TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ...

61
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VI ỆN NGHI ÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --- --- HỒ PHÚ VĨNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CẦN THƠ, 2010

Transcript of TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

--- ---

HỒ PHÚ VĨNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở

HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

CẦN THƠ, 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

--- ---

HỒ PHÚ VĨNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở

HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Mã ngành: 52 62 51 51

Cán bộ hướng dẫn

ThS. VÕ THANH DŨNG

CẦN THƠ, 2010

MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ……………………………………………………………………………….i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………..ii XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN…………………………...iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN……………………………………………...…iv DANH MỤC BIỂU BẢNG………………………………………………………………...v DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………………..vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………vii TÓM TẮT………………………………………………………………………………...viii CHƯƠNG 1.......................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2

CHƯƠNG 2..................................................................................................................... 4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................ 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG........................................... 4 2.2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU .......................................................................4

2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 4 2.2.1.1. vị trí địa lý .................................................................................................. 4 2.2.1.2. Diện tích tự nhiên .........................................................................................5 2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................5

2.2.2. Tiềm năng kinh tế Bạc Liêu ................................................................................6 2.2.2.1. Nông nghiệp .................................................................................................6 2.2.2.1.1. Lúa .........................................................................................................6 2.2.2.1.2. Rau đậu, trái cây .....................................................................................6 2.2.2.1.3. Lâm nghiệp .............................................................................................6 2.2.2.1.4. Chăn nuôi gia súc, gia cầm......................................................................7 2.2.2.1.5. Thủy sản .................................................................................................7 2.2.2.1.6. Muối .......................................................................................................7

2.3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU....................................7 2.3.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 7 2.3.2. Kinh tế huyện Đông Hải ....................................................................................8 2.3.3. Văn hóa -xã hội huyện Đông Hải ........................................................................8

2.3.3.1. Văn hóa ........................................................................................................8 2.3.3.2. Xã hội...........................................................................................................9

2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG HẢI .........................10 2.4.1. Diện tích sản xuất và cơ cấu mùa vụ huyện Đông Hải.......................................10 2.4.2. thị trường Tôm .................................................................................................11

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÔM ........................................................................12 2.5.1. Nghiên cứu trong cả nước .................................................................................12 2.5.2. Nghiên cứu ở Đông Hải – Bạc Liêu ..................................................................14

CHƯƠNG III...................................................................................................................15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................15

3.1. PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ...................................................................15 3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................15

3.3. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU...................................................................................15 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ................................................................15

3.4.1. Số liệu thứ cấp ..................................................................................................15 3.4.2. Số liệu sơ cấp ...................................................................................................16

3.5.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU...................................................................16

3.5.1 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan .......................................................16 3.5.2. Phương pháp phân tích .....................................................................................17 3.5.3. phương pháp thống kê mô tả.............................................................................18

CHƯƠNG IV...................................................................................................................19 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................................19

4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ ................................................................................19 4.1.1. Thông tin chủ hộ...............................................................................................19

4.1.1.1. Tuổi chủ hộ.................................................................................................19 4.1.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ .......................................................................20 4.1.1.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ................................................................20

4.1.2. Thông tin nông hộ ............................................................................................21 4.1.2.1. Thành viên gia đình ....................................................................................21

4.1.2.2.Trình độ học vấn cùa thành viên nông hộ .....................................................22 4.1.2.3. Số thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp ...............................................22 4.1.2.4. Tuổi và giới tính các thành viên nông hộ......................................................22

4.1.2.5. Tình hình tín dụng của nông hộ....................................................................22 4.1.2.6. Thu nhập khác ngoài nông nghiệp................................................................22

4.1.2.7. Phương tiện sản xuất và sinh hoạt của nông hộ ........................................... 22 4.1.2.8. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật...............................................................22

4.2 THÔNG TIN SẢN XUẤT ......................................................................................22 4.2.1. Diện tích đất .....................................................................................................26 4.2.2. lý do chọn mô hình ..........................................................................................26

4.2.3. Tập huấn kỹ thuật canh tác ..............................................................................22 4.2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................28

4.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TẦN SUẤT THAY ĐỔI GIỐNG TÔM ................29 4.3.1. Tổng quan hiện trang sử dụng giống tôm ..........................................................29 4.3.2. Tần suất thay đổi giống tôm..............................................................................29

4.3.2.1. Hiện trạng thay đổi giống tôm trong sản xuất ..............................................29 4.3.2.2. Ảnh hưởng của tần suất thay đổi giống lên hiệu quả kinh tế của nông hộ ....30

4.3.3. phân tích các yếu tố Ảnh hưởng đến năng suất..................................................32 4.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM THÂM CANH......32

4.4.1. Các yếu tố bên trong.........................................................................................32 4.4.1.1. Điểm mạnh .................................................................................................32 4.4.1.2. Điểm yếu ....................................................................................................33 4.4.2. Các yếu tố bên ngoài ........................................................................................33 4.4.2.1. Cơ hội.........................................................................................................33 4.4.2.2 Thách thức ...................................................................................................34 4.4.3. Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất Tôm thâm canh ................................34 4.4.4. Các mong muốn và đề xuất của nông hộ ...........................................................35 CHƯƠNG V....................................................................................................................36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................39 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................39 5.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................39

PHỤ LỤC CHƯƠNG 3……………………………………………………………………42

1

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là mảnh đất nằm ở cực Nam của tổ quốc,

có diện tích tự nhiên khoảng 3.973.429 ha, chiếm 12% diện tích của cả nước; dân số hiện có trên 17 triệu người bằng 21% tổng số dân của cả nước. Trước đổi mới, toàn vùng được chia thành 9 tỉnh. Bước vào thời kỳ đổi mới, lần lượt các tỉnh Minh Hải (nay là Bạc Liêu và Cà Mau), Cửu Long (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh), Hậu Giang (nay là Sóc Trăng và Cần Thơ) được tách đôi, nâng lên thành 12 tỉnh và đến năm 2003, Cần Thơ được tách ra thành 2 đơn vị hành chính Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ. Hiện nay toàn vùng có 13 đơn vị hành chính.

Hình 1. Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh – một vùng quan trọng cung cấp 50% sản lượng công nghiệp của cả nước, là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá lớn nhất của vùng. Mặt khác ĐBSCL nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển ; liền kề và gần cạnh các quốc gia như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia.

2

Với ưu thế trên, vùng có tiềm năng và nguồn lực phát triển, nhất là phát triển nông nghiệp. Gần 20 năm đổi mới vừa qua, toàn vùng đã có nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực. Đây là một vùng chuyên trồng lúa nước, cây ăn trái nhiệt đới, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản lớn nhất cả nước. Hàng năm cung cấp 50% sản lượng lương thực và 95% kim ngạch xuất khẩu gạo, trên 60% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Trong những năm gần đây ĐBSCL góp phần rất lớn vào tỷ trọng sản xuất nông sản và xuất khẩu.

Với những tiềm năng trên và sự đóng góp đáng kể và GDP của cả nước, nhưng ĐBSCL được đánh giá là nghèo và chậm phát triển. Do đó, việc phát triển nhanh và vững chắc ĐBSCL sẽ góp phần đảm bảo tăng trưởng chung của cả nước với tốc độ cao. Đây không phải là trách nhiệm chung của vùng mà còn là sự phối hợp có trách nhiệm chung của các tỉnh thành phố có liên quan và sự điều phối của Chính phủ.

Thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông lâm ngư nghiệp của vùng ĐBSCL có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt theo hướng nhu cầu của thị trường, tăng nhanh năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tiễn cũng nãy sinh một số vấn đề cần thiết phải nghiên cứu để có những biện pháp hữu hiệu.

Nhiều nghiên cứu về hệ thống canh tác đã được thực hiện trong những năm 1990 - 2000 (Viện Hệ thống canh tác, báo cáo tổng kết dự án năm 1995 và năm 2000) và gần đây với chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm nông nghiệp đã góp phần giúp nông dân giảm nghèo, tuy nhiên việc chuyển đổi còn nhiều rủi ro, bất cập.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông – lâm – thuỷ sản vùng ĐBSCL trong thập niên 1990 – 2000 diễn ra theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng các ngành nông nghiêp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) đồng thời từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Tuy nhiên sự dịch chuyển này còn chậm so với nhu cầu đặt ra, điều nàu phản ánh qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng chưa phát triển mạnh.

Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL đã diễn ra theo hướng phát triển. Sự chuyển dịch đã bắt đầu theo hướng hành hoá nhất là đối với nhóm cây hoa màu và cây ăn trái. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm do khó khăn của thị trường nông sản.

Từ những lý do trên, việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bạc Liêu là tỉnh ở miền Tây Nam bộ thuộc Khu vực Đồng bằng Sông cửu Long nằm phía Đông Bắc của bán đảo Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km (phía Bắc) và cách thành phố Cà Mau 67 km (phía Nam).Với mạng lưới giao thông đường thủy và đường bộ như: quốc lộ 1A, Bạc Liêu có điều kiện

3

thuận lợi nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có điều kiện giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 2. bản đồ tỉnh Bạc Liêu

- Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang. - Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng. - Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau. - Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.584,1 km2, các đơn vị hành chính bao gồm 6 huyện, 1 thành phố: Thành phố Bạc Liêu, các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải.

Là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn trong vùng ĐBSCL, Bạc Liêu với tổng diện tích đất nông nghiệp là 222.893,19 ha, trong đó đất nuôi tôm quảng canh chiếm hơn 56,2% (Huỳnh Đào Nguyên, 2008). Ngoài thế mạnh về nuôi tôm quảng canh, trồng lúa và làm muối, Bạc Liêu còn có những vùng sản xuất tôm thâm canh với diện tích sản xuất cao nhất ĐBSCL, trong đó Huyện Đông Hải được mệnh danh là thủ phủ của nuôi tôm thâm canh, là vùng chuyên canh nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu và sản xuất tôm ở đây đã hơn 10 năm. Đông Hải với diện tích tự nhiên khoảng 538,8 km2 (Phạm Thi Kim Phượng, 2009), là vùng đất giáp biển thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản luôn được xem là thế mạnh phát triển của huyện trong những năm qua.

4

Vùng chuyên canh tôm của Đông Hải đang sản xuất hai năm ba vụ với tôm Sú là chủ lực. Với phương châm sản xuất nuôi trồng thủy sản là chủ lực, Đông Hải từng bước khoanh vùng, cùng với hệ thống kiểm soát hoàn chỉnh, góp phần rất lớn vào việc sản xuất và tăng sản lượng giống đặc sản chủ lực của địa phương nói riêng và của tỉnh nhà nói chung.

Để sản phẩm tôm đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì tôm phải sạch hóa chất, có chất lượng cao. Do đó tôm hàng hóa cần phải được sản xuất bằng giống đã kiểm dịch. Tuy nhiên, hiện nay người dân huyện Đông Hải sử dụng rất nhiều loại giống khác nhau, phần lớn là nông dân mua giống tại các trại giống trên địa bàn, do đó khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu ra và khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường,. Vì vậy, đề tài “ phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.” được thực hiện nhằm mục đích phân tích hiện trạng nuôi tôm thâm canh và chất lượng tôm ở địa phương, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi Tôm Sú thâm canh, đề xuất giải pháp làm tăng chất lượng con tôm tốt hơn, hiệu quả kinh tế và giá trị xuất khẩu cao thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn lực nông hộ.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông hộ chuyên canh tôm thâm canh ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Phân tích hiện trạng nuôi tôm thâm canh ở địa phương. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm Sú thâm canh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nông hộ. Đề xuất giải pháp làm tăng hiệu quả kinh tế và giá trị xuất khẩu cao thông qua

việc sử dụng hợp lý nguồn lực nông hộ.

5

Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất giàu có và màu mỡ, "vựa lúa" của Việt Nam với hệ thống kênh rạch chằng chịt luôn là nét độc đáo của đất Phương Nam trù phú. Hơn một nửa đồng bằng đang được canh tác, sản xuất đủ thóc gạo nuôi sống cho cả đất nước. Trái cây cũng là một thế mạnh của khu vực ĐBSCL với nhiều loại đặc sản như nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt… ĐBSCL có vị trí như một bán đảo; phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700 km), phía Tây giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ, vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng. Sông Mêkông chảy vào ĐBSCL chia thành hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở đây phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta. ĐBSCL gồm 13 tỉnh thành với diện tích tự nhiên toàn vùng là 3.973.429 ha (chiếm khoảng 12% diện tích cả nước ) ; trong đó có khoảng 65% diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Dân số khoảng 17 triệu người ( chiếm khoảng 20% dân số cả nước ); là vùng châu thổ phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, hàng năm cung cấp trên 50% sản lượng lương thực, thuỷ sản, trái cây cho cả nước.

Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. các tỉnh ĐBSCL, Với một tiềm năng phong phú và đa dạng, ĐBSCL vẫn đang tiếp tục mời gọi đầu tư nước ngoài nhằm phát huy hết lợi thế của mình, tạo môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khai thác hiệu quả tiềm năng phong phú này. Tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực ĐBSCL tính chung từ năm 1988 đến hết tháng 7 năm 2005 đạt 1.838,8 triệu USD.

2.2. Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý

Bạc Liêu là tỉnh ở miền Tây Nam bộ thuộc vùng Đồng bằng Sông cửu Long nằm phía Đông Bắc của bán đảo Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km (phía Bắc) và cách thành phố Cà Mau 67 km (phía Nam).

- Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang. - Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng. - Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau. - Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

6

2.2.1.2. Diện tích tự nhiên

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.584,1 km2, các đơn vị hành chính bao gồm 6 huyện, 1 thành phố: thành phố Bạc Liêu, các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, với tổng cộng 61 xã, phường và thị trấn.

Thành phố Bạc Liêu là đô thị loại III và cũng là trung tâm hành chính của tỉnh.

2.2.1.3 Tài nguyên nhiên nhiên

Khí hậu thủy văn: Thuộc vùng đất nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm: 2.000 -2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 31,5oC, số giờ nắng nóng trong năm 2.500-2.600 giờ. Độ ẩm trung bình: mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới; Không chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt của hệ thống sông Mê Kông nhưng lại chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây. Thời tiết chia ra làm hai mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau.

Tài nguyên đất : Tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2007) 258.534,67 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 222.893,19 ha chiếm 86,21% diện tích (Bao gồm diện

tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp có rừng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối)

Đất Phi nông nghiệp: 22.434,77 ha, chiếm 8,68 % diện tích (Bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn, Đất chuyên dùng và đất tôn giáo tín ngưỡng).

Đất chưa sử dụng: 3.952,20 ha, chiếm 1,53% diện tích. Đất có mặt nước ven biển: 9.254,51 ha chiếm 3,58 diện tích.

Phần lớn đất đai ở Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện.

Tài nguyên nước: Nước mặt gồm hai nguồn nước sinh lợi là nước mưa và nước ngọt từ sông Hậu. Bốn tầng nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Nước mặn và nước lợ thích hợp cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản và làm muối.

Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.606,9 ha – số liệu năm 2007). Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường với chủ yếu là cây mắm, đước.

Tài nguyên Biển : Tỉnh Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nằm song song với tuyến đường Quốc Lộ IA chạy dọc suốt chiều dài của tỉnh, khoảng cách giữa

7

quốc lộ và bờ biển không xa với các cửa biển quan trọng là Nhà Mát, Cái Cùng và Gành Hào, ở đó đã có những cảng cá với nhiều hình thức dịch vụ phục vụ cho nghề khai thác đánh bắt thuỷ sản. Diện tích vùng biển khoảng 40.000 km2. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại. Trữ lượng cá đáy và cá nổi lên đến trên 800 ngàn tấn, hàng năm có thể khai thác từ 240 đến 300 ngàn tấn. Tôm biển có tới 33 loài khác nhau có thể đánh bắt trên 10.000 tấn mỗi năm. Ngoài ra biển Bạc Liêu còn cho phép khai thác nhiều loại hải sản quý khác như mực, nghêu, sò huyết....

2.2.2 Tiềm năng kinh tế Bạc Liêu 2.2.2.1 Về Nông nghiệp

2.2.2.1.1 Lúa Trong những năm qua diện tích canh tác, gieo trồng và sản lượng lúa không

ngừng được mở rộng và nâng cao; Diện tích gieo trồng lúa năm 2008 của tỉnh là 65.981 ha, năng suất 43,60 tạ/ha, sản lượng là 750.400 tấn, chế biến xuất khẩu gạo đạt 65.500 tấn. Cơ cấu giống lúa mới ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm hơn 60% diện tích gieo trồng lúa của tỉnh.

2.2.2.1.2 Rau đậu, trái cây Rau đậu thực phẩm được trồng tập trung ở vùng ngoại ô, vành đai vùng ven

thành phố Bạc Liêu và tập trung ở một số xã, thị trấn thuộc các huyện vùng ngọt hóa Quản lộ Phụng Hiệp, năm 2008 diện tích trồng rau màu, thực phẩm của tỉnh là 13.384 ha, sản lượng đạt 90.619 tấn, sản phẩm hàng năm cung cấp chủ yếu cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh, một số tỉnh lân cận và Tp.Hồ Chí Minh.

Diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày (dừa): 5.065 ha, sản lượng 17.979 tấn.

Diện tích trồng cây ăn quả các loại: 3.797 ha, Sản lượng trái cây các loại: 28.614 tấn (chủ yếu là các loại cây chuối, dứa, nhãn, xoài, cam, dưa hấu).

2.2.2.1.3 Lâm nghiệp Diện tích rừng của tỉnh năm 2008 hiện có là 4.208 ha, rừng ở Bạc Liêu chủ yếu

là các loại cây được trồng ở bãi bồi ven biển có tác dụng giữ đất lấn biển như mắm, đước, sú vẹc, tràm…

2.2.2.1.4 Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Trong chăn nuôi, nét nổi bật là thực hiện có kết quả chương trình nạc hóa đàn heo, đàn heo nuôi thịt có tỷ lệ nạc cao chiếm hơn 70% tổng đàn. năm 2008, tổng đàn heo của tỉnh là 210.985 con, đàn trâu bò là 3.540 con, đàn dê là: 5.947 con và tổng đàn gia cầm là 1.605.000 con.

Trong những năm gần đây tỉnh còn chú trọng phát triển và gây nuôi cá sấu với tổng đàn cá sấu năm 2008 là 42.000 con.

8

2.2.2.1.5 Thủy sản :

Được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo. Bạc Liêu có tiềm năng rất lớn về kinh tế thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2008 là 204.100 tấn, diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2008: 125.167 ha, Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: 130.600 tấn. Trong đó: tôm: 65.750 tấn, cá là 64.850 tấn. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt là: 73.500 tấn, trong đó: tôm: 13.500 tấn, Sản lượng cá: 60.000 tấn. Số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản là 802 phương tiện với tổng công suất là 99.512 CV.

2.2.2.1.6 Muối :

Diện tích đất sản xuất muối năm 2008 là 2.100 ha, Sản lượng muối là 91.000 tấn. Muối cũng là một thế mạnh của huyện đã và đang được đầu tư phát triền, những năm gần đây muối Bạc Liêu đã được xây dựng thương hiệu.

2.3 Tổng quan huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu 2.3.1 Vị trí địa lý huyện Đông Hải

Đông Hải là huyện phía Nam của tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp huyện Giá Rai; Tây giáp huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, ranh giới là sông Gành Hào; Đông giáp huyện Hoà Bình; Nam giáp biển. Diện tích: 538,8 km2 , Dân số:143.393 người ( theo điều tra dân số 01-04-2009), Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Gành Hào và 10 xã là: Long Điền, Long Điền A, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải, An Trạch, An Trạch A, An Phúc, Định Thành, Định Thành A.

Huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bạc Liêu, địa hình bằng phẳng thấp trũng ở phía Tây, đất phèn, nhiễm mặn. Quốc lộ 1A chạy cắt ngang huyện. Sông Gành Hào, kênh Cà Mau - Bạc Liêu là những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện. Huyện có 24 km bờ biển, 2 cửa sông lớn: cửa Cống Cái Cùng, cửa Gành Hào, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch và kinh tế biển, đặc biệt là nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, Đông Hải vẫn là huyện nghèo, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.

2.3.2 Kinh tế huyện Đông Hải

Đông Hải là huyện có chiều dài bờ biển lớn nhất tỉnh Bạc Liêu, kinh tế của huyện cũng chủ yếu dựa vào biển. Người dân Đông Hải có truyền thống làm muối và nuôi trồng, khai thác thủy sản. Năm 2009,toàn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu có gần 400 phương tiện khai thác hải sản, trong đó phần lớn có khả năng khai thác xa bờ. Tuy nhiên, các tàu này đang gặp khó khăn do những lần tăng giá nhiên liệu gần đây nhất.

9

Theo Thông tấn xã Việt Nam, tại thị trấn Gành Hào huyện Đông Hải đã có mấy chục tàu cá năm bờ ngay sau khi nhiên liệu tăng giá trong tháng 08 - 2009 (tăng 1.000 đ/lít).

Đông Hải là huyện sản xuất muối lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Đầu năm 2009, huyện thí điểm mô hình sản xuất muối trên sân trải bạt với diện tích 5.000 m2, sản lượng 3.000 giạ, giá bán 68.000 - 70.000 VNĐ/gịa, cao hơn gần 10.000 VNĐ so với muối sản xuất trên sân đất. Xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải là nơi cung cấp muối nguyên liệu cho xuất khẩu của Bạc Liêu. Năm 2009, toàn huyện Đông Hải có hơn 1.500 ha diện tích sản xuất muối. Đầu năm 2009, nhiều cơn mua trái mùa đã gây thiệt hại nặng cho người làm muối ở đây. Cơn mưa lớn sáng 28-02 đã làm thiệt hại trên 1.500 ha muối đang chuẩn bị thu hoạch của bà con diêm dân. Nơi có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là xã Điền Hải. Trước đó, hồi đầu tháng 2 cũng có 1 cơn mưa trái mùa gây thiệt hại cho nhiều diêm dân. Tổng ước tính thiệt hại sau 2 cơn mưa trái mùa trong tháng 2-2009 là khoảng 12 tỷ VNĐ.

Hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới:

- Đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ khai thác đánh bắt xa bờ - Lập dự án khai thác tiềm năng bãi bồi ven Biển Đông: nuôi nghêu, sò huyết; phát triển các loài thực vật sống dưới tán rừng. - Mở rộng và qui mô sản xuất tôm giống đảm bảo đạt 1,5 tỷ con ( hiện nay chỉ đạt 350 triệu con). - Mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp mở rộng 500 ha tập trung. - Đẩy mạnh dự án kinh tế xã hội nông thôn vùng muối xã Long Điền Tây với tổng số vốn đầu tư trên 24 tỷ đồng. - Lập dự án thiết kế xây dựng khu du lịch sinh thái bãi biển tại Gành Hào, các vườn chim hiện có và xây dựng trung tâm thương mại của huyện. - Đổi mới dây chuyền công nghệ đưa vào sản xuất ở các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

2.3.3 Văn hóa -xã hội huyện Đông Hải 2.3.3.1 Văn hóa

Đông Hải là huyện miền biển, hằng năm tại cửa biển Gành Hào, cư dân biển đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội năm 2009 được tổ chức vào ngày 04 và 05 hằng năm với nhiều hoạt động sôi nổi như: tổ chức cho hàng trăm tàu tuyền đánh bắt hải sản đồng loạt diễu hành ra biển; lễ thỉnh Ông Nam Hải; thả tôm giống ra biển; hội chợ thương mại thủy hải sản....cùng nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, các trò chơi dân gian, giao lưu ẩm thực.

Lễ hội năm 2009, ngoài giỗ tổ truyền thống của ngư dân còn là dịp để Bạc Liêu quảng bá hình ảnh, giới thiệu phong tục, tập quán của ngư dân miền biển đến người dân trong và ngoài nước, khách du lịch phương xa. Ngoài các hoạt động truyền thống như ôn lại truyền thuyết "Cá Ông" và việc hình thành lễ hội, cúng bái các vị thần, lễ

10

hội còn diễn ra các hoạt động mới, lạ như trưng bày sách, tranh, ảnh, hiện vật có liên quan đến nghề cá thu hút nhiều người tham quan.

2.3.3.2 Xã hội

Đông Hải là huyện nghèo, mới thành lập, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Nhiều nơi trong huyện còn chưa có điện thắp sáng, chưa có đường bê tông, trường học - trạm xá đều tạm bợ. Điển hình là 3 ấp: Lam Điền, Canh Điền và Thanh Hải thuộc xã Long Điền Tây. Dù khoảng cách từ những ấp này đến trung tâm xã và trung tâm huyện Đông Hải không xa nhưng đời sống của người dân chẳng khác nào ở một “ốc đảo”. Người dân trong các ấp này sống chủ yếu bằng nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản, trong đó có gần một nửa là hộ nghèo, số còn lại chỉ ở mức trung bình khá, hiếm có hộ giàu. Đường giao thông toàn bộ đều là đường đất, không có cầu bê tông, việc đi lại chủ yếu là đi bộ hoặc dùng thuyền. Thiếu điện khiến cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, nông dân không thể nuôi tôm sú công nghiệp mà chủ yếu dựa vào mô hình nuôi thiên nhiên. Đời sống tinh thần của người dân quá đơn điệu, ti vi đối với nhiều hộ dân ở xóm này vẫn còn là hàng xa xỉ.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng này còn chậm, do chưa có kinh phí. Năm 2009, chỉ duy nhất có dự án nhựa hoá tuyến đường Gành Hào - Hộ Phòng chạy dọc ấp Lam Điền với tổng vốn trên 100 tỷ đồng được Ủy ban Nhân dân huyện xin kinh phí của tỉnh xây dựng, các tuyến đường còn lại phải chờ vốn năm sau và năm sau nữa. Xã Long Điền Tây hiện còn tới 7 tuyến đông dân cư chưa có điện lưới quốc gia. Riêng ấp Lam Điền đang được tỉnh đầu tư đường điện, ở các tuyến còn lại Ủy ban Nhân dân huyện Đông Hải đã kiến nghị lên tỉnh nhiều lần nhưng tỉnh xem xét đầu tư rất chậm.

