HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG - Trang thiết bị y tế

14
1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY XỬ LÝ MÔ TỰ ĐỘNG CHÂN KHÔNG KHÉP KÍN Model: VIP 6 AI-E2 Hãng sản xuất: Sakura Finetek – Nhật I. ĐIỀU KIỆN LẮP ĐẶT Nhiệt độ và độ ẩm nên đạt được độ ổn định cao nhất. Nhiệt độ môi trường hoạt động từ 10°C đến 35°C. Độ ẩm môi trường hoạt động từ 30% đến 80%. Lắp đặt thiết bị ở môi trường thông thoáng tốt, cách tường ít nhất 20cm. Tránh tiếp xúc với chất dễ ăn mòn hay nơi có nhiệt độ cao. Tránh đặt gấn ánh nắng trực tiếp, gần cửa sổ, lò vi sóng, gần nơi dễ cháy, các bộ phát sóng và buồng đá lạnh khô. Đặt máy tránh xa các thiết bị dùng điện thế cao hay dòng điện lớn (tủ lạnh loại lớn hay các lò vi sóng…). Mặt sàn lắp đặt phải chắc chắn và bằng phẳng. Đặt gần nguồn điện theo yêu cầu. Nguồn điện phải có dây nối đất. II. PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH 1. Đăng nhập và cấu hình hệ thống 1.1. Đăng nhập vào hệ thống - Trên màn hình chính, nhấn nút Log On, sau đó dùng bàn phím ảo trên màn hình để nhập mật khẩu vào cửa sổ vừa hiện lên. - Mật khẩu mặc định của hệ thống là: 100000 - Sau khi đăng nhập thành công, màn hình chính của hệ thống sẽ hiện ra. 1.2. Cấu hình hệ thống: CÔNG TY TNHH THIẾT BKHOA HỌC VIỆT KHOA Địa chỉ : 15 đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.HCM VPĐD : Phòng 3-7, Tòa nhà Danabook, 76-78 Bạch Đằng, Đà Nẵng. Phòng 1802, Tòa nhà DMC, 535 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội TEL : (84-8)3682 2680 - 3862 5215 - 3862 6938 FAX : (84-8)3862 7563 WEB : www.vks.com.vn EMAIL: [email protected]

Transcript of HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG - Trang thiết bị y tế

1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MÁY XỬ LÝ MÔ TỰ ĐỘNG CHÂN KHÔNG KHÉP KÍN

Model: VIP 6 AI-E2

Hãng sản xuất: Sakura Finetek – Nhật

I. ĐIỀU KIỆN LẮP ĐẶT

Nhiệt độ và độ ẩm nên đạt được độ ổn định cao nhất.

Nhiệt độ môi trường hoạt động từ 10°C đến 35°C.

Độ ẩm môi trường hoạt động từ 30% đến 80%.

Lắp đặt thiết bị ở môi trường thông thoáng tốt, cách tường ít nhất 20cm. Tránh tiếp xúc với chất dễ

ăn mòn hay nơi có nhiệt độ cao.

Tránh đặt gấn ánh nắng trực tiếp, gần cửa sổ, lò vi sóng, gần nơi dễ cháy, các bộ phát sóng và buồng

đá lạnh khô.

Đặt máy tránh xa các thiết bị dùng điện thế cao hay dòng điện lớn (tủ lạnh loại lớn hay các lò vi

sóng…).

Mặt sàn lắp đặt phải chắc chắn và bằng phẳng.

Đặt gần nguồn điện theo yêu cầu.

Nguồn điện phải có dây nối đất.

II. PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH

1. Đăng nhập và cấu hình hệ thống

1.1. Đăng nhập vào hệ thống

- Trên màn hình chính, nhấn nút Log On, sau đó dùng bàn phím ảo trên màn hình để nhập

mật khẩu vào cửa sổ vừa hiện lên.

- Mật khẩu mặc định của hệ thống là: 100000

- Sau khi đăng nhập thành công, màn hình chính của hệ thống sẽ hiện ra.

