và - Thư viện tỉnh Bến Tre

224
BS.NGUYỄN PHAN THÙY NHỮNG ĐIỂU CẨN BIẾT VỂ BỆNH NHÁ XUẤT BẢN HỔNG ĐỨC

Transcript of và - Thư viện tỉnh Bến Tre

BS.NGUYỄN PHAN THÙY

NHỮNG ĐIỂU CẨN BIẾT V Ể BỆNH

NHÁ XUẤT BẢN HỔNG ĐỨC

Viêm khớp - Goat và Loãng xương

B S NGUYÊN PHAN THÙY (Biên soạn)

W///7Ợ 2 ì9 àl CMl m ấVỀ BỆNH

VIÊM KHỚP - GOUT VÀ LOÃNG XƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Lời nói đầu

Ngày nay, khi nhịp độ cuộc sống ngày càng căng thẳng, khi con người quá bộn bịu, không có nhiều

thời gian quan tâm đến một ch ế độ ăn uô'ng và vận động hợp lý... viêm khớp, Gout, loãng xWng... trỏ thành môi đe doạ phổ biến và thiỀing trực. Theo nghiên cứu, viêm khớp ảnh hưởng đến gần 50% người từ 65 tuổi trở lén; khoảng 50% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xxẨơng và bệnh này đã điứỵc coi là một trong bôn vấn đề lớn điứỵc đặc biệt quan tâm trong thập niên đầu của thế kỷ XXI; còn Gout thì từ lau đã điứỵc mệnh danh là “Căn bệnh đời sông cao".

Trước những thực t ế ấy, chúng tôi đã biên soạn cuốn Những điều cần biết về bệnh viêm khớp - Gout và loãng xương trong đó, bên cạnh việc nêu những nguyên nhân chính, các triệu chứng căn bản, một sô' toa thuốc điều trị của mỗi bệnh, chúng tôi đi khá kỹ vào việc đề ra những phương pháp phòng chông đơn giản bằng chế độ dinh dương, vận động hàng ngày. Tăng ciồng vốn hiểu biết về bệnh sẽ giúp mỗi người có thê phòng tánh kịp thời những căn bệnh này một cách chủ động hiệu quả nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống chúng ta. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ trở thành cẩm nang quý giá trong tủ sách mỗi gia đình.

NGUYỄN PHAN THÙY

BỆNH VIÊM KHỚP - GOUT

V IỈA KHỚP VÀ CẤC LOẠI VIỈM KHỚP THƯỜNG GẶP

Một ca biến dạng khớp do

viêm ktiớp

Viêm khớp là một rôì loạn mãn tính của khớp ảnh hưởng đến gần 50% sô" người từ 65 tuổi trỏ lên. Tình trạng này còn được gọi là sự hao mòn cơ học của khớp, gây phá hủy sụn. Phần lớn bệnh nhân không bị ảnh hưởng nghiêm trọng câ"p thời, nhưng viêm khớp có thể gây đau mãn tính và tàn tậ t nặng nề.

Trước kia, viêm khớp mãn tính được coi là bệnh của tuổi già nhưng gần đây, nó có xu hướng xuất hiện nhiều cả ở những người trẻ. Các trường hợp nặng nếu không được điều trị tốt sẽ có thể mất khả năng vận động hoặc biến dạng khớp.

Trên th ế giới, cứ 8 người ở độ tuổi từ 18 đến 79 có một người bị viêm khớp mãn tính. Tại Mỹ, có tới 16 triệu người mắc bệnh này, trong đó 75% là nữ.

C ác dạng viêm khớp thường gặp

P h ổ biến n hất có 5 dạng:

1. Viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ trẻ, là một trong những bệnh tự miễn khó tránh, gây nên bởi một phản ứng dị ứng trong cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp xương ở bàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân.

2. Bệnh thoái hóa khớp hoàn toàn khác hẳn dạng trên vì thực ra không có viêm tấy và xuất hiện vào cuôd tuổi trung niên, được xem là do tiến trình lão hóa "tự nhiên" của các khớp. Tuy nhiên với người "già trước tuổi" thì hiện tượng này xuất hiện sớm hơn.

3. Viêm khớp nhiễm trùng có thể xuất hiện khi cơ thể mắc phải một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh cúm, hay có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm vi khuẩn với một bệnh lây bằng đường tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu.

4. Viêm đốt sống. Cột sống là bộ phận phải chịu rất nhiều sức ép trong suốt cuộc đời. Khi các khớp cột sông bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, chúng có thể gây sức ép lên các dây thần kinh và phát sinh ra chứng đau dọc theo cánh tay với cảm giác tê và đau nhói ngón tay, đau ở vùng thắt lưng, sinh ra chứng đau dây thần kinh hông lan xuống mông và phía sau cẳng chân.

5. Thống phong (Gout) hay xảy ra k h i hàm lượng acid uric tản g trong m áu - p h ần n h iều do ăn uống

các lo ạ i thức ăn có nhiêu ch ấ t đạm từ phủ tạng động vật (có nhiều nhân t ế bào), gan, tim, cật v.v... kèm với uống rượu mạnh, cà phê, trà đậm. Người bị bệnh này hay dau các khởp như hhớp ngón chân cá\, dần gố\... va t\vưhng dư cân.

xdhhn., btnng cnnn ?,áOn , Onhng \h\ On\ giới thiệu với bạn dọc ba dạng viêm khớp thường gặp, đó là: viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi là viêm khớp mãn tính), bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) và bện h gout.

9

khôp dang thãp

PHẦN I

TÌM HIỂU VỀ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

V IỈA KHỚP DẬNG THẤP LÀ Gl?ĨRIỆU CHÚNG VÀ lẤC HẬI

Viêm khớp dạng thấp là một dạng thường gặp của bệnh viêm khớp. Trên thế giới, cứ 8 người ở độ tuổi từ 18 đến 79 lại có một người bị bệnh này. Theo quỹ nghiên cứu về bệnh viêm khớp Hoa Kỳ, có tới 16 triệu người Mỹ bị bệnh này, trong đó số bệnh nhân nữ nhiều gấp 3 lần so với nam giới.

10

Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các khớp sụn cũng bị bào mòn dần đi. Khi người ta tới ngưỡng 50 tuổi thì có tới 90% khả năng các lớp bị hỏng hóc đi đôi chút. Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi. Vì lớp sụn là một phức hợp bao gồm dịch nhầy, mô sụn có tác dụng hạn chế bớt lực ma sát khi khớp chuyển động nên nếu bị bào mòn sẽ sinh ra đau khớp. Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối và cột sông đều bị ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.

Trước đây, viêm khớp dạng thấp được coi là một bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay do cuộc sống có nhiều thay đổi nên người ở mọi độ tuổi đều có thể là nạn nhân của căn bệnh này.

Những miếng sụn bị văng ra từ các khớp là một nguyên nhân viêm khớp dạng thấp. Do đó những người tham gia các môn thể thao vận động mạnh như tennis, trượt tuyết là những người thuộc nhóm có nguy cơ lớn bị viêm khớp dạng thấp.

Những biểu hiện củ a viêm khớp dạng th ấp

Tổn thương khớp: Thường xảy ra ở một hay nhiều khớp; khớp gối, mắt cá, ngón chân, cổ tay, ngón tay... với các biểu hiện sưng, nóng, đau khi cử động. Có tình trạng cứng khớp: thường xảy ra buổi

11

sáng sau khi ngủ hoặc sau khi bất động. Người bệnh thường vận động khó khăn, gọi là hiện tượng phá gỉ khớp buổi sáng. Các khớp đô"t ngón tay thường gây biến dạng ngón tay ở khoảng 50% số người mắc bệnh.

Các biểu hiện toàn thân: Thường ở trạng thái dễ bị kích thích, biếng ăn, mệt mỏi. Có thể sôT cao tới 41°c hoặc thấp hơn và kéo dài. Có thể có ban thấp với đặc trưng là các chấm màu hồng nhỏ, kín đáo, ở giữa nhạt màu. Ban thấp thường mọc ỗ thân mình và chân tay. Thiếu máu phổ biến gặp ở các thể nặng. Gan, lách to và nổi hạch ỗ nhiều nơi. Ngoài ra có thể gặp viêm mông mắt và thể mi với các triệu chứng đỏ và đau mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.

Tiến triển và tiên lượng bệnh: Nói chung có tiên lượng tốt, ít khi đe dọa tính mạng. Bệnh có thể kéo dài hàng năm với các biến chứng như biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng th ấp có th ể gây tà n phế

Nếu bệnh nhân không điều trị theo chỉ định của bác si mà tự điều trị một cách sai lầm, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể

12

giơ lên cao, ngón chân bị tico ra ngoài, rất đau đớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế.

ơ Việt Nam có khoảng 0,5% dân số mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Năm 2000 và đầu năm 2001, khoa Nội khớp (Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Thành phô" Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 63 bệnh nhân bị bệnh này, trong đó có nhiều trường hợp đã bị tàn phế do tự điều trị một cách sai lầm.

Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể tự sản xuất một kháng thể chô"ng lại các cơ quan, bộ phận, nhất là các khớp. Khoa học hiện chưa giải thích được vì sao cơ thể lại sản xuất ra kháng thể này.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là cứng khớp vào các buổi sáng thức dậy, rồi sưng viêm và đau các khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay, đầu gô"i, bàn chân, đô"t ngón chân. Khi có những triệu chứng trên, bệnh nhân hãy đến ngay các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa về nội khớp để khám và điều tri.

13

NGUyỈN NHÂN DẪN ĐỂN VIỀA KHỚP DẬNG ĨHẨP

D ầu m áy có th ể gây viêm khớp

Những người làm nghề tiếp xúc nhiều với dầu máy và các chất tương tự rất dễ bị viêm khớp mãn tính. Tiếp xúc nhiều với dầu

máy gây hại sức khỏe

Nguy cơ bị viêm khớp dạng mạn tính tăng dần ở người tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ cao hơn 30% so với người không tiếp xúc với dầu mỡ. Nguyên nhân chưa được giải, thích, song theo các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển)thì các'loại dầu khoáng có chứa những phân tử kích hoạt hệ miễn dịch và tác động tiêu cực tới khớp.

Nhóm nghiên cứu Karolinska theo dõi hơn 1.000 bệnh nhân viêm khớp mãn tính tăng dần từ năm 1996 tới 2003. Tất cả cho biết chi tiết mức độ tiếp xúc với các dạng dầu khoáng khác nhau, bao gồm cả nhựa đường. Kết quả cho thấy dầu máy làm tăng nguy cơ phát triển hai dạng viêm khớp mãn tính tăng dần. Trong đó, nguy cơ phát triển dạng viêm khớp nguy hiểm nhất là anti-CP+ tăng 60%.

14

Một số nghiên cứu trước đây trên động vật cũng thừa nhận dầu máy gây viêm khớp ở chuột. Ngoài dầu máy, một số yếu tô" gây bệnh khác là ăn nhiều thịt đỏ và truyền máu.

Nữ cầu thủ dễ bị viêm khớp

Những cô gái trên sân cỏ có nguy cơ bị chấn thương đầu gôì cao hơn so với các nam đồng nghiệp, do vậy họ dễ bị viêm khớp hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy Điển, ước tính nguy cơ chấn thương dây chằng đầu gôì tăng gấp 3-4 lần nếu các cầu thủ bóng đá là nữ. Rất nhiều cô gái có dây chằng tổn thương sau này cũng phát triển chứng viêm khớp đầu gôl.

Họ đã kiểm tra 103 nữ cầu thủ từng bị chấn thương một dây chằng ở phía trước đầu gối. Dây này có tác dụng ổn định khớp xương. Nó có thể bị tổn thương trong các hoạt động như đá bóng, vốn luôn phải vặn vẹo khớp.

Các cô gái bị chấn thương dây chằng này 12 năm trước, khi họ chơi bóng đá ở độ tuổi 14-28. Khi các nhà nghiên cứu chụp X-quang đầu gôl của những cô gái này, họ nhận thấy hơn một nửa có dấu hiệu của viêm khớp. Những cô gái này cũng cho biết họ

15

thường xuyên bị đau đầu gối hoặc di chuyển khớp khó khăn.

Khoảng 60% trong sô' các cô gái dó đã được giải phẫu để khôi phục dây chằng bị rách. Nhưng dù có giải phẫu hay không thì nguy cơ đau đầu gô'i sau này cũng không giảm.

Hệ cơ ở chân phụ nữ ít hơn so với đàn ông. Vì vậy, nó gia tăng nguy cơ bị tác động của việc vặn và xoay khớp, xảy ra rất nhiều trong bóng đá".

Điều quan trọng là các vận động viên cần thực hiện các biện pháp bảo vệ trước mỗi trận đấu như khởi động và mặc trang phục bảo vệ.

Ãn uống th iếu vitam in c dễ m ắc bệnh viêmkhớp

Đây là kết luận của các nhà khoa học Anh sau 8 năm nghiên cứu về môi quan hệ giữa chế độ ăn uô'ng và bệnh khớp. Họ đã tiến hành trên 25.000 đối tượng, phát hiện 73 trường hợp mắc bệnh viêm khớp đều là những người đặc biệt ăn ít hoa quả và rau xanh.

25.000 người này cũng là đối tượng của một nghiên cứu khác về mối liên quan giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính đang được tiến hành. Các nhà khoa học thuộc Chiến dịch nghiên cứu

16

I ■ v-“ ■' '■

Ãn uống thiếu vitamin c dẫn tới viêm khớp

bệnh khớp - ARC (Đại học Manchester) và Viện Y tế cộng đồng (Đại học Cambridge) đã sử dụng các thông tin về sức khỏe và chế độ ăn uống của các đối tượng từ nghiên cứu trên khi họ triển khai nghiên cứu về bệnh khớp.

Giáo sư David Scott, Chủ tịch Hội nghiên cứu viêm khớp Anh cho rằng, dường như có một môd liên hệ mật thiết giữa việc ăn uông thiếu vitamin c với việc mắc các chứng bệnh viêm khớp. "Có thể những kết quả của nghiên cứu này là một bằng chứng quan trọng về vai trò của khẩu phần ăn giàu vitamin c trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh khớp", ông nhận định.

Theo Tiến sĩ Madeleine Devey của nhóm ARC, việc ăn uống thiếu vitamin c là một nhân tô" không thể bỏ qua khi xem xét các nguyên nhân gây viêm khớp. Trong các nghiên cứu trước, người ta đã tìm thấy hút thuốc và truyền máu là hai nhân tố quan trọng gây ra chứng bệnh này.

Nhuộm tó c nhiều dễ gây viêm khớp m ãntính

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học

17

Thụy Điển, những phụ nữ nhuộm tóc thường xuyên trong 20 năm hoặc lâu hơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp mãn tính cao gấp đôi so với người không nhuộm tóc. Họ cho rằng các hóa chất trong thuôh nhuộm tóc có thể phá hủy hệ thông miễn dịch và gây ra căn bệnh trên.

Không nên nhuộm tóc quá nhiều

Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Nam Caliíornia (Mỹ) cũng khám phá ra rằng những phụ nữ sử dụng thuôc nhuộm tóc thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp 2 đến 3 lần người không nhuộm tóc.

Đi giày đê rộn g dễ bị viêm khớp

Một nghiên cứu của Đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy những phụ nữ đi giày đế cao rộng và có nhiều khoảng trống bên trong có nguy cơ bị viêm xương khớp mãn tính cao hơn. Thí nghiệm cho thấy, áp lực tác dụng lên đầu gối khi đi loại giày này tăng 26% so với khi di chân đất, còn nếu đi giày gót nhọn thì áp lực chỉ tăng 22%.

Trong thí nghiệm này, 20 phụ nữ đã được yêu cầu đi trên một đoạn đường, đầu tiên là đi chân đất, sau đó đi bằng những đôi giày đế cao và rộng, cuối cùng là bằng những đôi giày gót nhọn. Bằng cách phân

18

Nên chọn đi những dôi

giày đế thâ'p.

tích chuyển động, các nhà nghiên cứu đã đo được áp lực tác dụng lên đầu gối trong từng trường hợp. Tuy chỉ số áp lực khác nhau, trong cả hai trường hợp đi giày đều có hiện tượng tăng áp lực xoáy hướng vào trong.

Để tránh bệnh viêm khớp gối, các nhà khoa học khuyên chị em phụ nữ chỉ nên đi những đôi giày gót thấp.

Ăn nhiều th ịt đỏ dễ bị viêm khớp

Nếu bạn là người thích ăn bánh hamburger, bít tết và thịt đỏ, bạn có nguy cơ bị viêm khớp mãn tính cao hơn những người khác ít nhất là 2 lần. Đây là một phát hiện của các nhà khoa học Anh.

Tiến sĩ Dorothy Pattison và cộng sự tại Đại học Manchester (Anh) theo dõi 88 người mới được chẩn đoán là viêm khớp mãn tính ở ít nhất 2 khớp xương và 176 người bình thường. Tất cả những người tham gia được yêu cầu liệt kê chi tiết đến từng gam các loại thực phẩm mà họ đã ăn trong 7 ngày gần nhất.

Kết quả cho thấy những người ăn chủ yếu là thịt đỏ có nguy cơ

19

mắc viêm khớp cao gấp 2 lần người khác. 42% bệnh nhân viêm khớp cho biết ho đã ăn ít nhất 58 gam thịt đỏ mỗi ngày. Những người vừa ăn thịt đỏ vừa ăn các loại thịt khác hoặc các sản phẩm từ thịt thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nhưng thịt đỏ không phải là yếu tô" nguy cơ duy nhất. Các chuyên gia nhận thấy protein cũng là một yếu tô làm tăng nguy cơ. Họ nhận thấy những người ăn các loại thực phẩm giàu protein (hơn 75 gam một ngày) có nguy cơ bị viêm khớp cao gấp 3 so với những người tiêu thụ thực phẩm ít protein (ít hơn 62 gam một ngày).

Nhóm nghiên cứu nhận định những yếu tố nguy cơ khác có thể là collagen chất phụ gia (dùng khi nấu nướng thịt) và tác nhân gây viêm nhiễm có trong thịt. Lượng collagen cao có thể dẫn tới tình trạng nhạy cảm với collagen và do đó kích thích quá trình sản xuất kháng thể chô"ng collagen gây nên tình trạng viêm. Quá trình này đặc biệt dễ xảy ra ở những người có thiên hướng bị viêm khớp.

Tuy nhiên mỡ, bao gồm cả mỡ đã bão hòa, lại không có ảnh hưởng gì tới nguy cơ mắc bệnh.

H út th u ốc lá làm tăn g nguy cơ m ắc bệnhviêm khớp

Việc xác định nguyên nhân gây viêm khớp đã

20

thách thức các nhà khoa học từ nhiều năm nay. Người ta tin rằng lôl sống là nguyên nhân gây nên 40% nguy cơ mắc viêm khớp mãn tính. Chẳng hạn, hút thuôh lá là một trong những nhân tố nguy cơ. Trong nghiên cứu của mình, nhóm của Pattison nhận thấy những bệnh nhân viêm khớp đa sô" là những người hút thuốc.

Nguy cơ viêm khớp ở trẻsơ sinh nặng câ n

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại I học Malmo (Thụy Điển) cho thấy, trẻ sơ sinh nào có cân nặng hơn 4 kg có nguy cơ bị bệnh viêm khớp gấp ba lần so với những trẻ nhẹ cân hơn.

Nghiên cứu còn cho thấy những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ngay sau khi được sinh ra và có cha là lao động chân tay cũng có nguy cơ phát triển bệnh. Ngoài ra, bệnh viêm khớp còn xảy ra ở người lớn bị béo phì.

Sảy th ai làm bệnh viêm khớp nặn g thêm

Đôi với những phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp,

21

tình trạng sảy thai có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. .Nguyên nhân có thể liên quan đến di truyền.

"Tình trạng sinh (ĩẻ có thể coi là một yếu tố đánh giá đáng tin cậy về mức độ tổn thương của khớp. Nó sẽ giúp phát hiện nhanh những trường hợp có nguy cơ tiến triển bệnh ngay từ lần khám khớp đầu tiên", Tiến sĩ Prederique M. Van Dunne, đến từ Đại học Leiden, Hà Lan, cho biết.

Ông và cộng sự đã tìm hiểu lịch sử sinh con và mức độ phá hủy khớp của 113 phụ nữ mới phát hiện bị viêm khớp dạng thấp. Họ nhận thấy những người có ít nhất 1 lần bị sảy thai trước đó có nguy cơ bị phá hủy khớp n.ặng hơn hẳn so với những người không bị sảy. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn còn là ẩn sổ̂ , song Van Dunne cho rằng nó có liên quan đén yeu LÕ gon

22

GIẨ! eẤP vỉ VIỈA mỗf DẬNG ĩấP

Viêm khớp dạng th ấp ở thanh th iếu niên

Con trai tôi 15 tuổi thường xuyên kêu đau nhức ở các khớp tay và chân (nhất là vào buổi sáng, lúc mới ngủ dậy). Tôi đưa cháu đến khảm bác s ĩ và được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp vị thành niên. Xin bác s ĩ cho b iết đô i chút về bệnh này?

Viêm khớp dạng thấp vị thành niên là một bệnh mãn tính, hay xảy ra ở trẻ 16 tuổi trở xuống. Các triệu chứng bệnh thường giảm dần rồi khỏi sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm mắt (dẫn đến đục thủy tinh thể, glaucoma), giảm tăng trưởng. Các thể bệnh chính;

- Viêm ít khớp : Chỉ tôd đa 4 khớp bị tổn thương, chủ yếu là các khớp lớn như khớp gôì. Trẻ em bị thể bệnh này có khi bị viêm mắt.

- Viêm đ a khớp: Nhiều khớp bị tổn thương (cả những khớp nhỏ). Khớp ở bàn tay và bàn chân dễ bị viêm nhất.

- Viêm khớp hệ thống: Gây tổn thương ở nhiều vùng cơ thể, kể cả khớp và cơ quan nội tạng.

23

Ngoài chứng sưng đau khớp, bệnh nhân bị sô"t và nổi ban đỏ.

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em :

- Khớp sưng kèm đau và cứng, nhất là vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa. Bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến khớp gối, các khớp bàn tay và bàn chân.

- Sô"t và phát ban: Có thể xuất hiện và mất đi rất nhanh.

- Sưng hạch bạch huyết: Chủ yếu xảy ra ở trẻ bị viêm đa khớp và viêm khớp hệ thống.

Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi có dấu hiệu sưng khớp, khó vận động khớp hoặc đi cà nhắc mà không rõ nguyên nhân, hoặc sốt cao hơn 2-3 ngày. Nếu đã được chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp, trẻ cần được bác sĩ theo dõi và điều trị. Trẻ bị viêm đa khớp và viêm khớp hệ thông cần được kiểm tra xem có bị viêm mắt không (6 tháng/lần). Trẻ bị viêm ít khớp cần khám mắt 3 tháng/lần.

Việc điều trị có mục đích duy trì sự bình thường về hoạt động thể chất và xã hội, giảm đau, giảm sưng và phòng ngừa biến chứng. Một sô" trẻ chỉ cần dùng thuôc giảm đau là đủ, nhưng nhiều trẻ khác lại cần dùng các thuốc hạn chế sự tiến triển của bệnh. Đó là các thuốc chông viêm không steroid

24

(aspirin, ibuprofen...), thuốc chống bệnh thấp (như methotrexate, corticosteroid).

Ngoài ra, nên áp dụng vận động liệu pháp để duy trì sức mạnh của cơ và hoạt động của khớp (bơi là cách tốt nhất) vật lý liệu pháp (chườm nóng, tắm nóng...). Đồng thời, trẻ cần được hỗ trợ về tâm lý (động viên, khích lệ trẻ vận động) và có chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Viêm đa khớp dạng th ấp ở trẻ em

Viêm d a khớp dạng thấp ở trễ em là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em là một bệnh tự miễn (không do vi khuẩn), biểu hiện bởi tình trạng viêm bao khớp mãn tính và viêm một sô" cơ quan ngoài khớp. Bệnh thường gặp trẻ em từ 3 - 16 tuổi, có yếu tô" di truyền và gia đình. Bệnh biểu hiện rất đa dạng, thay đổi theo từng thể.

Thể nhiều khớp và yếu tô" dạng thấp âm tính là thể thường gặp, chiếm khoảng 20 - 25%. Kdiởi bệnh và diễn biến ở thể này thường nhẹ, tiên lượng tô"t hơn các thể khác. Tổn thương lan tỏa nhiều khớp, các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, kể cả các ngón tay. Có hiện tượng sưng, nóng, đau nhưng rất ít khi có hiện tượng đỏ (khác với thấp khớp). Khớp sưng to do phù nề, tiết dịch, tràn dịch trong ổ khớp và dày bao khớp. Cử động thấy đau nhiều và bị giới

25

hạn vì co thắt, bị tràn dịch. Khớp bị hủy hoại, xơ hóa do gãy khớp, khó cử động, nhất là buổi sáng. Các dấu hiệu toàn ,thân kèm theo: sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu máu, gan, lách, hạch đều to...

Thể nhiều khớp có yếu tố dạng thấp dương tính, khởi bệnh từ từ, hay gặp ở trẻ lớn, các biểu hiện viêm khớp rất nặng kèm theo viêm mạch máu và các nốt dạng thấp. Biểu hiện chung giống với thể nhiều khớp và yếu tố̂ dạng thấp âm tính.

Thể ít khớp kiểu thứ nhất thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện sớm trước 4 tuổi, sô" khớp bị tổn thương ít, bắt đầu từ đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi tổn thương các khớp nhỏ, xương sông và khớp háng. Tổn thương không nặng, khớp ít bị hủy hoại. Trẻ rất hiếm khi bị tàn tật, nhưng thường có nguy cơ biến chứng mắt (30%), bị viêm mông mắt mãn tính trong vòng 10 năm đầu sau khi có tổn thương ở khớp. Khi viêm mắt bị đỏ, đau, sợ ánh sáng và giảm thị lực. Tình trạng viêm ở mắt kéo dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu...

Thể ít khớp kiểu thứ hai khởi phát chậm sau 8 tuổi, bé trai gặp nhiều hơn bé gái, thường có yếu tô" di truyền. Tổn thương khớp lớn ở hai chân, các khớp nhỏ ở ngón chân, hai tay và khớp thái dương hàm kèm theo có đau gân gót và bàn chân. Bệnh

26

tiến triển lâu dài dẫn đến viêm cứng cột sống (viêm cột sống dính khớp) kèm theo hội chứng Reye (gồm viêm mông mắt, viêm niệu quản, đái ra máu) hoặc viêm ruột mãn tính.

Thể khởi phát toàn thân gặp ở cả bé trai và gái. tổn thương chính ở ngoài khớp. Trẻ sốt cao từ 39 - 40“C, run toàn thân và có các hồng ban ở da. Hồng ban nổi rõ khi sôT cao, chấn thương ở da hay tiếp xúc với nóng. Giai đoạn toàn phát, có thể thấy gan, lách, hạch to dễ nhầm chẩn đoán với bệnh của hạch (u lympho) hay bệnh của cơ quan tạo máu, viêm màng phổi. Tổn thương khớp thoáng qua do bị các triệu chứng ngoài khớp che lấp. Nếu tình trạng viêm kéo dài và tái phát nhiều lần, cũng có thể gây biến dạng khớp, nhưng đến tuổi trưởng thành thì bệnh ổn định.

Trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp cần được khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu, bởi tình trạng viêm khớp trong bệnh này còn cần được phân biệt với các nguyên nhân viêm khớp khác như nhiễm khuẩn, thấp khớp, lao khớp, viêm khớp do virus, từ đó có định hướng điều trị hợp lý. Nguyên tắc điều trị cơ bản là chống viêm, giảm đau, điều trị triệu chứng toàn thân và phục hồi chức năng vận động của khớp. Bệnh nhân phục hồi chức năng nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng thể bệnh, mức độ nặng nhẹ và sức đề kháng của mỗi người.

27

Cứng khớp vào buổi sáng

Tôi hay bị đau lưng và cứng các khớp ngón tay vào buổi sáng, lúc mới ngủ dậy. Có người nói tôi bị thoái h óa khớp, người bảo viêm khớp dạng thấp, bảo nên uống viên "đề-xa", nhưng tôi chưa dám I uống. Xin cho biết tôi bị bệnh gì? !

Cả hai bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng I thấp đều có biểu hiện đau tại khớp và biến dạng 1 khớp, cứng khớp vào buổi sáng. Có thể phân biệt hai bệnh dựa vào các đặc điểm sau;

- T hoái h óa khớp : Hiện tượng cứng khớp chỉ kéo i dài 5-10 phút, dài nhất là 30 phút, khu trú ở vài I khớp bị thoái hóa như khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, thắt lưng, khớp gót chân... Đau có thể xuất hiện một hoặc hai bên khớp, không sưng, nóng, đỏ tại khớp.

Trong trường hợp thoái hóa khớp ở cột sôhg thắt lưng, giai đoạn đầu người bệnh sẽ đau lưng nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Nhưng kéo dài không quá 30 phút, sau đó giảm dần và hết hẳn, người bệnh vẫn làm việc bình thường. Nếu bệnh tiến triển nặng lên, bệnh nhân sẽ đau lưng cả ngày, đau tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.

- Viêm khớp dạn g thấp : Tình trạng cứng khớp kéo dài lâu hơn, có khi tới vài giờ; xảy ra ở nhiều

28 I®

khớp và đối xứng cả hai Bên; thường có biến dạng khớp. Đau thường kèm theo sưng to hay nóng, đỏ tại khớp.

Thời tiế t và bệnh viêm khớp

Tôi 65 tuổi, bị bệnh thấp khớp từ hơn 10 năm. Mỗi kh i thời tiết thay đổi bất thường, cơn đau lạ i tăng lên. Xin bác s ĩ cho biết sự thay đ ổ i thời tiết và các bệnh ưề khớp có m ối liên quan với nhau không?

Nhiều người có bệnh viêm khớp có thể cảm thấy và dự báo được thời tiết vì mỗi khi khí hậu thay đổi là cơn đau tăng lên. Nhiều khảo sát đã cho thấy, khoảng 70% người bị viêm khớp rất nhạy cảm với thời tiết. Tuy chưa có cách giải thích thỏa đáng về hiện tượng này nhưng các nhà nghiên cứu về bệnh khớp vẫn không phủ nhận hoàn toàn. Vì bệnh viêm khớp xảy ra ở mọi miền khí hậu và mọi nơi trên trái đất, do đó các nhà khoa học không cho rằng khí hậu là nguyên nhân gây ra viêm khớp. Những thay đổi về thời tiết chỉ ảnh hưởng đến mức độ đau của người bệnh chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, sự thay đổi thời tiết cũng không ảnh hưởng đến mức độ tổn thương viêm ở khớp.

Các nghiên cứu cho thấy, ở bất cứ thể viêm khớp nào (thấp khớp, viêm xương khớp...), bệnh nhân cũng thấy cơn đau nặng hơn khi nhiệt độ giảm và

29

độ ẩm tăng. Viêm xương khớp và đau xơ cơ là những thể bệnh nhạy cảm nhất với sự thay đổi thời tiết. Phụ nữ cũng nhạy cảm hơn nam giới về mặt này.

Khó co duỗi ngón tay

B a tháng nay, tôi thường bị đau kh i co duỗi ngón giữa bàn tay (nhất là vào buổi sáng kh i mới thức dậy), p h ả i vận động một lúc mới đỡ. Ngón giữa cứng, khó co duỗi, nếu cố co vào thì p h ả i lấy tay k ia kéo ra chứ khôn g tự kéo ra được. Tôi khôn g biết m ình bị bện h gì, có p h ả i viêm khớp dạng thấp không?

Các dấu hiệu đau khi co duỗi ngón giữa bàn tay (nhất là lúc sáng khi mới thức dậy), vận động một lúc mới đỡ, ngón giữa cứng, khó co duỗi, nếu cô co vào thì phải lấy tay kia kéo ra chứ không tự kéo ra được... có thể là một triệu chứng viêm bao gân, viêm gân trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Đó cũng có thể là triệu chứng ngón tay lò xo (hay ngón tay cò súng) do viêm gân gấp ngón giữa bàn tay, xơ hóa các tổ chức phần mềm ở bàn tay và ngón tay trong bệnh thoái hóa khớp hay các bệnh lý do chèn ép thần kinh giữa.

