Y tưởng kinh doanh cong ty may tre dan 1

49
ĐỀ ÁN KINH DOANH Công ty TNHH Mây tre đan I. Thông tin chung về dự án 1. Khơi nguồn ý tưởng Trong những năm gần đây, do kinh tế thế giới suy thoái, số lượng mây tre đan xuất khẩu ngày càng giảm, đặc biệt đối với các làng nghề mây tre đan truyền thống. Doanh thu của các làng nghề mây tre đan truyền thống giảm trung bình 20% mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất bị phá sản hoặc phải chuyển sang ngành nghề khác. Nghề mây tre đan truyền thống có nguy cơ bị thất truyền. Đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất bị các thương lái ép giá nặng nề. Trung bình một sản phẩm được bán tại thị trường Hà Nội có giá cao gấp hai đến ba lần giá nhập đầu vào. Tuy nhiên, các sản phẩm tinh xảo mang tính thẩm mĩ cao không được biết đến rộng rãi trên thị trường. Đây là những sản phẩm độc đáo, độ bền đẹp và phù hợp với nhu cầu trang trí của người dân thành thị. Đây là một cơ hội để phát triển ngành nghề mây tre đan trong nước cũng như khôi phục lại truyền thống nghề mây tre đan của Việt Nam. 2. Nội dung Dự án được hình thành từ ý tưởng khởi nghiệp về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể là bán hàng. Có hai hình thức bán: thứ nhất là bán trực tiếp tại cửa hàng (hình thức chính), địa điểm kinh doanh là tại nhà ở của một thành viên trong dự án, tại số 41 Tôn Thất Tùng, Đống

Transcript of Y tưởng kinh doanh cong ty may tre dan 1

ĐỀ ÁN KINH DOANH

Công ty TNHH Mây tre đan

I.           Thông tin chung về dự án

1.Khơi nguồn ý tưởng

Trong những năm gần đây, do kinh tế thế giới suy thoái,số lượng mây tre đan xuất khẩu ngày càng giảm, đặc biệtđối với các làng nghề mây tre đan truyền thống. Doanh thu của các làng nghề mây tre đan truyền thống giảm trung bình 20% mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất bị phá sản hoặc phải chuyển sang ngành nghề khác. Nghề mâytre đan truyền thống có nguy cơ bị thất truyền.

Đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất bị các thương lái ép giá nặng nề. Trung bình một sản phẩm được bán tại thị trường Hà Nội có giá cao gấp hai đến ba lần giá nhập đầu vào. Tuy nhiên, các sản phẩm tinh xảo mang tính thẩm mĩ cao không được biết đếnrộng rãi trên thị trường. Đây là những sản phẩm độc đáo, độ bền đẹp và phù hợp với nhu cầu trang trí của người dân thành thị. Đây là một cơ hội để phát triển ngành nghề mây tre đan trong nước cũng như khôi phục lại truyền thống nghề mây tre đan của Việt Nam.

 

2. Nội dungDự án được hình thành từ ý tưởng khởi nghiệp về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể là bán hàng. Có hai hình thức bán: thứ nhất là bán trực tiếp tại cửa hàng (hình thức chính), địa điểm kinh doanh là tại nhà ở của một thành viên trong dự án, tại số 41 Tôn Thất Tùng, Đống

Đa, Hà Nội. Đây là nơi để trưng bày sản phẩm, đồng thờidiễn ra các hoạt động kinh doanh, hợp tác, kí kết hợp đồng. Thứ hai là tận dụng ưu thế của sự phát triển thương mại điện tử hiện nay, lập một website cập nhật hình ảnh các sản phẩm với mục đích quảng bá, mở rộng giới hạn kinh doanh về mặt địa lý, khắc phục vấn đề ngôn ngữ để những khách hàng ở xa hay khách nước ngoài có thể biết đến và đặt hàng qua mạng.Sản phẩm của dự án là mặt hàng mây tre đan tinh xảo, tập trung vào một số loại như đồ nội thất (bàn ghế, tủ đựng đồ loại nhỏ,..), đồ trang trí nội thất(đèn chùm, đèn cây, bình hoa, thảm trang trí,..) và các sản phẩm khác như giỏ đựng đồ, túi xách, hộp nữ trang,..Tất cả sản phẩm trên đều được làm ra từ bàn tay khéo léo của hai vợ chồng nghệ nhân anh Hoàng Văn Hạnh và chị NguyễnThị Hân.Đối tượng khách hàng của dự án kinh doanh này bao gồm hai đối tượng chính, đó là: khách hàng cá nhân, đơn lẻ,mua với số lượng nhỏ, đơn chiêc; khách hàng tổ chức, mua với số lượng lớn để phục vụ cho mục đích chung cả nhóm người, tổ chức hay để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình như các quán café, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty

3. Tình hình các doanh nghiệp trong ngànhDoanh nghiệp ngành hàng mây tre đan có vai trò quan trọnglà những tác nhân chính trong sự phát triển của các làng nghề ngành hàng này.Tuy nhiên, hiên tại trong các số liệu thống kê chính thứccủa Nhà nước cũng chưa có số liệu riêng về các doanh nghiệp trong ngành mây tre đan mà được thống kê vào nhóm các doanh nghiệp chế biến lâm sản (gỗ, tre, nứa, lá, rơm rạ…). Theo số liệu thống kê số lượng doanh nghiệp này tăng lên liên tục trong những năm gần đây. Nếu như năm

2012 cả nước chỉ có 842 doanh nghiệp hoạt động trong thờigian này thì con số này đã lên tới 2032 vào năm 2014. Mộtđiều đáng chú ý là giá trị doanh thu thuần bình quân cũngtăng lên đáng kể từ 7 tỷ đồng năm 2012 lên 10,6 tỷ đồng năm 2015. Đối với giá trị tài sản cố định thì tăng gấp 1,5 lần: 1,9 tỷ đồng năm 2012 lên 2,5-3 tỷ đồng trong 2 năm gần đây.

Số lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp này cũng tăng gần gấp 2 lần từ hơn 92 ngàn người năm 2012 lên gần 174 ngàn người năm 2015. Tuy nhiên, nếu xét về tỉ trọng trong tổng số doanh nghiệp trong cả nước thì ngành mây tre đan còn quá nhỏ bé so với các ngành khác như xây dựng, thương nghiệp: chiếm chưa đến 2% trong khi con số này đối với các doanh nghiệp xây dựng là gần 14%; các doanh nghiệp thương nghiệp là gần 42%, công nghiệp chế biến (trong đó có mây tre đan) chiếm hơn 21%.... Nếu phântheo qui mô lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến mây tre đan chủ yếu có qui mô không lớn. Hầu như không có doanh nghiệp nào có qui mô 5000 người trở lên. Số doanh nghiệp qui mô trên 300 lao động chỉ ở mức 1-2%. Phổ biến các doanh nghiệp có qui mô dưới 200 lao động, trong đó qui mô dưới 50 lao động chiếm hơn 44% số doanh nghiệp hiện có. Con số này là 20,7% đối với doanh nghiệp có qui mô từ 50-199 lao động. Tuy nhiên với đặc thù sử dụng lao động nông thôn và lao động nông nhàn tại các vùng nên lực lượng lao động thời vụ làm việc trong ngành mây tre đan còn lớn hơn nhiều. Xét về vốn, các doanh nghiệp nước ta còn quá khiêm tốn. Phần lớn các doanh nghiệp (gần ¾ số doanh nghiệp) có số vốn dưới 5 tỉ đồng. Số doanh nghiệp có vốn lơn hơn 50 tỷ đồng mới chỉ ởmức dưới 5% số doanh nghiệp hiện tại.

Xét về tổng quan phát triển ngành hàng mây tre đan của Việt Nam trong những năm qua có thể khái quát ở một mô hình đặc trưng mang tính tổ chức không gian rõ nét. Trướchết, đó là sự tách biệt về không gian giữa các khâu sản xuất nguyên liệu, sản xuất sản phẩm và thương mại sản phẩm.