1.2. Cấu hình hệ thống:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VIỆT KHOA Địa chỉ : 15 đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.HCM VPĐD : Phòng 3-7, Tòa nhà Danabook, 76-78 Bạch Đằng, Đà Nẵng.

Phòng 1802, Tòa nhà DMC, 535 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

TEL : (84-8)3682 2680 - 3862 5215 - 3862 6938

FAX : (84-8)3862 7563

WEB : www.vks.com.vn EMAIL: [email protected]

2

- Để vào menu cấu hình hệ thống ta đăng nhập, trên màn hình chính, nhấn nút Menu sau đó

nhấn vào tab Utility Menu

System setup - cho phép người dùng

cấu hình các tùy chọn và các thông số

vận hành.

Manual Operations – Cho phép ngưười

dùng tự thực hiện các thao tác: Bơm

ra/vào và dịch chuyển van xoay.

Language Selection – Cho phép người

dùng lựa chọn ngôn ngữ hiển thị trên hệ

thống (có sẵn 16 ngôn ngữ)

Error Log – Cho phép người dùng xem lịch

sử lỗi.

Export Data - Xuất dữ liệu của hệ thống

qua cổng USB.

Part Status – cho phép người dùng theo dõi

việc sử dụng màng bơm, ron van xoay và

ron của buồng xử lý mô.

External Alarm and Signal Setup – Cho

phép người dùng cài đặt cấu hình xuất

tính hiệu cảnh báo ra ngoài.

Software Version and Serial Number - Hiển

thị thông tin của thiết bị.

1.3. Tùy chỉnh thông số vận hành hệ thống

- Tab Edit Menu có các tùy chọn cho phép người dùng định cấu hình các trạm hoá chất và

chương trình hoạt động của hệ thống, việc này cần được thiết lập trước khi hệ thống được

đưa vào sử dụng.

- Để truy cập Edit menu ta Log on, trên màn hình chính ta nhấn nút Menu và sau đó nhấn

vào tab edit menu.

- Edit Menu có một số tuỳ chọn sau:

Edit Solution Name – Cho phép người

dùng điều chỉnh tên của hoá chất trong

các trạm.

Edit Programs – cho phép người dùng

tạo mới hoặc chỉnh sửa các chương trình

hiện.

Edit Solution Configurations – Tạo

mới hoặc chỉnh sửa cấu hình hoá chất.

Delete Data – Cho phép người dùng xóa

các thông tin không mong muốn (tên

giải pháp, chương trình và cấu hình hoá

chất) từ hệ thống.

1.4. Thiết lập chương trình cho hệ thống.

1.4.1. Tạo chương trình mới

- Ở Edit Menu, nhấn nút Edit Program

- Nhấn nút Add Program, dùng bàn phím ảo nhập tên cho chương trình mới. (Tối đa

22 ký tự)

- Nhấn Edit Program để lưu lại hoặc Cancel để huỷ thay đổi.

1.4.2. Cài đặt các bước của chương trình

- Thiết lập thời gian tiến trình:

Ở Edit Menu, nhấn nút Edit Program.

Ở Program List, chọn một chương trình để tiến hành cài đặt

Thiết lập thời gian cho các tiến trình.

Chọn trường thời gian muốn thiết lập, sau đó nhấn nút Modify

Một hộp thoại nhỏ sẽ hiện ra để ta nhập thời gian.

Nút Enter để lưu lại.

Nút Clear để xoá các số đã nhập.

Nút Cancel để huỷ thay đổi

- Cài đặt nhiệt độ: Chọn trường nhiệt độ muốn thiết lập, sau đó:

Chọn Modify để thiết lập nhiệt độ.

3

Chọn No heat nếu không muốn làm nóng cho trạm này.

- Thiết lập chức năng Pressure/Vacuum (P/V):

Nhấn vào ô P/V cần thiết lập sau đó chọn một trong các dạng: OFF, P/V hoặc

V sau đó nhấn Save để lưu lại

- Cài đặt Mix Mode

Nhấn vào trường Mix cần thiết lập. Chọn một trong các tuỳ chọn: OFF, Fast,

Slow, Continuous, Cont 1, Cont 2, Cont 3, Short 1, Short 2, Short 3.

