Thuy San 2014

11
TÌNH HÌNH THỦY SẢN 6 THÁNG & ƯỚC 2014 Lê Nhi NCIEF chi nhánh TP HCM [email protected] I. THỦY SẢN THẾ GIỚI : Hiện trạng và Dự báo I.1. CUNG CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI Về cung: Trong 5 năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đang có mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6%/năm trong khi tăng trưởng của đánh bắt chỉ 0,26% có xu hướng chững lại. Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 được ước tính 161 triệu tấn, với 90 triệu tấn từ đánh bắt và 71 triệu tấn từ nuôi trồng. Năm 2014 tổng ngun cung thế gii ca thy sản ước tính tiếp tục tăng, chủ yếu do lĩnh vực nuôi trng thy sn phát trin mnh, còn khu vc khai thác tnhiên bhn chế bi những quy định chính thc vhn ngạch đánh bắt nhằm đảm bo tính bn vng lâu dài. Tuy nhiên, trong ngn hn stăng trưởng trong lĩnh vực nuôi trồng đã đáp ứng được nhu cu tiêu dùng. FAO dự báo năm 2014, với cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giá nguyên liệu cao còn kích thích nuôi trồng một số loài đến năm 2015. Tuy nhiên năm nay sự xuất hiện của hiện tượng El Nino có thể sẽ ảnh hưởng đến sản lượng khai thác một số vùng. Dự báo tổng sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 165 triệu tấn, tăng 2,6% chủ yếu ở loài thủy sản nuôi. Khnăng sản xut mt sloài chính năm 2014 (FAO) Sn xut cá rô phi nuôi vn tiếp tục tăng do thương mại quc tế tăng, nhu cầu ni địa và các chương trình an ninh lương thực các quc gia sn xut chính. Riêng cá rô 2010 2011 2012 2013 Dự báo 2014 88603 93500 91300 90500 90800 59876 62700 66600 70500 74400 Sản lượng Thủy sản thế giới (1000 tấn) Đánh bắt Nuôi trồng

Transcript of Thuy San 2014

TÌNH HÌNH THỦY SẢN – 6 THÁNG & ƯỚC 2014

Lê Nhi

NCIEF chi nhánh TP HCM

[email protected]

I. THỦY SẢN THẾ GIỚI : Hiện trạng và Dự báo

I.1. CUNG CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI

Về cung:

Trong 5 năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đang có mức tăng trưởng khá cao, bình

quân 6%/năm trong khi tăng trưởng của đánh bắt chỉ 0,26% có xu hướng chững lại. Tổng

sản lượng thủy sản năm 2013 được ước tính 161 triệu tấn, với 90 triệu tấn từ đánh bắt và

71 triệu tấn từ nuôi trồng.

Năm 2014 tổng nguồn cung thế giới của thủy sản ước tính tiếp tục tăng, chủ yếu

do lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, còn khu vực khai thác tự nhiên bị hạn

chế bởi những quy định chính thức về hạn ngạch đánh bắt nhằm đảm bảo tính bền vững

lâu dài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn sự tăng trưởng trong lĩnh vực nuôi trồng đã đáp ứng

được nhu cầu tiêu dùng.

FAO dự báo năm 2014, với cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giá nguyên liệu cao còn

kích thích nuôi trồng một số loài đến năm 2015. Tuy nhiên năm nay sự xuất hiện của hiện

tượng El Nino có thể sẽ ảnh hưởng đến sản lượng khai thác một số vùng. Dự báo tổng

sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 165 triệu tấn, tăng 2,6% chủ yếu ở loài thủy sản nuôi.

Khả năng sản xuất một số loài chính năm 2014 (FAO)

Sản xuất cá rô phi nuôi vẫn tiếp tục tăng do thương mại quốc tế tăng, nhu cầu nội

địa và các chương trình an ninh lương thực ở các quốc gia sản xuất chính. Riêng cá rô

2010 2011 2012 2013 Dự báo 2014

88603 93500 91300 90500 90800

59876 62700 66600 70500 74400

Sản lượng Thủy sản thế giới (1000 tấn)

Đánh bắt Nuôi trồng

sông Nile, nguồn cung cấp chính về cá rô cho EU, khả năng khai thác tiếp tục suy giảm

do đánh bắt quá mức. Đối với cá nổi nhỏ, nguồn cung một số loài như cá thu và cá trích

trong năm nay có thể bị hạn chế do những thoả thuận về hạn ngạch ở Bắc Đại Tây dương,