Nguồn cung nguyên liệu như mây tre được xuất phát từ những địa bàn có rừng như miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La…); Miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam…) hayTây nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng). Địa bàn sản xuấtvà chế biến các sản phẩm mây tre là nơi dồi dào về lao động, có nhiều làng nghề và nghệ nhân có tay nghề cao nhưĐồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình…);Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương) hay Duyên hải miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng…). Trung tâm tiêu thụ sản phẩm lại là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Đà Nẵng… nơi có những cơ sở hạ tầng thương mại tiên tiến cho việc xuất khẩu, quảng bá sản phẩm, v.v…

Chế biến sản phẩm mây tre đan hiện tại được tiến hành chủyếu tại các trung tâm làng nghề lớn của cả nước như Hà Tây (chiếm tới ½ số làng nghề mây tre đan của cả nước), Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, v.v…Tại các làng nghề thường có những doanh nghiệp vệ tinh điều phối các hoạt động gia công sản phẩm thô và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện tại các doanh nghiệp trong ngành có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm: từ các sản phẩm thô sơ như cácvật dụng gia đình, cung cụ sản xuất (thúng, mủng, rổ rá…)cho tới những sản phẩm mỹ nghệ tinh sảo như hàng thủ côngmỹ nghệ (bình hoa, tranh tre…) và thậm chí cả những ngôi nhà bằng tre. Tùy thuộc và sản phẩm của từng doanh nghiệp

mà có những công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm còn mang tính truyền thống cao. Công nghệ chủ yếu là thủ công nhiều. Chỉ có một số khâu đòi hỏi cơ giớihóa như chẻ tre, chẻ mây, sơn tĩnh điện hay sấy lưu huỳnhchống mốc, v.v…Với đặc thù là ngành sử dụng nhiều lao động thủ công nên đầu tư công nghệ và kỹ thuật tại các cơsở chế biến rất hạn chế và cũng khác nhau phụ thuộc vào qui mô của đơn vị: qui mô hộ gia đình hay là công ty lớn.Tại qui mô hộ gia đình, thiết bị phổ biến nhất là một lò sử lý chống mốc đối với sản phẩm và một số máy phun sơn. Đối với các công ty có sản lượng chế biến hàng năm lớn thường đầu tư máy móc thiết bị tạo khuôn mẫu (dây chuyền phun sơn tĩnh điện, xưởng cơ khí tạo khung, v.v...).

Tổ chức sản xuất các mặt hàng mây tre đan cũng khá đa dạng tuỳ theo điều kiện của từng chủ thể nhận đặt hàng gia công và có thể được phân loại như sau:

· Các chủ cơ sở, người lao động nhận đặt hàng gia công nhưng không chịu trách nhiệm về khâu cung ứng nguyên liệu: Đối với hình thức sản xuất này, các chủ thu gom sảnphẩm chịu trách nhiệm cung ứng nguyên liệu cho người sản xuất, tạm ứng một phần tiền công và thu gom toàn bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật và đúng thời gian hợp đồng.

· Các chủ cơ sở, người lao động nhận đặt hàng gia công nhưng chịu trách nhiệm khai thác nguyên liệu: Đối với hình thức này, chủ DN đặt hàng gia công sẽ tạm ứng tiền cho các cơ sở, người lao động để họ tự mua nguyên, vật liệu về sản xuất các sản phẩm theo mẫu mã qui định. DN thu mua chịu trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật và đúng thời gian hợp đồng.

· Các chủ cơ sở, người lao động tự tổ chức sản xuất các mặt hàng mây tre đan để bán cho người thu gom sản phẩm. Trong trường hợp này, người sản xuất chỉ cần có thông tinvà mẫu mã mặt hàng là họ tự đầu tư mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất và bán sản phẩm cho các cơ sở thu gom. Thông thường, các sản phẩm tiêu dùng nội địa được sản xuất theo phương thức này.

Như vậy người có tính quyết định trong chuỗi tổ chức ngành hàng mây tre đan là các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Họ quyết định sản xuất cái gì (đặt mẫu mã) và bán cho ai (ký hợp đồng tiêu thụ với các đối tác nước ngoài trước khi triển khai sản xuất tại các trung tâm làng nghề) và làng người hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.

Sản xuất hàng mây tre đan theo phương thức gia công là phương thức tổ chức sản xuất phổ biến trong các làng nghề. Các doanh nghiệp/cơ sở sau khi có hợp đồng tiêu thụsản phẩm sẽ tổ chức sản xuất ngay tại DN để đáp ứng 1 phần sản phẩm, phần lớn sản phẩm được tổ chức sản xuất theo kiểu gia công cho người lao động trong các hộ gia đình hoặc giao cho các tổ hợp tác, HTX sản xuất theo mẫu mã qui định. Các hộ, các cơ sở sản xuất, người lao động nhận gia công sản xuất hàng mây tre đan được các doanh nghiệp ứng trước một phần vốn, thông thường là 60-70% giátrị hợp đồng.

Doanh nghiệp tuy không chiếm nhiều trong các làng nghề nhưng là những tổ chức sản xuất kinh doanh lớn có vai trònhư là những hạt nhân trong sự phát triển của làng nghề. Sự phát triển của làng nghề với sự khôi phục các làng nghề truyềnthống trong những năm gần đã thể hiện phần nào vai trò của các doanh nghiệp này trong việc tạo lập lại ngành hàng, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân nông

thôn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của ngành mâytre đan vẫn còn những hạn chế nhất định so với các ngành công nghiệp khác. Xét về độ tuổi các chủ doanh nghiệp phần lớn đã ở mức trên 45 tuổi. Số người ở độ tuổi từ 45 đến 60 chiếm tới 53.25% số người được hỏi, thậm chí còn tới hơn 5% số chủ doanh nghiệp đã ở tuổi nghỉ hưu. Đây cũng là một đặc điểm của ngành mây tre đan, yêu cầu cao về kinh nghiệm và kỹ năng, nhất là những nghệ nhân trong làng nghề. Trong khi đó những người ở độ tuổi dưới 35 chưa tới 10%, phần nào hạn chế tính năng động và sáng tạotrong sản xuất kinh doanh. Yếu tố tuổi tác này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính bảo thủ trong việc thiết kế mẫu mã và kỹ thuật của ngành mây tre đan trong những thập kỷ qua. Khoảng 1/5 số chủ doanh nghiệp được trưởng thành từ trong thực tiễn sản xuất kinh doanh (với qui trình cha truyền con nối). Mới chỉ có gần 15% số chủ doanh nghiệp có kiến thức về kinh tế thương mại hay tài chính. Phần lớn (tới hơn 62% số người được hỏi) trưởng thành không qua đào tạo chuyên môn chính qui. Phần lớn trưởng thành qua kinh nghiệm làm việc trong ngành.

Với đặc điểm của sản phẩm cũng như nguồn cung đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến sự phát triển của các doanh nghiệp mây tre đan gắn liền với các yếu tố mangtính không gian nhất định. Chính vì vậy các doanh nghiệp lớn thường tiến hành sản xuất ở các làng nghề (tập trung ở những vùng đông dân cư xa nguồn nguyên liệu) như Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hóa…Trong việc cung cấp đầu vào thì làng nghề có ý nghĩa hơn đối với các cơ sở gia đình (gần 61% số cơ sở gia đình sử dụng các nhà cung cấp đầu vào tại làng nghề trong khi con số này chưa đến 28% đối với các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp lại chọn các nhàcung cấp đầu vào ở khoảng cách trên 10 km so với làng nghề. Điều này có thể giải thích từ nguyên nhân qui mô

sản xuất cũng như điều kiện về phương tiện vận chuyển củadoanh nghiệp.

Sản phẩm trong các làng nghề mây tre đan được sản xuất ravới 2 công dụng chính là các sản phẩm gia dụng thường dùng trong đời sống hàng ngày (dụng cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt) và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, chúng lại rất phong phú về chủng loại, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Chủng loại sản phẩm (thường gọi là mã hàng) được phân biệt rất chi tiết với sự khác nhau của từng đường nét hoa văn, màu sắc hay sự phối hợp các loại nguyên liệu. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành hàng mây tre đã thêm một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu từ cây lục bình (bèo tây) ở Đồng bằngsông Cửu Long và nó được xem như là một phát kiến mới trong điều kiện nguồn nguyên liệu mây tre trong tự nhiên đang cạn kiệt và mở ra công ăn việc làm cho người dân trong vùng có thêm thu nhập. Ngành mây tre đan cũng đang hội nhập với kinh tế quốc tế với sự xuất hiện của những mặt hàng phi truyền thống như ván sàn, bàn ghế ép, nhà lắp ghép, v.v... Với những sản phẩm phi truyền thống này đã giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và hệ thống ngành hàng ngày càng phong phú và hoàn thiện.