Sau đó nhấn Save để lưu lại hoặc Cancel để huỷ thay đổi

1.5. Cài đặt nhiệt độ đầu vào

- Từ màn hình chính, ta vào Menu, chọn tab Utility Menu sau đó chọn System Setup và

chọn tab Input Temperature.

- Tab Input Temperature cho phép người dùng điều chỉnh hệ thống làm nóng van, nhiệt

độ nắp, nhiệt độ lò và nhiệt độ bình xylen sạch.

Valve Heating: có thể cài đặt nhiệt độ van từ 40~70 độ, mặc định là OFF.

Retort Lid Heating: để tránh ngưng tụ trên nắp buồng xử lý mô, hệ thống cho phép ta

làm nóng nắp hoặc tắt làm nóng. Mặc định là Always ON Heating (Luôn bật làm

nóng).

Oven Temperature: Cài đặt nhiệt độ lò paraffin để duy trì paraffin ở dạng lỏng.

Ghi chú: Oven Temperature (Nhiệt độ lò) hoạt động độc lập với nhiệt độ buồng

paraffin, tuy nhiên Sakura khuyến nghị nên đặt nhiệt độ lò thấp hơn hoặc bằng với

nhiệt độ paraffin.

Cleaning Xylene Bottle Temperature: để cài đặt nhiệt độ bình Xylen, ta nhấn vào

nút Modify bên cạnh Cleaning Xylene Bottle Temperature

1.6. Nạp hoá chất thủ công

Rút bình chứa ra khỏi tủ, mở nắp nạp (Fill Cap), cho dung dịch vào bình chứa, sau đó lắp lại

vào vị trí.

1.7. Nạp hoá chất qua cổng nạp xả

- Nhấn nhẹ cửa tủ để mở sau đó nối ống nạp hoá chất vào cổng nạp xả màu đen nằm bên

trái ngăn chứa than hoạt tính.

- Cho đầu còn lại của ống nạp vào thùng chứa hoá chất (chứa ít nhất 5L hoá chất). Phải

đảm bảo hoá chất trong thùng cùng loại với hoá chất đã được lập trình cho trạm đó.

- Trên màn hình điều khiển ta làm theo các bước:

1) Nhấn nút Log On, nhập password đăng nhập (mặc định là: 100000)

2) Theo trình tự: Nhấn nút Menu => Tab Process Menu => Nút Exchange Solution =>

Tab Single Solution=> nhấn hoá chất được bơm vào => nhấn nút External Fill =>

nhấn nút View as a list để xem danh sách hoá chất sau đó nhấn Exit để tiếp tục.

3) Chọn dung lượng hoá chất cho trạm (tương ứng với 150 cassette, 300 cassette hoặc

buồng rửa)

4) Nhấn nút Start để bắt đầu thay hoá chất hoặc Exit để thoát ra màn hình.

Ta có thể súc rửa cổng nạp xả bằng chức năng Rinse.

5) Xác nhận thay hoá chất:

Nhấn Yes nếu kết nối an toàn.

Nhấn No nếu kết nối không an toàn, sau đó kết nối ống nạp xả.

6) Xác nhận bắt đầu:

Nhấn Yes khi sẵn sàng thay.

7) Thông báo bắt đầu:

Nhấn vào Exit.

8) Thông báo kết thúc:

Nhấn vào Exit.

4

III. CÁC CẢNH BÁO THƯỜNG GẶP

- Nếu có lỗi âm báo động sẽ vang lên để báo động bất thường cho người sử dụng. Nếu có nhiều lỗi

xuất hiện, màn hình sẽ hiển thị lỗi xảy ra đầu tiên.

- Khi có lỗi âm báo động sẽ vang lên và chi tiết báo động cũng được hiển thị trên màn hình vận

hành.

- Nếu cần phải thay thế phụ tùng, chi tiết của phụ tùng sẽ được thông báo cho người vận hành,

thông tin sẽ được hiển thị ngay lập tức sau khi khởi động máy hay tiếp tục làm việc sau chế độ

nghỉ.

