Bai bao TPP det may

32
TIN NÓNG Dệt may đón đầu TPP: Ngoại đến ồ ạt, nội có đuổi kịp? TBKTSG) - Trong khi nhiều doanh nghiệp dệt may nước ngoài đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam nhằm đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để hưởng thuế suất nhập khẩu 0% thì các doanh nghiệp trong nước còn dè dặt và bị động. Hiệp định TPP nếu được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bởi có tới 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành này được xuất vào các nước thành viên TPP. Tuy nhiên, quy định xuất xứ “từ sợi” (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác (không có Trung Quốc vốn là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may cho Việt Nam). Doanh nghiệp ngoại ào ạt đến Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu. Đơn cử tại TPHCM - địa phương không “mặn mà” với các dự án dệt may hay da giày vốn thâm dụng nhiều lao động phổ thông, mới đây cũng đã có hai nhà đầu tư lớn. Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) cam kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International (Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để phát triển dự án Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp. Ở khu vực phía Bắc, tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) vừa được chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu đô la Mỹ. Một nhà đầu tư của Hồng Kông cũng đã đề xuất dự án khu công nghiệp dệt may quy mô 1.000 héc ta tại địa bàn tỉnh này.

Transcript of Bai bao TPP det may

TIN NÓNG

Dệt may đón đầu TPP: Ngoại đến ồ ạt, nội cóđuổi kịp?TBKTSG) - Trong khi nhiều doanh nghiệp dệt may nước ngoài đang tăngtốc đầu tư vào Việt Nam nhằm đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP) để hưởng thuế suất nhập khẩu 0% thì các doanh nghiệp trongnước còn dè dặt và bị động.

Hiệp định TPP nếu được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam bởi có tới 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành này đượcxuất vào các nước thành viên TPP. Tuy nhiên, quy định xuất xứ “từsợi” (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phảisử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nướcthành viên TPP khác (không có Trung Quốc vốn là thị trường cung cấpnguyên phụ liệu dệt may cho Việt Nam).

Doanh nghiệp ngoại ào ạt đến

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, ĐàiLoan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi,dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nướcchỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệpnước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạonguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu.

Đơn cử tại TPHCM - địa phương không “mặn mà” với các dự án dệt may hayda giày vốn thâm dụng nhiều lao động phổ thông, mới đây cũng đã có hainhà đầu tư lớn. Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (ĐàiLoan) cam kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoànchỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấpcho thể thao dưới nước. Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoànShenzhou International (Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ đểphát triển dự án Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sảnphẩm may mặc cao cấp.

Ở khu vực phía Bắc, tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) vừađược chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trìnhkhép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệuđô la Mỹ. Một nhà đầu tư của Hồng Kông cũng đã đề xuất dự án khu côngnghiệp dệt may quy mô 1.000 héc ta tại địa bàn tỉnh này.

Hàng loạt doanh nghiệp dệt may nước ngoài có nhà máy ở Việt Nam cũngđã nhanh chóng mở rộng sản xuất.Giữa năm ngoái, Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long thuộctập đoàn Dệt may Texhong (Hồng Kông) đã khánh thành giai đoạn 1 của dựán nhà máy sản xuất sợi 300 triệu đô la Mỹ tại tỉnh Quảng Ninh, nângsố nhà máy của Texhong tại Việt Nam lên bốn nhà máy.

Giới phân tích cho rằng nếu như trước đây, các dự án đầu tư vào ViệtNam của Texhong là nhằm tận dụng giá lao động và giá bông rẻ thì đíchnhắm quan trọng của việc mở nhiều nhà máy thời gian gần đây là đón đầuTPP.

Tương tự, TAL (Hồng Kông) sau gần 10 năm đầu tư nhà máy dệt may ở tỉnhThái Bình, từ hơn nửa năm nay đã tìm thêm cơ hội phát triển tổ hợp sảnxuất mới với vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ. Động tháinày của TAL cũng được cho là bước đón đầu TPP. Hiện TAL đã có nhiềusản phẩm xuất đi Mỹ với các thương hiệu như Burberry, Banana Republic,Tommy Hilfiger...

Không chỉ những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, hay HồngKông, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chítừ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt Nam để tận dụngcơ hội từ TPP. Các doanh nghiệp này còn tận dụng nguồn lao động giá rẻđể sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam sau đó xuất ngược về nước họ.

Thách thức cho doanh nghiệp nội

Sau nhiều vòng đàm phán TPP, cho đến thời điểm này, dệt may vẫn là mộttrong những vấn đề gai góc nhất. Điểm yếu nhất của ngành dệt may ViệtNam là ở lĩnh vực dệt - nhuộm để tạo vải - một phân khúc nguyên liệuquan trọng trong chuỗi sản xuất hàng dệt may. Nhiều người e rằng vớiquy định xuất xứ từ sợi, doanh nghiệp trong nước khó lòng hưởng lợi từTPP do ngành dệt may vốn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhậpkhẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Câu chuyện đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đã được bàntính từ lâu, nhưng đến nay, lĩnh vực dệt - nhuộm vẫn còn phụ thuộcnhiều vào nước ngoài. Theo lãnh đạo tập đoàn Dệt may Việt Nam(Vinatex), Nghị quyết 31 của Chính phủ và chương trình 1 tỉ mét vải đãđược triển khai thực hiện từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được mụctiêu mong muốn.

Theo ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngànhdệt may Việt Nam dự báo cần trên 10 tỉ mét vải mỗi năm trong 10 năm

tới. Nếu được đầu tư đúng mức, các nhà sản xuất trong nước cũng chỉsản xuất được tối đa 5 tỉ mét vải, 50% còn lại vẫn phải tiếp tục nhậpkhẩu.

Ông Ân cho rằng rào cản quan trọng trong sản xuất vải hiện nay là ởvấn đề môi trường. Địa phương nào cũng lo sợ các dự án nhuộm gây ônhiễm. Dự án dệt - nhuộm của Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại MaySài Gòn từng bị từ chối vì doanh nghiệp chỉ có khả năng đầu tư xả thảiở mức B (nước có thể trồng rau, nuôi cá) trong khi địa phương yêu cầutiêu chuẩn nước thải loại A (nước có thể uống được).

Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đầu tư vào dệt nhuộm nếu Nhànước hỗ trợ khâu xử lý nước thải. Theo ông Nguyễn Tiến Trường, Phótổng giám đốc Vinatex, đầu tư vào dệt nhuộm đòi hỏi bí quyết công nghệvà vốn lớn. Hiện một nhà máy dệt nhuộm cần mức đầu tư từ 20-30 triệuđô la Mỹ, trong khi đó, đầu tư một xưởng may chỉ cần 1-2 tỉ đồng.

Rõ ràng, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, côngnghệ lẫn thị trường đang bỏ xa các doanh nghiệp trong nước. Theo bàPhạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, thách thức lớn nhất của việc thamgia TPP là làm thế nào xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệptrong nước và tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu. Nếu không chuẩnbị tốt, rất có thể Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất hàng hóa củanhững nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục làmgia công cho họ như trong thời gian qua.

TPP: Thách thức về nguồn nguyên liệu

Mỹ đang là thị trường lớn, chiếm gần 48% tổng xuất khẩu hàng dệt may ViệtNam trong năm 2013. Dù TPP vẫn còn trong vòng đàm phán, nhưng không ítkhách hàng Mỹ đã chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhiềudoanh nghiệp cho biết các đối tác Mỹ đang muốn tăng tỷ trọng hàng nhậpkhẩu từ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của họ.

Tuy nhiên, việc đáp ứng quy định xuất xứ từ sợi của TPP đang là mối quantâm lớn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Từ năm 2012, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã có kế hoạch đầutư vài triệu đô la Mỹ cho dự án nhà máy sản xuất bông nhằm đáp ứng nhucầu tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của TNG cũng như các công ty kháctrong ngành. Theo ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG,đối với vải và các nguyên phụ liệu khác, công ty có thể tìm mua tại ViệtNam và đưa cho khách hàng đánh giá. Chẳng hạn như vải lót (vốn chiếm tỷ

trọng 30% giá trị của một chiếc áo) hay vải 100% cotton, hiện nhiều nhàmáy có vốn đầu tư nước ngoài đã sản xuất được các vật liệu này.

Theo ông Nguyễn Ân, Tổng giám đốc Công ty Garmex Saigon, tỷ lệ cungnguyên vật liệu giũa nội địa và nhập khẩu của công ty này hiện là 5:5.Với các khách hàng lớn, nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu là họ tự phát triểnvà chỉ định cho doanh nghiệp Việt Nam mua, bao gồm mua tại Việt Nam vànhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Một số khách hàng có quy mô nhỏ hơn thìmuốn doanh nghiệp Việt Nam tự tìm nguồn nguyên phụ liệu.

Vải và nguyên phụ liệu nhập của Trung Quốc hiện có giá rẻ hơn 10-15% sovới trong nước. Nhưng theo ông Ân, nếu TPP được thông qua, hàng may mặcxuất khẩu vào Mỹ được giảm thuế từ mức hơn 17% xuống còn 0%. Như vậy,doanh nghiệp vẫn có thể có lợi nếu mua nguyên phụ liệu trong nước.

