Thuyet minh QCVN tbi dai chi goc ha canh ILS

45
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH QUY CHUẨN QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐÀI CHỈ GÓC HẠ CÁNH TRONG HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG

Transcript of Thuyet minh QCVN tbi dai chi goc ha canh ILS

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH QUY CHUẨNQUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐÀI CHỈ GÓCHẠ CÁNH TRONG HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG

Hà Nội - 2013Mục Lục

Danh sách bảng biểu.......................................3Danh mục các chữ viết tắt.................................41. Giới thiệu về nhiệm vụ KHCN............................51.1. Các nội dung đăng ký trong đề cương.................51.2. Thực tế tại Việt Nam................................51.3. Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn....................6

2. Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh và tình hình sử dụng......62.1. Giới thiệu..........................................62.2. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị đài chỉ góc hạ cánh.........................................................72.3. Thực trạng triển khai thiết bị đài chỉ góc hạ cánh ở Việt Nam.................................................92.4. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị đài chỉ góc hạ cánh. 122.5. Lý do và mục đích xây dựng Quy chuẩn cho thiết bị đàichỉ góc hạ cánh.........................................15

3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước..........153.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước................153.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước...............163.2.1. Liên minh viễn thông quốc tế ITU...............163.2.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).....173.2.3. Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ETSI........203.2.4. Các tổ chức tiêu chuẩn khác.....................21

4. Lựa chọn tài liệu tham chiếu..........................224.1. Tài liệu tham chiếu................................224.2. Chỉ tiêu kỹ thuật..................................224.3. Phương pháp đo kiểm................................244.4. Các chỉ tiêu khác..................................264.5. Giải thích nội dung Quy chuẩn......................27

2

4.6. Bảng đối chiếu nội dung QCVN.......................28TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................33

Danh sách bảng biểuBảng 1. Ghép cặp tần số giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh.................................................................8Bảng 2. Ghép cặp tần số giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh (ít hơn 20 cặp)...............................9Bảng 3. Một số hệ thống ILS tại Việt Nam............................10Bảng 4. Các khuyến nghị của ITU liên quan đến thiết bị hàng không hoạtđộng trên băng tần VHF..............................................17Bảng 5. Các phụ lục của Công ước....................................19Bảng 6. Quy định của ICAO đối với thiết bị đài chỉ góc hạ cánh.....20Bảng 7. Các tiêu chuẩn của ETSI liên quan đến thiết bị vô tuyến hàng không sử dụng băng tần UHF..........................................21Bảng 8. Phân tích quy định của ICAO đối với thiết bị GP.............22Bảng 9. Bảng đối chiếu đặc tính kỹ thuật............................26

Dánh sách hình vẽHình 1. Hệ thống dẫn đường hạ cánh ILS....................7Hình 2. Giản đồ bức xạ đài chỉ góc hạ cánh................8

3

Danh mục các chữ viết tắt

STT Từ viếttắt

Tên tiếng anh Tên tiếng việt

1. ACC Area ControlCentre

Trung tâm kiểm soát đườngdài

2. ICAO InternationalCivil AvitationOrganization

Tổ chức hàng không dân dụngquốc tế

3. ITU International Telecommunication Union

Liên minh viễn thông quốc tế

4. ETSI EuropeanTelecommunications StandardsInstitute

Viện tiêu chuẩn viễn thôngChâu Âu

5. NDB Non Directionalradio Beacon

Đài dẫn đường vô hướng

6. DME Distance Thiết bị đo khoảng cách

4

MeasuringEquipment

7. VOR VHFOmnidirectionalradio Range

Đài dẫn đường vô tuyến đahướng sóng cực ngắn

8. GPS GlobalPositioningSystem

Hệ thống định vị toàn cầu

9. GNSS GlobalNavigationSatelliteSystem

Hệ thống dẫn đường vệ tinhtoàn cầu

10. ILS InstrumentLanding System

Hệ thống dẫn đường hạ cánhchính xác

11. DDM Difference in Depth of Modulation

Sự khác nhau về độ sâuđiều chế

1. Giới thiệu QCVN

1.1. Tên QCVN

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đài chỉ góc hạ

cánh trong hệ thống dẫn đường vô tuyến hàng không.

5

1.2. Thực tế tại Việt Nam

Theo quy định của Tổ chức dân dụng hàng không quốc tế,

các thiết bị hoạt động trong một phần hoặc toàn bộ băng tần

225-400 MHz dùng trên mặt đất sử dụng kỹ thuật điều chế AM,

bao gồm:

- Thiết bị thoại tương tự giữa các đài bay với nhau và

đài bay với mặt đất (chủ yếu được sử dụng trong quân

sự). Thiết bị này sử dụng trong hệ thống thông tin

(Communications) hoạt động trong băng tần 225-400MHz.

Các thiết bị này được một vài quốc gia trên thế giới

sử dụng và chủ yếu sử dụng cho mục đích quân sự, để

phục vụ cho mục đích dân sự, hầu hết các quốc gia

trên thế giới sử dụng thiết bị thoại tương tự hoạt

động trong băng tần VHF (118-137MHz)

- Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh sử dụng để chỉ dẫn hạ

cánh (ILS – Instrument Landing Systems) thuộc hệ

thống dẫn đường (Navigation) để hướng dẫn đài bay hạ

cánh tại các sân bay. Thiết bị này hoạt động trong

băng tần 328,6 – 335,4MHz.

Tại Việt Nam, chỉ sử dụng thiết bị đài chỉ góc hạ cánh

nêu trên hoạt động trong băng 328,6-335,4MHz để dẫn đường

cho các đài bay hạ cánh hạ cánh tại các sân bay. Thiết bị

đài chỉ góc hạ cánh có đặc điểm như sau:

- Chỉ phát sóng vô tuyến điện (không thu)

- Sử dụng trên mặt đất (đặt tại các sân bay)

- Hoạt động trong băng tần 328,6-335,4MHz6

- Sử dụng kỹ thuật điều chế AM

1.3. Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn

Căn cứ theo nội dung đăng ký trong đề cương và thực tế

sử dụng thiết bị tại Việt Nam, nhóm thực hiện đề xuất xây

dựng QCVN cho thiết bị đài chỉ góc hạ cánh sử dụng trong hệ

thống dẫn đường hàng không.

Căn cứ theo nội dung đề xuất này và theo hướng dẫn của

Vụ Khoa học và Công nghệ, nhóm thực hiện đã:

- Giữ nguyên tên đề tài tại Báo cáo khoa học và Thuyết

minh dự thảo Quy chuẩn.

- Điều chỉnh tên dự thảo Quy chuẩn theo đúng phạm vi

xây dựng.

2. Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh và tình hình sử dụng

2.1. Giới thiệu

Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh nằm trong hệ thống chỉ dẫn

hạ cánh chính xác ILS thuộc hệ thống dẫn đường hàng không,

hệ thống này được lắp đặt tại các sân bay nhằm mục đích

hướng dẫn tàu bay tiếp cận và hạ cánh bằng thiết bị một

cách chính xác, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết

khó khăn nhất (tầm nhìn bị hạn chế).

