BEST PRICE “NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN ...

99
BEST PRICE NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG “THE PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN, AND RESPONSIVE DIPLOMATIC SERVICE OF VIET NAM STRIVES FOR THE SUCCESSFUL IMPLEMENTATION OF THE 13 TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION” CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ ĐỐI NGOẠI TOÀN QUỐC, HỘI NGHỊ NGOẠI GIAO 31 VÀ HỘI NGHỊ NGOẠI VỤ 20

Transcript of BEST PRICE “NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN ...

BESTPRICE

“ NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”

“THE PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN, AND RESPONSIVE DIPLOMATIC SERVICE OF VIET NAM STRIVES FOR THE SUCCESSFUL IMPLEMENTATION OF THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION”

CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ ĐỐI NGOẠI TOÀN QUỐC,

HỘI NGHỊ NGOẠI GIAO 31 VÀ HỘI NGHỊ NGOẠI VỤ 20

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH

HÀ NỘI,10/12/2021

CHƯƠNG TRÌNH TRỰC TUYẾN TỌA ĐÀM

HỘI NGHỊ NGOẠI GIAOLẦN THỨ 31

ĐẠI SỨ & DOANH NGHIỆPĐƠN VỊ THỰC HIỆN: BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM

ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG ĐỒNG

ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG KIM CƯƠNG

ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG BẠC

Tổng Biên tậpNGUYỄN VĂN TRUNG

Phó Tổng Biên tập: ĐỖ XUÂN THÔNG, VŨ QUANG TÙNG, NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

Thư ký Tòa soạn: HOÀNG DIỄM HẠNH, HỒ VÂN; Phụ trách Mỹ thuật: PHẠM ANH TUẤN

Tòa soạn & Trị sự: 6 Chu Văn An, TP. Hà Nội

ĐT: (84-24) 3799 3143 - 3799 3206; Fax: (84-24) 3823 4169

VP Đại diện tại TP. HCM: 92bis Thạch Thị Thanh, Q.1, TP. HCM

ĐT: (84-28) 3824 3905; Fax: (84-28) 3820 4129

Quảng cáo: ĐT: (84-24) 3799 3506 - 0879 553 979

Văn phòng: ĐT: (84-24) 3799 3206 - 3799 3216

Email: [email protected], [email protected]

Website Báo điện tử: baoquocte.vn; en.tgvn.com.vn

In tại: Công ty TNHH MTV in QĐ1

GPXB: 2014/GP-BTTTT ngày 30/10/2012.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”2

Đối ngoại đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới

BÙI THANH SƠNỦy viên Trung ương Đảng,Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hòa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng ta luôn được phát triển và hoàn thiện trong các giai đoạn cách mạng. Trên cơ sở kế thừa đường lối đối ngoại qua các kỳ đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng  tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Nhìn lại đường lối đối ngoại của Đảng trong 35 năm Đổi mới

Phát huy mạnh mẽ tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986), đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối ngoại thời kỳ đổi mới và được nhận thức ngày càng sâu sắc.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”1, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc  lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX (năm 2003) lần đầu tiên nêu rõ các thành tố cơ bản của lợi ích quốc gia - dân tộc. Từ Đại hội XI (năm 2011), Đảng khẳng định lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại, trong đó lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc thống nhất với nhau trong lợi ích quốc gia - dân tộc.

Trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại luôn thực hiện  nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước. Nhiệm vụ này được nhận thức ngày càng sâu sắc qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Nghị quyết 13 Bộ Chính trị khóa VI (năm 1988) khởi đầu quá trình đổi mới tư duy và đường lối đối ngoại, đề ra nhiệm vụ tranh thủ ủng hộ quốc tế và xu thế quốc tế hóa để phát triển đất nước. Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng khẳng định rõ nhiệm vụ của đối ngoại gồm ba thành tố: an ninh, phát triển và vị thế đất nước.

Từ chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, Đảng ta đã phát triển thành hệ thống  quan điểm, phương châm  chỉ đạo  xuyên suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhất quán thực hiện đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”; nắm vững hai mặt đối tác - đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách lược, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”... Cơ chế thực hiện đối ngoại  là phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước.

Với nhận thức Việt Nam là một bộ phận của thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế (Đại hội IX) được triển khai mạnh mẽ, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác và hình thành chủ trương  chủ  động, tích cực hội nhập quốc tế  (Đại hội XI). Chủ trương này là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị. Nhận thức về quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, trong đó nhất quán kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nội lực là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Đối ngoại song phương và đa phương  từng bước điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Từ “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa”2 (Đại hội VI) đến hợp tác

với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Từ tham gia các diễn đàn quốc tế đến “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược”3.

Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần rất quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước. Đến nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện gồm tất cả năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và 17 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)… Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung và khép kín, đến nay Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có liên kết kinh tế sâu rộng, đã ký và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương khoảng 200% GDP, thu hút khoảng 400 tỷ USD vốn FDI đăng ký…

Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như Ủy

viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008-2009 và 2020-2021), Hội nghị Cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghị Cấp cao ASEM (2004), Hội nghị Thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên (2019), cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc…

Những thành tựu đối ngoại nói trên là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, là điểm sáng trong thành tựu chung của đất nước như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, trong đó có đóng góp rất quan trọng của đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Sự kế thừa, phát triển và những điểm mới trong đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng

Trên cơ sở đánh giá toàn diện thành tựu, bài học, thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi mới, bối cảnh quốc tế và trong nước, thời cơ chiến lược cũng như thách thức đặt ra đối với đất nước, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục kế thừa những nội dung xuyên suốt đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới, đồng thời phát triển và bổ sung nhiều nội dung mới để đối ngoại đáp ứng yêu

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “Đại hội XIII của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới” của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ngày 26/1/2021. (Nguồn: TTXVN)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 3

cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

1. Về đánh giá, dự báo tình hình thế giới, Đại hội XIII của Đảng kế thừa những nhận định lớn của các kỳ Đại hội Đảng trước đây, nhất là Đại hội XII, về các đặc điểm có tính quy luật và xu thế lâu dài của thế giới, song cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình mới. Đại hội XIII khẳng định hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, song nhấn mạnh các xu thế này đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn do “thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo”; châu Á- Thái Bình Dương có vai trò ngày càng quan trọng, nhưng chỉ rõ đây là khu vực “tiềm ẩn nhiều bất ổn”… Trong bối cảnh nhiều thách thức an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp, Đảng ta nhận định tác động của đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài, “làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới”4. Thực tiễn tình hình quốc tế từ Đại hội XIII của Đảng đến nay đã cho thấy những nhận định nói trên của Đảng là đúng đắn.

Một điểm mới là, trên cơ sở đánh giá Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Đại hội XIII đã đưa việc tranh thủ thành tựu của cuộc cách mạng này vào nội hàm quan điểm phát triển đất nước, trên cơ sở đó xác định rõ “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” là một định hướng lớn trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030.

Bên cạnh tiếp tục nhận định thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen nhau, Đại hội

XIII của Đảng nêu rõ tình hình thế giới “đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn” đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, dự báo đúng tình hình, chủ động trước mọi tình huống. Do đó, vai trò của đối ngoại càng quan trọng, nhiệm vụ càng nặng nề, nhất là vai trò tiên phong trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, tranh thủ thời cơ và nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.

2. Về mục tiêu đối ngoại, Đại hội XIII của Đảng khẳng định “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc”, tức là đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trước hết và trên hết, đồng thời, chỉ ra nguyên tắc chung là phải luôn nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia - dân tộc tới mức cao nhất có thể. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc không có nghĩa là nước ta theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc phải “trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích quốc gia - dân tộc cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Đại hội XIII của Đảng bổ sung bảo đảm an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xã hội

trật tự, kỷ cương cũng là những lợi ích quan trọng của quốc gia - dân tộc. Các thành tố nói trên có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và thống nhất với nhau, không thể coi nhẹ thành tố nào, đồng thời là căn cứ quan trọng nhất để xác định đối tác - đối tượng, hợp tác - đấu tranh trong đối ngoại, là “bất biến” để ứng phó với tình hình diễn biến nhanh, phức tạp.

3.  Về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đối ngoại, điểm mới nổi bật trong đường lối đối ngoại tại Đại hội XIII của Đảng là lần đầu tiên Đảng xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Các nhiệm vụ này quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giữ vững hòa bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế và uy tín đất nước là nhiệm vụ quan trọng.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn lấy ngoại giao hòa hiếu làm thượng sách giữ nước. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại đi đầu tạo thế “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ ủng hộ quốc tế, phá bao vây cấm vận, mở ra cục diện phát triển mới cho đất nước. Trong công cuộc đổi mới, đối ngoại “đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”5. Như vậy, việc khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại trong văn kiện Đại hội XIII là bước phát triển mới về tư duy đối ngoại của Đảng trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc, đúc kết thực tiễn phát triển và hội nhập

quốc tế của đất nước, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Trước hết, vai trò tiên phong thể hiện ở việc đối ngoại đánh giá, dự báo tình hình, nhận diện thời cơ và thách thức để bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề mới, tham mưu chiến lược, thúc đẩy đổi mới tư duy, tìm hướng đi thuận lợi cho phát triển đất nước. Vì vậy, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh “tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, không để bị động, bất ngờ”. Nhiệm vụ này rất quan trọng, bởi chỉ có “biết mình”, “biết người”, “biết thời thế” mới có thể tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong một thế giới vận động không ngừng, phức tạp và khó lường.

Hai là, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,  thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó có đối ngoại. Đặc thù của đối ngoại là sử dụng các phương thức, biện pháp hòa bình để ngăn ngừa, hóa giải và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Phát huy truyền thống giữ nước của ông cha ta là  hòa ở trong nước thì ít phải dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động, Đại hội XIII của Đảng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp củng cố vững

chắc cục diện đối ngoại ổn định, thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, đối ngoại cùng quốc phòng, an ninh giữ vững đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, tìm kiếm và phát huy điểm đồng về lợi ích để thúc đẩy hợp tác, linh hoạt và sáng tạo trong xử lý các tranh chấp trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc và luật pháp quốc tế; trong đó, tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Ba là, tiên phong huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước.  Một trong những lợi ích cơ bản của nước ta hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Do đó, phát triển đất nước là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động đối ngoại, theo đó tất cả trụ cột, binh chủng đối ngoại đều nỗ lực đóng góp vào thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước, trong đó ngoại giao kinh tế là nòng cốt. Như vậy,  cùng với tư duy tiên phong, tư duy phát triển là điểm mới trong tư duy đối ngoại của Đảng tại Đại hội XIII.

Quán triệt “phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm”, đối ngoại tiếp tục tranh thủ hiệu quả các yếu tố quốc tế thuận lợi, các FTA đã ký và các cam kết, thỏa thuận quốc tế nhằm mở rộng thị trường, thu hút tri thức, công nghệ và đầu tư phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng cường năng lực tự chủ của nền kinh tế và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đối ngoại cũng tranh thủ các mối quan hệ chính trị tốt đẹp để xử lý các vấn đề phức tạp trong hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vai trò tiên phong của đối ngoại đã được phát huy và thể hiện rõ qua hoạt động “ngoại giao vaccine”, tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào phòng, chống, thích ứng an toàn với Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là,  tiên phong mở đường, đồng hành, phục vụ  lợi ích  của người dân, địa phương và doanh nghiệp  trong hội nhập quốc tế. Một điểm mới là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đề ra định hướng “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”. Đây là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng “lấy dân là gốc” trong đối ngoại, bởi việc thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại xét đến cùng là nhằm mục tiêu dân

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Phiên họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về an ninh khí hậu, ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”4

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại kiến tạo môi trường quốc tế thuận lợi, mở đường, đồng hành, hỗ trợ người dân, địa phương và doanh nghiệp tranh thủ tối đa cơ hội, lợi ích và giảm thiểu rủi ro, vượt qua thách thức của hội nhập quốc tế; đồng thời, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Năm là, tiên phong nâng cao vị thế và uy tín đất nước thông qua phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải, đảm nhận tốt các trọng trách quốc tế, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào mối quan tâm chung của thế giới. Đại hội XIII của Đảng xác định đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong và các khuôn khổ hợp tác cũng như trong những vấn đề quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của đất nước. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại, bảo hộ công dân, ngoại giao văn hóa, triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín đất nước.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “mọi việc thành công bởi chữ đồng”, đối ngoại chỉ có thể thực hiện tốt vai trò tiên phong khi được đặt trong tổng thể đối nội - đối ngoại, có được sự phối hợp chặt chẽ, đoàn kết và đồng thuận của các cấp, các ngành và toàn dân, trong đó điểm đồng ở đây là cùng nhau bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc kết hợp với sức

mạnh thời đại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

4. Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng là định hướng bao trùm của đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Thứ nhất, tính đồng bộ thể hiện ở sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các trụ cột đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa các mối quan hệ với các đối tác, các lĩnh vực, nhất là đối ngoại quốc phòng, an ninh, giữa song phương và đa phương…

Thứ hai,  tính sáng tạo đòi hỏi đối ngoại không ngừng đổi mới, linh hoạt, khôn khéo xử lý các vấn đề phức tạp, tìm hướng đi, cách làm mới với “tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”6. Đương nhiên, sáng tạo phải trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, kiên định mục tiêu chiến lược.

Thứ ba, tính hiệu quả thể hiện ở việc đưa các quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực, huy động và kết hợp hiệu quả các nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phục vụ tốt nhất phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tăng cường tính đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động đối ngoại.

Về hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu về tính “toàn diện” và  “sâu rộng”. Đó là, hội nhập quốc tế qua tất cả các kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân, song phương và đa phương, ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Không chỉ rộng mở về không gian, hội nhập quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu, triển khai các cam kết quốc tế, trong đó thực hiện hiệu quả các cam kết sâu rộng của các FTA thế hệ mới, “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai

trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế” vì lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.5. Để đối ngoại phát huy vai

trò tiên phong và hoàn thành tốt các định hướng, nhiệm vụ nói trên, Đại hội XIII của Đảng đề ra chủ trương “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”7. Chủ trương mới này phản ánh sự trưởng thành của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đồng thời cũng là một yêu cầu mới vừa mang tính chiến lược, lâu dài, vừa mang tính cấp thiết đối với đối ngoại và ngành Ngoại giao trong bối cảnh mới.

Tính toàn diện của nền ngoại giao Việt Nam thể hiện ở chủ thể thực hiện đối ngoại bao gồm cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân; trên  tất cả các lĩnh vực  chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; với tất cả đối tác, địa bàn, khu vực, trọng tâm là đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương quan trọng có tầm chiến lược.

Tính hiện đại thể hiện ở tính chất nền ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống, bản sắc ngoại giao của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời kỳ và tinh hoa ngoại giao thời đại; ở  vận hành nền ngoại giao trong khuôn khổ thể chế ngày càng hoàn thiện, gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; ở tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả với  phương thức hoạt động khoa học, chuẩn hóa và số hóa, có năng lực đổi mới,

sáng tạo và chủ động thích ứng với chuyển biến mau lẹ của tình hình.

Nền ngoại giao Việt Nam với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân luôn đặt dưới lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước. Dù có vị trí, chức năng, vai trò và lợi thế khác nhau, nhưng ba trụ cột đối ngoại có quan hệ rất chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau bởi cùng thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng với mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Điều này phản ánh bản chất nền ngoại giao Việt Nam là sự tổng hòa, thống nhất giữa tính đảng, tính quốc gia - dân tộc và tính dân chủ - nhân dân. Việc triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân sẽ phát huy thế mạnh của từng trụ cột đối ngoại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam. Đây vừa là truyền thống và bài học quý báu, vừa là nghệ thuật “tập hợp lực lượng” độc đáo của đối ngoại cách mạng Việt Nam cần tiếp tục gìn giữ và phát huy trong giai đoạn mới.

Để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, bên cạnh tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các trụ cột, cơ quan đối ngoại, một trong những điều cốt yếu là cần có đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện về bản lĩnh, phẩm chất và trí tuệ, hiện đại về phong cách và phương pháp làm việc, đổi mới, sáng tạo, ngang tầm với thời đại. Trong lịch sử dân tộc, chúng ta có nhiều nhà ngoại giao xuất sắc, là những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, tài trí và phong cách, nghệ thuật ngoại giao. Trước yêu cầu mới về xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, cần tiếp tục đặc biệt coi trọng công tác cán bộ đối ngoại, nhất là cơ chế, chính sách và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại toàn diện về phẩm chất, trình độ và năng lực. Thế hệ cán bộ đối ngoại và ngoại giao

hôm nay phát huy truyền thống vẻ vang, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, không ngừng phấn đấu, nâng tầm trí tuệ, vững vàng, tự tin, kiên định và đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

* * *Đường lối đối ngoại tại Đại

hội XIII của Đảng kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới, là kim chỉ nam cho triển khai đối ngoại đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả trong thời gian tới. Để các chủ trương, định hướng đối ngoại của Đại hội XIII đi vào cuộc sống, cần sớm có chiến lược tổng thể về đối ngoại gắn kết chặt chẽ với chiến lược bảo vệ Tổ quốc và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó thống nhất nhận thức và hành động, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, biện pháp đối ngoại trong từng lĩnh vực, với từng đối tác. Có như vậy, sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân để đối ngoại đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.n

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, Tập 5, tr.290.[2]  ĐCS Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2019, Phần I, tr.97.[3] Chỉ thị 25 của Ban Bí thư khóa XII.[4] Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030.[5] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28, năm 2013.[6] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, tháng 8/2018.[7]  “Nền ngoại giao” ở đây được hiểu tương đương với đối ngoại, gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN, ngày 24/4/2021. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassol, ngày 8/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 5

Diplomacy in service of national development in the new epoch

H.E. BUI THANH SONMember of the Party Central Committee Minister of Foreign Affairs

Through an innovative application of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh Diplomatic Thoughts, and by harnessing the peaceful, tolerant and humanistic Vietnamese diplomatic tradition and character, the foreign policy line of the Party has been constantly developed and ameliorated from one revolutionary period to the next. Building on the foreign policy line through successive National Party Congresses during Doi Moi, the 13th National Party Congress continued to further develop and ameliorate the Party’s foreign policy line in Viet Nam’s new developmental stage.

Taking stock of the Party’s foreign policy line throughout the 35 years of Doi Moi

Through a profound understanding of the Doi Moi philosophy initiated at the 6th National Party Congress in 1986, the foreign policy line of independence, self-reliance, peace, friendship, cooperation and development, multilateralization and diversification of international relations, active and proactive international integration in the interest of the nation-state has been the main thread of Viet Nam’s diplomacy throughout Doi Moi. This policy line has been increasingly and deeply perceived.

President Ho Chi Minh once said: “Apart from the interest of the nation and the Fatherland, the Party has no other interest.”1 Our Party is deeply aware that the interest of the nation-state is the paramount goal of foreign relations.

1. Ho Chi Minh, Complete Works, National Political – Truth Publisher, 2011, Vol. 5, p. 290.

The Resolution of the 8th

Plenum of the 9th Party Central Committee in 2003 for the first time elaborated on the primary elements of what constitutes the interest of the nation-state. Since the 11th National Party Congress (2011), the Party has held the view that the interest of the nation-state is the ultimate goal of foreign relations, among which, class interest, state interest and national interest stand in unity within the interest of the nation-state.

During Doi Moi, the foreign service has constantly pursued an overarching and perennial mission, namely to safeguard an environment of peace and stability, to harness international factors that are conducive for Doi Moi and national defense, and to raise Viet Nam’s national standing. This mission has become more deeply understood from one Party Congress to the next. Resolution 13 of the 6th Politburo of the CPV central committee in 1988 commenced the renovation of thinking and policy of foreign relations, and set up the mission of harnessing international support and the internationalization trends for national development. At the 12th Congress in 2016, the Party clearly set out the task for foreign relations, consisting of three elements: security, development and national standing.

Building upon the policy of “more friends, fewer foes”, our Party has developed a system of overarching guiding principles for the Vietnamese diplomatic service in Doi Moi. This involves the consistent execution of a foreign policy line of independence, self-reliance, peace, friendship, cooperation and development, multilateralization and diversification of international relations, “to be a reliable friend and partner and a responsible member of the international community”. It calls for grasping the duality of partner - objective and cooperation - struggle in simultaneity, and requires persevering with matters of principle and strategic goals while exercising flexibility and maneuverability in tactic, or “to be firm in principles but flexible in their implementation” as the saying goes. The mechanism for conducting diplomacy is the close and smooth coordination between Party, state and public diplomacy under the united leadership of the Party and consolidated administration of the State.

Being aware that Viet Nam is a part of the world, international economic integration (approved by the 9th National Party Congress) has been effectively realized and then expanded into other areas, thus forming the policy line of “active and proactive international integration” (endorsed by the 11th National Party Congress). This line of action is a major orientation for national development and defense, the cause of the entire people and political system. Our understanding of the relationship between independence, self-reliance and international integration grows deeper, with a consistent philosophy of combining the strength of the nation with the power of the times, wherein internal power is decisive and external resources serve as an important factor.

Bilateral and multilateral diplomacy have both been gradually adjusted, amended and ameliorated. There has been a shift from “strengthening the bond of friendship and comprehensive cooperation with the Soviet Union and countries within the socialist community”2

(passed by the 6th National Party Congress) to cooperating with all countries on the basis of international law, equality and mutual benefit. Another shift has also been made from “participation in international forums” to “making efforts to rise to key, leading or mediating roles at multilateral forums and organizations of strategic importance.”3

Implementing a sound foreign policy line as set by the Party has been an important contributor to the maintenance of a peaceful, stable and conducive environment for the Doi Moi process, the steadfast defense of national independence, sovereignty and territorial unity and integrity, and the promotion of national standing. At present, Viet Nam enjoys diplomatic relations with 189 out of 193 members the United Nations, including 30 strategic and comprehensive partners encompassing all five permanent members of the United Nations Security Council (UNSC), all seven members of the Group of Seven, (G7) and 17 out of 20

2. The Communist Party of Viet Nam: Documentations of the National Party Congresses in the Doi Moi era, National Political – Truth Publisher, 2019, Part I, p.97.3. Directive 25 of the 12th Party Secretariat

members of the Group of 20 (G20). From a centrally-planned and closed economy, today Viet Nam is a socialist-oriented market economy, with an extensive network of economic relations. It has signed and is a party to 17 free trade agreements (FTAs), including next-generation FTAs. The country enjoys foreign trade turnover equivalent to 200% of its GDP, and has attracted some 400 billion USD in registered foreign direct investment (FDI) thus far.

Viet Nam is a member of almost all important international and multilateral forums, and has successfully hosted a wide range of major international events and assumed many international responsibilities. For instance, it has served as a non-permanent member of the UNSC in 2008-2009 and 2020-2021, hosted the ASEAN Summits in 1998, 2010 and 2020, the ASEM Summit in 2004, the APEC Summits in 2006 and 2017, the World Economic Forum on ASEAN in 2018, and the US - DPRK Summit in 2019. Hundreds of Vietnamese men and women in uniform have been dispatched to UN peacekeeping forces.

These achievements in foreign relations have been crystallized from the efforts of the entire Party, people and army. They are truly a beacon among the accomplishments of the entire nation, as reflected by the 13th

National Party Congress: “Never before has our country had such fortune, power, standing and international prestige as we do today”. A large part of this is thanks to the very important contribution of the foreign service, consisting of the Party, State and public diplomacy.

Continuation and new elements in the foreign policy line of the 13th National Party Congress

Grounded in a comprehensive evaluation of the achievements, lessons learnt and the standing and power of Viet Nam after 35 years of Doi Moi, the domestic and international landscapes, and strategic opportunities and challenges for Viet Nam, the 13th National Party Congress

continued to build upon the overarching foreign policy line of our Party during the Doi Moi process, with new developments and additions to meet the needs of national development in the new period.

1. On evaluating and predicting international developments, the 13th National Party Congress built upon the major evaluations of the previous Congresses, especially the 12th Congress, on the fundamental characteristics and long-term trajectory of the world, and provided updates and adjustments to match the new landscape. The 13th Congress held that peace, cooperation and development will remain the prevailing trend, and globalization and international integration will continue to advance. It stressed, however, that these tendencies are facing numerous challenges and adversities, as “the world is undergoing immense changes, developing very rapidly in a complex and unpredictable manner”. It pointed out that the Asia-Pacific plays an increasingly important role, but that this region “potentially contains much instability”, among others. Against the backdrop of complex non-traditional security challenges, our Party saw that the impacts of COVID-19 may continue to rise and fall, “profoundly changing the global order, economic structure, governance method, economic mode and the way society is organized all over the world.”4 The reality of the international landscape since the 13th National Party Congress has proven this evaluation true.

As a new feature, based on its evaluation of the Fourth Industrial Revolution, the 13th National Party Congress placed emphasis on harnessing the achievements of this Revolution into the philosophy for national development. Accordingly, the Party clearly pointed out that “accelerating industrialization and modernization on the basis of scientific and technological progress and innovation” constitutes a major direction in the national development strategy until 2030.

In addition to the continued awareness that advantages and opportunities intertwined with challenges and adversities, the 13th National Party Congress also pointed out that the international landscape “poses new, more burdensome and complex issues

4. 2021-2030 Ten-Year Socio-Economic Development Strategy.

“President Ho Chi Minh once said: “Apart from the interest of the nation and the Fatherland, the Party has no other interest.” Our Party is deeply aware that the interest of the nation-state is the paramount goal of foreign relations.

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION6

and requirements” for national construction and defense. This calls for a redoubling of innovation in thoughts, an accurate projection of the situation, and the ability to seize the initiative in every situation. As such, the role of foreign relations becomes increasingly important and its tasks become progressively more daunting, especially as the vanguard in defending the Fatherland from an early stage while threats remain afar, and in garnering external opportunities and resources for national development.

2. On the goals of foreign relations, the 13th Congress named “ensuring to the highest degree the interest of the nation-state” as the goal, placing the interest of the nation-state above and before all. The Congress also identified a fundamental principle of making constant effort to achieve the interest of the nation-state as best as possible. Ensuring the highest interest of the nation-state does not mean pursuing selfish nationalism. The 13th National Party Congress stressed that the promotion of national interest must be “on the basis of the fundamental principles of the UN Charter and international law, and equality, cooperation and mutual benefit”, and in the common pursuit of peace, national independence, democracy and social progress in the world.

In the current period, the highest interest of the nation-state is in safeguarding its independence, sovereignty and territorial unity and integrity. It also lies in protecting the Party, State, People and the socialist regime, defending an environment of peace and stability conducive for national development, maintaining an environment of peace and stability conducive for national development, protecting the process of Doi

Moi, industrialization and modernization, and defending political security, public order and safety, and the national culture. In addition, the 13th Party Congress also added ensuring human security, economic security, cyber-security, and an orderly and disciplined society as key interests of the nation-state. These elements are closely interrelated as a complete whole, and none can be taken lightly. They also serve as the most important ground upon which to identify partners - objectives and cooperation - struggle in the context of foreign relations. These are the “unchangeable” in order to respond to a complex and rapidly changing situation.

3. With regard to the position, role and mission of the diplomatic service, a new, striking feature in the foreign policy line set out at the 13th National Party Congress is that this is the first time the Party identified the position and role of the diplomatic service as a vanguard in “creating and maintaining an environment of peace and stability, mustering external resources for national development, and raising Viet Nam’s international standing and prestige”. These tasks are closely interrelated, and among them, maintaining peace and stability is a vital mission, serving national development is a central assignment, and raising the standing and prestige of Viet Nam is a prominent task.

Throughout our history of nation-building and defense,

our forefather had always seen peaceful and amicable foreign relations as the top strategy for national defense. In the struggle for national liberation and reunification, and the course of nation-building and defense, foreign relations took the lead in creating the simultaneity of fighting and negotiating, calling upon international support, breaking out of isolation and embargo, and opening up a new landscape for national development. During Doi Moi, diplomacy “takes the lead in building peace, defending the Fatherland, and attracting resources for national development.”5 As such, the assertion of the pioneering role of foreign relations in the documents of the 13th National Party Congress is a new development in the Party’s thinking on foreign relations. This development is based on the creative application of the active-oriented national defense philosophy of the nation, tempered through the reality of national development and international integration and the selective reception of international experiences, and is well in line with the trend of peace, cooperation and development in the world.

First, this pioneering nature is evident in the foreign service’s evaluation and forecasting of the situation. It must identify

5. Speech by General Secretary Nguyen Phu Trong at the 28th Diplomatic Conference, 2013.

opportunities and challenges in order to protect the Fatherland from an early stage while threats remain afar. It should be sharp-witted to notice and understand new issues, provide strategic advice, fuel innovation in thoughts, and seek a suitable path for national development. Therefore, the 13th National Party Congress stressed the need for “stepping up strategic research, forecasting and advice on foreign relations so as not to be caught by surprise”. This is exceedingly important, as only through “knowing oneself”, “knowing other” and “knowing the times” shall we be able to harness opportunities and advantages for national development and defense in a world of endless, complex and unpredictable motion.

Second, maintaining a peaceful, stable and conducive environment for national development and defense is a common task for the entire political system and the people at large, including the foreign service. A feature specific to the foreign service is the use of peaceful measures to prevent, neutralize and turn aside the risk of war and conflict from an early stage while threats remain afar, thus contributing to the steadfast defense of national independence and sovereignty.

Reflecting the tradition of national defense of our forefather - “harmony within means less needs for arms, harmony at the border means no fear for sudden alarm”, the 13th National Party Congress maintains the line of continually advancing and deepening ties with Viet Nam’s partners, especially neighboring countries, strategic, comprehensive and other important partners, and traditional friends. The Congress also stressed the need “to create a state of interwoven interest” and “to build confidence”. Fulfilling this mission will help bolster a stable diplomatic landscape conducive for national development and defense.

In addition, the foreign service, alongside the defense and security branches, contribute to the maintenance of a borderline of peace, cooperation and development. These forces should work closely together to ensure the steadfast and resolute struggle in defense of the independence, sovereignty and territorial unity and integrity of the Fatherland. The diplomatic service must also seek and advance commonalities of interests to promote cooperation, and should flexibly and creatively address disputes on the basis of the interest of the nation-state and international law, including the continued efforts to address issues at seas in accordance with international law, especially the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).

Third, the foreign service

is a pioneer in calling upon external resources for national development. A fundamental interest of Viet Nam today is to make all efforts to realize the national development goals until 2030 with a vision for 2045. To this end, national development is an overarching goal across all diplomatic endeavors. Accordingly, all pillars and branches of the foreign service shall endeavor to contribute to the realization of the vision and targets of national development, in which economic diplomacy is at the core. Therefore, along with the pioneer philosophy, the development philosophy is a new feature in the Party’s thoughts on foreign relations at the 13th National Party Congress.

Deeply aware that “socio-economic development is a central task”, the foreign service continues to make good use of conducive international factors, including the already signed FTAs and international agreements and treaties in order to expand markets, draw in knowledge, technology and investment to help transform the growth model, advance national industrialization and modernization, and contribute to advancing economic self-reliance and the aggregate strength of the nation. Foreign service is also a channel to make use of good political relationships to address complex issues in international economic cooperation and integration.

Against the backdrop of the complicated COVID-19 pandemic, the role of diplomacy as a trailblazer was harnessed and shown through “vaccine diplomacy”, calling upon the timely and effective assistance from the international community for vaccines, medical equipment and treatment drugs. This has been a key contributor to the fight against and the safe adaptation to COVID-19, and the pursuit of socio-economic recovery and development.

Fourth, diplomacy shall pioneer and open new paths, alongside and in service of the people, localities and businesses in the process of international integration. A new feature in the 2021-2030 Socio-Economic Development Strategy is the following line of action: “to build an economic diplomacy service to support development, placing the people, localities and businesses at the center stage”. This is an innovative application of the philosophy of “the people are the roots to all things” to diplomacy. Ultimately, the exercise of diplomatic missions serves the purpose of achieving an affluent people and a strong nation that enjoy democracy, equality and civilization. Deeply immersed in Uncle Ho’s teaching: “Anything that benefits the people must be done and anything that does harm to the people

Minister of Foreign Affairs Bui Thanh Son and representatives of embassies attended the United Nations Security Council Minis-terial Open Debate “Mine action and sustaining peace: Stronger partnerships for better delivery” on April 8, 2021. (Source: VNA)

“These achievements in foreign relations have been crystallized from the efforts of the entire Party, people and army. They are truly a beacon among the accomplishments of the entire nation, as reflected by the 13th National Party Congress: “Never before has our country had such fortune, power, standing and international prestige as we do today”. A large part of this is thanks to the very important contribution of the foreign service, consisting of the Party, State and public diplomacy”.

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 7

must be avoided at any cost” and staying true to the policy line for diplomacy and socio-economic development, the foreign service shall create a conducive international environment, and open new paths, work with the people and in support of the people, localities and businesses, enabling them to make the best use of opportunities, maximize benefits, minimize risks and overcome the challenges of international integration. The foreign service shall also stand in defense of the legitimate interests of the Vietnamese State, people and business community in international integration.Fifth, the diplomatic service

takes the lead in enhancing national standing and prestige through spearheading Viet Nam’s core, leading and mediating role in its fulfillment of international responsibilities and active and responsible contributions to the common interest of the world. The 13th National Party Congress set the task of advancing and elevating multilateral diplomacy, and expanding Viet Nam’s role both within multilateral mechanisms, especially the ASEAN, UN, APEC, Mekong sub-regional cooperation, and other cooperation frameworks, and in matters of strategic importance, in a manner consistent with Viet Nam’s needs, capability and condition. In addition, continual innovation and improvement of external communication, citizen protection, cultural diplomacy, and a more comprehensive and

vigorous conduct of works related to overseas Vietnamese will also be an important contributor to promoting the image and standing of Viet Nam.

As President Ho Chi Minh once taught us: “All successes are thanks to commonality”, foreign relations may only fulfill its role as a vanguard if placed within the larger domestic - foreign context, and if it can draw on the close cooperation, solidarity and consensus from the various echelons, sectors and the public at large. The “commonality” here refers to the shared effort to ensure to the highest degree the interest of the nation-state. Only in this way shall we be able to harness the combined strength of the entire nation in conjunction with the power of the time in the interest of national development and defense.

4. To implement diplomatic endeavors in a cohesive, innovative and effective way, and to actively engage in comprehensive international integration are the overarching orientation of foreign relations in the country’s new stage of development. First, the cohesive nature is evident in the close and smooth coordination between the pillars of diplomacy - Party, State and public diplomacy, between relationships with different partners in different areas - with special importance given to defense and security diplomacy, and between bilateral and multilateral diplomacy. Second, being innovative means the diplomatic service must constantly seek self-improvement,

be flexible and skillful in maneuvering difficult

issues, seek new paths and new ways forward with “a spirit of initiative to press home the advantage, to dare to break out of old routines

and comfort zones, in order

to think and act beyond the capacity

of one country and achieve region- and world-class”6.

Naturally, innovation must

6. Speech by General Secretary Nguyen Phu Trong at the 30th Diplomatic

Conference, August 2018.

be grounded in principles and the upholding of strategic goals. Third, being effective means adding depth, substance and practicality to foreign relations, and effectively combining external resources with internal assets to best serve national development and defense. The development of Viet Nam in the new stage creates an increasingly greater need for enhancing cohesiveness, innovation and effectiveness in conducting foreign relations.

With regard to international integration, the 13th National Congress set out the requirements of being “comprehensive” and “intensive”. This means that international integration must be conducted through all channels - Party, State and public, bilateral and multilateral, across every echelon, sector and area. Not merely being expansive, international integration will also be further intensified, through the implementation of international commitments, including the effective enforcement of next-generation FTAs and “active participation and contribution in order to raise Viet Nam’s role in the making and shaping of multilateral institutions and the international political and economic order”, to serve the interest of the nation-state and the common good of the international community on the basis of the fundamental principles of the UN Charter and international law.

5. For the diplomatic service to fully live up to its role as a pioneer and fulfill the aforementioned lines of action and missions, the 13th National Party Congress set the policy target: “to establish a comprehensive and modern diplomatic service, with three pillars: Party, State and public diplomacy.”7 This new target reflects the maturity of the revolutionary diplomatic service of Viet Nam, established by President Ho Chi Minh. This is also a new, strategic and long-term requirement that is also an urgent necessity for foreign relations and the diplomatic service against a new backdrop.

The comprehensiveness of the Vietnamese diplomatic service is reflected in the actors

7. “The diplomatic service” should be understood to be the same

as foreign relations, consisting of Party,

State and public diplomacy.

of diplomatic activities, which include the entire political system, social organizations, the business community, and the people at large. It is demonstrated in the fields of diplomacy, encompassing every area from the political, defense and security domains to socio-economic dimension. It is evident in the partners of Vietnamese diplomacy, covering every partner, area and region, focusing on advancing and deepening relations with neighbors, strategic, comprehensive and other important partners, and traditional friends, and taking an active part and advancing Viet Nam’s role at multilateral forums of strategic importance.

The modernity is manifested in the nature of the Vietnamese diplomatic service, where there is a harmonious combination between the diplomatic tradition and character of the nation, Ho Chi Minh Diplomatic Thought, and the Party’s foreign policy line throughout history, and the quintessence of diplomacy in our age. It is evident in the operation of the diplomatic service within an increasingly complete and cohesive institutional framework, with a close inter-operability between Party, State and public diplomacy. It is expressed through a streamlined and effective organizational structure, with a scientific, standardized and digitized methodology, capable of innovation, creativity and adaptability given the rapidly changing landscape.

Viet Nam’s diplomatic service is pillared by Party, State and public diplomacy, under the consolidated leadership of the Party and the centralized administration of the State. Though these pillars differ in their positioning, function, role and strength, they are closely interlinked and mutually reinforcing, as they all aim to realize the Party’s foreign policy line and serve the common purpose of the interest of the nation-state. This reflects the nature of Vietnamese diplomacy, where there is synergy and unity between the Party character, nationhood-statehood, and the characteristics of democracy and the people. The cohesive implementation of and smooth coordination between Party, State and public diplomacy will draw on the strength of each pillar to forge a combined power of Vietnamese diplomac y.

This is all at once a tradition, a valuable lesson, and an art of mustering forces of the Vietnamese revolutionary diplomatic service, and must be continually preserved and built upon in a new stage.

To build a comprehensive and modern Vietnamese diplomatic service, in addition to continually reinforcing and ameliorating an effective coordination mechanism among different foreign relations pillars and bodies, it is critical to have a pool of diplomatic staff that is well-rounded, modern in style and working method that is capable of innovation and creativity to match the march of time. Viet Nam’s history had witnessed many brilliant diplomats, true exemplars when it came to patriotism, mettle, moral strength, wit and diplomatic style and art. Facing new requirements for building a comprehensive and modern diplomatic service, we must continue attaching special importance to personnel work, in particular policies for and training of well-rounded diplomatic staff, endowed with virtues, skills and capability alike. The foreign relations and diplomatic staff of today must inherit the glorious tradition of the past, be wholly loyal to the Party, the Fatherland and the people. At the same time, they should make every effort to temper their political will and moral strength, tirelessly bolster their knowledge, and remain committed, confident, devoted and innovative in service of national development and defense.

***The foreign policy line of the

13th National Party Congress is a continuation, development and amelioration of our Party’s foreign policy line in the Doi Moi period, and is a guiding compass for the cohesive, innovative and effective conduct of foreign relations in the future. For the policy and action line of the 13th Congress to be streamlined in everyday life, we must soon arrive at a master strategy for diplomacy that is well-linked to the national defense and socio-economic development strategies. This strategy would serve as a basis to form a concert of philosophy and action, and chart out and conduct diplomatic strategies, projects, plans and measures tailored to each area and partner. In so doing, we shall be able to harness the overall power of the entire political system, various echelons, sectors and the public at large, so that the foreign service may make commensurate contributions to the successful realization of the vision and objectives for national development set out by the Resolution of the 13th National Party Congress.n

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”8

Tạo chuyển biến trong từng giai đoạn lịch sử

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, trong những năm qua đối ngoại Đảng đã cùng với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần tạo ra những chuyển biến có ý nghĩa lịch sử to lớn của đất nước ở từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho biết, trong những năm qua, đối ngoại Đảng đã không ngừng được mở rộng. Từ chỗ chỉ có quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, phong trào tiến bộ, ta đã mở rộng, phát triển quan hệ với nhiều đảng, diễn đàn đa phương chính đảng, tổ chức, phong trào ở tất cả các khu vực trên thế giới. Từ 206 đảng vào thời điểm năm 2012, đến nay, Đảng ta có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia trên thế giới.

Các hoạt động đối ngoại Đảng đã góp phần quan trọng tạo nền tảng chính trị cho việc ổn định, mở rộng và thắt chặt quan hệ song phương của nước ta với các nước. Về tổng thể, đối ngoại Đảng đã góp phần củng cố, hoặc thiết lập các khuôn khổ quan hệ hợp tác mới với các nước; đề ra nhiều chủ trương, biện pháp có tính chiến lược, đồng thời, xác định các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác, kịp thời giải quyết các khó khăn trong quan hệ song phương.

Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của Đảng đã tạo động lực mới đưa quan hệ với các nước đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, nhất là đã nâng cấp, xác lập nhiều khuôn khổ quan hệ mới giữa nước ta với các nước. Các chuyến thăm của các Tổng Bí thư Việt Nam đã trực tiếp nâng cấp khuôn khổ quan hệ với 10 nước lên đối tác chiến lược, đối tác toàn diện hay đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Việc mở rộng quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả, diễn đàn đa phương chính đảng, các tổ chức, phong trào tiến bộ cũng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm của nhân dân

các nước với Việt Nam, qua đó, tạo môi trường chính trị thuận lợi chung thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước.

Không chỉ vậy, đối ngoại Đảng đã góp phần tham gia xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển của đất nước.

Vì vậy, theo ông Lê Hoài Trung, kết quả rất quan trọng là đối ngoại Đảng góp phần gia tăng vị thế, uy tín Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao tính chính danh và nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Qua các hoạt động đối ngoại Đảng, các nước, thuộc các chính trị, xã hội khác nhau ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; mong muốn củng cố và mở rộng quan hệ với Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân trong thời gian qua đã nỗ lực đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch Covid-19 qua việc tiếp tục thúc đẩy tin cậy chính trị với các chính đảng cầm quyền tại các nước, góp phần tạo nền tảng chính trị thuận lợi cho công tác ngoại giao vaccine và hợp tác quốc tế phòng chống đại dịch.

Các nội dung về vận động vaccine, thuốc điều trị và các nguồn lực khác đều được chú trọng trong các hoạt động đối ngoại Đảng. Ban Đối ngoại Trung ương cũng chú trọng nghiên cứu báo cáo, chia sẻ thông tin về công tác chống dịch và bài học kinh nghiệm thành công của một số nước; thúc đẩy tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm phòng chống dịch với các đối tác, mời

các cơ quan liên quan đến dự để nắm bắt, áp dụng phù hợp vào công tác phòng chống dịch của Việt Nam.

Mặt khác, đảng ta đã hỗ trợ kịp thời một số đảng, đối tác, cả về tài chính và trang thiết bị phòng chống dịch; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức nhân dân có các biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ các đối tác tương ứng, qua đó, nhận được sự hỗ trợ trở lại của các đảng và nhân dân các nước đối với công tác phòng chống dịch của Việt Nam.

Nhận thức mới và yêu cầu cao

Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại dựa trên ba trụ cột chính trị, kinh tế và văn hóa, đồng thời, nêu rõ đối ngoại phải giữ vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao uy tín, vị thế đất nước. Đây không chỉ là nhận thức mới, mà còn là yêu cầu cao hơn cho đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Ông Lê Hoài Trung cho biết, nhận thức rõ yêu cầu mới này, đối ngoại Đảng xác định mục tiêu bao trùm trong thời gian tới, trước hết là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc, thực hiện thắng lợi tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược của đất nước đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra tới các năm 2025, 2030 và 2045. Thứ hai, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ của Việt Nam với các nước.

Thứ ba, tạo lập, củng cố sự đồng thuận chính trị và hậu thuẫn chính trị của các chính đảng và

các lực lượng chính trị đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ tư, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của Đảng và nước ta trên trường quốc tế. Thứ năm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Ông Lê Hoài Trung nhấn mạnh bốn trọng tâm chính để phát triển công tác đối ngoại Đảng trong thời gian tới. Thứ nhất, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu, thẩm định, dự báo chiến lược, nắm bắt kịp thời các xu thế lớn trên thế giới. Từ đó, cùng các cơ quan liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ trương, đối sách, để phục vụ hiệu quả cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác đối ngoại, tranh thủ các cơ hội, kịp thời xử lý các thách thức, vấn đề đặt ra để không bị động và bất ngờ.

Thứ hai, không ngừng mở rộng và phát triển về chiều sâu các mối quan hệ đối ngoại của Đảng, tăng cường sự tin cậy, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ song phương.

Thứ ba, tiếp tục phát huy vai trò của đối ngoại Đảng để đóng góp thiết thực cho công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, là tiếp thu kinh nghiệm trong các vấn vấn đề xây dựng Đảng, kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành đất nước, quản lý các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường, giáo dục…

Thứ tư, chú trọng sự linh hoạt sáng tạo nhạy bén trong tư duy, sự đa dạng, chiều sâu trong nội dung nghiên cứu tham mưu, tính chuyên nghiệp, khoa học, hiện đại trong biện pháp triển khai

các hoạt động đối ngoại.Ông Lê Hoài Trung cũng cho

biết, Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực đối ngoại và triển khai các mối quan hệ đối ngoại Đảng; đồng thời là cơ quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân.

Thời gian qua, Ban Đối ngoại Trung ương đã luôn coi trọng việc phối hợp với Bộ Ngoại giao, nhất là trong công tác nghiên cứu dự báo, xây dựng và triển khai Kế hoạch hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và xử lý các tình huống đối ngoại. Qua đó, góp phần tạo sự gắn bó thống nhất giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, đóng góp cho sự nghiệp đối ngoại chung của đất nước. Hoạt động đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân luôn nhận được sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của các đơn vị trong Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, với những yêu cầu mới cao hơn của đối ngoại và hướng tới xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, yêu cầu cần phải tăng cường phối hợp ngày càng chặt chẽ hơn. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương cho rằng, hai bên cần đẩy mạnh phối hợp trong công tác quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của toàn bộ hệ thống chính trị, không ngừng nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của các hoạt động đối ngoại.

Mong rằng, hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc: (i) Nghiên cứu, tham mưu chiến lược, triển khai các mối quan hệ đối ngoại và xử lý các vấn đề đối ngoại phức tạp nảy sinh; (ii) Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; (iii) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hiệu quả các chủ trương đường lối chính sách đối ngoại. Ba kênh đối ngoại cũng cần phối hợp nhằm hỗ trợ, định hướng, đảm bảo sự tham gia, đóng góp tích cực của cả hệ thống chính trị, bộ, ban, ngành, địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế.

NGUYỄN HỒNG

Đối ngoại Đảng:

Năm mục tiêu bao trùm và bốn trọng tâm chính

Để đưa công tác đối ngoại Đảng lên tầm cao mới, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và thực chất hơn, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho biết, đối ngoại Đảng đã xác định năm mục tiêu bao trùm và bốn trọng tâm chính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới, ngày 6/7/2021. (Nguồn: TTXVN)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 9

Creating changes in each historical period

General Secretary Nguyen Phu Trong once reaffirmed “our country has never had the opportunity, potential, position and international prestige as it has today”, over the years, the Party's external affairs have joined with the state and people-to-people diplomacy in making important contributions to transformations of great historical significance in the country at each stage of the Vietnamese revolution.

Chairman of the Central Committee's Commission for External Affairs Le Hoai Trung says that over the years, the Party's external relations have been constantly expanded. In the early days, only relations with Communist parties, workers and progressive movements were established but now relations have been developed expanded with many parties, multilateral forums, political parties, organizations and movements in all regions in the world. From a number of 206 parties in 2012, to date, our Party has formed relations with 247 political parties in 111 countries around the world.

The Party's external activities have made an important contribution to creating a political foundation for the stabilization, expansion and tightening of our country's bilateral relations with other countries. Overall, the Party’s diplomacy has contributed to consolidating, or establishing new frameworks of cooperative relations with other countries; proposed strategic guidelines and measures, and at the same time, identified specific measures to promote cooperation and promptly address difficulties in bilateral relations.

External activities of the Party's senior leadership have

created a new impetus to deepen relations with key partner countries, especially to upgrade and establish new frameworks for relations between our country and other countries. Visits of the General Secretary of the Communist Party of Viet Nam have directly brought about the elevation of relations with 10 countries to strategic partnership, comprehensive partnership or comprehensive strategic partnership.

The expansion of relations with Communist, worker, leftist parties, multilateral forums of political parties, progressive organizations and movements has also helped create favorable conditions to promote understanding and emotional connection of other peoples with Viet Nam, thereby, creating a favorable political environment to promote multi-faceted cooperation between Viet Nam and other countries.

Besides, the Party's external affairs have helped handle issues related to security and national development.

Therefore, according to Mr. Le Hoai Trung, a very important outcome is that the Party's external affairs have helped enhance the position and prestige of the Communist Party of Viet Nam in the international arena, the legitimacy and proper perception of the leadership role of the Communist Party of Viet Nam in carrying out the revolutionary cause of our Party, State and people. Through the Party’s external activities, countries with different political and social backgrounds, have become more aware of the leadership role of the Communist Party of Viet Nam and wish to strengthen and expand relations

with Viet Nam.In the face of complicated

developments of the COVID-19 pandemic in Viet Nam and in the world, the Party's external affairs and people's diplomacy in the recent the past have made great efforts to help fight against the pandemic by further promoting political trust with the ruling political parties in other countries, creating a favorable political foundation for vaccine diplomacy and international cooperation in pandemic prevention.

The campaign for vaccines, therapeutic drugs and other resources has become a priority in the Party's external activities. The Commission for External Affairs has made efforts to study, make reports or share information on the fight against the pandemic and successful lessons learned from some countries; host meetings on pandemic prevention and control with partners, invite relevant agencies to attend to learn and apply appropriately to the situation of pandemic prevention and control in Viet Nam.

On the other hand, our Party has timely provided supports to a number of parties and partners, both in terms of finance and equipment for pandemic prevention; given guidance to people's organizations to take appropriate measures to support their respective partners. In return, we received reciprocal support from parties and people of other countries for pandemic prevention and control in Viet Nam.

New perception and high requirement

The 13th Party Congress outlined the building of a comprehensive and modern diplomacy resting on three pillars politics, economy and culture, and at the same time, clearly stated diplomacy must play a pioneering role in creating and maintaining a peaceful and stable environment; mobilize external resources to build and enhance the country's prestige and position. This is not only a new perception, but also a higher requirement for diplomacy in the new stage of national development.

Chairman of the Central Committee's Commission for External Affairs Le Hoai Trung says that, being well aware of this new requirement, the Party's

external affairs has identified a number of overarching goals in the coming time, first to place national interests at the highest, successfully implement the country's vision and strategic goals set forth by the 13th Party Congress until 2025, 2030 and 2045. Second, create a solid political foundation for Viet Nam's relations with other countries. Third, create and strengthen political consensus and political support from political parties and forces for the cause of renewal, national development and defense. Fourth, contribute to the common struggle of the world's people for peace, national independence, democracy and social progress, enhance the position and prestige of the Party and our country in the international arena. Fifth, contribute to improving the leadership and ruling capacity of the Party.

Mr. Le Hoai Trung emphasized four main focuses to develop the Party's external affairs in the coming time. First, step up and improve the quality of research, advice, appraisal and strategic forecasting, and promptly catch up with major global trends. On this basis, along with relevant agencies, promptly propose advices, guidelines and measures to effectively facilitate the leadership of the Politburo and the Secretariat in foreign affairs, take advantage of opportunities, promptly handle challenges and issues, so as not to stay passive and surprised. Second, constantly expand and deepen the Party's external relations, enhance trust and create a solid political foundation for bilateral relations. Third, further enhance the role of the Party's external affairs in making practical contributions to the work of Party building. In particular, it is necessary to acquire experiences in Party building, in leadership and administration of the country, management of socio-economic issues, environment or education. Fourth, encourage flexibility, creativity, thoughtfulness in thinking, diverse and deep insight in advice and research, professionalism, discipline and innovation in measures to deploy foreign activities.

Mr. Le Hoai Trung also says, the Commission for External Affairs is the advisory body of the Central Committee, offers direct and frequent services to the Politburo, the Secretariat in

the field of foreign affairs and executes the Party’s external affairs; at the same time, it is also an agency assisting the Politburo and the Secretariat to lead and direct people's diplomacy and uniformly manage foreign affairs activities in the system of Party agencies, mass organizations and people's organizations.

Over the past years, the Commission for External Affairs has always attached great importance to the coordination with the Ministry of Foreign Affairs, especially in making forecast, developing and implementing diplomatic plans of senior leadership, and handling emerging issues in foreign affairs. This has helped enhance the unity of the Party's external affairs, State diplomacy and people's diplomacy, promote synergy, and contribute to the common cause of the country’s diplomacy. External affairs of the Party and people always receive effective coordination and support from various departments of the Ministry of Foreign Affairs and representative missions abroad.

In the coming time, in meeting higher requirements of diplomacy and building a comprehensive and modern diplomacy, it is necessary to strengthen coordination. Chairman of the Commission for External Affairs says the two sides need to step up coordination in the unified management of foreign affairs to maintain a comprehensive and direct leadership of the Party and the unified management of the State over foreign affairs as well as external activities of the entire political system, constantly enhance the practicality and efficiency of external activities.

It is recommended that the two sides work together closely to: (i) Research and advise on strategies, implement foreign relations and handle complicated arising issues in foreign affairs; (ii) Implement the policy of comprehensive and extensive international integration; (iii) guide, inspect and push forward the effective implementation of foreign policy guidelines. The three diplomatic channels also need to coordinate to support, orient, and ensure the active participation and contribution of the whole political system, ministries, agencies and localities in the international integration process.

By NGUYEN HONG

The Party’s External Affairs:

Five overarching goals and four main focuses

With a view to elevating the Party's external affairs to a new height in a more professional, contemporary, effective and substantive manner, Chairman of the Central Committee's Commission for External Affairs Le Hoai Trung says the Party's external affairs have identified five overarching goals and four main focuses.

Chairman of the Party Central Committee’s Commission for External Relations Le Hoai Trung co-chaired a virtual conference to inform the outcomes of the 13th National Congress of the Communist Party of Viet Nam (CPV) to the Lao People’s Revolutionary Party (LPRP) on April 1, 2021. (Source: VNA)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”10

Việt Nam đã điều chỉnh chiến lược ứng phó với dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Xin Thứ trưởng cho biết, những đóng góp nổi bật của Bộ Ngoại giao trong công tác phòng chống dịch Covid-19 là gì?

Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất điều chỉnh chính sách về xuất nhập cảnh, công nhận và sử dụng hộ chiếu vaccine nước ngoài tại Việt Nam, thí điểm đón khách du lịch với người có hộ chiếu vaccine, nối lại đường bay thương mại với các nước, vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệch, xu thế mở cửa của thế giới cũng như nhu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, Tổ Công tác 5 Bộ (gồm các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao, trong đó Bộ Ngoại giao chủ trì) đã giải quyết thuận lợi đề nghị nhập cảnh của các chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự nước ngoài mời đón, bảo lãnh sang Việt Nam làm việc.

Trước tình hình phòng, chống dịch có nhiều chuyển biến tích cực, nhằm từng bước mở cửa, phục hồi, tiến tới trạng thái “bình thường mới”, trên cơ sở báo cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 29/10 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7937/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho phép nhập cảnh một số đối tượng bổ sung, ngoài các đối tượng ta đã cho phép nhập cảnh nêu trên, bao gồm người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhập cảnh với một số mục đích như tìm hiểu thị trường, thăm thân, du lịch tại khu vực

triển khai thí điểm đón khách. Phó Thủ tướng Thường trực

đồng thời chỉ đạo tiếp tục phân cấp phê duyệt nhập cảnh đối với các trường hợp cụ thể; đề xuất cách ly tại nhà với chuyên gia nước ngoài và thành viên Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và gia đình, rút ngắn thời gian cách ly tập trung…

Việc điều chỉnh chính sách xuất nhập cảnh nêu trên hướng tới thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho đi lại, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Để đẩy mạnh hiệu quả chiến lược vaccine, tạo miễn dịch cộng đồng, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với chủ trương tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam không phân biệt quốc tịch, không phân biệt hình thức cư trú.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động các nước để tiếp cận nguồn cung vaccine, trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19; tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài… triển khai công tác đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Vừa qua, một số địa phương đã thí điểm triển khai đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua chương trình “hộ chiếu vaccine”. Thứ trưởng đánh giá thế nào về quá trình triển khai hộ chiếu vaccine?

Trước hết, cần giải thích khái niệm “hộ chiếu vaccine” dùng để định nghĩa Giấy chứng nhận đã tiêm chủng đủ liều vaccine ngừa Covid-19 hoặc Giấy chứng nhận

đã khỏi bệnh Covid-19. Theo kinh nghiệm quốc tế,

Giấy chứng nhận tiêm chủng có giá trị sau 14 ngày kể từ ngày cá nhân tiêm đủ liều và hiệu lực đến một năm kể từ ngày tiêm chủng. Giấy chứng nhận khỏi bệnh có giá trị sáu tháng từ ngày cá nhân được xác nhận khỏi bệnh.

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Ngoại giao nghiên cứu công nhận lẫn nhau đối với hộ chiếu vaccine, Bộ Ngoại giao đã xác định đây là cơ sở, nền móng để từ đó kiến nghị chính sách ưu tiên về nhập cảnh, y tế, đi lại, tham gia hoạt động xã hội… đối với người mang hộ chiếu vaccine đã được công nhận. Công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau là chìa khoá của lộ trình mở cửa biên giới với các nước.

Ngay sau khi các tiêu chí về hộ chiếu vaccine được Chính phủ thông qua, Bộ Ngoại giao đã chủ động, nhanh chóng gửi công hàm cho các Cơ quan đại diện ngoại giao và Phái đoàn EU tại Việt Nam, thông báo các tiêu chí để Việt Nam công nhận hộ chiếu vaccine nước ngoài và Việt Nam sẵn sàng đàm phán để hai bên công nhận hộ chiếu vaccine của nhau, trên cơ sở có đi có lại.

Trong thời gian các cơ quan chức năng của ta xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiệu mẫu hộ chiếu vaccine chính thức, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu kép được lãnh đạo Chính phủ đề ra, Bộ Ngoại giao đã thống nhất với Bộ Y tế về việc công nhận tạm thời hộ chiếu vaccine của các nước theo hướng cho phép sử dụng trực tiếp tại Việt Nam các mẫu được giới thiệu chính thức qua đường ngoại giao.

Việc tạm thời công nhận hộ chiếu vaccine của các nước cũng là cơ sở quan trọng để triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tại một số địa phương như Khánh Hòa, Phú

Quốc, Quảng Ninh, Quảng Nam, cũng như để triển khai việc nối lại các chuyến bay thương mại thường lệ với các nước.

Tình hình đàm phán, công nhận hộ chiếu vaccine với các đối tác cơ bản thuận lợi khi các nước đều nhất trí về nguyên tắc và ý nghĩa của việc công nhận lẫn nhau đối với hộ chiếu vaccine, một số nước như Anh, Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản còn khẳng định công nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng hiện nay của Việt Nam do các bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng cấp. Các nước đều mong muốn ta sớm giới thiệu mẫu hộ chiếu vaccine chính thức để hai bên có thể chính thức công nhận mẫu của nhau.

Thời gian tới, công tác lãnh sự, trong đó có bảo hộ công dân trong tình hình mới, sẽ được triển khai như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Có thể khẳng định rằng, công tác bảo hộ công dân trong thời gian qua luôn được Bộ Ngoại giao xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

Trong đó, điểm sáng là việc tổ chức các chuyến bay hỗ trợ công dân về nước đã được thực hiện đồng bộ, nề nếp, đáp ứng tốt nhu cầu về nước của công dân, đặc biệt chú trọng sớm đưa về các trường hợp công dân dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, bị trục xuất... Hệ thống Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng luôn sẵn sàng và thường trực triển khai công tác bảo hộ công dân.

Đại dịch Covid-19 được dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, song xu hướng tái khởi động, phục hồi kinh tế - xã hội sẽ được tăng tốc, lưu thông quốc tế và giao lưu nhân dân dần sôi động hơn, cùng với đó rủi ro tiềm ẩn khác như thiên tai, chiến tranh,

tội phạm… Điều này sẽ làm phát sinh vụ việc công dân ta gặp nạn, gặp khó khăn, trở ngại, cần tới sự bảo hộ và giúp đỡ của Nhà nước.

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi hơn nữa công tác bảo hộ công dân, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện sẽ phải tiếp tục nâng cao hiệu quả và khả năng sẵn sàng triển khai nhiệm vụ bảo hộ công dân ở nước ngoài. Trong đó, tôi cho rằng cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, cần quán triệt và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó nêu rõ phải “nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân”; “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”; “lấy sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và cán bộ”. Bảo hộ quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài cũng chính là bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Hai là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng chủ trương chính sách về bảo hộ công dân. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự ở ngoài nước, công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu của công dân về giấy tờ, thủ tục ở nước ngoài để góp phần giúp bà con có địa vị pháp lý, điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài. Duy trì mối liên hệ mật thiết với các công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Ba là, thúc đẩy triển khai hộ chiếu vaccine, tham mưu, đề xuất chính sách tạo điều kiện cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh, đi lại thuận lợi, góp phần phục vụ mục tiêu kép trong bối cảnh tình hình mới.

Thời gian tới, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục chủ động theo dõi tình hình thế giới và khu vực liên quan đến công tác bảo hộ công dân; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các công việc bảo hộ phát sinh khi công dân gặp khó khăn, hoạn nạn ở nước ngoài; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho công dân, đưa ra các khuyến cáo phù hợp để công dân có thông tin cần thiết khi ra nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các Cơ quan đại diện cần thông tin kịp thời để các cơ quan chức năng trong nước có biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

HẢI YẾN (thực hiện)

Tính từ 15/4/2020 đến nay, Việt Nam đã tổ chức gần 800 chuyến bay đưa gần 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Tiếp tục triển khai hộ chiếu vaccine và công tác bảo hộ công dânThứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trả lời phỏng vấn TG&VN về việc triển khai hộ chiếu vaccine và công tác bảo hộ công dân thời gian tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng chủ trì Hội nghị Gặp mặt các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam về công tác lãnh sự. (Ảnh: Tuấn Anh)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 11

Viet Nam has adjusted its strategy against COVID-19 in accordance with Resolution 128/NQ-CP on “Safe and flexible adaptation, and effective containment of COVID-19.” Mr. Deputy Minister, what are the most striking contributions of the Ministry of Foreign Affairs in the fight against COVID-19?

So far, the Ministry of Foreign Affairs has actively provided policy advice and recommendations for policy adjustment concerning entry and exit, the recognition and use of foreign vaccines passports in Viet Nam, the pilot operation of receiving tourists bearing vaccine passports, and the resumption of commercial flights with sufficiently safe countries and territories. These efforts have been made in accordance with the status of pandemic containment, the global trend of reopening, and the needs for socio-economic recovery and growth.

To fulfill the “dual goals” of both combating the pandemic and fostering economic development, the Five-Ministry task force (consisting of the Ministries of Health, Public Security, National Defense, Transport and Foreign Affairs, and led by the Ministry of Foreign Affairs) has accommodated the entry request of the foreign experts and nationals invited or guaranteed for entry into Viet Nam by central ministries and institutions, foreign diplomatic and diplomatic missions for official or business purposes.

Given the positive developments in the fight against the pandemic, in order to gradually reopen, recover and move towards a new normal, based on the reports by the Ministry of Foreign Affairs, on 29 October, the Office of the Government issued Document No. 7937/VPCP-QHQT. This Document communicated the instruction from Permanent Deputy Prime Minister Pham Binh Minh on granting permission for additional categories of entry seekers, in addition to the above-mentioned persons. These categories include foreign nationals and Vietnamese nationals who are foreign residents seeking entry for such purposes as conducting market

research, visiting relatives, or traveling to pilot areas for tourist reception. Permanent Deputy Prime Minister Pham Binh Minh also gave instruction for further delegation of authority for the approval of specific entry requests, and proposed that quarantine at home applied to foreign experts and member of foreign representative missions in Viet Nam and their families would be shortened and that quarantine duration at centralized facilities would be reduced.

The adjustment of entry and exit policies as mentioned above aims to effectively translate the Government’s Resolution 128/NQ-CP into reality, in order to facilitate travel, foster socio-economic recovery and growth, and ensure pandemic safety.

To further improve the effectiveness of the vaccination strategy and achieve herd immunity, based on the recommendations of the Ministry of Foreign Affairs, the Prime Minister approved the guideline of vaccinating foreigners and overseas Vietnamese nationals who are currently residing in Viet Nam. Such efforts would be conducted regardless of nationality or residency.

The Ministry of Foreign Affairs has been working closely with other countries to gain access to more sources of vaccine and medical supplies, and expedite the transfer of COVID-19 vaccine and medication manufacturing technology.

In addition, the Ministry of Foreign Affairs will continue to cooperate with relevant authorities, such as the Ministry of Defense, the Ministry of Health, the Ministry of Transport, and overseas Vietnamese representative missions, to repatriate Vietnamese citizens.

Recently, a number of localities are implementing a pilot plan to receive international tourists bearing “vaccine passports.” What is your assessment on the implementation of vaccine passports and its outcomes?

At the outset, it is necessary to define “vaccine passport.” This term refers to certificates of full vaccination against COVID-19, or proof of recovery from COVID-19.

Based on international experience, this certificate is valid after 14 days since its holder was fully vaccinated, and would remain in effect for one year since the vaccination date. A

proof of recovery would be valid for 6 months since its holder was confirmed to have recovered from COVID-19.

The Prime Minister has tasked the Ministry of Foreign Affairs with studying the mutual recognition of vaccine passports. Thus, the Ministry has identified this as the groundwork to put forth recommendations on policies to prioritize holders of recognized vaccine passports for entry, and allow them greater flexibility in terms of medical requirements, traveling, and participation in social activities. The mutual recognition of vaccine passports would pave the way for Viet Nam to re-open its borders.

As soon as the criteria on vaccine passports were approved by the Government, the Ministry of Foreign Affairs took the initiative in promptly sending out diplomatic notes to diplomatic missions and the EU delegation in Viet Nam to inform them of the new developments. These include Viet Nam’s criteria for recognition of foreign vaccine passports and readiness to commence talks for mutual recognition of vaccine passports on the basis of reciprocity.

Competent agencies are creating the database and finalizing Viet Nam’s official vaccine passport. For the time being, to realize the dual goals set by the Government’s leaders, the Ministry of Foreign Affairs has concurred with the Ministry of Health on the temporary recognition of other countries’ vaccine passports. This would allow for the vaccine passports in line with the formats officially provided via the diplomatic channel to be used directly in Viet Nam.

The temporary recognition of other countries’ vaccines passports is also an important condition for piloting the reception of international tourists in certain localities, such as Khanh Hoa, Phu Quoc, Quang Ninh and Quang Nam. It also helps advance the resumption of commercial flights with other countries.

The talks and recognition of vaccine passports with partners are going well, given that they all agree on the principle and significance of this matter. Some countries like the UK, the US, Australia, and Japan even affirm their recognition of Viet Nam’s current Vaccination Certificate

issued by hospitals and vaccination facilities. They have requested Viet Nam to soon provide the sample of official vaccine passport form for mutual recognition.

How will the consular work, including citizen protection work, be implemented in the new normal?

It can be affirmed that Ministry of Foreign Affairs has identified citizen protection work as a crucial political task that requires constant and timely attention in recent time.

One of the highlights was the organization of repatriation flights for our citizens. Such flights have been conducted in a holistic and well-organized manner, meeting the needs of the people. Particularly, special attention has been paid to vulnerable groups, those in need and the deportees. Despite numerous difficulties caused by the COVID-19 pandemic, the Vietnamese overseas representative missions always stand ready and constantly carry out citizen protection work.

In the coming time, the COVID-19 pandemic is forecasted to continue witnessing uncertainties. However, the socio-economic recovery trend around the world will be accelerated, international travel and people-to-people exchange will become more robust, alongside underlying risks such as natural disasters, war and crimes. This will give rise to cases of our citizens being in distress with difficulties and obstacles, where the State’s protection and assistance are necessary.

To further uphold the successful implementation of citizen protection work, the Ministry of Foreign Affairs and diplomatic missions must continue to improve the effectiveness and readiness in undertaking citizen protection abroad. Among which, the following tasks must be effectively carried out:

First, it is necessary to thoroughly understand and effectively implement the tasks set forth in the documents of the 13th National Party Congress, which clearly stated the

need for “improving the efficiency of citizen protection work”, where “all guidelines and policies must truly emerge from the legitimate aspirations, rights and interests of the people, with the people’s happiness and well-being as a goal to strive for”, and where “the people’s contentment and trust serve as criteria to evaluate the quality of the organizational apparatus and its staff.” Protecting the rights and interests of Vietnamese citizens and legal entities abroad also means protecting Viet Nam’s national interests.

Second, we need to promote research, and improve the quality of consultations for citizen protection policies. We need to increase the efficiency of consular work abroad, and overseas Vietnamese work, to meet the citizens’ needs regarding documents and procedures abroad, to help them attain a legal status and favorable opportunities to live, work and and integrate into the local community. We also need to maintain a close connection with overseas Vietnamese citizens.

Third, we need to expedite the implementation of the vaccine passport, and provide policy consultations to facilitate the ease of entry, exit and travel for Vietnamese citizens, contributing to the dual goals in the new normal.

In the time to come, the Ministry of Foreign Affairs and Vietnamese diplomatic missions abroad will continue to closely monitor the situation in the region and the world pertaining to citizen protection work, and cooperate with ministries, agencies and localities to effectively implement necessary protection measures when citizens encounter hardships overseas. In particular, as the COVID-19 pandemic continues to unfold in a complicated manner, diplomatic missions need to provide information in a timely manner so that domestic competent authorities may devise suitable pandemic control measures.

By HAI YEN

Since April 15, 2020, Viet Nam has organized around 800 flights, repatriating nearly 200,000 citizens from over 60 countries and territories.

Continued implementation of vaccine passports and citizen protection workH.E. Deputy Foreign Minister To Anh Dung in an interview with the World and Viet Nam Report on the implementation of vaccine passports and citizen protection work in the time to come.

Citizen protection is a priority in Viet Nam's external policy.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”12

Xin Thứ trưởng cho biết thành tựu nổi bật của hoạt động đối ngoại đa phương thời gian qua và ý nghĩa của những thành tựu này đối với uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam?

Thời gian qua, triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, XIII và Chỉ thị 25 ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư, đối ngoại đa phương đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, đóng góp vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước, góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam.

Nổi bật là việc ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 và AIPA 41, qua đó khẳng định vai trò dẫn dắt trong ASEAN; phát huy vai trò, chủ động và tích cực trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021, đóng góp thực chất vào quá trình thương lượng, tìm giải pháp xử lý nhiều cuộc xung đột, tranh chấp phức tạp; đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai năm 2019.

Trong lĩnh vực hòa bình - an ninh, ta đã chủ động đóng góp thiết thực vào các hoạt động đa phương tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), ADMM+, Đối thoại Shangrila, Diễn đàn Hương Sơn – Bắc Kinh… để thúc đẩy lòng tin, ngăn chặn và đẩy lùi các mối đe dọa chung về an ninh, trong đó có cả vấn đề Biển Đông. Ta đã cử 246 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, ba lượt Bệnh viện dã chiến cấp 2 và tới đây sẽ mở rộng địa bàn, lĩnh

vực tham gia, gồm cả lực lượng công binh và cảnh sát dân sự.

Trong lĩnh vực kinh tế và phát triển, ta đã tích cực tham gia quá trình đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP, cũng như trong toàn bộ tiến trình thảo luận về xây dựng tầm nhìn APEC đến năm 2040, qua đó xây dựng, định hình cấu trúc và luật chơi kinh tế - thương mại. Ta chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác chuyên ngành tại các diễn đàn đa phương về khoa học công nghệ, thông tin, y tế, văn hóa - xã hội, môi trường, nông nghiệp, hải quan, kiểm toán…

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP26 vừa qua được dư luận quốc tế đặc biệt đánh giá cao, đóng góp quan trọng vào thành công Hội nghị. Ngoại giao vận động vaccine thông qua các cơ chế hợp tác đa phương đã đóng góp quan trọng vào thành quả ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19 của đất nước.

Ta cũng chủ động ứng cử và tham gia nhiều cơ chế, diễn đàn quan trọng của LHQ như Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027, Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 2021-2023, Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) nhiệm kỳ 2022-2025 và hiện nay đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Kết quả đạt được nêu trên là những dấu mốc đáng tự hào, đánh dấu bước trưởng thành

vượt bậc của đối ngoại đa phương thời kỳ hội nhập toàn diện, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Có được những thành công đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với ba binh chủng chủ công là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, địa phương.

Theo Thứ trưởng, công tác đối ngoại đa phương đứng trước những áp lực, thách thức và cơ hội gì?

Có thể nói nét đặc trưng của tình hình thế giới và khu vực hiện nay chính là sự biến động nhanh chóng, bất định và khó lường. Xung đột, tranh chấp, bất ổn vẫn bùng phát ở nhiều nơi; sự điều chỉnh chính sách, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn với trọng tâm là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xu hướng hành động đơn phương, chính trị cường quyền, các chính sách hướng nội, bảo hộ vẫn tiếp diễn.

Trong khi đó, tập hợp lực lượng tại các diễn đàn đa phương ngày càng đa dạng, linh hoạt, phân tuyến theo lợi ích. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19, an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…, ngày càng nổi lên gay gắt. Quá trình phục hồi và chuyển đổi kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc. Cùng với đó là các thách thức về bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh, ổn định, duy trì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi để phát huy toàn diện, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương trong thời gian tới.

Trước hết, khát vọng mạnh mẽ về hòa bình, hợp tác và phát triển của các quốc gia, dân tộc, cùng với nhu cầu tăng cường hợp tác đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm, đề cao luật pháp quốc tế khiến động lực phối hợp ứng phó với các vấn đề toàn cầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thứ hai, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là Đông Nam Á tiếp tục là tâm điểm hội tụ lợi ích chiến lược của các nước lớn, là trung tâm của các liên kết kinh tế mới, tạo cơ hội để chúng ta gắn kết lợi ích quốc gia với các đối tác quốc tế và khu vực.

