KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

9
1 KTHUT CANH TÁC T 1. GING T Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu Nông nghiệp Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên, giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương. 1.1. Giống lai F1: - Giống Jet 18 (Công ty Syngenta sản xuất): Cây sinh trưởng khỏe, phân cành và ra hoa sớm, đậu quả tập trung, thu hoạch từ 75-80 ngày sau khi trồng; năng suất cao, ở điều kiện chăm sóc tốt có thể đạt 15-20 tấn/ha. Dạng trái dài 6-7cm, đẹp, đều, thẳng, cứng, bóng láng, màu sắc đỏ tươi được thị trường ưa chuộng. Jet18 chống chịu tốt với nhiều sâu bệnh hại quan trọng. - Giống Chili (Công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái 1,2-1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao. - Giống số 20 (Công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cay, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m 2 . - Giống TN 16 (Công ty Trang Nông phân phối): Cho thu hoạch 70-75 ngày sau khi gieo, trái chỉ thiên khi chín đỏ tươi, rất cay, dài 4-5 cm, đường kính 0,5-0,6cm, trọng lượng trung bình 3-4g/trái, đậu nhiều trái và chống chịu khá với bệnh thối trái, sinh trưởng tốt quanh năm. - Giống Hiểm lai 207 (Công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư. 1.2. Giống địa phương: - Ging Sng Trâu: Bắt đầu cho thu hoch 60-80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tn/ha, dnhim bệnh virus và thán thư trên trái. - Ging ChThiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cy. Trái thng, bóng láng, dài

Transcript of KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

1

KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

1. GIỐNG ỚT

Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở

Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền

Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu Nông nghiệp Hà Nội

công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt

phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên, giống địa phương bị lai

tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các

giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt

đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương.

1.1. Giống lai F1:

- Giống Jet 18 (Công ty Syngenta sản xuất): Cây sinh trưởng khỏe, phân cành và ra

hoa sớm, đậu quả tập trung, thu hoạch từ 75-80 ngày sau khi trồng; năng suất cao, ở

điều kiện chăm sóc tốt có thể đạt 15-20 tấn/ha. Dạng trái dài 6-7cm, đẹp, đều, thẳng,

cứng, bóng láng, màu sắc đỏ tươi được thị trường ưa chuộng. Jet18 chống chịu tốt

với nhiều sâu bệnh hại quan trọng.

- Giống Chili (Công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái

1,2-1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng,

cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh

trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.

- Giống số 20 (Công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn,

ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu

hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cay,

trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m2.

- Giống TN 16 (Công ty Trang Nông phân phối): Cho thu hoạch 70-75 ngày sau khi

gieo, trái chỉ thiên khi chín đỏ tươi, rất cay, dài 4-5 cm, đường kính 0,5-0,6cm, trọng

lượng trung bình 3-4g/trái, đậu nhiều trái và chống chịu khá với bệnh thối trái, sinh

trưởng tốt quanh năm.

- Giống Hiểm lai 207 (Công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài

2-3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.

1.2. Giống địa phương:

- Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60-80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi

chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tấn/ha, dễ nhiễm

bệnh virus và thán thư trên trái.

- Giống Chỉ Thiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài

2

7-10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái cay hơn nên

được ưa chuộng hơn.

- Giống Ớt Hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu

hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3-4 cm nên thu hoạch tốn công,

trái cay và kháng bệnh đén trái nên trồng được trong mùa mưa.

Hình 1: Các giống ớt phổ biến ở Việt Nam.

2. THỜI VỤ TRỒNG

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, trong sản xuất

thường canh tác ớt vào các thời vụ sau:

- Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 dl và kéo

dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không ngập nước vào

mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản,

chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy nhiên, diện tích canh tác vụ này không nhiều.

- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11 dl, trồng tháng 11-12 dl, bắt đầu thu hoạch

tháng 2-3 dl. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 dl trồng tháng 5-6 dl thu hoạch 8-9 dl. Mùa này cần trồng

trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.

