TPP làm thay đổi nhiều quy định, cũng như cách tiếp cận của pháp luật trong quản lý ngành tại Việt Nam. Các cơ chế cạnh tranh, bảo vệ quyền tài sản được thiết lập rõ ràng hơn, đi cùng với đó là tính tương tác giữa các tổ chức, cá nhân và chính quyền Việt Nam sẽ thường xuyên và hiệu quả hơn.

Pháp luật liên quan tới đầu tư

Hiện tại, Luật Đầu tư 2014 đã quy định những nguyên tắc áp dụng chung cho đầu tư tại Việt Nam, đồng thời những quy định này cũng phù hợp với phần lớn các nguyên tắc của TPP về đầu tư. Tuy nhiên, theo cam kết của TPP, các tổ chức nước ngoài có thể kiện Nhà nước Việt Nam khi nhận thấy quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài không được

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

78

CHƯƠNG

2

bảo đảm. Do TPP yêu cầu sự minh bạch trong quá trình tố tụng nên nó có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam nếu các nhà đầu tư TPP khác cũng sử dụng lập luận tương tự để đi kiện Nhà nước Việt Nam. Đây là thách thức thực sự to lớn, Việt Nam buộc phải minh bạch quy định, trình tự, thủ tục hơn khi đối xử với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong TPP.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp Việt Nam, pháp luật Việt Nam hiện chưa ghi nhận quyền khởi kiện theo một cơ chế tương tự cho các nhà đầu tư nội địa. Nếu có tranh chấp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp vẫn sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện hành, bao gồm: khiếu nại hành chính (theo pháp luật về khiếu nại), khởi kiện ra trọng tài (theo tố tụng trọng tài nội địa) và/hoặc Tòa án (theo tố tụng hành chính) với phạm vi và điều kiện theo qui định của pháp luật nội địa. Nếu không có cơ chế trọng tài công minh, độc lập giữa hai bên thì sự thiệt thòi sẽ nghiêng phần nhiều về phía các nhà đầu tư trong nước.

Pháp luật liên quan tới đấu thầu trong mua sắm Chính phủ

Luật Đấu thầu 2013 tồn tại những điểm chưa tương thích với cách thức quy định trong TPP. Việt Nam cần có những điều chỉnh hợp lý về các hình thức đấu thầu trong Luật Đấu thầu giống cam kết của TPP bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu lựa chọn (selective tendering) và đấu thầu hạn chế (limited tendering). Đấu thầu hạn chế trong TPP gần giống với chỉ định thầu nhưng đấu thầu hạn chế sẽ được chỉ định nhiều hơn một nhà đầu tư. Luật liên quan tới đấu thầu cũng nên quy định theo hướng hạn chế dần phương pháp đấu thầu hạn chế (hay chỉ định thầu) theo những cam kết của TPP vì nó triệt tiêu tính cạnh tranh.

Tác động của TPP đối với mức độ cạnh tranh trong đa số các gói thầu công có thể sẽ không thay đổi lớn sau TPP do các quy định về giới hạn các loại hàng hóa bị điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện theo luật đấu thấu sẽ phải trở nên minh bạch hơn dưới sức ép của TPP. Ví dụ, các gói thầu về dược phẩm sẽ dần dần được điều chỉnh công khai. Mặt khác, Việt Nam cũng có thể chủ động mở rộng phạm vi đấu thầu như cam kết với TPP cho cả các gói thầu không được điều chỉnh trong TPP, để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ trúng thầu.

Pháp luật liên quan tới nghiệp đoàn và hiệp hội

Hoạt động công đoàn chắc chắn sẽ có những sự thay đổi rất lớn khi TPP có hiệu lực. Theo cam kết song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam phải công nhận quyền thành lập công đoàn cơ sở độc lập tại doanh nghiệp của người lao động. Công đoàn này có thể độc lập với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và được công nhận quyền tự quyết và quyền liên kết.

Thực hiện những cam kết trong TPP, Việt Nam phải thay đổi Luật Công đoàn 2012 và hệ thống pháp luật, thể chế liên quan. Rộng hơn, bàn đạp cải cách pháp luật về công đoàn để xây dựng quy định về Hội theo hướng mở rộng không gian dân sự, cho phép quyền tự do thành lập Hội trong khuôn khổ pháp luật của người dân.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

79

CHƯƠNG

2

Pháp luật liên quan tới thương mại điện tử

Hiện tại Việt Nam chưa có luật về thương mại điện tử, quy định liên quan tới lĩnh vực này nằm trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thương mại điện tử. TPP sẽ giúp quy định của Việt Nam trong lĩnh vực này trở nên thông thoáng, tăng tính tự do cho nhà cung cấp và người sử dụng. Cụ thể, các quy định sẽ phải giảm bớt hoặc loại bỏ các biện pháp kiểm soát khắt khe đối với các nhà cung cấp dịch vụ kết nối, với các doanh nghiệp sử dụng phương thức thương mại điện tử, trong đó có cả các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… tại các trang mạng, kể cả mạng xã hội.

Theo cam kết trong TPP, luật pháp Việt Nam sẽ hướng tới hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào việc tiếp cận, kết nối của người tiêu dùng với các trang web thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng truy cập các trang điện tử, thông tin nhiều chiều. Điều đó tạo áp lực lên các báo chí chính thức của Việt Nam phải đưa tin tức đúng đắn, kịp thời và chính xác tới người dân.

Pháp luật liên quan tới phòng chống tham nhũng

Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn theo các cam kết trong TPP. Luật phòng chống tham nhũng cần được điều chỉnh lại định nghĩa tham nhũng, thay vì liệt kê như hiện nay, chuyển sang định nghĩa rộng hơn về hành vi tham nhũng. Theo đó, tại Chương minh bạch hóa và phòng chống tham nhũng, tham nhũng sẽ được hiểu không chỉ là hành động để mang lại lợi ích cho bản thân công chức, mà cho cả các trường hợp lợi ích cho một chủ thể khác, để đánh đổi lại việc công chức sẽ làm hoặc không làm một việc nào đó thuộc chức trách của mình. Thêm vào đó, các hình thức xử lý hình sự cho hành vi tham nhũng cũng cần nghiêm khắc hơn so với hiện hành.

TPP cũng khuyến khích một cơ chế minh bạch hơn, khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong chống tham nhũng, cụ thể “áp dụng hoặc duy trì các biện pháp mà tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ tự do tìm kiếm, nhận, công bố và phổ biến thông tin liên quan đến tham nhũng” (Điều 26.10, Hiệp định TPP).

Pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ

Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải thay đổi đáng kể hệ thống pháp luật về thực thi sở hữu trí tuệ với nhiều yêu cầu chi tiết về cơ chế, cách thức, các quyền và nghĩa vụ các bên liên quan tới quá trình thực thi; các quy định, quy trình xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ minh bạch, khắt khe hơn nhiều so với trước đây, bao gồm cả hình thức xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại vi phạm.

Ngoài ra, thể chế pháp luật trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, nguồn gốc xuất xứ, dịch vụ, cạnh tranh… cũng sẽ chịu những tác động nhất định bởi các quy định của TPP. Những quy định có xu hướng tăng tính minh bạch, công bằng của hệ thống pháp luật, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền sở hữu và quyền khiếu nại, tố cáo những sai phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

80

CHƯƠNG

3

CHƯƠNG 3

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

81

CHƯƠNG

3

3.1. Quốc hội Việt Nam với việc Phê chuẩn Hiệp định TPP

3.1.1. Cơ sở Pháp lý của việc Phê chuẩn Hiệp định TPP

Mặc dù các bộ trưởng thương mại đại diện cho Chính phủ 12 nước thành viên đã chính thức ký Hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016 tại thành phố Auckland, New Zealand, để Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định này cần được phê chuẩn theo quy định của pháp luật mỗi nước. Theo thống nhất của 12 nước thành viên, Hiệp định TPP sẽ chỉ có hiệu lực theo một trong ba kịch bản:

Kịch bản 1: Tất cả các nước thành viên hoàn tất các thủ tục phê chuẩn nội bộ của mình, khi đó TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày các nước thông báo cho New Zealand (nước đóng vai trò cơ quan lưu chiểu của Hiệp định).

Kịch bản 2: Có quốc gia không hoàn thành thủ tục phê chuẩn nội bộ trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ký nhưng có ít nhất 06 quốc gia hoàn thành và chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực (tính theo số liệu năm 2013, tức phải bao gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản), TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó;

Kịch bản 3: Quá thời hạn 02 năm kể từ ngày ký, TPP định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày khi có đủ số lượng từ 06 quốc gia trở lên và chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực hoàn thành thủ tục phê chuẩn.

Với các kịch bản 2 và 3, TPP chỉ có hiệu lực đối với các nước đã hoàn tất quá trình phê chuẩn “đợt đầu”. Các nước thành viên phê chuẩn sau đó, phải thông báo với các nước đã thông qua và trong vòng 30 ngày, Hội đồng TPP bao gồm đại diện các nước thành viên đã phê chuẩn TPP sẽ quyết định xem có đồng ý để Hiệp định có hiệu lực với nước thông báo đó không.

3.1.2. Vai trò của Quốc hội đối với việc phê chuẩn Hiệp định TPP

Vai trò của Quốc hội trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013 (khoản 14 Điều 70), theo đó Quốc hội có thẩm quyền “Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội”.

Theo đó, Quốc hội chỉ phê chuẩn những điều ước quốc tế như sau:

(1) Điều ước quốc tế về chiến tranh - hòa bình; chủ quyền quốc gia;

(2) Điều ước quốc tế về tư cách Việt Nam tại các tổ chức thương mại, các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng;

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

82

CHƯƠNG

3

(3) Điều ước quốc tế về quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

(4) Điều ước quốc tế có chứa những quy định trái với luật Việt Nam.

