Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà A. MỤC ...

594
Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc. Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể. - Xác định giá trị bản thân: Từ việc tìm hiểu phong cách Hồ Chí Minh xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống. 2. Phẩm chất, thái độ: - Giáo dục: ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức. - HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước ta. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: SGV, sgk, giáo án, bảng phụ. Sưu tầm tranh ảnh về Bác, nơi ở, làm việc của Bác, những mẩu chuyện về Bác,… 2. Học sinh: Đọc, soạn, sgk, vở ghi. C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: - LT (trình chiếu) đưa mẩu chuyện về Bác Hồ - LT đưa ra một số câu hỏi: + Từ mẩu chuyện trên, em cảm nhận được những gì về Bác Hồ? (HS tự nêu theo cảm nhận riêng của bản thân) + Ở lớp 7, các em đã học VB nào nói về Bác? Em hãy đọc vài câu thơ nói về Bác mà em biết hoặc đã học? (VB Đức tính giản dị của Bác Hồ - Hs tự trả lời theo sự hiểu biết của mình) Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… - GV giới thiệu về Bác và dẫn dắt vào Bài mới: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc ta mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách HCM là gì đoạn trích sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.

Transcript of Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà A. MỤC ...

Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

Lê Anh Trà A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc. Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể. - Xác định giá trị bản thân: Từ việc tìm hiểu phong cách Hồ Chí Minh xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống. 2. Phẩm chất, thái độ: - Giáo dục: ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức. - HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước ta.B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: SGV, sgk, giáo án, bảng phụ. Sưu tầm tranh ảnh về Bác, nơi ở, làm việc của Bác, những mẩu chuyện về Bác,…

2. Học sinh: Đọc, soạn, sgk, vở ghi.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày:- LT (trình chiếu) đưa mẩu chuyện về Bác Hồ- LT đưa ra một số câu hỏi: + Từ mẩu chuyện trên, em cảm nhận được những gì về Bác Hồ? (HS tự nêu theo cảm nhận riêng của bản thân) + Ở lớp 7, các em đã học VB nào nói về Bác? Em hãy đọc vài câu thơ nói về Bác mà em biết hoặc đã học?(VB Đức tính giản dị của Bác Hồ - Hs tự trả lời theo sự hiểu biết của mình) Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…- GV giới thiệu về Bác và dẫn dắt vào Bài mới: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc ta mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách HCM là gì đoạn trích sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.

2

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt? Văn bản này trích từ đâu? Của tác giả nào.? Vậy vì sao văn bản được coi là một văn bản nhật dụng, nó đề cập tới vấn đề gì.? Phương thức biểu đạt chính của văn bản. - GV hướng dẫn đọc.- GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích và giải thích thêm một số từ. ? Phần trích có thể chia làm mấy phần.? Nội dung từng phần. ? Trong cuộc đời mình, Bác Hồ đã sang các nước nào ? Mục đích làm gì ? Giới thiệu một số hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh.(Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh...)GV thuyết giảng thêm, mở rộng, nâng cao nhận thức.? Bằng những cách nào Bác đã tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại ?HS thảo luận. GV: Vốn hiểu biết về văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh rất sâu rộng, Người hiểu biÕt s©u réng, uyên thâm nÒn v¨n ho¸ c¸c nưíc ch©u, ch©u ¢u, ch©u Phi, ch©u Mü.? Điều quan trọng là Ng-ười đã tiếp thu nền văn

- HS theo dõi chú thích sgk.

- HS : Văn bản này được coi là Vb nhật dụng.

-Nghị luận xen thuyết minh

- HS đọc bài, nhận xét.

-bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước; đạm bạc: đơn giản, không cầu kì.

+ HCM, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại+ Vẻ đẹp của phong cách HCM.

- HS theo dõi đoạn 1.

- HS theo dõi sgk.

+ Bác sang Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga…( GV nhắc lại hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người – 5.6.1911 rời bến Nhà Rồng).+ Bác làm nhiều nghề. (VD: quét tàu, phụ bếp, rửa chén...)+ Mục đích ra đi tìm đường cứu nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

Vốn tri thức:

- Tiếp xúc với văn hoá nhiều

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Lê Anh Trà2. Tác phẩm - Xuất xứ : Trích trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị“- Kiểu văn bản: Nhật dụng- PTBĐ: Kể kết hợp bình luận- Chủ đề: hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đọc, chú thích - Đọc - Chú thích Bố cục : 2 phầnII. Đọc hiểu văn bản 1. Hồ Chí Minh, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Cách tiếp thu:+ Học hỏi, nghiên cứu sâu rộng vốn văn hóa.+ Không ảnh hưởng một cách thụ động.+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp.+ Phê phán hạn chế tiêu cực.=> TiÕp thu tinh hoa v¨n

3

hoá nước ngoài như thế nào ?.? Điều mà tác giả cho là kì lạ, độc đáo ở Bác về phong cách là gì. ? Có thể khái quát như thế nào về phong cách văn hoá Hồ Chí Minh .- GV diễn giảng liên hệ: " Người đi tìm hình của nước":" Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bểNgười đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu PhiNhững đất tự do, những trời nô lệNhững con đường CM đang tìm đi".

nước…- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng…- Làm nhiều nghề.- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá… uyên thâm...-> Vốn tri thức sâu rộng.

Nét độc đáo :- Ảnh hưởng quốc tế… đã nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển.-> Kết hợp hài hoà

ho¸ nh©n lo¹i một cách chọn lọc dựa trªn nền tảng v¨n ho¸ d©n téc.-> Tiếp thu có chọn lọc ( tinh hoa VHTG.)

Nét độc đáo :-> Phong cách HCM có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Tác giả Lê Anh Trà đã thuyết phục người đọc như thế nào về phong cách HCM qua cách lập luận của mình? Ngoài những luận cứ chứng minh, còn luận cứ nào có tính chất giải thích?? Các luận cứ đó được đưa vào vị trí nào trong đoạn văn. Gợi ý:+ Kể xen bình luận, lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế.- Luận cứ 1: " Có thể nói … như Chủ tịch Hồ Chí Minh"- Luận cứ 2: "Nhưng điều kì lạ … hiện đại"? Sau khi đọc đoạn 1 của văn bản, em rút ra bài học nào cho bản thân trong việc học tập và tiếp thu văn hoá nước ngoài.- HS có thể rút ra bài học :-> Cần trau dồi, học tập tốt các kiến thức văn hoá cơ bản vì đó là những tri thức nền để ta tiếp thu văn hoá nhân loại. Học tập và tiếp thu văn hoá nước ngoài là rất cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng phải có ý thức chọn lọc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; phải biết kết hợp văn hoá dân tộc với văn hoá nhân loại.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (4’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Về nhà học bài, tiếp tục đọc và tìm hiểu văn bảnvà sưu tầm những câu chuyện kể về

Bác.

4

- Đọc lại văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"- NV7.(chú ý những vẻ đẹp trong phong

cách sinh hoạt của Bác)

? Phong cách sống của Bác vừa kết hợp văn hoá phương Tây lại giữ được vẻ đẹp

dân tộc Việt. Chính điều đó giúp em học thêm điều gì về cách sống của Bác trong giai

đoạn hiện nay ?Em sẽ làm gì để biến điều đó thành hiện thực?

( Cần hoà nhập với khu vực và quốc tế, tiếp thu mới hiện đại, nhưng cũng cần bảo vệ

và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.)

HS khá – giỏi : Thu thập tài liệu và chứng minh “Bác sống giản dị, thanh cao, rất Việt

Nam, rất phương Đông”?

Văn bản

Tiết 2:Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp theo ) Lê Anh Trà A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc. Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể. - Xác định giá trị bản thân: Từ việc tìm hiểu phong cách Hồ Chí Minh xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Hình thành các năng lực: Sáng tạo, giải quyết vấn dề, giao tiếp, cảm thụ văn học, tự quản bản thân cho học sinh. - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống. 2. Phẩm chất, thái độ: - Giáo dục: ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức. - HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước ta.

5

B. CHUẨN BỊ - GV: Một số tư liệu, câu chuyện về Bác Hồ.- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức (1' ) : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. - Cách 1: GV sử dụng câu hỏi: ? Từ con đường hình thành và sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em thấy được những vẻ đẹp nào trong lối sống của Bác? + HS nêu ý kiến - Cách 2: GV yêu cầu HS nộp sản phẩm theo nhóm (kĩ thuật Dự án), 1 nhóm đại diện trình bày sản phẩm về: Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh qua các văn bản đã học, đã đọc hoặc hiểu biết của bản thân về Bác? + HS trình bày; Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét, bổ sung,…II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi

GV: nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, giới thiệu tiếp nội dung tiết 2: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đó là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chọn lọc dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc, tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nét đẹp trong lối sống hàng ngày của Người và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt? Nội dung cơ bản của đoạn.? Vẻ đẹp của phong cách HCM thể hiện qua phương diện cụ thể nào. ? Ở lớp 7, em đã học văn bản nào nói về lối sống, sinh hoạt của Bác.- GV treo tranh nhà sàn của Bác (giới thiệu)(Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh...) Hình thành năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo trong cách nói và viết.?Quan sát tranh và đưa ra nhận xét về lối sống của Bác?Hãy chứng minh ?(HS

- HS theo dõi đoạn 2.- lối sống

- VB: Đức tính giản dị của Bác Hồ

2. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

6

thảo luận.)? Em đã đọc bài thơ nào nói về cuộc sống đạm bạc của Bác ? Đọc lại bài thơ đó. (Tức cảnh Pác Bó) Vd: Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. (Việt Bắc – Tố Hữu)? Theo em lối sống giản dị đạm bạc của Bác có phải là lối sống khắc khổ, tự hành hạ mình không? Vì sao Bác lại chọn lối sống như vậy ? - §©y kh«ng ph¶i lµ lèi sèng kh¾c khæ còng kh«ng tù thÇn th¸nh ho¸ m×nh. Vì nhân dân lúc này còn đói khổ và Bác đã tâm sự rằng: ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước, cứu dân, Bác sẽ “làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi”.-> Bác chọn cách sống có văn hóa, giản dị, tự nhiên. Cái đẹp là cái giản dị, tự nhiên.? Lối sống của Bác được tác giả liên tưởng tới lối sống của ai?- C¸ch sèng cña B¸c gîi cho ta nhí ®Õn c¸ch sèng cña c¸c bậc hiÒn triÕt trong lÞch sö : cuéc sèng g¾n víi thó quª ®¹m b¹c mµ thanh cao. Vd: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao....." (Nguyễn Bỉnh Khiêm)- GV liên hệ kể chuyện " Một

- nơi ở và làm việc, trang phục, bữa ăn…- HS phát hiện chi tiết, xem ảnh nhà sàn Bác Hồ.

- Bác sinh hoạt đơn sơ, giản dị, đạm bạc…

- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng : Bình luận, so sánh, liệt kê.

- Bác giản dị, thanh cao, rất Việt Nam, rất phương Đông..

- Yêu mến, cảm phục Bác.

- Các nhà nho: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...

7

bữa ăn tối của Bác" - Tư liệu NV9, T7.- GV liên hệ bài " Thăm nhà Bác ở".- GV diễn giảng khái quát chung: có thể nói vẻ đẹp nổi bật trong phong cách HCM là sự giản dị, thanh cao, mang phong cách của nhà hiền triết phương Đông.? Theo em Bác giống và khác các bậc danh nho xưa ở điểm nào.? Tại sao Bác lựa chọn lối sống giản dị, thanh cao ấy, quan niệm của em ntn?- GV diễn giảng: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM " Mong manh áo vải ….. những lối mòn".? Qua phân tích, em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.? Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm, thái độ của người viết thông qua các luận điểm, các dẫn chứng cụ thể trên.? Để làm nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất cao quí của p/c HCM tác giả bài viết đã sử dụng những BPNT gì. ? Có thể khái quát vẻ đẹp của p/c HCM ntn.HS: Thảo luận tìm ra nét giống và khác.-GV: T/g bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện

- HS thảo luận 2 câu hỏi trên.

- HS nêu ý kiến.Phong cách sống đẹp, vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi với mọi người.

- Bác không tự đề cao mình.

+ Giống : Giản dị thanh cao+ Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.

=> Bác sống giản dị, thanh cao, rất Việt Nam, rất phương Đông.

- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ …đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

=> Phong cách sống đẹp, vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi với mọi người.

III. Tổng kết :

1. Nghệ thuật: - Kết hợp kể và bình luận.- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, toàn diện.- Sd thành công phép liệt kê,

8

với nhân dân, qua ảnh ... + Bình luận, so sánh, liệt kê.

so sánh, đối lập.2. Nội dung: Vẻ đẹp phong cách HCM có sự kết hợp hài hoà truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… IV. Luyện tập ( 4') ? Phong cách HCM có điểm gì giống và khác so với p/c của một vị hiền triết như Nguyễn Trãi… - N.Trãi: giản dị thanh cao: " Bữa ăn dầu có dưa muối áo mặc nài chi gấm là "Thanh cao trong cuộc sống gắn liền với thú quê đạm bạc. Tuy nhiên NT là con người của thời trung đại -> ông tiếp thu văn hoá DTộc và PĐông. - HCM: là sự kết hợp tinh hoa văn hoá nhân loại từ PĐông đến PTây; từ châu Á đến châu Phi; truyền thống và hiện đại.? Tại sao chúng ta đặt ra vấn đề học tập p/c HCM trong giai đoạn hiện nay? VB " PCHCM" đã bồi đắp thêm tình cảm nào trong chúng ta với Bác Hồ.- HS nêu ý kiến.Sự bình dị, gắn với thanh cao trong sạch; tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi -> Tâm hồn được thanh cao HP. Sống thanh bạch, giản dị -> thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật.- Yêu mến, trân trọng, ngợi ca..? Em học tập được gì về phong cách của Bác.? Em nghĩ gì về nhiệm vụ của chúng ta khi đất nước đang hoà nhập với khu vực và quốc tế.- HS tự liên hệ, rút ra ý nghĩa của việc học tập phong cách HCM trong giai đoạn hiện nay. - Kính yêu, thương mến, tự hào, biết ơn, noi gương…? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập có những thuận lợi và nguy cơ gì ?- HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó.-> Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa.- Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.- GV chốt lại : - Vấn đề ăn mặc

- Cơ sở vật chất - Cách nói năng, ứng xử.

9

- Vấn đề này vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở :+Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người mới XHCN.+Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc). Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

- GVcho HS đọc và ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.

- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.- Chuẩn bị: Văn bản « Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ».

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới HS khá – giỏi : - Sưu tầm tư liệu về lối sống của Bác, phong cách nói và viết của Bác,

những mẩu chuyện về Bác.

- Lấy ví dụ các tình huống có sử dụng các phương châm hội thoại mà

mình tìm hiểu.

Tiết 3:Các phương châm hội thoại A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Giúp học sinh hiểu được thế nào là phương châm về lượng và phương châm về chất, các trường hợp vi phạm phương châm về lượng, về chất.

10

- Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các PCHT trong giao tiếp của bản thân. -Phát triển năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng trao đổi về đặc đểm, cách giao tiếp đam bảo các PCHT. - Hs biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 2. Phẩm chất, thái độ: Hs có ý thức tuân thủ các PCHT trong giao tiếp và vận dụng các PCHT cho phù hợp.B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ- Học sinh: SGK, vở bài soạn.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức (1' ): Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. ? Thế nào là hành động nói, vai giao tiếp trong hội thoại? Lấy ví dụ các tình huống có sử dụng các phương châm hội thoại mà mình tìm hiểu. HS khác nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung,.... Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại kỉ niệm " hội thoại"

- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp . Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là nhưng cách học mà ai cũng cần học , cần biết.- Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành. Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi GV giới thiệu bài: ở lớp 8 các em đã được học về HĐ nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại. Vì vậy các em đã có những kiến thức nhất định về hội thoại. Tuy nhiên phương châm hội thoại là một vấn đề hoàn toàn mới. Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau, là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người… hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt- GV giới thiệu VD1.? Trong đoạn hôị thoại An và Ba đã thực hiện mấy lượt lời. ( 2).? Trong lượt lời thứ nhất, An hỏi Ba vấn đề gì.? Câu trả lời của Ba có làm An thoả mãn không.

- HS đọc, phân tích đoạn hội thoại .- HS đọc ví dụ, trả lời câu hỏi: An và Ba đã thực hiện 2 lượt lời- HS chú ý lượt lời thứ 1.-Câu trả lời của Ba có

I. Phương châm về lượng (15')1. Ví dụ: sgk/8

2. Nhận xét:VD 1:

11

Vì sao?

? Trong lượt lời thứ 2 điều mà An muốn biết là gì ?? Vậy câu trả lời của Ba " ở dưới nước" có đáp ứng điều An cần biết không? Vì sao?? Theo em cần phải trả lời như thế nào cho đúng. ? Có thể kết luận như thế nào về câu trả lời của Ba và cuộc giao tiếp.- GV giới thiệu VD2.? Truyện gây cười ở chỗ nào.? Em có nhận xét gì về câu hỏi và câu trả lời của hai nhân vật trong truyện. ( thừa từ ngữ)? Những từ ngữ nào chứng tỏ 2 nhân vật nói nhiều hơn điều cần nói.- GV gạch chân trên ví dụ.? Họ chỉ cần hỏi và trả lời ntn là phù hợp. ? Truyện viết ra nhằm mục đích gì.? Em có nhận xét chung gì về đích giao tiếp của hai trường hợp trên.? Từ việc tìm hiểu hai VD trên, em thấy yêu cầu về mặt'' lượng'' đối với các cuộc giao tiếp như thế nào.- HS đọc ghi nhớ trang 9- GV đưa tình huống củng cố phần 1:? Em có nhận xét gì về câu trả lời trong cuộc đối thoại sau:A: Cậu học lớp nào?B: Tớ là học sinh giỏi nhất .- GV chuyển ý mục II

làm An thoả mãn, vì nêu đúng thông tin An cần biết -> đáp ứng đúng yêu cầu cuộc giao tiếp.- HS theo dõi lượt lời thứ 2.- Ba học bơi ở địa điểm nào: hồ, sông, ao, hay bể bơi…- Câu trả lời của Ba " ở dưới nước" không đáp ứng điều An cần biết.

=> Thiếu nội dung giao tiếp (thiếu lượng)

- HS theo dõi VD2 :

- Bác có thấy con lợn cưới…- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy…

=> Thừa nội dung thông tin (thừa lượng)

- Truyện viết ra nhằm mục đích gây cười.=> Giao tiếp không đạt hiệu quả

=> không tuân thủ phương châm về lượng,

- An: Cậu học bơi ở đâu?- Ba: … ở dưới nước.

=> Thiếu nội dung giao tiếp (thiếu lượng)VD 2: sgk/ 9

- Bác có thấy con lợn cưới…- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy…

=> Thừa nội dung thông tin (thừa lượng)

=> Giao tiếp không đạt hiệu quả

3. Ghi nhớ: Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

12

? Truyện phê phán thói xấu nào ? Biểu hiện của thói khoác lác là gì. ? Em có nhận xét gì về điều 2 anh chàng này nói. Hai NV này đã vi phạm phương châm nào.? Từ sự phê phán trên của câu chuyện, em thấy khi giao tiếp ta cần tuân thủ yêu cầu nào.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Xét về lượng mỗi câu mắc lỗi gì? Vì sao?

- GV gợi ý : Vận dụng sự hiểu biết về nghĩa của từ và căn cứ vào vào văn cảnh để điền cụm từ thích hợp. ? Các từ điền đều liên quan đến p/c hội thoại nào.? Chỗ nào trong câu chuyện vi phạm p/c hội thoại.? Vi phạm p/c nào.

- GV chia nhóm HS thảo luận để giải thích hai trường hợp.

- GV hướng dẫn cách giải nghĩa.

nói thừa thông tin: " giỏi nhất"

- HS đọc truyện cười.- Quả bí to bằng cả cái nhà.- Cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.-> không có thật, chưa bằng chứng xác thực.=> Vi phạm p/c về chất

- HS lấy ví dụ về trường hợp người nói vi phạm phương châm về chất.

- HS đọc yêu cầu BT1.

- HS xét từng trường hợp.- HS đọc nêu yêu cầu bài tập- HS điền.

- HS đọc truyện cười trong sgk.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS giải thích.a. Sử dụng trong trường hợp người nói tôn trọng p/c về chất ( người nói dùng để báo cho người nghe biết là tính xác thực của thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng.) HS giải nghĩa: - Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.- Ăn không nói có: vu

II. Phương châm về chất ( 13')1. Ví dụ:2. Nhận xét: - Quả bí to bằng cả cái nhà.- Cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.-> không có thật, chưa bằng chứng xác thực.=> Vi phạm p/c về chất.

3. Ghi nhớ : SGK T10

III. Luyện tập ( 17') Bài tập 1a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.=> thừa cụm từ "nuôi ở nhà'' vì từ ''gia súc'' đã hàm chứa ý''thú nuôi ở nhà''.b. Én là loài chim có hai cánh.=> thừa cụm từ ''hai cánh'' vì bất cứ loài chim nào cũng có hai cánh. Bài tập 2Chọn từ điền: a. Nói có sách, mách có chứng.b. Nói dối.c .Nói mò.d. Nói nhăng, nói cuội.e. Nói trạng.=> Đều liên quan đến p/c hội thoại về chất . Bài tập 3-Thừa câu :''Rồi có nuôi được không?''.-> Vi phạm p/c về lượng. Bài tập 4b. Sử dụng trong trường hợp người nói tôn trọng p/c châm về lượng. ( báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là do chủ định của người nói.) Bài tập 5

13

? Những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào.

khống, bịa đặt.- Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì.- Khua môi, múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

Giải nghĩa: - Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không thực.- Hứa hươu, hứa vượn: không thực hiện.=> Không tuân thủ P/C về chất.

? Khi giao tiếp, chú ý đến ''lượng'' thông tin, ta cần tránh điều gì? Chú ý đến chất thông tin, ta cần tránh điều gì.- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn thành các bài tập.- Đọc: Các phương châm hội thoại ( tiếp theo). V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới HS khá – giỏi : - Tìm và ghi lại các câu văn, câu thơ, các tình huống trong thực tiễn vi phạm phương châm về lượng và chất mà em từng gặp. - Đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên, chữa lại cho đúng.

Tiết 4:Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Vai trò của các biện pháp NT trong văn bản TM. - HS có kĩ năng tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh. - HS phát triển năng lực 2.Phẩm chất, thái độ: - Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, liên hệ tác hại của ruồi.

B. CHUẨN BỊ- GV: Ví dụ bổ sung.- H: Ôn lại lí thuyết văn TM, đọc trước bài.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

14

- Cách 1 : Cho biết khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh? Nêu những phương pháp thuyết minh em đã học hoặc em đã đọc, tìm hiểu? - Cách 2 : GV trình chiếu đoạn văn và nêu yêu cầu

Đoạn văn sau thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm các phương pháp TM có sử dụng trong đoạn văn trên. Qua đoạn văn, em hãy miêu tả vẻ đẹp của một trong loại hoa đào trên cho cả lớp cùng nghe. “Việt Nam là một trong những quê hương của hoa đào Nhật Tân (Hà Nội) nổi tiếng là xứ sở của đào bích, đào phai. Đào Nhật Tân càng nổi tiếng khi nó gắn với sự tích người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ sau khi đại thắng quân Thanh đã cho mang cành đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân để báo tin vui”.-> HS nêu ý kiến nhận xét, bổ sung,…- GV giới thiệu bài:

Thuyết minh là trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê. Khi thuyết minh người ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp thuyết minh đặc biệt là sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả. Tuy nhiên, không phải văn bản nào cũng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, Vậy người ta dùng chúng trong những trường hợp nào? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay.

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt- GV nêu vấn đề: VBTM đã được tìm hiểu, vận dụng ở lớp 8, lên lớp 9 các em tiếp tục làm kiểu vb này nhưng với yêu cầu cao hơn.

? Văn bản thuyết minh là gì ?? VBTM được viết ra nhằm mục đích gì.- HS nêu: Cung cấp tri thức ( hiểu biết) khách quan về sự vật, htượng, vđề…được chọn làm đtượng để thuyết minh.? Hãy kể ra một số phương pháp thuyết minh thường dùng.- GV giới thiệu VB SGK.- GV: đây là văn bản TM? Vậy VB đã thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào.? So với các VBTM đã học

- HS ôn lại kiến thức cũ.- HS nhắc lại: VBTM là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.- HS nêu: liệt kê, giải thích, nêu định nghĩa, dùng số liệu ( con số), ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích.

I. Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 1.Ôn tập văn bản thuyết minh (8')

Khái niệm:

Mục đích:

Các phương pháp thuyết minh:

2.Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ

15

ở lớp 8 như: Cây dừa Bình Định, Ôn dịch thuốc lá… thì em thấy vb thuyết minh này như thế nào?? Thông thường khi TM về một danh lam thắng cảnh, người ta thường giới thiệu những gì , bằng PP nào.? Trong bài văn này tác giả đã sử dụng những PP TM chủ yếu nào. Hãy nêu dẫn chứng cụ thể.- GV kđịnh tính chất cơ bản của vb là thuyết minh khách quan, chính xác về đá và nước Hạ Long.? Nếu chỉ dùng các phương pháp thuyết minh trên thì vb đã nêu bật được sự kì lạ của Hạ Long chưa?? Vậy điểm khác biệt ở văn bản này là gì.? Theo em, văn bản này đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào. Hãy phân tích cụ thể.? Em có nhận xét gì về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong vb.( hài hoà, thích hợp)? Mục đích sử dụng và tác dụng của các BPNT này.? Cần sử dụng các yếu tố này với mức độ ntn, vì sao.- GV nêu tiếp VD2:+ Bài vè học chữ+ Bài ca hoá trị ? Ngoài các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản này, khi TM đặc điểm của đối tượng, người ta còn sử dụng những hình thức nào=> Hình thức đặt vè, diễn ca.? Muốn cho văn bản TM sinh động và hấp dẫn, người ta sử dụng những

- HS đọc văn bản.

+ Đặc điểm của Đá, Nước Hạ Long, vẻ đẹp và sự kì thú…-> Vấn đề thuyết minh trừu tượng.

+ Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích, so sánh, giải thích.

- Tác giả liệt kê các cách di chuyển của con thuyền, phân tích sự sáng tạo của tạo hoá, giải thích vai trò của nước…

- HS nêu cụ thể.

-> Sử dụng các biện pháp nghệ thuật. + Kể: các hình thức du thuyền trên vịnh.+ Miêu tả: ánh sáng…mặt nước…+ Nhân hoá: " Thập loại chúng sinh … vui hơn", "mái đầu"+ Tưởng tượng, liên tưởng:

thuật( 19')a. Ví dụ: VB ''Hạ Long- Đá và Nước''b. Nhận xét

+ Đặc điểm của Đá, Nước Hạ Long, vẻ đẹp và sự kì thú…-> Vấn đề thuyết minh trừu tượng.

+ Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích, so sánh, giải thích.

-> Sử dụng các biện pháp nghệ thuật. + Kể: các hình thức du thuyền trên vịnh.+ Miêu tả: ánh sáng…mặt nước…+ Nhân hoá: " Thập loại chúng sinh … vui hơn", "mái đầu"+ Tưởng tượng, liên tưởng:+ Triết lí: Trên thế gian này.

-> Tác dụng: VB trở nên sinh động, hấp dẫn, đối tượng thuyết minh nổi bật, gây hứng thú cho người đọc.

16

BPNT nào. ? Cần sử dụng các BPNT ấy với mức độ ntn để đạt hiệu quả. Vì sao?

+ Triết lí: Trên thế gian này.-Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong vb hài hoà, thích hợp.

c. Ghi nhớ:- Muốn cho VBTM sinh động và hấp dẫn, người ta sử dụng một số BPNT.- Cần sử dụng thích hợp các BPNT để nêu bật đặc điểm của đối tượng.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng(15’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… II.Luyện tập Bài 1: - HS đọc nêu yêu cầu bài tập.- GV gợi ý hướng giải: a. Văn bản có t/c thuyết minh vì cung cấp kiến thức có hệ thống về loài ruồi (tính chất của họ, giống, loài, tập tính sinh hoạt, sinh sản, khả năng gây bệnh...) => thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.- Các pp thuyết minh được sử dụng là: + Nêu định nghĩa: ruồi thuộc họ côn trùng hai cánh. + Phân loại: các loại ruồi. + Nêu số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản. + liệt kê: mắt ruồi, chân ruồi. + Phân tích: chúng gieo rắc bệnh.b. Nét đặc biệt của văn bản:Về hình thức: giống như một văn bản tường thuật 1 phiên toà.Về cấu trúc: giống như một biên bản 1 cuộc tranh luận về pháp lí.Về nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài ruồi; yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ.- Tác giả đã sử dụng các BPNT trong văn bản là : kể chuyện, miêu tả, nhân hoá, ẩn dụ ...

17

c. Tác dụng : Gây hứng thú cho người đọc, không làm ảnh hưởng đến vệc tiếp nhận nội dung văn bản. Bài 2 - HS đọc đoạn văn.- GV hướng dẫn HS phát hiện BPNT trong văn bản.+ Đoạn văn TM về loài chim cú gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức ngộ nhận thuở bé.+ Biện pháp: kể chuyện có đối thoại lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện; tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận -> giúp người đọc hiểu về tiếng kêu của con cú một cách hấp dẫn, hứng thú.? Vai trò của các BPNT trong văn bản thuyết minh.? Để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, cần sử dụng các biện pháp ấy như thế nào.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc ghi nhớ, làm hoàn chỉnh bài tập 2.- Làm thêm BT 3, 4 trong SBTNV. ( T6,7)- Đọc thêm văn bản "Linh hồn Huế", " loài vật học tập và vui chơi như thế nào".- Chuẩn bị bài luyện tập.( Chuẩn bị Tliệu TM về cái quạt hoặc cái kéo) HS khá – giỏi : Viết một đoạn văn TM theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố NT.

Tiết 5:Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Nắm được cách sử dụng một số biện pháp NT trong văn bản thuyết minh. Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút,. . .). Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . - HS có kĩ năng xác định được yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng. - HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề khi lập dàn ý và hoàn chỉnh bài văn thuyết minh. Đồng thời phát triển kĩ năng hợp tác khi tham gia hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất, thái độ: Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để bài thêm hấp dẫn, sinh động.B. CHUẨN BỊ- GV: Ví dụ bổ sung.- HS: Ôn lại lí thuyết văn TM, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC Tổ chức ( 1' ): Nền nếp, sĩ số I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS:

18

GV Yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày sản phẩm mà nhóm mình đã chuẩn bị theo yêu cầu về nhà ? Trình bày một đoạn văn TM theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố NT.? Em hiểu gì về tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh. Các nhóm khác đưa ra ý kiến của mình: nhận xét, bổ sung,…- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Dự kiến sản phẩm: HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV Giới thiệu bài:Thực hành vấn đề thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là một quá

trình lâu dài và cần thiết. Vì vậy qua tiết thực hành hôm nay, mong rằng các em sẽ tự giải quyết các vấn đề tương tự.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (10’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò. Nội dungHoạt động 1

? Nhắc lại các bước tìm hiểu đề?? Kiểu bài?? Đối tượng TM?

- HS độc lập trả lời.

I. Chuẩn bị ở nhà.- Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá.1. Tìm hiểu đề.- Kiểu bài: Thuyết minh về một đồ dùng.- Đối tượng : Chiếc nón lá.

? Nhắc lại bố cục nhiệm vụ từng phần?? Phần mở bài cần nêu những ý nào?? Phần thân bài phải trình bày mấy ý? Trình tự các ý sắp xếp như thế nào?

? Nội dung phần kết bài?

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng(25’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình,

- HS các nhóm thảo luận và mỗi nhóm trình bày một phần.

- GV tổng hợp các ý kiến và đưa dàn bài hoàn chỉnh.

- Một HS đọc đề bài trên bảng

2. Lập dàn ý. Mở bài. Nêu định nghĩa về chiếc nón lá VN. Thân bài.- Hình dáng.- Nón được làm bằng nguyên liệu.- Cách làm nón.- Nón thường được sản xuất ở….- Những vùng nổi tiếng về nghề làm nón.- Nón lá có tác dụng rất lớn đối với người Việt Nam. Kết bài:Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.II- Luyện tập:1. Đề bài Thuyết minh về một trong các đồ dùng : Cái quạt, chiếc nón, cái bút, cái kéo.2. Tìm hiểu đề

19

thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV ghi đề bài lên bảng

- GV căn cứ kết quả chuẩn bị ở nhà, hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý đề bài thuyết minh cái quạt và chiếc nón.

- Giáo viên chốt ý

- Cho học sinh đọc phần mở bài đã được chuẩn bị- Giáo viên chốt ý.

? Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong bài thuyết minh này. Gợi ý : hình thức tự thuật, phỏng vấn, viết truyện, tham quan phòng sưu tầm.- Các tổ trình bày kết quả thảo luận.+ Nhóm 1: thuyết minh về cái quạt.+ Nhóm 2: thuyết minh về cái nón.

? Theo em bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đòi hỏi ở người thuyết minh điều kiện gì.( có kiến thức, lựa chọn phương pháp thuyết

- HS lấy dàn bài đã chuẩn bị ở nhà ra thảo luận nhóm thống nhất ý trả lời

- Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý trả lời, cử đại diện lên bảng trình bày, địa diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh nêu các biện pháp nghệ thuật mà em dự kiến sẽ sử dụng

- Trình bày- nhận xét, bổ sung.

- Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh về nội dung, phương pháp, việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

Là người Việt Nam không ai lại không biết đến cái quạt mo trong tay thằng Bờm :

Thằng Bờm có cái quạt mo,

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu...

Hoặc cái quạt trong thơ của Vương Trọng:

Quạt nan như gióChớp chớp lay layQuạt nan mỏng dính

- Thể loại : Thuyết minh.- Dạng bài : TM về một đồ dùng.- Nội dung thuyết minh: Cấu tạo, công dụng, cách dùng, cách bảo quản, lịch sử hình thành, phân loại...- Phương pháp thuyết minh : + Sử dụng các biện pháp TM thông thường.+ Vận dụng các biện pháp nghệ thuật.3. Lập dàn ý

Dàn ý ( Đề 1 )1. Mở bài : Chiếc quạt tự giới thiệu về mình.VD : Chào các bạn ! Thế là sau mấy tháng mùa đông được nghỉ ngơi, hôm nay tôi lại được gặp các bạn khi mùa hè vừa đến. Bởi tôi là quạt điện đây.2. Thân bài: TM về đối tượng.+ Quạt là dụng cụ quen thuộc trong đời sống...+ Chủng loại quạt : Đông đúc với quạt điện, quạt nan, quạt giấy, quạt đề thơ...Quạt điện gồm : Quạt cây, treo tường, quạt trần, quạt bàn,...+ Cấu tạo từng loại :( so sánh quạt giấy, quạt nan, quạt thóc).+ Công dụng :+ Cách bảo quản:( quạt tự kể: gặp người biết bảo quản thì ntn? ở công sở thì như thế nào? 3. Kết bài :- Cảm nghĩ chung về chiếc quạt trong đời sống hiện đại.

Dàn ý ( Đề 1 )1. Mở bài: giới thiệu chung về chiếc nón.2. Thân bài : TM về đối tượng.+ Miêu tả hình dáng của chiếc nón.+ Nguyên liệu, cách làm nón (mtả vẻ đẹp của các cô gái với chiếc nón )+ Tác dụng của nón trong cuộc sống của con người VN (sự thân thiết của nó với con người), dùng

20

minh độc đáo, dí dỏm )

- GV nhận xét chung về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Quạt gió rất dày....

- HS viết hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài.

làm quà tặng, điệu múa nón, nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ VN).3. Kết bài :- Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại.

Đoạn mẫu: MB: Trong rất nhiều đồ dùng của con người thì Tôi là đồ dùng rất cần thiết. Tôi tên là Quạt nan. Nhìn bề ngoài tôi giống như một nửa mặt trăng. Tôi không đẹp lắm nhưng ít ai quên tôi, nhất là vào mùa hè. Tôi luôn làm mát cho con người…

MB: ( Cái nón) Là người VN thì ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc phải không các bạn? Mẹ thì đội nón ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, chị thì đội nón đi chợ mua rau,mua cá kịp bữa cơm ngon, em thì đội nón đi học mang bao điểm 10, Bạn thì đội nón xinh làm duyên trên sân khấu… Chiếc nón trắng gần gũi, quen thuộc, thâ n thiết là thế, nhưng có khi nào đó bạn tự hỏi chiếc nón ra đời từ bao giờ? Nó đợc làm ra như thế nào?Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của nó ra sao chưa? Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé…

Đoạn mẫu phần. Kết bài:( cái nón) -"Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm" Trên con đường phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ĐS vật chất và

tinh thần ND ta ngày một phát triển hơn,sang trọng hơn nhưng những câu hát,bài ca về hình ảnh quê hương với chiếc nón bình dị vẫn là sợi nhớ , sợi thương giăng mắc trong hồn người man mác và bâng khuâng có bao giờ vơi...

? Muốn viết một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật cần đảm bảo những gì.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Nắm chắc phương pháp làm bài.- Tìm hiểu trước bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.- Về nhà hoàn thành nốt phần thân bài- XĐ và chỉ ra tác dụng của bp NT đc sử dụng trong VB TM: Họ nhà kim( tr16)- Soạn bài : “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ” - HS yếu: VN luyện viết lại phần MB và viết đoạn KB HS khá – giỏi : - Hoàn chỉnh bài viết thuyết minh về một đồ vật.

21

Tiết 6:Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

(Ga-bri-en Gác-xi -a Mác- két)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : Nguy cơ chiến tranh

hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - HS tự nhận thức được chỉ có hòa bình mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt đẹp - Có ý thức tự làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay. - Phát triển năng lực giao tiếp: Ra quyết định, trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể chống chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình. - Rèn kĩ năng phân tích các văn bản nghị luận có tính chất nhật dụng. 2. Phẩm chất, thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu chuộng hoà bình, lên án chiến tranh, có ý thức bảo vệ nền hòa bình thế giới. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học1.Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ hòa bình cho nhân loại.2. Minh họa bằng tranh ảnh về hiểm họa và nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.B. CHUẨN BỊ1. GV: Đọc thêm, tìm dẫn chứng thực tế về tình hình I- rắc, Trung Đông, tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình.2. HS: tìm những tư liệu nói về chiến tranh hạt nhân và những việc làm bảo vệ hòa bình.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức ( 1' ) Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: + + - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Dự kiến sản phẩm: HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. C1: GV yêu cầu các em hát bài “ Tiếng chuông hoà bình” hoặc “ Trái đất này là của chúng em” để từ đó GV đưa ra những câu hỏi dẫn dắt vào vấn đề: chiến tranh hạt nhân và việc cần thiết phải bảo vệ hòa bình.

C2: GV cho các em quan sát tranh ảnh hoặc đoạn băng về cuộc kháng chiến chống Pháp hay chống Mĩ của dân tộc VN từ đó khơi gợi cho HS hình dung những mất mát đau thương do các cuộc chiến tranh gây nên đối với một dân tộc…

22

GV Giới thiệu bài : Thế kỉ XX, nhân loại phát minh ra nguyên tử, hạt nhân, đồng thời với những loại

vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó đến nay, những năm đầu của thế kỉ XXI, nguy cơ về một cuộcchiến trang hạt nhân tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn và đe doạ nhân loại. Vì thế,đấu tranh cho một thế giới hoà bình luôn là nhiệm vụ cấp bách lớn lao cao cả nhưng đầy khó khăn của tất cả các nước. Hôm nay chúng ta cùng nghe tiếng nói của một nhà văn Nam Mĩ nổi tiếng : Ga-bri-en Gác-xi-a Mác- ket về vấn đề này.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt- GV giới thiệu chân dung nhà văn trong cuốn " Trăm năm cô đơn''.? Em hiểu gì về tác giả Mác-két.GV : Lưu ý HS : Nhà văn Mác-ket qua đời tại Mexico ngày 17/4/2014, ông thọ 87 tuổi. Ông là nhà văn vĩ đại của Colombia.? Bài viết ra đời và được trình bày trong hoàn cảnh nào.- GV giới thiệu: VB trích bản tham luận của Mác két đọc tại Hội nghị nguyên thủ sáu nước bàn về vấn đề chống chiến tranh hạt nhân.? Có thể xếp văn bản vào kiểu VBND được không. Vì sao?? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì.- GV hướng dẫn đọc: đọc chậm rãi, rõ ràng, đanh thép, chính xác các thuật ngữ trong các lĩnh vực.- GV đọc đoạn đầu.- GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của HS.? Có thể chia vb thành mấy phần, ý chính của

- HS đọc tham khảo chú thích SGK.- Ông viết tiểu thuyết hiện thực.- Gabrien Gác-xi a Mác-két, nhà văn Côlômbia, đạt giải Nô-ben văn học năm 1982.

Văn bản- Viết 1986.

- Kiểu VBND.

- HS đọc tiếp.

I. Giới thiệu chung (5')1. Tác giả ( 1928 -17/4/2014)- Gabrien Gác-xi a Mác-két, nhà văn Côlômbia, đạt giải Nô-ben văn học năm 1982.

2. Văn bản- Viết 1986.- Kiểu VBND.

- Phương thức: nghị luận +biểu cảm

Đọc, chú thích, bố cục (10')

- Bố cục: 3 phần Luận đề: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Luận điểm:

23

từng phần.? Hãy khái quát các ý đó thành luận điểm.? Đoạn văn bản này nêu bật vấn đề gì.? Tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào để làm sáng tỏ cho luận điểm trên.

? Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong đoạn trích này.

? Để thấy tính chất hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ này tác giả sử dụng cách nào ( Đưa số liệu, tính toán).? Tác giả đã trình bày trong đoạn 1 những số liệu, phép tính toán nào.? Đưa ra những số liệu như vậy để làm gì. ? Những số liệu tác giả nêu ra trong đoạn 1 giúp em hình dung gì về nguy cơ chiến tranh hạt nhân.? Như vậy em hiểu thêm gì về việc phát minh ra nguyên tử, hạt nhân của con người, khi nào nó được coi là phát minh KH vĩ đại.? Thời điểm 1945 nêu ra trong bài khiến em nghĩ đến sự kiện nào trong lịch sử nhân loại.- GV liên hệ sự kiện 2 quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống hai thành phố Hi- rô-si- ma và Na- ga- sa ki của Nhật Bản năm 1945 làm 2 triệu người chết và còn di hoạ đến bây giờ.

- HS nêu cách chia đoạn, nêu luận điểm của văn bản.- Bố cục: 3 phần+ Nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân.+ Sự nguy hiểm, phi lí của cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.+ Nhiệm vụ xoá bỏ chiến tranh hạt nhân. Luận điểm:Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

- HS đọc đoạn 1 và nêu luận điểm.- HS thống kê các con số. - 8/8/1986- 50 000 đầu đạn hạt nhân...- Mỗi người 4 tấn thuốc nổ - Tiêu diệt các hành tinh+ Vào đề trực tiếp, lí lẽ, chứng cứ cụ thể, rõ ràng; tính toán khoa học. - HS suy luận, nêu nhận xét độc lập.

=> Chiến tranh hạt nhân vô cùng nguy hiểm, khủng khiếp; đe doạ sự sống của loài người trên trái đất.

+ Luận điểm 1: Nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân.+ Luận điểm 2: Sự nguy hiểm, phi lí của cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.+ Luận điểm 3: Nhiệm vụ xoá bỏ chiến tranh hạt nhân.

II. Đọc, hiểu văn bản (28')1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân- 8/8/1986- 50 000 đầu đạn hạt nhân...- Mỗi người 4 tấn thuốc nổ - Tiêu diệt các hành tinh+ Vào đề trực tiếp, lí lẽ, chứng cứ cụ thể, rõ ràng; tính toán khoa học.

=> Chiến tranh hạt nhân vô cùng nguy hiểm, khủng khiếp; đe doạ sự sống của loài người trên trái đất.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

24

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… GV: Trong Chiến tranh thế giới thứ 2: Ngày 6/8 – 9/8 năm 1945, quân đội Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật). Đến tháng 12 năm 1945, hàng ngàn người chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn người. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ ở Hiroshima và Nagasaki. Ngày 6/8, ngày thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân.=> Sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân đối với vận mệnh của cả nhân loại (GV Lồng ghép Giáo dục quốc phòng, an ninh).? Nhận xét chung nghệ thuật nghị luận của tác giả trong đoạn 1.? Cảm tưởng của em khi tiếp nhận những số liệu của tác giả là gì.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Đọc văn bản, phân tích phần còn lại.- Chú ý nội dung nhật dụng của văn bản. HS khá – giỏi : - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm hoạ hạt nhân.

- Trước nguy cơ đe doạ của chiến tranh hạt nhân, chúng ta cần có thái độ sống như thế nào ?

Tiết 7:Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ( tiếp ) (Ga-bri-en Gác-xi -a Mác- két)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : Nguy cơ chiến

tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - HS tự nhận thức được chỉ có hòa bình mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt đẹp - Có ý thức tự làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay. - Phát triển năng lực giao tiếp: Trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể chống chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình. - Rèn kĩ năng phân tích các văn bản nghị luận có tính chất nhật dụng. 2. Phẩm chất, thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu chuộng hoà bình, lên án CT.B. CHUẨN BỊ- GV: Đọc thêm, tìm dẫn chứng thực tế về tình hình I- rắc, Trung Đông...- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC Tổ chức ( 1' ) Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não

25

Câu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….1. GV gọi HS lên trình bày nội dung 2 câu hỏi : ?Trong đoạn 1 tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để phân tích nguy cơ chiến tranh hạt nhân ? ? Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?Chúng ta cần làm gì trước nguy cơ này? HS khác nhận xét, bổ sung, đưa ra ý kiến. Có thể HS trả lời sai, đúng một phần,...2. GV dẫn dắt giới thiệu bài mới: Sau tiết học này chúng ta sẽ có lời giải đáp. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt? Trong đoạn 2, tác giả trình bày quan điểm của mình về vấn đề gì.? Tác giả chứng minh sự phi lí của chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân bằng cách nào. ? Đưa ra dẫn chứng trên những lĩnh vực nào.- GV phát phiếu thống kê, HS lập phiếu thống kê theo mẫu.- GV treo bảng phụ ghi luận cứ về các mặt đối chứng: XH, Y tế, TTthực phẩm, GDục.? Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng và lập luận của tác giả.? Cách lập luận của tác giả đã làm nổi bật điều gì.- GV nhấn mạnh : Những chứng cứ về cuộc chạy đua VT gợi cảm xúc mỉa mai ở người đọc. Những chi phí ấy đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người, nhất là những nước nghèo. Đó là việc làm điên rồ, vô nhân đạo, đi ngược với mong muốn của con

- HS theo dõi đoạn 2- Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.

- Đưa ra hàng loạt dẫn chứng -HS lập phiếu thống kê theo mẫu.

- HS rút ra nhận xét

+ Lập luận đơn giản bằng so sánh, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, xác thực.-> Sự tốn kém ghê gớm, tính chất phi lí của chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.

- HS đọc tiếp:"Không những...của nó''.

II. Đọc, hiểu văn bản (28')2. Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.

+ Lập luận đơn giản bằng so sánh, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, xác thực.-> Sự tốn kém ghê gớm, tính chất phi lí của chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.

Trái đất CT hạt nhân

- Nơi độc nhất có phép màu của sự sống.

- Đi ngược lại lí trí con người và lí trí tự nhiên.

26

người.

? Tiếp tục nói về cuộc chạy đua vũ trang, tác giả đã có suy nghĩ gì về trái đất trong mối tương quan với CTHNhân.

? Em hiểu gì về lí trí tự nhiên ? Tác giả muốn khẳng định điều gì qua luận cứ ấy.? Em thấy có gì độc đáo trong cách lập luận của tác giả.? Những con số được tiếp tục đưa ra giúp em hiểu gì về chiến tranh hạt nhân.? Qua đoạn 2, tác giả muốn nói với người đọc điều gì. - GV nhấn mạnh nội dung đoạn 2, chuyển ý. ? Theo em thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là gì.? Em hiểu thế nào về " bản đồng ca … công bằng".- GVkq: đó là tiếng nói công luận thế giới chống chiến tranh; tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới.? Kết thúc lời kêu gọi tác giả đưa ra ý tưởng gì.? Tác giả Mác- két đã có sáng kiến gì? ? Nhằm mục đích gì? Xuất phát từ mong muốn nào ? Liệu có thực hiện được không ?? Nhận xét của em về lời lẽ của tác giả trong đoạn cuối.? Qua đó đã thể hiện được thái độ gì của tác giả đối với chiến tranh và những kẻ hiếu chiến.

- Lí trí... là qui luật của tự nhiên, lôgic tất yếu của tự nhiên.- HS tiếp tục nêu những con số được tác giả đưa ra.

+ Suy luận lô gíc, hình ảnh sinh động, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, nghệ thuật đối lập.-> Phản tự nhiên, phản tiến hoá, phản động, đáng lên án...=> Chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân là hành động man rợ, ngu - HS theo dõi đoạn 3.

- HS nêu.

- … Đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca… đòi hỏi thế giới không có vũ khí, một cuộc sống hoà bình, công bằng.

- Lập nhà băng lưu trữ trí nhớ...

+ lời lẽ hùng hồn, đầy nhiệt tình, âm điệu xót xa.=>Lên án mạnh mẽ, cực lực phản đối chiến tranh, kêu gọi ngăn chặn, xoá bỏ chiến tranh vì một thế giới hoà bình.

-> Thiêng liêng, kì diệu, không được huỷ diệt.- 380 triệu năm- 180 triệu năm- Qua 4 kỉ địa chất…

-> Phê phán, buộc tội

- Bấm nút một cái -> trở lại điểm xuất phát.( không có sự sống)

+ Suy luận lô gíc, hình ảnh sinh động, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, nghệ thuật đối lập.-> Phản tự nhiên, phản tiến hoá, phản động, đáng lên án...=> Chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân là hành động man rợ, ngu ngốc, phi lí.

3. Nhiệm vụ ngăn chặn, xoá bỏ chiến tranh

- Mỗi người phải đoàn kết xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hoà bình ko có ctr hạt nhân.- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ => Nhân loại cần lưu giữ nền văn minh. Lên án những thế lực hiếu chiến => Lời lẽ hùng hồn, đầy nhiệt tình, âm điệu xót xa.Lên án mạnh mẽ, cực lực phản đối chiến tranh, kêu gọi ngăn chặn, xoá bỏ chiến tranh vì một thế giới hoà bình.

III. Tổng kết : NT: - Lập luận chặt chẽ,

27

? Theo em, việc ngăn chặn xoá bỏ chiến tranh do ai phải tiến hành? Với điều kiện gì ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc vấn đề - GV liên hệ thực tế tình hình thế giới ở I- rắc, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên..? Bài viết của Mác- két đề cập đến vấn đề có tính chất ntn trong giai đoạn hiện nay ? Bài viết thuyết phục người đọc bằng những BPNT nào.? Những thông điệp nào được gửi tới chúng ta từ văn bản này.

- Cả nhân loại, tất cả các dân tộc trên thế giới, đoàn kết, yêu chuộng hoà bình. - Kết thúc vấn đề gây ấn tượng

- HS khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- HS đọc ghi nhớ, GV nhấn mạnh.

chứng cứ cụ thể, xác thực.- Nghệ thuật so sánh, đối lập.ND: - Thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, tích cực, đầy trách nhiệm của tác giả về nền hòa bình của nhân loại. Ghi nhớ: Sgk T21

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Vì sao văn bản này lại được đặt tên là " Đấu tranh … hoà bình".- HS lí giải.? Em sẽ làm gì để tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình.( theo dõi thông tin về chiến tranh và vũ khí hạt nhân, sẵn sàng tham gia phong trào đấu tranh chống chiến tranh, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, cùng mọi người đấu tranh vì một thế giới hoà bình) - GV cung cấp thêm tư liệu về tác hại của chiến tranh hạt nhân, của chất độc da cam… đối với sự sống của con người.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS đọc bài thơ " Lời trái đất" ( Đọc hiểu văn bản NV 9 trang 18,19)- Chuẩn bị: “Tuyên bố … trẻ em" HS khá – giỏi : Phát biểu cảm nghĩ của em khi học văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”

của nhà văn G- Mác-két.HD:- Phân tích tác dụng của cách dùng phương thức nghị luận của văn bản nhật dụng, cách

đưa số liệu và lập luận vững vàng của tác giả.

28

- Nêu được nội dung chính của bài viết và trình bày cảm xúc suy nghĩ của mình về ý nghĩa của văn bản; thái độ tình cảm của tác giả và suy nghĩ về vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng góp phần chống chiến tranh và vì hoà bình thế giới…

Tiết 8:Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Nắm được những hiểu biết cốt lõi về nội dung ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.- HS Tự nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.- Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.- Phát triển năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.- Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ,phương cham cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể. 2. Phẩm chất, thái độ: - Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng.- HS có ý thức vận dụng vào trong giao tiếp. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.B. Chuẩn bị : 1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.C. Tiến trình dạy học: Tổ chức ( 1' ) Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…Cách 1 : GV: Gọi HS lên trả lời câu hỏi: Phân biệt phương châm về lượng và phương châm về chất? ? Những câu sau sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?(chỉ rõ)1/ Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.

29

2/ Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.a. Phương châm về chất b. Phương châm về lượng.Cách 2 : GV đưa ra một đoạn hội thoại, trong đó có sự vi phạm phương châm về lượng và một phương châm quan hệ chưa học. Từ đó nảy sinh tình huống và GV dẫn dắt vào bài mới,...GV giới thiệu bài: Cách 1 : Ngoài hai phương châm về chất và lượng trong đã học thì phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự cũng là ba phương châm không thể thiếu trong giao tiếp.Cách 2 : GV chữa bài tập tình huống và giới thiệu bài tạo tính lô-gíc cho bài mới Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. ( Ca dao)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Gv đưa ra tình huống:

A. Nằm lùi vàoB. Làm gì có hào

nào A. Đồ điếcB. Tôi có tiếc đâu

- G:? Theo em cuộc hội thoại trên có thành công không ?

- G:? Điều gì xảy ra nếu xã hội có những tình huống như vậy ?

GV giới thiệu VD.? Câu thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại nào ( Chú ý các từ : ''ông'', ''bà'', ''gà'',''vịt'')- GV gợi ý: nói gà, nói vịt có phải nói con gà, con vịt không.? Điều gì sẽ xảy ra nếu

- Hs : Không , vì người hỏi và người trả lời không đi đúng mục đích giao tiếpHs : Không đạt được hiệu quả giao tiếp, có thể gây đến những hậu quả đáng tiếc giữa những người giao tiếp,…- HS đọc VD.

- Mỗi người nói một ý, không khớp nhau.-> Nói không đúng đề tài, lạc đề, giao tiếp không đạt hiệu quả.- HS rút ra kết luận.=> Cần nói đúng đề

I. Phương châm quan hệ 1. Ví dụ - ''Ông nói gà, bà nói vịt'' 2. Nhận xét- Mỗi người nói một ý, không khớp nhau.

-> Nói không đúng đề tài, lạc đề, giao tiếp không đạt hiệu quả.

=> Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.3. Ghi nhớ:

30

xuất hiện tình huống hội thoại trên.? Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp, cần tránh điều gì.- GV khái quát đó là p/c quan hệ.? Trong tiếng Việt còn có câu thành ngữ nào có ý nghĩa tương tự - GV giới thiệu VD 2? Thành ngữ ''Dây cà ra dây muống'' dùng để chỉ những cách nói như thế nào.? ''Lúng búng như ngậm hột thị'' là cách nói như thế nào.

? Những cách nói đó ảnh hưởng ntn đến giao tiếp.? Để giao tiếp đạt hiệu quả ta cần chú ý điều gì.- GV giới thiệu VD 2? Có thể hiểu câu trên theo mấy cách.- GV gợi ý : Cách hiểu tuỳ thuộc việc xác định tổ hợp từ ''ông ấy'' bổ nghĩa cho từ ngữ nào.? Như vậy đây là câu nói có nội dung thông báo ntn.? Để người nghe không hiểu lầm có thể diễn đạt lại nội dung trên như thế nào.? Vậy trong giao tiếp phải tuân thủ điều gì về cách thức.? Truyện có mấy nhân vật.? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình nhận được của người kia một cái gì.

tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.- HS đọc ghi nhớ. - ''Ông chẳng bà chuộc''

''Dây cà ra dây muống''-> Nói dài dòng, rườm rà

- ''Lúng búng như ngậm hạt thị''-> Nói ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.-> Người nghe khó tiếp nhận, tiếp nhận không đúng, giao tiếp không đạt hiệu quả.

- Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn ( của người nào đó)- Cách 2: Tôi đồng ý …về của ông ấy.

=> Nội dung mơ hồ, không rõ ràng.

- Cần nói ngắn gọn, rành mạch- Tránh nói mơ hồ.

- HS đọc truyện. - Cảm nhận được tình cảm chân thành và sự tôn trọng dành cho mình => giao tiếp đạt hiệu quả.

- Trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người

II. Phương châm cách thức 1. Ví dụ 2. Nhận xétVD1: ''Dây cà ra dây muống''-> Nói dài dòng, rườm rà

- ''Lúng búng như ngậm hạt thị''-> Nói ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.-> Người nghe khó tiếp nhận, tiếp nhận không đúng, giao tiếp không đạt hiệu quả.VD2: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy .

=> Nội dung mơ hồ, không rõ ràng.

3. Ghi nhớ - Cần nói ngắn gọn, rành mạch- Tránh nói mơ hồ.III. Phương châm lịch sự (5')1. VD : Trang 222. Nhận xét - Cảm nhận được tình cảm chân thành và sự tôn trọng dành cho mình => giao tiếp đạt hiệu quả.

3. Ghi nhớ - Trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.

31

? Theo em mỗi người đã nhận được điều gì.? Từ câu chuyện trên có thể rút ra bài học gì, không nên có thái độ như thế nào với người đối thoại.

khác.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập, tìm hiểu ý nghĩa từng câu và ý nghĩa chung. - GV giải thích thêm câu c.+ Các câu tục ngữ, ca dao khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống.+ Khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. Một số câu tương tự : - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. - Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

- Một câu nhịn là chín câu lành. - Chó ba canh mới nằm, người ba năm mới nói. - Một lời nói quan tiền thúng thóc. Một lời nói dùi đục cẳng tay. - Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. - Người xinh tiếng nói cũng xinh, Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.Bài 2 - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.? Biện pháp tu từ nào liên quan trực tiếp đến p/c lịch sự. Phép tu từ nói giảm nói tránh. - VD : Bài văn dở quá. => Bài văn chưa được hay lắm.( nói giảm, nói tránh)Bài 3 - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.- HS điền.Thứ tự điền :a. Nói mát. d. Nói leo.b. Nói hớt. e. Nói ra đầu ra đũa.c. Nói móc.- Các từ chỉ cách nói liên quan đến : P/c lịch sự : a, b, c, d; P/c cách thức: e. Bài 4

- HS nêu yêu cầu bài tập.- GV hướng dẫn HS làm ở nhà.

32

Yêu cầu: Giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như a, b, c trong sgk đã nêu.a. Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi.( phương châm quan hệ)b. Người nói muốn ngầm xin lỗi người nghe về những điều mình sắp nói.( phương châm lịch sự )c. Người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng.( phương châm lịch sự)Bài 5- HS nêu yêu cầu bài tập.? Giải thích các thành ngữ và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến p/c hội thoại nào.- GV hướng dẫn hs làm ở nhà.+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo ( p/c lịch sự)+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu ( p/c lịch sự)+ Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết. ( p/c lịch sự)+ Nửa úp, nửa mở: Nói mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý.( p/c cách thức)+ Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác. ( p/c lịch sự)+ Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.( p/c quan hệ)+ Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thiếu tế nhị. ( p/c lịch sự)

? Nhắc lại 3 phương châm hội thoại vừa học ?? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì ?

- Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.- Làm hoàn thiện bài tập 5. Đọc và giải nghĩa các thành ngữ và chỉ ra ý nghĩa của các thành ngữ đó -> người xưa nhắc nhở ta điều gì; các trường hợp đó thuộc phương châm hội thoại nào?

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(4’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

Chuẩn bị tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

HS khá – giỏi :

Thuyết minh những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối bằng một đoạn văn khoảng

8-10 câu, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và chỉ rõ yếu tố miêu tả đó.

Tiết 9:Sử dụng yếu tố miêu tảtrong văn bản thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh. HS phát triển năng lực và kĩ năng Hợp tác, tự nhận thức, tự tin, chủ động giao tiếp.

33

- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh. - Quan sát sự vật, hiện tượng.

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp với việc tạo lập văn bản thuyết minh 2. Phẩm chất, thái độ : Có ý thức tự giác, tìm tòi các tri thức khoa học về các đối tượng xung quanh. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:-Phương pháp : giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án-Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, B. CHUẨN BỊ- GV: Ví dụ bổ sung.- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC : Tổ chức ( 1' ): Nền nếp, sĩ sốI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

Đoạn văn sau được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với nghệ thuật nhân hóa. Đúng hay sai ? “ Múa Lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía Nam. Múa lân diễn ra vào các ngày tết để chúc mừng năm mới an khang thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết rất đẹp. Múa Lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: Lân chào ra mặt, Lân chúc phúc, leo cột… Bên cạnh đó có ông địa vui nhộn chạy quanh. Thông thường múa Lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật”.- Nhận xét và kết luận: Đoạn văn thuyết minh trên có sử dụng yếu tố miêu tả. Vậy sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV giới thiệu VD sgk.? Văn bản trên là văn bản thuyết minh, vì sao ?

? Nhan đề bài văn giúp em

- HS đọc văn bản trang 24, 25.- VB thuyết minh vì chủ yếu giới thiệu những tri thức về cây chuối( đối tượng TM) cung cấp cho người

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. ( 23')1. Ví dụ VB ''Cây chuối trong đời sống Việt Nam''.2. Nhận xét

34

hiểu gì về đối tượng và trọng tâm thuyết minh.

? Nội dung thuyết minh gồm những gì.

? Theo em tác giả đã thuyết minh bằng các phương pháp chủ yếu nào.? Những đặc điểm tiêu biểu nào của cây chuối được thuyết minh trong VB này. Hãy tìm những câu, đoạn văn ấy.

? Trong quá trình thuyết minh tác giả còn sử dụng các yếu tố nào.

? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối.? Những yếu tố miêu tả trên có vai trò gì.

? Theo yêu cầu của bài, có thể bổ sung những nội dung thuyết minh nào, vì sao.

- GV gợi ý bài tập 1

đọc.+ Đối tượng TM : Cây chuối trong đời sống con người Việt Nam.+ Nội dung TM: sự phân bố, đặc điểm, tác dụng, các loại chuối…+ Phương pháp: Liệt kê, phân tích.- HS liệt kê những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối được thuyết minh trong VB : Đoạn 1( 4 câu đầu): giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản. Đoạn 2 ( 2 câu): tính hữu dụng của chuối. Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại và công dụng. Yếu tố miêu tả :- " Thân mềm …núi rừng"- " Chuối mọc… vô tận"- …khi quả chín… hấp dẫn"- " Vỏ chuối… trứng cuốc"- " Những buồng chuối…gốc cây"- " Chuối xanh có vị chát…"- TM về thân, lá, nõn, bắp, quả... Ví dụ: Phân loại chuối+ Chuối tây: thân cao, màu trắng, quả ngắn.+ Chuối hột: ……….,…tím, ruột quả có hột.+ Chuối tiêu: thấp,

+ Đối tượng TM : Cây chuối trong đời sống con người Việt Nam.+ Nội dung TM: sự phân bố, đặc điểm, tác dụng, các loại chuối…+ Phương pháp: Liệt kê, phân tích. Đoạn 1( 4 câu đầu): giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản. Đoạn 2 ( 2 câu): tính hữu dụng của chuối. Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại và công dụng.

Yếu tố miêu tả :- " Thân mềm …núi rừng"- " Chuối mọc… vô tận"- …khi quả chín… hấp dẫn"- " Vỏ chuối… trứng cuốc"- " Những buồng chuối…gốc cây"- " Chuối xanh có vị chát…"

VB cần bổ sung +Thuyết minh về 1 số bộ phận - Thân cây chuối - Lá chuối ( tươi và khô ) - Gốc: làm món ăn - Bắp chuối : làm món nộm. - Nõn chuối: cầm máu, chữa

trị vết thg+ Phân loại chuối : tây, hột, tiêu, ngự.

=> Đối tượng thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng, bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Chú ý : yếu tố mtả không lấn át TM

3. Ghi nhớ :

35

? Qua tìm hiểu văn bản trên, em rút ra kết luận gì về việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

? Tác dụng của các yếu tố đó.

màu sẫm, quả dài.Ví dụ: Nõn chuối: màu trắng, có thể ăn sống rất mát.Bắp chuối: màu hồng, có nhiều lớp bẹ.- HS đọc ghi nhớ T25

SGK T25

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…II. Luyện tập Bài 1 : Vận dụng và bổ sung yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh bằng cách điền thêm vào chỗ chấm.- GV gợi ý, học sinh tự làm. Mẫu :- Thân cây chuối thẳng đứng như một cái cột trụ tròn mọng nước (gồm nhiều bẹ bao bọc nhau, màu trắng hoặc phớt hồng, xanh hoặc tím nhạt ...) gợi ra cảm giác mát mẻ, dễ chịu.- Lá chuối tươi, xanh rờn, ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật. - Lá chuối khô màu đất, cong gục ngã trên thân cây. Lá chuối khô mềm, dai, có khả năng hút ẩm, thường dùng gói một số loaị bánh, bảo quản thực phẩm.- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ. - Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu.- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.Bài 2 : Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau :- HS đọc đoạn văn trang 26.- HS xác định đối tượng thuyết minh, các yếu tố miêu tả . Đối tượng : tách và chén sứ. Yếu tố miêu tả : - Tách là loại chén uống nước của tây có tai. - Chén của ta không có tai. - Khi mời...mà mời có uốngcũng nâng hai tay xoa xoa ...nóng.Bài 3: Đọc văn bản “ Trò chơi ngày xuân” và chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản.- Qua sông Hồng, sông Đuống….làn điệu quan họ mượt mà.- Lân được trang trí công phu….hoạ tiết đẹp.- Múa lân rất sôi động…chạy quanh.- Kéo co thu hút nhiều người…mỗi người.- Bàn cờ là sân bãi rộng…kí hiệu quân cờ.- Hai tướng…được che lọng.- Với khoảng thời gian…không bị cháy, khê.- Sau hiệu lệnh…. đôi bờ sông.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

36

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Ngoài việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, khi thuyết minh để văn bản thuyết minh thêm sinh động cần thêm yếu tố nào ?Về nhà: Hoàn chỉnh các bài tập.- Viết đoạn văn thuyết minh có dùng yếu tố miêu tả.- Chuẩn bị tiết 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Thực hiện kĩ phần chuẩn bị ở nhà cho tiết Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả… trong đó cần chú ý các đặc điểm của đối tượng thuyết minh (con trâu), các chi tiết cần sử dụng yếu tố miêu tả.HD: Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.- HS khá – giỏi : Viết một vài đoạn Thuyết minh về con trâu, trong đó sử dụng yếu tố

miêu tả và yếu tố nghệ thuật. Chỉ rõ các yếu tố đó trong đoạn văn viết.

Tiết 10:Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản Thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức: - HS phát triển năng lực và kĩ năng Hợp tác, tự nhận thức, tự tin, giao tiếp - Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 2. Phẩm chất, thái độ : - Tích cực sử dụng các yếu tố miêu tả vào văn bản TM. Qua giơ` luyện tập, giáo dục HS tình cảm gắn bó với quê hương – yêu thương loài vật. - Có ý thức khám phá các tri thức khách quan xung quanh cuộc sống con người. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:- Phương pháp : Dạy học nhóm,giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án- Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.B. CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ.- HS: Đọc bài văn thuyết minh về con trâu. C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

Tổ chức ( 1'): Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Dự kiến sản phẩm: HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cách 1 : ?: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?

37

?: Trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà. Cách 2 : Giáo viên treo bảng phụ Hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó ? “Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt, đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm”.

(Theo Võ Văn Trực)Tác dụng:...........................................................................................................GV giới thiệu, nêu yêu cầu bài học: “Học đi đôi với hành” đó là tiết luyện tập ngày hôm nayII. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (10’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV giới thiệu đề bài. ? Xác định thể loại, dạng bài, nội dung thuyết minh.? Phương pháp TM, cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn.? Có thể sử dụng biện pháp miêu tả khi nào.- GV dùng câu hỏi giúp học sinh tìm ý.? Theo em với đề văn này, ta cần trình bày những ý nào.- HS có thể tham khảo VB trong sgk, song giáo viên lưu ý HS văn bản này là văn bản TM đầy đủ, chi tiết, khoa học về con trâu nhưng rất ít yếu tố miêu tả.

? Mở bài cần giới thiệu gì.-H: Tìm những câu tục ngữ ca dao nhắc đến hình ảnh con trâu để làm phần MB.

III,IV. HOẠT ĐỘNG

- HS đọc đề bài.

- Thể loại : Thuyết minh- Dạng bài : TM về con vật - Nội dung : Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.- HS trình bày cụ thể. Các ý :- Hình ảnh con trâu ( vóc dáng)- Vai trò của con trâu trong LĐSX của người nông dân.- Vai trò của con trâu trong đời sống tinh thần: lễ hội…- Mối quan hệ với người nông dân, với tuổi thơ của các em nhỏ ở nông thôn.- HS nêu nhanh dàn ý đã chuẩn bị.

MB: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.- Câu ca dao +Con trâu là đầu cơ … + Trên

I. Đề bài ( 16') Con trâu ở làng quê Việt Nam.1. Tìm hiểu đề - Thể loại : Thuyết minh- Dạng bài : TM về con vật - Nội dung : Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.2. Tìm ý- Hình ảnh con trâu ( vóc dáng)- Vai trò của con trâu trong LĐSX của người nông dân.- Vai trò của con trâu trong đời sống tinh thần: lễ hội…- Mối quan hệ với người nông dân, với tuổi thơ của các em nhỏ ở nông thôn.3. Lập dàn ý 1. Mở bài :Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.2. Thân bài :+ Vóc dáng con trâu. + Con trâu trong đời sống vật chất: kéo cày, kéo xe, trục lúa; cung cấp thịt, da, sừng làm đồ mĩ nghệ.+ Con trâu trong đời sống tinh

38

3,4: Luyện tập + Vận dụng (25’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

- Gv có thể đọc đoạn văn mẫu cho hs tham khảo MB:

Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé VN nào cũng thuộc bài ca dao : « Trâu ơi, ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta » Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân VN : « con trâu là đầu cơ nghiệp »

? Nội dung của phần thân bài gồm những ý nào, sắp xếp như thế nào.

? Ngoài yếu tố miêu tả, để bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn, còn có thể sử dụng BPNT nào.? Em biết những bài ca dao nào nói về con trâu

đồng ruộng …+ Trâu ơi ta bảo trâu này …..- Tả cảnh trẻ em chăn

trâu- Vị trí của con trâu

trong đời sống người nông dân

TB:+ Vóc dáng con trâu. + Con trâu trong đời sống vật chất: kéo cày, kéo xe, trục lúa; cung cấp thịt, da, sừng làm đồ mĩ nghệ.+ Con trâu trong đời sống tinh thần: lễ hội, đình đám.+ Con trâu với tuổi thơ của các em nhỏ ở nông thôn.KB: Con trâu trong tình cảm của người nông dân Việt Nam .- HS nêu cụ thể.- HS viết các đoạn TB Đoạn 2: Con trâu gắn bó với người nông dân trên đồng ruộng. Trâu kéo cày, tải lúa sớm hôm không quản nắng mưa. Con trâu đi trước, cái cày, cái bừa đi sau cùng với người nông dân như đôi bạn có nhau dưới nắng gắt, sương sa hay mưa dầm, bão gió. Nhìn trâu cày, bước chân chậm, mũi thở phì phò ta thấy thương trâu. Đoạn 3: ở VN trâu còn xuất hiện trong các lễ hội ở một số tỉnh, đó là các lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng…. Các con trâu

thần: lễ hội, đình đám.+ Con trâu với tuổi thơ của các em nhỏ ở nông thôn.3 .Kết bài :Con trâu trong tình cảm của người nông dân Việt Nam .II. Luyện tập ( 20') Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.1) Viết đoạn mở bài:Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với mỗi người nông dân VN. Vì thế, trong nhiều trường hợp con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:" Trâu ơi…..trâu ăn".2) Viết đoạn thân bài Đoạn 1: Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen. Thân hình vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Đoạn 4: Con trâu còn là người bạn thân thương của bao trẻ em nông thôn. Hình ảnh các em nhỏ ngồi vắt vẻo trên lưng trâu với chiếc sáo diều, nghe sáo vẳng trên không, đưa trâu xuống sông tắm.3) Viết đoạn kết bài.Con trâu VN luôn gắn với hình ảnh của đồng quê VN từ ngàn đời nay. Ngày nay nông thôn đã được hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Người nông dân đã có thêm người bạn mới là con "trâu sắt" ( máy cày) nhưng con trâu vẫn là một người bạn thân thuộc gắn bó với người nông dân.

39

- GV chia nhóm thảo luận.- Mỗi nhóm học sinh viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả theo yêu cầu bài tập 1, 2- HS tham khảo bài văn TM SGK.- GV giới thiệu các cách mở bài.- HS trình bày.? Có thể sử dụng ý nào trong bài để giới thiệu con trâu.- HS viết đoạn giới thiệu vóc dáng con trâu.- HS viết đoạn giới thiệu hình ảnh con trâu trên đồng ruộng.- GV hướng dẫn HS viết đoạn giới thiệu hình ảnh con trâu trong lễ hội.? TM con trâu với tuổi thơ của trẻ em nông thôn. ? Kết bài cần nêu bật vấn đề gì.

tham gia hội thi phải là những con to khoẻ, da đen bóng, chân trụ vững, thân lẳn, sừng cong nhọn được nuôi dưỡng bài bản…

? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản thuyết minh . ? Để làm tốt một bài văn TM có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả cần chú ý những gì? - Nắm vững các yêu cầu thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả (và biện pháp nghệ thuật, tập viết hoàn chỉnh bài thuyết minh với đề bài: Con trâu ở làng quê VN). V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.

- Xem, chuẩn bị dàn ý cho 4 đề bài trang 42 chuẩn bị cho Bài viết 2 tiết văn thuyết

minh. Chú ý: Đề số 2 và số 3 cần chọn loài cây và vật nuôi mà mình am hiểu, yêu thích

để đảm bảo bài văn thuyết minh cung cấp được những tri thức cần thiết, khách quan

đồng thời dễ chọn yếu tố miêu tả.

? Cần sử dụng yếu tố miêu tả ntn để đạt hiệu quả.

- Tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.

- Chuẩn bị bài: Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

40

- Soạn bài: Tuyên bố với thế giới về sự sống còn….

HS khá – giỏi :

- Bồi dưỡng HS giỏi cách làm bài văn TM có sd yếu tố miêu tả.

- Về nhà HS giỏi hoàn chỉnh bài TM con trâu, HS Yếu viết một đoạn phần thân bài.

Tiết 11:Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.- HS Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với trẻ em- Có ý thức tự làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.- Phát triển năng lực giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.- tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. 2. Phẩm chất, thái độ: - Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em.- Có cách nhìn sáng suốt và nhân đạo của cộng đồng quốc tế về trẻ em. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học1. Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức, hiện trạng và nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.2. Minh họa bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay3. Động não: suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của trẻ em.B. CHUẨN BỊ :- GV : Tìm hiểu thực tế, những quy định của Pháp luật về vấn đề.- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :

Tổ chức ( 1') : Nền nếp, sĩ số

41

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát.- GV: Gọi đại diện một nhóm lên trình bày nội dung phần chuẩn bị ở nhà:1. Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hoà bình".2. Kể ra những mối nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay. Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình ?- HS các nhóm nhận xét, bổ sung…. - GV kết luận về sự chuẩn bị của các nhóm và giới thiệu bài : Bác Hồ từng viết: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan''.Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện đang được đón nhận sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và xã hội. Song các em cũng đang đứng trước những thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu tới tương lai phát triển của các em. Một phần của bản '' Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em'' tại Hội nghị cấp cao thế giới họp cách đây 17 năm ( 1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

? Cho biết vị trí của đoạn trích và hoàn cảnh ra đời của văn bản. Những năm cuối thế kỉ 20 trên thế giới, chiến tranh vẫn diễn ra trong phạm vi nhiều nước. Ở một số nước sau chiến tranh phải khôi phục kinh tế nên không có điều kiện quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vì thế trong hội nghị cấp cao của LHQ họp tại Mĩ đã đưa ra bản tuyên bố này.? Bản tuyên bố đề cập đến vấn đề gì.- GV gợi lại vài điểm chính của bối cảnh thế giới mấy chục năm cuối thế kỉ XX liên quan đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em: Hội nghị diễn ra trong bối cảnh mấy mươi năm cuối thế kỉ XX, KHKT phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác mở rộng giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Song bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra: sự phân hoá rõ rệt về mức sống giữa các nước giàu nghèo. Tình trạng cạnh tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em

- HS theo dõi phần thông tin về văn bản.- Trích : '' Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em''. 30- 9-1990

- Là văn bản nhật dụng, chủ đề quyền trẻ em, tương lai của nhân loại.

I. Giới thiệu chung Xuất xứ : Trích : '' Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em''. 30- 9-1990

- Là văn bản nhật dụng, chủ đề quyền trẻ em, tương lai của nhân loại.

42

có hoàn cảnh khó khăn bị tàn tật, bóc lột, nguy cơ thất học ngày càng nhiều…? Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.- GV hướng dẫn đọc.- GV đọc 2 đoạn nhỏ (mục 1, 2 )- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích, chú ý chú thích số 2,6,7.- GV giải thích thêm một số từ:+ Tăng trưởng: PT theo hướng tốt đẹp.+ Vô gia cư: Không gia đình, nhà cửa.? So với các văn bản đã học, kết cấu của VB có gì khác.? Có thể chia phần trích thành mấy phần.- GV giới thiệu thêm 2 nội dung sau của văn bản :'' Cam kết '' và "Những bước tiếp theo"? Em có nhận xét gì về bố cục văn bản.? Trong mục 1, tác giả nêu rõ vấn đề gì.? Lời kêu gọi của cộng đồng với toàn nhân loại là gì.? Em hiểu như thế nào về câu: " Tương lai… tương trợ"- GV: Trẻ em thế giới phải được

bình đẳng, không phân biệt, chúng phải được giúp đỡ mọi mặt.

GV nói thêm : VN là nước đầu tiên ở CA kí công ước quốc tế về QTE, ban hành luật chăm sóc giáo dục , bảo vệ TE? Em có suy nghĩ gì về cách nhìn của cộng đồng thế giới với trẻ em.? Nhận xét của em về lời kêu gọi trên.? Em có nhận xét chung gì về cách đặt vấn đề trong đoạn 1.? Những nội dung nêu ở mục 1,2 có là mới mẻ đối với em không ? Vì sao.- GV chuyển ý: Từ cách nhìn ấy,

- Nghị luận chính trị XH

- HS đọc tiếp.- Học sinh nhận xét.

- Bố cục : 4 phần+ Lời kêu gọi+ Thách thức + Cơ hội + Nhiệm vụ=> Bố cục hợp lí, chặt chẽ.- HS theo dõi đoạn 1. HS nêu chi tiết :- Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.- Chúng phải được sống trong vui tươi…và phát triển.- Phải được trưởng thành HS nêu ý kiến :=>Trẻ em được sống, bảo vệ và phát triển.=> Cách nhìn tin yêu, có trách nhiệm.=> lời kêu gọi mang đậm tính cộng đồng, tính nhân đạo.- HS theo dõi văn bản, mục 2.- Thực trạng,

- PT biểu đạt: Nghị luận CTXH.

- VĐ nghị luận: Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục ( 12')- Đọc - Chú thích - Bố cục : 4 phần+ Lời kêu gọi+ Thách thức + Cơ hội + Nhiệm vụ=> Bố cục hợp lí, chặt chẽ.II. Đọc, hiểu văn bản (27')1. Lời kêu gọi với toàn nhân loại- Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.- Chúng phải được sống trong vui tươi…và phát triển.- Phải được trưởng thành =>Trẻ em được sống, bảo vệ và phát triển.

=> Cách nhìn tin yêu, có trách nhiệm.=> lời kêu gọi mang đậm tính cộng đồng, tính nhân đạo.

43

cộng đồng quốc tế đã tổ chức hội nghị cấp cao về trẻ em để cùng cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp.? Nội dung chính trong phần thách thức. ? Hiện nay, trẻ em trên thế giới đang đứng trước những thách thức nào.- GV diễn giảng mở rộng về nạn buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV, trẻ em phạm tội…? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc đoạn này.? Nhận xét về nghệ thuật thuyết minh trong phần này. ( Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng; luận cứ được liệt kê dồn dập.)? Trong các mục 4,5,6 bản tuyên bố đã nêu ra những hiện tượng, những thực trạng nào về trẻ em ở nhiều nước.? Nhận xét về nghệ thuật nêu và trình bày vấn đề trong đoạn? Từ những vấn đề cụ thể mà bản tuyên bố nêu ra, em có nhận xét gì về thực trạng vấn đề trẻ em.? Em thấy đó là những thách thức như thế nào.( thách thức lớn.)? Ngoài những vấn đề trên, em biết gì về việc trẻ em trên thế giới là nạn nhân của nhiều hiểm hoạ.- GV cung cấp thêm tư liệu.

đkiện sống của trẻ em trên toàn thế giới.- HS nêu vị trí của các mục 3 ; 4, 5, 6; 7+ Mục 3 : chuyển tiếp+ Mục 4,5,6 : Nêu nội dung + Mục 7 : Nêu kết luận, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị.- Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược, bị bóc lột...- Chịu thảm hoạ đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.- Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật…( 4000 người/ ngày).- Nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em, đại dịch HIV, nạn động đất, sóng thần,...

2. Những thách thức

- Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược, bị bóc lột...- Chịu thảm hoạ đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.- Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật…( 4000 người/ ngày).- Nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em, đại dịch HIV, nạn động đất, sóng thần,...

+ Dùng lí lẽ , dẫn chứng, số liệu cụ thể, phép liệt kê...=> Trẻ em bị rơi vào tình trạng hiểm hoạ, đời sống vô cùng cực khổ.=> cần quyết tâm giúp các em vượt qua.

D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng:? Vì sao xếp văn bản này vào cụm văn bản nhật dụng.- Đây là vấn đề nóng bỏng, cấp bách, cần có sự quan tâm kịp thời đối với thế hệ tương lai….? Theo em, tổ chức LHQ cần có thái độ, việc làm như thế nào trước thực trạng này.- GV khái quát nội dung đã tìm hiểu.- Đọc kĩ văn bản, tập phân tích các mục còn lại. Hoạt động Tìm tòi mở rộng: HS khá – giỏi :

? Ngoài những vấn đề trên, em biết gì về việc trẻ em trên thế giới là nạn nhân của nhiều hiểm hoạ. Hãy tìm hiểu, thu thập các tư liệu, viết lại và phân tích từng hiểm họa đối với trẻ em ngày nay.

44

Tiết 12:Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.HS tự nhận thức, tự tin trong giao tiếp.- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. 2. Phẩm chất, thái độ: - Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em. Đồng tình trong vấn đề bảo vệ và phát triển trẻ em.- Có cách nhìn sáng suốt và nhân đạo của cộng đồng quốc tế về trẻ em. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:- Phương pháp :giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày một phút, hỏi và trả lời.B. CHUẨN BỊ 1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về một số trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.2. HS: tìm những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức ( 1') : Nền nếp, sĩ số Hoạt động 1: Tình huống xuất phát.- GV gọi 1 -2 HS đã chuẩn bị nội dung ở nhà tốt, kể những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn...1.Trẻ em hiện nay đang đứng trước những thách thức và những cơ hội như thế nào.2. Kể những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn mà em đã đọc, biết ...- HS nhận xét, bổ sung…- GV nhận xét, kết luận, khái quát nội dung tiết 11, giới thiệu tiết 12 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Em hiểu ''cơ hội'' như thế nào?

? Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì.

- HS theo dõi sgk.- HS dựa vào SGK trả lời- HS nêu cụ thể.- Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia,… bảo vệ sinh mạng.- Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới.

II. Đọc, hiểu văn bản (27')3. Những cơ hội

- Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia,… bảo vệ sinh mạng.- Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới.- Sự hợp tác quốc tế ngày càng

45

? Bầu không khí chính trị trên thế giới ra sao.

? Nghệ thuật thuyết minh ở phần này có gì độc đáo.? Qua cách trình bày trên em thấy những thuận lợi đó sẽ ảnh hưởng ntn đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.? Những cơ hội đó xuất hiện ở Việt Nam như thế nào ?? Em biết gì về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong giai đoạn hiện nay.- GV cung cấp thêm tư liệu + Đầu tư cho giáo dục+ Xây dựng nhiều trường học cho trẻ em khuyết tật.+ Xây dựng bệnh viện nhi, công viên, nhà hát, nhà xuất bản cho TN...? Từ đó em nghĩ gì về nhiệm vụ của bản thân.- GV chuyển ý mục 4 ? Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, VB đã nêu lên những nhiệm vụ cần làm với trẻ em là gì.

? Tại sao nhiệm vụ: " tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng'' được đặt lên hàng đầu.

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật thuyết minh

- Sự hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả… - Tăng cường phúc lợi trẻ em…

-NT: Giải thích kết hợp chứng minh.=> ĐK thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế đẩy mạnh, tăng cường việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.-Những cơ hội đó xuất hiện ở Việt Nam như : trẻ em được quan tâm chăm sóc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.+ Đầu tư cho giáo dục+ Xây dựng nhiều trường học cho trẻ em khuyết tật.+ Xây dựng bệnh viện nhi, công viên, nhà hát, nhà xuất bản cho TN...

- HS tự liên hệ bản thân.

- HS theo dõi phần cuối văn bản.

HS tóm tắt các nhiệm vụ :- Tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng- Quan tâm trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh đặc biệt.- Các em gái được đối xử BĐ như các em trai.- Phổ cập giáo dục cơ sở- Đảm bảo cho các bà mẹ an toàn …khi mang thai, sinh nở.- Cho trẻ em một mái ấm gia đình- Tăng trưởng kinh tế-NT: Liệt kê, lập luận chặt chẽ.-> Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, gd, xh) mọi

có hiệu quả… - Tăng cường phúc lợi trẻ em…+ Giải thích kết hợp chứng minh.

=> ĐK thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế đẩy mạnh, tăng cường việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

4. Nhiệm vụ - Tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng- Quan tâm trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh đặc biệt.- Các em gái được đối xử BĐ như các em trai.- Phổ cập giáo dục cơ sở- Đảm bảo cho các bà mẹ an toàn …khi mang thai, sinh nở.- Cho trẻ em một mái ấm gia đình- Tăng trưởng kinh tế+ Liệt kê, lập luận chặt chẽ.-> Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, gd, xh) mọi đối tượng, mọi cấp độ.( gđ, xh, qgia, qtế ) => Nhiệm vụ lớn lao, nặng nề,

46

trong đoạn này.? Các nhiệm vụ nêu ra có tính chất như thế nào.

? Có thể thấy nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em là những vấn đề ntn, có thể thực hiện được trong những điều kiện ra sao? ? Phần cuối của văn bản đã nhấn mạnh điều gì.? Lời kết thúc đó đã thể hiện thái độ nào của cộng đồng quốc tế về vấn đề trẻ em.? Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận.? Bản tuyên bố đã giúp em nhận thức được gì về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em? Vì sao?

đối tượng, mọi cấp độ.( gđ, xh, qgia, qtế )

=> Nhiệm vụ lớn lao, nặng nề, nhưng hết sức vẻ vang.- Sự nỗ lực của các nước và sự hợp tác quốc tế.- HS khái quát nội dung và nghệ thuật.

nhưng hết sức vẻ vang.

- Sự nỗ lực của các nước và sự hợp tác quốc tế.=> Dứt khoát, quyết tâm cao độ của cộng đồng quốc tế.III Tổng kết : 1. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, có lí có tình; kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, xác thực; suy luận lô gíc.2. Nội dung:+ Bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phát triển trẻ em là vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.+ Đó là nhiệm vụ của toàn thể nhân loại vì một tương lai tốt đẹp ." Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Ghi nhớ - SGK

Hoạt động 3: Luyện tập III. Luyện tập ( 5')1. Tại sao nói: Bản tuyên bố là sự liên kết chặt chẽ với VB " Đấu tranh cho một thế giới hoà bình."?- HS nêu ý kiến. ( Đấu tranh cho một thế giới hoà bình tức là bảo vệ quyền sống của trẻ em)1. Em có suy nghĩ gì về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên đất nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng?( Đảng, Nhà nước, các tổ chức XH rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Nước ta là một trong những nước đầu tiên kí công ước về trẻ em của LHQ, năm 1989; QHội cũng thông qua Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em; có nhiều cơ quan, tổ chức cùng quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ và gd trẻ em.D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : Hoạt động 4: Vận dụng? Em cảm nhận được gì sau khi học xong văn bản này?( Nhận thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi dân tộc, quốc gia và toàn thế giới vì" Trẻ em là tương lai của thế giới.", " trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" là những khẩu hiệu đã trở nên quen thuộc, thân thiết với mọi người.- HS tự bộc lộ.- Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật VB.- Chuẩn bị, tìm hiểu trước : '' Chuyện người con gái Nam Xương '', tóm tắt truyện, nhân vật chính của TP.- Soạn bài : “Các phương châm hội thoại” (tiếp theo) Hoạt động Tìm tòi mở rộng: HS khá – giỏi :

47

1. Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ của mình khi được đón nhận sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội?2. - Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về cuộc sống trẻ em...

Tiết 13:Các phương châm hội thoại (tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : Học sinh nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp, hiểu được phương châm hội thoại là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, song vì nhiều lí do khác nhau các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.- HS tự nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng. - Có ý thức làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. - Phát triển năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hội vào những tình huống giao tiếp cụ thể. - Hiểu đúng nguyên nhân về việc không tuân thủ các phươg châm hội thoại. 2. Phẩm chất, thái độ : - HS có ý thức tự giác trong các tình huống giao tiếp.

- Có ý thức sử dụng đúng các phương châm hội thoại.

Các phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp - Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp. - Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.B. CHUẨN BỊ1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại, bảng phụ.2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức ( 1' ) Nền nếp, sĩ số. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát.

- GV : Tổ chức trò chơi : Thi : Nhanh - đúng

? Nêu tên và nội dung(đặc điểm nhắn gọn) các phương châm hội thoại đã học? Mỗi PCHT lấy 1 ví dụ, chỉ rõ.

48

(Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm lên bảng, thi viết nhanh và đúng sẽ được điểm theo thứ tự).

- GV gọi HS các nhóm nhận xét, cho điểm và đưa ra thêm 1 bài tập tình huống:: GV treo bảng phụ ghi câu chuyện vui sau đây, gọi hs đọc và trả lời câu hỏi:

Ông: - Này , bà mua giúp tôi ít thuốc lào đi!Bà: - Ở đây ai bán bắp xào mà mua.Ông: Khổ. Bà đúng là điếc nặng quá rồi.Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào, đã bảo ở đây không có ai bán. Ông nói thế là

đánh giá tôi bủn xỉn lắm phải không?? Người giao tiếp trong câu chuyện này vi phạm phương châm hội thoại nào?

- GV dẫn dắt vào bài: như vậy những PCHT không bắt buộc nhưng trong giao tiếp chúng ta cần chú ý tuân thủ theo để giao tiếp đạt hiệu quả cao. Nhưng đôi khi trong một số tình huống, nếu cứng nhắc theo các PCHT ấy sẽ dẫn đến điều gì? Vì sao? Cách khắc phục như thế nào? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV giới thiệu ví dụ.

? Cuộc hội thoại trong văn bản diễn ra ở đâu? Giữa ai với ai?? Mục đích của cuộc hội thoại.? Tại sao anh con rể trong câu chuyện lại được người nhà dặn phải luôn chào hỏi người xung quanh.? Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, em thấy câu hỏi của anh ta đã đúng lúc, đúng chỗ chưa? Tại sao .

? Như vậy nhân vật chàng rể đã vi phạm phương châm hội thoại nào.? Do đâu mà anh ta vi phạm p/c hội thoại này- GV bổ sung hoàn chỉnh.? Từ tình huống giao tiếp mà câu chuyện nêu ra, em hãy cho biết khi vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý gì.- GV nhấn mạnh : Một câu nói có thể thích hợp trong tình huống giao tiếp

- HS đọc, theo dõi nội dung truyện cười và trả lời các câu hỏi.- Chàng rể gặp và chào hỏi một người đang ở trên cây cao chặt. - Mục đích muốn giữ phép lịch sự.

- Câu hỏi ấy sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.- Chàng rể vi phạm p/c lịch sự vì gọi một người từ trên cao xuống trong lúc người đó đang làm việc chỉ để chào -> quấy rối, gây phiền hà.- Do chàng rể không nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa p/c hội thoại và tình huống giao tiếp.- Cần nắm vững đặc điểm của tình huống

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp ( 7')1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Chàng rể: vi phạm p/c lịch sự vì không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.

49

này mà không thích hợp trong tình huống giao tiếp khác.- GV chuyển ý mục II.? Kể ra các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại.- HS nhắc lại những câu hỏi của người khách và anh chàng tham ăn.? Ai là người vi phạm p/c hội thoại.? Những câu trả lời của anh chàng tham ăn cho thấy anh ta đã vi phạm p/c nào.? Vì sao em khẳng định như vậy.

? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin A mong muốn không?( không)? Trong tình huống giao tiếp này, phương châm nào không được tuân thủ.? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại trên .- GV nêu tình huống trong SGK.? Trong tình huống này, người bác sĩ cần nói ntn. ? Người bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào.? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy.? Hãy nêu một tình huống tương tự- GV giới thiệu ví dụ 4. ? Khi nói ''Tiền bạc chỉ là tiền bạc'' có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không. ( xét nghĩa hiển ngôn )? Trong tình huống này

giao tiếp.

- HS nhắc lại các p/c đã học( p/c về lượng, chất, cách thức, quan hệ, lịch sự)- HS nhớ lại câu chuyện anh chàng tham ăn, NV7.- Đây.- Mỗi.- Tiệt.

- HS theo dõi ví dụ 2 trong sgk chú ý từ in đậm.

-> Không tuân thủ phương châm về lượng. - Vì không biết chính xác nên trả lời chung chung.

- Bác sĩ nói không đúng- Bác sĩ ko tuân thủ PC về chất. - Vì một yêu cầu quan trọng hơn là động viên người bệnh.- HS lấy một tình huống tương tự.

+ Nghĩa hiển ngôn: Không tuân thủ phương châm về lượng.( không cho

3. Ghi nhớ:=> Cần nắm vững đặc điểm của tình huống giao tiếp.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ( 11')1. Ví dụ:

VD1:- Đây.- Mỗi.- Tiệt.2. Nhận xét :

-> Vi phạm p/c lịch sự ( trả lời vụng về, thiếu văn hoá)

VD2:- Cậu có biết … năm nào?- ... khoảng đầu thế kỉ XX.

-> Không tuân thủ phương châm về lượng. ( vì không biết chính xác nên trả lời chung chung)

VD3:c. Người bác sĩ: -> Không tuân thủ phương châm về chất ( nói điều mà mình không tin là đúng) - Vì một yêu cầu quan trọng hơn là động viên người bệnh.

VD4: - Tiền bạc chỉ là tiền bạc.

+ Nghĩa hiển ngôn: Không tuân thủ phương châm về lượng.( không cho người nghe có thêm thông tin nào)

50

cần hiểu câu nói đó như thế nào? Câu nói có mục đích khuyên nhủ điều gì.? Câu trả lời của B nhằm mục đích gì.? Kể ra một số cách nói tương tự.- GV khái quát những tình huống không tuân thủ các phương châm hội thoại .? Qua phân tích ví dụ, em thấy việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào. Hoạt động 3: Luyện tập- GV hướng dẫn HS làm bài tập. ? Đối với một người lớn tuổi thì câu trả lời của ông bố theo đúng phương châm hội thoại nào? Đối với cậu bé 5 tuổi thì câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Hãy chỉ rõ.? Vì sao ông bố đã vi phạm p/c cách thức.

? Theo em để em bé tìm đúng quả bóng thì người bố phải trả lời như thế nào.? Các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào.? Việc vi phạm ấy có lí do chính đáng không ? Vì sao.

người nghe có thêm thông tin nào)+ Nghĩa hàm ẩn: => Tuân thủ phương - Tiền bạc là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người -> không nên vì tiền mà quên tất cả.- Chiến tranh là chiến tranh ; - Nó vẫn là nó.

- HS nêu kết luận.- HS đọc ghi nhớ.

- HS đọc mẩu chuyện trong sgk.- Đúng p/c về chất.

- Không tuân thủ p/c cách thức.- Câu trả lời của người bố không dựa vào tình huống giao tiếp: con mới 5 tuổi -> Không thể biết tuyển tập truyện ngắn Nam Cao.- Quả bóng ở ngăn dưới của kệ sách.- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.-Các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đã không tuân thủ phương châm lịch sự.- Không có lí do chính đáng vì theo nghi thức giao tiếp, thông thườngthì đến nhà ai ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập tới chuyện khác.

+ Nghĩa hàm ẩn: => Tuân thủ phương châm về lượng.

=> Gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

3. Ghi nhớ ( Trang 37 )=> Nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.

III.Luyện tập ( 10')Bài 1:

- Tuân thủ phương châm về chất.

- Không tuân thủ p/c cách thức.

( câu trả lời của người bố không dựa vào tình huống giao tiếp: con mới 5 tuổi -> Không thể biết tuyển tập truyện ngắn Nam Cao)

Bài 2: - Vi phạm phương châm lịch sự.- Không có lí do chính đáng vì theo nghi thức giao tiếp, thông thườngthì đến nhà ai ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập tới chuyện khác. Trong trường hợp này các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà bằng những lời lẽ giận dữ, nặng nề.

D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : Hoạt động 4: Vận dụng

51

Phiếu bài tập: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi: Cắn răng mà chịu

Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may goá bụa. Mẹ chồng dặn con dâu:- Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu con ạ.

Không bao lâu mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn ấy thì mẹ chồng trả lời:- Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ có răng đâu mà cắn. ( Truyện cười dân gian Việt Nam)Lời nói của người mẹ chồng đã vi phạm phương châm hội thoại nào?A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chấtB. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức.

? Nêu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.? Từ các trường hợp vi phạm phương châm hội thoại trên em rút ra bài học gì trong giao

tiếp.- Học kĩ bài; Hoàn thành các bài tập.- Chuẩn bị bài : Viết bài Tập làm văn số 1- Văn Thuyết minh Hoạt động Tìm tòi mở rộng: HS khá – giỏi :

Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể, rút ra nhận xét.

Tiết 14-15:Viết bài Tập làm văn số 1: Văn thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : Giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh, đặc biệt là biết viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật ( miêu tả, kể...) một cách hợp lí và có hiệu quả. - Rèn kĩ năng thu thập, hệ thống, chọn lọc tài liệu viết VB thuyết minh hoàn chỉnh. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. - Rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả

2. Phẩm chất, thái độ : - Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.

- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật cho bài văn Thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe.B. CHUẨN BỊ- GV: Đề bài, biểu điểm, yêu cầu.- HS: Chuẩn bị ở nhà những kiến thức về văn thuyết minh.

52

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức (1’): Nền nếp,sĩ số

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới : GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ viết bài

Trong những giờ học trước, các em đã đợc tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cũng như sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào vào văn bản thuyết minh cho có hiệu quả. Giờ hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.I. Ma trận

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng

Chủ đề TL TL TL

Tập làm văn:Văn Thuyết minh

Các phương pháp thuyết minh

Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh

Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh: các phương pháp thuyết minh, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn ... để viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi.

Số câuSố điểmTỉ lệ %

0101 điểm

10%

0102 điểm

20%

0107 điểm

70%

03 câu10 điểm100%

II. Đề bài:Câu 1: (1 điểm)? Có mấy phương pháp thuyết minh đã được học? hãy kể tên các phương pháp đó?Câu 2: (2 điểm)Kể tên một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn thuyết minh? Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?Câu 3: ( 7 điểm)Viết bài thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em (Con trâu).III. Hướng dẫn chấm.Câu 1 kể đúng 3 phương pháp được 0.5đ, 6 phương pháp được 1đ. Có 6 phương pháp thuyết minh: - Định nghĩa. - Nêu ví dụ. - So sánh. - Liệt kê. - Phân loại. - Dùng số liệu.Câu 2.Một số biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong văn thuyết minh là: tưởng tượng, liên tưởng; biện pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, nhân hoá. (1đ)- Tác dụng: Đối tượng thuyết minh được nổi bật, ấn tượng; bài văn thuyết minh hấp dẫn, sinh động, có tính thuyết phục cao, gây hứng thú cho người đọc. (1đ)Câu 3. Yêu cầu - Thể loại : Văn thuyết minh.

53

- Phương pháp thuyết minh: Phối hợp các phương pháp thuyết minh và các biện pháp nghệ thuật: kể, tả như so sánh, nhân hoá.a. Về nội dung: Cần tập trung thuyết minh làm nổi bật : Mở bài : 1 điểm.Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. Thân bài : 4 điểm.- Con trâu trong nghề làm ruộng. - Con trâu trong lễ hội, đình đám, trong truyện cổ dân gian, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, tranh dân gian....- Con trâu là tài sản to lớn của nhà nông- Con trâu trong việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.- Con trâu đối với tuổi thơ. Kết luận : 1 điểm.Con trâu trong tình cảm của người dân Việt Nam ngày nay.b. Về hình thức: - Bố cục đủ 3 phần; sắp xếp câu trong đoạn, đoạn trong bài hợp lí, rõ ràng; biết sử dụng các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn… - Trình bày sạch sẽ, khoa học, viết đúng chính tả. - Ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn. Dàn ý chi tiết1. Mở bài: - Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.- Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.2. Thân bàia. Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của con trâu: Nguồn gốc: - Trâu là động vật thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẳn, lớp thú có vú. - Trâu có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy Ngoại hình: Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém. Các bộ phận: Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối. - Lông màu xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn. - Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu… Khả năng làm việc:- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.b. Giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần(…) Con trâu gắn liền với đời sống người dân VN: + Trâu gắn liền với việc đồng áng: Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày: lực kéo trung bình trên đồng ruộng 70 đến 75 kg…ngoài ra trâu còn dùng làm sức kéo chở gỗ, chở lúa. + Con trâu ở 1 số lễ hội: - Tây Nguyên: lễ hội đâm trâu - Đồ Sơn: lễ hội chọi trâu. + Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: - Hình ảnh những đứa trẻ thổi sao trên lưng trâu.

54

- Trẻ em lấy những chiếc lá mít, lá đa làm thành con trâu chơi trò chọi trâu. Đặc tính, cách nuôi dưỡng, chăm sóc:- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. - Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần, mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …3. Kết bài: Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế. Biểu điểm + Nội dung: 6,0 điểm.+ Hình thức: 1,0 điểm.- Điểm 6, 7: Thực hiện tốt các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức; bài thuyết minh sáng tạo, linh hoạt, hấp dẫn.- Điểm 4, 5: Thực hiện đúng, đủ các yêu cầu trên nhưng có thể mắc vài lỗi nhỏ về dùng từ hoặc diễn đạt.- Điểm 2, 3: Nội dung thuyết minh còn sơ sài, hoặc thiếu nội dung; chưa biết phối hợp các phương pháp thuyết minh; còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt và chính tả…- Điểm 0, 1: Bài viết quá yếu về cả nội dung và hình thức. Xác định sai đối tượng TM,… Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng:III. Học sinh viết bài ( 2 tiết liền) GV theo dõi quá trình làm bài của học sinh.D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà :- GV thu bài, nhận xét giờ làm bài của học sinh. - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng của kiểu bài thuyết minh.- Soạn “ Chuyện người con gái Nam Xương” + Tóm tắt trong khoảng 20 dòng + Nắm tác giả, tác phẩm + Tìm bố cục + Vũ Nương có những nét đẹp nào ?- Tìm hiểu một số tác phẩm viết về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hoạt động Tìm tòi mở rộng: HS khá – giỏi : - Về nhà làm BT thuyết minh hoàn chỉnh về một đồ vật, chú ý sử dụng các yếu tố miêu

tả, nghệ thuật. - Tìm hiểu một số tác phẩm viết về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã học, đã đọc, biết.

Tiết 16:Chuyện người con gái Nam Xương

Trích " Truyền kì mạn lục" - NGUYỄN DỮ

55

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Cốt truyện nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyền kì.- Hiện thực về người phụ nữ việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể truyện.- Mối liên hệ với tác phẩm và Vợ chàng Trương.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân trong xã hội ngày nay không còn tư tưởng

trọng nam khinh nữ, ý thức quyết tâm phấn đấu để khẳng định khả năng của mình chứ

không lệ thuộc vào người khác.

- Giao tiếp: biết thông cảm và đồng cảm với những số phận éo le, biết hướng tới

cách giải quyết phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp đó, tránh để hậu quả đáng tiếc.

- Vận dung kiến thức đã học để đọc và hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dâm gian.- Kể lại được truyện.

2. Phẩm chất, thái độ: - Thái độ trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, thông cảm với số phận nhỏ nhoi, đầy bi kịch của họ. Từ đó biết tôn trọng các bạn nữ, yêu quý, kính trọng phụ nữ. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của con người.B. CHUẨN BỊ - GV : Đọc thêm "Truyền kì mạn lục "- HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của GV. C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức ( 1') : Nền nếp, sĩ số Hoạt động 1: Tình huống xuất phát.- GV : gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm (nội dung đã giao về nhà):1. Qua văn bản " Tuyên bố ....trẻ em'' em nhận thức được gì về vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em?2. Hiện nay vấn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương em như thế nào?3. Một số tác phẩm viết về thân phận, phẩm chất của người phữn trong xã hội phong kiến mà em biết.- GV gọi HS các nhóm nhận xét, bổ sung. GV kết luận và giới thiệu bài: Từ thế kỉ thứ 16, nền văn học trung đại VN bắt đầu xuất hiện thể loại văn xuôi, truyện ngắn, tuỳ bút. Một trong những tập truyện ngắn tiêu biểu ở thời kì này là " Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ. Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, áng văn chương này được đánh giá là " Thiên cổ kì bút" (cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời)… Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt? Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Dữ.

? Hoàn cảnh nước ta thế

- HS theo dõi chú thích SGK.- HS nêu :+ Nguyễn Dữ ( ?- ? ),

I. Giới thiệu chung (6')1.Tác giả - Nguyễn Dữ ( ?- ? ), sống ở thế kỉ XVI, là học trò của Nguyễn

56

kỉ 16.- GV giảng mở rộng về tác giả, hoàn cảnh nước ta thế kỉ 16.? Em hiểu gì về nhan đề '' truyền kì mạn lục''- GV nhấn mạnh : Tác phẩm gồm 20 truyện ( viết bằng văn xuôi chữ Hán), có lời bình ở cuối truyện, nhân vật là người phụ nữ hoặc trí thức phong kiến.- GV hướng dẫn đọc, tóm tắt.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của HS.? Có thể chia truyện thành mấy phần, nội dung từng phần.- GV chốt về bố cục của văn bản.

? Truyện có mấy nhân vật. Nhân vật chính là ai.? Tác giả đã giới thiệu khái quát gì về Vũ Nương.? Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những mối quan hệ nào và hoàn cảnh cụ thể nào.

? Ở từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ đức tính gì.? Vũ Nương đã xử sự như thế nào trước bản tính hay nghen của chồng.? Cách xử sự đó dẫn đến cuộc sống vợ chồng như thế nào.? Những chi tiết nào nói về tình cảm của vũ Nương khi tiễn chồng đi lính.

sống ở thế kỉ XVI, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.+Từng làm quan, sau về ở ẩn.- Truyền kì: những truyện thần kì,với những yếu tố ma quỷ, tiên phật vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mạn lục: ghi chép tản mạn. TKML có nguồn gốc từ VH TQuốc hình thành từ đời Đường.- HS đọc và nhận xét.- HS tóm tắt.- Bố cục: 3 phần Đoạn 1: cuộc hôn nhân của Vũ nương, sự xa cách và phẩm chất của VN trong thời gian ấy.Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương. Đoạn 3: Vũ Nương được giải oan. - VN : Thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.-Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những mối quan hệ : khi chồng ở nhà, khi tiễn chồng đi lính, khi chồng đi xa, khi bị nghi oan.- HS theo dõi sgk.

- VN : Giữ gìn khuôn phép, không để thất hoà.-> Cuộc sống hoà thuận, hạnh phúc.- HS theo dõi sgk T 44.- HS nêu cụ thể :

+ Chẳng dám mong... chỉ mong hai chữ bình yên.+ Thổn thức tâm tình, thương…

Bỉnh Khiêm.- Từng làm quan, sau về ở ẩn.2. Văn bản : Xuất xứ : Trích : ''Truyền kì mạn lục'', truyện thứ 16.( Lấy cốt truyện từ truyện cổ tích ''Vợ chàng Trương")

Đọc, chú thích, bố cục (10')- Đọc- Chú thích - Bố cục: 3 phần

II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nhân vật Vũ Nương

a. Nét đẹp

Khi chồng ở nhà- Giữ gìn khuôn phép, không để thất hoà.-> Cuộc sống hoà thuận, hạnh phúc.

Khi tiễn chồng đi lính- Chẳng dám mong... chỉ mong hai chữ bình yên.- Thổn thức tâm tình, thương…- Lòng người đã nhuộm…quan san.

57

? Qua đó em cảm nhận được tình cảm gì ở Vũ Nương khi tiễn đưa chồng.? Em đã gặp tình cảm này trong vb nào.- GV diễn giảng chuyển ý.? Tìm những chi tiết miêu tả Vũ Nương khi chồng đi xa.? Vũ Nương đã có cách ứng xử ra sao với những người thân trong gia đình.

? Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả.? Tất cả những việc làm đó đã khẳng định Vũ Nương là người như thế nào. Gợi ý: - GV lưu ý câu nói của bà mẹ về Vũ Nương , liên hệ với chuẩn mực đạo đức của xã hội phong kiến.( công, dung, ngôn, hạnh )? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả qua phần văn bản trên.- GV nêu vấn đề để HS suy nghĩ: Nhưng thực tế cuộc sống của Vũ Nương ntn, vì sao nàng phải chịu nỗi bất hạnh, oan khuất-> Nội dung tiết sau… GV : Đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN: công, dung

+ Lòng người đã nhuộm…quan san.=> Tình cảm đằm thắm, lưu luyến, nhớ nhung da diết.

- HS nhớ lại VB " Sau phút chia li" NV7.- Học sinh tìm chi tiết :+ Thấy bướm lượn, mây che ... thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được.+ Mẹ ốm… thuốc thang, lễ bái, lấy lời ngọt ngào… khuyên lơn.+ Mẹ chết… thương xót… lo ma chay, tế lễ…+ Đùa con, trỏ bóng mình trên vách, mà bảo là cha Đản.- NT : ít miêu tả ngoại hình, chủ yếu miêu tả hành động

- Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ hiền, mong ước khát khao hạnh phúc..

- Tác giả : Kể xen lẫn tả sinh động, giọng văn biểu cảm, xúc động.=> Đẹp người, đẹp nết; xứng đáng được hưởng cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn.- HS tự bộc lộ.

-> Tình cảm đằm thắm, lưu luyến, nhớ nhung da diết.

Khi sống xa chồng

-> Người con dâu hiếu thảo; người vợ thuỷ chung, đảm đang, tháo vát; người mẹ hiền đôn hậu; khao khát hạnh phúc.

+ Kể xen lẫn tả sinh động, giọng văn biểu cảm, xúc động.=> Đẹp người, đẹp nết; xứng đáng được hưởng cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn.

58

D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng:? Tóm tắt đoạn trích.- Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của truyện.- Chú ý các yếu tố kì ảo, cách kết thúc truyện. - Đọc thêm bài thơ Lại bài viếng Vũ thị của Lê Thánh Tông. - Tìm hiểu phẩm hạnh của Vũ Nương trong những hoàn cảnh được miêu tả; nguyên nhân, ý nghĩa bi kịch của Vũ Nương, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động Tìm tòi mở rộng: HS khá – giỏi :

? Qua đoạn 1 của văn bản, em hiểu gì về nhân vật Vũ Nương. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống ntn ?? Những phẩm chất của VN gợi cho em cảm nghĩ gì.- GV gợi ý : Nét đẹp chuẩn mực của nàng rất đáng quý trọng, thương mến. Đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN: công, dung, ngôn, hạnh.

Tiết 17:Chuyện người con gái Nam Xương (tiếp) Trích " Truyền kì mạn lục" - NGUYỄN DỮ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : Giúp học sinh hiểu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm " Truyền kì mạn lục"; cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương, thấy rõ số phận khổ đau, oan trái của họ dưới xã hội phong kiến, từ đó hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm. Hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : xây dựng truyện, nhân vật, sự sáng tạo những chi tiết kì ảo đan xen chi tiết thực tạo nên vẻ đẹp của truyện truyền kì. - Tự nhận thức về giá trị của bản thân trong xã hội ngày nay không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, ý thức quyết tâm phấn đấu để khẳng định khả năng của mình chứ không lệ thuộc vào người khác.

- Giao tiếp: biết thông cảm và đồng cảm với những số phận éo le, biết hướng tới cách giải quyết phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp đó, tránh để hậu quả đáng tiếc.

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. - Kể lại được truyện . 2. Phẩm chất, thái độ : - Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của con người. - Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp: tình vợ chồng, mẹ chồng, nàng dâu. Phê phán sự ghen tuông mù quáng. Phê phán chiến tranh và những quan niệm lạc hậu của chế độ phong kiến.- Thái độ trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, thông cảm với số phận nhỏ nhoi, đầy bi kịch của họ. Từ đó biết tôn trọng các bạn nữ, yêu quý, kính trọng phụ nữ.B. CHUẨN BỊ

59

- GV : Đọc thêm "Truyền kì mạn lục "- HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của GV. C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức ( 1') : Nền nếp, sĩ số Hoạt động 1: Tình huống xuất phát.- GV : gọi 1-2 HS lên trình bày nội dung chuẩn bị ở nhà:1. Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.2. Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương qua đoạn trích. Qua những vẻ đẹp đó, em hình dung như thế nào về cuộc đời của nàng sau này? (Vũ Nương sẽ được hưởng một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc….)- GV gọi 1 số HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến trong câu hỏi 2. Từ đó, GV giới thiệu về Vũ Nương và nội dung tiết học tiếp theo của văn bản: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạtTiết 2:? Điều bất hạnh nào đã đến với Vũ Nương. ? Khi chồng trở về, Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất gì.- GV giới thiệu thêm tội thất tiết trong xã hội cũ.? Trương Sinh dựa vào đâu để nghi ngờ vợ, chàng có lí không. Vì sao ? ? Em thấy nỗi oan khuất của Vũ Nương như thế nào.? Nàng đã làm gì khi bị nghi oan. ? Trong lời thoại thứ nhất nàng đã nói gì với chồng.? Lời than đó của Vũ Nương đã thể hiện điều gì.? Trong lời thoại thứ hai nàng đã nói gì với chồng? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong lời thoại thứ hai là gì.? Theo em tâm trạng nào của Vũ nương được thể hiện qua lời thoại ấy?? Khi những lời nói của nàng không hoá giải được mối nghi ngờ ở người chồng, nàng đã làm gì ?? Nhận xét của em về chi

- HS theo dõi đoạn 2 của văn bản.

-Vũ Nương bị nghi oan là thất tiết

-Trương Sinh dựa vào lời nói ngây thơ của bé Đản – khi đang bi bô tập nói

- VN bị nỗi oan tày trời.

- VN than- “ Cách biệt… giữ gìn… cởi mối nghi ngờ ”-> Khẳng định tấm lòng chung thuỷ, trong trắng, tìm cách hàn gắn HP gia đình. - “ Thiếp sở dĩ …vọng phu kia nữa”- Mượn thiên nhiên để biểu hiện tâm trạng+ Ước lệ, ngôn ngữ gợi hình, biểu cảm.

- HS khái quát về tâm trạng nhân vật : Đau

b. Nỗi bất hạnh của Vũ Nương Bị chồng nghi oan (20')

- Nghi thất tiết.

=> Nỗi oan tày trời.

- “ Cách biệt… giữ gìn… cởi mối nghi ngờ ”-> Khẳng định tấm lòng chung thuỷ, trong trắng, tìm cách hàn gắn HP gia đình. - “ Thiếp sở dĩ …vọng phu kia nữa”

+ Ước lệ, ngôn ngữ gợi hình, biểu cảm.

-> Đau đớn thất vọng vì hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn.

- Kẻ bạc mệnh… phỉ nhổ- Gieo mình… chết.

60

tiết này. Nó thể hiện điều gì?? Em có suy nghĩ gì về cái chết của Vũ Nương- GV diễn giảng: Hành động có nỗi tuyệt vọng, đắng cay nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí, không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận, nó còn thể hiện sự đấu tranh phê phán với người chồng cả ghen. ? Theo em cái chết bi thảm ấy nói với ta điều gì về nhân cách con người Vũ Nương và số phận của người phụ nữ trong XHPK.- GV liên hệ với câu thơ của Nguyễn Du: “ Đau đớn thay phận đàn bà”Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”Nàng Kiều của nguyễn Du, người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, hay nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều… mỗi người đều đau những nỗi đau riêng nhưng tất cả đều là phận đàn bà bạc mệnh.? Qua cách miêu tả, kể chuyện em nhận thấy thái độ, tình cảm nào của tác giả.- GV chuyển mục.? Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất như vậy.? Theo em nguyên nhân nào dẫn tới nỗi oan, tới cái chết của Vũ Nương.? Đâu là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh mâu thuẫn và gây nên kịch tính câu chuyện. (

đớn thất vọng vì hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn.

- Kẻ bạc mệnh… phỉ nhổ- Gieo mình… chết.-> Hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự.-> Cái chết bi thảm, oan khuất.Hành động của Vũ Nương thể hiện sự bế tắc, đau khổ của một kiếp người đơn độc

- VN : Tâm hồn trong sạch, ngay thẳng, giàu lòng tự trọng nhưng số phận đau khổ, bất hạnh.- HS : Người phụ nữ đức hạnh ấy đã phải chịu nỗi oan khuất tay trời, bị đẩy vào con đường cùng, chọn cái chết để giải thoát.

- Tác giả :Cảm thương sâu sắc với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến.- HS theo dõi văn bản.

- HS thảo luận, tìm chi tiết.

+ Chi tiết bất ngờ, giàu kịch tính( thắt nút)-> Hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự.-> Cái chết bi thảm, oan khuất.

-> Tâm hồn trong sạch, ngay thẳng, giàu lòng tự trọng nhưng số phận đau khổ, bất hạnh.

=> Cảm thương sâu sắc với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến.

Nguyên nhân nỗi oan ( cái chết)

- Cuộc hôn nhân không có tình yêu.- Trương Sinh đa nghi, hay ghen, xử sự hồ đồ, vũ phu.- Cuộc chiến tranh PK phi nghĩa- XHPK nam quyền độc đoán,…

61

cái bóng -> không nhận cha)? Chàng Trương đã có hành động, thái độ gì khi nghe con kể chuyện.( mắng nhiếc, đánh đuổi đi…)? Cách xử sự của chàng Trương như thế nào.? Tất cả những nguyên nhân đó đã dẫn tới điều gì.? Tại sao nói cái chết của VN là một bi kịch. Bi kịch ấy là gì?? Bi kịch của Vũ Nương có ý nghĩa xã hội như thế nào.

? Cảm nghĩ của em khi chứng kiến bi kịch của Vũ Nương? Truyện có thể kết thúc ở chi tiết nào.( chi tiết ''cái bóng'' )? Đoạn kết của văn bản kể lại sự việc gì.? Khi trò chuyện với Phan Lang, Vũ Nương có quyết định gì.? Các chi tiết trên chứng tỏ điều gì.

? Cách kể chuyện ở đoạn cuối có gì khác với các đoạn trước? Tác dụng của các yếu tố hoang đường?

? Câu nói của Vũ Nương với chồng trong lễ giải oan có ý nghĩa gì, nói lên điều gì về xã hội đương thời.

( " Trương xin mẹ… cưới về")- CT phong kiến phi nghĩa- XHPK nam quyền độc đoán- Quá nhiều những cái ngẫu nhiên ( TS trở về đúng lúc bé Đản học nói, VN ko cùng ra mộ mẹ,…)

=> VN quyết định tìm tới cái chết -> oan khuất.- HS nêu ý kiến.- HS: bi kịch của VN là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc và chế độ nam quyền gây nên. Bi kịch trong cđời VN là sự mất đi những điều tốt đẹp, cái đẹp bị huỷ diệt, khát vọng HP không được thực hiện.- HS tự bộc lộ: cảm thông, thương xót- HS theo dõi đoạn cuối vb.

- ''Tôi tất phải tìm về có ngày''.- không quên chuyện cũ, thương nhớ chồng con, khao khát được sống; đồng thời nó có tác dụng khẳng định tâm hồn trong trắng, thanh sạch của VN.=> hoàn chỉnh thêm tính cách nhân vật - HS tìm tiếp các chi

- Cái bóng -> Bé Đản không nhận cha…=> Dẫn đến cái chết oan nghiệt - bi kịch của Vũ Nương.

=> Tố cáo XHPK nam quyền bất công, tố cáo chiến tranh.(Đồng thời cái chết đó có ý nghĩa chứng tỏ phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng của Vũ Nương)

Vũ Nương được giải oan

- Không chết,…được tiên cứu.- Gặp … Phan Lang- Gửi thoa vàng và dặn lập đàn giải oan ... sẽ trở về .

- Ngồi trên kiệu hoa, xe, cờ, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện- Chẳng thể trở về nhân gian được nữa...

=> chi tiết hấp dẫn, li kì ( tăng tính bi kịch, sức tố cáo.)

62

? Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện.? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:+ Vũ Nương nên trở về+ Vũ Nương không nên trở về+ Kết thúc khác.- GV: trong đoạn truyện này tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo hoang đường.? Mục đích của tác giả khi đưa các yếu tố này là gì.? Theo em, tại sao Nguyễn Dữ lại để cho Vũ Nương được cứu sống.

- GV chuyển ý.

? Nhân vật Trương Sinh được tác giả giới thiệu trong đoạn đầu qua những chi tiết nào.

? Trương Sinh đã xử sự ntn khi nghe lời con nhỏ nói.? Trương Sinh là người đàn ông ntn.? Qua hình tượng nhân vật Trương sinh em hiểu gì về XHPK.- GV: sự độc đoán chuyên quyền đã làm tê liệt lí trí, giết chết tình người. -> Bi kịch.? Xây dựng nhân vật Trương Sinh, tác giả muốn nêu bật vấn đề gì.

? Nhận xét chung về đặc sắc nghệ thuật của truyện.? Cách dẫn dắt tình huống,

tiết.- Cách kể chuyện : Tạo màu sắc truyền kì, tạo không khí cổ tích dân gian, thiêng liêng hoá sự trở về của Vũ Nương.

- Kết thúc có hậu, thoả mãn tâm lí của người đọc.- HS chọn đáp án.- Để an ủi linh hồn những người phụ nữ có phẩm hạnh phải chịu cái chết oan ức, muốn bù đắp những tổn thương, mất mát, thiệt thòi mà họ phải gánh chịu khi còn sống, Nguyễn Dữ đã mượn phương thức truyền kì dựng nên một thế giới "ảo" dành cho những người đàn bà bất hạnh => trái tim nhân đạo của tác giả.- Con nhà hào phú, nhưng không có học.- La um cho hả giận, đinh ninh là vợ hư.- Nói bóng gió, mắng nhiếc, đánh đuổi .-> Ghen tuông vô cớ, xử sự mù quáng, vũ phu, thô bạo.=> Hiện thân của chế độ phụ quyền phong kiến: độc đoán, chuyên quyền

=> Tố cáo xã hội nam quyền bất công.NT:- Kết cấu độc đáo,sáng tạo. - Xây dựng nhân vật

=> Cái thiện, cái tốt được ngợi ca và tôn vinh; cái xấu phải trả giá.

2. Nhân vật Trương Sinh

-> Ghen tuông vô cớ, xử sự mù quáng, vũ phu, thô bạo.=> Hiện thân của chế độ phụ quyền phong kiến: độc đoán, chuyên quyền

=> Tố cáo xã hội nam quyền bất công.

III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật:- Kết cấu độc đáo,sáng tạo. - Xây dựng nhân vật có tính cách rõ nét.- Tình huống truyện đặc sắc giàu

kịch tính.- Kết hợp tự sự + trữ tình- Yếu tố hoang đường hấp dẫn

xen yếu tố hiện thực ...

63

chi tiết của truyện có gì độc đáo.- GV: Tất cả mọi diễn biến, tính cách số phận nhân vật đều xoay quanh hình ảnh "cái bóng". Cái bóng hiện lên hàng đêm -> sự hiểu lầm, ghen tuông và ở cuối tác phẩm lại là cái bóng của chính Trương Sinh -> cái bóng oan nghiệt, thắt buộc và mở gỡ tình tiết câu chuyện.? Thông qua truyện em hiểu gì về vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ.? Truyện có giá trị tố cáo xã hội ntn, giá trị nhân đạo thể hiện ở điều gì.

có tính cách rõ nét.- Tình huống truyện đặc sắc giàu kịch tính.

- Kết hợp tự sự + trữ tình

- Yếu tố hoang đường hấp dẫn xen yếu tố hiện thực ...- HS kể các yếu tố hiện thực:+ Thời điểm LS: cuối đời khai đại nhà Hồ.+ Địa danh: Bến đò Hoàng giang.+ Nhân vật lịch sử: Trần Thiêm Bình.+ Sự kiện lịch sử:=> Làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ gần với cuộc đời thực.

2.Nội dung: : - Đề cao vẻ đẹp truyền thống của người PNVN.- Niềm cảm thông, thương xót với số phận oan nghiệt của người PNVN dưới chế độ phong kiến. Tố cáo xã hội PK đương thời, chế độ nam quyền.=> Giá trị nhân đạo sâu sắc.( Ghi nhớ- SGK )

Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng III. Luyện tập (5'): 1. Khi chuyển thể sang kịch bản sân khấu, tác phẩm có nhan đề '' Chiếc bóng oan khiên'', vì sao lại chọn nhan đề cho vở kịch như vậy.2. Tưởng tượng tâm trạng của Trương Sinh, đứa con sau khi Vũ Nương biến mất trong lễ giải oan.3. Số phận của Vũ Nương gợi em liên tưởng đến nhân vật nào trong vở chèo cổ VN. ( Thị Kính)4. Theo em có cách nào giải thoát oan trái cho những người như Thị Kính, VN mà không cần đến sức mạnh siêu nhiên, thần bí.( xoá bỏ chế độ áp bức bất công, sự độc đoán chuyên quyền, tạo một XH công bằng, tôn trọng PN )5. Điền chữ Đ- S vào ô trống ở các ý kiến sau: A. Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm tự sự hay, xúc động. B. Truyện có sử dụng yếu tố miêu tả, lời văn biến ngẫu tự sự kết hợp với trữ tình.

C. Truyện thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. D. Truyện phản ánh về hiện thực thân phận người phụ nữ, chế độ xã hội phong kiến đương thời. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà :- Đọc, tóm tắt, nắm chắc cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.- Phân tích nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh.- Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm. Gợi ý:+ Giá trị hiện thực: -> Số phận và bi kịch của người phụ nữ trong XHPK (VN) -> Chiến tranh PK, chế độ nam quyền.+ Giá trị nhân đạo: -> Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ.

64

-> Cảm thông, thương xót với số phận….. -> Đề cao triết lí nhân nghĩa " ở hiền gặp lành"- Soạn : Xưng hô trong hội thoại Hoạt động Tìm tòi mở rộng:HS khá – giỏi :

1. Vì sao'' Chuyện người con gái Nam Xương'' lại được đánh giá là áng ''Thiên cổ kì

bút'' ?

2. Mặc dù văn bản ra đời cách đây khá lâu nhưng cho đến bây giờ người đọc vẫn thấy ở

đó bức thông điệp nào?

(Hãy quan tâm đến số phận người phụ nữ, số phận con người; hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại HP đôi lứa và gđ. Bởi vì có được HP đã là khó khăn nhưng giữ HP cho được lâu bền lại càng là điều khó khăn hơn).

Tiết 18:Xưng hô trong hội thoại

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.- Đặc điểm sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

- Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp.

- Ra quyết định: Lựa chọn cách xưng hô cho có hiệu qủa trong giao tiếp của cá nhân.

- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ trong văn cảnh cụ thể. Sử dụng thícg hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. 2. Phẩm chất, thái độ :

- Có ý thức rèn luyện sử dụng từ ngữ xưng hô rèn văn hóa giao tiếp. - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách phù hợp trong giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ - GV : Soạn giáo án, đọc tài liệu, bảng phụ.- HS : Tìm hiểu ví dụ.

C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC : Tổ chức : Nền nếp, sĩ số

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm bàn, trình bày.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: 1. Nguyên nhân của những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại? Dựng một đoạn hội thoại về một trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại và chỉ rõ. 2. Từ đoạn hội thoại trên, em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô đó?

65

- GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn ( Thời gian : 2 phút , GV quan sát các nhóm bàn thảo luận, từng cá nhân học sinh, cần thiết thì giúp đỡ). Sau đó, GV gọi đại diện 1 nhóm bàn lên trình bày kết quả, các nhóm khác ý kiến nhận xét, bổ sung. - HS thao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Phương pháp hoạt động: phân tích, thảo luận nhóm, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: ? Kể tên một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt. Cho biết cách sử dụng các từ ngữ đó?? Từ việc phân tích trên em rút ra nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.? So sánh với các ngôn ngữ khác.( Anh, Nga…)- GV Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn (Thời gian : 5 phút, GV quan sát các nhóm bàn thảo luận, từng cá nhân học sinh, cần thiết thì giúp đỡ). Sau đó, GV gọi đại diện 1 nhóm bàn lên trình bày kết quả, các nhóm khác ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Phương pháp hoạt động: thảo luận nhóm bàn (3 phút), trình bày.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - Gv gọi 2 Hs đọc 2 đoạn văn Sgk/ 38, 39.- Xác định các cặp từ dùng để xưng hô trong 2 đoạn trích trên?

- HS thao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một – hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS phân tích cách sử dụng của một số từ+ ''tôi’'- “ ta”+ “bạn’'- “mày”

Đại từ nhân xưng Dự kiến kết quả của HS:- Danh từ chỉ quan hệ : cô, chú, bác, cháu, anh, chị, em, ...=> Phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.- Tuỳ theo đối tượng và tình huống giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp.

- HS thao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một – hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến.- HS đọc 2 đoạn trích sgk T38.

I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô1. Những từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ( 8')

Đại từ nhân xưng:

Ngôi thứ

Số ít Số nhiều

Nhất tôi, ta, tao chúng tôi, chúng ta…

Hai Mày, anh... Các anh, chúg mày

Ba Nó, hắn, ả Chúng nó, họ…

Danh từ chỉ quan hệ : cô, chú, bác, cháu, anh, chị, em, ...

=> Phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.

2. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô (12')a’ Ví dụb. Nhận xét:

66

? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt ở 2 đoạn trích (a) và (b)? (Gv gợi ý Hs liên hệ vai hội thoại đã học ở lớp 8 để giải thích).? Giải thích lí do vì sao có sự thay đổi đó? (Vận dụng kiến thức về tình huống giao tiếp)

Nhận xét, kết luận, cho Hs đọc ghi nhớ 2 ý Sgk, 39.? Từ sự phân tích trên, em rút ra bài học gì trong cách dùng từ xưng hô trong hội thoại.3,4 Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng: Phương pháp hoạt động: trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: + Bài tập 1: hoạt động cá nhân+ Thảo luận nhóm lớn: nhóm 1-2 làm BT 2, 3; Nhóm 3,4 làm BT 4,5.- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? BT 2.Trong các văn bản khoa học, tác giả thường dùng ''chúng tôi'' thay ''tôi”, giải thích vì sao.

? BT 3.Phân tích từ

Dự kiến kết quả của HS:- Đoạn a. Dế Choắt ở vị thế yếu đang muốn nhờ vả; Dế mèn ở vị thế mạnh, kẻ bề trên, hách dịch, kiêu căng. - Đoạn b. Xưng hô bình đẳng.=> Từ ngữ xưng hô thay đổi, do tình huống giao tiếp thay đổi.

- HS nêu kết luận.- HS đọc ghi nhớ

- Đối với BT 1,HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - Đối với BT 2,3,4,5HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:- BT 1:Thay : ''chúng ta '' bằng ''chúng em''- BT2: Dùng ''chúng tôi'' thay ''tôi” trong các văn bản khoa học nhằm:

- Đoạn a. Dế Choắt: em- anh; Dế Mèn: ta- chú mày.

- Đoạn b. Dế Choắt: tôi- anh; Dế mèn: tôi- anh.

=> Từ ngữ xưng hô thay đổi, do tình huống giao tiếp thay đổi.

c. Ghi nhớ: sg k T 39.- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.- Cách lựa chọn từ ngữ xưng hô.

II.Luyện tập (15')

Bài 1- ''chúng ta'' : Là từ xưng hô số nhiều gồm cả người nói, người nghe => nhầm lẫn trong cách dùng "Chúng ta" làm người nghe hiểu lầm là lễ thành hôn của cô học viên người Âu với vị giáo sư người VN.- Thay : « chúng ta '' bằng ''chúng em''

Bài 2 - Dùng ''chúng tôi'' thay ''tôi » trong các văn bản khoa học nhằm:+ Tăng tính khách quan của những

67

xưng hô mà cậu bé nói với mẹ và với sứ giả.? Cách xưng hô như vậy thể hiện điều gì.

?BT 4. Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện.

? BT5:Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.- Lưu ý: Trước 1945, vua xưng "trẫm", gọi dân chúng là “các ngươi" ->thể hiện uy quyền tuyệt đối.- GV gợi ý Bài tập 6? Cách xưng hô của cai lệ, chị Dậu thể hiện ở từ xưng hô nào? Nói lên thái độ gì của mỗi nhân vật.

-BT3: Gọi sứ giả ''ông’', xưng “ta” Thánh Gióng là đứa bé khác thường.

- BT4: HS phân tích.

- BT5: Bác xưng "tôi”, gọi dân chúng là " đồng bào"

thông tin, kiến thức khoa học được trình bày trong VB.+ Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.( tuy nhiên khi cần nhấn mạnh ý kiến cá nhân nên dùng " tôi ") Bài 3 - ''mẹ‘’-'con’' =>Đứa bé gọi mẹ theo cách thông thường.- Gọi sứ giả ''ông» bằng ''ta » Thánh Gióng là đứa bé khác thường.Bài 4 - Danh tướng: gọi "thầy" xưng "con » => thái độ kính cẩn, biết ơn thầy.- Thầy: "thưa ngài" =>lịch sự, tôn trọng một vị tướng.Bài 5 Gợi ý: Bác xưng "tôi », gọi dân chúng là " đồng bào"-> Tạo sự gần gũi thân thiết giữa lãnh tụ và nhân dân, thể hiện quan hệ mới trong chế độ dân chủ của ta.Bài 6+ Cai lệ: xư ng "ông » , gọi "thằng kia", « mày » => kẻ có vị thế, quyền lực, thể hiện sự trịch thượng, hống hách.+ Chị Dậu: xưng "nhà cháu", gọi "ông => hạ mình, nhẫn nhục. Sau đó xưng "bà », gọi "mày » => phản kháng quyết liệt của con người bị dồn đến bước đường cùng.

5. Hoạt động: Tìm tòi mở rộng: Phương pháp hoạt động: trình bày cá nhân, nêu vấn đề.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: ? Qua bài học, em rút ra cho mình bài học gì về sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp nói năng.- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn thành bài tập 4, 5, 6.- Soạn bài : Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. HS khá – giỏi :

Dựng một đoạn Hội thoại, cho biết cách xưng hô và phương châm hội thoại nào được sử dụng trong đoạn hội thoại đó ?

