NỘI DUNG BÀI GHI ANH 8 - TUẦN 4 (27/9/21-02/10/21) UNIT 2

18
1 NI DUNG BÀI GHI ANH 8 - TUN 4 (27/9/21-02/10/21) UNIT 2 - MAKING ARRANGEMENTS LESSON 1: SPEAK 1a/- Put the sentences in the correct order to make a complete conversation 4-a,I’m fine. I’m going to a pop concert at the City Concert Center tonight. Would you like to come? 1-b,Hello, 9 210 752 6-c,It’s The Kids in Town. You like it, don’t you? 11-d,Bye 7-e,Yes. What time can we meet? 2-f,Hello. Can I speak to Eric, please? This is Adam. 9- g,That’s fine. See you at 7.15. thank you, Adam. 10-h,Bye, Eric 5-i,Which band is it? 3-j,Hello, Adam. How are you? 8-k,Is 7.15 OK? The concert starts at 7.45. Let’s meet inside the center, at the café corner. b/a complete conversation Eric: Hello, 9 210 752 Adam: Hello. Can I speak to Eric, please? This is Adam. Eris: Hello, Adam. How are you? Adam: I’m fine. I’m going to a pop concert at the City Concert Center tonight. Would you like to come? Eric: Which band is it? Adam: It’s The Kids in Town. You like it, don’t you? Eric: Yes. What time can we meet? Adam: Is 7.15 OK? The concert starts at 7.45. Let’s meet inside the center, at the café corner. Eric: That’s fine. See you at 7.15. thank you, Adam. Adam: Bye, Eric Eric: Bye 2/ Complete the dialogue Ba: Hello, 8 257 012 Bao: Hello. Can I speak to Ba, please? This is Bao. Ba:Hello, Bao. How are you? Bao: I’m fine. Thanks. How are you? Ba:Great. Me too. Bao: Can you play chess tonight? Ba: I’m sorry. I can’t play chess tonight. I’m going to do my homework. Bao: What about tomorrow afternoon? Ba:Yes. Tomorrow afternoon is fine. Bao: I’ll meet you at the Central Chess Club Ba:At the Central Chess Club?OK. Let’s meet at the front door. Bao: Is 2.00 OK? Ba:Great. See you tomorrow afternoon at 2.00 o’clock.

Transcript of NỘI DUNG BÀI GHI ANH 8 - TUẦN 4 (27/9/21-02/10/21) UNIT 2

1

NỘI DUNG BÀI GHI ANH 8 - TUẦN 4

(27/9/21-02/10/21)

UNIT 2 - MAKING ARRANGEMENTS

LESSON 1: SPEAK

1a/- Put the sentences in the correct order to make a complete conversation

4-a,I’m fine. I’m going to a pop concert at the City Concert Center tonight. Would you like to

come?

1-b,Hello, 9 210 752

6-c,It’s The Kids in Town. You like it, don’t you?

11-d,Bye

7-e,Yes. What time can we meet?

2-f,Hello. Can I speak to Eric, please? This is Adam.

9- g,That’s fine. See you at 7.15. thank you, Adam.

10-h,Bye, Eric

5-i,Which band is it?

3-j,Hello, Adam. How are you?

8-k,Is 7.15 OK? The concert starts at 7.45. Let’s meet inside the center, at the café corner.

b/a complete conversation

Eric: Hello, 9 210 752

Adam: Hello. Can I speak to Eric, please? This is Adam.

Eris: Hello, Adam. How are you?

Adam: I’m fine. I’m going to a pop concert at the City Concert Center tonight. Would you like

to come?

Eric: Which band is it?

Adam: It’s The Kids in Town. You like it, don’t you?

Eric: Yes. What time can we meet?

Adam: Is 7.15 OK? The concert starts at 7.45. Let’s meet inside the center, at the café corner.

Eric: That’s fine. See you at 7.15. thank you, Adam.

Adam: Bye, Eric

Eric: Bye

2/ Complete the dialogue

Ba: Hello, 8 257 012

Bao: Hello. Can I speak to Ba, please? This is Bao.

