[123doc vn] - phan tich swot vinamilk nhom 1

47
PHÂN TÍCH MÔ HÍNH SWOT CỦA CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) I. Giới thiệu tổng quan về công ty Trong thị trường hàng thực phẩm tại Việt Nam, Vinamilk là một cái tên rất được hay nhắc đến. Đó là một thương hiệu mạnh không những trong nước mà còn cả ở một số thị trường nước ngoài .Để đạt được những thành tựu trên, Vinamilk đã có chiến lược hoạt động đúng đắn và bài bản. Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc, sản lượng sản xuất chiếm tới 65% thị trường tại Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2017, Vinamilk sẽ lọt vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỉ USD/năm. Để trở thành doanh nghiệp sữa chiếm thị phần hàng đầu trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm, Vinamilk luôn tôn chỉ phương châm: Làm ăn trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất. Hệ thống phân phối rộng nhất trong nước với mạng lưới 240 nhà phân phối và trên 140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành. Bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc. Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

Transcript of [123doc vn] - phan tich swot vinamilk nhom 1

PHÂN TÍCH MÔ HÍNH SWOT CỦA CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

I. Giới thiệu tổng quan về công ty

Trong thị trường hàng thực phẩm tại Việt Nam, Vinamilk là một cái tên

rất được hay nhắc đến. Đó là một thương hiệu mạnh không những trong

nước mà còn cả ở một số thị trường nước ngoài .Để đạt được những thành

tựu trên, Vinamilk đã có chiến lược hoạt động đúng đắn và bài bản.

Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

(Vinamilk) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công

nghiệp chế biến sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn

quốc, sản lượng sản xuất chiếm tới 65% thị trường tại Việt Nam. Mục tiêu

đến năm 2017, Vinamilk sẽ lọt vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với

doanh số 3 tỉ USD/năm. Để trở thành doanh nghiệp sữa chiếm thị phần hàng

đầu trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm, Vinamilk

luôn tôn chỉ phương châm: Làm ăn trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với túi tiền người tiêu dùng

Việt Nam và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất

của thế giới vào sản xuất.

Hệ thống phân phối rộng nhất trong nước với mạng lưới 240 nhà phân

phối và trên 140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành. Bán hàng qua

tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc. Sản phẩm Vinamilk còn được

xuất khẩu sang nhiều nước Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

Sau 36 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng

được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới. Với sự

đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản

phẩm từ sữa.

Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng,

bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ với một danh mục các sản

phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn. Sẽ không phải lo lắng

khi dùng sản phẩm của Vinamilk vì Vinamilk phù hợp với mọi lứa tuổi, đối

tượng.

* Triết lý kinh doanh

“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi

khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là

người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm

và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.

* Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản

phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “

* Sứ mệnh

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt

nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao

của mình với cuộc sống con người và xã hội”

* Định hướng phát triển

Mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo

đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực

sau:

• Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới

• Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực

lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng

thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn

• Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu

dùng khác nhau

• Xây dựng thương hiệu

• Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp

• Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn

định và tin cậy.

II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. Môi trường vĩ mô1.1. Nhân khẩu học

Quy mô và tốc độ tăng dân số- Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 tăng 9,47

triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Hiện nay dân số

Việt Nam vào khoảng hơn 86 triệu người.- Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là

1,2%/năm

Nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực

(260 người/km2), sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động. Tuy nhiên

tăng dân số cũng tạo sức ép rất lớn đến những vấn đề chung của xã hội như

việc làm, nhà ở… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người

dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

Cơ cấu dân số:

Theo thống kê năm 2010, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam là:

• 0-14 tuổi: 24%• 15-64 tuổi: 70% • Trên 65 tuổi: 6%

Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào.

Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được nguồn nhân công dồi

dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số

lao động được đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng

được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết

các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải

Sự thay đổi quy mô hộ gia đìnhXu hướng: các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước

đây dần dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu

hướng sống tự lập, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu của nhiều loại hàng hóa,

qua đó ảnh hưởng đến quy mô thị trường của doanh nghiệp. Phân bố dân cư

- Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai

vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân

của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và

Tây Nguyên chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) số dân của cả nước.

Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng, vùng có mật độ đông dân

nhất gấp mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất.

- Dân cư có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành phố, tới các khu

công nghiệp hóa, các khu đô thị mới. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra

mạnh mẽ, các đôthị ngày càng mở rộng và đông đúc, hấp dẫn những người

từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược tập trung vào những vùng thị trường

ở thành phố đồng thời mở rộng chi nhánh ra các vùng trung du, miền núi,

vùng sâu vùng xa

Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo

thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám

sát các giao dịch để tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái hay gian lận khi

hàng chuyển qua các đại lý trung gian. Tuy nhiên việc tập trung này cũng

làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây

dựng được một chiến lược Marketing phù hợp để tồn tại và phát triển.

Chính sách dân số

- Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ sinh từ

1-2 con. Có hình thức xử lý nghiêm với những cán bộ, đảng viên, công chức

sinh con thứ ba trở lên.

- Tăng cường đưa những kiến thức về dân số, về công tác kế hoạch hóa đến

nhân dân

Đây là chính sách phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đất nước còn đang

trong giai đoạn phát triển, còn nhiều khó khăn, trong khi đó quy mô dân số

không ngừng tăng sẽ dẫn đến không đảm bảo được chất lượng cuộc sống và

các vấn đề về môi trường, về xã hội. Điều này có thể làm giảm quy mô dân

số trong tương lai. Do đó doanh nghiệp phải có những chiến lược cụ thể để

tránh bị thu hẹp quy mô thị trường.

1.2. Kinh tế Bối cảnh thế giới:

Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng.

Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2011:

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 đạt 5,89 %

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đây là tốc độ tăng

trưởng đáng tự hào của Việt Nam. Nền kinh tế liên tục phát triển tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh

thủ cơ hội vươn ra thị trường thế giới.

- Tỉ lệ lạm phát: 18,6%

Trong vòng bốn năm từ 2008-2011, có tới ba năm lạm phát ở mức hai

con số (năm 2008 là 22,97%; năm 2010 là 11,76%), đây là bài toán lớn với

kinh tế Việt Nam. Tình trạng lạm phát quá nóng, đặc biệt tại các thành phố

lớn khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến

sức mua của người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp

- Tỉ lệ thất nghiệp: 2,27%

Tuy tỉ lệ thất nghiệp đã giảm so với năm 2009 (4,65%) nhưng vẫn ở mức

cao, phản ánh một nghịch lý, doanh nghiệp vẫn rất thiếu nguồn lao động

nhưng số người thất nghiệp lại không ngừng tăng lên. Điều này là do công

tác đào tạo lao động chưa tốt, chưa có chất lượng cao. Doanh nghiệp phải có

biện pháp nâng cao đội ngũ lao động của mình đồng thời tuyển thêm những

nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc

- Xu hướng tiêu dùng của dân cư

+ Chuyển sang các hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm

+ Chuyển từ hàng ngoại sang hàng nội

Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân đang là cơ hội vô cùng

thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng dịnh thương hiệu.

1.3. Chính trị - Pháp luật

Môi trường chính trị – pháp luật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật có thể tác

động tới hoạt động kinh doanh theo 2 hướng: khuyến khích hoặc kìm hãm.

Môi trường chính trị pháp luật bao gồm:

Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ

Đây được xem là 1 điểm mạnh của môi trường kinh doanh VN. Tình

hình an ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn đinh do ở Việt Nam chỉ

tồn tại 1 Đảng lãnh đạo, không có tình trạng đa Đảng như các nước khác.