Thứ ba, thành tựu của 35 năm đổi mới và định hướng chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ XIII là tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, toàn diện và có hiệu quả; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, từng bước vươn lên đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt”, “định hình luật chơi” khi điều kiện cho phép.

Thứ tư, công tác đối ngoại đa phương ngày càng có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự tham gia, phối hợp ngày càng chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, cũng như sự trưởng thành về bản lĩnh, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại đa phương.

Thứ năm, đối ngoại đa phương một khi được định vị đúng tầm mức và khả năng đóng góp thì hoàn toàn có thể kết hợp nhuần nhuyễn với đối ngoại song phương tạo nên sức bật mới cho sự phát triển và vị thế đất nước.

Để tiếp tục nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị 25 của Ban Bí thư, trong thời gian tới, công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam sẽ tập trung vào những trọng tâm nào, thưa Thứ trưởng?

Trước những thách thức và cơ hội đan xen của tình hình thế giới và khu vực, theo tôi, những ưu tiên của công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam thời gian tới cần là:

Thứ nhất, chúng ta cần tiếp tục triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư đã đề ra. Các hoạt động đối ngoại đa phương cần được triển khai toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, xã hội, môi trường, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… nhất là thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ... Các bộ, ngành cần chú trọng đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả phối hợp, tham gia tích cực, thực chất vào các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN, LHQ, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong, các thể chế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên các vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến các ưu tiên an ninh và phát triển của nước ta thời gian tới.

Thứ hai, tiếp tục nỗ lực phát huy vai trò, đóng góp, thể hiện bản sắc, dấu ấn của Việt Nam trong tham gia xây dựng các khuôn khổ, quy định quản trị khu vực và toàn cầu; lồng ghép, phát huy các ưu tiên, sáng kiến của ta như về tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, xây dựng trật tự kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế công bằng, lành mạnh, qua đó tạo thế liên thông, kết nối với sự tham gia, đóng góp tích cực của Việt Nam trong toàn hệ thống LHQ và tại các diễn đàn đa phương khác.

Thứ ba, tiếp tục vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hòa giải, tham gia định hình luật chơi tại các diễn đàn đa phương phù hợp với điều kiện cho phép thông qua việc đăng cai các hội nghị quốc tế lớn, ứng cử và đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế.

Phát huy sức mạnh tổng hợp -kim chỉ nam của đối ngoại đa phươngTheo Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, trước những thách thức và cơ hội đan xen của tình hình thế giới và khu vực, một trong những ưu tiên hàng đầu của công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam thời gian tới là phát huy sức mạnh tổng hơp của cả hệ thống chính trị, phục vụ tốt nhất quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ III của Việt Nam. (Ảnh: Lâm Khánh)

[Xem tiếp trang 28]

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 13

Could you highlight some of Viet Nam’s recent achievements in multilateral diplomacy and their significance to the prestige and standing of our country?

In implementing the guidelines of the 12th and 13th National Party Congresses and Directive 25 dated August 8, 2018 issued by the Party’s Secretariat, over the past years, Viet Nam’s multilateral diplomacy has gained great successes as part of the foreign policy achievements and contributed to the country’s international prestige and standing.

Notably, we have successfully assumed the ASEAN Chairmanship 2020 and AIPA 41 Presidency, affirming our leading role within ASEAN. We have promoted our proactive role as the UN Security Council non-permanent member for 2020-2021. On this position, we have made substantive contributions to the negotiation and settlement of many complicated conflicts and disputes. We have also hosted the second U.S. – DPRK Summit in 2019.

In the field of peace and security, Viet Nam has made active and practical contributions to multilateral activities such as the ASEAN Defense Ministers’ Meeting (ADMM), ADMM+, Shangri-la Dialogue, and the Beijing - Xiangshan Forum. Through these forums, we aimed to promote trust, and prevent and remove the shared security threats, including the security threats to the South China Sea. We have sent 246 officers and soldiers to the UN peacekeeping operations and three Level 2 field hospitals. In the next period, we will expand the area and field of participation to include military engineers and civilian police.

Regarding economy and development, Viet Nam has actively joined the negotiation, signing and ratification of the CPTPP, EVFTA, and RCEP, as well as the discussion on APEC vision by 2040. Through these engagements, we have shaped the economic and commercial structure and regulations. We have also proposed various initiatives on specialized cooperation at multilateral forums on science, information and technology, health, culture and society, environment,

agriculture, customs, audit, among others.

Viet Nam’s strong commitment to climate change at the recent COP26 Conference has been highly appreciated by international public opinion and is seen as an important element of the Conference’s outcomes. Vaccine diplomacy through multilateral cooperation mechanisms has greatly contributed to the country’s successes in COVID-19 prevention and combat.

Moreover, Viet Nam has actively stood for election and partook in multiple UN mechanisms and forums such as the International Law Commission (ILC) for the term 2023-2027, the UNESCO Executive Council for the 2021-2025 term, the Board of Governors of the International Atomic Energy Agency (IAEA) for the term 2021-2023, the Postal Operations Council of the Universal Postal Union (UPU) for the term 2022-2025. We are now running for a seat at the United Nations Human Rights Council for the term 2023-2025.

These achievements are proud milestones for the remarkable growth of multilateral diplomacy in amid the period of comprehensive integration, substantively contributing to the reform and development of the country.

This is attributable to the close instruction and direct participation of high-level leaders, the actions of the whole political system with Party Diplomacy, State Diplomacy and People’s Diplomacy as the three major drivers, and close and effective coordination between Ministries, departments, agencies and localities.

What chances and challenges are facing Viet Nam’s multilateral diplomacy?

The current regional and global landscape is witnessing rapid and unpredictable developments. Conflicts, disputes and instability occurs in many regions. We see the policy adjustment and strategic competition among major powers focusing on the Asia-Pacific, and the continued trend of unilateral acts, power politics, and inward-looking, protectionist policies.

Meanwhile, the acts of power gathering among actors at multilateral forums is ever diverse, flexible, and interests-based. Non-traditional security issues such as climate change, pandemics, particularly COVID-19, food security, water resources, energy, terrorism, transnational crime, and cyber security is becoming more serious. Economic recovery and transformation still entail lots of risks and uncertainties. At the same time, there are challenges to the maintenance of regime, security, stability, independence, sovereignty, and territorial integrity.

However, there are opportunities to fully and effectively strengthen multilateral foreign affairs.

First of all, the aspiration for peace, cooperation and development of nations and peoples, together with the need to bolster multilateral cooperation with the UN, plays a central role, while upholding international law made the cooperation in response to global issues more urgent than ever.

Second, the Asia-Pacific, especially Southeast Asia, continues to be the convergence of strategic interests of major powers and the hub of new economic linkages. This opens up the opportunities to link national interests with international and regional ones.

Third, the achievements of 35 years national reform (Doi Moi) and the direction of the 13th

National Party Congress remain important prerequisites for our continued implementation of the foreign policy of independence, self-reliance, multilateralization and diversification, proactive, comprehensive and effective international integration. With that, we shall bring Viet Nam’s multilateral diplomacy to a new height. In addition, within our

ability and when the situation allows, we aim at being the core and the leader of international architecture.

Fourth, the multilateral diplomacy has been involving the entire political system, the attention and supervision of the Party and State leaders, the closer participation and coordination of Ministries and Departments, as well as grown skills and capabilities of the staff working in multilateral diplomacy.

Fifth, multilateral diplomacy, when properly positioned, can be combined with bilateral foreign relations to give new impetus to the country’s development and standing.

In order to continue boosting multilateral diplomacy following Directive 25 of the Party’s Secretariat, what will be the focus of Viet Nam’s multilateral diplomacy?

Facing challenges intertwined with opportunities in the region in the world, in my opinion, the priorities of Viet Nam’s multilateral diplomacy should be:

First, we need to continue with the effective implementation of the goals and tasks set out in the 13th National Party Congress and Directive 25. Multilateral diplomatic activities must be conducted comprehensively and synchronously in the areas of economy, politics, national defense, security, society, environment, education and training, science and technology, particularly the implementation of sustainable development goals, the resolution of global issues, and the increase of participation in UN peacekeeping activities. Ministries and Departments need to catch up with new trends and thoughts, enhance the effectiveness of coordination, and actively and substantively engage in multilateral forums, particularly ASEAN, UN, APEC, Mekong sub-regional

cooperation, institutions of the Asia-Pacific, and in strategic issues related to Viet Nam’s development and security priorities.

Second, we should continue to make efforts to promote our role, contribution and identity in shaping regional and global governance frameworks and regulations; promote our priorities and initiatives such as the compliance with international law and the UN Charter, the response to non-traditional security challenges, the building of economic, trade and financial order that is fair and healthy. With these efforts, we will connect Viet Nam’s contribution across the UN bodies and with other multilateral forums.

Third, when the situation allows, we will strive for the pivotal role, the mediator and the leader who shapes the rules and orders at multilateral forums. To this end, we will host major international conferences and apply to hold important positions at international organizations.

In the near future, we need to continue to fulfill our current positions and roles at UN agencies, especially the Security Council, the UNESCO Executive Council, and the International Law Commission. Through multilateral activities, we will learn the lessons and be prepared for the UN Human Rights Council for 2023-2025, ASEAN Chair 2030, and the next term at the UN Security Council in the next 10 to 15 years.

Besides, it is necessary to urgently develop and implement a plan to promote Vietnamese candidates to leadership positions of important multilateral mechanisms to serve the country’s demand on international integration.

Synergy - the key to multilateral diplomacyFacing intertwined challenges and opportunities in the region and the world, one priority of Viet Nam’s multilateral diplomacy is to enhance of the synergy of the whole political system for the country’s extensive international integration, said Deputy Foreign Minister Dang Hoang Giang.

[Continued on page 49 ]

Prime Minister Pham Minh Chinh attended Viet Nam-initiated ASEAN high-level forum on sub-regional cooperation for sustainable development and inclusive growth held in both in-person and virtual forms on November 30, 2021. (Photo: Tuan Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”14

Đảng bộ Bộ Ngoại giao:

Tăng cường xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng công tác đảng ngoài nước

PHẠM QUANG HIỆUThứ trưởng Ngoại giao

Phát huy mạnh me vai tro công tác xây dựng Đảng

Từ Hội nghị Ngoại giao 30 (2018) đến nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi cơ bản, đồng thời phải đương đầu với không ít khó khăn, thử thách mới. Ở trong nước, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh lên tầm cao mới. Đại hội XIII của Đảng đã xác định “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”. Trong phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, xây

dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta”. Ý thức sâu sắc được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã phát huy mạnh mẽ công tác xây dựng Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại với những kết quả nổi bật trên các mặt công tác xây dựng Đảng và công tác đảng ngoài nước.

Ban cán sự và Đảng ủy Bộ Ngoại giao đã triển khai hiệu quả Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Quyết định 209 ngày 26/11/2019 của Bộ Chính trị về hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao, bước đầu khẳng định chủ trương đúng đắn của Trung ương, Bộ Chính trị về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp tăng cường

xây dựng Đảng trong lĩnh vực đối ngoại và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước, khai thác tối đa lợi thế gắn công tác đối ngoại với công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng ở ngoài nước. Đảng ủy Bộ Ngoại giao đã kịp thời đổi mới phương thức hoạt động; ổn định hệ thống tổ chức đảng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đảng viên ở nước ngoài không bị gián đoạn, bảo đảm thông suốt; kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Bộ, chuẩn hóa lề lối, quy trình công tác góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Bộ.

Đảng ủy Bộ đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp trong toàn Đảng bộ ở cả trong và ngoài nước và Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ XXVIII (8/2020). Chủ động, tích cực triển khai nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội XIII của

Đảng và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Tiêu biểu là Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào ngày 28/6/2021, kết nối với 87 điểm cầu ở ngoài nước với sự tham gia của 1.200 đại biểu. Hội nghị quán triệt lần đầu tiên được Bộ Ngoại giao tổ chức bằng hình thức trực tuyến trên quy mô toàn thế giới là cách làm hiệu quả, thể hiện tinh thần đổi mới sáng tạo trong triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, chủ động thích ứng trong điều kiện đặc thù của các địa bàn ngoài nước và bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Qua đó, tạo nền tảng cho cán bộ, đảng viên, cộng đồng người Việt Nam ở ngoài nước nắm vững các quan điểm, nội dung cốt lõi, chủ trương mới của Văn kiện Đại hội XIII, nhất là các định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực đối ngoại, làm cơ sở để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến cộng đồng quốc tế.

Công tác chính trị tư tưởng được coi trọng. Vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của các cấp lãnh đạo, bí thư cấp ủy được đề cao. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhằm nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày 25/8/2021, Đảng ủy Bộ Ngoại giao đã ban hành Nghị quyết 01-NQ/ĐU về công tác chính trị tư tưởng trong tình hình hiện nay; tích cực triển khai sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng Giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất ở nước ngoài”, trong đó nhiều tổ chức và đảng viên của Đảng bộ ở trong và ngoài nước được các cấp khen thưởng. Đặc

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, ngày hội của các cán bộ làm công tác đối ngoại và ngành Ngoại giao, diễn ra từ ngày 14-18/12/2021. Đây là Hội nghị Ngoại giao đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng về công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và công tác xây dựng ngành, trong đó có nội dung tăng cường xây dựng Đảng và nâng cao chất lương công tác đảng ngoài nước, nhằm kịp thời triển khai kết luận của Hội nghị đối ngoại toàn quốc và Hội nghị cán bộ toàn quốc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cụ thể hoá các yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng và công tác đảng ngoài nước thực hiện thắng lơi đường lối đối ngoại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Các đại biểu tham dự Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác đảng ngoài nước trong giai đoạn hiện nay”,

ngày 30/3/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngày 28/6/2021, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII đến các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: Tuấn Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 15

biệt, trong Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” ngày 5/12/2021 vừa qua, Đảng bộ Bộ Ngoại giao là một trong bốn Đảng bộ trên cả nước được vinh danh có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo và nhiều điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05. Công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được đẩy mạnh, tạo sự đồng thuận, nhất trí, phát huy trí tuệ, ủng hộ công cuộc phòng chống dịch bệnh và xây dựng chính sách góp phần giúp kinh tế đất nước vươn lên sau đại dịch.

Công tác tổ chức xây dựng đảng được đặc biệt chú trọng với nhiều kết quả nổi bật. Hệ thống tổ chức cơ sở đảng ở trong và ngoài nước được tổ chức chặt chẽ, phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh và thực hiện nề nếp, sáng tạo, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác đảng, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Mặc dù đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn, song chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021 của Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Ngoại giao vẫn được triển khai đúng kế hoạch trên cơ sở kết hợp với các đoàn công tác đối ngoại ra ngoài nước.

Công tác nghiên cứu, tham mưu cho Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác đảng và công tác quần chúng ở ngoài nước tiếp tục được triển khai hiệu quả, nhất là tham mưu các nội dung công tác đảng ngoài nước trong sửa đổi, bổ sung Quy định và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, Quy định về kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng… Ban cán sự đảng Bộ tham mưu Bộ Chính

trị ban hành Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và tham mưu Ban Bí thư ban hành Quy định 43 ngày 26/11/2021 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở hoạt động ở nước ngoài trực thuộc Đảng ủy Bộ Ngoại giao. Quy định 43 đã thể hiện sự quan tâm của Trung ương đối với loại hình tổ chức đảng đặc thù và phù hợp với mô hình hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao, đồng thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật những định hướng mới về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước.

Có thể nói, mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có nhưng Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã chủ động thích ứng mạnh mẽ với môi trường chuyển biến nhanh chóng và bối cảnh dịch bệnh phức tạp, triển khai công tác xây dựng đảng trong ngành Ngoại giao và công tác đảng ngoài nước hiệu quả. Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra là: (i) Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc; (ii) Cấp ủy đề cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, đặc biệt cần chủ động thích ứng linh hoạt trước biến chuyển nhanh chóng của tình hình và môi trường quốc tế; (iii) Phát huy vai trò của cấp ủy, nhất là đại sứ - bí thư cấp ủy nước là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của nhiệm vụ chính trị ở ngoài nước; (iv) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra và chi bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Tăng cường xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng công tác đảng ngoài nước

Với mục tiêu triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII về tăng cường, xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ đề ra tại Hội nghị Ngoại giao 31, Đảng ủy Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, đồng thời chủ động, linh hoạt hơn nữa để tìm ra những phương thức mới nhằm tăng cường xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng công tác đảng ngoài nước thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII với một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, triển khai hiệu quả, sáng tạo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại của ngành. Các cấp ủy đảng tập trung trí lực, tranh thủ cơ hội, khắc phục khó khăn; cán bộ, đảng viên nâng cao quyết tâm chính trị, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao tiên phong, toàn diện, hiện đại.

Hai là, tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quán triệt nghị quyết và bồi dưỡng lý luận chính trị phù hợp với đặc thù luân chuyển cán bộ của Ngành. Phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên gắn với triển khai Kết luận

01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Kết luận 21 ngày 25/10/2021 Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao khả năng “tự miễn dịch”, “tự đề kháng”, đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, cách thức tổ chức hoạt động trên cơ sở nguyên tắc quy định của Đảng và phù hợp với đặc thù của công tác đối ngoại và thực tiễn phát triển của tổ chức đảng, đảng viên ở ngoài nước. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác đảng theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Bốn là, coi trọng, làm tốt công tác bảo vệ cán bộ, chính trị nội bộ, bí mật của Đảng và Nhà nước; nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng ở ngoài nước, đảng viên phải đặc biệt giữ gìn uy tín, hình ảnh của Đảng và cơ quan đại diện như căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (tháng 8/20218) “Nhà ngoại giao luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là nhân dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.

Năm là, triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác quần chúng, cộng đồng người người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Kết luận 12 ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác

người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm phát huy nguồn lực cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để cộng đồng ổn định và phát triển, tiếp tục đóng góp tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sáu là, tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, tham mưu về những chủ trương, giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, công tác xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng công tác đảng ngoài nước, đặc biệt chuẩn bị đóng góp xây dựng Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; triển khai Chiến lược đối ngoại 2021-2030 cùng với Chiến lược xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao đến năm 2030, trong đó xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục, thể hiện quyết tâm chính trị để bảo đảm thực hiện thành công trọng trách đối ngoại nặng nề trong giai đoạn tới.

Phát huy truyền thống nền Ngoại giao cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Ngoại giao quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu toàn Đảng bộ đã đề ra: “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng ngành ngoại giao năng động, sáng tạo, hiệu quả, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nỗ lực biến thách thức, khó khăn thành cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.n

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII đến các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/6/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”16

Vai trò của người đứng đầu cấp ủy tại Nhật Bản

Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, có vị trí đặc biệt quan trọng; trực tiếp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác xây dựng đảng; là nơi đào tạo, quản lý, rèn luyện, kết nạp và bồi dưỡng đội ngũ đảng viên. Vì vậy, người đứng đầu cấp ủy có vai trò đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành giữ vai trò quyết định liên quan đến hoạt động và sự phát triển của Đảng bộ. Đảng bộ tại Nhật Bản, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Đại sứ, Bí thư Đảng ủy và các cấp ủy trực thuộc đã lãnh đạo đảng viên, quần chúng thực hiện thắng lợi công tác ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, công tác cộng đồng và ngoại giao nhân dân…; thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản; chủ động trong công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo chiến lược tham mưu cho Đảng và Nhà nước làm tốt nhiệm vụ đối ngoại.

Đảng ủy thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh vững vàng, trên mọi mặt trận để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cấp ủy, bí thư cơ sở theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của

Trung ương phù hợp với thực tế ở địa bàn được Đảng ủy tại Nhật Bản luôn coi trọng. Phần lớn các đồng chí tham gia cấp ủy cơ sở đều có quá trình công tác trong các cơ quan ở trong nước, giảng viên các trường đại học hoặc cán bộ của các tỉnh, thành cử đi học nên có uy tín và sức ảnh hưởng trong chi bộ.

Đảng bộ luôn quan tâm công tác phát triển đảng viên, do đó trong những năm qua Đảng bộ đã kết nạp được nhiều đảng viên mới và công nhận đảng viên chính thức. Đến nay, về cơ bản cán bộ, nhân viên ở các cơ quan đại diện, đã được kết nạp vào Đảng. Số đảng viên mới kết nạp bảo đảm chất lượng, phát huy vai trò của đảng viên trên các mặt công tác, nhất là công tác nêu gương trong các tổ chức cộng đồng, các tổ chức hội, đoàn thể.

Đảng ủy chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng tăng cường sinh hoạt chuyên đề gắn với nhiệm vụ của chi bộ; chú trọng công tác giáo dục, rèn luyện gắn với tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn trách nhiệm cụ thể của cá nhân cấp ủy viên trong phân công, quản lý đảng viên, trong từng loại hình chi bộ.

Tại mỗi chi bộ, vai trò của các cấp ủy đã được thể hiện rõ ràng

hơn, nhất là đã đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết quần chúng, chỉ đạo các chi bộ cử đảng viên tham gia làm nòng cốt Ban Chấp hành của các Hội đoàn thể. Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản, Hội thanh niên sinh viên (VYSA) đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về đất nước như tổ chức Diễn đàn trí thức Việt Nam tại Nhật Bản và nhiều buổi hội thảo, tọa đàm với các chủ đề “Việt Nam chuyển mình: Giá trị mới - cách thức mới”… Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện Festival về văn hóa, các Lễ hội về ẩm thực, trình diễn áo dài, tư vấn việc làm cho thanh niên sinh viên, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở trong nước…

Đồng chí Đại sứ, Bí thư Đảng

ủy tại Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng, là trung tâm đoàn kết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Với kinh nghiệm nhiều năm là người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, đồng thời là bí thư các cấp ủy Đảng ở trong và ngoài nước, đồng chí đã chỉ đạo, kiện toàn và tổ chức lại chi bộ theo các cơ quan đại diện và các mảng công việc phù hợp để thuận tiện cho việc sinh hoạt cũng như trao đổi công việc chuyên môn.

Đối với các chi bộ Lưu học sinh - Tu nghiệp sinh, không để chi bộ có quá đông đảng viên ở nhiều trường khác nhau và nơi cư trú xa nhau. Đây là yếu tố then chốt giúp cho việc tập hợp sinh hoạt chi bộ được đông đủ, đảm bảo chất lượng trong sinh

hoạt cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên không phải di chuyển quá xa để đi họp chi bộ. Việc sinh hoạt chuyên đề được các chi bộ triển khai đồng bộ và hiệu quả, gắn với đặc thù từng loại hình chi bộ, được đảng viên đồng tình hưởng ứng tham gia.

Đoàn kết là sức mạnh của Đảng. Mỗi một đảng viên mạnh tạo nên một tập thể chi bộ đảng mạnh, làm nên một Đảng bộ mạnh. Điều này luôn đúng đối với Đảng bộ tại Nhật Bản. Tuy nhiên dấu ấn của người đứng đầu cụ thể là Bí thư Đảng bộ và các cấp ủy trực thuộc là vô cùng quan trọng, đã tạo nên linh hồn, sức hút, niềm tin đối với đảng viên.n

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Đảng bộ tại Nhật Bản tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Đảng ủy tại Nhật Bản họp mở rộng.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 17

Việc Ban Bí thư ban hành Quy định 43 đúng hai năm sau Quyết định số 209-QĐ/TW của Bộ Chính trị là một sự kiện đầy ý nghĩa. Trước tiên, Quy định 43 một lần nữa cho thấy sự

quan tâm sâu sắc, thường xuyên, liên tục của Trung ương đối với công tác đảng ngoài nước.

Thứ hai, Quy định này giúp cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các

tổ chức cơ sở đảng ở nước ngoài phù hợp với việc hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao.

Thứ ba, Quy định 43 đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục những bất cập sau gần bảy năm thực hiện Quy định 271, nhất là bổ sung những nội dung mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng như những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tạo tiền đề xây dựng đảng bộ, chi bộ ở mỗi nước trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.

Cuối cùng, trong Quy định 43, Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò của Đại sứ - Bí thư cấp ủy đối với hoạt động của đảng bộ, chi bộ và cơ quan đại diện. Nhiệm vụ này đầy vinh dự, nhưng

đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với đồng chí Đại sứ - Bí thư cấp ủy, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới biến động với nhiều bất trắc và đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Về phương hướng triển khai Quy định số 43 trong thời gian tới, Đảng ủy tại Australia đã trao đổi và nhất trí tập trung vào ba nội dung then chốt.

Một là, tổ chức phổ biến, quán triệt Quy định 43 tới các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ cũng như tới cấp ủy của các chi bộ và đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Hai là, rà soát, bổ sung quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ để công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành được trơn tru, đúng chức năng, bao quát đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định của Ban Bí thư.

Ba là, xây dựng kế hoạch công tác, đề ra các giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, trong đó chú trọng việc cụ thể hóa nhiệm vụ đối với các loại hình tổ chức đảng trực thuộc nhằm tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của tổ chức đảng trong cơ quan đại diện, đồng thời huy động sự tham gia, đóng góp tích cực của các tổ chức đảng ngoài cơ quan đại diện trong việc xây dựng Đảng bộ trong tình hình mới.

Tin tưởng rằng Quy định 43 khi đi vào cuộc sống sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác đảng ngoài nước, góp phần “tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước”. n

Đảng bộ tại Campuchia (CPC) là một trong những đảng bộ lớn trực thuộc Đảng ủy Bộ, bên cạnh chi bộ Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, tại địa bàn còn có một số chi bộ có đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại CPC như công ty Metfone của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, cao su, ngân hàng… hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan chủ quản trong nước và có quan hệ rất mật thiết với Đảng bộ tại Campuchia. Thành phần đảng viên rất đa dạng, gồm cán bộ cơ quan đại diện, cán bộ các doanh nghiệp, người lao động, sinh viên, đảng viên người Khmer Nam Bộ. Số lượng đảng viên cũng thường xuyên thay đổi theo thời gian công tác nhiệm kì hoặc chuyển công tác.

Đảng ủy tại CPC đã kế thừa, phát huy được kinh nghiệm công tác lãnh đạo từ các giai đoạn trước, luôn bám sát hướng dẫn, nghị quyết của Đảng ủy Bộ để chỉ đạo các chi bộ, tổ chức theo hướng: Tăng cường lãnh đạo đơn vị chủ động triển khai sâu sát công tác đảng, nhiệm vụ chính trị; sinh hoạt đảng linh hoạt, tránh “khô khan” trong học tập, quán triệt các nghị quyết, hướng dẫn của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Đảng ủy Bộ nhằm thu hút sự đóng góp và tham gia tích cực của toàn thể đảng viên.

Với tính chất địa bàn “động” và phức tạp, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với đảng viên luôn được chú trọng. Đảng ủy thường xuyên quan tâm động viên đảng viên vững vàng lập trường, yên tâm công tác, học tập để hoàn thành nhiệm vụ, đặc

biệt duy trì và phát huy tinh thần đoàn kết, mỗi đảng viên tự nêu gương, chủ động, trách nhiệm với công việc được giao. Đảng bộ coi trọng công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh trên nền tảng “mỗi đảng viên là một nhân tố tích cực”. Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên là những người tâm huyết, có năng lực, chủ động, trách nhiệm, tinh thần tự giác, nắm được nghiệp vụ công tác đảng. Thường xuyên quan tâm việc nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ, đội ngũ cấp ủy viên, nhất là cấp ủy viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác đảng. Bí thư cấp ủy (người đứng đầu cơ quan đại diện) luôn nêu gương chủ động, trách nhiệm, là “đầu tàu” thu hút sự tham gia tích cực của các đảng

viên vào công tác đảng.Trên cơ sở thực hiện thống

nhất, nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Đảng ủy tại CPC luôn tạo điều kiện cho đảng viên phát huy năng lực, sở trường và thế mạnh để họ thấy mình được cống hiến; các đảng viên được bày tỏ ý kiến, góp ý cho công tác củng cố Đảng, đưa ra các ý tưởng, sáng kiến xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, kỷ cương, hoạt động hiệu quả với chương trình sinh hoạt phong phú.

Bên cạnh việc phát huy các mặt mạnh, Đảng ủy cũng có các hình thức động viên, khuyến khích đối với các đảng viên tích cực, nhiệt huyết với công việc để tạo động lực cho các đảng viên phấn đấu, đồng thời kịp thời nhắc nhở đối với các trường hợp đảng viên chưa có ý thức, theo dõi, chấn chỉnh các đảng viên có biểu hiện tư tưởng lệch lạc nhằm giúp đảng viên tự nhận thức vấn đề và sửa chữa khiếm khuyết.

Đảng ủy cũng quan tâm nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng với phương châm “mỗi tổ chức cơ sở đảng, chi bộ vững mạnh là hạt nhân chính trị” tạo nền móng xây dựng Đảng bộ và tập thể đảng viên vững mạnh với hạt nhân tích cực là các đảng viên. Chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng quan tâm công tác quần chúng, bồi dưỡng và định hướng các đối tượng quần chúng tích cực, có động cơ phấn đấu và mong muốn đứng trong đội ngũ của Đảng; vận động đảng viên, quần chúng trong các doanh nghiệp Việt Nam ở CPC tích cực tham gia các phong trào hướng về Tổ quốc, biển đảo, phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung tay đóng góp cho các hoạt động nhân đạo, ủng hộ đồng bào

trong nước bị thiên tai, giúp đỡ bà con gốc Việt tại CPC…

Định hướng các chi bộ đổi mới nội dung, linh hoạt phương thức sinh hoạt đảng phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; quán triệt và phát động phong trào cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của đảng viên. Dịch bệnh Covid-19 của sở tại diễn biến phức tạp, Đảng ủy đã linh hoạt chỉ đạo các chi bộ trực thuộc lập các nhóm sinh hoạt trên mạng, chi ủy viên đóng vai trò nòng cốt trực tiếp gặp các nhóm/tổ đảng hoặc đảng viên để trao đổi khi cần, do vậy công tác sinh hoạt đảng vẫn được duy trì theo đúng quy định.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được thực hiện thường xuyên, lồng ghép trong các hoạt động sinh hoạt đảng trên cơ sở cập nhật các chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy Bộ và diễn biến tình hình tại địa bàn. Việc tổ chức sinh hoạt đảng thường xuyên đổi mới, sáng tạo với những hình thức hấp dẫn, phong phú về chủ đề, thiết thực về nội dung; lồng ghép việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm chuyên môn, cập nhật thông tin diễn biến tình hình sở tại… để thu hút sự quan tâm của đảng viên. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phòng chống sự lôi kéo của các thế lực xấu luôn được các chi ủy đề cao và coi trọng, nhất là đối với các đảng viên trẻ, đảng viên vừa mới sang nhận nhiệm vụ; nâng cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động lôi kéo, phổ biến cách thức lôi kéo. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên tinh thông chuyên nghiệp, nhiệt huyết và có khả năng phụ trách nhiều mảng việc khác nhau tại địa bàn. n

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA

Công tác xây dựng Đảng tại địa bàn Campuchia

Nhiệm vụ vinh dự, trách nhiệm nặng nề

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được Đảng bộ tại Campuchia thực hiện thường xuyên.

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI AUSTRALIA

Đại sứ Nguyễn Tất Thành phát biểu tại Hội nghị trực tuyến thông báo kết quả Đại hội lần thứ XIII của Đảng. (Nguồn: TTXVN)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”18

Qua bảy năm thực hiện Quy định 271-QĐ/TW, ngày 27/12/2014 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở hoạt động ở ngoài nước đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Đảng bộ tại Malaysia hoạt động và triển khai toàn diện các

mặt công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Đảng bộ đã giữ vững vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng tại địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công

tác xây dựng Đảng trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19, đóng góp thiết thực vào việc triển khai toàn diện ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, thông tin tuyên truyền đối ngoại; bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc.

Việc hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao thành Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã góp phần thống nhất quản lý về công tác Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ngoài nước. Ngày 26/11/2021 vừa qua, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 43-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ, chi bộ cơ sở ở nước ngoài trực

thuộc Đảng ủy Bộ Ngoại giao thay thế Quy định số 271-QĐ/TW, ngày 27/12/2014.

Quy định số 43-QĐ/TW đã có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để khắc phục những hạn chế trước đây về chức năng, nhiệm vụ đảng bộ, chi bộ cơ sở hoạt động ở ngoài nước...

Về phía Đảng bộ tại Malaysia, trên cơ sở Quy định này, Đảng ủy sẽ triển khai một số nội dung:

Một là, tổ chức Hội nghị quán triệt, thông tin đến các chi bộ, đảng viên Quy định số 43-QĐ/TW và những điểm mới, nổi bật của Quy định để từ đó giúp đảng viên nhận thức rõ về quy định và triển khai thực hiện.

Hai là, rà soát, sửa đổi bổ sung Quy chế làm việc của Đảng ủy, quy chế làm việc của các chi bộ; rà soát các văn bản hướng dẫn hoạt động của Đảng ủy để đảm bảo phù hợp với

quy định mới.Ba là, kiện toàn, củng cố hoạt

động một số chi bộ để đảm bảo phù hợp với đối tượng đảng viên, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn Đảng bộ.

Chúng tôi hy vọng với những sửa đổi, bổ sung kịp thời của Quy định số 43-QĐ/TW khi được triển khai vào thực tiễn, cùng với sự quyết tâm của Đảng bộ, sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Bộ Ngoại giao, công tác đảng tại địa bàn Malaysia sẽ có nhiều bước chuyển mạnh mẽ, góp phần xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sâu rộng giữa Việt Nam và Malaysia cũng như xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia đoàn kết, hội nhập và có nhiều đóng góp hướng về quê hương, đất nước. n

Giữ vững vai trò hạt nhân chính trị

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI PHÁP

Phong trào cộng đồng tại Pháp bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX, do các nhà cách mạng tiền bối và đặc biệt là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc khởi xướng. Trong bức thư cuối cùng gửi kiều bào ta tại Pháp năm 1969, chỉ chưa đầy ba tháng trước khi Người ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Từ trước tới nay, kiều bào ta ở Pháp cũng như ở nước khác, tuy xa quê hương vẫn luôn luôn nhớ về Tổ quốc thân yêu và cố gắng góp phần mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước”. Qua quá trình hơn 100 năm hình thành và phát triển, cộng đồng người Việt ở Pháp trở thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lâu nhất, với khoảng 300.000 – 400.000 người.

Hoạt động của cộng đồng tại Pháp, hội đoàn, quần chúng đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và một số cơ quan trong nước, cũng như được sự quan tâm sát sao của Đại sứ quán, Đảng ủy tại Pháp. Luật hội đoàn 1901 của Pháp tạo điều kiện cho các hội đoàn hoạt động, xây dựng lực lượng nòng cốt, hội viên hoạt động tích cực, tâm huyết. Sự gắn bó giữa nhân dân hai nước và quan hệ hợp tác phát triển ở Trung ương và địa phương là nền tảng tốt cho công tác cộng đồng.

Tuy nhiên, địa bàn Pháp rộng, cộng đồng phân tán, thành phần ngày càng đa dạng làm cho việc gắn kết trong cộng đồng còn khó khăn. Các hội đoàn truyền thống gặp nhiều thách thức trong chuyển giao thế hệ lãnh đạo, đổi mới mô hình hoạt động và nguồn tài chính. Các hội đoàn trẻ lại gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút, tập hợp đối tượng kiều bào lâu năm và thế hệ con cháu của

họ. Những thay đổi sâu sắc trong xã hội Pháp, thắt chặt chính sách nhập cư, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kỳ thị người nước ngoài cũng ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng. Đại dịch Covid-19 tác động đến mọi mặt của cộng đồng người Việt. Đứng trước những thay đổi, ưu tiên mới của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc theo tinh thần Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Đảng ủy - Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo công tác quần chúng, cộng đồng, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và các chi ủy, đồng thời chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức đảng, chuyển mạnh hoạt động “hướng về cơ sở” để có thể dẫn dắt và làm nòng cốt cho công tác cộng đồng tại địa bàn.

Thông qua sự chỉ đạo của Đảng ủy và lãnh đạo Đại sứ quán, các cơ quan đại diện phối hợp nhịp nhàng tạo nên sức mạnh tổng hợp để vận động quần chúng, cộng đồng thực hiện những chương trình công tác, nhiệm vụ chính trị cụ thể. Trong các hoạt động ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa đều có sự lồng ghép công tác cộng đồng và huy động, tranh thủ lực lượng cộng đồng; gắn kết và phát huy các hội đoàn người Việt tại Pháp. Các tổ chức đảng đã làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho quần chúng và công tác thông tin, tuyên truyền cho cộng đồng. Đảng ủy và Đại sứ quán định kỳ cung cấp thông tin cho các cá nhân, hội đoàn về tình hình Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về quan hệ đối

ngoại, việc xây dựng mô hình XHCN ở Việt Nam, tình hình Biển Đông…

Các chi bộ ở các tỉnh, vùng là nòng cốt, tham gia tích cực trong các hoạt động của cộng đồng người Việt tại địa bàn, nhất là các hoạt động truyền bá văn hóa ẩm thực Việt Nam, tổ chức Tết Nguyên đán, hoạt động ủng hộ về quê hương.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát hai năm qua, Đại sứ quán - Đảng ủy đã chỉ đạo làm tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, thường xuyên quan tâm mọi mặt đời sống của bà con, tích cực phối hợp chính quyền sở tại tạo điều kiện chăm sóc y tế, an toàn sức khỏe, hỗ trợ sinh kế cho bà con phục hồi sản xuất và kinh doanh.

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Đảng ủy - Đại sứ

quán Việt Nam tại Pháp, Hội người Việt Nam tại Pháp đã huy động viện trợ vật tư y tế trị giá hàng chục triệu USD, phối hợp Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật “Nối vòng tay lớn” tiếp nhận 103 tỷ đồng cho Quỹ phòng chống Covid-19…; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức đảng, đảng viên trong công tác quần chúng, cộng đồng, nhất là trong việc vận động quần chúng và chính giới Pháp ủng hộ ta, xây dựng các dự án hợp tác với Việt Nam, thông qua đó huy động vốn và công nghệ. Các đảng viên nòng cốt đã góp phần thu hút họ thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực để phục vụ phát triển đất nước.

Với phương châm “ở đâu cũng có thể cống hiến”, vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng

viên trong công tác quần chúng, cộng đồng còn mở rộng ra ngoài phạm vi hoạt động của các hội đoàn người Việt trên đất Pháp, tạo dựng được những mạng lưới kết nối người Việt toàn châu Âu, thúc đẩy hình thành các mạng lưới liên kết của chuyên gia, trí thức như AVSE Global, Sáng kiến trẻ Việt Nam, Mạng lưới hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người gốc Việt tại châu Âu, trung tâm văn hóa ART SPACE… Tại cuộc “Gặp gỡ cộng đồng người Việt tại châu Âu” trong chuyến thăm chính thức tới Pháp, chuyến thăm song phương đầu tiên trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu tháng 11 vừa qua, Thủ tướng đã đánh giá cao những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cộng đồng người Việt tại châu Âu. n

“Ở đâu cũng có thể cống hiến”

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MALAYSIA

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng phát biểu tại buổi lễ khánh thành biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Marseille, tháng 11/2021. (Nguồn: TTXVN)

Đại hội chi bộ Thương vụ - Quân vụ tại Malaysia nhiệm kỳ 2020-2022.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 19

Qua nhiều năm hội nhập và phát triển, tháng 7/2013, Chính phủ Czech đã công nhận cộng đồng người Czech gốc Việt là dân tộc thiểu số thứ 14 của Czech. Cộng đồng người Việt được chính quyền và người dân sở tại đánh giá cao về tinh thần chăm chỉ, chịu khó làm ăn, thân thiện, hòa đồng với người dân địa phương. Con em cộng đồng người Việt học giỏi, tỷ lệ đỗ đạt cao, có nhiều đóng góp cũng như hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại góp phần hình thành nên tầng lớp trí thức người Việt tại Czech.

Đảng ủy tại Czech luôn xác định công tác tuyên truyền, tập hợp vận động quần chúng là một

trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ. Để công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và thực chất, Đảng ủy, Đại sứ quán đã thành lập Ban Công tác cộng đồng với nhiệm vụ bám sát tình hình cộng đồng và có sự hỗ trợ, định hướng kịp thời; phân công một đồng chí đảng ủy viên trực tiếp phụ trách công tác cộng đồng; chỉ đạo và hỗ trợ các cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên tham gia Ban Chấp hành của các tổ chức cộng đồng. Cách làm này đã tạo sự thống nhất, xuyên suốt, bảo

đảm vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, đảng viên trong công tác vận động, tập hợp cộng đồng; góp phần tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, hành động trong cán bộ, đảng viên trong công tác vận động, tập hợp quần chúng. Hằng năm, Đảng ủy kết nạp được nhiều quần chúng ưu tú vào Đảng góp phần trẻ hóa đội ngũ đảng viên và nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ.

Đảng ủy quan tâm, sâu sát đến đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng như: cung cấp thông tin, giới thiệu đối tác, hướng dẫn để từng bước tạo ra sự chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong tình hình mới; duy

trì, củng cố và phát triển công tác dạy và học tiếng Việt, qua đó góp phần duy trì và phát huy được truyền thống văn hóa Việt Nam; chăm lo tốt hơn đời sống tinh thần, hằng năm tổ chức cho cộng đồng đón xuân, vui Tết cổ truyền dân tộc, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể thao và tổ chức tốt Tết Trung thu cho thiếu nhi, khen thưởng học sinh…

Cộng đồng người Việt Nam tại Czech dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đại sứ quán và Đảng ủy tại Czech đã không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người và cộng đồng người Việt Nam, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho cán bộ, đảng viên, quần chúng với nhiều hình thức như biểu diễn văn nghệ, đêm thơ, thi đấu thể thao, triển lãm thành tựu phát triển văn hóa - xã hội Việt Nam, phát phần thưởng cho sinh viên, học sinh giỏi...

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt tại Czech luôn là một trong những cộng đồng đi đầu trong các hoạt động hướng về quê hương đất nước như: Năm 2015 đã quyên góp được gần 2 tỷ đồng, ủng hộ xây Nhà văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn; cuối năm 2016 và đầu năm 2017 quyên góp ủng hộ các nạn nhân bão lũ miền Trung số tiền 1.919.500.000,00 đồng và đã cử một nhóm công tác đi làm thiện nguyện tại Việt Nam; năm 2018 đã ủng hộ trên 1 tỷ đồng cho những nạn nhân bị

ảnh hưởng từ bão lũ; quyên góp khoảng 2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lụt vào cuối năm 2020 và nhiều hoạt động thiện nguyện, từ thiện khác.

Đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, cộng đồng Việt Nam tại Czech là cộng đồng đầu tiên trên thế giới ủng hộ chủ trương thành lập Quỹ vaccine và vận động vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế và thuốc điều trị Covid-19 trị giá hàng trăm triệu đồng. Với những đóng góp thiết thực, ý nghĩa của cộng đồng người Việt tại Czech, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Hai cùng với nhiều bằng khen của các bộ, ban, ngành của Việt Nam và Czech. Hội người Việt Nam tại Czech và ba cá nhân tiêu biểu đã được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, một cá nhân Chủ tịch Hội Thanh niên, Sinh viên tại Czech, đồng chí Diệu Linh vừa được tôn vinh là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh vào ngày 5/12. Hội người Việt Nam tại Czech cũng vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và củng cố, phát triển cộng đồng, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước. n

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI CZECH

Để cộng đồng luôn hương về quê hương đất nước

Đảng bộ tại Angola được thành lập từ những năm 1980. Từ ngày thành lập đến nay, đảng viên là chuyên gia y tế, giáo dục luôn là lực lượng chiếm số đông trong Đảng bộ, một số đảng viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên gia, ở lại lập nghiệp chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh, làm nòng cốt thành lập các chi bộ tự lập nghiệp, doanh nghiệp. Đảng viên là chuyên gia y tế, giáo dục là những người có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, thực hiện đúng các quy định đảng viên ra nước ngoài, chấp hành luật sở tại, phát huy tinh thần đoàn kết, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao, gương mẫu tích cực tham gia các hoạt động do Đảng ủy, Đại sứ quán, Hội người Việt Nam tổ chức. Các chi bộ chuyên gia, đảng viên là chuyên gia trong thời gian qua luôn tiên phong, gương mẫu trong công tác xây dựng Đảng, là lực lượng nòng cốt trong công tác vận động, tuyên

truyền và giúp đỡ quần chúng, cộng đồng người Việt Nam tại địa bàn.

Tuy nhiên, do địa bàn Angola rộng, các chi bộ, đảng viên là chuyên gia làm việc phân tán ở các tỉnh giao thông không thuận lợi và phương tiện liên lạc hạn chế, thời gian làm việc khác nhau, môi trường y tế kém, an ninh tại địa bàn không đảm bảo... Vì vậy, việc tổ chức sinh hoạt chi bộ gặp không ít khó khăn.

Để công tác quản lý các đảng viên chuyên gia đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả tốt hơn, Đảng bộ tại Angola đã xây dựng quy chế làm việc, phân công cụ thể cho từng đồng chí đảng ủy viên. Hằng năm, từng đồng chí đảng ủy viên đều xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện theo các mảng công việc đã được phân công. Các đảng viên được bố trí sinh hoạt theo nơi làm việc, nơi ở hoặc theo nhóm chuyên môn công việc. Đối với các chi bộ chuyên gia, Đảng ủy đã phối hợp với Ban quản lý chuyên gia y tế, chuyên

gia giáo dục lựa chọn những đồng chí có uy tín trong chi bộ, trong cộng đồng, có năng lực để tham gia cấp ủy, bí thư chi bộ.

Đảng ủy - Đại sứ quán đã nỗ lực xây dựng đội ngũ chuyên gia y tế là những người tin cậy trong tư vấn, giúp đỡ về y tế cho cộng đồng người Việt Nam ở tất cả các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, trong thời gian qua, nhiều người Việt Nam bị mắc Covid-19 đã được các chuyên gia y tế hướng dẫn, điều trị khỏi. Ngoài ra, Đảng ủy - Đại sứ quán cũng xây dựng một số chuyên gia giáo dục làm cộng tác viên, họ có trình độ ngoại ngữ tốt, có uy tín trong cộng đồng, sinh sống ở Angola nhiều năm, hiểu biết về luật pháp nước sở tại. Đội ngũ chuyên gia kể trên là những đầu mối liên lạc thường xuyên trong công tác nắm tình hình địa phương, tình hình sở tại và cộng đồng người Việt Nam, từ đó giúp Đảng ủy – Đại sứ quán kịp thời đề xuất các biện pháp phù hợp.

Trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra, Đảng ủy - Đại sứ quán đã có nhiều khuyến cáo, tuyên truyền tới đảng viên, cộng đồng người Việt Nam về tình hình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh thông qua đội ngũ tuyên truyền viên là chuyên gia y tế. Tại một số tỉnh, các chuyên gia y tế đã chủ động liên hệ với cơ quan y tế của địa phương và đứng ra tổ chức tiêm vaccine

phòng Covid-19 cho cộng đồng, đến nay ước tính khoảng trên 80% người Việt trong cộng đồng trên 18 tuổi đã tiêm đủ hai mũi. Đảng ủy - Đại sứ quán thường xuyên định hướng, hướng dẫn các chuyên gia trong việc tập hợp đoàn kết bà con trong các hoạt động ủng hộ, từ thiện, quyên góp hướng về quê hương, đất nước. n

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI ANGOLA

Phát huy vai trò của đảng viên là chuyên gia ở Đảng bộ tại Angola

Đại sứ Thái Xuân Dũng trao bằng khen cho cá nhân tiêu biểu người Việt tại Czech, tháng 6/2021. (Nguồn: VOV)

Đại sứ quán Việt Nam tại Angola cử cán bộ ra sân bay để hỗ trợ công dân Việt Nam về nước, tháng 6/2020.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”20

Theo ông, đối ngoại Quốc hội đã đóng góp như thế nào vào thành tựu đối ngoại nói chung của đất nước?

Sau 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao, từng bước hội nhập quốc tế sâu rộng, khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Trong thành tựu chung đó, công tác đối ngoại đã góp phần thực hiện nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Trong bức tranh tổng thể đó, đối ngoại Quốc hội có những đóng góp quan trọng, phát huy vai trò trong việc thực hiện các chức năng của cơ quan lập pháp.

Một là, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động đối ngoại, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Quốc hội đã ban hành, bổ sung sửa đổi một số luật quan trọng cho lĩnh vực đối ngoại như Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Luật Ký kết điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế; sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật hiện hành nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai sâu rộng và toàn diện.

Hai là, thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật và các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lĩnh vực đối ngoại và thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam; phối hợp với nghị viện một số

nước thí điểm hình thức giám sát chung trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác liên nghị viện...

Ba là, quyết định các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, chủ trương ký kết, gia nhập các cơ chế, thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương; phê chuẩn, quyết định gia nhập các điều ước quan trọng liên quan đến chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế. Quốc hội đã xem xét phê chuẩn nhiều điều ước quốc tế quan trọng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các điều ước liên quan đến biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng có chung đường biên giới; phê chuẩn gia nhập các công ước quốc tế quan trọng như Công ước 98, Công ước 105 của ILO...

Bốn là, triển khai các hoạt động ngoại giao nghị viện song phương và đa phương, thúc đẩy quan hệ song phương với nghị viện các nước và trong khuôn khổ các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế; phát huy lợi thế của kênh ngoại giao nghị viện trong tổng thể công tác đối ngoại chung của đất nước, trong đó, hoạt động đối ngoại cấp cao của Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội là điểm nhấn. Việc ký kết và triển khai các Thỏa thận hợp tác với Nghị viện các nước thúc đẩy hợp tác nghị viện với các đối tác quan trọng, nâng tầm ngoại giao nghị viện, góp phần hỗ trợ Việt Nam đảm nhiệm các trọng trách quốc tế và vận động ký kết, phê chuẩn các FTA thế hệ mới.

Quốc hội Việt Nam tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác

liên nghị viện đa phương; đại diện Quốc hội Việt Nam được tín nhiệm bầu giữ các vị trí quan trong trong nhiều tổ chức liên nghị viện như Phó Chủ tịch IPU, Chủ tịch Vùng của APF, Tổng Thư ký AIPA.

Với sự chủ động, tích cực, ngoại giao nghị viện đã và đang góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, mở ra quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam với các nước, đối tác song phương và đa phương trong bối cảnh mới, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Ông có thể chia sẻ thêm về công tác đối ngoại Quốc hội đã cùng đất nước chung tay đối phó với dịch bệnh Covid-19 như thế nào?

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, để cùng chung tay với Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 30/2021/QH15 và ưu tiên xem xét sửa đổi, bổ sung luật, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt hơn trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch, kịp thời kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi kinh tế. Đây là quyết định đúng đắn, kịp thời, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội trước nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác “ngoại giao vaccine” của Quốc hội được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, nội dung được lồng ghép trong tất cả các hoạt động đối ngoại trên các kênh,

đạt được kết quả quan trọng, đóng góp đáng kể cho việc thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam. Nội dung hợp tác phòng, chống đại dịch, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam, cung cấp, chuyển nhượng vaccine, trang thiết bị y tế thiết yếu, hỗ trợ thuốc điều trị Covid-19 đã được trao đổi trong các cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Quốc hội và các Đoàn Quốc hội Việt Nam với các đối tác Nghị viện, Chính phủ, cộng đồng người Việt Nam tại các nước cũng như với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước; được đề cập trong các cuộc điện đàm/hội đàm trực tuyến, Thư của Chủ tịch Quốc hội gửi Chủ tịch Nghị viện các nước. Một số kết quả cụ thể được thấy rõ sau chuyến thăm và làm việc tại châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (5-11/9).

Đại hội Đảng lần thứ XIII chủ trương phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, trong đó chú trọng vai trò đối ngoại Quốc hội trong tổng thể chính sách đối ngoại Việt Nam. Trong thời gian tới, đối ngoại Quốc hội có phương hướng phát triển như thế nào để đưa công tác đối ngoại của Quốc hội lên tầm cao mới?

Trên cơ sở tiếp tục kế thừa và

phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, bám sát nội dung xuyên suốt của đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới, phát triển và bổ sung nội hàm đối ngoại đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong thời gian tới, để ngoại giao nghị viện tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong, đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, đưa công tác đối ngoại Quốc hội lên tầm cao mới, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và thực chất hơn, cần chú trọng một số nội dung sau:

(1) Tăng cường gắn kết, phối hợp với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, phát huy lợi thế ngoại giao nghị viện nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong triển khai đường lối đối ngoại, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; chú trọng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển...

(2) Tiếp tục thúc đẩy quan hệ với nghị viện các nước đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao nghị viện đa phương.

(3) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát việc thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết...

(4) Triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại; đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trên kênh ngoại giao nghị viện...

(5) Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược đối ngoại; đổi mới tư duy, chủ động sáng tạo, đề xuất chính sách và giải pháp cụ thể, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho công tác đối ngoại Quốc hội...

KIM CHUNG (thực hiện)

Quốc hội đã ban hành, bổ sung sửa đổi một số luật quan trọng cho lĩnh vực đối ngoại như Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Luật Ký kết điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế…

Với sự chủ động, tích cực, ngoại giao nghị viện đã và đang góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, mở ra quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam với các nước, đối tác song phương và đa phương trong bối cảnh mới, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Đối ngoại Quốc hội:

Phát huy lợi thế trong tổng thể công tác đối ngoại

Trao đổi với TG&VN, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, đối ngoại Quốc hội đã góp phần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động đối ngoại, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Áo, tháng 9/2021. (Nguồn: TTXVN)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 21

Vừa là công tác tư tưởng, vừa là công tác đối ngoại

Theo Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, công tác thông tin đối ngoại được Đảng xác định vừa là công tác tư tưởng, vừa là công tác đối ngoại.

Trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nền ngoại giao hiện đại Việt Nam, là người đi tiên phong trong công tác tư tưởng, tuyên truyền, trong đó có công tác thông tin đối ngoại. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt công tác thông tin đối ngoại ở một vị trí rất cao trong tổng thể công tác đối ngoại.

Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác thông tin đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh, giúp thu hút ngoại lực để phát triển đất nước, thuyết phục dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam trong các vấn đề có lợi ích thiết thân đến lợi ích quốc gia - dân tộc, đến hòa bình ổn định ở khu vực.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra những mục tiêu chiến lược đến năm 2030 và 2045. Để hướng tới mục tiêu đó, trong bối cảnh đất nước còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cần vận dụng cao độ nội lực, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, đồng thời đẩy mạnh thu hút nguồn lực, sự ủng hộ quốc tế. Sự ủng hộ này càng trở nên cần thiết hơn khi thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn và diễn ra trên nhiều mặt, kể cả những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Trong bối cảnh đó, công tác thông tin đối ngoại cần phát huy tối đa vai trò của mình, để thế giới hiểu được đường lối, chủ trương, quan điểm của Việt Nam, hiểu một đất nước Việt Nam luôn vì hòa bình ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

“Chỉ khi người ta hiểu được mình, thì người ta mới ủng hộ mình, hoặc ít nhất là không chống mình. Cả trong lịch sử và chặng đường hơn 35 năm đổi mới cũng như trong tương lai - hướng tới thực hiện những mục

tiêu chiến lược của đất nước - công tác thông tin đối ngoại luôn đóng một vai trò rất quan trọng”, ông Lê Hải Bình khẳng định.

Nhiều thành tựu, không ít thách thức

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ, sau hơn ba thập niên đổi mới, 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, công tác thông tin đối ngoại đạt được rất nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Thành tựu quan trọng nhất, đó là trong tổng thể công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng như hiện nay, các cấp, ngành, địa phương đã có những nhận thức rất sâu sắc về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.

Thứ hai, lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại cả trong và ngoài nước ngày càng phát triển.

Thứ ba, nội dung của công tác thông tin đối ngoại ngày càng phong phú. Trước đây, công tác tuyên truyền đối ngoại thường chỉ nói về đường lối quan điểm của đất nước. Tuy nhiên, trong mười năm qua, nội dung thông tin tuyên truyền đối ngoại đã phản ánh được mọi khía cạnh phát triển của đất nước, từ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, cũng như quan điểm đối ngoại của đất nước, từ đó, giúp quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, lịch sử, tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông tin đối ngoại góp phần truyền tải một bức tranh chân thực, khách quan và đúng đắn nhất của thế giới đến với công chúng Việt Nam. Qua đó, người dân hiểu đúng về những gì đang diễn ra trên thế giới, trân trọng sự ổn định, sự phát triển của đất nước, càng thêm có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Thứ tư, phương thức truyền

tải thông tin đối ngoại ngày càng đa dạng hóa, đặc biệt là việc ứng dụng nhanh chóng các hình thức truyền thông mới như nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội.

Thứ năm, hợp tác quốc tế ngày càng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Lê Hải Bình, công tác thông tin đối ngoại vẫn còn những thách thức không nhỏ. Trước hết, ở một số nơi, các cấp, ngành, địa phương còn chưa thực sự coi trọng, chưa dành nguồn lực phù hợp cho công tác thông tin đối ngoại.

Thứ hai, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường khiến việc phản ánh bức tranh thế giới tới công chúng Việt Nam nhiều khi còn chưa đúng đắn, dễ rơi vào “bẫy” truyền thông của các nước lớn.

Thứ ba, phân khúc nội dung đến từng đối tượng chưa thực sự hiệu quả.

Thứ tư, việc thực sự mạnh dạn đổi mới nền tảng số còn đi sau so với xu thế của thế giới; đầu tư về nguồn lực, trang thiết bị còn chưa bắt kịp so với yêu cầu.

Ông Lê Hải Bình cho rằng, dù gây ra những thách thức to lớn, nhưng Covid-19 cũng đã mang đến những cơ hội mới cho công tác thông tin đối ngoại.

Chính đại dịch đã thúc đẩy lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại ngày càng đổi mới, chủ động, sáng tạo, ngày càng tiệm cận đến tính hiện đại và hiệu quả trong thế giới chuyển động rất nhanh dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0.

“Covid-19 trở thành cú huých để phát huy những nỗ lực và sáng kiến của lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, trong đó, điểm nhấn là việc sử dụng hiệu quả truyền thông kỹ thuật số và thành tựu khoa học, công nghệ”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Đổi mới cơ chế phối hợpÔng Lê Hải Bình cho rằng, với

ưu thế về tiếp xúc đối ngoại và hệ thống gồm hơn 90 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã trở thành lực lượng then chốt trong công tác thông tin đối ngoại. Trong khi đó, Ban Tuyên giáo Trung ương được Đảng, Bộ Chính trị giao là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trung ương. “Trong những năm qua, đặc biệt là 10 năm thực hiện Kết luận số 16, sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Bộ Ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại ngày càng chặt chẽ và nhuần nhuyễn ở cả ba cấp độ mang tính hệ thống - cơ quan, đơn vị trực thuộc hai cơ quan và các cá nhân”.

Theo ông Lê Hải Bình, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện công tác chỉ đạo, định hướng, điều phối thông tin, nhưng để thực hiện hiệu quả công tác này thì cần sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan trong lực lượng thông tin đối ngoại, trong đó có Bộ Ngoại giao.

Bộ Ngoại giao là lực lượng nòng cốt trong cung cấp thông tin, quan điểm chính thức của Đảng, Nhà nước liên quan đến vấn đề đối ngoại. Thông qua hệ thống Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có thể thu thập và cung cấp thông tin về dư luận quốc tế cũng

như qua các Cơ quan đại diện để truyền tải thông tin, quan điểm của Việt Nam ra thế giới.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, “Ban Tuyên giáo Trung ương luôn luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của Bộ Ngoại giao – lực lượng tiên phong, chủ lực trong công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước”.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trung ương đang dự thảo Chiến lược về công tác thông tin đối ngoại giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Công tác thông tin đối ngoại phải gắn với mục tiêu phát triển đất nước 2030-2045 mà Đại hội Đảng ta đã đề ra. Một trong những điểm mới là tư duy về lực lượng, trong đó cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân đều có thể tham gia công tác thông tin đối ngoại. Đặc biệt, cần vận dụng, chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa các ứng dụng truyền thông kỹ thuật số, thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 vào công tác thông tin đối ngoại.

Theo Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thời gian tới, việc thông qua chiến lược và triển khai chiến lược hiệu quả là rất quan trọng.

Việc đổi mới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, trong đó có sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Ngoại giao là yếu tố quan trọng để công tác thông tin đối ngoại hoạt động một cách chủ động, kịp thời, đồng bộ và hiệu quả hơn, góp phần đắc lực vào việc bảo đảm cả ba mục tiêu an ninh, phát triển và vị thế đất nước.

NGUYỄN HỒNG

Thông tin đối ngoại:

Cần phát huy vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng và đối ngoạiTheo Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, cả trong lịch sử và chặng đường hơn 35 năm đổi mới và chặng đường sắp tới, hướng tới thực hiện những mục tiêu chiến lươc của đất nước, công tác thông tin đối ngoại luôn đóng một vai trò rất quan trọng.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình (hàng đầu, thứ sáu, từ phải tham dự Hội nghị Phát huy nền tảng số trong công tác Thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao, ngày 8/11/2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chỉ khi người ta hiểu được mình, thì người ta mới ủng hộ mình, hoặc ít nhất là không chống mình.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”22

Đại hội XIII của Đảng đã xác định đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột cấu thành cơ bản của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam. Đối ngoại nhân dân ý thức như thế nào về vai trò của mình, thưa Đại sứ?

Những người làm đối ngoại nhân dân rất tự hào khi được khẳng định vai trò làm trụ cột trong nền ngoại giao toàn diện Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ý thức sâu sắc rằng, trách nhiệm của mình rất nặng nề và cũng trăn trở với một câu hỏi là làm thế nào để có thể làm một trụ cột và thực hiện vai trò trụ cột trong công tác đối ngoại.

Đối ngoại nhân dân có một lợi thế rất lớn là sự linh hoạt, mềm dẻo, có thể tiếp cận với nhiều đối tượng, có bề dày truyền thống. Thực tế, trong quá khứ, chúng ta đã huy động được mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam, có mạng lưới bạn bè và một tình hữu nghị bền chặt với nhân dân các nước. Đây chính là nền tảng và vốn quý cần được tiếp tục phát huy.

Bên cạnh đó, đối ngoại nhân dân xác định luôn đồng hành, hỗ trợ một cách thiết thực nhất cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước đạt được mục tiêu chung của đối ngoại và mục tiêu phát triển đất nước.

Thời gian qua, công tác đối ngoại nhân dân của VUFO đã có những giải pháp sáng tạo gì để linh hoạt và thích ứng với bối cảnh đại dịch Covid-19?

Có thể nói, Covid-19 đã khiến các hoạt động của chúng tôi phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là phương thức hoạt động và kết nối để nhanh chóng thích nghi được với tình hình mới. Mặc dù có những khó khăn do dịch bệnh nhưng chúng tôi đã cùng các tổ chức nhân dân khác của Việt Nam triển khai đồng bộ các hoạt động trên mọi lĩnh vực, nhanh chóng sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại, ứng dụng mạng xã hội, nền tảng Internet.

Trong bối cảnh Covid-19, các liên hệ với bạn bè quốc tế đã không bị gián đoạn. Chúng tôi đã tổ chức được hàng trăm hoạt động để kết nối, trao đổi thông tin thông qua các hội thảo, tọa đàm, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và cùng bạn bè khắc phục các khó khăn do đại dịch.

Không chỉ ở trung ương, các

hoạt động của địa phương cũng rất sôi động và đi đầu trong hoạt động hỗ trợ, vận động nhân dân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm... để quyên góp các nguồn lực ủng hộ đồng bào quốc tế và bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng tôi có nhiều sáng kiến nhằm huy động các nguồn lực quốc tế ủng hộ chúng ta. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để thể hiện tình cảm, sự ủng hộ mạnh mẽ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có giao lưu đoàn kết hữu nghị.

Điểm mới là các hoạt động này không chỉ thực hiện mục tiêu đối ngoại đơn thuần mà còn đưa được vào những nội dung thiết thực như các tọa đàm về phát triển kinh tế, bàn giải pháp công nghệ ứng phó dịch...

Như vậy, trong bối cảnh Covid-19, công tác đối ngoại nhân dân vẫn cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, có nhiều nét khởi sắc với những hình thức mới, sáng tạo và linh hoạt, cả trung ương đến địa phương.

Bên cạnh việc duy trì quan hệ song phương, chúng tôi đã thúc đẩy quan hệ đa phương với việc tham gia tích cực tại Diễn đàn Nhân dân Á - Âu, Diễn đàn Nhân dân ASEAN... và mở rộng sự tham gia vào năm cơ chế mới: các cơ chế Liên hợp quốc và tiểu vùng sông Mekong, Quốc tế tiến bộ, Mạng lưới Hòa bình và Hành tinh, Đại hội Hòa bình thế giới.

Cũng trong bối cảnh khó

khăn, các tổ chức phi chính phủ vẫn tiếp tục thể hiện cam kết hỗ trợ Việt Nam trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội.

Trước tình hình trong nước và quốc tế sẽ còn nhiều thời cơ và thách thức, đối ngoại nhân dân xác định những nội dung quan trọng gì trong giai đoạn tới?

Hoạt động của đối ngoại nhân dân nói chung và VUFO nói riêng đều nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả là hòa bình và hữu nghị. Bên cạnh đó, chúng tôi xác định trách nhiệm lớn là thực hiện vai trò là một trụ cột trong công tác đối ngoại và phải tham gia rất tích cực vào việc huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Giai đoạn tới rất quan trọng bởi chúng ta triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với nhiều chương trình và chiến lược lớn. VUFO cũng đã tổ chức sớm quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và xây dựng chương trình hành động, tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy, nội dung và phương thức hoạt động; tập trung mở rộng, củng cố mạng lưới đối tác, đa dạng hóa về lực lượng tham gia hoạt động hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, đặc biệt là các nước láng giềng, đối tác chiến lược, đối tác

toàn diện, đối tác truyền thống, với các hoạt động thiết thực, đi vào chiều sâu.

Thứ hai, xác định phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động nhằm tạo sức sống mới cho hoạt động đối ngoại nhân dân.

Cùng hoạt động song phương, đẩy mạnh các hoạt động tại các diễn đàn đa phương của khu vực và quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết và ủng hộ của bạn bè quốc tế, giải quyết những mối quan tâm chung của thế giới như an ninh truyền thống, môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, chủ quyền biển đảo...

Bên cạnh, việc tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển kinh tế xã hội, ứng phó thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu..., VUFO sẽ tích cực tham mưu, đóng góp vào xây dựng chính sách đối ngoại, đầu tư vào các sản phẩm thông tin đối ngoại.

Thứ ba, chúng tôi tiếp tục đồng hành cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, giải quyết những phức tạp nảy sinh trong quan hệ với các nước, góp phần phát huy lợi thế của đối ngoại nhân dân nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước.

Thứ tư, bảo đảm lực lượng làm đối ngoại nhân dân có đầy đủ năng lực, phẩm chất và bản lĩnh.

Bên cạnh sự quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, chúng tôi tiếp

tục hoàn thiện tổ chức tại trung ương và địa phương để có hệ thống vững mạnh và liên kết chặt chẽ, phát huy hiệu quả hoạt động.

Như khẳng định về sự đồng hành của đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại sứ có kỳ vọng về Hội nghị Ngoại giao 31?

Hội nghị Ngoại giao năm nay được tổ chức trong một bối cảnh rất mới. Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi quan hệ quốc tế, cách tiếp cận đối với những vấn đề mới cùng các thách thức mới nảy sinh đối với ngành Ngoại giao.

Đặc biệt, Hội nghị được tổ chức sau khi chúng ta có đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng khẳng định nhiệm vụ tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, huy động nguồn lực phát triển đất nước và xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hội nghị cũng được tổ chức sau khi chúng ta đạt được thành công lớn về ngoại giao từ quan hệ song phương, đa phương như hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN, nhiệm vụ hai năm là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...

Trong bối cảnh ấy, Hội nghị Ngoại giao năm nay được kỳ vọng là sự kiện rất quan trọng để triển khai đường lối đối ngoại trong bối cảnh tình hình mới. Đặc biệt, bên cạnh Hội nghị Ngoại giao, lần đầu tiên có Hội nghị toàn quốc về đối ngoại do Tổng Bí thư trực tiếp chủ trì cùng với sự tham gia của tất cả ban ngành trong cả nước tìm phương hướng mới thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng.

Hội nghị Ngoại giao 31 hẳn sẽ có nhiều thảo luận sôi nổi và nhiều ý tưởng mới cùng với sự hội tụ trí tuệ của không chỉ của riêng các nhà ngoại giao, cán bộ ngoại giao, mà cả trong hệ thống chính trị của nước ta. Tôi tin rằng, Hội nghị sẽ là một dấu mốc mới cho sự phát triển của không chỉ ngành Ngoại giao, mà của cả đối ngoại Việt Nam với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân!

TRỌNG VŨ (thực hiện)

Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), đối ngoại nhân dân xác định luôn đồng hành, hỗ trơ một cách thiết thực nhất cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước đạt đươc mục tiêu chung của công tác đối ngoại và mục tiêu phát triển đất nước.

Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia ủng hộ nhân dân Campuchia chống dịch Covid-19. (Ảnh: Tuấn Việt)

Đối ngoại nhân dân thích ứng cùng bối cảnh mới

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 23

LƯƠNG THANH NGHỊ Đại sứ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao

Với khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) thực sự là “bộ phận không tách rời và là một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, “công tác đối với NVNONN cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc” và là “trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân”. Đây là các quan điểm xuyên suốt, nhất quán trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về NVNONN như Nghị quyết 36-NQ/TW và Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị và những văn bản chỉ đạo khác, cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị.

Nhằm cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về việc “triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác NVNONN” và tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 36, Chỉ thị 45, ngày 12/8/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác NVNONN

trong tình hình mới. Các chủ trương, chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước và thực tiễn công tác đã cho thấy, công tác đối với NVNONN gồm ba nội dung lớn, đó là: xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến kiều bào; vận động kiều bào; hỗ trợ kiều bào. Nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc cần được thể hiện qua cả ba nội dung công tác này.

Xây dựng chính sách, pháp luật

Kế thừa Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45, Kết luận 12 tiếp tục đặt ra mục tiêu “hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ chính sách liên quan đến NVNONN”. Cần nhận thức được vai trò của việc xây dựng chính sách, pháp luật: khung pháp lý cơ bản dành cho kiều bào là nền tảng pháp lý để xây dựng, thực hiện những giải pháp vận động và hỗ trợ kiều bào, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của kiều bào. Đây là cơ sở để củng cố ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng chính sách, pháp luật. Các bộ, ban, ngành, tổ chức ở trung ương cùng với các cơ quan tại địa phương và

các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm nhận định, tham mưu kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách dành cho NVNONN, từ đó đưa ra kiến nghị chính sách, pháp luật phù hợp.

Vấn đề quốc tịch là một ví dụ: Có thể nói, việc có quốc tịch Việt Nam không chỉ là vấn đề pháp lý, mà đối với nhiều người đây còn là vấn đề tình cảm mang ý nghĩa thiêng liêng gắn bó với đất nước, là nguyện vọng chính đáng của đồng bào ta ở nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, Kết luận 12 đã chỉ rõ “Giải quyết nhu cầu chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và tinh thần của Nghị quyết 36”.

Kết luận cũng đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, phản hồi và phát huy ý kiến đóng góp của doanh nhân, chuyên gia, trí thức NVNONN. Điều này cho thấy mong muốn tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ kiều bào để nâng cao hiệu quả xây dựng chính sách, pháp luật, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, đồng hành với đất nước.

Ngày 23/10 vừa qua, lần đầu tiên, Ủy ban nhà nước về NVNONN (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ ra mắt Trang thông tin điện tử và Phát động chương trình “Khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định của pháp luật và thủ tục hành chính liên quan”. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, cho thấy quyết tâm triển khai các chủ trương một cách thực chất, hiệu quả, đồng thời ngày càng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến NVNONN.

Vận động NVNONNViệc vận động NVNONN

nhằm khơi dậy tinh thần hướng về quê hương, mong muốn góp phần vào sự phát

triển của đất nước. Việc này không chỉ bao hàm giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại, cảm hóa những cá nhân còn định kiến mà còn cả việc thu hút nguồn lực kiều bào, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước; cung cấp thông tin về đất nước cho kiều bào và khen thưởng, đãi ngộ, tôn vinh kiều bào có công, có thành tích. Đây là cơ sở để kiều bào hiểu đúng, hiểu rõ về tình hình đất nước, khơi dậy tình cảm gắn bó, từ đó khuyến khích kiều bào có những hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc.

Có thể thấy, việc vận động, thu hút nguồn lực của NVNONN có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc thực hiện tầm nhìn phát triển của đất nước trong thời gian tới. Để thu hút nguồn lực, khích lệ kiều bào có nhiều đóng góp hơn nữa hướng về quê hương, Kết luận 12 đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ nhằm vận động, tập hợp, cung cấp thông tin và kịp thời tôn vinh, khích lệ kiều bào.

Nhằm thực hiện những nhiệm vụ này, các cơ quan, tổ chức tham gia công tác nhận thức được vai trò của nguồn lực kiều bào đối với sự phát triển đất nước. Cần thấm nhuần quan điểm “mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài nếu mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc”. Đây là cơ sở củng cố ý thức trách nhiệm trong việc vận động kiều bào.

Đồng thời, kiều bào cần nhận thức được tầm quan trọng của chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng như trách nhiệm, vai trò đối với sự phát triển của quê hương, đất nước. Dù có thể có những khác biệt về nhận thức, quan điểm, miễn là không đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc, cùng hành động, phấn đấu

vì mục tiêu và những giá trị chung phù hợp với lợi ích của đất nước thì đều có mặt trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Hỗ trợ NVNONNViệc hỗ trợ NVNONN

nhằm mục đích giúp kiều bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, sinh sống, hội nhập vào xã hội sở tại, không chỉ bao gồm việc hỗ trợ địa vị pháp lý cho NVNONN và bảo hộ công dân mà còn bảo đảm quyền lợi chính đáng của NVNONN ở trong và ngoài nước; hỗ trợ kiều bào giữ gìn bản sắc văn hóa và duy trì, đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt và hỗ trợ các hội đoàn NVNONN.