Tiết 19:Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

68

1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.- HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự nhận thức. - Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.- Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trình bày, ra quyết định. 2. Phẩm chất, thái độ :- HS vận dụng hai cách dẫn vào trong tình huống phù hợp.- Có ý thức đúng đắn đưa trích dẫn khi viết văn bản. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:-Phương pháp : Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề dạy học theo dự án-Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi.B. CHUẨN BỊ - GV: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ- HS : Tìm hiểu ví dụ.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: nêu vấn đề, tổ chức trò chơi, tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi.- HS (lớp trưởng): Tổ chức cho cả lớp trò chơi: Đưa ra một số tình huống:1. Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau : Nhân dân ta có câu tục ngữ : « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ».2. Khi một ai đó nói to trước người khác: Hãy cho tôi niềm tin. Theo các bạn, có cần đưa lời nói đó vào dấu ngoặc kép hay không ? Vì sao ?

GV dựa vào tình huống trả lời của HS để giới thiệu bài mới: khi nói hoặc viết người ta thường trích dẫn, trích dẫn câu nói của người khác, danh ngôn, tục ngữ, ca dao… Trích dẫn là để chứng tỏ " Nói có sách mách có chứng", làm cho ngôn ngữ giao tiếp được cụ thể, thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng. Trích dẫn là hình thức đựơc sử dụng nhiều trong văn chứng minh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết trích dẫn một cách hợp lí và có hiệu quả…2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Phương pháp hoạt động: trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: +GV nêu ví dụ, gọi học sinh đọc, chú ý bộ phận in đậm. + Trong phần trích a

- HS hoạt động cá nhân, đọc và tìm hiểu VD.Trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. Dự kiến HS trả lời:-VD a:Trước bộ phận diễn tả lời của nhân vật được đánh dấu bằng từ “nói” và ngăn cách bởi dấu hai châm, được đặt

I. Cách dẫn trực tiếp (12')1. Ví dụ:2. Nhận xétVDa:“ Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” -> Nhắc lại nguyên văn lời nói nv.

VDb:“ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

69

, bbộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật.? Vì sao em khẳng định đó là lời nói, ý nghĩ.- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận, rút ra ghi nhớ.

- GV nêu văn bản đã thay đổi vị trí các bộ phận bằng bảng phụ.- GV kq.? Phần được đặt trong dấu ngoặc kép được gọi là gì? Tác dụng của nó.? Qua phân tích ví dụ, em hiểu dẫn trực tiếp là cách dẫn như thế nào.? Lấy ví dụ về cách dẫn trực tiếp.- GV tích hợp kiến thức lớp 6 và 8 về dấu câu.

Phương pháp hoạt động: thảo luận nhóm bàn (3 phút), trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: +GV nêu ví dụ, học sinh đọc+ Nhận xét gì về nội dung, hình thức của bộ phận in đậm trong ví dụ a và b.+ Khi thuật lại có được điều chỉnh không, nhằm mục đích gì.

trong ngoặc kép.- HS lí giải VD b: Trước từ ngữ diễn đạt ý nghĩ của nhân vật có từ “ nghĩ” và được ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.- HS: Có thể thay đổi vị trí được vì đặt ở vị trí nào thì bộ phận diễn tả lời nói hoặc ý nghĩ cũng được đặt trong ngoặc kép và đứng sau dấu gạch ngang.

- - HS : Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hợac nhân vật; lời dẫn được đặt trong ngoặc kép.

- VD: Lê- nin nói: " Học,…. , học mãi".

- HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:- HS giải thích+ VDa: thuật lại lời nói của nv ( qua những từ ngữ tìm lời lẽ giảng giải, lão khuyên nó)+ VDb: thuật lại ý nghĩ vì có từ hiểu trong lời

-> Ý nghĩ.- Đặt trong dấu ngoặc kép.- Sau dấu hai chấm.

=> Cách dẫn trực tiếp.

3. Ghi nhớ: sgk- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ .- Đặt trong dấu ngoặc kép.

II. Cách dẫn gián tiếp (11')1. Ví dụ2. Nhận xét

VDa:- Hãy dằn lòng…mà sợ.-> Thuật lại lời nói của nhân vật. không đặt trong dấu ngoặc kép .

VDb:- Bác sống khắc khổ …. ẩn dật. -> Thuật lại ý nghĩ.+ Không đặt trong dấu ngoặc kép .

70

+ Chỉ ra dấu hiệu nào để phân định ý nghĩ của nhân vật được dẫn. Có thể thay bằng từ nào

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV: cách dẫn như trên được gọi là dẫn gián tiếp.? Em hiểu gì về cách dẫn gián tiếp.

? Có mấy cách dẫn lời nói, ý nghĩ.- GV khái quát nội dung toàn bài.? Điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?

3,4. Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng: Phương pháp hoạt động: trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: ? Xác định cách dẫn.? Đó là lời nói hay ý nghĩ, được dẫn trực tiếp hay gián tiếp.- GV làm mẫu câu a.

người dẫn, có từ rằng ngăn cách lời người dẫn và ý nghĩ được dẫn.- HS : Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ “ hiểu” trong lời của người dẫn ở trước; giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời người dẫn có từ “rằng”.- Có trường hợp có thể thay bằng từ “ là”.- HS nêu kết luận.- HS lấy ví dụ.-> Dẫn gián tiếp là thuật lại ý nghĩ hay lời nói của người khác có điều chính cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép. Giống: Đều là dẫn lời hoặc ý nghĩ của nhân vật.Khác: Cách dùng các từ ngữ đứng trước và dấu câu.

- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.

- HS đọc ví dụ, tìm lời dẫn.

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:+ Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo chính

=> Dẫn gián tiếp.

3. Ghi nhớ: sgk- Thuật lại lời nói hay ý nghĩ, có điều chỉnh phù hợp.- Không đặt trong dấu ngoặc kép.

III Luyện tập ( 12')Bài 1 a. “ A! Lão già tệ lắm.....này à ? ” -> Dẫn trực tiếp lời của con vật thông qua tưởng tượng của nhân vậtb. “ Cái vườn................rẻ cả.”-> Dẫn trực tiếp ý nghĩ của nhân vật.Bài 2 + Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị..... chủ tịch HCM khẳng định rằng chúng ta ... anh hùng.VDc: Dẫn trực tiếpMỗi con người VN chúng ta không ai là không thấy được sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng nói dân tộc mình. TV luôn chứa đựng những

71

- GV gợi ý: - Cần phân biệt rõ :+ Lời thoại của ai đang nói với ai.+ Có phần nào mà ngưới nghe cần chuyển đến người thứ 3.+ Người thứ 3 là ai.- Có thể thêm vào từ ngữ thích hợp để làm rõ ý .

trị” tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu rõ: “Chúng ta phải ... anh hùng”.- HS làm các câu b, c.- HS tự viết đoạn văn hoàn chỉnh trên cơ sở viết các lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.- Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập

giá trị bản sắc, tinh hoa của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngày nay, tiếng Việt vẫn luôn PT theo sự PT của lịch sử dân tộc để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Để khẳng định giá trị vô cùng quý báu của TV, giáo sư Đặng Thai Mai đã nói: “ Người VN …. của mình.”Bài 3 Chuyển lời nhân vật được dẫn trực tiếp thành gián tiếp.Mẫu : Vũ Nương cũng nhân đó mà gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

5. Hoạt động: Tìm tòi mở rộng: Phương pháp hoạt động: trình bày cá nhân, phân tích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: ? Khi nào nên dẫn trực tiếp, gián tiếp.

? Mỗi cách dẫn cần chú ý gì ?

? Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?

Bài tập trắc nghiệm: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học thường được dẫn

bằng cách nào?

A.Gián tiếp B. Trực tiếp

- Học kĩ bài, nắm chắc nội dung bài học.

- Làm hoàn chỉnh các bài tập.

- Học thuộc ghi nhớ: SGK-54.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự : Đọc kĩ và tóm tắt văn bản Chuyện

người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Học sinh khá – giỏi:

- Chuyển đổi lời dẫn trực tiếp từ 3 lời thoại của nhân vật Vũ Nương thành lời dẫn gián

tiếp.

- Tóm tắt một tác phẩm văn học mà mình yêu thích.- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung.

72

Tiết 20:Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :

- Các yếu tố của thể loại tự sự( nhân vật, sự việc, cốt truyện…)

- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tốm tắt tác phẩm tự sự.

- HS tự nhận thức: biết tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp nhằm đạt

hiệu quả cao, tránh gây dài dòng khi hoàn cảnh giao tiếp cần ngắn gọn.

- Phát triển năng lực ra quyết định: lựa chọn cách kế văn bản bản tự sự phù hợp với đối

tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

- HS tóm tắt một văn bản tự sự theo mục đích khác nhau.

2. Phẩm chất, thái độ :

- Ý thức trong việc trình bày văn bản tự sự ngắn gọn, rõ ràng đúng yêu cầu.

- Có ý thức biết tóm tắt các chuyện đời thường cho người khác một cách mạch lạc, dễ

hiểu, đạt hiệu quả trong giao tiếp.

- HS có ý thức vận dụng linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau

phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Tóm tắt văn bản, bảng phụ.

- HS : Chuẩn bị phần bài tập tóm tắt.

C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày, thực hành- GV: giao nhiệm vụ cho HS: Đưa ra một tình huống: Hôm qua cô không xem được tập tiếp theo của bộ phim “Hai số phận”, vậy các em làm thế nào để giúp cô nắm được nội dung của tập phim đó mà không cần xem lại?- HS trình bày ý kiến cá nhân: Tóm tắt lại nội dung chính của tập phim hôm qua…- GV dẫn dắt và giới thiệu bài: Tóm tắt sự việc, câu chuyện, văn bản… là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Khi ra đường ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt cho gia đình nghe. Đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, có thể tóm tắt lại cho người cha đọc, cha xem biết. Đặc biệt học, đọc các tác phẩm văn học, muốn nhớ được lâu ta phải ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung tác phẩm.

73

2. Hoạt động: Luyện tập+ Vận dụng:Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm bàn (3 phút) trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: ? Ở lớp 8 em đã được học những đơn vị kiến thức nào về tóm tắt văn bản.? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.

? Khi tóm tắt văn bản tự sự cần đảm bảo yêu cầu gì? Hãy nêu cách tóm tắt một vb tự sự.- GV giới thiệu ví dụ? Cả 3 tình huống đều có chung yêu cầu gì. ? Em có nhận xét gì về mặt thể loại của các văn bản nêu ra.? Vì sao phải tóm tắt các bộ phim, truyện, hay các tác phẩm văn học nói chung? Em có nhận xét gì về sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.? Em hãy nêu ra một vài tình huống tương tự phải vận dụng kĩ năng tóm tắt, giải thích vì sao.- GV ghi hệ thống sự việc nhân vật trên bảng phụ.? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa ? Có thiếu sự việc nào quan trọng không, nếu có đó là sự việc nào. ?

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:- TT văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( Sviệc + Nvật) của VB.- Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt- HS nêu các bước: Đọc kĩ vb, xác định nội dung cần tóm tắt, sắp xếp nội dung chính theo trình tự, viết thành vb tóm tắt. - HS đọc các tình huống nêu ra ở VD1- đều yêu cầu tóm tắt

- Người đọc, người nghe hiểu nội dung văn bản.

- HS theo dõi.- Các sự việc khá đầy đủ.- Thiếu sự việc quan trọng: sau khi vợ chết,

I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự ( 10')

1. Ví dụ

2. Nhận xét - Tóm tắt bộ phim “ Chiếc lá cuối cùng”.- Tóm tắt vb “Chuyện…N Xương”.- Tóm tắt tpvh mình yêu thích.

-> Tóm tắt là nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.

II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự (17')1. Ví dụ2. Nhận xét

- Các sự việc khá đầy đủ.- Thiếu sự việc quan trọng: sau khi vợ chết, một đêm Trương Sinh ngòi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu là vự mình bị oan.

74

Tại sao nói đó là sự việc quan trọng cần nêu.? Khi bổ sung sự việc trên, sự việc nào sẽ phải thay đổi cho phù hợp. Thay đổi bằng cách nào?? Trên cơ sở đã bổ sung, sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết văn bản tóm tắt ( khoảng 20 dòng )? Nếu phải tóm tắt văn bản này ngắn gọn hơn nữa em sẽ tóm tắt thế nào để người đọc vẫn hiểu nội dung văn bản.

- GV chữa, cung cấp văn bản mẫu.(SGV)

? Theo em tóm tắt văn bản tự sự có tác dụng gì?? Văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải đảm bảo yêu cầu nào về nội dung, hình thức.- GV chuyển mục.- GV nêu yêu cầu cụ thể văn bản đã học và sẽ đọc.- Hoạt động nhóm:Chia lớp làm 3 thảo luận t/g 5 phút - Yêu cầu học sinh kể một câu chuyện trong cuộc sống đã được chứng kiến hoặc đã được nghe .

một đêm Trương Sinh ngòi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu là vự mình bị oan.Bước 1: Xác định các sự việc chính.- Tương đối đầy đủ các sự việc chính.- Sau khi Vũ Nương tự vẫn, Trương Sinh mới hiểu ra nỗi oan của vợ mình thì đã muộn.Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình.

- Giữ lại sự việc chính, lược bớt sự việc 5,6 trang 58,59

- Học sinh nhận xét, sửa chữa.

N1- Tóm tắt truyện Lão Hạc N2 - Chiếc lá cuối cùng N3 -Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh .- Cử đại diện trình bày nhận xét đánh giá - Nhận xét đánh giá.

- Thay đổi sự việc 7, bỏ cụm từ “Biết vợ mình bị oan”.- Viết văn bản tóm tắt. ( bước 1 )- Viết văn bản tóm tắt ( bước 2 ) VB tóm tắt: Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm TSinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho TSinh. TSinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.3. Ghi nhớ - Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự .- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.III. Luyện tập (8')Bài 1. Viết văn bản tóm tắt: - Văn bản đã học : “ Chiếc lá cuối cùng”.- Văn bản sẽ học : “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh”Bài 2

3. Hoạt động: Tìm tòi mở rộng: Phương pháp hoạt động: nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày- GV: giao nhiệm vụ cho HS: + Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống ở mà em được nghe hoặc chứng kiến?

75

+ Nắm chắc mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự.+ Làm bài tập 2+ Chuẩn bị bài "Sự phát triển của từ vựng ". Học sinh khá – giỏi: Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa- HS tự trình bày miệng: 2 em.- HS nhận xét và rút ra kết luận về điểm giống và khác nhau giữa văn bản tóm tắt trình bày miệng với VB viết.- GV khái quát nội dung toàn bài.

– 9

Tiết 21:Sự phát triển của từ vựng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.- HS tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của từ vựng tiếng Việt rất quan trọng.- HS có ý thức làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp- Phát triển năng lực giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 2. Phẩm chất, thái độ :- Phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học1. Thực hành: luyện tập sử sụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.2. Động não: Suy nghĩ, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng tiếng Việt.B. CHUẨN BỊ 1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của từ vựng, bảng phụ.2. HS: Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích,giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: Giáo viên treo bảng phụ ghi truyện cười.1. Đọc truyện cười sau và xác định lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp Hai người lính cùng bị đối phương truy tìm. Một anh chạy nấp ở bờ mương, một anh nấp ở đống rơm. Anh nấp ở bờ mương nghĩ rằng dù anh ta có bị phát hiện và có phải chết thì cũng đành chịu chứ nhất định không khai anh bạn nấp ở đống rơm. Khi anh ta bị đối phương phát hiện, anh liền hô to: “Ta thà chết chứ nhất định không khai anh bạn đang nấp ở đống rơm!”.

76

2. Giải thích ý nghĩa từ « mặt trời » trong hai câu thơ sau : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác–Viễn Phương)- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. GV giới thiệu bài: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành nó chỉ có một nghĩa. Qua quá trình phát triển, từ ngữ thường có thêm nghĩa mới. Vậy sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ tiếng Việt như thế nào, bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm theo bàn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: + HS nhớ lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và câu thơ '' Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế''? Giải nghĩa từ “kinh tế”trong câu thơ của Phan Bội Châu. + Nghĩa của từ ''kinh tế '' ngày nay?. Nêu ví dụ cách dùng này.? Như vậy em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ, lí do của sự thay đổi. - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm bàn, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

VDb: - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, vấn đáp và thảo luận cặp đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

HS đọc ví dụ sgk.HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời: -HS: Kinh tế trong câu thơ trên là hình thức tóm tắt từ “ kinh bang tế thế” tức là trị nước cứu đời…-HS thảo luận: Của cải vật chất do con người làm ra nhiều đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của nhân dân trên nhiều lĩnh vực… - Kinh tế gia đình, nền kinh tế, quản lí kinh tế - HS: Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian; có nét nghĩa mất đi và có nghĩa mới hình thành…VDb: HS đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm- HS xác định, thảo

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ tiếng Việt ( 20')1. Ví dụ2. Nhận xét

a.- Kinh tế: kinh bang tế thế, trị nước cứu đời. (kinh tế thế dân)

- Kinh tế: Toàn bộ hoạt động của con người trong LĐSX, trao đổi, phân phối, sử dụng của cải vật chất làm ra.

-> Nghĩa của từ có sự thay đổi theo thời gian.=> Từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển.

b. - Xuân 1: Chỉ mùa đầu tiên trong năm.( tiết trời ấm áp)-> Nghĩa gốc.

77

? Trong đoạn thơ 1, ''xuân'' được hiểu như thế nào.? Giải nghĩa từ ''xuân'' trong ''Ngày xuân em hãy còn dài''.? Hai nét nghĩa này có mối liên quan gì với nhau.? Theo em nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.? Cách chuyển nghĩa của từ '' xuân'' dựa trên phương thức nào? Vì sao em biết.? Xác định nghĩa của từ ''tay'', nghĩa gốc và nghĩa chuyển.? Khi chuyển từ nét nghĩa 1 sang nét nghĩa 2, từ ''tay'' đã chuyển nghĩa theo phương thức nào.- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.? Qua tìm hiểu các ví dụ, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi nghĩa của từ và vốn từ vựng.? Qua tìm hiểu cách chuyển nghĩa của một số từ TViệt, em thấy TV có cách phát triển từ vựng như thế nào.? Từ tiếng Việt có mấy cách phát triển nghĩa.- GV khái quát nội dung toàn bài.3,4. Hoạt động: Luyện tập+ Vận dụng: Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho

luận cặp đôi. Dự kiến HS trả lời:

- Xuân 1: Chỉ mùa đầu tiên trong năm.( tiết trời ấm áp)-> Nghĩa gốc.- Xuân 2 : Tuổi trẻ.-> Nghĩa chuyển. - Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng- HS theo dõi ví dụ.- Tay 1 : Bộ phận cơ thể -> Nghĩa gốc- Tay 2 : Người chuyên hoạt động, giỏi về môn, nghề nào đó.

- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.- Cách phát triển từ vựng : phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.

- Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ: ẩn dụ và hoán dụ.

- HS nêu kết luận, đọc ghi nhớ.

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm

- Xuân 2 : Tuổi trẻ.-> Nghĩa chuyển.

=> Chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ.

- Tay 1 : Bộ phận cơ thể -> Nghĩa gốc- Tay 2 : Người chuyên hoạt động, giỏi về môn, nghề nào đó.-> Nghĩa chuyển.=> Chuyển nghĩa bằng phương thức hoán dụ.

3. Ghi nhớ - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.- Cách phát triển từ vựng : phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.- Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ: ẩn dụ và hoán dụ.

II. Luyện tập (15')

78

HS: GV hướng dẫn HS làm bài tập- SGK- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận. ? ở câu nào từ "chân" được dùng với nghĩa gốc.? ở câu nào từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.? ở câu nào từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

? Nhận xét nghĩa của các từ.- GV bổ sung hoàn chỉnh.

? Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào.

? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ PT thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:- Học sinh đọc các câu, xác định nghĩa của từ và cách dùng.. ''chân'' -> nghĩa gốc.( chỉ bộ phận cơ thể người)b. ''chân'' -> nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ.( có vị trí trong đội tuyển)c, d :''chân'' -> nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ.- HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập.- HS đọc nghĩa từ " Trà": nghĩa trong từ điển.- HS nêu ý kiến.

- HS giải thích nghĩa chuyển của từ “đồng hồ”

- HS đọc hai câu thơ.

- Đây không phải là hiện tượng pt nghĩa của từ bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm những nghĩa mới và không thể đưa vào gthích trong từ điển.

Bài 1a. ''chân'' -> nghĩa gốc.( chỉ bộ phận cơ thể người)b. ''chân'' -> nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ.( có vị trí trong đội tuyển)c, d :''chân'' -> nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ.

Bài 2 Trong những cách dùng : Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua... từ ''trà'' được dùng với nghĩa chuyển : sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng đề pha nước uống => Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.Bài 3 : Trong những cách dùng: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,..từ “đồng hồ” được dùng với nghĩa chuyển: khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ => chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.Bài 5- Được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ.( tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo sự cảm nhận của nhà thơ: BHồ vĩ đại, đem ánh sáng, tự do cho nhân dân)- Đây không phải là hiện tượng pt nghĩa của từ bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm những nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển.

? Để phát triển vốn từ vựng, tiếng Việt có những cách nào?- GV sơ kết, gợi mở bài sau.- Làm hoàn chỉnh bài tập 4, 5 . - Xem bài : Sự phát triển của từ vựng. ( tiếp )- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4.

79

Từ Nghĩa gốc Nghĩa chuyển

Hội chứng

Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.VD: hội chứng viêm đường hô hấp cấp.

Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi.VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái KT

Ngân hàngTổ chức kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các doanh nghiệp.VD: Ngân hàng nông nghiệp VN.

Nơi dự trữ….- Ngân hàng máu: lượng máu dự trữ để cấp cứu người bệnh.- Ngân hàng đề thi: Số lượng đề thi để bốc thăm…

SốtTăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.VD: Anh ấy sốt 40 độ.

- Cơn sốt giá cả: giá cả mặt hàng tăng liên tục.- Sốt đường ( khan hiếm)

VuaNgười đứng đầu Nhà nước quân chủ.

- Người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định.VD: Vua bóng đá.

- Soạn bài “ Hoàng Lê nhất thống chí", tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời Lê - Mạc.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng:- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.- Từ bài tập 5, hãy tìm trong thơ văn một số từ ngữ có cách dùng từ tương tự và phân tích chỉ rõ? Gợi ý : Như từ “Mặt trời” trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Từ “xuân” trong Câu thơ “ Mùa xuân là Tết trồng cây…..xuân”

Tiết 22:Văn bản Hoàng lê nhất thống chí ( Hồi thứ mười bốn)

- Ngô Gia Văn Phái - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản nước hại dân. Tích hợp: lịch sử Việt Nam thời Lê-Mạc - Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích tác phẩm với giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả sinh động, chân thực. - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận sức trỗi dậy diệu kì của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với nhữn văn bản liên quan. 2. Phẩm chất, thái độ : - Thái độ trân trọng và tự hào về truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc và lòng biết ơn vị anh hùng dân tộc QT-NH.

80

- Bộc lộ lòng yêu nước, tinh thần biển đảo yêu thương trong từng hành động, việc làm và nhiệm vụ học tập.B. CHUẨN BỊ - GV: Đọc tư liệu tham khảo.- HS Soạn bài theo yêu cầu.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC Tổ chức ( 1'): Nền nếp, sĩ số GV: Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày nội dung Chuyện người con gái Nam Xương bằng sơ đồ tư duy?Gợi ý:

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: minh họa vi deo,vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích - GV: giao nhiệm vụ cho HS: Theo dõi đoạn video, sau đó cho biết sự kiện và nhân vật nào được nói đến trong video ?- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - - GV kết luận. GV giới thiệu bài: Đoạn video trên chính là chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy Xuân Kỷ Dậu của Quang Trung – Nguyễn Huệ tiêu diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789…..Trong VHVN thời trung đại, có thể xem “ Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, nội dung đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết… 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

81

Phương pháp hoạt động: trình bày dự án- GV: nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho HS: ? Em hiểu gì về tác giả của văn bản này. (Ngô gia văn phái.)- GV giới thiệu kĩ về 2 tác giả:+ Ngô Thì Chí ( 1753 - 1788) viết 7 hồi đầu.+ Ngô Thì Du ( 1772 - 1840 ) viết 7 hồi tiếp theo.+ 3 hồi cuối do người khác viết.? Em hiểu gì về nhan đề văn bản.? Tác phẩm viết theo thể loại gì.- GV: Chí là thể văn vừa có tính văn học vừa có tính lịch sử.? Tác phẩm có kết cấu như thế nào.? Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.? Nội dung chính được nói trong văn bản này là gì.- GV hướng dẫn đọc kết hợp tóm tắt đoạn trích.- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích.- GV lưu ý HS: “ đốc xuất đại binh” là chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn.- GV tóm tắt ngắn gọn hồi 12,13: Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 bắt Vũ Văn Nhậm. Lê Chiêu Thống cử người sang TQ cầu viện triều đình Mãn Thanh. Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang với danh nghĩa phù Lê diệt Tây Sơn. Quân Tây Sơn rút về Tam Điệp. Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, phong vương cho Lê Chiêu Thống.? Phần trích có thể chia làm

- HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà theo kĩ thuật Dự án. Đại diện 1 nhóm trình bày tác giả, tác phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:- Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội)

- HLNTC: cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều Lê- Tác phẩm: + Thể loại: tiểu thuyết chương hồi. + Là cuốn tiểu thuyết l/sử có quy mô lớn, phản ánh những năm đầu t/k XIX- Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.

- HS đọc và nhận xét.

- HS tóm tắt hồi 14.

- HS nêu cụ thể nội dung của 3 đoạn.- Phần I: Ng/ Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân diệt giặc.- Phần II: Cuộc hành quân và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.- Phần III: cuộc đại bại

I. Giới thiệu chung (7')1. Tác giả- Ngô gia văn phái: Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai - Hà Tây- Hà Nội.- Tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.

2. Văn bản - Thể loại: Thể chí

- Kết cấu : kiểu TT chương hồi, viết bằng chữ Hán.( Gồm 17 hồi.)

- Ra đời khoảng 30 năm cuối TK 18 và mấy năm đầu TK 19.- Hồi 14 : Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản dân hại nước. Đọc, chú thích, bố cục (8')- Đọc, chú thích

- Bố cục : 3 đoạn

82

mấy đoạn. (Chú ý hành động nhân vật chính) Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm bàn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: Xác định hình tượng nhân vật xuyên suốt, đọc lại đoạn 1. Phân tích thái độ và hành động của Quang Trung. - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Trong hơn một tháng Nguyễn Huệ đã làm khá nhiều việc, theo em đó là những việc nào (chú ý thời gian từ 24/11 đến 30/12).- Nhận xét và tóm tắt 7 việc làm chính.( HS TL nhóm)? Vì sao Quang Trung làm lễ lên ngôi trước khi ra trận.? Qua những việc làm trên nói lên điều gì ở người anh hùng Nguyễn Huệ.- Yêu cầu 2 HS đọc từ “vua Quang Trung cưỡi voi..... sợ gì chúng”.? Đoạn văn gợi ra tính cách gì ở người anh hùng.? Theo em, sự sáng suốt và nhạy bén của Quang Trung thể hiện ở những mặt nào.- Yêu cầu HS chú ý lời của Quang Trung khi nói chuyện với Sở, Lân.? Qua những lời nói ấy, một lần nữa khẳng định ở Quang Trung điều gì.? Trong việc chỉ huy đội quân thần tốc, Quang Trung có những kế hoạch nào.

của quân giặc và tình trạng thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:

- HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và thay phiên nhau trình bày.

Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén :

+ trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.

+ trong việc xét đoán - HS: tuy nó ngắn gọn nhưng sâu sắc, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.- Nhắc lại việc làm này giống như việc làm của Trần Quốc Tuấn khi nói với binh sĩ trong bài Hịch Tướng Sĩ.

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình tương Nguyễn Huệ

- Ngày 20,21,22,24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra bắc ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân(1788).- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.

Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén :

+ trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.

83

? Cuộc hành quân ấy nói lên điều gì.? Nếu sau này đứng trong hàng ngũ quân đội em có làm được như vậy không.- Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận hiện ra rất đẹp, chi tiết nào nói lên điều đó? (chú ý đoạn “nửa đêm 3/1.... rồi kéo vào thành” ).? Tại sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ như vậy (HS thảo luận ).- GV: Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhưng nội dung TP lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của TĐình nhà Lê, ca ngợi người a/h áo vải. Dù không theo Tây Sơn nhưng họ vẫn thấy chiến công lẫy lừng của vua QT là niềm tự hào lớn lao của dân tộc => các tác giả viết hay, viết thực về người anh hùng Nguyễn Huệ.

Trong trận chiến: Quả cảm, oai phong, lẫm liệt. Bất ngờ, thần tốc, táo bạo, hiệu quả.

→ Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Là người lo xa, luôn xông xáo, nhanh nhẹn và quả quyết.

- HS :Thảo luận nhóm Đó là sự thật lịch sử mà tác giả đã được chứng kiến trực tiếp, là những người tri thức có lương tâm, những người có tâm quyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thật lịch sử. Mặt khác, cũng được tận mắt chứng kiến sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua chúa thời Lê-Trịnh, cũng như sự độc ác, hống hách của bọn giặc Thanh, bọn Tôn Sĩ Nghị- Phản ánh chân thực sự thật lịch sử

+ trong việc xét đoán và dùng người. Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.

Chỉ huy tài tình, có tài điều binh khiển tướng, tài dụng binh như thần.

Trong trận chiến: Quả cảm, oai phong, lẫm liệt. Bất ngờ, thần tốc, táo bạo, hiệu quả.

→ Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Là người lo xa, luôn xông xáo, nhanh nhẹn và quả quyết.

3,4. Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng: Phương pháp hoạt động: nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: 1. Tóm tắt văn bản.2. Qua đoạn đã phân tích em hiểu gì về người anh hùng Quang Trung?- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - Dự kiến HS trả lời:

84

Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén : Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Chỉ huy tài tình, có tài điều binh khiển tướng, tài dụng binh như thần. Trong trận chiến: Quả cảm, oai phong, lẫm liệt. Bất ngờ, thần tốc, táo bạo, hiệu quả.→ Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Là người lo xa, luôn xông xáo, nhanh nhẹn và quả quyết.- GV khái quát chung.

- Tiếp tục đọc văn bản, chú ý tài dụng binh, mưu lược của QT.

- Tìm hiểu, phân tích hình ảnh bọn bán nước, lũ cướp nước.

5. Hoạt động Tìm tòi mở rộng: Học sinh khá – giỏi:

- Tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời Lê - Mạc

- Lí giải những nguyên nhân thất bại của quân Thanh ?

- Tại sao các tác giả Ngô gia văn Phái vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ như vậy? GV gợi ý:(Tác giả tuy tôn thờ nhà Lê nhưng đã đứng trên cảm hứng dân tộc và tôn trọng sự thực lịch sử để viết tác phẩm).- Hs trao đổi, phát biểu, bổ sung. Gv nhận xét, kết luận.- Nắm các chi tiết, sự việc chính, phân tích hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, hình ảnh quân xâm lược và hình ảnh bọn vua quan bán nước, nắm được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Tiết 23: Văn bản Hoàng lê nhất thống chí

( Hồi thứ mười bốn) ( tiếp) - Ngô Gia Văn Phái - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản nước hại dân. Tích hợp: lịch sử Việt Nam thời Lê-Mạc

85

- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích tác phẩm với giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả sinh động, chân thực. - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận sức trỗi dậy diệu kì của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với nhữn văn bản liên quan. 2. Phẩm chất, thái độ: - Thái độ trân trọng và tự hào về truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc và lòng biết ơn vị anh hùng dân tộc QT-NH. - Bộc lộ lòng yêu nước, tinh thần biển đảo yêu thương trong từng hành động, việc làm và nhiệm vụ học tập.B. CHUẨN BỊ :- GV: Đọc tư liệu tham khảo.- HS : Chuẩn bị theo yêu cầu.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC : 1. Tổ chức : Nền nếp, sĩ số 2. Kiểm tra :

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1 :? Em hiểu gì về tác giả của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí ? Câu 2 : Hình tượng người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ hiện lên rạng ngời bởi những nét nào qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí ? ĐÁP ÁN :Câu 1 :Tác giả- Ngô gia văn phái: Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai- Hà Tây.- Tác giả chính : Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.Câu 2 : - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén :- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.- Chỉ huy tài tình, có tài điều binh khiển tướng, tài dụng binh như thần.- Trong trận chiến: Quả cảm, oai phong, lẫm liệt. Bất ngờ, thần tốc, táo bạo, hiệu quả.→ Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Là người lo xa, luôn xông xáo, nhanh nhẹn và quả quyết.1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: minh họa video, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày- GV chiếu đoạn video về cảnh Lê Chiêu Thống chạy trốn…(LCT cùng với mấy bề tôi thân tín vội đưa thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông). - Gv nêu vấn đề: ? Những diễn biến trong VB đã cho thấy Lê Chiêu Thống và bề tôi của ông ta là những con người như thế nào? - GV dẫn vào tiết học tiếp theo:2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương pháp hoạt động: Thuyết trình, bình

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình tượng Nguyễn Huệ

86

giảng, vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: + Tìm hiểu Âm mưu, thái độ, hành động, kết quả, nguyên nhân dẫn tới kết quả đó của quân Thanh.+ Những hành động, việc làm cũng như thái độ của nhà Lê lúc đó?- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận, bình giảng, mở rộng.? Em nghĩ gì về danh nghĩa '' phù Lê diệt Tây Sơn'' của bọn nhà Thanh.? Thái độ của Tôn Sĩ Nghị khi vào Thăng Long, hắn nhận định ntn về Tây Sơn. ? Khi nghe Tây Sơn đến nơi Tôn Sĩ Nghị đã hành động ntn.- GV nói thêm về hành động của Sầm Nghi Đống, liên hệ với quân Minh.? Nếu lí giải nguyên nhân thất bại của quân Thanh em sẽ giải thích ntn.- GV giới thiệu hành động cầu cứu của Lê Chiêu Thống và mục đích - GV giới thiệu mối liên hệ với quân Thanh và nhận xét của người dân Thăng Long.? Khi quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, Chiêu Thống đã có hành động

khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:- Quân Thanh lấy cớ '' phù Lê diệt Tây Sơn'' để nhân cơ hộ mà cướp nước ta : - Mưu cầu lợi ích riêng.-Tôn Sĩ Nghị khi vào Thăng Long, hắn nhận định về Tây Sơn như cá chậu chim lồng.

- Không hay biết gì- Chỉ chăm chú yến tiệc- Không lo bất trắc

- Hình tượng đối lập với người a/h áo vải

- Đội quân ô hợp, thiếu tổ chức.- Chạy tán loạn, xéo lên nhau, xác đầy đồng, máu thành sông..xác giặc tắc nghẽn sông Nhị Hà.- Chủ quan, chiến đấu phi nghĩa, quân TS hùng mạnh -Lê Chiêu Thống và mục đích : hành động phản bội, cõng rắn cắn gà nhà

- Vội vã đưa thái hậu ra ngoài.- Cướp thuyền chèo sang bờ bắc, cuống quít xin kế... than thở.

- kể xen miêu tả cụ thể,

2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước

Quân tướng nhà ThanhTôn Sĩ Nghị :- Mưu cầu lợi ích riêng.- Không hay biết gì- Chỉ chăm chú yến tiệc- Không lo bất trắc

-> Kiêu căng, chủ quan.- Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên- Chuồn trước…-> Tướng bất tài, hèn nhát.

Quân Thanh

- Đội quân ô hợp, thiếu tổ chức.

- Chạy tán loạn, giày xéo lên nhau, xác đầy đồng, máu thành sông, xác giặc tắc nghẽn sông Nhị Hà.

=> Thiếu tinh thần, thất bại thảm hại, nhục nhã.

Bọn vua quan bán nước

- Vội vã đưa Thái Hậu ra ngoài.- Cướp thuyền chèo sang bờ bắc, cuống quít xin kế... than thở.

87

gì.- GV hướng dẫn HS thảo luận C.hỏi sau:? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy ( Quân Thanh và vua tôi LCThống) có gì khác biệt. Vì sao có sự khác biệt đó?? Khái quát chung thành công của đoạn trích.? Đoạn trích giúp em hiểu gì về Quang Trung, bọn xâm lược Thanh và bè lũ bán nước.

gây ấn tượng.

- LCT : Phản dân hại nước, bất tài vô dụng, thất bại nhục nhã.

+ Khi miêu tả quân Thanh nhịp văn nhanh, mạnh… hàm chứa vẻ hả hê , sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.+ Khi miêu tả cuộc tháo chạy của LCT giọng ngậm ngùi, chua xót.- HS đọc ghi nhớ.

+ kể xen miêu tả cụ thể, gây ấn tượng.=> Phản dân hại nước, bất tài vô dụng, thất bại nhục nhã.

III. Tổng kết1. Nghệ thuật : Ghi chép chân thực, khách quan với quan điểm lịch sử đúng đắn; sử dụng linh hoạt bút pháp miêu tả, tự sự…2. Nội dung : Hình ảnh người anh hùng Quang Trung , số phận thảm bại, nhục nhã của bọn xâm lược Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống.

3,4. Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng: Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: 1. Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí"2. Tưởng tượng, vẽ chân dung của Quang Trung trong trận Ngọc Hồi hoặc khi tiến vào Thăng Long.(Đó là hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận, một vị tổng chỉ huy quyết đoán phương lược, tự xông pha nới chiến trận; cỡi voi đi đốc thúc (có cuốn sử ghi: khi vào Thăng Long, chiếc áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng).- Đọc thêm đoạn thơ của Ngô Thì Du. ( trang 102 sách TK )- Đọc lại VB, nắm chắc giá trị nghệ thuật, nội dung vb.- Tìm đọc “ Kể chuyện Quang Trung”- Soạn bài : “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV hướng dẫn, gợi ý,…- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. 5. Hoạt động Tìm tòi mở rộng: Học sinh khá – giỏi:

1. Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí"2. Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh,…

88

Tiết 24:Đọc thêm : Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Trích “ Vũ trung tuỳ bút”- Phạm Đình Hổ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :

- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến trong xã hội cũ. - Thấy được nghệ thuật viết tuỳ bút bằng lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực,

sinh động. - Đọc – hiểu một văn bản tuỳ bút thời kì trung đại.

-Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.2. Phẩm chất, thái độ: - Thấy rõ được bộ mặt thật của chế độ phong kiến, trong thời kì khủng hoảng

trầm trọng. - Cảm thương với số phận của người nông dân lúc bấy giờ.

B. CHUẨN BỊ - GV: Đọc tư liệu tham khảo- HS: Soạn bài theo yêu cầu.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC Tổ chức : Nền nếp, sĩ số Kiểm tra bài cũ:1. Tóm tắt VB : ''Hoàng Lê nhất thống chí ''2. VB có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật. Khái quát giá trị nội dung của văn bản ?1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày? Các em tìm hiểu lịch sử nước ta ở thế kỉ 18, hãy cho biết tình hình xã hội, đời sống nhân dân ta lúc bấy giờ như thế nào?- HS dựa vào kiến thức lịch sử để nêu được Thời ký lịch sử rối ren, cuộc sống của nhân dân ta cực khổ dưới thời vua Lê, chúa Trịnh ( Trịnh Sâm) GV giới thiệu bài: Trong các áng văn xuôi thời kì trung đại ở nước ta, bên cạnh “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, phải kể đến “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Đó là tác phẩm văn xuôi đặc sắc ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của nước ta thời kì khủng hoảng cuối thế kỉ XVIII. Trong đó, đoạn trích ''Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh'' được coi là đoạn tiêu biểu phản ánh cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

89

Phương pháp hoạt động: vấn đáp, phân tích, trình bày, giải thích, minh họa (Dự án)- GV: nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho HS: + Giới thiệu những nét khái quát về tác giả. + Thể loại của văn bản; vị trí đoạn trích; Nhan đề tác phẩm; Hoàn cảnh sáng tác VB.- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- GV nhấn mạnh, mở rộng : PĐH Là một nho sĩ sinh vào thời chế độ PK đã khủng khoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư. Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có g/trị thuộc đủ các l/vực: Triết học, địa lý, l/sử, ngôn ngữ, văn học.- GV cung cấp thêm tư liệu ( sgv T 63)? ở chương trình NV 7 em đã được tiếp xúc với những tác phẩm tuỳ bút đậm chất trữ tình, đó là VB nào.? Tuỳ bút gần với thể loại nào. ? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này.? Nội dung chính được nói trong văn bản là gì.- GV hướng dẫn đọc.- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích: chú ý các từ cổ, từ chỉ chức vị.- Giáo viên giải thích thêm : "hoạn quan",

- HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm ở nhà. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời: HS trình bày.- Phạm Đình Hổ (1768-1839) tục gọi là Chiêu Hổ, tỉnh Hải Dương.- Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị.

- VB: Thể tùy bút cổ- HS: tuỳ bút cổ ghi chép sự việc, con người có thật trong hiện thực đời sống theo cảm hứng chủ quan của tác giả; bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống.- Trích "Vũ trung tuỳ bút"

"Vũ trung tuỳ bút" (tuỳ bút viết trong mưa): gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tản mạn những vấn đề xh, con người mà tác giả chứng kiến.

- HS nêu: Một thứ quà của lúa non: cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi.- Tự sự

- Ngôi thứ 3, đảm bảo tính khách quan của sự

I. Giới thiệu chung ( 6')1. Tác giả - Phạm Đình Hổ (1768 - 1839 )- Quê: Hải Dương- Là nho sĩ, từng làm quan dưới triều Nguyễn, có tư tưởng ẩn cư.- Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị.

2. Văn bản

- Thể tùy bút cổ

- Trích "Vũ trung tuỳ bút"

- Viết khoảng đầu đời Nguyễn.

90

"cung giám".? Đoạn trích miêu tả, khắc hoạ cuộc sống của những đối tượng nào?? Từng đối tượng được miêu tả trong đoạn nào.- GV giới thiệu vài nét tính cách của chúa Trịnh Sâm: ( 1742-1782), nổi tiếng thông minh, quyết đoán, kiêu căng, xa xỉ, cuối đời sống xa hoa, hưởng lạc, cùng Đặng Thị Huệ phế con trưởng Trịnh Tông, lập con thứ Trịnh Cán, gây ra chiến tranh. Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa, GV thuyết trình, bình giảng mở rộng.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: +Tìm hiểu cuộc sống xa hoa của chúa trịnh Sâm và thủ đoạn cuả bọn quan lại. + Tìm hiểu nghệ thuật của văn bản. Qua đó hiểu gì về cuộc sống của người dân lúc đó.- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Khi miêu tả cuộc sống chúa Trịnh Sâm, tác giả chú ý khắc hoạ qua những sự việc nào. (những cuộc chơi thú vị)? Tìm những chi tiết miêu tả thú chơi và những cuộc chơi của chúa.? Trò du thuyền được miêu tả ntn, huy động

việc ghi chép Đại ý: cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại trong phủ chúa.- HS đọc và nhận xét.

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung.

- HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

Dự kiến HS trả lời:

- Đoạn trích miêu tả, khắc hoạ cuộc sống của những đối tượng : chúa Trịnh Sâm và bọn hoạn quan

- Thích chơi đèn đuốc- Thường ngự ở li cung- Xây dựng đình đài liên

Đại ý: cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại trong phủ chúa. Đọc, tìm hiểu chú thích (6')- Đọc.- Chú thích.

- Bố cục : 2 phần+ Cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh Sâm.+Thủ đoạn của bọn hoạn quan.

II.Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm

- Thích chơi đèn đuốc- Thường ngự ở li cung- Xây dựng đình đài liên miên

- Một tháng ba lần...binh lính dàn hầu...4 mặt, nội thần bán

91

những ai tham gia cuộc chơi .? Em có nhận xét gì về cách ghi chép, miêu tả của tác giả .? Qua đó em thấy được điều gì.- GV liên hệ: Vạn niên… máu dân.? Ngoài thú chơi du thuyền Hồ Tây, Trịnh Sâm còn có thú chơi gì. ? Chúa thu những gì và bằng cách nào.? Em hiểu thực chất hành động ''thu lấy'' ở đây là gì.( cướp đoạt)- GV nhấn mạnh thêm chi tiết lấy cây đa từ bên bắc chở qua sông.? Tại sao Trịnh Sâm có thể làm được việc đó.- GV liên hệ tác phẩm " Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác." Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tớiVườn ngự nghe vẹt nói đôi phenQuê mùa cung cấm chưa quenKhác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào"Và LHTrác phải thốt lên:" Cả trời Nam sang nhất là đây"? Nghệ thuật trong đoạn tuỳ bút này có gì đặc sắc.? Qua đó tác giả đã làm nổi bật được điều gì.? Em có nhận xét gì về đoạn văn :''Mỗi khi đêm thanh ... triệu bất thường ''.? Nhận xét về cảnh được tả, gợi cảm giác gì cho người đọc. Tại sao vậy?? Từ cảnh tượng ấy ta liên

miên- Một tháng ba lần...binh lính dàn hầu...4 mặt, nội thần bán hàng quanh hồ, nhạc công hoà nhạc, ghé mua...

+ Miêu tả tỉ mỉ, chân thực, liệt kê..=> Chúa bày trò chơi hao tiền tốn của, lố lăng.- Trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa cây cảnh... chúa đều thu lấy.- Bày vẽ hình núi non bộ...

- Thu vật của quí hiếm, tô điểm cung chúa

=> Cướp đoạt của quí trong thiên hạ, thoả chí ăn chơi.

+ Phương pháp so sánh, liệt kê, miêu tả tỉ mỉ, sinh động…=> Cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của chúa Trịnh Sâm.

- Đêm thanh, chim kêu vượn hót, ồn ào như trận mưa sa, gió táp, vỡ tổ, tan đàn... triệu bất tường.-> Rùng rợn, ghê sợ.

-> Thái độ không đồng

hàng quanh hồ, nhạc công hoà nhạc, ghé mua...

+ Miêu tả tỉ mỉ, chân thực, liệt kê..

=> Chúa bày trò chơi hao tiền tốn của, lố lăng.- Trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa cây cảnh... chúa đều thu lấy.- Bày vẽ hình núi non bộ...

=> Cướp đoạt của quí trong thiên hạ, thoả chí ăn chơi.

+ Phương pháp so sánh, liệt kê, miêu tả tỉ mỉ, sinh động…=> Cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của chúa Trịnh Sâm.

- Đêm thanh, chim kêu vượn hót, ồn ào như trận mưa sa, gió táp, vỡ tổ, tan đàn... triệu bất

92

tưởng đến điều gì.? Vì sao tác giả dự báo điều đó. Điều dự báo đó có đúng không.- GV gợi lại kiến thức lịch sử về thời Lê - Trịnh. Cuộc sống cực kì xa hoa ấy là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ ngai vàng năm 1782, Trịnh Sâm qua đời, loạn kiêu binh bùng nổ, KThành Tlong bị đốt phá tan hoang; năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ 1, cơ nghiệp họ Trịnh tan tành trong nháy mắt. Đúng như Nguyễn Du trong "Văn chiêu hồn" viết:" Thịnh mãn lắm oán thù càng lắmTrăm loài ma mồ nấm chung quanhNghìn vàng khôn đổi được mìnhLầu ca viện hát, tan tành còn đâu?"? Qua lời nhận xét ở cuối đoạn, tác giả đã bộc lộ thái độ, cảm xúc gì.- GV chuyển ý: ? Ai là kẻ tiếp tay cho chúa Trịnh.? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó.? Em hiểu ''mượn gió bẻ măng'' là gì.? Tác giả đã thuyết minh thủ đoạn mượn gió bẻ măng của bọn quan cung giám qua chi tiết nào? Cách dùng từ ở đây có gì đặc biệt. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?? Em hiểu gì về bản chất của bọn hoạn quan.? Tác giả đã kết thúc đoạn

tình với chế độ PK thời Lê - Trịnh.

- Mượn gió bẻ măng, doạ dẫm, dò xét, buộc tội, doạ lấy tiền, phá nhà, tường ...

+ Kể xen tả, so sánh, liệt kê…

=> Cậy quyền thế, hoành hành nhũng nhiễu, cướp bóc tài sản nhân dân một cách trắng trợn, tàn ác.- Nhà ta trồng hai cây lựu... chặt đi vì cơ ấy.+ Chi tiết chân thực, sinh động => Phơi bày, tố cáo những thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận; thể hiện thái độ xót xa căm ghét, phê phán sâu sắc.

- HS liên hệ: “ Con ơi …cướp ngày là quan”Hoặc: “ Đầu trâu mặt ngựa … như sôi” Sạch sành sanh vét… túi tham- HS trao đổi, thảo luận.NT : Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động

tường.-> Rùng rợn, ghê sợ. => Báo hiệu sự suy vong tất yếu của triều đại.

-> Thái độ không đồng tình với chế độ PK thời Lê - Trịnh.

2. Hành động của bọn hoạn quan - Mượn gió bẻ măng, doạ dẫm, dò xét, buộc tội, doạ lấy tiền, phá nhà, tường ...

+ Kể xen tả, so sánh, liệt kê… => Cậy quyền thế, hoành hành nhũng nhiễu, cướp bóc tài sản nhân dân một cách trắng trợn, tàn ác.- Nhà ta trồng hai cây lựu... chặt đi vì cơ ấy.+ Chi tiết chân thực, sinh động

=> Phơi bày, tố cáo những thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận; thể hiện thái độ xót xa căm ghét, phê phán sâu sắc.

III Tổng kết :

93

văn bằng câu chuyện kể nào.? Tác dụng của việc đưa câu chuyện thật này? Nhận xét chung nghệ thuật đoạn tuỳ bút ( lối văn ghi chép sự việc )? Qua tìm hiểu đoạn trích, em có nhận xét gì về đời sống, bản chất của vua chúa quan lại thời Lê - Trịnh, về thái độ của tác giả.

bằng các phương pháp liệt kê, miêu tả, so sánh, h/ả đối lập.

1. NT : Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp liệt kê, miêu tả, so sánh, h/ả đối lập.2. ND : Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ, tàn bạo, bất công của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại; qua đó thể hiện thái độ phê phán sâu sắc xã hội phong kiến thời Lê- Trịnh.(Ghi nhớ – SGK )

3,4. Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng: Phương pháp hoạt động: nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - Học sinh đọc đoạn đọc thêm trang 63

? Thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà em đã học.

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận cặp đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. Dự kiến HS trả lời:

Truyện Tuỳ bút

- Hiện thực cuộc sống được phản ánh

thông qua số phận con người cụ thể.

- Thường có cốt truyện và nv.

- Cốt truyện được triển khai, nv được

khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ

thuật phong phú, bao gồm chi tiết sự

kiện xung đột nội tâm, ngoại hình.

- Ghi chép về con người, sự việc cụ thể, có

thực. Qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ nhận

thức, đánh giá của mình về con người và

cuộc sống.

- Ghi chép tuỳ theo cảm hứng không cần gò

bó theo hệ thống, kết cấu nhưng vẫn tuân

theo cảm xúc chủ đạo.

5. Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng:- Nắm được cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến trong xã hội cũ cũng như nghệ thuật viết tuỳ bút bằng lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.- GV giới thiệu thêm tác phẩm ''Thựơng kinh kí sự ''- Đọc thêm ''Vào Trịnh phủ'',''Hoàng Lê nhất thống chí''. - Soạn : " Sự phát triển của từ vựng”(tiếp) : + Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. + Sử dụng từ mượn tiếng ngoài cho phù hợp Học sinh khá – giỏi:

94

Viết đoạn văn trình bày nhận thức của em về tình trạng đất nước ta thời Lê - Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Tiết 25:Sự phát triển của từ vựng ( Tiếp ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức : - Việc tạo từ ngữ mới

- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. - HS phát triển năng lực giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng trong tiếng

việt. - HS tự ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. - Sử dụng từ mượn tiếng ngoài cho phù hợp. 2. Phẩm chất, thái độ: - Phát triển từ vựng để mở rộng vốn từ. - Luôn có ý thức trau dồi vốn từ vựng tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.B. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ.- HS: Đọc trước bài.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức ( 1') Nền nếp, sĩ số1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. Phương pháp hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi: Nhanh – Đúng; nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày:- Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… + Câu 1: Nghĩa của từ “Kinh tế” ngày nay có gì khác so với từ “Kinh tế” trong “ Kinh bang tế thế”? + Câu 2: Nghĩa của từ “Điện thoại” và nghĩa của từ “Điện thoại di động” có gì khác? + Câu 3: Nghĩa của từ “Học” có gì khác với “học Toán”, “học Văn”? + Câu 4: Nghĩa của từ “Phụ nữ” là gì? Tại sao cần phải giải thích ? + Câu 5: Những từ ngữ và cách hiểu nghĩa trên là các cách phát triển từ vựng nào? GV giới thiệu bài: HS từ việc không trả lời hoặc trả lời lúng túng trong câu hỏi 5, GV sẽ dẫn dắt vào bài mới. Đây chính là các cách phát triển từ vựng mà cô – trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay….

95

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: + Tìm hiểu VD/SGK và nắm được các cách tạo từ ngữ mới + Tìm hiểu vì sao T.V vẫn phải thường xuyên mượn tiếng nước ngoài, tiếng nào là chủ yếu?- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV giới thiệu Ví dụ a? Có thể tạo ra các từ mới nào trên cơ sở các từ đã cho theo mẫu.? Giải nghĩa các từ này.? So sánh với nghĩa của từ gốc.(mở rộng )- HS giải thích: Điện thoại + di động = ĐT di động.

? Kết quả của cách ghép này là gì.

- GV giới thiệu ví dụ b? Tìm trong tiếng Việt những từ ngữ mới xuất hiện được cấu tạo theo mô hình x + tặc và giải nghĩa những từ này.- HS xem mô hình cấu tạo từ, giải nghĩa : tặc, hải tặc, không tặc...

? Kết quả của cách ghép này là gì.

- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dự kiến HS trả lời:- HS đọc và tìm hiểu các từ trong VD a.- HS lần lượt giải thích các từ:VD: Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến điện có kích cỡ nhỏ, người dùng mang theo và được sử dụng trong vùng phủ sóng.- HS : Tạo ra các từ ngữ mới.- HS:+ Hải: hải tặc, không tặc, lâm tặc, gian tặc, nghịch tặc...+ Bánh: bánh đa, bánh nướng, bánh dẻo, bánh gối, bánh sữa…-> Từ một từ đơn có thể tạo ra nhiều từ ghép có nét nghĩa khác nhau và chỉ sự vật khác…HS đọc ghi nhớ 1- SGK 72.

I. Tạo từ ngữ mới

1. Ví dụ

2. nhận xéta. Kinh tế + tri thức = kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.- Đặc khu + kinh tế = đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng đề thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.=> Tạo ra các từ ngữ mới.b. X + tặc: - Hải tặc: chuyên cướp trên tàu biển.- Không tặc: chuyên cướp trên máy bay- Lâm tặc: cướp tài nguyên rừng- Tin tặc: dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.=> Tạo ra từ ngữ mới.3. Ghi nhớ - Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên là một cách phát triển từ vựng tiếng Việt.

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 1. Ví dụ

96

? Từ hai ví dụ trên em rút ra kết luận gì về cách phát triển từ vựng tiếng Việt .- GV giới thiệu ví dụ 2.? Đọc đoạn thơ và tìm những từ Hán Việt.- GV khái quát quá trình Việt hoá từ gốc Hán.- HS đọc nội dung hai khái niệm trên.? Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm trên.? Những từ này có nguồn gốc từ đâu.- GV lưu ý cách viết trong những tài liệu chuyên môn và tài liệu phổ cập. ( viết có gạch nối )? Vì sao phải mượn những từ ngữ này của tiếng Anh.? Từ hai ví dụ này em rút ra kết luận gì về con đường phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.? Trong số từ mượn tiếng Việt, bộ phận quan trọng nhất là từ mượn có nguồn gốc từ đâu? Vì sao ?

HS: a. Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết trinh bạch, ngọc.-> làm phong phú thêm cho Tiếng Việt.HS: a. Bệnh mất khả năng miễn dịch là AIDS: đọc là “ết”.b.ma-két-tinh.-> những từ ngữ này mượn của tiếng Anh.- HS : chưa có những từ ngữ thích hợp để biểu thị những thuật ngữ chuyên môn.- HS nêu kết luận.- HS đọc ghi nhớ 2.- HS : Mượn nhiều nhất là tiếng Hán. Vì tiếng Hán gần gũi về địa lí có sự giao lưu hai nền văn hoá.

Nhận xét a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân.- Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.-> Mượn tiếng Hán.b. AIDS : bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.- Ma-két-ting ( marketing ): nghiên cứu ...... khách hàng.-> Mượn tiếng Anh.

=> Mượn từ ngữ nước ngoài để PT từ vựng TViệt

3. Ghi nhớ- Mượn từ của tiếng nước ngoài cũng là cách phát triển từ vựng tiếng Việt.

3,4. Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng: III. Luyện tập Phương pháp hoạt động: vấn đáp,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - GV hướng dẫn HS làm bài tập.- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.Bài tập 1( Trò chơi tiếp sức ) ? Tìm hai mô hình có khả năng cấu tạo từ theo mẫu x+ tặc:- GV lưu ý cho học sinh nghĩa của yếu tố đứng sau.Mẫu : x+ sản ( sản phẩm ) : nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hải sản....

97

X + hoá : điện khí hoá, cơ khí hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lão hoá, ô- xi hoá....

a. X + trường: Nông trường, phi trường, thương trường, lâm trường, chiến trường, công trường, nghị trường, thao trường.

b. X + tập: Học tập, luyện tập, thực tập, kiến tập, tuyển tập, tào tập, trưng tập.c. X + học: Văn học., toán học, sử học, khảo cổ học, nhân chủng học, hoá học, vật lí

học, sinh vật học, hải dương học, thiên văn học…Bài 2? Tìm 5 từ ngữ mới được phổ biến gần đây. Giải nghĩa?Mẫu :- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo, hiếm có trong việc thực hiện thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định.- Cơm bụi : cơm giá rẻ, quán nhỏ, tạm bợ...- Cầu truyền hình : truyện hình tại chỗ các cuộc vui chơi, giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca- mê- ra...- Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả.- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ từ 100km/h trở lên.HS tìm thêm : thương hiệu, đường vành đai, ...Bài 3- Học sinh phân loại các từ mượn.

a. Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

b. Từ mượn châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, cà phê, ca nô.Bài 4 Học sinh đọc và tóm tắt ý kiến. Phát triển từ vựng: -> về nghĩa -> về số lượng: - > tạo từ mới. -> mượn từ nước ngoài.a. Cách phát triển của từ vựng: Bổ sung nghĩa cho những từ đã có-> tạo từ nhiều nghĩa( từ nghĩa gốc- nghĩa chuyển).b. Tăng về số lượng từ ngữ:Tạo từ mới: ghép từ đơn có nghĩa rộng với từ đơn có nghĩa hẹp tạo ra từ mới có nghĩa tổng hợp hoặc chỉ loại nhỏ. Mượn của tiếng nước ngoài: - Mượn tiếng Hán. - Mượn ngôn ngữ châu Âu.HS thảo luận.GV gợi ý cho HS thảo luận: Xã hội phát triển-> nhận thức của con người cũng không ngừng phát triển-> thông tin càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người-> từ vựng phát triển=>Từ vựng của một ngôn ngữ thay đổi mạnh mẽ.

98

5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng:1. Nêu các cách phát triển từ vựng tiếng Việt?2. Khi mượn tiếng nước ngoài ta cần chú ý gì? ( Đảm bảo nguyên tắc : giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt )- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học. Hoàn chỉnh bài tập 4.Chuẩn bị tiết 26: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.

+ Đọc phần giới thiệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều.+ Tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.

Học sinh khá – giỏi:+ Tóm tắt tác phẩm và những giá trị cơ bản của tác phẩm Truyện Kiều.

+ Tìm hiểu, sưu tầm những bài thơ, câu thơ ca ngợi tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

Tiết 26: “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

2. Kỹ năng:- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong tác phẩm văn học trung đại.- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ

điển của Nguyễn Du trong văn bản.3.Thái độ: - Tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều. - Cảm thông và trân trọng số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.4. Phẩm chất, năng lực: Hình thành năng lực sáng tạo (nói, viết), năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếpB. CHUẨN BỊ - GV: VB Truyện Kiều, ảnh Nguyễn Du, Sgk, giáo án, một số nhận định về tác phầm Truyện Kiều, sử dụng công nghệ thông tin… - HS: Đọc Sgk, chú ý những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du; những sự việc chính trong từng phần bố cục Truyện Kiều, những nét chính trong phần giới thiệu nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số Kiểm tra ? Tóm tắt ngắn gọn văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Cho biết ý nghĩa của những chi tiết kì ảo ở cuối văn bản.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát. Phương thức hoạt động: GV nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung.

99

- GV chiếu một đoạn clip giới thiệu về Nguyễn du và tác phẩm Truyện Kiều….? Đoạn clip các em vừa xem là nhắc tới một nhân vật nào trong giới nghệ sĩ của Việt Nam ?Em hiểu gì về người nghệ sĩ đó? Sản phẩm: HS sẽ đưa ra sự cảm nhận riêng của bản thân.- GV giới thiệu truyện Kiều: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai không mến yêu và kính phục, có một truyện thơ mà hơn hai trăm năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là nguyễn Du - đại thi hào dân tộc- một danh nhân văn hoá thế giới (Năm 1960, Tổ chức văn hoá giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã long trọng tổ chức kỉ niệm 140 năm ngày mất của Nguyễn Du với danh nghĩa một danh nhân văn hoá thế giới) với kiệt tác “Truyện Kiều”. Tố Hữu đã từng ngợi ca: "Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thuNghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày."II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới : Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Những nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: giới thiệu tượng đài nhà thơ N.Du trên ba ý lớn: Tiểu sử, cuộc đời, con người.- GV tổ chức cho HS hoạt động đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV mở rộng: Nói về mảnh đất,dòng họ nơi đây đã có truyền ngôn:" Bao giờ ngàn Hống hết câySông Rum(Lam) hết nước, họ này hết quan". Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, tể tướng của chúa Trịnh, anh là Nguyễn Khản nổi tiếng hào hoa, mẹ là Trần Thị Tần, người Kinh Bắc.? Hoàn cảnh xuất thân ấy có ảnh hưởng gì đến tác giả.

- HS đại diện nhóm trình bày ý kiến qua Dự án. HS nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung.

Dự kiến HS trình bày những nét tiêu biểu.+ Nguyễn Du 1765 – 1820 tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh .

+ Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.

+ Sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến động dữ dội. XHPK bước vào khủng hoảng sâu sắc phong trào nông dân khởi nghĩa mạnh mẽ

I. Tác giả (14')- Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. - Quê : Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Hoàn cảnh xuất thân- Xuất thân trong gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.

-> Tạo năng khiếu bẩm sinh. Hoàn cảnh xã hội

- Có nhiều biến động lớn lao.

100

? Thời đại Nguyễn Du sống có gì đáng chú ý đã ảnh hưởng ntn đến ND - GV nhấn mạnh: g/c PK thối nát, các tập đoàn PK ( lê- Trịnh, Trịnh - Nguyễn) chém giết lẫn nhau.

- Hoàn cảnh gia đình cũng có nhiều biến động: 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh… ? Cuộc đời Nguyễn Du có những bước thăng trầm nào.? Vì sao ông phải lưu lạc nhiều năm và bất đắc dĩ làm quan.? Bản thân Nguyễn Du là người ntn.

? Các yếu tố đó có ảnh hưởng gì đến Nguyễn Du.- GV giới thiệu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, nhấn mạnh tầm vóc của một thiên tài

GV tổ chức cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi:? Em biết tên tập thơ chữ Hán, chữ Nôm nào của Nguyễn Du.? Theo em những yếu tố nào tạo nên thiên tài Nguyễn Du.? Cho biết nguồn gốc tác phẩm.- GV nhấn mạnh: Tuy dựa vào cốt truyện nước ngoài nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du trong tác phẩm là rất lớn, nâng ngôn ngữ tiếng Việt thành ngôn ngữ nghệ thuật.- GV cho học sinh xem

đã tác động mạnh tới tình cảm nhận thức của Nguyễn Du.+ Thời thơ ấu: Sống học tập ở Thăng Long trong gia đình quý tộc, mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi học giỏi nhưng chỉ đỗ Tam trường.+ Trung thành với nhà Lê nên sống lưu lạc ở TB 10 năm (86 - 96) ở HT 6 năm (96 - 02) nếm đủ mùi cay đắng và gần gũi với đời sống nhân dân.+ Giai đoạn làm quan bất đắc dĩ cho nhà Nguyễn đã từng đi sứ sang Trung Quốc. Sau đó, ND ốm rồi mất.- HS nêu.+ Có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn chương, vốn sống phong phú+ Có lòng nhân ái

Là thiên tài về văn học và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. HS trao đổi cặp đôi và trình bày về Tác phẩm+ Chữ Hán: Thanh hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm (243 bài)+ Chữ Nôm: Truyện Kiều văn chiêu hồn, thác lời trai phường nón, văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu....- Được Nguyễn Du sáng tác trên cơ sở cốt truyện: Kim Vân Kiều truyện

- Từng lưu lạc nhiều năm, trải qua nhiều gian truân.

- Hiểu biết sâu rộng, từng trải, gần gũi với nhân dân, am hiểu và yêu thương họ.-> Tạo vốn sống phong phú, trái tim nhân đạo giàu tình thương.

Sự nghiệp thơ văn + Chữ Hán: 3 tập thơ "Bắc hành tạp lục", ''Nam trung tạp ngâm'', ''Thanh Hiên thi tập''. + Chữ Nôm: xuất sắc nhất là ''Truyện Kiều''.=> Thiên tài Nguyễn Du (tài năng bẩm sinh, vốn sống phong phú, trái tim yêu thương )

II. Tác phẩm Truyện Kiều (20')1. Hoàn cảnh ra đời: - Khoảng đầu TK 19 ( 1805-1809 ) Nguồn gốc- Dựa theo cốt truyện '' Kim Vân Kiều truyện '' của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc )Lúc đầu có tên " Đoạn trường tân thanh" (Tiếng kêu mới đứt ruột ) sau đổi thành "Truyện Kiều."2. Tóm tắt tác phẩm - Gồm 3254 câu thơ lục bát, chia làm 3 phần :+ Gặp gỡ và đính ước.+ Gia biến và lưu lạc.+ Đoàn tụ.

101

tranh ảnh, văn bản Truyện Kiều.

? Dung lượng và kết cấu tác phẩm ntn.- GV: truyện gồm 3254 câu lục bát dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.- GV bổ sung, hoàn chỉnh phần tóm tắt.? Khái quát những giá trị cơ bản của Truyện Kiều.- HS thảo luận 5' và trả lời.

- GV nhấn mạnh giá trị truyện Kiều trên hai phương diện.

- GV đọc các câu thơ minh hoạ.

- GV khái quát : Truyện Kiều là tiếng nói đòi quyền sống, đòi tự do, công lí...

? Truyện Kiều kết tinh những thành tựu nghệ thuật văn học, tiêu biểu nhất là thành tựu về mặt nào.

- GV giới thiệu thêm về nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh và tả cảnh ngụ tình...- GV khái quát chung thành tựu của tác phẩm.? Qua toàn bộ phần tìm hiểu trên, em hiểu gì về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm TK.- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.

của Thanh Tâm Tài Nhân- Học sinh nêu những diễn biến chính theo từng phần của truyện có thể nối nhau kể.- HS nhận xét - HS nêu nội dung của Truyện Kiều - Nghệ thuật+ Đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật (biểu đạt biểu cảm, thẩm mĩ) Giàu vẻ đẹp thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao.+ Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc (Dẫn chuyện, miêu tả thiên nhiên khắc học tình cảm tâm lí nhân vật)

- Được lưu truyền rộng rãi trở thành đời sống văn hoá người Việt.

- Được dịch ra nhiều thứ tiến- HS trả iời- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam .Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc .

3. Giá trị tác phẩma. Giá trị nội dung Giá trị hiện thực- Là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công,tàn bạo.- Phản ánh số phận bi kịch của con người, nhất là người phụ nữ Giá trị nhân đạo- Tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp quyền sống của con người.- Trân trọng đề cao vẻ đẹp, tài năng, nhân phẩm, khát vọng... của con người.- Cảm thông xót thương trước số phận đau khổ của con người, nhất là người phụ nữ.b. Giá trị nghệ thuật - Ngôn ngữ : Là đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật : giàu hình ảnh biểu cảm, nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá, điệp, tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng… ( tiếp thu văn học dân tộc)- Thể loại : truyện thơ Nôm lục bát, kết hợp giữa tự sự với trữ tình... ( tiểu thuyết bằng thơ ).

=> TK là một kiệt tác; Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một danh nhân văn hoá, một nhà nhân đạo chủ nghĩa.III. Ghi nhớ: sgk

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng

102

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, hoạt động nhóm... Sản phẩm: HS nắm được Hoàn cảnh xã hội, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du qua một số Bài tập luyện tập. HS viết được đoạn văn, vận dụng giới thiệu về tác phẩm và tác giả.- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. Bài tập 1: HS thảo luận.

Có ý kiến cho rằng hoàn cảnh xã hội và gia đình đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tình cảm và các sáng tác của Nguyễn Du. Dựa vào phần nội dung của Truyện Kiều, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? HD: Hoàn cảnh xã hội:- Triều Lê mục nát, vua chúa xa đoạn.- Khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền Lê- Trịnh, đánh tan quân Thanh thống nhất

đất nước.Hoàn cảnh gia đình:- Gia đình đại quí tộc, cha làm tể tướng…( ND có điều kiện ăn học…)- Năm 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mẹ mất, Nguyễn Du ở với anh...Cuộc đời:- Đi nhiều nên hiểu rộng biết nhiều…- Tâm hồn nhạy cảm…- Hơn mười năm lưu lạc đã giúp cho ND cảm nhận sâu sắc về xã hội đương thời và

cảm thông sâu sắc với con người… Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn và trình bày .

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tóm tắt cốt truyện, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm.- Soạn bài '' Chị em Thuý Kiều '', chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật. Học sinh khá – giỏi:? Vì sao nói " Truyện Kiều" là bản cáo trạng…- Tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến ( từ bọn sai nha, quan xử kiện, quan tổng đốc trọng thần đến bọn chủ chứa đều ích kỉ, tham lam tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng phẩm giá con người => sức mạnh của đồng tiền làm tha hoá con người, xoa mờ công lí…)

Tiết 27:Văn bản

Chị em Thuý Kiều ( Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du )

103

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua

mộtđoạn trích cụ thể.

2. Kỹ năng:- Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ

điện của Nguyễn Du trong văn bản.- Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích

trong Truyện Kiều.3.Thái độ:

- Yêu mến, nâng niu trân trọng cái đẹp, đặt biệt là đối với vẻ đẹp tự nhiên và nhân cách, tài năng của con người .

- Tự hào về nhân cách và tài năng của Nguyễn Du.4.Phẩm chất, năng lực: - Giáo dục cho học sinh giá trị thẩm mĩ của văn chương và trân trọng cái đẹp. - Giáo dục kĩ năng sống, năng lực: tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân, giao tiếp, tư duy sáng tạo.B. CHUẨN BỊ 1- GV: Sgk, giáo án, tư liệu tham khảo về bút pháp nghệ thuật cổ điển, sử dụng công nghệ thông tin… 2- HS: Đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ theo các câu hỏi phần đọc hiểu.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức ( 1') Nền nếp, sĩ sốI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi (Tìm hiểu về cuộc đời nguyễn Du, giá trị nội dung và nghệ thuật, trong đó có bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn Chị em Thúy Kiều – Bút pháp ước lệ tượng trưng), Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV từ trò chơi, dẫn dắt giới thiệu bài, khái quát những thành tựu về nghệ thuật, giới thiệu đoạn trích: Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ " Chị em Thuý Kiều" trích "TK" của Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu lục bát đã miêu tả tài, sắc, đức hạnh của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân - hai tuyệt thế giai nhân - với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng,, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

104

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được Vị trí, nội dung chính của đoạn trích, phân tích ý nghĩa, giá trị nghệ thuật nội dung từng phần của đoạn trích, chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV gợi mở vấn đáp.? Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm- GV giới thiệu chi tiết vị trí của đoạn trích, trước và sau, cách đặt nhan đề. ? Căn cứ vào nhan đề, hãy xác định nội dung của đoạn trích.- GV hướng dẫn đọc : nhịp 3/ 3 ; 4/4 ; 2/4..., chú ý nhấn giọng ở các từ đặc tả.- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích, bổ sung: ''ả'': tiếng địa phương miền Trung: cô gái.? Đoạn thơ có thể chia thành mấy phần, nội dung từng phần.? Nhận xét về bố cục của đoạn và trình tự miêu tả.- GV chuyển ý, giới thiệu mục 2. GV cho HS hoạt động cá nhân, vấn đáp? Em hiểu '' ả tố nga'' là gì . ? Hai câu đầu giới thiệu khái quát điều gì.

? Chân dung của hai chị em được miêu tả qua hình ảnh nào.? Em hiểu gì về hình ảnh "Mai cốt cách, tuyết tinh thần"?

? Nghệ thuật miêu tả của tác giả có gì đặc biệt.

- Học sinh hoạt động cá nhân, trình bày vị trí và đại ý đoạn trích.- Sau 14 dòng lục bát triết lí về… và giới thiệu gia thế viên ngoại họ Vương- Nhan đề do người soạn sách đặt ra.

- HS đọc, nhận xét.

- HS nhận xét.

- Gọi học sinh đọc 4 câu thơ đầu. HS trình bày ý kiến cá nhân: -'' ả tố nga'' : hai người con gái đẹp.- Hai câu đầu giới thiệu vị trí, thứ bậc trong gia đình.- "Mai cốt cách, tuyết tinh thần". cốt cách thanh tao mảnh của cây mai, tinh thần trong trắng của tuyết.- Đẹp hoàn hảo từ hình dáng, phẩm chất, tinh thần, mỗi người có vẻ đẹp riêng.- HS khái quát : 4 câu thơ mang vẻ đẹp hình thức là sự cân đối, hài

I. Giới thiệu chung Vị trí: VB trích ở phần I của tác phẩm, từ câu 15 => câu 38. Đại ý: Khắc hoạ tài sắc của chị em Thuý Kiều.

Đọc, chú thích, bố cục- Đọc - Chú thích

- Bố cục : 24 câu - 4 đoạn .+ 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều.+ 4 câu tiếp : Tả Thuý Vân.+ 12 câu tiếp : Tả Thuý Kiều.+ 4 câu cuối : Nhận xét chung về nếp sống của hai chị em.=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, kết cấu hoàn chỉnh, trình tự miêu tả hợp lí.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Khái quát chân dung chị em Thuý Kiều.

- Mai cốt cách, tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

+ Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ, phép đối.

=> Cả hai đều có vẻ đẹp hoàn mĩ nhưng khác biệt nhau.

105

? Có thể khái quát vẻ đẹp cuả hai chị em qua 4 câu thơ đầu ntn.

- GV chuyển ý, lưu ý về trình tự miêu tả . GV tổ chức HS hoạt động cặp đôi:

? Vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả khái quát qua hình ảnh nào.? Từ ''trang trọng'' nói lên vẻ đẹp ntn, ''khác vời'' nghĩa là gì.? Vẻ đẹp ấy còn được Nguyễn Du miêu tả qua hình ảnh nào.- GV gạch chân từ ngữ quan trọng.? Em hiểu gì về các hình ảnh thơ " Khuôn trăng", " nét ngài", " hoa cười", " ngọc thốt".? Khi tả Thuý Vân, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.

? Sự phối hợp hài hoà các biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẻ đẹp nào của TVân.? Khi so sánh vẻ đẹp của Thuý Vân với thiên nhiên tác giả dùng các cụm từ nào.? Vẻ đẹp của Thuý Vân, đặc biệt là thái độ của thiên nhiên, đất trời đã ngầm dự báo về một cuộc đời sau này ntn. ( Tác giả muốn dự báo điều gì qua vẻ đẹp ấy)

hoà, nhịp nhàng và uyển chuyển, mang đến cho người đọc ấn tượng tốt đẹp ban đầu về hai chị em.-... trang trọng khác vời. HS trao đổi cặp đôi và trình bày, một số cặp đôi khác nhận xét, bổ sung:Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường.màu da.- HS nêu cụ thể.- HS: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng; lông mày sắc nét đậm; miệng cười như hoa; giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc óng nhẹ hơn mây; làn da trắng hơn tuyết.-'' mây thua'', ''tuyết nhường''

-Vẻ đẹp của Thuý Vân, đặc biệt là thái độ của thiên nhiên, đất trời đã ngầm dự báo về một cuộc đời : Bình lặng, suôn sẻ, êm đềm, hạnh phúc.

- Học sinh đọc đoạn tiếp, nêu nội dung. HS thảo luận nhóm lớn, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác

2. Chân dung Thuý Vân.

+ Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ, liệt kê

=>Vẻ đẹp cao sang, đoan trang, phúc hậu.

-> Dự báo cuộc sống êm đềm, HP.

106

- GV chuyển ý. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm lớn:? Qua tìm hiểu sơ lược, em thấy cách khắc hoạ hai nhân vật có gì giống và khác nhau.? Câu thơ nào khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều.

? Tại sao nhà thơ tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau. - GV giới thiệu'' phương pháp đòn bẩy'' trong gợi, tả, HS có thể vận dụng trong quá trình làm văn miêu tả.? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì.? Sắc đẹp của Thuý Kiều được miêu tả qua những hình ảnh nào.? Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Thuý Kiều được tập trung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào. Em hiểu gì về các hình ảnh đó.? Tại sao khi miêu tả Thuý Kiều tác giả tập trung tả đôi mắt.? Như vậy tác giả tiếp tục sử dụng nghệ thuật gì.? Tác giả còn muốn giới thiệu vẻ đẹp nào của Kiều qua đôi mắt ấy? Có thể khái quát về sắc đẹp của Thuý Kiều ntn. - GV: Vẻ đẹp của Kiều khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị.- GV chuyển ý .? Bên cạnh vẻ đẹp hình

nhận xét, bổ sung+ Giống : trình tự tả, nghệ thuật miêu tả.+ Khác: Chân dung Thuý Kiều đậm nét hơn.- Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc ... phần hơn.- Tác giả tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau, vì muốn lấy Thuý vân làm nền cho TK.

- TK có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, vượt trội so với TV.- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn… nghiêng nước nghiêng thành- Hoa ghen... liễu hờn.. xanh.- Đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.

- Đôi mắt : có khả năng thể hiện trí tuệ, tâm hồn.

3. Chân dung Thuý Kiều.

- Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơn.

+ So sánh, đòn bẩy

-> Vẻ đẹp vượt trội của Thuý Kiều

+ Ẩn dụ, so sánh ước lệ, phép đối nhân hoá, dùng điển cố.

-> Vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, thiên nhiên đất trời phải hờn ghen

107

thức,Thuý Kiều còn được khắc hoạ qua những nét nào? Kiều có những tài năng gì.? Nhận xét về bút pháp nghệ thuật.

? Theo quan niệm thẩm mĩ của chế độ PK, tài năng của nàng đạt mức độ ntn. ( đạt mức lí tưởng, theo quan niệm : cầm, kì, thi, hoạ. )- GV: nếu như khi miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du không nhắc đến một tài hoa nào thì khi miêu tả Thuý Kiều tài hoa được miêu tả rất kĩ. Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện khiến thiên nhiên cũng phải ghét ghen. Nguyễn du phải thốt lên " Tài mà cho lắm cho đời trái oan"- GV lưu ý bản đàn'' bạc mệnh'' do Kiều tự sáng tác.? Bản đàn ấy khiến em hiểu gì về tâm hồn nàng. ? Kiều là người con gái có tài sắc ra sao.? Qua cách miêu tả, bức chân dung về vẻ đẹp hoàn mĩ ấy lại ngầm dự báo về một cuộc đời như thế nào. - Học sinh thảo luận trong 2 phút.Câu hỏi:? Bốn câu thơ cuối giúp em hiểu thêm về điều gì. ? Ý nghĩ của các câu

- Thông minh vốn sẵn...thi, hoạ, ca ngâm,- lầu bậc, nghề riêng, ăn đứt...

+ Phép liệt kê, dùng điển cố.

- Tài năng của nàng đạt mức lí tưởng, theo quan niệm : cầm, kì, thi, hoạ.

- TK thông minh, sắc sảo, tâm hồn trong sáng.

- TK có một tâm hồn đa sầu, đa cảm.- TK tài sắc vẹn toàn.-Qua cách miêu tả, bức chân dung về vẻ đẹp hoàn mĩ ấy lại ngầm dự báo về một cuộc đời éo le, đầy bất hạn, đau khổ- Học sinh đọc 4 câu thơ cuối. - Học sinh thảo luận

- Thông minh vốn sẵn...thi, hoạ, ca ngâm,- lầu bậc, nghề riêng, ăn đứt...

+ Phép liệt kê, dùng điển cố.

=> Tài năng hiếm có.

=> Tài sắc vẹn toàn.

=> Cuộc đời éo le, bất hạnh, đau khổ.

4. Phẩm hạnh của chị em Thuý Kiều

108

thơ này trong việc khắc hoạ chân dung chị em Thuý Kiều.? Khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều Nguyễn Du thể hiện rõ thái độ gì .- Khái quát giá trị đoạn trích.? Biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản là gì.? Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích này ntn.- G khái quát nâng cao vấn đề.? Em học tập được gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích.? Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào. Vì sao?

trong 2 phút.-Bốn câu thơ cuối giúp em hiểu thêm về: tư cách, lối sống, phẩm chất của hai chị em.-Ý nghĩ của các câu thơ này: làm hoàn thiện bức chân dung - Tác giả :Thái độ đề cao, trân trọng, lí tưởng hoá nhân vật.( Cảm hứng nhân đạo )

- HS tự bộc lộ, nêu suy nghĩ, liên hệ bản thân.

- Tư thế đài các, gia phong, thái độ điềm nhiên, đúng mực, phẩm chất trong trắng...

=> Thái độ đề cao, trân trọng, lí tưởng hoá nhân vật.( Cảm hứng nhân đạo )III Tổng kết : (Ghi nhớ )1. NT : - Bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, điển cố, gợi nhiều hơn tả…2. ND :- Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của nhân vật; dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.=> Cảm hứng nhân văn.

IV. Luyện tập ( 2')III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Sản phẩm của HS: ?Trong hai bức chân dung TV và TK, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Hãy phân tích và chỉ rõ. Gợi ý: số câu thơ miêu tả nhân vật; vẻ đẹp và tài năng…Chân dung Thuý Vân được miêu tả trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thuý Kiều.( thủ pháp đòn bẩy). Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Thuý Vân, dành tới mười hai

109

câu để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của TK là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. Câu1 : Phương pháp miêu tả Thuý Kiều trong đoạn “ Chị em Thuý Kiều’’ chủ yếu là phương pháp gì ? A. Liệt kê B. Ân dụ C. Hoán dụ D . So sánhCâu 2: Qua đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều’’ em nhận thấy cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du là : A. Cảm hứng phê phán C. Cảm hứng nhân văn B. Cảm hứng giãi bày D. Cảm hứng chia sẻ

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (Hướng dẫn học ở nhà) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng đoạn trích, nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật.- Soạn bài ''Cảnh ngày xuân'', học thuộc đoạn trích. Học sinh khá – giỏi:1. Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, chú ý bút pháp tả người của nhà thơ. GV gợi ý, hướng dẫn: - Vẻ đẹp của Thúy Vân được ND miêu tả qua những đường nét cụ thể nào? Bút pháp miêu tả?- Vẻ đẹp của Thúy Kiều được ND miêu tả qua những mặt nào? Có gì khác với TV? Bút pháp miêu tả?2. Tại sao nói đoạn trích có giá trị nghệ thuật đặc sắc và giá trị nhân đạo cao cả?GV gợi ý, hướng dẫn: - Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bút pháp tả người của ND? - Giá trị nhân đạo trong đoạn trích nằm ở đâu? Giá trị đó có liên quan gì tới việc miêu tả vẻ đẹp của 2 nàng kiều?...

Tiết 28:Cảnh ngày xuân ( Trích ''Truyện Kiều''- Nguyễn Du )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến Thức:

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn ban truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trungqua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.- Vận dụng về bài học viết văn miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ: - Vun đắp tình yêu thiên nhiên ,tình yêu đất nước.

4. Năng lực:Phát triển năng lực đọc,hợp tác, tư duy sáng tạo,thảo luận và giải quyết vấn đề.B. CHUẨN BỊ

110

- GV: Sgk, giáo án, , sử dụng công nghệ thông tin…, bức tranh Chị em Thuý Kiều du xuân.. - HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của tiết học trước.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức ( 1' ): Nền nếp, sĩ số

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu. Sản phẩm: HS trình bày cảm nhận của cá nhân qua các câu hỏi và đưa ra ý kiến so sánh, đối chiếu nghệ thuật giữa hai đoạn thơ.1. Đọc thuộc lòng đoạn trích '' Chị em Thuý Kiều''. Đặc sắc NT, ND đoạn trích? 2. Bút pháp tả người của Nguyễn Du có gì đặc sắc? 3. Bút pháp bậc thầy của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì? GV giới thiệu bài: Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà còn trong tả cảnh thiên nhiên. Sau bức tranh chân dung hai nàng tố nga diễm lệ là bức tranh tả cảnh ngày xuân tháng ba tuyệt vời. Đoạn thơ " Cảnh ngày xuân" gồm 18 dòng lục bát (từ câu 39 đến 56) của " Truyện Kiều" tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh tả tình của thi hào Nguyễn Du.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng,, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi , trình bày, đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. Nêu được Vị trí đoạn trích, phân tích, đánh giá được vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân, tâm trạng của chị em Kiều du xuân cũng như cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV gợi mở qua câu hỏi vấn đáp HS giới thiệu vị trí đoạn trích, tóm tắt, đại ý.? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào.- GV hướng dẫn đọc, chú ý nhịp thơ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.? Đoạn trích kết cấu theo trình tự một cuộc du xuân, hãy chỉ ra bố cục của đoạn trích, tóm tắt nội dung từng phần.

GV tổ chức thảo luận nhóm bàn:? Khung cảnh ngày xuân được tác giả gợi tả qua hình ảnh nào.

HS trình bày ý kiến cá nhân về Văn bản:- VB nằm ở phần đầu của tác phẩm.- Tự sự. miêu tả, biểu cảm - HS đọc văn bản.- HS tìm hiểu chú thích.- Bố cục : 3 đoạn + 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.+ 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội…+ 6 câu cuối: Chị em TK du xuân trở về.- HS đọc 4 câu thơ đầu. HS trao đổi nhóm bàn và báo cáo kết quả:- Ngày xuân con én đưa thoi thời gian trôi nhanh-

I. Giới thiệu chung ( 3') 1. Vị trí đoạn trích:- Nằm ở phần đầu của tác phẩm.Từ câu 39 => 56.( Sau đoạn tả tài sắc của chị em Thuý Kiều.2. Đọc, chú thích, bố cục - Đọc .- Chú thích.- Bố cục : 3 đoạn + 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.+ 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội…+ 6 câu cuối: Chị em TK du xuân trở về.II. Đọc - hiểu văn bản 1. Khung cảnh ngày xuân

Ngày xuân con én đưa thoi thời gian trôi nhanh - cách tính thời gian độc đáo, sáng tạo.

111

? Em hiểu gì về hình ảnh ''con én đưa thoi'', ''thiều quang''.? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì.? Hai câu thơ nhắc đến thời gian nhưng lại có sức gợi về cả không gian. Đó là một thời gian, không gian như thế nào?? Hai câu thơ gợi cảm giác nào của con người trước bước đi của thời gian.? Đặc điểm riêng của mùa xuân được tác giả đặc tả qua hình ảnh nào.? Nhận xét cách chọn lọc hình ảnh, sử dụng từ ngữ và biện pháp miêu tả.? Em hình dung ntn về hình ảnh ''cỏ non xanh tận chân trời''.? Giá trị của từ " Điểm" trong câu thơ.? Qua đó em thấy không gian, cảnh vật, màu sắc của mùa xuân hiện lên như thế nào. ? Bức tranh xuân hiện lên trong hai câu thơ là bức tranh như thế nào. GV cho HS thảo luận cặp đôi bằng hình thức Phiếu HT ? Bức tranh mùa xuân ấy giúp em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ.- GV cho HS so sánh - GV giới thiệu cách chép câu thơ thứ 3 trong một số văn bản.? Từ nào sát hợp hơn, vì sao.- GV kquát, chuyển ý.? 8 câu thơ tiếp tả cảnh gì? Lễ hội có những hoạt động gì, diễn ra vào thời

cách tính thời gian độc đáo, sáng tạo- Sd hình ảnh ẩn dụ, chọn lọc.- Thời gian, không gian sống động.

- Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm…

miêu tả tinh tế, sử dụng từ ngữ trau chuốt, đảo ngữ “trắng điểm

- Cỏ non xanh trải dài tới tận chân trời -> một thảm cỏ xanh non tơ, mượt mà,…- Từ " điểm" trong câu thơ làm cho cảnh vật sinh động, không tĩnh tại.- Không gian mới mẻ, khoáng đạt, tinh khôi; màu sắc hài hoà, cảnh vật nhẹ nhàng, sinh động, tràn đầy sức sống. - Học sinh so sánh với 2 câu thơ cổ của Trung Quốc để thấy sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.

- HS đọc 8 câu thơ tả cảnh Lễ hội trong tiết TM.- Lễ … tảo mộ, hội … đạp thanh. Gần xa, nô nức, yến anh

Sd hình ảnh ẩn dụ, chọn lọc.

-> Thời gian, không gian sống động.

Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm… miêu tả tinh tế, sử dụng từ ngữ trau chuốt, đảo ngữ “trắng điểm

=> Khung cảnh mùa xuân khoáng đạt, trong trẻo, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống và có hồn.

-> Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.

2. Khung cảnh lễ hội

112

điểm nào. ? Không khí lễ hội được khắc hoạ qua những hình ảnh nào.? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật trong đoạn. (Từ láy)? Cảm nhận của em về lễ hội truyền thống của dân tộc. (Văn hóa tr/th)? Theo em, khi làm sống lại một không khí lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì.- GV chuyển ý.? Cảnh tượng cuối lễ hội được gợi tả qua hình ảnh, chi tiết điển hình nào.? Cảnh vật, không khí mùa xuân ở 6 câu cuối có gì khác với 4 câu đầu.? Em có nhận xét gì về nhịp điệu và từ ngữ miêu tả.? Em hình dung một cảnh tượng như thế nào từ những chi tiết miêu tả ấy.? Các từ láy " tà tà", "thơ thẩn", " thanh thanh", " nao nao" còn gợi cho ta liên tưởng gì về tâm trạng con người.? Nó như báo trước điều gì sắp xảy ra.- GV diễn giảng: Một buổi chiều xuân đẹp có nắng chiều tà, có dáng người bâng khuâng, bịn rịn.....Đây chính là đoạn thơ chuẩn bị cho cách ứng xử của Kiều khi gặp nấm mồ Đạm Tiên và khi gặp Kim Trọng…đồng thời nó cũng thể hiện quan

Sắm sửa, dập dìu, tài tử, giai nhân...- Ngựa xe như nước, áo quần như nêm, thoi vàng rắc, tro, tiền, giấy bay.

- HS nêu chi tiết.

- HS: Đó là một phong tục hoàn toàn không mang tính chất mê tín dị đoan, mà thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ người thân đã khuất.- HS liên hệ thực tế.

- HS đọc 6 câu thơ cuối và nêu nội dung đoạn thơ.- Tà tà bóng ngả...- Thơ thẩn, thanh thanh...- Nao nao, nho nhỏ...

- HS : đường nét, chuyển động của cảnh vật có sự thay đổi

-> Không gian êm đềm, vắng lặng. => Chiều xuân đẹp, thoáng buồn.-> Nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến,

+) Từ láy gợi tả, từ Hán Việt, ẩn dụ, so sánh.=> Không khí đông vui, rộn ràng. là nét đẹp văn hoá của người Việt.

=> Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá dân tộc.

3. Cảnh du xuân trở về

+ Từ láy gợi tả, ước lệ tượng trưng, nhịp chậm rãi.

-> Không gian êm đềm, vắng lặng. => Chiều xuân đẹp, thoáng buồn.

113

điểm của Nguyễn Du về sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên:'' Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ''.- GV hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ.? Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của NDu.? Giá trị nội dung VB?.? Đọc diễn cảm.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân,thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: ? Trong các từ láy ở đoạn 3 từ nào có sức gợi tả lớn nhất? Vì sao?( Nao nao)? Em học tập được gì ở nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

luyến tiếc, lặng buồn.- HS : Thời gian cứ chầm chậm trôi theo bước chân người. Thiên nhiên như quấn quýt lấy con người. Không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, cảnh vật, thiên nhiên buổi chiều đang đi vào lòng người với cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến - cảm xúc ấy thấm sâu, lan toả trong tâm hồn giai nhân đa tình.

- HS khái quát nội dung và nghệ thuật.

- HS đọc diễn cảm văn bản.

- HS đọc ghi nhớ SGK

-> Nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, luyến tiếc, lặng buồn.

III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật: - Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian. - Từ ngữ gợi tả, gợi cảm; biện pháp so sánh, ẩn dụ. 2. Nội dung:Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Ghi nhớ

IV. Luyện tập ( 4') -> Sử dụng từ ngữ gợi tả, kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Sản phẩm của HS:? Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.- GV cho học sinh so sánh hai câu: " Cỏ … hoa" với 2 câu thơ cổ của Trung Quốc: " Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa" ( Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa )để thấy sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. Thơ cổ có hương vị, màu sắc, đường nét nhưng không nói tới màu của hoa lê.

114

Nguyễn Du thêm một chữ "trắng" trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống; khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, tinh khiết.=> Chứng tỏ sự tiếp thu có sáng tạo lớn của nhà thơ. V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (Hướng dẫn học ở nhà) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ.- Nắm chắc thành công về nghệ thuật, nội dung của bài thơ.- Chuẩn bị bài :" Kiều ở lầu Ngưng Bích", học thuộc lòng đoạn thơ, chú ý tâm trạng nhân vật.- Soạn bài “ Thuật ngữ”. Học sinh khá – giỏi:Bài tập 1: Trình bày cảm nhận của em về bức tranh cảnh đẹp mùa xuân qua văn bản “ Cảnh ngày xuân”.Hướng dẫn làm bài tập: - Không gian mùa xuân? thời điểm nào của mùa xuân? - Khung cảnh thiên nhiên của mùa xuân đựoc đặc tả qua những hình ảnh thơ nào? - Lễ hội mùa xuân hiện lên trước mắt người đọc ra sao? - Không khí của lễ hội mùa xuân thế nào? - Tâm trạng của người đi trẩy hội mùa xuân? -> Cảm xúc của em trước hình ảnh đó?.Bài tập 2: Phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) Sáu câu thơ miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mội cử động đều rất nhẹ nhàng; mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thật thanh khiết. Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian, không gian. Không còn cái không khí nhộn nhịp rộn ràng của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh được nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt 2 chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang còn là sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện

Tiết 29: Thuật ngữ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó, phân

biệt với các từ ngữ thông dụng khác.

115

- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.2. Kĩ năng:

- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của các thuật ngữ, vận dụng chính xác thuật ngữ trong nói viết.

3. Thái độ: - GD ý thức sử dụng chính xác các thuật ngữ trong giao tiếp khoa học. - Có ý thức vận dụng thuật ngữ trong nói và viết.4. Phẩm chất, năng lực : - HS có năng lực Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách sử dụng thuật ngữ trong giao tiếp. - HS có năng lực Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng thuật ngữ trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ- GV : bảng phụ- HS : đọc ví dụ.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

Tổ chức (1’) : nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 3 câu hỏi( Nghĩa của một số từ ngữ, trong đó có sử dụng Thuậ ngữ), Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…GV giới thiệu bài: dẫn dắt từ trò chơi vào bài mới:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng,, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi, trình bày, đưa ra ý kiến, nhận xét, bổ sung về Khái niệm thuật ngữ, đặc điểm, phân biệt thuật ngữ với những từ ngữ khác.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạtGV đưa bảng phụ có ghi ví dụ. Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi? Em hãy so sánh hai cách giải thích nghĩa của các từ “ Nước”, “ muối”.? Cách giải thích nào thông dụng, ai cũng hiểu được.? Cách giải thích nào không thể hiểu được

- Học sinh đọc ví dụ. HS trao đổi cặp đôi, trình bày, cặp đôi khác nhận xét, bổ sungCách 1 : Giải nghĩa thông thường, dễ hiểu.- Cách 2 : Biểu thị khái niệm hoá học dựa trên căn cứ khoa học.

- Cách giải thích 1 thông dụng, ai cũng

I. Thuật ngữ là gì ( 10’)1 Ví dụ2. Nhận xéta. Cách 1 : Giải nghĩa thông thường, dễ hiểu.- Cách 2 : Biểu thị khái niệm hoá học dựa trên căn cứ khoa học.

116

nếu thiếu kiến thức về môn hoá học.? Muốn hiểu theo cách 2 cần có điều kiện gì. Vì sao vậy.? Em có kết luận gì về cách giải nghĩa từ trong ví dụ.- GV kết luận: Đó là cách giải thích thuật ngữ.2, chú ý từ in đậm.? Em đã được học các định nghĩa này ở môn khoa học nào.? Em có kết luận gì về khả năng biểu thị của các từ này.? Những từ ngữ này thường được sử dụng trong loại văn bản nào.- GV giới thiệu thêm về loại văn bản khác sử dụng loại từ ngữ này (VBNT, HC )- GV: những từ ngữ trên được gọi là thuật ngữ.? Em hiểu thế nào là thuật ngữ.- GV chuyển ý .? Các thuật ngữ trong mục I.1.b ở trên còn có nghĩa nào khác không.GV đọc nội dung các khái niệm.? Mỗi khái niệm trên được biểu thị bằng thuật ngữ nào.? So sánh sự khác nhau về nghĩa của từ “muối” trong ví dụ a,b. Ở ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm?? Qua tìm hiểu ví dụ em thấy thuật ngữ có đặc điểm gì.

hiểu được. Cách giải thích 2 cần phải có kiến thức khoa học về bộ môn hóa học.- HS nêu

- Học sinh đọc ví dụ

- HS nêu cụ thể. - Thạch nhũ : địa lí.- Bazơ : hoá học.- Ẩn dụ : ngữ văn.- Phân số, thập phân : toán học.=> Biểu thị các khái niệm khoa học, dùng chủ yếu trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- HS nêu kết luận, đọc ghi nhớ.

- Thạch nhũ- Bazơ- Ẩn dụ- Phân số thập phân=> Chỉ có một nghĩa.

- Muối (1) : có một nghĩa, không có sắc thái biểu cảm. => là thuật ngữ.- Muối ( 2 ) : có sắc thái biểu cảm.- Học sinh rút ra kết luận, đọc ghi nhớ.

b.- Thạch nhũ : địa lí.- Bazơ : hoá học.- Ẩn dụ : ngữ văn.- Phân số, thập phân : toán học.=> Biểu thị các khái niệm khoa học, dùng chủ yếu trong các văn bản khoa học, công nghệ.

3. Ghi nhớ: SGK trang 88.

II. Đặc điểm của thuật ngữ(10’)1. Ví dụ2. Nhận xét a.- Thạch nhũ- Bazơ- Ẩn dụ- Phân số thập phân=> Chỉ có một nghĩa.b. - Muối (1) : có một nghĩa, không có sắc thái biểu cảm. => là thuật ngữ.- Muối ( 2 ) : có sắc thái biểu cảm.3. Ghi nhớ :- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.

117

- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng III. Luyện tập Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến qua từng Bài tập. Bài 1 - HS đọcvà nêu yêu cầu bài tập.- HS vận dụng kiến thức các bộ môn học để điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống.Thứ tự điền :- Lực -> vật lí. – Trường từ vựng -> Ngữ văn.- Xâm thực -> Địa lí. – Di chỉ -> Lịch sử.- Hiện tượng hoá học -> Hoá học. – Thụ phấn -> Sinh học.- Lưu lượng -> địa lí. –Thị tộc phụ hệ -> Lịch sử.- Trọng lực -> vật lí - Đường trung trực -> Toán học.- Đơn chất -> hoá học .Bài 2 - HS đọc đoạn thơ của Tố Hữu.? Từ “ điểm tựa” ở đây có được dùng như một thuật ngữ hay không.- HS giải thích nghĩa của từ.- ‘’Điểm tựa’’ là một thuật ngữ vật lí có nghĩa : điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được truyền tới lực cản.- Trong đoạn thơ này ‘’ điểm tựa’’ được dùng để chỉ : nơi làm chỗ dựa chính, gửi gắm niềm tin và hi vọng => không được dùng như một thuật ngữ mà là một ẩn dụ.Bài 3- HS đọc yêu cầu bài tập.? Trong 2 câu a, b trường hợp nào từ “ hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào dùng như một từ thông thường.a. Từ ‘’hỗn hợp ‘’ được dùng như một thuật ngữ.b. Từ ‘’ hỗn hợp ‘’ được dùng như một từ thông thường .c. Đặt câu :+ Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc đang thi hành nhiệm vụ.+ Thức ăn gia súc hỗn hợp đang phát huy hiệu quả trong chăn nuôi.Bài 4 - HS nêu yêu cầu bài tập.? Xác định thuật ngữ “ cá” theo sịnh học.- Cá ( sinh học ) : Động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.- Cá trong ‘’cá heo’’,’’cá voi’’,’’cá sấu’’... : Động vật sống dưới nước.( không nhất thiết thở bằng mang.)- Học sinh vận dụng giải thích ‘’voi’’ trong ‘’cá voi’’.Bài 5 - GV gợi ý HS làm ở nhà.- Hiện tượng đồng âm này không vi phạm nguyên tắc : ‘’ một thuật ngữ - một khái niệm’’ ở trên.- Đây là 2 thuật ngữ của hai ngành khoa học khác nhau, ngẫu nhiên đồng âm với nhau : ngành kinh tế học và quang học.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

118

? Thuật ngữ là gì. Nó có những đặc điểm nào.- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn chỉnh các bài tập.- Xem bài : Trau dồi vốn từ. Học sinh khá – giỏi:Tìm hiểu một số thuật ngữ trong thơ văn đã học, đọc và giải thích ý nghĩa của từng thuật ngữ. GV hướng dẫn HS về nhà làm...

Tiết 30: Trả bài Tập làm văn số 1

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp học sinh đánh giá bài làm của học sinh (bản thân các em) thấy được ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết số 1 để rút kinh nghiệm sữa chữa những sai sót về các mặt: ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá, chữa lỗi3. Thái độ: - Nghiêm túc đúng đắn trong làm bài. - Giáo dục cho học sinh có tình cảm với các loài cây, với thiên nhiên và tình yêu quê hương, đất nước.4. Phẩm chất, năng lực: Giúp HS có năng lực chủ động, giao tiếp, trao đổi, năng lực hợp tác. Học sinh nhận thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, bài của bạn về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự sửa chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm.B. CHUẨN BỊ - GV: chấm bài, thống kê lỗi, trả bài trước cho HS.- HS: Ôn lí thuyết, xây dựng dàn ý, đọc lại bài viết.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức (1'): Nền’nếp, sĩ số

I. Đề bài ( Giáo viên ghi lại trên bảng.) Cây lúa Việt Nam.II. Yêu cầu, dàn ý : 10'- HS ’ác định yêu cầu của đề, lập dàn ý vắn tắt theo nội dung tiết 14, 15.- Thể loại : Văn thuyết minh.- Phương pháp thuyết minh: TM có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.- Nội dung thuyết minh : Cây lúa Việt Nam. Dàn ý Mở bài:

119

- Giới thiệu khái quát về cây lúa Việt Nam. ( cây lúa tự giới thiệu về mình) Thân bài: Thuyết minh chi tiết về cây lúa:- Sự thân thuộc, gắn bó và tầm quan trọng của cây lúa đối với người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày.- Môi trường, đặc điểm của cây lúa theo quá trình sinh trưởng từ lúc mới gieo cấy đến khi trổ bông và chín. - Sự phong phú, đa dạng của các giống lúa và sản phẩm được chế biến từ lúa gạo. - Giá trị và lợi ích kinh tế. Kết bài:- Cảm nghĩ về cây lúa ( Suy nghĩ về cây lúa trong đời sống hiện nay.)III. Nhận xét (14')1.Ưu’điểm- Đúng thể loại, dạng bài.- Biết vận dụng kĩ năng dựng đoạn văn thuyết minh.- Bước đầu có vận dụng các biện pháp nghệ thuật như: miêu tả, nhân hoá, kể… trong bài thuyết minh, bài văn sinh động, gợi cảm, làm nổi bật đối tượng thuyết minh.Tiêu biểu: Thương, Tuyền, Vân, Hồng, Hoàng, Thảo, Quyên, Hữu Dũng, Phong,...2. Nhược điểm - Một số bài viết nội dung thuyết minh còn sơ sài.- Chưa vận dụng các biện pháp nghệ thuật hoặc vận dụng còn hạn chế,- Kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn còn yếu.- chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều. Tiêu biểu: Trung Đức, Qoang, Cảnh, Thiện, Nghĩa, Trần Tùng, Phú Phong, Phương Anh, Toán, Việt,… IV/ Chữa lỗi 1. Chữa lỗi chung- Giáo viên chọn lỗi điển hình, HS chữa trước lớp theo mẫu.- GV nêu các câu văn có lỗi, HS phát hiện lỗi và sửa.

Câu văn có lỗi Lỗi Câu văn sửa+ Những cảm nhận của em về cây lúa "Việt N“m" rất g”n bó không chỉ với em mà còn gắn bó với tất cả con người nông dân Việt Nam trên đất nước.+ Lúa là cây lương thực, cung cấp lương thực để xuất khẩu sang nước ngoài và cung cấp lương thực cho mỗi hộ gia đình ở Việt Nam.+ Lúa là người bạn gần gũi đối với dân tộc Việt Nam.

+ Lúa có nhiều giá trị lợi ích về mọi mặt như cung cấp nhiều lương thực, lương thực lúa lại làm ra được rrất nhiều các sản phẩm bánh trưng, bánh giầy.

Diễn đạt

Diễn đạt

Dùng từ

Diễn đạt, chính tả

+ Lúa là loài cây gắn bó với tất cả người nông dân trên đất nước Việt Nam.

+ Lúa là cây lương thực vừa phục vụ nhân dân trong nước vừa là nguồn lương thực xuất khẩu sang nước ngoài.

+ Lúa là người bạn gần gũi, thân thiết của người nông dân Việt Nam.+ Lúa có giá trị lợi ích về nhiều mặt. Từ lúa gạo con người có thể chế biến ra nhiều sản phẩm khác như các loại bánh chưng, bánh giầy.

120

2. Sửa lỗi cá nhân ( 5')

- Họ’ sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình.( lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả)

D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà :

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- GV Đọc bài khá để học sinh tham khảo.

- Ôn tập lí thuyết văn thuyết minh.

- Soạn bài : Trau dồi vốn từ.

Học sinh khá – giỏi:

Viết một đoạn văn Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam ( khuyến khích

những bạn viết hoàn chỉnh bài...)

Kết quả:

0- 2 Dưới 5 7- 8 9 - 10

Lớp

Điểm

Số bàiSL % SL % SL % SL %

9A 38 5 13 26 68 6 16 1 3

9B 38 4 10 28 74 5 13 1 3

Tiết 31.32: TRAU DỒI VỐN TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ, muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

- Nắm được những định hướng để trao dồi vốn từ.2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp, tạo lập văn bản. - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản3.Thái độ - Có ý thức trau dồi vốn từ trong nói và viết . - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực sáng tạo, chủ động, tích cực, đặc biệt là trong việc sử dụng ngôn ngữ và trau dồi vốn từ, phát huy được năng lực trong giao tiếp hàng ngày ở cả văn viết và văn nói. - Năng lực đọc hiểu, cảm thụ, giao tiếp...

121

B. CHUẨN BỊ - GV: Đọc, soạn, phiếu BT, bảng phụ...- HS tìm hiểu ví dụ, giải bài tập.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức ( 1' ) Nền nếp, sĩ số

Kiểm tra ( 5')1. Thuật ngữ là gì. Bài tập 3 T 902. Đặc điểm của thuật ngữ. Bài tập 5.T90 Bài mới ( 30' )I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật ?Trong tình huống sau, A đã sử dụng từ ngữ như thế nào?(Từ in đậm thăm quan) A: Hè vừa rồi, cậu đã cùng gia đình đi thăm quan ở đâu vậy? B: Cả nhà tớ đi Hạ Long. (Từ thăm quan là từ dùng sai vì hiểu chưa đúng giữa từ thăm và tham….) GV giới thiệu bài: Muốn giao tiếp đạt hiệu quả, muốn diễn tả chính xác những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình, người nói (viết ) phải biết được đầy đủ và chính xác nghĩa những từ mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ thường xuyên là việc làm quan trọng để phát triển kĩ năng nói.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận

? Trong ý kiến đó tác giả muốn điều gì.

- GV khái quát 2 ý.

? Hãy chỉ ra lỗi dùng từ, diễn đạt trong các ví dụ.? Câu a mắc lỗi gì.? Vì sao từ ''đẹp'' là từ thừa.? Phải thay từ nào cho từ ''dự đoán'' trong câu b. Vì sao?( dự đoán: đoán trước tình hình, sự việc nào đó xảy ra trong tương lai.)? Từ ''đẩy mạnh'' trong câu c có nghĩa là gì? Kết hợp với qui mô rộng hẹp,

- HS theo dõi sgk.- HS đọc ý kiến của thủ tướng P V Đồng- HS nêu: TV có khả năng lớn, đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt cần thường xuyên trau dồi vốn từ.- HS đọc ví dụ 2 và phân tích ví dụ.

- HS : vì ''thắng cảnh'' có nghĩa là "cảnh đẹp''

- HS : Đẩy mạnh: thúc đẩy PT nhanh lên

I. Rèn luyện để nắm nghĩa của từ và cách dùng từ. (10' )1. Ví dụ 2. Nhận xétVD 1:

- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt -> Cần thường xuyên trau dồi vốn từ.

VD 2:

a. Thừa từ ''đẹp''.

b. Dùng sai từ ''dự đoán''.- Cần thay bằng phỏng đoán, ước đoán.

c. Dùng sai từ'' đẩy mạnh''.

122

dùng ''đẩy mạnh'' có phù hợp không.? Vậy phải dùng từ nào thay cho từ ? Vì sao người viết mắc lỗi.? Từ hai ví dụ em rút ra kết luận gì về việc trau dồi vốn từ và cách trau dồi vốn từ.

- GV khái quát chung.

- GV chuyển ý mục 2.? Cho biết nội dung đoạn văn. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Qua đoạn văn em thấy đại thi hào Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ bằng cách nào.? Kết quả của việc làm đó.? Vậy theo em cần làm gì để trau dồi vốn từ.- GV nhấn mạnh nội dung cơ bản của mục II.

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- GV hướng dẫn HS làm bài tập.? Hãy chọn cách giải thích đúng nghĩa của từ.

? Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt.- Trên lớp làm phần a.

- Phần b làm ở nhà. b. Đồng :- Nghĩa 2 : trẻ em : đồng ấu, đồng

- HS :" đẩy mạnh " Mở rộng

- HS nêu kết luận, đọc ghi nhớ.

- HS đọc đoạn văn của Tô Hoài.

- Học sinh rút ra ghi nhớ 2.

- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.- HS chọn.- HS giải thích các cách hiểu còn lại.

- Nghĩa 1 : cùng nhau, giống nhau : đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng sự, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên.

- HS đọc và tự sửa lỗi.

- Cần thay bằng mở rộng

=> Mắc lỗi do không hiểu chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

3. Ghi nhớ ( T. 100)- Trau dồi vốn từ.- Cách trau dồi vốn từ.II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ (8') 1. Ví dụ2 .Nhận xét

- Học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.

=> Biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ.

3 Ghi nhớ : SGK T 101.

III. Luyện tập ( 17')Bài 1 Cách giải thích đúng:a. ''Hậu quả'' : kết quả xấu.b.''Đoạt'' : chiếm được phần thắng.c. ''Tinh tú'' : sao trên trời.

Bài 2 : + Nghĩa của các yếu tố Hán Việt:a. Tuyệt : Nghĩa 1 : dứt, không còn gì.- Tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống.- Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp.- Tuyệt tự: Không có người nối dõi.- Tuyệt thực: nhịn đói, không chịu ăn để phản đối…

123

dao, đồng thoại.- Nghĩa 3 : chất đồng : trống đồng.

- GV hướng dẫn học sinh làm ở nhà.- GV gợi ý? Dựa theo ý kiến của Bác, hãy nêu các cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.- GV bổ sung.

? Điền từ theo thứ tự hợp lí.

- GV làm mẫu phần a.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Giáo viên lưu ý một số trường hợp khác nhau : hạ bệ - bệ hạ, sĩ tử- tử sĩ.

- GV hướng dẫn.Bài 5 - Chú ý lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và thông tin phát thanh, truyền hình.- Đọc sách báo, những tác phẩm văn học mẫu mực, nổi tiếng.- Ghi chép những từ ngữ mới nghe được, tra cứu từ điển, hỏi nguời khác.

Bài 9 :- bất biến, bất công, bất diệt.- bí mật, bí danh, bí hiểm.

- HS đọc ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- HS nêu

- HS điền.

- HS làm phần b, c.- HS thống kê, báo cáo kết quả theo nhóm.

Bài 3 Sửa lỗi dùng từ.a. Dùng sai từ ''im lặng'' - thay bằng ''yên lặng'','' yên tĩnh''.b. Dùng sai từ ''thành lập'' - thay bằng ''thiết lập''.c. Dùng sai từ ''cảm xúc' '- thay bằng ''cảm động'', ''xúc động''.Bài 7 a. Phân biệt : nhuận bút- thù lao.- Nhuận bút: Tiền trả cho người viết một tác phẩm.- Thù lao: Trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra, hoặc khoản tiền trả công... ( nghĩa rộng hơn'' nhuận bút'') Bài 8 :Học sinh thống kê, báo cáo kết quả theo nhóm.

Nghĩa 2 : cực kì, nhất. - Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất, mức cao nhất.- Tuyệt tác: TPVH, NT hay, đẹp đến mức coi như không có cái để hơn.- Tuyệt mật: cần giữ được bí mật tuyệt đối.- Tuyệt trần: Nhất trên đời, không gì sánh bằng.Bài 4 Gợi ý: Tiếng Việt là ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp, thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân => muốn giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn, tiếng nói của họ.Bài 6 Thứ tự điền:- điểm yếu, mục đích cuối cùng, đề đạt, láu táu, hoảng loạn.Bài 8 :

a. Từ ghép : - ca ngợi- ngợi ca, đấu tranh- tranh đấu, đơn giản- giản đơn, triển khai- khai triển, thương yêu- yêu thương,..b. Từ láy : - ao ước- ước ao, lừa lọc- lọc lừa, manh mối- mối manh, trăng trối- trối trăng, vương vấn- vấn vương.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng

124

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Làm thế nào để trau dồi vốn từ. Đọc phần đọc thêm.- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn chỉnh các bài tập 4, 5, 9.- Xem bài : Tổng kết về từ vựng.- Soạn bài : Miêu tả trong văn bản tự sự : thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự. Có kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.- HS khá – giỏi : Dựa vào BT5/SGK, mỗi cách phát triển, trau dồi từ vựng, hãy lấy ví dụ và ghi lại, phân tích chỉ rõ từng ví dụ.

Tiết 33: Miêu tả trong văn bản tự sự

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- HS nắm được sự kết hợp phương thức biểu đạt trong một văn bản. - Giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

2. Kỹ năng- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm bài văn tự sự.- Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.3.Thái độ Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả khi tạo lập văn bản tự sự. 4.Phẩm chất, năng lực

- HS sử dụng năng lực hợp tác, năng lực chủ động sáng tạo, tích cực khi kết hợp yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự.B. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, SGV,giáo án, bảng phụ , tranh ảnh. - Học sinh đọc và tìm hiểu ví dụ.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số ? Sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản có t/dụng gì. ? Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não ? Khi kể chuyện về 1 lần em ốm được mẹ chăm sóc. Vậy em sẽ đưa yếu tố miêu tả vào chỗ nào? Qua đó em thấy hiệu quả như thế nào từ yếu tố miêu tả đó?- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

125

GV giới thiệu bài : Ngoài văn bản thuyết minh, yếu tố miêu tả còn có vai trò lớn trong văn bản tự sự....II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungGV đưa bảng phụ có ghi ví dụ. Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi? Đọc đoạn trích phần 1 và cho biết đoạn trích đó được trích từ văn bản nào đã học?? Đoạn trích kể về trận đánh nào?? Nhân vật Vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào? và để làm gì?? Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?? Kể lại nội dung đoạn trích? (Dựa vào nội dung sách giáo khoa/91)? So sánh đoạn vừa kể với nội dung đoạn trích?? Qua đó em rút ra nhận xét gì về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?? Đọc ghi nhớ trong SGK?? Thử tìm và nêu 1 số yếu tố miêu tả trong các văn bản mà em đã học (Tích hợp)

- Học sinh đọc đoạn trích trong hồi 14 Hoàng Lê nhất thống chí HS trao đổi cặp đôi, trình bày, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung- Trận đánh đồn Ngọc hồi

- Vua Quang Trung cưỡi voi đốc thúc gấp rút sai hành động

Cổ vũ quân sĩ chiến đấu

- Nhân có gió bắc ... mình- Quân Thanh chống ... chết- Quân Tây sơn thừa thế ... bại

Nhằm thể hiện cụ thể sinh động đối tượng hai bên 2 bên- Học sinh kể lại nội dung đoạn trích dựa vào các ý trong sgk( phần c/91).- Nội dung đoạn trích sinh động và hấp dẫn hơn.- Yếu tố miêu tả làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động hơn.- Học sinh tự do nêu ở tất cả các văn bản tự sự.

I - Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự1. Ví dụ : SGK T91.2. Nhận xét- Đoạn văn tự sự : Kể việc vua Quang Trung chỉ huy trận đánh đồn Ngọc Hồi. (Đoạn trích ở hồi 14)

- Sử dụng những yếu tố miêu tả

=> Trận đánh được tái hiện sinh động, hấp dẫn.

3. Ghi nhớ SGK T 92

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Phương thức hoạt

- HS thảo luận bài tập1.- Các nhóm báo cáo kết quả, sửa chữa.

II - Luyện tập

126

động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1?- GV chia nhóm thảo luận bài tập1.? Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích trong "Truyện Kiều"? Phân tích giá trị của những yếu tố đó.? Nhận xét?? Tìm yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của nó trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2, 3?IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm? Nhóm 1 làm bài 2?? Nhóm 2 làm BT 3?Giáo viên gọi 2 đại diện lên bảng viết còn lại trình bày miệng. Giáo viên gọi nhận xét và đánh giá.

Tả người- "Vân xem trang ....... liễu hờn kém xanh"

nổi bật hình ảnh của nhân vật làm đoạn văn sinh động, hấp dẫn giàu giá trị thẩm mĩ. Tả cảnh- Cỏ non ..... hoa.- Tà tà bóng ...................... bắc ngang"

Nổi bật cảnh đẹp ngày xuân 1 cách sinh động cụ thể hấp dẫn- Học sinh làm việc theo nhóm- 2 học sinh lên bảng viết

1/. Bài tập 1+ Tả Thuý Vân.+ Tả Thuý Kiều.+ Cách tả : ẩn dụ, ước lệ.=> VB thêm sinh động, hấp dẫn,giúp hình dung vẻ đẹp hoàn thiện nhưng rất riêng của hai chị em.

2/. Bài tập 2, 3Bài 2+ Chọn lọc chi tiết miêu tả cảnh, người, việc.+ Ngôn ngữ kể xen tả.

Bài 3:+ Bám sát nội dung tác phẩm.+ Sáng tạo trong lời văn.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Yếu tố miêu tả trong văn tự sự có vai trò gì.? Yếu tố miêu tả thường được sử dụng để làm nổi bật những đối tượng nào.- Học kĩ bài, thuộc ghi nhớ.- Hoàn chỉnh các bài tập.- Xem các đề bài và làm Dàn ý tập làm văn - T105.

127

- Chuẩn bị cho bài viết số 2: Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả. Ôn kĩ kiến thức TLV.- HS khá – giỏi: Kế sáng tạo về nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, trong đó kết hợp yếu tố miêu tả. GV hướng dẫn học sinh kể về nhân vật cần chú ý : giới thiệu xuất xứ nhân vật trong văn bản nào, tác phẩm? Vẻ đẹp ngoại hình- nhan sắc, tài năng như thế nào???

Tiết 34,35: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 : (Văn tự sự)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với cách miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

2. Kỹ năng Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày.

3.Thái độ Có tình cảm yêu quê hương, trường lớp, thầy cô và bạn bè.

4.Phẩm chất, năng lực Rèn cho HS năng lực chủ động, tích cực, tự vận động bản thân với những kiến thức đã học được để làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, cho bài viết đạt hiệu quả cao nhất.B. CHUẨN BỊ - Học sinh: ôn tập lí thuyết miêu tả trong tự sự.- Giáo viên : đề bài.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát

Tổ chức: 'Nền nếp, sĩ số Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinhI. Đề bài Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của bản thân ở tuổi học trò. II. Yêu cầu - Thể loại: Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.- Nội dung: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của tuổi học trò: + Kỉ niệm đó là kỉ niệm gì? + Hoàn cảnh xảy ra? + Kỉ niệm ấy xảy ra với ai? + Diễn biến của sự việc? + Ấn tượng chung - Hình thức: làm đúng đặc trưng của kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Bài viết có đủ bố cục 3 phần; trình bày khoa học, sạch sẽ; diễn đạt hay, viết chuẩn chính tả. Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về kỉ niệm.

128

2. Thân bài : Kể về kỉ niệm sâu sắc nhất. + Kỉ niệm đó là kỉ niệm gì? + Hoàn cảnh xảy ra? + Kỉ niệm ấy xảy ra với ai? + Diễn biến của sự việc? + Ấn tượng sâu sắc khó quên. 3. Kết bài - Bài học, ý nghĩa của kỉ niệm.III. Biểu điểm

+ Nội dung: 9,0 điểm.

+ Hình thức: 1,0 điểm.

- Điểm 9, 10: Thực hiện tốt các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức; bài viết sáng

tạo, linh hoạt, hấp dẫn.

- Điểm 7, 8: Thực hiện đúng, đủ các yêu cầu trên nhưng có thể mắc vài lỗi nhỏ về dùng

từ hoặc diễn đạt.

- Điểm 5, 6: Nội dung bài viết còn sơ sài; chưa biết phối hợp các phương thức còn mắc

lỗi về dùng từ, diễn đạt và chính tả…

- Điểm 3, 4: Không biết vận dụng phương pháp làm bài, các kĩ năng còn yếu, mắc nhiều

lỗi.

- Điểm 1, 2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và hình thức.

V.Tiến hành kiểm tra viết bài:

II,III. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng

- HS viết bài.

- GV theo dõi, nhắc nhở về ý thức làm bài.

IV. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV nhận xét ý thức làm bài.

- Thu bài, rút kinh nghiệm.

- Tiếp tục ôn tập về văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Chuẩn bị bài : Kiều ở lầu Ngưng Bích : Trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu.

HS khá – giỏi :

Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo cuả Thuý

Kiều, thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn du qua ngôn ngữ độc thoại và

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn trích '' Kiều ở lầu Ngưng Bích''.

129

Tiết 36: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích ''Truyện Kiều'' - Nguyễn Du)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo cuả Thuý Kiều, thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn trích '' Kiều ở lầu Ngưng Bích''.

- Bổ sung kiến thức đọc hiểu. 2. Kỹ năng

- HS rèn năng lực hợp tác, năng lực chủ động, sáng tạo, tích cực và năng lực ra quyết định khi đưa ra những lựa chọn khi tìm hiểu kiến thức của bài học. - Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua phân tích bức tranh thiên nhiên.

3.Thái độ Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.4.Phẩm chất, năng lực Giúp Học sinh có năng lực cảm thụ văn học, năng lực giao tiếp, hợp tác.

B/ CHUẨN BỊ - GV: Đọc tài liệu tham khảo.- HS: Học thuộc lòng đoạn trích, chuẩn bị theo hướng dẫn.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức ( 1') Nền nếp, sĩ số I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:1. Đọc thuộc lòng, diễn cảm đoạn trích ''Cảnh ngày xuân »2. Bức tranh'' Cảnh ngày xuân'' có gì đặc sắc, thể hiện tài năng tả cảnh của Nguyễn Du như thế nào.3. Những câu thơ sau thgeo em là thể hiện tài năng bậc thầy về nghệ thuật nào của Nguyễn Du? Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ( Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,….)- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tâm trạng. Để thấy được nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình của nhà thơ thiên tài này chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích. Cách vào bài 2:

130

Một mình đối diện với mình Mênh mông trăng gió vô tình thoảng qua Mong manh như một nhành hoa Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu Chưa đi đến thuở bạc đầu Mà sao như đã nhuốm màu hư vô.Đó là những câu thơ người ta miêu tả tâm trang của Kiều khi Nguywenx Du miêu tả KIỀu ở lầu Ngưng Bích.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được vị trí đoạn trích, hoàn cảnh của Kiều và nỗi nhớ người thân của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích,...

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Nêu vị trí đoạn trích.? Vì sao Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.- GV hướng dẫn đọc, giọng trầm buồn, nhấn mạnh từ ngữ khắc hoạ tâm trạng.- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích.? Có thể chia đoạn trích thành mấy phần chính, nội dung từng phần.- Giáo viên nêu vấn đề : Có thể coi đây là đoạn thơ tả cảnh hay tả tình, vì sao. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Hoàn cảnh của Thuý Kiều được miêu tả qua hình ảnh nào.- GV giới thiệu vị trí lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri.? Em hiểu ''khoá xuân'' là gì.

- Học sinh đọc phần đầu chú thích.-HS: Biết bị lừa, Thuý Kiều định tự vẫn, được Tú Bà cho ra ở lầu Ngưng Bích, hứa gả chồng, thực chất là chờ cơ hội thực hiện âm mưu mới.- HS đọc

-HS : nêu bố cục, nội dung từng phần

-HS giải thích từ ''khoá xuân''-''khoá xuân'' => Bị giam lỏng- Non xa, trăng gần.- Bốn bề bát ngát....- cát vàng.... dặm kia.+ Bút pháp miêu tả, liệt kê, hình ảnh gợi tả.

I. Giới thiệu chung ( 5')1/ Vị trí đoạn trích - Thuộc phần II của TP, từ câu 1033- 1054.

2/ Đại ýHoàn cảnh và tâm trạng của Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích.

3/ Đọc, chú thích, bố cục- Đọc.- Chú thích.- Bố cục: 3 phần.+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh của Thuý Kiều.+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người thân.+ 8 câu cuối : Tâm trạng của Thuý Kiều qua cách nhìn cảnh vật.II. Đọc, hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của Kiều

131

? Từ''khoá xuân'' cho biết việc Kiều ra ở lầu Ngưng Bích thực chất là gì.? Khung cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả qua hình ảnh nào.? Nhận xét về bút pháp nghệ thuật được sử dụng.? Em hình dung ntn về không gian nơi Kiều đang ở. (không gian, cảnh vật )- GV: Cảnh được miêu tả có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ, gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, làm nền cho tâm trạng.? Tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện qua hình ảnh nào. Nhận xét về h/ả này.? Em hiểu ''bẽ bàng'' là gì. ? Cụm từ'' mây sớm đèn khuya'' gợi cho em liên tưởng gì về thời gian.? Đối diện với khung cảnh thiên nhiên, ta có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào.? Tám câu này diễn tả điều gì.? Ở lầu Ngưng Bích nàng dành nỗi nhớ cho ai. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.?- GV nêu vấn đề: có ý kiến cho rằng, Kiều đã nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ hiếu. Em có đồng ý với ý kiến

-HS: Không gian mênh mông, hoang vắng, thiếu sự sống của con người.

-HS: Bẽ bàng : buồn tủi, hổ thẹn

-HS: thời gian tuần hoàn, khép kín.

- Học sinh đọc 8 câu thơ tiếp.

- HS trình bày ý kiến cá nhân.

Tưởng người … chén đồng Tin sương ... mai chờ- Bơ vơ

+ Bút pháp miêu tả, liệt kê, hình ảnh gợi tả.

=> Không gian mênh mông, hoang vắng, thiếu sự sống của con người.

- Bẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình, nửa cảnh .... tấm lòng.+ Biểu cảm trực tiếp + gián tiếp,

-> cô đơn, lẻ loi, buồn tủi, hổ thẹn.

2. Nỗi nhớ người thân

a) Nỗi nhớ Kim Trọng

132

đó không?- GV: việc nhà thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước… là hợp lí. Kiều không hề đặt chữ hiếu sau chữ tình. Khi gđ gặp tai biến Kiều đã chọn chữ "hiếu"bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây khi cha và em đã được cứu, nàng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng.? Nỗi thương nhớ người yêu được thể hiện qua hình ảnh nào.? Nỗi nhớ này được nàng tâm sự với ai.? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật. Em hiểu gì về câu : ''Tấm son gột rửa bao giờ cho phai''.? Nhớ về KimTrọng,Thuý Kiều nhớ những gì.( nhớ kỉ niệm, lời ước nguyện )- GV: Kiều hình dung tâm trạng mong mỏi đợi chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn thuý.? Em hiểu gì về tâm trạng của Thuý Kiều lúc này? Nhớ thương người yêu trong cảnh ngộ bản thân mình đang bất hạnh, điều đó cho thấy Kiều là cô gái có p/c nào đáng quý.- GV: Việc Kiều thương nhớ KT đang chờ mong tin mình một cách vô vọng đã cho thấy một vẻ đẹp khác trong tâm hồn nàng: K luôn nhớ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. Tấm lòng ấy thật cao đẹp và đáng quý biết bao.- GV chuyển ý.

- Tấm son.....bao giờ cho phai.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

+ Tấm lòng thương nhớ không nguôi.+ Tấm lòng bị vùi dập, hoen ố, bao giờ gột rửa được.

-HS : Tâm trạng đau đớn, xót xa.

+ Sử dụng thành ngữ, độc thoại nội tâm.

-> Nhớ kỉ niệm, lời ước nguyện.

-> Thuỷ chung, son sắt.

b)Nỗi nhớ cha mẹ - Xót người tựa cửa...- Quạt nồng, ấp lạnh...- Sân Lai, gốc tử...

+ Dùng thành ngữ, điển tích,

133

? Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được diễn tả qua hình ảnh nào.? Em hiểu gì về các hình ảnh "quạt nồng, ấp lạnh'',''sân Lai, gốc tử''.? Thuý Kiều day dứt bởi vì sao.? Cụm từ'' cách mấy nắng mưa '' gợi cho em những liên tưởng nào.? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả.- GV nhấn mạnh thành ngữ " quạt nồng ấp lạnh" và điển cố " sân Lai, gốc tử": lấy ai quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông ai ủ ấm chỗ nằm cho cha mẹ; làm sao có thể nhảy múa trên sân cho cha mẹ vui như Lai Tử người nước Sở.? Như vậy khi nhớ tới cha mẹ TK đã nhớ tới điều gì.? Em hình dung như thế nào về tâm trạng Thuý Kiều lúc này ? Qua những lời giãi bày thương nhớ ấy, em hiểu Kiều là người con như thế nào.? Quên đi cảnh ngộ đáng thương của mình để nhớ đến người thân, em hiểu Thuý Kiều là người như thế nào ?

-HS : giải thích

-HS : Sử dụng thành ngữ

-HS: Tâm trạng Kiều đau xót, nhớ thương.

-HS: Kiều quên đi cảnh ngộ đáng thương của mình để nhớ đến người thân.

điển cố, độc thoại nội tâm.

-> Nhớ bổn phận, trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ.

-> Người con hiếu thảo.=> TK là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo.

=> TK là một người có lòng vị tha đáng trọng.

III, IV. HOẠT ĐỘNG 3, 4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Tại sao Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau ?--> GV cho HS hoạt động nhóm lớn.- Việc nhà thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước… là hợp lí. Kiều không hề đặt chữ hiếu sau chữ tình. Khi gđ gặp tai biến Kiều đã chọn chữ "hiếu"bằng

134

hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây khi cha và em đã được cứu, nàng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng. Từ Kiều trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về chữ hiếu – chữ tình trong thời nay? Đặc biệt là chữ hiếu của con cái đối với cha mẹ, ông bà?V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng đoạn trích.- Tiếp tục tìm hiểu đoạn trích ở 8 câu thơ cuối đoạn trích.- HS khá – giỏi : Cảm nhận được nỗi cô đơn, tội nghiệp của Kiều cũng như những phẩm chất đáng quý của nàng khi bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích.

Tiết 37: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích ''Truyện Kiều'' - Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến Thức: - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng: - Bổ sung kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

3. Thái độ: - Biết cảm thông, chia sẻ trước số phận con người.4.Phẩm chất, năng lực Giúp Học sinh có năng lực cảm thụ văn học, năng lực giao tiếp, hợp tác.

B. CHUẨN BỊ - GV: Đọc tài liệu tham khảo.- HS: Học thuộc lòng đoạn trích, chuẩn bị theo hướng dẫn.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức ( 1') Nền nếp, sĩ số I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ?? Phân tích nỗi nhớ thương người thân của Thúy Kiều trong đoạn trích ?GV : TK là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo.TK là một người có lòng vị tha đáng trọng.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới… GV giới thiệu bài: Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nguyễn Du không chỉ

135

giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tâm trạng. Để thấy được nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình của nhà thơ thiên tài này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn trích.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận. ? 8 câu thơ cuối khắc sâu điều gì, bằng cách nào.? Tác giả tập trung miêu tả những cảnh vật nào.? Nhận xét về nghệ thuật và trình tự miêu tả.? Cái hay của việc sử dụng điệp ngữ là gì.

? Cảnh vật cuối gợi cho em liên tưởng gì.? Cảnh vật ở lầu Ngưng Bích qua cái nhìn của Kiều hiện lên ntn.? Bức tranh cảnh vật ấy cho thấy tâm trạng gì của Thuý Kiều.-GV : Thật vậy, dông bão đã nổi lên, ngay sau đó nàng đã mắc mưu của Tú Bà và Sở Khanh, bị đẩy vào cảnh ô nhục: " Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần"- Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp

- HS đọc 8 câu thơ cuối Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

-HS: mở đầu câu thơ 6 chữ, tạo âm hưởng trầm buồn; nó là điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.-HS: dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều

-HS: Kiều : sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ.

-HS: Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh

3. Tâm trạng của Thuý Kiều

- Buồn trông cửa bể - Buồn trông ngọn nước… về đâu?- Buồn trông…+ Điệp ngữ, từ láy gợi tả, tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ.- Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của nàng Kiều : có tác dụng nhấn mạnh và gợi tả sâu sắc nỗi buồn dâng ngập trong tâm hồn nàng.

Tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ.

=> Cô đơn, buồn đau, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng trước tương lai vô định.

-> Niềm cảm thông, thương xót sâu sắc.

136

thoáng, cánh hoa trôi man mác đến "nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm" đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. ? Cách miêu tả của Nguyễn Du về nàng Kiều thể hiện thái độ tình cảm gì của ông với nhân vật.? Đoạn trích có nét đặc sắc gì về nghệ thuật.? Em hiểu gì về cảnh ngộ và vẻ đẹp của tâm hồn Kiều.

từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác lo âu đến kinh sợ. Ngọn giáo cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.

- HS đọc ghi nhớ sgk.

III. Tổng kết :1)NT : Biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc; miêu tả nội tâm nv; ngôn ngữ độc thoại; vận dụng sáng tạo NT ẩn dụ, điệp ngữ, các điển tích, điển cố.2) ND :+ Khắc hoạ cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, tâm trạng xót xa đau đớn của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.+ Tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng III. Luyện tập Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…1. Nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào. Giống nhau ở tả cảnh, khác nhau ở ngụ tình.+ NT tả cảnh đơn thuần: Đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả trực tiếp tả cảnh vật.+ NT tả cảnh ngụ tình: Mượn cảnh vật gửi gắm tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện tả còn tâm trạnh là mục đích miêu tả.2. Đọc diễn cảm đoạn thơ.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS đọc bài đọc thêm.? So sánh, rút ra nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong truyện Kiều. - Học thuộc lòng đoạn trích, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị bài: " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" : chú ý đoạn Vân Tiên đánh cướp; Vân Tiên là người như thế nào ? Bản thân học tập được gì từ Vân Tiên.