Nếu có lỗi không mong muốn xảy ra và không dễ dàng để sửa chữa thì tắt máy ngay lập tức. Liên hệ

với nhà phân phối hay đại diện của hãng Sakura.

IV. BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG

1. Kiểm tra và vệ sinh hằng ngày

- Vệ sinh buồng xử lý mô:

Dùng khí hút để vệ sinh buồng thao tác ngay lập tức sau khi sử dụng để tránh bị nhiễm khuẩn cho

người sử dụng và các mẫu mô. Sử dụng cồn khử trùng để vệ sinh các bề mặt trong buồng xử lý

mô.

- Vệ sinh bảng điều khiển vận hành và bên ngoài thiết bị:

Sử dụng cồn khử trùng để để vệ sinh bản điều khiển và vỏ máy. Không sử dụng các hóa chất có

thể gây ăn mòn.

Ngoài cồn tiệt trùng cũng có thể sử dụng các hóa chất trung tính, isopropyl alcohol, xylene,

aceton và các dung dịch Tissue-clear để vệ sinh thiết bị.

- Thường xuyên kiểm tra các ngăn chứa paraffin và các bình chứa dung dịch xử lý mô để thay thế

hoặc nạp thêm.

- Vệ sinh các ngăn chứa paraffin và dung dịch xử lý mô khi ngừng sử dụng.

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY XỬ LÝ MÔ TỰ ĐỘNG

Model: VP1

Hãng sản xuất: Sakura Finetek - Nhật

I. ĐIỀU KIỆN LẮP ĐẶT:

Các yếu tố môi trường:

Giống như các thiết bị điện khác, máy xử lý mô tự động phải được lắp đặt trong điều kiện môi trường

thích hợp (nhiệt độ, độ ẩm,…).

Nhiệt độ và độ ẩm nên đạt được độ ổn định cao nhất.

Nhiệt độ môi trường hoạt động từ 10°C đến 35°C.

Độ ẩm môi trường hoạt động từ 30% đến 80%.

Lắp đặt thiết bị ở môi trường thông thoáng tốt, cách tường ít nhất 20cm. Tránh tiếp xúc với chất dễ ăn

mòn hay nơi có nhiệt độ cao.

Tránh đặt gấn ánh nắng trực tiếp, gần cửa sổ, lò vi sóng, gần nơi dễ cháy, các bộ phát sóng và buồng

đá lạnh khô.

Đặt máy tránh xa các thiết bị dùng điện thế cao hay dòng điện lớn (tủ lạnh loại lớn hay các lò vi

sóng…).

Mặt sàn lắp đặt phải chắc chắn và bằng phẳng.

Đặt gần nguồn điện theo yêu cầu.

Nguồn điện phải có dây nối đất.

II. PHƢƠNG PHÁP VẬN HÀNH:

1. Màn hình vận hành:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VIỆT KHOA Địa chỉ : 15 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.HCM

VPĐD : Phòng 3-7, Tòa nhà Danabook, 76-78 Bạch Đằng, Đà Nẵng.

Phòng 703, Tòa nhà Phương Nga, 62 Trương Công Giai, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

TEL : (84-28) 3811 8173 - 3811 8174 - 3811 8175

FAX : (84-28) 3811 8177

WEB : www.vks.com.vn EMAIL: [email protected]

2. Các bƣớc vận hành thiết bị:

2.1. Đăng nhập vào thiết bị:

Sau khi thiết bị hoạt động, bấm LOG ON để đăng nhập

sử dụng thiết bị, sau khi bấm sẽ hiển thị một bảng số để

nhập mật khẩu.

Mật khẩu mặc định của thiết bị dành cho người quản lý

là 100000 và dành cho người sử dụng có thể có 20

người sử dụng mật khẩu là 1,2,3,4,…,20.

2.2. Chuẩn bị các trạm hoá chất và paraffin:

Kiểm tra hoá chất và lượng paraffin trong các trạm, có 10 trạm hoá chất xử lý, 2 trạm hoá chất rửa và 4

trạm paraffin. Dung tích cần thiết cho từng trạm là từ 3,2L đến 3,5L, riêng các trạm rửa C1 và C2 là từ

4,5L đến 4,8L.

