(2006) Một ý tưởng về việc chỉnh lý dịch thuật thơ chữ Hán Nguyễn Trãi

30
Tham gia tiu ban: Vai trò caDch thutvăn chương visphát trincavăn chương dân tc Dch thut và dch bn thơ chHán trung đại Vit Nam (phân tích trên tư liu thơ chHán Nguyn Trãi) Translations of Medieval Verse written in Classical Chinese of Vietnam (Data analysis: Nguyen Trai’s Classical Chinese Poetry) PHÙNG MINH HIU Khoa Văn hc, Trường ĐH KHXHNV - ĐHQGHN Tóm tt: Trên bước đường lch sca văn hóa Vit Nam, vic din ra schuyn vai ca văn t- tHán và Nôm đến Quc ng- đã kéo theo sau nó nhng hquvăn hóa phc tp và phong phú, mà mt trong shquđó là nhu cu tt yếu ca “dch thut” các sn phm văn tHán Nôm. Quan nim dch thut văn bn Hán Nôm như loi dch thut vi nhng đặc thù riêng, bài viết này la chn phân tích vn đề dch bn và dch thut thơ chHán Nguyn Trãi. Sau hơn na thế ktkhi nhng bài thơ chHán đầu tiên ca Nguyn Trãi được dch sang tiếng Vit, chúng tôi cho rng ti nay là lúc chúng ta cn và có điu kin để “nâng cp” vic dch thut văn bn thơ chHán Nguyn Trãi sang mt giai đon khác. Bài viết ca chúng tôi sbt đầu tvic phân tích tình hình các dch bn trong liên hvi vn đề sdng dch bn thơ chHán Nguyn Trãi, trên cơ sđó xác định nhng yêu cu ca dng “nâng cp” ca dch bn. Sau cùng, chúng tôi mnh dn đề xut mt phương án thc thi góp phn gii quyết nhng yêu cu nhim vca công tác “nâng cp dch bn” nói trên - đây tm gi là phương án “xác lp bng tra tngcho thơ chHán Nguyn Trãi”. Thông qua vic xây dng bng tra tngnày, chúng ta sphát hin, bsung nhiu thông tin hu ích, mang tính hthng cho vic hiu chnh và hoàn thin dch bn thơ chHán Nguyn Trãi. Tkhóa: dch bn, thơ chHán Nguyn Trãi, bn dch P.L.Đ, bn dch ĐDA, dng “nâng cp” ca dch bn, phương án “bng tra tng”. 1. Gii thiu (1). Vn đề dch thut cho các văn bn chHán trung đại Vit Nam, đến nay, không còn là câu chuyn mi mđối vi gii nghiên cu Hán Nôm, gii nghiên cu văn hc, shc trung đại Vit Nam cũng như vi tt cnhng ai làm vic trong các lĩnh vc liên quan đến văn hóa truyn thng Vit Nam. Chúng tôi sxem xét các văn bn thơ chHán trung đại Vit Nam như mt b1

Transcript of (2006) Một ý tưởng về việc chỉnh lý dịch thuật thơ chữ Hán Nguyễn Trãi

Tham gia tiểu ban: Vai trò của Dịch thuật văn chương với sự phát triển của văn chương dân tộc 

  

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam

(phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi)

Translations of Medieval Verse written in Classical Chinese of Vietnam (Data  analysis: Nguyen Trai’s Classical Chinese Poetry) 

PHÙNG MINH HIẾU Khoa Văn học, Trường ĐH KHXHNV - ĐHQGHN

Tóm tắt: Trên bước đường lịch sử của văn hóa Việt Nam, việc diễn ra sự chuyển vai của văn tự - từ Hán và Nôm đến Quốc ngữ - đã kéo theo sau nó những hệ quả văn hóa phức tạp và phong phú, mà một trong số hệ quả đó là nhu cầu tất yếu của “dịch thuật” các sản phẩm văn tự Hán Nôm. Quan niệm dịch thuật văn bản Hán Nôm như loại dịch thuật với những đặc thù riêng, bài viết này lựa chọn phân tích vấn đề dịch bản và dịch thuật thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Sau hơn nửa thế kỉ từ khi những bài thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Trãi được dịch sang tiếng Việt, chúng tôi cho rằng tới nay là lúc chúng ta cần và có điều kiện để “nâng cấp” việc dịch thuật văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi sang một giai đoạn khác. Bài viết của chúng tôi sẽ bắt đầu từ việc phân tích tình hình các dịch bản trong liên hệ với vấn đề sử dụng dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, trên cơ sở đó xác định những yêu cầu của dạng “nâng cấp” của dịch bản. Sau cùng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một phương án thực thi góp phần giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ của công tác “nâng cấp dịch bản” nói trên - ở đây tạm gọi là phương án “xác lập bảng tra từ ngữ cho thơ chữ Hán Nguyễn Trãi”. Thông qua việc xây dựng bảng tra từ ngữ này, chúng ta sẽ phát hiện, bổ sung nhiều thông tin hữu ích, mang tính hệ thống cho việc hiệu chỉnh và hoàn thiện dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi.

Từ khóa: dịch bản, thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, bản dịch P.L.Đ, bản dịch ĐDA, dạng “nâng cấp” của dịch bản, phương án “bảng tra từ ngữ”.

1. Giới thiệu

(1). Vấn đề dịch thuật cho các văn bản chữ Hán trung đại Việt Nam, đến

nay, không còn là câu chuyện mới mẻ đối với giới nghiên cứu Hán Nôm, giới

nghiên cứu văn học, sử học trung đại Việt Nam cũng như với tất cả những ai

làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến văn hóa truyền thống Việt Nam.

Chúng tôi sẽ xem xét các văn bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam như một bộ

1

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

phận trong tổng thể kho tư liệu văn bản chữ Hán trung đại Việt Nam, và đó là

một bộ phận lớn trong kho tàng sách vở của quá khứ vì nhiều lí do. Ở bài viết

này, chúng tôi lựa chọn phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Nguyễn

Trãi là nhà thơ lớn của thế kỉ XV, cũng là người vĩ đại trong lịch sử văn hóa dân

tộc. Riêng trong lĩnh vực thơ ca, Nguyễn Trãi đã sớm được khẳng định như một

tên tuổi không chỉ với tập thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm Quốc âm thi tập mà

ngay cả với những bài thơ chữ Hán của ông trong Ức Trai thi tập - là đối tượng

được khảo sát ở đây.

(2). Hiển nhiên, chúng tôi không phải là những người đầu tiên, từ vấn đề

liên quan đến dịch thuật, đi tiếp cận thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Thậm chí, phải

nói theo một hướng hoàn toàn ngược lại là, với vị trí lớn lao của Nguyễn Trãi

trong nền văn học dân tộc như vừa nêu trên, thơ chữ Hán của ông được chuyển

dịch sang tiếng Việt từ rất sớm, có lẽ không xa lắm với thời điểm mà việc “dịch

thuật” các sản phẩm văn tự Hán Nôm sang Quốc ngữ đã thành nhu cầu tất yếu.

Hơn nữa, cho đến nay, số lượng dịch bản của thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi

không chỉ có một. Đồng thời, công tác “phê bình dịch bản” tuy đã được đề xuất

nhưng chưa có những tổng kết có giá trị khái quát và có công dụng hữu ích.

(3). Trong tình hình trên, các độc giả hiện nay - những độc giả mà về cơ

bản sống và làm việc hoàn toàn trong môi trường chữ Quốc ngữ - vẫn chờ đợi

một dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi “khác hơn” những gì đã có. Cái dịch bản

“khác hơn” ấy tất nhiên không phải là một thứ “cuối-cùng-được-quyết-định”

nhưng là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của lớp độc giả mới.

Đã là hơn nửa thế kỉ từ khi những bài thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn

Trãi được chuyển dịch sang tiếng Việt. Tới nay là lúc chúng ta cần và có điều

kiện để “nâng cấp” việc dịch thuật văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi sang một

giai đoạn khác. Nhiệm vụ trực tiếp đặt ra trong bài viết này là đề xuất một giải

pháp thực hiện yêu cầu trên - chúng tôi tạm gọi đó là giải pháp “sử dụng bảng

tra từ ngữ”. Từ quá trình làm việc thực tế, như dưới đây chúng tôi sẽ trình bày,

giải pháp này không chỉ làm vai trò là “bước đệm” chuẩn bị tích cực cho công

2

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

tác “nâng cấp dịch bản” mà còn có những giá trị hữu ích khác như đem lại một

công cụ tốt phục vụ việc phê bình dịch bản hay nghiên cứu văn học…

2. Tình hình các dịch bản trong liên hệ với vấn đề sử dụng dịch bản

Chúng tôi sẽ không đặt ra cho bài viết này nhiệm vụ mô tả, tổng thuật tình

hình các dịch bản và tình hình công tác phê bình dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn

Trãi từ trước đến nay, một phần vì đã có những dạng tập hợp thông tin khá đầy

đủ tương tự và một phần vì thực tế chúng tôi hiện không có khả năng, với tư

cách cá nhân, được tiếp cận đầy đủ tất cả những tư liệu đó. Về ý trước, sở dĩ có

nhận định như vậy, chí ít bởi vì chúng tôi được xem một danh sách tài liệu tham

khảo phục vụ nghiên cứu cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Trãi do Virginia Jing-yi

Shih lập vào tháng 5 năm 20041. Về ý sau, có thể cũng có một phần từ nguyên

do này, chúng tôi suy nghĩ đến một vấn đề là, nếu đứng từ góc độ độc giả rộng

rãi hoặc hẹp hơn là đối với những người làm việc trong các lĩnh vực có liên quan

đến văn hóa truyền thống dân tộc mà có nhu cầu tiếp cận thơ chữ Hán Nguyễn

Trãi - cũng gần như đồng nghĩa với việc có nhu cầu làm việc trên dịch bản thơ

chữ Hán Nguyễn Trãi, thì họ sẽ lựa chọn bản dịch nào, hay nói cách khác, họ

ứng xử như thế nào trong việc sử dụng dịch bản thơ chữ Hán.