Nam Thái bình dương, cũng như hiện tương El Nino ở Nam Thái bình dương. Nguồn

cung cấp cá đáy trong năm 2014 sẽ có thể tăng nhẹ do lượng cá tuyết Na Uy và Nga

trong quý đầu tiên tăng mạnh, mặc dù nguồn cung cá tuyết chấm đen cũng như các loài

khác (cá minh thái và saithe) có thể giảm. Cá hồi có giá cao ở hầu hết các thị trường từ

đầu năm và khả năng duy trì trong trung hạn do nhu cầu tăng tạo triển vọng nguồn cung

trong năm. Tồn kho tương đối cá ngừ vằn đông lạnh và cá ngừ vây xanh nuôi và nhu cầu

thấp đầu năm 2014 có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong năm. Nhu cầu bạch tuộc đang

tăng ở Mỹ và Nhật Bản , và có thể tại các thị trường Tây Ban Nha và Ý, trong khi nguồn

cung cải thiện hơn tạo triển vọng sáng sủa cho loài này. Đối với mực, thị trường cũng

được cải thiện (trừ mực nang) nhưng sản lượng khai thác thấp. Bột cá và dầu cá có thể

tiếp tục suy giảm trong sản xuất toàn cầu do tác động El Nino đến sản xuất bột cá Nam

Mỹ, dù được bù đắp nguồn cung từ nguồn khác. Nhu cầu ngày càng tăng, đẩy giá cho cả

bột cá và dầu cá cao kỷ lục từ nửa đầu năm 2013 và dự kiến sẽ vẫn ở mức cao trong dài

hạn.

Đối với cá tra, basa, năm 2013 sản xuất toàn cầu của cá tra đạt trên 1,6 triệu tấn ,

với gần 75% được cung cấp từ Việt Nam . Nhu cầu cá tra vẫn tăng mạnh và số liệu báo

cáo cho thấy xu hướng nguồn cung đang ngày càng tăng từ các nguồn khác ở châu Á. Về

Tôm, dự báo năm 2014 nguồn cung cấp tôm nuôi tốt hơn năm 2013 là năm bị hội chứng

tử vong sớm (EMS) trong khi nhu cầu nhập khẩu lớn .. Nguồn cung phục hồi mạnh mẽ

tại Thái Lan, các nước ở châu Mỹ Latinh, Ấn Độ và Việt Nam.

Về cầu

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hàng năm tiếp tục tăng do dân số tăng cũng như tiêu

dùng thủy sản đầu người. Theo báo cáo của FAO, tiêu dùng thủy sản trên đầu người cũng

đang tăng dần 18,5 kg/người năm 2010 lên đến 19,7 kg/người năm 2013 và dự báo 20

kg/người năm 2014.

Nhu cầu các sản phẩm thủy sản của các công ty trên thế giới cũng tăng, thể hiện

qua sự gia tăng của sản lượng thủy sản nuôi cũng như giá cả một số loài.

FAO dự báo xu hướng tiêu dùng thủy sản trên thế giới sẽ chuyển sang loại tươi,

sống, nhất là các loại có giá trị cao như: giáp xác, tôm, cá ngừ, cá hồi... cũng như đối với

thủy sản đã qua chế biến bởi tính tiện dụng cao; còn tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do

nguy cơ nhiễm hóa chất gia tăng. Yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng ngày càng phổ biến

rộng rãi trên thế giới.

Bảng cân đối cung cầu thủy sản quốc tế (Đvt : Triệu tấn)

2011 2012

ước

2013

Dự báo

2014

2014/ 2013

(%)

Sản lượng 156.2 158 161 165.2 2.6

Sử dụng

Thực phẩm 131.8 136.2 140.9 144.6 2.6

Thức ăn chăn nuôi 18.3 16.3 16.4 16.6 1.2

Khác 6 5.4 3.7 4 9.6

Tiêu dùng đầu người

(kg/năm) 18.9 19.2 19.7 20 1.4

từ đánh bắt 9.9 9.8 9.8 9.7 -1.5

từ nuôi trồng 9 9.4 9.8 10.3 4.4

Nguồn số liệu: FAO

II.2. THƯƠNG MẠI THỦY SẢN THẾ GIỚI

Thương mại thủy sản thế giới trong năm 2014 được FAO ước tính có mức tăng

trưởng vừa phải, khoảng 4% tương ứng năm trước. Dự báo kinh tế phục hồi ở các thị

trường lớn như Hoa Kỳ và EU cũng như một số nền kinh tế mới nổi như Mexico, Brazil,

Indonesia và Malaysia, sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy sản ở các thị

trường này. Tuy nhiên, nhập khẩu có thể yếu hơn tại các thị trường truyền thống khác,

như Liên bang Nga và Nhật Bản, nơi đồng tiền mất giá và thuế GTGT cao hơn đã làm

cho thực phẩm nhập khẩu đắt tiền hơn.