Cho tới nay, đại bộ phận NVNONN có địa vị pháp lý ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại, ngày càng ý thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì bản sắc văn hóa và ngôn ngữ dân tộc đối với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng. Dù vậy, kiều bào ở một số nơi còn gặp khó khăn trong việc cư trú, không có địa vị pháp lý rõ ràng. Việc tổ chức các hoạt động duy trì văn hóa, ngôn ngữ dân tộc còn hạn chế, đứng trước nguy cơ về sự mai một ngôn ngữ, văn hóa dân tộc... trong thế hệ trẻ kiều bào.

Kết luận 12 đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, bao gồm tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ kiều bào, nhất là những địa bàn còn gặp khó khăn; đẩy mạnh ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng tội phạm người Việt trong cộng đồng; chú trọng hợp tác với nước sở tại, thúc đẩy đưa tiếng Việt vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục ở những nơi có đông kiều bào, đồng thời nghiên cứu về việc xây dựng trung tâm văn hóa Việt Nam và lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt để cổ vũ kiều bào, nhất là thế hệ trẻ học tập, giữ gìn văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.

Qua đây, có thể thấy chủ trương đại đoàn kết dân tộc được thể hiện xuyên suốt trong các nội dung công tác đối với NVNONN, đồng thời thể hiện tính hỗ tương mà trong đó, Đảng và Nhà nước cùng với cộng đồng kiều bào đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tinh thần đại đoàn kết, tạo nên sức mạnh tổng thể góp phần thực hiện thành công khát vọng phát triển của dân tộc.

Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong mọi mặt của công tác đối với NVNONN có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới.n

Kết luận 12 và chủ trương đại đoàn kết dân tộcMột trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Kết luận 12 của Bộ Chính trị là “tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc”, từ đó “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước nhằm tạo những bước tiến lớn trong công tác về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) trong tình hình mới. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao tượng trưng số tiền của cộng

đồng người Việt Nam ở nước ngoài ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 17/6. (Ảnh: Tuấn Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”24

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an), tình hình khu vực và thế giới ngày càng phức tạp, ngoại giao sẽ là lực lượng đầu tiên phát hiện sớm, phát hiện nhanh và phát hiện đúng những thời cơ và thách thức trong chuyển biến, vận động của mối quan hệ quốc tế lớn.

Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đối ngoại thực chất xét đến cùng đó là vấn đề an ninh quốc gia. Mối quan hệ gắn chặt giữa quốc phòng an ninh và đối ngoại là vấn đề khách quan của thời đại toàn cầu, hội nhập quốc tế sâu rộng. Đây cũng là vấn đề toàn cầu chứ không phải của riêng Việt Nam.

Không chỉ có vậy, cũng theo ông Lê Văn Cương, vai trò của đối ngoại còn bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục...

Xuyên thủng hàng rào, mở rộng hợp tác

Thế giới hiện nay đứng trước nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống mà một quốc gia không thể tự mình giải quyết. Theo ông, đối ngoại có vai trò như thế nào để giải quyết các thách thức an ninh này?

Trước đây, an ninh truyền thống là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quốc phòng, thông qua phương tiện là vũ khí chiến tranh. Còn hiện nay, việc cả thế giới với hơn 200 quốc gia đang gồng mình chống dịch Covid-19, rồi cuộc chiến không gian mạng giữa các cường quốc sục sôi, quyết liệt nhưng âm thầm không có tiếng súng, tiếng đạn pháo. Đó là an ninh phi truyền thống.

Khi các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống ngày càng mở rộng thì đối ngoại càng quan trọng, có vai trò dẫn đầu, có tính chất quyết định trong phát triển của đất nước. Đơn cử, việc kiểm soát đại dịch Covid-19 cần phải có hợp tác quốc tế, thông qua các hoạt động đối ngoại là chủ yếu…

Các thách thức an ninh mới, mở rộng hơn so với trước thì cũng dẫn đến yêu cầu phải có những hình thức mới của đối ngoại. Ý kiến của ông?

Trong lịch sử Việt Nam, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là do có sự lãnh đạo của Đảng - yếu tố đóng vai trò quyết định, sự đồng thuận đoàn kết chặt chẽ của hàng chục triệu người như một và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Ngày nay, khi các khái niệm

an ninh mở rộng thì chúng ta phải bổ sung phạm trù hoạt động ngoại giao và phải sử dụng những biện pháp tổng hợp phi vũ trang. Đó là ngoại giao văn hóa để lôi cuốn sự chú ý và và tôn trọng của đối tác. Là ngoại giao vaccine để thúc đẩy chuyển giao công nghệ vaccine… Như vậy, đối ngoại ở đây không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, mà còn cả y tế, xã hội...

Đánh giá của ông về vai trò của ngoại giao nói chung?

Trong thời kỳ kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt thực hiện mặt trận ngoại giao, tạo được sự ủng hộ rộng rãi giúp Việt Nam giải phóng đất nước.

Hiện nay cũng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà ta thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Không phải ngẫu nhiên mà 192/193 quốc gia bỏ phiếu cho Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Ngoại giao đã trực tiếp góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới. Chính trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng, ngoại giao cùng với quốc phòng an ninh đã tạo ra dấu ấn trong nhiệm kỳ XII với những “điểm son” như: Năm 2017 tổ chức thành công APEC ở Đà Nẵng; năm 2018 tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Hà Nội, tháng 2/2019, bảo vệ thành công cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều, sự kiện lôi cuốn cả thế giới chú ý theo dõi lần đầu tiên từ năm 1945 với hơn 2.700 nhà báo

quốc tế đã đến Hà Nội để đưa tin. Việc chúng ta tổ chức được hàng trăm cuộc họp các cấp của ASEAN trong suốt năm đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên năm 2020 cũng tạo ra dấu ấn đặc biệt quan trọng.

Những hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao - quốc phòng - an ninh như vậy đã khiến cả thế giới thừa nhận Việt Nam là một đất nước thanh bình, an toàn, ổn định và mến khách.

Như vậy, trên trục đối ngoại an ninh - quốc phòng, kinh tế thì ngoại giao gần như là một mũi đi trước hợp tác với an ninh và quốc phòng, mở đường cho đất nước phát triển, ngược lại, an ninh - quốc phòng hỗ trợ và gắn chặt với ngoại giao.

Phát huy vai tro tiên phong

Ông có nghĩ rằng, bởi vậy mà định hướng đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh việc phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại?

Đây là sự phát triển về nhận thức mới của Đảng. Lần đầu tiên Nghị quyết Đại hội xác định vai trò tiên phong của đối ngoại.

Nhưng thực tế thời gian vừa qua, ngoại giao đã thực sự đi tiên phong, nhất là trong trực tiếp góp phần vào cuộc chiến chống Covid-19 thông qua ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine.

Đã có sự vào cuộc của không chỉ Bộ trưởng Ngoại giao, mà với tất cả các lãnh đạo cấp cao nhất, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội và cả hệ thống chính trị, mà trong đó Bộ Ngoại giao đóng vai trò tham mưu, tổ chức.

Chống dịch như chống giặc. Chưa bao giờ ngoại giao lại có

thể xuyên thủng mọi hàng rào để mở rộng hợp tác như vậy. Trong những điều kiện nhất định, có nước hỗ trợ chúng ta hàng chục triệu liều vaccine, có nước hàng trăm nghìn liều. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã tận dụng được lòng tin của cộng đồng quốc tế, góp phần chống dịch.

Không chỉ nhấn mạnh vai trò tiên phong của đối ngoại, Đại hội Đảng cũng đặt vấn đề xây dựng một nền ngoại giao toàn diện và hiện đại. Ông quan niệm thế nào là một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại?

Trước đây khi nói đến ngoại giao chỉ là nói đến Bộ Ngoại giao, nhưng ngày nay ngoại giao đã trở thành hoạt động của tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, và của nhân dân. Ngoại giao cũng là của các ngành, của các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Văn hóa...

Tính toàn diện được đặt ra là như vậy. Như đã thấy, chỉ trong thời gian đầu triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các hoạt động ngoại giao được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, kể cả cấp địa phương.

Theo ông, bối cảnh mới, tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu mới nào với các hoạt động đối ngoại?

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định phông chung

của thế giới là hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Nhưng trong xu thế chung đó, vẫn tồn tại xung đột tại nhiều khu vực, trên nhiều lĩnh vực.

Bức tranh chung là như vậy. Nhưng cũng có nhiều điểm mới. Đó là từ năm 2021, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra hợp tác và cạnh tranh mang tính đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đặt ra cả thời cơ cũng như thách thức cho Việt Nam, cũng như khó khăn trong hợp tác nội bộ ASEAN.

Nhưng ngược lại, trong căng thẳng đó, ASEAN sẽ có cơ hội phát huy vai trò trung tâm kết nối và vai trò của Việt Nam cũng sẽ được đánh giá cao. Các cường quốc muốn hay không cũng phải thiết kế quan hệ với Việt Nam. Về kinh tế, rất nhiều tập đoàn khi tìm đất mới để đầu tư cũng sẽ đến Việt Nam.

Xét trên những khía cạnh đó thì theo tôi, trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới, Việt Nam có cả thách thức và cơ hội nhưng nhìn tổng thể thì cơ hội lớn hơn thách thức.

Vậy trong thời gian tới, theo ông, làm thế nào để phối hợp tốt hơn giữa an ninh và đối ngoại?

Quan trọng nhất là phải tỉnh táo, nhận rõ những chuyển biến lớn của khu vực và thế giới, phán đoán được rung lắc của những mối quan hệ đặc biệt quan trọng.

Do tình hình khu vực và thế giới ngày càng phức tạp nên vai trò của ngoại giao càng ngày càng lớn và sẽ là lực lượng đầu tiên giúp phát hiện sớm, phát hiện nhanh và phát hiện đúng những thời cơ và thách thức trong chuyển biến, vận động của mối quan hệ quốc tế lớn, từ đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những kế sách để tận dụng tối đa những cơ hội và vượt qua thách thức.

NGUYỄN KIM(thực hiện)

Đối ngoại xét đến cùng là an ninh quốc gia

“Chưa bao giờ ngoại giao lại có thể xuyên thủng mọi hàng rào để mở rộng hợp tác như vậy”.

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Thiếu tướng Lê Văn Cương,

nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu

Chiến lược, Bộ Công an.

Việc tổ chức thành công cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều năm 2019 là một “điểm son” của ngoại giao Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 25

According to Maj. Gen. Le Van Cuong, former Director of the Institute of Strategic Studies at the Vietnamese Ministry of Public Security, in the context of regional and global complexities and unpredictability, diplomacy will take the lead in early detecting risks and challenges.

Security-defense and foreign affairs have become inseparable domains against the backdrop of globalization in the world and Viet Nam’s extensive international integration, since Viet Nam joined ASEAN and normalized its ties with the US in the mid-1990s. After all, the foreign affairs is a matter of national security, Maj. Gen. Cuong said.

Therefore, the close relationship between security, defense and foreign affairs is an objective reality in the era of globalization and integration for every country all over the world, including Viet Nam.

Additionally, according to Maj. Gen. Le Van Cuong, foreign affairs today also has a role to play in every area, including society, -economy, culture, education, among many others.

In the past, traditional security meant the struggle for national defense, with physical weapons as the primary tool, Mr. Cuong said.

In the present day, as traditional and non-traditional security challenges are constantly on the rise increase, foreign relations becomes much more important, playing a leading and decisive role in national development.

New security challenges call for new forms of external activities. What is your opinion?

In history, Vietnamese people won the two struggles for national liberation and independence thanks to the leadership of the Communist Party, the close unity and solidarity of tens of millions of people, and international assistance.

Without the supply of weapons, ammunition and necessities from foreign friends and partners, Viet Nam would have still been able to liberate the country. However, it would have taken longer and with more losses and casualties.

Today, as security concepts are expanded, we must extend the scope of diplomacy. It is cultural diplomacy that can help a country gain attention and respect. It is vaccine diplomacy that shall promote the transfer of vaccine technology, etc. Thus, diplomacy here is not only in culture but also in health and society, etc.

What is your general assessment of the role of diplomacy?

As mentioned above, diplomacy created opportunities for Viet Nam to reduce casualties and shorten the time to liberate the country.

In the meantime, it is not by accident that we have established strategic and comprehensive partnerships with all permanent members of the United Nations Security Council (UNSC). It is also understandable that 192 out of 193 UN members voted for Viet Nam to become a non-permanent UNSC for the term of 2020-2021.

Diplomatic activities have supported Viet Nam in enhancing its global position. Viet Nam’s image is promoted through diplomatic activities.

As stated in the Resolution of the 13th National Party Congress, together with defense and security, diplomacy made a significant contribution to the country’s overall achievements with “remarkable milestones” such as APEC Summit in 2017 in Da Nang, the World Economic Forum in Ha Noi in 2018 and the US-DPRK Summit in 2019, to name a few.

The Trump-Kim summit in 2019 in Viet Nam put the country in the greatest spotlight for the world press for the first time since 1945 because more than 2,700 international journalists came to Ha Noi to cover the event. In 2020, amid a complex pandemic, Viet Nam succeeded in taking the ASEAN Chairmanship, holding hundreds of virtual meetings for the first time.

The close concert between diplomacy - defense - security has helped the international community recognize Viet Nam as a peaceful, safe, stable and hospitable country.

Despite the complexities development of the COVID-19

pandemic, Vietnam and ASEAN investment has increased during 2021.

Thus, on the axis of diplomacy, security - defense and economy, diplomacy is alike a forerunner in cooperation with security and defense, to pave the way for national development, and conversely, security - defense supported and associated closely with diplomacy.

It is why the 13th National Party Congress raised the issue of promoting the pioneering role of the foreign affairs sector, isn’t it?

This is the new perception and mindset of the Party. For the first time, the Resolution of the National Party Congress defined the pioneering role of foreign affairs. Diplomacy has already taken the lead, especially by indirectly contributing to the battle against COVID-19 through health and vaccine diplomacy.

There has been not only the engagement of the Foreign Minister but also the participation of all the top leaders, from the General Secretary of the Communist Party, the President, the Prime Minister and the Chairman of the National Assembly in vaccine diplomacy, in which the Ministry of Foreign Affairs plays the role of an adviser and organizer .

Fighting against the pandemic is like fighting against the enemy. Diplomacy has been able to break down all barriers to expand cooperation. Many countries have supported Viet Nam with millions or hundreds of thousands of vaccine doses. It is essential that the international community place their trust in us and help us fight COVID-19.

The 13th National Party Congress also calls for a comprehensive and

modern diplomacy. What is your thought on comprehensive and modern diplomacy?

Previously, diplomacy referred just to the Ministry of Foreign Affairs. Yet, today, diplomacy has become an activity undertaken by all agencies of the Party, the government, the National Assembly, and the people.

Diplomacy is also of the Ministry of Foreign Affairs, Defense, Public Security, Planning-Investment, Finance, Culture, etc.

This is what comprehensiveness means. As seen after adopting the Resolution of the 13th National Party Congress, diplomatic activities have been implemented across all fields and services, including at the local level.

In your opinion, what are the new requirements for foreign activities in the new context?

As stated in the documents of the 13th National Party Congress, peace and cooperation for development is still the main trend worldwide. However, conflicts still arise in many regions and fields, over economic, and political matters, security, territorial sovereignty, religion, ethnicity, etc.

Moreover, that general picture also has many new features. By 2021, strong cooperation and fierce confrontation have emerged between the US and China in the Asia-Pacific region.

And that creates both opportunities and challenges for Viet Nam, especially the pressure to choose a side.

ASEAN will have the opportunity to advance its central role as a connectivity hub, and Viet Nam’s role will also be appreciated. Like it or not, big powers have to take into consideration relations with Viet Nam. At the same time, many giant corporations will seek out

Viet Nam when they want to find a good destination for their investment.

In that regard, Viet Nam is facing both challenges and opportunities, but the opportunity is more significant than the challenge. The question is, how shall Viet Nam take advantage of the opportunity and overcome the challenge?

According to the 13th National Party Congress’s document, the security environment for the development of our country in the coming time will be full of new and more complex issues. The Government has to think of a way to protect ourselves early and from afar. In your opinion, why should we raise this issue?

Protecting the country early and from afar is a philosophy raised more than 2,000 years ago, during the period of China’s most brilliant development with great men like Confucius, Sun Tzu, Mencius, etc.

It is more important to broach the issue in the context of the current complex global landscape with non-traditional and traditional security challenges that would significantly impact the security of Viet Nam in particular and other countries at large.

And in the effort to protect the country from an the early stage, diplomacy takes a leading role. Like “magic eyes”, it can detect new changes and risks in the world and region, give warning to all relevant authorities to make timely domestic and foreign policy adjustments, and come up with well-prepared plans to take advantage of opportunities and overcome challenges.

Moving forward, what should we do to better link external security work to foreign affairs?

The most important thing is to be sensitive and aware of significant changes in the region and the broader world, and predict the fluctuations within effective relations.

As I said before, in the context of an increasingly complex regional and global situation, diplomacy will have an increasingly more significant role, being the first to discover opportunities and quickly figure out challenges, providing advise to the Party and Government in order to arrive at strategies to harness the best options and overcome challenges.

By NGUYEN KIM

Diplomacy to take the lead in early detecting risks and challenges

Viet Nam succeeded in taking the ASEAN Chairmanship 2020 amid pandemic complexity. (Photo: N. Hong)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”26

Khi Quốc kỳ Việt Nam tung bay tại các phái bộ Liên hợp quốc

Trong những năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Việt Nam đã có nhiều đóng góp nổi bật, ghi nhiều dấu ấn đậm nét và được Liên hợp quốc (LHQ) và bạn bè quốc tế công nhận.

Đóng góp thực chất, hiệu quả

Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam, tính đến nay, Việt Nam đã cử 250 lượt cán bộ, nhân viên quân đội đi làm nhiệm vụ GGHB LHQ tại trụ sở LHQ (New York, Mỹ) và tại các phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi.

Về hình thức sĩ quan hoạt động độc lập, Việt Nam đã cử 61 lượt sĩ quan quân đội đi làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu, quan sát viên quân sự và sĩ quan liên lạc. Về hình thức đơn vị, Việt Nam đã cử được 3 lượt bệnh viện với 189 cán bộ, nhân viên y tế đi thực hiện nhiệm vụ này.

Đặc biệt trong đó có 33 lượt nữ quân nhân trong đội hình bệnh viện dã chiến và 8 nữ sĩ quan theo hình thức cá nhân, đạt tỷ lệ 16%, cao hơn tỷ lệ trung bình hiện tại của lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ tại các phái bộ (6,4%).

Tháng 6/2018, LHQ đã công nhận Cục GGHB Việt Nam là một trong bốn Trung tâm Huấn luyện quốc tế ở khu vực để triển khai huấn luyện theo Chương trình đối tác ba bên (Việt Nam, LHQ và một số nước đối tác). Đây là tiền đề để Việt Nam chủ trì, phối hợp với LHQ và Nhật Bản tổ chức ba khóa huấn luyện cho nhiều sĩ quan trong nước và quốc tế về công binh trong năm 2018, 2019 và 2020.

Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đồng thuận, nhất trí bầu Việt Nam là Chủ tịch Hiệp hội các Trung tâm GGHB khu vực châu Á - Thái Bình Dương (AAPTC) nhiệm kỳ 2020-2021 và Mạng lưới các Trung tâm huấn luyện GGHB của ASEAN (APCN) cũng lựa chọn Việt Nam làm Chủ tịch APCN nhiệm kỳ 2020-2021.

Với những đóng góp thực chất

và hiệu quả của lực lượng GGHB Việt Nam, Tổng thư ký LHQ, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách hoạt động GGHB và Cố vấn Quân sự của Tổng thư ký LHQ tại Trụ sở ở New York đã gửi thư cảm ơn Chính phủ Việt Nam về sự đóng góp y tế và chất lượng, năng lực của Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tại Phái bộ Nam Sudan.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng đánh giá rằng, những đóng góp của lực lượng GGHB Việt Nam chính là dấu ấn quan trọng, góp phần vào thành công khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu kỷ lục (192/193 phiếu).

Bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại

Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam khẳng định, việc tham gia hoạt động GGHB LHQ là bước triển khai cụ thể chủ trương hội nhập quốc tế, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nêu rõ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn xác định đây là một nội dung cụ thể của công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng nhằm thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế, duy trì môi trường hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

“Có thể khẳng định, việc quân đội tham gia hoạt động GGHB LHQ là một điểm sáng trong quan hệ giữa Việt Nam và LHQ. Hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tung bay tại các phái bộ LHQ,

hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong tham gia hoạt động GGHB đã đóng góp hết sức quan trọng vào công tác hội nhập quốc tế về quốc phòng trên nhiều lĩnh vực”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam, việc Việt Nam cử lực lượng tham gia GGHB LHQ có ba ý nghĩa lớn.

Thứ nhất, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.

Thứ hai, góp phần nâng cao năng lực, bản lĩnh, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động GGHB LHQ, một lĩnh vực còn rất mới với Việt Nam.

Thứ ba, thông qua việc triển khai thành công hoạt động GGHB LHQ, Việt Nam đã khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với việc thúc đẩy hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới, xây dựng lòng tin với các đối tác và bạn bè quốc tế, góp phần vào bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Đồng thời, những thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình tham gia hoạt động GGHB LHQ cũng góp phần nâng cao uy tín và thành công của Việt Nam trên cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Bước tiến lớn và thiết thựcTriển khai Đề án tổng thể về

Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ và Đề án Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp

theo, Bộ Quốc phòng đã thành lập Đội Công binh và thực hiện các công tác chuẩn bị để triển khai ở một phái bộ phù hợp khi có đề nghị của LHQ.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nhận định: “Đây có thể coi là một bước tiến lớn trong tham gia hoạt động GGHB LHQ của Việt0 Nam, góp phần thiết thực vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới”.

Đồng thời, đây là bước triển khai nhằm nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế của đất nước và Lực lượng vũ trang Việt Nam, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực cán bộ, phục vụ nhu cầu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Qua đó, những người lính Cụ Hồ có cơ hội mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự và dân sự, góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ trong các điều kiện phức tạp, đa dạng, chiến tranh công nghệ

cao, ứng phó có hiệu quả các tình huống trong điều kiện chiến tranh hiện đại, thảm họa tự nhiên và các thách thức an ninh phi truyền thống.

Trong thời gian tới, nhằm phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ của các chiến sĩ mũ nồi xanh khi tham gia hoạt động GGHB LHQ, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng cho biết, Cục GGHB Việt Nam sẽ tập trung làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là lực lượng chuẩn bị triển khai tới Phái bộ về đường lối đối ngoại của Đảng, nhiệm vụ tham gia hoạt động GGHB LHQ và sự cần thiết phải giữ vững, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

“Mỗi cán bộ, sĩ quan, nhân viên, chiến sĩ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo trong huấn luyện, học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, pháp luật, các quy định, kỹ năng ứng xử trong môi trường làm việc đa quốc gia, bổ sung những nội dung còn hạn chế”, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các chiến sĩ mũ nồi xanh cũng sẽ tiếp tục tham gia nhiều hoạt động thực tiễn, công tác ngoại giao nhân dân có ý nghĩa như dạy học cho trẻ em; tổ chức các hoạt động thiện nguyện, văn hóa, văn nghệ; hướng dẫn cho người dân bản địa trồng trọt cải thiện cuộc sống, giúp đỡ phụ nữ các kỹ năng chăm sóc con cái, gia đình và vệ sinh phòng dịch,…

Đây cũng là một cách để tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế và chính quyền, nhân dân nước sở tại về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tạo được uy tín, ấn tượng tốt với họ.

Qua đó, chứng minh rằng phẩm chất, bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ luôn được gìn giữ, phát huy và tỏa sáng trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhiệm vụ nào của Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới.

TRANG TRẦN

Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam tung bay tại các phái bộ Liên hơp quốc, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình đã đóng góp quan trọng vào công tác hội nhập quốc tế về quốc phòng, hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

“LHQ đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ, hoan nghênh sự ủng hộ Việt Nam đối với các sáng kiến của LHQ về GGHB cũng như việc Việt Nam trong các năm qua luôn duy trì tỉ lệ nữ quân nhân trong lực lượng GGHB LHQ ở mức đáng khích lệ, cao hơn mức khuyến nghị của LHQ” - Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách hoạt động GGHB Jean-Pierre Lacroix

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng (thứ năm từ phải) và các sĩ quan tại lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 lên đường làm nhiệm vụ tại Nam Sudan (Ảnh: Cục GGHB Việt Nam)

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. (Nguồn: vnexpress)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 27

Over the years, Viet Nam’s peacekeeping force has made many outstanding contributions and won many impressive achievements recognized by the UN and the international community.

Effective and efficient contributions

According to Major General Hoang Kim Phung, Director of Viet Nam’s Department of Peacekeeping Operations, as at present, Viet Nam has sent 250 servicemen and staff to UN Peacekeeping Missions at the UN Headquarters (New York, USA) and other missions in South Sudan and the Central African Republic.

In terms of individual operation officers, Viet Nam has sent 61 service tours of military officers serving as staff officers, military observers and liaison officers. Regarding the unit form, Viet Nam has dispatched field hospitals involving 189 medical staff.

Most notably, there are 33 female officers in the field hospitals and 8 female officers in individual operation, accounting for 16% of total officers. This percentage is higher than the current average rate among forces participating in UN peacekeeping missions (6.4%).

In June 2018, the UN recognized the Viet Nam’s Department of Peacekeeping Operations as one of the four international training centers in the region to conduct training under the Tripartite Partnership Program (Viet Nam, UN, and other partner countries). This was the premise for Viet Nam to

chair and cooperate with the UN and Japan in organizing three combat engineering training courses for many domestic and foreign officers in 2018, 2019, and 2020.

Countries in Asia – Pacific region have unanimously elected Viet Nam to be the President of the Association of Asia – Pacific Peacekeeping Training Centers (APPTC) for the 2020 – 2021 term, while the ASEAN Peacekeeping Centers Network (APCN) also selected Viet Nam as the APCN Chair for the 2020 – 2021 term.

Major General Hoang Kim Phung assessed that the contribution of Viet Nam’s peacekeeping forces is an important milestone, which contributed to Viet Nam’s election as a non-permanent member of the UN Security Council for the 2020-2021 term with a record number of votes (192 out of 193).

A concrete implementa-tion step of the Party and State’s foreign policy line

The Director of the Viet Nam’s Department of Peacekeeping Operations stated that participation in UN peacekeeping activities is a concrete step in implementing the policy of international integration and foreign policy line of the Party and State of Viet Nam.

Major General Hoang Kim Phung stated that the Central Military Commission and the Ministry of National Defense have always identified peacekeeping as a specific element of international

integration and defense diplomacy in order to demonstrate Viet Nam’s responsibility in solving international issues, maintaining a peaceful and stable environment in the region and the world, and contributing to the protection of national interests.

“It can be said that the military participation in UN peacekeeping activities is a highlight in the relationship between Viet Nam and the UN. The image of Viet Nam’ national flag flying at UN missions as well as the presence of Uncle Ho’s soldiers in peacekeeping activities have made a very important contribution to international integration in defense”, Major General Hoang Kim Phung emphasized.

According to Director Hoang Kim Phung, Viet Nam’s dispatchment of forces to join UN peacekeeping operations bears three significant meanings.

Firstly, it contributes to improving the image, position and prestige of Viet Nam in general and the People’s Army of Viet Nam in particular at the international arena.

Secondly, it helps to build capacity, courage and experience for the staff participating in UN peacekeeping activities which is a very new area for Viet Nam.

Thirdly, through the successful implementation of UN peacekeeping activities, Viet Nam has affirmed its commitment to and responsibility towards promoting peace and stability in the

r e g i o n a n d t h e

world, building trust with international partners and friends, and contributing to defending the Fatherland from early and from afar by peaceful means.

At the same time, Viet Nam’s achievements in its participation in UN peacekeeping activities also contribute to enhancing the prestige and success of Viet Nam as a non-permanent member of the UN Security Council for the 2020-2021 term.A great and practical step forward

Implementing the Master Plan on Viet Nam’s participation in UN peacekeeping activities and the Project on the participation of the People’s Army of Viet Nam in UN peacekeeping activities in the period of 2014-2020 and the following years, the Ministry of Defense established the Combat Engineers Team and carried out preparations for the deployment of an appropriate mission at the request of the UN.

Major General Hoang Kim Phung said: “This can be considered as a great step forward in Viet Nam’s participation in UN peacekeeping activities, and a practical contribution to the protection of peace and stability in the region and the world”.

At the same time, this is an implementation step to further improve the prestige and position of the country and Viet Nam’s Armed Forces. It will add to strengthening international cooperation in defense and security, improving officers’ capacity, and serving the need of building a revolutionary, regular, elite, gradually modernizing modern people’s army.

In the coming time, in order to heighten the qualities of Uncle Ho’s army of blue-beret soldiers

when participating in UN peacekeeping activities, Major General Hoang Kim Phung said that the Viet Nam Department of Peacekeeping Operations would focus on improving education, raising awareness for officials and employees, especially those preparing to be deployed to the missions, about the Party’s foreign policy line, the task of participating in UN peacekeeping activities and the need to maintain and build on the qualities of Uncle Ho’s army in performingt this important task.

In addition, the blue-beret soldiers will also continue to participate in many practical activities, and meaningful gestures of people-to-people diplomacy such as teaching children; organizing volunteer, cultural and artistic activities; instructing local people in cultivating crops to improve their lives, helping women with childcare, family care and epidemic prevention skills, etc.

Peacekeeping Mission is also a way to introduce to international friends as well as the government and people of the host country about Viet Nam, its culture and people, and its heroic tradition and history of building and defending the country. This will create a good reputation and impression.

The mission also proves that the qualities and courage of Uncle Ho’s army have always been preserved, advanced and will always shine brilliantly no matter the conditions, circumstances and tasks of the People’s Army of Viet Nam in the new period.

By TRANG TRAN

An anouncement ceremony was held on17th November for the Vietnam-ese engineering unit rotation 1 and Level-II field hospital rotation 4 to be deployed to UN peacekeeping mission in Sudan. (Photo: Viet Nam's Department of Peacekeeping Operations)

Viet Nam’s flag flies at United Nations peacekeeping missionsThe image of Viet Nam’s flag against the sky at the United Nations (UN) peacekeeping missions as well as the participation of Vietnamese servicemen in peacekeeping activities are important contributions to its international integration in defense, thereby realizing the Party and State’s policy on protecting the Fatherland from afar.

Vietnamese green beret soldiers participating in people-to-people diplomacy. (Photo: Viet Nam's Department of Peacekeeping Operations)

“The UN highly appreciates the contributions of Viet Nam as a non-member member of the UN Security Council, at the same time welcomes Viet Nam’s support to UN initiatives on peacekeeping as well as Viet Nam’s maintenance of the proportion of female officers in the UN peacekeeping force at an encouraging level which is higher than the level recommended by the UN”, said the UN Under-Secretary-General for Peace Operations Jean-Pierre Lacroix

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”28

TS. NGUYỄN THỊ LAN ANHQuyền Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

Hành động đơn phương, sử dụng lực lượng chấp pháp vượt quá thẩm quyền, thậm chí sử dụng số lượng lớn tàu cá được trang bị vũ trang để duy trì hiện diện, tạo nguyên trạng mới, đồng thời, cản trở, can thiệp vào các hoạt động thăm dò, khai thác và quản lý tài nguyên của các quốc gia ven biển đang ngày càng mở rộng về phạm vi và tần suất gây quan ngại và xói mòn lòng tin giữa các bên. Sự hiện diện với mật độ cao, quy mô lớn của các lực lượng hải quân không chỉ là biểu hiện của cạnh tranh sức mạnh quân sự mà còn tiềm ẩn rủi ro, sơ suất dẫn tới đối đầu. Đặc biệt, sự gia tăng đột biến các hoạt động tập trận trên biển và trên không của các nước lớn đang làm lo ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang và quân sự hoá, khiến Biển Đông không chỉ là không gian biểu dương sức mạnh quân sự giữa các nước lớn, mà còn tiềm ẩn là điểm nóng xung đột của thế giới.

Xu hướng hợp tácBên cạnh những diễn biến

căng thẳng, xu hướng hợp tác đã có dấu hiệu khởi sắc. Sau 14 năm gián đoạn, Việt Nam và Philippines đã nối lại thỏa thuận khảo sát nghiên cứu khoa học biển. Malaysia và Brunei đạt được thỏa thuận hợp tác về dầu khí trong khu vực dàn xếp thương mại trên biển giữa hai nước. Trong khu vực, nhiều diễn đàn được tổ chức nhằm bàn thảo về các khía cạnh hợp tác biển, trong đó, có hợp tác bảo vệ môi trường biển, chống các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, khôi phục kết nối trên biển và phát triển kinh tế biển xanh.

Trên mặt trận chính trị, ngoại

giao, mặc dù còn những tuyên bố đơn phương làm phức tạp hóa tranh chấp, năm 2021 chứng kiến những chuyển động tích cực cả trong và ngoài khu vực. Các quốc gia, tổ chức có lợi ích liên quan như EU, Anh, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ... đồng loạt công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh lợi ích và cam kết đóng góp cho hợp tác duy trì ổn định trên không gian biển, kể cả sẽ tăng cường hiện diện tại khu vực Biển Đông nhằm củng cố và bảo vệ trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.

ASEAN và các diễn đàn ASEAN chủ trì đã tìm được tiếng nói chung khi khẳng định quan ngại với các diễn biến trên thực địa, khẳng định vai trò thống nhất và phổ quát của UNCLOS trong việc xác lập các yêu sách biển và kêu gọi các bên hợp tác xây dựng lòng tin, nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện Tuyên bố về các Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC). ASEAN cũng thành công trong việc ra Tuyên bố về Kinh tế biển xanh và tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sau một thời gian gián đoạn do tác động của Covid-19, quá trình đàm phán COC được

tiếp tục với mục tiêu chung là hướng tới bộ quy tắc thực chất và hiệu quả.

Trên lĩnh vực pháp lý, mặc dù nhiều văn bản nội luật được ban hành với phạm vi điều chỉnh và phạm vi áp dụng mập mờ, trao thẩm quyền vượt quá phạm vi chức năng của các lực lượng chấp pháp, đặc biệt là việc cho phép sử dụng vũ lực để trấn áp các hoạt động trên biển gây quan ngại về việc sử dụng vũ lực để hậu thuẫn, năm 2021 chứng kiến xu hướng tiếp diễn từ năm 2020 với việc vấn đề Biển Đông tiếp tục được nêu tại Liên hợp quốc. Nhật Bản và New Zealand đã gửi công hàm tới Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên hợp quốc bày tỏ một số lập trường pháp lý về Biển Đông. Nhật Bản phản bác việc áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng với Trường Sa và khẳng định tầm quan trọng của Phán quyết trọng tài Biển Đông trong việc đảm bảo duy trì tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông. Trong khi đó, New Zealand khẳng định giá trị duy nhất của UNCLOS trong việc tạo ra cơ sở pháp lý cho các yêu sách biển, bác bỏ quyền lịch sử, cũng như việc áp dụng đường cơ sở thẳng với Trường Sa, phản bác việc yêu sách chủ quyền và yêu sách vùng biển với các thực thể chìm, đồng thời, khẳng định giá trị

ràng buộc của Phán quyết trọng tài Biển Đông với các bên trong vụ kiện. Tiếp theo Mỹ, Australia, Anh, Đức và Pháp, đây tiếp tục là những tiếng nói của cộng đồng quốc tế, thể hiện quan điểm pháp lý rõ ràng, đề cao giá trị phổ quát của UNCLOS và công nhận giá trị pháp lý của Phán quyết trọng tài Biển Đông.

Trên lĩnh vực truyền thông, việc ứng dụng công nghệ viễn thám đã mở ra khả năng minh bạch hóa các diễn biến trên thực địa, khiến cộng đồng quốc tế dễ dàng nhận thức được các hoạt động đang diễn ra trên không gian biển. Tuy nhiên, công nghệ viễn thám cũng có thể bị lợi dụng, công bố những kết quả sai lệch theo ý chủ quan của con người. Bên cạnh đó, việc lồng ghép những yêu sách chủ quyền phi pháp vào ấn phẩm khoa học, hoạt động chuyên ngành của một số tổ chức quốc tế vẫn tiếp diễn, làm phức tạp và chính trị hóa hoạt động nghiên cứu khoa học.

Thông tin đa chiềuTuy nhiên, điểm sáng trên lĩnh

vực truyền thông là ngày càng có các diễn đàn mở, diễn đàn học thuật, công bố những thông tin, nghiên cứu khách quan, từ đó tạo ra hệ thống thông tin đa chiều, có thể kiểm chứng, làm tăng tính minh bạch và giảm thiểu sự kiểm

soát, bóp méo thông tin về vấn đề Biển Đông. Sự tham gia của các kênh thông tin phi truyền thống góp phần làm cho thông tin trao đổi nhanh và thông suốt, từ đó, góp phần gia tăng nhận thức của giới học thuật và cộng đồng quốc tế quan tâm về vấn đề Biển Đông.

Những gam màu sáng tối đan xen trong bức tranh Biển Đông cho thấy, mặc dù năm 2021 không có xung đột lớn xảy ra, Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều lớp sóng ngầm, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng lên thành sự cố lớn. Trong không gian chiến lược đang định hình với nhiều cấu trúc, liên kết an ninh mới hình thành đan xen ở phạm vi rộng lớn hơn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Biển Đông là tâm điểm, nơi chứng kiến cạnh tranh nước lớn diễn ra gay gắt nhất, đồng thời cũng là địa điểm thử nghiệm sự hình thành một trật tự quốc tế mới trên biển. Xu hướng quân sự hóa, sử dụng sức mạnh cường quyền, hay xu hướng tự do, rộng mở, tôn trọng lợi ích của các nước vừa và nhỏ, dựa trên luật pháp quốc tế sẽ thắng thế và chiếm vị trí chủ đạo trong trật tự mới trên biển, không chỉ phụ thuộc vào vai trò trách nhiệm của các nước lớn mà còn cần nỗ lực chung của các nước vừa và nhỏ, đặc biệt là các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. n

Biển Đông một năm nhìn lạiBiển Đông trong năm 2021 là một bức tranh với những gam màu sáng tối đan xen. Trên thực địa, tình hình tiếp tục căng thẳng, tiềm ẩn nhiều nhân tố dẫn tới xung đột trên biển và trên không.

Phiên khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, ngày 18/11/2021 tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát huy sức mạnh tổng hợp kim chỉ nam của đối ngoại đa phương [Tiếp theo trang 12]

Trước mắt, ta cần tiếp tục hoàn thành tốt các vị trí, vai trò mà Việt Nam đang đảm nhiệm tại các cơ quan của LHQ, đặc biệt là HĐBA, Hội đồng Chấp hành UNESCO, Ủy ban Luật pháp Quốc tế... Tổng hợp, đúc rút bài học kinh nghiệm từ các hoạt động đa phương lớn thời gian qua, từ đó chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình tham gia giai đoạn tiếp theo như Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Chủ tịch ASEAN 2030, HĐBA nhiệm kỳ tiếp

trong chu kỳ 10-15 năm… Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây

dựng và triển khai kế hoạch chuẩn bị nhân sự ứng cử vào vị trí lãnh đạo của một số cơ chế đa phương quan trọng, phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

Thứ tư, tranh thủ uy tín và “vốn” quan hệ được gây dựng khi Việt Nam đảm nhiệm các vai trò quốc tế quan trọng vừa qua để tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước,

các tổ chức quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực phát triển đất nước, trước mắt ưu tiên cho tiếp cận, triển khai vaccine, tư vấn chính sách và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch.

Thứ năm, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trong và ngoài nước nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương đồng thời nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh đất nước với quốc tế; kiện toàn cơ

chế phối hợp, đôn đốc triển khai đối ngoại đa phương; tăng cường nghiên cứu, dự báo chiến lược về các vấn đề toàn cầu, các diễn đàn đa phương quan trọng.

Thứ sáu, tiếp tục xây dựng cách tiếp cận đa ngành và liên ngành trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, các nội hàm liên kết trở nên sâu rộng, đa lĩnh vực, đa tầng nấc hơn rất nhiều.

Kim chỉ nam của đối ngoại đa phương là phát huy sức mạnh tổng

hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước; phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân với ngoại giao Nhà nước, giữa hoạt động đối ngoại với quá trình gia tăng nội lực, huy động mọi tiềm năng của toàn xã hội, phục vụ tốt nhất quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

THU TRANG (thực hiện)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 29

DR. NGUYEN THI LAN ANH Acting Director General of the East Sea Institute, Diplomatic Academy of Viet Nam

The expansion in scope and frequency of unilateral actions has caused great concerns and eroded trust amongst involved parties. Such actions include abuses of jurisdiction by law enforcement, deployment of massive fleets of armed fishing vessels to change status quo while interfering with other coastal states’ exploration, extraction, and management of resource, to name just a few. The high-density and large-scale presence of naval forces, especially the sudden increase in maritime & air exercises, not only is a manifestation of military power competition but also involve potential risks and errors that could lead to confrontation. Most alarmingly, the surge in naval and air exercises conducted by major powers are raising the concern of arms race and militarization, which may turn the region into not only an arena for sabre rattling among major countries

but also the world’s potential flashpoint.

The tendency to cooperate

Yet, besides tension, there are signs for improvements in regional cooperation. After 14 years of interruption, Viet Nam and the Philippines have resumed their joint marine scientific research agreement. Malaysia and Brunei reached an agreement on joint development in Commercial Arrangement Area. In the region, many forums have been held to discuss maritime cooperation across many areas, including protecting environment, combating climate change, restoring sea connectivity, and developing the blue economy.

On the political and diplomatic fronts, despite the unilateral statements that complicate disputes, 2021 has also witnessed positive moves both inside and outside the region. Countries and organisations with vested interests such as the EU, UK, France, the Netherlands, and India have all announced their respective Indo-Pacific strategies, stressing their commitment to maintaining stability, including through a consistent presence in the South China Sea to strengthen a maritime order based on international law.

ASEAN and ASEAN-led fora have found a common voice in stating concerns over developments on the ground, and championing the unifying and universal role of UNCLOS in establishing maritime claims, calling on all parties to cooperate in trust-building, and stressing the necessity of implementing

the Declaration on Code of Conduct in the South China Sea (DOC) and advancing the negotiation of a Code of Conduct in the South China Sea (COC). ASEAN has also succeeded in issuing the Declaration on the Blue Economy and enhancing cooperation among member countries in many areas such as maritime transport connectivity, marine environmental protection, marine waste, and maritime security and safety. Quite remarkably, after a period of interruption due to COVID-19, the negotiation of a Code of Conduct (COC) has been resumed with the common goal of working towards a set of practical and effective rules.

On the legal front, the year saw many domestic law documents issued with ambiguous scope of regulation and application, granting authority beyond the jurisdiction of law enforcement agencies, especially for the use of force to suppress activities at sea. Such permission has raised concerns about the use of force to support and expand illegal maritime claims.

Nevertheless, 2021 continues to witness the continued mentions of the South China Sea at the United Nations, a trend starting back in 2020. Japan and New Zealand have sent notes-verbale to the United Nations Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) expressing a number of legal positions on the South China Sea. Japan rejected the application of the straight baseline method to the Spratly Islands and affirmed the importance of the South China Sea Arbitration Award in ensuring the maintenance of freedom of navigation and

overflight in the South China Sea. Meanwhile, New Zealand affirmed the value of UNCLOS as the sole legal basis for maritime claims, rejected the so-called historic rights and the application of a straight baseline to the Spratly Islands, opposed the sovereignty and maritime claims over submerged features, and reaffirmed the binding value of the South China Sea Arbitration Award to the parties involved. Following the US, Australia, UK, Germany, and France, these statement continue to be the voices of the international community in expressing clear legal positions, upholding the universal value of UNCLOS, and recognising the legal value of the South China Sea Arbitration Award.

In the field of information, the application of remote sensor technology has opened up the possibility for transparency of developments in the field, making it easier for the international community to perceive activities taking place in maritime domain. However, remote sensing technology can also be exploited and manipulated according to the subjective will of human actors. In addition, the integration of illegal claims into scientific publications and professional undertakings by certain organizations still persists, further complicating and politicizing research activities.

Multidimensional Information

However, a silver lining in the field of communications is that there are more and more open academic fora for the disclosure of information and unbiased

research, thereby creating a multidimensional and verifiable information system that helps in increasing transparency and minimising the domination over and distortion of information on the South China Sea. The participation of non-traditional information channels on social media has also contributed to the rapid and uninterrupted flow of information with greater coverage, consequently contributing to increasing global awareness by the academic and international community interested in the South China Sea issue.

The interweaving shades of light and dark in the South China Sea picture show that there exist potentials for conflicts to erupt at any time despite the absence of major conflict. In an emerging strategic space with many newly formed security structures and groupings intertwined on a broader scale in the Indo-Pacific, the South China Sea is the centerpiece for intense great power competition. It is also the testing ground for the formation of a new international order at sea. Which shall prevail and become the mainstream in the new order at sea, the tendency of militarisation and hegemony or the trend of freedom, openness, and respect for the interests of small and medium-sized countries based on international law? The answers will depend on not only the roles and responsibilities of great countries, but also the joint efforts of small and medium countries, especially countries in the region such as Viet Nam.n

The South China Sea:

A year looking backThe South China Sea in 2021 is alike an intricate painting with vibrant interweaving patches of colours. On the field, tension continues to persist, with numerous factors potentially leading to conflicts at sea and in the air.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”30

TS. LÊ ĐÌNH TĨNH*Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao

Là quốc gia nằm ở cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam rất hoan nghênh sự kết nối mang tính hợp tác và xây dựng của tất cả quốc gia và đối tác trong Tiểu vùng.

Với tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam đã có cách tiếp cận ngày càng chủ động khi có những đóng góp rõ nét đối với các vấn đề chung của Tiểu vùng thông qua việc đảm nhận vai trò của quốc gia ủng hộ ngoại giao đa phương và kết nối đối tác. Điều này củng cố sự tự tin ngoại giao của Việt Nam, và cùng với các đối tác góp phần tạo dựng một cục diện thuận lợi hơn tại Tiểu vùng sông Mekong cũng như khu vực Đông Nam Á.

Cách tiếp cận mớiCó thể nói, lối ứng xử đối ngoại

của Việt Nam phù hợp với khuôn khổ phân tích về một người chơi chủ động và có trách nhiệm cao trên trường quốc tế. Việc triển khai mang tính chủ động của các quốc gia vừa và nhỏ thường gắn với phạm trù của “ngoại giao chuyên biệt”. Với tư cách là một lĩnh vực chuyên biệt của phát triển và an ninh nguồn nước, tăng cường hợp tác ở Tiểu vùng sông Mekong phù hợp với định hướng vai trò tiên phong của đối ngoại Việt Nam.

Trước hết, các hoạt động ngoại giao của Việt Nam cho thấy quan điểm ủng hộ vai trò mang tính xây dựng mà các bên liên quan khác đảm nhận tại tiểu vùng. Hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác không chỉ mang tính song phương mà còn ở cấp độ tiểu đa phương. Ví dụ, Việt Nam hoan nghênh vai trò của các nước khác trong Tiểu vùng như Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan trong các khuôn khổ như CLMV hay ACMECS. Việt Nam cũng đóng góp tích cực trong các cơ chế hợp tác như Ủy hội sông Mekong, Mekong - Lan Thương, Đối tác Mekong - Hoa Kỳ, Mekong- Ganga, Mekong- Nhật Bản, Mekong - Hàn Quốc. Đối với các quốc gia không có chương trình nghị sự riêng biệt về Mekong như Australia, Việt Nam sẽ tiếp cận từ góc độ các dự án hợp tác thiết thực như xây cầu ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các chương trình hợp tác của Australia liên quan đến sông Mekong trong ASEAN.

Thứ hai, việc đưa vấn đề sông Mekong vào các cơ chế của ASEAN - vốn là nỗ lực trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, là minh chứng cho thấy Việt Nam muốn

nhìn nhận vấn đề này qua lăng kính của chủ nghĩa đa phương (từ cấp độ tiểu vùng/tiểu đa phương đến cấp độ khu vực). Việc nâng vấn đề lên cấp độ ASEAN lúc đầu không đơn giản do không phải tất cả quốc gia ASEAN đều nằm trong Tiểu vùng sông Mekong. Do đó, ngay từ đầu, Việt Nam đã tiếp cận vấn đề một cách thận trọng và chỉ đưa ra quan điểm quyết đoán hơn khi các điều kiện trở nên thuận lợi hơn. Hiện tại, với vấn đề Mekong trong chương trình nghị sự của ASEAN, Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí chính trị của mình trong việc đóng vai trò cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Thứ ba, xét về khuôn mẫu hành vi, tính bao trùm, công khai, minh bạch và vai trò trung tâm của ASEAN là những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá trình xây dựng cấu trúc an ninh khu vực và giải quyết các vấn đề xuyên biên giới tại tiểu vùng. Cần lưu ý rằng Việt Nam là quốc gia ven sông Mekong duy nhất tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thông thủy, qua đó thể hiện bản chất của một quốc gia ủng hộ luật pháp quốc tế. Theo hướng đó, Việt Nam cũng ủng hộ việc sử dụng và quản lý công bằng và bền vững nguồn sông Mekong trên cơ sở phát huy mạng lưới ngoại giao rộng rãi với các nước láng giềng, các cường quốc tầm trung cũng như các nước lớn. Ngoài ra, trong tất cả cơ chế được xây dựng bởi các đối tác trong và bên ngoài có lợi cho hợp tác Tiểu vùng, Việt Nam đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ thông qua các sáng kiến cụ thể.

Vai tro trung gian và kết nối của Việt Nam

Các nước trong Tiểu vùng như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, cũng như các cường quốc và đối tác phát triển khác đóng vai

trò rất quan trọng đối với sông Mekong. Tuy nhiên, các đối tác bên ngoài khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia cũng được Việt Nam coi trọng vừa với tư cách là bên liên quan vừa trong vai trò của quốc gia thúc đẩy kết nối và hợp tác.

Tăng cường can dự tại Tiểu vùng Mekong là một lựa chọn chính sách khôn ngoan vì thông qua đó các nước sẽ có nhiều cơ hội nâng cao giá trị chiến lược của mình trong mối quan hệ với các nước trong Tiểu vùng và các đối tác khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng như cả cộng đồng khu vực. Về kinh tế, các chương trình, dự án tạo ra tác động tích cực đến Tiểu vùng và ASEAN, từ đó mang lại lợi ích cho chính các nhà tài trợ. Vốn ODA và các nguồn viện trợ thường đóng vai trò động lực thúc đẩy đầu tư và thương mại. Về chiến lược, sự tham gia của các nước này tại Tiểu vùng giúp tăng cường ảnh hưởng của họ trong ASEAN và khu vực nói chung. Đồng thời, sự hiện diện tại Tiểu vùng cũng góp phần tạo nên sự cân bằng quyền lực ở khu vực.

Bản chất và cách tham gia vào Tiểu vùng của các nước nói trên đã thúc đẩy sự hợp tác cần thiết theo chiều ngang và chiều dọc nhằm ứng phó với các thách thức và vấn đề cùng quan tâm như an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, đại dịch, phát triển bền vững, kết nối cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại, đầu tư, nâng cao năng lực.

Quá trình tham gia này đã và đang góp phần tạo nên trạng thái Cân bằng Nash, thay vì các hình thức tái định hình quyền lực thiên lệch. Ví dụ, Nhật Bản công khai tuyên bố rằng sáng kiến của họ trong Tiểu vùng không nhằm đối trọng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Đồng thời, có thể lập luận rằng không quốc gia nào trong số các nước này muốn thấy một

Tiểu vùng sông Mekong bị chi phối bởi một cường quốc duy nhất. Về mặt chính sách, tất cả đều tìm cách duy trì một trật tự đa phương dựa trên luật lệ với việc tôn trọng các cơ chế liên quan như ASEAN và Ủy hội sông Mekong. Điều đáng khích lệ là nhiều chương trình và dự án hợp tác cũng được liên kết với các chương trình của Liên hợp quốc như Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chẳng hạn như các cơ chế Mekong - Nhật Bản, Mekong - Hàn Quốc.

Theo quan điểm ngoại giao chuyên biệt, các lĩnh vực hợp tác vừa phản ánh lợi ích của các nước trong Tiểu vùng, vừa thể hiện năng lực thực sự của các cường quốc tầm trung trong các lĩnh vực không chỉ dành riêng cho các cường quốc như xây dựng năng lực, công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các khía cạnh khác của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Đó là chưa kể đến việc Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều là những cường quốc về công nghệ. Nhật Bản và Australia là hai trong số những nhà tài trợ hàng đầu cho Tiểu vùng, trong khi Ấn Độ tập trung vào các dự án ICT và Hàn Quốc thúc đẩy nhiều dự án thực chất khác.

Cần cái nhìn tổng thểMặc dù có những điểm tương

đồng trong cách tiếp cận đối với Tiểu vùng sông Mekong nhưng giữa các nước này vẫn có những khác biệt. Việc phân tích chính sách đối ngoại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sát ở cấp độ đơn vị chứ không chỉ ở tầm hệ thống, để thấy được các sắc thái khác biệt. Điều này đúng với việc quan sát hành vi của những cường quốc tầm trung tại Tiểu vùng.

Theo đó, Nhật Bản là quốc gia có chiến lược toàn diện nhất và phân bổ nguồn lực đáng kể nhất. Xét về cam kết đối với tài nguyên, Nhật Bản thậm chí còn vượt Hoa Kỳ và chỉ đứng sau Trung Quốc.

Trong khi đó, Hàn Quốc ngày càng quan tâm đến việc tham gia nhiều lĩnh vực với mức độ cao hơn trong Tiểu vùng thông qua “Chính sách phương Nam Mới”. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia duy nhất ngoài Tiểu vùng nâng tầm cơ chế Mekong lên cấp thượng đỉnh.

Về phần mình, Australia đã tham gia một cách thực chất nhưng có thể cần xây dựng một cơ chế hợp tác toàn diện với Tiểu vùng và có xu hướng gắn Mekong với các cơ chế hợp tác Australia - ASEAN. Trong khi đó, Ấn Độ cũng sớm tỏ ra quan tâm đến vấn đề sông Mekong và đề xuất hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, thách thức đối với Ấn Độ là khả năng thực hiện các chương trình do hạn chế về nguồn lực và ngân sách. Là nước nằm ở cuối nguồn sông Mekong và là nước tầm trung mới nổi, việc Việt Nam sử dụng chiến lược ngoại giao mang tính chủ động và gắn kết cao trong vấn đề này là hoàn toàn hợp lý.

Phân tích sâu hơn cho thấy, về mặt lựa chọn chính sách, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Việt Nam đều nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường kết hợp các mục tiêu dài hạn với các vấn đề cấp bách và trước mắt, nói cách khác là áp dụng một cái nhìn tổng thể. Ví dụ, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế đòi hỏi các dự án ngắn hạn cũng như đầu tư có tầm nhìn xa vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách (như đã nêu trong hợp tác Nhật Bản - Mekong). Về mặt này, sự tham gia của các quốc gia bên ngoài với Tiểu vùng vẫn còn dư địa để phát triển. Chẳng hạn hợp tác Australia - Mekong có thể tiến tới thể chế hóa chặt chẽ hơn, hay quan hệ đối tác Hàn Quốc - Mekong có thể được nâng lên tầm chiến lược. Trong khi đó, Ấn Độ có thể đề xuất trao đổi ở cấp cao hơn trong tương lai khi hợp tác trở nên thực chất hơn.

Tóm lại, với vị trí đặc biệt và nhu cầu cấp thiết của mình ở Tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam đã trở thành một bên liên quan rất tích cực trong các vấn đề ngoại giao và phát triển. Không dừng lại ở đó, Việt Nam đã nỗ lực đảm bảo sự phát triển của Tiểu vùng theo hướng công bằng, hợp lý và bền vững, bằng cách đẩy mạnh nỗ lực nội sinh cũng như tranh thủ mạng lưới quan hệ hợp tác sâu rộng với các nước trong Tiểu vùng, các đối tác bên ngoài, bao gồm các nước và đối tác phát triển lớn cũng như tầm trung.n

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Tiểu vùng Mekong trong ngoại giao chuyên biệt của Việt Nam

Chợ nổi Cái Răng.

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 31

DR. LE DINH TINH Director General, Institute for Foreign Policy and Strategic Studies, Diplomatic Academy of Viet Nam

As a riparian country and the lowest Mekong country, Viet Nam would certainly welcome the constructive and cooperative engagement of all countries and partners in the sub-region. Given the importance of the subject matter, the country has taken an increasingly proactive approach. With the Mekong example, Viet Nam has clearly contributed to the sub-regional public goods by assuming the roles of a multilateral supporter and partnership connector. That reinforces Viet Nam’s growing diplomatic confidence, and together with partners, enables a more conducive environment in the Mekong sub-region and region of Southeast Asia.

Viet Nam’s approach to the Mekong: A new look

Despite its growing but modest capacity, Viet Nam’s foreign policy behaviours fit the analytical framework of a highly proactive and responsible player in the international arena. The exercise of proactivism is often associated with niche diplomacy. The Mekong sub-region as a niche area proves the pioneering role of Viet Nam’s diplomacy as could be seen in the following activities.

First, Viet Nam’s diplomatic activities have indicated a view favorable towards the constructive roles assumed by other stakeholders in the region. The cooperation between Viet Nam and many partners are not only bilateral but also minilateral. For example, Viet Nam welcomes the roles of other subregional peers, namely Cambodia, Laos, Myanmar, and Thailand as could be seen in the CMLV and ACMECS. Viet Nam is also an active contributor in the Mekong River Commission, Mekong-Lancang, US Mekong Partnership, Mekong-Ganga, Mekong-Japan, and Mekong-Korea cooperation mechanisms. For countries without a separate Mekong agenda such as Australia, Viet Nam would tap into both practical cooperation projects such as bridge building in the Mekong Delta and the former’s cooperative Mekong-related programs in ASEAN.

Second, bringing the Mekong issue to the ASEAN mechanisms, an effort by Viet Nam during its chairmanship of ASEAN in 2020, testifies to the fact that Viet Nam wants to see the issue through

the lens of multilateralism (from the sub-regional, or minilateral, to regional level). Raising the issue to the ASEAN level is not a matter of convenience for Viet Nam given the fact that not all ASEAN countries are located in the Mekong sub-region. Hence at the outset Viet Nam approached the issue in a cautious manner, and only took a more assertive position when conditions became more favorable. At the moment, with the Mekong issue on the ASEAN agenda, Viet Nam has demonstrated its political will to act as a bridge between mainland and maritime Southeast Asia.

Third, in terms of behavioral pattern, inclusion, openness, transparency, and ASEAN’s centrality remain Viet Nam’s top governing principles in the construction of regional security architecture and resolution of trans-boundary water issues. It should be noted that Viet Nam is the only Mekong riparian country to join the United Nations Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses (UN Watercourses Convention), reflecting its identity as a rule-based order advocate. Viet Nam is also expected to support the equitable and sustainable utilization and protection of the Mekong river leveraging on its comprehensive network of diplomacy with neighbors and middle-to-great powers. In addition, in all the mechanisms that both subregional and external partners devise, Viet Nam has showed its strong support with specific initiatives.

Viet Nam’s betweeness and connectivity with partners in the Mekong

Subregional countries such as Cambodia, Laos, Myanmar, Thailand, major powers, and other development partners would certainly play siginficant roles in the Mekoing. It is, however, necessary to acknowledge the roles of other

external partners such as India, Japan, South Korea, Australia. In this regard, Viet Nam’s connections with these partners could be analyzed as follows:

Enhancing engagement in the sub-region is a rational choice because these countries would have more chance to increase their strategic value in their relationship with sub-regional countries and other partners, especially with the US and China and the regional community. Economically, the programs and projects create positive impact on the sub-region and ASEAN, and thereby bring benefits to the donors themselves. ODA funds and aid sources act as a facilitator of investment and trade. Strategically, the involvement of these countries in the sub-region is likely to strengthen their influence in ASEAN and the Asia-Pacific region at large. And as mentioned above, the presence in the sub-region also contributes to the balance of power in the Asia-Pacific region.

The substance and style of the above-mentioned countries’ sub-regional engagement have fostered both vertical and horizontal cooperation necessary to respond to challenges and issues of common concern such as water security, climate change, pandemics, sustainable development, infrastructure connectivity, trade promotion, investment, and capacity building. The engagement process contributes to a Nash equilibrium, instead of imbalanced forms of power reconfiguration. For instance, Japan has publicly stated that its initiative in the sub-region is not intended to counterbalance China’s Belt and Road Initiative. At the same time, it could be argued that none of these countries want to see a Mekong sub-region being dominated by any single power. In the behavioral sense, they all have sought to uphold a multilateral and rules-based order with respect to

relevant mechanisms such as ASEAN and the Mekong Rivers Commission. Many cooperation programs and projects are also linked with UN programs such as SDGs (e.g., Mekong-Japan and Mekong-ROK).

From the niche diplomacy point of view, the areas of cooperation both reflect the interests of the sub-regional countries and demonstrate real capabilities of middle powers in areas that are not unique only to major powers such as capacity building, information technology, digital transformation, and other aspects of the 4th Industrial Revolution. This is not to mention the fact that India, Japan, the Republic of Korea, and Australia are all technological powerhouses. For example, Japan and Australia are among the leading donors in the sub-region while India emphasizes ITC projects and the Republic of Korea promotes practical cooperation. As mentioned above, albeit not as powerful as great powers in comprehensive terms, middle powers outperform in certain areas compared to smaller countries.

Although there are similarities in their approach to the Mekong sub-region as analyzed, differences still exist amongst these countries. Foreign policy analysis requires a close examination at the unit level where nuances should be respected. This also holds true in the case of the these middle powers’ behavior in the sub-region. In comparison, Japan is the country having the most comprehensive strategy and most significant resource allocation. In terms of resource commitment, Japan surpasses the US and is second only to China. Korea is increasingly interested in multifaceted and high-level engagement in the sub-region with the New Southern Policy. Together with Japan, South Korea are the only two countries outside the sub-

region to upgrade the Mekong mechanisms to the summit level. South Korea, however, has to catch up with Japan in terms of financial support for the Mekong countries. Australia has substantively engaged in but has yet to devise a comprehensive mechanism of cooperation with the sub-region and tends to attach the Mekong to the Australia-ASEAN cooperative mechanisms. Meanwhile, India showed an early interest in the Mekong issue and proposed cooperation in various fields. The challenge for India, however, is its ability to execute programs due to the resource and budget constraints. As the lowest Mekong country and an emerging middle power, it is understandable that Viet Nam resorts to a highly proactive diplomacy strategy in this connection.

A deeper analysis reveals that, in terms of behavior, India, Japan, South Korea, Australia, and Viet Nam all have come to realize the need to combine longer-term targets with urgent and immediate problems, or in other words, adopt a holistic view. For example, in the fight against COVID-19, economic recovery requires both short-term projects and far-sighted investment in infrastructure, human capital, and policy (as indicated in Japan-Mekong Cooperation). In this respect, there is obviously still room for further development in these countries’ engagement with the sub-region. For instance, Australia-Mekong cooperation could move towards closer institutionalization while Korea-Mekong partnership could be elevated to a strategic level. For its part, India could propose higher-level exchanges in the future instead of the current ministerial meeting mechanism when cooperation becomes more substantive.

In conclusion, given its unique location and urgent needs in the Mekong sub-region, Viet Nam has naturally become a highly actively stakeholder in both diplomacy and development. Moreover, Viet Nam is more than just a natural partner. The country has worked hard to ensure the sustainable development of the sub-region by virtue of stepping up its own efforts and deeping the network of robust parnership with sub-regional peers and external partners. n

Views expressed here are the author’s only.

Connecting the Dots:

The Mekong in Viet Nam foreign policy

Prime Minister Pham Minh Chinh attended Viet Nam-initiated ASEAN high-level forum on sub-regional cooperation for sustainable development and inclusive growth held on November 30, 2021. (Photo: Tuan Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”32

Từ một nước có độ bao phủ vaccine Covid-19 thấp trong những tháng đầu năm, nhờ đẩy mạnh mũi tiến công ngoại giao vaccine cùng một chiến dịch tiêm chủng rộng rãi, quyết liệt và bài bản, đến nay, Việt Nam đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 ấn tượng.

Những kết quả đó là thành quả của chủ trương đúng đắn, quyết tâm cao độ của Chính phủ trong thực hiện chiến lược vaccine để mở rộng tiêm chủng cho toàn dân.

Chiến lược quyết liệt, kịp thời

Lùi trở lại những tháng đầu năm, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở trên thế giới và trong nước với sự xuất hiện và lây lan của các biến chủng mới, yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh vaccine Covid-19 là một mặt hàng vô cùng khan hiếm trên thế giới, từ khóa “ngoại giao vaccine” xuất hiện và trở thành một

trong những “mặt trận” tuyến đầu quyết định thắng lợi của chiến dịch vaccine và đóng góp thiết thực vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Trước yêu cầu cấp bách về phòng, chống đại dịch, ngày 13/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ liên quan, qua đó đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao vaccine.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine từng chia sẻ rằng, việc thành lập Tổ công tác này có những ý nghĩa rất quan trọng.

Có thể khẳng định rằng, đây là một quyết định kịp thời, nhắm đúng và trúng những gì đất nước đang cần; thể hiện chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết và trước hết; quán triệt đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín đất nước.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Tổ phó Thường trực Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine,

kể từ khi thành lập, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, với tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, Tổ công tác đã khẩn trương làm việc không ngừng nghỉ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tất cả các khâu, từ đánh giá, tham mưu, đề xuất các hình thức, biện pháp vận động, trao đổi với các đối tác.

Vận động vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ phục vụ phòng chống dịch được xác định là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại cấp cao.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội quan tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp rất quyết liệt, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm, gặp gỡ, hay tiếp xúc với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp lớn về dược phẩm/y tế… Tất cả đều vì ưu tiên số một là tiếp cận nguồn cung vaccine Covid-19 nhiều nhất, nhanh nhất, sớm nhất.

Thành quả ngọt ngàoVới sự vào cuộc của cả hệ

thống chính trị mà đi đầu là Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nỗ lực ngoại giao vaccine của Việt Nam đã thu về những thành quả ngọt ngào chính là những lô vaccine Covid-19 liên tiếp cập bến Việt Nam từ nhiều nguồn cung khác nhau.

Theo Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 7/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng trên 156 triệu liều vaccine Covid-19 và nhiều trang thiết bị y tế, thuốc men từ các đối tác song phương, đa phương cũng như kiều bào ta ở nước ngoài.

Cùng với đó, nhiều đối tác cam kết tiếp tục hỗ trợ, giao hàng đúng hoặc trước thời hạn, hợp tác sản xuất vaccine, thuốc với

Việt Nam trong thời gian tới.Cập nhật đến chiều ngày 9/12,

cả nước đã tiêm 130 triệu liều vaccine Covid-19. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,3% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 76% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Hiện nay Việt Nam đang ở trong số các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao và giảm đáng kể tác động tiêu cực của dịch bệnh, qua đó tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam có thể chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế.

Đây là một kết quả vô cùng ấn tượng mà có lẽ ở thời điểm đầu năm, mỗi người trong chúng ta chưa từng dám nghĩ tới. Những thành tựu này đã góp phần thúc đẩy cuộc chiến đấu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hệ lụy tiêu cực của đại dịch toàn cầu Covid-19, bảo vệ sức khỏe người dân, bảo đảm ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc để nền kinh tế trở lại đà phục hồi trong điều kiện bình thường mới.

Đồng thời, kết quả nổi bật của ngoại giao vaccine còn mang ý nghĩa chứng tỏ uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như mạng lưới quan hệ rộng mở với bạn bè khắp các châu lục. Đây là thành quả của 35 năm Đổi mới, là kết tinh của nỗ lực nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Tiếp tục đẩy mạnhTrong thời gian tới, dịch

Covid-19 được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa thể kết thúc trong tương lai gần. Nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới vẫn còn. Tình trạng thiếu hụt vaccine, thuốc điều trị vẫn nghiêm trọng, nhất là ở các nước đang phát triển và kém phát triển.

Tại Việt Nam, đợt dịch thứ 4, dù đang được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ dịch tấn công vào các khu công nghiệp, khu vực có mật độ dân cư cao, tác động nghiêm trọng đến việc phục hồi kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Trong bối cảnh đó, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 9/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết công tác ngoại giao vaccine tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm đảm bảo nhu cầu phục vụ tiêm chủng trong năm 2022.

Cùng với đó, công tác ngoại giao vaccine còn nhằm phục vụ việc tiếp cận các nguồn vaccine tiềm năng dành cho trẻ em; hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước; đảm bảo nguồn mua, hỗ trợ sản xuất, điều chế thuốc điều trị phòng Covid-19 trong nước và tiếp tục huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ các trang thiết bị y tế, thu hút đầu tư vào lĩnh vực y tế công cộng, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng y tế.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine đã xây dựng kế hoạch mua vaccine năm 2022 nhằm bảo đảm có vaccine cho trẻ em và tiêm mũi 3 cho người trưởng thành; tiếp tục tiếp cận nguồn thuốc điều trị; tăng cường kết nối, hỗ trợ hợp tác nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng…

Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế trong sản xuất vaccine để hỗ trợ phát triển vaccine trong nước, bảo đảm nguồn cung ổn định và tự chủ lâu dài về vaccine.

Xác định thuốc điều trị Covid-19 có vai trò quan trọng trong hạn chế các ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong và là giải pháp cho chung sống lâu dài, an toàn với dịch bệnh, Tổ công tác cần đẩy mạnh tiếp cận các loại thuốc đặc trị Covid-19.

Với tinh thần chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình mới, công tác ngoại giao vaccine đã và đang tiếp tục là một trong những mũi tiến công bứt phá trong đại dịch, góp phần phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Triển khai công tác ngoại giao vaccine, mỗi cán bộ ngoại giao đều trở thành những chiến sĩ, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước nhân dân, sẵn sàng xông pha vào “mặt trận ngoại giao” trong cuộc chiến không tiếng súng nhưng không kém phần cam go này.

THU TRANG

“Năm 2022 đang đến với những thách thức không thể lường trước vì đại dịch vẫn tồn tại và đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng với chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 thần tốc ở Việt Nam trong những tháng gần đây, cùng với sự ủng hộ của người dân đối với biện pháp đeo khẩu trang và các biện pháp ứng phó nhanh và linh hoạt của chính phủ, tôi tin rằng, Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức của đại dịch và sớm phục hồi” - Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.

“Tôi cho rằng, tiêm vaccine là giải pháp quan trọng giúp kiểm soát lâu dài đại dịch. Chính phủ Việt Nam đã chú trọng triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc và bảo đảm nguồn cung vaccine, nhất là thông qua hoạt động ngoại giao vaccine” - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas.

Ngoại giao vaccine -mũi tiến công bứt phá

Năm qua có lẽ là một năm đặc biệt ấn tương của công tác ngoại giao vaccine. Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm ngoại giao vaccine nhanh chóng “chiếm sóng” và trở thành một trong những trọng tâm trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Lễ tiếp nhận vaccine, trang thiết bị và vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 được chuyển về Việt Nam cùng Đoàn công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, tháng 9/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 33

Sứ mệnh của Ngoại giao kinh tế trong giai đoạn mới

Đại sứ ĐOÀN XUÂN HƯNGNguyên Thứ trưởng Ngoại giao

Trong những năm qua, Ngoại giao kinh tế (NGKT) đã trở thành một trong những trụ cột của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại và có đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của đất nước. Thật vui khi thấy công tác NGKT không chỉ còn là công việc của Bộ Ngoại giao, mà đã trở thành công việc thường xuyên của hầu hết các bộ, ngành, địa phương. Các doanh nghiệp cũng đã rất ý thức tận dụng vai trò của NGKT để phục vụ lợi ích phát triển của mình.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công rực rỡ, đã khơi dậy và khích lệ khát vọng của cả dân tộc về một đất nước thịnh vượng. Khát vọng to lớn của dân tộc nay bùng lên mạnh mẽ, trở thành một động lực, một đòn bẩy hết sức quan trọng để chúng ta tiến lên phía trước.

Để NGKT thực hiện vai tro trụ cột

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đặc biệt từ ngày thành lập nước Việt Nam mới, Ngoại giao đã có những đóng góp xứng đáng vào việc giành độc lập, bảo vệ và phát triển đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, Ngành đang thể hiện rõ ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là viêc phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần biến khát vọng về sự phồn thịnh của đất nước trở thành hiện thực. Ý chí, sự quyết tâm đó được thể hiện rất rõ trong lời tuyên bố của vị Tư lệnh ngành - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngay trong những giờ phút đầu tiên sau khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng. Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định “thời gian tới, ngành Ngoại giao phải tập trung toàn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước…. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào lĩnh vực NGKT, trong đó chú trọng tranh thủ nguồn ngoại lực để phục vụ các yếu tố nội lực. Hợp tác quốc tế giúp Việt nam hội nhập, phát triển, thực hiện được mục tiêu, khát vọng của mình”.

Là một người nhiều năm gắn bó với ngành, với công tác NGKT, tôi rất tán thành, ủng hộ cách đặt vấn đề như vậy của Bộ trưởng, coi đó mệnh lệnh đối với toàn ngành. Đây đúng là thời điểm để NGKT thực hiện vai

trò trụ cột, trọng tâm của mình trong các công tác ngoại giao sắp tới.

Những kết quả ý nghĩaKể từ khi tiến hành công cuộc

đổi mới đất nước từ 35 năm trước, công tác NGKT đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa.

Một là, với sự triển khai toàn diện, chủ động công tác ngoại giao, chúng ta đã tạo được môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển và tranh thủ nguồn lực to lớn từ bên ngoài cho sự phát triển. Hãy nhìn các mối quan hệ tạo dựng được với các đối tác chủ chốt của ta về kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Anh, ASEAN... Hãy nhìn lại sự tiên phong của Ngoại giao Việt Nam để có những bước đi “đột phá” về hội nhập quốc tế, tham gia các dàn xếp đa phương, ký kết các thỏa thuận kinh tế, trong đó có các thỏa thuận FTA; những con số ấn tượng về thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài (FDI); sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch, hợp tác lao động, tranh thủ nguồn kiều hối hàng năm từ 18-

20 tỷ USD… Đó là sự đóng góp của nhiều bộ, ngành, địa phương…mà Ngoại giao là lực lượng chủ công.

Hai là, Bộ Ngoại giao đã hết sức chú trọng công tác thông tin, tham mưu, đề xuất chính sách, phục vụ thiết thực Chính phủ điều hành nền kinh tế, hỗ trợ các bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp trong công tác kinh tế đối ngoại và hội nhập.