Các cơ chế điều hành của chính phủ cũng tương đối rõ ràng và ổn đinh.

Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính

sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ

trao đổi thương mại

Trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World

Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2

bậc so với năm trước. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ

việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch.

- Về các thủ tục hành chính ở Việt Nam: còn quá rườm rà, gây nhiều cản

trở cho hoạt động kinh doanh.

Đăng kí doanh nghiệp ở VN: Mặc dù kể từ khi luật doanh nghiệp

2005 chính thức có hiệu lực, số ngày cấp phép đăng kí KD có giảm xuống

tuy nhiên thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp.

Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy

phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao

so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và

373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu

vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan

chỉ là 10,7%.

- Về việc đóng thuế

Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều

thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu

khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình

quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở

Indonesia là 266 giờ làm việc.

- Việt Nam chưa có cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng

Ví dụ, trong vụ sữa nhiễm melamine, các công ty sữa trong đó có

Vinamilk bị oan và đã được Bộ Y tế chính thức giải oan nhưng thiệt hại của

họ thì không ai bồi thường, nông dân đổ sữa đi cũng không biết kêu ai. Giả

sử doanh nghiệp có khởi kiện yêu cầu Bộ Y tế bồi thường thiệt hại và thắng

kiện đi chăng nữa thì cũng khó có thể nhận được tiền bồi thường vì Luật bồi

thường nhà nước chưa được ban hành.

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và chống độc quyền đã có nhưng

chưa đi vào cuộc sống vì thiếu các quy định cụ thể để thực hiện quyền và

bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Đặc biệt là các hình thức độc quyền gây

thiệt hại lớn cho người tiêu dùng thực tế đang tồn tại. Khi người ta tăng giá

xăng, giá cước vận tải thì lấy lý do thị trường thế giới tăng. Nhưng khi thị

trường thế giới giảm thì người tiêu dùng kêu mãi, người ta mới giảm một

cách nhỏ giọt. Nguyên nhân là do khi quyết định giá thì các doanh nghiệp

ngồi lại với nhau và đưa ra một mức giá chung, người tiêu dùng không có

lựa chọn nào khác. Hành vi móc túi này chưa có cơ chế để xử lý.

- Về việc đăng kí tài sản

Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở

Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn

1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước

đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời

gian đăng ký tài sản.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là minh bạch pháp luật về

thương mại. Muốn minh bạch pháp luật về thương mại thì trước hết cần phải

minh bạch về sở hữu, nhất là quyền sở hữu của cá nhân, sở hữu nhà nước và

sở hữu đất đai.

Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền

sở hữu tài sản là các quyền hiến định. Do đó, bảo đảm các quyền này phải là

nghĩa vụ của nhà nước. Hiện nay, nhà nước đã có các quy định pháp lý về

các quyền này nhưng chưa có được sự đảm bảo hoàn chỉnh. Cụ thể, để đảm

bảo quyền thì phải xây dựng được ba cơ chế bao gồm: cơ chế xác lập quyền,

cơ chế thực hiện quyền và cơ chế bảo vệ quyền. Hiện nay, ở Việt Nam, về

mặt nguyên tắc thì công dân có quyền nhưng chưa có các cơ chế đảm bảo là

chưa có hoặc thiếu, nhất là cơ chế bảo vệ quyền. Cần phải xây dựng các cơ

chế đảm bảo quyền dân sự của người dân trong quá trình lập pháp.

Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến trên nhiều

lĩnh vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn đến

những vụ kiện về mặt này.

Các chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên định hướng xã hội chủ

nghĩa.

Đảng ta đã và đang không ngừng đưa ra các đường lối chính sách

nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp

phát triển.

Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế.

- Tham gia các khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc

và các khu vực mậu dịch tự do khác (ASEAN - Nhật Bản, ASEAN -Ấn

Độ, ASEAN - Hàn Quốc)

- Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

- Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - ÂU (ASEM)

- Tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại 1 số khó khăn:

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều,

chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một

container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669

USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam

là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD.

Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ

sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với

các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh

của Việt Nam.

1.4. Văn hóa – Xã hội

Văn hóa xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh

doanh của một doanh nghiệp. Nó tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm và

nguyên tắc sống của dân cư, hình thành nên thói quen, đặc điểm sở thích của

từng người tiêu dùng ở từng vùng thị trường. Văn hóa Việt Nam mang đậm

bản sắc văn hóa phương Đông. Ví dụ: Người Việt có thói quen thờ cúng tổ

tiên và ăn Tết cổ truyền; nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người

Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiện

để ăn như bát đũa còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa,

thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v... Do vậy, các sản phẩm của sữa chưa

được coi là hàng thiết yếu đối với người Việt Nam.

Sự hiểu biết tường tận về văn hoá Việt là "vũ khí" của doanh nghiệp

Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi chúng ta không thể

dựng hàng rào với tất cả các doanh nghiệp nước ngoài mà không có hàng rào

quanh ta, chúng ta không thể cạnh tranh với người nước ngoài bằng vốn

liếng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...nhưng chúng ta có thể cạnh tranh

bằng Văn hoá . Văn hoá là một thứ không dễ học, là rào cản rất lớn với bất

cứ với người nước ngoài, kể cả người nước ngoài sống nhiều năm ở một

nước.

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của

người Việt Nam, văn hoá Việt Nam để lựa chọn cách thức giao tiếp trong

kinh doanh phù hợp từng vùng thị trường. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh

phù hợp. Giúp nhà Marketing của doanh nghiệp nắm được cách thức tác

động đến từng đối tượng khách hàng ở từng vùng thị trường cho phù hợp.

Phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ

có thế xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ta

một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thế xóa đi một nghành kinh

doanh. Đáp ứng nhu cầu đó, văn hoá đó thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ

thắng trên sân nhà.

Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những vấn đề mới

trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền.

1.5. Khoa học – Công nghệ

Trình độ phát triển khoa học công nghệ của Doanh nghiệp, của các

nghành mang tính quyết định trong kinh doanh ở cả trong và ngoài nước.

Công cuộc cạnh tranh về công nghệ mới không những đảm bảo cho doanh

nghiệp phát triển trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh

tranh. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt

các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ.

Thế kỉ XXI là thế kỷ của sự phát triển khoa học- công nghệ với sự bùng nổ

công nghệ thông tin. Đây là thành tựu lớn nhất của nhân loại, nhờ đó loài

người có thể tiếp cận với thông tin trên thế giới mọi lúc mọi nơi.

Nhận thức được vấn đề này, ở Việt Nam, dù ngân sách nhà nước còn

hạn hẹp, nhưng với nỗ lực của Nhà nước, từ năm 2000 tỉ lệ chi ngân sách

nhà nước cho KH & CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá

trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước.

Hệ thống tổ chức các cơ quan khoa học công nghệ ở từng vùng thị

trường, nhân tố khoa học công nghệ là nhân tố thường xuyên thay đổi và

thay đổi rất nhanh. Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp.

Nó Giúp các nhà Marketing lựa chọn công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị

phục vụ sản xuất, đồng thời có hướng đào tạo người lao động cho phù hợp

với trình độ công nghệ trong và ngoài nước.

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các doanh nghiệp

Việt Nam cơ hội để học hỏi, tiếp cận khoa học công nghệ của các nước bạn,

nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

1.6. Địa lý Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận : Đất liền: 330991 km2, hình chữ S. Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành

kinh tế biển. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang

tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành

đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di

cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài

nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên

thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền

núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng

hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta

giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông

bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển

các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở

cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình,

hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước

láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ

lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức

quan trọng. Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn

kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế XH.

Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước

(đây là điểm khó khăn và cũng là thuận lợi cho Việt Nam).

Vấn đề không mới hiện nay là môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi

đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh

nghiệp và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm

không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các

hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng

nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm.

Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với

những mối lo sau:

• Thiếu hụt nguyên liệu

• Chi phí năng lượng tăng

• Mức độ ô nhiễm tăng

2. PHÂN TÍCH MÔ TRƯỜNG VI MÔ

Các yếu tố môi trường vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ với

doanh nghiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục vụ khách hàng

của doanh nghiệp.

Các yếu tố môi trường vi mô bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh,

các lực lượng bên trong công ty, những người cung ứng, các tổ chức dịch vụ

mô giới Marketing.

2.1.Yếu tố khách hàng:

Khách hàng là một trong những lực lượng- yếu tố quan trọng nhất chi

phối mang tính quyết định tới các hoạt động MKT của doanh nghiệp vì họ là

người đề đạt yêu cầu, mong muốn, là người lựa chọn tiêu dùng sản phẩm,

dịch vụ của doanh nghiệp và là người đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ

của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ những khách

hàng của mình.

Khách hàng gồm có: người tiêu dùng, người trung gian, người sản xuất,

các cơ quan Đảng và Chính phủ.

*Người tiêu dùng: Gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người hiện có

và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Ở Việt Nam đặc tính tiêu dùng giữa 3 miền vẫn còn khá nhiều đặc biệt:

từ nhận biết thương hiệu đến việc chuộng dịch vụ, kênh mua sắm, giá cả, tác

động của quảng cáo.

Những xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2012: Người tiêu dùng có xu

hướng ít mua sắm ở các kênh hiện đại: siêu thị, cửa hàng tiện lợi... mà chọn

chợ là kênh bán hàng có giá thấp hơn. Đặc biệt người tiêu dùng sẽ tranh thủ

mua sắm thường xuyên hơn khi có các chương trình khuyến mãi.

Hàng Việt Nam chất lượng cao đang dần được ưa chuộng vì chất lượng

đảm bảo và giá cả hợp lý, ý thức”người Việt dùng hàng Việt” ngày càng trở

thành niềm tự tôn dân tộc đôi với nhiều người.

Người tiêu dùng quan tâm về an toàn thực phẩm thậm chí nhiều hơn giá

cả và uy tín thương hiệu của sản phẩm nhất là những năm gần đây khi mà

những vấn đề an toàn thực phẩm thực sự trở nên nóng. Khi chọn mua thực

phẩm hay bất kỳ sản phẩm nào người tiêu dùng đều cân nhắc 4 yếu tố: vệ

sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm tươi và ngon, giá cả phải chăng, không

có chất bảo quản.

Những năm gần đây, trào lưu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da một

cách tự nhiên bằng Collagen đang rất phổ biến trên toàn thế giới và tại

Việt Nam. Trong đó, xu hướng chăm sóc da từ bên trong bằng các thực

phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giàu Collagen - một loại protein thiết yếu

để nuôi dưỡng và trẻ hoá làn da - được nhiều phụ nữ hiện đại ưa chuộng.

Nhiều phụ nữ chọn cách ăn hoặc uống Collagen thường xuyên để tăng

cường axít amin và khả năng giữ nước của da, hạn chế nếp nhăn, tăng tính

đàn hồi và giúp làn da căng mịn, giàu sức sống từ bên trong.vinamilk đã cho

ra sản phẩm sữa chua ăn cao cấp Probeauty có bổ sung Collagen. Sản phẩm

đã nhanh chóng được phụ nữ cả nước ưa chuộng và được xem là món quà

dành cho phái đẹp.

*Người trung gian:

Là các cá nhân, tổ chức kinh tế mua hàng hóa, dịch vụ để bán hay cho

thuê nhằm mục đích kiếm lời. Cụ thể hơn là những người bán buôn bán lẻ.

Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là 1 trong những thị trường bán lẻ có

sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Hệ thống siêu thị và các trung tâm

thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh.

Hiện nay ở Việt Nam các trung gian ngày càng nhiều và lớn mạnh tạo

điều kiện thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm 1 cách nhanh chóng và

thuận lợi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Thị trường bán lẻ hiện có nhiều chuyển biến, ở cái nhìn tổng quát có

thể thấy sự dịch chuyển rõ nét trong tốc độ tăng trưởng của từng loại hình.

Tỷ lệ mua sắm ở các siêu thị hiện đại tăng trưởng hàng năm khoảng 20%,

cửa hàng tiện lợi tăng khoảng 14%, mua sắm ở chợ chỉ tăng khoảng 8%, còn

các loại hình bán lẻ khác lại suy giảm. Sự dịch chuyển này bắt nguồn từ việc

thay đổi thói quen mua sắm của NTD. “Bán lẻ hiện đại được NTD ưa

chuộng vì dễ tìm thấy hàng hóa hơn, nhiều hàng hóa an toàn hơn, nhiều sản

phẩm mới hơn... Lối sống của Việt Nam đang thay đổi, dễ thấy nhất là việc

đi mua sắm và giải trí thường cùng lúc, các siêu thị với các khu vực phục vụ

ăn uống, giải trí đáp ứng nhu cầu này”. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp, chủ

yếu vẫn tiêu thụ nhiều qua các đại lý bán lẻ, của hàng nhỏ.

*Người sản xuất:

Là các cá nhân, tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ sử dụng vào việc sản

xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho người

khác để kiếm lời.

Hiện nay Việt Nam ngày càng đẩy mạnh tự sản xuất để đáp ứng các

nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất ngày

càng nhiều và đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu người tiêu dùng. Các

doanh nghiệp sản xuất mua nguyên liệu, thành phẩm, để sản xuất hay tái sản

xuất và bán đi thu lợi nhuận.

*Cơ quan Đảng và Chính Phủ:

Các khách hàng này mua hàng hóa và dịch vụ của công ty về để phục

vụ cho tiêu dùng chugn hoặc chuyển giao nó cho tổ chức hoặc người khác

cần. Các Viện, các trường học các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tài trợ ...

thuộc khách hàng này.

cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đếu có vị thế cao trong quá

trình điều khiển cạnh tranh từ các quyết định mua hàng của họ.Công

ty Vinamilk đã hạn chế được áp lực xuất phát từ khách hàng bằng

cách định giá hợp lí các dòng sản phẩm của mình và đưa ra những

thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời tạo được sự khác biệt hóa

đối với những sản phẩm của đối thủ và các sản phẩm thay thế khác.

2.2. Sức mạnh cạnh tranh của bạn hàng, nhà cung cấp:

Số lượng và quy mô nhà cung cấp:

Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk

Name of Supplier Product(s) Supplied · Fonterra (SEA) Pte Ltd Milk powder · Hoogwegt International BV

Milk powder

· Perstima Binh Duong, Tins

· Tetra Pak Indochina Carton packaging and packaging machines

Vinamilk có 4 trang trại nuôi bò sữa ở Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm

Đồng, Thanh Hóa với khoảng 10.000 con bò sữa cung cấp khoảng hơn 50%

lượng sữa tươi nguyên liệu của công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông

dân.Vinamilk tự chủ động trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ

thuộc vào nước ngoài.Ngoài ra, công ty còn có những đối tác là các trang trại bò sữa trong

cả nước.