Vấn đề mà ông Ân lo ngại là sức cung vải cũng như nguyên phụ liệu ở trongnước và trong khu vực TPP liệu có đáp ứng nổi nhu cầu tăng cao? Khi ấy,giá nguyên phụ liệu chưa chắc chấp nhận được so với tương quan ưu đãithuế suất có được từ TPP. Ông Ân cho biết thực tế hiện nay, việc muanguyên phụ liệu trong nước cũng như nhập khẩu đang gặp khó khăn, có thểdo nhu cầu hàng may mặc trên thế giới tăng cao. Hiện Garmex Saigon đangmua vải của một số công ty vốn nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, nhưng cóvẻ như các công ty này cũng đang quá tải.

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn

TPP – Cơ hội và thách thức của Dệt May Việt Nam(Lượt xem:1636)

Các nhà lãnh đạo tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác chiến lượcxuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đưa ra mục tiêu sẽ kết thúc đàmphán vào cuối năm 2013. Theo quan sát của Hiệp hội Dệt MayViệt Nam (Vitas), trong các cuộc đàm phán về TPP, dệt may luôn làmột trong những nội dung quan trọng bởi quy mô và sự ảnh hưởngcủa ngành đến tất cả các nội dung đàm phán. Chính vì vậy, khiHiệp định này được ký kết sẽ có tác động lớn đến ngành Dệt Maycủa Việt Nam cả về cơ hội cũng như những nguy cơ và thách thức.

Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Các chuyên gia trong ngành Dệt May cho rằng, Hiệp định TPP đượcký kết sẽ là cú hích mới cho sự phát triển của Ngành, cả số lượngvà chất lượng. Số lượng ở đây hàm ý quy mô sản xuất và xuất khẩu,chất lượng là nói tới sự hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuấtkinh doanh dệt may Việt Nam (DMVN), cải thiện giá trị gia tăngcủa sản phẩm. Ông Lê Tiến Trường, Ủy viên HĐTV, Phó Tổng  giámđốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho rằng, nếuHiệp định TPP được ký kết thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽcó thêm cú hích để bật mạnh hơn nữa. Trong khi nhiều doanh nghiệpý thức được Hiệp định TPP sẽ tạo ra cơ hội cho họ được cạnh tranhlành mạnh hơn, cơ cấu lại khách hàng, lựa chọn khách hàng phù hợpvới nội lực của mình thì nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lo lắng.Xét về chất lượng, sản phẩm may mặc Việt Nam không thua kém cácnước trên thế giới, nhưng hiện nay ngành Dệt May vẫn chưa có “bàđỡ”, chưa được quan tâm đúng mức từ chính sách, nguồn nguyênliệu… Đặc biệt là nguồn nguyên liệu bông trong nước mới chỉ đápứng nhu cầu từ 1-3% cho sản xuất sợi, còn nguyên liệu vải chỉcung cấp được từ 20-25% cho ngành may nội địa và xuất khẩu.

Năm 2012, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Dệt May cả nước đạt17,2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 50%,Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 6%. Hiện, thuế suất trung bình của dệt mayViệt Nam vào Mỹ là 17,5%; EU là 9,6%. Khi Việt Nam tham gia Hiệp

định TPP, thuế suất dệt may là 0%. Tuy nhiên, TPP quy định, tấtcả nguyên liệu đầu vào của ngành này phải có xuất xứ từ các nướcthuộc TPP mới được hưởng thuế suất ưu đãi, trong khi nguồn cungnhập nguyên liệu của các doanh nghiệp lại không nằm trong khốiTPP (chiếm gần 88%).

Trước những cơ hội và khó khăn đang hiện hữu, các doanh nghiệpDMVN đã chuẩn bị tinh thần cho sân chơi lớn này như thế nào?

Cuộc chạy đua không cân sức

Hiện nay, nhiều DNDM trong nước đã nỗ lực đầu tư mở rộng qui môsản xuất, được xem là những điểm sáng, niềm hy vọng của DNDMtrong nước. Đi đầu là Vinatex, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013,cũng với kim ngạch xuất khẩu như năm 2012, nhưng kim ngạch nhậpkhẩu nguyên phụ liệu trong năm nay giảm hơn so với năm trước khánhiều, tỷ lệ nội địa hóa của Vinatex đạt hơn 50%. Nhiều dự ánsợi, dệt nhuộm của Vinatex đã đi vào hoạt động như Nhà máy sợiVinatex - Hồng Lĩnh quy mô 30.000 cọc sợi, Nhà máy Phú Bài 2 quymô 15.000 cọc sợi… Và hiện đang triển khai nhiều dự án nhà máysợi quy mô từ 10.000 - 30.000 cọc sợi như Nhà máy sợi Phú Hưng,Đông Quý, PVTEX Nam Định, PVTEX Phú Bài 3… Trong 6 tháng cuối năm2013, Vinatex sẽ khởi công và hoàn thành 3 dự án nhà máy may tạikhu vực miền Trung Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex) đã cóbước đón đầu TPP bằng cách  đầu tư, mở công ty tại Mỹ để bán hàngtrực tiếp ở thị trường này theo cách “mua tận gốc, bán tận ngọn”.Ông Nguyễn Ân - Tổng Giám đốc Garmex cho biết, hiện nhiều nhànhập khẩu (NK) lớn là đối tác lâu năm của DN tại thị trường Mỹđều muốn tăng lượng hàng cung ứng trong năm 2014 lên khoảng 20-30% so với hiện nay. Hiện các DNDM Việt Nam đang thiếu năng lựcsản xuất, vì vậy DN đang mở rộng đầu tư nhà xưởng, tăng thêm dâychuyền may tại các nhà máy ở Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những vòng đàm phán cuối cùng của Hiệp định TPP đang diễn ra dựkiến được kết thúc vào cuối năm nay và Dệt May Việt Nam hy vọngsẽ có bước đột phá lớn từ TPP. Tuy nhiên, thực tế  một “cuộcchiến” đang diễn ra không cân sức giữa các doanh nghiệp có vốnFDI và doanh nghiệp trong nước, đó là hiện các doanh nghiệp dệtmay FDI đã nhanh chân, vượt trội hơn và ngày một bỏ xa DN trongnước trong cuộc chạy đua về XK và tận dụng các cơ hội mới.

Theo Vitas, trong hơn 3.000 DNDM trên cả nước, số lượng DN FDIchiếm khoảng 25% nhưng KNXK dệt may chiếm hơn 60% trong tổng KNXKcủa cả nước. Và hầu hết các DN FDI của Hàn Quốc, Đài Loan (TrungQuốc)… đã tiếp tục mở rộng sản xuất khắp cả nước để đáp ứng nhucầu XK. Để tận dụng cơ hội từ TTP, dù không nằm trong những nướctham gia đàm phán TPP nhưng nhiều DN sợi, dệt, nhuộm của TrungQuốc đã đầu tư nhiều nhà máy dệt nhuộm lớn tại Việt Nam… Như vậy,ngành DMVN mặc dù có số lượng DN và quy mô hoạt động được đánhgiá là tương đối mạnh, nhưng lại đang có một khoảng cách khá xavới DN FDI là điều đáng suy ngẫm. Hơn nữa, đây là ngành hàng chủlực mà Việt Nam đã mang ra “cân đo đong đếm” trong các cuộc đàmphán TPP. Chúng ta kỳ vọng về việc sẽ bán được nhiều hàng khi vàoTPP nhưng lấy cái gì để bán thì chưa được quan tâm! Sự đầu tư vềcông nghiệp hỗ trợ, nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ của các DNtrong nước tuy có nhưng nhỏ lẻ và quá ít so với các DN FDI. Trong

tháng 8 và đầu tháng 9, một loạt các  hội thảo về Hiệp định TPP -tác động đến DNDM VN do Vitas tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, Đà Nẵngvà Thái Bình, đã có rất nhiều DN bày tỏ sự lo lắng của mình trướcsự kiện lớn này. Bà Nguyễn Thị Bích Liên - Giám đốc Xí nghiệp Maycông nghiệp Đồng Nai (TP. Biên Hòa) đã thẳng thắn trao đổi:  “DNrất quan tâm đến TPP, nhiều bạn hàng Nhật Bản của Công ty đã thảoluận về vấn đề này, nhưng cái khó hiện nay là nguồn nguyên liệutrong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nên DN lo khó đượchưởng mức thuế ưu đãi khi vào TPP, vì chỉ khi nhập khẩu nguyênliệu từ các nước thành viên TPP, DN mới được ưu đãi”.

Ông Vũ Ngọc Thuần - Giám đốc Công ty CP Đồng Tiến (Biên Hòa) lạicho rằng: “Khó khăn về nguyên, phụ liệu cần phải có lộ trình đểtháo gỡ dần vì đầu tư cho ngành dệt, nhuộm không dễ. Thực tếnhiều tỉnh, thành không khuyến khích đầu tư cho dệt, nhuộm vì engại vấn đề môi trường”. Nhiều DN khác quan tâm đến việc sau khiTPP được ký kết, DN vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn về vốn,nguồn lực…vì vậy khó đủ điều kiện để tiếp cận cơ hội từ TPP. Bêncạnh đó, việc trao đổi thông tin, liên kết giữa các DN trongngành chưa có, cũng chính là rào cản cho DN khi hội nhập. Khôngchỉ luôn thua về kim ngạch XK, mà sự chuẩn bị đón đầu TPP của DNtrong nước cũng chậm hơn DN FDI. Các chuyên gia trong ngành đãnhận định, trong khi các DN FDI nhanh chân đi trước để nắm bắt cơhội, thì chúng ta vẫn loay hoay đánh giá “hậu WTO” tác động tớingành Dệt May, mà chưa sớm đưa ra giải pháp phát triển Ngành.Điều này đáng để cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp DMVNquan tâm và bàn thảo./.

