Dề an Autosaved

39
Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014 MỞ ĐẦU:...........................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................... 4 1.1, Khái niệm du lịch:.................................................4 1.1.1, Du lịch:......................................................4 1.1.2, Khách du lịch:.................................................4 1.2, Du lịch MICE:.....................................................6 1.2.1, Khái niệm du lịch MICE:..........................................6 1.2.2, Lịch sử của ngành công nghiệp hội nghị, hội họp:.......................7 1.2.3, Đặc điểm du lịch MICE:...........................................9 1.2.4, Vai trò của du lịch MICE:........................................11 CHƯƠNG 2: NHỮNG XU HƯỚNG MICE HIỆN NAY............................12 2.1, Sự bùng nổ ngành MICE tại Châu Á:..................................12 2.2, Thân thiện với môi trường:........................................13 2.3, Công nghệ:.....................................................14 2.3.1, Việc sử dụng mạng xã hội trước và sau sự kiện kinh doanh:...............15 2.3.2, Sử dụng những ứng dụng trong suốt sự kiện:.........................15 2.3.3, Sử dụng những video để truyền đạt thông tin:.........................15 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MICE TẠI SINGAPORE VÀ VIỆT NAM..............16 3.1, Ngành MICE tại Singapore:........................................16 3.1.1, Môi trường kinh doanh chuyên nghiệp:..............................16 3.1.2, Cơ sở hạ tầng toàn diện:........................................17 3.1.3, Sự hỗ trợ từ Singapore Exhibition & Convention Bureau (SECB): ............18 3.1.4, Hội họp kết với giải trí:..........................................19 3.2, Những thuận lợi và khó khăn của MICE Việt Nam:.........................20 3.2.1, Những thuận lợi:..............................................20 3.2.2, Những khó khăn:..............................................22 PHẦN KẾT LUẬN:.................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 25 1

Transcript of Dề an Autosaved

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

MỞ ĐẦU:...........................................................2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................4

1.1, Khái niệm du lịch:.................................................4

1.1.1, Du lịch:......................................................41.1.2, Khách du lịch:.................................................4

1.2, Du lịch MICE:.....................................................61.2.1, Khái niệm du lịch MICE:..........................................6

1.2.2, Lịch sử của ngành công nghiệp hội nghị, hội họp:.......................71.2.3, Đặc điểm du lịch MICE:...........................................9

1.2.4, Vai trò của du lịch MICE:........................................11CHƯƠNG 2: NHỮNG XU HƯỚNG MICE HIỆN NAY............................12

2.1, Sự bùng nổ ngành MICE tại Châu Á:..................................122.2, Thân thiện với môi trường:........................................13

2.3, Công nghệ:.....................................................142.3.1, Việc sử dụng mạng xã hội trước và sau sự kiện kinh doanh:...............15

2.3.2, Sử dụng những ứng dụng trong suốt sự kiện:.........................152.3.3, Sử dụng những video để truyền đạt thông tin:.........................15

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MICE TẠI SINGAPORE VÀ VIỆT NAM..............163.1, Ngành MICE tại Singapore:........................................16

3.1.1, Môi trường kinh doanh chuyên nghiệp:..............................163.1.2, Cơ sở hạ tầng toàn diện:........................................17

3.1.3, Sự hỗ trợ từ Singapore Exhibition & Convention Bureau (SECB):............183.1.4, Hội họp kết với giải trí:..........................................19

3.2, Những thuận lợi và khó khăn của MICE Việt Nam:.........................203.2.1, Những thuận lợi:..............................................20

3.2.2, Những khó khăn:..............................................22PHẦN KẾT LUẬN:....................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................25

1

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

MỞ ĐẦU:

Ngành du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói

đang ngày càng phát triển với nhiều loại hình du lịch đa

dạng, trong đó MICE được đánh giá cao với những đặc điểm

nổi bật như chủ yếu khai thác đối tượng khách đoàn cao cấp

do đó giá trị kinh tế đóng góp cho ngành du lịch cao hơn

nhiều so với những loại hình du lịch khác. Bên cạnh đó, du

lịch MICE còn góp phần khắc phục một trong những bất lợi

của ngành du lịch đó là tính thời vụ cao. Chính vì vậy,

MICE ngày càng được chú trọng trong ngành du lịch ở nhiều

nơi trên thế giới trong có du lịch Việt Nam. Để phát triển

ngành MICE đạt được thành công cần phải hiểu rõ những đặc

điểm của ngành, nhận diện được những xu hướng đang tác

động của ngành, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của những

quốc qua hàng đầu trong ngành này.

2

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1, Khái niệm du lịch:

1.1.1, Du lịch:

Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong

Chương I Điều 10: “Du lịch là hoạt động của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu

cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời

gian nhất định”.

Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I

Điều 4: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến

đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”.

3

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist

Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, “Du lịch

bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm

trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải

nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;

cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa,

trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên

ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành

mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một

dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn

nơi định cư.”

1.1.2, Khách du lịch:

Khách du lịch quốc tế:

- Tại Hôi nghị liên minh Quốc hội về du lịch tổ chức ở

Lahaye ( Hà Lan) năm 1989 đã ra “Tuyên bố Lahaye về du

lịch”, trong đó đưa ra khái niệm về visitor. Điều IV ghi

rõ:

“Khách du lịch quốc tế là những người:

a, Trên đường đi thăm hoặc đi thăm một nước, khác với nước

mà họ cư trú thường xuyên.

b, Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc

nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu trên 3

tháng phải được phép gia hạn

4

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

c, Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại

nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở

tại

d, Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời

khỏi nước đến tham quan để về nước thường trú của mình

hoặc đi đến một nước khác”

- Hiện nay trên thế giới, nhiều nước sử dụng định nghĩa

này. Ở nước ta, khách du lịch quốc tế theo Pháp lệnh du

lịch và Luật du lịch Việt Nam “Là những người nước ngoài,

người Việt nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

ra nước ngoài du lịch.”

Khách nội địa:

Mỗi quốc gia tùy theo quan niệm của mình sẽ có những khái

niệm khác nhau. Thường khách du lịch nội địa được phân

biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ “không gian chuyến

đi”, không gian chuyến đi của khách du lịch nội địa là nằm

trong quốc gia cư trú thường xuyên của họ.