Quy mô đối tác:

Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh

vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối

lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa

chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty

Vinamilk.

Hoogwegt International đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế

giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà

sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói

chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Hoogwegt có khả năng đưa ra những

thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh

hướng của thị trường sữa ngày nay.

Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, chúng tôi có các mối quan hệ

lâu bền với các nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua.

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Vinamilk xây dựng 4

nông trại nuôi bò sữa, tự chủ nguồn cung sữa tươi.Về bột sữa nguyên liệu,

do cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện và kĩ thuật nên hiện tại vẫn phụ thuộc

vào nguồn cung của nước ngoài, công ty chưa đủ khả năng thay thế sản

phẩm bột sữa nguyên liệu.Ngoài ra, khả năng thay thế nhà cung cấp của

Vinamilk cũng thấp do sản phẩm của các nhà cung cấp có chất lượng cao,

các nhà cung cấp khác chưa thể đạt được chất lượng tương đương.

Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là

nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp

có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.

Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có

quy mô , sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế

những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ

công.... ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù

họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức.

Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ phía nhà cung cấp.Vinamilk có

thể tự chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ phụ thuộc vào nguồn

nguyên liệu bột sữa.Hơn nữa, công ty Vinamilk đã tạo áp lực cho phía

nhà cung cấp về chất lượng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng tốt cho

sản phẩm.Vinamilk không chịu áp lực từ nhà cung cấp do quy mô và

sự sở hữu các nguyên liệu chất lượng cao và tạo vị thế cao hơn các

nhà cung cấp, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho các nhà cung

cấp nhỏ lẻ nhưng sản phẩm có chất lượng cao.

2.3. Đối thủ cạnh tranh:

2.3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

(a) Đối thủ cạnh tranh hiện hữu: Vinamilk hiện tại có 4 loại đối thủ: Dutch Lady, TH True milk, các công ty sữa trong nước( Hanoimilk, Ba Vì…), các công ty sữa nước ngoài( Nestle, Abbott…).

Bảng phân tích đối thủ

Điểm mạnh Điểm yếuDutch Lady • Thương hiệu

mạnh, có uy tín.• Hiểu rõ được văn

hóa tiêu dùng của người dân.

• Công nghệ sản xuất hiện đại.

• Chất lượng sản phẩm cao.

• Hệ thống phân phối rộng khắp.

• Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt

• Giá cả hợp lí.• Sản phẩm đa

dạng.

• Chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu.

• Chất lượng chưa ổn định.

• Không quản lí được chất lượng nguồn nguyên liệu.

• Tự tạo rào cản đối với các hộ nuôi bò sữa.

• Chưa có được thị phần lớn tại phân khúc sữa bột.

TH True Milk • Chất lượng cao• Chủ động nguồn

nguyên liệu với chất lượng tốt

• Là thương hiệu mới còn thiếu kinh nghiệm

• Sản phẩm sữa ít

• Công nghệ hiện đại

• Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt

• Giá thánh cao

Các công ty sữa khác trong nước( Hanoimilk, BaVì…)

• Hiểu rõ được văn hóa tiêu dùng của người dân.

• Công nghệ sản xuất khá hiện đại.

• Chất lượng sản phẩm cao.

• Giá cả hợp lí

• Chưa tạo được thương hiệu mạnh.

• Sản phẩm chưa đa dạng.

• Thiếu kinh nghiệm quản lí

• Tầm nhìn còn nhiều hạn chế

• Chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu.

• Hệ thống phân phối còn hạn chế.

Các công ty sữa nước ngoài( Abbott, Nestle,…)

• Thương hiệu mạnh

• Chất lượng sản phẩm tốt.

• Có nguồn vốn mạnh

• Sản phẩm đa dạng

• Kênh phân phối lớn

• Công nghệ sản xuất hiện đại

• Công nhân có tay nghề cao

• Chưa hiểu rõ thị trường mới

• Chưa vượt qua được rào cản văn hóa, chính trị

• Giá cả cao.• Tất cả các sản

phẩm phải nhập khẩu.

(b) Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như bột ngũ cốc, thực phẩm chức năng như IMC,

DOMESCO, BIBICA,... nhưng tiềm năng chưa mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm sữa.

thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và xuất hiện thêm nhiều đối thủ mạnh cả về vốn, kinh nghiệm và công nghệ.

2.3.2. Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế đối với sữa không nhiều:

Đối với các sản phẩm chức năng như sữa đặc, sữa bột dành cho trẻ nhỏ,

phụ nữ mang thai hay người già thì các sản phẩm thay thế không nhiều bởi

khó có loại sản phẩm nào có thể thay thế hoàn toàn cho chức năng của

chúng. Tuy nhiên với dòng sản phẩm như sữa chua, sữa tươi… có sự xuất

hiện của một dòng sản phẩm thay thế nổi bật hơn đó là các loại nước giải

khát, nước tăng lực với rất nhiều các nhãn hiệu xuất hiện ngày càng nhiều

trên thị trường. Trước đây VNM có xây dựng chiến lược mở rộng sang lĩnh

vực bia và café song sự mở rộng này đã mang lại kết quả không như mong

muốn. VNM đã thanh lý chuyển nhượng vốn Liên doanh bia Sabmiller cho

đối tác trong năm 2009, sản phẩm Café hòa tan của VNM không thực sự nổi

bật bên cạnh những thương hiệu truyền thống như Trung Nguyên, Nestle

Café hay Vina Café. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy nước

giải khát với các sản phẩm như sâm, bí đao...nhằm mở rộng thị phần sang thị

trường hấp dẫn này. Tỷ lệ lợi nhuận trên các dòng sản phẩm nước giải khát

này có thể lên tới 30%.

Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh trạnh với nhau mà

còn phải cạnh trạnh với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt

Nam.Với những công nghệ cao và nguồn tài chính hùng mạnh các doanh

nghiệp nước ngoài thật sự là một đối thủ đáng gớm của doanh nghiệp Việt

Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra thị trường rộng lớn để xuất khẩu

hàng hóa, dịch vụ đưa nền kinh tế nước ta có những thách thức lớn: cạnh

tranh trở nên quyết liệt hơn không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh

nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

mà còn cạnh tranh trên thị trường trong nước.Điều đó gây sức ép không nhỏ

đối với nhiều doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp có tiềm lực tái chính

và công nghệ yếu kém.

2.3.3. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Sức hấp dẫn của ngành:

Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỉ suất sinh lợi và tốc độ tăng

trưởng cao (Giai đoạn 2009-2011, mức tăng trường bình quân mỗi năm của

ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của

Trung Quốc).

Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng

trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp

dẫn.

Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng

cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt

Nam hiện tại vẫn đang ở mức thấp.

Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu

dùng sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mức tiêu dùng sữa bình

quân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với

các nước châu Á khác.

Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8

kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên

Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20%

( tăng theo thu nhập bình quân)

(Nguồn: Jaccar, BVSC) Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại Việt Nam có mức sinh lời khá cao,

tuy nhiên mức sinh lời giữ các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn. Sản

phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu

quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa

chua có mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa

đặc do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một giảm dần, nên có

mức sinh lới thấp nhất và đạt khoảng 12%/giá bán lẻ.

Những rào cản gia nhập ngành :

a. Kỹ thuật:

Công đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu ra

là hết sức quan trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng.

Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp

vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng.

Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ

hộp đạt tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản.

b. Vốn: Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng

vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi

phí xây dựng nhà máy, chi phi nhân công, chi phí nguyên liệu…

c. Các yếu tố thương mại :

Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ

chăn nuôi, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng... Tuy nhiên, vẫn

chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của

các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được

như mong muốn và gây nhiều cho các công ty trong khâu sản xuất và phân

phối đặc biệt là các công ty mới thành lập.

Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn

tuổi, tiềm năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng

tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.

Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải

khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty

lớn.

d. Các nguồn lực đặc thù:

Nguyên vật liệu đầu vào: phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ

nước ngoài ( 80%).Tuy nhiên, nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các

nguồn đầu vào nguyên liệu sữa.Do đó, chất lượng đầu vào của các công ty

chưa cao, năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài thấp.

Nguồn nhân lực cho ngành: hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế

biến các sản phẩm sữa khá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học

chuyên ngành chế biến thực phẩm…Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực

chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty sữa.

Chính sách của nhà nước đối với ngành sữa: nhà nước đã có những

chính sách thúc đẩy phát triển ngành sữa như khuyến khích mở trang trại

nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần các nguyên

liệu đầu vào nhập từ nước ngoài…

Tóm lại, ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn.Tuy

nhiên, các rào cản của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc

biệt về vốn và kĩ thuật chế biến.Trong tương lai công ty Vinamilk sẽ

có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế

thị trường và sự vượt trội về kĩ thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đấu

vào.Do đó, áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới.

2.4. Các lực lượng bên trong công ty:

Năng lực tài chính:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân

doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo

khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng

sinh lời ... đủ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình

thường.

Năm 2011 là một năm với nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói

chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. là một doanh nghiệp hoạt động trong

ngành kinh tế, với sản phẩm cung cấp cho số đông người tiêu dùng,

Vinamilk không tránh khỏi những khó khăn chung như lạm phát và sức mua

thực tế của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Với nỗ lực không mệt mỏi của toàn bộ hệ thống, doanh thu của

Vinamilk năm 2011 đã tăng 37,2% so với năm 2010. Xét về mặt tốc độ tăng

trưởng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 thấp hơn năm 2010 (37,2%

so với 48,6%). Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu năm

2011 vẫn tăng cao hơn năm 2010. Tổng doanh thu năm 2011 tăng 5.990 tỷ

đồng so với cùng kỳ, từ 16.081 tỷ năm 2010 lên 22.071 tỷ đồng năm 2011.

Mức tăng này cao hơn mức tăng 5.261 tỷ đồng của tổng doanh thu năm 2010

so với 2009.Tuy nhiên, lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu. Năm 2011, giá

nguyên vật liệu đầu vào nội địa lẫn nhập khẩu của Vinamilk tăng cao. Giá

nguyên liệu nhập khẩu tăng không chỉ do giá thế giới tăng mà còn do tỷ giá

uSD/VND năm 2011 tăng 8,47% so với bình quân năm 2010. Giá nguyên

vật liệu nội địa như giá đường cũng tăng mạnh, trong đó riêng giá đường

bình quân tăng trên 20%. Trong khi đó, với mong muốn chia sẻ khó khăn

với người tiêu dùng, Vinamilk đã cố gắng hạn chế mức giá bán trong năm

2011, đặc biệt Vinamilk đã tham chương trình bình ổn giá cho sản phẩm sữa

bột cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và người già. Điều này dẫn tới tỷ lệ giá vốn

hàng bán / doanh thu thuần của Công ty tăng từ 67,2% năm 2010 lên 69,5%

năm 2011.Để bù đắp lại phần nào mức tăng của các nguyên liệu đầu vào,

Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất có thể. Tỷ trọng các

chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao trong tổng chi phí sản xuất năm 2011

là 5,6%, giảm so với mức 6,1% năm 2010. Tỷ lệ chi phí bán hàng /doanh thu

thuần và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần của Vinamilk cũng

giảm xuống chỉ còn 8,4% và 2,1% năm 2011, từ mức 9,1% và 2,5% trong

năm 2010. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí không bù đắp hết mức tăng giá

nguyên vật liệu nên lợi nhuận từ hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2011

chỉ tăng 30,4% so với cùng kỳ.Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động khác

trong năm 2010 cũng cao hơn năm 2011 (609 tỷ đồng so với 237 tỷ đồng

năm 2011) do năm 2010 có lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản nhà

máy cà phê. Một số khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng hết thời

hạn ưu đãi, Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 16,6%, và tỷ suất

lợi nhuận sau thuế / tổng doanh thu năm 2011 giảm xuống mức 19,1%.

Tài sản và nguồn vốn

Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vinamilk tăng mạnh lên

15.583 tỷ đồng, tăng 4.810 tỷ đồng so với đầu năm, tức tăng 44,6%. Trong

đó, tài sản ngắn hạn tăng 3.548 tỷ đồng (tăng 60%) và tài sản dài hạn tăng

1.262 tỷ đồng (tăng 26%).

Trong tài sản ngắn hạn, tăng mạnh nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn. Tại thời

điểm 31/12/2011, Công ty có lượng tiền và tiền gửi ngân hàng là 3.597 tỷ

đồng, tăng 1.377 tỷ đồng (tức tăng 62%) so với mức 2.219 tỷ đồng lúc đầu

năm. Hàng tồn kho và phải thu khách hàng cũng tăng, chủ yếu do hoạt động

sản xuất kinh doanh của năm 2011 tăng trưởng. Thời gian thu tiền khách

hàng và số ngày hàng tồn kho vẫn xấp xỉ năm 2010, tuân thủ theo đúng

chính sách của Công ty. Nợ

phải thu quá hạn của Công ty không đáng kể, chỉ chiếm 0,1% tổng doanh thu

và giảm từ mức 61 tỷ năm 2010 xuống còn 19 tỷ đồng năm 2011, trong đó

chủ yếu là nợ phải thu quá hạn dưới 30 ngày.Tài sản dài hạn của Công ty

tăng do đầu tư tài sản cố định, mở rộng nhà máy là 1.513 tỷ đồng. Đầu tư

vào các công ty con do Vinamilk sở hữu 100% vốn cũng tăng 263 tỷ đồng

do tăng vốn cấp cho Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam (từ 350 tỷ lên

522 tỷ đồng) và Công ty TNHH MTV Sữa Dielac (từ 74 tỷ lên 165 tỷ đồng).

Về mặt nguồn vốn, tài sản tăng thêm được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ

sở hữu. So với đầu năm, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh 4.513 tỷ

đồng, từ 7.964 tỷ lên 12.477 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 56,7%. Trong

đó, khoản thặng dư vốn từ việc phát hành riêng lẻ 10,7 triệu cổ phiếu là

1.267 tỷ đồng, còn lại là từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đem

lại.

Trong khi đó nợ phải trả chỉ tăng 10,6%, từ 2.809 tỷ đồng lên 3.105 tỷ đồng,

tức tăng 296 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty đã hoàn trả toàn bộ 568 tỷ đồng nợ

vay ngắn hạn ngân hàng, và đến cuối năm 2011, Vinamilk hoàn toàn không

vay ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu tiếp tục là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của

Công ty, khi chiếm đến 80% tổng nguồn vốn, tăng thêm 6% so với tỷ trọng

74% lúc đầu năm.

Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm

2011 tiếp tục dương, đạt 2.411 tỷ đồng, so với mức 2.019 tỷ đồng năm 2010,

tăng 392 tỷ đồng.