Hiệp định TPP là một hiệp định FTA mở, có phạm vi điều chỉnh rộng và cam kết rất sâu rộng; liên quan đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền có việc làm, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, quyền được sống trong môi trường trong lành. Ngoài ra, theo những nghiên cứu, rà soát ban đầu, Hiệp định TPP có một số nội dung trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản luật liên quan đến vấn đề lao động, công đoàn, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ... Như vậy, theo quy định của Hiến pháp, Luật Điều ước Quốc tế năm 2005, Quốc hội Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn để chấp nhận sự ràng buộc của Hiệp địnhTPP đối với Việt Nam. Qua việc phê chuẩn này, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, các cơ quan hữu quan sẽ có căn cứ pháp lý để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực thi các cam kết của Hiệp định này.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, với phương châm chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế được khẳng định tại Điều 12, Hiến pháp 2013, việc Quốc hội xem xét và phê chuẩn hiệp định TPP thể hiện trách nhiệm của Quốc hội trong thực thi Hiến pháp cũng như sự ủng hộ tích cực của Quốc hội đối với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

3.1.3. Quy trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP

Theo quy định tại Mục 5, Chương II, Luật Điều ước Quốc tế (2016), Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định TPP theo trình tự gồm các bước như sau:

Bước 1. Đề xuất phê chuẩn Hiệp định TPP

Việc đề xuất trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. Điều này được quy định tại Nghị quyết 719/2014/UBTVQH ngày 6/1/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện khoản 2, Điều 2 Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của Luật Ký kết và Gia nhập Điều ước Quốc tế của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 41/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 vừa được Quốc hội khóa XIII quyết định sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 11 (Luật Điều ước Quốc tế 2016), Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Hiệp định TPP sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP. Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

83

CHƯƠNG

3

thẩm tra Hiệp định TPP đến cơ quan thẩm tra.

Hồ sơ của Chủ tịch nước trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định TPP phải có các tài liệu sau đây19 :

a) Tờ trình của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ lý do đề nghị Quốc hội quyết định phê chuẩn, đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với Hiệp định TPP (nếu có); kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để thực hiện Hiệp định TPP;

b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, ý kiến của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định TPP;

c) Toàn văn Hiệp định TPP, bản dịch Hiệp định bằng tiếng Việt.

Bước 2. Thẩm tra Hiệp định TPP

Theo quy định tại Điều 33 của Luật Điều ước Quốc tế, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội là cơ quan chủ trì thẩm tra điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Phạm vi thẩm tra Hiệp định TPP bao gồm các nội dung sau: (i) Sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định; (ii) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn Hiệp định; (iii) Tính hợp hiến và mức độ tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; (iv) Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần Hiệp định; (v) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế.

Theo Điều 33 về Thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế, Luật Điều ước 2016, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội chủ trì thẩm tra một điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Vì vậy, trong tiến trình phê chuẩn Hiệp định TPP của Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại giữ vai trò là cơ

19 Điều 31, Luật Điều ước quốc tế (2016).

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

84

CHƯƠNG

3

quan chủ trì và báo cáo kết quả thẩm tra Hiệp định TPP tới Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Việc thẩm tra Hiệp định TPP được tiến hành như sau:

(a) Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra Hiệp định TPP đến Ủy ban Đối ngoại và Cơ quan tham gia thẩm tra Hiệp định TPP chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và chậm nhất là 30 ngày trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội.

(b) Ủy ban Đối ngoại tổ chức phiên họp để thẩm tra Hiệp định TPP với sự tham gia của Hội đồng dân tộc, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm tra. Hồ sơ đề nghị thẩm tra bao gồm (1) Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế; (2) Báo cáo thuyết minh của Chính phủ; (3) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, ý kiến của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và toàn văn Hiệp định TPP.

Để tiến hành thẩm tra Hiệp định TPP, Ủy ban Đối ngoại với tư cách là cơ quan chủ trì sẽ nghe đại diện Chính phủ trình bày về Hiệp định TPP; các đại biểu tham dự phiên họp thẩm tra gồm: đại diện Thường trực Uỷ ban Đối ngoại, đại diện Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban tham gia thẩm tra và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp phát biểu ý kiến và nêu câu hỏi. Trong quá trình thẩm tra, đại diện Chính phủ trình bày bổ sung ý kiến để làm rõ vấn đề mà Uỷ ban Đối ngoại, đại biểu tham dự phiên họp thẩm tra nêu ra hoặc yêu cầu. Kết thúc phiên họp thẩm tra, chủ tọa phiên họp kết luận; đối với những vấn đề quan trọng và cần thiết thì chủ tọa phiên họp lấy biểu quyết. Báo cáo thẩm tra Hiệp định TPP trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên Uỷ ban Đối ngoại và ý kiến của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban tham gia thẩm tra.

Bước 3. Quốc hội tiến hành Phê chuẩn Hiệp định TPP

Theo quy định tại Luật Điều ước Quốc tế 2016 (Điều 36), Quốc hội tiến hành phê chuẩn Hiệp định TPP tại kỳ họp Quốc hội. Trình tự, thủ tục Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP tại kỳ họp Quốc hội được thực hiện như sau:

§ Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về đề nghị phê chuẩn Hiệp định TPP;

§ Đại diện Chính phủ thuyết trình về Hiệp định TPP;

§ Đại diện Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;

§ Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản của Hiệp định TPP; trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

85

CHƯƠNG

3

hội có thể thảo luận về nội dung Hiệp định TPP trong trường hợp cần thiết.

Trong quá trình thảo luận, cơ quan đề xuất phê chuẩn Hiệp định TPP được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến nội dung Hiệp định.

§ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định TPP.

Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định TPP được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định TPP. Chủ tịch nước ký lệnh công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định TPP.

Theo thông lệ, nội dung Nghị quyết phê chuẩn Điều ước quốc tế của Quốc hội thể hiện quan điểm của Quốc hội đối với Điều ước quốc tế và đề ra các giải pháp để triển khai thực thi Điều ước quốc tế. Theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã quy định rõ việc: (i) áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới và (ii) trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua nhiều nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế theo tờ trình của Chủ tịch nước như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO... Nội dung của các nghị quyết này đa số ngắn gọn, nêu rõ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện Công ước; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện các Nghị quyết này.

Luật Điều ước Quốc tế 2016 có quy định, trường hợp có quy định khác với pháp luật trong nước thì ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế. Ngoài việc thừa nhận tính ưu tiên trong việc áp dụng các quy định của điều ước quốc tế mà các đạo luật của Việt Nam đã thừa nhận, thì còn có 2 khả năng mà Quốc hội có thể xem xét và quyết định là:

(i) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện;

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

86

CHƯƠNG

3

(ii) Quyết định hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế (chuyển hoá vào pháp luật trong nước).20

Mặt thuận lợi cơ bản của việc áp dụng trực tiếp các cam kết ở chỗ đây là thủ tục nhanh, gọn trong công tác lập pháp. Trong trường hợp này, Nghị quyết phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP của Quốc hội sẽ nêu cụ thể các nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam. Từ đó, nhiều khả năng là trong Nghị quyết phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, Quốc hội cần khẳng định và thừa nhận hiệu lực thi hành ngay các cam kết của Việt Nam nếu các quy định này đã “đủ rõ, chi tiết”.

Trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật Việt Nam, vấn đề đặt ra là những cam kết của Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP chỉ trong phạm vi của các nước thành viên TPP. Trong khi đó, khi được nội luật hóa, theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), các nước không phải là thành viên TPP cũng có thể được hưởng lợi. Vì vậy, ngoài việc rà soát để đánh giá mức độ tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam với các cam kết trong TPP, cũng rất cần phân loại những cam kết nền chung có lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước như công khai, minh bạch, chống tham nhũng... để nội luật hóa vào các quy định pháp luật của Việt Nam và những quy định nào chỉ dành riêng cho các nước thành viên TPP để có văn bản hướng dẫn, tránh áp dụng MFN cho các nước không tham gia TPP.

Việc sớm phê chuẩn Hiệp định TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quyết tâm chính trị cao của Việt Nam, thể hiện vai trò thành viên chủ động, tích cực trong TPP; góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật trong nước để sẵn sàng thực thi hiệu quả các cam kết; đồng thời có đủ thời gian để các doanh nghiệp, người dân và toàn bộ xã hội chuẩn bị, chủ động tham gia khi Hiệp định có hiệu lực. Trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định TPP, Bộ Chính trị đã nghe báo cáo nhiều lần, Ban Chấp hành Trung ương nghe báo cáo hai lần, và Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết cho phép Chính phủ ký Hiệp định TPP và giao Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn theo quy định của pháp luật, thể hiện sự nhất trí cao của Đảng ta về vấn đề này. Cho đến nay, dù Hiệp định chưa có hiệu lực nhưng đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ hội nhập quốc tế của Việt Nam, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế và bước đầu đã có sự chuyển dịch của đầu tư nước ngoài để đón đầu TPP và dự báo sẽ có nhiều tác động tích cực đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Ngày 18/3/2016, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 54/TB-CP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP đang được triển khai tích cực:

20 Điều 6, Luật Điều ước 2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

87

CHƯƠNG

3

§ Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục việc rà soát, đánh giá tác động Hiệp định TPP đến hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo, tập trung nguồn lực gồm đội ngũ cán bộ pháp chế, cán bộ trực tiếp tham gia đàm phán Hiệp định TPP để hoàn thành nhiệm vụ rà soát, đánh giá trong lĩnh vực mình phụ trách, kiến nghị danh mục và lộ trình cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.