Từ nhìn nhận này sơ bàn về “tình hình hiện tại của các dịch bản và việc sử

dụng các dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi”, chúng tôi thấy, chẳng hạn, trong

việc trích dẫn thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, có những bất cập đang tồn tại. Chúng

ta đã từng có một qui cách tương đối thống nhất cho việc trích dẫn thơ chữ Hán

trung đại Việt Nam hay không? Ví dụ, chúng ta vẫn thấy, người trích dẫn thơ

chữ Hán trung đại hoặc là có hoặc là không ghi xuất xứ của trích dẫn. Xuất xứ

của trích dẫn thông thường cần cung cấp các thông tin như: Tên người dịch

nghĩa và dịch thơ, tên sách (hoặc tài liệu) dựa vào đó để lấy trích dẫn, nhà xuất

bản, năm xuất bản của tài liệu, và thông tin về trang sách số bao nhiêu chứa trích

dẫn được sử dụng. Nếu người trích dẫn không ghi xuất xứ thì rơi vào một trong

hai trường hợp: Hoặc do sơ xuất nên “quên” không ghi xuất xứ trích dẫn; hoặc

3

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

người trích dẫn mặc định rằng mình tự thực hiện việc dịch nghĩa và dịch thơ của

trích dẫn, và vì thế không cần nêu xuất xứ. Tuy nhiên, đã có trường hợp người

trích dẫn sử dụng dịch bản của cụ Đào Duy Anh nhưng quên ghi xuất xứ (ở đây,

tuy không phải người trích dẫn tự thực hiện công việc dịch nghĩa hay dịch thơ

nhưng do quên ghi xuất xứ nên dễ khiến người khác hiểu nhầm rằng đó là dịch

bản của chính người trích dẫn). Hay như việc người trích dẫn có khi nói rõ câu

thơ được trích dẫn thuộc bài thơ có tựa đề là gì và là bài thơ thứ mấy trong số

các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, và trong việc gọi tên số thứ tự của bài thơ

cho thấy người trích dẫn đã sử dụng hoặc tham khảo dịch bản của cụ Đào Duy

Anh, nhưng phần dịch nghĩa sau đó lại không phải dẫn theo cụ Đào hoặc không

phải trích dẫn từ bản dịch của cụ Đào theo đúng nghĩa của từ “trích dẫn”!

Vấn đề đặt ra là tại sao đã xảy ra những tình huống như trên - cái tình

huống rằng mọi người dường như không chung nhau một qui cách trong trích

dẫn thơ chữ Hán Nguyễn Trãi và dường như khá lúng túng trong việc lựa chọn

cái để trích dẫn? Có khá nhiều lí do có thể đưa ra để luận giải cho sự việc này.

Trong đó, nếu đứng từ góc độ việc dịch thuật thơ chữ Hán trung đại Việt Nam

và vấn đề các dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận thấy có một số

lí do như:

- Những chuyển biến mạnh mẽ trong việc sử dụng văn tự (từ Hán và Nôm

sang Quốc ngữ) khiến cho những văn bản chữ Hán ngày càng trở nên xa lạ.

Những người cần đọc thơ chữ Hán Nguyễn Trãi dần dần chỉ đọc trên bản dịch,

hoặc nếu tiếp cận bản chữ Hán thì đó thường là một sự đối chiếu tham khảo. Vai

trò của dịch bản của thơ chữ Hán trung đại Việt Nam ngày càng trở nên quan

trọng, thậm chí với nhiều hoàn cảnh, bản dịch quan trọng hơn, được biết đến

nhiều hơn bản Hán văn của bài thơ, câu thơ đó.

- Các bản dịch của thơ chữ Hán Nguyễn Trãi có nhiều, nghĩa là người đọc

có nhiều cơ hội để lựa chọn khi đọc và tiếp cận nghiên cứu. Tuy nhiên, có một

đặc điểm chung là hầu hết các bản dịch đều được thực hiện cách đây đã khá lâu2;

4

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

và do đó không phải không nảy sinh những “rào cản ngăn cách” giữa dịch bản

và những độc giả hiện nay của dịch bản.

Đến đây, có hai điều quan trọng được rút ra: Một là, bản thân người trích

dẫn rất có thể đã không dễ dàng để vượt qua những “rào cản ngăn cách” nói trên.

Điều này dẫn đến những hệ quả không đơn giản: Chẳng hạn, người trích dẫn

không chỉ không có điều kiện để hiểu trực tiếp trên bản Hán văn thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi, mà thông qua bản dịch, vì không vượt qua được “rào cản ngăn

cách”, anh ta có thể hiểu nhầm về bản dịch, và do đó hiểu không đúng câu thơ,

bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Hai là, các dịch bản dù đã có chất lượng rất

tốt, nhưng khoảng cách về thời gian và những tác động của các chuyển biến về

ngôn ngữ, giáo dục và văn hóa đã khiến cho lớp độc giả mới ngày càng có nhu

cầu được thông tin nhiều hơn những thông tin có trong các dịch bản này.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến một hiện tượng là: Trong nền học

thuật như ở nước chúng ta, truyền thống “bách gia tranh minh” là không tồn tại

và dường như không có nhu cầu được tồn tại. Đối với trường hợp của thơ chữ

Hán Nguyễn Trãi, cho dù có rất nhiều bản dịch nhưng “tính cạnh tranh” giữa các

dịch bản là không lớn. Trong số các dịch bản, chúng ta dễ dàng nhìn ra một hai

dịch bản có uy quyền hơn (được biết đến và được sử dụng để trích dẫn nhiều

hơn). Khi một hai dịch bản đã được định vị vị trí uy quyền của nó thì công tác

dịch thuật đối với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi gần như khép lại. Dường như chúng

ta đã quá dễ dàng thỏa mãn với những gì đã có! Những cố gắng dịch thuật mới

đối với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, nếu như rơi vào trường hợp không vượt qua

được các bản dịch đã có uy quyền thì không cần kể tới. Song, điều đáng đề cập

đến một cách nghiêm túc hơn là, ta có thể nhìn thấy lịch đại của việc dịch thuật

thơ chữ Hán một cách chung chung - nghĩa là, có thể biết được năm nào có bản

dịch của ai, dịch những bài thơ nào của Nguyễn Trãi; nhưng ta không thể nhìn ra

tính lịch đại ấy trên qui mô của câu, của chữ được dịch trong thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi. Vì lí do này, những dịch giả đi sau và những người nghiên cứu sử

dụng bản dịch rơi vào tình huống khá lúng túng, chẳng hạn, họ đồng tình với

5

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

dịch bản đi trước trong cách hiểu bài thơ, nhưng lại không “ưng ý” với cách diễn

đạt trong dịch nghĩa ra Quốc ngữ, và nhu cầu tất yếu là “phải điều chỉnh câu chữ

của bản dịch”…

Trên đây là một số điểm liên quan tới tình hình dịch bản thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi trong liên hệ với việc sử dụng dịch bản. Có khá nhiều điểm chúng

tôi nêu ra như những hiện tượng hết sức tự nhiên trong quá trình vận động của

nó - nó đã tồn tại như thế vì trong hoàn cảnh đó, tại thời điểm đó là như thế!

Trước mắt chúng ta lúc này là tìm một hay một số cách giải quyết để hỗ trợ các

độc giả hiện nay đến với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi một cách thuận lợi hơn, rành

rẽ và khoa học hơn. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ và yêu cầu công việc cụ

thể là gì?

3. Những yêu cầu của dạng “nâng cấp” của dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi

Theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay, ta nên có và đã có điều kiện để

làm một dạng tập hợp cho các dịch bản của Nguyễn Trãi vào chung một công

trình. Để đi tới một xuất bản phẩm dưới hình thức này, chúng tôi nhìn nhận công

việc với nhiều bước, và sẽ được hoàn thiện dần dần. Trong tình hình cấp thiết

cho học thuật của chúng ta, chúng ta không thể đợi đến khi có đủ tư liệu hoặc tới

khi mọi kiến giải được định vị “trắng - đen” rõ ràng rồi sau đó mới tiến hành

công việc, bởi vì, nếu cứ đợi, cái ngày chúng ta cần đợi có thể sẽ không bao giờ

đến; và một quan niệm học thuật như thế là không biện chứng.

Những ý kiến chúng tôi đưa ra ở đây là với mong muốn đó sẽ chỉ là một

trong nhiều tiếng nói quan tâm thảo luận về chủ đề “dịch thuật và dịch bản thơ

chữ Hán Nguyễn Trãi”; và như thế chúng tôi rất mong muốn có được những bàn

bạc sâu sắc hơn để công việc được thực hiện hiệu quả và có chất lượng cao.

Hiện nay sẽ có những việc có thể thực hiện được ngay (nghĩa là có thể

“làm ngay” tại thời điểm này, với những tình hình tư liệu và nghiên cứu hiện

nay về chủ đề này) và những việc chưa thể thực hiện được ngay. Những việc

này có thể được xác định một cách tương đối rõ ràng như sau:

6

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

3.1: Cần một chế bản điện tử được công bố rộng rãi cho mọi người:

Trong số các bản dịch trước - ở đây, chúng tôi ưu tiên quan tâm đến bản

dịch của Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình (từ đây gọi là bản P.L.Đ) và

bản dịch của Đào Duy Anh (từ đây gọi là bản ĐDA) - những dịch giả đi trước

đã làm xong về cơ bản phần khảo đính. Tôi không đồng tình với quan điểm cho

rằng bản chữ Hán được công bố trong các bản dịch đó là sai quá nhiều. Sở dĩ

nhìn nhận như vậy là vì với những trường hợp như ở bản P.L.Đ và bản ĐDA, đó

là những bản đầu tiên công bố phần chữ Hán thơ Nguyễn Trãi với qui mô toàn

bộ Ức Trai thi tập; và sự ấn loát chữ Hán này ở vào thời điểm việc xử lí chữ

Hán trong in ấn xuất bản còn hết sức khó khăn. Đương nhiên, trong các lần thơ

chữ Hán Nguyễn Trãi bằng Hán văn được công bố đó, những lỗi sai về chữ Hán

là có, và vì một số lí do khác nhau; nhưng trước hết, chúng ta hãy thành kính

bày tỏ sự biết ơn những bản sách này, vì nhờ đó, bản Hán văn thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi đã sớm không quá xa lạ với nhiều độc giả.

Công việc hiện nay là cần một chế bản điện tử cho thơ chữ Hán Nguyễn

Trãi được công bố rộng rãi cho mọi người. Cái được đề cập ở đây về “một chế

bản điện tử” không đơn thuần là việc đánh máy chữ Hán và cho in ra thành sách

- việc này chúng ta đã làm nhiều lần và với nhiều văn bản chữ Hán trung đại của

Việt Nam kể từ khi chữ Hán được xử lí “trôi chảy” trên máy tính. Một chế bản

điện tử, trong yêu cầu hiện nay, phải là chế bản điện tử thể hiện được trong đó

những mô tả chủ yếu về qui trình chuyển văn bản từ “trên sách Hán Nôm” đến

“trên máy tính”.