Ba:Hello, Bao. How are you?

Bao: I’m fine. Thanks. How are you?

Ba:Great. Me too.

Bao: Can you play chess tonight?

Ba: I’m sorry. I can’t play chess tonight. I’m going to do my homework.

Bao: What about tomorrow afternoon?

Ba:Yes. Tomorrow afternoon is fine.

Bao: I’ll meet you at the Central Chess Club

Ba:At the Central Chess Club?OK. Let’s meet at the front door.

Bao: Is 2.00 OK?

Ba:Great. See you tomorrow afternoon at 2.00 o’clock.

2

NỘI DUNG BÀI GHI ANH 8 - TUẦN 4

(27/9/21-02/10/21)

UNIT 2: MAKING ARRANGEMENTS

LESSON 2: LISTEN

*LISTEN AND FILL IN THE MISSING INFORMATION:

KINGSTON JUNIOR HIGH SCHOOL

-DATE: Tuesday Time: 9:45

- FOR: The principal

- MESSAGE: Mrs. Mary Nguyen wanted to see you at 9:45 on Tuesday morning.

- TELEPHONE NUMBER: 64683720942

NỘI DUNG BÀI GHI ANH 8 - TUẦN 4

(27/9/21-02/10/21) (Học sinh tự học)

UNIT 2 - MAKING ARRANGEMENTS

LESSON 3: GETTING STARTED -LISTEN AND READ

Vocabulary

1. FAX MACHINE /fæks məˈʃiːn/ (n): máy fax

E.g.: Do you have a fax machine at home?

2. ADDRESS BOOK: /əˈdres ˌbʊk/ sổ ghi địa chỉ

E.g.: I found my uncle’s address in the address book.

3. TELEPHONE DIRECTORY/ˈtel.ə.foʊn dɪˌrek.tɚ.i/ danh bạ điện thoại

E.g.: Our business is listed in the local telephone directory .

4. PUBLIC TELEPHONE:/ˈtel.ɪ.fəʊn ˈpʌb.lɪk/: điện thoại công cộng

E.g.: He enters the public telephone to make a call and the door slowly closes behind him.

5. MOBILE PHONE: /ˌməʊ.baɪl ˈfəʊn/ : điện thoại di động

E.g.: Everyone was filming the event on their mobile phones.

6. ANSWERING MACHINE: /ˈɑːn.sər.ɪŋ məˌʃiːn/ : máy tự động trả lời (điện thoại)

E.g.: He left a message on my answering machine.

1. ARRANGE /əˈreɪndʒ/ (v): sắp xếp

E.g.: I'm trying to arrange my work so that I can have a couple of days off next week.

=> ARRANGEMENT /əˈreɪndʒ.mənt/ (n)

LISTEN AND READ (Chuẩn bị trước câu hỏi)

Pre listening & reading:

2. What are the girls doing?

3. What is the relationship between them?

4. Who is calling first?

5. What is the conversation about?

6. How do they feel?

7. In your opinion, what is Dream City?

While listening & reading:

1. Why did Nga call Hoa?

2. What is the name of the movie?

3

3. What time does the movie start?

4. Who does Hoa ask for permission?

5. Which cinema/ movie theater are they going to go?

6. Where are they going to meet?

7. What time are they going to meet?

8. How is Hoa going to get to the cinema/ movie theater?

______________THE END______________

NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8

Tuần 4: Tiết 7 + Tiết 8 (ngày 27/9/2021 – 3/10/2021)

BÀI 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY

I. Khối tròn xoay

- Quan sát hình 6.2 a, b ,c gồm các hình khối tên là gì?