Tác nhân có vai trò quan trọng và chiếm số đông trong chuỗi ngành hàng là các hộ chuyên sản xuất sản phẩm mây tre đan tại các làng nghề. Số liệu khảo sát cho thấy họ chiếm tới ¾ số cơ sở tham gia chế biến mây tre. Các cơ sởnày có thể gia công cho một công ty hay doanh nghiệp kinhdoanh hàng mây tre xuất khẩu tại các đô thị hay trung tâmthương mại nào đó hoặc có thể xuất khẩu trực tiếp theo các đơn hàng mà họ ký với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Mô hình tổ hợp tác hiện nay chỉ tồn tại ở một số nơi nhưng thực tế không phải là tổ chức sản xuất tập trung

như trước kia mà chủ yếu là nơi khâu nối việc gia công của các xã viên và thực hiện các công đoạn hoàn thiện nhưđánh bóng, xử lý chống mốc, bao bì đóng gói, và tiêu thụ (trong hoặc ngoài nước).

Sơ đồ ngành hàng mây tre đan trong 2 thập kỷ gần đây có sự thay đổi nhất định. Nếu như những năm 80 tác nhân chính trong ngành thủ công mỹ nghệ là các hợp tác xã tiểuthủ công nghiệp thì ngày nay là các hộ gia đình, các cơ sở chế biến tư nhân. Số hộ chuyên sản xuất các sản phẩm mây tre đan chiếm tới 72% giá trị sản lượng trong ngành. Bên cạnh đó là sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ lao độngnông nhàn và thời vụ (tới 25% giá trị sản lượng).!!

4. Quản trị rủi ro.

 

Đối tượng Miêu tả rủi ro Giải phápĐầu vào - Thành phẩm không

đảm bảo chất lượng.

- Giá thành đầu vào tăng đột biến so vớidự trù do nguyên nhân khách quan hoặcbị ép giá

- Đầu vào không ổn định

- Đào tạo nhân viên nhập hàng, chuyên nghiệp hóa quy trình kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm

- Thường xuyên kiểm trachất lượng sản phẩm

- Tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài, kí hợp đồng chặt chẽ với các nhà cung cấp đầu vào, tránh trường hợp bị ép

giá

Sản phẩm

 

- Thiết kế không phùhợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng

- Sản phẩm bị lỗi hoặc hỏng hóc sau một thời gian ngắn sử dụng

- Tập trung phát triển Dịch vụ tư vấn bán hàng.

- Nghiên cứu thị trườngkĩ càng, từ đó xác địnhnhu cầu và thiết kế ra sản phẩm phù hợp

- Đào tạo và thuê nhân viên thiết kế chất lượng cao

- Kiểm tra sản phẩm trước khi đưa tới đại lý, showroom; nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành

Địa điểm và các kênh phânphối

- Các kênh phân phốitrực tuyến gặp khó khăn như lỗi hệ thống, không liên lạc được với khách hàng…

- Địa điểm sản xuất,kho bãi trong tương lai không đảm bảo được yêu cầu về lượng hàng hóa sản xuất

- Thường xuyên bảo trì hệ thống, sao lưu thôngtin khách hàng định kì

- Nghiên cứu, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chọn địa điểm sản xuất, kho bãi;thường xuyên theo dõi, giám sát địa điểm để phát hiện điểm chưa phùhợp và kịp thời khắc phục

Quảng bá - Chi phí quảng cáo và tiếp thị vượt ngoài dự kiến

Theo sát kế hoạch; đào tạo/tuyển dụng nhân viên marketing có trình

độ cao

Nhân sự

- Chế độ lương thưởng không đáp ứngđược nhu cầu của nhân viên, dẫn đến tình trạng thiếu hụtnguồn nhân sự

- Chất lượng hoặc tinh thần làm việc của nhân viên không đáp ứng yêu cầu côngviệc

- Chú trọng xây dựng vàcủng cố quan hệ nội bộ

- Xây dựng văn hóa tổ chức thân thiện, cởi mởnhưng đảm bảo tính kỉ luật cao

- Có chế độ thưởng phạtphù hợp (theo hiệu quả,năng suất công việc…)

 

Tài chính

- Không huy động được đủ vốn đầu tư

- Quản lý tài chính không chặt chẽ, bị thất thoát hoặc không kiểm soát đượcdòng tiền của Dự án

- Doanh thu không ổnđịnh, lợi nhuận không đảm bảo

- Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để tối giản chi phí

- Thực hiện quản lý tàichính theo quy trình cụthể

- Thực hiện các chính sách giảm giá, khuyến mãi hợp lý

- Tạo lập quỹ rủi roTình hìnhkinh tế

- Chỉ số giá tiêu dùng, tỉ lệ lạm phátcao

- Biến động thị trường do thay đổi tỉ giá, lãi suất ngân hàng thay đổi

- Dự trù các phương án chuyển đổi cơ cấu sản phẩm kinh doanh, cắt giảm chi phí sản xuất và cơ cấu nhân sự

 

liên tục

Đối thủ cạnh tranh

- Bị sao chép mô hình kinh doanh, sảnphẩm và thương hiệu

- Đối thủ cạnh tranhsử dụng một số hình thức truyền thông nhằm hạ uy tín công ty, gây mất niềm tinở khách hàng

 

- Đăng ký nhãn hiệu độcquyền, đăng ký bảo hộ sản phẩm

- Tận dụng uy tín và mối quan hệ với các khách hàng thân thiết

- Thường xuyên cập nhậttình hình đối thủ cạnh tranh, có những biện pháp giám sát chặt chẽ nhân sự và hoạt động của công ty nhằm bảo mật thông tin

 III.      Định vị thương hiệu:

1.Giới thiêu về doanh nghiệp·       

 Thương hiệu: MÂY TRE ĐAN KIKO

·        Slogan: Đẹp, bền, tinh xảo.

·        Logo: Logo có hình ảnh của hai cây tre được cách điệu tạo hình chữ H là viết tắt của têncông ty TNHH

·        Màu sắc: Chúng tôi sẽ sử dụng chủ yếu hai màu vàng và trắng trong logo, bao bì sản phẩm, showroom… của mình. Màu vàng thể hiện tính chất sản phẩm chúng tôi, tạo cảm giác thân thiện, ấm cúng, sự sung t. Màu trắng là biểu thị cho sự

thuần khiết, thể hiện sự cam kết đảm bảo chất lượng, uy tín trong việc cung cấp sản phẩm xanh vì sự tiện lợi của khách hàng và đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Chúng tôi sẽ tiến hành một chiến dịch định vị thương hiệu đồng bộ: sử dụng tên, slogan, logo, màu sắc thống nhất trong tất cả các bao bì sản phẩm, hàng tặng kèm, cácchiến dịch truyền thông online, offline…

·        Đăng ký và bảo hộ thương hiệu:

Chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu tạicơ quan chức năng để tránh hiện tương sao chép nhãn mác, ý tưởng, thiết kế….

Tăng cường khác biệt hóa và quảng bá sản phẩm thật ấntượng để tránh sao chép: phát triển mạnh mảng nghiên cứu thiết kế, tiến tới cá nhân hóa tối đa sản phẩm theo nhu cầu, sở thích của khách hàng; ngày phát triển và hoàn thiện các dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng đáp ứng nhucầu của khách hàng và định vị, tạo chỗ đứng cho sản phẩm trong tâm trí khách hàng.

Ngoài ra chúng tôi sẽ tích cực phát hiện và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm việc làm giả, làm nhái sảnphẩm, sao chép thương hiệu MÂY TRE ĐAN KIKO

Là doanh nghiệp quy mô nhỏ, công ty TNHH KIKO hướng tớimột mô hình kinh doanh quy mô nhỏ, chi phí thấp. Do trên thị trường tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh gián tiếp( sản phẩm nhựa, đèn neon, đèn led …), công ty TNHH KIKO cần có kế hoạch kinh doanh phù hợp để hạn chế đối đầu vớinhững đối thủ có quy mô phân phối lớn, đồng thời tạo lợi

thế cạnh tranh với những đối thủ quy mô vừa và nhỏ để có thể đứng vững trên thị trường.