Hệ thống ILS có hai đài cơ bản để cung cấp thông tin

giúp tàu bay xác định được qũy đạo hạ cánh xuống đường CHC

một cách chính xác, đó là đài Localizer và đài Glidepath.

7

- Đài Localizer còn gọi là đài chỉ hướng hạ cánh, dùng

để xác định chính xác trục tâm (center line) của đường CHC

và giúp tàu bay hạ cánh vào chính giữa tâm đường CHC.

- Đài Glidepath còn gọi là đài chỉ góc hạ cánh, dùng để

xác định chính xác đường dốc hạ cánh (đường glidepath) của

qũy đạo hạ cánh và giúp tàu bay hạ cánh chính xác vào vùng

hạ cánh của đường CHC (touch down zone).

- Ngoài ra các đài chỉ chuẩn (Marker) (có thể được thay

thế bởi các đài locator hoặc DME) giúp tàu bay xác định cự

ly từ tàu bay đến ngưỡng đường CHC.

Hình 1. Hệ thống dẫn đường hạ cánh ILS

8

2.2. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị đài chỉ góc hạ cánh

Thiết bị đài chỉ góc hoạt động trong dải tần số (329-

335MHz). Đài phát hai búp sóng được điều chế bởi hai tín

hiệu âm tần 90Hz và 150Hz. Trường bức xạ từ hệ thống anten

của đài chỉ góc hạ cánh là một trường điện từ hỗn hợp, giản

đồ bức xạ của anten sẽ cung cấp một đường thẳng hạ cánh nằm

trong mặt phẳng thẳng đứng chứa đường cất hạ cánh (CHC) với

tín hiệu âm tần 150Hz vượt trội nằm phía dưới và tín hiệu

âm tần 90Hz vượt trội nằm phía trên. Minh họa cụ thể tại

hình

Hình 2. Giản đồ bức xạ đài chỉ góc hạ cánh

Đường chỉ góc hạ cánh (ILS glide path) là quĩ tích của

những điểm nằm trong mặt phẳng đứng chứa đường tâm đường

CHC và có hiệu độ sâu điều chế của sóng phát ra bởi đài chỉ

góc hạ cánh bằng 0 (DDM=0). Góc tạo ra bởi đường thẳng hạ

cánh và tâm của đường CHC gọi là góc hạ cánh. Theo quy định

của ICAO, góc hạ cánh được chọn là 30C.

Căn cứ theo đặc tính nêu trên, máy thu trên các đài bay

sẽ thu tín hiệu phát ra từ đài chỉ góc hạ cánh và tính giá

trị DDM. Nếu đài bay hạ cánh sai góc hạ cánh chuẩn thì kim

chỉ thị của máy thu sẽ lệnh lên hoặc lệch xuống, phi công9

căn cứ vào chỉ thị này để điều chỉnh đài bay hạ cánh đúng

góc chuẩn.

Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh ghép cặp với đài chỉ hướng

hạ cánh trong hệ thống hướng dẫn hạ cánh ILS và làm việc

theo cặp tần số được quy định theo Bảng 1

Bảng 1. Ghép cặp tần số giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đàichỉ góc hạ cánh

Ở những khu vực mà yêu cầu đối với các tần số làm việc

giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh trên cùng

một đường CHC không nhiều hơn 20 cặp, ghép cặp tần số giữa

đài chỉ hướng hạ cánh và đài chỉ góc hạ cánh theo Bảng 2

Bảng 2. Ghép cặp tần số giữa đài chỉ hướng hạ cánh và đàichỉ góc hạ cánh (ít hơn 20 cặp)

10

2.3. Thực trạng triển khai thiết bị đài chỉ góc hạ cánh ở

Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, đến nay chúng

ta có 51 hãng Hàng không nước ngoài khai thác 68 đường bay

từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam; mạng đường bay

nội địa do 5 hãng HKVN khai thác với 41 đường bay từ 3

trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh tới 17

Cảng hàng không, sân bay địa phương; Riêng VN khai thác 48

đường bay quốc tế đến 28 cảng hàng không thuộc 15 quốc gia

và vùng lãnh thổ. Thị trường vận tải HK Việt Nam năm 2012

đạt 25,3 triệu khách, tăng 6,5%; hàng hoá, bưu kiện đạt 527

nghìn tấn, tăng 10,9%. Cất hạ cánh tại các CHKSB Việt Nam

đạt 310 nghìn lần chuyến, tăng 5,1%. Sản lượng điều hành

bay đạt 454.076 lần chuyến, tăng 7,94% so với năm 2011. Lợi

nhuận trước thuế của các Đơn vị doanh nghiệp lớn của ngành

HK (Tổng công ty HKVN, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty

QLBVN) ước 1.403 tỷ đồng, đạt 120,54% kế hoạch; nộp ngân

sách nhà nước 2.883 tỷ đồng, đạt 107,58% kế hoạch. Hàng11

trăm chuyến bay chuyên cơ chở các đ/c lãnh đạo cao cấp của

Đảng và Nhà nước được thực hiện an toàn, chu đáo, trọng

thị. Các hãng hàng không Việt Nam hiện khai thác 97 tàu bay

hiện đại: B777, A330, A321, A320, B737, ATR72 với độ tuổi

trung bình là 6,5 tuổi, trong đó 40% là sở hữu với độ tuổi

trung bình là 5,9 tuổi.

Tất cả các sân bay quốc tế tại Việt Nam như Nội Bài,

Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân sơn Nhất, Cần Thơ,

Phú Quốc đều được trang bị hệ thống ILS (có sự dụng các đài

chỉ góc hạ cánh). Ngoài ra hiện nay sân bay Đồng Hới, Liên

Khương cũng đang được trang bị hệ thống ILS. Trong tương

lai nhiều sân bay khác cũng sẽ được trang bị để đảm bảo an

toàn cho các đài bay khi hạ cánh.

