CIII TL Phong chống tham nhung Quan Nguyệt 2

79
Chương III CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 3.1. Các biện pháp phòng ngừa Trong cuộc chiến chống tham nhũng, phòng ngừa tham nhũng là hoạt động có vai trò cực kỳ quan trọng bởi nó có tác dụng hạn chế nảy sinh và tiến tới loại trừ tham nhũng. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã đưa ra khuyến cáo đối với các quốc gia thành viên là phải hết sức lưu ý đến việc xây dựng và duy trì một hệ thống các chính sách phòng ngừa tham nhũng liên tục, toàn diện và hiệu quả. Với tinh thần đó, phòng ngừa tham nhũng là nội dung chủ đạo của Luật Phòng, chống tham nhũng. Số lượng các điều quy định về phòng ngừa tham nhũng chiếm hơn một nửa tổng số điều của đạo luật này (48/92 điều), ghi nhận các biện pháp cụ thể để phòng ngừa tham nhũng với trách nhiệm thuộc về các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm ngăn ngừa, đối phó với tham nhũng thông qua việc tiến hành các hoạt động cụ thể để loại bỏ nguyên nhân, cơ hội và điều kiện nảy sinh tham nhũng. Để công tác phòng, chống tham nhũng có những bước đi vững chắc, trọng tâm, trọng điểm cần tích cực, chủ động phòng ngừa tham nhũng thông qua việc tiến hành các biện pháp cụ thể, bao gồm: 3.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng là biện pháp tác động làm cho các cá nhân trong xã hội có được nhận thức đúng đắn về sự tồn tại, nguyên nhân và tính chất nghiêm trọng của tham nhũng cũng như sự đe dọa của tham nhũng đến sự phát triển của xã hội; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội để thúc đẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân, tổ chức

Transcript of CIII TL Phong chống tham nhung Quan Nguyệt 2

Chương IIICÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

3.1. Các biện pháp phòng ngừaTrong cuộc chiến chống tham nhũng, phòng ngừa

tham nhũng là hoạt động có vai trò cực kỳ quan trọngbởi nó có tác dụng hạn chế nảy sinh và tiến tới loạitrừ tham nhũng. Công ước Liên hợp quốc về chống thamnhũng đã đưa ra khuyến cáo đối với các quốc giathành viên là phải hết sức lưu ý đến việc xây dựngvà duy trì một hệ thống các chính sách phòng ngừatham nhũng liên tục, toàn diện và hiệu quả. Với tinhthần đó, phòng ngừa tham nhũng là nội dung chủ đạocủa Luật Phòng, chống tham nhũng. Số lượng các điềuquy định về phòng ngừa tham nhũng chiếm hơn một nửatổng số điều của đạo luật này (48/92 điều), ghi nhậncác biện pháp cụ thể để phòng ngừa tham nhũng vớitrách nhiệm thuộc về các cơ quan, tổ chức, đơn vị,cá nhân nhằm ngăn ngừa, đối phó với tham nhũng thôngqua việc tiến hành các hoạt động cụ thể để loại bỏnguyên nhân, cơ hội và điều kiện nảy sinh thamnhũng.

Để công tác phòng, chống tham nhũng có nhữngbước đi vững chắc, trọng tâm, trọng điểm cần tíchcực, chủ động phòng ngừa tham nhũng thông qua việctiến hành các biện pháp cụ thể, bao gồm:

3.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng,chống tham nhũng

Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống thamnhũng là biện pháp tác động làm cho các cá nhântrong xã hội có được nhận thức đúng đắn về sự tồntại, nguyên nhân và tính chất nghiêm trọng của thamnhũng cũng như sự đe dọa của tham nhũng đến sự pháttriển của xã hội; pháp luật về phòng, chống thamnhũng; công tác phòng, chống tham nhũng của các cơquan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội để thúcđẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân, tổ chức

vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống thamnhũng.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hànhnhiều văn bản ghi nhận vai trò của công tác tuyêntruyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng như Chỉthị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổbiến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết Hội nghịlần thứ ba ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 củaThủ tướng chính phủ phê duyệt đề án đưa nội dungphòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục,đào tạo, bồi dưỡng; Luật Phổ biến, giáo dục phápluật năm 2012 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng,chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáodục, đào tạo từ năm học 2013-2014. Những văn bản nàylà những tiền đề quan trọng để tăng cường công táctuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng,khẳng định tầm quan trọng của việc phải tăng cườnghơn nữa hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng,chống tham nhũng theo hướng:

- Mở rộng phạm vi tuyên truyền, giáo dục vềphòng, chống tham nhũng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba ngày 21/8/2006của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,chống tham nhũng, lãng phí xác định: một trong cácnguyên nhân của tệ nạn tham nhũng trong xã hội lànhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức và nhândân về tác hại của tham nhũng và sự cần thiết củacông tác phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Do đó,để hoạt động phòng, chống tham nhũng có hiệu quả,trước hết, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về

tệ nạn tham nhũng và Luật phòng, chống tham nhũngcho đảng viên, cán bộ, công chức.

Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thứcvà ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, côngchức về công tác phòng, chống tham nhũng được thựchiện thông qua vai trò tiên phong, gương mẫu của cáctổ chức Đảng trong quản lý, giáo dục đảng viên. Đốivới những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống cần có các biện pháp giáo dục tíchcực, quyết liệt để nâng cao nhận thức chung và nhậnthức về phòng, chống tham nhũng nói riêng. Đồngthời, cần biểu dương, khen thưởng kịp thời những tậpthể, cá nhân có thành tích trong đấu tranh, phòng,chống tham nhũng, xây dựng nhũng tấm gương điển hìnhvề công tác phòng, chống tham nhũng để tuyên truyền,giáo dục rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Kết hợpgiữa tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống thamnhũng với việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư, tạo nên phong trào tự tudưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng trongĐảng, trong xã hội.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chốngtham nhũng cũng cần được tiến hành sâu rộng đến mọitầng lớp nhân dân để mọi người trong xã hội hiểu rõvề nguyên nhân, tác hại của tham nhũng; các biệnpháp phòng, chống tham nhũng; vai trò, trách nhiệmtrong phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, phải làmcho mọi người hiểu rõ cơ chế bảo vệ người tố cáotham nhũng để họ vững tâm đứng ra tố cáo tham nhũngvà nhận được sự ủng hộ của những người khác trong xãhội. Có như vậy mới huy động được sức mạnh của toànthể nhân tích cực tham gia phát hiện, tố cáo thamnhũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh,chống và phòng ngừa tham nhũng.

Các cấp chính quyền địa phương có nhiệm vụ chỉđạo, tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóngtrên địa bàn tiến hành công tác tuyên truyền, giáodục về phòng, chống tham nhũng; chủ động phối hợp vàtạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức thành viên thực hiện tuyêntruyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng và độngviên hội viên, đoàn viên, nhân dân tích cực tham giaphòng, chống tham nhũng.

- Đổi mới cơ bản các hình thức tuyên truyền,giáo dục về phòng, chống tham nhũng

Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chínhphủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyếthội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giaiđoạn 2012-2016 xác định một trong những nhiệm vụ chủyếu trong công tác phòng, chống tham nhũng là “Đẩymạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằmnâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, táchại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trongcông tác phòng, chống tham nhũng; có cơ chế để nhândân tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng,chống tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởngnhững gương điển hình trong phòng, chống tham nhũng,tích cực bảo vệ người tố cáo tham nhũng”.

Hình thức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chốngtham nhũng cần được đổi mới một cách cơ bản. Bêncạnh hình thức báo cáo, thuyết trình truyền thống,cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức như tư vấnmiễn phí về phòng, chống tham nhũng thông qua các tổchức như Hội luật gia, các văn phòng tư vấn phápluật, các công ty luật... Đẩy mạnh hình thức tuyêntruyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng thôngqua loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích,

tranh cổ động; niêm yết công khai các thông tin vềphòng, chống tham nhũng tại trụ sở, bảng tin của cơquan, tổ chức, khu dân cư. Tăng cường tổ chức cáccuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống thamnhũng; lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục vềphòng, chống tham nhũng trong các hoạt động văn hóa,văn nghệ, sinh hoạt của các cơ quan, tổ chức, câulạc bộ. Xây dựng các tủ sách pháp luật có đầy đủ cáctài liệu về phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan,tổ chức, các thôn xóm, khu dân cư.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chốngtham nhũng cần phải được tiến hành một cách thườngxuyên, liên tục nhằm tăng cường ý thức của mỗi cánhân trong xã hội đóng góp công sức vào cuộc chiếnchống tham nhũng.

- Đổi mới cơ bản việc biên soạn các nội dungtuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng

Các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng,chống tham nhũng cần được biên soạn phù hợp với cácnhóm đối tượng khác nhau trong xã hội theo hướng đơngiản, dễ hiểu, dễ tiếp thu nhưng phải đảm bảo sinhđộng, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người xem. Đây làmột điều không dễ đòi hỏi phải có các nhóm chuyêngia thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn như luật học,tâm lý học, giáo dục học, xã hội học... cùng phốihợp biên soạn nhằm tạo ra những sản phẩm tuyêntruyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng thực sựcó chất lượng cao, lôi cuốn, hấp dẫn.

Để các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng,chống tham nhũng cần được thể hiện một cách sángtạo, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu cầnchuyển thể thành nhiều hình thức sinh động, hấp dẫnnhư kịch, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, video,phim ảnh…để lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dântrong xã hội tích cực tìm hiểu, hưởng ứng và thamgia các hoạt động phòng, chống tham nhũng.

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vềphòng, chống tham nhũng

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng,chống tham nhũng tạo tiền đề quan trọng cho việctriển khai có hiệu quả hoạt động đấu tranh chốngtham nhũng ở nước ta. Tuy nhiên, như Nghị quyết số04/NQ-TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác phòng, chống tham nhũng, lãng phí xác định: mộttrong những nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót,khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phílà “Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện,thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửađổi, bổ sung”. Do đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật,cơ chế, chính sách về phòng, chống tham nhũng làgiải pháp có ý nghĩa “nền móng”, tạo cơ sở để thựchiện các giải pháp khác. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi các tội phạm về thamnhũng và sửa đổi, bổ sung một số quy định về tộiphạm tham nhũng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đãđược sửa đổi, bổ sung năm 2009) cho phù hợp với Luậtphòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2013/NĐ-CPngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều củaLuật phòng, chống tham nhũng và pháp luật quốc tế.Cụ thể:

- Cần xác định các tội đưa hối lộ và môi giớihối lộ cũng là các tội phạm về tham nhũng. Hành viđưa hối lộ và môi giới hối lộ là các hành vi liênquan mật thiết đến hành vi nhận hối lộ. Thông quahành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ, người nhậnhối lộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây thiệthại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làmtrái công vụ. Hành vi của họ đã xâm hại đến cáckhách thể của các tội phạm về tham nhũng. Trong lịchsử lập pháp, năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luậtHình sự năm 1985 cũng đã quy định các tội đưa hối lộvà môi giới hối lộ là các tội phạm về tham nhũng.

Quan điểm của các nhà lập pháp của Đức cũng nhưnhiều nước châu Âu khác như Cộng hòa Pháp, Bỉ, HàLan cũng đều coi đưa hối lộ là tội phạm về thamnhũng. Việc xác định các tội đưa hối lộ và môi giớihối lộ là các tội phạm về tham nhũng sẽ đáp ứng đượcyêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh chống và phòngngừa tệ tham nhũng, làm lành mạnh hoá xã hội, giữvững kĩ cương của nhà nước1.

- Cần đưa vấn đề “đưa và nhận lợi ích cho ngườithứ ba” vào quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 279và Điều 289 Bộ luật Hình sự chưa đề cập vấn đề “nhậnvà đưa lợi ích vật chất cho người thứ ba”. Đây làcác trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đòi hỏi,đã nhận hay sẽ nhận lợi ích vật chất nhưng khôngphải cho chính mình mà cho người khác (cho cha, mẹ,vợ, con thậm chí cho bạn bè, cấp trên…của họ). Ngượclại, người đưa hối lộ không trực tiếp đưa lợi íchvật chất cho người có chức vụ, quyền hạn mà đưa chongười khác có quan hệ nhất định với người có chứcvụ, quyền hạn2. Hiện nay, lợi dụng việc luật chưaquy định rõ trường hợp “đưa và nhận lợi ích chongười thứ ba” nên người nhận hối lộ và người đưa hốilộ đã thoả thuận đưa lợi ích vật chất cho người thứba chứ không đưa trực tiếp cho người có chức vụ,quyền hạn. Điều đó gây nhiều khó khăn cho hoạt độngđiều tra, truy tố, xét xử. Để ngăn chặn điều này vàtạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tố tụng, cầnquy định rõ trường hợp “đưa hoặc nhận lợi ích vậtchất cho người thứ ba” trong cấu thành tội phạm củacác tội đưa và nhận hối lộ quy định tại các Điều 289và 279 Bộ luật Hình sự.

- Cần bổ sung các quy phạm điều chỉnh vấn đềtham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Pháp luật của1. Về vấn đề này xem thêm: Trần Anh Tuấn, “Một số kiến nghị để hoàn thiệnpháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí kiểm sátsố 22 (tháng 11/2006), tr. 20 (26).2. Cần phân biệt trường hợp này với trường hợp lợi dụng ảnh hưởng đối vớingười có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291 BLHS).

nhiều quốc gia cũng đang mở rộng phạm vi điều chỉnhcác tội phạm tham nhũng sang lĩnh vực kinh tế tưnhân và quy định cụ thể hành vi tham nhũng đối vớinhững đối tượng này để ngăn chặn, phát hiện, xử lý.Tội phạm tham nhũng không chỉ trong các cơ quan Nhànước mà còn cả những đối tượng là người có chức vụtrong khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,tổ chức có yếu tố nước ngoài.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũngtại Điều 21 và Điều 22 đã quy định các vấn đề về đưahối lộ và tham ô trong lĩnh vực kinh tế tư nhân3,quy định cụ thể các hành vi phạm tội, như hối lộcông chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốctế, hối lộ trong lĩnh vực tư, tham ô tài sản, thamnhũng trong lĩnh vực tư. Bộ luật hình sự CHLB Đứctại Điều 299 đã quy định tội “Nhận và đưa hối lộtrong giao dịch kinh doanh”4. Tuy nhiên, đến nay, hệthống pháp luật Việt Nam chưa nội luật hóa đượcnhững hành vi nêu trên. Chưa có luật, nên hệ lụy làkhó phòng ngừa, đấu tranh, xử lý, ảnh hưởng lớn đếncông tác phòng, chống tham nhũng, gây khó khăn chocơ quan bảo vệ pháp luật. Nhất là khi Nhà nước đãchuyển giao một số dịch vụ công vốn trước đây do cơquan nhà nước thực hiện sang cho khu vực tư nhân nhưdịch vụ công chứng, y tế, giáo dục. Do đó, trongthời gian tới, bên cạnh việc đưa ra các chế tàinghiêm khắc trong xử lý tội phạm tham nhũng liênquan cán bộ, công chức nhà nước, cần hình sự hóa cáchành vi tham nhũng theo tinh thần Công ước quốc tếvề phòng, chống tham nhũng, trong đó có các hành vihối lộ công chức nước ngoài; tham ô, hối lộ tronglĩnh vực tư. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu khả nănghình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp đối với cá3.Xem các điều 21 và 22 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UnitedNations Convention against Corruption), tại trang web:http://www.unodc.org/unodc/en/treaties/CAC/index.html.4 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức (Bản dịch), Nxb. CAND, 2011, tr.466.

nhân, tổ chức theo tinh thần Công ước quốc tế vềphòng, chống tham nhũng. Ðiều này không chỉ phù hợpcác quy định của Công ước quốc tế về phòng, chốngtham nhũng mà còn phù hợp tinh thần chỉ đạo của Ðảngvà Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng,để thật sự không còn "vùng cấm" mà cả vùng "trốngluật" trong công tác đấu tranh phòng, chống thamnhũng.