Hiện nay, huyện Đông Hải và tỉnh Bạc Liêu đang tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án:

Dự án đầu tư xây dựng đường Giá Rai – Gành Hào - huyện Giá Rai và Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

- Quy mô:

+ Tổng chiều dài tuyến: 29,76 km.

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp IV đồng bằng.

+ Tải trọng thiết kế: đường Trục xe 10 tấn; cầu cống H30-XB80.

+ Chiều rộng mặt đường: 7 m.

Mục tiêu đầu tư: xây dựng tuyến đường nối QL1A với thị trấn Gành Hào – trung tâm huyện lỵ Đông Hải, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế của tỉnh, tạo điều

11

kiện phát huy tiềm năng kinh tế biển của khu vực. Tạo thành trục chính để phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong vùng.

- Dự kiến tổng vốn đầu tư: 279 tỷ đồng VN.

- Đơn vị quản lý dự án: Ban quản lý dự án công trình giao thông - Sở Giao thông vận tải Bạc Liêu. Địa chỉ: Đường Trần Huỳnh, Khóm 2, P7, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại: 0781.3953216 Fax 0781.3824061

Dự án Trung tâm thương mại huyện Đông Hải.

- Quy mô: diện tích toàn khu vực dự án 3 ha. - Mục tiêu đầu tư: Trung tâm thương mại buôn bán tổng hợp. - Địa điểm: thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải - Dự kiến tổng vốn đầu tư: 25 – 30 tỷ đồng VN.

- Đơn vị quản lý dự án: UBND huyện Đông Hải. Địa chỉ: khu vực III, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại: 0781.3844385 Fax 0781.384438.

2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Đông Hải 2.4.1 Diện tích sản xuất và cơ cấu mùa vụ huyện Đông Hải

Theo Võ Lợi Dân được trích bởi Phạm Thị Kim Phượng (2009) nghề nuôi tôm ở đây đã hình thành từ nhiều năm nay và không ngừng phát triển. Trước năm 1990-1992 thì người dân Đông Hải chỉ trồng lúa chứ không nuôi tôm, đến những năm 1993-1995 thì theo chủ trương của nhà nước, người dân nơi đây đã chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm, từ năm 2002 – 2005 mô hình nuôi tôm thâm canh mới được phát triển mạnh.

Con tôm đã trở thành vật nuôi truyền thống của người dân huyện Đông Hải. Diện tích nuôi tôm của huyện không chỉ dẫn đầu tỉnh Bạc Liêu mà còn là diện tích khá lớn so với diện tích nuôi tôm của các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, một phần là do Đông Hải có lợi thế về điều kiện tự nhiên mặt khác là do huyện nằm giáp biển nên rất thuận lợi cho việc nuôi tôm này. Hơn nữa Đông Hải có nhiều kênh gạch có thể hạn chế những thiệt hại như ô nhiễm nguồn nước,xử lý nguồn nước dễ dàng hơn, bên cạnh đó cũng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tăng vụ nuôi nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.

Hiện nay, nông dân huyện Đông Hải đang nuôi tôm theo hình thức hai năm ba vụ nạo vét kênh gạch một lần. Do nuôi tôm thâm canh đạt hiệu quả và cho năng suất cao và giá bán tương đối ổn định, chi phí sản xuất cũng tương đương nuôi tôm quảng canh cải tiến cho nên diện tích nuôi tôm thâm canh không ngừng tăng lên cả về diện tích và năng suất.

12

2.4.2 Thị trường tôm

Hiện nay, Giá bán buôn tôm sú tại ĐBSCL vẫn trong xu hướng tăng nhẹ. Tại Bạc Liêu, giá bán buôn tôm sú loại 30 con/kg tăng 4.000 đồng/kg, lên mức 107.000 đồng/kg; tại Cà Mau tăng 7.000 đồng/kg, lên mức 110.000 đồng/kg. Theo Bản tin tuần Thủy hải sản của AGORINFO, dự đoán trong gian tới, giá tôm sú tại một số tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bến Tre…. được vẫn theo chiều hướng tăng khi các nhà máy chế biến sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu mua nguyên liệu một mặt để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trước mắt, mặt khác nhằm tích trữ hàng chuẩn bị cho kỳ nghỉ đông sắp tới.

Một tín hiệu đáng mừng cho thủy hải sản xuất khẩu Việt Nam là vào ngày 1/10 tới đây, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) sẽ có hiệu lực. Theo đó nhiều mặt hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ được miễn và giảm thuế khi vào thị trường Nhật Bản. Cụ thể, 62 mặt hàng thuỷ sản VN sẽ được loại bỏ thuế (mức thuế nhập khẩu là 0%) trong đó mặt hàng tôm sẽ được hưởng ngay thuế suất 0%. Đây là mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản cam kết với 1 nước ASEAN. Với thực tế Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn của thuỷ sản Việt Nam và cũng là thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy giảm kinh tế, việc hiệp định Đối tác kinh tế VJEPA có hiệu lực sẽ trở thành cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và dần chiếm lĩnh thị trường này.

2.5 Tình hình nghiên cứu tôm 2.5.1 Nghiên cứu trong cả nước

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, sản lượng tôm nuôi nước lợ có thể đạt tới 500.000 tấn, tăng 22,5% so với năm 2009. Tuy đạt nhiều kết quả khả quan nhưng hiện nay, người dân đang lo lắng vì bệnh dịch ở tôm đang diễn biến phức tạp.

Các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu cũng lâm vào tình trạng khó khăn, chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất do số lượng các nhà máy chế biến tôm gia tăng nhanh chóng cộng với nhiều nhà máy mở rộng dây chuyền sản xuất dẫn tới sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến, xuất khẩu.

13

Hình 3. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Việt Thắng thăm mô hình nuôi tôm thâm canh tại HTX Nuôi trồng thủy sản Thống Nhất, xã An Trạch, huyện Đông Hải.

Dịch bệnh tràn lan

Ngay từ những tháng đầu năm 2010, nhiệt độ cao và biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, mặn xâm nhập… đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích nuôi tôm sú ở vùng ĐBSCL. Ngoài ra, điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, chưa có kênh cấp và kênh xả riêng biệt, hệ thống thủy lợi hiện đang sử dụng trong tiêu thoát nước nuôi tôm là hệ thống thủy lợi phục vụ cho canh tác nông nghiệp đã bị bồi lắng, ý thức người dân trong việc phòng chống dịch bệnh, dập dịch, ý thức nuôi tôm cộng đồng chưa cao, đây cũng là những nguyên nhân làm cho diện tích tôm bệnh tăng.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, đến đầu tháng 9/2010, người dân đã thả gần 116.000 ha tôm, trong đó nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp hơn 7.600 ha, diện tích còn lại nuôi theo mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp với nhiều loại thủy sản khác. Nhưng do nhiễm vi rút vi bào tử xâm nhập, cộng thêm thời tiết bất lợi nên số diện tích bị thiệt hại khá lớn, đã có gần 20.000 ha tôm nuôi bị chết, gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ đồng.

Tại tỉnh Kiên Giang, đã có trên 10.000 ha tôm nuôi trên nền đất lúa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng bị thiệt hại, do xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng. Nhiều nông dân phải thu hoạch sớm để bù vào chi phí bỏ ra đầu vụ. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả giống 81.163 ha tôm sú, tập trung phần lớn ở 4 huyện vùng U Minh Thượng. Theo phản ánh từ các hộ dân nuôi tôm, giá tôm đang ở mức cao, tình hình dịch bệnh cũng khó đoán, nên khi ao tôm có vấn đề, nhiều hộ nuôi tiến hành thu hoạch ngay.

Từ đầu tháng 7/2010 đến nay, tình trạng tôm chết đột ngột ở Sóc Trăng diễn ra nhanh, diện tích thiệt hại cũng tăng một cách nhanh chóng. Không chỉ là mô hình nuôi quảng canh cải tiến, lần này đến lượt các diện tích nuôi công nghiệp và bán công

14

nghiệp với kỹ thuật nuôi tiên tiến cũng bị thiệt hại nặng. Theo Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, diện tích thiệt hại chủ yếu ở các ao tôm 80 ngày tuổi trở lại, còn tôm trên 3 tháng tuổi vẫn đang phát triển bình thường. Lúc đầu chỉ có một vài ao thiệt hại, nhưng sau đó tốc độ thiệt hại tăng dần lên. Đến nay đã trên 5.000 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Vĩnh Châu, Trần Đề. Các kết quả xét nghiệm mẫu đều chưa xác định được tác nhân gây bệnh.

Tại Tiền Giang, vào những tháng đầu năm (tháng 2-3), tình hình dịch bệnh cũng xảy ra đồng loạt tại một số khu vực, nhất là những hộ nuôi tôm trước lịch khuyến cáo của tỉnh. Tuy nhiên, những tháng tiếp theo tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Đến nay, diện tích tôm bệnh trên địa bàn tỉnh là 172,6ha. Người nuôi tôm đang bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ chính đối với tôm sú và thu hoạch vụ 3 đối với tôm thẻ.

Không đủ tôm nguyên liệu chế biến Xuất Khẩu

Theo nhận định của một số doanh nghiệp thu mua và chế biến thủy sản, giá tôm xuất khẩu trong quí IV sẽ tiếp tục ở mức cao. Vì hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang bước thời điểm cuối vụ thu hoạch chính vụ tôm công nghiệp nhưng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới vẫn tăng cao. Đặc biệt, nguồn tôm cỡ lớn để xuất khẩu đi Mỹ không đủ để chế biến mặc dù đơn hàng cho loại này kể từ sau sự cố tràn dầu ở vịnh Mehico, Mỹ tăng rõ rệt. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL chỉ hoạt động khoảng từ 50 đến 60% công suất.

Vì thiếu tôm sú cỡ lớn, trong khi đây là mặt hàng tiêu thụ chính ở Mỹ, nên các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng cách đẩy giá thu mua lên cao mới có tạm đủ nguồn cung để giữ chân khách hàng trong khi chờ các đợt thu hoạch tôm quảng canh tới. Thực tế này đã làm cho việc kinh doanh thiếu hiệu quả.

Tình hình thiếu nguyên liệu có phần do việc tôm nuôi ở Sóc Trăng hồi đầu tháng 7/2010 đã bị chết hàng loạt, trong khi đây là tỉnh cung cấp lượng tôm nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ.

Hiện nay, giá tôm thương phẩm ở ĐBSCL vẫn đang đứng ở mức khá cao, loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg, 30 con/kg 140.000 đồng/kg. Đối với tôm xuất khẩu, giá xuất khẩu trung bình tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng từ 5 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù giá tôm xuất khẩu tăng mạnh nhưng chỉ những doanh nghiệp nào tự túc được nguồn nguyên liệu, nói cách khác là có đầu tư từ khâu nuôi trồng cho đến sản xuất, là đạt được lợi nhuận cao, trong khi phần lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn chỉ thu mua lại từ nguồn tôm nuôi trong dân.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), dự báo trong các tháng còn lại, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung cấp

15

từ vịnh Mexico vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn từ sau vụ tràn dầu hồi tháng 4. Thị trường Nhật Bản với các loại tôm cỡ nhỏ hơn sẽ tiếp tục được doanh nghiệp quan tâm, khi giữ mức tăng trưởng ổn định về giá lẫn số lượng nhập khẩu. Thị trường Mỹ và Nhật Bản hiện chiếm tổng cộng gần 50% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng Cục Thủy sản, đến hết tháng 8/2010, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt khoảng 222.480 tấn trên 39% diện tích thả nuôi. Trong đó, Cà Mau và Bạc Liêu là 2 tỉnh có sản lượng tôm đã thu hoạch nhiều nhất với 45.490 tấn và 39.859 tấn.

Còn tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, vào thời điểm chính vụ, nguồn tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng tối đa 70-80% công suất các nhà máy chế của tỉnh. Mỗi năm, Cà Mau có thể chế biến 150.000 tấn tôm thành phẩm. Tuy nhiên, hiện năng suất của toàn tỉnh cũng chỉ đạt 10.000 tấn/tháng. Tổng sản lượng tôm chế biến của Bạc Liêu 9 tháng đầu năm đạt 20.118 tấn với 15 nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, mặc dù năm nay, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng nhưng do diện tích thả nuôi tôm nước lợ tăng, nên sản lượng tôm không giảm. Mặt khác, nhu cầu trên thế giới gia tăng và điều kiện thị trường năm nay cũng khá thuận lợi. Bởi vậy, có thể dự báo sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta năm 2010 sẽ đạt kết quả khả quan.

Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính đến ngày 15/8/2010, Việt Nam xuất khẩu 122.702 tấn tôm, thu về 1,02 tỉ USD.

2.5.2 Nghiên cứu ở Đông Hải – Bạc Liêu

Hiện nay, giá tôm thương phẩm tại Đông Hải vẫn đứng ở mức cao, loại 20 con/kg giá dao động từ 200.000 - 220.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá dao động từ 170.000 – 190.000 đồng/kg. Theo nhận định của các doanh nghiệp thu mua và chế biển thủy sản thì giá tôm xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng cao, dẫn đến người dân sẽ ồ ạt thu hoạch tôm để bán cho được giá cao, gây ảnh hưởng đến nguồn thu tôm nguyên liệu cỡ lớn, trong khi đây là mặt hàng tiêu thụ đạt hiệu quả cao.

16

Hình 4. Kiểm tra mẫu nước tại ao nuôi hộ ông Nguyễn Văn Chi, ấp Lam Điền, xã Long Điền Tây, Đông Hải.

Mặc dù giá tôm đạt ở mức cao nhưng nguồn tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng khoảng 70 – 75% cho các công ty chế biến thủy sản, tình hình thiếu nguyên liệu có phần do việc tôm nuôi ở các xã Long Điền, Long Điền Tây, Điền Hải hồi đầu tháng 9/2010 đã bị chết hàng loạt, do giá tiếp tục tăng cao nên người dân vì lợi nhuận cao nên hấp tấp trong việc cải tạo lại ao nuôi cho vụ sau, rút ngắn thời gian xử lý ao nên khi thả nuôi lại vụ tiếp theo tôm đã chết hàng loạt, cho dù đã được tập huấn trước đó.

17

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phạm vi giới hạn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những nông hộ nuôi tôm thâm canh của huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Nội dung nghiên cứu: hiện trạng nuôi tôm của các nông hộ và hiệu quả của mô hình.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2010 đến 12/2010 Địa điểm nghiên cứu: các vùng chuyên canh tôm thâm canh của huyện Đông

Hải, tỉnh Bạc Liêu.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Việc chuyển đổi mô hình nuôi tôm quảng canh sang thâm canh mang lại lợi thế gì cho người dân của huyện?

Mô hình nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thu nhập cao hơn? Việc chuyển đổi mô hình trong việc sản xuất của huyện sẽ bị tác động bởi các

yếu tố nào? Những định hướng nào và những giải pháp gì cho việc chuyển đổi mô hình sản

xuất từ tôm quảng canh sang tôm thâm canh đi đến hiệu quả cao nhất?

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Sự chuyển đổi mô hình canh tác từ tôm quảng canh sang tôm thâm canh đã tác động lên đời sống kinh tế xã hội của nông dân và nông hộ vung chuyển đổi theo hướng hiệu quả kinh tế cao.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm trên thị trường sẽ phát triển theo hướng hiệu quả. Sự chuyển dịch các mô hình canh tác theo hướng bền vững, sử dụng và quản lý

tài nguyên nông nghiệp hợp lý, hạn chế rủi ro và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.4. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1. Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện và xã. Thu thập thông tin thông qua ban lãnh đạo các cấp, cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm các câu lạc bộ và các nông dân sản xuất giỏi thu thập thông tin về vùng khảo sát.

Những thông tin từ niên giám thống kê của Cục thống kê, Chi cục thống kê tỉnh và huyện, thông tin từ internet....

18

Các báo cáo hằng năm của Phòng Nông Nghiệp, trạm Khuyến Nông, trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Hải.

Các trang website có liên quan đến hoạt động nuôi tôm ở Đông Hải.

Các tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.

3.4.2. Số liệu sơ cấp

Phỏng vấn KIP

Phỏng vấn nhóm (PRA):được áp dụng để chuẩn đoán các trở ngại. Một số nội dung thực hiện PRA cấp tỉnh và huyện:

Các hệ thống canh tác phổ biến, đang chuyển đổi mạnh và lợi thế phát triển. Những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống canh tác. Những chính sách tác động đến chuyển đổi hệ thống canh tác. Đánh giá tính bền vững của hệ thống canh tác. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và rủi ro của các mô hình canh tác

phổ biến.

Phỏng vấn nông hộ

Thu thập thông tin bằng phỏng vấn trực tiếp các nông hộ chuyên canh tôm thâm canh của huyện. Tổng số mẫu điều tra là 36 hộ. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (giàu, trung bình, nghèo). Bảng câu hỏi soạn sẵn (xem phụ lục) bao gồm các nội dung sau:

Đặc điểm nông hộ Tài nguyên nông hộ Kỹ thuật canh tác tôm thâm canh Lao động Tín dụng, nhu cầu vốn Giá cả Sản lượng và thu nhập nông hộ Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của nông hộ Đề xuất ý kiến của nông hộ

3.5. Phương pháp phân tích số liệu 3.5.1. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Phương pháp hồi quy tương được sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm.

19

Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân).

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập (xi).

Phương trình hồi quy tương quan có dạng:

Y = a + b1x1 + b2x2 + … + bixi

Trong đó:

Y: năng suất Tôm.

a: là hệ số tự do, nó cho biến giá trị của biến Y khi các biến x1, x2,…,xi bằng 0.

x1, x2,…,xi: các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình (biến giải thích).

b1, b2,…, b3: gọi là hệ số hồi quy, hệ số hồi quy cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập lên giá trị của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định.

3.5.2 Phương pháp phân tích SWOT SWOT là một công cụ để giúp xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách

phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trình phát triển.

- S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (hiện tại).

- W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp hạn chế phát triển (hiện tại).

- O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hoá sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (tương lai).

- T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (tương lai).

20

Phân tích nội bộ SWOT (S) Các điểm mạnh (W) Các điểm yếu (O) Các cơ hội O+S: Kết hợp thế

mạnh để tận dụng cơ hội

O+W: Kết hợp cơ hội để khắc phục điểm yếu

Phân tích bên ngoài (T) Nguy cơ thách

thức T+S: Kết hợp điểm mạnh để hạn chế những nguy cơ

T+W: Khắc phục khó khăn và vượt qua thách thức

- Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS

3.5.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình sản xuất và thực trạng của nông hộ đang canh tác mô hình tôm quảng canh và tôm thâm canh tại huyện Đông Hải.

- Nghiên cứu này sử dụng các công cụ thống kê trong xử lý và phân tích số liệu.

- Phương pháp ước lượng khoảng tin cậy để ước lượng khoảng tin cậy của các chỉ tiêu nghiên cứu (số trung bình, tỉ lệ, v. v.).

- Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê để kiểm định lại độ tin cậy và độ lớn của số liệu thu thập được.

21

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về nông hộ

Tình hình tổng quan của 36 nông hộ thâm canh được điều tra tại các xã Long Điền, An Phúc, Long Điền Tây, Long Điền Tiến, An Trạch, Định Thành huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.

4.1.1 Thông tin về chủ hộ 4.1.1.1 Tuổi chủ hộ

Kết quả điều tra 36 hộ cho thấy đa phần chủ hộ là nam, chỉ có 3 chủ hộ được phỏng vấn là phụ nữ. Có 30 chủ hộ trong độ tuổi lao động (từ 18-60 tuổi) chiếm 83,33%, 6 chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 16,67%, không có chủ hộ nào dưới 18 tuổi. Người có tuổi cao nhất được ghi nhận là 80 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 29 tuổi và độ tuổi trung bình là 50 tuổi. Tuổi tác có ảnh hưởng rất lớn đến kinh nghiệm sản xuất. Thông thường ở những vùng sản xuất nông nghiệp, đa phần chủ hộ đều là nông dân và tham gia sản xuất từ rất sớm nên kinh nghiệm sản xuất sẽ được tích lũy theo độ tuổi tăng dần.

Mặt khác, đa phần độ tuổi chủ hộ được điều tra là từ 29-60 tuổi, điều này cũng thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm năng cao hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.1: Sự phân bố tuổi chủ hộ

Tuổi Tần số Phần trăm (%) 29-60 30 83,33 >60 6 16,67 Tổng 36 100,00 Trung bình 50,15 Độ lệch chuẩn 12,72 Khoảng biến động 29 - 80

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.1.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ Bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ nằm trong trình độ phổ thông, 5

người đạt ở trình độ cấp III chiếm 13,88% và đa số chỉ đạt trình độ cấp I và cấp II. Có 20 người ở trình độ cấp I, chiếm 55,56% và 11 người ở trình độ cấp II, chiếm 30,56%. Chủ hộ có trình độ học vấn cao nhất là lớp 12, trình độ thấp nhất là lớp 1. Trình độ học

22

vấn có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức mới, cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông hộ (Nguyễn Thanh Hiền, 2009).

Bảng 4.2: Sự phân bố trình độ học vấn chủ hộ

Trình độ học vấn Tần số Phần trăm (%)

Cấp I 20 55,56 Cấp II 11 30,56 Cấp III 5 13,88 Tổng 36 100,00 Trung bình 1,68 Độ lệch chuẩn 0,72 Khoảng biến động 1-12

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.1.1.3 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ Qua kết quả điều tra cho thấy có 10 hộ chiếm 27,78% có kinh nghiệm sản xuất

dưới 5 năm, có 19 hộ chiếm 52,78% có kinh nghiệm sản xuất từ 5-10 năm, và có 7 hộ chiếm 19,44% có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm. Người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nhất là 18 năm, thấp nhất là 2 năm và trung bình là 12,78 năm. Kết quả điều tra cho thấy nông dân trong huyện có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, gắn bó với công việc nuôi tôm rất lâu. Tuy nhiên cũng có một số người có nhiều năm kinh nghiệm nhưng bảo thủ do đó khi thâm nhập và chuyển giao khoa học kỹ thuật cần phải có thời gian, mở các lớp tập huấn, hội thảo, điểm trình diễn để giúp nông dân có kiến thức mới trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hiện nay (Nguyễn Văn Tâm, 1988).

Bảng 4.3: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm sản xuất Tần số Phần trăm (%) <5 10 27,78 5-10 19 52,78 >10 7 19,44 Tổng 36 100,00 Trung bình 12,78 Độ lệch chuẩn 5,98 Khoảng biến động 2-18

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

23

4.1.2 Thông tin nông hộ

4.1.2.1 Thành viên gia đình

Số thành viên gia đình trung bình của nông hộ là 4 người, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 2 người. Dựa theo số người trong gia đình, hộ được phân chia thành 3 nhóm: nhóm hộ ít người (2-3 người), nhóm hộ trung bình (4-6 người) và nhóm hộ đông người (>6 người). Kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ có số người trung bình là 22 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 81,67%, có 10 hộ ít người chiếm 16,67% và có 4 hộ đông người chiếm 1,66%.Số nhân khẩu trong gia đình là tiềm năng lao động trong nông hộ, số nhân khẩu tham gia vào các hoạt động sản xuất của nông hộ là lực lượng đóng góp rất lớn vào nguồn thu nhập của nông hộ. Càng nhiều lao động tham gia vào sản xuất thì nguồn thu nhập của nông hộ càng phong phú.

Bảng 4.4: Thành viên gia đình nông hộ

Thành viên gia đình Tần số Phần trăm (%) 2-3 10 27,78 4-6 22 61,11 >6 4 11,11 Tổng 36 100,00 Trung bình 4,28 Độ lệch chuẩn 0,92 Khoảng biến động 2-7

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.1.2.2 Trình độ học vấn các thành viên nông hộ

Tổng số thành viên của 36 nông hộ được điều tra là 163 người. Ngoài thông tin về chủ hộ đã trình bày phần 4.1.1, còn lại 127 người là những thành viên khác. Trong 127 người này, số trẻ em chưa đi học chiếm 7,87%, trình độ học vấn phổ thông chiếm 91,34%. Đặc biệt có 9 người đạt trình độ đại học và 2 người trung cấp cao đẳng chiếm 8,66%. Nhìn chung, hầu hết người dân ở đây đều biết chữ, đây là một thuận lợi trong việc sản xuất của nông hộ. Biết đọc biết viết sẽ giúp họ tìm hiểu được những thông tin mới, biết tính toán chi phí, lợi nhuận trong sản xuất tốt hơn. Bên cạnh đó, nông hộ còn cho biết những thành viên trong gia đình muốn có trình độ cao đẳng đại học để tìm kiếm những việc làm khác ngoài nông nghiệp cho thu nhập cao hơn.