Về đóng góp ngân sách, trong năm Vinamilk đã nộp vào ngân sách

nhà nước là 2.437 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với mức 1.987 tỷ đồng năm

2010, Vinamilk là một trong các công ty đóng góp lớn nhất cho ngân sách

nhà nước trong các năm qua.

Nguồn nhân lực:

Chất lượng đào tạo nhân lực nhìn chung còn thấp so với yêu cầu nhân

lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội dẫn đến khan hiếm nguồn nhân cao cấp,

... Công nhân có tay nghề cao. Do đó để phát triển kinh tế thì cần phải nhanh

chóng đổi mới công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng ngồn nhân

lực.

Về công tác nhân lực, những năm qua vinamilk đã tuyển chọn trên 50

con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ

sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước

ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn

ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ

được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ

Công đoàn. Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ

nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên

ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trung tâm .

Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3%; tổ

chức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức

khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty ; tham gia thành phố 5

đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo hiểm

xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn được đảm bảo đầy

đủ .

• Đầu tư tạo nguồn nhân lực tri thức cao

Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa

Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công

hay thất bại của doanh nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó

với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với

Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang

Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ

sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất;

máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa.

Con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc đang

học tại các trường đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại

Vinamilk, công ty sẽ đài thọ chi phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh

vật tại Nga trong thời gian 6 năm. Đến nay, công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 em

đi học theo diện này.

Không chỉ hỗ trợ con em trong ngành, Vinamilk còn tuyển sinh viên

tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại TPHCM và đưa đi du học

chuyên ngành ở nước ngoài. Nhờ những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được

thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên

ngành sữa giỏi.

Bà Vũ Thị Bích Nghĩa, phụ trách khâu đào tạo của Công ty Vinamilk cho

biết: “Những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng

dụng hiệu quả những kiến thức đã học ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành

cán bộ nòng cốt ở các nhà máy của công ty và ý thức xây dựng cho sự thành

công của công ty rất tốt”. Không chỉ chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ

cao trong tương lai, ngay cả những CB-CN nào có yêu cầu học tập cũng

được công ty hỗ trợ 50% học phí.

Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực công nghiệp tại Công ty Sữa

Vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm mà bình quân một lao

động của Vinamilk làm ra khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao

động của một kỹ sư phần mềm.

Chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu

nghề nghiệpChúng tôi quan niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược

đầu tư cho sự thành công trong tương lai của công ty. Vì thế, là nhân viên

của Vinamilk bạn sẽ có cơ hội được đào tạo nhằm hòan thiện các kỹ năng,

kiến thức đáp ứng được yêu cầu và thách thức trong công việc. Các khóa

đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cũng như các buổi tham gia huấn luyện

thực tế được chúng tôi tổ chức thường xuyên trong và ngoài nước. Tại

Vinamilk, chúng tôi vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp cụ thể cho

bạn và chúng tôi mang đến các chương trình đào tạo phù hợp nhất giúp bạn

nâng cao hiệu quả làm việc. Một khi hiệu quả làm việc của bạn được nâng

cao, bạn sẽ được giao phó những công việc thử thách hơn và cùng với sự hỗ

trợ tích cực từ đồng nghiệp và cấp trên, mục tiêu nghề nghiệp của bạn chắn

chắn sẽ thành hiện thực.

Kỹ thuật công nghệ: Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc

biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và

bảo quản. Vinamilk đã đầu tư phát triển nền công nghệ của mình tới trình

độ tiên tiến, hiện đại của thế giới.

- Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ”

sang công nghệ “thổi khí”;

- Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua

hết lượng sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước;

- Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng;

- Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh;

- Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản

phẩm, nâng cao thời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu nành;

- Đầu tư thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản

phẩm;

- Đầu tư công nghệ thông tin và điều khiển tự động chương trình trong

dây chuyền công nghệ, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để

tạo ra sản phẩm luôn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn

định...

- Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản

phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-

9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn).

Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-

2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại,

đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS...

Sản phẩm của Vinamilk tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản vì đối

với Vinamilk sức khỏe của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Để làm

được điều này, Vinamilk luôn đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ

tiên tiến nhất trong sản xuất như công nghệ xử lý tiệt trùng, đóng gói vô

trùng”.

Trong thời gian gần đây, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới

bổ sung Probiotics, Collagen, chất xơ cho trẻ em… mang lại nhiều lợi ích về

sức khỏe cho người sử dụng, Vinamilk còn đẩy mạnh đầu tư hệ thống kho

lạnh, xe lạnh, tủ lạnh cho nhà phân phối và các điểm bán lẻ trên cả nước

nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm sữa chua Vinamilk trên thị

trường.

Bên cạnh đó, Vinamilk còn đầu tư mở rộng nhà máy nhằm tăng công

suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị trường: tối đa và tối ưu hóa

công suất của các nhà máy hiện hữu, đầu tư xây dựng nhà máy mới với thiết

bị và công nghệ tiên tiến nhất thế giới nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt

tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa bằng việc tăng

số lượng bò sữa tại 5 trang trại hiện có và tìm kiếm phát triển thêm các trang

trại bò sữa mới trong và ngoài nước.

Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả

các nhà máy. Nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và

Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Là công ty duy nhất tại Việt

Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của

Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất.

Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods),

Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản

xuất. Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn

quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá

trị công thêm khác.

Vinamilk là một doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào quản lý. Hệ thống ERP đồ sộ được tích hợp cùng hệ thống quản lý nhà phân phối DMS và quản trị quan hệ khách hàng CRM, tạo nên một nền tảng công nghệ có quy mô đầu tư vào loại lớn nhất Việt Nam. Bước tiếp theo trong lộ trình triển khai các ứng dụng công nghệ là hệ thống quản lý nhân sự. Với việc lựa chọn Histaff, Vinamilk kỳ vọng đây là một bước đi đúng đắn để có được giải pháp quản lý nhân sự tổng thể, đồng bộ, được tích hợp với hệ thống ERP trên quy mô toàn tập đoàn.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công

nghệ mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế

biến và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa..

Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá

máy móc thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế

biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn ( tháng

12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam ( 2010); , 01 Chi nhánh Cần

Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội ( 2010 ), đồng thời đang xúc tiến xây

dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc ( Tiên

Sơn ) và phía Nam ( Bình Dương ), 2 Nhà máy : sữa bột Dielac2 tại Bình

Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy này sẽ đi vào hoạt

động cuối năm 2012. Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các

nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan...đã được

lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển

giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao.

Đồng thời với việc trao quyền tự chủ trong sản xuất cho các nhà máy thành

viên đã phát huy năng lực, trí tuệ từ cơ sở chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong

thời kỳ đổi mới.

II.5. Các tổ chức dịch vụ mô giới Marketing

Bao gốm một số tổ chức như: tổ chức giới thương mại, các công ty

chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức cung ứng dịch vụ

Marketing, các tổ chức tài chính tín dụng.

Ngành sữa là ngành thực phẩm nên chất lượng được đặt lên hàng đầu.

Do vậy các tổ chức kiểm tra chất lượng sữa được người tiêu dùng đặc biệt

chú ý.

Từ vụ sữa nhiễm Melamine có thể ảnh hưởng tới nhu cầu thị trường:

Ngay khi dư luận đang bức xúc về nguyên liệu và sản phẩm sữa Trung

Quốc có độc tố melamine đang trôi nổi trên thị trường Việt Nam, đồng thời

Bộ Y tế yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa phải

có xác nhận không có melamine, các công ty lớn như Vinamilk, IDP đã

nhanh chóng tiến hành gửi xét nghiệm các mẫu sữa đến cơ quan chức năng

nhằm khẳng định uy tín của mình.