- Sửa đổi, bổ sung định nghĩa về tham nhũng, cáctội phạm về tham nhũng; khái niệm chức vụ, quyềnhạn.

Hành vi tham nhũng đã được Luật phòng, chốngtham nhũng định nghĩa. Tuy nhiên, Bộ luật hình sựlại chưa đưa ra định nghĩa các tội phạm về thamnhũng. Định nghĩa tội phạm về tham nhũng là một căncứ pháp lí rất quan trọng trong việc xác định kháchthể loại của các tội phạm về tham nhũng cũng nhưtrong việc xác định rõ ràng các tội phạm về thamnhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chốngvà phòng ngừa tham nhũng.

Khi đã mở rộng phạm vi chủ thể cũng như hành vitham nhũng thì cũng phải sửa lại định nghĩa về thamnhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng vì đây làcơ sở để luật hình sự định nghĩa tội phạm về thamnhũng. Hành vi tham nhũng nên được định nghĩa: “Thamnhũng là những hành vi có liên quan đến việc sử dụng chức vụ, quyềnhạn để vụ lợi”. Định nghĩa này sẽ mở rộng được phạm vichủ thể thực hiện các hành vi tham nhũng và phù hợpvới định nghĩa của Tổ chức minh bạch quốc tế. Đồngthời, Luật phòng, chống tham nhũng cũng cần bổ sungkhái niệm chức vụ, quyền hạn theo hướng không chỉ làchức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công mà cả chứcvụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp tư nhân.

- Sửa nội dung quy định về Tội nhận hối lộ (Điều279 Bộ luật Hình sự)

Quy định tại Điều 279 Bộ luật Hình sự về tộinhận hối lộ vẫn còn một số bất cập. Việc quy định

tình tiết “đòi hối lộ, sách nhiễu” là tình tiết địnhkhung tăng nặng tại điểm đ khoản 2 Điều 279 Bộ luậtHình sự chưa hợp lí vì hai lý do:

Một là, chưa đáp ứng được mục đích, yêu cầu củaviệc xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản, đặc biệtlà yêu cầu “tính khái quát cao” và “rõ ràng” của cấuthành tội phạm5. Tình tiết “đòi hối lộ” là tình tiếtđịnh khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 279 Bộ luậtHình sự, điều đó nghĩa là: hành vi nhận hối lộ muốnthoả mãn trường hợp này trước hết phải thoả mãn cấuthành tội phạm cơ bản. Tức là trước hết chủ thể phảicó hành vi “đã nhận” hoặc “sẽ nhận” tiền, tài sảnhoặc lợi ích vật chất để làm hay không làm một việcvì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ vàsau đó cần chứng minh người này có thêm hành vi “đòihối lộ”. Thực chất hành vi “đòi hối lộ” đã bao hàmcả hai trường hợp “đã nhận” hoặc “sẽ nhận lợi ích”.Như vậy, việc quy định “đòi hối lộ” là tình tiếtđịnh khung tăng nặng sẽ tạo ra sự bất hợp lí (tạo raquá trình ngược) trong quá trình định tội danh.

Hai là, chưa thể hiện rõ nguyên tắc phân hoátrách nhiệm hình sự.

Điều 279 Bộ luật Hình sự được xây dựng thành bốncấu thành tội phạm bao gồm cấu thành tội phạm cơ bảntại khoản 1 và các cấu thành tội phạm tăng nặngtrách nhiệm hình sự tại các khoản 2, 3 và 4. Trongđó “đòi hối lộ” là tình tiết định khung của cấuthành tội phạm tăng nặng tại khoản 2. Điều này làchưa hợp lí, trường hợp “đòi hối lộ” với giá trị tàisản ít (dưới mười triệu đồng) sẽ có tính nguy hiểmít hơn nhiều so với những trường hợp “đòi hối lộ”với giá trị tài sản lớn (từ mười triệu đồng đến dướinăm mươi triệu đồng). Do đó, “đòi hối lộ” với giátrị tài sản ít nên được xếp vào khoản 1 Điều 279 Bộ

5. Về mục đích và yêu cầu trong việc xây dựng CTTP xem: Nguyễn Ngọc Hoà,Kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, Tạp chí luật họcsố 4/2006 trang 15 và các trang tiếp theo.

luật Hình sự và “đòi hối lộ” với giá trị tài sản lớnnên được xếp vào khoản 2 Điều 279 Bộ luật Hình sự sẽđảm bảo nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự đượctốt hơn. Mặt khác, trường hợp “đòi hối lộ” có giátrị tài sản từ năm mươi triệu đồng trở lên sẽ khôngthuộc khoản 2 mà sẽ thuộc khoản 3 (nếu tài sản nhậnhối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới batrăm triệu đồng) hoặc khoản 4 (nếu giá trị tài sảnnhận hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trởlên). Tuy nhiên, các khoản 3 và 4 lại không có tìnhtiết tăng nặng “đòi hối lộ”. Như vậy, trong cáctrường hợp này, các cấu thành tội phạm tăng nặng tạikhoản 3 và khoản 4 Điều 279 Bộ luật Hình sự sẽ khôngphản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội vì không phản ánh hết các dấu hiệucủa hành vi khách quan bao gồm dấu hiệu “đòi hối lộ”và dấu hiệu “giá trị tài sản nhận hối lộ”.

Như vậy, tình tiết “đòi hối lộ” nên được lựachọn là một trong các tình tiết của cấu thành tộiphạm cơ bản bên cạnh các tình tiết “đã nhận” hoặc“sẽ nhận lợi ích”. Cách xây dựng như vậy vừa tránhđược các bất cập kể trên, vừa đảm bảo tính logictrong nội dung của cấu thành tội phạm cơ bản.

- Hoàn thiện quy định về Tội đưa hối lộ (Điều289 Bộ luật Hình sự)

Điều 289 Bộ luật Hình sự không mô tả các hành vikhách quan của tội đưa hối lộ mà chỉ nêu tên hành vikèm theo các điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sựcủa hành vi này. Cách xây dựng này vừa thiếu sự rõràng trong việc nhận thức vừa thiếu căn cứ trongthực tiễn áp dụng các quy định của Điều luật này.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, sửa đổi pháp luật vềphòng, chống tham nhũng theo hướng khoan hồng đốivới những đối tượng đã thực hiện hành vi tham nhũngnhưng đã tự giác khai báo, nộp lại tài sản, khắcphục hậu quả trước khi bị phát hiện; trừng trịnghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức,

gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Sửa đổi pháp luậthình sự theo hướng tăng nặng hình phạt tiền, chútrọng biện pháp thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, bịgây thiệt hại khi xử lý hành vi tham nhũng; lượnghóa cụ thể các tội phạm về tham nhũng để việc giảiquyết vụ án về tham nhũng được thuận lợi. Việc banhành chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi thamnhũng làm cho cán bộ, công chức, viên chức “khôngdám tham nhũng”. Đồng thời, cần hoàn thiện quy địnhxử lý tài sản tham nhũng và bổ sung quy định nhằmngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm cho việc thu hồi,tịch thu tài sản do tham nhũng mà có.

- Quy định các tội phạm về tham nhũng vào cùngmột mục trong Bộ luật Hình sự.

Hiện nay, theo quy định của Luật phòng, chốngtham nhũng và Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật phòng, chống tham nhũng, thì có đến 21tội danh thuộc các tội phạm về tham nhũng được quyđịnh rải rác ở các chương trong Bộ luật Hình sự. Vìvậy cần phải đưa các tội danh này vào cùng một mụcđể vừa đảm bảo yêu cầu của kĩ thuật lập pháp (cócùng khách thể loại) vừa tạo điều kiện thuận tiện,dễ dàng cho nhận thức và áp dụng các quy định nàytrong thực tiễn.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luậtcó liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

Thời gian qua, cơ quan lập pháp nước ta đã cốgắng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo khung pháp lícho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệthống pháp luật nước ta vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồngbộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, tạo kẽ hở cho tham nhũng gia tăng. Do đó,bên cạnh việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phápluật về phòng, chống tham nhũng, cần nghiên cứu hoànthiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước ởcác ngành (địa chính, hải quan, thuế vụ, hộ khẩu,

cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực...), lĩnh vực(cấp phép xây dựng, nhập khẩu hàng hóa, hạn ngạch(quota), đăng ký kinh doanh, cấp điện, nước...) màhiện nay còn có những kẻ hở, tạo điều kiện, cơ hộicho sự hình thành, nảy sinh tham nhũng. Đồng thời,bổ sung các quy định pháp luật để nâng cao năng lựccủa các cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiệnvà phối hợp xử lý tham nhũng. Cụ thể:

- Bổ sung quy định pháp luật về kê khai tài sản.Pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập hiện nay

cần có quy định rõ ràng về quy trình xác minh tàisản, cũng như trách nhiệm của những người liên quanđến quá trình kê khai tài sản và hình thức xử lý kỷluật đối với người khai man hay xác minh sai đều đểviệc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức, cóquyền, cán bộ, công chức không còn nặng tính hìnhthức, hạn chế tình trạng người có chức, có quyền nhờngười thân đứng tên tài sản, khiến người dân khônghoặc chưa tin vào chủ trương kê khai tài sản. Sửađổi quy định kê khai tổng thu nhập để phát hiện nguycơ tham nhũng thành kê khai nguồn thu nhập. Bổ sungquy định buộc cán bộ công chức phải giải trình tăng,giảm tài sản, thu nhập để tạo điều kiện thuận lợicho việc phát giác những tài sản hình thành từ hànhvi tham nhũng.

- Hoàn thiện các chính sách theo hướng đảm bảotính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụngđất đai, công sở, công sản.

Đất đai, công sở, công sản là những tài sản cógiá trị lớn, có nguồn gốc từ các nguồn lực trong xãhội. Để phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quảnlý và sử dụng đất đai, công sở, công sản cần tăngcường công khai, minh bạch trong lĩnh vực này. Đặcbiệt, cần bổ sung quy định về rà soát, đánh giá hiệuquả sử dụng đất đai để khắc phục tình trạng quyhoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng dự án chậm trễ;về thu hồi hoặc chuyển đổi mục đích đối với đất,

công sở đã được giao cho các tổ chức, cá nhân nhưngsử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả.

- Bổ sung, điều chỉnh một số chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của các cơ quan có vai trò phòng,chống tham nhũng để tăng thêm “công cụ” cho các cơquan này.

Sửa đổi pháp luật về phòng, chống tham nhũngtheo hướng kiện toàn tổ chức và hoạt động của cácđơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Hoànthiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vịchuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận,xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện vàxử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang thiết bịkỹ thuật nghiệp vụ hiện đại cho công tác phòng,chống tham nhũng; từng bước áp dụng các biện pháp,kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục,điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiệnhành vi tham nhũng.

Đối với cơ quan thanh tra cần sửa đổi quy địnhpháp luật theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước, phânđịnh rõ thanh tra theo cấp hành chính và thanh tratheo ngành, lĩnh vực; tăng cường tính độc lập và tựchịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra và tăngcường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quanthanh tra.

Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về kiểm toánnhằm phân định phạm vi hoạt động giữa kiểm toán nhànước và thanh tra tài chính, khắc phục sự chồng chéotrong công tác thanh tra kiểm toán. Bổ sung chứcnăng điều tra, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng,kiểm toán nợ công, nhiệm vụ trình ý kiến để Quốc hộixem xét quyết định dự toán ngân sách nhà nước; đặcbiệt bổ sung quy định quyền tự quyết cao của TổngKiểm toán nhà nước đối với các vấn đề tổ chức, hoạtđộng và kinh phí của Kiểm toán nhà nước để nâng caođịa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm và vai trò

của Kiểm toán nhà nước trong phòng, chống thamnhũng. "Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoàn thiện hệ thống luật pháp về Kiểm toán nhà nước,trong đó bổ sung vào Hiến pháp một số điều về địa vịpháp lý, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động,thẩm quyền bổ nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước. Bổ sungTổng Kiểm toán Nhà nước vào Ban Chỉ đạo Trung ươngvề phòng, chống tham nhũng để nâng cao vị thế và vaitrò của Kiểm toán nhà nước trong công tác đấu tranhphòng, chống tham nhũng. Cho phép triển khai nghiêncứu để Kiểm toán nhà nước triển khai thực hiện đề ánKiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối vớicán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các tổ chứckinh tế nhà nước. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế; nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán; đề caotrách nhiệm của các tổ chức kiểm toán và kiểm toánviên về tính chính xác, khách quan của các báo cáokiểm toán.

- Xây dựng cơ chế quản lý đầu tư, xây dựng cơbản, hoạt động mua sắm công. Thực hiện công khai,minh bạch trong quyết định chủ trương đầu tư, thựchiện nghiêm túc quy định về đầu tư, xây dựng từ ngânsách nhà nước; xóa bỏ tình trạng người quyết địnhđầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu cùngmột cơ quan, đơn vị; thực hiện thí điểm mô hình muasắm công tập trung, nhất là đối với các loại hànghóa, dịch vụ có nhu cầu sử dụng nhiều, giá trị lớn.

- Xây dựng các chính sách, quy định về định mức,tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, trang bịphương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc, đảm bảothực hiện công khai, dân chủ, công bằng trong việcấn định mức thuế từ cơ sở nhằm chống tham nhũng,thất thu thuế; xây dựng cơ chế thanh tra qua ngânhàng, Kho bạc Nhà nước đối với việc mua sắm công vàcác khoản thu của Hải quan, thu thuế doanh nghiệp;

các khoản thu, chí ngân sách được thực hiện qua hệthống thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, tàichính, thuế; pháp luật về đấu thầu, xây dựng…, tạocơ sở pháp lý để quản lý nhà nước có hiệu quả đốivới các quan hệ xã hội nhạy cảm đã và đang có nguycơ làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chínhsách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Cải cách, điều chỉnh hệ thống tiền lương, tiềnthưởng, chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần xứngđáng theo vị trí việc làm bảo đảm cho cán bộ, côngchức, viên chức, đủ sống bằng tiền lương, để họ“không cần tham nhũng”. Nâng mức lương cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước ngang bằng mức thu nhậptrung bình của khu vực tư nhân, đưa các định mức,chỉ tiêu về công tác phí, phụ cấp nhà ở sát với thựctế để cán bộ, công chức “không cần tham nhũng” màvẫn có mức sống trung bình của xã hội, được hưởngcác chế độ thù lao và đãi ngộ tương xứng. Khi đó, xãhội có căn cứ để đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn.Đây là biện pháp có tính chủ động để xây dựng và giữgìn đạo đức công vụ lành mạnh, góp phần ngăn chặn,phòng ngừa tham nhũng. Đồng thời, xây dựng cơ chếcông khai, minh bạch các chế độ về nhà ở, nhà côngvụ, công tác phí, dự toán ngân sách… Bên cạnh đó,cần có quy định để kiểm soát thu nhập của doanhnghiệp và cá nhân, thực hiện trả lương qua tàikhoản, kê khai, công khai, minh bạch tài sản, thunhập của cán bộ, công chức, viên chức.

Bổ sung các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyếnkhích sự tận tâm thực hiện công vụ; khen thưởngthích đáng về vật chất và tinh thần cho cán bộ, côngchức, viên chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch,tạo môi trường làm việc lành mạnh theo nguyên tắcngười liêm chính phải được lợi hơn người bất liêm.