24

Bảng 4.5: Trình độ học vấn các thành viên nông hộ

Trình độ học vấn Tần số Phần trăm (%) Không (chưa) đi học 10 7,87 Cấp I 48 37,80 Cấp II 25 19,69 Cấp III 33 25,98 TC/CĐ 2 1,57 ĐH 9 7,09 Tổng 127 100,00 Trung bình 2,5 Độ lệch chuẩn 1,87 Khoảng biến động 0-14

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.1.2.3 Số thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp

Trong 127 thành viên nông hộ nói trên có 38 người trực tiếp tham gia cả quá trình sản xuất nông nghiệp cùng với chủ hộ, chiếm 29,92%. Các thành viên còn lại trong gia đình là người già, trẻ em và phụ nữ chỉ phụ giúp một số công việc như đi chợ, mua thuốc, thu hoạch… Ngoài sản xuất nông nghiệp thì nông hộ còn buôn bán, làm mướn, làm công nhân để có thêm thu nhập. Một số hộ có thành viên là giáo viên, cán bộ công nhân viên.

4.1.2.4 Tuổi và giới tính các thành viên nông hộ

Kết quả điều tra cho thấy thành viên gia đình (không tính chủ hộ) là người già 12 người chiếm 9,45%, họ không còn khả năng lao động chỉ phụ giúp những công việc nhẹ trong gia đình. Trẻ em chưa đến tuổi lao động và còn đi học 26 người chiếm 20,47%. Số người trong độ tuổi lao động là 89 người chiếm 70,08%. Số người già và trẻ em của nông hộ tương đối cao chiếm 29,92%, đây là những người không tạo ra thu nhập mà chủ yếu sống dựa vào những người đang lao động khác nên đã gây nhiều áp lực cho những thành viên còn lại trong gia đình.

25

Bảng 4.6: Độ tuổi các thành viên nông hộ

Tuổi Tần số Phần trăm (%)

Người già ( > 60 ) 12 9,45

Trẻ em, còn đi học ( < 18 ) 26 20,47

Độ tuổi lao động ( Từ 18 – 60 ) 89 70,08

Tổng 10 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Trong số thành viên nói trên, nam giới là 70 người chiếm 55,12%, nữ giới 57 người chiếm 44,88%. Vai trò của nam giới rất quan trọng sản xuất ở nông thôn vì họ cũng là lao động chính trong gia đình. Bên cạnh những công việc chính thì còn phải chăm sóc con cái, quản lý công việc trong gia đình đồng thời cũng quản lý tiền bạc và chi tiêu trong gia đình. Ngoài những công việc đó thì nam giới còn có thể buôn bán nhỏ hay làm mướn thêm để góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

nam giới55%

nữ giới45%

Hình 5: Cơ cấu giới tính các thành viên nông hộ

26

4.1.2.5 Tình hình tín dụng nông hộ

Qua kết quả điều tra cho thấy có 26 nông hộ ( chiếm 72,22% ) sử dụng vốn nhà trong sản xuất nông nghiệp. Số người vay vốn để đầu tư cho sản xuất là 10 nông hộ chiếm 27,78%, số tiền vay từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

vay vốn28%

không vay vốn72%

Hình 6: Cơ cấu tín dụng nông hộ của huyện

Địa điểm vay chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp huyện và quỹ Tín dụng Đông Hải với lãi suất từ 0,97 đến 1,5%, trong đó có một hộ vay tư nhân với lãi suất khá cao là 2%, thời gian vay từ 4 đến 12 tháng.

Bảng 4.7: Các nguồn vốn vay

Nguồn vay Tần số Phần trăm (%)

Vay tư nhân 1 10,00

Vay quỹ tín dụng 3 30,00

Vay NHNN 6 60,00

Tổng 10 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Tuy nhiên, phần lớn nông hộ không vay cho biết vẫn không đủ vốn để đầu tư cho sản xuất nên việc mua vật tư nông nghiệp trả sau với giá cao đã trở thành thói quen trong sản xuất. Điều này đã làm chi phí sản xuất tăng lên, làm giảm lợi nhuận nông hộ. Hơn nữa, nông hộ ngày càng gặp khó khăn trong tái sản xuất vì thiếu vốn.

27

4.1.2.6 Thu nhập khác ngoài nông nghiệp

Kết quả điều tra cho thấy 61,11% hộ có nguồn thu nhập thuần từ nông nghiệp. Các hộ còn lại có thêm nguồn thu nhập phụ ngoài sản xuất nông nghiệp là 14 hộ chiếm 38,89%. Trong đó, có 5 hộ buôn bán thêm, 3 hộ có các thành viên là cán bộ-công nhân viên và giáo viên, 6 hộ có người làm công nhân hoặc làm thuê. Điều tra cho biết nguồn thu nhập phụ không chỉ góp phần chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể đầu tư vào sản xuất của nông hộ.

Bảng 4.8: Thu nhập ngoài nông nghiệp của nông hộ

Thu nhập Tần số Phần trăm (%)

Buôn bán 5 35,71 Công nhân-làm thuê 6 42,86 CB CNV- GV 3 21,43 Tổng 14 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.1.2.7 Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt của nông hộ

Kết quả điều tra cho thấy đa số nông hộ (36 hộ) có đầy đủ phương tiện sản xuất (do đây nghiên cứu mô hình là nuôi tôm công nghiệp) chiếm 100%. Hầu hết các nông hộ đều có các thiết bị truyền thông như tivi, radio, ngoài ra còn có xe gắn máy, xe đạp để thuận lợi cho việc đi lại.

4.1.2.8 Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật Kết quả Bảng 4.9 cho thấy số nông hộ học hỏi kỹ thuật sản xuất qua nhiều

phương tiện truyền thông.

Bảng 4.9: Các kênh tiếp thu thông tin kỹ thuật của nông hộ

Nguồn thông tin kỹ thuật Tần số Phần trăm (%)

Tivi 33 24,63 Báo, đài 25 18,66 Tập huấn, hội thảo 31 23,13 Nông dân khác 26 19,40 Kinh nghiệm 19 14,18 Tổng 134 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

28

Học hỏi qua các chương trình trên tivi chiếm tỉ lệ cao nhất 24,63%, kế đến là tìm hiểu qua tập huấn hội thảo 23,13%, học hỏi từ nông dân khác 19,40%, qua báo, đài 18,66%. Số nông hộ sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân chiếm tỉ lệ thấp nhất 14,18%. Điều này chứng tỏ rằng nông dân nơi đây nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, muốn sản xuất đạt hiệu quả thì không chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải tích cực tìm hiểu thông tin qua những nguồn khác nhau để tăng thêm hiểu biết cho bản thân.

4.2 Thông tin sản xuất

4.2.1 Diện tích đất

Kết quả điều tra diện tích sản xuất của nông hộ được thể hiện ở Bảng 4.10 cho thấy 12 hộ (33,33%) có diện tích đất dưới 1 ha, 20 hộ (55,56%) có diện tích biến thiên từ 1-2 ha và 4 hộ (11,11%) có diện tích trên 2 ha. Kết quả điều tra cũng cho biết hộ có diện tích nhỏ nhất là 0, 5 ha, hộ có diện tích lớn nhất là 5 ha và diện tích sản xuất trung bình là 1,23 ha.

Bảng 4.10: Diện tích sản xuất nông hộ

Diện tích sản xuất Tần số Phần trăm (%)

<1 12 33,33 1-2 20 55,56 >2 4 11,11 Tổng 36 100,00 Trung bình 1,23 Độ lệch chuẩn 0,88 Khoảng biến động 0, 5-5

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

Đông Hải là vùng chuyên canh tôm thâm canh lớn của tỉnh Bạc Liêu, vì vậy diện tích sản xuất của nông hộ ở mức khá cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung sản xuất qui mô lớn rất phù hợp cho vùng chuyên canh tôm thâm canh của tỉnh. Từ đó có thể tập trung sản phẩm thành một kênh phấn phối lớn góp phần xây dựng thương hiệu cho con tôm ở Đông Hải.

4.2.2 Lý do chọn mô hình

Theo kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy nông dân nơi đây có thâm niên về nuôi tôm rất lâu, có những hộ đã thực hiện mô hình trên 15 năm. Tuy nhiên, trước kia thì người

29

dân nơi đây trồng lúa là chủ yếu nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên người dân đã chuyển sang nuôi tôm.

Qua kết quả điều tra (Bảng 4.11) cho thấy 37,50% nông hộ đã chọn mô hình chuyên canh tôm thâm canh là do tôm nuôi cho năng suất cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn. Một số lý do khác là tôm bán tươi không qua xử lý chiếm 21,25% và tôm bán có giá chiếm 11,25%. Các nông hộ còn lại thì cho rằng sản nuôi tôm do có thị trường đầu ra, làm theo người khác hoặc làm theo chủ trương của Huyện. Kết quả điều tra cho thấy, người dân nơi đây chủ động trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế hơn mô hình cũ. Tiêu chí lợi nhuận mang lại từ sản xuất được nông hộ đặt lên trên hết. Một số hộ muốn kết hợp với mô hình canh tác khác nhưng không thể thực hiện vì sợ rủi ro, lo bị thiệt thòi khi không làm theo chủ trương của Nhà nước.

Bảng 4.11: Lý do chọn mô hình chuyên canh tôm thâm canh

Lí do Tần số Phần trăm (%) Lợi nhuận cao hơn 30 37,50 Giá bán cao hơn 9 11,25 Tôm bán tươi không qua xử lý 17 21,25 Có đầu ra 4 5,00 Làm theo người khác 8 10,00 Làm theo chủ trương 5 6,25 Không thay đổi 7 8,75 Tổng 80 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.2.3 Tập huấn kỹ thuật canh tác

Mặc dù người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm nhưng để trồng nếp giữ được năng suất mà giảm được chi phí thì cần phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm qua huyện Đông Hải đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo với mục đích đưa khoa học kỹ thuật đến người dân. Từ năm 2007 đến năm 2009 Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đông Hải đã tổ chức được 446 buổi tập huấn, hội thảo, khuyến nông với 13.210 lượt người tham dự (Theo Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất nông nghiệp huyện Đông Hải từ năm 2007 đến 2009). Nội dung tập huấn chủ yếu là bệnh vi rút, vi khuẩn, nấm, những bệnh dinh dưỡng, độc chất, môi trường, những bệnh chưa rõ nguyên nhân, nguyên sinh động vật, bệnh rickettsia…..Tuy nhiên theo kết quả điều tra cho thấy mặc dù Phòng nông nghiệp có tổ chức tập huấn nhưng vẫn có một số nông hộ không tham dự. Những nông hộ không tham dự tập huấn phần lớn là do họ cho rằng mình có kinh nghiệm nên không đi tham dự tập huấn, bên cạnh đó thì thông tin về tập huấn, hội thảo chưa thật sự đến với người dân kịp thời. Tuy được tập huấn nhưng các nông dân này cho biết họ rất ít ứng dụng bài bản vào sản xuất vì sợ rủi ro, nên hiện nay họ vẫn canh tác theo kinh nghiệm và thói quen.

30

Bảng 4.12: Tập huấn, hội thảo kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác Tần số Phần trăm (%)

12 21,82 Dinh dưỡng Độc chất, môi trường 5 9,10 Vi rút 5 9,10

11 20,00 Vi khuẩn Nấm 6 10,91

1 1,82 Những bệnh chưa rõ nguyên nhân Bệnh Rickettsia 1 1,82 Nguyên sinh động vật 14 25,45 Tổng 55 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu , năm 2010

4.2.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đông Hải là vùng chuyên canh về con tôm cho nên thương lái đến đây chủ yếu là mua tôm và việc bán tôm rất thuận lợi. Có rất nhiều thương lái đến thu mua và bán lại cho các nhà máy chế biến khoảng 82,27%, phần còn lại bán cho các mối bán lẻ ở chợ và các hộ gia đình.

Hầu hết nông hộ tại đây đều bán sản phẩm cho thương lái, cá biệt một hộ sản xuất tôm bán lại trực tiếp cho nhà máy chế biến. Thị trường tiêu thụ như vậy đã phần nào ổn định đầu ra cho nông dân, góp phần ổn định tâm lý cho người dân an tâm sản xuất. Đáp viên cũng cho biết thêm nông hộ bán sản phẩm cho thương lái là do được mua giá cao (76,67%), và do quen biết (23,33%). Như đã trình bày trên, do có nhiều thương lái mua tôm nên người dân không sợ bị ép giá, thu nhập nông hộ không bị ảnh hưởng nhiều trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, do chưa có đầu ra ổn định nên sản xuất tôm gắn với các công ty chế biến, nhưng hiện nay thì sản phẩm tôm Đông Hải không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác như Mỹ, Úc, Nhật…

Nói về thuận lợi và khó khăn khâu thu hoạch, 18,33% nông hộ cho biết gặp khó khăn khi thu hoạch, nhất là vào vụ Hè Thu gặp thời điểm mưa bão, vận chuyển rất khó.

Một khó khăn khác là giá tôm lên xuống thất thường làm cho thu nhập gia đình không ổn định, nếu giá tôm xuống thấp có thể bị lỗ do chi phí sản xuất cao.