Các bệnh này có cách điều trị và tiên lượng khác nhau. Khi có bệnh nên tới khoa xương khớp của các bệnh viện để được khám, đo điện cơ và làm các xét

30 m

nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh. Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ hướng dẫn cách điều trị và tập luyện thích hợp. Nếu không chữa, bệnh có thể nặng thêm, hạn chế vận động, ảnh hưởng tới chức năng của bàn tay, thậm chí có thể gây ảnh hưởng toàn thân (nếu là bệnh viêm khớp dạng thấp).

Có phải tôi bị viêm khớp dạng th ấp?

Tôi 47 tuổi, bị đau, nhức m ỏi ở 2 khớp gối và khuỷu tay trái kh i đ i hoặc trèo cầu thang. Có p h ả i tôi bị bệnh viêm khớp dạng thấp không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu, teo cơ, viêm gân. Tổn thương thường là khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong bệnh này thường có tính đôi xứng ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm, nóng do hiện tượng viêm.

Bệnh thoái hóa khớp không có những biểu hiện toàn thân kể trên. Các khớp hay bị đau là cột sôhg thắt lưng, đôT sống cổ, khớp gối, khớp háng. Vùng quanh khớp bị tổn thương thường cứng và lạnh do mọc các gai xương. Lớp mỡ quanh khớp phì đại mà không phải do viêm. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

31

Muốn có chẩn đoán chính xác và cách điều trị cụ thể, cần đi khám ở chuyên khoa xương khớp và chụp X-quang các vị trí đau.

Đau nhức xương là do có th ai bay bệnhkhớp?

Tôi 43 tuổi, 4 năm trước p h ả i m ổ thai ngoài tử cung và triệt sản luôn. Gần đây tôi p h á t h iện đã có thai 6 tháng và từ đó luôn bị đau các khớp, 10 ngón tay sưng to, khó co duỗi. Tôi đã uống nhiều sữa dàn h cho thai ph ụ đ ể thêm canxi nhưng khôn g có kết quả. Vậy là tôi bị loãng xương, viêm khớp hay chỉ đau do có thai?

Khi có thai, nhất là thai 6 tháng trở lên, người phụ nữ rất dễ bị loãng xương do chất canxi trong xương bị huy động vào máu để chuyển đi nuôi thai. Nguy cơ này càng lớn nếu người mẹ đã ngoài 40 tuổi. Vì vậy nên dùng nhiều sữa để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng canxi được tiếp nhận còn tùy thuộc vào khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Vì vậy, tuy uô"ng nhiều canxi, bạn vẫn có nguy cơ bị loãng xương.

Tuy nhiên, các triệu chứng của loãng xương chỉ có thể là đau, nhức mỏi trong xương, khớp hoặc xảy ra tai biến gãy xương, chứ không bao gồm cả hiện tượng sưng và biến dạng khớp. Đây có thể là biểu hiện của viêm khớp.

32

Có phải tôi bị viêm khớp dạng thấp?

Tôi 32 tuổi, mới sinh con 1 tháng. Trong thời gian m ang thai, cổ tay trái, rồi cả cánh tay và tay p h ả i tôi bị đau. Sau kh i sinh, tôi vẫn đau đến mức khôn g b ế nổi con. Có p h ả i tôi bị viêm khớp dạng thấp không? Việc đ iều trị có ảnh hưởng đến con khôn g (con tôi hoàn toàn bú mẹ)?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh thấp khớp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuổi từ 30 đến 50, thường khởi phát sau khi chấn thương, phẫu thuật, sinh con, gắng sức và sau các sang chấn tinh thần, thể chất...

Đây không chỉ đơn thuần là một bệnh lý mãn tính tại khớp mà còn là một bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp và toàn thân, ở nhiều mức độ khác nhau. Dấu hiệu đầu tiên là sưng đau ở một hoặc vài khớp. Triệu chứng này có thể tạm đỡ rồi lại tái phát, nhưng có xu hướng tăng dần, nặng dần, ảnh hưởng đến nhiều khớp và toàn cơ thể.

Bệnh có diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Cần điều trị tích cực ngay khi phát hiện vì bệnh thường kéo dài và có thể gây tàn phế.

33

PHẦN II

CHẾ ĐÔ TẬP LUYỆN VÀ ĐIẾU TRỊ BỆNH

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Đlỉu ĨR! VIỈA KHỚP AỈN ĨÍNH BẰNG lÂy y

Có một điều may mắn là không phải tất cả các bệnh nhân viêm khớp mãn tính đều bị nặng theo thời gian. Hiện nay, chưa có một phương hướng điều trị hiệu quả hoàn toàn cho bệnh viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như lấy lại được khả năng vận động bình thường cho mình.

Luyện tập thể dục, kiểm soát trọng lượng, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là những phương thức hiệu quả để điều trị bệnh này. Bệnh nhân cần tham

34 m

khảo ý kiến của bác sĩ mình về chế độ ăn uông và luyện tập.

Bệnh nhân có thể dùng các thuốc giảm đau như aspirin hoặc nhóm acetaminophen (paracetamol). Đây là các thuôc thuộc dòng giảm đau, chống viêm phi steroid. Bác sĩ điều trị sẽ là người chỉ định loại thuốc phù hợp nhất đối với người bệnh.

Điều trị ngoại khoa

Khi mà tất cả các biện pháp điều trị nội khoa đều không có kết quả, các cơn đau của bạn ngày càng đau hơn, là lúc bạn phải nghĩ đến điều trị bằng ngoại khoa.

Kỹ thuật thay khớp có thể áp dụng cho thay khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp bàn ngón tay và ngón chân. Thực tế hơn 25 năm qua, kỹ thuật thay khớp trong điều trị các bệnh lý về khớp đã có những phát triển mạnh mẽ và ngày nay trở thành một phẫu thuật thông thường. Việc thay khớp sẽ do bác sĩ và bản thân bệnh nhân quyết định, tùy thuộc vào mức độ đau, tuổi, và nghề nghiệp của mỗi người.

Thuốc diều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp, tỉ lệ mắc bệnh trên thế giới từ 0,5 - 3%. ớ nước ta, viêm khớp dạng thấp chiếm 0,5% dân số và 20% sô" bệnh nhân mắc bệnh khớp nằm điều trị 0 bệnh viện.

35

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp viêm mãn tính, có biểu hiện lâm sàng cơ bản là viêm đa khớp có khuyết xương, phá hủy khớp, tiến triển dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp và dính khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên.

N guyên tắc đ iều trị viêm khớp d ạ n g thấp

- Sử dụng ngay từ đầu các thuôh có thể ngăn chặn được sự hủy hoại xương, sụn. Các thuốc chống viêm bao gồm nhóm không chứa steroid và corticoid được sử dụng kết hợp, trong có corticoid được sử dụng sớm và ngắn ngày. Người ta bắt đầu sử dụng các thuốc chông viêm không steroid ức chế chọn lọc COX-2 (một men cảm ứng, xúc tác quá trình viêm khớp). Thuôc đặc biệt được chỉ định với các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt các bệnh nhân có tổn thương dạ dày - tá tràng. Hiện có các loại thuôc chống viêm ức chế chọn lọc COX-2 trên thị trường: mobic, nise, vioxx, celebrex.

- Điều trị triệu chứng đồng thời với điều trị cơ bản. Về điều trị cơ bản xu hướng hiện nay sử dụng kéo dài các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm có thể thay đổi cơ địa bệnh. Nhóm thuôh này có vai trò quan trọng, được chỉ định ngay từ đầu, dù bệnh ở giai đoạn nào.

- Ngoài ra cũng cần điều trị tại chỗ bằng tiêm

36

cortison tại khớp bằng depomedrol hoặc diprospan. Bơm rửa' ổ khớp kết hợp với tiêm depo - medrol và cyclophos-phamid trong ổ khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có tràn dịch khớp gối, có tác dụng giảm đau, giảm sưng, tăng phạm vi cử động khớp, giảm tiết dịch khớp một cách rõ ràng. Người ta cũng áp dụng phương pháp cắt bỏ màng hoạt dịch bằng ngoại khoa (mổ hoặc cắt dưới nội soi) hay bằng tia xạ hoặc hóa chất như acid osmic.

ơ nước ta, còn có nhiều phương pháp điều trị khác như xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc đông y, châm cứu, trong đó có điện châm. Điện châm có tác dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở thời kỳ lui bệnh và viêm nhẹ ở giai đoạn 1 và 2 tỷ với lệ tót và khá đạt 80%. Đối với giai đoạn tiến triển có viêm nhiều khớp và sốt, phụ thuộc corti- coid thì điện châm ít có tác dụng và phải phối hợp với phương pháp dùng thuôh. Như vậy có thể áp dụng phương pháp điện châm trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm, thời kỳ viêm khớp nhẹ, nhất là đôd với bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại có viêm loét hành tá tràng... để tránh phải dùng thuốc chống viêm.

Đ iều trị cơ bản

Từ đầu thập niên 80, khi các corticoid ngàv càng gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hại mà hiệu quả

37

điều trị lại chỉ có giới hạn, thì các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm như methotrexat cyclophos- phamid, cyclosporin, muối vàng, chloroquin và sala- zopyrin ngày càng tiến tới vị trí hàng đầu trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong thời gian chờ đợi tác dụng của thuốc điều trị cơ bản, các thuôh điều trị triệu chứng được sử dụng phôi hợp. Các thuôh này sẽ được giảm dần liều và có thể cắt hẳn khi thuốc điều trị cơ bản bắt đầu có tác dụng.

Các thuốc hiện được ưu tiên sử dụng là:

- Thuốc chống sốt rét tổng hợp là chloroquin (nivaquin) và hydroxychloroquin (plaquénil). Một điểm lưu ý là khi dùng thuôh này cần khám mắt sau 6 tháng đến một năm dùng thuốc. Nếu phát hiện thấy tổn thương viêm tổ chức lưới ở võng mạc do thuốc, gây giảm thị lực, lóa mắt, rối loạn nhìn màu sắc... thì cần phải dừng thuôh.

- Methotrexat liều nhỏ: từ 7,5 đến 15mg mỗi tuần. Đây là thuốc có hiệu quả, khá an toàn trên đường tiêu hóa nên hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hiện có xu hướng kết hợp nhiều thuốc trong nhóm: methotrexat + chloroquin.

- Sulfasalazin (salazopyrin): Đây là sản phẩm liên kết giữa 5-aminosalysilic và sulíapyrindin. Salazopyrin có tác dụng chông viêm và tác động lên

38

cả hệ thống miễn dịch, do vậy được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh viêm khớp khác. Thuốc chống chỉ định với các bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Các p h ư ơ n g p h á p mới đ iều trị sinh học bện h viêm khớp d ạ n g thấp

Các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cổ điển là các thuốc có tác dụng chống viêm như corticoid, azothiopirin, muối vàng, hydroxychloroquin, cychlophosphamit, methotrexat và một số thuốc khác. Nhưng các thuô^c này lại chỉ kiểm soát được một số̂ tình trạng viêm, kém hiệu quả và nhiều tác dụng phụ trong các trường hợp nặng.

Hiện nay, sự xuất hiện liệu pháp điều trị bằng anticytokin đã mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và bệnh nhân mắc một sô" bệnh khớp khác. Các nghiên cứu gần đây đã đánh giá cao khả năng của thuôc kháng cytokin (anticytokin) trong kiểm soát viêm và bảo vệ khớp. Các thuôc kháng cytokin cũng có hiệu quả điều trị cao khi điều trị riêng biệt hoặc khi phôi hợp với thuôc methotrexat. Liệu pháp điều trị bằng kháng cytokin sẽ được phát triển và phổ biến rộng rãi trong thời gian tới. Người ta cũng đang thử nghiệm các liệu pháp chuyển ghép gen, điều trị tê bào dùng tê bào gôc tự thân của tủy

39

xương mà sau này biệt hóa thành các tê bào sụn hay xương nhờ có yếu tố tăng trưởng, có thể kết hợp với điều trị gen.

K ết luận:

Bị bệnh viêm khớp mãn tính không có nghĩa là người bệnh phải chấm dứt cuộc sông năng động hàng ngày của mình. Bác sĩ có thể giúp người bệnh tìm ra cách điều trị phù hợp nhất, giúp họ trở lại cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường.

Mộĩ Số CẲU Ú 4 ĐIỀU ĨR| V IỈA KHỚP A ỈN lÍNH

Các triệu chứng chủ yếu của viêm khớp m ãn tính là g ì ì

Đau khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi, cứng khớp, sưng, nóng khớp...

K hi đ i khám , nên nói những gì với bác sỹ?

Bạn nên thông báo với bác sĩ các triệu chứng kèm theo ngày giờ gặp phải. Các triệu chứng này là tự phát hay xảy ra sau một tai nạn nào đó. Các cơn đau xảy ra thỉnh thoảng, chỉ khi vận động hay cả khi nghỉ ngơi? Vị trí của chỗ đau? Chỗ đau có bị sưng hay nóng không ?

40

Tôi nên đ iều trị nội kh oa bao nhiêu lâu trước kh i đến g ặp bác s ĩ p h ẫu thuật về chấn thương chỉnh hình?

Bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sau khi các biện pháp chữa trị dùng thuôh thông thường không mang lại kết quả đáng kể, trạng thái đau và hạn chế vận động không giảm đi mặc dù bạn đã dùng hoặc thay nhiều loại thuôh khác nhau. Các bác sĩ phẫu thuật là những người có các khả năng chữa trị các cơn đau của bạn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ căn cứ vào các cơn đau của bạn, phim chụp X quang cũng như thăm khám trực tiếp từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Chúng tôi cho rằng, sau một chấn thương mà điều trị thuốc 2 đến 3 tuần vẫn không khỏi, bạn nện gặp bác sĩ ngoại chấn thương chỉnh hình. Đối với các cơn đau xảy ra không liên quan đến một chấn thương cụ thể, tô"t nhất là sau 2 đến 3 tháng điều trị thuốc thông thường không hiệu quả, bạn nên sắp xếp lịch đến gặp bác sĩ ngoại chuyên khoa. Tuy là một bác sĩ ngoại, nhưng bác sĩ chấn thương chỉnh hình có cả các khả năng đưa ra các giải pháp nội và ngoại khoa điều trị dạng bệnh lý này.

Có các dạn g đ iều trị khôn g dùng đến p h ẫu thuật nào đối với đ iều trị viêm khớp gối m ãn tính?

41

Có rất nhiều biện pháp điều trị để bệnh nhân lựa chọn trước khi chọn biện pháp cuối cùng là phẫu thuật. Biện pháp đơn giản nhất là thay đổi lối sống và dùng các công cụ hỗ trợ để đi lại như gậy ba toong. Biện pháp thứ hai là áp dụng các bài tập thể dục, chạy vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân hồi phục các chức năng vận động. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị khác bằng cách dùng các loại thuôh giảm đau, chông viêm khác... Biện pháp điều trị nội khoa cuôi cùng có thể là phải tiêm thuốc trực tiếp vào khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên phương pháp này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không thể tự mình quyết định được.

Tiêm thuốc vào k h Ớ D đ ề đ iều trị viêm khớp là như th ế nào? Đ ể thực h iện nó cần các đ iều kiện gì?

Có nhiều loại thuốc được người ta sử dụng để tiêm vào khớp nhằm điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, công dụng thực sự của phương pháp này chưa được hoàn toàn chứng minh. Có một số thuốc được tiêm trực tiếp vào ổ viêm nhằm mục đích kích thích cơ thể tiết dịch khớp .và do đó làm giảm đau cho khớp khi vận động. Tiêm thuốc dòng steroid vào khớp ngoài tác dụng giảm đau ngắn hạn còn có tác dụng chẩn đoán liệu cơn đau có nguồn gốc từ khớp bị bệnh hay không hay là do đau lan tỏa từ các bộ phận khác.

42 m

Có các bài tập th ể dục nào giúp luyện tập và phục hồi kh ả năng vận động của khớp gối, do đó giúp loại trừ hoặc gtảm các cơn đau?

Nói chung, các bài tập co duỗi, không mang vác vật nặng, xoay chuyển khớp khối nhưng không di chuyển hay đi lại nhiều đều có tác dụng tôt đôi với các khớp gôi bị viêm. Sẽ rất khó đưa ra các bài tập thể dục đúng nếu không xem phim chụp X quang khớp gối bị viêm.

Khớp gối bị kêu răng rắc kh i chuyển động có p h ả i là m ột triệu chứng của viêm không?

Điều đó chưa hoàn toàn là triệu chứng viêm khớp. Nên tiếp tục theo dõi hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

B ệnh viêm khớp có th ể phòn g ngừa được không?

Do nguyên nhân của viêm khớp chưa thật sự được biết rõ nên không có một biện pháp cụ thể nào cũng như chưa có vắc xin để phòng bệnh.

Nếu đ iều trị nội kh oa 1 đến 2 tháng khôn g khỏi thì nên làm gì?

Nếu điều trị nội khoa không khỏi thì cần cân nhắc đến loại thuốc đã sử dụng. Biện pháp cuối cùng là can thiệp ngoại khoa. Hiện nay, phẫu thuật thay khớp nhân tạo ngày càng phát triển mang lại

43

chất lượng cuộc sống tốt hơn cho hàng triệu người trên thế giới.

Thay khớp g ố i có p h ả i là biện pháp g iả i quyết triệt đ ể bện h viêm khớp không'?

Hầu hết các bệnh nhân sau khi được tiến hành thay khớp gối đúng kỹ thuật do các chuyên gia thay khớp thực hiện, sau 2 tháng luyện tập phục hồi chức năng, sẽ bình phục gần như hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ hết đau, kể cả lúc vận động cũng như lúc nghỉ ngơi và ngủ. Bệnh nhân sẽ đi lại vận động gần như lúc bình thường, bệnh nhân có thể đi bộ và tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, tham gia các hoạt động xã hội như du lịch.

Với sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ trong y học hiện nay cũng như trong tương lai, có thể nói rằng thay khớp gối là một biện pháp triệt để giải quyết nhu cầu giảm đau và phục hồi vận động bình thường của các bệnh nhân viêm thoái khớp gôì.

BĨNH V IẾ« KHỚP VỚI V ltc ĨẬP LUyệN

Việc điều trị các bệnh thấp khớp thường không được đánh giá đúng mức. Tình trạng viêm ở các cơ

44

khớp có thể dẫn đến giới hạn vận động của khớp, trương lực cơ và mật độ khoáng trong xương.

Phản ứng bình thường khi có tình trạng đau khớp là ngưng sử dụng khớp bị ảnh hưởng. Các chất dịch có trong khớp cũng làm giảm vận động. Những khớp bị viêm thường cảm thấy dễ chịu hơn khi ở tư thế cong nhẹ vì giảm được áp lực. Hậu quả của việc không sử dụng các khớp là các khe khớp hẹp lại và có thể xuất hiện tình trạng co cứng khớp vĩnh viễn, các dây chằng và cơ xung quanh khớp có thể bị co rút lại.

Việc tập luyện có thể gia tăng phạm vi vận động, trương lực, sức bền và sự phôi hợp của khớp cũng như cải thiện tính ổn định ở khớp. Có những bài tập luyện dành riêng cho một khớp đặc biệt nào đó, nhưng cũng có những bài luyện tập hỗ trợ cho cả sức bền của hệ tim mạch. Trong các bệnh viêm khớp do thấp và thoái hóa khớp, các bài tập thể dục nhịp điệu và bài tập đối kháng có thể làm giảm sự tàn phế nhờ cải thiện chức năng trong khi giảm đau.

Loại tập luyện này có thể được phân chia thành 3 nhóm; phạm vi vận động hay sự co duỗi, tăng cường trương lực (bài tập đối kháng), và aerobic (sức bền). Nói chung, một chương trình luyện tập trải qua nhiều mức độ khác nhau

45

Với những bài tập thụ dộng khớp được vận động mà bệnh nhân không cần phải có một sự gắng sức nào. Với bài tập tích cực, bệnh nhân được hỗ trợ gắng sức co cơ để làm cho khớp di chuyển đến lúc đạt được phạm vi vận động mong muốn. Trong bài tập đối kháng, được gọi là các bài tập tăng cường trương lực, sử dụng một lực đối kháng để cố gắng vận động khớp.

Những khớp bị viêm nên được luyện tập thường xuyên. Thông thường, luyện tập thụ động được sử dụng trong phạm vi co hay duỗi khớp. Sự co duỗi này có thể hiệu quả hơn sau khi đắp nóng vùng cần luyện tập. Với tất cả các chương trình luyện tập, người ta khuyên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn là việc luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Việc tuân thủ chương trình tập luyện được cải thiện khi có một nhóm người bị bệnh khớp cùng tham gia. Một đề xuất khác để tăng tuân thủ điều trị là bệnh nhân nên có nhật ký tập luyện hàng ngày, và được bác sĩ xem xét vào mỗi kỳ tái khám.

Bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên có những phản hồi tích cực và động viên thường xuyên. Thông thường người bệnh nên tránh tập luyện các môn có cường độ cao như chơi tennis và quần vợt vì các sang chấn thường tập trung ở khớp và dây chằng.

46

BỀNH NỈ!ẪN VIỄM KHỚP NỈN ĨẬP LUyỈN NHƯ ĨH ấ NÀO?

Aerobic có lợi cho người viêm khớp.

Việc tập luyện giúp giảm đau và cứng khớp, tăng sức dẻo dai, làm mạnh cơ bắp, khỏe tim, nó còn giúp giảm cân và làm cơ thể khỏe khoắn. Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách, bệnh sẽ nặng thêm.

Có 3 cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp. Tập nhẹ (như khiêu vũ) giúp khớp hoạt động bình thường và giảm sự

căng khớp; giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Tập mạnh (như cử tạ) làm mạnh cơ bắp; cơ có mạnh mới hỗ trợ và bảo vệ được các khớp bị viêm. Thể dục nhịp điệu (aerobic) hay tập luyện kéo dài (như đi xe đạp) giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện toàn bộ chức năng. Kiểm soát thể trọng là yếu tố rất quan trọng đối với người bị viêm khớp bởi sự dư cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp.

Để thiết lập chương trình tập luyện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Hãy khởi đầu việc

47

tập luyện với sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Trước hết, phải làm ấm các khớp bị viêm, khởi động với các bài tập nhẹ. Sau đó, thực hiện các bài tập nặng hơn một cách từ từ.

Hãy chọn chương trình tập luyện phù hợp nhất và tập luyện thường xuyên với nó. Sau khi tập, cần dùng các túi chườm lạnh.

C ác phương pháp sau sẽ giúp bạn ngănch ặn cơn đau tron g thời gian ngắn nhằmgiúp bạn dễ chịu hơn khi tập luyện

Chườm nóng: Có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.

Dùng sóng ngắn, vi ba và siêu âm để đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm, thường dùng ở khớp vai để làm giãn cơ gân do tập luyện quá căng. Nhiệt sâu không được chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính.

Chườm lạn h : Có thể sử dụng các túi đựng nước đá, làm giảm đau và viêm, thường dùng khoảng 10- 15 phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính.

48

Thủy liệu p h áp : Có thế làm giảm đau và căng cơ. Tập luyện trong bể rộng có vẻ dễ hơn bởi vì nước làm giảm sức nặng của cơ thể lên khớp bị viêm.

Vật lý trị liệu\ Bao gồm các biện pháp như kéo giãn, massage và tẩm quất. Với các chuyên viên, những phương pháp này có thể làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp.

Giãn cơ: Bệnh nhân cần học cách thư giãn để làm giãn cơ và giảm đau. Các chuyên viên có thể thực hiện những biện pháp giãn cơ chuyên nghiệp.

C hâm cứu: Đây là phương pháp cổ truyền có thể giúp giảm đau. Các nhà nghiên cứu tin rằng kim châm cứu sẽ kích thích các sợi thần kinh cảm giác sâu, sau đó được truyền lên não và làm giãn cơ.

D lỉu ĨR| VIỀM KHỚP DẠNG ĨHẤP BẰNG ĨHUỐC NAA

M ột số b ài thuốc đơn giản:

Bồ kết 1 phần, muối ăn 2 phần, giã nát, sao nóng, dùng vải xanh gói lại chườm chỗ đau, khi lạnh lại thay, sẽ hết đau ngay.

49

- Dây đau xương sao vang, hạ thổ, sắc uô"ng mỗi ngày 15-20g. Cây thuốc này có thể thu hái hoặc mua tại các hàng thuốc Nam.

- Đẳng sâm, sắc uống mỗi ngày 15-20g. Vị này có thể mua tại các hàng thuốc Bắc.

Danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm “Nam dược thần h iệu ” cũng giới thiệu một số bài thuốc sau:

- Ý dĩ nhân, nấu cháo ăn lâu dài.

- Dấm tốt lâu năm một bát, hành củ 3 lạng giã nát, nấu lẫn cho sôi rồi gói vào vải, chườm nóng chỗ đau.

- Hạt cải tán bột, hòa với lòng trắng trứng gà bôi, ngoài lấy lụa bọc lại, ngày thay một lần.

- Lá ngải cứu, hành (cả rễ), gừng (bỏ vỏ). Cả 3 thứ lượng đều nhau, giã nát, tẩm rượu xào nóng đắp chỗ đau, lấy lá thầu dầu đắp ngoài buộc lại, ngày thay 5-6 lần đến khi khỏi đau thì thôi.

- Quả ké đầu ngựa 2 lạng, giã nát, mỗi lần dùng 2-3 đồng cân (8-12g) sắc uống khi hơi đói. Kỵ ăn thịt lợn.

- Kim ngân hoa (cả lá), trộn với rượu, xào nóng, đắp vào chỗ đau.

50

eiỀU ĨR! eAU KHỚP GỐI BẰNG BẤA H u y { ĩ

Chứng viêm khớp gây rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi chưa trở thành mãn tính thì bệnh có thể chữa được. Sau đây là một bài tập đơn giản giúp khắc phục bệnh lý này. Dâ'u đỏ là chỗ lõm

cần ấn.Gập đầu gối, để đầu ngón

tay giữa ấn vào chỗ lõm ở phía dưới xương bánh chè; vừa thở hơi ra từ từ vừa bấm mạnh vào đó trong 6 giây. Mỗi ngày làm như vậy 3 lần với cả 2 bên đầu gối, mỗi bên ấn 10 cái, hiện tượng đau sẽ hết.

Bệnh nhân viêm khớp vẫn có thể rửa chân bằng nước lạnh; nhưng về mùa đông cần giữ ấm chân để chứng đau không tái phát. Có thể khắc phục những cơn đau xuất hiện khi trời trở lạnh hoặc về đêm bằng cách lấy vải thấm nước nóng đắp lên đầu gối.

C ách tập luyện để chữ á đau khớp bàn tay

Hỏi:

Tôi bị đau khớp bàn tay. B ác s ĩ bảo là viêm khớp dạng thấp. Xin hướng dẫn cách tập luyện đ ể khắc phục chứng bệnh này.

51

T rả lời:

Song song với việc dùng thuốc, bạn nên thực hiện một số bài tập đơn giản nhằm bảo vệ và nhanh chóng cải thiện chức năng của các khớp. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể;

1. Ngâm tay trong nước nóng, tay nắm một miếng bọt biển, nắm chặt vào rồi thả ra. Lặp lại nhiều lần.

2. Để một quả bóng trên mặt bàn, dùng bàn tay lăn qua lăn lại sao cho bóng lăn từ cổ tay đến tận cùng các ngón tay. Lặp lại nhiều lần, và làm lần lượt 2 tay. Động tác này có tác dụng xoa bóp và làm giãn các cơ nhỏ ở bàn tay. Nếu không có bóng, có thể dùng khăn mặt cuộn lại để lăn.

3. Duỗi cẳng tay và hướng bàn tay lên trên cao, đầu ngón cái và ngón trỏ chụm vào nhau tạo thành chữ o, rồi mở thật mạnh bàn tay; các ngón tay tạo thành với ngón cái hình chữ c. Lặp lại nhiều lần, và làm lần lượt với tay bên kia.

4. Ap chặt hai lòng bàn tay và các ngón tay vào nhau, bên nọ chống lại bên kia. Lúc đầu chụm ngón tay lại, sau đó xòe các ngón tay ra, trong khi tay bên nọ vẫn chống mạnh vào tay bên kia. Lặp lại nhiều lần trong ngày.

52

5. Đặt sấp cẳng tay lên thành bàn, thả lỏng cổ và bàn tay trong khoảng không. Ngửa dần bàn tay lên bằng cách nắm chặt với các ngón tay. Động tác này làm mạnh và mềm cổ tay. Lặp lại nhiều lần, và làm lần lượt 2 tay.

6. Đặt cẳng tay lên mặt bàn, áp lòng tay vào mặt bàn. Lấy ngón tay út làm trụ, lấy tay đối diện cố định khuỷu tay, lật ngửa lòng tay lên. Lặp lại nhiều lần, và làm lần lượt với tay bên kia.

7. Bệnh nhân có thể ngồi hoặc đứng, người hơi nghiêng ra trước. Thả lỏng hoàn toàn cánh tay và xoay cánh tay, vẽ nên các vòng tròn nhỏ. Phải hoàn toàn mềm cơ, các động tác nhẹ nhàng, không gắng sức.

Đ lỉu TRI BỈNH KHỚP BÌNG ĨÍM BÙN

Trong các bệnh khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối và bệnh gout chiếm ty lệ tương đôì cao; nhất là ở các nước nhiệt đới, có độ ẩm như ở Việt Nam. Việc điều trị các bệnh này thường lâu dài, tốn kém và hay gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng do thuôc gây ra trên niêm mạc dạ dày, tá

53

tràng. Sau đây là một phương pháp điều trị các bệnh cơ xương khớp đã được ứng dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới đó là là tắm nước khoáng hoặc bùn khoáng...

Nguyên tắc chung: Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính kéo dài nhiều năm, vì vậy việc điều trị phải kiên trì, liên tục, kết hợp nhiều biện pháp nội- ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình... Điều rất quan trọng cần lưu ý là điều trị phục hồi chức năng- chỉnh hình.

B ù n khoáng

Là loại bùn thiên nhiên được hình thành do những biến đổi địa chất, có nguồn gốc từ thực vật hoặc đất đai, là một nhóm của sản phẩm tự nhiên, của môi trường đất đai do thảo mộc, cây cỏ, hoa bị chôn vùi tạo nên. Bùn được phân bố ở khắp mọi nơi, gồm các chất hữu cơ, vô cơ, các chất có chứa carbon. Bùn khoáng màu đen huyền, đa sô" có mùi thơm, có tính acid, có thể hút nước.

Bủn khoán g trong đ iều trị viêm khớp dạn g thấp

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng bùn khoáng - nước khoáng ở một sô" bệnh viện phục hồi - chức năng đã đạt được một sô" kết quả hết sức khích lệ:

54

- Giảm 50% thời gian cứng khớp so với trước điều trị.

- Giảm 40% số khớp sưng đau so với trước điều trị.

- Cải thiện chức năng khớp tổn thương 35% so với trước điều trị.

- Không có phản ứng phụ ở tất cả các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp trong quá trình trị liệu.

Phương pháp tắm, ngâm bùn khoáng - nước khoáng có tác dụng điều trị tô"t viêm khớp dạng thấp và bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh việc tắm bùn khoáng, nước khoáng còn chữa được rất nhiều loại bệnh khác như các bệnh lý về da (vẩy nến, viêm da mãn tính...), suy nhược thần kinh, mất ngủ...

Nước khoáng

Nước khoáng có tác dụng chống viêm, chôhg rối loạn chức năng do lão hóa; tăng tái tạo tế bào cơ, xương, thần kinh; phục hồi chức năng đối với các bệnh nội, ngoại, phụ khoa, các bệnh xương khớp, đau thần kinh tọa, các bệnh tai mũi họng như viêm mũi, viêm họng, các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, táo bón, các bệnh lý về da...