§ Tiếp đó, Bộ Tư pháp chủ trì trình Chính phủ Danh mục các Luật, Pháp lệnh, Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong TPP; kiến nghị lộ trình cụ thể, ưu tiên các văn bản phải ban hành ngay để đảm bảo việc thực thi Hiệp định. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP theo đúng quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Điều ước Quốc tế năm 2016.

3.2. Tiến trình và triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ và một số nước thành viên

3.2.1. Tiến trình và triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ

Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Quốc hội thẩm quyền “… giám sát, điều chỉnh quan hệ thương mại với các nước…” và cho phép Tổng thống có quyền “… quyết định việc tham gia và ký kết các hiệp ước, nếu 2/3 thành viên trong Thượng nghị viện nhất trí” 21. Tổng thống có quyền đàm phán các hiệp định quốc tế, kể cả Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng Hiến pháp lại quy định quyền tối cao của Quốc hội trong việc điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Hơn 150 năm qua, Quốc hội đã thực hành quyền này đối với hoạt động ngoại thương thông qua việc áp đặt thuế suất trực tiếp. Chính sách này đã thay đổi khi Quốc hội đã thông qua Đạo luật Hiệp định thương mại đối ứng năm 1934, trao quyền tạm thời cho Tổng thống để ký, gia nhập các hiệp định thương mại đối ứng nhằm giảm thuế suất ở một mức độ có thể được chấp nhận và thực thi mà không cần một hành động nào từ phía Quốc hội. Quyền này được tiếp tục gia hạn một số lần cho đến năm 1974.

Trong những năm 1960, khi các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, các vấn đề như hàng rào phi thuế quan như chống bán phá giá, các yêu cầu và chứng nhận vệ sinh, thông lệ mua sắm Chính phủ đã trở thành những chủ đề lớn trong các cuộc đàm phán thương mại tự do. Quốc hội Hoa Kỳ đã sửa đổi quyền được chấp thuận trước đối với Tổng thống khi đàm phán các Hiệp định thương mại có những nội dung trên. Tuy nhiên, khó khăn lại phát sinh trong trường hợp đàm phán kéo dài, nhiều Nghị sỹ Quốc hội có thể đề nghị sửa đổi các điều khoản đàm phán. Vì vậy, Quốc hội đã

21 Hiến pháp Hoa Kỳ, http://www.archives.gov/exhibits/charters/constitution_transcript.html, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

88

CHƯƠNG

3

thông qua quyền đàm phán nhanh trong Đạo luật Thương mại năm 1974 để đảm bảo rằng việc thực thi hiệp định này sẽ gặp ít trở ngại từ phía Quốc hội. Thẩm quyền đàm phán nhanh này được gọi là Quyền thúc đẩy thương mại (TPA) trong Đạo luật thúc đẩy thương mại lưỡng đảng năm 2002 của Hoa Kỳ. Nhiều đối tác thương mại của Hoa Kỳ sẽ “ngại” đàm phán với Hoa Kỳ nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm chính trị, trừ khi những đối tác chắc chắn rằng nhánh hành pháp và lập pháp có chung tiếng nói và hiệp định thương mại đang được nhánh hành pháp đàm phán sẽ nhận được sự ủng hộ, quan tâm của nhánh lập pháp mà không bị xáo trộn bởi các kiến nghị sửa đổi luật từ phía các nghị sỹ.

Lần đầu tiên quyền TPA có hiệu lực vào ngày 1/1/1975 theo Đạo luật Thương mại năm 1974, để sử dụng trong vòng đàm phán Tokyo (1974-1979) của GATT, tiền thân của tổ chức WTO. TPA được gia hạn trong các năm 1979, 1988 và 2002. Kể từ năm 1979, thẩm quyền TPA đã được sử dụng cho 14 hiệp định thương mại tự do song phương/khu vực và các hiệp định tự do hóa thương mại đa phương theo cơ chế của WTO - Vòng đàm phán Uruguay 199422.

Đối với việc Hoa Kỳ đàm phán, ký kết và thông qua Hiệp định TPP, ngày 16/4/2015, dự luật Quyền thúc đẩy thương mại (TPA) được trình Quốc hội Mỹ và đã được Quốc hội thông qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, áp lực từ các nghị sỹ của hai Đảng và Tổng thống Obama đã ký thành luật vào ngày 29/6/2015. Với Luật này, Tổng thống được toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP trước khi trình Quốc hội xem xét trong vòng 60 ngày. Sau khi đàm phán hoàn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết Hiệp định TPP với tỉ lệ đa số thường (không cần phải có đa số tuyệt đối 2/3) và không có quyền điều chỉnh, sửa đổi các điều khoản đã được nhất trí.

Theo nội dung của “Luật lưỡng đảng về các ưu tiên và trách nhiệm thương mại 2015” (gọi tắt là TPA-2015) trong đó trao TPA cho Tổng thống Mỹ và cho phép chính quyền mới (sau bầu cử 2016) quyền gia hạn thêm 3 năm nữa, quy trình xem xét phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ dự kiến như sau (tính từ thời điểm Hiệp định được ký kết)23

Xem xét Hiệp định, các báo cáo và các văn bản liên quan

§ Trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định TPP được ký kết, cần thông báo tới Quốc hội những thay đổi cần thiết đối với pháp luật Hoa Kỳ để đảm bảo tuân thủ với Hiệp định, theo Khoản 6(a) (1)(C) của TPA-2015;

22 Ian F.Ferguson, Richard S.Beth, CRS, Trade Promotion Authority, https://fas.org/sgp/crs/misc/R43491.pdf, truy cập ngày 7/4/2016.

23 Theo Herb Cochran và Fred Burke, Hội nghị về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam: từ Phê chuẩn tới Thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

89

CHƯƠNG

3

§ 105 ngày sau khi ký Hiệp định: Hạn cuối cùng để Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) nộp báo cáo đánh giá Hiệp định, theo Khoản 5(c) (2) của TPA-2015;

§ Ít nhất 30 ngày trước khi đệ trình Dự luật thực thi TPP: Trình dự thảo tuyên bố về biện pháp hành chính và bản sao cuối cùng của Hiệp định, theo Khoản 6 (a) (1) (D) của TPA-2015;

§ Sau khi ký kết Hiệp định (không có thời hạn cụ thể): Nộp bản sao cuối cùng của Hiệp định, Dự thảo Luật thực thi TPP, tuyên bố về biện pháp hành chính, và các tài liệu khác liên quan, theo Khoản 6 (a) (1) (E) của TPA-2015;

§ Khi Tổng thống trình bản sao cuối cùng của Hiệp định: Chính quyền trình báo cáo thẩm tra về môi trường, đánh giá tác động đối với việc làm, và kế hoạch thực hiện và thực thi Hiệp định; theo Khoản 5 (d) (1), (d) (2), (e) của TPA-2015;

Trình dự thảo Luật thi hành TPP ra Hạ viện và Thượng Viện (không có thời hạn cụ thể)

§ Trình dự thảo Luật thực thi TPP: Ủy ban Thuế vụ (Ways and Means Committee) xem xét, cho ý kiến đối với dự luật, trình báo cáo ra Hạ viện.

§ Sau khi có báo cáo của Ủy ban Thuế vụ, Hạ viện sẽ xem xét và bỏ phiếu đối với dự luật thực thi TPP.

§ Sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua, dự luật sẽ được trình lên Ủy ban Tài chính Thượng viện. Ủy ban Tài chính Thượng viện sẽ xem xét và cho ý kiến đối với dự luật, trình ra Thượng viện.

§ Thượng viện bỏ phiếu đối với Dự luật.

Đối với Hoa Kỳ, việc phê chuẩn TPP đang là đề tài nóng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 2016. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng hầu hết người Mỹ nhìn thấy hội nhập thương mại quốc tế là một cơ hội, nhưng lại khá cứng rắn với một số vấn đề nhạy cảm trong các Hiệp định thương mại. Ví dụ như phản đối kéo dài của các nhóm môi trường và các nghiệp đoàn với các thỏa thuận thương mại. Với cả hai đảng của Mỹ, TPP đang là một vấn đề gây chia rẽ. Tổng thống Barack Obama tiến hành đàm phán TPP, coi đây là ưu tiên hàng đầu của cơ quan hành pháp, nhưng phần lớn thành viên thuộc Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã không ủng hộ sáng kiến thương mại này, một phần là do sự phản đối của nghiệp đoàn lao động, một trong những thế lực truyền thống của đảng Dân chủ. Trong khi đó, nội bộ của đảng Cộng hòa đã có những thay đổi đáng kể, làm phức tạp thêm quá trình phê chuẩn Hiệp định TPP. Đảng Cộng hòa đã trở nên ít gắn kết hơn với sự xuất hiện của nhóm không ủng hộ sáng kiến thương mại này của Obama. Sự ủng hộ của các nhân vật đảng Cộng hòa tại Thượng viện cũng đã suy yếu do sự bất mãn trong vụ việc tranh chấp thuốc lá bắt nguồn từ cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước và tăng thời hạn độc quyền cho sản phẩm sinh học. Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã chỉ trích các quy định này và chỉ ủng hộ có điều kiện thỏa thuận TPP.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

90

CHƯƠNG

3

Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn chưa thất bại trong việc phê chuẩn một Hiệp định thương mại nào và nhiều người vẫn tin rằng TPP cũng vậy. Là một sáng kiến thương mại hàng đầu của chính quyền Tổng thống Obama, Hiệp định TPP có ý nghĩa chiến lược, thể hiện chính sách “tái cân bằng” của Chính quyền Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và giúp định hình cấu trúc kinh tế ở khu vực. Hiệp định TPP cũng có tiềm năng hài hòa hóa các hiệp định FTA đang có hiệu lực giữa Hoa Kỳ và các đối tác, thu hút các đối tác mới và thiết lập những quy chuẩn khu vực đối với các vấn đề chính sách của nền kinh tế toàn cầu, có thể góp phần tạo đà thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương trong WTO24 . Nếu như TPP không được phê chuẩn, uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hiệp định TPP được giới chuyên gia coi là một phép thử về khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ trong bối cảnh trật tự kinh tế thế giới mới, rất phức tạp khi mà các chuỗi cung ứng đã nổi lên đóng vai trò như là một trình điều khiển cho sản xuất và thương mại; các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng thể hiện vai trò trong việc quản trị nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, mặc dù chính trường Hoa Kỳ đang diễn biến phức tạp, Tổng thống Obama vẫn cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và thúc đẩy để TPP được thông qua tại Quốc hội. Hoa Kỳ cũng đang khuyến khích các đối tác trong TPP thúc đẩy tiến trình phê chuẩn Thỏa thuận thương mại quan trọng này.