Thu Hoài

Dệt may Việt Nam sẽ soán ngôi hàng dệt may Trung Quốc tại Mỹ nhờ hiệp định TPPAdmin 06/09/2014 278

Share on facebookShare on pinterest_shareShare on favoritesShare on printMore Sharing Services1

Hàng dệt may Trung Quốc sẽ dần ít thấy hơn tại các cửa hàng quần áo ở Mỹ, thay vào đó là hàng dệt may Việt Nam khi Hiệp định đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP) đi vào thực hiện, theo Reuters. 

 Hàng dệt may Việt Nam hưởng lợi lớn Từ ngày 1 - 10.9.2014, đại diện 12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương họp kín tại Hà Nội, Việt Nam liên tục 10 ngày để cố gắng đưa TPP chính thức hoạt động vào tháng 11. Theo Reuters, Washington muốn đạt được một thỏa thuận mà trong đó Việt Namsẽ là một trong những người chiến thắng lớn trong số các thành viên của TPP khi giành thị phần hàng may mặc từ Trung Quốc và của các nước không phải thành viên TPP. Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ TPP về hàng may mặc, chứkhông phải láng giềng thân cận Mỹ như Mexico và Trung Mỹ. Ngành dệt may trị giá 57 tỉ USD của Mỹ cũng lo ngại về TPP sẽ ảnh hưởng

đến họ. Ngày nay, nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà một nửa lượng hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ là từ các nước ở phía nam nước Mỹ, nơi có nhân công rẻ, và hàng hoá này vào Mỹ miễn thuế. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng các công cụ như quy tắc xuất xứ, vốn quy định bao nhiêu phần trăm thành phẩm xuất phát từ địa phương là cần thiết để được quy chế miễn thuế theo TPP, và thời gian biểu khác nhau cho việc cắt giảm thuế có thể bảo vệ các lợi ích của khu vực trong khi cũng mang lại giá trị cho Việt Nam. Những người Mỹ quen thuộc với các cuộc đàm phán thì tin rằng Việt Nam có thể lấy đi thị phần đáng kể từ Trung Quốc và các quốc gia khác không có ưuđãi thương mại (không tham gia TPP). Ông Bill Jasper, Tổng giám đốc hãng sản xuất sợi tổng hợp Unifi (UFI.N) cho biết: "Nếu TPP gây thiệt hại cho khu vực Trung Mỹ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp dệt may ở đây. Nhưng nếu cơ cấu và cáchđàm phán TPP thông minh hơn thì đa số tác động sẽ đổ vào Trung Quốc chứ không phải Trung Mỹ”. Mặt hàng quần áo là một ưu tiên đối với Việt Nam, nước đang là chủ nhà củavòng đàm phán về TPP trong tuần này, nhưng đó cũng chỉ là một trong nhiều vấn đề của các nước khác, trong đó có thể tìm kiếm sự nhượng bộ trong các lĩnh vực khác để đứng về phía Washington về vấn đề hàng dệt may. Các quốc gia tham gia TPP gồm Mỹ, Việt Nam, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Trong thực tế, cách đối xử khác nhau của các ngành hàng phụ thuộc vào tác động của nền kinh tế Mỹ, có nghĩa là phải chờ đợi lâu hơn để được cắt giảmthuế đối với hàng cotton như đồ lót và áo sơ mi dệt kim nam, trong đó Trung Mỹ có thị phần lớn hơn. Thuế suất đối với các sản phẩm mà Trung Quốcđang chiếm ưu thế, có thể được cắt giảm một cách nhanh chóng, đem lại cho hàng hoá Việt Nam một lợi thế lớn. Vải lụa vốn không sản xuất hàng loạt ở các quốc gia TPP, có thể bỏ qua quytắc xuất xứ vốn yêu cầu tất cả các đầu vào của sản phẩm quần áo làm từ sợi

phải có nguồn gốc trong TPP, các quan chức Mỹ cho biết. Tìm nguyên liệu đầu vào thay thế hàng nhập từ Trung Quốc Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu sang Mỹ đến 38% từ năm 2010 ngay cả khi thuế suất lúc đó chiếm đến 1/3 chi phí. Viện Peterson về mô hình kinh tế quốc tế dự báo rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng đến 46% vào năm 2025, trong khi hàng xuất khẩu từ Mexico, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giảm. Dựa trên giá nhân công, các công ty dệt may Mỹ và Trung Mỹ không đọ lại nổi các đối thủ châu Á, cho dù các tiêu chuẩn về lao động và môi trường màTPP sẽ áp đặt có thể làm chi phí sản xuất ở Việt Nam có tăng lên đi nữa. Nước Mỹ có lợi thế với người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thời trang “nhanh” của các chuỗi bán hàng như Zara, H & M, Forever 21; cũng như bông vải giá rẻ, chất lượng cao. Những lợi thế này sẽ thu hút đầu tư đổ vào ngành công nghiệp bông vải của Mỹ. Thậm chí ông Wally Wang, phó tổng giám đốc tập đoàn Keer America nói rằng ngoài yếu tố nhân công, tất cả các yếu tố sản xuất khác tại Mỹ còn rẻ hơn tại Trung Quốc. Hiện nay thị phần hàng may mặc Trung Quốc tại Mỹ đang giảm xuống dưới 37% tại thời điểm giữa năm 2014 từ mức hơn 39% vào năm 2000, trong khi thị phần hàng may mặc Việt Nam gia tăng nhanh hơn 10%. "Việt Nam ít đắt đỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng một khi các ưu đãi miễn thuế được áp dụng, sẽ tạo ra một sự khác biệt rất lớn", theo nhận xét của bà Julia Hughes, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ. Quy tắc xuất xứ theo TPP sẽ buộc Việt Nam tìm đối tác khác thay thế cho việc nhập sợi và vải từ Trung Quốc, trong khi đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp dệt sợi của mình và có thể tìm thêm nguồn cung cấp từ Malaysiahoặc Mỹ là các nước trong TPP. Bộ Thương mại Trung Quốc và Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu dệt may Trung Quốc đã từ chối bình luận về vấn đề này, theo Reuters. Tuy nhiên, nhiều công ty dệt may Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam để tranh thủ hưởng lợi từ TPP.

TPP mang lợi thế chưa từng có cho dệt may Việt NamThứ 7, 08:00, 01/02/2014

VOV.VN-Vào TPP, muốn xuất khẩu đạt 50-60 tỷ USD, dệt may cần có vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, quy hoạch lực lượng lao động cho vùng...

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, dự báo trong năm 2014, các Hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) đang được Bộ Công Thương tích cực đàm phán, ký kếtsẽ góp phần mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam(các hiệp định như: TPP, Việt Nam - EU, Việt Nam – EFTA, FTA Việt Nam-HànQuốc, FTA Việt Nam và Liên minh Thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan).

Vào TPP, dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội(Ảnh: KT)

Trong đó, với Hiệp định TPP các nước tham gia Hiệp định này chiếm 40% tổng GDPvà 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu. TPP là một hiệp định được kỳvọng có chất lượng cao, nhiều nội dung cao hơn mức cam kết của WTO. Nếu ViệtNam đàm phán, ký kết được Hiệp định này, trước hết về mặt kinh tế sẽ góp phầnthúc đẩy quá trình tăng trưởng xuất khẩu, tăng cường thu hút FDI.

Riêng Ngành Dệt may Việt Nam được dự báo là sẽ có rất nhiều lợi thế khi Hiệpđịnh TPP được ký kết. Phóng viên VOV online phỏng vấn ông Lê Tiến Trường, PhóTổng Giám đốc thường trực của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) xung quanhviệc Ngành Dệt may đang và sẽ làm gì để có thể tối đa hóa hưởng lợi khi Hiệpđịnh TPP được ký kết.

PV: Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã chuẩn bị những gì cho việc tham gia thị trường khi Hiệp định TPPđược ký kết?

Ông Lê Tiến Trường: Trong quá trình 15 năm qua, Tập đoàn đã xây dựng chiếnlược tập trung cải thiện tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng, nângcao năng suất lao động và nâng cao vị thế cạnh tranh của Tập đoàn. Trong thờigian chuẩn bị cho TPP, Tập đoàn đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược này với tốcđộ nhanh hơn để đón đầu yêu cầu mới của Hiệp định. Tập đoàn đặt mục tiêu trởthành nhà cung cấp giải pháp trọn gói trong chuỗi cung ứng toàn cầu, được xácnhận bởi các nhà trung gian, nhà mua hàng, nhà phân phối trên thế giới.

