E E4 1E E4

28
Thế mạnh và hạn chế của truyền hình MỤC LỤC A. Bài tiểu luận I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề 1. Thế mạnh của truyền hình 2.Hạn chế 3. Liên hệ bản thân III. Kết luận B.Kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hành quay phim C. Danh mục tài liệu tham khảo bài tiểu luận Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 1

Transcript of E E4 1E E4

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

MỤC LỤC

A.Bài tiểu luận

I.Đặt vấn đề

II. Giải quyết vấn đề

1.Thế mạnh của truyền hình

2.Hạn chế

3.Liên hệ bản thân

III. Kết luận

B.Kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hành

quay phim

C.Danh mục tài liệu tham khảo bài tiểu luận

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 1

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

A. BÀI TIỂU LUẬNI. Đặt vấn đề:

Truyền hình là kẻ cạnh tranh khổng lồ đầy uy

lực đối với các loại hình truyền thông đại chúng

khác. Truyền hình là một loại hình phương tiện

truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng

hình ảnh và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô

tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ

tele có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”,

tức là thấy được ở xa.

Ở Việt Nam, truyền hình ra đời tương đối

muộn so với các loại hình phương tiện truyền thông

khác, song chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so

với các loại hình báo chí khác từ ngày đầu tiên

phát sóng ngày 7 tháng 9 năm 1975. Đến nay, ngành

truyền hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 2

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

đời của đài phát thanh và truyền hình 64 tỉnh

thành, các đài truyền thanh truyền hình cấp huyện

trong cả nước. Ngày nay khi khoa học công nghệ phát

triển như vũ bão, cánh cửa thông tin rộng mở đã tạo

điều kiện thuận lợi để ngành truyền hình nâng cao

chất lượng nội dung, chất lượng phát sóng truyền

hình và làm đa dạng, phong phú về thể loại đáp ứng

nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của

người dân. Hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ chương

trình truyền hình đầu tiên được phát sóng, đến nay,

ngành truyền hình trong cả nước đã phát triển toàn

diện. Điều đó đã khẳng định vị trí, vai trò của

truyền hình và đặc biệt là thế mạnh vượt trội của

truyền hình so với các phương tiện truyền thông đại

chúng khác được thể hiện qua thế mạnh cũng như hạn

chế của truyền hình .

II. Giải quyết vấn đề

1. Thế mạnh của truyền hình:

1.1. Truyền phát tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh

Trước hết nói đến truyền hình người ta có thể hiểu

đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh

và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 3

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển

động và những âm thanh sống động trên màn hình. Đây

được coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình. Truyền hình

chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh.

Nếu so sánh với các loại hình truyền thông đại chúng

khác, truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại

hình truyền thông có trong báo, phát thanh, phim ảnh…

và thể hiện sự vượt trội hơn hẳn của nó.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của