Bảng 3. Một số hệ thống ILS tại Việt Nam

TTTên đài ,

trạm

Đàihiệu

Tần số Toạ độ WGS-84Hình thứcbay kiểmtra, HC

1aNBA ILS/LLZ 11L

NB110.50MH

z21 12

6.4321N105

4933.0153EĐịnh kỳ Cat I

1bNBA ILS/GP 11L

-329.60MH

z21 13

3.9847N105 472.4265E

Định kỳ Cat I

1cNBA ILS/DME 11L

NB 42x21 13

3.9847N105 472.4265E

Định kỳ Cat I

1d NBA MM 11L21 13

0.5500N105 468.9800E

Định kỳ

1e NBA OM 11L21 14

9.7069N105 444.5536E

Định kỳ

2a NBA ILS/LLZ NBA 108.30MH 21 12 105 49 Định kỳ

12

TTTên đài ,

trạm

Đàihiệu

Tần số Toạ độ WGS-84Hình thứcbay kiểmtra, HC

11R z 9.3805N 8.0012E CatII

2bNBA ILS/GP 11R

-334.10MH

z21 13

2.2318N 105 470.9701E

Định kỳ CatII

2cNBA ILS/DME 11R

NBA 20x21 13

2.2318N 105 470.9701E

Định kỳ CatII

3aPhú Bài ILS/LLZ 27

PBA109,50MH

z16 24

5.1329N07 41

18.5128EĐịnh kỳ Cat I

3bPhú Bài ILS/GP 27

332,60MHz

16 236.2991N

07 4249.7907E

Định kỳ Cat I

3cPhú Bài ILS/DME 27

PBA 32x16 23

6.2991N07 42

49.7907EĐịnh kỳ Cat I

4aĐà Nẵng ILS/LLZ 35L

DAD110.50MH

z16 03

6.5298N108 11 5.5958E

Định kỳ Cat I

4bĐà Nẵng ILS/GP 35L

-329.60MH

z16 01

8.6405N108 123.4384E

Định kỳ Cat I

4cĐà NẵngILS/DME 35L

DAD 42x16 01

8.6405N108 123.4384E

Định kỳ Cat I

5aĐà Nẵng ILS/LLZ 35R

IDR111.50MH

z16 03

6.6449N108 111.2996E

Định kỳ CatII

5bĐà Nẵng ILS/GP 35R

-332.90MH

z16

0155.1646N108 121.0552E

Định kỳ CatII

5cĐàNẵng ILS/DME 35R

IDR 52x16 01

5.1646N108 121.0552E

Định kỳ CatII

6a TSN ILS/LLZ HCM 110.50MH 10 48 106 38 Định kỳ

13

TTTên đài ,

trạm

Đàihiệu

Tần số Toạ độ WGS-84Hình thứcbay kiểmtra, HC

25R z 9.9334N 2.6601E Cat I

6bTSN ILS/GP 25R

-329.60MH

z10 49

9.5224N106 396.3998E

Định kỳ Cat I

6cTSN ILS/DME 25R

HCM 42x10 49

9.5224N106 396.3998E

Định kỳ Cat I

7aTSN ILS/LLZ 25L

SGN108.30MH

z10 48

7.7211N06 38

04.2609EĐịnh kỳ CatII

7bTSN ILS/GP 25L

334.10MHz

10 495.2523N

06 3959.7098E

Định kỳ CatII

7cTSN ILS/DME 25L

SGN 20x10 49

5.2523N06 39

59.7098EĐịnh kỳ CatII

8aCần Thơ ILS/LLZ 06

ICT109.30MH

z10 05

1.1761N105 436.1759E

Định kỳ CatII

8bCần Thơ ILS/GP 06

-332.00MH

z10 04

5.2645N105 417.9792E

Định kỳ CatII

8cCần Thơ ILS/DME 06

ICT 30x10 04

5.2645N105 417.9792E

Định kỳ CatII

9aVinh ILS/LLZ 17

IVH108.30MH

z18 43

6.9032N05 40

21.2733EĐịnh kỳ Cat I

9bVinh ILS/GP 17

-334.10MH

z18 44

3.9960N05 40

06.8786EĐịnh kỳ Cat I

9cVinh ILS/DME 17

IVH 20X18 44

3.9960N05 40

06.8786EĐịnh kỳ Cat I

14

TTTên đài ,

trạm

Đàihiệu

Tần số Toạ độ WGS-84Hình thứcbay kiểmtra, HC

10a

Cam Ranh ILS/LLZ 02

ICR110.70MH

z12 00

8.9866N09 13

28.9921EĐịnh kỳ Cat I

10b

Cam Ranh ILS/GP 02

-330.20MH

z11 59

3.5422N09 12

59.6021EĐịnh kỳ Cat I

10c

CamRanh ILS/DME 02

ICR 44x11 59

3.5422N09 12

59.6021EĐịnh kỳ Cat I

11a

Phú Quốc ILS/LLZ 10

IPQ108.10MH

z10 10

5.4204N04 00

35.4150EĐịnh kỳ Cat I

11b

Phú Quốc ILS/GP 10

-334.70MH

z10 10

0.1400N03 58

56.3294EĐịnh kỳ Cat I

11c

Phú Quốc ILS/DME 10

IPQ 18x10 10

0.1400N03 58

56.3294EĐịnh kỳ Cat I

12a

Phú Quốc ILS/LLZ 28

IPH108.70MH

z10 10

7.3706N03 58

34.7830EĐịnh kỳ Cat I

12b

Phú Quốc ILS/GP 28

-330.50MH

z10 10

2.4428N04 00

14.0655EĐịnh kỳ Cat I

12c

Phú Quốc ILS/DME 28

IPH 24x10 10

2.4428N04 00

14.0655EĐịnh kỳ Cat I

Dự báo đến năm 2015, các doanh nghiệp khai thác cảng

hàng không sẽ lắp đặt thêm các hệ thống ILS/DME tại các sân

bay: Đồng Hới, Liên Khương, Cát Bi, Ban Mê Thuột, CHC 07R

Tân Sơn Nhất, CHC 29L Nội Bài.

2.4. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị đài chỉ góc hạ cánh

- Sự bức xạ từ hệ thống ăngten đài chỉ góc hạ cánh phải

tạo ra một giản đồ trường hỗn hợp được điều chế biên độ bởi

15

hai tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz. Giản đồ bức xạ của

ăngten phải được sắp xếp để cung cấp một đường thẳng hạ

cánh nằm trong mặt phẳng đứng chứa trục của đường CHC, với

tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội nằm ở phía dưới đường chỉ

góc hạ cánh và tín hiệu âm tần 90 Hz vượt trội nằm ở phía

trên đường chỉ góc hạ cánh đến một góc tối thiểu là 1,75θ

(θ: là góc hạ cánh, thông thường θ = 3o).

- Đài chỉ góc hạ cánh UHF phải có khả năng điều chỉnh

để tạo ra một đường chỉ góc hạ cánh bức xạ từ 2º đến 4o so

với mặt phẳng ngang.

- Đài chỉ góc hạ cánh phải hoạt động trong dải tần từ

328,6 MHz đến 335,4 MHz. Đối với loại một tần số thì sai số

tần số cho phép là ± 0,005%. Đối với loại hai tần số thì

sai số tần số cho phép là ± 0,002% và dải tần danh định

dành cho các sóng mang phải đối xứng qua tần số được phân

định. Với tất cả các giá trị sai số cho phép được áp dụng,

khoảng phân cách tần số giữa các sóng mang của đài chỉ góc

hạ cánh hai tần số phải không nhỏ hơn 4 kHz và không lớn

hơn 32 kHz.

- Sự bức xạ của đài chỉ góc hạ cánh phải là phân cực

ngang.

- Độ sâu điều chế danh định của sóng mang tần số làm

việc do mỗi tín hiệu âm tần 90 Hz và 150 Hz tạo ra phải là

40% dọc theo đường chỉ góc hạ cánh. Độ sâu điều chế phải

nằm trong giới hạn từ 37,5% đến 42,5%.