Ông Lê Tiến Trường

TPP được ký kết sẽ mang lại lợi thế lớn chưa từng có cho Ngành Dệt may Việt Nam. Cụ thể, trong 1.600 dòng thuế mã HS 8 chữ số của hàng dệt may thuộc các chương từ 50 đến 63 mà thị trường Hoa Kỳ có nhập khẩu, Việt Nam hiện xuất khẩuvào Hoa Kỳ khoảng 1.000 dòng thuế và thuế suất MFN tại thời điểm hiện nay bìnhquân khoảng 17 – 18%.Nếu Hiệp định TPP được ký kết, chúng tôi kỳ vọng các dòng thuế này sẽ được cắtgiảm dần về 0%. Với các quy tắc xuất xứ có khuyến khích sử dụng nhiều nguyênliệu nội khối TPP, thì trong dài hạn sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư vào khâu sảnxuất nguyên liệu tại Việt Nam, cụ thể là sản xuất sợi, dệt nhuộm.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăngkhoảng 12 – 13%/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu dệt may của ViệtNam sang Hoa Kỳ cũng tăng trưởng 13%, trong khi Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng nhậpkhẩu dệt may từ tất cả các nước trên thế giới khoảng 3%. Điều này chứng tỏ thịphần của dệt may Việt Nam luôn được cải thiện tại thị trường Hoa Kỳ. Tăngtrưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ năm nay, bên cạnh câu chuyện vềlợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn có sự đón đầu, chờ đợi của các nhà nhập

khẩu đối với Hiệp định TPP. Nếu TPP được ký kết sớm, tốc độ tăng trưởng có thểđược duy trì 15 – 20% trong giai đoạn 2013 – 2017.

Như vậy, từ nay đến năm 2017, quy mô xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ có thể đạt20 tỷ USD và đến năm 2025, quy mô xuất khẩu của toàn Ngành có thể đạt trên 50tỷ USD. So với quy mô 20 tỷ USD của năm 2013 thì xuất khẩu dệt may sẽ đạt tốcđộ tăng gấp 2,5 lần trong 7 năm. Đó là chưa tính đến nhiều yếu tố khả biếnkhác như quy mô thị trường hàng may mặc của Hoa Kỳ, các yếu tố sản xuất dệtmay tại Việt Nam như khả năng tự mở rộng, tự tăng trưởng năng lực sản xuất đểđáp ứng nhu cầu nhập khẩu, sự mở rộng của Hiệp định TPP và sự phổ biến của cácFTA khác.

PV: TPP mang lại những lợi thế gì, thách thức gì cho dệt may Việt Nam, thưa ông?

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định/thỏathuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên bằng 0 từ năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền.../.

Ông Lê Tiến Trường: Nếu TPP góp phần thúc đẩy tốt vào đầu tư nguyên liệu như dự kiến thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa củaNgành đều được nâng cao.Tuy vậy, TPP không đơn thuần chỉ đưa lại các cơ hội tốt cho Việt Nam. Muốnbiến cơ hội thành hiệu quả kinh tế cho Việt Nam cần có những điều kiện nhấtđịnh trong hiệp định.

Thứ nhất, bảng chào thuế cần được cắt giảm nhanh và mạnh mới tạo được kíchthích đủ lớn, bởi bản chất của cắt giảm thuế là tạo thuận lợi cho nhà đầu tư,nhà sản xuất cũng như nhà mua hàng. Việc cắt giảm thuế mạnh trong giai đoạnđầu là một yếu tố động lực quan trọng để người mua và nhà đầu tư tập trung vềViệt Nam.

Thứ hai, quy tắc xuất xứ phải có tính khả thi cao, nếu không thì bản thân quytắc xuất xứ và thủ tục để chứng minh quy tắc xuất xứ sẽ trở thành rào cản lớntrong việc thực thi Hiệp định.

Thứ ba, thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tưnước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa sovới các DN Việt Nam. Khi nội dung của Hiệp định đã dần dần sáng tỏ, biết rõmốc thời gian có thể thu được lợi ích từ Hiệp định tại Việt Nam thì lập tứccác nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam.

PV: Vậy về mặt lâu dài, Việt Nam cần làm gì để Ngành Dệt may vững vàng tham gia thị trường khi có TPPmà hưởng lợi cao nhất?

Ông Lê Tiến Trường: Một điểm quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước cầnsớm ban hành Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn 2050,trong đó xác định rõ vai trò, vị trí, quy mô của ngành dệt may. Bởi nếu muốnđạt kim ngạch xuất khẩu 50 - 60 tỷ USD, cần phải có vùng nguyên liệu, vùng sảnxuất, kể cả vùng sản xuất may và quy hoạch lực lượng lao động cho vùng thì mớitránh được tình trạng phát triển không theo quy hoạch, hoặc đầu tư sau thìthiếu nguồn lao động, thiếu cơ sở hạ tầng kết nối DN với nơi xuất khẩu hànghóa, nơi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu.

Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích DN dệt may phát triển mở rộng vàliên kết theo hướng sử dụng được nguyên liệu nội địa, không phải nhập khẩu.Hiện tại, chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước chưa có, DNsử dụng nguyên liệu nội địa không được hưởng lợi gì, phải trả ngay VAT, trongkhi nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài lại được hưởng ân hạn thuế 275 ngày.

Cần có cơ chế tham vấn giữa chính quyền địa phương với Bộ Công Thương và vớiHiệp hội DMVN khi xem xét cấp giấy phép cho dự án FDI vào ngành dệt may, nhấtlà trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, có các yếu tố tác động môi trường vàcác yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành, tránh hiệntượng sự đầu tư ở địa phương diễn ra không theo quy hoạch, khiến Hiệp hội DMVNvà cả cấp trung ương không nắm được./.

Xuân Thân/VOV onlineThực hiện

Dệt may hưởng lợi từ các hiệp định thương mại: Nhiều cơ hội, lắm thách thứcTheo các chuyên gia kinh tế, Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái BìnhDương (TPP) sẽ làm thay đổi thương mại dệt may toàn cầu. Mỹ được đánh giá là thịtrường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới với khoảng 100 tỷ USD/năm, trong sốkhoảng 500 tỷ USD/năm của tiêu thụ dệt may toàn cầu. Điều đó đang mở ra cơ hội rất lớncho dệt may Việt Nam khi Việt Nam là một trong 9 thành viên của TPP hiện nay. Tuynhiên, để được ưu đãi, miễn thuế, tăng thị phần vào Mỹ và các thành viên TPP, dệt mayViệt Nam phải đáp ứng các điều kiện không dễ “nuốt”…

Ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 25%-30% trong những năm qua đã tạo một bước tiến mớicho hàng dệt may Việt Nam. Giá trị thặng dư đang tăng dần, hiện chiếm 40% tổng kimngạch xuất khẩu của ngành đã và đang khẳng định dệt may là một trong những ngành xuấtkhẩu quan trọng của đất nước. Dệt may vẫn tiếp tục dẫn đầu với trị giá xuất khẩu trong9 tháng năm 2012 đạt 12,6 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 8%; sang EU đạt1,81 tỷ USD; sang Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 18,7% và sang Hàn Quốc đạt 748 triệuUSD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2011. Dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuấtkhẩu dệt may chịu tác động giảm sút đơn hàng, nhưng tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốcvẫn có tăng trưởng cao là nhờ ưu đãi từ các hiệp định thương mại song phương và đaphương giữa Việt Nam, ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thànhthị trường xuất khẩu quan trọng thứ 4 của dệt may Việt Nam. Cùng với đó, việc khởi động đàm phán các hiệp định thương mại giữa Việt Nam, ASEAN vớiEU, đặc biệt là TPP đang mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam. Theo đánh giá củacác chuyên gia kinh tế, TPP có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong thương mại dệt maytoàn cầu và Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn ở thị trường rộng lớn này, đặc biệt làthị trường Mỹ. Vì hiện nay, không dừng lại ở 9 nước trong TPP hiện có gồm Brunei,Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Malaysia, Peru, Mỹ, Việt Nam, TPP sẽ tiếptục mở rộng thêm nhiều thành viên khác, dự kiến Canada và Mexico sẽ cùng tham giatrong cuộc đàm phán vào tháng 12 tới.

Thực tế hiện nay, dù được đánh giá là một trong những nước sản xuất, cung ứng hàng dệtmay ở top đầu của thế giới, nhưng so với 500 tỷ USD tiêu thụ hàng dệt may toàn cầu mỗinăm thì con số 16 đến 17 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn.

Đánh vào “điểm yếu”

Dệt may Việt Nam có thể làm “đảo lộn”, phân chia lại thị phần cung ứng hàng dệt maythế giới nếu đạt được thuận lợi trong đàm phán TPP? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra!Tuy nhiên, bài toán thương mại đang được các nước đặt lên bàn cân để đo, đếm rất kỹlưỡng. Cho đến thời điểm này, sau nhiều cuộc đàm phán, dệt may vẫn là vấn đề quantrọng được đàm phán và điểm yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam, điểm “tử huyệt” vẫnđược các bên mang ra ràng buộc. Đó là lĩnh vực dệt, nhuộm để tạo vải - một phân khúcnguyên liệu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng dệt may!

Đây là lĩnh vực Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu. Hiện nay, các nhóm thương mại côngnghiệp dệt may đã liên tục thúc đẩy Mỹ đẩy mạnh quy định “chỉ sợi tiếp nối”, yêu cầusản xuất chỉ, sợi, vải, cắt và may các thành phẩm đều phải diễn ra trong khuôn khổ cácnước tham gia TPP. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất dệt may của Việt Nam chủ yếunhập từ Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Muốn nhận được sự ưu đãi, hưởng lợi từ các hiệp định thương mại, dệt may Việt Nam phảiđáp ứng những điều kiện không dễ dàng chút nào. Câu chuyện đầu tư, phát triển ngànhcông nghiệp phụ trợ đã được bàn tính từ lâu, nhưng đến nay lĩnh vực dệt, nhuộm vẫnchưa có sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Lê Trung Hải, Phó Tổnggiám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, Nghị quyết 31 của Chính phủ và chươngtrình 1 tỷ mét vải đã được triển khai thực hiện nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưađạt được mục tiêu như mong muốn. Thực tế đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cho dệtmay có nhưng chậm và điều này làm chúng ta có cảm giác bị giật lùi.