Ba là, Bộ Ngoại giao đã tích cực đồng hành, hỗ trợ, phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, huy động được sự tham gia ngày càng tích cực, hiệu quả của trên 5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài vào sự phát triển của đất nước. Điều đáng nói là, những chính sách rõ ràng, thiết thực, cập nhật thường xuyên giúp kiều bào ngày càng cảm nhận được quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước và ngày càng gắn bó mật thiết với đất nước như một “bộ phận không thể tách rời” của dân tộc.

Lấy NGKT là trọng tâmBộ trưởng đã yêu cầu phát đi

mệnh lệnh triển khai Ngoại giao toàn diện phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, trong đó NGKT là trọng tâm. Trên tình hình mới, sẽ rất phù hợp nếu ban hành một văn bản mới của Đảng về công tác NGKT, tạo cú huých mới cho công tác này, đồng thời tạo sự đồng thuận lớn hơn, sự phối hợp chặt hơn của các bộ, ngành địa phương, sự triển khai mạnh hơn công tác NGKT với các kế hoạch hành động có biện pháp căn cơ hơn.

Với sự quan sát của mình, tôi cho rằng, tới đây chúng ta nên tiếp tục triển khai các hướng đã được tiến hành thành công những năm vừa qua, đồng thời “khoanh vùng”, làm có trọng tâm, trọng điểm hơn. Những việc các bộ, ngành, địa phương đã làm tốt rồi thì tiếp tục để các đơn vị triển khai. Công tác NGKT nên tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thông tin, tham mưu. Công việc này được làm rất mạnh từ thời Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, nay ta cần tiếp nối, làm mạnh hơn nữa.

Thứ hai, tập trung xây dựng kế hoạch/phương án hợp tác căn cơ với các đối tác, nhất là các đối tác chủ chốt nhất cho sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt, coi trọng các dự án lớn có thể tạo nên sự khác biệt và có các biện pháp căn cơ triển khai.

Thứ ba, tăng cường kết nối, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hỗ trợ về mặt ngoại giao để các dự án, kế hoạch hợp tác tiềm năng được triển khai vào thực tế và sớm đi đến kết quả cuối cùng.

Bốn là, hỗ trợ để các dự án của các doanh nghiệp, nhất là các

dự án quy mô lớn có thể đóng góp thiết thực cho sự phát triển của đất nước và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, sớm đạt thỏa thuận và triển khai.

Với từng đối tác lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Nga, Australia, New Zealand, một số nước ASEAN... Bộ Ngoại giao có thể chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án hợp tác với các đối tác này, triển khai những dự án lớn thì 10 năm tới ta đã có những kết quả rất cụ thể, đáng kể, tạo sự khác biệt cho sự phát triển đất nước.

Sẽ rất tốt nếu chúng ta có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn, đề xuất những giải pháp hữu hiệu về việc tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu, hợp tác với những nước nào, đối tác nào? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước và giải pháp nào cho Việt Nam? Các lĩnh vực mũi nhọn của khoa học - công nghệ, y tế và hướng hợp tác? Về kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ... Cố gắng đề xuất về các hướng hợp tác tạo ra các “lợi thế so sánh động” cho nền kinh tế Việt Nam…

Việc nâng cao hơn nữa nhận thức về NGKT và lợi ích của sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành, địa phương cần được tiếp tục đẩy lên thông qua định hướng của Đảng và Chính phủ, cũng như công tác truyền thông. Với các dự án lớn của các doanh nghiệp quan trọng, cần tiếp tục hỗ trợ, kể cả ở cấp cao và thông qua các chuyến thăm cấp cao để sớm đạt được thỏa thuận và triển khai; cần đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực triển khai tốt công tác NGKT ở trong và ngoài nước, đào tạo cán bộ NGKT cho cả nước.

Tôi tin tưởng rằng, với kinh nghiệm đã tích lũy được trong mấy chục năm qua, nhất là 10-15 năm gần đây trong công tác NGKT, với sự định hướng rõ ràng, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, công tác NGKT trong giai đoạn tới sẽ thực hiện tốt sứ mệnh của mình, có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào việc biến khát vọng phát triển của dân tộc thành hiện thực. n

Sứ mệnh của Ngoại giao kinh tế trong giai đoạn tới là đóng góp hiệu quả vào việc hiện thực hóa khát vọng về sự thịnh vương của đất nước. Có thể nói, ngành Ngoại giao

đã rất thành công trong việc đi tiên phong, đề xuất, định hình, đưa vào vận hành một cách rất hiệu quả một công cụ ngoại giao quan trọng, đó là NGKT, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển đất nước.

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (thứ ba từ trái) chủ trì phiên 1 của Hội thảo Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước, ngày 7/12/2020. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tọa đàm các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp, ngày 10/12/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”34

Đường lối đối ngoại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định phát triển đất nước là nhiệm vụ xuyên suốt mọi hoạt động đối ngoại, theo đó “tất cả trụ cột, binh chủng đối ngoại đều nỗ lực đóng góp vào thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước, trong đó ngoại giao kinh tế là nòng cốt”. Nhiệm vụ này cũng đặt ra yêu cầu các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác định ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm.

Trong những năm qua, các hoạt động ngoại giao của Việt Nam đã được triển khai tích cực, trong đó có khu vực Trung Đông và châu Phi. Trên cơ sở quan hệ chính trị - đối ngoại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi ngày càng được củng cố và đi vào chiều sâu, quan hệ hợp tác kinh tế đã trở thành một trong những điểm sáng trong quan hệ hai bên. Đây chính là kết tinh của những nỗ lực không ngừng nâng cao hiệu quả ngoại giao kinh tế của các Đại sứ Việt Nam tại Trung Đông - châu Phi.

Đa dạng ngoại giao kinh tế Việt Nam tại Trung Đông - châu PhiMạng lưới Đại sứ Việt Nam tại khu vực Trung Đông - châu Phi đã và đang có những hoạt động ngoại giao kinh tế sôi động, đa dạng với vai trò mở đường, đồng hành, hỗ trơ người dân, địa phương và doanh nghiệp.

Cố gắng làm tốt nhiều mảng việc

Trong gần nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Mozambique đã ký kết nhiều hiệp định, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong các lĩnh vực hợp tác như an ninh, quốc phòng, nông nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa... và đặc biệt là Liên doanh Movitel của Tập đoàn Viettel tại Mozambique trong lĩnh vực đầu tư.

Trong quá trình triển khai công tác ngoại giao kinh tế, Đại sứ Việt Nam tại Mozambique Lê Huy Hoàng luôn xác định phương châm: “Ngoại giao kinh tế phải làm tốt nhiều mảng việc”. Theo Đại sứ, ta cần “tập trung theo dõi sát tình hình sở tại, tìm hiểu các chính sách kinh tế, mô hình phát triển sự đổi thay của sở tại để kịp thời tham mưu, tư vấn cho doanh nghiệp”.

Bên cạnh đó, Đại sứ cho biết cần “phải tích cực tìm kiếm cơ hội, nguồn lực phát triển cho đất nước; tạo sự đan xen lợi ích với các đối tác, đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, tiềm năng kinh tế của cả hai bên, phải chú trọng bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người dân Việt Nam ở nước ngoài.

Tối đa hóa tiềm năng hợp tácChia sẻ về phương châm trong ngoại giao kinh tế, Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu

vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, Đại sứ quán “luôn đặt ngoại giao kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong công tác đối ngoại, với phương châm tối đa hóa tiềm năng hợp tác, tận dụng mọi cơ hội đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước”.

Với phương châm trên, Đại sứ quán luôn chủ động tiếp cận lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn lớn của UAE để quảng bá tiềm năng hợp tác của các doanh

nghiệp Việt Nam cũng như tìm hiểu nhu cầu hợp tác đầu tư, thương mại của các đối tác UAE để giới thiệu, tư vấn cho các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp Việt Nam về các biện pháp thúc đẩy hợp tác.

Chủ động, sáng tạo và thực chấtNhận định về quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư đang chuyển biến tích cực

giữa Việt Nam và Qatar, Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng cho biết, “vẫn ở mức thấp khi so sánh với một số quốc gia Vùng Vịnh khác” , nhưng “tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn”.

Trên cơ sở đó, đối với Đại sứ Trần Đức Hùng, phương châm về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước nên hướng tới ba yếu tố: Chủ động, sáng tạo và thực chất.

Về yếu tố chủ động, Đại sứ cho biết luôn tranh thủ tiếp xúc với các doanh nghiệp trong nước quan tâm tới thị trường Qatar. Về yếu tố sáng tạo, Đại sứ quán đã tận dụng tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong làm việc và kết nối các doanh nghiệp Việt Nam và Qatar trong bối cảnh Covid-19. Về yếu tố thực chất, Đại sứ quán cũng đã có nhiều hoạt động giới thiệu và kết nối nhiều nhà đầu tư với địa phương và doanh nghiệp Việt Nam.

Nỗ lực vì lợi ích kinh tế nước nhàVề phương châm ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia

Vũ Viết Dũng chia sẻ “luôn ý thức được nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, xác định gắng sức làm bất cứ gì có lợi cho kinh tế nước nhà, cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Bên cạnh việc giới thiệu một số đối tác tiềm năng về đầu tư vào trong nước, Đại sứ quán đã có sáng kiến vận động các doanh nghiệp ta gửi hàng mẫu xuất khẩu sang để Đại sứ quán giới thiệu tới các nhà nhập khẩu.

Cùng với việc mở Phòng trưng bày sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Riyadh, Đại sứ quán đã trực tiếp mang hàng đi giới thiệu tại một số địa phương lớn ở Saudi Arabia và cũng có kế hoạch đưa hàng đi giới thiệu tại các địa bàn kiêm nhiệm (như Oman, Bahrain, Jordan).

Bên cạnh đó, xác định thế mạnh của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia cũng đang kiến nghị nhà nước ta có chính sách ngoại giao nông sản đối với Saudi Arabia để doanh nghiệp ta có thêm động lực, niềm tin khi “mang chuông đi đánh xứ người”.

Đại sứ Lê Huy Hoàng gặp làm việc với Ngoại trưởng Mozambique Verónica Nataniel Macamo Dlhovo, ngày 23/11/2020. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Mozambique).

Đại sứ Vũ Viết Dũng giới thiệu về Phòng giới thiệu sản phẩm xuất khẩu. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Đại sứ Trần Đức Hùng làm việc trực tuyến với Phó Chủ tịch Tập đoàn Vin Group và Trưởng đại diện Quỹ Đầu tư Qatar (QIA) tại Singapore ngày 10/8/2021. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Qatar)

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng, kinh tế Việt Nam và UAE có tính bổ trợ cao. (Ảnh: Thu Hương)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo “Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi: Tăng cường kết nối, cùng phát triển bền vững”, ngày 9/9. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 35

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):Với tiềm lực, cơ hội và những khó khăn trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, để đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại khu vực Trung Đông, theo tôi, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:Doanh nghiệp cần bám sát và trao đổi thường xuyên với các Cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ tại Trung Đông bởi đây chính là đơn vị “mở đường, đồng hành” chính thức và đại diện cho Việt Nam, có trách nhiệm cao nhất để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong công tác tìm hiểu thị trường, nhu cầu và đầu mối, hỗ trợ trong xúc tiến đầu tư, thương mại; Các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc nắm bắt, cập nhật thông tin, nghiên cứu kỹ về thị trường. Đặc biệt là phải xác định chính xác hơn nhu cầu của thị trường với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp, để từ đó xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu phù hợp...

Ông Krishnakanth Kodukula - Tổng Giám đốc Zamil Steel Việt Nam:  Trong thời gian qua, chúng tôi đã thấy nhiều nghị quyết và kế hoạch hành động tích cực của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư...Trong hai năm 2020 và 2021, trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy yếu mạnh và kinh tế giảm sút ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch bùng phát bằng gói hỗ trợ tín dụng và tài khóa bao gồm nhiều loại thuế, các biện pháp hỗ trợ. Tất cả hành động nhanh chóng và kịp thời này của Chính phủ Việt Nam đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và duy trì được dòng vốn FDI cho nhiều lĩnh vực quan trọng như sản xuất, công nghệ cao và ngành hàng tiêu dùng.

Chú trọng thúc đẩy, quảng bá du lịch Việt NamNhận thấy tiềm năng du lịch của người dân Kuwait, trong những năm qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait

đã chủ động xác định những điểm hạn chế, chủ yếu là do công tác quảng bá của Việt Nam chưa có chiều sâu và hiệu quả chưa cao, từ đó triển khai nhiều hoạt động mới mẻ nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam tới người dân Kuwait. Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Ngô Toàn Thắng cho biết, Đại sứ quán đã xây dựng trang mạng xã hội riêng trên Instagram để quảng bá, cập nhật hình ảnh du lịch của Việt Nam; phối hợp với những cây viết về du lịch có tiếng tại Kuwait nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam.

Dù đại dịch Covid-19 gây ra nhiều cản trở cho công tác xúc tiến du lịch nhưng theo Đại sứ Ngô Toàn Thắng, Đại sứ quán vẫn nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước để chuẩn bị sẵn sàng đón khách du lịch Kuwait đến Việt Nam.

Thực hiện: Nhóm PV Báo TG&VN

Bám sát bối cảnh và tình hìnhNhận định về công tác ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới, Đại

sứ Việt Nam tại Ai Cập Trần Thành Công cho rằng “công tác ngoại giao kinh tế phải bám sát bối cảnh và tình hình hiện nay, quán triệt các chủ trương, chính sách quan trọng của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phục vụ thiết thực cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025”.

Trong thời gian qua, Đại sứ quán đã làm việc với một số tỉnh, thành phố kinh tế lớn của Ai Cập; tích cực hỗ trợ tìm hiểu tập quán kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư, bảo hộ lợi ích và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tranh chấp thương mại với doanh nghiệp sở tại.

Trụ cột quan trọng trong chiến lược ngoại giaoÝ thức được tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế, thời

gian qua Đại sứ Việt Nam tại Morocco Đặng Thị Thu Hà đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Morocco, đặc biệt chú trọng việc duy trì sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác thường xuyên giữa các cơ quan quản lý lĩnh vực kinh tế thương mại và doanh nghiệp hai nước.

Bên cạnh đó, Đại sứ quán luôn chú trọng công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối đối tác, xử lý các vấn đề phát sinh khi doanh nghiệp gặp khó khăn, tổ chức các phiên kết nối doanh nghiệp hai nước...

Về định hướng trong thời gian tới, Đại sứ Đặng Thị Thu Hà cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco sẽ “tiếp tục bám sát các chỉ đạo trong nước về công tác ngoại giao kinh tế, đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp thực tế tình hình địa bàn, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh hết sức có thể các hoạt động xúc tiến hợp tác, thương mại, đầu tư”.

Để người tiêu dùng “nghiện” hàng Việt NamĐại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi cho rằng, để người tiêu

dùng Nam Phi “nghiện” hàng Việt Nam, ngoài nỗ lực của hai bên, quan trọng nhất vẫn là từ doanh nghiệp.

Ông chỉ ra các thách thức đáng quan tâm nhất. Thách thức lớn nhất là hàng Việt Nam phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc với những lợi thế khó phủ định là giá rẻ và mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng nhu cầu của gần 50% người tiêu dùng Nam Phi có mức sống thấp. Hiện chưa có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nào của Việt Nam ở Nam Phi, do đó các doanh nghiệp thường phải thanh toán qua các ngân hàng Trung Quốc.Thực tế này càng làm tăng thêm độ rủi ro cũng như tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp hai nước khi quyết định ký kết hợp đồng, hợp tác làm ăn với nhau, hoặc nếu có thì thiên về ngắn hạn và theo vụ việc.

Đại sứ Hoàng Văn Lợi đưa ra một số lời khuyên khi ký hợp đồng mua bán với đối tác Nam Phi, nhất là với các đối tác lần đầu thiết lập quan hệ làm ăn: Nên gặp gỡ trực tiếp hoặc tìm hiểu kỹ đối tác trước khi quyết định hợp tác; cần phải ký hợp đồng chính thức, có giá trị pháp lý ngay cả đối với các đơn hàng giá trị ít. Doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy xác nhận tài khoản của ngân hàng và giấy tờ tuỳ thân của chủ doanh nghiệp để kiểm tra, thẩm định thông tin về đối tác.

Đại sứ quán Việt Nam và Cơ quan Thương vụ tại Nam Phi luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ tích cực doanh nghiệp, trong đó có việc cung cấp thông tin, kiểm tra tính pháp lý và tình hình hoạt động của đối tác Nam Phi.

Nhiệm vụ trọng tâm thường xuyênTheo Đại sứ Việt Nam tại Israel Đỗ Minh Hùng, quan hệ thương mại

giữa Việt Nam và Israel trong những năm gần đây phát triển tốt đẹp với nhiều kết quả tích cực trong xuất nhập khẩu, thương mại... Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cùng khủng hoảng chính trị tại Israel đang đặt ra nhiều thách thức cho việc triển khai công tác đối ngoại, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế.

Đại sứ cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel luôn xác định công tác ngoại giao kinh tế là “nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên nhằm khai thác các thế mạnh trong quan hệ giữa hai nước”. Trong bối cảnh mới, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel xác định phương châm phải “chủ động, sáng tạo để đổi mới tư duy nhằm nhận diện, xác định các cơ hội mới và linh hoạt nhằm đổi mới cách làm, tận dụng từng cơ hội dù nhỏ nhất”.

Theo đó, Đại sứ quán tiếp tục duy trì các động lực quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại hai nước, thúc đẩy thành công các vấn đề chính sách như sớm kết thúc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do, khởi động đàm phán hiệp định lao động.

Đại sứ Ngô Toàn Thắng

chào xã giao Thống đốc tỉnh

Al-Ahmadi, Kuwait và quảng

bá du lịch Việt Nam. (Nguồn:

ĐSQ Việt Nam tại Kuwait)

Đại sứ Trần Thành Công làm việc với Phòng Thương mại tỉnh Biển Đỏ và tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập, từ ngày 5-7/7. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Ai Cập)

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi. (Nguồn: NVCC)

Đại sứ Đỗ Minh Hùng (thứ ba từ phải) gặp làm việc với Cục trưởng Lãnh sự Eyal Siso để thúc đẩy đàm phán Hiệp định lao động, tháng 6/2021. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Israel)

Đại sứ Đặng Thu Hà tham dự Phiên tư vấn xuất khẩu trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tới thị trường Morocco, tháng 8/2021. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Morocco)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION36

The foreign policy of the 13th National Party Congress has determined that national development is the central task of foreign affairs. Accordingly “all pillaand forces of foreign relations strive to realize the national development visions and goals, of which economic diplomacy is the core.”

In recent years, Viet Nam’s diplomatic activities have been actively conducted, including in the Middle East and Africa. As the political and diplomatic relations between Viet Nam and the countries in this region are increasingly consolidated and deepened, economic cooperation has become one of the bright spots. This is the crystallization of the Vietnamese Ambassadors’ constant efforts to improve the efficiency of economic diplomacy in the Middle East – Africa region.

For the economic benefit of the country

Regarding economic diplomacy for national development, Vietnamese Ambassador to Saudi Arabia Vu Viet Dung shared that he is “always well-aware of the task of economic diplomacy and determined to try to do whatever is beneficial for Viet Nam’s economy and its businesses.”

In addition, identifying that Viet Nam’s strengths lies in agricultural products, the Vietnamese Embassy in Saudi Arabia is also recommending that the State should map out a foreign policy of marketing agricultural products towards Saudi Arabia, so that our firms would gain more motivation and confidence in doing business in this market.

Proactive, creative and substantive

Commenting on positive changes in the trade and investment cooperation between Viet Nam and Qatar, Vietnamese Ambassador to Qatar Tran Duc Hung said “it is still modest when compared to Viet Nam’s ties with other Gulf countries”, however “there is still an immense potential for trade and

investment cooperation between the two countries.”

On that basis, for Ambassador Tran Duc Hung, the guideline of economic diplomacy for national development should be towards three elements: proactiveness, creativity and substance.

Regarding the proactive factor, the Ambassador said that he always makes use of contact with domestic businesses interested in the Qatari market. Speaking of creativity, the Embassy has well-harnessed IT application in its work and in connecting Vietnamese and Qatari businesses against the backdrop of COVID-19. In terms of substance, the Embassy has also had many activities to introduce and connect investors with Vietnamese localities and businesses.

Maximize cooperationSharing about economic

diplomacy, Vietnamese Ambassador to the United Arab Emirates (UAE) Nguyen Manh Tuan said the Embassy “Always place economic diplomacy as a top priority in foreign relations, with the motto of maximizing cooperation potentials, taking advantage of every opportunity to bring economic benefits to the country.” Accordingly, the Embassy always actively approaches leaders of UAE’s ministries, services and large enterprises to promote the potential for cooperation with Vietnamese businesses.

A regular key taskAccording to Vietnamese

Ambassador to Israel Do Minh Hung, in recent years, the trade relations between Viet Nam and Israel have developed well with many positive results in import-export, trade, etc. However, the conduct of diplomatic endeavors, including economic diplomacy, is facing a number of challenges due to the COVID-19 pandemic and the political crisis in Israel.

Ambassador Hung said that the Vietnamese Embassy in Israel always identifies economic diplomacy as “a regular key task to harness the strengths of the bilateral relations.”

In the new context, the Embassy ascertains the need to “be proactive and creative to renew the thinking, to identify new opportunities and to be flexible in order to innovate the way of doing things, take advantage of even the smallest window”. Thus, the Embassy continues to sustain important drivers of the bilateral trade and economic relations, to successfully advance policy issues such as the early conclusion of free trade agreement negotiations and the launch of labor agreements negotiations.

Let consumers be addicted to Vietnamese goods

Vietnamese Ambassador to South Africa Hoang Van Loi said that in order for South African consumers to be “addicted” to Vietnamese goods, apart from the efforts of the two sides, the most important factor is still the businesses themselves.

Ambassador Loi pointed out several pressing challenges. The biggest challenge is that Vietnamese products have to compete with Chinese products, whose strengths of cheap prices and good designs can hardly be denied. Furthermore, Vietnamese commercial banks have yet to open branches or offices in South Africa. This reality adds to risks and doubts whenever the two countries' businesses decide to sign contracts or start partnerships.

The Vietnamese Embassy and Trade Office in South Africa stand ready to accompany and provide support to enterprises in an active manner, including providing information, checking the legality and operation status of the South African partner.

Strive to do many things well

During nearly half a century of establishing diplomatic ties,

Viet Nam and Mozambique has signed numerous agreements, and achieved many encouraging results across various fields, such as security, defense, agriculture, education, culture, etc, and most strikingly Movitel, a joint venture of the telecom group Viettel in Mozambique.

According to the Ambassador, we need to “focus on keeping a close eye on the local situation and studying local economic policies and development models to promptly provide advice and consultations to enterprises.”

In addition, the Ambassador said that it is necessary to “actively seek opportunities and development resources for the country; create a convergence of interests with partners; build the image and promote potential economic opportunities for both sides; and focus on protecting the legitimate interests of Vietnamese businesses and people abroad.

An important pillar of diplomatic strategy

Aware of the importance of economic diplomacy, over the past time, Vietnamese Ambassador to Morocco Dang Thi Thu Ha has conducted many activities to promote economic and trade cooperation between Viet Nam and Morocco. The Ambassador has also paid special attention to maintaining close ties and regular cooperation between the economic and trade management agencies and enterprises of the two countries.

In addition, the Embassy always focuses on trade promotion, through seeking business opportunities, supporting businesses with finding partners, handling their arising problems, and organizing business connection sessions between the two countries, among others.

Moving forward, Ambassador Dang Thi Thu Ha said that the

Vietnamese Embassy in Morocco will “continue to closely follow the instruction on economic diplomacy. At the same time, the Embassy will take measures suitable to the actual situation of the host country, with the focus on boosting cooperation, trade and investment promotion activities as much as possible.”

Closely follow the context and the situation

Commenting on economic diplomacy in the new context, Vietnamese Ambassador to Egypt Tran Thanh Cong said that “economic diplomacy must closely follow the current landscape and situation, thoroughly grasp the guidelines and policies of the 13th Party Congress, in order to provide practical benefit to the socio-economic development strategy for the period 2021-2030 and the socio-economic development plan for 2021-2025.”

In the past, the Embassy worked with a number of provinces and major economic centers of Egypt. It provides active assistance to enterprises in seeking an understanding of local business practices, finding investment opportunities, protecting their interest, and removing difficulties in commercial disputes with enterprises of the host country.

Focus on promoting Viet Nam’s tourism

Realizing the potential of tourism from the Kuwaiti people, over the past years, the Vietnamese Embassy in Kuwait has taken the initiative in identifying shortcomings, mainly due to the lack of depth and effectiveness in Viet Nam’s promotion. Since then, many new activities have been implemented to promote our country’s tourism to the people of Kuwait.

Vietnamese Ambassador to Kuwait Ngo Toan Thang said that the Embassy has built its own social network page on Instagram to promote and keep the images of Viet Nam up-to-date; and collaborates with famous tourism writers in Kuwait to promote Vietnamese tourism.

Although the COVID-19 pandemic has caused many obstacles to tourism promotion, according to Ambassador Ngo Toan Thang, the Embassy is still making efforts to promote the image of the country to prepare to welcome Kuwaiti tourists to Viet Nam.

By WVR'S REPORTERS

Viet Nam’s diversed economic diplomacy in Middle East-AfricaThe network of Vietnamese Ambassadors in the Middle East-Africa region has been carrying out vibrant and diverse economic diplomacy activities, with the role of paving the way, accompanying and supporting people, localities and businesses.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”38

Chủ động, thích ứng có lẽ là phương châm hoạt động quan trọng nhất của tất cả Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh đại dịch để hoàn thành nhiệm vụ.

Sự chủ động, luôn sẵn sàng ứng phó với những điều khó định trước và tiên phong có được từ nhận thức về nhiệm vụ xuyên suốt và các nhiệm vụ ưu tiên, khẩn cấp cần hoàn thành, cả những nhiệm vụ rất mới trong bảo hộ công dân, vận động viện trợ thiết bị vật tư y tế.

Đó cũng là nhận thức về bối cảnh đang đổi thay sâu sắc, trong đó thách thức là rất lớn. Nhiều việc bình thường đã khó, để làm được trong bối cảnh giãn cách, giao thông bị đứt gãy đòi hỏi nhiều nỗ lực của bản thân cơ quan đại diện và các đối tác đồng hành.

Sự chủ động ở Đại sứ quán Việt Nam tại Italy thời gian qua trước hết là để bảo vệ sự an toàn cho toàn thể cán bộ và thành viên gia đình, nơi bị ảnh hưởng sớm nhất của đại dịch, để có thể làm được những việc chưa bao giờ làm.

Chủ động là tâm thế chuẩn bị sẵn các kịch bản và quy trình xử lý khi có thành viên cơ quan đại điện bị nhiễm

bệnh; lập các quy trình tổ chức chuyến bay sơ tán công dân ngay từ khi chưa có chủ trương để kịp triển khai một chuyến bay trong 72 giờ từ tâm dịch, quy trình cách ly khi đón cán bộ mới sang... Bên cạnh đó, sự chủ động còn là tìm nguồn vật tư y tế để bảo vệ cán bộ, hỗ trợ công dân và bạn bè sở tại, huy động mạng lưới đối tác để vận

động vaccine cho đất nước... Tinh thần tiên phong và chủ động đã trở thành

“kim chỉ nam” để chúng tôi tiếp tục triển khai các hoạt động đối ngoại tại sở tại, với

các nước kiêm nhiệm, đặc biệt với Cyprus (nơi có hơn 6.000 người Việt sinh sống), với các tổ chức quốc tế tại Roma. Hoạt động đối ngoại trực tuyến, Tết trực tuyến, Gặp gỡ các gia đình con nuôi trực tuyến, biểu diễn văn nghệ, quảng bá văn hóa trực tuyến - dự án triển lãm ảnh trên nền tảng ảo, quảng bá ẩm thực... là những “sản phẩm” cụ thể được hiện thực

hóa từ tinh thần tiên phong, chủ động thích ứng trong bối cảnh mới.

Bên cạnh đó, tôi tâm niệm rằng, tiên phong trong đối ngoại còn là mạnh dạn để tranh thủ các cơ hội, ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sự dịch chuyển các luồng đầu tư, các chính sách của sở tại hỗ trợ doanh nghiêp vươn ra ngoài hay sự mong muốn kết nối của các gia đình con nuôi...

Trong bối cảnh “bình thường mới”, cán bộ ngoại giao chúng tôi cần phải vượt qua những rào cản khách quan và chủ quan, thuyết phục và vận động các đối tác để tham gia nhiều việc chưa từng làm. Việc lần đầu chúng tôi phối hợp tổ chức gian hàng tại Triển lãm hoa quả Macfuit, thuyết phục từng địa phương vượt qua khó khăn do phong tỏa ở trong nước, quá trình vận chuyển quốc tế... để gửi sản phẩm và tham gia các sự kiện B2B ảo là một ví dụ.

Các Cơ quan đại diện của Việt Nam trên khắp thế giới thời gian quan đã chứng minh được tinh thần chủ động, sang tạo, tiên phong và chúng tôi cũng đã học tập được rất nhiều từ các đồng nghiệp. n

Là một trong số Đại sứ nữ nhận nhiệm vụ đúng lúc đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, tôi rất bất ngờ với bối cảnh mới. Tuy vậy, tôi nhanh chóng xác định mình phải thích ứng kịp thời với điều kiện sống mới và tính chất công việc có nhiều thách thức hơn.

Quan sát, theo dõi cách ứng phó với đại dịch, tôi nhận thấy chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như các nước đã chọn cách đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, kết nối số để vừa thích ứng với đại dịch, vừa đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế và đời sống xã hội.

Hiểu được nhu cầu và tầm quan trọng của chuyển đổi số với Việt Nam đã giúp chúng tôi lựa chọn đúng ưu tiên trong kết nối các lĩnh vực hợp tác với các công ty, tổ chức của Phần Lan và Estonia.

Ở Phần Lan, nơi bình đẳng giới trở thành một niềm tự hào và là chính sách mà quốc gia này áp dụng thành công, khi phụ nữ phát biểu, họ được lắng nghe bởi những ý tưởng họ nói ra chứ không phải vì họ là nữ giới.

Khi đề cập nữ giới và sức mạnh mềm trong ngoại giao, thông thường mọi người thường liên tưởng ngay tới sức mạnh từ giới

tính mềm mại. Nhưng trong ngoại giao thời nay, tôi thấy rằng sức mạnh mềm đến từ giới tính cũng chỉ có tác dụng hạn chế bởi trong lĩnh vực mà ngoại giao bàn thảo thường liên quan đến lợi ích, mà không thể từ bỏ lợi ích vì một sự mềm mại nào cả. Sức mạnh mềm đến từ giới tính qua trang phục và ngoại hình cũng chỉ là tác dụng thoáng qua, chúng ta không thể dựa vào đó để đạt được một cam kết thực chất nào.

Sức mạnh mềm trong ngoại giao chính là sự hiểu biết thấu đáo về thế đứng của đất nước và nhu cầu trong hợp tác. Chính sự phát triển thành công của đất nước, chính sách đúng đắn của Chính phủ, đoàn kết quyết tâm vươn lên của mỗi người dân là sức mạnh mềm lớn nhất cho các cán bộ ngoại giao đi công tác nhiệm kỳ.

Nữ cán bộ ngoại giao Việt Nam cũng như các nhà ngoại giao nữ các nước khác trên thế giới, mục tiêu tiên quyết của chúng tôi là bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi phát huy những thế mạnh của nữ cán bộ ngoại giao, vận dụng sức mạnh mềm, say mê, tỉ mỉ trong công việc và kiên trì theo đuổi vấn đề đến cùng.. n

Sức mạnh giữ mãi ngọn lửa đam mê

Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ

Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Đặng Thị Hải Tâm

Chủ động sáng tạoPhái đoàn chúng tôi là Cơ quan đại

diện Việt Nam tại Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) và nhiều tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ), một trung tâm lớn của ngoại giao đa phương và trung tâm năng động nhất của thế giới về quản trị toàn cầu. Từ địa bàn đa phương quan trọng này, Việt Nam đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, tham gia vận dụng và phát triển luật pháp quốc tế, thúc đẩy lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Thứ nhất, chúng tôi chủ động tham gia, đề cao chủ trương và

thành tựu của Việt Nam về quyền con người, kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao vai

trò của LHQ, các tổ chức quốc tế

chuyên ngành trên các lĩnh vực tại Geneva. Qua đó, chúng tôi đã góp phần thúc đẩy và bảo vệ chính sách, thành tựu của Việt Nam về quyền con người, các lợi ích kinh tế, thương mại, phát triển; tăng cường đoàn kết ASEAN, hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức chung toàn cầu, trong đó có đại dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở Việt Nam và trên thế giới.

Thứ hai, Việt Nam đã và đang tích cực ứng cử và đảm nhiệm vai trò thành viên một số cơ quan của tổ chức quốc tế quan trọng, như Hội đồng nhân quyền, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Liên minh Bưu chính thế giới (UPU)... Trên cơ sở các thành

tựu về quyền con người cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền thời gian qua, Việt Nam đang là ứng viên của ASEAN vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Thứ ba, chúng tôi gần đây đều chủ động đề xuất Nghị quyết của HĐNQ về biến đổi khí hậu và quyền con người, trong đó chú trọng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, và đồng chủ trì tổ chức thảo luận chủ đề này hàng năm tại Hội đồng Nhân quyền.

Thứ tư, chúng tôi nỗ lực phát huy vận dụng luật pháp quốc tế, thúc đẩy thực hiện các điều ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ LHQ và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cũng như tham gia đàm phán quy tắc mới trong một vài lĩnh vực, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...

Thứ năm, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đã tích cực đảm nhận vai trò điều hành, hoặc thành viên cơ quan thuộc một số tổ chức quốc tế tại Geneva như Chủ tịch Nhóm công tác của WTO về Thương mại và Chuyển

giao công nghệ nhiệm kỳ 2021-2022, Phó Chủ tịch kiêm Báo cáo viên Cuộc họp Nhóm chuyên gia về bảo vệ người tiêu dùng (2021) trong khuôn khổ UNCTAD... qua đó góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam tích cực đóng góp vào công việc chung của các tổ chức quốc tế này.

Không ngừng tạo dấu ấnNăm 2021, mặc dù đại dịch

Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Phái đoàn đẩy mạnh ngoại giao đa phương với nhiều dấu ấn quan trọng. Trước hết, phải kể đến đóng góp tích cực của Phái đoàn vào thành công ngoại giao vaccine, thúc đẩy hợp tác y tế với WHO và các cơ chế liên quan. Nhờ các vận động ở kênh ngoại giao đa phương và song phương của Phái đoàn và ở các nước trên thế giới cũng như của các cơ quan trong nước ta, tính đến cuối tháng 11, thông qua COVAX đã có khoảng 27 triệu liều vaccine về đến Việt Nam (trong tổng số khoảng 39 triệu liều vaccine COVAX cam kết trong năm 2021), góp phần hạn chế rất lớn số ca lây nhiễm và tử vong vì

Covid-19 ở trong nước thời gian qua.Thứ hai, với sự tham dự tích cực

trực tiếp của Phái đoàn chúng tôi tại Đại hội UPU tại Bờ Biển Ngà (8/2021) và sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết quả đã thành công vượt mong đợi khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên của Hội đồng khai thác bưu chính (POC), và Đồng Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính bưu chính thuộc POC của UPU.

Thứ ba và là dấu ấn nổi bật nhất là chuyến thăm chính thức mang tính lịch sử của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến các tổ chức quốc tế quan trọng tại Geneva tháng 11/2021, trong đó có các cuộc trao đổi với Phó Tổng thư ký LHQ Amina Mohammed; các Tổng giám đốc của UNOG, WHO, WTO, WIPO; và Giám đốc điều hành của GAVI, COVAX...

Chuỗi hoạt động ngoại giao đa phương cấp cao này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với nỗ lực quốc tế ứng phó và phục hồi từ đại dịch Covid-19, duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu, củng cố hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm phát triển bao trùm và bền vững, đồng thời gửi thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam tích cực tham gia đoàn kết quốc tế giải quyết các thách thức cấp bách toàn cầu. n

Bền bỉ ở “trái tim” ngoại giao đa phương toàn cầu

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai

Vững phương châm “vàng” trong đối ngoại

Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 39

Proactiveness and adaptation are perhaps the most important action guidelines of all Vietnamese representative missions abroad in the context of the pandemic, to fulfill their tasks.

The proactiveness, readiness to deal with the unpredictable problems and pioneering spirit are gained from the awareness of the cross-cutting, prioritized missions, urgent tasks and even the new tasks in citizen protection, mobilisation for vaccines and medical equipment.

It is also an awareness of a deeply changing context in which the challenge is enormous. It is difficult to do many things in normal condition, therefore, realizing them in the context of social distancing period, traffic disruption requires a

lot of efforts of the representative missions itself and the related partners.

The proactiveness of the representative mission in the past time is reflected through the first priority to protect the safety of all staff in the embassy and their family members which help us to do things that have never been done. Italy was among the first countries affected by COVID-19.

Proactiveness is the ready attitude for scenarios and handling procedures in case a member of the embassy is infected with COVID-19; establishing procedures for flights to rescue citizens within 72 hours from the epidemic center in line with the Viet Nam’s policy, isolation procedures when welcoming new officials to the embassy... Besides, proactiveness is also finding source of medical supplies to protect staff, supporting local citizens and friends, mobilizing a network of partners for vaccine diplomacy.

The pioneering and proactive spirit has become the guideline for us to continue to carry out diplomatic activities not only in the Italy and concurrent countries, especially in Cyprus in which more than 6,000 Vietnamese people live, but also in international organizations in Rome. Online diplomatic activities, Online

New Year, virtual meetings with adoptive families, virtual cultural performances, project of photo exhibition on virtual platform, food promotion... are the specific products which are realized from the pioneering and proactive spirit in the new context.

Besides, I think that the pioneering role in diplomacy is also being ready to embrace opportunities, such as the EU-Viet Nam Free Trade Agreement (EVFTA), the shift of investment flows, local policies to support businesses or the desire to connect of adoptive families...

In the context of the "new normal", our diplomats need to overcome objective and subjective barriers, persuade and mobilize partners to participate in many activities that have never been done. The first time we coordinated to organize a booth at the Macfuit Fruit Exhibition is an typical example. We had to persuade each province to overcome difficulties caused by the blockade domestically and the process of international transportation to send products and participate in the virtual B2B events.

In recent time, Viet Nam's representative missions around the world have demonstrated the initiative, creative and pioneering spirit, therefore, we have learned a lot from our colleagues. n

As one of the female ambassadors who took on the task at the time of the global outbreak of the Covid-19 pandemic, I was very surprised by the new context. However, I quickly determined that I had to adapt in time to the new living conditions and the more challenging nature of my job.

Observing and monitoring the response to the pandemic, I realized that the Viet Nam’s Government and people as well as other countries have chosen to promote digital application and digital connectivity with the purposes of adaptation to the pandemic and promotion of rapid economic recovery and social life.

Understanding the needs and importance of digital transformation for Viet Nam has helped us to choose the right priorities in connecting areas of cooperation with Finnish and Estonian companies and organizations.

Gender equality has become a national pride and successful policy of Finland. When women speak out, they are heard not for the fact that

they are female but for their ideas.When it comes to women and soft

power in diplomacy, people usually immediately associate with the soft power which is brought from the gender. But in modern diplomacy, I find that soft power coming from gender has only a limited effect because of the fact that the fields of diplomacy are often related to nation’s interests. It is obvious that nation’s interests cannot be given up for any softness reasons. The gender’s soft power through clothing and appearance is also a fleeting effect, we cannot rely on it to achieve a substantive commitment.

Soft power in diplomacy is a thorough understanding of the nation's position and the need for cooperation. It is clear that the nation’s successful development, the right policies of the Government, the solidarity and determination of each citizen are the greatest soft powers for diplomats working abroad.

With Vietnamese female diplomats as well as other female diplomats in the world, our primary goal is to protect the interests of the nation. To achieve this goal, we promote the strengths of female diplomats, apply soft power, combining with passion and meticulousness in work to persistently pursue issues to the end. n

Adhering to "golden" guidelines in diplomacy firmly

The strength to keep passion burning bright

Ambassador of Viet Nam to Finland Dang Thi Hai TamAmbassador of

Viet Nam to Italy Nguyen Thi Bich Hue

Proactive and CreativeWe serve at the Permanent

Mission of Viet Nam at the United Nations Office and other International Organizations in Geneva (Switzerland), a major centre of multilateral diplomacy and most dynamic centre of global governance. From this important multilateral diplomacy hub, Viet Nam is promoting multilateral diplomacy, participating in the application and development of international law, promoting national interests, and enhancing the country's role and prestige.

First, we promote our active participation and uphold policies and achievements of Viet Nam in human rights, socio - economic and other fields, upholding multilateralism and the role of the United Nations as well as other international organizations in Geneva.

Second, Viet Nam has been p r o a c t i v e l y presenting its

candidatures and taking on the role of membership of specific bodies of several important international organizations, such as the Human Rights Council, the World Health Organization (WHO), the Department of World Intellectual Property Rights (WIPO), International Labor Organization (ILO), Universal Postal Union (UPU)... On the basis of its achievement on human rights as well as its active participation over the past time, Viet Nam is now an ASEAN candidate for the Human Rights Council for the term 2023-2025.

Third, we have proactively proposed annual resolutions of the UNHRC on climate change and human rights, focusing on the rights of vulnerable groups, and co-chaired the annual discussion on climate change and human rights at the UNHRC.

Fourth, we strive to promote

international law application, promoting the implementation of multilateral treaties within the framework of the United Nations and other international organizations in Geneva, as well as joining the negotiation of new rules in new fields, resolution of complaints, trade disputes at the World Trade Organization (WTO)…

Fifth, the Ambassador, Permanent Representative has actively taken on the role of the chair, or membership of a number of international organizations in Geneva, such as the Chairman of the WTO Working Group on Trade and Technology Transfer for the term 2021- 2022, Vice President and Rapporteur of the Consumer Protection Expert Group Meeting (2021) within the framework of UNCTAD,... thereby making contribution to the enhancing of the image of Viet Nam’s active contribution to the work of these international organizations.

Highlighting multilateral diplomacy

In 2021, despite the complicated developments of the Covid-19 pandemic, our Permanent Mission has proactively promoted multilateral diplomacy with several important milestones.

First, the Permanent Mission has actively contributed to the success of vaccine diplomacy, promoting health cooperation with WHO and related mechanisms. Thanks to the campaigns at multilateral and bilateral diplomatic channels by Vietnamese Diplomatic Missions in Geneva and in other countries around the world as well as by agencies in our country, by the end of November, through COVAX, there have been about 27 million doses of vaccines delivered to Viet Nam (out of a total of about 39 million doses of vaccines committed by COVAX in 2021), thus helping to greatly reduce the number of cases of infections and deaths from Covid-19 in the country recently.

Second, with the active participation of our Permanent Mission at the Congress of the Universal Postal Union (UPU), in

Ivory Coast (August 2021), and the close coordination of the Ministry of Information and Communications, the results were beyond expectations when Viet Nam was elected for the first time as a member of the Postal Operations Council (POC), and Co-Chair of the Postal Financial Services Committee of the POC under the UPU.

Third and most prominent highlight is the historic official visit of H.E. President Nguyen Xuan Phuc to important international organizations in Geneva in November 2021, together with meetings with the Deputy Secretary-General of the United Nations Amina Mohammed; the Director-Generals of UNOG, WHO, WTO, WIPO; and CEOs of GAVI, COVAX…

The series of high-level multilateral diplomatic activities demonstrates Viet Nam's strong support for international efforts for response to and recovery from COVID-19, maintaining global supply chains, strengthening the multilateral trading system, promoting innovation, ensuring inclusive and sustainable development, and sending a strong message of Viet Nam's active participation in international solidarity to tackle pressing global challenges. n

Constant efforts at the global heart of multilateral diplomacy

Ambassador Nguyen Thi Bich Hue and Italian President Sergio Mattarella at the Quiri-nale Presidential Palace, Rome.

Ambassador Finland Dang Thi Hai Tam and Finnish President Sauli Niinistö.

Ambassador Le Thi Tuyet Mai accompanied President Nguyen Xuan Phuc during his visit to WIPO and meeting with Director General Daren Tang (fourth from left to right).

Ambassador Le Thi Tuyet Mai, Permanent Representative of Viet Nam to the UN, WTO and other International Organizations in Geneva

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”40

Kiều bào chung tay cùng đất nước vượt qua đại dịch Covid-19

Luôn hướng về quê hương

Ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga chia sẻ, so với thế giới, Nga là nước có tỷ lệ người nhiễm và tử vong cao do Covid-19. Trong bối cảnh đó, cộng đồng người Việt tại Nga gặp nhiều khó khăn. Bà con đã động viên hỗ trợ nhau cùng vượt qua dịch bệnh, khôi phục sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khởi động lại giải bóng đá năm 2021, tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cộng đồng đã triển khai dự án quyên góp “Đồng lòng Việt Nam” và chỉ trong vòng nửa tháng, kiều bào sống tại 26 tỉnh, thành phố ở Nga đã ủng hộ số tiền lên đến khoảng 130.000 USD.

Theo bà Phan Bích Thiện, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp cũng gây không ít khó khăn cho cộng đồng người Việt tại Hungary.

Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary giúp đỡ các hội viên và bà con bằng nhiều hoạt động thiết thực như lập nhóm để phổ biến thông tin về các chính sách phòng chống dịch của chính quyền sở tại; tổ chức vận chuyển thực phẩm, nhu yếu phẩm đến tận các gia đình có F0 đang tự điều trị. Hội cũng đã kêu gọi quyên góp ủng hộ cho người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống dịch được hơn 20.000 Euro.

Trong khi đó, ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại Australia rất quan tâm đến tình hình dịch bệnh Covid-19 ở quê nhà. Bà con có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 cũng như hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở trong nước.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Australia đã nỗ lực đồng hành cùng cơ quan đại diện tại Australia vận động chính phủ Australia viện trợ vaccine cho Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam mua vaccine được sản xuất tại Australia.

Trên đây chỉ là ba trong số nhiều câu chuyện được chia sẻ trong một hội nghị có sự tham dự của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hồi cuối tháng Tám.

Không phai nhoa nguồn cội

Bên cạnh các Hội đoàn, nhiều cá nhân bà con cộng đồng cũng có những hành động thiết thực hướng về quê hương. Đó là ông David Dương, Chủ tịch Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam đã trao tặng 250 máy trợ thở.

Ông Trần Ngọc Phúc - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch và Tổng giám đốc Metran, đồng thời là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, người phát minh máy hô hấp nhân tạo tần số cao Hummingbird, máy thở MV20 đã ủng hộ trong nước triển khai dự án hỗ trợ 2.000 máy thở MV20 đưa về Việt Nam. Luật sư Võ Đức Duy, Việt kiều ở Mỹ đã đàm phán mua 500.000 lọ vaccine Moderna tặng cho người dân TP. Hồ Chí Minh…

Ghi nhận những tình cảm, trách nhiệm với quê hương, cùng những đóng góp về trí tuệ, công sức, vật chất để phát triển kinh tế cho đất nước, đặc biệt sự ủng hộ của kiều bào trong công tác

phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, sự đồng hành và tâm huyết của kiều bào trên mọi hành trình của dân tộc bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, luôn hướng về quê hương của những người con đất Việt xa xứ, “dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên”.

“Điều đó thể hiện đậm nét văn hóa tốt đẹp, truyền thống của người Việt Nam, như “cây có cội, sông có nguồn”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”. Đó là những tình cảm rất trân quý”, ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Mặt trận, chỉ tính từ ngày 31/12/2020 đến giữa tháng 8/2021, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD.

Trong năm năm từ 2016-2020, tổng kiều hối đạt trên 88 tỷ USD; tổng số tiền kiều bào quyên góp, ủng hộ đất nước khi gặp khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh lên đến trên 100 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, trang thiết bị, vật tư, y tế.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Những con số ấn tượng nói trên chính là kết quả của quá trình tiếp tục “triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài” theo chủ trương, định hướng của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội khẳng định “cần có chính sách thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích

cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Báo cáo kinh tế - xã hội cũng đề cập: “Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài và tranh thủ tối đa nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp phục vụ phát triển đất nước”.

Đây là sự ghi nhận của Đảng về vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời chủ trương huy động nguồn lực của kiều bào (bao gồm các nguồn lực kinh tế như đầu tư, kiều hối, nguồn lực tri thức và nguồn lực “mềm” như đóng góp xây dựng thương hiệu quốc gia, quảng bá văn hóa Việt Nam...).

Đó cũng là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng về “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Thời gian qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước;

Thường xuyên nắm bắt, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng, với Đảng, Nhà nước và Quốc hội;

Tham gia xây dựng, rà soát bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam ở nước ngoài, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài;

Vận động người Việt Nam ở nước ngoài tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương đất nước...

Báo cáo kinh tế - xã hội tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề cập: “Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài và tranh thủ tối đa nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp phục vụ phát triển đất nước”.

Trước những khó khăn mà bà con kiều bào đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao hỗ trợ 4 tỷ đồng cho cộng đồng người Việt Nam tại bốn nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Malaysia vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19; triển khai, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm vận động, tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài; cùng chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn hóa hệ thống sách giáo khoa; phối hợp với các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nhằm cải tiến hình thức dạy học trực tuyến, để đưa tiếng Việt đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không bị gián đoạn trong tình hình dịch bệnh.

Đối với công tác hỗ trợ cộng đồng kiều bào nâng cao địa vị pháp lý, ông Hiệu cho biết, trong thời gian tới, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài sẽ khảo sát, tập hợp những vướng mắc của bà con kiều bào để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan để tiếp tục thúc đẩy công tác kiều bào ngày càng thực chất, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nữa sự mong đợi, nhu cầu của kiều bào.

BẢO TRÂM

Không chỉ động viên, hỗ trơ nhau vươt qua dịch Covid-19, ổn định cuộc sống, cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới còn luôn hướng về quê hướng, góp phần chung tay cùng đất nước phòng, chống dịch Covid-19.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận tiền và hiện vật với tổng trị giá gần 824 triệu đồng của cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc, Đức và Macao (Trung Quốc) ủng hộ công tác phòng, chống Covid-19 trong nước, ngày 20/9. (Ảnh: Ủy ban Nhà nước về NVNONN)

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 41

The Vietnamese overseas join hands with the Fatherland in the fight against COVID-19

Always looking to the homeland

Mr. Do Xuan Hoang, the Chairman of the Vietnamese Association in Russia said that against the backdrop of the high infection and fatality rate due to COVID-19 in Russia, the Vietnamese community faces many difficulties. However, they have encouraged and supported each other to overcome the pandemic, restore their production and business. Most remarkably, the community was able to resume the football tournament in 2021, thus increasing solidarity in the community.

Responding to the call of the Party, the Government and the Vietnam Fatherland Front, the community launched the donation project “Đồng lòng Việt Nam” (Together with Viet Nam) and within half a month, the overseas Vietnamese across 26 Russian provinces and cities have raised up to about 130,000 USD.

According to Ms. Phan Bich Thien, President of the Vietnam Women’s Union in Hungary, against the backdrop of the complex developments of the COVID-19 pandemic around the world, the Vietnamese community in Hungary is no exception.

The Vietnam Women’s Union in Hungary helps its members and their relatives by establishing groups to provide information about the local government’s pandemic prevention and control policies. It also donates food and necessities to families with patients being treated at home.

The association has also called for donations to assist people in Ho Chi Minh City and the southern provinces in the fight against COVID-19, and have received more than 200,000 Euro

as of today.Mr. Tran Ba Phuc, Chairman

of the Vietnam Business Association in Australia, said that the Vietnamese community in Australia pays keen attention to the COVID-19 developments in Viet Nam. They have made contributions to the National COVID-19 Vaccine Fund and supported for the fight against Covid-19 in Viet Nam.

Additionally, the Vietnamese business in Australia is petitioning the Australian government for vaccine support and assisting Viet Nam in procuring vaccines made in Australia.

The above tales were just a few among many shared at a conference with the participation of the Central Committee of the Viet Nam Fatherland Front and Vietnamese overseas associations held in late August.

Never to forget the land of origin

Not only associations, but also many individuals in overseas communities have taken practical actions towards the homeland.

It was Mr. David Duong, President of California Waste Solutions (CWS) and Vietnam Waste Treatment Co., Ltd., who donated 250 ventilators; Mr. Tran Ngoc Phuc - Founder, Chairman and General Director of Metran, and Chairman of the Vietnamese Association in Japan, the inventor of the Hummingbird high-frequency artificial ventilator, MV20 ventilator, who supported to implement the project which provides 2,000 MV20 ventilators to Viet Nam; the lawyer Vo Duc Duy, a Vietnamese overseas in

the US, who negotiated to for the procurement of 500,000 Moderna vaccine doses to give to people in Ho Chi Minh City….Recognizing the love for and responsibility towards the homeland as well as the spiritual and material contributions from the Vietnamese overseas to the economic development of the country, especially their support for the fight against COVID-19 at home, the Chairman of the Central Committee of Vietnam Fatherland Front, said that the companionship and enthusiasm of Vietnamese overseas in all national endeavors stems from their patriotic spirit. “Despite being far away from home, the origin of the Dragon and Fairy of the Vietnamese overseas have never faded”, Mr. Chien said.

“That clearly represents the culture and traditions of the Vietnamese people, being “the tree has its own roots, the river has its own source”, “the gourd and squash should love each other”. They are indeed invaluable”.

According to the head of association, from December 31 2020 to mid-August 2021 alone, overseas Vietnamese from 27 countries and territories commenced 362 FDI projects in Viet Nam worth 1.6 billion USD in total registered capital.Between 2016 and 2020, total remittances exceeded 88 billion USD; and the total amount of donations in support for the country in times of natural disasters and pandemic by the overseas Vietnamese was over 100 billion VND, in addition to donations in goods, equipment, supplies, and medical care.

Promoting the power of national solidarity

The above impressive figures resulted from the process of “comprehensively and vigorously implementing the work on Vietnamese overseas” as stated in the documents of 13th National Party Congress documents.

The Political Report at the Congress stresses that “it is necessary to have a policy to attract resources from overseas Vietnamese to contribute positively to the cause of national construction and defense”.

The Socio-Economic Report also calls for the fulfillment of the task of Vietnamese citizen protection abroad and fully harnessing the resources of overseas Vietnamese to contribute to the national development.

This reflects the Party’s recognition of the role of overseas Vietnamese and the policy of mobilizing the resources of Vietnamese overseas. This is also the embodiment of the Party’s stance on “strongly invigorating patriotism, the will for national self-reliance, the strength of national solidarity and the aspiration to develop a prosperous and happy country”.

Recently, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the State Committee on Overseas Vietnamese Affairs under the Ministry of Foreign Affairs have promoted the work of information and communication about the guidelines and policies of the Party and State towards overseas Vietnamese.

This includes gaining a regular understanding of the will and legitimate desires

of the Vietnamese overseas community to make proposals and submissions to relevant authorities, the Party, State and National Assembly; participating in formulating, reviewing, supplementing and augmenting policies and laws on overseas Vietnamese, supervising the implementation of such policies and laws in order to ensure the legitimate rights and interests of overseas Vietnamese; calling on the overseas Vietnamese overseas to actively respond to mobilization campaigns and emulation movements, join in the socio-economic development process, and contribute to the development of the homeland.

Understanding the difficulties that Vietnamese overseas are confronting, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front has collaborated with the State Committee on Overseas Vietnamese Affairs to provide the Vietnamese community in Laos, Cambodia, Thailand and Malaysia with 4 billion VND in support to help them overcome the hardship, and carry out many practical activities to mobilize, bring together and unite overseas Vietnamese; jointly take care of and protect the legitimate rights and interests of the overseas Vietnamese community.

According to Mr. Pham Quang Hieu - Deputy Minister of Foreign Affairs, Head of the State Committee on Overseas Vietnamese Affairs, implementing the Conclusion No. 12-KL/TW adopted by the Politburo on the work concerning Vietnamese people abroad in the new situation, the State Committee on Overseas Vietnamese Affairs are coordinating with the Ministry of Education and Training to standardize the textbook system; collaborating with Vietnamese associations abroad to improve the online teaching and bring the Vietnamese language to the Vietnamese overseas community, without interruption in the pandemic situation.

By BAO TRAM

Vietnamese communities around the world not only encourage and support each other to overcome the COVID-19 pandemic, stabilize their livings, but also always look to their homeland, and readily join in the country’s fight against COVID-19.

The Political Report at the Congress stresses that “it is necessary to have a policy to attract resources from Vietnamese overseas to contribute positively to the cause of national construction and defense”.

Vietnamese communities around the world always look to their homeland.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”42

HỒNG MINH, TRỌNG LẠC

Tiếng Việt, bao gồm cả tiếng nói và chữ viết là di sản văn hóa, lịch sử quý báu của dân tộc Việt Nam. Ở nước ngoài, tiếng Việt luôn được cộng đồng người Việt trên khắp năm châu tôn vinh và gìn giữ.

Những điểm sángĐối với cộng đồng 5,3 triệu

người Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt là niềm tự hào dân tộc, là điểm tựa vững chắc cho văn hóa truyền thống. Với nỗ lực miệt mài của hàng ngàn giáo viên và tình nguyện viên người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), công cuộc truyền bá tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên ở nước ngoài đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

Tại Mỹ, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ năm sau tiếng Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Tagalog. Với chính sách tôn trọng văn hóa của người nhập cư trên đất Mỹ, tiếng Việt được coi trọng, giảng dạy như một ngoại ngữ tại nhiều trường phổ thông và đại học, từ năm 1996 được cấp tín chỉ tương tự các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt, tại bang Hawaii, thông qua chính sách “Bảo tồn khả năng ngoại ngữ châu Á và Thái Bình Dương”, chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học tiếng Việt có cơ hội phát triển ngày một mạnh mẽ. Mặc dù tiếng Việt chưa trở thành môn học chính thức trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Mỹ (từ tiểu học đến trung học), song với nhu cầu học tập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng, nhiều hình thức dạy và học tiếng Việt đã ra đời. Hiện nay có trên 5.000 cơ sở dạy tiếng Việt khắp các tiểu bang.

Tại châu Âu, đã có nhiều điểm

sáng về phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, điển hình là Bulgaria và CH Czech. Với số lượng khoảng 70.000 người, từ năm 2013 cộng đồng người Việt Nam được chính phủ Czech chính thức công nhận là một dân tộc thiểu số. Các thế hệ con em người Việt tại Czech có quyền được học tập, giáo dục bằng tiếng Việt là điều kiện thuận lợi để giữ gìn và phát huy tiếng Việt nơi xứ người. Đến nay, nhiều cơ sở dạy tiếng Việt đã được thành lập và tổ chức quy củ.

Ở Bulgaria, số lượng người Việt Nam chỉ vào khoảng 1.200 người. Cộng đồng sống đoàn kết, có hiểu biết sâu sắc và hội nhập tốt với xã hội sở tại. Hoạt động dạy và học tiếng Việt cũng theo đó mà được tổ chức bài bản. Từ năm 2006, Trung tâm tiếng Việt Lạc Hồng tại thủ đô Sofia thu hút 30-50 học sinh mỗi năm, có thời điểm lên đến 80 em. Bên cạnh các lớp dạy tiếng Việt, Trung tâm Lạc Hồng còn bồi dưỡng các môn văn hóa như Toán cho trẻ em, tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa, thể thao cho bà con sinh sống ở sở tại.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây tác động sâu rộng lên nhiều mặt của đời sống xã hội châu Âu, phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng vẫn tiếp tục được duy trì và lan tỏa. Tháng 6/2021, tại Ba Lan, trường tiếng Việt Lạc Long Quân đã phối hợp với Hội người Việt Nam tổ chức hội thảo về dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài, thu hút sự tham gia của hơn 100 giảng viên, giáo viên, chuyên gia tiếng Việt từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ở những địa bàn khác, phong trào dạy và học tiếng Việt cũng không kém phần sôi nổi. Tại Đài Loan (Trung Quốc), tiếng Việt đang trở thành phổ cập từ lớp một đến lớp ba, học sinh đang theo học là thế hệ người Việt Nam thứ hai và có cả người bản

xứ. Tại Lào hiện có 13 cơ sở dạy tiếng Việt, trong đó có Trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du tại Vientiane với gần 1.700 học sinh và Trường Tiểu học Hữu nghị Champasak với gần 900 học sinh là hai cơ sở lớn. Tại Thái Lan cũng có gần 30 lớp học miễn phí do Hội người Việt tổ chức.

Bên cạnh đối tượng chính là NVNONN, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài cũng ngày càng lớn, nhất là ở các nước Đông Bắc Á. Thông qua tiếng Việt, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được lan tỏa nhiều hơn đến với bạn bè quốc tế. Bà Trần Thị Mỹ, một giáo viên tại Nhật Bản chia sẻ, nhu cầu học tiếng Việt tại Nhật Bản rất cao, đặc biệt là đối tượng cần giao tiếp với người Việt trong công việc. Người học không chỉ giới hạn ở người Nhật. Đơn cử như trong chương trình Open Academy của trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, tiếng Việt luôn là một trong những môn được đăng ký nhiều nhất.

Xuất phát từ nhu cầu học tiếng Việt ngày càng gia tăng, cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng NVNONN trong giữ gìn và phát huy tiếng Việt, những năm qua, tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường phổ thông, đại học ở Lào, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc… Đó là nguồn động lực giúp thúc đẩy công cuộc giữ gìn, phát huy tiếng Việt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong hoạt động dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN. Một số gia đình kiều bào chưa thực sự quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ con em, giáo dục con em về tầm quan trọng của giữ gìn ngôn ngữ dân tộc. Đội ngũ giáo viên chủ yếu là tình nguyện, kỹ năng sư phạm còn hạn chế. Tại nhiều địa bàn chưa có địa điểm dạy học

cho cộng đồng, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn, giáo viên, tình nguyện viên phải mượn nhà văn hóa hay các cơ sở thờ tự để dạy học. Bên cạnh đó, giáo trình dạy học đa số ở trình độ sơ cấp, giáo trình trình độ trung cấp trở lên chưa được phổ biến. Thiết nghĩ, để tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy và học tiếng Việt, cần có những biện pháp triệt để giúp cộng đồng NVNONN vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập với xã hội sở tại, từ đó nâng cao nhận thức về giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Động lực nơi quê nhà Theo thống kê của Liên hợp

quốc, ngày nay trên thế giới có khoảng 7.000 ngôn ngữ đang được sử dụng, phản ánh tính đa dạng về văn hóa và tri thức nhân loại. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, 40% trong số các ngôn ngữ trên thế giới đang bị đe dọa và cứ sau mỗi hai tuần một ngôn ngữ sẽ biến mất, mang theo một phần văn minh, tri thức của nhân loại.

Trong bối cảnh đó, tiếng Việt đối mặt với nguy cơ bị mai một, mất dần sự trong sáng khi các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài chưa được giáo dục đầy đủ, có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng Việt. Bối cảnh đó đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cần giữ gìn và phát huy tiếng Việt. Đó là nhiệm vụ quan trọng, vừa đòi hỏi thời gian và tâm huyết, vừa mang giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với mỗi người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Nhằm giữ gìn, tôn vinh ngôn ngữ dân tộc, đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt ngày càng lớn trong cộng đồng NVNONN, Đảng và Nhà nước ta luôn có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi. Đầu năm 2021, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc”. Tháng Tám vừa qua, Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới cũng nêu nhiệm vụ “nghiên cứu lựa chọn Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt”.

Góp phần hiện thực hóa những chủ trương trên, thời

gian qua Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đã có những việc làm thiết thực. Hơn 70.000 bộ sách giáo khoa, tài liệu phục vụ dạy và học tiếng Việt được hỗ trợ đến cộng đồng NVNONN tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2013, Ủy ban đã thường xuyên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN. Đến nay, đã có gần 300 giáo viên kiều bào được tập huấn về nghiệp vụ sư phạm, trở thành nòng cốt trong phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài. Tiếp nối thành công đó, khóa tập huấn năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ tháng 10-12/2021 đã chứng kiến sự góp mặt của hơn 300 giáo viên NVNONN trên toàn thế giới, hứa hẹn sẽ trở thành nguồn lực quý báu thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt ở nhiều địa bàn.

Trong thời gian tới, những giải pháp thiết thực sẽ được triển khai nhằm khuyến khích và lan tỏa phong trào dạy và học tiếng Việt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tôn vinh, giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giá trị của ngôn ngữ dân tộc. Để đạt được những mục tiêu đó, thiết nghĩ cần có các hình thức cụ thể ghi nhận nỗ lực của đội ngũ giáo viên, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong giữ gìn và phát huy tiếng Việt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tạo động lực tinh thần giúp đẩy mạnh phong trào tiếng Việt trong cộng đồng.

Song hành với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhu cầu bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc ngày càng trở nên cấp thiết. Bảo tồn, tôn vinh tiếng Việt chính là góp phần phát huy giá trị văn hóa, đóng góp vào sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước theo quan điểm phát triển được khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Việc gìn giữ, tôn vinh tiếng Việt cũng sẽ góp phần vào thành công của Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, song hành với các định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, 2045 theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng.n

Giữ gìn và phát huy tiếng Việt ở nước ngoài

Thầy trò trường Tiếng Việt Lạc Long Quân, Ba Lan trong Lễ khai giảng năm học 2019-2020. (Nguồn: VOV5)

Kiều bào tham dự Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN năm 2019 do Ủy ban Nhà nước về NVNONN phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. (Nguồn: Ủy ban Nhà nước về NVNONN)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” 43

Trên cương vị là lãnh đạo đơn vị đầu mối của Bộ Ngoại giao triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa, xin ông cho biết thế mạnh của ngoại giao văn hóa (NGVH) Việt Nam?

Thế mạnh của NGVH Việt Nam tới từ nguồn lực văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; sự bồi đắp, quan tâm và phát huy thông qua chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như sự tham gia, đồng hành của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân. Đây là nền tảng để Việt Nam triển khai hiệu quả các chính sách NGVH, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đối ngoại của đất nước.

Nguồn lực văn hóa Việt Nam được tạo nên từ những giá trị tự thân của đất nước như lịch sử, truyền thống, văn hóa, tư tưởng nhân văn, sức hút thương mại. Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước giúp chúng ta thấu hiểu về chiến tranh và hòa bình, dẫn tới đường lối đối ngoại bao đời nay của Việt Nam luôn mang trong mình tính nhân văn và khát vọng về hòa bình, tinh thần chính nghĩa, đoàn kết quốc tế.

Việt Nam còn có bức tranh văn hóa đa sắc màu, được dệt nên bởi sự chung sức của 54 dân tộc anh em, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, đồng thời không ngừng hoàn thiện để hướng con người theo các giá trị chân, thiện, mỹ. Cuối cùng, đó là sự trỗi dậy của một Việt Nam năng động, hiện đại, đang vươn lên trở thành một điểm đến hấp dẫn về kinh tế, thương mại - đầu tư, du lịch trong khu vực.

Bên cạnh đó là đường lối đối ngoại mở cửa, hội nhập và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của

Đảng và Nhà nước, tạo nền tảng, điều kiện thuận lợi để công tác NGVH ngày càng được củng cố và triển khai hiệu quả, đồng bộ trên toàn hệ thống chính trị.

Ngoài ra, công tác NGVH của Việt Nam không chỉ có sự tham gia của các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp, hệ thống cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà còn có sự chung sức của người dân trong và ngoài nước, đặc biệt là hơn năm triệu người Việt Nam ở nước ngoài, đây là điểm mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có.

Theo ông, NGVH có ý nghĩa thế nào trong việc nâng cao sức mạnh mềm và sức mạnh tổng thể của quốc gia?

Ngày nay, trong quan hệ quốc tế, các nước đều quan tâm củng cố và phát huy sức mạnh mềm, góp phần vào sức mạnh tổng thể của quốc gia mình. Đối với nhiều nước, đây còn là ưu tiên chiến lược với phương thức thực hiện là ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa. Với Việt Nam, ngay từ ngày đầu non trẻ, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng NGVH nhằm tuyên truyền, giới thiệu, vận động quốc tế công nhận Việt Nam, tập hợp lực lượng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa vì độc lập, thống nhất, hòa bình, tự do và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

Thông qua NGVH, thông tin, hình ảnh về đất nước, văn hóa, lịch sử, con người, chính sách của Việt Nam được quảng bá và lan tỏa rộng rãi, giúp nhân dân thế giới hiểu biết, thiện cảm, từ đó dẫn tới quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến để hợp tác, đầu tư, du lịch, sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam… hay cao hơn là

ủng hộ các quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam.

Tại các diễn đàn đa phương, NGVH đã kết hợp với ngoại giao chính trị xây dựng hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam, phát huy và làm lan tỏa giá trị Việt Nam thông qua việc đóng góp vào các công việc chung, ủng hộ tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng các giá trị phổ quát; thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, cùng chung nỗ lực, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu... Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước, tạo cơ hội để tiếp thu những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, thu hút nguồn lực cho phát triển, tạo thêm động lực xây dựng và hoàn thiện thể chế…

Với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các hoạt động như dạy tiếng Việt, tổ chức giao lưu văn hóa, xây dựng tủ sách, góc thư viện Việt Nam… ở các địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống, học tập đã góp phần giúp đồng bào ta ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, được tiếp cận các thông tin chính thống về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, qua đó củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, lòng yêu nước trong chính những vị “sứ giả” giúp lan tỏa văn hóa Việt Nam ra khắp năm châu.

Thời gian tới, công tác NGVH tập trung vào những nhiệm vụ gì để đóng góp cho mục tiêu ngoại giao phục vụ phát triển?

Ngày 30/11 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Chiến lược đã cụ thể hóa các quan điểm chỉ

đạo của Đảng tại Đại hội XIII về công tác đối ngoại và ngoại giao văn hóa và góp phần triển khai các định hướng được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề ra tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 vừa được tổ chức thành công.

Theo đó, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên bao gồm: đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền; tăng cường nghiên cứu, tham mưu chính sách; tăng cường cơ chế phối hợp, gắn kết NGVH với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế… thì thời gian tới, công tác NGVH tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; tăng cường gắn kết NGVH với ngoại giao chính trị trong xây dựng lòng tin, thắt chặt quan hệ với các quốc gia; đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền để bạn bè thế giới hiểu đúng, hiểu rõ về chính sách, lịch sử, truyền thống, văn hóa, tiềm năng đất nước, con người Việt Nam; thúc đẩy các hoạt động dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; phản bác kịp thời, hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, sai trái về các lãnh tụ, danh nhân, lịch sử, văn hóa, đường lối chính sách, đất nước, con người Việt Nam; đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập Việt Nam.

Thứ hai, huy động các nguồn lực, tài nguyên phục vụ phát triển đất nước. Đối với nguồn lực tri thức, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm văn hóa dân tộc; tăng cường tham gia sâu, rộng vào các cơ chế, diễn đàn

đa phương để tranh thủ tiếp thu những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, thu hút nguồn lực cho phát triển… Với nguồn lực vật chất, tiếp tục công tác vận động UNESCO công nhận thêm các danh hiệu/di sản cho Việt Nam, qua đó thu hút đầu tư, du lịch, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu ngân sách.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả ngoại giao kinh tế, hỗ trợ quảng bá, xuất khẩu thương hiệu Việt. Kết hợp chặt chẽ NGVH với ngoại giao kinh tế trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xây dựng hình ảnh một Việt Nam không chỉ hấp dẫn cho hợp tác kinh tế, đầu tư, du lịch mà còn có nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và hòa hợp, “dễ sống”, dễ thích nghi đối với nhà đầu tư và người lao động nước ngoài; phát triển công nghiệp văn hóa trở thành động lực mới của nền kinh tế, góp phần phát huy “sức mạnh mềm” quốc gia; kết hợp nhiệm vụ quảng bá hình ảnh quốc gia với quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của các ngành công nghiệp văn hóa...

Thứ tư, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Đưa tinh thần, bản sắc văn hóa Việt Nam vào thực tiễn công tác hội nhập quốc tế và hoạt động đối ngoại của từng bộ, ngành, địa phương, khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán “độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng”; tích cực tham gia chủ động, trách nhiệm tại các tổ chức, diễn đàn văn hóa khu vực và thế giới như UNESCO, ASEAN, FEALAC... qua đó có các hình thức giao lưu, hợp tác, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.

AN BÌNH (thực hiện)

Ngoại giao văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển trong tình hình mớiChiến lươc Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 vừa đươc Chính phủ phê duyệt, ông Mai Phan Dũng - Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hoá và UNESCO (Bộ Ngoại giao) đã chia sẻ với TG&VN về thế mạnh và những nhiệm vụ trọng tâm của công tác ngoại giao văn hóa nhằm đóng góp cho mục tiêu ngoại giao phục vụ phát triển.

Ông Mai Phan Dũng phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Pháp. (Nguồn: TTXVN)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”44

MICHAEL CROFT Nguyên Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam (2017-2021)

Nguyên là một sinh viên chuyên ngành khoa học chính trị, sau đó là cán bộ của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) - cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy “quyền lực mềm”, tôi vui mừng có cơ hội được viết về ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thập niên qua trong khuôn khổ Chiến lược Ngoại giao văn hóa của Chính phủ ra đời năm 2011.

Tôi muốn làm theo một cách khác so với việc liệt kê các thành tựu của đất nước trong thập niên qua liên quan đến quyền lực mềm. Tôi muốn nhìn trên phương diện mối quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng trong những năm gần đây giữa Việt Nam và UNESCO, cũng như sự tham gia mạnh mẽ của Việt Nam trong các cơ quan và tổ chức khác nhau của UNESCO, để hiểu rằng ngoại giao văn hóa tiếp tục được sử dụng hiệu quả như một công cụ của chính sách đối ngoại.