Đánh giá địa điểm:

·         Địa điểm 26 Hai Bà Trưng là trụ sở, đồng thờilà kho bãi của công ty. Địa điểm này nằm ở khu chợ Mơ; gần các khu đông dân cư như khu vực hồ Hoàn; gần các trung tâm mua sắm như chợ Đồng Xuân và gần các chợ Hàng Da, chợ Hôm,… Vì thế, đây là địa điểm có rấtnhiều lượt người đi qua mỗi ngày, thuận tiện cho việcxuất nhập và vận chuyển hàng hóa, phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.

·         Địa điểm thích hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của nhóm, Do qua nghiên cứu và khảo sát, những đối tượng này thường nằm ở trung tâm Hà Nội, dohọ có thu nhập cao hoặc là khách du lịch.

 

2. Các yếu tố đầu vào

Để tối giản hóa chi phí, hạn chế rào cản và tăng hiệu quảkinh doanh, Công ty TNHH KIKO sử dụng linh hoạt các nguồnđầu vào khác nhau.

- Từ xưởng mây tre đan: bằng mối quan hệ đã có từ trước đấy, công ty liên hệ chặt chẽ với các nghệ nhân bằng hợp đồng pháp lý, trong đó công ty được toàn quyền sử dụng các mẫu thiết kế, sản phẩm, ý tưởng của anh. Đồng thời đảm bảo cam kết mua sản phẩm của xưởng trong dài hạn nếu như nhân được phản hồi tích cực từ khách hàng.

-  Tại các xưởng gia công khác: Để duy trì khả năng cung ứng hàng với số lượng lớn trong giai đoạn sau, công ty kí

kết với các cơ sở sản xuất tại làng Phú Vinh, huyện Chương Mỹ. Do có sự hợp tác với các nghệ nhân khác trong làng, mẫu mã sản phẩm sẽ được cập nhật theo thời gian.

- Đặt hàng theo yêu cầu; Công ty sẽ thực hiện định kì nghiên cứu thị trường, từ đó có cái nhìn chính xác về xu hướng lựa chọn sản phẩm. Sau cùng Công ty sẽ làm việc cùng các nghệ nhân để có sản phẩm phù hợp với xu thế. 

b.      Thiết kế

- Công ty sẽ thực hiện định kì nghiên cứu thị trường, từ đó có cái nhìn chính xác về xu hướng lựa chọn sản phẩm.

- Công ty sẽ thuê đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, tay nghề cao để tạo ra các sản phẩm ấn tượng, tinh xảo nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Đồng thời công ty tổ chức liên hệ chặt chẽ giữa nhà thiết kế và nghệ nhân để hoàn thiện quy trình, tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu.

 

c.       Đóng gói và vận chuyển tới nơi bán.

- Công ty thiết kế linh hoạt kế hoạch vận chuyển, kí hợp đồng với đối tác vận tải chuyên nghiệp uy tín để giữ được100% chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi bán.

- Các sản phẩm đều được đóng gói cẩn thận với bao bì đượcthiết kế riêng nhằm duy trì chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng nhân diện thương hiệu của khách hàng.

 

d.      Trưng bày

- Đây là khâu cuối cùng của quá trình phân phối. Showroomđược thiết kế theo chủ đề riêng, tạo ấn tượng cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên khi bước vào showroom. Độingũ nhân viên ăn mặc lịch sự, thân thiện  với kĩ năng bánhàng chuyên nghiệp sẽ giúp cho khách hàng chọn ra được sản phẩm phù hợp  nhất với nhu cầu của mình.

 

 

2.     Phân tích - đánh giá thị trường

 

2.1.      Phân tích môi trường vĩ mô

Kinh tế: Nền kinh tế nói chung đang đứng trước rất nhiều khó khăn: tỉ lệ lạm phát cao vật giá leo thang chóng mặt, thu nhập của người dân không tăng kịp tốc độ tăng giá. Chi tiêu tiết kiệm trở thành xu thế tiêu dùng phổ biến, từ sinh hoạt phí thường ngày cho đến những nhu cầu khác như du lịch, mua sắm,..

Xã hội: Xã hội ngày càng hiện đại, nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao, xu hướng tiêu dùng thông

minh ngày càng rõ nét hơn. Có một thực tế không thể phủ nhận là những sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống đangmất dần chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, do những biến đổi về khí hậu gây ra do hoạt động sản xuất của con người, việc sản xuất bền vững ngày càng được đề cao. Các doanh nghiệp nhận thức được điều này đang dần chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dung.

Chính trị: Trong bối cảnh kinh tế, xã hội như trên, nhà nước đã đề ra rất nhiều nhóm giải pháp, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững với các nhóm sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, antoàn với con người:

o   Nhà nước đề ra nhiều nhóm giải pháp, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ: “Chiến lược Xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ”, trong khuôn khổ dự án do Cục Xúc tiến Thươngmại và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thực hiện.

o   Giảm mức mức thuế suất đối với hàng hoá, nguyên liệu sản xuất mây tre đan.

o   Ở Việt Nam đã có một số chính sách đầu tư và hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Công nghệ: Ứng dụng công nghệ sản xuất xanh trong lĩnh vực sản xuất, cụ thể là trong quy trình gia công, sơn mài các sản phẩm mây tre đan được coi là giải pháp đột phá phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuấtxanh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu

phục vụ sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ trong giai đoạn hiện nay, do giá thành đầu tư vào máy móc, công nghệ khá cao. Các kết quả nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sản xuất xanh hiện đại đưa vào quy trình sản xuất, không độc hại cho sức khỏe con người và cho môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững.

 

2.2   Phân tích cầu thị trường

 

 

 

 

2.2.1     Xu hướng tiêu dùng

Nhiều người cho rằng lạm phát sẽ còn tác động vào hành vi tiêu dùng năm tới. Hầu hết đều cho rằng nền kinh tế Việt Nam sắp tới sẽ giữ nguyên (48%) hoặc xấu đi (36%). Cũng qua nghiên cứu cho thấy NTD có xu hướng cắt giảm việc mua sắm ở các kênh hiện đại, đắt tiền và chuyểnsang các kênh bán hàng có giá thấp hơn, các hình thức tiêu dung tiết kiệm hơn.

71% tin tưởng vào hàng VN chất lượng cao. Hàng Việt Nam chất lượng cao được ưa chuộng vì chất lượng chấp nhậnđược và giá cả phải chăng.

Coi trọng ngưồn gốc rõ ràng và nhãn hiệu uy tín.

80% xem xét mua ngay khi nghe tư vấn từ chuyên gia. Khi nhận được thông tin sản phẩm chất lượng từ

chuyên gia NTD đều tin tưởng về chất lượng sản phẩm, họ sẵn cân nhắc hoặc mua ngay.

80% người dân truy cập internet hàng ngày ở thành phốlớn, truy cập số phát triển. Cuộc sống internet ngày càngphong phú, việc mua bán online đã trở thành một thói quenkhông thể thiếu của nhiều người.

Với 40% kinh doanh riêng và 90% quyết định chính chi tiêu gia đình, quyền lực trong việc quyết định mua sắm của người phụ nữ được nâng cao.

Dần chuyển đổi sang tiêu dùng xanh, 35% sẽ tạm ngưng ngay lập tức khi sản phẩm ảnh hưởng môi trường. Xu hướng này thể hiện ngay trong việc các hoạt động xã hội vì môi trường ngày càng được nhiều nhận thức và tham gia. Một công ty tích cực tham gia các hoạt động xã hội và môi trường sẽ được người tiêu dùng chú ý và được cân nhắc nhiều hơn khi họ quyết định mua sản phẩm.

 

2.2.2.      Phân khúc thị trường

Nhân khẩu học: Chúng tôi chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có độ tuổi từ 35-65, có trình độ giáo dục khá.