3.2.2. Triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP tại các nước thành viên khác

Tại Canada: Tại Canada, tiến trình phê chuẩn TPP được cho là sẽ không dễ dàng do vấp phải những phản ứng trái chiều từ nhiều ngành nghề. Dù thỏa thuận cuối cùng của TPP đã được ký, nhưng không phải tất cả người dân Canada đều ủng hộ, do những tác động được dự báo không hề nhỏ đối với một số ngành xương sống của Canada như nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi và công nghiệp ô tô. Tham gia TPP, Canada sẽ phải mở cửa thị trường theo lộ trình cho các sản phẩm có tính cạnh tranh cao từ các nước trong nhóm, nhất là bơ và pho-mát từ New Zealand, ô tô từ Nhật Bản và những mặt hàng cạnh tranh mạnh từ thị trường láng giềng Mỹ.

Trong bối cảnh nền kinh tế Canada đang bị suy giảm do giá dầu thế giới giảm mạnh, nhiều người dân Canada kỳ vọng TPP có thể giúp nước này đẩy mạnh xuất khẩu đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Chính phủ Canada khẳng định việc tham gia TPP mang lại nhiều lợi thế cho nền kinh tế Canada, một nền kinh tế với 2/3 thị trường việc làm phụ thuộc vào ngành xuất khẩu và có tới 65% hàng nông sản xuất khẩu có đích đến là các nước ở hai bên bờ Thái Bình Dương với thị trường 800 triệu dân và chiếm tới 40% GDP toàn cầu. Hiện tại, số người ủng hộ TPP tại Canada đang tăng lên. Đa số người dân

24 Ian F. Fergusson, Mark A. McMinimy và Brock R. Williams, The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress, tháng 3/2015.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

91

CHƯƠNG

3

và cộng đồng doanh nghiệp Canada cho rằng TPP đem lại lợi ích chung cho các nước thành viên thông qua việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, gắn kết các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu25.

TPP cũng đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ở Canada vào ngày 19/10/2015. Chiến thắng của thủ lĩnh đảng Tự do Jusstin Trudeau khiến triển vọng Canada có thông qua TPP hay không nay lại trở nên khó đoán định. Tân Thủ tướng Justin Trudeau là một người có quan điểm phản đối Hiệp định TPP, gọi đây là một dạng “thỏa thuận hậu trường” và đã đưa vấn đề này thành một nội dung trong chiến dịch tranh cử. Tuy vậy, ông vẫn tuyên bố ủng hộ thương mại tự do và muốn xem toàn bộ văn kiện TPP trước khi đưa ra ý kiến của mình.

Tại Nhật Bản: Các nhà lãnh đạo Nhật Bản xem TPP là chìa khóa để đạt tới các mục tiêu kinh tế và an ninh trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là tại Đông Nam Á, nơi Nhật Bản từ lâu là một nhà đầu tư và một nhà tài trợ lớn. Hiệp định TPP cũng được coi là thành tố chính trong “mũi tên thứ 3” của chiến lược tăng trưởng cải cách kinh tế “Abenomics” mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hướng đến kể từ khi nhậm chức năm 2012.

Mặc dù là nước tham gia muộn hơn trong các cuộc đàm phán TPP (từ mùa hè năm 2013), nhưng Nhật Bản đã là nhân tố làm thay đổi ý nghĩa kinh tế và chính trị của thỏa thuận này. Sự tham gia của Nhật Bản cho phép TPP hội đủ điều kiện được coi là một thỏa thuận thương mại lớn, khiến TPP trở thành một nền tảng hội nhập kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thực sự. Chỉ tính riêng với Mỹ, lợi ích kinh tế đến từ thị trường Nhật Bản khi tham gia TPP được ước tính tăng gấp ba lần do quy mô lớn của thị trường Nhật Bản và thực tế là Mỹ và Nhật Bản chưa có thỏa thuận thương mại song phương; ngoài ra Nhật Bản cũng chưa bao giờ chấp nhận mức độ tự do hóa cao như vậy. TPP đã làm thay đổi cơ bản chính sách thương mại của Nhật Bản, cho phép nước này đàm phán tiếp cận ưu đãi vào thị trường trọng điểm, cho phép khuếch trương quy tắc thương mại xuyên biên giới, và đồng thời thực hiện các thỏa thuận thương mại lớn.

Nhật Bản đang tích cực khởi động tiến trình phê chuẩn Hiệp định TPP. Ngày 8/3/2016, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã đệ trình Hiệp định TPP và Dự luật sửa đổi các đạo luật liên quan đến Hiệp định ra Quốc hội xem xét, thông qua trước tháng 6/2016. Dự kiến Nhật Bản sẽ phải sửa đổi 11 đạo luật, trong đó có Luật Bản quyền, các luật liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng rằng Quốc hội sẽ bắt đầu xem xét sớm vào cuối tháng 4/201626. Với việc Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe nắm đa số ở cả lưỡng viện Quốc hội,

25 Tin tức, Ký kết TPP, Canada không thể đứng ngoài xu hướng phát triển, http://baotintuc.vn/the-gioi-va-tpp/ky-ket-tpp-canada-khong-the-dung-ngoai-xu-huong-phat-trien-20160204195130694.htm, truy cập ngày 7/4/2016.

26 http://www.japan-press.co.jp/modules/news/index.php?id=9400 và http://wtonewsstand.com/topic/trans-pacific-partnership?page=2, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

92

CHƯƠNG

3

nên dù vấp phải một số phản đối, TPP vẫn có khả năng sẽ được Quốc hội Nhật phê chuẩn.

Tại Australia: Trong thông cáo báo chí ngày 04/2/2016, Bộ Thương mại Australia hoan nghênh việc ký kết Hiệp định TPP, nhấn mạnh Hiệp định TPP sẽ mang lại lợi ích cho Australia đặc biệt trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ thương mại, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, xóa bỏ những rào cản và tăng cường minh bạch hóa. TPP cũng góp phần giảm chi phí của Australia tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Australia hy vọng nước này sẽ nhận được hơn 2,1 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu mỗi năm nhờ cơ chế cắt giảm thuế quan… của TPP. Hiệp định này cũng sẽ là cơ sở vững chắc cho sự thống nhất các quy tắc thương mại ở châu Á- Thái Bình Dương như Thủ tướng Australia Malcom Turnbull tuyên bố. Tại Australia, Hiệp định TPP cần phải được thông qua ở cả Thượng viện và Hạ viện. Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull cần sự ủng hộ của các đảng đối lập để TPP được thông qua ở Thượng viện27.

Tại Mexico: Tham gia TPP, Mexico có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tới các quốc gia mà Mexico chưa từng ký kết hiệp định thương mại nào trong đó có Australia, Brunei Darussalam, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam, với tổng quy mô lên đến 155 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Hiệp định cũng góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của Mexico với Hoa Kỳ, Canada (khu vực NAFTA) và gia tăng quan hệ thương mại với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Chile và Peru. Theo quy định của Mexico, Thượng viện được trao quyền xem xét thông qua toàn văn Hiệp định. Hiện nay, Mexico đang theo dõi sát sao các diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống và khả năng thông qua TPP tại Hoa Kỳ28. Đảng của Tổng thống Pena Nieto kiểm soát gần đa số Thượng viện, trong khi nhóm lớn thứ hai trong Thượng viện Mexico thuộc về một đảng bảo thủ, thân doanh nghiệp. Bởi vậy, theo giới phân tích, TPP có thể được Mexico thông qua mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Tại New Zealand: Tháng 2/2016, Chính quyền New Zealand đã bắt đầu quy trình xem xét và phê chuẩn Hiệp định TPP khi Bộ trưởng Thương mại Todd McClay trình Báo cáo phân tích lợi ích quốc gia (NIA) lên Quốc hội29. Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Nghị viện sẽ tiến hành xem xét báo cáo này. Trong quá trình này, Ủy ban sẽ nghe ý kiến từ các bên ủng hộ và phản đối TPP, về các lợi ích và thách thức có thể xảy ra đối với New Zealand. Sau đó, Chính phủ sẽ dự thảo Luật TPP, trình ra Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội. Ủy ban này, với đa số nghị sỹ là thành viên Chính phủ sẽ đề xuất với Quốc hội phê chuẩn Luật TPP30.

27 http://www.smh.com.au/federal-politics/political-news/push-to-stop-parliament-ratifying-the-transpacific-partnership-20160202-gmjiay.html, truy cập ngày 7/4/2016.

28 http://www.thedawn-news.org/2016/01/12/mexico-is-cautiously-approaching-tpp-approval/, truy cập ngày 7/4/2016.