16

Dưới đây là đặc tính kỹ thuật của một số thiết bị đài

chỉ góc hạ cánh:

Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh GP 422 do Thales sản xuất

Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh 2100 ILS do Selex sản xuất

17

18

2.5. Lý do và mục đích xây dựng Quy chuẩn cho thiết bị đài chỉ góc hạ cánh

Hiện tại, thiết bị đài chỉ góc hạ cánh thuộc:

- “Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ

thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công

bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT

ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông,

do đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy và

công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

- “Danh mục thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến

điện cần giấy phép nhập khẩu” quy định tại Phụ lục II ban

hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT ngày 07/6/2011

của Bộ Thông tin và Truyền thông, do đó bắt buộc phải thực

hiện thủ tục cấp phép nhập khẩu và điều kiện kỹ thuật để

cấp giấy phép nhập khẩu là giấy chứng nhận hợp quy.

Trong ngành hàng không, vấn đề an toàn được đặc biết

trú trọng, do đó, yêu cầu cho các thiết bị vô tuyến hàng

không cũng rất khắt khe. Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn

và Quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị phải được chứng nhận hợp

quy phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên,

hiện nay chưa có Quy chuẩn kỹ thuật dành riêng cho thiết bị

đài chỉ góc hạ cánh vì vậy cần thiết phải xây dựng Quy

chuẩn kỹ thuật dành riêng cho thiết bị loại này làm sở cứ

cho việc đo kiểm, chứng nhận hợp quy để phục vụ cho công

tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành là cần thiết.

19

3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước

3.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các thiết bị thuộc quản lý

chuyên ngành. Hiện nay, chưa có quy chuẩn kỹ thuật dành

riêng cho thiết bị đài chỉ góc hạ cánh.

Việc đo kiểm và đánh giá chứng nhận hợp quy cho thiết

bị đài chỉ góc hạ cánh căn cứ trên QCVN 47:2011/BTTTT – Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến

điện áp dụng cho các thiết bị vô tuyến điện. Quy chuẩn kỹ

thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về phổ tần số và

bức xạ vô tuyến điện đối với thiết bị thu phát sóng vô

tuyến điện hoạt động trong dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz,

sử dụng các phương thức điều chế, mã hoá và nén dãn phổ tần

khác nhau. Quy chuẩn này được sử dụng để đánh đo kiểm và

đánh giá các thiết bị vô tuyến trong trường các thiết bị vô

tuyến chưa có Quy chuẩn riêng, vì vậy các quy định trong

quy chuẩn này là các quy định tối thiểu bao gồm:

- Dung sai tần số: 50ppm

- Công suất phát xạ giả cực đại cho phép là:

43 + 10 log (P) hoặc

70 dBc nếu công thức trên cho giá trị lớn hơn 70

dBc

Hai chỉ tiêu nêu trên là hai quy định tối thiểu dành

cho thiết bị vô tuyến nói chung. Ngoài hai chỉ tiêu nêu

trên, hiện nay, các nhà sản xuất thiết bị và các tổ chức20

tiêu chuẩn quốc tế quy định thêm các chỉ tiêu khác trong

tài liệu của ICAO

3.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước

3.2.1. Liên minh viễn thông quốc tế ITU

a) Giới thiệu

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) là tổ chức chuyên

môn của Liên hợp quốc. Các hoạt động chính hiện nay của ITU

bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực viễn thông. ITU

có ba khu vực hoạt động chính:

- ITU - R (Radiocommunication Sector): liên quan đến hệ

thống và thiết bị vô tuyến

- ITU - T (Telecommunication Standardization Sector):

biên soạn các qui định kỹ thuật về hệ thống, mạng và dịch

vụ bưu chính viễn thông

- ITU - D (Development Sector): soạn thảo những khuyến

nghị, nghị quyết, hướng dẫn, sổ tay, báo cáo…

b) Các khuyến nghị của ITU liên quan đến thiết bị vô tuyến

hàng không hoạt động trong băng tần VHF

ITU có rất ít các khuyến nghị liên quan đến thiết bị

thu phát vô tuyến hàng không dùng trên mặt đất hoạt động

trong băng tần VHF dùng trên mặt đất

Bảng 4. Các khuyến nghị của ITU liên quan đến thiết bị hàngkhông hoạt động trên băng tần VHF

21

Mãhiệu

Tên

M.441 Signal-to-interference ratios and minimum fieldstrengths required in the aeronautical mobile (R)service above 30 MHz

P.528 Propagation curves for aeronautical mobile andradionavigation services using the VHF, UHF and SHFbands

P.682 Propagation data required for the design of Earth-space aeronautical mobile telecommunication systems

Nhận xét:

- ITU chỉ đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến lưu

động hàng không

- ITU không có khuyến nghị, tiêu chuẩn dành riêng cho

các thiết bị đài chỉ góc hạ cánh.

3.2.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

a) Giới thiệu

Là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập

năm 1944 trên cơ sở Công ước Chicagô năm 1944 về hàng không

dân dụng quốc tế, có trụ sở tại Môngrêan (Canada). Ngoài ra

ICAO còn có 6 chi nhánh khu vực ở Pari (Pháp); Cairô

(AiCập); Băngkôc (Thái Lan); Lima (Pêru); Mêhicô City

(Mêhicô) và Đăcca (Xênêgan). Đến nay có khoảng 160 nước là

thành viên chính thức của ICAO. Mục đích của ICAO là xây

dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch vận

tải hàng không để đảm bảo an toàn hàng không dân dụng quốc

tế, khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, sân

22

bay, các công trình và phương tiện hàng không dân dụng...

Các cơ quan của ICAO gồm:

- Đại hội đồng là cơ quan tối cao của ICAO gồm tất cả

đại diện các nước thành viên. Mọi vấn đề quan trọng đều

thuộc thẩm quyền giải quyết của Đại hội đồng. Cứ 3 năm, Đại

hội đồng họp một lần do Hội đồng triệu tập vào thời gian

thích hợp.

- Hội đồng là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm

trước Đại hội đồng, gồm 27 nước thành viên do Đại hội đồng

bầu ra trong phiên họp đầu tiên và cứ 3 năm được bầu lại

một lần. Hội đồng có chức năng hành chính, trọng tài, thông

tin, tư vấn và thực hiện các đề án của Đại hội đồng. Các cơ

quan của Hội đồng gồm có Ủy ban không vận; Ủy ban không

tải; Ủy ban pháp luật; Ủy ban phối hợp tài trợ; Ủy ban

chống các can thiệp trái phép vào các hoạt động của ngành

hàng không.