55

eỈA GIÚP G l k ĐAU VIỄA KHỚP GỐI

Chữa bệnh bằng đỉa được biết đến từ lâu, song nó mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề về phản ứng đông máu sau phẫu thuật. Mới đây, tiến sĩ Gustav J . Dobos đến từ Viện Kliniken Essen- Mitte (Đức) phát hiện ra loài vật thân mềm này còn có khả năng làm dịu cơn đau đôi với chứng viêm khớp gôd. Nguyên nhân có thể là trong dịch nước bọt của loài vật hút máu này chứa chất chống viêm sưng và một số thành tô có khả năng hạn chế triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Dobos và cộng sự đã tiến hành so sánh hiệu quả của hai liệu pháp: một là dùng thuốc diclotenac phổ biến trong điều trị viêm khớp gôi, hai là chỉ với 4-6 con đỉa. Sô" đỉa này được đặt vào các điểm đau trên đầu gô"i của 24 bệnh nhân viêm khớp trong vòng 70 phút, cho đến khi chúng tự tách ra khỏi vị trí.

Sau 7 ngày, kết quả thu được rất khả quan: sự đau đớn tại vùng viêm khớp giảm đáng kể ở nhóm bệnh nhân dùng đỉa, nhiều hơn so với nhóm dùng dicloíenac. Tác dụng trên kéo dài 91 ngày sau đó, kèm theo sự cải thiện về chức năng khớp và sự tiêu

56 s

giảm hầu hết triệu chứng bệnh. Theo Dobos, chữa bệnh bằng cách để đỉa cắn và hút máu không gây đau đớn, song nó cũng có thể mang nguy cơ truyền nhiễm bệnh.

57

PHẦN III

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT PHÒNG CHỮA BỆNH

VIỀM KHỚP DẠNG THẤP

Ctíế Dộ DINtí DƯỠNG CHO B{NH NHẪN KHỚP

Nên bổ sung m ột số acid béo

Acid béo hệ Omega-3 chủ yếu gặp trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) do chúng ngăn chặn được phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp.

Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4 đến 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

58 1®

Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng dầu cá liều cao - vì dầu cá cũng có thể ảnh hưởng đến tiến trình đông máu (chẳng hạn phải nh.ổ răng hay tiểu phẫu), hoặc có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo toa để điều trị một bệnh khác (chẳng hạn như thuốc hậ huyết áp).

Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma- linolenic) có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm. Tuy nhiên vấn đề tìm ra được một nguồn GLA còn khó hơn. Dầu anh thảo có GLA, nhưng tính ra giá thành khá cao. ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-llg/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaíorce).

C ác vitam in

Tác dụng kháng ôxy-hóa của các vitamin c, D, E và bêta-caroten có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Với những người bị viêm xương - khớp (osteoarthritis) thì vitamin c và D có khả năng cải thiện bệnh. Một công trình nghiên cứu mới đây đã chứng minh được khả năng làm chậm hẳn lại sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin c (tương đương

59

với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quôh tế (IU) vitamin D/ngày. Người ta cũng đã chứng minh vitamin E có tác dụng giảm đau chông viêm. Còn những mức hàm lượng beta-caroten thấp luôn gắn liền với bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), có nghĩa là nếu làm tăng được lượng beta-caroten cũng có thể giúp bệnh giảm xuống. Như vậy vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đôi với các bệnh nhân cơ xương khớp.

NGUỜIB! VIẼA mòĩ DẬNG ĨHẨP KHÔNG NỈN ẪN KIỈNG

Việc áp dụng chế độ ăn kiêng chỉ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Trong khi chế độ ăn hợp lý lại giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ rắn chắc của xương, hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Bệnh nhân khớp nên ăn nhiều rau quả

60

Bệnh viêm khớp dạng thấp rât khó chữa khỏi. Trong đa số trường hợp, thuôh chỉ tạm thời đẩy lui bệnh. Nhiều người vẫn truyền nhau các phương pháp như nhịn đói trị bệnh, loại bỏ những thức ăn gây đau đớn, chọn ăn những thực phẩm đặc biệt... Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của những biện pháp này.

Viêm khớp dạng thấp thường đi kèm các đợt viêm (bệnh nhân bị sôT, khớp bị sưng đau). Điều này làm tiêu hao năng lượng và gây chán ăn, khiến người bệnh dễ bị thiếu dinh dưỡng. Họ cần ăn uô"ng nhiều hơn để tích lũy các chất dinh dưỡng

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, họ cần ăn điểm tâm đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính, nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với thực phẩm giàu năng lượng. Thức ăn càng đa dạng càng tốt. Hàm lượng khuyến cáo với từng thành phần dinh dưỡng là;

- Rau quả: Nên dùng trên 300g rau và 200g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ trong rau trái giúp giảm cho- lesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).

- Chất đạm : Dùng 50g thịt, lOOg đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol

61

máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, nghêu, sò, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

- C hất béo: Không nên dùng quá 20g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng...

- Tinh bột: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng.

- Muối, đường: Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt, cần hạn chế lượng muối ở mức không quá lOg/ngày và đường ở mức 20g/ngày.

CHO CON BÚ G i k NGUỵ co V IỈA KHỚP

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những phụ nữ nuôi con bằng sữa của mình ít có khả năng bị viêm khớp mãn tính hơn những người không cho con bú.

"Ngoài tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng, giảm nguy cơ bị viêm khớp mãn tính có thể là một lợi ích nữa của việc cho con bú", tiến

62

sĩ Elizabeth Wood Karlson tại Bệnh viện Brigham and

^ Women, Boston, Mỹ, tuyên bố.

Karlson và cộng sự đã phân tích số liệu của nhiều phụ nữ để tìm hiểu vai trò của các yếu

tố hoóc môn đôl với bệnh viêm khớp. Họ nhận thấy những bà mẹ cho con bú với tổng thời gian từ 12 tới 23 tháng trong cuộc đời giảm được 30% nguy cơ bị viêm khớp mãn tính, còn những người cho con bú từ 24 tháng trở lên giảm được 50% nguy cơ.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, chu kỳ kinh nguyệt không đều và tình trạng có kinh nguyệt sớm cũng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp mãn tính. Song tình hình sử dụng thuôh tránh thai, số con và sô tuổi của phụ nữ trong lần sinh nở đầu tiên không có tác động gì tới nguy cơ mắc bệnh.

DÙNG QUẤ N H É VIĨAMIN c KHÔNG ĩ ổ ĩ CHO BỈNH NHẪN VIỈM KHỚP

Hấp thu vitamin c liều cao trong một thời gian ngắn có thể chống lại căn bệnh viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên, sử dụng vitamin c lâu dài lại

63

Thuốc vitamin c

khiên cho bệnh thêm trầm trọng. Tốt nhất là người bệnh không nên uống quá liều chỉ định.

Một số nghiên cứu ngắn hạn đã khẳng định tác dụng của vitamin c liều cao đối với bệnh viêm khớp mãn tính, song chưa có công trình nào kiểm định ảnh hưởng của loại vi chất này trong một thời gian dài.

Tiến sĩ Virginia B. Kraus và cộng sự đến từ Đại học Duke, Bắc Carolina (Mỹ) đã theo dõi tiến triển bệnh viêm khớp mãn tính trên một số con lợn guinea, được hấp thu vitamin c ở các liều cao, trung bình, thấp trong vòng 8 tháng. Trong đó, liều thấp tương đương với lượng vitamin c cần thiết để ngăn ngừa bệnh Scurvy - một bệnh về máu do thiếu vitamin c trong thức ăn hằng ngày. Liều trung bình tương đương với lượng hấp thu từ 5 bữa hoa quả mỗi ngày. Liểu cao là liều mà các nghiên cứu trước đây cho rằng có thể làm chậm tiến triển bệnh. Kết quả là nhóm dùng liều cao liên tục trong 8 tháng đã bị viêm khớp nặng hơn so với nhóm liều thấp và trung bình.

"Thí nghiệm đã cho thấy những hạn chế khi sử dụng lâu dài vitamin c liều cao đối với sức khỏe khớp xương", Kraus kết luận. Lượng vitamin c bổ

64

sung không nêh vượt quá mức khuyên cáo là 90 mg/ngày cho nam giới và 75 mg/ngày cho phụ nữ. Ngoài một chế độ dinh dưỡng cân đối, mỗi ngày một viên đa vitamin là rất cần thiết, giúp cơ thể đạt được mức hấp thu vitamin c chuẩn. Ediông chỉ ảnh hưởng dến bệnh viêm khớp, lạm dụng vitamin c còn có thể gây tiêu chảy, sỏi thận và các chứng bệnh do thiếu sắt.

RAU QUẲ CUỐNG VIỈM KNỚP

Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định khả năng làm giảm viêm sưng khớp của nhóm chất

carotenoid - chất làm cho rau và hoa quả có màu vàng nhờ khả năng chống oxy hóa.

Để tìm hiểu tác dụng của carotenoid đối với căn bệnh viêm khớp, tiến sĩ Alan J . Silman từ Đại học Manchester (Anh) đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu trên hơn 25.000 người. Sau 8 năm, nhóm ghi nhận 88 người mắc

màu vàng rât giàu . 1 1carotenoid. b ẹ n h VlGIĩl k h ơ p .

65

Kết quả phân tích cho thấy mức tiêu thụ trung bình chất beta-cryptoxanthin và zeaxanthin - hai thành viên trong nhóm carotenoid - ở những bệnh nhân viêm khớp thấp hơn 40% và 20% tương ứng, so với người khỏe mạnh. Những người tiêu thụ beta- cryptoxanthin và zeaxanthin nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp chỉ bằng một nửa so với nhóm hấp thu ít nhất. Trong khi đó, hai chất carotenoid nổi tiếng khác là lutein và lycopene lại không có tác dụng chống viêm khớp.

Một số chất chông ôxy hóa như beta-cryptoxan- thin, zeaxanthin và vitamin c có thể phòng chống hiệu quả bệnh viêm khớp.

Quả có vị chua phòng bệnh viêm đa khớp

Tăng cường ăn các loại quả chua, tối thiểu là một cốc nước cam mỗi ngày, có thể giảm nguy cơ mắc chứng rôl loạn viêm sưng, điển hình là bệnh viêm khớp mạn tính tăng dần.

Có được tác dụng đó là nhờ một thành viên trong nhóm chất carotenoid có tên là beta- cryptoxanthin. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã thừa nhận tiềm năng chống oxy hóa của carotenoid.

Cam, chanh là những loại quả giàu

carotenoid

66

Các nhà khoa học từ Đại học Manchester và Cambridge (Anh) phân tích dữ liệu từ Cục điều tra Ung thư châu Âu (EPIC) trên 25.000 neười. Tất cả được theo dõi trong nhiều năm để phát hiện căn bệnh viêm đa khớp tăng dần - tình trạng viêm màng hoạt dịch ảnh hưởng ít nhất 2 nhóm khớp.

Kết quả cho thấy, ở những bệnh nhân viêm đa khớp, lượng beta-cryptoxanthin trung bình hấp thu mỗi ngày thấp hơn 40% thấp so với người khỏe mạnh. Những người có nhiều beta-cryptoxanthin nhất chỉ có 50% nguy cơ phát triển bệnh so với nhóm ít nhất. Kết quả này không thaỵ đổi kể cả khi tính đến toàn bộ năng lượng hấp thu và thói quen hút thuốc lá.

Quả lựu bảo vệ khớp

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra chiết xuất từ quả lựu có khả năng khống chê các men tham gia vào quá trình gây viêm khớp mãn tính. Thứ quả này có thể sẽ là giải pháp thay th ế những cách chữa bệnh thông thường kém hiệú quả hiện nay.

Đại học Case Western Reserve (Mỹ) vừa nhận diện thủ phạm gây thoái hóa sụn trong bệnh viêm

67

khớp mạn tính là Interleukin-lb, một phân tử pro- tein tiền-viêm sưng. Các phân tử Interleukin-lb này kích thích sản xuất thừa những phân tử chuyên gầy viêm, đặc biệt là matrix metalloproteases (MMP). Khi có quá nhiều MMP trong môi trường bệnh, ví dụ như viêm khớp mạn tính, chúng sẽ gây suy thoái sụn dẫn tới tổn thương và phá hủy khớp.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên mẫu mô sụn của người bị viêm khớp mãn tính và bổ sung một chiết xuất từ quả lựu vào môi trường nuôi cấy. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quả lựu có thể bảo vệ sụn, bên cạnh tính năng chống oxy hóa và viêm sưng. Những chiết xuất này không chế hoạt động sản xuất thừa men MMP trong các tê bào sụn. "Điều này chứng tỏ quả lựu có thể giúp bảo vệ sụn trước sự ảnh hưởng của Interleukin-lb bằng cách ức chế hoạt động thoái hóa", Tiến sĩ Tariq M. Haqqi, trưởng nhóm nghiên cứu, kết luận.

Một số nghiên cứu trên mẫu ung thư của động vật cũng thừa nhận các chiết xuất từ quả lựu có tác dụng chông ung thư, trong khi nghiên cứu trên chuột và người thì chỉ ra rằng nó còn có tiềm năng chữa trị các rối loạn về tim mạch. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu của Haqqi sẽ tập trung tìm hiểu tỉ lệ hấp thu các chiết xuất từ quả lựu trong khớp, khả năng sửa chữa sụn hư và tiềm năng điều trị bệnh viêm khớp mạn tính tăng dần.

68

DẦU CẤ CUỐNG VIỀA KUỚP

Các nhà khoa học Mỹ cho biết tích cực ăn những loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu có thể làm dịu chứng viêm sưng như trong các bệnh tim mạch và viêm khớp.

Ăn nhiều cá dầu có lợi cho sức khỏe.

Những bệnh nhân viêm khớp vẫn được khuyên ăn từ 2 đến 3 bữa cá dầu mỗi tuần, hoặc Uống viên dầu cá 1.500 mg/ngày. Nhóm chất béo giúp chông viêm trong cơ thể người có nguồn gốc từ axit béo omega-3 trong dầu cá. Đặc biệt, nếu người bệnh kết hợp bổ sung thuôc aspirin liều thấp, họ sẽ nhận được hiệu quả cao nhất từ cá dầu.

Viêm sưng vô"n là một phản ứng của cơ thể nhằm chông lại sự lây nhiễm và tổn thương. Tuy nhiên, nếu phản ứng này gặp sự cô", nó có thể gây ra những căn bệnh như viêm khớp và tim mạch.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard và Bệnh viện Brigham - đã nhận dạng một nhóm chất béo trong cơ thể người có tên là resolvin, làm nhiệm vụ kiểm soát tình trạng viêm sưng bằng cách ngăn cản các tế bào viêm di trú tới khu vực bị

69

viêm, đồng thời chấm dứt khởi động những tế bào viêm khác. Resolvin thực chất được tổng hợp từ axit béo omega-3 tập trung nhiều trong loại cá dầu, trong đó, thành viên chông viêm tích cực nhất là chất resoỊvin E l.

Điều thú vị là thuốc aspirin lại khuyến khích cơ thể sản xuất resolvin. Người ta đã phát hiện ra nhiều chất béo resolvin E1 trong huyết thanh của những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được bổ sung aspirin và axit béo omega-3 mỗi ngày.

Serhan và đồng sự còn phát hiện ra các chất ức chế COX-2, nhóm dược liệu kiểm soát chứng viêm sưng, có liên quan đến quá trình sản xuất chất resolvin E l. Họ nghi rằng loại thuô"c này có thể vô hiệu hóa khả năng tổng hợp E1 của cơ thể. Như vậy, rất CỒ thể nhóm COX-2 vừa có tác dụng chống viêm sưng, vừa vô tình gây suy giảm cơ chế tự vệ quan trọng của cơ thể đối với tình trạng này.

VIĨAMIN D CÔ ĩt íỂ CHỐNG Được BỊNN V l ỉẳ KNỔP AẪN ĨÍNH

Vitamin D có thể giúp chông lại bệnh viêm khớp mãn tính (RA), đó là một kết luận trong một

70

nghiên cứu mới đây. Sau khi nghiên cứu các số liệu tại Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Iowa, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành một dự án nghiên cứu vấn đề này vào năm 1986.

Họ đã quan sát mẫu từ gần 30.000 phụ nữ có độ tuổi từ 55 đến 69, mà những người này không bị bệnh viêm khớp mãn tính trong giai đoạn đầu của nghiên cứu. Sau đó các nhà nghiên cứu đã theo dõi những phụ nữ này trong suôT 11 năm, tìm hiểu về những thói quen ăn uống, việc hút thuôc lá và trọng lượng cơ thể của họ.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra 152 trường hợp bị bệnh viêm khớp trong 11 năm sau dó. Kết quả cho thấy người sử dụng vitamin D nhiều thì có nguy cơ bi, bệnh viêm khớp thấp hơn.

Nếu họ dùng ít hơn 200 lUs vitamin D trong một ngày, họ có nguy cơ bị bệnh viêm khớp khoảng 33% so với người dùng hơn 200 lUs vitamin trong một ngày.

Các bác sĩ khuyên nên dùng 400 lUs vitamin D trong một ngày từ thức ăn hoặc các nguồn bổ sung khác. Cho đến nay các nhà nghiên cứu cũng chưa biết một cách chính xác tại sao vitamin D lại có thể chống lại căn bệnh viêm khớp. Rất có thể Vitamin D có ảnh hưởng trong việc qui định calci-

71

um của cơ thể và nó cũng có ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.

Vitamin có từ thực phẩm là tôt nhất, nếu có dủ lượng vitamin này trong chế độ ăn kiêng thì tốt, nếu không thì bạn phải bổ sung thêm nguồn vita- min D. Một cốc sữa cung cấp khoảng 100 lUs vita- min D, một ly sữa bắp cung cấp 40 lUs.

RƯỢU ĩtíUỐC PHÒNG CHỚNG VllM KHỚP MÙA LẬNH

Có thể phòng chống viêm khớp trong mùa lạnh bằng nhiều bài thuốc y học cổ truyền; trong đó có một cách đơn giản và tiện lợi là dùng rượu thuôc. Sau đây là một số loại phổ biến:

- Mộc qua 120g, ngưu tất 60g, tang ký sinh 60g; tât cả tán vụn, ngâm với õOOml rượu trắng, sau chừng 7-10 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15ml.

- Đỗ trọng, sà sàng tử, đương quy, xuyên khung, can khương, tần giao, phụ tử chế, thạch hộc, phòng phong, độc hoạt mỗi thứ 60g; nhục quế, tế tân mỗi thứ 20g, tất cả tán vụn, ngâm với 2.000ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uô"ng mỗi ngày 2

72 m

lần, mỗi lần 15-20ml. Loại rượu này rất tốt cho những trường hợp viêm khớp, đau lưng do lạnh.

- Ngưu tất, tần giao, xuyên khung, bạch linh, phòng phong, độc hoạt, đan sâm mỗi thứ 60g; ngũ gia bì 250g, ý dĩ 30g, nhục quế 20g, ma nhân 15g, mạch môn, thạch hộc, đỗ trọng, phụ tử chế, địa cốt bì, can khương mỗi thứ 45g; tất cả tán vụn, ngâm với l.OOOml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Hải đồng bì, ý dĩ nhân mỗi thứ 30g, sinh địa 150g, ngưu tất, xuyên khung, khương hoạt, địa cốt bì, ngũ gia bì mỗi thứ 15g, cam thảo 4,5 g; tất cả tán vụn, ngâm trong l.OOOml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Xương hổ, phòng kỷ, vân linh, đỗ trọng, tỳ giải, tần giao, cẩu tích, ngũ gia bì, tục đoạn, dây đau xương, mộc qua, kỷ tử, thương nhĩ t'>, ngưu tất mỗi thứ 12g; độc hoạt 6g,,khương hoạt 6g, tang chi 15g; tấ t cả tán vụn, ngâm với 2.500ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10-15ml.

- Xương hổ, đương quy, xuyên khung, tục đoạn, ngũ gia bì, ngư>-i tất, thiên ma, hồng hoa mỗi thứ 50 g, tần giao 25g, phòng phong 25g, tang chi 200g, mộc qua 150g; tấ t cả tán vụn, ngâm với 2.000ml

73

rượu trắng, sau 7-10 ngày thì dùng được, uô"ng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15ml.

- Khương hoạt, quế chi, tần giao, phòng phong, phụ tử chếr sinh khương mỗi thứ 6g; đương quy, cẩu tích, xương hổ mỗi thứ lOg, đỗ trọng 12g, xuyên khung, tang chi mỗi thứ 20g, đại táo 4 qua; tất cả tán vụn, ngâm trong l.OOOml rượu trắng, sau 10 ngày thì dùng được, uô"ng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lOml.

- Tần giao, đương quy, phòng phong, xích thược, tang ký sinh, bạch linh, hải đồng bì, quế chi, sa sâm, độc hoạt, xuyên khung mỗi thứ 12g, cam thảo 8g; tất cả tán vụn, ngâm trong l.õOOml rượu trắng, sau 10 ngày thì dùng được, uông mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

GỪNG CỐ ĨH Ể TRI BỈNN V IỈA KHỚP

Gừng có thể là liều thuôh giảm đau rất tốt đối với những người bị viêm khớp. Nó có hiệu quả tương đương với các thuốc giảm đau truyền thống và không gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

74 m

Trong vòng 6 tuần, 250 bệnh nhân viêm khớp tham gia thử nghiệm- được yêu cầu uống mỗi ngày 510mg nước gừng cô đặc, chia làm 2 lần. Kết quả là các cơn đau của họ giảm rõ rệt (mức độ tương đương với các thuôh giảm đau được dùng trong bệnh viêm khớp).

Gừng giúp giảm đau hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

75

C hương II

THOÁI HÓA KHỚP

PHẦN I

TÌM HIỂU VỀ THOÁI HÓA KHỚP

ĩtíOẤI HỐA KHỚP LÀ Gì?

Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sông, sinh hoạt, công việc do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động ở khớp. Để tránh những tác hại của chứng bệnh này chúng ta tìm hiểu 3 vấn đề cơ bản sau đây;

76

1. Thoái hóa khớp là gì, do đâu lại bị thoái khớp?

2. Những khớp nào dễ bị thoái hóa và có biểu hiện gì?

3. Những điểm gì cần lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là gì?

Khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cơ thể gồm có bao khớp bọc xung quanh, sụn mềm đệm giữa 2 đầu xương, dịch nhầy để khớp được trơn láng khi cử động.

Thoái hóa khớp là hư hỏng xảy ra ở sụn khớp là chính, kèm theo là phản ứng dầu xương tại khớp và giảm thiểu dịch nhầy về số lượng và chất lượng.

Thoái hóa khớp thường gặp ở các khớp cột sông cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp bàn tay, khớp háng, khớp gối, khớp ở gót chân.

Thoái hóa khớp thường gặp ở tuổi trên 40 nhất là tuổi sau 60. Nhưng quá trình thoái hóa khớp thực sự đã xảy ra từ những năm 20 tuổi.

,77

NGuyỉN m ầ DẪN eếN ĨHOẤI HÓA KHỚP

Người ta nhận thấy rằng hầu hết thoái hóa khớp ở người cao tuổi là nguyên phát, nghĩa là không tìm thấy có một sô" yếu tố sau đây tham gia trong quá trình thoái hóa khớp: tuổi cao, tình trạng béo phì, tính di truyền, chấn thương nhẹ mãn tính ở khớp. Ngoài ra thoái hóa khớp cũng có thể là thứ phát nghĩa là do những nguyên nhân cụ thể như xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, chấn thương khớp nặng, đái tháo dường, suy tuyến giáp trạng...

Thoái hóa khớp nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi và trong trường hợp này tuổi tác giữ một vai trò quan trọng. Người ta cho rằng sụn trong quá trình lão hóa chống đỡ kém, dễ bị hư hỏng trong quậ trình khớp cử động và béo phì với cân nặng dư thừa góp phần làm tăng thêm gánh nặng cho các khớp nhất là khớp háng, khớp gô"i. Trong quá trình sống các chấn thương nhẹ mân tính tại khớp dễ xảy ra nếu ta không chú ý như khuân vác hay xách đồ nặng làm tăng gánh nặng cho khớp cột sống, khớp gôl, khớp háng, khớp ở gót chân. Các chấn thương tại khớp mạnh hơn như đá bóng làm tổn thương khớp gối nặng là nguyên nhân thường gặp của thoái hóa khớp thứ phát. Ngược lại ở những người

78 m

không vận động nhất là những trường hợp bệnh nặng liệt giường, bất động kéo dài thì quá trình thoái hóa khớp cũng xảy ra khá nhanh chóng.

ĨR IỈU CHỨNG CỦA ĨHOẤIHÕẢ KHỚP VẦ ĨẤC HẬI

Thoái hóa khớp có biểu hiện gì và khớpnào thường bị th oái hóa

Để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp, cần lưu ý triệu chứng của thoái hóa khớp là:

- Đau tại khớp bị thoái hóa.

- Cứng khớp vào buổi sáng.

Cả 2 triệu chứng này đều có những đặc điểm khác với viêm khớp dạng thấp.

Hiện tượng cứng khớp nghĩa là khớp cử động khó khăn vào buổi sáng, là triệu chứng thường gặp kéo dài trong thời gian ngắn 5-15 phút, tối đa không quá 30 phút, khu trú ở vai khớp bị thoái hóa. Trong khi đó viêm khớp dạng thấp có thể kéo dài lâu hơn đến vài giờ, cứng khớp có ở nhiều khớp và đôd xứng cả 2 bên.

79

Đau tạ i khớp bị th oái hóa

Đau do thoái hóa khớp có một sô đặc điểm như: xuất hiện ở một vài khớp riêng lẻ bị thoái hóa như ở khớp gối, khớp háng, cột sông cổ, cột sống thắt lưng, khớp ngón chân. Đau có thể 1 bên hoặc 2 bên khớp. Đau do thoái hóa khớp không đi kèm theo sưng nóng đỏ tại khớp, khác với đau do viêm khớp dạng thấp thường kèm theo sưng to hay nóng đỏ tại khớp.

Đau khớp về buổi sáng

Trong trường hợp thoái hóa khớp ở cột sông thắt lưng giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau lưng nhiều về buổi sáng khi mới ngủ dậy kéo dài không quá 30 phút thì giảm đau, sau đó không đau cả ngày dù vẫn làm việc bình thường. Sau một thời gian tiến triển thì bệnh nặng hơn, đau lưng kéo dài cả ngày, đau tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.

Trong trường hợp thoái hóa khớp gót chân, bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy bước xuống giường đi những bước đầu tiên. Khi đi được vài chục mét thì thấy giảm đau nhiều và đi đứng bình thường. Sáng hôm sau tình trạng đau lại tái diễn càng ngày càng nặng hơn.

Thoái hóa ở khớp háng ngoài triệu chứng đau có

80

thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, đau khớp gối nhiều khi đi lại vận động, đau nhất là khi ngồi xổm đứng dậy rất khó khăn nhiều khi phải níu vào vật gì khác để đứng dậy. Nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gôi.

Thoái hóa khớp gối làm người bệnh đi lại khó khăn ngay từ ngày đầu do triệu chứng đau vì khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất.

Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở cột sống thứ 4, 5, 6 biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi phía sau gáy lan đến cánh tay bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuô"ng. Khi có ảnh hưởng thần kinh tọa người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuông chân đôi khi rất mạnh như một luồng điện chạy từ trên xuông khi có một cử động không đúng hướng.

Cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ khớp, hay giật mạnh khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng nêu trên thì chụp X quang khớp phần nào giúp xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trên phim X quang, ta có thể thấy:

81

- Hẹp khe khớp do biến dổi của sụn khớp.

- Hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp có thể là nhiều gai. Gai xương thường gặp ở cột sông, ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân.

Cũng có nhiều trường hợp thoái khớp trong giai đoạn sớm hình ảnh X quang khớp còn bình thường. Nhưng do người bệnh không biết nên chủ quan không điều trị vì đây là giai đoạn điều trị và phòng ngừa cho kết quả tốt.

Ngoài chụp X quang khớp thì xét nghiệm máu không phát hiện gì bất thường.

wt\ DẤP 4 ĨHOẤI tíỐA KHỚP

Thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp?

Tôi rất đau ở hai khớp gối nhưng khôn g bị sưng hoặc biến dạng, dang ngồi xổm rất khó đứng dậy, sáng ngủ dậy thì khớp hai bàn tay bị cứng, p h ả i tập 10 phú t mới khỏi. Có bác s ĩ chẩn đoán là thoái hóa khớp, có bác s ĩ lạ i b ảo là viêm khớp dạn g thấp. Vậy tôi bị bệnh gi?

82

Cả hai bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thâp đều có các biểu hiện sau;

- Đau tại khớp, biến dạng khớp.

- Cứng khớp vào buổi sáng.

Tuy nhiên, hiện tượng cứng khớp do thoái hóa khớp thường chỉ kéo dài trong thời gian 5-15 phút, tối đa là 30 phút, chỉ khu trú ở vài khớp bị thoái hóa. Trong khi đó, ở viêm khớp dạng thấp, hiện tượng này có thể kéo dài đến vài giờ, xảy ra ở nhiều khớp và đối xứng cả hai bên.

Đau do thoái hóa khớp thường xuất hiện ở một vài khớp bị thoái hóa (như khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gót chân), có thể ở một hoặc hai bên. Cảm giác đau không kèm theo sưng, nóng, đỏ tại khớp. Còn đau do viêm khớp dạng thấp thường kèm theo sưng to hay nóng đỏ tại khớp.

Vì sao khớp vai hay đau?

Tôi thường hay đau khớp vai sau kh i vận động. N hư th ế có p h ả i là do viêm khớp vai?

Đau khớp vai là bệnh lý hay gặp thứ hai sau đau lưng. Bệnh thường liên quan đến vận động thể thao, nhất là chơi quần vợt, bơi lội, bóng chuyền, là

83

những môn đòi hỏi khớp này vận động nhiều ra phía sau.

Khớp vai có diện hoạt động rất rộng (có thể vận động về mọi phía) và cũng là khớp duy nhất không lồng khít với ổ khớp. Vì vậy, nó rất không vững chắc và có nguy cơ tổn thương cao nếu vận động quá nhiều hay vận động không đúng. Đau khớp không phải bao giờ cũng do viêm khớp. Có 3 nguyên nhân chính gây hạn chế cử động của vai:

- Dây chằng yếu, không giữ nổi khớp vai: Nguyên nhân do vận động quá mức. Hay gặp ở người bơi sải, bơi bướm, chơi quần vợt. Biểu hiện: Khi vận động khớp vai, có cảm giác đau kèm theo tiếng răng rắc. Cách điều trị là để cho khớp vai nghỉ ngơi, rồi tập vận động để củng cô các cơ "quay tròn". Nếu không bớt đau thì cần xem các dây chằng có bị căng giãn quá mức hay bị rách không. Có khi phải thay đổi hoạt động thể thao.

- Tổn thương xương mạnh và vung qua đầu hạn) nên xương đòn bị nối mỏm vai và xương này bị đau mỗi khi vận nhân không thể nằm được. Nếu đau nhiều và

đòn; Do phải làm việc quá nhiều lần (bơi bướm chẳng tổn thương, nhất là ở khớp đòn. Kết quả là khớp nhỏ động hoặc bị chèn ép. Bệnh nghiêng bên đau mà ngủ kéo dài thì cần tìm nguyên

84

nhân khác như bệnh lý ở đốt sống cổ hoặc phải can thiệp phẫu thuật.

- Viêm dây chằng: Do vận động sai lệch hay stress. Thường đi kèm viêm bao khớp. Dây chằng co lại làm cho vai đau, cứng đơ, không vận động được. Khi các dây chằng không co rút nữa thì bao khớp sẽ tự hết viêm. Để hồi phục cử động của vai, cần nhiều tháng chữa trị và luyện tập theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa chấn thương.