sách, báo và các loại tạp chí… trong việc nâng cao dân trí,

tuy nhiên do dung lượng tri thức lớn, số trang in lớn

nên đọc sách, báo phải có thời gian, sách cũng kén

chọn công chúng . Người đọc sách, báo không những phải

biết chữ mà còn phải có trình độ văn hoá ở mức nhất

định, các ký hiệu thông tin của báo đơn điệu, chỉ có

chữ viết và hình ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin

bằng ngôn ngữ không cao và kỹ thuật trình bày, in ấn

không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn, tính cập nhật

thông tin và tri thức trong sách, báo không cao, nhất

là trong điều kiện kinh tế thị trường và tốc độ phát

triển nhanh của khoa học - công nghệ. Truyền thanh cũng 

là một kênh truyền thông đại chúng có sức mạnh đặc

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 4

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

biệt trong việc truyền tải thông tin và trong việc

hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì, song

chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng

lời nói, tiếng động…nên phát thanh không có hình ảnh

chỉ tác động vào thính giác của con người.  Còn Internet

là mạng thông tin toàn cầu ,là xa lộ thông tin siêu

tốc cho phép  kết nối và truyền tải  một dung lượng

thông tin khổng lồ ,có thể nói là vô hạn định với  tốc

độ siêu nhanh, con người trên khắp hành tinh dễ dàng

liên kết với nhau, chia sẻ, và trao đổi song  độ tin

cậy của các thông tin trên mạng internet không cao, vì

nguồn tin không rõ ràng. Kênh truyền thông này như một

dòng lũ khổng lồ gom từ đủ các con suối, nguồn lạch

mang cả phù sa  màu mỡ lẫn rác rưởi và chất độc hại

rất khó hoặc không thể kiểm soát được. Còn truyền hình là

kênh thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và hội tụ

những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Hầu hết bất cứ

sự kiện, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu

đạt, phản ánh qua các  chương trình truyền hình. Điều

này tạo cho truyền hình có một khả năng đặc biệt trong

việc đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin

xã hội theo một dải tần rất rộng. Truyền hình hấp dẫn

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 5

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

công chúng ở chỗ nó cho người ta thấy cuộc sống hiện

thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản thân

cuộc sống đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta, đồng

thời truyền hình đạt tới độ tuyệt đối về phạm vi công

chúng xã hội. Khoa học và kĩ thuật thôi chưa đủ, góp

phần lớn vào sự thành công trên của truyền hình là

nhờ, sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo

cho truyền hình có khả năng truyền tải các nội dung

thông tin vô cùng phong phú.

Vậy hình ảnh là gì?

Hình ảnh là đặc điểm thể hiện của truyền hình, thủ pháp

để phát huy ưu thế của truyền hình. Trong truyền hình thì

hình ảnh chủ yếu và đặc trưng là hình ảnh động về

hiện thực trực tiếp. Ngoài ra truyền hình còn sử

dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô

hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in. Bằng kĩ thuật dựng

hình người ta có thể dựng các hình ảnh động ở một

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 6

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó để biến thành

một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc họa một đặc

điểm, một ý nghĩa cụ thể.

Âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng

nhất của truyền thông tin tức truyền hình. Âm thanh

trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người,

âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường

ghi hình như gió, mưa, sấm, tiếng kêu của muông

thú, tiếng hót của chim, tiếng xe chạy, tiếng vụ nổ

của bom đạn, tiếng ồn ào của đám đông… Trong các

chương trình dàn dựng hậu kỳ, người ta có thể tạo

ra các âm thanh, tiếng động nhân đạo để mang lại

hậu quả thể hiện cao hơn. Trên thực tế, không phải

lúc nào những tiếng động thực tế phù hợp với yêu

cầu thể hiện trong các chương trình truyền hình.

Nếu coi hình ảnh và âm thanh là 2 yếu tố cấu

thành ngôn ngữ truyền hình thì mỗi yếu tố đó đều có

vai trò quan trọng không thể thiếu. Thông thường,

yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ

đạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình.

Trong thực tế, hình ảnh động cũng là cái tạo nên

đặc thù của truyền hình. Tuy nhiên tiếng nói là bộ

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 7

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

phận chính trong âm thanh có ý nghĩa quan trọng

trong việc chuyên chở nội dung thông tin của truyền

hình.

Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh

tạo cho truyền hình khả năng truyền tải các nội

dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu như bất kì sự

kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có

thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền

hình. Đặc điểm này tạo cho truyền hình một khả năng

đặc biệt trong đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu

cầu thông tin của xã hội. Truyền hình vừa là nhà

hát, lại vừa là sân chơi, là công cụ giao lưu, là

phương tiện giải quyết nhiều dịch vụ xã hội hiện

đại.

Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng

giao tiếp với con người bằng cả thính giác và thị

giác – hai giác quan quan trọng nhất. Bản thân phim

ảnh cũng giao tiếp với công chúng bằng phương thức

này song nó vẫn bị hạn chế rất nhiều bởi không

gian, môi trường và độ phổ biến hạn hẹp. Thông tin

truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực trong

trạng thái sống. Nghĩa là truyền hình có thể có một

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 8

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

phạm vi, một bộ phận nguyên dạng của những gì đang

diễn ra ngoài đời nhưng nó được làm cho rõ hơn, đẹp

hơn. Nói một cách khác, truyền hình hấp dẫn công

chúng ở chỗ nó cho người ta thấy cuộc sống hiện

thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản

thân cuộc sống đang diễn ra ngay trước mắt chúng

ta. Bản thân người xem truyền hình có cảm giác như

có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào

những sự kiện thực tế đó.

Ngày nay, khi mà chất lượng kỹ thuật hình ảnh

ngày càng hoàn thiện, khuôn khổ màn hình ngày càng

mở rộng thì truyền hình ngày càng có khả năng hấp

dẫn công chúng hơn. Vì thế truyền hình là kẻ cạnh

tranh khổng lồ, đầy uy lực đối với các loại phương

tiện truyền thông đại chúng khác như: sách, báo,

phát thanh, điện ảnh…

1.2. Tính chân thực, khách quan

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên trưởng ban Tư tưởng -

Văn hoá Trung ương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân

Dân nhận định: Khách quan, chân thật của thông tin bao giờ

cũng là vấn đề hết sức cơ bản.

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 9

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

Về lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí

phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những

thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo

đưa tin sai, dù sau đó đính chính cũng sẽ tự hạ

thắp vị trí của mình trong lòng độc giả. Một nhà

báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức

nghề nghiệp mà còn gây tổn hại rất nhiều cho xã

hội, sẽ bị xã hội tẩy chay, lên án. Khách quan, chân

thật là nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Nguyên tắc đó không

tách dời khỏi sự chi phối của các nguyên tắc bao

chùm tính khuynh hướng của báo chí.

Khách quan, chân thực là đặc điểm, là yêu

cầu tồn tại của bản thân báo chí, là nguyên tắc và

đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Nó đạt tới trình

đọ nào, bị bóp méo, bị lợi dụng và cắt xén đến mức

nào là phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khách

quan, chủ quan. Vươn tới tính khách quan, chân thật

ngày một cao hơn, đấu tranh chống lại các biểu hiện

vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vì bất kỳ

động cơ nào là đòi hỏi nghiêm khắc của xã hội đối

với báo chí, cũng là sự phấn đấu không mệt mỏi của

mỗi người làm báo. Để khách quan,chân thật nhà báo

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 10

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

phải dũng cảm và nhiều khi phải chấp nhận thử

thách, hy sinh rất lớn. Nhưng đó lại là lương tâm

nghề nghiệp và nhiều khi là ý nghĩa cuộc sống của

những người làm báo.

Tính khách quan, chân thực đã tạo cho

người xem độ tin cậy khi đón nhận những thông tin

mà truyền hình chuyển tải đến. Nếu như báo mạng,

báo in, báo phát thanh... còn tạo cho người xem,

người nghe sự nghi ngờ nhất định thì báo hình có

thể làm cho người ta tin ngay đó là sự kiện có

thật, đã, đang diễn ra thông qua những hình ảnh

chuyển động và âm thanh sống động đựơc ghi lại từ

hiện trường. Mặt khác đó là những hình ảnh được ghi

lại từ nhiều góc độ khác nhau của ống kính máy quay

và màu sắc sinh động của hình ảnh cho người xem cảm

hứng và tạo cho họ như đang được tham gia vào sự

kiện.

1.3. Thế mạnh thứ hai mà không loại hình truyền thông nào có

được ngoại trừ truyền hình đó là vai trò của tầng thông tin thứ hai:

Đã bao giờ bạn xúc động và phải bật khóc

khi theo dõi những hình ảnh trên truyền hình chưa?