137

- HS khá – giỏi : + HS cảm thụ văn học, cảm thụ được bức tranh tâm trạng TK. + Phân tích được tâm trạng của Kiều ở 8 câu cuối đoạn trích.

Tiết 38:

Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(Trích'' Truyện Lục Vân Tiên''- Nguyễn Đình Chiểu)

A. Mục tiêu cho bài học:1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục vân Tiên2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.- Nhận diện hiểu tác dụng của các từ địa phương Nam bộ được sử dụng trong

đoạn trích.3.Thái độ

Đồng tình với những nghĩa cử cao đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là học tập lòng nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên.

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực Giao tiếp: HS biết trình bày, thảo luận về nội dung và ý nghĩa của Truyện Lục Vân Tiên. - HS Tự nhận thức: HS hiểu và ý thức được giá trị nhân đạo mà Truyện Lục Vân Tiên mang lại, từ đó xác định những nghĩa cử cao đẹp mình cần thể hiện trong cuộc sống.B. Chuẩn bị:

1. Giáo Viên:- SGK, SGV , giáo án, ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu, bảng phụ .

2 Học sinh: Đọc, soạn bài theo hướng dẫn.C. Tiến trình dạy học :

Tổ chức ( 1'): Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: 1.Đọc thuộc lòng đoạn trích ''Kiều ở lầu Ngưng Bích'', phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích.

138

2.Một người Pháp đã dịch tác phẩm ra tiếng Pháp, mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt ở “Nam Kì lục tỉnh, có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu .... trong khi đưa đẩy mái chèo”.

Trong dấu (....) là tên một tác phẩm nổi tiếng của một nhà văn Nam Bộ, theo em đó là tác phẩm nào? - (Lục Vân Tiên)

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài mới: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm Lục Vân Tiên.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Nêu hiểu biết của em về tác giả NĐC.- GV nhấn mạnh NĐC trải qua nhiều công việc như làm thơ, dạy học, chữa bệnh, bất hợp tác với TDP và triều đình Nguyễn => Tấm gương sáng về nghị lực sống.- Đầu TK 19 chế độ PK VN khủng hoảng trầm trọng, xh đảo điên, đạo đức suy đồi, số phận

- Học sinh tham khảo chú thích HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS: Giàu nghị lực sống và khát vọng cống hiến cho đời……….

I. Giới thiệu chung (23')1. Tác giả : NĐC ( 1822 -1888)- Giàu nghị lực sống và khát vọng cống hiến cho đời.- Giàu lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.- Dùng thơ văn làm vũ khí đấu tranh.- Xem trọng tình nghĩa và giàu lòng nhân ái.

2. Tác phẩm

a. Truyện Lục Vân Tiên

139

con người điêu đứng. NĐC từng viết: " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Ông đã trao cho ngòi bút của mình một thiên chức lớn lao là truyền bá đạo làm người và đấu tranh không mệt mỏi chống cái xấu xa.? Nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ''Truyện Lục Vân Tiên.''- GV nêu vấn đề : Mục đích truyền dạy đạo lí làm người của tác phẩm.? Thể loại và kết cấu của tác phẩm.- GV diễn giảng thêm về kiểu kết cấu chương hồi xoay quanh cuộc đời nhân vật chính.- GV bổ sung hoàn chỉnh.? Theo em có thể tóm tắt ntn về đạo lí làm người mà Nguyễn Đình Chiểu đặt ra trong tác phẩm.? Vì sao NĐC lại đặt ra những vấn đề đó trong tác phẩm.? So với "Truyện Kiều" " Truyện Lục Vân Tiên" có gì giống, khác về nghệ thuật. GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Nêu vị trí đoạn trích.? Đoạn trích kể lại sự việc gì.- GV chuyển ý ? Vị trí đoạn trích trong tác phẩm.? Nội dung cơ bản của

- HS đọc chú thích 1 phần chữ lớn.

- Hoàn cảnh sáng tác : Đầu những năm 50 thế kỉ XIX

- Mục đích: Truyền dạy đạo lí làm người.

+ LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp.+ LVT gặp nạn được thần và đân cứu.+ KNN gặp nạn vẫn thuỷ chung với LVT.+ LVT và KNN gặp lại nhau.

-HS: XHPK thời đó khủng hoảng trầm trọng, trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi.

HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung- Đại ý : Kể lại hành

- Hoàn cảnh sáng tác : Đầu những năm 50 thế kỉ XIX . - Mục đích: Truyền dạy đạo lí làm người.- Thể loại : Truyện thơ Nôm lục bát.

- Kết cấu : 2082 câu thơ lục bát, chia làm 4 phần:

Tóm tắt tác phẩmSGK trang 113.ND:+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng, tốt đẹp.+ Tố cáo những hành vi vô nhân đạo…=> bao trùm tác phẩm là tư tưởng nhân đạo.NT:+ Thơ Nôm lục bát, kết cấu chương hồi.+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, sử dụng phương thức diễn xướng dân tộc.+ Xây dựng nhân vật có cá tính.

b. Đoạn trích - Nằm ở phần đầu tác phẩm, từ câu 123 -> 180- Đại ý : Kể lại hành động đánh cướp cứu Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.

140

đoạn trích.- GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.? Đoạn trích kể về ai, về mấy sự việc chính.? Nêu bố cục của đoạn.

động đánh cướp cứu Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.

- HS đọc.

- HS nêu bố cục

Đọc, chú thích, bố cục - Đọc .- Chú thích.- Bố cục : 2 phần + Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.+ Lục Vân Tiên trò chuyện cùng Nguyệt Nga.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…1. Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.2. Giáo viên nói thêm về ảnh hưởng của tác phẩm trong đời sống tâm hồn của người Nam Bộ.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tóm tắt truyện, đoạn trích.- Soạn tiếp bài, tìm hiểu về hai nhân vật. Nắm được giá trị nhân đạo mà Truyện Lục Vân Tiên mang lại, từ đó xác định những nghĩa cử cao đẹp mình cần thể hiện trong cuộc sống.- HS khá – giỏi : + HS cảm thụ văn học, cảm thụ truyện ngắn, nắm được nhân vật, sự kiện cốt truyện trong một tác phẩm truyện thơ Nôm. + Tìm hiểu được ý nghĩa của tác phẩm, về vẻ đẹp của người anh hùng,...

Tiết 39: Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(Trích'' Truyện Lục Vân Tiên''- Nguyễn Đình Chiểu)A. Mục tiêu cho bài học:

1. Kiến thức- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện

Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục vân Tiên

2. Kỹ năng- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.- Nhận diện hiểu tác dụng của các từ địa phương Nam bộ được sử dụng trong

đoạn trích.3.Thái độ

141

Đồng tình với những nghĩa cử cao đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là học tập lòng nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên.

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực Giao tiếp: HS biết trình bày, thảo luận về nội dung và ý nghĩa của Truyện Lục Vân Tiên. - HS Tự nhận thức: HS hiểu và ý thức được giá trị nhân đạo mà Truyện Lục Vân Tiên mang lại, từ đó xác định những nghĩa cử cao đẹp mình cần thể hiện trong cuộc sống.B. Chuẩn bị:

1. Giáo Viên:- SGK, SGV , giáo án, ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu ,bảng phụ .2 Học sinh: Đọc, soạn và tìm hiểu bài tiếp theo.

C. Tiến trình dạy học : Tổ chức ( 1'): nền nếp, sĩ số.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:1. Tóm tắt ngắn gọn VB " Truyện Lục Vân Tiên.2. Nhân vật Lục Vân Tiên được gợi lên qua những vẻ đẹp nào? HS đưa ra một số vẻ đẹp, còn nhiều vẻ đẹp khác sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong đoạn trích….- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên khái quát nội dung tiết 38, giới thiệu tiết 39.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Đoạn trích kể về mấy nhân vật, ai là nhân vật chính.? Nhân vật Vân Tiên được khắc hoạ qua những việc làm nào.- GV giới thiệu hoàn cảnh LVT đánh cướp: LVT vốn

-HS: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

+ Hành động đánh cướp.+ Cuộc trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Lục Vân Tiên

Hành động đánh cướp

142

con nhà thường dân nhưng học giỏi, lại văn võ song toàn. Nghe tin triều đình mở khoa thi, VT từ giã thấy xuống núi đua tài. Trên đường về thăm cha mẹ -> gặp bọn cướp Phong Lai.? Tìm những chi tiết miêu tả sự xuất hiện của nhân vật .? Sự xuất hiện của Vân Tiên nói lên điều gì. - GV nói thêm về mô- típ quen thuộc của truyện Việt Nam.? Tìm hình ảnh miêu tả Vân Tiên trong trận đánh cướp.? "Tả đột hữu xông" là thế nào.? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.? Em có nhận xét gì về hành động của VT. Đó là hành động như thế nào.? Kết quả trận chiến với bọn cướp như thế nào.? Nguyên nhân nào khiến LVT chiến thắng bọn cướp. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Qua đoạn văn bản trên, em thấy VT là người như thế nào.- GV: LVT là hiện thân của đạo lí sẵn sàng cứu khốn phò nguy, bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt các thế lực bạo tàn.? Hành động của Vân Tiên khiến em liên tưởng đến nhân vật nào của văn học

-HS: một mình, không vũ khí

- HS: LVT "Tả đột hữu xông"

-HS :-> Chiến thắng bởi sức mạnh của tình yêu thương, lòng dũng cảm và hành động nghĩa hiệp.

HS hoạt động cặp đôi: HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

-HS :Thạch Sanh, Võ Tòng

- Hỏi: Ai than khóc- Vân Tiên nghe nói động lòng,

- Bẻ cây làm gậy…xông vô.-> Kịp thời, quyết đoán, không do dự, tính toán.

- Tả đột hữu xôngkhác nào Triệu Tử....Đương Dang.

+ So sánh-> Dũng cảm, quyết liệt.

- Lâu la … vỡ tan Đều quăng gươm …

-> Chiến thắng bởi sức mạnh của tình yêu thương, lòng dũng cảm và hành động nghĩa hiệp.

=> Vân Tiên tài mạo song toàn, anh hùng, xả thân vì nghĩa, trừng trị cái ác.

143

Việt Nam và Trung Quốc.- GV khái quát chuyển ý. GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên đã có cử chỉ gì với người bị nạn.? Nhận xét về cách miểu tả nhân vật.? Những lời nói đó đã thể hiện tình cảm gì của VT với người bị nạn.? Vân Tiên đã hỏi Kim Liên, Kiều Nguyệt Nga điều gì, thể hiện tính cách gì của chàng.? Em hiểu gì về câu nói '' khoan khoan... phận trai''.- GV giới thiệu quan niệm của XHPK về người anh hùng nghĩa hiệp.? Vân Tiên đã có cử chỉ, lời nói gì khi Nguyệt Nga nói chuyện trả ơn.? Chàng đã quan niệm ntn về người anh hùng.? Qua cử chỉ, lời nói ấy em hiểu được vẻ đẹp nào trong tính cách, phẩm chất của Vân Tiên.? Tình cảm của em với nhân vật.? Theo em xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên với hành động đánh cướp cứu người tác giả muốn gởi gắm niềm tin và ước mong gì.? - GV chuyển ý . GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

Đáp …trừ lâu la+ Miêu tả cử chỉ, lời nói.

- Nghe nói liền cườiLàm ơn há dễ mong người trả ơn.- Nhớ câu kiến ngãi bất vi.....

- HS: Lòng nhân nghĩa đã trở thành lẽ sống của Lục Vân Tiên, chàng không coi đó là công trạng mà là bổn phận, -> VT đã trở thành hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm

Với Kiều Nguyệt Nga

-> Quan tâm, thương cảm, an ủi.- Khoan khoan… chớ raNàng là phận gái, ta là phận trai.=> Từ tâm, nhân hậu, cư xử đúng mực..=> Hào hiệp, không màng danh lợi, trọng nghĩa khinh tài.

=> Khát vọng về người anh hùng dẹp yên bất bằng, hành đạo giúp đời.

144

? Tìm những chi tiết giới thiệu về Nguyệt Nga.? Lời nói, cử chỉ của KNN chứng tỏ nàng là người ntn.? Trước hành động của VT, NN mong muốn điều gì, có chính đáng không.? Mong muốn đó giúp em hiểu Kiêù Nguyệt Nga là cô gái như thế nào.? Hành động của KNN khiến em liên tưởng đến ai.- GV: Vẻ đẹp trong tâm hồn nàng đã toả sáng tạo thành một bức chân dung tuyệt đẹp về hình ảnh người phụ nữ.? Nhận xét chung về nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích? Em hiểu gì về Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích.? Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của Nguyễn Đình Chiểu.- Yêu cầu: Đọc diễn cảm đoạn trích phân biệt lời nhân vật .

khác đưa ra ý kiến

- HS nêu.

- Quân tử, tiện thiếp- Thưa rằng….- Làm con… cũng đành phi anh hùng

- HS tự bộc lộ.( Yêu mến, cảm phục…)

-HS :Từ giây phút gặp gỡ ấy cho đến suốt cuộc đời, KNN đã tự nguyện gắn bó với chàng trai nghĩa hiệp ấy, thuỷ chung son sắt, dám liều mình để giữ trọn ân tình

- HS đọc.

2. Nhân vật Nguyệt Nga

-> Hiếu thảo, nết na, khiêm nhường, đúng mực.

- Xin theo… đền ơn cho chàng- Gẫm câu báo đức thù công

=> Khuê các, có học thức, trọng ân nghĩa.

III. Tổng kết: 1. NT :- Miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc mang màu sắc địa phương.2. Nội dung :- Khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật vẻ đẹp của nhân vật: Vân Tiên: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài. KNN: hiền hậu, nết na, ân tình.+ Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.IV. Luyện tập

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Qua đoạn văn bản trên, em thấy VT là người như thế nào?- LVT là hiện thân của đạo lí sẵn sàng cứu khốn phò nguy, bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt các thế lực bạo tàn.- Học thuộc lòng đoạn trích, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.

145

- Phân tích để làm sáng tỏ hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên.- Đọc thêm '' KNN đi cống giặc Ô Qua''- Soạn bài : '' Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”: Chú ý đến tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. Xem kĩ lại đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS khá – giỏi : GV nêu vấn đề: Nhiều ý kiến cho rằng số phận và tính cách của LVT có nhiều nét tương đồng với nhà thơ NĐC- tác giả tập Truyện LVT. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao.- HS nêu ý kiến. - GV khái quát chung toàn bài: Đoạn truyện ca ngợi và khẳng định đạo lí cao đẹp: Coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng hành động diệt ác trừ tà để bảo vệ người lương thiện, vô tội; thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và điều tốt đẹp trong cuộc đời. Tư tưởng đạo lí trên xuyên suốt toàn bộ nội dung câu chuyện thông qua hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến Thức: - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.

2. Kĩ năng: - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.- Kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

3. Thái độ: - Sử dụng yếu tố trên đạt hiệu quả trong khi viết bài.

4.Phẩm chất, năng lực- Giúp HS có năng lực cảm thụ văn học, nắm được nội tâm nhân vật và miêu tả

nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. Năng lực giao tiếp, hợp tácB. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

146

C. Tiến trình bài dạy

Tổ chức ( 1' ): Nền nếp, sĩ số.. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….1. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự .2. Các yếu tố miêu tả thường dùng vào việc miêu tả những đối tượng nào. Giáo viên giới thiệu bài. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV giới thiệu ví dụ.

? Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích.? Những hình ảnh thơ đó giúp em hiểu được gì về tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ nào của nhân vật.- GV khái quát tâm trạng của Thuý Kiều. ( Buồn tủi, xót xa, h-ướng về người thân )? Tác dụng của những hình ảnh miêu tả trên.? Tác giả đã vận dụng cách miêu tả nào.

? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh vật trong đoạn.

? Những câu thơ tả cảnh này có mối quan hệ ntn với việc thể hiện tâm trạng nhân vật.? Như vậy cách miêu tả này có gì khác.- GV khái quát: Trên đây là các cách miêu tả nội tâm nhân vật.

- Học sinh xem lại đoạn trích'' Kiều ở lầu Ngưng Bích''.- HS đọc thuộc lòng đoạn trích trên.

- Học sinh liệt kê.

- HS nêu

-HS : Thuý Kiều Buồn tủi, xót xa, hướng về người thân.

-> Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.=> Miêu tả nội tâm trực tiếp.

- Vẻ non xa, tấm trăng gần - Bát ngát xa trông...- Cát vàng cồn nọ,…- Thuyền, buồm, ngọn

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ( 20')1. Ví dụ 2. Nhận xét VD a.- Bẽ bàng- Như chia tấm lòng.- Tưởng người..- Xót người...

-> Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.=> Miêu tả nội tâm trực tiếp.

147

? Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật.? Cách miêu tả nội tâm nhân vật ở ví dụ b có gì khác ví dụ a.? Em hiểu gì về tâm trạng lão Hạc qua đoạn trích.? Qua phân tích, tìm hiểu ví dụ, em hiểu miêu tả nội tâm là gì.? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

? Có những cách miêu tả nội tâm nào.- GV nhấn mạnh.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV hướng dẫn HS làm bài tập.? Thuật lại đoạn trích bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.Ví dụ: T 218 STK NV9.? Đóng vai Thuý Kiều kể lại theo ngôi thứ nhất màn báo oán.- GV hướng dẫn học sinh làm ở nhà.

nước, hoa, cỏ, gió, sóng...

- Học sinh đọc ví dụ b.- Miêu tả những biểu hiện, diễn biến trên nét mặt lão Hạc để khắc hoạ nội tâm ( cõi lòng tan nát, đau đớn, xót xa, ân hận của lão Hạc khi phải bán con chó thân thiết của mình)

- HS đọc ghi nhớ.

- HS đọc bài tập, xác định yêu cầu.

- HS đọc bài tập.

Bài 2 - Kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật.- Tái hiện tâm trạng Thuý Kiều khi gặp lại Hoạn Thư.( căm giận cao độ nhưng cố nén)

=> Tả cảnh để tả tâm trạng.

=> Miêu tả nội tâm gián tiếp.VD b

-> Tả nội tâm qua nét mặt, cử chỉ.=> Miêu tả nội tâm gián tiếp.3. Ghi nhớ :- Miêu tả nội tâm.- Tác dụng của miêu tả nội tâm.- Cách miêu tả nội tâm nhân vật.II. Luyện tập (14' )

Bài 1+ Ngôi kể : Thứ nhất hoặc thứ ba.+ Chú ý nội tâm Thuý Kiều qua đoạn "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà...mặt dày'' để thấy được tâm trạng ngại ngùng, hổ thẹn, xót xa, đau khổ.

Bài 3 V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới1. Miêu tả nội tâm là gì?

2. Có thể miêu tả nội tâm bằng cách nào?

- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.

- Hoàn thành bài tập 3.

148

- Ôn lại cách làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương phần Văn :

+ Tìm hiểu và soạn bài Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái ( Tài liệu địa

phương Hà Nam): chú ý cảm nhận được nỗi nhớ khắc khoải của người lính đang chiến

đấu bảo vệ biên cương với người thương yêu ở hậu phương.

- HS khá – giỏi : Tìm hiểu, sưu tầm những nhà thơ, nhà văn và các tác phẩm văn thơ Hà

Nam giai đoạn này.

Chương trình địa phương( Phần Văn ) Tiết 41: Văn bản : Gửi em ở cuối sông Hồng ( Dương Soái )A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Giúp học sinh bổ sung hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm sáng tác từ đầu TK XIX đến nay về địa phương. - Hiểu được nội dung và nghệ thuật văn bản Gửi em ở cuối sông Hồng của nhà thơ Dương Soái.

2. Kỹ năng - HS rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương, cảm nhận được nỗi nhớ khắc khoải của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương yêu ở hậu phương.

- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả văn học địa phương.3.Thái độ

Bồi dưỡng lòng ham mê tìm hiểu văn học, tình cảm yêu mến văn học và các tác giả địa phương Hà Nam.

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi tìm hiểu văn bản, một bài thơ quê hương Hà Nam. B. CHUẨN BỊ - GV: chọn giới thiệu tác phẩm văn học địa phương.- HS: chuẩn bị theo hướng dẫn '' Chuẩn bị ở nhà''.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số Kiểm tra ( 5')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sự tìm hiểu Tài liệu giáo địa phương Ngữ văn 9

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuậtGV giới thiệu về bài thơ – bài hát « Gửi em ở cuối sông Hồng » : ( Video) Anh ở biên cương Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt…..Câu hỏi: ? Hãy nêu hiểu biết của mình về bài hát trên? (Tác giả lời thơ, hoàn cảnh sáng tác,…)

149

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Lời bài hát ngân lên với bao yêu thương, nỗi niềm nhớ nhung dạt dào của người lính gửi về người em gái hậu phương quê nhà. Chắc hẳn trong chúng ta, không ai không biết đến bài hát nổi tiếng này của nhạc sĩ Thuận Yến. Nhưng nhiều người không ngờ đựơc bài hát đó lại được phổ nhạc từ một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Dương Soái – một người con đất mẹ Hà Nam ( quê Chuyên Ngoại – Duy Tiên).II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được Tình cảm, nỗi nhớ của người lính biên cương,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Giới thiệu những nét hiểu biết của em về tác giả Dương Soái ?GV kể về Dương Soái – Người lính, phóng viên có mặt ở mặt trận biên giới Lào Cai ( đánh Tàu)…? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?

GV : Hướng dẫn cách đọc bài thơ : Nhẹ nhàng, da diết, tình cảm….GV : đọc trước 1 lượt.

? Nêu đại ý của bài thơ ?

? Đọc lại bài thơ ? GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS dựa vào sgk nêu những hiểu biết về Dương Soái.- HS nêu ý kiến

-HS : Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

-HS : đọc bài thơ-HS : nhận xét bạn đọcBài thơ có 2 ý chính :- Nỗi nhớ khắc khoải của người lính biên cương.- Hình ảnh người em gái ở hậu phương.- HS : đọc lại bài

I. Giới thiệu chung .1/ Tác giả :

- D. Soái sinh 1950, quê Chuyên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam.- Thơ D.Soái nặng tình nghĩa, đạt nhiều giải thưởng văn học ở tỉnh và trung ương.

2/ Văn bản :

Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 2- 1979, khi D.Soái làm phóng viên ở mặt trận biên giới Lào Cai khốc liệt.

Đọc bài thơ

Đại ý : Nỗi nhớ khắc khoải của người lính biên cương với người thương yêu ở hậu phương.

II. Đọc – hiểu văn bản :1.Nỗi nhớ của người lính

150

nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện nỗi nhớ của người lính với người em gái thương yêu nơi hậu phương ?

? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh đó ?

GV : Liên hệ về chất nhạc điệu của bài thơ : Ngân nga, luyến láy, nhịp nhàng, da diết Điều đó một phần giúp cho bài thơ nhanh chóng trở thành một Bài ca đi cùng năm tháng ? Tìm những chi tiết nói về quê hương qua nỗi nhớ của người lính ?? Tại sao người lính lại nhắc đến hình ảnh sông Hồng trong nỗi nhớ về quê hương của mình ?GV : giải thích rõ hơn về hình ảnh sông Hồng : Sông Hồng chảy dài từ biên cương – nơi người lính chiến đấu- qua quê hương Hà Nam. Hình ảnh dòng sông gắn bó với tuổi thơ của tác giả cũng như gắn với mỗi người….? Tình cảm quê hương trong người lính được hiện lên như thế nào qua những chi tiết đó ?GV bình về tình cảm quê hương của người lính : Tình quê hương là tình cảm luôn thương trực trong mỗi con người, đặc biệt là những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Người lính luôn phải đối mặt với cái chết. Họ chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ người thân yêu của mình ….? Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả nỗi nhớ của người lính với

thơ. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS : chỉ ra các chi tiết, hình ảnh :+ ngày ngày xuống sông Hồng+ chưa cấy hết+ tay em ngập dưới bùn+ nước ngàu đỏ, niềm thương anh gửi về em.

- HS suy nghĩ trả lời.- HS khác nhận xét, bổ sung…

Lời thơ sử dụng từ chất liệu của Ca dao dân ca: ngày ngày, chiều chiều, hỡi,….

- HS: sông Hồng, mùa con nước, lắng phù sa, đồng quê.

- HS : s. Hồng gắn với quê hương tác giả.

- HS suy nghĩ và trả lời….

- HS : + chưa cấy hết+ tay em ngập dưới

biên cương

-Sử dụng chi tiết bình dị, gần gũi, dễ hiểu- Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca.

Nỗi nhớ quê hương da diết.

151

người em hậu phương ?

? Đó là tình cảm như thế nào ở người lính ?

bùn+ nước ngàu đỏ - niềm thương anh gửi về em.

Khắc khoải, nhớ nhung, đau đáu về người em gái yêu thương nơi hậu phương.2.Hình ảnh người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…1. Em cảm nhận được những tình cảm nào của người lính biên cương?.2. Em hiểu gì về mảnh đất Hà Nam qua những sáng tác đó.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tìm đọc các tác phẩm của nhà thơ Dương Soái. Tiếp tục tìm hiểu tình cảm của người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính.- Đọc thêm để nắm được các giai đoạn phát triển của văn học viết Hà Nam. - HS khá – giỏi : ? Lập bảng thống kê các tác phẩm văn thơ Hà Nam, tác giả và nội dung chính- Tiếp tục sưu tầm những tác phẩm hay viết về địa phương, bổ sung vào bảng thống kê.

Tiết 42: Chương trình địa phương( Phần Văn ) Văn bản : Gửi em ở cuối sông Hồng ( Dương Soái )A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Giúp học sinh bổ sung hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm sáng tác từ đầu TK XIX đến nay về địa phương. - Hiểu được nội dung và nghệ thuật văn bản Gửi em ở cuối sông Hồng của nhà thơ Dương Soái.

2. Kỹ năng - HS rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương, cảm nhận được nỗi nhớ khắc khoải của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương yêu ở hậu phương.

- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả văn học địa phương.3.Thái độ

Bồi dưỡng lòng ham mê tìm hiểu văn học, tình cảm yêu mến văn học và các tác giả địa phương Hà Nam.

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi tìm hiểu văn bản, một bài thơ quê hương Hà Nam. B. CHUẨN BỊ - GV: chọn giới thiệu tác phẩm văn học địa phương.- HS: chuẩn bị theo hướng dẫn '' Chuẩn bị ở nhà''.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

152

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sự tìm hiểu Tài liệu giáo địa phương Ngữ văn 9I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: Tạo không khí vui vẻ, gợi mở – vấn đáp.- Mời 1 HS lên thể hiện ca khúc » Gửi em ở cuối sông Hồng » Câu hỏi:Người em gái hậu phương hiện lên trực tiếp hay gián tiếp qua ngòi bút của nhà thơ Dương Soái ? Vì sao em biết điều đó ? - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa, bình giảng.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - HS hoạt động cá nhân, nhóm và trình bày báo cáo kết quả; HS nhận xét, bổ sung nếu cần thiết; GV kết luận.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Tình quê hương là tình cảm luôn thương trực trong mỗi con người, đặc biệt là những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Người lính luôn phải đối mặt với cái chết. Họ chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ người thân yêu của mình ….? Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả nỗi nhớ của người lính với người em hậu phương ? ? Đó là tình cảm như thế nào ở người lính ? GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người em gái hậu phương ?

? Qua những chi tiết đó, em cảm nhận dược tình cảm của người em gái hậu phương đói với người lính như thế nào ?

? Cách thể hiện tình cảm của người em gái hậu phương trong bài thơ có gì đặc biệt ?

HS hoạt động cá nhân và trình bày ý kiến. HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến, bổ sung. - HS : + năm tháng ngóng chờ+ chiều chiều gánh nước+ thương anh gặp rét.- HS nêu cảm nhận của mình- HS khác có thể nhận xét, bổ sung nêu ý kiến của bản thân…

I. Giới thiệu chung .1/ Tác giả :Dương Soái 2/ Văn bản : II. Đọc – hiểu văn bản :1.Nỗi nhớ của người lính biên cương.

Nỗi nhớ quê hương da diết. Khắc khoải, nhớ nhung, đau đáu về người em gái yêu thương nơi hậu phương.2.Hình ảnh người em gái hậu phương qua nỗi nhớ của người lính.

Người em gái hậu phương luôn mong ngóng, chờ đợi, nhớ nhung, lo lắng vềngười lính biên cương.Tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đảm đang, chung thuỷ, làm hậu phương

153

GV: Bình : Trong lời bình bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: “Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn… Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca”. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Xuyên suốt bài thơ, ngoài nỗi nhớ khắc khoải về người em gái hậu phương, em còn cảm nhận được những tình cảm nào của người lính ?? Kể những văn bản đã học nói về tình cảm của người lính đựoc hoà quyện trong tình cảm đối tượng khác nhau ?

GV : Bài thơ tràn đầy cảm xúc nhớ thương gửi người em gái thương yêu ở hậu phương – nơi quê hương Chuyên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam ở cuối sông Hồng. Tình cảm người em gái hậu phương hoà cùng tình yêu quê hương đất nước.? Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ ?

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’)

- HS suy nghĩ trả lời : Nỗi nhớ không thể hiện trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua nỗi nhớ của người lính biên cương.

HS trao đổi cặp đôi, trình bày, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung

- HS : Tình yêu quê hương đất nước -> tình cảm hoà quyện trong nỗi nhớ người em-> Là động lực thôi thúc người lính hoàn thành nhiệm vụ vì Tổ quốc thiêng liêng.

- HS kể :+ Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh)+ Lòng yêu nước ( E- Ren – bua)

- HS khái quát nghệ thuật và nội dung.

vững chắc cho người lính biên cương tiền tuyến.

Nỗi nhớ khắc khoải về người em gái hậu phương luôn hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nuớc.

III. Tổng kết 1.Nghệ thuật- Ngôn ngữ bình dị nhưng lãng mạn.- Lời thơ giàu nhạc điệu, đậm chất ca dao dân ca.

154

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm bàn, trình bày kết quả, giải thích, minh họa.- HS hoạt động cá nhân, nêu cảm nhận của bản thân:? Trong bài thơ « Gửi em ở cuối sông Hồng », em thích nhất khổ nào ? Vì sao ?

GV : Liên hệ về tình cảm yêu quê hương, tự hào về người con quê hương Hà Nam với những tình cảm đáng trân trọng của nhà thơ Dương Soái….GV cho HS đọc – cảm nhận những nội dung chính của từng tác phẩm.- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn: trao đổi về các giai đoạn phát triển của văn học Hà Nam cùng với một số tác phẩm tiêu biểu,…

Sau khi các nhóm trình bày báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung, GV đưa ra nhận xét chung, bổ sung nếu cần thiết và kết luận.

- HS : tự do nêu cảm nhận của riêng mình, giải thích lí do….

- HS lần lượt đọc và nêu cảm nhận của bản thân về những nội dung chính từng tác phẩm.

- HS trao đổi nhóm bàn, sau khi có ý kiến cá nhân thì ghi lại vào Phiếu học tập của bàn mình; Đại diện nhóm bàn trình bày báo cáo kết quả; Nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung,…

2.Nội dung :Nỗi nhớ của người lính biên cương về người em gái hậu phương.IV. Luyện tập :

1.Bài tập ( Bài tập/ SGK T 32)

2. Đọc thêm

a) Các giai đoạn phát triển của văn học Hà Nam từ TK XIX đến nay.2 giai đoạn chính:- Văn học viết Hà Nam từ đầu TK XX đến 1945- Văn học viết Hà Nam từ 1945 đến nay.

b) Một số tác phẩm tiêu biểu.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…1. Em có nhận xét gì về lực lượng sáng tác văn học của Hà Nam.

2. Em hiểu gì về mảnh đất Hà Nam qua những sáng tác đó.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tìm đọc các tác phẩm.

155

- Ôn tập phần truyện trung đại, chuẩn bị kiểm tra 45'.

- HS khá – giỏi : ? Lập bảng thống kê các tác phẩm văn thơ Hà Nam, tác giả và nội dung

chính

- Tiếp tục sưu tầm những tác phẩm hay viết về địa phương, bổ sung vào bảng thống kê.

Tiết 43: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

A. Mục tiêu bài học:1. Kiến thứcCủng cố lại các kiến thức đã học về từ vựng trong chương trình Ngữ văn THCS2. Kỹ năngRèn luyện kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học.3.Thái độ

- Học sinh nghiêm túc vận dụng kiến thức.- HS có ý thức bồi dưỡng tình yêu và luôn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4.Phẩm chất, năng lựcGiúp HS rèn các năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, chủ động tích cực hơn trong việc

sử dụng ngôn ngữ của mình. HS rèn năng lực hợp tác, cùng nhau tư duy và đạt hiệu quả.B. Chuẩn bị của thầy trò:

1. Giáo viên:- Đọc soạn, bảng phụ, phiếu bài tập2. Học sinh:- Ôn lại kiến thức đã học.

C. Tiến trình bài dạy :1. Ổn định tổ chức

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi để tạo tâm lí thoải mái, hứng thú,…, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm:

156

Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV dẫn dắt vào bài mới:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được về từ đơn, từ phức, thành ngữ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV giới thiệu nội dung 1. GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận ? Em hiểu từ là gì.? Thế nào là từ đơn, từ phức.

? Từ ghép khác từ láy ở điểm nào.

? Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt.

- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập. HS trao đổi cặp đôi, trình bày, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung? Nhận diện các từ ghép và từ láy.- Giáo viên lưu ý trường hợp các từ ghép ngẫu nhiên có quan hệ về âm ( giống phụ âm đầu ), giữa các yếu tố có quan hệ ngữ nghĩa, khác với từ láy ( giữa các tiếng có quan hệ láy âm nhau).? Hãy phân loại các từ láy sau theo tiêu chí nghĩa giảm nhẹ hoặc mạnh thêm so với yếu tố gốc.? Từ đó em rút ra bài học gì

- HS nhắc lại các khái niệm.

- Từ đơn: từ có một tiếng.

+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.+ Từ láy: các tiếng có sự hòa phối âm thanh.

- HS làm việc cặp đôi, trao đổi, thảo luận

- Học sinh đại diện cặp đôi lên bảng làm bài tập, nhận xét, sửa chữa.

=> Lựa chọn từ ngữ phù hợp, diễn đạt chính xác nhằm đạt mục đích giao tiếp.

I. Từ đơn và từ phức1. Lí thuyết- Khái niệm từ.- Từ đơn: từ có một tiếng.- Từ phức: Từ có hai tiếng trở lên.( gồm từ ghép và từ láy)+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.+ Từ láy: các tiếng có sự hòa phối âm thanh.- Sơ đồ cấu tạo từ : Từ Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy 2. Bài tập - Từ ghép : ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.- Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.

+ Từ láy giảm nhẹ: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, xôm xốp, lành lạnh.+ Từ láy tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

157

về cách dùng từ và cách dùng từ láy.GV đưa bảng phụ có ghi ví dụ. Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân:? Thành ngữ là gì.? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàni: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các nhóm bàn khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Trong 5 ví dụ của bài tập, trường hợp nào là thành ngữ, tục ngữ. Hãy giải nghĩa.? Kiểm chứng bằng cách nào.- Tham khảo trang 238.

- Chia nhóm dự thi viết các thành ngữ.- Nhận xét, công bố kết quả.? Đặt câu với một thành ngữ trong nhóm.

? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.- GV hướng dẫn HS làm bài tập. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Nghĩa của từ là gì.? Giải nghĩa từ bằng những cách nào.? Chọn cách hiểu đúng về nghĩa của từ.? Vì sao cách giải thích (b) về nghĩa của từ ''độ lượng'' là đúng.

-HS: phân biệt+ Thành ngữ : ngữ cố định, biểu thị một khái niệm. + Tục ngữ thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định.

- HS hoạt động trao đổi nhóm bàn

- ''Chó treo mèo đậy'': giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên cao, với mèo phải đậy lại.

- Đánh trống bỏ dùi: việc làm không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

Bài 3 - Kẻ cắp bà già.- Kiến bò miệng chén.- Hồn lạc phách xiêu.

II. Thành ngữ 1. Khái niệm + Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.+ Tục ngữ: là những câu nói dân gian có đặc điểm ngắn gọn, biểu thị phán đoán, nhận định.2. Bài tập Bài 1 + Tục ngữ :- "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" : hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người.+ Thành ngữ:- Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này, muốn cái kia.- Nước mắt cá sấu: thông cảm, thương xót giả dối, lừa người khác.Bài 2 Mẫu :+ Thành ngữ chứa yếu tố động vật : mèo mả gà đồng, đầu voi đuôi chuột, mỡ để miệng mèo.+ Thành ngữ chứa yếu tố thực vật: cây nhà lá vườn, nước đổ lá khoai, dây cà ra dây muống.III. Nghĩa của từ 1. Lí thuyết: Nghĩa của từ là nội dung ( sv, t/c, qh, hđ) mà từ biểu thị.- Có 3 cách giải nghĩa của từ:+ Trình bày khái niệm.+ Mô tả sv, hđ, ..+ Đưa ra những đồng nghĩa, trái nghĩa 2. Bài tập - Chọn a.- Chọn b.-> Vì cách giải thích a không

158

? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì.? Kết quả .

? K/n từ nhiều nghĩa, cho ví dụ về từ nhiều nghĩa.? Từ tiếng Việt chuyển nghĩa theo những phương thức nào.

? Giải thích cách dùng từ ''hoa'' trong câu thơ của Nguyễn Du.- Giáo viên tích hợp nội dung giờ văn học.

+ Nghĩa gốc: xuất hiện từ đầu làm cơ sở cho nghĩa khác.+ Nghĩa chuyển: được sinh ra trên cơ sở nghĩa gốc.

hợp lí khi lấy ngữ tính từ để định nghĩa tính từ.IV. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa 1.Lí thuyết: HTCN: Là hiện tượng nghĩa của từ thay đổi, tạo ra từ nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa: Là từ có từ hai nghĩa trở lên.2. Bài tập - ''hoa'' trong ''thềm hoa'',''lệ hoa'' được dùng với nghĩa chuyển.- Không phải hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, mà là hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời.(tồn tại trong văn cảnh).

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) ( GV đã tổ chức cho HS hoạt động lồng ghép trong từng đơn vị kiến thức)V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS nhắc lại các khái niệm vừa tổng kết.

- Chuẩn bị nội dung tiết 44, ôn tập các nội dung, xem các bài tập : Tìm hiểu những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đồng âm; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng

- Phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng từ nhiều nghĩa. - HS khá – giỏi : Làm bài tập : Thống kê các thành ngữ về sự vật, con vật.

Tiết 44: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Tiếp ) A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

159

Học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đồng âm; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng

2. Kỹ năngRèn kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức đã học3.Thái độHS có ý thức sử dụng từ vựng tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.4.Phẩm chất, năng lực Giúp HS rèn luyện các năng lực chủ động, tư duy sáng tạo, tích cực hợp tác và sử

dụng ngôn ngữ chuẩn mực, làm giàu đẹp thêm Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ. B. Chuẩn bị của thầy trò

1. Giáo viên: Đọc, soạn, bảng phụ, phiếu bài tập2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học.

C. Tiến trình bài dạy : Tổ chức : Nền nếp sĩ số.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… phân biệt từ đồng ấm, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận

? Thế nào là từ đồng âm.? Phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ.GV đưa bảng phụ có ghi ví dụ. Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi? Thế nào là từ đồng nghĩa.

- HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân,…HS khác nhận xét, bổ sung-HS :Từ đồng âmcó âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.

HS trao đổi cặp đôi, trình bày, cặp đôi khác nhận xét,

V. Từ đồng âm1. Khái niệm: có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.2. Phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng từ nhiều nghĩa3. Bài tậpa. Lá xa cành Lá phổi của thành phố. => Hiện tượng từ nhiều nghĩa.b. Đường ra trận. Ngọt như đường. => Hiện tượng từ đồng âm.VI.Từ đồng nghĩa 1. Lí thuyết

160

Cho ví dụ.? Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp được không. Vì sao?? Chọn cách hiểu đúng về từ đồng nghĩa.? Vì sao có thể dùng từ ''xuân'' thay cho từ ''tuổi tác''.? Việc dùng từ như trên có tác dụng diễn đạt ntn.( từ xuân thể hiện nét tươi đẹp, trẻ trung)

GV cho HS hoạt động nhóm bàn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Thế nào là từ trái nghĩa.

- GV lưu ý : Trái nghĩa là khái niệm thuộc về quan hệ giữa các từ. Khi nói từ nào đó là từ trái nghĩa thì ta phải đặt nó trong quan hệ với một từ khác.- Giáo viên lưu ý 2 nhóm từ trái nghĩa :+ Trái nghĩa ngôn ngữ : đứng trong từ điển vẫn trái nghĩa nhau.+ Trái nghĩa ngữ dụng : chỉ trái nghĩa trong một số văn cảnh.Ví dụ : Các thành ngữ có từ trái nghĩa :+ Đầu voi đuôi chuột.+ Cắn nhau như chó với mèo.+ Ông nói gà, bà nói vịt.? Nhận xét về đặc điểm ý nghĩa, khả năng kết hợp của từng nhóm.

bổ sung

- Học sinh làm bài tập.

- Học sinh dùng phương pháp loại trừ.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - TTN: có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

- Học sinh thảo luận nhóm, xác định.

- HS nêu yêu cầu

- TĐN: có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.- Phân loại từ đồng nghĩa.2. Bài tập - Chọn d.- Từ ''xuân'' là từ chỉ mùa trong năm, tương ứng với một tuổi => Đây là hiện tượng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.- Dùng từ ''xuân'' thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, đồng thời tránh lặp từ ''tuổi tác''.

VII. Từ trái nghĩa 1. Lí thuyết - TTN: có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.- Tác dụng, giá trị của từ trái nghĩa.2. Bài tập a. Các cặp từ trái nghĩa ngôn ngữ :xấu - đẹp ; xa - gần ; rộng - hẹp.Các cặp từ trái nghĩa ngữ dụng:Voi - chuột ; chó - mèo ; ông - bà.b. Từ trái nghĩa tuyệt đối : có tính chất phủ định lẫn nhau, không kết hợp với từ chỉ mức độ. ( rất, hơi, quá, lắm )Chẵn - lẻ ; chiến tranh - hoà bình; sống chết.+ Từ trái nghĩa tương đối : cái này không có nghĩa phủ định cái kia, có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ. ( rất, hơi, quá, lắm )Yêu - ghét ; cao - thấp ; nông - sâu, giàu - nghèo.VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ1.Lí thuyết+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (kquát hơn) hoặc hẹp hơn (ít kquát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.- Từ ngữ có nghĩa rộng- Từ ngữ có nghĩa hẹp.

161

? Phân loại, cho ví dụ.

- GV bổ sung hoàn chỉnh.

? Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt hãy điền vào sơ đồ, giải thích cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ của các từ trong sơ đồ.

? Trường từ vựng là gì. Cho ví dụ.

? Vận dụng kiến thức về trường từ vựng hãy phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ của đoạn văn.

bài tập.

- HS nêu khái niệm.

- HS Vẽ sơ đồ

2. Bài tập Sơ đồ : TỪ

Từ đơn Từ phức

Từ láy Từ ghép

Từ ghép Từ ghép Từ láy Từ láy CP ĐL HT BP

LÂ LV

IX. Trường từ vựng 1. Lí thuyết+ Trường TV: là tập hợp của những từ ít nhất có một nét chung về nghĩa.2 Bài tập: - Dùng hai từ cùng trường từ vựng ''tắm'', 'bể''.=> Tăng giá trị biểu cảm, sức tố cáo của câu văn mạnh mẽ hơn.

Củng cố ( 4')Từ

( Xét về đặc điểm, cấu tạo)

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

Ghép đẳng lậpGhép chính phụ Láy bộ phận Láy hoàn toàn

Láy âm Láy vần

162

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) ( GV đã tổ chức cho HS hoạt động lồng ghép trong từng đơn vị kiến thức)V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Phân biệt hiện tương đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa?- Ôn lại lí thuyết, hoàn chỉnh các bài tập.- Xem trước nội dung tiết 49.- HS khá – giỏi : Người ta thường vận dụng tính chất trái nghĩa của từ để tạo ra giá trị biểu cảm như thế nào( câu đối ).

Tiết 45: Trả bài Tập làm văn số 2

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức

Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm.2. Kỹ năng

Củng cố và rèn kĩ năng văn tự sự có có kết hợp yếu tố miêu tả.3.Thái độ

Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực

chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu - nhược điểm trong bài viết của mình, để

bài viết sau có nhiều tiến bộ.

B. CHUẨN BỊ - GV: chấm bài, thống kê lỗi, trả bài trước cho HS.- HS: Ôn lí thuyết, xây dựng dàn ý, đọc lại bài viết.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số Trả bài, sửa lỗi

- GV giới thiệu, nêu yêu cầu giờ học.I. Đề bài ( 1')( Giáo viên ghi lại trên bảng.) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của bản thân ở tuổi học trò. II. Yêu cầu ( 10')

- Thể loại: Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Nội dung: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của tuổi học trò:

163

+ Kỉ niệm đó là kỉ niệm gì?

+ Hoàn cảnh xảy ra?

+ Kỉ niệm ấy xảy ra với ai?

+ Diễn biến của sự việc?

+ Ấn tượng chung. - Hình thức: làm đúng đặc trưng của kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Bài viết có đủ bố cục 3 phần; trình bày khoa học, sạch sẽ; diễn đạt hay, viết chuẩn chính tả. Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về kỉ niệm.2. Thân bài : Kể về kỉ niệm sâu sắc nhất. + Kỉ niệm đó là kỉ niệm gì? + Hoàn cảnh xảy ra? ( không gian, thời gian, địa điểm.) + Kỉ niệm ấy xảy ra với ai? + Diễn biến của sự việc? + Ấn tượng sâu sắc khó quên. 3. Kết bài - Bài học, ý nghĩa của kỉ niệm.III. Nhận xét (8')1.Ưu điểm

- Đúng thể loại, dạng bài :Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Biết vận dụng kĩ năng dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Nội dung bài viết sâu sắc, diễn đạt khá tốt.

- Tiêu biểu: Lệ, Hồng, Hằng, Vân, Thảo, Hoàng, Hường, Thương, Tuyền, Quyên, Dũng,

Phong,...

2. Nhược điểm

- Một số bài viết nội dung còn sơ sài.

- Chưa biết phối hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn còn yếu.

- chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều.

Tiêu biểu: Văn Duy, Vũ, Thiện, Quang, Nghĩa, Trần Tùng, Việt, Toán, Q.Tuyền, Trung

Đức, Thoa,…

IV/ Chữa lỗi ( 12')

1. Chữa lỗi chung

- Giáo viên chọn lỗi điển hình, chữa chung cả lớp.

Câu văn sai Lỗi sai Câu văn sửa

1. Kỉ niệm đó đã để lại trong tôi thật 1. Kỉ niệm đó đã để lại trong tôi ấn

164

đằm thắm.

2. Chính sự việc đó đã cho tôi bài học

về tình bạn giữa cô và trò.

3. Tôi cảm thấy kỉ niệm đó là số phận

của cuộc đời tôi.

4. Mỗi khi tôi căng thẳng thì tôi nhớ lại

để thư giãn, khi xa trường thì đó sẽ là

một kỉ niệm đẹp đó khi ở tuổi học trò

lúc ở trường.

5. gian chuân, đống nửa, trả thích, lô

đùa, trán vậy, núc, dòng dòng nước

mắt.

Dùng từ

Dùng từ,

diễn đạt

Dùng từ

Diễn đạt

Chính tả

tượng thật sâu sắc.

2. Chính sự việc đó đã để cho tôi

bài học về cách ứng xử với giữa

thầy và trò.

3. Tôi nhận thấy kỉ niệm đó thật có

ý nghĩa với cuộc đời mình.

4. Đó là một kỉ niệm đẹp của tuổi

học trò mà tôi sẽ nhớ mãi.

5. Gian truân, đóng lửa, chả thích,

nô đùa, chán vậy, lúc, dòng nước

mắt.

2. Tự chữa lỗi ( 5')

Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- GV đọc bài khá để học sinh tham khảo.

GV hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập lí thuyết văn tự sự.

- Đọc trước bài : Miêu tả trong văn tự sự.

- Soạn bài thơ : Đồng chí – Chính Hữu

- HS khá – giỏi: Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm

nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí.

Tiết 46: Văn bảnĐồng chí

( Chính Hữu)A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :1. Kiến thức

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực, tự nhiên - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

165

- Đọc phân tích thơ tự do, các hình ảnh chi tiết, vừa chân thực vừa giàu sức biểu cảm và biểu trưng

2. Kỹ năng- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người

lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại .3.Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quý, kính phục các chiến sĩ cách mạng.

- Giáo dục tinh thần vượt khó, đoàn kết và lòng yêu nước. Trân trọng vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội .

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực chủ động, tư duy tích cực, rèn năng lực cảm thụ văn học. Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta . - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ

- Tự nhận thức: thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của những người lính trong thời chiến và thời bình, nhận rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Các tư liệu, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.2. Học sinh: Soạn bài và đọc các tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) GV giới thiệu bài:Từ sau CM T8- 1945, trong VH hiện đại VN xuất hiện một đề tài mới. Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng - anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu là nhà thơ đầu tiên ôsng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: "Đồng chí ".( Hoặc GTB : Chia tay với những kiệt tác của văn học Trung đại hôm nay chúng ta làm quen với một tác phẩm văn học hiện đại, một trong số ít những tác phẩm đặc sắc của thời kỳ chống Pháp.)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (31’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được kiến thức về tác giả, phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ,…

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

Phương pháp : vấn đáp, kĩ thuật Dự ánGV : Đọc chú thích trong GSK

HS trình bày dự án Chính Hữu một thi sĩ - chiến sỹ. Thơ ông hầu hết viết về người lính và

I- Giới thiệu chung:1. Tác giả.- Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926).

166

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu

chiến tranh, tập "Đầu súng trăng treo" là một tập thơ chính của ông

- Nhà thơ Quân đội, giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học NT(2000)

? Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? ? Vị trí của tác phẩm ?

? Đọc văn bản ?? Nêu cảm nhận của em sau khi đọc xong ?? Theo em bài thơ được chia làm mấy đoạn và nêu nội dung của từng đoạn ?

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1948 thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp còn đầy khó khăn, gian khổ.- Đồng chí là một tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.- Học sinh đọc VB Kết cấu: 3 phần- 7 câu đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội.- 10 câu tiếp: sức mạnh của tình đồng chí.- 3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.

2. Văn bản: Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1948, trong thời kỳ đầu cuộc K/c chống Pháp.

Đọc

Bố cục: 3 phần

? Đọc 7 câu thơ đầu và nêu cảm nhận ?? Viết về cơ sở tình bạn, đồng chí tác giả viết về những gì ?? Tìm những chi tiết miêu tả quê hương anh bộ đội

- Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ "Quê hương ..... sỏi đá"

II- Đọc - hiểu văn bản.1. Cơ sở của tình đồng chí:- Quê hương

? Qua đó ta thấy quê hương anh bộ đội là những nơi như thế nào ?

" Nước mặn ... chua"-> Chiêm trũng"Đất cày...đá" -> Trung du miền núi bạc màu -> đều là những nơi làm ăn vất vả họ đến từ mọi miền quê đất nước.

-> Từ mọi miền tổ quốc cùng chung cảnh ngộ

? Tìm những câu thơ thể hiện tình cảnh của những người chiến sỹ khi ra đi ?? Qua đó em có suy nghĩ gì về động cơ họ quen nhau ?

- "Tôi với anh ........ nhau" -> Họ là những người xa lạ nhưng cùng chung mục đích, lý tưởng đã khiến họ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau.

- Tình cảnh- Chung lý tưởng

? Tình cảm của họ trẻ nên thân thiết hơn, gắn bó hơn còn dựa trên những cơ sở

- Họ cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu "Súng

- Sát cánh bên nhau trong chiến đấu- Chia sẻ khó khăn cũng như

167

nào ? ................ đầu"- Họ cùng chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui để trở thành người bạn chí cốt"Đêm rét .............. kỷ"

niềm hạnh phúc

Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây ?

- Sử dụng thành ngữ dân gian- Tứ thơ đơn giản dễ hiểu nhưng lắng đọng xúc tích -> chân thật.- Giọng thơ chậm, trầm giàu cảm xúc -> câu 7 giọng chậm lại, trầm hơn -> tạo sự lắng đọng cảm xúc -> dồn nén cảm xúc.

-> Giản dị, chân thật

Họ trở thành những người tri kỷ

Thành đồng chí

? Tại sao tác giả lại tách từ đồng chí thành 1 dòng thơ ?

? Mạch cảm xúc của thơ được phát triển như thế nào sau dòng thơ này ?

- Vì đến đây bản thân đồng chí đã đủ sức để tách ra đứng độc lập như một dấu chấm, một sự kết luận cho các nội dung bên trên- 10 câu thơ tiếp theo lại một lần nữa triển khai dòng thơ thư bẩy về biểu hiện cụ thể tình đồng chí

? Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là gì ?

- "Ruộng nương ....... ra lính"-> Sự cảm thông sâu sa những tâm tư, nỗi lòng của nhau -> Đó là quyết tâm ra lính -> Yêu nước

2. Biểu hiện của tình đồng chí

? Đọc 2 câu tiếp theo và cho biết nội dung ?

? Tìm những câu thơ tiếp theo thể hiện tình đồng chí và phân tích ?? Qua các câu thơ trên em thấy tình đồng chí thể hiện như thế nào ?

- "Anh với tôi ....... mồ hôi"-> Cùng chia sẻ những khó khăn bệnh tật (cùng trải qua)- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của đời lính- "áo anh .............. giầy"-> Họ gắn bó chia sẻ ở mọi cảnh ngộ, gắn bó và đồng cảm sâu sắc.

- Cảm thông sâu sa những tâm tư, nỗi lòng của nhau- Chia sẻ những gian lao thiếu thốn-> Gắn bó chia sẻ mọi cảnh ngộ và đồng cảm sâu sắc

? Phân tích những giá trị nghệ thuật ở đoạn này ?

- Tác giả sử dụng các chi tiết hình ảnh cụ thể, chân thực, xây dựng

168

những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau, dài ngắn -> như đôi bạn gắn bó chia sẻ mọi hoàn cảnh, tính chất mộc mạc chân thành

? Em có nhận xét gì về giọng thơ của đoạn này

- Nhịp thơ lúc nhanh lúc chậm, lúc ngắn lúc dài trải mênh mông -> phù hợp với mọi hoàn cảnh khía cạnh của sự gắn bó chia sẻ.

? Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" khiến em suy nghĩ gì về tình thương của họ ?

-> Tình thương mộc mạc chân thành nhưng thấm thía, bàn thay giao nhua thay cho lời nói -> gắn bó đồng chí -> niềm tin.

- Tình cảm mộc mạc chân thành thể hiện được sự tin tưởng

? Đọc những câu thơ còn lại và nêu cảm nhận ?

- Đọc đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh của người đồng chí, tình đồng chí giúp họ vượt lên khắc nghiệt của thời tiết hoang vu

3. Biểu tượng của tình đồng chí

? Phân tích hình ảnh đầu súng trăng treo ?(Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận).

H: Nhận xét về nghệ thuật và nội dung của bài thơ- Gọi học sinh đọc ghi nhớ / SGk/131 .

HS đọc bài ? - Nêu yêu cầu ?GV gọi 1 HS lên bảng , dưới lớp làm vào vở .

- Vừa là hình ảnh thực: Thể hiện nhiều đêm phục kích, vầng trăng như treo ..... vừa là hình ảnh mang tính chất biểu tượng. Họ chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp trong sáng (Hoà bình) vừa thể hiện chất lãng mạn trữ tình- HS trình bày :NT : ... thấm đượm chất dân gian , thể hiện tình cảm chân thành .- .. tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng ND : Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung lí tưởng chiến đấu; cùng chia sẻ hi sinh; cùng ước mơ về cuộc sống thanh bình.- HS đọc lại, nhận xét hình thức và nội dung

- Sức mạnh tình đồng chí giúp họ khắc phục khó khăn.- Hình ảnh vừa thực, vừa lãng mạn, mang tính biểu tượng về tình đ/c

III. Tổng kết1.Nghệ thuật :- Sử dụng ngôn ngữ bình dị

- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà 2.Nội dung: Ghi nhớ :SGK/ 132 )

IV. Luyện tập Bài tập 2 : Viết một đoạn văn trình bày cản nhận của em về đoạn thơ cuối bài thơ Đồng chí ( “ Đêm…..trăng treo’’

169

của đoạn.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…?H/ảnh thơ nào tạo ấn tượng trong em? ?H/ảnh này gợi cho em những liên tưởng gì? Đầu súng trăng treoH/ảnh tả thực về ấn tượng của 1 đêm phục kích giặc, vừa gợi sự lãng mạn: người lính bồng súng chờ giặc, trên đầu vầng trăng treo lơ lửng ngang tầm ngọn súng đầy thơ mộng

- GV khái quát: " Đồng chí là bài thơ độc đáo về anh bộ đội cụ Hồ - người nông dân mặc

áo lính, những người anh hùng áo vải trong thời đại HCM. Bài thơ là một tượng đài

chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc, bình dị, cao cả và thiêng liêng.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.

- Chuẩn bị: " Bài thơ về tiểu đội xe không kính": Học thuộc bài thơ, tìm hiểu ý nghĩa

nhan đề, nghệ thuật đặc sắc và nội dung, các phần, hình ảnh trong bài thơ.

- HS khá – giỏi :

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ thứ ba.

Tiết 47: Văn bản

Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật . - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy lãng mạn . - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm : vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng...của những con người đã làm nên những con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

170

- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh trẻ trung trong một bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

2. Kỹ năng - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người lính

lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. - Đọc hiểu một bài thơ hiện đại . - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường sơn trong bài thơ - Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ bài thơ.

3.Thái độ - Giáo dục cho học sinh lòng cảm mến kính phục những người chiến sỹ lái xe Trường Sơn và tinh thần coi thường khó khăn, gian khổ, niềm lạc quan vui tươi, yêu đời ..... - Ý thức của học sinh khi bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

4.Phẩm chất, năng lực Tự nhận thức:thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của những người lính trong thời chiến và thời bình, nhận rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu, chân dung nhà thơ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, học thuộc lòng bài thơ.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: PTD là cây bút tiêu biểu của lớp các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ PTD có giọng điệu tự nhiên, tinh nghịch mà sôi nổi, tươi trẻ, đã góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ thanh niên thời chống Mĩ - đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn - và không khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt mà phơi phới niền tin. Nhiều bài thơ của ông đã đi vào trí nhớ công chúng, trong đó tiêu biểu là " Bài thơ về tiểi đội xe không kính".II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh trẻ trung trong một bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại HS đại diện nhóm lên trình

I- Giới thiệu chung.1. Tác giả:

171

diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: ? Đọc phần chú thích ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật ? Đặc điểm thơ ông ?? Nêu xuất xứ của bài thơ ?- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Đọc diễn cảm bài thơ ?? ấn tượng ban đầu của em về bài thơ ?-> Để tìm hiểu cụ thể chung ta đi vào phần 2.

bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Phạm Tiến Duật một thi sĩ chiến sĩ là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.- Bài thơ viết năm 1969 rút trong tập Vầng trăng quầng lửa của tác giả.- 2 - 3 học sinh đọc.- Hồn nhiên, ngang tàng và đầy chất lính.- Phạm Tiến Duật từng là bộ đội lăn lộn ở Trường Sơn viết những tác phẩm mang hơi thở chiến tranh

2. Văn bản: Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ viết năm 1969 trong thời ký K/c chống Mỹ ác liệt.

Đọc

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Đọc và nhận xét về giọng thơ ? và ngôn ngữ thơ ?? Theo dõi từ đầu đến cuối em bắt gặp những hình ảnh nào ?

HS hoạt động cặp đôi, HS báo cáo kết quả, nhận xét nhau.- Hồn nhiên ngang tàng và đầy chất lính, gần với lời nói hàng ngày- Hình ảnh chiếc xe không kính

II- Đọc - hiểu văn bản.1- Hình ảnh những chiếc xe không kính

? Vì sao những chiếc xe lại không có kính ?

? Hình ảnh bom giật, bom rung cho ta hiểu điều gì ?

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi tả những chiếc xe không kính ?

- Bom giật bom rung- Sự ác liệt của chiến tranh- Không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe xước, xe vẫn chạy -> hình ảnh trần trục- Tả thực vì bom đạn chẳng chừa cái gì cả.- Miêu tả, liệt kê, điệp từ

- Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xước nhưng vẫn chạy.

? Qua đó em có cảm nhận gì về hình ảnh những chiếc xe không kính ?? Qua hình ảnh những chiếc

- Những chiếc xe biến dạng trần trục khác lạ.

- 1 hồn thơ nhạy cảm ngang tàng tinh nghịch thích cái lạ

-> Sự khốc liệt, khó khăn nguy hiểm của chiến tranh.

172

xe không kính ta hiểu gì về Phạm Tiến Duật.

? Qua những chiếc xe đó tác giả muốn nói điều gì ?? Phạm Tiến Duật trong bài thơ đó có phải chỉ nói và hình ảnh chiếc xe không kính không ? GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Theo dõi khổ 2, phát hiện những chi tiết về người lái xe? Em có ấn tượng và cảm xúc gì ?? Các anh còn gặp những khó khăn gì nữa ? (Tích hợp bài đồng chí).? Tìm 2 hình ảnh đẹp nhất ? Tại sao 2 câu này em cho là hay nhất ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?

-> tạo ra 1 hình tượng độc đáo trong thơ.-> Sự khốc liệt, khó khăn nguy hiểm của chiến tranh.- Mượn hình ảnh những chiếc xe để nói về những người chiến sỹ lái xe. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

- Thấy sao trời, cánh chim.- Xuống thấp thì như sa ....- Gió xoa mắt đắng- Bụi phun tóc trắng, mưa tuôn mưa xói như ngaòi trời

- Dùng động từ mạnh và phóng đại

2- Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn

- Khó khăn liên tiếp chồng chất.

? Em hãy cho biết các anh còn gặp những hoàn cảnh gì ? (So sánh bài Đ/c để tích hợp)? Trước những khó khăn đó anh có chùn bước không ? Do đâu mà em khẳng định điều đó ? Phân tích 2 câu đó ?? Tìm trong khổ 3, 4 những chi tiết thể hiện hình ảnh những người chiến sĩ ?? Phạm Tiến Duật dùng những tín hiệu nghệ thuật đó nằm mục đích gì ?

? Hình ảnh bắt tay qua cửa kính còn thể hiện điều gì ?? Có thể phân tích rõ hơn

- Những khó khăn liên tiếp, chồng chất (Tích hợp thêm bài đồng chí).- Ung dung buồng lái ta ngồi.- Nhìn đất ...................... thùng -> sử dụng biện pháp đảo ngữ và điệp từ nhìn-> Tư thế bình tĩnh hiên ngang và rất tự tin- Điệp từ, ngữ thơ bình dị rất gần gũi- Thể hiện sự lạc quan, yêu đời, hiên ngang bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ. Lạc quan -> cười ha hả (Vui nhộn).

- Tư thế bình tĩnh, hiên ngang.

- Lạc quan, yêu đời, bất chấp khó khăn coi thường gian khổ-> Biến khó khăn thành thoải mái tự nhiên gần gũi, hồn nhiên mang đậm chất lính

173

tình đoàn kết thương yêu gắn bó nhau ? động lực? Có người cho rằng khổ thơ cuối là hay nhất ý kiến của em như thế nào ?

? Phân tích giá trị nghệ thuật ? Qua đó em có kết luận gì về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn ? (Tích hợp bài Đồng chí)

? Qua phân tích trên hãy chỉ ra những giá trị nghệ thuật của bài thơ .? Với những nghệ thuật ấy bài thơ thể hiện nội dung gì ?? Đọc ghi nhớ / Sgk/ 133 ? Là thế hệ trẻ ngày nay em có ấn tượng và suy nghĩ gì về thế hệ trẻ những năm chống Mỹ.

- Đoàn kết và thương yêu gắn bó

- Chung bát đũa-> Lòng yêu nước.- Đồng ý, vì đã thâu tóm được nội dung của cả bài.- Ẩn dụ và đối lập giữa hình ảnh với tinh thần (ý chí, nghị lực, niềm tin và lòng yêu nước)-> Họ là những người yêu nước

- Qua hình ảnh những chiếc xe không kính tác giả muốn ca ngợi những người lính Trường Sơn

-Nghệ thuật: Miêu tả, giọng điệu và ngữ thơ mang đậm chất lính, sử dụng điệp từ, điệp ngữ, động từ mạnh, đối lập, phóng đại .....- Nội dung :

=> Họ là những người yêu nước.

III. Tổng kết :

1. NT2. ND

Ghi nhớ/133

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (6’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Bài tấp 2 : Những cảm giác ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính , trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả cụ thể sinh động . Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều này ?

- Gọi 1HS lên bảng , dưới lớp làm vào vở- Đọc, nhận xét, sửa chữa

BTTN : Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án đúng khi nhận xét về nội dung bài thơ:A. Hình ảnh những chiếc xe không kính được sáng tạo để nhấn mạnh tội ác của giặc Mỹ trong việc tàn phá đất nước taB. Việc sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật vẻ đẹp về hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, lạc quan, sôi nổi trẻ trung và cú một ý chí kiên định.? Qua hình tượng những chiếc xe không kính và người lính trong bài thơ, em thấy tác giả là người như thế nào.

174

( Am hiểu về cuộc sống chiến đấu vì đã từng trải nghiệm thực tế; có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi…)- GV khái quát chung: mặc dù chiến tranh đã qua đi nhưng hình ảnh chiếc xe và những người lính lái xe của PTD còn sống mãi, giúp ta hiểu thêm về một thời ra trận gian khổ nhưng đầy khí phách hào hùng, sôi nổi của tuổi trẻ Việt Nam.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (4’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Ôn tập các bài thuộc văn học trung đại từ "Chuyện người con gái Nam Xương” đến “Lục Vân Tiên" để tiết sau làm bài kiểm tra.- HS khá – giỏi : - Tìm đọc các bài thơ" Bài ca lái xe đêm" ( THữu), " Xe ta đi trong đêm TSơn" ( Tân Huyền), " TSơn Đông, TSơn Tây" (PTD)

Tiết 48: Kiểm tra về truyện trung đại A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Giúp HS củng cố và nắm chắc hơn nội dung và nghệ thuật chính của văn học

trung đại chủ yếu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chuyện người con gái NX- N.Dữ,...- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam. Những thể loại

chủ yếu, giá trị nội dụng và nghệ thuật của những tác phẩm tiểu biểu.2. Kỹ năng

- Rèn năng lực chủ động tư duy, tích cực, tự giác trong làm bài kiểm tra. Có tinh thần tự lực, trung thực và ý chí, nghị lực khi làm bài. - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp viết đoạn văn trình bày cảm nhận.

3.Thái độ- Giáo dục học sinh lòng yêu thích và hứng thú học văn học trung đại yêu thích văn học, trân trọng tác phẩm văn học dân tộc. 4.Phẩm chất, năng lực

- Qua kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. - Ý thức nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra.B/ CHUẨN BỊ - GV: Đề bài, biểu điểm.- HS: Chuẩn bị bài, ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số. Kiểm tra (43 ')

GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. GV giới thiệu bài mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra.

175

I. Đề bài: GV phát đề cho HS.A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

CộngMức độ

Chủ đề TN TL TN TL

TN

TL TN

TL

1. Truyện Kiều

- Nhớ giá trị tác phẩm.- Nhớ nội dung câu thơ.

Thuộc một số câu thơ

Hiểu được bút pháp nghệ thuậttả người của Nguyễn Du

Phân tích tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (8 câu cuối)

Số câuSố điểmTỉ lệ %

Số câu: 2Số điểm:1Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1Số điểm: 2Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1Số điểm:0,5Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1Số điểm: 3Tỉ lệ: 30%

56.555%

2.Chuyện người con gái Nam Xương

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Số câuSố điểmTỉ lệ %

Số câu: 1Số điểm:2Tỉ lệ: 20%

1230%

3.Truyện Lục Vân Tiên

- Nhớ được số câu thơ của tác phẩm- Nắm được tính cách nhân vật

Số câuSố điểm

Số câu: 2Số điểm:1

21

176

B. ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠII. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào ý đúng sau mỗi câu hỏi:Câu 1: Tác phẩm nào trong những tác phẩm sau đây đã đưa tiếng Việt đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật ?A. Truyền kì mạn lục. B. Truyện KiềuC. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Truyện Lục Vân Tiên.Câu 2: Câu thơ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp của ai ?

A. Thúy Vân. B. Mã Giám Sinh.C. Thúy Kiều. D. Hoạn Thư.

Câu 3: Bút pháp nghệ thuật nào đã được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều?A. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. B. Bút pháp gợi tả. C. Bút pháp tả thực. D. Bút pháp ước lệ tượng trưng.Câu 4: Truyện Kiều( theo bản thường dùng hiện nay) gồm bao nhiêu câu thơ lục bát ?

A. 3254 B. 2345C. 2082 D. 2354

Câu 5: Vẻ đẹp nào của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ?

A. Người anh hùng tài năng, có tấm lòng nhân nghĩa. B. Người anh hùng văn võ song toàn.C. Người làm việc nghĩa vì mục đích chờ trả ơn.D. Người lao động bình thường nhưng có tấm lòng nhân nghĩa.

Câu 6: Tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào?A. Tiểu thuyết trinh thám. B.Truyện thơ Nôm.C. Tiểu thuyết chương hồi. D. Truyện ngắn.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% 10%4. Hoàng Lê nhất thống chí

Nhận diện thể loại

Số câuSố điểmTỉ lệ %

Số câu: 1Số điểm:0,5Tỉ lệ: 5%

10,55%

Tổng số câuTổng số điểmTỉ lệ %

5 câu 2,5 điểm25%

1 câu 2 điểm20%

1 câu 0,5 điểm5%

1 câu2 điểm20%

1 câu3 điểm30%

9 câu10 điểm100%

177

Câu 1: (2đ) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương” (của tác giả Nguyễn Dữ) ?

Câu 2: (2đ) Chép thuộc 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Câu 3: (3đ) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” . C. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đCâu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: A; Câu 6: C.II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Hoạt động 3+ 4: Luyện tập, Vận dụng

Câu 1: (2 điểm) - Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ

Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. (1 điểm)

- Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. (1 điểm).

Câu 2: (3 điểm ) Mỗi câu thơ chép đúng (0,25 đ): sai một câu trừ 0,25 đ, sai 3 -> 5 từ trừ 0,25 đ; sai trên 5 từ trừ 1đ.

Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 3: Yêu cầu: HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều đảm

bảo các nội dung sau:- Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” gợi 4 bức tranh buồn:+ Buồn trông cùng với hình ảnh con thuyền thấp thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc,

nỗi nhớ nhà, nhớ quê.+ Nhìn cánh hoa trôi… nàng liên tưởng đến bản thân mình trôi dạt, lênh đênh

giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ).+ Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính

là tâm trạng bi thương trước tương lai mờ mịt của nàng-> Thiên nhiên nhuốm nỗi buồn nên ủ dột héo úa.

+ Tiếng sóng “ầm ầm” xô bờ dữ dội gợi lên trong lòng nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng.

178

Hướng dẫn chấm:- Điểm 3: Đoạn văn có nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy.- Điểm 2: Đoạn văn đảm bảo nội dung theo yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy.- Điểm 1: Đoạn văn nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng.- Điểm 0: không viết hoặc viết lạc đề.

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’)- GV nhận xét ý thức làm bài của HS và thu bài.- Tiếp tục ôn tập phần văn học trung đại.- Chuẩn bị: " Đoàn thuyền đánh cá", học thuộc lòng bài thơ.- HS khá – giỏi : Hoàn thành bài viết vào đề cương, có lập dàn ý

Tiết 49:

Tổng kết về từ vựng A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội . - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu và tạo lập văn bản. - Tiếp tục hệ thống hoá những kiến thức về từ vựng đã học (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngũ và biệt ngữ XH, các hình thức trau dồi vốn từ.)

2. Kỹ năng- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

3.Thái độ - Học sinh thấy được sự phong phú của từ vựng Tiếng Việt - Có ý thức sử dụng trong văn bản cũng như trong giao tiếp

4.Phẩm chất, năng lực Học sinh có năng lực chủ động, tích cực tư duy, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm, để nắm được các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt. Có năng lực giao tiếp khi sử dụng các khái niệm từ mượn, từ hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.B/ CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, ôn tập kiến thức đã học về từ vựng.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…

179

( Có thể xen kẽ trong giờ hoặc hỏi tổng hợp kiến thức TKTV đã học ở các tiết trước) ? Những từ in đậm trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao? a . Mùa xuân1 là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2 (Hồ Chủ tịch )Xuân1(DT): chỉ mùa thứ nhất trong một năm là nghĩa gốc Xuân2 (DT TT) : trẻ, đẹp, đầy sức sống nghĩa chuyển b . Kẻ sớm khuya chài lưới bên sôngKẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng . (Tế Hanh )“Chài lưới”, “cuốc cày” là động từ chỉ hoạt động nghĩa chuyển II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được những kiến thức về từ vựng đã học (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngũ và biệt ngữ XH, các hình thức trau dồi vốn từ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung? Có mấy cách phát triển từ vựng? Điền vào sơ đồ trong SGK? Cho ví dụ minh hoạ cho từng cách phát triển từ vựng trên? ( GV đưa ra các câu ứng dụng rồi HS chỉ rõ )? Cho các từ sau: chân, đầu. Em hãy phát triển nghĩa các từ đó bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (15’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

? Thảo luận câu hỏi 3 trong

Phát triển nghĩa từCó 2 cách Tổng số lượng từ ngữTạo thêm từ mớiMượn tiếng ngoài"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù”-Tạo từ mới : rừng phòng hộ, kinh tế tri thức,…- Từ vay mượn: internet,- Không có nguyên nhân nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì thế nó sẽ quá tải số lượng

I- Sự phát triển của từ vựng.1- Khái niệm:

2. Bài tập:

- Câu 2

- Câu 3

180

SGK??Báo cáo kết quả?Giáo viên chốt rồi chuyểnGV đưa ra Bài tập trước rồi mới cho HS rút ra khái niệm sau :Cho nhóm từ sau: phụ nữ, đàn bà, hi sinh, chết, săm, lốp, xăng, phanh, a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min.Em hãy điền các từ đó vào bảng sau:? Thế nào là từ mượn? Nguồn vay mượn ? cho ví dụ?? Đọc và nêu yêu cầu của câu 2 ? Chọn một nhận định đúng? vì sao em chọn như vậy? ? Vậy mục đích vay mượn và nguyên tắc vay mượn ?? Trong các từ ở câu: thuộc về 2 nhóm từ đó có gì khác nhau ? (về âm nghĩa, cách dùng)? Trong tiếng

- HS đứng tại chỗ điền bảng

- Những từ TV có nguồn gốc vay mượn từ tiếng nước ngoài gọi là TM- Chọn (c)

- Săm, lốp, ga, xăng, phanh .... đã được việt hoá hoàn toàn còn các từ kia chưa được việt hoá hoàn toàn còn ngoại lai.- Mượn tiếng Hán - từ Hán việt

II- Từ mượn:

1- Khái niệm, nguồn vay mượn. 2. Bài tập:

- Câu 2

- Câu 3.

? Thế nào là từ Hán Việt ? Cho ví dụ

- Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của Tiếng Việt.

III Từ Hán Việt 1. Khái niệm, vai trò.

? Đọc các quan niệm ở câu 2 - Học sinh đọc

? Trong các quan niệm đó quan niệm nào là đúng ? Vì sao em cho là như vậy ?

GV đưa thêm 1 bài tập thực hành để rút ra phần Lưu ý về việc dùng Từ Hán Việt.

- Giáo viên chốt rồi chuyển

- Chọn (b)

2. Bài tập 2

? Thuật ngữ là gì ? Nêu đặc điểm của Thuật ngữ, Cho ví dụ ?

- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các ví dụ khoa

IV- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội1. Khái niệm về thuật

181

? Nêu vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay ?

? Phân biệt thuật ngữ với biệt ngữ xã hội ?

? Cho ví dụ về một số biệt ngữ xã hội.

GV tổ chức Trò chơi : Thi tìm Thuật ngữ : Chia lớp làm 2 đội :…

Giáo viên chốt rồi chuyển? Có mấy hình thức trau dồi vốn từ ? GV đưa ra bằng sơ đồ :

? Cho ví dụ từng hình thức ? ? Giải nghĩa các từ ở phần 2 trong sách giáo khoa.

Giáo viên cho mỗi học sinh giải nghĩa? IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Đọc các câu bài 3 và nêu yêu cầu bài tập.

? Phát hiện và sửa các lời dùng từ ở các câu đó ?

- Mỗi học sinh làm một câu ?

học công nghệ

- Vai trò của thuật ngữ ngày càng quan trọng vì người dân ngày càng trau dồi nhận thức về khoa học, công nghệ. –

Có 2 cách:

+ Nắm đầy đủ, chính xác nghĩa từ

+ Biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ

- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi rõ kiến thức các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch (CS) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình bằng hàng rào thuế quan- Béo bổ -> Béo bở- Đạm bạc -> Tệ bạc- Tập nập -> Tới tấp.

ngữ:

- Vai trò của thuật ngữ

2. Biệt ngữ xã hội.

V- Trau dồi vốn từ:

1. Các hình thức trau dồi vốn từ

2.Giải nghĩa

3. Chữa lỗi dùng từ

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Làm các bài tập ở vở bài tập.

- Nắm được các đơn vị kiến thức trong bài tổng kết.

182

- Ôn lại các kiến thức từ vựng về: Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ,

từ vựng để tiết sau ôn tập Tổng kết tiếp về tư vựng.

- HS khá – giỏi :? Phát hiện và sửa các lời dùng từ trong các bài Tập làm văn của mình.

Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức Giúp học sinh:- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự - Vai trò, tác dụng, ý nghĩa của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

2. Kỹ năng - HS rèn phát triển năng lực tư duy, chủ động, sáng tạo, tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Rèn kỹ năng nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.

3.Thái độ - Giáo dục cho học sinh lòng say mê khám phá kiến thức.

- Nghiêm túc, sôi nổi, xây dựng bài học4.Phẩm chất, năng lực

- Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm để chủ động giải quyết vấn đề trong văn nói và văn viết – văn nghị luận. Năm được mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.B/ CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn tự sự.? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận. - GV chuyển ý vào bài mới.GV: Trong văn bản tự sự không chỉ có yếu tố miêu tả mà còn cả nghị luận vậy thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? Yếu tố nghị luận có tác dụng gì ? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’)

183

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được Vai trò, tác dụng, ý nghĩa của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

? Đọc đoạn trích a, b ?

GV tổ chức cho HS hoạt động bàn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Dựa vào phần 2a em hiểu thế

nào là nghị luận ?

? Dựa vào đó hãy chỉ ra những

câu, chữ thể hiện rõ tính chất

nghị luận trong 2 đoạn trích

trên ?

- Giáo viên chia lớp làm 2

nhóm cho các nhóm thảo luận

tìm hiểu về tính chất nghị luận

ở đoạn trích a.

? Nhóm 1: Thảo luận tìm hiểu

về tính chất nghị luận ở đoạn

trích a ?

? Nhóm 2: Thảo luận tìm hiểu

về tính chất nghị luận ở đoạn

trích b.

- Gợi ý: Tác giả đã nêu vấn đề

như thế nào ? triển khai vấn đề

bằng những luận điểm nào và

kết luận ra sao

+ Đối xử tốt ở góc viết kinh

- Học sinh đọc

- Học sinh hoạt động theo nhóm

bàn

Nhóm 1: Đoạn văn a

- Nêu vấn đề: Câu 1

- Chứng minh vấn đề:

+ Vợ tôi không ác nhưng khổ

quá nên ích kỷ tàn nhẫn vì khi

người ta đau chân -> nghĩ ->

chân đau (TN).

+ Khổ -> Không nghĩ đến ai

+ Vì bản chất tốt bị lo lắng

buồn đau che lấp

- Kết luận: Tôi buồn không nỡ

giận

Nhóm 2: Đoạn văn b.

- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn

Thư dưới dạng (HT) lập luận.

- Kiều luật sự buộc tội (Thẩm phán)

“Càng cay ..... trái nhiều”

- Hoạn Thư:

+ Tôi là đàn bà nên ghen tuông

là chuyện thường.

-> Lập luận sắc sảo.

I- Tìm hiểu yếu tố

nghị luận trong văn

bản tự sự.

1/ Ví dụ

Đoạn văn a cuộc

đối thoại ngầm: Đặt

vấn đề lập luận đi

đến kết luận

- Đoạn văn b: cuộc

tranh luận giữa

Kiều và Hoạn Thư.

184

+ Tôi với ....... chồng chung ->

nên tôi không nhường.

+ Nhận lỗi -> Nhờ khoan dung

? Từ 2 đoạn văn bản trên em có nhận xét gì về cách dùng các loại câu và từ ?? Qua 2 ví dụ trên em hiểu nghị luận trong văn bản tự sự là gì ? Nó có tác dụng gì ?? Qua đó em rút ra kết luận gì về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.? Đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Chứa những từ, câu mang tính chất nghị luận. Các câu hô ứng và các phán đoán dưới dạng: Vì thế ..... cho nên, sở dĩ .... lo gì- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán, các lỹ lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc như thế nào

2. Kết luận

Ghi nhớ (SGK)

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (15’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 ?? Làm bài tập 1 ?? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 ?? HS thảo luận theo hình thức cặp đôi , trình bày ?Giáo viên tổng hợp đánh giá kết quả.Giáo viên chốt rồi chuyển

- Suy nghĩ nội tâm nhân vật, giáo, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận.- Hoạn Thư đưa ra một loạt các lập luận:+ Ghen tuông là lẽ thường của đàn bà.+ Đối xử tốt+ Chồng chung không những ...

II- Luyện tập

Bài tập 1

Bài tập 2.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Các nhận xét sau đây có đúng không? Vì sao?+ Ông giáo là người hiểu biết, rất sâu sắc và đúng mực.+ Hoạn Thư khôn ngoan, giảo hoạt, sâu sắc nước đời.- GV khái quát toàn bài. V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

185

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Chuẩn bị: Tập làm thơ 8 chữ.- HS khá – giỏi : Viết 1-3 đoạn văn tự sự ngắn, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.

Tiết 51: Văn bảnĐoàn thuyền đánh cá

- Huy cận - A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn2. Kỹ năng:- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cấp đến trong tác phẩm.3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của biển trời đất nước, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, say mê lao động, công hiến cho quê hương đất nước.4.Phẩm chất, năng lực- Phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học ở các em. Thấy được những hiểu biết bước đầu của về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ

- HS có năng lực chủ động, sáng tạo, tư duy tích cực, cùng nhau hợp tác để hiểu sâu hơn những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. B/ CHUẨN BỊ - GV: Tài liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, học thuộc lòng bài thơ.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1’)Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát ( 5') Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….? Đọc thuộc lòng văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hiểu gì về hình ảnh "Chỉ cần trong xe có một trái tim"?? Cảm nhận của em về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

186

GV giới thiệu bài: Trước CMT8, người ta biết đến Huy Cận với tư cách là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ Mới với giọng thơ buồn sầu trong "Lửa thiêng". Bắt đầu từ " Trời mỗi ngày lại sáng" (1958), cuộc sống mới đã ùa vào thơ Huy Cận mang đến cho thơ ông một nguồn sinh khí mới. Ông đã phát hiện ra mối hoà điệu của lao động, người lao động với mạch sống đang lên của đất nước, " Đoàn thuyền đánh cá" là bài thơ tiêu biểu cho sự hoà điệu ấy.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được kiến thức về tác giả, bài thơ và vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: +? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả. + ? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ.- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- GV giới thiệu ảnh chân dung nhà thơ Huy Cận.- GV giảng mở rộng: HC là nhà thơ trưởng thành từ phong trào thơ mới, là một trong những tên tuổi sáng giá trong trào lưu thơ ca lãng mạn trước 1945. Năm 1943 HC tham gia PTrào văn hoá cứu quốc -> nhà thơ cách mạng với những sáng tác bắt nguồn từ cảm hứng về lao động, cuộc sống mới.? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.- GV nhấn mạnh chủ trương của Đảng đưa các nhà văn đi thâm nhập thực tế… không khí XDCNXH ở miền Bắc.

- HS theo dõi sgk, đọc phần chú thích HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Huy Cận (1919 -2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh.

- Nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng.

- Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)

- HS nêu: " Lửa thiêng", ( 1940), " Trời mỗi ngày lại sáng" ( 1958 ).- HS nêu.

+ Cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui, hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì MB

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Huy Cận (1919 -2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh.

- Nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng.

- Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)

2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác - Viết 1958, nhân chuyến đi thực tế Quảng Ninh.- In trong tập " Trời mỗi ngày lại sáng".

187

? Theo em tác giả viết bài thơ này dựa trên nguồn cảm hứng nào.

- GV hướng dẫn đọc.- GV, HS nhận xét cách đọc.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh. GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Theo em bài thơ được triển khai theo trình tự nào.? Dựa vào trình tự ấy, em hãy xác định bố cục của bài thơ.? Phương thức biểu đạt của văn bản.

? Đọc hai khổ thơ đầu và nêu nội dung. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Đoàn thuyền ra khơi trong khoảng không gian, thời gian nào.? Thời điểm miêu tả, vị trí quan sát có gì đặc biệt.(? Em hiểu gì về hình ảnh " xuống biển")? Nhận xét về hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ này.? Qua đó em thấy cảnh biển đêm như thế nào? Trạng thái thiên nhiên vũ trụ lúc này.? Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả qua câu thơ nào. Bằng biện pháp nghệ thuật gì.? Em hiểu gì về khí thế, tinh thần lao động của con người.? Em đã gặp khí thế tinh thần hăng say lao động ấy trong văn bản nào? Tiếng hát còn thể hiện thái độ tình cảm gì.

XDCNXH hoà trộn với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ.- HS đọc.

- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.

- HS nêu: Trình tự chuyến ra khơi của ĐT đánh cá.- PTBĐ : MT+ BC: MT để BC; BC bằng MT.

- HS theo dõi sgk.

- HS đọc 2 khổ đầu và nêu nội dung

- HS thảo luận, giải thích- HS: tác giả mượn điểm nhìn của người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển".

- HS so sánh với cảnh " mặt trời mọc" trong " Cô Tô".

- HS : Quê hương của Tế Hanh.

- HS : yêu LĐ, tiếng hát của con người làm chủ thiên nhiên.

Đọc, chú thích, bố cục

- Đọc

- Chú thích.

- Bố cục: 3 đoạn.+ Khổ 1,2: Cảnh ra khơi.+ Khổ 3 -> 6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá.+ Khổ 7: Đoàn thuyền trở về.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cảnh ra khơi- Mặt trời xuống biển như hòn lửa- Sóng…cài then đêm sập cửa

+ So sánh, nhân hoá, liên tưởng.

-> Rực rỡ, huy hoàng, thiên nhiên vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. - Đoàn thuyền…lại ra khơi- Câu hát căng buồm…gió khơi + Hình ảnh liên tưởng -> Hào hứng, sôi nổi, hăng say.

188

- GV nhấn mạnh: có thể thấy sự đối lập thể hiện rất rõ trong khổ thơ 1. Nếu như thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu lao động: một chuyến đi biển với tinh thần hăng say, sôi nổi của những con người yêu lao động.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Em hiểu gì về không khí lao động xây dựng cuộc sống mới ở nước ta những năm 50

của thế kỉ XX?

- GV khái quát về nội dung đã tìm hiểu.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới - Học thuộc lòng bài thơ.

- Tiếp tục tìm hiểu, phân tích phần còn lại.

- HS khá – giỏi : Viết đoạn văn cảm nhận Cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 2 khổ thơ

đầu bài Đoàn thuyền đánh cá. ( Chú ý so sánh với cảnh trở về ở khổ cuối).

Tiết 52: Văn bảnĐoàn thuyền đánh cá ( tiếp theo)

Huy Cận A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn2. Kỹ năng:- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cấp đến trong tác phẩm.3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về sự giàu đẹp của biển trời đất nước, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, say mê lao động, công hiến cho quê hương đất nước.4.Phẩm chất, năng lực- Phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học ở các em. Thấy được những hiểu biết bước đầu của về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ

189

- HS có năng lực chủ động, sáng tạo, tư duy tích cực, cùng nhau hợp tác để hiểu sâu hơn những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.B/ CHUẨN BỊ

- GV: Tài liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, học thuộc lòng bài thơ.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.

2. Kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

Chép thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Nêu

cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ đó.

ĐÁP ÁN :

HS nêu cảm nhận được các ý cơ bản sau :

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, liên tưởng. Miêu tả cảnh mặt

trời xuống biển rực rỡ, huy hoàng, thiên nhiên vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.

- Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả cùng với tiếng hát, kết hợp biện pháp

đối lập thể hiện rất rõ trong khổ thơ 1. Nếu như thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ

ngơi thì con người lại bắt đầu lao động: một chuyến đi biển với tinh thần hăng say, sôi

nổi của những con người yêu lao động.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.- GV: giao nhiệm vụ cho HS: - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

190

- GV nêu ý chuyển tiếp: chính tiếng hát của người lao động là âm thanh kì diệu đánh thức thiên nhiên, làm thiên nhiên bừng tỉnh. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Cảnh biển đêm được miêu tả qua chi tiết, hình ảnh nào.? Cảm nhận của em về hình ảnh " Đêm thở sao lùa…Hạ Long".? Nghệ thuật tiêu biểu làm nên cái hay của đoạn thơ là gì.? Khung cảnh biển về đêm hiện lên như thế nào.? Không chỉ đẹp với con người biển còn như thế nào ?? Hình ảnh thơ ở đây có gì đặc sắc.? Tác giả muốn khắc hoạ điều gì.- GV diễn giảng khái quát chung và chuyển ý:- Trong khung cảnh biển đêm ấy, hình ảnh người lao động và công việc của họ được khắc hoạ cụ thể.? Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được miêu tả qua câu thơ nào.? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ " Thuyền ta…"? Câu thơ gợi ra không gian như thế nào. Cảm nhận của em về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.? Cảnh đoàn thuyền đánh cá còn được miêu tả qua chi tiết nào.

- HS đọc và nêu nội dung đoạn 2.HS hoạt động cặp đôi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. - Trăng, mây cao…biển bằng- Cá nhụ, các chim cùng cá đé- Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

- Hs : sáng tạo nghệ thuật: Sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm.

-> Biển giàu có, hiền hoà, gần gũi với con người.

- Thuyền ta lái gió với buồm trăng- Lướt giữa mây cao …+ Hình ảnh liên tưởng, tả thực kết hợp lãng mạn.

-> HS nêu chi tiết.- Ra đậu dặm xa dò

II. Tìm hiểu văn bản2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá Vẻ đẹp của biển đêm:

+ So sánh, liệt kê, nhân hoá, cảm nhận tinh tế.-> Khoáng đạt, hùng vĩ, đẹp lung linh, kì diệu. - Biển như lòng mẹ- Nuôi lớn đời ta…

+ So sánh.

-> Biển giàu có, hiền hoà, gần gũi với con người.

Cảnh đánh cá đêm:

+ Hình ảnh liên tưởng, tả thực kết hợp lãng mạn.-> Không gian khoáng đạt, con người và thiên nhiên hoà nhập.

+ Âm hưởng khoẻ khoắn, sôi nổi, nhịp điệu trầm hùng, gieo vần biến hoá linh hoạt.

-> Khí thế lao động sôi nổi, hăng say, hào hứng, khẩn trương.

191

- HS nêu chi tiết.? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu, bút pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.? Tác giả không khắc hoạ nhiều công việc và động tác lao động nhưng người đọc vẫn hình dung ra một không khí lao động như thế nào. ? Tiếng hát ở đây còn diễn tả cảm xúc gì của người đánh cá.- GV: Đây là khổ thơ hay trong bài, nói lên tầm vóc lớn lao của con người lao động. Thực tế đánh cá là công việc vất vả, nặng nhọc với hoàn cảnh đầy thử thách, nhưng qua lời thơ ta lại cảm nhận rất rõ niềm vui, sự sảng khoái, lòng lạc quan yêu đời, yêu lao động của những con người lao động mới. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được khắc họa qua chi tiết nào.

? Điểm đặc biệt của khổ thơ cuối so với khổ thơ đầu là gì? Nghệ thuật miêu tả có gì độc đáo.- HS chỉ rõ nghệ thuật nhân hoá, bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ.? Em cảm nhận được gì từ khổ thơ cuối.? Hình ảnh " Mặt trời", " huy hoàng" gợi em liên

bụng biển- Dàn đan thế trận- Hát, kéo xoăn tay…

-> Khí thế lao động sôi nổi, hăng say, hào hứng, khẩn trương.

-> Ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu lao động.

- HS đọc đoạn 3 và nêu nội dung.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến -> HS nêu. - Câu hát căng buồm…- Đoàn thuyền chạy đua…- Mặt trời đội biển- Mắt cá huy hoàng…- HS :đối lập về thời gian

+ Nhân hoá, bút pháp lãng mạn, hình ảnh tươi

-> Ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu lao động.

3. Cảnh đoàn thuyền trở về

+ Nhân hoá, bút pháp lãng mạn, hình ảnh tươi mới.

-> Thiên nhiên rực rỡ, thành quả lao động tốt đẹp, tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn.

192

tưởng đến điều gì. ( tương lai tươi sáng…)- GV liên hệ với không khí của miền Bắc xây dựng CNXH.- GV diễn giảng: từ "hát" xuất hiện nhiều lần trong bài thơ -> cả bài thơ như một khúc ca: tiếng hát diễn tả sự phấn khởi của những con người lao động đang trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá… họ như đang chạy đua cùng thời gian để đến một ngày mới, một cuộc sống mới đang bắt đầu.? Cảm hứng chính xuyên suốt bài thơ này là gì. + " Khi Tổ quốc bốn bề tiếng hát Thì lòng người cũng hoá t yêu" ( Chế Lan Viên, " Tiếng hát con tàu")+ " Đi ta đi! Khai phá rừng hoangHỏi núi non cao…Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạyHỏi đâu thác nhảy cho điện quay chiều"(Tố Hữu, "Bài ca xuân 1961" III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả? Khái quát những nét tiêu

mới.

-> Thiên nhiên rực rỡ, thành quả lao động tốt đẹp, tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn.

=> Ca ngợi cuộc sống mới, con người lao động mới sau ngày MB giải phóng.

- HS : yêu đất nước và con người lao động, tin yêu cuộc sống.

=> Ca ngợi cuộc sống mới, con người lao động mới sau ngày MB giải phóng.

III. Ghi nhớ:SGK ( 2')+ NT:

+ ND:

IV. Luyện tập ( 3')

- Khi MT cần quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; muốn biểu cảm sâu sắc cần có cảm xúc mãnh liệt, dồi dào.Bài tập : Viết 1 đoạn văn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá

193

biểu về nghệ thuật của bài thơ. ? Qua những bức tranh về thiên nhiên, con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và con người lao động.- GV khái quát chung.? Bài thơ đã bồi đắp tình cảm nào trong em.? Qua bài thơ em học tập được gì về nghệ thuật làm văn MTả và biểu cảm.

- HS đọc diễn cảm bài thơ.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (2’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Em thích nhất câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào. Vì sao?

- HS tự bộc lộ.

- GV khái quát chung về bài thơ.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(1’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Học thuộc lòng bài thơ; nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.

- Chuẩn bị: Tổng kết về từ vựng.

- HS khá – giỏi : Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của bài thơ và so sánh với

cảnh ra khơi ở khổ đầu. Đồng thời hệ thống hóa các phép tu từ từ vựng đã học ở các lớp

6,7,8.

Tiết 53: Tổng kết về từ vựng

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình,phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.2. Kỹ năng:

194

- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.3.Thái độ: - Có ý thức trau dồi vốn từ, làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của mình. - Có ý thức sử dụng tốt các biện pháp tu từ trong quá trình giao tiếp.4.Phẩm chất, năng lực- HS rèn năng lực Giao tiếp : Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng việt , tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng việt . - HS rèn năng lực Ra quyết định : Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp .B. CHUẨN BỊ:1. Thầy : Xem lại các đơn vị kiến thức có liên quan.2. Trò : Ôn lại các đơn vị kiến thức trong bài đã được học ở lớp dưới.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5 ') Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….1. Phân biệt thuật ngữ và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ.2. Em đã làm gì để trau dồi vốn từ cho mình. Làm bài tập 2. ( T.136)( Hậu duệ: con cháu của người đã chết; khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói; môi sinh: môi trường sống của sinh vật.) GV giới thiệu bài: Để tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về từ vựng, hôm nay chúng ta lại tiếp tục tổng kết về từ vựng về từ tượng thanh, tượng hình và một số phép tu từ vựng đã học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình,phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

THẦY TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt đông 2, 3, 4 : Tri giác, phân tích , tổng hợp

Thời gian : 36phút

- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.- Là những từ gợi tả hình

I- Từ tượng thanh và từ tượng hình.

195

Phương pháp : Vấn đáp , thảo luận ? Thế nào là từ tượng thanh ?? Nêu khái niệm về từ tượng hình. Cho ví dụ ?

ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

? Những từ tượng thanh, tượng hình thường là những từ loại nào ?? Tìm những tên loại vật là từ tượng thanh ?- HS thảo luận nhóm bàn ( 2phút ) đại diện trình bày ? Đọc đoạn văn phần 3 ?? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích ?Giáo viên chốt rồi chuyển.

- Thường là từ láy: ào ào, choang choang, lanh lảnh, lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, ngất nghểu, lom khom, thướt tha.- Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc, mèo, bắt cô trói cột, bò cành cạch.- Các từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.- Tác dụng: Miêu tả đám mây một cách cụ thể sinh động.

1. Khái niệm:- Từ tượng thanh- Từ tượng hình

2. Tên loài vật:

3. Từ tượng hình và giá trị sử dụng

? Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói giảm, nói qúa, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, cho ví dụ ?III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Tìm các biện pháp tu từ trên trong những văn bản đã học (Tích hợp) ?? Đọc và nêu yêu cầu bài 2.Giáo viên đọc từng phần và làm từng phần ?

- Mỗi học sinh nhắc lại một khái niệm về một phép tu từ và cho ví dụ.- Học sinh từ tìm và lấy ví dụ.a) ẩn dụ:- Hoa, cánh: TK và cuộc đời- Cây, lá: Gia đình Kiều-> Mong manh trước bão tố cuộc đời.b) So sánh: Miêu tả sinh động làm rõ hơn các cung bậc âm thanh -> Hay tự nhiên.

II- Một số phép tu từ từ vựng.1. Khái niệm.2. Bài tập.3.Phân tích nét nghệ thuật độc đáo

c) Nói quá, Nhân hoá: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng củad) Nói quá: Kiều và Thúc Sinh tuy gần nhau về khoảng cách địa lý nhưng xa nhau về thân thế.

e) Chơi chữ:- Khuôn âm -> Thuận miệng ()- ý nghĩa và tài hiếm .....

196

“tai” của Kiều cũng nên tai tội

? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 ?Giáo viên cho học sinh làm bài theo nhóm ?? Mỗi nhóm phân tích một phần ?? Các nhóm báo cáo kết quả.? Gọi nhận xét

Giáo viên chốt rồi chuyển.

a) Điệp từ “Còn” dùng từ nhiều nghĩa “Say xưa”.b) Nói qúa -> Nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế quân Lam Sơn.

c) So sánh: Như tiếng hát sa, như vẽ-> Miêu tả không gian thành bình, thơ mộng ngay trong lòng thủ đô kháng chiến.-> Tâm hồn tinh tế, lạc quan.d) ẩn dụ: Mặt trời: Người con là ánh sáng, niềm tin, vật quý của người mẹ.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (7’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV khái quát chung về những biện pháp tu từ được ôn tập trong tiết học này.

? Phân tích nét đặc sắc của câu thơ sau:

" Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"

ẩn dụ

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc các khái niệm, nắm chắc giá trị của các biện pháp tu từ.

- Chuẩn bị: Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo) và Tập làm thơ tám chữ : Nhận diện được

đặc điểm của thể thơ 8 chữ và bước đầu có khả năng thực hành viết thơ 8 chữ.

- HS khá – giỏi : Tìm hiểu, vận dụng từ các bài thơ, đoạn thơ 8 chữ, viết 1 bài thơ hoặc 1

đoạn thơ 8 chữ.

Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức-Đặc điểm của thể thơ tám chữ.2. Kỹ năng:- Nhận biết thơ tám chữ.

197

- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, đặc biệt khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường.3.Thái độ :-Yêu thích thơ ca.Thấy được vai trò,ý nghĩa của thơ ca trong cuộc sống.- Ý thức làm bài.4.Phẩm chất, năng lựcHình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp.B/ CHUẨN BỊ:1. Thầy :- Chuẩn bị một số bài thơ tám chữ 2. Trò : - Nghiên cứu trước bài.

- Làm trước một số bài thơ tám chữ.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát ( 5') Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận chung của em về bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. GV giới thiệu bài:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được đặc điểm của thể thơ tám chữ, bước đầu tập làm được thơ 8 chữ.

Hoạt động của HS Hoạt động của HS Nội dung GV đưa bảng phụ có ghi ví dụ. Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi

? Em có nhận xét gì về số chữ trong mỗi dòng thơ.? Hãy tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn.? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trong các đoạn thơ.- GV lưu ý: trên thực tế, cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý mà còn

- HS đọc, tìm hiểu 3 đoạn thơ trong sgk.- HS hoạt động cặp đôi, bàn bạc, trao đổi, thống nhất ý kiến, trình bày…

- HS dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 6 để nhận xét về cách gieo vần.- Mỗi dòng đều có 8 chữ.VDa: Các cặp vần tan- ngàn; mới gợi; gắt- mật

I. Nhận diện về thể thơ 8 chữ.1. Ví dụ :

2. Nhận xét:

- Mỗi dòng đều có 8 chữ.=> Vần chân theo từng cặp khuôn âm.

=> Vần chân liên tiếp theo từng cặp khuôn âm.

=> vần chân gián cách theo

198

phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người -> không nên áp đặt máy móc.

? Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu gì về thể thơ 8 chữ ?III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’) GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ " ca hát", "bát ngát", " ngày qua", " muôn hoa" sao cho phù hợp.

- GV hướng dẫn HS tìm những từ thích hợp ( đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong bài " Trưa hè"- GV gợi ý: Từ điền phải mang thanh bằng; từ điền cuối dòng 4 phải có khuôn âm (a)-> hiệp vần với chữ "xa" cuối dòng 2.Yêu cầu: Làm thêm câu thơ cuối có vần " ương" hoặc "a" mang thanh bằng.? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 ?? Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh điền ?? Gọi nhận xét ?? Dọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 ?Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm bài tập ?? Gọi các nhóm trình bày? Gọi nhận xét ?.

VDb: Về- nghe; học- nhọc; bà- xaVDc: Các cặp vần ngát- hát; non- son; đứng- dựng; tiên- nhiên- HS đọc ghi nhớ. - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS điền.- HS làm tiếp bài 2.- HS đọc đoạn thơ, phát hiện lỗi và tìm cách sửa.Bài 3.Sai vì không đúng thanh điệu (thăng bằng) và hiệp vần “ương” với câu trên ở chữ cuối sửa: thân thương, vào trường- HS đọc đoạn thơ- HS tự làm bài tập 2,3.Bài 1:C3: Vườn, rừng, trời ..C4: Qua, nhanh ...Bài 2: Có thể điền các câu - Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.- Góc sân trường đầy kỷ niệm mến thương. - Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.- Những bạn bè vui vẻ đến quanh ta.- Bằng lăng buồn, rơi rụng tím quanh ta ... HS đọc một bài thơ 8 chữ làm ở nhà.

từng cặp.+ Cách ngắt nhịp: linh hoạt, không theo công thức.

3. Ghi nhớ: sgk.

II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.1. Bài 1:- Ca hát - bát ngát- ngày qua - muôn hoa

2. Bài 2:Cũng mất, tuần hoàn, đất trời

3. Bài 3:Từ sai: Rộn rãThay bằng từ "vào trường"

III. Thực hành làm thơ tám chữ1. Điền từ

- Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắngLũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. ( Theo Anh Thơ, Trưa hè)

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (4’)

199

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- 1 HS đọc bài thơ tự sáng tác theo thể 8 chữ.- Hoàn thành các bài tập.- Tiếp tục làm thơ 8 chữ.- Về ôn lại các tác phẩm văn học, tiết sau Trả bài kiểm tra Văn.- HS khá – giỏi : Xem lại đề Kiểm tra Văn và làm lại vào Đề cương để giờ sau trả bài có thể lên bảng chữa và nhận xét bài làm của các bạn khi cô trả.

Tiết 55: Trả bài kiểm tra Văn A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Nhằm thông báo kết quả bài làm cho học sinh.

- Cung cấp thêm những tri thức về văn học trung đại cho học sinh và củng cố những kiến thức đã học.

2. Kỹ năng- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá, chữa lỗi ..3.Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng trân trọng những tác giả văn học trung đại, lòng tự hào về văn hoá dân tộc.

4.Phẩm chất, năng lực - Học sinh rút kinh nghiệm về bài làm của mình: Phát huy những ưu điểm và khắc

phục những mặt hạn chế của mình. HS phát triển năng lực tư duy đọc lập suy nghĩ, năng lực hợp tác khi cùng nhau thảo luận tìm ra những lỗi sai của mình, của bạn, từ đó ra quyết định trong việc sử chữa văn nói, viết.B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy :- Tổng hợp kết quả.- Tổng hợp những ưu điểm, khuyết điểm của học sinh.- Bảng phụ ghi bài chữa lỗi.

2. Trò : - HS khá – giỏi xem lại đề bài và làm lại vào vở - Xem lại các kiến thức cho liên quan trong bài kiểm tra.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (2’) GV giới thiệu bài: Trong tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về văn học trung đại. Để thông báo cho các em về kết quả bài làm cũng như giúp các em rút kinh nghiệm về bài viết này hôm nay chúng ta có tiết trả bài.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’) Thầy Trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu đề H: Nhắc lại đề và yêu cầu của đề ? H :Đọc lại đề bài Phần I : Trắc nghiệm :Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: A;

- HS nhắc lại đề bài

I. Đề bài : Phần I : Trắc nghiệm : Phần II : Tự luận : Câu 1: (2đ) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương” (của tác giả Nguyễn Dữ) ?Câu 2: (2đ) Chép thuộc 8 câu thơ cuối

200

Câu 5: A; Câu 6: C.

Hoạt động 3 : Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh

-GV nêu ưu điểm và

Nhựợc điểm ?

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’)

- HS nghe và ghi vào vở

- HS nêu

- HS trình bày

- HS ghi

HS tự chữa, ghi vào vở

Chữa lại : Thêm

trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). Câu 3: (3đ) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” II. Nhận xét, đánh giá :1. Ưu điểm :- Nhìn chung các em học sinh nắm được bài .- Nhiều em nắm chắc kiến thức : Tóm tắt được văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, viết được đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về nội dung và nghệ thuật 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở Lầu Ngưng Bích’’ khá chính xác, như Lan Anh, Mai Anh, Huế, Mai, An, Văn, ….2. Nhược điểm: - Vẫn còn có em tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ còn thiếu các sự việc chính , đôi chỗ còn lộn xộn nhầm lẫn : Thắng, Định, Hải,… Câu 2: - Nhiều em chưa lí giải được dụng ý của tác giả khi sử dụng phương pháp sóng đôi, đòn bẩy: miêu tả Thuý Vân trước ( Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp quý phái,đoan trang, thuỳ mị…) miêu tả Thuý Kiều sau; - Chưa chỉ ra được tác giả sử dụng NT so sánh đòn bẩy : Dùng vẻ đẹp của Thuý Vân để làm nổi bật Kiều; đặt Thuý Vân trước và bên cạnh Kiều để làm nổi bật kiều- nhân vật trung tâm của tác phẩm.- Một số em còn lười học bài nên kết quả rất thấp : Thắng, Định, Hải, Đạt, Hiếu, …Câu 3: - Nhiều em chưa làm sáng tỏ được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong đoạn trích " Kiều… Ngưng Bích". Chỉ rõ nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở 6 câu đầu và 8 câu cuối: Mượn cảnh để diễn tả

201

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới - Xem lại bài làm và sửa sai ở nhà - GV lưu ý về kĩ năng làm bài kiểm tra.- Ôn kĩ bài cũ ( tất cả các văn bản đã học)- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk, bài " Ánh trăng", chú ý suy nghĩ của nhân vật trữ tình trong bài thơ.- HS khá – giỏi : Sưu tầm các hình ảnh về người lính trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và Liên hệ các câu chuyện cảm động về người lính.

Tiết 56: Văn bản

ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

Hoạt động 4 : Trả bài và chữa bài - GV trả bài cho học sinh - GV hướng dẫn học sinh chưa bài - Ghi một số lỗi sai lên bảng, gọi học sinh lên bảng chữa

chủ ngữ ( Tám câu thơ cuối Tám câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thuý Kiểu .Chữa lại :- Kiều ở lầu Ngưng Bích cho thấy cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều .

nỗi buồn cô đơn thăm thẳm của Thuý Kiều; cảnh thấm đẫm tâm trạng. Tâm trạng nhân vật thì cứ dâng dâng mãi nỗi buồn, nỗi cô đơn rợn ngợp, nỗi lo lắng, bàng hoàng trước tương lai vô định khi đứng trước biển trời bao la.- Về hình thức:Bài viết 1 số HS chưa có đủ bố cục 3 phần, diễn đạt chưa rõ ràng, lời văn chưa trong sáng, gợi cảm.III . Trả bài, chữa bài 1.Trả bài : 2. Chữa bài : a. Chữa câu : (1 )Thể hiện tâm trạng buồn lo của Thuý Kiểu -> thiếu chủ ngữ .b. Dùng từ :(1 ) Kiều ở lầu Ngưng Bích cho thấy cảnh ngộ thương tâm buồn tủi và tấm long thuỷ chung , hiếu thảo của Kiều -> Dùng từ chưa chính xác từ “thương tâm’’ thay bằng từ “ cô đơn’’c. Lỗi chính tả :- Mới xa -> mới sa - Buồn chông -> buồn trông - Dầu dầu -> rầu rầu

202

2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3.Thái độ- Giáo dục cho học sinh “ Uống nước nhớ nguồn”.- Bồi dưỡng cho HS đạo lí thuỷ chung, ân tình ân nghĩa.

4.Phẩm chất, năng lực- HS hiểu được kỉ niệm gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Từ đó phát

triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định khi suy nghĩ về thế hệ cha anh đi trước, về quá khứ nghĩa tình thủy chung.

B. CHUẨN BỊ - GV: Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ " Khúc … mẹ", bài thơ giúp em hiểu gì về bà mẹ Tà Ôi? GV giới thiệu bài: Trăng là hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thuộc đối với mọi người. Trước vẻ đẹp của ánh trăng, mỗi người thường có những cảm nhạn rất riêng. với các nhà thơ xưa, trăng là đề tài ngâm vịnh, qua đó đề bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thiết tha… với Nguyễn Duy, ánh trăng lại gợi nhắc về vấn đề lẽ sống, sống sao cho ân nghĩa, thuỷ chung. (Hoặc : Chia tay với nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm chúng ta làm quen với một nhà thơ cũng trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ nhưng với một sáng tác mang tính chất hiện đại của ông.)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.

Hoạt động của GV Hoạt động củaHS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS:

- HS theo dõi sgk.- HS nêu.

HS đại diện nhóm lên trình bày báo

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Nguyễn Duy ( 1948)- Quê: Thanh Hoá.- Là nhà thơ trưởng thành

203

? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm.- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- GV giảng mở rộng: Nguyễn Duy có một hồn thơ tươi trẻ, bình dị, mộc mạc. Ông nổi tiếng với tác phẩm " Cát trăng", " ánh trăng", " Tre Việt Nam", " Hơi ấm ổ rơm", " Đò Lèn".? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.? Bài thơ viết theo thể nào. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?- GV hướng dẫn đọc.- GV, HS nhận xét cách đọc.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ.? Theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, em thấy bài thơ có bố cục như thế nào. Nội dung từng đoạn?- GV: Bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình được bộc lộ theo trình tự ấy. ? Quá khứ tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào. GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Em hiểu thế nào là "tri kỉ".? "Vầng trăng thành tri kỉ" là vầng trăng như thế nào.? Vầng trăng thành tri kỉ ở những thời điểm nào của tác giả. ? Nhận xét về cách dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong đoạn thơ.- GV gợi ý: Không gian, thời

cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nêu.

- HS đọc.

- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.

- HS nêu cụ thể.

- HS đọc đoạn 1 và nêu nội dung.

- Tri kỉ: hiểu biết, quý nhau sâu sắc-> Là vầng trăng bạn bè thân thiết của mọi người.

- HS giải thích: Thời gian từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành; không gian mở rộng đần ra mênh mông, bát ngát: đồng, sông, bể, rừng.- Điệp từ "với"-> ý thơ liền mạch, gợi sự quấn quýt, ân

trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.- Phong cách thơ độc đáo.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác: Viết 1978. in trong tập " Ánh trăng". Thể thơ 5 tiếng. Phương thức biểu cảm thông qua tự sự.

Đọc, chú thích, bố cục- Đọc

- Chú thích.

- Bố cục: 3 đoạn.

+ Hai khổ đầu: Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.+ Hai khổ giữa: cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.+ Hai khổ cuối: Suy tư của tác giả.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ- Hồi nhỏ sống với đồng… sông…bể- Hồi chiến tranh…trăng thành tri kỉ- Vầng trăng tình nghĩa

+ Từ ngữ gợi tả, điệp từ, nhân hoá.

204

gian ntn? Điệp từ?? Vì sao khi đó vầng trăng trở thành tri kỉ với con người? Như vậy trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh vầng trăng trong hoài niệm của tác giả hiện lên như thế nào. Nó có ý nghĩa gì.- GV chuyển ý: Hình ảnh vầng trăng bạn bè tình nghĩa ấy từng khiến tác giả "ngỡ không bao giờ quên". nhưng rồi mạch thơ đột ngột đưa ta về h/a vầng trăng hiện tại.? Đoạn 2 kể lại sự việc và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh nào. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Cuộc sống khi ấy đã có thay đổi gì.? Nhận xét về hình ảnh thơ.? Ngoài biện pháp đối lập, đoạn thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.? Em hiểu thế nào là người dưng qua đường.? Trăng vẫn là trăng ấy, nhưng người không còn là người xưa. Vậy thì trăng không quen biết hay người xa lạ với trăng.? Theo em vì sao có sự xa lạ, cách biệt này.? Hình ảnh "vầng trăng- người dưng" giúp em hiểu được điều gì.? Qua đó nhà thơ muốn nói với mọi người vấn đề nào.? Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề tác phẩm.? Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh, từ ngữ, tình huống được nêu trong khổ thơ.

tình…- Trăng gắn liền với những kỉ niệm trơng rừng sâu của thời chiến tranh ác liệt…, con người sống thanh cao, giản dị.

- HS đọc nêu nội dung đoạn 2.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

+ H/a đối lập: Chiến tranh và hoà bình+ không gian đối lập: đồng, sông, rừng(mênh mông, thoáng đãng) >< thành phố chật hẹp, ngột ngạt…)

- HS lí giải. ( h/c sống thay đổi: thời gian đã cách biệt tuổi thơ người lính với công chức; không gian làng quê khác với đô thị hiện đại => người ta dễ lãng quên quá khứ.)-C/s hiện đại khiến con người dễ dàng quên đi những giá

-> Vầng trăng đẹp đẽ, ân tình, gắn bó với hạnh phúc, gian lao thời quá khứ.=> Biểu tượng của quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng.

2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.… về thành phốQuen ánh điện, cửa gương- Vầng trăng… như người dưng+ Hình ảnh đối lập, nhân hoá, so sánh.

=> Vầng trăng trở nên xa lạ với con người

=> Thái độ lãng quên quá khứ, đổi thay tình cảm.

+ Tình huống tự nhiên, bất ngờ

205

? Tác dụng của cách diễn đạt ấy.- GV: tình huống bất ngờ mà tự nhiên: đột ngột mất điện khiến con người vốn quen với a/s… không thể chịu nổi cảnh tối om… những động từ "vội", " bật tung"-> diễn tả hành động khẩn trương hối hả của tác giả để tìm ánh sáng và vầng trăng đột ngột hiện ra. Khổ thơ như một cái nút để khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm.? Đối diện với vầng trăng, con người cảm nhận được điều gì.? Vì sao tác giả viết "Ngửa mặt…nhìn mặt" mà không viết …. nhìn trăng"? Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh được sử dụng trong khổ thơ.? Theo em tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào.? Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.? Khổ thơ cuối bài có gì đặc sắc về nghệ thuật. ? Theo em hình ảnh "Trăng cứ tròn vành vạnh" và " ánh trăng im phăng phắc" có ý nghĩa gì.- GV khái quát chung:+ Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.+ Giật mình ăn năn, tự trách, tự thấy mình phải thay đổi cách sống.+ Tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được lãng quên quá khứ, phản bội TN và bản thân…phải biết trân trọng những giá trị truyền thống.- GV liên hệ với thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc: " Mình về thành thị xa xôi

trị trong quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ. Trước vinh hoa phú quý, con người dễ thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua, phản bội lại chính mình.

- HS nêu.

- Mặt ở đây là mặt trăng tròn, con người thấy mặt trăng là như tìm được bạn. Viết như vậy vừa lạ vừa sâu sắc.- Thình lình đèn điện tắt... tối om- Vội … bật tung…đột ngột….trăng tròn

- Trăng gợi nhớ về quá khứ bình dị, hiền hậu…-HS: ánh trăng tròn đầy tượng trưng cho vẻ đẹp, quá khứ nghĩa tình nguyên vẹn không bao giờ phai mờ. Trăng im pp: trăng là người bạn , là chứng nhân nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ ( mỗi người chúng ta): con người có thể vô

-> gợi tâm trạng, suy ngẫm: con người thay đổi >< vầng trăng vẫn thuỷ chung.

3. Vầng trăng trong suy tưởng- Ngửa mặt nhìn…Rưng rưng: như đồng, bể, sông, rừng.

+ So sánh, từ gợi tả, điệp từ, cấu trúc song hành…-> Tâm trạng xúc động, kỉ niệm được đánh thức.

- Trăng NgườiTròn vành vạnh vô tình Im phăng phắc ta giật m

206

Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng cuối rừng"? Hãy nêu những nét khái quát về nghệ thuật của bài thơ.? Ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ là gì.? Đọc diễn cảm bài thơ.? Qua bài thơ tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì.- Thành công của Nguyễn Duy chính là mượn cái "giật mình" của nhan vật trữ tình trong bài thơ để qua đó rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người không được phép lãng quên quá khứ, cần sống có trách nhiệm với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa cho hiện tạiấy quá khứ soi vào hiện tại từ đó sống có trách nhiệm hơn. bài thơ khép lại nhưng dư âm của nó vẫn ngân lên. tạo nên một sức ám ảnh lớn với người đọc, hướng người đọc tới đạo lí truyền thống thuỷ chung, ân tình ân nghĩa.? Kể tên những bài thơ viết về trăng mà em biết.? Em cảm nhận như thế nào về cái giật mình của nhà thơ.

tình nhưng thiên nhiên luôn tròn đầy, bất diệt.

- HS đọc 2 khổ cuối và nêu nội dung.

- HS nêu.- ánh trăng im phăng phắc là sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái giật mình ở cuối câu cuối.

III. Tổng kết : 1. NT: Lời thơ tự sự trữ tình, thể thơ 5 chữ, bố cục như một câu chuyện nhỏ, ngôn ngữ giản dị nhẹ nhàng, gợi cảm, giọng tâm tình thiết tha. h/ ả gần gũi, giàu ý nghĩa tượng trưng.2. ND: Ghi nhớ (SGK)IV. Luyện tập

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Vầng trăng trong bài thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Hãy chỉ rõ mqh giữa nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong toàn bài thơ.- GV khái quát chung. V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Soạn bài thơ : Bếp lửa của Bằng Việt.- HS khá – giỏi : + Làm bài tập: Thử tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong " ánh trăng", em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự.

207

+ Tìm hiểu ý nghĩa hình ảnh Bếp lửa, ngọn lửa trong bài thơ và so sánh cách thay đổi hai hình ảnh này trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.

Tiết 57: Văn bảnBếp lửa

- Bằng Việt - A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - HS nắm được những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hi sinh . - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.

2. Kỹ năng- Thấy được việc kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ trong bài thơ.3.Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu gia đình, quê hương đất nước. - Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu.4.Phẩm chất, năng lực

HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả, về bài thơ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….? Đọc thuộc lòng bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. Cho biết nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ.

208

GV giới thiệu bài: Chúng ta đã từng xúc động trước tình cảm bà cháu sâu nặng khi đọc bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, chúng ta cũng không thể quên tình cảm bà cháu tha thiết ấm nồng trong bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt. Bài thơ là tiếng lòng của người cháu xa quê nhớ về người bà cùng những kỉ niệm tuổi thơ.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động : Tri giác (10phút, vấn đáp )

G: Nhấn mạnh thêm về tác giả.

H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

G: Hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, thiết tha, trìu mến.H: Văn bản này được viết theo thể thơ nào ?

H: Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai ntn?H: Theo mạch cảm xúc đó, bài thơ có bố cục ntn?

Hoạt động : Phân tích , cắt nghĩa ( 20 phút, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm )H: Sự hồi tưởng về bà và tình bà cháu được bắt nguồn từ đâu? Câu thơ nào cho biết điều đó?Nêu cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa qua 2 câu thơ này?G: Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người

Giới thiệu về tác giả dựa vào sgk.

Cá nhân HS trả lời.

2 HS đọc hết bài thơ.

Trao đổi nhanh – Trả lời.- Từ hình ảnh bếp lửa gợi kỉ niệm tuổi thơ - suy ngẫm về cuộc đời bà ...

Cá nhân trả lời.- HS nêu - Phần 1: ba dòng thơ đầu Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương về bà. - Phần 2: các đoạn giữa Cảm nghĩ về bà và bếp lửa.- Phần 3: Bốn dòng cuối Tự cảm của người cháu.

Cá nhân nêu cảm nhận.

- Bếp lửa chờn ... sớm: hình ảnh gần gũi, quên thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời “ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa ...

I.Giới thiệu chung1. Tác giả:

2.Văn bản: Hoàn cảnh ra đời: khi tác giả là sinh viên đang du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ từ hồi tưởng -> hiện tại, từ kỉ niệm -> suy ngẫm. Thể thơ tự do : Tám chữ

Đọc – Chú thích – Bố cục:

Bố cục: 3 phần.

II. Đọc - hiểu văn bản.1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.- Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa, hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.

- Gợi lại thời thơ ấu: tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn,

209

bà.H: Tuổi thơ của tác giả thể hiện qua câu thơ nào?Đó là tuổi thơ ntn?G: Bình thêm: < sgv/ 167 >H: Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa.Hãy tìm những câu thơ thể hiện sự gắn bó ấy.H: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà qua những chi tiết thơ đó.G: Và bà lại tiếp tục nhen bếp lửa: “Một ngọn ... dai dẳng”.H: Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong 2 câu này? Điều đó có ý nghĩa gì?

H: Trong sự hồi tưởng về bà lại xuất hiện cả tiếng chim tu hú.Tại sao nhà thơ lại đưa tiếng chim tu hú vào dòng hồi tưởng?

H: Từ những dòng hồi tưởng đó, cháu đã có suy nghĩ gì về người bà?H: Điệp từ “nhóm” trong từng câu thơ có ý nghĩa giống và khác nhau ntn?

G: Bà là người nhóm lửa,

Tìm ý trong sgk.

1- 2 HS trả lời.HS khác gạch chân trong sgk.

Cá nhân HS nêu.- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Thảo luận - trả lời.Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể tĩnh tại, tương đối khách quan theo mạch cảm xúc chuyển thành hình ảnh : ngọn lửa trừu tượng hơn, chủ quan hơn, nhiều ý tứ hơn -> ngọn lửa tinh thần trong lòng bà.- Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè - tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê cứ râm ran, khắc khoải kêu hoài, kêu mãi càng da diết hơn, trong nỗi nhớ. Nhà thơ đang kết chuyển như tách hẳn ra để trò chuyện với bà ...đắm chìm trong hiện tại để trò chuyện với con chim quê hương, trách nó ...=> Câu thơ tự nhiên, cảm động chân thành.

Đọc: Lận đận ... bếp lửa.

- Giống : cùng chung gắn với hành động nhóm bếp.- Khác: + nhóm bếp lửa có thật, ấp iu nồng đượm để sưởi ấm bà cháu trong cái lạnh của sương sớm+ nhóm niềm yêu thương ...

nhọc nhằn.

- Kỉ niệm về bà: bà là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo cháu, tần tảo, thầm lặng lo lắng chăm chút cho con cháu vượt qua mọi khó khăn, thử thách.- Hình ảnh ngọn lửa được điệp lại như 1 điệp khúc- là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, bền chặt vào tương lai của cuộc kháng chiến.

2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh, chăm lo cho cháu.

210

lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng trong và toả trong mỗi gia đình. Từ 1 công việc nhóm bếp lửa tưởng như bình thường qua suy nghĩ của tác giả nên hết sức thiêng liêng. Và tác giả đã khẳng định ca ngợi.“Ôi kì lạ và thiêng liêng ...”Bếp lửa trở thành 1 mảnh tâm hồn, 1 phần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người cháu.H: Trở về hiện tại, người cháu muốn nói gì với bà?H: Tại sao trong cả bài thơ, nhắc tới bếp lửa người cháu lại nhớ đến bà. Ngược lại khi nhớ về bà là lại nhớ ngay đến bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa gì?H: Em cảm nhận được điều gì về tình cảm bà cháu qua bài thơ.Hoạt động : Đánh giá, khái quát, luyện tập ( 3phút, vấn đáp )H: Nêu nội dung chín của bài thơ ? H: Nghệ thuật nổi bật của bài thơ?

H: Bài thơ còn chứa đựng 1 triết lí thầm kín ẩn sau những hình tượng thơ, triết lí ấy là gì?

H : Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?

H : Đọc ghi nhớ ?

bà truyền cho cháu, cháu truyền cho bà tình yêu thương ruột thịt nồng đượm trong cái khó khăn của cuộc sống. + nhóm nồi xôi ... bà mở rộng với sự gắn bó với làng xóm, quê hương, cùng chia ngọt sẻ bùi.+ nhóm dây, thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân của cháu ngay từ nhỏ để cháu có ...

Chú ý vào khổ cuối - trả lời.Trao đổi nhanh - trả lời .Cá nhân HS trả lời.- Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện của tình yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình người, tình quê hương.- Bài thơ có ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời.-NT : Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.- Sự sáng tạo của hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu 2 HS đọc ghi nhớ.

- Lòng biết ơn sâu nặng đối với bà.

III : Tổng kết

Ghi nhớ: sgk./140

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập

211

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. - Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ ? Gợi ý : - Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà . Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu và cuộc sống gian khổ. - Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ . - Bếp lửa tình bà nóng ấm , tình cảm bình dị , thân thuộc, kì diệu thiêng liêng IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà trong bài thơ.? Bài thơ đã bồi đắp trong em tình cảm thiêng liêng nào?V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS làm bài tập trắc nghiệm.- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: Đọc thêm VB " Khúc hát ru… mẹ", chú ý tính âm điệu bài thơ, học thuộc lòng.- HS khá – giỏi : + Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ. + Tìm hiểu tình cảm bà mẹ Tà- ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

Đọc thêm Tiết 58: Văn bản

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.- Tình cảm bà mẹ Tà- ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

2. Kỹ năng- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ , hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả .

212

- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.3.Thái độ

- Giáo dục lòng yêu quê hương, yêu nước, tình mẹ con ... 4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.- Nghệ thuật phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha ngọt ngào .B/ CHUẨN BỊ - GV: Đọc tài liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Tổ chức Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Đọc thuộc lòng đoạn 2 của bài thơ " Bếp lửa" và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ. GV giới thiệu bài:Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có sự đóng góp công lao cả về vật chất lẫn tinh thần của rất nhiều người trong đó có cả những phụ nữ các dân tộc ít người. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng đã ghi lại sự đóng góp đó chính là bài: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm”II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ? Toàn bộ văn bản nổi bật lên hình ảnh nhân vật nào ?? Tìm những chi tiết thể hiện công việc của người mẹ ở khúc hát ru 1 ?

? Nêu những cảm nhận của em về những việc làm của người mẹ ?? Tìm những chi tiết thể hiện hình ảnh của người mẹ ở Khúc hát ru 2 ?? Công việc của người mẹ gợi cho em nhận xét gì ?

- Hình ảnh bà mẹ Tà- ôi

- Mẹ giã gạo nuôi bồ đội: + Nhịp chày nghiêng ... + Mồ hôi mẹ rơi .. + Vai mẹ gầy ...- Sự vất vả, cực ngọc nhưng vẫn kiên chì, bền bỉ lao động nuôi bồ đội- Mẹ đang tỉa bắp trên núi + Lưng núi ... nhỏ

- Sự gian khổ của mẹ giữa rừng núi, mẹ say mê lao động sản xuất góp phần vào công cuộc kháng chiến.

II. Tìm hiểu văn bản.1. Hình ảnh bà mẹ Tà - ôi .- Mẹ giã gạo nuôi bồ đội.

- Vất vả cực nhọc- Mẹ tỉa bắp trên núi

- Công việc gian khổ

213

? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của người mẹ ở khúc hát ru cuối ? ? Qua chi tiết đó em có suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ ở khúc này ?.

? Qua 3 khúc hát ru trên em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ ta ơi ?

- Mẹ chuyển lán, đạp rừng, mẹ dìu em đi để dành ... cuối (di chuyển lực lượng)- Trực tiếp, tham gia kháng chiến, chiến đấu với tinh thần quyết tâm và niềm tin thắng lợi.

=> Thể hiện tinh thần lao động hăng say, sự bền bỉ cũng như tấm lòng và ý chí quyết tâm kháng chiến -> thắm thiết tình yêu con yêu thương buôn làng, quê hương, bộ đội và đất nước.

nhưng xay xưa.

- Mẹ di chuyển lực lượng gia chiến đấu.- Trực tiếp tham gia chiến đấu với tinh thần lao động bền bỉ.- Thắm thiết tình yêu con, buôn làng, quê hương, độc lập-tự do.- Lòng yêu nước.

? Có người cho rằng có sự gắn kết giữa lời ru và công việc của mẹ ý kiến em như thế nào ? Đọc kỹ và chứng minh ?- HS thảo luận nhóm bàn ( 3phút ) , đại diện trình bày

? Qua lời ru đó em hiểu gì về ước mong của người mẹ và tình cảm của người mẹ đối với con ?

? Việc mong con ngủ ngoan với những giấc mơ đẹp thể hiện điều gì ? ? Phân tích giá trị nghệ thuật của câu “ Mặt trời của mẹ ... lưng “

? Qua đó em hiểu gì về tình cảm và ước mong của người mẹ ta ơi ?? Đọc lại 3 khúc hát.? Em có nhận xét gì về tình cảm và ước mong của người mẹ qua từng khúc hát ? (tình cảm và ước vọng đó được phát triển qua từng khúc như thế nào ).? Từ sự phát triển của tình cảm và ước vọng đó em có nhận xét gì về nhận thức của

+ Mẹ giã gạo -> mong gạo trắng+ Mẹ tỉa bắp-> mong em lớn phá núi.+ Mẹ địu con đi -> mong gặp Bác Hồ.- Lời hát ru là lời gửi gắm ước mong của mẹ vào trong giấc mơ con: Ước mơ có gạo trắng, ước mơ con khôn lớn và nước nhà thống nhất.- Tình thương yêu con mong con không lớn cũng gắn liền với tình yêu kháng chiến, đất nước. - Nghệ thuật ẩn dụ con là nguồn hạnh phúc ấm áp gần gũi, thiêng liêng của mẹ, sưởi ấm long tin yêu, ý chí của mẹ.- Lời hát mẹ gửi gắm ước mong con ngủ ngoan nhanh khôn lớn.

- Tình cảm và ước vọng của người mẹ được phát triển thông qua từng khúc từ: Hạt gạo trắng ngần -> Hạt bắp lên đều và con mau khôn lớn -> con thành người lính chiến đấu -> nước nhà thống nhất ?- Tình cảm và ước vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng

2. Những khúc hát ru và tình cảm ước vọng của người mẹ.

-Mỗi lời ru là một ước nguyện khác gắn liền với công việc.

- - Tình yêu tha thiết của mẹ với con.

- Tình yêu con gắn liền với tình yêu nước.

3. Sự phát triển của tình cảm và ước vọng người mẹ...

- Tình cảm và khát

214

người mẹ nói riêng và người dân nói chung trong kháng chiến ?

? Đọc và nhận xét về giọng điệu của bài thơ ? Giọng điệu đó thể hiện điều gì ?

Hoạt động 4 : Khái quát , tông kết ( 2phút , vấn đáp )? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?? Gọi HS đọc ghi nhớ?

ngày càng hoà cùng cuộc khàng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước-> đó cũng là con đường nhận thức chung... - Giọng tha thiết, ngọt ngào mang đậm chất dân gian ta - ơi -> tình cảm trìu mến sâu nặng.- Điệp ngữ, lặp lại kiểu câu, khúc hát, ẩn dụ ...- Tình cảm và tấm lòng của người mẹ ta ơi -> Tình yêu con gắn liền với yêu kháng chiến yêu nước.

vọng người mẹ ngày càng rộng lớn càng hoà cùng cuộc kháng chiến.

III. Tổng kết : Ghi nhớ : SGK/ 155

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.BTTN :Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là gì ?

A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2:Nhân vật trữ tình trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ’’ là ai ?A. Cu Tai B. Mẹ C. Mẹ và em Cu Tai D. Tác giả và mẹ Câu 2 : Ý nào thể hiện đúng nhất nội dung bài thơ Khúc hát r u những em bé lớn trên lưng mẹ ?A. Nói về công việc tỉa bắp của mẹB. Khuyên em bé ngủ ngoan để mẹ tỉa bắpC.Thể hiện sự vất vả của mẹD. Tình yêu thương và ước vọng của mẹ đối với con Bước IV . Hướng dẫn học và chuẩn bị bài về nhà ( 1phút )

- Nắm được giá trị của văn bản.- Học thuộc lòng bài thơ, làm các bài tập ở SGK và vở bài tập .- Tìm đọc thêm một số bài thơ khác của Nguyễn Khoa Điềm .

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (3’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ.( Phải chăng người mẹ đã dùng tấm lưng nhỏ bé nuôi dưỡng tâm hồn những người dũng sĩ)V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.- GV khái quát chung về bài thơ.

215

- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: Tổng kết về từ vựng ( Luyện tập tổng hợp): Ôn tập Lý thuyết, các bài tập.- HS khá – giỏi : Tìm hiểu lại toàn bộ lý thuyết về phần Từ vựng, qua đó chuẩn bị là làm các bài tập phần Luyện tập tổng hợp- SGK.

Tiết 59: Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Giúp HS : Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường

từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng .

- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản.

- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2. Kỹ năng3.Thái độ

- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản

.

- HS có ý thức vận dụng vào trong văn nói, văn viết.

- Giáo dục học sinh lòng tự hào và yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt.

4.Phẩm chất, năng lực

HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực

hợp tác, năng lực giao tiếp- trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan

trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của Từ vựng tiếng Việt.

B/ CHUẨN BỊ

- GV: SGV_ SGK_ Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu.- HS: SGK_ Soạn bài.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức: nền nếp, sĩ số

GV : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày:

216

Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…

GV tổ chức trò chơi : Đuổi hình bắt....thành ngữ :GV : Để tinh thần của lớp vui vẻ, cô sẽ mời bạn Lớp trưởng lên Tổ chức cho lớp

mình chơi 1 trò chơi.Lớp trưởng : Các bạn có thích chơi trò chơi không ? ( Cả lớp đồng thanh trả

lời...). Bây giờ tôi mình sẽ tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi mang tên : Đuổi hình...bắt thành ngữ. Luật chơi : Lớp chia thành 2 Đội chơi ( mỗi dãy là 1 đội). Mỗi khi mình bấm 1 hình ảnh hiện lên màn hình, tất cả cùng suy nghĩ, bên Đội nào có bạn giơ tay xin đoán trước và đúng thành ngữ - có giải thích ý nghĩa sẽ được, nếu đoán sai, hoặc đoán đúng mà không giải thích được ý nghĩa sẽ không được quyền tiếp tục trả lời, nhường Đội còn lại....