Viêm khớp th ái dương hàm

Gần đây, kh i há miệng, tôi thường thấy đau và nghe xương khớp thái dương hàm hến trái kêu, nhất là buổi tối. B ác s ĩ nói tôi bị chứng "TMD" do nhai hàm bên trái m ột thời gian d à i (vì hàm dưới bên p h ả i m ất răng). Nếu trồng răng lại, bệnh có kh ỏ i không? Tôi có bị viêm xương hàm không? Xin bác s ĩ cho b iết cách đ iều trị?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nhiều nguyên nhân, thường là do khớp cắn lệch lạc hoặc răng lệch lạc, đặc biệt là nếu bị mất răng lâu ngày. Trong trường hợp trên, muốn khỏi bệnh thì trước tiên bạn phải trồng lại răng. Nếu việ.c mất răng đúng là nguyên nhân dẫn tới viêm khớp thái dương hàm thì sau khi được trồng lại răng, bạn sẽ khỏi bệnh.

85

Nếu tình trạng mất răng của bạn kéo dài lâu ngày, khớp cắn có thể bị tổn thương. Khi đó, việc điều trị bệnh sẽ trở nên phức tạp hơn. Trường hợp của bạn chúng tôi không ngM đến-^bệnh viêm xương hàm.

Viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp?

H ai năm nay, tôi bị đau âm ỉ ở ngón cái tay ph ả i, rồi ngón cái tay trái, khớp cứng khó cử động, kh i cử động thì kêu "cụp cụp" chứ khôn g sưng và nóng. K hi đau nhiều, tôi uống m ột vài viên p an adol thì bớt. Tôi nghĩ m ình bị viêm khớp dạng thấp nên đã íự uống Cloroquine Su lphate hơn 2 tháng m à không đỡ. Tôi uống thuốc như vậy có đúng không'?

Các triệu chứng trên cho thấy có nhiều khả năng bạn không bị viêm khớp dạng thấp mà bị thoái hóa khớp bàn và ngón cái hai bên.

- Với bệnh thoái hóa khớp ngón cái, quan trọng nhất là tập vận động ngón tay cái thường xuyên. Tập nhẹ nhàng, tránh làm các việc phải tì đè bằng ngón cái và chỉ nên uôhg thuôc giảm đau (ví dụ panadol) khi đau.

- Với bệnh viêm khớp dạng thấp, mọi việc sẽ phức tạp hơn nhiều. Trước khi điều trị, phải xác định bệnh bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh

ịS ị]

viêm khớp dạng thấp. Trước đây, thuốc Chloroquine Sulphate được sử dụng cho thể nhẹ của bệnh viêm khớp dạng thấp. Gần đây, người ta đã thay thế nó bằng Hydroxy chloroquịne (HCQ), một thuốc ít gây tác dụng phụ tới mắt hơn. ■

Bạn không nên tiếp tục tự ý dùng thuốc khi chưa xác định rõ bệnh. Trước hết, hãy đến bệnh viện để bác sĩ khám và có những chỉ định cụ thể.

87

PHẪN II

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

PHUONG PHẤP Đ lỉu ĨR| ĨHOẤIHỐÂ KHỚP

Cho tới nay, chưa có dược phẩm hay cách nào có thể phục hồi tế bào sụn và chữa dứt bệnh thoái hóa khớp, mà chỉ chữa theo triệu chứng: đau đâu chữa đó, đau lúc nào uống thuôc lúc ấy.

Tuy nhiên, với những phương tiện hiện đại, người bệnh có thể duy trì, cải thiện một số chức năng của khớp bị bệnh, làm bớt đau và làm đời sống linh động tôT hơn.

Người bệnh cần được hướng dẫn, tìm hiểu về bệnh, biết rõ căn nguyên, nguy cơ gây bệnh để tránh, biết phải làm gì để bớt đau và thích nghi với khó khăn, khiếm dụng do bệnh gây ra.

88

1- V ật lý tr ị liệu

Đây là phương tiện được dùng rất nhiều hiện nay vì có nhiều công hiệu. Nó giúp bệnh nhân phục hồi một số chức năng của bắp thịt và khớp như khả năng co duỗi, sự di động, mềm mại; hướng dẫn cách lựa và sử dụng gậy chống, nạng, tựa người.

2- V ận động

Sự vận động cơ thể làm tăng sự mềm mại của cơ thịt, co vào duỗi ra dễ dàng, khớp cử động nhẹ nhàng, tăng máu lưu thông tới nuôi dưỡng khớp, làm bớt đau, làm tầm cử động rộng hơn. cầ n lưu ý là chỉ vận động vừa sức mình, không vận động khi khớp đang sưng, nóng, đau. Trước khi tập, có thể đắp nóng để làm thư giãn cơ, làm máu lưu thông tôT, hoặc đắp lạnh trên khớp để làm bớt đau, sưng và viêm đỏ. Đôi khi ta có thể luân phiên với sức lạnh và sức nóng, mỗi thứ chừng 30 phút.

'3- Giảm béo

Béo phì vẫn được coi như là nguy cơ gây thoái hóa khớp, nên giảm cân là một cách tốt để làm cơ thể nhẹ nhàng, bớt sức nặng dồn trên khớp nhất là khi ta di chuyển.

89

Dược phẩm được dùng với mục đích chính là để làm giảm đau, chống viêm sưng.

Thuốc acetaminophen (Tylenol) được coi như là thuôh căn bản, uống với phân lượng cao tới 4 grams một ngày. Thuốc này dùng nhiều có thể ảnh hưởng tới gan nhất là khi người bệnh uống rượu, hoặc đưa đến thận suy.

Thuốc có chất á phiện chỉ nên dùng ngắn hạn khi cơn đau dữ dội không chịu nổi hoặc làm mất ngủ.

Có nhiều loại thuốc bôi làm dịu đau như kem bôi capsaicin, mỗi ngày thoa đều trên khớp đau ba bô"n lần.

Thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen, naproxen, Celebrex, Daypro, ... có nhiều công hiệu.

Các thuôh chống đau đều có nhiều tác dụng phụ, không tốt, nên trước khi dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, dùng những máy phát ra sóng từ trường, hoặc chích thuố'c (corticosteroids, Hyaluroran) vào khớp cũng giúp giảm cơn đau nhức một phần nào.

Trường hợp nặng có thể giải phẫu thay khớp.

4- DưỢc phẩm

90

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã nghĩ ra và đề nghị áp dụng dinh dưỡng trong việc chữa bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định là một chế độ ăn uống hoặc một món thực phẩm nào đó có thể trị được bệnh viêm khớp này.

Có một số ỷ kiến cho rằng nếu ta ăn vài trăm gram cá mỗi ngày thì có thể giảm cứng khớp mỗi sáng khi thức dậy.

Bác sĩ Joel M.Kremer của Đại học Y khoa New York cho hay, uống dầu cá viên trong hai tuần lễ có thể làm giảm sưng và đau của viêm khớp. Ta nhớ là cá có loại axít béo Omega-3.

Có người cũng đã thử nghiệm và thấy cà chua cũng làm bớt đau viêm khớp.

Có một số bài thuốc được giới thiệu là làm thuyên giảm triệu chứng của viêm khớp. Đó là;

C hất Glucosamine. Glucosamine sulíate là chất lấy ra từ vỏ sò, vỏ cua và đóng dưới dạng thuốc viên. Theo nhà sản xuất, mỗi ngày uô"ng lõOOmg chia ra làm ba lần. Thuốc chỉ gây ra một chút khó chịu cho dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho hay, phải uông cả tháng mới thấy có công hiệu. Nghiên cứu

5- D inh dưỡng

91

trong phòng thí nghiệm cho hay, Glucosamine có tính chất chống viêm và kích thích sản xuất sụn.

Chất Chondroitin: Đây là chất được lấy ra từ sụn cá mập, bò và có dưới dạng viên hoặc con nhộng. Cũng như Glucosamine, thuốc này được giới thiệu có khả năng chông viêm và tạo sụn. Một sô" nghiên cứu khoa học cho hay, Chondroitin ít gây ra tác dụng phụ. Mỗi ngày phải uống khoảng 1200mg, chia ra làm ba lần và phải uô"ng khoảng bốn tuần lễ mới thấy công hiệu.

- SAMe: Đây là chữ viết tắ t của S-Adenosyl- methionine, là một hợp chất thiên nhiên trong mọi tế bào còn sống và được sản xuất bằng cách nuôi tế bào các loại men, nấm. SAMe đã được bán theo đơn của bác sĩ ở châu Âu từ năm 1975 để chữa viêm khớp và trầm cảm. Món thuôc này khá đắt và phải dùng từ 400mg tới 1200mg mỗi ngày. Tác dụng phụ là khó chịu tiêu hóa, như là tiêu chảy.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm nhiều người thì gừng, khoáng Borom, châ"t DMSO Dimethyl Sulfoxide từ quả gỗ cơm (pulp) cũng có công dụng chông viêm của xương khớp.

6- Xử lý tạ i nhà khi bị đau xương khớp

Khi xảy ra một cơn đau cấp tính ở một vùng cơ xương nào đó, việc đầu tiên người bệnh nên làm là

92

nghỉ ngơi. Một số thuốc giảm đau có thể sử dụng ngay trong một hai ngày đầu là:

- Paracetamol liều 500-1000mg đối với người lớn.

- Các thuôc bôi ngoài da (không chà xát hay xoa bóp mạnh).

- Thuôc kháng viêm không steroid như BNalgesin, diclofenac, v.v...

Lưu ý:

- Cần thận trọng trong việc sử dụng mọi loại thuốc đôl với những người có tiền căn bệnh dị ứng, hen suyễn, bệnh mãn tính về tim mạch, thận, gan, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

- Một sô' người có thói quen sử dụng lại những đơn thuốc cũ hay đơn thuôc của một người khác có triệu chứng bệnh tương tự, đưa đến việc vào viện trễ, bị những biến chứng nặng của bệnh hay phản ứng phụ nguy hiểm của thuôc, và điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng lại nhiều lần một đơn thuốc hoặc tự trị liệu theo kinh nghiệm nếu không phải là người làm chuyên môn trong ngành y tế.

- Sau khi nghỉ ngơi và tạm thời uống những thuốc giảm đau thông thường khoảng 3 ngày mà

93

không thấy bệnh thuyên giáin hay chỉ giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tê để được thăm khám và xử trí thích hợp.

K ết luận

Thoái hóa khớp kinh niên đưa tới nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh. Ngoài thuốc men và các phương thức trị liệu khác, bệnh nhân cũng nên khéo léo tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày để tránh khớp đau nhiều hơn:

- Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng. Ghế ngồi có chỗ dựa lưng dể giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng. Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuông dễ dàng.

- Mở hộp thức ăn với dụng cụ thay vì dùng sức mạnh của bàn tay. Đừng cầm vật gì nặng quá lâu.

- Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột sống khỏi cứng nhắc.

- Cần nâng một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay thay vì một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng.

Làm được như vậy là ta đã phần nào tránh được sư mất khả năng vận động, một trong những nguyên nhân đưa tới việc lệ thuộc vào người khác củá tuổi già.

94

iN CAM C ấ N G ĨHOẤI tlÕA KtíỖP

Một công trình nghiên cứu mới được công bố cho thấy, chỉ cần ăn một quả cam một ngày và phơi nắng một cách vừa phải, là có thể ngăn chặn được bệnh viêm khớp xương, một trong những bệnh thông thường nhất trên thế giới hiện nay.

Có đến 90% những người trên 40 tuổi bị viêm khớp xương ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, không nên hiểu bệnh viêm khớp xương như là bệnh thấp khớp, vô'n làm cho các khớp xương trở nên rất đau đớn mà thật ra là vì tạo ra bởi việc hệ thông miễn nhiễm hoạt động không đúng nhiệm vụ mà quay lại tấn công câc lớp sụn lót của các khớp, bệnh thấp khớp này có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc thông thường.

Khác biệt chính giữa hai bệnh viêm khớp và thấp khớp là các cơn đau của bệnh thấp khớp diễn ra từng cơn, trong khi đó, đau nhức của bệnh viêm khớp thì hầu như thườnlỉ xuyên không thay đổi ngày này qua ngày khác.

Cho đến nay, cách chữa trị độc nhất của bệnh viêm khớp này là dùng các thuôc chống đau và

95

trong trường hợp bệnh nặng quá thì phải mổ. Tuy nhiên, các bác GĨ tại trung Tâm Nghiên cứu về viêm khớp ở Mỹ đã khám phá ra rằng, một chế độ ăn uô"ng giàu sinh tô" mặc dù không thể ngăn chặn được bệnh này tái phát nhưng có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh và đôi khi ngăn chặn hẳn được nó. Họ đã dùng các tấm hình chụp X-quang khớp xương đầu gôl của các bệnh nhân, chụp cách nhau 10 năm và so sánh các chế độ ăn uống của họ.

Đặc biệt, đôi với những người dùng nhiều sinh tô" c, có khả năng ngăn chặn bệnh viêm khớp phát triển cao hơn đến 3 lần so với những người không dùng hoặc dùng ít sinh tô" c. Sinh tô" D có tác động kích thích xương cũng như có tác dụng tương tự.

Nhưng các bác sĩ nhấn mạnh rằng, đây chưa phải là bằng chứng tô"t nhất cho thây sinh tô" có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh này thì uô"ng thêm nhiều sinh tô" chắc cũng không có hại gì, nhưng ăn thêm bao nhiêu thì vừa phải. Đôi với sinh tô" c, khác biệt chính giữa hai nhóm là khoảng 120mg một ngày, tương đương với 1 hay 2 quả cam một ngày.

96

ĨHOẤI tíốA Đốì SỔNG CỔ VẦ CẤCN PNÒNG ĨRẤNN

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa ãốt sông cổ. ớ mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt, buồn nôn, chóng mặt... Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, châm cứu và bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Không nên bẻ cổ đột ngột khi

thấy mỏi, vì nó có thể làm tăng thoái hóa

đốt sống cổ.Một đợt không khí lạnh tràn về

kết hợp với một tư thê nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sỢ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một sô khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người... Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sông.

97

C ác biểu hiện bệnh:

- Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuông cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuông. Nếu trầm trọng, thoái hóa đô"t sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng...

- Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đôt sông (cảm giác gai xương)... làm biến dạng cột sông cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sông như viêm cột sông dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp, làm cho đô"t sông cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.

- Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.

M ột số cá ch điều trị:

- Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như

98

alaphan, viatril-s rihằm làm tăng tạo sụn khớp, hạn chế quá trình thoái hóa.

- Nếu ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp.

- Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ.

- Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.

C ách dự phòng bệnh:

- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước bàn vi tính kéo dài.

- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đôT sôhg cổ.

- Không nên đội nặng trên đầu.

- Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

99

ĨRẢ um GIẢM NGuy co m KHỚP

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Sheffield (Anh) đã phát hiện trong trà xanh có hai chất EGCG (epi- gallocatechin gallate) và ECG (epicatechin gallate) có thể giúp cơ thể phòng ngừa bệnh viêm khớp nhờ khả năng ngăn chặn chât enzyme phá hủy phần sụn trong khớp xương.

Theo tiến sĩ David Buttle- thành viên nhóm nghiên cứu này, các thí nghiệm cho thấy rõ tác dụng bảo vệ sụn của EGCG, làm giảm đau và sưng khớp. Vì vậy, trà xanh cần được xem như một thức uống dược phẩm phòng ngừa căn bệnh này. Trước đó, trà xanh đã được xem là thức uống có lợi cho sức khỏe khi có tác dụng liên quan đến ngăn ngừa bệnh động mạch vành, đột qụy và vài loại bệnh ung thư.

100

LỜI KHU/ẼN eốl VỚI NGƯỜI CỐ ĨUỔI B| VIỀM KHỚP

- Người có tuổi bị đau khớp hoặc viêm khớp kinh niên thì khôiig chữa khỏi hẳn được.

- Một số cách xử lý làm bệnh giảm đau:

+ N ghỉ ngơi: Nên tránh lao động nặng và vận động mạnh làm cho khớp đau. Nếu viêm khớp có sốt nên ngủ ban ngày là tôt nhất.

+ Đắp gạc nóng: Dùng vải thấm nước nóng đắp lên khớp đau.

+ Uống aspirin g iảm 'đau: Uô"ng lOOmg mỗi ngày, chia 4 lần đến 6 lần. Nếu thấy ù tai uô'ng bớt đi. Nếu uông aspirin cùng với thức ăn, hoặc sữa, hoặc natribicacbonat, hoặc uô”ng nhiều nước để tránh hại dạ dày.

+ Làm những động tác vận động đơn g iản để giữ nguyên hoặc làm tăng khả năng vận động của các khớp đau.

+ Nếu chỉ có một khớp bị sưng, nóng và có sốt, có lẽ khớp bị viêm phải dùng kháng sinh như penixilin.

101

C hương III

BÊNH GOUT_____^

PHẦN I

TÌM HIỂU VỀ BÊNH GOƯT

SO Lược VỀ BỄNtí GOUĨ

Gout là bệnh được biết và mô tả từ thời Hy Lạp cổ. Ngay từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Hyppocrates đã mô tả rõ một biểu hiện rất đặc trưng của bệnh là sưng tấy, nóng, đỏ và rất đau ở ngón chân cái, ông còn gọi bệnh Gout là "Vua của các bệnh" và "bệnh của các Vua".

Suốt gần 2.000 năm sau những mô tả và nhận định này của Hyppocrates, nhân loại chẳng biết

102

thêm gì đáng kể về căn bệnh này, ngoại trừ một mô tả ỉam sàng hết sức sông động, hết sức châự thực của một bác sĩ người Anh, và cũng là một nạn nhân của bệnh Gout - bác sĩ Sydenham. Ngoài ngón chân cái, Sydenham còn nêu thêm một số vị trí khác cũng có thể bị bệnh Gout tấn công như: khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân...

Mãi tới cuôl thế kỷ XVIII, các nhà khoa học Đức và Mỹ mới phát hiện được các tinh thể urate trong các u cục quanh khớp, trong các viên sỏi ở hệ tiết niệu, đồng thời phát hiện được sự khác nhau giữa lượng acide uric ở nước tiểu người bình thường và người bệnh. Sau các phát hiện trên là một loạt các nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, Đức, Mỹ, Nga... Cho đến giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học đã làm rõ các nguyên nhân gây tăng acid uric máu, đã tìm thây tinh thể urate dịch khớp, ở sụn khớp, ở các tổ chức dưới da, đã tìm được lý do làm khđp bị viêm cấp và người ta có thể gây viêm khớp thực nghiệm bằng chích tinh thể urate vào ổ khớp. Cũng từ đây, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Gout đã dần được củng cô và hoàn thiện.

103

NHỮNG QUAN NIỈM CHUNG VỀ BỈNH GOUĨ

Gout là một bệnh khớp do rôì loạn chuyển hóa purin ở người, mà nguồn gốc từ việc tiêu hủy các acid nhân của tế bào và hoặc giảm bài xuất acid uric ra nước tiểu, gây tăng acid uric trong máu. ớ người bình thường, lượng acid uric máu từ 3-5mg% (hay 180-300 mol/L). Acid uric máu cao khi bằng hoặc trên con số 7 mg/% (hay 420 mol/L).

Tuy nhiên không phải cứ có acid uric máu cao là bị bệnh Gout. Nếu chỉ có acid uric máu cao đơn thuần, chỉ được gọi là tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng. Người bệnh nên được theo dõi sức khỏe thường kỳ, nên hạn chế protid trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế uống rượu, giảm cân nặng nếu có quá cân và tăng cường vận động để tránh thừa cân.

Chỉ gọi là bệnh Gout khi tình trạng tăng acid uric máu gây những hậu quả xấu cho cơ thể. Hậu quả trước mắt của bệnh là gây các đợt viêm khớp Gout cấp - nỗi kinh hoàng cho những ai bị Gout, tuy nhiên ở giai đoạn đầu, các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ,

104

các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa hơn và hậu quả láu dài và cô̂ định của bệnh sẽ là viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận và nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân Gout.

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, các bệnh rôl loạn chuyển hóa và liên quan đến rôl loạn chuyển hóa thường hay đi kèm với nhau vì vậy bệnh nhân Gout thường thừa cân, và mắc thêm một hay nhiều bệnh như: xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch não... Nói cách khác, các bệnh nhân bị các bệnh nói trên rất dễ bị bệnh Gout.

Với những hiểu biết hiện nay về bệnh Gout, với những phương tiện và thuôc men hiện có, bệnh Gout được coi là bệnh dễ chẩn đoán, có thể chẩn đoán sớm và có thể điều trị đạt kết quả cao.

105

GOUĨ - CỈN i ị m "NHÌ GIÀU"

Những khớp sưng đi sưng lại, những cơn đau, có khi tới hàng chục lần trong năm, thường xảy ra lúc nửa đêm hoặc sau một bữa ăn phong phú thực phẩm, nhiều rượu và thịt đó là những hình ảnh cô đọng về căn bệnh không chết người nhưng cũng chẳng mấy dễ chịu này.

Gout (Goutte), hay còn gọi là bệnh thông phong, thực chât là một loại viêm khớp. Chỉ có điều, tât cả các loại thuôh chữa thấp khớp đều tỏ ra bât lực với bệnh này. Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm đa khớp thông thường vì có các biểu hiện; đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bóng ở các khớp.

Nhiều acỉd u ric

Bệnh xảy ra do nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao, tạo thành các tinh thể lắng đọng tại khớp, gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng acid uric tăng:

1. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất purin như:

- Các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt thú...).

- Phủ tạng động vật: gan, bầu dục...

106

- Một số cá (cá mòi, cá hồi, cá trích...).

- Tôm, cua, ốc ...

2. Sử dụng một số thuôc như;

- Nhóm cortison.

- Aspirin, các thuốc có chứa salicylate.

- Pyrazinamid, thuôc lợi tiểu.

Tiến triển

Bệnh Gout tiến triển qua 2 giai đoạn.

1. Giai đoạn cấp tính :

- Người bệnh bỗng thấy ngón tay, ngón chân cái bị sưng tây (cũng có khi sưng ở cổ chân, khớp gôl hoặc ở những ngón chân khác). Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau đến mức không thể chịu đựng được, nhất là về đêm. Có thể kèm theo sôT nhẹ, mệt mỏi và sỢ lạnh.

- Cơn sưng đau kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần, rồi tự nhiên giảm dần và trở lại gần như bình thường.

- Vài tuần hoặc vài tháng sau, những cơn đau khác lại xuất hiện, cũng dữ dội và bất ngờ như những cơn đau trước. Cứ như vậy, những cơn sưng đau trở đi trở lại, có khi tới hàng chục lần trong năm.

107

- Cơn Gout thường xảy ra vào quá nửa đêm, hoặc sau một bữa ăn nhiều rượu và thịt.

Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài vài năm rồi chuyển thành mãn tính.

2. Giai đoạn m ãn tính

Người bệnh bị sưng đau nhiều khớp, nhất là ngón chân cái, mắt cá, khớp gôl và khớp đốt ngón tay. Các u cục này to nhỏ không đều, đường kính từ 2mm đến 5cm, hơi mềm, không đau, có thể nhìn thấy cặn trắng ở bên dưới lớp da mỏng. Khi bị vỡ, từ các u này sẽ chảy ra một thứ bột trắng như phấn, đó là axit uric lắng đọng dưới dạng muối urat. Các muôd urat không những lắng đọng ở dưới da, quanh khớp mà còn lắng đọng cả ở thận, gây sỏi thận, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.

Xử trí

Bệnh thường "đe dọa" nam giới từ 30 tuổi trở lên, to béo, ăn uống thừa thãi (rất hiếm gặp ở phụ nữ và lứa tuổi trẻ). Theo các chuyên gia y tế, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nên những người trên 30 tuổi, có mức sống cao nên thường xuyên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu.

- Nếu lượng acid uric cao hơn mức bình thường

108

(50-60 mg/1) thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm acid uric trong máu.

- Khi xuất hiện cơn đau, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau, nhưng không nên quá ỉ lại vào thuốc, vì chúng chỉ có thể cắt cơn đau mà không điều trị dứt bệnh được.

- Tuyệt đôì không được uống rượu và các chất kích thích.

- Uông nhiều nước (2-3 lít /ngày), tôT nhất là nước khoáng có độ kiềm cao, để tăng thải acid uric qua đường tiểu tiện.

- Tránh dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất purin như thịt, cá, phủ tạng động vật (chỉ nên dùng dưới 100 g/ngày hoặc không quá 2 lần mỗi tuần).

ĨẠI m sớ BỈNH NHÂN GOUĨ U I GIÀ ĨÌN G NHANH NHU v ịy ?

Các lý do chính của sự gia tăng này là:

- Kiến thức và khả năng chẩn đoán các bệnh về khớp đã được nâng lên một bước đáng kể, ngày

109

càng giảm đi những chẩn đoán chung chung vò nghĩa như: thấp khớp, viêm đa khớp...

- Đời sống kinh tế của nhân dân đã và đang được nâng lên rõ rệt.

- Với chính sách mở cửa và hội nhập với thế giới, việc du nhập lôi sống phương Tây, việc thay đổi lối sông và các thói quen sinh hoạt...

Các yếu tố trên đã góp phần làm thay đổi mô hình bệnh tật của nước ta và Gout là một trong các bệnh đang có xu hướng tăng đáng kể nhất.

B IA -ĨẤ C NHẴN ỈỐ M Ộ ĨG Â yB ỈN N G O U Ĩ

Sau hàng loạt nghi vấn về ảnh hưởng của chất cồn đối với bệnh gout, cuôd cùng các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được mối quan hệ này là có thực. Trong đó, bia là môi đe dọa nguy hiểm nhất, do nó chứa một thành phần đặc biệt nhiều hơn bất kỳ loại nước uống chứa cồn nào.

Lâu nay, người ta tin rằng chất cồn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh một chất gọi là

110

axit uric. Sự tích tụ chất này trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh Gout, hay còn gọi là bệnh thông phong, phá hủy mãn tính khớp, gây nên các cơn viêm khớp thông phong cấp với các biểu hiện sưng đỏ và đau nhức.

Bia - mối đe dọa gây bệnh gout nguy

hiểm nhâ't.

Trong quá trình theo dõi khoảng 47.000 nam nhân viên y tế trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã ghi nhận 730 người phát triển bệnh gout. Trong đó, những người uống trên 2 vại bia mỗi ngày có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uô'ng. Những trường hợp uống rượu ở mức độ tương tự cũng có nguy cơ cao gấp 1,6 lần. Tuy nhiên, dường như không có mối nguy hiểm nào đe dọa những người uông rượu ở mức độ vừa phải hoặc ít hơn.

Theo tiến sĩ Hyon Choi, trưởng nhóm nghiên cứu, sự chênh lệch về khả năng gây bệnh gout giữa các loại nước uống chứa cồn có thể do sự góp mặt của một chất không cồn nào đó. Mọi nghi ngờ đang đổ dồn vào hợp chất có tên là purines, được tìm thấy một lượng lớn trong bia, nhưng lại rất ít trong rượu và những nước uông khác. Chất này có thể tác

111

động lên acid uric trong máu và làm gia tăng tác hại của chất cồn đôi với cơ thể.

Bia dễ gây bệnh Gout hơn rưỢu

Tác động của các loại đồ uông có cồn đối với lượng acid uric trong máu là rất khác nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout khi uống các đồ uông này cũng không giông nhau. Trên thực tế, dân nghiền bia có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn dân nghiền rượu.

Tay của người bị gout - tay trái bị gout sưng

to hơn tay phải.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu môi liên quan giữa việc uô'ng bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ acid uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20.

Kết quả cho thấy nồng độ acid uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uông nhiều rượu mạnh. Trong khi đó, các chuyên gia khÔỊig nhận thấy mối liên quan giữa việc uống‘rượu vang và nồng độ acid uric.

Kết quả này là như nhau ở cả nam và nữ, cũng như đối với mọi mức trọng lượng.

112

Bệnh Gout là một bệnh khớp do rôi loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Nồng độ acid uric trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Chính vì vậy, việc uông các đồ uống có cồn khác nhau gây nguy cơ mắc bệnh khác nhau.

Không phải rưỢu nào cũng làm tăn g nguycơ bị Gout

Đó là ý kiến của các chuyên gia y học Mỹ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Họ khảo sát 47.000 nhân viên y tế nam trong vòng 12 năm, trong số đó có 730 người'phát bệnh Gout và nhận thấy, những ai uô'ng 2 lon bia hay nhiều hơn mỗi ngày thì có nguy cơ bị Gout gấp 2,5 lần người không uống. Dùng rượu mạnh cũng làm tăng nguy cơ, nhưng chỉ ở mức 1,6 lần. Những ai uống rượu vang với mức độ vừa phải thì không có nguy cơ bị Gout.

Người đứng đầu nghiên cứu, tiến sĩ Hyon Choi, nói: "Điều này gợi ý rằng một vài chất trong bia, rượu đã đóng vai trò gây bệnh gout". Theo ông, "thủ phạm" chính có thể là phức hợp purin, có rất nhiều trong bia và nhất là rượu. Bàn luận về nghiên cứu này, Tiến sĩ Qing Yu Zeng thuộc Đại học Y khoa Shantou (Trung Quôh) nói: "Nguyên nhân gây ra gout liên quan đến những yếu tô di truyền và môi trường. Nhưng sự gia tăng tạn suất của bệnh hiện

113

nay thì chủ yếu là do yếu tổ môi trường, trong đó phổ biến nhất là việc uô"ng nhiều thức uống có cồn".

K ết luận

Có thể nói Gout là bệnh của “các ông” (vì thường mắc ở nam giới, tuổỉ sắp làm ông). Tuy bệnh có thể mắc ở mọi mức sống không kể giàu nghèo, nhưng những người có mức sống, mức sinh hoạt cao, có lôl sống hiện đại có nghĩa là có nhiều hơn các yếu tô' nguy cơ (rượu, tiệc, căng thẳng...) và chắc chắn nhiều khả năng bị bệnh Gout tân công hơn.

Bệnh Gout hoàn toàn có thể được chẩn đoán sớm. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, các bạn nên đến thầy thuôc chuyên khoa Khớp để được xác định chẩn đoán càng sớm càng tót.

Bệnh Gout có thể được điều trị tốt bằng:

- Chế độ ăn uô'ng sinh hoạt hợp lý.

- Chê độ thuôc men hiệu quả nhằm hai mục đích:

+ Cắt cơn viêm khớp câ'p.

+ Phòng ngừa viêm khớp tái phát, sỏi thận và suy chức năng thận. Việc điều trị này cần phải liên tục và lâu dài để hạ và duy trì mức acid uric máu ở mức bình thường (dưới 5mg% hay dưới 300mol/L).

114

Kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào hai yếu tố không thể tách rời: kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của người thầy thuôc; hiểu biết và sự tuân thủ điều trị của người bệnh.

GOUĨ - DÍU HIẾU BAN Dầu CỦA BỈNH ĨIM

Bệnh Gout là hiện tượng tích tụ acid uric và muôi urate trong máu và khớp, do sự rôi loạn chuyển hóa acid uric gây nên. Người trung niên bị bệnh Gout rất dễ tăng huyết áp và cholesterol - những yếu tố nguy hiểm đe dọa sức khỏe tim mach.

Phần lớn bệnh nhân gout bị béo phì

Bệnh Gout, thường gặp ở những người lạm dụng quá mức các loại thực phẩm giàu protein như gan, thận, cá mòi... và rượu. Trước đây, nó được coi là bệnh của nhà giàu vì chỉ tầng lớp khá giả mới được thưởng thức những món ăn này. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người mắc bệnh gout do tỉ lệ béo phì tăng nhanh. Bệnh gây nên các cơn viêm khớp Gout cấp, phá hủy mãn tính khớp và

115

lắng đọng muối urate tạo thành sạn urate ở da, sụn. Trong trường hợp có quá nhiều urate, thận sẽ bị tổn thương và xuất hiện sỏi thận.

Không những thế, Gout còn có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tim ở những người không có tiền sử bệnh.

Khi so sánh 261 bệnh nhân từng trải qua một cơn viêm khớp gout cấp đầu tiên và khoảng 500 người khỏe mạnh các nhà khoa học nhận thấy:

- 43% bệnh nhân Gout bị huyết áp cao, trong khi tỉ lệ này ở nhóm khỏe mạnh chỉ là 18%.

- Lượng cholesterol trong máu ở nhóm bệnh nhân gout cao hơn nhóm khỏe mạnh.

- Cứ 20 bệnh nhân Gout thì có 1 người bị tiểu đường, trong khi tỉ lệ này ở nhóm bình thường là 1/ 100 .