Tôi giám chắc là tất cả chúng ta, ai cũng đã từng

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 11

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

xúc động và bật khóc khi theo dõi hình ảnh trên màn

hình. Chúng ta phải khóc vì lý do gì? Phải chăng là

sự kiện, thông tin mà sự kiện đưa ra....Đó chỉ là

một khía cạnh nhỏ tác động vào tâm lý của chúng ta

mà thôi, nhưng thực sự điều mà ít ai nghĩ tới lại

ẩn chứa ngay ở tầng thông tin thứ hai! Nếu thường

xuyên theo dõi các chương trình gặp gỡ, giao lưu

trên truyền hình đặc biệt là chương trình Như chưa

hề có cuộc chia ly hay chương trình Người xây tổ ấm thì

chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Tầng thông tin thứ

hai đó chính là những cử chỉ, hành động và cảm xúc

của các nhân vật đang tham gia vào sự kiện. Người

ta phải bật khóc khi thấy trên màn hình xuất hiện

cảnh một gia đình sau nhiều năm xa cách, phải trải

qua bao khó khăn vất vả tìm kiếm tưởng chừng vô

vọng thế mà nay được đoàn tụ.

Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 12

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

Người ta phải bật khóc khi nhìn thấy một em bé đánh

giầy lang thang trên đường phố giữa đêm tối rét

mướt với cái bụng đói meo, nhìn các bạn cùng lứa

được cha mẹ yêu thương chiều chuộng mà đau lòng,

tủi thân.

Hình ảnh một cậu bé đánh giầy ở Hà Nội

Và người ta cũng phải bật khóc khi tận mắt những

người phụ nữ lam lũ, làm lụng vất vả vì chồng vì

con mà vẫn thường xuyên bị chính người chồng của

mình đánh đập dã man, không chút thương xót. Đau

đớn về thể xác, tổn thương tâm hồn nhưng họ vẫn

gắng chịu đựng vì muốn giữ gìn tổ ấm…Chính những

hình ảnh này đã tác động vào tư duy của người xem

và buộc người xem phải đặt câu hỏi là: “Vậy cái gì

đang xảy ra đằng sau nhưng khuôn hình ấy?”. Nếu như

chỉ bằng những con chữ trên mặt báo, hay sự miêu tả

trong các chương trình phát thanh có lẽ sẽ không

thể tác động vào tâm tư, tình cảm trong lòng công

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 13

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

chúng mà điều này chỉ có được ở truyền hình. Đó là

hiệu quả vô cùng quan trọng ẩn chứa ở tầng thông

tin thứ hai của truyền hình. Tầng thông tin đó

không cần có sự miêu tả mà bản thân hình ảnh đã nói

lên điều đó.

1.4. Tính thời sự

Nói đến tính thời sự không phải là báo in, báo

nói, báo mạng không có, mà ngược lại có khi các

loại hình này còn thông tinh nhanh hơn là đằng

khác. Hiện nay báo mạng có thể cập nhật thông tin

từng phút. Nhưng tính thời sự của truyền hình vẫn

được coi là thế mạnh của loại hình truyền thông này

chính là ở sự kết hợp giữa hai yếu tố âm thanh và

hình ảnh làm cho người ta thấy tính chân thực của

sự kiện, làm cho người xem như đang được tham gia

vào sự kiện ấy. Đặc biệt là những chương trình truyền

hình trực tiếp và những chương trình cầu truyền hình.

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 14

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

Cầu truyền hình trực tiếp “thương quá

miền Trung”

Hàng năm cứ vào ngày 30 Tết, Đài truyền hình

Việt Nam thường chiếu một chương trình trực tiếp.