- Ban hành quy định pháp luật để kiểm soát quátrình thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các chính sách đền bù, trợ giá, cho vay ưu đãi,chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ cho ngườinghèo, chính sách tái định cư, chính sách đền ơn đápnghĩa, chính sách đối với gia đình thương binh, liệtsỹ …cần được công khai, minh bạch, cần có cơ chế hỗtrợ, tạo điều kiện để người dân thuộc diện chínhsách có thể tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi với cácnguồn hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, tránh phảithông qua các tầng lớp trung gian dễ phát sinh thamnhũng. Cần nhanh chóng xóa bỏ các chính sách baocấp, bảo hộ, độc quyền, cơ chế “xin-cho” để tránhphát sinh tham nhũng. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh lộtrình tăng tiền lương và thu nhập của cán bộ, côngchức đảm bảo cho họ có thể sống bằng các nguồn thunhập chính đáng. Điều này sẽ góp phần không nhỏtrong việc giảm các hành vi tham nhũng. Nâng caohiệu quả việc kiểm tra, giám sát, thanh tra...việcthực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước đểngăn chặn tình trạng lợi dụng thực hiện chính sáchđể trục lợi, tham ô tài sản. Tiếp tục thực hiệnnghiêm túc cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân lao động làm chủ với phương châm dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

3.1.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuậnlợi cho phòng, chống tham nhũng

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiềuchủ trương về cải cách hành chính và luôn xác địnhcải cách hành chính là một khâu quan trọng trong sựnghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quannhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chứcthực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đã triển khaicải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyếtcủa Đảng, nhất là chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Thông qua việc thực hiện các mục tiêu, nội dung,biện pháp cải cách hành chính, hệ thống thể chế,luật pháp tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, hìnhthành dần cơ chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền dânchủ của nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổchức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhànước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, quản lýnhà nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hànhchính nhà nước có bước được nâng lên, đáp ứng tốthơn yêu cầu nhiệm vụ. Thể chế, pháp luật về quản lýtài chính công được tích cực xây dựng và từng bướchoàn thiện. Thủ tục hành chính và hoạt động của cáccơ quan hành chính nhà nước có bước đổi mới, hiệulực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương được tăng cườnghơn. Đây là môi trường thuận lợi để Nhà nước và toànxã hội thực hiện phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, cải cách hành chính ở nước ta cònnhiều mặt hạn chế cần khắc phục và phải đẩy mạnh hơnnữa để góp phần loại bỏ nguyên nhân, điều kiện và cơhội nảy sinh tham nhũng trong bộ máy nhà nước và ởkhu vực tư nhân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Banchấp hành Trung ương khóa X ngày 01/8/2007 về đẩymạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý của bộ máy nhà nước xác định mục tiêu“Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựngvà hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, côngchức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơquan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phùhợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốtyêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Cải cách hành chính là biện pháp có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với việc nâng cao năng lực và

hiệu quả quản lý của Nhà nước nói chung, phòng,chống tham nhũng nói riêng. Điều 56 Luật Phòng,chống tham nhũng quy định các nội dung cải cách hànhchính nhằm phòng ngừa tham nhũng. Theo đó, “Nhà nướcthực hiện cải cách hành chính nằm tăng cường tínhđộc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,đơn vị; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước giữatrung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyềnđịa phương; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữacác cơ quan nhà nước; công khai, đơn giản hóa vàhoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể tráchnhiệm của từng chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơnvị”.

Mỗi nội dung cải cách, đặc biệt là cải cách thểchế, trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cótác động rất lớn đến sự vận hành của cả hệ thốngchính trị, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến đờisống xã hội. Vì vậy, cải cách hành chính phải đượctiến hành trên cơ sở các nghị quyết và nguyên tắccủa Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mớiphương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạocủa Đảng. Các nội dung của cải cách hành chính phảiđược tiến hành đồng bộ, vững chắc, có trọng tâm,trọng điểm, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể vàbảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đấtnước. Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chínhphải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chức năng,nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò,trách nhiệm của từng cơ quan và cả bộ máy nhà nước;thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh cảicách thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhândân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.

3.1.4. Phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chốngtham nhũng

Thực tiễn lịch sử Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản đã khẳng định việc động viên, phát huyvai trò của nhân dân luôn là một trong những nhân tốgóp phần quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cáchmạng và công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũnghiện nay cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Trong bối cảnh toàn quân, toàn dân luôn cảnhgiác trước âm mưu và hành động đẩy mạnh chiến lược“Diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thếlực phản động trong và ngoài nước, “tình trạng thamnhũng, lãng phí, quan liêu… tiếp tục diễn biến phứctạp”, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi thì việc độngviên nhân dân phát huy vai trò tích cực trên mặttrận phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn và đẩylùi tình trạng tham nhũng, lãng phí - thứ “giặc nộixâm” như cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vàđang trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết.

Xuất phát từ chính những đòi hỏi của thực tiễn,để phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chốngtham nhũng cần tập trung thực hiện có hiệu quả mộtsố vấn đề sau:

Một là, đề cao trên thực tế quyền làm chủ củanhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí.

Đây là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quan trọng.Trước hết, cần củng cố và tăng cường mối quan hệ gắnbó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Tiếp tục quántriệt và thực hiện nhất quán quan điểm, chủ trương,chính sách của Đảng, coi trọng nguyện vọng và lợiích chính đáng của nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữaphát triển đất nước với nâng cao đời sống mọi mặtcủa nhân dân. Tổ chức Đảng các cấp cùng với chínhquyền địa phương và đội ngũ cán bộ, đảng viên làmtốt công tác dân vận, vận động nhân dân ở cơ sở,thực sự quan tâm, lắng nghe ý kiến của nhân dân đểtừ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, khắc phục những mâu

thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân trên cơ sởgiải quyết hài hòa các mặt lợi ích.

Đề cao trên thực tế quyền làm chủ của nhân dântrong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệnnay cần tăng cường lấy ý kiến và huy động sự thamgia của nhân dân vào các hoạt động của các cơ quan,tổ chức, đơn vị để tạo điều kiện cho người dân cũngnhư toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của cáccơ quan nhà nước. Thông qua đó, người dân dễ dàngnhận biết và chủ động thực hiện các quyền và nghĩavụ của mình cũng như đòi hỏi cơ quan nhà nước và cánbộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định đó.Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát huy vai trò của nhân dântrong các hoạt động như quản lý dự án đầu tư xâydựng, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng từ ngân sáchđịa phương; huy động và sử dụng các khoản đóng gópcủa nhân dân; quản lý tài nguyên và môi trường…

Hoàn thiện hệ thống chính sách, thiết chế thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với những đòi hỏimới của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở từngđịa phương là biện pháp quan trọng để tạo cơ chế chosự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào các hoạtđộng phòng, chống tham nhũng. Thực hiện dân chủ hóađời sống xã hội trên cơ sở bảo đảm phát huy quyềnlàm chủ thực sự của nhân dân theo đúng phươngchâm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Trong các hoạt động, cần đề cao tính minh bạch, bảođảm sự tham gia rộng rãi của nhân dân ở tất cả cáckhâu, các bước. Các cấp chính quyền cần có cơ chếphù hợp để động viên nhân dân nêu cao trách nhiệmtrong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí;tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những ýkiến đóng góp của nhân dân, đồng thời cần thực hiệnnghiêm những quy định về bảo vệ người tố cáo thamnhũng, tiêu cực; gắn với đó là đẩy nhanh việc xử lýnhững vụ án tham nhũng, lãng phí nhất là những vụ án

thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận, xử lý nghiêmmọi hành vi tham nhũng, lãng phí,...

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân.

Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, một trongnhững nguyên nhân cơ bản hạn chế hiệu quả tham giacủa nhân dân trong cuộc chiến phòng, chống thamnhũng là do nhân dân chưa hiểu đầy đủ về hệ thốngquy định, pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Vìvậy, cùng với việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệthống pháp luật phù hợp với yêu cầu, trách nhiệm,thẩm quyền của các cấp, các ngành, cần tăng cườngcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thứcpháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hộithông qua các hình thức phù hợp với từng nhóm đốitượng cụ thể như giáo dục chuyên đề, học tập, nghiêncứu văn bản, phổ biến kiến thức… gắn với việc pháthuy vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơ sở.Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải toàn diện trongđó tập trung vào các điều, khoản của Luật Phòng,chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo...

Ba là, phát huy vai trò của các đoàn thể chínhtrị - xã hội trong giám sát, phát hiện và tố cáonhững vụ việc tiêu cực, các hành vi tham nhũng.

Hệ thống đoàn thể chính trị - xã hội ở địaphương là những tổ chức đại diện cho quyền lợi, lợiích và nguyện vọng của nhân dân. Phát huy vai tròcủa các tổ chức này trong giám sát các hoạt động ởđịa phương; giám sát, phát hiện và tố cáo những vụviệc tiêu cực... là góp phần phát huy vai trò củanhân dân trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng,lãng phí. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh“coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dâncử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân… vàcủa nhân dân giám sát cán bộ, công chức”. Cụ thể,cần từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã

hội ở địa phương, nhất là tổ chức Mặt trận Tổ quốc;khắc phục tình trạng mệnh lệnh hóa, hành chính hoá,quan liêu, xa dân; hướng mạnh công tác về cơ sở, quađó nắm chắc tình hình quần chúng; chủ động phối hợpgiải quyết những vấn đề bức xúc trong nhân dân; kịpthời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết, xửlý trên cơ sở tôn trọng những quy định của pháp luậtvà đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Đồng thời, cần đặc biệt chú trọng kiện toàn vànâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhândân ở cơ sở để tổ chức này thực sự là nơi tập hợpquần chúng ở xã, phường, thị trấn và các cơ quanhành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hộitrong công tác giám sát việc thực thi chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Quan tâmnâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban thanhtra nhân dân trong giám sát hoạt động của chínhquyền nói chung và trong thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sở, đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng.Mặt trận Tổ quốc các cấp và Ban thanh tra nhân dânphải thực sự là những tổ chức giữ vai trò quan trọngtrong giám sát, phát hiện và tố cáo những vụ việctiêu cực, các hành vi tham nhũng.

Phát huy vai trò của nhân dân đã và sẽ là vấn đềcó ý nghĩa to lớn trong cuộc chiến phòng, chống thamnhũng, lãng phí hiện nay. Tiếp tục đẩy mạnh thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với quán triệtvà thực hiện những nội dung của Hội nghị Trung ương5 khoá XI, việc phát huy cao độ vai trò của nhân dânchính là cơ sở quan trọng để cuộc chiến phòng, chốngtham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tatiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Vớiviệc phát huy vai trò của nhân dân, tệ nạn thamnhũng nhất định sẽ bị ngăn chặn và đẩy lùi.

3.1.5. Nâng cao hiệu quả của các phương tiện truyền thôngtrong phòng, chống tham nhũng

Hoạt động của hệ thống phương tiện truyền thôngcó vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng ở nước ta nói riêng và cácquốc gia trên thế giới nói chung. Các phương tiệntruyền thông không chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụgiám sát và đưa tin về hoạt động phòng, chống thamnhũng mà quan trọng hơn là tập trung vào việc điềutra về các vụ việc, các hành vi và các cá nhân thamnhũng. Do đó, nâng cao hiệu quả của các phương tiệntruyền thông trong việc theo dõi, phân tích hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, phát hiện và phản ánhchính xác, kịp thời các vụ việc tham nhũng và tạo radiễn đàn cho đông đảo công chúng tham gia phát hiệnvà tố giác tham nhũng, tạo ra dư luận xã hội lên ánmạnh mẽ các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vitham nhũng của các cán bộ có chức vụ cao, tham nhũnggây ra thiệt hại lớn đang là yêu cầu cấp thiết hiệnnay.

Thời gian qua, nhờ có các phương tiện truyềnthông mà, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũngđã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ; nhậnthức của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tintruyền thông, của cán bộ, công chức và nhân dân vềđấu tranh chống tham nhũng đã có những chuyển biếntích cực. Các cấp, các ngành đã chú trọng hơn việcgiáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng chocán bộ, công chức; đề ra những quy định cụ thể nhằmngăn chặn tệ nạn tham nhũng. Đồng thời, các ngành,các cấp cũng đã cố gắng chỉ đạo công tác thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo gắn với côngtác đấu tranh chống tham nhũng, tập trung vào nhữnglĩnh vực trọng điểm dễ phát sinh tham nhũng như:quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản; tàichính, tín dụng; các chương trình, dự án đầu tư. Quatheo dõi, ghi nhận và phản ánh mọi hoạt động và quátrình xã hội, nhất là hoạt động của các cơ quan vàdoanh nghiệp nhà nước, các phương tiện truyền thông

đã phát hiện hoặc giúp cơ quan chức năng phát hiện,xử lý nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ,công chức sai phạm, thu hồi về cho Nhà nước hàngnghìn tỉ đồng, hàng ngàn héc-ta đất, cùng nhiều tàisản có giá trị khác.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà các phươngtiện truyền thông nước ta chưa khẳng định và thểhiện rõ nét vai trò và khả năng trong cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng. Nghị quyết số 82/NQ-CP xácđịnh: cần “Phát huy vai trò của báo chí trong côngtác PCTN; bảo đảm việc cung cấp thông tin kịp thời,chính xác cho các cơ quan báo chí về chủ trương,chính sách, pháp luật, kết quả công tác PCTN, thôngtin về các vụ việc tham nhũng; hoàn thiện, đẩy mạnhviệc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đàotạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tậpviên”. Vì vậy, để các phương tiện truyền thông thựcsự trở thành người bạn đồng hành của người dân và làlực lượng xung kích trong cuộc chiến nhiều cam go,phức tạp này cần phải thực hiện tốt một số vấn đềsau:

- Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò củacác phương tiện truyền thông trong đấu tranh phòng,chống tham nhũng.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay khôngnhững là vấn đề cấp bách ở Việt Nam, mà còn là vấnđề của toàn cầu. Hầu hết chính phủ các nước đều nhậnra rằng, chống tham nhũng là một vấn đề quan trọngtrong hợp tác quốc tế. Muốn chống tham nhũng, trướchết, phải cảnh báo về tệ nạn tham nhũng và có sựphối hợp đồng bộ ở cấp quốc gia và quốc tế. Thực tếcho thấy, trong cuộc đấu tranh phòng, chống thamnhũng, cần có tiếng nói chung và hành động chung củacả cộng đồng. Trong đó, sự chủ động, tích cực thamgia của các phương tiện truyền thông trong cuộcchiến này sẽ tạo nên tác động xã hội to lớn.

Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cácphương tiện truyền thông phải trở thành phương tiệnquan trọng góp phần nâng cao nhận thức của toànĐảng, toàn dân và toàn xã hội về tham nhũng và đấutranh phòng, chống tham nhũng. Việc công bố thườngxuyên, đầy đủ, có hệ thống đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng nhưcác bài viết, bài nói mang tính chất chỉ đạo của cácđồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đấu tranhphòng, chống tham nhũng giúp các cấp, các ngành vàquần chúng nhân dân có điều kiện nắm vững chủtrương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước để triển khai, thực hiện cókết quả trong thực tế. Thông qua các phương tiệntruyền thông, cán bộ, công chức và người dân đượctrang bị thêm nhiều kiến thức cơ bản và mới mẻ cả vềlý luận và thực tiễn trong đấu tranh phòng, chốngtham nhũng; phản ánh, phân tích, lý giải sâu sắc cáckhía cạnh tham nhũng và cuộc đấu tranh chống thamnhũng; chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tácđấu tranh phòng, chống tham nhũng cùng những nguyênnhân của nó để từ đó giúp các cơ quan chức năng hiểubiết sâu sắc và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của Nhà nước đối với hoạt động thông tin,truyền thông.