29 http://www.nzherald.co.nz/business/news/article.cfm?c_id=3&objectid=11586183, truy cập ngày 7/4/2016.30 http://www.nzherald.co.nz/business/news/article.cfm?c_id=3&objectid=11584767, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

93

CHƯƠNG

3

Tại Singapore: TPP dự kiến được thông qua dễ dàng. Trước tiên, nội các Singapore cần phê chuẩn TPP, và sau đó, Quốc hội nước này phải thông qua các thay đổi luật cần thiết cho TPP. Tuy nhiên, khóa họp tiếp theo của Quốc hội Singapore còn chưa được định ngày. Đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền chiếm hơn 90% số ghế trong Quốc hội Singapore, nên việc thông qua TPP được dự báo sẽ diễn ra suôn sẻ.

Tại Malaysia: TPP có thể được xem xét trong năm 2016. Ngày 27-28/1/2016, Quốc hội Malaysia đã phê chuẩn việc Chính phủ nước này ký kết Hiệp định TPP, mở đầu cho quá trình xem xét, phê chuẩn pháp lý Hiệp định này. Tuy có sự phản đối, liên minh của Thủ tướng Najib Razak kiểm soát khoảng 60% Quốc hội Malaysia, nên việc thông qua TPP dự kiến không gặp nhiều khó khăn. Nhiều khả năng, Quốc hội Malaysia sẽ xem xét thông qua TPP trong năm 2016.

Tại Brunei: Quốc vương sẽ toàn quyền quyết định TPP. Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei đồng thời cũng là Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng các bộ quốc phòng và tài chính của nước này. Nếu vị quốc vương này ủng hộ TPP, thì TPP sẽ được thông qua ở Brunei.

Tại Chile: TPP vấp phải một số phản đối và chưa có lịch trình thông qua cụ thể. Tổng thống Chile Michelle Bachelet chưa đưa ra một khung thời gian cụ thể để xem xét TPP mà chỉ nhận định Quốc hội Chile sẽ xem xét TPP khi văn kiện này hoàn thành đầy đủ. Theo Tổng thống Chile, TPP sẽ mở ra “những cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu của chúng ta”. Những ngành của Chile dự kiến được hưởng lợi từ TPP bao gồm ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.Tuy vậy, một số nghị sỹ Chile phản đối TPP, chủ yếu là các cựu thủ lĩnh sinh viên nay trở thành nghị sỹ và các nghị sỹ độc lập cánh tả. Ngày 07/3/2016, Quốc hội Chile đã hoãn xem xét thông qua Hiệp định TPP bởi những bất đồng trong liên minh cầm quyền Đa số mới.

Tại Peru: Hiện nay, Peru đã có Hiệp định Thương mại Tự do với Chile, Mexico, Canada, Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù Tổng thống Peru Ollanta Humala muốn TPP được thông qua trước khi kết thúc nhiệm kỳ giữa năm 2016 nhưng khó có thể thực hiện được vì Đảng cầm quyền hiện nay của Peru chỉ chiếm thiểu số trong Quốc hội. Hơn nữa, tháng 4/2016 sẽ diễn ra bầu cử Tổng thống tại Peru, việc thông qua TPP sẽ là chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận giữa các ứng cử viên Tổng thống. Tuy nhiên, bốn trên năm ứng cử viên Tổng thống Peru đã bày tỏ sự ủng hộ TPP và nhiều người tin tưởng rằng TPP cũng sẽ sớm được Peru thông qua31.

31 http://bizeconreporting.journalism.cuny.edu/2016/03/28/peru-aims-to-ratify-trans-pacific-partnership-amid-protests/, truy cập ngày 7/4/2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

94

CHƯƠNG

3

3.3. Một số khuyến nghị, giải pháp để thực thi hiệu quả Hiệp định TPP

Hiệp định TPP là kết quả của quá trình 5 năm kiên trì đàm phán với tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất. Việc thực thi hiệu quả Hiệp định TPP là nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia để tận dụng cơ hội thuận lợi và vượt qua khó khăn thách thức mà Hiệp định này mang lạị. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đề ra phương hướng và giải pháp hữu hiệu để thực hiện Hiệp định TPP theo nguyên tắc, quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng về hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (tháng 4/2013). Phương hướng, chỉ đạo chung là phải kiên định lợi ích quốc gia dân tộc, phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước. Khi tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam cần nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với việc chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; phát huy lợi thế và vai trò nước ta với tư cách là một trong những thành viên tham gia Hiệp định TPP ngay từ đầu; coi trọng tham vấn nội dung Hiệp định với các bên liên quan, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi cam kết sau này.

3.3.1. Nâng cao năng lực thể chế, thực thi pháp luật

a. Về cải cách thể chế

Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định. Để tận dụng cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu và từ thực tiễn các nước đều khẳng định rằng thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển của một nền kinh tế. Thể chế tốt, bảo đảm nhà nước pháp quyền, quyền dân chủ của người dân và phù hợp với quy luật kinh tế thị trường hiện đại sẽ khơi dậy được cao nhất sức mạnh tổng hợp và các nguồn lực cho sự phát triển.

Yêu cầu mang tính định hướng của cải cách thể chế là cần bảo đảm sự tương thích trong nền chính trị hiện đại giữa các thành tố: Chính trị dân chủ, Nhà nước pháp quyền, Kinh tế thị trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị của Đảng theo tinh thần Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII. Để có một thể chế tốt, chất lượng cao, phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường, doanh nghiệp và xã hội. Theo đó, nhà nước phải thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược và tổ chức bộ máy quản lý để

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

95

CHƯƠNG

3

tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng; sử dụng nguồn lực của nhà nước, các chính sách và công cụ điều tiết để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống người dân. Hiện đại hóa nhà nước cần phải giải quyết các vấn đề liên quan tới ba trụ cột về hiệu lực của nhà nước: xây dựng một bộ máy hành chính đồng bộ, tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ và có tính kỷ luật; áp dụng nguyên tắc thị trường trong các quyết sách kinh tế; và tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước thông qua việc huy động sự tham gia nhiều hơn của người dân trong quá trình ra quyết sách cùng với các cơ chế truy cứu trách nhiệm mạnh mẽ hơn.

Để xây dựng một hệ thống hành chính hợp lý, đồng bộ, xóa bỏ sự chồng lấn về thẩm quyền giữa các cơ quan công quyền, cần phải cải cách mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương; củng cố vai trò trung tâm của Chính phủ trong công tác hoạch định chiến lược, điều phối chính sách, theo dõi, đánh giá và truyền thông hiệu quả hoạt động và truy trách nhiệm về thực tiễn thực thi; cải thiện hành chính công trên cơ sở định hướng lại dịch vụ công cho phù hợp với vai trò mới của nhà nước – từ nhà nước trực tiếp tham gia sản xuất sang nhà nước đề cao vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công và quản lý điều tiết. Việc áp dụng nguyên tắc thị trường đối với các quyết sách kinh tế cần tăng cường đảm bảo các quyền tài sản, tạo chính sách và khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh và phân định rõ vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời của công dân và tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhằm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp và thị trường, cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

§ Áp dụng tư duy thị trường về sở hữu của nhà nước; cần định hướng vai trò chủ yếu của nhà nước trong nền kinh tế là thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển và vận hành suôn sẻ của thị trường và cung ứng các hàng hóa công. Nhà nước cần ban hành chính sách về sở hữu doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Điều này đòi hỏi phải áp dụng hạn mức ngân sách cứng và chế độ thông tin tài chính tin cậy và kịp thời.

§ Công khai minh bạch trong mọi cơ chế quản lý và chính sách phát triển, bảo đảm ổn định trong vận động theo xu hướng tốt hơn và có thể tiên liệu được đi đôi với phát huy vai trò và trách nhiệm của mọi công dân, các chuyên gia độc lập, các nhóm tư vấn, các tổ chức xã hội có quyền tham gia vào việc hoạch định chính sách và phản biện, giám sát việc thực thi chính sách.

§ Tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư, kinh doanh theo quan điểm lập pháp mà chúng ta đã khẳng định là: người dân có quyền làm những gì

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

96

CHƯƠNG

3

mà pháp luật không cấm. Mọi hạn chế quyền công dân chỉ vì mục tiêu quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng như Hiến pháp 2013 đã khẳng định.

b. Về hoàn thiện pháp luật

Việc hoàn thiện pháp luật để thực hiện Hiệp định TPP cần gắn liền với việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và triển khai thi hành Hiến pháp 2013. Để đảm bảo thi hành các cam kết trong TPP theo đúng lộ trình, cần tập trung thời gian, nguồn lực và sự ưu tiên cho việc giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến ban hành các quy định pháp luật như sau:

Thứ nhất, cần rà soát tổng quan để đánh giá tác động của Hiệp định TPP đến hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam; xây dựng danh mục và lộ trình cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp các cam kết trong TPP. Trên cơ sở các cam kết của Việt Nam trong TPP cần khẩn trương tiến hành đối chiếu so sánh giữa các cam kết trong TPP với các luật đã được Quốc hội phê chuẩn, làm rõ những khác biệt. Những gì mà các cam kết vượt quá các quy định của luật cần làm rõ thật chi tiết cụ thể, chuẩn bị các dự án để trình Quốc hội quyết định.

Thứ hai, ưu tiên ban hành các đạo luật điều chỉnh các vấn đề mang tính nền chung có lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước để nội luật hóa vào các quy định pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra cũng cần phân loại những quy định chỉ dành riêng cho các nước thành viên TPP để có văn bản hướng dẫn, tránh áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) cho các nước không tham gia TPP.

