DỀ CƯƠNG DƯỜNG LỐI CỦA DẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1 1

43
Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chương I: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG Câu 1: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Trả lời: Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam đã có những biến đổi to lớn: Từ chế độ phong kiến sang thuộc địa nữa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Trước hoàn cảnh ấy, rất nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu trong thời kỳ này là: - Phong trào Cần Vương(1885 - 1896): Phong trào đấu tranh vũ trang Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, đã mở cuộc tấn Trần Thị Phụng Page 1

Transcript of DỀ CƯƠNG DƯỜNG LỐI CỦA DẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1 1

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chương I:

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNHCHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

Câu 1:

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930.

Trả lời:

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam đã có những biến đổi to lớn: Từ chế độ phong kiến sang thuộc địa nữa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thểdân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân vớiđịa chủ phong kiến. Trước hoàn cảnh ấy, rất nhiều phongtrào đấu tranh yêu nước đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu trong thời kỳ này là:

- Phong trào Cần Vương(1885 - 1896):

Phong trào đấu tranh vũ trang Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, đã mở cuộc tấn

Trần Thị Phụng Page 1

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

công vào trại lính Pháp tại kinh thành Huế(1885) nhưng thất bại.

Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy trốn ra Tân Sở(Quảng Trị) và ngày 13/7/1885 hạ chiếu “Cần Vương”, sau đó vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong tràoCần Vương vẫn phát triển mạnh mẽ nhất ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với các cuộc khởi tiêu biểu như:

Khởi nghĩa Ba Đình (1881 - 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) của Nguyễn Thiện Thuật.

Khởi nghĩa Hương Khuê (1885 - 1895) của Phan Đình Phùng.

Tuy nhiên tất cả các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại, năm 1896 phong trào yêu nước Cần Vương chấm dứt.

- Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) 1884 – 1913:Đây là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Nghĩa quân Yên Thế đã đánhthắng Pháp nhiều trận, gây cho chúng nhiều thiệt hại, nhưng cuộc khởi nghĩa này còn nhiều hạn chế nên nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp, dập tắt, năm 1913 cuộc khởi nghĩa chấm dứt.

Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiệnđể lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam.Trần Thị Phụng Page 2

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa trên, đầu thế kỷ XX, phongtrào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiếnbộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp có sự phân hóa thành hai xuhướng là bạo động và cải cách.

- Đại diện cho xu hướng bạo động là Phan Bội Châu với phong trào Đông Du. Ông dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài (chủ yếu là Nhật Bản) để đánh đuổi thực dân Pháp. Ông cử người sang Nhật Bản để học hỏi, nhờ Nhật Bản giúp đỡ. Vì Nhật Bản thắng Nga trong chiếntranh để quốc. Nhưng ông quên rằng Nhật Bản cũng làmột nước đế quốc, cũng xâm lược. Nên đến 1908 phongtrào kết thúc.

- Đại diện cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh vớimục đích thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền, phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Ông cho mở trường họcđể dân nắm bắt được kiến thức nhưng không hiệu quả vì làm sao Pháp để yên được nên thất bại.

Ngoài ra, còn có nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục(1907); phong trào Tẩy chay Khách trú(1919); phong trào chống độc quyền xuất khẩu ở cảng Sài Gòn(1923); đấu tranh trong các hội đồngquản hạt, hội đồng thành phố…đòi cải cách tự do dân chủ,…

Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo lập trườngquốc gia tư sản đã phản ánh địa vị kinh tế và chính trịyếu kém của giai cấp tư sản trong tiến trình cách mạng Trần Thị Phụng Page 3

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

dân tộc, phản ánh sự bất lực của họ trước nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra.

Các phong trào theo xu hướng phong kiến và tư sản đều thất bại là do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, lẻ tẻ khôngliên kết; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là hai lực lượng xã hội cơ bản (nông dân và công nhân); đấu tranh công khai trong khi lực lượng cònyếu nên cuối cùng đã không thành công. Sự thất bại này đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đạibiểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dânchủ đi đến thành công.