GV : Đây chỉ là 1 trong những kiến thức về Từ vựng mà các em đã được học về Tổng kết từ vựng ở các tiết trước. Để củng cố và nắm chắc hơn kiến thức từ vựng đã học, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đến với Tiết 59 : Tổng kết về từ vựng( Luyện tập tổng hợp).II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạtGV: Hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết: GV cho 2 nhóm lên dán kết quả( đã giao về nhà: Vẽ sơ đồ tư duy Tổng kết từ vựng) lên bảng. Một nhóm trình bày, nhóm kia nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tậpTrên cơ sở HS đã nắm vững lí thuyết GV cho làm phần vận dụng SGK: GV : Tổ chức cho HS hoạt động Cặp đôi:? Hãy so sánh: "gật đầu" hay "gật gù"thể hiện thích hợp hơn ý

- HS lần lượt Hệ thống kiến thức Lý thuyết về từ vựng.

- HS: đọc 2 câu ca dao trong SGK

HS: Nhận xét 2 từ BiếtBiết dùngdùng từ ngữ đúng nghĩa, phù hợp với sự diễn đạt có tác dụng làm tăng giá trị biểu cảm.

I. Hệ thống hóa kiến thức

II. Thực hành luyện tập:

1. Bài tập 1/158-SGK: trau dồi vốn từ- Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay bày tỏ sự đồng ý.- Gật gù: gật nhẹ xuống nhiều lần, biểu thị sự tán thưởng.=> Từ gật gù thích hợp hơn vì cuộc sống đạm bạc nhưng họ biết chia sẻ niềm vui trong c/s; bài ca dao đề cao cuộc sống tinh thần.

217

nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? GV: Nhận xét, kết luận.? Từ bài tập 1, em rút ra bài học gì khi sử

dụng từ ngữ? GV :Tổ chức cho HS Hoạt động nhóm theo bàn:- GV chiếu 2 bài tập, gọi 2 HS đọc và nêu yêu cầu từng BT.? BT2 và BT3 liên quan đến đơn vị kiến thức nào về Từ vựng đã học?? Hãy nêu lại các cách phát triển từ vựng ? GV Tổ chức cho HS Thảo luận theo nhóm bàn:- Nhóm 1+2 : BT 2- Nhóm 3+4: BT 3? Em có nhận xét gì về cách hiểu nghĩa của người "vợ" trong câu chuyện.?Từ bài tập 2, em rút

ra được bài học gì về cách sử dụng từ ngữ khi giao tiếp? ?Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ từ nào dùng theo những nghĩa gốc từ nào… nghĩa chuyển.? Nghĩa chuyển nào hình thành theo phương thức hoán dụ, ẩn dụ?

- HS: đọc truyện cười trong SGK.

-- CácCác cáchcách phát triển từ vựng TV++ PhátPhát triểntriển nghĩanghĩa củacủa từ.từ.++ TạoTạo từtừ ngữngữ mới.mới.++ MượnMượn từtừ ngữngữ nướcnước ngoàingoài

-- Nắm được các cách phát triển từ vựng TV,cần hiểu đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

Cần hiểu nghĩa của từ => dùng từ đúng nghĩa

2. Bài tập 2+ Bài tập 3 (SGK/158-SGK): - Cách nói của người chồng "chỉ có 1 chân sút" => (hoán dụ)- cả đội bóng chỉ có 1người biết ghi bàn thắng.- Cách hiểu của người vợ: "1 chân sút"=> Hiểu theo nghĩa gốc=> người vợ hiểu sai nghĩa của từ ngữ=>Vi phạm phương châm quan hệ.

=>Trong giao tiếp cần hiểu đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Bài tập 3/158-SGK

- Miệng, chân, tay: Nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người.- Nghĩa chuyển: vai => hoán dụ. đầu => ẩn dụ.

-- >> PhátPhát triểntriển từtừ vựngvựng trêntrên cơcơ sởsở nghĩanghĩa gốc.gốc.

GV Tổ chức cho HS Hoạt động nhóm BT4 với Kĩ thuật Khăn trải bàn.? BT 4 liên quan đến

- HS: đọc đoạn thơ của Vũ Quần Phương.- Trường từ vựng

3. Bài tập 4/159-SGK:

Trường từ vựng

218

nội dung kiến thức nào đã học?? Hãy nêu lại các cách phát triển từ vựng ??BT 4 liên quan đến nội dung kiến thức nào đã học??Thế nào là trường từ vựng?? Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ!- GV: định hướng.CácCác từtừ trongtrong 22 trườngtrường từtừ vựngvựng liênliên quanquan chặtchặt chẽchẽ vớivới nhau:nhau: màumàu áoáo đỏđỏ củacủa côcô gáigái thắpthắp lênlên trongtrong mắtmắt chàngchàng trai(trai( vàvà baobao ngườingười khác)khác) ngọnngọn lửa.lửa. NgọnNgọn lửalửa đóđó lanlan tỏatỏa trongtrong anh,anh, làmlàm anhanh đắmđắm say,say, ngâyngây ngất(ngất( đếnđến mứcmức cócó thểthể cháycháy thànhthành tro)tro) vàvà nhuộmnhuộm hồnghồng cảcả khôngkhông gian,gian, làmlàm khôngkhông giangian cũngcũng nhưnhư biếnbiến sắc(sắc( câycây xanhxanh nhưnhư cũngcũng ánhánh theotheo hồng)hồng) –– bàibài thơthơ xâyxây dùngdùng đượcđược nhữngnhững hìnhhình ảnhảnh gâygây ấnấn tượngtượng mạnhmạnh vớivới ngườingười đọc,đọc, quaqua đóđó thểthể hiệnhiện mộtmột tìnhtình yêuyêu mãnhmãnh liệt,liệt, cháycháy bỏng.bỏng.? Với BT4, chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng Trường từ vựng ? GV Tổ chức : Trò chơi Tiếp sức? Các tên gọi : rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía

-- TTV:LàTTV:Là tậptập hợphợp nhữngnhững từtừ cócó ítít nhấtnhất mộtmột nétnét chungchung vềvề nghĩa.nghĩa.

- HS: phân tích

CóCó haihai trườngtrường từtừ vựng:vựng: -- ChỉChỉ màumàu sắc:sắc: đỏ,đỏ, xanh,xanh, hồng,hồng, ánh.ánh. -- ChỉChỉ lửa:lửa: sựsự vật,vật, hiệnhiện tượngtượng liênliên quanquan đếnđến lửa:lửa: lửa,lửa, cháy,cháy, tro.tro.

Lưu ý : Biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo vốn từ vựng tiếng Việt sẽ làm cho câu văn, lời thơ sinh động, gây ấn tượng hấp dẫn và làm nổi bật nội dung muốn nói .

- HS: đọc đoạn trích trong SGK

- HS: xác định

- B. Dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung

CóCó haihai trườngtrường từtừ vựng:vựng: -Chỉ-Chỉ màumàu sắc:sắc: đỏ,đỏ, xanh,xanh, hồng,hồng, ánh.ánh. -- ChỉChỉ lửa,lửa, sựsự vậtvật vàvà hiệnhiện tượngtượng liênliên quanquan đếnđến lửa:lửa: lửa,lửa, cháy,cháy, tro.tro.→ LiênLiên quanquan chặtchặt chẽ.chẽ.=>=>ThểThể hiệnhiện mộtmột tìnhtình yêuyêu mãnhmãnh liệt,liệt, cháycháy bỏngbỏng

4.Bài tập 5( SGK/T159)

CácCác sựsự vậtvật vàvà hiệnhiện tượngtượng đượcđược gọigọi tên:tên: rạchrạch MáiMái Giầm,Giầm, kênhkênh BọBọ Mắt,Mắt,

219

được đặt tên theo cách nào ? A. Đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật đó. B. Dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới. ?? ĐâyĐây làlà mộtmột trongtrong nhữngnhững cáchcách phátphát triểntriển từtừ vựngvựng tiếngtiếng ViệtViệt .Em.Em hãyhãy chocho biếtbiết đóđó làlà sựsự phátphát triểntriển từtừ vựngvựng theotheo cáchcách nàonào ??? Tìm 5 Vd về sv, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của nó!

-Chim lợn: có tiếng kêu eng éc như lợn.-Gấu chó: gấu cỡ nhỏ lông ngắn và mặt giống mặt chó.-Ớt chỉ thiên: ớt quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời.-Ong ruồi: ong mật nhỏ như con ruồi.? Truyện cười cần phê phán điều gì.? Đốc tờ thuộc kiểu từ nào ( từ mượn)? Em có nhận xét gì về cách mượn từ của người đàn ông.-> Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người . Cần sử dụng từ mượn đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với hoàn cảnh.

mới.

-- TạoTạo từtừ ngữngữ mớimới bằng cách dùng từ ngữ có sẵn.

Một số cách dùng từ tương tự:

-Cà tím:quả cà tròn có vỏ màu tím.-Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới có đuôi dài và nhọn như kiếm.-Cá kìm: cá biển có hàm dưới nhỏ và dài như cái kìm.-Chè móc câu: chè búp, cánh săn, nhỏ và cong như hình cái óc câu.

HS: đọc truyện cười trong sgkHS: Tìm chi tiết gây cười.- Từ Bác sĩ và đốc tờ là những từ đồng nghĩa. Thay vì dùng từ bác sĩ, kẻ sắp chết vẫn “cái nết không chừa”, một mực đòi dùng từ đốc tờ.

=>Cần sử dụng từ mượn đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với hoàn cảnh.

kênhkênh BaBa Khía.Khía.

=>Gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật được nói tới.

=>=> TạoTạo từtừ ngữngữ mớimới bằng cách dùng từ ngữ có sẵn.

Ví dụ: Mực: động vật ở biển, thân mềm, chân có đầu hình tua, có cái túi chứa chất lỏng như mực. - Chim lợn: loài chim ác có tiếng kêu eng éc như lợn.- Cà tím: quả cà màu tím.

5. Bài tập 6(SGK/T159)

- Mượn từ không hợp lí, nguy ngập đến nơi -> bày trò phân biệt tiếng ta với tiếng tây. - Truyện phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng

220

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Kiến thức cơ bản cần nắm qua các bài tập là gì.HS nêu: nghĩ của từ; từ nhiều nghĩa; trường từ vựng; từ mượn.?Qua tiết luyện tập tổng hợp, em rút ra những điều lưu ý nào liên quan đến các nội dung về từ vựng tiếng Việt ? Lưu ý 1. Để sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp chúng ta cần phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và lựa chọn từ thích hợp. (BT1+ 2).2.2. CùngCùng vớivới việcviệc phátphát triểntriển từtừ vựngvựng TiếngTiếng ViệtViệt theotheo phươngphương thứcthức chuyểnchuyển nghĩanghĩa ẩnẩn dụdụ vàvà hoánhoán dụdụ,, cócó thểthể tạotạo từtừ ngữngữ mớimới bằngbằng cáchcách dùngdùng từtừ ngữngữ cócó sẵnsẵn kếtkết hợphợp vớivới đặcđặc điểmđiểm sựsự vậtvật (BT3+5).(BT3+5).33.. SửSử dụngdụng cáccác từtừ cùngcùng trườngtrường từtừ vựngvựng tạotạo nênnên sựsự gợigợi cảm,cảm, sinhsinh độngđộng vàvà hiệuhiệu quảquả chocho sựsự diễndiễn đạtđạt ((4. Cần sử dụng từ mượn, từ đồng nghĩa đúng lúc, đúng chỗ không nên lạm dụng (BT 6).BTBT 4).4).- Học kĩ bài, nắm chắc kiến thức cơ bản.- Chuẩn bị kĩ bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.5. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi, mở rộng :- HS khá – giỏi : + Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận + Trình bày luyện nói tại nhà thành thạo.

Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Giúp học sinh biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.- Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự. - Sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận trong viết – nói.

2. Kỹ năng3.Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn bản nghị luận.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tư duy lô - gic, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ - GV: chuẩn bị bài tập- HS: Đọc trước bài. C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài, Tổ chức trò chơi cho HS tạo tâm lí thoải mái trong giờ Luyện tập.

221

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

? Trong đoạn văn, yếu tố

nghị luận thể hiện ở những

câu văn nào.

? Em có nhận xét gì về các

yếu tố nghị luận đó.

Hoạt động 3: Luyện tập

? Các yếu tố có vai trò trong

việc làm nổi bật nội dung

đoạn văn.

? Nếu giả sử ta tước bỏ

những yếu tố nghị luận đó

thì có ảnh hưởng đến đoạn

văn không

? Hãy xác định yếu tố nghị

luận trong văn bản.

- GV: Định hướng

? Các yếu tố nghị luận có

vai trò, tác dụng gì trong

đoạn văn.

Hoạt động 4:

- HS đọc đoạn văn

trong sgk.

- HS đọc đoạn văn ->

trả lời câu hỏi.

- HS: Xác định

- Tính tư tưởng của

đoạn văn giảm và ấn

tượng về câu chuyện

cũng nhạt nhoà)

- HS đọc văn bản.

HS xác định.

- HS nêu.

HS: nêu yêu cầu

Yc: Viết 1 đoạn văn kể

lại buổi sinh hoạt lớp.

Trong buổi sinh hoạt

đó, em đã phát biểu ý

I. Thực hành tìm hiểu yêú tố

nghị luận trong đoạn văn tự sự

( 20')

1. Bài tập 1

Xét đv: lỗi lầm và sự biết ơn

+ Yếu tố nghị luận "Những điều……. Lòng người" "Vậy ……… lên đá " -> Làm cho câu chuyện thêm

sâu sắc, giàu triết lí và ý nghĩa

giáo dục cao.

=> Bài học: nhắc nhở con người

cách ứng xử có văn hoá trong

cuộc sống, cần bao dung,có lòng

nhân ái,biết tha thứ ghi nhớ ân

nghĩa, ân tình.

2. Bài tập 2: VB Bà nội

- Tác giả bàn về tấm gương

người bà có hiệu quả trong giáo

dục gia đình.

"Bà như thế…sao được"

->2 yếu tố nghị luận suy lí

" Dạy con……… mới về"

" Người ta……… no gãy"

-> Nhận xét, phán đoán.

=> Suy ngẫm của tác giả về các

nguyên tắc giáo dục, về phong

cách và đạo đức hi sinh của

người làm công tác giáo dục.

222

Vận dụng kiến chứng minh Nam

là người bạn rất tốt.

II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. ( 14')Bài 1

+ GV: Định hướng

? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào (thời gian, địa điểm, sự điều khiển)

? Trong buổi sinh hoạt, em pháp biểu về vấn đề gì?

? Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn?( lí lẽ ,ví dụ, lời phân tích)

+ HS: Viết bài trên lớp.

- 1 em đọc đoạn văn -> lớp phân tích - GV: Nhận xét

VD: Mẫu

Thứ bẩy vừa qua, lớp tôi lại sinh hoạt như thường lệ. Bạn Hà, lớp trưởng điều khiển

chương trình sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem

Nam có phải là người bạn tốt không. Nam vốn là người ít nói lại không mấy khi chịu

thanh minh cho mình. Thấy không khí có vẻ lắng xuống tôi liền có ý kiến: Nam mách

thầy giáo về việc các bạn tự ý bỏ học và tự ý bỏ việc lao động chuyên đi đá bóng khiến

một số bạn trong lớp hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với thầy giáo là việc nên

làm. Có như vậy Nam mới giúp bạn nhận ra khuyết điểm. Theo tôi, khi các bạn muốn

nhìn nhận đánh giá một sự việc, một con người ta cần có cái nhìn toàn diện, tránh phiến

diện chủ quan dẫn tới sai lầm.

2. Bài 2: HS tự làm theo yêu cầu trong sgk (Tham khảo bài "Bà nội")

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV: khái quát phương pháp viết bài văn tự sự có xen kẽ yếu tố nghị luận. - Học kĩ bài, hoàn thành nội dung bài tập 2.- Soạn văn bản Làng của Kim Lân: Trả lời đầy đủ các câu hỏi Đọc – hiểu, Tóm tắt văn bản.

- HS khá – giỏi : + Viết 1 đoạn văn về chủ đề ngày 20-11, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. + Tìm ra 2 tình huống cơ bản trong truyện ngắn Làng và nêu được ý nghĩa của những tình huống đó. ,

223

Tiết 61: Văn bản Làng (Kim Lân)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Giúp HS nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện, trong một tác phẩm truyện hiện đại.- Đối thoại, độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.- Đọc hiểu một văn bản truyện hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

2. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức về thể loai và sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại .

3.Thái độ - Thấy được tình yêu làng, yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc Pháp xâm lược.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ :- GV: ảnh chân dung của Kim Lân.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: ? Đọc thuộc bài thơ "Ánh trăng", phân tích khổ thơ cuối. - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (28’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được được nhân vật, sự việc, cốt truyện, trong một tác phẩm truyện hiện đại. Đối thoại, độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

224

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: +? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Kim Lân + ? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV giảng mở rộng.

- GV: Đó là thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ở nhiều làng quê VN người dân phải đi tản cư để xây dựng làng kháng chiến.? Cho biết phương thức biểu đạt và ngôi kể.- GV hướng dẫn đọc.- GV, HS nhận xét cách đọc.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.- GV nêu thêm một số trường hợp: vạt, gồng, ghét thậm, vưỡn…? Tóm tắt ngắn gọn văn bản.

? Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn. nội dung từng đoạn.? Đoạn này kể lại chuyện gì.

? Tác giả giới thiệu gì về cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán.? Đó là cuộc sống như thế nào.? Trong cuộc sống ấy mối quan tâm lớn nhất của ông Hai là gì. Ông Hai nhớ nhất điều gì.

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi sgk.

- HS đọc.

- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.

- HS nêu cụ thể.Phần một: Từ đầu đến " Đôi lời": diến biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.- Phần hai: diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.- HS theo dõi từ đầu đến "vui quá".

Không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nơi gắn bó cả cuuộc đời sướng vui,

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Kim Lân ( 1920- 2007)- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.- Am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác: Viết 1948- thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. PTBĐ: Tự sự + MT + BC

Đọc, chú thích, bố cục - Đọc

- Chú thích.

- Tóm tắt: Trong k/c, ông Hai-người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.

- Bố cục: 2 đoạn.

II/ Đọc- hiểu văn bản1. Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán- xa quê, ở nhờ, lo kiếm sống-> tạm bợ, khó khăn.- nghĩ về cái làng của ông.. nhớ quá.

=> Gắn bó, tự hào, có trách nhiệm với làng quê.

225

? Vì sao ông cảm thấy vui khi nghĩ về làng của mình. ( làng tích cực kháng chiến)? Điều đó cho thấy tình của ông Hai với làng quê của mình như thế nào.- GV diễn giảng: với ông Hai, làng chợ Dầu - GV liên hệ với hai ca khúc " Làng tôi" của Văn Cao và của Hồ Bắc.? ở nơi tản cư, bên cạnh mối quan tâm tới làng quê, ông Hai còn quan tâm tới điều gì.( quan tâm tới k/c)? Những chi tiết nói về mối quan tâm này của ông Hai.? Lời văn trong đoạn này có gì đặc biệt.? Ngoài tình yêu làng, ở ông Hai còn biểu hiện tình cảm gì.? Như vậy, những đặc điểm. tính cách nào của ông Hai bộc lộ rõ khi ở nơi sơ tán.- GV khẳng định: Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm chung của mọi người dân VN.? Viết về người nông dân Việt Nam, truyện khai thác tình cảm mang tính chất gì?? Vậy cái hay và đặc sắc trong truyện ngắn này khi khai thác tình cảm truyền thống ấy là gì.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

buồn khổ của ông…

Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm chung của mọi người dân VN.

Tính chất truyền thống, phổ biến

- Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!- Nghe, đọc báo… tin kháng chiến- Ruột gan múa lên…

+ Ngôn ngữ quần chúng giản dị, ngôn ngữ độc thoại.-> tin, vui mừng khi nghe tin chiến tích.=> Người nông dân chất phác vui vẻ, yêu và gắn bó với làng quê, với kháng chiến.

III. Luyện tập (3')

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ( 5’)

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp,

phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

226

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức

vào đời sống thực tiễn,…

? Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.

- GV khái quát chung về nội dung đã tìm hiểu.

- Tiếp tục đọc và tóm tắt tác phẩm.

- Chuẩn bị phần còn lại của văn bản, chú ý diễn biến tâm trạng của ông Hai ở các thời

điểm: khi nghe tin làng theo giặc, khi nghe tin cải chính.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- HS khá – giỏi : Tóm tắt thuần thục văn bản Làng, Phân tích diễn biến tâm lý ông Hai

khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

Tiết 62: Văn bản Làng (tiếp theo)

- Kim Lân - A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Giúp HS nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện, trong một tác phẩm truyện hiện đại.- Đối thoại, độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.- Đọc hiểu một văn bản truyện hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

2. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức về thể loai và sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại .

3.Thái độ - Thấy được tình yêu làng, yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc Pháp xâm lược.

4.Phẩm chất, năng lực

227

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ - HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Tóm tắt truyện ngắn làng của Kim Lân. Qua phần đầu của truyện, em hiểu gì về nhân vật ông Hai?- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: khái quát nội dung tiết 1 và chuyển ý.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây và khi cải chính.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ? Truyện ngắn " Làng" đã xây dựng được tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu đất nước của ông Hai. Theo em đó là tình huống nào?? Ông Hai được nghe tin này trực tiếp hay gián tiếp. Hoạt động nhóm - Nhóm bànB1: Giao nhiệm vụ:? Nhận xét về cách xây dựng tình huống truyện của nhà văn. Đối với ông Hai đây là tin như thế nào?B2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV hỗ trợ.GV gợi ý:- GV: đây là tình huống đặc sắc bất ngờ có tính chất thử thách nhân vật.B3: Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.? Em hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai

- HS theo dõi sgk.

- HS nêu tình huống.

HS chỉ ra các chi tiết :- Cổ nghẹn lại- Da mặt tê rân rân.- Lặng đi… không thở được, giọng lạc đi.

HS phát hiện tiếp những cử chỉ, thái độ

II. Đọc - hiểu văn bản 2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc

- Cả làng chúng nó việt gian theo Tây.+ Tình huống truyện bất ngờ.-> Tin dữ, đến bất ngờ.

228

từ lúc nghe tin làng mình theo giặc!? Cách kể chuyện có gì đặc sắc. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.? Những chi tiết trên cho thấy tâm trạng nào của ông Hai.? Tác giả tập trung miêu tả những gì ở nhân vật.? Cử chỉ, hành động ấy nói lên tâm trạng nào của ông Hai.

? Vì sao ông Hai lại lo lắng, sợ hãi đến như vậy.(cái tin… trở thành nỗi ám ảnh, day dứt trong lòng ông) Ông cảm nhận như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước.=> Xuất phát từ tình yêu làng Dầu.? Trong hoàn cảnh đau đớn tột cùng như vậy ông Hai có suy nghĩ gì.? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nhân vật.? Em cảm nhận được điều gì trong tâm trạng ông Hai lúc này. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Trong lúc tuyệt vọng, ông Hai đã trò chuyện với ai? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con nhỏ. ? Ngôn ngữ ở đoạn này có gì khác với đoạn trên.- GV giảng: lời tâm sự … thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.? Qua đó em hiểu gì về tấm lòng, tình cảm của ông Hai.

- GV nêu ý chuyển tiếp.? Tâm trạng thái độ cử chỉ, lời nói của ông Hai sau khi biết sự thật về làng mình.

của ông Hai.

- vờ lảng- Cúi gằm mặt mà đi- Nằm vật ra…- Nắm chặt tay… rít lên- Trằn trọc- Chân tay nhủn ra- Trống ngực đập…

HS tiếp tục nêu ý kiến về diễn biến tâm trạng của ông Hai.- Hay là quay về làng?- Về làm gì nữa.….- Về tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ

- Ông trò chuyện với đưa con nhỏ.

( vì ông không biết giãi bày cùng ai)

HS hoạt động cặp đôi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi đoạn cuối và nêu nội dung.- Thái độ: hồ hởi, vui vẻ- Nét mặt: tươi vui,

+ Kể tỉ mỉ, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.-> Bàng hoàng, sững sờ, đau đớn.+ Miêu tả thái độ, cử chỉ nhân vật.->Xấu hổ, xót xa, uất hận, căm tức.

-> Lo âu, sợ hãi.

+ Ngôn ngữ độc thoại.-> cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt, ăn năn, đau khổ, lòng yêu làng yêu nước và tình cảm cách mạng hoà quyện.

=> Yêu làng, thuỷ chung son sắt với kháng chiến, với cách mạng, với cụ Hồ- một tình cảm sâu nặng, bền vững, thiêng liêng. 3. Diễn biến tâm trạng của ông Hai nghe tin cải chính-> hả hê, sung sướng, hạnh

229

? Em hình dung tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào.? Vì sao lúc này nhà mình bị đốt mà ông Hai vẫn vui. ( làng mình vẫn là làng k/c, yêu nước)? Qua phân tích em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của ông Hai.? Nguyên nhân nào khiến ông Hai có tâm trạng đầy xúc động đó.- GV liên hệ:" Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, dòng sôngNhững lúc tột cùng là dòng huyết chảy".Ông Hai… là đại biểu của những người nông dân Việt nam có nét rất mới và khác với ngươuì nông dân trước CM… họ là những người ndân vừa được CM giải phóng.? Văn bản có nét gì đặc sắc về nghệ thuật.? Tác giả đã sử dụng phương pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Em hiểu được gì từ VB " làng " của Kim Lân.? Em đã được học truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước.- HS nêu- GVbổ sung: " Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh; " Quê hương" của Giang nam; " Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán.? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn " làng" so với các TP trên.

rạng rỡ- Hành động: chia quà… báo tin… múa tay khoe…

- HS : bàng hoàng, đau đớn -> sự hãi -> xấu hổ -> vui sướng.

phúc, tự hào, kiêu hãnh.

=> Diễn biến tâm trạng phức tạp -> kết quả của lòng yêu làng xóm, quê hương, đất nước.

III. Tổng kết+ NT: Xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc.( đặt n/ v vào tình huống thử thách -> bộc lộ chiều sâu tâm trạng; miêu tả cụ thể, gợi cảm diễn biến nội tâm nhân vật; ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ, độc thoại giản dị.)+ ND: Tình yêu làng quê, yêu nước, tinh thần k/c của người nông dân qua hình ảnh ông Hai.IV. Luyện tập (4')

=> Tình yêu làng của ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng. Tình yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần k/c khi đất nước ta đang bị xâm lược và dân tộc ta đang tiến hành cuộc k/c.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’)

230

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Văn bản đã bồi đắp tình cảm nào trong em ?

- GV khái quát chung: có thể nói " Làng" là một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn

nhất về mặt nghệ thuật là khả năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đoạn ông Hai nghe

tin đồn làng ông làm Việt gian đã thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.

Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất

nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình

yêu qh đ/n, ý thức CM ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo CM, đứng lên giành quyền

sống, giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học, phân tích được diễn biến tâm trạng ông

Hai.

- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần T. Việt : Soạn theo Tài liệu địa phương, Tìm

hiểu và sưu tầm các từ ngữ địa phương chỉ hoạt động, đặc điểm, sự vật, tính chất,…

- HS khá – giỏi :

+ Phân tích diễn biến nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.

+ Sưu tầm, ghi chép các từ ngữ địa phương theo yêu cầu và báo cáo trong giờ

học sau.

Tiết 63: Chương trình địa phương phần tiếng Việt

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- HS hiểu và nhận diện được từ ngữ địa phương ( phương ngữ ) chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tình chất,....ở Hà Nam và nhiều địa phương khác, từ đó thấy được sự phong phú của các phương ngữ

2. Kỹ năng

231

- Biết cách sử dụng hợp lí từ ngữ địa phương khi nói và viết, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng địa phương phát triển đúng định hướng của ngôn ngữ văn hóa. - Rèn luyện năng lực giải thích ý nghĩa của các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.

3.Thái độ Bồi dưỡng lòng yêu mến, say mê tìm hiểu từ ngữ địa phương Hà Nam, yêu mến quê hương cùng với sự giữ gìn trong sáng tiếng Việt.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tìm tư liệu- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuậtCâu hỏi:Những từ ngữ địa phương Hà Nam mà em được tìm hiểu ở các lớp dưới?

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài:Các em đã nắm được khái niệm về từ địa phương . Để giúp các em hiểu được sự khác biệt giữ phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân , cô cùng các em tìm hiểu bài này .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được các từ ngữ địa phương Hà Nam.

Hoạt động của GV

Hoạt động

của HS

Nội dung

- GV hướng dẫn HS làm các bài tập.

? Tìm phương ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong

- HS theo dõi sgk nêu yêu cầu bài 1.

- HS tìm, GV bổ sung.

1. Bài 1: Tìm phương ngữa) Các từ chỉ sự vật, hiện tượng:TT Nhóm từ

ngữTừ toàn dân

Từ ngữ Hà Nam

Cái cối Cái chựng, cái giờ, cái lon

Cái chảo Cái sanh, cái chớp

1 Từ chỉ dụng cụ sinh hoạt và lao động

Cái muôi Cái môi

2 Từ ngữ chỉ Thợ phụ hồ Thợ ngõa

232

ngôn ngữ toàn dân? Tìm từ đồng nghĩa khác âm với những từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.- GV hướng dẫn - GV kiểm tra .

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (14’)

? Tìm từ đồng âm nhưng khác nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

- GV bổ sung

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.? Vì sao những từ ngữ địa phương ở bài tập 1a. không có từ ngữ tương đương trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.? Sự xuất

- HS xác định. - HS kẻ bảng.

- HS xác định.

- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.

nghề nghiệpTôi tui3 Các từ ngữ

khác ( thưa gửi, hỏi đáp,…) Ngó khoa Nải khoai, dãi khoai

b) Đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân :TT Từ toàn dân Từ ngữ Hà Nam1 Cái muôi Cái môi2 Cái chổi Cái chủi3 Quả bưởi Quả bửi4 Quả ổi Quả ủi5 Bảo Bẩu6 Mẹ Bu, u

c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân : TT Từ toàn dân Từ ngữ Hà Nam1 Thầy – thầy giáo Thầy – thầy giáo, bố2 Lên( lên –

xuống)Lên ( xong : lên đồng- gặt - xong)

3Cái phễu Cái

Lưu ý : Có những từ ngữ ở phần 1a vì có sự vật, hiện tượng xuất ở

địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác.

- có hiện tượng này là do VN là một đất nước có sự khác biệt

giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí,

phong tục tập quán… tuy nhiên sự khác biệt đó không quá

lớn. Từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.

2. Bài 2:

TT Từ toàn dân Từ ngữ Hà Nam1 Bèo tây Bèo xen

2 Ngó khoai nước Nải khoai

3 Quả trứng gà(cây) Quả đào tơn

4 Bờ mương Bờ máng

5 Đỉnh dốc Đầu dốc

233

hiện từ ngữ đó thể hiện điều gì.

- HS xác định.

6 Thung lũng Thung lũng

7 Muôi(múc canh) Môi

8 Thìa(xúc cơm) Xìa

9 Rế(đựng xoong nồi) Rế

10 Cối(dùng để giã cua) Cối, chựng

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV khái quát chung.? Em biết bài thơ nào có dùng từ ngữ địa phương.- HS nêu: Ví dụ " Bà bủ", " Bầm ơi!"- Nắm chắc nội dung bài học.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Hoàn thành các bài tập.- Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu phương ngữ.- Soạn bài : Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản.- HS khá – giỏi : Viết 1 đoạn văn hoặc dựng 1 đoạn hội thoại trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương. + Tìm và chỉ ra được các văn bản sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại, đọc thoại nội tâm trong Vb đã học, nêu tác dụng.

Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.- Thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

2. Kỹ năng- Phân tích được vai trò của đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .

3.Thái độ - Giáo dục học sinh có ý thức đưa yếu tố đối thạo độc thoại và đọc thoại nội tâm khi viết văn bản tự sự.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định. B/ CHUẨN BỊ - GV: Đọc tư liệu.

234

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Đọc đoạn văn tự sự viết về người bà trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. GV giới thiệu bài: Nói đến văn tự sự ta không thể không nói tới nhân vật. Nhân vật

trong văn tự sự là linh hồn của câu chuyện. Nhân vật trong văn tự sự được miêu tả trên

nhiều phương diện: ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành động, trang phục… việc xây

dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nôi tâm nhân vật có ý nghĩa rất lớn…

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. Phân biệt được đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động 2, 3, 4 : Tri giác ( 19phút , vấn đáp , thảo luận )

H: Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy được đó là 1 cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

G: Hình thức ở 2 lượt lời qua lại này là đối thoại.H: Đối thoại là gì?Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện ntn?

1 HS đọc đoạn trích trong sgk Trao đổi nhanh với nhau để trả lời những câu hỏi trong sgk.Đại diện các nhóm trả lời- các nhóm khác bổ sung.- Dấu hiệu: + Có 2 lượt lời qua lại.+ Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.+ Hình thức: thể hiện trong đoạn văn bằng 2 gạch đầu dòng. Cá nhân HS nêu ý kiến.Các HS khác nhận xét, bổ sung.

I .Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

1. Đối thoại :

235

H: Vậy theo em để có được đối thoại cần đảm bảo những điều kiện gì?G: Cũng cần chú ý: không phải nhất thiết lúc nào cũng phải có lời trao và lời đáp, tức là giao tiếp phải nói bằng lời. Sự im lặng trong giao tiếp hoặc những hành động, cử chỉ, điệu bộ ...cũng có thể được coi là 1 lần trao < đáp >VD : Đoạn truyện giữa ông Hai và bà Hai ...H: Câu “Hà, nắng sớm, về nào ...” ông Hai nói với ai? Đây có phải là câu đối thoại không? Vì sao?Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Hãy chỉ ra?G: Đó là độc thoại.H: Độc thoại là gì? Những câu độc thoại này có gì đặc biệt?G: Đưa câu hỏi (c).-> Hình thức này là độc thoại nội tâm.H: Độc thoại nội tâm có đặc điểm gì?H: Vậy hình thức độc thoại trong VD này có tác dụng ntn trong việc diễn tả nội tâm nhân vật ông Hai.H: Phân biệt đối thoại và độc thoại ; độc thoại và độc thoại nội tâm?Tác dụng của những hình thức diễn đạt trên ?III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’)( 18 phút, vấn đáp, thảo

- Phải có hoàn cảnh giao tiếp.- Phải có sự hiện diện của những người tham gia giao tiếp < từ 2 người trở lên >- Giữa những người tham gia giao tiếp phải có nhu cầu trao đổi thông tin dưới những hình thức và với những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Ông Hai nói với chính mình.- Không. Vì không hướng tới 1 người tiếp chuyện cụ thể nào ... cũng chẳng liên quan đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản củ đang trao đổi - không có ai đáp lại câu nói của ông.- Còn câu “Chúng bay ...”-> Nói với những người làng chợ Dầu trong tưởng tượng của ông Hai.Cá nhân HS trả lời.

Cá nhân HS trả lời

Trao đổi nhanh- trả lời.

- Là hình thức đối đáp giữa 2 hoặc nhiều người.- Thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

2. Độc thoại: lời nói của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc với 1 ai đó trong tưởng tượng.- Độc thoại cất thành tiếng, phía trước có gạch đầu dòng. Độc thoại nội tâm: là những suy nghĩ của nhân vật không được nói thành

236

luận ) H: Hình thức đối thoại này có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm trạng của ông Hai?HS làm bài tập 3 .Hướng dẫn HS viết với cả 3 hình thức : đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm ?- GV gợi ý: cuộc đối thoại giữa em và một nhóm bạn đến rủ em đi chơi khi em chưa làm xong bài tập.+ Đối thoại khi các bạn rủ em đi chơi.+ Độc thoại khi em đang băn khoăn, do dự…( 10 phút ), đại diện trình bày, nhận xét, sửa chữa .

Cá nhân HS trả lời

2 HS đọc ghi nhớ.

1 HS đọc đoạn văn nêu yêu cầu bài tập.Trao đổi nhận xét về cuộc đối thoại giữa bà Hai và ông Hai.

Cá nhân trả lời.

Cá nhân viết bài - đọc.

- HS đọc bài - Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn

lời -> không có gạch đầu dòng.

Ghi nhớ: sgk/ 178.

II. Luyện tập .Bài tập 1/ 178.Cuộc đối thoại giữa 2 vợ chồng ông Hai diễn ra không bình thường.- Bà Hai: 3 lượt lời trao Ông Hai: đáp bằng 2 lượt lời.- Trong từng lượt lời ...-> Làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ thất vọng của ông Hai ...Bài tập 2/ 178.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’)? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Tìm một số đoạn văn có sửu dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có trong các văn bản đã học?- GV khái quát chung.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học kĩ bài, nắm chắc các khái niệm.- Hoàn thành các bài tập.- Chuẩn bị cho giờ luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.Yêu cầu: lập đề cương cho 3 đề trong sgk T.179.Tổ 1: đề 1; Tổ 2: đề 2; Tổ 3: đề 3.- HS khá – giỏi : Nói lưu loát trước lớp và thoát ly được vở soạn ở nhà.

Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

237

- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Nhận biết được các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản. 2. Kỹ năng- Biết kết hợp tự sự với nghị lụân và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

- Sử dụng các yếu tố tự sự , nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

3.Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm khi làm bài

văn kể chuyện.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực

hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.

B/ CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ.

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV: lập dàn ý cho các đề bài sgk.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Các em đã được học các yếu tố nghị luận, các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để giúp các em luyện tập sử dụng kết hợp 2 yếu tố này trong văn bản tự sự hôm nay chúng ta có tiết luyện nói.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (2’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungIII. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (35’)(35 phút , vấn đáp , cá nhân, thảo luận nhóm )Bước 1 : Chuẩn bị luyện nói ( 12phút ) H: Với bài tập này ta cần chú ý điều gì?G: Như vậy bài tập 1 yêu

1 HS nêu cầu bài tậpCá nhân nêu ý kiến.

.

I. Đề bài và yêu cầu ( 10')- Văn tự sự- kể theo ngôi thứ 1, 3Đề 1:(Bài tập 1/ 179.)Kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một việc có lỗi với bạn.Yêu cầu: - Kể qua về sự việc xảy ra.

238

cầu tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm

H: Với sự việc này, em cần kể ntn?

Như vậy yếu tố nghị luận này nắm ngay trong lời phát biểu của em.H: Với bài tập 3 cần chú ý gì?H: Kể ở ngôi thứ nhất có những ưu nhược điểm nào?

Bước 2 : Hướng dẫn HS luyện nói. ( 23 phút , nhóm , cá nhân ) Giao cho mỗi dãy lớp 1 bài tập <mỗi dãy chia 2 nhóm>Hướng dẫn HS chấm điểm:- Phương cách trình bày: 2đ.- Nội dung kể: 5đ.- Có các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm: 3đ.G: Đưa ra những lời nhận xét chung về từng bài nói của HS.H: Qua phần luyện nói, em rút ra nhận xét gì? + Về tư thế , tác phong , ngôn ngữ diễn đạt .- GV theo dõi, giúp đỡ HS khi cần thiết.- Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.- HS, GV cùng nhận xét và thống nhất điểm.- GV lưu ý những lỗi cần tránh khi nói; những điểm

Cá nhân nêu ý kiến.- Bộc lộ được tâm trạng ...- Không thể biết hết sự việc < VD: Vũ Nương ở nhà ntn ... > -> phải có cách kể cho linh hoạt.

Thống nhất nội dung nói- tập nói trong nhóm.

HS nói - lần lượt các nhóm.HS khác nghe, nhận xét - đánh giá cho điểm.Khi nói chú ý tới tác phong, giọng điệu.

Các nhóm thông báo điểm chấm.Điểm của người nói là điểm trung bình cộng của các nhóm.Rút ra những kinh nghiệm khi luyện nói:- Phương cách trình bày.- Cần có ngữ điệu khi nói qua việc thay đổi kiểu câu hoặc tạo ra các đoạn đối

- Bộc lộ tâm trạng.-> Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâmĐề 2:(Bài tập 2/ 179.)- Thời gian diễn ra.- Nội dung và không khí cuộc họp.- Em đã phát biểu ntn ...-> Tự sự + nghị luận.Đề 3:(Bài tập 3/ 179.)- Thay đổi ngôi kể.- Kể sự việc < tóm tắt >- Tâm trạng ...II. Luyện nói: (27')1. Yêu cầu+ Nội dung:- Nói theo dàn ý đề cương đã chuẩn bị.- Bài kể kết hợp được cácyếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại.+ Hình thức:- Nói rõ ràng, tự nhiên, tự tin; hấp dẫn, thu hút người nghe.2. Thực hành nói+ Nói trước nhóm

1 HS nói trong nhóm.(10’)

3.Mỗi nhóm cử 1 HS nói trước lớp.

+ Nói trước lớp

Lưu ý:- Khi nói cần chú ý: + Nói cái gì? + Nói cho ai nghe? + Nói như thế nào?

239

cần chú ý khi nói. thoại.- Nội dung kể phải sát hợp sinh động.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’)- GV khái quát chung.- GV khen ngợi động viên HS có ý thức và kĩ năng nói tốt.- Tập nói ở nhà các đề bài trên.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Chuẩn bị cho bài viết số 3: Văn tự sự- Soạn văn bản : Lặng lẽ Sa Pa, tóm tắt văn bản.- HS khá – giỏi : + Hoàn thành các bài tập Luyện nói vào Đề cương + Tìm ra vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và giải thích Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Tiết 66: Văn bảnLặng lẽ Sa Pa

- Nguyễn Thành Long - A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .

2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

3.Thái độ - Qua hình tượng các nhân vật giáo dục cho học sinh lòng mến yêu, kính phục những con người đang lặng lẽ dâng cho đời và sẽ có xu hướng phấn đấu để cống hiến cho đời - Bồi dưỡng, giáo dục HS tình yêu con người và cuộc sống.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

240

C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

Tóm tắt truyện ngắn " làng " của Kim Lân, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của TP.

Khái quát diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong tác phẩm " Làng"-KL. GV giới thiệu bài: Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, có biết bao nhiêu tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, chiến đấu. Họ là những con người mới trong thời đại mới. Những con người như thế đã được Nguyễn Thành Long thể hiện sâu sắc trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa.” II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động: Mục tiêu: HS đọc bước đầu tiếp cận văn bản và hiểu được tgtp, bố cục.. Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề.? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả.- GV giảng mở rộng: TP ( kí " Bát cơm cụ Hồ", " Gió bấc gió nồm"; truyện " Ta và chúng nó", " Trong gió bão", " Tiếng gọi", " Giữa trong xanh"? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.? Cho biết đề tài của tác phẩm.? Có các phương thức biểu đạt nào được kết hợp trong văn bản.? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy.( T3)- GV hướng dẫn đọc.- GV nhận xét cách đọc.

- HS theo dõi sgk.- HS nêu.

- Viết 1970, in trong tập " Giữa trong xanh".- HS nêu.

- HS đọc.-HS nhận xét cách đọc.- HS tóm tắt văn bản.- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.

I. Giới thiệu chung - Nguyễn Thành Long ( 1925- 1991)- Chuyên viết truyện ngắn và kí- P/c văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác: Viết mùa hè 1970 khi N.T.Long trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Truyện được in trong tập " Giữa trong xanh". Đề tài: cuộc sống mới sau hoà bình, xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đọc, chú thích, bố cục - Đọc- Chú thích.- Bố cục: 3 phần.+P1: từ đầu đến " anh ta kìa"-> giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ.

241

- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn. Nội dung từng đoạn.? Qua phần tóm tắt truyện em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện.? Cách tạo tình huống như vậy có tác dụng gì. ? Điểm đáng chú ý trong NT trần thuật của truyện ngắn này là gì. H/động: Mục tiêu: HS hiểu được nhân vật anh thanh niên và các nhân vật phụ khác. Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích gợi tìm, thảo luận, bình giảng.? Tác phẩm này theo lời tác giả là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào.? Tác giả đã giới thiệu gì về anh thanh niên.? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật. ( hấp dẫn, thu hút sự chú ý )? Trong sự hình dung tưởng tượng của em, anh thanh niên sống và làm việc trong hoàn cảnh như thế nào.- GV khái quát chuyển ý: Vậy điều gì đã khiến anh thanh niên vượt qua h/c đó.? Anh thanh niên đã có những suy nghĩ, cử chỉ, hành động gì khi ở trong hoàn cảnh điều kiện đặc biệt như vậy.? Cách xây dựng nhân vật của tác giả.? Các chi tiết đó biểu thị tinh thần gì của anh thanh niên? Vì sao anh có được tinh thần đó.- GV kq: biết làm chủ mình, làm

- HS nêu cụ thể bố cục- HS nhận xét:+ Cốt truyện đơn giản.+ Tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe và anh thanh niên.- giới thiệu nhân vật chính một cách thuận lợi

- TT chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ- Anh thanh niên qua cái nhìn của các nhân vật khác- HS theo dõi đoạn 1.- Đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét- Sống một mình… bốn bề… mây mù lạnh lẽo- Đo gió đo mưa…

- Nửa đêm… ra vườn, gió tuyết… không ngủ lại được.- Ta với công việc là đôi… cất nó đi buồn đến chết…- Có sách …trò chuyện

+P2: tiếp đến "như thế"-> Diễn biến cuộc gặp gỡ.+P3: còn lại: Cuộc chia tay giữa anh thanh niên và khách.

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Nhân vật anh thanh niên

a/ Hoàn cảnh sống và làm việc:-> Đặc biệt, cô đơn, vắng vẻ, khắc nghiệt, gian khổ...

b/ Tính cách, phẩm chất:

+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại-> Có ý chí vượt khó khăn, tự

giác có trách nhiệm với công việc, có trình độ KHKT.=> yêu nghề, say mê với nghề, sống có lí tưởng, chủ động tạo cho mình một cuộc sống hữu ích.

242

chủ cuộc sống, vượt lên trên h/c sống lao động thiếu thốn, gian khổ, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc, chủ động tạo cho mình một c/ s hữu ích.? Ngoài công việc chuyên môn, hàng ngày anh còn làm gì. Những việc làm này có ý nghĩa gì ?? Chi tiết nào trong đời sống tình cảm của nhân vật làm em thích thú nhất. Vì sao?? Em hiểu như thế nào về chi tiết "thèm người" nó chứng tỏ điều gì về anh thanh niên.- GV: anh khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người, thành thật đến cảm động…? Nét đẹp tâm hồn của anh thanh niên còn được khắc hoạ qua cử chỉ, hành động gì.? Những cử chỉ ấy nói lên tình cảm nào của anh.- GV nhấn mạnh: Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên khiến người hoạ sĩ rất khâm phục và quý mến anh, ông rất muốn vẽ anh như là một tác phẩm nghệ thuật quý giá.? Thái độ của anh trước ý định của người hoạ sĩ? Thái độ ấy thể hiện đức tính gì của anh.? Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật anh thanh niên có gì đặc biệt? Qua đó nhân vật được hiện lên với phẩm chất nào đáng quý.- GV: anh TN là điển hình của thanh niên thời đại mới với phong trào 3 sẵn sàng: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có TN", đại diện cho hình ảnh con người LĐ mới XHCN vừa chống Mĩ vừa XD CNXH.

- Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách- Một gian nhà nhỏ, ngăn nắp…

- Khúc cây chắn ngang đường, thèm người nên kiếm cớ.

- Củ tam thất… gửi bác gái- Trao bó hoa cho người con gái- ấn làn trứng… bác hoạ sĩ

- Bác đừng… vẽ cháu! Cháu giới thiệu… ông kĩ sư…

-> Chủ động tạo một phong cách sống khoa học, nền nếp, đời sống v/c và tinh thần tốt đẹp.+ Chi tiết bất ngờ, thú vị

-> Khao khát tình cảm, sự gặp gỡ.

-> Chu đáo, ân cần, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm.

-> Khiêm tốn, thành thực, giản dị…+ Bút pháp miêu tả linh hoạt: trực tiếp, gián tiếp; chi tiết chọn lọc=> Anh thanh niên hiện lên thật giản dị, thân quen; vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn đáng quý trọng.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng

243

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Em hiểu gì về anh thanh niên qua tìm hiểu đoạn trích.? Em học tập được phẩm chất nào đáng quý ở anh thanh niên.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích đã tìm hiểu.- Chuẩn bị: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu các nhân vật khác. Tóm tắt văn bản thành thạo.- HS khá – giỏi : Viết một đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ( khoảng 10 -15 dòng).

Tiết 67: Văn bản

Lặng lẽ Sa Pa ( tiếp theo) Nguyễn Thành Long A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .

2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

3.Thái độ - Qua hình tượng các nhân vật giáo dục cho học sinh lòng mến yêu, kính phục những con người đang lặng lẽ dâng cho đời và sẽ có xu hướng phấn đấu để cống hiến cho đời - Bồi dưỡng, giáo dục HS tình yêu con người và cuộc sống.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não

244

Câu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Tóm tắt truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long. Qua tìm hiểu em thấy nhân vật anh thanh niên có p/c nào đáng quý.GV tổ chức trò chơi; Tóm tắt nội dung đã tìm hiểu, chuyển ý vào bài.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi. HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Chi tiết nào trong đời sống tình cảm của nhân vật làm em thích thú nhất. Vì sao?? Em hiểu như thế nào về chi tiết "thèm người" nó chứng tỏ điều gì về anh thanh niên.- GV: anh khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người, thành thật đến cảm động…? Nét đẹp tâm hồn của anh thanh niên còn được khắc hoạ qua cử chỉ, hành động gì.? Những cử chỉ ấy nói lên tình cảm nào của anh.- GV nhấn mạnh: Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên khiến người hoạ sĩ rất khâm phục và quý mến anh, ông rất muốn vẽ anh như là một tác phẩm nghệ thuật quý giá.? Thái độ của anh trước ý định của người hoạ sĩ? Thái độ ấy thể hiện đức tính gì của anh.? Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật anh thanh niên có gì đặc biệt? Qua đó nhân vật được hiện lên với phẩm chất nào đáng quý.- GV: anh là điển hình của thanh niên thời đại mới với phong trào 3 sẵn sàng: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó cóTN.", đại diện cho hình

- HS theo dõi sgk.

- HS : về chi tiết "thèm người" của anh TN.-HS : Khúc cây chắn ngang đường, thèm người nên kiếm cớ.

HS tìm các chi tiết : - Củ tam thất… gửi bác gái- Trao bó hoa cho người con gái- Ấn làn trứng… bác hoạ sĩ.

- HS nêu thái độ của anh TN khi người họa sĩ muốn vẽ mình :- Bác đừng… vẽ cháu! Cháu giới thiệu… ông kĩ sư…

II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nhân vật anh thanh niênb/ Tính cách, phẩm chất: ( tiếp)

+ Chi tiết bất ngờ, thú vị-> Khao khát tình cảm, sự gặp gỡ.

-> Chu đáo, ân cần, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm.

-> Khiêm tốn, thành thực, giản dị…+ Bút pháp miêu tả linh hoạt: trực tiếp, gián tiếp; chi tiết chọn lọc=> Anh thanh niên hiện lên thật giản dị, thân quen với vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn đáng quý trọng.

245

ảnh con người LĐ mới XHCN vừa chống Mĩ vừa XD CNXH.- GV nêu vấn đề: Điều gì đã làm cho nhân vật chính hiện lên sinh động, đậm nét hơn.? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của bác lái xe. ( n/v trung gian tạo ra sự gặp gỡ giữa các nhân vật)? Em hiểu gì về bác lái xe.? Theo em n/v ông hoạ sĩ có vị trí, vai trò như thế nào trong câu chuyện.- GV: Hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn, suy nghĩ của n/v ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến anh thanh niên.? Dưới cái nhìn của người hoạ sĩ, cảnh Sa Pa hiện lên như thế nào.? Vì sao người hoạ sĩ cảm nhận được cảnh đẹp đó.? Cảm xúc của người hoạ sĩ được gợi lên mãnh liệt từ điều gì?? Cảm xúc của ông hoạ sĩ về người thanh niên biểu hiện qua chi tiết nào.? Qua những chi tiết trên em hiểu gì về người hoạ sĩ.- GV: Qua nhân vật này tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống về nghệ thuật, làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.? Tác giả miêu tả gì về cô kĩ sư.? Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong lòng cô gái tình cảm gì.

? Những nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong văn bản.? Tuy công việc khác nhau nhưng họ có chung mục đích là gì.? Họ giống nhau ở điểm nào.- GV: Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp họ đều là những con

- HS : Các nhân vật khác : ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe, ông kĩ sư vườn rau,..

- Nắng bây giờ … của rừng

- Hoạ sĩ đã bắt gặp… ý sáng tác- Làm thế nào hiện lên mẫu người ấy- Người con trai … nhọc quá

-HS :Cảm xúc của người hoạ sĩ được gợi lên mãnh liệt từ hình ảnh anh thanh niên.

- HS : Cô kĩ sư :Tự nguyện lên công tác ở miền núi- Hồn nhiên, ý tứ- Ngưỡng mộ… anh thanh niên

2. Các nhân vật khác Bác lái xe: - Nhiều năm công tác, nhiều kinh nghiệm, sôi nổi, yêu quý anh thanh niên.

Ông hoạ sĩ:

+ Quan sát tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng.

-> Yêu vẻ đẹp của Sa Pa, vẻ đẹp của đất nước-> Từng trải, say mê nghệ thuật, yêu hội hoạ, nhạy cảm, và rất yêu quý anh thanh niên.=> Khao khát sống, khao khát sáng tạo.

Cô kĩ sư:-> Tình cảm, suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người và cuộc sống.

Anh cán bộ nghiên cứu sét, anh kĩ sư vườn rau :

246

người lao động mới.? Nhan đề của văn bản là" Lặng lẽ Sa Pa" theo em Sa Pa có lặng lẽ không.- GV hướng dẫn HS thảo luận.- HS thảo luận.- GV: Đằng sau sự lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những con người lao động mới đang này đêm miệt mài, lặng lẽ cống hiến, xây dựng Tổ quốc.? Theo em tại sao tất cả các nhân không được gọi tên cụ thể.- GV: Nhằm khắc hoạ rõ chủ đề của truyện: họ là những con người bình thường, giản dị, vô danh, biết hi sinh vì Tổ quốc.Hoạt động 3: Tổng kết bài học Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cơ bản của văn bản Phương pháp :Đọc hiểu nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại? Theo em văn bản đạt được thành công gì về nghệ thuật.- HS khái quát.? Em hãy chỉ ra các yếu tố tạo nên chất trữ tình trong văn bản.

? Truyện đã làm nổi bật vấn đề gì.

- HS : Thảo luận về nhan đề Lặng lẽ Sa Pa….Đằng sau sự lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những con người lao động mới đang này đêm miệt mài, lặng lẽ cống hiến, xây dựng Tổ quốc.

-HS : Miêu tả cảnh Sa Pa… cuộc gặp gỡ của 3 nhân vật giữa mịt mờ sương tuyết mà vẫn nồng ấm tình người, chỉ trong 30' mà họ đủ hiểu nhau, toả sáng cho nhau…

Lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hi sinh cả tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân để góp phần xây dựng đất nước.

III Tổng kết :1. NT:- Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.- Truyện có nhiều chi tiết thực- Kết hợp tự sự, miêu tả, các yếu tố trữ tình và bình luận.- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, lời nói, việc làm.2. ND: Ca ngợi nét sống đẹp của con người lao động mới: Cống hiến cho đời một cách âm thầm lặng lẽ, những con người có lí tưởng sống đẹp, chấp nhận khó khăn để hoàn thành nhiêm vụ. Ghi nhớ : ( SGK)

IV. Luyện tậpIII. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’)

247

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Em có thể đặt cho câu chuyện này một cái tên khác được không.Ví dụ: Người không cô độc, chàng trai trên đỉnh núi…? Qua văn bản em hiểu gì về Nguyễn Thành Long.( Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống, tin yêu và hi vọng ở những con người LĐ trẻ tuổi)? Từ những con người LĐ trong truyện, em rút ra nét chung nào về hình ảnh con người LĐ mới. ( thầm lặng hi sinh, cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho đ/n )? Văn bản đã bồi đắp trong em tình cảm nào.( khơi gợi trong biết bao lớp người đọc tình yêu Tổ quốc, tình yêu con người- những con người đã một thời biết sống đẹp, suy nghĩ đẹp, để từ đó mà hướng tới, tìm cho một vẻ đẹp riêng cho sự sống, cách sống của mỗi con người.IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Sự xuất hiện của các nhân vật phụ có tác dụng như thế nào với nhân vật chính.( Làm nổi bật, khắc hoạ rõ nét n/v chính, giúp nhân vật chính được soi rọi từ nhiều phía.)? Em học tập được phẩm chất nào đáng quý ở anh thanh niên.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới - Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.- Chuẩn bị: Chiếc lược ngà, tóm tắt truyện, chú ý diễn biến tâm trạng của bé Thu.- HS khá – giỏi : Phân tích nhân vật anh thanh niên ( Làm vào Đề cương)

Tiết 68,69: Viết bài Tập làm văn số 3

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày …- HS rèn luyện và phát triển năng lực Tự quản lý, tự đánh giá, tự điều chỉnh khả năng của bản thân khi tiến hành viết bài Tập làm văn số 3.

3.Thái độThông qua bài viết giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, tính tự giác, trung thực, chủ động trong kiểm tra.4.Phẩm chất, năng lực

248

- HS rèn năng lực tự học, tính trung thực trong viết bài, xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập và phấn đấu thể hiện trong bài kiểm tra, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.B/ CHUẨN BỊ - Học sinh: ôn tập lí thuyết về văn tự sự.- Giáo viên : đề bài.C/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Tổ chức (1’) Nền nếp, sĩ số Kiểm tra ( 1’) Sự chuẩn bị của học sinhI. Đề bài : Giáo viên ghi đề lên bảng. (GV lựa chọn 1 trong 2 đề để cho HS viết bài )Đề 1 : Dựa vào nội dung tác phẩm “Làng “ của Kim Lân, hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. II. Yêu cầu - Thể loại: Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, độc thoại và độc thoại nội tâm, nghị luận.- Nội dung: Kể lại diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc với các trạng thái tâm lí nổi bật: Bất ngờ, bàng hoàng, sững sờ, đau đớn -> Xấu hổ, xót xa, uất hận, căm tức -> Lo âu, sợ hãi -> Cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt, ăn năn, đau khổ.

- Hình thức: làm đúng đặc trưng của kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm, nghị luận.

Bài viết có đủ bố cục 3 phần; trình bày khoa học, sạch sẽ; diễn đạt hay, viết chuẩn chính tả. Dàn ý 1. Mở bài : Hoàn cảnh, không gian thời gian nghe tin làng Dầu theo giặc.2. Thân bài : Kể lại diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. + Bất ngờ, bàng hoàng, sững sờ, đau đớn. + Xấu hổ, xót xa, uất hận, căm tức. + Lo âu, sợ hãi. + Cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt, ăn năn, đau khổ, lòng yêu làng yêu nước và tình cảm cách mạng hoà quyện.

- Kết bài : Khái quát tâm trạng chủ đạo khi nghe tin làng Dầu theo giặc. III. Biểu điểm+ Nội dung: 9,0 điểm.+ Hình thức: 1,0 điểm.- Điểm 9, 10: Thực hiện tốt các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức; bài viết sáng tạo, linh hoạt, hấp dẫn.- Điểm 7, 8: Thực hiện đúng, đủ các yêu cầu trên nhưng có thể mắc vài lỗi nhỏ về dùng từ hoặc diễn đạt.- Điểm 5, 6: Nội dung bài viết còn sơ sài; chưa biết phối hợp các phương thức còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt và chính tả… - Điểm 3, 4: Không biết vận dụng phương pháp làm bài, các kĩ năng còn yếu, mắc nhiều lỗi.- Điểm 1, 2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và hình thức.

249

Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu dội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn vế cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó Gợi ý làm bài

Dạng đề yêu cầu người viết phải nhập hồn vào diễn biến câu chuyện đã được nhà văn viết ra trong tác phẩm văn học mà mình đã đọc. Sau đó xác định một “góc nhìn nghệ thuật” để kể lại câu chuyện đã biết đó và xác lập cách thức kể lại sao cho không thay đổi nội dung câu chuyện, nhưng vẫn gợi cho người đọc nó những hứng thú. Vì vậy, nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện chính là sự sáng tạo về việc chọn góc nhìn nghệ thuật mà người viết đã chọn có linh hoạt và thú vị hay không.

- Cụ thể hoá câu chuyện đã đọc dưới hình thức hiện thực như mới.- Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.- Diễn biến câu chuyện.

- Ý nghĩa của câu chuyện kể và những liên tưởng đi kèm.1. Tình huống của đề bài :

Đây là một tình huống giả định, vì vậy người viết cần phải sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài văn. Đó là các kiến thức đã học trong phần đọc – hiểu văn bản ở giờ văn và các tri thức thu lượm được thông qua việc đọc sách, nghe kể chuyện và các phương tiện thông tin đại chúng.2. Yêu cầu :- Giáo viên nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài viết và nhấn mạnh:- Thế loại : Tự sự + miêu tả nội tâm + Nghị luận .- Nội dung : Cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa em và người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật .- Phải tập trung suy nghĩ, chọn lọc nhân vật, sự việc, các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hoà.- Lưu ý đây là một văn bản được xây dựng bằng phương thức tự sự là chính, các yếu tố khác chỉ có vai trò bổ trợ ; tránh sa đà vào việc miêu tả hoặc nghị luận quá mức cần thiết, điều đó có thể sẽ dẫn đến lạc thể loại.II. Đáp án : Các ý chính cần có :Dàn ý 1 :a. Mở bài: ( 1đ )- Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ : ( Thời gian , không gian , địa điểm ) trên tuyến đường Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi hay ở trọng điểm …b. Thân bài: ( 7 đ ) - Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ ấy. Chú ý kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm theo dòng tự sự một cách hợp lý. Cần làm nổi bật 2 ý chính:+ Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.+ Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lý tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Miêu tả người lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục,… Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe.(- Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động Diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

250

- Nội dung nói về những vấn đề gì: chiến tranh, hi sinh, ước mơ, hoà bình, lời nhắn nhủ….- Những suy nghĩ, tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai (miêu tả nội tâm).)c. Kết bài: ( 1đ )- Tự hào về những người lính cụ Hồ…..- Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại (làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình?).- Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước (nghị luận) Hình thức: (1đ) Bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp không mắc lỗi diễn đạt, chính tả . Dàn ý 2 :A.Mở bài:-Giới thiệu tình huống gặp gỡ: thời gian, không gian, địa điểm, các n/vật (Có thể nhân ngày 22-12 trường em tổ chức kỉ niệm ngày t/lập quân đội nhân dân VN-Ngày QPTD có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường.Em đã nghe ng chiến binh trong đoàn kể chuyệnB.Thân bài:Kể diễn biến cuộc gặp gỡ -ý 1: Khắc hoạ h/ảnh ng lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc+Giọng nói vẫn khoẻ, tiếng cười sảng khoái+Khuôn mặt thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời+Trang phục:Với bộ quân phục mới.trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc...-ý 2:Cuộc trò chuyện với người c/sỹ+Ng/lính kể về c/sống chiến đấu trong nhiều năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt.>Vậy mà trên những tuyến đường các đoàn xe vận tải vẫn ngày đem nối đuôi nhau ra tiền tuyến...Những chiếc xe đó ntn (hình dáng..) (Kể bám sát vào Văn bản)-Nhờ có những c/sĩ lái xe, những cô th/niên xung phong mà c/ta có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay=>Từ đó bày tỏ những suy nghĩ : -về c/tranh<Tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hoà bình của con người>; -Về quá khứ hoà hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca-Trách nhiệm của c/ta :giữ gìn hoà bình....C.Kết luận:-Cuộc chia tay để lại ấn tượng in lòng n/v tôi về người lính và ước mơ của n/v tôi.III. Biểu điểm: Điểm 9-10:- Đúng kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.- Kể lại được đầy dủ nội dung cuộc trò chuyện giữa em và người lính lái xe.- Ngôn ngữ trong sáng, đúng chính tả, ngữ pháp.- Trình bày sạch đẹp. Điểm 7-8: Đủ nội dung; cảm xúc và nghị luận chưa sâu sắc. Điểm 5-6: Đủ cá nội dung chính; đảm bảo bố cục. - Chưa có miêu tả nội tâm và nghị luận( hoặc có mà cha đạt hiệu quả).- Viết đoạn kém, sai một số lỗi diễn đạt( ít).Điểm 3-4:- Đủ nội dung; bố cục không rõ.

251

- Không miêu tả nội tâm và nghị luận; - Sai nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0-2: - Nội dung quá yếu hoặc chỉ viêt được một đoạn.V.Tiến hành Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới : (85’)- HS viết bài. Hoạt động 3+4: Luyện tập+ Vận dụng(3’)- GV theo dõi, nhắc nhở về ý thức làm bài.- GV nhận xét ý thức làm bài. - Thu bài, rút kinh nghiệm.- Tiếp tục ôn tập về văn tự sự.- Chuẩn bị bài : Người kể chuyện trong văn bản tự sự.( làm bài tập tìm hiểu ra giấy nháp) Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng :- HS khá – giỏi : + Hoàn thành 2 đề vào Đề cương. + Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

-----------------------------------------------------------------

Tiết 70: Tự học có hướng dẫn :

Người kể chuyện trong văn bản tự sự A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự một cách hiểu qủa .

2. Kỹ năng - HS rèn năng lực hợp tác khi hoạt động nhóm, cùng nhau trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi bản thân chủ động phân tích, xác định và đưa ra được những tình huống có vấn đề trong học tập.

3.Thái độ- Giáo dục học sinh lòng cảm phục những con người lao động thầm lặng làm việc hết mình cho đất nước .

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo, chủ động, hiểu và cảm nhận được vai trò người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.B/ CHUẨN BỊ - GV: Đọc tư liệu- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’)

252

Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Thế nào là đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự. Cho ví dụ. GV hỏi HS, dẫn dắt vào bài mới:? Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã học về ngôi kể-> Hãy nêu ngôi kể là gì? Có thể kể chuyện theo ngôi thứ mấy.GV giới thiệu bài mới : Chúng ta đã biết, tự sự là kể lại sự việc, thuật lại diễn biến của sự việc . Nhưng ai là người kể chuyện, người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì. Có nghĩa là sự việc đó được nhìn qua con mắt của ai ... Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về người kể chuyện trong văn tự sự .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung? Em hãy cho biết đoạn trích kể về ai, về việc gì.? Ai là người kể các câu chuyện trên. Có phải là một trong 3 nhân vật trên không.? Nếu là một trong 3 nhân vật thì ngôi kể sẽ là ngôi thứ mấy. . Lời văn sẽ phải thay đổi như thế nào.? Dấu hiệu nào cho biết các nhân vật không phải là người kể chuyện. - GV lưu ý: ở tác phẩm này các nhân vật được gọi bằng tên chung)? Vậy đoạn truyện này được kể theo ngôi thứ mấy.? Người kể chuyện đã kể những gì về các nhân vật.? Mặc dù người kể không xuất hiện nhưng người kể có vai trò gì,

- HS theo dõi sgk.

- HS : ngôi thứ nhất

- HS : gọi nhân vật bằng tên

+ Kể theo ngôi thứ ba.

HS nêu.- Anh chạy ra…- Hoạ sĩ đứng dậy…- Anh thanh niên vừa vào, kêu lên…

I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ( 22')1. Ví dụ2. Nhận xét+ Kể về phút chia tay giữa cô kĩ sư trẻ, ông hoạ sĩ và anh thanh niên.

+ Người kể chuyện giấu mình.

+ Kể theo ngôi thứ ba.

-> Giới thiệu, miêu tả( Người kể biết mọi chuyện: mọi dáng điệu, hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật…)- Giọng cười… tiếc rẻ.

253

biết được những gì.- GV giới thiệu một số câu trong đoạn trích trên bảng phụ.? Em hãy cho biết câu nói trên là lời nhận xét của người nào về ai.? Câu nói này là lời của ai, em có nhận xét gì về câu nói này.? Như vậy ngoài vai trò giới thiệu miêu tả, người kể chuyện còn có vai trò gì.? Theo em khi kể chuyện người kể đã chọn vị trí nào. ( điểm nhìn)- GV khái quát: Người kể chuyện thấy hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm, diễn biến nội tâm tinh tế của các nhân vật. ? Căn cứ vào đâu có thể nhận xét như vậy.- GV hướng dẫn HS thảo luận tình huống trên trong 3'? Qua phân tích các ví dụ, em hiểu người kể chuyện là gì.? Người kể chuyện xuất hiện dưới hình thức nào.? Người kể chuyện có vai trò gì trong câu chuyện.? Người kể chuyện trình bày sự việc gắn với những điển nhìn nào.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết

- Cô kĩ sư mặt đỏ ửng…- Nhà hoạ sĩ già quay lại…- Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

- HS nêu.

- HS nêu.

-> Nhận xét, đánh giá

+ Người kể chuyện: nhập vào vai một nhân vật ( ngôi 1); giấu mình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản, biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. ( ngôi 3)+ Vai trò của người kể chuyện: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tả người, tả cảnh, đưa ra nhận xét, đánh giá về điều được kể.

-> Người kể chuyện nhận xét về anh thanh niên. ( Điểm nhìn thấu suốt)

-> Người kể chuyện nói hộ những suy nghĩ, tình cảm của anh thanh niên. ( Điểm nhìn bên trong)-> Nhận xét, đánh giá

Căn cứ vào:+ Điểm nhìn ( đứng ngoài quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng; hoá thân vào từng nhân vật.)+ Đối tượng được miêu tả ( khách quan)+ Lời văn.

3. Ghi nhớ:+ Người kể chuyện: là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm.+ Người kể chuyện: nhập vào vai một nhân vật+ Vai trò của người kể chuyện: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: + Điểm nhìn của người kể chuyện: - Bên trong: thông qua đôi mắt của một n/v. - Bên ngoài: quan sát bên ngoài. - Thấu suốt: có mặt khắp nơi. Chú ý: không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả.II. luyện tập (13')1.Bài 1:+ Người kể chuyện: Nhân vật "tôi"-> Ngôi thứ nhất. Chú bé

254

trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV hướng dẫn HS làm bài tập.? So với đoạn trích ở mục I, cách kể ở đoạn này có gì khác.? Người kể chuyện trong đoạn trích là ai.? Ngôi kể thứ nhất này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với kể ở đoạn trên.- GV nhấn mạnh: mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và hạn chế -> cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp.? Chọn 1 trong 3 nhân vật (người hoạ sĩ, anh thanh niên, cô kĩ sư) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn ở mục I thành một đoạn khác sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn phù hợp với ngôi kể thứ nhất.

- HS đọc đoạn truyện của Nguyên Hồng.

- HS thảo luận.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS viết trên cơ sở định

hướng của giáo viên:

Thay đổi ngôi kể dẫn đến

điểm nhìn, lời kể thay đổi

theo.

trong cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách.

+ Ưu điểm: Người kể đễ nói được những tâm tư, tình cảm, những diễn biến phức tạp, tinh tế đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật "tôi".

+ Hạn chế: hạn chế trong việc

miêu tả bao quát các đối tượng

khách quan, sinh động, khó tạo ra

cái nhìn nhiều chiều, do đó gây

nên sự đơn điệu trong giọng văn

trần thuật.

2.Bài 2:

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung.

- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.

- Học kĩ bài. Hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị: Ôn tập các nội dung đã học.

- HS khá – giỏi : Tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà, nêu tình huống truyện.

255

Tiết 71: Văn bảnChiếc lược ngà

(Nguyễn Quang Sáng ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Sự sáng tạo trong nghệ thuật nghệ thuật xây dựng tình huống truyện miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kỹ năng- HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyện ngắn

3.Thái độ - Giáo dục cho học sinh tình cảm cha con và niềm trân trọng những tình cảm đó.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, cảm nhận được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà .B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. GV giới thiệu bài: Tình cảm gia đình, trong đó có tình cha con là tình cảm muôn thuở bền vững. Nhưng đặt tình cảm đó trong hoàn cảnh đó trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ hi sinh của người cán bộ cách mạng, ta mới cảm thấy tình cảm ấy mới đẹp và đáng trân trọng ... Điều đó được thể hiện rất sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng..II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả.

- GV giảng mở rộng về một số tác phẩm nổi tiếng của nhà văn: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa

- HS theo dõi sgk.- HS nêu. I. Giới thiệu chung

1. Tác giả- Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014), quê An

256

gió chướng, Chiếc lược ngà… trong đó có nhiều tác phẩm được chuyển thể thành những bộ phim nổi tiếng.? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

- GV hướng dẫn đọc.- GV, nhận xét cách đọc của HS.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Theo em, người kể chuyện là ai.

? Kể như vậy có tác dụng gì.? Câu chuyện xuất hiện mấy tình huống. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu.? Toàn bộ phần 1 của văn bản đã tả và kể lại chuyện gì.? Tác giả đã miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu qua những thời điểm nào.? Trước tiếng gọi của người cha, bé Thu có cử chỉ, hành động gì.? Cách kể chuyện ở đây có gì đặc sắc.? Thái độ tâm trạng bé Thu lúc này.

- GV nhấn mạnh: Tâm lí sự hãi của đứa bé được tả bằng tiếng thét gọi mẹ. Chính tiếng gọi ấy gây nên sự cảm động, cảm thương cho anh Sáu.? Trong những ngày người cha ( ông Sáu) ở nhà bé Thu tiếp tục có hành động, cử chỉ gì.? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả.? Qua cách miêu tả em nhận ra thái độ nào của bé Thu. Bé Thu tỏ ra là cô bé như thế nào.? Vì sao bé Thu có những cử chỉ và phản ứng như vậy.( Ông Sáu

- HS nêu : Viết 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.- HS đọc.HS nhận xét cách đọc.- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.- HS tóm tắt văn bản.- HS : nhân vật “Tôi”- người chứng kiến câu chuyện. HS : Tác dụng : gợi cảm giác chân thực, gần gũi với người đọc, bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ với sự kiện và nhân vật.

- HS nêu 2 tình huống :

+ TH1: cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách -> con không nhận cha; khi nhận cha -> cha lại ra đi.+ TH2: ở căn cứ người cha làm chiếc lược tặng con-> trước lúc hi sinh ông nhờ người chuyển cho con.- HS theo dõi đoạn 1.- HS phát hiện chi tiết.Lúc ông sáu mới về- Tròn mắt, ngơ ngác, lạ lùng.- Mặt tái đi, vụt

Giang.- Viết nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.- Lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc.2. Văn bảnHoàn cảnh sáng tác: Viết 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.

Đọc, chú thích, tóm tắt, bố cục- Đọc- Chú thích.

- Tóm tắt - Bố cục: 3 đoạn.

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Nhân vật bé Thu

Lúc ông sáu mới về+ Thuật sự việc sinh động, miêu tả thái độ n/v.-> Ngạc nhiên, sợ hãi, xa lánh Những ngày ông sáu ở nhà

257

không …trong ảnh)? Và lúc này người đọc chợt nhận ra điều gì ở bé Thu.? Nguyên nhân bé Thu không nhận cha là gì.( nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa) ( vết thẹo…, chiến tranh)- GV hướng dẫn ? Theo em những cử chỉ và hành động đó của bé Thu có đáng trách không. Vì sao?

- GV: Bé thu còn quá nhỏ để hiểu được tình thế khắc nghiệt, éo le của chiến tranh. Thu kiên quyết không nhận cha, không phải em không yêu cha mà là em dành tình yêu thương cho một người cha khác. Trong cái “cứng đầu” của em ẩn chứa cả niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình yêu dành cho người cha trong tấm hình chụp với má em.? Sự việc chính được kể ở đoạn trích văn bản này là gì.? Trong buổi sáng chia tay ấy, bé Thu có thái độ gì?? Cách miêu tả có gì độc đáo.? Thái độ tình cảm của bé Thu lúc này như thế nào.? Cùng với thái độ ấy là hành động nào.

- GV: nỗi khát khao tình cha con bấy lâu bị kìm nén trong bé Thu nay bỗng bật lên bắt đầu bằng tiếng gọi “ba”.? Em nhận thấy gì về trong hành động, tình cảm của bé thu lúc này.? Vì sao bé Thu có cử chỉ bất ngờ như vậy.? Những hành động ấy của bé Thu tác động gì đến người đọc.? Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật trong đoạn truyện này có gì độc đáo.? Em hiểu gì về bé Thu trong đoạn trích này.? Thái độ tình cảm của nhà văn

chạy, kêu thét. HS : Bé Thu những ngày ông Sáu ở nhà :- Chẳng chịu gọi ba- Nói trổng, xưng người ta- Hắt cái trứng cá… ra khỏi mâm, - Xuống bến, khua rổn rang, sang bà ngoại.- HS thảo luận ( 3’)- Bé thu còn quá nhỏ để hiểu được tình thế khắc nghiệt, éo le của chiến tranh. Thu kiên quyết không nhận cha, không phải em không yêu cha mà là em dành tình yêu thương cho một người cha khác. - HS đọc đoạn “ Sáng hôm sau…”

HS nêu chi tiết.- Vẻ mặt sầm lại, buồn rầu- Không ngơ ngác, không lạ lùng.- Vẻ nghĩ ngợi sâu xa.- Nằm im, lăn lộn, thở dài…- Kêu thét: Ba…a…a ba!- Ôm chặt cổ ba…- Nói trong tiếng khóc- Nó hôn… cả vết thẹo…=> em đã hiểu rõ nguyên nhân của vết thẹo.- HS : am hiểu tâm lí trẻ thơ, yêu mến trân trọng tình cảm

+ Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết bất ngờ.->Phản ứng quyết liệt -> ương ngạnh, bướng bỉnh, ngây thơ.

- Cá tính mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng, yêu cha sâu sắc.

- Lúc chia tay

+ Tình huống bất ngờ, tự nhiên, miêu tả tâm lí tinh tế. -> Thái độ t/c có sự thay đổi.+ Miêu tả ngoại hình, cử chỉ…-> Tình yêu cha bùng lên mãnh liệt, sâu sắc; niềm xúc động xen lẫn sự ân hận.=> gây xúc động nơi người đọc

Khắc hoạ tâm lí tinh tế, miêu tả dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết

258

khi miêu tả nhân vật. của các em. hợp bình luận về nhân vật.- Bé Thu hồn nhiên,

chân thật, tình yêu cha mãnh liệt, sâu sắc.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…?Qua tìm hiểu đoạn truyện trên em thấm thía được điều gì về sự hi sinh mất mát của đồng bào miền Nam nói chung, những em bé miền Nam nói riêng.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tiếp tục đọc, tóm tắt truyện.

- Tìm hiểu nhân vật ông Sáu, ông Ba.

- HS khá – giỏi : + Nêu tình huống truyện Chiếc lược ngà.

+ Cảm nhận về nhân vật bé Thu.

Tiết 72: Văn bảnChiếc lược ngà (tiếp theo)

Nguyễn Quang Sáng A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Sự sáng tạo trong nghệ thuật nghệ thuật xây dựng tình huống truyện miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kỹ năng- HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyện ngắn

3.Thái độ - Giáo dục cho học sinh tình cảm cha con và niềm trân trọng những tình cảm đó.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, cảm nhận được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà .B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

259

Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Qua phần 1 em hiểu gì về nhân vật bé Thu, những hi sinh, mất mát của đồng bào miền Nam trong chiến tranh ? GV giới thiệu bài: Tình cảm gia đình, trong đó có tình cha con là tình cảm muôn thuở bền vững. Nhưng đặt tình cảm đó trong hoàn cảnh đó trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ hi sinh của người cán bộ cách mạng, ta mới cảm thấy tình cảm ấy mới đẹp và đáng trân trọng ... Điều đó được thể hiện rất sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng..II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt? Sau 8 năm xa cách, người đầu tiện ông Sáu muốn gặp là ai.? Tình cảm của ông Sáu với con được bộc lộ qua chi tiết, sự việc nào.? Em cảm nhận được nỗi niềm nào của người cha.

- GV: Bản năng làm cha trong ông Sáu dường như đã chuyển sang người kể chuyện, ông đoán " Chắc anh nghĩ… cổ anh".? Tác giả đã miêu tả hình ảnh ông Sáu khi bị con từ chối qua chi tiết nào.? Em hiểu gì về tâm trạng ông Sáu lúc này.

? Khi con có những phản ứng mạnh mẽ quyết liệt ông Sáu có cử chỉ hành động nào.? Trong đó điều gì làm ông sáu day dứt mãi trong hai ngày ở nhà.? Cử chỉ hành động đó nói lên điều gì.? Em hình dung gì về tâm trạng của ông hai lúc này.? Có một đoạn truyện xúc động nhất về tình phụ tử, đó là đoạn truyện nào.

- HS theo dõi sgk.

Lúc mới về:- Tình người cha cứ nôn nao- Vội vàng… bước dài- Thu! Con.- Khom người đưa tay đón chờ con.- HS nêu ý kiến.

HS nêu chi tiết.- Đứng sững… đau đớn… hai tay buông xuống như bị gãy.

HS : Ông Sáu - Khẽ lắc đầu cười- Vung tay đánh…

- HS nhận xét.

HS : Tình huống bất ngờ :- Vừa nhận ra thì ba

II. Đọc, hiểu văn bản (32')1. Nhân vật bé Thu2. Nhân vật ông Sáu Lúc mới về:

-> Khao khát gặp con, yêu thương con tha thiết. Khi bị con từ chối:

-> Bị tổn thương, đau đớn, thất vọng.

Khi con phản ứng:

-> Tình yêu thương con chưa được đền đáp…

Khi chia tay:

260

? Tình cha con được bộc lộ qua chi tiết nào.? Nhận xét về tình huống truyện trong đoạn.? Tâm trạng của ông Sáu lúc này.- GV khái quát chuyển ý.? ở căn cứ, người cha luôn có suy nghĩ gì.? Điều đó xuất phát từ đâu.? Tình thương yêu con đã thúc đẩy ông làm điều gì.? Tác giả tập trung miêu tả tình cảm của ông Sáu xoay quanh việc gì.- HS tóm tắt đoạn truyện trên.- GV: Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn xúc động nhất trong đoạn trích này em có đồng ý không? Vì sao?

? Hình ảnh, chi tiết nào làm em xúc động nhất trong đoạn cuối truyện.? Em cảm nhận được gì từ chi tiết này.? Chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào? Câu chuyện xúc động về chiếc lược ngà nói lên tình cảm gì của người chiến sĩ cách mạng.? Qua câu chuyện người đọc thấm thía được điều gì. (Những đau thương mất mát của đồng bào miền Nam trong chiến tranh)- GV chuyển ý, giới thiệu vai trò của nhân vật ông ba trong truyện: là người kể chuyện, chứng kiến cuộc gặp gỡ, chia tay của cha con ông Sáu, giúp ông Sáu thực hiện lời hứa.-> Tích hợp người kể trong văn kể chuyện.? Chi tiết nào miêu tả tâm trạng của ông Ba khi chứng kiến tình cảnh của cha con ông Sáu.? Điều gì thôi thúc ông Ba tìm gặp Thu.

nó phải đi- Khóc, ôm con, lau nước mắt.- Hôn con.

- HS : Khi ở khu căn cứ:- Ân hận vì… đánh con.- Nhớ lời dặn của con.- Tay cầm khúc lược ngà… hớn hở- Cưa từng chiếc răng lược…tỉ mỉ… như người thợ.- Gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: " yêu nhớ tặng Thu con của ba"- HS thảo luận và trình bày kết quả trong 3'.- Trong giờ phút cuối cùng…Anh móc cây lược.. đưa…=> xúc động-> biểu hiện tập trung nhất tình cảm cha con.- HS : Chiếc lược ngà : chứa đựng tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi, làm dịu đi nỗi ân hận day dứt trong người cha…

- Bỗng thấy khó thở… trái tim.

+ Tình huống bất ngờ.-> Vui, hạnh phúc, xúc động.

Khi ở khu căn cứ:

-> yêu con, trăn trở không yên.

+ kể tỉ mỉ-> Yêu thương, trìu mến.

-> Tình cha con thắm thiết, sâu nặng.

=>Ông Sáu: người chiến sĩ cách mạng yêu con tha thiết, đặt tình cảm CM lên trên tình cảm gia đình.

3. Nhân vật ông Ba

-

> Hiểu và thông cảm sâu sắc.

-> Ca ngợi tình đồng chí,

261

? Qua nhân vật này, truyện còn muốn ca ngợi điều gì.? Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" có những thành công gì về nghệ thuật.+ Cốt truyện.+ Tình huống truyện.+ Xây dựng nhân vật.? Giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.? Thái độ và hành động của bé Thu với ba rất trái ngược nhau trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, nhưng vẫn rất nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.- GV định hướng: - lúc trước, vì chưa nhận ra-> xa lánh, lạnh lùng; lúc nhận ra-> tình cảm mạnh mẽ.

- Một tình cảm giống như tình cha con đã nảy rở giữa bác Ba với Thu.

+ NT: - Cốt truyện chặt chẽ.- Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí.- Miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, sinh động.- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm phong cách Nam Bộ.

- HS thảo luận.

=> Tình cảm dứt khoát, rạch ròi, hồn nhiên; cá tính mạnh mẽ.

đồng đội gắn bó thiêng liêng, xúc động.III.Tổng kết (Ghi nhớ)

+ NT:

+ ND: - Thể hiện cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.IV. Luyện tập (3')

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Tên truyện " Chiếc lược ngà" có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện.( Chiếc lược ngà là chiếc cầu nối t/ c cha con ông Sáu; là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh.-> Sau này Thu đã trở thành cô giao liên nối tiếp con đường cha cô đã đi…)V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng - Tóm tắt truyện; nắm chắc giá trị nghệ thuật, nội dung truyện.- Ôn tập các tác phẩm văn học hiện đại, chuẩn bị cho bài kiển tra.- HS khá – giỏi : + Cảm nhận nhân vật ông Sáu. + Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo hồi tưởng của một nhân vật khác ( ông Sáu hoặc bé Thu).

Tiết 73: Ôn tập tiếng Việt

262

( Phần các phương châm hội thoại… cách dẫn gián tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học trong HKI, lớp 9.- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.

2. Kỹ năng- Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.

3.Thái độ- Giáo dục học sinh thêm yêu quí, tự hào và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt .

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy tổng hợp, khái quát hóa. Rèn các năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự sáng tạo, tư duy phân tích, đánh giá,...B. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ.- HS: Ôn tập kiến thức đã học. Tổ chức : Nền nếp, sĩ số (1’) I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinhPhương pháp: giải thích, minh họa, nêu vấn đề.Thời gian: 5pGV chiếu 1 đoạn video chuyển thể từ truyện cười dân gian.? Nhân vật Chăm trong đoạn video đó vi phạm phương châm hội thoại nào ? HS : Nhân vật Chăm vi phạm phương châm về lượng (Nội dung nói nhiều hơn đòi hỏi). Vi phạm phương châm cách thức (nói dài dòng, không rành mạch)GV : Trong thực tế có nhiều tình huống không tuân thủ Phương châm hội thoại. Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, chúng ta phải nắm chắc nội dung các Phương châm hội thoại và cách xưng hô trong hội thoại sao cho đúng. Để giúp các con khắc sâu kiến thức thức đó, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại. Các con mở SGK/ tr 190. Ôn tập Tiếng việt – Tiết 73. Bài học hôm nay chúng ta ôn lại 3 đơn vị kiến thức. Các phương châm hội thoại ; Xưng hô trong hội thoại ; Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.II,III. HOẠT ĐỘNG 2,3: Luyện tập + Vận dụng (35’) (GV lồng ghép hai hoạt động Luyện tập và Vận dụng trong hoạt động Hình thành kiến thức. Vì đây là tiết Ôn tập). Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích,, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trò chơi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được kiến thức Tiếng Việt đã học trong HKI, lớp 9 về các PCHT, Xưng hô trong hội thoại và cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

263

GV: Các con hãy nhắc lại có những phương châm hội thoại nào đã học?GV chiếu 5 phương châm dạng sơ đồGV: Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi: Chia lớp làm 2 đội chơi mỗi đội cử ra 3 bạn lên chơi:- Trong tay các con đang có 5 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép là 1 nội dung của 1 phương châm - Trong thời gian 2 phút đội nào ghép nội dung chính xác vào từng phương châm và nhanh hơn, đội đó sẽ giành chiến thắng. Các con đã rõ luật chơi. Trò chơi bắt đầuGV: Cho học sinh nhận xét chéo nhauGV: Tổng kết lại trò chơiGV: Các em hãy trao đổi với nhau và xem trong 5 phương châm hội thoại trên, còn phương châm nào các con cần hiểu thêm không?GV: Rất tốt, Các em ạ! Trong 5 phương châm hội thoại cơ bản, có 4 phương châm chi phối nội dung hội thoại, 1 phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân.GV chiếu sơ đồ: Phương châm hội thoại: -Phương châm chi phối nội dung hội thoại+Phương châm về lượng+Phương châm về chất+Phương châm quan hệ+Phương châm cách thức-Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân: Phương châm lịch sự.GV: Nhiều khi nội dung các Phương châm chồng chéo nhau: Như phương châm về lượng có phần trùng với

- HS : 5 phương châm+Phương châm về lượng+Phương châm về chất+ Phương châm về quan hệ+ Phương châm cách thức+ Phương châm lịch sửcon.HS chơi trò chơi : Ai nhanh hơn

HS nhận xét chéo nhau

HS :? Thưa cô, chúng em thấy có 1 số phương châm gần giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được? nhất là các phương châm về số lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức ?

I. Các phương châm hội thoại.1.Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại

264

Phương châm về quan hệ và phương châm cách thức.VD: (Ví dụ quay trở lại đoạn vi deo lúc trước các con được xem). Khi nói dài dòng người Nói (Chăm) có thể vừa không tuân thủ phương châm về lượng (nội dung nói nhiều hơn đòi hỏi) vừa vi phạm phương châm cách thức (nói không rành mạch, rõ ràng)Vậy có những trường hợp nào vi phạm phương châm hội thoại. Giờ trước cô đã giao nhiệm vụ cho các con chuẩn bị dự án:Dự án: Hãy kể ra một tình huống vi phạm 1 phương châm hội thoại.

GV: Chiếu 1 tình huống trong SGV. Gọi học sinh đọc: Tình huống:Giờ Vật Lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn ra cửa sổ:- Em cho thầy biết Sóng là gì?Học sinh:-Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!? Phương châm nào vi phạm trong đoạn hội thoại đó.?Trao đổi trong nhóm và tổng kết lại có những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại?GV: Chiếu các trường hợp vi phạm phương châm -Người nói vô ý thức, thiếu văn hóa,

HS trình bầy dự ánTình huống Trong giờ học Địa lý. Cô giáo hỏi học sinh:? Em hãy kể tên các loại bến trong giao thông?HS1: Thưa cô Bến đò ạ!HS2: Thưa cô Bến cảng ạ!HS3: Thưa cô Bến xe ạ!HS4: Thưa cô còn cả Bến Tre nữa ạ!HS sau khi báo cáo xong tình huống, hỏi các nhóm khác: ? Xin hỏi các nhóm khác, các bạn cho biết trong tình hướng trên của nhóm tớ, bạn HS4 vi phạm phương châm gì?-Vi phạm phương châm quan hệ (Vì nói không đúng đề tài)

HS : Bạn học sinh đã vi phạm phương châm quan hệ (Nói không đúng đề tài, thầy hỏi « Sóng » trong Vật Lí, bạn lại trả lời là « Sóng » trong văn học.

-HS: Nói vô ý thức thiếu văn hóa, vụng về

-Phương châm về lượng: nói đủ nội dung-Phương châm về chất: nói đúng sự thật -Phương châm quan hệ: nói đúng đề tài-Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rõ ràng-Phương châm lịch sự : nói tế nhị

2. Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

.

265

-Người nói cố tình vi phạm 1 vài phương châm:+Để ưu tiên cho phương châm khác quan trọng hơn (VD: Bác sĩ nói với bệnh nhân bệnh nặng)+Gây sự chú ý hoặc hướng người nghe hiểu theo hàm ý nào đó. ? Vì vậy muốn giao tiếp tốt, ta phải làm gìGV: Đúng rồi! Trong giao tiếp các con cần chú ý tuân thủ các phương châm hội thoại. Cần phải trau dồi vốn từ, không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết. phải khéo léo, tế nhị trong khi giao tiếp với người khác.GV: Trong giao tiếp việc xưng hô cũng rất quan trọng, sau đây cô cùng các con chuyển sang ôn tập phần II:Gv: Trao đổi trong nhóm bàn,cho biết các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng việt?GV chiếu: Tiếng việt có hệ thống từ ngữ xưng hô khá đa dạng:-Đại từ nhân xưng: ngôi 1( tôi, tao, tớ…), ngôi 2( họ, nó, mày…)-Từ chỉ quan hệ: ông, bà, mẹ, bố…-Từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thầy giáo, bác sĩ…-Từ chỉ tên riêng: Lan, Mai…GV : Ví dụ xưng hô với người bề trên: bác – cháu, anh- em, chị- em.( kính trọng, lễ phép)Bạn bè: bạn –tớ, cậu-tớ, xưng tên.(thân mật)Hội nghị, trong lớp: bạn – tôi, các bạn- chúng tôi. ( trang trọng)GV : Sau đây lớp mình cùng thảo luận cặp đôi, thời gian 3 phút, sản phẩm ghi ra phiếu

- Người nói cố tình vi phạm 1 vài phương châm để ưu tiên cho phương châm khác quan trọng hơn.

HS : Chú ý lựa chọn từ ngữ phù hợp

HS1 : Từ ngữ xưng hô : Tôi, tao tớ…HS2 : chúng mày, họ, nó…HS3 : Thầy giáo, bác sĩ…

- Nói vô ý thức thiếu văn hóa, vụng về- Người nói cố tình vi phạm 1 vài phương châm

II. Xưng hô trong hội

266

học tập. Thực hiện 2 yêu cầu trong SGK. 1, Em hiểu thế nào là phương châm « xưng khiêm, hô tôn » trong giao tiếp ? Cho ví dụ minh họa ?2, Vì sao trong giao tiếp, người nói hết sức chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô ?1.

+Xưng khiêm: xưng mình khiêm nhừơng+ Hô tôn : Gọi người đối thoại một cách tôn trọngVD : Lão Hạc xưng hô với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. (xưng Tôi - hô Ông giáo) 2.-Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm-Lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.+ tình huống giao tiếp (thân mật, hay xã giao)+ Mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng )GV thu phiếu học tập của học sinh, chiếu hắt.GV: Khi giao tiếp cần lựa chọn các từ ngữ xưng hô phù hợp với đối tượng hoàn cảnh, mục đích giao tiếp, nếu không sẽ không đạt được mục đích giao tiếp như mong muốn. Cần phải “Xưng khiêm hô tôn”. Tức là trong giao tiếp cần hạ mình xuống, xưng một cách khiêm nhường, còn tôn người đối diện lên với thái dộ tôn trọng.GV: Tiếp theo, chúng ta ôn tập lại kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Thế nào là cách dẫn trực

HS thảo luận nhóm bàn trong 3p1.

+Xưng khiêm : xưng mình khiêm nhừơng+ Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn trọngVD : Lão Hạc xưng hô với ông giáo Tôi - Ông giáo 2.-Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm-Lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.

HS: Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”).-Dẫn gián tiếp: Tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ

thoại1.Ôn lại các từ ngữ xung hôTiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô đa dạng.- Đại từ nhân xưng: ngôi 1( tôi, tao, tớ…), ngôi 2( họ. nó ,mày…)-Từ chỉ quan hệ: ông, bà, mẹ, bố…-Từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thầy giáo, bác sĩ…-Từ chỉ tên riêng: Lan, Mai…

Lưu ý : « xưng khiêm, hô tôn »

267

tiếp,cách dẫn gián tiếp? Cách phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.GV chiếu: Dẫn trực tiếp: Tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”).-Dẫn gián tiếp: Tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.GV: Các con cần lưu ý: Phân biệt đâu là cách dẫn trực tiếp, đâu là cách dẫn gián tiếp -Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”).-Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.BT: GV chiếu bài tậpHS đọc GV: Yêu cầu học sinh làm ra phiếu học tập (5 Phút)GV: chiếu đáp án-HS so sánh với đáp án của cô để nhận xét bài của nhau.Bài tập : Chuyển lời đối thoại của Quang Trung trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp ? HS làm cá nhân (5 phút ), trình bày. Đoạn văn: Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào. Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong

của người hoặc của nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

HS đọc bài tập, nêu yêu cầu

Thảo luận nhóm bànThời gian: 5pSản phẩm làm ra phiếu học tập

Đại diện nhóm báo cáoNhóm khác nhận xét - Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh kéo sang, nếu nhà vua mang lính ra đánh thì thắng hay thua. - Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan vỡ, quân Thanh kéo ra tới đây không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, nhà vua đi chuyến này không quá mười ngày là quân Thanh bị dẹp tan

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Phân biệt cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

Bài tập: Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn trực tiếp.

268

nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không qua mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Những thay đổi về từ ngữ : Tôi ( 1 ), nhà vua ( 3 ), chúa công ( 2 ), nhà vua ( 3 ) . - Bâý giờ ( Thời gian hiện tại ) bấy giờ, thời gian ấy (địa điểm cụ thể ) .GV nhận xét, đánh giá chungGV: Như vậy tiết học hôm nay chúng ta được ôn tập lại mấy đơn vị kiến thức tiếng việt.GV chiếu sơ đồ tư

HS: Ôn lại 3 đơn vị kiến thức: Các phương châm hội thoại; Xưng hô trong hội thoại; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tòi mở rộng (5’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV khái quát chung về những nội dung đã ôn tập.

- Ôn kĩ các nội dung trên, chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.

- HS khá – giỏi :

+ Cho đoạn thơ: " Năm giặc đốt làng … vẫn được bình yên". ( Bếp lửa, Bằng Việt)

Dựa vào nội dung đoạn thơ trên, viết một đoạn văn tự sự, thay lời người cháu kể lại kỉ

niệm khi sống với bà.

+ Xem kĩ một số đề bài trong sgk T. 204- 205.

Tiết 74: Kiểm tra tiếng Việt A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : - Kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh về phần tiếng Việt đã học. 2. Kĩ năng : Rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Việt trong tạo lập văn bản và giao tiếp nói chung.3. Thái độ :

269

Giáo dục học sinh lòng yêu quí tự hào về ngôn ngữ tiếng Việt, giáo dục tính trung thực trong kiểm tra.

4.Phẩm chất, năng lực: - HS qua giờ kiểm tra phát huy năng lực tư duy tự sáng tạo, năng lực tự tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ trong văn bản viết.B/ CHUẨN BỊ - GV: Đề bài, biểu điểm.- HS: Chuẩn bị bài, ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số. Kiểm tra

GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. Bài mới (42' )

GV giới thiệu bài mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra.I. Đề bài: GV phát đề cho HS.

KHUNG MA TRẬN

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU

VẬN DỤNGTÊN CHỦ ĐỀ

(Nội dung, chương..)

TL TL TL

TỔNG CỘNG

Chủ đề:

- Các phương châm hội thoại

- Sự phát triển của từ vựng

- Tổng kết từ vựng

- Kể tên và nêu định nghĩa về các phương châm hội thoại.

- Nhận diện các phương châm hội thoại.

-Nhận diện nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa.

Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của các phép tu từ.

Số câu :

Số điểm:

Tỉ lệ %

Số câu : 0.5

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ 25%

Số câu : 1.5

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ 35%

Số câu : 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ 40 %

Số câu : 3

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

Câu 1 : ( 3.5 điểm )

a. Kể tên và nêu định nghĩa các phương châm hội thoại đã học? (2.5đ)

b. Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? (1đ)

Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố:

270

- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?

Người bố đang mải đọc báo, trả lời:

- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.

( Truyện cười dân gian)

Câu 2: ( 2.5 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Đồng chí – Chính Hữu)

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa trong các từ gạch chân.

Câu 3 : (4 điểm ) Viết 1 đoạn văn ( từ 5 đến 7câu ) bằng cách vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau : Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhơ cuối ghềnh bắc ngang . Sè sè nấm đất bên đường , Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh . ( Nguyễn Du, Truyện Kiều )II. Yêu cầu và biểu điểm

CÂU HỎI

NỘI DUNG

BIỂU ĐIỂM

Câu 1:

a. Có 5 phương châm hội thoại đã học:

-Phương châm về chất: : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

0,5 điểm

271

( 3,5 điểm) -Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

-Phương châm quan hệ: : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

-Phương châm cách thức: : Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.

-Phương châm lịch sự: : Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

b. Không tuân thủ phương châm cách thức.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểmCâu 2

( 2,5 điểm )

-vai: nghĩa chuyển ->hoán dụ

-miệng: nghĩa gốc

-chân: nghĩa gốc

-tay: nghĩa gốc

-đầu: nghĩa chuyển ->ẩn dụ

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểmCâu 3

( 4 điểm )

- Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu qui định được - Chỉ ra được các từ láy mà tác giả sử dụng trong các câu thơ được: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu .- Giới thiệu khái quát chung về các câu thơ : + Bốn câu thơ là hình ảnh của cảnh vật trên đường chị em Thuý Kiều du xuân trở về . Cảnh vật ấy cũng thấm đẫm tâm trạng cả nhân vật : 1 điểm -Phân tích được nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : 2. điểm + Cái nao nao của dòng nước, cái nho nhỏ của nhịp cầu đã gợi tả được những đường nét của cảnh vật . Cái nao nao đó cũng là cảm giác bâng khuâng xao xuyến của Thuý Kiều như báo trước một điều gì sẽ xảy ra . + Nguyễn Du rất tài tình khi dùng từ láy : sè sè , rầu rầu đẻ miêu tả nấm mồ của Đạm Tiên vì thế người đọc hình dung ra một nấm mồ gần như sát mặt đất , ở trên là nhừng ngọn cỏ úa vàng , xen lẫn màu xanh đang còn sót lại . Đó là hình ảnh một nấm mồ vô chủ đáng thương . + Cảnh đang nói cho nỗi lòng của nàng Kiều. Sè sè , rầu rầu trong câu thơ diễn tả được tâm trạng se sắt, rầu rĩ … của Thuý Kiều trước số phận một con người tài hoa bạc mệnh.

0,5 điểm

0,5 điểm

3,0 điểm

LƯU Ý ĐIỂM TRỪ:

272

- Trừ điểm tối đa đối với đoạn văn viết không đúng hình thức (1,0 điểm)

D/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ :

- GV nhận xét ý thức làm bài của HS và thu bài.- Tiếp tục ôn tập phần tiếng Việt đã học.- HS khá – giỏi : Làm câu 3 : Viết 1 đoạn văn ( từ 5 đến 7câu ) bằng cách vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau : Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhơ cuối ghềnh bắc ngang . Sè sè nấm đất bên đường , Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh . ( Nguyễn Du, Truyện Kiều )

Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Trên cơ sở ôn tập, học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học ( từ bài 10 đến bài 15 ) làm tốt các bài kiêm tra 1 tiết tại lớp.

- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh về tri thức kĩ năng, thái độ để có hướng khắc phục những điểm còn yếu.

2. Kỹ năng- Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, bài viết một tiết kết hợp tự sự biểu cảm kết hợp với lập luận.3.Thái độGiáo dục học sinh lòng yêu thích và tự hào về văn thơ Việt Nam hiện đại, hiểu thêm về vẻ đẹp của con người và đất nước.4.Phẩm chất, năng lực - HS phát huy nhiều năng lực : Năng lực tư duy tự sáng tạo, năng lực phân tích- tổng hợp, năng lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết.B. CHUẨN BỊ - GV: Đề bài, biểu điểm.- HS: Chuẩn bị bài, ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số. Kiểm tra (1 ')

GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. Bài mới (40' )

GV giới thiệu bài mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra.

273

KHUNG MA TRẬN

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU

VẬN DỤNGTÊN CHỦ ĐỀ

(Nội dung, chương.)

TL TL TL

TỔNG CỘNG

Chủ đề:

- Tác giả, tác phẩm

- Văn bản thơ

- Văn bản truyện

- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

- Chép thuộc lòng đoạn thơ.

- Nhận diện ý nghĩa của hình ảnh thơ.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật.

Số câu :

Số điểm:

Tỉ lệ %

Số câu : 1.5

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ 40%

Số câu : 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ 20%

Số câu : 1

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ 40 %

Số câu : 3

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

I. Đề bài: GV phát đề cho HS.

ĐỀ I

Câu 1 : ( 2.0 điểm )

Nêu những nét chính về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

Câu 2 : ( 4.0 điểm )

Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ cuối đó.

Câu 3 : ( 4.0 điểm )

Viết một đoạn văn ngắn (10->15 dòng), nêu những cảm nhận của em về một trong hai nhân vật sau:

a. Anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

b. Bé Thu trong văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

II. Yêu cầu và biểu điểm

274

CÂU HỎI

NỘI DUNG

BIỂU ĐIỂM

Câu 1:

( 2,0 điểm)

Tác giả Huy Cận:

-Tên đầy đủ: Cù Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh.

-Nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với tập “Lửa thiêng”.

-Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Hoàn cảnh sáng tác:

-Bài thơ được sáng tác năm 1958, sau chuyển đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

-In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

( 4,0 điểm )

Chép thuộc lòng khổ thơ cuối:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.”

Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng:

- Trăng là biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên…

- Trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.

- Trăng là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà cũng rất nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt

2,0 điểm

2,0 điểm

Câu 3

(4 điểm)

- HS chọn 1 trong 2 nhân vật để nêu cảm nhận:

Nhân vật anh thanh niên:

- Trẻ tuổi, yêu nghề và có trách nhiệm cao với công việc: một mình trên đỉnh núi cao, chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi …

- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình, chu đáo với khách và rất lịch sự, khiêm tốn: cách nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa

4,0 điểm

275

tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm tốn khi nói về mình …

- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách để mở, vườn hoa …

- Liên hệ với cách nghĩ và cách sống của tuổi trẻ hiện tại.

Nhân vật bé Thu:

- Một cô bé ngang ngạnh, có cá tính. Nhưng sự ương bướng đó của Thu hoàn toàn không đáng trách, vì Thu còn quá bé không hiểu được lí do vì sao ba lại khác, không nhận ba vì ba có vết thẹo trên má mà không giống hình ba trong tấm ảnh. Do đó Thu thật đáng thương.

- Một bé Thu có tình yêu ba vô cùng mãnh liệt sâu sắc.( Thể hiện rõ nhất khi ông Sáu chuẩn bị lên đường.)

- Liên hệ bản thân em khi được sống trong tình yêu thương chăm sóc của cả ba và mẹ .

ĐỀ II ( Tham khảo )PHẦN I .TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) : Hãy chọn đáp án đúng ở các câu sau:Câu 1 : Đề tài của bài thơ “ Đồng chí ’’ gần gũi với đề tài của bài thơ nào sau đây : A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Hai chữ nước nhà B. Tiếng gà trưa D. Quê hương Câu 2 : Thời kỳ sáng tác của văn bản “ Đồng chí ’’ cùng thời kỳ sáng tác với văn bản nào dưới đây ? A. Đoàn thuyền đánh cá B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Bếp lửa D. Làng Câu 3: Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp hoàn thiện các câu thơ sau ?

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen. Một ngọn lửa ............ luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Câu 4 : Nhân vật trung tâm trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” được khắc hoạ trực tiếp. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 5 : Nối các thông tin cột A vào cột B sao cho đúngA. Tên tác phẩm ( đoạn trích)

Nối B. Nội dung

1. Làng a. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng .

2. Lặng lẽ Sa Pa. b.Tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.

276

3. Chiếc lược ngà. c. Tình yêu thương và ước vọng của người mẹ dân tộcTà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .

4.Khúc hát ru .... d. Truyện ca ngợi tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh.

5.Ánh trăng. .PHẦN II. TỰ LUẬN : ( 8 ĐIỂM )Câu 1. ( 4 điểm) Tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng ( từ 12 đến 15 dòng )Câu 2. ( 4điểm ) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng . ( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ )C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM :

Phần I. Trắc nghiệm ( 2điểm ) C1.A ; C2. D ; C3. Lòng bà, C4. B ; C5. ( 1b, 2a, 3d, 4c,.)Phần II. Tự luận Câu 1 ( 4 điểm ) - Viết đúng hình thức một đoạn văn, đủ số dòng qui định được : 0/ 5đ- Đảm dảo các ý sau : 3 điểm - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về nhà thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ông không còn giống với người trong ảnh chụp mà em biết, cho nên em đối xử với ba như người xa lạ.- Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cảm cha con thức dậy thật mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.Ơ nơi căn cứ, người cha giành hết tình cảm thương nhớ, yêu quý con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho cô con gái bé bỏng.Trong một trận càn ông đã hy sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược ngà cho bạn.Câu 2 : Viết đúng hình thức một đoạn văn, không mắc lỗi dùng từ, câu :( 0, 5 điểm) Về nghệ thuật : Tả thực .. ẩn dụ“ Mặt trời” trong câu thơ thứ hai -> Em cu tai : (1điểm ). Về nội dung : 2,5điểm - Đảm bảo các ý theo trình tự sau : - Hai câu thơ thể hiện tình yêu con sâu sắc của người mẹ dân tộc Tà - Ôi thật sâu sắc. + Mặt trời của bắp là hình ảnh vũ trụ đem lại cho sự sống cho cây cỏ, làm cho cây ngô tươi tốt, bắp to mẩy : ( 0, 5đ ) Mặt trời của mẹ là hình ảnh ẩn dụ, chính là em cu tai - là hạnh phúc, là nguồn vui

niềm tin của mẹ. Một hình ảnh ẩn dụ giàu sức biểu cảm thể hiện tình mẫu tử thiêng

liêngvà cao quí. Hai câu thơ, hai hình ảnh sóng đôi đã làm nổi bật tình yêu thương sâu

sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với con : ( 2đ )

D/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ :

- GV nhận xét ý thức làm bài của HS và thu bài.

277

- Tiếp tục ôn tập phần văn học.

- Chuẩn bị: bài " Cố hương"

Chú ý tóm tắt, nhân vật Nhuận Thổ, nhân vật Tôi.

HS khá – giỏi : Cảm nhận về Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa.

Tiết 76: Văn bảnCố hương

Lỗ Tấn A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương. - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.2. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.3.Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài, lòng yêu quê hương đất nước, gia đình,…4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ văn: thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.- HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà trong văn bản.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Tóm tắt và nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. GV giới thiệu bài: Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhiêu nhà thơ cổ kim, những khi có dịp trở về cố hương sau nhiều năm xa cách, thì không phải ai cũng vui

278

mừng, hài lòng. Bởi vì có khi như nhà thơ Hạ Tri Chương trong bài " Hồi hương ngẫu thư":

Trẻ đi, già trở lại nhà,Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.

Gặp nhau mà chẳng biết nhauTrẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?

Sau nhiều năm đi xa, khi nhân vật Tôi trong truyện " Cố hương" của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối không chỉ có thế.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương. Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Lỗ Tấn.- GV giảng mở rộng: TP của ông gồm 17 tập tạp văn, 2 tập truyện ngắn " Gào thét" và " Bàng hoàng", tiểu thuyết " AQ chính truyện".

? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.? Em hiểu gì về tên văn bản.- GV hướng dẫn đọc.- GV, HS nhận xét cách đọc.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.

- HS theo dõi sgk.- HS xem ảnh chân dung.- HS nêu.

- HS nêu.- Rút trong tập " Gào thét".+ Cố hương: Quê cũ (Tr.ngắn có yếu tố hồi kí)- HS đọc.- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.TT: Sau 20 năm xa quê, nhân vật Tôi trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo nàn. Mang nỗi buồn thương, n/v Tôi rời cố hương ra đi với

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Lỗ Tấn (1881- 1936), nhà văn lớn của TQuốc.- Là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn hoá tiến bộ.- TP của ông giàu tính hiện thực và tính chiến đấu.2. Văn bản Xuất xứ : Rút trong tập " Gào thét".

Đọc, chú thích, bố cục :- Đọc

- Chú thích.

279

? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần. Nội dung từng phần.? Theo em nhân vật trung tâm là ai? Vì sao em xác định như vậy.( nhân vật Tôi, vì các sự việc nhân vật đều được cảm nhận từ nhân vật Tôi.)? Văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào. ? Mục đích chuyến về thăm quê của Tôi.? Nhân vật Tôi cảm nhận thấy gì về làng quê.? Nhận xét về nghệ thuật được kể chuyện.? Em hình dung như thế nào về cuộc sống nơi đây.? Cuộc sống nơi cố hương gợi lên trong Tôi tình cảm, tâm trạng nào.- GV diễn giảng: cảnh xưa >< nay khiến tâm hồn người quê hẫng hụt, thương cảm, buồn se lại.

ước vọng c/s làng quê mình sẽ được đổi thay.- HS nêu cụ thể.1. Từ đầu đến " Sinh sống": N/v Tôi trên đường về thăm quê.2. Tiếp đến " như quét": n/v Tôi những ngày ở quê.3. Còn lại: N/v Tôi trên đường rời xa quê.( TS + MT, BC và lập luận) - HS theo dõi đoạn 1 và nêu nội dung.

- HS nêu cảm nhận.

- Bố cục: 3 đoạn.

II. Đọc- hiểu văn bản1. Nhân vật Tôi trên đường về quê.

- Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng.+ Kể, kết hợp với MT.-> Cuộc sống cố hương tàn tạ, nghèo khó.=> Gợi buồn, chua xót.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) - GV khái quát chung.- HS tóm tắt truyện.- Tiếp tục đọc, tóm tắt truyện.- Phân tích nhân vật Tôi, Nhuận Thổ.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới HS khá – giỏi : Tìm hiểu thực trạng của XH Trung Quốc lúc bấy giờ và Trước sự thay đổi của cảnh và người nơi "cố hương", tâm trạng của nhân vật Tôi như thế nào?

Tiết 77: Văn bảnCố hương ( tiếp theo)

Lỗ Tấn A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương. - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

280

2. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.3.Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài, lòng yêu quê hương đất nước, gia đình,…4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ văn: thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.- HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà trong văn bản.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Tóm tắt truyện. Qua phần đầu tác phẩm em hiểu được vấn đề gì? GV giới thiệu bài: GV tóm tắt nội dung tiết 1 và chuyển ý.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được sự thay đổi của cảnh và người nơi "cố hương", tâm trạng của nhân vật Tôi.

Hoạt động của GV Hoạt động của GV Nội dung cần đạt

? Em hãy cho biết trong những ngày sống ở quê Tôi được gặp ai.- GV: được gặp lại Nhuận Thổ, kí ức Tôi sống dậy hình ảnh người bạn thuở ấu thơ.? Tìm chi tiết miêu tả Nhuận Thổ khi còn nhỏ. (hai mươi năm về trước)? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả? Trong kí ức của Tôi, Nhuận Thổ là cậu bé như

- HS theo dõi sgk.- HS nêu nội dung đoạn 2.

HS nêu.- Mặt tròn trĩnh.- Đầu đội mũ lông chiên.- Cổ đeo vòng bạc.- Bẫy chim, kể chuyện.(Miêu tả chi tiết, cụ

II. Đọc, hiểu văn bản1. Nhân vật Tôi trên đường về quê.2. Nhân vật Tôi những ngày sống ở quê. Gặp Nhuận Thổ

Khi còn nhỏ

Sau 20 năm

- Mặt tròn trĩnh.- Đầu đội mũ lông chiên.- Cổ đeo

- Cao gấp hai, da vàng sạm.- Mắt viền đỏ, mũ rách tươm.- Tay thô kệch, nứt nẻ

281

thế nào.? Sau 20 năm, Tôi nhận thấy gì về bộ dạng, lời nói, tính cách của Nhuận Thổ. ? Khi gặp lại người bạn tuổi thơ, Nhuận Thổ xưng hô như thế nào. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ có gì đặc sắc.? Người đọc nhận thấy gì ở Nhuận Thổ sau 20 năm.? Theo em nguyên nhân nào khiến Nhuận Thổ thay đổi như vậy.- GV giảng nhấn mạnh về NT - GV: có một điều không thay đổi ở Nhuận Thổ. Theo em đó là điều gì?? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ.- GV: Nhuận Thổ là điển hình của người nông dân TQ đầu thế kỉ XX với cuộc sống nghèo khổ, an phận đau khổ cùng tình trạng tinh thần ngu muội.? Không chỉ nhận thấy sự thay đổi của Nhuận Thổ mà Tôi còn gặp nhân vật nào.? Nhân vật thím Hai Dương được miêu tả ở hai thời điểm có gì khác nhau.? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì.? Em có nhận xét gì về sự thay đổi của con người này.? Theo em, điểm chung nhất trong sự thay đổi của

thể )HS nêu.- Cao gấp hai, da vàng sạm.- Mắt viền đỏ, mũ rách tươm.- Tay thô kệch, nứt nẻ- Xưng hô: thưa bẩm.- Nhặt nhạnh vật thừa. HS thảo luận nhóm lớn: Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

-Do mất mùa, thuế khoá, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thôn hào đày đoạ khiến Nhuận Thổ trở nên như vậy.- (Tình bạn không đổi: gửi vỏ sò -> gửi đỗ )- HS nêu.-> Nhuận Thổ thay đổi do hiện thực đen tối, sự áp bức của XHPK.

- HS nêu.

( Đối lập)

- Nàng Tây Thi đậu phụ.- Xoa phấn.- Lưỡng quyền không cao.

vòng bạc.- Bẫy chim, kể chuyện.

-> Khôi ngô, khoẻ mạnh, lanh lợi, tháo vát.

- Xưng hô: thưa bẩm.- Nhặt nhạnh vật thừa.

-> Già nua, tiều tuỵ, hèn kém, đần độn mụ mẫm.

+ So sánh tương phản, miêu tả kết hợp hồi ức, đối chiếu.

-> Nhuận Thổ thay đổi do hiện thực đen tối, sự áp bức của XHPK.

-> Tình bạn không thay đổi-> p/c đáng quý của người nông dân.

Gặp thím Hai Dương

Xưa Nay- Nàng Tây Thi đậu phụ.- Xoa phấn.- Lưỡng quyền không cao.- Môi không mỏng.

-> Đẹp người,

- Lưỡng quyền nhô ra.- môi mỏng dính.- Chân bé tí…như com pa.- Giọng the thé.- Nói cạnh khoé.- Giật đôi bít tất.-> Xấu xí,

282

hai nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương mà tác giả miêu tả là gì.? Kể về sự thay đổi của hai nhân vật này, người kể muốn phản ánh thực trạng nào của XH TQ lúc bấy giờ.

? Qua đó tác giả muốn lên án điều gì.? Nghệ thuật đăc trưng nhất của toàn đoạn văn bản này là gì.? Trước sự thay đổi của cảnh và người nơi "cố hương", tâm trạng của nhân vật Tôi như thế nào.- GV diễn giảng: Để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật quê hương mà nguyên nhân sâu xa là sự đói nghèo, ngu muội của người dân TQ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đối chiếu, mạch kể của nhân vật Tôi xen lẫn với những hồi ức… tạo ra hai mảng hiện thực: Quá khứ và hiện tại. Từ đó làm nổi bật nguyên nhân sự đói nghèo.

- Môi không mỏng. HS nêu : Nay :- Lưỡng quyền nhô ra.- môi mỏng dính.- Chân bé tí…như com pa.- Giọng the thé.- Nói cạnh khoé.- Giật đôi bít tất.-> Con người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, xấu cả hình dạng, tính nết.=> Thực trạng xã hội TQ: sa sút về mọi mặt, đói nghèo, lạc hậu, tiêu cực…

=> Nhân vật Tôi: xót xa, buồn đau trước cảnh tàn lụi của quê hương, tinh thần lạc hậu của dân chúng.

đẹp nết. đanh đá, tham lam, ích kỉ, sỗ sàng.

-> Con người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, xấu cả hình dạng, tính nết.=> Thực trạng xã hội TQ: sa sút về mọi mặt, đói nghèo, lạc hậu, tiêu cực…

-> Tố cáo, lên án các thế lực gây nên thực trạng đáng buồn ấy.

+ Miêu tả kết hợp hồi ức, so sánh đối chiếu.

=> Nhân vật Tôi: xót xa, buồn đau trước cảnh tàn lụi của quê hương, tinh thần lạc hậu của dân chúng.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (GV lồng ghép phần trên)

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp,

phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức

vào đời sống thực tiễn,…

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị tiếp bài.

- GV khái quát chung.

- HS nêu cảm nhận chung về hai nhân vật Nhuận Thổ và thím Hai Dương.

- Tiếp tục đọc, tóm tắt truyện.

283

- HS khá – giỏi : Phân tích nhân vật Tôi khi rời xa quê.

Tiết 78: Văn bảnCố hương ( tiếp theo)

Lỗ Tấn A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương. - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.2. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.3.Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài, lòng yêu quê hương đất nước, gia đình,…4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ văn: thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.- HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà trong văn bản.B/ CHUẨN BỊ - GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Trong những ngày sống ở quê, nhân vật Tôi đã cảm nhận được điều gì ? Em hãy làm rõ điều đó. GV giới thiệu bài: GV tóm tắt nội dung tiết 2 và chuyển ý.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’)

284

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được tâm trạng của nhân vật Tôi khi rời xa quê hương; khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Trong buổi chiều rời cố hương nhân vật Tôi có tâm trạng như thế nào? Vì sao có tâm trạng đó.- GV: Ai mà không lưu luyến khi rời xa quê hương nhưng cái mà Tôi rời bỏ là những quan niệm hủ tục lạc hậu, con người méo mó, bệnh hoạn về tính cách, tâm hồn.? Suy nghĩ của nhân vật Tôi được miêu tả như thế nào.? Tìm chi tiết.? Nhân vật Tôi mong ước điều gì.

? Trong niềm hi vọng của nhân vật Tôi xuất hiện một cảnh tượng như thế nào.? Cuộc đời mới như mong ước của nhân vật Tôi theo em sẽ là cuộc đời như thế nào.

? Văn bản khép lại bằng hình ảnh nào.

? Nhận xét về phương thức biểu đạt ở phần cuối.? Hình ảnh con đường có ý nghĩa như thế nào.- GV diễn giảng: Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn; nhưng nếu kiên trì con người sẽ có

- HS theo dõi sgk.- HS nêu nội dung đoạn 3.- Không chút lưu luyến … lẻ loi ngột ngạt.

+ Suy tư, trăn trở về tình bạn giữa mình và Nhuận Thổ; Thuỷ Sinh ( con Nhuận Thổ) và cháu Hoàng.- Mong ước chúng nó không giống chúng tôi.- Phải sống một cuộc đời mới.- Cánh đồng cát … vàng thắm.-> Cuộc sống ấm no, yên bình cho quê hương; con người sống thân thiện tử tế. HS nêu.- Đã gọi là hi vọng… kì thực trên mặt đất làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi.-> Niềm tin vào sự xuất hiện của một "con đường" mới - con đường ấm no hạnh phúc; cuộc sống mới, XH mới.

=> Nhân vật Tôi: Tình yêu quê hương mới mẻ,

II. Đọc, hiểu văn bản1. Nhân vật Tôi trên đường về quê.2. Nhân vật Tôi những ngày sống ở quê.3. Nhân vật Tôi khi rời xa quê. -> Rời bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu; những con người méo mó, bệnh hoạn về tính cách và tâm hồn.

-> Cuộc sống ấm no, yên bình cho quê hương; con người sống thân thiện tử tế.

+ Phương thức lập luận.

-> Niềm tin vào sự xuất hiện của một "con đường" mới - con đường ấm no hạnh phúc; cuộc sống mới, XH mới.

=> Nhân vật Tôi: Tình yêu quê hương mới mẻ, mãnh liệt; tin vào sự đổi đời của quê hương; không cam chịu áp bức, nghèo hèn.

285

tất cả…? Từ những suy tư, trăn trở em cảm nhận được gì trong tình cảm của nhân vật Tôi với cố hương. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận

? Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của văn bản. (bố cục, thủ pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt.)

? Vấn đề chủ yếu được đặt ra trong văn bản này là gì.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? Em hiểu gì về tác giả từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông.

? Em thấy ước vọng đổi đời cho "cố hương" của tác giả có trở thành hiện thực trên đất nước này không.? Nếu viết về làng quê mình, em học tập được gì trong cách kể chuyện của nhà văn Lỗ Tấn.? Em mong ước gì cho làng quê của mình.

mãnh liệt; tin vào sự đổi đời của quê hương; không cam chịu áp bức, nghèo hèn. HS thảo luận cặp đôi:NT:- Bố cục chặt chẽ.- PThức TS + MT + BC + LL- Sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: Hồi ức - đối chiếu…ND: - Khắc hoạ hình ảnh cố hương, tình yêu quê hương tha thiết của Tôi.- Phê phán xã hội phong kiến TQ đương thời.

- Đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và toàn xã hội.- HS đọc ghi nhớ sgk.

- HS tự bộc lộ.

- HS tự bộc lộ.

III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Bố cục chặt chẽ.- PThức TS + MT + BC + LL- Sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: Hồi ức - đối chiếu…- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo.2. Nội dung: - Khắc hoạ hình ảnh cố hương, tình yêu quê hương tha thiết của Tôi.- Phê phán xã hội phong kiến TQ đương thời.- Đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và toàn xã hội.IV. Luyện tập:1. Ông ghê sợ XHPK làm cho người nông dân trở nên u tối, đần độn, không tạo cho người nông dân cơ hội sống tốt đẹp.Tha thiết lo lắng cho vận mệnh của quê hương đất nước.2.( HS tự bộc lộ)3. Muốn viết hay về làng quê của mình phải: Am hiểu về c/s làng quê; có tấm lòng tha thiết với quê hương; kết hợp nhiều phương thức bên cạnh PT kể chuyện.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Khái quát diễn biến tâm trạng của nhân vật Tôi trong chuyến về thăm quê.

286

Buồn -> đau xót, thất vọng -> Hi vọng.

- GV khái quát chung về văn bản: Cố hương không phải là những dư âm nhạt nhoà mà

nó mang ý nghĩa thời sự nóng hổi. Chừng nào nhân loại còn gánh chịu những bất công

vô lí, còn những số phận khốn khổ như Nhuận Thổ và những người dân quê thì chúng ta

còn cần đến một tấm lòng cố hương để chia sẻ nỗi niềm, khơi dậy ý thức xoá bỏ sự ngăn

cách giàu - nghèo, để con người mãi đến với nhau bằng tấm lòng bè bạn.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tóm tắt truyện, học kĩ các nội dung đã tìm hiểu.

- Chuẩn bị cho kiểm tra CL học kì -> ôn tập tốt.

HS khá – giỏi :

+ Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa như thế nào?

+ Từ việc học tập trong cách kể chuyện của nhà văn Lỗ Tấn, hãy viết về làng quê

mình bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.

Tiết 79: Trả bài Tập làm văn số 3

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :1. Kiến thức

- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm. - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.

2. Kỹ năng- Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm. - Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.3.Thái độ- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của quân

đội ta.- Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực

- Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình, để bài viết sau có nhiều tiến bộ. B. CHUẨN BỊ :

287

- GV: chấm bài, thống kê lỗi, trả bài trước cho HS.- HS: Ôn lí thuyết, xây dựng dàn ý, đọc lại bài viết.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số Kiểm tra (xen kẽ trong giờ) Bài mới (38')- GV giới thiệu, nêu yêu cầu giờ học.I. Đề bài : Giáo viên ghi lại trên bảng. Dựa vào nội dung tác phẩm "Làng " của Kim Lân, hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

II. Yêu cầu ( 10')- Thể loại: Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, độc thoại nội tâm , nghị luận.- Nội dung: Kể lại diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. - Hình thức: làm đúng đặc trưng của kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm, nghị luận. Bài viết có đủ bố cục 3 phần; trình bày khoa học, sạch sẽ; diễn đạt hay, viết chuẩn chính tả. Dàn ý 1. Mở bài : Hoàn cảnh, không gian thời gian nghe tin làng Dầu theo giặc.

2. Thân bài : Kể lại diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ

Dầu theo giặc.

+ Bất ngờ, bàng hoàng, sững sờ, đau đớn.

+ Xấu hổ, xót xa, uất hận, căm tức.

+ Lo âu, sợ hãi.

+ cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt, ăn năn, đau khổ, lòng yêu làng yêu nước và

tình cảm cách mạng hoà quyện.

3. Kết bài : Khái quát tâm trạng chủ đạo khi nghe tin làng Dầu theo giặc.

III. Nhận xét (8')

1.Ưu điểm

- Đúng thể loại, dạng bài và ngôi kể :Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội

tâm và nghị luận.

- Biết vận dụng kĩ năng dựng đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố trên.

- Nội dung bài viết sâu sắc, diễn đạt khá tốt.

- Tiêu biểu: Lệ, Hằng, Vân, Thương, Hồng, Tuyền, Hoàng, Ngân, Huế, Lan Anh, Quyên,

...

288

2. Nhược điểm

- Một số bài viết nội dung còn sơ sài.

- Chưa biết phối hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn còn yếu.

- chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều.

Tiêu biểu: Tùng, Nghĩa, Q.Tuyền, Phú Phong, Vũ, Thiện, Trung Đức, Thanh,…

IV/ Chữa lỗi ( 12')1. Chữa lỗi chung- Giáo viên chọn lỗi điển hình, chữa chung cả lớp.

Câu văn sai Lỗi sai Câu văn sửa1. Tôi phải bôn ba, phiêu dạt kiếm sống nơi đất khách.

2. Lòng tôi rối bời như là một tiếng sét, một quả bom đang nổ tung, trong lòng tôi có chút gì đó sững sờ.

3. Lúc giới thiệu ở phần đầu là tuy tôi đã già nhưng tôi không thể quên được cái việc khi tôi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

4. Năm đó tôi gần năm mươi tuổi vì làng chợ Dầu gần giặc phải tản cư đi nơi khác trong đó có tôi người làng chợ Dầu cũng đi tản cư nhưng tôi lúc nào cũng nghe ngóng tình hình của làng nhờ cái phòng thông tin nghe đọc báo.5.Trắc hẳn, xẽ kể, chưa giám nói, trợ dầu, nghe nghóng, cắt dốn, giận giữ, xung xướng.

Dùng từ

Dùng từ, diễn đạt

Diễn đạt

Diễn đạt, chấm câu

Chính tả

1. Tôi phải dời làng, phiêu dạt kiếm sống nơi đất khách.

2. Lòng tôi rối bời. Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến với tôi như là một tiếng sét, một quả bom nổ tung bên tai. 3. Bây giờ tuy đã già nhưng tôi không thể quên được tâm trạng của mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.4. Năm đó tôi gần năm mươi tuổi. Vì làng chợ Dầu chủ trương xây dựng làng kháng chiến nên tôi phải cùng mọi người tản cư đi nơi khác. Nhưng lúc nào tôi cũng nghe ngóng tình hình của làng nhờ đến phòng thông tin nghe đọc báo.5. chắc hẳn, sẽ kể, chưa dám nói, chợ Dầu, nghe ngóng, cắt rốn, giận dữ, sung sướng.

2. Tự chữa lỗi ( 5')

- Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV nhận xét, đánh giá chung.- GV đọc bài khá để học sinh tham khảo.- Ôn tập lí thuyết văn tự sự. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.

289

- HS khá – giỏi : Làm Dàn ý và bài viết hoàn chỉnh vào Đề cương : Dựa vào nội dung tác phẩm "Làng " của Kim Lân, hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Tiết 80: Trả bài kiểm tra tiếng Việt

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức

- Giúp học sinh một lần nữa ôn lại những kiến thức tiếng Việt đã học ở học kỳ I2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn hội thoại và đoạn văn có sử dụng lời đẫn trực tiếp hoặc gián tiếp .

3.Thái độ- Giáo dục học sinh lòng yêu quí ngôn ngữ tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4.Phẩm chất, năng lực - Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình, để bài viết sau có nhiều tiến bộ.B. CHUẨN BỊ - GV: chấm bài, thống kê lỗi, trả bài trước cho HS.- HS: Tự nhận xét bài làm của mình trên cơ sở đối chiếu với đáp án.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức : Nền nếp, sĩ số 2. Kiểm tra :

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1 :Tóm tắt văn bản Làng của Kim LânCâu 2 :Tình huống truyện trong văn bản Làng đặc sắc như thế nào ? ĐÁP ÁN : Câu 1 :Tóm tắt:

Ông Hai là người rất yêu quý cái làng chợ Dầu của mình. Thời cuộc thay đổi, ông vẫn luôn thiết tha gắn bó với làng quê mình. Cuộc kháng chiến nổ ra, vì hoàn cảnh gia đình, ông buộc phải theo vợ con tản cư lên phố chợ. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng. Nghe tin làng mình theo giặc Pháp, ông Hai vô cùng đau khổ, tủi nhục chỉ biết tâm sự với thằng con út. Đến lúc được tin nhà mình bị giặc đốt, cũng tức là làng không theo giặc ông hết sức vui sướng . Chính niềm vui kì lạ đó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành với cách mạng thật cảm động của ông Hai, một người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.Câu 2 :

290

Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng theo giặc, lập tề Tạo mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai => Nút thắt của câu chuyện.

3. Bài mới :- GV giới thiệu, nêu yêu cầu giờ học.I. Đề bài - HS đọc lại đề bài.Câu 1 (3điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng hai câu thơ sau làm lời dẫn trực tiếp: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa” ("Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận )Câu 2 ( 4,0 điểm): Chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong những câu thơ sau: " Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" (" Ngắm trăng", Hồ Chí Minh)Câu 3: Hai từ “ Xuân’’ trong câu thơ sau, từ ngữ nào là nghĩa gốc , từ ngữ nào là nghĩa chuyển ?

“ Mùa xuân (1) là tết trồng câyLàm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)’’

II. Yêu cầu - GV nêu yêu cầu cụ thể với từng phần.- HS so sánh đối chiếu với bài làm. Nội dung:

Câu 1: ( 3 điểm) Viết được đoạn văn có sử dụng câu thơ làm lời dẫn trực tiếp, sử dụng

đúng dấu câu: Ngoặc kép, hai chấm…

Câu 2: (4điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật (nhân hoá, đối…) và phân tích được giá trị

của nó trong hai câu thơ; làm rõ được tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, bản lĩnh

cách mạng, vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ ở Hồ Chí Minh.

Hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, viết đúng chính tả.

Chú ý: Tuỳ theo mức độ mắc lỗi của HS để giáo viên trừ điểm.

III. Nhận xét

1.Ưu điểm

- Nộp đủ số bài theo yêu cầu.

- Nắm được kiến thức cơ bản trọng tâm trong chương trình.

- Đáp ứng được yêu cầu của đề.- Một số bài làm tốt có chất lượng.- Tiêu biểu: Thương, Tuyền, Ngân, Vân, Hồng, Lệ, Hằng, Hoàng, Quyên, Huế, Lan Anh, Dũng,...2. Nhược điểm - Một số em chưa nắm chắc kiến thức cơ bản.- Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, bài tự luận còn yếu.

291

- Kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn chưa thuần thục.- chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều. Tiêu biểu: Trung Đức, Phú Phong, Nghĩa, Vũ, Việt, Toán, Thiện, Duy,… IV/ Chữa lỗi 1. Chữa lỗi chung- Giáo viên chọn lỗi điển hình.- HS lên bảng chữa.- GV, HS nhận xét.2. Tự chữa lỗi - Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình.HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV nhận xét, đánh giá chung.

- GV chọn bài tự luận khá nhất, yêu cầu HS đọc.

- Tiếp tục ôn tập, nhất là nội dung nắm chưa chắc.

- Chuẩn bị cho học kì II.

HS khá – giỏi: Viết các doạn hội thoại, trong đó có sử dụng phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp và chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.

Tiết 81: Trả bài kiểm tra Văn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Giúp học sinh ôn lại kiến thức cơ bản đã học và hệ thống về chùm truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK Ngữ văn 9 - tập I.- Củng cố thêm một lần các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ; thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân , có phương hướng bổ khuyết trong học kì II .

2. Kỹ năng- Tích hợp với tiếng Việt và Tập làm văn trong quá trình trả bài , sửa chữa bài viết - Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân .

3.Thái độ- Giáo dục học sinh niềm tự hào về văn học dân tộc Việt Nam .

4.Phẩm chất, năng lực - Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình, để bài viết sau có nhiều tiến bộ.B. CHUẨN BỊ - GV: chấm bài, thống kê lỗi, trả bài trước cho HS.

292

- HS: Tự nhận xét bài làm của mình trên cơ sở đối chiếu với đáp án.C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số Kiểm tra (xen kẽ trong giờ) Bài mới (38')- GV giới thiệu, nêu yêu cầu giờ học.I. Đề bài và Yêu cầu - HS đọc lại đề bài.- GV nêu yêu cầu cụ thể với từng phần.- HS so sánh đối chiếu với bài làm.ĐỀ IPhần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào năm nào? 1946.