Văn bản chữ Hán của những tài liệu như Ức Trai thi tập mà ngày nay

chúng ta biết đến vốn dĩ có trong sách Hán Nôm. Tuy nhiên, dường như đối với

phần đông trong chúng ta, không phải ai cũng có điều kiện và thời gian để tiếp

cận và làm việc trực tiếp với sách vở Hán Nôm đó. (Dù sao, chúng ta đang sống

trong môi trường ngôn ngữ của tiếng Việt đương đại và chữ Quốc ngữ.) Việc

cung cấp thông tin ở đây không đồng nhất với công tác của những người làm

nghiên cứu văn bản. Đơn giản, chúng ta hãy chỉ ra cuốn sách chữ Hán (như một

7

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

dạng hiện vật) đã ghi chép phần văn bản chữ Hán của Ức Trai thi tập đang trong

tình trạng như thế nào, nằm ở đâu… Trong điều kiện hiện nay, khi vấn đề scan

lại các trang sách Hán Nôm cổ còn chưa được giải quyết thì những thông tin đơn

giản như trên càng cần thiết được phổ biến hóa. Đề xuất cho mục này của chúng

tôi với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi như sau:

3.1.1. Văn bản gốc làm căn cứ cho chế bản điện tử: Phần Thi loại trong Ức

Trai thi tập (tức nằm ở quyển 1) thuộc bộ sách 7 quyển Ức Trai tập.

Sách hiện có ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu: A.139 (đọc

tại Thư viện bằng bản chụp kí hiệu VHc.1721 hoặc VHc.1722), thuộc loại sách

in bản gỗ trên chất liệu giấy dó. Tờ đầu sách ghi “抑齋集 Ức Trai tập” chữ lớn

ở giữa, hàng bên phải chữ Triện viết “嗣德戊辰秋 Tự Đức Mậu Thìn thu”, hàng

bên trái chữ Lệ viết “福溪原本 Phúc Khê nguyên bản”.

Sách kí hiệu VHc.1721 hoặc VHc.1722 (tức bản chụp của sách gốc kí hiệu

A.139) cho chúng ta các thông tin về:

- Người soạn sách Ức Trai tập là Dương Bá Cung, thực hiện việc biên

soạn vào mùa thu năm 1868 (Năm Mậu Thìn trong niên hiệu Tự Đức).

- Nhà in sách: Phúc Khê.

- Tác giả phần Thi loại: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai.

Thông tin mô tả về sách: Xem: Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán

Nôm - nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia xuất bản, Hà

Nội, năm 1970, Tập 1, tr.47 và Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu,

Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp biên soạn,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1993, Tập 3, tr.519. (Ghi chú: Phần mô tả về

sách Ức Trai tập có trong sách này nhưng trong đó không có thông tin nào về sách

mang kí hiệu A.139, bản in, quyển 1 - tức phần chép thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Đây có

lẽ là một thiếu sót thuộc về bộ Thư mục này). Hai sách trên đều có thể tìm đọc trực

tiếp tại phòng đọc của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

8

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

3.1.2. Dựa trên những kết quả nghiên cứu hiện thời, chúng ta tạm “khoanh

vùng” thơ chữ Hán Nguyễn Trãi như sau3:

- Phần thơ chữ Hán Nguyễn Trãi: 86 bài thơ luật + 1 bài trường luật (tức

bài Đề Hoàng ngự sử mai tuyết hiên).

- Phần tồn nghi: 17 bài thơ luật.

- Ngoài ra còn có 1 bài thể ca (Côn Sơn ca) và 1 bài thể phú (Chí Linh

sơn phú) của Nguyễn Trãi và một số thơ tặng đáp của tác giả khác cũng được

chép trong phần Thi loại.

3.1.3. Về cách sắp xếp thứ tự các bài thơ trong chế bản điện tử:

- Đánh số thứ tự các bài thơ lần lượt theo đúng thứ tự trong sách kí hiệu

VHc.1721: Các bài thơ dạng chùm 2 hoặc 3 bài thơ cùng tiêu đề X được đánh số

lần lượt như các bài thơ khác, nghĩa là về mặt đơn vị bài thơ thì X1, X2, X3… là

tương đương với các bài thơ có tiêu đề riêng biệt khác. Như vậy, các bài thơ chữ

Hán trong Thi loại của sách Ức Trai tập được đánh số lần lượt từ 1 đến 103

(phần này gồm 86 bài thơ luật chắc chắn của Nguyễn Trãi + 17 bài thơ luật tồn

nghi theo kết quả nghiên cứu hiện nay); bài trường luật, bài ca và bài phú sẽ lần

lượt được đánh số 104, 105 và 106. (Danh sách các bài thơ được đánh số thứ tự

theo cách trên, xin xem Phụ lục ở cuối bài viết này).

- Tuy nhiên, trong cách thức trình bày trên chế bản điện tử mới này,

chúng ta cần cân nhắc thêm việc nên tách rời 17 bài tồn nghi trong một mục

riêng với 86 bài luật còn lại hay nhập chung như thứ tự các bài thơ được chép

trong sách Ức Trai tập kí hiệu bản chụp VHc.1721. Cách trình bày trước, ta thấy

trong bản dịch P.L.Đ và một số bản khác; cách trình bày sau, ta thấy trong bản

dịch, chẳng hạn như của Lê Cao Phan; như bản dịch ĐDA lại có cách trình bày

thứ tự hoàn toàn khác biệt. Mặc dù vậy, đến đây, tạm thời chúng tôi chỉ muốn đề

xuất việc đánh số theo đúng thứ tự bài thơ được chép trong sách Ức Trai tập,

còn việc trình bày tách riêng hay chung phần 17 bài đang tạm thời coi là tồn

nghi hoặc có một cách sắp xếp nào khác nữa thì nên được thảo luận thêm.

9

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

3.1.4. Hiệu chỉnh phần bản chữ Hán của thơ chữ Hán Nguyễn Trãi:

Xin được nhắc lại một lần nữa rằng mục tiêu công việc ở đây không đi làm

việc hiệu khám hay văn bản học, vì đó là một lĩnh vực chuyên sâu cần được thực

hiện riêng. Những thông tin khảo dị và khảo đính là rất quan trọng. Song, với

một dạng tư liệu công bố nhằm mục tiêu chính là dịch thuật thì mức độ nông sâu

của các thông tin khảo dị, khảo đính là cần được cân nhắc. Chúng tôi đề xuất

nên đưa ra một số qui ước để hiệu chỉnh phần chữ Hán cho mục đích công việc

của chúng ta như sau4:

- Tất cả các chữ dạng giản thể trên văn bản VHc.1721 nhất loạt chuyển

sang phồn thể trên chế bản điện tử (sau đó kèm chú thích chữ giản thể ban đầu).

- Những chữ ở dạng dị tự nhất loạt chuyển sang dạng chính tự (sau đó

kèm chú thích chữ dị tự ban đầu).

- Những chữ mà dạng cổ có thể “thông nhau” (tức có thể “dùng thay thế

cho nhau”) thì căn cứ trên các từ điển để xác định nghĩa thích hợp, và đưa nó về

dạng chữ với nghĩa tương ứng như ở từ điển (sau đó kèm chú thích chữ ban đầu).

- Những chữ kiêng húy thì chuyển về chữ dạng bình thường trên chế bản

điện tử, nhưng nhất thiết phải chú thích bên dưới nguyên dạng kiêng húy của

chữ trong bản gốc.

- Những chữ mà dựa vào ngữ cảnh và ngữ nghĩa xác định được chắc chắn

là sai tự dạng thì sửa chỉnh về đúng tự dạng của nó. (Sai tự dạng có thể là sai

chữ này thành chữ khác, hoặc chỉ sai một hay một số chi tiết trong chữ.) Trong

trường hợp này, khuyến khích kèm chú thích dạng sai tự dạng bên dưới.

- Những chữ mà hiện thời chưa có khả năng phân định chắc chắn là chữ

sai hay không sai thì giữ nguyên, sau đó chú thích các khả năng chữ có thể ở bên

dưới; hoặc thậm chí có thể có trường hợp nghi ngờ chữ sai nhưng tạm thời chưa

có căn cứ xác định thì cũng nên chú thích sự nghi ngờ này!

- Chú ý rằng chúng ta lấy bản kí hiệu A.139 (tức bản chụp kí hiệu

VHc.1721) làm căn cứ chính cho chế bản điện tử, nhưng trên thực tế có một số

sách vở khác trong kho sách Hán Nôm cũng chép phần thơ chữ Hán Nguyễn

10

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

Trãi. Do đó, nếu đem so sánh A.139 với các văn bản khác thì sẽ thấy những sai

khác về chữ Hán không quá ít. Trong trường hợp có thể sử dụng thông tin từ các

văn bản khác để chứng minh chắc chắn chữ trong A.139 là sai thì đính chính lại

chữ trên bản điện tử theo thông tin được tìm thấy, và phải có chú thích bên dưới

chữ gốc trên A.139 như thế nào và nay đính chính theo nguồn nào. Trong trường

hợp chữ trên A.139 khác so với các bản khác nhưng tất cả các trường hợp đều có

tính khả thi của nó thì giữ nguyên chữ trên A.139, có thể chú thích thêm các

trường hợp khác để tham khảo.

Thực hiện những việc trên, chúng tôi cho rằng sẽ rất thuận lợi khi chúng ta

căn cứ vào Từ nguyên của Trung Quốc, bản chữ Hán công bố trong bản dịch

P.L.Đ và trong bản dịch ĐDA.

3.2: Cần một phiên bản phiên âm thống nhất:

Điều này là không khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Trước hết, khi

đã có bản chữ Hán được hiệu chỉnh như trên, chúng ta có thể nhờ đến sự hỗ trợ

của máy tính để chuyển đổi văn bản từ dạng chữ Hán phồn thể sang dạng phiên

âm Hán Việt (chẳng hạn sử dụng chương trình Hano Converter 1.05). Sau bước

thực hiện cơ giới này, ta tiến hành đọc trực tiếp và điều chỉnh, chọn cách đọc

phù hợp cho từng trường hợp.

Trước khi bàn về vấn đề chọn cách đọc Hán Việt, chúng tôi muốn đề xuất

một điểm nhỏ liên quan đến cách trình bày trên bề mặt chữ Quốc ngữ của bản

phiên âm: Chúng tôi cho rằng tốt hơn cả là ở phần phiên âm, sẽ không in hoa

cho bất cứ từ ngữ nào, kể cả những chữ đầu câu thơ. Sở dĩ đề xuất như vậy là vì,

theo chúng tôi, cách trình bày như thế sẽ “tháo bớt” một vài phần “rào cản” của

độc giả khi đến với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Vốn dĩ nếu có thể đọc trực tiếp

thơ Nguyễn Trãi trên văn bản chữ Hán, chúng ta sẽ tự do xác định đâu là tên

riêng và đâu không phải là tên riêng (Mà trong thơ chữ Hán, hiện tượng tác giả

sử dụng một từ với cả hai chiều ý nghĩa - nghĩa của cả danh từ chung lẫn danh từ

riêng - là hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ, trong thơ Nguyễn Trãi, trường hợp từ

“平灘” - ta có thể hiểu đó là chỉ địa danh Bình Than, nhưng cũng có thể hiểu

11

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

theo nghĩa miêu tả của từ là để chỉ một bãi cát sát mé nước rất bằng phẳng...)