Để nâng cao hơn nữa vai trò của các phương tiệntruyền thông trong đấu tranh phòng, chống tham nhũnghiện nay, cần phải đổi mới và tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt độngthông tin, truyền thông cho phù hợp với tình hìnhđấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây được coi làmột yêu cầu bức thiết hiện nay. Sự lãnh đạo của Đảngvà sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thôngtin, truyền thông là nguyên tắc, là điều kiện tiênquyết để hoạt động này đúng tôn chỉ, mục đích và đạthiệu quả cao nhất. Mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng,

quản lý của Nhà nước càng được đổi mới, hoàn thiện,càng có hiệu quả thì các phương tiện truyền thôngcàng có điều kiện thuận lợi để hoạt động và pháttriển. Sự lãnh đạo của Đảng thông qua chính hoạtđộng quản lý của bộ máy Nhà nước đối với hoạt độngcủa các phương tiện truyền thông trên phạm vi cảnước, từng địa phương được tiến hành thống nhất cókhả năng phát huy thế mạnh, vai trò của các phươngtiện truyền thông.

- Ban hành cơ chế, chính sách phối hợp giữa cơquan chủ quản các phương tiện truyền thông với cơquan chức năng và người tham gia đấu tranh phòng,chống tham nhũng.

Hiện nay, ở nước ta, hầu như các bộ, ban, ngành,các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương,mỗi đơn vị, ít nhất cũng có một tờ báo, hoặc tạpchí. Những năm qua, trong công tác đấu tranh phòng,chống tham nhũng, báo chí đã thể hiện rõ vai trò vàsức mạnh của mình. Thế nhưng, thực tế cho thấy, hầuhết các vụ việc, vụ án tiêu cực, tham nhũng trongcác bộ, ngành, địa phương không phải do chính báochí của cơ quan mình phát hiện, mà thường là báo chí“bên ngoài” tham gia vào việc này. Thực là, báo chítrong bộ, ngành, địa phương chỉ đưa vụ việc tiêucực, tham nhũng ở bộ, ngành khác, địa phương khác.Đặc biệt là, các cơ quan chức năng cũng chưa có cơchế, chính sách có hiệu lực đối với các cơ quan báochí trong việc phối hợp đấu tranh phòng, chống thamnhũng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này,nhưng cơ bản và mấu chốt nhất hiện nay vẫn là cănbệnh “thành tích”, không muốn “vạch áo cho người xemlưng” và tâm lý “ăn cây nào rào cây ấy”. Phần lớnbáo chí của chúng ta, còn mang nặng tính bao cấp. Cơquan chủ quản cấp kinh phí, trụ sở, phương tiện,điều kiện làm việc cho cơ quan báo chí dưới quyềnhoạt động; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, phóng viên,

biên tập viên, chi tiền lương và các khoản phụ cấp,chế độ khác cho những người làm báo như đối với mọicán bộ, công chức, viên chức khác. Nhà báo trở thànhngười làm công ăn lương của cơ quan chủ quản. Vềphía cơ quan báo chí, với tư cách là tiếng nói, cơquan ngôn luận của cấp ủy đảng, chính quyền, đoànthể... thì về nguyên tắc, phải tuân thủ sự chỉ đạocủa cơ quan chủ quản thông qua một số sở, ban,ngành, cơ quan chuyên trách quản lý báo chí. Do bịcơ chế cơ quan chủ quản ràng buộc, chi phối, một sốbiên tập viên, thậm chí cả Tổng Biên tập có nhữngthông tin về cán bộ lãnh đạo trong ngành, lĩnh vực,địa phương mình vi phạm Điều lệ Đảng, Điều lệ hội,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhưng không dámđăng tải những vấn đề tiêu cực, nổi cộm, bức xúc đótrên báo, tạp chí của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức,đơn vị, địa phương mình.

Trước thực tế này, để phát huy thế mạnh của cácphương tiện truyền thông nói chung, vai trò của báochí nói riêng trong cuộc đấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí, tiêu cực, thời gian tới, cần phảiban hành cơ chế, chính sách phối hợp giữa báo chí,cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan chức năngtrong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; giữa báochí và người tham gia đấu tranh phòng, chống thamnhũng. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi nó sẽlà chỗ dựa vững chắc, tin cậy của báo chí và ngườitham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tăngcường sức mạnh và động lực cho báo chí và nhân dântrong cuộc đấu tranh không kém phần cam go, ác liệtnày.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảnlĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và đời sống vậtchất tinh thần cho đội ngũ cán bộ làm công tác thôngtin, truyền thông tham gia đấu tranh phòng, chốngtham nhũng.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, truyềnthông là những người lính xung kích của Đảng trênmặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng nên cầncó những phẩm chất và năng lực phù hợp như:

+ Say sưa nghiên cứu, tìm hiểu sự nghiệp đấutranh phòng, chống tham nhũng do Đảng và Nhà nước taphát động. Bài viết của nhà báo không phải với tưcách là “người làm chứng” mà với tư cách là ngườitham gia tích cực vào cuộc đấu tranh đó. Vì thế, đòihỏi mỗi nhà báo không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu,sẵn sàng lao vào những điểm “nóng”, những nơi phứctạp để nắm vững tình hình mọi mặt của quá trình đấutranh phòng, chống tham nhũng.

+ Gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, nắm vững địabàn, làm chủ sự kiện, hiện tượng trong đấu tranhphòng, chống tham nhũng, đến tận nơi xảy ra sự việc,mắt thấy, tai nghe tại chỗ. Thực tiễn đấu tranhphòng, chống tham nhũng vô cùng phong phú và phứctạp. Nhà báo tiếp xúc với sự kiện, thường chỉ chứngkiến một phần của quá trình diễn biến, trong mộtkhoảng thời gian và không gian có hạn. Nếu khôngquan sát chặt chẽ, sâu sát thì khó có thể thu thậpđược những tài liệu cần thiết và đầy đủ để phản ánhđúng thực chất của sự việc, đồng thời lại phải quatư duy của nhà báo để thẩm tra tính hợp lý, tínhkhoa học của tư liệu.

+ Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tậpthể và tính chủ động sáng tạo trong biên tập, viếtbài, cung cấp thông tin về cuộc đấu tranh phòng,chống tham nhũng. Trong khi đi vào thực tiễn đấutranh phòng, chống tham nhũng, đội ngũ cán bộ làmcông tác thông tin, truyền thông cần có tinh thầntrách nhiệm tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tínhchủ động sáng tạo cao mới có hiệu quả trong đấutranh phòng, chống tham nhũng. Bài viết là của cánhân nhà báo, tờ báo lại là tiếng nói của tập thể.Vì thế, bản thân mỗi nhà báo phấn đấu sao cho tiếng

nói của mình ăn khớp với tiếng nói của tập thể, làmphong phú thêm tiếng nói của tập thể, nhất thiếtkhông được đi ngược lại.

+ Tôn trọng sự thật khách quan trong đấu tranhphòng, chống tham nhũng là một phẩm chất rất quantrọng của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin,truyền thông. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còntrong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Không tôntrọng sự thật khách quan thì không thể tìm đến sựthật. Con đường tìm ra bản chất sự vật là con đườnggian khổ, chông gai. Vì thế, mỗi cán bộ làm công tácthông tin, truyền thông cần cố gắng hết sức mình đểphản ánh chân thật và hùng hồn cuộc đấu tranh phòng,chống tham nhũng, xứng đáng với lòng tin cậy củanhân dân.

+ Năng động, xông xáo và nhạy bén để phản ánhnhững vấn đề nóng hổi nhất, với chất lượng cao nhấttrong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là mộtđòi hỏi rất cao đối với mỗi cán bộ làm công tácthông tin, truyền thông. Đấu tranh phòng, chống thamnhũng không cho phép chậm trễ, tính thời sự là mộtgiá trị của sản phẩm thông tin, truyền thông, nhấtlà báo chí. Tính năng động, sự nhanh nhạy, tinh thầndũng cảm, hăng say lao vào thực tế cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng chính là một biểu hiện củaphẩm chất, năng lực cán bộ làm công tác thông tin,truyền thông. Chống tham nhũng không chỉ quan sát bềngoài mà còn phải thấu hiểu các mối liên hệ bêntrong, vào bản chất của sự vật, hiện tượng và phảithông tin nhanh mà trúng, không sai sự thật mà lạicòn hay. Đó là một quá trình bám sát công cuộc đấutranh phòng, chống tham nhũng đầy công phu của mỗicán bộ làm công tác thông tin, truyền thông.

3.1.6. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơquan phòng, chống tham nhũng

Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng,các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng ở

Việt Nam gồm: Cục Phòng chống tham nhũng thuộc Thanhtra Chính phủ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm vềtham nhũng thuộc Bộ Công an và Vụ Thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộcViện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngoài ra, Luật Phòngchống tham nhũng còn đặt trách nhiệm phòng, chốngtham nhũng cho các cơ quan như Kiểm toán Nhà nước,Tòa án, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên. Thời gian qua, hoạt động của các cơ quanphòng, chống tham nhũng, nhất là các đơn vị chuyêntrách về chống tham nhũng đã có những chuyển biếntích cực trong quản lý nhà nước về phòng, chống thamnhũng và đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng;đã tập trung tham mưu cho Chính phủ, lãnh đạo cácbộ, ngành, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chốngtham nhũng trong việc ban hành các chủ trương, kếhoạch công tác phù hợp, giải pháp khắc phục khókhăn, vướng mắc, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấutranh chống tội phạm tham nhũng, giải quyết kịp thờinhững vấn đề thực tiễn đặt ra nhất là khi tội phạmtham nhũng phát sinh ở những lĩnh vực nhạy cảm, phứctạp. Các vụ việc có liên quan đến tham nhũng đượctập trung giải quyết và xử lý nghiêm minh.

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn tiếp tụcdiễn biến phức tạp, hành vi tham nhũng diễn ra ngàycàng tinh vi, tài sản tham nhũng bị chiếm đoạt ngàycàng khó thu hồi. Trong khi đó, cách tổ chức cơ quanphòng, chống tham nhũng hiện nay đang bị xem làthiếu đồng bộ. Nhận thức rõ vấn đề này, Nghị quyếtsố 82/NQ-CP xác định một trong những nhiệm vụ chủyếu của phòng, chống tham nhũng là “Kiện toàn tổchức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị chuyên trách vềphòng, chống tham nhũng; quy định rõ thẩm quyền,chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo tính độc lập tương đốicủa các cơ quan, đơn vị này phù hợp với tính chất,đặc điểm của hoạt động phát hiện, xử lý tham nhũng;hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị

chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận,xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, điều tra pháthiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trangthiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại”. Bởi vậy, tiếptục nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cáccơ quan phòng, chống tham nhũng là biện pháp hữuhiệu để phòng, ngừa tham nhũng.

Phòng, chống nhũng là công việc cam go, phứctạp, một cơ quan khó có thể độc lập gánh vác được.Vì vậy, việc huy động sức mạnh tổng hợp của cáccấp, các ngành, các lực lượng vào công tác phòng,chống tham nhũng là giải pháp phù hợp hơn cả nhưngcần kết hợp với hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với yêu cầucông tác phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:

- Giữ nguyên mô hình cơ quan phòng, chống thamnhũng như hiện nay, nhưng cần phát triển bộ phậnthực thi pháp luật đặc trách với chức năng và cácthẩm quyền về điều tra và truy tố. Kinh nghiệm thếgiới cho thấy một cơ quan chống tham nhũng không cóquyền ghi âm bí mật, điều tra hồ sơ tài chính, phongtỏa tài sản và bắt những người tình nghi sẽ là thiếtchế thiếu hiệu quả. Do đó, cần xây dựng cơ quanphòng, chống tham nhũng có khả năng thực hiện theodõi chuyên sâu, theo dấu vết dòng tiền, xây dựnghoạt động điều tra đặc tình và đưa ra lệnh bắt ngườibỏ trốn. Với những quyền năng điều tra như vậy cơquan phòng, chống tham nhũng mới có thể tập hợp cácbằng chứng cần thiết để đảm bảo việc làm rõ, xử lýhành vi tham nhũng hiệu quả.

- Tiến hành sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũngvới việc quy định chi tiết và đầy đủ hơn về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm phòng,chống tham nhũng của từng cơ quan, đơn vị chuyêntrách, đồng thời nêu rõ quy trình và cơ chế phối hợpgiữa các cơ quan, bộ, ban ngành nhằm nâng cao tínhkhả thi của Luật Phòng, chống tham nhũng. Có thể

nghiên cứu để trao cho cơ quan phòng, chống thamnhũng những quyền lực đặc thù, nhưng không phải làcơ quan “siêu quyền lực” mà cơ quan này cũng phảichịu sự kiểm soát của các quyền lực khác.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệuquả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòngBan Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh vềphòng, chống tham nhũng, các đơn vị chuyên trách vềchống tham nhũng và các cơ quan có thẩm quyền trongphòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội X của Đảng và Nghị quyết Trung ương 3 (khóaX).

Cùng với việc tiếp tục thực hiện quy định TrưởngBan chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh là Chủtịch ủy ban nhân dân, cần thực hiện thí điểm mô hìnhTrưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnhlà Bí thư cấp ủy hoặc là Chủ tịch hội đồng nhân dân;từ đó rút kinh nghiệm để lựa chọn mô hình phù hợp.Nghiên cứu bổ sung một số chức danh tham gia Ban Chỉđạo Trung ương để đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện trêncác lĩnh vực. Sớm tổ chức đánh giá hoạt động của cáccơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũngnhiệm kỳ vừa qua, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệmcủa các nước để tiếp tục có sự điều chỉnh về mô hìnhtổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vịchuyên trách và các cơ quan có thẩm quyền trong côngtác phòng, chống tham nhũng.

- Lựa chọn đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơquan phòng, chống tham nhũng thực sự trong sạch,liêm chính, chí công vô tư và phải có chế độ đãi ngộriêng để không bị các lực lượng bên ngoài mua chuộc

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mớivà nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đểphục vụ công tác điều tra, xử lý các vụ việc, vụ ántham nhũng. Khẩn trương nghiên cứu áp dụng biện phápkỹ thuật điều tra đặc biệt đối với tội tham nhũng.

Có hướng dẫn cụ thể để xử lý nghiêm minh các vụ ántham nhũng, kiểm tra chặt chẽ việc cho bị cáo phạmtội tham nhũng được hưởng án treo và việc đặc xá chophạm nhân phạm tội tham nhũng. Tham nhũng là tộiphạm nguy hiểm, hình phạt phải đủ sức răn đe để đẩylùi tham nhũng. Khẩn trương ban hành quy định bảo vệan toàn người tố cáo tham nhũng đồng thời xử lýnghiêm những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để vukhống, gây rối nội bộ.

3.1.7. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,đơn vị trong phòng, chống tham nhũng

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cực kỳ quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc củaĐảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong những năm qua,nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóaVIII, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng và đã đạt được một sốkết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xãhội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toànxã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chấtđạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu tranh này.Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn,phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được pháthiện, xử lý. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quảthấp. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiềungành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng,tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt,làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trongnhững nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chếđộ ta.

Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21/8/2006 của BanChấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí xác định một trong những nguyên nhân chủyếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng,chống tham nhũng, lãng phí là “Nhiều tổ chức đảng,

chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịchưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng,sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnhđạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậmchí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che chotham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa vào dân vàchưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thốngchính trị”. Do đó, phòng, chống tham nhũng là nhiệmvụ của cả hệ thống chính trị mà trong đó, trước hếtthuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơnvị.

Hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũngphụ thuộc rất lớn vào vai trò, nhận thức, quan điểm,thái độ cũng như hành động của người đứng đầu, cấpphó của người đứng đầu của một cơ quan, đơn vị. Đểnêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơnvị trong phòng, chống tham nhũng cần thực hiện tốtmột số vấn đề sau:

Một là, chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dụcphẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị để nêu cao ý thức tiềnphong gương mẫu, cơ chế trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng, Ðảng và Nhà nước ta đềuthống nhất xác định người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị có vai trò quyết định sự thành bại của cuộcđấu tranh này. Trước những tác động của mặt trái nềnkinh tế thị trường và âm mưu, thủ đoạn “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch, cần tiếp tụctăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thứcvà ý thức trách nhiệm cho người đứng đầu về mụcđích, ý nghĩa, sự cần thiết phải đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thực sự pháthuy vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc đấutranh này. Đưa việc tuyên truyền, học tập nghị quyếtvà các luật, văn bản quy phạm pháp luật về phòng,

chống tham nhũng gắn với việc thực hiện Cuộc vậnđộng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh vào trong các lớp bồi dưỡng lý luận chính trịcho người đứng đầu một cách thường xuyên để nêu caovai trò, trách nhiệm đấu tranh tự phê bình và phêbình trong sinh hoạt đảng để động viên mọi cá nhântrong cơ quan, đơn vị tham gia tích cực vào công tácđấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đảng ta xác định: “Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng,Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từTrung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết làngười đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếptham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãngphí”6. Ý thức tiền phong gương mẫu của người đứngđầu là một trong những tác nhân quan trọng bảo đảmsự nghiêm minh, công bằng, khách quan của pháp luật,hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Ngược lại,sự thiếu gương mẫu của người đứng đầu luôn không“tương thích” với việc đảm nhiệm giáo dục, tác động,khuyên răn cấp dưới, thậm chí còn tạo thành sự phảngiáo dục, làm mất niềm tin của cấp dưới và của nhândân.

Hai là, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cácquy phạm pháp luật của Nhà nước theo hướng đề caohơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơquan, đơn vị trong việc tự phát hiện, ngăn chặn,phòng, chống tham nhũng tại lĩnh vực mình phụ trách.

Quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũnghiện nay còn dàn trải, mang tính chất chung chung,chưa đi sâu xác định trách nhiệm và quyền hạn củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chốngtham nhũng ở những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, thườngxuyên xảy ra tham nhũng và chưa gắn với tính chấthoạt động công vụ của các ngành, nghề khác nhau. Cho

6 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.253.

đến nay mới chỉ có một số bộ, ngành, địa phương banhành văn bản cụ thể hóa việc xử lý trách nhiệm củangười đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng (Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, các tỉnh Ðồng Nai,Bình Thuận...).

Ba là, triển khai thực hiện có hiệu quả các quyđịnh pháp luật về xử lý trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng.

Những năm qua, để triển khai thực hiện quy địnhvề xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng được quy địnhtại Luật phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã banhành Nghị định số 107/2006/NÐ-CP quy định việc xử lýtrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị khi để xảy ra tham nhũng; Nghị định số211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP. Bộ Nội vụban hành Thông tư số 08/2007/TT-BNV hướng dẫn việcxử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ratham nhũng đối với các đơn vị sự nghiệp, doanhnghiệp nhà nước, tổ chức xã hội, xã hội - nghềnghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để xác địnhchế tài mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gánhchịu khi để xảy ra tham nhũng.

Bốn là, có cơ chế khuyến khích, bảo vệ ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị dám nghĩ, dám làm, dám chịutrách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Quy định pháp luật hiện hành chưa có cơ chế thậtsự và khả thi để khuyến khích, bảo vệ người dân thamgia phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng nóichung, người đứng đầu cơ quan, đơn vị dám nghĩ, dámlàm, dám chịu trách nhiệm trong công tác phòng,chống tham nhũng nói riêng. Do đó, để nêu cao tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trongphòng, chống tham nhũng cần có những quy định cụ thể

để bảo vệ gắn với khen thưởng đối với người đứng đầuvà xử lý mạnh mẽ những hành vi trả thù người đứngđầu cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động và có cáchoạt động hiệu quả đấu tranh phòng, chống thamnhũng.

3.1.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống thamnhũng

Trong bối cảnh tham nhũng đang trở thành mộttrong những vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trênthế giới thì việc hợp tác quốc tế về phòng, chốngtham nhũng là rất cần thiết và có vai trò quantrọng. Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chốngtham nhũng thời gian qua, có thể khẳng định rằng,chống tham nhũng ở Việt Nam khó có thể đạt kết quảmong muốn nếu không có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ.

Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21/8/2006 của BanChấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí xác định 10 giải pháp quan trọng để ngănchặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạobước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chínhtrị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tincủa nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch,vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêmchính. Trong đó, hợp tác quốc tế về phòng chống thamnhũng là một giải pháp quan trọng. Nghị quyết xácđịnh: “Chủ động tham gia các chương trình, sángkiến, diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũngphù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực hiện các camkết quốc tế về phòng, chống tham nhũng, chú trọngtới các cam kết về xây dựng môi trường đầu tư, kinhdoanh minh bạch”.

Để tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chốngtham nhũng cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng,chống tham nhũng.

Chủ động hợp tác khu vực và quốc tế về phòng,chống tham nhũng sẽ giúp Việt Nam học tập, trao đổikinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vậndụng vào thực tiễn của mình, đồng thời nâng cao khảnăng phòng, chống tội pham tham nhũng có yếu tố nướcngoài ngày càng đa dạng và tinh vi hơn do sự hộinhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh tế toàn cầu.

Thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh triểnkhai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chốngtham nhũng với nhiều hình thức đa dạng như ký kếtBản ghi nhớ hợp tác về phòng, chống tham nhũng vớiỦy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc,Cục phòng ngừa tham nhũng quốc gia Trung Quốc…; kýThỏa thuận hợp tác về phòng, chống tham nhũng với Ủyban Chống tham nhũng Malaysia và Cục Điều tra thamnhũng Singapore; ban hành Quyết định thành lập Tổcông tác thực thi Công ước Liên hợp quốc về chốngtham nhũng; thành lập Nhóm đánh giá việc thực thiCông ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng gồm 14chuyên gia đại diện cho Chính phủ Việt Nam có nhiệmvụ thực hiện các nghĩa vụ và yêu cầu công tác đánhgiá việc thực thi Công ước tại các quốc gia thànhviên.

Chính phủ Việt Nam đã tham dự 07 vòng đàm phánxây dựng Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũngvà là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước(12/2003). Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng,chống tham nhũng ở Việt Nam có cơ hội mở rộng vàhiệu quả khi ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết địnhsố 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước củaLiên hiệp quốc về chống tham nhũng. Công ước trên cóhiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 18 tháng 9 năm2009. Mục đích của Công ước này là:

+ Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng,chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn;

+ Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốctế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống thamnhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản;

+ Thúc đẩy tính liêm chính, chế độ trách nhiệmvà việc quản lý đúng đắn việc công và tài sản công.

- Triển khai nghiêm túc Kế hoạch thực hiện Côngước và Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liênhợp quốc về chống tham nhũng.

Ngày 07 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Chínhphủ đã ký Quyết định số 445/QĐ-TTg phê duyệt Kếhoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc vềphòng, chống tham nhũng. Theo đó, lộ trình thựchiện Công ước sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Giaiđoạn 1 (từ tháng 7 năm 2010 đến năm 2011) đặt mụctiêu là tổ chức triển khai, phân công thực hiện cơbản toàn diện nội dung Công ước trên diện rộng...Giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến năm 2016) đánh giá kếtquả bước đầu về từng giải pháp thực hiện Công ướcvà bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật về phòng,chống tham nhũng. Giai đoạn 3 (từ 2016 đến năm 2020)đánh giá toàn diện việc thực hiện Công ước, bổ sungcơ chế, kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng côngtác phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Trong đó,riêng việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thựchiện Công ước phải được tiến hành thường xuyên,liên tục, gắn với việc tuyên truyền nội dung và kếtquả triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia vềphòng, chống tham nhũng.

- Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháphình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nướcngòai và thu hồi tài sản tham nhũng.

Điều 89 Luật phòng, chống tham nhũng quy địnhnguyên tắc chung về hợp tác quốc tế trong phòng,chống tham nhũng theo tinh thần của hợp tác quốc tếtrong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 340 Bộluật Tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, nhà nướcViệt Nam cam kết thực hiện điều ước quốc tế về

phòng, chống tham nhũng mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên; hợp tác với các nước, tổchức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạtđộng phòng, chống tham nhũng trên nguyên tắc tôntrọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cácbên cùng có lợi. Trên cơ sở nguyên tắc đã được xácđịnh, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan hữuquan thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về nghiêncứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thôngtin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổikinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng. Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an lànhững cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếpthực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tưpháp trong phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi để tiếpthu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước và các tổchức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

Tham nhũng đang là một trong những vấn đề nangiải của hầu hết các quốc gia. Do đó, để tăng cườngtrao đổi kinh nghiệm, hợp tác với các nước về phòng,chống tham nhũng, Nhà nước Việt Nam còn cho phép cácđơn vị chuyên trách liên quan đến phòng, chống thamnhũng tổ chức nhiều đoàn đi học tập, trao đổi kinhnghiệm phòng, chống tham nhũng với các nước và thamgia hoạt động phòng, chống tham nhũng ở nước ngoài;tham gia và cùng với nhiều đối tác (Đại sứ quán ThụyĐiển, Vương quốc Anh…) tổ chức thành công nhiều kỳĐối thoại Phòng, chống tham nhũng, gần đây nhất làĐối thoại Phòng, chống tham nhũng lần thứ 13 với chủđề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồitài sản tham nhũng”. Trong suốt 13 kỳ đối thoại (từnăm 2007 đến nay), các đối thoại đã thu hút được sựquan tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và Cộngđồng quốc tế tại Việt Nam. Trong quá trình đối thoạinày, xã hội dân sự, báo chí và doanh nghiệp đã nổi

lên như là các đối tác quan trọng có thể góp phầnđấu tranh chống tham nhũng.

Vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khuôn khổDiễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) chútrọng vào tác động tiêu cực của tham nhũng đối vớiphát triển kinh tế chung và cung cấp dịch vụ chongười nghèo và những nhóm người dễ bị tổn thương.Vấn đề này tiếp tục được đưa vào chương trình nghịsự của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam những năm quavới trọng tâm thúc đẩy môi trường kinh doanh trongsạch và hỗ trợ các sáng kiến của doanh nghiệp để xácđịnh và thực hiện các thực tiễn quốc tế tốt nhằmtăng cường hiệu quả kinh doanh và giảm nguy cơ thamnhũng. Nhà nước Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều Hộithảo quốc tế thu hút sự quan tâm của đại diện nhiềunước, các tổ chức quốc tế và các cơ quan báo chíđồng thời nhận được sự đồng tình, đánh giá cao củadư luận. Các chủ đề Hội thảo rất phong phú như “Tiêuchí đánh giá tham nhũng và công tác phòng, chốngtham nhũng”. Các hoạt động tăng cường đối thoại thờigian qua không chỉ làm cho bạn bè quốc tế thấy rõquyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhànước ta, thể hiện thiện chí hợp tác của Việt Namtrước cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề toàncầu; góp phần nâng cao uy tín, vị thế chính trị củaViệt Nam trên trường quốc tế, mà còn tạo ra cơ hộiđể Việt Nam tranh thủ sự giúp đỡ đông đảo của cácquốc gia khác về kinh nghiệm, trao đổi thông tin,đào tạo cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, hoàn thiện hệ thốngthể chế phòng, chống tham nhũng.

3.2. Xử lý người có hành vi tham nhũng và tàisản tham nhũng

Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện,ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người cóhành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nàophải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tài sảntham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có

hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồithường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Cụ thểnhư sau:

3.2.1. Xử lý người có hành vi tham nhũngXử lý người có hành vi tham nhũng là việc các cơ

quan có thẩm quyền áp dụng chế tài phù hợp với tínhchất, mức độ vụ việc tham nhũng đã được người cóhành vi tham nhũng thực hiện. Các hành vi tham nhũngđược quy định tại Điều 3 của Luật phòng, chống thamnhũng. Căn cứ vào hậu quả pháp lý mà người có hànhvi tham nhũng phải gánh chịu, Khoản 2 Điều 3 Nghịđịnh số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủquy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trongcơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách(đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013) chia vụ, việc thamnhũng thành 4 loại theo các mức độ sau đây:

- Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ việc mà trongđó người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truycứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo khônggiam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm.

- Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trongđó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 3 nămđến 7 năm.

- Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc màtrong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 7năm đến 15 năm.

- Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việcmà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tùtừ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo quy định của Điều 69 Luật phòng, chống thamnhũng: "Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truycứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết ánvề hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đốivới đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dânthì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân". Cụ thể:

Thứ nhất, xử lý kỷ luật người có hành vi thamnhũng.

Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối vớingười có hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức,viên chức - những người có chức vụ, quyền hạn đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức, viên chức. Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị địnhsố 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quyđịnh về xử lý kỷ luật đối với công chức thì côngchức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truycứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật. Cáchình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chứckhông giữ chức vụ lãnh đạo quản lý gồm: khiển trách,cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc. Đối với côngchức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị áp dụng thêm02 hình thức xử lý kỷ luật là giáng chức, cách chức.

Việc xem xét kỷ luật đối với viên chức vi phạmquy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũngnhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sựđược thực hiện theo quy định tại Nghị định số27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy địnhvề xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồithường, hoàn trả của viên chức. Theo đó, có 03 hìnhthức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụquản lý là: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc,còn với viên chức quản lý bổ sung thêm 01 hình thứclà cách chức.

Chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức,viên chức trong các trường hợp như: đang trong thờigian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việcriêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịcho phép; đang trong thời gian điều trị có xác nhận

của cơ quan y tế có thẩm quyền; công chức nữ đangtrong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôicon dưới 12 tháng tuổi; đang bị tạm giữ, tạm giamchờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra,truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. Trườnghợp công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyềnxác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khivi phạm pháp luật; được cấp có thẩm quyền xác nhậnvi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khithi hành công vụ thì được miễn trách nhiệm kỷ luật.Riêng công chức còn được miễn trách nhiệm kỷ luậttrong trường hợp phải chấp hành quyết định của cấptrên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật cán bộ,công chức.

Thứ hai, xử lý hình sự người có hành vi thamnhũng.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thamnhũng thì các hành vi tham nhũng được quy định tạicác Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật Phòng,chống tham nhũng được xác định theo quy định tại Bộluật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm2009) ở phần các tội phạm về tham nhũng, cụ thể là 7tội danh sau: Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tộinhận hối lộ (Điều 279); Tội lạm dụng chức vụ, quyềnhạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280); Tội lợi dụng chứcvụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281);Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282);Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đốivới người khác để trục lợi (Điều 283); Tội giả mạotrong công tác (Điều 284).

Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạsĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân có hành vi tham nhũng tùy

theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theoquy định của Điều lệnh quản lý bộ đội hoặc bị xử lýhình sự theo quy định của pháp luật. Người được giaothực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khithực hiện nhiệm vụ, công vụ đó có hành vi tham nhũngthì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lýtheo quy định của pháp luật.

Ngoài những người có hành vi tham nhũng được quyđịnh tại Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng, theoquy định tại Điều 68 Luật phòng, chống tham nhũng,đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự về hành vitham nhũng bao gồm: người không báo cáo, tố giác khibiết được hành vi tham nhũng; người không xử lý báocáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người cóhành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện,báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hànhvi tham nhũng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; người thựchiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật Phòng,chống tham nhũng và quy định khác của pháp luật cóliên quan. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời nhữnghành vi trên với tác dụng phòng ngừa chung và phòngngừa riêng sẽ góp phần làm giảm hành vi tham nhũng.