Mặc dù thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, là những tấm gương cho các thế hệ sau noitheo, tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiếp thu chủ nghĩa Mac – Leenin, quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh và trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2:

Trần Thị Phụng Page 4

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Quá trình tìm đường cứu nước và những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong những năm 20 của thế kỷ XX.

Trả lời:

1.Quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám,… nhưng Người nhận ra những hạn chế của nó nên không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Vì Người cho rằng nhưPhan Bội Châu khác nào “Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”, như Phan Châu Trinh khác nào “Xin Pháp rủ lòng thương”. Nên Người quyết định đi tìm một con đường cứu nước khác.

Ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm được cứu nước.

Nhưng tại sao Người chọn phương Tây là điểm đến đầu tiên? Câu trả lời được tìm thấy ngay trong lời kể của Người: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau ba chữ ấy”. Hơn nữa nơi đây cónên khoa học – kỹ thuật phát triển và có các cuộc cách mạng tư sản lớn, thành công như ở Pháp(1789), Mỹ(1776),…Vì thế, Người muốn đến tận hang ổ của kẻ xâm lược để

Trần Thị Phụng Page 5

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào.

Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ. Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”.

Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắttrông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.

Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ. Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp.

Cuộc hành trình gần mười năm đã đưa Nguyễn Tất Thành đến nhiều vùng đất thuộc châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... những chuyến đi đã giúp Người có cơ hội đượcquan sát, nhận biết sâu sắc diện mạo của thế giới tư bản chủ nghĩa. Người đã tiến hành khảo sát các cuộc cách mạng trên thế giới nhận thức rõ những hạn chế của cách mạng tư sản là cách mạng không đến nơi, mang tiếngcộng hòa và dân chủ nhưng kỳ thực trong thì nó tước lụccông nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Từ đó, NguyễnÁi Quốc khẳng định: Con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mạng rồi thì quyền giao

Trần Thị Phụng Page 6

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.

Cuối năm 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công.

Nước Nga có chuyện là đời

Biến người nô lệ thành người tự do.

Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộcđịa” của Lenin. Người coi đây là cái cẩm nang giải phóng cho dân tộc Việt Nam: “... Bản Luận cương đã làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi xúc động phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mac – Lenin, Người đã tìm thấy cho dân tộc mình một chủ nghĩa “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”, đóng vai trò nền tảng tư tưởng, công cụ để nhận thức và giải quyết những vấn đề xã hội hiện thực.

Đầu 1919 Người gia nhập Đảng xã hội Pháp.

Trần Thị Phụng Page 7

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vecxay để phânchia quyền lợi. Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị bản 8 Yêu sáchcủa nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng dân tộc củaViệt Nam. Đồng thời Người cũng mong nhận được sự ủng hộcủa các nước Đồng minh. Bản Yêu sách không được chấp nhận, điều đó càng giúp Nguyễn Ái Quốc nhận rõ bản chất“chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm”, đi ngược lạinhững giá trị mà nó tuyên bố, ghi nhận. Người cũng đi tới kết luận: các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của bản thân mình.

12/1920 Người tham gia Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp. Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III do Lenin lãnh đạo và đổi tên thành Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – từ người yêu nước trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc ViệtNam và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtơrôgrát (Liên Xô).Ở đó, Người có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác – Lênin để phát triển thêm những quanđiểm chính trị của mình đã hình thành ở Pháp. Người tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc.

Trần Thị Phụng Page 8

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong những năm 20 của thế kỉ XX.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thể hiện ở các điểm chính sau:

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đitheo con đường cách mạng vô sản. Vì chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, phục vụ lợi ích của đại đa số dân chúng.

Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Namlà chủ nghĩa xã hội, muốn xoá bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thậtsự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau.