Vậy thì tại sao trên bản phiên âm không thể để tất cả chữ nghĩa giống nhau cùng

không viết hoa? Việc viết hoa hay không - hay việc xác định một từ ngữ nào đó

là danh từ riêng hay không thì hãy để thể hiện trên bản dịch nghĩa, và khi đó là

do người dịch giả xác định.

Về việc lựa chọn cách đọc Hán Việt cho từng trường hợp cụ thể, cũng như

thao tác trước, ta hãy nhờ đến sự giúp đỡ của Từ nguyên, trong một số trường

hợp cần thiết có thể là Khang Hi tự điển của Trung Quốc; các tài liệu của nước

ta như Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, bản phiên âm của P.L.Đ và của ĐDA.

Có ít nhất mấy điểm dưới đây cần được chú ý để hướng tới một sự phiên âm

mang tính thống nhất:

- Với những chữ có hơn 1 âm đọc (thường là có 2 cách đọc Hán Việt khác

nhau) mà tất cả các âm đọc này đều quen thuộc thì kiểm tra lại các nguồn từ

điển để xác định âm nào được coi là “chính hơn” trong từ điển thì đọc theo âm

đó. Chẳng hạn, (nếu không vì hài thanh bắt buộc), chữ 時 có 2 âm đọc vẫn quen

thuộc là “thì” và “thời” thì sẽ thống nhất đọc là “thì”; hoặc chữ 看 có 2 âm là

“khan” và “khán” thì sẽ thống nhất đọc là “khán”…

- Đối với những chữ do vị trí của nó trong câu thơ mà cần đọc chệch âm

để “hiệp vần” thì phiên theo âm đọc chệch nhưng chú thích kèm chính âm. Ví dụ

金 chính âm là “kim” nhưng đọc chệch thành “câm”, 山 chính âm là “sơn”

nhưng đọc chệch là “san”…

- Với các chữ có nhiều hơn 1 âm đọc mà với từng trường hợp ngữ nghĩa

cần phải đọc theo các âm đọc khác nhau thì phiên theo âm đọc khác nhau. Ví dụ:

các chữ 更 canh/ cánh, 朝 triều/ triêu, 重 trọng/ trùng, 思 tư/ tứ, 為 vi/ vị…

Ngoài ra, có thể còn có những trường hợp đặc biệt khác, song điều cần

nhấn mạnh là chúng ta hãy hết sức tránh hiện tượng cùng một chữ Hán, phiên

âm thành nhiều cách đọc khác nhau một cách không cần thiết.

12

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

3.3: Về phần dịch nghĩa:

Trong dịch nghĩa, tốt nhất trước mắt nên chọn 2 bản dịch của P.L.Đ và bản

của ĐDA làm cơ sở. Một trong những lí do rất thuyết phục là bản P.L.Đ là bản

dịch toàn tập thơ chữ Hán Nguyễn Trãi đầu tiên và bản ĐDA thì hết sức quen

thuộc với nhiều thế hệ độc giả. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, chính ở tình hình và

điều kiện nghiên cứu hiện nay thì chúng ta hãy cứ sử dụng hai bản dịch trên như

tư liệu bản dịch cơ sở. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phát triển công việc dịch thuật cho

thơ chữ Hán Nguyễn Trãi như thế nào? Đương nhiên, chúng tôi cũng khẳng

định thẳng thắn rằng quyền lựa chọn dịch bản là tự do cho tất cả mọi người, và

quyền công bố những dịch bản của cá nhân cho thơ chữ Hán Nguyễn Trãi cũng

là tự do cho tất cả mọi người. Ở đây, với hai bản dịch trên, đó là sự lựa chọn của

chúng tôi.

Theo chúng tôi, nếu hướng tới một dạng tập hợp - có thể mang tính “tập

đại thành” - các dịch bản của thơ chữ Hán Nguyễn Trãi một cách lịch đại thì

trong dạng tập hợp đó, chí ít phải có sự xuất hiện của phần dịch nghĩa của bản

dịch P.L.Đ và bản dịch ĐDA. Đây là những bản dịch sớm trên qui mô toàn tập

thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, và nếu như không nhìn nhận quá chủ quan, thì về cơ

bản, các bản dịch qui mô toàn tập sau đó chưa vượt được qua hai bản dịch này.

Trong dạng tập hợp này, đối với những trường hợp cần thảo luận về cách

hiểu, cách diễn đạt của lời dịch hoặc cần thảo luận bất cứ điều gì khác về dịch

nghĩa thì chúng ta sẽ đề đạt ở bên dưới. Chúng ta có thể lựa chọn những ý kiến

đặc sắc trong cách hiểu, cách dịch nghĩa từ nhiều nguồn khác nhau để đưa vào

dạng tập hợp này. Những ý kiến được đề xuất có thể là cách hiểu về cả một bài

thơ, một liên thơ, một câu thơ nhưng có thể cũng chỉ là cho một chữ trong thơ

Nguyễn Trãi. Chúng tôi cho rằng cách làm này rất hữu ích và có tính khả thi

trong thời điểm hiện nay. Cách làm này sẽ tạo điều kiện cho tất cả mọi người

được nhìn ra tính lịch đại của sự hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, tất cả mọi

người sẽ có điều kiện để cùng thảo luận trên cơ sở nguồn tư liệu được cung cấp

13

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

đầy đủ hơn. Và có thể sau dạng tập hợp mang tính “tập đại thành” này, những

bước tiến mới sẽ mở ra cho dịch thuật thơ chữ Hán Nguyễn Trãi.

(Riêng về phần dịch thơ, chúng tôi không đưa vào thảo luận ở đây. Đến

lĩnh vực của dịch thơ, chúng tôi quan niệm điều đó đã bước dần sang lĩnh vực

sáng tác nghệ thuật. Chúng ta khuyến khích nhiều hơn nữa các bản dịch thơ cho

thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Và cũng không nên quên rằng, trong không ít bản

dịch thơ, sự cảm nhận và nắm bắt tinh tế thần thái bài thơ chữ Hán của Nguyễn

Trãi còn vượt hơn hẳn mọi diễn đạt kĩ lưỡng ở phần dịch nghĩa. Vì thế, dịch thơ

cũng là một nguồn tư liệu rất đáng quí trong mục tiêu chung hướng tới sự hiểu

và khám phá thơ chữ Hán Nguyễn Trãi.)

3.4: Chú giải trong dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi:

Trước hết, cần phải khẳng định ngay rằng, về công việc chú giải, trong các

bản dịch P.L.Đ và bản dịch ĐDA, các cụ đã làm gần như trọn vẹn, tính đến thời

điểm khi các bản dịch đó ra đời hoặc sau đó chừng một hai chục năm. Thế

nhưng, đến thời điểm hiện nay, sự chú giải trong các dịch bản đi trước phải được

phát triển, bổ sung và tăng cường.

Như thế nào gọi là “làm gần như trọn vẹn”? Chúng tôi xin lí giải như sau:

Khi nói đến “chú giải trong các bản dịch”, chúng ta nghĩ đến việc giải nghĩa các

điển cố, những cách dùng chữ của người xưa, những từ ngữ ẩn ước... Đối tượng

của chú giải nhiều khi còn nhằm vào các nhân danh, địa danh. Với những nội

dung cơ bản như vừa nêu của nhiệm vụ chú giải thì trong bản dịch P.L.Đ và với

sự bổ sung, chỉnh sửa ở bản dịch ĐDA, công việc đã được làm xong về cơ bản.

Tuy nhiên, đến nay sự chú giải trong dịch bản cần được “phát triển, bổ

sung và tăng cường” là vì những nguyên do hết sức thực tế. Hiện nay, chúng ta

có điều kiện sách vở và tra cứu rất thuận tiện. Việc kiểm tra và rà soát lại các

chú giải của các dịch giả đi trước là hoàn toàn có thể thực hiện được, và trong

trường hợp thơ chữ Hán Nguyễn Trãi là có những chú giải cần phải được phát

triển. Đồng thời, lúc này cũng là lúc cần làm ngay một việc bổ sung quan trọng

14

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

mà hầu như các dịch bản trước đã không có điều kiện hoặc có sự chú ý cần thiết

để làm kĩ càng - đó là các nguồn xuất xứ của trích dẫn trong chú giải…

Ví dụ: Bài 56 - Chu Công phụ Thành Vương đồ có 2 câu thơ cuối như sau:

子孟豈能瞻彷彿 tử mạnh khởi năng chiêm phảng phất

擁昭僅可揖餘風 ủng chiêu cẩn khả ấp dư phong

Dịch nghĩa: P.L.Đ- Tử Mạnh đâu có thể xem phảng phất [như ông được],

[Chỉ có] việc phù Chiêu Đế là hơi tiếp thụ được dư phong [của ông]. || ĐDA- Tử

Mạnh há có thể xem phưởng phất được chăng! Cái việc ủng phò Chiêu đế cũng

phải nhường đứng dưới gió.

Chú thích: P.L.Đ- Tử Mạnh: Tên chữ của Hoắc Quang nhà Hán. Ông này

cũng chịu di mệnh giúp Chiêu Đế lên ngôi từ thuở nhỏ. || ĐDA- Tử Mạnh: Tức

là Hoắc Quang, đại tướng quân của nhà Hán, vâng di chiếu của Hán Vũ đế, ủng

phò Chiêu đế (ủng Chiêu). Ý Nguyễn Trãi nói Hoắc Quang chỉ có thể vái theo

dư phong của Chu Công, chứ không ngang hàng với Chu Công được.

Sự bổ sung chú giải ở đây là cần thiết và ý kiến của chúng tôi như sau (ví

dụ trên nhằm bàn đến chú giải, không bàn đến dịch nghĩa): Hai câu thơ trên là

liên cuối bài thơ với tiêu đề “Bức tranh vẽ về việc Chu Công phò tá Thành

Vương” (Chu Công phụ Thành Vương đồ), vậy thì sự kiện Nguyễn Trãi nhắc

đến nhân vật Tử Mạnh ở đây có ý nghĩa gì, vì sao Nguyễn Trãi liên hệ đến Tử

Mạnh thì điều này là có lí do, và lí do không chỉ bởi sự tương đồng về tình

huống của Chu Công - Thành Vương với Tử Mạnh - Hán Chiêu đế. Nguyên

trong sách Hán Thư do Ban Cố (Hán) soạn, quyển 68, phần 38 - Hoắc Quang,

Kim Nhật Di truyện có chép rằng năm thứ hai niên hiện Chinh Hòa đời vua Hán

Vũ đế (tức năm 91 TCN), “khi ấy nhà vua tuổi cao, có một người thiếp yêu là

Câu Dặc tiệp dư họ Triệu sinh cho nhà vua một con trai. Nhà vua trong lòng

muốn lập đứa con trai này làm người kế vị, bèn mệnh các đại thần phò tá. Nhà

vua nhìn trong số quần thần, chỉ thấy Hoắc Quang (tức Tử Mạnh) là người có

thể đương nổi việc lớn, bèn sai thợ vẽ trong cung vẽ bức tranh Chu Công phò tá

Thành Vương triều phục chư hầu rồi tặng cho Hoắc Quang”6.