3.2.2. Xử lý tài sản tham nhũngTài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi

tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi thamnhũng. Theo quy định tại Điều 70 Luật phòng, chốngtham nhũng, tài sản tham nhũng sẽ bị cơ quan, tổchức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiếtđể thu hồi, tịch thu để trả lại cho chủ sở hữu,người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Ngườiđưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị pháthiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đãdùng để hối lộ.

Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tàisản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của phápluật. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Chính phủViệt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việcthu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nước ngoài bịtham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợppháp.

Các quy định pháp luật về xử lý người có hành vitham nhũng, tài sản tham nhũng là cơ sở pháp lý hữuhiệu và đem lại những kết quả nhất định cho công tácđấu tranh phòng, chống tham nhũng trong những nămqua. Tuy nhiên, mặc dù quyết tâm phòng, chống thamnhũng của toàn Đảng, toàn dân rất cao nhưng chuyểnbiến còn chậm và còn nhiều “khoảng tối” cho thamnhũng trú ngụ. Việc phát hiện tham nhũng còn nhiềuhạn chế như: Công tác kiểm tra của cơ quan, đơn vịkhông được thường xuyên, liên tục. Khi phát hiện cóhành vi tham nhũng hầu hết được người đứng đầu cơquan, đơn vị chỉ đạo xử lý nội bộ mà không đượcchuyển đến cơ quan chức năng xem xét giải quyết.Công tác thanh tra, kiểm toán chất lượng chưa cao,phân định dấu hiệu vi phạm hành chính và hình sựkhông rõ ràng, kết luận thanh tra, kiểm toán thiênvề xử lý hành chính và thu hồi tài sản do vậy tỷ lệphát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm toán rấtthấp chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Công tác giải quyếtđơn thư khiếu nai, tố cáo của công dân chưa được đềcao, chất lượng thẩm tra, xác minh, thu thập chứngcứ, đề xuất biện pháp giải quyết với cấp có thẩmquyền còn hạn chế và có biểu hiện bao che, nể nang,né tránh khi phát hiện hành vi tham nhũng.

 Việc xử lý tham nhũng chưa nghiêm khắc, xử lýhành chính, xử lý nội bộ còn chiếm tỷ lệ cao. Xử lýhình sự hiệu quả thấp, công tác điều tra, truy tố,xét xử còn sót lọt các hành vi tham nhũng như việctách nhập hồ sơ vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can,

áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn tuỳ tiện có lợicho bị can, bị cáo. Việc thu thập tài liệu, chứng cứcũng như định hướng điều tra còn có biểu hiện chưakhách quan dẫn đến định tội danh không chính xác,nhiều hành vi tham nhũng đã được chuyển sang các tộicố ý làm trái, thiếu trách nhiệm. Tỷ lệ án treo, mứcán thấp chưa cân xứng với tính chất và hậu quả củahành vi tham nhũng gây ra. Còn có biểu hiện “trênnhẹ, dưới nặng”, các tình tiết tăng nặng hình phạt,các trường hợp không cho hưởng án treo đối với tộiphạm tham nhũng chưa được vận dụng phù hợp, các tìnhtiết giảm nhẹ hình phạt vận dụng chưa chính xác.Việc cho bị cáo hưởng dưới khung hình phạt trái vớiquy định của pháp luật còn xảy ra, điều kiện để xétgiảm án, xét đặc xá đối với loại tội phạm này vậndụng còn tuỳ tiện chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lýtài sản tham nhũng chưa kịp thời. Số lượng tài sảntham nhũng thu hồi được còn thấp. Các hiệp địnhtương trợ tư pháp, hiệp định về dẫn độ chưa đầy đủdẫn đến việc bắt bị can trốn ra nước ngoài, xử lýtiền gửi, tài sản ở nước ngoài gặp khó khăn. Một sốtội phạm có đủ cấu thành tội tham nhũng chưa đượcquy định trong Bộ luật Hình sự như tội cố ý làm tráicác quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gâyhậu quả nghiêm trọng, tội trốn thuế, tội lập quỹtrái phép… Chất lượng cán bộ của các cơ quan bảo vệpháp luật chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh.Trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật cònđể xảy ra tham nhũng ở ngay bản thân các cơ quannày.

Để công tác phát hiện, xử lý người có hành vitham nhũng, tài sản tham nhũng đạt chất lượng, hiệuquả và dần đi vào nề nếp, cần thực hiện một số biệnpháp cụ thể như sau :

Một là, phát huy vai trò lãnh chỉ đạo của cáccấp uỷ đảng trong việc phát hiện,  chỉ đạo kịp thời,xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, đề cao

trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việcphát hiện, xử lý cán bộ công chức tham nhũng, tiêucực. Thực hiện tốt Chỉ thị số 15 - CT/TW, ngày07/7/2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảngtrong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tácbảo vệ Đảng trong tình hình mới.  

Hai là, tăng cường phát hiện tham nhũng qua côngtác thanh tra, kiểm toán giám sát của các cơ quanchức năng. Nâng cao chất lượng, phẩm chất đạo đứccủa cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm toán, pháthuy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơquan này trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.

Ba là, tăng cường phát hiện tham nhũng qua điềutra, truy tố xét xử các vụ án hình sự, nhất là quacác vụ án kinh tế, án ma tuý, đánh bạc, mại dâm… Mởrộng quan hệ với các tổ chức chống tội phạm quốc tế,khai thác để phát hiện các hành vi tham nhũng thôngqua kênh thông tin của các cơ quan, tổ chức chốngtội phạm quốc tế.

Bốn là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc vàcác tổ chức thành viên trong công tác giám sát vàphản biện xã hội để phát hiện các hành vi thamnhũng, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh thamnhũng như xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngânsách nhà nước, ngân hàng, tín dụng...

Năm là, tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, côngchức và nhân dân nhận diện được các hành vi thamnhũng, có thái độ căm ghét và tinh thần đấu tranhphòng, chống tham nhũng, tạo ra môi trường xã hộitẩy chay các hành vi tham nhũng. Từ đó, khuyến khíchquần chúng nhân dân và báo chí tham gia vào cuộc đấutranh. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vitrù dập người tố cáo.

Sáu là, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố,xét xử án hình sự nói chung và án tham nhũng nóiriêng đảm bảo khách quan, trung thực và đúng trìnhtự, thủ tục theo quy định của pháp luật, không làm

oan người vô tội, không để lọt tội phạm.Việc táchnhập hồ sơ vụ án, đình chỉ, tạm đình chỉ, áp dụngcác biện pháp ngăn chặn bị can, bị cáo phạm tội thamnhũng phải thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ luậtTố tụng hình sự. Định tội danh cần xem xét động cơphạm tội, hành vi, thủ đoạn phạm tội, khách thể bịxâm hại và các tình tiết khác trong vụ án để địnhtội, tránh tình trạng bị can, bị cáo có hành vi thamnhũng nhưng khi tiến hành điều tra, xử lý sang loạitội phạm khác. Hạn chế mức thấp nhất bị can, bị cáophạm tội tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,thậm chí đặc biệt nghiêm trọng mà cho hưởng mức ánthấp hơn nhiều so với mức thấp nhất của khung hìnhphạt liền kề hoặc cho hưởng án treo không đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ chính trị, gây bức xúc trongdư luận xã hội.

Bảy là, xây dựng một số đạo luật như Luật Bảo vệnhân chứng, Bảo vệ người tố cáo, Luật Tiếp cận thôngtin, Luật Đạo đức công chức, Luật Bí mật nhà nước,quy định về giải quyết đơn thư tố cáo nặc danh...Đóchính là cơ sở pháp lý quan trọng, là công cụ hỗ trợvô cùng cần thiết để các chủ thể trong công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng tiến hành các giảipháp, biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vitham nhũng có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng tốt nhấtyêu cầu của cuộc đấu tranh trong tình mới. Sửa đổi,bổ sung các tội phạm có đủ cấu thành tội tham nhũngđưa vào Chương Các tội phạm tham nhũng trong Bộ luậtHình sự đảm bảo việc xử lý nghiêm minh, đúng người,đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt các hành vitham nhũng. Quy định cụ thể việc vận dụng các tìnhtiết giảm nhẹ hình phạt, các trường hợp không chohưởng án treo đối với các tội phạm tham nhũng, tránhviệc vận dụng tuỳ tiện, thiếu khách quan, ảnh hưởngđến xử lý tội phạm tham nhũng và gây dư luận xấu.

Tám là, bổ sung kịp thời cơ sở vật chất, cáctrang thiết bị và phương tiện kỹ thuật hiện đại cho

các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhất là xây dựng độingũ cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật “vừahồng, vừa chuyên”, có lập trường quan điểm chính trịvững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trìnhđộ nghiệp vụ chuyên sâu đáp ứng được với cuộc đấutranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạmtham nhũng nói riêng.                           

3.3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhântrong phòng, chống tham nhũng

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là công việclâu dài, khó khăn và phức tạp đòi hỏi sự quyết tâmvào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và cả xãhội. Sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức và mỗingười dân là cơ sở quan trọng tạo nên thành công củacuộc đấu tranh này. Vì vậy, pháp luật về phòng,chống tham nhũng đặc biệt nhấn mạnh quy định vềtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhântrong phòng chống tham nhũng. Cụ thể như sau:

3.3.1. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nướcCác cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thựchiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thamnhũng; tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác,tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng; bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện,báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng; chủđộng phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịpthời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêucầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềntrong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vitham nhũng.

- Trách nhiệm của cơ quan đại biểu cho quyền lựcnhân dân.

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sátcông tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cảnước. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hộitrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát

công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực domình phụ trách. Ủy ban tư pháp của Quốc hội trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việcphát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Hội đồng nhândân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chốngtham nhũng tại địa phương. Đoàn đại biểu Quốc hội,đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việcthực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chốngtham nhũng.

- Trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.Thanh tra Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo,hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghịcơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; xây dựng hệthống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng; giúpChính phủ xây dựng báo cáo hàng năm về phòng, chốngtham nhũng trong phạm vi cả nước.

Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện việckiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện và phối hợp xửlý hành vi tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vitham nhũng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra,Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xửlý.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉđạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về thamnhũng.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo vớiChính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tạibộ, ngành, địa phương.

- Trách nhiệm của cơ quan tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổchức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tộiphạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xétxử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.

Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử,hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm về thamnhũng.

Các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có biện pháp để kiểmtra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền,nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức củamình trong hoạt động chống tham nhũng.

- Trách nhiệm của cơ quan báo chí.Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng

viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạtđộng phòng, chống tham nhũng. Theo quy định của phápluật về phòng, chống tham nhũng, cơ quan báo chí cótrách nhiệm sau:

+ Tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợptác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềntrong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảođảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịutrách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa; chấphành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghềnghiệp.

+ Biểu dương tinh thần và những việc làm tíchcực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án,đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng;tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng,chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, cơ quan, báo chí, phóng viên cóquyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đếnhành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đượcyêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệuđó theo quy định của pháp luật; trường hợp không

cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lýdo.

- Trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống thamnhũng.

Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra,Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau vàphối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trongviệc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người cóhành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quátrình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xétxử vụ việc tham nhũng. Ngược lại, cơ quan, tổ chức,đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộngtác với cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện, xửlý người có hành vi tham nhũng.

Nội dung phối hợp trong phòng, chống tham nhũnggiữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án gồm:

+ Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu,kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Công an,Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Tòa án nhân dân tốicáo, Kiểm toán Nhà nước trong việc định kỳ trao đổi,cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về côngtác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanhtra, điều tra, kiểm sát, xét xử, kiểm toán; phối hợpvới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của Mặt trận, Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp,hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí thường xuyêntrao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng,chống tham nhũng thông qua hoạt động của các tổ chứcđó. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu phảibảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì,phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dâncùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh,hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quanbáo chí ở địa phương trong việc trao đổi, cung cấpthông tin, tài liệu về công tác phòng, chống thamnhũng ở địa phương.

+ Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quannhà nước có thẩm quyền xử lý.

Trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nướcchuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều trathì phải có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sátcùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. Về phía cơ quanđiều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật về tố tụng hình sự. Nếu cơ quan thanhtra, kiểm toán nhà nước không đồng ý với việc giảiquyết của cơ quan điều tra thì có quyền thông báovới Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấptrên.

Trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nướcchuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sátthì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thôngbáo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đãchuyển hồ sơ.

+ Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình thamnhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng,chống tham nhũng.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thườngxuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện phápnhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơquan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lýcủa mình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra cótrách nhiệm chấp hành quyết định kiểm tra; hợp táccung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịpthời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra

hoặc người kiểm tra; quyết định, kết luận của ngườira quyết định kiểm tra.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáovề công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành,địa phương mình cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng,duy trì hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống thamnhũng. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thựchiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Khi cần thiết, bộ, ngành, địa phương đề nghịThanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để phục vụcho công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành,địa phương mình. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệmcung cấp thông tin trong thời hạn 10 ngày, kể từngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin của bộ,ngành, địa phương. Trong trường hợp thông tin đượcyêu cầu cung cấp phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnhvực thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá20 ngày; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cungcấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quanđề nghị biết và nêu rõ lý do.

3.3.2. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chứcxã hội

- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,được Nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên mộtsố lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống thamnhũng. Theo quy định pháp luật về phòng, chống thamnhũng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên có trách nhiệm sau:

+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyềntuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổchức mình thực hiện các quy định của pháp luật về

phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện phápnhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng.

+ Phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng;giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chốngtham nhũng.

+ Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện,xác minh, xử lý vụ viêc tham nhũng.

- Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việcphòng, chống tham nhũng.

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòngchống tham nhũng.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên còn có quyền yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòngngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lýngười có hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cánahan có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thờihạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trườnghợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéodài nhưng không quá 30 ngày.

- Trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân.Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn,

trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanhnghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình giám sát việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3.3.3. Trách nhiệm của các đơn vị trong Quân đội nhân dânQuân đội nhân dân là một bộ phận cấu thành Nhà

nước. Ngoài việc tham gia vào các hoạt động của xãhội như các bộ phận, lực lượng khác, các đơn vị Quânđội còn hoạt động trong môi trường mang tính đặcthù, vừa phải chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước,vừa phải thực hiện nghiêm điều lệnh, điều lệ, kỷluật quân đội và tích cực thực hiện các biện pháp vàtham gia phòng, chống tham nhũng trong xã hội. Việc

thực hiện tốt hay không tốt nghĩa vụ, trách nhiệmtrên sẽ tác động trực tiếp tích cực hay tiêu cực tớitoàn xã hội và quân đội, nhất là bản chất, truyềnthống tốt đẹp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấuvà chiến đấu của Quân đội nhân dân.