Thứ ba, đối với các lĩnh vực pháp luật cụ thể cần nâng cao chất lượng ban hành chính sách, pháp luật theo hướng: (i) Tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh để bảo đảm chất lượng của dự án, dự thảo văn bản; (ii) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản quy định về cơ chế phối hợp, giải quyết tranh chấp thương mại để đảm bảo các cơ quan nhà nước sẵn sàng, chủ động, linh hoạt xử lý một cách có hiệu quả khi có tranh chấp thương mại phát sinh; (iii) Đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, ban hành văn bản; (iv) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế ở Bộ, ngành và địa phương.

c. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Văn kiện của Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

97

CHƯƠNG

3

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế trong điều kiện nước ta chủ động hội nhập quốc tế và cũng là giải pháp chiến lược nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để tận dụng được thuận lợi, giảm tác động tiêu cực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Khi hội nhập quốc tế sâu rộng, chỉ với lực lượng lao động có trí tuệ và kỹ năng bậc cao mới có thể tạo ra giá trị gia tăng nhiều cho các sản phẩm, qua đó tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh, tận dụng được những lợi thế của thời kỳ hội nhập mới và giảm được những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.

Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN bằng việc thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả vận hành thông suốt để giúp doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận được cơ chế, chính sách, làm giảm chi phí; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý, các nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh và phát triển:

Thứ nhất, cần chú trọng hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế nói chung và thực hiện Hiệp định TPP nói riêng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp lý và luật sư để có thể phòng tránh và trong trường hợp cần thiết tham gia vào xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định này và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác.

Thứ hai, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về hội nhập quốc tế nói chung và các cam kết trong Hiệp định TPP nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng chính sách, xây dựng pháp luật góp phần nâng cao chất lượng công tác này, đảm bảo thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam.

Thứ ba, cần nâng cao năng suất lao động quốc gia trên cơ sở xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao năng suất lao động quốc gia, hướng tập trung vào thực hiện cải thiện y tế, giáo dục; đẩy mạnh phổ cập tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản lý và các doanh nghiệp có quan hệ sản xuất kinh doanh với các nước TPP; có chương trình riêng và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho đội ngũ lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và dịch vụ theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và lao động trong TPP. Nhà nước cần tăng cường vai trò trong đảm bảo tiến độ thiết lập cơ sở pháp lý cho lĩnh vực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, giải quyết các bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện, tham gia quản lý và tài trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D); tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

98

CHƯƠNG

3

Tiếp tục phát triển hệ thống doanh nghiệp thực hiện R&D, ưu tiên tăng cường năng lực sáng tạo nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp, từ năng lực thiết kế tới chế tạo, marketing, công nghệ thông tin và R&D; nâng cao hiệu quả đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước với ứng dụng đổi mới, sáng tạo.

Thứ tư, chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao căn cứ vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp, địa phương nói riêng. Nếu quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ, tri thức cao như nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, đào tạo nghề trình độ cao… thì sẽ tạo ra môi trường thuận lợi vừa đòi hỏi, thôi thúc người lao động vươn lên đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đồng thời cũng tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc “tự đào tạo” của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng phải luôn song hành, tương hỗ với nhau. Trên thực tế đã có những nguồn nhân lực chất lượng cao không được sử dụng trong nước, “chảy máu chất xám” diễn ra ngay trong điều kiện nhiều doanh nghiệp, địa phương “đốt đuốc” tìm nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng không có. Vì vậy, chính sách, kế hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi địa phương, doanh nghiệp cần cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch ngay từ đầu; tạo ra nhu cầu sát thực để người lao động vươn lên đáp ứng. Ngoài ra mỗi cơ quan, doanh nghiệp, địa phương cũng cần đánh giá lại nhu cầu nhân lực trình độ cao với các nhóm ngành nghề để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ năm, đa dạng hóa phương thức đào tạo và đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là vấn đề phải triển khai một cách dân chủ và mạnh mẽ. Cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực hội nhập, kinh doanh và quản trị kinh doanh hiện đại cho doanh nghiệp, triển khai các chương trình hỗ trợ liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới, có cơ chế hỗ trợ về thông tin, gắn trách nhiệm doanh nhân với các chương trình phát triển trên nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

d. Về tổ chức thực hiện pháp luật

Thứ nhất, cần chú trọng nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong nước để đảm bảo thực hiện đúng, hiệu quả các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP, tránh tạo căn cứ phát sinh tranh chấp do việc không thực hiện hiệu quả pháp luật trong nước.

Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp chung trong Hiệp định TPP bao trùm hầu hết các lĩnh vực được Hiệp định điều chỉnh, bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực lại có các cơ chế khác để giám sát việc thực thi cam kết của các nước thành viên gắn liền với trừng phạt thương

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

99

CHƯƠNG

3

mại (kể cả lĩnh vực phi thương mại như môi trường, lao động, tham nhũng...). Do đó, để hạn chế tác động bất lợi trong quá trình thực thi Hiệp định, các cơ quan Nhà nước Việt Nam, kể cả Tòa án, cần nâng cao năng lực trong công tác quản lý và xử lý các tranh chấp, bất đồng.

Thứ ba, cần tăng cường công tác thông tin, phổ biến về Hiệp định TPP tới các cán bộ làm công tác quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người lao động… những chủ thể sẽ trực tiếp thực thi Hiệp định trong tương lai. Đây là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ thực tiễn trong và ngoài nước nghiên cứu, đánh giá, bình luận về từng nội dung cụ thể của Hiệp định; nhất là trong các lĩnh vực mới so với các hiệp định thương mại tự do khác như vấn đề doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, vấn đề môi trường, phân tích các cơ hội do Hiệp định mang lại để nâng cao ý thức tuân thủ cam kết và tận dụng lợi thế từ những cam kết này của người dân và doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả năng lực thực thi và cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực thi pháp luật về kinh doanh: (i) ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực thực thi các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng phát triển và nâng cao tinh thần phục vụ doanh nghiệp; (ii) tiếp tục hoàn thiện bộ máy của các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực thi trên tất cả các lĩnh vực về kinh doanh; (iii) xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích nhân dân tham gia giám sát và tăng cường vai trò tích cực của phản biện xã hội gắn với phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh; (iv) mở rộng việc thu thập ý kiến đánh giá độc lập từ doanh nghiệp và người dân như tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp ở cấp cơ sở; duy trì, mở rộng phạm vi khảo sát và hoàn thiện các bộ chỉ số điều tra cấp tỉnh theo hướng nghiên cứu tích hợp một số chỉ tiêu thành phần của Chỉ số Thuận lợi Kinh doanh (EDB) và Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) vào Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ (MEI).

Thứ năm, ban hành Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Công nghiệp hỗ trợ và các chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân; nâng cao năng lực cạnh tranh trên các cấp độ nhằm thực hiện phát triển kinh tế xã hội gắn với tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng… Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi và xây dựng mới các rào cản kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế và thực tế các nước thành viên TPP đang áp dụng để bảo vệ sản xuất kinh doanh một cách bình đẳng và công bằng.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

100

CHƯƠNG

3

3.3.2. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, hiệp định TPP mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đến từ việc tham gia Hiệp định này. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường như hiện nay, điều này đòi hỏi sự đầu tư công sức của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và bản thân mỗi doanh nghiệp để tìm được hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP, chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau:

Một là, doanh nghiệp cần sát cánh với Chính phủ thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh vai trò quyết định của nhà nước, cải cách thể chế cũng đồng thời là trách nhiệm của doanh nghiệp. Cần có sáng kiến từ doanh nghiệp, sự giám sát phản biện từ doanh nghiệp cũng như sự chung tay thúc đẩy từ doanh nghiệp cùng nhà nước cải cách thể chế.

Doanh nghiệp cũng cần giám sát quá trình cải cách thể chế. Nghị quyết 19 của Chính phủ32 đã giao cho Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, chấm điểm cải cách của các cơ quan Chính phủ. Cộng đồng doanh nghiệp cần phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong hiến kế, phản biện, giám sát, thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh, giám sát việc thi hành công vụ theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Từ đó góp phần xây dựng một thể chế tốt, làm bệ đỡ và nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Hai là, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và nắm chắc các điều khoản của Hiệp định TPP nhất là những cam kết liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Hiệp định TPP được cho là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất, phức tạp nhất của Việt Nam cho tới nay do đó doanh nghiệp cần được cung cấp và hỗ trợ các thông tin phân tích cơ hội và thách thức cụ thể trên từng lĩnh vực của Hiệp định. Ví dụ, việc tuân thủ nguyên tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu bằng 0%, đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nắm chắc quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi; kinh doanh trung thực để được đưa vào danh sách được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ba là, cần xây dựng chiến lược mới về thị trường, sản phẩm, thương hiệu, đầu tư công nghệ cao phù hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản trị để nâng

32 Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016.

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

101

CHƯƠNG

3

cao năng lực cạnh tranh. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài nước theo hình thức kinh doanh chuỗi sản phẩm để nâng cao khả năng sản xuất và sức cạnh tranh. Trong chương trình hành động của mình, doanh nghiệp cần hướng vào các thị trường TPP để thiết lập thị trường mới, các quan hệ đối tác trong tương lai. Bốn là, quản trị doanh nghiệp cần phấn đấu đạt chuẩn quốc tế. Tham gia TPP, các bạn hàng, đối tác cần các sản phẩm hàng hóa không chỉ chất lượng cao, giá cạnh tranh mà đòi hỏi quy trình sản xuất sản phẩm đó phải mang tính nhân văn, bảo đảm các quy chuẩn phát triển bền vững, không gây tổn hại đến môi trường, thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động. Các doanh nghiệp phải bảo đảm tính liêm chính, minh bạch, sáng tạo để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối với thị trường của các nước thành viên Hiệp định TPP.