Giá trị di sản của Hồ Chí Minh

Việt Nam có một mạng lưới các Di sản phi vật thể và Di sản thế giới phong phú, ngày càng nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới và Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận. Gần đây, Việt Nam lại có thêm danh hiệu Thành phố sáng tạo đầu tiên (Hà Nội, 2019) và các Thành phố học tập (Vinh và Sa Đéc, 2020). Tất cả đã minh chứng cho cách tiếp cận của Việt Nam trong việc đặt văn hóa vào trọng tâm của sự phát triển. Với định hướng mạnh mẽ như vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngoại giao văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tuy nhiên, để hiểu và đánh giá đúng Chiến lược ngoại giao văn hóa của Chính phủ Việt Nam, điều quan trọng trước tiên là phải đặt chiến lược này như một phần của di sản rộng lớn hơn về ngoại giao văn hóa ở Việt Nam, trong đó có những đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thành công của ngoại giao văn hoá. Làm như vậy không chỉ vì lợi ích lịch sử mà còn liên quan trực tiếp đến vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và đối với các hoạt động đối ngoại của đất nước trong tương lai.

Hơn nữa, và cũng quan trọng không kém, ngoại giao văn hóa không nằm ngoài cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư;

trái lại, cuộc cách mạng này đã làm biến đổi ngoại giao văn hóa. Do đó, việc nghiên cứu di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này rất quan trọng, vì khi chúng ta muốn đánh giá được chiến lược hiện tại, trước hết chúng ta phải nghiên cứu lại thành tựu của các thế hệ trước.

Bôn ba khắp các châu lục và đại dương, từ Đông sang Tây, trong những năm tháng đầu tiên của sự nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quan điểm độc đáo về tầm quan trọng của đối thoại giữa các nền văn hóa như là nền tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau và cũng là một công cụ truyền thông quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự đã trở thành một công dân toàn cầu trước cả khi khái niệm này hình thành. Các chuyến đi nước ngoài đến nhiều nước trên thế giới đã giúp Người hiểu biết sâu sắc về điều đã thúc đẩy và thu hút các cá nhân đến với một mục đích và về nơi tìm thấy điểm chung giữa các dân tộc khác nhau ở các phía khác nhau của hành tinh. Hơn hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà nhân văn, và với sự hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, đã làm sáng tỏ chân lý lịch sử.

Tôi luôn cho rằng chính sự thấu hiểu này đã làm cho Chủ tịch Hồ

Chí Minh tự tin đưa những cân nhắc và yêu cầu về một nền hòa bình trong tương lai cho Việt Nam vào việc ra quyết định của mình, ngay cả khi lúc đó Người đang chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài. Ngoài tài năng hiếm có cần thiết để duy trì sự kiên định với cách tiếp cận trên trong rất nhiều thời điểm khó khăn, chúng ta biết từ hồ sơ lịch sử rằng sự tự tin của Người để làm như vậy xuất phát từ sự hiểu biết về chân lý cốt yếu của cuộc đấu tranh.

Cụ thể là người Việt Nam tin rằng, họ là một dân tộc (và việc thực hiện quyền tự quyết đối với họ vừa là một kết quả hợp lý vừa là một quyền). Nếu một nền văn hóa chia sẻ là nền tảng của sự thống nhất và việc Người đã hành động nhanh chóng ngay sau khi đất nước giành được độc lập đã minh chứng như vậy (ở đây tôi muốn đề cập Sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 về kêu gọi bảo vệ ngay lập tức các di tích lịch sử và văn hóa) thì ta sẽ lý giải được việc gắn các nỗ lực ngoại giao trong cấu trúc đó.

Điều này đã đạt được thành công lớn như lịch sử hiện đại của Việt Nam đã chứng minh. Cách tiếp cận như vậy đã phát huy hiệu quả vượt ra ngoài các quan hệ chính thức của một quốc gia

với các quốc gia thân thiện và với cả quốc gia không thân thiện. Xét cho cùng, văn hóa là do con người tạo nên và trong khi các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa đôi khi được đóng khung giữa các quốc gia, thì về bản chất, đó là cuộc đối thoại giữa các công dân của hai quốc gia đó.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng chính sách ngoại giao văn hóa lấy con người và văn hóa Việt Nam làm cốt lõi đã có thể kết nối hiệu quả vượt ra ngoài phạm vi quốc gia để đến với những cá nhân ủng hộ công lý và tự do. Nhiều người trong số họ ở ngoài các liên minh truyền thống của Việt Nam, thậm chí chính sách ngoại giao văn hóa đó đã kết nối được với những công dân của chính các quốc gia mà Việt Nam đang đấu tranh lúc đó.

... và sự tiếp nối trong phát huy sức mạnh mềm

Ngày nay, hệ thống quốc tế đang trong thời kỳ thay đổi không ngừng và các nhà lãnh đạo trên thế giới đang chèo lái đất nước mình trong bối cảnh đầy phức tạp và bất ổn. Các nhà lý thuyết cổ điển về chính sách đối ngoại chưa từng phải đối mặt với thực tế rằng hình ảnh quốc gia ngày càng được định hình bởi nhận thức toàn cầu hình thành

trên mạng. Nói cách khác, chúng ta không

còn là những gì chúng ta nói về chính mình, chúng ta là những điều người khác nói về chúng ta. Vậy thực tế mới này có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thế kỷ XXI? Việt Nam phải làm gì để giúp hình thành câu chuyện toàn cầu của đất nước mình và về đất nước mình

Bài viết này của tôi không nhằm mục đích hay trong khả năng của tôi để trả lời những câu hỏi sâu sắc như vậy. Tuy nhiên, câu trả lời cho những câu hỏi đó chắc chắn sẽ ngày càng phụ thuộc vào sức mạnh mềm văn hóa của đất nước. Do đó, ngoại giao văn hóa sẽ chỉ phát huy được vai trò quan trọng khi trở thành công cụ cho các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Về mặt chiến lược, thế hệ các nhà hoạch định chính sách hiện nay ở Hà Nội hiểu rõ điều này, thể hiện qua số phiếu ủng hộ kỷ lục Việt Nam nhận được cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gần đây và chính sách “ngoại giao Covid” của Việt Nam từ năm 2020 đến nay.

Vào thời điểm khi Việt Nam ngày càng hướng ra bên ngoài để thể hiện vai trò trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhằm thực thi các mục tiêu kinh tế và ngoại giao của mình, đồng thời Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được nghiên cứu và tham khảo không chỉ từ quan điểm lợi ích lịch sử mà còn nhằm áp dụng các bài học và tầm nhìn tư tưởng của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng, việc đất nước xây dựng và duy trì quyền lực mềm không phải là vấn đề thứ yếu mà phải được coi là vấn đề trọng tâm đối với chủ quyền và độc lập dân tộc và là yếu tố quan trọng cần được xem xét khi định vị Việt Nam cho thành công, ổn định và hoà bình trong những năm tới.n

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chính sách đối ngoại Việt Nam

Để hiểu và đánh giá đúng Chiến lươc ngoại giao văn hóa của Chính phủ Việt Nam, điều quan trọng trước tiên là phải đặt chiến lươc này như một phần của di sản rộng lớn hơn về ngoại giao văn hóa ở Việt Nam, trong đó có những đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thành công của ngoại giao văn hóa.

Các đại biểu tham quan triển lãm Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra quyết định tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, ngày 24/11/2017.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft phát biểu tại Lễ mít tinh, triển lãm, tọa đàm Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra quyết định tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, ngày 24/11/2017.

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 45

As a lifelong student of political science as well as a staff member of an Organization (UNESCO) whose mandate is very much about “soft power”, I am pleased to have an opportunity to briefly comment on Viet Nam’s cultural diplomacy in the past decade under the framework of the Government’s National Strategy on Cultural Diplomacy (2011).

MICHAEL CROFTFormer UNESCO Representative in Viet Nam

I would do so taking a different tact than listing the numerous achievements of the country over the last decade which relate to soft power. I need only to look at the expanding collaboration in recent years between Viet Nam and UNESCO, as well as the country’s robust engagement within its various organs and bodies, to understand that cultural diplomacy continues to be wielded effectively as a tool of foreign policy. The widening network of UNESCO World Biosphere reserves and Global Geoparks, coupled with a strong network of recognized World Heritage and Intangible Heritage and complemented recently by the country’s first Creative City (Ha Noi, 2019) and Learning Cities (Vinh City and Sa Dec, 2020), are testament to the country’s approach to place culture at the heart of development.1 With such a strong orientation, it is hardly surprising that cultural diplomacy would likewise play an important role within

1. A telling statistic is that nearly 17% of the land mass of the country, nearly 50,000 (sq) km, is now linked to a specific UNESCO designation.

Vietnamese foreign policy. However, to properly

understand and evaluate the state’s National Strategy on Cultural Diplomacy, it is important to first situate it as part of a wider legacy of cultural diplomacy in Viet Nam, including the important contributions of President Ho Chi Minh to its success. To do so is for more than just historical interest, for it continues to have direct relevance for Viet Nam’s place in the international community - and for the country’s foreign affairs moving forward. Further, and just as importantly, cultural diplomacy is not immune from the Fourth Industrial Revolution; on the contrary, it is transformed by it. Thus, an examination of the legacy of President Ho Chi Minh in this area is crucial, for when we seek to assess current strategy, we must first re-acquaint ourselves with the work of the masters.

Traveling oceans and continents, from East to West, President Ho Chi Minh gained during his formative years a unique perspective of the importance of intercultural dialogue as the foundation for mutual understanding and as an important communication tool. A global citizen long before the concept was termed, his extensive journeys abroad

would have left him with a deep understanding of what motivated and attracted individuals to a cause – and where common ground was to be found between different peoples who lived on different sides of the planet. Above all else, President Ho Chi Minh was a humanist, and with his profound understanding of human nature came clarity on historical truth.

I have always felt this understanding was what allowed President Ho Chi Minh the confidence to incorporate the considerations and requirements of a future peace for Viet Nam into his decision-making, even as he was preparing for the long struggle of national liberation. If we put aside the uncommon talent required to remain consistent to such an approach in the face of so many difficult moments, we know from the record that his confidence to do so came from his understanding the essential truth at the heart of the struggle – namely the Vietnamese belief that they were one nation (and for whom the exercise of self-determination was therefore both a logical outcome as well as a right). And if a shared culture was at the foundation of that unity, which his quick action immediately after independence would suggest (here I refer to Decree 65 on 23 November 1945, a decree which called for the immediate protection of cultural and historic relics), it would then make sense to anchor diplomatic efforts within that same construct.

This was done to great success

as Viet Nam’s modern history has demonstrated. The wisdom of such an approach is that it is effective beyond a states’ official relations with friendly countries, or for that matter, unfriendly countries. Culture is a human construct after all, and while intercultural dialogues are sometimes framed as being between states, in essence it is a dialogue between the citizens of those two states. President Ho Chi Minh’s application of cultural diplomacy, which placed the Vietnamese people and culture at its core, was able to effectively connect beyond states to individuals who supported justice and freedom, many of whom were to be found outside the country’s traditional alliances, even successfully connecting with citizens of the very countries Viet Nam struggled against.

Today, the international system is in a period of flux, and those who navigate the country’s direction in the international area do so in a context defined by complexity and instability. The path they tread is also somewhat more complicated than was previously, for classic theorists of foreign policy never had to contend with today’s reality that countries’ images are increasingly shaped by global perceptions formed online – to a great extent, we are no longer what we say we are – we are what others say we are. So what does this new reality mean for Viet Nam’s foreign affairs in the 21st century, and what actions must the country take to ensure that it is able to help shape of the

global narrative on – and about – Viet Nam?

It is neither my purpose or ability to answer such profound questions here. However, it is sure that the answers to those questions will increasingly depend on the country’s cultural soft power. And because of this, cultural diplomacy will only grow in importance as a tool for Viet Nam’s foreign policy-makers. Fortunately in terms of strategy, the historic number of votes received for its recent Security Council term and Viet Nam’s so-called COVID-diplomacy since 2020 suggest this is understood by the current generation of policy-makers in Ha Noi. At a time when the nation increasingly looks outward to engage with the regional and the wider international community to secure its economic and diplomatic objectives, and when leaders aprroved the next articulation of its National Strategy for Cultural Diplomacy, it would appear proper attention is being given to President Ho Chi Minh’s legacy, not simply from a perspective of historical interest, but to ensure that the methods selected in the future reflect the lessons and foresight his approach has demonstrated. For as he so well understood, knowing how the country can generate and maintain soft power is not a peripheral issue, but one central to the nation’s sovereignty and independence, and a critical element to be considered when positioning Viet Nam for success, stability and peace in the years to come. n

Continuing President Ho Chi Minh’s legacy within Vietnamese foreign policy

President Ho Chi Minh received a delegation of the UK Parliament members visiting Viet Nam on May 4, 1957. (Photo: Archive)

Secretary of Ha Noi City Party Vuong Dinh Hue received Chief Representative of UNESCO in Viet Nam Michael Croft, on September 9, 2020 (Source: CPV)

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”46

Ngoại giao vaccine -Chiến lược sáng suốt và hiệu quả

CRISTINA ROMILAĐại sứ Romania tại Việt Nam

Sự nỗ lực và phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại giao nghị viện và ngoại giao Nhà nước đã gửi đến thế giới hình ảnh một Việt Nam cởi mở và chủ động, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác để cùng nhau vượt qua dịch Covid-19 và thúc đẩy phát triển hậu đại dịch.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thực hiện hàng trăm cuộc điện đàm, gặp gỡ cấp cao để thảo luận về các cách thức thúc đẩy hợp tác vaccine cũng như tiếp cận vaccine với các đối tác trong và ngoài nước.

Trong số đó, tôi nhớ lại cuộc điện đàm giữa Tổng thống Romania, Klaus Iohannis và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/7; cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Ngoại giao Romania Bogdan Aurescu và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bên lề Phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, ngày 26/9. Trong cả hai dịp, Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Romania đều khẳng định, Romania sẵn sàng sát cánh cùng Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Việt Nam cũng đóng một vai trò tích cực tại LHQ và ASEAN trong nỗ lực ứng phó với đại dịch. Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các quốc gia khác để nâng cao khả năng tự chủ về vaccine của ASEAN bằng cách xây dựng chuỗi cung

ứng khu vực và cùng các thành viên ASEAN nỗ lực đẩy nhanh việc xây dựng và vận hành Trung tâm ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED).

Việt Nam đánh giá cao vai trò của các cơ quan LHQ và các tổ chức đa phương khác, đặc biệt là Cơ chế COVAX trong việc thúc đẩy tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine và thuốc Covid-19.

Tôi coi trọng chính sách đối ngoại rõ ràng, nhất quán của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng cường đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm và đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ LHQ. Là những quốc gia ủng hộ vô điều kiện chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, với nòng cốt là LHQ, Romania và Việt Nam đã ủng hộ các sáng kiến của LHQ, nhằm đưa ra một giải pháp toàn cầu cho đại dịch.

Về khía cạnh này, cả hai nước đều hoan nghênh Nghị quyết chống lại các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu: chống lại Covid-19 được Đại hội đồng LHQ thông qua vào tháng 9/2020.

Ngoại giao vaccine là một phần rất quan trọng trong chiến lược vaccine của Việt Nam. Tôi tin rằng việc đảm bảo nguồn cung vaccine là bước đầu tiên và quyết định để thực hiện thành công chiến lược vaccine. Phản ứng mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về tiêm chủng toàn dân là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Việt Nam đã nỗ lực để có được số lượng vaccine đáng kể, năng lực tiêm chủng của Việt Nam cũng được tăng cường. Theo tôi, việc triển khai tiêm phòng kịp thời và hiệu quả là chìa khóa để duy trì hoạt động sản xuất và phục hồi nền kinh tế.

Tôi cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam quyết định chuyển chiến lược từ “Zero Covid-19” sang thích ứng linh hoạt và sống an toàn với đại dịch là một quyết định quan trọng và kịp thời đối với nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài.

Ngoại giao vaccine của Việt Nam cho đến nay đã đạt được những kết quả rất tích cực, góp phần vào các nỗ lực của Chính phủ và thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa chống dịch vừa khôi phục và phát triển kinh tế. Theo tôi, những thành tựu quan trọng đã đạt được trên cả hai cấp độ, trong và ngoài nước.

Ở trong nước, các bộ, ngành, các cấp liên quan đã tăng cường phối hợp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động ngoại giao vaccine để tiếp cận vaccine, thuốc điều trị Covid-19 và vật tư y tế. Về đối ngoại, Việt Nam đã tăng cường quan hệ với các đối tác và thúc đẩy ngoại giao đa phương dựa trên các nguyên tắc đoàn kết và phối hợp quốc tế. Trên nền tảng tình hữu nghị vững chắc của hai nước, Chính phủ Romania đã tặng Việt Nam 300.000 liều vaccine Covid-19.n

Ngoại giao vaccine là một trong những công cụ chính sách đối ngoại hiệu quả nhất của Việt Nam, thích ứng trước những thách thức của đại dịch Covid-19. Ngoại giao vaccine đươc triển khai ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cao.

Đại sứ Cristina Romila trao tượng trưng 300 nghìn liều vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19 do Chính phủ Romania tặng Việt Nam cho Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, ngày 25/8/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

GRETE LOCHENĐại sứ Na Uy tại Việt Nam

Đại dịch Covid-19 đặt ra những thách thức chưa từng có cho mỗi quốc gia, tác động tàn khốc tới cuộc sống và sinh kế của bao con người, làm gián đoạn nghiêm trọng đời sống xã hội và nền kinh tế của mỗi nước.

Nhưng trong bối cảnh đại dịch, ta được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về tình người, về sự sẻ chia bất chấp những khác biệt về quốc tịch và ngôn ngữ. Tôi thực sự xúc động khi đọc những bản tin về đội ngũ y bác sĩ và những cán bộ ở tuyến đầu chống dịch của Việt Nam đang chống dịch ngày đêm, sẵn sàng đi tới những điểm nóng để hỗ trợ hết mình. Những câu chuyện này nói lên rất nhiều về sức mạnh của người Việt Nam. Chắc hẳn không ai có thể quên câu chuyện về các bác sĩ Việt Nam đã dốc hết sức lực trong 100 ngày để cứu sống phi công người Anh bị nhiễm Covid-19 hồi tháng Ba năm ngoái. Bệnh nhân số 91 này đã trở thành tiêu điểm của cả truyền thông trong nước và quốc tế.

Và câu chuyện mới nhất xảy ra tháng Sáu năm nay. Theo đề nghị của Liên hợp quốc (LHQ), lần đầu tiên Việt Nam đã tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân Covid-19 là cán bộ của LHQ, theo chương trình MEDEVAC. Câu chuyện này không chỉ đánh dấu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ mà nó còn chạm đến trái tim của các nhân viên LHQ trong khu vực, cả những người nước ngoài và các nhà ngoại giao ở Việt Nam như tôi. Đó là biểu tượng của sự thiện chí và tinh thần đoàn kết quốc tế của Việt Nam, điều này có ý nghĩa vô vùng quan trọng trong những thời điểm khắc nghiệt này.

Việt Nam luôn là một đối tác quốc tế có trách nhiệm, các chính sách của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng thể hiện điều đó. Việt Nam đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, cung cấp các dịch vụ, thiết bị và hỗ trợ điều trị y tế cho các nước khác cũng như đóng góp ngân sách cho cơ chế COVAX.

Trong bối cảnh đầy thách thức do đại dịch Covid-19, chúng tôi thực sự ấn tượng vì những gì Việt Nam đã thể hiện. Việt Nam cam kết duy

trì sự gắn kết của ASEAN trong đối phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế, đồng thời làm cho tiếng nói của ASEAN rõ rệt hơn trên các diễn đàn toàn cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán trên các diễn đàn đa phương, như LHQ, kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác quốc tế để cùng nhau ứng phó với đại dịch. Ở những thời điểm như thế này, mỗi nghĩa cử sẻ chia đều rất cần thiết và được trân trọng.

Covid-19 lây lan xuyên biên giới. Đại dịch này không phải của riêng ai. Đoàn kết quốc tế là sức mạnh quan trọng để ứng phó với đại dịch. Thực tế cho thấy Covid-19 đã trở thành yếu tố phá vỡ an ninh lớn nhất thế kỷ một cách phi truyền thống. Trong thời điểm này, điều tối quan trọng là chúng ta phải khẳng định lại cam kết chung trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: duy trì chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế lấy LHQ làm trung tâm.

Chúng ta phải bảo vệ và củng cố trật tự quốc tế vốn đã và đang phục vụ chúng ta rất hiệu quả, một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, có thể đoán định được, để giúp thế giới an toàn và ổn định hơn.

Chúng ta cần một trật tự thế giới nơi các quốc gia lớn và nhỏ có thể hợp tác với nhau để tìm ra các giải pháp chung, nơi các cường quốc không thể hành động đơn phương, nơi “chân lý sẽ chiến thắng sức mạnh”. Đó là điều tốt nhất cho chúng ta. Trên thực tế, chủ nghĩa đa phương là cam kết vượt trên cả lợi ích bản thân.

Tôi theo dõi rất sát các hoạt động của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và vai trò chủ động của Việt Nam. Các bạn đã tích cực phối hợp với các ủy viên trong Hội đồng Bảo an để tìm kiếm các giải pháp cân bằng và xây dựng, thể hiện tính thực tế để đạt được đồng thuận chung về những giải pháp và tuyên bố của Hội đồng Bảo an.

Việt Nam nên cảm thấy tự hào khi sắp hoàn thành những tháng cuối nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Cũng giống Na Uy, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ một hệ thống đa phương hiệu quả mà nòng cốt là LHQ. Một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế là sự bảo vệ tốt nhất cho các quốc gia nhỏ và vừa như Na Uy và Việt Nam.n

Việt Nam - Đối tác quốc tế có trách nhiệm

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 47

CRISTINA ROMILAAmbassador of Romania to Viet Nam

Concerted efforts and smooth coordination between parliamentary diplomacy and government diplomacy sent the world the image of an open and proactive Viet Nam that is a responsible member of the international community and ready to cooperate and share experience with others to surmount COVID-19 together and boost post-pandemic development.

Hundreds of high-level phone talks and meetings have gone with Vietnamese leaders discussing ways to step up vaccine cooperation and vaccine access with domestic and foreign partners.

Among these, I recall the phone talks between the President of Romania, Klaus Iohannis and President of the Socialist Republic of Viet Nam, Nguyen Xuan Phuc, held on July 14, 2021 and the bilateral meeting between the Romanian Foreign Minister, Bogdan Aurescu, and the Foreign Minister of Viet Nam Bui Thanh Son, on the sidelines of the 76th session of the United Nations General Assembly in New York, on September 26, 2021. On both occasions, the Romanian dignitaries affirmed Romania’s willingness to stand side by side with Viet Nam in repelling the ongoing COVID-19 pandemic.

Viet Nam has also played an active role in United Nations (UN) and ASEAN fora in the field of the pandemic fight. It closely coordinates with other c o u n t r i e s to improve ASEAN self-reliance in vaccines by building a r e g i o n a l s u p p l y c h a i n a n d join

the other ASEAN’s member efforts to accelerate the establishment and operation of the ASEAN Centre for Public Health Emergencies and Emerging Diseases (ACPHEED).

Viet Nam’s discourse values the role of UN agencies and other multilateral institutions, particularly the COVAX Facility in promoting fair and equitable access to COVID-19 vaccines and medications.

I praise the clear and consistent foreign policy of Viet Nam to promote the strengthening the solidarity, upholding a high sense of responsibility and stepping up the cooperation at UN system. As unconditional supporters of multilateralism and of the rules-based international order-with the UN at its core-Romania and Viet Nam supported the initiatives of the UN system, aiming at offering a global solution to the pandemic.

In this respect, both countries welcomed the Resolution United response against global health threats: combating COVID-19 adopted by the UN General Assembly in September 2020.

The vaccine diplomacy is a very crucial part of the Viet Nam’s vaccine strategy. I believe that securing vaccine supply is the first and decisive step for the successful implementation of the vaccine strategy.

The strong vaccine response of the Government to quickly vaccinating its population was a remarkable effort. Viet Nam has managed to acquire significant numbers of vaccines and the country's capacity for vaccination has been significantly strengthened.

In my opinion, timely and efficient vaccination roll-out is the key to maintaining production activities and the recovery of the economy. I consider that the Government’s decision to abandon the “zero COVID-19” strategy and implement a new strategy of adapting flexibly to and living safely with COVID-19 was an important and timely decision for the national economy as well as national businesses and foreign investment.

Viet Nam’s vaccine diplomacy has so far obtained highly positive outcomes and

it contributed to the Government’s concerted efforts and successful implementation of the dual goals of pandemic fight and economic recovery and development.

In my view, valuable achievements were obtained on both levels, internal and external.

At the domestic level, it achieved a strengthened cooperation and coordination among ministries and sectors, at all levels, to further promote vaccine diplomacy for accessing vaccines, treatment drugs and medical supplies. Externally, it strengthened Viet Nam’s ties with partners and promoted multilateral diplomacy based on the principles of solidarity and international coordination. On the foundation of the two countries’ solid friendship, the Romanian Government donated 300,000 doses of COVID-19 vaccines to Viet Nam.n

Vaccine diplomacy - A wise and effective strategyThe “vaccine diplomacy” was one of the most effective Vietnam’s foreign policy instruments of adapting country’s diplomacy to the challenges of the COVID-19 pandemic and it has been underway at all levels, especially high level.

GRETE LOCHENAmbassador of Norway to Viet Nam

However, it also inspires many heart-touching stories about how people treat each other regardless of nationality and language boundaries. I have been impressed by how Vietnamese health workers and other frontliners have been rushing to affected areas to assist in fighting the pandemic, leaving their own families and friends and working grueling shifts. It tells a lot about the strength of the Vietnamese people. No one would forget the story about Vietnamese doctors fighting hard for 100 days to save life of the British pilot last March. This patient No.91 has caught the headlines of not only local but also international media.

And the most recent story happened in June 2021 when Viet Nam, at the UN request, for the first time Viet Nam received and treated a COVID-19 patient who works for the UN under the MEDEVAC scheme, marking the good cooperation between Viet Nam and the UN. This story has touched the hearts of not only UN staff regionally but also foreigners and diplomats in Viet Nam like me. It is a symbol of Viet Nam's goodwill and international solidarity, which is extremely important in these harsh times.

Viet Nam has also been a responsible international partner by sharing your experiences, resources and providing medical services, equipment and treatments to other countries as well as contributing budget to the COVAX facility. The Vietnamese government has had a consistent voice in multilateral fora, such as the United Nations (UN) to call for international solidarity and cooperation in fighting the pandemic. In the pandemic context, every single act of sharing is very much needed and appreciated.

Your commitment to enhancing ASEAN cohesion in dealing with COVID-19 and stepping up economic recovery and to giving ASEAN a more visible voice at the global level is important.

The Vietnamese government has

had a consistent voice in multilateral fora, such as the United Nations (UN) to call for international solidarity and cooperation in fighting the pandemic. In the pandemic context, every single act of sharing is very much needed and appreciated.

This virus crosses border. The pandemic is not local. International solidarity is key in fighting the COVID-19 pandemic.

COVID-19 has firmly established itself as the single largest security disrupter of this century in non-traditional sense. It is vital in this time that we reiterate our common commitment to maintenance of international peace and security: upholding multilateralism and the UN-centered international system.

We must safeguard and strengthen the international order that has served us so well. We are dependent on, and best served by, a predictable, rules-based international order, which makes the world safer and more stable.

We are also best served by a world order where small and large states cooperate to find common solutions, where major powers are prevented from acting unilaterally, and where right prevails over might. In fact, the very hallmark of multilateralism is to commit beyond one’s own self-interest.

I have been closely following Viet Nam’s actions at the UNSC and have seen Viet Nam’s proactive and dedicated role. You have worked with other members in the search for constructive and balanced solutions and shown pragmatism in order to reach broad consensus on resolutions and statements from the UNSC.

Viet Nam should be proud of itself when you’re now entering your last months of being a member of the Council. Like Norway, Viet Nam is a strong supporter of a well functioning multilateral system with UN at its core. A rule-based international order and respect for international law is the best protection for medium-sized and small nations like Viet Nam and Norway.n

Viet Nam is a responsible international partner

The RENEW-NPA all-woman BAC team and four women Ambassadors, kneeling in front (l-r Deborah Paul, Canada; Wendy Matthews, New Zealand; Grete Løchen, Norway; and Beatrice Maser Mallor, Switzerland). Hai Lang, Quang Tri, on May 9, 2019. (Photo: Hien Ngo / RENEW-NPA)

The pandemic poses unprecedented challenges to our nations, with its devastating impacts on the lives and livelihoods of people, and severe disruptions to our societies and economies.

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”48

GENNADY BEZDETKOĐại sứ Nga tại Việt Nam

Ưu tiên chính sách đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn đại dịch cũng là đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân. Lãnh đạo Việt Nam nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, huy động tối đa nguồn lực để chống dịch Covid-19.

Việc đảm bảo có được nguồn cung vaccine Covid-19 là một nhiệm vụ quan trọng. “Sứ mệnh” không đơn giản này nằm trên “đôi vai” các đồng nghiệp của chúng tôi tại Bộ Ngoại giao Việt Nam và các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Các cán bộ ngoại giao Việt Nam đã nỗ lực hết mình trên cả cấp độ song phương và đa phương để thúc đẩy chiến lược ngoại giao vaccine, đáp ứng nhu cầu tiêm phòng trong nước, hạn chế sự lây lan của các ổ dịch. Chúng tôi rất vui mừng trước những thành tựu mà các đồng nghiệp Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức các hoạt động ngoại giao. Phần lớn hoạt động đã được chuyển sang hình thức trực tuyến, tuy nhiên, hình thức này không phải lúc nào cũng đáp ứng được mong muốn từ các bên. Trong bối cảnh đó, trong thời gian ngắn, Việt Nam đã nghiên cứu soạn thảo một hình thức tiếp đón các đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài mà vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch.

Việt Nam cũng đã có những chính sách công nhận hộ chiếu vaccine với một số đối tác nước ngoài, điều này góp phần đơn giản hóa các điều kiện đi lại trong hoàn cảnh đại dịch. Chúng tôi hy vọng rằng, việc khôi phục vận tải hàng không, trong đó có cả với Nga sẽ sớm được thực hiện.

Nhờ những nỗ lực trong thời gian qua, Việt Nam đã thành công trong việc khôi phục việc trao đổi trực tiếp các đoàn đại biểu cấp cao. Chỉ trong ba

tháng gần đây, hai đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã đến thăm Nga là đoàn do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu (từ ngày 29/11-2/12) và đoàn do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu (tháng 9). Các chuyến thăm đã được thực hiện cùng việc tuân thủ tất cả những biện pháp phòng chống dịch và cho thấy tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phòng dịch.

Nga và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong nỗ lực chống lại đại dịch. Sự phối hợp hành động này được chúng tôi coi như một trong những hướng đi quan trọng nhất trong tương lai.

Hiện nay, các tổ chức được ủy quyền của hai bên đã tiến hành trao đổi kinh nghiệm về công tác chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa Covid-19. Một số hội nghị chuyên đề đã được tổ chức với sự tham gia của Trung tâm Nhiệt đới Rospotrebnadzor và các tổ chức hữu quan của Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu để phát triển và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19.

Thời gian qua, Việt Nam đã trao tặng Nga thuốc sát trùng, khẩu trang và quần áo bảo hộ lao động. Nga hỗ trợ Việt Nam một số lô vaccine Sputnik-V, hệ thống xét nghiệm và thuốc thử phục vụ nghiên cứu. Các nhà dịch tễ học Nga đã được cử đến Việt Nam thông qua Trung tâm Nhiệt đới. Phòng thí nghiệm lưu động do Nga sản xuất đang thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm cho người dân Việt Nam tại những vùng xa xôi hẻo lánh.

Nga - Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp cho Việt Nam vaccine Sputnik-V. Trong chuyến thăm chính thức Nga vừa qua của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã đạt được thỏa thuận tổ chức sản xuất theo chu trình đầy đủ loại vaccine Sputnik-V và Sputnik Light tại Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng, Bộ Y tế Việt Nam sẽ cấp đăng ký trong thời gian ngắn nhất sắp tới cho vaccine Sputnik Light- loại vaccine có hiệu quả đến tháng thứ năm sau khi tiêm đạt 80%.n

Ngoại giao Việt Nam làm tốt “sứ mệnh” trong đại dịch

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Nga Gennady Bezdetko, ngày 13/7/2021. (Nguồn: TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 14 Tham khảo chính trị Việt Nam – Singapore theo hình thức trực tuyến, ngày 9/11/2021. (Nguồn: TTXVN)

Đại sứ đánh giá như thế nào về công tác phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam, cũng như vai trò của ngoại giao Việt Nam trong công tác này? Theo Đại sứ, tình hình đại dịch Covid-19 phức tạp đã tác động ra sao tới hợp tác Việt Nam – Singapore thời gian qua?

Công tác phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam rất ấn tượng và quan trọng hơn là rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và bảo vệ tất cả chúng ta – người Việt Nam cũng như cộng đồng người nước ngoài tại đây. Trong suốt đại dịch, Việt Nam đã nỗ lực kiểm soát và ngăn chặn sư lây lan của virus, đồng thời tăng cường đáng kể năng lực y tế, giảm thiểu tối đa các ca nhập viện và tử vong. Ấn tượng hơn cả là tốc độ bao phủ vaccine thần tốc tại Việt Nam từ tháng 3/2021, cho thấy năng lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam để đưa đất nước an toàn tiến vào trạng thái bình thường mới.

Công tác ngoại giao đóng vai trò nổi trội trong suốt cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này. Ngay từ những ngày đầu đại dịch, ngoại giao Việt Nam đã hỗ trợ hiệu quả công tác trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống dịch giữa Chính phủ và các nước vào giai đoạn then chốt. Đặc biệt, tháng 9/2021 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Thường Trực Bộ Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong đã họp trực tuyến, trao đổi thông tin về kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19. Ngoại giao cũng là kênh thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết thông qua viện trợ và chuyển giao trang thiết bị y tế, thuốc men và vaccine giữa các nước.

Trong giai đoạn khó khăn của từng bên vừa qua, Singapore và Việt Nam đã giúp đỡ lẫn nhau thông qua viện trợ về trang thiết bị y tế. Đặc biệt, ngoại giao cũng giúp các bên đưa ra các quyết định chung hướng tới tái mở cửa, hồi phục và tăng cường sự bền bỉ của nền kinh tế. Đơn cử như trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, khối đã thiết lập các cơ chế nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực của đại dịch tới cộng đồng như Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN và Khung phục hồi tổng thể ASEAN.

Đại dịch buộc hợp tác giữa Việt Nam và Singapore phải có điều chỉnh. Một vài thay đổi đã mang tới kết quả tích cực. Hai bên đã tận

dụng hiệu quả lợi thế về công nghệ để thảo luận, dự họp trực tuyến. Các phiên Tham khảo Chính trị Singapore - Việt Nam lần thứ 13 và 14, diễn ra theo hình thức trực tuyến năm 2020 và 2021, đều kết thúc tốt đẹp.

Mặt khác, đại dịch đã làm giảm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác như công tác, học tập, thăm thân nhân hay giải trí từ cả hai bên. Tuy nhiên, bất chấp thách thức, quan hệ chính trị và kinh tế song phương đang tiếp tục nở rộ. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, Tiến sĩ Vivian Balakrishnan đã thăm Hà Nội tháng 6/2021 vừa qua và gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Trong năm 2020 và 11 tháng đầu năm 2021, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, qua đó cho thấy sự tin tưởng của chúng tôi đối với sự bền bỉ và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.

Có thể thấy, hợp tác y tế phòng, chống đại dịch Covid-19 đã trở thành một điểm sáng trong quan hệ hai nước. Trước nguy cơ mới từ biến thể Omicron của SARS-CoV-2, Việt Nam và Singapore cần làm gì để tăng cường phòng chống dịch, đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân hai nước?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt Omicron vào danh sách các biến thể đáng quan tâm. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định tốc độ lây nhiễm, thời gian ủ bệnh và lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng của các ca nhiễm và hiệu quả của vaccine hiện hành.

Cả Singapore lẫn Việt Nam đều đã rút ra được nhiều bài học về đối phó với các làn sóng trước đó của virus và hiện đang theo dõi sát sao mọi diễn biến liên quan, thông tin về biến thể mới này. Cùng lúc đó, hai bên cũng đang đẩy mạnh giám sát, thắt chặt các quy định về xét nghiệm, truy vết và cách ly, củng cố năng lực y tế và tăng tốc độ phủ vaccine. Đây là các biện pháp thận trọng nhưng cần thiết và có trách nhiệm, nhằm đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người dân, cho phép các hoạt động kinh tế - xã hội tiếp tục diễn ra an toàn.

Cả hai nước cũng tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong điều phối phản ứng trước đại dịch nhằm hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn trong việc dẫn dắt con đường đầy sóng gió tới bình thường mới.

MINH QUÂN(thực hiện)

Ngoại giao "nổi trội" trong phòng chống dịch Covid-19

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong phòng chống dịch Covid-19, cũng như hơp tác Singapore - Việt Nam trong lĩnh vực này.

A PIONEERING, COMPREHENSIVE, MODERN AND ADAPTIVE VIETNAMESE DIPLOMATIC SERVICE STRIVING TO SUCCESSFULLY REALIZE THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS RESOLUTION 49

GENNADY BEZDETKOAmbassador of Russia to Viet Nam

The domestic and foreign policy priority of any nation during the COVID-19 pandemic is also to ensure the safety and health of its people. Vietnamese leaders in general and the diplomatic sector in particular have been trying their best to carry out this important task, mobilizing maximum resources to fight the COVID-19.

The task of securing the supply of COVID-19 vaccine rests on the shoulders of our colleagues at Viet Nam’s Ministry of Foreign Affairs and Vietnamese diplomatic missions abroad.

Vietnamese diplomats have made great efforts at both bilateral and multilateral levels to promote the strategy of “vaccine diplomacy”, meeting domestic vaccination needs and limiting the spread of COVID-19. We are very pleased with the achievements that our Vietnamese colleagues have achieved in responding to COVID-19.

The COVID-19 pandemic has dramatically affected the organization of diplomatic activities. The majority of activities have been moved to the virtual format, however, this format does not always meet the wishes of the parties. In that context, in a short time, Viet Nam has studied and came up with a new procedure to receive high-level foreign delegations and ensure the safety against the COVID-19 at the same time.

Viet Nam has also implemented policies to recognize vaccine passports with many foreign partners, which contributes to simplifying travel conditions in the context of the pandemic. We hope that the restoration of air transport, including with Russia, will soon be achieved.

Thanks to recent efforts, Viet Nam has succeeded in restoring the exchange of high-level delegations. In the last three months only, two Viet Nam’s high-level delegations have visited Russia, one led by President Nguyen Xuan Phuc (from November 29 to December 2) and the other one by Foreign Minister Bui Thanh Son (September). These visits were in compliance with all COVID-19 prevention measures and showcased the effectiveness of the COVID-19 prevention measures that have been applied.

Russia and Viet Nam have worked closely together in the fight against the pandemic. We consider this coordination of actions as one of the most important directions in the future.

Currently, authorized organizations of the two sides have exchanged experiences on the diagnosis, treatment and prevention of COVID-19. A number of symposiums have been held with the participation of the Rospotrebnadzor Tropical Center and relevant Vietnamese organizations in order to build a research base for the development and production of vaccines and drugs to cure COVID-19. Over the past time, Viet Nam has given Russia disinfectants, masks and workwear. Russia has supported Viet Nam with a number of batches of Sputnik-V vaccine, testing systems and reagents for research. Russian epidemiologists were sent to Viet Nam and worked at the Tropical Center. The Russian-made mobile laboratory is carrying out testing tasks for Vietnamese people in remote areas.

Russia and Viet Nam have reached an agreement on supplying Viet Nam with the Sputnik-V vaccines. During the official visit to Russia by President Nguyen Xuan Phuc, the two sides reached agreements to organize full-cycle production of vaccines Sputnik-V and Sputnik Light in Viet Nam.

We hope that the Ministry of Health of Viet Nam will grant registration at the earliest time for the "Sputnik Light" vaccine, whose effectiveness, after 5 months of vaccination, still reaches 80%.n

How do you evaluate the COVID-19 prevention and control of the Vietnamese Government? What is the role of Viet Nam’s diplomacy in this work? In your opinion, how has the complicated situation of the COVID-19 pandemic affected the cooperation between Viet Nam and Singapore over the past time?

The Vietnamese government’s response to COVID-19 has been impressive and more importantly impactful in addressing the spread of COVID-19 and protecting all of us – the Vietnamese and foreign community here. Throughout the pandemic, Viet Nam has fought hard to control and then reduce the spread of the virus and bolster significantly medical capacity to keep COVID-19-related hospitalisations and deaths to a minimum. What is particularly striking is the rapid and accelerating vaccine rollout in Viet Nam since March 2021, which testifies to the government’s capacity and resolve to proactively shift the country safely into a new normal.

Diplomacy has played a prominent role throughout this global public health crisis. Starting from the early days of the pandemic, Viet Nam’s diplomacy facilitated the timely exchange of information and best practices between countries and their governments at crucial junctures. To this end, Deputy Foreign Minister Nguyen Minh Vu and Singapore’s Permanent Secretary of Foreign Affairs Chee Wee Kiong had a videoconference in September 2021 to share experiences in managing COVID-19. Diplomacy has also channelled practical expressions of friendship and solidarity in the form of donations and transfers of medical supplies, drugs, and vaccines between countries.

In our respective times of need, Singapore and Viet Nam have helped each other through donations of

medical equipment to each other. Most importantly, diplomacy has enabled collective action towards reopening, recovery, and resilience. Under Viet Nam’s 2020 ASEAN Chairmanship, for instance, ASEAN established mechanisms to soften the negative impact on our communities, such as the ASEAN COVID-19 Response Fund, Regional Reserve of Medical Supplies, and Comprehensive Recovery Framework.

The pandemic has compelled adjustments to the way Viet Nam and Singapore cooperate. Some have been beneficial. We have taken greater advantage of technology to convene meetings and conferences online. The 13th and 14th iterations of the Singapore-Viet Nam Bilateral Consultations were held online in 2020 and 2021 respectively. On the other hand, the pandemic has also reduced opportunities in other areas, such as travel for business, education, visiting family, and leisure from both sides. Despite these challenges, political and economic ties are flourishing. Singapore Foreign Minister Dr Vivian Balakrishnan visited Ha Noi in June 2021 to meet top leaders. Singapore was also in 2020 and the first eleven months of 2021 the largest foreign investor in Viet Nam, which demonstrates the confidence we have in Viet Nam’s resilience and prospects.

It can be seen that medical cooperation in preventing and controlling COVID-19 has become a highlight in the ties between the two countries. With regards to the new risk posed by the Omicron variant, what should Viet Nam and Singapore do to promote the epidemic prevention and control, as well as to secure the rights and interests of the two countries?

The World Health Organization has classified Omicron as a variant of concern. Studies are still being conducted to establish its transmissibility, incubation period, infectious duration, severity of illness, and the efficacy of existing vaccines. Singapore and Viet Nam have learnt many lessons from dealing with earlier waves of the virus and are now monitoring closely developments and findings on the new variant.

In meantime, we are stepping up surveillance and strengthening protocols in the form of testing, tracing, and quarantine, shoring up healthcare capacity, and accelerating vaccine rollout. This is a necessary, responsible, and prudent response to safeguard the health and lives of our people, while permitting business activity and social interactions in a safe manner.

Both sides continue to work closely together to coordinate our responses to the pandemic to better support each other navigate the winding path towards a new normal.

By MINH QUAN

Viet Nam’s diplomacy has fulfilled its mandate during the pandemic

Viet Nam's "prominent" in COVID-19 control and preventionSingapore's Ambassador to Vietnam Jaya Ratnam shared with The World & Viet Nam Report his thoughts on the prominent role of diplomacy in COVID-19 control and prevention, with details into the Singapore - Viet Nam relations.

Ambassador of Singapore to Viet Nam Jaya Ratnam. (Photo: VIR)

Fourth, we should make use of the prestige and standing built when taking up current and previous important international roles to continue deepening bilateral ties with countries and international organizations; strengthen international cooperation to take advantage of the resources for our development, with priority to COVID-19 vaccines and policy advice and support for post-pandemic recovery.

Fifth, we should promote information and communication within Viet Nam and overseas to raise awareness on the importance of multilateral diplomacy, at the same time improve the position and present the image of the country to the world, perfect the coordination mechanism, encourage the implementation of multilateral diplomacy; strengthen strategic research and forecasting on global issues and

major multilateral forums.Sixth, continue to build a multidisciplinary and

interdisciplinary approach in the context of strong globalization, thus, the emerging concepts become far more profound and multi-layered.

The guideline for/ key to multilateral diplomacy is to promote the synergy of the whole political system under the unified leadership of the Party and the centralized management of the State, the close coordination among Party Diplomacy, State Diplomacy, People’s Diplomacy, and State’s diplomacy, and between external activities and domestic growth; to mobilize all potentials of the whole society to best serve the country’s intensive international integration.

By THU TRANG

Synergy - the key to... [Continued from page 13]

“NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, HIỆN ĐẠI, CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”50

CÁC KỲ HỘI NGHỊ NGOẠI GIAO TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 202111-23/3

1957“Củng cố và phát triển tình hữu nghị với các nước trong phe XHCN theo tinh thần quốc tế vô sản và trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, triệt để phát triển những mối quan hệ tốt sẵn có dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình”.

26/2-6/31962

“Đẩy mạnh công tác ngoại giao, tiến lên đáp ứng những đòi hỏi mới của cách mạng trong nước về nhiệm vụ quốc tế của Đảng và Nhà nước đề ra”.

16/12/196316/1/1964

“Phục vụ sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa ở miền Bắc và phục vụ Cách mạng ở miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà”.

2-17/41965

“Nghiên cứu Nghị quyết Trung ương II, xác định phương hướng nhiệm vụ ngoại giao đấu tranh Cách mạng ở miền Nam, bảo vệ miền Bắc”.

7-16/31966

“Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, tích cực tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của phe XHCN và nhân dân thế giới”.

81967

“Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa của phe XHCN và của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của Việt Nam”.

18-28/111968

“Xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”.

51969

“Phương châm vừa đánh vừa đàm, nhấn mạnh đấu tranh ngoại giao giữ vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.

6/7-4/81970

“Nhiệm vụ ngoại giao phục vụ khôi phục và phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng CNXH ở miền Bắc trong tình hình mới”.

17/4-6/51972

“Đấu tranh ngoại giao trong tình hình quốc tế phức tạp và 4 nhiệm vụ phục vụ kinh tế, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng CNXH ở miền Bắc trong tình hình mới”.

27/2-3/31974

“Đấu tranh thi hành Hiệp định Paris; Ngoại giao phục vụ xây dựng XHCN ở miền Bắc”.

6-16/11976

“Ngoại giao phục vụ xây dựng CNXH; Ngoại giao làm kinh tế”.

13-17/51977

“Xây dựng đội ngũ ngoại giao vững mạnh, thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ hai và làm tròn nghĩa vụ quốc tế”.

31/1-11/21980

“Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với các nước Đông Nam Á… ngoại giao với các nước ASEAN; vận động Hội nghị nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, Lào và Campuchia”.

18-30/51982

“Tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”

6-18/61983

“Nâng cao tầm nhìn chiến lược; đẩy mạnh công tác phục vụ kinh tế đối ngoại; bồi dưỡng theo chiều sâu”.

9-20/21987

“Sự chuyển hướng mới về chiến lược kinh tế xã hội, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

30/5-9/61990

“Đáp ứng yêu cầu chuyển hướng chiến lược đối ngoại theo Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”.

26-31/101992

“Chủ động triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, vừa hợp tác vừa đấu tranh, từng bước phá thế bao vây cô lập”.

5-12/121996

“Đánh giá sự điều chỉnh chiến lược của nước lớn và chính sách của họ đối với châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á; chuẩn bị đội ngũ cán bộ ngoại giao cho năm 2000”.

10-16/41998

“Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính; giữ vững độc lập tự chủ tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế; mở rộng quan hệ với tất cả các nước, chú trọng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm kinh tế lớn”.

10-20/111999

“Tiến hành cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW 6 kỳ 2, triển khai Nghị quyết TW 7 đồng thời chuẩn bị thực hiện Nghị quyết TW 8 và chuẩn bị Đại hội IX”.

5-15/122001

“Ngoại giao phục vụ kinh tế và công tác xây dựng Ngành”.

1-13/82003

“Tạo bước chuyển mới trong việc thực hiện nhiệm vụ Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc”.

25/11-1/122006

“Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong thời kỳ mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng”.

1-10/122008

“Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”.

12-19/122011

“Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, triển khai toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI”.

16-20/122013

“Ngoại giao chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.

21-26/82016

“Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII”.

13-17/82018

“Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”.

14-18/122021

“Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

HỘI NGHỊ ĐỐI NGOẠI TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾTĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG52

Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả đạt được trong triển khai công tác đối ngoại địa phương từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 đến nay?

Hội nghị Ngoại vụ năm nay có chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương”. Từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 (tháng 8/2018) đến nay, công tác đối ngoại địa phương đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại cả nước, thiết thực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dù chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 trong hai năm qua nhưng với cách tiếp cận đồng bộ, thích ứng linh hoạt và đột phá, đối ngoại địa phương đã khắc phục được khó khăn, từng bước triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đạt được các kết quả khá toàn diện.

Cụ thể, trong giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài là các địa phương, tổ chức hay doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương.

Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2021: Kết nối địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội mới”, Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021, Hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021…

Công tác ngoại giao văn hóa cũng được chủ động triển khai, tạo sự gắn kết với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Việc hát then được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại năm 2019, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Cao nguyên Kon Hà Nừng của Việt Nam được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2021, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.

Các địa phương cũng đóng góp quan trọng trong thành công của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo. Các đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được bảo đảm. Công tác tuyên truyền, thông tin, bảo hộ ngư dân, tàu cá cũng được phối hợp triển khai đồng bộ giữa Bộ Ngoại giao, các cơ quan chức năng và các địa phương, tạo nên “hậu phương” vững chắc cho công tác đấu tranh chính trị, ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của ta.

Công tác lãnh sự, bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng là điểm sáng, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng liên quan kịp thời tổ chức triển khai công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ tại các cửa khẩu, lối mở trên đất liền, cũng như tổ chức hơn 800 chuyến bay đón hơn 200.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam và hỗ trợ các công dân bị “kẹt” ở nước ngoài.

Những nội dung mới trong triển khai đường lối đối ngoại sau Đại hội Đảng lần thứ XIII tác động thế nào đến định hướng trong công tác hỗ trợ đối ngoại địa phương của Bộ Ngoại giao, thưa Thứ trưởng?

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Văn kiện Đại hội cũng chỉ rõ mục tiêu “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”.

Tính toàn diện của ngoại giao thể hiện rõ nét hơn ở đặt trọng tâm phục vụ trực tiếp các địa phương, doanh nghiệp và từng người dân, bên cạnh những nhiệm vụ chính trị tầm vĩ mô

trước nay. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngoại giao phục vụ phát triển có ý nghĩa hết sức thiết thực, đóng góp vào các nỗ lực duy trì phát triển và hướng tới phục hồi của từng địa phương.

Có thể chỉ ra một số định hướng trọng tâm trong hỗ trợ đối ngoại địa phương thời gian tới như sau:

Một là, đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong đối ngoại địa phương. Tiếp nối những thành công trong ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế sẽ là chất xúc tác quan trọng cho các địa phương trong khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi. Cụ thể là việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong tái mở cửa nền kinh tế từ các nước bên ngoài đến việc mở đường cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa đến thu hút các nguồn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Hai là, đẩy mạnh các nội hàm phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, đáp ứng trúng và đúng với nhu cầu, nguyện vọng của các địa phương như phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch cũng như văn hóa, du lịch…

Ba là, chú trọng khai thác các lợi thế sẵn có của địa phương, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, có nhiều tiềm năng cho sản phẩm của các địa phương; kêu gọi sự chung tay của cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững.

Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 khai mạc vào ngày 14/12 tới. Các điểm mới của Hội nghị Ngoại vụ lần này là gì, thưa Thứ trưởng?

Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 20 được tổ chức sau Đại hội Đảng lần thứ XIII để triển khai các định hướng mới cho công tác đối ngoại, trong đó địa phương và doanh nghiệp được đặt vào vị trí trung tâm. Hội nghị là dịp quan trọng để các địa phương, các ban, bộ, ngành trung ương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng các đối tác quốc tế cùng đánh giá về những kết quả đã đạt được trong đối ngoại địa phương, và đưa ra các biện pháp để tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả triển khai công tác này trong thời gian tới.

Điểm mới thứ hai là Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nước ta và trên thế giới. Theo đó, Hội nghị sẽ được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với các điểm cầu ở trong và ngoài nước nhằm đảm bảo các quy định về phòng chống dịch nhưng vẫn mang lại hiệu quả tối đa cho sự kiện.

Điểm mới thứ ba là năm nay, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 có tổ chức “Gặp gỡ Đoàn Ngoại giao, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam” với sự tham dự của Lãnh đạo các địa phương Việt Nam, các Đại sứ và Tổng Lãnh sự Việt Nam trên khắp thế giới, Đại diện các Đại sứ quán và

Thương Vụ nước ngoài tại Hà Nội, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Đây là cơ hội để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ các địa phương Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nội dung sẽ tập trung vào các trọng tâm triển khai trong thời gian tới như mở rộng thị trường, xúc tiến đầu tư, tranh thủ nguồn ngoại lực để vượt qua các khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 hướng tới phục hồi toàn diện, phát triển…

Điểm mới tiếp theo là, lần đầu tiên, nhân dịp Hội nghị Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm trưng bày sản phẩm thương hiệu Việt Nam nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam đến các đại biểu trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đầu ra của sản phẩm.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Ngoại giao có tổ chức các cuộc trao đổi riêng giữa các địa phương Việt Nam với các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và đại diện doanh nghiệp cũng như các cơ quan đại diện của nước ngoài ở Việt Nam để trao đổi sâu hơn những nội dung các bên cùng quan tâm.

BẢO CHI (thực hiện)

Đối ngoại địa phương đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại cả nướcNhân dịp Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt đươc trong triển khai công tác đối ngoại địa phương cũng như các điểm mới Hội nghị lần này.

Nghi thức khai trương triển lãm quốc tế Nông nghiệp Việt Nam 2021 trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021, ngày 16/9. (Ảnh: Tuấn Anh)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 53

Deputy Minister, please kindly share with us the results local diplomacy has achieved since the 19th National Conference on Local Diplomacy?

This year's National Conference on Local diplomacy bears the theme of “Innovating and enhancing diplomacy and international integration in support of localities”.Since the 19th National Conference on Local Diplomacy (August 2018), local-level foreign relations has achieved remarkable gains, contributing to the overall success of the country's diplomacy and local socio-economic development goals. Despite the impacts from the COVID-19 pandemic over the past 2 years, with a cohesive, flexible and breakthrough approach, local-level diplomacy was able to overcome difficulties and gradually translating the Resolution of the 13th National Party Congress into reality. The results thus far have been quite well-rounded.

To elaborate, between 2019 and 2021, Vietnamese localities signed more than 200 international agreements with foreign partners - localities, organizations or foreign enterprises - to strengthen cooperation and expand markets for locally-made products.

Many local networking, trade and promotion activities were organized under new formats and with innovative contents. Examples include “Connection for Development Forum 2021: Seizing new opportunities for localities and businesses”, Viet Nam Agriculture Digital Transformation International Forum 2021, Meet Europe 2021...

Cultural diplomacy is also actively conducted in conjuncion

with political and economic diplomacy. “Then” singing was named on the list of Intangible Cultural Heritage of Humanity in 2019, and Nui Chua Biosphere Reserve and Kon Ha Nung Plateau of Vietnam were recognized as a World Biosphere Reserve in 2021. These titles have helped bring the image of Viet Nam, its people and culture closer to friends around the world.

Localities are also an important contributor to the success of defending Viet Nam’s sovereignty over its border, territory, seas and islands. The border lines and the system of national border markers are both well-maintained while public order and security are ensured. Communication and information for, and protection of fishermen and fishing vessels saw good coordination and implementation between the Ministry of Foreign Affairs, competent authorities and localities. This has created a solid “homefront” for Viet Nam’s political and diplomatic struggles, and helped muster the support from the international community for Viet Nam’s positions.

Consular affairs and works related to overseas Vietnamese are also highlights, especially since the outbreak of the COVID-19 pandemic. The localities have worked closely with the Ministry of Foreign Affairs and other competent authorities to perform citizen protection in a timely manner, through providing support at border checkpoints and openings on the mainland, organizing more than 700 flights to repatriate

more than 200,000 Vietnamese citizens and providing support for citizens stranded abroad.

Deputy Minister, how would the new contents in foreign policy implementation after the 13th National Party Congress affect the orientation of the Ministry of Foreign Affairs in supporting local diplomacy efforts?

The 13th National Party Congress clearly identifies the pioneering role and position of diplomacy in “creating and maintaining a peaceful and stable environment, making use of external resources for national development, and raise the profile and prestige of the country”. The document of the Congress also specifies the goal of “building a comprehensive and modern diplomatic service with three pillars: Party diplomacy, State diplomacy and people-to-people diplomacy”.

The comprehensiveness of diplomacy is more evident in how the focus is placed on directly serving localities, businesses and each citizen, in addition to macro-level political tasks as usual. In the context of the COVID-19 pandemic, diplomacy for development is extremely relevant, contributing to each locality's efforts in maintaining development and heading towards recovery.

Some key lines of action in supporting local-level foreign relations moving forward are as follows: Firstly, to step up and advance the role of economic diplomacy in local foreign relations. Following the successes in vaccine diplomacy, economic

diplomacy will be an important catalyst for localities in restoring production and business, and promoting recovery. Specifically, this includes the sharing of information and experience in reopening the economy from other countries, the search for new ways for foreign trade in goods, and the attraction of investments for economic development and social welfare.

Second, to advance those elements in line with the general development trajectory of the world, to accurately and rightly meet the needs and wishes of the localities. such as digital economy development, e-commerce, high-tech agriculture, clean energy...

Third, to focus on harnessing each locality’s innate strengths, and at the same time continue to seek and expand access into new, promising markets for local products; and to call on the international community to join hands in realizing inclusive and sustainable development.

The 20th National Foreign Affairs Conference will convene on December 13th. What are the new elements of this Foreign Affairs Conference, Deputy Minister?

The 20th National Conference on Local Diplomacy was held after the 13th Party Congress in order to deploy the new orientations for foreign affairs, in which localities and businesses are placed at the center. The Conference is an important occasion to bring together localities, Central ministries and services, Vietnamese representative agencies abroad and international partners to

evaluate the results achieved in local-level foreign relations, and together propose measures to strengthen collaboration in and enhance this line of work going forward.

The first new element is the format of organization. Due to COVID-19, the conference will be held in a hybrid format between virtual and physical attendance, to both meet epidemic prevention regulations and maximize efficiency to the event.

The next new element is the genda. This year, the 20th National Foreign Affairs Conference will hold the roundtable “Connecting Diplomatic Corps and Foreign Business Associations with Vietnamese Provinces and Enterprises”. This event will be attended by Vietnamese provincial leaders, Vietnamese Ambassadors and Consul-Generals around the world, representatives of foreign embassies and trade offices in Ha Noi, foreign business associations in Viet Nam, and a number of major Vietnamese corporations and enterprises. This is an opportunity for the delegates to share their experience and discuss concrete measures to enhance support for Vietnamese localities in promoting international integration for socio-economic development. The discussion will focus on key focus for implementation in the upcoming stage, such as market expansion, investment promotion, and the harnessing of external resources to overcome difficulties caused by the COVID-19 pandemic and move towards comprehensive recovery and development, among others.

Third, for the first time, on the occasion of the Conference on Local Diplomacy, the Ministry of Foreign Affairs will collaborate with the Ministry of Industry and Trade to organize an exhibition of Vietnamese brands in order to promote signature Vietnamese products to delegates at home and abroad. This will help businesses in seeking buyers for their products.

In addition, as part of the Conference, the Ministry of Foreign Affairs will organize separate discussions for Vietnamese localities to engage with Vietnamese Ambassadors and Consul-Generals, and foreign delegates to further delve into matters of common interest.

By BAO CHI

Local diplomacy has achieved many important results, contributing to the overall success of the country's foreign affairsOn the occasion of the 20th National Conference on Local Diplomacy, Deputy Foreign Minister To Anh Dung was interviewed on the results of local diplomacy as well as the new elements under this Conference.

Deputy Foreign Minister To Anh Dung chaired an online meeting between the Ministry of Foreign Affairs and the external affairs agencies of 63 provinces and cities on October 5, 2021. (Photo: Tuan Anh)

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG54

Biến nguy thành cơ trong công tác ngoại vụ địa phương

Thưa Cục trưởng, những biến động chưa từng có trong giai đoạn hiện nay đã tác động thế nào đến công tác đối ngoại địa phương?

Đại dịch Covid-19 gây tác động nghiêm trọng tới mọi mặt của cuộc sống, làm thay đổi những thói quen vốn có, gây đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng. Công tác đối ngoại địa phương không phải là một ngoại lệ, cũng chịu tác động mạnh. Một trong những sứ mệnh của công tác đối ngoại địa phương là “kết nối”, với chuỗi sự kiện gắn kết địa phương, doanh nghiệp ta với bạn bè, đối tác nước ngoài. Trên thực tế, chuỗi kết nối đó ban đầu cũng chịu những đứt gãy.

Bước vào năm 2021, Cục Ngoại vụ như thông lệ, với hành trang là một Kế hoạch tổng thể các hoạt động để sẵn sàng phối hợp tổ chức xuyên suốt trong năm. Rất tiếc, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát và diễn biến phức tạp, nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Chỉ một vài hoạt động như Hội nghị tập huấn về công tác ngoại vụ địa phương (Bình Định, từ ngày 15-16/4), Diễn đàn Nhịp cầu phát triển (Hà Nội, ngày 26/4), Đoàn Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) và một số doanh nghiệp thành viên thăm làm việc tại tỉnh Thái Bình (ngày 28/4)… được phối hợp tổ chức theo đúng kế hoạch. Phần lớn các hoạt động khác đều phải hoãn, hủy hoặc điều chỉnh để phù hợp với tình hình.

Theo ông, việc thích nghi kịp thời của Cục vừa qua đã mang lại những kết quả như thế nào?

Dịch bệnh chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt. Nhằm mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa duy trì hoạt động, thích ứng là đòi hỏi tất yếu, linh hoạt điều chỉnh là cần thiết để vượt qua những đứt gãy, khôi phục chuỗi kết nối. Trên tinh thần đó, kế hoạch tổng thể các hoạt động đã được điều chỉnh kịp thời cả về quy mô, địa điểm và cách thức tổ chức, được phối hợp chuẩn bị công phu và tổ chức đạt kết quả thành công. Điển hình là Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam, với chủ đề “Phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch Covid-19”, với sự tham gia của các bộ, ngành chức năng, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức nước ngoài và nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp (ngày 16/9).

Tiếp đến là các sự kiện “Kết nối Hàn Quốc - Quảng Bình” (ngày 15/10), “Kết nối các địa phương Việt Nam với các địa phương Liên bang Nga” (ngày 27/10), “Gặp gỡ Hoa Kỳ: Chung tay tái mở cửa, phục hồi và phát triển khu vực kinh tế phía Nam” (ngày 23/11), “Gặp gỡ châu Âu: Đối tác Việt Nam - châu Âu hậu Covid-19 và Công bố Sách

trắng EuroCham 2021” (ngày 25/11), Hội thảo trực tuyến kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Australia trên ba lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin và viễn thông (ngày 2/12)…

Để vượt qua các thách thức trong giai đoạn bình thường mới, công tác đối ngoại địa phương đã có những đổi mới như thế nào?

Công tác đối ngoại địa phương được đổi mới cả về nội dung và hình thức cũng như phương thức hoạt động.

Về nội dung, tính thiết thực, hiệu quả được đặt lên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đòi hỏi càng phải căn cơ. Hoạt động hội nhập, kết nối không chỉ dừng ở số lượng cặp quan hệ “kết nghĩa”, các thỏa thuận hợp tác quốc tế cấp địa phương mà cần đi kèm kế hoạch triển khai cụ thể. Thúc đẩy hợp tác đầu tư, xúc tiến kinh tế đối ngoại luôn là trọng tâm ưu tiên và theo đúng phương châm “lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, đáp ứng “trúng” nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng tham mưu, tư vấn cho các địa phương để bắt kịp những xu hướng phát triển lớn của thế giới như kinh tế xanh, năng lượng sạch, giảm thiểu khí thải, chuyển đổi số… Các lĩnh vực hoạt động khác cũng theo

hướng đó.Về hình thức, kết hợp hài hòa

các hoạt động ở quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với từng nhóm đối tượng, khu vực, ngành, lĩnh vực.

Về phương thức hoạt động, thay vì thói quen trực tiếp, để thích ứng với tình hình dịch bệnh phải thực hiện giãn cách, chuyển nhanh sang phương thức trực tuyến và kết hợp giữa trực tiếp - trực tuyến.

Xin Cục trưởng cho biết những dự định mà Cục Ngoại vụ sẽ triển khai để thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao trong giai đoạn mới?

Không chỉ là dự định mà là hoạt động đặc biệt quan trọng trước mắt đó là Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 diễn ra vào ngày 13/12/2021 tại Hà Nội, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội nghị lần này có chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương”. Đây là dịp để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai công tác đối ngoại địa phương kể từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 (tháng 8/2018) và thống nhất phương hướng công tác đối ngoại địa phương trong giai đoạn mới. Điểm mới là trong khuôn khổ Hội nghị, Tọa đàm “Gặp gỡ Đoàn Ngoại giao, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài, kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam” và “Triển lãm trưng

bày sản phẩm thương hiệu Việt Nam” sẽ được kết hợp tổ chức. Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 dự kiến sẽ thông qua Định hướng hành động công tác đối ngoại địa phương trong giai đoạn mới là văn kiện khung làm căn cứ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và các địa phương triển khai trong ba đến năm năm tới.

Xin Cục trưởng chia sẻ những câu

chuyện đáng nhớ trong quá trình Cục Ngoại vụ hợp tác với địa phương trong tình hình mới?

Có lẽ câu chuyện ấn tượng và đáng nhớ nhất trong năm nay là khi phối hợp tổ chức Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam và Triển lãm quốc tế nông nghiệp Việt Nam, bằng hình thức thực tế ảo. Lần đầu tiên Cục Ngoại vụ “lấn sân” sang lĩnh vực nông nghiệp, lần đầu tiên áp dụng nền tảng công nghệ thực tế ảo và cũng là lần đầu tiên nâng tầm sự kiện thực sự lên tầm quốc gia và quốc tế. Nhưng đúng là “trong nguy có cơ”.

Nhờ có sự hợp tác hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan về chuyên môn, VnExpress về nền tảng công nghệ và đặc biệt, do chủ đề chuyển đổi số nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, biến đổi khí hậu gay gắt, đang rất “nóng”, cho nên sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.

Gần 1.500 đại biểu tham dự Diễn đàn và hơn 300.000 lượt tham quan Triển lãm. 61/63 tỉnh/thành phố tham dự và đóng góp tại Diễn đàn thông qua mạng lưới 94 Cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, kết nối được với các cơ quan chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp đối tác nước ngoài và mời được các diễn giả là chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp tham dự băng hình thức trực tuyến.

MINH HÒA (thực hiện)

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mọi mặt đời sống xã hội và công tác ngoại vụ địa phương cũng không phải ngoại lệ. Đại sứ Trần Thanh Huân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao chia sẻ với TG&VN về bước chuyển mình của công tác này khi thích nghi với tình hình mới nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công tác đối ngoại địa phương được đổi mới cả về nội dung và hình thức cũng như phương thức hoạt động. Về nội dung, tính thiết thực, hiệu quả được đặt lên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đòi hỏi càng phải căn cơ. Về hình thức, kết hợp hài hòa các hoạt động ở quy mô lớn, vừa và nhỏ, phù hợp với từng nhóm đối tượng, khu vực, ngành, lĩnh vực.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác mới giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và EuroCham, ngày 25/11/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đại sứ Trần Thanh Huân phát biểu tại Tọa đàm Kết nối Quảng Bình - Hàn Quốc, ngày 15/10/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 55

  Mr. Director General, how have unprecedented fluctuations in the current period affected local diplomacy?

The COVID-19 pandemic has exerted serious impacts on all aspects of life, causing the change in inherent habits, disruption of production and supply chains. The work of local diplomacy was not an exception, and was also strongly affected.  One of the missions of local diplomacy was to “connect”, by lauching a series of events connecting our localities and business with foreign friends and partners.  In fact, that chain of connections also suffered disruption at the beginning.

When embarking on the year 2021, as a common practice, the  Department of Local Diplomacy  developed a Master Plan of Action to be executed throughout the year.  Unfortunately, the fourth wave of COVID-19 pandemic broke out with complicated developments, especially in the southern provinces/cities.  Just a few activities such as the Training Workshop on Local Diplomacy (Binh Dinh, April 15-16, 2021), the Connection for Development Forum (Hanoi, April 26, 2021), Seminar on connecting investment and trade promotion between Thai Binh province and the American Chamber of Commerce in Viet Nam (April 28, 2021). were organized as planned.  The majority of other activities had to be postponed, canceled or adjusted to adapt to the situation.

Mr. Ambassador in your views, what were the results produced by the Department of Local Diplomacy’s timely adaptation on all “fronts”?

As the pandemic shows no signs of an early ending, with a view to  achieving the dual goal of preventing the pandemic and maintaining operations, adaptation is an indispensable requirement, flexible adjustment is necessary to overcome disruption and restore the connection chain.  In that light, the Master Plan of Action was promptly adjusted in terms of scale, location and

organization, it was carefully prepared and successfully implemented.  In particular, the Viet Nam Agricultural Digital Transformation International Forum under the theme “promoting the supportive role of the economy in the context of the COVID-19 pandemic and post-pandemic” was joined by relevant ministries and agencies, nearly all provinces/cities directly under the central government, foreign agencies and organizations and leading international experts in the field of agricultural digital transformation (September 16th, 2021). Other subsequent events took place such as “Connecting Korea - Quang Binh” (October 15, 2021), “Connecting Vietnamese localities with localities of the Russian Federation” (October 27, 2021),  “Meet the USA: Partnering for  reopening,  recovery  and rebound in the  Southern Economic Region”  (November 23, 2021), “EuroCham whitebook launch and  Meet Europe 2021:  EU  –  Viet Nam partnership  Post  COVID-19” (November 25, 2021), webinar connecting Vietnamese localities and businesses with Australian partners in three major fields namely real estate, renewable energy, information technology and telecommunications (December 2 , 2021).

Mr. Director General, what innovations in local diplomacy are put in place to overcome challenges in the new normal, perform its pioneering role in promoting

integration for development?Local diplomacy is being

renewed both in content and format as well as in mode of operation.

In terms of content, practicality and efficiency is put on top, especially in the context of the COVID-19 pandemic, this requirement becomes even more essential.  Connectivity is not only showcased by the number of “twinning” partnerships or international cooperation agreements at local level, but it is equally important to be accompanied by a specific implementation plan. Promoting investment and exteral economic affairs should always be a priority and work in accordance with the motto “putting people, localities and businesses at the center”, meeting the “genuine” needs of the localities and businesses.  At the same time, advices should be given to localities to help them catch up with major global development trends such as green economy, clean energy, emission reduction, digital transformation... Other areas of activity should also follow that direction.

In terms of format, large, medium and small-scale activities are harmoniously combined to properly target each group, region, industry and sector.

With regards to mode of operation, instead of face-to-face events, in response to the pandemic when social distancing is required, it is

necessary to quickly switch to a hybrid mode of online and face-to-face delivery when conditions allow.

Can you share with us the plans the Department of Local Diplomacy will deploy to perform effectively the tasks assigned by the Ministry of Foreign Affairs?

It is not a plan but actually a key activity in the immediate future, the 20th National Conference on Local Diplomacy will take place on December 13, 2021 in Ha Noi via onsite and online format.  The Conference’s theme will center on “Innovating and enhancing diplomacy and international integration in support of localities”.  This will provide an opportunity to review implementation of local diplomacy since the 19th

National Conference (August 8, 2018) and agree on the direction of local diplomacy in the upcoming period.   A new feature will be incorparated which is within the Conference’s framework, a Workshop on “Meeting the Diplomatic Corps, Foreign Business Associations, Connecting Vietnamese Localities and Enterprises” and “Exhibition to display Vietnamese branded products” will be held.  The 20th National Conference on Local Diplomacy is expected to approve the Action Plan for local diplomacy in the upcoming period, which is a framework document laying a foundation for cooperation between the Ministry of Foreign

Affairs and localities in the next 3 to 5 years.

Can you share with us some memorable stories of the Department of Local Diplomacy during your engagement with localities in the new context?

Perhaps the most impressive and memorable story of this year was when we jointly organized the Viet Nam Agricultural Digital Transformation International Forum and the Viet Nam Agriculture International Exhibition via virtual reality.  It was for the very first time the Department had “made inroads” into the field of agriculture, and the first time virtual reality technology platform had been applied and also the first time the event had been raised to national and international level.  But it was true to state that “opportunities lie in threats”.

Thanks to the effective cooperation of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Viet Nam Digital Agriculture Association along with relevant specilized agencies, VnExpress’s expertise on the technology platform and especially and a very “hot” topic of agricultural digital transformation in the context of the raging pandemic and severe impacts of climate change, the event came to a very successful conclusion.

Close to 1,500 delegates attended the Forum and more than 300,000 visited the Exhibition.  61/63 provinces and cities attended and contributed to the Forum. Through our network of 94 representative missions abroad, connections were set up with foreign government agencies, associations and businesses; invited speakers who were leading international experts in the field of agricultural digital transformation attended the Forum via online format.

By MINH HOA

Turning threats into opportunities in local diplomacyThe COVID-19 pandemic has posed obstacles to all aspects of social life and local diplomacy is no exception.  Ambassador Tran Thanh Huan (Director General of the Department of Local Diplomacy - Ministry of Foreign Affairs) granted an interview with The World & Viet Nam Report about the transformation in coping with the new development to ensure an efficient completion of the task.

Local diplomacy is being renewed both in content and form as well as in mode of operation. In terms of content, practicality and efficiency is put on top, especially in the context of the Covid-19 pandemic, this requirement becomes even more essential.  In terms of format, large, medium and small-scale activities are harmoniously combined to properly target each group, region, industry and sector.

Delegates at the Viet Nam Agricultural Digital Transformation International Forum on September 16, 2021. (Photo: Tuan Anh)

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG56

Đà Nẵng phát huy vai trò công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

LÊ TRUNG CHINHPhó Bí thư Thành ủy,Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng

Việc triển khai các đề án trên đã đem lại những kết quả tích cực về kinh tế đối ngoại cũng như cụ thể hóa các hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế, làm sâu sắc nội hàm kinh tế trong phát triển quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương nước ngoài, mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, định chế tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới, tham gia hiệu quả các diễn đàn quốc tế.