Địa điểm, vị trí: Ban đầu, trụ sở của chúng tôi đặt tại 76 Hàng Giấy, vì vậy chúng tôi hướng tới những khu dân cư tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Sauđó chúng tôi hướng tới các quận còn lại trên địa bàn Hà Nội, sau đó là tới các tỉnh lân cận và hướng tới phân phối trên toàn quốc.

Mức thu nhập: Mức thu nhập của những hộ gia đình khách hàng mục tiêu chúng tôi hướng tới là ở mức 5 - 10

triệu đồng trở lên. Chúng tôi nhận thấy phần lớn những người có thu nhập ở mức này sẽ có đủ khả năng chi trả chocác sản phẩm làm từ mây tre đan vì vây, đây là một thị trường tiềm năng, có sức mua lớn.

Mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chiếm tỉ trọng rất lớn trong mức tiềnmà khách hàng mục tiêu sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của mình là mức 3.000.000 – 4.000.000.

 

2.2.3.      Đối tác cầu

Với đối tượng khách hàng mục tiêu như trên, chúng tôi xác định được 1 số đối tác cầu tiềm năng như:

Những cửa hàng đại lí bán lẻ: Khi sản phẩm và thương hiệu của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp của những kênh phân phối của riêng doanh nghiệp, chúng tôi sẽ mở rộng tìm kiếm mộtsố đại lí bán lẻ có địa điểm thuận lợi và phù hợp với công ty.

Siêu thị, cửa hàng tiện lợi: Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mà chúng tôi hướng đến cũng mang những đặc điểm tương tự như các cửa hàng đại lí. Ngoài ra những nơi này cần có uy tín, có sức hút và chất lượng phục vụ đã được đảm bảo.

 

2.3. Phân tích cung thị trường

2.3.1.  Đánh giá nguồn cung bản thân

Trong từng giai đoạn hình thành và phát triển, công ty có những chiến lược sản xuất và cung cấp phù hợp khác nhau. Từ việc nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của khách hàng qua từng thời kì, tốc độ tăng trưởng chung của ngànhvà của riêng doanh nghiệp, chúng tôi cũng đưa ra kế hoạchcụ thể về lượng sản phẩm cung cấp tương ứng. Thông tin cụthể về lượng cung sản phẩm của công ty sẽ được trình bày cụ thể trong phần Tài chính của đề án chúng tôi.

 

2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

·         Trực tiếp: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều cửa hàng,đại lí phân phối sản phẩm đồ thủ công mĩ nghệ làm từ mây tre đan.

Điểm mạnh Điểm yếu- Sản lượng sản phẩm lớn

- Giá thành tương đối rẻ

- Bước đầu đã được người tiêu dùng biết đến

- Chất lượng không cao, mẫumã ít

- Giá thành chưa tương xứngvới chất lượng

- Sử dụng công nghệ sản xuất gây hại cho sức khỏe cho môi trường

 

 

 Không trực tiếp: Sản phẩm thủ công mĩ nghệ khác như giấythủ công, đồ sơn mài, lụa…

 

Điểm mạnh Điểm yếu- Mẫu mã đa dạng

- Giá thành tương đối hợp lý

- Quen thuộc với người tiêudùng, dễ tìm, dễ mua

 

- Thiếu tính thẩm mĩ, chất lượng không được đảm bảo

- Sản phẩm có thể không thân thiện với môi trường và sức khỏe

 

ð    Cầu đối với các sản phẩm mây tre đan có xuất xứ rõ ràng, độc đáo, bền đẹp vẫn đang rất lớn. Tuy nhiên nguồn cung trên thị trường nói chung còn rất tràn làn, khiến người tiêu dùng hoang mang về sự lẫn lộn hàng thật - giả,sản phẩm tốt với hàng kém chất lượng, khó đưa ra lựa chọndo sự trùng lặp mẫu mã. Thị trường còn rất nhiều tiềm năng khai thác đầy hứa hẹn cho công ty.

 

 

 

IV.       Marketing

1. Mục tiêu Marketing:

Tiêu chí Năm thứ 1 Năm thứ 2 Từ năm thứ 3

Mức tăng doanh số bán sản phẩm

- Tăng 30% Tăng 30%

Doanh thu của công ty

868,000,000 1,227,210,000 1,883,782,450

Phạm vi phân phối sản phẩm

Địa bàn 3 là Hai Bà Trưng,Đống Đa, HoànKiếm…

Địa bàn thànhphố Hà Nội

Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận

Nơi tiêu thụ

Phân phối quakênh đặt hàngqua mạng và tại showroom của công ty

Mở rộng ra các cửa hành phân phối bánbuôn, bán lẻ chuyên về đồ nội thất

Mở rộng ra các siêu thị và các chuỗi cửa hàng tiệnlợi

Nhận thức của khách hàng

- Khách hàng nhận thức được sản phẩm của doanh nghiệp làsản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của họ,thân thiện với môi trường.

Mục tiêu Marketing sản phẩm của chúng tôi là khả thi vì các mục tiêu trên tuân theo tiêu chíS.M.A.R.T:

·        Specific (Cụ thể): Chúng tôi đã được định mức một cách chi tiết, có các con số cụ thể đối với các chỉ tiêu về doanh số, doanh thu, lợi

nhuận, chỉ tiêu phạm vi phân phối và nơi tiêu thụđã được xác định rõ đối với mỗi giai đoạn...

·        Measurable (Có thể đo lường): Các mục tiêumarketing mà chúng tôi đặt ra có thể đo lường và đánh giá cụ thể dựa trên các báo cáo kết quả kinhdoanh thực tế hay các chương trình khảo sát, điềutra thực tế.

·        Achievable (Có thể đạt được): Các mục tiêuđặt ra là dựa trên cơ sở phù hợp với nguồn lực cóthể huy động được và năng lực của các nguồn lực đó. Mục tiêu cũng không quá thấp để tạo động lực cho việc phát triển hết tiềm năng.

·        Rerevant (Quan trọng, xác đáng): Đối với một công ty kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, các mục tiêu tăng trưởng doanh thu, mở rộng kênh phânphối, tạo dựng lòng tin ở khách hàng là hoàn toànhợp lý, xác đáng.

·        Time bound (Giới hạn thời gian): Các mục tiêu Marketing trên đã được phân chia theo các mốc thời gian (cách nhau một năm), giúp chúng tôidễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

1.      Phối thức Marketing hỗn hợp (4Ps):

1.1.            Product:

            Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng chúng tôi sẽ cung cấp trọn bộ những sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất. 03 dòng sản phẩm chính sẽ được cung cấp là: Đồ nội thất (bàn ghế, tủ đựng đồ loại nhỏ…), Đồ trang trí nội thất (đèn chùm, đèn

cây, thảm trang trí…) và Các loại sản phẩm khác (giỏ đựngđồ, túi sách, hộp nữ trang...). Đi kèm với các bộ sản phẩm này là những dịch vụ có tính thực tiễn cao và dài hạn như dịch vụ vận chuyển tận nhà, dịch vụ bảo hành trọnđời cho từng loại sản phẩm…

1.2. Price

Thông qua những thông tin mà chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích được, để giúp sản phẩm có thể thâm nhập và cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường, chúng tôi áp dụng chính sách giá phân phối như sau:

·        Trong giai đoạn thâm nhập thị trường: Trong giai đoạn đầu, để có thể thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường, chúng tôi sẽ xác định mức giá sản phẩm thấp hơn một chút so với mức giá của các đối thủ cạnh tranh.

·        Trong giai đoạn mở rộng thị trường: Nhận thấy thị trường có tiềm năng lớn và có cơ hội để mở rộng, chúng tôi sẽ áp dụng chính sách giảm giáhấp dẫn đi kèm với các hình thức khuyến mãi đa dạng để tăng lượng tiêu thụ với nhóm khách hàng quen thuộc và thu hút nhóm khách hàng mới. Chúng tôi sẽ cân nhắc nâng giá trong giai đoạn này sau khi cân nhắc các yếu tố cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của để duy trì được vị thế và tốc độ tăng trưởng một cách bền vững.

·        Trong giai đoạn bảo vệ và chiếm lĩnh thị trường: Sau khi đã tăng mức giá các sản phẩm quenthuộc lên tương đồng so với mức giá của các đối thủ cạnh tranh và đã tạo được thương hiệu trong cộng đồng, chúng tôi sẽ duy trì chính sách giá ổn

định để tạo niềm tin đối với khách hàng quen thuộc, đồng thời tăng cường mở rộng và chiếm lĩnhthị trường với những khách hàng tiềm năng để tối đa hóa giá trị gia tăng cho sản phẩm.