Năm là, doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ bởi đây là xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh. Thay vì cố tình trì hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước cải cách hoạt động của doanh nghiệp mình cho phù hợp với xu thế của thời đại; đăng ký thương hiệu, các phần mềm quản trị và quyết toán với các cơ quan quản lý để bảo vệ thương hiệu và uy tín cho chính mình.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý tài chính và quản trị rủi ro, lợi ích trước mắt và lâu dài, mạnh dạn thuê các chuyên gia giỏi thực sự giúp doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường hội nhập và hiện đại. Đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực của các hiệp hội ngành hàng để liên kết các hội viên trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ thị trường thông qua các công cụ chống bán phá giá, trợ cấp, độc quyền và xây dựng văn hóa tiêu dùng…

Bảy là, cần đẩy mạnh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước theo yêu cầu loại bỏ độc quyền và những ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp Nhà nước, áp đặt kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước. Việc tham gia Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn cao cũng đòi hỏi đẩy nhanh các quá trình xây dựng lại các thực thể kinh tế, đẩy mạnh cơ chế kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó có cả vấn đề về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước, tách bạch chức năng hoạch định chính sách với chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong các cơ quan quản lý; hoàn thiện cơ chế chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa cải cách doanh nghiệp nhà nước với tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, trong đó, hiệu quả của cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ củng cố kết quả của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, kiến nghị cần xây dựng các thể chế về kinh tế để phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế tư nhân. Các quốc gia trên thế giới đều xác định doanh nghiệp tư nhân là chủ lực của nền kinh tế, trong khi chúng ta mới chỉ xác định là “động lực quan trọng” thì chưa đủ để cạnh tranh với “chủ lực” của họ. Do đó, ngay từ bây giờ phải có giải pháp,

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

102

CHƯƠNG

3

chính sách đổi mới mạnh mẽ để đưa kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

3.3.3. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Hiệp định TPP, nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cần tập trung các việc sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, xây dựng Đề án tổng thể cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo thông lệ quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu và các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 19 của Chính phủ; sử dụng các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia để đối chiếu so sánh với các quốc gia trong khu vực và đối tác kinh tế thương mại của Việt Nam.

Thứ hai, nâng cao năng suất lao động quốc gia, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, thúc đẩy liên kết tích cực trong nền kinh tế, nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập của nền kinh tế.

Thứ ba, tăng cường ổn định bền vững kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất lao động và đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp trong mô hình tăng trưởng theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường đối mới sáng tạo. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động quốc gia và sự đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp vào mô hình tăng trưởng theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, tăng cường tiếp cận nguồn lực và thị trường trong nước, thế giới; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết trong nước và năng lực hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển và tăng cường tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vốn, lao động, khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài nguyên. Thúc đẩy các động lực cạnh tranh lành mạnh và phát huy lợi thế so sánh của các địa phương, tăng cường liên kết ngành kinh tế, chủ thể kinh tế và không gian kinh tế, vùng kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.

Thứ năm, tăng cường kết nối khu vực và coi trọng các giải pháp phát triển bền vững. Xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững.

3.3.4. Các giải pháp trong một số lĩnh vực khác

a. Về Nông nghiệp

Theo đánh giá, nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tham gia TPP, nền nông nghiệp nước

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

103

CHƯƠNG

3

ta sẽ gặp nhiều thách thức lớn, việc tiêu thụ nông sản sẽ ngày càng khó khăn. Trong khi các nước phát triển thành viên Hiệp định TPP ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, dân số làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp thì ở Việt Nam, tỷ lệ người dân tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất cao nhưng năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp. Do đó, Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng khoa học- công nghệ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền để giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như dễ ứng dụng các công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, canh tác, chăn nuôi, phù hợp với việc xây dựng các chiến lược về nông nghiệp. Với nhiều sản phẩm nông nghiệp, cần kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh.

b. Về xã hội Tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả sẽ là tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp Việt Nam có thêm nguồn lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, thúc đẩy phát triển bền vững. Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có FTA với Việt Nam phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên cần có một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội để có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia TPP.

Đương nhiên, có những tiêu chuẩn cao mà Việt Nam và các nước có trình độ phát triển thấp trong TPP cần thêm thời gian để nâng cao năng lực, sửa đổi pháp luật, thủ tục, quy trình, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ thực thi. Đối với những lĩnh vực này, Việt Nam sẽ được áp dụng những thời gian chuyển đổi thích hợp, nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước TPP phát triển hơn để đảm bảo đến một thời điểm nào đó để có thể sẵn sàng thực thi, áp dụng những tiêu chuẩn ngang bằng các nước TPP phát triển.

c. Về lao động, công đoàn

Việc tham gia TPP tạo ra những thay đổi mạnh mẽ về hoạt động công đoàn, sự biến động về đội ngũ công nhân, lao động và cán bộ, đoàn viên công đoàn, về pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Với vị trí, chức năng của mình, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần thiết phải có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong đó cùng với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động thì đổi mới tư duy, nhận thức về công đoàn và đổi mới tổ chức bộ máy phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế là yếu tố tiên quyết. Các nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

104

CHƯƠNG

3

Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và tham gia sửa đổi pháp luật lao động và công đoàn theo hướng:

§ Xác định lại và xác định rõ nội dung trọng tâm theo thứ tự ưu tiên của các cấp công đoàn, cần tập trung thực hiện là những nội dung thuộc các vấn đề về quan hệ lao động, giảm hoặc lược bớt các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, ít hoặc không liên quan đến quan hệ lao động.

§ Cấp công đoàn cơ sở (CĐCS) tập trung thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động và thực hiện nhiệm vụ chăm lo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên và người lao động; tổng hợp, cung cấp thông tin của CĐCS đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Chuyển bớt các nhiệm vụ của CĐCS có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác không liên quan đến quan hệ lao động lên công đoàn cấp trên.

§ Tiếp tục tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động, trong đó cần xác định rõ các hành vi phân biệt đối xử về quyền công đoàn và thao túng, can thiệp chống công đoàn của người sử dụng lao động; có chế tài đủ mạnh xử lý các vi phạm về pháp luật lao động và công đoàn.

Thứ hai, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn

§ Đổi mới phương thức chỉ đạo của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với CĐCS; chuyển đổi từ phương thức chỉ đạo hành chính sang phương thức trực tiếp và thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để CĐCS chủ động thực hiện nhiệm vụ; cùng với CĐCS giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của CĐCS (nhưng không làm thay CĐCS); công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần căn cứ vào yêu cầu của CĐCS để xác định chương trình kế hoạch công tác, giải quyết các vấn đề do CĐCS yêu cầu.

§ Đổi mới quy trình, cách thức tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS: chuyển đổi cách thức phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo cách từ dưới lên, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ, giúp đỡ và tổ chức cho người lao động chủ động thành lập tổ chức CĐCS tại nơi làm việc, không làm thay người lao động trong việc thành lập CĐCS như cách làm truyền thống; gắn việc thành lập CĐCS, thiết lập cơ cấu tổ chức của CĐCS với thương lượng tập thể, phục vụ thương lượng tập thể.

§ Đổi mới phương thức hoạt động của CĐCS theo hướng: (i) xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa Ban Chấp hành CĐCS với đoàn viên, người lao động thông qua việc củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động từ tổ công đoàn trở lên; (ii) xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Ban Chấp hành ĐCS

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

105

CHƯƠNG

3

với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại nơi làm việc; (iii) thúc đẩy việc tham gia chủ động, tích cực của đoàn viên và tập thể người lao động trong quá trình xây dựng, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở nơi làm việc; (iv) giảm bớt hoặc loại bỏ những hoạt động của CĐCS không có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; (v) tăng cường nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Thứ ba, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của Cơ quan công đoàn cấp trên theo hướng: sắp xếp, kiện toàn các Ban nghiệp vụ của cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương trở lên để gọn đầu mối và nghiên cứu sắp xếp, đổi mới tổ chức của công đoàn ngành phù hợp với tình hình mới.

Thứ tư, đổi mới công tác cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn theo phương thức mới: đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ công đoàn, gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn, trong đó, ưu tiên quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trải qua hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân; tăng cường việc lựa chọn cán bộ công đoàn cấp trên từ cấp cơ sở; đổi mới công tác luân chuyển cán bộ; xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu lại về số lượng và nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn;

Thứ năm, tập trung nguồn lực nâng cao năng lực hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách đủ về số lượng, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ; ưu tiên bố trí nguồn tài chính công đoàn đáp ứng hoạt động của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; tập trung xây dựng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực sự mạnh; tăng mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; công tác tư vấn pháp luật; công tác xây dựng pháp luật lao động, công đoàn ở công đoàn cấp trên…

106

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

Tham gia vào tiến trình đàm phán, định hình Hiệp định TPP có nội dung cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường và tiêu chuẩn cao về tự do hóa thương mại là bằng chứng cụ thể thuyết phục về cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sân chơi TPP sẽ tạo ra “cú hích” lớn giúp Việt Nam có thể tăng cơ hội xuất khẩu cho các ngành dệt may, da giày, các mặt hàng nông, lâm thủy sản. TPP còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng, cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện và tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao. Quan trọng hơn, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam sửa đổi pháp luật và tiếp tục hoàn thiện thể chế để hỗ trợ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Thách thức đối với Việt Nam cũng là không nhỏ do sự cạnh tranh quyết liệt từ việc mở cửa thị trường, yêu cầu hoàn thiện và thực thi pháp luật, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, khắc phục tác động về mặt xã hội đối với các đối tượng dễ bị tổn thương, khu vực nông nghiệp và nông dân, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Để thực thi đầy đủ các cam kết trong TPP, Việt Nam không những phải điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan mà điều quan trọng hàng đầu là cải cách thể chế, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam có vai trò quyết định trong việc phê chuẩn Hiệp định TPP, sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan và đặc biệt là giám sát việc thực thi các cam kết của mình. Quốc hội cần có những thảo luận về Hiệp định TPP với Chính phủ, doanh nghiệp và người dân để chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi nhằm đảm bảo Việt Nam có thể khai thác tối đa những lợi ích to lớn từ Hiệp định TPP.