Với những nội dung cụ thể và giải pháp phù hợp, nhiều chương trình hợp tác đem lại lợi ích thiết thực cho thành phố như hợp tác với các địa phương Nhật Bản và Hàn Quốc, hợp tác với nhiều tổ chức, định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), các quỹ đầu tư và các tập đoàn lớn trên thế giới. Vị thế của thành phố được nâng cao với việc tham gia có hiệu quả nhiều diễn đàn quốc tế như Mạng lưới các chính quyền địa phương quản lý định cư con người (CityNet), Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN)...; Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, mở rộng ở nhiều thị trường. Đà Nẵng đã trở thành địa điểm giao lưu thương mại, quảng bá sản phẩm, là điểm đến đầu tư đáng tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, là điểm đến được yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Công tác vận động nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) và xúc tiến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), việc kêu gọi và vận động kiều bào, nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh và đem lại kết quả tích cực. Đà Nẵng dần xây dựng được hình ảnh một thành phố phát triển năng động và thương hiệu là điểm đầu tư đáng tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến du lịch được yêu thích, thành phố của các sự kiện

quốc tế mang sức lan tỏa lớn.Trong bối cảnh dịch Covid-19

diễn biến phức tạp với những thay đổi khó lường, Việt Nam và nhiều quốc gia đã lựa chọn sống chung với dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt để nỗ lực đạt được mục tiêu kép là kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được những mục tiêu đó, đồng thời thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XXII của Đảng bộ thành phố, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án tổng thể công tác Ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, là một trong những đề án quan trọng nhằm nâng cao vai trò và chất lượng của hoạt động đối ngoại nói chung, ngoại

giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng tại Đà Nẵng trong thời gian tới.

Đề án ngoại giao kinh tế giai đoạn mới đã đưa ra các mục tiêu đổi mới phương hướng và cách thức tiếp cận các đối tác quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn; khảo sát thị trường mới; tăng mức độ hiệu quả và giá trị thực tiễn của các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư tại thị trường nước ngoài; nâng cao năng lực cho doanh nghiệp thành phố nhằm tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong thương mại quốc tế, chủ động, tích cực đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, du lịch, nhất là tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài; nâng cao nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế đối ngoại... Bên cạnh đó, Đề án đưa ra những cách thức hoạt động ngoại giao kinh tế mới phù hợp với tình

hình đại dịch Covid-19. Đề án bao gồm bảy nhóm

nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tranh thủ nguồn lực và lợi thế của ngoại giao để góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững của thành phố, cụ thể: Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tổng hợp thông tin, định hướng chiến lược cho hội nhập quốc tế và ngoại giao kinh tế của thành phố; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế song phương và đa phương; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại, tài chính, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, y tế, môi trường; Tích cực vận động nguồn vốn ODA, viện trợ NGO và xúc tiến đầu tư theo hình thức (PPP); Vận động người Việt Nam

ở nước ngoài, người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, mạng lưới cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các bộ ngành trung ương, mạng lưới cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong công tác ngoại giao kinh tế; Phát triển nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao kinh tế.

Chiến lược phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 xác định “Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, đô thị sáng tạo, đô thị đáng sống hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”; trong đó vận dụng hội nhập quốc tế, liên kết và hội tụ nguồn lực của vùng, trong nước và quốc tế, góp phần trở thành “một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Việt Nam và Đông Nam Á với vai trò trung tâm về du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”. Để đạt được mục tiêu đó, Đà Nẵng tập trung: Xúc tiến đầu tư nước ngoài cho dự án trọng điểm; Phát triển các ngành mũi nhọn gồm: du lịch chất lượng cao, logistics, kinh tế biển, tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, xây dựng thành phố thông minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hóa và xã hội; Bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tình hình quốc tế và khu vực đang tiếp tục chuyển biến nhanh, phức tạp và khó lường với những biến động mạnh mẽ. Đất nước chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới và thời kỳ mới của hội nhập quốc tế. Thành phố Đà Nẵng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, Đề án tổng thể công tác ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 sẽ là cơ sở triển khai công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tại địa phương, phát huy vai trò mở đường, kết hợp ngoại giao kinh tế với ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa nhằm khai thông, mở rộng và đưa quan hệ hợp tác của thành phố với các đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, đi tiên phong trong việc khai thác các thị trường mới, trọng điểm trong khu vực và trên thế giới, thu hút được nhiều nguồn lực, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.n

Từ khi Chỉ thị 41- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ban hành, Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng Đề án tổng thể về công tác ngoại giao kinh tế giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020.

Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế giai đoạn 2016-2020, tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 12/3/2021.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh giới thiệu môi trường đầu tư của Đà Nẵng với doanh nghiệp Nhật Bản.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 57

Da Nang upholds economic diplomacy for local development

LE TRUNG CHINHDeputy Secretary of the municipal Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Da Nang City

The projects have yielded positive results in the external economies and concretized international economic integration activities, deepening the economic field in the development of cooperation relations between Da Nang and foreign partners, expanding and promoting cooperation relations with major organizations, economic groups, and financial institutions in the region and the world, while fostering Da Nang’s effective participation in international forums.

So far, Da Nang has gained practical benefits from various cooperation projects with specific contents and appropriate solutions, such as the city’s relationship with localities of Japan and the Republic of Korea, the World Bank (WB), or other investment funds and large corporations worldwide. The city’s position in the international arena has been enhanced thanks to its active and effective participation in many international forums, including the Network of Local Authorities for the Management of Human Settlements (CITYNET) and the ASEAN Smart Cities Network (ASCN)...

Meanwhile, Da Nang has attached considerable

impotance to popularizing its potential and strengths while further boosting trade, investment, and tourism as well as increasing their market shares. Over the past time, the city has developed into a hub for trade, product marketing, and foreign investment, and a popular and ideal tourist destination for visitors from both inside and outside the country. The mobilization of official development assistance (ODA), international non-governmental (NGO) aid, and investment promotion in the form of public-private partnership (PPP); overseas Vietnamese (OVs) and foreign investors’ investment and business cooperation have all been fostered, generating positive outcomes. As a result, Da Nang has gradually become a dynamically developing city and a reliable investment destination for foreign investors, a favorite tourist destination, and a city of international events.

Amid the complicated developments of the COVID-19 pandemic with unforeseeable changes, Viet Nam and many other nations have opted to live with the pandemic, adapting safely and flexibly to meet the dual goals of pandemic prevention and control as well as socio-economic development. Da Nang has issued one of the most important projects, the Master Plan for Economic

Diplomacy in the 2021-2025 Period, to further improve the role and quality of foreign affairs in general, and economic diplomacy and international economic integration in particular in Da Nang in the time to come. In addition, the Master Plan aims to realize resolutions of the Party Congresses at all levels, especially the Resolution of the 22nd Party Congress of the Da Nang city Party Committee, and the Resolution No.43-NQ/TW issued on January 24, 2019 by the Politburo on construction and development of Da Nang toward 2030, with a vision to 2045.

Particularly, the Master Plan targets to renew directions and approaches to major international partners; survey new markets; increase the efficiency and practical value of trade, tourism and investment promotion activities in foreign markets; improve the capacity of the city’s enterprises in order to create a strong breakthrough in international trade, actively invest in trade promotion and tourism, especially participate in fairs and exhibitions abroad; strengthen human resources for foreign economic activities, and so on. In addition, the Master Plan also proposes measures to implement economic diplomacy activities in line with the complicated developments of the pandemic in the world.

The Master Plan consists of seven main goals with an aim of taking advantage of the diplomacy and resources to contribute to promoting economic restructuring and boosting sustainable growth and development of the city. Here are the seven targets:

Firstly, beefing up research, forecasting, and synthesizing information, and strategic orientation for the city’s international integration and economic diplomacy; Secondly, promoting bilateral and multilateral cooperation; Thirdly, stepping up promotion of investment, trade, finance, tourism, high-tech industry, science-technology, innovation, education, healthcare, and environment; Fourthly, actively mobilizing ODA capital, NGO aid and investment promotion via PPP principles; Fifthly, calling on OVs, foreigners, foreign direct investment (FDI) businesses in Da Nang to contribute to the city’s socio-economic development; Sixthly, taking advantage of the Ministry of Foreign Affairs’ support, the network of Vietnamese representative agencies abroad and central ministries, and the foreign representative offices in Viet Nam in fostering economic diplomacy; and Last but not least, developing human resources for economic diplomacy.

The economic development strategy of Da Nang towards 2030 set a target of “Building Da Nang into an ecological, creative and livable city towards the goal of sustainable development.” Particularly, the city will make full use of potential of international integration, and at the same time will connect and converge regional, domestic and international resources, contributing to becoming “A major socio-economic center of Viet Nam and Southeast Asia with a central role on tourism, commerce, finance, logistics, high-tech industry, information

technology (IT), supporting industries, entrepreneurship, and innovation.” To this end, the city should focus on promoting foreign investment in main projects; developing spearhead industries including: high-quality tourism, logistics, blue economy, finance and banking, IT, high-tech industry, healthcare, smart city construction, innovative start-up; developing human resources and cultural and social identities; seriously making efforts in protecting environment and well responding to disasters, climate change and sea level rise.

Over the past time, the international and regional situation is expected to change complicatedly, vastly and unforeseeably. Viet Nam is also embarking on a new development period and a new era of international integration. Meanwhile, though Da Nang is facing with new opportunities and challenges, but the Master Plan for Economic Diplomacy for the period 2021-2025 is believed to pave the way for the city’s task performance in external affairs and international integration.

At the same time, it will bring into play and combine the economic diplomacy with cultural diplomacy together with political diplomacy so as to open, expand, and deepen the city’s cooperation relations with strategic partners; while pioneering in maintaining key markets and developing new markets in the region and the world, and attracting resources, contributing to the socio-economic development of the city. n

Since the approval of Directive 41-CT/TW on strengthening economic diplomacy during Viet Nam’s industrialization and modernization by the Party Central Committee’s Secretariat, Da Nang has become one of the first localities in the country to build up master plans on economic diplomacy for the 2011-2015 and 2016-2020 periods.

Delegates at the webinar on “Fostering investment cooperation between VietNam and the Middle East: Potential, Opportunities and new Approaches” on August 26, 2021.

Da Nang attends the 13th Asia Pacific Cities Summit (APCS) on October 26, 2021.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG58

Vĩnh Phúc và những dấu ấn đối ngoại

LÊ DUY THÀNHPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Thúc đẩy hợp tác, giao lưu quốc tế

Thực hiện chủ trương đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại thiết thực, hiệu quả: Tiếp tục mở rộng mối quan hệ, hợp tác hữu nghị với địa phương của các nước trên thế giới; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè trên thế giới.

Ngay từ đợt dịch đầu tiên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn chung do dịch bệnh Covid-19 đem lại. Hoạt động đối ngoại vẫn diễn ra sôi nổi, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tiếp đón hơn 10 vị Đại sứ, Trưởng đại diện ngoại giao của các nước tại Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Phúc linh hoạt chuyển đổi hình thức trao đổi thông tin với các địa phương nước ngoài, các cơ quan, tổ chức quốc tế sang hình thức hội nghị, hội thảo trực tuyến nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế và phù hợp với tình hình mới.

Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác truyền thống, mở rộng và thiết lập quan hệ với các đối tác mới. Hiện nay, Vĩnh Phúc có quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc); tỉnh Akita và tỉnh Tochigi (Nhật

Bản) và các tỉnh Bắc Lào. Đặc biệt, với tinh thần đoàn kết chống dịch, phát huy truyền thống chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc nói chung và Vĩnh Phúc với các địa phương của Lào nói riêng, tỉnh đã hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư y tế chống dịch cho ba tỉnh Bắc Lào gồm tỉnh Luang Namtha, Luang Prabang và Audomxay với tổng giá trị gần 900 triệu đồng.

Tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu đặc trưng văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến bạn bè trong nước và quốc tế qua nhiều hình thức đa dạng như tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa, xuất bản ấn phẩm, chuyên san giới thiệu về tỉnh; tham dự hội chợ triển lãm có yếu tố nước ngoài…

Bên cạnh đó, công tác lãnh sự và bảo hộ công dân luôn được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm, tích cực phối hợp với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhanh chóng nắm bắt thông tin, tham mưu xử lý kịp thời các vấn đề về công tác lãnh sự, hỗ trợ nhập cảnh, cách ly cho thân nhân chuyên gia lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đảm bảo thông tin liên lạc với các Đại sứ quán và Cục Lãnh sự kịp thời hỗ trợ công dân của tỉnh đang sinh sống ở nước ngoài gặp khó khăn do dịch bệnh, phối hợp đưa công dân về nước, thực hiện cách ly tập trung đối với người Việt Nam ở nước ngoài trở về nước, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài. Tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam cho gần 50 thân nhân chuyên gia người nước ngoài trong năm 2020 và gần 200 trường hợp từ đầu năm 2021 đến nay; giải quyết, hỗ trợ cho gần 900 công dân Việt Nam nhập cảnh về nước và cách ly tại tỉnh…

Theo thống kê có gần 1.000 Việt kiều gốc Vĩnh Phúc đang sinh sống, định cư ở 36 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia tập trung nhiều người Vĩnh Phúc là Mỹ, Đức, CH Czech, Nga và Hàn Quốc. Với tinh thần đồng lòng, hướng về quê hương, đất nước, thời gian vừa qua, cộng đồng kiều bào gốc Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ tiền mặt và trang thiết bị vật tư y tế cho tỉnh với tổng giá trị hàng tỷ đồng. Những đóng góp của bà con kiều bào là vô cùng quý giá, thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế giữ tổ cho “đại bàng”

Là tỉnh có nhiều khu công nghiệp và thu hút đầu tư FDI rất mạnh, tập trung nhà máy, dây chuyền sản xuất lớn của các “đại bàng” như Toyota, Honda, Piaggio… Vĩnh Phúc luôn chú trọng thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế để giữ tổ cho “đại bàng”, quyết không để dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa. Quán triệt quan điểm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép”, tỉnh Vĩnh Phúc luôn đặt công tác

chống dịch lên hàng đầu để đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Khi thực hiện biện pháp phòng chống dịch thì ưu tiên số một và hàng đầu của Vĩnh Phúc là biện pháp chống dịch trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp để người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

Nhằm thu hút doanh nghiệp, tập đoàn mới tới Vĩnh Phúc đầu tư và sản xuất, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều chiến lược kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tiết giảm về thủ tục, thời gian giải quyết các thủ tục, vận hành tốt Trung tâm hành chính công tỉnh, huyện, bộ phận một cửa, một cửa liên thông; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Với hàng loạt biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, tỉnh Vĩnh Phúc đạt kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Trong bối cảnh đại dịch, tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc (GRDP) trong sáu tháng đầu năm gây ấn tượng với con số 14,21%, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ ba cả nước. Tính đến ngày 25/11/2021, toàn tỉnh thu hút 50 dự án mới, trong đó có 30 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 790 triệu USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2020; vốn DDI đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 44,7%. Lũy kế, toàn tỉnh có 433 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng lý là 7,1 tỷ USD và 822 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 106,4 nghìn tỷ đồng. Hiện có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh, trong đó Hàn Quốc có số lượng nhà đầu tư lớn nhất, sau đó là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản...

Tiếp tục chủ động, linh hoạt, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

Tình hình thế giới và khu vực trong năm 2021 và những năm tiếp theo sẽ còn tiếp tục khó lường do hệ lụy của tình trạng

suy thoái kinh tế, những thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19, do đó, tỉnh Vĩnh Phúc xác định công tác đối ngoại cần phải chủ động, linh hoạt hơn nữa, góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của tỉnh vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, hoạt động đối ngoại của tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống như các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc), tỉnh Akita và tỉnh Tochigi (Nhật Bản); đẩy mạnh việc ký kết các thỏa thuận quốc tế với các địa phương nước ngoài ưu tiên các địa phương thuộc các nước châu Âu và Bắc Mỹ;

Xây dựng, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc; duy trì thị trường các nước truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc. Mở rộng hoạt động xúc tiến đầu vào các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Anh. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh hoặc tỉnh, thành khác; duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với doanh nghiệp, nhà đầu tư; cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch, lành mạnh và công bằng…

Phối hợp với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và chỉ đạo tốt các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tham mưu việc bảo hộ công dân Vĩnh Phúc ở nước ngoài; tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh…

Lồng ghép hoạt động ngoại giao văn hóa trong các hoạt động ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế thông qua nhiều hình thức khác nhau.n

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến khó lường, đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên phạm vi toàn cầu, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan và ông Fukuda Tomikazu, Thống đốc tỉnh Tochigi chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các quan chức Việt Nam - Nhật Bản nhân dịp hai tỉnh ký biên bản ghi nhớ về hợp tác hữu nghị, ngày 23/11/2021.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng giám đốc Công ty TNHH TOTO Việt Nam Hiroyu Suzuki, ngày 19/10/2020.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 59

Vinh Phuc’s external affairs imprints

LE DUY THANHDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Vinh Phuc

Promoting international cooperation and exchanges

In the implementation of the Party and State’s foreign policies and guidelines, over the past time, Vinh Phuc has conducted many practical and effective external affairs activities, including expanding relations and cooperation with localities of countries worldwide; stepping up investment promotion activities; actively integrating into the international economy; and promoting the image of the province to international friends.

Since the first outbreak of the COVID-19, the province did their utmost to overcome difficulties caused by the disease. External affairs activities have been maintained. Leaders of the Vinh Phuc provincial Party Committee and People’s Committee welcomed more than ten ambassadors, heads of foreign diplomatic representative missions in Viet Nam. Meanwhile, in order to boost international exchanges and collaboration, Vinh Phuc has flexibly and quickly shifted the face-to-face form of information exchange with foreign localities, international agencies and organizations to online versions, in line with the current context.

In addition, the province expanded and established ties with new partners while maintaining and developing cooperative relationship with traditional ones. Vinh Phuc currently collaborates with Chungcheongbuk province of the Republic of Korea (RoK), Akita and Tochigi provinces of Japan, and Northern provinces of Laos. Especially, the province has supported medical equipment and supplies, totaling nearly 900 million VND, for the three Northern provinces of Laos, including Luangnamtha, Louangphabang, and Oudomxay, in the spirit of joining hands against the pandemic, promoting the tradition of sharing difficulties and helping each other between the two peoples in general, and Vinh Phuc and

these localities in particular.Besides, Vinh Phuc also

bolstered the implementation of cultural diplomacy activities and boosted information dissemination on external affairs in order to promote and introduce cultural identities, potentials and strengths of the province to domestic and international friends through various methods such as hosting cultural exchange activities, publishing printed matters and special issues on the province, and attending exhibitions and expos with the participation of foreigners...

In addition, Vinh Phuc prioritized consular affairs and citizen protection, working closely with the Consular Department under the Ministry of Foreign Affairs to direct functional agencies to quickly assess the situation and make timely proposals on consular affairs, immigration assistance, and quarantine for relatives of foreign experts working in the province. At the same time, the province also kept close contact with embassies and the Consular Department in a timely manner to assist the province’s native citizens living abroad who were facing difficulties due to the pandemic, help bring citizens home, and undertake quarantine procedures for overseas Vietnamese (OVs) returning home. So far, it allowed over 50 entries of accompanying relatives of foreign experts in 2020 and nearly 200 cases from the beginning of 2021, as well as assisting to take nearly 900 Vietnamese citizens back home and quarantined in line with regulations in the province’s facilities.

According to statistics, there are almost 1,000 Vinh Phuc nationals living and settling in 36 countries and territories in the world, such as the United States of America (USA), Germany, the Czech Republic, Russia and the RoK. With the OVs’ sentiment towards the fatherland, over the past time, the Vinh Phuc expatriate community has held many activities to donate, support money in cash and medical equipment and supplies for their hometown with a total value of billions of VND. Their contributions are

valuable, expressing the noble deeds, solidarity, as well as determination to combat the pandemic.

Enhancing economic diplomacy to attract more big enterprises

Vinh Phuc is home to a large number of industrial parks, attracting a significant amount of foreign direct investment (FDI) capital. Many major groups such as Toyota, Honda, and Piaggio set up their factories and production lines in these zones. Hence, the province has attached importance to promoting the economic diplomacy to facilitate businesses’ operations, showing its determination to not let the pandemic cause disruptions for supply chains and manufacturing processes. Under the implementation of the Government’s and Prime Minister’s “dual goals,” Vinh Phuc has consistently prioritized the fight against the pandemic, particularly in industrial parks, industrial clusters, and companies, so that people and businesses may keep up with their production and business.

To attract new investors to Vinh Phuc, local authorities have proposed a number of economic strategies in line with the province’s socio-economic development trend, such as accelerating administrative reforms; prioritizing investment resources to build infrastructure system; improving the investment environment; quickly helping businesses remove impediments; and creating all favorable conditions for investors to run their business...

With a series of drastic

measures, Vinh Phuc achieved impressive outcomes in economic development and investment attraction. Despite the pandemic’s outbreak, Vinh Phuc’s gross domestic product (GRDP) increased by 14.21 percent in the first half of this year, ranking first in the Red River Delta region and third in the country. As of November 25, 2021, the province lured 50 new projects, including 30 FDI projects with a total investment capital of 790 million USD, while recorded 13 trillion VND in domestic direct investment (DDI) capital, respectively up 37.6% and 44.7% in comparison with the same period last year. As a result, the province has 433 valid FDI projects with a total registered investment of 7.1 billion USD and 822 DDI projects with a total investment of more than 106.4 trillion VND. Notably, the RoK remains by far the largest foreign investor in Vinh Phuc, followed by Taiwan (China) and Japan.

Actively, flexibly improving the foreign affairs’ efficiency

The global and regional situation in the coming time is expected to be complicated and unforeseeable due to the consequences of the economic downturn and non-traditional security challenges, especially the COVID-19 pandemic. Thus, the province should strengthen its external affairs to better implement the “dual goals,” which include the following tasks:

Firstly, it needs to maintain cooperative relations with traditional partners such as Laos’ Northern provinces, Chungcheongbuk province, and Akita and Tochigi provinces; promote the signing of international agreements with foreign localities, giving priority

to localities in European and North American countries.

Secondly, Vinh Phuc has to better policies to lure investment discriminatingly; maintain traditional markets of Japan and the RoK; beef up investment promotion activities in the world’s top developed countries like the USA, Canada, France, Germany, Italy, and the United Kingdom. Moreover, the province should focus on developing business community, improving quality of investment climate, and enhancing the Provincial Competitiveness Index (PCI) rankings; regularly join investment promotion fairs hosted by friendly provinces and cities; strictly maintain the dialogue mechanism between local authorities and functional agencies with businesses and investors; and dramatically fostering administrative reforms.

Thirdly, Vinh Phuc should continuously work together with relevant organs of the Consular Department under the Ministry of Foreign Affairs as well as successfully direct its affiliated localities and functional agencies to deploy citizen protection for Vinh Phuc people aboard; and further popularize the Party and State’s guidelines and policies on external affairs as well as the province’s potentials and strengths.

Last but not least, the province should strictly implement cultural diplomatic programs under activities of political diplomacy and economic diplomacy, while effectively providing information on external affairs by the province and disseminating its image to international and domestic friends via different forms and measures.n

Despite the complicated developments of COVID-19 in the region and the world, Vinh Phuc province has successfully performed external affairs activities, contributing to the implementation of the “dual goals” of pandemic prevention and control, and socio-economic development.

Secretary of the provincial Party Committee Hoang Thi Thuy Lan awarded the decision on investment policy of the project of Logistics Center ICD Vinh Phuc (SuperPortTM) to Mr. Do Quang Hien, Chairman of T&T Group on November 14, 2020.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG60

HỒ TIẾN THIỆUPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn

Với vị trí cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, Lạng Sơn có vị trí địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài và hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đồng thời, với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, cùng với lợi thế có hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu song phương và nhiều cửa khẩu phụ, Lạng Sơn đã và đang là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình tham gia hội nhập khu vực.

Thích ứng trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, đặc biệt là chủ trương hội nhập quốc tế, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn đặc biệt chú trọng, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai tích cực, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện trên cả ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm chủ động, tích cực hội nhập, tranh thủ tốt nhất điều kiện quốc tế thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của một tỉnh có đường biên giới quốc gia dài 231,74 km, là cửa ngõ kết nối Việt Nam với các nước ASEAN và Trung Quốc.

Tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và các địa phương khác của Trung Quốc. Quan hệ truyền thống hữu

nghị, hợp tác giữa hai tỉnh - khu không ngừng được tăng cường, mở rộng, đi vào chiều sâu và đem lại lợi ích thiết thực, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại biên giới; đấu nối giao thông đường bộ, mở và nâng cấp cửa khẩu; quản lý biên giới, phòng chống tội phạm; giao thông - vận tải; khoa học - công nghệ; nông - lâm nghiệp; y tế; giáo dục - đào tạo; văn hoá... góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân khu vực hai bên biên giới.

Các hoạt động trao đổi đoàn lãnh đạo cấp tỉnh - khu, cấp ngành, cấp huyện và nhân dân hai bên biên giới thường xuyên được tổ chức. Tích cực phát huy hiệu quả các hình thức hợp tác, đặc biệt là Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp giữa bốn tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), cơ chế giao lưu giữa các cơ quan đảng, đoàn thể, giữa các ngành, các huyện thị biên giới. Đến nay đã có năm cặp huyện - thị biên giới ký kết thiết lập quan hệ “huyện - thị hữu nghị quốc tế”, có 12 cặp thôn, bản biên giới ký kết thôn bản hữu nghị biên giới; 11 đồn biên phòng ký kết “đồn – trạm hữu nghị, biên giới bình yên”.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương khác của Trung Quốc, các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Australia; các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế; các cơ quan đại diện ngoại giao; các tổ chức quốc tế, khu vực tại Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động hợp tác triển khai dự án ODA, NGO trên địa bàn tỉnh, với các lĩnh vực hoạt động tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nông nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng khó khăn.

Với chủ trương tạo lập môi trường kinh doanh thân thiện, thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực, sự đột phá thu hút nguồn lực đầu tư, trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp huyện. Từ đầu năm đến nay, tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư/chủ trương đầu tư 22 dự án với tổng số vốn đăng ký 3.236 tỷ đồng; thu hút một số doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sungroup, FLC, Kosy, Phú Thái, Sovico, VSIP...

Phát huy thế mạnh kinh tế cửa khẩu, Lạng Sơn sớm ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và cơ chế quản lý thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được phê duyệt thành lập năm 2008, có tổng diện tích 394km2, được phát triển thành khu phi thuế quan và khu thuế quan; các phân khu chức năng: khu hợp tác kinh tế biên giới, khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất, khu công nghiệp... tạo lợi thế để tỉnh đẩy mạnh các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông lâm nghiệp...

Kỳ vọng bứt tốc, thăng hạng phát triển kinh tế

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, là địa bàn biên giới, Lạng Sơn trở thành một trong các tỉnh thuộc nhóm “có nguy cơ” lây lan và bùng phát dịch, nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và tổ chức thực hiện các giải pháp kịp thời, trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó

khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân.

Sang năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn gặp nhiều khó khăn, chỉ có 4/12 cặp cửa khẩu thực hiện thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, các ngành, kinh tế của tỉnh Lạng Sơn vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 6,73%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước thực hiện 4.270 triệu USD, đạt 138,6% kế hoạch, tăng 52% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 1.370 triệu USD, đạt 102,2% kế hoạch, tăng 12,3%; nhập khẩu 2.900 triệu USD, đạt 166,7% kế hoạch, tăng 82,4%. Hàng xuất khẩu địa phương 130 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 8,3%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, là năm đầu tiên tỉnh có số thu đạt trên 10.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bao gồm: tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi Trà Lĩnh (Cao Bằng)...

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII đã chỉ rõ bốn trụ cột chính tương ứng với bốn Chương trình hành động cụ thể mà Lạng Sơn sẽ hướng đến trong giai đoạn tiếp theo nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh: Một là, tập trung phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hai là, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ba là, tập trung phát triển ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế

quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bốn là, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp.

Tỉnh đang đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng một số dự án quan trọng ở khu vực cửa khẩu để tăng cường các dịch vụ logicstic, hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như: dự án Khu trung chuyển hàng hóa; dự án Khu chế xuất 1; thu hút đầu tư dự án Cảng cạn Lạng Sơn. Khẩn trương quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch đạt gần 1.000ha, đồng thời từng bước xúc tiến quy hoạch phát triển loại hình Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ quy mô lớn, tập trung với diện tích khoảng 5.500ha. Từ đầu năm 2021, Lạng Sơn đã tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng Khu Công nghiệp Hữu Lũng tại xã Hồ Sơn và xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng với diện tích 600ha, hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, tạo điểm nhấn mang tính chiến lược của tỉnh về thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.

Về phát triển du lịch, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đối với dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn để nhà đầu tư triển khai giai đoạn 1; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư để triển khai một số dự án đầu tư về du lịch quan trọng; tỉnh đã hoàn thành các đề án về định hướng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội như: Đề án phát triển Du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Lạng Sơn...

Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 và quy hoạch vùng để các tỉnh có cơ sở xây dựng liên kết vùng, tích hợp các nội dung quy hoạch vùng vào quy hoạch tỉnh. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thành phần 2, đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; bố trí vốn để đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.

Với tiềm năng sẵn có, cùng với đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, tỉnh Lạng Sơn kỳ vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về chính sách của Chính phủ để tỉnh phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác mọi nguồn lực trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đạt được thành tựu to lớn hơn nữa, vững bước trên chặng đường đổi mới và hội nhập. n

Là địa phương có vị trí địa lý thuận lơi trong việc hơp tác, giao thương kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế, tỉnh Lạng Sơn nỗ lực phát triển không ngừng để trở thành nơi đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tác và nhà đầu tư.

Lạng Sơn:

Định vị tiềm năng trong điều kiện bình thường mới

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu phát biểu tại Hội nghị trực tuyến xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm thạch đen tỉnh Lạng Sơn năm 2021, ngày 25/9. (Nguồn: TTXVN)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 61

Lang Son further upholds its potential in the new normal

HO TIEN THIEU Deputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Lang Son

Lang Son province has a favorable geographical position in boosting economic cooperation and trade with countries in the region and around the world. Over the past years, the province has always tried its best to become an ideal destination for partners and investors.

Lang Son is well known for its special geo-economic and geo-political position on the Lang Son - Hanoi - Ho Chi Minh City - Moc Bai economic corridor and the Lang Son - Hanoi - Hai Phong - Quang Ninh national key economic corridor. At the same time, thanks to the province’s convenient railway and road systems linking Viet Nam’s major economic centers together, in line with two international, one bilateral, and numerous auxiliary border gates, Lang Son has served as a bridge and gateway connecting not only Viet Nam but also ASEAN countries with the Chinese market in the ASEAN - China Free Trade Area, contributing significantly to regional integration of the province.

Well adapting in the new context

As Viet Nam is increasingly boosting its international integration, while thoroughly grasping the Party’s and State’s guidelines and policies on promoting foreign affairs and international integration, over the past time, Lang Son has paid due attention to the implementation of three key pillars, including Party, State and people-to-people diplomacy, taken advantage of favorable international conditions, as well as its potential of a province with a long shared borderline of 231.74 km, connecting Viet Nam with ASEAN countries and China.

Lang Son always attaches considerable importance to developing friendship and cooperation ties with Guangxi’s Zhuang autonomous region and other localities of China. The traditional relationship between the two sides has been strengthened, expanded, deepened and brought about practical benefits, achieving many important results in various fields, such as: economy; border trade; traffic connection, opening and upgrading border gates; border management and crime prevention; transportation; science and technology; agriculture and forestry; healthcare; education and training; and culture, among others, making contributions to promoting socio-

economic development and living standards of the two peoples along the shared borderline.

In addition, delegation exchanges by leaders and people of Lang Son and Guangxi’s Zhuang autonomous region at all levels are regularly organized so as to enhance mutual understanding and trust, and strengthen the bilateral ties. The two sides also actively promoted effective forms of cooperation, especially the meeting on the Lunar New Year occasion and the joint working committee between the four provinces of Lang Son, Cao Bang, Quang Ninh, and Ha Giang (Viet Nam) and Guangxi’s Zhuang autonomous region, and exchange mechanism between both sides’ Party organizations, sectors, and border localities. So far, five districts, 12 hamlets and 11 border posts in Lang Son formed twinning relationship with their Chinese counterparts.

Besides, Lang Son also expanded cooperation relations with other Chinese localities; Japanese, Korean, French and Australian partners; international economic and financial organizations; diplomatic representative agencies; international and regional organizations in Viet Nam; and many international organizations and non-governmental organizations (NGO) that are running business via official development assistance (ODA) and NGO projects in the province, in the fields of transportation infrastructure development, agriculture, healthcare, education, land management, environmental protection, sustainable tourism development and improving living standards of people in poor areas.

With a policy of creating a friendly, open, transparent, and attractive business climate; providing the best favorable conditions for businesses, particularly start-ups and innovative companies; contributing to luring more investment capital, Lang Son has achieved many important results in improving the business investment environment and enhancing competitiveness at the provincial and district levels over the past few years. The province has granted investment licenses and issued investment policy decisions for 22 projects with a total capital of 3,236 billion VND since the beginning of the year. Vingroup, Sungroup, FLC, Kosy, Phu Thai, Sovico, and VSIP, etc. are among the significant companies that have invested effectively in the province.

Upholding its advantage of the border gate economy, Lang Son has quickly issued various incentive policies to encourage investment and an open management system to create favorable conditions for

domestic and foreign investors to run business. The Dong Dang - Lang Son border gate economic zone, which covers a total area of 394km2 and has been developed into a non-tariff and tariff areas, as well as functional subdivisions such as Border Economic Cooperation Zone, Goods Transshipment Zone, Processing Zone, Industrial Park, and others, provides benefits to the province in the fields of industry, trade, service, tourism, and agro-forestry, among others.

Prospect of recording economic breakthroughs

Since the pandemic began in 2020, the northern border province of Lang Son was listed among Viet Nam’s provinces facing the spread of the virus. However, under the leadership of the provincial Party Committee and the observation of the People’s Council, the provincial People’s Committee has concentrated on instructing and directing effectively the disease protection and control work. At the same time, the province has attached importance to implementing measures in a timely manner in order to remove existing and emerging obstacles, boost production and business operations, surmount consequences by natural disasters and diseases, and stabilize people’s lives. Especially, Lang Son has made efforts in not letting the disruption of export-import activities between the country and foreign neighbors via the province’s border gates.

This year, the continuous pandemic continued to pose difficulties for the province’s border gates in managing export-import activities. At present, only four of 12 pairs of border gates are still resuming customs clearance. Nevertheless, thanks to considerable efforts from the whole authorities and people in the province, its economy posed knowledgeable development in comparison to the same period last year. According to a report of the General Statistics Office, Lang Son’s gross domestic product (GDP) increased by 6.73% in 2021.

The total export-import turnover of goods via the province’s border gates earned 4.27 billion USD,

equivalent to 138.6% against set schedule, up 52% as compared with last year’s data. In which, export revenue was 1.37 billion USD or 102.2% against set target, up 12.3%; and import revenue was 2.9 billion USD or 166.7% against set target, up 82.4%. Notably, the province’s export turnover hit 130 million USD, equivalent to 100% against set target, increasing by 8.3% in comparison with the previous year. Meanwhile, Lang Son’s State budget collection is estimated to reach for the first time over 10 trillion VND in 2021, the highest number ever counted to.

At present, the province is focusing on building a comprehensive infrastructure, including the Bac Giang - Lang Son expressway, National Highway 1A, Viet Nam-China railway, National Highway 1B connecting Lang Son and Thai Nguyen province, National Highway 4B connecting Lang Son and Quang Ninh province, and Dong Dang (Lang Son) - Tra Linh (Cao Bang province) expressway, etc., helping tighten the inter-regional connectivity between Lang Son and other localities.

The Resolution of the 17th Party Congress of Lang Son, term 2020-2025, emphasized four pillars equivalent to four specific action plans that are considered the province’s guiding principles in developing its socio-economy in the coming time. Firstly, it is necessary to continue the rapid development of the border gate economy, creating a driving force for the province’s economic growth. Secondly, the province will step up agricultural restructuring associated with effectively building new-style rural areas. Thirdly, Lang Son is to further develop the tourism sector, striving to make it become an important economic sector by 2025 and a spearhead economic sector by 2030. Fourthly, it is required to develop the socio-economic infrastructure, focusing on the infrastructure of transportation, urbanization, and industrial zones and clusters.

In the meantime, Lang Son speeds up progress of ground clearance for several major projects within border gate areas with the aim of improving logistic services and beefing up export-import activities. Specifically, these projects

are the Goods Transshipment Zone, the Processing Zone No.1, and the Lang Son Dry Port. The province also targets to finish planning and starting building infrastructure for industrial zones and clusters covering an area of nearly 1,000 hectares, and gradually promotes the development of large-scale and concentrated industrial-urban-service areas with total area of 5,500 hectares. Since the beginning of this year, Lang Son has built a general plan for the construction of the Huu Lung Industrial Complex located in Ho Son and Hoa Thang communes (Huu Lung district) with a total area of 600 hectares. Then the province submitted investment policies for the Government’s approval in order to lure more investment inflows.

Regarding the tourism sector, Lang Son is making efforts in finishing compensations for land clearance at the Mau Son cable car and eco-tourism complex, speeding up procedures of investment preparations to carry out a number of important tourism projects, and soon completing draft plans on tourism development orientations in combination with the socio-economic development strategy such as a project on developing Lang Son’s tourism sectors by 2030 and a project on developing night economy in Lang Son city.

In order to take full advantage of its potential and strengths, and to develop its local economy quickly and sustainably, Lang Son has urged the Government to soon issue a resolution on the regional planning process for the 2021-2030 period and complete the formulation of regional planning. They will help provinces build up their inter-regional connectivity and bring requirements of regional planning into their own planning projects. In addition, Lang Son suggests the Prime Minister to soon ratify adjusting investment policy in the second component project of the Huu Nghi - Chi Lang section under the Bac Giang - Lang Son expressway project, and provide investment capital to upgrade the National Highway 4B connecting Lang Son and Quang Ninh.

Given its available petentials, along with dynamic and talent young leaders, Lang Son expects to continously receive more care and support for policies by the Government in order to further uphold its potential and strengths while using all resources to develop local socio-economy. They are seen as a locomotive for Lang Son’s Party organizations, authorities, and people to record more considerable achievements in the ongoing process of reform and integration.n

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG62

Khai phá tiềm năng vùng đất võ Bình Định

NGUYỄN PHI LONGPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Bình Định có diện tích tự nhiên khoảng 6.050 km2, dân số hơn 1,5 triệu người, gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1 thuộc tỉnh. Là một trong năm tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vừa có rừng vừa có biển, Bình Định có hệ thống hạ tầng giao thông khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, trong đó có sân bay Phù Cát và Cảng biển quốc tế Quy Nhơn đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng; là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của các tỉnh Tây Nguyên (Việt Nam), Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.

Nhiều dư địa phát triểnTỉnh đang đẩy nhanh tiến độ

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội sớm trở thành động lực và thành phố Quy Nhơn sớm trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và giao dịch quốc tế của tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, tỉnh đang đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn để gắn kết với các khu vực lân cận và cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc các trung tâm công nghiệp và các ngành kinh tế trọng điểm, đang có lợi thế như du lịch, cảng biển, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện...

Bình Định đang có 7 khu công nghiệp và 63 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó Khu kinh tế Nhơn Hội, với quy mô diện tích khoảng 14.308 ha được xem là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung mời gọi đầu tư các dự án vào Khu kinh tế Nhơn Hội, trong đó có Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex Bình Định (diện tích 2.308 ha) không chỉ thuận lợi về mặt vị trí mà còn được quy hoạch theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, Bình Định còn là một trong bốn tỉnh, thành phố của cả nước có ngành công nghiệp chế

biến gỗ phát triển mạnh, với các mặt hàng gỗ ngoài trời và gỗ nội thất xuất khẩu, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về quy mô cũng như thị trường. Hiện nay, tỉnh có khoảng 240 doanh nghiệp hoạt động chế biến gỗ và lâm sản, với năng lực sản xuất mỗi năm khoảng 350.000 m3 gỗ tinh chế, gần 1 triệu tấn dăm gỗ khô và 1 triệu tấn viên gỗ nén, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Bình Định còn có nhiều loại khoáng sản như cát, đá granite làm vật liệu xây dựng, titan, vàng, laterite, cát làm khuôn đúc… được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dệt may, da giày cũng là thế mạnh của tỉnh, với khoảng 120 doanh nghiệp, thu hút hàng chục vạn công nhân lao động, trong đó 94 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc với nhiều sản phẩm cao cấp như veston, quần áo thể thao, đồ thời trang… Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 22,4%/năm. Tỉnh có 15 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, với tổng công suất thiết kế đạt trên 3,3 triệu tấn sản phẩm/năm, tổng doanh thu bình quân mỗi năm đạt từ 13 - 15,5 nghìn tỷ đồng.

Tuy chú trọng phát triển nhiều ngành, lĩnh vực, nhưng nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉnh đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; xây dựng các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; giảm diện tích đất trồng lúa, tăng diện tích cây trồng cạn và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế

cao; khuyến khích phát triển các vùng chăn nuôi tập trung thâm canh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao…

Với chiều dài trên 134 km bờ biển, kinh tế biển của tỉnh khá phát triển, ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ kéo dài từ Hoàng Sa đến Trường Sa. Hiện tỉnh đang tập trung hiện đại hóa nghề cá, nhất là đánh bắt xa bờ, trong đó lấy trọng tâm là khai thác cá ngừ đại dương với công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm; đồng thời tiếp tục đầu tư trung tâm hậu cần nghề cá, cảng cá ngừ đại dương theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Định có nhiều thắng cảnh, vũng, vịnh và bãi biển đẹp, cùng hệ thủy sinh khá phong phú, đa dạng nên rất thuận lợi trong việc phát triển ngành dịch vụ du lịch; đầu tư phát triển các dự án bất động sản du lịch gắn với du lịch biển đảo đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm.

Bên cạnh đó, Bình Định còn là vùng đất với nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, điển hình như hệ thống tháp Chăm hàng nghìn năm tuổi, cùng với Bảo tàng Quang Trung, nghệ thuật Bài Chòi, hát bội, võ cổ truyền… góp phần tạo nên điểm nhấn trong thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế.

Ngoài ra, Bình Định còn có Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành, nơi gặp gỡ của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, hằng năm thu hút hàng nghìn lượt khách quốc tế đến tham dự các hội nghị, hội thảo về khoa học cùng các hoạt động tham quan, trải nghiệm…

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương

Kể từ Hội nghị Ngoại vụ 19 đến

nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và thống nhất từ Trung ương đến địa phương nên hoạt động đối ngoại cả nước nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng triển khai khá đồng bộ, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước nói chung và các địa phương nói riêng phát triển kinh tế - xã hội.

Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, hoạt động đối ngoại của tỉnh Bình Định đã đạt được một số kết quả tích cực. Công tác hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch ở trong và ngoài nước được chú ý quan tâm. Tỉnh tổ chức nhiều đoàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… và đang tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác mới, thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh.

Bình Định đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với năm địa phương nước ngoài (bốn tỉnh Nam Lào và thành phố Izumisano, Nhật Bản); hợp tác với tập đoàn PNE và tập đoàn LEONHARD KURZ (Đức) và hai nghiệp đoàn SFL và SEAFF của Pháp để làm điểm tựa trong thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 87 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hầu hết các doanh nghiệp này đang hoạt động hiệu quả, có đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hằng năm, lãnh đạo tỉnh đón tiếp nhiều đoàn khách ngoại giao, khách quốc tế đến thăm và

làm việc cùng hàng chục nghìn lượt người nước ngoài đến tham dự hội nghị, hội thảo, đầu tư kinh doanh, tài trợ, hỗ trợ các dự án, phi dự án vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài…

Trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tỉnh đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Trung ương cùng Đại sứ quán Việt Nam ở một số nước tổ chức tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu kinh tế - xã hội cùng với chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư và một số dự án trọng điểm của tỉnh ra nước ngoài, bước đầu đem lại hiệu quả khá rõ rệt.

Việc tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung kết hợp với xúc tiến đầu tư vào tỉnh với sự tham dự của Lãnh đạo chính phủ, bộ, ngành, 14 tỉnh, thành khu vực miền Trung và đại diện của các tổ chức quốc tế; các chuyên gia, nhà khoa học; nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tháng 8/2019 cùng với việc tổ chức khởi công Dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex Bình Định và đầu tư phát triển mạnh mẽ hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp … trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và các huyện lân cận, gắn với các trung tâm thương mại, dịch vụ hiện có đã giúp môi trường thu hút đầu tư của tỉnh trở nên ngày càng sôi động.

Gần đây, tỉnh đã thu hút được một số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài khá quan trọng như: Dự án đầu tư năng lượng điện gió ngoài khơi, với 154-166 tuabin gió, công suất khoảng 2000MW, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 tỷ USD của Tập đoàn PNE (CHLB Đức) đầu tư tại các huyện Phù Cát và Phù Mỹ; dự án Nhà máy sản xuất nhũ và màng mỏng công nghệ cao, công suất 15 triệu m2 sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 40 triệu USD của tập đoàn LEONHARD KURZ (CHLB Đức) đầu tư tại Khu Công nghiệp Becamex Vsip Bình Định; dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp của nhà đầu tư YING HAN INTERNATIONAL LIMITED (British Virgin Islands) với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD và dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hải Long Bình Định của nhà đầu tư LANKING NANO PTE. LTD (Singapore), với tổng vốn 15 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Hội (xã Cát Hanh, huyện Phù Cát); dự án Nhà máy may mặc B & D Lingerie Việt Nam (Hong Kong) với tổng vốn 10,34 triệu USD tại Khu công nghiệp A, Khu Kinh tế Nhơn Hội.n

Với lơi thế về tiềm năng và vị trí địa lý, Bình Định đã và đang phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (thứ hai từ phải) và ông Nakai Akimoto, Trưởng thị trấn Yoshino, tỉnh Nara, Nhật Bản trao Bản ghi nhớ về định hướng hợp tác. (Ảnh: H.L)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 63

Awaking potential of Binh Dinh - the land of martial arts

NGUYEN PHI LONGDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Binh Dinh

With a natural area of 6,050km2,

Binh Dinh is home to over 1.5 million people. The province has 11 district-level administrative units. The provincial capital is Quy Nhon city. As one of the five provinces in the Central Key Economic Region, with its advantage of sea - forest, Binh Dinh has a convenient transportation infrastructure system, including roads, railways, sea and air routes. It also boasts Phu Cat airport and Quy Nhon international seaport. All of these play an important role in developing the region’s socio-economy. In addition, via Quy Nhon international seaport, Binh Dinh is the shortest and most favorable gateway to the East Sea for the Central Highlands, southern Laos, northeast Cambodia and Thailand.

Lots of room for development

Binh Dinh is accelerating investment in infrastructure to build Nhon Hoi Economic Zone into a dynamic economic area of the province as well as to help Quy Nhon city become a center for industry, trade services and internaltional exchanges of Binh Dinh province, the Central Coast, and the Central Highlands. Besides, the province focuses on large infrastructure construction projects connecting the neighboring areas, as well as production and service establishments of industrial centers and key economic sectors like tourism, seaport-logistics services, agro-forestry-fishery processing, high-tech agriculture, garment, mechanical engineering, electronics,

and power production, to name but a few.

Binh Dinh now has seven industrial parks and 63 industrial clusters in operation, with Nhon Hoi Economic Zone, which covers 14,308 hectares, and is considered as the province’s locomotive for local socio-economic growth. The province is currently seeking more investment in Nhon Hoi Economic Zone, including Becamex Viet Nam - Singapore Industrial Park (VSIP) in Binh Dinh (Becamex VSIP Binh Dinh in short) - the province’s first industrial, urban and service zone covering an area of 2,308 hectares, which is considered an ideal destination for investors to run their businesses.

Furthermore, Binh Dinh is one of Viet Nam’s top four provinces and cities regarding strongly-developed wood processing sector. The province’s export wooden outdoor and indoor furniture and forestry products are among the country’s leading groups in terms of scale and market share. Currently, over 240 businesses produce wood and forest goods, with an annual capacity of 350,000m3 of refined wood, nearly 1 million tons of dry wood chips, and 1 million tons of wood pellets, shipping to over 60 countries and territories, with the European Union (EU) being the major consumer market.

Textile, garment, and footwear are other strengths of the province; it hass around 120 businesses with tens of thousands of employees, including 94 businesses that create garments, including vestons, sportswear, and fashion clothing... The animal feed sector has been growing at an average rate of 22.4 percent per year during the 2016-2020 period. Binh Dinh has 15 animal feed factories with a

combined capacity of around 3.3 million tons of products per year and annual revenue ranging from 13 to 15.5 trillion VND.

Agriculture, in general, remains an important economic sector that makes significant contributions to the province’s economic structure. Binh Dinh is restructuring its agricultural sector to increase added value and promote long-term development by establishing the value chain of production, processing, and consumption; reducing the size of land under rice cultivation while promoting the aqua-farming; and encouraging the development of concentrated husbandry areas with application of state-of-the-art technology, among others.

With a coastline of 134km, the province’s blue economy is well-developed, with offshore fishing grounds stretching from Viet Nam’s Hoang Sa (Paracel) to Truong Sa (Spratly) islands. It is currently concentrating on upgrading fisheries sector, especially offshore fishing, tuna fishing in focus, with modern technology and increasing product value, while continuing to invest in a fishery logistics center and an ocean tuna port according to international standards.

Binh Dinh has many beautiful landscapes, pools, bays, and beaches, as well as a rich and diverse aquatic system. They create favorable conditions for the development of the tourism industry and real estate projects, which have impressed many domestic and international businesses so far.

It is also home to a number of well-known historical and cultural relics, such as the thousand-year-old Cham tower system, Quang Trung Museum, Bai Choi singing (a

traditional game combining folklore singing and lottery picks), Boi singing (classical drama), traditional martial arts etc., contributing to further attracting tourists, especially international ones.

In addition, the International Center for Interdisciplinary Science and Education in the province annually attracts thousands of international tourists and well-known scientists to attend conferences and seminars.

Improving local external affairs’ efficiency

The global and regional situation has experienced sophisticated, complicated and unexpected developments since the 19th External Affairs Conference. However, under the direction of the central to local levels, external affairs activities have been carried out synchronously throughout the country, and in Binh Dinh province in particular, contributing to the maintenance of a peaceful and stable environment, ensuring independence, sovereignty, and territorial integrity, and creating favorable conditions for the whole country and localities to further gain impressive achievements in social and economic development.

With the assistance of the Ministry of Foreign Affairs, Binh Dinh’s foreign affairs have yielded a lot of excellent achievements, with a focus on investment, trade, and tourism development both at home and abroad. In addition, the province hosted several investment, trade, and tourism promotion delegations in Japan, the Republic of Korea, the United States, and is actively expanding cooperation with new partners and luring a large number of potential investors.

In order to attract investment and develop local infrastructure, Binh Dinh established cooperation relations with five foreign localities (four southern provinces of Laos and Izumisano city, Japan); coordinated with PNE Group and LEONHARD KURZ Group (Germany); and two French organizations SFL and SEAFF.

Investors from 22 countries and territories have filed 87 foreign direct investments (FDI) totaling more than 1 billion USD in the province. Most of these enterprises are effectively doing their business, making great contributions to the province’s socio-economic development.

Annually, the provincial leaders welcome many diplomatic and international delegations as well as thousands of foreigners to attend conferences and seminars, as well as to invest and sponsors into various projects.

Before the outbreak of the COVID-19 pandemic, Binh Dinh worked with the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries and sectors, and Vietnamese embassies in a number of countries to effectively disseminate and introduce the province’s potential, strengths, socio-economic achievements, investment plan, and a number of key projects to international friends.

The Central region economic development conference, held in August 2019, in accordance with investment promotion, the construction of the Becamex VSIP Binh Dinh, and a huge investment for infrastructure in Quy Nhon city and neighboring districts, in line with a string of existing trade and service centers in the province have contributed to the attraction of more investors to Binh Dinh.

Recently, the province attracted FDI capital to a number of large projects, such as offshore wind power investment project in Phu Cat and Phu My districts with 154-166 wind turbines, a capacity of about 2000MW, and a total investment of about 4.8 billion USD by PNE Group (Germany); German Kurz Group’s high-tech emulsion and thin film factory project in the Becamex VSIP Binh Dinh with a total capital of 40 million USD and a capacity of 15 million m2/year; a high-end fashion products factory project with an investment of 15 million USD by YING HAN INTERNATIONAL LIMITED (British Virgin Islands); Singaporean LANKING NANO PTE. LTD.’s Hai Long Binh Dinh Animal Feed Factory project in Hoa Hoi Industrial Park (Cat Hanh commune, Phu Cat district) with a total capital of 15 million USD; and Chinese Hong Kong’s B&D Lingerie Vietnam Garment Factory at the Industrial Park No.A in the Nhon Hoi Economic Zone with an investment of 10.34 million USD.n

Binh Dinh province has been developing its resources, taking full advantage of domestic and foreign investment capital sources to build infrastructure and enhance socio-economic development, thanks to its potential and excellent geographical location.

Secretary of the provincial Party Committee and Chairman of Binh Dinh People’s Committee Ho Quoc Dung met with Ambassador of the Republic of Korea to Viet Nam Park Noh-wan. (Photo: Ly Da)

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG64

Long An trên bước đường hội nhập

NGUYỄN VĂN ÚTPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An

Tỉnh Long An sở hữu điều kiện, vị trí đặc biệt chiến lược trong các mối quan hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, liên khu vực. Cũng giống như các địa phương khác của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện nay, hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển, kho lạnh... của tỉnh Long An cũng đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Long An cũng có nguồn lao động dồi dào ngay tại địa phương với trên một triệu lao động, phần lớn đã qua đào tạo. Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, Long An có thể dễ dàng thu hút lao động từ các tỉnh ĐBSCL hay

đội ngũ kỹ sư, chuyên gia từ TP. Hồ Chí Minh đến làm việc.

Phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có

Long An cũng là một địa phương mạnh về nông nghiệp. Sản lượng lúa hàng năm của tỉnh là hơn 2,8 triệu tấn. Ngoài lúa ra thì Long An còn có một số nông sản có thế mạnh như chuối, thanh long, bò thịt, rau sạch, chanh không hạt, tôm… Đặc biệt, trong đó có một số sản phẩm đã xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản (chuối), Australia (thanh long)…

Trong thời gian qua, tỉnh Long An cũng rất tích cực trong công tác cải cách hành chính, tích cực đổi mới, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại địa phương. Bằng

chứng là trong vài năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Long An luôn nằm trong nhóm tốt của cả nước; riêng trong năm 2020, Long An đứng thứ ba cả nước, thuộc nhóm rất tốt.

Các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài đang được thực hiện với nhiều nhóm giải pháp như tạo quỹ đất sạch, thu hút nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp... Song song đó, Long An cùng nhà đầu tư quy hoạch các khu tái định cư, khu dân cư tập trung tạo điều kiện cho cư dân vùng dự án phát triển công nghiệp có nơi an cư, lạc nghiệp.

Với những nỗ lực trên, thời gian qua, có rất nhiều nhà đầu tư đến tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong chín tháng đầu năm 2021, Long An dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký là 3,3 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư đăng ký vào nước ta kể từ đầu năm. Những con số này đã nói lên một cách khách quan về nhận định của nhà đầu tư, của doanh nghiệp đối với những tiềm năng, lợi thế và môi trường đầu tư – kinh doanh tại tỉnh Long An.

Với những lợi thế đó, tỉnh Long An đang là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của

khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 là 9,61%/năm. Riêng trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh vẫn ước đạt từ 4-5%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng định hướng của địa phương, trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 52,14/%, dịch vụ - thương mại là 32,54%, còn lại nông nghiệp là 15,32% (số liệu năm 2020).

Trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư vừa qua, dù là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng sau nhiều tháng chống dịch quyết liệt, đến nay, tình hình dịch bệnh ở tỉnh Long An đã cơ bản được kiểm soát. Tỉnh Long An là một trong những địa phương đầu tiên của khu vực mạnh dạn cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại cũng như đưa đời sống người dân sớm trở lại bình thường trong hoàn cảnh mới.

Bên cạnh độ tiêm phủ vaccine rộng thì sau đợt dịch vừa qua, tỉnh Long An tự tin có đủ kinh nghiệm và nguồn lực cần thiết để chuẩn bị ứng phó với những tình huống diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian tới, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Năng động hội nhập quốc tế

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế thì tỉnh Long An là một địa phương rất năng động. Đến nay, tỉnh Long An đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với tám địa phương quốc tế, gồm hai tỉnh Svay Rieng và Prey Veng của Campuchia, tỉnh Khammouane của Lào, tỉnh Trat của Thái Lan, tỉnh Chungcheongnam-do của Hàn Quốc, tỉnh Hyogo của Nhật Bản, thành phố Sacramento của Hoa Kỳ, thành phố Leipzig của CHLB Đức.

Cho đến trước khi đại dịch Covid 19 xuất hiện thì các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Long An và các tỉnh bạn diễn ra rất sôi nổi, đạt được nhiều thành quả cụ thể. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các hoạt động giao lưu, tiếp xúc trực tiếp gặp nhiều hạn chế, chủ yếu các bên trao đổi thông tin và gặp gỡ qua hình thức trực tuyến.

Hiện nay, tầm quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế đang nhận được sự đồng thuận rất cao từ các cấp lãnh đạo đến địa phương tại tỉnh Long An. Tỉnh đã lựa chọn và xác định hợp tác quốc tế là một trọng những cách thức quan trong nhất để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đây.

Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và đặc biệt là Cục Ngoại vụ thông qua các diễn đàn, các buổi đối thoại, gặp gỡ… được tổ chức thời gian qua, địa phương đã có nhiều kênh đối thoại, tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước. Đây cũng là những hoạt động có vai trò tích cực, góp phần đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của địa phương, “giữ lửa” cho công tác đối ngoại, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. n

Tận dụng vị thế là cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19, Long An đã đưa ra nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách phù hơp, kịp thời cải thiện môi trường thu hút đầu tư, tạo tiền đề vững chắc tiếp tục phát triển và hội nhập, đón cơ hội mới trong những năm tới.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN TỚITập trung nâng cao hiệu quả công tác lập, quản lý và triển khai thực hiện các quy hoạch theo Luật Quy hoạch, trọng tâm là quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, chú trọng tổ chức lại không gian phát triển một cách hợp lý, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển của các vùng đô thị, công nghiệp, nông nghiệp.Đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển các thành phần kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị, phát triển liên kết vùng.Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sống; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út phát biểu tại Lễ ký kết Hợp đồng tư vấn lập quy hoạch tỉnh Long An, thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 2/3/2021.

Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 65

NGUYEN VAN UTDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Long An

Long An province has unique strategic conditions and locations in inter-regional economic ties and exchanges. At present, like other localities of the Southern Key Economic Region, transport infrastructure, industrial park infrastructure, seaports, cold storage, etc. of Long An province have also been synchronously invested and completed.

In addition, Long An is a labor-abundant province, with a trained workforce of over one million. Thanks to its favorable geographical location, Long An can easily attract workers from the Mekong Delta provinces or engineers and experts from Ho Chi Minh City coming to work at the province.

To promote existing strengths and potentials

Long An is also a thriving agricultural region. The province's annual rice production is more than 2.8 million tons. In addition to rice, Long An also has a number of agricultural products such as bananas, dragon fruits, beef, clean vegetables, seedless lemons, shrimps... Some products, in particular, have been exported to fastidious markets like Japan (banana), Australia (dragon fruit)...

In recent years, Long An province has also been very active in administrative reform,

aggressively innovating and assisting firms in their investment and business activities in the locality. The proof is that in the past few years, the Provincial Competitiveness Index (PCI) of Long An has always been one of the highest in the country. Particularly, in 2020, Long An ranked third in the country.

Investment promotion efforts are being carried out at home and abroad using a variety of solutions, including the creation of a clean land fund, recruiting investors to create infrastructure for industrial parks, industrial clusters, and so on. At the same time, Long An and investors are planning resettlement zones and concentrated residential areas to provide housing and employment opportunities for people of the industrial development project region.

As a result of the foregoing efforts, over the past time, many investors has visited the province to investigate investment prospects. Long An led the country in attracting FDI in the first nine months of 2021, with a total registered capital of 3.3 billion USD, accounting for around 16% of total registered investment capital in our country since the beginning of the year. These numbers objectively expressed the views of investors and businesses on the province's potentials, benefits, and investment and business environment.

With these advantages, Long An province is currently a

region with a high economic development rate. The average economic growth rate from 2016 to 2020 is 9.61% per year. Despite being severely impacted by the COVID-19 pandemic, the province's GRDP growth rate is expected to remain at 4-5% in 2021. The economic structure shifted according to local orientation, with industry - construction accounting for 52.14%, service - trade accounting for 32.54%, and agriculture accounting for the remainder (15.32%). (data in 2020).

During the 4th wave of COVID-19, despite being one of the hardest hit areas, after many months of fighting the pandemic, up to now, Long An province has basically got a grip of the situation. The province was one of the first localities in the region to openly enable enterprises to resume operations and bring people's lives back to normal under new circumstances.

In addition to the wide vaccine coverage, after the recent pandemic, Long An is confident that it has enough experience and necessary resources for preparation in dealing with any complicated circumstances caused by the pandemic in the near future, the impact on people's lives, and business operations.

Dynamic international integration

Long An province is a particularly active location in terms of international

cooperation. Up to now, Long An has established cooperative friendship with eight international localities, including two provinces of Svay Rieng and Prey Veng of Cambodia, Khammouane province of Laos, Trat province of Thailand, and Chungcheongnam-do province of South Korea, Hyogo Prefecture of Japan, Sacramento city of the US, Leipzig city of Germany.

Until the COVID-19 pandemic, trade and collaboration operations between Long An and nearby provinces were very active, achieving many specific results. However, due to the pandemic's impact in the previous two years, exchanges and direct contact have been limited. Parties mainly exchange information and meet online.

Leaders and municipalities in Long An province are currently

in agreement on the necessity of international cooperation initiatives. Long An has identified international cooperation as one of the most important ways for local socioeconomic growth in the future.

Thanks to the support through forums, dialogues and meetings held by the Ministry of Foreign Affairs and especially the Department of External Affairs, the locality has had many channels of dialogue and contact with agencies, diplomatic missions, international organizations at home and abroad. These are also active initiatives that contribute to promoting international cooperation activities of the locality, “lighting up the fire” of foreign affairs, even during the period of the COVID-19 pandemic. n

Long An in the process of integrationTaking advantage of its position as the entrance to the Mekong Delta region and a part of the Southern Key Economic Region, overcoming challenges posed by the Covid-19 pandemic, Long An has come up with various solutions, opportunities, appropriate mechanisms and policies, promptly improve the environment, attract investment, lay a firm foundation for future development and integration, embrace new opportunities in the coming years.

SOME MAJOR ORIENTATIONS AND OBJECTIVES FOR LONG AN’S SOCIO-ECONOMIC GROWTH IN THE COMING TIMEIncrease the efficiency of planning formulation, management and implementation according to the Planning Law, with a focus on provincial planning for the period 2021-2030 and a vision to 2050. In which, focus on organizing an acceptable development space and maximizing potentials and benefits to encourage urban, industrial, and agricultural growth.Improve the economy's productivity, quality, efficiency, and competitiveness by promoting the development of industries and fields; improve the economy's mobilization and effectively use investment resources by focusing on improving the investment and business environment; develop economic sectors by building synchronous infrastructure and urban development, regional linkage development.Develop culture and society, make progress in social justice, improve people’s living standards, ensure a harmonious connection between economic development and society; manage, exploit and use natural resources effectively and sustainably; protect the living environment; proactively and effectively respond to climate change, natural disaster prevention and mitigation; speed up construction work, and improve the effectiveness and efficiency of State management; consolidate and strengthen national defense and security; maintain political security and social safety.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG66

Bắc Giang chủ động, sáng tạo, đổi mới đối ngoại, tăng cường hợp tác với Singapore

LÊ ÁNH DƯƠNGPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Singapore - đối tác tiềm năng và hiệu quả

Kể từ khi thiết lập quan hệ năm 1973, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore không ngừng lớn mạnh và phát triển trên mọi lĩnh vực. Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược vào tháng 9/2013 đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho địa phương và doanh nghiệp hai bên.

Nhận thấy tiềm năng hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Giang và Singapore, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thúc đẩy hợp tác với quốc đảo Sư tử trên nhiều lĩnh vực.

Đến nay, việc triển khai nhiều giải pháp tăng cường thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp của Bắc Giang đã bước đầu gặt hái “trái ngọt” từ các nhà đầu tư Singapore.

Đến tháng 11/2021, toàn tỉnh có 14 dự án đầu tư FDI của các doanh nghiệp Singapore với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 806 triệu USD và năm lượt dự án của các doanh nghiệp Singapore tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm là 271,812 triệu USD.

Trong đó, có một số dự án có quy mô lớn của các nhà đầu tư Singapore như: Dự án Nhà máy Fukang Tecnonology của nhà đầu tư Foxconn Singapore Pte.Ltd với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 453 triệu USD thực hiện tại KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Dự án Nhà máy Risensun New Material Việt Nam của nhà đầu tư Risesun Investment Pte.Ltd với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD thực hiện tại Khu công nghiệp Hoà Phú, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang…

Tiếp tục hợp tác mạnh me, bền vững

Hiện nay, Singapore là quốc gia đứng thứ sáu về số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh và đứng thứ năm về tổng vốn đăng ký trên tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Giang.

Tính riêng năm 2021, Singapore là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Giang. Các doanh nghiệp Singapore đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo: Sản xuất linh kiện điện tử, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất thiết bị điện…

Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư Singapore đến với Bắc Giang là tỉnh quan tâm đến phát triển bền vững và chia sẻ lợi ích cộng đồng, không nhìn vào ngắn hạn mà có sự đầu tư chiều sâu vào phát triển bền vững, xây dựng giá trị doanh nghiệp.

Trong đó, tỉnh ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường, có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Điều này phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore đã và đang chuyển sang hình thái phát triển bậc cao.

Với định hướng lựa chọn các dự án theo tiêu chí “2 ít, 3 cao”: Sử dụng ít đất, ít lao động; vốn đầu tư cao, đóng góp ngân sách cao và hàm lượng công nghệ cao, tỉnh Bắc Giang tiếp tục xác định Singapore là đối tác đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực thế mạnh như giáo dục và đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và

phụ tùng ô tô…Trong thời gian tới, Bắc Giang

cam kết tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp Singapore sản xuất kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa Bắc Giang - Singapore.

Chủ động hội nhập, đổi mới thu hút đầu tư

Thời gian vừa qua, ngoài việc tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19 tạo điều kiện thuận lợi phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bắc Giang cũng đã nỗ lực đổi mới hoạt động đối ngoại.

UBND tỉnh đã ban hành Đề án Đẩy mạnh hợp tác quốc tế cấp địa phương của tỉnh Bắc Giang với các địa phương nước ngoài

giai đoạn 2021-2025. Tỉnh cũng đã ban hành quy

chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, triển khai nhiều hoạt động đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Đồng thời sáng tạo, đổi mới công tác đối ngoại với nhiều hình thức thiết thực, đẩy mạnh các hoạt động kết nối, xúc tiến hợp tác hữu nghị với địa phương nước ngoài, điển hình như hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang và tỉnh Xay somboun (Lào).

Về thu hút đầu tư, với định hướng chuyên nghiệp, đa dạng và chuyển từ thu hút đầu tư bị động sang thu hút đầu tư chủ động, có chọn lọc, vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban Nghị quyết số 105-NQ/TU về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và

nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư tiếp tục được tỉnh đặc biệt quan tâm và có nhiều đổi mới.

Đơn cử như việc lần đầu tiên Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, chia sẻ, đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp; tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu và sáng kiến về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Bắc Giang năm 2021”.

Bắc Giang cũng khẳng định sẽ cung cấp hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tốt nhất có thể đối với các nhà đầu tư như giao thông, điện, nước, môi trường phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, tỉnh cam kết hướng dẫn, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, đặc biệt là việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan như đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng… để nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án và đi vào ổn định sản xuất.

Bắc Giang cũng dự kiến tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp FDI Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... trong quý I năm 2022.

Với phương châm “Bắc Giang luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh”, Bắc Giang tin tưởng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.n

Ban hành những chính sách đổi mới về hội nhập, nâng cao sáng tạo trong công tác xúc tiến đầu tư, Bắc Giang đã thực hiện thành công nhiệm vụ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, điển hình là hiệu quả trong hơp tác với Singapore.

BẮC GIANG TIẾP TỤC ĐÓN LÀN SÓNG ĐẦU TƯ MẠNH MẼ TỪ CÁC DOANH NGHIỆP SINGAPORE.Dự kiến trong quý I/2022, tỉnh Bắc Giang và công ty Capitaland Holdings Singapore sẽ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc cam kết đầu tư của Capitaland tại tỉnh.Đây là dự án đầu tư phát triển một khu tích hợp lớn với các cấu phần khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ và trung tâm logistics hiện đại và phát triển bền vững tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích khoảng hơn 400 hecta, tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD và thời gian thực hiện từ năm 2022.Không chỉ là một cú hích về kinh tế, dự án này còn thể hiện nỗ lực hướng đến việc xây dựng, phát triển một khu vực hiện đại, xanh và bền vững tại tỉnh, mang lại tác động tích cực cho nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Singapore dù rất chuộng trái vải Việt Nam vì độ thơm, ngon nhưng lượng nhập trực tiếp từ Việt Nam còn hạn chế. Do đó, trong thời gian qua, Bắc Giang đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về vải thiều Bắc Giang tới thị trường Singapore tiềm năng, đồng thời thúc đẩy kết nối xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam sang Singapore. Thông qua kết nối của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, tỉnh đã tiếp cận với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu trái cây của Singapore nhằm tìm biện pháp bảo quản, vận chuyển trái vải từ Việt Nam tới quốc đảo này một cách nhanh chóng, giữ được hương vị và chất lượng.Hiện quả vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã có mặt trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và được bảo hộ nhãn hiệu tại tám quốc gia là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia.

Toàn cảnh Khu công nghiệp Hòa Phú, Hiệp Hòa.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương trao giấy chứng nhận cho ông Trác Hiến Hồng, Tổng giám đốc Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải tại Việt Nam, đại diện nhà đầu tư Foxconn Singapore PTE Ltd (thứ hai, từ trái), ngày 18/11/2021. (Nguồn: TTXVN)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 67

Bac Giang:

Bac Giang actively improves foreign affairs, tightens cooperation with Singapore

LE ANH DUONGDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Bac Giang

Singapore, a potential and effective partner

Since the establishment of bilateral ties in 1973, relations between Viet Nam and Singapore have continuously grown in all fields. The upgrade of Viet Nam - Singapore ties to a strategic partnership in September 2013 has opened up various cooperation opportunities between localities and businesses from both countries.

Realizing the potential of multifaceted cooperation with Singapore, Bac Giang province has focused on bolstering ties with this Southeast Asian country in many fields.

The province’s bold measures to attract investment in industrial development have reaped initial success, particularly with regard to investment from Singapore.

By November 2021, Bac Giang had attracted 14 FDI projects from Singapore, with a total registered capital of 806 million USD. Additional

registered capital has mounted to more than 271 million USD.

Major Singapore-invest projects in Bac Giang include the 453 million USD Fukang Technonology Factory of Foxconn Singapore Pte. Ltd; Quang Chau Industrial Park in Viet Yen District; and the 75 million USD Risesun New Material factory of Risesun Investment Pte. Ltd in Hoa Phu Industrial Park, Hiep Hoa district.

Cooperation for sustaiable development

Among 27 countries and territories investing in Bac Giang, Singapore now ranks 6th in terms of the number of investment projects and 5th in terms of total registered capital.

In 2021, Singapore was the biggest foreign investor in Bac Giang. Singaporean businesses have invested mainly in processing and manufacturing, particularly electronic components, animal feed, and electrical equipment.

A key factor that attracts Singaporean investors is Bac Giang’s long-term vision on sustainable development,

community benefit sharing, and business value building.

In particular, the province prioritizes projects that are environmentally friendly, have advanced, clean, and high technology, modern management, high added value, and spillover effects, and connect with global production and supply chains. With a high level of development, Singaporean businesses fit these criteria.

Bac Giang gives priority to investment projects that meet its criteria of “2 less, 3 high”, namely using less land and less labor; high investment capital, high budget contribution and high technology. This is why the province continues to identify Singapore as a strategic investment partner in areas such as education and training, high-tech agriculture, high-tech industry, supporting industry, environment and energy-saving, car manufacturing and auto parts.

Bac Giang is committed to creating more favorable conditions for Singapore businesses for effective and sustainable development, contributing to further tightening relations between the province and Singapore.

Proactive intergration, innovation for investment attraction

In addition to focusing on flexibly and effectively preventing and controlling the Covid-19 pandemic to boost socio-economic recovery and development, Bac Giang has

made remarkable efforts to improve its foreign affairs.

The provincial People's Committee issued a plan on strengthening international cooperation with foreign localities for the 2021-2025 period.

The province has promulgated regulations on unified management of foreign affairs, stepped up external activities, and improved the effectiveness of international cooperation in various fields, especially in economics. It has also enhances foreign affairs activities and promoted friendship and cooperation with foreign localities, including Xay Som Bun province of Laos.

Shifting from waiting for investors to actively attracting investors, the Provincial Party Committee’s Standing Board issued Resolution No. 105-NQ/TU on improving the business and investment environment and the Provincial Competitiveness Index (PCI) in the 2021-2025 period.

For the first time, the Provincial Party Committee has held a dialogue with businesses

to help them remove obstacles and organized an online contest to encourage new ideas and incentives on improving the province’s investment and business climate.

Bac Giang also pledged the best possible technical infrastructure and services for investors, such as traffic, electricity, water, and a favorable environment for production and business activities.

The province is committed to further streamlining administrative procedures particularly those relating to business registration, investment, land, the environment, and construction.

Bac Giang is scheduled to organize a meeting with FDI enterprises from China, South Korea, Japan and other countries in the first quarter of 2022.