15

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

Ví dụ vừa nêu cho thấy chi tiết trong sách Hán thư về việc vua Vũ đế sai

người vẽ bức tranh “Chu Công phò tá Thành Vương triều phục chư hầu để tặng

cho Hoắc Quang” là rất cần thiết đưa vào chú giải, cung cấp thêm thông tin cho

người đọc để hiểu bài thơ của Nguyễn Trãi. Hơn nữa, ở đây không chỉ là việc

chỉ ra xuất xứ của các thi văn liệu, mà trên phạm vi quan tâm rộng hơn, chúng ta

sẽ có được những thông tin phục vụ các nghiên cứu văn hóa, xã hội học và nhân

loại học khác. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra thêm hai ví dụ khác để tường minh

cho điều này:

Câu thơ thứ 4 bài 41- Loạn hậu cảm tác, Nguyễn Trãi nhắc đến nhân vật

Bá Nhân: 伯仁雙淚晉山河 bá nhân song lệ tấn sơn hà

Dịch nghĩa: P.L.Đ- Bá Nhân ứa hai hàng nước mắt với non sông Đông

Tấn. || ĐDA- Bá Nhân ứa nước mắt hai hàng mà khóc non sông nhà Tấn.

Chú thích: P.L.Đ- Bá Nhân tức Chu Khởi, khi nhà Tấn mất, ông chạy qua

Giang Đông, cùng các danh sĩ yến hội ở Tân Đình, thấy núi sông phong cảnh mà

ứa hai hàng lệ. || ĐDA- Bá Nhân: Chu Nghĩ, người Trung Quốc ở đời Tấn, làm

Thượng thư tả bộc xạ. Khi nhà Tấn mất, ông chạy sang Giang Đông cùng các

danh sĩ yến hội ở Tân Đình, nhìn non sông mà ứa lệ khóc.

Chúng tôi đã đi tìm căn cứ của sự chú thích trên, và tư liệu được ưu tiên

đầu tiên là trong các bộ chính sử. Tuy nhiên, trong Tấn thư, phần Liệt truyện 39,

những ghi chép về nhân vật Chu Nghĩ周顗 (tức Bá Nhân) hoàn toàn không đề

cập đến chi tiết hoặc sự kiện nào giống như thông tin đưa ra trong sự chú giải

của hai dịch bản trên. Thực tế là, căn cứ để hai dịch bản trên có chú giải như vậy,

và cũng là căn cứ làm thi liệu cho câu thơ của Nguyễn Trãi nằm trong sách Thế

thuyết tân ngữ, phần Ngôn ngữ. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt này là có ý

nghĩa văn hóa học7.

Một ví dụ khác, câu thơ kết bài 94- Tức hứng như sau:

隱几焚香理玉琴 ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm

Dịch nghĩa: P.L.Đ- Đốt hương, tựa ghế, so đàn ngọc. || ĐDA- Dựa ghế đốt

hương gảy đàn ngọc chơi.

16

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

Chúng tôi muốn nói đến hai chữ “ẩn kỉ”. Cả hai bản dịch của P.L.Đ và của

ĐDA đều không có bất kì chú giải nào cho hai chữ này. Trong lời dịch của các

cụ, chúng ta thấy “ẩn kỉ” được dịch một cách giản dị là “tựa ghế”. Ở đây, chúng

tôi đề nghị “ẩn kỉ” - dịch nghĩa là “tựa ghế” - nên được đưa vào phạm vi từ ngữ

cần chú giải. Có mấy ý cần lí luận cho điều này: 1/.“Ẩn kỉ” trong nền văn hóa

cổ sử dụng chữ Hán và chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là một từ ngữ có hàm

nghĩa văn hóa cao. 2/.Nhà thơ Nguyễn Trãi, trong nền văn hóa của ông, khi đối

diện với những tình huống thơ cho dù cần hay không cần đến toàn bộ ý nghĩa

văn hóa hàm chứa của một từ ngữ được lựa chọn sử dụng thì các chữ nghĩa có

hàm lượng văn hóa cao như “ẩn kỉ” vẫn được ưu tiên lựa chọn. 3/.Đối với thế

hệ dịch giả như các cụ Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình, Đào Duy Anh,

cái ấn tượng văn hóa khi đối diện với các trường hợp như “ẩn kỉ” vẫn khá mạnh

mẽ, nghĩa là ở thế hệ các dịch giả đó và có thể cả thế hệ độc giả đương thời của

các dịch bản đó, họ vẫn đạt được sự thỏa thuận ngầm về văn hóa hay sự thông

hiểu văn hóa với những hiện tượng chữ nghĩa như thế. Và có lẽ đó là một trong

những lí do khiến cho ở các dịch bản đi trước, “ẩn kỉ” không được đưa vào diện

chú giải.

Chúng tôi giải thích cụ thể hơn về ba ý trên:

Hãy hình dung, ở mức độ phổ biến, một độc giả ngày nay khi đọc đến hai

chữ “tựa ghế” (ẩn kỉ), trong trí óc và tưởng tượng của họ sẽ có điều gì? Nhiều

khả năng chúng ta nghĩ đến một kiểu “tả thực” và “ẩn kỉ” hay “tựa ghế” là miêu

tả một dáng ngồi, có thể là đang ngồi nghỉ!

Hãy hình dung, một nhà thơ như Nguyễn Trãi và có lẽ cả những dịch giả

như các cụ Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình, Đào Duy Anh, khi đối diện

với hai chữ “ẩn kỉ” (tựa ghế) thì ngoài cái nghĩa “tả thực”, cái nghĩa miêu tả một

tư thế, một dáng người đang ngồi ngơi nghỉ, sẽ còn gì khác? Trả lời câu hỏi này,

chúng tôi ít nhất có hai thông tin:

Sách Mạnh Tử, phần Công Tôn Sửu hạ có đoạn viết: “Mạnh Tử đi khỏi

nước Tề, lúc đó nghỉ trọ tại ấp Trú. Có người muốn giúp Tề vương giữ Mạnh Tử

17

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

ở lại Tề. Người này kính cẩn tìm đến nói chuyện với Mạnh Tử. Mạnh Tử không

đáp, chỉ ngả người tựa ghế. Khách không vui, nói rằng: “Đệ tử cung kính trai

giới rồi sau mới dám đến thưa chuyện, thế mà thầy cứ nằm mà không nghe, nên

đệ tử không dám xin tiếp kiến nữa.” (…)8

Còn sách Trang Tử nhắc đến “ẩn kỉ” trong thiên Từ Vô Quỉ như sau:

“Nam Bá Tử Cơ ngả người tựa ghế, ngẩng ngước lên trời mà nhả khí hơi.

Nhan Thành Tử vào gặp, nói: “Thầy thật là bậc xuất chúng. Đã đành là hình hài

có thể khiến cho nó trở nên như xương khô, mà lòng cũng có thể khiến nó như

tro nguội hay chăng?”(…)” (Từ Vô Quỉ)9

Trong các trích dẫn trên, hành động “ẩn kỉ” (tựa ghế) của Mạnh Tử biểu

hiện một thái độ “không để tâm, không ngó ngàng tới”; và “ẩn kỉ” (tựa ghế) của

Nam Bá Tử Cơ trong sách Trang Tử được đặt tương xứng với “ngẩng ngước lên

trời mà nhả khí hơi”, một tĩnh một động, là hành động mang tính biểu trưng tư

tưởng - nó liên quan đến cách thức đạt tới trạng thái siêu thoát, không chấp trứ,

không vướng víu đặc thù của Đạo gia.

Ở đây, có thể tôi đã phải trình bày quá dài dòng về “ẩn kỉ”, đương nhiên,

không với ý định yêu cầu tất cả những điều trên sẽ được đưa vào sự chú giải cho

“ẩn kỉ” trong phạm vi của một dịch bản. Những trình bày trên là để chứng minh

cho tính cần thiết phải đưa “ẩn kỉ” vào đối tượng từ ngữ được chú giải. Chú ý

rằng không phải trong mọi trường hợp, các nhà thơ như Nguyễn Trãi đều sử

dụng chữ “ẩn kỉ” với tinh thần ngữ nghĩa trong sách Mạnh Tử hay Trang Tử.

Song, với cách thức tư duy thơ đặc thù của những nhà thơ như Nguyễn Trãi, khi

lựa chọn sử dụng những chữ nghĩa như “ẩn kỉ” thì ẩn ước đằng sau con chữ

luôn là sự chung đúc của nhiều biểu tượng, ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Bốn yêu cầu nêu ra trên đây là để hướng tới một dịch bản mang diện mạo

mới, đáp ứng sâu sát nhu cầu của người đọc hiện nay. Trong đó, hai việc đầu có

thể giải quyết tương đối dễ dàng hơn hai việc sau. Để góp phần thực hiện hai

việc sau, chúng tôi đề xuất một phương án làm việc: Xác lập bảng tra từ ngữ

cho toàn bộ chữ nghĩa trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi.

18

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

4. Góp một cách làm: Xác lập bảng tra từ ngữ cho thơ chữ Hán Nguyễn Trãi

4.1: Một bảng tra từ ngữ sẽ có MÔ HÌNH như sau:

恩 ân (2) Ơn huệ. X. quốc ân 國恩, quân ân 君恩. 72.6, 92.8 慇 ân (1) Khẩn thiết. X. ân cần 慇懃. 87.7 慇懃 ân cần (1) Tha thiết, (diễn tả tình ý, cách ứng đối giữa hai bên rất mực thân gần). || PMH: Ở cả 2 bản dịch đều diễn đạt ân cần của bản chữ Hán tương đương với "ân cần" của tiếng Việt hiện đại. So sánh cách giải thích ân cần của Từ nguyên 情意懇切 "tình ý khẩn thiết" và, chẳng hạn, của Từ điển Tiếng Việt "(Cách đối xử) tỏ ra quan tâm chu đáo và đầy nhiệt tình", chúng tôi đề xuất ở đây chuyển dịch hai chữ ân cần thành "tha thiết". 87.7

國 quốc (7) 1. Quốc gia, nước nhà. X. quốc ân 國恩, quốc thế 國勢, quốc thù 國讎, báo quốc 報國, cố quốc 故國, Hòe quốc mộng 槐國夢. <6> : 38.3, 48.5, 49.2, 69.1, 72.6, 74.1 2. X. trung quốc 中國. <1> : 49.6

國恩 quốc ân (1) Ơn nước, (quan niệm trong xã hội phong kiến cho rằng là bề tôi, con dân thì chịu ơn huệ của nước nhà, của vua và triều đình; và do đó, con người ta suốt đời phải dốc sức dốc lòng để đền đáp ân huệ đó.). Xt. quân ân 君恩. 72.6

X. quốc ân 國恩 =

恩 = Chữ Hán ân = Âm đọc

Hán Việt (2) = Tần số

xuất hiện

“Ơn huệ” = Dịch nghĩa

Xem mục từ “quốc ân” 72.6, 92.8 = ở bên dưới. Vị trí xuất hiện

của chữ trong bài số.., câu số..

Phần bắt đầu bằng kí hiệu || cho biết đây là đề xuất cách hiểu

khác của người soạn bảng tra từ ngữ.

Chẳng hạn “PMH” là viết tắt tên của người đề xuất mô hình bảng tra này.

Với mục từ có hơn một nghĩa, các nghĩa được đánh thứ tự lần lượt từ 1., 2., …

Trong mỗi nghĩa, sau phần nghĩa, có số lần ngữ

cảnh xuất hiện với nghĩa tương ứng,

ví dụ: nghĩa 1. của “quốc” có

<6> trường hợp, sau đó là liệt kê các trường hợp xuất hiện ở bài nào, câu nào.

MÔ HÌNH BẢNG TRA TỪ NGỮ CHO THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN TRÃI

19

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

4.2: Một số điểm về cách thức xác lập bảng tra từ ngữ nêu trên:

Trước hết, cần nói ngay rằng cái chúng tôi đề xuất “bảng tra từ ngữ cho

thơ chữ Hán Nguyễn Trãi” ở đây không phải là một từ điển Hán Việt, mà là một

dạng danh sách từ ngữ được biên soạn theo kiểu từ điển. Trên những ý nghĩa

nhất định, những gì chúng tôi đưa ra trong mô hình trên và sẽ cố gắng hoàn

thành sau này cơ bản là sự học tập, tiếp thu và phát triển cách làm của cụ Đào

Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều và cách GS Nguyễn Tài Cẩn lập danh sách

chữ Hán trong Giới Hiên thi tập (Nguyễn Trung Ngạn) được trình bày trong

công trình Ảnh hưởng Hán văn Lí - Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn

Trung Ngạn.

Để đi đến một bảng tra từ ngữ tối thiểu với những thông tin được đề xuất

trong mô hình nêu trên, chúng tôi chia công việc làm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Lập danh sách toàn bộ chữ Hán xuất hiện trong thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi.

Với tình hình nghiên cứu và tư liệu đến thời điểm hiện nay, chúng tôi xác

định phạm vi các bài thơ chữ Hán Nguyễn Trãi để đưa vào thống kê lập danh

sách từ ngữ sẽ lấy phần 86 bài thơ luật hiện được xem là những bài thơ chữ Hán

chắc chắn của Nguyễn Trãi. Chúng tôi tạm thời không tiến hành thống kê chữ

nghĩa của 17 bài thơ thuộc dạng tồn nghi, bài trường luật, bài ca và bài phú (Xin

xem lại phần 3.1.3. bài viết này).

Danh sách chữ Hán xuất hiện trong 86 bài thơ được khảo sát này sẽ lấy

chữ Hán làm đơn vị thống kê. Mỗi chữ Hán là một đơn vị thống kê hay một mục

từ trong bảng danh sách. Mỗi chữ Hán thông thường có 1 âm đọc Hán Việt đi

kèm. Trường hợp chữ Hán xuất hiện trong các bài thơ được khảo sát có từ 2

cách đọc trở lên thì vẫn chỉ coi như một đơn vị thống kê, tuy nhiên sẽ được kí

hiệu và chú thích rõ ràng chữ có bao nhiêu cách đọc, là những cách đọc nào.

Mặc dù là danh sách chữ Hán nhưng để thuận tiện hơn cho người sử dụng rộng

rãi, chúng tôi sẽ sắp xếp danh sách chữ Hán theo thứ tự ABC của cách đọc Hán

Việt. Ngoài ra, đi liền với mỗi đơn vị thống kê như thế, bảng danh sách từ ngữ

20

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

cũng cho biết thông tin về số lần xuất hiện hay tần số của mỗi chữ Hán trong 86

bài thơ được khảo sát, và vị trí xuất hiện của chữ đó ở bài nào, câu nào. (Trong

thông tin về vị trí xuất hiện của chữ Hán ở bài nào, câu nào, chúng tôi sẽ theo

cách đánh số thứ tự các bài thơ đã được trình bày ở phần 3.1.3. và danh sách thứ

tự các bài thơ được trình bày trong phần Phụ lục ở cuối bài viết này.)

Kết quả làm việc của giai đoạn 1 sẽ như sau:

- 86 bài thơ chữ Hán có tổng số lượt chữ Hán hay tổng tần số là 4456

(hoặc còn gọi là “độ dài văn bản khảo sát” = 4456).

- Số chữ Hán khác nhau xuất hiện trong văn bản được khảo sát là: 1332 chữ

Giai đoạn 2: Trên cơ sở danh sách các chữ Hán xuất hiện trong 86 bài thơ

được khảo sát, phát triển và bổ sung các thông tin để xây dựng bảng tra từ ngữ

như mô hình nêu ở 4.1.

Nói một cách đơn giản, hai việc chủ yếu nhất ở giai đoạn 2 là xác định

nghĩa cho mỗi mục từ đơn ở danh sách thiết lập trong giai đoạn 1 và bổ sung

những mục từ kép. (Điều chúng tôi gọi là “từ đơn”, “từ kép” ở đây mang nghĩa

thông thường nhiều hơn là nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học. Để thuận tiện trong

làm việc thì tạm hình dung “từ kép” là những đơn vị có hơn một chữ!)

4.3: Việc sử dụng bảng tra từ ngữ và ý nghĩa của nó:

4.3.1: Mục đích của bài viết này là thảo luận về vấn đề dịch thuật thơ chữ

Hán Nguyễn Trãi, và việc đề xuất xác lập bảng tra từ ngữ cho toàn bộ chữ Hán

trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài chủ đề trên. Chúng tôi sẽ

giải thích ngắn gọn vì sao việc có một bảng tra từ ngữ như trên sẽ rất hữu ích

cho việc phát triển công tác dịch thuật đối với thơ chữ Hán Nguyễn Trãi.

Đối với trường hợp thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, khi xây dựng từng mục từ,

người biên soạn sẽ không thuần túy phân tích nghĩa của từ trong ngữ cảnh câu

thơ, bài thơ. Về cơ bản, chúng ta sẽ sử dụng ít nhất 4 hoặc 5 tài liệu làm công cụ

hỗ trợ và đối chiếu, sau đó kết hợp với thao tác phân tích nghĩa của từ trong các

ngữ cảnh. Chúng tôi đề xuất các tài liệu đối chiếu tối thiểu gồm: Bản dịch thơ

chữ Hán Nguyễn Trãi của P.L.Đ, bản dịch của ĐDA, Từ nguyên của Trung

21

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

Quốc, Hán việt tự điển của Thiều Chửu và có thể thêm Hán ngữ đại từ điển của

người Trung Quốc. Trong việc làm này, chúng tôi hết sức quan tâm đến việc

phân tích và tìm hiểu cách dịch của lớp dịch giả đi trước qua hai bản dịch P.L.Đ

và bản dịch ĐDA. Với cách làm này, chúng ta có điều kiện tổng kết và học tập

các cách chuyển dịch từ ngữ từ Hán sang tiếng Việt hiện đại của lớp dịch giả đi

trước. Ví dụ: Bài 51, câu 5 có dùng chữ 浸 tẩm trong ngữ cảnh:

滄波月浸玉千頃 thương ba nguyệt tẩm ngọc thiên khoảnh

P.L.Đ dịch là: Mặt trăng ngâm dưới sóng xanh như nghìn khoảnh ngọc.

ĐDA dịch là: Sóng biếc dầm mặt trăng, ngọc sáng nghìn khoảnh.

浸 tẩm là một động từ, có nghĩa là “khiến cho nước thấm dần vào”. Chúng

ta thấy qua hai bản dịch trên, “tẩm” được dịch là “ngâm” hay “dầm” là rất tinh tế.

Đồng thời, một sự đối chiếu như thế sẽ giúp chúng ta nhìn thấy sự giống

khác, sự tán thành hay bất đồng trong cách hiểu từng chữ thơ, từng câu thơ cho

đến cả bài thơ của Nguyễn Trãi giữa các dịch bản. Chúng ta có thể rà soát, phát

hiện được những điểm dịch chưa thỏa đáng và từ đó, đề xuất phương án điều

chỉnh. Chẳng hạn, giản dị như chữ 甌 âu chỉ xuất hiện 1 lần trong phạm vi các

bài thơ được khảo sát, ở bài 81, câu 6, trong cụm từ “nhất âu trà” 一甌茶. Bản

P.L.Đ dịch là “một ấm chè”, bản ĐDA dịch là “một âu chè”. Các nguồn từ điển

cho chúng ta biết rằng “âu” là tên một loại đồ vật dùng để uống nước giống cái

cốc, cái bát. Ở đây, trong ngữ cảnh thơ của Nguyễn Trãi, “âu” được dùng như

một lượng từ, và nên được dịch là “một chén chè”.

4.3.2: Sự xác lập bảng tra từ ngữ không chỉ góp phần hiệu chỉnh và phát

triển các dịch bản đi trước của thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Ngoài ra, bảng tra này,

cùng với các dịch bản, sẽ trở thành công cụ hỗ trợ độc giả một cách hiệu quả

trong việc đọc và hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Khi băn khoăn về cách hiểu

của một từ ngữ trong một ngữ cảnh cụ thể, ta có thể sử dụng bảng tra để tìm hiểu

cũng từ ngữ như thế trong cách ngữ cảnh khác thuộc phạm vi thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi, chúng ta cũng có thể biết được một chữ Hán này thường xuất hiện

trong những kết hợp như thế nào ở thơ chữ Hán Nguyễn Trãi… Đặc biệt là,

22

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

trong nhiều trường hợp, khi dịch bản không thể cung cấp nghĩa của từng chữ,

từng từ ngữ trong câu thơ, bài thơ thì bảng tra từ ngữ là rất cần thiết. Một ví dụ

đơn giản như trong bài 52, câu 2, Nguyễn Trãi sử dụng cụm từ bốn chữ 積凶稔

惡 tích hung nẫm ác, các bản dịch chuyển dịch thành “tội ác chồng chất” (bản

dịch P.L.Đ) hoặc “chứa hung dồn ác” (bản dịch ĐDA). Trong mấy chữ ấy, đành

rằng tích, hung, ác chúng ta dễ dàng hiểu được, song nẫm là như thế nào? Bảng

tra từ ngữ, mục từ 稔 nẫm sẽ làm nhiệm vụ giải thích nghĩa của từ này trong

cách dùng này: “(Sự vật để lâu ngày phát triển từ chưa thành thục đến thành thục

gọi là "nẫm".)”