Về lực lượng cách mạng, công nông là chủ cách mạng,là gốc của cách mệnh. Cách mệnh là sự nghiệp chung của toàn dân tộc chứ không phải là việc của một haingười. Do đó phải đoàn kết toàn dân tộc.

Về phương pháp cách mạng: o Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ

và hiểu rõ mục đích cách mạng để đồng tâm hiệp lực đánh đổ giai cấp áp bức mình.

o Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực nhưng

Trần Thị Phụng Page 9

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

phải có tổ chức, kế hoạch và khi hòa bình khôngthể giải quyết được.

o Phương châm chiến lược là đánh lâu dài, coi trọng sự giúp đỡ của quốc tế, đề cao tinh thần độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính.

Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phậncủa cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trên thế giới là đồng chí của Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc nhắc lại khẩu hiệu của Quốc tế thứ ba “giai cấp vô sản và các dântộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại”. Trong quan hệ giữa cách mạng nước ta với bầu bạn thế giới, Nguyễn Ái Quốc chú ý hai điều:

o Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã.

o Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hànhchủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc nên không ỷ lại, chờ đợi thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản.

Đảng Cộng sản: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi thì phải có Đảng lãnh đạo. Đảng muốn vữngthì phải có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chínhnhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mac – Lenin.

Câu 3:

Tính độc lập tự chủ và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mac – Lenin

Trần Thị Phụng Page 10

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trong quá trình thành lập Đảng.

Trả lời:

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.C.Mác nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong điều kiện tự do cạnh tranh cho rằng: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra và giành thắng lợi ở những nước tư bản phát triển. Kế thừa và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin khẳng định: Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một sốnước, thậm chí là một nước riêng lẻ của chủ nghĩa đế quốc. Thời V.I.Lênin, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản và ông cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa. Trên gócđộ của người thuộc địa, dân tộc bị áp bức, Chủ tịchHồ Chí Minh khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc không còn con đường nào khác con đường cáchmạng vô sản.Tuy nhiên, cuộc cách mạng vô sản ở đây không phải chỉ là cuộc đấu tranh giai cấp mà là cuộc cách mạnggiải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc, dân chủ nhândân một phạm trù của cách mạng vô sản. Bởi vì mâu thuẫn chủ yếu của Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẩn

Trần Thị Phụng Page 11

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đây chính là sự vận dụng một cách tài tình, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vàohoàn cảnh cách mạng Việt Nam.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc đề ra đườnglối của cách mạng Việt Nam.Ngay trong Cương lĩnh 1930 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã khẳng định: Làm tư sản dân quyền, cáchmạng và thổ địa cách mạng rồi đi tới xã hội cộng sản. Điều đó có nghĩa là sau khi làm xong tư sản dân quyền cách mạng đánh đổ thực dân Pháp xâm lược đem lại độc lập dân tộc. Làm thổ địa cách mạng là đánh đổ bọn phong kiến, địa chủ đem lại ruộng đất cho dân cày. Đi lên CNXH tức là đi vào giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đây là điều hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc đề ra đường lối của cách mạng Việt Nam.Nó cũng thể hiện tính độc lập tự chủ của Hồ Chí Minh. Vì quan điểm của Người ngược với quan điểm của Quốc tế cộng sản tại Đại hội V: Quốc tế cộng sản xem vấn đề giai cấp là quan trọng nhất….

3.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng liên minh công - nông của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn tình hình của cách mạng Việt Nam.