Lƣu ý: các trạm hoá chất xử lý không được vượt quá 3,5L vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.

2.3. Chuẩn bị mẫu xử lý:

Chuẩn bị mẫu vào cassett.

Sauđđó mở nắp giỏ chứa, lắp đầy các ô chứa cassett.

Sức chứa của một giỏ là 150 cassett.

Tiếp theo đậy nắp giỏ và chuẩn bị đưa vào buồng xử

lý.

2.4. Thiết lặp chƣơng trình theo quy trình xử lý :

Vào thẻ Utility chọn Edit Solution Names để thiết lặp

tên các hoá chất.

[1]. Danh sách các hoá chất.

[2]. Xuất dữ liệu qua cổng USP.

[3]. Xoá tên.

[4]. Thêm tên hoá chất mới.

[5]. Copy lại tên.

[6]. Chỉnh sửa.

[1]. Chọn màu cho các nhóm hoá chất.

[2]. Bản thứ tự các trạm và tên hoá chất từng trạm.

Chọn màu nhóm bằng cách chọn vào số của các

trạm. Thay đổi tên hoá chất bằng cách nhấn vào

tên của các trạm để thay đổi.

[3]. Chọn cách quản lý hạn sử dụng các trạm hoá

chất.

[4]. Quản lý trạm rửa bằng số lần chạy.

[5]. Xuất dữ liệu qua cổng USP.

[6]. Lưu lại quy trình xử lý đã thiết lập.

Vào thẻ Utility vào Edit Program.

[1]. Hiển thị chi tiết chương trình.

[2]. Lựa chọn chương trình để xem chi tiết.

[3]. Xuất dữ liệu qua cổng USP.

[4]. Chỉnh sửa tên chương trình.

[5]. Chỉnh sửa chương trình.

Có thể thiết lặp trước 10 chương trình khác nhau.

Khi nhấn Edit để chỉnh sửa:

[1]. Bảng chi tiết chương trình. Có chỉnh sửa thời

gian, nhiệt độ từng trạm, chế độ bơm hút chân

không, chế độ trộn giúp mẫu xử lý hiệu quả hơn.

[2]. Lựa chọn thời gian kết thúc chương trình khi

chạy chế độ DELAY.

Nhấn SAVE để lưu chương trình.

2.5. Các bƣớc chạy chƣơng trình xử lý:

Nhấn PROGRAM [1] chọn chương trình để chạy, có

thể thiết lập sẵn 10 chương trình xử lý.

Chọn chương trình [2] và nhấn phím Enter [3] để xác

nhận.

Phím [4] để thay đổi cách xem chi tiết của chương

trình.

Sau khi xác nhận đúng chương trình yêu cầu nhấn

phím Tissue Processing [5].

Thiết bị sẽ yêu cầu người sử dụng kiểm tra xác nhận

các bình hoá chất và buồng paraffin đủ dung lượng và

chủng loại.

Nhấn Confirm [1] để xác nhận.

Thiết bị sẽ bắt đầu chu trình kiểm tra kết các buồng

hoá chất xử lý. Nhấn Confirm [1] để bắt đầu kiểm tra

kết nối các trạm. Thời gian kiểm tra kết nối mất

khoảng 6 phút.

Nếu có lỗi kết nối máy sẽ hiển thị mũi tên hai chiều

trên từng số chạm.

Nếu không có lỗi thiết bị sẽ chuyển sang bước xác

nhận và cài đặt chế độ chạy cho chương trình.

[1]. Tên chương trình.

[2]. Tên các trạm, thời gian từng trạm, nhiệt độ từng

trạm đã được thiết lập trong chương trình.

[3]. Số thí nghiệm.

[4]. Số cassetes xử lý do người sử dụng nhập.

[5]. Chọn chế độ chạy tức thời hoặc chế độ chạy

delay.

[6]. Hiển thị thời gian chạy xong quá trình xử lý.