3. Cơ hội và thách thức3.1. Cơ hội:

• Vị thế của công ty trong ngành: Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước có quy mô nhà máy lớn nhất cả nước với công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm.

• Dân số đông cơ hội để mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động

dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản

phẩm.• Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận

lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám

sát các giao dịch.• Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân ngày càng tăng thuận lợi

cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng định thương hiệu.• Việt Nam ra nhập WTO giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, học hỏi

được nhiều kinh nghiệm, khoa học công nghệ của nước ngoài.• Chính phủ không ngừng đưa ra các đường lối chính sách nhằm khuyến

khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.• Là doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu rõ hơn các doanh nghiệp nước

ngoài về văn hóa Việt Nam, giúp nhà quản trị đưa ra các chiến lược

Marketing phù hợp, có hiệu quả.• Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế.• Thị trường sữa Việt Nam là thị trường tiềm năng, cơ hội phát triển cao.• Vinamilk có hệ thống nhà cung cấp lớn, ổn định, chất lượng nguyên liệu

cao, tạo được vị thế cao hơn các nhà cung cấp.

• Sản phẩm thay thế không nhiều làm giảm áp lực cạnh tranh.• Các đối thủ cạnh tranh muốn gia nhập thị trường cũng phải chịu nhiều

rào cản lớn như: vốn cao, kỹ thuật chế biến sữa phức tạp, đảm bảo chất

lượng nguyên liệu đầu vào tốt...• Là doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, tạo cơ hội mở rộng thị

trường.

3.2 Thách Thức:

• Dân số đông và tăng nhanh khiến các doanh nghiệp chịu sức ép rất lớn

đến những vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở… ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và vô hình chung

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.• Thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của

các doanh nghiệp, giảm năng suất và hiệu quả lao động.• Việc tập trung dân cư cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,

đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược Marketing

phù hợp để tồn tại và phát triển.• Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế...)• Gia nhập WTO xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như vốn lớn,

công nghệ hiện đại, nhiều kinh nghiệm quản lý...

• Các thủ tục hành chính, cơ chế quản kinh tế ở Việt Nam: còn quá

rườm rà, gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh.

• Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những mối lo sau: Thiếu

hụt nguyên liệu, chi năng lượng tăng, mức độ ô nhiễm tăng.

• Nguy cơ đối thủ tiềm ẩn lớn vì sữa là thị trường tiềm năng.

• Nguyên liệu sữa chủ yếu là nhập khẩu nên phải chịu áp lực chi phí cao

và biến động tỷ giá.

• Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vinamilk là những đối thủ cũng có

thương hiệu, công nghệ sản xuất cao, chiến lược Marketing tốt như:

Dutch Lady, Hanoimilk, BaVì.

• Sản phẩm sữa tại Việt Nam chưa được coi là thiết yếu nên mức tiêu

dùng hiện tại chưa cao.

III. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Vinamilk

1. Điểm mạnh: • Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt

• Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh

• Giá cả cạnh tranh

• Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp

• Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng

tin cậy

• Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.

• Đột phá thị trường mới

• Biến đối thủ thành đối tác

• Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường

• Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động

kinh doanh bền vững.

* Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt.

+ Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây

dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt

Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành

lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam.

Vinamilk thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị,

không ngừng đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng. Bởi vì là một

thương hiệu mạnh nên Vinamilk dẫn đầu rõ rệt về mức độ tin dùng và yêu

thích của người Việt Nam đối với các sản phẩm dinh dưỡng. Chất lượng

quốc tế luôn được Vinamilk cam kết và khẳng định để thực hiện mục tiêu

phát triển bền vững.

+ Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam: Vinamilk có

kinh nghiệm, am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty

tập trung, nỗ lực để xác định và hoàn thiện các đặc tính sản phẩm. Điển hình

với sự am hiểu sâu sắc và nổ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm

Vinamilk Kid đã trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy

nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong

năm 2007.

* Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh

Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng với trên 200 sản

phẩm sữa và các mặt hàng từ sữa,phục vụ nhiều đối tượng người

tiêu dùng. Có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục

tiêu chuyên biệt như: trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các

sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café. Các

sản phẩm đa dạng với các kích cỡ bao bì khác nhau mang đến cho

khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang

theo dễ dàng.

Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để tăng khả năng phục vụ và tối đa

hóa lợi nhuận trên cùng một phân khúc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi doanh

nghiệp đã có những sự thấu hiểu và kinh nghiệm trong việc đáp ứng nhu cầu

đối với phân khúc đó.

* Giá cả cạnh tranh: doanh nghiệp có khả năng định giá bán trên thị

trường.

Vinamilk đã mở ra phong trào nuôi bò sữa trong nước, tạo lập các

vùng nguyên liệu sữa để giảm dần nguyên liệu nhập ngoại vào những năm

đầu thập niên 1990. Đồng thời là nhà thu mua sữa lớn nhất cả nước nên có

khả năng đàm phán giá với nhà chăn nuôi, giúp giảm giá thành sản phẩm và

tạo ra các sản phảm cạnh tranh về giá.

* Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp

Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp là yếu tố thiết

yếu dẫn đến thành công của Vinamilk trong hoạt động, nó cho phép

công ty chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo cho việc

đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên

phạm vi cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Vinamilk đã bán

sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng với hơn 140.000 điểm bán

hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh

nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các

nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng

thời quảng bá sản phẩm của công ty. Đội ngũ bán hàng kiêm luôn nhiệm vụ

hỗ trợ các hoạt động phân và phát triển cácquan hệ với các nhà phân phối

và bán lẻ mới.

Ngoài ra, còn tổ chức nhiều hoạt động quảng cáo, tiếp thị với các nhà

phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu

trên khắp đất nước.

Cùng với mạng lưới phân phối trong nước, Vinamilk hiện tại đang

đàm phán các hợp đồng cung cấp với các đối tác tiềm năng tại các nước như

Thái Lan, Úc và Mỹ.

Có các hệ thống bán hàng bằng tủ mát, tủ đông. Việc đầu tư hệ thống

bán hàng hiện đại là một rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham

gia vào thị trường thực phẩm và thức uống bởi vì việc trang bị hệ thống này

đòi hỏi một khoản đầu tư lớn.

* Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa

đáng tin cậy.

+ Nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định là điều vô

cùng quan trọng đối với việc kinh doanh, giúp duy trì và tăng sản

lượng. Xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua

chính sách đánh giá, hỗ trợ tài chính cho nông dân của công ty.

+ Ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại

40% nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước

+ Các nhà máy sản xuất được đặt tại vị trí chiến lược gần nông trại bò

sữa, cho phép công ty duy trì và đấy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp.

Đồng thời cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm

bảo sữa tươi đạt chất lượng tốt.

+ Công ty còn nhập khẩu sữa bột tại Úc, Newzealand đáp ứng

nhu cầu sản xuất về số lượng và chất lượng.

* Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế

Đổi mới công nghệ, lắp đặt các hệ thống dây chuyền sản xuất hoàn

chỉnh, hiện đại, đón đầu công nghệ mới với các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ

sinh an toàn thực phẩm tốt nhất. Công ty xây dựng thêm nhiều nhà máy với

trang bị hiện đại, tiên tiến tại các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, tạo thế

chủ động trong sản xuất, kinh doanh.

Sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà

máy, nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để

ứng dụng vào dây chuyền sản xuất.

