E DE 1E A6

90
MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch….kéo theo mức sống của người dân càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc lựa chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Việc xử lý chất thải sinh hoạt một cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các tỉnh, thành của nước ta. Hội An là một thành phố cổ tập trung nhiều khách du lịch thì vấn đề phát sinh ra rác thải cũng rất lớn, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, và chủ yếu lượng rác thải phát sinh ra đó được công ty công trình công cộng thu gom và vận chuyển đến bãi rác gây ra tình trạng quá tải ở bãi 1

Transcript of E DE 1E A6

MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ

đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của

các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch….kéo theo mức

sống của người dân càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề

mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức

khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ

các hoạt động sinh hoạt của con người ngày một nhiều

hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính

chất.

Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang

gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn

đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không

riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc lựa chọn

công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao,

không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong

tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của

các ngành chức năng. Việc xử lý chất thải sinh hoạt một

cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối

với hầu hết các tỉnh, thành của nước ta.

Hội An là một thành phố cổ tập trung nhiều

khách du lịch thì vấn đề phát sinh ra rác thải cũng rất

lớn, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc thu gom và xử

lý rác thải sinh hoạt, và chủ yếu lượng rác thải phát

sinh ra đó được công ty công trình công cộng thu gom và

vận chuyển đến bãi rác gây ra tình trạng quá tải ở bãi

1

rác Cẩm Hà và làm cho môi trường ở đây ngày càng bị ô

nhiễm trầm trọng.

Trong lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra

hằng ngày đó chủ yếu là rác thải từ nhà bếp mà trong

thành phần của rác thải nhà bếp chủ yếu là rác thải hữu

cơ dễ phân hủy gây mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến môi

trường không khí và sức khỏe của con người nơi đây. Tuy

nhiên nếu chúng ta biết tận dụng nó và biến nó thành một

sản phẩm mới để phục vụ cho đời sống của mình mà đặc

biệt là sử dụng rác thải hữu cơ để làm phân compost sẽ

giúp cho môi trường giảm thiểu được lượng rác thải, hạn

chế được lượng phân hóa học trên cách đồng và giúp con

người giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Xuất phát từ những tồn tại trên và sự cần thiết

của việc phân loại rác tại nguồn để làm phân compost

nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng quy trình làm phân compost

từ rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại TP. Hội An Tỉnh Quảng Nam”

2

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆUTrong cuộc sống hằng ngày, con người không chỉ tiêu

thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, thực

phẩm để tồn tại và phát triển, mà đồng thời cũng vứt

thải cho thiên nhiên và môi trường sống những lượng rác

thải có nguy cơ hủy hoại môi trường.Trong số lượng rác

thải được vứt bỏ đó thì thành phần của rác thải nhà bếp

chiếm một phần lớn gây ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời

sống con người, làm phát sinh nhiều bệnh tật và đặc biệt

là lượng rác ngày càng nhiều thì sẽ chiếm một diện tích

lớn đất chôn lấp, làm mất cảnh quan môi trường.

1.1 ĐỊNH NGHĨA RÁC THẢI NHÀ BẾPNói một cách khái quát dễ hiểu thì rác thải nhà bếp

đó là các chất rác từ nguyên liệu thực phẩm, thức ăn

thừa, hoa quả và vỏ trái cây, bánh kẹo, hoa lá trang trí

trong nhà đã bị héo…mà con người không dùng được nữa…

vứt bỏ vào môi trường sống.

Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần

tàn tích hữu cơ của các chất hữu cơ phục vụ sinh hoạt

sống của con người. Chúng không được con người sử dụng

nữa và vất thải trở lại môi trường sống, gọi là rác thải

nhà bếp.[4]

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA RÁC THẢI NHÀ BẾP- Rác thải nhà bếp hằng ngày chiếm một khối lượng

và tỷ lệ rác thải rất lớn so với các loại rác thải vô cơ

khác

3

- Rác thải nhà bếp là những vật liệu dễ phân hủy,

và gây thối rửa

- Rác thải nhà bếp khó được thu gom phân loại riêng

tại nguồn, gây khó khăn cho việc xử lý rác.

- Rác thải nhà bếp sẽ khó được tận dụng tái chế

thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn.Vì

vậy cần phải được thu gom và phân loại riêng trong

những túi chất liệu đặc biệt dễ phân hủy.

Với thành phần, và đặc điểm của rác thải nhà bếp

như trên thì con người chúng ta không ngừng nâng cao

hiểu biết và tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất để

góp phần nâng cao đời sống và đặc biệt là bảo vệ môi

trường sống của nhân loại.Và để xử lý được rác thải nhà

bếp người ta đã ứng dụng nhiều nhà máy chế biến phân

compost, các nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt…

Với xu hướng xử lý rác thải thân thiện với môi

trường thì mô hình sản xuất phân compost từ rác thải nhà

bếp với quy mô hộ gia đình là một trong những biện pháp

không những giúp giảm thiểu được tổng lượng rác thải mà

còn tạo cho người dân chúng ta bắt đầu tiếp xúc với việc

nghiên cứu khoa học. Sản xuất ra lượng phân compost phục

vụ trong nông nghiệp của từng địa phương [4]

1.3 ĐỊNH NGHĨA PHÂN COMPOST

Phân compost hay còn gọi là phân hữu cơ vi sinh là

sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên

men vi sinh vật các hợp chất có nguồn gốc khác nhau, có

tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được

4

chuyển hóa thành mùn. Tùy thuộc vào nhu cầu của sản xuất

mà có thể cân đối phối trộn các phân liệu sao cho cây

trồng phát triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kỳ

các loại phân nào. Phân vi sinh có thể dùng để bón lót

hoặc bón thúc. Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao

nên khi bón trộn đều với đất. Nếu sản xuất phù hợp cho

từng loại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt

nhất.[12]

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN

COMPOST [8]

Ngoài sự có mặt của những sinh vật cần thiết, những

yếu tố chính ảnh hưởng lên quá trình sản xuất compost có

thể được 03 nhóm chính là: nhóm những yếu tố dinh dưỡng,

môi trường và vận hành. Bảng 1.1: Điều kiện tối ưu cho quá trình ủ phân compost

Các thông số Khoảng hợp lý Khoảng tối ưu

nhấtKích thước vật

liệu (cm)

1-8 4-5

Tỷ lệ dinh dưỡng

C/N (%)

20-40 25-30

Độ ẩm (%) 40-65 52-58Độ PH 5,5-9 6-8Nhiệt độ( 0C) 40-65 50-55Nồng độ oxy (%) >5 Lớn hơn 5

1.4.1 Các yếu tố dinh dưỡng.

5

1.4.1.1 Nguyên tố đa lượng và vi lượng

* Nguyên tố đa lượng như: C, N, P, Ca, và K.

* Nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Co, Fe, S …

Trong thực tế, hầu hết chúng trở nên độc nếu

nồng độ vượt quá mức cho phép. Hầu hết những nguyên tố

Mg, Co, Mn, Fe, S…có vai trò trong việc trao đổi tế bào

chất.

Cơ chất là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng

đa lượng và vi lượng cần thiết, trong thực tế muốn có

lợi ích bắt buộc phần lớn hoặc tất cả cơ chất trong quá

trình sản xuất compost đều là chất thải.

1.4.1.2 Tỷ lệ C/N

Tỷ lệ C:N là hệ số dinh dưỡng chính. Trong sản xuất

compost, tỷ lệ này vào khoảng 20:1 đến 25:1. Nếu tỷ lệ

C:N vượt quá giới hạn vừa nêu, tốc độ phân hủy sẽ bị

chậm lại. Ngược lại, nếu tỷ lệ thấp hơn 20:1, N bị thất

thoát (Bởi vì, N dư chuyển hóa thành NH3). Giai đoạn

chuyển hóa tích cực trong sản xuất compost có đặc điểm

là nồng độ PH và nhiệt độ khá cao. Tương quang C/N nhỏ

dần cho đến khi tỷ lệ nitơ cố định và nitơ khoáng hoá

như nhau. Sau một quá trình dài, tỷ lệ C/N của phần còn

lại sẽ bằng với tỷ lệ của vi sinh vật.

Bảng 1.2 : Hàm lượng N và tỷ lệ C:N có trong những loại rác

thải và chất thải khác nhau

Chất thải Hàm lượng N Tỷ lệ C/N

6

Bùn hoạt tính 5 6

Máu 10-14 3

Phân bò 1,7 18

Bùn đã phân hủy 2-6 4-28

Mỡ cá, bã cá 6,5-10 5,1

Rác trái cây 1,5 34,8

Cỏ bị xén 3-6 12-15

Phân ngựa 2,3 25

Cỏ hỗn hợp 214 19

Phân bắc 5,5-6,5 6-10

Rác rau củ, không

kể các loại rau

đậu

2,5-4 11-12

Phân heo 3,8 4-19

Thân, lá khoai

tây

1,5 25

Phân gia cầm 6,3 15

Bùn tươi 4-7 11

Mùn cưa 0,1 200-500

7

Rơm, yến mạch 1,1 48

Rơm, lúa mì 0,3-0,5 128-150

Nước tiểu 15-18 0,8

1.4.2 Những yếu tố môi trường

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản

xuất compost là nhiệt độ, độ ẩm và pH. Chúng có thể là

từng yếu tố hoặc nhiều yếu tố kết hợp lại, góp phần

quyết định tốc độ và mức độ phân hủy.

1.4.2.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh hóa là 40-550C.

Vì mỗi loài vi sinh vật đều có nhiệt độ tối ưu để sinh

trưởng và phát triển. Trong đó, khi nhiệt độ cao đối với

đống ủ thì tốc độ ủ sẽ nhanh và không khí được tuần hoàn

trong đống ủ thì oxy sẽ luôn luôn có mặt.

Sự giải phóng CO2 tối đa xảy ra ở nhiệt độ 550C. Nó

bắt đầu tăng từ từ trong khoảng từ 25 đến 400C, sau đó

tăng từ 45 – 550C.

Nhiệt độ cao đối với đống ủ thì tốc độ, mức ủ sẽ

nhanh.

Nếu nhiệt độ trên 650C quá trình sản xuất compost sẽ

bị ảnh hưởng xấu một cách nghiêm trọng. Lý do là vi sinh

vật hình thành bào tử tại mức nhiệt độ cao hơn 650C và

chúng sẽ rơi vào giai đoạn nghỉ hoăc chết. Vì vậy phương

8

pháp sản xuất compost hiện nay sử dụng quy trình vận

hành được thiết kế tránh nhiệt độ cao hơn 600C.

Lưu ý, cần tránh hiện tượng quá khô,quá lạnh ở phần

nào đó của đống ủ.

1.4.2.2 Độ pH

pH có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng và

phát triển của vi sinh vật, ion H+ và OH- là hai ion

hoạt động mạnh nhất, những biến đổi nồng độ của chúng dù

là rất nhỏ đều có ảnh hưởng rất lớn đến tế bào vi sinh

vật. Cho nên việc xác định PH thích hợp ban đầu là rất

quan trọng. PH tối ưu là 6-8.

Vào giai đoạn đầu, độ pH là 6,3 sau đó giảm

xuống còn 4,8 và cuối cùng tăng lên pH = 9. Quá trình

sản xuất compost độ pH thường bị giảm xuống ở giai đoạn

đầu vì những phản ứng tạo thành acid hữu cơ. Đường biểu

diễn độ pH sau đó tăng lên tương ứng với vi sinh vật sử

dụng những acid vừa sinh ra trong giai đoạn trước. Ở

giai đoạn đầu pH giảm xuống không gây ức chế đối với hầu

hết các vi sinh vật, vì thế để nâng pH người ta dùng

Ca(OH)2 để cải thiện điều kiện vật lý của khối ủ, một

phần hoạt động như vật liệu hút ẩm.

1.4.2.3 Yếu tố độ ẩm

Việc sản xuất compost từ rác thải đô thị có một đặc

điểm quan trọng là mối quan hệ mật thiết giữa độ ẩm và

không khí, cơ sở của mối quan hệ này dựa trên thực tế là

nguồn oxi chủ yếu cần cung cấp cho quần thể vi khuẩn đó

9

là không khí giữ lại trong những khe hở giữa những chất

thải. Việc khuyết tán oxi trong không khí và bên trong

khối chất thải để thỏa mãn nhu cầu oxi của vi sinh vật

là không quan trong lắm. Bởi vì, trong các khe hở giữa

những chất thải có chứa độ ẩm tự do trong khối ủ giữa độ

ẩm và oxi phải có một sự căn bằng. Theo đó, nếu ở mức

cao hơn nữa sự thiếu oxi sẽ diễn ra và tình trạng kỵ khí

sẽ bắt đầu phát triển. Tầm quan trọng của việc giữ độ ẩm

của cơ chất từ 40%– 45% thường bị coi nhẹ trong quá

trình sản xuất compost. Điều này thực chất rất quan

trọng bởi vì độ ẩm thấp hơn sẽ kìm hãm hoạt động của vi

khuẩn và tất cả vi khuẩn sẽ ngừng hoạt động ở độ ẩm 12%.

1.4.2.4 Hệ thống vi sinh vật

Vi sinh vật có một đóng góp vô cùng quan trọng đến

thời gian ủ phân compost. Với một hệ thống vi sinh vật

được tuyển chọn tốt thì không những thời gian ủ được rút

ngắn mà chất lượng phân bón cũng đảm bảo hơn.