Trần Thị Phụng Page 12

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sau khi Công xã Pari thất bại mà nguyên nhân chính là chưa thực hiện tốt liên minh công - nông, C.Mác từng khẳng định: Cách mạng vô sản là bài đồng ca của hai giai cấp công nhân và nông dân.Ngay cả trong chuyên chính vô sản, V.I.Lênin khẳng định: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểutư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.)”.Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nôngdân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân là điều tất yếu. V.I.Lênin đặc biệt lưu ý khối liên minh công, nông trong các giaiđoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sảncó thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhànước". Qua khối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội,vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị - xã hội, làyếu tố tiên quyết.Vận dụng tư tưởng trên của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, trong tác phẩm Đường Cách Mệnh (viết năm 1927) cũng như việc soạn thảo Cương lĩnh năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: Công

Trần Thị Phụng Page 13

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

- nông là gốc của cách mạng, trí thức, học trò là bầu bạn của cách mạng.Đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam dù trong đấu tranh giành độc lập dân tộc hay trong xâydựng và bảo vệ CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì liên minh công - nông - trí thức là nhân tố đóng vai trò quyết định. Điều đó đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng liên minh công - nông của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn tình hình của cách mạng Việt Nam.

4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về vấn đề xây dựng đảng cầm quyền của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong Di chúc của Người, khi nói về Ðảng, một lần nữa khẳng định: “Ðảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗiđảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đứccách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí côngvô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.Theo tư tưởng của Bác Hồ và Ðảng ta từ trước đến nay, khái niệm Ðảng “nắm chính quyền” hay “cầm quyền” là đồng nghĩa với Ðảng lãnh đạo chính quyền.Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ viết: “Ðảng không phải là một tổ chức để làmquan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóngdân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Trần Thị Phụng Page 14

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Năm 1960, trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng, Người nhấn mạnh: “Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác”.Quan điểm xuyên suốt trong các tác phẩm của Bác là Ðảng (nói chung) và cán bộ, đảng viên (nói riêng) “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Muốn vậy, Ðảng và cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.Năm 1953, trong thư gửi Lớp chỉnh Ðảng Liên khu 5, Bác viết: “Mục đích chỉnh Ðảng là để dùi mài cán bộvà đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đày tớ của nhân dân”.Năm 1968, làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấnTrung ương Ðảng về việc xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt”, Bác nói: “Một dân tộc, một Ðảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Chương II:

ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)

Câu 4:

Quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng trong thời kỳ 1930 – 1945.

Trần Thị Phụng Page 15

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trả lời:

Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền đã diễn ra với 3 cao trào cách mạng có ý nghĩa như 3 cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân: Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám 1945 (1939 - 1945). Đó là quá trìnhđấu tranh cách mạng vô cùng khó khăn gian khổ với nhữnghy sinh to lớn của Đảng và dân tộc ta. Từ thực tiễn đấutranh cách mạng, Đảng ta đã trưởng thành và phát triển về mọi mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến không ngừng được bổ sung và làm rõ hơn, đặt nhiệm vụ chống đếquốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vận dụng đúng đắnvà có sự phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa.

1.Trong những năm 1930 – 1935 a.Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 (7 nội dung)

- Mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương:Thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

- Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương:Lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi tư sản dân quyền thắng lợi sẽ

Trần Thị Phụng Page 16

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn, đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền:+ Đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đấttriệt để.+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít vàtác động lẫn nhau. Nhưng vấn đề thuộc là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.

- Lực lượng cách mạng:+ Giai cấp vô sản vừa là động lực chính vừa là giaicấp lãnh đạo cách mạng.+ Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và động lực mạnh của cách mạng.+ Chỉ có các phần tử phần tử lao khổ mới đi theo cách mạng.Không nhìn nhận được mặt tích cực của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

- Phương pháp cách mạng:Để đạt được mục tiêu cơ bản của cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải chuẩn bị cho quần chúng con đường “võ trang bạo động”, “tuân theo khuôn phép nhà binh”.

- Quan hệ với cách mạng thế giới:Là một bộ phận của cách mạng thế giới nên phải:+ Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp.