THAY CHO LỜI KẾT

107

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

Để kết luận, chúng tôi muốn trích dẫn câu nói đầy nhiệt huyết và tin tưởng của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius tại Hội nghị về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam do Ủy ban Đối ngoại chủ trì tổ chức vào ngày 04 - 05 tháng 3 năm 2016: “Tôi có thể thấy Việt Nam có đủ bản lĩnh để đảm nhận những thách thức lớn nhằm phát triển nền kinh tế và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Quan trọng hơn nữa, tôi được biết rằng người dân Việt Nam không bao giờ lùi bước trước thách thức, dù có lớn đến nhường nào, nếu vượt qua thách thức đó đem lại lợi ích cho Việt Nam và người dân của mình. Chúng ta đã được chứng kiến tinh thần đó trong nhiều thế kỷ qua. Vì vậy, xin chúc mừng Việt Nam và người dân Việt Nam đã tiếp nhận thách thức và sẵn sàng đưa ra lựa chọn táo bạo tiếp theo vì sự thịnh vượng của quốc gia: đó là phê chuẩn và thực hiện Hiệp định TPP.”

Với kinh nghiệm của Việt Nam trong 30 năm đổi mới, hội nhập trong đó có kinh nghiệm gia nhập và thực thi WTO, chúng ta có cơ sở để tin tưởng chắc chắn rằng với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, Việt Nam sẽ vượt qua được thách thức để thực hiện thành công Hiệp định này.

108

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

Tiếng Việt

1. Hiến pháp năm 1992.

2. Hiến pháp năm 2013.

3. Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005.

4. Luật Điều ước Quốc tế năm 2016.

5. Ủy ban Kinh tế, Cơ chế và tiêu chí giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước, NXB Tri thức, 2014.

6. Bộ Ngoại giao, Việt Nam Hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, 2002.

7. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Thế giới, Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, Báo cáo tổng quan, 2016.

8. Bộ Tài chính, Tổng quan cam kết thuế trong TPP và FTA Việt Nam-EU, Vụ hợp tác quốc tế, 2015.

9. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, TPP tác động tới kinh tế, thể chế và xã hội Việt Nam, 2016.

10. Mai Đức Chính, Tác động của TPP với Việt Nam trên Khía cạnh Công đoàn, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

11. Lê Duy Chương, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế, truy vấn tại: http://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-dieu-kien-hoi-nhap-quoc-te-470615.

12. Hoàng Văn Cương & Phạm Phú Minh, Cơ hội và thách thức tác động đối với Việt Nam khi Hiệp định TPP chính thức được ký kết, truy vấn tại http://khucongnghiep.com.vn/tabid/69/articletype/ArticleView/articleId/1475/default.aspx.

13. Nguyễn Mạnh Cường, Tác động của TPP với Việt Nam trên Khía cạnh Lao động, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

14. Nguyễn Tấn Dũng (2015), Việt Nam sẽ phát triển nhanh, bền vững hơn. http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Viet-Nam-phai-phat-trien-nhanh-hon-ben-vung-hon/201512/24114.vgp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

15. Nguyễn Tấn Dũng (2016), TPP, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta. http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Hiep-dinh-Doi-tac-xuyen-Thai-Binh-Duong-co-hoi-va-thach-thucHanh-dong-cua-chung-ta.

16. Claudio DORDI (chủ trì), Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam, tháng 7/2015, Dự án MUTRAP, EU-Vietnam.

17. Phạm Minh Huân, Tác động của TPP với Việt Nam trên Khía cạnh Xã hội, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

18. Vương Đình Huệ, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2016 http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te/246706.vgp.

19. Vũ Tiến Lộc, Các giải pháp Nâng cao Sức cạnh tranh của Doanh nghiệp, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

20. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hường, Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, NXB Chính trị quốc gia, 2015.

21. Ngô Đức Mạnh, Quy trình Phê chuẩn Hiệp định TPP của Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

22. Vũ Văn Minh, Tác động của TPP với Việt Nam trên Khía cạnh Nông nghiệp, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

23. Kim Ngọc, Triển vọng Kinh tế thế giới 2020, NXB Lý luận Chính trị, 2005.

24. Nguyễn Khánh Ngọc, Các yêu cầu và Giải pháp về mặt Thể chế, Pháp luật khi Việt Nam Tham gia Hiệp định TPP, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

25. Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ biên), Xu hướng Hội nhập Kinh tế quốc tế Giai đoạn 2011-2020, NXB Khoa học Xã hội, 2013.

26. Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, 2002.

27. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2015. Tác động của TPP tới kinh tế Việt Nam: kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi. Nhà xuất bản Thế giới.

28. Trần Trọng Toàn và Đinh Nguyên Khiêm (chủ biên), Toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 1999.

29. Trương Đình Tuyển (2015). Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng XHCN là gì

110

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

truy cập tại http://www.thesaigontimes.vn/128900/Kinh-te-thi-truong-hien-dai-theo-dinh-huong-XHCN-la-gi.html.

30. Trương Đình Tuyển, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), TPP và các FTA mới – Nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, Báo cáo tại Hội thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Từ phê chuẩn tới thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

31. Phạm Thị Hồng Yến, Hiệp định TPP – Cơ hội, thách thức và giải pháp chiến lược truy cập tại http://tpp.moit.gov.vn/.

32. Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Bản dịch tiếng Việt).

33. UNDP, Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm vì mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam, Báo cáo tóm tắt chính sách, 2015.

34. VCCI, Tóm lược Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, 2016.

Tiếng Anh

1. Constitution of the United States

http://www.archives.gov/exhibits/charters/constitution_transcript.html.

2. Ian F. Fergusson, Mark A. McMinimy, Brock R. Williams, The Trans-Pacific Partnership (TPP): In Brief, Congressional Research Service, 2/2016.

3. Ian F. Fergusson, Richard S.Beth, Trade Promotion Authority (TPA).

4. Minor, P., Walmsley, T., và Strutt, 2015. Vietnam 2035 the Vietnamese Economy through 2035: Alternative Baseline Growth, State-Owned Enterprise Reform, a Trans-Pacific Partnership and a Free Trade Area of Asia and the Pacific, Báo cáo cho World Bank.

5. Frequently Asked Questions, Congressional Research Service, 7/2015.

6. The Islamic Centre for Development of Trade and the Islamic Development Bank Group, the Preliminary Study on the New Generation of Free Trade Agreements and their impacts on the Intra-OIC Trade, 9/2015.

7. Petri, P. A., Plummer, M. G., and Fan Zhai, 2011. The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: A Quantitative Assessment, East-West Center Working Paper N 119.

8. Petri, P.A., và Phuc, P.L.K., 2015. Viet Nam Bets on Trade: The Implications of the TPP, EVFTA and RCEP Agreements. Bản thảo chưa xuất bản.

9. Vanzetti, D., and Phạm Lan Hương, 2015. Updated version of the paper “Rules of origin, labour standards and the TPP”, Paper presented at the GTAP conference 2014.

10. The Trans-Pacific Partnership (TPP) full text.

111

VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

11. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2014. The Global Competitiveness Report 2013-2014 (Insight Report).

12. Gwartney, J., Lawson, R., & Hall, J. H., 2013. Economic Freedom of the World: 2013 Annual Report. Fraser Institute. Truy vấn từ www.freetheword.com.

13. WB. 2014. World Governance Indicator. Ngân hàng Thế giới. Truy vấn từ www.govindicators.org.

14. WB. 2014. Doing Business 2014 (11th Edition). Washington, D.C.: World Bank. Truy cập từ http://www.doingbusiness.org/.

15. Frederick R. Burke, Practical Measures for Best Results, Conference on the TPP & Vietnam: From Ratification to Implementation, Vinh Phuc, March 2016.

16. Herb Cochran, Process and Prospects For TPP Agreement Ratification by the U.S. and other TPP Countries, Conference on the TPP & Vietnam: From Ratification to Implementation, Vinh Phuc, March 2016.

17. Tola Brennan, Peru Aims to Ratify Trans-Pacific Partnership Amid Protests truy cập tại http://bizeconreporting.journalism.cuny.edu/2016/03/28/peru-aims-to-ratify-trans-pacific-partnership-amid-protests/.

18. Audrey Young, TPP is signed but hurdles remains truy cập tại http://www.nzherald.co.nz/business/news/article.cfm?c_id=3&objectid=11584767.

19. Mexico signed the Trans-Pacific Partnership Agreement TPP truy cập tại https://www.gob.mx/se/prensa/mexico-signed-the-trans-pacific-partnership-agreement-tpp.

20. Australian Parliamentary process for trade agreements truy cập tại http://aftinet.org.au/cms/Australian-parliamentary-process-for-trade-agreements.

21. S.995 - Bipartisan Congressional Trade Priorities and Accountability Act of 2015, truy cập tại https://www.congress.gov/bill/114th-congress/senate-bill/995/text.

22. J apan initiates TPP ratification process truy cập tại http://www.world-grain.com/articles/news_home/World_Grain_News/2016/03/Japan_initiates_TPP_ratificati.aspx?ID={69708F01-0BBA-42B0-81BE-A634F93F3BCF}&cck=1.

23. Abe Gov’t puts forth TPP-related bills, truy cập tại http://www.japan-press.co.jp/modules/news/index.php?id=9400.

24. Exclusive interview with former Prime Minister Brian Mulroney on NAFTA - truy cập tại http://www.cbj.ca/nafta/.

QĐXB số: 09/GP-CXBIPH ngày 08/4/2016, Số ISBN: 978-604-9802-94-2Thiết kế Golden Sky Co., Ltd. | www.goldenskyvn.com