With the motto “Bac Giang always stays side by side with businesses, the success of businesses is the success of the province”, Bac Giang believes it will become an attractive, safe and reliable destination for domestic and foreign investors.n

With new incentives on integration and investment promotion, Bac Giang has successfully fulfilled its foreign affairs tasks, contributing enormously to socio-economic development. This is evidenced by its effective cooperation with Singapore.

Although Vietnamese lychee is much sought after in Singapore, exports of this product to Singapore remain modest. Bac Giang has actively promoted its lychee in the Singaporian market, particularly enhancing direct exports to Singapore.With the support of the Trade Promotion Agency under the Ministry of Industry and Trade and the Trade Office of the Vietnamese Embassy in Singapore, Bac Giang has worked with Singapore's fruit importers on ways to preserve and transport lychee as quickly as possible to ensure their taste and quality.Bac Giang’s lychee is currently available in 30 countries and territories and its trademark is protected in 8 countries, namely China, the US, Japan, Australia, South Korea, Singapore, Laos, and Cambodia.

Bac Giang continues to see a strong wave of investment from Singaporean businesses. In the first quarter of 2022, Bac Giang and Capitaland Holdings Singapore will sign an MOU on Capitaland's investment commitment in the province. This project will develop a large complex, including an industrial park, an urban-service area, and a modern and sustainable logistics center in Viet Yen district. The area covers more than 400 hectares with a total investment of about 1 billion USD. The project is scheduled to begin in 2022. In addition to its significant economic benefit, the project demonstrates Bac Giang’s effort to build a modern, green and sustainable area, which is expected to have a positive impact on local people.

An overview of the Hoa Phu Industrial Park, Hiep Hoa district, Bac Giang province. (Source: VNA)

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG68

BÙI VĂN QUANGPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

Thực hiện nhất quán và xuyên suốt chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, tỉnh Phú Thọ duy trì tốt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết, hợp tác phát triển với tỉnh Luang Namtha, tăng cường hợp tác với các tỉnh Luang Prabang, Audomxay, Phongsaly, Hua Phan (CHDCND Lào) thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng y tế, hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19...; tiếp tục củng cố, từng bước đưa quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, văn hóa với thành phố Hwaseong (Hàn Quốc), tỉnh Nara (Nhật Bản), tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đi vào chiều sâu, thực chất, tạo dựng được khuôn khổ quan hệ ổn định, góp phần thiết thực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển được tăng cường. Tỉnh Phú Thọ quyết liệt thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân; tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển toàn diện, vững chắc. Từ tháng 8/2018 đến nay đã có 234 đoàn (1.968 lượt người) đến tỉnh Phú Thọ với mục đích hợp tác đầu tư,

thương mại, du lịch, thực hiện các chương trình, dự án.

Hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại quốc tế được triển khai trực tiếp, lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tiềm năng, nhu cầu thu hút đầu tư của tỉnh, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Trung ương. Từ năm 2019, Phú Thọ tổ chức các đoàn công tác tìm hiểu, xúc tiến hợp tác tại các nước Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Liên bang Nga, Vương quốc Anh…; đồng thời tích cực mở rộng, thiết lập quan hệ, làm việc trực tiếp với một số cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư tiềm năng. Trong năm 2020, tỉnh đã phối hợp Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm thúc đẩy hợp tác về đầu tư, phát triển tại Phú Thọ. Tỉnh cũng tận dụng hiệu quả cơ hội tiếp xúc, làm việc với các đối tác quốc tế bên lề các sự kiện đối ngoại như Gặp gỡ Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh; các diễn đàn về thương mại và đầu tư, chuyển đổi số... Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hợp tác đầu tư.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngoại giao kinh tế tỉnh Phú Thọ vẫn đạt được kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu tăng từ 2,4 tỷ USD năm 2019 đến 7,8 tỷ USD năm 2021, đưa Phú Thọ đứng thứ 12/63 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước; đến nay đã thu hút được 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư trên 800

triệu USD, riêng trong 10 tháng năm 2021 đã có 12 dự án FDI, vốn đăng ký 436 triệu USD, đưa Phú Thọ xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố về thu hút FDI; tiếp nhận 13 dự án ODA với tổng vốn đầu tư gần 88 triệu USD; vận động được 99 chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài, tổng giá trị tài trợ trên 1,6 triệu USD.

Công tác ngoại giao văn hóa, đối ngoại nhân dân, thông tin đối ngoại được đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng; tăng cường kênh thông tin trao đổi trực tuyến, tận dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả, hiệu ứng quảng bá. Các hoạt động ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân được lồng ghép trong các chương trình đối ngoại quan trọng của tỉnh, các sự kiện lễ hội, chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa, tín ngưỡng, tua du lịch...; chú trọng thể hiện nét đặc trưng, bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ và truyền thống nhân nghĩa, thủy chung, trước sau như một, hòa bình, hữu nghị của dân tộc Việt Nam; kết hợp chặt chẽ với ngoại giao kinh tế tăng cường hợp tác, sự hiểu biết, tin cậy của bạn bè quốc tế đối với tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút, xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch. Một trong những hoạt động nổi bật của thông tin đối ngoại là năm 2020, tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn tùy viên báo chí các đại sứ quán, phóng viên nước ngoài đến thăm tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, môi trường đầu tư, kinh doanh của Tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài.

Nhìn lại kết quả đối ngoại của tỉnh Phú Thọ từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19, có thể khẳng định rằng, thành tựu phát triển của tỉnh Phú Thọ có đóng góp rất quan trọng của các hoạt động đối ngoại. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động với thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, công tác đối ngoại của tỉnh Phú Thọ thời gian tới tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, chủ động, tích cực làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ với các đối tác địa phương nước ngoài đã thiết lập quan hệ, nhất là nước láng giềng, bạn bè truyền thống; thúc đẩy các cơ hội hợp tác về kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa...

Thứ hai, tiếp tục rà soát, đánh giá lại để hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; bảo đảm thống nhất, kết hợp hài hòa giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa và ngoại giao kinh tế, tạo sức mạnh và hiệu quả trong triển khai các hoạt động đối ngoại của tỉnh.

Thứ ba, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện các cơ chế, chính sách; phấn đấu trong năm 2022

thu hút 40-50 dự án đầu tư mới trong các lĩnh vực: hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ; nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; cơ khí chế tạo, lắp ráp điện, điện tử; linh kiện, động cơ ô tô; nguyên phụ liệu hàng dệt may; sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo; ưu tiên xúc tiến đầu tư tại các địa bàn Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu.

Thứ tư, tiếp tục đa dạng hóa, đa kênh hóa truyền thông đối ngoại; đổi mới, nâng cao chất lượng tài liệu quảng bá địa phương và xúc tiến đầu tư, kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế (tiếng Anh, Nhật, Hàn Quốc...); tích cực tham gia hoạt động đối ngoại cấp cao trong và ngoài nước, diễn đàn đối ngoại đa phương cấp địa phương, sự kiện đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai.

Với phương châm ngoại giao phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, tỉnh Phú Thọ mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với tỉnh Phú Thọ trong các hoạt động đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả, góp phần xây dựng Đất Tổ ngày càng giàu đẹp, bền vững.n

Chủ động, linh hoạt, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Đoàn đại biểu Đại sứ quán và doanh nghiệp Hàn Quốc tham quan trải nghiệm tại làng cổ Hùng Lô và xem trình diễn Hát Xoan.

Từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 (ngày 12/8/2018) đến nay, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Phú Thọ tập trung triển khai công tác đối ngoại theo hướng chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, phù hơp với thực tế địa phương, phục vụ hiệu quả công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần vào thành công chung của ngoại giao Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang tặng bức ảnh Đồi chè Long Cốc cho ông Kinoshita Tadahiro, Tổng giám đốc Công ty Sojitz Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Sojitz Nhật Bản.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 69

BUI VAN QUANGDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Phu Tho

To consistently pursue the Party and State’s policy of international integration, Phu Tho has continuously maintained the traditional friendship, solidarity and cooperation with Luongnamtha province, strengthened collaboration with the provinces of Luang Prabang, Oudomxay, Phongsaly, and Huaphanh of Lao PDR, through exchanging delegations, training human resources, developing medical infrastructure, supporting COVID-19 prevention and control, etc.

At the same time, the province continues to consolidate, gradually deepen the cooperation in the fields of investment, trade and culture with Hwaseong city (South Korea), Nara province (Japan), and Shanxi province (China), achieving substantial results, creating a stable relationship framework, making practical contributions to serving socio-economic development goals.

Economic diplomacy for development has been enhanced. Phu Tho is looking for a breakthrough in improving,

creating a favorable, transparent, equal and open investment and business environment, reducing costs for organizations and individuals, increasing the attractiveness of its investment and business environment, effectively mobilizing and using resources for comprehensive and solid development. Since August 2018 to now, 234 delegations of 1,968 people have come to Phu Tho to look for investment, trade, tourism and implementation of programs and projects.

International trade and investment promotion activities are implemented directly by selecting key partners suitable to the province’s potential and needs. The province also closely coordinates with the Ministry of Foreign Affairs and other ministries and branches. From 2019, Phu Tho organized delegations to study and promote cooperation in Israel, Turkey, UAE, Russia, the UK, etc. The province actively expanded, established relationships and worked directly with many diplomatic missions in Viet Nam, international organizations, and potential investors. Phu Tho also took advantage of opportunities to interact and work with international partners on the sideline of external events, such as Meet Japan, Meet Korea, Meet the UK, forums on trade and investment, etc., actively supported businesses in the area to boost trade, promote products, expand export markets, and strengthen investment cooperation.

Though facing multiple

difficulties, especially the impacts of COVID-19, Phu Tho’s economic diplomacy still achieved positive results. Export value increased from 2.4 billion USD in 2019 to 7.8 billion USD in 2021, ranking Phu Tho 12 out of 63 localities with the highest export turnover. So far, it has attracted 47 FDI projects with a total investment of more than 800 million USD. In the ten months of 2021, there have been 12 FDI projects with registered capital of 436 million USD, ranking 14th in terms of FDI attraction. It has also received 13 ODA projects with a total investment of nearly 88 million USD and mobilized 99 foreign non-governmental programs and projects with a total funding value of greater than 1.6 million USD.

Cultural diplomacy, people-to-people diplomacy and foreign information activities were renewed and improved by strengthening information channels for online exchanges, taking advantage of social networks to improve effectiveness and promotional effects.

Cultural diplomacy and people-to-people exchanges are integrated with critical foreign affairs programs of the province, such as festivals, art performances, cultural and religious exchanges, tours, etc. The province focuses on showing the characteristics, cultural identity of the ancestral land of Viet Nam and the Vietnamese tradition of humanity, loyalty, peace and friendship. It combines these factors with

economic diplomacy to enhance cooperation, understanding and trust of international friends, creating favorable conditions for attracting and promoting trade, investment and tourism cooperation.

One of the special activities of foreign information is that, in 2020, Phu Tho coordinated with the Ministry of Foreign Affairs to organize a delegation of press attachés from embassies and foreign reporters to visit the province.

Looking back at the results that Phu Tho’s foreign affairs have achieved since the 19th National External Affairs Conference, it can be affirmed that these achievements made crucial contributions to the country’s foreign affairs. Given the world, the region and the country are witnessing momentous changes that come with new challenges and opportunities, especially the COVID-19 pandemic is predicted to be more and more complex, Phu Tho’s foreign affairs will focus on the following critical tasks in the coming time:

First, to actively and proactively deepen ties with local foreign partners, especially neighboring countries and traditional friends; to strengthen cooperation opportunities in the economy - trade, investment, science and technology, education and training, conservation and promotion of cultural heritage, etc.

Second, to continue to review and re-evaluate to perfect the unified management mechanism for external activities; to ensure

the unity and harmony between political diplomacy, cultural diplomacy and economic diplomacy, creating strength and efficiency in implementing the province’s foreign affairs.

Third, to drastically improve the investment and business environment, perfect mechanisms and policies. In 2022, the province will strive to attract 40-50 new investment projects in the fields of the infrastructure of industrial parks, urban centers, and services; hi-tech agriculture, supporting industries; mechanical engineering, electrical and electronic assembly; automotive components and engines; textile raw materials; the processing of agricultural products and food; culture, education and training; prioritize investment promotion in Japan, Korea, and some European countries.

Fourth, to continue to diversify foreign communication, renew and improve the quality of local promotional materials and bolster investment and business according to international standards.

With the motto “diplomacy to serve development, with the people, the locality and business at the center”, Phu Tho hopes that the Ministry of Foreign Affairs will continue to accompany and closely coordinate with the province in effectively enhancing foreign affairs, cooperation and international integration, contribute to building the Ancestral Land to become more beautiful and sustainable. n

Proactive, flexible, effective socio-economic developmentSince the 19th National Conference on Local Diplomacy (August 12, 2018) till now, together with localities nation-wide, Phu Tho has focused on implementing external affairs in the direction of being proactive, flexible, focused, fit to the reality, effectively serving the province’s socio-economic development, contributing to the overall success of Viet Nam’s diplomacy.

The delegation of South Korean Embassy and enterprises visited Hanyang Digitech Vina Company, Phu Ha Industrial Park, Phu Tho.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG70

HOÀNG XUÂN ÁNHPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng

Nhận thức đúng tiềm năng, thế mạnh, Cao Bằng xác định từng bước đưa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù về thu hút đầu tư, phát triển du lịch phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, những năm qua ngành du lịch địa phương đạt được bước tiến vượt bậc, tạo tiền đề vững chắc cho sự bứt phá thời kỳ mới. Giai đoạn 2020-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XIX xác định phát triển du lịch - dịch vụ bền vững là một trong ba nội dung đột phá phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Miền non nước Cao Bằng tự hào là vùng đất cổ với bề dày lịch sử, văn hóa, có hơn 333 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc cùng với thiên nhiên ưu ái, tô điểm trên vùng đất ngàn năm văn vật đã hình thành quần thể di sản văn hóa hơn 200 di tích, trong đó 96 di tích được xếp hạng (tiêu biểu: 3 di tích Quốc gia đặc biệt, 2 bảo vật Quốc gia); 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, với những giá trị nổi bật về di sản văn hóa, địa chất,

địa mạo và đa dạng sinh học, được đánh giá cao và có giá trị quốc tế, Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu vào tháng 4/2018 đã mở ra cơ hội, triển vọng mới cho phát triển du lịch. Thêm vào đó, Cao Bằng có nhiều lợi thế hình thành các vùng trồng cây đặc sản và nổi tiếng nhiều đặc sản, đặc trưng với văn hóa ẩm thực độc đáo.

Những năm qua, với sự chủ động, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, bức tranh thu hút đầu tư vào du lịch của Cao Bằng đã có nhiều khởi sắc. Giai đoạn 2016-2020, Cao Bằng đẩy mạnh thu hút đầu tư, đồng thời bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư các công trình trọng điểm về du lịch và hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Tổ chức một số sự kiện lớn nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư du lịch, tiêu biểu như: Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tháng 11/2018, trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án với số vốn đăng ký gần 3.300 tỷ đồng, ký biên bản ghi nhớ đầu tư với 16 nhà đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư trên 25.200 tỷ đồng, trong đó có đầu tư vào lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Công tác xúc tiến du lịch có nhiều thay đổi rõ rệt, hình ảnh về miền đất con người non nước Cao Bằng được tuyên truyền quảng bá bằng nhiều hình thức, bước đầu thu hút được du khách và các nhà đầu tư đến với Cao Bằng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc

kết nối các tour tuyến du lịch. Trong năm 2019, tỉnh Cao Bằng đăng cai và tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO tại Cao Bằng, với sự tham gia của tổ chức UNESCO, đại diện Mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực châu Âu, châu Phi, châu Á - Thái Bình Dương, các chuyên gia, diễn giả và các CVĐC toàn cầu trong mạng lưới như: Tanzania, Iran, Thái Lan và Hàn Quốc... Cùng với đó, CVĐC Non nước Cao Bằng đã ký kết hợp tác, kết nghĩa với các CVĐC trong mạng lưới: Haute-Provonce, Pháp (năm 2018) và Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (năm 2019). Các sự kiện trên được đánh giá cao và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh hoạt động xúc tiến du lịch, việc xây dựng các chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nói chung, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch nói riêng được tỉnh quan tâm. Để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư, trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng xác định mục tiêu phát huy mạnh mẽ nội lực, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành hành chính; xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách đảm bảo thông thoáng, cởi mở, hấp dẫn, đột phá, khác biệt nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược,

các nguồn lực đầu tư vào Cao Bằng, sử dụng có hiệu quả tối đa các nguồn lực; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng hợp tác đối ngoại, xây dựng Cao Bằng trở thành tỉnh năng động, phát triển nhanh và bền vững.

Riêng trong lĩnh vực du lịch, tỉnh tập trung triển khai hiệu quả xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP; khuyến khích, ứng dụng công nghệ số kết hợp và hỗ trợ các hãng công nghệ trong và ngoài nước trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Cao Bằng. Xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, với mục tiêu xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành khu du lịch trọng điểm, kiểu mẫu về du lịch qua biên giới; du lịch xanh, du lịch thông minh là những sản phẩm mới lạ, độc đáo, bản sắc và hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”

nhằm tạo cơ chế, chính sách bảo tồn văn hóa, phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, đồng thời hỗ trợ người dân trực tiếp tham gia phát triển du lịch cộng đồng - một trong những thế mạnh về du lịch địa phương, hiện nay.

Cao Bằng hiện nay đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển một điểm đến. Miền non nước với cảnh quan kỳ vỹ, nét văn hóa rực rỡ sắc màu là điểm đến lý tưởng cho sự lựa chọn của du khách. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 đón trên 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó đạt 2,7 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch (lưu trú, lữ hành, vé tham quan) đạt trên 1.400 tỷ, Đảng bộ, chính quyền tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm thu hút đầu tư, phát triển du lịch theo định hướng bền vững, bao trùm gắn liền với công tác bảo tồn văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích cho cộng đồng; quyết tâm xây dựng hình ảnh, khẳng định thương hiệu, vị thế du lịch Cao Bằng tại thị trường du lịch trong nước và quốc tế. n

Cao Bằng đẩy mạnh thu hút, hợp tác đầu tư vào du lịch

Tỉnh Cao Bằng thuộc vùng du lịch trung du và miền núi phía Bắc, có trên 333km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế đối ngoại. Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, đa dạng, đươc ví như “viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo tỉnh Cao Bằng tham quan gian hàng chè trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Cao Bằng, năm 2018. (Ảnh: Vũ Tiệp)

Gian hàng quảng bá CVĐC Non nước Cao Bằng tại Hội nghị Mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ VI ( APGN) tại Indonesia, năm 2019. (Nguồn: CVĐC Non nước Cao Bằng)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương chứng kiến UBND tỉnh Cao Bằng trao chứng nhận đầu tư và Bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Cao Bằng, năm 2018. (Ảnh: Vũ Tiệp)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 71

HOANG XUAN ANHDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Cao Bang

Recognizing its competitive advantages, Cao Bang has considered tourism to gradually become its leading economic sector through building and implementing special mechanisms and policies on investment attractions, tourism development, in line with the Strategy on Viet Nam’s tourism development toward 2020, vision to 2030 and the Strategy for Viet Nam’s tourism product toward 2025, orientation to 2030.

On such basis, in recent years, the local tourism industry has made major progresses and established a steady premise for breakthroughs in the new era. For the 2020-2025 period, the Resolution of the 19th Cao Bang’s Provincial Party Congress declared that developing sustainable tourism and services to be among the three breakthroughs of the province’s socio-economic developments.

Cao Bang is proud to be an ancient land with age-old cultural history and magnificent scenery. The province is home to more than 200 cultural heritages, with 96 of those listed (three of those are designated as special national monuments, two as national treasures). The province also has 4 sites as to be

recognized by UNESCO to be intangible cultural heritage of humanity.

Specifically, with its significant values as cultural, geological, geographical and bio diversified areas, recognized internationally, the Non Nuoc Cao Bang Geopark was recognized by UNESCO to be a Global Geopark in April 2018. This event has opened up new opportunities, potentials for tourism development. Cao Bang also has many favorable conditions in cultivating specialty crops and promoting its unique cuisine.

In recent years, along with the proactive and decisive provincial leadership, investment into tourism has started to thrive. In the 2016-2020 period, Cao Bang has allocated resources from provincial budget to build key infrastructures for tourism, as well as advertised and promoted tourism.

Cao Bang has organized major events to call for and attract tourism investments, notably the Cao Bang investment, trade and tourism promotion conference in November 2018. Moreover, the province has granted investment registration certificates for 14 projects with total registered capital of up to 3,300 billion VND, signed a memorandum of understanding on investment with 16 investors with registered investments of more than 25,200 billion VND, including

investments into the tourism and services sector.

The work on tourism promotion has changed significantly. The image of Cao Bang has been promoted through multiple media channels and initially attracted tourists and investors to the province, therefore creating favorable conditions in connecting travelling tours.

In 2019, Cao Bang successfully hosted and organized the International Conference on “Sustainable tourism development through UNESCO global geopark model” with the participation of UNESCO, as well as representatives of global Geopark networks from Europe, Africa, the Asia-Pacific, other global Geoparks such as Tanzania, Iran, Thailand, South Korea... as well as numerous experts and speakers.

At the same time, Non Nuoc Cao Bang Geopark signed cooperation and agreements with other Geoparks in the network such as Haute – Provonce, France (2018) and Dong Van Karst Plateau Geopark, Ha Giang, Viet Nam (2019). Such events were highly regarded, domestically and internationally.

Aside from tourism promotion activities, the province has also paid attention to building policy of attracting investments and cooperation generally and in tourism specifically. Improving the investment, business environment to further attract investment in upcoming time, Cao Bang has identified its goals to utilizing its internal resources,

with an innovative, decisive, determined and responsible manner.

Furthermore, Cao Bang will focus on reforming administrative procedures, along with building and creating new mechanism, policy to ensure the openness, attractiveness and creativity of the province’s business environment, thereby further attracting strategic investors and resources to the province.

In addition, the province will seek to effectively utilize the provided resources, improve the competitiveness of the provincial economy, expand external cooperation to further establish Cao Bang as a proactive, rapidly and sustainably developing province.

In the tourism sector, Cao Bang will focus on building and implementing effectively policies, mechanism to attract strategic investors to make investment into key tourism destinations. The province will also develop ecotourism, community-based tourism with OCOP products and encourage the application of digital technology, cooperate with domestic/international technological companies to further promote Cao Bang tourism.

The province will also design special mechanisms and policies on developing Ban Gioc Waterfall Tourist Area to make it a key tourist destination and a model for cross-border tourism. Ecotourism and smart tourism will become the province’s innovative and unique

features, attracting domestic and international tourists.

At the same time, the province will work on the Resolution of the provincial People’s Council on “Supporting the development of community-based tourism toward 2025 in Cao Bang” to create policies on preserving, demonstrating traditional cultural values, improving social awareness and behaviors in preserving and protecting environment in tourism, along with supporting local people to directly participate in developing community-based tourism, currently one of the strong points of the local tourism.

At the moment, Cao Bang is at the initial stage of the development cycle of a must-see destination. The provincial magnificent scenery, gorgeous culture is ideal for tourists. To accomplish the goals of receiving 3 million tourists per year by 2025, with 2.5 million of those domestic tourists and generating up to 1,400 billion VND in revenue, the provincial Party Committee and government will continue to focus on enacting special mechanisms, policies to further attract investment, develop sustainable and comprehensive tourism associated with preserving local cultural values and knowledge, therefore benefitting the local communities.

Last but not least, Cao Bang is determined to establish firm reputation for its tourism on domestic and international markets. n

Tourism investment promotion in Cao BangLocated in the Northern midland and mountainous region of Viet Nam with 333 kilometers of border with China, Cao Bang plays an important role in safeguarding national security and defense and promoting foreign economic relations. The province is gifted with attractive, diversified resource for tourism and considered to be the “Green Pearl” of Northeastern Viet Nam.

Chairman of the People’s Committee of Cao Bang Hoang Xuan Anh and the presentative of Digne-les-Bainsv city at the signing ceremony on the cooperation ralated to managing and developing geoparks in 2018.

The Ban Gioc Waterfall Festival in 2018.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG72

TRỊNH XUÂN TRƯỜNG Phó Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai

Những lợi thế riêngLào Cai sở hữu những lợi thế

riêng, có nhiều tiềm năng, thế mạnh mang tính so sánh cao, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Lào Cai có thế mạnh về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu: Lào Cai nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là nơi trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch giữa thị trường Tây Nam (Trung Quốc) với Việt Nam và các nước ASEAN. Đây là tuyến đường ngắn nhất (khoảng 854 km) để đi từ Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ra đến cảng biển.

Lào Cai có hai cặp cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt) và nhiều cửa khẩu phụ, lối mở với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cùng với hệ thống giao thông liên vùng gồm: Đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy và tương lai gần có đường hàng không; Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai với tổng diện tích 15.929,8 ha có cơ sở hạ tầng, dịch vụ tương đối đầy đủ và là một trong tám khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được Chính phủ đầu tư.

Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn hàng năm duy trì trên 20% (năm 2020 đạt trên 4 tỷ USD, năm 2021 đạt 3,5 tỷ USD). Trong thời gian tới, khi Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) đi vào hoạt động, kết nối được vùng Tây Nam Trung Quốc ra Biển Đông, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lào Cai sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Lào Cai có thể phát huy thế mạnh về du lịch do sở hữu địa

hình và khí hậu đặc thù, với nhiều địa danh nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát... cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể, vật thể, như có dãy núi Hoàng Liên với đỉnh Fansipan cao 3.143m (được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương). Lượng khách du lịch đến với Lào Cai giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng bình quân 22% (năm 2020, 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19, lượng khách du lịch giảm mạnh).

Với khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho phát triển các cây ôn đới nên Lào Cai có nhiều mô hình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao như: Quả lê, quả mận, quả đào, hoa, rau ôn đới, cá nước lạnh và đặc biệt phát triển cây dược liệu (nằm trong vùng quy hoạch quốc gia Việt Nam).

Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, Lào Cai có nhiều thế mạnh về phát triển công nghiệp: Sở hữu trên 35 loại khoáng sản, có những loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng cao như: Apatit, mỏ sắt Quý Sa, Mỏ đồng Sin Quyền… Ngoài ra, tỉnh Lào Cai còn có hàng chục loại khoáng sản quý hiếm khác như vàng, bạc, đá quý, chì...

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tỷ lệ doanh

nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đạt trên 95%, trong đó Khu công nghiệp Tằng Lỏng là khu công nghiệp luyện kim, hóa chất lớn nhất của Việt Nam, tập trung nhiều dự án công nghiệp chế biến lớn như: Nhà máy luyện đồng công suất 10.000 tấn/năm (đang nâng thêm công xuất 20.000 tấn/năm); Nhà máy phân bón DAP số 2 Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm; Nhà máy Gang thép Lào Cai công suất 1.000.000 tấn/năm; 20 nhà máy chế biến phân bón, hóa chất các loại…

Đối ngoại mở đường hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế

Trong giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025: “Xây dựng Lào Cai phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc”.

Bám sát đường lối, chính sách đối ngoại của đất nước trong tình hình mới, tỉnh Lào Cai vận dụng linh hoạt các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn. Qua thực tế, quan hệ đối ngoại đã mở đường cho Lào Cai tăng cường hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, điển hình như việc hợp tác, trao đổi ngoại giao giữa lãnh đạo tỉnh với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, trong đó Đại sứ quán Vương quốc Anh, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Ấn Độ... đã đến thăm và làm việc tại Lào Cai.

Tỉnh cũng chủ động triển khai các buổi tiếp xúc, làm việc với cơ quan hợp tác quốc tế tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh

việc thu hút tài trợ nguồn lực phát triển cho tỉnh như với đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA)... Thông qua các tổ chức này, tỉnh Lào Cai có điều kiện mở rộng hợp tác với các địa phương, điển hình như mối quan hệ đặc biệt với thành phố Gyeongsan (Hàn Quốc).

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 28 chương trình, dự án ODA được triển khai, trong đó có 11 chương trình, dự án chuyển tiếp của giai đoạn 2010-2015 và 17 chương trình dự án được khởi công mới.

Bên cạnh việc duy trì và củng cố các mối quan hệ hữu nghị truyền thống của tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tỉnh Lào Cai tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác mới với các tổ chức, địa phương nước ngoài như vùng Nouvelle Aquitaine (Pháp), vùng Vancouver (Canada) và các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc.... Qua đó, tỉnh Lào Cai đã ký kết thêm nhiều chương trình hợp tác quốc tế, làm cơ sở để phát triển toàn diện các lĩnh vực công tác mà điển hình là Chương trình hợp tác phi tập trung giữa tỉnh Lào Cai với vùng Nouvelle Aquitaine.

Hợp tác quốc tế đã tạo môi trường thuận lợi để Lào Cai thu hút nguồn ngoại lực phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có có 29 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 624,81 triệu USD. Các dự án đa dạng, trên các lĩnh

vực công nghiệp khai thác, chế biến, du lịch - dịch vụ; các dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, quy mô nhỏ; trong khi nhiều dự án có doanh thu lớn, phát huy hiệu quả cho kinh tế địa phương như với lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, tiêu biểu là Dự án kinh doanh khách sạn cao cấp của Victoria Sa Pa với doanh thu khoảng 3 triệu USD/năm; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái của Topas EcoLodge đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm…

Năm 2021, tỉnh Lào Cai cũng đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 28 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 5.726,44 tỷ đồng. Việc triển khai thực hiện giải ngân các dự án thu hút đầu tư đóng góp quan trọng cho động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh được triển khai hiệu quả, góp phần trong thu hút vồn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 135.000 tỷ đồng tăng bình quân trên 20%/năm; năm 2021 ước đạt trên 40.000 tỷ đồng.

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng, nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021, song hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, duy trì mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng đều ở cả 3 lĩnh vực là khai thác, chế biến chế tạo và điện nước. Song song với đó, hoạt động kinh doanh thương mại, các ngành dịch vụ vận tải, logistics phát triển đa dạng, thị trường được mở rộng.

Những thành tựu trong công tác đối ngoại khẳng định sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh Lào Cai vào điều kiện thực tế địa phương, cũng như tinh thần đoàn kết, thống nhất, đồng lòng của nhân dân các dân tộc Lào Cai quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, góp phần xây dựng thành công một mô hình tỉnh miền núi, biên giới có quan hệ hợp tác quốc tế mở rộng, nền kinh tế - xã hội phát triển và tình hình an ninh chính trị ổn định. n

Đối ngoại tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mớiMở rộng đối ngoại,

chủ động hội nhập và hơp tác quốc tế đã tạo nên nền tảng vững chắc để Lào Cai vững bước trong giai đoạn phát triển mới.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới phía Bắc Tổ quốc, giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có đường biên giới trên 182km; diện tích tự nhiên 6.384 km2; dân số hơn 730 nghìn người, với 25 dân tộc cùng sinh sống.

Năm 2021, dù dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng nhưng tăng trưởng GRDP của tỉnh Lào Cai dự kiến đạt khoảng 5,33%, đứng 27/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. GRDP bình quân đầu người đạt 82,68 triệu đồng, đứng thứ hai trong các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.

Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trực tiếp nước ngoài (FDI) Trung tâm thương mại Go! Lào Cai, ngày 20/1/2021. (Nguồn: TTXVN)

Lào Cai:

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 73

TRINH XUAN TRUONGDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Lao Cai

Lao Cai owns special potential

The province has its special potential and strengths that are expected to further drive local socio-economic development.

Actually, Lao Cai defines border gate economy as the spearhead of local economic development. The province is located in the center of the Kunming-Lao Cai-Ha Noi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor, and is an “entrepot” for trade between Southwestern market of China with Viet Nam and ASEAN member states. This is also the shortest route (around 854km in length) connecting Kunming – the capital city of Yunnan province (China) – to a specific seaport.

With two pairs of international border gates and a number of auxiliary border gates and openings with Yunnan province of China along with a trans-regional traffic network (highways, railway, waterway, and airline in near future), the Lao Cai border gate economic zone covers an area of nearly 15,930 hectares. As one of eight major border gate economic zones invested by the Government, it is now fitted with almost full infrastructure and services.

The annual growth rate of goods imports and exports via Lao Cai remains above 20% (over 4 billion USD and 3.5 billion USD in 2020 and 2021, respectively). This number is expected to further increase dramatically once the Lach Huyen Port (Hai Phong city), which connects Southwestern China to the East Sea, is put into operation in the coming time.

Moreover, Lao Cai is able to promote its tourism strengths thanks to its unique terrain and

climate as the province has many well-known landscapes such as Sa Pa, Bac Ha, and Bat Xat... along with a string of intangible and tangible cultural heritages such as the Hoang Lien mountain range with the 3,143-meter-high Fansipan peak (considered the roof of Indochina). Between 2015 and 2019, the number of tourists visiting Lao Cai increased by 22% on average. However, due to spread of the COVID-19 pandemic, the number of tourists to Lao Cai has fell sharply in 2020 and 2021.

Lao Cai boasts various high-value agricultural producing models such as pears, plums, peaches, flowers, temperate vegetables, cold-water fish, and especially medicinal trees (located in the national planning region), thanks to its ideal climate for the development of temperate plants.

With its abundant and diverse resources, Lao Cai has numerous advantages like over 35 types of minerals which have large reserves and high quality such as apatite, Quy Sa iron ore, Sin Quyen copper mine. In addition, the province also has dozen

kinds of other rare minerals such as gold, silver, precious stones, and lead.

The province’s industrial parks and clusters have reported an average occupancy rate of over 95%. Among them, the Tang Long Industrial Park, as the Viet Nam’s largest metallurgical and chemical industrial park, has numerous significant processing industry projects in the province, such as: a copper smelting plant with a capacity of 10,000 tons/year (currently increasing the capacity of 20,000 tons/year); the diammonium phosphate fertilizer (DAP) plant No.2 with a capacity of 330,000 tons/year; the Lao Cai Iron and Steel Factory with a capacity of 1 million tons/year; and 20 factories processing fertilizers, chemicals of all kinds…

External affairs paving way for international integration and cooperation

The tasks for the new period of 2020-2025 are defined in the Resolution of the 16th Provincial Party Congress: “Building Lao Cai for comprehensive development, becoming a center and bridge for economic trade, for external relations between Viet Nam, ASEAN countries, and the Southwestern region of China”.

In the current context, Lao Cai flexibly took actions in accordance with practical conditions, adhering to the country’s external affairs policy and guidelines. Therefore, external affairs work has paved the way for the province to strengthen international economic cooperation and integration, such as cooperation and exchanges

between provincial leaders and embassies of countries in Viet Nam, especially from the UK, Australia, the Republic of Korea, Japan, Denmark, and India.

Lao Cai’s authorities also actively met with representatives from the World Bank (WB), Asian Development Bank (ADB), French Development Agency (AFD), Japan International Cooperation Agency (JICA), and Korea International Cooperation Agency (KOICA)... in Viet Nam to promote investment in the province. The province considers these activities an opportunity to expand cooperation with foreign localities, especially the special relationship with Gyeongsan city of the RoK.

There are 28 ODA programs and projects in the province; in which, 11 have been continued from their previous period 2010-2015 while the remainder has been recently started.

In line with strengthening traditional ties between Lao Cai and Yunnan, the province also actively set up new relationships with foreign organizations and localities such as Nouvelle Aquitaine (France), Vancouver (Canada) and provinces of Southwestern China. Via these activities, Lao Cai signed more international agreements, notably a joint cooperation program with Nouvelle Aquitaine, to serve as a foundation for facilitating local development in various fields.

Thanks to effectively boosting international cooperation, Lao Cai has lured a large amount of foreign investment capital to help develop its socio-economy. At present, 29 foreign direct investment (FDI) projects are operational with total registered

capital of 624.81 million USD. These projects are in fields of trade, mining industry, processing, tourism-service, and agro-forestry and aquaculture. Among them are several outstanding businesses, such as Victoria Sa Pa Resort and Spa with annual revenue of about 3 million USD or Topas EcoLodge eco-tourism complex with annual revenue of tens of billions of VND.

In 2021 alone, Lao Cao granted investment licenses to 28 domestic investment projects with total capital of 5,726.66 billion VND. The effective disbursement of investment capital has created a motive power for the province’s economic growth, making contributions to further attract more social venture capital. In the period of 2016-2020, the total amount of social venture capital reached nearly 135,000 billion VND, up over 20% yearly; while that number in 2021 was more than 40,000 billion.

Despite the severe impacts of COVID-19 on the province’s socio-economy in 2021, Gia Lai still recorded considerable growth of industrial production. The local industrial production value increased equally in three sectors, namely mining, processing-manufacturing, and power-water supply. At the same time, trade and commerce, transportation services, and logistics also earned acknowledgeable achievements and effectively expanded their market share.

The achievements in external affairs work reaffirm that leaders of Lao Cai have applied flexibly and creatively higher levels’ directions and instructions into the local reality. Meanwhile, this also expresses the solidarity and determination of the whole people in the province, trying their best to successfully complete all set targets, contributing to building up Lao Cai to become a successful story in effectively promoting international cooperation relations, developing socio-economy, and maintaining social order and security.n

External affairs - a mainstay for Lao Cai’s new development periodPromoting external affairs, and international integration and cooperation has created a solid foundation for Lao Cai to firmly develop socio-economy in the current context.

Lao Cai is a province of the mountainous Northwest region of Viet Nam bordering the province of Yunnan in China. The province has a borderline of 182km in length, covers an area of 6,3834km2 and is home to over 730,000 people with 25 ethnic minority groups together.

In 2021, in spite of impacts of the COVID-19 pandemic, Lao Cai is expected to post gross regional domestic product (GRDP) growth of around 5.33%, ranking 27 out of 63 provinces and centrally-run cities in Viet Nam. The province’s GRDP per capita reaches 82.68 million VND, standing second among midland and mountainous localities in Northern Viet Nam.

Chairman of the People’s Committee of Lao Cai Trinh Xuan Truong and Ambassador of India to Viet Nam Pranay Verma witnessed the signing of an MOU between the Embassy of India and the provincial authorities for a project for construction of classrooms for the Trung Chai Kindergarten in Sa Pa on October 22, 2021.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG74

C.P. Việt Nam:

Gần một phần ba thế kỷ chung tay phát triển nền nông nghiệp tương lai với Việt Nam

C.P. Viet Nam:

A third of a century accompanying the development of Viet Nam’s future agriculture

Nền tảng quan trọng của Tập đoàn C.P. là hoạt động kinh doanh đa dạng theo mô hình khép kín, tập trung vào ngành kinh doanh công - nông nghiệp và thực phẩm. Trong 100 năm qua, Tập đoàn C.P. luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, tươi sạch để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, tạo sự uy tín với chất lượng hàng đầu.

Với tầm nhìn “Nhà bếp của thế giới”, C.P. Việt Nam luôn áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Tập đoàn Thái Lan hiện đang phát triển kinh doanh theo chuỗi 3F Plus khép kín gồm Feed (Thức ăn chăn nuôi), Farm (Trang trại) và Food (Thực phẩm).

Các sản phẩm giết mổ, chế biến của C.P. Việt Nam được sản xuất theo quy trình khép kín, từ các trang trại chăn nuôi vận chuyển trực tiếp tới các đại lý, siêu thị và hệ thống cửa hàng Pork Shop và Fresh Shop. Công

ty cũng hướng các sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thế giới với việc đa dạng hóa sản phẩm, hiện đại hóa máy móc công nghệ. C.P. Việt Nam đã cùng đóng góp một phần trong công cuộc hiện đại hóa ngành nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm... Trong bối cảnh Covid-19 dần được khống chế, C.P. Việt Nam cùng các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục thúc đẩy khôi phục sản xuất, kinh doanh để chinh phục các đỉnh cao mới.

Tổng giám đốc C.P. Việt Nam Montri Suwanposri cho rằng, thành quả của C.P. đạt được là nhờ mối quan hệ bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan suốt 45 năm qua. Công ty nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ rất lớn từ Chính phủ hai nước, các bộ, ban, ngành và địa phương, cũng như sự tin tưởng của bà con nông dân, đối tác và hàng triệu khách hàng trong gần một phần ba thế kỷ hoạt động tại Việt Nam.

C.P. Việt Nam vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba, giải thưởng Doanh nghiệp vì nhà nông

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giải thưởng Volunteer Award của Liên hợp quốc và các giải thưởng khác.

C.P. Việt Nam hướng đến những hoạt động hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam với thông điệp “Đền ơn Tổ quốc Việt Nam”; đồng hành cùng hai chương trình hiến máu có quy mô quốc gia một cách liên tục (Lễ hội Xuân hồng và Hành trình đỏ); xây dựng nhà lưu trú tại Bệnh viện K Tân Triều; hỗ trợ các chương trình giáo dục học sinh, sinh viên; xây dựng trại gà đẻ trứng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em; trao tặng thực phẩm, quà cho bà con tại các xã nghèo, vùng sâu vùng xa; cứu trợ cho hàng ngàn người dân bị thiên tai, lũ lụt và các chương trình trao tặng khẩu trang y tế cho các tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ “Thực phẩm từ trái tim”... Ngoài ra, công ty có các hoạt động thiết thực và ý nghĩa như trồng cây xanh, giảm rác thải nhựa, hướng đến kinh tế tuần hoàn để cùng phát triển ngành nông nghiệp bền vững và hội nhập với thế giới.

C.P. Việt Nam - Tự hào cùng ngành nông nghiệp Việt Nam vươn tầm thế giới.n

The key foundation of C.P. Group is a diversified business activity under a closed model, focusing on business of industry, agriculture and food. Over the past 100 years, C.P. Group has always strived to create quality, safe and fresh products for domestic and international markets, creating the prestige with top quality.

With the vision to become “the kitchen of the world”, C.P. Viet Nam (CPV) always applies Industry 4.0 technologies in its productions, improving the quality of its products and services to ensure customer satisfaction. The Thai group is

currently developing its business in a self-contained 3F Plus model: Feed - Farm - Food.

CPV ’s slaughtered and processed products is produced in a closed model, from livestock farms and transported directly to supermarkets and our Pork Shop and Fresh Shop chain. The company also directs products for domestic consumption and export by diversifying products and modernizing machinery and technology. CPV has played a part in the modernization of Viet Nam’s agricultural industry, particularly in the fields of animal husbandry,

animal feed, agriculture and food processing industry, etc. Since the COVID-19 pandemic is gradually being controlled, CPV and other businesses in the livestock sector continue to promote the resumption of production and business to conquer new heights.

CPV General Director Montri Suwanposri said that, C.P. gained these wonderful achievements thanks to the close relations

between Viet Nam and Thailand over the past 45 years. The company has received great support and help from the Governments, ministries and localities of the two countries, as well as the trust of farmers, partners and millions of customers for nearly a third of a century operating in Viet Nam.

CPV is honored to receive many noble awards such as the Third Class Labor Medal, the Enterprises

accompanying farmers Award of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the United Nations’ Volunteer Award, and others.

CPV is working towards supporting the Goverment and the people of Viet Nam with the message “Repaying the Vietnamese Fatherland”. CPV continuously accompanies the two major national blood donation campaigns (Red Spring Festival and Red Journey), builds accommodation at K Tan Trieu hospital, supports education programs, builds chicken farms to provide nutrition for children, provides food and gifts to people in poor communes and remote areas, relief support for thousands of people affected by natural disasters and floods, and sets up programs to donate medical masks, “Food from the heart” program, etc.

CPV – Proudly joining Viet Nam’s agricultural industry and reach out to the world.n

Năm 2021 đánh dấu 100 năm phát triển Tập đoàn C.P. Thái Lan và gần một phần ba thế kỷ Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) xuất hiện tại Việt Nam, góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, hướng đến tầm nhìn trở thành “nhà bếp của thế giới”.

The CPV Food Complex in Binh Phuoc province.

Công ty C.P. Việt Nam tham gia hoạt động hiến máu tình nguyện nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan.

The year 2021 marks 100 years of the foundation of C.P. Group Thailand and nearly a third of a century that C.P. Viet Nam Corporation first emerged in Viet Nam, contributing to the development of a modern agriculture, towards the vision of becoming “the kitchen of the world”.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG 75

Công tác đối ngoại tỉnh Hưng Yên:

Vượt thách thức, gặt “trái ngọt”

TRẦN QUỐC VĂNPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên

Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng quy hoạch xây dựng Thủ đô, tỉnh Hưng Yên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai trù phú do phù sa sông Hồng bồi đắp, là địa phương sở hữu nhiều sản vật đặc trưng. Hưng Yên hiện có khoảng 1,3 triệu người và gần 50% dân số của tỉnh đang trong độ tuổi lao động và được đánh giá là nguồn lao động chất lượng cao.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại

Cơ quan Ngoại vụ Hưng Yên

thường xuyên nhận được sự hỗ trợ quý báu từ các bộ, ban, ngành có liên quan đến công tác, tổ chức các đoàn của tỉnh Hưng Yên đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài và các đoàn quốc tế vào tỉnh, tiêu biểu có đoàn Phó Thủ tướng Belarus, Đại sứ Mỹ, Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet (Lào); đại diện Đại sứ quán các nước... đến thăm, làm việc với tỉnh.

Từ năm 2018 đến nay, Hưng Yên đã tổ chức 125 đoàn cán bộ, công chức, viên chức đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp...; tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức 12 đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh đi xúc tiến và kêu gọi đầu tư tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Italy, Nga... để kêu gọi đầu tư, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, chính sách ưu đãi khi đầu tư vào tỉnh.

Các chương trình xúc tiến đầu tư đều đạt kết quả tốt đẹp và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài

đầu tư vào tỉnh. Hưng Yên đã tổ chức 5 hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh; ký 11 thỏa thuận hợp tác với các đối tác và các tổ chức quốc tế.

Riêng năm 2021, tỉnh đã ký 3 thỏa thuận hợp tác, gồm: Thỏa thuận hợp tác xây dựng thành phố thông minh với Tập đoàn LH (Hàn Quốc); Thỏa thuận hợp tác mở rộng giai đoạn 3 Khu công nghiệp Thăng Long II với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); Bản thỏa thuận hợp tác về tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật ngành nước sạch với Cơ quan Nước sạch tỉnh Kanagawa (Nhật Bản).

Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục được tỉnh quan tâm tập trung đẩy mạnh. Để thu hút vốn FDI vào Hưng Yên, tỉnh chủ động xử lý kịp thời những đề xuất, vướng mắc của doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, đã ban hành văn bản gửi các sở, ngành đề xuất lên bộ, ngành về chi phí xét nghiệm, giảm thuế…;

lập thư mục đầu mối tiếp nhận thông tin về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người nước ngoài tại tỉnh; tổ chức thường xuyên Ngày hội việc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài; đồng thời giới thiệu quảng bá hình ảnh và chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, 10 tháng qua trên địa bàn tỉnh thu hút được 54 dự án mới, trong đó có 17 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đưa tổng dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên 2.035 dự án, trong đó có 496 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 228.216 tỷ đồng và 5,64 tỷ USD đến từ 23 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tỉnh cũng thường xuyên tham gia kết nối chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Nhờ đó, trái nhãn lồng Hưng Yên đã lần đầu tiên có mặt trên các chuyến bay Vietnam Airlines, được đưa vào hệ thống phân phối, vận chuyển sang thị trường châu Âu, Singapore....; được tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam thông qua “chợ ảo” - sàn thương mại điện tử...

Từ năm 2018 đến nay, Hưng Yên có hơn 8.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các ngành, nghề khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao, tập trung chủ yếu tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia...

Thúc đẩy ngoại giao văn hóa, công tác kiều bào

Bên cạnh hợp tác quốc tế về đầu tư, tỉnh Hưng Yên cũng đẩy mạnh hội nhập quốc tế các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, du lịch... thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều thứ tiếng, các chương trình hội đàm, hội thảo khách quốc tế đến thăm và làm việc với tỉnh; lãnh đạo tỉnh ra nước ngoài tham gia các hội chợ quốc tế, các hội nghị xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa, góp phần quảng bá, giới thiệu lịch sử văn hóa vùng đất Phố Hiến và tiềm năng, lợi thế của tỉnh đến bạn bè quốc tế.

Dấu ấn đậm nét nhất là năm 2019, cơ quan Ngoại vụ tham mưu tổ chức chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa tỉnh với Cộng hòa Belarus trong đó mời đoàn ca múa nhạc Belarus về biểu diễn tại tỉnh với tổng số 15 tiết mục giao lưu và gần 500 đại biểu tham dự. Đây là sự kiện đối ngoại có ý nghĩa tinh thần lớn lao và thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Belarus.

Về công tác người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2018 lần đầu tiên trên cả nước, dưới danh nghĩa Phòng Ngoại vụ đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã tổ chức thành công chương trình kiều bào thu hút khoảng 500 đại biểu kiều bào Hưng Yên tham dự, được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của tỉnh năm 2018. n

Kể từ Hội nghị Ngoại vụ 19 đến nay, cùng với thành tích trong công tác ngoại giao cả nước, công tác ngoại vụ của Hưng Yên thu đươc kết quả nhất định, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển toàn diện kinh tế xã hội của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn làm việc với Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam, ngày 23/6/2021.

Hung Yen’s foreign affairs:

Overcoming challenges, achieving the best outcomes

TRAN QUOC VANDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of People’s Committee of Hung Yen

Situated in the center of the Red River Delta, the Northern key economic region, and part of Ha Noi capital construction master plan, Hung Yen province is favored by nature with comfortable climate and rich soil. The locality also owns many unique products. Currently, Hung Yen has a population of 1.3 million and nearly 50% is of working age and is considered a source of high-quality labor.

Promote external activitiesThe foreign affairs agency

of Hung Yen regularly receives valuable support from ministries, departments and branches related to organizing delegations of the province to promote investment abroad, and receiving foreign delegations, namely Deputy Prime Minister of Belarus, Ambassador of the United States to Viet Nam, Governor of Savannakhet province (Laos); Embassies of other countries...

In 2021, the province has signed three cooperation agreements, including: Cooperation agreement to build a smart city with LH Group (South Korea); Cooperation

agreement to implement the 3rd phase of Thang Long II Industrial Park expansion with Sumitomo Group (Japan); and Cooperation agreement on continuing to promote technical cooperation in the clean water industry with Kanagawa Prefectural (Japan).

The province is continuing to bolster foreign economic affairs. In order to attract FDI, Hung Yen has proactively and promptly assisted businesses facing difficulties from the COVID-19 pandemic, and issued documents to departments and agencies to propose to ministries and branches on the price of COVID-19 tests, tax reduction. The province also established a focal directory to receive information on vaccination for foreigners in the province, regularly organized job fairs for foreign businesses. At the same time, it also introduced and promoted images and preferential policies for investment in Hung Yen’s industrial zones.

In the past ten months, though facing multiple difficulties from the unpredictable nature of the

COVID-19 pandemic, the province has attracted 54 new projects, of which 17 are FDI projects, bringing the total to 2,035 projects, including 496 projects with foreign direct investment capital, with a total registered capital of 228,216 billion VND and 5.64 billion USD from 23 countries and territories.

The province also regularly participates in connecting the supply chain of agricultural products. Thanks to that, Hung Yen longan was able to present on Viet Nam Airlines flights and was put into the distribution system, transported to the international markets.

Boost cultural diplomacy, overseas Vietnamese works

In addition to international cooperation in investment, Hung Yen also promotes international integration in various fields, such as health, education and training, tourism, etc., through mass media, talk shows, seminars for international visitors, and vice versa, through visits made by provincial leaders to attend

international fairs and investment promotion conferences. The province boosts cultural diplomacy, contributing to promoting and introducing the cultural history of Pho Hien and the potentials and advantages of the province to international friends.

One of the most impressive activity was held in 2019, when the foreign affairs agency of Hung Yen advised to organize a cultural and art exchange program between the province and the Republic of Belarus. A Belarusian dance and music troupe was invited to perform total 15 performances and recorded an attendance of nearly 500 delegates.

Regarding the work of foreigners and overseas Vietnamese, in 2018, the foreign affairs agency of Hung Yen has proactively consulted the Provincial Party Committee, People's Council, People's Committee, Vietnam Fatherland Front Committee of Hung Yen to successfully organize the Overseas Vietnamese Program attracting the participation of about 500 overseas Hung Yen people.n

Since the 19th National External Affairs Conference, along with the results achieved by the diplomatic sector, Hung Yen province’s external affairs has obtained numerous outcomes, contributing to the construction and comprehensive socio-economic development of the province.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG76

Không ngừng nâng tầm hình ảnh Gia Lai

VÕ NGỌC THÀNH Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai

Trong hai năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh triển khai tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao. Qua đó, bảo đảm ổn định tình hình để tập trung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cùng với toàn hệ thống chính trị của tỉnh, ngành ngoại vụ đã chủ động, sáng tạo, bám sát việc thực hiện nhiệm vụ về công tác đối ngoại phù hợp với tình hình mới, đã kịp thời ứng phó với dịch bệnh, đồng thời có những đóng góp đáng kể trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, thông tin tuyên truyền, biên giới lãnh thổ, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế.

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

Thực hiện nhất quán và xuyên suốt chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, tỉnh thường xuyên có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các tỉnh láng giềng Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào. Thực hiện đối ngoại nhân dân, tham vấn trong triển khai công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, giữ gìn đường biên giới Việt Nam -

Campuchia hòa bình và ổn định. Đến nay, tỉnh Gia Lai thiết lập

quan hệ hữu nghị, hợp tác với chín tổ chức, địa phương của bốn nước gồm CH Czech, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ với 10 thỏa thuận được ký kết, giữ quan hệ thường xuyên, hợp tác với 18 cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, 8 tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Gia Lai đã thực hiện mở rộng, thiết lập quan hệ hợp tác với Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán các nước tại Việt Nam. Cụ thể, UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ với một số địa phương, ngành, doanh nghiệp của CH Czech, Hàn Quốc về hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch; đàm phán thiết lập quan hệ đối ngoại địa phương với Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán các nước: Israel, Nga, Hoa Kỳ, New Zealand, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonesia… để thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, y tế, xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp kết nối với Liên minh châu Âu, đưa các sản phẩm sản xuất tại địa phương như: Chanh dây, cà phê, tiêu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực…

Hoạt động đối ngoại đã trở thành kênh vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài đạt hiệu quả thiết thực. Tỉnh Gia Lai ngày

càng thu hút nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhà tài trợ nước ngoài và bà con kiều bào đang sinh sống làm việc tại nước ngoài quan tâm, hỗ trợ cùng với tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân1.

Song song với hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư là chương trình quảng bá hình ảnh địa phương đến các nước CH Czech, Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc; tham dự 22 sự kiện gặp gỡ cấp địa phương do Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam tổ chức…

Hình ảnh Gia Lai được nâng tầm qua các sự kiện văn hóa đặc sắc, mang tầm cỡ khu vực như Lễ hội Festival văn hóa Cồng chiêng năm 2018, Ngày Cà phê Việt Nam năm 2019, Hội thảo Khoa học quốc tế “thời kỳ đồ đá cũ ở Việt Nam trong kỹ nghệ ghè hai mặt châu Á” năm 2019, Giải vô địch quốc gia marathon Báo Tiền Phong 2021… Đây cũng là cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng kết nối, hợp tác đầu tư, học hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức

tạp, nhiều hoạt động gặp gỡ, xúc tiến không thể thực hiện theo hình thức trực tiếp, tỉnh Gia Lai tăng cường thực hiện hoạt động đối ngoại theo hình thức tại chỗ, gặp gỡ trực tuyến. Sở Ngoại vụ làm tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, kịp thời hỗ trợ công dân nước ngoài và công dân của tỉnh đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài, nhất là tại Lào và Campuchia, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bốn nhiệm vụ trọng tâmHoạt động đối ngoại của tỉnh

đạt được những kết quả tốt trước hết là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp thực hiện chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, đồng thời là kết quả của tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu, ý chí vươn lên, vừa làm vừa học của tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động của Sở Ngoại vụ.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững, tỉnh cần quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các định hướng, chủ trương về công tác đối ngoại, nhất là đường lối đối ngoại của đất nước ta được đề cập trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thứ hai, tiếp tục giữ gìn, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực; thúc đẩy hợp tác liên kết phát triển du lịch liên quốc gia; tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình cụm dân cư hai bên biên giới, giữ vững đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia theo nội dung Nghị định thư ghi nhận 84% kết quả phân giới cắm mốc và Hiệp ước bổ sung năm 2019 mà Chính phủ hai nước đã ký kết.

Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chú trọng ngoại giao kinh tế, văn hóa, xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng quan hệ, nâng cao chất lượng quan hệ hợp tác với các đối tác; tăng cường kêu gọi, vận động các nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt là tập trung các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các tổ chức, đa phương và song phương để thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa song phương giữa địa phương và các đối tác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

Thứ tư, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, chuyên trách về công tác đối ngoại, đặc biệt là năng lực hội nhập quốc tế, văn hóa đối ngoại, thông tin tuyên truyền đối ngoại; xây dựng kế hoạch và triển khai tổng kết thực tiễn công tác đối ngoại của địa phương, rút ra những kinh nghiệm hay, cách làm tốt để tiếp tục đấy mạnh công tác đối ngoại trong tình hình mới.

Với việc tiến hành đồng bộ, phối hợp chặt chẽ và quản lý thống nhất những nhiệm vụ trên, chúng ta tin tưởng rằng, công tác đối ngoại địa phương thời gian tới sẽ có bước phát triển toàn diện hơn nữa, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng của địa phương. n

(1) Có 44 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hỗ trợ tỉnh thực hiện 40 dự án với tổng vốn cam kết là 9.292.287 USD, đến nay đã giải ngân ước đạt 5.897.397 USD; tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ chương trình từ thiện, nhân đạo với tổng kinh phí thực hiện là 200.449 USD, tương đương 4,61 tỷ đồng.

Hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng đi vào chiều sâu và nâng cao vị thế, uy tín của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành tiếp Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hojlund Christensen, ngày 19/3/2021.

Toàn cảnh thành phố Pleiku, Gia Lai. (Ảnh: Phan Nguyên)

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 77

Heightening Gia Lai’s stature ceaselessly

VO NGOC THANHDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People's Committee of Gia Lai

Over the past two years, the complicated developments of the COVID-19 pandemic have seriously impacted the socio-economic development of Viet Nam in general and Gia Lai in particular. Under the sound leadership of the provincial Party Committee, the provincial People’s Committee promptly issued an action plan to direct affiliated agencies, units and local residents to consolidate the effective implementation of the pandemic prevention and control work, so as to ensure the provincial socio-economic development.

In addition to the efforts by the entire political system of the province, the foreign affairs sector has been actively, creatively and closely followed the implementation of foreign affairs tasks in accordance with the current context, promptly responded to the pandemic, while making contributions to the local politics, economy, culture, information dissemination, border and territory, improving the quality of international cooperation.

Further improving external affairs’ efficiency

In the implementation of the Party’s guideline and the State’s policy of international integration, the province established traditional friendship and cooperation relations with neighboring provinces of Northeastern Cambodia and Lower Laos; and well carried out people-to-people diplomacy and consultations in Viet Nam - Cambodia land border demarcation and marker planting work, and kept their shared borderline peaceful and stable.

Up to now, the province of Gia Lai has formed and inked

cooperation agreements with nine organizations and localities from the Czech Republic, Republic of Korea (RoK), Japan, and the US. It has also strengthened ties with 18 international representative agencies, international consular offices and eight international organizations in Viet Nam.

Moreover, the province has expanded and established cooperation with other countries’ embassies and consulate generals in Viet Nam. Especially, the provincial People’s Committee signed a memorandum of understanding with a number of localities, industries and businesses of the Czech Republic and the RoK in the fields of trade, investment, education, culture and tourism. Besides, Gia Lai held talks with an aim at setting up ties with embassies and consulate generals of Israel, Russia, the US, New Zealand, France, Japan, the RoK, India, Singapore, and Indonesia in Viet Nam in order to implement science and technology transfer in the development of high-tech agriculture, health care, and labor export.

The province has also partnered with the Ministry of Agriculture and Rural Development to help businesses like Dong Giao Food Export Joint Stock Company and Vinh Hiep Co., Ltd. work with the European Union (EU) to introduce and export local products and services like passion fruit, coffee, and pepper to international markets after the EU - Viet Nam Free Trade Agreement (EVFTA) came into effect last August.

Foreign affairs activities have proven to be a practical and effective channel of mobilizing resources from non-governmental organizations (NGOs). Gia Lai is attracting more and more international organizations, NGOs, foreign sponsors and overseas Vietnamese (OVs) living and working abroad to support the province in developing its

socio-economy and improving people’s living standards.

According to latest statistics, 44 NGOs have registered to support 40 projects with total investment capital of nearly 9.3 million USD. Till date, they disbursed almost 5.9 million USD. Meanwhile, international groups and individuals, and OVs have provided over 200.000 USD in charity programs in Gia Lai.

Beside trade and investment promotion activities, Gia Lai has also concentrated on increasing its visibility to the Czech Republic, South Africa, Japan, and the RoK, and participated in 22 meetings among provinces and cities co-organized by the Ministry of Foreign Affairs and international representative agencies in the Southeast Asian S-shaped country.

Therefore, the province’s stature has been enhanced through special cultural and sporting events such as the 2018 Gong Cultural Festival, 2019 Vietnamese Coffee Day, 2019 International Scientific Conference “The An Khe Paleolithic Industry within the context of Bifacial Industries from Asia”, and 2021 Tien Phong Newspaper Marathon National Championship, among others. These were also opportunities for businesses to increase connectivity, investment cooperation and competitiveness, and expand their export activities in other countries.

Over the past time, due to the complicated developments of the COVID-19 pandemic, Gia Lai province had to implement foreign affairs activities virtually. The provincial Foreign Affairs Department also well ensured consular affairs and citizen protection work so as to support foreign citizens and local citizens who are living, studying and working abroad, especially in

Laos and Cambodia, to overcome difficulties caused by the disease.

Four major tasksThe considerable achievements

of the province’s foreign affairs activities have resulted from the care and close direction by the Ministry of Foreign Affairs and the provincial Party Committee and People’s Committee, as well as from effective coordination among local sectors and functional agencies. At the same time, leaders and staff at the provincial Foreign Affairs Department scored a goal during their task performance.

In order to further boost quality and efficiency of the foreign affairs work to meet requirements of benefiting local socio-economic growth firmly and sustainably, the province sets out the following tasks:

Firstly, the province will continuously carry out directions and instructions on foreign affairs work, especially the country’s viewpoints and guidelines on foreign affairs mentioned in the Resolution of the 13th National Party Congress, in line with its real situation.

Secondly, the province will continuously maintain and expand friendship and cooperation relationship in all areas; promote transnational tourism cooperation; beef up people-to-people exchanges and twinning relations between localities along the shared borderline, contributing to building the Viet Nam-Cambodia borderline of peace, friendship and cooperation, while ensuring social order, political security, and COVID-19 prevention and control work; and carry out land border demarcation and marker planting according to the protocol on this work and the “Supplementary Treaty to the 1985 Treaty on the Delimitation

of National Boundaries and the 2005 Supplementary Treaty” (known as the 2019 Supplementary Treaty) signed by the Vietnamese and Cambodian Governments.

Thirdly, the province will foster international integration, focusing on economic diplomacy, cultural diplomacy, and foreign investment promotion in order to expand relationship and enhance quality of cooperation relations with partners; further attract and mobilize foreign investment capital. Moreover, Gia Lai will also take full advantage of opportunities from free traded agreements (FTA) between Viet Nam and partners to boost the province’s import-export activities, contributing to fostering its socio-economy in particular and the country’s development in general.

Last but not least, the province will attach special importance to heightening competences on foreign languages and professional knowledge for its personnel in charge of foreign affairs, with the focus on competency in international integration, culture, and information dissemination; build up and comprehensively roll out specific foreign affairs plans, and then regularly hold after-action reviews and summarize experiences to learn from, contributing to further well conducting foreign affairs in the current context.

Once these aforementioned tasks are deployed comprehensively and effectively, the Gia Lai provincial foreign affairs work in the coming time is expected to record more achievements, whereby it will make important contributions to developing the province’s socio-economy and successfully holding firm to its security-defense situation as well. n

External affairs activities in Gia Lai province have been developing in depth and width, contributing to enhancing the position and prestige of the province so far.

The Gia Lai provincial Party Committee and People’s Committee held a ceremony to open the National Gate-way at Le Thanh International Border Gate in Ia Dom commune, Duc Co district, Gia Lai, on April 19, 2019.

An overview of Pleiku city, Gia Lai province.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG78

Hậu Giang mở rộng cánh cửa “đón sóng” đầu tư hậu Covid-19

ĐỒNG VĂN THANH Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

Điểm đến hấp dẫnHậu Giang là tỉnh nằm ở khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long - nơi sở hữu vùng nguyên liệu nông, thủy sản lớn nhất của cả nước. Bên cạnh đó, Hậu Giang là trung tâm kết nối giao thông, vận tải thủy bộ, thương mại, dịch vụ, logistics của vùng Nam Sông Hậu thông qua các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, Quốc lộ 61C, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam Sông Hậu, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, hệ thống đường tỉnh lộ kết nối vào hệ thống đường quốc lộ, cùng v ớ i hệ thống g i a o t h ô n g đ ư ờ n g

thủy thuận tiện (qua địa bàn tỉnh có tuyến Sông Hậu, đây là tuyến vận tải thủy quốc tế và quốc gia, là nhánh chính của sông Mekong; tuyến Kênh Xà No, Kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, Sông Cái Tư... nằm trên tuyến vận tải thủy quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau) góp phần kết nối giao thông thông suốt. Những lợi thế đặc trưng nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp.

Hậu Giang hiện có hai khu công nghiệp và tám cụm công nghiệp tập trung, với tổng diện tích 1.269 ha. Trong đó, hai khu công nghiệp đã được lấp đầy khoảng 80%, tám cụm công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy trên 60%.

Đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh tại Hậu Giang, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như giúp miền Tây ngày càng khởi sắc. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như Tập đoàn chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Phú, Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, Masan Group, Vingroup, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu...

Không để dịch bệnh “đóng băng” hoạt động

Năm 2021 là năm hết sức khó khăn của cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng, khi vừa phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống đại dịch, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Mặc dù

c h ị u

ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, nhưng tình hình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư đạt được kết quả rất đáng trân trọng, cụ thể: số thành lập mới tăng 9% so với cùng kỳ, thu hút đầu tư tăng 35% so cùng kỳ.

Để đạt được kết quả này, bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, là sự nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo địa phương trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến với Hậu Giang. Mặc dù là địa phương mới chia tách, xuất phát điểm thấp, song Hậu Giang lại nằm ở vị trí trung tâm vùng, có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông thuỷ sản, cùng với đó là điều kiện thuận lợi về giao thông, sân bay, cảng biển và lực lượng lao động dồi dào.

Hậu Giang có mức ưu đãi đầu tư có thể nói là cao nhất trong vùng, do Hậu Giang có 7/8 đơn vị hành chính cấp huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 1 đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Ngoài ra, để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, như miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế suất, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật…

Quan trọng hơn, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng như các cấp, các ngành đã thay đổi kiểu tư duy “quản lý” sang tư duy “hỗ trợ”, thay đổi phương thức làm việc và tiếp cận doanh nghiệp, nhà đầu tư để

có giải pháp hiệu quả

nhất. Theo đó, bốn nỗ lực chính Hậu Giang đã thực hiện gồm: Thứ nhất, tập trung tổ chức rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành lập trung tâm phục vụ hành chính công, áp dụng nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; công khai, minh bạch danh mục các dự án thu hút đầu tư; tiếp cận đất đai rất dễ dàng...

Thứ hai, Hậu Giang là một trong các tỉnh trong vùng đi đầu trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thị, thành phố (DDCI); lập các tổ chuyên môn giải quyết và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa...

Thứ ba, đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư với đãi ngộ theo

hướng: nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao

nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định.

Thứ tư, tổ chức các buổi đối thoại

doanh nghiệp để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, từ đó có hướng giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân.

Ba nhiệm vụ đột phá

Trong thời gian tới, tỉnh Hậu Giang quyết tâm thực hiện ba nhiệm vụ đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Một là, xây dựng

hoàn thành và thực hiện hiệu quả Quy

hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sạch; phát triển hạ tầng giao thông thủy bộ quan trọng kết nối các địa phương với tỉnh Hậu Giang.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tỉnh phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án đã có chủ trương đầu tư như: Đường tỉnh 931 đoạn từ thị trấn Vĩnh Viễn đến cầu Xẻo Vẹt, Đường tỉnh 926B tỉnh Hậu Giang kết nối tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp với tỉnh Sóc Trăng, Đường nối thị trấn Ngã Sáu đến Nam Sông Hậu 3B, Đường tỉnh 927 đoạn từ xã Phương Bình đến thị trấn Cây Dương...

Đồng thời, Hậu Giang có kế hoạch đầu tư 10 công trình trọng điểm về đường bộ, với tổng kinh phí hơn 10.700 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) các dự án giao thông đi qua đô thị, có khả năng khai thác quỹ đất, với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Hai là, tập trung công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách của địa phương, đặc biệt là hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh, dễ tiếp cận, chi phí thấp.

Ba là, thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội; cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; xây dựng bộ máy chính quyền từ tỉnh tới cơ sở tinh gọn, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả với phương châm kiến tạo, đồng hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp.n

Là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại khu vực miền Tây, Hậu Giang xác định mục tiêu tập trung cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lơi tối đa cho nhà đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Hậu Giang.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh Covid-19 tại Hậu Giang.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 79

Hau Giang opens the door to lure post-pandemic investment

DONG VAN THANH Deputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People's Committee of Hau Giang

An attractive destinationThe Mekong Delta region,

where Hau Giang is located, is home to the country’s most abundant agricultural and aquatic material resources. Furthermore, it is a hub connecting traffic, waterway transport, commerce, services, and logistics in the South of the Hau River region via National Highway 1, National Highway 61, National Highway 61B, National Highway 61C, Quan Lo - Phung Hiep Road, South Hau River Highway, Bon Tong - Mot Ngan route, and other artery roads that link districts and communes in the province.

In terms of inland waterway system, its adjacency to the Hau River - one of two main parts of the Mekong River, the Ba Lang River, Xa No Canal, Quang Lo – Phung Hiep Canal, and the Cai Tu River, as well as in proximity to the Ho Chi Minh City - Ca Mau corridor make Hau Giang convenient for transporting raw materials and goods and met all of people’s and businesses’ travel demand.

Hau Giang currently has two industrial parks and eight concentrated industrial clusters, covering over 1,269 hectares. Among them, the two industrial parks have an average occupancy rate of around 80%, while each of

the eight industrial clusters has about 60%.

Up to now, a huge number of local and foreign firms have been investing in Hau Giang, significantly contributing to the region’s socio-economic development and prosperity. Notably, there are many large companies such as Minh Phu Seafood Processing and Exporting Group, Tan Hiep Phat Beverage Group, Masan Group, Vingroup, Song Hau Thermal Power Plant...

Efforts made to not let the pandemic “freeze” activities

The year of 2021 actually is a tough one for the entire country in general and Hau Giang in particular as Viet Nam is performing the dual task of recovering the socio-economy while fighting the COVID-19 pandemic. Despite the disease’s serious consequences, Hau Giang has considerably improved the business climate and drawn investment. The number of newly established enterprises and the total investment capital climbed by 9% and 35% respectively in comparison to the previous year.

In order to achieve these laudable results, apart from the province’s geographic convenience, local authorities have worked tirelessly to encourage and create advantageous conditions for investors in Hau Giang. Undergoing 30 years of

transformation, Hau Giang, which split from the former Can Tho province, is considered the heart of the region. The province enjoys various advantages in agricultural and aquatic raw materials; convenient transportation infrastructure with many artery traffic routes, airport, and seaport; and abundant labor resources.

Hau Giang also has the highest level of investment incentives in the region, with seven out of eight district-level administrative units experiencing extremely severe socio-economic conditions, as well as one unit facing difficult socio-economic conditions. In order to attract investment and expand business operations, the province has implemented a number of favorable policies, including exemptions and reductions for corporate income tax, land rent, and other taxes, among others. Several policies and solutions have been conducted at the same time in order to mobilize and attract investors and provide them with favorable infrastructure to run their business.

More importantly, the province’s leaders and functional agencies at all levels have changed the management thinking to whole-heartedly support businesses. Here are four major efforts made by the province behind its upbeat performance over the past time:

Firstly, the province attaches importance to reviewing and simplifying administrative procedures, establishing a public administrative service center, implementing various online public services at levels 3 and 4, and making the list of projects

attracting investment publicly and transparently, to name a few.

Secondly, Hau Giang is one of the leading provinces in the region in assessing the District and Departmental level Competitiveness Index (DDCI); establishing specialized teams to quickly solve and assist issues related to investment promotion, trade promotion, and goods export... Thirdly, many mechanisms and policies to assist investment enterprises are implemented. In which, investors are given the highest incentives and are required to perform their obligations at the lowest level as possible. Last but not least, the province regularly hosts meetings to listen to businesses’ and people’s thoughts and aspirations, thereby promptly solving their difficulties and proposals.

Three breakthrough missions

In the coming time, Hau Giang is determined to complete three major tasks so as to develop socio-economy in general and attract local and foreign investment in particular. Firstly, the province should develop and efficiently implement the Master Plan in the 2021-2030 period, with a vision to 2050. Priority should be given to mobilizing investment resources to build and complete infrastructure in industrial zones and industrial clusters in order to establish a clean land fund; and developing important waterway transportation infrastructure connecting neighboring localities with Hau Giang.

Regarding transport infrastructure development, Hau Giang targets to complete and put into use invested plans

such as: Provincial-level Road 931 from Vinh Vien town to Xeo Vet bridge, provincial-level Road 926B connecting Hau Giang’s Quan Lo - Phung Hiep route with Soc Trang province, a road connecting Nga Sau town to the South of the Hau River 3B, provincial-level Road 927 with a section from Phuong Binh commune to Cay Duong town...

Meanwhile, Hau Giang will also deploy ten major road projects, with the total investment of more than 10,700 billion VND, while calling for investment in the form of public-private partnership (PPP) in other possible traffic projects passing through the province’s urban areas with the total investment of more than 3,000 billion VND.

Secondly, Hau Giang continues to establish and implement local institutions and policies, particularly mechanisms and solutions to further attract investment and develop business climate in a preferential, competitive, and easily accessible manner with low-cost strategy.