[7]. Thay đổi chi tiết chương trình tạm thời mà không

gây ảnh hưởng đến chương trình được lưu.

[8]. Nhấn để thoát.

[9]. Nhấn để xác nhận chương trình.

Sau khi xác nhận chương trình thiết bị sẽ yêu cầu bỏ

mẫu vào buồng xử lý, lúc này cần để cassetes vào giỏ

chứa và đưa giỏ vào buồng xử lý và nhấn START để

bắt đầu.

Khi chạy chế độ Delay thiết bị sẽ bơm hoá chất ở trạm

một lên buồng và đếm ngược thời gian bắt đầu.

Màn hình hiển thị khi đang chạy xử lý.

Sau khi hoàn thành quá trình xử lý thiết bị yêu cầu

nhập mật khẩu.

Bảng thông báo sẽ hiện ra cho người sử dụng lựa chọn

là sẽ xả parafin trong buồng trước rồi lấy mẫu (Drain

retort) hoặc lấy mẫu trước khi xả (Take out basket).

Nếu chọn xả paraffin (Drain retort), sau khi xả xong thiết bị yêu cầu mở nắp và xác nhận đã lấy mẫu trong

buồng ra và nhấn START để chuyển sang quá trình rửa.

Nhấn START để bắt đầu rữa buồng, quá trình diễn ra rữa sẽ loại bỏ parafin còn sót lại trong buồng và

đường ống để tránh gây nghẹt ảnh hưởng quá trình hoạt động lâu dài.

III. BẢO TRÌ, BẢO DƢỠNG:

Vệ sinh hằng ngày dùng cồn hoặc xylen lau vệ sinh buồng, dùng cây cạo parafin thừa trên thành

buồng và trong buồng.

Vệ sinh bằng nước ấm chu kỳ hằng tháng.

Nhà sản xuất khuyến cáo thay ron nắp buồng xử lý mỗi 6 tháng để đảm bảo áp suất hoạt động.

Trong thẻ Solution Management, chọn Warm Water

Flush.

Sau đó ta có thể thay các trạm từ 1-5 thành nước ấm và

ấn chọn trên màn hình những trạm đã có nước ấm và

nhấn START để bắt đầu quá trình rữa.

IV. CÁC LỖI THƢỜNG GẶP:

Không đạt được áp suất bơm: có thể chạy chương trình rữa buồng và vệ sinh bằng nước ấm.

Thiết bị không hoạt động khi parafin chưa tan hoặc kết nối các bình hoá chất chưa phù hợp.

Vào thẻ History chọn Error Log, để xem chi tiết các lỗi.

[Error]: mã lỗi.

[Sta]: trạm bị lỗi.

[Date & Time]: thời gian bị lỗi.

[Retort Temp]: nhiệt độ buồng.

[Pressure]: áp suất.

[Oven temp] : nhiệt độ buồng parafin.

[Rotary Valve Temp] : nhiệt độ van hoá chất.

Khi xảy ra lỗi có thể liên hệ kỹ thuật và cung cấp

các thông số nói trên để được hổ trợ xử lý sự cố

nhanh nhất.

Lines

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MÁY XỬ LÝ MÔ TỰ ĐỘNG

MODEL: VIP 5Jr-J2

Hãng sản xuất: Sakura Fintek – Nhật

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

- Máy bao gồm các phần chính sau:

Bảng điều khiển: có chức năng điều khiển mọi hoạt động của máy.

Buồng xử lý mẫu: nơi chứa giỏ đựng mẫu.

Buồng chứa các khay parafin.

Buồng chứa các bình hóa chất để xử lý.

- Hệ thống được xử lý tự động theo chương trình cài đặt của người sử dụng

II. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH:

1. Chuẩn bị hóa chất và parafin trong các bình chứa:

- Trên hình 2: Các trạm có số thứ tự 1 đến 10 dùng để chứa hóa chất xử lý. Các trạm 15, 16, 17

(water) dùng để chứa dd tẩy rửa.

- Các trạm từ số 11 đến 14 dùng để chứa parafin.