Theo ông Hải, đầu tư vào dệt nhuộm đòi hỏi bí quyết công nghệ, vốn đầu tư lớn, đội ngũcông nhân phải lành nghề. Cái nào tạo ra siêu lợi nhuận thì cũng sẽ gặp nhiều rủi rolớn. Hiện nay, để đầu tư một nhà máy dệt, nhuộm phải cần 20 đến 30 triệu USD, trong

khi đó, đầu tư một xưởng may chỉ cần khoảng 1-2 tỷ đồng. Chính vì vậy, thu hút đầu tưvào may vẫn nhiều hơn. Doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may chiếm đến 60%, chủ yếu ởngành may.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong hơn 3.700 doanh nghiệp dệtmay tại Việt Nam, số doanh nghiệp may chiếm đến 70%, dệt được 17%, kéo sợi 6%, nhuộm4%, phụ trợ 3%. Nhiều doanh nghiệp dệt, nhuộm tại TPHCM muốn tìm nơi mới để dịchchuyển sản xuất, nhưng các địa phương đều né tránh vì sợ ô nhiễm. Các doanh nghiệp chobiết họ sẵn sàng đầu tư vào dệt nhuộm nếu nhà nước hỗ trợ khâu xử lý nước thải, vì mộtmình doanh nghiệp tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải sẽ tốn chi phí lớn…

Cơ hội đã nhìn thấy quá rõ nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn không thể làm được gì hơnkhi mà các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm vẫn chưa đủ mạnh và cụthể để có thể hấp dẫn nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chuỗi sản xuất dệt may củaViệt Nam vẫn sẽ còn gãy khúc, “tử huyệt” dệt, nhuộm vẫn sẽ là một nỗi lo đau đáu củaViệt Nam trong các cuộc đàm phán thương mại.

Nguồn: sggp.org.vn

Dệt may Việt đón TPP: Cạnh tranh với hàng TrungQuốc?(Doanh nghiệp) - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) từnăm 2014 bắt đầu thực hiện nhiều dự án dệt 100% vốn cũng như hợp tác nhằm đón đầu TPP.

Trung Quốc hưởng lợi TPP dệt may thay VN: Cần làm gì? FDI dệt may: Địa phương bắt đầu tính toán thiệt hơn

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam chiasẻ với TTXVN.

Theo ông Trường, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) từ năm ngoáiđã bắt đầu thực hiện nhiều dự án dệt 100% vốn cũng như hợp tácvới các công ty khác nhằm đón đầu Hiệp định xuyên Thái Bình Dương(TPP).

Tuy nhiên, lượng vải được tập đoàn sản xuất dự kiến chỉ dùng đểcung ứng cho các công ty thành viên, liên kết của tập đoàn màkhông bán ra thị trường.

Từ năm 2013, Vinatex đã đầu tư 51 dự án, trong đó có 14 dự ánsợi, 15 dự án dệt, 15 dự án may, và 7 dự án khác (hạ tầng, trườngđào tạo...), với tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành vào năm 2016, các dự án, năng lực sản xuất vảicủa Vinatex tăng thêm 100 triệu mét, nâng năng lực sản xuất vảicủa toàn tập đoàn lên 300 triệu mét, có khả năng đáp ứng 50-60%nhu cầu của toàn tập đoàn. Riêng Tổng công ty Cổ phần may ViệtTiến mỗi năm đã cần khoảng 100 triệu mét vải để sản xuất hàng maymặc.

Có thể thấy, với sự lớn mạnh liên tục, ngành dệt may Việt Namđang là đối tượng cạnh tranh trên toàn thế giới, vì thế việc đổimới, sáng tạo đang là áp lực đối với các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam.

"Nhằm thích nghi tốt trong điều kiện mới, Vinatex đang đầu tưtheo chuỗi từ sợi, dệt, nhuộm. Điều này có tác dụng tích cực chongành, giúp chủ động nguồn nguyên liệu và hạn chế nhập siêu.

Quan trọng hơn, với việc chủ động nguồn vải, sản phẩm của cácdoanh nghiệp sẽ đáp ứng được điều kiện xuất xứ để được hưởng ưuđãi thuế quan. Vì vậy, vải là sản phẩm cạnh tranh của Vinatex",ông Trường cho biết.

Ngành dệt may Việt Nam cần có những bước tiến mạnh dạn hơn để đón cơ hội từ TPP

Ông Lê Quốc Ân, Cố vấn cao cấp của Hiệp hội Dệt may Việt Nam(Vitas), thành viên nhóm công tác của Vitas tham gia đàm phán TPPcho biết, Hiệp định TPP sẽ mang lại cho ngành dệt may Việt Nam cơhội rất lớn ở các thị trường thuộc khu vực này, đặc biệt là ở thịtrường Mỹ.

"Hiện nay, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế NK sảnphẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ ở mức 17%, trong đó, nhiều dòngsản phẩm phải chịu mức thuế cao trên 30%, nếu được giảm hoặc miễncòn 0% thì dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế tranh rất lớn trước cácnước XK khác trong khu vực", ông Ân cho biết.

Tuy nhiên để được hưởng ưu đãi này thì đó phải là sản phẩm dệtmay của Việt Nam. Nhưng trên thực tế bên cạnh sự khởi động chậmchạp của các DN dệt may trong nước thì một làn sóng DN dệt maynước ngoài đã kịp đổ bộ vào Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông...đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm...

để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nước chỉ thựchiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nướcngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạonguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu.

Tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Forever Glorious thuộc tập đoànSheico (Đài Loan) cam kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khaimột dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặcchuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước.

Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International(Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để phát triển dự ánTrung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặccao cấp.

Ở khu vực phía Bắc, tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc)vừa được chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theoquy trình khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốnđầu tư 68 triệu đô la Mỹ.

Một nhà đầu tư của Hồng Kông cũng đã đề xuất dự án khu côngnghiệp dệt may quy mô 1.000 héc ta tại địa bàn tỉnh này.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Trung Quốc đang muốngiành lấy cơ hội khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) mà họ không phải là thành viên.

"Nếu với tư cách là một nhà đầu tư FDI thì Trung Quốc chỉ là mộtnhà đầu tư nhỏ ở Việt Nam. Tuy nhiên cái bất cập ở đây là TrungQuốc không phải bỏ tiền vốn đầu tư nhưng lại nhận được rất nhiềudự án lớn ở Việt Nam ở các ngành quan trọng", bà Lan cho biết.

Theo đó bà Lan cũng như nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu cácDN dệt may Việt Nam không nhanh chân, các chính sách không kịpthời thì cơ hội này Việt Nam cũng không nhận được giá trị thựccủa nó.

TPP MỚI CHỈ LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN

Muốn hưởng lợi thế từ TPP, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể và bản thân DNphải chủ động tạo sức mạnh cho mình.

Năm 2013, Vinatex cán đích gần 3 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với 2012. Toàn ngành đãcán đích xuất khẩu 20 tỷ USD. Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh thị trường trongvà ngoài nước suy giảm; đặc biệt là tất cả các thị trường Mỹ, châu Âu có tỷ lệ thấtnghiệp cao, ảnh hưởng đến sức mua. Tuy nhiên, nhìn trong dài hạn, nhất là trong tư thếchuẩn bị đón nhận cơ hội thị trường lớn khi Hiệp định TPP được ký kết, ông Lê TiếnTrường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinatex cho rằng, có rất nhiều thách thức mà Tậpđoàn nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung đang phải đối mặt.

TPP mới là điều kiện cần

Theo ông Trường, trong cái khó khăn của dệt may, bên cạnh vấn đề phát triển thịtrường, giải quyết việc làm, tăng lương, đảm bảo an sinh xã hội... thì đối mặt với vấnđề buôn vải. Tuy không phải buôn lậu mà là buôn chính thức nhưng như... buôn lậu.Chẳng hạn, có những hóa đơn nhập vải từ Trung Quốc dưới giá thành (ví dụ giá 30.000 -40.000 đồng, nhưng xuất hóa đơn ghi giá chỉ 8.000 đồng), tức là không chịu thuế.

Cho nên, trong năm 2014, ông Trường đề nghị lãnh đạo Bộ Công Thương, Chính phủ chỉ đạosát sao vấn đề này. “Vì nó không phải hoạt động chuyển giá mà là trốn giá từ khâunhập. Điều này ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất dệt may trong nước. Đây cũng là cácthách thức cho chúng tôi khi chuẩn bị cho TPP”- ông Trường nhấn mạnh.

Bàn về lợi thế khi gia nhập TPP, ông Trường cho rằng, “Nếu TPP được ký kết, cũng chỉmới giải quyết được điều kiện cần cho xuất khẩu. Bởi vì, chúng ta đi sau các cườngquốc dệt may đã có nguyên liệu, thiết bị như Ấn Độ, Trung Quốc... Họ đã đi trước 15

năm, khấu hao của họ đã về 0. Cho nên, bây giờ sức cạnh tranh của họ rất mạnh. Họ cósẵn thị trường, nhân lực, đầu tư trước đã khấu hao xong.

Hơn nữa, khi vào thị trường TPP, ông Trường lấy ví dụ, “nếu được lợi về thuế khoảng15%, thì người tiêu dùng các nước trong TPP cũng được hưởng một phần. Khi đó, chắcchắn người tiêu dùng yêu cầu giá hàng nhập khẩu phải thấp xuống, để họ được chia sẻlợi ích thì họ mới tích cực tham gia vào mua hàng của chúng ta”.