Câu 2: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ /…/ trong câu sau:Hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy là hình ảnh /…/ C. Vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa biểu tượng.

Câu 3: Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì ?B.Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu với bà.

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc.B.Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc.C.Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.

Phần II: Tự luận (8điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Chép lại hai khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.Câu 2: ( 7 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long.2. Phần tự luận:Yêu cầu:Câu 1: Chép đúng hai khổ thơ đạt 1 điểm.Câu 2: 7 điểm. Nội dung: HS cần phân tích làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của anh thanh niên: biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh lao động thiếu thốn, gian khổ; ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống; đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, hữu ích và tốt đẹp.+ Tự nguyện lên sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa…+ Biết chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoa học nền nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp.+ Tâm hồn rộng mở, yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống.+ Khiêm tốn, giản dị, trung thực với công việc, với mình, với mọi người.=> Mặc dù chỉ hiện lên chốc lát trong tác phẩm nhưng anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là của những con người Việt Nam… hi sinh vì Tổ quốc trong giai đoạn đất nước vừa chống Mĩ vừa xây dựng CNXH.

293

Hình thức: Bài viết phải có đủ bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng, lời văn trong sáng, gợi cảm. Bài viết làm tốt các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt, viết đúng câu, từ, chính tả… đạt 7, 0 điểm. Tuỳ theo mức độ mắc lỗi của HS -> GV trừ điểm thích hợp.ĐỀ II ( Tham khảo )PHẦN I .TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM) :Câu 1 : Đề tài của bài thơ “ Đồng chí ’’ gần gũi với đề tài của bài thơ nào sau đây : A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Câu 2 : Thời kỳ sáng tác của văn bản “ Đồng chí ’’ cùng thời kỳ sáng tác với văn bản nào dưới đây ?D. Làng Câu 3: Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp hoàn thiện các câu thơ sau ?

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen. Một ngọn lửa ............ luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Câu 4 : Nhân vật trung tâm trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” được khắc hoạ trực tiếp . Đúng hay sai ? B. Sai Câu 5; Nối các thông tin cột A vào cột B sao cho đúngA. Tên tác phẩm ( đoạn trích)

Nối B. Nội dung

1. Làng a. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng .

2. Lặng lẽ Sa Pa. b.Tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.

3. Chiếc lược ngà. c. Tình yêu thương và ước vọng của người mẹ dân tộcTà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .

4.Khúc hát ru .... d. Truyện ca ngợi tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh.

5.Ánh trăng. .( 1b, 2a, 3d, 4c,.)PHẦN II. TỰ LUẬN : ( 8 ĐIỂM )Câu 1. ( 4 điểm ) Tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng ( từ 12 đến 15 dòng ) - Viết đúng hình thức một đoạn văn , đủ số dòng qui định được : 0/ 5đ - Đảm dảo các ý sau : 3 điểm - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về nhà thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ông không còn giống với người trong ảnh chụp mà em biết, cho nên em đối xử với ba như người xa lạ.- Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cảm cha con thức dậy thật mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.Ơ nơi căn cứ, người cha giành hết tình cảm thương nhớ, yêu quý con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho cô con gái bé bỏng.Trong một trận càn ông đã hy sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược ngà cho bạn.

294

Câu 2. (4điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Nguyễn Khoa Điềm , Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ )=>Viết đúng hình thức một đoạn văn, không mắc lỗi dùng từ , câu :( 0, 5 điểm) Về nghệ thuật : Tả thực .. ẩn dụ“ Mặt trời” trong câu thơ thứ hai -> Em cu tai (1điểm ) Về nội dung : 2,5điểm - Đảm bảo các ý theo trình tự sau : - Hai câu thơ thể hiện tình yêu con sâu sắc của người mẹ dân tộc Tà - ôi thật sâu sắc. + Mặt trời của bắp là hình ảnh vũ trụ đem lại cho sự sống cho cây cỏ , làm cho cây ngô tươi tốt , bắp to mẩy : ( 0, 5đ ) Mặt trời của mẹ là hình ảnh ẩn dụ, chính là em cu tai - là hạnh phúc, là nguồn vui niềm tin của mẹ. Một hình ảnh ẩn dụ giàu sức biểu cảm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêngvà cao quí. Hai câu thơ, hai hình ảnh sóng đôi đã làm nổi bật tình yêu thương sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với con : ( 2đ )III. Nhận xét 1.Ưu điểm- Nộp đủ số bài theo yêu cầu.- Nắm được kiến thức cơ bản trọng tâm về các tác phẩm thơ truyện VN hiện đại.- Đáp ứng được yêu cầu của đề.- Một số bài làm tốt có chất lượng, biết vận dụng kĩ năng làm văn phân tích đặc điểm nhân vật.- Tiêu biểu: 2. Nhược điểm - Một số em chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, chưa biết làm kiểu bài phân tích nhân vật.- Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm còn yếu.- Kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn chưa tốt, bố cục không rõ ràng.- Chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều. Tiêu biểu: IV/ Chữa lỗi 1. Chữa lỗi chung- Giáo viên chọn lỗi điển hình.- HS lên bảng chữa.- GV, HS nhận xét.- GV hướng dẫn và tổ chức học sinh sửa chữa trên bảng một số lỗi tiêu biểu và tập trung về nội dung và hình thức .- HS tiếp tục chữa các lỗi khác trong bài làm của bản thân .- Theo nhóm, 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi bài làm cho nhau để đọc và sửa chữa một lần nữa .- HS có thể nêu ý kiến đề nghị GV giúp đỡ trong quá trình sửa chữa .2. Tự chữa lỗi - Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình.D/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ :- GV nhận xét, đánh giá chung.- GV chọn bài tự luận khá nhất, yêu cầu HS đọc.- Tiếp tục ôn tập, nhất là nội dung nắm chưa chắc.

295

- Chuẩn bị cho học kì II.- HS khá – giỏi : Làm đề cương các đề Tập làm văn chi tiết, hướng dẫn các bạn yếu – kém về văn tự sự, các ngôi kể trong văn tự sự.

Tiết 82: Ôn tập phần Tập làm văn A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự . - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kỹ năng - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự 3.Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự . - Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.

4.Phẩm chất, năng lựcHS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm trong

quá trình ôn tập, năng lực khái quát hóa kiến thức.B. CHUẨN BỊ - GV: Chuẩn bị nội dung ôn tập- HS: Xem lại lí thuyết, làm đề cương các bài tập.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Từ đầu năm đến nay chúng ta đã học hai kiểu văn bản thuyết minh và tự sự. Để giúp các em củng cố và nắm chắc hơn kiến thức về hai loại văn bản này cô cùng các em tịm hiểu bài này .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm trong quá trình ôn tập, năng lực khái quát hóa kiến thức.Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV hướng dẫn HS khái quát kiến

- HS theo dõi sgk. I. Các nội dung cơ bản1. Văn bản thuyết minh

296

thức TLV đã tìm hiểu trong CT lớp 9.? Chương trình TLV 9 kì I gồm những nội dung nào? Nội dung nào là trọng tâm?

? Hãy cho biết vai trò, vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.

- GV tổng hợp.

? Theo em VBTM có yếu tố miêu tả, tự sự có gì giống và khác với VBMT, VBTS.

- GV hệ thống những nét cơ bản.

? Hãy nêu vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong vb tự sự.

? Hãy lấy ví dụ đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận, yếu tố miêu tả nội tâm.

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo

Văn bản thuyết minhVăn bản tự sự

- HS nêu.

-Văn bản thuyết minhCó kết hợp các biện pháp nghệ thuật với yếu tố miêu tả.- HS trình bày.Tác dụng: + Bài viết sinh động, hấp dẫn. + Khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh: cụ thể, gần gũi… + Làm cho văn bản TM không khô khan và người đọc người nghe thích thú hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.- HS nêu. Giống nhau: đều sử dụng các câu văn miêu tả, tự sự.

- HS tìm và đọc đoạn văn.

Có kết hợp các biện pháp nghệ thuật với yếu tố miêu tả.2. Văn bản tự sự- TS kết hợp yếu tố biểu cảm, miêu tả, lập luận.- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS.- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.II. Vai trò vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VBTM.Tác dụng: + Bài viết sinh động, hấp dẫn. + Khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh: cụ thể, gần gũi… + Làm cho văn bản TM không khô khan và người đọc người nghe thích thú hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.III. Phân biệt VBTM có yếu tố miêu tả, tự sự với VB miêu tả, VB tự sự.

Giống nhau: đều sử dụng các câu văn miêu tả, tự sự. Khác nhau:

VB thuyết minhCó yếu tố MT, TS

VB tự sự

- MT,TS là thứ yếu (làm cho vb TM thêm chất lượng)- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật kq, ít tưởng tượng so sánh.- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.- Dùng PP trình bày, giới thiệu, giải thích so sánh…

- MT,TS là chủ yếu.

- Có sử dụng hư cấu tưởng tượng; mang cxúc chủ quan của người viết.- Mang đến cho người đọc cảm nhận mới.- Dùng PThức quan sát, so sánh, liên tưởng, biểu cảm.

III. Nội dung văn bản tự sự.

297

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (GV đã lồng ghép trong phần Hình thành kiến thức khi ôn tập)

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung.? Tìm các yếu tố kết hợp trong VB tự sự "Cố hương". Ý nghĩa tác dụng của sự kết hợp đó là gì?- Nắm chắc nội dung kiến thức đã ôn tập, chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo.- Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.

cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận

? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong VB TS.

? Người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ mấy.

? Tìm hai đoạn văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Đoạn văn TS có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:" Lão không hiểu tôi … đáng buồn" ( Lão Hạc - NV8) Đoạn văn TS có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:" Tôi cất giọng véo von … tao đâu"

HS hoạt động cặp đôi: - HS nêu cụ thể.

+ Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.- Miêu tả nội tâm: là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.- NL trong VBTS: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.- HS nêu. Đoạn văn TS có yếu tố nghị luận:" Vua Quang Trung… không nói trước" ( Hoàng Lê nhất thống chí, NV9 - T63) Đoạn văn TS có yếu tố nội tâm: "Thực sự mẹ…. Dài và hẹp" ( Cổng trường mở ra - NV7)

+ Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.- Miêu tả nội tâm: là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.- NL trong VBTS: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.Ví dụ: Đoạn văn TS có yếu tố nghị luận:" Vua Quang Trung… không nói trước" ( Hoàng Lê nhất thống chí, NV9 - T63) Đoạn văn TS có yếu tố nội tâm: "Thực sự mẹ…. Dài và hẹp" ( Cổng trường mở ra - NV7)So sánh đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Đối thoại Độc thoại- Đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.- Gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.

- Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.- Nói thành lời, trước câu nói có gạch đầu dòng (ĐT); không thành lời và trước câu nói không có dấu gạch đầu dòng-ĐTNT

V. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự.- Ngôi thứ nhất: Cố hương, Lỗ Tấn- Ngôi thứ ba: Lăng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long.

298

- HS khá – giỏi : Tìm và chỉ ra các hình thức ngôn ngữ ( đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) trong đoạn Diễn biến tâm lí ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

Tiết 83,84: Ôn tập phần Tập làm văn A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự . - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kỹ năng - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự 3.Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự . - Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.

4.Phẩm chất, năng lựcHS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm trong

quá trình ôn tập, năng lực khái quát hóa kiến thức.B/ CHUẨN BỊ - GV: Chuẩn bị nội dung ôn tập- HS: Xem lại lí thuyết, làm đề cương các bài tập.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (24’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm trong quá trình ôn tập, năng lực khái quát hóa kiến thức.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

- GV hướng dẫn HS so sánh tìm ra nét giống nhau và khác nhau giữa cácVBTS ở lớp 9 và các lớp dưới.

- HS so sánh tìm ra nét mới của VBTS ở lớp 9. Giống nhau: Lặp lại ở các lớp 6,7,8 ở sự kết hợp các yếu tố TS, MT, BC.

VI. Sự giống và khác nhau của văn bản tự sự ở lớp 9 và các lớp dưới. Giống nhau: Lặp lại ở các lớp 6,7,8 ở sự kết hợp các yếu tố TS, MT, BC. Khác nhau: Lớp 9 nâng cao hơn ở miêu tả nội tâm và nghị luận, sự kết hợp các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; người kể chuyện và vai trò của người kể

299

? Tại sao trong một VB vẫn có đủ yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là VBTS.

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Theo em, liệu có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.? Cho biết khả năng kết hợp giữa các yếu tố trong văn bản.- GV treo bảng phụ.- GV nhận xét điều chỉnh.Những hình thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của TLV có giúp được gì trong việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học tương ứng trong sgk Ngữ Văn không? Phân tích một vài VD làm sáng tỏ.? Hãy phân biệt sự khác nhau của bố cục VB tự sự trong sgk và bố cục bài làm của HS.

Khác nhau: Lớp 9 nâng cao hơn ở miêu tả nội tâm và nghị luận, sự kết hợp các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện.- khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một PP duy nhất.- HS điền. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS lấy ví dụ cụ thể.

HS chỉ rõ, cụ thể từng đoạn văn, đoạn thơ...a. Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hi sinh . - Xót người tựa cửa hôm mai ……………………………..Kêu quanh ghế ngồi b. Cuộc đối thoại thứ nhất : Bà chủ nhà “trục xuất’’gia

chuyện.

VII. Cách gọi tên văn bản tự sự.- Các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là PT TS.- Khi gọi tên một văn bản người ta căn cứ vào PT biểu đạt chính của vb đó.- khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một PP duy nhất.=> Tự sự có thể kết hợp với các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, miêu tả kết hợp với tự sự, biểu cảm, nghị luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, biểu cảm kết hợp với tự sự , miêu tả, nghị luận.VIII. Khả năng kết hợp của các kiểu văn bản

Các yếu tố kết hợp với vb chính

TT Kiểu vb chính

TS

MT

NL BC TM

ĐH

1 TS2 MT3 NL4 B

5 TM6 ĐH

- Kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của TLV đã soi sáng thêm nhiều cho đọc hiểu văn bản.VD: Học về đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm giúp người đọc hiểu sâu hơn về tâm trạng, t/c của nàng Kiều trong các đoạn trích của Truyện Kiều, hoặc hiểu sâu

300

dình ông Hai :“ Sáng hôm nay, lúc bà Hai sắp sửa quang gánh ra hàng thì chủ nhà………….Em lại nhớ đáo để đấy nhớ

Thảo luận nhóm - thống nhất ý kiến- trả lời- HS nêu ý kiến.

hơn về ông Hai ( Làng - Kim Lân ) - Kiến thức và kĩ năng về t/p tự sự của đọc, hiểu văn bản và phần Tiếng việt tương ứng giúp học tốt hơn khi làm bài văn tự sự.VD: Các văn bản tự sự trong sgk cung cấp các đề tài, nội dung, cách dùng ngôi kể, người kể truyện, cách dẫn dắt...=> Các phần có sự tác động qua lại lẫn nhau -> Sự tích hợp chặt chẽ.IX. Sự khác biệt của VB SGK và bài làm của HS.X. Tác dụng của những kiến thức và kĩ năngTLV với việc đọc hiểu VB

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Bài tập : Hãy kể lại thật ngắn gọn truyện ngắn “Làng” bằng lời kể của ông Hai. - 1HS kể- HS nhận xétGV tóm tắt lại : Ông Hai là một nông dân thật thà chất phác, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình và có một thói quen “ khoe làng’’. Ông “ khoe’’ đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên tổng đốc, đến nhà cử , đường làng , chòi phát thanh, làng kháng chiến với hầm hào, ụ kháng chiến. Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm trò chuyện cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc khiến ông đau đớn xót xa. Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều. Tình cảm của ông bị giằng xé. Để rồi ông đi dến quyết định dứt khoát “ Làng theo Tây thì phải thù’’. Thế nhưng khi trò chuyện với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Chợ Dầu. Khi tin đồn trên được cải chính, ông vui mừng sung sướng và lại “ khoe’’ về làng Chợ Dầu của mình.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung.? Tìm các yếu tố kết hợp trong VB tự sự "Lặng lẽ Sa Pa". Ý nghĩa tác dụng của sự kết hợp đó là gì. - Nắm chắc nội dung kiến thức đã ôn tập, chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo.- Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.- Tập làm thơ 8 chữ.- HS khá – giỏi : Tiếp tục làm đề cương các đề văn tự sự, hướng dẫn các bạn yếu – kém trong lớp ; Tập làm một số bài thơ tám chữ về chủ đề Uống nước nhớ nguồn : Về anh bộ đội, cha mẹ, thầy cô.

301

Tiết 85: Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp tiết 54)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thơ tám chữ. Trên cơ sở đó tìm hiểu những bài thơ 8 chữ đặc sắc của các nhà thơ.- Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.

2. Kỹ năng- Biết làm thơ tám chữ thành thạo, hay.

3.Thái độ - Tự giác vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm thơ. - Bồi dưỡng lòng say mê học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà trong thơ văn, sáng tạo văn chương. B/ CHUẨN BỊ - GV: Tìm tư liệu, sưu tầm các bài thơ 8 chữ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. GV giới thiệu bài:Các giờ trước các em đã nắm được đặc điểm của thể thơ tám chữ , để củng cố và nắm chắc hơn đặc diểm và biết cách làm thơ tám chữ , cô trò ta học bài này của thể thơ này .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được đặc điểm và có khả năng thực hành làm thơ tám chữ.I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ .1. Thế Lữ :

… Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bayCảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầyThú sán lạn mơ hồ trong ảo mộngChí hăng hái ganh đua đời náo độngTôi đều yêu , đều kiếm , đều say mê

302

(Cây đàn muôn điệu)… Đã biết bao phen những buổi chiều thu

Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồNhưng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắmĐôi mắt cô em như say như đắmNhư buồn in hình ảnh giấc mơ xa

(Nhan sắc)2. Xuân Diệu :

… Cây bên đường trụi lá đứng tần ngầnKhắp xương nhánh chuyển một luồng tê táiVà giữa vườn im , hoa run sợ hãiBao nỗi phôi pha , khô héo rụng rời

(Tiếng gió)3. Vũ Hoàng Chương :

… Nhổ neo rồi , thuyền ơi ! Xin mặc sóngXô về đông hay dạt tới phương đoàiXa mặt đất giữa vô cùng cao rộngLòng cô đơn , cay đắng hoạ dần vơi .

(Phương xa)4. Hàn Mạc Tử :

… Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bútBao lời thơ đều dính não cân taBao dòng chữ quay cuồng như máu vọtCho mê man tê điếng cả làn da

(Trăng)5.Nguyễn Minh Khang Thầy trở về trường cũ chẳng gặp em Sân trường vắng rụng đầy ngõ trước Tường rêu cũ còn vương nhiều vết mực Tấm bảng đen trang giáo án khép hờ

Thầy đã đi qua mọi nẻo chiến trường Bom đạn, hiểm nguy qua nhiều hè nữa Gác bút nghiên theo thầy vào tuyến lửa Con ve sầu theo cánh phượng về đâu! Khói bom đạn lốm đốm bạc mái đầu Thầy trở lại trường xưa nắng vàng trên bờ bãi Học trò cũ ra đi nhiều người không trở lại Sân trường còn dấu ấn cánh phượng rơi. ( Về lại trường xưa) Nhận xét :- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách rất linh hoạt ; có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau : sao - bao , quang - mang , cờ - thơ , trước - ngược ; có vần gián cách : sóng - rộng , ta - đa …- Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi , do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt .III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

303

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…II. Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện nốt khổ thơ Yêu cầu :- Câu mới viết phải có đủ tám chữ .- Phải đảm bảo sự lô-gic về ý nghĩa với những câu đã cho .- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho .1. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc Hoa gạo nở rồi , nở đỏ bến sông Tôi cũng khác đời tôi sau lần gặp trước …

(Trước dòng sông - Đỗ Bạch Mai)Gợi ý : có thể chọn một trong số các câu sau , rồi thêm vào .

- Mà dòng sông xưa vẫn chảy …- Bởi đời tôi cũng đang chảy …- Sao thời gian cũng chảy …

2. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ Như người yêu khác hẳn với tình nhân

Biển dù nhỏ không phải là ao rộng …

(Vô đề - Phạm Công Trứ)Gợi ý : Có thể chọn một trong những câu thơ sau

- Chợt quen nhau chưa thể gọi …- Một cành hoa đâu đã gọi …- Mùa đông ơi , sao đã vội …

3. Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờPhố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắngVà mưa rơi thật dịu dàng , êm lặng

…(Dâu da xoan - Bế Kiến Quốc)

Gợi ý : Có thể chọn một trong những câu thơ sau- Những trái chín có từ ngày …- Ai hái tặng ai để nhớ …- Tôi thẫn thờ nắm cành táo …

Câu thơ trong nguyên tác :1. Mà sông bình yên nước chảy theo dòng ?2. Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân !3. Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa …4. Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai !III. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài Gợi ý :Dựa vào bài mẫu , chia lớp làm ba nhóm , theo ba đề tài, đại diện các nhóm , trình bày ,1. Nhớ trường :

Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thếSân trường mênh mông , nắng cũng mênh môngKhăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồngXa bạn bè , sao bỗng thấy bâng khuâng ?

2. Nhớ bạn :

304

Ta chia tay nhau , phượng đỏ đầy trờiNhớ những ngày rộn rã tiếng cười vuiVà nhớ những đêm lửa trại tuyệt vờiQuây quần bên nhau long lanh lệ rơi …

3. Con sông quê hương :Con sông quê ru tuổi thơ trong mơGiữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắtGặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thậtĐể mai ngày thao thức viết thành thơ …

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

? Cách làm thơ tám chữ? Nhắc lại đặc điểm của thơ tám chữ?- Học và nắm chắc thể thơ 8 chữ.- Tập làm bài thơ tám chữ.

- HS đọc bài thơ tự sáng tác theo thể 8 chữ.- Hoàn thành các bài tập.- Chuẩn bị cho học kì II.HS khá – giỏi: Hoàn chỉnh ít nhất một bài thơ tám chữ, chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ của mình.

Tiết 86,87: Kiểm tra tổng hợp học kì I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Nhằm kiểm tra đánh giá việc nắm và vận dụng kiến thức đã học của học sinh trong học kì I ở cả 3 phân môn : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Từ đó giáo viên điều chỉnh cách dạy- học của GV- HS.

2. Kỹ năng - Rèn các kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, bài tự luận.

3.Thái độ Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo tự giác phấn đấu trong học tập.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát huy nhiều năng lực : Năng lực tư duy tự sáng tạo, năng lực phân tích- tổng hợp, năng lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết.B. CHUẨN BỊ :- GV : Đề bài, biểu điểm.- HS : Ôn tập những nội dung đã học.C.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC : 1. Tổ chức : Nền nếp, sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra III,IV. HOẠT ĐỘNG: Luyện tập + Vận dụng ( 42’) GV giới thiệu yêu cầu của giờ kiểm tra và phát đề cho học sinh.I. Đề bàiCâu 1: (2 điểm)

305

Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau :

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Câu 2 : ( 1,5 đ ) “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”

(Tế Hanh)- Chỉ ra những từ ghép Hán Việt và biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai

câu trên ?- Nghĩa của những từ ghép Hán Việt ấy ?Câu 3( 1,5 đ): So sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí- Chính

Hữu và hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật. Câu 4: (5 điểm).

Truyện ngắn "Chiếc lược Ngà" của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.

Em hãy nhập vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến câu chuyện trong những ngày ông Sáu về nghỉ phép sau tám năm xa nhà đi kháng chiến.

II. Yêu cầu và biểu điểmCâu 1: (2 điểm)

Chỉ ra phép tu từ ẩn dụ : mặt trời của mẹ.Phân tích tác dụng : Khẳng định ý nghĩa lớn lao của em Cu Tai đối với cuộc đời mẹ. Hình ảnh mặt trời của mẹ đặt trong sự đối sánh với mặt trời của bắp. Em Cu Tai trở nên lớn lao và thiêng liêng, là niềm tin của đời mẹ, toả sáng và rạng rỡ như mặt trời trên cao.Câu 2: (2 đ)

- Những từ ghép Hán Việt ở hai câu thơ: tuấn mã, trường giang: . . . . . . . . .0,5 điểm.

(nêu được 01 trong 02 từ, cho 0,25 điểm)- Nghĩa của hai từ ghép Hán Việt:+ tuấn mã là ngựa tốt (hoặc nói: ngựa khỏe, ngựa chạy nhanh): . . . . . . . . . .0,5

điểm.+ trường giang: sông dài (nói sông rộng vẫn chấp nhận): . . . . . . . . . . . . . . . 0,5

điểm.- Sử dụng biện pháp tu từ : so sánh :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .0,5 điểm.

Câu 3( 1,5 đ): Sự giống nhau: Họ những con người nông dân bình thường, phải trải qua cuộc

sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng tình thần rất lạc quan, ung dung, bất chấp khó khăn nguy hiểm. Họ có tinh thần yêu quê hương, đất nước sẳn sàng hi sinh để bào vệ tổ quốc. 0.5 điểm

Sự khác nhau: 0.5 điểm- Bài thơ Đồng chí: hình ảnh đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội. Yếu tố ấy

giúp họ vượt qua những gian lao, thủ thách trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt.

306

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ hình ảnh thơ độc đáo là hình ảnh những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ và chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Câu 4: (5 điểm) 1. Thể loại: Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, các yếu tố độc thoại nội tâm+ Ngôi kể : Ngôi thứ nhất

2. Nội dung:

Kể được những diễn biến quan trọng về những ngày ông Sáu nghỉ phép ở nhà sau tám

năm xa nhà đi kháng chiến.

- Hành động, cử chỉ và cảm xúc, diễn biến tâm trạng, lúc ban đầu gặp cha.

- Hành động, cử chỉ và cảm xúc, diễn biến tâm trạng, trong những ngày ông sáu ở

nhà.

- Hành động, cử chỉ và cảm xúc, diễn biến tâm trạng, trong giờ phuát chia tay.

3. Hình thức:

+ Truyện kể hấp dẫn, sinh động, gây ấn tượng cho người đọc.

+ Bố cục mạch lạc, hợp lí, diễn đạt lưu loát.

+ Trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả.

Tiêu chuẩn cho điểm:

Điểm 7: Đạt các yêu cầu trên.

Điểm 5 : Đạt các yêu cầu trên, song còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ.

Điểm 3 : Bài làm còn sơ sài hoặc thiếu nội dung, diễn đạt chưa tốt, trình bày cẩu thả.

Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu của đề bài, diễn đạt và trình bày yếu.

Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

III. Học sinh làm bài

- GV theo dõi, nhắc nhở ý thức học sinh.

HOẠT ĐỘNG: Tìm tòi mở rộng (2’)- GV thu bài, nhận xét chung về giờ kiểm tra

- Tiếp tục ôn tập các nội dung đã học.

- HS khá – giỏi : Tìm hiểu về nền văn học Nga qua một số tác phẩm tiêu biểu; Tóm tắt

văn bản Những đứa trẻ.

Tiết 88: Hướng dẫn đọc thêm : Văn bản Những đứa trẻ Trích " Thời thơ ấu"- M. Go-rơ-ki A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức

307

- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài . - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể tóm tắt được đoạn truyện.2. Kỹ năng

- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh .- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích .

3.Thái độ- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học Nga .

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ văn : thấy được những đóng góp của M. Go- rơ- ki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại.- HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà trong văn bản.B. CHUẨN BỊ :1 . Thầy : Tác phẩm” Thời thơ ấu” 2. Trò : Chuẩn bị bài theo yêu cầu. C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: ( Các câu hỏi về các tác phẩm và nhân vật trong tác phẩm văn học nước ngoài). Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV kiểm tra vở soạn của Học sinh. GV giới thiệu bài: M.Go- rơ- ki là một tài năng vĩ đại trong văn học Nga thế kỉ XX. Ông chính là người đầu tiên đã khai sinh cho nền văn học Xô viết. Sáng tác của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân dân Nga và nhân dân thế giới.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: ? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả.? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi sgk.

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Mác- xim Go- rơ- ki ( 1868- 1936)

308

tác phẩm.- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- GV giảng mở rộng:+ Go- rơ- ki ( cay đắng), tên: Ali ô sa Mác xim mô vích pê s kốp.+ Tuổi ấu thơ nhiều cay đắng, tủi cực.+ Làm nhiều nghề để kiếm sống.+ Tự học, tự rèn luyện -> trở thành nghệ sĩ ưu tú của NT vô sản.+ Là đại văn hào Nga… thế kỉ XX. Tác phẩm đầu tay: " Bài ca cây sồi già", ngoài ra có " Cô gái và thần chết", " Bà lão I Déc ghin", " Người mẹ", " Một con người ra đời", Tiểu thuyết tự thuật bộ ba" Thời thơ ấu", " Kiếm sống", "Những trường đại học của tôi"? Người kể chuyện là ai. - GV giới thiệu tác phẩm thời thơ ấu.- GV hướng dẫn đọc, có thể đọc phân vai ( n/v Tôi, thằng anh lớn, thằng thứ hai, thằng bé nhất, bố của ba đứa trẻ)- GV, HS nhận xét cách đọc.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn. nội dung từng đoạn.? Nghệ thuật viết truyện ở đoạn 1 có gì độc đáo.Gợi ý: ngôn ngữ, cách kể chuyện? Hoàn cảnh của chú bé Ali ô sa và ba đứa trẻ con nhà đại tá có gì khác nhau? Mặc dù hoàn cảnh cụ thể khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là gì.

- HS nêu. Mác- xim Go- rơ- ki ( 1868- 1936)

+ Tuổi ấu thơ nhiều cay đắng, tủi cực.+ Làm nhiều nghề để kiếm sống.+ Tự học, tự rèn luyện -> trở thành nghệ sĩ ưu tú của NT vô sản.+ Là đại văn hào Nga… thế kỉ XX.

- HS nêu.Truyện được kể theo ngôi thứ mấy. (Ngôi thứ 1- " Tôi")

- HS đọc.- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.

- HS nêu cụ thể:- HS theo dõi đoạn 1và nêu nội dung.- HS phát hiện.- HS nêu:+ Ali ô sa: nghèo, mồ côi cha, không có mẹ, bị ông ngoại đánh đòn+ Ba đứa trẻ: Giàu, mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán

2. Văn bản- Trích" Thời thơ ấu"- 1913- Tiểu thuyết tự thuật.

II. Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản

- Bố cục: 3 đoạn.

Đoạn 1:

+ NT: - Ngôn ngữ đối thoại- Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố truyện đời thường và truyện cổ tích.- Nghệ thuật so sánh.

+ ND:-> Cuộc sống thiếu tình

309

? Qua cách bọn trẻ chơi với nhau, em thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau như thế nào.? Khi miêu tả hình ảnh lũ trẻ tác giả sử dụng một hình ảnh rất đặc sắc, đó là hình ảnh nào.? Hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì.

và đánh đòn.

- HS nêu: Hình ảnh so sánh " Chúng ngồi sát bên nhau… chú gà con".

thương, tình bạn trong trắng, thân thiết.- Hiểu nhau, đoàn kết, quan tâm đến nhau.

-> Tội nghiệp, yếu ớt, đáng thương, cần có sự cảm thông, chở che, đùm bọc.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (đã đan xen trong giờ) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề. Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị tiếp bài mới- GV khái quát chung. - HS tóm tắt truyện - Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của phần trích đã tìm hiểu.- Chuẩn bị: tiếp tục đọc tìm hiểu đoạn còn lại của văn bản. HS khá – giỏi: Tìm hiểu tác phẩm “ Thời thơ ấu” và đọc thêm một số tác phẩm của M.Gor-ki Hướng dẫn đọc thêm : Tiết 89: Văn bản Những đứa trẻ (tiếp theo) Trích " Thời thơ ấu"- M. Go-rơ-ki A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài . - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể tóm tắt được đoạn truyện.2. Kỹ năng

- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh .- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích .

3.Thái độ- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học Nga .

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ văn : thấy được những đóng góp của M. Go- rơ- ki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại.- HS phát huy năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà trong văn bản.B. CHUẨN BỊ :1 . Thầy : Tác phẩm” Thời thơ ấu” 2. Trò : Chuẩn bị bài theo yêu cầu. C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

310

1. Tổ chức : Nền nếp, sĩ số.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Tóm tắt đoạn trích " Những đứa trẻ". Qua đoạn 1, em cảm nhận được điều gì? GV giới thiệu bài:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Phương thức chính được sử dụng trong đoạn 2 là gì.? Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn.? Nhân vật chính được nói đến trong đoạn 2 là ai.? Qua những hành động, cử chỉ của ông Ôp- xi-an -ni cốp, em thấy ông ta là người như thế nào.? Trong đoạn truyện có hình ảnh so sánh đặc sắc: bọn trẻ lặng lẽ… như những con ngỗng". Hình ảnh so sánh ấy gợi tả điều gì về ba đứa trẻ.? Tình bạn của bọn trẻ bị cấm đoán, điều đó gợi cho em cảm xúc gì.

? Nghệ thuật kể chuyện ở đây có gì độc đáo.? Những sự việc chính được kể trong đoạn truyện là gì.? Qua những trò chơi, câu chuyện kể, cậu bé A-li-ô sa đã thể hiện tình cảm như thế nào.

? Theo em, câu chuyện kể gợi cho người đọc suy ngẫm gì. ý nghĩa nhân văn được thể hiện trong văn bản là gì.

- HS theo dõi đoạn 2, nêu nội dung.- NT:+ Tự sự kết hợp với miêu tả.+ Biện pháp so sánh.

- Ông đaị tá: hách dịch, thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn, ích kỉ.

- HS tự bộc lộ.

- HS đọc đoạn 3 và nêu ý chính.

( tiếp tục chơi… bí mật, kể chuyện cổ tích cho nhau nghe)

-Tình bạn chân thành, đồng cảm, sẻ chia, nâng đỡ, tin

II. Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản Đoạn 2: NT:- Tự sự kết hợp với miêu tả.- Biện pháp so sánh.

ND: -> Ông đaị tá: hách dịch, thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn, ích kỉ. ( cấm đoán vô lí)

-> Những đứa trẻ cam chịu, nhẫn nhục, tội nghiệp, đáng thương.

Đoạn 3:

NT:Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

ND: Tình bạn chân thành,

311

? Qua văn bản, em thấy những trẻ em sống thiếu tình thương cần có nhu cầu gì.

? Tình bạn đẹp đẽ của A-li- ô sa giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn với những đứa trẻ sống thiếu tình thương.

yêu.

- HS nêu ( nhu cầu có bạn, được vui chơi cùng bạn, được sống trong tình yêu thương của người thân ruột thịt)

- ( Tấm lòng nhân ái, đồng cảm, nâng đỡ, chia sẻ bất hạnh của con người nhất là trẻ em.)

đồng cảm, sẻ chia, nâng đỡ, tin yêu.

=> Suy ngẫm về tâm hồn tuổi thơ trong sáng.

ý nghĩa nhân văn: tình thương, lòng cảm thông với những em bé sống thiếu tình thương.III. Tổng kết : ghi nhớ: sgkIV. Luyện tập

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức

vào đời sống thực tiễn,…

? Văn bản đã bồi đắp trong em tình cảm nào.

? Em học tập được gì về nghệ thuật viết VB tự thuật.

- GV khái quát chung toàn bài: VB đã khơi lên trong mỗi người thế giới tuổi thơ của

chính mình, làm cho những người lớn phải suy ngẫm về trách nhiệm và tình thương với

con cái. Đồng thời như là một minh chứng đẹp đẽ cho tình bạn trẻ thơ vô tư, trong sáng.

Những trang văn hoà quyện cảm hứng hiện thực và bay bổng ước vọng cổ tích của M.

Go- rơ- ki làm chúng ta sống nhân ái hơn.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị tiếp bài mới- Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.

- Chuẩn bị: Xem lại đề Kiểm tra Học kì I – Giờ sau trả bài.

HS khá – giỏi: Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm “ Thời thơ ấu” và đọc thêm một số tác phẩm

của M.Gor-ki.

Tiết 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

312

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp HS ôn lại những kiến thức cơ bản về các phần Văn bản, TLV, tiếng Việt đã học trong chương trình NV 9 kì I.

- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình về nội dung, phương pháp làm bài, từ đó có phương hướng rèn luyện trong học kì II.2. Kỹ năng

- HS biết tự chữa lỗi về cách viết câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm . Củng cố và rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.

3.Thái độ Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát huy nhiều năng lực : Năng lực tư duy tích cực, năng lực phân tích- tổng hợp, năng lực hợp tác khi cùng nhau tìm ra những ưu điểm, hạn chế của mình của bạn, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết. B. CHUẨN BỊ - GV: chấm bài, thống kê lỗi, cho HS xem bài làm của mình.- HS: Tự nhận xét bài làm của mình trên cơ sở đối chiếu với đáp án.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức (1'): Nền nếp, sĩ số 2. Kiểm tra (xen kẽ trong giờ) 3. Bài mới (38')

- GV giới thiệu, nêu yêu cầu giờ học.I. Đề bài và Yêu cầu - HS đọc lại đề bài.- GV nêu yêu cầu cụ thể với từng phần.- HS so sánh đối chiếu với bài làm. Đáp án và biểu điểmCâu 1: (2 điểm)Chỉ ra phép tu từ ẩn dụ : mặt trời của mẹ.Phân tích tác dụng : Khẳng định ý nghĩa lớn lao của em Cu Tai đối với cuộc đời mẹ. Hình ảnh mặt trời của mẹ đặt trong sự đối sánh với mặt trời của bắp. Em Cu Tai trở nên lớn lao và thiêng liêng, là niềm tin của đời mẹ, toả sáng và rạng rỡ như mặt trời trên cao.Câu 2: (2 đ)

- Những từ ghép Hán Việt ở hai câu thơ: tuấn mã, trường giang: . . . . . . . . .0,5 điểm.

(nêu được 01 trong 02 từ, cho 0,25 điểm)- Nghĩa của hai từ ghép Hán Việt:+ tuấn mã là ngựa tốt (hoặc nói: ngựa khỏe, ngựa chạy nhanh): . . . . . . . . . .0,5

điểm.+ trường giang: sông dài ( nói sông rộng vẫn chấp nhận): . . . . . . . . . . . . . . . 0,5

điểm.- Sử dụng biện pháp tu từ : so sánh :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .0,5 điểm.

Câu 3( 1,5 đ):

313

Sự giống nhau: Họ những con người nông dân bình thường, phải trải qua cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng tình thần rất lạc quan, ung dung, bất chấp khó khăn nguy hiểm. Họ có tinh thần yêu quê hương, đất nước sẳn sàng hi sinh để bào vệ tổ quốc. 0.5 điểm

Sự khác nhau: 0.5 điểm- Bài thơ Đồng chí: hình ảnh đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội. Yếu tố ấy

giúp họ vượt qua những gian lao, thủ thách trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt.- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ hình ảnh thơ độc đáo là hình ảnh

những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ và chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Câu 4: (5 điểm) 1. Thể loại: Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, các yếu tố độc thoại nội tâm+ Ngôi kể : Ngôi thứ nhất

2. Nội dung:

Kể được những diễn biến quan trọng về những ngày ông Sáu nghỉ phép ở nhà sau tám

năm xa nhà đi kháng chiến.

- Hành động, cử chỉ và cảm xúc, diễn biến tâm trạng, lúc ban đầu gặp cha.

- Hành động, cử chỉ và cảm xúc, diễn biến tâm trạng, trong những ngày ông sáu ở

nhà.

- Hành động, cử chỉ và cảm xúc, diễn biến tâm trạng, trong giờ phuát chia tay.

III. Nhận xét

1.Ưu điểm- Nộp đủ số bài theo yêu cầu.- Nắm được kiến thức cơ bản trọng tâm về các tác phẩm thơ truyện VN hiện đại.- Đáp ứng được yêu cầu của đề.- Một số bài làm tốt có chất lượng, biết vận dụng kĩ năng làm văn phân tích đặc điểm nhân vật.- Tiêu biểu: 2. Nhược điểm - Một số em chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, chưa biết làm kiểu bài phân tích nhân vật.- Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm còn yếu.- Kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn chưa tốt, bố cục không rõ ràng.- Chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều. Tiêu biểu: III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…IV/ Chữa lỗi 1. Chữa lỗi chung- Giáo viên chọn lỗi điển hình.- HS lên bảng chữa.

314

- GV, HS nhận xét.2. Tự chữa lỗi - Học sinh tự chữa lỗi trong bài làm của mình.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho Học kỳ II.- GV nhận xét, đánh giá chung.- GV chọn bài tự luận khá nhất, yêu cầu HS đọc.- Tiếp tục ôn tập, nhất là nội dung nắm chưa chắc.- Chuẩn bị cho học kì II.- HS khá – giỏi : Hướng dẫn các bạn yếu - kém ôn tập, làm đề cương để đạt kết quả cao trong đợt Kiểm tra HKI.

Tiết 91: Văn bản Bàn về đọc sách

( Chu Quang Tiềm ) A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Học sinh hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách, có phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả..., hiểu được nghệ thuật nghị luận của văn bản với lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng gần gũi, giàu sức thuyết phục. - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản NL.

2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu, cảm thụ văn nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. - Biết chọn loại sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Không sử dụng, đọc, lưu trữ các loại sách, văn hoá phẩm độc hại…3.Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức ham đọc sách, nâng cao hiểu biết mọi mặt, tự điều chỉnh để có phương pháp đọc sách phù hợp. - Học sinh có ý thức quý trọng sách và có ý thức đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định về vấn đề đọc sách hiện nay. B. Chuẩn bị - GV: Tư liệu về tác giả.- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy – học

Tổ chức: Nền nếp, sĩ số. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi

315

được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… Giáo viên giới thiệu bài, nêu tầm quan trọng của việc đọc sách. Chu Quang Tiềm là nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu, bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công nghiên cứu, suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Vậy lời dạy của ông cho thế hệ mai sau về cách đọc sách sao cho có hiệu quả và có tác dụng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu về cách đọc sách sao cho có hiệu quả nhất.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm thông qua Dự án (Nhiệm vụ đã giao về nhà):? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chu Quang Tiềm?- Các nhóm khác nhận xét, bỏ xung.- GV cung cấp thêm tư liệu về tác giả.? Văn bản được ai dịch lại?? Khi phân tích một văn bản dịch chúng ta cần lưu ý điều gì?? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?GV: Đọc mẫu một đoạn gọi 2 – 3 học sinh đọc RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK – 6.? Em hiểu như thế nào là "học vấn" , "học thuật"?

Học sinh tham khảo SGK, bài soạn và kiến thức bên ngoài để chuẩn bị Dự án, đại diện nhóm trình bày sản phẩm:- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lý luận học nổi tiếng Trung Quốc.- Chu Quang Tiềm đã nhiều lần bàn về đọc sách. Bài viết là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn luận tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho mọi người ở thế hệ sau.

- Đây là một văn bản dịch khi phân tích cần chú ý nội dung, cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm chứ không sa đà vào phân tích ngôn từ.- Văn bản được trích trong cuốn "Danh

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Chu Quang Tiềm ( 1897- 1986), nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.2. Văn bản: - Trích “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”.

Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục - Đọc

- Tìm hiểu chú thích - PTBĐ : Nghị luận

316

? Từ "trường chinh" có mấy nghĩa? Trong văn bản dùng theo nghĩa nào?? Bài văn được viết theo phương thức biểu đạt nào.? Vấn đề nghị luận của bài văn là vấn đề gì.? Vấn đề nghị luận được tác giả triển khai thành mấy ý lớn. ? Mỗi ý được trình bày ở đoạn nào.? Hãy nêu bố cục của bài văn.? Trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kỳ I, em đã học những văn bản nhật dụng nào có nội dung lập luận?GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu của văn bản.? Tác giả đã mở đầu bài viết bằng nhận xét gì về đọc sách.? Tác giả đã triển khai luận điểm đó bằng những lí lẽ, dẫn chứng nào.- GV bổ sung, hoàn chỉnh.? Vì sao sách quí được coi là “cột mốc trên con đường tiến hoá”.? Em hiểu gì về hình ảnh “ làm cuộc trường chinh vạn dặm”…? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong đoạn.? Qua lời bàn của tác giả em nhận thức được gì về tầm quan trọng, ý nghĩa của sách và công việc đọc sách trên con đường phát triển của nhân loại.- GV nhấn mạnh : Thật vậy, trên con đường phát triển học thuật chúng ta không thể thu được thành tựu mới nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua. Mà thành tựu trong quá khứ ấy lại được lưu giữ trong mỗi cuốn sách. Bàn về vấn đề này, Chu Quang Tiềm đã thể hiện rất rõ quan điểm, thái độ đề cao sách và

nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của đọc sách" (Bắc Kinh, 1995 – GS. Trần Đình Sử dịch)- Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng như trò chuyện.- 2 – 3 học sinh thay nhau đọc. nhận xét, RKN, sửa lỗi…- Căn cứ theo chú thích SGK, học sinh tìm hiểu và trả lời các từ khó.- Vấn đề lập luận: Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách Có ý nghĩa lâu dài.- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giưói hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em.- Học sinh đọc đoạn 1 và nêu nội dung đoạn 1 .- Tác giả lý giải bằng cách đặt nó trong một quan hệ với học vấn của con người.

- Đọc sách là con đường của học vấn.

- Lý lẽ rõ ràng, lập luận thấu tình, đạt lý, kín kẽ, sâu sắc…

- Bố cục : 3 phần+ Từ đầu => "thế giới mới": Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách+ Tiếp => "lực lượng" : Những khó khăn, sai lệch của việc đọc sách.+ Còn lại : Phương pháp đọc sách.- Phương thức biểu đạt: Nghị luận (lập luận và giải thích về một vấn đề xã hội).

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.- Là con đường quan trọng của học vấn.- Là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cột mốc trên con đường tiến hoá.- Đọc sách là muốn trả món nợ … quá khứ.- Là hưởng thụ … phát hiện thế giới mới.+ Lập luận phân tích, dùng lí lẽ, dẫn chứng, hình ảnh

=> Sách là tài sản, công cụ quí giá; đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ tri thức, nâng cao học vấn.

317

việc đọc sách.? Ngoài ý nghĩa nâng cao nhận thức, phát triển trí tuệ, sách còn có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn, tình cảm, nhân cách con người.

- Bồi bổ tâm hồn, tình cảm, hoàn thiện nhân cách => Bồi dưỡng phát triển

tâm hồn, hoàn thiện nhân cách.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Đối với em, sách có tầm quan trọng như thế nào, em đã thu nhận được gì từ sách và việc đọc sách.? Bản thân em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn.? Qua những lí lẽ của tác giả em thấy bản thân cần phải làm gì.- GV lưu ý: tuy nhiên sách ở đây nên hiểu là những cuốn sách tốt, có lợi.? Văn bản đã bồi đắp trong em tình cảm nào.? Em học tập được gì về phương pháp đọc sách của Chu Quang Tiềm ?.- GV khái quát nội dung tiết 1- HS tự bộc lộ.( Sử dụng đúng, hay ngôn ngữ dân tộc; hiểu cái hay cái đẹp, phê phán cái xấu, cái ác…)- không thể không đọc sách- Tri thức về Tiếng Việt, văn bản hiểu đúng ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết…- Cả lớp : Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tiếp tục tìm hiểu văn bảnV. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và tiếp tục chuẩn bị bài.- HS khá – giỏi : Sưu tầm và tìm hiểu một số tác phẩm, bài viết về Tầm quan trọng của Sách.

Tiết 92: Văn bản Bàn về đọc sách

( Chu Quang Tiềm ) A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Học sinh hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách, có phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả..., hiểu được nghệ thuật nghị luận của văn bản với lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng gần gũi, giàu sức thuyết phục. - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản NL.

2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu, cảm thụ văn nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. - Biết chọn loại sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Không sử dụng, đọc, lưu trữ các loại sách, văn hoá phẩm độc hại…3.Thái độ

318

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức ham đọc sách, nâng cao hiểu biết mọi mặt, tự điều chỉnh để có phương pháp đọc sách phù hợp. - Học sinh có ý thức quý trọng sách và có ý thức đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định về vấn đề đọc sách hiện nay. B. Chuẩn bị - GV: Tư liệu về tác giả.- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình dạy – học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ?- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….- GV tóm tắt nội dung cơ bản của tiết 1.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách, có phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả..., hiểu được nghệ thuật nghị luận của văn bản với lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng gần gũi, giàu sức thuyết phục. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

GV: Ai cũng biết đọc sách là quan trọng, là cần thiết, song đọc sách không phải ai cũng đọc đúng. Con người ta có thể dễ mắc phải, dễ có thói quen sai lệch khi đọc sách… Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách để không bị mắc sai lầm.? Theo tác giả, "Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách càng ngày càng nhiều thì việc đọc sách

- Học sinh theo dõi vào phần 2 của văn bản.

- Sách tích luỹ càng nhiều việc đọc sách càng không dễ.

- Sách càng nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

- Đọc liếc qua tuy rất

II. Đọc – hiểu văn bản1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

2. Những thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách:- Sách tích luỹ càng nhiều việc đọc sách càng không dễ.+ Sách càng nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

319

cũng càng ngày càng không dễ". Vậy em hãy chỉ ra những khó khăn dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay? HS trao đổi cặp đôi, trình bày, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung:? Em hiểu đọc sách như thế nào là đọc không đúng, đọc không chuyên sâu? (Đọc sách không chuyên sâu là đọc như thế nào?)? Tác hại của lối đọc không chuyên sâu được tác giả so sánh như thế nào?? Đối với lối đọc trên tác giả chỉ rõ ý nghĩa của lối đọc chuyên sâu của các học giả cổ đại như thế nào?

? Khó khăn tiếp theo của việc đọc sách hiện nay là gì?? Em hiểu đọc sách như thế nào là lạc hướng?

? Tại sao tác giả lại so sánh chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận?

? Trong thực tế hiện nay, thị trường sách, truyện, văn hoá phẩm được lưu hành như thế nào, hãy nêu nhận xét của em?

nhiều nhưng đọng lại thì rất ít.

- Giống như ăn uống, các thứ ăn tích luỹ không tiêu hoá được… dễ sinh đau dạ dày.- Đọc ít, không quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đén thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần cả đời dùng mãi không cạn.- Sách nhiều dễ khiến người đọc bị lạc hướng.- Đọc những cuốn sách không cơ bản, không đích thực, không có ích lợi cho bản thân bỏ lỡ cơ hội đọc những cuốn sách quan trọng.- Đánh trận muốn thắng phải đánh vào thành trì kiên cố.- Muốn chiếm lĩnh học vấn càng nhiều, có hiệu quả phải tìm đúng sách có ích, có giá trị đích thực mà đọc.- Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sách in lậu, sách giả, văn hoá phẩm không lành mạnh, sách kích động bạo lực, tình dục, chống phá cách mạng, chính quyền nhà nước… có các nội dung không lành mạnh, thiếu tính giáo dục. Đặc biệt nhiều sách tham khảo phản giáo dục, thiếu tính thống nhất về nội dung, trùng lặp, chồng chéo… xuất hiện theo xu thế vì

+ Sách nhiều dễ khiến người đọc bị lạc hướng.

320

GV: Khẳng định tầm quan trọng của của việc đọc sách, nêu những khó dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay, tác giả lại bàn luận với chúng ta về vấn đề phương pháp đọc sách.? Để hình thành phương pháp đọc sách, người đọc phải chú ý mấy thao tác cơ bản?? Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào cho đúng?

? Tác giả lập luận như thế nào cho ý kiến này?

? Khi phê phán những kẻ đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào?? Bản chất của lối đọc sách hời hợt như vậy là gì?

? Từ lời khuyên của tác giả, em rút ra được bài học gì về cách đọc sách cho bản thân?GV: Sau khi chọn được sách tốt rồi thì phải đọc sách như thế nào cho đúng, đây cũng là một thao tác rất quan trọng và cần thiết, vậy cách đọc sách như thế nào là hợp lý…? Tác giả chia sách ra làm mấy nhóm? Với mỗi nhóm người đọc cần có thái độ đọc và tiếp nhận

mục đích lợi nhuận gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh và người đọc…- 2 thao tác: + Chọn sách + Đọc sách.

- Tác giả khuyên chúng ta không nên chỉ chạy theo số lượng mà phải hướng vào chất lượng.- Đọc 10 quyển sách mà chỉ đọc lướt qua thì không bằng chỉ lấy một quyển sách mà đọc 10 lần…- Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.- Hình ảnh so sánh: Như cưỡi ngựa qua chợ … tay không mà về.- Như kẻ trọc phú khoe của…- Lừa dối người…- Thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. Cần phải chọn cho mình những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân, cần chọn lọc có mục đích, có định hướng rõ ràng, kiên định, không tuỳ hứng nhất thời.

- Sách đọc được chia làm hai loại: + Sách đọc để có kiến thức phổ thông mọi công dân đều phải đọc. + Sách đọc trau dồi học vấn chuyên môn thường dành cho các học giả chuyên môn.- Sách phổ thông không

3. Phương pháp đọc sách:) Cách chọn sách:

- Đọc sách không cốt đọc lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.

Cần phải chọn những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân, chọn lọc có mục đích, có định hướng rõ ràng, kiên định, không tuỳ hứng nhất thời.

) Cách đọc sách:

- Sách phải đọc kỹ, có nghiền ngẫm.

- Sách đọc được chia làm hai loại: + Sách đọc để có kiếnthức phổ thông mọi công dân đều phải đọc. + Sách đọc trau dồi học vấn chuyên môn thường dành cho các học giả chuyên môn.

321

như thế nào?

? Theo em các loại sách chuyên môn có cần thiết cho các nhà chuyên môn hay không? Vì sao?

? Để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đưa ra những ví dụ nào?

? Theo em sách Ngữ văn, đặc biệt là phần văn bản ta cần đọc như thế nào cho đúng?

? Hiện nay em thường chọn những loại sách gì để đọc và đọc như thế nào?) Hoạt động nhóm bàn: Hướng dẫn học sinh tổng kết.? Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của tác giả qua văn bản này?? Tác dụng của các phép so sánh đó là gì?? Tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì thông qua nội dung của văn bản này?? Từ đó em thấy tác giả Chu Quang Tiềm là con người như thế nào?

GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK – 7.

thể thiếu được đối với các nhà chuyên môn. Vì: + Vũ trụ là một thể hữu cơ các quy luật liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời. + Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. + Trình tự nắm vững học vấn là biết rộng rồi sau mới nắm chắc.- Chính trị học phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lý học, ngoại giao, quân sự… nếu không giống như con chuột chui vào sừng trâu… không tìm ra lối thoát.- Đọc nhiều lần tất cả nội dung mà SGK cung cấp để có hiểu biết kết quả về văn bản sau đó thì cần đọc chậm lại thật kỹ văn bản, kết hợp với việc tìm hiểu chú thích đọc theo định hướng câu hỏi SGK để hiểu nội dung và hình thức thể hiện của văn bản Hiệu quả thu được sẽ khác nhau nếu ta đọc sách theo những cách khác nhau.- Học sinh tự bộc lộ…- Bài văn nghị luận giải thích với luận điểm sáng rõ đầy đủ, lôgíc chặt chẽ.- Hình ảnh so sánh dễ hiểu, cụ thể, thú vị…- Đọc sách là hoạt động có ích mang tính văn hoá, là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.- Cần phải biết chọn sách có giá trị để đọc.- Đọc sách phải đọc cho

- Sách phổ thông không thể thiếu được đối với các nhà chuyên môn.

III. TỔNG KẾT:1. Nghệ thuật:- Bài văn nghị luận giải thích với luận điểm sáng rõ đầy đủ, lô-gíc chặt chẽ.- Hình ảnh so sánh dễ hiểu, cụ thể, thú vị…

2. Nội dung:- Đọc sách là hoạt động có ích mang tính văn hoá, là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.- Cần phải biết chọn sách có giá trị để đọc.- Đọc sách phải đọc cho kỹ,

322

kỹ, phải kết hợp đọc rộng với đọc chuyên sâu

phải kết hợp đọc rộng với đọc chuyên sâu.Ghi nhớ: (SGK – 7)IV. LUYỆN TẬP:

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong phần luyện tập (SGK – 7).- Tác giả là người có nhiều kinh nghiệm với việc đọc sách. Bản thân ông trở thành một học giả uyên bác, phải chăng cũng từ việc đọc sách. Ông cũng là một con người thực sự tâm huyết và muốn truyền lại cho thế hệ mai sau những kinh nghiệm của mình.

? Em thường gặp khó khăn gì trong vấn đề chọn sách hiện nay?? Em thường đọc sách vào những lúc nào? Ở đâu? Sách thuộc thể loại gì?? Em có suy nghĩ gì khi hiện nay văn hoá đọc đang bị xem nhẹ, nhường

chỗ cho văn hoá nghe nhìn ở các bạn trẻ?? Em hiểu gì về tác giả Chu Quang Tiềm từ lời bàn về đọc sách của ông.+ Là người yêu quý sách.+ Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.+ Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.? Văn bản giúp em thấm thía hơn điều gì.- Nhận thức đầy đủ hơn, thấm thía hơn về tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới HS cả lớp :- Đọc lại toàn bộ nội dung văn bản, phân tích theo hướng dẫn.- Làm toàn bộ nội dung bài tập trong SBT Ngữ văn 9, trang 3.- Soạn nội dung bài tiếp theo "Tiếng nói của văn nghệ" (Nguyễn Đình Thi). HS khá – giỏi :- Làm bài tập, phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học xong văn bản này.? Nếu chọn một lời về lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi lên giá sách của mình, em sẽ chọn câu nào của Chu Quang Tiềm? Vì sao?

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 93: Khởi ngữ A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

323

- Học sinh nhận biết được khởi ngữ, phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ, nhận biết

công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó, tức đối tượng được nói đến trong

câu.

2. Kỹ năng- Rèn kỹ năng nhận biết khởi ngữ, đặt câu có thành phần khởi ngữ.

- Rèn kĩ năng sử dụng khởi ngữ để nhấn mạnh ý trong nói, viết.3.Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức dùng khởi ngữ dể đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực

hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví

dụ… C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi (những thành phần câu:CN, VN, Tr N học ở lớp 6,7,8). Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… Giáo viên giới thiệu bài. Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Để tìm hiểu thêm về sự giàu đẹp của tiếng việt bài hôm nay chúng ta sẽ học một bộ phận của câu đó là Khởi ngữ. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận:

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến. - Đọc.- Học sinh: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ.

I. Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ1. Ví dụ(SGK - 7)2. Nhận xét a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.b. Giàu, tôi cũng giàu rồi,

324

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.GV: Gọi học sinh đọc nội dung phần ví dụng trong SGK, chú ý các từ, ngữ in đậm.? Các từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ a, b, c trong SGK có vị trí và quan hệ với vị ngữ khác với chủ ngữ trong câu như thế nào? ? Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c, có phải là chủ ngữ, trạng ngữ hay không? Vì sao? Các từ ngữ đó được nằm ở vị trí nào trong câu?

? Trước các từ ngữ in đậm trong ví dụ trên chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ nào mà vẫn giữ nguyên được nội dung của câu?? Vậy qua phân tích ngữ liệu và nhận xét trên, em hiểu khởi ngữ là gì?

GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ.

- VD a: Từ anh in đậm đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ - vị.- VD b: Từ giàu in đậm đứng trước chủ ngữ và báo trước nội dung thông tin trong câu.- VD c: Cụm từ các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu.

- Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c không phải là chủ ngữ, trạng ngữ.- Vì nó không có quan hệ với vị ngữ, không chỉ địa điểm, thời gian và nơi trốn…- Các từ ngữ đó được đứng trước chủ ngữ, đứng trước câu và nêu đề tài được nói đến trong câu. Gọi là khởi ngữ.- Trước các từ ngữ in đậm chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ như về, đối với.- a. Còn (đối với) anh…- (Về) giàu…- Học sinh trả lời theo nội dung phân tích và nội dung ghi nhớ (SGK – 8).- Học sinh đọc ghi nhớ.

c. Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.d. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.- Không phải chủ ngữ, nêu lên đề tài …câu.- Không có quan hệ C- V với vị ngữ.- Đứng trước CN ( đầu câu )- Cấu tạo : từ, cụm từ.

- Có thể thêm vào trước bộ phận trên các từ “ về”, “ Đối với”.

=> Khởi ngữ

2. Ghi nhớ:(SGK - 8)- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.- Trước khởi ngữ thường có thể thêm vào các quan hệ từ : về, với, đối với…

III,IV.HOẠT ĐỘNG 3,4:Luyện tập+Vận dụng(17’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu

1. HS đọc bài và thảo luận nhóm bàn theo yêu cầu của giáo viên.Tìm các khởi ngữ trong câu:- a. "điều này"- b. "đối với chúng mình"- c. "một mình"

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1:Tìm các khởi ngữ trong câu:- a. "điều này"- b. "đối với chúng mình"- c. "một mình"

325

và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK.GV: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập 1 trong SGK - 8.GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận.GV: Yêu cầu học sinh đọc, thảo luận theo bài và trả lời theo nội dung câu hỏi ở nội dung bài tập 2 (SGK – 8).? Viết một đoạn đối thoại có sử dụng khởi ngữ.- Giáo viên hướng dẫn.? Trong các câu sau câu nào có khởi ngữ.? Cho biết sự khác nhau về chức năng của từ "thầy" đứng trước trợ từ "thì" trong hai câu thơ sau.

- d. "làm khí tượng"- e. "Đối với cháu".

2. Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ:a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lăm.b. Hiểu thì tôi hiểm rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

- Học sinh làm ở nhà.

- HS lên bảng làm.

- HS so sánh.

- d. "làm khí tượng"- e. "Đối với cháu".

2. Bài tập 2:Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ:a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lăm.b. Hiểu thì tôi hiểm rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.Bài 3 : Viết đoạn đối thoại có sử dụng khởi ngữ.Ví dụ: Bạn Dung, chúng tôi rất tự hào về bạn ấy. Đá cầu, bạn ấy đá cũng giỏi. Cầu lông , bạn ấy chơi cũng hay. Học, bạn ấy luôn dẫn đầu cả lớp.Bài 4: BTMRa. Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi, tôi ăn cơm gạo của tôi.b. Tôi ở nhà tôi, làm việc của tôi, tôi ăn cơm gạo của tôi.c. Tôi cứ nhà tôi, tôi ở, việc tôi tôi làm, cơm gạo của tôi tôi ăn.d. Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi tôi làm, tôi ăn cơm gạo của tôi.Bài 5: BTMR1. Thầy thì thầy không bênh vực những em Khởi ngữ lười học.2. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà. Chủ ngữ

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Khởi ngữ có đặc điểm, công dụng gì.? So sánh khởi ngữ và trạng ngữ.- Học thuộc ghi nhớ.- Làm bài tập 3.- Xem bài : Phép phân tích và tổng hợp.- HS khá – giỏi : So sánh khởi ngữ và trạng ngữ: Lấy ví dụ phân tích.

Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp

326

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - HS nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Sự knác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp. - Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp. 2. Kỹ năng - Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận .

3.Thái độ - Giáo dục học sinh vận dung phép phân tích tổng hợp phù hợp để đạt hiệu quả cao trong khi nói và viết .

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tư duy lô - gic, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định. B. Chuẩn bị- HS: Đọc, tìm hiểu ví dụ.- GV: Đọc những diều cần lưu ý. C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm thuyết phục người đọc bởi cách lập luận nào.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài. Một công và cần thiết việc rất quen thuộc trong các giờ giảng văn và trong các bài văn nghị luận đó là phép phân tích và tổng hợp . Vậy để các em hiểu rõ hơn chúng ta hãy vào bài hôm nay.( GV : Ở lớp 7 các em đã được học phép lập luận giải thích và phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận. Lên lớp 9, chúng ta được học thêm các thao tác nghị luận nữa, đó là phân tích và tổng hợp… Vậy, như thế nào là phép phân tích và tổng hợp, nó có vai trò và ý nghĩa gì trong văn nghị luận? Bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu…)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

327

GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản "Trang phục" – Băng Sơn (SGK – 9).? Hãy xác định bố cục của văn bản này?

? Để bàn luận về vấn đề trang phục, ở phần mở bài, người viết đã đưa ra một loạt các dẫn chứng như thế nào?? Thông qua một loạt các dẫn chứng, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?

? Bàn về vấn đề trang phục, tác giả đưa ra mấy luận điểm chính, tương ứng với những đoạn văn nào trong văn bản?

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Qua lập luận trên, tác giả còn muốn khẳng định trang phục thể hiện gì ở con người?

- 2 học sinh đọc nội dung văn bản "Trang phục" (SGK – 9).

- Bố cục 3 phần: + Phần 1: Từ đầu trước mặt mọi người: Mở bài. + Phần 2: Tiếp theo Chí lý thay!: Thân bài. + Phần 3: Còn lại: Kết bài.- Thông thường trong doanh trại… mà lại đi chân đất…- Hoặc đi giầy … mặt mọi người.- Ăn mặc chỉnh tề, cụ thể đó là sự đồng bộ giữa quầ áo, giày tất trong trang phục của con người. Cái đẹp trong trang phục thể hiện ở sự đồng bộ phù hợp…- Luận điểm: + Ăn cho mình, mặc cho người. + Cô gái một mình trong hang sâu… móng chân móng tay. + Anh thanh niên đi tát nước… + Đi đám cưới không thể lôi thôi… + Đi dự đám tang…- Luận cứ: + Y phục xứng kỳ đức. + Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp làm mình tự xấu đi mà thôi. + Cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị nhất là phù hợp với môi trường. + Người có văn hóa là người có trang phục phù hợp, có trình độ, có hiểu

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp::1. Ví dụ : Tìm hiểu văn bản "Trang phục" (SGK – 9).2.Nhận xét :- Bố cục 3 phần: MB, TB, KB.

Vấn đề bàn luận : Văn hoá trong trang phục và qui tắc ngầm của nó.

Trình tự và cách lập luận :

- Thân bài: Gồm hai luận điểm chính: + Luận điểm 1: Trang phục phải phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của xã hội, phù hợp với nếp sống văn hoá xã hội, tức là tuân thủ quy tắc ngầm mang tính văn hoá, xã hội.

+ Luận điểm 2: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội, trang phục là bộ mặt đạo đức của con người.

328

? Như vậy, theo em để xác lập và làm rõ hai luận điểm trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? ? Ở phần phần thân bài, khi phân tích cụ thể vấn đề trang phục, tác giả đã sử dụng phép giải thích hay chứng minh?? Vậy, em hiểu phép lập luận, phân tích tổng hợp là gì? GV chốt lại theo 2 ý trong nội dung ghi nhớ (SGK – 10).? Theo em, nhiệm vụ của phần kết bài trong một bài văn nghị luận nói chung và văn bản này nói riêng là gì?? Ở văn bản này, tác giả đã chốt lại vấn đề gì?? Phép lập luận nào được sử dụng ở đây? ? Phép tổng hợp thường được đặt ở vị trí nào của văn bản? Nếu không có phép phân tích ở thì thì có thể có phép tổng hợp ở phần kết bài được hay không?Vì sao?GV: Như vây, ở bài văn này tác giả đã sử dụng hai phép lập luận: phân tích và tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề về trang phục – như thế nào là trang phục đẹp.? Theo em, tác dụng của từng phép lập luận đó là gì? Nếu thiếu đi một trong hai phép lập luận đó thì điều gì sẽ xảy ra?

biết…HS hoạt động cặp đôi; HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. - Trang phục thể hiện đạo đức của con người.

- Phép lập luận, giải thích.

- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ (SGK – 10).

- Nhiệm vụ: Rút ra kết luận chung, mang tính tổng hợp, khái quát từ những điều đã phân tích ở trước đó.

- Phép tổng hợp.

- Phép phân tích tổng hợp thường được đặt ở cuối văn bản (phần kết bài) (Ý 3 phần ghi nhớ SGK – 10).

- Phép phân tích: giúp ta hiểu cụ thể tác dụng, biểu hiện của lối ăn mặc trong cuộc sống; như thế nào là trang phục đẹp; vì sao trang phục phải phù hợp với văn hoá, đạo đức và môi trường sống.- Phép tổng hợp: Giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm của một trang phục đẹp uốn nắn thói quen ăn mặc của tất cả mọi người: Một người được coi là ăn mặc đẹp khi trang phục của họ phù hợp cộng với trình độ

Dùng phép lập luận phân tích (giải thích).

- Kết bài: Sử dụng phép tổng hợp. Vấn đề chốt lại: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.c. Nhận xét: Sử dụng phép phân tích và tổng hợp.- Phép phân tích tổng hợp thường được đặt ở cuối văn bản (phần kết bài).

329

? Qua phân tích ngữ liệu trên, em như thế nào là phép phân tích và tổng hợp? Tác dụng của nó? GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ (SGK – 10) giáo viên chốt lại bài: Những đoạn văn đi từ phân tích tổng hợp là những đoạn văn, bài văn viết theo phương thức quy nạp. (Đi từ cụ thể, chi tiết khái quát).

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng(10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động nhóm lớn, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK – 10.? Yêu cầu cơ bản của phần luyện tập là gì?

GV: Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung văn bản "Bàn về phép học" – Chu Quang Tiềm.

? Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm này?

hiểu biết và kỹ năng giao tiếp của họ. Văn bản không thể thiếu được một trong hai phép lập luận trên.- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ (SGK – 10).- Học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ (SGK – 10).

- Tìm hiểu kỹ năng (phép lập luận) phân tích trong văn bản "Bàn về phép học" – Chu Quang Tiềm.- Học sinh đọc thầm lại nội dung văn bản "Bàn về phép học" – Chu Quang Tiềm. HS trao đổi, thảo luận nhóm lớn, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến a. Luận điểm 1: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn".- Học vấn là thành quả của toàn nhân loại, được tích luỹ, lưu truyền, ghi chép vào sách vở…- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.- Nếu ta xoá bỏ các thành quả đó chúng ta sẽ làm lùi điểm xuất phát, thành kẻ lạc hậu.- Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân

Tác dụng: Hai phép lập luận trên phối hợp với nhau để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống.3. Ghi nhớ:

(SGK – 10)

II. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1:

a. Luận điểm 1: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn".- Học vấn là thành quả của toàn nhân loại, được tích lũy, lưu truyền, ghi chép vào sách vở…- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.- Nếu ta xoá bỏ các thành quả đó chúng ta sẽ làm lùi điểm xuất phát, thành kẻ lạc hậu.- Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm, là hưởng thụ kiến thức của biết bao người khổ công tìm kiếm. Chúng ta muốn vững

330

? Tác giả đã phân tích lý do phải chọn sách để đọc như thế nào?- Hiện nay, sách càng ngày càng nhiều, nhưng sức lực và thời gian của con người có hạn, phải chọn sách để đọc.- Sách nhiều xong không phải tất cả sách đều tốt, đều cần thiết và bổ ích Vì vậy, phải biết chọn sách tốt để đọc cho có ích.- Nếu không biết chọn lọc, có thể chúng ta sẽ lãng phí thời gian, sức lực trên những cuốn sách quan trọng, cơ bản.- Phải chọn lựa sách vì chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận

? Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc

loại tích luỹ mấy nghìn năm, là hưởng thụ kiến thức của biết bao người khổ công tìm kiếm. Chúng ta muốn vững bước trên con đường học vấn, có khả năng làm chủ thế giới, phát hiện thế giới mới thì chúng ta phải đọc sách.b. Phân tích lý do phải chọn sách để đọc:- Hiện nay, sách càng ngày càng nhiều, nhưng sức lực và thời gian của con người có hạn, phải chọn sách để đọc.- Sách nhiều xong không phải tất cả sách đều tốt, đều cần thiết và bổ ích Vì vậy, phải biết chọn sách tốt để đọc cho có ích.- Nếu không biết chọn lọc, có thể chúng ta sẽ lãng phí thời gian, sức lực trên những cuốn sách quan trọng, cơ bản.- Phải chọn lựa sách vì chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận: " Cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng" ".c. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:- Sách có ý nghĩa to lớn, xong đọc sách còn có ý nghĩa quan trọng không kém. Đọc sách như thế nào quyết định tới hiệu quả thu được.- Đọc sách không cốt lấy

bước trên con đường học vấn, có khả năng làm chủ thế giới, phát hiện thế giới mới thì chúng ta phải đọc sách.

b. Phân tích lý do phải chọn sách để đọc:- Hiện nay, sách càng ngày càng nhiều, nhưng sức lực và thời gian của con người có hạn, phải chọn sách để đọc.- Sách nhiều xong không phải tất cả sách đều tốt, đều cần thiết và bổ ích Vì vậy, phải biết chọn sách tốt để đọc cho có ích.- Nếu không biết chọn lọc, có thể chúng ta sẽ lãng phí thời gian, sức lực trên những cuốn sách quan trọng, cơ bản.- Phải chọn lựa sách vì chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận: "Cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng" ".

c. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:- Sách có ý nghĩa to lớn, xong đọc sách còn có ý nghĩa quan trọng không kém. Đọc sách như thế nào quyết định tới hiệu quả thu được.

331

sách như thế nào?

- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà quan trọng là đọc cho kỹ, đọc ít nhưng phải có hiệu quả tránh đọc qua loa vì như vậy thì dù có đọc nhiều cũng không có hiệu quả.- Đọc ít mà kỹ: Tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất.

? Qua phần tìm hiểu bài học và phần luyện tập, em hiểu như thế nào về vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong lập luận?

- Mục đích của phân tích, tổng hợp là rút giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng vấn đề, hiểu đúng vấn đề, do đó nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp và ngược lại Vì vậy phép phân tích và tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên cái hồn cho văn bản nghị luận.

nhiều mà quan trọng là đọc cho kỹ, đọc ít nhưng phải có hiệu quả tránh đọc qua loa vì như vậy thì dù có đọc nhiều cũng không có hiệu quả.- Đọc ít mà kỹ: Tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất.- Đọc mà không chịu nghĩ thì như cưỡi ngựa qua chợ, như kẻ trọc phú khoe của, là lừa mình, dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.- Đọc sách cần phải đọc cả sách phổ thông và sách chuyên sâu, vừa phải đọc rộng, vừa phải đọc sâu, vì học vấn không thể cô lập, không tách rời học vấn khác, mọi học vấn đều có mối liên quan gắn bó hữu cơ với nhau.- Trong văn bản nghị luận: Phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nghị luận có nghĩa là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ không phân tích thì không làm sáng tỏ được luận điểm, không đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe. có phân tích lợi, hại đời sống thì kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.

- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà quan trọng là đọc cho kỹ, đọc ít nhưng phải có hiệu quả tránh đọc qua loa vì như vậy thì dù có đọc nhiều cũng không có hiệu quả.- Đọc ít mà kỹ: Tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất.- Đọc mà không chịu nghĩ thì như cưỡi ngựa qua chợ, như kẻ trọc phú khoe của, là lừa mình, dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.- Đọc sách cần phải đọc cả sách phổ thông và sách chuyên sâu, vừa phải đọc rộng, vừa phải đọc sâu, vì học vấn không thể cô lập, không tách rời học vấn khác, mọi học vấn đều có mối liên quan gắn bó hữu cơ với nhau.d. Vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong lập luận: - Phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nghị luận có nghĩa là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó để thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ

- Mục đích của phân tích, tổng hợp là rút giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng vấn đề, hiểu đúng vấn đề, do đó nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp và ngược lại Vì vậy phép phân tích và tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên cái

332

hồn cho văn bản nghị luận.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Phân tích và tổng hợp có vai trò gì trong đời sống.- Học thuộc ghi nhớ.- Làm hoàn chỉnh các bài tập .- Xem bài : Luyện tập phân tích và tổng hợp.( chuẩn bị trước các bài tập ra giấy nháp)- HS khá – giỏi : Chuẩn bị các bài tập theo dự án : Bài tập phân tích tổng hợp

Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Giúp HS nắm được mục đích, tác dụng của việc sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp . - Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp .

2. Kỹ năng -Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc hiểu và tạo lập một văn bản nghị luận.

3.Thái độ- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp phù hợp để đạt hiệu quả cao.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tư duy lô - gic, năng lực hợp tác, năng

lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.

B. Chuẩn bị- HS: Đọc các ví dụ, giải bài tập.- GV: Giải bài tập.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Lập luận phân tích là gì ? Vai trò của nó trong lập luận.? Tổng hợp là gì. Tổng hợp cần có điều kiện gì ? Vai trò của tổng hợp.

333

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài. Các em đã học về phép lập luận phân tích tổng hợp để củng cố và nhất là rèn kỹ năng sử dụng phép phân tích tổng hợp cho các em khi làm văn nghị luận, chúng ta hãy vào bài hôm nay.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (Ở tiết 94)

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (35’)

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp,

phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức

vào đời sống thực tiễn,…

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu,

phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp

đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được mục

đích, tác dụng của việc sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh, hướng dẫn học sinh làm nội dung bài tập theo yêu cầu của SGK – 11, 12.GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần hai đoạn văn a, b, ở bài tập 1 (SGK – 11).? Cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?

? Theo em trong đoạn văn a tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Vì sao?

? Khi phân tích tác giả còn sử dụng phép lập luận nào? - Phép chứng minh.

- Hai học sinh đọc 2 đoạn văn a và b ở bài tập 1 (SGK – 11).

a) Đoạn văn a: Trích Toàn tập Xuân Diệu – tập 6 (SGK – 11).- Tác giả Xuân Diệu khẳng định: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài" "Thu điếu" là một bài thơ hay. + Cái thú vị ở các giai điệu xanh trong bài thơ. + Hay ở những cử động trong bài thơ. + Hay ở các vần thơ. + Hay vì cả bài thơ không chữ nào non ép, đặc biệt ở câu 3, 4. Thu điếu là bài thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

1. Bài tập 1:

a) Đoạn văn a:- Tác giả Xuân Diệu khẳng định: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài" "Thu điếu" là một bài thơ hay. + Cái thú vị ở các giai điệu xanh trong bài t hơ. + Hay ở những cử động trong bài thơ. + Hay ở các vần thơ. + Hay vì cả bài thơ không chữ nào non ép, đặc biệt ở câu 3, 4. Thu điếu là bài thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

334

GV: Yêu cầu học sinh đọc và chú ý vào đoạn văn b.? Trình tự lập luận của đoạn văn này là gì? Tác giả sử dụng phép phân tích hay tổng hợp? Hay kết hợp cả phân tích và tổng hợp? Hãy chỉ rõ phép lập luận đó trong đoạn văn?

GV: Khi tổng hợp: Tác giả khẳng định nguyên nhân của sự thành đạt và nêu lại khái niệm "thành đạt" cho người đọc nắm rõ.GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 2.? Tình huống nêu ra trong bài tập 2 là gì?

- Học sinh đọc và tìm hiểu theo yêu cầu của SGK.b) Đoạn văn b: Trích "Trò chuyện với bạn trẻ" – Nguyên Hương.- Sau khi đặt vấn đề "Mấu chốt của thành đạt là ở đau?", tác giả đã đi vào phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt.- Các nguyên nhân gồm: + Nguyên nhân khách quan: . Do gặp thời. . Do hoàn cảnh bức bách. . Do có điều kiện được học tập. . Do tài năng trời cho. Có tác động, ảnh hưởng đến sự thành đạt của con người nhưng không phải là mấu chốt của sự thành đạt. + Nguyên nhân chủ quan: Ở ý thức rèn luyện tinh thần phấn đấu của mỗi con ghi nhớ là nguyên nhân quyết định tới sự thành đạt.- Tổng hợp: "Rút cuộc mấu chốt của thành đạtlà ở bản thân chủ quan của mỗi người, ở tinh thần kiên trì, phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì đó có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận"- Học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập 2.- Học sinh thảo luận trả lời theo yêu cầu SGK hỏi.- Học sinh viết các ý chính vào vở.

b) Đoạn văn b:

- Sau khi đặt vấn đề "Mấu chốt của thành đạt là ở đau?", tác giả đã đi vào phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt.- Các nguyên nhân gồm: + Nguyên nhân khách quan: . Do gặp thời. . Do hoàn cảnh bức bách. . Do có điều kiện được học tập. . Do tài năng trời cho. Có tác động, ảnh hưởng đến sự thành đạt của con người nhưng không phải là mấu chốt của sự thành đạt. + Nguyên nhân chủ quan: Ở ý thức rèn luyện tinh thần phấn đấu của mỗi con ghi nhớ là nguyên nhân quyết định tới sự thành đạt.- Tổng hợp: "Rút cuộc mấu chốt của thành đạtlà ở bản thân chủ quan của mỗi người, ở tinh thần kiên trì, phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làmm được một cái gì đó có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận".

2. Bài tập 2:

335

? Nhiệm vụ của chúng ta là gì?? Biết triển khai những ý nào?GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, làm bài tập ra giấy nháp, gọi học sinh trình bày Nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm.

GV: Cho học sinh dựa vào nội dung bài tập 1, phần luyện tập ở tiết trước để làm bài tập 3 này.? Nêu dàn ý của bài?- Học sinh thảo luận nhóm và làm bài tập.- Học sinh hoạt động cá nhân, viết bài làm của mình, của nhóm đã thảo luận vào vở bài tập.GV: Gọi 2 học sinh lên trình bày bài viết của mình.

2. Bài tập 2: Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó:- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ hành động của kẻ không ham học, không tự giác.- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử, kiểm tra…- Do học bị động nên không thấy hứng thú học, cách học hiệu quả thấp, ngày càng chểnh mảng học tập.- Học đối phó là học thiếu kiến thức, không có kiến thức thực chất hổng kiến thức.- Học đối phó dần khiến cho đầu óc rỗng tuếch gặp khó khăn khi học ở bậc học cao hơn, kiến thức khó hơn.- Học đối phó khiến người học gặp khó khăn sau này trước yêu cầu ngày càng cao của công việc.- Dựa dựa văn bản "Bàn về phép học" - Chu Quang Tiềm, hãy phân tích lý do khiến mọi người phải đọc sách?- Học sinh nêu dàn ý của bài. Làm bài tập vào vở.- Lý do chính: "Phải đọc sách vì đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. + Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm

- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ hành động của kẻ không ham học, không tự giác.- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử, kiểm tra…- Do học bị động nên không thấy hứng thú học, cách học hiệu quả thấp, ngày càng chểnh mảng học tập.- Học đối phó là học thiếu kiến thức, không có kiến thức thực chất hổng kiến thức

- Học đối phó dần khiến cho đầu óc rỗng tuếch gặp khó khăn khi học ở bậc học cao hơn.- Học đối phó khiến người học gặp khó khăn sau này trước yêu cầu ngày càng cao của công việc.

3. Bài tập 3:- Lý do chính: "Phải đọc sách vì đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. + Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích. + Bên cạnh đọc sách chuyên sâu, cần phải đọc rộng, kiến thức rộng giúp hiểu biết các vấn đề chuyên môn tốt hơn.

336

GV: Gọi ý học sinh làm nội dung bài tập 4 (SGK – 12).(Giáo viên kiểm tra nội dung bài tập của học sinh đã giao từ tiết trước. Yêu cầu về nhà làm hoàn thiện tiếp).

- Cần tránh lối đọc qua loa, mơ hồ vì gây lãng phí thời gian, sức lực mà vô bổ.- Đọc sách phải đọc rông và sâu, đọc loại sách phổ thông rồi đọc chuyên sâu, kiến thức phổ thông sẽ hỗ trợ đắc lực cho kiến thức chuyên sâu.

chắc được quyển đó, như thế mới có ích. + Bên cạnh đọc sách chuyên sâu, cần phải đọc rộng, kiến thức rộng giúp hiểu biết các vấn đề chuyên môn tốt hơn.4. Bài tập 4 (SGK – 12): Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài "Bàn về đọc sách" –Chu Quang Tiềm.- Đọc sách là hoạt động rất cần thiết, là con đường quan trọng của học vấn.- Muốn đọc sách có hiệu quả phải biết chọn sách có ích, có giá trị để đọc.- Khi đọc sách phải đọc cho kỹ, nghiền ngẫm để làm giàu tri thức, vốn sống, tâm hồn của bản thân mình.

4. Bài tập 4: (SGK – 12 )

(Học sinh về nhà làm)

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

? Nhắc lại 2 thao tác phân tích và tổng hợp.

? Phân tích và tổng hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào.

- Làm hoàn chỉnh bài tập 4

- Xem bài : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- HS khá – giỏi : Viết đoạn văn có sử dụng phép phân tích tổng hợp( chủ đề tự chọn)

, ngày 4 tháng 1 năm

PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Đoàn Hùng Nguyễn Xuân Nghĩa

--------------------------------------------------------------------

337

Tiết 96: Văn bảnTiếng nói của văn nghệ

( Nguyễn Đình Thi ) A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn,

chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.2. Kỹ năng- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.- Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn

nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.3.Thái độ- Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị chân dung nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Sách TKBG Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo…C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Văn bản "Bàn về đọc sách" – Chu Quang Tiềm – bàn về vấn đề gì? Tác giả triển khai bằng mấy luận điểm chính? Em hiểu biết được thêm điều gì sau khi học xong văn bản này? - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

- Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung phân tích vở ghi và ghi nhớ. GV giới thiệu vào bài:

Có một tác giả đã nói rằng: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một nghệ thuật, anh chị em nghệ sỹ cũng là những chiễn sỹ trên mặt trận ấy". Đúng vậy, mặt trận ở đây chính là mặt trận văn hoá tư tưởng, nó có đặc trưng riêng, nó góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Bài tiểu luận "Tiếng nói văn nghệ" – Nguyễn Đình Thi – mà chúng ta học hôm nay sẽ phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ với đời sống con người…

( Giáo viên giới thiệu bài, nêu tầm quan trọng của văn học nghệ thuật nói chung trong đời sống. Trong cuộc sống của con người, cùng với sự hưởng thụ v/c như ăn uống, mặc, ở… không thể thiếu sự hưởng thụ tinh thần. Một khúc nhạc du dương, trầm bổng chúng ta được nghe; một bức tranh, một pho tượng đẹp chúng ta được nhìn ngắm; một câu

338

chuyện, bài thơ đặc sắc chúng ta được đọc hiểu- suy ngẫm… tất cả gọi là văn nghệ. Đó là những sản phẩm tinh thần cao quý mang lại cho chúng ta bao điều bổ ích. Vậy những điều bổ ích mà văn nghệ mang lại cho chúng ta là gì? Văn bản " Tiếng nói của văn nghệ" sẽ giiúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- Gv giới thiệu chân dung tác giả. Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi. - GV nhấn mạnh quá trình hoạt động văn nghệ và đóng góp của tác giả .

? Bài văn ra đời trong hoàn cảnh nào, thuộc thể loại gì.- GV nhấn mạnh : Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta đang xây dựng một nền văn nghệ mới đậm đà tính dân tộc, tính đại chúng, gắn bó với kháng chiến…Đặt bài viết vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc bấy giờ chúng ta mới thấy hết được nhiệt tình của tác giả với tư cách là một văn nghệ sĩ của nền nghệ thuật cách mạng.

- Học sinh tham khảo SGK, bài soạn.- HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nguyễn Đình Thi ( 1924 - 2003), quê Hà Nội.- Là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lí luận phê bình.

-Viết 1948, in trong “Những vấn đề văn học”.

- Học sinh đọc nối tiếp, nhận xét .- Bố cục : 3 phần+ Nội dung phản ánh

I. Giới thiệu chung ( 6’)1. Tác giả - Nguyễn Đình Thi ( 1924- 2003), quê Hà Nội.- Là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lí luận phê bình.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác : Viết 1948, in trong “Mấy vấn đề văn học”.

Thể loại : Tiểu luận phê bình văn học.

Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục - Đọc - Tìm hiểu chú thích - PTBĐ : Nghị luận

- Bố cục : 3 phần+ Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ.+ Vai trò của văn nghệ đối với cuộc sống con người.+ Sự giao cảm giữa nghệ sĩ và bạn đọc

II. Đọc, hiểu văn bản

339

- GV hướng dẫn đọc.- GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích.? Bài văn gồm mấy đoạn.? Để nêu bật tiếng nói của văn nghệ tác giả đã nêu ra những luận điểm nào. ? Nhận xét về bố cục của bài văn.

? Phần văn bản này đã nêu bật vấn đề gì.? Tác giả đã nêu ra nhận xét chung gì về đặc trưng của văn nghệ trên phương diện nội dung phản ánh.? Khi phản ánh thực tại khách quan, nghệ sĩ mong muốn mang đến cho người đọc điều gì.? Điều gì là quan trọng hơn.? Tác giả đã giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào.- GV bổ sung.? Nhận xét chung nghệ thuật nghị luận trong đoạn 1.? Có thể khái quát chung như thế nào về nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ. ? Văn nghệ giống hay khác các ngành khoa học khác.- GV nhấn mạnh : Văn nghệ có nội dung phản ánh khác các ngành khoa học : Dân tộc học, Xã hội học, Lịch sử, Địa lí…? Hãy lấy một ví dụ chứng tỏ rằng : Văn nghệ làm rung động và tươi trẻ tâm hồn ta, khiến ta bâng khuâng và luôn suy nghĩ.- GV sửa chữa, định hướng ? Em hiểu như thế nào về nhận xét “Văn nghệ bắt

thể hiện của văn nghệ.+ Vai trò của văn nghệ đối với cuộc sống con người.+ Sự giao cảm giữa nghệ sĩ và bạn đọc- Bố cục của bài văn : chặt chẽ, mạch lạc

- HS đọc phần 1.- Nghệ thuật xây dựng… bằng thực tại- Tác phẩm NT nào… mới mẻ, nhắn nhủ...- Nguyễn Du, Tônxtôi làm chúng ta rung động, tươi trẻ, bâng khuâng, nghĩ...

- HS nêu- Tham khảo chú thích 1.+ Lập luận theo cách diễn dịch; phân tích, lí lẽ , dẫn chứng cụ thể , sinh động, chặt chẽ.

- HS trao đổi, phát biểu.+ Chiếc lá cuối cùng.

1. Đặc trưng chủ yếu của văn nghệ.

- Bài học luân lí, triết lí về đời người, lời khuyên xử thế ... - Tư tưởng tình cảm, vui buồn, yêu ghét...- Thay đổi hẳn mắt nhìn nhìn, óc nghĩ ...

+ Lập luận theo cách diễn dịch; phân tích, lí lẽ , dẫn chứng cụ thể , sinh động, chặt chẽ.-> Văn nghệ phản ánh đời sống qua cái nhìn của người nghệ sĩ, khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nói cách khác đó là hiện thực cụ thể, sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân nghệ sĩ.

340

nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống qua sự sáng tạo của nghệ sĩ”.

+ Lão Hạc.+ Lặng lẽ Sa Pa.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Bài viết đã bồi dưỡng cho em thái độ, tình cảm gì đối với văn học, nghệ thuật.Học bài và tiếp tục tìm hiểu văn bản.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS cả lớp : Tiếp tục tìm hiểu, đọc và soạn bài.- HS khá – giỏi : Chứng minh vai trò của văn nghệ thông qua các văn bản đã học hoặc

đã đọc.

Tiết 97: Văn bản

Tiếng nói của văn nghệ ( Nguyễn Đình Thi )

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn,

chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.2. Kỹ năng- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.- Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn

nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.3.Thái độ- Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.B. Chuẩn bị - GV: Tư liệu về tác giả, ảnh chân dung nhà văn.- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (10’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày:

341

Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi (các đĐặc trưng chủ yếu của văn nghệ mà Nguyễn Đình Thi nói tới ), Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV giới thiệu : Với những nét đặc trưng chủ yếu của văn nghệ là phản ánh đời sống hiện thực qua cái nhìn của người nghệ sĩ và mang tình cảm cá nhân người nghệ sĩ. Vậy văn nghệ có những vai trò và mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và bạn đọc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài…. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV nêu vấn đề : Tiếng nói của văn nghệ là gì, vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Tác giả đã dẫn ra những dẫn chứng cụ thể nào về sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống.? Nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong đoạn.? Em hiểu gì về vai trò của văn nghệ đối với đời sống.? Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống văn nghệ có vai trò như thế nào?? Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không được thưởng thức tiếng nói của văn nghệ.- GV nhấn mạnh, chuyển ý Có thể nói văn nghệ có sức mạnh riêng của nó, sức mạnh ấy bắt nguồn từ chính nội dung và đặc biệt là con đường mà văn nghệ đến với

Vai trò của văn nghệ đối với đời sống

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS theo dõi văn bản.- Gieo ánh sáng, biến đổi hẳn...- lay động tình cảm, ý nghĩ- Làm cho tâm hồn thực sự được sống, là sự sống…-Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống văn nghệ có vai trò :Vn là sợi dây nối vô hình, duy nhất

I. Giới thiệu chung II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đặc trưng chủ yếu của văn nghệ.2. Vai trò của văn nghệ đối với đời sống

- Lập luận diễn dịch, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, dùng hình ảnh…

-> Văn nghệ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, luôn ước mơ, làm phong phú đời sống tâm hồn, thực sự quan trọng và cần thiết .=> Sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ

342

người đọc, người nghe.? Văn nghệ đến với người đọc, người nghe bằng những con đường nào.? Vì sao tác giả khẳng định “ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”? Khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, người đọc có được những gì trong tâm hồn, nhận thức.? Em nghĩ gì về lời nhận xét của tác giả: “ Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”? Em hiểu gì về khả năng, sức mạnh kì diệu của văn nghệ.- GV nhấn mạnh : Đó chính là sức mạnh riêng, khả năng kì diệu của văn nghệ, nó làm cho văn nghệ khác xa các khoa học khác. Bài viết đã nhắn gửi cho chúng ta bao điều kì diệu, đốt nóng trong chúng ta tình yêu văn chương nghệ thuật, khích lệ thêm cho chúng ta niềm hứng khởi và quyết tâm học tập, thực hành văn chương nghệ thuật ở trường lớp và cuộc sống.? Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận trong bài văn. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Bài văn còn cho thấy thái độ, nhiệt tình nào của tác giả đối với văn nghệ .? Bài viết nêu bật và khẳng định điều gì.? Qua bài viết em thấy văn nghệ có tầm quan trọng, sức mạnh như thế nào trong đời sống.

- HS theo dõi phần 3 của văn bản.

=> Sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ

- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.

- Tác phẩm là sự kết tinh của tâm hồn người sáng tác.

- … nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta.

HS thảo luận cặp đôi, báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.- Giải phóng con người.

- Mở rộng khả năng của tâm hồn, xây dựng đời sống tâm hồn cho

3. Sự giao cảm giữa nghệ sĩ và bạn đọc

=> Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự giáo dục, tự hoàn thiện một cách tự nhiên và hiệu quả.

III. Tổng kết: ( 3’)1- Nghệ thuật : Bố cục, lập luận chặt chẽ; cách viết giàu hình ảnh, cảm xúc; dẫn chứng cụ thể, sinh động.2- Nội dung :Nêu bật, khẳng định sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ. + Nối sợi dây đồng cảm…+ Giúp con người sống phong phú hơn, tự hoàn thiện mình.

IV. Luyện tập (4')

343

? Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em thích, phân tích tác động của nó đối với tâm hồn em.- GV lưu ý : Tác phẩm văn nghệ được hiểu là tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung. ? Cách nghị luận trong vb:" Tiếng…nghệ" có gì giống và khác so với VB " Bàn … đọc sách" của Chu Quang Tiềm.

xã hội.

- HS nêu.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài viết này.? Bài viết đã bồi dưỡng cho em thái độ, tình cảm gì đối với văn học, nghệ thuật.HS thảo luận 5 phút. Trình bày cá nhân HS khác nhận xét.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS khá – giỏi : 1. Nêu một tác phẩm văn nghệ em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình .2. Thử hình dung thế kỷ XXI không còn tồn tại văn nghệ, nghệ sĩ không còn sáng tác và biểu diễn, thư viện, ti vi, đài phát thanh im tiếng, báo chí ngừng xuất bản...thế giới và mỗi người sẽ ra sao?- HS cả lớp : + Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc đặc sắc nghệ thuật, nội dung văn bản. + Đọc và soạn bài : Các thành phần biệt lập. + Chuẩn bị bài : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

-------------------------------------------------------------------------

Tiết 98: Các thành phần biệt lập

A. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm của thành phần tình thái, cảm thán. - Công dụng của các thành phần trên.

344

- Nhận biết thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu .2. Kỹ năng

- Đặt câu có thành phần tình thái , thành phần cảm thán .3.Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán phù hợp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp .

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định. B. Chuẩn bị- HS: Đọc, tìm hiểu ví dụ.- GV: Bảng phụ. C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. ? Em đã được học những thành phần câu nào ? Điểm chung của các thành phần câu đó là gì.- GV khái quát : Điểm chung của các thành phần câu này là : trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu, nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Trong câu ngoài các thành phần đó, có những bộ phận không nằm trong cấu trúc chính phụ của câu, dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói với sự việc nêu trong câu hoặc với người nghe, đó là các thành phần biệt Giáo viên giới thiệu bài.Hôm trước các em đã tìm hiểu và khởi ngữ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số kiến thức mới về các thành phần biệt lập với nòng cốt câu.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV nêu ví dụ : Bảng phụ. Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy

- Học sinh đọc ví dụ, chú ý từ in đậm.Các từ in đậm: thể hiện nhận định, dự đoán của người nói về sự việc nêu trong câu :- 1 HS đọc VD.Chú ý từ in đậm. HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc

I. Thành phần tình thái1. Ví dụ

345

chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Các từ in đậm có ý nghĩa gì.(gợi ý : thể hiện nhận định của người nói về sự việc nêu trong câu như thế nào)? “ chắc” khác “ có lẽ” ở điểm nào.? Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không. Vì sao?? Nói cách khác bỏ chúng đi có được không. ? Nó chứng tỏ điều gì về thành phần này.- GV khái quát , học sinh rút ra ghi nhớ.? Thế nào là thành phần tình thái.? Chỉ ra từ ngữ in đậm trong từng ví dụ.? Các từ này có nêu sự vật hay sự việc không.? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói lại kêu “ ồ” hoặc” “ trời ơi”.? Các từ in đậm này được dùng để làm gì.- GV khái quát tên gọi.? Thành phần cảm thán trong câu là gì.? Thành phần tình thái và cảm thán có điểm chung gì, được gọi với tên chung là gì.? Tìm các thành phần tình thái và cảm thán trong những câu và nêu ý nghĩa từng trường hợp.G: Thành phần tình thái , cảm thán được gọi là các

bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Là nhận định của người nói đối với sự việc trong câu chứ không tham gia vào việc diễn đạt sự việc.- “chắc”: thể hiện độ tin cậy cao-“có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp.- Không vì nó không tham gia vào việc diễn đạt sự việc

- Thể hiện nhận định cách nhìn của người nói.Cá nhân trả lờiHS quan sát, chỉ ra thành phần tình thái- Học sinh đọc tiếp ví dụ .

- Không chỉ sự vật sự việc mà bộc lộ cmả xúc tâm lí vui mừng, buồn thương của người nói.

Trao đổi, nhận xét.VD1: “A”... thành phần cảm thán.VD2: “A”- câu đặc biệt < câu cảm thán >=> Chú ý phân biệt câu cảm thán với thành phần cảm thán

2. Nhận xét a. chắc -> độ tin cậy caob. có lẽ -> Không tin chắc+ Thể hiện dự đoán, nhận định của người nói đối với sự việc trong câu.

+ Bỏ đi ý nghĩa của câu không thay đổi.

-> không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc. => Thành phần tình thái.

3. Ghi nhớ SGK .

II. Thành phần cảm thán 1. Ví dụ 2. Nhận xét:a. ồb. Trời ơi,+ Không chỉ sự vật, sự việc.

+ Dùng để bộc lộ tâm lí người nói ( vui, thích thú, ngạc nhiên )=> thành phần cảm thán

3. Ghi nhớ SGK

346

thành phần biệt lập trong câu.H: Thế nào là thành phần biệt lập trong câu?

H: Bài học này cần nhớ những điều gì ?III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (12’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. GV tổ chức thảo luận nhóm bàn:- GV lưu ý : “ Dường như” thường dùng trong văn viết.? So sánh rút ra mức độ tin cậy giữa 3 từ.? Vì sao tác giả lại chọn từ “ chắc” mà không chọn “ chắc chắn”, “ hình như”.

- GV hướng dẫn làm ở nhà: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ ( truyện, thơ, phim. Trong đó có sử dụng TP tình thái hoặc cảm thán)

- Học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập.- Học sinh thảo luận.- - HS Nêu kết quả.-HS nêu yêu cầu bài tập.2 HS lên bảng làm thi

Dưới lớp tự làm – Nhận xét, sửa chữa

Thảo luận nhóm - Đại diện trả lời – các nhóm khác nhận xét.Cá nhân HS viết bài - đọc bài – lớp cùng nhận xét, sửa chữa.

- Thành phần tình thái và cảm thán gọi là thành phần biệt lập.

III. Luyện tập Bài 1:a. Có lẽ- TPTTb. Chao ôi – TPCTc. Hình như – TPTTd. Chả nhẽ – TPTTBài 2 Xếp từ theo thứ tự tăng dần của mức độ tin cậy.- Dường như/ hình như - có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.Bài 3 Xếp theo mức độ : “ chắc chắn” mức độ tin cậy cao nhất, “ hình như” mức độ tin cậy thấp nhất.Chọn từ “ chắc” : ý nói sự việc vẫn là điều dự đoán.Bài 4VD: Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của Nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của g/c thống trị trong XH đương thời. Hỡi ôi! Một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm và giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt của nó… Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, những bất công trong xã hội mà ông sống và chứng kiến.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

347

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Tại sao thành phần tình thái và cảm thán được gọi chung là thành phần biệt lập? Thành phần tình thái khác cảm thán ở điểm nào- Học thuộc ghi nhớ.- Làm bài tập 4.- Xem và soạn bài : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS khá – giỏi : Viết 1 đoạn văn bàn về việc đọc sách của bạn trẻ hiện nay, trong đó có sử dụng ít nhất 1 thành phần tình thái và 1 thành phần cảm thán.

Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- HS hiểu được một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kỹ năng- Bước đầu rèn kĩ năng văn nghị luận: dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

3.Thái độ Bồi dưỡng cho học sinh ý thức quan tâm đến những sự việc, hiện tượng phổ biến diễn ra trong đời sống hàng ngày.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định. B. Chuẩn bị - GV : Đọc kĩ điều lưu ý.- HS : Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi.C. Tiến trình dạy- học . HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học. Lớp 7 và lớp 8 các em đẫ được học về văn nghị luận (phép lập luận chứng minh và giải thích). Vậy thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống, cô trò ta cùng tìm hiểu bài này . II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (18’)

348

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. HS thảo luận xong, GV lần lượt nêu từng câu hỏi

H: Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện ntn?Tác giả có nêu được rõ vấn đề đáng quan tâm, của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?H: Nguyên nhân nào đã tạo ra hiện tượng đóH: Bệnh lề mề có tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề ntn?Bài viết đánh giá hiện tượng đó ra sao?H: Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao.H: Từ việc tìm hiểu trên, em cho biết thế nào là nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống.Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài ntn?

III. HOẠT ĐỘNG 3:

1 HS đọc văn bản: Bệnh lề mề HS trao đổi thảo luận trong nhóm tìm ý trả lời cho các câu hỏi trong sgk-> Đại diện trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Chỉ rõ cách phân tích của tác giả dựa vào sgk-> Gây hại cho tập thểGây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc

Cá nhân HS phát biểu

2 HS đọc ghi nhớ

->Bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.

I. Tìm hiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống1. Ví dụ Văn bản “ Bệnh lề mề”2. Nhận xét a) Vấn đề bàn luận: Bệnh lề mề Biểu hiện:- Coi thường giờ giấc- Sai hẹn- Đi chậm Tác giả đã trình bày cao vấn đề cụ thể để người đọc nhận ra hiện tượng đó

b) Nguyên nhân:- Coi thường việc chung- Thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khácc) Tác hại:- Gây hại cho tập thể, làm phiền mọi người- Làm mất thì giờ-Làm nảy sinh cách đối phó: Tạo tập quán không tốtd)Biện pháp khắc phục : Tôn trọng lẫn nhau, tự giác trong công việc, nhất là công việc chung, tiết kiệm thời gian. Bố cục: Mạch lạc, chặt chẽ:- Nêu hiện tượng- Nêu nguyên nhân và tác hại- Cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục. Ghi nhớ: sgk/21II Luyện tập

349

Luyện tập (15’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.(cá nhân, trò chơi tiếp sức )

G: Cho HS thảo luận

H: Ngoài những sự việc hiện tượng tốt còn có những sự việc hiện tượng nào đáng phê phán?

? Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng phải viết một bài nghị luận không.? Vì sao.

Nêu yêu cầu bài tậpHS tìm các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường , ngoài XH- Thi tìm nhanh giữa các tổ- mỗi tổ viết ra 1 tờ phiếu học tậpCá nhân HS tìmBài 1 - Học sinh nghèo vượt khó học giỏi.- Tinh thần tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.- Lòng tự trọng- ý thức kỉ luậtBài 2 - Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá là hiện tượng đáng viết bài nghị luận vì:+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống.+ Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, đời sống xã hội, mọi người cần phải suy nghĩ, là hiện tượng đáng chê trách.

Bài tập 1/21 Các sự việc hiện tượng tốt:- Tấm gương học tốt- HS nghèo vượt khó- Tinh thần tương trợ- Lòng tự trọng- Tình thần đoàn kết...

Các sự việc hiện tượng đáng phê phán: Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục, đua đòi , lười biếng...Bài tập 2/21- Là 1 hiện tượngđáng viết bài nghị luận vì đó là thói quen xấu, có nhiều tác hại...

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

? Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần có những nội dung gì.

- Đọc bài tham khảo " Nói dối".

- Đọc kĩ các đề bài trang 22, trả lời câu hỏi.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

350

- HS khá – giỏi : Tìm hiểu các vấn đề, hiện tượng xung quanh cuộc sống, đặc biệt là

những hiện tượng nóng hiện nay: Vứt rác bừa bãi, ăn mặc đua đòi của thanh thiếu niên,

đi xe đạp hàng đoi, hàng ba của học sinh, quay cóp, gian lận trong kiểm tra thi cử,....=>

Chọn 1 hiện tượng để lập dàn ý.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức- HS nắm được đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc đời sống cách làm bài

nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống.- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống 2. Kỹ năng

- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. - Quan sát các hiện tượng của đời sống . - Làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống .

3.Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức quan tâm tới các sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng

lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B. Chuẩn bị - GV: Đọc tài liệu tham khảo, chọn vấn đề.- HS: Đọc kĩ các đề bài, trả lời câu hỏi.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.? Nêu yêu cầu về nội dung, hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Giáo viện khái quát nội dung tiết 99, giới thiệu bài. Tiết trước các em đã năm được kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng . Để giúp các em biết cách làm bài văn nghi luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống , cô trò ta cùng tìm hiểu bài này . II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

351

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi ,…

Thầy Trò Kiến thức cần đạt Hướng dẫn HS tìm hiểu mục IG: Đưa các đề bài trong sgk lên máy chiếuH: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?Chỉ ra những điểm giống nhau đó?H: Từ những đề mẫu này, em hãy tự nghĩ ra 1 đề bài tương tự.- GV gợi ý các vấn đề có thể đưa ra:+ Vấn đề an toàn giao thông.+ Vấn đề bảo vệ môi trường.+ Các tệ nạn xã hội…G: Lưu ý: Có dạng đề cung cấp sẵn sự việc hiện tượng dưới dạng một truyện kể, 1 mẫu tin để người làm bài sử dụng ( đề 1 ), có đề chỉ gọi tên sự việc hiện tượng.... Hướng dẫn HS tìm hiểu phần IIH: Hãy nhắc lại các bước làm một bài văn nghị luận nói chung mà em đã học ở lớp 8H: Đề thuộc loại gì? Đề nêu sự việc hiện tượng gì?đề yêu cầu làm gì?H: Nghĩa đã có những sự việc làm gì? những sự việc làm đó chứng tỏ em là người ntn?Những việc làm của Nghĩa có khó không?Vì sao Thành đoàn Thành phố HCM...? Nếu mỗi HS đề làm được như Nghĩa thì đời

Đọc đề bài

- Thảo luận nhóm- Trả lời- Các nhóm khác nhận xét, bổ sungCá nhân HS tự nêu đề bài4 đề bài:- Đều là đề nghị luận nhằm bàn bạc về một hiện tượng đời sống có ý nghĩa với đời sống xã hội, với tầng lớp HS; có thái độ khen chê rõ ràng.VD1: Hiện nay có không ít HS sa vào các tệ nạn xã hội. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này.VD2: Khi tham gia giao thông, nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu và đã gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tựơng trên.

Cá nhân HS nêu.

1 HS đọc đề bài trong sgk

Thảo luận và trả lời các câu hỏi mục 1a.b

Trao đổi nhanh- trả lờiHS khác bổ sung, góp ý.HS đọc dàn ý.

I. Đề bài nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống Điểm giống nhau:- Đều có yêu cầu nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống+/ Đề1,2,4: Nêu các sự việc hiện tượng tốt cần biểu dương+/ Đề 3: Sự việc hiện tượng cần phê phán- Có chung yêu cầu: Nêu suy nghĩ, nêu nhận xét, nêu ý kiến của em...- Mệnh lệnh trong đề bài thường là: Nêu suy nghĩ của mình, nêu nhận xét, suy nghĩ của mình, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ.II. Cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống.1. Tìm hiểu đề, tìm ý Tìm hiểu đề:- Đề thuộc loại nghị luận - Sự việc: tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy Tìm ý: - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng- Nghĩa là người biết kết hợp giữa học và hành.- Nghĩa là người biết sáng tạo: làm cái tời để mẹ kéo

352

sống sẽ ntn?G: Đưa khung dàn ý trong sgk lên máy chiếu.G: Đưa 2-3 bài lên máy chiếuG: Chia lớp thành 3 nhóm: Mỗi nhóm thực hiện 1 ý trong phần thân bàiG: Đưa bài của từng nhóm lên máy chiếu ( Mỗi nhóm đại diện 1 bài )H: Qua việc tìm hiểu bài học em rút ra điều gì về cách làm bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sốngDàn ý của bài nghị luận ntn?III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (17’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…(cá nhân, thảo luận nhóm )Hướng dẫn HS lập dàn ý

Cụ thể nó thành dàn ý chi tiết theo các ý vừa tìm đượcThảo luận nhóm – viết lên giấy trong.

Cả lớp cùng sửa.Cá nhân HS viết theo yêu cầu chung của nhóm – viết vào giấy trong.Quan sát - đọc – cùng nhận xét, sửa chữa- Nội dung đoạn văn.- Sự liên kết, mạch lạc- Chính tảCá nhân HS

2 Hs đọc ghi nhớ

HS thảo luận – tìm ra dàn bài chung cho đề 4 mục I- Đọc lại mẩu chuyện

nước.-> Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học yêu lao động, học cách kết hợp học và hành, học sáng tạo -> làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn2. Lập dàn ý3. Viết bài4. Đọc lại bài viết và sửa chữa Ghi nhớ: sgk/ 24

II. Luyện tậpa. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Hiềnb. Thân bài: - Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt- Tinh thần ham học và chủ động của Nguyễn Hiền ntn?- Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền c. Kết bài:- Khái quát ý nghĩa về con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền- Em có thể học tập Nguyễn Hiền những điểm nào?

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

353

- HS đọc lại ghi nhớ.- GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý khi làm bài văn nghị luận về SV, HT đời sống.- Học kĩ bài, nắm chắc cách làm bài văn nghị luận về SV, HT đời sống.- Lập dàn ý cho các đề bài ở phần I, tập viết bài hoàn chỉnh cho một đề bài cụ thể.- HS khá – giỏi : Tìm hiểu chương trình địa phương phần Tập làm văn. + Thu thập kiến thức về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương + Suy nghĩ đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương. + Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó của riêng mình

Tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bị cho Chương trình địa phương PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Thu thập kiến thức về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương - Suy nghĩ đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

2. Kỹ năng- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó của riêng mình - Tiếp tục rèn kĩ năng văn nghị luận.

3.Thái độ Bồi dưỡng cho học sinh ý thức quan tâm đến những sự việc, hiện tượng phổ biến diễn ra trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là ở địa phương nơi mình đang sinh sống.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.- Học sinh tập suy nghĩ về một vấn đề, hiện tượng xã hội thực tế ở địa phương, biết cách trình bày vấn đề đó với những kiến giải hợp lí, bằng phương thức biểu đạt thích hợp.B. CHUẨN BỊ - GV: chọn vấn đề.- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.? Nêu cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV : Tiết trước các em đã học bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống . Để các em nắm được yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống , cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài này.

354

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,.. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạtGV giới thiệu nhiệm vụ yêu cầuG: Nêu yêu cầu của chương trình – chép lên bảng.H: Yêu cầu là gì?? Ở địa phương em, có thể viết bài nghị luận về những vấn đề nào . Vì sao.

H: Em có thể chọn vấn đề nào để nghị luận? Yêu cầu của sự việc này là gì?

H: Khi viết về vấn đề này, cần viết ntn?

a. Yêu cầu về nội dung - Sự việc, hiện tượng đời sống được đề cập phải mang tính phổ biến tại địa phương.- Nội dung vấn đề bàn luận phải chân thực, khách quan, mang tính xây dựng.- Phân tích vấn đề phải triệt để, toàn diện, cụ thể, có tính thuyết phục ( Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp...)- Nội dung viết giản dị, dễ hiểu, rõ ràng.b. Yêu cầu về hình thức- Bố cục đầy đủ, hoàn chỉnh.- Luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng, chính xác.

- Học sinh nêu

- HS nghe, ghi chép.Cá nhân HS tự do nêu ý kiến

- Môi trường bị ô nhiễm do khói bụi của các nhà máy, cây xanh bị chặt phá, rác thải sinh hoạt.- Thực trạng vấn đề trẻ em ở địa phương.- Sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể địa phương đối với trẻ em.- Sự quan tâm của nhà trường, gia đình đối với trẻ em.- Đời sống của các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công, sự chăm lo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh, vượt khó học giỏi, làm kinh tế gia đình.- Các tệ nạn xã hội.- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá...

I. Nhịêm vụ, yêu cầu

1. Xác định, lựa chọn vấn đề của địa phương =>Viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.a. Vấn đề môi trường

b. Vấn đề quyền trẻ em

c. Các vấn đề xã hội khác

2. Cách làm:- Chọn sự việc, hiện tượng- Phải có dẫn chứng như một sự việc, hiện tượng của XH nói chung cần được quan tâm- Chỉ rõ chỗ đúng, chỗ bất cập...- Thái độ của người viết phải xuất phát từ lập trường tiến bộ của XH...3. Yêu cầu cụ thể.- Về nội dung: ý kiến nghị luận phải rõ ràng, cụ thể, lập luận có sức thuyết phục.- Không nêu tên thật trong bài viết.

355

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.GV hướng dẫn học sinh:1. Về nội dung : Tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân học sinh phải rõ ràmg có lập lập luận chặt chẽ .- Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số văn bản tham khảo để học sinh chuẩn bị cho bài viết ở nhà.

Nghe - ghi chép

- HS làm bài , trình bày

- Học sinh đọc bài tham khảo.

- Bài viết không quá 1500 chữ, bố cục rõ ràng.- Hạn nộp: Sau khi học xong bài.

II. Luyện tập :Đề bài về việc giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.Dàn ý :1. Mở bài : - Nêu tên , hoàn cảnh chung của mẹ .2. Thân bài :- Sự giúp đỡ tinh thần, thăm hỏi , chăm sóc.- Sự giúp đỡ vật chất : làm nhà mua quà tặng.- Sự giúp đỡ của các tổ chức tập thể .3. Kết bài :( Liên hệ, trách nhiệm của bản thân )

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Trong các vấn đề gợi ý trên em chọn viết về vấn đề gì ? Vì sao em chọn vấn đề đó.- Chọn vấn đề theo yêu cầu giờ học.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Viết bài nghị luận hoàn chỉnh, nộp bài vào tuần 28.- Soạn bài : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.- HS khá – giỏi : Sưu tầm một số bài viết của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Tìm các tư liệu về Vũ Khoan.

Tiết 102: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

( Vũ Khoan )

A. Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh:1. Kiến thức

356

- HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đổi mới đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỷ mới.

2. Kỹ năng - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. - Rèn kỹ năng phân tích văn bản nghị luận cho học sinh.

3.Thái độHọc sinh có ý thức rèn luyện phấn đấu, hình thành thói quen tốt để trở thành một công

dân tốt, có ích cho xã hội đúng như tinh thần văn bản phân tích.4.Phẩm chất, năng lực

Từ đó HS phát huy năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực cá thể, năng lực tư duy sáng tạo khi tự đưa ra quyết định về việc cần thiết phải làm gì, góp phần chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước. B. Chuẩn bị - GV, HS đọc tư liệu về tác giả.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Nêu đặc sắc nghệ thuật, nội dung văn bản “ tiếng nói của văn nghệ- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….Giới thiệu bài: Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, điều đó được thể hiện như thế nào, chúng ta có sự chuẩn bị ra sao? Bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan là một trong những bài viết sắc sảo, giúp ta giải quyết một phần bài toán về nhận thức tư tưởng và cách sống, giúp ta có được một hành trang khá đầy đủ để có thể tự tin bước vào thế kỉ mớiII. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đổi mới đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỷ mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: ? Em có hiểu biết gì về tác giả bài viết.- GV giới thiệu.

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tham khảo chú thích SGK.-TL: Vũ Khoan là

I. Giới thiệu chung ( 4’)1. Tác giả : SGK2. Văn bản :

- Đăng trên tạp chí : Tia sáng năm 2001, in trong tập “ Một góc nhìn của trí thức”.

357

? Bài viết ra đời trong hoàn cảnh nào? Có ý nghĩa gì.( Năm 2001, năm đầu tiên của thế kỉ mới,thời điểm chuyển giao hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ.)? Chủ yếu hướng tới đối tượng nào. Vì sao.- Hướng dẫn tìm hiểu chú thích.? Bài văn được viết theo thể văn nào. Vì sao em xác định như vậy.? Em có nhận xét gì về vấn đề mà tác giả nêu ra.? Tóm tắt trình tự lập luận của tác giả trong bài viết.? Trong đoạn 1, tác giả đã đề cập đến những nội dung gì.? Đối tượng văn bản hướng tới là gì.? Nội dung mà tác giả đề cập đến là gì. ? Mục đích của việc nêu ra những nội dung đó là gì.? Nêu vấn đề này vào thời điểm bắt dầu của thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới có tầm quan trọng như thế nào.? Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới có phải là vấn đề riêng của lớp trẻ không.? Em có nhận xét chung gì về cách đặt vấn đề của tác giả trong đoạn 1 .- GV khái quát, nhấn mạnh.- GV chuyển ý đoạn 2. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao

nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng, Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại.

- Lớp trẻ)- HS đọc văn bản, nhận xét.- Thể loại : Nghị luận xã hội.

-Vấn đề có ý nghĩa thời sự và lâu dài.

- HS đọc đoạn 1.

- Đối tượng : Lớp trẻ VN- Nội dung : Điểm mạnh, điểm yếu - Mục đích : Rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.- Thời điểm : quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa.- ý nghĩa vấn đề : trọng đại, toàn diện

- toàn thể mọi người, toàn dân, đất nước.

- Cách đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.

-Chuẩn bị hành trang

Đọc, chú thích, bố cục - Đọc.- Chú thích.- Thể loại : Nghị luận xã hội.- Bố cục: 3 phần

II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đặt vấn đề - Đối tượng : Lớp trẻ VN- Nội dung : Điểm mạnh, điểm yếu - Mục đích : Rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.- Thời điểm : quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa.- ý nghĩa vấn đề : trọng đại, toàn diện ( toàn thể mọi người, toàn dân, đất nước.)+) Cách đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.=> Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết đối với con người VN, nhất là lớp trẻ, để hội nhập với thế giới .

2. Giải quyết vấn đề Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

358

nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Luận cứ đầu tiên được nêu ra là gì.? Tác giả đưa ra những luận chứng nào để khẳng định sự chuẩn bị về bản thân con người là quan trọng nhất.- GV nêu vấn đề, chuyển ý : Con người VN, đặc biệt là lớp trẻ đã có trong hành trang của mình những gì để đáp ứng những yêu cầu đó.- Học sinh theo dõi tiếp văn bản.? Tất cả những luận cứ trên nhằm dẫn tới luận cứ trung tâm của bài viết là gì.? Hãy tóm tắt những điểm mạnh, yếu của lớp trẻ VN theo cách nhìn nhận của tác giả trong bài viết.? Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì khi VN bước vào thế kỉ mới.- GV liên hệ thực tế.? Lớp trẻ VN có những điểm yếu nào.? Những điểm yếu ấy gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới.? Nhận xét về cách lập luận , nhìn nhận sự việc của tác giả trong đoạn 2. ? Lớp trẻ VN cần có thái độ gì với những điểm mạnh, yếu đó khi bước vào hội nhập với thế giới.? Chủ ý của tác giả trong việc nêu và phân tích các

vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Học sinh liệt kê.+ Con người là động lực phát triển của LS.+ Trong nền kinh tế tri thức vai trò của con người lại càng nổi trội hơn.+ Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.+ VN phải giải quyết những nhiệm vụ nặng nề.

Điểm yếu :- Hổng kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.- Thiếu tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động- Đố kị trong làm ăn kinh tế, kì thị đối với sự kinh doanh, không coi trọng chữ tín…

-Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, dễ hiểu, phép so sánh, đối chiếu, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.-Cần nhận rõ điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục, chuẩn bị tốt

thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

Những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam .Điểm mạnh Điểm yếu - Sự thông minh, nhạy bén…- Cần cù, sáng tạo.- Đoàn kết trong kháng chiến- Thích ứng nhanh…=> Đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại, hữu ích trong nền kinh tế mới, tận dụng được cơ hội

- Hổng kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.- Thiếu tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động- Đố kị trong làm ăn kinh tế, kì thị đối với sự kinh doanh, không coi trọng chữ tín…=> Không thích ứng với nền kinh tế mới, hiện đại, là vật cản ghê gớm, gây tác hại khôn lường…đối với quá trình hội nhập.

+) Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, dễ hiểu, phép so sánh, đối chiếu, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.=> Cần nhận rõ điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục, chuẩn bị tốt hành trang đáp ứng đòi hỏi khi bước vào thế kỉ mới .

3. Kết thúc vấn đề - Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu- Hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó

359

điểm mạnh, yếu nói trên là gì.- GV chuyển ý .? Tác giả đã kết thúc vấn đề bằng cách nào.? Tác giả nêu lại mục đích, sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì.? Vì sao tác giả khẳng định lại như vậy.? Nhận xét về cách kết thúc vấn đề của tác giả và những nhiệm vụ nêu ra trong đoạn văn kết bài.? Em hiểu được thái độ, tình cảm nào của tác giả đối với lớp trẻ VN, đất nước VN.- GV nhấn mạnh tầm nhìn của tác giả trong cương vị một nhà lãnh đạo chính trị, trách nhiệm đối với lớp trẻ VN, đối với đất nước. - GV hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ.? Bài viết có những thành công gì về nghệ thuật nghị luận.? Những câu thành ngữ, tục ngữ trong văn bản có tác dụng gì? Qua văn bản, em hiểu được gì về con người , đặc biệt là lớp trẻ VN, nhiệm vụ rèn luyện của họ khi đất nước ta bước vào thế kỉ mới.? Em đã học và biết được nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, con người VN. Những nhận xét của tác giả trong bài viết này có gì giống và khác những điều em đã được học.

hành trang đáp ứng đòi hỏi khi bước vào thế kỉ mới .

- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu- Hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó

+ Kết thúc ngắn gọn, trực tiếp, kiểu câu khẳng định…

Thái độ tác giả: Thẳng thắn, tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan toàn diện.

-Học sinh rút ra ghi nhớ.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

+ Kết thúc ngắn gọn, trực tiếp, kiểu câu khẳng định…=> Nêu nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, cấp thiết.

III. Tổng kết:1. NT:Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị dễ hiểu, giàu sức thuyết phục, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.2. ND :+ Những điểm mạnh, yếu của con người VN.+ Thế hệ trẻ VN cần nhận rõ điểm mạnh, yếu, rèn những đức tính và thói quen tốt , chuẩn bị đầy đủ hành trang khi đất nước bước vào thế kỉ mới.

IV. Luyện tập ( 5’)

360

- Giáo viên nhấn mạnh.? Liên hệ thực tế về những thói quen, điểm yếu của con người VN nói chung, bản thân em nói riêng, phương hướng khắc phục.? Theo em khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì khi bước vào TK mới.

- Học sinh nêu

- Học sinh tự bộc lộ

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’)

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp,

phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức

vào đời sống thực tiễn,…

? Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về những điểm mạnh, điểm yếu của con người

VN

VD : Uống nước nhớ nguồn Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông

Trông trước nghĩ sau Ăn như rồng cuốn, nói như …. mèo mửa.

Miệng nói tay làm

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Nắm chắc đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài viết.

- Soạn bài : Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn… La Phông – ten.

- HS khá – giỏi : Viết bài văn ngắn, nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài văn.

Tiết 103: Các thành phần biệt lập ( tiếp theo )

A. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức

361

- Nhận biết hai thành phần biệt lập trong câu: Thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú. - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng nhận biết thành phần biệt lập gọi - đáp và phụ chú, đặt được câu có các thành phần biệt lập đó.

3.Thái độHọc sinh biết sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lý và có hiệu quả trong câu.4.Phẩm chất, năng lực

HS phát huy năng lực tư duy, năng lực hợp tác và tự ra quyết định.B. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, ví dụ, phiếu học tập, bài tập. 2. Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví dụ… C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:H: Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong câu? Vì sao hai thành phần này được coi là hai thành phần biệt lập trong câu? Lấy ví dụ về thành phần tình thái, phân tích và chỉ rõ? - Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ trong SGK. Lấy ví dụ lên bảng và chỉ rõ được thành phần tình thái trong câu đó.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài, khái quát về hai thành phần biệt lập đã học. Trong khi nói, viết, ta bắt gặp nhiều thành phần nằm trong cấu trúc cú pháp của câu (Chủ ngữ, Vị ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ…) có những thành phần câu không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu được gọi là thành phần biệt lập. Ở tiết học trước chúng ta đã đi tìm hiểu khái niệm về thành phần biệt lập và được biết có 4 thành phần biệt lập, chúng ta đã đi phân tích, tìm hiểu hai thành phần "tình thái" và "cảm thán", hôm nay chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp hai thành phần còn lại: "Thành phần gọi - đáp" và "Thành phần phụ chú"…II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (17’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động: Tìm hiểu thành phần biệt lập gọi - đáp.GV đưa bảng phụ có ghi ví dụ. Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôiGV: Treo bảng phụ ghi ví dụ lên bảng. Gọi học sinh đọc và

- Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.

TL:- Từ "Này" (ví dụ a): Dùng để gọi;

I/ Thành phần gọi - đáp: 1.Ví dụ:- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi Tạo lập cuộc thoại

- Ví dụ b: Cụm từ Thưa

362

phân tích ví dụ.H1: Trong các từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?H2: Nhớ lại văn bản Làng đã học; những câu trên xuất hiện trong cuộc đối thoại gữa ai với ai?H3:Câu nào là của người hỏi và câu nào là của người trả lời?H4:Nếu ta bỏ đi những từ in đậm thì nghĩa diễn đạt, nội dung chính của câu có bị thay đổi hay không? Vì sao?H5: Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào dùng để tao lập cuộc thoại, mở đầu cuộc thoại, từ ngữ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?H6: Tại sao trong khi khi tạo lập cuộc thoại, ông Hai lại dùng từ "Này"?H7: Tại sao khi trả lời câu hỏi của ông Hai, người đàn bà tản cư lại lói: "Thưa ông" ?H8:Vậy qua phân tích ngữ liệu vừa rồi, em rút ra được bài học gì cho bản thân về việc sử dụng thành phần gọi - đáp trong giao tiếp hàng ngày? Quan sát vào ví dụ, em hãy cho biết, các thành phần gọi đáp thường đứng ở vị trí nào trong lời thoại?GV: Qua việc phân tích các ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là thành phần gọi - đáp ?

- Cụm từ "Thưa ông" (ví dụ b): Dùng để đáp.TL: Giữa ông Hai và người đàn bà tản cư.

TL: Câu có từ "Này" là câu hỏi của ông Hai; Câu có cụm từ "Thưa ông" là câu trả lời của người đàn bà tản cư.TL: Khi bỏ thành phần in đậm thì nghĩa của câu không bị thay đổi Vì các thành phần đó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Gọi là thành phần biệt lập trong câu.TL:- Từ "Này" dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.- Cụm từ "Thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại. Thành phần biệt lập gọi - đáp trong câu.TL:- Từ "Này" để gây sự chú ý của người nghe vào câu nói của mình.- Thể hiện sự lễ phép, tôn trọng đối với người bề trên.TL:- Khi giao tiếp với bạn bè, người nhỏ tuổi hơn có thể dùng các từ thân thiết hàng ngày.- Khi trả lời người lớn tuổi như thầy cô, ông bà, cha mẹ… phải thưa gửi, lễ phép…TL: Sử dụng thành phần gọi - đáp phải phù hợp với mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp.

- Đứng ở đầu lời thoại.

ông dùng để đáp. Duy trì cuộc thoại đang diễn ra.

Nhận xét: Các từ ngữ Này, Thưa ông là thành phần biệt lập gọi - đáp trong câu.

2.Bài học:Thành phần gọi - đáp: Là thành phần dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

363

GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ.- Ví dụ:(1) - Này, bạn làm bài tập toán chưa? - Tớ làm rồi!(2) Cô giáo hỏi học sinh: - Em đã làm bài tập cô giao về nhà hay chưa? Học sinh:-Thưa cô, em làm rồi ạ!H9: Trong hai ví dụ trên, từ ngữ nào là thành phần gọi và từ ngữ nào là thành phần đáp trong câu?

- Thành phần gọi - đáp: Là thành phần dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.- Ví dụ (1): Từ Này là thành phận gọi;- Ví dụ (2): Cụm từ Thưa cô là thành phần đáp.

- Học sinh đọc nội dung bài tập 1 (SGK – 32).

- Giữa bà lão hàng xóm với Chị Dậu.- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi;- Ví dụ b: Từ Vâng dùng để đáp. Mối quan hệ giữa người gọi - đáp là quan hệ trên (người nhiều tuổi) - dưới (người ít tuổi), sự thân mật giữa hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.

Hoạt động: Tìm hiểu thành phần biệt lập phụ chú.GV: Treo bảng phụ ghi nội dung ví dụ SGK – 31-32, gọi học sinh đọc nội dung ví dụ chú ý vào các từ in đậm. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.H10: Nếu lược bỏ hết các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi hay không? Vì sao?H11: Ở câu (a), từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? Nó được đặt giữa dấu câu gì?H12:Ở câu (b), cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì? Nó được đặt

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - Học sinh đọc nội dung ví dụ trong bảng phụ trên bảng, chú ý vào các từ in đậm.

TL: Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của câu không thay đổi. Vì: Bộ phận in đậm không tham gia vào nòng cốt của câu và không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc, nội dung của câu.TL:- Câu (a): Bộ phận in đậm chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng", đặt trong dấu gạch nối (-).TL: Câu (b): Cụm C – V in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật "tôi" chú thích cho đứng trước, điều suy

II/ Thành phần phụ chú:

1.Ví dụ:

- Câu (a): Bộ phận in đậm chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng".- Câu (b): Cụm C – V in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật "tôi" chú thích cho đứng trước.Nhận xét:Thành phần phụ chú bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.2.Bài học:

364

trong dấu câu gì?H13: Qua phân tích ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là thành phần phụ chú? Thành phần phụ chú thường được đặt ở vị trí nào trong câu?GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 32 Giáo viên chốt lại bài.

nghĩ này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng với suy nghĩ riêng của Lão Hạc.- Cụm C – V được đặt trong dấu phẩy (,).

- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ (SGK – 32)

Thành phần gọi đáp là thành phần phụ bổ sung thêm ý nghĩa, nêu thái độ của người nói, nêu xuất xứ của lời nói.

Hoạt động: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK.III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (15’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.GV: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập 1 SGK – 32.H:- Đoạn trích này là cuộc đối thoại giữa ai với ai? - Trong đoạn trích trên, từ nào được dùng để gọi và từ nào được dùng để đáp ?-Dựa vào thành phần gọi- đáp và nội dung văn bản đã học, hãy xác định mối quan hệ giữa người gọi và người đápGV: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập 2 (SGK – 32).H:Tìm các thành phần gọi - đáp trong câu ca dao và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai?

1.- Giữa bà lão hàng xóm với Chị Dậu.- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi;- Ví dụ b: Từ Vâng dùng để đáp. Mối quan hệ giữa người gọi - đáp là quan hệ trên (người nhiều tuổi) - dưới (người ít tuổi), sự thân mật giữa hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.

Học sinh đọc nội dung bài tập 2 (SGK – 32).

2.- Cụm từ: "Bầu ơi": Dùng để gọi.- Câu ca dao đó chỉ có lời gọi mà không có lời đáp, đối tượng hướng tới không là một cá nhân cụ thể nào mà là tất cả chúng ta – người dân Việt Nam 3.- Học sinh thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.

a) Thành phần phụ chú: "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người".b) Thành phần phụ chú: "các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ", giải thích cho

III. Luyện tập:Bài tập 1,2: Xác định thành phần gọi- đáp.1- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi;- Ví dụ b: Từ Vâng dùng để đáp.

2- Cụm từ: "Bầu ơi": Dùng để gọi.- Đối tượng hướng tới tất cả người dân Việt Nam.

Bài tập 3:Xác định thành phần phụ chú.- Phần (a), (b), (c): Thành phần phụ chú giải thích cho các cụm danh từ mọi người; Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; lớp trẻ.- Phần (d): nêu nên thái độ của người nói trước

365

GV: Chia lớp làm 4 nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu thảo luận làm nội dung bài tập 3 SGK – 33.H: Tìm các thành phần phụ chú trong các đoạn trích và cho biết chúng bổ sung điều gì?- Nhóm 1: Phần a;- Nhóm 2: Phần b;- Nhóm 3: Phần c;- Nhóm 4: Phần d. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời yêu cầu nội dung bài tập 3 nhận xét, RKN.H: Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 có liên quan như thế nào với từ ngữ đứng trước nó?-Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết một đoạn văn ngắn theo như yêu cầu của nội dung bài tập 5 (SGK – 19).

cụm từ "những người nắm giữ chìa choá của cánh cửa này".c) Thành phần phụ chú: "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ".d) - Thành phần phụ chú: "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi". - Thành phần phụ chú: "thương thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "Cô bé nhà bên".4.a. Chúng tôi, mọi người: b.Những người giữ chìa khoá c.Lớp trẻ d. Cô bé nhà bên

sự việc hay sự vật.

Bài tập 4:Quan hệ thành phần phụ chú với từ ngữ trong câu.

Bài tập 5: Viết đoạn văn(Học sinh về nhà làm)

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…?Chúng ta đã được tìm hiểu tất cả bao nhiêu thành phần biệt lập? Đó là những thành phần biệt lập nào?-Thế nào là thành phần phụ chú, gọi –đáp?? Tại sao thành phần gọi đáp và phụ chú cũng được gọi chung là thành phần biệt lập.? Cuối các văn bản trong phần đọc - hiểu văn bản ở mỗi bài học có một phần thông tin được đặt trong ngoặc đơn, đó là thành phần gì. Tác dụng của nó ? Nêu ví dụ cụ thể.Ví dụ:(Vũ Khoan, trong Một góc nhìn của trí thức, tập I, NXB trẻ, TPHCM, 2002)V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc ghi nhớ.- Làm hoàn thành các bài tập.- Xem bài : Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 5.- HS khá – giỏi : Viết 1 đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và thành phần gọi- đáp theo kiểu tổng – phân – hợp ( về vấn đề môi trường, khoảng 10-15 dòng).

366

Tiết 104, 105: Viết bài Tập làm văn số 5

A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức

- Nắm chắc yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tập phân tích tổng hợp, kỹ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết…3.Thái độ

- Học sinh biết quan tâm đến các sự việc, hiện tượng đời sống xung quanh mình, biết bày tỏ thái độ, đánh giá cảm nhận của bản thân về sự việc, hiện tượng đó. - Trung thực, tự giác, độc lập.

4.Phẩm chất, năng lựcHS phát huy năng lực tư duy cá nhân, năng lực viết,..