- Đối với Pháp, “du khách nội địa là những người rời

khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình ít nhất 24h và nhiều

nhất là 4 tháng theo các mục đích: giải trí, sức khỏe,

công tác, hội họp, hành hương tôn giáo…”

5

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

- Đối với người Mỹ, “du khách nội địa là những người đi

đến một nơi xa ít nhất 50 dặm ( tính trên một lượt đi) với

những mục đích ngoại trừ mục đích kiếm tiền.

- Khái niệm du khách nội địa (Theo Pháp lệnh du lịch và

Luật du lịch Việt Nam): “Là công dân Việt Nam và người

nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi

lãnh thổ Việt Nam.”

Khách tham quan:

Là khách thăm viếng 1 ngày. Lưu lại 1 khu vực dưới 24h,

những người đi tới 1 quốc gia khác hoặc 1 nơi khác bằng

tàu thủy cũng được gọi là khách tham quan. Nhân viên, thủy

thủ đoàn, phi hành đoàn nếu không thường trú khu vực đó

cũng được gọi là khách tham quan.

1.2, Du lịch MICE:

1.2.1, Khái niệm du lịch MICE:

- MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,

triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các

công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của

Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention

(hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ

tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. (“ Du

lịch MICE là gì?”)

6

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

- Hội đồng ngành hội nghị (The Convention Industry

Council) đã được xác định định nghĩa của MICE như sau (Hội

đồng ngành hội nghị, 2005):

M = cuộc họp, một sự kiện mà hoạt động chủ yếu của những

người tham dự là tham dự các buổi giáo dục, tham gia các

cuộc họp / thảo luận, xã hội, hoặc tham dự các sự kiện tổ

chức khác. Về cơ bản, có ba loại của cuộc họp.

Cuộc họp đoàn thể (Association Meeting) thường có

tính chất thực tế, chuyên môn và có liên quan đến hiệp hội

thương mại, hiệp hội nghề, tổ chức học thuật.

Cuộc họp doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng để giao

tiếp với các nhân viên và nhà phân phối.

Cuộc họp Chính phủ nơi các chính khách từ khắp nơi

trên thế giới tham gia.

I = tưởng thưởng, một phần thưởng du lịch được trao bởi

các công ty cho nhân viên để kích thích năng suất. Còn

được gọi là một chuyến đi tưởng thưởng

C = Hội nghị, hội thảo là tập hợp của những người gặp nhau

trong một mục đích chung. Hội nghị thường được tổ chức

hàng năm, điều này đòi hỏi lập kế hoạch chuyên sâu hơn, nó

tổ chức không chỉ là việc kinh doanh của hội nghị , mà còn

là một chương trình xã hội rộng lớn. Về cơ bản, có ba loại

hội nghị:

7

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Hội nghị đề cập đến các cuộc họp lớn, thường xuyên sử

dụng tại Mỹ.

Đại hội (Congress) đề cập đến các cuộc họp lớn,

thường xuyên được sử dụng trong các nước châu Âu và Liên

bang nói chung liên quan đến chính trị, các hội đồng đặc

biệt là hội đồng chính thức.

Hội nghị đề cập đến các cuộc họp lớn có thể kéo dài

nhiều ngày với hàng trăm hoặc hàng ngàn người tham gia

trên toàn thế giới. Thông thường các hội nghị được đi kèm

với các triển lãm, các hoạt động khác.

E = Triển lãm là nơi mà các sản phẩm và dịch vụ được trưng

bày. Các hoạt động chính của người tham dự là đến thăm

triển lãm. Những sự kiện này tập trung chủ yếu vào mối

quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Hơn nữa triển

lãm có thể có nghĩa là trưng bày các sản phẩm hoặc tài

liệu quảng cáo cho các mục đích của quan hệ công chúng,

bán hàng và hoặc tiếp thị. Về cơ bản, có hai loại triển

lãm:

Triển lãm Thương mại: là triển lãm các sản phẩm và

dịch vụ nhắm đến một khách hàng cụ thể và không mở cửa cho

công chúng.

Triển lãm tiêu dùng: là triển lãm các sản phẩm và

dịch vụ nhắm đến công chúng.

8

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

1.2.2, Lịch sử của ngành công nghiệp hội nghị, hội họp:

Ngành công nghiệp hội nghị và hội họp có một lịch sử lâu

đời và những đặc điểm của nó cũng thay đổi theo thời gian.

Từ lâu những cuộc họp, sự kiện và hội nghị trở thành một

phần của cuộc sống con người và được lịch sử ghi chép lại.

Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy tàn tích cổ xưa của văn

hóa cổ đại về việc con người sử dụng 1 khu vực hội họp để

tập trung thảo luận về những mối quan tâm chung liên quan

đến chính quyền, chiến tranh, săn bắt hoặc lễ hội của bộ

lạc.( Fenich,2005)

Trong suốt TK 19 và đầu TK 20, công nghiệp hóa đã lan rộng

ở Mỹ cũng như Châu Âu. Với sự phát triển của công nghiệp

và thương mại, nhu cầu cho những cuộc họp của những doanh

nhân, thương gia và người môi giới được cụ thể hóa. Sau

đó, cuộc họp, hội nghị không chỉ hạn chế giữa những người

kinh doanh mà còn mở rộng cho những cá nhân có nhu cầu

thảo luận và trao đổi ý kiến về chính trị, tôn giáo, văn

học, giải trí và các chủ để đa dạng khác.( Spiller, 2002)

Phòng hội nghị đầu tiên ở Mỹ được thành lập ở Detroit vào

năm 1896. Nó diễn ra vào thời gian mà thương mại quốc gia

và các hiệp hội nghề đã phát triển và họ quan tâm đến việc

tập trung các thành viên của mình lại với nhau trong hội

nghị. Ban đầu những khách sạn quảng bá cho thành phố và

9

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

vùng của họ cùng với đó là quảng bá những dịch vụ và cơ sở

vật chất cho việc tổ chức hội nghị, hội họp. Cho đến khi

lợi ích kinh tế nhận được từ kinh doanh tổ chức hội nghị

ngày càng được thừa nhận hơn ở những thành phố thì những

người kinh doanh khác sạn ở Detroit bắt đầu tuyển dụng

những nhân viên toàn thời gian để phục vụ cho hoạt động

kinh doanh hội nghị, hội họp. Điều này ngày càng trở nên

phổ biến và các thành phố khác đã nhanh chóng thực hiện

theo trong thập kỷ tiếp theo.(Spiller, 2002)

Sự gia tăng những phòng hội nghị (Bureaus) ở Mỹ đã dẫn đến

sự thành lập của Hiệp hội quốc tế về Hội nghị

( International Association of Convention Bureaus- IACB)

năm 1914. Mục đích chính của nó là để dễ dàng trao đổi

thông tin về ngành công nghiệp hội nghị giữa các thành

viên và xúc tiến quảng bá cho dịch vụ hội họp, hội nghị.