Do đó, theo ông Trường, cần phải có giải pháp để bù đắp cho việc mất lợi thế của chúngta. Đó là nếu có TPP, với quản trị tốt, đầu tư hợp lý và chuẩn mực, chúng ta có thểtăng tốc, bùng nổ kim ngạch xuất khẩu”. Vì thị phần của dệt may Việt Nam trên thịtrường thế giới rất lớn. Chẳng hạn, hàng dệt may Việt Nam đang đứng thứ 2 về xuất khẩuvào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch chỉ đạt 8 tỷ USD, trong khi đó Trung Quốc đạt tới50 tỷ USD ở thị trường này.

Cần hình thành gói tín dụng để hỗ trợ đón đầu TPP

Trước ngưỡng cửa TPP, ông Trường đánh giá: Dư địa cho xuất khẩu, nếu có TPP, là rấttốt, nhưng cần phải làm rất nhiều việc. Đó là cần đầu tư cho nguyên liệu là khâu chiphí rất cao (chi phí dệt và nhuộm cao hơn may và sợi).

Bản thân Vinatex đã đi trước một bước là đầu tư mạnh cho khâu sợi và may để đón đầuTPP. Vừa qua, Vinatex đầu tư một loạt các nhà máy may, nhà máy sợi tại các địa phương.Vì bản thân sợi và may đã có thị trường. Cho dù chỉ số lợi nhuận không cao nhưng cũngđã an toàn. Sau đó, khi có TPP, Vinatex sẽ đầu tư nối kết vào khúc giữa là dệt, nhuộmthì sẽ an toàn.

Lý giải nguyên nhân hiện chưa dám đầu tư nhiều vào khâu dệt, nhuộm, ông Trường chohay: “Do ở nước ta đầu tư sử dụng vốn vay, chờ niên độ 2 năm thì định phí này chịukhông nổi”.

Một trong những áp lực nữa khiến sức mạnh của dệt may Việt Nam so với nước ngoài cònhạn chế. Đó là, trong 2 năm gần đây hấp thụ FDI cho dệt may là 1 tỷ USD, trong khi đó15 năm qua cũng chỉ có 3 tỷ USD. Điều này cho thấy, nước ngoài họ cũng căn TPP củaViệt Nam rất kỹ.

Do nguồn lực của dệt may trong nước rất hạn chế, vốn rất khó khăn. Cho nên, “dù chúngta chiến đấu cho TPP rất quyết liệt ở cấp Chính phủ, nhưng để tận hưởng lợi ích từTPP, nếu không làm nhanh khâu đầu tư của dệt may và các ngành khác nói chung, thì nướcngoài sẽ đầu tư vào để hưởng cái lợi này. Bởi với vốn, công nghệ, tài chính, thịtrường có sẵn, các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư rất nhanh. Ví dụ, một nhà máytại Quảng Ninh được đầu tư 5 triệu USD, làm trong vòng 1 năm đã có thể làm tới đâu sảnxuất tới đó”.

Lãnh đạo Vinatex đã mạnh dạn đề xuất Chính phủ nên xem xét cho hình thành gói tín dụngcho các DN phục vụ đón đầu TPP, trong đó có dệt may. Lấy ví dụ so sánh với gói tíndụng 30.000 tỷ đồng cho BĐS, ông Trường cho rằng: Nếu dệt may cũng có được gói khoảng10.000 tỷ đồng cũng sẽ là một thuận lợi cho đẩy mạnh đầu tư tại các địa phương.

Nếu có tín hiệu tốt từ TPP, Vinatex sẽ dành nguồn lực đầu tư nhanh cho dệt, nhuộm đểđón đầu. Hiện nhiều hạ tầng phục vụ dệt nhuộm là có sẵn, mặc dù trước đây các địa

phương kỳ thị với dệt nhuộm vì lo ô nhiễm môi trường. Nhưng nay Vinatex cam kết rằng,khi đầu tư sẽ đảm bảo xử lý tốt về môi trường, thậm chí cam kết gắn camera tại cácvùng nguyên liệu nối về các lãnh đạo các Sở Công thương và Sở Tài nguyên Môi trường đểkiểm tra. Đây là việc làm rất minh bạch, có trách nhiệm với xã hội.

Tuy nhiên, ông Trường cũng lưu ý: Cần có sự đối xử rất công bằng giữa DN trong  nướcvà DN nước ngoài. Nếu không, DN nước ngoài xử lý môi trường kém, nhưng chi phí thấpnên giá thành của họ thấp hơn, sức cạnh tranh tốt hơn. Khi đó, “chúng tôi làm tốtnhưng lại thiệt thòi nhiều”.

Tuy nhiên, ông Trường cũng thẳng thắn: “Có thực mới vực được đạo, tay không bắt giặckhông được. Cho nên, việc tiếp cận xử lý tài chính trong 5-10 năm chuẩn bị cho TPP làrất quan trọng và cần thiết”. Bản thân Vinatex muốn cổ phần hóa nhanh để huy độngnguồn lực xã hội phục vụ đầu tư đón chờ cơ hội từ TPP.

Nguồn: Vinatex

Hiệp định TPP: Thách thức cho dệt may VN về gia công, làm thuêThứ Tư 14:07 25/09/2013

TIN LIÊN QUAN Ngành dệt may tiết kiệm năng lượng: Hiệu quả thiết thực Ngành dệt may: Liên kết chuỗi để chủ động nguồn lực Hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang EU

(HNMO)- Sáng 25/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May VN và UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hộithảo chuyên đề Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác độngđến DN dệt may Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt May VN cũng công bố Đề án khảo sát ngành dệt may VN năm 2013nhằm phục vụ việc đàm phán của Chính phủ trong Hiệp định TPP cũng như giúp DN nhậnthức về ngành và những thách thức sẽ phải đối mặt.

Hiệp định TPP – cơ hội vàng nhưng thách thức lớn cho dệt may VN

Ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt May cho biết, Mỹ hiện đang khởixướng tiến trình tham gia Hiệp ước TPP cùng 11 quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản vàViệt Nam. Hiện thuế suất trung bình của hàng dệt may VN vào Mỹ là 17,5% và EU là 9,6%.Với TPP, các bên tham gia đàm phán muốn đưa thuế suất của tất cả các mặt hàng về 0%,còn với đàm phán FTA Việt Nam – EU, các bên mong muốn đưa ngay 90% các dòng thuế vềthuế suất 0% trong đó có dệt may.

Đáng chú ý, với tất cả các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, Trung Quốc luôn làđối thủ đáng gờm. Việc Trung Quốc chưa tham gia đàm phán TPP và EU chưa có ý định đàmphán FTA (Hiệp định thương mại tự do) với Trung Quốc mang lại cơ hội lớn giúp VN giatăng xuất khẩu vào Mỹ và EU khi các Hiệp định TPP và FTA với EU được ký kết (hiện kimngạch xuất khẩu dệt may của VN mới chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc). Bên cạnh đó, dệt mayVN còn có thêm điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu sang các nước như: Canada,Australia, Peru và Chilê là những nước đang tham gia quá trình đàm phán TPP.

Tuy nhiên, cũng như giống như đàm phán FTA với Nhật Bản, cả TPP và FTA với EU đều đặtra quy định về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may thậm chí những quy định này cònkhắt khe hơn so với FTA ký với Nhật Bản. Đó là, TPP đề xuất áp dụng công thức “từ sợitrở đi”. Điều này có nghĩa các khâu đoạn từ kéo sợi, dệt- nhuộm- hoàn tất và may phảilàm tại các nước thành viên TPP. Chính điều này đã gây nhiều trở ngại cho dệt may VNbởi phân khúc dệt – nhuộm - hoàn tất đang là “nút thắt cổ chai” của toàn ngành. Hệ quảcủa tình trạng này là ngành may VN phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu (chủyếu là vải) từ nước ngoài (khoảng gần 88% tổng nhu cầu) mà phần lớn những nước này lạikhông nằm trong TPP.

Để tháo gỡ vướng mắc trên, các bên tham gia đàm phán đã đưa ra sáng kiến áp dụng cóthời hạn (có thể là 3 năm) giải pháp “nguồn cung thiếu hụt”. Giải pháp này cho phépmột số nước như Việt Nam, Malaysia, Mexico được tiếp tục mua nguyên liệu từ bên ngoàikhối để sản xuất hàng may mặc xuất vào khối các nước TPP với mức thuế suất bằng 0. Tuyvậy, đoàn đàm phán cũng đang làm rõ tiếp danh mục “nguồn cung thiếu hụt”, số lượnghiện tại, dự kiến áp dụng… 

 

Nhận diện dệt may VN

Với ngành dệt may VN, kể từ khi Chính phủ ban hành chính sách đổi mới, thực hiện chủtrương hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đến nay đã có sự phát triển vượt bậc. Dệt may VN đã vươn lên trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Với gần 4.000 doanh nghiệpvà khoảng 2,5 triệu lao động, năm 2012 dệt may VN đã tạo doanh thu gần 20 tỷ USD,chiếm 15% GDP. 