B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề bài, dàn ý chi tiết, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: ôn kĩ kiến thức về kiểu bài C. Tiến trình dạy- học Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ viết bài. I. Đề bài Đề 1 : Suy nghĩ của em về tấm gương một người không chịu khuất phục số phận.II. Yêu cầu - Thể loại, dạng bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.- Vấn đề bàn luận: hiện tượng, tấm gương một người không chịu khuất phục số phận.Nội dung nghị luận: cần làm sáng tỏ: + Thế nào là người không chịu khuất phục số phận? + Những tấm gương người thật việc thật về không chịu khuất phục số phận.III. Dàn ýa. Mở bài: Giới thiệu tấm gương người không chịu khuất phục số phận ( tên, tuổi, công việc… Nét đặc biệt trong tinh thần nghị lực vượt khó.b. Thân bài: Những suy nghĩ về con người không chịu thua số phận. Những sự việc thể hiện p/c và nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của con người đó. Suy nghĩ của bản thân về những phẩm chất và nghị lực của con người không chịu khuất phục số phận đã được giới thiệu. Những bài học được rút ra từ tấm gương con người vượt lên số phận.c. Kết bài: Khái quát ý nghĩa và tác động của những tấm gương quyết tâm vượt lên số phận đối với cuộc sống, gia đình, xã hội và bản thân em.IV. Biểu điểm+ Nội dung: 9,0 điểm.+ Hình thức: 1,0 điểm.

367

- Điểm 9, 10: Thực hiện tốt các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức; bài viết sáng tạo, linh hoạt, hấp dẫn, giàu ý nghĩa.- Điểm 7, 8: Thực hiện đúng, đủ các yêu cầu trên nhưng có thể mắc vài lỗi nhỏ về dùng từ hoặc diễn đạt.- Điểm 5, 6: Nội dung bài viết còn sơ sài; chưa biết phối hợp các cách thức lập luận; còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt và chính tả… - Điểm 3, 4: Không biết vận dụng phương pháp làm bài, các kĩ năng còn yếu, mắc nhiều lỗi.- Điểm 1, 2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và hình thức.Đề 2 : Đề : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng như trong tường học, công viên, bờ hồ…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện trượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Hướng dẫn chấm bài 1. Mở bài: - Giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường. - Hành động được nêu ra (đề bài) là hành động gây ô nhiễm môi trường cần phải sửa. 2. Thân bài: ) Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương: - Môi trường ngày càng ô nhiễm; - Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng; - Mỹ quan đường phố , trường học, công viên..không được đảm bảo; - Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông. ) Tác hại: - Môi trường sống bị ảnh hưởng; - Cảnh quan bị ảnh hưởng - Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khăn - Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí - Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân; - Môi trường bị ô nhiễm :dịch bệnh tăng cao và có cơ hội thêm phát triển… ) Nguyên nhân: - Ý thức người dân; - Sự thiếu quan tâm, thiếu đầu tư của các ngành chức năng… - Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt; - Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi phạm… ) Hướng khắc phục: Từ nguyên nhân Có hướng khắc phục xong quan trọng nhất là ý thức của người dân vì môi trường sống tốt đẹp cho hôm nay và mai sau mỗi chúng ta hãy góp phần bảo vệ môi trường dù đó là việc làm nhỏ nhất. 3. Kết bài: - Kết luận lại vấn đề nghị luận: đưa ra đánh giá của bản thân; - Bài học cùng lới khuyên cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi… Biểu điểm: 1. Điểm 8-10:

- Làm đúng kiểu bài, bài làm đủ ý, diễn đạt mạch lạc. - Liên hệ thực tế tốt

368

- Chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học, bố cục 3 phần. 2. Điểm 5 – 6.5: - Làm đúng kiểu bài, bài làm đủ ý xong chưa thực sự sâu sắc, đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng. - Liên hệ thực tế chưa nhiều. - Chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học, bố cục 3 phần. - Sai không quá 5 lỗi chính tả. 3. Điểm 3.5 – 4.5: - Bài làm còn sơ sài, cẩu thả, bố cục không rõ. - Nội dung không sâu sắc, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. 4. Điểm 1 – 2:

- Làm sai kiểu bài, diễn đạt yếu, chữ viết quá xấu, bài biết thiếu nhiềi ý.- Ý thức làm bài kém; Lạc đề…

V.Tiến hành- HS viết bài.- GV theo dõi, nhắc nhở về ý thức làm bài.D.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà :- GV nhận xét ý thức làm bài. Thu bài, rút kinh nghiệm.- Tiếp tục ôn lại kiến thức đã học về văn nghị luận.- Chuẩn bị bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.( làm bài tập tìm hiểu ra giấy nháp).- HS khá – giỏi : Sưu tầm tư liệu về tác giả và Thơ ngụ ngôn La Phông-ten.

,

Tiết 106: Văn bản

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôncủa La Phông- ten

( H. Ten )A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật đó là : sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của người nghệ sĩ.

2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận, kĩ năng so sánh đối chiếu.

3.Thái độBồi dưỡng cho học sinh tình cảm nhân văn trong sáng, lòng ham mê thưởng thức tác

phẩm nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. 4.Phẩm chất, năng lực:HS phát triển năng lực cảm thụ, đánh giá, so sánh đối chiếu vấn đề trong cuộc sống.

B. Chuẩn bị

369

1.Chuẩn bị của Giáo viên: - Tập truyện ngụ ngôn của La Phôn-ten, - Bài soạn, tranh minh hoạ SGK - 38 phóng to. 2.Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, đọc các truyện ngụ ngôn của La Phôngten…C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:H:Qua văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" (Vũ Khoan), tác giả đã phân tích những luận điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam như thế nào? Em đã chuẩn bị được những hành trang gì để bước vào thế kỷ mới? - Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ của bài. Học sinh tự liên hệ thực tế bản thân và phát biểu theo suy nghĩ của mình.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Trong các câu truyện cổ tích và bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" dành cho thiếu nhi mà các em được xem trên truyền hình… Chúng ta đều biết chó sói là loài hung dữ, danh ma, xảo quyệt còn cừu là loài động vật ăn cỏ hiền lành, chậm chạp, yếu ớt, thường là mồi ngon của chó sói. Nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh vật, một nhà thơ, những con vật này lại được miêu tả, phân tích rất khác nhau. Sự khác nhau đó là thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Chúng ta cùng nhau đi phân tích đoạn văn nghị luận "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten" của tác giả H. Ten, chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật đó là : sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của người nghệ sĩ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: H1: Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả H. Ten?H2: Em hãy nêu xuất xứ

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

TL: Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893), là nhà triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học, viện sỹ Viện Hàn lâm Pháp.

TL:- Trích chương II, phần II trong công trình nghiên cứu của

I/ Giới thiệu chung 1. Tác giả:Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893), là nhà triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học, viện sỹ Viện Hàn lâm Pháp.2. Văn bản: Xuất xứ : Trích chương II, phần II trong công trình nghiên cứu của ông.

370

của văn bản?- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.-GV: Hướng dẫn học sinh đọc: Giọng đọc rõ ràng, rứt khoát. GV: Đọc mẫu một đoạn gọi 2 học sinh đọc tiếp, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 14 từ khó trong SGK – 40.H3:Em hiểu gì về tên gọi La Phông-ten và Buy-phông trong văn bản? Họ là ai?GV: Nhan đề văn bản do người biên soạn SGK đặt.H4: Văn bản này được chia bố cục làm mấy phần? Danh giới của các phần và nội dung chính của từng phần đó là gì? H5:Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? H6: Nếu vậy thì văn bản này được xếp vào thể loại văn bản gì? Chức năng chính là gì? Nghị luận xã hội và nghị luận văn chương khác nhau ở chỗ nào? H7:Trong văn bản để làm nổi bật hình ảnh của con chó sói và con cừu thì tác giả đã dùng phép lập luận nào?H8: Tác giả triển khai

ông.- 2 học sinh thay nhau đọc tiếp nội dung văn bản.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời theo chú thích trong SGK – 40.

TL:- La Phông-ten (1621 – 1965), là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của nước Pháp. - Buy-phông (1707 – 1788) là nhà vạn vật học, nhà văn Pháp, viện sỹ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình Vạn vật học nổi tiếng gồm 35 tập xuất bản từ 1749 1789.

TL: Bố cục: 2 phần: + Phần 1: Từ đầu tốt bụng đến thế: Hình tượng con cừu trong bài thơ của La Phông-ten trong sự so sánh với con cừu của Buy-phông. + Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong bài thơ của La Phông-ten trong sự đối sánh với chó sói của Buy-phông. TL: Phương thức biểu đạt: Lập luận.

TL: - Kiểu văn bản: Nghị luận văn chương.- Nghị luận xã hội vì nội dung, đối tượng nghị luận là vấn đề về xã hội, ngược lại nghị luận văn chương vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học.TL: Phương pháp lập luận của tác giả: Dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh.TL: - Ngòi bút của La Phông-ten;

Đọc – Chú thích:

Bố cục : Chia 2 phần.

Thể loại: Nghị luận văn chương.

371

mạch nghị luận theo 3 bước, đó là những bước nào?

- Ngòi bút của Buy-phông; - Ngòi bút của La Phông-ten.

-GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu cảu văn bản.GV: Yêu cầu học sinh quan sát vào bức kênh hình trong SGK.H10: Bức tranh này tương ứng với đoạn văn bản nào? Em hãy mô tả lại bức tranh đó? GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.H11: Đứng trước kẻ thù của mình, cừu có thái độ như thế nào?H12: Theo Buy-phông viết về loài cừu là loài động vật như thế nào? Tìm các chi tiết chứng tỏ cừu là con vật ngu dốt và đần độn?H13: Theo em, tác giả nhận xét về đặc điểm của con cừu có đúng không? Ông đã làm cách nào để có nhận xét về con vật này?H14: Theo nhà thơ La Phông-ten thì loài cừu được miêu tả như thế nào? Hãy tìm đoạn văn miêu tả chi tiết về loài cừu của nhà thơ La Phông-ten?H15: Khác với Buy-phông, La Phông-ten đã có sự nhìn nhận về cừu mẹ đối với cừu con như thế nào?H16:Nhà thơ La Phông-

- Học sinh đọc và tìm hiểu phần 1 văn bản.- Học sinh quan sát kỹ bức kênh hình trong SGK.

TL:- Tương ứng với đoạn đầu của văn bản thơ. TL: Sọ sệt, run rẩy… HS hoạt động nhóm lớn: Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

TL:- Đần độn, sợ sệt, thụ động, thiếu tự chủ, hoạt động tự chủ.- Không biết trốn tránh hiểm nguy.

- Đúng, vì Buy-phông đã dựa vào hoạt động bản năng của cừu do trực tiếp quan sát được để nhận xét.

TL:- Hiền lành, không thể hại ai.- Nhưng không chỉ có vậy, giọng chú cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao; cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục… cho đến khi bú xong.TL: Nhân cách hóa, triết lý nhân sinh.TL:Hiền lành, nhút nhát, không hại ai…- Gặp chó sói: Cừu gọi bằng "bệ hạ" xưng "kẻ hèn này"

II/ Đọc –hiểu văn bản.1. Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của nhà thơ và nhà khoa học.

Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:

-Đần độn, sợ sệt, thụ động, thiếu tự chủ.

Quan sát trực tiếp.

- Không có tình mẫu tử.

Dưới ngòi bút của nhà thơ la Phông-ten:

- Hiền lành, không thể hại ai.

- Cừu mẹ : Giàu đức hy sinh, có tình mẫu tử cao. Nhân cách hoá, triết lý

372

ten đã mô tả tính cách của loài cừu qua những đặc điểm nào?H17: Qua cuộc đối thoại của cừu với chó sói, em cảm nhận được gì về cừu non? Nhờ đâu mà La Phông-ten viết được như vậy?H18:Cách miêu tả của La Phông-ten và Buy-phông có đặc điểm gì khác nhau?H19:Trong nội dung phần 1, tác giả đã sử dụng phép nghị luận nào?

- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội Cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt…TL:- Cừu non ý thức được mình là kẻ hèn yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.- Dựa vào tính cách đặc trưng của loài cừu: hiền lành, nhút nhát…TL: La Phông-ten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng khoáng và phong phú, có tình yêu thương với loài vậtTL:Phép nghị luận: Chứng minh, so sánh, phân tích.

nhân sinh.

Phép nghị luận: Chứng minh, so sánh, phân tích.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…?Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của nhà thơ và nhà khoa học gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau như vậy?? Theo em vì sao hai ông lại có cái nhìn khác nhau như vậy về cùng một đối tượng.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tìm hiểu về hình tượng chó sói trong con mắt của LPT và Buy- Phông- Sự sáng tạo của nhà nghệ thuật- HS khá – giỏi : Lập bảng so sánh Hình tượng chó sói trong mắt La Phông-ten và Buy- phông.

Tiết 107: Văn bảnChó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn

của La Phông- ten ( H. Ten )A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật đó là : sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của người nghệ sĩ.

2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận, kĩ năng so sánh đối chiếu.

373

3.Thái độBồi dưỡng cho học sinh tình cảm nhân văn trong sáng, lòng ham mê thưởng thức tác

phẩm nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. 4.Phẩm chất, năng lực:HS phát triển năng lực cảm thụ, đánh giá, so sánh đối chiếu vấn đề trong cuộc sống.

B. Chuẩn bị - GV : Bảng phụ, tranh minh hoạ.- HS : Học thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi.C. Tiến trình dạy - học

Kiểm tra 15’ Câu1: Đâu là những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam? Câu 2 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? Đáp án chấm: Câu1: (6)đ)

Điểm mạnh Điểm yếu - Thông minh, nhạy bén với cái mới.- Cần cù, sáng tạo.- Đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời chiến. - Thích ứng nhanh.

- Hổng kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành- Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình sản xuất, chưa quen cường độ sản xuất công nghiệp khẩn trương.- Đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thời bình.- Hạn chế trong nếp nghĩ, kì thị với kinh doanh, quen với bao cấp, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, khôn vặt, ít giữ chữ tín trong làm ăn và trong quan hệ

Câu 2: (4đ)Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ vì : - Văn nghệ giúp cho đời sống tâm hồn phong phú, giúp chúng ta nhận thấy xung quanh và nhận thấy chính bản thân mình.- Khi con người bị cách ngăn với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây nối họ với thế giới bên ngoài.- Văn nghệ giúp con người biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giữ cho “đời cứ tươi”.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….GV giới thiệu bài tiếp : Chúng ta vừa tìm hiểu sự miêu tả, nhìn nhận khác nhau của thơ và nhà khoa học về loài cừu, vậy họ nhìn nhận về loài chó sói như thế nào, II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung,

HS hoạt động cá nhân:TL: Thù ghét mọi sự kết bè kết bạn; bộ mặt lấm lét, dáng vẻ

II/ Đọc- hiểu văn bản2. Hình tượng chó sói dưới ngòi bút của nhà

374

GV kết luậnH: Buy-phông ghi chép về loài chó sói như thế nào?H: ở đây, buy-phông đã nhìn thấy đặc điểm nào của chó sói?H: Ông có tình cảm như thế nào với con vật này?H: Nhận xét của Buy-phông về chó sói có đúng không? Vì sao?H:Trong thơ La Phông-ten, chó sói hiện ra như thế nào?H: Qua sự miêu tả của La Phông-ten, em thấy loài chó sói có đặc điểm gì?H: Tình cảm của La Phông-ten đối với chúng như thế nào?H:Em có nhận xét gì về cách cảm nhận của nhà thơ La Phông-ten? GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luậnH: Trong hai cách nhìn nhận trên về loài vật này, em thích cách nhìn nào hơn? Vì sao?H: Từ bài thơ của La Phông-ten, tác giả so sánh sự khác biệt giữa hai cách viết của Buy-phông và La Phông-ten nhằm mục đích gì?

hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếp, bản tính hư hỏng…TL: Những biểu hiện bản năng về thói quen sự mọi xấu xí.

TL:Khó chịu, đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng.-TL:Đúng, vì dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng xấu của loài vật này.TL:- Sói là bạo chúa của cừu, là bạo chúa khát máu, là con thú điên, là gã vô lại.- Bộ mặt lấm nét và lo lắng, cơ thể gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi, luôn luôn đói và bị ăn đòn.TL:- Tàn bạo và đói khát- Vừa ghê sợ, vừa đáng thương.

TL: Chân thực và gợi cảm xúc, vừa ghê sợ vừa thương cảm.

- Học sinh tự bộc lộ

HS hoạt động cặp đôi:

- HS đại diện nhóm cặp đôi trình Bày, nhận xét, bổ sung,…

Cùng viết về nhiều đối tượng giống nhau mà hai cách viết hoàn toàn khác nhau Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

thơ và nhà khoa học:) Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông:- Thù ghét mọi sự kết bạn- Bộ mặt hoang dã, bản tính hư hỏng.

Đáng ghét, bản năng xấu.

) Dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten:- Là bạo chúa khát máu của cừu;- Bộ mặt lấm nét và lo lắng;- Cơ thể gầy giơ xương;- Luôn luôn đói và bị ăn đòn.

Tàn bạo và đói khát, ghê sợ và đáng thương.

Hoạt động: TK- Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả qua bài văn nghị luận này?- Lời văn của tác giả thuyết phục người đọc

- Tác phẩm nghị luận văn chương với phương pháp độc đáo.- So sánh hai cách viết khác nhau về cùng một đối tượng

III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Tác phẩm nghị luận văn chương với phương pháp độc đáo.- So sánh hai cách viết khác nhau về cùng một

375

vì đâu? -Qua văn bản này, tác giả muốn khẳng định và nêu bật nên điều gì?

- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 41.

đối tượng

2. Nội dung:Ghi nhớ :

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…-Vì sao sánh tác nghệ thuật cần phải in đậm dấu án, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn?- Qua văn bản này em học tập được điều gì?V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (4’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Nắm chắc đặc sắc nghệ thuật, nội dung của văn bản.- Chuẩn bị bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. HS khá – giỏi : ? Từ hai nhân vật chó sói và chiên con trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten hãy nêu suy nghĩ của em về đặc trưng, chức năng của văn học nghệ thuật.

: -

Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

HS nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí, đồng thời nắm được yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Kỹ năng Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đặc điểm và tạo lập bài văn nghị luận, dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

3.Thái độ - Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh , biết cách ửng xử thích hợp trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội . - Góp phần bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách học sinh.

4.Phẩm chất, năng lực HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực cá thể, năng lực ra quyết định, năng lực hợp tác khi cùng nhau tìm hiểu về một vấn đề tư tưởng đạo lí.B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:

376

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….1. Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.2. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải làm gì. GV giới thiệu bài : Cũng như nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là dạng văn nghị luận chính trị, xã hội khá quen thuộc, phổ biến và thiết thực. Mảng đề tài này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống là vì dù ở chế độ xã hội nào, thuộc thành phần giai cấp nào, điều kiện sống và làm việc ra sao thì mỗi người đều phải xác định cho mình một lối sống, phẩm chất đạo đức chuẩn mực để tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,.. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

- GV giới thiệu ví dụ. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Văn bản trên bàn về vấn đề gì.? Vấn đề đó thuộc lĩnh vực nào trong đời sống xã hội, có ý nghĩa như thế nào trong đời sống.? Giá trị của tri thức khoa học trong đời sống được khái quát qua câu văn nào.? Văn bản có thể chia làm mấy phần.? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng.

? Đánh dấu các câu nêu luận điểm chính trong bài và nêu nhận xét.

- Học sinh đọc văn bản. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

-“ Tri thức là sức mạnh”.- Nội dung : Bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức trong sự phát triển của xã hội.=> Là vấn đề tư tưởng, có ý nghĩa quan trọng, rất gần gũi trong đời sống.-Bố cục: 3 phần+ Mở bài : ( đoạn 1) Nêu vấn đề cần bàn luận : Tri thức là sức mạnh.

+ Thân bài ( đoạn 2,3 ) Làm sáng tỏ

I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.( 24’)1. Ví dụ : Văn bản : “ Tri thức là sức mạnh”.

2. Nhận xét :- Nội dung : Bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức trong sự phát triển của xã hội.=> Là vấn đề tư tưởng, có ý nghĩa quan trọng, rất gần gũi trong đời sống.

Bố cục: 3 phần+ Mở bài : ( đoạn 1) Nêu vấn đề cần bàn luận : Tri thức là sức mạnh.

+ Thân bài ( đoạn 2,3 ) Làm sáng tỏ vấn đề: Tri thức là sức mạnh ( chứng minh qua luận điểm và luận cứ) LĐ 1: Tri thức là sức mạnhD/c: Tri thức có thể cứu một máy phát điện khỏi số phận một đống phế liệu. LĐ 2: Tri thức là sức mạnh của CM.

377

Nhận xét chung về đặc điểm hình thức của bài văn.

? Để làm sáng tỏ vấn đề : Tri thức là sức mạnh trong bài viết tác giả đã sử dụng các phép lập luận nào.- giáo viên bổ sung.

? Nêu tác dụng của các phép lập luận đó.- Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ.

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận:? Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí.? Trong bài văn này để làm sáng tỏ vấn đề người ta thường dùng cách lập luận như thế nào.? Về hình thức, bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần đạt những yêu cầu gì.

? So sánh với bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. ? Từ sự phân tích trên em thấy bài văn này khác với bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ở điểm nào.- GV dùng bảng phụ tóm tắt đặc điểm của hai kiểu bài.

vấn đề: Tri thức là sức mạnh ( chứng minh qua luận điểm và luận cứ) LĐ 1: Tri thức là sức mạnhD/c: Tri thức có thể cứu một máy phát điện khỏi số phận một đống phế liệu. LĐ 2: Tri thức là sức mạnh của CM.+ Kết bài: LĐ: Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.- Học sinh nêu

HS hoạt động cặp đôi: HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.- học sinh rút ra ghi nhớ.

- Hình thức: Bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc, luận điểm sáng tỏ.

- Phương pháp lập luận : Nêu dẫn chứng => chứng minh.

- HS nêu.

D/c: BH đã thu hút nhiều nhà trí thức lớn theo người tham gia đóng góp cho k/ c chống Mĩ.+ Kết bài: LĐ: Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.=> Mở rộng vấn đề bàn luận : Khẳng định thái độ, tư tưởng của người viết.( phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức)

- Hình thức: Bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc, luận điểm sáng tỏ.

- Phương pháp lập luận : Nêu dẫn chứng => chứng minh.- Tác dụng :

+ Chỉ rõ đúng, sai.+ Khẳng định tư tưởng của người viết.

3. Ghi nhớ : SGK

Chú ý :NL về SV,

HT ĐSNL về VĐTT

ĐL- Vấn đề thuộc lĩnh vực thực tiễn nhiều hơn.

- Từ việc phát hiện các biểu hiện => phân tích lợi ích, tác hại, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần nhiều hơn.- Làm sáng tỏ các khái niệm và quan hệ của các khái niệm bằng cách giải thích, chứng minh, đối chiếu, chỉ ra chỗ đúng, sai => khẳng định tư

378

- GV lưu ý : Sự phân biệt trên chỉ có tính chất tương đối, vì trong các hiện tượng đời sống vẫn có khía cạnh đạo lí. Ngược lại vấn đề tưởng đạo lí cũng không tách khỏi sự liên hệ thực tiễn đời sống.- Học sinh đọc phần ghi nhớ.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào, vì sao.? Văn bản bàn về vấn đề gì.? Chỉ ra những luận điểm chính của nó và dấu hiệu.? Tác giả dùng phương tiện gì để làm sáng tỏ mỗi luận điểm. (dẫn chứng)? Như vậy tác giả đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu.? Tại sao nói đó là cách lập luận giàu sức thuyết phục.- GV khái quát: Các luận điểm trong bài được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng minh hoạ.

- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập.- Học sinh đọc văn bản : “ Thời gian là vàng”.

-Văn bản : “ Thời gian là vàng” thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. -Phép lập luận chủ yếu là phép phân tích, chứng minh ( Chỉ ra các biểu hiện, dùng dẫn chứng minh hoạ ) => Cách lập luận giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục.

- Xuất phát từ thực tiễn => khái quát thành vấn đề tư tưởng, đạo lí.

tưởng đề ra.- Bắt đầu từ tư tưởng, đạo lí => dùng lập luận giải thích, chứng minh, thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề.

II. Luyện tập (10’)a. Văn bản : “ Thời gian là vàng” thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

b. Văn bản bàn về vấn đề : Giá trị của thời gian.- Luận điểm chính :+ Thời gian là sự sống.+ Thời gian là thắng lợi.+ Thời gian là tiền.+ Thời gian là tri thức.c. Phép lập luận chủ yếu là phép phân tích, chứng minh ( Chỉ ra các biểu hiện, dùng dẫn chứng minh hoạ ) => Cách lập luận giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’)

379

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

? Đọc tham khảo văn bản : “Người ngay và kẻ gian”

- Học thuộc ghi nhớ .

- Xem bài : Cách làm bài văn …đạo lí.

- HS khá – giỏi : Sưu tầm các bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trên

sách, báo, lí giải đặc điểm.

Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Giúp HS nắm được liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn

văn. - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.- Nhận biết một phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.2. Kỹ năng- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản 3.Thái độ- Giáo dục học sinh thấy được vai trò của phép liên kết khi viết các đoạn văn.4.Phẩm chất, năng lựcTừ đó HS phát huy năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực cá thể, năng lực tư

duy sáng tạo khi tự đưa ra quyết định về việc cần thiết phải liên kết đoạn văn khi viết bài TLV. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.- HS: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi, xem lại kiến thức cũ : tiết 16 lớp 8.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…? Ngoài thành phần tình thái và cảm thán, thành phần nào cũng được gọi là TP biệt lập.? Nêu đặc điểm, công dụng của thành phần gọi đáp và phụ chú.

380

GV giới thiệu bài : Chúng ta đều biết, đơn vị tạo câu là các từ, đoạn văn là câu văn và văn bản là các đoạn văn. Vì vậy muốn tạo lập văn bản nói chung chúng ta phải sử dụng các phương tiện để liên kết các câu và các đoạn văn . Giờ học này sẽ tìm hiểu về vấn đề này nối tiếp nội dung đã học ở lớp 8.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt) Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm liên kết.GV: gọi học sinh đọc đoạn văn

? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản? GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Những nội dung câu ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn? Nêu nhận xét trỡnh tự sắp xếp các câu trong đoạn ?

- Học sinh đọc đoạn văn Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Cách phản ánh thực tại (thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là một bộ phận làm nên “tiếng nói văn nghệ” nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận, toàn thể. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Nội dung chính của các câu trong đoạn văn: - Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại- Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.- Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. Nội dung của các câu trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”. Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: câu trước nêu vấn đề, câu sau là sự mở rộng,

I . Khái niệm liên kết:1)Ví dụ:Đoạn văn (SGK – 42)2) Nhận xét:- Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" bàn về vai trò, ý nghĩa của văn nghệ trong đời sống con người.

Nội dung chính của các câu trong đoạn văn: - Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại- Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.- Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. Nội dung của các câu trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”. Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: câu trước nêu vấn

381

GV: Sự gắn kết lô-gic giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn kết lô gic giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung. Vậy thế nào là liờn kết nội dung?

HS tiếp tục thảo luận câu hỏi 3? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?

? Thế nào là liên kết?

GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ (SGK – 43)

phát triển ý nghĩa của câu trước. Cụ thể:- Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh thực tại).- Phản ánh thực tại như thế nào ? (tái hiện và sáng tạo)- Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để nhắn gửi một điều gì đó).Liên kết nội dung:- Các đoạn câu văn phải hướng tới chủ đề chung của văn bản.- Các câu văn phải phục vụ chủ đề của câu- Các câu đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện: - Lặp từ vựng: tác phẩm – tác phẩm- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ (tác giả, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ...)- Phép thế: dùng từ “anh” thay thế từ “nghệ sĩ”, dùng cụm từ “cái đó có rồi” thay thế cho cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.- Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”.- Học sinh đọc ghi nhớ

đề, câu sau là sự mở rộng, phát triển ý nghĩa của câu trước.

c) Kết luận:

Các biện phép liên kết về hình thức:- Phép lặp từ ngữ- Từ cùng trường liên tưởng- Phép thế- Phép nối- Dùng từ đồng nghĩa...

Ghi nhớ:(SGK – 18)

- Khái niệm liên kết.- Các mặt liên kết :+ LKND.+ LKHT.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… II. Luyện tập - GV treo sơ đồ câm.

- HS lên bảng điền

382

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.HS làm bài tập 1 trong sgk theo sự hướng dẫn của giáo viênHS đọc đoạn văn, các nhóm thảo luận câu hỏi trong sgk? Chủ đề của đoạn văn?? Nội dung các câu trong đoạn văn ?? Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn ?- HS đọc đoạn văn, thảo luận nhóm, trình bày kết quả.-Chủ đề: khẳng định vị trí của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.- Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn:+ Câu 1: cái mạnh của con người VN: thông minh – nhạy bén với cái mới+ Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu.+ Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu.+ Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản+ Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới.- Các câu được liên kết bằng các phép liên kết+ Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết câu (2) với câu (1).+ Từ “nhưng” nối câu (3) với câu (2)+ Từ “ấy” nối câu (4) với câu (3)+ Từ “lỗ hổng” được lặp lại ở câu (4) và câu (5)+ Từ “thông minh” ở câu (5) được lặp lại ở câu (1)- GV cung cấp bảng sơ đồ.

Liên kết nội dung Liên kết hình thứcLKchủ đề LK lôgíc PTLK Phép liên kết

Năng lực trí tuệ của người Việt Nam

- mặt mạnh ( câu 1,2)- điểm hạn chế ( câu 3,4)- yêu cầu khắc phục

- bản chất trời phú ấy- nhưng- ấy là- lỗ hổng- thông minh

Thế Nối Nối, thếLặp

Nội dung Hình thức

Hình thức

Nội dung

Lặp từ

ngữ

Từ ĐN, TN, LT

Phthế

Ph nối

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

383

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Giáo viên giới thiệu đoạn văn mắc lỗi LK của một học sinh.- Học sinh phát hiện lỗi, GV tích hợp với tiết 110- Học thuộc ghi nhớ.- Hoàn thành bài tập.- Xem bài : Luyện tập.( làm các bài tập ra giấy nháp)- HS khá – giỏi : Đọc lại và viết 3 đoạn văn của mình ( ở các bài Tập làm văn đã làm) và chỉ rõ các phép liên kết câu đã sử dụng trong các đoạn văn đó.

Tiết 110: Liên kết câu và liên kết đoạn văn(Luyện tập)

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

-Giúp HS nắm được liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và câc đoạn văn. - Nhận biết phép liên kết trong các câu văn và đoạn văn

2. Kỹ năngRèn kĩ năng liên kết câu, đoạn văn để tạo lập văn bản; kĩ năng nhận diện các phép liên kết trong văn bản, chữa một số cách liên kết phạm lỗi.3.Thái độ- Học sinh nhận biết lỗi liên kết và có ý thức sửa lại cho đúng.4.Phẩm chất, năng lực

Từ đó HS phát huy năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực cá thể, năng lực tư duy sáng tạo khi tự đưa ra quyết định về việc cần thiết phải liên kết đoạn văn khi viết bài TLV.B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.- HS: Giải bài tập.C. Tiến trình dạy- học 1. Tổ chức : Nền nếp, sĩ số. 2. Kiểm tra :

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1 : Kể tên các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. Câu 2 :Xác định từ ngữ liên kết và các phép liên kết trong các đoạn văn sau :

a. Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hònh làm thoái hoá dân tộc ta.

b. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người. ĐÁP ÁN :

Câu 1 :

Các biện phép liên kết câu, liên kết đoạn văn:

- Phép lặp từ ngữ

- Phép thế

384

- Phép nối

- Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ cùng trường liên tưởng,...

Câu 2 :

Xác định từ ngữ liên kết và các phép liên kết trong các đoạn văn

a/ Phép thế : Chế độ thực dân – Nó

b/ Phép lặp : Mùa xuân – Mùa xuân.

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (đã học tiết trước)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (27’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

- Gọi 3 học sinh giải các phần a, c , d.- Chữa chung cả lớp.

? Xét về yêu cầu, bài tập 2 khác bài tập 1 ở điểm nào.? Tìm các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của bài.- GV lưu ý thêm trường hợp trái nghĩa trong văn cảnh.( hiện hữu- dĩ vãng

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.a. - Lặp : trường học, cán bộ => Liên kết câu.- Thế : “ như thế” => Lk đoạn.

c. Lặp : “ thời gian”, “ con người”=> LK câu.d. Yếu đuối- mạnh, hiền lành- ác => dùng từ trái nghĩa để LK câu.

- ( Thời gian) vật lí – tâm lí.- ’’ vô hình - hữu hình.- ’’ giá lạnh – nóng bỏng.- ’’ thẳng tắp – hình tròn.- ’’ đều đặn – lúc nhanh, lúc chậm.

1. Bài tập 1 :Chỉ ra từ ngữ, phép liên kết câu, đoạn văn.a. - Lặp : trường học, cán bộ => Liên kết câu.- Thế : “ như thế” => Lk đoạn.

c. Lặp : “ thời gian”, “ con người”=> LK câu.d. Yếu đuối- mạnh, hiền lành- ác => dùng từ trái nghĩa để LK câu.2. Bài tập 2 :- ( Thời gian) vật lí – tâm lí.- ’’ vô hình - hữu hình.- ’’ giá lạnh – nóng bỏng.- ’’ thẳng tắp – hình tròn.- ’’ đều đặn – lúc nhanh, lúc chậm.

385

tương lai)- GV chia nhóm thảo

luận : 4’+ Nhóm 1 : phần a.+ Nhóm 2 : phần b.- GV chữa chung cả lớp.+ Lỗi về mặt nào.+ Chỉ cụ thể.+ Hướng sửa.

+ Từ ngữ nào đã dùng sai.

+ Hướng sửa.

- GV bổ sung, nhận xét.

- Các nhóm trình bày kết quả.a.- Lỗi về LK nội dung ( chủ đề ): các câu không hướng vào chủ đề chung của đoạn văn.- Hướng sửa : thêm từ, cụm từ để lập liên kết chủ đề.+ Trận địa của anh……. Sông.+ Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc… mặt trận.+ Bây giờ , mùa thu hoạch lạc ….cuối.

- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 4.

- HS tiếp tục thảo luận nhóm nhỏ : 4-5 người.

- Trình bày kết quả.

Bài tập 3 :a.- Lỗi về LK nội dung ( chủ đề ): các câu không hướng vào chủ đề chung của đoạn văn.- Hướng sửa : thêm từ, cụm từ để lập liên kết chủ đề.+ Trận địa của anh……. Sông.+ Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc… mặt trận.+ Bây giờ , mùa thu hoạch lạc ….cuối.b.- Lỗi về LK nội dung ( Lô gic) : Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí.- Hướng sửa : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian, làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện.Bài tập 4 :a. + Lỗi : Dùng đại từ " Nó", " Chúng" ở câu 2,3 không thống nhất.+ Sửa : Thay “ nó” bằng “ chúng”.b. + Lỗi : Từ “ văn phòng” và “ hội trường” không cùng nghĩa. => Dùng từ không đồng nhất về nghĩa .+ Sửa : Thay “ hội trường” bằng “ văn phòng”.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV nhấn mạnh những lỗi liên kết thường gặp.

? Nhắc lại các thao tác sửa đoạn văn mắc lỗi về liên kết.

? Từ nội dung bài học, em vận dụng liên kết như thế nào trong nói, viết văn.

- Tự sửa lỗi bài viết của mình.

- Xem bài: “ Nghĩa tường minh và hàm ý”.( Đọc kĩ các ví dụ )

- HS khá – giỏi : Viết 1 đoạn văn trong đó sử dụng phép liên kết câu và chỉ rõ( chủ đề về

mùa xuân).

386

Tiết 111: Hướng dẫn đọc thêm Văn bản Con cò ( Chế Lan Viên)A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Qua hướng dẫn đọc, tìm hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của

hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng tưởng tượng, liên tưởng.

3.Thái độ -Yêu mến, trân trọng ca dao Việt Nam, biết ơn tình mẹ . - Bồi dưỡng tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ con.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định. B. Chuẩn bị - GV: Đọc : ‘‘Những điều cần lưu ý’', tư liệu về tác giả.- HS: Học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm những khúc hát ru có hình ảnh con cò.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Để làm nổi bật hình tượng cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten, trong bài nghị luận của mình, H Ten đã sử dụng những phương pháp lập luận nào. Nêu mục đích của cách lập luận ấy.? Em học tập được gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giới thiệu bài : Trong cuộc đời của mỗi con người hẳn ai cũng đã từng nghe những lời hát ru êm ái thiết tha của bà, của mẹ. Trong những lời ru ấy có hình ảnh những luỹ tre, có cánh đồng bát ngát, có dòng sông êm đềm, đặc biệt là có cánh cò bay lả. Những lời hát ru êm ái về hình ảnh con cò đã trở thành nguồn cảm hứng thiết tha cho rất nhiều bài thơ thành công. Trong số ấy không thể không kể đến bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ trong giờ học hôm nay để thấm thía hơn tình mẹ bao la và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi con người.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động: Hướng dẫn I/Giới thiệu chung:

387

đọc hiểu chung. GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luậnH1:Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

- Là gương mặt tiêu biểu của Phong trào Thơ mới và nền thơ hiện đại Việt Nam.

H2:Xuất xứ của văn bản?

H3:Nhận diện thể thơ?

H4:Bao trùm toàn Bài thơ là hình tượng nào?

GVhướng dẫn hs đọc diễn cảm văn bản? (2HS)GV gọi hs đọc, giải thích từ khó SGK.

HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, theo dõi SGK, trình bày, nhận xét, bổ sungTL: Chế Lan Viên (1920-1989).Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan.Quê: Quảng Trị. Lớn lên ở Bình Định.Là nhà thơ xuất sắc cua rnền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở TK XXPhong cách thơ độc đáo: Suy tưởng triết lý , đậm chất trí tuệ và hiện đại.Trước CM: ông nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” với tập “Điêu tàn”TL:“Con cò” viết 1962 in trong tập Hoa ngày thường-chim báo bão (1967)TL:Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Các câu thơ ngắn dài không đều , nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu điệp lại tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.TL:Hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao hình ảnh con cò khá phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ: Con cò là h/ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.Biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.- HS đọc trầm lắng, nhịp nhàng, tha thiết -HS đọc, giải thích từ khóTL:Bố cục: 3 phần:Phần 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.Phần 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ.Phần 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa cua rlời ru và lòng mẹ đối với cuộc

1.Tác giả : Chế Lan Viên(1920-1989): Phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.2. Văn bản : Hoàn cảnh sáng tác:“Con cò” viết 1962 in trong tập Hoa ngày thường-chim báo bão (1967)

Đọc-giải thích từ khó:

Bố cục: 3 phần:

388

H5:Mỗi đoạn hình tượng ấy đươc diễn tả như thế nào?

đời mỗi con người.

Hoạt động: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản-Gọi HS đọc lại phần 1H6:Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến hình ảnh Cò được nhắc ở những bài ca dao dùng làm lời hát ru nào?ở mỗi bài hát em cảm nhận được điều gì về thân phận con cò?H7:Hình ảnh cò bay la bay lả gợi không gian như thế nào?Cò ăn đêm diễn tả đời sống như thế nào? H8:Qua đó em bắt gặp hình tượng con cò như thế nào trong những bài ca dao? Câu hỏi thảo luận nhóm bànH9:cảm nhận được điều gì về cách đón nhận của em bé non nớt đối với hình tượng cò từ những lời ru? (Em bé đã hiểu được ý nghĩa của h/tượng cò chưa?Những câu thơ nào nêu rõ?Cò trong lời ru đến với em có ý nghĩa gì?)H10:Vậy hình ảnh cò trong những lời ru như thế nào trong cảm nhận của em bé như thế nào?H11:Em hiểu gì về ca dao, lời ru trong đời sống nhân dân đất nước?H12: việc cảm nhận của em bé trong lời ru về h/ảnh con cò, em thấy

HS đọc lại phần 1TL:Hình ảnh con cò đã được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời ru: con cò bay lả bay la.....Con cò đi ăn đêm, Cò lặn lội kiếm sống. Cò tượng trưnng cho người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ.

TL: Con Cò bay la, cò vất vả trong hành trình cuộc đời trên bình yên thong thả cảu cuộc sống xưa.

TL:Vận dụng ca dao một cách sáng tạo: chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến TL:Hình ảnh cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ 1 cách vô thức,đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào diu dàng của lời ru. Cảm nhận bằng trực giác TY và sự che chở của người mẹ.

TL:Giai điệu hồn dân tộc và nhân dân.

Hs tự suy ngẫm trả lời.

II. Đọc - hiểu văn bản:1. Hình ảnh Cò và ý nghĩa biểu trưng của nó.- Cò trong lời ca dao hát ru.+ Con Cò bay la, cò vất vả trong hành trình cuộc đời trên bình yên thong thả của cuộc sống xưa.+ Con cò đi ăn đêm, Cò lặn lội kiếm sống. Cò tượng trưng cho người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ.

- Hình ảnh cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ 1 cách vô thức, đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào diu dàng của lời ru. Cảm nhận bằng trực giác TY và sự che chở của người mẹ.

389

cách đón nhận điệu hồn d/tộc của mỗi người ntn?

TL:Em bé đón nhận cò trong lời ru thật mơ mộng(êm ái vô tư như tuổi thơ em vậy)

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Đọc diễn cảm đoạn 1.? Em thấy lời ru của mẹ “có cánh cò đang bay” có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn trẻ thơ. ( nuôi dưỡng, chở che…) ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh con cò và ý nghĩa của nó?V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ.- Tìm hiểu phần còn lại của văn bản.- HS khá – giỏi : Tìm đọc và chép lại những bài thơ, bài hát, lời ru có hình ảnh "con cò".

Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm Văn bản Con cò ( tiếp theo) ( Chế Lan Viên)A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Qua hướng dẫn đọc, tìm hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của

hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng tưởng tượng, liên tưởng.

3.Thái độ -Yêu mến, trân trọng ca dao Việt Nam, biết ơn tình mẹ . - Bồi dưỡng tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ con.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định. B. Chuẩn bị - GV: Đọc : ‘‘Những điều cần lưu ý’', tư liệu về tác giả.- HS: Học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm những khúc hát ru có hình ảnh con cò.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Đoạn 1 của bài thơ khẳng định điều gì về tình mẹ và những lời ru.

390

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….Giáo viên khái quát nội dung tiết 1, giới thiệu tiết 2.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bảnHoạt động: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung chi tiết (tt)-GV gọi hs đọc phần 2H1:Hình ảnh cò trong đoạn 2 gắn bó với cuộc đời mỗi người ở những chặng nào?H2:Khi còn ở trong nôi hình ảnh cò gần gũi với em như thế nào? GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.H3 Hình tượng cò khi còn ở trong nôi gợi cho em liên tưởng tới ai? Người đó quan trọng với em như thế nào? H4: Em đi học thì cò gần gũi với em ? Hình tượng cò có ý nghĩa như thế nào?H5: con khôn lớn con muốn làm gì? Em hiểu vì sao người con có ước mơ làm thi sĩ?

H6:lại xuất hiện trong đời con người NTN?Em hiểu gì về cuộc đời con gắn bó với hình ảnh cò?-Gọi hs đọc đoạn cuối:H7:4 câu thơ dầu đoạn

Hs đọc phần 2TL: - Khi còn ở trong nôi; Khi đi học; Khi con khôn lớn

TL:Khi còn ở trong nôi-Cò vào trong tổ-Hai đứa đắp chung đôi-Con ngủ-> cò con ngủTL:Tới mẹ. Cò hoá thân trong người mẹ che chở lo lắng cho con trong từng giấc ngủ. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

TL:Khi em đi học-Con theo cò đi học-Cò chắp cánh những ước mơ cho con->Cò là hình tượng người mẹ quan tâm chăm sóc con.TL:Khi con khôn lớn-Con muốn làm thi sĩ-Vì tâm hồn con được cò chắp cánh bao ước mơ, con viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ cho con.TL: Cò là hiện thân của mẹ bền bỉ, âm thầm nâng bước cho con suốt chặng đường đời con.

Hs đọc đoạn cuối

II/ Đọc - hiểu văn bản :2.Hình ảnh Cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người.

a,Khi còn trong nôi:- Cò vào trong tổ.- Cánh của cò 2 đứa đắp chung đôi- Con ngủ thì cò cũng ngủ

- Cò hoà thân trong người mẹ chở che,lo lắng cho từng giấc ngủ.b,Khi đi học:- Con theo cò đi học.- Cò chắp cánh những ước mơ cho con.- Cò là h/tượng người mẹ quan tâm chăm sóc,năng bước con.c. Khi con khôn lớn:- Con làm thi sĩ: bởi tâm hồn con được Cò chắp cánh bao ước mơ,con viết tiếp h/ảnh cò trong những vần thơ cho con.- Cò là hiện thân của Mẹ bền bỉ, âm thầm năng bước cho con suốt chặng đường đời.

3.Hình ảnh Cò gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của mẹ và lời ru.

-Cò là h/tượng mẹ ở bên con suốt cuộc đời.

391

gợi em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?H8:Hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ.Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” Đã khái quát 1 qui luật của tình cảm,theo em đó là qui luật gì?H9:Những câuca dao, tục ngữ nào nói về điều đó? -GV bình để HS thấy suy tưởng triết lí trong thơ CLV.H10:Nhận xét về giọng điệu đoạn cuối:à ơi...?

TL:Cò là hiện thân mẹ ở bên con suốt đời.

TL:Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ,nhà thơ đã khái quát 1 qui luật của T/c có ý nghĩa bền vững,rộng lớn sâu sắc:Lòng mẹ luôn bên con làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con.

Vd:Nước mắt chảy xuôi.....

Giọng điệu lời ru đúc kết ý nghĩa phong phú cảu h/tượng con Cò trong những lời ru.

-Lòng mẹ luôn bên con,làm cỗ dựa vững chắc suốt đời con.

Hoạt động:Hướng dẫn tổng kết GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luậnH:Hãy khái quát những nét nghệ thuật cuả bài thơ?H:Khác hình tượng cò từ những lời ru,bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa lời ru trong đời sống con người- HS đọc ghi nhớ

HS hoạt động cặp đôi: HS thảo luận, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. TL: - Giọng thơ êm ái mượt mà.- Nhịp thơ đa dạng diễn tả linh hoạt cảm xúc.TL: Con cò ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.

III.Tổng kết.1.Nghệ thuật:- Giọng thơ êm ái mượt mà.- Nhịp thơ đa dạng diễn tả linh hoạt cảm xúc.2.Nội dung :Con cò ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.? So sánh cách vận dụng lời ru trong hai bài thơ : “ Con cò” và “ Khúc hát

Trả lời theo nội dung bài học và cảm nhận 1. + Bài thơ : “ Khúc hát ru…mẹ” vừa có lời trò chuyện, tâm sự của tác giả với em bé vừa có lời ru trực tiếp của người mẹ biểu hiện tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước, cách mạng, niềm tin yêu, niềm hi vọng vào cuộc kháng chiến vào tương lai tươi sáng của con.

IV. Luyện tập 1. BT 1

=> Cả hai bài thơ đều ngợi ca, khẳng định tình mẹ bao la gần gũi, ấm áp, gợi cho con cảm xúc được yêu thương, che chở, bộc lộ niềm tin yêu, hi vọng vào

392

ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? Cả hai bài thơ đều có chung ý nghĩa gì.? Viết một đoạn thơ bình những câu thơ sau : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.- Học sinh viết đoạn, GV tích hợp nội dung: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.-Trình bày nội dung và nghệ thuật của BT?-Cảm nhận của em về 1 đoạn thơ hay hay nhất ?

+ Bài thơ : “ Con cò” : Vận dụng sáng tạo những câu ca dao viết về hình ảnh con cò trong lời ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi con người.riêng.

tương lai của con…

2. BT2. Viết một đoạn văn bình những câu thơ sau : “ Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- Đọc thêm : “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ : “ Con cò”.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc đặc sắc nội dung, nghệ thuật.- Tìm đọc những bài thơ, bài hát, lời ru có hình ảnh "con cò".- Soạn bài : Cách làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.- HS khá – giỏi : Tìm video bài hát về Mùa xuân nho nhỏ của Trần Hoàn phổ nhạc.

Tiết 113: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- HS có kiến thức vững vàng hơn khi Ôn tập kiến thức về văn nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí .

2. Kỹ năng-Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.-Xây dựng dàn ý và viết bài.- Tiếp tục rèn kĩ năng văn nghị luận. 3.Thái độ

Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

393

Bồi dưỡng cho học sinh ý thức trau dồi và hoàn thiện nhân cách.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tự giác, tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác cùng nhau tìm hiểu và đưa ra quyết định khi làm bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, tư liệu tham khảo.- HS: Chuẩn bị bài tập tìm hiểu theo yêu cầu. C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.

-GV dùng bảng phụ thể hiện các đề bài GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luậnH: Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? Chỉ ra điểm giống nhau đó?

H:Hãy tự nêu một đề bài tương tự?

HS đọc 10 đề bài SGK

HS hoạt động cặp đôi: HS thảo luận, báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. TL:-Giống: đều bàn về những vấn đề tư tưởng, đạo líTL:-Giống: đều bàn về những vấn đề tư tưởng, đạo lí-Khác: Có 2 dạng đề+Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh: đề 1, 3, 10Vì đều có từ suy nghĩ+Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh:đề 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.- Ví dụ: bàn về chữ hiếu; suy nghĩ về câu danh ngôn- Ăn vóc học hay; lòng nhân ái; chị ngã em nâng.....HS tự nêu 1 đề bài

I/ Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Các đề bài SGK

Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài. Lập dàn ý cho đề bài Suy

II.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư

394

-GV hướng dẫn HS tìm hiểu đềXác định loại đề bài?

Yêu cầu về nội dung?

Những tri thức cần có?

GV hướng dẫn HS tìm ý: GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.Giải thích nghĩa đen?

Giải thích nghĩa bóng?

Nội dung của câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?

nghĩ về câu tục ngữ“Uống nước nhớ nguồn”

- Kiểu đề: Nghị luận 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí- Yêu cầu về nội dung: Suy nghí về câu tục ngữ- Những tri thức cần có:+ Vốn sống trực tiếp: tuổi đời,nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh nghiệm.+ Vốn sống gián tiếp: Hiểu về câu tục ngữ VN, về phong tục, tập quán, văn hoá Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Tìm ý:- Nghĩa đen:+ Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, mát, có vai trò đặc biệt trong đời sống.+ Nguồn:là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.- Nghĩa bóng: (Nghĩa chủ yếu)+ Nước: là những thành quả mà con người hưởng thụ, bao gồm các giá trị vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, phương tiện GT...), các giá trị tinh thần (văn hoá, nghệ thuật, lễ tết, lễ hội..)+ Nguồn: tổ tiên, tiền nhân, tiền bối, những người vô danh, hữu danh có công tạo dựng nên đất nước, làng xã, dòng họ, bằng mồ hôi lao động và xương máu chiến đấu trong lịch sử dân tộc.- Bài học luân lí:+ Phải biết ơn những người làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại.- Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.

tưởng, đạo lí.

1.Các bước làm bài:-Tìm hiểu đề-Tìm ý và lập dàn ý-Viết bài-Đọc bài và sửa bài.2.Dàn ý:a.Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận.b.Thân bài:-Giải thích, chứng minh một nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.-Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng chung.c.Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc hành động.

395

Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

H:Nêu các bước để làm bài?H:Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.?

-Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.

- Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đó.- Nhớ nguồn là phải có trách nhiệm nỗ lực sáng tạo...- Ý nghĩa đạo lí: Là 1 trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Là 1 trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của d/tộc.TL: Các bước-Tìm hiểu đề-Tìm ý và lập dàn ý-Viết bài-Đọc bài và sửa bài.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Đề: Có chí thì nên.Yêu cầu: -Tìm hiểu đề - tìm ý.-Lập dàn ý.

- Chí là lòng quyết tâm, kiên trì nhẫn nại.- Chí là chí khí, sự bền bỉ. Nên là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được.- Câu tục ngữ khuyên mọi người rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để thành công.DC: Trong học tập, lao động SX, kinh doanh .

II/ Luyện tập: Lập dàn ý

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới-Nghị luận 1 vấn đề tư tưởng đạo lí là gì?-Muốn làm tốt bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý điều gì?-Nêu yêu cầu cụ thể dàn bài?- HS đọc lại ghi nhớ.- GV đọc bài mẫu -> HS tham khảo.- Học kĩ bài, nắm chắc cách làm bài văn nghị luận…- Đọc trước bài: nghị luận về tác phẩm truyện.( chuẩn bị bài ra giấy nháp):- HS khá – giỏi : Lập dàn ý về Đề 1- SGK.

396

Tiết 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ( tiếp theo)A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- HS có kiến thức vững vàng hơn khi Ôn tập kiến thức về văn nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí .

2. Kỹ năng-Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.-Xây dựng dàn ý và viết bài.- Tiếp tục rèn kĩ năng văn nghị luận. 3.Thái độ

Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức trau dồi và hoàn thiện nhân cách.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tự giác, tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác cùng nhau tìm hiểu và đưa ra quyết định khi làm bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, tư liệu tham khảo.- HS: Chuẩn bị bài tập tìm hiểu theo yêu cầu. C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học. Vận dụng kiến thức đã học bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí để thực hành tìm ý, lập dàn ý ,viết bài và sửa bài cho đè bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động : Hướng dẫn HS lập dàn bài-GV ghi đề bài lên bảng và gọi học sinh đọc.

Bước1: GV hướng dẫn học sinh tìm ý. H: Đề bài trên thuộc kiểu bài nào? Tìm ý cho đề bài?

HS đọcĐề 1: Nhân dịp phất động tết trồng cây đầu tiên, Bác Hồ có nói: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Em hiểu và nên thực hiện lời dạy đó như thế nào?TL:-Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

I-Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý:

Dàn ý1. Mở bài-Nêu giá trị của mùa xuân,

397

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

Bước 2: GV hướng dẫn hs lập dàn ý .-GV dùng bảng phụ thể hiện hệ thống câu hỏi sau.-Yêu cầu hs thực hành theo nhóm và cử đại diện trình bày.H: Vấn đề giải thích cần nêu ở phần mở bài là gì?

H:Một năm khởi đầu từ mùa xuân được hiểu như thế nào?

H: Vì sao một đời khởi đầu từ tuổi trẻ ?

H: Vì sao nói tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội?

H:Tuổi trẻ thực hiện lời dạy của Bác như thế nào?

-Tìm ý:+ Giải thích ý nghĩa của lời dạy+ Tuổi trẻ cần phải thực hiện lời dạy bằng hành động, việc làm cụ thể. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Dàn ý:1. Mở bài-Nêu giá trị của mùa xuân, của tuổi trẻ trong đời sống xã hội và đời sống con người.-Dẫn lời Bác2. Thân bài:2.1. Giải thích ý nghĩa lời dạy của Bác:-Một năm khởi đầu từ mùa xuân:+Mùa khởi đầu của một năm, mùa đẹp nhất, dồi dào sức sống nhất.+Mùa xuân là mùa của hi vọng, hạnh phúc.-Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ:+Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời.+Tuổi trẻ giàu sức sống, giàu nghị lực và giàu sự sáng tạo.+Tuổi trẻ luôn sôi nổi, dám vượt qua mọi gian khổ hi sinh- Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội+Tuổi trẻ là lớp người trẻ, thế hệ trẻ của xã hội, là hi vọng là tương lai của đất nước.+Tuổi trẻ là tuổi đi đầu trong lao động,sản xuất và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.2.2. Tuổi trẻ thực hiện lời dạy của Bác:-Phải nhận thúc rõ vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội để từ đó sống có mục đích, có lí tưởng, có hành động đúng.-Xa lánh cái xấu, biết phê phán

của tuổi trẻ trong đời sống xã hội và đời sống con người.-Dẫn lời Bác2. Thân bài:2.1. Giải thích ý nghĩa lời dạy của Bác:-Một năm khởi đầu từ mùa xuân:+Mùa khởi đầu của một năm, mùa đẹp nhất, dồi dào sức sống nhất.+Mùa xuân là mùa của hi vọng, hạnh phúc.-Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ:+Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời.+Tuổi trẻ giàu sức sống, giàu nghị lực và giàu sự sáng tạo.+Tuổi trẻ luôn sôi nổi, dám vượt qua mọi gian khổ hi sinh- Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội+Tuổi trẻ là lớp người trẻ, thế hệ trẻ của xã hội, là hi vọng là tương lai của đất nước.+Tuổi trẻ là tuổi đi đầu trong lao động,sản xuất và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.2.2. Tuổi trẻ thực hiện lời dạy của Bác:-Phải nhận thúc rõ vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội để từ đó sống có mục đích, có lí tưởng, có hành động đúng.-Xa lánh cái xấu, biết phê phán cái xấu, đặc biệt phê phán những quan điểm của một số thanh niên hiện nay: sống buôn thả, hưởng thụ, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

398

H: Nội dung cần khẳng định lại ở phần kết bài là gì?

-Gọi hs các nhóm cùng nhau nhận xét kết quả-GV dùng bảng phụ thể hiện dàn ý hoàn chỉnh.

cái xấu, đặc biệt phê phán những quan điểm của một số thanh niên hiện nay: sống buôn thả, hưởng thụ, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội3.Kết bài:- Khẳng định giá trị của lời dạy-Bài học rút ra cho bản thân.HS cùng nhau nhận xét rút kinh nghiệmHS sửa bài cho hoàn chỉnh

3.Kết bài:- Khẳng định giá trị của lời dạy

-Bài học rút ra cho bản thân.

Hoạt động : Hướng dẫn viết bài, đọc bài và sửa bài.- GV chia nhóm để HS tự viết các phần

-Gọi học sinh lần lượt trình bày.-GV cùng HS nhận xét và sửa chữa

HS dựa vào dàn ý trên để viết bài.+ Nhóm 1: Viết phần mở bài + Nhóm 2: Viết ý thứ nhất phần thân bài+ Nhóm 3: Viết ý 2 phần thân bài.+Nhóm 4: Viết phần kết bài.HS lắng ngheHS lắng nghe, sửa bài, rút kinh nghiệm.

II- Viết bài:

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (10’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.Đề 2: Tinh thần tự học.( Còn thời gian GV hướng dẫn HS làm Đề 2)- HS lập dàn ý.- GV kiểm tra.- GV hướng dẫn HS làm dàn ý.? Em dự định phần thân bài sẽ triển khai những ý cơ bản nào. A. Dàn ýa. Mở bài:- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.a. Thân bài: giải thích: a. học là gì?- Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó.- Hoạt động học diễn ra theo hai hình thức: + Học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo: h/đ này diễn ra trong những không gian, thời gian cụ thể. Ví dụ: phòng học lớp 9C, thời gian học 45', cấp học THCS… + Tự học: Dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở trường, ở nhà đề tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng. Hình thức này không giới hạn về thời gian, tuổi tác; có thể học suốt đời.

399

b. Tinh thần tự học là gì?- Là ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập.- Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.- Có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện v/c cụ thể.- Luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và những người khác. Chứng minh ( dùng d/c)- Các tấm gương trong sách báo, thực tế ( vd: Bác Hồ)- Các tấm gương bạn bè xung quanh.3. Kết bài: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.B. Viết bài- HS thực hành viết các đoạn văn. IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- HS đọc lại ghi nhớ.- So sánh điểm khác nhau giữa nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

NL về SV, HT ĐS NL về VĐTT ĐL- Vấn đề thuộc lĩnh vực thực tiễn nhiều hơn.- Từ việc phát hiện các biểu hiện => phân tích lợi ích, tác hại, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Xuất phát từ thực tiễn => khái quát thành vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần nhiều hơn.- Làm sáng tỏ các khái niệm và quan hệ của các khái niệm bằng cách giải thích, chứng minh, đối chiếu, chỉ ra chỗ đúng, sai => khẳng định tư tưởng đề ra.- Bắt đầu từ tư tưởng, đạo lí => dùng lập luận giải thích, chứng minh, thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới-Nghị luận 1 vấn đề tư tưởng đạo lí là gì?-Nêu yêu cầu cụ thể dàn bài? - Học kĩ bài, nắm chắc cách làm bài văn nghị luận…- Đọc trước bài: nghị luận về tác phẩm truyện.( chuẩn bị bài ra giấy nháp)- HS khá – giỏi : Chuẩn bị kĩ bài đã Kiểm tra TLV số 5: Dàn ý, bài viết.

Tiết 115: Trả bài Tập làm văn số 5

400

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Giúp học sinh thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, hình thức trình bày, phương pháp viết văn nghị luận, biết cách sửa lỗi bài viết về dùng từ, dựng đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt, chính tả…

2. Kỹ năng - Củng cố, hoàn thiện kĩ năng văn nghị luận.

3.Thái độTích cực tự giác, ý thức trong làm bài văn nghị luận.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát huy nhiều năng lực : Năng lực tư duy tích cực, năng lực phân tích- tổng hợp, năng lực hợp tác khi cùng nhau tìm ra những ưu điểm, hạn chế của mình của bạn, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết. B. Chuẩn bị - GV : Chấm bài, chỉ rõ lỗi.- HS : Ôn tập lí thuyết làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Nêu yêu cầu nội dung bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Giáo viên giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (đã học)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (35’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động :Hướng dẫn hs phân tích đề và lập dàn ýGV: Đọc lại đề bài, bài viết số 5

H: Kiểu đề thuộc thể loại nào?

H: Nội dung yêu cầu của đề?

HS: Ghi đề vào vở.I.Đề bài:Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống....Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình1.Phân tích đề:-Thể loại: Nghị luận về sự việc, hiện tượng ĐS.-Nội dung: Đặt nhan đề cho một vấn đề cần nghị luận; Hậu quả

I/ Dàn ý:

401

H: Hình thức của bài viết?

H: Đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng của vấn đề cần nghị luận?GV: Cho HS nêu ý kiến trước lớp về việc đặt nhan đề.GV: Định hướng qua một ví dụ.

H: Yêu cầu của việc mở bài ntn?

H:Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?H: Việc sắp xếp các luận điểm ntn?

H: Thái độ, quan điểm của người viết trước vấn đề này ntn?

ghê gớm của việc vứt rác thải bừa bãi.-Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.2.Dàn ý:Đặt tiêu đề cho hiện tượng cần nghị luậnVí dụ:-Hãy giữ sạch môi trường -Bạn đã làm gì cho cuộc sống của chúng ta?-Con người cần đối xử với môi trường như thế nào?a.Mở bài:Giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường. - Hành động được nêu ra (đề bài) là hành động gây ô nhiễm môi trường cần phải sửa.b. Thân bài:) Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương:- Môi trường ngày càng ô nhiễm; - Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng. - Mỹ quan đường phố , trường học, công viên..không được đảm bảo; - Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông.) Tác hại: - Môi trường sống bị ảnh hưởng; - Cảnh quan bị ảnh hưởng - Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khăn - Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí; - Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân; - Môi trường bị ô nhiễm :dịch bệnh tăng cao và có cơ hội thêm phát triển… ) Nguyên nhân: - Ý thức người dân; - Sự thiếu quan tâm, thiếu đầu tư của các ngành chức năng…

a.Mở bài:Giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường. - Hành động được nêu ra (đề bài) là hành động gây ô nhiễm môi trường cần phải sửa.b. Thân bài:) Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương:- Môi trường ngày càng ô nhiễm; - Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng. - Mỹ quan đường phố , trường học, công viên..không được đảm bảo; - Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông.) Tác hại: - Môi trường sống bị ảnh hưởng; - Cảnh quan bị ảnh hưởng - Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khăn - Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí - Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân; - Môi trường bị ô nhiễm :dịch bệnh tăng cao và có cơ hội thêm phát triển… ) Nguyên nhân: - Ý thức người dân; - Sự thiếu quan tâm, thiếu đầu tư của các ngành chức năng… - Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt;- Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi

402

H: Bài học cho bản thân là gì?

- Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt;- Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi phạm…c.Kết bài:-Khẳng định lại sự cần thiết phải hành động của mỗi người để giữ sạch môi trường.-Bài học cho bản thân.

phạm…c.Kết bài:-Khẳng định lại sự cần thiết phải hành động của mỗi người để giữ sạch môi trường.-Bài học cho bản thân.

Hoạt động :Nhận xét bài làm của hs1.Ưu điểm:-H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xúc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán.-Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.2.Nhược điểm-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.-Việc đặt nhan đề cho vấn đề còn chưa có tính khái quát ở một số bài.-Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.

HS lắng nghe nhận xét.

- HS: Hằng, Thương, Tuyền, Nga, Quyên, Lệ, Ngân, Huế, Vân, Hồng, Thảo,…

- HS : Hoàng, Dũng, Thành, H.Dũng, Phong,…

- HS : Hoa, Lan, Lý, Quang, Lan Anh,….

- HS : Đinh Tùng, Trần Tùng, Việt, Duy,…

II/ Nhận xét bài làm:1.Ưu điểm:-H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xúc và có ý nghĩa với cuộc sống…-Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.2.Nhược điểm-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.-Việc đặt nhan đề cho vấn đề còn chưa có tính khái quát ở một số bài.- Lí lẽ chưa sâu….

Hoạt động : Đọc bàiGV: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.Gv: Tổng hợp điểm của bài viết.Gv: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.Đọc 1 số đoạn viết yếu

- Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.- Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.- Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.

III/ Đọc bài:

Hoạt đông 4: Trả bài, sửa bài và giải đáp thắc mắc:

- Học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.

IV/ Trả bài, sửa bài:1. Nhận xét

403

Gv: Yêu cầu HS sửa lỗi bài viết, đọc bài bạn và nhận xét lỗi sai…HS: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.-Yêu cầu Hs đề xuất những thắc mắc cần giải đáp.

- Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn- Lỗi về chữ viết- Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.-Thiếu hệ thống luận điểm- Luận điểm không phù hợp với vấn đề cần giải quyết.Hs đề xuất những thắc mắc cần giải đáp.

2. Chữa lỗi

3. Nghe đọc và học tập

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV nhận xét chung chất lượng bài viết, những lỗi tiêu biểu cần sửa.- Nhấn mạnh phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Đọc bài khá cho học sinh tham khảo.- Tiếp tục sửa lỗi bài viết của mình.- Ôn tập lí thuyết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.- Xem bài: “ Cách làm bài văn nghị luận …. Đạo lí”.- HS khá – giỏi : Sưu tầm các bài viết, bình về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Tiết 116: Văn bảnMùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thứcHS cảm nhận được xúc cảm của giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát

vọng đẹp đẽ muốn làm " một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

2. Kỹ năng- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

3.Thái độBồi dưỡng, giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, đất nước.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ văn học, nắm được đặc điểm thể loại thơ. B. Chuẩn bị - GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.Chuẩn bị chân dung tác giả Thanh Hải. Bài hát phổ nhạc từ bài thơ.- HS: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan, sưu tầm hát được nội dung bài hát được phổ nhạc.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’)

404

Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV giới thiệu bài: Mùa xuân đến dạo gót trên những vườn hoa thắm, đánh thức những chồi non lộc biếc và làm vang ngân bao khúc ca xuân đẹp đẽ. Và mỗi khi xuân về, ta lại thấy lòng náo nức khi âm điệu của bài hát " MXNN" vang lên. Để thấy được những cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước thiên nhiên, đất nước vào thời khắc đầy ý nghĩa ấy, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. ( Hoặc : Mùa xuân là điểm gặp gỡ của tình yêu, là mùa của đam mê, sáng tạo, khám phá của các nhà thơ,nhà văn. Không hiểu sao mùa xuân lại có duyên đến vậy, mỗi nhà thơ đều có một phút rung động riêng trước mùa xuân để làm nên những tác phẩm bất hủ. Và Thanh Hải với mùa xuân nho nhỏ đã đóng góp vào vườn hoa xuân một bông hoa lạ. Vậy bông hoa ấy toả ngát hương thơm như thế nào chúng ta sẽ được giải đáp qua bài học hôm nay.)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- tìm hiểu chung. Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: - GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

Gọi hs đọc chú thích và quan sát ảnh.

HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tác giả: Nhà thơ Thanh Hải:- Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), là người con xứ Huế, ông đã từng tham gia cả 2 cuộc kháng chiến.- Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ với: “ Mồ anh hoa nở”,“Những đồng chí trung kiên”... Tác phẩm: “Mùa xuân nho nho nhỏ”:Ra đời tháng11 - 1980, lúc ông đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu sau thì ông qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh

I/ Giới thiệu chung:1.Tác giả:- Tên : Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), là người con xứ Huế.- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam.-Phong cách thơ: chân thành, đôn hậu, đằm thắm.

2. Văn bản : Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác tháng 11 năm

405

H1:Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thíchtrong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Thanh Hải?H2: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?-GV đọc mẫu một đoạn , hướng dẫn cách đọc và gọi hs đọc.-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK.H3: Xác định thể thơ và nhịp thơ?H4: Bài thơ có mạch cảm xúc như thế nào ?H5: Từ mạch cảm xúc đó hãy cho biết bố cục của bài thơ ?Bố cục có thể chia 4 phầnH6:phương thức BĐ?

đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.-2-3 HS đọc: Chú ý giọng đọc phù hợp với cảm xúc của từng đoạn thơ: say sưa vui vẻ ở đoạn đầu, phấn chấn ở đọan giữa, trầm lắng ở đoạn cuối. HS giải thích theo chú thích SGK.-Thơ 5 chữ, nhịp 3/2 hoặc 2/3Tl: Mạch cảm xúc:Từ mùa xuân của đất trời ->mở ra mùa xuân của đất nước ->suy nghĩ ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. TL: Bố cục: 3 phần -Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên -Khổ 2.3: Mùa xuân của đất nước.-Khổ 4,5,6: Suy nghĩ và ước vọng của nhà thơPhương thức: Biểu cảm trữ tình

1980- Đất nước còn nhiều khó khăn- Nhà thơ đang nằm trên giường bệnh

Đọc – chú thích

Thể thơ : 5 chữ

Bố cục : 3 phần

Hoạt động: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chi tiết.-GV gọi hs đọc lại khổ 1. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luậnH7: Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ như thế nào? ( Với những hình ảnh, màu sắc,âm thanh như thế nào?-GV: Phân tích NT đảo ngữ và việc sử dụng từ ngữ “ bông hoa tím biếc”H8: Qua đó em hình

HS đọc lại khổ thơHS hoạt động cặp đôi: HS thảo luận, báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. TL: -Bức tranh xuân:+ Hình ảnh: dòng sông, bông hoa,.+ Màu sắc : xanh, tím (xứ Huế)+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiệnTL:Vài nét phác hoạ gợi ra không gian rộng, màu sắc dịu dàng, âm thanh vang vọng vui tươi.TL “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng.”-“Giọt”: Giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân, giọt âm thanh. (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: thính giác- thị giác -xúc giác)

II/ Đọc - hiểu văn bản:1. Mùa xuân của thiên nhiên: -Bức tranh xuân: + Hình ảnh: dòng sông, bông hoa,.+ Màu sắc : xanh, tím (xứ Huế)+ Âm thanh : tiếng chim hót=> ra không gian rộng, màu sắc dịu dàng, âm thanh vang vọng vui tươi.-Cảm xúc:+“Giọt long lanh”:giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)+“ơi” ,“ hứng”: niềm vui ngây ngất, sự nâng niu trân trọng.=> Say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên

406

dung được bức tranh xuân như thế nào?H9:Cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân được diễn tả ở những hình ảnh cụ thể nào? Phân tích ý nghĩa của những hình ảnh đó?

H10:Qua đó em cảm nhận được cảm xúc của tác giả thể hiện trong hai câu thơ như thế nào?-Gọi hs đọc lại hai khổ 2,3:H11: Mùa xuân đất nước mở ra với những giai đoạn nào?H12:- Mùa xuân của đất nước trong hiện tại gắn với những hình ảnh ,từ ngữ nào? ý nghĩa của những từ ngữ hình ảnh đó?GV:Như vậy, sức sống của mùa xuân được cảm nhận với khí thế khẩn trương, tưng bừng và náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Đó chính là hành khúc mùa xuân thời đại Hồ Chí Minh.H13:- Mùa xuân của đất nước trong quá khứ và tương lai gắn với những hình ảnh nào? -ý nghĩa của hai hình ảnh đó? -GV gọi hs đọc lại 3 khổ cuốiH14:-Trước mùa xuân của đất trời, của đất n-ước, tác giả có ước nguyện gì?H15: Tại sao có sự biến đổi cách xưng hô Tôi -> ta? Tác dụng?

-“ơi” +“ hứng”: biểu lộ niềm vui ngây ngất, sự nâng niu trân trọng.TL: Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân.HS đọcTL: Hiện tại, quá khứ và tương laiTL:-Mùa xuân người cầm súng ->chiến đấu-Mùa xuân người ra đồng->lao động.=>Hai lực lượng chính của đất nước-Hối hả, xôn xao ( từ láy) -> Không khí khẩn trương, rộn ràng- Lộc (đa nghĩa) : chồi non; Sức sống. Lộc non gắn với họ -> hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.TL:- Đất nước bốn nghìn năm: Sức sống bền bỉ, mãnh liệt để giữ vững một mùa xuân, trường tồn một sắc xuân- Mùa xuân đâu chỉ gắn với quá khứ mà còn mở ra một chiều dài của tương lai: Đất như vì sao (so sánh) niềm tin về sự đi lên của dân tộc với khí thế quyết tâm.HS đọc- Ước: Làm con chim hót Làm một nhành hoa

Làm một nốt trầmTL: :-Tôi (số ít) tâm sự, ước vọng của riêng tác giả. -Ta (số ít +số nhiều; tác giả +mọi người) : Tâm sự , ước vọng của nhiều người.-> Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước. -Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ (ẩn dụ)+Chỉ cuộc đời của mỗi con người+Lẽ sống cao đẹp+Cách nói nhỏ nhẻ, ý nghĩa sâu sắc.

nhiên đất trời vào xuân.

2. Mùa xuân của đất nước :-Mùa xuân người cầm súng ->chiến đấu-Mùa xuân người ra đồng->lao động.=>Hai lực lượng chính của đất nước.-Hối hả, xôn xao ( từ láy) -> Không khí khẩn trương, rộn ràng.

- Đất nước bốn nghìn năm: Sức sống bền bỉ, mãnh liệt để giữ vững một mùa xuân.- Đất như vì sao (so sánh): niềm tin về sự đi lên của dân tộc với khí thế quyết tâm.

3.Suy nghĩ và ước vọng của nhà thơ :-Ta làm: con chim hót một cành hoa một nốt trầm-> Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước .

-“Mùa xuân nho nhỏ”(ẩn dụ) : +Tâm nguyện cống hiến phần tốt đẹp –dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

407

( thảo luận nhóm)-GV giảng bình liên hệ thơ Tố Hữu.H16: Đến đây em hiểu hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” như thế nào?H17: Qua đó thể hiện khát vọng, tâm nguyện gì của tác giả?H18: Em cảm nhận như thế nào về khúc hát ở khổ thơ cuối?

->Tâm nguyện cống hiến phần tốt đẹp –dù là nhỏ bé(“lặng lẽ dâng cho đời ” ) của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. -> Sự cống hiến khiêm tốn, chân thành, không mệt mỏi, lẽ sống cao đẹp.Tl: Khúc hát ân tình, âm điệu dân ca xứ Huế tha thiết ấm áp ngân lên niềm tin yêu tha thiết vào cuộc đời, vào quê hương xứ sở.

+Sự cống hiến khiêm tốn, chân thành, không mệt mỏi-> lẽ sống cao đẹp.

- Khúc hát ân tình, ấm áp ngân lên niềm tin yêu tha thiết vào cuộc đời, vào quê hương xứ sở.

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.Hướng dẫn tổng kếtH:Theo em vì sao trải qua thời gian bài thơ vẫn có sức sống, vẫn ấm áp xúc động lòng người?H: Hãy khái quát ngắn gọn nội dung chính của bài thơ?-Gọi hs đọc ghi nhớ SGK

-NT: + Hình ảnh giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng.+Giọng thơ trầm lắng thiết tha. +Âm điệu thiết tha, lắng đọng +Cấu tứ chặt chẽ +Hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm,+So sánh và ẩn dụ sáng tạo-ND: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước với , với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

III/ Tổng kết:

1. Nghệ thuật:+Âm điệu thiết tha, lắng đọng+Cấu tứ chặt chẽ+ Hình ảnh giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng.+So sánh và ẩn dụ sáng tạo.

2. Nội dung:-khúc ca xuân.-Khát vọng sống có ích.

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Cho biết khổ thơ nào làm sáng tỏ nhan đề của bài thơ. " Mùa xuân nho nhỏ" được dùng theo nghĩa nào.- GV khái quát về bài thơ.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: Viếng lăng Bác.

408

- HS khá – giỏi : Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ

Tiết 117: Văn bản

Viếng lăng Bác ( Viễn Phương )A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Cảm nhận được xúc cảm của giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát

vọng đẹp đẽ muốn làm " một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

- HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phống ra viếng lăng Bác; thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu thơ.

3.Thái độBồi dưỡng, giáo dục lòng kính, biết ơn lãnh tụ.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ văn học, nắm được đặc điểm thể loại truyện. B. Chuẩn bị - GV: ảnh chân dung nhà thơ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:1. Đọc diễn cảm khổ thơ đầu và phân tích cảm xúc của tác giả trước mùa xuân. 2. Đọc…………………. cuối phân tích tâm nguyện của nhà thơ.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (34’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Viễn Phương.- GV giảng mở rộng: thơ Viễn phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, thơ mộng.

- HS theo dõi sgk.- HS nêu.

Viễn Phương ( 1928)

- HS nêu.

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Viễn Phương ( 1928)

2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác : In trong tập : " Như mây mùa

409

? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

- GVhướng dẫn đọc: giọng đọc trầm lắng, nhịp chậm; khổ cuối giọng hơi cao.- GV, HS nhận xét cách đọc.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Phương thức biểu đạt chính của văn bản.? Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là cảm xúc gì. ? Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn. nội dung từng đoạn.

? Mở đầu bài thơ tác giả nêu sự kiện nào.? Từ "con" bộc lộ cảm xúc gì.- Gv liên hệ câu thơ của Tố Hữu:" Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhàMN mong Bác nỗi mong cha."? Hình ảnh đầu tiên tác giả thấy là hình ảnh nào.

? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này. Nó nhằm diễn tả điều gì.

- GV liên hệ với " Tre VN" của Nguyễn Duy.

? Hình ảnh thơ nổi bật ở khổ 2.

? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu thơ này là gì.- GV hướng dẫn HS thảo luận:? Em hiểu gì về hình ảnh "mặt trời" trong hai câu thơ. ? Tại sao tác giả lại so sánh Bác Hồ với "Mặt trời".

- HS đọc.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản.BC + MT- Lòng thành kính và biết ơn, niềm xót thương vô hạn của tác giả với Bác.- HS nêu cụ thể:+ 2 khổ đầu: CX của tác giả trước lăng Bác.+ khổ 3: ………………. trong……..+ Khổ 4: ………………. khi rời lăng. - HS theo dõi, đọc 2 khổ thơ đầu.- Ôi hàng tre xanh xanh VN- Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

+ Hình ảnh ẩn dụ-> Vẻ đẹp thanh cao, sức sống mãnh liệt của cây tre VN -> vẻ đẹp và sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc VN.- HS đọc khổ 2.- Ngày ngày mặt trời…trên lăng- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

xuân" ( 1978) Đọc, chú thích, bố cục- Đọc

- Chú thích.

- Bố cục: 3 đoạn.

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Cảm xúc của tác giả khi ở ngoài lăng.- Con ở MN ra thăm lăng Bác.+ lời thơ tự sự, gợi tình cảm sâu lặng.

+ Hình ảnh ẩn dụ-> Vẻ đẹp thanh cao, sức sống mãnh liệt của cây tre VN -> vẻ đẹp và sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc VN.

+ Hình ảnh ẩn dụ.

-> Khẳng định sự vĩ đại, ca ngợi công lao to lớn của Bác.

410

? Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác còn được thể hiện qua câu thơ nào.? Hai câu thơ khiến em hình dung ra cảnh tượng nào.? Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác là gì.

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Khung cảnh trong lăng Bác được khắc hoạ qua hình ảnh nào.? Em hình dung như thế nào về cảnh đó.- GV liên hệ ý thơ của Thanh Hải:" Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâuNay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ"? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. Nhằm khẳng định điều gì?? Từ "nhói" trong câu thơ lại cho ta biết thêm cảm xúc nào của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.- GV liện hệ câu thơ của Tố Hữu:" Bác đã đi rồi sao Bác ơiMùa thu đang đẹp nắng xanh trờiMN đang thắng mơ ngày hộiRước Bác vào thăm thấy Bác cười"? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong khổ thơ cuối.? ý nghĩa tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.? Em đã bắt gặp khát vọng cống hiến cho đời ở bài thơ nào.? Những lời thơ tha thiết ấy đã giúp em cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc nào của tác giả.

- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ- Kết tràng hoa dâng… mx- HS thảo luận và nêu ý kiến.

- HS nêu. - những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo thành hình tượng một vòng hoa lớn... - HS đọc khổ 3 và nêu nội dung. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

- HS đọc hai câu thơ tiếp theo.- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim

+ Hình ảnh hoán dụ đặc sắc.

=> Cảm xúc dâng trào, xúc động nghẹn ngào, lòng biết ơn, sự thương nhớ Bác.

2. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác- Bác nằm trong lăng…bình yên- Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.-> Sự yên tĩnh trang nghiêm -> Gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác

+ ẩn dụ, nói giảm nói tránh.-> Sự tồn tại vĩnh hằng của Bác, nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.

411

- GV khái quát chung. ? Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Bài thơ giúp em hiểu được điều gì.? Đọc diễn cảm bài thơ.- HS thảo luận: có ý kiến cho rằng cuộc viếng thăm Bác của nhà thơ Viễn Phương không có phần kết thúc. Em có suy nghĩ gì?

- HS đọc khổ thơ cuối.

- MX NN của Thanh Hải

- HS nêu ý kiến.

- HS nêu.

- HS thảo luận:

3. Cảm xúc khi rời lăng- Muốn làm con chim…- Muốn làm …+ Điệp ngữ-> Khát vọng được hiến dâng, được đền đáp công ơn của Bác, của CM… bằng cuộc đời mình.

=> Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác -> tình cảm thuỷ chung son sắt của tác giả và nhân dân đối với Bác.

III. Tổng kết:+ NT: + ND:

IV. Luyện tập ( 3')

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.- HS đọc bài thơ viết về Bác- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: Sang thu. ( học thuộc lòng bài thơ)- Spanj bài : Nghị luận về 1 tác phẩm truyện( đoạn trích) : Xem lại các tác phẩm truyện đã học ở HKI lớp 9 và các truyện lớp 8. HS khá – giỏi : - Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một câu thơ hoặc khổ thơ em thích nhất trong bài.- Sưu tầm những bài thơ viết về Bác.

Tiết 118: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tố về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.

2. Kỹ năng

412

- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này . - Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) đã học trong chương trình.- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai luận điểm.

3.Thái độ Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển tư duy chủ động, tích cực, sáng tạo trong làm văn, trong cuộc sống. B. Chuẩn bị - GV: nghiên cứu văn bản " Lặng lẽ sa Pa", soạn bài + Bảng phụ - HS : soạn bàiC. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: Nghị luận về tư tưởng đạo lí là gì? cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….GV giới thiệu bài:Văn nghị luận rất phong phú ngoài những dạng bài các em đã học hôm nay chúng ta lại tìm hiểu 1 dạng bài nghị luận mới nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Thầy Trò Kiến thức cần đạt

G hướng dẫn HS chia nhóm để thảo luậnH: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản( lưu ý HS: Vấn đề NL chính là tư tưởng cốt lõi là chủ đề của 1 bài văn nghị luận). Chính nó là mạch ngầm tạo nên tính thống nhất chặt chẽ của bài văn.H: Vấn đề nghị luận đó được

2 HS đọc nối tiếp hết văn bản mẫu trong sgkThảo luận trả lời các câu hỏi - đại diện nhóm trả lời theo từng ý hỏi của GVCác nhóm khác nhận xét, bổ sung

I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )1. Ví dụ:2. Nhận xét :a. Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn “ lặng lẽ Sa Pa” của NTL.- Đặt nhan đề:

413

triển khai qua mấy luận điểm? Tóm tắt các luận điểm đó.Tìm những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm

G đưa lên bảng phụ

H: Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm của bài NL này?

H: Để khẳng định các luận điểm người viết đã lập luận ntn?( Lấy VD cụ thể trong 1 đoạn để HS hiểu rõ điều này)

H: Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn?=> Bố cục rõ ràng, mạch lạcH: Qua việc tìm hiểu văn bản trên em hãy rút ra các nhận xét sau:- Thế nào là NL về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )- Yêu cầu của 1 bài NL về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )- Bố cục của kiểu bài này ntnGV gọi học sinh đọc ghi nhớ .III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích,

Quan sát ghi chép luận điểm gạch chân những câu nêu luận điểm trong sgk

- HS tự tìm

- Hệ thống luận điểm chặt chẽ, có luận điểm giới thiệu, có luận điểm làm rõ cho vấn đề NL....Xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho luận điểm

- Đoạn 1: Mở bài- Đoạn 2,3,4: Thân bài: Phân tích , CM từng luận điểm- Đoạn 5: Kết bài: Khẳng định vấn đề, nêu cảm xúc

- HS nêu nhận xét

Cá nhân HS trả lời

2 HS đọc ghi nhớ

1 HS nêu yêu cầu bài tập1 HS đọc đoạn vănThảo luận - trả lời câu hỏi

b. Các luận điểm chính:- Nêu vấn đề NL: Dù được miêu tả nhiều hay ít ấn tượng khó phai mờ- Anh thanh niên có tấm lòng yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với cong việc: “ trước tiên.... của mình” -> câu chủ đề nêu luận điểm- Anh thanh niên là 1 người hiếu khách quan tâm đến người khác: “nhưng anh....1 cách chu đáo” -> câu chủ đề nêu luận điểm- Khẳng định lại vấn đề NL, bày tỏ cảm xúc của người viết: “cuộc sống của....tin yêu”-> Những câu cô đúc vấn đề NL

c. Các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi được sự chú ý ở người đọc.- Từng luận điểm được phân tích, CM 1 cách thuyết phục bằng các dẫn chứng trong bài.Luận cứ được sử dụng cảm xúc sinh động bởi nó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.

Ghi nhớ: sgk/63

II. Luyện tập- Vấn đề NL: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.- Ý kiến chính+/ Sự lựa chọn của lão Hạc giữa cái sống và cái chết

414

minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…H : Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 ? - Thảo luận theo hình thức cặp đôi G chốt ý kiến :+ Tác giả đã đưa ra những nét xác đáng về con người Lão Hạc chọn cái chết cho mình khẳng định phẩm chất trong sạch giàu lòng tự trọng của một lão nông nghèo túng . Lão chết không chỉ bảo toàn nhân cách mà còn thể hiện tình thương con sâu sắc.

- Vấn đề NL: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.

HS nghe ghi chép

+/ Lão Hạc đã chuẩn bị cái chết cho mình+/ Nhân cách cao đẹp của lão Hạc- Những hiểu biết thêm về Lão Hạc :+ Mọi người đều nhức nhối trước cái chết thương tâm của Lão Hạc .+ Tác giả đã đưa ra những nét xác đáng về con người Lão Hạc chọn cái chết cho mình khẳng định phẩm chất trong sạch giàu lòng tự trọng của một lão nông nghèo túng . Lão chết không chỉ bảo toàn nhân cách mà còn thể hiện tình thương con sâu sắc .

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì. Nó có gì giống và khác nghị luận về hiện tượng, sự việc đời sống, nghị luận về tư tưởng đạo lí.+ Giống: PP lập luận.+ Khác: Đối tượng, kiến thức vận dụng.- GV khái quát chung. - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn thành phần luyện tập.- Chuẩn bị: Cách làm bài…. đoạn trích. HS khá – giỏi : Lập dàn ý về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Tiết 119: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tố về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.- Giúp HS : Hiểu rõ đề bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )

2. Kỹ năng

415

- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).- Tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn bài , viết bài , đọc lại bài và viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )

3.Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu thích kiểu bài nghị luận về tác phầm truyện.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển tư duy chủ động, tích cực, sáng tạo trong làm văn, trong cuộc sống.B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm ( hoặc đoạn trích.) - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để giúp các em làm tốt thể loại văn nghị luận này. Hôm nay chúng ta học cách làm nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Thầy Trò Kiến thức cần đạt

H: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện.

H: Các từ “ suy nghĩ” “ phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau ntn?G yêu cầu khác nhau nhưng vẫn chỉ là 1 kiểu bài... Giống nhau: cùng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện khác nhau: + Suy nghĩ: xuất phát từ sự

1 HS đọc các đề bài trong sgk

Cá nhân HS trả lời

Trao đổi nhanh - trả lời- “ Suy nghĩ”: yêu cầu nhận xét về 1 tác phẩm trên cơ sở 1 tư tưởng, góc nhìn nào đó.- “ Phân tích”: yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét1 HS đọc câu hỏiCá nhân HS trả lời câu hỏi

I. Đề bài nghị luận về truyện(hoặc đoạn trích ) Đọc các đề bài (SGK/64,65 )

Dạng đề: Đề có mệnh Đề mởVấn đề NL: NL về 1 việc 1 vấn đề trong TP

416

cảm hiểu của mình về tác phẩm.+ Phân tích: xuất phát từ tác phẩm ( chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện)H: Đề bài nêu vấn đề NL nào?H: Nét nổi bật ở nhân vật ông Hai là gì?G yêu cầu HS đọc câu hỏi mục tìm ý - trả lời

H: Phần mở bài, dàn ý này đã nêu lên được điều gì?H: Phần thân bài phải đảm bảo yêu cầu gì < cómấy luận điểm > khi làm rõ luận điểm ta phải vận dụng các phép lập luận nào?H: Phần kết bài có nhiệm vụ gì?H: Hai mở bài này đã đảm bảo đủ yêu cầu chưa?G giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ HS: Mỗi tổ viết 1 đoạn trong phần thân bài - HS làm việc cá nhân. Lưu ý HS phải xác định được vị trí bài viết của mình để từ đó có cách chuyển đoạn, liên kết đoạn cho phù hợp.H: Qua phần viết bài, em rút ra yêu cầu gì của việc viết phần thân bài?

H: Em có nhận xét gì về kết bài này?H: Qua phần vừa tìm hiểu em hãy nêu cách làm 1 bài

1 HS đọc dàn ý trong sgk

Cá nhân HS trả lời

- Làm rõ vấn đề cần NL bằng hệ thống luận điểm- Vận dụng phép phân tích, CM, giải thích...

Đọc 2 mở bài trong sgk- Đã giới thiệu về TP và vấn đề cần NL < nhân vật ông Hai >

Cá nhân HS viết theo nhiệm vụ của tổ mìnhCá nhân HS đọc bàiCác HS khác nhận xét - sửa chữa: Nội dung Cách diễn đạt

1 HS đọc kết bài trong sgk- Đã khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai- Khẳng định tình yêu làng, yêu nước của ông HaiCá nhân HS khái quát2 HS đọc ghi nhớ

II. Các bước làm bài NL về tác phẩm truyện về ( hoặc đoạn trích )Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ làng” của Kim Lân1. Tìm hiểu đề, tìm ý:

2. Lập dàn ý:a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và vấn đề cần NLb. Thân bài:

c. Kết bài: Khẳng định, đánh giá lại vấn đề vừa NL

3. Viết bàia. Viết mở bài

b. Viết phần thân bài

- Cần có cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn- Các luận điểm của bài văn cần được phân tích, CM bằng dẫn chứng cụ thể trong TP

c. Viết phần kết bài

417

NL về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích )?III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…H : Học sinh đọc bài ? Nêu yêu cầu H: Truyện ngắn “ lão Hạc” của Nam Cao có thành công gì về mặt ND và NT?H: Hãy viết mở bài cho đề tài trên.

1 HS đọc yêu cầu bài tập- Về ND: XD hình tượng nhân vật lão Hạc: 1 lão nông dân....- NT: Cách kể truyện với kết cấu chặt chẽ, tạo tình huống bất ngờ, cách XD nhân vật...Cá nhân HS viết, đọc lênCả lớp cùng nhận xét, sửa chữa.

Ghi nhớ: sgk/68

III. Luyện tậpBài tập : Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao .

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Điểm khác nhau cơ bản giữa nghị luận về một tác phẩm truyện và đoạn trích.- GV khái quát chung. - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn thành phần luyện tập.- Chuẩn bị: Luyện tập…. đoạn trích. HS khá – giỏi : Lựa chọn nhân vật yêu thích nhất trong các văn bản truyện đã học ở HKI lớp 9 để Lập dàn ý chi tiết.

Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Ra đề viết bài TLV số 6 ở nhà A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện. Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện.

2. Kỹ năng

418

- Xác định được các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng yêu cầu đã được học.

3.Thái độ: Học sinh có ý thức làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển tư duy chủ động, tích cực, sáng tạo trong làm văn, trong cuộc sống.Giúp HS nắm được đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài NL về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.- HS: Đọc lại tác phẩm " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:Những yêu cầu đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích.) là gì.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. Ở những tiết trước các em đã học cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích). Để giúp các em củng cố và làm quen với việc làm bài nghị luận đó hôm nay chúng ta học tiết luyện tập.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (đã học tiết trước)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV ghi đề bài lên bảng.? Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện…? Đề bài thuộc thể loại nào. Cho biết phạm vi giới hạn của đề.? Vấn đề nghị luận là gì.? Hình thức nghị luận.

? Cách làm bài phân tích và cảm nhận có gì khác nhau.

? Em sẽ trình bày cảm nhận về những khía cạnh nào.

- HS theo dõi sgk.- HS đọc các đề trong sgk.- HS nêu cụ thể.

- Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện. - Nội dung nghị luận: nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức của đoạn trích truyện.- Hình thức nghị luận:nêu cảm nhận về đoạn trích. Tìm ý: Nhân vật ông Sáu. Nhân vật bé Thu.

I. Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.1. Tìm hiểu đề và tìm ý Tìm hiểu đề:- Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm truyện. - Nội dung nghị luận: nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức của đoạn trích truyện.- Hình thức nghị luận:nêu cảm nhận về đoạn trích.- Xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu biết của bản thân về nhân vật. Tìm ý: Nhân vật ông Sáu. Nhân vật bé Thu. Đánh giá nội dung, nghệ thuật. 2. Lập dàn ý:

419

? Bước tiếp theo là gì.? Bố cục gồm mấy phần.? Có những cách mở bài nào.- GV hướng dẫn HS tìm ý cho phần thân bài.- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận.+ Nhóm 1: nhân vật ông Sáu.+ Nhóm 2: Về nhân vật bé Thu.+ Nhóm 3: nhận xét về nội dung, nghệ thuật.Yêu cầu: Tìm luận điểm, luận cứ.- HS nêu kết quả thảo luận.

- GV khái quát dàn ý trên bảng phụ.

? Em hãy nêu nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

- HS nêu nhận xét, đánh giá về nội dung, khái quát thành công về nghệ thuật.

? Phần kết bài cần nêu ý gì.- GV hướng dẫn HS viết bài ở nhà.? Em hãy khái quát những điều cần chú ý về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.

Đánh giá nội dung, nghệ thuật. - HS nêu cách mở bài. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS nêu kết quả thảo luận. Nhân vật bé Thu:- LĐ 1: Ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng hồn nhiên, ngây thơ.+ Luận cứ 1: không chịu nhận ông Sáu là ba.D/ c: "nghe gọi … vụt chạy…kêu thét"+ Luận cứ 2: Từ chối sự quan tâm của ông Sáu.D/c: hất miếng trứng cá…+ Luận cứ 3

- LĐ 2: Tình yêu thương cha sâu nặng.+ Luận cứ : thái độ của bé Thu khi chia tay, tình yêu cha trỗi dậy…

D/c: Tiếng kêu như xé… ôm chặt cổ ba… hôn cùng khắp." Nhận xét, đánh giá:ND: Tác giả đã tô đậm và ca ngợi tình phụ tử như một lẽ sống mà vì nó con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng.- Câu chuyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi ta nghĩ đến những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình.

MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu đoạn trích. Giới thiệu nhân vật. Khái quát cảm nhận về nội dung, nghệ thuật.TB: Triển khai các luận điểm Nhân vật bé Thu:……. Nhân vật ông Sáu:- LĐ 1: niềm khao khát được gặp con của ông Sáu.D/c: tiếng gọi Ba đây con.- LĐ 2: Nỗi đau đớn của người cha khi con không chịu nhận mình.D/c: Hai tay buông thõng.- LĐ 3: Tình yêu con sâu nặng.D/c: làm tặng con CLN Nhận xét, đánh giá:ND: Tác giả đã tô đậm và ca ngợi tình phụ tử như một lẽ sống mà vì nó con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng.- Câu chuyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi ta nghĩ đến những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình.NT: - Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ; xây dựng tình huống làm nổi bật tính cách nhân vật.- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

KB:- Tóm lược giá trị của đoạn trích.- Khái quát ý nghĩa thời đại của đoạn trích.3. Viết bài: Chú ý hệ thống luận điểm, luận cứ.+Phần MB:(có nhiều cách MB)+ Phần thân bài:- Các đoạn các phần liên kết chặt chẽ về cả ND và hình thức.+ Phần kết bài: 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

420

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết VĐ. Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Quy trình làm một bài văn nghị luận. - Nắm chắc nội dung bài học, phương pháp làm bài.- Hoàn thành phần luyện tập viết bài.- Chuẩn bị cho bài viết số 6 Yêu cầu: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý , viết bài cho đề bài sau:Đề: Cảm nhận của em về nhận vật bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.- Soạn bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh.HS khá – giỏi : Sưu tầm, tìm hiểu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

Tiết 121: Văn bản: Sang thu Hữu Thỉnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ .

2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích thơ ca.- HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

3.Thái độ - Giáo dục học tinh lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.B. CHUẨN BỊ - GV: ảnh chân dung tác giả, soạn bài- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ " Viếng lăng Bác", phân tích khổ cuối bài thơ- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Thơ hay và tả về mùa thu có nhiều , thơ tả mùa hạ ít hơn. Thơ tả thời điểm giao mùa giữa hạ và thu càng ít . Vì thế ta càng quý những bài như Sang thu . Từ mùa hạ chuyển sang mùa thu , thiên nhiên ở miền Bắc vào thu được cảm nhận như thế nào qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’)

421

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi trời đất từ cuối hạ sang đầu thu.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: +? Em hãy nêu vài nét khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh.+ ? Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ.+ ? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.- GV giảng mở rộng: HT viết nhiều, viết hay về đề tài mùa thu, về những con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông thường đem đến cho người đọc những cảm xúc đặc biệt về con người và c/s, về một thế giới còn ẩn chứa bao điều bất ngờ, thú vị.( " Từ chiến hào đến thành phố", " Trường ca biển", " Thư mùa đông"? Bài thơ được viết theo thể thơ nào; phương thức biểu đạt chính.? Theo em bài thơ này có nên chia thành nhiều đoạn hay không.- Gv lưu ý HS về mạch cảm xúc của bài thơ -> không xác định bố cục.- GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, thoáng suy tư.

- HS theo dõi sgk. HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nguyễn Hữu Thỉnh (1942), quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.- Năm 1963, ông gia nhập quân ngũ vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.- Ông đã tham gia BCH Hội Nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

- 2 học sinh đọc.-HS nhận xét cách đọc- HS nêu một số chú thích tiêu biểu

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả- Hữu Thỉnh 1942.- là nhà thơ trưởng thành trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.- Thơ HT trong sáng, sâu lắng, giàu suy tưởng.

2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác : Viết 1977, in trong tập " Từ chiến hào đến thành phố".- Thể thơ 5 chữ.- Phương thức biểu đạt: BC + MT

Đọc, chú thích- Đọc

- Chú thích.

422

- GV nhận xét HS đọc- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.?Sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu.

? Nhà thơ đã nhận ra mùa thu qua những tín hiệu nào.

? Em có cảm nhận gì về hình ảnh mở đâù bài thơ "hương ổi phả vào trong gió se"? Vậy em có nhận xét gì về cách lựa chọn hình ảnh của tác giả.? Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong những câu thơ trên.? Cách miêu tả sương có gì đặc biệt. Em cảm nhận được gì về cảnh vật qua cách miêu tả ấy.

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Khổ thơ đã cho em cảm nhận gì về thiên nhiên thời điểm này.

? Những từ ngữ nào gợi tả tâm trạng của nhà thơ trước biến chuyển của trời đất.- HS giải thích các từ " Bỗng", " hình như".? Em hình dung tâm trạng của nhà thơ lúc này như thế nào.- GV diễn giảng: thu đã đến nhưng chưa hẳn đến. Phút giao mùa của tự nhiên được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan." Bỗng" không chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn cảm thấy cái khẽ giật mình. " hình như"

trong sgk và giải thích thêm các từ" chùng chình", " dềnh dàng".- HS theo dõi khổ thơ đầu.- Hương ổi- Phả vào trong gió se- Sương chùng chình qua ngõ+ Hương ổi: một thứ hương thơm đặc biệt, nồng nàn, khó quên; mang đậm dấu ấn làng quê thôn dã.+ Gió se: Gió heo may đầu mùa mát mẻ, dịu ngọt.+ Hương ổi nồng nàn, ngào ngạt truyền vào làn gió se lạnh của mùa thu làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.- Gợi màn sương mờ ảo, nhẹ nhàng có lúc như ngưng lại, chầm chậm chuyển động, có gì như lưu luyến chưa muốn qua.HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.- Bỗng nhận ra- Hình như

-> Bất ngờ, xúc động, ngỡ ngàng nhưng lại mơ hồ trước những tín hiệu sang thu.

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Khổ thơ 1: Tín hiệu báo thu về

+ Hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi tả, phép nhân hoá.

-> Thiên nhiên, đất trời đang chuyển mình vào thu.

=> Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, thu đến mà như vừa thực vừa mơ -> tâm hồn

423

không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn. Phút giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin.? Thiên nhiên đất trời vào thu tiếp tục được miêu tả qua chi tiết, hình ảnh nào.? Hình ảnh nào để lại trong em ấn tượng rõ nét nhất về thời điểm giao mùa. Vì sao?? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong khổ thơ này.?ấn tượng của em về hình ảnh dòng sông và những cánh chim.? Nếu vẽ bức tranh thu minh hoạ cho khổ thơ trên em sẽ vẽ như thế nào.

? Em có nhận xét gì về nhịp sống của tự nhiên khi mùa thu bắt đầu.? Trong các hình ảnh trên em thích nhất là hình ảnh nào. Cảm nhận của em về hình ảnh ấy?

? Em có cảm nhận gì về thiên nhiên, đất trời vào thu.

? Không gian thu trong khổ 3 được tác giả cảm nhận qua hiện tượng nào. những hiện tượng " nắng", " mưa", " sấm" thường xuất hiện nhiều ở mùa

-HS đọc khổ 2.- Sông được lúc dềnh dàng- Chim bắt đầu vội vã- Có đám mây…- Vắt nửa mình sang thu.+ Sông thanh bình, hiền hoà, phẳng lặng chầm chậm chở mùa thu đến > < đàn chim vội vã bay đi có lẽ vì sự cái se lạnh của gió thu. Đàn chim bay đi vội vã báo hiệu hết hạ sang thu. Hai hình ảnh tuy đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau -> hoàn thiện bức tranh sang thu.+ " Có đám mây… thu": trong bầu trời thu còn vương lại sắc màu mùa hạ. sự duyên dáng trải dài của đám mây tinh nghịch nửa lưu luyến mùa hạ, nửa vươn mình đón nhận muà thu. Có thể nói đám mây chính là nhịp cầu của sự giao mùa- HS đọc khổ 3.- Nắng, mưa, sấm…

nhạy cảm, yêu thiên nhiên của tác giả

2. Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời sang thu

+ Nhân hoá, đối lập.

-> Nhịp sống hối hả của tự nhiên khi mùa thu bắt đầu…

-> Thiên nhiên, đất trời chuyển mình vào thu đã rõ nét.

424

nào. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả.? Em thấy dấu hiệu mùa hạ ở đây như thế nào. Nó báo hiệu điều gì? - GV: với hàng loạt những " vẫn còn", " đã vơi dần", " cũng bớt"… nhà thơ như đo đếm được độ đậm nhạt của nắng, khối lượng của mưa thu…- GV đọc hai câu thơ cuối:? Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ trên.- GV hướng dẫn HS thảo luận: + Câu thơ có mấy tầng nghĩa. Hãy nêu cụ thể.+ Tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua câu thơ này.? Qua bài thơ, em hiểu gì về nhà thơ Hữu Thỉnh.

? Khái quát nét thành công về nghệ thuật của bài thơ.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề? Bài thơ gợi cho em cảm nhận gì về thiên nhiên, đất nước, con người vào thời điểm từ hạ sang thu.? Vì sao tác giả chọn nhan đề là " Sang thu" ? Ngoài bài thơ này, em còn biết bài thơ thu nào khác.- GV bổ sung.? Điền từ vào mạch cảm xúc

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - Sấm cũng bớt bất ngờ- Trên hàng cây đứng tuổi.

- sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh; hàng cây: những con người từng trải, những cuộc đời đã sang thu - Suy nghiệm về con người và cuộc sống, về mùa thu của đời người -> nghĩa hàm ý

- HS đọc ghi nhớ

- HS đọc diễn cảm bài thơ. Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

- HS kể tên các bài thơ tiêu biểu viết về mùa thu.

3. Khổ thơ thứ ba: Biến đổi trong lòng cảnh vật đến lòng người.

+ Từ ngữ chỉ mức độ-> Dấu hiệu mùa hạ nhạt dần, báo hiệu thiên nhiên đã sang thu.

+ Hình ảnh ẩn dụ, giàu tình triết lí.- Ý nghĩa tả thực: lúc sang thu bớt đi những tiếng sấm bớt ngờ hay hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa- Ý nghĩa ẩn dụ: đó là những thay đổi, vang động của cuộc đời, xã hội, cũng là những thay đổi của tuổi đời sang thu. Con người đã từng trải, từng chịu nhiều giông gió trong đời thường cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.=> Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cuộc đời.

III. Tổng kết:1. NT: hình ảnh giàu sức biểu cảm, gợi suy tưởng; các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá, đối, từ láy gợi hình.2. ND: cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời cuối hạ sang thu.- Thiết tha, trân trọng vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.- Suy nghĩ sâu lắng về con người, cuộc đời.IV. Luyện tập- Chùm thơ thu của Nguyễn

425

của bài thơ. Khuyến, "Tiếng thu"- LTLư, " Đây mùa thu tới "- XD, " Vườn thu"- Võ Văn Trực.(Ngỡ ngàng, ngây ngất, ngẫm ngợi, nghĩ suy.)

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: " Nói với con" của Y Phương.HS khá – giỏi : Tìm hiểu nét đặc sắc trong bài thơ của HT là gì?-> Thông thường các nhà thơ nhận ra dấu hiệu mùa thu qua hình ảnh quen thuộc “ lá vàng”. Với HT, ông cảm nhận qua nhiều hình ảnh, hiện tượng ( hương vị, sự vận động của gió, sương, dòng sông, cánh chim, mây, mưa, nắng). Ông miêu tả bao quát cảnh đất trời sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.- GV khái quát: Đọc bài thơ ta nhận ra có một sự chuyển mình nhẹ nhàng mà rõ rệt của thời tiết, thiên nhiên lúc giao mùa. Sự chuyển mình đó sẽ rất khó nhận ra nếu không có một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm của Hữu Thỉnh. Chỉ với 12 câu thơ 5 chữ ông đã đưa ta về một miền quê bình dị mà ấm áp tình người. Ở đó có một bức tranh sang thu vừa đẹp, vừa có tình người và có cả chiều sâu suy ngẫm.

Tiết 122: Văn bản Nói với con

Y Phương A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Đọc – hiểu một vă bản trữ tình . - Phân tích một cách độc đáo, giàu hình ảnh gợi cảm của thơ miền núi.2. Kỹ năng- HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến và bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.3.Thái độ Bồi dưỡng tình yêu cha mẹ, gia đình. 4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con; tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương. B. Chuẩn bị - GV: ảnh chân dung tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não

426

Câu hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ " Sang thu " của Hữu Thỉnh, nêu cảm nhận về câu thơ mà em cho là hay nhất trong bài.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….GV giới thiệu bài: Tình yêu thương con cái, mơ ước thế hệ tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vẫn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Nói với con của Y Phương - nhà thơ dân tộc Tày (sinh sống ở các tỉnh miền núi đông bắc) - là một trong những bài thơ hướng vào đề tài ấy với cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạtHoạt động: Tri giác (7 phút ,vấn đáp )H: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm

Hoạt động: Phân tích, cắt nghĩa :( 16phút , vấn đáp )G đọc bài 1 lần GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luậnH: Nêu đại ý của bài thơH: Nội dung đó được trình bày trong một bố cục ntn?H: Lời thơ trong bài này có gì mới lạ so với các bài thơ em đã học? Vì sao?H: Từ đó em xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

H: Tìm những câu thơ nói lên tình yêu thương của cha mẹ đối với con?H: Em có nhận xét gì về các

Dùng phương pháp đàm thoại để tìm hiểu chú thíchCá nhân HS nêu ý kiến

1 HS đọc lại

Cá nhân HS trả lời

HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

- Do cách nói của người dân miền núi ( tác giả vốn là người DT )

1 HS đọc lại đoạn 1

Cá nhân HS tìm

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Y Phương ( Hứa Vĩnh Sước), sinh 1948.- Là người dân tộc Tày, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.- Hồn thơ chân thật, mạnh mẽ và trong sáng.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác : In trong tập " Thơ VN" ( 1945 - 1985)- Thể thơ tự do.- Phương thức biểu đạt: BC + TS + MT

Đọc, chú thích Đại ý: Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn... quê hương mình Bố cục: 2 phần Thể thơ tự do, rất ít vần, gần với lời nói thường, mộc mạc, chân thành nhiều hình ảnh lạ- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.II. Đọc - hiểu văn bản

427

hình ảnh thơ đó? Những hình ảnh đó gợi điều gì?H: Vì sao lời đầu tiên của cha nói với con lại là điều đó? (nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người)H: Hãy giải thích: Người đồng mình, đan lờ, kenH: Hai ĐT “ cài” “ken” ngoài ý nghĩa chỉ hành động còn mang ý nghĩa nào khác nữaH: Qua những câu thơ trên, em hiểu gì về cuộc sống của người đồng mìnhH: Em có cảm nhận ntn về câu thơ “ rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng”

H: Một quê hương ntn được gợi lên từ đoạn thơ này?Vì sao người cha lại nói với con điều ấy?

G: Không chỉ vậy đến những dòng thơ tiếp theo, chúng ta lại cảm nhận thêm những cảm xúc mới. Tác giả lại mang đến cách hiểu về đức tính cao... GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.H: Người cha đã nói với con

Cá nhân HS tìmTrao đổi nhanh - trả lời

- Diễn tả động tác, miêu tả cụ thể- Sự gắn bó, quấn quýt

Cá nhân HS nêu cảm nhậnhoa - Vẻ đẹp TNtấm lòng - vẻ đẹp tình người- Một vùng quê của tình yêu thương và văn hoá tốt đẹp -> cha gọi cho con về cội nguồn, về quê hương, đất nước để từ đó con biết yêu thương, trân trọng và gìn giữ những tình cảm gia đình, những khung cảnh của quê hương

HS tìm chi tiết trong sgk Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Thảo luận - tìm ra những ý cơ bản

1. Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương đối với con...- Chân phải bước... tới tiếng cười-> Hình ảnh thơ thật cụ thể theo cách hình dung của người miền núi - Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng cười của con đều được cha mẹ mừng vui, chăm chút đón nhận- Sự đùm bọc của quê hương

- Cuộc sống lao động, cần cù, tươi vui, đoàn kết, gắn bó -> Vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của truyền thống DT

- Rừng núi quê hương thơ mộng nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống

2 . Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của cha với con Những đức tính cao đẹp của người đồng mình - Người đồng mình... chí lớn: Tác giả dùng từ ngữ rất mạnh mẽ để nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của người đồng mình đó là sức sống bền bỉ, vượt qua những khó khăn gian khổ,

428

về những đức tính cao đẹp nào của người đồng mình?Em hãy phân tích?H: Thông qua những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha muốn nhắc nhở con điều gì? hãy phân tích.

H: Qua những lời nói với con, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của người cha đối với con?Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền được cho con là gì?G: Như vậy, từ những đức tính và truyền thống quý báu, đáng tự hào của người đồng mình, cha đã nhắc nhở con bài học sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống.Hoạt động: Đánh giá, khái quát ( 2phút , vấn đáp ) H: Nêu 1 số nét đặc sắc về mặt nghệ thuật và nội dung của bài thơ?G: Chốt lại ý cơ bản? Bài thơ có nhan đề là " Nói với con" có phải nhà thơ chỉ muốn dừng lại ở lời dặn dò với con không, hay còn muốn nói điều gì khác.

HS tìm những câu thơ nói lên điều đó

Thảo luận - trả lời

Nghe - cảm nhận

Trao đổi nhanh - trả lời

2 HS đọc ghi nhớ

- HS rút ra những nội dung và nghệ thuật bài thơ

- Nhà thơ muốn nói với tất cả mọi người phải sống cho cao đẹp, phát huy được truyền thống quê hương yêu dấu.

gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo- Người đồng mình thô sơ... phong tục mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. họ có thể “ thô sơ...” Mong ước- Không chê đá...... thungKhông lo cực nhọc-> Phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương...- Con ơi tuy... nghe con Mong muốn con biết tự về quê hương=> Tình cảm yêu thương trìu mến thiết tha và niềm tin tưởngNgười cha muốn truyền cho con lòng tự hào...III. Tổng kết :1. Nghệ thuật- Có giọng điệu thủ thỉ , tâm tình , tha thiết , trìu mến- Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên2. Nội dung:Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước .

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’)

429

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV nêu tình huống, yêu cầu HS trả lời: Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, hãy nói cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.- HS tự bộc lộ.(con sẽ làm theo lời cha khuyện bảo, sẽ luôn nhớ tới cội nguồn, kế tục truyền thống tốt đẹp của quê hương, góp phần xây dựng quê hương).V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: " Mây và sóng". HS khá – giỏi : Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm của người cha dành cho con trong bài thơ Nói với con của Chế Lan Viên.

Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày .- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu .- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể .

2. Kỹ năng- Biết cách sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp

3.Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hàm ý trong giao tiếp .

4.Phẩm chất, năng lực- HS rèn năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và chủ động tích cực trong việc nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.B. Chuẩn bị - GV: bảng phụ.- HS: Đọc trước bài, soạn bài.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi

430

được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV giới thiệu bài:Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi phát ngôn của chúng ta đều chứa đựng một thông tin nào đó. Có khi thông tin được trực tiếp thông báo qua lời nói, tức nó có nghĩa tường minh. Xong cũng có khi có những thông tin phải suy ra từ lời nói mà không được hiểu trực tiếp, đó là nghĩa hàm ý. Vậy, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý là gì? Chúng ta cần phât biệt chúng ra sao? Bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu…II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu, giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV: Chiếu nội dung ví dụ trong SGK lên phông chiếu, gọi học sinh đọc nội dung ví dụ (SGK – 74, 75). Chú ý hai câu nói của anh thanh niên. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Qua câu nói "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? (Câu nói này của anh thanh niên được hiểu như thế nào?)? Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó với ông họa sỹ và cô gái kỹ sư?

? Tuy chỉ thốt lên như vậy, nhưng ông họa sỹ và cô gái kỹ sư có hiểu được tâm trạng của anh thanh niên hay không? ? Vậy câu nói của anh thanh niên chứa đựng ý nghĩa gì?- Giáo viên: Cho học sinh

- Học sinh đọc ví dụ (SGK – 74, 75).

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Anh thanh niên rất luyến tiếc vì cuộc gặp gỡ giữa anh cùng cô kỹ sư và ông họa sỹ chỉ còn có năm phút nữa là phải chia tay.- Có thể do ngại ngùng, vì anh thanh niên muốn che dấu tình cảm của mình, vì anh chưa tiện nói ra- Cô gái kỹ sư và ông họa sỹ vẫn hiểu được tâm trạng của anh thanh niên, vì dựa vào thái độ, sự tiếp đón của anh thanh niên, tính "thèm người" của anh thanh niên đối với anh thanh niên, thời gian còn năm phút là quá ngắn ngủi và rất quý giá, vì khi ông họa sỹ và cô

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

1. Ví dụ:(SGK – 74, 75)

2. Nhận xét:

- "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!"

Rất tiếc vì thời gian còn quá ít.

-> Cách diễn đạt không trực tiếp nhưng có thể

431

làm nội dung bài tập 1a. (SGK – 75)? Trong đoạn văn trên, theo em, câu nào cho thấy ông họa sỹ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên?? Vậy, từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy? Giáo viên: Mặc dù không cần nói ra, nhưng với cử chỉ (cái "tặc lưỡi") của ông họa sỹ cũng cho ta hiểu được thái độ của ông họa sỹ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.GV: Yêu cầu học sinh quan sát vào câu nói thứ hai của anh thanh niên.? Theo em trong câu nói "Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!" của anh thanh niên trên có ẩn ý gì hay không?? Vậy câu nói của anh thanh niên mang nghĩa tường minh hay chứa hàm ý?- Giáo viên: Cho học sinh làm nội dung bài tập 1b. (SGK – 75)? Trong đoạn trích trên, có những từ ngữ nào miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn liên quan đến chiếc khăn mùi soa?

? Thái độ đó giúp em đoán được điều gì liên quan đến chiếc khăn mùi soa?- Giáo viên: Cô gái ngượng vì người thanh niên

kỹ sư đi rồi anh sẽ chỉ còn lại một mình thui thủi một mình

Câu nói của anh thanh niên mang nghĩa hàm ý.

- Câu "Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy" cho thấy ông họa sỹ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên.- Cụm từ "tặc lưỡi" cho thấy ông họa sỹ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên.

- Câu nói "Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!" của anh thanh niên trên không có ẩn ý gì, đây là lời nhắc nhỏe của anh với cô gái kia khi cô để quên chiếc khăn mùi soa.

Mang nghĩa tường minh- Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc khăn mùi soa là: + mặt đỏ ửng (ngượng ngù); + nhận lại chiếc khăn (không tránh được); + quay vội đi (quá ngượng). Qua các hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để

suy ra từ một từ ngữ ẩn ý.

Nghĩa hàm ý.

- "Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!" Không chứa ẩn ý.

-> Diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ: sáng tỏ.

Nghĩa tường minh.

432

thì ít – vì anh thanh niên thật thà đến mức vụng về – nhưng cô ngượng với ông họa sỹ già dày dạn kinh nghiệm kia thì nhiều hơn, đến mức "ngượng đỏ chín cả mặt". Đây chính là sự đặc trưng của "ngôn ngữ hình tượng".? Qua phân tích ngữ liệu trên, em rút ra nhận xét gì về nghĩa tường minh và hàm ý?

GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong (SGK – 75)

- Giáo viên: Cho học sinh làm bài tập tình huống trong bảng phụ (máy chiếu)."Trống vào lớp đã 10 phút Hiếu mới hớt hơ hớt hải chạy vào lớp. Thầy giáo nhìn đồng hồ, nói: ……"? Em hãy diễn đạt ý muốn nói của thầy giáo bằng hai câu; một câu có nghĩa tường minh, một câu dùng hàm ý.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK.GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập 2,

khăn lại làm kỷ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên đã gọi cô để trả lại.

- Nghĩa tường minh: Là nghĩa đợc diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói.

- Học sinh phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:- Giống: Đều là nội dung thông báo của người nói gửi đến người nghe;- Khác: + Nghĩa tường minh: Là nghĩa hiểu trực tiếp. + Hàm ý: Phải suy từ từ ngữ được diễn đạt.- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ (SGK – 75)- Nghĩa tường minh: Em đến muộn mất 10 phút.- Hàm ý: + Em có đồng hồ không? + Em có nghe thấy tiếng trống không? + Em có biết bây giờ là mấy giờ rồi hay không?

- Học sinh đọc.- Yêu cầu, cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích. Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- Hàm ý của câu in đậm "Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá". Thể hiện là "Ông họa sỹ già cần uống nước chè, nhưng chưa kịp uống thì đã phải đi sớm, vì vậy anh thanh niên hãy

3. Kết luận:- Nghĩa tường minh: Là nghĩa đợc diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói- Hàm ý: Là phần thông báo không đợc nói ra bằng từ ngữ trong lời, nh-ng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

Ghi nhớ:(SGK – 75)

II. LUYỆN TẬP1. Bài tập 2: (SGK – 75)

433

SGK – 75.? Nội dung bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời.? Hàm ý của câu in đậm "Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá". Là gì?GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập 3, SGK – 75, trên phông chiếu. Cho học sinh thảo luận theo bài trong 2 phút.? Gọi học sinh trả lời, Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích?? Nội dung của hàm ý đó là gì?GV: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận nội dung bài tập 4 (SGK – 76)- Nhóm I: Phần a.- Nhóm II: Phần b.

pha nước chè mời ông ống".- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK – 75).- Học sinh thảo luận.- Câu chứa hàm ý: "Vô ăn cơm!" Hàm ý là: "Cơm đã chín rồi!"- Câu: "Cơm chín rồi!" Chứa hàm ý là: "Ông vô ăn cơm đi!"- Các câu in đậm ở trong đoạn trích không chứa hàm ý. + Câu in đậm 1: "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, còn gọi là "đánh trống lảng"). + Câu in đậm 2: "Tôi thấy người ta đồn…" là câu nói còn dở dang, chưa hết ý, câu bỏ lửng

- Hàm ý: Ông họa sỹ già chưa kịp uống nước chè thì đã phải đi.

2. Bài tập 3: (SGK – 75)

- Câu: "Vô ăn cơm!" Hàm ý: "Cơm đã chín rồi!"- Câu: "Cơm chín rồi!" Hàm ý: "Ông vô ăn cơm đi!"3. Bài tập 4: (SGK – 76)- Các câu in đậm không chứa hàm ý. + Câu 1: Là câu nói lảng sang chuyện khác. + Câu 2: Là câu nói còn dở dang, chưa hết.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung về bài học.- Lưu ý: Không nên chỉ sử dụng tường minh, cũng không nên lạm dụng hàm ý -> dẫn đến sự khó hiểu.- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn thành bài tập 3,4 sgk.- Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý.( tiếp) HS khá – giỏi : Dựng đoạn hội thoại có sử dụng Hàm ý và chỉ rõ về chủ đề học tập.

Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức HS nắm được đặc điểm của văn bản Nghị luận đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực cá thể, năng lực ra quyết định, năng lực hợp tác khi cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .

2. Kỹ năng- Nhận dạng được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . - Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

434

3.Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước . 4.Phẩm chất, năng lực HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực cá thể, năng lực ra quyết định, năng lực hợp tác khi cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.B. Chuẩn bị - GV: bảng phụ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:H1 Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ? Nêu cách làm kiểu bài này ?H2 : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải’’ - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Tiết trước các em đã nắm được cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) . Vậy thế nào là nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ , cô trò ta cùng tìm hiểu bài này.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Vấn đề nghị luận của văn bản là gì.

? Tác giả đã làm nổi bật vấn đề nghị luận trên bằng cách nào.

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Khi trình bày những nhận xét, đánh giá về TP, tác giả đã đưa ra

- HS theo dõi sgk.- HS đọc VB: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời.

+ Vấn đề nghị luận: H/ả mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ.-> Trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật. HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ1. Ví dụ: sgk2. Nhận xét:+ Vấn đề nghị luận: H/ả mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ.-> Trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật.

+ Luận đề: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa… LĐ 1: Bức tranh mùa xuân

435

luận đề nào.? Để làm sáng tỏ luận đề tác giả đưa ra luận điểm chính nào.

? Em hãy xác định luận điểm đó.

? Hãy tìm các luận cứ, dẫn chứng làm sáng tỏ các LĐ.

? Em thấy các luận cứ, luận điểm đã tập trung nhận xét, đánh giá những yếu tố nào của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ"? Việc phân tích những yếu tố đó nhằm mục đích gì.

? Văn bản trên gồm mấy phần. chỉ ra các đoạn tương ứng ở mỗi phần.? Phần mở bài nêu nội dung gì.? Tác giả giới thiệu bài thơ theo cách nào.( Gián tiếp: từ thơ xuân nói chung -> thơ xuân của Thanh Hải. )- HS xác định phần thân bài.? Nội dung của phần thân bài.? Cách lập luận chủ yếu được tác giả sử dụng. (phân tích )

? Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa các luận điểm trong phần thân bài.? Nội dung phần kết bài. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về bố cục văn bản " Khát

+ Luận đề: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa…

- HS xác định LĐ.

- HS phát hiện. LĐ 2: Hình ảnh MXNN …hoà nhập, dâng hiến.- Luận cứ: . H/ả thơ lạ, hồn nhiên . Nguyện ước của nhân vật trữ tình. . Các khổ, các phần gắn kết.

=> Phân tích ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu.

-> Đánh giá cụ thể, xác đáng.

+ Bố cục: 3 phầna. MB: ( Từ đầu đến "trân trọng")- Giới thiệu bài thơ.- Bước đầu nêu nhận xét đánh giá.

- HS nhận xét.

-> Các LĐ liên kết chặt chẽ bằng từ, câu nối tiếp, chuyển đoạn tự nhiên.

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một-

… âm thanh.- LC: . dòng sông xanh, hoa tím . Tiếng chim . Tình cảm nâng niu vẻ đẹp mùa xuân. . cảm xúc dịu dàng,đằm thắm. LĐ 2: Hình ảnh MXNN …hoà nhập, dâng hiến.- Luận cứ: . H/ả thơ lạ, hồn nhiên . Nguyện ước của nhân vật trữ tình. . Các khổ, các phần gắn kết.

=> Phân tích ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu.

-> Đánh giá cụ thể, xác đáng.

+ Bố cục: 3 phầna. MB: ( Từ đầu đến "trân trọng")- Giới thiệu bài thơ.- Bước đầu nêu nhận xét đánh giá.b. TB:- Trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể về ND & NT.- Phân tích, bình giá qua các LĐ, LC.-> Các LĐ liên kết chặt chẽ bằng từ, câu nối tiếp, chuyển đoạn tự nhiên.c. KB: Kquát về giá trị ý nghĩa bài thơ.

-> Bố cục mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ.

436

vọng… dâng hiến"? Đọc bài em thấy thái độ của người viết được thể hiện như thế nào.? Nhận xét về lời văn.? Từ sự phân tích trên em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng(10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

GV hướng dẫn HS làm bài tập.

? Chỉ ra điểm giống & khác nhau giữa hai kiểu bài NL về TP truyện Và NL về một đoạn thơ, bài thơ.

hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến -> Lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.- HS rút ra kết luận- HS đọc yêu cầu bài tập Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- HS so sánh.- HS nêu cụ thể. - HS tìm thêm các luận điểm khác về bài thơ "MXNN" ngoài các LĐ bài viết đã nêu.

-> Lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

3. Ghi nhớ:

II. Luyện tập Giống nhau: Về hình thức nghị luận, cả hai kiểu đều áp dụng biện pháp xây dựng luận điểm, lựa chọn luận cứ, vận dụng luận chứng để bình giá về đối tượng NL. Khác nhau: Đối tượng bình giá.- TP truyện: chú ý đến tính cách nhân vật qua miêu tả bên trong, bên ngoài, đặt nhân vật vào các tình huống tự sự để đánh giá các tính cách đó.- TP thơ: Chú ý ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới1. Khi viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, luận điểm của bài văn phải đạt những yêu cầu gì ? A. Phải được nêu cụ thể, có luận cứ xác đáng B.Phải gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm C. Phải chúng tỏ ngưòi có ý kiến riêng, có khả năng cảm thụ tốt. D. Cả ba phương án trên. 2. Văn bản Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời có mấy phần ? A. Mở bài và thân bài B. Thân bài và kết bài C. Cả ba phần : Mở bài . thân bài , kết bài D. Chỉ có phần thân bài ? Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.- GV khái quát chung.- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Chuẩn bị: Cách làm …. đoạn thơ. HS khá – giỏi : So sánh điểm giống và khác giữa nghị luận về 1 bài thơ với 1 tác phẩm truyện ?

437

Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- HS có kiến thức vững vàng hơn về đặc điểm yêu cầu đối với bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

2. Kỹ năng - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức, triển khai các luận điểm .

3.Thái độ - Giáo dục học sinh lòng yêu thích kiểu bài này.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tự giác, tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác cùng nhau tìm hiểu và đưa ra quyết định khi tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: H1 :Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. ? H2 : Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Giờ trước các em đã nắm được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Vậy cách làm kiểu bài này như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu bài này .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Em hãy chỉ ra các điểm giống và khác nhau trong các đề bài.

? Các đề bài nghị luận thường đưa ra các mệnh đề nào.

? Các từ " suy nghĩ", " phân tích", " cảm

- HS theo dõi sgk.- HS đọc các đề trong sgk.

- HS nêu cụ thể. Giống nhau: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ khác nhau. Khác nhau:+ Đề 1, 2, 6: nghị luận về một đoạn thơ.

I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)1. Ví dụ:2. Nhận xét: Giống nhau: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ khác nhau. Khác nhau:+ Đề 1, 2, 6: nghị luận về một đoạn thơ.

+ Đề 3, 5, 7, 8: nghị luận về một bài thơ.

438

nhận", cho ta thấy các đề bài có sự giống và khác nhau như thế nào.- GV nhấn mạnh những điểm giống và khác nhau.

? Nêu các bước làm bài văn nghị luận.? Đề bài yêu cầu nghị luận vấn đề gì.? Dựa vào cơ sở nào để nghị luận vấn đề trên.- GV hướng dẫn HS tìm ý.? Điểm nổi bật nhất tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài thơ " Quê hương" là gì.

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Dàn ý bài văn gồm mấy phần.? Phần mở bài cần giới thiệu vấn đề gì.? Phần thân bài cần triển khai những nội dung nào.

? Hãy nêu các luận điểm.? Các luận cứ để làm rõ cho các luận điểm trên.

? Nhiệm vụ của phần kết bài gì.

+ Đề 3, 5, 7, 8: nghị luận về một bài thơ.

+ Đề 4: Nghị luận về một nhân vật.

- HS đọc đề bài trong sgk. Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ " Quê hương" của Tế Hanh.

Tìm hiểu đề:- Yêu cầu: Phân tích tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài thơ " Quê hương".-> Xuất phát từ nội dung bài thơ.- HS theo dõi dàn bài trong sgk. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến Tìm ý:+ Nỗi nhớ quê hương của tác giả khi đi xa+ Hình ảnh làng quê hiện lên tròng nỗi nhớ của Tế Hanh.

- HS nêu cụ thể.- LĐ 1: Nỗi nhớ làng chài với c/s lao động khoẻ khoắn.+ Luận cứ 1 + Luận cứ 2+ Luận cứ 3

- LĐ 2: Lòng yêu quê hương tha thiết của nhà

+ Đề 4: Nghị luận về một nhân vật.

Mệnh đề: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ, hình tượng nhân vật.

II. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ1. Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ " Quê hương" của Tế Hanh. a. Tìm hiểu đề và tìm ý Tìm hiểu đề:- Yêu cầu: Phân tích tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài thơ " Quê hương".-> Xuất phát từ nội dung bài thơ.

Tìm ý:+ Nỗi nhớ quê hương của tác giả khi đi xa+ Hình ảnh làng quê hiện lên tròng nỗi nhớ của Tế Hanh.

b. Dàn ýMB: Giới thiệu tác phẩm.- Nêu ý kiến về tình yêu quê hương của tác giả.TB: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ; trình bày nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật bài thơ.- LĐ 1: Nỗi nhớ làng chài với c/s lao động khoẻ khoắn.+ Luận cứ 1 + Luận cứ 2+ Luận cứ 3

- LĐ 2: Lòng yêu quê hương tha thiết của nhà thơ qua giọng điệu thơ trữ tình & một tấm lòng chân thành.+ Luận cứ 1 + Luận cứ 2+ Luận cứ 3

KB:- Tổng hợp điều đã phân tích,

439

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Vậy khi viết phần mở bài ta cần chú ý điều gì.? Những lưu ý khi triển khai các luận điểm trong phần thân bài.? Giữa các câu, các đoạn, các phần cần có sự liên kết như thế nào.? Nhiệm vụ của phần kết bài, yêu cầu cần đạt.? Khâu cuối cùng của quá trình làm bài là gì.? Em hãy xây dựng hệ thống luận điểm được sử dụng trong văn bản.? LĐ mở bài thể hiện qua câu nào.? ở phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương của Tế Hanh.? Xác định luận điểm phần kết bài.? Những suy nghĩ ý kiến được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào.? Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao?? Qua phân tích em có nhận xét gì về bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình

thơ qua giọng điệu thơ trữ tình & một tấm lòng chân thành.+ Luận cứ 1 + Luận cứ 2+ Luận cứ 3

KB:- Tổng hợp điều đã phân tích, khẳng định ý nghĩa của bài thơ với c/sống.

- HS đọc phần kết bài trong sgk. HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. - Đọc bài và sửa chữa

+ LĐ 1: Nhà thơ đã viết …. của mình.+ LĐ 2: Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu gợi cảm.

- LĐ kết bài:" Quê hương …. tuổi thơ mình"=> nhận xét đánh giá gắn với phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh giọng điệu, nội dung cảm xúc.

- HS khái quát, đọc ghi nhớ.

khẳng định ý nghĩa của bài thơ với c/sống.c. Viết bài:

d. Đọc lại bài viết và sửa chữa2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm a. Ví dụ:b. Nhận xét:- LĐ mở bài: " Cái làng chài …lai láng"

- LĐ thân bài:

+ LĐ 1: Nhà thơ đã viết …. của mình.LC: - cảnh ra khơi - cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về - …. người dân chài

+ LĐ 2: Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu gợi cảm.

- LĐ kết bài:" Quê hương …. tuổi thơ mình"=> nhận xét đánh giá gắn với phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh giọng điệu, nội dung cảm xúc.3. Ghi nhớ: sgk T 68

440

bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề? Những nhận xét, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ cần đảm bảo yêu cầu gì? Hãy nêu yêu cầu của đề, bố cục bài viết.? Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì.? Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên.? Hình ảnh ngôn từ trong khổ thơ đặc sắc như thế nào.? Tâm trạng của nhà thơ khi thu sang.

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…+ cảm xúc của tác giả khi thiên nhiên, đất trời đang chuyển mình vào thu.- Hương ổi, gió se, sương…+ hình ảnh ngôn ngữ chọn lọc, nghệ thuật nhân hoá.-> tâm trạng bất ngờ, xúc động nhưng lại mơ hồ trước tín hiệu thu sang.KB: khái quát giá trị, ý nghĩa đoạn thơ.

III. Luyện tậpĐề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh.MB: Giới thiệu bài thơ "Sang thu", khổ thơ đầu.TB: + Cảm xúc của tác giả khi thiên nhiên, đất trời đang chuyển mình vào thu.- Hương ổi, gió se, sương…+ hình ảnh ngôn ngữ chọn lọc, nghệ thuật nhân hoá.-> tâm trạng bất ngờ, xúc động nhưng lại mơ hồ trước tín hiệu thu sang.KB: khái quát giá trị, ý nghĩa đoạn thơ.

D. Tổng kết và Hướng dẫn học tập ở nhà? Điểm khác nhau cơ bản giữa nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.- GV khái quát chung. - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.- Hoàn thành phần Luyện tập.- Chuẩn bị cho bài viết TLV số 7.- Soạn bài thơ mây và sóng của Ta-gor. HS khá – giỏi : Sưu tầm, tìm hiểu về chân dung Ta-gor và bài thơ, các tác phẩm của ông.

Tiết 126: Văn bản Mây và sóng R . Ta - Go

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:

-Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.2. Kỹ năng:- HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực

sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến và thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích thơ ca.3.Thái độ:Bồi dưỡng tình yêu cha mẹ, gia đình. 4.Phẩm chất, năng lực

441

- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.B. Chuẩn bị - GV: ảnh chân dung tác giả.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học:I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ Nói với con của Y Phương. Cách nói của Y Phương trong bài thơ có gì đặc biệt?- Người cha, qua việc tâm tình và trò chuyện với con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì? Qua đó, ta biết được điều gì về suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ Y Phương về quê hương, dân tộc.- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV cho HS xem clip về Tình mẫu tử GV giới thiệu bài: Đề tài tình cảm gia đình tình mẫu tử, phụ tử trong thơ caII. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não? Em hãy nêu vài nét khái quát về nhà thơ R. Ta- go.- GV giảng mở rộng về tác giả.Ra- bin- đra nát Ta- go là nhà thơ gặp nhiều điều không may mắn trong c/s gia đình. Trong 6 năm từ 1902- 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ ( 1902), con gái T2( 1904), cha & anh ( 1905), con trai đầu (1907). Phải chăng đó cũng là một nguyện nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành một đề tài quan trọng trong thơ Ta- go.? Em hiểu gì về xuất xứ tác phẩm.? Bài thơ được viết theo thể thơ nào. ? Phương thức biểu đạt chính.- GV hướng dẫn đọc: giọng ấm áp, âm điệu nhẹ nhàng.