1.3. Place                                                            

1.3.1.   Phát triển kênh phân phối trực tiếp:

·        Phân phối online:

-                      Kênh phân phối này mục đích chủ yếu hướng đến các khách hàng là những người bận rộn ít cóthời gian đi mua sắm trực tiếp và các khách hàng sử dụng nhiều internet, có thói quen mua sắm qua mạng.

-                      Chúng tôi sẽ phát triển website của công ty trở thành công cụ để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, lựa chọn và đặt hàng.

-                      Bên cạnh website, chúng tôi sẽ lậpcác tài khoản mạng xã hội hoặc các diễn đàn online, đăng ký các gian hàng trên các mạng thương mại điện tử về sản phẩm.

-                      Sản phẩm sẽ được bao bọc kỹ càng và được vận chuyển đến tận nhà, chỉ áp dụng miễn chi phí vận chuyển trên địa bàn Hà Nội và tính phí ở các tỉnh ngoài tùy theo khoảng cách xa gần.

·        Phân phối qua email và điện thoại:

-          Kênh phân phối này có thể được áp dụng với các đối tượng khách hàng quen thuộc đã sử dụng sản phẩm nhiềulần và muốn cung ứng thêm.

-          Sản phẩm sẽ được bao gói kỹ càng và được vận chuyển đến tận nhà, chỉ áp dụng miễn chi phí vận chuyển trên địa bàn Hà Nội và tính phí ở các tỉnh ngoài theo khoảng cách xa gần.

1.3.2.   Phát triển kênh phân phối thông qua nhà phân phối củacông ty: Cửa hàng phân phối tại địa chỉ 76 Hàng Giấy

-          Đây là Showroom chính thức của công ty kết hợp với cửa hàng phân phối sản phẩm.

-          Cửa hàng sẽ được thiết kế với phong cách sang trọng, ấn tượng. Sẽ có nhân viên tại cửa hàng giới thiệu,tư vấn về sản phẩm cho khách hàng. Sẽ có không gian để trưng bày các bộ sản phẩm hoàn thiện. Giá thành và thông tin sẽ được cung cấp đầy đủ qua hệ thống nhãn mác và nhânviên tư vấn.

1.3.3.   Phát triển kênh phân phối thông qua các nhà bán buôn và đại lý bán lẻ:

Chúng tôi sẽ mở rộng sang kênh phân phối này khi quy mô kinh doanh phát triển hơn. Theo dự tính chúng tôi sẽ tập trung phát triển kênh phân phối này trong thời gian từ 3 – 5 năm tới.

    1.4. PromotionDưới đây là chi tiết về các công cụ truyền thông tiềm năng cho chúngtôi trong tương lai:

Công cụ truyền thông Mô tả Đối Mức

tượng

độ thường xuyên

Internet Hình thức

Website chính thức của chúng tôi www.maytređankiko.vn

 

 

Xây dựng websitewww.maytređankiko.vn

 

- Liên tục cập nhật thông tin và hình ảnhvề công ty và các sảnphẩm của chúng tôi;

- Cập nhật thông tin về hệ thống phân phốicác sản phẩm;

- Thu nhận phản hồi và ý kiến của khách hàng;

- Là một kênh liên lạc với khách hàng vàđối tác phân phối.

Toàn bộ kháchhàng và đối tác.

Cập nhật hàng tuần,mỗi khi có thôngtin mới

Các diễn đàn về chuyên buôn bán và thiết kế đồ nội thất, đồ dùng trang trí…

- Viết bài giới thiệuvề chúng tôi và sản phẩm trên các diễn đàn

- Thu nhận phản hồi của khách hàng đối với các sản phẩm.

Thànhviên của các diễn đàn

Tùy theo thời gian và nhu cầu phân phối

  sản phẩm

Các mạng xã hội(Facebook, Twitter, Blog…)

- Lập các trang mạng xã hội riêng của côngty

- Cập nhật thông tin,hình ảnh, sự kiện về chúng tôi và sản phẩm.

Nhữngngườicó mối quan tâm lớn đến nhữngsản phẩm bền, đẹp, tinh xảo và thân thiệnvới môi trường

Hàng ngày hoặc hàng tuần

Một số trang web có số lượng người xem lớn (trang thông tin, báo điện tử…)

- Viết bài và liên hệđể đăng bài trên các trang web này.

- Đặt banner quảng cáo trên các trang web.

Nhữngngườithường  xuyênsử dụng Internet

Tùy theo thời gian và nhu cầu phân phối

sản phẩm

Báo chí &Truyền hình

Tạp chí gia đình, kiến trúc,báo đời sống, báo tiêu dùng, các trang báo điện tử…

 

- Viết thông cáo báo chí

- Viết bài về chúng tôi cũng như sản phẩmvà gửi cho các báo

- Đăng các mẩu quảng cáo nhỏ về chúng tôi trên các báo, tạp chí

 

Độc giả các báo, khán giả xem truyền hình

2 – 3tháng/ lần

Chương trình truyền hình

 

- Tham gia các chươngtrình truyền hình về văn hóa hay làng nghềViệt Nam để giới thiệu và quảng bá trực tiếp cho làng nghề mây tre đan Phú Vinh và gián tiếp quảng bá cho nhãn hiệu Mây tre đan KIKO.

Khán giả xem truyền hình

1 – 2chương trình/ năm

Truyền thôngtrực tiếp

Các buổi giới thiệu về sản phẩm

 

- Chúng tôi sẽ tổ chức các buổi hội thảo và giới thiệu sản phẩm tại các cửa

Kháchhàng vãng lai &đối tượng

2 – 3buổi giới thiệu/ năm

hàng phân phối, các siêu thị tại Hà Nội…

 

kháchtại cửa hàng,siêu thị

Tiếp cận các cửahàng và hệ thốngđại lý

 

- Chúng tôi tiến hànhnghiên cứu thị trườngvà xác định các hệ thống cửa hàng, đại lý, đối tác phân phốitiềm năng.

- Đối với những đối tượng này, chúng tôi sẽ tiếp cận liên tục để thuyết phục, đặt vấn đề hợp tác về phân phối sản phẩm

 

Các cửa hàng,đại lý, đối tác phân phối sản phẩm tiềm năng của chúngtôi

Tiếp cận liên tục trongsuốt quá trìnhthực hiện

Tham gia các hộichợ và triển lãm đồ nội thất

 

- Chúng tôi sẽ tìm hiểu thông tin về cáchội chợ (triển lãm) được tổ chức và chọn ra các hội chợ (triểnlãm) phù hợp để quảngbá.

- Tại các hội chợ này, chúng tôi sẽ đặt

Kháchhàng tham gia các hội chợ

1 – 2hội chợ /năm

gian hàng triển lãm một số sản  phẩm mẫu để cung cấp thông tincho người tiêu dùng và bán trực tiếp sản phẩm

Tại nhà

- Đội ngũ tiếp thị của công ty sẽ đến tận các khu chung cư,dân cư để giới thiệu sản phẩm.

 

 

   

Sự kiện

Sự kiện khuyến mại, giảm giá, tặng quà

- Chúng tôi sẽ phối hợp cùng với các cửa hàng phân phối, đại lý… để  tổ chức các chương trình khuyến mại

- Các chương trình khuyến mại có thể là:giảm giá, tặng quà…

Kháchvãng lai &đối tượngkháchhàng trực tiếp

Tổ chức liên tục trongnăm

Các hình thức khác

Quảng cáo bằng tờ rơi, tài liệu, poster…

- Chúng tôi tiến hànhdán poster, gửi tờ rơi và tài liệu tại các cửa hàng đối tác đại lý

- Phát tờ rơi ở các khu vực tiềm năng nhưcác khu chung cư,

Tất cả các đối tượngkháchhàng

Thực hiện liên tục

siêu thị, các khu chợ…

                                                                                                                                             

 

 

V.       Nhân sự và quản lý

 

1.   Cơ cấu tổ chức

 

STT Vị trí Số

lượngLương tháng

Tổng lương tháng

Tổng lương năm

1Giám đốc – Quản lý nhânsự

1 2,000,000 2,000,000 36,000,0

00

2 Nhân viên marketing 1 1,500,0

00 1,500,000 36,000,000

3 Nhân viên bán hàng 2 1,000,0

00 2,000,000 36,000,000

4 Nhân viên kĩthuật 1 1,500,0

00 1,500,000 36,000,000

5 Nhân viên thiết kế 1 2,000,0

00 2,000,000 30,000,000

Tổng lương 9,000,000 108,000,000

 

 

 

2. Quản lý nhân sự

 a. Tuyển dụng

- Số lượng nhân viên: Trong năm đầu tiên hoạt động, chúngtôi dự tính số lượng nhân sự của công ty là 6 người.