31

4.3 Hiện trạng sử dụng và tần suất thay đổi giống tôm 4.3.1 Tổng quan hiện trạng sử dụng giống tôm

Đông Hải với hệ thống kênh gạch chằng chịt đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho ao nuôi tôm. Hiện nay, Đông Hải đang sản xuất với hình thức ba năm hai vụ và diện tích bình quân hàng năm khoảng 38.000 ha. Năm 2008, tổng diện tích tôm nuôi thâm canh 38.747,04 ha, năng suất bình quân là 8,09 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 313,463,55 tấn.

Theo báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Hải thì giống tôm sử dụng hiện nay có hai loại: tôm thân trắng và tôm thân đỏ, đặc biệt tôm thân đỏ có đặc trưng là mau lớn và rất phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Các giống tôm nói trên được đưa vào sản xuất khá lâu, do thời gian sử dụng lâu như vậy nên hai loại giống này không còn độ thuần đáp ứng yêu cầu sản xuất, hiện tại thì các Viện, Trường, Trạm, Trại giống đang cố gắng lai tạo hai loại giống này để người dân tiếp tục sản xuất.

4.3.2 Tần suất thay đổi giống tôm 4.3.2.1 Hiện trạng thay đổi giống trong sản xuất

Kết quả Bảng 4.11 cho thấy 78% nông hộ thay đổi giống thường xuyên từ 1-2 lần/năm, trong đó số hộ thay đổi giống hàng vụ là 44,44%, thay đổi giống hàng năm là 30,56%. Số hộ còn lại lâu thay đổi giống hơn, sau 2-3 năm thay đổi một lần. Đa phần nông dân thay đổi giống bằng cách mua tôm giống tại trại giống ở địa phương và các tỉnh ven biển miền trung.

Bảng 4.13: Tần suất thay đổi giống tôm

Tần suất Tần số Phần trăm (%) 1 lần/vụ 16 44,44 1 lần/năm 11 30,56 1 lần/2-3 năm 8 22,22 1 lần/hơn 3 năm 1 2,78 Tổng 36 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 36 hộ tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, năm 2010

4.3.2.2 Ảnh hưởng của tần suất thay đổi giống lên hiệu quả kinh tế của nông hộ

Nông hộ được phân thành ba nhóm theo tần suất thay đổi giống. Nhóm ít thay đổi giống có 9 hộ, nhóm thay đổi giống 3 vụ một lần có 11 hộ và nhóm thay đổi giống thường xuyên có 16 hộ. Qua phân tích cho thấy tần suất thay đổi giống không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các nhóm nông hộ (Bảng 4.14).

32

Năng suất bình quân của ba vụ trong năm là 8,09 tấn/ha. Giá bán bình quân là 176.667 đồng/kg (30con/kg). Trong đó tổng chi phí trung bình của nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/2-3 năm là 976,5 triệu đồng/vụ/ha, nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/năm là 972,3 triệu đồng/vụ/ha, và nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/vụ là 1.051,4 triệu đồng/vụ//ha. Trong đó, tổng thu trung bình của nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/2-3 năm là 1.395,7 triệu đồng/ha, nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/năm là 1.389,5 triệu đồng/vụ/ha và nhóm nông hộ thay đổi giống một lần/vụ là 1.502,2 triệu đồng/vụ/ha. Một vụ, người nông dân được lãi trung bình khoảng 429,1 triệu đồng. Hiệu quả lao động mang lại trung bình là 3,99 triệu đồng/ngày. Hiệu quả đồng vốn trung bình là 0,42897. Điều này cho thấy mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả khá, người dân bỏ ra 100.000 đồng vốn thì thu lại được 42897 đồng lời. Hầu hết các chỉ số kinh tế vừa nêu không khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm nông hộ có tần suất thay đổi giống khác nhau, trừ giá bán có khác biệt ở mức α =10% (Bảng 4.14)

Bảng 4.14: So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm nông hộ có tần suất thay đổi giống khác nhau (đồng/ha) Đơn vị tính: triệu đồng

Tần suất thay đổi giống Khoản mục 1 lần/2-3

năm 1 lần/năm 1 lần/vụ Trung bình Giá trị P

1. Giống 19,52 19,44 21,02 20,00 0,758 2. Thức ăn 780,80 777,60 840,80 800,00 0,928 3. Thuốc BV thực vật 29,28 29,16 31,53 30,00 0,664 4. Lao động gia đình 87,84 87,48 94,59 90,00 0,193 5. Lao động thuê mướn 59,06 58,62 63,46 60,30 0,709 6.Tổng chi phí 976,50 972,30 1.051,40 1.000,30 0,954 7. Năng suất ( tấn/ha ) 8,21 7,94 8,12 8,09 0,477 8. Giá bán 0,17 0,175 0,185 0,176 0,023 9. Tổng thu 1.395,70 1.389,50 1.502,20 1.429,20 0,803 10. Lãi có phí cơ hội 419,20 417,20 450,80 429,10 0,674 11. Hiệu quả lao động 3,90 3,88 4,20 3,99 0,586 12. Lợi nhuận trên đồng vốn 0,43 0,429 0,4287 0,42897 0,646

Ghi chú: ns: không có ý nghĩa về mặt thống kê, P<0.05 có ý nghĩa ở mức α = 5%

Qua kết quả phân tích ta thấy hiệu quả kinh tế giữa các nhóm nông hộ là không khác biệt vì vùng đất nơi đây rất thích hợp với con tôm, nên nuôi tôm luôn đạt về mặt năng suất.

33

Hình 7. Thu hoạch tôm hộ ông Thạch Phước ấp Thạnh An, xã Long Điền, Đông Hải.

Giá thành sản xúất tôm

Qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các nhóm nông hộ có hiện trạng sử dụng giống tôm khác nhau cho thấy cơ cấu chi phí trung bình của một kg tôm.

Giống2%

thức ăn80%

Thuốc BVTV

3%

LĐ gia đình9%

LĐ thuê mướn6%

Hình 8: Cơ cấu chi phí trung bình cho một kg tôm

Trong đó lao động gia đình và chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Vấn đề giảm chi phí thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cần được xem xét ở vùng này để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Nguồn lao động tại chỗ của huyện dồi dào cũng giống như các vùng nông thôn khác nên việc thuê mướn thường thuận lợi.

34

Tóm lại hiện trạng nuôi tôm tại địa phương cho thấy tần suất thay đổi giống của nông hộ không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và nông hộ sử dụng các cấp giống khác nhau cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ sử dụng chủng loại giống khác thì có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt về số lượng giống, phân bón, tổng chi phí, tổng thu và giá bán..

4.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất Để xác định những yếu tố của mô hình, trong đó có hiện trạng sử dụng giống, có

ảnh hưởng đến năng suất của mô hình chuyên canh tôm thâm canh, tiến hành phân tích hồi quy tương quan. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.15.

Bảng 4.15: Kết quả hồi quy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Các biến Hệ số Giá trị t Giá trị P Hằng số 584,260 3,948 0,000 Tuổi chủ hộ X1 -2,114 -2,166 0,034 Trình độ học vấn của chủ hộ X2 0,362 0,022 0,982 Kinh nghiệm sản suất chủ hộ X3 2,244 1,191 0,238 Tập huấn X4 44,876 4,985 0,000 Tần suất thay đổi giống X5 -8,525 -0,553 0,582 Cấp giống X6 89,332 1,841 0,071 Chủng loại giốngX7 - 18,478 -0,676 0,501 Chi phí tiền mặt X8 0,099 1,978 0,053

R = 0,739 R2=0,545 Sai số chuẩn ước lượng =80,04

4.4 Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất tôm

4.4.1 Các yếu tố bên trong 4.4.1.1 Điểm mạnh Đông Hải là một huyện có truyền thống về nuôi tôm thâm canh, nghề nuôi tôm

đã gắn bó với người dân nơi đây trên 20 năm, qua một quá trình dài nuôi tôm như vậy họ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đây chính là thế mạnh lớn của của nông dân của huyện.

Nuôi tôm cũng giống như một số mô hình khác cũng sử dụng nhiều lao động, theo kết quả điều tra nông hộ cho biết là có đủ lao động để sản xuất, đây là một thuận lợi đã giúp nông hộ không phải thuê mướn lao động, sử dụng lao động gia đình đã góp phần giảm được chi phí sản xuất.

Để nuôi tôm ngày càng hiệu quả hơn thì cần phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả điều tra thực tế cho thấy nông dân nơi đây rất

35

sẵn sàng tiếp nhận những kỹ thuật mới vào sản xuất, việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người nông dân.

Ngoài ra thì hệ thống kênh thủy lợi của huyện đã và đang từng bước cải thiện, nguồn cung cấp nước chủ động và đảm bảo đặc biệt là trong mùa khô, tạo điều kiện thuận lợi và tâm lý ổn định cho người dân an tâm sản xuất.

4.4.1.2 Điểm yếu Kết quả điều tra cho thấy những khó khăn của nông hộ xoay quanh các vấn đề

như: còn thiếu kỹ thuật sản xuất, cần phải có những lớp tập huấn, hội thảo hướng dẫn thêm, mặc dù nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi tôm nhưng chủ yếu là do họ tự rút kinh nghiệm của bản thân, những kỹ thuật sản xuất mới họ biết rất ít.

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nông hộ, một khi thiếu vốn thì khả năng đầu tư vào sản xuất sẽ giảm, cây trồng vật nuôi sẽ không sinh trưởng phát triển tốt, không cho sản phẩm tốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhìn chung nông dân nơi đây đa số là thiếu vốn trong sản xuất, chủ yếu là mua vật tư nông nghiệp trả sau.

Bên cạnh thiếu vốn thì phương tiện để phục vụ sản xuất của nông dân vẫn còn ít, đa phần là thuê muớn người khác và điều này đã làm tăng chi phí sản xuất, tuy nhiên để có những phương tiện sản xuất như: máy bơm nước, máy ủi đất, máy cuốc đất, … thì cần phải có vốn hoặc sự hỗ trợ.

4.4.2 Các yếu tố bên ngoài 4.4.2.1 Cơ hội Sản xuất bất cứ loại cây trồng vật nuôi nào cũng cần phải có thị trường để tiêu

thụ, riêng đối với con tôm ở Đông Hải thì đa số nông hộ cho rằng tôm có thị trường tiêu thụ. Hiện nay, tôm Đông Hải không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Nhật, Úc, thị trường Châu Âu… đây là điều kiện rất thuận lợi cho người dân tiếp tục đầu tư nuôi tôm trong tương lai.

Bên cạnh cơ hội có thị trường tiêu thụ, nông dân nuôi tôm ở Đông Hải còn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, theo kết quả điều tra cho thấy địa phương đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo, chuyển giao cách phòng trừ bệnh ở tôm… cho nông dân.

4.4.2.2 Thách thức Kết quả điều tra cho thấy nông hộ cho rằng giá cả vật tư nông nghiệp không ổn

định. Trong chi phí nuôi tôm thì chi phí vật tư nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn khi giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất của nông hộ.

36

Bên cạnh đó nông hộ còn cho biết hiện tại địa phương khan hiếm giống chất lượng. Giống là tư liệu sản xuất quan trọng, có giống tốt, giống chất lượng thì khi nuôi mới mang lại hiệu quả cao. Theo người dân nơi đây thì địa phương này có rất ít trại tôm giống, con giống được vận chuyển từ xa về nên bị thất thoát nhiều. Mặt khác người nông dân nuôi tôm cũng gặp vấn đề về bệnh thủy sản trong đó đối tượng gây hại chính là vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, tảo….

4.4.3 Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất tôm thâm canh Dựa vào những yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu), đồng thời kết hợp với

những yếu tố bên ngoài (cơ hội, thách thức) để tiến hành phân tích và đưa ra những chiến lược phát triển mô hình nuôi tôm và được thể hiện ở Bảng 4.16.

Bảng 4.16: Phân tích SWOT mô hình nuôi tôm của nông hộ

Phân tích nội bộ

SWOT

(S) Các điểm mạnh - Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm - Đủ lao động để phục vụ sản xuất. - Công tác thủy lợi đảm bảo - Sẵn sàng tiếp thu những kỹ thuật mới

(W) Các điểm yếu - Sản xuất còn dựa vào kinh nghiệm - Thiếu vốn sản xuất - Thiếu phương tiện sản xuất - Thiếu giống chất lượng

(O) Các cơ hội - Thị trường tiêu thụ - Sự quan tâm của chính quyền địa phương

- Tiếp tục phát triển mô hình nuôi tôm trong tương lai ngày càng bền vững

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất thường xuyên và rộng khắp đến nông dân - Địa phương cần có chương trình hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho nông dân

Phân tích bên

ngoài

(T) Nguy cơ thách thức - Giá VTNN không ổn định - Khan hiếm giống chất lượng (cấp xác nhận) - Bệnh thủy sản ngày càng nhiều

- Thành lập hợp tác xã nông nghiệp tự sản xuất giống chất lượng cao - Xây dựng hệ thống kho bãi, nhà máy chế biến để có thể chủ động trong việc dự trữ.