- Dung tích các bình chứa đều là 2,2 lít, trừ 2 bình 15 và 16 để rửa là 3,2 lít.

Bản điều khiển

Nhãn cảnh báo

Nắp đậy buồng

xử lý

Khóa nắp đậy

Khay chứa tràn

cho buồng đun

parafin

Cửa ngăn chứa hóa chất

Bánh xe di

chuyển

Khay chứa tràn cho buồng hóa chất

Cửa buồng

đun parafin

Bánh xe di

chuyển Hình 2

Hình 1

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VIỆT KHOA Địa chỉ : 15 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.HCM

VPĐD : Phòng 3-7, Tòa nhà Danabook, 76-78 Bạch Đằng, Đà Nẵng.

Phòng 703, Tòa nhà Phương Nga, 62 Trương Công Giai, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

TEL : (84-28) 3811 8173 - 3811 8174 - 3811 8175

FAX : (84-28) 3811 8177

WEB : www.vks.com.vn EMAIL: [email protected]

* Sau khi chuẩn bị xong tất cả các yêu cầu trên ta bắt đầu vào thao tác vận hành máy.

III. VẬN HÀNH:

1. Giới thiệu về bản điều khiển.

- Gồm 2 phần chính:

+ Phần hiển thị từng quá trình hoạt động của máy.

+ Phần các phím chức năng để điều khiển.

- Ngoài ra còn các phím chức năng khởi động, tắt mở và các đèn chỉ thị.

2. Các phím chức năng:

- Phím Monitor: trong quá trình vận hành hay cài đặt, ta nhấn phím này để kiểm tra tình

trạng của máy, nhấn một lần nữa để thoát ra.

- Phím alarm off: dùng để tắt âm thanh báo động.

- Phím Stop: ngưng chương trình chạy tại một thời điểm bất kỳ.

- Phím Start: Bắt đầu chạy một chương trình.

- Phím mode: thay đổi các chức năng đã được cài sẵn của máy.

- Phím enter, exit, các phím số, phím di chuyển dùng trong quá trình cài đặt.

- Phím P/V: dùng để bật, tắt chức năng tạo áp suất phụ khi đã bơm vào hoặc rút dd ra, mục

đích của thao tác này là khử toàn bộ không khí bị hòa lẫn vào dd gây ra áp suất chân

không.

- Phím Mix: bật tắt chức năng trộn dd xử lý mẫu.

- Phím All Station: chọn tất cả các trạm trong quá trình cài đặt.

- Phím clear: bỏ qua một thao tác trong quá trình cài đặt.

Đang trong chu trình hđ

Chỉ thị áp suất

Cân bằng a/s

Chân không

Bơm vào Bơm ra

Trạng thái chờ

Kết thúc chu trình

Xả buồng

Quá trình rửa

7 8 9

4 5 6

1 2 3

MIX

P/V

MONITOR

ALARM OFF

STOP

ENTEREXIT

ALLSTATIONS

CLEAR

TISSUEPROCESSING

DELAY

END

DRAIN

CLEAN

POWER

RETORT

PRESSURE

AMBIENT

VACUUM

PUMPIN

PUMPOUT

START

MODE

START

PROCESS

Màn hình Phím di chuyển Phím màn

hình

Báo động

Ngưng ctr

Bắt đầu ctr

Phím đk

chức năng

Phím số Phím Exit PhímEnter

Phím P/V

Phím MIX

Phím ALL STa

Phím CLEAR

Đèn chỉ thị nguồn Vùng hiển thị tình trạng vận hành của máy

Vùng cài đặt và điều khiển

3. Vận hành:

- Bật nguồn điện chính.

- Nhập password: „0 0 0 0‟.

- Màn hình hiển thị “Oven temp is too low”, và có tiếng bíp báo động.

- Nhấn ALARM OFF, báo động được ngắt và màn hình hiển thị menu chính của máy

gồm 3 trang.

- Khi triển khai thư mục ta sẽ được bảng dưới đây. 1. Tissue Processing (Chọn chương trình để bắt đầu chạy).