Việc nhấn mạnh vào thu hút du khách đến với dịch vụ đã dẫn

đến việc bổ sung chữ V của Visitors vào tên của hiệp hội

năm 1974 và được đổi tên thành International Association

of Convention and Visitors Bureaus (IACVB). Số lượng thành

viên của IACVB đã tăng lên từ 28 bàn năm 1920 lên xấp xỉ

500 bàn ở 30 quốc gia với hơn 1200 thành viên năm 2002.

(Spiller, 2002)

10

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Châu Âu thì trái ngược với Mỹ trong khoản thời gian này.

Đại hội Viên (Áo) được tổ chức từ tháng 9 năm 1814 đến

tháng 6 năm 1815, được xem là hội nghị quốc tế đầu tiên

với sự hiện diện của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Một số ít hội nghị mà hầu hết về chính trị, khoa học được

tổ chức trong suốt phần còn lại của TK 19 và nửa đầu TK

20. Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra ở nửa đầu TK 20 ở

Châu Âu cũng đã hạn chế sự phát triển của ngành công

nghiệp này của khu vực. (Spiller, 2002)

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hội nghị từ năm 1950

bởi một số những nhân tố ở cả bên cung lẫn bên cầu. Một

vài nhân tố liên quan chặt chẽ với những nhân tố hỗ trợ sự

tăng trưởng của du lịch nói chung như sự tăng lên của thu

nhập, xu hướng đi du lịch tăng lên, thời gian rảnh rỗi

được gia tăng, sự cải thiện trong ngành vận chuyển và công

nghệ đã góp phần cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp

hội nghị. Nhiều nhân tố đóng góp cho sự phát triển của

ngành như (Webber and Chon, 2002):

Sự mở rộng của các cơ quan thuộc chính phủ và các cơ

quan tương tự chính phủ, cùng với đó là sự tăng lên về nhu

cầu hội nghị giữa những ngành công và tư.

Sự phát triển của những tập đoàn đa quốc gia và tổ

chức quốc tế đòi hỏi những cuộc họp với quy mô lớn.

11

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Những thay đổi trong bán hàng, các hội nghị ra mắt

sản phẩm và xúc tiến bán.

Nhu cầu cập nhật thông tin và phương pháp thông qua

đào tạo quản trị bên trong công ty, các cuộc họp, hội nghị

được lên kế hoạch.

Sự phát triển của chuyên môn hóa, những cuộc họp, hội

nghị cho phép chuyên gia truyền đạt thông tin đến số lượng

lớn người tham gia.

Do sự tăng lên về cầu đối với hội nghị và hội họp cũng như

lợi ích kinh tế của ngành này , nhiều điểm đến trên thế

giới đã đầu tư mạnh mẽ vào sự phát triển của cơ sở hạ

tầng. Các bàn hội nghị địa phương và quốc gia tích cự xúc

tiến quảng bá cơ sở vật chất điểm đến và những điều kiện

khác mà ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn của khách hàng.

Thêm vào đó, sự hợp tác thông qua các hiệp hội quốc tế,

quốc giá và vùng cũng được cải thiện đáng kể. ( Webber and

Chon, 2002)

Ngày nay, ngành công nghiệp hội nghị được xem là một trong

những ngành nổi bật của ngành du lịch. Nó có ít bị ảnh

hưởng bởi sự thay đổi về giá và tính thời vụ thấp. Ngành

hội nghị có tiềm năng để thu hút khách du lịch có chi tiêu

cao, lưu lại dài ngày và quay trở lại điểm đến. (Spiller,

2002)

12

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

1.2.3, Đặc điểm du lịch MICE:

Mục đích của du khách MICE:

Không giống với các loại hình du lịch khác như : du lịch

nghỉ dưỡng, tham quan, thám hiểm, khám phá, thể thao, học

hỏi hay giải trí…

Du lịch MICE là du lịch hội họp, khen thưởng, hội nghị,

hội thảo và triển lãm. Vì vậy, khách du lịch MICE không

chỉ đơn thuần là đi du lịch, mà mục đích chính của họ là

kinh doanh, hội họp, khen thưởng, tham dự các cuộc triển

lãm, tổ chức các sự kiện, các hoạt động về Chính trị, Văn

hóa, Xã hội, Thể thao, …

Song, không phải vì thế mà họ bỏ qua cơ hội giải trí hay

tham quan du lịch tại những quốc gia, những vùng mà họ

tham dự hội họp.

Du lịch cao cấp:

- MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những

sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng

cơ sở nhất định.

- Vì mục đích chính của du lịch MICE là khen thưởng,

hội họp, hội nghị và triển lãm, nên điều kiện về các phòng

họp sang trọng, hiện đại và đầy đủ mọi tiện nghi phục vụ

cho hội họp là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu.

13

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

- Khách du lịch MICE là khách hạng sang và khách VIP

nên những nhu cầu về nơi lưu trú của họ cũng phải thật

hoàn hảo và thường là các khách sạn năm sao, thời gian lưu

trú dài ngày

Đối tượng khách của du lịch MICE:

- Vì MICE là một loại hình du lịch cao cấp, nên du

khách MICE cũng là khách hạng sang hay khách VIP.

- Họ có thể là những Nhà Ngoại Giao, Nhà Chính Trị,

Quan Chức Cấp Cao trong nước và quốc tế, các Doanh Nhân

của những tập đoàn nước ngoài, đa quốc gia, các công ty

liên doanh, các doanh nghiệp trong nước hay Cán Bộ Viên

Chức Nhà Nước, các Kỹ Sư, Bác Sĩ…

- Khách tham dự du lịch MICE thường là khách đoàn, và

những hội nghị với lượng khách lớn là đối tượng của MICE.