Những tháng đầu năm 2014, Trung Quốc giảm xuất thủy sản nhưng nhập khẩu

tăng mạnh và triển vọng trở thành một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu, có thể chi

phối thị trường thủy sản thế giới (trong trung hạn 2014-2015) nhất là với sản phẩm giá rẻ

và các phụ phẩm.

Nhập khẩu tăng cung cấp cơ hội cho các nhà sản xuất thủy sản ở các nước và khu

vực. Nhiều nước trong đó có Châu Phi, đang đầu tư vào lãnh vực nuôi trồng thủy sản. Ấn

Độ đang tích cực phát triển nguồn nguyên liệu, đây là nhà cung cấp tôm hàng đầu của

Mỹ năm 2013 trong bối cảnh hội chứng tôm chết sớm ở Đông Nam Á, kể cả nước sản

xuất chính Thái Lan.

FAO dự báo tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2014 đạt 141,8 tỷ USD, tăng

4,2% về giá trị và 0,3% về lượng. Tỷ lệ thương mại trong sản xuất năm 2014 chiếm

36,2% thấp hơn năm 2013 (36,6%); tuy nhiên tỷ lệ khá cao cho thấy thủy sản là ngành có

tính toàn cầu hóa cao so với các ngành thực phẩm thế giới.

II. THỦY SẢN VIỆT NAM : Hiện trạng và Dự báo

II.1. CUNG CẦU THỦY SẢN VIỆT NAM

Về Cung:

Qui mô sản lượng thủy sản Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3,7% toàn cầu. Năm

2013, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 5,9 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản Việt Nam tuy tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng đã giảm nhanh. Đầu

thập niên 2000 tốc độ luôn đạt trên 8% thì nay đã còn trên 3%.

Tình hình 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy sản lượng thuỷ sản cả nước vẫn tiếp tục

tăng so cùng kỳ, với tốc độ tăng trên 3%. Tuy nhiên, khác với nhiều năm trước đây sản

54.8 57.2 58.1 59 59.9

109 127.6 129.2 136 141.8

2010 2011 2012 2013 Dự báo 2014

Khối lượng & giá trị thương mại thủy sản

Khối lượng (triệu tấn) Giá trị (tỷ USD)

8.2%

8.7%

8.0%

9.9%

10.3%

7.3%

12.8%

9.6%

5.8%

5.6%

5.9%

5.2%

3.2%

3.1%

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Ước 2014

Tốc độ tăng sản lượng thủy sản theo năm

lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn, thì từ năm 2012 sản lượng loại này bắt đầu tăng chậm

lại. 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng nuôi ước chỉ tăng khoảng 1,5%, còn khai thác tăng

trên 5%.

Về loài, thu hoạch tôm 6 tháng cho thấy sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khá,

còn tôm sú vẫn ổn định. Sản lượng tôm tăng hơn so cùng kỳ năm trước mặc dù diện tích

nuôi tôm năm nay có giảm hơn so với năm 2013 là năm có diện tích tăng rất cao.

Sản lượng cá tra ước tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm sau khi đã sụt giảm vào

năm 2013. Sự suy giảm do nhiều nguyên nhân: giá cá tra nguyên liệu các tháng trước

xuống thấp và không ổn định, cá tra giống gần đây lại khan hiếm, giá cao. Diện tích thả

nuôi đang được chuyển dịch khá mạnh từ khu vực hộ gia đình sang khu vực doanh

nghiệp, tuy nhiên diện tích đang giảm sút.

Năm 2014 dựa trên dự báo cuả FAO, tình hình nuôi và khai thác nhất là vùng

Đồng bằng sông Cửu Long, xu thế sản xuất tăng chậm lại nhất là sản lượng nuôi trồng,

cũng như yếu tố thị trường đầu ra (xem phần dưới đây); dự ước sản lượng sản xuất thủy

sản năm nay đạt 6,1 triệu tấn tăng khoảng 3% so với cùng kỳ; mức tăng này xấp xỉ bằng

2 năm trước. Sản lượng nuôi ước tính chỉ tăng khoảng 2,8% do diện tích cá tra năm nay

tiếp tục giảm. Sản lượng đánh bắt tăng 3,2%, tương đương năm trước tuy tình hình biển

Đông có thể ảnh hưởng lên ngư trường khai thác trong thời gian tới.