Các vi sinh vật có mặt trong quá trình ủ phân compost

bao gồm vi khuẩn, nấm, men, khuẩn tia,… Người ta xác

định hầu hết các loài trong nhóm VSV nêu trên đều có khả

năng phân giải gần hết các hữu cơ thô trong rác thải.

Tất nhiên mỗi một loài sinh vật có khả năng tốt nhất để

phân hủy một dạng chất hữu cơ nào đó.

Thí dụ nấm men , khuẩn tia …, hoạt động rất mạnh đối với

cellulose và hemicellulose. Quá trình trao đổi chất là

hiện tượng phổ biến trong ủ phân rác và một yếu tố khác

10

là sự giải nhiệt do hoạt động đồng hóa và dị hóa của VSV

để tạo ra mùn.

1.4.3 Vận hành

Việc kiểm soát tốt các điều kiện môi trường ảnh

hưởng tới hoạt động của vi sinh vật chính là nhân tố

quyết định sự thành công của quá trình ủ compost. Kiểm

soát tốt quá trình ủ compost cũng giúp giảm phát sinh

mùi ô nhiễm và loại bỏ các mầm vi sinh vật gây bệnh. Vì

vậy các giải pháp kỹ thuật trong công nghệ ủ compost

hiện đại đều hướng tới mục tiêu kiểm soát tối ưu các

điều kiện môi trường cùng với khả năng vận hành thuận

tiện.

1.4.3.1 Làm thoáng và kích thước nguyên liệu.

Kích thước nguyên liệu là một trong những yếu tố

quan trọng ảnh hưởng tới thời gian ủ phân compost.Việc

làm giảm kích thước nguyên liệu sẽ góp phần làm gia tăng

tốc độ phân hủy. Đối với nguyên liệu thô kích thước tối

ưu là từ 5-8cm.

Đảo trộn mục đích làm đồng đều, điều hòa nhiệt độ

và độ ẩm của vật liệu, tránh tạo cột không khí cũng như

việc tạo ra các bánh cứng. Tốc độ ủ phụ thuộc vào kích

thước vật liệu và quá trình đảo trộn rất lớn.

1.4.3.2 Sự thông khí

Thông thường áp lực tĩnh là 0,1 - 0,15 mm cột nước,

cần tạo ra để đẩy không khí qua chiều sâu từ 2 - 2,5 m

11

vật liệu, áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ không cần

máy nén. Sự phân phối O2 cho bể ủ là rất cần thiết bởi vi

sinh vật hiếu khí cần O2, trung bình lượng O2 tiêu thụ là

4,2 g O2/1 kg rác/ngày, nghĩa là khoảng 4m3O2/1 tấn

rác/ngày. Sự sản sinh CO2 tương đương với lượng O2 tiêu

thụ. Tỷ lệ O2 tiêu thụ không ổn định, phụ thuộc vào

nhiệt độ, sự thay đổi trong thành phần, mức độ ủ chín và

kích thước nguyên liệu.

So sánh với phương pháp sản xuất compost kỵ khí,

phương pháp sản xuất compost hiếu khí có rất nhiều ưu

điểm:

• Sự phân huỷ xảy ra nhanh hơn.

• Nhiệt độ cao đủ để làm chết những mầm bệnh.

• Số lượng và nồng độ khí hôi thối giảm mạnh.

Mùi khó chịu là vấn đề không thể tránh trong xử lý

và thải bỏ chất thải. Để cải thiện đáng kể nồng độ và sự

tập trung mùi trong sản xuất compost hiếu khí cần cung

cấp đủ nhu cầu Oxi cho quần thể vi khuẩn hoạt động bằng

cách sử dụng quy trình thông khí thích hợp. Khí sinh ra

có thể được kiểm soát bằng cách thu khí từ khối ủ

compost do quá trình phân hủy và xử lý chúng bằng hệ

thống xử lý hoá học hay sinh học, nhờ vậy mùi hôi khó

chịu sẽ giảm.

1.4.3.3 Tốc độ thông khí

12

Tốc độ thông khí sao cho khối compost duy trì hiếu

khí phụ thuộc bản chất và cấu trúc của các thành phần

cuả rác thải và tùy thuộc vào phương pháp thông khí.

Tốc độ tiêu thụ oxy tùy thuộc không chỉ nhiệt độ mà

còn phụ thuộc vào kích thước vật liệu, quần thể vi sinh

vật và mức độ xáo trộn. Nhu cầu oxy trong thời tiết ấm

sẽ cao hơn trong lúc lạnh. Để đạt được kết quả tôt nhất,

nên giữ nhiệt độ ban đầu là 45-50O trong một số ngày

đầu, sau đó tăng lên 55-70OC để cho giai đoạn lên men

diễn ra mạnh. Lượng không khí cần thiết phải cung cấp

cho vi sinh vật phát triển trong quá trình ủ hiếu khí.

1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost

trên Thế Giới

Sự ra đời của và phát triển của phân compost

Lịch sử quá trình ủ compost đã có từ rất lâu, ngay

từ khi khai sinh của nông nghiệp hàng nghìn năm trước

Công nguyên, ghi nhận tại Ai Cập từ 3.000 năm trước Công

nguyên như là một quá trình xử lý chất thải nông nghiệp

đầu tiên trên thế giới. Người Trung Quốc đã ủ chất thải

từ cách đây 4.000 năm, người Nhật đã sử dụng compost làm

phân bón trong nông nghiệp từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên

đến năm 1943, quá trình ủ compost mới được nghiên cứu

một cách khoa học và báo cáo bởi Giáo sư người Anh, Sir

Albert Howard thực hiện tại Ấn Độ. [10]

13

Phân compost được Noble Hilter sản xuất đầu tiên

tại Đức năm 1896 và đặt tên là Nitragin. Sau đó phát

triển sản xuất tại một số nước như Mỹ, canada, Anh và

Thụy Điển.

Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn

Rhizobium, do Beijernk phân lập năm 1888 và được Fred

đặt tên vào năm 1989 dùng để bón cho các loại cây trồng

thích hợp, kể cả họ đậu. Từ đó cho đến nay đã có nhiều

công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản

xuất phân bón trên nền chất mang hữu cơ khác nhau.

Các kết quả từ Mỹ, Canađa, Nga, Nhật, Trung Quốc,

Ấn độ, Thái Lan …cũng cho thấy sử dụng phân compost có

thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg nitơ/

hecta đất, một năm có thể thay thế từ 1/3 đến 1/2 lượng

phân bón hóa học [2]

Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về quá trình ủ

compost và nhiều mô hình công nghệ ủ compost quy mô lớn

được phát triển trên thế giới.Các mô hình công nghệ ủ

compost quy mô lớn hiện nay trên thế giới được phân loại

theo nhiều cách khác nhau. Theo trạng thái của khối ủ

compost tĩnh hay động, theo phương pháp thông khí khối ủ

cưỡng bức hay tự nhiên, có hay không đảo trộn.[10]

Ở các vùng của Mỹ và Canađa có khí hậu ôn đới

thường áp dụng phương pháp xử lý rác thải ử đống tĩnh có

đảo trộn như sau:

14

Rác thải được tiếp nhận và tiến hành phân loại. Rác

thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinh vật, trộn với

bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ

8-10 tuần lễ, sau đó sàng lọc và đóng bao [5]

Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

của Mỹ và Canada

Ở Đức thì rác thải ở các gia đình đã được phân

loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để,

được tiếp nhận và tiến hành phân loại rác tiếp.

Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới

dạng các thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí

sinh ra trong quá trình lên men phân giải hữu cơ.

Tiếp nhận rác

Loại bỏ tạp chất không hữu cơ

Lên men từ 8 -10 tuần

Nghiền hữu cơ

Đánh luốn

Sàng xử lý chất hữu cơ

Bổ sung vi sinh vật

Chôn lấp chất trơ

Bùn

Đóng bao phân bón

15

Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

của Đức

Ở Trung Quốc những thành phố lớn thì thường áp dụng

công nghệ trong các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận đưa

vào thiết bị ủ kín sau 10-12 ngày, hàm lượng các khí CH4,

SO2, H2S…. giảm đựợc đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến

hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ

Tiếp nhận rác thải sinh hoạt

Phân loại

Hút khí

Lọc

Rác thải vô cơ

Tái chế

Chôn lấp chất trơ

Rác hữu cơ lên men

Phân hữu cơ vi sinh

16

Hình 1.3. Công nghệ xử lý rác sinh hoạt Trung Quốc

1.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost

ở Việt Nam

Lịch sử phát triển nông nghiệp Việt đã trải qua

thời kỳ canh tác hữu cơ. Đó là thời kỳ mà ngành công

Thiết bị chứa có bổ sung vi sinh vật, thu nước thải trong

thời gian 10-12 ngày

Ủ chính, độ ẩm 40%, thời gian từ

15-20 ngày

Sàn phân loại theo kích thước

Vật vô cơ

Phân loại sản phẩm để tái chế

Chôn lấp chất trơ

Phân loại theo trọng lượng bằng không khí có thu

kim loại

Phối trộn các nguyên tố khác N,P,K và các nguyên tố khác

Ủ phân bón trong thời gian 5-10

ngày

Đóng bao tiêu thụ sản phẩm

17

Tiếp nhận rác thải

nghiệp hóa học chưa phát triển, các loại phân hữu cơ

chưa xuất hiện nhiều trên thị trường, nhất là các nước

nghèo và lạc hậu như Việt Nam. Lúc đó, nền nông nghiệp

Việt nam sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn phân hữu cơ

nội tại là chính như: phân chuồng, bùn ao, phân xanh,

xác bã mắm, phân dơi trong hang núi. Tuy nhiên,đó chỉ là

gai đoạn canh tác nông nghiệp hữu cơ theo tình thế, còn

lạc hậu và mất cân đối.

Trong giai đoạn hiện nay với tốc độ phát triển khá

nhanh mà nền khoa học sản xuất phân bón, ngoài việc đã

sữ dụng khá nhiều các loại phân vô cơ thì Việt Nam đã,

đang và sẽ ứng dụng các loại phân HCVS từ các nguồn khác

nhau (nhập khẩu và chế biến trong nước) nhằm đóng qóp

tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường

do các nguyên liệu này gây ra.[11]

Ở Việt Nam, phân compost cố định đạm cho cây họ đậu

ntragin, phân compost phân giải lân phosphobacterin đã

được nghiên cứu từ năm 1960.Nhưng tới năm 1987 trong

chương trình 52D - 01- 03 thì quy trình sản xuất

Nitragin trên nền chất mang than bùn mới hoàn thiện.

Từ năm 1991, 10 đơn vị trong toàn quốc đã nghiên

cứu phân compost cố định đạm. Ngoài nitragin cho cây họ

đậu đỗ còn có mở rộng cho cây lúa và các cây họ đậu

khác. Hai đơn vị đẫn đầu trong công tác nghiên cứu và

ứng dụng phân compost là: Viện Công nghệ Sing học (Trung

tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia) và Viện

18

Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn). Hiện nay có nhiều tổ chức và

cá nhân đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất

phân compost trên những nền chất mang khác nhau và ứng

dụng trên nhiều cây công nghiệp, nông nghiệp như: PGS –

TS Đỗ Châu Thu, TS Nguyễn Ích Tâm cùng cộng sự của trung

tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Bền vững thuộc

trường Đại học Nông nghiệp I đã hợp tác với khoa Sinh

học và kinh tế Nông nghiệp thuộc Đại học Udine (Italia)

tiến hành đề tài: “Sản xuất phân cốpt từ rác thải hữu cơ

sinh hoạt và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho

3 loại rau sạch ở ngoại ô thành phố như: rau ăn lá (cải

bắp), rau ăn củ (củ cải), rau ăn quả (cà chua)’’.

Các cán bộ trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng

Nông thôn đã sản xuất thành công loại phân compost đa

chuẩn loại quy mô hộ gia đình trên nền nguyên liệu chủ

yếu là rác thải, phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc ,

bèo tây, hay thân cây ngô.

Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huệ, Nguyễn Nữ Quỳnh

Giang, Ngô Nữ Quỳnh Như, và Nguyễn Bá Dũng (ĐH Tây

Nguyên) đã thành công trong việc sản xuất phân compost

từ vỏ cà phê và cũng đã được ứng dụng cho một số loại

cây như : chè, cà phê, lúa, ngô, cây ăn quả,.. Nông dân

đều nhận xét loại phân này làm chgo cây phát triển tốt,

đỡ sâu bệnh, đất tơi xốp và thấy tác dụng của phân bền

lâu hơn so với phân hóa học, năng suất tăng rõ rệt.[7]

19

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, TP HCM thải ra

khoảng 6.400 tấn rác sinh hoạt, trong đó, rác có nguồn

gốc từ thực phẩm có thể tái chế thành những loại phân

bón hoặc được đốt để tạo ra khí gas làm nhiên liệu phát

điện chiếm tỷ lệ 80% - 90%. Tuy nhiên, đến nay, 100%

lượng rác thải sinh hoạt của thành phố (khoảng 6200

tấn/ngày) chỉ được xử lý bắng biện pháp chôn lấp ở hai

bãi rác chính là bãi Đa Phước( huyện Bình Chánh) và bãi

Phước Hiệp ( huyện Củ Chi) vừa tốn kém kinh phí thu gom,

vận chuyển và xứ lý (khoảng trên 600 tỷ đồng/năm) mà còn

tốn một diện tích đất khá lớn để chôn lấp.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, việc phân loại rác

tại nguồn thành công sẽ giúp thành phố tiết kiệm được

khoảng một tỷ đồng mỗi ngày. Chính vì thế nên đã có một

số nhà máy khẩn trương hoàn thành và đi vào hoạt động

ngay trong năm 2010 như: nhà máy chế biến phân compost

công suất 500 tấn một ngày của công ty xử lý chất thải

rắn Việt Nam, nhà máy chế biến phân compost của Công ty

Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn một ngày đã

vận hành thử và sẽ chính thức đi vào hoạt động ổn định

trong năm 2010. Ngoài ra, nhiều nhà máy xứ lý rác khác

đang được khẩn trương xây dựng và sẽ đi vào hoạt động

trong những năm kế tiếp...[13]

- Ở miền Bắc Việt Nam hiện nay có nhà máy sản xuất

phân hữu cơ Cầu Diễn Hà Nội được tài trợ dây chuyền sản

xuất của Tây Ban Nha có công nghệ composting từ rác thải

sinh hoạt hỗn hợp

20

Hình 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

ở Hà Nội

Ở huyện Long Phú, Sóc Trăng thì mô hình xử lý rác

thải làm phân compost thuộc Dự án “Phát triển cộng đồng

có sự tham gia của người dân” do Tổ chức Care (Đan Mạch)

tài trợ đang được thực hiện tại xã Lịch Hội Thượng. Dự

án được thực hiện từ tháng 3/2009 với kinh phí xây dựng

nhà xưởng khoảng 550 triệu đồng, tới nay đã đưa vào hoạt

động hơn 7 tháng. 312 hộ dân tham gia dự án được cấp các

dụng cụ chứa rác và được hướng dẫn cách phân loại rác

thải hữu cơ và vô cơ tại hộ gia đình. Qua phân loại, rác

thải hữu cơ thường chiếm khoảng 40%, nếu không được xử

lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và

Băng tải chuyền và tuyển lựa rác, phân lọai

rác

Tiếp nhận rác

Rác hữu cơ

Nguyên liệu

hữu cơ

Phân hữu cơ

Chất dẻo

Giấy vụn

Đem chônÉp, đóng kiện

Đóng bao

Chất trơ

Băng tải Băng tải

Vi sinh vật

21

cuộc sống người dân. Cái lợi lớn nhất từ dự án mang lại

chính là ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư

đã được nâng lên rõ rệt. Rác thải này được nhân viên thu

gom phân loại lần hai trước khi đưa vào bể ủ. Mỗi bể ủ

chứa từ 800-850kg rác thải hữu cơ có bổ sung chế phẩm vi

sinh EM, sau 55 ngày sẽ bị phân huỷ thành nguồn phân

compost có ích cho nhiều loại cây trồng.[3]

Ở Quảng Nam cụ thể là ở TP.Hội An người dân bắt đầu

phân loại rác thải tại nguồn và một số hộ đã tận dụng

rác hữu cơ để làn phân hữu cơ tại nhà từ khi có dự án

thí nghiệm sản xuất phân compost tại 30 hộ gia đình và

đã dạt đựoc kết quả tốt ,và sắp đến sẽ mở rộng hơn nữa.

[4]

1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP.

HỘI AN

1.6.1 Điều kiện tự nhiên – khí hậu - ở Hội An

1.6.1.1 Vị trí địa lý [9]

Hội An nằm ở vùng ven biển của Quảng Nam,cách thành

phố Đà Nẵng 28km về phía Nam.

Tọa độ địa lý: 150 12’ 26’’ ÷ 150 50’ 15’’ vĩ Bắc từ

1080 17’ 08’’ ÷ 1080 23’ 10’’ kinh độ Đông.

Vị trí địa lý

- Phía Bắc,phía Tây giáp với huyện Điện Bàn

22

- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên

- Phía Đông giáp Biển Đông

1.6.1.2 Điều kiện khí hậu và thủy văn[9]

- Khí hậu

Thành phố Hội An có chế độ khí hậu mang những tính

chất và đặc điểm của khí hậu Việt Nam, đó là khí hậu

nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên ngoài những đặc trưng

chung, Hội An là một khu vực ven biển Trung Bộ nên có

những tính chất riêng, mang tính địa phương do điều kiện

địa lý, địa hình đem lại.

+ Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 25,6 0 C

+ Hội An có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa

khô kéo dài trong 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mùa

mưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

+ Lượng mưa trung bình hằng năm là : 2.076 mm.

+ Độ ẩm bình quân các tháng là 82,1%

- Đặc điểm thuỷ văn

Thành phố Hội An chịu ảnh hưởng chính của chế độ

thuỷ văn của các con sông lớn.

- Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.590 Km2 với

tổng lưu lượng 19,9 tỷ m3/năm.

Đoạn sông Thu Bồn chảy ra biển Đông ở Cửa Đại, có

các đặc trưng sau đây:

+ Chiều dài đoạn chảy qua thành phố Hội An: 8,5 km.

+ Chiều rộng: 120 - 240m, đoạn qua thành phố rộng

200 m.

23

+ Diện tích lưu vực: 3.510 Km2.

+ Lưu lượng nước bình quân: 232 m3/giây.

+ Lưu lượng lũ bình quân: 5.430 m3/giây.

+ Lưu lượng kiệt: 40 - 60 m3/giây.

+ Mực nước ứng với lưu lượng bình quân: 0,76 m.

+ Mực nước bình quân mùa lũ: 2,48 m.

+ Mực nước ứng với lưu lượng kiệt: 0,19 m

- Sông Đế Võng: từ xã Điện Dương, huyện Điện Bàn,

chạy dọc từ Tây sang Đông ở phía Bắc thành phố Hội An.

+ Chiều dài đoạn chảy qua thành phố trên 7 km.

+ Chiều rộng: 80 - 100 m.

+ Chế độ mực nước sông Đế Võng phụ thuộc vào chế độ

thuỷ triều từ Cửa Đại và cửa sông Hàn. Tại khu vực Cửa

Đại, biên độ nhật triều không đều, từ 1,00 m - 1,50 m,

giữa kỳ nước cường và nước kém, biên độ triều chênh lệch

không đáng kể. Trong kỳ nước kém, biên độ triều khoảng

0,50 m.

+ Chế độ dòng chảy: khi triều lên từ Cửa Đại, mực

nước trong sông dâng lên, khi triều xuống, dòng nước

trong sông lại đổ ra biển. Nói chung dòng chảy tương đối

điều hoà nhưng do lưu tốc nhỏ là nguyên nhân gây bồi cạn

trong sông. Về mùa khô có những đoạn sông bị cạn, nước

bị nhiễm mặn.

- Thuỷ triều

Biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều của

vùng biển Trung Trung Bộ, mỗi ngày thuỷ triều lên xuống

24

2 lần (bán nhật triều). Biên độ dao động của triều trung

bình là 0,6 m. Triều cường = +1,4 m; triều kiệt = 0,00

m. Trong các cơn bão có những đợt sóng có biên độ rất

lớn, cao độ lớn nhất của sóng lên đến 3,40 m ở khoảng

cách 50 m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho vùng ven

biển. Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển

thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh hưởng lớn cho vấn

đề dân sinh kinh tế.

- Địa hình

Hội An hình thành trên dãi cồn cát cửa sông, địa

hình toàn vùng có dạng đồi thoai thoải. Độ dốc trung

bình: 0,015

1.6.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ở Hội An

Hội An là một thị xã lớn ở Quảng Nam thuộc vùng

dồng bằng ven biển miền Trung. Hội An là nơi hội tụ của

các sông ngòi va biển cả nên có thể dễ dàng giao thương

với các vùng trong và ngoài tỉnh nhờ giao thông đường

thủy khá thuận lợi.[9]

Dân số của Hội An là: 81.021 người với 17.640 hộ,

trong đó 5 phường nội thị là 39.281 người.Các hoạt động

kinh tế của Hội An là du lịch, nông nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp,chế biến,...

Hội An là thành phố chứa đựng các di sản văn hóa

lâu đời cho nên thu hút được nhiều khách du lịch , đặc

biệt là khách từ nước ngoài đến. Chính điều đó đã thúc

đẩy nền kinh tế cho địa phương. Theo số liệu thống kê

chưa đầy đủ, khách du lịch năm 1992 là 460.000 người

25

tăng gấp 3 lần so với năm 1999, lượng khách du lịch liên

tục tăng. Do vậy , hiện nay số khách sạn liên tục mọc

lên, các công trình công cộng được nâng cấp rất nhiều.

[9]

1.7 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHÀ

BẾP HIỆN NAY Ở TP. HỘI AN [6]

1.7.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn

Hội An có khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di

sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Hội An đang trong quá

trình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị

hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của

người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, song

song với sự phát triển này nảy sinh các vấn đề ảnh hưởng

đến môi trường. Việc phát sinh, thu gom và quản lý chất

thải rắn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của

chính quyền Thành phố. Theo ước tính của Công ty Công

trình Công cộng Thành phố Hội An, lượng chất thải rắn

phát sinh hàng năm rất lớn, dân số trung bình của Thành

phố Hội An tính đến ngày 31/12/2007 là 85.076 người, với

lượng rác phát sinh tính khoảng 75,38 tấn/ngày.

1.7.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn

1.7.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị

Dân số 8 phường nội thị là 58.730 người, chiếm

69,71% dân số.Giả thiết tại khu vực đô thị loại 3, định

26

mức phát thải trung bình là 0.85kg/người/ngày thì chất

thải rắn phát sinh khu vực đô thị là 49,92 tấn/ngày.

Bảng 1.3. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu

vực đô thị

Thành

phố

Hội An

Phường Dân

số

(ngườ

i)

Trung bình

(kg/người/ng

ày)

Lượng CTRSH phát

sinh

(tấn/ngày)

8 58.73

0

0,85 49,92

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam)

1.7.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn

Với dân số nông thôn khoảng 25.530 người, chiếm

30,29% dân số của Thành phố. Phần lớn người dân sống tập

trung vùng đồng bằng ven biển và vùng hạ lưu sông Thu

Bồn với nghề chủ yếu là trồng lúa nước, khai thác nuôi

trồng thủy sản.

Giả thiết khu vực nông thôn thuộc các huyện đồng

bằng, định mức phát thải trung bình là 0.5kg/người/ngày

thì lượng rác thải phát sinh tại khu vực nông thôn vào

khoảng 12,77tấn /ngày.

Trong đó, riêng xã Tân Hiệp vì cách biển nên không

thể thu gom, vận chuyển và xử lý chung cùng Thành phố,

mà được xử lý nội bộ.

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn

Thành phố Hội An

27

Bảng 1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực

nông thôn

Thành phố Xã Dân

số

(ngườ

i)

Trung bình

(kg/người/

ngày)

Lượng CTRSH phát sinh

(tấn/ngày)

Hội An 5 25.53

0

0.5 12,77

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam)

1.7.2.3 Thành phần chất thải rắn

Thành phần các chất có trong chất thải rắn bao gồm:

Chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn,

kim loại, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ phần trăm các

chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo

mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống, phát triển

sản xuất và theo mỗi mùa trong năm. Tỷ lệ thành phần

chất hữu cơ chiếm 45-60% tổng lượng chất thải, tỷ lệ

thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ 6 -10%. Độ ẩm trung

bình của rác thải từ 46-52%.

Bảng 1.5. Thống kê tỷ lệ thành phần rác của thành phố

Hội An

Thành phần Tỷ lệ (% trọng

lượng)

Các chất cháy được 84,1

1/ Giấy 3,1

2/ Hàng dệt 2,3

28

3/ Rác thải (gồm cả thịt,

xương, vỏ sò)

63,9

4/ Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ… 0,7

5/ Chất dẻo, nilon 4

6/ Da và cao su 10,1

Các chất không cháy được 15,9

1/ Tổng kim loại 7,1

2/ Các kim loại sắt

3/ Các kim loại không phải

là sắt

4/ Thủy tinh 0,9

5/ Đá và sành sứ 0,8

6/ Đất cát và các thành

phần khác

7,1

Các chất hỗn hợp 0

1/ Kích thước lớn hơn 5 mm

2/ Kích thước nhỏ hơn 5 mm

Tỷ trọng riêng (kg/m3) 450

(Nguồn: Công

ty Công trình Công cộng)

1.8 HIỆN TẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN [1]

29

1.8.1 Công tác thu gom và vận chuyển rác thải

- Công ty Công trình Công cộng là đơn vị chịu trách

nhiệm thu gom chất thải rắn của Thành phố Hội An. Lượng

rác thu gom khoảng 45 tấn/ngày, ước tính chiếm tỷ lệ

khoảng 70% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố.

Hiện công ty có 86 cán bộ công nhân viên, trang

thiết bị chính phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển

chất thải rắn hiện có 8 xe ô tô chuyên dụng (gồm: 4 loại

2tấn, 4 tấn, 5 tấn, 6 tấn)

+ Số lượng xe thu gom đẩy tay: 40 chiếc.

+ Các loại xe khác: 2 chiếc xe hút chất thải, 1 xe

tưới đường, 2 xe tải cẩu, 1 xe tải tự đổ, 1 xe xúc lật.