- Ban thư ký có nhiệm vụ thực hiện công việc hàng ngày

của ICAO. Đứng đầu ban thư ký là tổng thư ký".

b) Công ước về hàng không dân dụng quốc tế

Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (sau đây gọi

tắt là Công ước) được các Chính phủ tham gia ký vào ngày

07/12/1944 tại Chicago nhằm mục đích “thống nhất một số

nguyên tắc và thỏa thuận để ngành hàng không dân dụng có

thể phát triển một cách an toàn và trật tự và để các dịch

vụ vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế có thể được thiết

lập trên cơ sở bình đẳng về cơ hội khai thác một cách chính

23

đáng và kinh tế;”. Theo đó, Tổ chức Hàng không dân

dụng quốc tế (ICAO) đã được thành lập như một phương

tiện để đảm bảo hợp tác quốc tế ở mức độ cao nhất

nhằm thống nhất các quy định và tiêu chuẩn, thủ tục và cách

thức tổ chức các vấn đề hàng không dân dụng. Đồng

thời, Hiệp định quá cảnh dịch vụ quốc tế và Hiệp định vận

tải hàng không quốc tế đã được ký kết. Để thuận lợi, các

tiêu chuẩn và khuyến nghị này được đưa vào các phụ lục của

Công ước và thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết về

biện pháp đã áp dụng. Các tiêu chuẩn và khuyến nghị tập

trung vào các vấn đề:

- Hệ thống thông tin và trang thiết bị dẫn đường, kể cả

dấu hiệu mặt đất;

- Đặc tính của Cảng hàng không và bãi hạ cánh;

- Quy tắc không lưu và thực hành kiểm soát không lưu;

- Bằng cấp của nhân viên khai thác kỹ thuật và bảo

dưỡng;

- Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tầu bay;

- Đăng ký và dấu hiệu nhận biết của tầu bay;

- Thu lượm và trao đổi tin tức khí tượng;

- Sổ sách, tài liệu;

- Bản đồ và hoạ đồ hàng không;

- Thủ tục hải quan và xuất, nhập cảnh;

- Tầu bay lâm nguy và điều tra tai nạn;

24

Và những vấn đề khác tương tự liên quan tới an toàn,

điều hòa và hiệu quả của không lưu khi thấy thích hợp mà có

thể ban hành.

Bảng 5. Các phụ lục của Công ước

STT Số hiệu Tên

1. Annex 1 Personnel Licensing2. Annex 2 Rules of the Air

3. Annex 3 Meteorological Service for International AirNavigation

4. Annex 4 Aeronautical Charts

5. Annex 5 Units of Measurement to be Used in Air and Ground Operations

6. Annex 6 Operation of Aircraft7. Annex 7 Aircraft Nationality and Registration Marks8. Annex 8 Airworthiness of Aircraft9. Annex 9 Facilitation

10. Annex 10 Aeronautical Telecommunications

11. Annex 11 Air Traffic Services

12. Annex 12 Search and Rescue

13. Annex 13 Aircraft Accident and Incident Investigation

14. Annex 14 Aerodromes

15. Annex 15 Aeronautical Information Services

16. Annex Environmental Protection

25

16

17. Annex 17

Security: Safeguarding International Civil Aviation Against Acts of Unlawful Interference

18. Annex 18

The Safe Transport of Dangerous Goods by Air

c) Giới thiệu về Phụ lục 10

Trong các Phụ lục của Công ước hàng không quốc tế, Phụ

lục 10 – “Aeronautical Telecommunications” đưa ra quy định

cho ba hoạt động phức tạp, phổ biến và thiết yếu nhất của

ngành hàng không là CNS (Thông tin- Dẫn đường- Giám sát).

Phụ lục 10 gồm 5 phần, quy định về việc sử dụng hiệu quả

phổ tần số, đặc tính kỹ thuật, yêu cầu lắp đặt sử dụng đối

với các thiết bị vô tuyến sử dụng trong các hệ thống Thông

tin – Dẫn đường – Giám sát.

Phần I của Phụ lục 10 (7/2006) của Công ước là một

dạng tài liệu kỹ thuật quy định chuẩn quốc tế của hệ thống

cung cấp dịch vụ dẫn đường ở tất cả các giai đoạn từ khi

cất cánh tại sân bay, bay trên bầu trời, hạ cánh cho đài

bay. Các hướng dẫn, các chuẩn và khuyến nghị thực thi

trong phần này đưa ra các tham số kỹ thuật tối thiểu cho

các hệ thống dẫn đường hàng không như thệ thống dẫn đường

vệ tinh toàn cầu GNSS, hệ thống chỉ dẫn hạ cánh ILS, hệ

thống hạ cánh sóng ngắn MLS, thiết bị đài dẫn đường vô

hướng NDB, thiết bị đài dẫn đường đa hướng VOR, thiết bị

đo cự ly bằng vô tuyến DME.

Đối với hệ thống chỉ dẫn hạ cánh ILS, phần I của Phụ

26

lục 10 quy định các đặc tính kỹ thuật cho 3 thiết bị trong

hệ thống này gồm đài chỉ hướng hạ cánh (Localizer), đài

chỉ góc hạ cánh (Glidepath), đài chỉ mốc VHF. Các yêu cầu

đối với đài chỉ góc hạ cánh được quy định cụ thể tại

Chương 3 mục 3.1.1, cụ thể như sau:

Bảng 6. Quy định của ICAO đối với thiết bị đài chỉ góc hạcánh

Nội dung Annex 10Volume I(3.1.1)

Nội dung

Khái niệmchung

3.1.5.1 Đưa ra một số yêu cầu về khảnăng đáp ứng của thiết bị đểhỗ trợ đài bay hạ cánh

Tần số làmviệc

3.1.5.2 Quy định về dung sai tần sốcủa sóng mang

3.1.5.2.2 Phân cực sóng3.1.5.5.2 Quy định sai số tần số của

sóng âm tần 90/150Hz

Tầm phủsóng

3.1.5.3 Quy định yêu cầu đối với vùngphủ như phạm vi, cường độtrường trong vùng phủ

Cấu trúcđường chỉ

góc hạ cánh

3.1.5.4 Quy định về độ cong của đườngchỉ góc hạ cánh đến các điểmILS chuẩn được xác định tạicác sân bay

Điều chếtín hiệu

3.1.5.5 Quy định độ sâu điều chế củasóng mang

Độ nhạy sựdịch chuyển

3.1.5.6 Đưa ra yêu cầu về giá trị DDMphía trên và phía dưới đườngchỉ góc hạ cánh

27

3.2.3. Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ETSI

a) Giới thiệu

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (viết tắt ETSI) là

một tổ chức tiêu chuẩn hóa, phi lợi nhuận, và độc lập trong

công nghiệp viễn thông (các nhà sản xuất thiết bị và vận

hành mạng) tại Châu Âu, với dự án rộng khắp trên thế giới.

ETSI là tổ chức chịu trách nhiệm chính thức cho việc tiêu

chuẩn hóa về các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

tại Châu Âu. ETSI có 740 thành viên từ 62 quốc gia/tỉnh

trong và ngoài Châu Âu, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà

vận hành khai thác mạng, các nhà quản lý, các nhà cung cấp

dịch vụ, cơ quan nghiên cứu và người sử dụng - trong thực

tế, mọi lĩnh vực then chốt trong ICT.

b) Các tiêu chuẩn liên quan

Bảng 7. Các tiêu chuẩn của ETSI liên quan đến thiết bị vôtuyến hàng không sử dụng băng tần UHF

STT Mã tiêu chuẩn Tên Tiêu chuẩn1. ETSI EN 302

617-1 V1.1.1 (2009-01)

Electromagnetic compatibility and Radiospectrum Matters (ERM);Ground-based UHFradio transmitters, receivers andtransceivers for the UHF aeronauticalmobile service using amplitudemodulation;Part 1: Technicalcharacteristics and methods ofmeasurement

2. ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Electromagnetic compatibility and Radiospectrum Matters (ERM);Ground-based UHFradio transmitters, receivers andtransceivers for the UHF aeronautical

28

mobile service using amplitudemodulation;Part 2: Harmonized ENcovering the essential requirements ofarticle 3.2 of the R&TTE Directive

- Tiêu chuẩn ETSI EN 302 617-1 V1.1.1 (2009-01) quy

định các đặc tính kỹ thuật và phương pháp đo kiểm tương ứng

cho thiết bị vô tuyến hàng không sử dụng trên mặt đất hoạt

động trong băng 225-400MHz dùng cho thoại tương tự sử dụng

kỹ thuật điều chế biên độ (AM)

- Tiêu chuẩn ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10) là tiêu

chuẩn hài hòa, quy định các đặc tính kỹ thuật và phương

pháp đo kiểm tương ứng cho thiết bị vô tuyến hàng không sử

dụng trên mặt đất hoạt động trong băng UHF dùng cho thoại

tương tự sử dụng kỹ thuật điều chế biên độ (AM). Tiêu chuẩn

này tham chiếu sang tiêu chuẩn ETSI EN 302 617-1 V1.1.1

(2009-01)

3.2.4. Các tổ chức tiêu chuẩn khác

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khác như ITU, IEC, ...

không có khuyến nghị hoặc tiêu chuẩn riêng cho thiết bị đài

chỉ góc hạ cánh.

4. Lựa chọn tài liệu tham chiếu

4.1. Tài liệu tham chiếu

Theo các nội dung phân tích nêu trên, chỉ có Tổ chức

hàng không dân dụng quốc tế đưa ra yêu cầu cho thiết bị đài

chỉ góc hạ cánh trong Annex 10 Volume I Chapter 3. Các yêu

cầu này được tất cả các nhà sản xuất và các quốc gia trên

thế giới sử dụng trong việc sản xuất và hiệu chỉnh thiết bị29

khi hoạt động nhằm đảm bảo sự tương thích về hệ thống của

ngành hàng không quốc tế.

Hiện nay, Cục hàng không Việt Nam cũng ban hành TCCS

05: 2009/CHK áp dụng cho hệ thống phụ trợ dẫn đường vô

tuyến mặt đất. Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở Phụ

lục 10 phần I (Annex 10 Volume I) của ICAO trong đó quy

định các đặc tính kỹ thuật của thiết bị đài chỉ góc hạ cánh

như nêu tại Bảng 6. Các quy định của ICAO được các nhà sản

xuất thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất và các quốc

gia sử là chuẩn mực để hệ thống hàng không.

Vì những lý do nêu trên, nhóm thực hiện đề xuất lựa

chọn tài liệu của ICAO làm tài liệu tham chiếu, cụ thể tham

chiếu tại: mục 3.1.5 chương 3, phần I, Phụ lục 10 (7/2006).

4.2. Chỉ tiêu kỹ thuật

Các yêu cầu này bao gồm các yêu cầu về đặc tính kỹ

thuật của thiết bị và các yêu cầu về việc hiệu chỉnh thiết

bị, cụ thể tại Bảng 6

Bảng 8. Phân tích quy định của ICAO đối với thiết bị GP

Nộidung

Annex 10Volume I(7/2006)(Mục

3.1.1)

Nội dung Nhận xét Đề xuất xâydựng yêucầu kỹ

thuật củaQCVN

Kháiniệmchung

3.1.5.1 Đưa ra mộtsố yêu cầuvề khả năngđáp ứng củathiết bị đểhỗ trợ đài

Các yêu cầunày được sửdụng khi bayhiệu chuẩnthiết bị

30

bay hạ cánh

Tầnsốlàmviệc

3.1.5.2 Quy định vềdung saitần số củasóng mang

Chỉ tiêu quantrọng củathiết bị vôtuyến

Xây dựngchỉ tiêudung saitần số sóngmang

3.1.5.2.2 Phân cựcsóng

Do anten quyđịnh. Quy địnhnày phù hợpvới nhà sảnxuất thiết bị

3.1.5.5.2 Quy địnhsai số tầnsố của sóngâm tần90/150Hz

Xây dựngchỉ tiêudung saitần số sóngâm tần

Tầmphủsóng

3.1.5.3 Quy địnhyêu cầu đốivới vùngphủ nhưphạm vi,cường độtrườngtrong vùngphủ

Các yêu cầunày được sửdụng khi bayhiệu chuẩnthiết bị

Cấutrúcđườngchỉgóchạcánh

3.1.5.4 Quy định vềđộ cong củađường chỉgóc hạ cánhđến cácđiểm ILSchuẩn đượcxác địnhtại các sânbay

Các yêu cầunày được sửdụng khi bayhiệu chuẩnthiết bị

Điều 3.1.5.5 Quy định độ Do đường chỉ Xây dựng31

chếtínhiệu

sâu điềuchế củasóng mang

góc hạ cánhđược xác địnhcăn cứ trêngiá trị DDM(quỹ tích cácđiểm cóDDM=0), do đóđây là mộttrong nhữngchỉ tiêu quantrọng đối vớithiết bị

chỉ tiêu vềĐộ sâu điềuchế củathiết bịXây dựngchỉ tiêu vềtần số theochỉ tiêunêu tại mụcnày

Độnhạysựdịchchuyển

3.1.5.6 Đưa ra yêucầu về giátrị DDMphía trênvà phíadưới đườngchỉ góc hạcánh

Các yêu cầunày được sửdụng khi bayhiệu chuẩnthiết bị

Trong các yêu cầu nêu trên, quy định về dung sai tần số

sóng mang, dung sai tần số âm tần, độ sâu điều chế có thể

được kiểm chứng thông qua việc đo kiểm thiết bị tại các

phòng đo. Các chỉ tiêu còn lại được ngành hàng không kiểm

tra thông qua việc bay hiệu chuẩn bằng cách sử dụng đài bay

có lắp đặt các thiết bị kiểm tra chuyên dụng để kiểm tra

lại các thông số và hiệu chỉnh thiết bị các thông số hoạt

động của thiết bị theo đúng yêu cầu của ICAO. Các thông số

này không thể kiểm tra tại các phòng đo kiểm.

Căn cứ theo phân tích nêu trên, nhóm thực hiện đề xuất

xây dựng các tiêu liên quan đến đặc tính kỹ thuật phần vô

32

tuyến của thiết bị đài chỉ góc hạ cánh theo mục 3.1.5

chương 3, phần I, Phụ lục 10 bao gồm:

- Dải tần hoạt động của thiết bị: 328,6-335,4MHz

- Dung sai tần số sóng mang: 20ppm hoặc 50ppm.

- Dung sai tần số âm tần: Tùy vào đài cấp (CAT) I, II,

III

- Độ sâu điều chế: 37,5% đến 42,5% cho mỗi tín hiệu âm

tần điều chế 90Hz và 150Hz.