Về cầu

Tính toán của OECD và FAO cho thấy hơn 70% lượng thủy sản của Việt Nam

hàng năm được sử dụng cho tiêu dùng nội địa. Việt Nam cũng đang nhập khẩu thủy sản

tăng lên hàng năm, năm 2013 ước 136.000 tấn cho chế biến và tiêu dùng.

Bảng cân đối dưới đây được tính toán dựa trên các tỷ lệ của OECD-FAO cho Việt

Nam (đơn vị tính: ngàn tấn).

0

2000

4000

6000

8000

Sản lượng thủy sản qua các năm (1000 tấn) Nuôi trồng Khai thác

2010 2011 2012 2013 Ước 2014

Sản xuất 5143 5447 5733 5919 6102

Tiệu dùng nội địa 3704 3775 3860 3928 3967

Xuất khẩu 1559 1634 1709 1775 1838

Nhập khẩu 120 123 130 136 143

Nguồn : Số liệu sản xuất theo thống kê hàng năm, năm 2014 là ước tính của tác giả.

II.2. THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VIỆT NAM : Hiện trạng và Dự báo

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013 xuất khẩu thủy sản cuả nước ta

đạt 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2012. Xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ tôm tăng 39%

(đạt trên 3 tỷ USD trong đó tôm chân trắng chiếm 53% và tăng 113%), còn cá tra chỉ tăng

1,15% (đạt 1,76 tỷ USD), cá ngừ giảm 7,2% (đạt 527 triệu USD), mực bạch tuộc giảm.

11% (với giá trị 448 triệu USD).

Tiến độ xuất khẩu và tình hình thị trường cho khả năng xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam 6 tháng đầu năm khoảng 3,34 tỷ USD tăng 15% so cùng kỳ năm trước. Tăng

trưởng mạnh vẫn là nhờ tôm, dự kiến đạt 1,6 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Một số

loài cá biển, mực, bạch tuộc cũng được xuất tiêu thụ mạnh hơn so cùng kỳ, còn xuất khẩu

cá tra và cá ngừ có dấu hiệu giảm sút .

Dự báo năm 2014, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn gặp khó khăn.

Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, cũng như sự sụt giảm chất lượng nguyên

liệu vẫn là thách thức đối với ngành hàng Thủy sản xuất khẩu.

Hoa Kỳ 22%

Nhật Bản 16%

Hàn Quốc 8%

Trung Quốc

6%

Đức 3% Australia

3%

Canada 3%

Các nước khác 39%

Thị trường XK thủy sản 2013

2.65 3.36 3.76 4.51 4.25 5.02 6.11 6.13 6.7 7

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Ước 2014

Giá trị xuất khẩu thủy sản (tỷ USD)

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu

hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm

tỷ trọng 22% kim ngạch năm 2013 và

đang tiếp tục dẫn đầu trong 6 tháng đầu

năm 2014 với tốc độ tăng cao. Các thị

trường tiêu thụ lớn tiếp theo là Nhật Bản,

Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang tiêu

thụ mạnh hàng thủy sản Việt Nam.

Về tôm, nhu cầu tại Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường chính tuy chưa ổn định, nhưng

vẫn được xem là nhiều triển vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm nay. Đối với

Nhật Bản, vừa qua tuy dỡ bỏ quy định kiểm tra về Ethoxyquin, nhưng lại áp dụng chế độ

kiểm tra Oxytetracycline (kháng sinh sử dụng trong nuôi tôm) cho 100% tôm nuôi và các

sản phẩm chế biến từ tôm nuôi từ Việt Nam, đã gây khó khăn cho tôm Việt Nam vào thị

trường này, là nguyên nhân chính từ tháng 3 lượng tôm xuất sang Nhật Bản sụt giảm.

Năm 2014, nguồn cung tôm thế giới tốt hơn do tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi

được kiểm soát tại Trung Quốc, Thái Lan và Mexico. Tuy nhiên, nhu cầu tôm thế giới

đang tăng, nhất là khi Trung Quốc đang chuyển dần sang trở thành nước nhập khẩu tôm.

Tiến độ xuất khẩu 5 tháng đầu năm của tôm Việt Nam sang nhiều thị trường đều

tăng mức 2 con số, riêng các thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ tăng 3 con số; các

thị trường chính khác như Trung Quốc, Úc vẫn khả quan.