- Tăng cường khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao khoa học kỹ thuật mới của Viện, Trường, Trạm, Trại xuống người nông dân - Tiến hành xây dựng thương hiệu cho con tôm Đông Hải - Tăng đầu tư của doanh nghiệp về mặt giới thiệu những sản phẩm mới.

37

4.4.4 Các mong muốn và đề xuất của nông hộ

Đa số nông hộ cho biết không thay đổi mô hình sản xuất, vẫn tiếp tục nuôi tôm trong tương lai ( 30% ), và mong muốn có thể sữ dụng mô hình này trong lâu dài. Nông hộ cũng cho rằng họ sẽ luôn sử dụng mô hình này theo chủ trương chung của địa phương ( 25% ), hoặc thay đổi sản xuất theo nhu cầu của thị trường (11,67%), cá biệt có một hộ cho biết sẽ chuyển sang mô hình sản xuất khác (Hình 4).

Các mong muốn được tiếp cận khoa học kỹ thuật con tôm của người nông dân, chấp hành chủ trương chính sách, thích ứng với thị trường đang là một cơ hội cho Nhà nước, nhà khoa hoc và doanh nghiệp trong việc xây dựng Đông Hải thành vùng chuyên canh tôm thâm canh cho xuất khẩu.

Trong những năm qua, ngoài những đầu tư cho các công trình phục vụ sản xuất như thủy lợi, chính quyền địa phương còn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân. Hầu hết các công trình đều phục vụ với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhìn chung, sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương đã từng bước nâng cao đời sống cộng đồng, nhưng hiện tại đời sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực.

Hình 4: Sơ đồ thể hiện mong muốn và ý kiến đề xuất của nông hộ

Sản xuất chuyên canh tôm (30%)

Giống đạt chất lượng (30%)

Đổi theo thị trường (11,67%)

Kỹ thuật để tăng hiệu quả kinh tế (8,33%)

Vốn để đầu tư sản xuất (15%)

Bình ổn giá tôm

Giá VTNN ổn định (38,33%)

Giống chất lượng (XN) (30%)

Làm theo chủ trương của Nhà nước và địa phương (25%)

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT

38

Riêng về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kết quả điều tra cho thấy những đề xuất cụ thể của nông hộ. Có đến 38,33% người nông dân đề xuất Nhà nước nên quản lý bình ổn giá vật tư nông nghiệp. Những yêu cầu cấp thiết khác như được hỗ trợ số lượng và chất lượng con giống để sản xuất (30%), hỗ trợ vốn để đầu tư vào sản xuất (15%), hỗ trợ kỹ thuật canh tác để tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế (8,33%).

Một vài ý kiến của người dân cũng mong muốn bình ổn giá tôm đầu ra và tăng diện tích đất sản xuất.Số hộ còn lại vừa lòng với hiện trạng sản xuất và không có yêu cầu hỗ trợ.

39

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho những kết luận như sau:

- Đa số nông hộ được điều tra nằm trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn mức trung bình khá. Hầu hết nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm, được tham gia các lớp tập huấn về Kỹ thuật sản xuất do địa phương tổ chức.

- Diện tích chuyên canh tác nuôi tôm thâm canh chiếm hơn 35% đất canh tác của huyện, biến động từ 30 ngàn ha đến 45 ngàn ha mỗi năm. Năng suất bình quân của mỗi vụ là 8,09 tấn/ha. Mô hình phát triển khá thuận lợi với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và thủy lợi được quản lý chặt chẽ, canh tác hai năm ba vụ nạo vét kênh mương một lần, qua mỗi vụ đều xử lý môi trường đất, nước rồi mới nuôi vụ tiếp theo.

- Đây là vùng sản xuất tôm nguyên liệu cho thị trường trong và ngoài nước.

Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy:

Phân tích tương quan cho thấy yếu tố tuổi chủ hộ, số lần tham dự tập huấn, chi phí tiền mặt và cấp giống ảnh hưởng đến năng suất có ý nghĩa thống kê.

- Các khó khăn của mô hình chuyên canh tôm thâm canh là thiếu mạnh dạn để ứng dụng tiến bộ kho học kỹ thuật, thiếu vốn sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất và quan trọng nhất là thiếu giống tôm chất lượng cao.

5.2 Kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại mô hình Tôm Sú thâm canh là mô hình khả thi cả 3 khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường, mang lại lợi ích thiết thực không những cho người trực tiếp nuôi mà còn cho những người làm thuê, nói chung mang lại lợi ích xã hội cao hơn so với các mô hình khác. Đây là mô hình cần được khuyến khích trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của Tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển mô hình này một cách bền vững hơn trong tương lai, chúng ta cần phải cân nhắc các vấn đề sau đây:

Yếu tố con giống

- Tiếp tục mở thêm một số trại giống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu tôm giống. Nếu thực tế không có khả năng cung cấp đủ giống tôm giống với số

40

lượng lớn thì chính quyền địa phương có liên quan nên chủ động tìm nguồn tôm giống tốt cho người dân.

- Các ngành chức năng nên thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra đánh giá chất lượng con giống ở các trại giống đặc biệt là vào giai đoạn vào vụ để hạn chế tình trạng dịch bệnh diễn ra ở địa bàn đồng thời kiểm tra nguồn giống nhập từ nơi khác.

- Nên chọn tôm giống có kích cỡ lớn (cỡ post 15) và đồng đều làm tăng tỉ lệ sống khi nuôi, góp phần làm giảm chi phí.

Yếu tố kỹ thuật

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật nâng cao hiểu biết cho người dân nhằm đối phó với dịch bệnh trong tương lai khi môi trường có nhiều dịch bệnh.

- Khuyến cáo bà con nông dân có nhu cầu nuôi tôm, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trước khi tiến hành nuôi, đồng thời cũng năng cao trình độ chuyên môn cho các hộ nuôi.

- Cần có biện pháp xử lý thích hợp khi có sự phát sinh diện tích ngoài qui hoạch do nông dân tự phát, đặc biệt trong những thời điểm giá tôm tăng cao, nhằm giảm rủi ro Cho ngành hàng tôm.

Yếu tố thị trường

- Tiến tới thành lập Hợp tác xã nuôi và tiêu thụ tôm Tôm Sú ở địa bàn nghiên cứu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý môi trường, dịch bệnh, và tiêu thụ sản phẩm.

- Nhà nước cần khuyến khích, ưu đãi các công ty chế biến thủy sản trong tỉnh, ngoài tỉnh hay công ty nước ngoài đầu tư tại địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết đầu ra cho con tôm.

- Các công ty, các xí nghiệp và các doanh nghiêp thu mua và chế biến thuỷ sản, cần có kế hoạch bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ giúp nông dân an tâm đầu tư phát triển, điều chỉnh giá, kích cỡ theo từng loại.

- Hoàn thiện hệ thống giao thông trong xã, giúp cho việc giao thông mua bán thuận lợi trong cả mùa nắng lẫn mùa mưa.

Một số kiến nghị để góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu:

Đối với nông dân

- Tham gia nhiều lớp tập huấn, tham gia hội thảo, tham gia hợp tác xã, tổ sản xuất giống, tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới từ đó áp dụng vào sản xuất một cách có hiệu quả.

41

Đối với chính quyền địa phương và cơ quan ban ngành

- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để việc sản xuất của bà con nông dân được đảm bảo

- Tăng cường khuyến nông, khuyến ngư để giúp đỡ nông dân nâng cao năng lực sản xuất.

- Nhà nước cần tạo điều kiện để mở rộng sản xuất như tiếp tục hỗ trợ vốn vay và lãi suất ưu đãi cho bà con nông dân, bình ổn giá vật tư nông nghiệp đồng thời cần có những biện pháp chống hàng gian, hàng giả để giúp bà con nông dân an tâm sản xuất.

Đối với Viện Trường

- Tăng cường nghiên cứu con giống và ứng dụng giống thích nghi cho huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

42

PHỤ LỤC CHƯƠNG 3

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Mục đích của cuộc phỏng vấn để phục vụ cho nghiên cứu khoa học viện PTĐB-ĐHCT

A. Thông tin tổng quát Người phỏng vấn:……………………………… Ngày phỏng vấn:………………………………. Họ tên chủ hộ:………………………………….Giới tính: Nam Nữ Địa chỉ: SN……., ấp…………………….., xã…………………………….., huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Loại nông hộ Nghèo Trung bình Khá Giàu Tuổi:……… Trình độ học vấn: lớp……… Kinh nghiệm sản xuất:…….năm Dân tộc:………. 1. Thành viên gia đình Stt Tên các

thành viên Quan hệ với chủ hộ (1)

Tuổi Giới tính (2)

Học vấn (3)

Nghề nghiệp chính (4)

1 2 3 4 5 6 7

(1) quan hệ với chủ hộ: 1= chủ hộ, 2 = vợ/chồng, 3 = con trai, 4 = con rể, 5= con gái, 6= con dâu, 7=cha, 8= mẹ, 9= cháu trai, 10= cháu gái, 11= khác (ghi rõ)

(2) Giới tính: 0 = nam, 1 = nữ (3) Học vấn: lớp 1 = 1, lớp 12 = 12, tốt nghiệp CĐ/TC= 14, tốt nghiệp ĐH=16 (4) Tham gia hội đoàn: 1= hội ND, 2= Hội PN, 3= đoàn TN, 4= Hội CCB, 5= TC

tín dụng, 6= CLB khuyến nông, 7= Cb ấp/xã, 8= khác (ghi rõ) 2. Mô hình canh tác hiên tại…..tôm………Số năm thực hiện…………năm 3. Mô hình canh tác trước đây …………Số năm thực hiện……………năm Lý do chuyển đổi sang mô hình canh tác hiện tại ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

43

II. LỊCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG NĂM

Loại hình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

III. THU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NGOÀI TÔM VÀ PHI NÔNG NGHIỆP Loại Diện tích

(ha/m2) Sản lượng (tấn /kg)

Giá bán (VNĐ)

Số lượng bán (tấn/kg)

Tổng thu

Nông nghiệp Phi nông nghiệp Giá bán Số lượng bán Tổng thu Làm mướn Tiền công/ngày Số ngày Tổng thu Làm việc nhà nước Lương Tổng cộng

IV. Thông tin sản xuất 4.1 Chi phí sản xuất từng vụ/năm (từ 01/2008-12/2009)

Vụ 1: Tên giống……………………….Mùa vụ………………… Diện tích nuôi:……………m2 Sản lượng:…………… Giá bán:………………..Hình thức bán:………………… 1 Công lao động

Hoạt động Công nhà Công mướn Đơn giá Chuẩn bị đất Nạo vét bùn Ủi đất Bón phân hóa học Bón phân chuồng Diệt tạp Xử lý nước Tiêu nước

44

Chăm sóc Thu hoạch Vận chuyển Chi khác 2. Vật tư Loại vật tư Số lượng Đơn giá Con giống Phân, vôi Xăng dầu Điện Năng lượng khác Khác (ghi rõ) 3. Phân bón hóa học, thuốc bệnh, thuốc cỏ, thuốc cá…. Loại phân Số lượng Giá bán Loại thuốc Số lượng Giá bán 4. Tình hình bệnh thủy sản Loại bệnh Mức độ

nhiễm Tỷ lệ giảm năng suất

Loại bệnh Mức độ nhiễm

Tỷ lệ giảm năng suất

5. Tiền vốn Nguồn vốn Số tiền Lãi suất Thời gian vay Nơi vay Vốn nhà Vốn vay Khác

45

Vụ 2: Tên giống……………………….Mùa vụ………………… Diện tích nuôi:……………m2 Sản lượng:…………… Giá bán:………………..Hình thức bán:………………… 1 Công lao động

Hoạt động Công nhà Công mướn Đơn giá Chuẩn bị đất Nạo vét bùn Ủi đất Bón phân hóa học Bón phân chuồng Diệt tạp Xử lý nước Tiêu nước Chăm sóc Thu hoạch Vận chuyển Chi khác 2. Vật tư Loại vật tư Số lượng Đơn giá Con giống Phân, vôi Xăng dầu Điện Năng lượng khác Khác (ghi rõ) 3. Phân bón hóa học, thuốc bệnh, thuốc cỏ, thuốc cá…. Loại phân Số lượng Giá bán Loại thuốc Số lượng Giá bán

46

5. Tình hình bệnh thủy sản Loại bệnh Mức độ

nhiễm Tỷ lệ giảm năng suất

Loại bệnh Mức độ nhiễm

Tỷ lệ giảm năng suất

5. Tiền vốn Nguồn vốn Số tiền Lãi suất Thời gian vay Nơi vay Vốn nhà Vốn vay Khác Vụ 3: Tên giống……………………….Mùa vụ………………… Diện tích nuôi:……………m2 Sản lượng:…………… Giá bán:………………..Hình thức bán:………………… 1 Công lao động