2. Edit Program (Chỉnh sửa hay tạo mới một chương trình).

3. Cleaning (súc rửa buồng xử lý).

4. Solution transfer (chuyển đổi dd trong các trạm).

5. Bottle Check (kiểm tra các bình chứa dd về độ kín).

6. Utility (vào cài đặt và thiết lập hệ thống).

- Vào mục 6(Utility), màn hình sẽ hiển thị: + 6.1. Manual Operations (Vận hành không theo chương trình cài sẵn).

+ 6.2.Error List (hiển thị các lỗi của hệ thống). + 6.3.System Setup (Vào cài đặt hệ thống). + 6.4.Check Paraffin (kiểm tra tình trạng của parrafin).

- Vào mục 6.3(System Setup), màn hình hiển thị: + 6.3.1. Date/Time (cài đặt ngày giờ cho hệ thống).

+ 6.3.2. Change Password (thay đổi password của máy).

+ 6.3.3. Alarm Tone (cài âm báo động).

+ 6.3.4. Alarm Volume (mức âm báo động).

+ 6.3.5. Keystroke Sound (âm của bàn phím).

+ 6.3.6. Software Version.

- Trước khi vận hành ta cần cài đặt các bước 6.3.1 đến 6.3.5.

- Sau khi hoàn thành các bước cài đặt đó, ta nhấn exit để thoát ra.

- Vào mục 2 (edit Program) màn hình hiển thị: + 2.1. Edit Program (chỉnh sửa chương trình)

+ 2.2. Copy Program (sao chép từ một chương trình có sẵn).

- Chọn mục 2.1 (edit program).

+ Chọn chương trình chỉnh sửa. Có 9 chương trình được lưu lại.

+ Ta cài đặt ngày kết thúc (0: trong ngày. 1: ngày mai. 2: hai ngày sau).

+ Ta cài cài đặt thời gian kết thúc quá trình chạy.

+ Ta cài thời gian cho từng trạm cụ thể ở mục time.

+ Cài nhiệt độ cho từng trạm.

+ Cài các chế độ mix, P/V cho từng trạm.

- Sau khi cài các chương trình cần thiết ta ấn enter để lưu lại. Sau đó ấn exit để thoát ra.

- Chạy chương trình:

+ Vào mục 1 Tissue Processing. + Chọn chương trình chạy.

+ Chọn chế độ chạy; mode Delay hoặc mode immediate start. + Cài thời gian tương ứng cho từng chế độ.

Mode delay: cài ngày và giờ kết thúc cho chương trình này.

Mode immediate start: dự đoán thời gian kết thúc của chương trình.

- Trong quá trình vận hành thì ta theo dõi quá trình này theo chỉ thị và các thông số trên

màn hình.

- Sau khi kết thúc chu trình chạy trên màn hình hiển thị END, và có báo động.

Program #1 sta. Time ºC P/V Mix 3 0:00 -- OFF OFF

End day [ 1 ]day(s) 1 0:00 -- OFF OFF 4 0:00 -- OFF OFF

End time [ 9:00] 2 0:00 -- OFF OFF 5 0:00 -- OFF OFF

Enter 0-99. Enter 0:00-99:59. Enter 0:00-99:59.

6 0:00 – OFF OFF 9 0:00 -- OFF OFF 12 0:00 60 OFF OFF

7 0:00 -- OFF OFF 10 0:00 -- OFF OFF 13 0:00 60 OFF OFF

8 0:00 -- OFF OFF 11 0:00 60 OFF OFF 14 0:00 60 OFF OFF

Enter 35-50. Enter 45-70. Enter 0:00-99:59.

Ta lấy mẫu ra, đóng cửa lại.

Nhấn start thì máy sẽ chuyển sang chu trình rửa.

Ta chọn số lần rửa cho từng dd rửa ( tối đa: 9 lần cho trạm 15;l 5 lần cho trạm

16).

IV. BẢO QUẢN:

- Thường xuyên kiểm tra các khay chứa parafin và các bình chứa dung dịch xử lý để thay thế hoặc

châm thêm.

- Vệ sinh các buồng chứa parafin và dung dịch khi ngừng xử dụng.