Trên cơ sở nhu cầu mạnh, dự báo năm 2014 tôm vẫn là thế mạnh và thuận lợi của

ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.

Đối với cá tra, loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác trong năm 2014, đầu ra gặp

nhiều khó khăn hơn. Mỹ và EU vẫn là 2 thị trường lớn của Việt Nam nhưng vừa qua, Bộ

Thương mại Mỹ (DOC) công bố lại kết quả cuối cùng (POR 9) tăng thuế đối với sản

phẩm philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, thị trường EU chưa có dấu hiệu khởi sắc, thị

trường Đông Âu tiếp tục gặp khó do quyết định cấm nhập khẩu cá tra từ Việt Nam của

Cơ quan Giám sát Nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor). Một doanh nghiệp Hà Lan

cũng vừa cảnh báo một số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chất phụ gia cấm trong chế

biến cá tra, có thể bị EU từ chối nhập khẩu.

Thị phần cá tra cũng đang bị cạnh tranh của sản phẩm thay thế như cá tuyết, cá rô

phi… Nguồn cung philê cũng hạn chế do thiếu cá tra nguyên liệu, giá con giống đang

tăng cao.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2014 đã được các chuyên gia

ngành điều chỉnh nhiều lần theo diễn biến thị trường. Từ đầu năm con số dự kiến cả năm

là 6,9 tỷ USD, sau đó được dự kiến khoảng 6,7 tỷ USD tương đương năm 2013. Đến gần

đây, VASEP vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 7 tỉ đô la Mỹ cho

năm 2014, tăng 5% so với năm 2013. . Trong đó loài tôm sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ USD

Đối với cá tra, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 có thể giảm khoảng 5% so với

năm 2013, đạt 1,7 tỷ USD. Các loài khác như cá ngừ dự báo khoảng 0,45 tỷ USD giảm

15%, loài mực-bạch tuộc 0,47 tỷ USD tăng 5% so với năm 2013.

III. GIÁ CẢ

Trên thị trường quốc tế, giá của hầu hết các sản phẩm thủy sản, nhất là với một

số loài nuôi có nguồn gốc tăng mạnh. Chỉ số giá thủy sản của FAO cũng như của IMF

tăng cao trong năm 2013 và tiếp tục trong quý 1 năm 2014, đến quý 2/2014 giá giảm nhẹ

nhưng vẫn đứng ở mức cao.

(2005=100, in terms of U.S. dollars)

2011 2012 2013 2014

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Apr-2014 May-2014

139.3 113.3 160.1 165.6 158.6 167.6 185.9 183.8 173.4

Nguồn: IMF.

Nguyên nhân của sự tăng giá do nhu cầu mạnh mẽ của các thị trường nhưng động

lực chính của tăng giá là tình trạng thiếu nguồn cung cấp do bệnh (tôm) hoặc giới hạn

được thiết lập bởi các Chính phủ (cá hồi). Trong ngắn hạn, các nhà cung cấp gặp khó

khăn trong việc tìm sản phẩm thay thế. Giá của nhiều loài cá khác cũng đã được tăng lên,

trong đó có nhiều cá nổi nhỏ và các loài cá thịt trắng. Tuy nhiên, giá các loại cá ngừ , cá

thu và cá tuyết có giảm nhẹ.

Dự báo nhu cầu tiếp tục tăng trong khi nguồn cung hạn chế, đặc biệt hiện

tượng El Nino trong năm 2014 sẽ duy trì giá thủy sản nói chung. Hiện tượng El Nino

có thể sẽ làm giảm lượng cá nổi nhỏ ở Nam Mỹ và sản lượng khai thác chung, từ đó có

thể tạo khan hiếm bột cá, nguyên liệu cho thức ăn gia súc. Giá bột cá đã giảm vào nửa

năm cuối 2013 và bắt đầu tăng liên tục đến nay. Báo cáo thị trường của IMF, cho thấy giá

bình quân tháng 5 là 1.820 USD/tấn, tăng khoảng 3,2% so tháng trước và +18% so với

cách đây một năm.

Giá bột cá thế giới. Đơn vị tính: $/Tấn

2011 2012 2013 2014

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Apr-14 May-14

1519.3 1624.3 1710.5 1799.6 1581.8 1542.2 1657.9 1763.8 1820.1

Nguồn : Commodity Market Monthly of IMF

Tôm vẫn là loại hải sản có giá trị nhất nhưng các nhà nhập khẩu chưa muốn nhập

ở mức giá hiện nay, do kỳ vọng giá tôm sẽ suy yếu trong vài tháng tới.