- Hơn một nửa bệnh nhân Gout bị béo phì, trong khi chỉ có 1/3 nhóm khỏe mạnh chịu chung hoàn cảnh.

Kết quả trên cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim ở những người bị Gout rất cao. "Bệnh không trực tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch, song nó có thể là dấu hiậq ban đầu".

116

Biện pháp điều trị bệnh tiout niện nay là dùng thuôc tăng bài tiết urate, hoặc thuôc làm chậm quá trình tạo thành sạn urate. Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng cách hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đồ biển (con trai, cá trích, cá mòi...) và uông ít rượu đỏ, bia.

117

PHẨN II

ĐIỀU TRỊ BỆNH GOƯT

Đ É IR| BỈNH GOUĨ NHư ĨN ấ NÀO?

Bệnh Gout, còn gọi là thông phong, là bệnh lý ứ đọng tinh thể monosodium urate tại khớp và mô liên kết nơi khác do tăng quá độ acid uric trong máu. Biểu hiện lâm sàng thường là hội chứng viêm một hoặc nhiều khớp cấp tính, tái diễn và một sô" biến chứng ỏ cơ quan khác. Khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện là bệnh nhân tăng acid uric trong máu một thời gian dài; tuy nhiên, cũng có một số người chỉ có hội chứng tăng acid uric/máu mà không hề đưa đến viêm khớp Gout. Hội chứng tăng acid uric và bệnh Gout có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

118

N guyên tắ c diều trị:

Cơn Gout cấp, một khi đã được chẩn đoán, cho dù là Gout nguyên phát hay thứ phát, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

M ục tiêu điều trị:

1. Chấm dứt quá trình viêm cấp (kháng viêm không steroid, colchicin, corticoid).

2. Phòng ngừa cơn cấp tái phát thường xuyên (colchicin).

3. Phòng ngừa sự lắng đọng thêm cũng như giải quyết các tophi sẵn có với các biện pháp làm giảm acid uric trong máu. Ngoài ra, cũng cần điều trị các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rôl loạn lipid máu và béo phì.

Điều trị tr iệ u chứng;

- Colchicin: là thuốc kinh điển trong điều trị cơn gout cấp vì có hiệu quả rất cao trên quá trình viêm khớp do tinh thể, đặc biệt là bệnh gout. Chính vì thê mà nó được dùng như một tiêu chuẩn chẩn đoán kể từ năm 1966. Colchicin tác động vào quá trình thực bào của tế bào đa nhân trung tính. Trong những ngày đầu, liều sử dụng thường không vượt quá 4mg/ngày đầu, giảm xuống dần và bắt đầu duy

119

trì từ ngày thứ tư với liều 0,6-lmg/ngày tùy theo trường phái.

- Các thuốc kháng viêm không steroid: cũng có tác dụng kháng viêm giảm đau rất tót trong viêm khớp cấp do Gout. Người ta thường chọn lựa các loại tác dụng nhanh.

- Corticoid thường cho kết quả rất tuyệt vời trong những cơn gout cấp với liều 20-30mg prednison/ ngày, tuy nhiên bệnh sẽ tái phát ngay khi ngưng thuốc, đưa đến những hậu quả xấu của việc lệ thuộc corticoid, vì thế hầu hết các tác giả không khuyên dùng. Corticoid được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có bệnh thận, gan hay tiêu hóa, không dung nạp được colchicin hay kháng viêm không steroid. Corticoid có thể dùng đường toàn thân nếu viêm đa khớp, dùng tại chỗ nếu là viêm một khớp và được khuyên cáo chỉ sử dụng trong đợt cấp và không kéo dài.

- Thuốc giảm đau thường được cho kèm theo kháng viêm như acetaminophen đơn thuần hay phối hợp.

- Cho khớp nghỉ ngơi và chọc hút dịch khớp trong trường hợp có tràn dịch khớp nhiều.

Điều trị cơ bản:

- Mục tiêu chính của điều trị cơ bản là giảm lượng acid uric máu xuống = 6mg%.

120

- Thuôc tăng thải acid uric qua đường niệu, cần thận trọng vì có thể gây sỏi niệu. Vì thế, không nên dùng khi bệnh nhân có tiền căn sỏi niệu, hay có lượng urat/nước tiểu vượt quá 4,8 mmol/ngày.

- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric (allopurinol, tisopurine)

- Một số thuôc mới đang nghiên cứu: Puricase, TMX-67.

- Nước rất quan trọng nhằm mục đích phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận, nên bệnh nhân thường được khuyên uống nhiều nước, hoặc truyền dịch nhằm đảm bảo lượng nước tiểu trong ngày đạt đến 2000ml/24 giờ.

- Chê độ ăn:

+ Giảm tôl đa thức ăn cung cấp nhiều đạm gốc purin.

+ Giảm calorie.

+ Giảm châ't béo.

- Kiềm hóa nước tiểu: nước pha bicarbonat (ít dùng), acetazolamid, nước suôi Vichy, trái cây không chua...

121

- Phẫu thuật: chỉ định khi các tophi quá lớn ảnh hưởng đến chức năng hay chèn ép gây biến chứng.

K ết luận:

Bệnh Gout có chiều hướng tăng cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, do đó cần được quan tâm để tránh những hậu quả vì biến chứng hầu như không hồi phục. Bên cạnh thể bệnh nguyên phát, còn có nhóm bệnh thứ phát, tuy không chiếm tỉ lệ đáng kể nhưng lại thường khó điều trị và diễn biến nặng nề. Gout thứ phát có vẻ chiếm tỉ lệ khá cao ở nhóm bệnh nhân nữ.

Trong điều trị cơn cấp, có một số thay đổi trong việc sử dụng, định liều và kết hợp thuôc. Thầy thuốc cần thận trọng nhất là khi chỉ định trên bệnh nhân lớn tuổi và có nhiều bệnh đi kèm, do vậy cũng uống đồng thời nhiều loại thuôc có thể làm ảnh hưởng diễn biến cũng như đáp ứng của bệnh. Trong một sô' trường hợp, để tránh những phản ứng có hại của một số thuôc điều trị gout, corticoid tại chỗ hay toàn thân có thể được chỉ định nhưng cần hết sức thận trọng và không dùng kéo dài để tránh tình trạng lệ thuộc corticoid.

122

CẤC lOẶI ĨHUỚC e i ỉu TRI BỆNH GOUĨ

T ổng quan: Hiện nay, có nhiều thuốc điều trị bệnh Gout cấp hoặc mãn tính, bao gồm colchicin, các thuôc chống viêm phi steroid (NSAID), sulfin- pyrazon, allopurinol, probebecid, corticotropin (ACTH) và các glucocorticoid. Điều trị bệnh gout bao gồm 3 khía cạnh khác nhau của bệnh: ức chế phản ứng viêm (colchicin, glucocorticoid, ACTH và NSAID), giảm sản sinh acid uric (allopurinol), và tăng nhanh thải acid uric (phenylbutazon, probenecid, sulfinpyrazon). Các thuốc lý tưởng để điều trị cơn gout cấp là colchicin và NSAID. Các glucocorticoid và ACTH được dành để điều trị cơn cấp ở những người kháng điều trị hoặc chống chỉ định dùng colchicin và các NSAID. Bệnh gout mãn tính thường được điều trị bằng các thuôc thải acid uric niệu, allopurinol hoặc liều thâ'p colchicin dùng hằng ngày.

Lịch sử: Colchicin đã được dùng từ lâu trong điều trị viêm khớp gout cấp. Năm 1763, chế phẩm Colchicum autummale, loại cây chứa alkaloid colchicin, lần đầu tiên được sử dụng trong điều trị cơn gout cấp. Mãi đến năm 1820, người ta mới chiết xuất được colchicin từ cây này. Ngày nay, colchicin vẫn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gout cấp.

123

Trong suôt thời gian mà nguồn cung câp peni- cillin bị hạn chế, có nhu cầu về các thuôh giảm bài tiết penicillin qua thận. Probenecid đã được triển khai nhờ kết quả của một nghiên cứu có tổ chức. Đây là 1 trong 2 thuốc (thuôc kia là carinamid) làm giảm thanh thải penicillin qua thận. Trong lâm sàng, probenecid có hoạt tính bài tiết acid uric niệu và là thuôc điều trị gout có hiệu quả.

Sulfinpyrazon được phát hiện khoảng năm 1960, trong khi tìm kiếm một thuôh bài tiết acid uric niệu và chống viêm ít độc nhất. Là chất chuyển hóa của phenylbutazon, sulfĩnpyrazon có hiệu quả rõ rệt trong việc bài tiết acid uric niệu và do đó là thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh gout mãn tính.

Lịch sử của các thuốc chông viêm phi steroid bắt đầu vào giữa thế kỷ XVIII khi người ta sử dụng vỏ cây liễu điều trị sôt. Năm 1829, người ta chiết xuất được hoạt chất của vỏ cây liễu. Salicylat natri được sử dụng lần đầu tiên năm 1875 và aspirin được đưa vào điều trị chứng viêm năm 1899. Các thuốc chống viêm phi steroid, không phải salicylat ban đầu bao gồm indomethacin, hiện nay vẫn được dùng, và phenylbutazon, một hợp chất ít được dùng vì nguy cơ thiếu máu bất sản và mất bạch cầu hạt. Vào giữa những năm 1970, ibuprofen và các dẫn xuất acid propionic không độc cùng họ khác được tung ra thị trường. Có không dưới 17 thuốc riêng biệt về mặt

124

hóa học trong nhóm này. Các thuốc NSAID khá ít độc khi điều trị ngắn ngày, mặc dù các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (GI) khá nổi tiếng và là một trong những phản ứng thuốc có hại hay gặp nhất khi dùng kéo dài. Để điều trị cơn gout cấp, các NSAID hay dùng nhất là indomethacin, phenylbu- tazon và sulindac, tuy nhiên, nhiều thuốc NSAID khác cũng có hiệu quả trong cơn gout cấp. Các thuốc khác có hiệu quả bao gồm dicloíenac, ketoproíen, fenoprofen, ibuproíen, piroxicam, tolmetin, naprox- en, acid meclofenamic và flurbiprofen.

Vào cuối những năm 1970, mới đầu allopurinol được nghiên cứu như một thuốc chống ung thư. Nó tỏ ra thiếu hoạt tính chông chuyển hóa nhưng lại có hoạt tính chông gout rõ rệt. Nghiên cứu sâu hơn đã chứng minh allopurinol là một thuôc có hiệu quả trong điều trị bệnh gout.

Các corticosteroid và ACTH được xem là những thuốc có hiệu quả điều trị cơn gout cấp vì hoạt tính chông viêm của thuốc. Do có một số tác dụng phụ, các thuôc này được dành để điều trị cơn gout cấp kháng thuốc.

Cơ ch ế tá c dụng: Các thuôc điều trị gout khác nhau tác dụng thông qua một số cơ chế khác nhau. Probenecid và sulfĩnpyrazon làm tăng bài tiết acid uric niệu, trong kh,i; allopurinol cản trở sự hình

125

thành acid uric. Probenecid và sulfinpyrazon không tác dụng trên sự hình thành acid uric. Colchicin, NSAID, corticotropin, và các corticosteroid ức chế chứng viêm phản ứng với lắng đọng tinh thể urat, do đó, giảm các triệu chứng (thí dụ: viêm khớp gout) do bệnh gout.

Hóạt động của các thuốc chống viêm dùng điều trị gout khác nhau rõ rệt. Colchicin tác động bằng cách gắn với các protein vi tiểu quản và cản trở chức năng thôi gián phân dẫn đến giảm đi cư bạch cầu, hóa ứng, bám dính và thực bào. Indomethacin và phenylbutazon có hiệu quả như colchicin trong việc giảm các triệu chứng viêm của gout. Không như indomethacin, phenylbutazon cũng có hoạt tính bài tiết acid uric niệu. Sulíĩnpyrazon, không giống phenylbutazon, không có đặc tính chống viêm hoặc giảm đau. Thuốc có hoạt tính thải acid uric niệu mạnh gấp 3-6 lần probenecid. Sulfinpyrazon cùng kéo dài đời sông tiểu cầu, có lợi trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim và huyết khôi.

Các liều dược lý của corticosteroid và ACTH làm giảm viêm do ức chế giải phóng các acid hydrolase bạch cầu, ngăn ngừa sự tích tụ đạị thực bào tại vị trí viêm, cản trỏ sự bám dính của bạch cầu vào thành mao mạch, giảm tính thấm màng mao mạch (nhờ đó làm giảm phù nề), giảm các thành phần bổ

126

sung, ức chê giải phóng histamin và kinin, và cản trờ sự hình thành mô sẹo.

C ác đ ặc điểm phân biệt: Các thuôc điều trị bệnh Gout khác nhau về cơ chê tác dụng và các tác dụng phụ. Colchicin, loại thuôc lâu đời nhất trong nhóm thuôc này, được dùng để làm giảm các triệu chứng của cơn Gout cấp và bệnh Gout mãn tính nhưng có tác dụng giảm mức acid uric. Ngoài những lợi ích đôl với bệnh Gout, colchicin có hiệu quả trong một sô" chỉ định chưa chính thức như xơ gan, thoái hóa dạng tinh bột, bệnh Paget, viêm da dạng herpes, sô"t Địa Trung Hải gia đình.

Sulfinpyrazon là thuôc được ưa chuông dành cho những bệnh nhân bị bệnh Gout thứ phát sau liệu pháp lợi tiểu điều trị tăng huyết áp và những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành.

C ác phản ứng có hại: Tác dụng độc của colchicin liên quan tới hoạt tính chống gián phân trong các mô đang tăng sinh như da, tóc và tủy xương. Điều trị ngắn ngày thuốc có thể gây buồn nôn hoặc nôn và viêm dạ dày ruột xuất huyết. Điều trị lâu dài thuôc có thể gây mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản và rụng tóc.

Tác dụng phụ hay gặp nhất của allopurinol là phản ứng da. ơ một sô trường hợp, phát ban xuất hiện tới 2 năm sau khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra,

127

việc dùng allopurinol có thể gây hội chứng ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.

Tât cả các thuốc NSAID đều gây các tác dụng phụ tương tự nhau, nhưng có một vài ngoại lệ. Những tác dụng phụ hay gặp nhất là ở dạ dày, ruột, bao gồm buồn nôn, chán ăn, đau bụng và loét. Indomethacin và phenylbutazon có những tác dụng phụ khác hạn chê việc dùng thuốc kéo dài. 30-55% số bệnh nhân dùng indomethacin bị tác dụng phụ. Hay gặp nhất là các tác dụng phụ ở dạ dày ruột và hệ thần kinh trung ương (CNS). Những tác dụng phụ trên CNS bao gồm đau đầu vùng trán dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, kém minh mẫn, lú lẫn. Điều trị phenylbutazon kéo dài gây viêm gan, viêm thận, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và giảm lượng tiểu cầu.

Tất cả các thuốc glucocorticoid, do kích thích phản hồi tiêu cực, có thể ức chê trục vùng dưới đồi- tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA). Ngoài ra, những tác dụng phụ khác của glucocorticoid rất nổi tiếng và xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân sau khi điều trị kéo dài với liều trên mức sinh lý. Những tác dụng phụ này bao gồm: loãng xương, viêm tụy, đái đường do steroid, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, rối loạn tâm thần, bệnh nấm candida miệng và các nhiễm trùng cơ hội khác, suy giảm miễn dịch, tăng cân và teo da. Mặc dù các corticosteroid có

128

hiệu quả rõ rệt trong điều trị một sô bệnh, việc dùng thuốc kéo dài bị hạn chê do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

CHÚ ỹ KHI ỉử DỤNG ĨHUỐC D É ĨR| BỈNH GŨUĨ

- Các thuôh kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tô't. Càng ít dùng càng tôd vì tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng theo số lượng thuốc dùng, thời gian dùng và tuổi của người bệnh.

- Để điều trị tận gốc các hậu quả (gây các đợt viêm khớp cấp, gây sỏi thận, gây suy thận) của căn bệnh này cần phải giảm bớt lượng acid uric máu bằng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và/ hoặc các thuốc làm tăng thải acid uric ra ngoài, các thuốc làm giảm acid uric máu sẽ phải dùng lâu dài (nhiều năm), dùng liên tục, không ngắt quãng. Liều lượng và loại thuốc do các bác sĩ điều trị chọn lựa và điều chỉnh tùy theo lượng acid uric máu, tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mục tiêu của việc dùng thuốc này là giảm

129

acid uric máu tới mức bình thường và duy trì mức đó lâu dài, bảo đảm không bị lắng đọng acid uric ở các cơ quan: khớp (gây tái phát viêm khớp), thận (gây sỏi thận hay suy thận)...

- Allopurinol (biệt dược là Zyloric) là thuốc rất thường dùng để giảm acid uric máu, vì thuôc ức chế tổng hợp acid uric.

- Ngoài ra, có thể dùng các thuôc tăng thải acid uric qua đường thận như Probenecide, Sulhnpyra- zone, thuốc làm tan sỏi urate (Cốm Piperazine Midy), thuôc làm tiêu hủy acid uric (Uricozyme) nhưng cần chú ý tới các chông chỉ định của thuốc.

- Riêng ở người trên 60 tuổi, Allopurinol là thuôc thường được chọn lựa để làm giảm acid uric máu.

- Các thuôc làm giảm acid uric đều đòi hỏi phải dùng liên tục nhiều năm vì đây chính là việc phòng ngừa bệnh tái phát.

- Lượng acid uric máu phải được giảm tới mức bình thường (dưới 5 mg% hay dưới 300 (mol/1) và duy trì ở mức này bằng thuôc và chế độ ăn uống. Việc theo dõi định kỳ lượng acid uric trong máu, chức năng gan, thận là rất cần thiết để các thầy thuốc điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp và theo dõi ảnh hưởng của thuốc với cơ thể người bệnh.

130

- Khi đang dùng Allopurinol

+ Cố gắng tránh sử dụng các kháng sinh nhóm Lactam, nhóm Penicillines, đặc biệt là Ampicilline và Amoxyclin (vì allopurinol làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh này lên nhiều lần).

+ Thận trọng khi dùng các thuôh ức chế men chuyển (đặc biệt là Captopril) vì thuốc này làm tăng khả năng dị ứng với Allopurinol.

+ Không nên dùng Corticosteroids và Aspirin dài ngày vì hai loại thuốc này ảnh hưởng không tốt đến bệnh và gây tăng acid uric máu.

+ Không dùng các thuốc lợi tiểu thiazide vì cản trở thải acid uric qua đường tiểu và tăng khả năng dị ứng allopurinol.

- Khi cần sử dụng thuôc hạ sô't người bệnh có thể dùng là paracetamol.

- Khi bị các viêm nhiễm cần điều trị kháng sinh,người bệnh nên báo cho bác sĩ biết mình đang dùng Allopurinol và các bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh thuộc các nhóm khác như: Erythromycine,Rovamycin, Tetracycline, Bactrim, Ciproíloxacine, Peíloxacin, OAoxacin, Noríloxacin,.

* Các thuốc lợi tiểu khác, lợi tiểu đông, nam dược đều có thể dùng. Các thuốc lợi tiểu thảo dược thường

131

làm tăng lưu lượng dịch tới thận, tăng mức lọc cầu thận, làm kiềm hóa nước tiểu, không thải muối nên thuận lợi cho việc thải acid uric, (đặc biệt là lá xakê). Có thể kết hợp với các thuôc này để tăng cường và củng cô kết quả điều trị. Nhiều trường hợp còn làm giảm bớt liều thuốc phải sử dụng.

CHUỜA ĐẤ ÚÂ GIẲM CHỨNG DAU KHỚP ở BỀNH NHẲN GOUĨ

Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy, việc dùng những túi đá để chườm tại các khớp bị viêm do bệnh Gout sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng đau của người bệnh.

Bệnh Gout thường bắt dầu bằng hiện wợng sưng

đau ở ngón chân cái.

Các bác sĩ tại Đại học Y New dersey đã chọn ra 19 bệnh nhân bị viêm khớp cấp do Gout (giai đoạn đầu củabệnh gout, khi mới xuất hiện những biểu hiện đầu tiên). Tất cả họ đều được dùng thuốc chống Gout đặc hiệu là colchicine và thuốc chống viêm prednisone. Ngoài ra, 10 người trong sô này còn được chườm túi

132

lạnh ở vùng khớp bị đau trong 30 phút, 4 lần môi ngày. Bệnh nhân được theo dõi trong vòng 1 tuần.

Kết quả cho thấy, ở nhóm được chườm lạnh, dấu hiệu đau giảm đáng kể; chứng phù nề, ứ nước cũng giảm ít nhiều. Ngoài ra, người bệnh ít bị các cơn gout nặng so với những người ở nhóm không chườm lạnh.

Tuy kết quả thu được rất khả quan, nhưng theo các tác giả, quy mô của nghiên cứu còn nhỏ nên chưa rõ ngoài giảm đau, liệu pháp này có đem lại tác dụng gì khác hay không, và liệu điều này có còn đúng khi kết hợp chườm lạnh với các thuốc khác.

CH( Độ m HOẬĨ ĨRŨNG B É ĨR| BỈNH GOUĨ

- Ngâm chân nước nóng hàng tối rất có lợi cho người bệnh, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

- Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa lạnh hay bị lạnh đột ngột.

- Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh.

133

- Cần duy trì một chê độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.

- Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chê độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chê biến dạng khớp.

ơ nước ta, bệnh Gout ngày càng phổ biến. Mọi người cần cảnh giác với các hiện tượng sưng đau đột ngột, bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân... đặc biệt ở nam giới tuổi trung niên. Khi có bệnh, cần tới các thầy thuốc chuyên khoa sớm để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời. Lúc đầu bệnh tưởng như có thể khỏi hẳn trong một thời gian dài nhưng những rối loạn bên trong thì vẫn tiềm ẩn và trước sau thê nào cũng sẽ biểu hiện và nặng dần lên. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, duy trì một nếp sinh hoạt, ăn uống phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh, tránh những hậu quả xấu ở khớp, thận và các cơ quan liên quan đặc biệt là tim mạch.

HỎI DẤP VỀ D É ĨR| BỈNH GOUĨ

Tôi 41 tuổi, là lao động ch ính trong g ia đ ìn h 3 người, đ ã tự bỏ thuốc lá 5 tháng, việc lên cân rất

134

nhanh (từ 59 k s lèn 64kg) và h iện đang có triệu chứng thỉnh thoản g đau ngón chân cá i (không thường xuyên nhưng thường bị niỗi kh i p h ả i khuân vác). Xin h ỏ i: Tôi có th ể chữa trị tiết k iệm (với thuốc rẻ tiền m à vẫn h iệu quả) tại nhà hay không? Tôi nên ăn uống như th ế nào đ ể hạn c h ế việc p h á t sinh thêm ch ất uric trong người? Nếu ngón chân tôi đ ã có triệu chứng đau thì việc tập th ể dục có được không?

Trước hết muôn có toa thuôh, bạn phải đi khám và xét nghiệm acid uric trong máu và nước tiểu 24h. Nếu đúng là bệnh Gout thì bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn.

Tôi nghe nói có th ể dùng than đ ể g iảm đau khi bị Gout. Vậy cách sử dụng th ế nào?

Dùng than là một trong nhiều biện pháp khá hữu hiệu với bệnh nhân Gout. Than có tác dụng hút chất độc từ trong cơ thể ra.

Bạn có thể dùng than hoạt tính giã thật mịn, trộn với nước sền sệt rồi bọc trong một lỡp vải và đắp lên khớp đau. Cứ khoảng 4 giờ lại thay than một lần. Nhưng bạn phải bọc thật kín vì than dễ làm bẩn quần áo, chăn chiếu.

Ngoài ra, có thể hòa than trong nước nóng để ngâm chân. Ngâm trong khoảng 30 phút sẽ thấy dễ chịu.

135

Tôi bị bệnh gout đã hơn 1 năm nay và thườhg bị đau đớn ở các ngón chăn vào những thời đ iểm khó biết trước. Mọi sinh hoạt, công việc rất bị ảnh hưởng, có cách nào xử lý nhanh đ ể giảm cơn đau đó'?

Khi bị Gout, những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, nhưng thường là vào ban đêm. Cơn đau khiến người bệnh run rẩy, khổ sở và có thể kéo dài mấy ngày. Hầu hết các ngón chân đều đau, nhưng ngón chân cái thường đau nhất.

Ngoài việc uông thuôh giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, có thể dùng đá để chườm. Nước đá có tác dụng xoa dịu và làm tê tức thời. Nên dùng đá vụn đặt lên một miếng vải sạch và chườm trong khoảng 10 phút là có tác dụng ngay. Hoặc cũng có thể nhúng trực tiếp ngón tay, chân đau vào xô đá vụn trong vài phút. Trong cơn đau, cũng nên nghỉ ngơi và nâng chỗ khớp bị đau lên cao.

Nếu người béo p h ì và bị bệnh Gout thì nên kiên g ăn th ế nào đ ể khốn g ch ế được bệnh?

Dĩ nhiên lúc này phải luyện tập và có chế độ ăn uông thích hợp để giảm cân. Nhưng nếu nhịn quá mức sẽ khiến tế bào suy nhược và phóng thêm acid uric khiến bệnh nặng hơn.

Tốt nhất phải tránh uống rượu, bia, nên uô"ng nhiều nước. Nước giúp thải acid uric trong cơ thể ra ngoài nhanh hơn. Nước cũng làm giảm nguy cơ sỏi

136

thận, chứng bệnh mà phần lớn người bị Gout đều mắc phải. Ngoài ra, nước còn làm giảrn cân một cách tích cực. Việc ăn kiêng chỉ nên chú ý tránh các loại thực phẩm có độ đạm quá cao, kể cả các loại rau củ như măng, đậu khô, nấm v.v...

Tôi vừa bị cao huyết áp, vừa bị Gout. Uống thuốc h ạ huyết áp có ản h hưởng gì đến bện h Gout hay không?

Trường hợp của bạn khá rắc rôl vì một sô" thuốc để hạ huyết áp như thuôc lợi tiểu lại làm gia tăng mức acid uric. Tô"t nhất nên hạ huyết áp một cách tự nhiên bằng cách ăn ít muôi, giảm cân và luyện tập thể thao. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một loại thuốc ít tác dụng phụ khi cần hạ huyết áp n^ay lập tức.

Những ngón chân hay khớp xương bị thương hay thường xuyên b ị đau có p h ả i là nguyên nhân dẫn đến bện h Gout? N ếu bị đau khớp do bị Gout, tôi có th ể dùng aspirin được không?

Đúng là bệnh Gout có thể tấn công những khớp xương đã bị thương sẵn. Vì thế nên cố gắng tránh bị thương ở khớp, nhất là các ngón chân. Cũng không nên đi giày chật vì giày sẽ làm tổn hại các khớp ngón chân. Còn việc dùng aspirin để giảm đau là không nên vì loại thuốc này có thể làm bệnh Gout nặng hơn do thuôc ngăn cản sự bài tiết acid uric.

137

Tôi bị bệnh Gout, liệu có th ể uống Allopuriiiol 300m g liên tục h ằn g năm được kh ôn g (1 viên ị ngày); thuốc có tác dụng phụ gi? Thuốc Nam, thuốc B ắc có chữa được bệnh Gout không?

ơ bệnh nhân Gout có sự tăng acid uric trong máu, dẫn đến đọng tinh thể urat ở khớp, gây đau. Thuôc Allopurinol có tác dụng ngăn ngừa sự tổng hợp acid uric trong cơ thể. Nó không được dùng trong cơn Gout cấp tính (điều trị câp phải dùng Colchicin hoặc Indomethacin) mà chỉ để phòng ngừa, kiểm soát sự tăng acid uric trong máu hoặc được chỉ định đặc biệt trong trường hợp bị sỏi niệu (sỏi urat) hay bị bệnh thận do urat. Tác dụng phụ của Allopurinol là rôi loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, dị ứng, rụng tóc, độc hại đối với gan, phát ban sôT.

Điều trị bằng Allopurinol có thể duy trì lâu dài, tuy nhiên đôi với trường hợp của bạn, nên hỏi bác sĩ đã trực tiếp điều trị việc dùng thuốc như thế nào để phòng ngừa cơn Gout là tốt nhất.

Trong ăn uông, người bị Gout nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin (purin vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric làm tăng acid uric huyết) như gan, thận, óc, cá biển loại béo (như cá mòi). Hạn chê uống rượu, bia; nên uông nhiều nước (hơn 2 lít mỗi ngày). Hiện nay chưa có loại

138

thuôc Nam, thuốc Bắc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh Gout.

Tôi bị đau hết cả 2 bàn chân đ ã m ấy ngày, lúc đầu ch ỉ thấy đau 2 gót chăn, 2 ngày sau thì đau toàn bộ bàn chân, cứ dẫm chân xuống là đau, nhưng đi lạ i m ột lúc thì lạ i bình thường, ch ỉ hơi đau. Trước đây tôi là vận động viên bóng đá. Hiện nay tôi củng còn đi đ á bóng, lúc chạy có hơi bị đau nhưng về sau khôn g thấy đau nữa. S án g ngủ dậy dẫm chân xuống đ ất tôi thấy 2 bàn chân đau và 2 đầu gối củng mỏi, p h ả i đ i kh ập kh iễn g m ột lúc mới trở lạ i bình thường.

Tôi không bị nhức các khớp, 2 ngón chân cái p h ả i lay hay bóp thật m ạnh mới thấy hơi đau. Xin hỏi, đó có p h ả i là triệu chứng của bệnh Gout không?

Bệnh Gout là một bệnh rôl loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong máu, biểu hiện bằng viêm khớp, nổi u cục dưới da quanh khớp, tổn thương thận. Bệnh thường gặp ở nam giới, tuổi trung niên. Bệnh có 2 thể:

1. Gout cấp tính: triệu chứng đặc trưng là cơn sưng tấy dữ dội của khớp ngón chân cái, kéo dài vài ngày rồi khỏi nhưng rất hay tái phát, ngoài ra có thể còn đau ở những vị trí khác (các ngón chân, cổ chân, khớp gối).

139

2. Gout mãn tính; viêm các khớp nhỏ và vừa, tương ứng với các triệu chứng là nổi cục quanh khớp, dưới da, vành tai (cục này mềm không đau, trong chứa 1 chất trắng như phấn); có thể tổn thương thận (sỏi tiết niệu, viêm thận kẽ).

Các triệu chứng bạn mô tả chưa đủ để kết luận bạn bị Gout, lời khuyên với bạn là:

- Có chế độ ăn uông hợp lý, hạn chế đạm (các đồ ăn như thịt chó, đồ biển, tôm, cua, rượu bia...).

- Khởi động các khớp trước khi vận động, thể dục thể thao đều đặn.

- Nếu nghi ngờ nên làm các xét nghiệm: Định lượng acid uric trong máu, trong nước tiểu, chụp phim X-quang khớp bị đau.

Người m ắc bệnh gout nên ăn uống như th ế nào'?

Gout là bệnh diễn tiến kéo dài, phải điều trị liên tục để tránh tái phát. Vì vậy, chế độ ăn uống hợp lý sẽ trợ giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Người bệnh cần:

- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin như tim, gan, bầu dục, óc, trứng vịt lộn, cá đôi... Tuy nhiên, đạm là thành phần dinh dưỡng quan trọng nên không thể loại bỏ hoàn toàn trong khẩu phần ăn.

140

- Không uông rượu, hạn chê uống bia, tránh ăn uống quá mức.

- Nên ăn nhiều rau xanh, uôhg nhiều nước. Có thể uống các loại nước khoáng có ga vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu, tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt axít uric ra ngoài.

8 LỜI KHUYỀN VỚI BỆNH NHẪN GOUĨ

Gan là nơi chuyển hóa acid uric - tác nhân gây bệnh Gout - nên người mắc bệnh này phải bồi dưỡng cho gan khỏe mạnh bằng cách duy trì thói quen ăn uôhg tốt. Vì vậy, chế độ ăn kiêng của họ gần giống với một người mắc bệnh gan.