1.2.4, Vai trò của du lịch MICE:

- MICE là thị trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn

cho ngành du lịch của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều,

tập trung và chi tiêu cao. So với khách đi lẻ, khách đi

nhóm, thì khách du lịch của MICE được xem là khách hạng

sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách… sẵn sàng

14

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản

phẩm đắt tiền. Vì vậy, MICE được xem là ngành tạo ra giá

trị gia tăng cao cho ngành du lịch nói riêng và nên kinh

tế nói chung.

- Theo ông Nguyễn Khắc Huyền, Tổng Giám đốc Công ty Đầu

tư Thương mại và Du lịch quốc tế Hòa Bình (Hoabinhtourist

&Convention) (2014) “Theo tính toán của các Công ty du

lịch, loại hình du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu

cao gấp 6 lần loại hình du lịch thông thường”. Các đoàn

khách MICE thường từ vài trăm đến hàng nghìn khách với mức

chi tiêu cao.

Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới cho thấy, giá trị

thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm

khoảng 300 tỷ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực

kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỷ USD - chiếm hơn

10% GDP thế giới Điều này cho thấy rằng, khi du lịch MICE

phát triển thì nó kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực

kinh tế khác.

- Ngoài lợi ích cho ngành du lịch, MICE còn tác động

tích cực đến nhiều ngành kinh tế khác và là một cơ hội

marketing du lịch cho điểm đến.

15

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

CHƯƠNG 2: NHỮNG XU HƯỚNG MICE HIỆN NAY

2.1, Sự bùng nổ ngành MICE tại Châu Á:

International Congress & Convention Association (ICCA)

thống kê rằng có tổng cộng 400,000 hội nghị, triễn lãm

được tổ chức trên thế giới mỗi năm với tổng kinh phí là

280 triệu USD. Global Association of the Exhibition

Industry (UFI) chỉ ra rẳng giá trị của ngành MICE hàng năm

đạt 1,16 ngàn tỷ USD ( bao gồm 400 tỷ USD từ hội nghị và

760 tỷ USD đến từ triễn lãm), MICE mang lại một lợi ích

16

Hình 1: Số lượng hội nghị quốc tế được tổ chức

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

kinh tế to lớn đối với những quốc gia hay thành phố đăng

cai tổ chức. (Department of Investment Services, Ministry

of Economic Affairs 2007)

Ngành MICE đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Á với sự

tỉ lệ 133% qua 6 năm so với 19,9% của ngành MICE toàn cầu.

Cùng với những đất nước nổi tiếng về MICE như Singapore,

Nhật Bản, Hàn Quốc với sự tăng trưởng đều đặn qua các năm

thì những quốc gia khác trong khu vực đang nổi lên như là

những đối thủ cạnh tranh đáng gờm, cụ thể như chính phủ

Đài Loan đã đầu tư mạnh mẽ vào ngành MICE với tổng kinh

phí lên đến 680 triệu USD vào cơ sở hạ tầng và các trung

tâm hội nghị có quy mô lớn. Ngoài ra, Malaysia cũng đang

chứng minh tiềm năng to lớn để trở thành nơi tiềm năng để

tổ chức những sự kiện kinh doanh với vị trí chiện lược

trên tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc và

những vị trí khác ở Châu Á và Châu Âu.

17

Nguồn: Báo cáo thống kê hội nghị quốc tế UIA 2012

Hình 2: Xu hướng công suất địa điểm theo khu vực

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Số lượng hội nghị được tổ chức tại Châu Á liên tục tăng

qua các năm cùng với đó là tăng lên về những địa điểm phục

vụ cho hội nghị, triễn lãm với tỉ lệ cao nhật trong sự so

sánh với các phần còn lại của thế giới.

=> Châu Á đang là điểm đến hấp dẫn của hội nghị và sự kiện

kinh doanh trên thế với những điểm mạnh về nền kinh tế

phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây và một

nền văn hóa đa dạng với sức hấp dẫn riêng.

2.2, Thân thiện với môi trường:

“Xanh” đang là xu hướng của thế giới và ngành MICE cũng

không phải là ngoại lệ. Ngành MICE đang phát triển nhanh

chóng và hướng đến việc tạo ra những sự kiện mang tính bền

vững hơn. Những quyết định có ý nghĩa tương lai đối với

18

Nguồn: UFI World Map (2011)

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

ngành MICE sẽ phụ thuộc vào điểm đến, không gian hội nghị,

khách sạn, món ăn, hệ thống giao thông, giải trí và một

điều nữa đó là việc đáp ứng được các vấn đề liên quan đến

môi trường. Và người tổ chức sự kiện phải quan tâm đến đều

đó. Những người xây dựng các kế hoạch hội nghị, hội thảo

phải bắt đầu xây dựng và nghiên cứu những nhân tố bền vững

để chuẩn bị cho điểm đến một cách kịp thời. Những điểm đến

MICE hàng đầu của thế giới đang xem vấn đề về môi trường

như là một mối quan tâm quan trọng để đầu tư và nâng cấp

cơ sở vật chất kỹ thuật hướng đến vấn đề bền vững. Đối với

cơ sở hạ tầng mới đang nổ lực để tích hợp những yếu tố

“xanh” vào trong nó.

Ngày càng nhiều những sự kiện được tổ chức thể hiện được

sự thân thiện với môi trường. Những tiêu chuẩn mới đang

được phát triển, bao gồm quản lý về nước, rảc thải, điện,

chất lượng không khí, thức ăn, phương tiện giao thông công

cộng, khách sạn, giấy tái chế…

Một ví dụ cụ thể cho xu hướng này đó là với việc thành lập

quỹ đậu xe đạp (Open Bike Parking Facility) để hỗ trợ cho

ngành MICE bền vững-một cách tiếp cận thân thiện với môi

trường, trung tâm hội nghị quốc gia Queen Sirikit cùng với

Cục Hội nghị và Triễn lãm Thái Lan đang hướng đến mục tiêu

tạo lập vị trí dẫn đầu trong ngành MICE ở Châu Á. Cục Hội

19

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

nghị và Triễn lãm Thái Lan đang động viên những doanh

nghiệp hoạt động trong ngành MICE phát triển và thực hiện

việc quản trị sự kiên bền vững theo tiêu chuẩn ISO 20121.

Thái Lan là nước thứ hai trên thế giới và là nước Châu Á

đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 20121.

=>Xu hướng phát triển MICE gắn với sản phẩm thân thiện môi

trường đang là một điều kiện quan trọng và một tiêu chuẩn

cho ngành MICE hiện nay.