- Để mô tả cách tạo thành hình các khối: hình trụ, hình nón và hình cầu bằng cách điền vào cỗ

… các cụm từ sau: hình tam giác vuông, nửa hình tròn, hình chữ nhật vào các mệnh đề sau đây:

(Gợi ý quan sát hình 6.2 bên trong cách hình khối có hình gì quay quanh 1 trục)

a. Khi quay ………… một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ. (hình 6.2a)

b. Khi quay ………… một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón. (hình

6.2b)

c. Khi quay ………… một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu. (hình 6.2c)

II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu

1. Hình trụ

Hình trụ ở trên gồm có những kích thước nào kể tên. (gợi ý đường kính, chiều cao)

Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình trụ (hình 6.3) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào? (tam giác cân, hình chữ nhật, hình tròn)

4

b. Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay? (đường kính, chiều cao) bằng

cách điền các cụm từ trong ngoặc đơn vào bảng 6.1

2. Hình nón

Hình nón ở trên gồm có những kích thước nào kể tên. (gợi ý đường kính, chiều cao)

Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình nón (hình 6.4) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào? (tam giác cân, hình chữ nhật, hình tròn)

b. Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay? (đường kính, chiều cao) bằng

cách điền các cụm từ trong ngoặc đơn vào bảng 6.2

3. Hình cầu

Hình nón ở trên gồm có những kích thước nào kể tên. (gợi ý đường kính, chiều cao)

5

Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình nón (hình 6.4) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào? (tam giác cân, hình chữ nhật, hình tròn)

b. Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay? (đường kính, chiều cao) bằng

cách điền các cụm từ trong ngoặc đơn vào bảng 6.2

Quan sát các hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu theo em mỗi vật thể chỉ vẽ 2 hình

chiếu được không? Nếu vẽ 2 hình chiếu thì phải thể hiện những kích thước nào?

Trước khi qua bài 7 thực hành em hãy làm bài tập trang 26

Bài 7: Thực hành

ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY

I. Chuẩn bị: Sgk

II. Nội dung:

Đọc các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4 (hình 7.1). Hãy đánh dấu (x) vào bảng 7.1 để chỉ rõ sự

tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể A, B, C, D (hình 7.2).

Phân tích vật thể (hình 7.2) để xác định vật thể được tạo thành từ các khối hình học nào bằng

cách đánh dấu (x) vào bảng 7.2.

III. Các bước tiến hành: Thực hiện các bước sau

Đọc kĩ các hình cho trong hình 7.1 và đối chiếu với các vật thể cho trong hình 7.2. Nhận đúng

hình dạng, sau đó đánh dấu (x) vào ô đã chọn trong bảng 7.1

6

Phân tích hình dạng của từng vật thể xem vật thể được cấu tạo từ các khối hình học nào và

đánh dấu (x) vào ô đã chọn trong bảng 7.2

Trường: THCS Bình Lợi Trung

Tổ: Sử - Địa - CD

Ngày: 08/09/2021

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Trung Quốc

BÀI 4: THỰC HÀNH

PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

1/Phân tích hướng gió về mùa đông:

- SGK/14

- Học sinh hoàn thành bảng 4.1. Gió mùa châu Á (SGK trang 14)

Khu vực

Hướng gió theo mùa

Hướng gió mùa đông

(tháng 1)

Hướng gió mùa hạ

(tháng 7)

Đông Á

Đông Nam Á

Nam Á

2/ Phân tích hướng gió về mùa hạ: (học sinh tự làm)

3/ Tổng kết: (học sinh tự làm)

NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN GDCD 8

Tuần 4- Tiết 4 (27/9/21-2/10/21)

7

Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Giữ chữ tín là:

- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình;

- Biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

2. Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín:

- Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người;

- Dễ dàng đoàn kết và hợp tác với nhau.

3. Rèn luyện: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần phải :

- Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình;

- Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.

*Ca dao:

-Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

DẶN DÒ:

* Làm bài tập trên trang lophoc.hcm.edu.vn

* Chuẩn bị nội dung bài “Pháp luật và kỉ luật”.

1.Pháp luật là gì?

2.Kỷ luật là gì ? Nội quy nhà trường có phải là kỉ luật không? Vì sao?

3.Giữa pháp luật và kỷ luật có gì giống và khác nhau ?

MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 8

BÀI THỂ DỤC

I/ MỤC TIÊU:

- Hs nắm được yêu cầu và ý nghĩa của bài thể dục, thực hiện được từ nhịp 1- nhịp 8 của

bài thể dục liên hoàn.

II/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS phải ghi nhớ được những điều cần lưu ý và thực hiện trong mỗi tiết học: Về kiến thức kỹ

năng, thái độ hành vi.

- Thực hiện được từ nhịp 1- nhịp 8 của bài thể dục liên hoàn.

III/ HỌC TẬP

1. Khởi động:

- Các em thực hiện xoay các khớp theo thứ tự từ trên xuống dưới bao gồm đầu, cổ, tay, ngực,

vặn mình, lưng bụng, xoay hông, gập gối, xoay đầu gối, ép dọc, ép ngang.

2. Bài mới:

Học từ nhịp 1- nhịp 8 của bài thể dục liên hoàn.

- Nhịp 1: Tay trái dang ngang, tay phải đưa về trước, hai bàn tay sấp, mắt nhìn theo bàn tay

trái.

- Nhịp 2: Đưa tay phải sang ngang; đồng thời xoay hai cổ tay thành bàn tay ngửa, vươn ngực,

mắt nhìn trước.

- Nhịp 3: Đưa hai tay ra trước, bàn tay sấp.

8

- Nhịp 4: Kiễng gót, khuỵu gối (gối khép), hai tay chống hông, thân trên thẳng, mắt nhìn trước.

- Nhịp 5: Đứng thẳng, đồng thời đưa chân trái sang trái – lên cao, chân và mũi bàn chân duỗi

thẳng ngang dối; chân phải thẳng, cả bàn chân chạm đất, mắt nhìn mũi bàn chân trái.

- Nhịp 6: Về như nhịp 4.

- Nhịp 7: Về như nhịp 5, nhưng đổi chân.

- Nhịp 8: Thu chân về tư thế đứng thẳng, hai tay chống hông, mắt nhìn trước.

3. Hướng dẫn luyện tập:

- HS chọn một địa điểm thoáng mát, đủ rộng để thực hiện môn học, các em chủ động tập luyện

các động tác khởi động.

- Hs thực hiện từ nhịp 1- nhịp 8 của bài thể dục, thực hiện 3 lần mỗi lần cách nhau 2 phút.

- Tập luyện xong các em hít thở sâu 5 lần và thả lỏng cơ thể.

NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN VẬT LÝ KHỐI 8

Tuần 4 - Tiết 4 (27/9/2021- 02/10/2021)

BIỂU DIỄN LỰC

I. Ôn lại khái niệm lực.

- Lực có tác dụng làm biến dạng, thay đổi chuyển động (thay đổi vận tốc) của vật.

II. Biểu diễn lực.

1. Lực là một đại lượng vectơ.

- Đại lượng vectơ là đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương, chiều.

2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực.

- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực.

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

- Kí hiệu:

+ Độ lớn của lực: F

+ Vectơ lực: F

III. Vận dụng.

C2:

9

C3:

a) - Điểm đặt A.

- Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

- Cường độ 20N.

b) - Điểm đặt B.

- Phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải.

- Cường độ 30N.

c) - Điểm đặt C.

- Phương hợp với phương nằm ngang một góc 300, chiều từ trái qua phải.

- Cường độ 30N

* DẶN DÒ: - Làm bài tập 4.1, 4.2, 4.4, 4.5 trong SBT .

- Xem trước bài mới Bài 5.

NỘI DUNG BÀI HỌC LỊCH SỬ 8

Tuần 4- Tiết 7 (27/9/21- 02/10/21)

CHỦ ĐỀ 1(tiết 1)

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX:

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công:

a. Nguyên nhân:

- Công nhân bị bóc lột nặng nề

- Phải làm từ 14→16 giờ/ngày

- Lương thấp

- Điều kiện lao động tồi tàn→ đấu tranh

b. Hình thức:

- Đập phá máy móc, đốt xưởng

- Bãi công

- Thành lập công đoàn

→ Hình thức ngày càng cao

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:

Thời gian Phong trào Mục tiêu đấu tranh

1831 Công nhân dệt Li-ông (Pháp) - Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

1844 Công nhân dệt Sơ-lê-din (Đức) - Chống sự hà khắc của chủ xưởng

1836-1847 Phong trào hiến chương ở (Anh) - Đòi quyền phổ thông bầu cử.