Trần Thị Phụng Page 17

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Liên hệ mật thiết với lực lượng cách mạng các nước thuộc địa.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng:+ Là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi cách mạng.+ Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật nghiêm minh, liên hệ mật thiết với quần chúng.+ Lấy chủ nghĩa Mac – Lenin làm nên tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10 – 1930 không chấp nhận với những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Cương Lĩnh đầu tiên của Đảng. Ngày 18 – 11 – 1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng coi đoàn kết toàn dân tộc thành một lực lượng rộng rãi, lấy công nônglàm hai động lực chính, là nhân tố quyết định thắnglợi của cách mạng giải phóng dân tộc, phê phán sai lầm trong Đảng đã tách rời vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, nhận thức không đúng về vấn đề đoàn kết dân tộc.b.Cao trào 1930 – 1931

Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn khắp cả Bắc, Trung, Nam, màđỉnh cao là Xoviet Nghệ - Tĩnh. Phong trào đem lại cho quần chúng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng.

Trần Thị Phụng Page 18

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hòng dập tắt phong trào và tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương, thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp thẳng tay. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở địa phương và trung ương lần lượt bị phá vỡ, quần chúngbị giết hại.

Sự khủng bố của kẻ thù không làm cho chiến sĩ cách mạng và quần chúng từ bỏ con đường cách mạng. Trongbối cảnh đó, một số cuộc đấu tranh của công nhân vànông dân vẫn nổ ra, nhiều chi bộ Đảng trong nhà tù vẫn được thành lập, hệ thống tổ chức Đảng từng bướcđược phục hồi.

Năm 1932, Quốc tế Cộng sản cử Lê Hồng Phong về hoạtđộng và đưa ra “Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương” để xây dựng và cũng cố lực lượng. Với 4 yêu cầu cơ bản:

+ Đòi các quyền tự do ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

+ Bỏ thuế vô lí (thuế thân,…)

+ Bỏ độc quyền sản phẩm như muối, rượu,…

+ Bỏ hội đồng đề hình.

Có vai trò chiến lược (tập trung giải quyết yêu cầutrước mặt) nhằm giảm bớt áp lực khủng bố từ đó xác định lại lực lượng và cũng cố lực lượng.

Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu tranh do Đảng vạch ra

Trần Thị Phụng Page 19

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.

Tháng 3 – 1935 Đại hội đại biểu lần I của Đảng cộngsản Đông Dương đã đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt là: cũng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh công cuộc vận động và thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chiến tranh, ủng hộ Liên Xô,…Thành công của Đại hội đã khẳng định hệ thống tổ chức Đảng được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triểnmới của cách mạng Đông Dương.

2.Trong những năm 1936 – 1939 a.Hoàn cảnh lịch sử

- Khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 làmcho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

- Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và thắng thế ở mộtsố nơi nên muốn chia lại thị phần thế giới, muốn gây chiến tranh thế giới.

- Ở Châu Âu các quốc gia phương Tây đặt vấn đề dân tộc cao hơn mâu thuẫn giai cấp, ảnh hưởng đến quyếtđịnh của Quốc tế cộng sản. Tại Đại hội VII của Quốctế cộng sản xác định: Chống chủ nghĩa phát xít đưa lên hàng đầu. Quốc tế cộng sản yêu cầu thiết lập một mặt trận nhân dân rộng rãi để liên kết chống phát xít, chống đế quốc. Nhìn nhận vai trò của tư

Trần Thị Phụng Page 20

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ, tiểu tư sản,…lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc.

- Đầu năm 1935, thông qua tổng tuyển cử, Mặt trận nhân dân Pháp nắm quyền, nới lỏng hình luật nhân dân các nước thuộc địa, cho phép Đảng cộng sản ra hoạt động công khai.b.Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

- Trước tình hình đó, Ban chấp hành trung ương Đảng họp Hội nghị lần II, III, IV, V,…xác định đường lốivà phương pháp đấu tranh trong gia đoạn mới.

- Chủ trương: Đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh.- Kẻ thù trước mắt: Bọn phản động thuộc địa và bè lũ

tay sai của chúng.- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Đấu tranh chống

phát xít, chiến tranh, bọn phản động thuộc địa và tay sai đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

- Tổ chức: Thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

- Phương pháp đấu tranh: Công khai, nữa công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp.