2.3, Công nghệ:

Thế giới đang ngày càng được dẫn dắt bởi công nghệ cao và

ngành MICE cũng sẽ phải thích ứng để làm hài lòng những

nhu cầu đang thay đổi của những khách hàng tham gia vào

các sự kiện kinh doanh. Tiêu chuẩn công nghệ trong ngành

đang được thay đổi một cách nhanh chóng cùng với sự thay

đổi không ngừng của công nghệ và nổi bật trong đó là việc

áp dụng những công nghệ mới trong ngành như:

2.3.1, Việc sử dụng mạng xã hội trước và sau sự kiện kinh doanh:

Việc tạo lập những website và trang mạng xã hội dành riêng

cho các hội nghị, hội thảo trước khi chúng được tiến hành.

20

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Điều đó cho phép những người tham gia sự kiện có cơ hội để

xem những người nào sẽ tham gia sự kiện cũng như để tiếp

cận đến những thông tin hữu ích của hội nghị

Những trang web và mạng xã hội này còn được sử dụng để thu

thập những phản hồi từ những người tham gia sau sự kiện.

2.3.2, Sử dụng những ứng dụng trong suốt sự kiện:

Gartner, một công ty nghiên cứu công nghệ toàn cầu, đã

tuyên bố rằng số smartphone và máy tính bảng đạt với tổng

số 1,9 tỷ thiết bị hiện hữu trên thị trường.

Chính vì vậy, ngành công nghiệp MICE đang tiến đến việc

thiết kế những ứng dụng tốt hơn để có thể giúp những người

tham gia hội nghị có thể theo dõi thông tin và giữ liên

lạc với những người tham gia khác trong và sau khi hội

nghị diễn ra cũng như chia sẻ những ấn tượng về trải

nghiệm của họ.

2.3.3, Sử dụng những video để truyền đạt thông tin:

Theo Corbin Ball Associates, một công ty công nghệ hội

nghị, video đang trở thành công cụ hiệu quả nhất trong

việc truyền đạt thông tin đến với những người tham gia hội

nghị.

=> Một điều chắc chắn đó là xu hướng công nghệ đang tác

động đến ngành nhằm mang lại sự kết nối không ngừng thông

21

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

qua các trang web, trang mạng xã hội và các thiết bị di

động. Điều đó làm nâng cao năng suất, dễ dàng giao tiếp,

cập nhật và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MICE TẠI SINGAPORE VÀ VIỆT NAM

3.1, Ngành MICE tại Singapore:

Cùng với sự bùng nổ du lịch MICE của Châu Á, Singapore đã

đạt được danh tiếng vì cơ sở hạ tầng và môi trường hàng

đầu phục vụ cho sự phát triển MICE. Singapore đã duy trì

vị trí của nó trong top những những thành phố hội nghị

22

Hình 3: Bảng xét hạng Châu Á về số lượng hội nghị tổ chức

Nguồn: Báo cáo thống kê hội nghị quốc tế UIA

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Châu Á ( Asia’s Top Convention City) theo xếp hạng toàn

cầu của International Congress and Convention Association

(ICCA). Thêm vào đó, Singapore đã giữ được vị trí của nó

như là thành phố duy nhất của Châu Á trong top 5 thành phố

hội nghị trên thế giới, cùng với Viên, Barcelona, Paris và

Berlin- vị trí mà nó đã nắm giữ từ năm 2006. Singapore đã

tạo lập nên những thế mạnh của riêng mình để giúp thành

công trong ngành MICE.

3.1.1, Môi trường kinh doanh chuyên nghiệp:

Singapore đang cho thấy sức hấp dẫn của một điểm đến kinh

doanh chuyên nghiệp và sự thành công đó có sự đóng góp của

nền chính trị ổn định với tỷ lệ tội phạm thấp, sự hiệu quả

và liên mạch của hệ thống hành chính. Những nhân tố này đã

thúc đẩy Singapore trở thành một nơi thuận lợi nhất trên

thế giới để tiến hành kinh doanh theo báo cáo Doing

Business 2012 của Ngân hàng thế giới, một vị trí mà quốc

gia này đã nắm giữ 6 năm liên tiếp.

Thông qua môi trường năng động, Singapore cung cấp một nền

tảng tuyệt vời cho những khách du lịch công vụ. Singapore

là ngôi nhà của hơn 7000 công ty đa quốc gia, 60% trong số

đó đã chọn Singapore là trụ sở chính trong khu vực của họ.

Ngoài ra, Singapore có những thế mạnh đặc biệt trong một

23

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

số ngành công nghiệp như tài chính ngân hàng, khoa học y

sinh, năng lượng, truyền thông, vận chuyển, an ninh.

Mạng lưới thương mại toàn cầu và thông tin liên lạc rộng

lớn cung cấp cơ hội dễ dàng để tiếp cận thị trường và dòng

hàng hóa đến với khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế

giới. Cùng với đó là một hệ sinh thái MICE mạnh mẽ: người

tổ chức sự kiện, người điều hành điểm đến, những hiệp hội

thương mại và các tổ chức nghiên cứu; tất cả kết hợp tạo

nên sự thành công cho Singapore.

3.1.2, Cơ sở hạ tầng toàn diện:

Sự đa dạng của các trung tâm hội nghị cung cấp cho những

người tổ chức sự kiện sự linh hoạt để họ có thể đóng gói

các sự kiện phù hợp với nhu cầu và ngân sách của khách

hàng. Những địa điểm hội nghị này không chỉ cung cấp những

cơ sở vật chất phục vụ cho công tác hội nghị, hội họp mà

chúng còn cung cấp những dịch vụ đa dạng khác như lưu trú,

nhà hàng, mua sắm, giải trí…Thêm vào đó, những khách sạn

và địa điểm hội nghị phục vụ cho MICE đều được thiết kế

gần gũi với môi trường bằng cách tích hợp các ánh sáng tự

nhiên và cây xanh trong không gian của chúng.

The Marian Bay Sands Expo and Convention Centre, Suntec

Singapore Convention and Exhibition, the Singapore Expo

chuyên phục vụ cho những hội nghị quốc tế có quy mô lớn

24

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

với những thiết kế thân thiện với môn trường, những địa

điểm này không chỉ thu hút khách du lịch bằng việc cung

cấp một môi trường chuyên nghiệp và thuận tiện cho những

cuộc hội họp, hội nghị mà chúng còn tạo được dấu ấn bởi

nền tảng thiết kế nhấn mạnh việc tiết kiệm năng lượng,

giảm hiệu ứng nhà kính và cải thiện chất lượng không khí.