Đối với Việt Nam, với 2 loại thủy sản xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, diễn

biến giá theo chiều ngược lại chỉ số giá thế giới.

Các nguyên nhân làm giá cá tra giảm trước hết do công bố của DOC (Bộ Thương

mại Mỹ) về thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (POR 9) đối với sản phẩm philê cá tra đông

lạnh nhập từ Việt Nam; ngoài ra thị trường nhập cá tra như EU chưa khởi sắc, kể cả Nga

và Ukraina. Đầu ra khó khăn, giá hạ, chi phí tăng, con giống khan hiếm nên nông dân

đang giảm đầu tư vào cá tra.

Giá loại Thịt trắng 0,7-0,8 kg/con tại Long Xuyên, An Giang.

Nguồn: http://www.casep.com.vn

Đối với tôm, tuy xuất khẩu tăng mạnh nhưng giá tôm giảm vài tuần gần đây do

nhiều nguyên nhân. Nguồn cung nhất là tôm thẻ chân trắng tăng mạnh do giá cao từ các

vụ trước, trong khi các thương lái Trung Quốc đang dừng mua tôm thẻ chân trắng của

Việt Nam; các nhà nhập khẩu châu Âu cũng kỳ vọng giá tôm sẽ hạ nhiệt. Vừa qua tôm

cũng khó nhập hơn vào Nhật Bản và EU vì dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép, việc

thả nuôi không được kiểm soát, trong khi giá thu mua của các cơ sở trong nước không

cao.

Tuy nhiên giá tôm thẻ cũng đã tăng nhẹ vào trung tuần tháng 6.

Giá loại Tôm sú loại 30con/kg tại Cà Mau.

10

15

20

25

30

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51

Giá cá tra nguyên liệu theo tuần

201

2013

2014

2013

10

110

210

310

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51

Giá tôm sú theo tuần

2014

2013

Nguồn: http://www.casep.com.vn

Giá loại Tôm chân trắng loại 60con/kg tại Cà Mau.

Nguồn: http://www.casep.com.vn

Phụ Lục riêng cho ngành thủy sản

1/ Năm 2013 có khoảng 630 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, giảm so với 650 doanh nghiệp năm 2012.

2/ PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG CỦA POR 9 - 01/04/2014 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra phán quyết cuối

cùng của cuộc rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) đối với sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

với kết quả tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam so với kết quả sơ bộ được công bố ngày 03 tháng 09 năm 2013.

Bảng thuế chống bán phá giá của các công ty như sau:

Công ty xuất khẩu

Mức thuế

sơ bộ

(USD/kg)

Mức thuế

cuối cùng

(USD/kg)

Vinh Hoan Corporation 0.42 0.03

Hung Vuong Group 2.15 1.20

An My Fish Joint Stock Company 0.99 0.42

Anvifish Joint Stock Company 0.99 0.42

Asia Commerce Fisheries Joint Stock Company 0.99 0.42

Binh An Seafood Joint Stock Company 0.99 0.42

Cadovimex II Seafood Import-Export and Processing Joint Stock Company 0.99 0.42

Cantho Import-Export Seafood Joint Stock Company 0.99 0.42

Cuu Long Fish Import-Export Corporation 0.99 0.42

Cuu Long Fish Joint Stock Company 0.99 0.42

East Sea Seafoods Limited Liability Company 0.99 0.42

Green Farms Seafood Joint Stock Company 0.99 0.42

Hiep Thanh Seafood Joint Stock Company 0.99 0.42

Hoa Phat Seafood Import-Export and Processing JSC 0 0.99 0.42

International Development & Investment Corporation 0.99 0.42

NTSF Seafoods Joint Stock Company 0.99 0.42

QVD Food Company Ltd. 0.99 0.42

Saigon Mekong Fishery Co., Ltd. 0.99 0.42

Seafood Joint Stock Company No.4 Branch Dongtam Fisheries Processing Company 0.99 0.42

Southern Fishery Industries Company Ltd. 0.99 0.42

Sunrise Corporation 0.99 0.42

Thien Ma Seafood Co., Ltd. 0.99 0.42

To Chau Joint Stock Company 0.99 0.42

Viet Phu Food & Fish Corporation 0.99 0.42

10

60

110

160

210

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51

Giá tôm chân trắng theo tuần

2014

2013

Vinh Quang Fisheries Corporation 0.99 0.42

Golden Quality 0.24 de minimis

Vietnam-Wide Rate 2.11 2.11