Công tác phòng, chống tham nhũng trong Quân độiđược tiến hành theo quy định của pháp luật về phòng,chống tham nhũng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏdần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, từngbước đẩy lùi tham nhũng, xây dựng cấp ủy đảng trongsạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, đội ngũcán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânviên chức quốc phòng liêm chính, làm nền tảng vữngchắc xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Thời gian qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòngvà các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã làm tốt côngtác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quán triệt, tuyêntruyền, phổ biến các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng,pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng,lãng phí. Với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn làchính; kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đứccho cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân bằng nhiều hìnhthức phong phú, thiết thực, sâu rộng gắn với thựchiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tụcđẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”,qua đó nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọngcủa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũngnhư ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, cánbộ, đảng viên, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân viên quốc phòng, hạ sỹ quan - chiến sỹ đốivới công tác này. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Bộ Quốcphòng luôn chú trọng công tác xây dựng, ban hành,thể chế hóa các quy định của Đảng, Nhà nước vềphòng, chống tham nhũng, đảm bảo yêu cầu kịp thời,

đồng bộ, thống nhất, cụ thể, khả thi, sát thực tế,đặc điểm của Bộ và các cơ quan, đơn vị để công tácphòng, chống tham nhũng trong Quân đội đi vào nềnnếp và đạt được hiệu quả thiết thực. Quân ủy Trungương ban hành Quyết định số 790-QĐ/ĐU ngày30/12/2012 về việc ban hành Quy chế công tác cán bộtrong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thường vụ Quân ủyTrung ương ban hành Chỉ thị số 380-CT/ĐU ngày30/5/2014 về tiếp tục thực hiện công tác phòng,chống tham nhũng, lãng phí gắn với thực hiện Nghịquyết Trung ướng 4 (khóa XI); Bộ Quốc phòng ban hànhThông tư số 30/2014/TT-BQP ngày 24/3/2014 quy địnhdanh mục các nhóm ngành, ngành công tác và định kỳchuyển đổi chức danh cán bộ, nhân viên trong Quânđội; Thông tư số 07/2014/TT-BQP ngày 23/01/2014 quyđịnh và hướng dẫn thực hiện minh bạch về tài sản,thu nhập trong Quân đội; Kế hoạch số 4613/KH-BQPngày 05/9/2009 về thực hiện Chiến lược quốc giaphòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trong Quân đội;Kế hoạch số 2767/KH-BQP ngày 17/4/2013 của Bộ Quốcphòng thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày06/12/2012 của Chính phủ đối với công tác phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phígiai đoạn 2012-2016 trong Quân đội…

Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiệnhoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng. Công tácphát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phítrong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị được Quân ủyTrung ương, Lãnh đạo Bộ Quốc phòng quan tâm, chỉ đạothực hiện kịp thời, nghiêm túc, việc điều tra, truytố, xét xử được thực hiện theo đúng quy định củapháp luật. Cụ thể trong thời gian qua, toàn quân đãthường xuyên tổ chức các cuộc tự kiểm tra nội bộ;thanh tra chấp hành pháp luật về phòng, chống thamnhũng đối với các cơ quan, đơn vị; tiếp nhận và giảiquyết kịp thời các đơn, thư tố cáo…Tuy nhiên, công

tác phòng, chống tham nhũng trong Bộ Quốc phòng thờigian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Nhậnthức về vị trí, ý nghĩa của công tác phòng, chốngtham nhũng của một số ít cấp ủy, chỉ huy chưa đầyđủ, sâu sắc; công tác triển khai thực hiện các biệnpháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí ở một số ít cơquan đơn vị cơ sở còn thiếu quyết liệt, chưa kịpthời… Do đó, để phát huy vai trò và trách nhiệm củacác đơn vị Quân đội nhân dân trong phòng, chống thamnhũng, cần thực hiện tốt những nội dung và biện phápsau:

Một là, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cácquan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng,chống tham nhũng cho cán bộ, sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩquan, chiến sĩ trong toàn quân. Các cơ quan, đơn vịtổ chức, triển khai nghiêm túc các đợt học tập,nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng, phápluật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng nhằmtăng cường hiểu biết pháp luật, tạo chuyển biến tíchcực trong phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.

Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu và tổ chứctuyên truyền, giáo dục toàn diện, sâu rộng cho bộđội về tham nhũng, nguyên nhân, tác hại của thamnhũng, các biện pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lýtham nhũng, nhất là phổ biến, giáo dục về Luậtphòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thihành; Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũngđến năm 2020 trong Quân đội trên các phương tiệnthông tin đại chúng với các hình thức phù hợp, thiếtthực, hiệu quả. Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơquan báo chí, phát thanh, truyền hình trong Quân độiphối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị tăng cường đưatin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng,chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãngphí và về việc công khai bản giải trình trên các

phương tiện thông tin đại chúng theo quy định củapháp luật và Bộ Quốc phòng.

Nghiên cứu biên soạn tài liệu, xây dựng chươngtrình, nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũngvà đưa vào giảng dạy trong các học viện, nhà trườngQuân đội, các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan ở các họcviện, nhà trường, cơ quan, đơn vị và chương trình,nội dung giáo dục chính trị hàng năm.

Hai là, triển khai thực hiện tốt quy định phápluật về trách nhiệm giải trình.

Các cơ quan, đơn vị trong Quân đội cần tổ chứcquán triệt và thực hiện tốt Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệmgiải trình của các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Thông tư số02/2014/TT-TTCP ngày 29/4/2014 của Thanh tra Chínhphủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một sốđiều của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình củacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao. Theo đó, các cơ quan, đơn vịtrong Quân đội coi trách nhiệm giải trình là một nộidung quan trọng trong công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí, bảo đảm tính công khai, minh bạchtrong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Cụ thể hóa việcthực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quychế làm việc của cơ quan, đơn vị phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, đơnvị mình. Lồng ghép nội dung thực hiện trách nhiệmgiải trình trong quá trình thanh tra, kiểm tra vềchấp hành quy định của pháp luật về phòng, chốngtham nhũng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cánhân thuộc quyền quản lý. Đưa kết quả thực hiệntrách nhiệm giải trình vào nội dung báo cáo định kỳvề công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan theoquy định. Nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo cơ sở

phát huy vai trò giám sát của tổ chức, đoàn thể vàcán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânviên quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đối với hoạtđộng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đội ngũ cánbộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thichức trách, nhiệm vụ; tăng cường đối thoại, hiểubiết giữa các cơ quan, đơn vị với cán bộ, chiến sĩđể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đơn thưkhiếu nại, tố cáo.

Ba là, tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảmthực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật vềcông khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan,đơn vị theo Thông tư số 07/2014/TT-BQP ngày23/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định vàhướng dẫn về minh bạch tài sản, thu nhập trong Quânđội. Chú trọng công khai, minh bạch trong các lĩnhvực thực hiện các chế độ, chính sách, chủ trương đầutư xây dựng cơ bản, mua sắm, sản xuất trang thiết bịquân sự, lĩnh vực sản xuất kinh doanh kết hợp kinhtế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quản lý,sử dụng đất quốc phòng trong Quân đội.

Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố,xét xử trong Quân đội.

Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyểnmạnh thực hiện chức năng giám sát hành chính và tăngcường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ,công vụ, việc thực hiện pháp luật về phòng, chốngtham nhũng; thực hiện kết hợp tổ chức và hoạt độngthanh tra với tổ chức và hoạt động kiểm tra của Đảngtheo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Cơ quanthanh tra theo ngành, lĩnh vực tập trung thanh tra,kiểm tra việc chấp hành pháp luật của mọi tổ chức,cá nhân; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hànhchính, bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trên cáclĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Tăng cường

hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanhtra.

Năm là, tăng cường trách nhiệm, tính chuyênnghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của BanChỉ đạo Bộ Quốc phòng về thực hiện chương trình quốcgia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy;phòng, chống mua bán người; phòng, chống tham nhũng;chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí (gọi tắt là BanChỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng). Ban chỉ đạo 1389 BộQuốc phòng do đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụtrách khối các cơ quan tư pháp, thanh tra, pháp chếlàm Trưởng ban, tham mưu, đề xuất giúp Quân ủy Trungương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch vàchỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, kếhoạnh, nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tội phạm;phòng, chống ma túy; phòng, chống buôn bán người;phòng, chống tham nhũng; chống buôn lậu, gian lậnthương mại và hàng gỉ; thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí.

Sáu là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cánbộ, chiến sĩ tích cực tham gia đấu tranh phòng,chống tham nhũng, nhất là người đứng đầu các cơquan, đơn vị. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở,xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định để phát huy vaitrò, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong đấutranh phòng, chống tham nhũng ở cơ quan, đơn vịmình; xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khenthưởng đối với người có công phát hiện và đấu tranhchống tham nhũng.

3.3.4. Trách nhiệm của cá nhânMỗi cá nhân có môi trường làm việc, công tác và

địa vị xã hội khác nhau nên có trách nhiệm khác nhautrong phòng, chống tham nhũng. Trách nhiệm của cánhân trong phòng, chống tham nhũng bao gồm: tráchnhiệm của cán bộ, công chức, viên chức là người lãnh

đạo quản lý; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viênchức không phải là người lãnh đạo, quản lý; tráchnhiệm của công dân.

- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chứckhông phải là lãnh đạo, quản lý.

Theo quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 42Luật phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm phòng,chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chứcđược thể hiện ở các nội dung sau:

+ Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức có tráchnhiệm thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, côngchức, viên chức. Đây là “các chuẩn mực xử sự của cán bộ,công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quanhệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm,7 phùhợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chứcvà từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính vàtrách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức”.8

Đối với các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức,viên chức có trách nhiệm thực hiện quy tắc đạo đứcnghề nghiệp. Đây là những “chuẩn mực xử sự phù hợp với đặcthù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệmtrong việc hành nghề”.9

Các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệpgiúp cho các bộ, công chức, viên chức nhận thức rõbổn phận, trách nhiệm của mình trong công việc, nghềnghiệp để có tinh thần thái độ đúng đắn khi thựchiện công việc được giao từ đó tận tụy phục vụ nhân7 Theo quy định tại Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, cácviệc cán bộ, công chức không được làm bao gồm: a) Cửa quyền, hách dịch, gây khókhăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc; b) Thànhlập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổchức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Làm tư vấn chodoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quanđến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mìnhhoặc mình tham gia giải quyết; d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệmquản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ; đ) Sửdụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.8 Xem: Điều 36 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.9 Xem: Điều 42 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005

dân. Các quy tắc này còn có tác dụng quan trọngtrong việc kiếm soát hành vi, ứng xử của cán bộ côngchức, ngăn ngừa những hành vi sách nhiễu, lợi dụngcông vụ để đòi hối lộ hoặc các hành vi trục lợi kháccó tính…

+ Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩavụ báo cáo về các hành vi có dấu hiệu tham nhũng.Theo quy định tại Điều 38 Luật phòng, chống thamnhũng: “Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phảibáo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trườnghợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấuhiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị cấp trên trực tiếp”.

Đối với trường hợp, “cán bộ, công chức, viên chức biếtđược hành vi tham nhũng mà không báo cáo… thì (họ) phải chịu tráchnhiệm theo quy định của pháp luật”10. Việc quy định tráchnhiệm báo cáo về hành vi, vụ việc có dấu hiệu thamnhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khíchcán bộ công chức tích cực, chủ động trong việc pháthiện, phản ánh, tố giác hành vi tham nhũng trong cơquan, tổ chức, đơn vị qua đó góp phần phòng, chốngtham nhũng xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị củamình. Điều 39 Luật phòng, chống tham nhũng còn cảnhbáo cán bộ, công chức khi biết được hành vi thamnhũng mà không báo cáo…thì (họ) phải chịu tráchnhiệm theo quy định của pháp luật.

+ Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩavụ chấp hành quyết định về chuyển đổi vị trí côngtác của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo quy định tạiĐiều 43 Luật phòng, chống tham nhũng: việc chuyểnđổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viênchức được thực hiện định kỳ đối với một số vị trícông tác liên quan đến việc quản lý ngân sách, tàisản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyếtcông việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân10 Xem: Điều 39 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005

nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Điều này cótác dụng quan trọng trong việc tránh để cán bộ,công chức, viên chức lợi dụng nghiệp vụ, kinhnghiệm công tác mưu cầu lợi ích riêng và thực hiệnhành vi tham nhũng.

- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chứclãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cán bộ, công chức, viên chức là người lãnh đạo,quản lí trong cơ quan, đơn vị có vai trò rất quantrọng trong hoạt động phòng, chống tham nhũng tại cơsở, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.Hoạt động phòng, chống tham nhũng của những ngườinày được thể hiện trên các nội dung sau:

+ Một là: tiếp nhận, giải quyết những phản ánh,báo cáo về hành vi có dấu hiệu tham nhũng xẩy ratrong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình. Sau khitiếp nhận, giải quyết các nội dung phản ánh, báo cáovề hành vi, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, “ngườiđược báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo chongười báo cáo”11; “người nhận được báo cáo về dấu hiệu thamnhũng mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định củapháp luật”12.

Các quy định này có nghĩa quan trọng trong việckhuyến khích cán bộ, công chức tham gia phòng, chốngtham nhũng. Điều này làm cho hành vi tham nhũng đượcphát hiện sớm, xử lý công minh, đúng pháp luật quađó góp phần phòng ngừa tham nhũng.

+ Hai là: cán bộ, công chức, viên chức (quản lý,lãnh đạo) có trách nhiệm tuân thủ quyết định về việc

11 Xem: Điều 38 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.12 Xem: Điều 39 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

luân chuyển cán bộ13, kê khai tài sản14. Việc luânchuyển cán bộ nhằm hạn chế việc cán bộ, công chức,viên chức lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi;việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viênchức nhằm kiểm soát biến động về tài sản của cán bộ,công chức, viên chức nhằm sớm phát hiện hành vi thamnhũng.

+ Ba là: tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm viquản lý.

Việc thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấphành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhânthuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời pháthiện hành vi tham nhũng. Khi phát hiện có hành vitham nhũng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải kịp thờixử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quanthanh tra, điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủđộng tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra của cơ quan,tổ chức, đơn vị mình. Việc chủ động tổ chức kiểm traviệc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, côngchức, viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyếtcông việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vàcán bộ, công chức, viên chức khác do mình quản lýnhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vitham nhũng15.

+ Bốn là: người đứng đầu và cấp phó của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệmvề việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan,tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

13 Xem: - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chínhphủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

-Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 Sửa đổi một sốđiều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chínhphủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức 14 Xem: Điều 44 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.15 Xem: Điều 59, 60 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Trường hợp để xẩy ra tham nhũng tại cơ quan, tổchức, đơn vị mình quản lý, phụ trách thì tùy theotính chất mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà ngườiđứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự.16

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tráchnhiệm áp dụng quy định của Luật Phòng, chống thamnhũng và các quy định khác của pháp luật có liênquan để tổ chức phòng, chống tham nhũng trong cơquan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý; đồng thờichịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấptrên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũng trongcơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý. Trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉđạo thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 LuậtPhòng, chống tham nhũng; tổ chức, chỉ đạo việc cungcấp thông tin theo quy định pháp luật và chịu tráchnhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tincủa cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; gương mẫu, liêmkhiết, định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách,nhiệm vụ của mình trong việc phòng ngừa, phát hiệnhành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi thamnhũng; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quảnlý, phụ trách.

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có tráchnhiệm đối với hoạt động thanh tra việc thực hiện cácquy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũngtheo quy định tại Điều 47 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP

Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm toán nhànước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tăngcường quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạocông tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặnhành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống thamnhũng; giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ16 Xem: Điều 54, 55 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tốcáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt độngchống tham nhũng đối với Thanh tra viên, Kiểm toánviên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hộithẩm, Thư ký Tòa án và cán bộ, công chức, viên chứckhác của cơ quan.

Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm thựchiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quyđịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quytắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; kê khai tàisản theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệmvề tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.

- Trách nhiệm của công dân.Công dân có vai trò quan trọng trong cuộc đấu

tranh phòng, chống tham nhũng. Trách nhiệm của côngdân trong phòng, chống tham nhũng là nội dung đượcghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.Tuy nhiên, trong hoạt động phòng, chống tham nhũng,trách nhiệm của công dân không chỉ được quy địnhtrong Luật phòng, chống tham nhũng mà còn được quyđịnh trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như:Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật phòng chống thamnhũng; Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3năm 2007 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướngdẫn về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng,chống tham nhũng; Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản,thu nhập; Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm2007 về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chínhphủ, quy định chi tiết một số điều của Luật phòng,

chống tham nhũng;17 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, về minh bạch tàisản, thu nhập.18Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08tháng 8 năm 2013 quy định trách nhiệm giải trình củacơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao… Theo Điều 88 Luật Phòng, chốngtham nhũng, công dân tự mình, thông qua Ban thanhtra nhân dân hoặc thông qua tổ chức mà mình là thànhviên tham gia phòng, chống tham nhũng.

Điều 6 Luật phòng chống tham nhũng, Điều 24 Nghịđịnh số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 củaChính phủ quy đinh trách của công dân trong phòng,chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng,chống tham nhũng.

Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của công dânđược thể hiện trước hết bằng việc chấp hành nghiêmchỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thamnhũng là hiện tượng xã hội luôn tiềm ẩn trong mỗicon người, nhất là những người có chức vụ, quyền hạn- “người có quyền lực”. Khi đã có quyền lực, conngười thường có xu hướng lạm dụng quyền lực để thoảmãn nhu cầu cá nhân, mưu cầu lợi ích riêng. Vì vậy,việc phòng, chống tham nhũng đòi hỏi mỗi người, nhấtlà người có chức vụ quyền hạn phải luôn “giữ mình”để bản thân không lạm dụng quyền lực, vi phạm phápluật hay có hành vi tham nhũng, đồng thời mỗi người(có chức vụ, quyền hạn cũng như không có chức vụ,quyền hạn) còn phải có trách nhiệm vận động, giáodục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh

17Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 7 năm 2013, thaythế Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng18 Nghị định này thay thế Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Nghị định số68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2007 về minhbạch tài sản, thu nhập.

pháp luật nói chung, pháp luật về phòng, chống thamnhũng nói riêng để không cho hành vi tham nhũng xẩyra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hay địa phươngmình. Đây là yêu cầu quan trọng đối với hoạt độngphòng, chống tham nhũng của công dân. Mỗi công dâncũng như người thân của họ không có hành vi thamnhũng thì đã góp phần hạn chế, giảm bớt các hành vitham nhũng. Đặc biệt, khi có ý thức tuân thủ phápluật về phòng, chống tham nhũng, công dân sẽ có nhậnthức, tình cảm đúng đắn trong việc lên án, tố giác,đấu tranh với các hành vi tham nhũng.

+ Lên án, đấu tranh với những người có hành vitham nhũng.

Đối với mỗi công dân, ngoài việc chấp hànhnghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũngthì họ còn phải có thái độ phê phán, lên án mạnh mẽhành vi tham nhũng. Bằng hành động cụ thể của mình,trong công việc cũng như trong cuộc sống khi pháthiện hành vi tham nhũng, công dân cần chủ động nhắcnhở, phê bình, lên án người có hành vi tham nhũng,kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các hànhvi tham nhũng. Việc nhắc nhở, phê bình có tác dụnguốn nắn những hành vi sai trái, vụ lợi của ngườikhác từ đó ngăn ngừa hành vi tham nhũng. Việc phêphán, lên án các hành vi tham nhũng có tác dụng cảnhbáo đồng thời tạo dư luận phản ứng mạnh mẽ của cộngđồng đối với hành vi tham nhũng từ đó răn đe cáchành vi tham nhũng. Việc phê phán, lên án hành vitham nhũng còn nhằm tỏ rõ thái độ đấu tranh khôngdung thứ, không khoan nhượng với hành vi tham nhũng.Tất cả những việc làm này của công dân có ý nghĩaquan trọng đối với việc phòng ngừa tham nhũng ngaytại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình qua đócó ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng ngừa và đấutranh chống tham nhũng nói chung.

+ Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

Công dân được nhà nước và pháp luật trao quyềnđồng thời quy định trách nhiệm trong việc góp phầnbảo vệ trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa, đấu tranhchống vi phạm pháp luật và tội phạm, trong đó cóhành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng. Tráchnhiệm phòng, chống tham nhũng của công dân còn đượcthể hiện bằng việc phát hiện, tố cáo hành vi thamnhũng. Thông qua việc giám sát hoạt động của cơquan, tổ chức và bằng thông tin thu thập từ nhiềunguồn khác nhau, khi biết có hành vi tham nhũng, đặcbiệt là hành vi tham nhũng có tính nguy hiểm cao,công dân có quyền tố cáo hành vi này trước cơ quancó thẩm quyền để xử lý theo pháp luật. Việc pháthiện và tố cáo hành vi tham nhũng là quyền đồng thờicũng là nghĩa vụ của công dân. Điều 64 Luật phòng,chống tham nhũng quy định: “Công dân có quyền tố cáo hànhvi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền”.

Việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng củacông dân được thực hiện dưới hai hình thức:

Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức màmình là thành viên về hành vi tham nhũng: Điều 26Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007của Chính phủ quy định: “Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cánbộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi códấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,đơn vị mình có quyền: a) Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã,phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanhnghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc; b) Phản ánh với tổchức mà mình là thành viên”. Việc phát hiện, tố cáo hànhvi tham nhũng trong trường hợp này được thực hiệnkhi công dân phát hiện hành vi có dấu hiệu thamnhũng xẩy ra trong cơ quan, tổ chức mà mình là thànhviên. Việc phòng, chống tham nhũng được đặt ra đốivới mọi cấp, ngành, tổ chức và các cơ quan đơn vị cơsở. Đối với các đơn vị cơ sở, các tổ chức, doanhnghiệp, người đứng đầu đơn vị và Ban thanh tra nhân

dân có trách nhiệm đồng thời có vai trò quan trọngtrong việc phòng, chống tham nhũng. Ban thanh tranhân dân hoặc tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếpnhận phản ánh của công dân về hành vi có dấu hiệutham nhũng hoặc vụ việc tham nhũng; xem xét, xácminh, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơquan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật và giám sát việc giải quyết đó, đồngthời thông báo kết quả giải quyết cho công dân đã cóý kiến phản ánh biết.19

Tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền. Khi phát hiện hành vi thamnhũng, vụ việc tham nhũng, công dân có quyền tố cáohành vi, vụ việc và người tham nhũng với cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền. Hình thức này thườngđược thực hiện trong trường hợp người tố cáo khôngphải là thành viên cơ quan tổ chức (có hành vi, vụviệc tham nhũng). Trong công việc liên quan hoặc dothu thập tin tức, tài liệu từ nhiều nguồn tin khácnhau mà biết được hành vi tham nhũng, vụ việc thamnhũng, công dân có quyền đồng thời cũng là nghĩa vụtố cáo hành vi, vụ việc tham nhũng đó với cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xử lý theo quyđịnh của pháp luật.

Tuy nhiên, khi phát hiện tham nhũng và thực hiệnhành vi “phản ánh”, “tố cáo” hành vi tham nhũng,công dân phải “nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cungcấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình cóđược cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền”20; công dânphải chịu trách nhiệm về tính “khách quan”, “trungthực” của thông tin đã phản ánh, tố cáo và phải chịutrách nhiệm về lời tố cáo của mình21. Công dân khôngđược lợi dụng quyền tự do dân chủ để tố cáo sai sự19 Xem: Điều 26 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ20 Xem: Điều 25 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ21 Xem: Điều 64 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005

thật. Trường hợp công dân bịa đặt và tố cáo ngườikhác là tham nhũng nhằm xúc phạm danh dự hoặc gâythiệt hại cho quyền lợi của người bị tố cáo thì tuỳtheo tính chất, múc độ nguy hiểm của hành vi mà cóthể bị xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệthại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vukhống theo Điều 122 BLHS.

Khi phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, côngdân có quyền được giữ bí mật (danh tính, thông tintố cáo) để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe,…Trường hợp người có hành vi tố cáo bị đe doạ, trảthù, trù dập… thì họ có quyền yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền bảo vệ. Việc thực hiện các biệnpháp bảo vệ cần thiết đối với người có hành vi tốcáo tham nhũng là trách nhiệm của cơ quan tiếp nhậnthông tin tố cáo và cơ quan có thẩm quyền. Việc bảovệ bí mật, an toàn cho người có hành vi tố cáo thamnhũng được thực hiện theo quy định của Luật phòng,chống tham nhũng, Luật khiếu nại, tố cáo và theo cácquy định khác của pháp luật hiện hành22.

Để có thể phát hiện và tố cáo hành vi thamnhũng, góp phần có hiệu quả vào việc đấu tranh chốngtham nhũng, công dân phải tự nâng cao nhận thức phápluật nói chung, pháp luật về phòng, chống tham nhũngnói riêng. Việc nhận thức đúng về các hành vi thamnhũng, bản chất, đặc điểm và tác hại của các hành vitham nhũng sẽ cho phép công dân phản ánh, tố cáođúng người, đúng hành vi vi phạm qua đó góp phần cóhiệu quả vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống thamnhũng.

+ Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trongviệc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng.

Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việcxác minh, xử lý hành vi tham nhũng là trách nhiệm

22 Xem: - Điều 65 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005;- Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007

của Chính phủ

của công dân trong hoạt động phòng, chống thamnhũng. Điều 6 Luật phòng chống tham nhũng quy định:“Công dân … có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi thamnhũng”. Điều 24 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về tráchnhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũngcũng quy định, công dân có trách nhiệm “cộng tác với cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việctham nhũng khi được yêu cầu”.

Việc hợp tác, hỗ trợ, cung cấp thông tin cầnthiết, nhất là trường hợp công dân có hành vi tố cáotham nhũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan tổchức xác minh, điều tra nhanh chóng làm rõ hành vihành vi tham nhũng để xử lí theo pháp luật. Việckhông hợp tác của công dân có thể gây khó khăn, làmcản trở việc xác minh, điều tra xử lí hành vi thamnhũng. Việc không hợp tác của công dân mà không cólí do chính đáng qua đó gây cản trở việc xác minh,điều tra hành vi tham nhũng, đặc biệt là các vụ việcphạm tội về tham nhũng thì tùy theo tính chất, mứcđộ mà có thể bị xử lí về tội từ chối khai báo hoặctừ chối cung cấp tài liệu theo Điều 308 BLHS hoặctội không tố giác tội phạm theo Điều 314 BLHS.

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng,chống tham nhũng.

Trong việc thực hiện chức năng, nghề nghiệp củamình hoặc thông qua việc giám sát hoạt động của cáccơ quan, tổ chức hoặc bằng hiểu biết của bản thân,khi phát hiện những khiếm khuyết, sai sót, hạn chếcủa cơ chế, chính sách và pháp luật qua đó người cóchức vụ, quyền hạn có thể lợi dụng để thực hiện hànhvi tham nhũng, thì công dân có quyền kiến nghị vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế,chính sách pháp luật để phòng, chống tham nhũng cóhiệu quả. Những kiến nghị của công dân giúp cho cơ

có thẩm quyền phát hiện sai sót, “lỗ hổng” để sửađổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phápluật làm cho người có ý định tham nhũng không thểlợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng, qua đó gópphần phòng ngừa tham nhũng. Mặt khác, những kiếnnghị của công dân có thể giúp cơ quan có thẩm quyềnsửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách vàpháp luật trong việc phát hiện, điều tra, xử lí hànhvi tham nhũng qua đó góp phần đấu tranh chống thamnhũng có hiệu quả.

Để tạo điều kiện cho công dân có thể thực hiệntốt trách nhiệm phòng, chống tham nhũng trong lĩnhvực này, pháp luật quy định cho công dân có quyềnyêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp thông tin.Công dân có quyền được biết về hoạt động của cơquan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc, địa phươngnơi mình cư trú để từ đó kịp thời phát hiện các hànhvi có dấu hiệu tham nhũng cũng như các căn cứ cầnthiết để đưa ra các kiến nghị với cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền trong việc hoàn thiện cơ chế, chínhsách pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Điều 32Luật phòng, chống tham nhũng quy định: “1). Cán bộ, côngchức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin vềhoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; 2). Công dân có quyền yêucầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trúcung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn đó…”. Điều 6 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17tháng 06 năm 2013 của Chính phủ còn quy định cụ thểquyền và nghĩa vụ của công trong việc yêu cầu cungcấp thông tin và sử dụng thông tin được được cơquan, tổ chức cung cấp.

Với các thông tin được cung cấp, công dân có thểkiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức;kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật cũng nhưviệc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũngcủa cơ quan tổ chức qua đó phát hiện các hành vi

tham nhũng cũng như kiến nghị cơ quan, tổ chức thựchiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống thamnhũng; kiến nghị cơ quan, tổ chức hoàn thiện cơ chế,chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng đểphòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

+ Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chốngtham nhũng.

Từ việc theo dõi tình hình tham nhũng, phân tíchcác số liệu, tài liệu thu thấp được, dự đoán tìnhhình tham nhũng và yêu cầu phòng, chống tham nhũngtrong thời gian tiếp theo trên cơ sở phân tích, đánhgiá sự phù hợp, tính khả thi của các quy định củapháp luật về phòng, chống tham nhũng, công dân cóthể thông qua các hội nghị, diễn đàn hoặc thông quacác cơ quan, tổ chức của mình kiến nghị, góp ý kiếnvới cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng phápluật về phòng, chống tham nhũng.

Sự tham gia tích cực của người dân có vai tròhết sức quan trọng trong hoạt động phòng, chống thamnhũng. Mỗi công dân bằng hành vi của mình có thểtham gia phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hành vicụ thể khác nhau như vận động người thân chấp hànhnghiêm chỉnh chính sách, pháp luật; phê phán, lên ánnhững hành vi tham nhũng; phát hiện, tố cáo hành vitham nhũng; hợp tác với các cơ quan có thẩm quyềntrong việc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng… Việctham gia của người dân không chỉ có ý nghĩa trongviệc phòng ngừa tham nhũng mà còn có ý nghĩa quantrọng trong hoạt động chống tham nhũng qua đó gópphần ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ hành vitham nhũng.

Tóm lại, đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉcó thể thành công khi nó được tiến hành với sự chỉđạo sát sao, quyết liệt của một bộ máy chỉ huy sángsuốt với những quyền hạn phù hợp và sự phối chặt chẽcủa các cơ quan liên quan. Hiện nay, chỉ huy tối caocuộc đấu tranh trên được Bộ Chính Trị giao cho Ban

chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Tổngbí thư làm trưởng Ban (thành lập theo quyết định số162-QĐ/TW ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ ChínhTrị). Ở địa phương, chỉ đạo hoạt động phòng, chốngtham nhũng, theo quy định của Nghị quyếtsố 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27 tháng 9 năm 2007 củaUỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống thamnhũng, được giao cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng,chống tham nhũng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đứng đầu.

Các cơ quan có vai trò quan trọng trong hoạtđộng phòng, chống tham nhũng ở trung ương như Thanhtra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dântối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng(Điều 75). Trách nhiệm cụ thể của Thanh tra Chínhphủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tốicao được quy định cụ thể tại các Điều 76, 77, 78,79 Luật phòng, chống tham nhũng.

Giám sát hoạt động phòng, chống tham nhũng đượcgiao cho Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hộiđồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban tưpháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đoànđại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thểtại Điều 74 (đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng).Nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền, nhũngnhiễu vi phạm pháp luật trong hoạt động chống thamnhũng của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quanthanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và Toà án, các Điều 83, 84 Luật phòng,chống tham nhũng quy định về việc kiểm tra hoạt độngchống tham nhũng, giải quyết tố cáo đối với cán bộ,công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, Kiểm

toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toàán. Khi cán bộ, công chức, viên chức các cơ quantrên có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt độngchống tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàntheo quy định của pháp luật.

4 điều luật của Chương VI Luật Phòng, chống thamnhũng được dành riêng để quy định về vai trò vàtrách nhiệm của xã hội trong phòng, chống thamnhũng. Cụ thể, Điều 85 quy định về vai trò và tráchnhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên; Điều 86 quy định vai trò và trách nhiệmcủa báo chí; Điều 87 quy định về vai trò và tráchnhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; Điều 88quy định về trách nhiệm công dân, Ban thanh tra nhândân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thế mạnh đặctrưng của mình.