Sau đây là 7 lời khuyên khác:

Thuôc Colchicine dược dùng để giảm đau

trong bệnh Gout

- Uông thuôc đều đặn để duy trì nồng độ axit uric. Việc tăng cao đột ngột hàm lượng chất này sẽ dẫn đến cơn Gout cấp.

- Trong các loại thịt nên chọn gà, vịt và cá.

141

Chúng cũng tốt đôi với những người béo hay có bệnh tim mạch vì chứa ít cholesterol.

- Không nên có những hoạt động nặng hay kéo dài vì điều này gây áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp. Trong trường hợp đó, bệnh nhân bị đau do hư khớp chứ không phải do cơn Gout cấp nữa.

- ơ bệnh nhân Gout, thận là cơ quan thứ hai sau khớp bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần uông nhiều nước để làm sạch đường tiểu một cách tự nhiên (hòa loãng các chất cặn có trong đường tiểu).

- Bệnh Gout tuy có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 6-12 tháng nhưng rất dễ tái phát. Vì vậy, bệnh nhân phải luôn luôn duy trì chê độ ăn uông hợp lý.

- Không nên uống thuôc làm giảm acid uric trong máu (như Allopurinol) trong cơn đau câp vì nó có thể làm cơn đau tăng lên.

- Có thể dùng Colchicine để giảm cơn đau cấp (uô"ng liên tục cách giờ cho đến khi giảm cơn đau) nhưng không được quá 7 viên. Khi có tiêu chảy thì phải ngừng thuốc. Hiện nay, các loại thuốc kháng viêm không steroid thông thường khác đã được dùng thay cho Colchicine, hiệu quả giảm đau rất tốt.

142

c ấ eộ iN UỔNG ĨRONG PNỐNG CNỐNG BỈNH GOUỈ

Cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy xuất hiện bệnh và tái phát bệnh. Nhiều bệnh nhân xuất hiện đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhiều hải sản, thịt chó, thịt thú rừng hay dạ dày, lòng lợn, tiết canh. Vì vậy chế độ ăn uông của bệnh nhân Gout có ý nghĩa rất quan trọng, có thể làm hạ acid uric huyết bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể (acid uric được tạo nên do oxy hóa nhân purin).

C hế độ ăn tron g phòng chống hệnh Gout

- Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối.

- Đảm bảo cân đối giữa các thành phần sinh năng lượng (đạm - béo - đường). Tỉ lệ năng lượng do các thành phần cung cấp nên là:

Đạm; Béo: Đường = 12-15% : 18-20% : 65-70%

- Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như các loại thịt, hải sản, các loại phủ tạng động vật.

143

- Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày.

- Không uông quá nhiều và kéo dài rượu, bia, cà phê.

- Luôn uông đủ nước.

Chê^ dộ ăn tron g điều trị bệnh Gout

- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần.

- Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric (nhóm III): óc, gan, bầu dục (cật), các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt...

- Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric trung bình (nhóm II): thịt, cá, hải sản, đậu đỗ... Các thực phẩm nhóm II chỉ nên ăn mỗi tuần 2- 3 lần.

- Sử dụng các thực phẩm chứa ít acid uric trong chê biến bữa ăn hàng ngày như ngũ côc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomat, rau quả.

- Hạn chế các đồ uô"ng gây tăng acid uric máu như rượu, bia, trà, cà phê.

- Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế án các loại quả chua vì sẽ làm tăng thêm độ acid trong máu.

144

- Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh, kẹo, có thể sử dụng với tỉ lệ cao hơn người bình thường một chút).

- Uông các loại nước có tính kiềm; nước rau, nước khoáng.

- Uống đủ nước hàng ngày.

Để điều trị bệnh Gout hiệu quả, cần có sự phôi hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn uống và sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

B ản g hàm lượng purin tron g m ột số loạithực phẩm (mg/lOOg).

N h óm I N h â n

p urin th ấ p

(0 -1 5 m g )

N h ó m II

N h â n purin

tru n g bình

(5 0 -1 5 0 m g )

N h óm III

N h â n purin

cao

(trê n 150m g )

N hóm IV

C á c loại đồ

uống chứ a

n h â n purin

Ngũ cốc Dầu mỡ Trứng

Sữa Fomat

Rau, quả Hạt

ThịtCá

Hải sản Đậu, đỗ

Óc Gan

Bầu dục Cá trích

Nước dùng thịt

NấmMăng tây

RượuBia

Cà phê Trà

145

Một dạng bệnh Gout

Ăn kiêng để trá n h bệnhGout

Cách ăn kiêng cần tập trung vào những khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng như thịt có màu đỏ giàu và thức ăn biển, còn về rau thì là đậu Hà Lan, nấm và hoa cải (súp lơ).

Những thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ phá vỡ chất acid uric, gây viêm sưng, dẫn đến bệnh Gout. Để tránh bệnh Gout, người ta không ăn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Người dẫn đầu nhóm điều tra của trường Y khoa Havard và Bệnh viện đa khoa Massachussetts, ông Hyon Choi nói: "Uông nhiều hơn 2 ly sữa một ngày sẽ giảm bớt 50% nguy cơ bị Gout. Những sản phẩm sữa thì thấp purin (purin là một hợp chất nitơ có cấu trúc phân tử 2 vòng, như adenine và guanine tạo thành các nucleotide của nucleic acid. Uric acid là sản phẩm sau cùng của chuyển hóa purin), nhưng lại cao protein. Và protein giúp chúng ta hạn chế mức độ tăng acid uric. Những kết quả chỉ ra rằng những sản phẩm sữa có độ béo thấp có thể ngăn ngừa Gout khi nó mới vừa chớm phát".

146

Những thức ăn thịt và cá giàu protein thì đặc biệt có hàm lượng purin cao và có thể dẫn đến Gout. Gà và những loại thịt "trắng" lại không làm tăng nguy cơ rủi ro dẫn đến bệnh Gout. Ngay cả những loại rau giàu purin và cháo bột yến mạch cũng không tăng khả năng dẫn đến bệnh Gout.

Làm gì để phòng bệnh Gout?

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Hutt (New Zealand), để phòng ngừa bệnh Gout cần chú ý những điểm sau: hạn chế những loại thức ăn thuộc 2 nhóm làm tăng lượng acid uric như: nhóm 1: phủ tạng các loại như thận, tim, gan, óc,., trứng cá, cá nục, măng tây; nhóm 2: thịt “đỏ” như bò, cừu, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, súp lơ; tránh ăn mặn và uống nhiều rượu, càphê, cacao vôn chứa nhiều purin (tiền chất của acid uric). Thay vào đó, nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu ô-liu, rau quả, trứng, sữa (không chứa purin) và chăm tập thể dục để giữ thể trọng - một tác nhân quan trọng giúp phòng ngừa bệnh Gout.

147

GIẢA ĐAU ĨRONG BỄNÚ GOUĨ BẰNG RAU QUẨ

Người có bệnh Gout phải uô"ng thuốc giảm đau suô't đời, nhưng dù thuốc có tốt đến mấy thì cũng gây ra tác dụng phụ. Để ngăn ngừa điều này, người ta có thể dùng đến một sô" rau quả có tác dụng giảm đau. Hàm lượng chất giảm đau trong rau quả tuy không đủ để gây tác dụng phong bế cảm giác đau một cách tức thời, nhưng nếu biết cách áp dụng cùng lúc với dược phẩm thì sẽ hỗ trợ tác dụng giảm đau bằng cơ chế cộng hưởng.

Đứng đầu là cam, mận Đà Lạt, chanh, đậu Hà Lan, cà chua, sơ-ri, nấm mèo, hoặc nếu có điều kiện hơn thì dùng nho, táo tâỵ, nấm đông cô. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Ân Độ, hai thức ăn rất tôt cho người bị Gout là dưa chuột và giấm. Món dưa chuột xắt lát trộn dầu giấm výi chút củ hành và tỏi, nêm bằng muối tiêu có thêm chút mật ong (công thức của ngành y học cổ truyền Ân Độ Ayurveda) nên luôn có trên bàn ăn. Dưa chuột và giấm có tác dụng ngăn chặn phản ứng chuyển hóa chất đạm purin, đồng thời làm tăng bài tiết acid uric.

Khoai tây là thực phẩm đóng vai trò chủ chô’t trong chê độ dinh dưỡng của người bị Gout. Từ xưa, người ta đã có kinh nghiệm dùng khoai tây cho

148

người bị viêm khớp từ thời thượng cổ. Bệnh nhân Gout nên tập ăn mỗi ngày vài củ khoai tây luộc vừa chín (tránh luộc quá láu vì làm thát thoát vita- min C).

CtíẦA sõc BỈNH NHẪN GOUĨ ĨẬI GIA eÌNH

Những người mắc bệnh Gout nếu bị béo phì thì nên điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để giảm cân, nhưng không được giảm quá nhanh. Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh hay ăn uống quá mức.

Gout xuất hiện do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Biểu hiện là viêm ở các khớp, chủ yếu gặp ở nam (95%), tuổi trung niên (30-40 tuổi).

Bệnh nhân Gout không được uống rượu.

Cơn viêm cấp thường xuâT hiện sau bữa ăn nhiều rượu thịt, chấn thương hoặc phẫu thuật, sau lao động nặng, đi lại nhiều, xúc động, nhiễm khuẩn cấp. Khoảng 50% có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sốt nhẹ.

149

Khoảng 60-70% có biểu hiện viêm cấp ở khớp bàn ngón chân cái. Bệnh nhân đau dữ dội, ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, đỏ, xung huyết.

Đợt viêm kéo dài 1-2 tuần, ban đêm bệnh nhân đau nhiều hơn ban ngày. Sau đó viêm nhẹ dần, đau giảm, bớt phù nề, da tím dần, hơi ướt, ngứa nhẹ rồi bong vảy. Sau khi khỏi, bệnh không để lại di chứng nhưng có thể tái phát vài lần trong năm.

Gout mạn tính có thể tiếp theo Gout cấp tính, nhưng phần lớn bắt đầu từ từ, tăng dần, không qua các đợt cấp, biểu hiện bằng dấu hiệu nổi u cục (lắng đọng urat ở xung quanh khớp, đầu xương, sụn) và viêm đa khớp mạn tính (thường là các khớp nhẹ và vừa, rất dễ nhầm với bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Bệnh cũng có biểu hiện ở cơ quan khác như thận (sỏi thận), thần kinh.

Đôi với cơn Gout cấp tính, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhẹ hoặc Gout mạn tính có thể điều trị tại nhà theo đơn của thầy thuốc. Để phát huy tác dụng điều trị, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý: kiêng rượu, bia và các chất kích thích chè, cà phê; uống nhiều nước (2 lít/ngày), nên dùng các loại nước khoáng có chứa nhiều bicacbonat. Hạn chế thức ăn có nhiều acid uric như thịt, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật, đậu đỗ; ưu tiên thức ăn có ít

150

acid uric như trứng, sưa, phomat, ngũ cốc, các loại hạt, đường rau quả.

Món ăn bài thuốc: Ý dĩ 60’ g, hồng táo 20 quả; nấu chín, ăn ngày một lần. Hoặc; Trứng cút 5 quả, hạt sen 30g; nấu chín, ăn ngày một lần.

CHỮA BỈNH GOUĨ BẰNG DỒNG y

Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Gout là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn.

Gout (thống phong) là một dạng bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin gây nên. Biểu hiện chủ yếu là: khớp xương sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức kịch liệt, tái phát nhiều lần. Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dị dạng khớp, nổi u cục quanh khớp và dưới da, sỏi thận, suy thận...

Trong Đông y, thông phong là một loại bệnh Tý

151

(chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng "Bạch hổ lịch tiết phong" ("lịch" là khắp cả, "tiết" chỉ khớp xương).

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gáy tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục "đàm" - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khôd u đó là "thống phong thạch" (đá thống phong).

Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không thể chỉ dùng một phương thuôh cố định mà chữa khỏi. Các bài thuốc gia truyền, kinh nghiệm dân gian tuy có thể mang lại một sô" kết quả trị liệu nhất định nhưng ít khi chữa khỏi hoàn toàn, tận gốc. Những người không hợp thuôc còn gặp tác dụng phụ ngoài mong muôn. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài .thuốc tương ứng:

Thể thấp n h iệt nghẽn tắ c kinh nỉạch

Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung

152

huyết, khó cử động, đau kịch liệt - gân như bị xé, xương như muốn nứt ra. Bệnh thường phát nặng vào ban đêm, kèm theo sôt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Dùng phép chữa thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết thông lạc; Phòng phong, hạnh nhân, liên kiều, tàm sa, xích tiểu đậu, khương hoàng, hải đồng bì, sơn chi mỗi thứ lOg, ý dĩ nhân 30g, hoạt thạch 15g, bán hạ 6g, sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Nếu khớp xương nóng đỏ nhiều, thêm nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 30g, hổ trượng căn (cốt khí củ) lOg. Nếu đau nhiều, thêm uy linh tiên 15g, nhũ hương 6g, cùng sắc uông.

Thể hu yết ứ đàm trở

Bệnh kéo dài nhiều ngày, hay tái phát, khớp xương bị biến dạng và cứng lại, vùng da quanh khớp xiíơng đen sạm, đau kịch liệt ở một số vị trí cố định, chân tay tê dại, khó co duỗi. Khi bệnh phát nặng, khớp xương có thể bị sưng, đau, nóng, đỏ, người phát sô"t, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; hoặc khớp xương lạnh ngắt, gặp thời tiết lạnh đau càng kịch liệt, được chườm nóng thì thấy dễ chịu. Chất lưỡi đỏ tía, có những điểm ứ huyết.

153

Dùng phép chữa hoạt huyết hóa ứ, hóa đám thông lạc: Đào nhân, hồng hoa, khương hoạt, tần cửu, đương quy mỗi thứ 12g, địa long, ngưu tất mỗi thứ 20g, ngũ linh chi, xuyên khung, mộc dược, hương phụ mỗi thứ 9g, cam thảo 6g, sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Nếu quanh các khớp còn nổi lên những cục "thông phong thạch", cần thêm bạch giới tử lOg, bạch cương tàm lOg, cùng sắc uống.

Thể can th ận suy hư

Bệnh kéo dài láu ngày khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, hai tạng can và thận bị hư tổn nặng. Sức đề kháng của cơ thể giảm khiến ngoại tà dễ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến những cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, các khớp xương thỉnh-thoảng lại sưng đau, nóng đỏ. Dạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như: toàn thân mệt mỏi, kém ăn, sôt nhẹ về chiều, lưng đau gôì mềm, phiền táo, tai ù, đầu choáng, mắt hoa, miệng háo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy vào lúc sáng sớm (ngũ canh tả), tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ ít rêu.

Dùng phép trị bổ ích can thận, trừ thâ"p, thông kinh lạc: Phòng phong, đương quy, địa hoàng, phục linh, tang ký sinh mỗi thứ 15g, tần cửu,

154

xuyên khung, bạch thược, đố trọng, ngưu tâ t mỗi thứ lOg, tế tân 3g, nhục quế 7g, nhân sâm 12g, cam thảo 6g, sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Thêm phụ tử 8g, can khương 8g nếu người bệnh thiên về dương hư, với những biểu hiện như sợ lạnh, da nhợt nhạt, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhợt. Phụ tử là vị thuốc có độ độc rất cao, cần được bào chế đúng phương pháp mới sử dụng được. Vì vậy, chỉ mua nó ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. Mặt khác, phải cho phụ tử vào sắc trước - nấu sôi với nước ít nhất 1,5 giờ để độc tố có đủ thời gian phân giải bớt, sau đó mới cho các vị thuốc khác vào cùng sắc uô"ng.

Cần bỏ nhục quế, thêm kỷ tử 15g, hà thủ ô chế 15 g để tư bổ can thận nếu có triệu chứng thiên về âm hư, với những biểu hiện như hai gò má ửng đỏ từng cơn, sốt cơn về chiều, phiền táo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đầu mặt choáng váng, tai ù, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ ít rêu.

Nếu lưng gối đau mỏi nhiều, thêm hoàng kỳ 30g, tục đoạn 15g để bổ thận, ích khí. Nếu chân tay tê dại nhiều, cần thêm kê huyết đằng 30g để dưỡng huyết, thông lạc.

155

Mộĩ Số MỐN ỈN PNỐNG CHỐNG BỆNH GOUĨ

Theo Đông y, bệnh Gout là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết, làm tân dịch kết lại thành đờm quanh khớp, gây đau. Ngoài việc dùng thuôc, phương pháp điều trị bằng ăn uông cũng rất quan trọng. Sau đây là một sô" món ăn chữa bệnh Gout.

1. Rau cải trắng 250g, dầu thực vật 20g, xào rau ăn hằng ngày, thích hợp trong giai đoạn điều trị củng cố.

2. Cà dái dê tím 250g, rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối, gia vị, trộn đều, ăn cách nhật.

3. Khoai tây 250g, dầu thực vật 30g, rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muôi, gia vị, ăn hằng ngày. Dùng rất tô"t khi bệnh tái phát.

4. Củ cải 250g thái chỉ, dầu thực vật 50g. Củ cải rán qua với dầu rồi thêm bá tử nhân (30g), nước (500ml) đun chín, cho thêm muôi và gia vị, ăn hằng ngày.

5. Củ cải 250g, dầu thực vật 30g, gạo tẻ 3g. Củ cải thái chỉ, rán qua rồi cho thêm 750ml nước, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.

156

6. Măng tre 250g, dầu thực vật 30g, xào măng, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.

7. Hạt dẻ tán thành bột 30g, gạo nếp 50g, nấu với 750ml nước thành cháo ăn trong ngày.

8. Rau cần lOOg (để cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ), gạo tẻ 30g, nấu với 750ml nước thành cháo, ăn trong ngày.

9. Nho tươi 30g, gạo tẻ 50g, nấu thành cháo ăn hằng ngày, dùng rất tô't trong giai đoạn cấp tính.

10. Dâu tây (thảo mai) 80g, rửa sạch, bỏ cuông, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100 ml) chia 2-3 lần uô"ng mỗi ngày.

11. Khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo to nhập khẩu từ Trung Quốc) mỗi loại 300g. Tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lây nước, cho thêm mật ong uống trong ngày.

11. Quýt 200g, cà rốt 300g, táo 400g, lô hội 40g, tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hằng ngày.

13. Cương tàm 250g, đậu đen 250g, rượu trắng l.OOOml. Đậu đen sao cháy, ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

157

14. Độc hoạt 40g, bạch tiên bì 15g, khương hoạt 30g, nhân sâm 20g, rượu vừa đủ. Các vị rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy lOg bột thuốc, 7 phần nước 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần rồi bỏ bã, uống hằng ngày.

15. Tang ký sinh 200g, đậu đen 200g, rượu trắngl.õOOml. Các vị sấy khô, sao thơm, tán vụn, ngâm trong rượu cùng một chút mật ong, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.

i16. Độc hoạt 60g, đậu tương 500g, đương quy lOg,

rượu trắng l.OOOml. Tất cả sấy khô, sao thơm, thái vụn, ngâm trong rượu, cho thêm mật ong, uông mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15ml.

158

BỆNH LOÃNG XƯƠNG

159

C hươ ng I

TÌM HIỂU VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

LOỈNG XUONG LÀ GÌ?

Loãng xương là một rôi loạn bất thường của xương xảy ra ở bất kỳ xương nào, là nguy cơ hàng đầu gây ra gãy xương.

Bệnh loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất quý báu trong ngân hàng xương của mỗi chúng ta. Lúc đầu thường không có biểu hiện gì, nhưng khi các dấu hiệu rõ ràng, khôi lượng xương thường đã mất tới trên 1/3 (35%). Hậu quả gãy xương do loãng xương thường khá nặng nề với sijc khỏe người có tuổi vì xương đã bị loãng rất lâu liền, người bệnh

160

phải nằm lâu ngày nên rất dễ bị bội nhiễm (viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét mục...).

Xương bình thường được cấu tạo bằng protein col- lagen và calcium. Loãng xương là do tiêu hủy cả calci và protein của xương, kết quả là tạo ra xương có chất lượng kém hay giảm độ đậm đặc của xương. Xương bị loãng có thể bị gãy dù chỉ một chấn thương nhỏ mà trong trường hợp bình thường lại không bị. Gãy xương có thể xảy ra khi ngã.

Xương sông, xương chậu, xương đùi, xương cổ tay là những vùng thường bị gãy khi ngã. Mặt khác, gãy xương cũng có thể xảy ra ở những xương khác như xương sườn.

Tại sao loãng xương lại ngày càn g gia tăn g

Một trong những thành tựu rất lớn của y học nói riêng và của khoa học kỹ thuật nói chung là nâng cao tuổi thọ cho con người. Với sự gia tăng tuổi thọ, số người có tuổi (trên 65 tuổi) ngày càng cao và chiếm một vị trí đáng kể trong dân số. Hiện nay số người có tuổi chiếm trên 12% dân số thế giới, dự tính vào năm 2020, con số này sẽ là 17% (chiếm 40% chi phí y tế của toàn xã hội).

Từ 10 năm nay, bệnh loãng xương đã được coi là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu vì ảnh hưởng

161

nhiều tới sức khỏe người có tuổi (đặc biệt là phụ nữ) và đòi hỏi chi phí rất lớn về y tê của xã hội. Loãng xương đã được coi là một trong 4 vấn đề lớn được đặc biệt quan tâm trong thập niên 2000 - 2010, thập niên đầu tiên của thê kỷ XXI, mà Liên hiệp quô"c và Tổ chức Y tế thế giới đã đề xướng là Thập niên Xương và Khớp (The Bone and Joint Decade).

Hiện nay, loãng xương đang được coi là một bệnh dịch âm thầm, ngày càng gia tăng, đang có xu hướng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á.

- Khoảng 50% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương.

- Trên 40% phụ nữ trên 70 tuổi bị gãy xương do loãng xương.

Tình hình loãng xương ở nước ta như th ếnào?

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu dịch tễ đầy đủ nào về bệnh loãng xương cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe người bệnh và chi phí y tế của căn bệnh này ở nước ta. Đa sô" bệnh nhân loãng xương chưa được chẩn đoán, chưa được điều trị đầy đủ và chưa được theo dõi lâu dài. Chẩn đoán loãng xương đa số muộn, vào lúc đã có biến chứng: đau kéo dài do chèn ép rễ thần kinh, gãy lún

162

đôt sông, gãy xương... \j.^c điều trị hầu hết mới chỉ dựa vào calci, vitamine D và chất chuyển hóa của vitamind D (Calcitriol). Các thuốc điều trị tích cực khác còn rât hạn chế.

Một số nghiên cứu đã cho thấy:

- Khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta rất thiếu calci, việc sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa trong cộng đồng còn ít và hầu hết những người dùng sữa và các sản phẩm từ sữa đều tập trung ở những thành phô" lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Khôi lượng khoáng chất đỉnh của xương ở người trưởng thành khá thấp, tỷ lệ Thiếu xương và Loãng xương khá cao trong cộng đồng.

- Chưa có chiến lược phòng ngừa bệnh lâu dài và đầy đủ, mọi người chưa chủ động phát hiện bệnh sớm.

- Đa sô" nhân dân lao động không có khả năng sử dụng thuốc điều trị lâu dài khi có bệnh, chưa có giải pháp để đương đầu với những khó khăn về kinh tê" của người bệnh.

Chi phí cho điều trị loãng xương như th ếnào?

Hàng năm, chi phí cho điều trị loãng xương ở các

163

nước phát triển không ngừng tăng lên. Riêng ở Mỹ, một đất nước phát triển vào loại hàng đầu thế giới, chi phí cho bệnh loãng xương luôn là một con số rất đáng quan tâm. Chỉ trong vòng 15 năm, chi phí này đã tăng 4 gấp lần (5,1 tỷ USD năm 1986 và 22 tỷ USD năm 2001). Các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Chi phí cho bệnh loãng xương tạ i Mỹ

Theo thông báo của Liên đoàn chống bệnh loãng xương thế giới (IOF), hiện nay chi phí cho bệnh loãng xương tương đương với chi phí cho bệnh tiểu

164

đường và lớn hơn chi phí cho cả hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ cộng lại (ung thư vú và ung thư cổ tử cung).

Tại sao chi phí cho bệnh loãng xương lạicao như vậy?

Chi phí lớn nhất cho bệnh loãng xương là để điều trị biến chứng gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.

Năm 1990, toàn thế giới có khoảng 1,7 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, thì 31% sô" này thuộc các nước châu Á. Với tốc độ lan tràn được ví như dịch hiện nay, dự tính năm 2050, toàn thê giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51 % sô" này thuộc các nước châu Á.

Gãy xương do loãng xương đang thực sự trở thành một gánh nặng cho chương trình chăm sóc sức khỏe của mỗi quô"c gia. Đầy là một thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước châu Á, nơi mà đa phần là các nước đang phát triển, đông dân và còn có nhiều khó khăn về kinh tê", trong đó có nước ta.

Gãy xương là một biến chứng nặng của loãng xương, được ví như tai biến mạch vành (Nhồi máu

165

cơ tim) trong bệnh cơ tim thiêu máu cục bộ vì hậu quả của chúng không thua kém gì nhau, mặc dù trên thực tế người ta vẫn nghĩ là tai biến mạch vành nặng hề hơn nhiều.

C ác chi phí y tế để điều tr ị hiến chứng gãyxương do loãng xương

1. Chi phí nằm bệnh viện để điều trị gãy xương: cố định ngoài, kết hợp xương, thay chỏm xương đùi...

2. Chi phí điều trị các biến chứng do nằm lâu ở người có tuổi bị gãy xương (vì phải bất động chỗ xương gãy vì không vận động được) như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế, loãng xương tiếp tục...

3. Chi phí cho các thuôc điều trị tích cực bệnh loãng xương (Bisphosphonates và/hoặc Calcitonine và/hoặc hoóc môn hay các thuôc giông hoóc môn), vitamin D, thuôc tăng đồng hóa... trong suô"t quãng đời còn lại của người bệnh để tránh tái gãy xương.

H ậu quả củ a gãy xương do loãng xương

Người bệnh tử vong trong vòng 5 năm (20%), người bệnh phải có người trợ giúp suốt cuộc đời còn lại (20%), người bệnh bị tàn phế, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác (30%), chỉ cộ khoảng 30% có thể hội nhập trở lại với cuộc sông xã hội nhưng vẫn luôn luôn bị nguy cơ tái gãy xương rình rập.

166

ĨR IỈU CHÚNG VẢ HẬU QUẲ CÚA LOẪNG XUONG

T riệu chứng củ a loãng xương là gì?

Loãng xương tiến triển chậm chạp, kéo dài tới hàng chục năm. Một số trường hợp loãng xương gây ra gãy xương có thể được phát hiện trong khoảng năm năm sau đó. Trước khi bị gãy xương, nhiều bệnh nhân không biết mình bị loãng xương, chỉ khi gãy xương mới phát hiện ra, lúc này thì đã quá muộn. Khi đó, họ có những triệu chứng liên quan đến xương bị gãy.

Gãy xương sông là nguyên nhân gây đau cột sống theo rễ thần kinh, lan từ hông lưng ra hai bên. ớ người lớn tuổi, gãy xương sống có thể tái phát, là nguyên nhân gây đau lưng mãn tính, xảy ra ở những chỗ cong của cột sông. Người càng nhẹ cân càng ít bị đau lưng. Bất cứ động tác cúi người nào cũng đều có thể gây ra đau lưng.

Gãy xương có thể xảy ra trong suôT quá trình hoạt động bình thường gọi là gãy xương do stress. Chẳng hạn, một số bệnh nhân bị loãng xương tiến triển thành stress gãy xương, xảy ra ngay cả lúc người bệnh đi bộ, hay đang bước xuông cầu thang. Họ thường bị gãy xương chân. Gãy xương đùi

167

thường do ngã, hay trong sinh hoạt bình thường. Gãy xương dùi rất khó chữa do xương bị loãng, kể cả phẫu thuật cũng khó giải quyết được.

H ậu quả củ a chứng loãng xương là gì?

Xương bị loãng khi gãy sẽ gây đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sông, giảm khả năng lao động và tàn tật. Trên 30% bệnh nhân bị nứt xương chậu phải có y tá chăm sóc lâu dài tại nhà.

Những bệnh nhân lớn tuổi hơn sau khi bị gãy xương đùi, có thể do nằm lâu sẽ bị viêm phổi và những cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới có thể di chuyển lên phổi (sự thuyên tắc phổi) buộc bệnh nhân phải được chăm sóc tại giường cẩn thận một thời gian dài.

Khoảng 20% phụ nữ bị gãy xương cổ xương, đùi sẽ tử vong trong năm kế tiếp do những hậu quả gián tiếp của gãy xương. Thêm vào đó, nếu một người đã bị gãy cột sống một lần do loãng xương thì người đó sẽ có nguy cơ rất cao khi bị gãy xương tương tự trong những năm tiếp theo.

168

BỈN tí LOỈNG XƯONG Dược C ẩ N eOẤN BẰNG CẤCN NÀO?

X-quang thường qui có thể cho thấy những chỗ loãng xương với đặc điểm mỏng và sáng hơn so với xương bình thường. Tuy vậy, thật không may khi phát hiện được đặc điểm này trên phim X-quang thì xương đã bị mất đi ít nhâ't 30%. Thêm vào đó X- quang không nói lên chính xác đậm độ xương. Hình ảnh xương trên X-quang thường bị ảnh hưởng bởi cường độ tia X.

Các tổ chức y khoa Iđn trên thế giới đang đề nghị dùng phương pháp đo đậm độ xương kép gọi là DEXA (dual energy x-ray absorptometry) trong chẩn đoán loãng xương. DEXA đo đậm độ của xương chậu và cột sô^ng. Xét nghiệm chỉ tiến hành trong khoảng 5 đến 15 phút, ăn tia ít (nhỏ hơn từ 1/10 đến 1/100 lượng tia thường sử dụng trong chụp X- quang lồng ngực tiêu chuẩn) và khá chính xác.

Đậm độ xương của bệnh nhân sau đó được so sánh với đậm độ chuẩn lấy từ những người trẻ tuổi cùng giới tính và chủng tộc. Loãng xương được chẩn đoán khi kết quả này thấp hơn 25% so với đậm độ chuẩn. Giảm đậm độ xương (một thể nhẹ hơn loãng xương) được chẩn đoán khi kết quả thấp hơn từ 10% đến 25%

169

Những ai nên đo đậm độ xương?

Theo khuyến cáo thì một số nhóm người sau nên ■ làm DEXA:

- Tất cả phụ nữ mãn kinh dưới 65 tuổi có nguy cơ loãng xương cao.

- Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi.

- Phụ nữ mãn kinh bị gãy xương cho dù không phải là chỉ định bắt buộc vì có thể bắt đầu điều trị mà không cần đến kết quả đo đậm độ xương.

- Phụ nữ có quyết định dùng thuốc dưới sự hỗ trợ của xét nghiệm đo đậm độ xương.

Khuyên cáo cũng nói rằng không cần làm DEXA dối với những trường hợp mà nguyên nhân gãy xương sông có thể điều trị bất kể kết quả đo đậm xương. Thêm vào đó khi bệnh nhân không muôn điều trị thì cũng không cần thiết phải làm xét nghiệm. Do đó chỉ nên làm DEXA nếu người bệnh sẵn lòng điều trị khi có kết quả khẳng định.

Những yếu tố quyết định sự vững ch ắ c củ axương

Mật độ chât xương là lượng chất xương có trong cấu trúc xương. Mật độ càng cao xương càng vững

170

chắc. Mật độ chất xương ban đầu sẽ được quyết định bởi các yếụ tố gen, các yếu tố gen này có thể bị thay đổi bởi môi trường và thuốc men.

Ví dụ: Nam có mật độ chất xương cao hơn nữ, những người dân da đen có mật độ chất xương cao hơn người da trắng hoặc người châu A.

Bình thường, chất xương được tích tụ khi còn nhỏ và đạt ngưỡng cao nhất ở khoảng 25 tuổi. Mật độ chất xương sau đó sẽ duy trì ổn định trong khoảng 10 năm. Sau tuổi 35, cả nam lẫn nữ sẽ mất 0,3- 0,5% mật độ chất xương/năm như một phần của quá trình lão hóa bình thường.