Chương trình thường bắt đầu từ 17h đến 24h cùng đón

xem nhân dân cả nước đón Tết, nhất là những nơi xa

xôi của Tổ quốc như quần đảo Trường Sa, hay những

hòn đảo nhỏ xa đất liền…Đó là những hình ảnh chân

thực của nhân dân trên đảo đón Tết. Họ là những con

người cao cả sẵn sàng hy sinh niềm hạnh phúc riêng

tư của bản thân như: cùng con cháu quây quần bên

mâm cơm ngày Tết, được đón Tết với người thân yêu

nhất, phải xa mái ấm thân yêu…để đứng đây làm nhiệm

vụ bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Thông qua đài

truyền hình vừa giúp nhân dân cả nước được tận mắt

chứng kiến cuộc sống của họ càng thêm yêu người

chiến sĩ, vừa giúp cho người chiến sĩ thấy được sự

quan tâm của nhân dân mà tăng thêm tinh thần để bảo

vệ cho sự bình yên của Tổ quốc…

Hay những chương trình chung kết của chương

trình Đường lên đỉnh Olimpia thường thuật trực tiếp

từ các điểm cầu là trường của các thí sinh thi

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 15

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

chung kết, cùng giao lưu và cổ vũ tinh thần cho

những thí sinh giành chiến thắng. Ví dụ như chương

trình chung kết Đường lên đỉnh Olimpia năm thứ 10

(năm 2010) với 4 điểm cầu: THPT Amsterdam (Hà Nội),

THPT Sầm Sơn (Thanh Hóa), THPT chuyên Quang Trung

(Bình Phước), THPT Lê Lợi (Thanh Hóa)…

Hình thức đưa tin hiện trường cũng là ưu thế của

truyền hình.

Vụ tai nạn ngày 30/12/2010 ở Hà Nội

Nếu chúng ta làm tốt công việc lấy tin và đưa tin

tại chỗ (hiện trường), có thể phát huy được đầy đủ

đặc điểm và uy thế của truyền hình với những điểm

sau:

Thời gian nhanh: Đưa tin tại hiện trường là

“quay phim riêng biệt” trên cơ sở phóng viên thâm

nhập lấy tin,làm tốt kế hoạch đưa tin cụ thể, kỹ

thuật quay phim và phóng viên phối hợp chặt chẽ đưa

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 16

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

tin. Quay chọn hình ảnh tương ứng, phóng viên có

thể đồng thời tại hiện trường và sự kiện phát sinh

phát triển tiến hành trực tiếp đưa tin tại chỗ,

hiệu quả nhanh về thời gian.

Cảm giác mạnh: Hiện trường đưa tin sử dụng quay

phim tại chỗ, lấy tin tại chỗ, phóng viên và đối

tượng cùng nhau trao đổi, phóng viên ngoài hiện

trường tự trao đổi lấy tin, âm hưởng của truyền

hình chân thực, không khí hiện trường sinh động,

tình cảm. Hiện trường giao phó đưa tin sâu sắc,

toàn bộ quá trình đưa tin và sự kiện triển khai đều

là những hình ảnh trực quan, mắt nhìn, tai nghe làm

cho người xem như tham gia vào lấy tin, tình cảm

thân thiết đối với các hình ảnh của nó, nó làm tiêu

tan đi những tin đồn xấu, nó sẽ làm cho khán giả tự

tin và tiếp thu sự giải đáp. Từ đó càng làm tăng

thêm tính khả tin của truyền hình.

Tiếng hình hợp nhất – tin tức nhiều: Theo sự

phát triển của nền kinh tế và cải cách xã hội đang

mở ra nhu cầu cho mọi người đối với tin tức không

ngừng tăng thêm, yêu cầu đối với tin tức có nhiều

đề xuất mới, phóng viên phải giới thiệu nguồn gốc

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 17

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

sự kiện tại hiện trường, đột phá tin ngắn hạn chế

không đi sâu, phóng viên lấy tin thông qua ngôn ngữ

để truyền đạt, làm cho đưa tin được tự do, khả năng

truyền đi rất nhiều tin

Truyền bá song phương, giao lưu tình cảm: Đưa

tin hiện trường có thể phát huy được đầy đủ ưu thế

hình tiếng, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của tin truyền

hình, ngôn ngữ là công cụ trọng yếu của sự truyền

bá nhân loại tiếp thu tin tức. Đưa tin hiện trường

hai bên cùng truyền bá, còn bao hàm sự giao lưu

tình cảm, người xem thấy cảnh tượng không khí hứng

thú của phóng viên và nhân vật đưa tin. Trong cuộc

giao lưu tình cảm tất nhiên sẽ sinh ra cộng hưởng:

tình cảm giao lưu này kích thích cảm hóa đối với

tâm lý của người xem rất có tác dụng. Do đó, đưa

tin hiện trường có ảnh hưởng tới sự hứng thú của

khán giả cũng chính là cần tăng cường hình thức đưa

tin hiện trường của truyền hình.