- Tăng lương giảm giờ làm

* Kết quả: Thất bại vì Công nhân thiếu một tổ chức lãnh đạo và chưa có đường lối Cách

mạng đúng đắn

* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự

ra đời của lí luận cách mạng sau này

10

II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác:

1. Mác và Ăng-ghen : SGK/31

2. “Đồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”:

- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848)

- Nội dung cơ bản (SGK)

*Ý nghĩa:

- Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa Mác)

- Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Tuần 4- Tiết 8 (27/9/21- 02/10/21)

CHỦ ĐỀ 1(tiết 2)

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

III. Phong trào công nhân nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX:

1.Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất:

a. Phong trào công nhân từ 1848 đến 1870: SKG/33

b. Quốc tế thứ nhất (1864-1870):

- 28/8/1864: quốc tế thứ nhất ra đời tại Luân Đôn ( Các-Mác)

- Hoạt động: Truyền bá chủ nghĩa Mác và thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế

2.Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX- Quốc tế thứ hai:

a. Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX : SKG/45

b. Quốc tế thứ hai (1889-1914):

- 14/7/1889: Quốc tế thứ hai ra đời tại Luân Đôn (Ăng- ghen)

- Hoạt động:

+Giai đoạn 1: 1889 đến 1895 → phát triển phong trào công nhân thế giới.

+Giai đoạn 2: 1895 đến 1914 → thỏa hiệp với tư sản, xa rời đường lối đấu tranh.

3.Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế Cộng sản thành lập:

a. Cao trào cách mạng 1918-1923: SGK/88

b. Quốc tế Cộng sản thành lập:

- Ngày 2/3/1919: Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3) ra đời tại Mát-cơ-va (Lê-nin)

- Hoạt động:

+Tiến hành 7 lần đại hội

+ Đề ra đường lối đúng đắn cho từng thời kì

- 1920: Đại hội lần II thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin

* TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Câu 1:Vì sao nửa đầu thế kỷ XIX công nhân lại đập phá máy móc và bãi công?. Cho biết các

hình thức đấu tranh mà công nhân đã tiến hành?

Câu 2: Cho biết hoàn cảnh ra đời và hoạt động của 3 Tổ chức quốc tế?

* DẶN DÒ: - Học thuộc bài 4, 7

- Xem trước bài 17. Trả lời câu hỏi trong SGK.

11

NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN TOÁN – KHỐI 8 - TUẦN 4

Thời gian: 27/9 – 02/10

TIẾT 7 - Bài 5: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tt)

1/ Tổng hai lập phương

A3 + B3 = (A + B) (A2 - AB + B2)

Lưu ý: Ta quy ước gọi A2 - AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A-B

Ví dụ:

(2x)3 + y3 = (2x + y) [(2x)2 - 2x.y + y2]

= (2x + y) (4x2 - 2xy + y2)

Áp dụng 1: Viết các biểu thức sau dưới dạng tích

a) (3x)3 + (2y)3

b) x3 + 8

2/ Hiệu hai lập phương

A3 - B3 = (A - B) (A2 + AB + B2)

Lưu ý: Ta quy ước gọi A2 + AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A + B

Ví dụ:

y3 - (1

2𝑥)

3= (y -

1

2𝑥) [y2 + y.

1

2𝑥 + (

1

2𝑥)

2] = (y -

1

2𝑥) (y2 + xy +

1

4𝑥2)

Áp dụng 2: Viết các biểu thức sau dưới dạng tích

a) (2

3𝑥)

3- (

1

3𝑦)

3

b) 27x3 – 8y3

Luyện tập:

TIẾT 8: LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Thu gọn:

a) 2x.(x -3) – 2x2 + 5x

=2x2 – 6x – 2x2 + 5x

= - x

b) (3x + 2)(4x2 – 6x + 3) + (x + 2)2

= 12x3 - 18x2 + 9x +8x2 -12x + 6 + x2 + 4x +4

= 12x3 – 9x2 + x + 10

c) x(3 – x) + (x – 5)(x + 4)

ĐS: 2x - 20

12

d) (3x – 2)2 – (2x + 1)(2x – 1) + x2

ĐS: 6x2 – 12x + 5

e) (x+2) (x2 – 2x +4) – x (x2 + 2x)

ĐS: -2x2 + 8

Bài tập 2: Tìm x

a) (x +3) (x2 – 3x + 9) – x(x2 + 2) = 0

x3 + 27 – x3 – 2x = 0

- 2x = -27

x = 27/2

b) (x - 1)(x+1)(x+2) – x3 = 6 – x

(x2 – 1)(x + 2) – x3 = 6 – x

x3 + 2x2 – x – 2 – x3 + x = 6

2x2 = 8

x2 = 4

x = 2 hoặc x = -2

c) ( 2x + 5)2 – 4x.( x + 5) = 15x (ĐS: x=5/3)

d) 3x (x + 2) – (x – 3)(x + 3) = 9 (ĐS: x = 0)

*Khuyến khích học sinh đọc và làm trước bài tập

TIẾT 7: LUYỆN TẬP

( ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, HÌNH THANG)

Bài 1: Giữa hai địa điểm A và B là một hồ nước sâu (hình bên). Một cáp treo đi từ A đến B

mất 3,5 phút. Biết M, N lần lượt là trung điểm của OA và OB, MN bằng 75m. Hỏi vận tốc di

chuyển của cáp treo là bao nhiêu km/h ? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

HD: Xét tam giác OAB có:

{𝑀𝐴 = 𝑀𝑂 (𝑔𝑡)𝑁𝐵 = 𝑁𝑂 (𝑔𝑡)

MN là đường trung bình của tam giác OAB

AB = 2 MN = 2. 75 = 150 (m) = 3/20 (km)

Đổi: 3,5 phút = 7/120 (h)

Vận tốc di chuyển của cáp treo là

v= 3/20 : 7/120 ≈ 2,6 (km/h)

Bài 2: Cho MNO như hình vẽ biết PQ //ON và MP =PR = RN ; MQ = QS = SO

13

và PQ = 5cm . Tính NO ?

HD: MRS có : P , Q lần lượt là trung điểm MR và MS(gt)

nên PQ là đường trung bình của MRS

Ta có PQ // NO ( gt)

Nên RS = 2.PQ = 2.5 = 10 (cm)

Nên tứ giác PQON là hình thang

Mà R , S là trung điểm của PN và QO

Nên RS là đường trung bình của hình thang PQON

Do đó 2

PQ NORS

+=

NO=15 (cm)

Bài 3: Bạn Lan mua một kệ giày hình thang như hình vẽ, hãy tính chiều dài của ngăn 1

(AB=?)

ĐS: Xét hình thang ABCD có

{𝑀𝐴 = 𝑀𝐷 (𝑔𝑡)𝑁𝐵 = 𝑁𝐶 (𝑔𝑡)

MN là đường trung bình của hình thang ABCD

MN=(AB+CD):2 => AB = 2MN – CD = 6 (cm)

Bài 4: Cho hình vẽ là bản vẽ thiết kế tầng trệt của một ngôi nhà.

Biết AB // EF // DC, AE = ED và AB = 6m, DC = 5m. Em hãy tính độ dài EF.

M

N O

P Q

R S

14

HD: Chứng minh EF là đường trung bình của hình

thang ABCD

Tính EF = 5,5 m

*Khuyến khích học sinh đọc và làm trước các bài tập

NỘI DUNG GHI BÀI NGỮ VĂN 8 -TUẦN 4

TỪ 27/9/2021 →02/10/2021

Tiết 13 + 14

LÃO HẠC

(Nam Cao)

I. Đọc - Hiểu chú thích

1. Tác giả: Nam Cao (1915- 1951)

- Là nhà văn đã có đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc về đề tài

người nông đân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.