Mặc dù đạt doanh thu lớn nhưng giá trị gia tăng tạo ra trong nước không nhiều do lệthuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nặng về phương thức gia công. Đó là, cảnước hiện có 5,1 triệu cọc sợi và hàng năm sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên liệu gồmbông tự nhiên chiếm 420.000 tấn và xơ các loại chiếm 400.000 tấn. Thế nhưng năm 2012,bông nhập khẩu là 415.000 tấn chiếm 99% và bông trong nước chỉ đáp ứng được 1% tươngứng 5.000 tấn. Về xơ các loại, tổng nhập khẩu năm 2012 là 220.000 tấn, chiếm 54%.Ngành may năm 2012 có nhu cầu sử dụng khoảng 6,8 tỷ mét vải trong khi tổng sản lượngvải sản xuất trong nước đạt khoảng 0,8 tỷ mét, nhập khẩu 6 tỷ mét, tương đương 88%.

Theo tính toán sơ bộ, khoảng 70% hàng dệt may xuất khẩu của VN được thực hiện theophương thức cắt, ráp và hoàn thiện (CMT). Trong số 4.000 DN hiện có, có 650 DN nướcngoài, số DN VN còn lại đa phần thực hiện phương thức CMT. Tình trạng này nếu khôngcải thiện trong ngắn và trung hạn sẽ khó khai thác được lợi thế do TPP và FTA mang lạinếu công thức “từ sợi trở đi” hoặc yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ được áp dụng. Trongdài hạn, “gót chân Asin” của ngành dệt may không kích thích được người lao động, dễ bịtổn thương khi xuất hiện những thị trường lao động giá rẻ hơn và điều quan trọng hơnlà không tạo được sự phát triển bền vững của ngành.

Hiện cục diện ngành dệt may toàn cầu đang có những thay đổi lớn. Thế giới hình thành 3khu vực sản xuất chính là Trung Quốc, nhóm các nước Tây Nam Á (Ấn Độ, Pakistan,Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ) và khối ASEAN; các khu vực sản xuất này đồng thời cũng lànhững trung tâm tiêu thụ lớn của thế giới. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các trung tâmnày đã thúc đẩy sự ra đời của các khối liên kết khu vực kèm theo những biện pháp bảohộ mậu dịch trong mỗi khối.

Bên cạnh đó là sự lên ngôi của ngành thời trang quyết định quá trình phát triển củangành dệt may toàn cầu. Việc rút ngắn vòng đời sản phẩm của ngành thời trang đã tạo rasự thay đổi căn bản trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị cũng như thời gian đáp ứngđơn hàng và dệt may VN không nằm ngoài xu hướng này.

Trước bối cảnh mới, để tiếp tục duy trì vị thế, tạo dựng ngành dệt may VN phát triểnổn định, bền vững trong chuỗi dệt may toàn cầu đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản.Đó là vải phải sản xuất trong nước, ngành thiết kế cần được củng cố và nâng cấp; thịtrường nội địa cần phải quản lý, khai thác, phương thức gia công cần được thu hẹp.

Doanh nghiệp dệt may Hà Nội cần chuẩn bị gì trong sân chơi hội nhập? 

Ông Nguyễn Đình Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, trên địa bànThủ đô đã khảo sát được 821 DN dệt may. Ở Hà Nội, số lượng DN dệt may nhiều chỉ đứngsau TP HCM, ảnh hưởng đến toàn quốc. Theo quy hoạch đến 2020, Hà Nội sẽ là trung tâmđào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, trung tâm thời trang của cả nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, TP Hà Nộiđã hỗ trợ cho DN. Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Tăngtrưởng kinh tế của Hà Nội 9 tháng đầu năm được 7,9%, sản xuất chung còn giữ được tuycòn nhiều khó khăn. TP đã hỗ trợ lãi suất DN đầu tư mở rộng sản xuất, tiếp đây ngânsách cũng sẽ bơm hàng trăm tỷ hỗ trợ vốn lưu động cho DN. Hiệp định TPP hay WTO mang

đến cả thuận lợi và thách thức cho DN và DN cần tìm hướng đi thích hợp trong sân chơichung này.

Tại hội thảo, đại diện của Tổng công ty May 10 bày tỏ kỳ vọng vào việc nếu TPP được kývào cuối năm nay, theo như lộ trình các bên đặt ra, thuế suất đối với sản phẩm áo sơmi và quần âu (sản phẩm chủ lực của May 10 tại thị trường Hoa Kỳ) có thể giảm từkhoảng 20% hiện nay xuống mức 0-5%. Trong khi đó, các quy định có thể được áp dụng vềchứng minh xuất xứ của vải và sợi đối với sản phẩm may mặc sẽ kích thích các DN đầu tưvào nhóm hàng này, liên kết với nhau và hình thành chuỗi sản xuất, phục vụ việc xácminh xuất xứ sản phẩm gốc tại Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi về thuế.

Để chuẩn bị cho lộ trình trên, năm ngoái, May 10 cũng đã xây dựng một nhà máy sản xuấttrang phục phụ nữ ở Thanh Hóa, định hướng xuất khẩu đi Mỹ. Trước đó, một nhà máy sảnxuất Veston công suất lớn cũng nhắm đến thị trường này. Theo Chiến lược phát triển củaTập đoàn dệt may Việt Nam đến năm 2020 vừa được Bộ Công thương thông qua, liên kếtchuỗi cung ứng giữa các DN xe sợi, dệt, may và thiết kế cũng đã được tính đến. Khichuỗi liên kết này được hoàn thiện, các DN như May 10 sẽ không cần đầu tư cho xe sợi,dệt… mà thay vào đó là sử dụng nguyên liệu trong nước nhiều hơn, nâng được giá trị giatăng trong nước. 

Tại hội thảo, ý kiến của nhiều chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh những chủ trương,chính sách đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, trong sân chơi hội nhập, các DN dệt maycần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tính liên kết của mình và Hiệp hội dệtmay cần phải thực sự là cơ quan tham vấn đắc lực, hiệu quả cho DN và Chính phủ.

Bài 3: 'Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về dệt may'Thứ Hai, 09/02/2015, 09:03RSS Gửi email In tin

PGS.TS Phạm Tất Thắng cho biết Việt Nam đang đứng trước cơ hội để trở thành một cường quốc về ngành dệt may khi TPP, FTAs, AEC...đã và đang đến rất gần. 

Để nói về cơ hội vàng hiếm có của ngành dệt may, Báo NDH đã có cuộc phỏng vấn với PGS. Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương.

 

Việt Nam sắp gia nhập TPP nơi mà Việt Nam đang chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên TPP. Ông đánh giá như thế nào về cơ hộimở ra cho ngành dệt may khi VN chính thức tham gia vào TPP? Ông Phạm Tất Thắng: Đúng vậy, TPP được coi là một cơ hội vàng cho dệt may Việt Nam khi mà với mức thuế suất 17% như hiện nay nhưng chúng ta vẫn chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuấtkhẩu vào 11 nước thành viên của TPP. Nhìn vào kim ngạch xuấtkhẩu, năm vừa rồi tính cả xuất khẩu dệt may và sợi đạt tới 24 tỷ USD. Dự báo trong thời gian tới, đây vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam. Đặc biệt, khi TPP được kí kết, xuất khẩu dệt may còn được kỳvọng sẽ bứt phá hơn nữa bởi hiện nay, tính trung bình, hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu 17% thuế suất. Nếu TPP kí kết thuế giảm ngay về từ 0-5%. Nhìn vào mức thuế suấtcó thể nhìn thấy mối lợi to lớn. Tuy nhiên muốn nắm được cơ hội đó thì cần phải tôn trọng quytắc xuất xứ và tự túc nguồn nguyên liệu hoặc chuẩn bị thị trường nhập khẩu nguyên liệu mới trong các nước TPP (không có Trung Quốc). Quy tắc xuất xứ gây trở ngại như thế nào cho doanh nghiệp dệt may nội, thưa ông? Quy tắc xuất xứ ảnh hưởng rất lớn, TPP có quy tắc xuất xứ từsợi. Nếu nhập nguyên phụ liệu vào thì không được hưởng ưu

đãi về thuế quan. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nội, từ xưa đến nay đã quen với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Nguồn nguyên liệu này phong phú và giá rẻ. Nếu cứ giữ tình trạng như hiện nay, dệt may Việt Nam rất khó nhận được ưu đãi về thuế quan. Như vậy, với quy tắc xuất xứ từ sợi, các doanh nghiệp nội buộc phải tự túc về nguyên liệu hoặc nhập khẩu từ 11 nước thành viên trong TPP. Việc tự túc về nguồn nguyên liệu dườngnhư là không thể với doanh nghiệp nội bởi việc trồng bông ở VN không khả quan, xây dựng các nhà máy dệt, nhuộm vốn lớn rất tốn kém. Cho nên, các doanh nghiệp nội cần tìm nguồn nhập khẩu mới. Việc này là thách thức lớn nhất khi gia nhập TPP của ngành dệt may. Trung Quốc không tham gia trong TPP nhưng họ rất khôn ngoan,thời gian gần đây họ liên tục đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. Mục đích của họ là hưởng lợi, đón đầu ưu đãi về thuế quan mà TPP đem lại. Vì vậy doanh nghiệp Việt phải nhanh nhạy hơn, đừng để Việt Nam gia nhập TPP mà Trung Quốc lại được hưởng lợi lớn. Trước đây nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc nay chuyển qua nguồn nhập khẩu khác các doanh nghiệp lo ngại giá sẽ tăng, phần giá tăng của nguyên liệu không bù đắp được phần hưởng ưu đãi thuế quan? Nếu như các nguyên liệu của Trung Quốc tốt, giá rẻ thì nên nhập khẩu...để sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước ngoài TPP. Như vậy sẽ cân bằng được hơn về vấn đề giá. Dệt may Việt Nam từ chỗ nhập khẩu trên 80% nguyên liệu đầu vào cho tới hiện nay chỉ nhập khẩu khoảng 65%. Đó là sự cố gắng rất lớn của ngành dệt may. Với đà này chúng ta có thể tự túc được nhiều hơn về nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên quanđiểm của tôi là chúng ta không nên tự túc bằng mọi giá, có ý