+ Phương tiện xử lý rác và làm sạch môi trường gồm

có (1 xe tưới rửa đường, 1 xe xúc lật dùng để san ủi

đầm nén rác tại khu xử lý chất thải)

Theo số liệu thống kê của Công ty, tỷ lệ thu gom

của toàn thành phố đạt khoảng 60%. Điều này là do phương

tiện thu gom không đủ, hầu hết còn lạc hậu, và một

nguyên nhân khách quan nữa là do đường xá nhỏ hẹp, không

thuận tiện cho việc thu gom lượng chất thải rắn, còn lại

phần lớn là các hộ gia đình nằm sâu trong các ngõ hẽm,

xe thu gom không vào được.

- Tình trạng vận hành và hoạt động hiện tại

Chất thải rắn chưa phân loại trước khi thu gom: Ở

các tuyến đường rộng, có xe cuốn ép rác thu gom chất

thải rắn từ những hộ theo giờ nhất định. Trong các hẻm,

30

các công nhân đi thu gom chất thải rắn bằng xe ba bánh

đẩy tay, sau đó tập trung chất thải rắn đến các điểm quy

định trên các trục lộ chính, đổ vào xe ép rác. Dọc theo

sông Hội An ( dọc theo đường Bạch Đằng), rác trôi trên

sông đã được thu gom bằng xuồng. Sau khi thu gom, rác

thải được vận chuyển lên bãi rác, đổ xuống phía trước

bãi rác. Sau đó, xe xúc lật xúc rác lên xe Ben để vận

chuyển vào sâu dần phía trong bãi rác.

Mỗi ngày, rác thu gom được tập kết đến bãi theo hai đợt

Buổi sáng: từ 9-11h

Buổi chiều: từ 15h30-17h.

Công suất chôn lấp: 45 tấn/ngày.

- Dự kiến thời gian hoạt động đóng bãi: bãi rác đã quá

tải, hiện đang tạm sử dụng.

1.8.2 Công tác xử lý rác thải

Hiện nay công ty Công trình Công cộng là đơn vị

chịu trách nhiệm xử lý tất cả các lượng rác sinh hoạt

trên địa bàn thành phố. Tất cả những lượng rác thải đó

sau khi thu qom thì sẽ được vận chuyển đến bãi rác Cẩm

Hà thành phố Hội An.

Khái quát về bãi chôn lấp TP. Hội An

+ Bãi rác xã Cẩm Hà, cách Thành phố Hội An 5 km,

diện tích bãi chôn lấp bãi rác hiện nay khoảng 9000m2

được xây bao bằng tường gạch cao 1,5m. Hình thức xử lý

chất thải rắn là đổ lộ thiên, Ở đáy bãi chôn lấp không

31

có lớp lót chống thấm và chưa có hệ thống thu gom nước

rỉ rác, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác

+ Ngoài bãi rác lộ thiên ở xã Cẩm Hà, hiện tại

thành phố Hội An không còn bãi rác nào, không có nhá máy

sản xuất phân compost, không có cơ sở nào khác đang hoạt

động.

Trước tình hình đó để có 1 hướng xử lý rác thải

sinh hoạt thân thiện với môi trường và giảm được lượng

rác thải đem đi chôn lấp đồng thời hạn chế được mùi hôi

cũng như nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển và xử lý

thì việc làm phân compost tại nhà sẽ góp một phần rất

lớn trong việc giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, tạo

ra được một lượng phân bón làm hạn chế được lược lượng

phân hóa học và đặc biệt là khắc phục được tình trạng

quá tải ở bãi rác Cẩm Hà.

32

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng:

+ Thành phần rác thải nhà bếp là rác hữu cơ như cơm

thừa, cá cặn, cọng rau, vỏ trái cây…

+ phụ gia: tro

Phạm vi nghiên cứu: Thanh Nam Tây, phường Cẩm

Nam,TP Hội An,Quảng Nam

Hình 2.1. Rác thải nhà bếp và phụ gia tro (photo Hồng Hạnh

ngày 17/1/2010)

2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.2.1 Mục tiêu trước mắt - Làm cho người dân quan tâm hơn về rác thải do

hoạt động sinh hoạt của mình.

- Giúp cho người dân nắm bắt được quy trình làm

phân hữu cơ tại nhà.

- Làm phân hữư cơ tại một số hộ thí điểm để tạo

diều kiện mở rộng cho các đề tài tiếp theo sau này.

33

- Thông qua việc xử lý rác thải nhà bếp giúp cho

người dân phân loại rác tại nguồn tốt hơn.

2.2.2 Mục tiêu lâu dài- Lượng rác sinh hoạt được giảm thiểu nhờ làm phân

tại nhà.

- Lượng rác thải đem đi chôn lấp được giảm thiểu

góp phần khắc phục tình trạng quá tải ở bãi rác Cẩm Hà.

- Tiết kiệm kinh phí cho người dân nhờ việc làm

phân tại nhà.

- Giảm được lượng phân hoá học trên đồng ruộng.

- Sản phẩm phân hữu cơ sẽ được sử dụng đại trà.

- Bảo vệ môi trường.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp lý luậnTìm hiểu tài liệu ủ phân hữu cơ trên internet,

sách, báo, báo cáo khoa học… tiến hành đọc và tổng hợp,

khái quát hóa các vấn đề có liên quan đến việc ủ phân

compost

2.3.2 Phương pháp ngoài thực địa- Cân, đo, đong, đếm lượng rác thải nhà bếp hằng

ngày.

- Quan sát hiện tượng và tốc độ phân hủy của phân

compost.

- Thu thập số liệu bằng cách ghi chép trong

quá trình làm phân tại 2 hộ gia đình ở phường Cẩm Nam

Thành phố Hội An.

34

- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn, tiến hành điều

tra trong 30 hộ gia đình đã thực hiện chương trình thí

nghiệm làm phân tại nhà.

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu- Thống kê số liệu thu thập được bằng phần mềm

excel

- Sử dụng phần mềm excel để vẽ biểu đồ thể hiện sự

thay đổi của lượng rác thải nhà bếp, và nhiệt độ hằng

ngày.

2.4 CÁCH BỐ TRÍ VÀ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

2.4.1 Địa điểm bố trí thực nghiệm- Hai hộ gia đình ở phường Cẩm Nam - Thành phố Hội

An- Tỉnh Quảng Nam.

2.4.2 Thời gian tiến hành thực nghiệmTừ ngày 15/2/2009 đến 1/4/2010

2.4.3 Cách bố trí thực nghiệm Mỗi gia đình sẽ được cấp 1 thùng nhựa 40 lít với 2

màu sắc khác nhau cụ thể là nhà ông Phạm A là thùng màu

xanh lá cây, còn nhà ông Hứa Đa là màu xanh da trời được

mược từ đợt thí nghiệm lần trước, và được đặt cố định

vào một góc vườn

35

Hình 2.2. Thùng nhựa 40 lít được bố trí ở 2 hộ gia đình

(photo Hồng Hạnh ngày 15/1/2010)

2.4.4 Tiến hành thực nghiệm Lượng rác nhà bếp hằng ngày sẽ lược phân loại ra

thành 3 nhóm chính đó là bột, rau, và đạm sau khi phân

loại xong sẽ dùng cân 5 kg để xác định khối lượng của

từng thành phần trên sau đó sẽ ghi chép lại và dùng máy

ảnh để chụp hình.

Sau khi tiến hành xong những thao tác đó sẽ dùng

cân 100 kg để đo khối lượng của thùng ban đầu, sau đó bỏ

lượng rác vừa được cân xong đó vào thùng và dùng tro rắc

đều lên bề mặt sao cho tỷ lệ giữa lượng tro cho vào là

tương ứng với độ ẩm của rác để điều chỉnh độ ẩm (độ ẩm

càng cao thì lượng tro sẽ càng nhiều). Sau đó dùng que

nhiệt độ cắm sâu vào 2/3 que là được và đậy nắp thùng

36

lại. Ngày hôm sau thì quan sát hiện tượng trong ngày,

theo dõi ghi chép lại số liệu về diễn biến nhiệt độ và

tốc độ phân hủy của rác hữu cơ, cứ tiến hành làm như vậy

đến lúc nào lượng rác đầy thùng thì ta ngừng bỏ và tiến

hành ủ yếm khí, thực hiện giai đoạn ủ yếm khí cho đến

lúc lượng rác trong thùng đã hoai mục hoàn toàn và theo

cảm quan của người dân chất lượng phân có thể dùng được

rồi thì dựng lại, Trong giai đoạn này thì vẫn tiếp tục

đo nhiệt độ hằng ngày và cân khối lượng của toàn thùng

để có số liệu cụ thể, ngoài ra còn dùng máy ảnh để chụp

hình để làm cơ sở. (xem phụ lục)

37

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA 30 HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHỌN LÀM

THÍ NGHIỆM PHÂN COMPOST CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI

TRƯỜNG [4]

3.1.1 Chương trình được triển khai ở phòng Tài

Nguyên Môi Trường3.1.1.1 Mô tả chương trình

Trong chương trình thí nghiệm làm phân compost

được triển khai ở Phòng Tài Nguyên Môi Trường thì các hộ

được chọn để tham gia làm thí điểm sản xuất phân compost

bao gồm 30 hộ dân/5 đơn vị xã phường (Tân An, Cẩm

Châu,Cẩm Thanh, Cẩm Nam, Cẩm Hà)

Các hộ gia đình này được lựa chọn dựa trên tiêu

chí là những hộ có vườn rộng, ở trong các kiệt hẽm nhỏ

lượng rác sinh hoạt của gia đình họ 2 ngày mới được thu

gom một lần, ở những hộ có sẵn phụ gia.

Các hộ phải tuân thủ các quy định của dự án, thực

hiện đúng quy trình sản xuất compost. Mỗi đơn vị dược

thực hiện thí nghiệm trên 4 loại phụ gia khác nhau: cám

gạo, đất mùn, nước vo gạo và tro với 4 quy trình cụ thể.

Quy trình sản xuất phân compost đối với 4 loại phụ

gia khác nhau.

38

Rác thải nhà bếp

Rắc đều phụ gia với lượng

vừa đủỦ phân

Phân compost

Hình 3.1 Quy tình sản xuất phân compost từ Phòng Tài

Nguyên Môi Trường

3.1.1.2 Triển khai hoạt động

Thời gian thực hiện chương trình từ ngày

15/8/2009/đến ngày 15/11/2009

Giới thiệu sơ lược về dự án xử lí rác thải nhà bếp

tại thành phố Hội An.

Giới thiệu chung về rác thải nhà bếp.

Bài giảng về phương pháp kĩ thuật sản xuất phân

compost

Thực hành thí nghiệm sản xuất phân compost

bao gồm 4 quy trình với các phụ gia là: cám gạo (quy

trình làm phân compost với các phụ gia còn lại cũng

tương tự)

Đây là dự thảo chương trình tập huấn xử lý rác thải

bếp cho các cán bộ và các hộ dân được chọn làm thí điểm

dự án xử lý rác thải nhà bếp.

39

Chương trình được bố trí gồm 2 phần: phần 1 là cơ

sở lý thuyết, trao đổi kinh nghiệm và các kỹ thuật

phương pháp sản xuất phân compost tại hội trường và phần

2 là thực hành thử nghiệm sản xuất phân compost.

3.1.2 Kết quả đạt đượcThông qua kết quả điều tra trong 30 hộ gia đình

(xem phụ lục) đã thực hiện thí nghiệm làm phân compost

đợt vừa rồi thì trong đó có 16/30 hộ là nam chiếm 53.33%

và 14/30 hộ là nữ chiếm 46.66% tham gia trả lời câu hỏi

phỏng vấn. Trong số 30 hộ đó thì số hộ làm nông là 15/30

chiếm 50%, cán bộ là 7/30 chiếm 23.33%, hưu trí là 4/30

hộ chiếm 13.33% còn các nghề khác như buôn bán, công

nhân, y tá, đông y sỹ là 4/30 hộ chiếm 13.33%.

Như chúng ta đã biết người phụ nữ trong gia đình luôn

gắn liền với công việc nội trợ hơn so với nam, nên vấn

đề rác thải nhà bếp thường được các chị em quan tâm hơn

nhưng qua kết quả điều tra thì ta thấy rằng tỷ lệ nam

trong gia đình tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn là

nhiều hơn so với nữ điều này chứng tỏ lượng rác thải

không chỉ là vấn đề quan tâm của các chị em phụ nữa mà

là của tất cả mọi người trong gia đình cũng như toàn xã

hội. 30 hộ tham gia vào chương trình thí nghiệm làm phân

compost vừa rồi thì số hộ làm nông là chiếm với 1 tỷ lệ

cao, tiếp đến là cán bộ, còn hưu trí và các nghành nghề

khác chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Qua đó thì ta thấy

rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể triển khai

40

việc làm phân ngay tại nhà của mình chứ không nhất thiết

là ở những hộ làm nông mới có thể triển khai được.

Bốn phụ gia được 30 hộ sử dụng để làm trong đợt thí

nghiệm vừa rồi là tro, đất mùn, cám gạo và nước vo gạo

nhưng mà trong đó có 11/30 hộ làm phụ gia tro chiếm

36.66%, 5/30 hộ làm phụ gia đất mùn chiếm 16.66%, 9/30

hộ làm nước vo gạo chiếm 30%, 5/30 hộ làm cám gạo chiếm

16.66% và được thể hiện rõ ở hình 3.1

Hình 3.2 Sơ đồ biễu diễn của 4 loại phụ gia

Qua hình 3.2 ta thấy rằng tro là loại phụ gia được

chọn để làm thí nghiệm nhiều nhất sau đó là nước vo gạo

còn đất mùn và cám gạo chiếm tỷ lệ là tương đương nhau,

sỡ dĩ mà có sự lựa chọn như vậy là do đặc thù của các

hộ gia đình, các gia đình ở nông thôn thì người ta hay

sử dụng bếp củi trong vấn đề nấu nướng nên phụ gia tro

41

và nước vo gạo là hai loại phụ gia quen thuộc và gần gũi

dễ kiếm đối với người dân nông thôn.