2. Tác phẩm:

- Lão Hạc (1943) là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân.

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất - lời ông giáo.

- Nhân vật trung tâm: Lão Hạc.

- Bố cục: 2 phần

II. Đọc - Hiểu văn bản

1. Nhân vật lão Hạc

a) Hoàn cảnh sống:

- Không người thân: vợ mất, con trai đi phu đồn điền

- Nghèo túng:

+ không đủ tiền lo đám cưới cho con.

+ làm thuê làm mướn để mưu sinh, làm 3 sào vườn để dành cho con.

- Có một con chó Vàng làm bạn.

(Kể)

=> Sống cô đơn, đầy bất hạnh

b. Tâm trạng của lão Hạc khi bán “cậu Vàng”

- Lí do lão Hạc bán “cậu Vàng”:

+ Trận ốm→ mất tiền và sức khỏe.

+ Trận bão→ mất mùa.

+ Làng mất vé sợi→ không có việc làm.

+ Không đủ ăn lại phải nuôi chó

F

EA

B

D

C

15

+ Để dành tài sản cho con trai

→ Quyết định bán chó: Từ tình yêu thương sâu sắc của người cha dành cho con.

- Sau khi bán con Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước

mắt chảy ra, đầu ngoẹo về một bên, mếu như con nít, hu hu khóc.

+ Suy nghĩ: Mình là kẻ lừa gạt, phản bội tình cảm chân thành với một con chó→ day dứt, ân

hận, dằn vặt, đau khổ.

(Từ tượng hình, tượng thanh, động từ)

=> Nhân hậu, lương thiện, tình nghĩa.

c. Cái chết của lão Hạc:

- Trước khi chết: Lão Hạc chuẩn bị cho cái chết của mình:

+ Thu xếp việc nhà.

+ Thu xếp việc tang.

→ Chủ động, âm thầm, chu đáo, giàu lòng tự trọng, hết lòng vì con.

- Cái chết của lão Hạc: vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo,

bọt mép sùi ra...

(Từ tượng hình và tượng thanh; xây dựng tình huống truyện bất ngờ).

=> Cái chết dữ dội, đau đớn, bi thảm, đầy thương cảm.

* Nguyên nhân về cái chết của lão Hạc

- Do tình cảnh đói khổ, túng quẫn.

- Xuất phát từ tình yêu thương, trách nhiệm với con, từ lòng tự trọng đáng kính.

=> Phản ánh số phận đau thương và phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân nghèo

trước Cách mạng tháng Tám.

2. Nhân vật ông giáo

- Là trí thức nghèo.

- Thái độ, tình cảm đối với lão Hạc: Tôn trọng, cảm thông, xót thương tình cảnh của lão Hạc.

(Kết hợp tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật)

=> Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ: SGK/ tr 48

IV. Luyện tập:

Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật "tôi” qua đoạn văn T44: “Chao ôi! Đối

với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu... ích kỷ che lấp mất”?

Gợi ý: Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao, khẳng định một thái độ sống,

một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con

người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng tấm lòng đồng cảm, bằng đôi

mắt của tình yêu thương.

V. Vận dụng

Câu hỏi: Qua đoạn trích “Tức nước võ bờ” và “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và

tính cách người nông dân trong xã hội cũ?

Tiết 15

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

16

I. Từ ngữ địa phương

1. Xét ví dụ, SGK/56

- “bẹ”: vùng núi (Tây Bắc)

“Ngô”: từ toàn dân

- “bắp”: miền Nam

=> Từ địa phương: Chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

2. Ghi nhớ: SGK/56.

II. Biệt ngữ xã hội

1. Xét ví dụ, SGK /57

a. “Mợ”: từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định (tầng lớp trung lưu, thượng lưu

trước Cách mạng tháng Tám).

b. - “ngỗng”: điểm 2;

- “trúng tủ”: Trúng sự chuẩn bị (học kĩ, thuộc nhất).