kiến bảo trồng bông, Việt Nam không nên trồng bông bởi năng suất không cao, cạnh tranh không lớn. Nếu như tự túc về sợi sẽ gây hậu quả cho tương lai, việc xâydựng và vận hành các nhà máy sợi và nhuộm rất tốt cho dệt may nhưng gây hại cho môi trường. Nếu chúng ta khắc phục được yếu tố đó thì mới cân nhắc đến phương án này. Nhìn vào ngành dệt may Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành? Mặc dù chúng ta còn thua xa Trung Quốc nhưng tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về dệt may, có mức xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU,... Tuy nhiên, vấn đề thương hiệu và nguyên liệu vẫn là thách thức. Nhiều thương hiệu Việt Nam vẫn còn nhỏ, nấp bóng dưới các thương hiệu nước ngoài, tỷ lệ gia công lớn. Những nguyênliệu đầu vào của Việt Nam chưa phong phú, chưa đủ khả năng cung cấp cho sự phát triển trong tương lai của ngành. 

Xin cám ơn những chia sẻ của ông! TPP: Cơ hội, thách thức với cải cách và phát triển của Việt NamNgày 15/11/2013, Bộ Công Thương phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Hội nghị với chủ đề “Hiệp định đối tác xuyên TháiBình Dương và quá trình tham gia của Việt Nam”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinhtế và thương mại quốc tế, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu tại Hội nghị

Kỳ vọng lớn từ TPPPhát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Hiệp định đối tácxuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêuchuẩn cao, được coi là hiệp định kiểu mẫu của Thế kỷ 21. Hiệp định này hiện có12 thành viên tham gia bao gồm: Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ốt-xtrây-li-a, Pê-ru, Xinh-ga-po và ViệtNam. Theo tuyên bố của các nhà lãnh đạo TPP tại cuộc họp bên lề Hội nghị cấpcao APEC tổ chức tại Ba-li từ ngày 3 đến ngày 8/10/2013, các nước TPP đang nỗlực thúc đẩy đàm phán để cơ bản kết thúc đàm phán vào cuối năm 2013. Trong bốicảnh đàm phán Hiệp định TPP đang bước vào giai đoạn quyết định, Hội nghị “Hiệpđịnh đối tác xuyên Thái Bình Dương và quá trình tham gia của Việt Nam” được tổchức nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định này cho các cơ quan Nhà nước, cácdoanh nghiệp và các đối tượng chịu ảnh hưởng khác.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ đãtrình bày về quá trình hình thành Hiệp định TPP và tình hình đàm phán đến nay.Theo đó, Hiệp định TPP đã tiến hành 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữakỳ, trong đó có 2 phiên cấp Bộ trưởng diễn ra tại Bru-nây (tháng 8/2013) vàBali (tháng 10/2013). Dự kiến phiên tiếp theo sẽ diễn ra tại Salt Lake City,Hoa Kỳ từ ngày 18 đến 24/11/2013. Phiên đàm phán cấp Bộ trưởng sẽ diễn ra tạiXinh-ga-po vào đầu tháng 12 năm nay. Qua quá trình đàm phán vừa qua, các nướctham dự đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ về nhiều vấn đề quan trọng: Hợp tácvà xây dựng năng lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì sự phát triển, gắn kết môitrường chính sách, Tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, lời văn nhập cảnhtạm thời của khách kinh doanh, chính sách cạnh tranh. Bên cạnh đó vẫn còn gần20 lĩnh vực khác đang được các thành viên tiếp tục đàm phán: mở cửa thị trườnghàng hóa, quy tắc xuất xứ, TBT, SPS, cung cấp dịch vụ qua biên giới, dịch vụtài chính, thương mại điện tử, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ,lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, v.v…)

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng giới thiệu những yêu cầu cơ bản trong các lĩnhvực đàm phán chủ chốt như: cắt giảm thuế quan, dệt may, tự do hóa dịch vụ vàđầu tư, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại, môi trường, lao động vàcông đoàn, doanh nghiệp nhà nước, thương mại điện tử, v.v… Đáng chú ý, nhữngphân tích và nhận định về cơ hội và thách thức từ TPP của Thứ trưởng nhận đượcrất nhiều quan tâm của các đại biểu tham dự. Theo đó, việc tham gia Hiệp địnhTPP sẽ giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu; mở thêm thịtrường cho hàng hóa của Việt Nam; tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốctế; tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; hoànthiện môi trường thể chế; tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tưtrong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động. Tuyvậy, TPP cũng đi kèm với nhiều thách thức trong đó là sức ép cạnh tranh và tácđộng xã hội, sức ép điều chỉnh hệ thống pháp luật, tư duy quản lý và năng lựcquản lý.

Năm bắt cơ hội, ứng phó thách thứcĐại diện ngành Dệt may, một trong những lĩnh vực mà Việt Nam có quyền lợi đángkể trong đàm phán Hiệp định TPP, ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệtmay Việt Nam (VITAS) đã nêu ra quan điểm và cách tiếp cận của ngành Dệt mayđối với Hiệp định TPP. Theo đó, về thương mại và đầu tư, trong 16.000 dòngthuế HS 8 chữ số, hàng dệt may thuộc các chương HS 50-63 mà Hoa Kỳ có nhậpkhẩu, Việt Nam có xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1.000 dòng thuế với thuế suấtMFN bình quân 17-18%. Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ cắt giảm mức thuế quan nàydần về 0%. Về lý thuyết, Quy tắc xuất xứ khuyến khích sử dụng nguyên liệu nộidung khối TPP sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư vào khâu sợi dệt nhuộm tại Việt Nam.Với triển vọng Hiệp định TPP, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ cóthể tăng trưởng 13-20%/năm trong giai đoạn 2013 – 2017 và có thể đạt 25 – 30tỷ USD vào năm 2025, đưa quy mô xuất khẩu toàn ngành năm 2025 đạt khoảng 50-55 tỷ USD. Bên cạnh đó, nếu TPP thúc đẩy tốt đầu tư vào nguyên liệu như dựkiến thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa củangành sẽ đều được nâng cao. Dự kiến ngành sẽ về đích sớm với mục tiêu đạt tỷlệ nội địa hóa 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Ông Lê Tiến Trường nhấnmạnh thêm, TPP cùng các FTA đang đàm phán với EU, Liên minh Hải quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan sẽ là cơ hội lớn tiếp theo cho ngành Dệt may Việt Nam.

Để có thể hưởng lợi từ Hiệp định TPP, ông Trường cho rằng, bản chào thuế cầncắt giảm thuế nhanh, mạnh để tạo động lực đủ lớn; Quy tắc xuất xứ phải có tính

khả thi cao, nếu không sẽ tạo thành rào cản, thách thức lớn cho quá trình thựcthi Hiệp định; Thách thức từ xu hướng đầu tư nhanh, mạnh của khối FDI với lợithế cả về tài chính, công nghệ và thị trường, cần cân đối giữa lợi ích củadoanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI.; Thách thức từ xu hướng đầu tưnhanh, mạnh của khối FDI với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường,cần cân đối giữa lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Bêncạnh đó, ông Trường cũng đề xuất nhiều kiến nghị đối với các cơ quan quản lýnhà nước trong việc nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức từ TPP. Theo đó,cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành Dệt may đến năm 2030, tầm nhìn 2050,trong đó xác định rõ vai trò, vị trí, quy mô của ngành Dệt may; Có chính sáchkhuyến khích các doanh nghiệp dệt may phát triển tích hợp dọc, liên kết chuỗicung ứng; Có cơ chế tham vấn giữa chính quyền địa phương với bộ ngành và hiệphội khi xem xét cấp phép dự án FDI vào ngành Dệt may; Phối hợp với Đoàn đàmphán Chính phủ và nhóm công tác VITAS tuyên truyền, quảng bá về TPP, FTA ViệtNam – EU đến các doanh nghiệp dệt may.

Đại diện cho giới nghiên cứu, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiêncứu và quản lý kinh tế Trung ương nêu lên những kỳ vọng đối với Hiệp định TPP,đưa ra các số liệu tham khảo về tác động của TPP đến GDP và xuất khẩu của thếgiới và Việt Nam. Theo ông Thành, tác động tổng thể của TPP đối với nền kinhtế Việt Nam có thể rất tích cực song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọidoanh nghiệp. Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn và do vậy cạnh tranh sẽ gay gắthơn. Để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội do TPP đem lại cũng như giảm thiểu tổnphí có thể phát sinh khi đất nước hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực vàtoàn cầu, Việt Nam cần phải hết sức nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế (khungkhổ pháp lý, chế tài thực thi) để có thể đáp ứng cam kết trong TPP. Không chỉvậy, Việt Nam cần khôi phục tạo dựng lòng tin đối với thị trường, các nhà đầutư. Điều đó có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc không chỉ vào ý chíchính trị mà cả sự nhất quán trong kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô và tínhquyết liệt trong cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế.