E DC 1E DE 1E A6

45
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài với những biến động và thăng trầm của riêng mình. Gắn liền với nó là sự ảnh hưởng của rất nhiều các trường phái triết học khác nhau đã du nhập, đã được chọn lọc và áp dụng trong cách sống, cách tư duy của người Việt Nam chúng ta. Và không thể phủ nhận rằng trong hàng loạt các tư tưởng triết học đó,Việt Nam chúng ta cũng như các nước Châu Á nói chung đã bị ảnh hưởng khá sâu sắc và rõ rệt bởi mảng triết học phật giáo. Khi du nhập vào một đất nước, một quốc gia hay một dân tộc thì triết học phật giáo nói riêng cũng như các loại triết học khác đều có những biến chuyển để phù hợp và mang đậm dấu ấn riêng của các quốc gia đó. Mặc dù chúng ta cùng bị ảnh hưởng bởi triết học phật giáo nhưng Việt Nam chúng ta có những tư duy riêng, có cách cảm thụ cũng như cách chắt lọc riêng về những lý luận hay tri thức mà triết học phật giáo mang lại cho chúng ta. Vì thế, cho đến ngày nay chưa ai đồng quy Việt Nam với các vương quốc phật giáo khác như Thái Lan, Campuchia hay Mianma… Đến với Việt Nam, những người nước ngoài không bao giờ quên được những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những cánh đồng sen tỏa ngát hương thơm, hay cong cong mái chùa nghi ngút khói hương, hay thân tình hơn là cách mà con người Việt Nam đối xử với nhau và với xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là: triết học phật giáo đã đến, đã ảnh hưởng và đã biến đổi như thế nào ở Việt Nam? Vì thế, tôi chọn cho mình một đề tài là “Sự du nhập của Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và tư duy con người Việt Nam”. Kết cấu của đề tài bao gồm: Chương 1: Khái quát về Phật giáo. Chương 2: Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam. 1

Transcript of E DC 1E DE 1E A6

LỜI MỞ ĐẦUĐất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài vớinhững biến động và thăng trầm của riêng mình. Gắn liền vớinó là sự ảnh hưởng của rất nhiều các trường phái triết họckhác nhau đã du nhập, đã được chọn lọc và áp dụng trong cáchsống, cách tư duy của người Việt Nam chúng ta. Và không thểphủ nhận rằng trong hàng loạt các tư tưởng triết học đó,ViệtNam chúng ta cũng như các nước Châu Á nói chung đã bị ảnhhưởng khá sâu sắc và rõ rệt bởi mảng triết học phật giáo.

Khi du nhập vào một đất nước, một quốc gia hay một dân tộcthì triết học phật giáo nói riêng cũng như các loại triếthọc khác đều có những biến chuyển để phù hợp và mang đậm dấuấn riêng của các quốc gia đó. Mặc dù chúng ta cùng bị ảnhhưởng bởi triết học phật giáo nhưng Việt Nam chúng ta cónhững tư duy riêng, có cách cảm thụ cũng như cách chắt lọcriêng về những lý luận hay tri thức mà triết học phật giáomang lại cho chúng ta. Vì thế, cho đến ngày nay chưa ai đồngquy Việt Nam với các vương quốc phật giáo khác như Thái Lan,Campuchia hay Mianma…

Đến với Việt Nam, những người nước ngoài không bao giờ quênđược những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những cánhđồng sen tỏa ngát hương thơm, hay cong cong mái chùa nghingút khói hương, hay thân tình hơn là cách mà con người ViệtNam đối xử với nhau và với xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là:triết học phật giáo đã đến, đã ảnh hưởng và đã biến đổi nhưthế nào ở Việt Nam? Vì thế, tôi chọn cho mình một đề tài là“Sự du nhập của Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xãhội và tư duy con người Việt Nam”.

Kết cấu của đề tài bao gồm:Chương 1: Khái quát về Phật giáo.Chương 2: Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ViệtNam.

1

Chương 3: Ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con ngườiViệt Nam.

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO

1.1. Nguồn gốc ra đời

Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà (hay buddha). Đạophật chính là giáo lý mà Phật Đà đã thuyết giảng. Sau khi rađời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước Côngnguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trongkhu vực á - Phi, gần đây được truyền tới các nước Âu - Mỹ.Trong quá trình truyền bá của minh, đạo Phật đã kết hợp vớitín ngưỡng, tập tục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thànhrất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quantrọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia.Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa (Siddharta), contrai của vua nước Tịnh Phạn (Suddhodana), một nước nhỏ thuộcBắc Ấn Độ (nay thuộc đất Nê Pan ) ông sinh ra vào khoảng năm623 trước công nguyên. Cuộc đời của Phật Thích Ca được kểlại ở trong truyền thuyết như sau:“Vào một đêm Mahamaia, người vợ chính của Suddhodana, Vuacủa người Saia mơ thấy mình được đưa tới hồ thiêngAnavatápta ở Himalaya.

2

Sau khi các thiên thần tắm rửa cho bà ở trong hồ thiêng, thìcó một con voi trắng khổng lồ có đoá hoa sen ở vòi bước tớivà chui vào sườn bà. Ngày hôm sau các nhà thông thái đượcvời tới để giải mơ của Hoàng hậu. Các nhà thông thái chorằng giấc mơ là điềm Hoàng hậu đang có mang và sẽ sinh hạđược một Hoàng tử tuyệt vời, người sau này sẽ trở thành vịchúa tể của thế giới hoặc người thầy của thế giới. Đến ngày,đến tháng, Hoàng hậu Mahamaia trở về nhà cha mình để sinhcon. Thế nhưng vừa đến khu vườn Lumbini, cách thủ đôCapilavastu của người Sakia không xa, Hoàng hậu trở dạ và vịHoàng tử đã ra đời. Vừa ra đời, vị Hoàng tử tí hon đã đứngngay dậy, đi bảy bước và nói: “Đây là kiếp cuối cùng của ta,từ nay ta không phải luôn hồi một kiếp nào nữa!”.Đến ngày thứ năm, một nghi thức trọng thể được tổ chức vàHoàng tử được đặt tên là Siddhartha. Để ngăn cản Hoàng tửkhông nghĩ tới việc tu hành, đức vua cha đã tìm mọi cáchtạo ra quanh người con trai mình một cuộc sống vương giả.Hoàng tử được học mọi kiến thức để sau này trở thành một vịvua tài ba anh minh trị vì một đất nước ấn Độ bao la. Thếrồi, nhà vua và quần thần đã kén cho Hoàng tử một người vợkiều diễm. Nhưng cuộc đời vương giả không cán dỗ được Hoàngtử trẻ tuổi. Bốn sự việc do các thần tạo ra đã làm thay đổihẳn cuộc đời Hoàng tử Siddhartha. Đó là một lần khi đang dạochơi trong vườn, Hoàng tử thấy một ông già gày còm, ốm yếurồi nhận ra một điều rằng mọi người rồi ai cũng phải giàyếu như thế. ít lâu sau Hoàng tử lại được chứng kiến ngườiốm và người chết. Ba hoàn cảnh trên làm cho Hoàng tử bănkhoăn, lo nghĩ về kiếp người và muốn cứu con người khỏinhững trầm luôn đau khổ của kiếp luôn hồi: Sinh, lão, bệnh,tử chính sự việc thứ tư đã đem đến cho Hoàng tử niềm hi vọngvà an ủi. Lần đó, Hoàng tửnhìn thấy một vị hành khất dáng vẻ bần hàn nhưng lại ungdung tự tại. Vừa nhìn thấy vị hành khất Hoàng tử như bừngtỉnh và quyết định sẽ ra đi trở thành nhà hành khất như thế. Được tin, đức vua Suddhôđana tìm mọi cách ngăn cản Hoàngtử. Thế nhưng Hoàng tử không thể nào xua đi được bốn sự kiệnmà mình đã chứng kiến khiến lòng dạ của Hoàng tử không lúc

3

nào được thanh thản. Ngay cả tin mừng công chúa Yashôdharasinh cho chàng một Hoàng nam cũng không làm cho Hoàng tửSidhartha vui. Ngày đêm khi đứa con ra đời, khi mọi ngườingủ say, Hoàng tử lặng lẽ đến nhìn vợ và con lần cuối rốiđánh thức người đánh xe dậy cùng minh cưỡi con ngựaCanthaca yêu quý rời khỏi cung. Khi đã rời khỏi đô thànhHoàng tử trút bộ áo Hoàng tộc và mặc lên người bộ quần áothường dân. Hoàng tử dùng kiếm cắt bộ tóc dài của mình vànhờ người đánh xe mang mớ tóc và quần áo về trao lại cho đứcvua. Còn con ngựa Canthana vì đau khổ phải chia tay với ôngchủ của nó nên đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Rời hoàng cung,dứt áo ra đi, Hoàng tử Sidhartha đã trở thành nhà tu hành.Thoạt đầu, Hoàng tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổhạnh. Sau đó, ngài vào rừng tu. Nhà hiền triết Alara Calamadạy cho chàng các phép thiền định và những triết lý củaupanishad. Học thuyết và thực hành giải thoát cá nhân củaUpanishad không hấp dẫn Hoàng tử. Chàng đi tiếp và nhập vàonhóm năm người tu khổ hạnh. Suốt sáu năm trường ép xácHoàng tử gần như chỉ còn bộ xương khô mà vẫn chưa tìm rachân lý của sự giải thoát. Ngài bèn bỏ cuộc sống tu hành khổhạnh và trở lại ăn uống bình thường.Khi Hoàng tử Sidhartha 35 tuổi, một hôm ngài đến ngồi dướigốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia thuộc vùng đất củavua Bimbisura, vua nước Magadha. Cho đến một hôm có nàngSudjata, con gái của một nông dân trong vùng đem cho ngàimột bát cơm to nấu bằng sữa. Ăn xong, ngài xuống sông tắmrửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề. Ngài ngồi thiền định vànguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát vềđiều bí ẩn của sự đau khổ.Và Hoàng tử đã ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm. Bảytuần lễ đó là cả một chuỗi ngày đầy thử thách. Để phá sựthiền định của Hoàng tử, con quỹ dữ Mara tìm mọi cách làmchàng nản chí. Thoạt đầu, quỷ Mara biến thành một sứ giả đếnbáo cho Hoàng tử một tin bịa đặt là em trai Hoàng tử làĐevađatta nổi loạn, bắt nhốt đức vua cha vào ngục và chiếmnàng Yashodrara làm vợ. Thế nhưng tin dữ đó không làm choHoàng tử bận tâm.

4

Mara bèn cho gọi các quỷ dữ tới làm ra mưa to, gió lớn gâyra động đất, lụt lội nhưng Hoàng tử vẫn ngồi bình thản dướigốc cây bồ đề, cảm phục trước ý chí kiên định của Hoàng tử,rắn thần Naga dùng thân làm tán cho mưa gió cho Hoàng tửngồi. Thấy thế quỷ dữ Mara bèn dùng biện pháp quyết liệt vàtinh tế hơn để công phá vào thành trì kiên định của Hoàngtử Sidhartha. Nó cho gọi ba cô con gái xinh đẹp của mình làcác nàng Khát vọng, khoái lạc và Dục vọng tới múa nhảy mêhoặc nhà tu hành trẻ tuổi. Thế nhưng biện pháp cuối cùng củaquỷ Mara cũng thất bại và lũ quỷ phải dời khỏi gốc cây bồđề. Rạng sáng ngày 49, Siddhartha đã tìm ra bí mật của sựđau khổ, đã tìm ra được vì sao thế giới lại tràn đầy khổ đauvà đã tìm ra được cách để chiến thắng sự đau khổ. Siddharthađã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (Đấng giác ngộ).Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dướicây bồ đề suy ngẫm về những chân lý diệu kỳ mà mình đã khámphá. Ngài phân vân không biết có nên phổ biến đạo pháp củamình cho thế giới không vì có huyền diệu quá khó hiểu quáđối với mọi người. Chính thượng đế Brahma phải giáng trần đểkhích lệ Đức phật truyền bá đạo pháp của mình cho thế gian.Chỉ khi đó Phật mới dời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườnLộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên chonăm người bạn tu khổ hạnh của mình. Sự kiện này được ghichép lại như một sự kiện quan trọng nhất của Đạo phật vàđược gọi là Phật quay bánh xe Đạo pháp (chuyển Pháp Luân).Giáo pháp mới của Đạ phật đã gây ấn tượng mạnh đối với nămnhà tu, họ nhanh chóng trở thành những môn đồ đầu tiên củaĐức Phật. Vài ngày sau số môn đồ của Phật đã tăng lên 60người, theo thời gian số môn đồ Đạo Phật ngày càng tăng vàcác tổ chức tăng gia đã ra đời.Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùngcác môn đồ trở về chân núi Hymalaya nơi ngài sinh ra và lớnlên. Trên đường Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho các môn đồ đểhọ có thể tự lập được sau khi ngàu viên tịch. Và, tại mộtnơi thuộc ngoại vi thành phố Cusinagara, Phật đã ra đi. Câunói cuối cùng của Phật là: “ Hỡi các tì kheo tất cả những gì

5

đang tồn tại rồi sẽ qua đi. Vậy các người càng không nênngừng gắng sức!”.1.2. Nội dung chủ yếu của tư tưởng triết học Phật giáo.

Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng,sau đó được viết thành văn thể trong một khối kinh điển rấtlớn, gọi là “Tam Tạng”, Gồm 3 Tạng kinh điển là: Tạng Kinh,Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các quan điểm vềthế giới và con người.1.2.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan

Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trungở nội dung của 3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên. 

Vô ngã (không có cái tôi chân thật) Trái với quan điểm của kinh Vêđa, đạo Bàlamôn và đa số cácmôn phái triết học tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tạicủa một thực thể siêu nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũtrụ, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả conngười không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấuthành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc” và “Danh”. Trongđó, Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm nhận được, nóbao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh là yếu tố tinhthần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm: thụ(cảm thụ), tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) vàthức (sự nhận thức).Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũuẩn”.  Ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng(ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức), chúng tác độngqua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồntại của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vậtriêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó, không có “Bản ngã”hay cái tôi chân thực.

Vô thường (vận động biến đổi không ngừng)  Đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biếnđổi. Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên màluôn luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình

6

bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt”. Nghĩa là sinh ra, tồntại, biến dạng và mất đi.Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận độngbiến đổi không ngừng.Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “tấtcả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều làvô thường”. Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong mộttrạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từtrạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Sinh và diệtlà hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiệntượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũngdạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng sinh ra mới gọi làsinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống cósự chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ màchết là điều kiện của một sinh thành mới.

Duyên (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả) Bàlamôn Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũtrụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phốicủa luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp chonguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyênmà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trởthành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi khôngngừng của các sự vật, tuân theo quy luật “Nhân-Quả”, nhân làcái hạt, quả là cái trái, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhânvà quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau màcó. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quảthì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy.Hạt lúa được gọi là “nhân” khi gặp “duyên” là điều kiệnthuận lợi về không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ…thì nhân sẽphát triển thành “quả” là cây lúa.Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên,triết học Phật giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờcho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới.Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ cácyếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng thế giớinằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đồi không ngừng.Nguyên nhân của sự vận động , biến đồi nằm trong các sự vật.

7

Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mọc mạc chấtphát nhưng rất đáng trân trọng. Và đó cũng là quan điểm duyvật biện chứng về thế giới.1.2.2.     Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quanNội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tậptrung trong thuyết “Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary AryaSatya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phảinhận thức được [8]. Tứ diệu đế là:  Khổ đế: Chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tínhchất khổ não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bểkhổ. Phật xác nhận đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vôngã  và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi khổ là :sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêuthương nhau phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gầnnhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũthụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người).     Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ vềthân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâmlý về bản chất. Về phương triết học, khổ đau là một thực tạinhư thực đối với con người. khổ đế là một chân lý khách quanhiện thực. khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng lọatnhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Như vậy tri nhân thựctại là một cách trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình thái khổđau của con người. Để thấu hiểu triệt để cái căn nguyên củakhổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật của đau khổ,hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chấtnội tại của nó.Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, làtuyệt đối. Do đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đờilà đau khổ không còn tồn tại nào khác. Ngay cả cái chết cũngkhông chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sựkhổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinhnhiều hơn nước biển”. Nhân đế (hay Tập đế):

8

Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ.“Tập” là tụ hợp, kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự hammuốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành,thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc củaluân hồi. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ,phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạora chu trình khép kín trong mỗi con người.  12 nhân duyêngồm:

1. Vô minh (không sáng suốt): đồng nghĩa với mê tối, íthiểu biết, không sáng suốt. Không hiểu được đời là bể khổ,không tìm ra nguyên nhân và con đường thoát khổ. Trong mườihai nhân duyên, vô minh là căn bản. Nếu không thấu hiểu Tứdiệu đế cũng được gọi là Vô minh.

2. Duyên hành: là ý muốn thúc đẩy hành động.3. Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối.4. Duyên danh sắc: sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh

thần sinh ra các cơ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thânthể và ý thức).

5. Duyên lục nhập: là quá trình xâm nhập của thế giới xungquanh vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáucửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân để thiêu hủy, đón nhận.

6. Duyên xúc: là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinhra cảm giác. Đó là sắc, thinh, hương vị, xúc và pháp khitiếp xúc, đụng chạm vào.

7. Duyên thụ: là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bênngoài tiếp xúc với lục căn sinh ra cảm giác.

8. Duyên ái: là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọngtrước sự tác động của thế giới bên ngoài.

9. Duyên thủ: do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa,rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra.

10. Duyên hữu: cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đãchiếm đoạt được.

11. Duyên sinh: sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.

9

12. Duyên lão tử: khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoạimỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi chết.Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưngnhìn chung đều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau,cái này là nhân, làm duyên cho cái kia, cái này là quả củacái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Cũng có lời giảithích là 12 yếu tố tích luỹ đưa đến cái khổ sinh tử hiện tạimà yếu tố căn đế là ái và thủ, nghĩa là tham lam, ích kỷ,còn gọi là ngã chấp. Mười hai nguyên nhân và kết quả nốitiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau nhânloại.Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức làsi mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nươngvào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, khôngcó cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng. Chúng tacó thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòngmình. Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi ngườiđối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị sự chấpngã và dục vọng, vị kỹ hay phiền não khuấy động, chi phối,ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc. Diệt đế:là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điềucó thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Mộtkhi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng đượctận diệt.  muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên,bắt đầu từ diệt trừ vô minh.Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bảnchất tồn tại, thực tướng của vũ trụ là con người, không còntham dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa, tức làthoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác diệt trừđược vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tuđến niết bàn, tịch diệt khi ấy mới hết luân hồi sinh tử.Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòngtham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợi hải, bất an giảmdần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tĩnh táohơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng

10

hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm tríkhông bị chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bịnung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ hải mà tâmlý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sựvật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm đượcchuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanhrộng lượng và bao dung hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòngtham, vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăngphần hạnh phúc đến mức độ ấy. Ðạo đế: là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con đườngtu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân. Khổ được giải thích làxuất phát Thập nhị nhân duyên, và một khi dứt được nhữngnguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử. Chấmdứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộniết bàn. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫnđến niết bàn gọi là “Bát chính đạo”. Bát chính đạo bao gồm:

1. Chính kiến: hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệmxác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.

2. Chính tư duy: suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn,suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.

3. Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn, không nói dối haynói phù phiếm.

4. Chính nghiệp: giữ nghiệp đúng đắn, tránh phạm giới luật,không làm việc xấu, nên làm việc thiện.

5. Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghềnghiệp liên quan đến sát sinh.

6. Chính tinh tiến: cố gắng nổ lực đúng hướng không biết mệtmỏi để phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.

7. Chính niệm: tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sựgiải thoát, luôn tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu,Ý.

11

8. Chính định: kiên định, tập trung tư tưởng cao độ suynghĩ về tứ điệu đế, vô ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn địnhxuất thế gian .Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệttrừ vô minh, đạt tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn làtrạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tửluân hồi.Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợiích cho con người và xã hội. Chúng bao gồm: bất sát (khôngsát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất vọng ngữ (không nóinăng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bấtđạo (không trộm cướp).Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếutố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới. Phật giáokhuyên con người suy nghỉ thiện và làm việc thiện nhằm gópphần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên trong triết lýnhân sinh và con đường giải phóng của phật giáo vẫn mangnặng tính chất bi quan không tưởng  và duy tâm về xã hội. Vànhững tư tưởng xã hội phật giáo đã phản ánh thực trạng xãhội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại vànêu lên ước vọng giải thoát nổi bi kịch cho con người lúcđó. Phật giáo cũng nói lên được tự do bình đẳng trong xã hộinhưng triết lý nhân sinh vẫn còn mang nặng tính chất bi quankhông tưởng và duy tâm về xã hội.1.3. Sự truyền bá Phật giáo trên thế giới

Trước khi Thích ca Mâu Ni tạ thế, các khu vực truyền bá ĐạoPhật chủ yếu ở miền Trung lưu vực Sông Hằng, đặc biệt xungquanh các khu vực thành phố lớn mới nổi lên. Sau khi ngài tạthế, các thế kỷ trực tuyến của ngài đã đem Đạo Phật mở rộngđến hạ lưu sông Hằng về phía Đông, phía Nam đến bờ sốngCaođaveri, phía Tây đến bờ biển Arập, phía Bắc tới khu vựcThaiysiro. ở thời kỳ thống trị của vua Asôca thuộc vươngtriều Maurya, Đạo phật bắt đầu phát triển tới các cùng biểncủa thứ Đại lục, Đông tới Miama, Nam tới Xrilanca, Tây tớiXyri, Aicập .... Nhanh chóng trở thành tôn giáo mang tínhthế giới. Sau khi vương triều Casan (kushan) hưng khởi lại

12

truyền tới Iran, các nơi ở trung tâm Châu á, rồi qua conđường tơ lụa truyền vào Trung Quốc.Các nơi khác: Mấy năm gần đây ở một số nước như: Italya,Thuỵ sỹ, Thuỵ Điển, Tiệp .... Việc nghiên cứu Đạo Phật cũngrất sôi nổi, đã xây dựng nên không ít cơ sở nghiên cứu Phậtgiáo và trung tâm nghiên cứu Phật học.Ví dụ sở nghiên cứu Trung Đông, Viễn Đông Italia, dưới sựchủ trì của Đỗ Kỳ đã biên tập và xuất bản “ Tư sách La mãvới Đông Phương” ( Đến năm 1977 đã xuất bản được 51 loại )trong đó bao gồm rất nhiều trước tác phẩm Phật giáo.Nhưng ở trong các quốc gia này số tín đồ không nhiều lắm chỉchiếm số ít phần tram trong tổng số dân. Ngay cả trong sốngười nổi tiếng trên thế giới ngày nay cũng chọn Phật giáolàm đạo tu hành cho mình như cầu thủ bóng đá Rôbettô Bagiô,Erie Cantôna, siêu sao màn bạc Richard Gere.

1.4. Tình hình phát triển của Phật giáo

Trước đây Phật giáo được coi là một trong ba tôn giáo lớncủa thế giới, nhưng trong những năm gần đây do sự suy yếucủa một số quốc gia, số tín đồ Phật giáo đã tụt xuống đứngsau Đạo Cơ Đốc, Đạo Ixlam và Đạo ấn Độ, chiếm vị trí thứ tư.Căn cứ thống kê của “Bách khoa toàn thư Cơ Đốc giáo thếgiới” xuất bản ở Oxford năm 1982, toàn thế giới hiện có295.570.780 tín đồ Phật giáo. Con số này so với năm 1972 đãtăng lên 50.000 người (năm 1972 có 244.800.300 người). Tínđồ Phật giáo phát triển so với tổng số dân trên toàn thếgiới là rất nhỏ bé. Dưới đây là tình hình phân bố của tín đồPhật giáo: (số liệu năm 1982)

Khu vực Số tín đồ Phật giáo(người )

Số % so với tổng sốdân (%)

Đông Bắc Á 143.359.570 12,3

Nam Á và Đông Nam Á 150.927.990 9,4

13

Liên Xô ( cũ ) 350.000 0,1

Bắc Mỹ 189.850 0,11

Châu Âu 212.320

Châu Đại dương 17.190 0,1

Châu Phi 12.610 0,1

Tổng cộng 295.570.780

Trên thực tế hiện nay số lượng tín đồ Phật giáo trên thếgiới đã tăng lên rất nhiều, ước chừng khoảng trên 50 triệungười.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁTTRIỂN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhậptừ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nammang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủyvà Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo làtôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống

14

kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồquy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất,niệm Phật đường…2.1.           Sự du nhập Phật giáo vào Việt NamViệt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, là cái gạch nối địalý giữa hai nước lớn, hai nền văn minh cổ xưa nhất của ChâuÁ và có thể là của cả loài người là Ấn Độ và Trung Quốc.Với một địa thế, nằm kẹp giữa hai nước lớn như vậy, Việt Namtất nhiên chịu ảnh hưởng từ cả hai phía, phía Ấn Độ và phíaTrung Quốc. Ngày nay, căn cứ các tài liệu và các lập luậnkhoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồngý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất làtừ cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III qua hai con đường HồTiêu và Đồng Cỏ.2.1.1.     Phật giáo du nhập qua con đường Hồ TiêuCon đường Hồ Tiêu (Chemi des epices) tức là đường biển, xuấtphát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka,Indonesia, Việt Nam…lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vàohai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực ĐôngNam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bánbằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dươngnày, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăngđể cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó màđến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á.Ấn Độ là một bán đảo, cũng như bán đảo Đông Dương nhưng làmột bán đảo khổng lồ, cả một tiểu lục địa. Từ xa xưa trướccông nguyên, thương nhân Ấn Độ đã giao thương với các nước Ảrập, các nước ven biển Địa Trung Hải và nhất là với đế quốcLa Mã, tiêu thụ rất nhiều vàng ngọc, châu báu, hương liệu,lụa là, trầm quế… Để có đủ hàng cung cấp cho thị trườngphương Tây, thương nhân Ấn Độ dong thuyền theo gió mùa TâyNam đi về phía Đông Nam Á, đến Mã Lai, quần đảo Nam Dương,vượt eo biển Malacca vào biển Đông, đến Việt Nam, rồi đến

15

Trung Hoa, Nhật Bản. Khi đi thì lựa theo gió mùa Tây Nam,khi về thì phải chờ tới sang năm, theo mùa gió Đông Bắc.Ròng rã một năm ở lại, đủ thời giờ cho họ buôn bán, và ảnhhưởng dần dà, sâu đậm đến các dân tộc địa phương trên mặtsản xuất, văn hóa, sinh hoạt tôn giáo. Lịch sử chính thứcxác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục(Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam.Dưới thời vua A-dục trị vì tại Ấn Độ (273 – 232 TCN), nhờ sựủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứsở bên ngoài Ấn Độ. Các thương nhân người Ấn theo đường biểnđã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứnày. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyềnđạo, góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (naythuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), một trongnhững trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầuCông nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành(nay thuộc Trung Quốc).Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứngtỏ sự có mặt của đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triềuđại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258). Đó làtruyện “Nhất Dạ Trạch”, chuyện kể Tiên Dung, con gái vuaHùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Đồng Tử và Tiên Dung lập phốxá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài. Một hôm Đồng Tửtheo một khách buôn ngoại quốc đến núi Quỳnh Viên trên núicó am nhỏ, tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ tên PhậtQuang. Phạt Quang đã truyền pháp cho Đồng Tử và Nhờ đó màĐồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật. Qua dữ kiện nàyta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độtruyền vào Việt Nam khá lâu trước công nguyên. Một bài nghiên cứu của Ngô Đăng Lợi, viện nghiên cứu khoahọc Hải Phòng viết: “Vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳngđịnh chính là thành Nê Lê nơi có bảo tháp của vua Asoka. Nếuquả vậy thì từ thế kỷ III TCN, Đạo Phật đã được trực tiếptruyền vào nước ta”.Thiền Uyển Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sưThông Biện và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà

16

hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vào dịp các cao tăngtrong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc– Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫnchứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607) đối thoại với Tùy CaoĐế (?-604): “Một phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc,Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có,mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người,dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thìđã có Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi CươngLương, Mâu Bác tại đó” [4 trang ]. Ma Ha Kỳ vực, Khâu Đà La(188) người Ấn Độ hay Trung Á; Mâu Bác (165-170) người TrungHoa; Khương Tăng Hội (200-247) người Ấn Độ; Chi Cương Lương(?-264) người xứ Nhục Chi, theo sử chép đó là các vị sư cómặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ hai đến thếkỷ thứ ba. Có lẽ đây chỉ là những vị được sử ghi lại têntuổi, kỳ thực đây không phải là phái đoàn truyền bá đầu tiênđến Việt Nam, vì từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch đến thế kỷthứ hai sau Tây Lịch chắn chắc đã có nhiều tăng sĩ đặt chânđến hoằng Pháp tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Đàm Thiên chỉdẫn phần giới hạn và căn cứ vào sự có mặt của tác phẩm “Lýhoặc Luận” của Mâu Bác.Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên,cư dân, lịch sử có thể cho chúng ta một kết luận chắn chắcrằng đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam chứkhông thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy nhiên,cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng đạo Phật đồngthời được truyền vào Việt Nam qua con đường Đồng Cỏ.2.1.2.     Phật giáo du nhập qua con đường Đồng CỏCon đường Đồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còngọi là con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông Tây,phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á,một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảonguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phươngtiện lạc đà.Các con đường bộ không thiếu nhưng vất vả và khó nhọc hơn.Trước hết là có những con đường vừa thủy vừa bộ khá tiện

17

lợi. Thay vì đi vòng xuống eo biển Malacca, xa về phía Nam,thương nhân Ấn Độ có thể chuyển hàng hóa qua eo biển Kra vàbán đảo Mã Lai, theo những tuyến đường bộ tiện lợi, có thểvượt vài giờ, nối liền biển nọ đến biển kia.Từ Nam Ấn, thương nhân Ấn Độ có thể dùng thuyền không lớnvượt thủy đạo hẹp giữa Andaman và Nicobar, hoặc là quá xuốngphía Nam, thủy đạo giữa Nicobar và Achin. Tuyến đường thứhai dẫn tới điểm Kadah. Tại hai điểm này, các nhà khảo cổhọc đã khai quật được nhiều đồ vật cổ thuộc nền văn minh ẤnĐộ thời xưaCũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng vàcác triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam.“Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Hà Nội, 1988) có nói rõ: “Cácthương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu ThổMênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmeinvới thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam(…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưusông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc nàycó thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên.Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo conđường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sangThanh Hóa hay Nghệ An”. Xa về phía bắc, thì con đường nối ẤnĐộ với Nam Trung Quốc ngang qua Assam, thượng Miến Điện, vàVân Nam. Tuyến đường này hình như đã được sử dụng từ thế kỷII và thậm chí trước đó nữa.Những dữ kiện về con đường Hồ Tiêu và con đường Đồng Cỏ cóliên quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứngminh có những chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sửtruyền miệng hay thành văn, theo lịch sử Phật giáo Việt Namthì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka saucuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lãoTissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lênđường truyền bá chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễnđông, trong đó có đoàn của hai vị cao tăng là Uttara và Sonađược phái đến Suvana -Bhumi, xứ Kim Địa. Tuy có nhiều ý kiếnkhác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển lịch sử

18

Phật giáo Thế giới thì cho rằng vùng Kim Địa này là bán đảoĐông Dương từ Miến Điện kéo dài đến Việt Nam. Vấn đề nàyđược sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (sđđ) viết: “sử liệuPhật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara vàSona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật giáotại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đếnThái Lan truyền giáo. Có học giả dựa vào một tài liệu TrungHoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp củavua Asoka, và học giả đó xác định thành Nê Lê chính là ĐồSơn hiện nay (cách Hải Phòng khoảng 12km)”. Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thểkhẳng địng rằng Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầucông nguyên bằng hai con đường thủy và bộ. Ngay sau khiđược du nhập và hình thành, Phật giáo Việt Nam phát triểnmạnh mẽ và trở thành quốc giáo bởi những giá trị tốt đẹpcủa nó.

2.2.           Phật giáo Việt Nam phát triển qua các thờiđại 2.2.1.     Thời kỳ du nhập và hình thành Phật giáo Việt Nam(thế kỷ II – V) và thời kỳ phát triển của Phật giáo Việt Nam(thế kỷ VI – IX).2.2.1.1 Thời kỳ du nhập và hình thành Phật giáo Việt Nam Không bao lâu khi Phật giáo được truyền vào đất Việt, nhờ sựnổ lực hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ, tại LuyLâu, thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành một trungtâm Phật Giáo lớn nhất trong vùng. Tại đây, với những sinhhoạt hoằng pháp của ngài Khâu Đà La (người Ấn Độ đến Luy Lâukhoảng năm 168-169) đã xuất hiện một mô hình Phật giáo ViệtNam hóa đầu tiên qua hình tượng Thạch Quang Phật và ManNương Phật Mẫu (hình tượng Phật Nữ). Một chứng liệu lịch sửquan trọng khẳng định Phật Giáo Việt Nam đã bắt rễ sớm ởGiao Châu là sự việc ngài Mâu Bác (sinh cuối thế kỷ II,người Trung Quốc trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao

19

Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và trở thành một Phật tử rấtthuần thành) theo mẹ từ Trung Quốc sang Giao Châu khi ngàicòn rất trẻ, rồi lớn lên, tại đây ngài đã viết bài “Lý hoặcLuận” và dịch một số kinh sách, chứng tỏ ngài đã học Phậtgiáo tại Giao Châu và như thế Phật giáo Giao Châu đã pháttriển khá mạnh, ít nhất là vào nữa đầu thế kỷ III.Sang thế kỷ III, có ba nhà truyền giáo nước ngoài đến hoằngPháp tại Giao Châu là các Khương Tăng Hội (gốc ngườiSogdiane, Khương Cư); Chi Cương Lương Tiếp (người Nhục Chi)và Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn Độ).Đến thế kỷ thứ V, có hai thiền sư xuất hiện, là Đạt Ma Đề Bà(Oharmadeva,) và Huệ Thắng (người Việt). Thiền sư Đạt Ma ĐềBà là người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V đểgiảng dạy về phương pháp thiền học. Thiền sư Huệ Thắng làngười địa phương là một trong những học trò của ông.Cũng do được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngaytừ đầu kỷ nguyên Tây lịch, nên danh xưng Buddha (Bậc giácngộ) tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việtlà Bụt (tiếng Hoa dịch là Phật). Điều này trùng hợp với danhtừ Bụt được xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích Việt Nam.Theo từ điển Phật học Việt Nam, (Minh Châu và Minh Chi, HàNội 1991) có ghi: “Tiếng Bụt phổ biến hơn trong văn học dângian và là dấu hiệu chứng tỏ đạo Phật truyền vào nước ta sớmlắm”. Phật giáo ở Giao Châu lúc ấy mang màu sắc Nam phương,nhưng trong con mắt của nền văn minh nông nghiệp, người ViệtNam lại hình dung đức Phật như là một vị thần toàn năng cómặt ở khắp nơi, sẵn sàng xuất hiện để cứu độ mọi người. [4,trang ]2.2.1.2 Thời kỳ phát triểnBước sang thời kỳ này, Phật tử Việt Nam lại tiếp nhận thêmnhững đoàn truyền giáo của Trung Quốc. Không bao lâu sau đó,Phật giáo Bắc phương (Trung Quốc) đã chiếm ưu thế và đã thayđổi chổ đứng của Phật giáo Nam truyền vốn có từ trước. TừBuddha được dịch thành chữ Phật, và từ đây Phật dần dần thaythế cho chữ Bụt và chữ Bụt chỉ còn giới hạn trong ca dao,tục ngữ, truyện cổ tích mà thôi.

20

Vào cuối thế kỷ VI (khoảng năm 580), thiền sư Tì Ni Đa LưuChi vào Việt Nam mang theo đạo Thiền của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma,và như vậy Thiền tông chính thức xuất hiện tại xứ này. Đặcbiệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thứctu tập “Tổng Trì Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thứctu tập phổ biến của Mật tông (Tantra), dùng chân âm kết hợpvới ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân,khẩu, ý. Ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam), một cột kinhPhật bằng đá vào thế kỉ thứ 10 có khắc bài thần chú PhậtĐỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chúphổ biến của Mật tông, đã được phát hiện. Như vậy, rất cóthể Mật tông, một nhánh quan trọng của đạo Phật, đã xuấthiện ở đây nếu không cùng thời điểm thì cũng sau Thiền tôngkhông quá lâu. Vào năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông vốn là đồđệ sư Bách Trượng Hoài Hải mang theo tư tưởng “đốn ngộ” củaNam tông (do Huệ Năng sáng lập) vào nơi này. Ông cùng vớithiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi và thiền sư Thảo Đường sau nàyđược Thiền Uyển Tập Anh, một cổ thư xưa nhất của Thiền tôngViệt Nam, xem là tổ sư của ba Thiền phái lớn tại xứ này.Trong thời gian này, từ Trung Hoa có ba tông phái đượctruyền vào Việt Nam, đó là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mậttông.a) Thiền tông: Là tông phái hay đúng hơn là một pháp môn tu tập có từ thờiĐức Phật Thích Ca tại Ấn Độ (trong hội Linh Sơn) rồi truyềnxuống cho Tôn giả Ca Diếp, lần lượt cho đến Tổ thứ 28 Ấn Độlà Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Đến năm 520 Tổ Bồ Đề Đạt Ma,vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura, Nam Ấn, vâng theolời thầy là Bát Nhã Đa La (Prajnatara), Bồ Đề Đạt Ma đếnTrung Hoa để hoằng dương Phật pháp. Tại nơi ây, Thiền Tôngđã được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh.Thiền hay còn gọi là tĩnh lự, chủ trương tập trung trí tuệđể tìm ra chân lý. Tu theo pháp môn này đòi hỏi hành giảphải có nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổbiến ở tầng lớp trí thức và giai cấp thượng lưu, và cũng

21

chính nhờ họ ghi chép lại mà chúng ta ngày nay mới biết đượclịch sử Thiền Tông ở Việt Nam.Dòng thiền thứ nhất: được Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci)sáng lập. Ngài là người Nam Thiên Trúc, sang Trung Hoa họcđạo và được tổ thứ ba thiền tông Trung Hoa là Tổ Tăng Xánkhuyên nên “mau đi về phương nam mà tiếp xúc với thiên hạ,không nên ở lâu tại đây”. Ngài từ biệt và đến Việt Nam vàonăm 580, ở tại chùa Pháp Vân (nay là Thuận Thành Hà Bắc) đểhoằng pháp và truyền cho tổ thứ hai là ngài Pháp Hiền (ngườiViệt Nam). Đây là dòng thiền có tích cách dân tộc Việt Nam,vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật Giáovừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúngnghèo khổ Việt Nam. Dòng thiền này truyền được 19 thế hệ. Dòng thiền thứ hai: là thiền phái Vô Ngôn Thông, do thiền sưVô Ngôn Thông người Trung Hoa sáng lập tại chùa Kiến Sơ (PhùĐổng, Hà Bắc) vào năm 280. Người kế nghiệp ngài là thiền sưCảm Thành. Đây là thiền phái chịu ảnh hưởng Phật Giáo TrungHoa sâu đậm, tuy nhiên vẫn rất gần gũi với đời sống xã hội,hòa nhập vào đời sống người dân trong khi vẫn duy trì đượcsinh hoạt tâm linh độc lập của mình. Thiền phái này truyềnđược 17 thế hệ. Dòng thiền thứ ba: là thiền phái Thảo Đường, do thiền sưThảo Đường (người Trung Hoa) sáng lập, ngài vốn là tù binhbị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông (1054-1072)giải phóng khỏi kiếp sống tù đày và vua cho lập đạo tràngtại chùa Khai Quốc ở ngay kinh thành Thăng Long (1069) đệ tửtheo học rất đông, trong đó có cả chính vua Lý Thánh Tông.Thiền phái này có khuynh hướng thiền tông trí thức và vănchương, do đó không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnhhưởng được tới một số trí thức và vua quan có khuynh hướngvăn học. Dòng thiền này truyền được 6 đời. Dòng thiền thứ tư: đó là thiền phái Trúc Lâm do vua TrầnNhân Tông (1258-1368) khai sáng. Vua Trần Nhân Tông học Phậtqua sự hướng dẫn của Tuệ Trung Thượng Sĩ, một thiền sư cư sĩnổi tiếng đời Trần, sau khi xuất gia vào năm 1299 với đạohiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, ngài đã lên tu ở núi Yên Tử (tỉnh

22

Quãng Ninh) và tại đây, ngài đã lập ra thiền phái Trúc Lâm,một dòng thiền Việt Nam đầu tiên. Lập ra thiền phái Trúc Lâmnày, vua Trần Nhân Tông đã thống nhất được các thiền pháitồn tại trước đó và toàn bộ Giáo Hội Phật giáo đời Trần vềmột mối. Nhìn chung thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền tổng hợpđược ba yều tố đặc thù của xã hội. Trúc Lâm đại diện cho quýtộc, Pháp Loa đại diện cho nông dân và Huyền Quang đại diệncho nho sĩ, tính cách quý tộc, nông dân và nho sĩ là thểhiện toàn diện trong con người Trúc Lâm. Sự tổng hợp đó, đãtạo nên nét đặc thù của thiền phái Trúc Lâm mà các thiềnphái trước đó không có được, kể từ đó đưa Đạo Phật đi vào xãhội với tinh thần nhập thế cụ thể, giáo hội được tổ chứcchặt chẽ, cũng cố tinh thần đạo pháp và dân tộc xây dựngphồn vinh cho đất nuớc. Sau thời đại Lý Trần các dòng thiềnViệt Nam dường như lu mờ và tàn lụi hẳn, đến cuối thế kỷ thứXX, tiếp nối đạo mạch Việt Nam, thiền sư Thích thanh Từ đãphục hưng nền thiền tông Việt Nam đó là thời điểm đầu nhữngnăm 70 tại tu viện Chơn Không (1970-1986) rồi đến ThườngViện Thường Chiếu (1974-1994) và hiện nay là thiền viện TrúcLâm ở Đà Lạt. Đây có thể nói là một dòng thiền khác mangtính cách độc lập của người Việt Nam. Thiền sư Thanh Từ đãkhông theo các dòng thiền nào truyền thống mà chỉ tổng hợpchỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng của ba thiền sư nổi tiếnglà thiền sư Huệ Khả (tổ thứ 2, Trung Hoa) thiền sư Huệ Năng(tổ thứ 6, Trung Hoa) và thiền sư Trần Nhân Tông (sơ tổ TrúcLâm, Việt Nam) mà lập thành phương pháp tu tập cho thiềnsinh Việt Nam trong thời hiện đại.b) Tịnh Độ tông:Khác với Thiền tông, Tịnh Độ tông chủ trương phải dựa vàotha lực tức sự giúp đỡ từ bên ngoài. Thật ra, Thiền hay TịnhĐộ cũng chỉ là những pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều đốitượng khác nhau do Đức Phật truyền giáo ra. Chính đức PhậtThích Ca đã nhờ vào tự lực của mình để đến giác ngộ thì cầnphải giúp đỡ họ, sự trợ lực hay tha lực này rất quan trọng.Điều này gợi cho tín đồ liên tưởng đến một cõi niết bàn cụthể đó là cõi Tịnh Độ hay thế giới cực lạc do đức Phật A Di

23

Đà làm giáo chủ. Sự giúp đỡ đó còn cho thấy bản thân củangười tín đồ cần thường xuyên đi chùa dâng hương, cúngdường, bố thí, làm những điều thiện, tránh các điều ác vàthường xuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà để đạt đến nhấttâm bất loạn và muốn đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn này, hànhgiả trong lúc niệm Phật phải hình dung, quán tưởng về thếgiới cực lạc để tâm mình hướng tới. Nhờ cách thức tu tập đơn giản như vậy nên Tịnh Độ Tông làtông phái phổ biến khắp đất nước Việt Nam. Đâu đâu ta cũnggặp người dân tụng Kinh A Di Đà và niệm danh hiệu của ĐứcPhật A Di Đà. Tượng Phật A Di Đà cũng thuộc loại tượng Phậtlâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Điển hình là pho tượng PhậtA Di Đà bằng đá, cao gần 2m,thờ tại chùa Phật Tích, huyệnTiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, được tạo tác dưới triều Lý ThánhTông năm 1057. Đây là một bằng chứng đánh dấu sự ảnh hưởngTịnh Độ Tông đầu tiên ở Việt Nam.c) Mật tông: Là một tông phái chủ trương sử dụng hình ảnh cụ thể và nhữngmật ngữ, mật chú để khai mở trí tuệ giác ngộ. Tương truyềnMật Tông do Phật Đại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chínhlà Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương. Mật tông truyền vào ViệtNam không còn độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chónghòa vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thốngnhư chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yếm bùa trị tà ma vàtrị bệnh. Mật tông không có dấu hiệu phát triển rõ ràng ởViệt Nam, chỉ tuỳ thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và củamỗi cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này. 2.2.2.     Thời kỳ cực thịnh (thế kỷ X – XIII) và thời kỳphục hưng của Phật giáo Việt Nam (trong thế kỷ XX)2.2.2.1. Thời kỳ cực thịnhSau một nghìn năm Bắc Thuộc, năm 905 (thế kỷ X) Giao Châuchính thức độc lập. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua,lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, mở ra thời kìđộc lập và thống nhất phát triển lâu dài trong lịch sử ViệtNam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã phát triểnđến đỉnh cao và tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất

24

nước. Khởi đầu là Đinh Tiên Hoàng với việc lập ra chức tăngthống – người đứng đầu phật giáo của đất nước trong lịch sử.Như ta đã thấy, Phật Giáo Việt Nam của thế kỷ thứ V chỉ cònghi lại hai thiền sư là Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng. Thế kỷthứ VI ghi lại hai thiền sư Việt Nam: Quán Duyên và PhápThiền. Chính trong thế kỷ này mà thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chiđến Việt Nam. Ba thế kỷ tiếp theo, thế kỷ VII, VIII và IX làba thế kỷ thuộc nhà Đường cai trị, đến thế kỷ X thì Việt Nammới bắt đầu giành được quyền tự chủ. Chính trong thế kỷ nàyĐạo Phật mới thực sự hưng thịnh và có những đóng góp tíchcực cho đất nước. Năm 971 vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấpcho tăng sĩ và ban chức tăng thống cho Thiền sư Ngô Chân Lưuthuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, và ngài Khuông Việt Thái Sư,chính thức tiếp nhận Phật Giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâmlinh cho chính sự. Cũng chính trong thế kỷ này vua Lê ĐạiHành đã mời thiền sư Pháp Thuận và thiền sư Vạn Hạnh củathiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm cố vấn chính sự. Các thiềnsư Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục trợgiúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp.Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triềuvua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉgóp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển mộtnền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa.Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền pháiThảo Đường. Tuy nhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và vănchương, thiền phái Thảo Ðường không cắm rễ được trong quầnchúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướngvăn học. Thiền Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vịthuộc thiền phái Thảo Ðường. Đạo Phật thời nhà Lý có nhiềuảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả vua quan. Có chíntrên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phần lớn làvua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý AnhTông, và Lý Cao Tông. Rất nhiều thiền sư đời Lý tham giachính sự mà không tham dự chính quyền.Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêmnền tảng xã hội đã có từ thời Lý trong đó có đạo Phật. Nét

25

nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so với thời trước làsự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sánglập mà tổ sư chính là vị vua rời bỏ chính sự để xuất giaTrần Nhân TôngPhật Giáo Việt Nam trong thời kỳ này phát triển tới mức toànvẹn và cực thịnh. Do ảnh hưởng tư tuởng của vua Trần NhânTông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đầu thế kỷ VIII, ba thiền pháiTỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường sát nhập tạothành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâmlà thiền phái duy nhất dưới đời Trần. Vì vậy đời Trần có thểgọi là thời đại thống nhất của Phật Giáo các hệ phái trướcđó. Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệpchính trị như các thiền sư đời Lý, nhưng Phật Giáo là mộtyếu tố quan trọng để liên kết nhân tâm. Tinh thần Phật Giáođã kiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chínhsách bình dân, thân dân và dân chủ. Phật Giáo trong đời Trầnlà quốc giáo, mọi người dân trong xã hội điều hướng về PhậtGiáo. Nhà nho Lê Quát, học trò Chu Văn An, đã lấy làm tứcgiận vì thấy toàn dân theo Phật : “Phật chỉ lấy điều họaphúc mà động lòng người, sao mà sâu sa và bền chắc đến nhưvậy? Trên từ Vương Công, dưới đến thứ dân, hễ làm việc gìthuộc về việc Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc. Nếuhôm nay đem tiền để làm chùa xây tháp thì hớn hở, vui vẻ,như trong tay đã cầm được biên lai để ngày sau đi nhận sốtiền trả báo lại. Cho nên trong kinh thành ngoài đến ChâuPhủ, đường cùng ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề màtin, hễ chổ nào có nhà thì có chùa Phật; bỏ đi thì làm lại,hư đi thì sửa lại”.Có rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáođã được xây dựng trong thời Lý Trần như chùa Phật Tích, chùaĐại Lãm, chùa Linh Xứng, chùa Một Cột, chùa Phổ Minh. Khâmphục trước những thành tựu văn hóa của Phật Giáo Việt Namthời Lý Trần mà sách vỡ Trung Hoa truyền tụng nhiều về 4công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An Nam Tứ Đại Khí. Đólà:Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm: chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều(Quảng Ninh) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có pho

26

tượng Di Lặc bằng đồng mà theo văn bia mà nay vẫn còn giữđược trong chùa thì tượng cao 6 trượng (1 trượng bằng khoảng4m) đặt trong một tòa Phật điện cao 7 trượng. Đứng từ bến đòĐông Triều, cách xa 10 dặm vẫn còn trong thấy nóc chánhđiện. Tháp Bảo Thiên: gồm 12 tầng, cao 20 trượng do vua Lý ThánhTông cho xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa SùngKhánh ở phía Tây Hồ Lục Thủy (tức Hồ Gươm Hà Nội ngày nay)bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng. Đây là đệnhất danh thắng đế đô một thời. Đến năm 1414 tháp bị quânVương Thông tàn phá, nền tháp còn lại to như quả đồi, cóthời dùng làm nơi họp chợ; đến năm 1791 dỡ ra lấy gạch xâythành còn thấy 4 pho tượng Kim Cương trấn giữ 4 cửa và nhiềutượng chim thú khác. Thời Pháp bị phá huỷ hoàn toàn để xâydựng nhà thờ lớn trên mảnh đất ấy. Chuông Quy Điền: Năm 1101, vua Lý Nhân Tông cho xuất hàngvạn cân đồng để đúc quả chuông này và dự định treo nó tạikhuôn viên chùa Diên Hựu trong lầu chuông bằng đá xanh cao 8trượng. Nhưng chuông đúc xong to quá (đường kính 1,5 trượng(khoảng 6m) cao 3 trượng (khoảng 12 m), nặng đến vài vạncân) không treo nổi lên đành để ở ngoài ruộng. Vạc Phổ Minh: đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông(1279-1293) đặt tại chùa Phổ Minh (làng Tức Mặc, Nam Hà).Vạc sâu 6 thước, rộng 10 thước nặng trên 7 tấn. Vạc to tớimức có thể nấu được cả một con bò mộng, trẻ con có thể chạynô đùa trên thành miệng vạc. Đến nay vẫn còn 3 trụ đá kêchân vạc trước sân chùa Phổ Minh. 2.2.2.2. Thời kỳ suy thoáiĐạo Phật đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suythoái vào thời nhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kểra là: nguyên nhân nội tại trong chính đạo Phật, và nguyênnhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo (hay Nhogiáo).Thứ nhất là nguyên nhân nội tại. Khi đạo Phật được vua chúaquý trọng thì các nhà quyền quý và trăm họ đều hướng vào.Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống thanh quy càng khó bảo

27

đảm được. Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần tử bấthảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiềuthì niềm kiêu hãnh càng thêm cao. Sự cúng dường càng hậu thìsự ỷ lại càng tăng. Đây là biểu hiện của sự suy thoái.Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại. Như đã biết, thời Lý Trầnnhiều thiền sư tham dự chính sự và có tiếng nói quan trọngvới vua quan. Vào cuối thế kỉ 14, Hồ Quý Ly vốn xuất thânNho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện mộtsố biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đạo Phật. Thêm nữa,nhiều nhà Nho vốn trọng từ chương, tự cho mình là độc tôntrí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinh thần bao dung.Chẳng hạn các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khaichỉ trích đạo Phật.Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùngchính sách tận diệt nền văn hóa độc lập của đất nước đã hủydiệt không chỉ truyền thống của đạo Phật tại Việt Nam mà làcả truyền thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, vànhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc họcthì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéodài đến mấy trăm năm.2.2.2.3.Thời kỳ phục hưngPhật Giáo Việt Nam đã trải qua thời cực thịnh nhất dưới haitriều đại Lý Trần, sang đến đời Hậu Lê rồi Nguyễn Triều thìPhật Giáo phải nhường bước cho Nho giáo, lúc ấy đang chiếmvai trò độc tôn.Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủquyền, nước ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp. Phật Giáo ViệtNam vốn đã suy vi nay lại điêu tàn hơn. Trong bối cảnh đó,Ky Tô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt Nam lạitiếp nhận thêm một tôn giáo mới của phương Tây. Tuy tinhthần khai phóng dung hợp của Phật Giáo suốt mấy thế kỷ quakhông còn được thể hiện trong chính sách quốc gia, văn hóavà xã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật Giáo vẫn là tôn giáochính của dân tộc, đóng vai trò hòa giải giữa các thế lựctranh chấp, góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nềnđộc lập của quốc gia. 

28

Vào khoảng những năm 1920-1930, trong không khí tưng bừngcủa phong trào chấn hưng Phật Giáo trên thế giới, đặt biệt ởNhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ và Miến Điện, một số tăng sĩ vàcư sĩ đã phát động phong trào chấn hưng Phật Giáo tại ViệtNam, từ đó đưa đến sự thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Namtại miền Bắc vào năm 1934 đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, vàxuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ở miền Trung, Hội An Nam Phật Họccũng ra mắt tại chùa Từ Đàm và cho xuất bản tạp chí Viên Âmvào 1934, đặt biệt hội đã mở các Phật Học Viện cho tăngchúng tu học như phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn, TrúcLâm và Tây Thiên. Ở Bình Định có hội Phật Học Bình Định, ởĐà Nẵng có hội Phật Học Đà Thanh, ra tạp chí Tam Bảo. Tạimiền Nam, năm 1920, Hội Lục Hòa được thành lập để đoàn kếtvà vận động phong trào chấn hưng Phật Giáo. Hội nghiên cứuPhật Học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn; xuấtbản tạp chí Từ Bi Âm (1932). Năm 1933 Liên Đoàn Học Xã rađời. Năm 1034, hội Phật Học Lưỡng Xuyên ra đời, xuất bản tạpchí Du Tân Phật học và mở Phật Học đường Lưỡng Xuyên.Nhờ phong trào chấn hưng Phật Giáo này mà đội ngũ tăng niđược đào tạo qua nhiều trường lớp và phát triển nhiều ở cáctỉnh. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thốngchùa phật học ở các thành thị. Nhiều ngôi chùa ở làng xãđược trùng tu và có chư tăng ni trụ trì. Bên cạnh đó, trongthời kỳ này, có nhiều hệ phái, tôn phái phật giáo ra đời,như giáo phái Khất Sĩ Việt Nam, Thiên Thai Giáo Quán Tông,Phật Giáo Hoa Tông ..Một yêu cầu thống nhất Phật Giáo đượcđặt ta tại Huế, đưa đến việc thành lập Tổng Hội Phật GiáoViệt Nam đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm Huế, hội chủ là Hòathượng Thích Tịnh Khiết, đây là một tổ chức thống nhất PhậtGiáo ba miền Nam, Trung, Bắc, đồng thời vạch ra một conđường dân tộc nhân bản, hướng dẫn bước đi Phật Giáo vào môitrường tư tưởng và văn hóa, tiếp tục xây dựng con người vàxã hội Việt Nam. Điểm đặc sắc của Phật Giáo Việt Nam trongthế kỷ XX là sự kết hợp của hai giáo phái Nam Tông và BắcTông vào năm 1964 để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt NamThống Nhất. Giáo Hội này hoạt động cho đến năm 1981 thìngưng hoạt động trong nước, nhưng có văn phòng hai Viện Hóa

29

Đạo đặt tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, hoạt động rấtmạnh.Đến tháng mười một năm một nghìn chín trăm tám mốt, sau sáunăm đất nước thay đổi thể chế, một hội nghị với 165 đại biểucủa chín tổ chức giáo hội hệ phái cả nước đã họp tại chùaQuán Sứ Hà Nội đưa đến việc thành lập Giáo Hội Phật giáoViệt Nam. Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm pháp Chủ Hội ĐồngChứng Minh Trung Ương, Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm chủ tịchHội Đồng Trị Sự Trung Ương. Giáo hội đặt văn phòng I tạichùa Quán Sứ Hà Nội, văn phỏng II tại chùa Xá Lợi thành phốHồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VÀ CON

NGƯỜI VIỆT NAM

3.1. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý30

3.1.1. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng: Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý “DuyênKhởi”, “Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo”. Ba đạo lý này là nềntảng cho tất cả các tông phái Phật giáo, nguyên thủy cũngnhư Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt. Về giáolý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật đã đượctruyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trởthành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người ViệtNam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ởhiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âmthầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giớibình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọingười dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này.   Với giáo lý “nghiệp báo” hay “nghiệp nhân quả báo” của ĐạoPhật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đươngnhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đốivới người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biếtlựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quảtự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợpvới giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thểnói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lýnày. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trongvăn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưacho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sángtâm trí mình vào giáo lý nhân quả nghiệp báo mà hành động saocho tốt đẹp, đem lại hòa bình an vui cho con người. Mặt kháchọ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thểlàm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùngthiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy racho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nênmới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu vàtự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia. Nguyễn Duđã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng:                “Cho hay muôn sự tại trời                  Trời kia đã bắt làm người có thân                   Bắt phong trần phải phong trần

31

                   Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.                   Hoặc:                    “Có trời mà cũng có ta                    Tu là cội phúc, tình là dây oan”.            Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm néttrong văn chương bình dân, trong văn học chữ Nôm, chữ Hán,từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soisáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành độngsao cho tốt đẹp, đem lại hòa bình an vui cho con người. Mỗingười dân Việt Nam đều tự nhiên biết câu "ác giả ác báo". Họphát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đốiphương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác họ hiểurằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làmthay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùngthiện. Ta không nên ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kếtquả tốt đẹp sẽ đến với mình. Từ những hành nghiệp thiện,giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta cómột cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.3.1.2. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt đạo lý:            Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinhthần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng và thấmnhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Đều này ta thấyrõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442),một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất,ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lốichính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng tronglịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Đại Cáorằng:             “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân              Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.              Bằng cách:              “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn              Đem chí nhân để thay cường bạo”.

32

             Cho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tùbinh nhà Minh, chúng ta không những không giết hại mà còncấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.             “Thần vũ chẳng giết hại              Thuận lòng trời ta mở đất hiều sinh”             Tinh thần thương người như thể thương thân nàyđã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong quần chúngViệt Nam như "lá lành đùm lá rách",            Hay:            “Nhiễu điều phủ lấy giá gương             Người trong một nước phải thương nhau cùng”.            Phật giáo chủ trương khuyến thiện, tránh ác, giữtâm trong sạch, cổ xúy hành vi công ích cứu tế, giúp ngườineo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, trẻ mồ côi, cho thuốc chữa bệnh...với phương châm:           "Dù xây chín bậc phù đồ.             Không bằng làm phước cứu cho một người".              Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứngười Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc lòng, nóilên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.             Đạo Phật đã tạo được cảm tình, niềm tin và sựtôn trọng của nhiều người dân. Đến nay, hầu hết chùa củaThành phố đều có phòng thuốc Đông y - Nam y từ thiện chữabệnh miễn phí. Các tuệ tĩnh đường, trung tâm nuôi dạy trẻkhuyết tật, cô nhi viện lần lượt ra đời. Các hoạt động cứutrợ đồng bào bị thiên tai, xoá đói giảm nghèo, xây nhà tìnhnghĩa, trường học, trạm y tế diễn ra thường xuyên trong nhữngnăm qua thật sự có ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ tư tưởng đạitừ đại đức, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật.            Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnhhưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân,gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh.Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bướcphát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình

33

thương ở mọi người bắt đầu từ gần đến xa, từ tình thương chamẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xãhội với thầy, bạn, đồng bào và mở rộng đến quê hương cao cảđối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệttrong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnhhưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt.Bởi Phật giáo đặc biệt chú trọng chữ “hiếu” như thế nênthích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.              Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mởrộng có cùng một đối tượng thực hiện là nhắm vào người thân,cha mẹ, đất nước, nhân dân, chúng sanh, vũ trụ, đó là môitrường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lýTứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là từ bi, hỷ xảkhiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên đểtiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tưtưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật giáo ViệtNam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt củanó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nềnvăn hóa tinh thần của dân tộc Việt.3.2. Ảnh hưởng Phật giáo qua phong tục, tập quán3.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo qua tập tục ăn chay, phóng sanh, bố thí Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnhhưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từquan niệm từ bi của Phật giáo. Đạo Phật không muốn sát sinhhại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Số ngày họ ănchay tuy có khác nhau trong từng tháng, nhưng cùng giốngnhau ở quan điểm từ bi, hỷ xả của Đạo Phật. Do hiệu quả củaviệc ăn chay giúp cho cơ thể tăng cường sức khỏe, chống lạibệnh tật, nên người Việt Nam dù là Phật tử hay không là Phậttử, dù sinh sống ở đâu cũng đều thích ăn chay. Và tập tụcđặc biệt này ảnh hưởng sâu rộng trong bộ phận quần chúng laođộng từ xưa đến nay. Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người ViệtNam. Người mộ đạo thờ Phật đã đành, nhiều người không phảilà Phật tử cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phậtgiáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và

34

trang nghiêm. Theo quan niệm của nhóm người này, Phật giáolà một thành tựu về tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhânloại. Cùng với tục thờ Phật, tục thờ cúng tổ tiên của dân tộcViệt Nam có từ lâu đời. Tục này xuất phát từ lòng hiếu kínhđối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và được xem là một dạng tínngưỡng quan trọng nhất của dân tộc. Tín ngưỡng này được mộtsố người dân nhập làm một với đạo Phật, vì trong Phật giáocó nhiều kinh đề cập đến vấn đề này như kinh Vu Lan, kinhBáo Phụ Mẫu Ân …Vào những ngày rằm, mồng một, những gia đìnhkhông theo đạo phật cũng mua hoa quả, thắp nhang trên bànthờ tổ tiên.Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bốthí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quầnchúng nhân dân lao động. Đến ngày rằm và mùng một, ngườiViệt thường hay mua chim, cá, rùa … để đem về chùa cầunguyện rồi đi phóng sanh. Người dân cũng thích làm phước bốthí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn vào các ngàylễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hộihiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trên ngàycàng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào nhữngđợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạnnạn, hoàn cảnh sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạolý của dân tộc “lá lành đùm lá rách”.3.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mồng một và lễ chùaTập tục đến chùa để tìm sự bình an cho tâm hồn, chiêm ngưỡngvẽ đẹp thanh thoát của các pho tượng, lắng nghe tiếng chuôngngân vang, .. đã trở thành một nét phong tục lâu đời “đichùa lễ phật” của tổ tiên. Những ngày lễ hội lớn trong nămbắt đầu từ Phật giáo như lễ Phật Đảng, lễ Vu Lan, lễ tắmPhật,… thực sự đã trở thành ngày hội văn hóa của người dânViệt Nam. Điều này phù hợp với nếp sinh hoạt cộng đồng, mộtsinh hoạt truyền thống.Chẳng hạn, đối với đồng bào Khơ-me Nam Bộ chịu ảnh hưởng sâusắc của Phật giáo Nam tông, còn có những lễ dân tộc mang đậmnét tưởng Phật giáo như lễ mừng năm mới (Chol-chơ-nam Thơ-

35

mây ) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 âm lịch; lễ cúng ôngbà tổ tiên (Donta) vào ngày 30 tháng 8 dương lịch; lễ cúngtrăng (Okcombok) ngày 15 tháng10 âm lịch … đã trở thànhnhững ngày hội vô cùng sôi nổi và đặc sắc của đồng bào Khơ-me.Những ngày đại lễ Phật giáo vừa nêu trên đã là chất keo gắnbó những người dân, nâng cao tình yêu thương đồng loại vànảy nở lòng hy sinh, tính vị tha, củng cố lòng hiếu kính vớiông bà, cha mẹ. Ảnh hưởng đó ngày càng sâu rộng trong mọitầng lớp nhân dân. Phong tục tập quán tại Việt Nam, trong quá trình tồn tại vàphát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khácnhau, nhất là từ Trung Quốc, trong đó Phật giáo đã góp phầnquan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tậptục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngàynay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng củaPhật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phảichắc lọc lại như tập tục xin xăm bói quẻ, tục cúng sao hạn,tục coi ngày giờ, tục đốt vàng mã, để phù hợp với chánhpháp. Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáo trongthời hiện đại. 3.2.3. Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏiĐây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống ngườiViệt. Về ma chay, theo phong tục của người Việt Nam và TrungHoa trước đây rất là phiền phức và hao tốn. Tuy nhiên nhờ cósự dẫn dắt của chư tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản vàtrang nghiêm hơn. Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) cóngười qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà đểgiúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thôngthường các nghi thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự nhưsau: (1) Nghi thức nhập liệm người chết; (2) lễ phát tang;(3) lễ tiến linh (cúng cơm); (4) khóa lễ kỳ siêu cho hươnglinh; (5) lễ cáo Triều Tổ (cáo tổ tiên ông Bà trước giờ diquan); (6) lễ di quan và hạ huyệt; (7) Đưa lư hương, longvị, hình vong về nhà hoặc chùa; (8) lễ an sàng; (9) cúngthất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương linh trong

36

bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); (10) lễ tiểutường (giáp năm, sau ngày hương linh mất một năm); (11) lễđại tường (lễ xã tang, sau ngày hương linh qua đời hai năm).           Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng dongười quá cố hoặc gia chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnhchư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổchức tang lễ giống như những tín đồ theo Đạo Phật. Nhìnchung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậmtừ những nghi thức của Phật giáo.Việc cưới hỏi, trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạntrẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyệnvới chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được thuậnbuồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùađể chư tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đólà một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên dạy mộtsố nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộcsống mới.Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phậtgiáo đã được kể trên, chúng ta còn thấy một số tập tục kháccũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến Phậtgiáo mà chúng ta phải ghi nhận.3.2.4. Các phong tục tập quán khác3.2.4.1. Tập tục đốt vàng mã:Đây là tập tục rất phổ biến, mà người Việt đã tiếp nhận từPhật giáo Trung Quốc. Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục nàyxuất gia từ quan điểm nhân quả luân hồi của Phật giáo, do đónó đã tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho tới ngày nay. Nếuđời này ai ăn ở hiền lành, tu tâm dưỡng tánh thì đời sau sẽtái sinh trở lại làm người hạnh phúc, sung sướng giàu sanghoặc vãng sanh về thế giới cực lạc. Còn nếu kiếp này ăn ở tệbạc, làm nhiều điều ác, sau khi chết sẽ bị đọa xuống địangục cõi âm ti chịu nhiều đau khổ. Người nhiều tội lỗi haykhông có ai thờ cúng, cầu siêu thì ở nơi địa ngục bị oan ức,đói lạnh, không thể siêu thoát hoặc đầu thai được. Cho nênnhững người thân ở nơi dương thế phải thờ cúng, tụng kinhcầu siêu để người thân của mình dưới cõi âm ti bớt đi phần

37

tội lỗi hoặc được ấm no mà thoát kiếp. Sau khi cúng giỗ,ngày vọng người chết sẽ nhận được những vật dụng, tiền bạcđã cúng và đốt đó. Trong các đồ mã và giấy tiền vàng bạc đểcúng thường có hình ảnh (Phật Di Lặc hay Bồ Tát Quan Âm)hoặc chữ nghĩa (chú vãng sanh, chữ triện) có yếu tố của Phậtgiáo với ý đồ mong sự cứu độ của Phật đối với người đãkhuất. 3.2.4.2 Tập tục coi ngày giờ:Đây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của người Việt nóiriêng và cả Châu Á nói chung. Mỗi khi sắp làm một việc gìquan trọng như xây dựng nhà cửa, đám chết, đám cưới, xuấthành đầu năm ... người ta thường về chùa để nhờ các thầy coigiúp giùm ngày nào tốt thì làm ngày nào xấu thì tránh. Thôngthường người ta hay tránh ba ngày (mùng 05, 14, 23), họ choba ngày này là xuôi xẻo, là bất hạnh, cần phải tránh.

3.2.4.3 Tập tục cúng sao hạn:Tập tục này rất phổ biến và ăn sâu vào tập quán của ngườiViệt và lại có sự tham gia của Phật giáo. Nguyên nhân cũngbắt nguồn từ Trung Quốc, sau truyền qua Việt Nam rồi vàotrong Phật giáo. Chủ trương thiện chí để đóng góp cho xãhội, phục hưng đạo đức, đưa đời sống của con người đến ấm nohạnh phúc.Trong bối cảnh Tam giáo đó, các thầy Phật giáo phải linhđộng, phải tìm hiểu, học hỏi những cái lưu truyền của đạobạn để có một cái nhìn hòa đồng, cảm thông và nhất là để kéoPhật tử trở về với bói quẻ, xem tướng, thì các thầy cũngcúng sao, bói quẻm xin xăm, để cho người Phật tử quay vềchùa, thay vì để họ lạy thần linh thì lạy Phật tốt hơn. Bướcthứ hai là giảng đạo lý nhân quả, Bát chánh đạo, tạo chánhkiến cho người Phật tử xóa bỏ tà kiến trước đây của họ.3.2.4.4. Tập tục xin xăm, bỏi quẻ:Xin xăm bói quẻ là một việc cầu may. Cũng bắt nguồn từ TrungQuốc, một loại hình sinh hoạt khá rầm rộ tại các chùa, đình,

38

miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn. Các chùa làngcó thờ Quan Thánh Đế Quân thường có đi đôi với việc xin xăm.Người xin xăm trước hết đến lạy Phật rồi sang bàn thờ QuanThánh, khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có100 thẻ để lấy một thẻ rớt ra, sau đó họ cầm quẻ xăm đến nhờthầy trù trì giải đáp vận mạng của mình. Mỗi thẻ ứng với mộtlá xăm có ghi sẵn trong những điều tiên đoán về công việclàm ăn, học tập, hôn nhân, gia đình ... của mỗi người bốcđược quẻ xăm đó. Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại vàphát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khácnhau. Nhất là từ Trung Quốc. Trong đó Phật giáo đã dự phầnquan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tậptục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngàynay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng củaPhật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phảichắc lọc lại để phù hợp với chánh pháp. Đó là nhiệm vụ nặngnề của các nhà truyền giáo trong thời hiện đại. Bên cạnh sựảnh hưởng trong các phong tục tập quán của dân tộc. Phậtgiáo còn ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật như, nghệthuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu cải lương...3.3. Ảnh hưởng của Phật giáo qua các loại hình văn hóa nghệthuật.Nhìn vào đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội Việt Namtrong những năm qua, ta thấy hiện tượng Phật giáo đang đượcphục hồi và phát triển. Bên cạnh sự  phát triển ngày một lớnmạnh của kiến trúc hiện đại, Việt Nam vẫn phục hồi kiến trúccổ xưa qua việc tu sửa lại những đền chùa, miếu mạo, nhữngdanh lam thắng cảnh. Đó là những nơi mà dấu ấn của đạo phậtthể hiện rõ nhất.3.3.1. Ảnh hưởng của phật giáo qua ca dao, thơ ca:Tư tưởng đạo lý của Phật giáo cũng thường được ông cha ta đềcập đến trong ca dao, dân ca dưới đề tài này hay khía cạnhkhác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo.  Với mục đích xâydựng một cuộc sống an vui, phù hợp với truyền thống đạo đứccủa dân tộc Việt Nam. Quan niệm đạo Phật là đạo hiếu, lời

39

dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảmgiác suy tư in đậm trong lòng của người dân, đã thể hiệnlinh động và triền miên ngang qua ca dao, dân ca, mà chúngta thấy khắp dân gian Việt Nam:                     “Công cha như núi Thái Sơn                      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra                      Một lòng thờ mẹ kính cha                      Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.          Hay:    “Núi cao biển rộng mênh mông                       Cù lao chính giữa ghi lòng con ơi”.            Ở đâu có chùa, có phật, ở đó là thắng cảnh, làniềm tự hào của quê hương:            “Tây Ninh có núi Bà Đen             Có sông Vàm Cỏ, có toà Cao Sơn             Ở cố đô huế:              Đông Ba, Gia Hội hai cầu              Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông              Ở thành cổ Thăng Long:               Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ               Xem câu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”.               Hay nói về lễ chùa:                "Nhớ ngày mùng bảy tháng ba                Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy                Ai sinh ngày mùng sáu tháng ba                    Ăn cơm với cà đi hội của Chùa Tây (Chùa Tâyphương).                Dù ai đi đâu về đâu                Hể trông thấy tháp chùa Dâu thì về                Dù ai buôn bán trăm nghề                 Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu

40

                 Dù cho cha mẹ đánh treo                 Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm".Hay câu ca dao nói về tiếng chuông chùa, dân gian Việt Namvốn có cách định thời gian bằng đêm năm canh, ngày sáu khắchoặc bằng tiếng gà, tiếng chim nhưng thường khi lại là tiếngchuông, tiếng trống của chùa:                “Gió đưa cành trúc la đà                Tiếng chuông linh Mụ canh gà thọ Xương                Trên chùa đã động tiếng chuông                Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đãkêu”.Hoặc:                 “Chiều chiều bìm bịp giao canh                  Trống chùa đã đánh sao anh chưa về”.Cũng vì thương kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầunguyện phật trời gia hộ cho hai đấng từ thân:               “Đêm đêm khấn nguyện phật trời                Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.Hiếu tâm tức thị phật tâm, hiếu hạnh vô phi phật hạnh, làmtròn bổn phận cùa người con đối với cha mẹ chính là mộttrong những pháp tu của nhà phật:              “Tu đâu mà bằng tu nhà                Thờ cha kính mẹ mới là chân tu                Hoặc Đi về lập miếu thờ vua                Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”.Người Việt Nam thường nhắn nhủ nhau chớ có vì danh lợi phùhoa, làm ác hại người để rồi chuốc lấy đau khổ. Hãy ăn ở cholương thiện rồi thế nào cũng gặp điều tốt lành, may mắn vàhạnh phúc:               “Ai ơi hãy ở cho lành               Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau”.

41

Hay:              “Cây xanh thì lá cũng xanh                Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.Qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi chùa,về quan niệm hiếu hạnh, quan niệm nhân quả, ta thấy sự ảnhhưởng của phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc ViệtNam. Sự ảnh hưởng sâu sắc đó không thể hiện qua ca dao bìnhdân mà còn chiếm nhiều trong loại hình thơ ca, văn vần, vănxuôi, nói chung là văn chương bác học trong nền văn học ViệtNam.3.3.2. Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai tròquan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạolý Phương Đông và nếp sống truyền thống của dân tộc. Nghệthuật sân khấu ca cải lương ở Nam Bộ, chính nhờ yếu tố phóngkhoáng, nên nó dễ dàng tiến sâu vào chân lý của Phật giáo,mở ra cánh cửa đưa sự tích Phật Thích Ca và nhiều điển tíchkhác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình. Giáo lý"nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác"... được các soạngiả thể hiện trong các vở cải lương và đã được khán giả saymê thưởng thức và đã đứng vững trên diễn đàn sân khấu trongsuốt mấy chục năm qua. Tiêu biểu như các vở "Thích Ca ĐắcĐạo", "Quan Âm Thị Kính", "Mục Liên Thanh Đề". Đặc biệt gầnđây (đầu thập niên 90) có hai vở đáng chú ý là "Thoát VòngTục Lụy" và “Thái Tử A Xà Thế” của soạn giả Giác Đạo DươngKinh Thành là hai vở tuồng chuyên chính đầu tiên của Phậtgiáo Việt Nam. Ngoài ra còn có các vở chịu ảnh hưởng ítnhiều tư tưởng Phật giáo như các vở "Phạm Công Cúc Hoa","Tấm Cám", "Kim Vân Kiều"... do sự ảnh hưởng tinh thần từbi, hỷ xả của Phật giáo nên luôn luôn các tuồng cải lương ởphần kết thúc đều có hậu.3.4. Đạo Phật với việc hình thành nhân cách con người ViệtNamPhật giáo là một tôn giáo, cũng như các tôn giáo khác, Phậtgiáo cũng có giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một

42

hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cáchthức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi,những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cảhai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách của cáctín đồ.Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ ViệtNam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ củađạo mình. Họ chăm chú lên chùa trong những ngày sóc, vọng;họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ;họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện.Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu củahọ như giải oan, cầu siêu. Tất cả những điều đó vừa củng cốniềm tin vào giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động củahọ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt.Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả,xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyênnhân của cái sau. Mỗi khi gặp một sự việc hệ trọng có liênquan đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhânđể tìm cách khắc phục. Học còn nhìn thế giới, xã hội conngười ở trong dòng vận động không ngừng, ở đó không có cáigì là tồn tại mãi, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái nàysang cái khác. Khi người thân trong gia đình lão già, yếuđau, chết chóc, họ đều xem đó là điều không thể tránh khỏivà lấy đấy làm điều an ủi. Lý thuyết nhân duyên sinh, vôthường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩ và hành độngcủa họ. Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của conngười Việt Nam ngày nay. Nhân cách đó có tác dụng haimặt: Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới vàcon người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâmđến nỗi  khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúpngười hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu ... Mặttiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hưvô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màunhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lựchoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh và khôngtránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Đặc biệt là có

43

hiện tượng mê tín dị đoan như: Lên đồng, đốt vàng mã, nhữngđồ dùng bằng giấy. Những tư tưởng mê lầm đó vừa phung phítiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội nhữngloại người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sốnggây ra một sự bất công trong xã hội.Nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xãhội hiện nay. Tuy nhiên, những điều đó chỉ giới hạn trongnhững trường hợp nhất định và chúng ta phải phát huy nhữngmặt đó. Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những mâu thuẫnvới giáo lý và trở nên lạc lõng, mất hiệu quả. Vậy con ngườiam hiểu đạo lý, mến đạo, mộ đạo không phải chỉ là con ngườitu hành một cách cần mẫn mà phải có cả phần trí tuệ để biếtvận dụng giáo lý vào cuộc sống một cách hữu ích. Hiểu đượcvà làm được như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽvà cao thượng biết bao.3.5. Đạo Phật với đời sống chính trị và cách mạng Việt NamKể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng khôngnhỏ vào đời sống chính trị xã hội. Ngày nay, người ta nhấnmạnh vai trò chính trị của các nhà sư thời Lý, Trần, nhấnmạnh ý nghĩa chính trị xã hội trong một số hoạt động củaphật tử hiện đại.Dưới triều Lý, Trần, các nhà sư trở thành một tầng lớp phongkiến tăng lữ có thế lực trong xã hội. Nhiều nhà sư tham giatích cực vào các hoạt động chính trị và giữ những cương vịquan trọng trong triều đình. Như sư Vạn - Hạnh là người đãvận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. SưĐa - Bảo và Viên - Thông được tham dự, bàn bạc và quyếtđịnh các việc trong triều như cố vấn của nhà vua.Ngày nay, các nhà sư giữ những chức vụ cao trong Giáo hộicũng tham gia vào hoạt động chính trị. Nhưng bên cạnh nhữngcông tác phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước thì cũngcó một số phần tử đã lợi dụng chức vụ của mình để gây rối.Hay trường hợp của Lê Đình Nhàn (tức Thích Huyền Quang)thường xuyên gây phiền nhiễu với các nhà sư khác cùng tutrong chùa. Thêm vào đó, nhiều vụ tự tử của các nhà sư vớinhững nguyên nhân ngoài đạo đã bị cách phe phái phản động

44

đưa tin xấu, coi đó là những hành vi tử vì đạo. Và khi nhữngngười đại diện pháp luật can thiệp thì chúng cho đó là hànhvi bắt bố sư sãi, đàn áp Phật giáo.Để trả lời những thông tin sai lầm đó, Nhà nước Việt Nam đãkhẳng định luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng củanhân dân, nhưng những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt độngchính trị cũng sẽ bị xử phạt theo pháp luật như bất kỳ mộtcông dân Việt Nam nào khác. Bởi lẽ, bất kỳ một sư sãi của tổchức nào thì trước hết cũng là công dân của Nhà nước ViệtNam. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, những ngườitheo đạo là một bộ phận khăng khít của khối đại đoàn kết dântộc đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc. Do đó, đối với Phật giáo, chính phủ Việt Namlà không có lý do gì để phân biệt đối xử Phật tử Việt Nam lànhững người yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc qua mọi bướcthăng trầm của lịch sử, luôn đứng về phía Tổ quốc đấu tranhchống ngoại xâm. Đạo Phật đối với Việt Nam không chỉ là mộttôn giáo mà còn là một bộ phận của nền văn hoá dân tộctruyền thống.

45