- Đoàn kết quốc tế: Đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phát xít và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.

- Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụdân tộc và dân chủ: Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10 – 1936 nêu ra một quan điểm mới “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với

Trần Thị Phụng Page 21

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

cách mạng điền địa” vấn đề nào quan trọng hơn thì giải quyết trước, chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánhcho được toàn thắng. Nhận thức mới phù hợp với tinhthần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930.

- 3 – 1939, Đảng ra bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnĐông Dương đối với thời cuộc” kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc.

- 7 – 1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm “Tự chỉ trích” thẳng thắng nhìn nhận nhữnglệch lạc, sai lầm để từ đó khắc phục.

- Với sự chuyển hướng đúng đắn trên, Đảng đã lãnh đạophong trào dân chủ, dân sinh 1936 – 1939 giành đượcnhiều kết quả to lớn, có ý nghĩa sâu sắc.

3.Chủ trương đấu tranh 1939 – 1945 a.Hoàn cảnh lịch sử

- 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã ảnhhưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương. Thực dânPháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng, đồng thời ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người, cướp của để cung ứng cho cuộc chiến tranh của bọn chúng. Một số quyền tự do, dân chủ giành được trongthời kỳ 1936 – 1939 bị thủ tiêu. Đảng Cộng sản ĐôngDương bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Trần Thị Phụng Page 22

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

- 9 – 1940 phát xít Nhật tiến vào nước ta, Pháp đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu cảnh “một cổ haitròng”, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.b.Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của

Đảng.Trước tình hình trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần VI, VII, VIII để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:1.Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Mâu thuẫn chủ yếu trước mắt cần phải giải quyếtlà mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn Pháp – Nhật.

2.Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết và tậphợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.Đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.

3.Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại là chuẩn bị khởi nghĩavũ trang.Để đưa khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi cần phải phát triển lực lượng cách mạng bao gồm lựclượng chính trị và lực lượng vũ trang, xây dựngcăn cứ địa cách mạng. Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, gấp rút đào tạo cán bộ.

Trần Thị Phụng Page 23

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chương IV:

ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA

Câu 5:

Quan điểm chỉ đạo của Đảng về CNH, HDH hiện nay

Trả lời:

Một là, CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiểu quả và bền vững, gắn chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Phân tích: Đại hội X của Đảng nhận định: Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quátrình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và quá trìnhtoàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, nước ta phải tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian đó là con đường phát triển kết hợp CNH với HĐH. Lợi thế của chúng ta là nước đi sau, chúng ta không cần thiết phải trải qua các bước phát triển tuần tự vì trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển.

Vận dụng:

Trần Thị Phụng Page 24

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hai là, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với hội nhập kinh tế quốc tế.

Phân tích: CNH, HĐH không phải chỉ là việc của Nhà nướcnhư thời kỳ trước đổi mới, mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để thực hiện CNH được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường.CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả. Vì khi đầu tư gì đều phải tính toán, cân nhắc tránh đầu tư tràn lan, saimục đích và lãng phí, thất thoát. CNH, HĐH ở nước ta diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm,…còn nhằm khai thác thị trường thế giới tiêu thụ các sản phẩm nước ta có lợi thế. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại.

Vận dụng:

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Phân tích: Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó conngười là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con

Trần Thị Phụng Page 25

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

người cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt, sử dụng và sáng tạo công nghệ mới.

Vận dụng:

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực củaCNH, HĐH.

Phân tích: Khoa học và công nghệ quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợithế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế. Nền kinh tế nước ta kém phát triển với tiềm lực khoa học, công nghệ ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐHgắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoahọc và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kếthợp phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao công nghệ, nhất là công nghệ thông tin,công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Vận dụng:

Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Phân tích: Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả

Trần Thị Phụng Page 26

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, ytế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng,…

Vận dụng:

Câu 6:

Những định hướng cơ bản phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Trả lời:

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nôngthoongn

đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn:

Một là, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vàosản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.

Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn.

Trần Thị Phụng Page 27

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệnạn xã hội. hủ tục mê tín dị đoan. Bảo đảm an ninh trậttự, an toàn xã hội.

Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân.

Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát triển nhanh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:

Một là, đối với công nghiệp và xây dựng.

Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh cao, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu vàthu hút nhiều lao động. Sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại.

Tích cực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trần Thị Phụng Page 28

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông.

Hai là, đối với dịch vụ

Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn vàcó sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịchvụ cao hơn tốc độ tăng GDP.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành lang pháp ly, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.

- Phát triển kinh tế vùng:

Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trongcả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tìnhtrạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.

Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Băc,miền Trung và miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung cả nước.

- Phát triển kinh tế biển:Trần Thị Phụng Page 29

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế.

Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thốngcảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tếven biển.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ:

Một là, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hết năm 2010có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao,tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 30 -35% lực lượng lao động xã hội.

Hai là, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xuthế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và cộngnghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức.

Bồn là, đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và cộng nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.

Trần Thị Phụng Page 30

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

Một là, tăng cường quản lí tài nguyên quốc gia, nhất làcác tài nguyên đát, nước, khoáng sản và rừng. Ngăn chặncác hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế.

Hai là, từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn, chủ động phòng tránh thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.

Ba là, xử lí tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Bốn là, mở rộng hợp tác kinh tế về bảo vệ môi trường vàquản lý tài nguyên, chú trọng lĩnh vực quản lý và sử dụng tài nguyên nước.

Chương VII:

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢIQUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Câu 7:

Quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

Trả lời:

Trần Thị Phụng Page 31

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Phân tích: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ và hiện tại; qua hàng thế kỷ, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội.

Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển: Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn,tiếp nhận, tạo ra cái mới nhưng không thể tách khỏi cộinguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia, dân tộc chính là vănhóa. Hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu.

Văn hóa là mục tiêu của phát triển: Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa – xã hội mới bảo đảm sự bền vững, trường tồn.

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội

Trần Thị Phụng Page 32

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

mới: Việc phát triển kinh tế - xã hội cần nhiều nguồn lực khác nhau. Nhưng chỉ có tri thức con người là nguồnlực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng hiểu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng.

Vận dụng:

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phân tích: Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Bản sắc dân tộc bao gồm nhữnggiá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn nămdựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, sáng tạo,…Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tếthế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Vận dụng:

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Trần Thị Phụng Page 33

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phân tích: Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có nhữnggiá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó hòa quyện bằng đẳng, bổ sung cho nhau và phát triển độc lập làm phong phú nền văn hóa Việt Nam thống nhất, cũng cố sự thống nhất dân tộc.

Vận dụng:

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chungcủa toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Phân tích: Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đều tham gia sựnghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoànkết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Vận dụng:

Năm là, giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

Phân tích: Văn hóa theo nghĩa rộng thì bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chuyển dần sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội Trần Thị Phụng Page 34

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

học tập với hệ thống học tập suốt đời. Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề cho các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Đổi mới phương pháp giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp thi cử, khắc phục tiêu cực giáo dục. Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Phát triển khoa học xã hội, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ, nghiên cứu định hướng ứng dụng, nhập và mua sáng chế có tính chọn lọc để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Sáu là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Phân tích: Ngoài việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, còn phải kiên trì đấu tranh bài trừ các hủ tục, thói hư tật xấu, chống mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.

Trần Thị Phụng Page 35

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Vận dụng:

Câu 8:

So sánh đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa của Đảng trước và trong thời lỳ đổi mới.

Trả lời:

Chương VIII:

ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI

Câu 9:

Hoàn cảnh lịch sử, các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng.

Trả lời:

Hoàn cảnh lịch sử:

- Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâusắc đến mọi mặt đời sống của quốc gia, dân tộc.

- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng đến đầu năm 1990 sụp đổ.Tác động rất lớn vì lúc trước:

Quan sơn muôn dặm một nhàBốn phươn vô sản đều là anh em.

Bây giờ các nước vô sản không còn nên phải điều chỉnh.

Rằng đây bốn biển một nhàVàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em.

Trần Thị Phụng Page 36

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thế giới hai cực tan rã, hình thành trật tự thế giới mới, đơn cực. Không còn xu hướng đối đầu mà làvừa hợp tác vừa đấu tranh.

- Trên phạm vi thế giới:o Những cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ vẫn còn

nhưng xu thế chung là hòa bình và hợp tác phát triển.

o Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh vị thế quốc gia.Không còn chỉ xét quân sự mà bằng các tiêu chí “tổng hợp” quân sự, kinh tế,…Trong đó kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.Ví dụ: Nhật Bản từ một nước bị Mỹ kiểm soát về quân sự, Nhật Bản đã tập trung phát triển kinh tế và trở thành trung tâm kinh tế thế giới mới.Nhật Bản đã dần dần lấy lại quyền kiểm soát quân sự.

- Xu thế toàn cầu hóa:Đại hội IX chỉ rõ: Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều các nướctham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triểnvà các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.Các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời phảicó bản lĩnh cẩn trọng với các yếu tố bất lợi để vượt qua.

Trần Thị Phụng Page 37

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối:

Giai đoạn 1986 – 1996:

Câu 10:

Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng.

Trả lời:

Mục tiêu: Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộcđổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.

Nhiệm vụ:

1.Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, HĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.Muốn đối ngoại phải đối nội cho tốt, đặc biệt là giữ vững hòa bình, ổn định trong nước.

2.Mở rộng đối ngoại và hội nhập quốc tế để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.Tham gia nhiều tổ chức quốc tế WHO (Tổ chức y tế quốc tế, hỗ trợ trang thiết bị, đào tạo,…), WTO, ILO (Tổ chức lao động quốc tế, bảo vệ người lao động ở nước ngoài,…).

3.Kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH, HĐH, thựchiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trần Thị Phụng Page 38

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

4.Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.Tham gia vào các hoạt động quốc tế để thể hiện vai trò và vị thế của nước ta trên thế giới.Để tránh chèn ép và nâng cao vị thế trên thế giới ta phải nâng cao nội lực về kinh tế, quân sự,…

5.Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhândân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Nước ta có một người tham gia vào lực lượng giữ gìnhòa bình của Liên hiệp quốc.Viện trợ cho các nước xảy ra thiên tai,…

Tư tưởng chỉ đạo:

1.Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

2.Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

3.Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệquốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.

4.Mở rộng quan hệ đối ngoại với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hóa bình, hợp

Trần Thị Phụng Page 39

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

5.Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường, sinh thái trong quá trình hội nhập quốc tế.

6.Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quátrình hội nhập quốc tế.

7.Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lýtập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế vàngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh.

Câu 11:

Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đốingoại, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới.

Trả lời:

1.Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện

Trần Thị Phụng Page 40

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam, hạn chế thiệt hại khi hội nhập kinh tế quốc tế.

2.Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển, kém phát triển, hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý.

3.Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chếkinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; hình thành, phát triển và từngbước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận lợicho mọi chủ thể kinh doanh.

4.Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: Loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.

5.Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệpvà sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất, quy hoạch phát triển để nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm.

Trần Thị Phụng Page 41

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

6.Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập: Xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh; kết hợp giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến.

7.Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; cấm, hạn chế nhập khẩu mặthàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốctế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.

8.Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có phương án chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch.

9.Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại: Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương hướng và phục vụcho nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi.

10. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sử quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: Xây dựng cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp và giai cấp công nhân trong điều kiện mới; xây dựng

Trần Thị Phụng Page 42

Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính.

Trần Thị Phụng Page 43