- HS theo dõi sgk.- HS nêu và xem ảnh trong sgk.R.Ta - go ( 1861- 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn Độ.

- HS nêu : Nằm trong tập " Si su" ( trẻ thơ) in trong tập " Trăng non" ( 1915)

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- R.Ta - go ( 1861- 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn Độ.

2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác :Nằm trong tập " Si su" ( trẻ thơ) in trong tập " Trăng non" ( 1915) Đọc, chú thích, bố cục- Đọc

442

- GV nhận xét cách đọc của HS.- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Theo em bài thơ này có thể chia thành mấy phần.

? Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau ( số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ) phân tích tác dụng… trong việc thể hiện chủ đề.

? Mở đầu bài thơ là hình ảnh nào.- GV lưu ý: phân tích văn bản theo nội dung.? Những người sống ở trên mây, trên sóng đã nói gì với em bé.

? Theo em có gì độc đáo trong những câu thơ đó.? Những trò chơi ấy có hấp dẫn không? Vì sao? Em hình dung như thế nào về thế giới ấy.? Theo em có đáng tham dự một trò chơi như thế không? Vì sao?- GV: đó là trò chơi đáng tham dự vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng và biển cả mênh mông, có thiện nhiên làm bạn.? Trước những lời rủ rê, em bé đã trả lời bằng cách nào

? Qua lời hội thoại, em hiểu gì về nhu cầu của bé.

- HS đọc.- HS nhận xét cách đọc.- HS nêu một số chú thích tiêu biểu: "ngao du"( đi dạo chơi )+ Hai phần: P 1: Từ đầu đến "xanh thẳm": cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.P 2: Còn lại: cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.- HS theo dõi đoạn 1. + GN: mỗi phần có 3 nhân vật; đối thoại, độc thoại, xây dựng hình ảnh bằng trí tưởng tượng phong phú+ Khác: không gian cao ( mây) Không gian rộng ( biển)=> tạo sự cân đối.

- HS tìm chi tiết :+ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy… chiều… chơi với trăng bạc, đén nơi tận cùng trái đất…+ Bọn tớ ca hát từ sáng sớm… hoàng hônHãy đến rìa biển…nâng đi.-> Cảnh đẹp, hấp dẫn, cuốn hút. Đó là tiếng gọi của thế giới kì diệu.- HS nêu ý kiến :đó là trò chơi đáng tham dự vì nó diễn ra tự do, vui vẻ - bằng một câu hỏi+ Làm thế nào…mình

- Chú thích.

- Bố cục: 2 phần.

II. Đọc, hiểu văn bản1. Lời từ chối của em bé

+ Từ ngữ gợi tả, biện pháp nhân hoá.-> Cảnh đẹp, hấp dẫn, cuốn hút. Đó là tiếng gọi của thế giới kì diệu.

443

? Mặc dù rất thích đi nhưng cuối cùng em bé lại có sự lựa chọn như thế nào.? Em có nhận xét gì về cấu trúc câu ở 2 phần. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Lí do khiến em bé từ chối những lời mời gọi của mây và sóng là gì.- GV diễn giảng: em yêu thiên nhưng em còn yêu mẹ hơn. Tình thương yêu mẹ đã thắng, sức níu giữ của tình mẫu tử đã vượt lên những ham muốn cá nhân.? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy.? Em bé đã khắc phục những ham muốn rất hồn nhiên và chính đáng của mình bằng cách nào.? Những trò chơi mà em bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây và sóng là gì.

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ.? Tại sao tác giả ví mẹ với " mặt trăng", " bến bờ".

? Vì sao em bé tin rằng trò chơi của em thú vị hơn của mây & sóng.

- GV liên hệ.

? Qua trò chơi của bé, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì về tình mẫu tử.

? Hãy nêu cảm nhận của em về câu thơ cuối bài.? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm điều gì.- GV khái quát ý nghĩa triết lí của

lên đó được? + Làm thế nào…mình ra ngoài đó được?-> Muốn đi.- Mẹ mình đang đợi ở nhà. Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được?

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến - HS nêu ý kiến:em yêu thiên nhưng em còn yêu mẹ hơn.

-> Người con ngoan, hiếu thảo.

- Con là mây…mẹ là mặt trăng…mái nhà ta là trời xanh- Con là sóng…mẹ là bến bờ… con lăn …lòng mẹ.

- HS nêu.+ " mặt trăng": dịu hiền, " bến bờ": mẹ đón nhận con. -> quan hệ mây- mặt trăng, sóng- bến bờ -> diễn tả tình mẫu tử.- HS nêu: trò chơi có cả mây và sóng, bầu trời, mái nhà và mẹ; trò chơi của bé diễn ra ngay dưới mái nhà yên

-> Muốn đi.

+ Sử dụng đối thoại, lặp cấu trúc câu.

-> Người con ngoan, hiếu thảo.

2. Trò chơi của em bé

+ Hình ảnh thơ được xây dựng bằng trí tưởng tượng phong phú. Hình ảnh tượng trưng.

444

bài thơ: con người cần phải sống hoà hợp với thiên nhiên, trong cuộc sống, con người có thể gặp nhiều cám dỗ, muốn vượt qua phải có bản lĩnh, có điểm tựa vững chắc là tình mẫu tử; hạnh phúc khong phải là những gì xa xôi, bí ẩn mà nó ở ngay trên trần thế do con người tạo dựng.- GV liên hệ: " Con dù lớn… theo con"? Khái quát nét thành công về nghệ thuật của bài thơ.? Bài thơ giúp em hiểu được những gì.? Qua bài thơ, em hiểu gì về tác giả Ta- gor.? bài thơ đã bồi đắp trong em tình cảm nào.? Em tưởng tượng người mẹ sẽ có thái độ như thế nào khi nghe mỗi điều con nói, chứng kiến mỗi việc con làm.- GV khái quát nhấn mạnh chung.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

ấm của mình. ở đó có cả mẹ, được quấn quýt, yêu thương, được vỗ về an ủi.

- HS thảo luận.

- HS đọc ghi nhớ.- HS đọc diễn cảm bài thơ.

+ Tình yêu thiện nhiên, yêu gia đình, yêu con người, yêu quý trân trọng & tin vào tình mẫu tử của con người…

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

-> Tình mẫu tử gần gũi, giản dị nhưng lớn lao, thiêng liêng, vĩnh hăng như thiên nhiên, vũ trụ.

III. Tổng kết:+ NT: - + ND: Sgk.

IV. Luyện tập

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát nhấn mạnh chung.? Hãy nêu một số bài thơ, bài hát về tình mẹ con.- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: Ôn tập thơ.+ Kẻ bảng ôn tập.HS khá – giỏi : Những nội dung, đề tài chủ yếu trong Thơ hiện đại Việt Nam.

Tiết 127: Ôn tập về thơ A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các TP thơ trong chương trình. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau CMT8- 1945.

445

2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích thơ ca.

3.Thái độBồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp của con người. 4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo khi tự mình đặt ra những ý tưởng, câu hỏi, chủ động nêu ý kiến của bản thân, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định qua việc ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.

B. Chuẩn bị - GV: Bảng hệ thống các TP.- HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV giới thiệu bài:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi + HĐ 1:Bảng ôn tập. - GV hướng dẫn HS ôn tập các TP.? Em hãy nêu tên các TP thơ được học trong chương trình NV 9- HS trình bày nội dung đã chuẩn bị về: tác giả, năm sáng tác, thể thơ, đặc sắc về nghệ thuật, nội dung.( mỗi HS nêu một Văn bản )

Tác phẩm

Tác giả Năm STác

Thể thơ

Nghệ thuật Nội dung

Đồng chí Chính Hữu

1948 Tự do

- chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị,

chân thực, cô đọng, giàu sức

biểu cảm.- Hình ảnh sáng

tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn.

- Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính CM trong những năm đầu

kháng chiến chống Pháp.- Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh

thần của anh bộ đội Cụ Hồ.Bài thơ về tiểu đội xe không

Phạm Tiến Duật

1969 Tự do

- Qua hình ảnh những chiếc xe

không kính khắc hoạ làm nổi bật tư

- Hình ảnh độc đáo, sinh động; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn có chút ngang tàng giàu tính khẩu ngữ.

446

kính thế hiện ngang, tinh thần dũng

cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe

Trường Sơn trong cuộc k/c chống Mĩ

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

1958 7 chữ- Hình ảnh đẹp, được sáng tạo

bằng liên tưởng và tưởng tượng; âm

hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.

- Bức tranh đẹp tráng lệ về thiện nhiên vũ trụ và người

lao động trên biển theo hàng trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về TN & LĐ, niềm vui trong cuộc sống mới.

Bếp lửa Bằng Việt

19637 chữ và 8 chữ

- Kết hợp giữa biểu cảm, miêu tả & bình luận; giọng

thơ trữ tình đầy cảm xúc

Những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu. Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là với gia đình, quê

hương, đất nước.

Khúc hát ru những em bé

lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

1971 8 chữ

- Nhịp điệu ngọt ngào; hình ảnh ẩn

dụ; điệp khúc

- Tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà- ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu & khát vọng về tương lai.

Ánh trăng Nguyễn

Duy1978

5 chữ - Hình ảnh bình dị, giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ

nhẹ mà thấm sâu.

- Từ hình ảnh ánh trăng trong tác phẩm gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn với thiên nhiên, đất nước, bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung.

Con cò Chế Lan Viên

1962 Tự do

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh &

giọng điệu lời ru của ca dao; vận dụng trí tưởng

tượng mới lạ,sử dụng nhiều điệp

ngữ.

- Từ hình tượng con cò trong câu ca dao, trong

những lời hát ru, tác giả ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời

ru đối với cuộc đời mỗi con người.

Mùa Thanh 1980 5 chữ

- Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần

- Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên & đất

447

xuân nho nhỏ

Hải với dân ca.- Hình ảnh đẹp , giản dị; những so sánh ẩn dụ sáng

tạo.

nước; ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho

nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.

Viếng lăng Bác

Viễn Phương

1976 8 chữ

- Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị cô đúc.

- Lòng thành kính biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác

Hồ.

Sang thu Hữu Thỉnh

Sau 1975

5 chữ

- Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều giác quan; ngôn ngữ

tinh tế, chính xác, gợi cảm; từ láy gợi

hình, biện pháp nhân hoá độc đáo; sự tưởng tượng, liên tưởng độc

đáo.

- Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận

tinh tế của nhà thơ.

Nói với con

Y Phương

Sau 1975

Tự do- Cách nói giàu hình ảnh, vưà cụ thể, vừa gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu xa

- Thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương.- Đạo lí sống của dân tộc.

- HS trình bày giá trị ND, NT của VB " Mây và sóng". HĐ 2: Thống kê các bài thơ theo từng giai đoạn.

GĐ k/c chống Pháp(1945- 1954)

GĐ hoà bình sau k/c chống Pháp( 1954- 1964)

GĐ k/c chống Mĩ( 1964- 1975 )

GĐ từ sau 1975

Đồng chí Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.

Bài thơ về tiểu đôị xe không kính, Khúc hát ru… mẹ.

Viếng lăng Bác, MXNN, Sang thu, Nói với con.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Các tác phẩm đã thể hiện như thế nào cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người.- HS nêu ý kiến.+ Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người VN suốt thời kì lịch sử từ sau CMT8- 1945 qua nhiều giai đoạn.

448

+ Đ/ nước & con người VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng.+ Công cuộc LĐ, xây dựng đất nước & những quan hệ tốt đẹp của con người.+ Điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ thể hiện chính là tâm hồn, tư tưởng tình cảm của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động, nhiều thay đổi sâu sắc: tình cản yêu nước, yêu quê hương, tình đồng chí, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu Bác Hồ; những tình cảm gần gũi & bền chặt của con người như tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn.? Em hãy so sánh nét chung & nét riêng trong nhân dân và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: " Khúc hát ru…mẹ", " Con cò", " Mây và sóng". Điểm chung: Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết. Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ. Điểm riêng:

Khúc hát ru Con cò Mây và sóng- Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với tình yêu nước, gắn bó & trung thành với CM của người mẹ Vân Kiều ( Tà - ôi) trong cuộc k/c chống Mĩ.

- Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con,… ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa của lời ru với cuộc đời con người.

- Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết cuả trẻ thơ. Tình yêu mẹ là sâu nặng hấp dẫn hơn tất cả những hấp dẫn trong vũ trụ.

HĐ 3:? Nêu nhận xét của em về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ " Đồng chí", " Bài thơ về TĐXKK", " ánh trăng"- HS so sánh.+ Giống nhau: đều viết về người lính CM với vẻ đẹp trong tính cách & tâm hồn họ.

Đồng chí Bài thơ về TĐXKK ánh trăng- Người lính ở thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp.- Xuất thân từ nông dân nghèo, tình nguyện hăng hái đi chiến đấu.- Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao.

- Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong k/ c chống Mĩ.- Pc/ nổi bật: Tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, hiên ngang, lạc quan; ý chí chiến đấu gp MN.

- Suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sống trong hoà bình.- Gợi lại kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh -> nhắc nhở đạo lí ân tình.

? Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: ĐTĐC, ĐC, ánh trăng, MXNN, con cò…- HS so sánh+ ĐTĐC: Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh liên tưởng, tưởng tượng bay bổng.+ ĐChí: …………. Hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc.+ AT: Hình ảnh gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát, lời tự tình, độc thoại… + MXNN: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà.+ Con cò: …………dân tộc và hiện đại: Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’)

449

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung.- Hệ thống hoá kiến thức các tác phẩm, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Chuẩn bị: Kiểm tra 45'.- Soạn bài : Nghĩa tường minh và Hàm ý( tiếp). HS khá – giỏi : Dựng đoạn Hội thoại có sử dụng Hàm ý và chỉ rõ.

Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý ( tiếp theo)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Giúp học sinh nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý.

+ Người nói ( viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.+ Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong

tạo lập văn bản.3.Thái độ

- Học sinh luôn có ý thức sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý đúng và hiệu quả trong giao tiếp.

4.Phẩm chất, năng lực- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫnC. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….Câu 1? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ. Câu 2 :

? Xác định câu có chứ hàm ý hàm ý trong đoạn đối thoại sau? Nêu rõ hàm ý trong câu nói?

...Anh Tấn này! Bây giờ anh sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

450

Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để... ( Lố Tấn, Cố hương )-Trả lời: + Câu có hàm ý: Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi

để...+ Hàm ý: Chúng tôi không thể cho các vị được. Nghĩa là từ chối. GV giới thiệu bài: Hàm ý là phần không thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên

hàm ý phải được người nghe giải đoán. Vậy khi sử dụng hàm ý chúng ta cần chú ý đến những điều kiện nào để người giao tiếp hiểu được hàm ý. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

+ Chú ý các câu in đậm.? Hãy nêu hàm ý trong câu nói. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận

? Vì sao chị Dậu không nói thẳng mà dùng hàm ý.

- GV nhận xét, kiểm tra .

? Em có nhận xét gì về hàm ý trong câu thứ 2 của chị Dậu. ( hàm ý rõ hơn)

? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy.

- HS theo dõi sgk.- HS đọc các ví dụ.HS thảo luận, báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung- Câu 1: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.

- ở câu nói thứ nhất cái Tí chưa hiểu hàm ý. Vì câu nói bất ngờ, đột ngột đối với nó.Nên: nó vẫn hỏi lại Vậy bữa sau con ăn ở đâu?

- Câu 2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.- Câu 2 hàm ý rõ

I. Điều kiện sử dụng hàm ý (20’)1. Ví dụ: sgk2. Nhận xét:- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.=> Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ, các em vì mẹ đã bán con.-> Có ý thức đưa hàm ý vào câu nói vì điều đau lòng -> không nên nói thẳng.

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.=> hàm ý: mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

-> Tí hiểu được hàm ý của mẹ.

451

? Sau câu nói này, Tí có hiểu hàm ý của mẹ không? Chi tiết nào chứng tỏ Tí hiểu hàm ý câu nói của mẹ.

? Vì sao Tí hiểu được hàm ý ấy.

? Qua phân tích ví dụ, theo em để sử dụng hàm ý cần có điều kiện gì.? Trong trường hợp người nghe không có khả năng giải đoán hàm ý chúng ta cần làm gì?III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

- GV hướng dẫn HS làm bài tập.? Người nói người nghe là ai? Hãy xác định hàm ý của mỗi câu nói đó.

? Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? những chi tiết nào chứng tỏ điều đó.

hơn. -Vì cái Tí không hiểu được hàm ý ở câu nói thứ nhất.

- Sự giãy nảy và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí " U bán con thật đấy ư?" cho thấy cái Tí hiểu mẹ.- Vì đây là điều đau lòng nhất của người mẹ bán con nên chị tránh nói thẳng ra.-Trước đó Tí biết thầy u định bán nó cho cụ Nghị vì cảnh ngộ gia đình

-Người nói ( viết) cần điều chỉnh nội dung lời nói của mình cho phù hợp với tình độ tiếp nhận.- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- HS đọc các đoạn văn a, b, c chú ý câu in đậm.

a/=> Hàm ý: Mời bác và cô vào uống nước.-> Hai người nghe đều hiểu hàm ý.Chi tiết: “ Ông theo anhTN vào trong nhà”

3. Ghi nhớ: SGK T.91- Người nói ( Người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.-Người nghe ( Người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

II. Luyện tập (15’)Bài 1:a. Chè đã ngấm rồi đấy.- Người nói: Anh thanh niên- ….. nghe: Ông hoạ sĩ, cô gái.=> Hàm ý: Mời bác và cô vào uống nước.-> Hai người nghe đều hiểu hàm ý.Chi tiết: “ Ông theo anhTN vào trong nhà”“…ngồi xuống ghế”b. Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…- Người nói: Anh Tấn- ….. nghe: Chị hàng đậu( HD).=> hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.-> Người nghe hiểu hàm ý.“ Ôi dào! … giàu có”c. Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!=> hàm ý mỉa mai: nàng là tiểu thư danh giá thế mà cũng phải đến đây cúi đầu trước con hoa nô này sao?

452

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Hàm ý của câu in đậm là gì.? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý.

? Việc sử dụng hàm ý của bé Thu có thành công không. Vì sao?

? Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại một câu có hàm ý từ chối.

“…ngồi xuống ghế”- HS đọc đoạn b, c và thực hiện theo yêu cầu.

- HS trình bày bài tập.

- HS đọc đoạn văn, chú ý câu in đậm.

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!=> hàm ý: chát giùm nước để cơm khỏi nhão.-> Em bé dùng hàm ý vì có lần trước đó nói thẳnh rồi mà không có hiệu quả, vì vậy bực mình. Lần thứ hai còn có thêm yếu tố thời gian bức bách. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.- HS lên bảng làm.-Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.Câu có chứa hàm ý từ chối: Mẹ mình đang đợi mình. Làm sao có thể rời được mẹ.

- “ càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”=> Đe doạ trừng trị: Gieo gió sẽ gặt bão.Bài 2- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!=> hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.-> Em bé dùng hàm ý vì có lần trước đó nói thẳnh rồi mà không có hiệu quả, vì vậy bực mình. Lần thứ hai còn có thêm yếu tố thời gian bức bách.- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “ anh Sáu vẫn ngồi im” tức là anh tỏ ra không cộng tác ( vờ không nghe, không hiểu)Bài 3A. Mai về quê với mình đi!B. Tiếc qúa, mai mình phải đi thăm người ốm.A. Đành vậy.

Bài 4Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.5. Bài tập 5/93 Câu có chứa hàm ý mời mọc trong bài thơ.

453

? Tìm hàm ý của tác giả Lỗ Tấn qua việc so sánh “ hi vọng” với “ con đường”

Viết thêm câu có chứa hàm ý mời mọc.-Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không.-Chơi với bọn tớ thích lắm đây.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Nắm được hai điều kiện để sử dụng hàm ý. - Hoàn thành các bài tập vào vở viết . Ôn tập chuẩn bị kiểm tra phần thơ hiện

đại, ôn tập tiếng Việt. HS khá – giỏi : Cảm nhận về tình cảm của em bé dành cho mẹ trong bài thơ Mây và song.

Tiết 129: Kiểm tra Văn (phần Thơ ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :

- HS rèn luyện và phát triển năng lực Tự quản lý, tự đánh giá, tự điều chỉnh khả năng của bản thân khi tiến hành làm bài kiểm tra trên cơ sở tự ôn tập, học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 đến bài 15, làm tốt bài kiểm tra 45 phút.- HS rèn năng lực tự học, tính trung thực trong viết bài, xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập và phấn đấu thể hiện trong bài kiểm tra, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.-Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm còn yếu kém.

-Rèn luyện các kĩ năng cảm thụ văn học.2.Phẩm chất, thái độ.-Học sinh có ý thức rèn kĩ năng cảm thụ văn học đặc biệt là các bài thơ trữ tình.

B. CHUẨN BỊ - GV: Đề bài, biểu điểm.- HS: Ôn tập theo hướng dẫn.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Tổ chức ( 1’) : Nền nếp, sĩ số.

Kiểm tra

454

Bài mới ( 42’) GV nêu yêu cầu của giờ kiểm tra:

Vận dụngNhận biết Thông hiểu

Cấp thấp Cấp cao Mức độ Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL

Tổng cộng

1. Mùa xuân nho nhỏ

Nhớ tên tác giả, hình ảnh trong bài

Câu số:Điểm:

C1,C40,5

20,55%

2. Viếng lăng Bác

Nhớ tờn tỏc giả

Thuộc khổ thơ trong bài thơ

Hiểu NT được sử dụng trong câu thơ

Hiểu nội dung và NT của đoạn thơ trong bài thơ

Suy nghĩ, cảm nhận về hỡnh ảnh thơ

Câu số:Điểm:

C10,25

C11,0

C20,25

C11,0

C11,0

23,535%

3. Sang thu

Nhớ tờn tỏc giả

Hiểu NT được sử dụng trong câu thơ

Hiểu nội dung bài thơ

Câu số:Điểm:

C10,25

C20,25

C30,25

20,757,5%

4. Nói với con

Nhớ tờn tỏc giả

Hiểu nội dung, NT đoạn thơ

Suy nghĩ, cảm nhận về nội dung trong bài thơ

Trình bày suy nghĩ thành bài văn ngắn

455

Số câu:Điểm:

C10,25

C21,0

C22,5

C21,5

15,2552,5%

Tổng số câu:Tổng số điểm:Tỉ lệ%:

3 2,25 22,5

2 2,75 27,5

2 5 50

7 10 100

Phần I: Trắc nghiệm(2,0 điểm)1: Nối tên tác phẩm ở cột A với năm sáng tác ở cột B cho đúng:Cột A Cột B1. Mùa xuân nho nhỏ a.Sau 19752. Sang thu b. 19783. Viếng lăng Bác c.19764. Nói với con d.1977

e. 19802: Câu thơ: “Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh. Đúng hay sai?A. Đúng B.Sai3: Dòng nào thể hiện nội dung chính bài thơ “ Sang thu”?A.Tình yêu thiết tha với mùa thu đất Việt.B.Tình yêu quê hương, nơi gắn bó những tình cảm của tuổi ấu thơ.C.Niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.D.Những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời lúc cuối hạ sang thu.4: Hình ảnh nào không nhắc tới trong sáu câu thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải?A . Dòng sông xanh B. Bông hoa tímC.Gió xuân . D.Chim chiền chiện.5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có nhận xét đúng về nghệ thuật trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải. Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và………………sáng tạo. A. hoán dụ B.ẩn dụ C .nhân hoáPhần II: Tự luận (8,0 điểm)1:(2,0 điểm)a.Chép lại theo trí nhớ hai câu thơ có hình ảnh mặt trời trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.b.Em hiểu như thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đó?2( 6,0 điểm)Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:“…Người đồng mình thô sơ da thịt

456

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tụcCon ơi tuy thô sơ da thịtLên đường Không bao giờ nhỏ bé đượcNghe con.” ĐÁP ÁN + YÊU CẦU

Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – mỗi phương án đúng: 0,25 điểm)Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

Mức tối đa 1 – e; 2 – d; 3 – c; 4 – a B D C B.ẩn dụ

Mức không đạt Đáp án khác hoặc không có đáp án

Phần II: Tự luận(8 điểm):1: (2,0 điểm)1. Về nội dung (1,5 điểm): Mức tối đa:a. Học sinh chép chính xác khổ thơ (0,5đ)…“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”b. Học sinh cảm nhận được một số ý cơ bản (1,25đ ):– Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, vũ trụ rực rỡ, ấm áp chiếu sáng và duy trì sự sống cho muôn vật, muôn loài.– Mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, mặt trời rất đỏ ở trong lăng chính là Bác, là trái tim và tình yêu của Bác. Với dân tộc Việt Nam, Bác là ánh sáng, nguồn sức mạnh cổ vũ, soi đường cho cả dân tộc…=> Hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên công lao, sự vĩ đại, sức sống bất tử của Bác vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn vô hạn của tác giả và nhân dân cả nước đối với Bác Hồ. Mức chưa tối đa: Còn thiếu một trong các nội dung, đưa ra những dẫn chứng chưa sát, chưa sinh động. (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm) Mức không đạt: Không đưa ra được ý, không làm bài hoặc lạc đề.2. Về hình thức: trình bày dưới hình thức đoạn văn ngắn diễn đạt lưu loát, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, có cảm xúc… (0,25đ)2 (6,0điểm):1. Về nội dung (5,0 điểm):a. Mức tối đa:Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau . Tuy nhiên biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với những yêu cầu cụ thể như sau:+ Đảm bảo hệ thống ý theo yêu cầu+ Sáng tạo, lý giải các ý bằng kiến thức hiểu biết về văn bản: Nói với con của Y PhươngBài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:MB:: Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ.(0,5đ)TB::(3,0điểm)

457

Sau khi nói với con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương, cha tiếp tục nói với con về truyền thống tốt đẹp của quê hương hay cũng chính là những phẩm chất tôt đẹp của người đồng mình: Người đồng mình luôn có ý thức tự lực tự cường, tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ cội nguồn, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.– đục đá : hoạt động có thực của người dân miền núi.ẩn dụ: lao động sáng tạo, bền bỉ– tự diễn tả ý chí tự lực, tự cường xây đắp quê hương, đưa quê hương lên tầm cao mới. Bằng bàn tay, khối óc của mình để làm nên quê hương với những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa riêng.Từ đó con vững tin hơn để gắn bó, thủy chung với quê hương, vượt qua khó khăn, gian khổ. Người đồng mình về hình thức có thể chưa đẹp, thô ráp nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, không cúi đầu, tự ti mà luôn tự tin, ngẩng cao đầu mà bước.– Nghệ thuật lặp cấu trúc ý thơ thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé– Thô sơ da thịt là hình thức bên ngoài, bản chất mộc mạc nhưng tâm hồn ý chí nghị lực thì không hề nhỏ bé, không cam chịu mà luôn kiêu hãnh, cao thượng, tự tin, ngẩng cao đầu.– Đặc sắc NT: Những hình ảnh cụ thể mà giàu sức gợi, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi, thành công với các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc, giọng điệu vừa thiết tha trìu mến, vừa mạnh mẽ, rắn rỏi đầy tin cậy…=> Nói với con điều đó, cha mong con phải biết kế tục, phát huy những truyền thống đó.=> Qua đó thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của một người cha dân tộc miền núi.(Học sinh trích dẫn thơ để phân tích làm rõ những phẩm chất trên)KB:: (0,5đ)– Khẳng định lại đặc sắc về nội dung và NT của đoạn thơ.– Nêu bài học cho bản thân , thái độ với gia đình, quê hương…b. Mức chưa tối đa: Còn thiếu một trong các nội dung, đưa ra những dẫn chứng chưa sát, chưa sinh động. (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)c. Mức không đạt: Không đưa ra được ý, không làm bài hoặc lạc đề.2. Về hình thức và các tiêu chí khác : (1,0 điểm)a. Mức tối đa:+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần;+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả;+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh…b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. Lưu ý : Giáo viên linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm phần tự luận. Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thứcV. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (1’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV nhận xét ý thức làm bài của HS- Tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học.- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng. HS khá – giỏi : Lập dàn ý bài Viết TLV số 6. Tiết 130: Trả bài tập làm văn số 6 ( Viết ở nhà)

458

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức - Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm. - Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.

3.Thái độ- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.

4.Phẩm chất, năng lực - Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, hình thức trình bày qua đó củng cố, sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả...B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Chấm bài viết của học sinh + Bảng chữa lỗi chung- Học sinh: + Xem lại lí thuyết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. + Xây dựng dàn ý chi tiết.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Giới thiệu bài. Các em đã viết bài văn nghị luận về một bài thơ hay đoạn thơ. Để đánh giá kết quả bài viết thầy cùng các em thực hiện tiết trả bài.

I. Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.II. Yêu cầu của đề1. Thể loại : Nghị luận về tác phẩm truyện.2. Nội dung : trình bày được những cảm nhận về nhân vật bé Thu…, đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật tác phẩm.3. Dàn ý HS lên bảng làm.III. Nhận xét1. Ưu điểm:- Đa số học sinh biết vận dụng phương pháp; làm đúng kiểu bài nghị luận tác phẩm truyện.- Vận dụng tương đối tốt kiến thức cơ bản trong tiết tìm hiểu văn bản.- Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ.- Một số bài viết dựng đoạn khá tốt.Tiêu biểu: Thương, Thảo, Hồng, Vân, Tuyền, Ngân, Lệ, Hoàng, Thành, Dũng, Phong, Huế, Hương,…2. Nhược điểm- Một số bài viết còn nặng kể lể về nhân vật.

459

- Nhiều em diễn đạt yếu.- Kĩ năng dùng từ, viết câu ở một số em còn yếu.- Một số bài viết sai chính tả quá nhiều.Tiêu biểu: Vũ, Trung Đức, Trọng, Quang, Trần Tùng, Đinh Tùng, Phú Phong, Phương Anh, Lâm, Toán, Phú An,....IV. Sửa lỗi Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…1. Sửa lỗi cá nhân- HS đối chiếu bài viết với yêu cầu; tự sửa lỗi trong bài viết của mình.- Tham khảo bài viết của bạn.2. Sửa lỗi tập thể

Câu văn có lỗi Lỗi Câu văn sửa1. Tâm trạng của bé Thu qua hành động đó là thái độ bực tức đến tuột đỉnh về cả ông Sáu và mẹ.2. Sáng hôm sau, bé Thu bảo bà ngoại đưa về.3. Nổi bật lên trong một đoạn trích cùng tên của tác giả “ Chiếc lược ngà” là hình ảnh của bé Thu.4. Tác giả đã xây dựng thành công được tình phụ tử của cha con ông Sáu.5. trân thành, sâu lặng, ghìm lén, ác nghiệt, ương nghạnh, trứng kiến, nói chăng lữa, trối bỏ, đến lỗi, ghi xâu, tức dận…

Dùng từ, diến đạt

Kể lể

Diễn đạt

Diễn đạt

Chính tả

1.Qua hành động đó ta hiểu được thái độ, sự phản ứng quyết liệt của bé Thu.

2.Từ nhà ngoại trở về,….

3. Nổi bật trong đoạn “ Chiếc lược ngà” trích truyện ngắn cùng tên của NQS là hình ảnh của bé Thu.4. Tác giả đã xây dựng và phản ánh thành công tình phụ tử sâu sắc thiêng liêng của cha con ông Sáu.5. chân thành, sâu nặng, ghìm nén, ác liệt, ương ngạnh, chứng kiến, nữa, chối bỏ, đến nỗi, ghi sâu, tức giận….

Kết quả bài viết0 - 2 Dưới 5 7- 8 9- 10Lớp Điểm

Số bàiSL % SL % SL % SL %

9A 38

9B 37

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung về bài viết

- Đọc bài viết khá, HS tham khảo.

- Tiếp tục sửa lỗi trong bài viết, có thể viết lại.

- Chuẩn bị: Nắm chắc cách làm bài nghị luận về tác phẩm thơ, chuẩn bị cho bài viết số 7.

460

HS khá – giỏi : Suy nghĩ về vẻ đẹp của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa.

,

Tiết 131: Tổng kết văn bản nhật dụng

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Hệ thống hoá chủ đề của các văn bản Nhật dụng trong chương trình Ngữvăn THCS. HS nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận các VB này.

2. Kỹ năng Tích hợp với thực tế cuộc sống, với các nguồn thông tin trên báo đài, TH về những vấn đề nổi bật, có tính chất thời sự. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các VBND

3.Thái độBồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm với gia đình, nhà trường, với cộng đồng và xã hội.4.Phẩm chất, năng lực

- Giúp HS rèn luyện năng hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.B. Chuẩn bị - GV: Kiến thức tích hợp.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….GV giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn THCS các em đã được tìm hiểu 1 số các văn bản nhật dụng. Để giúp các em nắm được 1 cách có hệ thống các vai trò đó trên cơ sở các mặt: Khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp học tập. Vậy tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu phần tổng kết văn bản nhật dụng.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Dự kiến sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được chủ đề của các văn bản Nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS. HS nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận các VB này.

Hoạt động của GVHoạt động của

H/SNội dung cần đạt

Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện

Dự kiến sản phẩm: HS đại

I. Khái niệm về văn bản nhật

461

nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: ? Hãy kể tên 3 văn bản nhật dụng em đã học trong chương trình?? Các văn bản trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?? Mặc dù sử dụng tất cả các phân tích biểu đạt song tại sao người ta không xếp chúng là 1 trong 6 kiểu văn bản đã học mà lại gọi chúng là văn bản nhật dụng- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.? Những điều trên chính là khái niệm về văn bản nhật dung. Theo em thế nào là văn bản nhật dụng?GV: Như vậy phương thức biểu đạt không phải là văn cứ để xác đinh văn bản nhật dung mà người ta chỉ căn cứ vào nội dung đề tài và nội dung của văn bản để xác định kiểu văn bản này.

? Theo em thế nào là tính cập nhật?? Trong văn bản nhật dụng tính cập nhật được thể hiện ở những điểm nào?? Từ đó em có nhận xét gì về tính cập nhật trong văn bản

diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh kể theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét.- Học sinh trả lời theo nhóm.- Các văn bản trên không được xếp 1 trong 6 kiểu văn bản vì các văn bản trên không thể hiện rõ đặc trưng 1 kiểu văn bản cụ thể mà nó là sự kết hợp của tất cả các kiểu loại văn bản. Sở dĩ văn bản trên được goi là văn bản nhật dụng vì nó đề cập đến chức năng về đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.

dụng.- VD: - Cuộc chia tay.

- Ôn dịch thuốc lá.- Tuyên bố của tác giả

về..

=> Các văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả (cuộc chia tay...), thuyết minh, nghị luận, miêu tả (âu dịch thuốc lá), tuyên bố...(hành chính nghị luận).

Khái niệm: Văn bản nhật dung không phải là khái niệm cụ thể loại cũng không chỉ 1 kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản- Tính cập nhật là vấn đề kịp thời đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống thực tại.

- Tính cập nhật trong văn bản nhật dụng được thể hiện ở đề tài và nội dung của văn bản.- Vấn đề tự nạn xã hội - môi trường.

462

nhật dụng? GV: Đặc điểm trên là 1 yêu cầu đòi hỏi của 1 văn bản nhật dụng và đặc điểm để phân loại với các kiểu văn bản khác.? Vậy tại sao văn bản nhật dụng không chỉ được đề cập những bài học của môn giáo dục công dân hay môn địa lí mà lại đưa vào môn văn học?GV: Vì vậy văn bản nhật dụng được coi là 1 tác phẩm văn học có giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng song nó giúp người đọc thấm thía về tính chất nóng hổi bức thiết của vấn đề đặt ra và cái giúp cho việc bồi dưỡng rèn luyện môn ngữ văn.Tóm lại: Với việc trình bày các vấn đề mang tính cập nhật nên văn bản nhật dụng có vai trò quan trọng trong việc phản ánh những vấn đề cấp thiết của cuộc sống vậy nội dung của văn bản nhật dụng là gì.? Văn bản nhật dụng đã đề cập đến những vấn đề gì?? Căn cứ vào các đề tài và nội dung các văn bản từ lớp 6 đến lớp 9 em hãy hệ thống các văn bản nhật dụng theo mẫu.

- Học sinh trả lời khái quát.

- Tính cập nhật là 1 tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng.- Vì những văn bản nhật dụng, những văn bản hay mang giá trị nghệ thuật cao có sức hấp dẫn đối với người đọc- Học sinh giải thích.

- Học sinh phân tích, lấy ví dụ.

- Học sinh liệt kê.

- Học sinh thực hiện theo nhóm

II. Nội dung của văn bản nhật dụng.- Vấn đề về di tích lịch sử.- Dang lam thắng cảnh.- Giáo dục - gia đình.- Môi trường.- Quyền trẻ em.- Các tệ nạn xã hội.- Bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

463

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

Bảng hệ thống nội dung các văn bản nhật dụngSTT Đề tài Tên văn bản Lớp Chủ đề tư tưởng

1 Di tích lịch sử Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

6 - Cầu Long biên mãi mãi là 1 chứng nhân lịch sử không chỉ của Hà Nội mà là của cả nước.

2 Danh lam thắng cảnh

Động Phong Nha 6 - Đông Phong Nha là kì quan thứ nhất của Việt Nam. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha và nhiều thắng cảnh khác.

3 Thiên nhiên và con người

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

6 - Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và tự nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

4 Giáo dục và vai trò của gia đình

Cổng trường mở ra

7 - Tình cảm sâu nặng của người mẹ và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người. Đặc biệt là tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá, không vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm trong sáng ấy.

5 Văn hóa Ca Huế trên sông Hương

7 - Ca Huế 1 sản phẩm văn hóa đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển.

6 Môi trường Thông tin trái đất năm 2000

8 - Tác hại to lớn của việc dùng bao ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông đó là việc cần làm ngay để cải thiện môi trường.

7 Tệ nạn xã hội Ôn dịch thuốc lá 8 - Thuốc là có tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và xã hội. Muốn chống lại nó phải có quan tâm cao hơn và biện pháp triệt để.

8 Dân số kế hoạch hóa gia đình

Bài toán dân số 8 - Sự gia tăng dân số là sự lo ngại của cả thế giới nhất là các nước chậm phát triển.

9 Quyền trẻ em Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

9 - Bảo vệ chăm lo quyền lợi của trẻ em là 1 trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Hãy cam kết thực hện những nhiệm vụ vì sự sống còn và phát triển của

464

trẻ em vì tương lai nhân loại.10 Bảo vệ hòa

bình chống chiến tranh

Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình

9 - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất. Đấu trong cho 1 thế giới hòa bình, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ cấp thiết và cấp bách của loài người.

11 Hội nhập thế giới giữ gìn bản sắc dân tộc

Phong cách Hồ Chí Minh

9 - Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tính văn hóa nhân loại. Giữa thanh cao và giản dị.

GV cho học sinh trình bày nhận xét đánh giá.? Ngoài những văn bản in trong SGK em có thể kể thêm 1 số căn bản trong chương trình học thêm và đọc thêm.

? Những văn bản đó đã đề cập đến những vấn đề gì?

? Tính cập nhật được thể hiện như thế nào trong văn bản trên em hãy phân tích?? Nhờ đâu mà em biết được những vấn đề trên là những vấn đề cấp thiết và cơ bản của cộng đồng?? Từ đó hãy khái quát và cho biết nội dung của các văn bản nhật dụng?? Trong quá trình học tập em thấy những nội dung trên có tác dụng như thế nào đối với em?GV: Với những nội dung phản ánh đa dạng phong phú. Văn bản nhật dụng đã đề cập đến

- Học sinh liệt kê

- Học sinh nhận xét khái quát.

- Học sinh phân tích.

- Học sinh nêu căn cứ.

- Học sinh khái quát.- Học sinh tự bộc lộ.- Nó tạo điều

- Văn bản trường học ( Et môn đê đơ. E mi xi NV 7 ).- Thống kê động cơ hút thuốc là giới thanh niên Hà Nội.- Bản tin về cái chết do nghiện ma túy của 1 tỉ phú Mĩ: NV 8.- Vai trò của người phụ nữ và gia đình.- Vấn đề về tệ nạn xã hội.

- Trước những vấn đề được đề cập trong văn bản đều gắn liền với cuộc sống bức thiết hàng ngày như rác thải sinh hoạt, các tệ nạn xã hội, chiến tranh, vấn đề xâm hại trẻ em...- Thứ 2 những vấn đề trên đều là những vấn đề cơ bản của cộng đồng đó là những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội

=> Vì những vấn đề trên được báo đài thường xuyên đề cập đến là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của đảng và nhà nước, của nhiều thông báo công bố của các tổ chức quốc tế.

465

những vấn đề cấp thiết trong cuộc sống nên văn bản nhật dụng đã kế thừa những văn bản có tác dụng lớn cho việc tuyên truyền rộng rãi tới người đọc.GV gọi học sinh đọc phần 3- GV đưa đoạn văn trong văn bản ân dịch thuốc lá.

kiện thuận lợi để bản thân hòa nhập với xã hội. Xác định hành động đúng cho bản thân trước những vấn đề đặt ra.

Và đặc biệt là qua việc học tập các văn bản nhật dụng.

- Văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề bức thiết hàng ngày đó là những vấn đề lâu dài của sự phát triển xã hội.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung các nội dung đã tổng kết.

- Ôn tập những nội dung đã tổng kết.

- Chuẩn bị: Phần ôn tập tiếp theo.

HS khá – giỏi : Viết các đoạn văn cảm nhận, lien hệ vận dụng từ các văn bản nhật dụng.

Tiết 132: Tổng kết văn bản nhật dụng (tiếp theo)A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Hệ thống hoá chủ đề của các văn bản Nhật dụng trong chương trình Ngữvăn THCS. HS nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận các VB này.

2. Kỹ năng Tích hợp với thực tế cuộc sống, với các nguồn thông tin trên báo đài, TH về những vấn đề nổi bật, có tính chất thời sự. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các VBND

3.Thái độBồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm với gia đình, nhà trường, với cộng đồng và xã hội.4.Phẩm chất, năng lực

- Giúp HS rèn luyện năng hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.B. Chuẩn bị - GV: Kiến thức tích hợp.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học

466

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

GV giới thiệu bài: Trong tiết 1, các em đã nắm bắt được khái niệm văn bản nhật dụng và nội dung chủ yếu của văn bản nhật dụng. ở tiết học hôm nay thầy cùng các em sẽ đi tìm hiểu đặc điểm hình thức của và phương pháp học văn bản nhật dụng.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của giáo viênHoạt động

của H/SNội dung cần đạt

? Trong đoạn văn trên ngoài yếu tố thuyết minh đoạn văn còn sử dụng các yếu tố nào?? Em hãy phân tích tác dụng của các yếu tố trên?? Cách đặt đề mục của 2 văn bản "Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử", "Ôn dịch thuốc lá" có điểm gì giống và khác nhau?? Từ đó em có nhận xét gì về hình thức của văn bản nhật dụng?GV: Từ các đặc điểm trên các văn bản nhật dụng hoàn toàn có thể tuyển chọn để dậy các văn bản nhật dụng có giá trị như 1 tác phẩm văn học và hoàn toàn phù hợp với các loại văn học đã học.VD: Lớp 8 học thể loại TM ta có "Ôn dịch thuốc lá" Lớp 7 "tự sự, miêu tả (cuộc chia tay của những..."). Qua đó ta vẫn có thể vận dụng và củng cố những kiến thức kĩ năng đã

- Đoạn văn có yếu yố biểu đạt.- Phép lập luận phản bác.- Học sinh phân tích.

- Học sinh so sánh.

- Học sinh rút ra kết luận.+ Văn bản nhật dụng cũng giống như các tác phẩm văn học nó không những chỉ

III. Đặc điểm kiến thức văn bản nhật dụng.- Đoạn văn có yếu yố biểu đạt.- Phép lập luận phản bác.

- Các yếu tố biểu cảm được thể hiện ở các từ ngữ: "Nghĩ đến mà kinh", ngoài ra còn được thể hiện ở các dấu câu tu từ ở đề mục "Ôn dịch thuốc lá". Những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc ghê tởm hãi những tác hại không lường do thuốc lá gây ra.- Đoạn văn 2 mang phép lập luận phản bác "Có người bảo tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi! Xui đáp lại... ý thức lập luận làm cho tác hại của thuốc lá càng mang tính thuyết phục.- Giống: Nêu được vấn đề.- Khác: + Văn bản 1 mang tính biểu cảm. + Văn bản 2 văn bản thiên nhiên.- Văn bản nhật dụng cũng giống như các tác phẩm văn học nó không những chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt

467

học ở phân môn TLV và TV.? Vậy khi phân tích 1 văn bản nhật dụng chúng ta phải lưu ý điều gì?? Trong văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn..." em hiểu gì về hội nhập cấp cao về quyền trẻ em?? Em hiểu thế nào về chế độ A Pác Thai?? Trong văn bản: "Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình". Em hiểu gì về sự kiện ngày 8.8.1986 mà tác giả nói đến trong văn bản?- Đó là sự kiện tháng 8.1986 nguyên thủ 6 nước ấn Độ, Mê Hi Cô, Thụy Điển, Ac Hen Ti Na, Hi Lạp, Tan Da Ni A họp lần thứ hai tại Mê Hi Cô đã ra 1 bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh thế giới.? Em có nhận xét gì về các chú thích trên? Tác dụng của chúng?? Theo em ngoài tìm hiểu các chú thích và nghĩa của từ khi học các văn bản nhật dụng chúng ta cần chú ý điều gì?? Thông qua các văn bản "Ôn dịch thuốc lá", "Bức thư của..." em rút ra bài học gì cho bản thân?? Qua văn bản "Cầu Long Biên..." em có suy nghĩ gì về mảnh đất em đang sống?? Từ đó thấy học văn bản nhật

dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác để tăng sức thuyết phục- Đây là hội nghị cấp cao về quyền trẻ em họp ngày 30.9.1990 ở Niu Oc.- Là chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo có từ năm 1952 ở Nam Phi. Ngày 7.6.1991 chính quyền Nam Phi buộc phải hủy bỏ chính sách phân biệt chủng tộc này- Học sinh nêu ý kiến.- Đó là những sự kiện lịch sử xã hội - chính trị liên qua đến vấn đề cần trình bày.

khác để tăng sức thuyết phục.

=> Cần căn cứ và đặc điểm hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích.

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.

- Các vấn đề trong văn bản nhật dung đều có liên quan đến những vấn đề của địa phương. Học văn bản nhật dụng giúp chúng ta hòa nhập với địa bàn sinh hoạt của địa phương em sinh sống.- Đó là phải liên hệ vấn đề đặt ra trong cuộc sống bản thân cũng như tình hình cuộc sống cộng đồng. Từ cuộc sống cộng đồng nhỏ gần gũi đến cộng đồng lớn trước hết là cộng đồng nhỏ.

468

dụng có tác dụng gì?? Để thấy được điều đó khi học các vấn đề nhật dụng chúng ta phải thực hiện được điều gì?? Từ việc "Liên hệ thực tế" các em có những cách giải quyết nào cho các vấn đề xảy ra?? Đó chính là phương pháp học văn bản nhật dụng tiếp theo em đó là gì?? Căn cứ và nội dung văn bản nhật dụng đã học em thấy những nội dung ấy được học những môn nào? ? Em hãy lấy ví dụ minh họa?? Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình học các văn bản nhật dụng chúng ta cần chú ý điểm gì?? Qua tìm hiểu em hãy khái quát những nét chính về đặc điểm nội dung hình thức và phương pháp học các văn bản nhật dụng?1. Theo em làm thế nào để khắc phục tệ vứt rác bừa bãi …tệ hút thuốc lá ở lớp, nơi cư trú hoặc ở nơi công cộng.2. Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật là gì ? Từ nguồn thông tin nào.

- Cần chú ý đặc biệt đến loại - chú thích về các sự kiện lịch sử xã hội, chính trị xã hội có liên quan đến vấn đề.

- Không nên tham gia vào các tệ nạn xã hội. Hãy hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Học sinh nêu ý hiểu.

- Học sinh giải thích- Học sinh lấy ví dụ.- Học sinh nêu ý kiến.- Khái quát

- Trước vấn đề cần phải có những kiến giải riêng, quyết định riêng ở 1 số trường hợp cụ thể còn có thì đề cập đến những kiến nghị và giải pháp cụ thể.- Những nội dung ấy còn được học ở những môn học: Địa lí, giáo dục công dân, sinh học.- VD về môi trường: Là vấn đề được đặt ra trong các văn bản nhật dụng đó cũng là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập đến, đặc biệt là 1 số chương về "Sinh vật và môi trường" ở SGK lớp 9- Vấn đề về quyền trẻ em là vấn đề được đề cập trong 1 số văn bản nhật dụng là 1 trong những chủ đề pháp luật của môn giáo dục công dân 6, 7 và quyền trẻ em, quyền được bảo vệ chăm sóc và gia đình của trẻ em.- Vấn đề ma túy và thuốc lá là nội dung môn học GDCD lớp 8 phong chống tệ nạn xã hội.

- Trong khi học văn bản nhật dụng cần phải vận dụng những kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng. Ghi nhớ :SGKV. Luyện tập

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

469

- GV khái quát chung.- Học kĩ những nội dung đã tổng kết.- Chuẩn bị: VB “ Bến quê”, tóm tắt VB. Soạn tiết Chương trình địa phương Hà Nam phần Tiếng Việt. HS khá – giỏi : Tìm các từ ngữ đại phương Hà Nam về quan hệ ruột thịt và các từ ngữ nghề nghiệp khác

Tiết 133: Chương trình địa phương(Phần tiếng Việt)

A.Mục tiêu cần đạt :1. Kiến thức

- HS nhận thấy mục tiêu tiết học này không chỉ nhận xét 1 số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi ( như trong văn chương nghệ thuật ).

2. Kỹ năng-Rèn kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học

ở chương trình THCS.3.Thái độ

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.

4.Phẩm chất, năng lực-Học sinh thêm yêu vốn từ ngữ tiếng Việt, có ý thức trau dồi, tìm hiểu vốn từ địa

phương Hà Nam.B. Chuẩn bị- GV: Kiến thức tích hợp.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy học : I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV giới thiệu bài: yêu cầu của giờ học :II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… HS nhận thấy mục tiêu tiết học này không chỉ nhận xét 1 số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống

470

cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi ( như trong văn chương nghệ thuật ).Bài tập 1/49 ( Tài liệu địa phương):- HS đọc các đoạn văn trong sgk.? Hãy xác định các từ ngữ địa phương Nam Bộ có trong các đoạn trích và chuyển các từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương đương, tìm từ ngữ địa phương Hà Nam tương ứng nếu có- HS xác định và ghi vào bảng đã kẻ sẵn.

Từ địa phương Nam Bộ

Từ toàn dân Từ địa phương Hà Nam

Thẹo sẹolặp bặp lắp bắpBa bố, cha Thầy, mấmMá mẹ Mợ, buKêu gọiĐâm trở thành, thành rađũa bếp đũa cảnói trổng nói trống khôngvô vàolui cui lúi húinắp vung nhắm cho làGiùm giúp

Bài tập 2/50 ( Tài liệu địa phương): Xác định từ ngữ địa phương Hà Nam và hiệu quả sử dụng trong các đoạn trích :

- Học sinh lên bảng làm a. Từ địa phương HN : lơ lẻo, bữa lưng bữa vực, trẻ nhãib. Từ địa phương HN : dằn lòng, dùi giắngc. Từ địa phương HN : thầy, bòn vườn Hiệu quả của việc sử dụng các từ ngữ địa phương đó: thể hiện rõ màu sắc

địa phương Hà Nam, chất dân dã, mộc mạc, giản dị trong lối sống quan hệ gia đình của con người Hà Nam.Bài tập 3/50 ( Tài liệu địa phương): Bảng tổng hợp BT1+BT2

Từ địa phương Hà Nam Từ toàn dân tương ứngDùi giắng Nán đợiBòn vườn Thu lượm, nhặt nhạnhLơ lẻo Lơ làBữa lưng bữa vực Bữa ít bữa nhiều,Bữa no bữa đóiTrẻ nhãi Trẻ conThầy Cha, bố

Bài tập 4/50 ( Tài liệu địa phương): Đặt câu với các từ ngữ địa phương Hà Nam vừa tìm được ở BT 3VD : Bác An cạnh nhà em ngày nào cũng bòn vườn mang ra chợ bán kiếm đồng nuôi các con ăn học. HS lần lượt lên bảng đặt các từ còn lại và làm vào vở.

471

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Em hãy kể ra một số từ ngữ địa phương dùng để xưng hô theo từng miền khác nhau.- HS kể:Nghệ Tĩnh: mi ( mày), choa ( tôi)Nam Bộ: tui (tôi), ổng ( ông ấy), bả ( bà ấy), má ( mẹ)Phú Thọ: bá ( bác)…Bắc Ninh: u, bủ ( mẹ)- Tiếp tục tìm hiểu vốn từ địa phương Hà Nam.- Chuẩn bị: Ôn tập tiếng Việt; Viết bài Tập làm văn số 7. HS khá – giỏi : Tìm và sưu tầm, viết lại các đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương Hà Nam. ( Viết rõ trích trong tác phẩm nào, của ai).

Tiết 134,135: Viết bài Tập làm văn số 7

A. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức

- Tiếp tục củng cố, rèn kĩ năng văn nghị luận.- Khả năng vận dụng các kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), nghị luận về bài thơ, đoạn thơ mà các em đã được học ở những tiết trước đó.

2. Kỹ năng - HS rèn luyện và phát triển năng lực Tự quản lý, tự đánh giá, tự điều chỉnh khả năng của bản thân khi tiến hành viết bài Tập làm văn số 7. - HS rèn năng lực tự học, tính trung thực trong viết bài, xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập và phấn đấu thể hiện trong bài kiểm tra, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.

3.Thái độ Tích cực, tự lập, sáng tạo trong làm bài.4.Phẩm chất, năng lực: - Năng lực cảm thụ văn học, kĩ năng trình bày những rung cảm, suy nghĩ riêng về TPVH; khả năng vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

B. Chuẩn bị- Học sinh: Ôn tập lí thuyết .- Giáo viên: Đề bài . C. Tiến trình dạy- học MA TRẬN:

Vận dụngTên chủ đề Nhận biết Thông hiểu

Thấp Cao

Cộng

Thơ Trình bày nội dung đoạn thơ

Nghị luận về 1 bài thơ

Số câuSố điểm

13

17

210

472

Tỉ lệ % 30% 70% 100%I. Đề bài Câu 1:Cha muốn nói với con điều gì qua những dòng thơ sau: (3 điểm) Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hátRừng cho hoaCon đường cho những tấm lòngCha mẹ mãi nhớ về ngày cướiNgày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Nói với con – Y Phương)

Câu 2: Hãy phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh (7 điểm). II. Yêu cầu - Thể loại, dạng bài: nghị luận về tác phẩm thơ- Yêu cầu: + Nội dung: Phân tích bài thơ “Sang thu”- trình bày những nhận xét đánh giá về giá trị tác phẩm ở cả hai mặt nội dung và hình thức.+ Hình thức: Bài viết đúng thể loại nghị luận về bài thơ, bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày khoa học, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả…III. Dàn ýCâu 1: + Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” - người bản mình- người buôn làng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc. Họ làm một cách nghệ thuật từ cá dụng cụ lao động để bắt cá thường ngày : “đan lờ cài nan hoa”. Trong căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát: “vách nhà ken câu hát”. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở.

+ Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. =>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. Câu 2: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát nét thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.b. Thân bài: Phân tích bài thơ lần lượt theo từng khổ, mỗi khổ là một luận điểm.+ LĐ 1: Thiên nhiên, đất trời đang chuyển mình vào thu. - Từ ngữ gợi tả, hình ảnh chọn lọc, phép nhân hoá. - Tâm trạng tác giả: bất ngờ, xúc động, ngỡ ngàng trước những tín hiệu thu sang.+ LĐ 2: Thiên nhiên, đất trời chuyển mình vào thu đã rõ nét. - Phép nhân hoá, đối lập. - Nhịp sống của thiên nhiên khi mùa thu bắt đầu.+ LĐ 3: Thiên nhiên đã sang thu. - Hình ảnh ẩn dụ, giàu tính triết lí… - Thiên nhiên mùa thu -> liên tưởng tới con người, cuộc sống. c. Kết bài: Khái quát giá trị tác phẩm, cảm nghĩ chủ đạo khi đọc bài thơ…IV. Biểu điểm+ Nội dung: 6,0 điểm.+ Hình thức: 1,0 điểm.

473

- Điểm 6, 7: Thực hiện tốt các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức; bài viết hấp dẫn, có ý kiến cảm nhận riêng vvề bài thơ.- Điểm 4, 5: Thực hiện đúng, đủ các yêu cầu trên nhưng có thể mắc vài lỗi nhỏ về dùng từ hoặc diễn đạt.- Điểm 2, 3: Nội dung bài viết còn sơ sài; thiếu nội dung cần phân tích; chưa biết phối hợp các cách thức lập luận; còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt và chính tả… - Điểm 0, 1: Không biết vận dụng phương pháp làm bài, các kĩ năng còn yếu, mắc nhiều lỗi.V.Tiến hành:- HS viết bài.- GV theo dõi, nhắc nhở về ý thức làm bài.D. Tổng kết và Hướng dẫn học tập ở nhà- GV nhận xét ý thức làm bài. - Thu bài, rút kinh nghiệm.- Tiếp tục ôn lại kiến thức đã học về nghị luận tác phẩm thơ.- Chuẩn bị bài: Bến quê. HS khá – giỏi : Lập dàn ý chi tiết và viết lại bài vào Đề cương.

Hướng dẫn đọc thêm Tiết 136: Văn bản Bến quê ( Nguyễn Minh Châu)A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - HS nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản, giúp học sinh hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.

2. Kỹ năng - HS thấy và phân tích được đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu giàu chất suy tư.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm truyện.3.Thái độGiáo dục tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. - HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động, B. Chuẩn bị - GV: Đọc tài liệu.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:

474

1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh2. Phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả khi tả cảnh thiên nhiên từ mùa hạ

chuyển sang mùa thu - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê h-ương, cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí, nhưng khác với Sang thu của Hữu Thỉnh - một bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế, Bến quê của Nguyễn Minh Châu lại là một truyện ngắn giản dị với tình huống và cách kể rất độc đáo, thú vị.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Dựa vào mục chú thích SGK, giới thiệu về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Bến quê. - GV mở rộng: NMC là cây bút xuất sắc của nền VHVN thời kì hiện đại. là người mở đầu cho công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà từ những năm 80 của TK XX đến nay.? Nêu xuất xứ của truỵên ngắn Bến Quê:- GV nêu yêu cầu đọc: giọng trầm tư, suy ngẫm, xúc động.- GV nhận xét cách đọc của HS.? Bên cạnh PT tự sự văn bản còn sử dụng các PTBĐ nào.? Nhân vật chính của truyện là ai.? Tình huống truyện là gì? Tác dụng của nó? GV hướng dẫn HS thảo luận về việc xây dựng tình

HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung,…- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi xuất sắc của nên văn học Việt Nam thời chống Mỹ và là hiện tượng nổi bật nước ta những năm 80 của thế kỷ 20.- Các tác phẩm tiêu biểu:Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người línhTruyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh.

- HS đọc phân vai.

-HS nhận xét cách đọc của bạn- HS tìm hiểu chú thích SGK.- HS tóm tắt truyện theo yêu cầu. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa

I. Giới thiệu chung1. Tác giả- Nguyễn Minh Châu ( 1930- 1989)- quê Quỳnh Lưu – Nghệ An.

2. Văn bản Xuất xứ : In trong tập truyện cùng tên. XB 1985.

Đọc – tìm hiểu chú thích. Thể loại: truyện ngắn hiện đại Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

II. Đọc, hiểu văn bản

1/ Tình huống truyện - Nhân vật Nhĩ được tác giả đặt trong một tình huống đặc biệt

475

huống truyện.=> GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.+ Vấn đề: có ý kiến cho rằng VB “ Bến quê” đã rất thành công trong việc xây dựng được tình huống truyện. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Gợi ý: ? Trong Bến quê, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào? Tại sao nói đó là một tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải hoàn toàn bịa đặt vô lí. ? Tình huống ấy đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm ? Đó cũng chính là chủ đề và đặc sắc của truyện.

chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

- Là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển.- Là hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật, góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.- Nhân vật Nhĩ được tác giả đặt trong một tình huống đặc biệt trớ trêu như một nghịch lý:

-> khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời: cuộc đời và số phận con người chứa đầy những bất thường, nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định, ước muốn, toan tính của con người.

trớ trêu như một nghịch lý: + Nhĩ là người từng trải, đi nhiều nơi nhưng cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh

+ Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình, nhưng cậu lại để lỡ chuyến đò.

-> khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời: cuộc đời và số phận con người chứa đầy những bất thường, nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định, ước muốn, toan tính của con người.Tình huống truyện đặc biệt, giản dị, bất ngờ, hợp lí.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả TN của tác giả trong VB “ Bến quê”, đặc biệt là trong phần đầu của VB.

- GV lưu ý: TN vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, màu sắc biến đổi tinh tế.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Đọc kĩ văn bản, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.HS khá – giỏi : Tìm hiểu những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.

Hướng dẫn đọc thêm Tiết 137: Văn bản Bến quê ( tiếp theo) ( Nguyễn Minh Châu)

476

A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- HS nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản, giúp học sinh hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuọc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.

2. Kỹ năng - HS thấy và phân tích được đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu giàu chất suy tư.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm truyện.3.Thái độGiáo dục tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. - HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động, B. Chuẩn bị - GV: Đọc tài liệu.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.C. Tiến trình dạy- học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: Nhận xét của em về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện Bến quê

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt- GV khái quát nội dung tiết 1, chuyển ý.? Nghệ thuật viết truyện của tác giả trong phần này có gì đặc sắc.? Hình dung cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được nhìn từ cửa sổ căn phòng của mình.

- HS đọc, theo dõi đoạn 1.- PT tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, giọng kể giàu chất trữ tình.- HS tìm chi tiết.-Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn;- Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm;- Vòm trời như cao

2/ Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ Cảm nhận về thiên nhiên:

477

GV cho HS Thảo luận nhóm lớn:? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, em thấy cảnh vật thiên nhiên ở đây như thế nào.? Hãy nêu cảm nhận của em về câu “ Suốt đời… nhà mình”. Qua câu nói đó em hiểu gì về nhân vật Nhĩ ?? Đọc những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân ?

? Qua một số cử chỉ và thái độ của chị đối với chồng, qua suy tư và tình cảm của Nhĩ với vợ, em thấy Liên là người phụ nữ như thế nào.

? Em hình dung như thế nào về tâm trạng, cảm xúc của Nhĩ khi được đón nhận tình cảm gia đình.

? Qua những điều nhìn thấy, cảm nhận thấy anh khao khát điều gì.? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ?? Khi kể về những khao khát của Nhĩ, nghệ thuật tự sự của tác giả có gì đáng lưu ý.

? Niềm khao khát của Nhĩ có ý nghĩa gì.

hơn;- Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non... HS Thảo luận :

Nhĩ => Từng trải, yêu cuộc sống quê hương.- Qua những câu hỏi: Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không? (tiếng đất lở nơi bờ sông, báo hiệu tai hoạ) và Hôm nay là ngày mấy ? Qua thái độ im lặng né tránh, không muốn trả lời của Liên - vợ Nhĩ, ta có cảm nhận hình như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống đ-ược bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.

- HS đọc lại hai câu nói của Nhĩ và của Liên: Anh cứ yên tâm...; Suốt đời anh chỉ làm em khổ...; Có hề sao đâu, miễn là anh sống...

-> Nhĩ khao khát được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương.

+ HS phân tích, suy luận, phát biểu.

+ Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, mang nhiều nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát của truyện.

-> Vẻ đẹp bình dị, thân quen, gần gũi nhưng rất mới mẻ.

=> Từng trải, yêu cuộc sống quê hương.

Cảm nhận về Liên ( vợ)

-> Liên dịu dàng, nhẫn nại, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

=> Nhĩ xúc động khi tìm thấy chỗ dựa, sức mạnh tinh thần từ tổ ấm gia đình.

-> Nhĩ khao khát được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương.

+ Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, mang nhiều nghĩa tạo

478

- GV diễn giảng: Đây là niềm ân hận, xót xa, lực bất tòng tâm & có lẽ hơn thế nữa là cái gì không phải với quê hương…? Nhĩ đã thực hiện niềm khao khát của mình bằng cách nào? Ước vọng của anh có thành công không? Vì sao?? Từ những sự việc xảy ra Nhĩ đã rút ra điều gì.? ở phần kết truyện tác giả tập trung miêu tả chân dung & cử chỉ của Nhĩ có vẻ khác thường. Em hãy tìm và giải thích ý nghĩa của các chi tiết đó.- GV diễn giảng: Tác giả như muốn nhắc mọi người hãy sống có ích, đừng la cà, dềnh dàng ở những các vòng vèo vô bổ mà ta rất dễ sa đà, khó dứt ra khỏi nó. -> hướng tới giá trị đích thực vốn rất giản dị, gẫn gũi.? Để làm được điều nói trên con người cần điều gì.? Vậy nội dung truyện "Bến quê" là gì? Hãy nêu giá trị đặc sắc về nghệ thuật?GV: Thế nào là hình ảnh biểu tượng?GV: Em hãy tìm một số hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của chúng.

- Nhĩ ân hận, xót xa, lực bất tòng tâm & có lẽ hơn thế nữa là cái gì không phải với quê hương…

-“ Con người ta trên đường đời thật khó tránh những điều vòng vèo hoặc chùng chình”

=> Thức tỉnh mọi người dứt khỏi những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời, hướng tới giá trị đích thực, giản dị, gần gũi, bền vững.-> Con người cần có tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.- HS khái quát nội dung truyện-HS suy nghĩ trả lờiNghệ thuật- Cách sử dụng nhiều hình ảnh giầu tính biểu tượng.- Sự miêu tả tâm lý tinh tế- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật

nên chiều sâu khái quát của truyện.

=>Thức tỉnh những giá trị bền vững, bình thường của đời sống mà khi còn trẻ ta vô tình lãng quên.

-“ Con người ta trên đường đời thật khó tránh những điều vòng vèo hoặc chùng chình”

=> Thức tỉnh mọi người dứt khỏi những cái “vòng vèo”, “ chùng chình” trên đường đời, hướng tới giá trị đích thực, giản dị, gần gũi, bền vững.

-> Con người cần có tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.III. Tổng kết1. Nội dung- "Bến quê" là những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.2. Nghệ thuật- Cách sử dụng nhiều hình ảnh giầu tính biểu tượng.- Sự miêu tả tâm lý tinh tế- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Em hiểu gì về nhan đề “ Bến quê”.- HS thảo luận, nêu ý kiến.(Bến quê: của NMC là những phát hiện ấm áp tình người, tình đời của nhân vật và cũng là của tác giả trước những gì thân quen nhất, thương yêu nhất

479

(người vợ); những gì hồn nhiên nhất, gần gũi nhất (lũ trẻ và ông lão láng giềng); những gì giàu có, đẹp đẽ thuần phác & cổ sơ nhất của mảnh đất sinh thành ra ta về sẽ nhận ta về khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là bến quê là cuộc sống thường nhật của bao kiếp người lam lũ làm ăn vẫn thao thức hoài một câu hỏi lớn về hạnh phúc.? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả TN của tác giả trong phần đầu của VB “ Bến quê”.- GV lưu ý: TN vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, màu sắc biến đổi tinh tế.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Đọc kĩ văn bản, nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.- Soạn bài : “ Những ngôi sao xa xôi.” Và Ôn tập Tiếng Việt.

HS khá – giỏi : Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đoạn văn có những câu sử dụng các thành phần biệt lập.

Tiết 138: Ôn tập tiếng Việt lớp 9A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập ở trong câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh, hàm ý. 2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thức về phần tiếng Việt . - Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

3.Thái độ - Giáo dục thái độ yêu thích môn học, tinh thần hợp tác nhóm hiệu quả.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B. Chuẩn bị- GV: Hệ thống các kiến thức cơ bản.- HS: Ôn tập theo hướng dẫn.C. Tiến trình dạy – học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…

Trong chương trình Ngữ văn học kì II, chúng ta đã tìm hiểu một số các đơn vị kiến thức về Tiếng Việt, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại những đơn vị kiến thức đó. II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (5’)- GV kiểm tra HS phần lập bảng kẻ ôn tập lí thuyết theo mẫu sau ( HS làm ở nhà)

Khởi ngữ Các thành phần biệt lập

LKCâu, LKđoạn Nghĩa tường minh, hàm ý

480

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (30’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… GV hướng dẫn HS luyện tập.

1. Gọi tên các thành phần câu được in đậm.- Câu a: “xây cái lăng ấy” là khởi ngữ.- Câu b: “dường như” là thành phần tình thái- Câu c: “những người con gái... nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.- Câu d: : “thưa ông” là thành phần gọi -đáp; “vất vả quá!” là thành phần cảm

thán.2. Lập bảng theo mẫu trong SGK:

Thành phần biệt lậpKhởi ngữ Tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú

Xây cái lăng ấyDường như Vất vả quá! Thưa ông Những người con

gái...nhìn ra như vậy

3. Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đoạn văn có những câu sử dụng các thành phần biệt lập:

a) Đoạn 1 :(Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta-

với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu ? Ngời ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng tiễn ta về nơi vĩnh hằng ! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng “đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng; nhưng là thứ tư tưởng đã đư-ợc hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.)

Các thành phần biệt lập:- Thành phần phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta- Thành phần tình thái: hình như- Khởi ngữ: cái chân lí giản dị ấy- Thành phần cảm thán: tiếc thay.

b) Đoạn 2 :"Bến quê" là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta

– với những nghịch lý không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng

481

ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống nhau như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau này khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lý do nào đó phải bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: Gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ra vào nơi vĩnh hằng! Cái chân lý đơn giản ấy tiếc thay. Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Với Nhĩ, anh đã từng "đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất", nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm ngheo, liệt toàn thân, trong cuộc sống của anh lại hoàn toàn phục thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, "Bến quê" là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng, nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

Các thành phần biệt lập được sử dụng :

+Phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta

+ Khởi ngữ: Với Nhĩ

+ Tình thái : Hình như

+ Cảm thán : Tiếc thay

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV khái quát chung những kiến thức cơ bản

- Học kĩ lí thuyết, hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị: Phần còn lại.

HS khá – giỏi : Dựng hoặc sưu tầm các đoạn văn, đoạn hội thoại Về khởi ngữ và các

thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.

Tiết 139: Ôn tập tiếng Việt lớp 9

( tiếp theo)A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức- Giúp học sinh thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hóa

lại các vấn đề đã học trong học kì II. Về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.

3.Thái độ- Học sinh có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả thành phần biệt lập, nghĩa tường

minh và hàm ý,

482

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B. Chuẩn bị:- GV: Hệ thống các kiến thức cơ bản.- HS: Ôn tập theo hướng dẫn.C. Tiến trình dạy – học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (2’: xen kẽ trong giờ)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (30’)

Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

II- Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn+GV yêu cầu HS tìm hiểu các BT trong SGK:

+ GV gợi dẫn HS trả lời câu hỏi:1. Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm.- Đoạn trích a: sử dụng phép nối (nhưng, nhưng rồi, và).- Đoạn trích b: sử dụng phép lặp từ vựng (cô bé); phép thế đại từ (cô bé-nó)- Đoạn trích c: Sử dụng phép thế đại từ (bây giờ cao sáng rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa-thế!)2. Lập bảng kết quả phân tích ở câu hỏi 1:Phép liên kết Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa, Thế,

Nối và Liên tưởng.

Từ ngữ tương ứng Cô bé-Cô bé, Nó, Thế, Nhưng,

Nhưng rồi,Và

Bài tập tổng hợpI. Nhận xét về sự liên kết câu trong các đoạn trích sau:1. Ông Huyến có sức hấp dẫn thực đặc biệt. Đường làng không dài nhưng nhiều ngóc ngách. Ông có thể đột ngột rẽ vào bất cứ đâu cũng có thể tìm ra được những sự việc cụ thể và khêu gợi lên những câu chuyện lí thú.

(Nguyễn Kiên)

483

2. Bắt đầu từ gà gáy một tiếng, trâu bò lục tục kéo thợ cày đến đoạn đường phía trong điếm tuần. Mọi ngời, giờ ấy, những con vật này cũng nh những người cổ cày, vai bừa kia đã lần ưlợt đi mò ra ruộng làm việc cho chủ.

(Ngô Tất Tố)3. Lớp anh có chưa đầy bốn chục học trò. Lũ trẻ choai choai ấy khiến anh vừa yêu quý, vừa sợ hãi. (Báo)4. Tiếng hát của các em lan xa trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)1. Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang

báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa. (N.T.N.T) 2. Gợi ý giải bài tập:

I.1. - Câu 1 nói đến “Ông Huyến”, câu 2 nói đến “đờng làng”, hai câu này không liên kết trực tiếp với nhau, nhng nhờ có câu 3 mà cả đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh. - Câu 3 liên kết với câu 1 nhờ lặp từ “ông”, liên kết với câu 2 mối quan hệ về ý nghĩa giữa hai cụm từ : “nhiều ngóc ngách” và “rẽ vào bất cứ đâu”.2. Tổ hợp “giờ ấy” thế cho “bắt đầu từ láy gà gáy một tiếng”, “những con vật này” thế cho “trâu bò”,”những ngời cổ cày, vai bừa kia” thế cho “thợ cày”.3. Thế đồng nghĩa lâm thời: học trò – lũ trẻ- Thế đồng nghĩa miêu tả: “lũ trẻ choai choai ấy” thế cho “học trò”.4. Lặp từ vựng: “tiếng hát”.5- Thế đại từ ( lâm thời) “anh” thế cho “Minh” - Thế lặp từ vựng: báo - báo

III- Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ýGV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Chiếm hết chỗ trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Hàm ý của câu “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi !” là “Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông (nhà giàu)”.

2. Hàm ý:a. Câu “Tớ thấy học ăn mặc rất đẹp” là “Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc

“Tôi không muốn bình luận về việc này”. Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệb. Câu “Tôi báo cho Chi rồi” là “Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn” hoặc “Tôi

khống muốn nhắc đến tên Nam và Tuấn”. Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung những kiến thức cơ bản

- Học kĩ lí thuyết, hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị: Tổng kết về ngữ pháp.

- Soạn bài Luyện nói nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

484

HS khá – giỏi : Lập dàn ý chi tiết và viết 1 số đoạn văn về đề bài : Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Tiết 140: Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

A. Mục tiêu cần đạt1.Định hướng năng lực và Kiến thức :

- Học sinh có năng lực chủ động, tích cực tư duy, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm, kĩ năng nói, năng lực trình bày trước tập thể đông người.

- Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề nghị luận trước tập thể lớp một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

-Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2.Kĩ năng.-Rèn kĩ năng nói trước tập thể về văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Rèn kĩ

năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.3.Thái độ.-Học sinh có ý thực tự giác tập nói trong tổ, nhóm và trước lớp.

B. Chuẩn bị- GV: giao đề bài trước cho HS.- HS: chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu.C. Tiến trình dạy- học

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Lập dàn ý trình bày cảm nhận về Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước qua sáu câu thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. ĐÁP ÁN :A- MB:

- Giới thiệu tác giả, bài thơ- Đoạn thơ đầu là bức tranh thiên nhiên mùa xuân….

B- TB: Cảm xúc của nhà thơ trước MX thiên nhiên đất trời: - Ba nét chấm phá : một dòng sông xanh, một bông hoa tím biiếc, một tiếng chim

chiền chiện - đã khắc họa một cảnh xuân đẹp đầy sức sống và tràn ngập một niềm vui rạo rực. Cảnh xuân phóng khoáng bay bổng nhưng lại đằm thắm dịu dàng.

-Nhạc điệu câu thơ hay, phù hợp với nội dung góp phần làm cho bức trang MX thêm vui tươi náo nức.

- Con người xuất hiện, hòa vào thiên nhiên, nâng niu trân trọng đưa tay hứng từng giọt âm thanh của MX long lanh rơi xuống ( phân tích sự sáng tạo và cái đẹp của hai câu thơ “Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng” ) C- KB: - Khái quát về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ trước đất trời thiên nhiên xứ Huế vào xuân.

485

- Liên hệ bản thân.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (2’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (xen trong giờ)

Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của HS.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (25’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt

GV ghi các đề bài lên bảngĐề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.Yêu cầu học sinh đọc các đề bàiGV khái quát dàn ý.MB: - Giới thiệu tác giả, bài thơ.- ấn tượng từ hình ảnh bếp lửa.TB:- Hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ nịêm thời thơ ấu. - Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà.- Hình ảnh bếp lửa gắn với những biến cố của đất nước. - Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương ở đó có người bà.KB: ấn tượng cảm xúc về

-Đọc các đề bài

1. Tìm hiểu đề:a) Kiểu bài

nghị luận về một bài thơ.

b) Vấn đề cần nghị luận: tình cảm bà cháu

c) Cách nghị luận: xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ , khái quát thành tình cảm cao đẹp của con ngư-ời.2. Tìm ý, lập dàn ý

a) Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.

b) Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

-Ghi nhanh.

I. Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng ViệtII. Chuẩn bị nội dung nói.1.Tìm hiểu đề, tìm ý. Tìm hiểu đề:-Kiểu bài:-Nghị luận về một bài thơ.-Vấn đề nghị luận: tình cảm bà cháu.-Cách nghị luận: xuất phát từ cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.Tìm ý:- Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.-Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài Bếp lửa.2.Lập dàn ý. a. Mở bài.-Giới thiệu bài thơ, nêu nội dung của bài thơ.b.Thân bài.-Hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam- Kỉ niệm về thời ấu thơ từ rất xa, nhưng có vẻ đẹp trong sáng, có sức sống trong tâm hồn nhà thơ.- Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sấu ắc

486

bài thơ.? Trình bày bằng miệng bài nói của mình trong nhóm ?- Cho học sinh nhóm nhận xét ưu nhược điểm của bạn trong việc trình bày miệng ? Giáo viên chọn đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.GV nêu yêu cầu nói:-Nói rõ ràng mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.GV nhận xét phần trình bày của học sinh về nội dung, cách trình bày.

-Nghe

Thực hành luyện nói:+ Luyện nói trong tổ nhóm ( 10- 15’)+ Luyện nói trước lớp: - các nhóm lên nói ( các đối tượng khác nhau)- Các nhóm khác nhận xét, cho điểm theo yêu cầu đã nêu.-Nhóm nhận xét.

xung quanh bếp lửa quê hương.-Hình ảnh bếp lửa gắn liền với cuộc đời của nhà thơ.-H/ả bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương.c.Kết bài.-Khái quát lại cảm xúc của nhà thơ.III.Tổ chức cho học sinh nói.1.Nói trong nhóm.

2.Nói trước lớp

IV. Nhận xét ưu - nhược điểm.

Gợi ý:1. - Trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7), chúng ta gặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy tra chợt nhớ bà với một tình cảm chân thành, cảm động. Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng một vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu.- Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mơi. Thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, trong đó bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể nhất.2.- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa

Chú ý khai thác các từ “chờn vờn”, “ấp iu”.- Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói……………………………………………..Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !

- Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa...

487

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?- Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin: Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen…/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...- Hình ảnh cái bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đất nước; trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa……………Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa !

- Cuối cùng, nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu….. - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...

3. Cảm nghĩ, ấn tượng về bài thơ.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung những yêu cầu chung của kiểu bài kĩ năng nói.- Học kĩ lí thuyết, viết hoàn chỉnh bài văn trên.- Chuẩn bị: xem lại đề bài viết số 7.- Soạn văn bản : Những ngôi xa xôi của Lê Minh Khuê. HS khá – giỏi : Tìm hiểu về tác giả Lê Minh Khuê và tác phẩm Những ngôi xa xôi.

Tiết 141: Văn bảnNhững ngôi sao xa xôi

Lê Minh KhuêA. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức

- HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấ nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ; thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả Lê Minh Khuê. - Bước đầu phân tích để thấy được cách kể chuyện độc đáo của văn bản : câu chuyện được kể qua những dòng suy tư của nhân vật.

2. Kỹ năng - HS rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương, tìm hiểu và nắm bắt những nét cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê, hiểu được giá trị cơ bản của tác phẩm . Đây là tác phẩm đầu tay của nữ nhà văn đã từng sống trong quân ngũ. - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện: (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện...)

3.Thái độ- Tự hào về hế hệ trẻ trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.- Bồi đắp thêm tình cảm trân trọng những hi sinh, cống hiến của các nữ thanh niên xung phong nói riêng và những chiến sĩ đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ Quốc nói chung.

488

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. B. Chuẩn bị - GV: tài liệu tham khảo, ảnh tác giả, video về cuộc kháng chiến chống Mĩ.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới.Phương pháp/ Kĩ thuật: Xem video, hỏi và trả lời.Phương tiện thực hiện: Máy chiếu.

Hình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu HS xem video và trả lời các câu hỏi.

1. Nội dung của đoạn video?2. Nêu cảm nhận của em sau khi xem những hình ảnh trên?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS Dự kiến kiến thức1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Cảnh đế quốc Mỹ ném bom và các chiến sĩ đang chiến đấu.2. Cuộc kháng chiến diễn ra thật ác liệt, đầy hiểm nguy.+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài GV giới thiệu bài: Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ, chúng ta đã từng gặp các chàng trai chiến sĩ lái những chiếc xe không kính (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Xe ta đi trong đêm Trường Sơn - Tân Huyền) hay còn kính (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu, Chào em Cô gái Lam Hồng - ánh Dư-ơng) đều có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động với những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm, mở đường cho xe qua. Những ngôi sao xa xôi kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung tâm hồn, tính cách của ba cô gái trẻ - ba vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Mục tiêu: Giới thiệu những nét khái quát về tác giả, văn bản Phương pháp: trình bày bài tập dự án Hình thức: Hoạt động nhóm, tìm hiểu ở nhà Phương tiện dạy học: Máy chiếu

Dự kiến sản phẩm của học sinh- LMK: quê Tĩnh Gia – Thanh Hoá- Là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ

I. Giới thiệu chung

489

Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.? Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Lê Minh Khuê.? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả- Một nhóm trình bày sản phẩm- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung(sự tương tác giữa các nhóm)

- GV giảng mở rộng về tác giả.- Sau năm 75: những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của cuộc đời, cuộc sống - đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ.- NNSXX : Là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.? Văn bản được viết theo thể loại nào.? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Theo lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì.Bước 4: Giáo viên nhận xét, chấm điểm, chốt kiến thức- GV hướng dẫn đọc.- GV nhận xét cách đọc của HS- GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.? Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn, nội dung từng đoạn ? Tóm tắt ? Tóm tắt truyện (SGV 105-151)- Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái trẻ: Định – Nho – Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút)- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom - đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra - đánh dấu những vị trí bom chưa nổ

- Viết văn từ năm 1970- Đề tài trước năm 75: đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn, gây được sự chú ý của bạn đọc.

- Ngôi kể 1 : Thuận lợi cho việc biểu hiện thế giới tâm hồn, bộc lộ những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật

- HS đọc.-HS nhận xét cách đọc của bạn

- HS nêu một số chú thích tiêu biểu.- HS tóm tắt văn bản theo phần đã chuẩn bị.- HS nêu cụ thể:P1: giới thiệu ba nhân vậtP2: Hồi tưởng của Phương Định về thời HS (151)P3: Giới thiệu hành động của các nhân vật trong cuộc phá bom (148-149)

1. Tác giả- Lê Minh Khuê ( 1949)- Có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo đặc biệt là nhân vật nữ.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác : Viết 1971- lúc cuộc k/c chống Mĩ diễn ra ác liệt. Thể loại: truyện ngắn

Ngôi kể:- Ngôi thứ nhất thông qua lời kể của nhân vật chính => tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong

Đọc, chú thích, bố cục

Bố cục: 3 đoạn.

Tóm tắt :

490

và phá bom.- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm – tách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.- Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định – nhân vật chính – cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỷ niệm đẹp của tuổi thiếu nữ, gia đình thành phố phân yêu.- Phân cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom – Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu những nét chung của 3 nữ TNXP Phương pháp: Vấn đáp Hình thức: Hoạt động cá nhân Phương tiện dạy học: sgk, vở soạn Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.- GV chiếu đoạn văn đầu văn bản.- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn đầu văn bản.- Trả lời các câu hỏiBước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và đứng tại chỗ trả lời từng câu hỏi? Có ý kiến cho rằng: Tác giả đã thể hiện chân thực, sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái TNXP tuổi đời còn rất trẻ. Họ vừa có nét chung lại vừa có nét riêng. ý kiến của em như thế nào.? Hãy chỉ ra những nét chung của các cô gái thanh niên xung phong được miêu tả ở đây.? Với những chi tiết trên em hình dung như thế nào về chiến tranh và cuộc sống nơi đây.? Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ấy các cô gái thanh niên xung

Dự kiến câu trả lời của học sinh

- HS nêu ý kiến.- HS tìm chi tiết.- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm - ác liệt – gian khổ – khó khăn.- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn- Nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm - ác liệt.+ ở trong một cái hang dưới chân cao điểmCông việc:+ Đo khối đất đá lấp vào hố bom+ Đếm – phá bom chưa nổ+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày- HS nêu ý kiến.

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Những nét chung của các cô gái TNXP Hoàn cảnh sống chiến đấu, nhiệm vụ, công việc:

- Nhiệm vụ, công việc:

- Hoàn cảnh sống chiến đấu:

-> Không gian chiến tranh căng thẳng, ác liệt, hiểm nguy, đe doạ sự sống của con người

491

phong đã bộc lộ phẩm chất gì.- Những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện ở chiến trường:- GV: liên hệ với hình ảnh mười cô gái ngã ba Đồng Lộc.

- Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.

Vẻ đẹp, phẩm chất của 3 nữ TNXP:=> Dũng cảm gan dạ, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với đồng đội, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước.

III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (1 phút)Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Vấn đáp Hình thức: Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏiPhương tiện thực hiện: Bài tập Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi? Em thích nhất hình ảnh nào trong các hình ảnh các cô gái thanh niên XP trong tác phẩm? Vì sao? Bước 2: HS trả lời- GV gọi HS trả lời- Các HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.Bước 3: GV nhận xét, chốt ýIV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (2 phút) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. Hình thức: Nhóm cặp Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếuBước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập.? Hình ảnh các cô gái thanh niên XP gợi cho em suy nghĩ gì về người phụ nữ trong kháng chiến. Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi, đứng tại chỗ trả lờiDự kiến: 2 học sinh trả lời- Trong khángchiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.- Người phụ nữ trong kháng chiến luôn là niềm tự hào dân tộc lớn lao,...Bước 3: GV nhận xét, mở rộng theo hình ảnh trên máy chiếu."Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.- Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộV. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’)

492

Mục tiêu: Mở rộng vốn kiến thức ngoài văn bản, tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Bài tập dự án. Hình thức: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếuBước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.- Đọc kĩ văn bản, tóm tắt ngắn gọn.- Chuẩn bị: phần còn lại ( chú ý những nét riêng của các cô gái TNXP) HS khá – giỏi : Tìm và sưu tầm các đoạn video về các nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập…Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập… Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm…

Tiết 142: Văn bản Những ngôi sao xa xôi (tiếp )

Lê Minh KhuêA. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức - HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấ nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ; thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả Lê Minh Khuê. - Bước đầu phân tích để thấy được cách kể chuyện độc đáo của văn bản : câu chuyện được kể qua những dòng suy tư của nhân vật.

2. Kỹ năng - HS rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương, tìm hiểu và nắm bắt những nét cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê, hiểu được giá trị cơ bản của tác phẩm . Đây là tác phẩm đầu tay của nữ nhà văn đã từng sống trong quân ngũ. - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện: (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện...)

3.Thái độ- Tự hào về hế hệ trẻ trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.- Bồi đắp thêm tình cảm trân trọng những hi sinh, cống hiến của các nữ thanh niên

xung phong nói riêng và những chiến sĩ đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ Quốc nói chung.

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. B. Chuẩn bị - GV: tài liệu tham khảo.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (2’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới.Phương pháp/ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời.

493

Phương tiện thực hiện: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Hình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu HS nghe và trả lời các câu hỏi. ? Tóm tắt văn bản “ Những ngôi sao xa xôi”? Nét chung của các cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn này là gì?+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS Dự kiến kiến thức1. Tóm tắt ngắn gọn nội dung diễn biến của văn bản Những ngôi sao xa xôi.2. Các cô gái TNXP gan dạ dũng cảm, yêu đời, nhiều mơ mộng, có tình đồng chí gắn bó, yêu thương nhau,....- Tâm trạng vui, thích thú, say mê….+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bàiGV: Những cô gái TNXP đã trở thành những tượng đài, niềm tự hào gắn với trang sử vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy hiểm nguy, khốc liệt. Tiết học tiếp theo của văn bản sẽ giúp các em hiểu rõ hơn từng bức tượng đài ấy- những nữ TNXP anh hùng, gan dạ!II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV nêu ý chuyển tiếp.? Nhân vật trung tâm của truyện là ai. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu những nét riêng của 3 nữ TNXP Phương pháp: Thảo luận nhóm Hình thức: Hoạt động 4 nhóm trong thời gian 7 phút Phương tiện dạy học: sgk, vở soạn, phiếu học tập Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập. Nhóm 1,2: Tìm hiểu nhân vật Phương Định? Nhân vật Phương Định được miêu tả qua chi tiết nào.

- HS theo dõi sgk.- HS nêu : Phương Định- HS phát hiện chi tiết.+ Phương Định là cô gái Hà Nội đi thanh niên xung phong. Là cô gái trẻ, đẹp.+ Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao ba ngấn, đôi mắt nhìn xa xăm... HS hoạt động: - Hoạt động cá nhân trong 2 phút.- Trao đổi, thảo luận, thống nhất đáp án, ghi ra phiếu học tập trong 5 phút Dự kiến sản phẩm của học sinh

II. Đọc, hiểu văn bản2. Những nét riêng của các cô gái TNXPa. Phương Định Hình dáng: tóc dày, cổ cao… cái nhìn xa xăm Thích ngắm mình trong gương, mê hát Hành động: trong 1 lần phá bom : - Tôi đến gần quả bom… - Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Tình cảm: - Bế Nho, rửa cho Nho - Thấy mưa đá …cuống cuồng+ Nhân vật tự kể về mình, nhân vật được khắc hoạ trong nhiều không gian, thời gian; kết hợp miêu tả tâm lí với ngoại hình.

494

? Về hình dáng.? Về sở thích, hành động, tình cảm.? Nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả có gì độc đáo.(chú ý cách kết hợp miêu tả.)? Diễn biến tâm lí của Định trong lần phá bom nổ chậm được tả như thế nào ? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô.? Qua cách miêu tả em hiểu gì về nhân vật Phương Định.Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.Bước 3: Báo cáo kết quả- GV: Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong thời gian dài trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy.- GV liên hệ:“ Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng … tương lai”Nhóm 3,4: Tìm hiểu về nhân vật Thao, Nho:? Bên cạnh nhân vật Phương Định, tác giả còn miêu tả nhân vật nào.? Nhân vật Thao được khắc hoạ qua chi tiết nào.? Em có nhận xét gì về chị Thao ? Về Nho ?

Bước 4: Nhận xét, chốt ý

Mục tiêu: Giúp học sinh

Nhóm 1, 2: - Nhân vật tự kể về mình, nhân vật được khắc hoạ trong nhiều không gian, thời gian; kết hợp miêu tả tâm lí với ngoại hình.-Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo.., tôi không sợ nữa

-> Tình đồng đội đã tiếp thêm lòng dũng cảm cho người chiến sĩ trẻ này.- Tôi dùng xẻng đào dưới đất..lạnh gai người, tôi rùng mình...

-Hồi hộp lo lắng, căng thẳng vẫn nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt không cụ thể.

-Nhóm 3,4: Nhân vật chị Thao

- HS tìm chi tiết.-Thao là người lớn tuổi hơn, chăm chép bài hát. Thương yêu đồng đội, bình tĩnh trước hiểm nguy....HS nêu ý kiến.-Nho : vẻ ngoài đáng yêu.=>Họ đều trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó, dễ xúc động nhiều mộng mơ. Họ thích làm đẹp ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường và đặc biệt họ rất hồn nhiên coi thường cái

-> Tác giả miêu tả diễn biến tâm, lí tỉ mỉ chân thực đến từng chi tiết, từng cảm giác, ý nghĩ. Phương Định là cô gái có tâm hồn phong phú nhạy cảm, kín đáo, hồn nhiên, lạc quan, nhiều mơ mộng, dũng cảm và tự trọng., trong sáng, vô tư, có tình thương yêu đồng đội sâu sắc, nhưng rất nhạy cảm.

b. Chị Thao- Bình tĩnh trước thử thách- Dứt khoát, can đảm trong công việc, mềm yếu trong tình cảm.( thích hát, thích làm duyên, sợ máu)-> Thao có vẻ đẹp của người từng trải và rất nữ tính và cũng rất dũng cảm.c. NhoNho hồn nhiên vô tư, dũng cảm=>Họ đều trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó, dễ xúc động nhiều mộng mơ. Họ thích làm đẹp ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường và đặc biệt họ rất hồn nhiên coi thường cái chết...

-> Tác giả thành công ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.-Thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ hồn nhiên, dũng cảm, có tinh thần đồng đội, dám hi sinh, có học vấn.

III. Tổng kết:

495

đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Phương pháp: Vấn đáp Hình thức: Hoạt động cá nhân Phương tiện dạy học: sgk, vở soạn Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Qua toàn bộ văn bản, hãy khái quát những thành công về nghệ thuật, nội dung của văn bản?Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tậpHS suy nghĩ và trả lời câu hỏiBước 3: GV nhận xét, chốt ýIII. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (3’)Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Vấn đáp Hình thức: Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏiPhương tiện thực hiện: Bài tập Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi? Vì sao VB có tên là Những ngôi sao xa xôi.? Những ngôi sao xa xôi gợi ra trong em những cảm nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? Kể tên các nhà văn, nhà thơ VN trưởng thành trong cuộc k/ c chống Mĩ.? Kể tên các tác phẩm hay viết về thế hệ trẻ VN trong k/c chống Mĩ.

chết... Dự kiến 2- 3 học sinh trả lời

Nghệ thuật:-Truyện thành công ở phương thức trần thuật ngôi thứ nhất, xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lí của nhân vật.-Ngôn ngữ giọng điệu trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, câu văn ngắn nhịp nhanh, h/ả so sánh được sử dụng nhiều...

- Một số bài thơ , đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.Bài: Cô gái mở đường,

1/ NT:- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất từ điểm nhìn của nhân vật chính- Nghệ thuật tả tâm lí nhân vật tinh tế.- Cách kể, miêu tả hiện tại xen kẽ hồi ức. 2/ ND :Truyện ca ngợi những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn những năm k/c chống Mĩ. Họ đều trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó, dễ xúc động nhiều mộng mơ.

Ghi nhớ: SGK/ 122

IV. Luyện tập:

PT Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh,… “Bài thơ… kính”, “ Khúc hát ru”,

496

Bước 2: HS trả lời- GV gọi HS trả lời- Các HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.Bước 3: GV nhận xét, chốt ý

Bài thơ về tiểu đội không kính,Khoảng trời và hố bom...

“ Những ngôi sao xa xôi”,…

IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (2’) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. Hình thức: Nhóm cặp đôi Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếuBước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập.? Qua tìm hiểu, em cảm nhận đựơc gì về phẩm chất của các cô gái TNXP trong TP cũng như thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ. Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay?? Vì sao họ được gọi là những ngôi sao xa xôi? Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi, đứng tại chỗ trả lờiDự kiến: 2 học sinh trả lời- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thế hệ trẻ ngày nay tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh trên con đường hội nhập xây dựng và bảo vệ đất nước.- Họ được gọi là những ngôi sao xa xôi vì họ ngời sáng những phẩm chất cao đẹp; gan dạ dũng cảm, tất cả chiến đấu vì Tổ quốc,....Bước 3: GV nhận xét, mở rộng theo hình ảnh trên máy chiếu.- GV: những con người ấy mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với bao ước mơ, khát vọng, với nỗi nhớ gia đình, quê hương… nhưng chiến tranh đã không thể cướp đi ở họ niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan của những cô gái trẻ. “ Đường ra trận… Tây”. Họ là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Mục tiêu: Mở rộng vốn kiến thức ngoài văn bản, tìm hiểu về truyền thống hào hùng của dân tộc, những tấm gương anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Bài tập dự án. Hình thức: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếuBước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV khái quát chung.- Đọc kĩ văn bản, phân tích nội dung nổi bật.- Về nhà tóm tắt truyện, phân tích nhân vật Phương Định- Tập phân tích nhân vật và toàn bộ truyện ngắn ( phần trích ).- Chuẩn bị: “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang”; Soạn bài: Chương trình địa phương phần TLV. HS khá – giỏi : Viết bài văn nghị luận về hiện tượng học sinh nghiện Facebook hiện nay.Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

497

- HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập…Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập… Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm…

Tiết 143: Chương trình địa phương( phần Tập làm văn)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức-Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình dưới các

hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.2. Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng trình bày bài văn nghị luận. Sưu tập tư liệu, thông tin, quan sát cuộc sông xung quanh.

3.Thái độ-Học sinh luôn có ý thức quan sát cuộc sống xung quanh và đưa ra ý kiến nhận xét.

4.Phẩm chất, năng lực - Học sinh có năng lực chủ động, tích cực tư duy, năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm, để tập suy nghĩ về 1 hiện tượng thực tế ở địa phương.B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu.-Học sinh: Sưu tầm một số sự việc, hiện tượng ở địa phương về môi trường, viết

bài nghị luậnC. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Nhan đề Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê gợi cho em những suy nghĩ, cảm nhận gì. Có thể thay nhan đề ấy bằng những nhan đề nào khác- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài: mục đích, ý nghĩa của tiết học.

Tiết 101 chúng ta đã tìm hiểu một số vấn đề về môi trường, tệ nạn xã hội ở địa phương em, và viết thành bài văn nghị luận. Để đánh giá kết quả của bản thân trong tiết học 143 chúng ta sẽ báo cáo kết quả đó.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

Hoạt động củagiáo viên

Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt

GV: Kiểm tra kết quả chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu của tiết 101

-Trình bàyI. Kiểm tra việc chuẩn bị .- Nội dung của các vấn đềVấn đề môi trường.- Hậu quả của việc chặt phá rừng, khai

498

- GV kiểm tra bài viết mà học sinh đã chuẩn bị về một vấn đề ở địa phương.

GV nhận xét phần chuẩn bị bài của học sinh.

GV yêu cầu HS trình bày bài viết GV nhận xét, cho điểm.

GV đọc bài cho học sinh tham khảo GV cho HS hoạt động nhóm bàn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống

-Thảo luận

-Trình bày

- HS nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết

- HS lên bảng trình bày.-Nghe- HS khác nhận xét

tác bừa bãi.-Hậu quả của thiên tại, hạn hán, lũ lụt.-Hậu quả của rác thải công nghiệp.-Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước...b. Vấn đề tệ nạn xã hội.-Vấn đề trẻ em thanh thiếu niên nghiện ma túy.-Hậu quả của việc ham chơi điện tử. Vấn đề quyền trẻ em.-Sự quan tâm của các cấp đảng, chính quyền địa phương về trẻ em...-Sự quan tâm của nhà trường, gia đình, xã hội đối với trẻ em. Vấn đề xã hội.-Sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức xã hội đới với các gia đình có công cách mạng, gia đình thương, binh liệt sĩ...II. Yêu cầu :1. Yêu cầu về nội dung+ Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến ở địa phương:Ví dụ: Vấn đề môi trường (rác thải sinh hoạt, nhiễm nguồn nước), vấn đề quyền trẻ em; các tệ nạn xã hội khác,…+ Bài viết trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng.+ Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, đảm bảo tính khách quan. Có sức thuyết phục.2. Yêu cầu về hình thức:+ Bài viết có đủ 3 phần : MB- TB- KB.+ Bài viết có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.III. Trình bày bài viết ở nhà.

1.Trình bày trong nhóm.

2.Trình bày trước lớp

499

nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

Đề bài : Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (10’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…Gợi ý:1. Giải thích khái niệm:- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần. 2. Thực trạng:- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp: + Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. + Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…3. Nguyên nhân:- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.- Có những căn bệnh tâm lý.- Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.- Thiếu sự quan tâm của gia đình.- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh.- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.4. Hậu quả: - Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.- Làm biến thái môi trường giáo dục.- Với xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.- Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.5. Giải pháp:- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.- Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng sống, vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.- Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.

500

Liên hệ bản thân:- Có quan điểm nhận thức hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. - Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.- 1 HS khá đọc bài trước lớp.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV khái quát chung.

- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.

- Chuẩn bị : Xem lại đề TLV số 7 để tiết sau Trả bài

HS khá – giỏi : Tìm hiểu và viết thêm về các hiện tượng xoay quanh vấn đề Môi trường,

Học đường, An toàn giao thông,....

====================================

Tiết 144: Trả bài tập làm văn số 7 A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm.

2. Kỹ năng- Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả...- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.

3.Thái độ- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.

4.Phẩm chất, năng lực - Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, hình thức trình bày qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ. B. Chuẩn bị - GV: Đánh giá kết quả bài viết, những lỗi tiêu biểu cần sửa.- HS: Lập dàn ý đề bài đã viết.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:Đề bài Viết Tập làm văn số 7?

501

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới…. GV giới thiệu bài:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…I. Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.II. Yêu cầu của đề1. Thể loại : Nghị luận về tác phẩm thơ.2. Nội dung : Trình bày được những cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Sang thu”3. Dàn ý ( Tiết 134, 135)III. Nhận xét1. Ưu điểm:- Hiểu bài thơ, vận dụng phương pháp làm bài nghị luận về một bài thơ.- Biết kết hợp phân tích nội dung với nghệ thuật.- Đã chú ý tới kĩ năng dựng đoạn, trình bày đoạn.- Một số bài viết diễn đạt tốt, câu văn giàu hình ảnh.2. Nhược điểm- Một số bài viết còn ảnh hưởng của tài liệu, màu sắc cá nhân chưa rõ.- Nhiều em diễn đạt yếu, sai chính tả.- Vận dụng kĩ năng chưa tốt.IV. Trả bài – Sửa lỗi1. Sửa lỗi cá nhân- HS đối chiếu bài viết với yêu cầu; tự sửa lỗi trong bài viết của mình.- Tham khảo bài viết của bạn. GV cho HS hoạt động nhóm bàn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến 2. Sửa lỗi tập thể

Câu văn có lỗi Lỗi Câu văn sửa

1. Để kết thúc bài thơ tác giả miêu tả nắng, sấm, hàng cây để kết thúc sự chuyển mùa:2. Hữu Thỉnh bằng những cảm nhận tinh tế của mình qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.3. Hữu Thỉnh là nhà thơ sáng tác bài thơ “ Sang thu”, trích trong “ Từ chiến hào đến thành phố” đã có những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến đất trời nhẹ nhàng rõ rệt.4. Với sự cảm nhận tinh tế và tài

Diễn đạt

Câu

Diễn đạt

1. Kết thúc bài thơ là hình ảnh miêu tả nắng, sấm, hàng cây…

2. Từ những cảm nhận tinh tế, Hữu Thỉnh đã tạo ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm.

3. “ Sang thu”, trích “ Từ chiến hào đến thành phố” của Hữu Thỉnh là bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời khi vào thu.

502

năng thi ca của mình, nhà thơ HT đã chộp được khoảnh khắc giao mùa hạ- thu để cho ra đời tác phẩm “ Sang thu”.

dùng từ

4. Với sự cảm nhận tinh tế và tài năng thi ca của mình, nhà thơ HT đã chớp được khoảnh khắc giao mùa hạ- thu để tạo ra bài thơ đặc sắc “ Sang thu”.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (12’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- GV khái quát chung về bài viết- Đọc bài viết khá, HS tham khảo.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tiếp tục sửa lỗi trong bài viết, có thể viết lại.- Chuẩn bị: Biên bản HS khá – giỏi : Chép lại các đoạn văn hay của bản thân vào sổ ghi chép, ghi vào bảng phụ để giới thiệu cho các bạn khác trong lớp học tập.

Tiết 145: Biên bảnA. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức-Giúp học sinh phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại

biên bản thường gặp trong thực tế đời sống.-Viết được biên bản sự vụ hay hội nghị.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng viết một biên bản hành chính theo mẫu.

3.Thái độ -Học sinh luôn có ý thức vận dụng lí thuyết vào thực tế để tạo lập văn bản. 4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ra quyết định.B. Chuẩn bị - GV: mẫu biên bản- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình dạy - học I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi ( Các câu hỏi về các kiểu văn bản hành chính đã được học từ lớp 6,7,8), Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…

503

GV giới thiệu bài: Biên bản thường được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có tần số sử dụng khá cao; trong nhà trường có thể sử dụng để ghi lại cuộc họp cán bộ Đoàn, cán bộ lớp, một cuộc họp xét kỉ luật… II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu,trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm của Biên bản Phương pháp: Vấn đáp Hình thức: Hoạt động cá nhân Phương tiện dạy học: sgk, vở soạn Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.- Yêu cầu học sinh đọc 2 biên bản (SGK)- Trả lời các câu hỏiBước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và đứng tại chỗ trả lời từng câu hỏi:? Biên bản thứ nhất ghi lại sự việc gì.? Biên bản thứ hai ghi lại sự việc gì.? Theo em hai biên bản đó thuộc những kiểu biên bản nào.? Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung & hình thức.- GV nhấn mạnh ? Em có nhận xét gì về hình thức của hai biên bản.? Ngoài hai biên bản hội nghị và biên bản sự vụ, em hãy kể tên một số loại BB thường gặp trong thực tế.- BB bàn giao công tác, BB ĐH

chi đoàn, BB vi phạm luật lệ giao thông.

Bước 3: GV nhận xét, chốt ý? Qua phân tích em hiểu gì về đặc điểm của biên bản Đặc điểm của biên bản.-Biên bản ghi chép trung thực đầy đủ, chính xác sự việc đã , đãng ảy

- HS theo dõi sgk và đọc 2 biên bản- HS đọc 2 biên bản trong sgk T124, 125.

Dự kiến câu trả lời của học sinh

-BB1: ghi lại nội dung diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội.-BB 2: TP tham dự, nội dung, diến biến một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí- HS nêu cụ thể.-Nội dung:+ Có số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể ( nếu có giấy tờ, tang vật phải đính kèm theo...)+Ghi chép phải trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.+Thủ tục phải chặt chẽ ( ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể)

I. Đặc điểm của biên bản1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

BB1: ghi lại nội dung diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội.-> BB hội nghịBB 2: TP tham dự, nội dung, diến biến một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.-> BB sự vụ

+ Nội dung biên bản:- số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.- Ghi chép phải trung thực, đầy đủ các sự việc xảy ra, không suy diễn chủ quan.- Thủ tục phải chặt chẽ.- Lời văn ngắn gọn, chính xác.

+ Hình thức: - Phải viết đúng mẫu quy định.- không trang trí hoạ tiết

504

ra.-Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.-Biên bản được viết theo mẫu, quy ước có sẵn.

- Tùy vào nội dung của sự việc mà có nhiều loại biên bản: Biên bản hội nghị, biên bản sự vụ...

Mục tiêu: Giúp học sinh cách viết Biên bản Phương pháp: Vấn đáp Hình thức: Hoạt động cặp đôi Phương tiện dạy học: sgk, vở soạn Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Qua toàn bộ văn bản, hãy khái quát những thành công về nghệ thuật, nội dung của văn bản?Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tậpHS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3: GV nhận xét, chốt ý

? Theo em mỗi biên bản được chia làm mấy phần.? Phần mở đầu mỗi biên bản gồm những mục gì.? Tên biên bản được viết như thế nào.? Các mục trong phần nội dung biên bản.? Em có nhận xét gì về cách ghi những nội dung này trong biên bản.? Phần kết thúc biên bản gồm những mục nào.? Mục kí tên đưới biên bản nói lên điều gì.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (12’) Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:

+Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa.-Hình thức:+ Phải viết đúng mẫu quy định.+không trang trí các họa tiết, tranh ảnh minh họa ngoài nội dung của biên bản.- HS quan sát văn bản.

- Phần mở đầu:+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian địa điểm, thành phần tham dự, chức danh.+ Tên biên bản viết chữ in hoa- Phần nội dung:+ Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.- Phần kết thúc:+ Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên chức danh của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có)-Lời văn của biên bản cần ngắn gọn chính xác.

tranh ảnh minh hoạ.3. Ghi nhớ:( 1, 2)-Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặ đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, trường học, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp...

II. Cách viết biên bản

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên BB, thời gian, địa điểm, TP tham dự lập biên bản.( tên BB nêu rõ nội dung chính của BB)- Phần nội dung: diễn biến, kết quả sự việc(cách ghi phải trung thực khách quan)- Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.

3. Ghi nhớ:

III. Luyện tậpBài 1:

- Trường hợp cần viết biên bản là a, c, d.

505

Vấn đáp Hình thức: Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏiPhương tiện thực hiện: Bài tập Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.? Lựa chọn các tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp. - HS đọc và lựa chọn.- HS đọc xác định yêu cầu bài tập số 2.? Ghi lại phần mở đầu các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của BB giới thiệu đoàn viên ưu tú của chi đội cho đoàn TNCSHCM.- HS làm ở nhà, chuẩn bị cho phần luyện tập. Bước 2: HS trả lời- GV gọi HS trả lời- Các HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung.Bước 3: GV nhận xét, chốt ý- GV nêu (chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập BB)

? Em hiểu gì các phần của biên bản.- GV hướng dẫn HS làm bài tập.- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.

Bài 2

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’)

Mục tiêu: Mở rộng vốn kiến thức ngoài văn bản, tìm hiểu về các loại Biên bản trong

thực tiễn cuộc sống

Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Bài tập dự án.

Hình thức: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học

Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếu

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Viết hoàn thành một Biên bản về buổi sinh hoạt lớp gần đây nhất.

Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập…

506

Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập…

Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm…

- GV khái quát chung về biên bản.

- HS đọc ghi nhớ.

- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.

- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.

Tiết 146: Văn bản Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang

Trích “Rô- bin- xơn Cru- xô -“ Đ. Đi- Phô

A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thứcHS hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn

một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự họa của nhân vật. 2. Kỹ năng

- HS rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến tìm hiểu về nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của tác giả.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự.3.Thái độ

- Học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất với giọng kể hài hước của nhà văn.- Bồi đắp thêm tinh thần tự lực vượt khó vươn lên cho học sinh.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản. B.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’)Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới.Phương pháp/ Kĩ thuật: Nghe câu hỏi và trả lời.

Hình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu HS nghe câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

1. Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên cho truyện ngắn của mình là Những ngôi sao xa xôi ? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận gì? Có thể thay bằng các nhan đề sau:

2. Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho và Thao. Nhận xét về ngôi kể và cốt truyện?+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS

507

Dự kiến kiến thức1. Có thể thay bằng các nhan đề sau: - Chuyện ba cô gái thanh niên xung phong- Trên cao điểm Trường Sơn- Những nữ dũng sĩ phá bom- Chúng tôi ngày ấy...Giải thích:

2.Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho và Thao:

- Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.

- Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Họ phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.

- Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài

Tiểu thuyết phiêu lưu kể những chuyện li kì, lạ lùng, đầy bất ngờ và hấp dẫn mà các nhân vật trải qua trong cuộc sống. Nếu Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là lời Dế Mèn tự kể chuyện phiêu lưu của cuộc đời mình thì trong tiểu thuyết Rô-bin-Xơn Cru-xô (1719), Đi-phô để nhân vật chính Rô-bin-xơn kể lại đoạn đời gian truân suốt gần 30 năm (28 năm 2 tháng 19 ngày) sống một mình trên đảo hoang mà đoạn trích học là bức chân dung tự hoạ sau hơn mười năm kể từ ngày tàu đắm.

Dựa vào SGK, giới thiệu vài nét về nhà văn Anh Đi-phô và tóm tắt nội dung tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô, kết hợp với cho HS xem tranh chân dung tác giả và tác phẩm.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Mục tiêu: Giới thiệu những nét khái quát về tác giả và đoạn trích Phương pháp: trình bày bài tập dự án Hình thức: Hoạt động nhóm, tìm hiểu ở nhà Phương tiện dạy học: Máy chiếu Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Hãy giới thiệu những nét khái quát về đoạn trích Cảnh ngày xuân.Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả- Một nhóm trình bày sản phẩm

Dự kiến sản phẩm của học sinh:- HS giới thiệu vài nét về nhà văn Anh Đi-phô - Cuốn tiểu thuyết đầu tay và cùng là nổi tiếng nhất của ông là Rô-bin-xơn Cru-xô ( 1719 ). Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. Nhân vật chính là Rô-bin-xơn tự kể chuyện đời mình, xưng là tôi.- HS đọc đoạn trích. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, đặt vào nhân

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả- Đa- ni- en Đi- phô ( 1660- 1731)- Nhà văn lớn của nước Anh. Tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị…dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu.

2. Văn bảnHoàn cảnh sáng tác : Trích tiểu thuyết “ Rô- bin- xơn Crút xô” ( tự truyện)Đọc, chú thích:- Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lư-u. Đoạn trích: Miêu tả (chân dung

508

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung(sự tương tác giữa các nhóm)

? Hãy nêu một vài nét về tác giả.Bước 3: Giáo viên nhận xét, chấm điểm, chốt kiến thức- GV và tóm tắt nội dung tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô, kết hợp với cho HS xem tranh chân dung tác giả. ? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?

- GV hướng dẫn đọc. Giọng trầm tĩnh, vui vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt.- GV nhận xét cách đọc

? Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Giống với những truyện nào đã học ?

? Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nội dung giới hạn của từng phần?

GV định hướng cách tiếp xúc văn bản .GV định hướng học sinh theo dõi các đoạn văn phần 1,2,3.? Theo dõi đoạn văn thứ nhất của văn bản em hãy cho biết nhân vật tôi đã tự cảm nhận về chân dung của bản thân mình như thế nào?? Cảm nhận đó chứng tỏ điều gì?? Cách giới thiệu chung về bộ dạng, diện mạo của bản thân như thế có ý nghĩa gì?GV cụ thể nhân vật tôi được giới thiệu tiếp như thế nào…GV yêu cầu học sinh theo dõi vào phần 2, 3 của văn bản.? Sau khoảng hơn 15 năm sống một mình trên đảo hoang

vật chính Rô-bin-xơn tương tự như văn bản: Bài học đư-ờng đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi...- Bố cục: 4 phần+ Phần 1: Từ đầu đến như dưới dây cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng của chính mình.+ Phần 2: tiếp đến chẳng khác gì quần áo của tôi trang phục của Rô-bin-xơn.+ Phần 3: tiếp đến bên khẩu súng của tôi Trang bị của Rô- bin -xơn.+ Phần 4: còn lại - diện mạo của vị chúa đảo.- Nếu có ai gặp tôi chắc họ hoảng sợ hoặc phá lên cười...

- Tạo hấp dẫn cho người đọc, thấy được sự hài hước, tự giễu mình của nhân vật.

- Đội chiếc mũ to tướng cao lêu đêu...dưới chân đi một đôi giày có hình dáng hết sức kì cục...quần áo được may bằng da dê...- Trang phục rất kì quái khác bình

tự hoạ). Ngôi kể: ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật chính Rô-bin-xơn Bố cục: 4 phần

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Diện mạo của Rô- bin-xơn.

-> Cảm nhận đó chứng tỏ cuộc sống của Rô-bin-xơn ở đảo hoảng hơn 15 năm vô cùng khắc nghiệt.

Trang phục.

- Trang phục rất kì quái khác bình thường, tất cả bằng da dê.

-> Cuộc sống đầy gian nan thử thách của anh. Cô đơn tách biệt

509

Rô -bin-xơn đã tự trang phục cho mình như thế nào?? Em hình dung như thế nào về trang phục của Rô-bin-xơn?? Qua lời kể và giọng điệu của nhân vật về trang phục ta hiểu gì về cuộc sống của anh trong nhiều năm sống ngoài đảo hoang?? Điều gì đã khiến cho Rô-bin-xơn vượt qua được cuộc sống đó?GV chuyển ý.? Rô- bin -xơn đã trang bị cho mình những dụng cụ gì ?? Vì sao Rô-bin -xơn lại trang bị cho mình nhiều dụng cụ như vậy ?? Toàn bộ các vật dụng Rô-bin-xơn đeo bên mình đã nói gì về cuộc sống của anh ? Rô- bin -xơn đã kể về cuộc sống của mình bằng giọng điệu như thế nào?? Giọng kể đó đã cho người đọc cảm nhận được gì trong tâm hồn của Rô-bin-xơn?GV khái quát chuyển ý.? Hình dáng diện mạo của Rô-bin-xơn được chính anh tả lại như thế nào?? Em hình dung như thế nào diện mạo của Rô-bin-xơn?? Chân dung của bản thân được miêu tả qua giọng điệu hài hước cho thấy Rô-bin-xơn là con người như thế nào ?? Qua tìm hiểu hình dáng, trang phục, trạng bị của Rô-bin-xơn chúng ta hình dung về nhân vật như thế nào ?

GV khái quát chuyển ý.? Cuộc sống của Rô-bin-xơn gay go gian khổ nhưng khi

thường, tất cả bằng da dê.

- Rô-bin-xơn có sức mạnh tinh thần, có ý chí và niềm tin vào bản thân, anh là con người lạc quan.

- Rô-bin -xơn mang trên mình bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh thắt lưng rộng bản bằng da dê..lủng lẳng bên mình cái cưa, cái rìu...đeo gùi sau lưng...

- Giọng kể hài hước, hóm hỉnh và không chút than vãn.

- Cắp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...khiến cho mọi người phải khiếp sợ.

- Diện mạo kì quái khác thường.

-> Rô -bin -xơn phải là người rất lạc quan và vui tính mới có thể tự phác họa diện mạo của mình như vật.

hẳn với xã hội loài người.

- Rô-bin-xơn có sức mạnh tinh thần, có ý chí và niềm tin vào bản thân, anh là con người lạc quan.

Về trang bị.

-> Các dụng cụ trên giúp Rô-bin xơn duy trì cuộc sống và bảo vệ mình trước thú dữ. Chống chọi với thiên nhiên

-> Rô-bin-xơn phải trải qua cuộc sống gian nan vất vả của anh ở ngoài đảo hoang. Anh phải làm rất nhiều để duy trì cuộc sống.- Giọng kể hài hước, hóm hỉnh và không chút than vãn.

-> Rô-bin-xơn là con người có ý chí phi thường và có tinh thần lạc quan vô bờ bến. Chính điều đó đã giúp anh vượt qua gian nan thử thách.

Về diện mạo.- Diện mạo kì quái khác thường.

-> Rô -bin -xơn phải là người rất lạc quan và vui tính mới có thể tự phác họa diện mạo của mình như vật.

- Rô-bin-xơn có cuộc sống cách biệt với loài người, cuộc

510

khắc họa chân dung mình anh sử dụng ngôn ngữ như thế nào? Thái độ khi đề cập đến cuộc sống của bản thân ?? Qua những điều trên em cảm nhận được điều gì trong tinh thần của Rô-bin-xơn?? Từ nhân vật Rô-bin-xơn em rút ra bài học gì cho bản thân ?? Qua bức chân dụng tự họa của nhân vật em hình dung được gì?? Nêu nét chính về nghệ thuật nội dung của đoạn trích? GV khái quát ghi nhớ.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…BT2.Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Rô- bin- xơn.

- Chàng không một lần thốt ra lời than phiền đau khổ.-Giọng kể hài hước.

- Rô-bin-xơn có tinh thần lạc quan, không buống xuôi trước cuộc sống gian khổ, khó khăn, luôn phấn đấu đề duy trì và nâng cao cuộc sống.- HS đọc Ghi nhớHS : Trình bày suy nghĩ của về nhân vật Rô- bin- xơn.

sống gian nan vất vả, nhưng anh vẫn lạc quan yêu đời nhờ có ý chí phi thường.

2.Tinh thần của Rô-bin-xơn.- Chàng không một lần thốt ra lời than phiền đau khổ.-Giọng kể hài hước.- Rô-bin-xơn có tinh thần lạc quan, không buống xuôi trước cuộc sống gian khổ, khó khăn, luôn phấn đấu đề duy trì và nâng cao cuộc sống.-> Kiên trì, lạc quan, biết vươn lên, trân trọng giá trị của cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.

III. Tổng kết.Rô-bin-xơn có cuộc sống gian khổ, khó khăn nhưng anh rất lạc quan yêu đời đã vượt qua những khó khăn đó. Ghi nhớ: SGK/130IV. Luyện tập :1. “ Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang” là bài ca tình yêu cuộc sống. Có thể hiểu như thế được không? Vì sao? - Con người can đảm và biết chiến thắng hoàn cảnh. - Kiên trì sống, lạc quan sống với hi vọng trở về

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV khái quát ý nghĩa của văn bản.

- Hoàn thành bài tập.

- Học thuộc một đoạn mà em thích.

- Chuẩn bị : “Bố của Xi- mông.” Soạn bài : Tổng kết về ngữ pháp.

HS khá – giỏi : Tìm hiểu thêm và xem các đoạn phim về Rô-bin-xơn.

511

Tiết 147: Tổng kết về ngữ pháp

A. Mục tiêu cần đạt.1. Kiến thức- HS nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các

câu cụ thể.2. Kỹ năng

Rèn kĩ năng nhận diện các đơn vị kiến thức về ngữ pháp và có ý thức vận dụng nó vào tạo lập văn bản.

3.Thái độ-Có ý thức vận dụng các kiểu câu, thành phần trong nói ( viết)

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực khái quát hóa qua việc hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu.B. Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Chuẩn bị bảng phụ.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, ôn tập các nội dung hướng

dẫn.C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.I. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ( 5 phút )

Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới.Phương pháp/ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời.

Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt… GV giới thiệu bài :

Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về kiến thức từ loại, cụm từ, thành phần câu,các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể. Chúng ta cùng tổng kết phần ngữ pháp.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’)Hoạt động của

GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

GV gợi dẫn HS tiến hành ôn tập.

Mục tiêu: Ôn lại lí thuyết và làm Bài tập về các từ loại Phương pháp: trình bày bài tập dự án

- HS nhắc lại các kiến thức cơ bản.- HS đọc.- HS xác định. Dự kiến sản phẩm của học sinh

-Danh từ: lần, lăng, làng.-Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.-Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng

A. Từ loại

I. Danh từ, động từ, tính từ1. Lí thuyết2. Bài tập

Bài tập 1: Xác định danh fừ, động từ, tính từ trong các câu sau:

512

Hình thức: Hoạt động nhóm, tìm hiểu ở nhà Phương tiện dạy học: Máy chiếu Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Hãy giới thiệu những kiến thức cơ bản về các từ loại đã học? Giải quyết BT – SGK..Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả- Một nhóm trình bày sản phẩm- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung(sự tương tác giữa các nhóm)-

? Thế nào là danh từ, động từ, tính từ.? Chúng được phân loại như thế nào.- GV ghi trên bảng phụ.

? Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

? Hãy thêm các

1.Hãy thêm các từ thích hợp vào các cột từ.

- Rất, hơi, quá / hay -> TT- hãy, đã, vừa / đọc -> ĐT- những, các, một / lần -> DT- hãy, đã, vừa / nghĩ ngợi -> ĐT- những, các, một / cái ( lăng) -> DT- hãy, đã, vừa / phục dịch -> ĐT- những, các, một / làng-> DT- hãy, đã, vừa / đập -> ĐT- rất, hơi, quá / đột ngột -> TT- những, các, một / ông ( giáo) -> DT- rất, hơi, quá / phải -> TT- rất, quá, hơi / sung sướng. -> TT- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 2:

2. Danh từ có thể đứng sau những, các, một.-Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.-Tính từ có thể đứng sau rất hơi, quá.

3. Điền các từ có thể kết hợp với DT,ĐT,TT vào những cột để trống.

Khả năng kết hợpý nghĩa

khái quát của từ loại

Kết hợp về

phía trước

Từ loại

Kết hợp về

phía sau

-Chỉ sự những, DT này,

a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được

(Nguyễn Đình Thi)b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân)c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.

(Kim Lân)d) Đối với cháu, thật là đột ngột (...)

(Nguyễn Thành Long)e) Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung (Nam Cao)- Danh từ: lần, lăng, làng- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng

Bài tập 2: a) Danh từ có thể kết hợp với các từ những, các, một:

những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáob) Động từ có thể kết hợp với các từ hãy, đã, vừa:

hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đậpc) Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, quá:rất, hơi, quá + hay, đột ngột,

513

từ thích hợp vào các cột từ ?? Các từ có khả năng kết hợp với các nhóm từ trong a,b,c ở phía trước thường là loại từ nào?

? Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ.

-GV yêu cầu HS nêu cụ thể.Bước 4: Giáo viên nhận xét, chấm điểm, chốt kiến thức- GV yêu cầu HS xác định cụ thể.

? Từ kết quả bài tập 1 và 2 hãy cho biết DT, ĐT, TT có thể đứng sau những từ nào? ? Điền các từ có thể kết hợp với DT,ĐT,TT vào những cột để trống?

vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm)

các, một., mỗi, mọi

kia, ấy, đó, nọ

- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

hãy, đã,

vừa, đừng, chớ, mới

ĐT Rồi

-Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

rất hơi, quá, đã,

vừa, mới

TT lắm, quá

phải, sung sướng. Tìm hiểu sự chuyển loại từ Danh từ: lần, lăng, làngBS:a) Nghe gọi, con gái giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng)-> Từ tròn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như động từ.b) Làm khí tượng, ở độ cao thế mới là lí tưởng chứ

(Nguyễn Thành Long)-> Từ lí tưởng là danh từ, trong câu văn này nó được dùng như tính từc) Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia.(Nguyễn Thành Long)Từ băn khoăn là động từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.

II.Các từ loại khácIII,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng ( 10’: kết hợp cả phần I) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…+ GV hướng dẫn HS điền các từ in đậm vào bảng tổng hợp

Số từ Đại từ Lượng

từChỉ từ

Phó từ

Quan hệ từ Trợ từ Tình

thái từ Thán từ

ba, Tôi, Những, ấy, đã. ở. chỉ, hả trời ơi

514

năm bao giờ, bấy giờ

bao nhiêu, cả.

đâu Mới, đã, đang

của.Nhưng như

ngay,chỉ

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Viết đoạn văn có cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Gạch chân dưới cụm từ, ghi

rõ tên gọi cụm từ.

- Tiếp tục tìm hiểu phần Cụm từ- Tổng kết về ngữ pháp,….

HS khá – giỏi : Xác định và phân tích các cụm danh từ có trong Bài tập, viết ra bảng phụ trình bày.

Tiết 148: Tổng kết về ngữ pháp ( Tiếp)A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức- HS nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được 2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng nhận diện các đơn vị kiến thức về ngữ pháp và có ý thức vận dụng nó vào tạo lập văn bản.

3.Thái độ-Có ý thức vận dụng các kiểu câu, thành phần trong nói ( viết)

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực khái quát hóa qua việc hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu.B. Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Chuẩn bị bảng phụ.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, ôn tập các nội dung hướng

dẫn.C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’)Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới. Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não Hình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Câu hỏi:? Phân biệt các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ? Đặt câu có các cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS Dự kiến kiến thức

515

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài :II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (kết hợp Luyện tập)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng ( 37’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận

? Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?

? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?

GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?

- HS đọc yêu cầuHS hoạt động cá nhân, trao đổi cặp đôi, báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ.

a. ảnh hưởng, nhân cách, lối sống: phần TT của cụm DT

Dấu hiệu: những, một,

b. Ngày(khởi nghĩa)c.Tiếng(cười nói)Bài tập 2: Xác định và phân tích các cụm động từ

Phần TT: đến, chạy, ôm, lên

Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

Bài tập 3: Xác định và phân tích cụm tính từ

B. Cụm từ.1.Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.- tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.- một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.- những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.- Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy.-> Các từ in đậm là phần trung tâm của các cụm danh từ im đậm trong các câu văn. Dấu hiệu nhận biết.a. Những lượng từ đứng trước những, một, một.b. những đứng trước.c. có thể thêm những vào trước.2. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.a. đã đến gần anh- sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. -> có đã, sẽ, sẽ ở phiá trước.b. vừa lên cải chính...-> có từ vừa ở phía trước.3. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.a. rất Việt Nam

516

- GV chia ba nhóm (mỗi nhóm điền một cụm từ trong mỗi bài tập)

- GV sửa, kết luậnGV: em rút ra nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ?GV: Căn cứ vào đâu để phân biệt các cụm từ?

- Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là tứ rất hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước- HS trao đổi nhóm (5-7)- HS lên bảng điền vào bảng- HS khác nhận xét, bổ sung-Căn cứ vào thành tố chính làm thành phần trung tâm trong mỗi cụm từ

- rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, ...rất mới, rất hiện đại -> có rất ở phía trước.-ở đây các từ Việt Nam, Phương Đông được dùng làm tính từ.b.sẽ không êm ả -> có thể thêm từ rất ở phía trước.c. phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn -> có thể thêm rất ở phía trước.

BT 3 :, Phụ trước trung tâm Phụ sau

a, rấtrấtrấtrấtrấtrất

Việt Nambình dị

Việt NamPhương Đông

mớihiện đại

b, sẽ không êm ả

c, cũng phức tạpphong phú và sâu sắc

hơnhơn

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát các bài tập? Những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ?- Ôn lại lý thuyết- Hoàn thành bài tập vào vở- Soạn bài: Luyện tập viết biên bản. HS khá – giỏi : Biên bản trao đổi kinh nghiệm học tập các môn: Văn, Toán, Anh.

Tiết 149: Luyện tập viết biên bảnA. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức- Học sinh được một biên bản hội nghị hoặc biên bản sự vụ thông dụng.

2. Kỹ năng-Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính công vụ theo mẫu.

3.Thái độ-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để tạo lập văn bản.

4.Phẩm chất, năng lực

517

- HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực khái quát kiến thức qua việc ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt động..I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’).

Mục tiêu: Tạo tâm thế để HS bắt đầu tiếp cận tiết học mới.Phương pháp/ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời.

Hình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu HS nghe và trả lời các câu hỏi. 1. Biên bản là gì? Kể tên các loại biên bản mà em biết ?2. Biên bản có những mục nào ? Cách trình bày biên bản ?+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài

GV giới thiệu bài: Trong giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu chung về biên bản để củng cố những tri thức đã được học và hoàn thiện năng lực viết các biên bản thông dụng chúng ta cùng luyện tập trong giờ học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (kết hợp Luyện tập)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (37’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi Hoạt động của GV Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết. Mục tiêu: Củng cố lại lí thuyết về Biên bản. Phương pháp: trình bày bài tập dự án Hình thức: Hoạt động nhóm, tìm hiểu ở nhà Phương tiện dạy học: Máy chiếu Tiến trình thực hiện:Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.? Biên bản nhằm mục đích gì?

I. Ôn tập lí thuyết.

-Biên bản nhằm mục đích ghi lại những điều xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm bằng chứng về sau.- Người viết biên bản phải ghi chép

518

? Người viết biên bản cần có thái độ và trách nhiệm như thế nào ?? Nêu bố cục phổ biến của biên bản ?Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả- Một nhóm trình bày sản phẩm- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung(sự tương tác giữa các nhóm)Bước 4: Giáo viên nhận xét, chấm điểm, chốt kiến thức

GV nêu yêu cầu nội dung luyện tập.Yêu cầu h/s đọc phần gợi ý SGK/134 GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

? Nội dung ghi chép của phần gợi ý đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa ?? Cách sắp xếp trong phần gợi ý đã theo bố cục của biên bản chưa? Cần sắp xếp lại như thế nào?GV yêu cầu H/S trao đổi trước lớp bài viết của bản thân.Học sinh, GV nhận xét bổ sung.

Bài 1- Quốc hiệu và

Dự kiến sản phẩm của học sinh- HS nhắc lại các kiến thức lí thuyết cơ bản :- Biên bản nhằm mục đích ghi lại những điều xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm bằng chứng về sau.

- Người viết biên bản phải ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.

-h/s đọc phần gợi ý SGK/134 Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn, thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

- Nội dung cung cấp đầy đủ dữ liệu để tạo lập một biên bản.

- Cách sắp xếp chưa hợp lí , chưa theo bố cục chung của biên bản.

-H/S trao đổi trước lớp bài viết của bản thân.

3. Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận.

trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.

-Bố cục:+ Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian , địa điểm, các thành phần tham gia chức trách của họ.

+ Phần nội dung: ghi lại đầy đủ trung thành, chính xác diễn biến và kết quả của sự việc.

+ Phần kết thúc: Thời gian lập biên abnr, chữ kí họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản, hiện vật kèm theo.

II. Luyện tập.1. Hướng dẫn viết biên bản về Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn.

- Nội dung cung cấp đầy đủ dữ liệu để tạo lập một biên bản.

- Cách sắp xếp chưa hợp lí , chưa theo bố cục chung của biên bản.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm

học tập môn ngữ văn của

- Khai mạc lúc 10 giờ ngày.....tháng....năm...- Địa điểm: - Thanh phần tham dự: Cô Lan, giáo viên bộ môn Ngữ văn; toàn thể các thành viên của ; đại biểu của các ,

519

tiêu ngữ- Địa điểm, thời

gian tiến hành hội nghị- Tên biên bản- Thành phần

tham dự- Diễn biến và

kết quả hội nghị- Thời gian kết

thúc, thủ tục kí xác nhận

GV hướng dẫn học sinh cách trình bày biên bản.

? Thảo luận nội dung của: Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần?

? Vận dụng kiến thức và thực tế viết biên bản bản giao trực tuần hoàn chỉnh.GV yêu cầu 2 học sinh khá trình bày, GV nhận xét bổ sung.GV đọc cho h/s tham khảo biên bản bàn giao tài sản

a.Kinh nghiệm của Thu Nga.- Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.- Phải cố gắng tưởng tượng, đào sâu suy nghĩ để có xúc cảm và phát hiện ra ý độc đáo.- Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.b. Kinh nghiệm của Thúy Hà.-Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng. Phải tìm cho ra nét độc đáo đó.- Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.-Nắm chắc cách làm bài theo từng thể loại. Dành thời gian thích đáng đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của bài viết.-Khi viết cần phải chủ động và theo cách diễn đạt của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.4. Cô Lan tổng kết.- Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác gải muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.- Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.-Rèn luyện năng lực

9C.- Chủ tọa: Cô giáo Lan- Thư kí:...................................Nội dung và diễn biến của hội nghị.1. Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung của hội nghị.-Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu, trong đó có 60% khá , giỏi.- Nội dung:+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời gian qua.+ Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm.+ Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.2. Bạn Huệ lớp trưởng báo cáo sơ lược về tình hình học tập môn Ngữ văn.-Nhiều bạn chưa đọc kĩ văn bản,chuẩn bị bài sơ sài.- Nhiều bạn chưa làm hết các bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.- Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.- Kết quả: khá , giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10% Chủ tọa Thư kí

(Kí và ghi rõ họ tên ) (Kí và ghi rõ họ tên )

520

cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.-Soạn bài và làm bài tập đầy đủ chu đáo.- Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, lập dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.- Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp.Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày.

2. Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần.- Thành phần tham dự.- Nội dung bàn giao:+ Nội dung kết quả công việc đã làm trong tuần.+ Nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới.+ Các phương tiện vật chất thực hiện và hiện trạng của chúng tại thưòi điểm bàn giao.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV yêu cầu 2 học sinh khá đọc bài viết trước lớp, HS nhận xét. - Học kĩ bài, nắm chắc cách tạo lập biên bản.- Chuẩn bị: bài “ Hợp đồng” HS khá – giỏi : Tìm hiểu, sưu tầm một số văn bản Hợp đồng về mua bán, trao đổi, thuê nhà, phòng trọ,…

Tiết 150: Hợp đồng A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức- HS viết được một văn bản hợp đồng thông dụng.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hợp đồng theo mẫu.

3.Thái độ- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để tạo lập văn bản.