Trên thực tế,cả ba địa điểm bày đều đã nhận được giải

thưởng uy tín Green Mark Award của The Building and

Construction Authority (BCA).

Ngoài ra sân bay quốc tế Changi, có thể bay đến các thành

phố lớn của châu Á trong vòng 6 giờ, và chỉ mất hơn 3 giờ

bay để đến các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á. Có

khoảng 81 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân

bay này với tần suất 4.300 chuyến/tuần.

Sân bay quốc tế Changi vừa đưa vào hoạt động nhà ga thứ 3

với diện tích xây dựng trên 380.000m2. Cùng với hai nhà ga

cũ, sân bay Changi có thể đón 70 triệu lượt khách mỗi năm.

Chính phủ Singapore cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm

một nhà ga nữa nhằm khai thác tối đa công suất đón khách

của sân bay này.

3.1.3, Sự hỗ trợ từ Singapore Exhibition & Convention Bureau (SECB):

Bên cạnh những cơ sở hạ tầng toàn diện cho việc phát triển

MICE của thành phố, những người tổ chức sự kiện kinh doanh

25

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

còn nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ Văn phòng hội nghị và

triễn lãm Singapore- Singapore Exhibition & Convention

Bureau ( SECB). SECB tìm kiếm để thúc đẩy ngành MICE phát

triển những sự kiện có chất lượng đồng thời sáng tạo làm

mới nội dung.

SECB hiện nay chịu trách nhiệm quản lý chương trình

Approved International Fair (AIF).

AIF ban hành sự công nhận chính thức đối với những triển

lãm được chọn với những yêu cầu thương mại và quốc tế.

Những sự kiện được AIF chấp nhận có thể được đảm bảo sự

tiếp cận đến thị trường Châu Á một cách hiệu quả, thiết

lập sự liên lạc và mạng lưới với những người mua và du

khách thương mại quốc tế quan trọng cũng như tiếp cận đến

những sản phẩm và dịch vụ quốc tế chất lượng được kết hợp

lại tại một địa điểm.

Một sáng kiến khác của SECB đó là chương trình đại sứ hội

nghị-Conference Ambassador Program (CAP). CAP nhận ra và

công nhận những đóng góp và nỗ lực của những cá nhân xuất

xác có những ý kiến quan trọng vào việc củng cố vị trí

hàng đầu của ngành MICE Singapore. Đại sứ là những cá nhân

với niềm đam mê và tin tưởng vào khả năng mạnh mẽ của

Singapore trong việc tạo ra những sự kiện kinh doanh chất

lượng và khác biệt. Họ là những người nắm giữ những vị trí

26

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế, với sự ảnh

hưởng cũng như mối quan hệ của mình, họ đóng góp một vai

trò quan trọng trong việc xây dựng vị trí dẫn đầu của

ngành MICE Singapore.

Với mục đích tiếp tục xây dựng Singapore thành một thành

phố toàn cầu năng động, Tổng cục Du lịch Singapore đã

trích 170 triệu đô la Singapore, trên tổng số 2 tỷ đô la

Singapore từ Quỹ Phát Triển Du Lịch, để đầu tư cho chương

trình “ Các Sự Kiện Kinh Doanh tại Singapore” trong vòng 5

năm, từ 2006 đến 2010. Đây là chương trình khuyến khích

phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng

của du lich MICE.

Được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực

du lịch MICE, chương trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự

kiện kinh doanh mới tại Singapore cũng như khuyến khích

các sự kiện sẵn có tại đây phát triển hơn. Năm 2005,

Singapore đã đăng cai trên 5,000 sự kiện kinh doanh.

3.1.4, Hội họp kết với giải trí:

Ngoài việc tham gia hội nghị, hội thảo, du khách còn được

tận hưởng những trải nghiệm mang tính giải trí của nơi

đây.

Có thế mạnh độc đáo của một quốc gia đa văn hoá và sắc

tộc, nền kinh tế tiên tiến, Singapore đem lại cho du khách27

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

những trải nghiệm tuyệt vời về sự giao hoà trong văn hoá,

nghệ thuật, giải trí và ẩm thực giữa Đông và Tây. Với

những người yêu thích các họat động giải trí về đêm,

Singapore cũng không kém phần sôi động với vô số nhà hàng

và câu lạc bộ mở cửa phục vụ đến tận khuya. Đồng thời,

Singapore còn là thiên đường để mua sắm với những mặt hàng

đa dạng và những thương hiệu hàng đầu thế giới đều có mặt

ở đây.

3.2, Những thuận lợi và khó khăn của MICE Việt Nam:

Khoảng năm 2008, 2009 khi đất nước phát triển lên một tầm

cao mới, giao thương buôn bán mở rộng với hàng loạt hiệp

định thương mại song phương được ký kết, hợp tác du lịch

được đẩy mạnh thì lĩnh vực MICE mới thực sự phát triển nở

rộ. Hiện tại, TP HCM và Hà Nội là hai địa điểm có khả

năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả. Nhiều khu du

lịch nổi tiếng của Việt Nam được lựa chọn trong các chương

trình du lịch MICE như Phú Quốc, TP HCM, Ðà Nẵng, Huế, Nha

Trang, Hà Nội... Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch MICE. Mức tăng

trưởng hàng năm đạt khoảng 20%.

28

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

3.2.1, Những thuận lợi:

Theo ông Nguyễn Khắc Huyền, Tổng Giám đốc Công ty Đầu

tư Thương mại và Du lịch quốc tế Hòa Bình nhận địnhViệt

Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

MICE. Thứ nhất, Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh,

nhiều di sản đẹp được công nhận trên thế giới và con người

cởi mở, nhiệt tình, thân thiện. Cụ thể là:

-Vịnh Hạ Long: trang Mymodernmet.com, Mỹ xếp hạng thứ 4

trong danh sách 7 điểm đến có cảnh sắc non nước tuyệt đẹp

trên thế giới; trang BuzzFeed, Mỹ bình chọn là 1 trong 25

địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất thế giới; Agoda.com: xếp

hạng thứ 4 trong tốp 8 không gian xanh,vườn quốc gia của

châu Á...