-> Học sinh, sinh viên thường dùng.

=> “Mợ, ngỗng, trúng tủ” là biệt ngữ xã hội: Chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

2. Ghi nhớ: SGK/ 57

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

1. Xét ví dụ, SGK/58

- “mô, bầy, tui, ví, nớ hiện chừ, ra ri”: Từ ngữ địa phương tô đậm màu sắc địa phương trong

miêu tả, kể chuyện

- “cá, dằm thượng, mõi”: Biệt ngữ xã hội tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ và muốn

khắc họa tính cách nhân vật

=> Không nên lạm dụng mà cần chú ý phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Ghi nhớ : SGK/58

IV. Luyện tập

Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, SGK/58

V. Vận dụng

Sưu tầm một số câu ca dao, thơ, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.

Tiết 16

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: hoạt động dùng lửa của người; trạng thái

tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài

thú đã được thuần dưỡng.

Bài tập 2. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong đoạn thơ

sau:

“Áo đỏ em đi giữa phố đông,

Cây xanh như cũng ánh đeo hồng,

Em đi lửa cháy trong bao mắt,

Anh đứng thành tro em biết không”

Gợi ý:

- Xác định trường từ vựng được sử dụng trong đoạn.

- Mối quan hệ ý nghĩa của các từ thuộc các trường từ vựng đó.

17

Bài tập 3: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Tự sự

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong cuộc đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy.

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Nguyễn Quang Hưng)

a. Xác định chủ đề cho bài thơ trên

b. Nêu bố cục và chỉ ra nội dung chính của từng phần.

Bài tập 4. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: “réo rắt, dềnh

dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng

rỉnh, lụ khụ”.

Bài tập 5: Cho đoạn trích:

“Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

Rực rỡ tên vàng”

Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng?

Bài tập 6: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước

vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam

Cao.

DẶN DÒ:

- HS làm bài tập vào vở.

- Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm trên lớp học kết nối.

- Chuẩn bị bài cho tuần 5:

+ Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

+ Ôn tập truyện kí Việt Nam.

Nhóm Ngữ văn 8

NỘI DUNG GHI BÀI ÂM NHẠC 8 – TUẦN 4

TIẾT 4: - HÁT “LÝ DĨA BÁNH BÒ” – Dân ca Nam bộ

Tìm hiểu và trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết dân ca là gì?

2. Kể tên các bài dân ca Nam bộ mà em biết.

3. Bài “Lý dĩa bánh bò” được lấy từ câu ca dao nào?

18

4. Nội dung và ý nghĩa bài hát?

Thực hiện:

Tìm hiểu trong Sgk/ 12, 13.

https://www.youtube.com/watch?v=LFHbRSS-RQc

Thực hành hát “Lý dĩa bánh bò”

Dặn dò: Xem trước bài tuần sau: TĐN số 2 (Sgk/15)

TUẦN 4 ( 27/9 – 03/10)

CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG

Bài 7 BỘ XƯƠNG

I. Các phần chính của bộ xương

- 3 phần:

+ Xương đầu: x.sọ và x. mặt

+ Xương thân: x. sườn, x. ức, x.cột sống

+ Xương chi: x. đai vai và các xương tay, xương đai hông và các xương chân

- Chức năng: nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và là chỗ bám của các cơ

II. Phân biệt các loại xương ( Giảm tải)

III. Phân biệt các khớp xương

* Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương

Gồm 3 loại:

- Khớp động: cử động dễ dàng

- Khớp bán động: cử động hạn chế

- Khớp bất động: Không cử động

Bài 8 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG

I. Cấu tạo của xương

- Gồm: Màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp.

II. Sự to ra và dài ra của xương

- Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng

- Xương to ra nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.

III. Thành phần hóa học và tính chất của xương

- Cốt giao và muối khoáng

- Chức năng: Làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo

Hết