Hình 2: Các vụ ớt chính trong năm. 3. CHUẨN BỊ CÂY CON

Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000m2 từ 15-25 gram (150-160 hạt/g). Diện tích

gieo ương cây con là 250 m2. Chọn đất cao ráo hay làm giàn cách mặt đất 0,5-1 m, lót

Ớt hiểm Ớt tím Ớt sừng

Ớt búng Ớt ngọt xanh

Ớt ngọt đỏ Ớt chỉ thiên

3

phên tre hay lá chuối rồi đổ lên trên một lớp đất, phân, tro dày 5-10 cm rồi gieo hạt.

Cách này dễ chăm sóc cây con và ngăn ngừa côn trùng hoặc gia súc phá hại. Cũng có

thể gieo hạt thẳng vào bầu hay gieo theo hàng trên líp ương. Hạt ớt thường nẩy mầm

chậm, 8-10 ngày sau khi gieo mới mọc khỏi đất, cây con cấy vào lúc 30-35 ngày tuổi,

có sử dụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 ngày tuổi.

Hình 3: Gieo ương cây ớt con.

4. CÁCH TRỒNG

Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với các loại cây trồng khác họ, tránh trồng

trùng lặp với các loại cây như cà chua, thuốc lá và cà tím… Trồng mùa mưa cần lên líp

cao vì ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian dự định thu hoạch

trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng

50x(30-40)cm, mật độ 3.500-5.000 cây/1.000m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng

thưa, 70x(50-60) cm, mật độ 2.000-2.500 cây/1.000m2.

Hình 4: (A) Kỹ thuật đặt bầu; (B) Trồng ớt có màng phủ nông nghiệp.

Mặt đất

4

5. SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP

5.1. Mục đích:

Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng

mặt trời nên giảm côn trùng, nhện và nấm bệnh tấn công ở gốc thân và đốm lá

chân.

Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt

cỏ bị chết hay không mọc được trong màng phủ.

Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước

trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ

ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi

nên tiết kiệm phân.

Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa

dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn,

mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

Hình 5: Kỹ thuật đặt ớt trồng có màng phủ nông nghiệp.

5.2. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp

- Vật liệu và qui cách: Dùng 2 cuồn màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng ớt hàng đơn, còn

hàng đôi 1,5 cuồn màng phủ khổ 1,2-1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả

phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400m, khi phủ liếp mặt

xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

- Lên liếp: Lên liếp cao 20-40cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không

5

được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên

thấp để tiện việc tưới nước.

- Rãi phân lót: Liều lượng cụ thể hướng dẫn bên dưới, nên bón lót lượng phân nhiều

hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân và không bị cỏ dại canh tranh, có

thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng.

- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Metalaxyl hoặc

Hexaconazole đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.

- Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng

phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây

chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được

nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp.

Hình 6: Trồng ớt ngọt có đậy màng phủ nông nghiệp.

6. BÓN PHÂN

Lượng phân bón trung bình (ha):

(185-210 N) - (150-180 P2O5) - (160-180 K2O) kg/ha.

- 200 kg Urea

- 500 kg Super Lân

- 200 kg Clorua Kali (KCl)

- 120 kg Calcium Nitrat/Ca(NO3)2

- 500-700 kg (16-16-8)

- 10 tấn chuồng hoai

- 1 tấn vôi bột.

* Bón lót:

500 kg Super Lân + 30 kg KCl + 20 kg Ca(NO3)2, 100-150 kg (16-16-8), 100% phân

chuồng và vôi.

6

Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rải trên toàn

bộ mặt liếp xới trộn đều. Trong trường hợp trồng phủ rơm, nên bón lót lượng phân

nhiều hơn vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

Hình 7: (A) Trồng ớt trên đất lúa; (B) Trồng ớt trên đất giồng.