Là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng

công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch- hãng dẫn đầu thế giới về công

nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan

(công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand

Milk cũng sử dụng công nghệ này vào quy trình sản xuất. Ngoài ra còn sử

dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để

cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm.

Cùng với công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại và tiên tiến. Với công

nghệ này sản phẩm không những vẫn đảm bảo được dinh dưỡng gần như

trọn vẹn, an toàn mà còn có thể bảo quản ở nhiệt độ thông thường trong thời

gian dài (6 tháng).

* Đột phá tìm thị trường mới

Vinamilk luôn không ngừng nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, tiềm

năng. Đối với thị trường Iraq từ năm 1998, Vinamilk đã xuất khẩu trực tiếp

vào thị trường này.Thế nhưng, từ năm 2002, biến động chính trị tại khu vực

Trung Đông đã làm giảm mạnh lượng hàng xuất khẩu của công ty. Năm

2004, sản phẩm của Vinamilk đã phải dừng lại bên ngoài biên giới Iraq do

những người có trách nhiệm mới ở Iraq muốn có một sự thay đổi về nhiều

lĩnh vực, trong đó cả những quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi xét thầu

sơ bộ, họ phải mời Vinamilk tham gia và Vinamilk đã vượt qua khoảng 15

hãng sữa lớn nhất, danh tiếng nhất thế giới để thắng thầu nhờ các yếu tố chất

lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng mọi lúc, mọi nơi. Tại những

thị trường khác như Mỹ, Úc sản phẩm Vinamilk đều được xuất khẩu trực

tiếp bằng nhãn hiệu của mình.

* Biến đối thủ thành đối tác.

Bên cạnh sự tìm tòi, nghiên cứu những công nghệ sản xuất mới, thì

việc liên doanh, liên kết với các đối tác là một phương châm của

doanh nghiệp.Từ năm 1988, để tạo ra nguồn ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu

và thiết bị, bà Mai Kiều Liên-Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh đã

mạnh dạn đưa ra phương thức liên kết đổi sản phẩm với những công ty trong

nước.Và mới nhất là liên doanh với Tập đoàn Campina (Hà Lan)... Thay vì

đối đầu, Vinamilk chủ động liên doanh với các đối tác nước ngoài để tận

dụng những điểm mạnh của họ cho sự phát triển của công ty. Đó là hệ thống

phân phối trên toàn thế giới, chiến lược marketing toàn cầu... của các tập

đoàn lớn.

Tham vọng của Vinamilk không chỉ dừng lại ở việc khẳng định một

thương hiệu Việt, mà là trở thành một tập đoàn thực phẩm lớn mạnh trong

khu vực và thế giới. Bước khởi đầu cho chiến dịch này chính là việc

Vinamilk đang đầu tư vào những dự án sản xuất ra những sản phẩm mới như

bia, cà phê, bánh...

* Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường

+ Đội ngũ bán hàng có kinh nghiệm phân tích xác định thị hiếu và xu

hướng tiêu dùng tiếp cận thường xuyên với người tiêu dùng ở các điểm bán

hàng

+ Công ty còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên

quan điểm chất lượng và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng

* Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt

động kinh doanh bền vững

+ Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ quản lý nhiệt tình và nhiều

kinh nghiệm trong ngành .Vững nghiệp vụ có thể theo kịp sự thay đổi của

thị trường. Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa

tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát

triển của công ty cho đến hôm nay. Các thành viên quản lý cấp cao khác có

trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán

sản phẩm sữa

+ Vinamilk cũng có một đội ngũ quản lý bật trung vững mạnh được

trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và

lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của Công ty.

+ Vinamilk cũng đã hợp tác với IBM để xây dựng và triển khai cơ sở

hạ tầng CNTT theo yêu cầu, bao gồm hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ

thống phục hồi sự cố và phần mềm quản lý ứng dụng. Những giải pháp này

mang đến cho Vinamilk khả năng mở rộng hệ thống, hiệu năng tối đa và

mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

2. Điểm yếu:• Chưa khai thác được tối đa lợi ích từ chính thương hiệu Việt.

• Khâu Marketing của công ty vẫn còn yếu, dẫn đến chưa tạo được một

thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm

mạnh của công ty. Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm 70%

- 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thươnghiệu nên Vinamilk chưa

có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi

so với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng. Chủ động trong nguồn nguyên

liệu, giá thumua sữa cao hơn các doanh nghiệp khác, hệ thống xe đông

lạnh vận chuyển tốt, dâychuyền chế biến hiện đại là một lợi thế vượt trội

của Vinamilk, nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại chưa được chuyển

tải đến người tiêu dùng.

3. CHIẾN LƯỢC MARKETING THEO MARKETING MIX 4P

B) Địa điểm phân phối (Place)

- Hệ thống phân phối nội địa trả rộng của Vinamilk với độ bao phủ 125000

điểm bán lẻ hiện nay. Hệ thống tủ đông, tủ mát, xe lạnh cũng được đầu tư

mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nhóm sữa chua, tủ mát cho hệ

thống phân phối hàng lạnh và hơn 300 xe tải nhỏ cho các nhà phân phối.

- Mở rộng thị trường nội địa đến người tiêu dùng thông qua 2 kênh:

+ Truyền thống: Nhà phân phối → điểm bán lẻ → người tiêu dùng

+ Hiện đại: Siêu thị và Metro → người tiêu dùng.

- Thị trường xuất khẩu: Công ty luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất

khẩu qua các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhằm duy trì và phát

triển doanh thu xuất khẩu.

- Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại

các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao đặc biệt là vùng nông thôn

và đô thị nhỏ.

C) Giá (Price)

- Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì đây là yếu tố cạnh tranh và khích lệ

người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm.

- Trong tương lai nếu nguồn nhiên liệu trong nước dồi dào và đảm bảo chất

lượng công ty giảm nguồn nhiên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Giá

các sản phẩm sẽ được điều chỉnh phù hợp với thu nhập của người lao động.

- Thường xuyên có những đợt giảm giá, tăng dung tích sữa nhân những ngày

kỷ niệm.

5.3. Sản phẩm (Product)

- Các dòng sản phẩm của Vinamilk cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng

chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của cả gia đình. Tinh khiết từ

thiên nhiên, những điều tốt lành đến với bạn mỗi ngày một cách thật dễ dàng

và đơn giản.

- Củng cố xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh

đáp ứng tốt các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.

- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín

khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến

lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người

Việt Nam để phát triển các dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng

Việt Nam.

- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường nước giải khát có lợi

cho sức khỏe mà thương hiệu chủ lực là V-Fresh nhằm đáp ứng xu hướng

tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát có nguồn gốc từ

thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe của con người.

- Phát triển nguồn nhiên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa ổn định, chất

lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.

- Phát triển toàn diện các danh mục sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới

một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn. Đồng thời mở rộng sang các sản

phẩm giá trị cộng thêm nhằm nâng cao tỉ suất lợi nhuận chung cho toàn công

ty.

5.4. Quảng bá (Promotion)

- Quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông

tin đại chúng: tivi, tạp chí, internet, poster...

- Thường xuyên thay đổi các nội dung, hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự

chú ý quan tâm của người tiêu dùng. Thực hiện các chương trình khuyến mại

lớn dành cho khách hàng: tăng thể tích sữa giá không đổi, tặng kèm đồ chơi

trẻ em...

IV. Kết luận:

Vinamilk phải có những chiến lược để củng cố vị trí kinh doanh hiện tại và

đối phó với các nguy cơ trong tương lai.