Estrogen quan trọng trong việc duy trì m ật độ chất xương ở phụ nữ. Khi mức estrogen bài tiế t hạ thâp sau mãn kinh, m ất chất xương sẽ tăng lên. Trong 5 đến 10 năm đầu tiên sau mãn kinh, phụ nữ có thể mất từ 2- 4% m ật độ chất xương/ năm. Kết quả là sau thời gian đó họ sẽ bị mât 25-30% mật độ xương. Sự gia tăng mất chất xương sau mãn kinh là nguyên nhân chính gây loãng xương ở nữ giới.

171

NGUYỄN NHẤN CHÍNH GẮY RA BỆNH LOẪNG XƯONG

L oãng xương có th ể phân th ành hai loại

Loãng xương tiên phát (do tuổi già) và loãng xương thứ phát (do các yếu tố nguy cơ thúc đẩy).

Loãng xương do tuổi già là một tiến trình mang tính quy luật của cơ thể, là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở người có tuổi vì ba lý dò cơ bản sau:

1. Các tế bào sinh xương (Osteoblasts) bị lão hóa.

2. Hạn chê sự hấp thu và chuyển hóa calci và vit- amine D ở ruột.

3. Suy giảm các hoóc môn sinh dục (Oestrogen và Tetosterone), đặc biệt là hoóc môn sinh dục nữ (Oestrogen của buồng trứng) làm cho các tế bào hủy xương (Osteoclasts) tăng hoạt tính.

Loãng xương thứ phát là loãng xương do các yếu tố nguy cơ, làm nặng thêm tình trạng loãng xương do tuổi, có thể xảy ra ở người trẻ.

Những nguy cơ gây ra bệnh loãng xương

1. Kém phát triển thể chất khi còn nhỏ, đặc biệt

172

là còi xương, SU3/̂ dinh dưỢng, chê độ ăn thiếu protid, thiếu calci hoặc tỉ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... vì vậy khôi lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

2. í t hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khôi lượng xương cao nhất lúc trưởng thành).

3. Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là protid và calci để bù đắp lại.

4. Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hóa (viêm loét dạ dầy, viêm ruột mãn tính...) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid...

5. Thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuôc lá... làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở dương tiêu hóa (thường ở nam giới).

6. Thiểu năng các tuyến sinh dục ở nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn...)

7. Bất động lâu ngày do bệnh tật, do nghề

173

nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.

8. Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường...

9. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu.

10. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

11. Do sử dụng một số thuốc: chông động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuôc kháng viêm nhóm Corticosteroid (Cortico- steroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hâp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

174 lií

M ộĩ SỐ NGUYỈN N»ẰN KHẤC GẴY RA BỈNH LOÁNG XUONG

T rẻ sơ sinh nhẹ cân dễ bị loãng xương khivê già

Đây là kết luận của tiến sĩ Javaid (Anh) sau khi tiến hành nghiên cứu môì liên hệ giữa sự phát triển của trẻ với bệnh loãng xương ở tuổi già. Phát hiện này có thể giúp các chuyên gia biết trước những người có nguy cơ bị loãng xương và đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.

Tiến sĩ Kassim Javaid tiến hành nghiên cứu trên 178 người đàn ông và 155 phụ nữ ở độ tuổi 60-75. Ông đã tìm hiểu về cân nặng lúc sơ sinh và khi một tuổi của họ, cũng như chế độ dinh dưỡng và lôl sông, davaid nhận thấy sự phát triển chậm ngay khi còn trong bào thai và khi được 1 tuổi có thể ảnh hưởng đến độ bền vững về cơ lý của xương hông ở cả nam và nữ nhiều năm sau. Đây là biểu hiện phổ biến nhất của căn bệnh loãng xương.

Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định, một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu canxi và các bài tập luyện sức bền của xương đều đặn ngay từ thời thơ ấu là phương pháp tốt nhất để có được xương

175

khỏe mạnh. Do đó, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến xương của trẻ ngay từ những ngày đầu tiên, và điều chỉnh lối sống của trẻ khi cần thiết để tránh nguy cơ mắc chứng loãng xương sau này.

Làm mẹ khi quá trẻ dễ bịloãng xương

Những cô gái mới lớn mang thai sẽ làm tăng nguy cơ xương bị yếu đi. Trong một nghiên cứu mới tại Mỹ, 1/3 số bà mẹ ở tuổi thiếu niên có chỉ số điển hình của bệnh loãng xương, hoặc có dấu hiệu báo trước căn bệnh này.

"Cần phải đảm bảo rằng những bà mẹ thiếu niên tiêu thụ đủ lượng canxi trong thời gian mang thai - 1.300 milligram mỗi ngày, để đáp ứng nhu cầu canxi của cả mẹ lẫn bào thai", Kimberly o. 0'Brien tại Trường sức khỏe cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore cho biết.

Canxi đặc biệt cần thiết trong thời kỳ mang thai do bào thai khi lớn lên cần nhiều chất dinh dưỡng để hình thành xương, trong lúc bản thân các thiếu nữ cũng cần nhiều canxi cho chính mình. Thực tế, 40% lượng xương ở phụ nữ được hình thành trong độ tuổi dậy thì.

176 m

Mặc dù mỗi năm có hơn nửa triệu thiếu nữ sinh con tại Mỹ nhưng chưa có nhiều thông tin về việc mang thai ảnh hưởng thế nào tới xương của người mẹ. 0 'Brien và cộng sự đã nghiên cứu 23 phụ nữ mang thai trong độ tuổi 13,5 đến 18,3, cũng giống như người lớn, lượng tiêu thụ canxi trong thời kỳ mang thai của họ cao hơn là sau khi sinh.

Khoảng 1/3 các bà mẹ trẻ có dấu hiệu xương mỏng đi đáng kể sau khi sinh. Trong số 15 người được đo xương trong 3-4 tháng sau khi sinh, 2 người có dấu hiệu của bệnh loãng xương. 3 người khác có dấu hiệu của tiền loãng xương.

Tuy nhiên, không phải cứ mang thai ở độ tuổi thiếu niên là xương bị yếu đi. K ết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều lượng canxi hơn trong thời kỳ mang thai sẽ giúp chông lại tình trạng yếu xương.

C hất béo có th ể gây loãng xương

Chế độ ăn giàu mỡ không chỉ gây béo hay bệnh tim mạch mà còn làm xương mỏng và dễ gây do loãng xương. Nồng độ cholesterol cao có thể tăng khả năng phá hủy xương.

Cho đến gần đây, người ta vẫn chưa chú ý đến vai trò của cholesterol đối với xương.

177

C hoỉesterol tăng p h á hủy xương

Thí nghiệm cho chuột ăn chế độ giàu mỡ trong 7 tháng, gần một nửa thời gian sống của chúng, cho thấy: chuột mất rất nhiều muối khoáng từ xương và mất 15% xương của chân sau. Như vậy, nồng độ cholesterol cao làm tăng phá hủy xương.

Và g iảm sản xuất xương

Trong một nghiên cứu trước đây, người ta đã nhận thấy những con chuột ăn theo chế độ giàu mỡ có ít tế bào tạo xương hơn những con ăn theo chế độ bình thường. Điều này có nghĩa là nồng độ cholesterol cao có thể làm giảm sản xuất xương.

Triển vọng đ iều trị mới

Trong tương lai, điều trị loãng xương có thể phải hướng tới cả các tế bào tạo xương và tế bào phá hủy xương.

Các nhà khoa học cho rằng cấu trúc của xương và mạch máu rất giông nhau. Bệnh loãng xương và bệnh tim mạch đều là đáp ứng viêm của cơ thể, do nồng độ cholesterol cao gây ra. Chế độ ăn nghèo mỡ và các thuôc giảm cholesterol thông dụng như statin và các chất kháng ôxv hóa - có vai trò phòng xơ vữa động mạch - cũng có thể được sử dụng để phòng cả loãng xương vồ bệnh tim mạch

178

Việc sử dụng thuôc này kéo dài (để điều trị hen, thấp khớp mạn tính, các bệnh lý về gan, thận...) có thể gây loãng xương do làm giảm hấp thu canxi ở ruột, giảm tái hấp thu canxi ở ô'ng thận và tăng canxi niệu. Loãng xương do corticoide là thể bệnh hay gặp và trầm trọng nhất trong các loại loãng xương thứ phát.

Corticoide ức chế trực tiếp việc tạo tế bào xương, gây mất cân đôd hoạt động tiêu xương và tạo xương, dẫn đến giảm khối lượng xương. Ánh hưởng tiêu cực này thường xuất hiện ở những người dùng thuôh này kéo dài với liều 7,5 mg/24 giờ. Tuy nhiên, cường độ mất xương không hoàn toàn tương xứng với thời gian điều trị, liều dùng hằng ngày hay tích lũy corticoide, mà tùy thuộc cơ thể từng người.

Một nghiên cứu cho thấy, trong sô bệnh nhân dùng corticoide kéo dài, chỉ 15% tránh được các biến chứng về xương. Vì vậy, những người điều trị bằng thuốc này cần đo mật độ xương tôi thiểu mỗi năm 1 lần để bác sĩ phát hiện sớm chứng loãng xương (nếu có) và kịp thời khắc phục, tránh những hậu quả tai hại hơn.

Để dự phòng loãng xương do corticoide, bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ: sử dụng liều

L oãn g xương do dùng co rtico id e

179

corticoide thấp nhất có thể đem lại hiệu quả. cần cải thiện mức canxi máu và canxi niệu bằng chê độ ăn không muối; có thể dùng mỗi ngày 20-25mg hydrochlothiazit và Ig canxi.

Đôi với một số" trường hợp, việc bổ sung nội tiết tô' có thể đem lại hiệu quả khả quan. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, có thể dùng bisphosphonate vì thuôc này làm giảm mất xương cột sống và xương đùi do dùng corticoide kéo dài (trên 3 tháng).

Ngoài ra, để phòng loãng xương do corticoide, có thể kích thích tăng tạo xương bằng cách dùng muôi íluor kết hợp uống canxi.

Thừa vitam in A có th ể dẫn dến bệnh loãngxương

Mặc dù vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe con người nhưng việc sử dụng quá nhiều chất này cùng lúc có thể gây ngộ độc cấp, nguy hiểm đến tính mạng.Tình trạng ngộ độc vitamin A mạn tính có thể dẫn dến bệnh loãng xương.

Cách đây nhiều thế kỷ, những trường hợp ngộ độc

Bí dó chứa nhiều vitamin A.

180

thức ăn có vitamin A đã được ghi nhận. Năm 1597, trong nhật ký của mình, ông Gerrit de Veer (thành viên đoàn thám hiểm từ Nova Zembla tới Indonesia) đã mô tả việc các thủy thủ bị ngộ độc khi ăn gan gâh trắng Bắc cực (gan là thực phẩm rất giàu vitamin A). Trong đó, ông cũng nhắc đến tổn thương bong da toàn thân kéo dài suốt cuộc hành trình.

Việc dùng vitamin A liều cao kéo dài (25000- 50000 đơn vị/ngày) có thể dẫn đến ngộ độc mạn tính, với các biểu hiện: đau xương khớp, chán ăn, buồn nôn, giảm cân, tăng áp lực nội sọ, gan to, lách to. Tình trạng này ảnh hưởng tới xương và quá trình chuyển hóa muối khoáng, đồng thời làm tăng sô" lượng và cường độ hoạt động của tế bào hủy xương. Một nghiên cứu tiến hành ở những người Kenya, có tập quán ăn nhiều gan động vật, cho thấy, so với người bình thường, hệ đệm của xương họ thưa hơn, màng xương có nhiều lỗ khuyết lớn. Đó là biểu hiện của ngộ độc vitamin A mạn tính.

Trong nhiều nghiên cứu độc lập, các tác giả cho rằng việc sử dụng nhiều vitamin A sẽ làm giảm tỉ trọng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Nhà khoa học Melhus đã nghiên cứu và tìm nguyên nhân tại sao tỉ lệ gãy xương hông ở vùng Scandinavia cao hơn so với các vùng khác. Họ nhận thây, cư dân ở

181

đây thường xuvên dùng vitamih A với liều cao gấp sáu lần so với vùng Nam Âu.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng, mọi người không nên tự ý uống vitamin A mà nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc này.

C ác nhà du hành dễ bị loãng xương

Vỉ sao các nhà du hàn h d ễ bị loãng xương?

Trong điều kiện tĩnh lặng của trạng thái không trọng lượng, canxi cácbonát, một loại khoáng tương tự như phần cứng của xương, kết tinh khác so với bình thường. Thay vì kết tụ thành mảng, chúng lại tạo ra những "phần tử" nằm rời rạc, tương tự như cơ chế làm loãng xương.

Chiếc MU-300 trong thử nghiệm rơi tự do.

Đây là phát hiện mới nhất của nhà khoa học Xiang-Yang Liu, thuộc Đại học Quôc gia Singapore. Hiện nay, một trong những thách thức lớn nhâT đôl với các chuyến bay dài ngày vào vũ trụ là tình trạng không trọng lượng, gây ra bệnh loãng xương, làm xương có các lỗ rỗng và giòn đi. (Trên vũ trụ, lượng xương mất đi trong tám tháng

182

của một nhà du hành bằng với lượng xương mà người bình thường mất đi trong thời gian từ 50 đến 60 tuổi).

Xương là hợp chất của khoáng rắn, chủ yếu là canxi phôt phát. Suốt trong cuộc đời của con người, các tế bào tạo xương và tê bào hủy xương làm việc liên tục để tạo ra và phá hủy các khoáng chất này, giúp trẻ hóa xương. Nếu xương không được đổi mới kịp thời, các lỗ rỗng sẽ xuất hiện, gây ra bệnh loãng xương (xốp xương).

Trong khâu tạo xương, các tinh thể canxi phốt phát được sinh ra theo hai quá trình. Quá trình một, khi canxi và phôT phát trở nên bão hòa xung quanh các tế bào tạo xương, chúng kết tủa lại tạo thành những tinh thể rời rạc, lơ lửng tự do trong dung dịch, gọi là quá trình tạo nhân đồng nhất, quá trình thứ hai, các tinh thể này dính bám vào một bề mặt tiếp xúc (là các sợi keo trong xương), tạo thành mảng xương, gọi là quá trình tạo nhân không đồng nhất.

Bình thường trên trái đất (có lực hấp dẫn tác động), xương được tạo ra chủ yếu theo quá trình tạo nhân không đồng nhất. Các tinh thể khoáng gắn chặt vào các sợi hữu cơ mềm tạo thành xương cứng chắc.

183

Chứng m inh bằng thử nghiệm

Trong điều kiện lực hấp dẫn, dung dịch hình thành các dòng đối lưu (lên xuông), đưa các phần dung dịch nặng, đậm đặc hơn xuông dưới. Bằng cách đó, nó tập trung muôi từ dung dịch xúng quanh lên một bề m ặt.'T ại đây, các tinh thể lớn dần, tạo mảng (quá trình tạo nhân không đồng nhất). Còn khi không có lực hấp dẫn, các dòng đôd lưu biến mất, việc tích lũy các tinh thể trên bề mặt bị chậm lại, quá trình tạo nhân đồng nhất dần chiếm ưu thế.

Trong sự tạo xương, nếu quá trình tạo nhân đồng nhất là chủ đạo, các tinh thể hình thành đơn độc, chúng sẽ không gắn vào các sợi keo, khiến xương có nhiều lỗ rỗng và yếu hơn. Như thế, nguyên nhân mất xương trong điều kiện không trọng lượng chính là do thiếu các dòng đối lưu, nhiễu loạn trong dịch xương.

Ăn nhiều m uối sẽ bị loãng xương

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Úc sau khi theo dõi chế độ ăn hàng ngày của 2 nhóm người. Theo đó, nhóm dùng nhiều hơn 2.400 mg muôVngày có nguy cơ mất chất xương, sụt giảm canxi cao hơn so với nhóm dùng ít hơn.

184

L ÌA IH Ế N ìo e l PHẤĨ HIỀN SỖA BỆNH LOỈNG XƯONG?

1. Phát hiện những nguy cơ gây loãng xương thứ phát.

2. Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, chuột rút (vọp bẻ)... Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho kiểm tra:

- Chụp Xquang xương hoặc cột sông

- Đo khối lượng xương

- Khám và phát hiện các yếu tô' nguy cơ

3. Khám bệnh và theo dõi định kỳ (tùy mức độ bệnh)

4. Luôn có ý thức phòng bệnh (suốt cuộc đời)

- Chế độ sinh hoạt, tập luyện tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khỏe, duy trì lối sông năng động, tránh các thói quen xấu: uô'ng nhiều ruỢu, cafe, thuôc lá...

- Chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm đầy đủ Protein và khoáng chất, đặc biệt là can xi. Vì vậy

185

sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phomát, yaourt...) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh. Chế độ này cần đươc duy trì suốt cuộc đời mỗi người.

- Kiểm soát tôt các bệnh lý ảnh hưởng và những nguy cơ gây ra bệnh

186

C hươ ng I I

ĐIỀU TR ỊBÊN H LOÃNG XƯƠNG

- ■ --------- - ■

B É ĨR| BỈNH LOỈNG XUONG BẰNG ĨNUỚC ĩ íy yLoãng xương được hiểu là tỉ trọng khoáng của

xương thấp hơn tỉ trọng khoáng trung bình ở những người trưởng thành hay là tình trạng giảm tỉ trọng xương và tăng khả năng bị gãy.

Sức mạnh của xương phụ thuộc vào kích thước, tỉ trọng, cấu trúc, chuyển hóa và nhiều yếu tố khác nhau như gia đình, di truyền, lượng canxi đưa vào cơ thể. Khối lượng xương dạt tối đa ở tuổi trưởng thành, xương của nam lớn và đặc hơn của nữ 35-50%.

Từ 35 tuổi trở đi, xương giảm tỉ trọng dao động khoảng 2%/năm, tuổi càng cao tỉ trọng giảm càng

187

nhiều do các nguyên nhân như giảm tiếp nhận vitamin D, rôi loạn hormon, giảm tạo côt bào, giảm hoạt động thể lực... Riêng đối với nữ giới, mất xương phụ thuộc estro- gen ở những năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tô'c độ mất xương 5 năm đầu có thể tới 5%/năm. Trong suôT cuộc đời, họ có thể mất tới 1/3 lượng xương vào thời kỳ này. Nữ mắc loãng xương nhiều hơn nam 5- 10 lần.

Cột sống cũa phụ nữ mãn

kinh rất dễ bị tổn thương.

Các nguyên nhân thứ phát gây loãng xương là nội tiết như tiểu đường, cường giáp, suy sinh dục, mãn kinh sớm, tăng prolactin máu, thiếu vitamin D do cắt dạ dày, kém hấp thu, rôi loạn tiêu hóa, tăng canxi niệu, nằm bất động, rối loạn tủy xương, do thuốc corticosteroid, hoóc môn giáp quá liều, heparin, thuôc chống co giật, nghiện rượu, làm việc nặng nhọc, đói ăn, dáng người nhỏ bé, ít vận động...

Gãy xương do loãng xương thường không có triệu chứng. Những nơi hay bị gãy là đô"t sống ngực phần thấp, đô"t sống lưng, xương chân, xương sườn, xương đùi, đầu xa xương quay, xương cánh tay. Đặc biệt thường gãy xương đùi, xương chậu ở người già, thương tổn khó chữa dẫn đến tử vong cao, xẹp đôt

188

sông gây gù, gãy đốt sông gây đau lan khắp lưng, ngực, bụng đưa đến tàn phế.

Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm kỹ thuật cao đánh giá những nguy cơ tiên phát, thứ phát, chẩn đoán bệnh dễ dàng, chính xác như cắt lớp định lượng, hấp thu proton đơn - đôi, hấp thu tia X-quang đôi v.v...

Điều trị: Khi đã xác định mất xương thì không có phương pháp điều trị nào có thể phục hồi như cũ. Điều trị chỉ nhằm phòng ngừa và ngăn chặn mất thêm các chất khoáng của xương đưa đến loãng xương. Dưới đây là những thuôh rất cần thiết:

- Estrogen: Đặc biệt cho thời kỳ mãn kinh, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất xương nhanh ở thời kỳ này. Thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương từ 25- 90%. Dùng thuôh càng sớm càng tốt, dùng lâu dài, nếu ngừng thuôh thì hiện tượng mất xương phụ thuộc estrogen lại xảy ra. Dùng thuốc đều đặn sẽ bảo vệ và ổn định khối lượng xương. Thuốc dùng phôi hợp với vitamin c càng tôT. Cũng có thể dùng thay thế estrogen bằng progesteron để ngăn ngừa mất xương trong thời kỳ mãn kinh.

Thị trường thuôh hiện tiay có nhiều dạng thuôh hoạt chất tự nhiên hay tổng hợp với các thuốc mang tên estradiol, estropiat, ethinylestradiol, diethylstilbestrol với nhiều biệt dược khác nhau.

189

Thường dùng premarin là estrogen ngựa liên hợp qua đường uống.

Cần chú ý chống chỉ định của thuốc; người bị bệnh gan, có tiền sử huyết khối tắc mạch, chảy máu sinh dục bất thường, có thai hoặc nghi ngờ có thai, ung thư vú hoặc nghi ngờ, khôi u phụ thuộc estro- gen, mẫn cảm thuôc.

Nếu vì lý do nào đó chông chỉ định estrogen thì dùng alendronat.

- Calcitonin: Thuốc ức chế tiêu xương, có thể tiêm hoặc xịt mũi. Nếu tiêm thì dùng cách ngày một lần hoặc ít hơn. Dùng thuốc dạng xịt 200 Ul/ngày, thuận tiện, ít tác dụng phụ. Thuốc có nhiều biệt dược với calcitonin người, cá chình, lợn như calcinil, calcitar, calsyn, menocal...

Tuy nhiên, nếu tiêm cần kiểm tra phản ứng. Dạng xịt có thể gây khô mũi, phù nề, xung huyết, hắt hơi, dị ứng, viêm họng, mệt mỏi, rối loạn vị giác, kích ứng, loét, sần đỏ, viêm xoang, chảy máu cam...

- Biphosphonat: Dùng uống dưới dạng natri etidronat với biệt dược didronal, biphosphonat alendronat và biệt dược íosamax. Ngoài việc dùng cho bệnh Paget xương, thuốc kiểm soát bệnh loãng xương, ức chế chuyển đổi xương giảm tỉ lệ gãy xương. It tác dụng phụ.

.90

Tuy nhiên chưa rõ tính an toàn khi dùng thuốc lâu dài, có khả năng có tác dụng phụ gây viêm thực quản.

- Calcitriol: Là dẫn chất vitamin D3, làm tăng hấp thu canxi và phospho ở mô xương, điều hòa canxi huyết do loạn dưỡng canxi, nhuyễn xương nhờn vitamin D.

Chú ý tránh dùng quá liều gây tăng canxi và phospho máu, đường niệu. Ediông dùng phối hợp với các thuôc có vitamin D khác.

- Các thuôh khác: Kích thích tạo xương như androgen, fluo, prostaglandin, yếu tô" tăng trưởng. Nhiều nước châu Âu dùng Natri ũuorid khá rộng rãi trong điều trị loãng xương. Dạng thuốc thường dùng là natri monoíluorophosphat có hiệu quả và an toàn. Một sô nước dùng dưới dạng phôi hợp ở thực phẩm. Thuôc có tác dụng cố định ion canxi ở mô xương, dùng trong bệnh loãng xương nguyên phát ở người có tuổi, người mãn kinh, loãng xương do cor- ticosteroid.

Khi bắt đầu dùng thuôc có thể thấy buồn nôn, ăn kém ngon, đau dạ dày, đau chi dưới. Tránh dùng cùng với các muối canxi, người suy gan, thận, loét dạ dày - tá tràng, người mang thai, người nuôi con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.

191

Bệnh loãng xương ở Việt Nam ngày càng có tỉ lệ cao, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh, tuổi càng cao tỉ lệ này càng cao, rất nhiều người tàn phế và tử vong do bệnh, cần đẩy mạnh việc phòng ngừa nhằm tăng tôd đa khối lượng xương đỉnh, giảm tới mức tôd thiểu sự mất xương ở mọi người sau tuổi trung niên bằng cách cung cấp đủ lượng canxi hằng ngày, vitamin D, tập luyện đều đặn vừa phải. Không nên hút thuốc và uông rượu. Với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, việc dùng estrogen là rất cần thiết. Mặt khác khi đã xác định loãng xương phải hết sức chú ý trong tập luyện, lao động, đi lại nhiều, tránh vấp ngã gãy xương.

"Siêu vitam in D" trị loãng xương

Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh

sáng mặt trời, da sẽ tự tổng

hỢp vitamin D

Những nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin Madison (Mỹ) vừa phát hiện ra một dạng mới của vitamin D có thể giúp điều trị bệnh loãng xương. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy, hợp chất này giúp tăng 9% độ đặc của xương và 25% khôi lượng cột sống (bộ phận bị ảnh hưởng nặng nhất bởi chứng loãng xương).

Các nhà khoa học hy vọng rằng,

192

một ngày nào đó, vitamin D dạng mới này sẽ được áp dụng thay thế cho hoóc môn liệu'pháp (thường được phụ nữ mãn kinh sử dụng để ngăn chặn tình trạng mất chất xương).

Tuy nhiên, theo tiến sĩ De Luca, trưởng nhóm nghiên cứu, còn phải mất thêm nhiều năm nữa để hoàn thiện liệu pháp mới này và xem xét những tác dụng phụ độc hại (nếu có) của nó.

Vitam in B ngăn ngừa gãyxương

Tính năng kỳ diệu của axit folic và các loại vitamin B ngày càng được phát hiện trong việc bảo vệ sức khỏe con người.Ngoài khả năng hạn chế khuyết tật ở thai nhi và bệnh tim, loại vi chất này còn giúp tránh gãy xương do chứng loãng xương gây nên.

Các loại vitamin B từ lâu đã nổi tiếng về khả năng kiểm soát lượng homocysteine - một loại amino axit mà ở nồng độ cao sẽ gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ và Alzheimer. Theo đó, "cách tốt nhất để duy trì homocysteine trong phạm vi an toàn là bổ sung đầy đủ các loại vitamin B", tiến sĩ

Vitamin B đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

193

Douglas p. Kiel - Giám đốc trung tâm phục hồi, Viện nghiên cứu tuổi già ở Boston nhận định.

Kiel và cộng sự đã đánh giá lượng Homocysteine trong mẫu máu của 800 đàn ông và hơn 1000 phụ nữ tuổi từ 59 tới 91 được lưu giữ trong thời gian 1979-1982. Số người này được theo dõi trong 12-15 năm về sô" lần gãy xương hông - hiện tượng hay gặp ở những người bị loãng xương do tuổi tác. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm, biến chứng và cuối cùng là tử vong 20% số bệnh nhân trong vòng 1 năm. Kết quả cho thấy, trong nhóm người có hàm lượng homocysteine cao nhất, nam giới có nguy cơ bị gãy xương cao gấp 4 lần nhóm có lượng homocysteine, và tỉ lệ này ở phụ nữ là gấp đôi. Ngoài ra, quá nhiều homocysteine còn đe dọa thêm 9 lần bị gãy xương ở nam giới và 9,5 lần ở phụ nữ trong vòng 14 năm.

Trong khi đó, một báo cáo của Trung tâm y tế Erasmus ở Hà Lan liên quan đến hơn 2000 người trên 55 tuổi cũng cho thấy, những người có lượng homocysteine cao nhất có nguy cơ bị gãy xương do chứng loãng xương cao gấp 1,9 lần so với những người bình thường.

Cơ chế mà homocysteine tác động đến độ bền chắc của xương vẫn còn là điều bí ẩn, song giả

194

thuyết đưa ra là loại axit amino này đã phá vỡ những liên kết hóa học quan trọng trong xương.

Để hạn chế tình trạng trên, theo Kiel, cần bắt đầu một lối sống lành mạnh ngày trước tuổi trung niên. Đồng thời nên bổ sung mỗi ngày một viên đa vita- min có chứa axit folic, vitamin B6 và B12 để khống chế homocysteine dưới mức nguy hiểm. Ngoài ra, cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B và canxi tự nhiên như các sản phẩm sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm... Đặc biệt không thể thiếu một chế độ rèn luyện thân thể với các bài tập chịu sức nặng và đi bộ.

DINH DUỠNG e É ĨR| BỈNH LOỈNG XƯONG

Hiện nay bệnh loãng xương ở người cao tuổi đang trở thành vấn đề quan trọng. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng dự phòng cần được quan tâm đúng mức.

Do đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, tỉ lệ người cao tuổi ngày càng tăng cao trong cộng đồng và vì thế, bệnh loãng xương gặp thường xuyên hơn, trầm trọng hơn và đôi khi trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

195

Người ta nhận thấy, chất khoáng trong xương có hàm lượng cao ở tuổi trẻ, cao nhất ở tuổi 25, sau đó giảm dần ở nữ vào độ tuổi mãn kinh và ở nam giới khoảng 55 tuổi. Tỉ lệ khối lượng xương giảm hàng năm thay đổi từ 0,25 đến 2% tùy từng người. Việc mất xương âm thầm không có triệu chứng rõ ràng làm giảm sức chông đỡ của xương và hậu quả làm cho người cao tuổi hay bị gãy xương. Gãy xương thường gặp ở phía trên đùi, xương chậu, xương cánh tay... dù chỉ là sau những va chạm nhẹ. Người ta gọi đây là gãy xương không do chấn thương.

Cơ chế sinh bệnh của bệnh loãng xương được coi là ở tế bào đơn nhân chứa cảm thụ collagen làm cho chúng dính vào xương. Tế bào đơn nhân này sản xuất ra chất interleukin 1 (IL-1) kích thích hoạt động của tế bào làm tiêu xương. Đây là biến loạn làm mất chất xương và không làm thay đổi về thành phần hóa học của xương, làm đậm độ của tổ chức xương giảm đi, ảnh hưởng đến cả xương xốp và vỏ xương làm xương dễ gãy.

Hậu quả của bệnh loãng xương ở người cao tuổi là rất lớn, nhất là ở phụ nữ. Đây là một trong hai nguy cơ hàng đầu về sức khỏe cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Ví dụ ở Mỹ, hàng năm có khoảng 275000 phụ nữ cao tuổi gãy xương chậu, tử vong 5- 20% sau 12 tháng bị gãy xương, 15-20% bị tànHật

196

suôt đời... và chi phí điều trị tốn đến hàng chục tỉ đôla. Người ta đã xác định được các yếu tô" ảnh hưởng đến độ đặc của xương gồm: chế độ dinh dưỡng thấp, nghèo canxi, thiếu hoạt động, uông rượu, hút thuôc lá, thiếu estrogen ở phụ nữ mãn kinh, thể chất mảnh khảnh...

Việc điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi rất khó khăn và tôn kém, vì thế người ta khuyến khích áp dụng chế độ phòng ngừa bằng việc đưa vào cơ thể một lượng canxi và vitamin D phù hợp trong các giai đoạn của cuộc sông thông qua chế độ dinh dưỡng.

1. Tăng thêm thức ăn giàu canxi: Việc bổ sung canxi vào thức ăn hoặc sử dụng nguồn thức ăn giàu canxi (như sữa và các chê phẩm từ sữa...) là rất cần thiết. Người cao tuổi cần nhiều lượng canxi hơn người trẻ vì độ hấp thu của họ kém hơn.

2. Lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày nên vừa phải vì ăn nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

3. Ăn thêm nhiều rau, trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen thực vật (như giá đỗ...), vì chúng có tác dụng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, làm giảm tô"c độ mất xương và làm tăng khoáng chất trong xương.

197

4. Tăng cường thời gian hoạt động (hoặc tắm nắng...) để tăng tổng hợp vitamin D trong cơ thể.

5. , Hoạt động thể lực vừa phải, không nghiện rượu và duy trì cân nặng hợp lý vì gầy cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương.

Đặc biệt ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh có thể dùng estrogen (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để phòng loãng xương hoặc dùng canxitone thay thế, vì nó ức chế hoạt động của tế bào tiêu xương và ngăn cản chất xương bị hấp thụ.

MÓN ẲN - B ìl THUỐC CHO NGƯỜI B| LOỈNG XUONG

Dâu chín được dùng trong nhiều bài thuốc

chữa "cốt nuy".