Hoạt động Công nhà Công mướn Đơn giá Chuẩn bị đất Nạo vét bùn Ủi đất Bón phân hóa học Bón phân chuồng Diệt tạp Xử lý nước Tiêu nước Chăm sóc Thu hoạch Vận chuyển Chi khác 2. Vật tư Loại vật tư Số lượng Đơn giá Con giống Phân, vôi Xăng dầu Điện Năng lượng khác Khác (ghi rõ)

47

3. Phân bón hóa học, thuốc bệnh, thuốc cỏ, thuốc cá…. Loại phân Số lượng Giá bán Loại thuốc Số lượng Giá bán 6. Tình hình bệnh thủy sản Loại bệnh Mức độ

nhiễm Tỷ lệ giảm năng suất

Loại bệnh Mức độ nhiễm

Tỷ lệ giảm năng suất

5. Tiền vốn Nguồn vốn Số tiền Lãi suất Thời gian vay Nơi vay Vốn nhà Vốn vay Khác 6. Hỗ trợ từ địa phương (từng mùa vụ) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4.2 Hiện trạng sử dụng và tần suất thay đổi giống 1. Năm nay Ông (bà) sử dụng giống tôm nào để sản xuất ………………………………. Mùa vụ Nguồn Cấp

giống Giá/kg Lượng

giống/ha Số lượng thả

Năng suất

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Ghi chú: Nguồn là mua, được hỗ trợ. Nếu mua thì hỏi mua ở đâu? Cấp giống: nguyên chủng, xá nhận

48

2. Ưu khuyết điểm của giống Ưu điểm của giống này (xếp theo thứ tự ưu tiên) - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác Khuyết điểm của giống này - Độ sạch Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác 3. Ông (bà) có sử dụng kỹ thuật xử lý giống không? Có không Nếu có, cụ thể là kỹ thuật gì? ……………………………………………………………………………………… 4. Giống này ông(bà) sử dụng được bao nhiêu năm…………….có tốt hơn giống trước đây không? Tốt hơn Xấu hơn Bình thường 5. Trước đây ông(bà) sử dụng những giống nào? (khi có sự thay đổi về chủng loại, cấp giống hoặc nguồn thì lập tức ghi nhận ưu khuyết điểm) Mùa vụ Nguồn Cấp

giống Giá/kg Lượng

giống/ha Số lượng thả

Năng suất

Số năm

1. 2. 3. Ưu điểm của từng giống 1. Gống Ưu điểm - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác Khuyết điểm - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác

49

Lý do ông(bà) bỏ giống này: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Gống Ưu điểm - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác Khuyết điểm - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác Lý do ông(bà) bỏ giống này: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Gống Ưu điểm - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác Khuyết điểm - Độ sạch - Độ thuần - Năng suất - Phẩm chất - Sâu bệnh - Tính ổn định - Thị hiếu thị trường - Khác Lý do ông(bà) bỏ giống này: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 6. Ông (bà) có sẵn sàng mua tôm giống đúng chuẩn với giá cao không? Có Không Tại sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 7. Khi chọn giống sản xuất ông(bà) dựa vào Nhu cầu thị trường Năng suất Phẩm chất tôt Thói quen Khác 8. Tôm giống có đủ đáp ứng nhu cầu của người dân nơi đây Đáp ứng đủ Đáp ứng ½ Đáp ứng một phần Thiếu

50

9. Ông (bà) có thường xuyên thay đổi giống không? Có Không Nếu có, Tại sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tần suất thay đổi giống như thế nào? 1 lần/mùa vụ 1 lần/năm 1 lần/2-3 năm khác......... Thay đổi giống hiểu theo nghĩa nào? thay đổi tên giống thay đổi nơi mua, nơi trao đổi hoặc tự để nhà 10. Khi nuôi tôm có lời ông (bà) thường chi cho hoạt động Mở rộng sản xuất Mua sắm trang thiết bị cho gia đình ( xe máy, tivi, tủ lạnh…) Học tập của con cái Để dành 11. Ông (bà) có phương tiện sản xuất nào? Máy bơm nước Máy ủi Máy cuốc Loại khác………….. V. CÁC CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI- THỊ TRƯỜNG 1. Kinh nghiệm học hỏi kỹ thuật sản xuất từ đâu? (xếp thứ tự ưu tiên) a Tivi b. Báo đài c.Tập huấn d. Nông khác e. Khác Đã được tham dự bao nhiêu lớp tập huấn……….. - Năm 2009…………………………………………………………………………… - Năm 2008…………………………………………………………………………… - Năm 2007…………………………………………………………………………… 2. Lao động gia đình Thuận lợi Thiếu Rất thiếu Khác 3. Thị trường bán sản phẩm? Thương lái Công ty chế biến Chở đi bán nơi khác khác Lý do bán Bạn hàng quen biết Giá cao Cho mượn tiền trước Thiếu phương tiện vận chuyển Lý do khác (cụ thể) …………………………………………………………….. 4. Khi bán sản phẩm thì có gặp khó khăn gì không ? Có Không Ảnh hưởng như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 5. Mức vốn (vài năm gần đây)? Khá hơn Khó Khăn hơn Bình thường Lý do:……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………..

51

VI. CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ-MÔI TRƯỜNG 1. Mức độ sử dụng phân hóa học so với trước đây a. Tôt hơn b. Xấu hơn c. Không thay đổi 2. Chất lượng nước thay đổi so với những năm trước theo chiều hướng? a. Tôt hơn b. Xấu hơn c. Không thay đổi 3. Chất lượng đất thay đổi so với những năm trước theo chiều hướng? a. Tôt hơn b. Xấu hơn c. Không thay đổi 4. Mức độ rủi ro về kinh tế? Vụ 1 a. Khồng rủi ro Rủi ro c. Rủi ro nhiều tỷ lệ lời……………Huề vốn………………Thất bại…………………… Lý do……………………………………………………………………………….. Vụ 2 a. Khồng rủi ro Rủi ro c. Rủi ro nhiều tỷ lệ lời……………Huề vốn………………Thất bại…………………… Lý do…………………………………………………………………………… Vụ 3 a. Khồng rủi ro Rủi ro c. Rủi ro nhiều tỷ lệ lời……………Huề vốn………………Thất bại…………………… Lý do………………………………………………………………………………... VII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN (theo thứ tự ưu tiên) Về kỹ thuật canh tác ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thị trường …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Khuyến nông, khuyến ngư ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Giống ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Lao động ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hợp tác xã/CLB ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Vốn ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

52

Khác ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thành phần nào là quan trọng nhât trong nông hộ? Tại sao? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... VIII. ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI Loại mô hình sử dụng mới………………………………………………………… Năm dự định chuyển……………………………………………………………… Lý do......................................................................................................................... …………………………………………………………………………………… Cần hỗ trợ gì.............................................................................................................

CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu, chi cục thống kê nông, lâm nghiệp thủy sản Bạc Liêu. 2009. “Báo cáo của chi Cục Thủy sản năm 2009 tại tỉnh Bạc Liêu”.

2. Dương Ngọc Thành, 2008. Tài liệu hướng dẫn thực hiện luận văn thạc sĩ. Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ.

3. Dương Văn Chính cùng nhóm cộng sự viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. 2009. Đọc từ http://www.agroviet.gov.vn/loadasp/tn.

4. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải. 2003. Giáo trình kỹ Thuật sản Xuất Giống và nuôi giáp xác. Khoa thuỷ sản, trường đại học Cần Thơ.

5. Phạm Văn Trang và ctv. 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

6. Thông tin khoa học công nghệ thuỷ sản số 8. 2008. Một số vấn đề về nuôi tôm ở ĐBSCL.

7. UBND huyện Đông Hải, phòng Xây Dựng và PTNT. 2008. “Báo cáo tình hình thả tôm năm 2008 tại huyện Đông Hải”.

8. UBND huyện Đông Hải, phòng Xây Dựng và PTNT. 2009. “Báo cáo tình hình thả tôm năm 2009 tại huyện Đông Hải”.

9. UBND huyện Đông Hải, phòng Nông Nghiệp và PTNT. 2008. “Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2008 tại huyện Đông Hải”.

10. UBND huyện Đông Hải, phòng Nông Nghiệp và PTNT. 2009. “Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2009 tại huyện Đông Hải”.

11. Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và cách viết đề cương nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

54

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ……………………………………………………………………………….i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………..ii XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN…………………………...iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN……………………………………………...…iv DANH MỤC BIỂU BẢNG………………………………………………………………...v DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………………..vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………vii TÓM TẮT………………………………………………………………………………...viii CHƯƠNG 1 ............................................................................................................1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2

CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................ 4 2.2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU.............................................................4

2.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 4 2.2.1.1. vị trí địa lý........................................................................................ 4 2.2.1.2. Diện tích tự nhiên...............................................................................5 2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................5

2.2.2. Tiềm năng kinh tế Bạc Liêu......................................................................6 2.2.2.1. Nông nghiệp.......................................................................................6 2.2.2.1.1. Lúa...............................................................................................6 2.2.2.1.2. Rau đậu, trái cây...........................................................................6 2.2.2.1.3. Lâm nghiệp ..................................................................................6 2.2.2.1.4. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ...........................................................7 2.2.2.1.5. Thủy sản.......................................................................................7 2.2.2.1.6. Muối.............................................................................................7

2.3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU .........................7 2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 7 2.3.2. Kinh tế huyện Đông Hải ..........................................................................8 2.3.3. Văn hóa -xã hội huyện Đông Hải..............................................................8

2.3.3.1. Văn hóa..............................................................................................8 2.3.3.2. Xã hội ................................................................................................9

2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG HẢI ..............10 2.4.1. Diện tích sản xuất và cơ cấu mùa vụ huyện Đông Hải ............................ 10 2.4.2. thị trường Tôm ....................................................................................... 11

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÔM .............................................................. 12 2.5.1. Nghiên cứu trong cả nước.......................................................................12 2.5.2. Nghiên cứu ở Đông Hải – Bạc Liêu........................................................ 14

55

CHƯƠNG III ........................................................................................................15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 15 3.1. PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ........................................................ 15 3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...........................................................................15

3.3. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................15 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU...................................................... 15

3.4.1. Số liệu thứ cấp........................................................................................ 15 3.4.2. Số liệu sơ cấp ......................................................................................... 16

3.5.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................ 16 3.5.1 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan....................................................... 16 3.5.2. Phương pháp phân tích..................................................................................... 17 3.5.3. phương pháp thống kê mô tả ............................................................................ 18

CHƯƠNG IV ........................................................................................................19 KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................................... 19

4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ......................................................................19 4.1.1. Thông tin chủ hộ .................................................................................... 19

4.1.1.1. Tuổi chủ hộ ................................................................................................ 19 4.1.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................. 20 4.1.1.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ..................................................... 20

4.1.2. Thông tin nông hộ .................................................................................. 21 4.1.2.1. Thành viên gia đình..........................................................................21

4.1.2.2.Trình độ học vấn cùa thành viên nông hộ ..........................................22 4.1.2.3. Số thành viên tham gia sản xuất nông nghiệp ....................................22 4.1.2.4. Tuổi và giới tính các thành viên nông hộ ...........................................22

4.1.2.5. Tình hình tín dụng của nông hộ ......................................................... 22 4.1.2.6. Thu nhập khác ngoài nông nghiệp ..................................................... 22

4.1.2.7. Phương tiện sản xuất và sinh hoạt của nông hộ................................. 22 4.1.2.8. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật.................................................... 22

4.2 THÔNG TIN SẢN XUẤT ............................................................................22 4.2.1. Diện tích đất........................................................................................... 26 4.2.2. lý do chọn mô hình ............................................................................... 26

4.2.3. Tập huấn kỹ thuật canh tác ....................................................................22 4.2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................................28

4.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TẦN SUẤT THAY ĐỔI GIỐNG TÔM......29 4.3.1. Tổng quan hiện trang sử dụng giống tôm ............................................... 29 4.3.2. Tần suất thay đổi giống tôm ...................................................................29

4.3.2.1. Hiện trạng thay đổi giống tôm trong sản xuất....................................29 4.3.2.2. ảnh hưởng của tần suất thay đổi giống lên hiệu quả kinh tế của nông hộ………….…………………………………………………………..…30 4.3.3. phân tích các yếu tố Ảnh hưởng đến năng suất .......................................32

4.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM THÂM CANH ..... 32 4.4.1. Các yếu tố bên trong ........................................................................................ 32 4.4.1.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 32 4.4.1.2. Điểm yếu ................................................................................................... 33 4.4.2. Các yếu tố bên ngoài........................................................................................ 33

56

4.4.2.1. Cơ hội ........................................................................................................ 33 4.4.2.2 Thách thức .................................................................................................. 34 4.4.3. Đánh giá tiềm năng của mô hình sản xuất Tôm thâm canh ............................... 34 4.4.4. Các mong muốn và đề xuất của nông hộ .......................................................... 35 CHƯƠNG V .........................................................................................................36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………..………………………………….39

5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................39 5.2 KIẾN NGHỊ..................................................................................................39

PHỤ LỤC CHƯƠNG 3……………………………………………………………………42