Truyền hình trực tiếp hay những chương trình

cầu truyền hình, đặc biệt với hình thức đưa tin

hiện trường đã khắc học rõ tính chân thực của

truyền hình đồng thời mang tính thời sự rất đặc

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 18

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

trưng. Chính vì thế mạnh này mà ngày nay đài truyền

hình Việt Nam, các đài phát thanh và truyền hình

trong cả nước đang xây dựng khá nhiều các chương

trình truyền hình trực tiếp.

1.5. Khả năng tương tác

Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ

phát triển với trình độ chóng mặt đã cho phép nhiều

loại hình báo chí khai thác thế mạnh này để lôi kéo

công chúng về phía mình. Báo mạng thì sau mỗi bài

viết có hẳn thư mục để người đọc đánh giá, bình

luận về thông tin bài báo đưa ra, còn các chương

trình phát thanh người nghe có thể đưa ra những ý

kiến đánh giá, bình luận trực tiếp về một vấn đề

thông qua các phương tiện hỗ trợ như gọi điện

thoại, gửi tin nhắn, gửi mail...Tính tương tác của

truyền hình cũng tương tự như vậy. Người xem truyền

hình có thể gọi điện đến chương trình để đặt câu

hỏi cho các nhân vật, hoặc gửi tinh nhắn đánh giá,

bình luận về một vấn đề nào đó. Nhưng điểm mạnh của

tính tương tác trên truyền hình lại nằm ở góc độ hình

ảnh. Nếu như báo in, báo mạng, báo phát thanh người

đọc, người nghe chỉ biết thông tin đơn thuần thì

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 19

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

báo hình còn cho người ta thấy được hình ảnh sự

kiện, thấy được hình ảnh của người mình sẽ gọi điện

đặt câu hỏi hay nhắn tin, bình luận, gửi mail...

VD: Trong chương trình “Đường lên đỉnh

Olimpia”, MC hay nói một câu quen thuộc: “mọi thắc

mắc xin liên hệ Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt

Nam, 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội, email:

www.olimpia.net.vn”.

VD: Trong Hội nghị truyền hình trực tuyến:Chính phủ tăng đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học,xây nhà công vụ cho giáo viên. Khoảng 200 đại biểutham dự Hội nghị tại đầu cầu Bộ Giáo dục và Đàotạo. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hộinghị truyền hình trực tuyến tại đầu cầu Văn phòngChính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

=> Các đại biểu chính là đại diện cho nhân dân phát

biểu, đề đạt ý kiến nguyện vọng của người dân.

2. Hạn chế của truyền hình

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 20

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế nêu trên

truyền hình cũng có những hạn chế của nó. Những gì

làm nên sức thuyết mạnh, ưu thế của truyền hình từ

mối quan hệ này trong mối quan hệ khác, chúng lại

là nguyên nhân của những khiếm khuyết của truyền

hình. Đó là:

2.1.Không lưu trữ được

Báo in, báo mạng là những loại hình truyền

thông có khả năm lưu trữ thông tin lâu nhất. Nếu

như báo in báo mạng, hôm nay người ta đọc dở bài

viết này, thì ngày mai có thể đọc tiếp nhưng không

nhất thiết phải đọc ngay lập tức. Mỗi khi ta đọc

thấy những thông tin hay, hữu ích, ta có thể copy

(báo mạng) hay cất tờ báo đó vào tủ sách, nhưng với

truyền hình thì điều đó không thể thực hiện được.

Chính ở yếu tố thông tin liêu tục và truyền tín

hiệu với dung lượng rất lớn nên truyền hình buộc

người ta phải theo dõi sự kiện đó từ đầu đến cuối

chứ không thể vừa làm việc vừa theo dõi. Đó là hạn

chế rất lớn của truyền hình so với báo in, báo

mạng.