Trong Đông y, loãng xương thuộc phạm vi chứng "cốt nuy" có liên quan tới 3 tạng là thận, tỳ và can, trong 4ó, tạng thận có vai trò đặc biệt quan trọng, về trị liệu, ngoài việc dùng thuôh, châm cứu, tập khí công dưỡng sinh, người xưa còn sử dụng nhiều món ăn - bài thuôh độc đáo.

198

1. Thể bệnh th ận âm hư tổn: Lưng đau gôl mỏi, hay buồn nhức các đầu ngón tay và chán, lòng bàn tay và bàn chán nóng, trong ngực chộn rộn không yên, môi khô miệng khát, thích ăn đồ mát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ!

B ài thuốc:

* Đậu đen 500g, sơn thù, bạch linh, đương quy, tang thầm, thục địa, bổ cô"t chi, thỏ ty tử, hạn liên thảo, ngũ vị tử, kỷ tử, địa côt bì, vừng đen, muối ăn mỗi thứ lOg.

Cách làm : Đậu đen rửa sạch, ngâm nước ấm trong 30 phút, các vị thuôc khác đem sắc kỹ 4 lần, mỗi lần chừng 30 phút. Trộn 4 loại nước lại với nhau, cho đậu đen và muôi vào sắc kỹ bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn kiệt. Lấy đậu đen ra phơi hoặc sấy thật khô, đựng vào lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 20-30g.

Công dụng: Bổ thận dưỡng can, cường gân tráng cô"t.

* Tang thầm tươi (quả dâu chín) 2.500g, thục địa, hoài sơn, hoàng tinh mỗi thứ 50g, thiên hoa phấn lOOg.

Cách làm : Tang thầm rửa sạch, ép lây nước cô"t, các vị thuôc khác đem sắc kỹ lấy 500ml dịch chiết

199

rồi hòa với nước dáu, tiếp tục cô nhỏ lửa cho đến khi thành cao đặc. Đựng thuốc trong bình thủy tinh kín miệng để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh.

Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, làm mạnh gân cốt.

2. Thể bệnh can th ận âm hư: Thể trạng gầy yếu, hay hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút, tai ù điếc, lưng đau gôi mỏi, móng tay và móng chân khô giòn, dễ bị chuột rút, tâm trạng phiền muộri, trong lòng hay bức bối không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có thể có gãy xương, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

B ài thuốc:

* Tang thầm 30g, kỷ tử 30g, gạo tẻ 80g. Các vị thuốc rửa sạch đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Tư âm, bổ can thận.

* Bột bạch linh, bột mỳ, bột xương dê, bột mẫu lệ và đường trắng lượng bằng nhau trộn đều, cho lượng nước vừa đủ, nhào thật kỹ, chê thêm mỡ và muối rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, dùng làm đồ ăn điểm tâm hằng ngày.

Công dụng: Bổ tỳ thận, làm mạnh gân cốt.

200

* Quy bản lOOg, vỏ trứng gà lOOg, đường trắng 50g.

Cách làm : Quy bản và vỏ trứng rửa sạch, để Táo nước rồi sao giòn và nghiền thành bột, cho thêm đường trắng, trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g.

Công dụng: Bổ thận, kiện tỳ, làm mạnh gân xương.

3. Thể tỳ thận dương hư: Toàn trạng mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gôl mỏi, ăn kém, chậm tiêu bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc nát, có thể có phù nhẹ hai chân, nam giới liệt dương, di tinh, nữ giới kinh nguyệt không đều, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.

B ài thuốc:

* Chim sẻ 5 con, kỷ tử 20g, đại táo 15g, gạo tẻ 60g.

Cách làm : Chim sẻ làm thịt, bỏ lông, chân và phủ tạng rồi đem hầm với kỷ tử và gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ thận, ôn dương, ích tinh, làm mạnh gân xương.

* Cá ngựa (hải mã) 50g, dương vật và tinh hoàn bò 500g, đan sâm 500g, hoàng kỳ, a giao, hạch đào nhân, đường phèn mỗi thứ 250g.

Cách làm : Tinh hoàn và dương vật bò rửa sạch, thái miếng; cá ngựa sao khô tán thành bột mịn; a

201

giao tẩm rượu sao phồng; hoàng kỳ và đan sâm sắc kỹ lấy nước cô"t. Cho tấ t cả vào cô nhỏ lửa thành cao đặc, đựng vào lọ thủy tinh kín miệng để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh.

Công dụng: Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân, tráng cô't.

* Xương sông chó 200g, đẳng sâm, thỏ ty tử, thục địa mỗi thứ lOg, gia vị vừa đủ.

Cách làm : Xương chó rửa sạch, chặt nhỏ; các vị thuôh cho vào túi vải buộc kín miệng; tấ t cả cho vào nồi hầm nhừ, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Công dụng: Bổ thận ôn dương, ích khí dưỡng huyết, cường gân tráng cô't.

* Tôm nõn 50g, trứng gà 1 quả, rau hẹ 200g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Cách làm : Tôm rửa sạch, rau hẹ cắt đoạn, phi thơm hành mỡ rồi cho rau hẹ và tôm vào xào to lửa, khi gần chín đập trứng vào đảo đều một lát là được, dùng làm thức ăn hàng ngày.

Công dụng: Bổ thận, ôn dương và làm mạnh gân côt.

202

C hương III

PHÒNG CHỐNG LOÃNG XƯƠNG

PHẦN I

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỒNG LOÃNG XƯƠNG

ỈN í ĩ ĨN |Ĩ, N N É RAU QUẢ DỀ PNỒNG LOỈNG XUONG

Việc ăn quá nhiều thịt sẽ làm thất thoát canxi, dẫn đến bệnh loãng xương. Khi vào cơ thể, các pro- tein của thịt gây axit hóa máu. Để trung hòa, xương phóng thích các ion canxi và magiê (có tính kiềm), khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Lượng thịt tiêu thụ càng nhiều, lượng canxi mất đi càng lớn.

203

Theo khuyên cáo của các nhà dinh dưỡng, để phòng loãng xương, chỉ nên ăn mỗi ngày Ig th ịt cho Ikg thể trọng. Chẳng hạn, những người nặng 60kg chỉ nên ăn 60g thịt/ngày.

Rau quả có tác dụng tốt với xương, da và hệ thống miễn dịch

trong cơ thể.Một cách khác hạn chế tình trạng máu bị axit hóa là chê độ ăn giàu chất kiềm, cụ thể là các loại rau quả. Rau quả chứa nhiều muôi hữu cơ của kali (citrat hay malat kali). Khi vào cơ thể, chúng chuyển hóa thành bicarbonat, có tác dụng kiềm hóa máu. Nhờ đó, xương không phải huy động nhiều canxi nữa.

Ngoài ra, rau quả cũng giúp hạn chế tác hại của muối ăn và các thực phẩm giàu natri khác đối với xương. Chất natri khi phôd hợp với protein sẽ làm gia táng sự bài tiết canxi qua nước tiểu, ảnh hưởng xâu đến xương. Nó cũng gây axit hóa máu và thúc đẩy sự mất các chất khoáng. Các công trình nghiên cứu cho thấy, muôi hữu cơ của kali (có nhiều trong rau quả) có khả năng chông lại tình trạng này.

204

e |u n ín h g iả a NGuy co LOẪNG XUONG

Các sản phẩm đậu tương có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, khi mà sự thay đổi hoóc môn làm mỏng xương nhanh chóng và tăng nguy cơ gãy.

Đậu phụ có thể làm giảm mâ't xươngTốc độ mất xương xảy ra

đặc biệt nhanh trong 5 tới 7 năm đầu giai đoạn mãn kinh.Nguyên nhân là do lượng hoóc môn oestrogen giảm mạnh, có thể gây mất tới 5% khối xương mỗi năm. Trong khi đó, liệu pháp hoóc môn thay thế lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe như chứng đột quỵ. Do đó, protein đậu tương được xem là giải pháp thay thế hiệu quả.

Trong nghiên cứu mới nhất trên khoảng 24000 phụ nữ trong vòng 3 năm, những phụ nữ rnãn kinh hấp thu nhiều protein đậu nành nhất có nguy cơ gãy xương thấp hơn 37% so với nhóm ăn ít nhất.

Các thực phẩm từ đậu tương làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở phụ nữ trong những năm đầu sau khi mãn kinh.

Sô phụ nữ tham gia'nghiên cứu được chia thành

205

5 nhóm theo các mức tiêu thụ đậu nành, trong đó mức cao nhất là 13g mỗi ngày và thấp nhất là 5 g, còn trung bình là 8,5g. Các sản phẩm đậu nành được ưa chuộng là sữa đậu nành, đậu phụ, giá làm từ đậu tương và đậu tương tươi.

Một số nghiên cứu trước đây đã công nhận pro- tein đậu tương có ảnh hưởng tích cực đôi với các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt làm giảm nguy Cơ mắc bệnh tim mạch và các dạng ung thư liên quan đến hoóc môn. Tuy nhiên, cũng giông như hoóc môn oestrogen, nó có thể kích thích sự tăng trưởng một số tế bào gây bệnh ung thư vú.

206

PHẨN II

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ TẬP LUYẾN PHÒNG CHỐNG

LOÃNG XƯƠNG

CẮC BIỈN PtíẲP PtlỐNG NGỪA BỈNN LOỈNG XưONG

Nên hạn chế các đồ uống chứa caffein và hành củ vì những thực phẩm này làm tăng quá trình bài tiết canxi của cơ thể. Ngoài ra, nên tránh lạm dụng đồ uông có cồn như bia, rượu vì chất cồn sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thu canxi của ruột.

Cà phê không có lợi cho xương.

Loãng xương là một căn bệnh thường gặp và khá nguy hiểm, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa. Sau đây

207

là một số phương pháp giúp bạn có bộ xương khỏe mạnh:

1. Bổ sung can xỉ qua thự c phẩm Các thực phâ’m giàu canxi:

- Sữa và các sản phẩm của

sữa như sữa chua, phomát...

- Cá, nhất là cá mòi, cá

thu (nên dùng cả xương).

- Các loại rau củ hạt: súp lơ

xanh, cải xoăn, củ cải điỀ/ng,

rau xanh đậm, hạt đậu nành.

Cả phụ nữ và nam giới ở tuổi trung niên đều cần trung bình l.OOOmg canxi mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên thành 1500 mg đôl với phụ nữ thời kỳ mãn kinh và nam giới độ tuổi sau 75. Trên thực tế,phần lớn mọi người đều không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi là rất cần thiết. Tại mỗi thời điểm, cơ thể chỉ hấp thụ một lượng canxi nhất định, vì vậy nên chia nhỏ các thực phẩm giàu chất này thành nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cũng cần bổ sung vitamin D, để giúp canxi được hấp thu tôt hơn.

2. Tập th ể dục đều đặn

Việc luyện tập đều đặn 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sự cân bằng và duy trì độ dẻo dai của

208 m

hệ thông xương, giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi.

3. Khám định kỳ

Nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp bạn phát hiện sớm bệnh loãng xương. Cũng nên để ý tới chiều cao của mình. Sự giảm chiều cao vài phân là dấu hiệu đầu tiên của chứng mòn đô"t sông và loãng xương.

4. Bỏ hú t th u ôc lá

Theo thông kê của các tổ chức y tế, trong số những phụ nữ mắc bệnh loãng xương trên toàn thê giới, 1/8 có tiền sử hút thuôc một thời gian dài. ớ nam giới, việc hút thuốc thường xuyên cũng làm tăng 10 lần nguy cơ loãng xương và tăng 2 lần nguy cơ gãy xương cột sôhg và xương hông. Hút thuốc còn khiến vết gãy ở xương khó phục hồi.

5. Chữa ngay chứng trầ m cảm

ớ những phụ nữ mắc chứng trầm cảm, nguy cơ giảm mật độ xương vùng cột sông và hông cao hơn hẳn so với những người có cuộc sống tươi vui, hạnh phúc. Nguyên nhân là do khi bị trầm cảm, cơ thể sẽ sản xuất nhiều cortisol, một hoóc môn liên quan đến stress. Chất này làm giảm lượng chất khoáng trong cơ thể.

209

]0 LỜI KHUyỈN GIÚP XUONG RẮN CHẮC

Để có hệ xương vững chắc và ngăn ngừa bệnh loãng xương, hằng ngày bạn nên ăn nhiều hoa quả. Khi được hấp thu, các dưỡng chất trong trái cây giúp phục hồi tính kiềm trong cơ thể, giúp xương giữ được canxi.

Việc ăn nhiều trái cây có lợi cho xương.

Sau đây là các hoạt động khác có lợi cho xương;

1. Ãn nhiều ra u xan h : Vitamin K có nhiều trong rau xanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, khiến xương đậm đặc hơn. Những loại rau giàu vitamin K bao gồm súp lơ xanh, bắp cải, cải Brussel, cải xoắn...

2. Dùng nhiều thự c phẩm giàu can xi: Cácnghiên cứu cho thấy, canxi rất quan trọng đối với sự phát triển của xương. Các thực phẩm giàu canxi là sữa, bơ, phó mát, trứng, hải sản...

3. R a ngoài trờ i nhiều hơn: Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi. Hầu hết nhu cầu vitamin D của cơ thể được đáp ứng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào da. Vì vậy, bạn nên ra ngoài nhiều hơn vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, có

210

th ể bổ sung chất này từ các thực phẩm như cá trích hun khói, cá mòi, cá hồi...

4. Dùng đồ ăn có nhiều m agiê; Chất này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, giúp xương đậm đặc hơn. Magiê có nhiều trong rau lá xanh, quả hạnh, các loại hạt và đậu.

5. Dùng c á c thự c phẩm từ đậu nành: Rấtnhiều phụ nữ bị loãng xương khi mãn kinh, lý do chính là thiếu hoóc môn oestrogen. Các thực phẩm từ đậu nành giúp bổ sung isoAavone, một hợp chất tương tự oestrogen, có tác dụng chông loãng xương và các triệu chứng mãn kinh khác.

6. U ống trà : Việc dùng trà thường xuyên giúp giảm nguy cơ loãng xương và rạn nứt xương; nguyên do là trà có nhiều hợp chất tạo xương Aanovol.

7. Giảm m uối: Một sô" nghiên cứu cho thấy, việc ăn quá nhiều muôi sẽ làm yếu xương.

8. Tập th ể dục: Các bài tập đi bộ nhanh, chạy chậm và thể dục thẩm mỹ giúp duy trì sự rắn chắc của xương, chông loãng xương. Nên tập 30 phút/ngày.

9. Dùng th uốc bổ sung tạo xương: Đó là cácthuôc dưỡng xương chứa magiê, vitamin K, vitamin D và một số dưỡng chất khác có lợi cho xương (như kẽm, boron...).

211

QUAN Viị GIỮA VẬN ĐỘNG KHI CÒN NIỈN ỈHIấU V ì BỆNH ÌOẪNG XUONG

Các bé gái thường xuyên vận động chạy nhảy sẽ bị loãng xương muộn hơn so với trẻ bình thường khi trưởng thành, do có bộ xương cứng cáp hơn.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi và Đại học Columbia (Anh) tiến hành cho thấy trong số 80 bé gái, 34 em được theo một chế độ luyện tập đặc biệt, đều đặn trong các tiết giáo dục thể chất. Những vận động chủ yếu là nhảy cao tại chỗ, nhảy bật sàn, nhảy xa, nhảy sang 2 bên, kết hợp với chạy. Cường độ của vận động tăng dần. 46 em còn lại không tham gia loại hình tập luyện nào.

Kết quả cho thấy, những em hoạt động theo chế độ trên 3 lần/tuần trong suốt thời gian đi học có khả năng hấp thu khoáng chất bổ sung cho xương tốt hơn 5% so với trẻ không luyện tập.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, chế độ vận động mà nghiên cứu đưa ra là an toàn, hiệu quả và,

212

tương đôl đơn giản. Nó có thể được đưa vào các tiết giáo dục thể chất ở cấp tiểu học, nhằm tăng cường

'sự tích lũy khoáng chất trong xương cho trẻ.

Loãng xương là hiện tượng mất xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh thường đi kèm với tuổi già và hay gặp ở phụ nữ mãn kinh do khả năng sản sinh hoóc môn sinh dục nữ oestrogen giảm. Vận động thể chất ở mọi hình thức đều là sự kích thích quan trọng cho sự phát triển của bộ xương. Thai nhi hay đạp, hoặc chuyển động trong bào thai cũng giúp cho bộ xương có sự phát triển khởi đầu tô"t hơn.

GIÚP Pdự Nữ ĨRỀ PHÒNG BỈNH LOỈNG XUONG

Những thói quen bảo vệ sức khỏe, đặc biệt ở thời niên thiếu, có ảnh hưởng đến xương suô"t đời. Riêng đối với phụ nữ, 40% khôi xương phát triển ở độ tuổi từ 14 - 17. Khôi xương vẫn tiếp tục phát triển, nhưng ở mức thấp hơn cho đến tuổi 30 thì giảm dần. Do đó, hình thành những thói quen giúp xây dựng và củng cố xương ngay từ thời thiếu nữ là rất quan trọng để chống căn bệnh loãng xương về sau.

213

Những chuyên gia sức khỏe đưa ra 8 lời khuyên để phòng ngừa bệnh loãng xương:

1. Chú ý đến chu kỳ kinh:Nếu bạn lỡ chu kỳ 3 tháng liên tiếp, phải đi khám bác sĩ ngay. Điều đó thường là do hàm lượng oestrogen (hoóc môn bảo vệ xương) thấp. Thuôh tránh thai có thể giúp điều hòa hàm lượng hoóc môn và chu kỳ kinh.

, ỉ•'1 ÌíiHÌÌí ̂ ^

40% khối xương phát triển ở độ tuổi

từ 14 - 17

2. H ấp thụ đủ can xi; Bạn cần ít nhất 1.200mg khoáng chất này mỗi ngày, nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều phụ nữ hấp thụ chưa đủ một nửa lượng canxi đó. Một số nguồn canxi gồm sữa chua ít béo (448mg mỗi cốc), sữa không kem (352mg mỗi cốc) và nước cam pha canxi (350mg mỗi cốc). Nếu bạn thấy mình không há"p thụ đủ canxi, nên uông một viên bổ canxi, tốt nhất là chọn loại có thêm vitamin D, giúp tối đa hóa hấp thụ khoáng chất này. Thuôh bổ canxi có hai dạng: muôi canxi (calci- um citrate) và cacbonate canxi (calcium carbonate), cả hai dạng cơ thể đều hấp thụ tốt. Carbonate canxi hấp thụ tôt khi hàm lượng acid dạ dày cao, vì vậy nên uông trong bữa ăn là lúc mà acid dạ dày ở mức cao nhất. Nên chia canxi làm hai lần uống mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thụ.

214

3. C ắt giảm caííein e: Chất này có thể canthiệp vào hấp thụ canxi. Hạn chê trong khoảng 2 - 3 côc cà phê, trà hay nước soda mỗi ngày. Với một côc đồ uống soda chứa caffeine, cơ thể sẽ mất đi khoảng 4mg canxi. Để bổ sung lượng canxi mất đi này, nên cho vào cà phê một chút sữa không kem hoặc uô'ng thêm chút nước quả sau khi uô"ng trà hoặc soda.

4. H ạn ch ế m uối: Giống caffeine, thừa muôi cũng làm mất canxi (lượng muôi tối đa hàng ngày là 2.400mg). Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. Đọc kỹ nhãn hàng hóa để ước tính lượng canxi. Ví dụ, một gói mì tôm chứa 800mg muôi, bằng 1/3 yêu cầu hàng ngày.

5. Thực hiện những b ài tập x â y dựng và củng c ố xương: Nhảy thẳng người, như nhảy dây, là môn thể dục có tác động lớn nhất với việc củng cố và xây dựng xương. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhảy dây khoảng 300 lần mỗi tuần tăng được khối xương hông khoảng 2,8%.

Những môn thể dục khác giúp xây dựng và củng cô" xương gồm đẩy tạ và những hoạt động tác động đến xương cao như chạy bộ và thể dục aerobic.

6. Bổ sung hàm lượng p rotein hỢp lý: Chế độăn uống quá nhiều hoặc ăn ít protein so với nhu cầu

215

có liên quan đến sự giảm hàm lượng xương. Bạn cần khoảng 50g protein mỗi ngày. Bạn có thể hấp thụ đủ lượng protein đó bằng một lạng cá biển, 2 cô'c sữa chua ít béo và 1 quả trứng. Những nguồn thực phẩm giàu protein khác gồm thịt nạc, thịt gà dã lọc da, đậu phụ và sữa chua không kem.

7. H ạn ch ế vitam in A: Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Boston (Anh), những phụ nữ hấp thụ hàm lượng vitamin A cao ở dạng retinol (2.000 mcg hoặc 6.600 IU) có nguy cơ gãy xương hông do mất xương cao nhất. Đọc kỹ nhãn thực phẩm và thuốc bổ chứa vitamin A để tránh hấp thụ quá nhiều vitamin này. Bạn nên chọn viên vitamin tổng hợp mà ít nhất 20% hàm lượng vitamin A là từ beta-carotene, không gây hại đến xương như retinol. Ngoài ra, bạn nên chọn loại vitamin tổng hợp chứa 2.500 IU vitamin A, không nên uô"ng loại chứa 5.000 IU vitamin này.

8. Nên ăn 5 bữa ra u quả m ỗi ngày: Mộtnghiên cứu gần đây cho biết phụ nữ ăn 5 bữa rau quả mỗi ngày có độ dày xương cao hơn phụ nữ không ăn rau quả hoặc ít hơn. Rau quả là nguồn cung câp magiê và kali, hai dưỡng chất chủ yếu ngoài canxi và vitamin D trong việc bảo vệ xương.

216 m

PHU NO CÓ ĨU Ố IC ÍN THƯỜNG XUyỀN KIỂM IRA M l Độ XUONG

Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời giúp cải

thiện dộ chắc của xương

Từ 65 tuổi trở lên, tất cả phụ nữ cần được thăm khám một cách đều đặn để phát hiện kịp thời bệnh loãng xương, giúp ngăn ngừa hiện tượng gãy xương.

Báo cáo trước đó của hội đồng này (đưa ra năm 1996) cho biết, chưa có đủ bằng chứng về sự cần thiết phải tiến hành đo mật độ xương thường xuyên để phòng ngừa loãng xương.

Các yếu tô" làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ bao gồm:

- Tuổi già.

- í t vận động.

- Tiền sử loãng xương trong gia đình.

- Dùng thuôc oestrogen.

Những phụ nữ trong nhóm nguy cơ cần bắt đầu

217

thử nghiệm sớm hơn, khi tới 60 tuổi, vì nhiều người trong số họ chỉ biết mình có bệnh lúc đã gãy xương.

Tại Mỹ, khoảng 10 triệu người (trong đó 80% là phụ nữ) bị loãng xương - nguyên nhân gây ra 1,5 triệu ca gãy xương mỗi năm. Chi phí để đo mật độ xương đùi bằng tia X nồng độ thấp là 125-200 USD.

CẤC MÔN ĨH Ể ĨNAO CÓ LỢI CNO XUONG

Để phòng ngừa chứng loãng xương, tô"t nhất là nên chọn những môn cần sự gắng sức lớn trong một thời gian ngắn (tennis, chạy nước rút, đấu kiếm). Các môn duy trì sự vận động trong một thời gian dài nhưng đòi hỏi sự gắng sức thấp hơn (đi bộ, bơi lội, đi xe đạp) không giúp làm tăng trọng lượng xương. Những môn này chỉ có lợi cho cơ bắp và tim mạch

Đâ’u kiếm giúp làm

tăng mật độ xương.

Đôl với những môn thể thao nặng như chạy hoặc marathon, bạn nên câri nhắc xem mình có thật sự thích hợp hay không. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, những môn thể thao đòi hỏi sức chịu đựng lớn thường gây rắc rôi nhiều hơn là giúp phòng ngừa bệnh tật.

218 m

Mục lục

Lời n ó i đ ầu .

Trang

.......... 5

BỆNH VIÊM KHỚP - GOUTV iêm khớp v à cá c loại v iêm khớp thường g ặ p .............7

C hương I. V IÊM KHỚP DẠNG THẤPP h ần I. Tìm hiểu về viêm khớp dạng thấp

1. V iêm khứp d ạn g thấp là gì?T riệu chứng và tá c h ạ i .........................................................10

2. N g u y ên nhân d ẫn đ ến v iêm khớp d ạn g th ấ p ........14

3. M ộ t số câu h ỏi v ề v iêm khớp d ạn g t h ấ p .................23

P h ần II. C hế độ tập luyện và điều trị chữa bệnh viêm khớp dạng thâ'p

1. Đ iều trị v iêm khớp m ãn tm h b ằn g T ây y .................34

2. M ột số câu hỏi về điều trị viêm khớp m ãn tm h ...... 40

3. Bệnh v iêm khớp vớ i v iệc tập lu y ệ n ..............................44

4. Bệnh n h ân viêm khớpn ên tập luyện như th ế n à o ? ................................................47

5. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc N a m ...... 49

6. Đ iều trị đ au khớp gối b ằn g b ấm h u y ệ t ......................51

7. Đ iều trị b ện h khớp b ằn g tắm b ù n .................................53

8. Đỉa giú p g iảm đ au v iêm khớp g ô ì ............................... 56

219

P h ần III. C hế độ ăn uống và sinh hoạt phòng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

1. C h ế độ dinh d ư ỡng cho b ệnh-tìhân k h ớ p ................. 58

2. N gư ời bị v iêm khớp d ạn g thấp

không nên ăn k iê n g ...................................................................60

3. C ho con bú giảm n gu y cơ v iêm k h ớp ..........................62

4. Q uá nhiều vitam in c không tô'tcho bệnh n h ân viêm k h ớ p .................................................... 63

5. Rau quả ch ôn g viêm k h ớ p ...................................................65

6. D ầu cá ch ỏn g viêm k h ớ p ..................................................... 69

7. V itam in D có thể ch ốn g được bệnhviêm khớp m ãn tứ ih ..................................................................70

8. Rượu thuốc phòng chống viêm khớp m ù a lạn h ....... 72

9. G ừng có thể trị bệnh v iêm k h ớ p .................................... 74

Chương II. THOÁI HÓA KHỚPP h ần I. Tìm hiểu về thoái hóa khớp

1. T h oái h óa khớp là g ì ? ............................................................. 76

2. N gu yên n h ân d ẫn đ ến thoái h óa k h ớ p ........................78

3. T riệu ch ứ n g củ a thoái h oá khớp và tác h ạ i ..............79

4. H ỏi đ áp về thoái h ó a k h ớp ..................................................82

P h ần II. Phòng và điều trị bệnh thoái hóa khớp1. Phương p h áp đ iều trị thoái h oá k h ớ p .......................... 88

2. Ã n cam ch ốn g thoái hoá k h ớ p ..........................................95

3. Thoái h óa đô't sôn g cổ và cách p h òn g trá n h ........... 97

4. Trà xanh g iảm n gu y cơ đ au k h ớp ................................. 100

5. Lời khuyên đối với người có tuổi bị viêm k hớp........101

220

C hương III. BỆNH GOUT

Phần I. Tìm hiểu về bệnh Gout

1. Sơ lược về bệnh G o u t............................................................ 102

2. N hững quan n iệm chung về b ện h G o u t...................104

3. G out - căn bệnh "nhà g ià u " ............................................... 106

4. T ại sao sô' bệnh n h ân G out lại gia tăng

nhanh như v ậ y ? ......................................................................... 109

5. Bia - tác n h ân số m ộ t g â y b ện h G o u t........................ 110

6. G out - d âu hiệu ban đ ầu củ a b ện h t im .................... 115

Phần II. Điều trị bệnh Gout

1. Đ iều trị b ện h G out n hư th ế n à o ? ..................................118

2. C ác loại th u ô c đ iều trị b ện h g o u t................................. 123

3. C hú ý khi sử d ụ n g th u ốc đ iều trị bệnh G o u t......129

4. C h ư ờm đá làm g iảm ch ứ n g đ au khớp

ở bệnh n h ân g o u t..................................................................... 132

5. C h ế độ sinh h o ạ t trong đ iều trị b ện h G o u t........... 133

6. M ột sô' câu h ỏi về đ iều trị bệnh G o u t.......................134

7. 8 lời khuyên vớ i bệnh n h ân G o u t................................. 141

8. C hế độ ăn uống trong phòng chống bệnh G ou t.......143

9. G iảm đ au tron g bệnh G out b ằn g rau t r á i .............. 148

10. C h ăm só c bệnh n h ân G out tại gia đ ìn h .................149

11. C hữa bệnh go u t b ằn g Đ ông y . .................................... 151

12. M ột sô' m ó n ăn p h òn g ch ôn g bệnh G out ............ 156

221

BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Chưcíng I. TÌM H IỂU V Ề BỆN H LOÃNG XƯƠNG

1. L oãn g xư ơng là gì ? ............................................................... 160

2. T riệu chứng và h ậu quả củ a loãng x ư ơ n g .............167

3. Bệnh loãn g xương

đư ợc ch ẩn đ o án b ằn g cách n à o ? ....................................169

4. N gu yên n h ân chính g â y ra

bệnh loãn g xưcíng..................................................................... 172

5. M ột số n gu yên n h ân k h ác g â y ra

bệnh loãn g xư ơ n g ......................................................................175

6. L àm th ế n ào đ ể p h át h iện sớm

bệnh loãn g x ư ơ n g ? ...................................................................185

Chương II. ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

1. Đ iều trị bệnh loãn g xư ơngb ằn g th u ốc T ây y .......................................................................187

2. Dinh d ư ỡng đ iều trị bệnh loãn g x ư ơ n g .................... 195

3. M ón ăn - b ài thu ôccho người bị loãn g x ư ơ n g ................................................... 198

Chương III. PHÒNG CH ốN G LOÃNG XƯƠNG

P h ần I. C hế độ dinh dưỡng phòng chôlng loãng xương

1. Ă n ít thịt, rửriều rau quảđ ể p h òn g loãng x ư ơ n g ..........................................................203

2. Đ ậu nành g iảm n gu y cơ loãn g xương ..................... 205

222

Phần II. C h ế độ sin h h o ạ t và tập lu y ện p h ò n g ch ố n g lo ãn g xưoTng

1. C ác biện p h áp

p h òn g ngừ a bệnh loãn g x ư ơ n g .......................................207

2. 10 lời khuyên giú p xư ơng rắn c h ắ c ............................ 210

3. Q uan hệ giữa vận đ ộn g khi cò n niên thiếu

vớ i bệnh loãng xư ơ n g .......................................................... 212

4. G iúp phụ nữ trẻ p h òn g bệnh loãng xương ......... 213

5. Phụ nữ có tuổi cần thường xu yên kiểm tra

m ậ t đ ộ xư ơng ................... ................................................ ......217

6. C ác m ôn thể thao có lợi cho xư ơ n g ............................ 218

223

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐÚC

m ĩữììc; 2 i9á i CẦ7Ì ểÃ9ẾT)V Ề B Ệ N H

VIÊM KHỚP - GOUT VÀ LOÃNG XƯƠNG

BS NGUYỄN PHAN THÙY (Biên soạn)

C hịu trá ch n h iệm xu ấ t bản:

BÙI VIỆT BẮC

Biên tập Vẽ bìa Trình bày Sửa bản in

Minh Quỳnh NS Minh Lâm Design NS Minh Lâm NS Minh Lâm

In 2.000c, khổ 13 X 19cm. Tại Công ty CP In và TM Á Phi Số đăng ký KHXB: 647 - 201 ỉ/CXBm/04- 03/HĐ

In xong và nộp lưu chiểu năm 2011

MỜI CÁ C BẠN TÌM ĐỌC

PHÁT HÀNH TẠI NHÀ SÁCH MINH LÂM52 Hai Bà Trimg • Hoàn Kiếm ■ Hà NộiĐT: 043 .9 427 393. ĐT/Fax: 043 .9 427 407- 043.9 387 391VVebsite; nsminhlam.eom.vn-Email: nsminhlam0gmail.com G IÁ :3 2 .0 0 0 Đ