* Bón phân thúc:

Lần bón Giai đoạn Urea KCl NPK (16-16-8) Ca(NO3)2

Lần 1 - Giống thấp cây: 20-25 ngày sau khi cấy - Giống cao cây: 20 ngày sau khi cấy

40 kg 30 kg 100 kg 20 kg

Lần 2 Đậu trái đều: 55-60 ngày sau khi cấy 60 kg 50 kg 100-150 kg 20 kg

Lần 3 Bắt đầu thu trái: 80-85 ngày sau khi cấy 60 kg 50 kg 100-150 kg 30 kg

Lần 4 Thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng dài ngày): 100-110 ngày sau khi cấy. 40 kg 40 kg 100-150 kg 30 kg

Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cây, lần bón sau thì rải phía ngược lại hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc cây.

Chú ý:

Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ

trước khi trồng hoặc bón đủ Ca(NO3)2 nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân

Clorua Canxi (CaCl2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh

thối đuôi trái.

Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn

chế mất phân.

7

Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có thể

dùng phân bón lá vi lượng như MasterGrow, Risopla II và IV, Miracle... Bayfolan,

Miracle... phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch.

7. TỈA NHÁNH – LÀM GIÀN

Tỉa nhánh: Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho

gốc thông thoáng. Các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng.

Hình 8: (A) Trồng mật độ hợp lý; (B) Tán cây phân bố rộng.

Làm giàn:

Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do

sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu hái trái.

Giàn được làm bằng cách cắm trụ cứng xung quanh hàng ớt, dùng dây chì giăng xung

quanh và giăng lưới bên trong hoặc cột dây nilon lúc cây chuẩn bị trổ hoa.

Hình 9: (A) Làm giàn cho ớt; (B) Cột dây giăng cho ớt.

8

8. THU HOẠCH

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt nhẹ nhàng cả cuống trái mà không

làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu

hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần, nếu chăm sóc tốt năng

suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

Làm giống nên chọn cây tốt, cách ly để tránh lai tạp làm giảm giá trị giống sau này.

Chọn trái ở lứa thu hoạch rộ, để chín hoàn toàn trên cây, hái về để chín thêm vài

ngày rồi mổ lấy hạt, phơi thật khô, để vào chai lọ kín và để nơi khô ráo. Hạt ớt

chứa nhiều chất béo, do đó hạt khô thường hút nước lại và gia tăng ẩm độ, vì vậy,

trữ hạt ở điều kiện nóng ẩm (ẩm độ trữ hơn 70% và nhiệt độ 20oC) hạt mất khả

năng nẩy mầm 50% trong thời gian 3 tháng và mất khả năng nẩy mầm hoàn toàn

trong thời gian 6 tháng. Trữ hạt trong điều kiện khô, kín (ẩm độ 20%, nhiệt độ là

25oC), hạt khô (ẩm độ 5%) có thể giữ độ nẩy mầm 80% trong 5 năm.

Hình 10: Thu hoạch ớt.

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi cho việc canh tác ớt phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, để làm tốt điều này cần chú ý:

Các giống ớt địa phương có năng suất, tỷ lệ tươi/khô thấp.

Ớt xuất khẩu thường ở dạng khô. Phương pháp làm ớt khô bắng cách phơi ớt tươi

trực tiếp ngoài nắng thường làm ớt mất màu, không phù hợp với tiêu chuẩn xuất

khẩu. Ngoài ra, việc phơi nắng kéo dài trong 10-20 ngày tạo điều kiện cho bệnh

đén trái tiếp tục phát triển trong thời gian phơi và làm mất phẩm chất ớt.

9

Ớt xuất khẩu và dùng trong chế biến thực phẩm còn đòi hỏi các tiêu chuẩn như độ

cay, mùi hương mà các giống trồng hiện chưa đáp ứng được. Do đó cần chú ý

công tác chọn tạo giống và kỹ thuật chế biến ớt, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu thì

cây ớt mới có giá trị kinh tế cao.

Hình 11: Thu hoạch và sơ chế ớt.