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 21

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

2.2. Thông tin nhanh ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của công

chúng.

Khác với báo in, báo mạng chính vì tính thời sự

và khả năng truyền tải thông tin liên tục do đó báo

hình cũng khiến cho người ta chóng quên, trong khi

báo viết, báo mạng, người ta có thể đọc đi đọc lại

và người ta có thể lưu giữ thông tin nếu họ thích.

Tín hiệu hình ảnh động và âm thanh theo

tuyến tính của truyền hình làm cho đối tượng công

chúng bị động hoàn toàn về tốc độ, trình tự tiếp

nhận thông tin. Cái gì đã qua không lặp lại và

trong nhiều trường hợp thì những chi tiết đó làm

mất đi tính liên tục của logic, làm thông tin không

đầy đủ hay bị hiểu sai lệch. Những thông tin phức

tạp có mâu thuẫn logic khó có thể chuyển tải qua

truyền hình.

Khi xem truyền hình, người tiếp nhận thông

tin hầu như tập trung toàn bộ các giác quan vào

những gì diễn ra trên truyền hình. Điều ấy cản trở

các khả năng kết hợp tiếp nhận thông tin truyền

hình với các hoạt động sống khác của con người.

2.3. Ngoài ra truyền hình còn một số hạn chế khác như:

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 22

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

Sự cồng kềnh của các thiết bị phương tiện

kĩ thuật ghi hình và chuyển phát sóng không cho

phép người ta tiếp cận nhanh những sự kiện thời sự

ở xa các thành phố trung tâm hay ở những nơi địa

hình núi non hiểm trở. Các chương trình lặp lại

nhiều về nội dung, về đề tài có thể dẫn đến nhàm

chán. Quảng cáo có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối

với sự tồn tạo và phát triển của truyền hình nhưng

lại tạo ra những ức chế, tâm lí nặng nề đối với

công chúng. Sự thiếu trách nhiệm hay ý đồ không

lành mạnh của người sản xuất chương trình truyền

hình rất dễ ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục,

văn hóa, lối sống và cả về đời sống chính trị xã

hội. Chính những hạn chế này đã tạo ra cơ hội,

những mảnh đất cho sự tiếp tục phát triển của sách,

báo, phát thanh và điện ảnh…và làm cho truyền hình

không thể là kẻ thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực

truyền thông đại chúng như nhiều người dự đoán từ

thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

3. Liên hệ bản thân

Đối với bản thân là sinh viên báo hính, tôi nhận

thức rất rõ những thế mạnh và hạn chế của báo chí

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 23

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

và đặc biệt của truyền hình. Trong bối cảnh đất

nước đang thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa

đất nước thì đất nước đang trên đà phát triển mạnh

mẽ, cung cấp cho báo hình ngày càng thêm đầy đủ và

nâng cấp trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên

tiến để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện

cho các thế mạnh của truyền hình được phát huy một

cách tối đa. Đồng khi kinh tế phát thì cũng đi kèm

với dân chí tăng nhanh. Đây cũng là một trong những

thách thức lớn của báo chí nói chung và truyền hình

nói riêng. Truyền hình vừa phải khắc phục những khó

khăn của sẵn có, vừa phải đối mặt với khó khăn mới

là làm sao có thể đáp ứng nhu cầu ngày một tăng

nhanh chóng mặt một cách kịp thời, cạnh tranh. Đó

là vấn đề của thế hệ sau của ngành báo phải quan

tâm trau dồi kiến thức luyện tập khả năng tư duy,

rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để có thể sẵn sàng

thực hiện tốt vai trò của mình trong tương lai.

III. Kết luận

Truyền hình là hệ thống truyền thông cho

phép người sử dụng có thể giao tiếp với nhau bằng

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 24

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

hình ảnh, bằng giọng nói. Đó là ưu thế hơn hẳn của

truyền hình so với các loại hình truyền thông đại

chúng khác. Nhờ ưu thế vượt trội chỉ riêng truyền

hình mới có tầng thông tin thứ hai – tầng thông tin

quan trọng. Tầng thông tin thứ hai đi sâu vào cảm

xúc của con người, nó tạo sức hút kỳ lạ đối với

công chúng và lôi cuốn công chúng đón xem chương

trình đó mà không hề thấy nhàm chán. Hiện nay việc

đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại cùng mức

sống ngày càng tăng của nhân dân thì truyền hình

ngày càng trở nên phổ biến phục vụ mỗi gia đình.

Bởi xem truyền hình tiết kiệm chi phí đi lại, không

cần tìm những sạp báo để mua báo, rất mất thời gian

mà chỉ cần ở nhà bật vô tuyến là cả thế giới đã ở

trong tầm tay bạn. Nhiều người tưởng rằng báo mạng

là nhanh nhất. Tuy nhiên thông tin của báo mạng

tràn lan và nhiều thông tin còn chưa được kiểm

chứng. Do vậy, so với các phương tiện truyền thông

đại chúng khác báo hình thông tin cũng nằm trong

mức nhanh, hầu như thông tin của báo hình được kiểm

tra một cách kỹ lưỡng trước khi lên cho công chúng

xem, nguồn thông tin được đảm bảo với chất lượng

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 25

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

cao. Truyền hình hiện này đang từng bước khắc phục

hạn chế của mình, đồng thời tăng cường khả năng

tương tác với công chúng, đó là điều kiện để công

chúng và truyền hình xích lại gần nhau hơn. Vậy nếu

phải lựa chọn một phương tiện truyền thông đại

chúng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, thì

truyền hình – một phương tiện truyền thông đại

chúng vừa hiện đại, vừa phổ biến, chất lượng cao,

tạo cảm xúc trong lòng người,

thông tin nhanh, hầu như chính xác, đáng tin cậy,

khả năng tương tác cao bạn có chọn không?

B. KINH NGHIỆM BẢN THÂN SAU BÀI THỰC HÀNH

QUAY PHIM - Vấn đề chọn đề tài hết sức quan trọng, bởi chọn

được một để tài hay mới có thể thu hút người xem

muốn khám phá. Nhưng chọn được đề tài hay còn phải

biết liên hệ địa điểm, không thì cả nhóm sẽ đi đến

địa điểm mà có thể không được quay. Địa điểm quay

của nhóm là: Số nhà 79C, Đường Nguyễn Thái Học, Quận Ba

Đình, Hà Nội

- Tìm hiểu thông tin về vấn đề chuẩn bị quay. Đặt

câu hỏi cũng không phải một điều dễ dàng, mỗi người

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 26

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

có tư duy khác hau, đặt câu phải ngắn gọn, dễ hiểu

để người trả lời có hướng trả lời và đi sâu vào vấn

đề chúng ta đang quan tâm. Có lúc đặt câu hỏi mà họ

không biết trả lời như thế nào cũng tạo áp lực cho

bản thân người hỏi

- Máy quay rất quan trọng, có thể quay bằng máy ảnh

sẽ không room được. Đó là hạn chế rất lớn, nên

trước khi quay phải chuẩn bị điều này. Chúng em đã

chuẩn bị 2 máy. Hơn nữa, nhân vật được quay (bác

đạp đá – công đoạn đầu tiên để làm tranh không đẹp

cũng là 1 khó khăn rất lớn của quay phim)

- Dựng phim là khâu cuối cùng rất quan trọng. Trên

ý tưởng khi đi quay phim về dựng

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 27

Thế mạnh và hạn chế của truyền hình

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học

viện báo chí và tuyên truyền, 2005, Cơ sở lý luận

báo chí, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội

2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học

viện báo chí và tuyên truyền, 2001, Giáo trình nghề

báo hình, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội

3. Tạ Ngọc Tấn, 2001, Truyền thông đại chúng, Nxb.

Chính tri quốc gia, Hà Nội

4. Trang web: Kho hàng tổng hợp.com, tài liệu.vn,

vietnamjournalism.com

Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 28