Hoặc một ví dụ khác, qua đó, chúng ta sẽ thấy bảng tra từ ngữ sẽ hữu ích

rất nhiều cho việc cung cấp “kiến thức nền” về văn hóa cổ để hiểu thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi: Bài 49, câu 7 có chữ 朔祲 sóc tẩm được cụ Đào Duy Anh dịch là

“yêu khí phương Bắc”. Tri thức văn hóa trong chữ “tẩm” là khá đặc sắc, và sự

đặc sắc này nên được trình bày trong chính mục từ “tẩm” ở bảng tra từ ngữ:

“(Tẩm cũng tức là nói "vân tẩm" 雲祲. Trước đây, có một loại phương thuật

đoán điềm hay gở dựa vào màu sắc của mây, sắc mây nào tượng trưng cho điềm

gở thì gọi là "vân tẩm". Nguyên người ta cho rằng hai khí âm dương vận động

tương xâm tạo ra khí mây; khí mây xấu, không cát tường thì gọi là "tẩm".)

Trên đây, chúng tôi đã trình bày sơ lược về đề xuất xác lập “bảng tra từ

ngữ cho thơ chữ Hán Nguyễn Trãi”, mục tiêu cũng như tính ứng dụng của bảng

tra này đối với công tác dịch thuật thơ chữ Hán hiện nay. Đây là một công việc

không khó nhưng phức tạp. Chúng tôi biết rằng có rất nhiều điều cần thảo luận

thêm để có một bảng tra từ ngữ thực sự và hướng tới một dịch bản mới hơn cho

thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, trong bài viết nhỏ này, chúng tôi, bằng

những suy nghĩ nghiêm túc, những cố gắng làm việc và bằng kinh nghiệm cho

dù còn chưa nhiều, vẫn mạnh dạn đề xuất các vấn đề trên, thật sự mong được

thảo luận và được nhận ý kiến phê bình, phản hồi, đóng góp từ tất cả mọi người.

23

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

5. Một vài kết luận

Trước khi thực hiện bài viết này, chúng tôi dự định một khối lượng công

việc nhiều hơn10. Song, do nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan, chúng tôi

tự nhận thấy đến thời điểm này, tạm thời trình bày những vấn đề như trên. Điều

chúng tôi mong mỏi là sau bài viết này, chúng tôi sẽ được lắng nghe những ý

kiến trao đổi, thảo luận để có thể đi tới thực hiện xong “khối lượng công việc

nhiều hơn” như đã mong muốn.

Tại bài viết này, chúng tôi có mấy kết luận ngắn gọn như sau:

5.1: Đến nay, chúng tôi đã làm xong về cơ bản danh sách chữ Hán của 86

bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi11. Chúng tôi đã xác lập được phương cách làm

việc và đã thực hiện thí điểm ở một số mục từ để tiến tới xây dựng và hoàn

thành bảng tra từ ngữ cho thơ chữ Hán Nguyễn Trãi.

5.2: Chúng tôi quan niệm, thông qua việc xây dựng bảng tra từ ngữ này,

chúng ta sẽ phát hiện và bổ sung được rất nhiều thông tin cho việc hiệu chỉnh và

hoàn thiện dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Chúng tôi cũng đã bước đầu bắt

tay vào công việc, và các ví dụ nêu trong bài viết đều là kết quả lấy ra từ phần

công việc “bước đầu” này.

5.3: Trong khi thực hiện bài viết, chúng tôi đồng thời đã suy nghĩ đến một

số hướng công việc dài hơi hơn. Chẳng hạn, việc thiết lập từ điển chữ Hán của

người Việt, cho người Việt và trên tư liệu văn bản chữ Hán trung đại Việt Nam;

hoặc xây dựng dữ liệu hướng tới một chuyên đề Dịch thuật cho sinh viên năm

thứ 4 ngành Hán Nôm…

Hà Nội, 3/9/2006 PMH

Phùng Minh Hiếu Số điện thoại:  0912206569  ‐  NR: (+844) 8220150 Địa chỉ email:  [email protected]  Địa chỉ liên hệ: Số 4 ngõ Vạn Kiếp, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Bài viết gồm 24 trang nội dung, 1 sơ đồ, phần chú thích,  kèm 1 tóm tắt, 1 phụ lục và danh sách tài liệu tham khảo chủ yếu)   

24

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

CHÚ THÍCH:

1 Danh sách tài liệu này bao gồm gần 200 tài liệu, chia làm 3 mảng chính: I/. Những tài liệu về cuộc đời Nguyễn Trãi; II/. Tác phẩm của Nguyễn Trãi và các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Trãi. III/. Các tài liệu liên quan khác. Danh sách tài liệu tham khảo do Virginia Jing-yi Shih lập vào tháng 5 năm 2004 xin xem tại: http://www.lib.berkeley.edu/SSEAL/SoutheastAsia/NguyenTrai.html 2 Chẳng hạn, bản dịch của Viện Văn học do các cụ Phan Võ, Lê Thước và Đào Phương Bình thực hiện được xuất bản năm 1962, bản dịch của Viện Sử học do cụ Đào Duy Anh thực hiện được in lần thứ nhất năm 1969 và in lần thứ hai năm 1976...

Ngoài ra, chúng tôi cũng biết rằng, gần đây nhất, năm 2001, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất bản Văn học có tổ chức in bộ sách Nguyễn Trãi toàn tập tân biên gồm 3 tập, trong đó phần 1 của tập I bộ sách được dành cho “Ức Trai thi tập”. Theo những thông tin chúng tôi đọc được trong bộ sách này thì đây là lần in thứ hai của bộ sách, tập I phần 1 “do Mai Quốc Liên, Nguyễn Khuê, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm, dịch nghĩa, chú thích” (Xem tr.12 sách này) và phần dịch thơ thì của rất nhiều học giả, nhà văn, nhà thơ khác nhau.

Ở đây, chúng tôi có những lí do để tạm thời chưa đề cập đến bộ sách nói trên. Song, chúng tôi thấy cần phải nói rằng, xét về thực tế ở nước ta hiện nay, để tìm đọc thơ chữ Hán Nguyễn Trãi thì đi mua một bộ sách “Toàn tập tân biên” có vẻ dễ dàng hơn cả (có lẽ vì sách được xuất bản cách đây chưa lâu). Thế nhưng, phần bản dịch của thơ chữ Hán Nguyễn Trãi trong sách này thì chưa được sử dụng để trích dẫn nhiều. Điều này có những nguyên do có thể chỉ ra, và nếu cần thiết, chúng tôi xin dành cho một lần thảo luận khác, khi phải đề cập trực tiếp đến những vấn đề trong bản dịch của bộ sách nói trên! 3 Tham khảo: Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, nhóm Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình dịch, NXB Văn hóa và Viện Văn học, Năm 1962, bài Lời nói đầu của Nhóm dịch giả, tr.5-8; và Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Năm 1976, bài Lời dẫn về hai tập thơ “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập” của Đào Duy Anh, tr.249-255. 4 Tham khảo: 管錫華 Quản Tích Hoa, 漢語古籍校勘學 Hán ngữ cổ tịch hiệu khám học, 巴蜀書社 Ba Thục Thư xã, Thành Đô, Năm 2003, tr.308-315. 5 Các thông tin về chương trình ứng dụng Hano Converter 1.0, xin liên hệ: Tác giả: Tống Phước Khải, Phone: 0903.140.643, [email protected] hoặc http://hanosoft.com 6 Nguyên văn đoạn trích dẫn trong Hán thư 漢書, phần Hoắc Quang Kim Nhật Di truyện 霍光金日磾传 như sau: “征和二年,(…) 是時,上年老,寵姬鉤弋趙婕妤有男,上心欲以

為嗣,命大臣輔之。察群臣唯光任大重,可屬社稷。上乃使黃門畫者畫周公負成王朝

諸侯以賜光。”

25

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

7 Trong Thế thuyết tân ngữ 世說新語, phần Ngôn ngữ 言語 có đoạn 31 chép rằng: “過江諸

人,每至美日,輒相邀新亭,藉卉飲宴。周候中坐而嘆曰:風景不殊,正自有山河之

異!皆相視流淚。(…)” - Tạm dịch là: Những người qua sông [tới Giang Nam lánh nạn], mỗi khi gặp tiết trời đẹp, bèn tụ tập nhau ở Tân Đình, trải chiếu cỏ ngồi và cùng yến ẩm. Một hôm trong cuộc tiệc, Chu hầu (tức Bá Nhân Chu Nghĩ) cảm thán nói rằng: “Phong cảnh nơi đây chẳng khác [so với trung nguyên], chỉ có điều giang san thì đã khác.” Nói rồi, ông cùng mọi người nhìn nhau mà ứa lệ. (…) 8 Trích dẫn trên là chúng tôi tạm dịch từ nguyên văn trong sách Mạnh Tử 孟子, ở phần Công Tôn Sửu hạ 公孫丑下: “孟子去齊,宿於晝。有欲為王留行者,坐而言。不應,隱几而

臥。客不悅曰:「弟子齊宿而後敢言;夫子臥而不聽;請勿復敢見矣。」(…)” 9 Trích dẫn trên là chúng tôi tạm dịch từ nguyên văn trong sách Trang Tử 莊子, ở thiên Từ Vô Quỉ 徐無鬼: “南伯子綦隱几而坐,仰天而噓。顏成子入見,曰:「夫物之尤也,形固可

使若槁骸,心固可使若死灰乎?」(…)” 10 Trong bản thảo lần 1 (được gửi trước tới BTC Hội thảo) cho bản tóm tắt của bài viết này, chúng tôi trình bày những dự định công việc nhiều hơn. Tuy nhiên do thực tiễn thời gian và công việc, chúng tôi đã giới hạn bài viết này trong những vấn đề chính như được nêu. Dù sao, chúng tôi cũng xin được lưu lại phần dự định công việc ban đầu - đây vẫn là công việc xa hơn mà chúng tôi mong muốn được thực hiện.

Trích từ bản tóm tắt (bản thảo đầu) đã gửi trước tới BTC Hội thảo: “Kết quả trước hết mà báo cáo này muốn hướng tới là một dịch bản thơ chữ Hán Nguyễn Trãi với nhiều thông tin dịch thuật chính xác hơn. Chẳng hạn, một liên thơ đã từng có những cách dịch, cách hiểu như thế nào, chúng tôi có thể đưa ra những kiến giải của riêng mình cho những trường hợp như thế. Đồng thời, chúng tôi đưa tới một bảng tra cứu từ ngữ trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Theo chúng tôi, dịch bản và dạng bảng tra cứu từ ngữ như vậy sẽ là hai công cụ đắc lực để chúng ta đọc hiểu và tiếp tục khám phá các tác phẩm thơ chữ Hán trung đại Việt Nam - ở đây, trước hết là trường hợp thơ chữ Hán Nguyễn Trãi. Ngoài ra, công việc của báo cáo này nằm trong một dự định dài hơi hơn của chúng tôi cho việc hướng tới xây dựng một dạng tập ngữ liệu thơ hay kho tập hợp từ ngữ chữ Hán trên tư liệu các tác phẩm thơ ca trung đại Việt Nam.” (PMH) 11 Do bảng danh sách chữ Hán này có dung lượng khá lớn nên trong khuôn khổ bản tham luận, chúng tôi chưa tiện trình bày tại đây. Tuy nhiên, với bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng dạng danh sách chữ Hán như thế, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ. Xin liên hệ qua email với tác giả bài viết này.

26

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

[1] Nguyễn Trãi, 抑齋集 Ức Trai tập, quyển 1 - phần Thi loại, kí hiệu A.139 (đọc qua bản chụp kí hiệu VHc.1721 hoặc VHc.1722), Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

[2] Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, nhóm Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình dịch, NXB Văn hóa và Viện Văn học, 1962.

[3] Nguyễn Trãi toàn tập, phần Ức Trai thi tập, Đào Duy Anh dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Bản in lần thứ 2 năm 1976.

[4] Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Tập 1 - Phần 1, nhóm Mai Quốc Liên, Nguyễn Khuê, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm, dịch nghĩa, chú thích, NXB Văn học - Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội, 2001.

[5] Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000. [6] Nguyễn Tài Cẩn, Ảnh hưởng Hán Văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn

Trung Ngạn, NXB Giáo dục, 1998. [7] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - nguồn tư liệu văn học, sử học Việt

Nam, Thư viện Quốc gia xuất bản, Hà Nội, 1970, Tập 1. [8] Phùng Minh Hiếu, Báo cáo khoa học Vài nhận xét bước đầu về từ ngữ trong Ức Trai

thi tập của Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê), Phòng tư liệu khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2002.

[9] Phùng Minh Hiếu, Khóa luận tốt nghiệp Tuần Cai biệt thự hợp tập (Q.10) - Bước đầu khảo sát, phiên dịch, chú thích, giới thiệu văn bản và nhận xét về phong cách nghệ thuật, phần Phụ lục 3 Bảng tra từ ngữ cho 51 bài thơ chữ Hán của quyển thơ 10, Phòng tư liệu khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2004.

[10] 管錫華 Quản Tích Hoa, 漢語古籍校勘學 Hán ngữ cổ tịch hiệu khám học, 巴蜀書

社 Ba Thục Thư xã, Thành Đô, 2003. [11] Trần Nghĩa và François Gros đồng chủ biên, Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục

đề yếu, NXB Khoa học xã hội, 1993, Tập 3. [12] Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, Nguyễn Trãi - Về tác gia tác phẩm, phần

Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. [13] Virginia Jing-yi Shih, Nguyen Trai's Life and Works: A Selected Bibliography (Danh

sách tài liệu tham khảo tuyển chọn về Cuộc đời và Tác phẩm của Nguyễn Trãi), Tháng 5/2004. (http://www.lib.berkeley.edu/SSEAL/SoutheastAsia/NguyenTrai.html )

[14] 辭源 (合訂本) Từ nguyên (Hợp đính bản), 商務印書館 Thương Vụ Ấn Thư Quán, Bắc Kinh, 1998.

[15] Thiều Chửu, Hán Việt tự điển 漢越字典, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999. [16] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội - Trung tâm Từ điển

học, Hà Nội, 1994. Và một số sách vở, bài nghiên cứu tạp chí khác liên quan đến dịch thuật thơ chữ Hán

Nguyễn Trãi.

27

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

PHỤ LỤC: Danh sách các bài thơ đánh số theo thứ tự trong Ức Trai tập

Trong danh sách dưới đây, cột (1) là số thứ tự các bài thơ được đánh dấu theo thứ tự trong văn bản Ức Trai tập - kí hiệu A.139 Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm (bản chụp VHc.1721 hoặc VHc.1722). Các trích dẫn từ thơ chữ Hán Nguyễn Trãi trong bài viết trên của chúng tôi đều đánh dấu theo danh sách này. Cột (3), cột (4), cột (5) là đối chiếu thứ tự các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi được đánh số theo các bản dịch lần lượt của Phan Võ - Lê Thước - Đào Phương Bình (bản in năm 1962), của Đào Duy Anh (bản in lần 2 năm 1976) và của nhóm Mai Quốc Liên - Nguyễn Khuê - Nguyễn Quảng Tuân (bản in lần 2 năm 2001).

Kí hiệu: “TN” = Tồn nghi, “PL” = Phụ lục, “không chọn” = không chọn dịch, “xếp riêng” = biên soạn riêng trong phần khác với phần thơ chữ Hán.

TT Tên bài P.L.Đ Đ DA TTTB1 (1) (2) (3) (4) (5)

1 Du sơn tự 1 85 12 Giang hành 2 71 23 Thính vũ 3 1 34 Tặng hữu nhân 4 2 45 Dục Thúy sơn 5 37 56 Đề Bá Nha cổ cầm đồ 6 28 67 Mộng sơn trung 7 73 78 Đề vân oa 8 72 89 Ngẫu thành 9 49 9

10 Trại đầu xuân độ 10 75 1011 Mộ xuân tức cảnh 11 74 1112 Thôn xá thu châm 12 3 1213 Vãn lập 13 50 1314 Thái Thạch hoài cổ TN1 96 TN115 Lam Quan hoài cổ TN2 không chọn TN216 Thiều Châu tức sự TN3 không chọn TN317 Đề Nam Hoa thiền phòng TN4 không chọn TN418 Tĩnh An vãn lập TN5 46 TN519 Đề sơn điểu hô nhân đồ 14 51 1420 Đề Đông Sơn tự 15 52 1521 Kí hữu 16 98 1622 Đồ trung kí hữu TN6 97 TN623 Đồ trung kí Thao giang Hà Thứ sử Trình Thiêm hiến 17 82 1724 Vân Đồn 18 44 1825 Bạch Đằng hải khẩu 19 45 1926 Quá hải 20 88 20

28

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

TT Tên bài P.L.Đ Đ DA TTTB1 27 Quan hải 21 13 2128 Thiều Châu Văn Hiến miếu TN7 93 TN729 Du Nam Hoa tự TN8 92 TN830 Tầm Châu TN9 89 TN931 Ngô Châu TN10 91 TN1032 Quá lĩnh TN11 94 TN1133 Đề Lư thị gia phổ TN12 không chọn TN1234 Giang Tây TN13 95 TN1335 Bình Nam dạ bạc TN14 90 TN1436 Tặng Khổng Nhan Mạnh tam thị tử tôn giáo thụ Thái Bình TN15 không chọn TN1537 Họa hương tiên sinh vận đông chư đồng chí 22 53 2238 Kí cữu Dị Trai Trần công 23 5 2339 Thanh minh 24 6 2440 Hí đề 25 76 2541 Loạn hậu cảm tác 26 4 2642 Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác 27 12 2743 Qui Côn Sơn chu trung tác 28 11 2844 Kí hữu 29 7 2945 Chu trung ngẫu thành 1 30 40 30.146 Chu trung ngẫu thành 2 31 41 30.247 Chu trung ngẫu thành 3 TN17 99 TN1748 Đề kiếm 32 22 3149 Hạ qui Lam Sơn 1 33 20 32.150 Hạ qui Lam Sơn 2 34 21 32.251 Thượng nguyên hộ giá chu trung tác 35 18 3352 Hạ tiệp 1 36 23 34.153 Hạ tiệp 2 37 24 34.254 Hạ tiệp 3 38 25 34.355 Hạ tiệp 4 39 26 34.456 Chu Công phụ Thành Vương đồ 40 27 3557 Khất nhân họa Côn Sơn đồ 41 56 3658 Đề Trình xử sĩ vân oa đồ 42 57 3759 Quan duyệt thủy trận 43 19 3860 Lãnh noãn tịch TN16 không chọn TN1661 Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn đường 44 58 3962 Đề thạch trúc oa 45 36 4063 Đề Hà Hiệu úy “Bạch vân tư thân” 46 59 4164 Thu dạ khách cảm 1 47 8 42.165 Thu dạ khách cảm 2 48 33 42.266 Thu dạ dữ Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy đồng phú 49 30 4367 Vọng Doanh 50 38 4468 Quá Thần Phù hải khẩu 51 39 4569 Thần Phù hải khẩu 52 15 46

29

Dịch thuật và dịch bản thơ chữ Hán trung đại Việt Nam (phân tích trên tư liệu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 

TT Tên bài P.L.Đ Đ DA TTTB1 70 Lâm Cảng dạ bạc 53 14 4771 Hải khẩu dạ bạc hữu cảm 1 54 70 48.172 Hải khẩu dạ bạc hữu cảm 2 55 16 48.273 Long Đại nham 56 17 4974 Thứ vận Trần Thượng thư đề Nguyễn Bố chánh thảo đường 57 29 5075 Đoan ngọ nhật 58 31 5176 Thu nhật ngẫu thành 59 60 5277 Mạn hứng 1 60 54 53.178 Mạn hứng 2 61 62 53.279 Mạn hứng 3 62 55 53.380 Mạn hứng 4 63 61 53.481 Mạn hứng 5 64 63 53.582 Hạ nhật mạn thành 65 9 5483 Mạn thành 1 66 79 55.184 Mạn thành 2 67 64 55.285 Mạn thành 3 68 65 55.386 Ngẫu thành 69 32 5687 Thù hữu nhân kiến kí 70 66 5788 Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng 1 71 67 58.189 Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng 2 72 80 58.290 Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng 3 73 68 58.391 Thứ vận Hoàng môn thị lang Nguyễn Cúc Pha hạ tân cư thành 74 81 5992 Thứ Cúc Pha tặng thi 75 35 6093 Tống Tăng Đạo Khiêm qui sơn 76 69 6194 Tức hứng 77 77 6295 Vãn hứng 78 78 6396 Thu nguyệt ngẫu thành 79 83 6497 Họa Tân Trai vận 80 10 6598 Tức sự 81 34 6699 Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự 82 43 67

100 Đề Bão Phúc nham 83 86 68101 Đề Ngọc Thanh quán 84 42 69102 Hạ nhật mạn thành 85 84 70103 Oan thán 86 47 71104 Đề Hoàng ngự sử Mai Tuyết hiên 87 48 72105 Côn Sơn ca 88 87 73106 Chí Linh sơn phú PL 1 Xếp riêng Xếp riêng

30