- Quy trình tuyển chọn: Công ty tiến hành tuyển chọn theoquy trình chuẩn mực và chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng nhân viên đáp ứng nhu cầu nhân sự.

 

b. Đào tạo

-           Công ty tiến hành đào tạo nhân sư, nâng cao trình độ lao động theo nguyên tắc:

+ Xác định đúng đối tượng cần đào tạo.+ Đào tạo lý thuyết kết hợp thực hành+ Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với khả năng tự bồi dưỡng

+ Đào tạo liên tục có kế hoạch

 

c. Lương, thưởng, đãi ngộ

-     Nguyên tắc trả lương

o   Trả lương công bằng

o   Tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất

o   Đảm bảo tăng tiền lương thực tế

 

-    Thực hiện chế độ tiền thưởng: Từ năm thứ 2 bắt đầu thực hiện chế độ tiền thưởng: Thưởng tài chính, thưởng theo thành tích, thưởng theo vị trí làm việc.

-   Chế độ đãi ngộ:

o   Đảm bảo các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của luật lao động như bảo hiểm, chếđộ nghỉ sinh nở, trợ cấp xăng xe…

o   Đảm bảo an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệsinh công nghiệp

o   Các chế độ khác như khen thưởng con em nhân viên, tổ chức đi du lịch thăm quan mỗi kỳ nghỉ.

o   Tăng  lương  theo  lộ  trình. Cân nhắc  thăngchức và  thuyên chuyển công  tác một cách hợp lý

 

d. Quan hệ nội bộ

-          Truyền đạt thông tin trong quản trị nhân sự

-          Tạo môi trường xã hội giữa người lao động với lãnh đạo cấp cao và giữa người lao động với nhau

-          Đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người laođộng

-          Tổ chức tham quan, hoạt động thể thao vui chơi

-          Tạo sự cam kết của người lao động về lòng trung thành với doanh nghiệp

 

e. Quản lý nhân sự

-      Kí hợp đồng tối thiểu 6 tháng đối với nhân viên làm toàn thời gian. Ký hợp đồng tối thiểu 3 tháng đối vớinhân viên làm bán thời gian. 

-      Làm việc  từ sáng  thứ 2 đến sáng thứ 7,  thời gian làm việc: sáng 8h – 12h, chiều 13h30 – 17h. Nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật. Đối với nhân viên bán thời gian: giờ làm việc có thể linh động, làm việc tự do hoặc điều động khi cần. Nghỉ việc phải xin phép trước 1 ngày. 1 tháng nghỉ tối đa 3 ngày phép.

-      Nhân viên phải thực hiện đúng nội quy của công ty,kỷ luật nhân viên nếu vi phạm.

-      Nếu không tuân thủ các điều lệ của công ty và vi phạm hợp đồng thì chấm dứt hợp đồng

 

VI.    Tài chính

1.      Nguồn vốn ban đầu

1.1.            Cơ cấu vốn đầu tư ban đầu

Ø  Tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu: 136,719,000 VNĐ – Bao gồm vốn cố định đầu tư ban đầu và chi phí biến đổi 02 tháng đầu (chí phí biến đổi dung cho hoạt động tháng đầu tiên, chi phí dự trữ và dự phòng tài chính).

Ø  Cơ cấu vốn đầu tư

Vốn tự có 40,000,000 81% Vốn cố

định31,933,500 65%

Vốn huy động

9,266,000 19% Vốn lưu

động17,272,500 35%

Tổng số vốn đầu tư

49,266,000 100% Tổng số

vốn đầu tư49,266,000 100%

 1.2.Phân bổ nguồn vốn đầu tư ban đầu

Vốn đầu tư ban đầu của dự án(Đơn vị: VNĐ)

Hạng mục Số lượng Đơn giá Chi phí Chú thích

I. Vốn cố định

1Sửa chữa và trang trí địa điểm

10,000,000

Chi phí sửa chữa

1,000,000

Chi phí trang trí

7,000,000

Chi phí nhâncông

2,000,000

2 Chi phí pháplý

4,000,000

Đăng kí kinhdoanh

2,000,000

Đăng kí bảo hộ thương hiệu và sản phẩm

2,000,000

3 Thiết bị vănphòng

11,920,000

Bộ bàn ghế 1 800,000 800,000

Máy vi tính 1 6,000,000 6,000,000

Máy in đa năng 1 5,000,000 5,000,00

0

Máy in có chức năng photocopy, fax và scanner

Máy điện thoại 1 120,000 120,000

4 Văn phòng phẩm

1,000,000

Sử dụng trong12 tháng

5

Chi phí hòa mạng Internet, điện thoại

1,500,000

01 đường Internet, 01 số điện thoạicố định, 01 số fax

6 Chi phí Website

2,050,000

Đăng kí tên miền 370,000

Chi phí duy trì tên miền 480,000 Duy trì trong

01 nămChi phí Hosting

1,200,000

7 Dự phòng vốncố định

1,523,500

5% tổng chi phí cố định

Tổng vốn cố định 31,993,500II. Vốn lưu động

1 Trả lương nhân viên

1 tháng

9,000,000

2 Tiền điện, nước, điện thoại

1 tháng

700,000

3 Cước phí Internet

1 tháng 150,000

4 Bao bì, vận chuyển

4,000,000

Bao bì 1,000,000

Vận chuyển 3,000,000

5 Công cụ, dụng cụ 500,000

6 Chi phí bảo dưỡng CSVC

1 tháng 100,000

7

Dự phòng chitiền mặt

1 tháng

2,000,000

Chi phí Quản lý, Bán hàng và Marketing ban đầu

9 Dự phòng vốnlưu động 882,500 5% tổng chi

phí lưu độngTổng vốn lưu động 17,272,500Tổng vốn đầu tư ban đầu 49,266,000

1.3.Khấu hao tài sản cố định

Hạng mục Chi phíThời gian khấu hao (năm)

Chi phí khấu hao hàng năm

Chi phí khấu hao hàng tháng

Sửa chữa và trang trí địa điểm

10,000,000 5 2,000,000 166,667

Bộ bàn ghế 800,000 5 160,000 13,333Máy vi tính

6,000,000 3 2,000,000 166,667

Máy in đa năng

5,000,000 3 1,666,667 138,889

Máy điện thoại 120,000 3 40,000 3,333

Văn phòng phẩm

1,000,000 1 1,000,000 83,333

Tổng chi phí khấu hao TSCĐ 6,866,667 572,222

 

1.4.Bảng lương nhân viên

STT Vị trí Số

lượngLương tháng

Tổng lương tháng

Tổng lương năm

1Giám đốc – Quản lý nhânsự

1 2,000,000 2,000,000 36,000,0

00

2 Nhân viên marketing 1 1,500,0

00 1,500,000 36,000,000

3 Nhân viên bán hàng 2 1,000,0

00 2,000,000 36,000,000

4 Nhân viên kĩthuật 1 1,500,0

00 1,500,000 36,000,000

5 Nhân viên thiết kế 1 2,000,0

00 2,000,000 30,000,000

Tổng lương 9,000,000 108,000,000

 

Trong năm thứ 2 và 3, do nhu cầu phát triển. Công ty sẽ tăng số lượng nhân viên và số lượng vị trí. Sau khi tính toán, tổng lương năm 2 là: 210,000,000 và năm 3 là 400,000,000.

2.      Các giả định tài chính

2.1.Các giả định pháp lý và vĩ mô

·  Tỉ lệ lạm phát: tỉ lệ lạm phát trong vòng 03 năm tới ởmức 7%/năm.

· Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất là 25% thu nhập hàng năm. 4 năm đầu mới thành lập doanh nghiệp được miễn thuế. Từ năm thứ 5 tới năm thứ 13, doanh nghiệp phải nộp 50% số thuế.

· Thuế Giá trị gia tăng: Tất cả giá bán hàng và giá mua vật tư, nguyên liệu đầu vào là giá đã khấu trừ thuế GTGT.

2.2.Giả định về doanh số bán hàng

2.2.1.Các sản phẩm nội thất

Năm thứ nhất

Trong năm thứ nhất, doanh số bán bộ sản phẩm nội thấtsẽ tăng đều (tăng trung bình 10% mỗi tháng) do chúng tôi có lợi thế của người đi đầu, phân khúc thị trườngcòn rộng mở, sản phẩm có tính mới lạ - độc đáo. Để đạt được mức tăng trưởng trên chúng tôi sẽ tăng cườngcác hoạt động Marketing trong năm đầu tiên này.

Tháng thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mức tăng doanh số

- 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10%

Lượng bán 6 7 7 8 9 10 11 12 13 14 16 17

 Từ năm thứ hai

 

Năm thứ 1 2 3Mức tăng doanh số - 30% 30%Lượng bán 130 169 220

 2.2.2.Các sản phẩm trang trí

Năm thứ nhất

Trong năm thứ nhất do sản phẩm có giá rẻ hơn phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường nên mức tăng trưởng sẽ cao hơn các sản phẩm khác.

Tháng thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mức tăng doanh số

- 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15%

Lượng bán 15 17 20 23 26 30 35 40 46 53 61 70

 

·         Từ năm thứ hai

Năm thứ 1 2 3Mức tăng doanh số - 45% 45%Lượng bán 436 632 916

 

 

 

2.3.Giả định về giá bán sản phẩm và chi phí

2.3.1.Giá bán sản phẩm

 Các sản phẩm nội thất: giá bán trung bình một bộ/chiếc là 5 triệu đồng. Giá nhập là 3 triệu đồng.

Các sản phẩm trang trí trung bình một bộ/chiếc là 500,000đồng. Giá nhập là 300,000 đồng.

 

2.3.2.Các giả định khác về chi phí và giá bán

Giá bán sản phẩm qua các năm ước tính tăng 10%/năm

Các loại bảo hiểm, trích quỹ đã bao gồm trong lương

Doanh thu sản phẩm, dịch vụ đã bao gồm chi phí vận chuyểnvà bao gói

Công ty không mất chi phí thuê kho và xưởng sản xuất trong hai năm đầu, từ năm thứ ba thuê kho và xưởng sản xuất với chi phí 60,000,000đ/năm.

Chi phí Marketing qua các năm lần lượt là 12,000,000đ – 18,000,000đ – 24,000,000đ. Các loại chi phí khác ước tínhtăng 7% mỗi năm

 

 

 

3.      Chi phí hoạt động kinh doanh

 

STT Khoản chi phí Năm thứ

nhất Năm thứ hai Năm thứ ba

1Trả lương, thưởng nhân viên

108,000,000 210,000,000 400,000,000

2Tiền điện, nước, điện thoại

8,400,000 8,988,000 9,617,160

3 Cước phí Internet 1,800,000 1,926,000 2,060,820

4 Tổng giá vốn sản phẩm 520,800,000 766,326,000 1,130,269,0

00

5 Chi phí Marketing 12,000,000 18,000,000 24,000,000

6 Duy trì Website 1,200,000 1,284,000 1,373,880

7 Chi phí khấu hao 6,866,667 6,866,667 6,866,667

8

Chi phí bán hàng, Quản lývà Văn phòng phẩm

6,000,000 6,420,000 6,869,400

9Chi phí thuê kho, xưởng sản xuất

0 0 60,000,000

Tổng 665,066,667 1,019,810,667

1,641,057,397

 

4.      Doanh thu hoạt động kinh doanh

 

Năm 1 Năm 2 Năm 3Tổng doanh thu 868,000,000 1,227,210,0

001,883,782,450

 

 

 

5.      Dự báo kết quả kinh doanh

 

Năm 1 Năm 2 Năm 3

Doanh thu 868,000,000 1,227,210,000

1,883,782,450

Chi phí 665,066,667 1,019,810,667

1,641,057,397

Lợi nhuận 202,933,333 257,399,333 242,725,053

 

VII. Khách hàng

Chúng tôi chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là nhữngngười có độ tuổi từ 35-65, có trình độ giáo dục khá.

Địa điểm, vị trí: Ban đầu, trụ sở của chúng tôi đặt tại 76 Hàng Giấy, vì vậy chúng tôi hướng tới những khu dân cư tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Sauđó chúng tôi hướng tới các quận còn lại trên địa bàn Hà Nội, sau đó là tới các tỉnh lân cận và hướng tới phân phối trên toàn quốc.

Mức thu nhập: Mức thu nhập của những hộ gia đình khách hàng mục tiêu chúng tôi hướng tới là ở mức 5 - 10 triệu đồng trở lên. Chúng tôi nhận thấy phần lớn những người có thu nhập ở mức này sẽ có đủ khả năng chi trả chocác sản phẩm làm từ mây tre đan vì vây, đây là một thị trường tiềm năng, có sức mua lớn.

Mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chiếm tỉ trọng rất lớn trong mức tiềnmà khách hàng mục tiêu sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của mình là mức 3.000.000 – 4.000.000.

 

2. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm

- Dịch vụ bán hàng:

+ Phương thức vận chuyển: Đối với khách hàng ở nội thành Hà Nội, chúng tôi sẽ thực hiện chính sách giao hàng miễn phí. Còn đối với khách hàng ở các quận ngoại thành và các tỉnh thành khác, khách hàngcũng sẽ được hỗ trợ với mức giá hợp lí nhất.

+ Phương thức thanh toán: Các khách hàng trong nội thành Hà Nội có thể lựa chọn một trong ba phương thức thanh toán: Thanh toán tiền khi giao hàng, chuyển tiền trước qua dịch vụ chuyển tiền, hoặc thanh toán theo phương thức chuyển khoản.

 Ngay sau khi nhận được tiền chúng tôi sẽ tiến hànhgửi hàng theo đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanhtới địa chỉ của khách hàng.

+ Dịch vụ tư vấn sản phẩm chu đáo để giúp khách hàng chọn được sản phẩm ưng ý nhất.

+ Cửa hàng nhận đặt làm sản phẩm theo yêu cầu, sở thích của khách hàng.

Ngoài ra, cửa hàng còn có website bán hàng trực tuyến.

- Dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng:

+ Cửa hàng sẽ có chính sách bảo hành sản phẩm cho khách hàng.

+ Cửa hàng còn có chính sách đăng kí khách hàng thân thiết, khuyến mãi trong các dịp lễ, tết.

Số tiền sản phẩm đã mua Phần trăm khuyến mãi3 - 5 triệu đồng 5%5- 10 triệu đồng 10%

Trên 10 triệu đồng 15%

 

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm: Nguồn hàng cung cấpcho cửa hàng là sản phẩm của cơ sở sản xuất nghệ nhân đều là những nghệ nhân có tay nghề cao đã đạt rất nhiều giải thưởng thiết kế. Vì vậy, so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của cửa hàng không chỉ có thiết kế độc đáo, chất lượng vượt trội mà giá còn thấp hớn từ 25 - 30 %.

Đặc điểm nổi bật của dịch vụ:

- Cửa hàng chúng tôi có chế độ bảo hành sản phẩm suốt đời cho khách hàng. Sản phẩm của khách hàng sẽđược bảo dưỡng hàng năm với những dịch vụ như phun sơn, làm mới, sửa chữa kĩ thuật.

- Cửa hàng chúng tôi có website bán hàng trực tuyến. Đây là điểm độc đáo của cửa hàng so với những địa chỉ bán hàng mây tre đan khác, khách hàngsẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, đặt mua sản phẩm.

- Cửa hàng chúng tôi còn nhận làm sản phẩm theo yêucầu, sở thích của khách hàng. Nhở có lợi thế là cácnghệ nhân với tay nghề cao nên cửa hàng có thể tạo ra được những sản phẩm khiến khách hàng hoàn toàn hài long.