- Hà Nội được trang web du lịch nổi tiếng Trip Advisor

bình chọn là một trong 10 thành phố thu hút khách du lịch

hàng đầu trên thế giới năm 2014.

- Quảng Bình: New York Times xếp thứ 8 trong danh sách 52

điểm đến lý tưởng dành cho du khách năm 2014; Tạp chí Du

lịch Business Insider, Mỹ và Tạp chí National Geographic

phiên bản tiếng Nga bình chọn: Hang Sơn Đoòng của Việt Nam

là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất trên thế giới, là

tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014.

29

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

-Thừa Thiên Huế được Hiệp hội ASEAN trao tặng là 1 trong 3

Thành phố Văn hóa ASEAN giai đoạn 2014-2015.

- Phố cổ Hội An được Rough Guides, một trong những trang

hướng dẫn thông tin du lịch lớn nhất thế giới của Anh bình

chọn là 1 trong 20 địa điểm thú vị trên thế giới thích hợp

cho việc trải nghiệm cuộc sống về đêm.

- Nha Trang được website du lịch Price of Travel bình chọn

là một trong những điểm đến đáng để du khách phải lựa chọn

vào mùa hè.

Cũng giống như Singapore, Việt Nam có một nền ẩm thực

đa dạng và phong phú mang đậm bản sắc riêng của mình với

những thành tựu nổi bật trong những năm gần đây. Nổi bật

đó là:

-Ngày 30/8/2012, tại Ấn Độ, Tổ chức kỷ lục châu Á đã xác

lập 10 món ăn Việt Nam là Kỷ lục châu Á theo tiêu chí Giá

trị ẩm thực châu Á. Phở Hà Nội, cơm tấm và phở cuốn Thành

phố Hồ Chí Minh, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh

Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mỳ Quảng, phở khô Gia

Lai, bánh khọt Vũng Tàu đã được tôn vinh.

-Mới đây, trong “40 món ăn ngon của thế giới mà chúng ta

nên ăn thử một lần trong đời” do trang Business Insider

đưa ra thì Phở bò của Việt Nam đứng đầu danh sách. Phở là

món ăn đặc trưng truyền thống của người Việt, cùng mỗi tô

30

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

phở là những gia vị thơm ngon, những bí quyết gia truyền

đầy hấp dẫn.

- Bên cạnh đó, tính vượt trội bởi những đặc trưng riêng

của văn hóa ẩm thực Việt Nam đã làm nên những sự kiện có

tiếng vang trên thế giới. Cô gái khiếm thị 33 tuổi, người

Mỹ gốc Việt đến từ Đại học Houston Christine Hà đã giành

quán quân cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ 3 (2012) với các

món ăn cơm thịt ba chỉ, trứng ốp la đặc trưng hương vị

Việt Nam.

=> Điều này cho thấy du lịch Việt Nam nói chung và du

lịch MICE nói riêng đang nắm giữ một lợi thế lớn để thu

hút du khách.

3.2.2, Những khó khăn:

So với các nước trong khu vực như Singapore, Thái

Lan, Malaysia, Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi,

có nội lực. Tuy nhiên, Việt Nam là một đất nước đang phát

triển nên tất nhiên còn nhiều khó khăn trong vấn đề phát

triển du lịch MICE. Việt Nam chưa có nhiều trung tâm hội

nghị có quy mô lớn để tổ chức những sự kiện có quy mô lớn

lên đến vài nghìn người. Hiện Việt Nam mới chỉ có một vài

trung tâm có quy mô trên dưới 5.000 người như Trung tâm

hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Triển lãm Giảng Võ, Triển lãm

31

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Sài Gòn. Khách sạn 5 sao những năm gần đây mặc dù được xây

dựng rất nhiều, tuy nhiên số lượng này thực sự cũng vẫn

còn quá tải với những sự kiện lớn mang tầm khu vực.

Khó khăn thứ hai phải nói đến đó là hạn chế nguồn

nhân lực có trình độ đáp ứng được nhu cầu tổ chức hội nghị

hội thảo cấp cao. Đội ngũ kỹ thuật có thể vận hành các

loại máy móc, thiết bị trình chiếu vẫn còn thiếu. Việt Nam

chưa có chiến lược đầu tư trở thành một điểm hấp dẫn của

du lịch MICE, nên các doanh nghiệp cũng chưa chủ động hay

mạnh dạn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục

vụ hội nghị hội thảo quy mô quốc tế.

Khó khăn thứ 3 đó là trong công tác quảng bá. Như đã

nói ở trên, ẩm thực Việt Nam được xem là một lợi thế trong

du lịch Việt Nam nói chung và du lịch MICE nói riêng tuy

nhiên phần lớn các hoạt động xúc tiến mới dừng ở quy mô và

tính chất địa phương, chưa mang tầm quốc gia, vẫn chưa có

thông điệp chính thức nhất quán. Điều này đã tạo ra bất

lợi cho du lịch Việt Nam nếu so với những gì mà các quốc

gia trong khu vực đã làm được như đầu năm 2013, Tổng cục

Du lịch Thái Lan, Cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế,

Ngân hàng Bangkok đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp Thái Lan lần

thứ nhất (1st Thailand Culinary World Challenge 2013).

Cuộc thi với mục đích thu hút du khách thông qua ẩm thực

truyền thống Thái Lan. Đầu bếp từ 15 quốc gia đã đến Thái

32

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Lan phô diễn tài nấu bếp cũng như quảng bá văn hóa ẩm thực

đất nước mình. Người Hàn Quốc, từ quan chức Chính phủ đến

người dân, hễ có dịp là lại quảng bá cho văn hóa xứ Kim

chi. Người Hàn quốc tự hào cho rằng kim chi được coi là

một trong 5 loại thực phẩm mạnh hàng đầu thế giới. Tổ chức

Y tế thế giới (WHO) đánh giá món ăn Hàn Quốc như một ví dụ

về món ăn lành mạnh, làm nổi bật các giá trị ẩm thực Hàn

Quốc. Hàn Quốc sẽ tích cực quảng bá để món ăn Hàn Quốc trở

nên phổ biến và quen thuộc với thế giới.