4.Phẩm chất, năng lực - HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ viết - nói, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, vận dụng thực tế qua việc nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt động..I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não

521

Hình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.Yêu cầu HS nghe và trả lời các câu hỏi.Câu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài

Trong công tác và cuộc sống nhiều khi chúng ta phải có sự thỏa thuận giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức cơ quan với cơ quan về việc thiết lập hay thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong một công việc có liên quan...như vậy chúng ta cần đến một loại văn bản hành chính đó là hợp đồng. Vậy cách tạo lập văn bản hợp đồng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…Hoạt động của

giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản Hợp đồng mua bán sách giáo khoa. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, GV kết luận? Văn bản trình bày vấn đề gì?

? Đây văn bản Hợp đồng, vậy em hiểu Hợp đồng là gì?

? Tại sao cần phải có Hợp đồng?

? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu gì?

-Về hình thức:+ Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và

- HS đọc. HS hoạt động cá nhân, trao đổi, báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

- HS nhận xét:+Văn bản trình bày một số nội dung thảo thuận giữa Công ti sách và Thiết bị trường học với Sở Giáo dục về việc mua sách giáo khoa.

-Vì Hợp đồng là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở đẻ các tập thể, cá nhận làm việc theo quy định

I. Đặc điểm của hợp đồng.1. Đọc văn bản: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa

-Văn bản trình bày một số nội dung thảo thuận giữa Công ti sách và Thiết bị trường học với Sở Giáo dục về việc mua sách giáo khoa.- Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.

-Vì Hợp đồng là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở đẻ các tập thể, cá nhận làm việc theo quy định của pháp luật.

-Về nội dung:+Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải tuân thủ theo pháp

522

đơn nghĩa; các từ ngữ trong hợp đồng phải được dùng chính xác tránh dùng các từ ngữ chung chung, không dứt khoát.

? Kể tên một số hợp đồng mà em biết ?GV khái quát ý 1 phần ghi nhớ.GV yêu cầu học sinh đọc lại bản hợp đồng mua bán SGK.? Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết của hợp đồng gồm có những mục nào ?? Nhận xét ngôn ngữ trong bản hợp đồng?GV khái quát ý 2 ghi nhớGV khái quát nội dung toàn bàiIII,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (12’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề? Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng?GV nêu yêu cầu bài tập 2 hướng dẫn học sinh hoàn thiện ở nhà.Bài 2:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hợp đồng thuê nhàHôm nay, ngày tháng nămBên cho thuê nhà ( gọi tắt bên A)- Chủ sở hữu- Tuổi

của pháp luật.

-Về nội dung:+Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác (về nội dung, chất lượng, số lượng công việc, thời gian tiến hành, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia kí kết hợp đồng)-Các loại hợp đồng: hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng đào tạo...

- HS đọc ghi nhớ

-Thảo luận

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…-Nghe, ghi

- HS trao đổi, thảo luận và trả lời.Sau khi bàn bạc, thảo luận hai bên đồng ý kí cam kết hợp đồng thuê nhà với nội dung như sau:

luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác -Về hình thức:+ Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa; các từ ngữ trong hợp đồng phải được dùng chính xác tránh dùng các từ ngữ chung chung, không dứt khoát.

II. Cách làm hợp đồng.- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ... tên hợp đồng...- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.- Phần kết thúc: Chức vụ, ghi rõ họ tên của đại diện các bên tham gia kí hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên ( nếu có)- Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ. Ghi nhớ: SGK/ 138III. Luyện tập.BT1. Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:-Trường hợp cần viết hợp đồng: b, c, eBT 2. Viết hợp đồng thuê nhà.

( Làm ở nhà)

523

- CMND- Thường trú tại- Điện thoạiBên thuê nhà ( gọi tắt bên B)- Tên- Chức vụ- Địa chỉ- Điện thoại......

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát: - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc đặc điểm và cách làm văn bản hợp đồng.- Chuẩn bị: Luyện tập viết hợp đồng. HS khá – giỏi: Tìm hiểu và giới thiệu về G.Mô-pa-xăng cùng một số tác phẩm.

Tiết 151: Văn bản Bố của Xi- mông

Guy đơ Mô- pa- xăngA. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức - HS hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra lòng yêu thương con người.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.

3.Thái độ- Bồi đắp thêm tình yêu thương bạn bè và cao hơn là tình yêu thương, cảm thông với

những con người có hoàn cảnh đặc biệt.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến tìm hiểu và học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ 3 với việc miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm trạng.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoHình thức: Hoạt động cá nhân Tiến trình thực hiện+ Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

524

Yêu cầu HS nghe và trả lời các câu hỏi.Câu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

? Tóm tắt đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin-xơn ?+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem và trả lời + Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời. Dự kiến: 2 HS+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài GV: Tinh thần nhân đạo luôn là đề tài khai thác của nhiều nhà văn nhà thơ. Tinh thần nhân đạo đó đã kết tinh nhiều tác phẩm bất hủ. Trong đó, “Bố của Xi-mông” là một tác phẩm xuất sắc của Guy đơ Mô-pa-xăng - nhà văn Pháp thế kỉ XIX.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (37’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHoạt động 1:-Gọi HS đọc chú thích ? Trình bày những nét cơ bản về tác giả G.đơ Mô-pa-xăng?GV nhận xét

?Hãy tóm tắt nội dung của truyện ngắn “bố của Xi-mông”?GV tóm tắt lại tác phẩm-GV gọi HS đọc, chú ý thể hiện những nét tâm lí của các nhân vật? Hãy nêu những diễn biến biến chính của đoạn trích và xác định bố cục tương ứng với những diến biến ấy?

GV nhắc lại bố cục văn bản

HS đọcTL:-Là nhà văn Pháp - Ông có một khối lượng sáng tác đồ sộ, phản ánh sâu sắc các phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

HS dựa vào nội dung phần chú thích tóm tắt

-HS đọc bài nhận xét

TL:Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông: từ đầu đến “mà chỉ khóc hoài”Xi-mông gặp Phi-Lip: “bỗng một bàn tay”... “một ông bố”Phi-lip đưa Xi-mông về nhà: “hai bác cháu”... “bỏ đi rất nhanh”Ngày hôm sau ở trường : đoạn còn lại

I/Giới thiệu chung :1-Tác giả :(1850-1893)- Là nhà văn Pháp- Ông có một khối lượng sáng tác đồ sộ, phản ánh sâu sắc các phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX2-Văn bản : Xuất xứ :Bố của Xi-Mông trích trong truyện ngắn cùng tên của tác giả. Đọc–chú thíchBố cục : 4 phần :+Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông: từ đầu đến “mà chỉ khóc hoài”+Xi-mông gặp Phi-Lip: “bỗng một bàn tay”... “một ông bố”+Phi-lip đưa Xi-mông về nhà: “hai bác cháu”... “bỏ đi rất nhanh”+Ngày hôm sau ở trường : đoạn còn lại.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.-Gọi HS đọc lại phần đầu

-HS đọcTL:Xi mông là một đứa bé

II/ Đọc - hiểu văn bản 1-Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông:

525

? Xi-mông được đặt vào hoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh đó gây ra cho em nỗi khổ gì?(cần dựa vào chú thích)? Nỗi đau đớn của em được tác giả khắc họa như thế nào trong đoạn trích ?( Gợi : qua ý nghĩ, hành động, qua lời nói, thái độ của em)

? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?

? Sự thể hiện đó có phù hợp với tâm lí lứa tuổi em không?GV cho hoc sinh thảo luận và phân tích? Bằng nghệ thuật miêu tả độc đáo của mình, tác giả cho ta hình dung gì về tâm trạng của Xi-mông lúc này?GV : Đau đớn đã làm Xi-mông muốn giải thoát bằng cái chết.

thiếu cha, nó bị bạn bè trêu chọc, em vô cùng đau đớn vì điều đó.TL:Xi-mông bỏ nhà ra bờ sông, em có ý định nhảy xuống sông tự tử.Xi-mông nhiều lần khóc : có cảm giác uể oải sau khi khóc, em lại khóc, em chỉ khóc hoài, em nghẹn ngào, mắt đẫm lệ, Giọng nói của em nghẹn ngào, ngắt quãngTL:- Cảnh đẹp (…) đã cuốn hút em khiến em không những quên chuyện tự tử mà còn muốn ngủ và muốn chơi đùa-Em chợt nhớ đến nhà và mẹ, nỗi đau khổ trở về, em khóc nức nở.TL: Tâm trạng diễn ra rất phù hợp: hành động, tiếng khóc và những chi tiết khác.TL:Tác giả như một chuyên gia tâm lí, khai thác sâu sắc nỗi đau đớn đến tuyệt vọng của Xi-mông nỗi đau làm em đánh mất cả niềm tin vào sự sống

- Tâm trạng đau khổ tuyệt vọng vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục là không có bố.- Em bỏ ra bờ sông định nhảy xuống sông tự tử.- Cảnh đẹp (…) đã cuốn hút em khiến em không những quên chuyện tự tử mà còn muốn ngủ và muốn chơi đùa- Em chợt nhớ đến nhà và mẹ, nỗi đau khổ trở về, em khóc nức nở.

=>Tâm trạng diễn ra rất phù hợp với một đứa trẻ: hành động, tiếng khóc và những chi tiết khác.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (kết hợp học bài mới) V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Cảm xúc của em sau khi đọc và tìm hiểu về nhân vật Xi-Mông?- GV khái quát chung. - Đọc lại văn bản, phân tích nhân vật Xi- mông.- Chuẩn bị: phần còn lại của tác phẩm.- Tìm hiểu về nhân vật chị Blăng-sốt và chú Phi-líp. HS khá – giỏi : Tìm các chi tiết kể về chị Blăng-sốt và nêu suy nghĩ của em về hình tượng của chị Blăng –sốt.

526

Tiết 152: Văn bản Bố của Xi- mông Guy đơ Mô- pa- xăng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - HS hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra lòng yêu thương con người.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.

3.Thái độ- Bồi đắp thêm tình yêu thương bạn bè và cao hơn là tình yêu thương, cảm thông với

những con người có hoàn cảnh đặc biệt.4.Phẩm chất, năng lực

- HS phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, rèn năng lực hợp tác qua trao đổi, hoạt động nhóm, rồi từ đó có rèn năng lực sáng tạo, chủ động đưa ra ý kiến tìm hiểu và học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ 3 với việc miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm trạng.B. CHUẨN BỊ - GV : Đọc TLTK và soạn bài.- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Qua phần 1, em hiểu gì về tâm trạng của Xi- mông khi ở bên bờ sông. - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

GV giới thiệu bài: tóm tắt nội dung tìm hiểu trong tiết 1.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi nắm được diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra lòng yêu thương con người. Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dungGV : Vì lầm lỡ của tuổi trẻ, chị Blăng –sốt đã khiến cho Xi-mông thành đứa trẻ không bố. Nhưng cơ bản chị vẫn là phụ nữ đức hạnh bị lừa dối.- Đức hạnh của chị được tác giả khắc họa

HS thảo luận và trình bày:Chị sống trong một căn nhà “ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”, chứng tỏ chị nghèo nhưng sống rất đứng đắn và nghiêm túc.Với một người khách không

II/ Đọc - hiểu văn bản2. Nhân vật chị Blăng –sốt:-Sống trong “ngôi nhà nhỏ , quét vôi trắng, hết sức sach sẽ”Nghèo nhưng đứng đắn và nghiêm túc- Với một người khách

527

qua những chi tiết nào trong văn bản ? Em hãy chứng minh làm rõ?(Qua ngôi nhà, qua thái độ đối xử với khách , với Phi-lip, khi chị nghe nói con bị bạn đánh vì không có bố) GV cho các nhóm thảo luận và trình bày.GV nhận xét, bổ sung.GV : Chị Blăng –sốt mang nỗi đau của một nhân cách đứng đắn.?Suy nghĩ của em về hình tượng của chị Blăng –sốt?

?Nhân vật Phi-lip hiện ra trong văn bản là người như thế nào? ( về ngoại hình)Tâm trạng nhân vật thay đổi như thế nào qua các giai đoạn diễn biến của câu chuyện??Khi gặp Xi-mông,đưa em về nhà, Phi-lip tự nhủ những gì ? Những lời tự nhủ ấy cho thấy ý định gì của bác ??Khi đối diện với chị Blăng –sốt thì suy nghĩ đó thay đổi như thế nào ? Điều gì làm cho bác thay đổi ý định đó??Cùng, điều bât ngờ gì đã xảy ra trong quyết định của bác Phi-lip ??Theo em, Vì sao Phi-lip lại quyết định như thế ? Em có tin vào lời nói của bác lúc ấy không ? Vì sao?Phi-lip thực sự là người đàn ông chân chính

quen , chị “bỗng tắt ngay nụ cười,... đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình , như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà”, chị không lẳng lơ như Phi-lip và mọi người vẫn nghĩKhi nghe con bị bạn đánh vì không có bố, chị “đỏ bừng mặt, tê tái đến tận xương tủy..., nước mắt lã chã tuôn”.Khi nghe con hỏi Phi-lip “có muốn làm bố con không” chị “quằn quại , dựa lưng vào tường, hai tay ôm ngực”. Đó là nỗi hổ thẹn, nỗi đau của một người phụ nữ tự ý thức được bản thân mình, biết tự trọng+Chị là người đáng thương nhưng lại rất đáng trọng. Thương là thương cho hoàn cảnh, trọng là trọng vì nhân cách đạo đức cao đẹp của chị.

+Là bác thợ rèn người cao lớn, râu tóc đen quăn, vẻ mặt nhân hậu.

+Khi đưa Xi-mông về nhà bác tự nhủ “nghe nói chị là cô gái đẹp nhất vùng”, “ tuổi xuân đã lầm lỡ , rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Rõ ràng bác có ý định bớn cợt với chị Blăng –sốt.+Khi găp chị Blăng –sốt ở bật cửa, trong ngôi nhà nhỏ xinh, thì nụ cười tắt ngay, bác Phi-lip hiểu rằng không thể bỡn cợt được nữa.

+Bác đã đồng ý làm bố của Xi –mông “bác nhấc bỗng em lên , đột ngột hôn vào hai má”+Đó là biểu hiện tình thương

không quen , chị “bỗng tắt ngay nụ cười,... như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà”Không lẳng lơ, buông thả- Khi nghe con bị bạn đánh vì không có bố, chị “đỏ bừng mặt, tê tái đến tận xương tủy..., nước mắt lã chã tuôn”. Khi nghe con hỏi Phi-lip “có muốn làm bố con không” chị “quằn quại , dựa lưng vào tường, hai tay ôm ngực”Tự ý thức giá trị bản thânMột người giàu lòng tự trọng

3-Nhân vật Phi-lip:-Khi đưa Xi-mông về nhà, bác tự nhủ “tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lầm lỡ thêm lần nữa”Có ý định đùa cợt với chị Blăng –sốt.-Thay đổi suy nghĩ khi đối diện với chị trong căn nhà nhỏ.

-Khi gặp chị Blăng –sốt thì bác không còn có ý định bỡn cợt nữa

-Cuối cùng quyết định làm bố của Xi-mông

Một người đàn ông chân chính, giàu lòng nhân ái

528

tring quyết định giàu lòng nhân ái của mình, và xứng đáng là người bố tuyệt vời của Xi-mông.

của bác với Xi-mông và là sự cảm phục của bác đối chị Blăng –sốt, một quyết định chan chứa tình nhân ái.HS tự trình bày suy nghĩ về hành động này của bác Phi-lip

?Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích này là gì??Đoạn trích để lại cho em những suy nghĩ gì sâu sắc?GV tổng kết.

+Tác giả đã miêu tả sâu sắc nét tâm lí của từng nhân vật , thu hút sự chú ý củ người đọc vào sự thay đổi tâm lí cuả các nhân vật trong đoạn trích.+Bài học về lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ nỗi bất hạnh của bạn bè

III/Tổng kết:1-Nghệ thuật :-Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thật sâu sắc-Tràn đầy cảm hứng nhân đạo.2-Nội dung: Bài ca về lòng nhân ái, biết yêu thương bạn bè.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…? Truyện phê phán thói xấu nào của con người. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu dáp án đúng.A. Sự nhẫn tâm, thói ích kỉ, những định kiến hẹp hòi của con người.B. Thói keo kiệt, bủn xỉn.C. sự lười biếng.D. Cả A, B, C đều đúng.? Tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua thái độ, hành động của bạn Xi- mông.-> cần có lòng cảm thông và tình yêu thương bạn bè nhất là đối với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt: nghèo khó, mồ côi, tật nguyền… không được xa lánh, thờ ơ, trêu chọc, khinh rẻ.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung về các nhân vật trong truyện. - Chuẩn bị: Ôn tập phần truyện, kẻ bảng ôn tập, trả lời câu hỏi. HS khá – giỏi : Tìm hiểu lại tác phẩm, phân tích tâm trạng các nhân vật: Xi-mông, chú Phi-lip và chị Blăng-sốt.

Tiết 153: Ôn tập về truyệnA. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thứcGiúp học sinh:- Ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học

trong chương trình ngữ văn lớp 9. - Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện ngắn: Trần thuật, xây dựng nhân vật,

cốt truyện, tình huống.2. Kỹ năng

529

Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.3.Thái độ

- Có ý thức ôn tập tốt về truyện hiện đại.4.Phẩm chất, năng lực

Qua đó phát triển năng lực khái quát hóa kiến thức, năng lực chủ động sáng tạo,... B. Chuẩn bị.

1- Giáo viên: +Bảng phụ + bảng thống kê.

+Tư liệu giai đoạn văn học từ sau CMT8/45 phần văn xuôi hiện đại. 2-Học sinh: + Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.C. Tổ chức các hoạt động. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (35’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi GV nêu yêu cầu và phương pháp tiến hành tiết học ôn tập.

Trong chương trình ngữ văn lớp 9 các em đã được học 5 tác phẩm truyện ( truyện ngắn hoặc đoạn trích ) Việt Nam. Để giúp các em có được cái nhìn bao quát và có hệ thống những tác phẩm đó tiết học hôm nay cô cùng các em cùng hệ thống hóa...1- Bảng hệ thống hoá.

TT TP TG NST Nghệ thuật Nội dung

1 Làng (trích truyện ngắn)

Kim Lân

1948- Xây dựng tình huống truyện; miêu tả tâm lí ngôn ngữ nhân vật qua ý nghĩ, hành vi.- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bọc lộ chiều sâu tâm trạng.

Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

530

2 Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long

1970

- kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngoại độc thoại, đối thoại.- kết hợp TS, MT với các yếu tố trữ tình & bình luận- Khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật qua cử chỉ, lời nói, việc làm.

- Ca ngợi những nười lao động thầm lặng có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.

3 Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

1966

- Cốt truyện chặt chẽ, . yếu tố bất ngờ, hợp lí.- Khắc hoạ tâm lí, xây dựng tính cách nhân vật- ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

- Ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.

Bến quê (trích truyện ngắn)

Nguyễn Minh Châu

1985

- Tình huống truyện giản dị, bất ngờ, hợp lí- Giọng kể cảm xúc, trữ tình, giàu chất triết lí.- Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, tạo nên chiều sâu khái quát triết lí.

Qua những cảm xúc và tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời, trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương.

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

1971

- Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất.- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.-Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ…

Tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh như-ng rất hồn nhiên, lạc quan của 3 cô gái TNXP.

2. Đất nước và con người Việt Nam trong 5 truyện ngắn đã học

TT Truyện, tác giả

Khoảng thời gian sáng tác và phản ánh

Hình ảnh Đất nước và con người Việt Nam được phản ánh trong truyện

531

1 Làng (Kim Lân) 1948

(1946-1954)

Kháng chiến chống Pháp.Ông Hai yêu làng và yêu nước, quyết tâm trung thành với Cụ Hồ, với kháng chiến.

2 Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long)

1970(1954-1975)

Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.Anh thanh niên khiêm tốn, thầm lặng, giàu mơ -ước và cống hiến cho đất nước.

3 Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang Sáng)

1966(1954-1975)

Kháng chiến chống Mĩ giải phóng miền Nam Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, xa cách.Bé Thu, tình con cha nồng nàn, cứng cỏi và thắm thiết, trong sáng, mãnh liệt.

4 Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê)

1971(1954-1975)

Kháng chiến chống Mĩ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.Ba cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, lãng mạn, hồn nhiên, lạc quan ở cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

5 Bế quê (Nguyễn Minh Châu)

1985 Thời kì đất nước thống nhất, bắt đầu phong trào đổi mới.Những suy nghĩ và chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời, quê hương.

+ Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao: kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước thống nhất... qua các nhân vật chính trong những tình huống truyện khá điển hình.

Các thế hệ con người Việt Nam được miêu tả:- Già: Ông Hai, bà Hai, ông Sáu, ông Ba, ông hoạ sĩ- Trung niên, thanh niên: bác lái xe, Nhĩ, vợ Nhĩ, con trai Nhĩ, anh thanh niên, cô

kỹ sư, 3 cô gái thành niên xung phong, anh đại đội trưởng...- Thiếu nhi: bé Thu.

+ Những nét tính cách chung của họ: yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho độc lập và tự do của đất nước.3. Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng- HS lựa chọn và phát biểu. Khuyến khích những cảm nghĩ riêng, chân thành và sâu sắc nhưng cũng cần kịp thời định hướng, uốn nắn những cảm nghĩ lan man, vụn vặt hay tuỳ tiện.

4. Hệ thống hoá nghệ thuật kể chuyện và tình huống truyện(HS làm ở nhà.)

532

TTTruyện và

tác giảNgôi kể Tác dụng

Tình huống truyện

Tác dụng

1 Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Ngôi thứ nhất; nhân vật người kể chuyện xưng tôi (bác Ba)

Câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện

Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết không nhận ba; đến lúc nhận thì đã phải chia tay; đến lúc hi sinh ông Sáu vẫn không được gặp lại bé Thu lần nào.

Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhng vẫn chân thực vì phù hợp với lô gíc cuộc sống thời chiến tranh và tính cách các nhân vật, Nguyên nhân được lí giải thật thú vị (cái thẹo)

2 Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

Người kể chuyện xư-ng tôi (Phương Định)

NT Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép; một trận ma đá bất ngờ trên cao điểm

Hiện rõ cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu hằng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt, hiểm nguy, có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng tâm hồn 3 thanh niên xung phong vẫn thanh thản vui tươi, tính cách của họ vẫn kiên cường

3 Làng (Kim Lân)

Ngôi kẻ thứ ba, theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai

Không gian truyện mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn

Tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến điều tới khi sự thật được sáng tỏ

Tình yêu làng và tình yêu nước được biểu hiện thật khéo, thật sâu và hay qua một tình huống đắt giá mà vẫn thường có thể xảy ra.

4 Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long)

Ngôi kể thứ ba đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ

….. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh cao yên Sơn 2.600m

Tính cách và phẩm chất của các nhân vật bộc lộ, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên.

5 Bến quê (Nguyễ Minh Châu)

Ngôi kể thứ ba đặt vào nhân vật Nhĩ

….. Một người bệnh nặng, sắp chết, không đi đâu được, nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại.

Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình, về quy luật c/s. Tâm trạng và t/c đối với quê hương, gia đình lại xuất hiện

533

những nét mới

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản.1. Ôn tập kĩ các văn bản.2. Đọc thêm các truyện: Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long... HS khá – giỏi : Kể sáng tạo 1 trong những truyện đã ôn (thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới...).

Tiết 154: Kiểm tra Văn ( phần truyện)

A.Mục tiêu cần đạt.1. Kiến thức

-Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm còn yếu kém.

2. Kỹ năng-Rèn luyện các kĩ năng cảm thụ văn học.

3.Thái độ-Học sinh có ý thức rèn kĩ năng cảm thụ văn học đặc biệt là tác phẩm truyện hiện

đại.4.Phẩm chất, năng lực

- HS rèn luyện và phát triển năng lực Tự quản lý, tự đánh giá, tự điều chỉnh khả năng của bản thân khi tiến hành làm bài kiểm tra trên cơ sở tự ôn tập, học sinh nắm vững các tác phẩm truyện hiện đại đã học, làm tốt bài kiểm tra 45 phút.- HS rèn năng lực tự học, tính trung thực trong viết bài, xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập và phấn đấu thể hiện trong bài kiểm tra, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.B.Chuẩn bị.

-Giáo viên: ra đề phù hợp với đối tượng học sinh.-Học sinh: Ôn tập các bài từ bài 10 đến bài 15, thực hành các bài tập giáo viên yêu

cầu.C.Tổ chức các hoạt độngI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát(1’)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (43’)

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRAVận dụngCấp độ

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu

Thấp CaoCộng

1. Bến quê . - Nhớ được ý nghĩa văn bản bến quê của

534

nguyễn Minh Châu.

Số câuSố điểm tỉ lệ

%

Số câu: 1Số điểm: 3

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 1Số điểm: 3Tỷ lệ: 30%

2. Lặng lẽ Sa Pa.

-Nhớ được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Anh thanh niên trong truyện.

- Hiểu được nhan đề của tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”

Số câuSố điểm tỉ lệ

%

Số câu: 0,5Số điểm: 1

Số câu: 0,5Số điểm: 1

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 1Số điểm: 2Tỷ lệ: 20%

3. Những ngôi sao xa

xôi.

Tóm tắt truyện đảm bảo những ý chính

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về ba nhân vật( Phương Định, Nho và Thao )

Số câuSố điểm tỉ lệ

%

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu: 1Số điểm: 5

Số câu: 1Số điểm: 5Tỷ lệ: 50%

Tổng số câu Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 2Số điểm: 5.5Tỉ lệ: 55 %

Số câu:0,5 Số điểm: 1Tỉ lệ: 10%

Số câu:0 Số điểm:0

Số câu: 1Số điểm:5Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 3Số điểm: 10 tỉ lệ% :100%

Câu 1: ( 2 điểm) Kể tên các tác giả , tác phẩm truyện ngắn được học trong chương trình Ngữ văn 9 Câu 2 : ( 3 điểm)a. Tóm tắt truyện ngắn : "Những ngôi sao xa xôi " ( Lê Minh Khuê) b.Nêu ý nghĩa truyện ngắn : " Bến quê" của Nguyễn Minh Châu ?Câu 3: ( 5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn ( 10-15 dòng) nêu cảm nhận của em về những nét chung và riêng của ba nhân vật ( Phương Định, Nho và Thao ) trong đoạn trích truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê

HƯỚNG DẪN CHẤM

535

( ĐỀ SỐ 1 )Câu 1: ( 2 điểm) 1.Làng - Kim Lân 2.Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng 3.Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long 4.Những ngôi sao xa xôi : Lê Minh Khuê5.Bến quê - Nguyễn Minh Châu ( Sai một tác giả tác phẩm trừ ( 0,5 điểm )Câu 2: a, Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi saoxa xôi (2 điểm ) Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong tên là Phương Định , nho , thao. Các cô thuộc tổ trinh sát phá bom trên cao điểm ở tuyến đường trường Sơn. (0,25 điểm ) -Công việc của các cô là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp vào hố bom, đánh dấu các vị triis trái bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.(0,25 điểm ) -Phương định là cô gái ưa nhìn và mơ mộng. cô rất thích hát kể cả trong hoàn cảnh cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt .(0,25 điểm ) - Thao là cô gái nhiều tuổi nhất và cũng là người chỉ huy. Trong công việc, cô là người kiên quyết táo bạo nhưng lại rất sợ vắt và máu .(0,25 điểm ) - Nho là cô gái nhỏ nhắn hồn nhiên thích thêu hoa trên gối (0,25 điểm ) -Một lần phá bom của các cô được miêu tả chân thực. Cho dù quen với công việc nhưng Phương Định không sao tránh khỏi những cảm giác hồi hộp .(0,25 điểm ) -Một cơn mưa đá trút xuống và tạnh rất nhanh gợi lên trong tâm trí các cô nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ.( 0,25 điểm ) Hình thức : Trình bày sạch đẹp khoa học :( 0,25 điểm ) b,Ý nghĩa truyện ngắn : " Bến quê" của Nguyễn Minh Châu:( 1 điểm) - Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lý, vượt ra

ngoài những dự định, toan tính của chúng ta. ( 1/3 điểm )- Trên đường đời, con người ta khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để

rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.( 1/3 điểm ) - Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương ( 1/3 điểm )Câu 3: ( 5 điểm) Các ý cần có :- Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, các cô gái thanh niên xung phong và nêu những ý kiến đánh giá chung nhất về họ Nét chung : - Cùng sống trong một hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt làm nhiệm vụ nguy hiểm. -Có tinh thần khắc phục khó khăn trong cuộc sống . dũng cảm bình tĩnh gan dạ trước mọi tình huống, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ.-Đều là những cô gái trẻ trung yêu đời, hồn nhiên trong sáng và cũng rất mộng mơ Nét riêng -Mỗi người một sở thích khác nhau : Chị Thao chăm chép bài hát dù giọng có chua và thường hay sai nhịp. Nho thích thêu thùa . phương Định thích hát, ngồi bó gối mơ màng hay soi gương để ngắm đôi mắt mình.- Mỗi người một tính cách : Chị Thao từng trải mạnh mẽ, dứt khoát trong chiến đấu và phân công công việc của nhóm nhưng lại yếu mềm trong tình cảm sợ vắt và sợ máu. Phương Định mơ mộng. Nho hồn nhiên vô tư.

536

Đặc biệt nhân vật phương Định được chú ý hơn cả : Là con gái Hà Nội vào chiến trường trẻ trung đầy xinh đẹp . Tính tình hồn nhiên ngây thơ....- Khái quát được cảm nghĩ, đánh giá của cá nhân về các cô gái thanh niên xung phong và ý nghĩa công việc của họ : cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và những phẩm chất đáng quý của ba cô gái thanh niên xung phong.ĐỀ 2 ( Có thể cho HS làm theo đề chẵn – lẻ)Câu 1: Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm nào? Nêu một vài nét chính về tác giả của tác phẩm đó?Câu 2: Xác định tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu?Câu 3 : Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê?

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2Câu 1: (2đ) Đoạn trích Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô của nhà văn Đ. Đi-phô (1660-1731). (1đ) Ông là nhà văn người Anh ở thế kỉ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khi đã gần sáu mươi tuôi. Ngoài tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô(1719) ông còn viêt một số cuốn khác như Thủ lĩnh Xinh-gơn-ton(1720), Rô-xa-na… (1đ)Câu 2 : (3đ)Học sinh phân tích được tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn " Bến quê"- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ nhích nửa người trên giường bệnh.... (1đ)- Tình huống của truyện chính là ở cái điều rất trớ trêu như một nghịch lý: Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới ấy thế mà, căn bệnh quái ác lại buộc anh vào giường bệnh và hành hạ anh, ngay cả bãi bồi bên kia sông gần ngay đấy mà anh không thể đặt chân đến... (1đ)- Tạo ra chuỗi những tình huống nghịch lý như vậy, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời, chiêm nghiệm một triết lý về đời người... (1đ)Câu 3: (5đ)1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách trình bày bài viết cảm thụ về một đoạn thơ .- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB, KB- Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, khoa học, không dùng từ sai , đúng chính tả , ngữ pháp. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.2. Một số định hướng cho nội dung bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định.

b. Thân bài: Học sinh cần phân tích:- Phương Định là cô gái Hà Nội đi thanh niên xung phong. Là cô gái trẻ, đẹp.- Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt nhìn xa xăm...=> Vẻ đẹp hấp dẫn của cô gái thị thành, và nhạy cảm. (0,5)-Phương Định hồn nhiên, vô tư, pha chút tinh nghịch, mơ mộng và rất nhạy cảm.-Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo.., tôi không sợ nữa=> Tình đồng đội đã tiếp thêm lòng dũng cảm cho người chiến sĩ trẻ này. (0,5)

537

- Tôi dùng xẻng đào dưới đất..lạnh gai người, tôi rùng mình...-Hồi hộp lo lắng, căng thẳng vẫn nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt không cụ thể.=> Tác giả miêu tả diễn biến tâm, lí tỉ mỉ chân thực đến từng chi tiết, từng cảm giác, ý nghĩ. (0,5)-Phương Định yêu thương chăm sóc đồng đội khi bị thương Tối rửa bông băng cho Nho, pha sữa cho bạn, hát cho bạn nghe ...=> Phương Định là cô gái có tâm hồn phong phú, trong sáng, vô tư, có tình thương yêu đồng đội sâu sắc, nhưng rất nhạy cảm. (0,5)=> Tác giả thành công ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất.(0,5)=> Thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ hồn nhiên , dũng cảm, có tinh thần đồng đội, dám hi sinh, có học vấn. (0,5)c. Kết bài: Suy nghĩ cảm xúc , ấn tượng về nhân vật Phương Định. BIỂU ĐIỂM 1.Hình thức: 1 điểm Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, bố cục khoa học, trình bày sạch sẽ. 2. Nội dung: 4 điểm: a. Mở bài: 0,5 điểm. b. Thân bài: 3 điểm : c. Kết bài: 0,5 điểm Lưu ý : Giáo viên linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm phần tự luận. Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Hoạt động : Thu bài, nhận xét - GV thu bài nhận xét ý thức làm bài của học sinh

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (1’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học.

- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng. HS khá – giỏi : - Làm bài Kiểm tra vào Đề cương và chữa bài vào các giờ truy bài. - Viết 5 câu ghép và phân tích cấu tạo của chúng.

Tiết 155: Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt.1. Kiến thứcBài học giúp học sinh:- Tiếp tục hệ thống các kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt về các thành phần câu, các kiểu câu.2. Kỹ năng- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.3.Thái độ- Có ý thức ôn tập tốt.4.Phẩm chất, năng lực- Phát triển năng lực khái quát hóa kiến thức, năng lực chủ động sáng tạo của HS.

538

B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho học sinh luyện tập.-Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày: Sản phẩm: Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt…II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôiI- Ôn tập về thành phần chính và thành phần phụ- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

Thao tác 1: Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần:

1. Thành phần chính:Là những thành phần bắt buộc phải có để cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tư-

ơng đối trọn vẹn. Các thành phần chính là:a) Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ

quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? Là gì ?b) Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động,

đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai ? Con gì ? Cái gì ?2. Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết:

a) Trạng ngữ:- Vị trí: thường đứng ở đầu câu, nhưng cũng có thể đứng ở cuối câu hoặc giữa

câu.- Tác dụng: cụ thể hoá không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên

nhân, mục đích.. được diễn đạt ở nòng cốt câu.- Dấu hiệu hình thức đặc trưng: được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.b) Khởi ngữ:- Vị trí: thường đứng trước chủ ngữ.- Tác dụng: nêu lên đề tài của câu.- Dấu hiệu: có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước khởi ngữThao tác 2: Hướng dẫn HS phân tích thành phần của các câu sau:a- Đôi càng tôi/ mẫm bóng.

CN VNb- Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ

TN CNđến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. VN

539

c- Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó /vẫn là người bạn trung KN CN VN thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác ... (Băng Sơn)-Câu c: nó(2) Vị ngữ- Câu a: mẫm bóng- Câu b: đến sắp hàng dưới hiên, đi vào lớp- Câu c: vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác...(3) Trạng ngữ: câu b: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi.(4) Khởi ngữ: câu c: (Còn) tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc.II- Các thành phần biệt lập- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:Thao tác 1: Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu.(1) Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của ngời nói, viết đối với sự việc được nói đến trong câu.(2) Thành phần cảm thán: Là thành phần được dùng để bộc lộc tâm lí của người nói, viết (vui, buồn, mừng, giận)(3) Thành phần gọi- đáp: Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.(4) Thành phần phụ chú: Là thành phần được dùng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập là: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu.III- Ôn tập các kiểu câu- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn sau:(SGK)

HS nêu:a) - Chủ ngữ: nghệ sĩ- Vị ngữ: ghi lại cái đã có rồi, muốn nói một điều gì mới mẻb) - Chủ ngữ: lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại- Vị ngữ: phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn.c) - Chủ ngữ: nghệ thuật- Vị ngữ: là tiếng nói của tình cảmd) - Chủ ngữ: tác phẩm- Vị ngữ: là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lònge) - Chủ ngữ: anh-Vị ngữ: thứ sáu và cũng tên Sáu

Nhận diện câu đặc biệt trong các đoạn trích.IV- Ôn tập về câu ghép- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

Xác định câu ghép trong các đoạn trích:(SGK) Xác định các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đã tìm đư-

ợc ở bài tập trên:- Câu a: quan hệ bổ sung

540

- Câu b: quan hệ nguyên nhân- Câu c: quan hệ bổ sung- Câu d: quan hệ nguyên nhân- Câu e: quan hệ mục đích

Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép.HS nêu- Câu a: quan hệ tương phản- Câu b: quan hệ bổ sung- Câu c: quan hệ điều kiện - giả thiết Tạo câu ghép theo yêu cầu.a) Nguyên nhân - Kết quả:- Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập.- Quả bom tung lên và nổ trên không hầm của Nho bị sập.b) Điều kiện - Kết quả: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.c) Tương phản:- Quả bom nổ khá gần, nhng hầm của Nho không bị sập.- Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.d) Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.V- Ôn tập về biến đổi câu+GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: Xác định các câu rút gọn trong đoạn trích:“Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mội biến đông chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...”Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” (Lê Minh Khuê)- HS nêu:Các câu rút gọn:- Quen rồi.- Ngày nào ít: ba lần? Xác định hiện tượng tách câu và nêu mục đích của việc tách câu. Các bộ phận của câu trước được tách ra thành câu độc lập:a) Và làm việc có khi suốt đêm.b) Thường xuyên.c) Một dấu hiệu chẳng lành.=> Tách như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra. Biến đổi câu thành câu bị độnga) Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm.-> Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam là ra khá sớm.b) Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bác một cây cầu lớn-> Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông nàyc) Người ta đã dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng trăm năm trớc-> Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.VI- Ôn tập các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau- GV hướng dẫn HS:? Xác định câu nghi vấn và tác dụng của nó+ Các câu nghi vấn dùng để hỏi:

- Ba con, sao con không nhận ?

541

- Sao con biết là không phải ? ? Xác định câu cầu khiến và nêu tác dụng của chúng:+ Câu cầu khiến dùng để ra lệnh:- Ở nhà trông em nhá !- Đừng có đi đâu đấy+ Câu cần khiến dùng để:+Yêu cầu: Thì má cứ kêu đi.+ Mời: Vô ăn cơm !? Xác định kiểu câu và tác dụng của nó- Câu nói của anh Sáu có hình thức của câu nghi vấn, nhưng không phải dùng để hỏi, mà là dùng để bộc lộ cảm xúc.- Ta kết luận như trên vì trước câu nói của anh Sáu, tác giả đã miêu tả “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát chung những nội dung đã ôn tập. - Nắm chắc nội dung ôn tập.- Chuẩn bị cho bài kiểm tra. HS khá – giỏi : Đặt mỗi kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau

, Tiết 156: CON CHÓ BẤC

(Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã) A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức - Học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, thấy được tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.3.Thái độ

- Bồi đắp thêm tình yêu thương loài vật sống xung quanh mình, từ đó có ý thức bảo vệ nuôi dưỡng các loài vật.

4.Phẩm chất, năng lực - HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác,…

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- Kể tên một tác giả và tác phẩm thuộc nền văn học Mĩ mà em đã học ở các lớp dưới.

542

- HS kể tên tác giả, tác phẩm- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….- GV chuyển ý: Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã đợc làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng của 0. Hen-ri, nhà văn Mĩ thế kỉ XIX thì giờ đây ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca-na-đa) với nhân vật trung tâm: con chó Bấc.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV cho HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung, GV kết luận? Dựa vào phần chú thích trình bày một số nét chính về t/g.

? Trình bày một số nét về tác phẩm

- GV tóm tắt tác phẩm.? Phương thức biểu đạt của văn bản.

- GV nêu yêu cầu đọc. - GV nhận xét.? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần.

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận? Tìm chi tiết kể về tình cảm của Thóoc- tơn với Bấc.

? Cách cư xử của Thóoc- tơn với Bấc có gì đặc biệt.

? Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả.

- HS quan sát ảnh tác giả. HS hoạt động cá nhân: vấn đáp, trình bày, nhận xét, bổ sung- Nhà văn Mỹ Giắc- lân- đơn ( 1876- 1916) sinh tại Xan Phran- xi- cô nước Mĩ.- VB trích chương VI “ Tiếng gọi nơi hoang dã”- HS đọc- HS nhận xét. - HS đọc, kể tóm tắt.+ Bố cục: 3 phần

a) P 1: giới thiệu Bấc

b) P 2: tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc

c) P 3: Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn. HS hoạt động cặp đôi, HS báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung - HS theo dõi văn bản.- Một tình yêu

I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả- Nhà văn Mỹ Giắc- lân- đơn ( 1876- 1916) sinh tại Xan Phran- xi- cô nước Mĩ.- Tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.2. Văn bản Hoàn cảnh sáng tác : - Trích chương VI “ Tiếng gọi nơi hoang dã” Đọc, chú thích+ Bố cục: 3 phần

a) P 1: giới thiệu Bấcb) P 2: tình cảm của

Thoóc-tơn với Bấcc) P 3: Tình cảm của

Bấc với Thoóc-tơn.

II- Đọc, hiểu văn bản

1) Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc.- Một tình yêu thương thực sự nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy…tôn thờ… cuồng nhiệt.- Chăm sóc chó như con.- chào hỏi…chuyện trò với chúng … nói nựng+ Kết hợp kể và tả tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng các quan hệ

543

? Qua cách kể, người đọc nhận thấy điều gì trong tình cảm của Thóoc- tơn với chó Bấc.? Điều đó chứng tỏ Thóoc- tơn là người như thế nào.? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc với ông chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thóoc- tơn với Bấc.? Nói Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc có quá đáng không ? Vì sao ?Thoóc-tơn, thật ra không phải là chủ đầu tiên của Bấc. Trước anh, Bấc đã từng qua tay nhiều ông bà chủ nhưng chỉ riêng Thoóc-tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc, mua lại Bấc, đối xử với Bấc thật tận tình, khả ái cho đến khi anh qua đời. Tác giả đã chứng minh anh không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ lí tưởng của Bấc.

? Phân tích câu nói của Thoóc-tơn với Bấc.Câu nói: Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !

? Tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào.

? Tình cảm của Bấc không chỉ thể hiện ở hành động mà còn thể hiện qua cảm xúc.

thương thực sự nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy…tôn thờ… cuồng nhiệt.- Chăm sóc chó như con.- chào hỏi…chuyện trò với chúng … nói nựng -> Tình cảm thân thiện, gần gũi => Nhân hậu, yêu quý loài vật. + Nội dung chủ yếu của đoạn trích, như đầu bài đã chỉ rõ là muốn miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ. Nhưng trước đó, sau đoạn mở đầu, tác giả lại dùng một đoạn nói về tình cảm của chủ với Bấc. Đó là một dụng ý nghệ thuật. Bởi đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của Bấc với Thóoc- tơn.- HS theo dõi văn bản.- HS tìm chi tiết nói về hành động của Bấc:+ Nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ. + không muốn rời..một bước+ luôn bám theo gót chân anh.+ Vùng dậy không ngủ… lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ Cảm xúc:

từ & dấu ngắt câu liên tục.-> Tình cảm thân thiện, gần gũi => Nhân hậu, yêu quý loài vật.

2. Tình cảm của Bấc với Thoóc- tơn Hành động:- Nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ. - không muốn rời..một bước- luôn bám theo gót chân anh.- Vùng dậy không ngủ… lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ Cảm xúc:- Ngời ánh lên qua đôi mắt…

- Nó sợ Thoóc-tơn biến khỏi cuộc đời nó.

544

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn này.? So sánh với cách miêu tả của Tô Hoài.

? Qua cách kể chuyện của tác giả, tình cảm của chó Bấc với chủ được bộc lộ như thế nào.? Em có nhận xét gì về tình yêu thương của Bấc với ông chủ.

? Em hiểu gì về Giắc- lân- đơn qua đoạn trích này.

? Khái quát nét thành công về nghệ thuật, nội dung của văn bản.

- Ngời ánh lên qua đôi mắt…Nó sợ Thoóc-tơn biến+ Sự quan sát và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo ; miêu tả nội tâm nhân vật ; biện pháp nhân hoá, so sánh sinh động. - Giống tình yêu thương của con người, xuất phát từ bên trong tâm hồn gắn bó, thuỷ chung- Am hiểu, yêu quý loài vật, một biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng của nhà văn

+ Sự quan sát và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo ; miêu tả nội tâm nhân vật ; biện pháp nhân hoá, so sánh sinh động.

=> Tôn thờ, ngưỡng mộ, biết ơn, trung thành, sẵn sàng hi sinh vì chủ.

III.Tổng kết:NT:ND:

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

III. Luyện tập? So sánh với Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và Chó sói và cừu non của La Phông-ten để thấy được nghệ thuật nhân hoá của Giắc Lân-đơn? Gợi ý: Nếu La Phông-ten và Tô Hoài nhân hoá triệt để con dế, con chó sói và con cừu trong tác phẩm của mình: cho chúng nói, cười, suy nghĩ, hành động như người, thì ở đây, biện pháp nhân cách hoá được sử dụng có mức độ hơn. Qua lời kể chuyện, con chó Bấc dường như có tâm hồn, có suy nghĩ, nhưng vẫn không biến thành một gã, một anh Bấc mà vẫn là con chó Bấc chỉ rất tinh khôn và đặc biệt hơn mà thôi. Dường như nó cư-ời, họng nó rung rung như muối nói, nó như cảm thấy một tình thương, tưởng như quả tim rời khỏi lồng ngực, Bấc có thể bị ám ảnh nỗi sợ, Bấc còn nằm mơ. Nhà văn vẫn đứng ngoài quan sát. Nghĩa là giữa nhân vật và tác giả vẫn có một khoảng cách không nhỏ. Tuy nhiên câu chuyện vẫn rất sinh động, hấp dẫn bởi hiểu biết dồi dào, cặn kẽ về cảnh và người, vật và công việc tìm vàng, bởi sức tưởng tượng rất phong phú của tác giả khi miêu tả đối tượng.V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Qua câu chuyện con chó Bấc và ông chủ Thoóc-tơn, em có thể rút ra cho bản thân tình cảm và cách ứng xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà ?- Học thuộc ghi nhớ trong SGK, phân tích truyện theo hai phần. HS khá – giỏi : Dựa vào nội dung đoạn trích, tưởng tượng và kể về một cuộc trò chuyện giữa Bấc và Thoóc-tơn sau một ngày làm việc vất vả.

545

Tiết 157: Kiểm tra Tiếng Việt A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Qua bài kiểm tra đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức, khả năng vận dụng các kiến thức Tiếng Việt và năng lực diễn đạt của HS.- Tích hợp với kiến thức về Văn và vốn sống trực tiếp của lứa tuổi học sinh lớp 9. 2. Kỹ năng- HS rèn luyện và phát triển năng lực Tự quản lý, tự đánh giá, tự điều chỉnh khả năng của bản thân khi tiến hành Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà học sinh đã được học ở học kì II: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu, hàm ý.

3.Thái độ - Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn. - Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác và sáng tạo trong học tập.

4.Phẩm chất, năng lực- HS rèn năng lực tự học, tính trung thực trong viết bài, xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập và phấn đấu thể hiện trong bài kiểm tra, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.B. CHUẨN BỊ - GV: Đề bài, biểu điểm, soạn bài.- HS: Ôn tập.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌCI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (42)

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆTVận dụngCấp độ

Tên chủ đề Nhận biết Thông

hiểu Thấp CaoCộng

1.Chủ đề 1: - Khởi ngữ

- Nắm được đặc điểm, công dụng của khởi ngữ

Số câu Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1/2Số điểm: 1đ

Số câu: 0Số điểm:0

Số câu: 0Số điểm:0

Số câu: 0Số điểm:0

Số câu: 1Số điểm: 1đ tỉ lệ% : 10%

2. Chủ đề 2:-Các thành phần biệt lập

- Kể tên được các thành phần biệt lập đã học

Viết được đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập đã

546

họcSố câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:1/2Số điểm:1đ

Số câu: 0Số điểm: 0

Số câu:0Số điểm:0

Số câu: 1 Số điểm:4đ

Số câu: 1,5Số điểm: 5tỉ lệ% : 50%

3.Chủ đề 3: - Nghĩa tường minh và hàm ý

Hiểu nghĩa nghĩa tường minh và hàm ý

Giải đoán được hàm ý trong câu và giải thích

Số câu Số điểm tỉ

lệ%

Số câu:0 Số điểm:0

Số câu: 1Số điểm:2đ

Số câu:1 Số điểm:2đ

Số câu: 0Số điểm:0

Số câu: 2Số điểm: 4tỉ lệ% : 40%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:- Tỉ lệ%

Số câu: 1Số điểm: 2Tỉ lệ : 20%

Số câu:1 Số điểm:2Tỉ lệ :20%

Số câu: 1Số điểm: 2Tỉ lệ : 20%

Số câu:1 Số điểm:4Tỉ lệ : 40%

Số câu:4Số điểm:10Tỉ lệ : 100%

Đề 1Câu 1: ( 2 điểm)

a , Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?b ,Kể tên các thành phần biệt lập đã học?

Câu 2: ( 2 điểm) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Câu 3 ( 2 điểm) Cho đoạn trích sau:

Bác lái xe dắt anh ta lại t chỗ nhà hội họa và cô gái : -Đây , tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé . và cô đây là kĩ sư nông nghiệp . Anh đưa khách về nhà đi . Tuổi già cần nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá . Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh .a) Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn văn trên b) Cho biết nội dung của hàm ý ?

Câu 4: ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn từ 7 - 10 câu với chủ đề tự chọn có chứa các thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú và gạch chân các thành phần đó.

HƯỚNG DẪN CHẤMCâu 1: a ,Đặc điểm công dụng của khởi ngữ :+Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu đề tài được nói đến trong câu ( 0,5 điểm )+trước khởi ngữ thường có thể thêm quan hệ từ về, đối với ( 0,5 điểm )b,các thành phần biệt lập : tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.(1 điểm ) Câu 2: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý+Tường minh : Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.(1 điểm ) Hàm ý : là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.(1 điểm ) Câu 3:

547

a, Câu chứa hàm ý là : Tuổi già cần nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá ..(1 điểm ) b, Hàm ý là : Ông họa sĩ già chưa kịp uông nước chè đấy ..(1 điểm ) Câu 4: Viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu sau : Hình thức -Đọan văn đảm bảo số câu , bố cục đoạn văn hợp lí , diến đạt trôi chảy , trình bày bài sạch sẽ, khoa học .(1,5 điểm )- Đoạn văn phải có yếu tố khởi ngữ , một trong các thành phần biệt lập . Nội dung tự chọn nhưng phải là vấn đề trong sáng hợp với sự suy nghĩ sáng tạo của tuổi học trò (2,5 điểm )Đề 2 : ( Đề tham khảo )

Câu 1: Xác định khởi ngữ trong câu sau: Còn tôi, tôi là một học sinh vùng cao.Câu 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ? Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.Câu 3: Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bàng những biện pháp chính nào?Câu 4: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây? a, Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình Thi) b, Có vẻ như cơn bão đã qua đi.Câu 5: a,Tìm thành phần phụ chú trong câu sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với những từ ngữ có liên quan . "Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng Trái Đất - từ mép tấm đệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân." ( Nguyễn Minh Châu, Bến quê)b, Tìm thành phần gọi đáp trong câu sau và cho biết từ đó được dùng để gọi hay để đáp. " Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!" (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lơn trên lưng mẹ)Câu 6: Xác định hàm ý trong câu in đậm sau: A : Ngày mai mày có đi xem phim không? B : Tao còn phải học bài .Câu 7 : ( 4điểm ) Viết đoạn văn từ 8-10 câu giới thiệu hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần tình thái và phép liên kết câu (gạch chân các thành phần đó- chỉ rõ đó là thành phần gì?

Đáp án - Biểu điểmCâu 1: (0,5đ)Khởi ngữ trong câu này là từ tôi thứ nhấtCâu 2: (1đ)Thông minh thì nó cũng thông minh nhưng cẩu thả thì nó cũng hơi cẩu thả.Câu 3: (2đ)Về hình thức các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:+ Phép lặp từ ngữ.+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

548

+Phép thế+ Phép nốiCâu 4: (2đ)a, Thành phần cảm thán: Ôi (1đ)b, Thành phần tình thái: Có vẻ như (1đ)Câu 5: (4đ) a, Thành phần phụ chú: Từ mép tấm đệm ra mép tấm phản. Kiểu quan hệ: bổ xung nội dung cho cụm từ đứng sau, giải nghĩa cho cụm từ trước nó. (2đ) b, Thành phần gọi đáp: Ơi, hỡi. Những từ này dùng để gọi. (2đ)Câu 6: (0,5đ)Hàm ý : không đi xem phim. 1. Về hình thức : ( 1đ ) Viết đúng hình thức của đoạn văn , có khởi ngữ , thành phần biệt lập , phép liên kết câu .không mắc lỗi dùng từ , câu và lỗi sai chính tả . 2.Về nội dung : ( 4đ ) Đảm bảo các ý sau : Giới thiệu ba cô gái thanh niên xung phong: công việc , cuộc sống ( 1đ ) Những nét chung : ( 2đ ) + Tinh thần dũng cảm , lạc quan ... + Tinh thần lạc quan ...... + Hồn nhiên mơ mộng .... Nét riêng : Tính cách : ( 1đ ) + Nho + Thao + Phương Định V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’) - GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.- Nắm vững kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS.- Chuẩn bị bài : LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG

+ Đọc lại các hợp đồng mẫu.+ Chuẩn bị các BT của tiết 158.

HS khá – giỏi : Viết một bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi ( tùy chọn).

Tiết 158: Luyện tập viết hợp đồng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức- Tập làm quen với việc những bản hợp đồng đơn giản, quen thuộc. - Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.

2. Kỹ năng- Viết được một bài hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa

tuổi.3.Thái độ

- Có thái độ cẩn trọng trong soạn thảo và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều kí kết trong hợp đồng. - Tích hợp với vốn sống trực tiếp hằng ngày.

549

- Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi củng cố những kiến thức đã học về văn bản hợp đồng.B. CHUẨN BỊ - GV: Văn bản hợp đồng mẫu.- HS: Ôn tập lí thuyết.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌCI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi: ? Hợp đồng là gì? Cách viết một bản hợp đồng?- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

GV giới thiệu bài : Ở tiết trước các em đã nắm được thế nào là một hợp đồng và cách viết một bản hợp đồng. Để giúp các em có kĩ năng viết một bản hợp đồng tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (10’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết.? Hợp đồng là gì.

? Đặc điểm của hợp

đồng.

? Tại sao nói hợp

đồng là văn bản có

tính chất pháp lí.

- GV bổ sung.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng(22’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải

- Hợp đồng là hình thức văn bản dùng để ghi lại kết quả đã được thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về một việc nào đó; trong đó quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi bên lí hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện cũng như các biện pháp xử lí khi không thực hiện đúng hợp đồng. Hợp đồng phải do đại diện các bên tham gia cùng kí.- Với tính cách là một cơ sở pháp lí, hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống; đồng thời hợp đồng phải cụ thể chính xác. Sản phẩm: HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn,

I. Ôn tập lí thuyết- Mục đích: Ghi lại nội dung kết quả đã được thỏa thuận giữa các tập thể và cá nhân khi tham gia giao dịch.

- Tác dụng: Hợp động qui định sẽ cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi bên kí hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện cũng như các biện pháp xử lí khi không thực hiện đúng hợp đồng.

- Tính chất : hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí.

II. luyện tậpBài tập 1:a. Chọn cách diễn đạt thứ nhất vì nó đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của văn bản hợp đồng b. Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó cụ thể và chính xác hơnc. Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó

550

thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

- GV hướng dẫn HS luyện tập.- HS đọc các tình huống trong bài tập 1.? Hãy chọn tình huống và giải thích lí do. GV cho HS hoạt động nhóm lớn: giao nhiệm vụ qua câu hỏi, HS trình bày báo cáo kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- HS chọn và giải thích.

- GV hướng dẫn HS viết.

- Chú ý cả nội dung và hình thức.

- HS đọc bài tập 3.? Gia đình em cần thuê lao động để mở rộng SX. Em hãy soạn thảo hợp đồng đó.- HS soạn thảo.- GV kiểm tra, nhận xét, đánh giá.

thống nhất kết quả của nhóm. Một- hai nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đưa ra ý kiến

Chữ kí của đại diện hai bên trong hợp đồng phải đảm bảo tư cách pháp nhân để hợp đồng có hiệu lực trong khuôn khổ của pháp luật.

- Một bản hợp đồng bao gồm 3 phần.

+ Phần đầu... + Phần nội dung... + Phần cuối...

- Phần nội dung chính của bản hợp đồng cần trình bày rõ ràng, cụ thể.Học sinh đọc

a) Chọn cách diễn đạt thứ nhất vì nó đảm bảo tính chính xác chặt chẽ của văn bản hợp đồng

b) Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó cụ thể và chính xác hơn

c) Chọn cách diễn đạt thứ 2 vì nó ngắn gọn, đủ ý, rõ ràngd) Chọn cách diễn đạt thứ 2 vì nó ràng buộc trách nhiệm của bên BBài tập 2

- Những thông tin trên cơ bản đáp ứng được nội dung chính của bảnmột bản hợp đồngcho thuê xe song cần bổ sung ý: Hiện trạng của chiếc xe cho thuê và chữ kí của hai bên.

ngắn họn, đủ ý, rõ ràngd. Chọn cách diễn đạt thứ hai vì nó ràng buộc trách nhiệm của bên B.Bài tập 2:Ví dụCộng hoà xã hôị chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- tự do- hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP

Hôm nay, ngày … tháng … nămNgười có xe cho thuê: Nguyễn Văn ASố nhà X phố… phường… TP Huế.Người cần thuê xe: Lê Văn C, ở tại khách sạn Y mang giấy CMND số … do công an thành phố cấp ngày … tháng … nămSau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên đồng ý kí kết hợp đồng cho thuê xe đạp với nội dung như sau:Điều 1: Ông A có chiếc xe cho thuê là chiếc xe đạp mi-ni Nhật màu tím trị giá 1000.000đ.Điều 2: Thời gian cho thuê: 3 ngày đêm.Điều 3: Giá cả cho thuê 10.000đ/ 1 ngày đêm.Điều 4 : nếu xe bị mất hoặc hư hại thì người thuê xe ( ông C) phải bồi thường.Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên kí kết.Đại diện bên cho thuê xe ĐD bên thuê xe kí kíBài 3:

551

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- HS đọc, tham khảo một hợp đồng viết chuẩn.- Xem lại phần lý thuyết đã học .- Thực hành viết một bản hợp đồng- GV hệ thống kiến thức về tìm hiểu luyện viết một số hợp đồng. - Chuẩn bị : Tiết 159 -160 tổng kết phần văn học nước ngoài. HS khá – giỏi : Sưu tầm hoặc tự cảm nhận, đánh giá, bình luận về các tác phẩm văn học nước ngoài đã được học và đọc thêm.

Tiết 159: Tổng kết Văn học nước ngoài

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- HS tổng hợp, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những bài văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.

- Tích hợp với phần Văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã học, với phần Tập làm văn ở bài Tổng kết phần Tập làm văn.2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.

3.Thái độBồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác,… B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ

Học sinh:- Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

- Ôn tập, bảng thống kê.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌCI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (2’)

Trong chương trình ngữ văn THCS từ lớp 6 cùng với văn học Việt Nam các em đã có dịp tìm hiểu một số lượng lớn các tác phẩm văn học nước ngoài. Để giúp các em nắm được các tác phẩm một cách có hệ thống tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tổng kết lại các kiến thức văn học nước ngoài. GV nêu kết quả cần đạt của tiết ôn tập, cách thức ôn tập.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (1’)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (37’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

552

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…I- Nội dung ôn tập- HS lập bảng thống kê theo mẫu trong sgk.- GV nêu gợi ý theo câu hỏi.- HS điền vào bảng theo các câu hỏi tương ứng.TT Tên tác phẩm

(đoạn trích)Tác giả,

Người dịchNước, châu

Thế kỉ

Thể loại Lớp

1 Cây bút thầnTrung Quốc( Á)

Tuyện dân gian- cổ tích thần kì

6

2Ông lão đánh cá và con cá vàng

A. Pu skin(Vũ Đình Liên dịch)

Nga(Âu)

19 Truyện dân gian- cổ tích - truyện thơ

6

3Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố)

Lí Bạch(Trương Như dịch)

Trung Quốc( Á)

8 Thơ trữ tình, thất ngôn tứ tuyệt Đư-

ờng luật

7

4Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

Lí Bạch(Trương Như dịch)

Trung Quốc( Á)

8 Thơ trữ tình,Ngũ ngôn

7

5Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

Hạ Tri Chương( Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San dịch )

Trung Quốc( Á)

8 Thơ trữ tình, thất ngôn tứ tuyệt Đư-

ờng luật

7

6Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

Đỗ Phủ(Khương Hữu Dụng dịch)

Trung Quốc( Á)

8 Thơ trữ tình, thất ngôn trường thiên

7

7 Cô bé bán diêmAn-đéc-xen ( Nguyễn Minh Hải, Vũ Minh Toàn dịch)

Đan Mạch(Âu)

19 Truyện ngắn-truyện cố tích

8

8Đánh nhau với cối xay gió (Trích “Đôn Ki-hô-tê”)

M.Xéc-van-tét( Phùng Văn Tửu dịch)

Âu, Tây Ban Nha

16-17

Tiểu thuyết 8

9Chiếc lá cuối cùng O- hen- ri

(Ngô Vĩnh Viễn dịch)

Mĩ19 Truyện ngắn 8

10Hai cây phong (trích “Người thầy đầu tiên”)

T.Ai-ma-tốp, Kiếc-ghi-di(Âu)

20 Truyện ngắn 8

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát nội dung đã ôn tập.

- Tiếp tục ôn tập, nắm được nội dung các tác phẩm.

553

- Viết bài phân tích tác phẩm thơ hoặc truyện mà em cảm nhận sâu sắc nhất.

HS khá – giỏi : Giái trị nội dung và nghệ thuật văn bản Bố của Xi-mông va Hai đứa trẻ;

Cảm nhận về một nhân vật mà em yêu thích nhất.

Tiết 160: Tổng kết Văn học nước ngoài ( tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- HS tổng hợp, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những bài văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.

- Tích hợp với phần Văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã học, với phần Tập làm văn ở bài Tổng kết phần Tập làm văn.2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.

3.Thái độBồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác,… B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ

Học sinh:- Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

- Ôn tập, bảng thống kê.C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌCI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (2’)

Trong chương trình ngữ văn THCS từ lớp 6 cùng với văn học Việt Nam các em đã có dịp tìm hiểu một số lượng lớn các tác phẩm văn học nước ngoài. Để giúp các em nắm được các tác phẩm một cách có hệ thống tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tổng kết lại các kiến thức văn học nước ngoài. GV nêu kết quả cần đạt của tiết ôn tập, cách thức ôn tập.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (1’)III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (37’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…I- Nội dung ôn tập Bảng hệ thống:

TT Tên tác phẩm(đoạn trích)

Tên tác giả, Người dịch

Nước, châu

Thế kỉ

Thể loại Lớp

11 Đi bộ giao du (Ê-min hay Về giáo

dục )

G.Ru-xô,(Phùng Văn Tửu dịch) Pháp

(Âu)18 Nghị luận 8

554

12 Ông Giuốc-đanh mặc lễ

phục(Trưởng giả học làm sang)

Mô-li-e(Tuấn Đô dịch)

Pháp(Âu)

18 Hài kịch-kịch nói

8

13 Cố hươngLỗ Tấn

(Trương Chính dịch)Trung Quốc( Á)

20Tự sự -Truyện ngắn

9

14Những đứa trẻ

(trích tiểu thuyết Thời thơ ấu)

M.Gor-ki(Trần Khuyến dịch)

Nga(Âu) 20

Tiểu thuyết tự thuật 9

15 Mây và sóngR.Ta-go

(Nguyễn Khắc Phi dịch)Ấn Độ

( Á) 20Thơ trữ

tình- thơ tự do

9

16Rô-bin-xơn Cru-

xôĐ.Đi-phô

(Phùng Văn Tửu dịch)Anh(Âu)

17-18 Tiểu thuyết phiêu lưu 9

17 Bố của Xi-mông G. Mô-pát-xăng(Lê Hồng Sâm dịch)

Pháp(Âu)

19 Truyện ngắn 9

18 Con chó Bấc (Tiếng gọi nơi

hoang dã)

Giắc- Lân- đơn(Mạnh Chương -

Nguyễn Công ái - Vũ Tuấn Phương dịch)

Hoa Kì(Mĩ)

20 Truyện ngắn 9

19 Lòng yêu nước Ê-ren-buaThép Mới dịch

Nga(Âu)

20 Nghị luận 6

20 Bàn về đọc sáchChu Quang Tiềm(Trần Đình Sử dịch)

Trung Quốc( Á)

20 Nghị luận 9

21Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

H.Ten(Phùng Văn Tửu dịch)

Pháp(Âu)

19 Nghị luận9

- GV hướng dẫn HS lần lượt điền vào các ô để hoàn thành bảng hệ thống.Hoạt động của giáo

viênHoạt động của

H/S Nội dung cần đạt

? Em có nhận xét gì về chủ đề của các tác phẩm văn học nước ngoài?

? Lấy ví dụ minh họa?

GV dựa vào các nội dung mục ghi nhớ nhắc

- HS điền nội dung các mục Ghi nhớ, nhắc lại chủ đề, tư tư-ởng của một số văn bản tiêu biểu: Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng, Cố

2. Giá trị nội dung- Các tác phẩm đề cập đến các chủ đề như:+ Chủ đề về quê hương gia đình.+ Tình cảm nhân đạo giữa con người với con người.

- Các TPVHNN mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập tới nhiều vấn đề

555

lại chủ đề, tư tưởng của các văn bản:- Hai cây phong- Chiếc lá cuối cùng- Cố hương- Hồi hương ngẫu thư.

? Nhận xét chung về đặc điểm thể loại tác phẩm của văn học nước ngoài?? Dựa vào ghi nhớ nhắc lại giá trị nghệ thuật chủ yếu của các bài:- Những đứa trẻ- Mây và sóng- Đánh nhau với cối xay gió...? Các tác phẩm VHNN đã giúp em hiểu được những vấn đề gì.

hương, Hồi hương ngẫu thư, Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục...- HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ, nhắc lại giá trị nghệ thuật chủ yếu ở các bài đã học với các VB tiêu biểu: Những đứa trẻ, Bàn về đọc sách, Mây và sóng , Đánh nhau với cối xay gió...

- HS thảo luận, trả lời.

XH, nhận sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng được tình cảm cao đẹp yêu quý cái thiện, ghét cái ác.

3. Giá trị nghệ thuật Các tác phẩm được sáng tác dưới những các thể loại: Truyện dân gian, thơ (đặc biệt là thể thơ đường của Trung Quốc), truyện ngắn, tiểu thuyết.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

? Trong các tác phẩm văn học nước ngoài trên, em thích nhất TP nào? Vì sao?

- Tiếp tục ôn tập, nắm được nội dung các tác phẩm.

- Viết bài phân tích tác phẩm thơ hoặc truyện mà em cảm nhận sâu sắc nhất.

- Soạn tiết 161+162 : « Bắc Sơn » - Nguyễn Huy Tưởng.

HS khá – giỏi : Sưu tầm tư liệu về Kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng: Đoạn cảm

nhận, bình giá, đoạn phim tư liệu,...

Tiết 161: BẮC SƠN (Nguyễn Huy Tưởng) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - HS nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích thuộc hồi 4 vở kịch Bắc Sơn:

Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ găy gắt và tác động đến tâm lí nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng ngay trong hoàn cảnh khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.

- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.2. Kỹ năng

556

- Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn trích.

3.Thái độCó ý thức tìm hiểu, học tập từ nghệ thuật viết kịch, có ý chí kiên định cách mạng,

yêu nước.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác,…CHUẨN BỊ - GV Chân dung nhà văn NHT, Văn bản kịch Bắc Sơn - HS: Ôn tập, bảng thống kê.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌCI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:? Hãy kể tên những vở kịch em đã được học ở THCS? Nêu đặc điểm của thể loại kịch? - HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….GV : Nguyễn Huy Tưởng ( 1912- 1960 ) nhà văn , nhà viết kịch nổi tiếng với tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, một số truyện cho thiếu nhi , An Dương Vương xây thành ốc , kể chuyện Quang Trung và các vở kịch lịch sử : Vũ Như Tô, Bắc sơn . Hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu vở kịch này .II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (32’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Em hiểu gì về tác giả ?+ TP : Lá cờ thêu sáu chữ vàngGV giới thiệu chân dung tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

? Cho biết xuất xứ tác phẩm?? Vị trí của đoạn trích học.? Kịch là gì ? Kịch có đặc diểm gì ?- GV giảng mở rộng : -Vở kịch Bắc Sơn là tác phẩm kịch đầu tiên của văn học Cách mạng Việt Nam sau

- HS nêu.Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) Quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám, ông trở thành một trong những nhà văn chủ chốt của văn học cách mạng. Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.-Kịch là một trong ba loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ gồm : tự sự, trữ tình, kịch.-Kịch bao gồm nhiều

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả : NHT (1912-1960)- NHT là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.- Sáng tác của NHT đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử.

2.Văn bản: Xuất xứ : viết 1946, gồm 5 hồi. Đoạn trích là 2 lớp của hồi 4. Thể loại : kịch.

Đọc, chú thích, tóm tắt :

557

Cách mạng tháng Tám 1945, được Nguyễn Huy Tưởng viết năm 1946 và được trình diễn ở Hà Nội vào đêm 6 tháng 4 năm 1946.

- GV giới thiệu cách đọc.

? Tóm tắt đoạn trích- GV yêu cầu HS tóm tắt

VB( Hồi 4) GV tóm tắt vở kịch :

-Hồi 1: Nhân dân Bắc Sơn kh/nghĩa giành chính quyền với không khí cách mạng sục sôi. Ông cụ Phương và anh con trai tên là Sáng hăng hái tham gia chiến đầu còn bà cụ Phương và Thơm cùng chồng là Ngọc lại sợ hãi lẩn tránh.-Hồi2,3:Ngọc làm Việt gian, dẫn đường cho quân Pháp kéo vào đánh chiếm được Vũ Lăng - nơi quân khởi nghĩa tụ hội, khiến quân du kích phải rút vào rừng. Quân giặc đàn áp dã man quần chúng cách mạng. Con trai cụ Phương là Sáng hi sinh trong cuộc chiến đấu với giặc. Cụ Phương đi vào rừng chời Thái và Cửu ở ven rừng để dẫn đường cho họ. Cụ đã bị giặc Pháp bắn chết. Đau đớn trước cái chết của chồng và con trai bà cụ Phương gần như mất trí, đi lang thang khắp nơi... Thơm vô cùng đau đớn.

? Hồi 4 gồm có mấy lớp kịch?

thể loại. Phân chia theo phương thức tổ chức và diễn xuất của ngôn ngữ thì có kịch hát, kịch thơ, kịch nói.- Vở kịch có thể chia thành các hồi, mỗi hồi thể hiện một sự kiện, một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch, -Lớp là một bộ phận của hồi kịch mà thành phần nhân vật trên san khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác.

Hồi 5 Ngọc dẫn đường quân Pháp vào rừng đánh quân du kích Bắc Sơn. Biết được điều đó Thơm luòn rừng đi suốt đêm để kịp thời báo cho quân du kích đối phó. Lúc quay về, Thơm gặp Ngọc và bị hắn bắn trọng thương. Nhưng sau đó, chính Ngọc lại trúng đạn của giặc Pháp và chết. Cuộc vây quét của giặc Pháp bị thất bại. Thơm trong cơn đau đớn đã hối hận, day dứt vì những lỗi lầm trước đây và hi vọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.-Hồi 4 gồm 3 lớp:+Lớp 1: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm Ngọc.+Lớp 2:Thơm - Thái- Sửu.Thơm giúp đỡ Thái , Cửu ( hai chiến sĩ cách mạng)+Lớp 3: Thơm - Ngọc .

- Đọc, tìm hiểu chú thích.

- Tóm tắt VB.Tóm tắt vở kịch.Vở kịch kể về một câu chuyện xảy ra ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong thời kì cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ( 1940-1941). Câu chuyện xoay quanh gia đình cụ Phương, một người nông dân dân tộc tày ở vùng núi Bắc Sơn. Vở kịch gồm năm hồi.-Hồi 4:Nghe dân làng đồn đại Ngọc làm Việt gian và hắn đang tìm bắt cán bộ cách mạng là Thái và Cửu, Thơm nửa tin, nửa ngờ và hi vọng có thể lôi kéo được chồng thoát khỏi con đường tội lỗi. Đến khi biết rõ Ngọc làm Việt Gian, Thơm đã có thái độ dứt khoát. Thái và Cửu bị Ngọc lùng bắt, chạy nhầm vào nhà Ngọc giữa lúc Thơm ở nhà một mình. Thơm đã nhanh trí che giấu và cứu thoát được hai người.

II. Đọc – hiểu văn bản :

1/Xung đột và hành động kịch

Xung đột: Ta > < địchCán bộ, chiến sĩ CM ( Thái, Cửu) >< với bọn giặc Pháp, tay sai. ( Ngọc) Tình huống kịch: Thái, Cửu (

558

? Thế nào là xung đột kịch, hành động kịch ?

? Mâu thuẫn, xung đột kịch chủ yếu trong hồi 4 là gì.? Trong hồi 4, tác giả đã xây dựng một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào ?? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch.? Em có nhận xét gì về tình huống kịch xảy ra.- GV khái quát.

Ngọc đột ngột trở về, Thơm đối phó với Ngọc.-Xung đột kịch cơ bản của vở kịch là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật - HS nêu tình huống.

hai chiến sĩ CM) chạy trốn sự truy lùng của kẻ thù -> lại chạy đúng vào nhà Ngọc ( tên chỉ điểm cho Pháp) trong lúc chỉ có Thơm (vợ Ngọc) ở nhà; sau đó Thơm đã đứng về phía CM.

-> Căng thẳng, gay cấn, bất ngờ, đẩy xung đột kịch lên đỉnh điểm.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng ( 5’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…- Tóm tắt lớp II, III (hồi 4) của vở kịch?- Cho biết xung đột kích ở hồi 4 của đoạn trích này ?V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (3’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Đọc, tóm tắt đoạn kịch. - Tiếp tục tìm hiểu văn bản. HS khá – giỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thơm, PT nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.

Tiết 162: Bắc Sơn ( tiếp) (Nguyễn Huy Tưởng) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức - HS nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích thuộc hồi 4 vở kịch Bắc Sơn:

Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ găy gắt và tác động đến tâm lí nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng ngay trong hoàn cảnh khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.

- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn trích.

559

3.Thái độCó ý thức tìm hiểu, học tập từ nghệ thuật viết kịch, có ý chí kiên định cách mạng,

yêu nước.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác,…CHUẨN BỊ - GV Chân dung nhà văn NHT, Văn bản kịch Bắc Sơn - HS: Ôn tập, bảng thống kê.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌCI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (3’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não Câu hỏi:? ?Tóm tắt hồi 4 của vở kịch? Nhận xét tình huống kịch?- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (30’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.

Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

? Hãy nêu vài nét về nhân vật Thơm?? Emhiểu gì về hoàn cảnh của nhân vật Thơm.? Đó là hoàn cảnh như thế nào.? Tâm trạng của nhân vật thơm trong hoàn cảnh ấy?- HS nêu cụ thể.? Trong lớp 2 của vở kịch Thơm được đặt vào trong một tình huống như thế nào.? Nhận xét của em về tình huống này.- GV hướng dẫn HS tìm hiểu Tâm trạng và hành động của Thơm trước tình huống đ/v Cửu và Thái?? Tìm chi tiết nêu hành động của Thơm. em có nhận xét gì về hành động đó.? Sự táo bạo trong hành động đó nói lên điều gì.

- HS thảo luận, phát biểu. Hoàn cảnh: - cuộc cách mạng bị đàn áp, cha và em bị hi sinh, mẹ bỏ đi, chồng phản bội theo Việt gian.-> éo le.+Tâm trạng:- Sự day dứt, đau xót, ân hận, ám ảnh,giày vò. - Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc. Tình huống: - Thái, Cửu (hai chiến sĩ CM) chạy trốn sự truy lùng của kẻ thù -> lại chạy đúng vào nhà Thơm.- Ngọc (chồng Thơm) đang lùng bắt Thái, Cửu-> căng thẳng, đầy kịch tính.(thử thách nhân vật.)

II/ Đọc – hiểu văn bản :2/ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm Hoàn cảnh: - cuộc cách mạng bị đàn áp, cha và em bị hi sinh, mẹ bỏ đi, chồng phản bội theo Việt gian.-> éo le.+Tâm trạng:- Sự day dứt, đau xót, ân hận, ám ảnh,giày vò. - Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc. Tình huống: - Thái, Cửu (hai chiến sĩ CM) chạy trốn sự truy lùng của kẻ thù -> lại chạy đúng vào nhà Thơm.- Ngọc (chồng Thơm) đang lùng bắt Thái, Cửu-> căng thẳng, đầy kịch tính.(thử thách nhân vật.)

- Tôi chết thì chết chứ không báo hai ông đâu!

560

? Trong lúc che giấu hai cán bộ cách mạng, Thơm rơi vào tình huống như thế nào.? Cách giải quyết của Thơm.? Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong lớp kịch này có gì đặc sắc.- GV: Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng và tình huống gây cấn, tác giả làm bộc lộ đời sống nội tâm với những nỗi day dứt, đau xót, ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng.? Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?GV: Ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.GV liên hệ thực tế.? Tìm chi tiết giới thiệu về nhân vật Ngọc.? Bằng những thủ pháp nào tác giả đã cho n/v Ngọc bộc lộ bản chất của y. ? Đó là bản chất gì.? Tại sao nói NHT miêu tả hình tượng nhân vật kẻ thù không hề đơn giản.? Xung đột trong lớp kịch này còn là xung đột của những tính cách. Qua hai nhân vật Thơm, Ngọc hãy chỉ ra nội dung xung đột của hai tính cách này.? Sự xung đột này gợi tình cảm gì ở người đọc.

- Tôi chết thì chết chứ không báo hai ông đâu!

- HS phát hiện chi tiết- Kéo hai người đẩy vào buồng riêng.-> Táo bạo, bất ngờ ; có cảm tình với cách mạng.

- Ngọc về-> Tình huống nguy hiểm hơn.- Thơm vờ gây tình cảm với chồng để giúp Thái, Cửu trốn thoát.

=> Thơm nhận ra bộ mặt phản động của chồng, căm ghét bọn bán nước, cướp nước, có thiện cảm với cách mạng.

- Việt gian bán nước đầy tham vọng. 1 nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân. Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng tham địa vị, quyền lực, tiền tài.+ Ngọc làm tay sai dẫn Pháp đánh Vũ Lăng; truy lùng hai cán bộ cách mạng; che giấu bản chất và hđ trước mặt vợ (nịnh, cho vợ nhiều tiền mua sắm…)- HS thảo luận.+ Thơm Ngọc- ngay thẳng > < quanh co- trong sáng > < hiểm độc- giàu tình nghĩa > <

-> Lo lắng, hoảng hốt, lúng túng

- Kéo hai người đẩy vào buồng riêng.-> Táo bạo, bất ngờ ; có cảm tình với cách mạng.

- Ngọc về-> Tình huống nguy hiểm hơn.- Thơm vờ gây tình cảm với chồng để giúp Thái, Cửu trốn thoát.+ Khắc hoạ nhân vật qua diễn biến tâm lí phức tạp, qua cử chỉ, lời nói.

=> Thơm nhận ra bộ mặt phản động của chồng, căm ghét bọn bán nước, cướp nước, có thiện cảm với cách mạng.

3. Các nhân vật khác Nhân vật Ngọc:- Việt gian bán nước đầy tham vọng. 1 nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân. Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng tham địa vị, quyền lực, tiền tài.+ Ngọc làm tay sai dẫn Pháp đánh Vũ Lăng; truy lùng hai cán bộ cách mạng; che giấu bản chất và hđ trước mặt vợ (nịnh, cho vợ nhiều tiền mua sắm…)=> giả nhân, giả nghĩa, tham lam, hiếu sắc, hám danh; phản dân, hại nước.

Nhân vật Cửu, Thái:- Dũng cảm, trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh và giúp

561

? Nét nổi bật trong tính cách của Thái là gì.=>Trong những tình thế nguy cấp, những người cách mạng rất cần sự ủng hộ , giúp đỡ của quần chúng để tránh được lưới vây của kẻ thù. GV liên hệ thực tế sự giúp đỡ của nhân dân trong kháng chiến.? Nhận xét nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng?? Nội dung của tác phẩm kịch.- GV hướng dẫn làm bài tập sgk.III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (7’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề

bất nghĩa.=>Cảm thông > < căm ghét+ Thái : bình tĩnh, sáng suốt, có niềm tin vững chắc vào bản chất con người.+ Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn. NT- Tạo tình huống , xung đột kịch .- Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật.- HS khái quát NT, ND ở đoạn trích này. - HS đọc ghi nhớ - SGK

Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

đỡ của quần chúng nhân dân.III/ Tổng kết1. NT: + XD xung đột kịch+ XD tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.+ Ngôn ngữ đối thoại: nhịp điệu, giọng điệu được tổ chức phù hợp hđ kịch.2. ND: Ghi nhớ :

IV/Luyện tập- HS đọc phân vai lớp II.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Vở kịch đã bộc lộ tư tưởng tình cảm nào của nhà văn với cách mạng.+ p/ a hiện thực cách mạng.+ Ca ngợi quần chúng cách mạng.+ Tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng nước nhà ngay lúc còn khó khăn.- Nắm vững Kiến thức cơ bản của bài học.- Chuẩn bị : Tổng kết phần Tập làm văn. HS khá – giỏi: Nêu suy nghĩ của em về các nhân vật trong tác phẩm?

Tiết 163: Tổng kết Tập làm văn

A. Mục tiêu cần đạt.1. Kiến thức

-Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.-Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích

hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.2. Kỹ năng

562

-Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản.3.Thái độ

-Có ý thức sử vận dụng lí thuyết vào thực hành.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi giúp học sinh ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải đối hợp chúng trong thực tế làm bài.B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)

Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã tìm hiểu 6 phương thức biểu đạt tương ứng với 6 kiểu văn bản, để giúp các em có cái nhìn toàn diện chúng ta hệ thống lại các kiểu văn bản đó.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (39’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

Bảng tổng kết.

STT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt

Các yếu tố thường có trong văn

bản

Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể

1 Văn bản tự sự

-Trình bày các sự việc ( sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.-Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bảy tỏ tình cảm, thái độ

- Cốt truyện, nhân vật, lời

kể

-Bản tin báo chí.-Bản tường thuật, tường trình-Tác phẩm lịch sử-Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự...

2 Văn bản miêu tả

-Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tương làm cho chúng

hiển hiện.-Mục đích: Giúp con

người cảm nhận và hiểu được chúng.Hình dung được phong cảnh, con

người, sự vật.

Cảnh sắc thiên nhiên, chân

dungcon người,...được cảm nhận từ

giác quan : mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, cảm giác, cảm xúc, ...của chủ thể

sáng tạo.

-Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.-Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự

3Văn bản

biểu cảm

-Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối

-Trạng thái tâm trạng: vui, buồn,

-Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn.

563

với con người, thiên nhiên, xã hội sự vật.-Mục đích. Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.

yêu, ghét, phẫn lộ, lo âu, đau đớn, suy

nghĩ...

-Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.-tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí...

4Văn bản thuyết minh

-Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tương.-Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng.

giới thiệu phong cảnh,

phong tục, tập quán, đồ vật,

tác phẩm nghệ thuật...

-Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa.-Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.-Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.

5Văn bản

nghị luận

-Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm luận cứ và cách lập luận.-Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

-luận điểm, luận cứ, lập

luận

Cáo, hịch, chiếu, biểu-Xá luận, bình luận, lời kêu gọi.-Sách lí luận-Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội.-Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.

6

Văn bản điều

hành ( hành chính công vụ)

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.-Mục đích: Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định.

-theo mẫu: phần tiêu đề,

tiêu ngữ...

- Đơn từ-Báo cáo-Biên bản-Đề nghị-Hợp đồng-Tường trình-Thông báo..

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt+ Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể

-> Các kiểu văn bản không thể thay thế cho

I. Các kiểu VB đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

564

vì.Trong VBTS có thể sử dụng PT MTả, TM, NL… và ngược lại.- Ngoài chức năng thông tin các VB còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội do đó khó thể có một văn bản nào lại thuộc một PT biểu đạt duy nhất.

-HS giải thích, minh hoạ.

nhau được. Mỗi kiểu VB có mục đích riêng- sử dụng pp, cách thức, ngôn từ, yếu tố khác nhau. Giống nhau: có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.VD: Kiểu VBBC có trong thể loại trữ tình. Khác nhau: kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. Thể loại VH là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản.

=> 6 kiểu văn bản

II.Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS+VB tự sự khác VHTS : kiểu VBTS không chỉ dùng cho VB NT mà còn dùng cho rất nhiều tình huống và các loại VB khác ( báo chí, đơn từ, lịch sử, khoa học). Còn thể loại VHTS nhằm phân biệt thể loại trữ tình, kịch.- Văn bản biểu cảm khác văn học trữ tình.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? Chỉ rõ mối quan hệ giữa ba môn: Tiếng Việt- TLV-Văn?- GV khái những nội dung cơ bản trong tiết ôn tập.- Tiếp tục tìm hiểu ba kiểu VB trọng tâm, chú ý kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học. HS khá – giỏi: Hệ thống các kiểu bài TLV và Dàn ý khái quát từng kiểu bài.

Tiết 164: Tổng kết Tập làm vănA - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức-Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.-Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích

hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.2. Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản.3.Thái độ

-Có ý thức sử vận dụng lí thuyết vào thực hành.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi giúp học sinh ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải đối hợp chúng trong thực tế làm bài.B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)

Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã tìm hiểu 6 phương thức biểu đạt tương ứng với 6 kiểu văn bản, để giúp các em có cái nhìn toàn diện chúng ta hệ thống lại các kiểu văn bản đó.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

565

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (39’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi sgk.

? VBTM có đích biểu đạt là gì ?

? Muốn làm được VBTM cần chuẩn bị gì ?

?Nêu các PP thuyết minh ?

? Ngôn ngữ của VBTM có đặc điểm gì?

? Mục đích , yếu tố tạo thành, ngôn ngữ…?

? VBTS kết hợp yếu tố khác như thế nào? Tác dụng?

? Mục đích biểu đạt, yếu tố tạo thành, ? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận?GV nhắc lại ngôi kể:-Ngôi kể thứ 3: tức là người đứng ngoài kể chuyện mọt cách khách quan câu chuyện mình biết về nhân vật-Kể theo ngôi thứ nhất: là người kể xưng Tôi kể về những gì mình đã trải qua và nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình ( người xưng tôi không nhất thiết là tác giả)? Dàn ý bài văn tự sự ?

HS lần lượt suy nghĩ và trả lời :

-Văn bản TM : Đem lại cho người đọc những hiểu biết, tri thức khách quan chính xác về sự vật, hiện tượng để có thái độ hành động đúng đắn.-Cần chuẩn bị: người viết phải hiểu biết về sự vật, hiện tượng được thuyết minh. Có được điều này từ quan sát, thăm quan, tra cứu...- Các phương pháp thuyết minh: giải thích, liệt kê, so sánh, nêu số liệu...-Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.- HS ôn lại VBTS.-Văn bản tự sự.-Biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ.

-Chi tiết, cốt truyện, nhân vật, lời kể, ngôi kể, thứ tự kể...

-Vì: nếu văn bản chỉ có yếu tố tự sự thì sẽ làm cho câu chuyện kể khô cứng, không có hồn.-Tác dụng: Yếu tố miêu tả làm cho sự việc được kể sinh động và như thật. Yếu tố biểu cảm thể hiện được thái độ

III. Các kiểu VB trọng tâm1. Văn bản thuyết minh+ VBTM: cung cấp tri tức về các hiện tượng, sv trong tự nhiên, xã hội.+ Cần có tri tức ( học tập, tích kuỹ, quan sát, tra cứu, …)+ PP: nêu định nghĩa, thống kê, số liệu, so sánh đối chứng, nêu VD, phân tích, phân loại…+ Ngôn ngữ: chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

2. Văn bản tự sự

+ Mục đích: kể người, việc, hiện tượng => mục đích có ý nghĩa.+ Yếu tố: nhân vật, sự việc.+ Ngôn ngữ NT đa dạng: đối thoại, độc thoại. ( thành lời, nội tâm )+ Kết hợp nhiều yếu tố: miêu tả, nghị luận, biểu cảm… Dàn bài của bài văn tự sự:-Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc.-Thân bài: Diễn biến của sự việc-Kết bài: Kết cục của sự việc.

3.Văn bản nghị luậnDàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện

566

-GV hướng dẫn HS ôn lại kiểu VB nghị luận.? Văn nghị luận có mục đích biểu đạt là gì?

? Các yếu tố tạo tạo thành văn bản nghị luận?? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?

? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận?

? Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí?

? Trình bày dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ?

Cần lưu ý: nghị luận xã hội, nghị luận văn học.Bài 1.Trên cơ sở những truyện ngắn đã học ở THCS, hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn ?Bài 2. Kể sáng tạo truyện Lão Hạc của Nam cao?Bài 3. Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.

của người nói đối với sự việc được kể. Còn yếu tố nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe, một tư tưởng, quan điểm nào đó.-Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày.-Mục đích biểu đạt: nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.-Các yếu tố tạo thành: luận điểm, luận cứ, lập luận+Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức phủ định hay khẳng định.+Luận cứ là các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.+Lập luận là cách nêu luận điểm, luận cứ và lập luận.- Luận điểm phải xác đáng, chân thức, đáp ứng được nhu cầu của thực tế.-Luận cứ phải chân thực, đúng đắn và tiêu biểu.-Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí.

tượng đời sống hoặc nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.-Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.-Thân bài: +Giải thích chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.+Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.-Kết bài: Kết luận, tổng kết , nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.Dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.-Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình ( nếu đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ đó trong tác phẩm và khái quát nội dung, cảm xúc của nó)-Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.-Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.IV. Bài tập

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- GV khái quát đặc điểm cơ bản của ba phương thức biểu đạt(tự sự, thuyết minh, nghị luận)?- Làm bài tập làm văn.- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra, chuẩn bị bài Tổng kết văn học. HS khá – giỏi : Cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ mà em cho là đặc sắc nhất.

567

Tiết 165: TỔNG KẾT VĂN HỌC

A. Mục tiêu cần đạt.1. Kiến thức

-Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phân văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưuởng và nghệ thuật.

-Củng cố và hệ thông hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.

2. Kỹ năng-Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, khái quát hóa, tóm tắt các nội dung, tìm

và chững minh các luận điểm trong bài Ôn tập , nhận diện và phân tích thê rloại các văn bản đã học và đọc thêm.

3.Thái độ-Có ý thức tổng hợp, lập bảng thống kê, vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành

cảm nhận tác phẩm văn học.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.

B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)

Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã tìm phần lớn Văn học Việt nam để giúp các em có cái nhìn toàn diện về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đó chúng ta cùng thực hiện tiết tổng kết Văn học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (39’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

A. Thông kê các tác phẩn đã học trong chương trình theo loại hình và thể loại. GV cho HS đứng tại chỗ trình bày bảng thống kê tác phẩm văn học theo câu hỏi 1 và 2 - SGK, trang181, Ngữ văn 9, tập 2.Cần đạt:

I-VĂN HỌC DÂN GIANThể loại Định nghĩa Các văn bản được học

Truyện

- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thỏi độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Con Rồng cháu Tiên- Bánh chưng, bánh giầy- Thánh Gióng- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh- Sự tích Hồ Gươm

568

- Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch là động vật...). Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng...

- Sọ Dừa- Thạch Sanh- Em bé thông minh.

- Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng, gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó.

- ếch ngồi đáy giếng- Thầy búi xem voi- Đeo nhạc cho mèo- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đỏng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Treo biển- Lợn cưới, áo mới

Ca dao - Dân ca

Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Những câu hát về tình cảm gia đình.- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.- Những câu hát than thân- Những câu hát châm biếm

Tục ngữ

Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội...) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.- Tục ngữ về con người và xã hội

Sân khấu

(chèo)

Là loại kịch hát, múa dân gian; kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Phổ biến ở Bắc Bộ

- Quan Âm Thị Kính

II.VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Hoạt động 2: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 trong SGK. GV kẻ bảng và gọi HS trình bày từng phần, từng cột. Yêu cầu:

Thể loại Tên văn bản Tác giả Thể loại Tên văn bản Tác giả

Con hổ có nghĩa Vũ Trinh Thơ tứ tuyệt Bánh trôi nước Hồ Xuân

HươngTruyện trung

đại Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Hồ Nguyên Trừng

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Qua Đèo Ngang Bà Huyện

Thanh Quan

Truyện trung đại (Truyện truyền kì)

Chuyện người con gái Nam Xương (trích truyền kì mạn lục)

Nguyễn Dữ

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Bạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến

569

Truyện trung đại (tuỳ bút)

Chuyện cũ trong phủ chúa (trích Vũ trung tuỳ bút)

Phạm Đình Hổ

Truyện thơ lục bát

Truyện Kiều, trích- Chị em Thuý Kiều.- Cảnh ngày xuân- Kiều ở lầu Ngưng Bích- Mã Giám Sinh mua Kiều.- Thuý Kiều báo ân báo oán

Nguyễn Du

Truyện trung đại (Truyện chương hồi)

5. Hoàng Lê nhất thống chí (trích) Ngô Gia

Văn Phái

Truyện thơ lục bát

Truyện Lục Vân Tiên trích:- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.- Lục Vân Tiên gặp nạn

Nguyễn Đình Chiểu

Thơ tứ tuyệt Sống núi nước Nam

Lí Thường Kiệt

Chiếu Chiếu dời đụ Lý Công Uẩn

Thơ tứ tuyệt Phò giá về kinh

Trần Quang Khải

Hịch Hịch tướng sĩ (trích)

Trần Quốc Tuấn

Thơ tứ tuyệt Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường

Trần Nhân Tông

Cáo Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi

Thơ lục bát (dịch)

Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi Tấu Bàn luận về

phép học Nguyễn Thiếp

Thơ song thất lục bát

Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc)

Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm

dịch)V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- Nắm vững các tác phẩm trong chương trình về tác phẩm, tác giả, thể loại.- Trả lời 4 câu hỏi SGK/193-194- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn học tiếp theo ( Phần B )

HS khá – giỏi : Hệ thống các văn bản đã học và những tư liệu viết về các tác phẩm đó.

Tiết 166: TỔNG KẾT VĂN HỌC

A. Mục tiêu cần đạt.1. Kiến thức

570

- Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phân văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưuởng và nghệ thuật.

- Củng cố và hệ thông hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.

2. Kỹ năng- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, khái quát hóa, tóm tắt các nội dung, tìm

và chững minh các luận điểm trong bài Ôn tập , nhận diện và phân tích thê rloại các văn bản đã học và đọc thêm.

3.Thái độ- Có ý thức tổng hợp, lập bảng thống kê, vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành

cảm nhận tác phẩm văn học.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.

B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)

Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã tìm phần lớn Văn học Việt nam để giúp các em có cái nhìn toàn diện về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đó chúng ta cùng thực hiện tiết tổng kết Văn học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (39’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

III-VĂN HỌC HIỆN ĐẠI GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4, hướng dẫn HS tổng kết như 2 nội

dung trên (kẻ bảng, điền nội dung)Thể loại Tên văn bản Tác giả Tên văn bản Tác giả

Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Nguyễn ái Quốc Vượt thác (trích Quê nội)

Võ Quảng

Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

Ngô Tất Tố Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Kháng

Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)

Nguyên Hồng Bến quê Nguyễn Minh Châu

Truyện

Tôi đi học Thanh Tịnh Cuộc chia tay của những con búp bê

Khánh Hoài

571

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Lão Hạc Nam Cao Một món quà của lúa non: Cốm

Thạch Lam

Làng Kim Lân Cây tre Việt Nam Thép MớiSông nước Cà Mau

(trích )Đoàn Giỏi Mùa xuân của tôi Vũ Bằng

Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng

Cô Tô Nguyễn Tuân

Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành long Sài gòn tôi yêu Minh HươngQuê hương Tế Hanh Vào nhà ngục Quảng

Đông cảm tácPhan Bội Châu

Khi con tu hú Tố Hữu Đập đá ở Côn Lôn Phan Chu Trinh

Tức cảnh Pắc Bó Hồ Chí Minh Muốn làm thằng Cuội Tản ĐàNgắm Trăng Hồ Chí Minh Hai chữ nước nhà Trần Tuấn

KhảiĐi đường Hồ Chí Minh Con cò Chế Lan ViênNhớ rừng (Thi nhân Việt Nam)

Thế Lữ Bếp lửa Bằng Việt

Ông đồ (Thi nhân Việt Nam)

Vũ Đình Liên Mưa Trần Đăng Khoa

Cảnh khuya Hồ Chí Minh Tiếng gà trưa Xuân QuỳnhRằm tháng giêng Hồ Chí Minh Bài thư về tiểu đội xe

không kínhPhạm Tiến Duật

Đồng chí Chính Hữu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

Lượm Tố Hữu Đoàn thuyền đánh cá Huy CậnĐêm nay Bác không ngủ

Minh Huệ Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải

Viếng lăng Bác Viễn Phương Nói với con (thơ Việt Nam)

Y Phương

Thơ

ánh trăng Nguyễn Duy Sang thu Hữu ThỉnhThuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

Nguyễn ái Quốc Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Tiếng nói của văn nghệ

Nguyễn Đình Thi Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Hồ Chí Minh Phong cách Hồ Chí Minh

Lê Anh Trà

Nghị luận

ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Vũ Khoan

572

Kịch Bắc Sơn Nguyễn Huy Tưởng Tôi và chúng ta Lưu Quang Vũ

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.- Chuẩn bị tổng kết văn T3. HS khá – giỏi: Tìm hiểu và chứng minh về nét đặc sắc của văn học VN qua 1 số tác phẩm.

Tiết 167: TỔNG KẾT VĂN HỌCA. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức-Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phân văn

học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưuởng và nghệ thuật.-Củng cố và hệ thông hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với

từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.

2. Kỹ năng-Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, khái quát hóa, tóm tắt các nội dung, tìm

và chững minh các luận điểm trong bài Ôn tập , nhận diện và phân tích thê rloại các văn bản đã học và đọc thêm.

3.Thái độ-Có ý thức tổng hợp, lập bảng thống kê, vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành

cảm nhận tác phẩm văn học.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.

B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)

Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã tìm phần lớn Văn học Việt nam để giúp các em có cái nhìn toàn diện về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đó chúng ta cùng thực hiện tiết tổng kết Văn học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (39’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,… B- NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

573

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungGV yêu cầu học sinh đọc phần A trang/186?Văn học Việt Nam được tạo thành từ những bộ phận nào? Hãy kể tên??Văn học dân gian có từ bao giờ? Do ai sáng tác? Được lưu truyền bằng phương pháp nào??Văn học dân gian có những thể loại nào và có vai trò gì trong đời sống dân tộc Việt Nam?GV khái quát:-VHDG là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của con người Việt Nam qua mọi thời đại và là kho tàng chất liệu vô cùng phong phú cho các văn nghệ sĩ khai thác và phát triển.

?Văn học viết Việt Nam có từ bao giờ?

Từ đó đến nay, ông cha ta đã dùng những chữ viết nào để sáng tác văn học?- GV : chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII, đến thế kỉ XV có thành tựu đáng kể chủ yếu là thơ, đến thế kỉ XVIII đầu thế kỉ

-Học sinh đọc phần A trang/186

-Văn học Việt Nam được tạo thành từ hai bộ phận văn học dân gian và văn học Viết.

-Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ (nằm trong tổng thể văn hóa dân gian: ca múa dân gian, tranh dân gian...) và được phát triển, bổ sung qua các thời kì lịch sử.

-Văn học dân gian được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, nên thường có hiện tượng dị bản ( cùng một tác phẩm nhưng có những văn bản không giống nhau hoàn toàn)

-Văn học viết có từ thế kỉ X với những sáng tác bằng chữ Hán : Quốc tộ ( Vận nước) của nhà sư Đỗ Pháp Thuận, Sông núi nước Nam ( Lí Thường Kiệt), Chiếu dời đô ( Lí Công Uẩn)-Văn học viết của ta ban đầu dùng chữ Hán, chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc về thê rloại, chất liệu, song cha ông ta đã thể hiện tâm hồn, cuộc sống của người Việt.

I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.

1.Văn học dân gian

-Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ -Văn học dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, chủ yếu là tầng lớp bình dân, nên được coi là văn học bình dân và mang tính tập thể.

-Thể loại:+Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.+Trữ tình dân gian: ca dao-dân ca, vè, truyện thơ.+Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, +Nghị luận dân gian: tục ngữ.

2.Văn học Viết.

-Văn học viết có từ thế kỉ X với những sáng tác bằng chữ Hán

-Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII.

-Thế kỉ XVII chữ quốc ngữ được đặt ra lúc đầu chỉ dùng trong các nhà thơ Thiên Chúa Giáo, cuối thế kỉ XIX được phổ biến ở Nam bộ, đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm góp phần

574

XIX văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ: Truyền Kiều (Nguyễn Dù), Thơ Nôm ( Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm khúc ( Đoàn Thị Điểm)GV yêu cầu H/S đọc phần II?Nhìn tổng thể văn học Việt Nam phát triển qua mấy thời kì?

?Văn học trung đại phát triển trong môi trường xã hội như thế nào?

?Từ dầu thế kỉ XX đến năm 1945 văn học Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh xã hội như thế nào?

?Xã hội Việt nam sau cách mạng tháng 8 năm 45 như thế nào?

?Văn học được chia làm mấy thời kì?

-Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII, đến thế kỉ XV có thành tựu đáng kể chủ yếu là thơ, đến thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ: Truyền Kiều (Nguyễn Du), Thơ Nôm ( Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm khúc ( Đoàn Thị Điểm)

- H/S đọc phần II

Bối cảnh xã hội của văn hoc trung đại.-Xã hội phong kiến qua các đời Lí, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn. Văn học thời kì này bao gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm đều có đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, về hệ thống thể loại và về ngôn ngữ.-Văn học trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ với các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu.

đến cuối thế kỉ XIX nước ta và cả xứ Đông Dương đã bị đặt dưới ách thống trị của TDP, tiếp đến là hai cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã đưa đến nhiều biến đổi quan trọng trong xã hội, trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, văn học...-Văn học có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa,đến giai đoạn 30-45 đã kết tinh được những

vào công cuộc hiện đại hóa nước nhà. Sau cách mạng tháng 8 chữ quốc ngữ thay thế hoàn toàn chữ Nôm và chữ HánII. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.-Văn học Việt Nam phát triển qua ba thời kì.+Từ thế kỉ X-XIX đây là thưòi kì văn học trung đại.+Thế kỉ XX đến 1945 là thời kì hiện đại+Từ 1945 đến nay : nền văn học của thời đại mới.

Bối cảnh xã hội của văn hoc trung đại.-Xã hội phong kiến qua các đời Lí, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.

-Văn học trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ với các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu.Bối cảnh xã hội của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.-Năm 1858 Pháp xâm lược nước ta, Bối cảnh xã hội của Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay.

-Văn học phát triển qua hai thời kì+Văn học 1945-1975: +Từ sau năm 1975 văn học bước vào thời kì đỏi mới, tiếp cận hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn và đa chiều.-Sau khi giành được độc lập đất nước bước vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống MĩIII. Một số nét đặc sắc về nội dung của văn học Việt Nam

575

GV yêu cầu đọc thầm phần III SGK/191? Văn học Việt Nam tập chung thể hiện những giá trị nội dung nào?

?Nêu biểu hiện của tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng trong văn học Việt Nam?

1.Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng.

- Yêu nước được hiển hiện trong tinh thần phục hưng dân tộc ở thơ văn thời Lí, trong hào khí Đông A thời Trần, trong ý thức tự hào dân tộc ở thơ văn Nguyễn Trãi.-Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc lại sôi nổi, mạnh mẽ, thiết tha hơn bao giờ hết trong thơ văn chống Pháp xâm lược thế kỉ XIX, trong thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, đặc biệt trong văn học của hai thời kì kháng chiến chống

thành tựu xuất sắc ( thơ mới, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán...)

-Văn học phát triển qua hai thời kì+Văn học 1945-1975: văn học tích cực phục vụ cho hai cuộc kháng chiễn với các nhiệm vụ cách mạng và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi mặt: sáng tác, nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học.-Từ sau năm 1975 văn học bước vào thời kì đỏi mới, tiếp cận hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn và đa chiều, tập chung khám phá con người ở nhiều mặt và nhiều mối quan hệ; các thể loại văn học đều có sự biến đổi, có nhiều tìm tòi mạnh dạn đổi mới trong phương thức thể hiện, trong ngôn ngữ văn học.

2. Tinh thần nhân đạo.-Trong văn học dân gian tinh thần nhân đạo thể hiện ở sự khẳng định những giá trị tốt đẹp ở con người và thể hiện nguyện vọng và mơ ước của nhân dân.-Văn học cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX tinh thần nhân đạo thể hiện ở sự lên tiếng mạnh mẽ bênh vực quyền sống của con người, đặc biệt là phụ nữ, đồng thời nêu lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do,...-Khi văn học bước vào con đường hiện đại hóa thì tinh thần nhân đạo thể hiện ở sự thức tỉnh về ý thức cá nhân,

-Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng.-Tinh thần nhân đạo.-Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.

1.Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng.

2. Tinh thần nhân đạo.

3.Tinh thần lạc quan và niềm vui sống .-Tinh thần lạc quan được thể hiện với nhiề sắc thái mức độ: Từ niềm mơ ước về sự chiến thắng của cái thiện trong các truyện cổ tích đến tiếng cười với nhiều cung bậc trong truyện cười, truyện trạng; từ cốt cách hiên ngang, cứng cỏi như cây tùng, câu bách trong thơ Nguyễn Trãi đến bản lĩnh và cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương hay tiếng cười sắc nhọn trong thơ Tú Xương.IV: Giá trị nghệ thuật.-Về quy mô và kết tinh nghệ thuật: văn học Việt Nam không hướng tới sự bề thế, đồ sộ mà thường là kết tinh ở những tác phẩm có quy mô vừa và nhỏ, chú trọng đến cái đẹp tinh tế, hài hòa, gảin dị.-Những bài ca dao trong trẻo, mượt mà, những bài thơ trữ tình ngắn gọn, những truyện thơ Nôm vừa và phải, những tiểu thuyết không dài...

576

Pháp và chống Mĩ.-Tinh thần yêu nước còn được thể hiện trong những rung động trước cảnh thiên nhiên đất nước mĩ lệ hoặc giản dị, gần gũi, trong hoài niệm về quá khứ của dân tộc; trong tình yêu đối với tiếng nói của dân tộc.

? Nêu giá trị nghệ thuật?GV khái quátYêu cầu học sinh đọc ghi nhớ

ở chủ đề giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do trong hôn nhân,..-Trong văn học hiện thực 30-45 tinh thần nhân đạo thể hiện ở chỗ hướng vào những tầng lớp nghèo khổ, tố cáo những bất công trong xã hội, những thế lực thống trị, lên tiếng đòi quyền sống cho con người.-Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 tinh thần nhân đạo trong văn học thể hiện ở sự khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động, ngợi ca tình đồng chí, đồng bào,...

Ghi nhớ: SGK/194

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.- Chuẩn bị tổng kết văn T3. HS khá – giỏi: Tìm hiểu và chứng minh về nét đặc sắc của văn học VN qua 1 số tác phẩm.- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.- Tiếp tục tổng kết VH. HS khá – giỏi: Tìm hiểu và chứng minh về nét đặc sắc của văn học VN qua 1 số tác phẩm đã học.

Tiết 168: TỔNG KẾT VĂN HỌC

A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức

-Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: các bộ phân văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưuởng và nghệ thuật.

-Củng cố và hệ thông hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.

2. Kỹ năng-Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, khái quát hóa, tóm tắt các nội dung, tìm

và chững minh các luận điểm trong bài Ôn tập , nhận diện và phân tích thê rloại các văn bản đã học và đọc thêm.

577

3.Thái độ-Có ý thức tổng hợp, lập bảng thống kê, vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành

cảm nhận tác phẩm văn học.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS.

B. Chuẩn bị của thầy và trò.- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’)

Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta đã tìm phần lớn Văn học Việt nam để giúp các em có cái nhìn toàn diện về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đó chúng ta cùng thực hiện tiết tổng kết Văn học.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (39’) Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

C. Sơ lược về một số thể lọai văn học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV yêu cầu học sinh đọc phần B trang/194?Văn học dân gian gồm những thể loại nào?

?Một số thể loại văn học trung đại?

- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: thể Cổ phong và thể thơ Đường luật.Gồm: Côn sơn

ca, Chinh phụ ngâm khúc...Thơ tứ tuyệt, thất ngôn

bát cú (Hồ Xuân

- Học sinh đọc phần B trang/194

+Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.+Trữ tình dân gian: ca dao-dân ca, vè, truyện thơ.+Sân khấu dân gian: chèo, tuồng

1,Thơ trung đại-Thơ ca có nguồn gốc từ Trung Quốc: Thể cổ phong và Đường luật-Thơ ca có nguồn gốc từ dân ca: Thể lục bát và song thất lục bát2.Truyện, kí-Truyện, kí chữ Hán và

I. Một số thể loại văn học dân gian.

+Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.+Trữ tình dân gian: ca dao-dân ca, vè, truyện thơ.+Sân khấu dân gian: chèo, tuồng

II. Một số thể loại văn học trung đại.1,Thơ trung đại-Thơ ca có nguồn gốc từ Trung Quốc: Thể cổ phong và Đường luật-Thơ ca có nguồn gốc từ dân ca: Thể lục bát và song thất lục bát2.Truyện, kí-Truyện, kí chữ Hán và được viết bằng văn xuôi: Truyền kì mạn lục, Thượng kinh kí sự, Hoàng, Lê nhất thống chí...3.Truyện thơ Nôm.-Truyện viết bằng thơ Nôm thường

578

Hương, Hồ Chí Minh)- Các thể thơ có nguồn

gốc dân gian: Truyện Kiều, thơ Tố Hữu?Thế nào là hịch, cáo, chiếu, tấu?

? Một số thể loại văn học hiện đại?

GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/201

được viết bằng văn xuôi: Truyền kì mạn lục, Thượng kinh kí sự, Hoàng, Lê nhất thống chí...

-Đọc ghi nhớQuy tắc niêm luật của

thơ Đường (nhịp, vần).TTBBTTBTBBTTBBBBTTBBTTTBBTTBTTBBBTTBBTTTBBBBTTBBT

TTBBBTB

viết bằng thơ lục bát+Truyện Nôm bình dân Truyện Thạch Sanh+Truyện Nôm bác học Truyện Kiều4.Văn nghị luận-Hịch, cáo, chiếu, tấuIII. Một số thể loại văn học hiện đại.- Truyện: đề tài được mở rộng, hướng tới mọi mặt của đời sống xã hội và con người, không bị gò bó vào mục đích giáo huấn đạo lí. Nghệ thuật tự sự và miêu tả...-Tùy bút mang đậm dấu ấn của chủ thể tác giả.-Thơ: các thể thơ truyền thống như lục bát, thơ 4 chữ được vận dụng, thể thơ 8 chữ mới xuất hiện...hình ảnh sáng tạoGhi nhớ: SGK/201IV. Luyện tập :

Bài tập 3: Quy tắc niêm luật của thơ Đường

Bài tập 5: Ca dao và truyện Kiều (lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc:Ca dao: Bài : Con cò mà đi ăn

đêm, Người ta đi cấy...Truyện Kiều: Cảnh ngày xuân,

Chị em Thuý Kiều...

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. - Chuẩn bị tổng kết trả kt. HS khá – giỏi: Tìm hiểu và chứng minh về Tinh thần yêu nước trong văn học VN qua 1 số tác phẩm.

Tiết 169,170: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

579

- Đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần Văn – Tiếng – Tập làm văn, khả năng vận dụng linh hoạt các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh và lập luận trong một bài viết.

2. Kỹ năngRèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ truyện hiện đại Việt Nam. 3.Thái độ

Lòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học.

Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo tự giác phấn đấu trong học tập.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác khi Giúp học sinh thấy được cần phải vận dụng những kiến tổng hợp để làm bài kiểm tra : của cả 3 phân môn văn, tiếng việt, tập làm văn trong chương trình kỳ II.B/ CHUẨN BỊ :- GV : Đề bài, biểu điểm.- HS : Ôn tập những nội dung đã học.C/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC : I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1’) GV giới thiệu yêu cầu của giờ kiểm tra và phát đề cho học sinh.

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng(42’) I. Đề bài:

Câu 1: (2 điểm)a. Tiếng Việt (1 điểm)Chỉ ra và nói rõ tên các thành phần biệt lập trong phần trích dẫn sau:- Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc hẳn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)b. Văn học (1 điểm)Chép chính xác khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương

Câu 2: (3 điểm)Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 20 dong về t́nh bạn.

Câu 3: (5 điểm)Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào ḥa caMột nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”

(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục).II/ Đáp án – biểu điểm :

580

Câu 1 (2 đ)a. Tiếng Việt: (1 đ) Yêu cầu: Chỉ ra đúng các thành phần biệt lập trong phần tích dẫnCho điểm: HS chỉ ra hai trong ba thành phần biệt lập.–Thành phần gọi đáp (0.25 đ): Chào anh(0.25 đ)– Thành phần tình thái (0.25): Chắc chắn(0.25 đ)– Hoặc: Thành phần phụ chú(0.25): Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa 0.25 đ)b. Văn học (1 đ) Cho điểm- chép chính xác, không sai chính tả, từ ngữ 1.0 đ- Không xuống ḍòng……trừ 0.50 đ- Sai (hoặc thiếu, thừa) một từ……………….trừ 0.25 đ/lần- Thiếu hoặc sai 2 dấu câu……………….trừ 0.25 đ/lần- Thiếu tên bài thơ hoặc tên tác giả……….trừ 0.25 đ- Chép thừa số câu ……………………….trừ 0.25 đ

Câu 2; (3 đ) yêu cầu: + Nội dung: - Thế nào là t́ình bạn?- Biểu hiện của t́ình bạn chân t́ình?- Lấy một số dẫn chứng về t́ình bạn cao đẹp trong lịch sử:……. - Ý nghĩa của t́ình bạn trong cuộc sống xã hội?- Nêu nhận thức và hành động của bản thân?

+ H́ình thức: Viết một văn bản nghị luận ngắn, có thể một hay nhiều đoạn văn (khoảng 20 ḍng). Các câu trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trong sáng, gợi cảm.

Cho điểm:- Bài làm đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và h́ình thức trên đây mới đạt

điểm tối đa (3 đ).- Thiếu hoặc thừa từ 2 ḍòng trở lên trừ 0.25 đ- Bài làm dù đáp ứng được yêu cầu nội dung nhưng diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi

chính tả, dùng từ, dấu câu ,… (từ 5 lỗi trở lên) cũng không cho quá 1.5 đ- Bài làm không thể hiện rõ nhận thức và hướng phấn đấu của bản thân người viết

Không cho quá 1.0 đ.Câu 3 (5 diểm)1/ Yêu cầu về kĩ năng:

- HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng tŕnh bày nhận xét, đánh giá của ḿnh về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Trên cơ sở nắm vững mạch cảm xúc của tác phẩm, học sinh phân tích các yếu tố ngôn từ, hính ảnh, giọng điệu…. Của đoạn thơ.

- Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện xúc cảm của người viết, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

2/ Yêu cầu về nội dung:HS tŕnh bày suy nghĩ và cảm nhận về đoạn thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ:

từ cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện thiết tha:

581

- Tâm niệm, ước nguyện của tác giả là khát vọng được ḥa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ của ḿnh cho cuộc đời chung, cho đất nước.

- Tác giả đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.

- Ước nguyện chân thành, giản dị là mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng. Cái phần tinh túy của riêng ḿình, làm một nốt trầm trong bản ḥòa ca. dâng hiến ḥòa nhập nhưng không là mất đi nét riêng của ḿình, làm một nốt trầm nhưng phải là nốt trầm ‘xao xuyến”.

- Các từ ngữ, h́nh ảnh: ta làm con chim hót; ta làm một cành hoa; một nốt trầm xao xuyến; Một mùa xuân nho nhỏ; lặng lẽ; dù là; tuôi hai mươi; tóc bạc ….

- Nét đặc sắc nghệ thuật: Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; h́ình ảnh tự nhiên,

giản dị nhưng đẹp, đặc sắc và giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát; giọng điệu phù

hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả…

- Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

3/ Cho điểm:

- Điểm 4 – 5 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên; kĩ năng cảm thụ tốt; phần nêu cảm nhận tốt;

không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1 – 2 lỗi)

- Điểm 2,5 – 3 : Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên: hệ thống lập luận rõ nhưng chưa sâu, chưa

phong phú; phần nêu cảm nhận chưa rõ; có thể mắc vài lỗi chính tả, ngữ pháp 93- 4

lỗi)

- Điểm 2: Đáp ứng ½ yêu cầu về nội dung; không khai thác nghệ thuật; có thể mắc một

số lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1: Không nắ́m nội dung đoạn thơ, lập luận không rõ, diễn đạt yếu

- Điểm 0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài ḍòng không rõ ý.

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (2’)

Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...

Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

- GV thu bài KT, nhận xét giờ kiểm tra.

- Chuẩn bị tìm hiểu về Thư điện, chúc mừng.

HS khá – giỏi: Sưu tầm về thư, điện chúc mừng.

Tiết 171: THƯ, ĐIỆNA.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức

582

- Viết được thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.3.Thái độ- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài thực hành.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác, biết cách trình bày mục đích, tình huống và biết cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.

B. Chuẩn bị .- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt độngI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

Thư, điện chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức tiết kiệm lời mà vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với người nhận thư, điện. Vậy cách tạo lập nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,…I- Giải thích ngắn gọn để HS hiểu về loại văn bản thư (điện) chúc mừng văn thăm hỏi.

-Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức kiệm lời, nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ được tình cảm đối với người nhận. Đọc thư (điện), người nhận thường có một thái độ hợp tác tích cực

-Thường là khi nào không thể đến gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết mới dùng thư (điện).

-Khi gửi thư (điện) cần điền cho thật đầy đủ, chính xác các thông tin (họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn, thất lạc.

I-Những trường hợp cần viết thư (điện), chúc mừng và thăm hỏi

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

?Em hiểu gì về thư điện chúc mừng thăm hỏi?-Là loại văn bản hết sức tiết kiệm lời, nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung, và bộc lộ được tình cảm đối với người nhận.-Thường là khi nào không thể đến gặp mặt người nhận, thì

-Những trường hợp cần gửi thư ( điện) chúc mừng.+Trường hợp a: nhân dịp sinh nhật, đoạt giải cao trong thi cử, chuyển nhà mới...+Trường hợp b.-Những trường hợp

I. Những trường hợp cần viết thư

(điện) chúc mừng và thăm hỏi.

- Các trường hợp cần viết thư (điện)

1. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:

583

người viết mới dùng thư điện.

GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi:

1. Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?

2. Có mấy loại thư (điện) chính ? Là những loại nào ? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không ? Tại sao ?

+HS trao đổi, thảo luận và trả lời:

1. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:

-Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.

-Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.

2.a) Hai loại chính-Thăm hỏi và chia vui-Thăm hỏi và chia buồnb) Khác nhau về mục

đích:-Thăm hỏi và chia vui:

biểu dương,khích lệ những thành tích, sự

thành đạt... của người nhận.-Thăm hỏi và chia buồn:

động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.

cần gửi thư ( điện) thăm hỏi.+Trường hợp c, d.

-Thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, đạt giải cao trong kì thi đại học...

- Có hai loại điện + Thư thăm hỏi+ Điện thư chúc mừng.

- Khác nhau về mục đích:+ Thăm hỏi và chia vui+ Thăm hỏi và chia buồn.

- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.

- Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.2.a) Hai loại chính

- Thăm hỏi và chia vui- Thăm hỏi và chia

buồnb) Khác nhau về mục đích:

- Thăm hỏi và chia vui: biểu dương,khích lệ những thành tích, sự thành đạt... của người nhận.

- Thăm hỏi và chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới? -Thăm hỏi và chia vui.Thăm hỏi và chia buồn khác nhau chỗ nào? Soạn bài thư, điện chúc mừng thăm hỏi tiết 2

584

======================================

Tiết 172: THƯ, ĐIỆN

A. Mục tiêu cần đạt :1. Kiến thức

- Viết được thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.2. Kỹ năng

-Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.3.Thái độ

-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài thực hành.4.Phẩm chất, năng lực

- HS có năng lực tư duy, chủ động và năng lực hợp tác, biết cách trình bày mục đích, tình huống và biết cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.B. Chuẩn bị .

-Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.-Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt độngI. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’) Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động nãoCâu hỏi:- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới….

Thư, điện chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản hết sức tiết kiệm lời mà vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với người nhận thư, điện. Vậy cách tạo lập nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (27’) Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa. Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,… II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung- GV cho HS đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II

+GV hướng dẫn HS nắm được quy trình viết thư (điện):

Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.

Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Bình Minh, tổ 10, phường

1.Văn bản.

-Văn bản a-Văn bản b-Văn bản c-Thư, điện chúc

II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu

Bước 2: Ghi nội dung

585

Thah Hương, quận Long Biên, Hà Nội

Bước 2: Ghi nội dungNhân dịp bạn được nhận

giải thưởng văn chương, tôi xin gửi tới bạn lời chúc mừng nồng nhiệt, đồng thời cũng xin bày tỏ sự thán phục đức tính kiên trì cảu bạn đối với niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật.

Chúc bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và ngày càng viết hay hơn !

Bước 3: Ghi họ, tên, địa chỉ người gửi

(Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu), ví dụ:

Trần Hoàng Sơn số 3, phường Nhân Vị, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh -Thư( điện) chúc mừng thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui, nỗi buồn, điều không may của người nhận-Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.-Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.-Thư( điện) được viết ngắn gọn, xúc tích với tình cảm chân thành.-Họ tên , địa chỉ người gửi, họ tên địa chỉ người nhận.

2.Ghi nhớ: SGK/204 GV cho HS lần lượt làm các bài

tập trong SGK.- Từ các tình huống vừa xác định GV cho HS tập viết viết thư (điện)

mừng: Trường hợp a, b-Thư điện thăm hỏi : Trường hợp c. Lời văn:-Chúc mừng: bày tỏ sự chúc mừng phấn khởi.-Thăm hỏi: bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ...-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui, nỗi buồn, điều không may của người nhận-Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.-Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.

-Thư( điện) chúc mừng thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.

Học sinh đọc Ghi nhớ

Bước 3: Ghi họ, tên, địa chỉ người gửi

Giống nhau:-Đều bày tỏ tình cảm, chia sẻ với người nhận thư, điện. Khác nhau.+Chúc mừng là bộc lộ suy nghĩ cảm xúc chia vui...->Lời chúc mong muốn.+Thăm hỏi: bộc lộ sự cảm thông chia sẻ nỗi buồn -> Lời thăm hỏi, chia buồn.- Độ dài vừa phải, ngắn gọn, xúc tích, đủ ý.- Lời chúc mong muốn.- Lời thăm hỏi, chia buồn.

Ghi nhớ (SGK)

III. Luyện tập1. Bài tập 1.- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.2. Bài tập 2.a) Điện chúc mừng.b) Điện chúc mừng.c) Điện thăm hỏi.d) Thư (điện) chúc mừng.e) Thư (điện) chúc mừng.3. Bài tập 3.VD mẫu

586

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,…

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới ? Cách viết thư điện chúc mừng thăm hỏi? Về nhà học bàiTiết 173:

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức

- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm.

chúc mừng: a, b, d, e; viết thư (điện) thăm hỏi. Hoạt động nhóm ( nhóm nhỏ)- GV nêu vấn đề: Hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu?- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.? Xác định tình huống viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi ?? Hoàn chỉnh một bức điện theo mẫu của bưu điện ? với tình huống tự đề xuất?- GV hướng dẫn:- Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận .- Bước 2: Ghi nội dung- Bước 3: Ghi họ tên, địa chỉ người gửi.( Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu diện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện sẽ không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.? Hãy viết một bức điện thăm hỏi đồng bào bị lũ lụt?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét-> GV nhận xét

-HS đọc yêu cầu-Đứng tại chỗ làm bài

HS làm bài dựa vào bài mẫu cụ thể.

HS về nhà làm bài

Họ, tên, địa chỉ người nhận: Trịnh Thị Nguyệt, tổ 10, phường Thanh Hương, quận Long Biên, Hà Nội.Nội dung: Nhân dịp bạn được tặng giải thưởng văn chương, tôi xin gửi tới bạn lời chúc mừng nồng nhiệt, đồng thời cũng xin bày tỏ sự thán phục đức tính kiên trì của bạn đối với niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng viết hay hơn.Họ tên, địa chỉ người gửi: Nguyễn Thị Minh Anh, trường trung học cơ sở Văn Lý....4. Bài tập 4.

587

2. Kỹ năng - Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở kì thi vào PTTH, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. - Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra

3.Thái độCó ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.

4.Phẩm chất, năng lực - Giúp HS có năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực tư duy và tích cực chủ động trong việc kiểm tra, nhận ra những ưu nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, hình thức trình bày qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ. B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên

quan đến bài học.C. Tổ chức hoạt động dạy học

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 129 và tiết 154.

ĐỀ BÀICâu 1: Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm nào? Nêu một vài nét chính về tác giả của tác phẩm đó?Câu 2: Xác định tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu?Câu 3 : Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê?

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMCâu 1: (2đ) Đoạn trích Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang trích trong tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô của nhà văn Đ. Đi-phô (1660-1731). (1đ) Ông là nhà văn người Anh ở thế kỉ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khi đã gần sáu mươi tuôi. Ngoài tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô(1719) ông còn viêt một số cuốn khác như Thủ lĩnh Xinh-gơn-ton(1720), Rô-xa-na… (1đ)Câu 2 : (3đ)Học sinh phân tích được tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn " Bến quê"- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ nhích nửa người trên giường bệnh.... (1đ)- Tình huống của truyện chính là ở cái điều rất trớ trêu như một nghịch lý: Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới ấy thế mà, căn bệnh quái ác lại buộc anh vào giường bệnh và hành hạ anh, ngay cả bãi bồi bên kia sông gần ngay đấy mà anh không thể đặt chân đến... (1đ)

588

- Tạo ra chuỗi những tình huống nghịch lý như vậy, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời, chiêm nghiệm một triết lý về đời người... (1đ)Câu 3: (5đ)1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách trình bày bài viết cảm thụ về một đoạn thơ .- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB, KB- Văn phong sáng sủa, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, khoa học, không dùng từ sai , đúng chính tả , ngữ pháp. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.2. Một số định hướng cho nội dung bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định.

b. Thân bài: Học sinh cần phân tích:- Phương Định là cô gái Hà Nội đi thanh niên xung phong. Là cô gái trẻ, đẹp.- Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt nhìn xa xăm...=> Vẻ đẹp hấp dẫn của cô gái thị thành, và nhạy cảm. (0,5)-Phương Định hồn nhiên, vô tư, pha chút tinh nghịch, mơ mộng và rất nhạy cảm.-Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo.., tôi không sợ nữa=> Tình đồng đội đã tiếp thêm lòng dũng cảm cho người chiến sĩ trẻ này. (0,5)- Tôi dùng xẻng đào dưới đất..lạnh gai người, tôi rùng mình...- Hồi hộp lo lắng, căng thẳng vẫn nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt không cụ thể.=> Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí tỉ mỉ chân thực đến từng chi tiết, từng cảm giác, ý nghĩ. (0,5)- Phương Định yêu thương chăm sóc đồng đội khi bị thương Tôi rửa bông băng cho Nho, pha sữa cho bạn, hát cho bạn nghe ...=> Phương Định là cô gái có tâm hồn phong phú, trong sáng, vô tư, có tình thương yêu đồng đội sâu sắc, nhưng rất nhạy cảm. (0,5)=> Tác giả thành công ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất.(0,5)=> Thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ hồn nhiên , dũng cảm, có tinh thần đồng đội, dám hi sinh, có học vấn. (0,5)c. Kết bài: Suy nghĩ cảm xúc , ấn tượng về nhân vật Phương Định.

Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. - GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính

tả, ngữ pháp.... Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.

- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu. Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới -Nhắc nhở, rút kinh nghệm làm bài cho học sinh. -Xem lại toàn bộ kiến thức đã học của 3 phân môn.

589

Tiết 174: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu cần đạt:1. Kiến thức

- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm.Tự nhận thấy khả năng nắm bắt kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình của HS

2. Kỹ năng Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.

3.Thái độCó ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.4.Phẩm chất, năng lực

- Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. B. Chuẩn bị :

- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên

quan đến bài học.C. Tổ chức hoạt động dạy học

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.

- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.

- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 157.

Đề bài :

Câu 1: (1đ)

Hoàn chỉnh sơ đồ về phân loại câu với các từ, cụm từ sau đây: câu, câu phân

loại theo cấu tạo, câu phân loại theo mục đích nói, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu

khiến, câu cảm thán, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, câu rút gọn.

Câu 2: ( 2đ)

Cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:

a. Tôi thích bóng đá mà bạn Tuấn lại thích bóng chuyền.

b. Tôi thích bóng đá nhưng bạn Tuấn lại thích bóng chuyền.

c . Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu .

d. Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe lời.

590

Câu 3: ( 2,5đ)

Xác định các thành phần biệt lập trong những câu sau đây:

a. Chẳng lẽ ông ấy không biết.

b. Phiền anh giúp tôi một tay.

c . Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ!

d. Thưa ông, ta đi thôi ạ!

e. Anh Sơn (vốn dân Nam Bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.

Câu 4: (1,5đ)

Xác định phép liên kết câu:

a. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người.

b. Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn

hòng làm thoái hoá dân tộc ta.

c. Một chiếc mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai.

Câu 5:

Viết một đoạn văn ngắn 5 -> 7 câu. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức

giữa các câu trong đoạn văn đó.

II. Yêu cầu và biểu điểm

Câu 1: Kẻ sơ đồ phân loại câu đúng (1đ)

Câu 2: Xác định đúng mỗi câu được 0,5đ.

a. Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu.

b. .............................có quan hệ tương phản.

c . Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân - kết quả

d. Câu ghép chính phụ có quan hệ tương phản

Câu 3: Xác định đúng mỗi câu được 0,5đ.

a. Chẳng lẽ: Thành phần tình thái

b. Phiền anh : thành phần tình thái

c . Ôi : thành phần cảm thán

d. Thưa ông: thành phần gọi- đáp

e. (vốn dân Bam Bộ gốc) : thành phần phụ chú

Câu 4: Xác định đúng mỗi câu được 0,5đ.

a. Lặp từ ngữ “ Mùa xuân”

b. Thế bằng đại từ “ nó”

591

c. Thế bằng từ đồng nghĩa “ sinh- đẻ”

Câu 5: 3đ

- Viết được đoạn văn chính xác về ngữ pháp, nội dung rõ ràng, thể hiện sự liên kết chặt

chẽ, chỉ ra được mối quan hệ giữa các câu.

Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết.

- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính

tả, ngữ pháp....

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.

Giỏi Khá Tb Yếu, kémLớp sl % sl % sl % sl %9A9B

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.

- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.

Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..

V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.

Chuẩn bị tổng kết trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.

Tiết 175: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức

- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả… trong bài làm.

2. Kỹ năng Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ truyện hiện đại Việt Nam.

3.Thái độLòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học.4.Phẩm chất, năng lực

- Giúp học sinh thấy được những kiến tổng hợp đã vận dụng làm bài kiểm tra : của cả 3 phân môn văn, tiếng việt, tập làm văn trong chương trình kỳ II.

592

B. Chuẩn bị: -Thầy: Bài đã chấm, những lỗi HS thường mắc.-Trị: Nắm vững yêu cầu của đề để kiểm tra lại bài làm của mình.C.Tiến trình lên lớp

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát:II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng Hoạt động 1 : chữa bài KTI. Đề bài:Câu 1: (2 điểm)

c. Tiếng Việt (1 điểm)Chỉ ra và nói rõ tên các thành phần biệt lập trong phần trích dẫn sau:- Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc hẳn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)d. Văn học (1 điểm)Chép chính xác khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương

Câu 2: (3 điểm)Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 20 dòng về tình bạn.

Câu 3: (5 điểm)Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào ḥa caMột nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”

(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục).II/ Đáp án – biểu điểm :Câu 1 (2 đ)

c. Tiếng Việt: (1 đ) Yêu cầu: Chỉ ra đúng các thành phần biệt lập trong phần trích dẫnCho điểm: HS chỉ ra hai trong ba thành phần biệt lập.–Thành phần gọi đáp (0.25 đ): Chào anh(0.25 đ)– Thành phần tình thái (0.25): Chắc chắn(0.25 đ)– Hoặc: Thành phần phụ chú(0.25): N.T.Long – Lặng lẽ Sa Pa 0.25 đ)d. Văn học (1 đ) Cho điểm- chép chính xác, không sai chính tả, từ ngữ 1.0 đ- Không xuống ḍòng……trừ 0.50 đ- Sai (hoặc thiếu, thừa) một từ……………….trừ 0.25 đ/lần- Thiếu hoặc sai 2 dấu câu……………….trừ 0.25 đ/lần- Thiếu tên bài thơ hoặc tên tác giả……….trừ 0.25 đ- Chép thừa số câu ……………………….trừ 0.25 đ

Câu 2; (3 đ)

593

yêu cầu: + Nội dung: - Thế nào là t́ình bạn?- Biểu hiện của tình bạn chân tình?- Lấy một số dẫn chứng về tình bạn cao đẹp trong lịch sử:……. - Ý nghĩa của t́ình bạn trong cuộc sống xã hội?- Nêu nhận thức và hành động của bản thân?

+ H́ình thức: Viết một văn bản nghị luận ngắn, có thể một hay nhiều đoạn văn (khoảng 20 dòng). Các câu trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trong sáng, gợi cảm.

Cho điểm:- Bài làm đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và hình thức trên đây mới đạt

điểm tối đa (3 đ).- Thiếu hoặc thừa từ 2 ḍòng trở lên trừ 0.25 đ- Bài làm dù đáp ứng được yêu cầu nội dung nhưng diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi

chính tả, dùng từ, dấu câu ,… (từ 5 lỗi trở lên) cũng không cho quá 1.5 đ- Bài làm không thể hiện rõ nhận thức và hướng phấn đấu của bản thân người viết

Không cho quá 1.0 đ.Câu 3 (5 diểm)1/ Yêu cầu về kĩ năng:

- HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng tŕnh bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Trên cơ sở nắm vững mạch cảm xúc của tác phẩm, học sinh phân tích các yếu tố ngôn từ, hính ảnh, giọng điệu…. Của đoạn thơ.

- Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện xúc cảm của người viết, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

2/ Yêu cầu về nội dung:HS tŕnh bày suy nghĩ và cảm nhận về đoạn thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ:

từ cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện thiết tha:

- Tâm niệm, ước nguyện của tác giả là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

- Tác giả đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.

- Ước nguyện chân thành, giản dị là mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng. Cái phần tinh túy của riêng mình, làm một nốt trầm trong bản ḥòa ca. dâng hiến ḥòa nhập nhưng không là mất đi nét riêng của mình, làm một nốt trầm nhưng phải là nốt trầm ‘xao xuyến”.

- Các từ ngữ, h́nh ảnh: ta làm con chim hót; ta làm một cành hoa; một nốt trầm xao xuyến; Một mùa xuân nho nhỏ; lặng lẽ; dù là; tuôi hai mươi; tóc bạc ….

- Nét đặc sắc nghệ thuật: Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; h́ình ảnh tự nhiên, giản dị nhưng đẹp, đặc sắc và giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát; giọng điệu phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả…

- Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.Hoạt động 2 : Sửa lỗi :1. Tên riêng không viết hoa.2. Chính tả: -Viết sai chính tả những từ thông thường.

594

t/ c; n/ ng;ưu/ iêu3. Dùng từ không chính xác:4. Câu không rõ nghĩa:5.Diễn đạt lủng củng:Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá :a.Ưu điểm:- 100% h/s làm đúng yêu cầu- Hình thức bài làm sạch, đẹpb. Nhược điểm:-Mở bài chưa nêu được về tác giả, tác phẩm, chưa đưa nhận định vào bài-Lạc đề-Kết bài không có liên hệ V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề... Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới- Ôn lại kiến thức đã học - Nhắc nhở các em ý thức học tập