3.1.2.1 Hiện trạng xử lý lý rác thải nhà bếp của người dân trước khi

chưa có chương trình làm phân tại

Lượng rác thải nhà bếp của người dân trước kia chủ

yếu là được sử dụng vào các mục đích khác nhau tùy theo

đặc tính của mỗi hộ gia đình, nhưng hầu hết dều được

người dân đổ lên xe rác chỉ có một số hộ ở khu vực nông

thôn có nuôi gia súc gia cầm thì lượng rác của họ còn

được dùng thêm vào mục đích đó nữa. Trong số 30 hộ được

điều tra đó thì số hộ làm nông chiếm tỷ lệ cao nhất cho

nên 2 đáp án là đổ lên xe rác và cho gia súc gia cầm là

được lựa chọn nhiều nhất ở trong hình 3.2

Hình 3.3. Sơ đồ biễu diễn tình hình xử lý rác của người

dân trước khi chưa tham gia vào chương trình làm phân

Qua hình 3.3 thì ta thấy có 19/30 hộ chiếm 63.33%

là đổ lên xe rác và cho gia súc gia cầm là 13/30 hộ

42

chiếm 43.33%, còn số hộ lựa chọn đáp án đem đi chôn lấp

là 2/30 hộ chiếm 6.66 % và một hộ nhà ông Nguyễn Thành

Cử cho rằng lượng rác nhà bếp của gia đình chủ yếu là

cung cấp cho các hộ khác để làm thức ăn cho gia súc gia

cầm. Như vậy quá trình mà người dân vẫn làm hằng ngày

trước kia là đem rác thải nhà bếp đổ xe rác, chứ chưa hề

ý thức được việc làm như vậy sẽ góp phần hủy hoại dần

dần môi trường sống của họ vì tình trạng ô nhiễm môi

trường đất nước ở bãi rác Cẩm Hà hiện nay là rất trầm

trọng do mùi hôi của bãi rác vào mùa mưa, và lượng khói

của bãi rác khi cháy vào mùa nắng gây ô nhiễm môi trường

không khí tại đây. Qua các hiện trạng quản lý và xử lý

của bãi rác Cẩm Hà thì không những môi trường nước hay

không khi bị ô nhiễm mà cả môi trường đất cũng bị ô

nhiễm nghiêm trọng, do tính chất đất ở đây là đất cát

nên vấn đề ô nhiễm đất là khó tránh khỏi. Mặc khác bãi

rác không có lớp đáy nên lương nước rác chủ yếu đều được

ngấm xuống đất.

Hình 3.4. Hiện tượng cháy ngầm và nước rỉ rác ở bãi rác

Cẩm Hà ( photo Ngọc Hải ngày 26/2/2010)

Trong thành phần rác thải nhà bếp hằng ngày của

người dân đều có đủ 3 thành phần chính như đạm, bột, rau

43

tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi hộ gia đình. Nhưng khi

chưa có chương trình làm phân tại nhà thì dù là thành

phần gì cũng được người dân đem bỏ lên xe rác chính vì

vậy ta có thể thấy rằng bãi rác là nơi tập trung hỗn tạp

của tất cả các loại rác.

Hình 3.5. Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người

dân được tập trung lên bãi rác Cẩm Hà ( Photo Ngọc Hải

ngày 16/4/2010)

Qua hình 3.5 thì ta thấy rằng tất cả những lượng

rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân đều được tập

trung về đây bao gồm cả rác hữu cơ lẫn vô cơ, trong đó

thành phần rác hữu cơ vẫn nổi trội hơn và chiếm 1 phần

lớn hiện nay ở trên bãi rác Cẩm Hà. Từ kết quả điều tra

trong 30 hộ gia đình thì thành phần rác ở các hộ đó là

cọng rau vỏ trái cây, thành phần đạm, bột, rau chiếm

phần nhiều trong thành phần rác hữu cơ của họ và được

thể hiện rõ ở hình 3.5

44

Hình 3.6. Sơ đồ biễu diễn thành phần rác thải ở 30 hộ

gia đình

Qua hình 3.6 thì ta thấy đa số người dân lựa chọn 2

đáp án trong số 4 đáp án của bảng câu hỏi phỏng vấn và 2

đáp án được người dân lựa chọn nhiều nhất đó là cọng rau

vỏ trái cây và tỷ lệ bằng nhau giữa 3 thành phần đạm bột

rau, chỉ có 2/30 hộ chiếm 6.67% cho rằng trong 3 thành

phần đó thì đạm chiếm tỷ lệ nhiều còn thành phần bột thì

ở một số hộ hầu như là không có. Thành phần của rác thải

hữu cơ là rất dễ phân hủy, với một số lượng nhỏ nhưng

khi mà phân hủy cũng đã gây ra mùi hôi khó chịu, phát

sinh ra ruồi bọ… Nếu tất cả lượng rác hữu cơ trên toàn

địa bàn thành phố Hội An được quy tụ lại thành một số

lượng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến người dân cũng sẽ cao

hơn.

45

Khối lượng rác nhà bếp ở mỗi gia đình nhiều hay ít

tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mức độ tiêu thụ của

từng hộ gia đình, nhưng dù ít hay nhiều thì cũng đều

thải ra một lượng rác thải nhà bếp hằng ngày và qua kết

quả điều tra thì khối lượng rác ở các hộ gia đình không

nhiều chỉ dao động trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 0.5 kg

cho đến 1 kg rác hằng ngày ở hình 3.6

Hình 3.7. Sơ đồ biễu diễn khối lượng rác nhà bếp của 30

hộ gia đình

Qua hình 3.7 thì ta thấy rằng là có 17/30 hộ chiếm

56.67% cho là 0.5 kg, 9/30 hộ chiếm 30% cho là lượng

rác thải hằng ngày của họ không quá 0.5 kg, và 4/30 hộ

chiếm 13.33% cho rằng lượng rác hằng ngày của họ là 1kg

46

mỗi ngày. Như vậy thì khối lượng rác thải hằng ngày của

người dân rất ít nhưng chủ yếu là những hộ ở khu vực

nông thôn thường nằm sâu trong các kiệt, hẽm nhỏ rất khó

khăn trong vấn đề thu gom rác, lượng rác thải nhà bếp

của họ thường thì 2 ngày mới được thu gom 1 lần. Nếu giả

sử lượng rác thải này mà không được phân loại tốt, và

thu gom hằng ngày thì nó sẽ bị phân hủy, thối rữa gây

mùi hôi thối làm phát sinh ruồi, bọ…gây mất cảnh quan

môi trường và đặc biệt là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức

khỏe của người dân.

Qua 3 bảng số liệu trên ta thấy rằng lượng rác thải

nhà bếp hằng ngày của 30 hộ là không nhiều và phần lớn

đều đổ lên xe rác, nhưng khi làm vậy thì lại vô tình góp

một phần vào quá trình ngày càng làm gia tăng lượng rác

và gây ra tình trạng quá tải của bãi rác Cẩm Hà hiện

nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay của

xã hội thì cầu của con người ngày càng tăng, lượng rác

từ đó cũng được tăng dần lên theo thời gian và nếu như

không được xử lý hay hạn chế lượng rác thải đó thì có

thể chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường

chẳng hạn như là môi trường không khí và chất lượng

nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của người dân ngày càng ô

nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

đến sức khỏe của người dân và có thể là bãi rác cẩm Hà

phải ngừng hoạt động trong một vài năm tới. Vậy ở những

hộ có diện tích đất vườn thì tại sao chúng ta lại không

nghĩ đến một giải pháp nhằm hạn chế tối đa lượng rác

47

thải nhà bếp hằng ngày của chúng ta bằng việc làm phân

tại nhà vừa tận dụng được lượng rác dư thừa để làm phân

tạo ra nguồn phân bón hữu ích lại vừa cùng nhau chung

tay bảo vệ môi trường vì một đất nước xanh sạch và đẹp

hơn.

3.1.2.2 Sự tham gia của người dân trong vấn đề xử lý rác thải nhà

bếp khi có chương trình làm phân compost tại nhà

Khi chương làm phân compost tại nhà được triển khai

thì 100% các hộ gia đình đều thực hiện đúng với quy

trình đưa ra và trong quá trình thực hiện thì họ nhận

thấy lượng rác thải nhà bếp hằng ngày trong gia đình của

họ từ đó là không cần phải đem đổ lên xe rác nữa mà được

tận dụng tối đa cho việc làm phân nên lượng nước rỉ rác

và mùi hôi cũng được hạn chế đi rất nhiều. Khi chương

trình kết thúc thì trong 21/30 hộ đã có phân thành phẩm

đó thì có 11/21 hộ cho rằng sản phẩm phân của họ có

những hiện tượng như là tơi xốp có màu nâu và xuất hiện

nấm mốc màu trắng, Còn 6/21 hộ chỉ có hiện tượng tơi

xốp, có màu nâu, 1 hộ cho rằng chỉ xuất hiện nấm mốc màu

trắng, 3 hộ thì có ý kiến khác đó là phân của họ làm ra

hơi nhão, có màu đen.

Có 21/30 hộ chiếm 70% là đã dùng phân này để bón

và 9/30 hộ chiếm 30% là chưa bón cho cây trồng nhà mình.

Và theo lời nhận xét của một số người dân cho rằng cây

trồng trong vườn nhà họ rất tốt khi bón loại phân này:

ví dụ như là ý kiến của ông Nguyễn Thành Cử ở vườn rau

trà quế xã cẩm Hà đó là “khi sử dụng loại phân này để

48

bón lót cho cây trồng nhà tôi trước hết là nó làm giảm

đi lượng phân hóa học mà tôi đã sử dụng để bón cho cây

trước kia, và điều quan trọng là tôi thấy nó giúp cố

định giữ cho thân cây vững chắc và sinh trưởng phát

triển tốt ở giai đoạn tiếp theo” và một ý kiến khác ở hộ

gia đình ông phạm A phường Cẩm Nam thì cho rằng “ vườn

rau nhà tôi khi bón loại phân này là rất tốt như lá xanh

và to hơn so với bình thường”, và cũng có một số ý kiến

khác ở một số hộ đã bón cũng có những ý kiến gần giống

như trên. Qua đó cho ta thấy rằng chất lượng phân của

người dân là rất tốt

Sau khi chương trinh thí nghiệm làm phân compost

tại nhà kết thúc được sử dụng với 4 loại phụ gia khác

nhau trong 30 hộ thì có 16/30 hộ chiếm 53.33% vẫn tiếp

tục làm có 13/30 hộ chiếm 43,33% không làm nữa và có một

hộ cho rằng nếu sử dụng phụ gia khác thích hợp hơn thì

họ sẽ làm và điều này được thể hiện qua hình 3.8

49

Hình 3.8 Sơ đồ thể hiện sự tham gia của người dân khi dự

án kết thúc

Qua sơ đồ trên ta thấy rằng sự tham gia đông ý việc

làm phân tại nhà la rất cao, và cũng có một số ý kiến sẽ

không thực hiện nữa với nguyên nhân trong quá trình làm

phát sinh quá nhiều giòi, mùi hôi gây ảnh hưởng đến sinh

hoạt hằng ngày của gia đình. Trong 4 loại phụ gia được

thực hiện trên 30 hộ với các phụ gia như tro, đất mùn,

cám gạo, nước vo gạo thì có 15/30 hộ chiếm 50% cho rằng

phụ gia đã làm trong đợt thí nghiệm vừa rồi là phù hợp,

có 15/30 hộ chiếm 50% cho rằng phụ gia đã làm trong đợt

thí nghiệm vừa rồi là chưa phù hợp. Đa số 15/30 hộ cho

là phù hợp với ý kiến là ít hôi, ít phát sinh giòi và

phụ gia có sẵn ở trong nhà còn 15 ý kiến còn lại cho

rằng là không phù hợp vì trong quá trình làm phát sinh

50

ra giòi bọ nhiều, mùi hôi nặng, trong đó với ý kiến của

anh Ngô Quang Trường cán bộ môi trường xã Cẩm Hà hiện

đang làm với phụ gia là cám gạo thì cho rằng “có giòi,

gây mùi hôi nặng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh”,

hộ nhà bác Phan Thị Bùi ở phường Tân An cho rằng “phụ

gia đang làm của nhà tôi là nước vo gạo là chưa phù hợp

vì quá hôi, gây ra ruồi bọ nhiều trong quá trình làm”.

Và 15/30 hộ cho là phụ gia mà họ đã làm là phù hợp chủ

yếu lại rơi vào những hộ đã làm với phụ gia tro và đất

mùn nhưng với phụ gia đất mùn thì các hộ còn có ý kiến

đó là về mùa mưa thì phụ gia đất sẽ bị ẩm ướt không

thuận lợi cho quá trình làm và chỉ thực hiện được trong

mùa khô. Còn đối với phụ gia tro có tính kiềm nên hút ẩm

mạnh và ít gây ra mùi hôi, ít phát sinh ra giòi hơn so

với phụ gia kia, có 23/30 hộ chiếm 76.67% là muốn nhân

rộng mô hình làm phân tại nhà còn 7/30 hộ đang làm với

phụ gia cám gạo và nước vo gạo cũng mong muốn nhân rộng

mô hình này ra với ý kiến là nếu sử dụng một loại phụ

gia khác thích hợp hơn.

Qua đó một lần nữa ta lại thấy tro là một loại phụ

gia thích hợp trong đợt thì nghiệm làm phân compost vừa

rồi và họ mong muốn là sẽ có được một quy trình hoàn

chỉnh với một phụ gia thích hợp vì vậy nên để có thể rút

ra được một quy trình làm phân hữu cơ tại nhà cụ thể thì

tôi tiến hành thực nghiệm trên 2 hộ gia đình nhà ông Hứa

Đa và gia đình ông Phạm A với phụ gia là tro.

51

3.2 QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM LÀM PHÂN COMPOST TẠI 2 HỘ

GIA ĐÌNH ÔNG PHẠM A VÀ GIA ĐÌNH ÔNG HỨA ĐA

3.2.1 Mô tả thực nghiệmLượng rác thải nhà bếp hằng ngày được phân thành 3

thành phần chính đó là bột, rau và đạm. Sau đó cân đo

đong đếm các thành phần đó bằng cân 5kg và được lần lượt

cho vào thùng nhựa composit được mượn từ chương trình

làm phân compost tại nhà vừa qua, ở phía dưới là đáy

thùng và cách thùng khoảng 5 cm có một tấm chắn với

những lỗ nhỏ 2cm2 nhằm mục đích rút đi lượng nước trong

thành phần rác hữu cơ nhưng vẫn giữ được các thành phần

không bị rơi rớt xuống phía dưới. Sau khi cho lượng rác

vào thì kiểm tra độ ẩm, nếu như độ ẩm càng cao thì lượng

tro cho vào sẽ càng nhiều. Tiếp theo thì ta sẽ tiến hành

đo nhiệt độ bằng cách dùng que nhiệt độ đã có vạch sẵn

từng độ cắm vào 2/3 que và tiến hành đậy kìn nắp thùng,

quá trình bỏ rác vào trong vòng 16 ngày đến ngày 17 thì

ta không bỏ bất kỳ nguyên liệu nào vào nữa mà tiến hành

theo dõi diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá

trình phân hủy của rác, khi đến ngày 77 thì lượng rác đã

hoai mục tạo thành phân và có thể đem ra sử dụng.

3.2.2 Diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá

trình lên men phân compost tại gia đình ông Phạm AQua quá trình theo dõi diễn biến khối lượng và

nhiệt độ từ lúc bỏ rác vào cho đến ủ thành phân thì tôi

nhận thấy rằng nguyên liệu ủ phân phân ở nhà ông phạm A

không đảm bảo đầy đủ về tỷ lệ lượng rau,bột và đạm. Có

52

ngày lượng rau quá nhiều còn lượng bột, đạm hầu như

không có những ngày đó tốc độ phân hủy chậm khi đó nhiệt

độ có tăng nhưng rất ít và ngược lại thành phần đạm với

bột nhiều tốc độ phân hủy sẽ nhanh làm phát sinh ra

nhiều khí làm nhiệt độ tăng.

Hình 3.9. Sơ đồ biễu diễn diễn biến khối lượng và nhiệt

độ trong quá làm phân tại nhà ông Phạm A

Qua sơ đồ trên ta thấy rằng

53

- Về khối lượng: do lượng rác thải nhà bếp được bỏ

vào hàng ngày nên khối lượng từ ngày 1 đến ngày16 là

tăng liên tục.

+ Khối lượng rác được bỏ vào hàng ngày từ ngày 1

đến ngày 16 là 10.43 kg và cho đến ngày 17 cân chỉ còn

có 13.1kg, sau khi trừ đi khối lượng của thùng ban đầu

là 5.9 kg, thì khối lượng của rác chỉ còn 7.2 kg. Như

vậy chứng tỏ khối lượng rác đến ngày 17 khi cân đã giảm

đi 3.23 kg. Sở dĩ đến ngày 17 giảm đi 3.23 kg là do

qúa trình lên men ban đầu, do qúa trình đánh đảo khuấy

trộn, lượng nước trong rác thải rút, sự tiêu hao các khí

như là CO2, NH3. Quá trình lên men từ ngày 1 đến ngày16

là quá trình lên men hiếu khí.

+ Phương trình phản ứng lên mem hiếu khí

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí   →  CO2 + NH3 + sản phẩm khác

+ năng lượng

+ Từ ngày 17 đến ngày 76 thì không bỏ thêm nguyên

liệu vào và đây chủ yếu là quá trình lên men yếm khí,

không đánh đảo nên sự chênh lệch về khối lượng là rất

ít.

+ Phương trình lên men yếm khí

Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), vi khuẩn

yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như sau

(COHNS) + VK yếm khí  → CO2 + H2S + NH3 + CH4 + các chất

khác + năng lượng

54

+ Đến ngày 76 khi lượng rác đã hoai mục thành

phân và có thể đem ra sử dụng để bón cho cây, lúc đó

khối lượng cả thùng phân chỉ còn lại là 2.9 kg.

- Về nhiệt độ từ ngày 1 đến ngày 16 tăng từ 380 đến

470 là do quá trình phân hủy phát sinh ra khí CO2, NH3

+ Từ ngày 16 đến ngày 61 thì nhiệt độ tăng liên tục

từ 47 đến 60 độ là do tốc độ phân hủy trong thùng diễn

ra mạnh làm phát sinh ra nhiều và liên tục khí CO2, CH4,

HS. Qúa trình làm gia tăng các khí này nhiều chủ yếu là

giai đoạn ủ phân diễn ra trong 45 ngày đầu, bắt đầu từ

ngày 61 đến ngày 76 thì nhiệt độ giảm dần từ 60 đến 44.8

độ.

3.2.3 Diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá

trình lên men phân compost tại gia đình ông Hứa Đa

Ở gia đình ông hứa đa nguyên liệu ủ phân thì đảm

bảo thành phần bột rau đạm hơn nhà ông phạm A cho nên

tốc độ phân hủy nhanh hơn cho nên nhiệt độ cao hơn.

55

Hình 3.10. Sơ đồ biễu diễn diễn biến khối lượng và nhiệt độ

trong quá làm phân tại nhà ông Hứa Đa

Qua sơ đồ ta thấy

- Về khối lượng cũng giống như gia đình ông Phạm A

tăng liên tục từ ngày 1 đến ngày16, khối lượng rác đến

ngày 16 là 11.33 kg nhưng đến ngày 17 thì chỉ còn 13.5

kg kể cả khối lượng thùng, nếu trừ đi khối lượng của

thùng ban đầu là 5.9 kg thì chỉ còn 7.6 kg. Như vậy

chứng tỏ khối lượng rác đến ngày 17 đã giảm đi 3.73 kg,

Sở dĩ khối lượng rác đến ngày 17 giảm như vậy là do

lượng nước trong các thành phần rác thải hữu cơ giảm,

56

các khí như CO2, CH4 tiêu hao trong quá trình lên men ban

đầu và do sự đảo trộn trong quá trình làm

Ở giai đoạn này chủ yếu là giai đoạn lên men hiếu

khí.

+ Phương trình phản ứng lên mem hiếu khí

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí    →     CO2 + NH3 + sản phẩm

khác + năng lượng

+ Từ ngày 17 đến ngaỳ 76 thì không bỏ thêm nguyên

liệu vào và đây là chủ yếu là quá trình lên men yếm khí,

không đánh đảo nên sự chênh lệch khối lượng là rất ít

+ Phương trình lên men yếm khí: trong điều kiện yếm

khí (không có oxy), vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất

hữu cơ như sau:

(COHNS) + VK yếm khí  →    CO2 + H2S + NH3 + CH4 + các

chất khác + năng lượng

+ Đến ngày 76 rác lúc này đã phân hủy hoàn toàn và

hoai mục thành phân có thể sử dụng để bón cho cây. Lúc

đó khối lượng của phân chỉ còn lại là 3.4 kg.

- Về nhiệt độ từ ngày 1 đến ngày 16 tăng từ 39 đến

480 là do quá trình phân hủy phát sinh ra khí CO2, CH4.

+ Từ ngày 16 đến ngày 61 thì nhiệt độ tăng liên tục

từ 48 đến 59.8 độ là do tốc độ phân hủy trong thùng diễn

ra mạnh làm phát sinh ra nhiều và liên tục các khí CO2,

CH4. Qúa trình làm gia tăng các khí này nhiều chủ yếu là

quá trình ủ diễn ra trong 45 ngày đầu, bắt đầu từ ngày

61 đến ngày 76 thì nhiệt độ giảm dần từ 59.8 đến 42 độ.

3.2.4 Nhận xét chung

57

Khối lượng rác ở hai nhà khác nhau là do mức độ

tiêu thụ ở hai gia đình khác nhau. Nhưng mà:

- Quá trình từ lúc ủ đến lúc thành phân phải trải

qua 77 ngày

- Khối lượng rác ở hai nhà tăng liên tục từ ngày 1

đến ngày 16 và giảm liên tục từ ngày 17 đến ngày 77.

- Nhiệt độ thì tăng liên tục từ ngày 1 đến ngày 61,

nhiệt độ giao động trong khoảng từ 38 đến 60 độ. Đó là

khoảng nhiệt độ thích hợp và tối ưu để tốc độ phân hủy

rác diễn ra mạnh và bắt đầu giảm dần từ ngày 61 đến ngày

77, đến lúc đó lượng rác đã đã phân hủy hoàn toàn và

hoai mục thành phân.

- Trong quá trình thực nghiệm việc làm phân compost

tại 2 hộ gia đình thì tôi nhận thấy nếu thành phần trong

lượng rác thải nhà bếp mà đảm bảo đầy đủ 3 thành phần

đó là rau , bột , đạm thì chất lượng phân rất là tốt.

- Trong quá trình làm nếu mà cho nhiều thành phần

đạm quá nhiều thì sẽ làm phát sinh ra giòi và mùi hôi,

nhưng khi mà ta rắc tro lên thì sẽ hạn chế được mùi hôi

và số lượng giòi phát sinh đó sẽ giảm đi trong một thời

gian ngắn,( khoảng thời gian đó chủ yếu là 2 đến 3

ngày), còn nếu như mà tỷ lệ đạm,bột mà chiếm tỷ lệ quá

ít thì tốc độ phân hủy sẽ chậm.

3.4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST TỪ RÁC THẢI

HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỘI AN

58

3.4.1 Quy trình ủ phân compost từ rác thải hữu cơTheo phương pháp thô sơ bản địa không đòi hỏi máy

móc, các loại chế phẩm sinh học (EM)

Quy trình làm phân gồm 3 bước chính như sau:

Bước 1. Khâu chuẩn bị rác thải: bao gồm các loại vỏ trái

cây, cọng rau, thức ăn thừa… Được phân thành 3 nhóm

thành phần chính cụ thể như sau:

- Bột (Cơm thừa, các loại củ như củ khoai, sắn….)

- Rau (tất cả cá loại rau, vỏ bắp….)

- Đạm (đầu cá cặn, xương gà, thịt….)

Bước 2. tiến hành ủ hao khí từ giai đoạn này không bỏ

thêm nguyên liệu nào vào nữa, tiến hành ủ yếm khí

Bước 3. Khâu hoàn thành sau phân hủy gói thành phẩm bón

cho cây

59

3.4.2 Quy trình ủ phân compost cụ thể đối với phụ

gia tro

Lượng đầu vào (nguyên liệu đầu vào)

Lượng đầu ra (thành phẩm)

Rác thải sinh hoạt hằng ngày được thu gom lại

Phân loại ra thành 2 loại

Băm nhỏ (3cm) đối với cọng rau bỏ chung với cơm thừa cá cặn.Rắc đều một lớp tro ở phía trên mặt (lớp tro có độ dày từ 2-5cm)

Đảo trộn

Ủ phân

Thành phẩm

Trải qua 61 ngày

Kiểm tra độ ẩm (nếu quá ẩm ướt thì cần bổ sung thêm lượng tro)

Giai đoạn lên men háo khí, lượng rác thải nhà bếp được bỏ vào liên tục trong vòng 16 ngày

Giai đoạn này không bỏ thêm nguyên liệu nữa

Đây là giai đoạn ủ yếm khí

Tùy theo thành phần rác hữu cơ của từng gia đình mỗi ngày nhưng có thể ước lượng tỷ lệ tro/rác là khoảng 0.5kg tro/1 kg rác

Rác vô cơ

Đổ lên xe rác

Rác hữu cơ cho vào thùng để làm phân

Trải qua 77 ngày

60

Hình 3.11. Quy trình sản xuất phân compost đối với phụ gia

tro

3.4.3 Thuyết minh quy trình- Rác thải sinh hoạt trong mỗi gia đình được thu

gom lại và phân thành 2 loại chính đó là rác thải hữu cơ

và rác thải vô cơ

- Đối với rác thải hữu cơ thì sử dụng vào việc làm

phân hữu cơ tại nhà, mục đích của việc phân loại này là

để giúp thuận tiện cho quá trình làm sau đó ta cho lần

lượt rác hữu cơ này vào thùng nhựa composit với thể tích

40 lít để ở góc vườn nhà, đối với loại rác to cần phải

cắt nhỏ để quá trình phân hủy của rác nhanh hơn và rải

lên phía trên thùng 1 lớp tro dày từ 2 đến 5cm hoặc là

ta có thể ước lượng lượng tro cho vào thùng là cứ 1 kg

rác ta cho vào đó 0.5 kg tro, sau đó tiến hành ủ háo khí

tự nhiên bằng cách đảo - khuấy trộn lượng rác trong

thùng lên. Mục đích của việc đảo trộn là làm phân bố đều

các vi sinh vật trong thùng vừa giúp cho quá trình phân

hủy diễn ra nhanh hơn và vừa để kiểm tra lại độ ẩm trong

thùng một lần nữa nếu thành phần đạm và bột chiếm tỷ lệ

nhiều quá thì ta có thể bổ sung thêm lượng tro vào

- Tiến hành bỏ rác liên tục như vậy trong vòng 16

ngày, sau mỗi lần bỏ rác vào thùng nhựa như vậy thì ta

cũng cho vào đó cho một lượng tro tương tự như ở trên.

Sau đó đậy nắp thùng lại và ủ yếm khí cho đến 61 ngày

sau khi rác phân hủy thành phân có màu nâu, tơi mịn là

được. Nếu quá trình sản xuất phân compost diễn ra vào

61

mùa thu và mùa đông thì tốc độ phân hủy diễn ra chậm

hơn, và ngược lại vào mùa xuân và mùa hè thì tốc độ phân

hủy diễn ra nhanh hơn, nhưng nhiệt độ trong thùng thường

nằm ở ngưỡng từ 35oC đến 60oC.

Như vậy quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà sẽ diễn ra

tròng vòng 77 ngày và khi mà ta bỏ rác vào đầy thùng thứ

nhất và tiến hành ủ thì ta lại tiến hành tiếp tục làm

với thùng thứ hai và cứ như vậy cho đến khi thùng thứ

nhất đem ra sử dụng thì ta bắt đầu tiến hành ủ thùng thứ

2. Và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm trong

thùng để điều chỉnh cho thích hợp.

3.4.4 Một số chú ý trong quá trình ủ phân tại nhà - Điều chỉnh nhiệt độ của thùng phân compost

+ Nhiệt độ cao ứng với trạng thái phân khô cần bổ

sung thêm lượng nước vừa đủ

+ Nhiệt độ thấp ứng với trạng thái phân ẩm ướt,

nhão cần bổ sung thêm một lượng tro vừa đủ

- Thỉnh thoảng có thể nhìn thấy nấm trắng nhưng đó

không phải là vấn đề lớn

- Không phải sử dụng hết lượng rác nhà bếp chẳng

hạn như: lá chuối, tàu cau, cây cỏ trong vườn….

- Khi thời tiết nóng sẽ xuất hiện rất nhiều ruồi.

Vì vậy cần phải đổ thêm rác nhà bếp vào thùng và đảo

trộn càng sớm càng tốt.

3.5 SỬ DỤNG LOẠI PHÂN COMPOST THÀNH PHẨM VÀ PHÂN HÓA

HỌC ĐỂ BÓN CHO CÂY

62

Để đánh giá chất lượng của phân compost tôi sử dụng

loại phân hóa học (NPK) mà người dân vẫn sử dụng trước

kia để tiến hành thực nghiệm bón cho cây trồng và so

sánh hiệu quả của 2 loại phân, đối tượng cụ thể là cây

cải tại gia đình ông phạm A, phường Cẩm Nam.

Phân compost

Phân hóa học NPK

Hình 3.12. Hình ảnh phân compost và phân hóa học (NPK) ở

gia đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam (Photo Hồng Hạnh ngày

8/4/2010)

63

Hình 3.13. Chia thành 2 luống nhỏ và tiến hành rải phân

ở gia đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam(Photo Hồng Hạnh ngày

8/4/2010)

Hình 3.14. Phân bố đều hạt cải bằng bồ cào và dùng cây

khô để phủ lên phía trên ở gia đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam

(Photo Hồng Hạnh ngày 8/4/2010)

Tuần thứ nhất

64

Hình 3.15. Hình ảnh cây cải phát triển sau 1 tuần ở gia đình

ông Phạm A Phường Cẩm Nam (Photo Hồng Hạnh ngày 18/4/2010)

Tuần thứ 2

Hình 3.16. Hình ảnh cây cải phát triển sau tuần thứ hai ở gia

đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam (Photo Hồng Hạnh ngày

25/4/2010)

Tuần thứ 3

65

Hình 3.17. Hình ảnh của cây cải sau 3 tuần ở gia đình ông

Phạm A Phường Cẩm Nam (Photo Hồng Hạnh ngày 2/5/2010)

Kết quả thử nghiệm cho thấy cây cải phát triển tốt

hơn khi dùng loại phân compost so với khi sử dụng loại

phân hóa học cụ thể là: bộ lá xanh, mượt, cây cao, chắc

khỏe và đặc biệt là đã hạn chế được nấm bệnh cho cây

trồng .

66

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊQua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm

về việc làm phân compost tại nhà với phụ gia là tro thì

tôi rút ra được một số kết luận và kiến nghị như sau:

4.1 KẾT LUẬN1. Việc làm phân tại nhà chủ yếu là theo phuơng

pháp bản địa đơn giản, dễ làm và tận dụng được nguồn rác

nhà bếp (cơm thừa, cá cặn, cọng rau, đầu tôm, đầu cá…)

2. Trong 4 phụ gia trên (nước vo gạo, cám gạo, đất

bùn và tro), xét thấy tro là phụ gia tốt nhất để điều

chỉnh độ ẩm, có khả năng phân hủy tốt và khử mùi hôi của

rác nhà bếp, tốc độ phân hủy nhanh.

3. Phụ gia tro là phụ gia sẵn có, dễ tìm thấy ở Hội

An

4.2 KIẾN NGHỊ 1. Cần cải tiến thùng compost như sau: cắt bỏ đáy

thùng, diện tích đáy thùng phải lớn hơn miệng thùng để

dễ dàng trong thao tác thực hiện. Lợi ích của việc cải

tiến thùng compost là: giảm chi phí thùng, dễ dàng trong

việc băm nhỏ rác trong thùng và khi compost đã hoàn

thành dễ di chuyển thùng.

2. Nên chọn thùng nhựa có dung tích khoảng 60lít, có nắp

đậy để tránh mưa, côn trùng và mùi hôi.

3. Cần cung cấp đủ lượng rác nhà bếp hằng ngày và đảm

bảo đủ 3 thành phần đạm, bột, rau để chất lượng phân

được tốt hơn.

67

4. Cần kết hợp thêm phụ gia trong quá trình làm chứ

không nhất thiết là chỉ sử dụng phụ gia tro.

5. Khi mà lượng phân bón này làm ra cần có một đội ngũ

thu mua để cung cấp cho những hộ khác có nhu cầu.

6. Cần sử dụng thành phân bón cho nhiều cây để đánh giá

thực tế chất lượng phân.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu sách

[1] Công ty công trình công cộng (2008), Báo cáo Về việc

thống kê và cung cấp một số thông tin liên quan về Môi

trường

[2] Lê Chí Khanh (1996), Phân bón, NXB khoa học và công

nghệ

[3] Mô hình sản xuất phân compost từ rác thải tại

SócTrăng, (29/01/2010 11:00:00 AM), Nguồn: INFOTERRA VN

(XL theo laodong.com 28/1/2010 )

[4] Phòng Tài Nguyên Môi Trường thành phố Hội An, 2009,

Báo cáo chương trình thí nghiệm sản xuất phân compost

từ rác thải nhà bếp

[5] PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên, KS Trần Quang Huy,

Trung tâm tư vấn chuyễn giao công nghệ nước sạch và môi

trường, “Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn ’’

nhà xuất bản KH & KT Hà Nội 2004

[6] Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh quảng Nam, 2009,

Báo cáo quản lý chất thải rắn của tỉnh Quảng Nam

[7] Tăng Quốc Hiệp (2009), Hoàn thiện quy trình sản xuất

phân compost từ bã thải của hoạt động trồng nấm, Luận

văn tốt nghiệp

[8] Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004),

Giáo trình công nghệ Môi trường, NXB Quốc Gia Hà Nội.

[9] UBND Tỉnh Quảng Nam, 2008, Báo cáo hiện trạng môi

trường đô thị tỉnh Quảng Nam

69

Tài liệu Website

[10] http://yeumoitruong.com/forum/showthread.php?

p=11451, Lương Thanh Tú , “Phương pháp và các mô hình công

nghệ ủ compost trên Thế Giới và Việt Nam” [11]

http://thvm.vn/New/Vat-tu-nong-nghiep/Phan-bon/Ket-qua-

nghie-cuu/phan-huu-co-sinh-hoc-va-canh-tac-ben-vung”/TS.

nguyễn Đăng Nghĩa

[12] http:/agriviet.com/news-detail480-c21-s25-p0-phan

huu co-phan vi sinh vat.html, theo Cục Trồng trọt, “phân

hữu co- phân vi sinh vật”.

[13] http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Day-

nhanh-xay-dung-cac-nha-may-tai-che-rac-thai-sinh-hoat/

20102/79552.datviet

PHỤ LỤCPhụ lục 1Bảng danh sách phỏng vấn PRA của 30 hộ gia đình tại

5 xã – phường

STT Họ và tên Giới tính Nghề nghiệpNam Nữ Cán

bộ

Làm

nông

Hưu

trí

Nghề

nghiệp

khác1 Phạm Thị Minh

Hồng

X X (buôn

bán)2 Nguyễn Hữu Thọ X X3 Nguyễn Thị Bê X X

70

4 Phan Thị Bùi X X5 Trần Thị Nhẹ X X6 Nguyễn Công

Hoan

X X (đông y

sỹ)7 Trần Kế X X8 Nguyễn Thị nhân X X9 Ngô Quang

Trường

X X

10 Nguyễn Thành Cử X X11 Nguyễn Thị Kiện X X12 Mai Cử X X13 Võ Thị Lệ X X14 Lê Văn Chính X X15 Lê Viết Kỷ X X .16 Lê Thị Sáu X X17 Nguyễn Chức X X18 Trần Thị Thanh

Xuân

X X

19 Huỳnh Thị Bốt X X20 Lê Thị Bé X X21 Lê Viết Minh X X22 Phạm Thị Hoàn X X (công

nhân)23 Nguyễn Thị Hòa

Mẫn

X X

24 Đỗ Thị Mạnh X X25 Phạm Ngọc Ích X X (y tá)26 Phạm Quân X X

71

27 Phạm A X X28 Hứa Đa X X29 Phạm Ngọc Hạnh X X30 Bùi Chức X X

TỔNG 16/3

0

14/3

0

7/3

0

15/3

0

4/30 4/30

72

Phụ lục 2

Bảng theo dõi lượng đầu vào của nhà bác Hứa Đa

Ngày

15/1

16/1

17/1

18/1

19/1

20/1

21/1

22/1

23/1

24/1

25/1

26/1

27/1

28/1 29/1 30/1

Thành phần                                

bột 0.35

0.00

0.25

0.40

0.50

0.00

0.20

0.60

0.65

0.20

0.15

0.30

0.15

0.00 0.25 0.20

rau 0.35

0.80

0.30

0.30

0.20

0.20

0.40

0.30

0.30

0.30

0.20

0.25

0.30

0.20 0.35 0.40

Đam0.10

0.30

0.20

0.00

0.25

0.10

0.15

0.00

0.10

0.25

0.15

0.10

0.05

0.03 0.20 0.00

Tổng0.801.100.750.700.950.300.750.901.050.750.500.650.500.23 0.80 0.60

Tổng lũy tiến0.801.902.653.354.304.605.356.257.308.058.559.209.709.9310.7

311.3

3

Ngày

15/1

16/1

17/1

18/1

19/1

20/1

21/1

22/1

23/1

24/1

25/1

26/1

27/1

28/1 29/1 30/1

Nhiệt độ 39 40 40 40 41 41 43 44 45 4646.546.8 47

47.5 48 48

Bảng theo dõi lượng đầu vào của nhà bác Phạm A

Ngày 15/1

16/1

17/1

18/1

19/1

20/1

21/1

22/1

23/1

24/1

25/1

26/1

27/1

28/1 29/1 30/1

Thành phần                                

bột 0.250.000.900.700.000.000.150.100.200.250.150.200.150.20 0.15 0.20

Rau0.450.900.150.300.300.250.250.200.150.200.400.250.250.35 0.15 0.30

73

đạm0.020.200.000.010.150.200.000.150.200.250.050.050.100.25 0.25 0.10

Tổng0.721.101.051.010.450.450.400.450.550.700.600.500.500.80 0.55 0.60

Tổng lũy tiến0.721.822.873.884.334.785.185.636.186.887.487.988.489.28 9.83

10.43

Ngày

15/1

16/1

17/1

18/1

19/1

20/1

21/1

22/1

23/1

24/1

25/1

26/1

27/1

28/1 29/1 30/1

Nhiệt độ 3838.6 39

39.3 40 41 42 42 43 44

44.6 45

45.8 46 46.5 47

Phụ lục 4

Các hình ảnh về thành phần rác, quá trình làm phân và

cân lượng rác giai đoạn ủ hằng ngày

74

Hình ảnh phân loại và cân lượng rác thành

phần (photo Hồng Hạnh ngày 17/1/1/2010)

Hình ảnh quá trình làm phân hằng ngày (photo Hồng Hạnh

ngày 6/4/2010)

75

Hình ảnh cân lượng rác giai đoạn ủ và phân hủy hằng ngày

(pho to Hồng Hạnh ngày 17/4/2010)

Phụ lục 5

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN(Dành cho người dân tham gia dự án xử lý rác thải nhà bếp

tại T.P Hội An)

LỜI GIỚI THIỆU

Hướng dẫn: Người được điều tra đánh dấu x vào ý trả lời

trong câu hỏi đóng

(câu hỏi có - không).Và ghi ngắn gọn nội dung được hỏi vào

câu hỏi mở.

76

Xin chào ông (bà).Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Hồ Thị Hồng Hạnh (Sinh viên thực tập). Hiện đang là sinh viên Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Cao Đẳng Đức Trí - Đà Nẵng. Để phục vụ cho công trình nghiên cứu về việc ứng dụng của mô hình làm phân compost ở các hộ gia đình tôi kính mong ông (bà) vui lòng trả lời

PHẦN I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG Ngày …….tháng…..năm 2010

Họ và tên của người được phỏng vấn......................

Giới tính: (Nam/ Nữ)....................................

Năm sinh:............Số điện thoại.....................

Nghề nghiệp của người được phỏng vấn ...................

Phụ gia.................................................

PHẦN II. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI NHÀ BẾP CỦA NGƯỜI DÂN

Câu 1. Trước đây chưa tham gia dự án làm phân compost tại nhà

thì lượng rác nhà bếp hằng ngày của gia đình được sử dụng vào

mục đích gì?

A. Cho gia súc gia cầm B. Đem chôn lấp

C. Đổ lên xe rác

D. Ý kiến khác................................................

Câu 2. Trong rác thải nhà bếp thì thành phần nào dưới đây

chiếm tỷ lệ nhiều nhất?

A. Cọng rau, vỏ trái cây B.

Thức ăn thừa (cơm,canh, cá cặn)

C. Đầu tôm, cá, mực D.

Tỷ lệ bằng nhau

Câu 3. Lượng rác thải nhà bếp của gia đình ông (bà) hằng ngày

là khoảng bao nhiêu?

A. 0.5 kg

B. 1 kg

C. 2 kg

C. Ý kiến khác

77

PHẦN III. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VẤN ĐỀ XỬ LÝ

RÁC THẢI NHÀ BẾP

Câu 1. Khi tham gia vào việc làm phân thì ông (bà) có thực

hiện đúng với quy trình mà dự án đưa ra hay không?

A. Có

B.Không

C. Ý khiến khác...............................................

Câu 2. Rác thải nhà bếp rất dễ phân hủy và tạo thành phân hữu

cơ rất tốt cho đất. Nếu như ông (bà) có nhà vườn, đất rộng

thì ông (bà) có đem loại rác này đổ lên xe rác hay không?

A. Có B.Không

C. Ý kến khác.................................................

Câu 3. Khi tham gia vào dự án này thì ông(bà) thấy hữu ích

của việc làm phân compost là gì?

A. Giảm lượng rác và mùi hôi B.Giảm lượng phân hóa học bón

cho cây

C. Cả 2 ý kiến trên D. Ý kiến

khác

Câu 4. Giả sử trong tương lai, thành phố Hội An yêu cầu thu

gom rác thải nhà bếp theo đúng loại thì ông (bà) có đồng ý

không?

A. Có B. Không

C. Ý khiến khác...............................................

Câu 5. Khi sản phẩm phân compost được tạo ra, ông (bà) tiêu

thụ sản phẩm này như thế nào?

A. Làm phân bón tại nhà mình B.

Cung cấp cho những hộ có nhu cầu

C. Đem bán đến nơi tiêu thụ

D. Ý kiến khác

78

Câu 6. Ông (bà) đã bón phân của mô hình này cho vườn rau (cây

cảnh) nhà mình hay chưa?

A. Có

B. Không

C. Ý kiến khác................................................

Câu 7.Theo ông (bà) thì lợi ích của việc bón phân hữu cơ cho

cây là gì?

A. Năng suất cao

B. Thời gian trồng ngắn

C. Tiết kiệm được tiền mua phân D.

Cả 3 ý kiến trên

Câu 8. Ông (bà) có ý kiến gì về việc làm phân tại nhà hay

không?

A. Có

B. Không

C. Ý kiến khác ...............................................

Câu 9. Theo ông (bà) thì phụ gia mà ông (bà) làm đã phù hợp

hay chưa?

A. Phù hợp B. Chưa phù hợp

C. Lý do tại sao trả lời phù hợp (chưa phù hợp)...............

Câu 10. Sản phẩm phân làm ra của ông (bà) thường có hiện

tượng như thế nào?

A. Tơi xốp, có màu nâu

B. Xuất hiện nấm móc màu trắng

C. Cả 2 ý kiến trên

D. Ý kiến khác

Câu 11. Khi dự án này kết thúc gia đình ông (bà) có tiếp tục

làm nữa hay không?

A. Có

B. Không

79

C. Ý kiến khác................................................

Câu 12. Nếu hộ gia đình ông (bà) được chọn để nhân rộng mô

hình trên địa bàn toàn thành phố thì ông (bà) có đồng ý tham

gia hay không?

A. Có

B. Không

C. Ý kiến khác................................................

Câu 13. Theo ông (bà) thì mô hình làm phân có nên nhân rộng

ra các hộ khác hay không?

A. Có B. Không

C. Ý kiến khác ...............................................

Xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký của người được phỏng vấn

(Ký và ghi rõ họ tên)

80

81

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1................................................1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................2

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA RÁC THẢI NHÀ BẾP.......................2

1.1 ĐỊNH NGHĨA RÁC THẢI NHÀ BẾP.........................2

1.3 ĐỊNH NGHĨA PHÂN COMPOST.............................3

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST.

........................................................3

1.4.1 Các yếu tố dinh dưỡng.............................3

1.4.1.1 Nguyên tố đa lượng và vi lượng..........................3

1.4.1.2 Tỷ lệ C/N........................................................................................... 4

1.4.2 Những yếu tố môi trường...........................4

1.4.2.1 Nhiệt độ............................................................................................. 5

1.4.2.2 Độ pH.................................................................................................5

1.4.2.3 Yếu tố độ ẩm......................................................................................6

1.4.2.4 Hệ thống vi sinh vật..........................................................................7

1.4.3 Vận hành..........................................7

1.4.3.1 Làm thoáng và kích thước nguyên liệu.............................................7

1.4.3.2 Sự thông khí...................................................................................... 8

1.4.3.3 Tốc độ thông khí................................................................................8

82

1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TRÊN

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM....................................9

1.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost trên

Thế Giới................................................9

1.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất phân compost ở

Việt Nam 12

1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP. HỘI

AN......................................................16

1.6.1 Điều kiện tự nhiên – khí hậu - ở Hội An...........16

1.6.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................16

1.6.1.2 Điều kiện khí hậu và thủy văn.....................................................16

1.6.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ở Hội An................18

1.7 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHÀ BẾP

HIỆN NAY Ở TP. HỘI AN...................................18

1.7.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn.................18

1.7.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn ...................19

1.7.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị............................................19

1.7.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn.....................................19

1.7.2.3 Thành phần chất thải rắn.................................................................19

1.8 HIỆN TẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN [1]........21

1.8.1 Công tác thu gom và vận chuyển rác thải...........21

1.8.2 Công tác xử lý rác thải...........................22

CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............23

83

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................23

2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................23

2.2.1 Mục tiêu trước mắt................................23

2.2.2 Mục tiêu lâu dài..................................23

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................24

2.3.1 Phương pháp lý luận...............................24

2.3.2 Phương pháp ngoài thực địa........................24

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu.........................24

2.4 CÁCH BỐ TRÍ VÀ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM................24

2.4.1 Địa điểm bố trí thực nghiệm.......................24

2.4.2 Thời gian tiến hành thực nghiệm...................24

2.4.3 Cách bố trí thực nghiệm ..........................24

2.4.4 Tiến hành thực nghiệm ............................25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN...............26

3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA 30 HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CHỌN LÀM THÍ

NGHIỆM PHÂN COMPOST CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.....26

3.1.1 Chương trình được triển khai ở phòng Tài Nguyên

Môi Trường..............................................26

3.1.1.1 Mô tả chương trình...........................................................................26

3.1.1.2 Triển khai hoạt động.........................................................................27

3.1.2 Kết quả đạt được.................................27

84

3.1.2.1 Hiện trạng xử lý lý rác thải nhà bếp của người

dân trước khi chưa có chương trình làm phân tại......... 28

3.1.2.2 Sự tham gia của người dân trong vấn đề xử lý rác

thải nhà bếp khi có chương trình làm phân compost tại

nhà.....................................................33

3.2 QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM LÀM PHÂN COMPOST TẠI 2 HỘ GIA

ĐÌNH ÔNG PHẠM A VÀ GIA ĐÌNH ÔNG HỨA ĐA..................35

3.2.1 Mô tả thực nghiệm.................................35

3.2.2 Diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá trình

lên men phân compost tại gia đình ông Phạm A...........36

3.2.3 Diễn biến khối lượng và nhiệt độ trong quá trình

lên men phân compost tại gia đình ông Hứa Đa..........38

3.2.4 Nhận xét chung....................................39

3.4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM PHÂN COMPOST TỪ RÁC THẢI HỮU

CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỘI AN....................40

3.4.1 Quy trình ủ phân compost từ rác thải hữu cơ.......40

3.4.2 Quy trình ủ phân compost cụ thể đối với phụ gia

tro.....................................................41

3.4.3 Thuyết minh quy trình.............................42

3.4.4 Một số chú ý trong quá trình ủ phân tại nhà.......42

3.5 SỬ DỤNG LOẠI PHÂN COMPOST THÀNH PHẨM VÀ PHÂN HÓA HỌC

ĐỂ BÓN CHO CÂY..........................................43

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................46

85

4.1 KẾT LUẬN............................................46

4.2 KIẾN NGHỊ...........................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................47

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Điều kiện tối ưu cho quá trình ủ phân compost ..... 3

86

Bảng 1.2 Hàm lượng N và tỷ lệ C:N có trong những loại rác

thải và chất thải khác nhau ................................ 4

Bảng 1.3 Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô

thị ....................................................... 19

Bảng 1.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khu vực

nông thôn ................................................. 19

Bảng 1.5 Thống kê tỷ lệ thành phần rác của thành phố Hội An20

87

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

của Mỹ và Canada .......................................... 15

Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

của Đức ................................................... 16

Hình 1.3. Công nghệ xử lý rác sinh hoạt Trung Quốc ........ 17

Hình 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

ở Hà Nội .................................................. 21

Hình 2.1. Rác thải nhà bếp và phụ gia tro ................. 23

Hình 2.2. Thùng nhựa 40 lít được bố trí ở 2 hộ gia đình . . . 25

Hình 3.1. Quy tình sản xuất phân compost từ Phòng Tài Nguyên

Môi Trường ................................................ 26

Hình 3.2. Sơ đồ biễu diễn của 4 loại phụ gia .............. 28

Hình 3.3. Sơ đồ biễu diễn tình hình xử lý rác của người dân

trước khi chưa tham gia vào chương trình làm phân ......... 29

Hình 3.4. Hiện tượng cháy ngầm và nước rỉ rác ở bãi rác Cẩm

Hà ........................................................ 30

Hình 3.5. Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân 44

Hình 3.6. Sơ đồ biễu diễn thành phần rác thải ở 30 hộ

gia đình..............................................31

Hình 3.7. Sơ đồ biễu diễn khối lượng rác nhà bếp của 30

hộ gia đình...........................................32Hình 3.8 Sơ đồ thể hiện sự tham gia của người dân khi dự án

kết thúc .................................................. 34

Hình 3.9. Sơ đồ biễu diễn diễn biến khối lượng và nhiệt

độ trong quá làm phân tại nhà ông Phạm A..............

36

88

Hình 3.10. Sơ đồ biễu diễn diễn biến khối lượng và nhiệt

độ trong quá làm phân tại nhà ông Hứa Đa..............

38Hình 3.11. Quy trình sản xuất phân compost đối với phụ gia

tro ...................................................... 61 1

Hình 3.12. Hình ảnh phân compost và phân hóa học (NPK) ở gia

đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam ............................ 63

Hình 3.13. Chia thành 2 luống nhỏ và tiến hành rải phân ở gia

đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam ............................ 64

Hình 3.14. Phân bố đều hạt cải bằng bồ cào và dùng cây khô để

phủ lên phía trên ở gia đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam . . . . 44

Hình 3.15. Hình ảnh cây cải phát triển sau 1 tuần ở gia đình

ông Phạm A Phường Cẩm Nam ................................. 44

Hình 3.16. Hình ảnh cây cải phát triển sau tuần thứ hai ở gia

đình ông Phạm A Phường Cẩm Nam ............................ 65

Hình 3.17. Hình ảnh của cây cải sau 3 tuần ở gia đình ông

Phạm A Phường Cẩm Nam ..................................... 45

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VSV : Vi sinh vật

HCVS : Hữu cơ vi sinh

STT : Số thứ tự

TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

UBND : Ủy ban nhân dân

TN&MT Tài nguyên và môi trường

89

90