4.3. Phương pháp đo kiểm

Tài liệu của ICAO không đưa ra phương pháp đo kiểm cho

các chỉ tiêu nêu trên, do đó nhóm thực hiện đề xuất xây

dựng phương pháp đo kiểm cho các chỉ tiêu này như sau:

4.3.1. Kênh đo kiểm

Theo quy định tại mục 3.1.6.1 của ICAO Annex 10 Volume

I, thiết bị đài chỉ góc hạ cánh hoạt động trong các tần số

dưới đây:

TTTần số(MHz)

Lựa chọn

1 329.15 Kênh đầu2 329.33 329.34 329.455 329.66 329.757 329.98 330.059 330.2

10 330.3511 330.512 330.6513 330.8

33

14 330.9515 331.116 331.2517 331.418 331.5519 331.720 331.85

21 332Kênhgiữa

22 332.1523 332.324 332.4525 332.626 332.7527 332.928 333.0529 333.230 333.3531 333.532 333.6533 333.834 333.9535 334.136 334.2537 334.438 334.5539 334.740 334.85

41 335Kênhcuối

Theo quy định tại các quy chuẩn hiện tại, đo kiểm được

thực hiện trên các kênh tần số đầu tiên, kênh giữa và kênh

cuối. Vì vậy nhóm thực hiện đề xuất lựa chọn các kênh này

để đo kiểm, cụ thể tại các kênh tần số số 1, 21, 41 trong

bảng nêu trên.

4.3.2. Dung sai tần số sóng mang và tần số âm tần

34

TB cần đo

Bộ suy hao

Máy đo tần số

Đo kiểm chỉ tiêu dung sai tần số được quy định tại tất

cả các quy chuẩn về thiết bị vô tuyến. Đo kiểm này được

thực hiện bằng cách kết nối thiết bị cần đo với thiết bị đo

có chức năng đếm tần số (máy đo tần số). Sơ đồ cụ thể như

sau:

Trong đó, Bộ suy hao có chức năng làm giảm công suất

của máy phát mà không ảnh hưởng tới tín hiệu được phát ra

và được sử dụng trong trường hợp máy phát có công suất lớn

để bảo vệ Máy đo tần số không bị hỏng.

Riêng đối với trường hợp đo kiểm dung sai tần số tín

hiệu âm tần 90Hz và 150Hz thì không phải sử dụng Bộ suy hao

và trình tự thực hiện đo kiểm được xây dựng căn cứ trên ý

kiến góp ý của đơn vị chuyên ngành hàng không thuộc Tổng

Công ty Quản lý bay Việt Nam, cụ thể như sau:

“- Nối máy đo tần số vào điểm đo tần số tần số tín hiệu âm tần.- Tắt thành phần tín hiệu 90Hz để đo tín hiệu 150Hz. Ghi lại kết quả trên

Máy đo tần số.- Tắt thành phần tín hiệu 150Hz để đo tín hiệu 90Hz. Ghi lại kết quả trên

Máy đo tần số.”

4.3.3. Độ sâu điều chế

Độ sâu điều chế là hệ số đặc trưng cho tín hiệu điều

chế biên độ AM. Việc đo kiểm tham số này cần có thiết bị có

tính năng phân tích điều chế (máy phân tích điều chế). Sơ

đồ đo kiểm được xây dựng căn cứ theo mục “7.4.1. Độ sâu

35

Máy phát

Bộ suy hao

Máy phân tích điều

chế

điều chế (Modulation depth)” của tiêu chuẩn ETSI EN 302

617-1 V1.1.1 (2009-01), cụ thể như sau:

Trình tự thực hiện đo kiểm được xây dựng căn cứ trên ý

kiến góp ý của đơn vị chuyên ngành hàng không thuộc Tổng

Công ty Quản lý bay Việt Nam, cụ thể như sau:

“- Nối máy phát cần đo tại đầu ra kênh CSB (Carrier and SideBand) vớimáy phân tích điều chế thông qua bộ suy hao trở kháng 50Ω.

- Đặt máy phát ở chế độ phát, tắt tín hiệu âm tần 90 Hz để đo độ sâu điềuchế tín hiệu âm tần 150 Hz, ghi lại kết quả trên máy phân tích điều chế.

- Đặt máy phát ở chế độ phát, tắt tín hiệu âm tần 150 Hz để đo độ sâuđiều chế tín hiệu âm tần 90 Hz, ghi lại kết quả trên máy phân tích điều chế.”4.4. Các chỉ tiêu khác

Đối với thiết bị thu phát vô tuyến chỉ tiêu về công

suất phát và phát xạ giả (gồm phát xạ giả dẫn và các phát

xạ do vỏ máy và cấu trúc thiết bị sinh ra) là những chỉ

tiêu quan trọng cần thiết phải quy định để đảm bảo thiết bị

hoạt động không nhiễu sang các thiết bị và hệ thống đang

tồn tại. Vì vậy cần đưa ra yêu cầu đối với các chỉ tiêu

này.

Thiết bị đài chỉ góc hạ cánh có đặc tính kỹ thuật tương

đồng với thiết bị thu phát vô tuyến hàng không thuộc phạm

vi của tiêu chuẩn ETSI EN 302 617-1 V1.1.1 (2009-01) và

ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10) nêu trên, cụ thể như

sau:

Bảng 9. Bảng đối chiếu đặc tính kỹ thuật

36

Đặc tính kỹthuật

Thiết bị đàichỉ góc hạ

cánh

Thiết bị thuộc phạm vi củatiêu chuẩn ETSI EN 302 617-1 V1.1.1 (2009-01); ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Tần số sóngmang

328,6-335,4MHz 225-400MHz

Tần số âmtần

90Hz, 150Hz 15Hz -20KHz

Điều chế AM AMSử dụng Trên mặt đất Trên mặt đấtThu/phát Phát Thu/Phát

Căn cứ theo nhận xét tại Bảng 9, nhóm thực hiện đề xuất

xây dựng các chỉ tiêu về công suất phát và phát xạ giả cho

thiết bị đài chỉ góc hạ cánh theo tiêu chuẩn ETSI EN 302

617-2 V1.1.1 (2010-10) nêu trên, cụ thể như sau:

Tên chỉ tiêu Tham chiếuCông suất sóng mang

Mục 4.2.1.2 của ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Phát xạ giả dẫn Mục 4.2.1.4 của ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Bức xạ vỏ Mục 4.2.1.7 của ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Trong tiêu chuẩn ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10)cũng đưa ra yêu cầu cho chỉ tiêu sai số tần số sóng mang(5ppm) và chỉ tiêu này khắt khe hơn so với quy định củaICAO (0,005% = 50ppm). Tuy nhiên, hiện nay chỉ có ICAO quyđịnh đặc tính cho thiết bị đài chỉ góc hạ cánh, do đó cácnhà sản xuất tuân thủ theo yêu cầu của ICAO.4.5. Giải thích nội dung Quy chuẩn

Dự thảo QCVN được xây dựng trên cơ sở chấp thuận các

tiêu chuẩn của ICAO và ETSI. Quy định kỹ thuật trong dự

thảo Quy chuẩn bao gồm các yêu cầu cho phần phát, đây là

các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc áp dụng để đo kiểm và đánh 37

giá chất lượng thiết bị. Nội dung dự thảo QCVN gồm 7 phần

như sau:

- QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi điều chỉnh

Đối tượng áp dụng

Tài liệu viện dẫn

Giải thích từ ngữ

Chữ viết tắt

- QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Dung sai tần số

Độ sâu điều chế

Công suất sóng mang

Phát xạ giả dẫn

+ Bức xạ vỏ

- PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM

Điều kiện môi trường

Giải thích kết quả đo

Kênh đo kiểm

Phương pháp đo kiểm

- QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

- TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO38

4.6. Bảng đối chiếu nội dung QCVN

Tên QCVN Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung1. Quy định chung1.1. Phạm viđiều chỉnh

Tham khảo các QCVN đãđược Bộ ban hành Tự xây dựng

1.2. Đối tượng áp dụng

Tham khảo các QCVN đãđược Bộ ban hành Tự xây dựng

1.3. Tài liệu viện dẫn

Tự xây dựng

1.4. Giải thích từ ngữ

- ICAO Annex 10 Volume I(2006-7)- ETSI EN 302 617-1 V1.1.1 (2009-01)- ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chỉ sử dụng cáctừ ngữ liên quanđến nội dung quy

chuẩn

1.5. Chữ viết tắt

Tự xây dựng(các từ viết tắtdùng trong Quy

chuẩn)2. Quy định kỹ thuật2.1. Dung sai tần số

- Dung sai tần số sóngmang: Mục 3.5.1.2.1 củaICAO Annex 10 Volume I(2006-7)- Dung sai tần số âmtần: Mục 3.1.5.5.2 củaICAO Annex 10 Volume I(2006-7)

Chấp nhận nguyênvẹn

(xem tại Bảng 10)

2.2. Độ sâu điều chế

Mục 3.1.5.5.1 của ICAOAnnex 10 Volume I (2006-7)

Chấp nhận nguyênvẹn

(Xem tại Bảng 10)2.3. Công suất sóng mang

Mục 4.2.1.2 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chấp nhận có sửađổi

39

Bỏ yêu cầu đốivới trường hợpkhắc nghiệt

2.4. Phát xạgiả dẫn

Mục 4.2.1.4 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chấp nhận nguyênvẹn

2.5. Bức xạ vỏ máy

Mục 4.2.1.7 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chấp nhận nguyênvẹn

3. Phương pháp đo kiểm3.1. Điềukiện môitrường

Mục 4.2.1.2 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chấp nhận có sửađổi

(Bỏ các điều kiệnkhắc nghiệt)

3.2. Giảithích kếtquả đo

ETSI EN 302 617-1 V1.1.1(2009-01) là tài liệutham chiếu của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10).

Chấp nhận nguyênvẹn

3.3. Kênh đokiểm

Tự xây dựng (chọn kênhđầu, kênh giữa và kênhcuối)

Chọn kênh đầu,kênh giữa và kênh

cuối3.4. Phương pháp đo kiểm3.4.1. Dungsai tần số

- Dung sai tần số sóngmang: tự xây dựng dựatrên các ý kiến đóng gópcủa đơn vị chuyên ngànhhàng không và các đơn vịđo kiểm. - Dung sai tần số âmtần: tự xây dựng dựatrên các ý kiến đóng gópcủa đơn vị chuyên ngànhhàng không và các đơn vịđo kiểm (Công ty TNHHQuản lý bay thuộc TổngCông ty quản lý bay ViệtNam)

40

3.4.2. Độsâu điều chế

Tự xây dựng căn cứ trênhướng dẫn của đơn vịchuyên ngành hàng không(Công ty TNHH Quản lýbay thuộc Tổng Công tyquản lý bay Việt Nam)

3.4.3. Côngsuất sóngmang

Mục 5.3.1.2 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chấp nhận nguyênvẹn

3.4.4. Phátxạ giả dẫn

Mục 5.3.1.4 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10)

Chấp nhận nguyênvẹn

3.4.5 Đokiểm bức xạvỏ

Mục 5.3.1.7 của ETSI EN302 617-2 V1.1.1 (2010-10

Chấp nhận nguyênvẹn

4. Quy định quản lý

Tự xây dựng

5. Trách nhiệm của tổchức, cá nhân

Tự xây dựng

6. Tổ chức thực hiện

Tự xây dựng

Ghi chú:

- ETSI EN 302 617-2 V1.1.1 (2010-10) tham chiếu sang ETSI EN302 617-1 V1.1.1 (2009-01)

- Phương pháp đo cho chỉ tiêu “Dung sai tần số” và “độ sâuđiều chế”: được xây dựng trên cơ sở ý kiến của đại diệnCông ty TNHH Quản lý bay thuộc Tổng Công ty quản lý bayViệt Nam

41

Bảng 10. Nội dung tham chiếu tài liệu ICAO

Yêu cầu kỹthuật

Nộidung

Tham chiếu Dự thảo QCVN

Dải tần hoạtđộng

Dải tần hoạt động củathiết bị do nhà sản xuấtcông bố phải nằm trong dảitần số từ 328,6-335,4MHz

Dung sai tầnsố sóng mang

Địnhnghĩa

Tự xây dựng (tham khảo các định nghĩa trong các QCVN đã ban hành)

Giới hạn Mục 3.5.1.2.12 của ICAO Annex 10 Volume 1

- Đối với loại một tần sốthì sai số tần số cho phéplà ± 0,005%. - Đối với loại hai tần sốthì sai số tần số cho phéplà ± 0,002% và dải tầndanh định dành cho cácsóng mang phải đối xứngqua tần số được phân định.

Phương pháp đo kiểm

Xây dựng căn cứ trên QCVN đã ban hành,có xin ý kiến của các phòng đo và đơnvị chuyên ngành hàng không thuộc TổngCông ty Quản lý bay Việt Nam

Dung sai tầnsố âm tần

Giới hạn Đối với đài chỉ góc hạ cánhcấp I, sai số tần số cho phéplà ± 2,5%;Đối với đài chỉ góc hạ cánhcấp II, sai số tần số chophép là ± 1,5%;Đối với đài chỉ góc hạ cánhcấp III, sai số tần số chophép là ± 1%.

Phương pháp đo kiểm

Theo góp ý của đơn vị chuyên ngành thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam

Độ sâu điềuchế

Định nghĩa

Mục 7.4.1.1 của ETSI EN 302 617-1V1.1.1 (2009-01)

Chấp nhận nguyên vẹn

Giới hạn ICAO Annex 10 Volume 1 item 3.1.5.5.1 Độ sâu điều chế phải nằmtrong giới hạn từ 37,5%đến 42,5%.

Phương pháp đo kiểm

Mục 7.4.1.2 của ETSI EN 302 617-1V1.1.1 (2009-01)

Chấp nhận nguyên vẹn

43

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. ICAO Annex 10 Volume I – Radio Navigation Aids

2. ICAO Annex 10 Volume II – Communications Procedures including those with PANS status

3. Volume III — Communication SystemsPart 1 — Digital Data Communication SystemsPart 2 — Voice Communication Systems

4. Volume IV — Surveillance Radar and Collision Avoidance Systems5. Volume V — Aeronautical Radio Frequency Spectrum Utilization

7. http://www.caa.gov.vn

8. http://www.etsi.org/standards