Khó khăn thứ 4 đó là về công tác quản lý. Trong sự so

sánh với ngành MICE tập Singapore ta thấy rằng Việt Nam

chưa có những cơ quan chuyên biệt để thúc đẩy, quản lý,

kiểm soát chặt chẽ các sự kiện được tổ chức nhằm không làm

giảm tính chuyên nghiệp và khả năng cạnh tranh trên thị

trường quốc tế đồng thời những cơ quan này còn xúc tiến,

thúc đẩy sự hợp tác, liên kết tốt hơn giữa các doanh

nghiệp để có thể kéo được những sự kiện lớn.

=> Trong sự so sánh với Singapore- một điển hình của sự

thành công của MICE Châu Á, ta nhận thấy:

Việt Nam cũng có được những thế mạnh không kém gì so

với Singapore và những yếu tố này chủ yếu thuộc về những

giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn du khách

như các danh lam thắng cảnh, ẩm thực.

33

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có được những sự đầu tư

về cơ sở hạ tầng và công tác tổ chức quản lý cũng như xúc

tiến quảng bá hợp lý để giúp tạo nên sự thành công dài hạn

cho ngành MICE Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN:

MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,

triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các

công ty cho nhân viên, đối tác với đối tượng khách hàng

chủ yếu là khách hạng sang và là khách đoàn với mức chi

tiêu cao. Chính vì vậy, việc phát triển của MICE mang lại

một nguồn lợi về mặt kinh tế lớn hơn sáu lần so với các

loại hình du lịch khác.

Sự phát triển của ngành MICE luôn gắn liền với những xu

hướng mà nổi bật trong đó thứ nhất là sự bùng nổ ngành

34

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

MICE tại Châu Á với sự tăng lên cả về cung lẫn cầu với một

tỷ lệ cao so với những khu vực khác. Thứ hai, phát triển

du lịch MICE với sản phẩm “xanh” thân thiện với môi

trường. Và cuối cùng, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật

với xu hướng gia tăng sự kết nối đang tác động mạnh mẽ đến

ngành MICE.

Trong sự phát triển của MICE toàn cầu, Singapore được xem

là quốc gia số một về ngành MICE Châu Á. Những lý giải cho

sự thành công này đến từ sự phát triển cơ sở hạ tầng toàn

diện đáp ứng những xu hướng, đa dạng văn hóa, hội họp kết

hợp với giải trí và sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính quyền.

Trong sự so sánh với Singapore- một quốc gia Đông Nam Á,

ngành MICE Việt Nam có được những thuận lợi không thua kém

gì so với Singapore như: những di sản văn hóa, danh lam

thắng cảnh và một nền ẩm thực đa dạng được công nhận trên

thế giới. Tuy nhiên, MICE Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp

nước bạn bởi những hạn chế đến từ cơ sở vật chất, nguồn

nhân lực, công tác quảng bá, quản lý.

35

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật du lịch (2005), Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà

Nội

Fenich, G.G. (2005). Meeting, expositions, events, and

conventions: an introduction to the industry.The United

States of America: Pearson Education, Inc

Spiller, J. (2002). History of Convention Tourism,

ConventionTourism International Research and

IndustryPerspectives. New York: The Haworth Press, Inc

Weber, K. and Chon, K.S. (2002).Convention Tourism

International Research and Industry Perspectives. NewYork:

The Haworth Press, Inc.

Department of Investment Services, Ministry of Economic

Affairs (2007). Meeting, Incentive, Convention, and

Exhibition (MICE) Industry:Analysis & Investment

Opportunities

“Du lịch MICE là gì?,”, Meetinvietnam, truy cập ngày 22

tháng 9, từ http://www.meetinvietnam.vn/vn/c5-du-lich-

mice-la-gi.html

36

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

“AI SẼ CẦN ĐẾN DU LỊCH MICE?”, Vietwind Travel, truy cập

ngày25 tháng 9, từ <

http://vn.vietwindtravel.com/TeamBuilding.aspx?ID=317>

A.Ngọc (2014), “Thu từ MICE cao gấp 6 lần du lịch

thường”,Vietnamnet, truy cập ngày 30 tháng

9,từ<http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/177183/thu-tu-mice-

cao-gap-6-lan-du-lich-thuong.html>

Vương Lê (2007), “MICE - Hướng phát triển đột phá của

ngành du lịch”,tuoitre,

truycậpngày30tháng9,từ<http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/I

ndex.aspx?ArticleID=226384&ChannelID=3>

“Asia Pacific: a world leader in the MICE industry”, mice-

agency, truy cập ngày 2 tháng 10, từ < http://www.mice-

agency.com/asia-pacific-a-world-leader-in-the-mice-

industry>

“The MICE world goes ‘Green’ – Environmentally more

‘Responsible’”, miceworldindia, truy cập ngày 2 tháng 10, từ

<http://miceworldindia.com/recent-posts/the-mice-world-

goes-green/ >

“3 technology trends to watch out for in 2014”, cievents,

truy cập ngày 3 tháng 10, từ <http://www.cievents.com/3-

technology-trends-to-watch-out-for-in-2014/ >

“Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch MICE”,

vnexpress, truy cập ngày 5 tháng 10, từ <

37

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/viet-nam-co-

nhieu-thuan-loi-de-phat-trien-du-lich-mice-3008115.html>

“Mười bình chọn của thế giới dành cho các điểm du lịch

Việt Nam”, vietnamplus, truy cập ngày 7 tháng 10, từ <

http://www.vietnamplus.vn/muoi-binh-chon-cua-the-gioi-

danh-cho-cac-diem-du-lich-viet-nam/270946.vnp>

Công Hải (2013), “Để ẩm thực Việt thành thương hiệu du

lịch quốc gia”, baobinhthuan, truy cập ngày 10 tháng 10, từ

<http://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?

cat_id=633&news_id=60419>

“Singapore – Điểm đến hàng đầu cho Du lịch MICE”, hanoilive,

truy cập ngày 12 tháng 10, từ < http://hanoilive.com/di-

dau/du-lich-chau-a/singapore-diem-den-hang-dau-cho-du-

lich-mice.html>

“Singapore đầu tư mạnh du lịch MICE” 2006, thesaigontimes,

truy cập ngày 11 tháng 10, từ <

http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/4504/>

Singapore Convention & Exhibition Directory (2013/2014),

Singapore’s Thriving & Growing MICE Industry, Singapore.

38

Đề án Nguyên lý kinh doanh du lịch 2014

39