Finally, administrative reform must be seriously implemented in accordance with building e-government and digital transformation of sectors and fields; increasing the application of information technology in all socio-economic activities; improving the province’s competitiveness index raking and constructing a streamlined government apparatus from the provincial level down to the grassroots level, operating transparently, effectively and efficiently under the motto of accompanying, and serving people and businesses.n

As a bright spot in attracting investment in the Western region of the country, Hau Giang province focuses on improving local business and investment environment, bettering socio-economic infrastructure, and creating favorable conditions for investors in order to pave the way for sustainable development.

Halcom Vietnam and Japan’s Shizen Energy held a ceremony on March 13, 2021 to inaugurate a solar farm in Hau Giang in the presence of President of the Vietnamese Fatherland Front Tran Thanh Man.

Harvesting rice in Hau Giang.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG80

Khánh Hòa:

Chủ động trong hội nhập quốc tế

NGUYỄN TẤN TUÂNPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, Khánh Hòa sở hữu vị trí thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam.

Đặc biệt, lợi thế của ba vịnh biển (vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh) nằm gần tuyến hàng hải quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hòa phát triển tổng hợp kinh tế biển như: công nghiệp đóng tàu, hàng hải (vận tải, dịch vụ cảng biển), du lịch biển đảo, kinh tế thủy sản (nuôi trồng, đánh bắt hải sản).

Nhắc đến Khánh Hòa, người ta nghĩ ngay đến thành phố biển Nha Trang xinh đẹp và hiền hòa, vịnh Nha Trang - thành viên của Câu lạc bộ xác vịnh đẹp nhất thế giới với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, hấp dẫn bởi du lịch sinh thái biển đảo. Cũng không thể không nhắc đến Cam Ranh với Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, Cảng quốc tế Cam Ranh đã và đang phát triển thành trung tâm nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái biển đẳng cấp thế giới. Cùng với đó là Khu kinh tế Vân Phong với các điều kiện, yếu tố thuận lợi và tiềm năng để phát triển kinh tế biển…

Vượt thách thức, chủ động trong công tác đối ngoại

Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác đối ngoại của tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn, các hoạt động trao đổi

đoàn, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch… trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Song, bám sát và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tỉnh Khánh Hòa luôn duy trì và tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

Công tác lãnh sự và bảo hộ công dân được triển khai kịp thời với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan Trung ương. Công tác ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân tiếp tục đẩy mạnh với nhiều nội dung phong phú, thiết thực. Các sự kiện đối ngoại, hội nghị, hội thảo được tổ chức chu đáo, trọng thị và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Vấn đề an ninh đối ngoại tiếp tục được đảm bảo, phục vụ tích cực cho các hoạt động đối ngoại của tỉnh.

Đồng thời, công tác hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng được tỉnh hết sức chú trọng. Với việc triển khai theo định hướng chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, công tác hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa về cơ bản phát huy được những thế mạnh sẵn có, cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ chế, cải cách hành chính, nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và doanh nhân trong tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi, việc mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế cũng mang lại không ít khó khăn phát sinh trong công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng, giữ vững chính trị và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, cũng

như ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác đối ngoại ở địa phương còn nhiều hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu. Đó cũng là một trong những khó khăn và thách thức của địa phương khi triển khai công tác đối ngoại, nhất là trong công tác trao đổi, mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương nước ngoài.

Dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 112 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấp phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong đó 48 dự án thuộc các Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Khu công nghiệp Suối Dầu, Khu công nghiệp Ninh Thủy), tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến Quý III/2021 ước đạt 1.464,93 triệu USD. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, 2.614 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đã được cấp cho các doanh nghiệp theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Định hướng trong năm 2022

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch năm năm 2021-2025. Dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức phi truyền thống đan xen. Trước tình hình đó, tỉnh Khánh Hòa vẫn sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt là đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới được Đại hội XIII của Đảng kế thừa và phát triển, được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII cụ thể phù hợp tình hình địa phương. Đồng thời, chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan, triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại tại tỉnh, huy

động tối đa các nguồn lực bên ngoài với tầm nhìn đưa Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương với ba vùng kinh tế động lực là:

Thành phố Nha Trang: chú trọng đầu tư các trung tâm văn hóa - nghệ thuật đa năng phục vụ nhân dân và du khách; triển khai các dự án phát triển các ngành công nghệ - kỹ thuật cao; đưa vào khai thác các khu du lịch - dịch vụ, hạ tầng thương mại, khu đô thị, khu dân cư; huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch, phù hợp với yêu cầu phát triển thành phố Nha Trang trở thành đô thị trung tâm, văn minh, hiện đại.

Khu vực vịnh Vân Phong: Tập trung thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với một khu kinh tế lớn trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển như: du lịch, cảng biển logistics, thương mại, công nghiệp công nghệ cao..., nhất là khu vực Bắc Vân Phong, để trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh, khu vực.

Khu vực vịnh Cam Ranh: chú trọng đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, dự án điện mặt trời, dự án Trung tâm Nghề cá lớn ở cảng Đá Bạc. Hoàn thành đưa vào khai thác các dự án du lịch phía Đông và phía Tây Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh; phát triển vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tập trung theo hình thức công nghiệp, áp dụng công nghệ cao... nhằm xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh thành trung tâm kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.

Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục bám sát và thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thông qua các hoạt động:

Tăng cường công tác quảng bá con người, hình ảnh Khánh

Hòa đến các quốc gia trên thế giới thông qua người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), đây là kênh trung gian và là cầu nối giữa tỉnh Khánh Hòa với NVNONN và tổ chức nước ngoài nhằm kêu gọi cộng đồng kiều bào, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh; Tích cực kết nối với các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo (có thể bằng hình thức trực tuyến) phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt là về các FTA, EVFTA, UVFTA, EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) đã ký kết, các cơ hội hợp tác kinh tế trong cộng đồng ASEAN, cộng đồng kinh tế APEC đến các cơ quan, doanh nghiệp và người dân nắm thông tin để tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức tốt các hoạt động Năm hữu nghị với các nước tại địa phương: Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong năm “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào-Việt Nam 2022”; Kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2022) trong năm “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022”; Kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao... đặc biệt là với các địa phương kết nghĩa tại những nước này.n

Không chỉ khẳng định vị thế của một đô thị mới, trung tâm du lịch lớn ở khu vực duyên hải miền Trung, trước những thách thức từ đại dịch Covid-19, tỉnh Khánh Hòa vẫn từng bước vươt qua khó khăn, thể hiện tinh thần chủ động trong hội nhập quốc tế.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tham dự phiên thảo luận trực tuyến với Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) và Liên minh Lãnh đạo thế giới (Club de Madrid).

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa Hội thảo trực tuyến xúc tiến hợp tác Khánh Hòa - Ấn Độ.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 81

NGUYEN TAN TUANDeputy Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of the People’s Committee of Khanh Hoa

Khanh Hoa is located on the North-South traffic axis, convenient for various types of traffic, including roads, railways, waterways and airways. It is Central Highlands provinces’ gateway to the East Sea, and the province has the most bays and ports closest to the international maritime route in Viet Nam.

In particular, given the advantage of the three bays located near international maritime routes (Van Phong, Nha Trang, Cam Ranh), Khanh Hoa is bestowed with favorable conditions to develop integrated marine economy, such as: shipbuilding, maritime industry (transportation, seaport services), sea and island tourism, fishery economy (aquaculture and fishing).

Speaking of Khanh Hoa, people will immediately think of the beautiful and peaceful coastal city of Nha Trang and Nha Trang Bay, one of the most beautiful bays in the world with over 200 large and small islands and impressive island ecotourism. It would be flawed not to mention Cam Ranh city, with the Northern Cam Ranh Peninsula Tourist Area, Cam Ranh International Airport, Cam Ranh International Port. The city has been developing into a world-class marine eco-tourism and resort center. Along with that is Van Phong Economic Zone with favorable conditions, factors and potential for marine economic development, etc.

Overcoming challenges, taking initiative in foreign affairs

In 2021, due to the impacts of COVID-19, Khanh Hoa’s foreign affairs faced multiple obstacles. The province recorded a sharp decrease in activities of delegation exchange, investment promotion, trade and tourism, etc. However, by closely following and implementing the guidelines of the Party, the policies of the State on foreign relations and international integration, Khanh

Hoa province always maintains and strengthens the expansion of friendship and cooperation with foreign localities and international organizations.

Consular services and citizen protection were promptly implemented and in close coordination between agencies, departments, sectors of the province with central agencies. Cultural diplomacy and people-to-people diplomacy continue to be promoted. External events, conferences and seminars are thoughtfully and respectfully organized and they all meet the requirements of the COVID-19 pandemic prevention and control. External security issues continue to be ensured, actively serving the province's external affairs.

At the same time, the province also paid great interest in international integration in general and international economic integration in particular. With the implementation of the overall strategic orientation of international integration toward 2020, with a vision to 2030, Khanh Hoa’s international integration has basically brought into play its existing strengths, boost business environment, perfecting mechanism, administrative reform, improving efficiency of state management, promoting the role of all levels, sectors, enterprises and entrepreneurs in the province.

Apart from the advantages, the province also faces multiple difficulties in the expansion of international relations and the strengthening of international integration, particularly in protecting security and defense, maintaining politics and building socio-economic development in the current period. The province’s foreign affairs staff is still facing obstacles in terms of awareness, professional qualifications and foreign languages, since most of them have not been trained intensively. It is also one of Khanh Hoa’s challenges when implementing foreign affairs, especially in the exchange and expansion of cooperation with

foreign localities.Although the COVID-19

pandemic has significantly affected Khanh Hoa’s attraction of foreign direct investment (FDI), up to now, the province recorded 112 foreign-invested projects that have been granted investment licenses (in which 48 projects belong to Van Phong Economic Zone, Suoi Dau Industrial Park, Ninh Thuy Industrial Park). As of the third quarter of 2021, the total investment capital in the province is estimated at 1,464.93 million USD. In 2021, in Khanh Hoa province, 2,614 preferential certificates of origin have been issued to businesses under free trade agreements that Viet Nam has signed.

Orientations in 2022The year 2022 is of great

significane, creating a foundation for the implementation of the goals of the 2021-2025 five-year socio-economic development plan. It is anticipated that the international and domestic situation will be full of advantages intertwined opportunities and difficulties and challenges. Against that backdrop, Khanh Hoa will continue to closely follow the policies and guidelines of the Party, especially the foreign policy of “Doi Moi”, inherited and developed by the 13th National Party Congress, and specified by 18th Provincial Party Congress in accordance with the local situation. At the same time, the province will strictly comply with relevant legal provisions, effectively implement foreign relations, mobilize maximum external resources, with the vision to turn Khanh Hoa into a centrally-managed city possesing 3 economic zones, as follows:

Nha Trang city: Focus on

investing in multi-purpose cultural - art centers, implement projects on the development of high-tech industries; put into operation tourist - service areas, commercial infrastructure, urban areas, residential areas; synchronously mobilize resources for investment in infrastructure according to planning, and the requirements of developing Nha Trang city into a central, civilized and modern urban area.

Van Phong Bay: Focus on attracting investment in industries suitable for a large economic zone, based on potentials and advantages of the marine economy such as tourism, seaport logistics, trade, high-tech industry, etc., especially the northern Van Phong area, to become one of the modern aquatic economic centers with breakthrough developments for the province and region.

Cam Ranh Bay: Focus on investing in industrial zones and clusters infrastructure, solar power projects, Da Bac fishing port. Complete and put into operation the east and west tourism projects of the North Cam Ranh Peninsula tourist area, develop concentrated, high-tech industrial production areas of agriculture and livestock, etc., to turn Cam Ranh into the dynamic economic center in the southern part of the province.

Khanh Hoa continues to closely follow the direction of the Prime Minister, ministries and branches in implementing safe, flexible adaptation, and effective control of the COVID-19 pandemic, as follows:

Strengthen the promotion of the image of the people and the land of Khanh Hoa to the world through overseas Vietnamese (OVs);

Actively connect with Vietnamese representative missions abroad, foreign representative agencies in Viet Nam, international cooperation agencies, foreign business associations to promote investment promotion through the organization of investment promotion conferences in the province;

Coordinate with relevant Ministries and branches in organizing conferences and seminars (possibly in the virtual platform) to disseminate knowledge on international economic integration, especially on new-generation FTAs like EVFTA, UVFTA, EVIPA, on opportunities for economic cooperation in the ASEAN community, the APEC economic community to agencies, businesses and the people, to make the most of options of international economic integration, expand markets, promote trade, investment, growth and socio-economic development.

Organize activities to celebrate friendship with foreign countries in the province, for example, the 60th anniversary of the establishment of Viet Nam - Laos ties, the 45th anniversary of the signing of the Viet Nam - Laos Treaty of Friendship and Cooperation in the “Viet Nam - Laos, and Laos - Viet Nam Friendship and Solidarity Year of 2022”; the 55th anniversary of the Viet Nam - Cambodia bilateral relations in the Viet Nam - Cambodia, Cambodia - Vietnam Friendship Year 2022, the 30th anniversary of diplomatic ties between Viet Nam and RoK, etc. especially the connections with localities of above-mentioned countries.n

Khanh Hoa proactive in international integrationNot only affirming the posture of a new urban area, a major tourist center in the central coastal region, against the challenges posed by the COVID-19 pandemic, Khanh Hoa province is still gradually overcoming difficulties, showing proactive spirit in international integration.

Mr. Nguyen Tan Tuan, Chairman of the People's Committee of Khanh Hoa.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG82

Thanh Hóa:

Vững bước trên con đường hội nhập

NGUYỄN VĂN THI Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa

Nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam đất nước, xét về điều kiện tự nhiên hay kinh tế xã hội, Thanh Hóa sở hữu những tiềm lực vượt trội so với các địa phương khác. Với diện tích lớn thứ năm cả nước và dân số đứng thứ ba (sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), địa hình tự nhiên đa dạng, từ miền núi, đồng bằng đến duyên hải, Thanh Hóa được ví như “Việt Nam thu nhỏ” với nhiều di tích lịch sử, danh thắng, hội tụ nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và đặc biệt là du lịch.

Năm 2021, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều thành tựu. Về công tác phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, tỷ lệ người dân bị nhiễm bệnh là 0,071%, trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ bị nhiễm thấp và thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước (1,17%). Về tình hình kinh tế - xã hội, có 20/25 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND tỉnh quyết nghị đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng cao của cả nước.

Thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt kết quả cao và vượt xa so với dự toán; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 32.420 tỷ đồng, vượt 22% dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 137.630 tỷ đồng, bằng 98,3% kế hoạch, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Công tác quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư công được chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt; tính đến ngày 25/11/2021, giá trị khối lượng thực hiện đạt 7.961

tỷ đồng, bằng 77,8% kế hoạch; giá trị giải ngân đạt 8.211,7 tỷ đồng, bằng 89,1% kế hoạch, cao hơn 5% so với cùng kỳ và đứng thứ hai cả nước về tỷ lệ giải ngân; ước tính hết năm 2021, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch.

Tích cực, chủ động trong công tác đối ngoại

Tỉnh Thanh Hóa triển khai công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 trong bối cảnh thế giới, khu vực có những yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen. Đặc biệt từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến công tác đối ngoại, hội nhập của các nước, trong đó có Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, linh hoạt, sáng tạo nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng, khá toàn diện trên cả ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, nâng cao vị thế, uy tín của tỉnh Thanh Hóa ở trong nước và trên trường quốc tế.

Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán

triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, định hướng và quy định về hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đến nay, tỉnh đã thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác với bốn địa phương gồm: Houaphanh, Lào (1967); thành phố Seongnam, Hàn Quốc (2013); tỉnh Mittelsachsen, Đức (2013); tỉnh Farwaniyah, Kuwait (2018) và đang xúc tiến thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Tula, LB Nga…

Lũy kế tính đến 10/12/2021, tỉnh thu hút được 135 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 14,42 tỷ USD, gồm: 62 dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, 73 dự án ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp. Nhật Bản là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất, với 15 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 12.815 triệu USD. Tiếp theo là Kuwait với 2 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 3.511 triệu USD. Các nhà đầu tư Hàn Quốc đứng thứ ba với 40 dự án FDI hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài khác, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.643 triệu USD... Trên địa bàn tỉnh có 17 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi đang triển khai thực hiện, trong đó có 14 dự án do tỉnh làm chủ quản đầu tư và 3 dự án do bộ, ngành trung ương làm chủ quản đầu tư.

Những định hướng lớnTỉnh Thanh Hóa xác định

đối ngoại là một nhiệm vụ quan trọng và đề ra phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, cụ thể như sau: “Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả công tác đối ngoại, trọng tâm là kinh tế đối ngoại. Tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với một số tỉnh, thành phố ở một số nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các đối tác chiến lược, quan trọng. Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Thực hiện tốt công tác quản lý người nước ngoài sinh sống, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật”.

Đồng thời, bám sát và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về công tác đối ngoại: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất” và nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã lãnh đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tập trung xây dựng và ban hành Chương trình đối ngoại 2021-2025, trong đó xác định rõ công tác đối ngoại tỉnh tập trung vào mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường, mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố trên thế giới, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, thiết lập mới quan hệ hợp tác với 2-3 tỉnh, thành phố; trong đó tập trung

vào một số khu vực trọng điểm như Đông Bắc Á, Trung Đông, EU, Nga, Bắc Mỹ... đưa Thanh Hóa trở thành thành viên của một số tổ chức quốc tế có uy tín.

Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao đi vào chiều sâu, hiệu quả; thiết lập quan hệ đối tác hợp tác với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia và vùng lãnh thổ có thế mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Kuwait, EU… các tổ chức tài chính quốc tế: WB, ADB, KEXIMBANK, KfW, AFD… và các cơ quan hợp tác quốc tế: JICA, KOICA, USAID…

Thứ ba, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài về tỉnh, phấn đấu xúc tiến thành công các dự án đầu tư lớn, với tổng vốn dự kiến từ 30 tỷ USD trở lên; vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài dành cho Việt Nam, phấn đấu giá trị viện trợ trung bình hàng năm đạt 7-8 triệu USD, có từ 100-150 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh (đứng trong nhóm các tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước).

Hằng năm, đăng cai và đồng tổ chức các sự kiện đối ngoại, chính trị, kinh tế, văn hóa quy mô quốc gia, quốc tế tại tỉnh và ở nước ngoài. Thiết lập hợp tác với một số cơ quan truyền thông quốc tế lớn thông qua Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để hỗ trợ quảng bá hình ảnh của tỉnh trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Với thành tựu đạt được trong giai đoạn qua, cùng sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực, đồng thuận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, công tác đối ngoại của tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn với thời cơ, vận hội mới.n

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, các hoạt động đối ngoại luôn đươc chính quyền tỉnh Thanh Hóa quan tâm, thúc đẩy, gặt hái đươc nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi.

Khu kinh tế Nghi Sơn - điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 83

NGUYEN VAN THIMember of the Standing Board of the provincial Party Committee,Permanent Vice Chairman of the People’s Committee of Thanh Hoa

Located in the transit position between the northern and southern provinces of the country, in terms of natural or socio-economic conditions, Thanh Hoa possesses outstanding potentials compared to other localities.

With Viet Nam's 5th largest area and 3rd largest population (after Ha Noi and Ho Chi Minh City), and diverse natural terrain, from mountains and plains to coastal area, Thanh Hoa is likened to a “miniature Viet Nam” with many historical sites and landscapes, and many potentials and advantages for the development of all industries, hi-tech agriculture, logistics and especially tourism.

In 2021, despite the complicated COVID-19 pandemic, Thanh Hoa achieved many achievements. Regarding the prevention and control of the COVID-19 pandemic, the local has well-controlled the disease, the rate of people infected is 0.071%, much lower than the average of the whole country (1.17%).

Regarding the socio-economic situation, the locality has completed 20/25 targets, exceeding the set plan, specifically: The growth rate of GRDP in 2021 is estimated at 8.85%, ranked the 5th out of 63 provinces and cities regarding the high growth rates nationwide.

State budget revenue in 2021 achieved high results (estimated at 32,420 billion VND), exceeding 22% of the year estimate and increasing 3% over the same period, the highest ever. Mobilization of investment capital for social development was estimated at 137,630 billion VND, equaling 98.3% of the plan, up 2.5% over the same period.

The province closely, promptly and drastically directs the management and implementation of public investment projects. As of

November 25, 2021, the volume of performance reached 7,961 billion VND, equaling 77.8% of the plan; disbursed value reached 8,211.7 billion VND, equaling 89.1% of the plan, 5% higher than the same period and ranked second in the country in terms of disbursement rate. It is estimated that by the end of 2021, public investment disbursement will reach 100% of the plan.

Active in foreign affairsThanh Hoa implemented

foreign affairs and international integration in 2016-2020 in the context of mixed advantages and disadvantages globally and regionally.

Especially from the beginning of 2020, the complicated COVID-19 pandemic has been dramatically affected the foreign affairs and integration of Viet Nam in general and Thanh Hoa in particular.

Party committees and authorities at all levels have focused on directing and implementing the proposed tasks and solutions quickly, flexibly and creatively. Foreign activities and international integration have achieved many positive changes with significant and comprehensive results on all three pillars: party diplomacy, government diplomacy and people's diplomacy that have made significant contributions to the socio-economic development, national defense and security, and improving position and prestige of Thanh Hoa in the country and the international arena.

The province continues to implement thoughtfully and effectively the guidelines, orientations and regulations on external activities of the Party and the State. Up to now, the province has established

and maintained cooperative relations with four localities, including Houaphanh, Laos (1967); Seongnam city, Korea (2013); Mittelsachsen province, Germany (2013); Farwaniyah province, Kuwait (2018) and is promoting the establishment of friendly and cooperative relations with Tula province, Russia, etc.

Accumulated as of December 10, 2021, the province has attracted 135 FDI projects with a total investment capital of about 14.42 billion USD, including 62 projects in and 73 ones out of Nghi Son Economic Zone and Industrial Parks.

Japan has been the biggest investor, with 15 projects and total investment capital of 12,815 million USD. The next are Kuwait (2 projects and total investment capital of 3,511 million USD), the Republic of Korea (40 FDI projects or joint ventures with other foreign investors, total registered investment capital reaching 1,643 million USD). There are 17 programs and projects on ODA and concessional loans being implemented in the province, of which 14 projects and three ones are invested by the province and central ministries and branches, respectively.

Large directionsThanh Hoa identifies foreign

affairs as an essential task and sets out directions, tasks and critical solutions in the coming time at the Resolution of the 19th Party Congress of Thanh Hoa province, for 2020 - 2025 term.

Specifically as follows: Implement synchronously, creatively and effectively foreign affairs, focusing on the external economy. Continue to deepen cooperation with several provinces and cities in some countries, international

organizations, foreign investors, critical and strategic partners. Improve the capacity of global integration, especially the implementation capacity and adaptability of localities and businesses to the new generation of Ftas. According to law provisions, well manage the foreigners living and doing business in the province.

At the same time, closely and thoroughly grasp the guiding viewpoint of the 13th National Party Congress Resolution on foreign affairs in “Combining national strength with the strength of the times; upholding the will to be independent, self-reliant, proactive, actively integrate and improve the efficiency of international cooperation; making the most of internal resources, take advantage of external resources, in which internal resources, especially human resources are the most important”. To concretize the tasks and solutions stated in the Resolution of the 19th Party Congress of Thanh Hoa province, the Thanh Hoa provincial Party Committee led the Party Committee of the provincial People's Committee to focus on developing and promulgating the 2021-2025 program of external relations, in which, the province's external affairs will focus on specific goals as followed:

Firstly, strengthen and expand cooperation with provinces and cities around the world, striving to establish new cooperative relations with 2-3 provinces and cities in 2021-2025, which focuses on some key regions such as Northeast Asia, Middle East, EU, Russia, North America, etc.; set target for Thanh Hoa to join several prestigious international organizations.

Secondly, promote cooperation with international organizations

and diplomatic missions in-depth and effectiveness; establish cooperative partnerships with diplomatic missions of countries and territories such as Japan, Korea, the US, Australia, Kuwait, EU, etc., international financial institutions: WB, ADB, KEXIMBANK, KfW, AFD, etc. and international cooperation agencies: JICA, KOICA, USAID, etc.

Thirdly, strengthen the attraction of domestic and foreign investment to the province, strive to successfully promote large investment projects, with a total estimated capital of 30 billion USD or more; mobilizing non-refundable aid that is not part of official development assistance of foreign agencies, organizations, individuals and individuals for Viet Nam, striving for the average annual aid value to reach 7-8 million USD. There are from 100-150 foreign non-governmental organizations registered to operate in the province (standing in the group of leading provinces/cities nationwide).

Every year, host and co-organize foreign, political, economic, cultural events of national and international scale in the province and abroad. Establish cooperation with many major international media agencies through foreign representative offices in Viet Nam and Vietnamese representative offices abroad to promote the province's image.

With the achievements in the past period, together with the determination of the entire provincial Party Committee and authority, the efforts and consensus of the people and the business community, Thanh Hoa's foreign affairs will continue to have significant achievements with new opportunities. n

Thanh Hoa firmly steps in the way of integration

In the context of the COVID-19 pandemic, with the spirit of positivity and creativity, the province of Thanh Hoa is always keen on promoting foreign activities, achieving many remarkable results.

The signing ceremony of cooperation documents on the investment implementing AEON MALL new project in Thanh Hoa on November 25, 2021.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG84

Khẳng định giá trị thương hiệu Đồng Tháp trong mắt nhà đầu tư

Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, hình ảnh tỉnh Đồng Tháp đã được khẳng định với hệ thống chính quyền thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp; cơ chế chính sách thông thoáng, thủ tục hành chính công khai, minh bạch…

Tạo dựng hình ảnh riêngĐồng Tháp hiện là tỉnh dẫn

đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tốp đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX). Đây là những kết quả nổi bật sau bốn năm quyết liệt triển khai thực hiện Đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020.

Đồng Tháp là một tỉnh thuần nông có những điểm tương đồng về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực với nhiều tỉnh thành khác. Tuy nhiên, nhờ sự đổi mới, sáng tạo và khác biệt trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Tháp đã tạo dựng được thương hiệu riêng.

Hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đang được tập trung cơ cấu lại, chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp đến tư duy kinh tế nông nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Cộng đồng doanh nghiệp không ngừng phát triển. Từng bước xây dựng phong trào khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực.

Nhiều sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch thương hiệu “Made in Dong Thap” được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến. Hình ảnh “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen”, “Nông nghiệp Đồng Tháp - Giá trị xanh từ những tiềm năng xanh” và các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm du lịch đặc trưng đã đưa hình ảnh Đồng Tháp đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

Tỉnh kiên trì với định hướng không chia tách sản xuất nông

nghiệp thành khu vực riêng lẻ, độc lập mà xem nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, động lực cho phát triển du lịch và dần hình thành chuỗi liên kết ngành hàng nông sản.

Đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác thế mạnh cây ăn trái, hoa cảnh, thủy sản và làng nghề truyền thống gắn phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập nông thôn.

Năm 2021, ước tính giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Đồng Tháp (giá so sánh 2020) đạt 44.098 tỷ đồng (tăng 1.013 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,35% so năm 2019).

Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư

Ngoài các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Trung ương, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, công trình cấp nước sạch nông thôn, phát triển du lịch, hoạt động khoa học và công nghệ... Nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư có lợi nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khi đầu tư tại Đồng Tháp, nhà đầu tư sẽ được đội ngũ chuyên viên về xúc tiến đầu tư của tỉnh hỗ trợ trong suốt quá trình lập thủ tục đầu tư và hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc trong suốt thời gian hoạt động tại tỉnh.

Hạ tầng giao thông, logistics được đầu tư hoàn chỉnh; quỹ đất công nghiệp trong các khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp,

cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển phù hợp theo từng giai đoạn; giá thuê đất công nghiệp thấp so với nhiều địa phương khác trong cả nước; quỹ đất thương mại, dịch vụ trong đô thị sẵn có để mời gọi đầu tư với giá thuê đất hợp lý, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư… là những ưu thế cạnh tranh vượt trội khiến nhiều nhà đầu tư quyết định lựa chọn tỉnh Đồng Tháp.

Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang nỗ lực xây dựng hình ảnh nông nghiệp xanh, sạch, sản phẩm nông nghiệp “Made in Dong Thap” an toàn, uy tín; xây dựng nông nghiệp hiện đại, nền kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm sạch, chất lượng, giá trị cao; nông thôn mới văn minh; nông dân chuyên nghiệp, tự lực, hợp tác, có đời sống phát triển; phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.

Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển lâu dài trên địa bàn tỉnh là nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, thông minh, nghĩa tình, năng động, sáng tạo luôn khát vọng vươn lên kiến tạo cuộc sống mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố tạo sức bật cho kinh tế, tỉnh Đồng Tháp cũng đang triển khai xây dựng các mô hình làng thông minh, thành phố thông minh, hệ sinh thái, môi trường làm việc thân thiện, đổi mới, sáng tạo.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng xây dựng khu kinh tế trở thành khu vực đô thị biên giới

có ảnh hưởng và lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển vùng phía Bắc tỉnh Đồng Tháp có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Với đường biên giới dài 50,761 km giáp Campuchia, Đồng Tháp có đến có bảy cửa khẩu, trong đó có hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng) đang tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và mời gọi đầu tư.

Nhờ những lợi thế và nỗ lực tạo sự khác biệt đó, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư của tỉnh Đồng Tháp với thị trường nước ngoài như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nga, Mỹ, Campuchia… đã đạt được kết quả ấn tượng, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Đồng Tháp đạt 1.333 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.041,18 triệu USD (không tính hàng tạm nhập tái xuất), kim ngạch nhập khẩu đạt 291,81 triệu USD.

Trong chín tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 1.063 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu (không tính hàng tạm nhập tái xuất) đạt 762,12 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 300,98 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, gạo và sản phẩm sau gạo, hàng dệt may, giày da…

Nhìn vào tiềm lực mà Đồng Tháp đang nắm giữ, có thể thấy dư địa thu hút đầu tư của tỉnh vẫn còn khá nhiều. Điều này đòi hỏi tỉnh phải tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn, tiếp tục vận dụng linh hoạt những chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hoàn thành thủ tục sớm nhất, tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, đáp ứng điều kiện hạ tầng... khẳng định “giá trị” của thương hiệu Đồng Tháp trong mắt các nhà đầu tư.

QUANG HIẾU

Từ một địa phương “khuất nẻo”, chưa nổi bật trên bản đồ kinh tế, hiện nay tỉnh Đồng Tháp đã cải thiện hình ảnh đáng kể, vị thế của tỉnh đươc định vị rõ nét trong khu vực và cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa tặng hoa chúc mừng Tỉnh trưởng tỉnh Prey Veng, ông Chia Somethy nhân kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh Vương quốc Campuchia, ngày 9/11/2021.

Khu du tích Gò Tháp.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 85

Heightening Dong Thap's brand value in the eyes of investors

Over the recent years, thanks to considerable efforts made by local authorities at all levels, Dong Thap has posed its image of a province having a good governance, wholeheartedly supporting businesses, and providing clearly-outlined policies and transparent administrative formalities.

Building its own image Dong Thap is now ranking first

in the Mekong River Delta and one of the leading provinces in Viet Nam regarding the criteria of Provincial Competitiveness Index (PCI) and Public Administration Reform Index (PAR INDEX). This achievement is resulted from serious implementation of the province’s socio-economic development master plan in the 2017-2020 period and the following years.

Dong Thap is an agricultural province, with features of geographical position, infrastructure, and human resources similar to several other regional localities. However, due to the province’s renovation, creativeness, and differences in attracting investment and developing economy, it has successfully created its own brand.

At present, Dong Thap is focusing on restructuring its agricultural sector, in which its mindset shifts from agricultural production to agricultural economy. Its business environment is gradually improved, paving the way for the increasing development of the business communities. The province has also witnessed a widespread startup movement.

Reportedly, a number of “Made in Dong Thap” industrial, agricultural and travel products is well known among individuals and groups inside and outside Viet Nam. The provincial tourism sector’s motto “Dong Thap, as pure as the soul of the lotus”, its agricultural sector’s message “Dong Thap’s agriculture - Green values from green potentials”,

and other high-tech agricultural products and specific tourism services have contributed to popularizing the province’s image to the entire country of Viet Nam and international friends as well.

In spite of dividing agricultural production into separate and independent fields, Dong Thap considers its agriculture the fulcrum of the local economy to supply raw materials to the processing industry, helping create new products with highly added value and provide a momentum for the tourism development, contributing to gradually forming a value chain linkage in this sector.

Up to now, an array of the province’s districts has reaped success in upholding strengths in cultivation of fruits, floriculture, aquatic products, and trade villages in association with developing the community-based tourism, making contribution to improving local residents’ income.

In 2020, Dong Thap recorded the revenue of agro-forestry-aquatic products at 44,098 billion VNA, an increase of 1,013 billion VND or equivalent to 2.35% in comparison with the previous year.

Attractive investment encouragement policies

Apart from the Central government’s policies, the Dong Thap provincial People’s Committee issued a series of regulations to facilitate investment in agriculture, education and training, vocational training, healthcare, culture,

sports, environment, rural clean water projects, tourism, and science and technology. Investors will be presented with the most preferential treatments under the Viet Nam’s laws.

When investors decide to pour money into Dong Thap, they will receive a wholehearted assistance by groups of local specialists, from filing procedures of investment preparations to addressing impediments during their operations in the province.

Until now, Dong Thap has built up an infrastructure system for transportation and logistics; finished planning appropriately land used for border gate economic zones, economic clusters, and industrial parks according to different periods of time; providing lower price of industrial land rents than other localities nationwide; completed planning urban land for commerce and service with reasonable lease deals, to name but a few. These above-mentioned features are competitive advantages for the province to attract investors.

In addition, Dong Thap has been making efforts in building a green agricultural sector with “Make in Dong Thap” products; steering its agricultural economy towards sustainable and commodity-based production models, increasing technology adoption, and significantly improving production efficiency, crop yield, and product quality; well responding to the Government’s new-style rural area building program; promoting human resources in

agriculture and fostering farmers’ living standards; facilitating business operations and encouraging startup movement; and building the business culture and examples of outstanding businesspersons.

The province also has an abundant human resource. Most of them are hard-working, smart, dynamic, and creative while always showing their aspiration for working and devoting to the development of their hometown. As a result, they reassure investors in running business in Dong Thap.

Moreover, Dong Thap is implementing projects to build models of smart villages, smart cities, and a friendly, creative and reformative working environment, contributing to creating a driving force for the local economy.

The province also attaches importance to building economic zones to become influent urban areas along the shared borderline, whereby they will impulse the development of the province’s Northern part in such fields as national defense, social order and security.

Dong Thap has bettered infrastructure in and called upon more investment capital into its seven border gates, including two international ones Thuong Phuoc (in Hong Ngu district) and Dinh Ba (in Tan Hong district), along the 48.7km border with Cambodia.

Thanks to these aforementioned advantages and efforts, Dong Thap has witnessed an active cooperation in trade-

commerce and investment with an array of foreign markets, such as the European Union (EU), China, Russia, the United States of America, and Cambodia, despite facing difficulties due to the COVID-19 pandemic.

Last year, Dong Thap’s import-export turnover reached around 1,333 million USD, including 1,041.18 million USD in exports, excluding temporary import and re-export goods, and 291.81 million USD in imports.

In the first nine months of 2021, import and export performance earned the province 1,063 million USD; in which, 762.12 million USD was from exports, excluding temporary import and re-export goods, and 300.98 million USD from imports.

The province’s main exports are aquatic products, rice, garment and textile, and footwear, among others.

Dong Thap still has lot of strength to attract investment. Therefore, it is imperative for the province to further boost administrative reforms; flexibly make full use of the Party, State and Government’s guidelines and policies to benefit businesses; create favorable conditions for investors to fulfill administrative formalities as soon as possible, easily access to available capital, while well preparing infrastructure to facilitate investors’ business operations in the province, etc, thus contributing to heightening the “weight” of the brand name of Dong Thap in the eyes of investors.

By QUANG HIEU

From a “quite tranquil” place in Viet Nam’s economic map in the past, Dong Thap province has been remarkably improving its position, swiftly gearing up for socio-economic rebound.

A sports exchange programme was held between Viet Nam’s southern province of Dong Thap and Cambodia’s south-eastern province of Prey Veng in May 2019.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG86

Bắc Ninh:

Đổi mới mạnh mẽ công tác đối ngoại, thích ứng tốt với bình thường mới

Đối ngoại Bắc Ninh thời gian qua đã thể hiện rõ sự chủ động, kịp thời thích ứng tình hình mới, góp phần cùng tỉnh khắc phục khó khăn để tiếp tục vươn lên. Trong đó, triển khai công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, sớm tranh thủ chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời, quyết liệt cải cách hành chính, nhất là chính sách ưu đãi, chế độ đãi ngộ cho các doanh nghiệp, giữ vững tốp đầu cả nước về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, tập đoàn lớn trong nước.

Tranh thủ tối đa cơ hộiTrên thực tế, đối mặt với hàng

loạt thách thức, từ thiên tai, dịch bệnh đến tính chất phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, quyết tâm của đội ngũ cán bộ trên mặt trận đối ngoại, sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tỉnh Bắc Ninh đã sớm chủ động nắm bắt diễn biến tình hình, bám sát các nhiệm vụ đối ngoại quan trọng của địa phương, khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án triển khai công việc phù hợp với tình hình mới và các tình huống phát sinh, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh, đảm bảo triển khai đồng đều công tác đối ngoại địa phương trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác người Việt Nam ở nước ngoài...

Kết quả, thu hút FDI của Bắc Ninh trong giai đoạn khó khăn như hiện nay vẫn đạt được kết

quả khả quan. Năm 2020, cấp mới đăng ký đầu tư cho 159 dự án, tổng vốn đăng ký gần 440 triệu USD. Chín tháng đầu năm 2021, cấp mới cho 97 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 522 triệu USD. Lũy kế đến hết ngày 16/9/2021, tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 1.693 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua, mua cổ phần, phần vốn góp đạt khoảng 20,4 tỷ USD. Tính đến 30/11/2021, tỉnh có 1714 dự án FDI, tổng vốn 21,17 tỷ USD.

Thành công lan tỏa, tạo thương hiệu, “chất dẫn suất” kéo theo hàng trăm doanh nghiệp phụ trợ, hình thành cụm sản xuất, phát triển giáo dục và đào tạo..., đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp, điện tử, viễn thông, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ của cả nước và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tỉnh giữ vững tốp đầu cả nước, năm 2020, xếp thứ hai cả nước với kim ngạch xuất khẩu đạt 38,9 tỷ USD (sau TP. Hồ Chí Minh), chín tháng năm 2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính hơn 31,9 tỷ USD, đạt 87,5% kế hoạch năm 2021, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về công tác phi chính phủ nước ngoài, năm 2020, có bảy tổ chức hoạt động với tổng số tám chương trình viện trợ dự án, phi dự án, giá trị giải ngân đạt 409.884 USD; sáu tháng đầu năm 2021, do dịch bệnh Covid-19, một số dự án không giải ngân được như kế hoạch ban đầu, tổng cộng có bảy tổ chức hoạt động với tổng số tám chương trình viện trợ dự án, phi dự án, giá trị giải ngân đạt 100.237 USD. Ngoài ra, một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài tuy chưa đăng ký địa bàn hoạt động tại tỉnh đã thực hiện viện trợ khẩn cấp cho tỉnh, tiêu biểu như tổ chức Worldwide Orphans

Foundation (WWO) và World Vision International (WVI-V) của My viện trợ khẩn cấp công tác phòng, chống Covid -19 với tổng số tiền là 16.976 USD. Nâng tổng số giá trị giải ngân sáu tháng đầu năm 2021 là 117.204 USD.

Tỉnh Bắc Ninh tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá hình ảnh vùng đất, văn hóa, ẩm thực và con người đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng như Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025; trên các kênh thông tin của Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương (TPO) mà tỉnh là thành viên; cung cấp thông tin xây dựng cuốn Guidebook về tiềm năng, thế mạnh cơ hội đầu tư của địa phương; thực hiện việc xuất bản sách ảnh du lịch Bắc Ninh; phối hợp thực hiện dự án du thuyền sông Cầu và sông Đuống; tổ chức quảng bá Dân ca Quan họ dưới nhiều hình thức kể cả trong và ngoài nước.

Đặc biệt năm 2020, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đệ trình UNESCO xem xét đưa “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp Ca trù; Nghi lễ và trò chơi Kéo co được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tếNăm 2021 là năm đầu tiên thực

hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021-2025

và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặt quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh”, kinh tế Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng phải vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và tận dụng tốt các cơ hội mới. Bắc Ninh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp duy trì giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại theo hình thức mới trong đó chú trọng công tác ngoại giao kinh tế, tăng cường xúc tiến, thiết lập quan hệ quốc tế với các tỉnh thành, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Với mục tiêu phấn đấu từng bước đưa Bắc Ninh trở thành thành phố thông minh vào năm 2030, Bắc Ninh đã xây dựng lộ trình và từng bước thực hiện. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thiện một số nhiệm vụ về xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh như: Dự án trung tâm dữ liệu thành phố thông minh; Dự án triển khai mạng WAN nội tỉnh... Thời gian tới Bắc Ninh sớm triển khai các dự án hợp phần thuộc lĩnh vực khác như Trung tâm điều hành giáo dục và đào tạo, Trung tâm điều hành tài nguyên và môi trường, Trung tâm điều hành và hệ thống thu thập thông tin cảnh báo sớm. Trong lĩnh vực đối ngoại, tỉnh hướng tới ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm cho công tác đối ngoại...

Để góp phần triển khai tốt các hoạt động đối ngoại trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Bộ Ngoại giao tạo điều kiện giúp tỉnh xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá hình ảnh, văn hóa, du lịch của địa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế

giới. Hỗ trợ tỉnh thiết lập quan hệ hợp tác ở cấp địa phương với đối tác nước ngoài: hỗ trợ tỉnh trong việc ký kết Bản ghi nhớ với tỉnh Yaroslavl (LB Nga) và triển khai các hoạt động sau ký kết; hỗ trợ xúc tiến thiết lập quan hệ với tỉnh Kanagawa, Nhật Bản; giới thiệu một tỉnh của Trung Quốc có điều kiện tương đồng với Bắc Ninh để thiết lập quan hệ hợp tác;

Hỗ trợ, giúp đỡ Bắc Ninh trong việc giới thiệu, điều phối các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài về địa phương; tạo điều kiện để tỉnh tham gia các đoàn công tác tìm hiểu và học tập kinh nghiệm trong vận động và quản lý các dự án phi chính phủ nước ngoài; cung cấp thông tin, đầu mối về người Bắc Ninh ở nước ngoài để hỗ trợ tỉnh trong việc điều tra, thống kê người Bắc Ninh ở nước ngoài; hỗ trợ địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của tỉnh;

Quan tâm vận động, thúc đẩy UNESCO sớm công nhận “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong việc thúc đẩy các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia đặt biểu tượng quốc gia/vùng lãnh thổ tại công viên Hữu nghị của tỉnh; Hỗ trợ thúc đẩy việc chấp thuận và triển khai dự án Làng Việt Nam tại huyện Bonghwa, tỉnh Gyeongsangbuk - Hàn Quốc (hiện đang xin chủ trương từ các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc). Dự kiến dự án sẽ bao gồm các công trình chính như: Khu di tích triều đại nhà Lý, khu dân ca Quan họ, nhà truyền thống Việt Nam, con đường kỷ niệm Hàn Quốc - Việt Nam. Phía huyện Bonghwa cũng đã đề nghị tỉnh Bắc Ninh cùng phối hợp để có thể triển khai dự án.

TỐNG THOAN

Phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ trong công tác đối ngoại đã và đang hỗ trơ tỉnh Bắc Ninh đáp ứng tốt với yêu cầu mới, trong bối cảnh thế giới nổi lên nhiều vấn đề lớn, từ các thách thức truyền thống và phi truyền thống.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tham dự Lễ khởi động chương trình tư vấn cải tiến doanh nghiệp năm 2021.

Các lãnh đạo tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Viện FNF Việt Nam trao đổi tại Hội nghị cải thiện các chỉ số về quản trị và điều hành của địa phương.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 87

Bac Ninh:

Strongly renovating foreign affairs, adapting well to the new normal

Bac Ninh's foreign affairs has demonstrated its initiative and prompt adaptability to changing circumstances over the past time, assisting the province in overcoming obstacles in order to bolster growth. In particular, the province identifies the key task is to implement economic diplomacy in the period of industrialization and modernization.

Besides, Bac Ninh has also actively taken advantage of the policy of international integration, participated in investment promotion activities, carried out drastic administrative reform, especially incentive policies for businesses, maintained the top position in the country in attracting domestic and foreign investment, which include the world's leading multinational corporations and large domestic corporations.

Maximizing opportunities while minimizing damages

In fact, facing a series of challenges, from natural disasters, epidemics to the complex nature of the world's economic and political situation, Bac Ninh has soon grasped the development of the situation, closely followed important local foreign affairs missions, expeditiously developed plans suitable to new situations, minimized negative effects of the epidemic, ensured the uniform implementation of local foreign affairs in all aspects of politics, economy, culture, consular and citizen protection, overseas Vietnamese work.

All of these can be done thanks to the directions and guidances of central agencies, the decision of leaders and the determination of foreign affairs staff, the solidarity and unity of the whole political system, the business community and the people.

As a result, despite the difficult situation, Bac Ninh's FDI attraction still achieved positive results. In 2020, the province granted new investment registrations for 159 projects, with a total registered capital of nearly 440 million USD. In the first 9 months of 2021, 97 new projects were granted with a total registered investment capital of nearly 522 million USD. Accumulated to the end of September 16, 2021, Bac Ninh

province has granted investment registrations for 1,693 valid projects with the total registered investment capital after adjustments reaching about 20.4 billion USD.

With the success of branding, creating driving force that led to hundreds of auxiliary businesses, forming production clusters, developing education and training, etc, Bac Ninh has turned into a center of industry, electronics, telecommunications, high technology, supporting industries of the whole country and join the global supply chain.

In terms of export turnover, the province maintains the top position in the country. In 2020, Bac Ninh ranked second to Ho Chi Minh City with export turnover of 38.9 billion USD. In the first 9 months of 2021, the province’s export turnover was estimated at more than 31.9 billion USD, reaching 87.5% of the 2021 plan, up 23.7% over the same period last year.

Regarding foreign NGO works, in 2020, there were 7 organizations operating in the province, with a total of 8 project and non-project aid programs, disbursed value reaching 409,884 USD. In the first 6 months of 2021, due to the COVID-19 pandemic, a number of projects could not be disbursed as originally planned. In total, seven organizations with 8 project and non-project aid programs disbursed the value of 100,237 USD.

In addition, a number of foreign NGOs, despite having not registered their operation in the province, provided emergency aid to Bac Ninh. For example, Worldwide Orphans Foundation (WWO) and World

Vision International (WVI- V) of the United States has provided emergency aid for the prevention and control of COVID-19, with a total amount of 16,976 USD, bringing the total disbursement value in the first 6 months of 2021 to 117,204 USD.

Bac Ninh province has actively spread information, thus introducing and promoting the image of the land, culture, cuisine and people of the province to a large number of domestic and international tourists on the mass media, such as: Vietnam Airlines in the period of 2021-2025; on the information channels of the Tourism Promotion Organization of Asia-Pacific Cities (TPO) of which the province is a member; providing information to build a Guidebook on the potentials and strengths of local investment opportunities; publishing the Bac Ninh tourism photo book; coordinating the implementation of the cruise project on Cau and Duong rivers; organizing the promotion of Quan Ho folk singing in many forms both at home and abroad.

Especially in 2020, with the approval of the Prime Minister, the Vietnam National Commission for UNESCO, in coordination with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, has submitted a proposal to UNESCO to consider listing the “Dong Ho folk paintings” on the list of intangible cultural heritage in need of urgent safeguarding. Along with that, the province continues to fulfill its commitmenst to the UNESCO in protecting Quan Ho Bac Ninh folk singing as the representative intangible cultural heritage of humanity; Ca tru as the intangible

cultural heritage in need of urgent safeguarding; Rituals and the game of Tug of war are recognized by UNESCO as the representative intangible cultural heritage of humanity.

Strengthening connectivity, promoting international cooperation

2021 is the first year of implementing the 5-year socio-economic development plan 2021-2025 and the 10-year socio-economic development strategy 2021-2030, with a vision to 2045. With the determination to realize the goal of “fighting the pandemic and recovering business and production activities”, the Vietnamese economy in general and Bac Ninh in particular must overcome the negative impacts of the COVID-19 pandemic and make good use of new opportunities. Bac Ninh will continue to take measures to retain foreign investors in the locality, promote foreign affairs activities in a new form, with emphasis on economic diplomacy, establishing relations with other provinces, promoting cultural diplomacy and the work with overseas Vietnamese.

Given the goal of gradually turning Bac Ninh into a smart city by 2030, the province has built a roadmap and implemented it step by step. Up to now, Bac Ninh province has completed a number of tasks on building the province's IT infrastructure such as: Smart city data center project, Project of deploying intra-provincial WAN network, etc. In the near future, Bac Ninh will soon carry out projects in other fields such as Education and Training Operations Center, Resource and

Environment Operations Center, Center of Operations and Early Warning System. In terms of foreign affairs, Bac Ninh aims to apply information technology, towards digital transformation, to build databases and software for the province’s external affairs.

In order to contribute to the implementation of the province's foreign affairs in the coming time, Bac Ninh has proposed to the Ministry of Foreign Affairs to create favourable conditions for the province to promote investment, trade and the visibility, culture and tourism of the province to the world. It is necessary to support the Province to establish cooperative relations with foreign localities, such as: assisting the province in signing a MOU with Yaroslavl province (Russia) and implementing follow-up activities; supporting the promotion of establishing relations with Kanagawa province (Japan); introducing a Chinese province with similar conditions to Bac Ninh to establish cooperative relations.

It is also needed to support Bac Ninh in introducing and coordinating foreign NGO programs and projects; creating conditions for the province to join working groups to learn from experiences in mobilizing and managing foreign non-governmental projects; providing informations to support the province in surveying and making statistics of Bac Ninh citizens abroad; supporting the locality in training, fostering and improving professional qualifications, skills and foreign languages for Bac Ninh’s foreign service staff.

Due attention is required to promote UNESCO to soon recognize “Dong Ho folk painting craft” as an intangible cultural heritage in need of urgent safeguarding; while continuing to support the province in promoting countries/territories to place their symbols at Bac Ninh’s International Friendship Park.

It is imperative to expedite the approval and implementation of the Vietnamese Village in Bonghwa district, Gyeongsangbuk province (South Korea). The village is expected to feature relics of the Ly Dynasty, a Quan Ho folk song area, a traditional Vietnamese house, and a South Korea - Viet Nam commemorative road. Bonghwa district has also asked for Bac Ninh’s cooperation to implement the project. By TONG THOAN

Against the backdrop of major global difficulties, from traditional and non-traditional challenges, the guideline of proactive, flexible, creative, and innovative foreign affairs has helped Bac Ninh province respond successfully to new requirements.

Vice Chairman of the provincial People's Committee Dao Quang Khai visits the Thinh Vuong Trading and Production Co., Ltd in 2021.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG88

Lợi thế đặc biệtBến Tre là tỉnh thuộc Đồng

bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích tự nhiên 2.394,8 km2, nằm ở vị trí trung tâm trên tuyến đường kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh với TP. Cần Thơ.

Tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,18 %/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy tối đa lợi thế kinh tế vườn và kinh tế biển. Hiện Chính phủ đang triển khai đề án xây dựng tuyến giao thông ven biển từ TP. Hồ Chí Minh, đi qua Bến Tre và kết nối với Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong tương lai, Bến Tre sẽ nằm trên trục kết nối các tỉnh duyên hải phía Đông vùng ĐBSCL.

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có nguồn nguyên liệu nông, thủy sản dồi dào và đa dạng với nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng và có thương hiệu trong và ngoài nước như: dừa, bưởi da xanh, chôm chôm… Đặc biệt, tỉnh có diện tích hơn 70.000 ha dừa, chiếm hơn 1/3 diện tích dừa cả nước, với sản lượng khoảng 550 triệu trái, là nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng cho ngành công nghiệp chế biến và sản xuất các sản phẩm từ dừa.

Cây dừa có vai trò rất lớn trong đời sống cộng đồng người dân Bến Tre, được tỉnh xác định là “cây của sự sống”, cây chiến lược công - nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu dừa năm 2021 đạt gần 400 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm

2020. Hiện sản phẩm dừa Bến Tre được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, tỉnh cũng hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái đặc sản đạt chứng nhận GLOBAL GAP, VIETGAP, trong đó Sầu riêng Cái Mơn cơm vàng hạt lép là thương hiệu từ lâu đã được công nhận.

Về thủy sản, ngoài 65 km bờ biển, Bến Tre có hơn 47.000 ha diện tích nuôi, trồng, với sản lượng đạt gần 540 ngàn tấn mỗi năm, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Tỉnh đang tích cực triển khai phát triển sản phẩm thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra.

Với bốn con sông lớn chảy ra Biển Đông cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt, tỉnh có lợi thế rất lớn trong giao thông thủy. Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Bến Tre đi các cảng lớn ở Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh chỉ mất năm giờ. Với tiềm năng sẵn có, tỉnh sẽ xây dựng cảng biển nước sâu để trở thành trung tâm vận tải biển - logistics mới của khu vực.

Song song đó, Bến Tre kết hợp phát triển du lịch biển khi kêu gọi đầu tư hoàn thiện hạ tầng du lịch tại các vùng có tiềm năng ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại. Tỉnh đang xây dựng sản phẩm, hình ảnh, thương hiệu du lịch, ẩm thực… gắn với cây dừa.

Đây được xem là giá trị nổi bật, khác biệt để xây dựng thương hiệu Du lịch sinh thái sông nước xứ Dừa.

Tỉnh cũng có nhiều tiềm năng phát triển các dự án năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện gió, mặt trời đã và đang thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Theo quy hoạch phát triển điện gió đến năm 2030, tiềm năng phát triển điện gió của Bến Tre được nghiên cứu ở vùng đất liền và bãi bồi ven biển, vị trí cách bờ xa nhất là 12km, tiềm năng nghiên cứu quy hoạch của Bến Tre diện tích gần 40.000ha, quy mô công suất 1.520MW.

Đến nay, tỉnh có 19/45 dự án đã được bổ sung vào quy hoạch. Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến có ít nhất 1.500 MW điện gió được đưa vào khai thác; chuẩn bị các điều kiện triển khai dự án điện khí tại tỉnh.

Với dân số gần 1,3 triệu người, hơn 70% trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, Bến Tre hiện có ba trường cao đẳng và trung cấp cùng nhiều cơ sở dạy nghề quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tại Bến Tre, sắp tới cũng sẽ nâng cấp thành trường Đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đây là những thuận lợi để Bến Tre cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu

tư vào lĩnh vực xây dựng trung tâm thương mại, đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân cư. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới đã được cấp phép và đang được triển khai. Với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh dự kiến phát triển mới ít nhất 500 ha các dự án khu đô thị mới tại TP. Bến Tre và các huyện.

Cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư

Với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế của các tỉnh duyên hải phía Đông của khu vực Tây Nam Bộ, Bến Tre luôn nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thể hiện qua cam kết đồng hành mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh trong hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Bến Tre nhiều năm liền đứng trong top đầu cả nước, thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. Ngoài ra, khi đến Bến Tre, nhà đầu tư an tâm sống và kinh doanh trong môi trường an ninh trật tự (năm 2019, tỉnh có điểm số về chi phí thời gian và an ninh trật tự cao nhất các tỉnh ĐBSCL).

Các chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo nguồn

nhân lực được tỉnh xây dựng theo hướng ưu đãi cao nhất, đặc biệt, nhà đầu tư chỉ cần liên hệ duy nhất một đầu mối tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp để được hỗ trợ.

Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh cam kết đồng hành và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc xúc tiến, triển khai các dự án trên địa bàn. Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh khá cả nước (top 30); Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển các cơ chế, chính sách phù hợp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực, tập trung xây dựng nhân lực khoa học công nghệ, chuyển đổi; Đầu tư phát triển hạ tầng, logistics, các tuyến động lực ven biển nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư.

Các lĩnh vực tỉnh mong muốn kêu gọi đầu tư gồm: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sạch; du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch gắn với chăm sóc y tế; phát triển nguồn năng lượng tái tạo; chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ dừa, trái cây, nông - thủy sản xuất khẩu và các lĩnh vực khác gồm: đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, khu đô thị, khu dân cư, chỉnh trang và nâng cấp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; đầu tư trường học, bệnh viện chuyên khoa chất lượng cao.

Đặc biệt ngay trong năm 2022, tỉnh sẽ có khoảng 230 ha đất sạch để kêu gọi nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Phú Thuận. Hiện địa phương đang khẩn trương công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư trong thời gian sớm nhất.

Đứng trước thời cơ và thách thức mới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre quyết tâm chọn chuyển đổi số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sáng tạo, phát triển đột phá công nghệ kỹ thuật số, từ đó thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội của tỉnh. Đây là một lĩnh vực mới hoàn toàn mới mà tỉnh đang thu hút các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu.

CHI LÊ

Bến Tre nỗ lực kiến tạo môi trường tốt nhất cho nhà đầu tưVới vị trí địa lý vừa giáp biển vừa có hệ thống sông rạch chằng chịt thông ra biển, Bến Tre có hệ sinh thái đa dạng, thuận lơi cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác kinh tế biển, năng lương tự nhiên. Tỉnh luôn nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lơi, cam kết đồng hành mạnh mẽ cùng nhà đầu tư.

Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Anne Paul tham dự Lễ khởi công xây dựng khu phức hợp đa năng của Hợp tác xã bưởi da xanh Bến Tre, ngày 4/3/2021.

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 6/4/2021.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 89

Special advantagesBen Tre is located in the Mekong

Delta, with a natural land of 2,394.8 km2. It is also in the route connecting Ho Chi Minh City and Can Tho.

The province has a fast-growing and stable economy with an average GRDP growth rate of 5.18% per year in 2016-2020. The economic structure shifts positively, bringing into full play the advantages of the garden economy and the marine economy. Currently, the Government is implementing a project to build a coastal route from Ho Chi Minh City, passing through Ben Tre and connecting with Tra Vinh, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau. In the future, Ben Tre will be located on the axis connecting the eastern coastal provinces of the Mekong Delta.

Compared to other provinces in the Mekong Delta, Ben Tre has an abundant and diverse source of agricultural and aquatic raw material, with many exceptional farming products that have a recognizable brand domestically and globally, such as coconut, green-skinned pomelo, rambutan,

etc. In particular, the province has a total land area of more than 70,000 hectares of coconuts, accounting for more than one-third of the country's coconut-growing area in the country. It is a diverse source of input materials for the processing industry and products made from coconut.

The coconut tree plays a crucial role in the life of the people of Ben Tre. The province identifies coconut as “The tree of life”, an industrial and agricultural strategy tree. Coconut export turnover in 2021 will reach nearly 400 million USD, accounting for 30% of the province's total export turnover, up 9.6% over the same period in 2020. Ben Tre coconut products are currently exported to more than 100 countries and territories.

In addition, the province has also established specialized production areas for specialty fruit trees with GLOBAL GAP and VIETGAP certifications like the long-recognized Cai Mon durian.

Regarding seafood, besides 65 km of coastline, Ben Tre has more than 47,000 hectares of farming and planting area, with an output

of nearly 540 thousand tons per year, which is an abundant source of raw materials for the seafood processing industry for export. The province actively develops essential aquaculture products such as black tiger shrimp, white leg shrimp and pangasius.

With four large rivers flowing into the East Sea and an interlaced system of canals, the province has a significant advantage in water transportation. It only takes 5 hours to transport goods by water from Ben Tre to major ports in Vung Tau, Ho Chi Minh City. With these potentials, the province will also build a deep-sea port to become a new shipping-logistics center of the region in the coming time.

At the same time, when calling for investment in completing tourism infrastructures in Thanh Phu, Ba Tri and Binh Dai districts, Ben Tre also combines with marine tourism development. The province is building products, images, tourism and culinary brands, etc. associated with coconut trees. This is considered an outstanding and different value to build the brand “Eco-tourism in the Coconut land”.

The province also has many potentials to develop renewable energy projects, mainly wind and solar power. These projects have been attracting many enterprises. According to the provincial wind power development plans, Ben Tre’s wind power development potential is in the mainland coastal alluvial areas, with the farthest position being 12km from the shore. Meanwhile, Ben Tre's research and planning potential have an area of nearly 40,000 hectares, with a capacity of 1,520MW.

Currently, the province has 19/45 projects added to the planning. In the period 2021-2025, it is expected that at least 1,500 MW of wind power will be put into operation and the province will prepare to implement gas power projects.

With nearly 1.3 million people, more than 70% of the working-age,

and the ratio of trained workers reaching over 60%, it currently has three colleges and intermediate schools and many small and medium-sized vocational training institutions. In particular, soon, the Ben Tre Branch of Viet Nam National University - Ho Chi Minh City (VNU HCM) will be upgraded to a member university of VNU HCM. These advantages will help Ben Tre to provide quality labor for domestic and foreign investors

Over the years, the province has attracted many investors in the construction of shopping centers, meeting the needs of the majority of the population. Besides, many investment projects to develop new urban areas have been licensed and implemented. With the goal of Green Growth and Sustainable Development, in 2021-2025, the province plans to create at least 500 hectares of new urban projects in Ben Tre and other districts.

Commitment to accompanying investors

To become the economic center of the eastern coastal provinces of the Southwest region, Ben Tre always strives to create a favorable business and investment environment. It is shown through the strong commitment of the provincial leaders to support and remove difficulties for investors.

Ben Tre’s Provincial Competitiveness Index (PCI) and Provincial Public Administration and Governance Performance Index (PAPI) are always at the top of the country for many years, showing the provincial leaders' determination to create an open business investment environment to attract and retain investors. In addition, investors feel secure to live and do business in Ben Tre (in 2019, the province had the highest score in terms of time cost and security in the Mekong Delta provinces).

The province has also developed competitive incentive policies on tax, land rental, support for human resource training. Especially, investors

only need to have a single contact for help at the Startups and Investment Promotion Centre.

To create favorable conditions for investors, the provincial leaders are committed to accompanying and always making the most favorable conditions in promoting and implementing projects in the area. Ben Tre strives to become the top 30 provinces in the country, continue to improve the business environment, improve appropriate mechanisms and policies for investors and businesses, develop a high-quality science and technology workforce, invest in the development of infrastructure, logistics, and coastal routes to facilitate and save costs for investors.

The province wants to call for investment in the following sectors: Construction of industrial zones and clusters to create a clean land fund; Eco-tourism, cultural tourism, resort-based tourism and medical tourism; Development of renewable energy; Processing products with high added value from coconut, fruit, agricultural - aquatic products for export; Other fields include investment in the construction of markets, shopping centers, urban areas, residential areas, urban embellishment and upgrading, high-tech agriculture, schools and high-quality hospitals.

Notably, in 2022, the province will have about 230 hectares of pure land in Phu Thuan Industrial Park. The locality is currently working on on-site clearance to hand over to investors as soon as possible.

Facing new opportunities and challenges, the Provincial Party Committee and People's Committee of Ben Tre province determined to strive for digital transformation to change all aspects of socio-economic life comprehensively and promote creativity and breakthrough development of digital technology, thereby enabling the province's economic growth and social development. This is an entirely new field and the province would love to invite interested investors to do their research. By CHI LE

Ben Tre strives to create the best environment for investors

Delegates at the workshop on improving compliance with regulations for Vietnamese mango exports, taking place in Dong Thap on April 12, 2021.

Mr. Nguyen Truc Son, Vice Chairman of the People's Committee of Ben Tre received the delegation of UNISOL VINA.

As a province that borders the sea and has an interlaced system of rivers and canals, Ben Tre has a diverse ecosystem favorable for developing agriculture, aquaculture and exploitation of marine economy and natural energy. The province strives to create a favorable business and investment environment and fulfill its commitment to accompanying investors.

Mr. Tran Ngoc Tam, Chairman of the People's Committee of Ben Tre received the delegation of Spanish Embassy in Viet Nam.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES90

Founded in 2009, British University Vietnam (BUV) is the first and only international university in Vietnam to award British degrees from prestigious universities in the UK. Expanding the network of collaboration with other international universities through several teaching programs is also crucial in BUV’s development plan. BUV’s mission is to deliver, in Vietnam, certified British higher education degrees and the highest quality international learning environment possible.

The team at BUV works closely with British Embassy and Vietnam Government to ensure Vietnam’s education needs are addressed and the students are educated at a global level. Vietnam has a high growth economy with opportunities for vast investment and development. BUV has attracted students from across Vietnam, the Asian region, and the world - creating a diverse international student body that has the opportunity, while studying in Vietnam, to experience British education and graduate with a British degree. Students also have the option to transfer to the UK if they wish and finish their degree abroad.

BUV has four schools including

the School of Business, School of Hospitality and Tourism, School of Creative Industries, and School of Computing and Innovative Technologies that provide teaching for undergraduate

and postgraduate degrees from prestigious universities in the UK. The University also has extensive professional and skills-based training courses to ensure that students develop the necessary

maturity, disposition, and skills to fit with and contribute to work environments upon graduation. At BUV, it is compulsory for students, from their first year, to enroll in internships so they

get early exposure to the global work-life economy. The Student Experience Department at the university provides employment and internship advice, career consultation with students about

Prof. Dr. Raymond Daniel Gordon, President of British University Vietnam. (Source: BUV)

British University Vietnam (BUV)

Ensuring every student has a success story to share with quality international learning

The journey to start British University Vietnam (BUV) began with an idea to deliver a British higher education in Vietnam. “As per the focus of the British higher education system, our aim is to create graduates that represent a new generation of talented discoverers, explorers, and creative thinkers educated, trained, and prepared to thrive in 4IR fields of work and life,” says Prof. Dr. Raymond Daniel Gordon, President of British University Vietnam (BUV).

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 91

their interests and passions in order to discover their strengths and how to apply these strengths in the commercial world.

As for the faculty at BUV, 100 percent of the academic staff are international and come to the University with qualifications and experience from prestigious universities throughout the world. As per British higher education quality assurance requirements, academic and practitioner teaching staff are subject to ongoing academic development requirements and practical work

experience criteria and they have a deep understanding of the British education system. Students continue interaction with the faculty after graduation through the University’s Alumni relations program which supports further development studies and career success. BUV partners with leading national and international business organizations to foster mutually beneficial partnerships that provide students and alumni a diverse and dynamic career path. “We maintain excellent and supportive relationships with

many reputable corporate and government organizations across Vietnam and throughout the SEA region as well as the UK,” adds Prof. Dr. Raymond.

The university also offers scholarship funds to help the students financially. The BUV Scholarship fund and financial aid were established in 2018, with the “The British Ambassador’s scholarship”. “We started the British University Vietnam scholarship fund with the goal of giving students the opportunity to study UK undergraduate and graduate programs in an international standard educational environment in the country’s capital,” says Prof. Dr.

Raymond. After more than two years of effective operation, with an aim to improve and increase access to high-quality education, BUV has officially raised the fund's value from 1.74 million USD (2019) to 2.3 million USD with hundreds of scholarships and financial aid made available.

Recently, BUV invested in a new campus with an investment of 36 million USD for the first phase in Ecopark, Hung Yen. As of this moment, the total investment for the whole campus when completed is estimated at approximately 80 million USD. The new campus, which came into operation in 2018, provides an international-standard facility

that is architecturally stunning with an iconic design, indicative of 4IR, and with state-of-the-art learning technology. Going forward, BUV plans to start an additional School of Social Sciences and open a number of centers throughout Vietnam and the region to deliver foundation and post-graduate programs. BUV continually works to help the Vietnamese government to fill the local skills gap, while at the same time giving students from across the region access to an international learning environment and an opportunity for international work experience and placement. n

From December 1, 2021, British University Vietnam (BUV) scholarship and financial support fund worth 46 billion VND officially opened applications for the academic year 2022.In 2022, the BUV scholarship fund will continue to offer Vietnamese students prestigious full scholarship programmes, including four British Ambassador Scholarships for comprehensively outstanding students and one Lion’s Heart Scholarship for a student with difficult circumstances or disadvantaged background.The British Ambassador Scholarship worth 800 million VND includes the full tuition of a bachelor’s programmes at BUV awarded by Staffordshire University (UK), alongside foundation course and travel expenses during the interview for students living far away (if any).This is also the first year BUV launched the Founders’ Scholarship with a value of more than 770 million VND for the most 2 qualified prospective students who apply for the Banking and Finance programme at BUV, awarded by the University of London (UoL) - one of the oldest and the most prestigious universities in the UK. Founded in 1836, the University of London is a federation of 17 self-governing Member Institutions, including the London School of Economics and Political Science (LSE), UCL and Goldsmiths, University of London.The deadline for application is May 25, 2022.

“Our aim is to create graduates that represent a new generation of talented discoverers, explorers and creative thinkers educated, trained and prepared to thrive in 4IR fields of work and life.”

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG92

Nhịp cầu hợp tác thương mại Việt Nam - Thái Lan

SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Tại Việt Nam, SCG hiện có 23 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh với hơn 15.000 nhân viên, mang đến nhiều dòng sản phẩm và dịch vụ cao cấp cho thị trường.

SCG hướng đến xây dựng mô hình doanh nghiệp hình mẫu về phát triển bền vững và tăng cường quan hệ hợp tác tại địa phương. Ông Dhep Vongvanich, Giám đốc Quốc gia Cấp cao Tập đoàn SCG tại Việt Nam cho biết: “SCG luôn mong muốn hợp tác cùng các đối tác địa phương thông qua việc trao đổi kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao uy tín của thương hiệu địa phương, phát triển nguồn nhân lực và hướng đến phát triển bền vững”.

Chung tay cùng Việt Nam Trong giai đoạn bùng phát dịch

bệnh Covid-19 tại Việt Nam, SCG tiếp tục mở rộng nguồn lực và chung tay cùng chính quyền và cộng đồng tại những vùng trong tâm dịch bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội.

Cụ thể, trong đại dịch Covid-19, ngoài những hỗ trợ tài chính lên tới chục tỷ đồng, SCG còn tiếp sức cho cộng đồng chống dịch với nhiều sáng kiến như phòng áp lực dương kháng khuẩn phục vụ công tác lấy mẫu bệnh phẩm, giường giấy cho các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, vách ngăn giấy cho các công sở, văn phòng… trên cả nước.

Tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã trao tặng khoảng 4.000 giường giấy cho các bệnh viện dã chiến, 53 buồng vệ sinh kháng khuẩn lắp ghép, máy xét nghiệm Covid-19 Real-time PCR cùng hàng loạt thiết bị y tế khác với tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng. Bên

cạnh đó, SCG đã đóng góp 10,6 tỷ đồng vào quỹ vaccine của Chính phủ.

Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, các công ty thành viên của SCG đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn do chính quyền đề ra. Điển hình như mô hình “3 tại chỗ” (3-on-site), yêu cầu các công ty tạo điều kiện cho nhân viên làm việc và cung cấp nơi lưu trú tại một điểm duy nhất, tách biệt nhân viên với cộng đồng xung quanh. Điều này giúp duy trì sự liên tục của hoạt động sản xuất và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng.

Ngoài ra, nhằm đóng góp vào sự phát triển của ngành bao bì tại Việt Nam, SCGP - ngành Kinh doanh Bao bì của SCG - đã lần đầu tiên tổ chức cuộc thi Thiết kế Bao bì mang tên SCGP Packaging Design Challenge, tạo sân chơi cho hàng trăm nhà thiết kế trẻ tài năng.

Tạo giá trị bền vững Hơn một thế kỷ hoạt động theo

nguyên tắc phát triển bền vững, Tập đoàn SCG đã tuyên bố chiến lược tăng trưởng dài hạn tập trung vào các tiêu chí môi trường, xã hội, quản trị minh bạch (ESG) nhằm góp phần tạo ra giá trị bền vững trong tương lai.

Bảo vệ môi trường luôn là ưu tiên hàng đầu của Tập đoàn SCG trong hành trình phát triển bền vững tại khu vực và Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, SCG đã tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược phát triển từng ngành kinh doanh của Tập đoàn. Hiện tại, SCG sở hữu 103 sản phẩm được xếp loại SCG Green Choice và dự kiến sẽ tăng lên 135 sản phẩm trong năm 2021.

Với ngành xi măng - vật liệu xây dựng, SCG tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp bền vững, phù hợp với định hướng chiến lược ESG. Trong đó, giải pháp xây dựng xanh CPAC bao gồm công nghệ kỹ thuật số nhằm đa dạng hóa các tiêu chuẩn xây dựng theo hướng thân

thiện với môi trường toàn diện (CPAC BIM, CPAC Drone, In 3D CPAC và Smart Structure CPAC). Những giải pháp này sẽ giúp chuyển đổi khoảng 10-20% chất thải xây dựng thành tài nguyên.

Với ngành hóa dầu, SCG đặt mục tiêu trở thành “Doanh nghiệp Hóa dầu phát triển bền vững”. Vừa qua, Công ty TNHH SCG Chemicals đã ký kết Biên bản ghi nhớ nghiên cứu về tính khả thi của việc tham gia vào liên doanh xây dựng nhà máy etylen sinh học tại Thái Lan với Công ty Braskem nhằm giải quyết các nhu cầu về nhựa sinh học.

Tập đoàn còn tìm kiếm hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp sáng tạo áp dụng triết lý kinh tế tuần hoàn trong các nhóm ngành y tế, chăm sóc sức khỏe và xe điện (Electric Vehicles - EV). SCG đã ký kết mua cổ phần từ doanh nghiệp nhựa tái chế của Bồ Đào Nha nhằm tạo dựng cơ hội phát triển kinh doanh dài hạn tại các phân khúc này.

Ở khía cạnh xã hội, SCG luôn đồng hành cùng Việt Nam vượt qua thách thức và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Cam kết là doanh nghiệp công dân tiêu biểu, với gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, SCG đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng, phòng chống dịch bệnh... chung tay xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. SCG đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam thông qua giáo dục. Từ năm 2007, Tập đoàn đã triển khai chương trình học bổng SCG Sharing The Dream với các khoản hỗ trợ lên đến hàng chục tỷ đồng

cho hơn 5.000 học sinh, sinh viên trên cả nước.

Trong suốt 14 năm, chương trình giúp hàng nghìn em học sinh vượt qua những rào cản trong cuộc sống để tiếp tục theo đuổi con đường học vấn, khai phá bản thân, tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đóng góp cho gia đình và xã hội. Đặc biệt, bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất, Chương trình còn đi kèm nhiều hoạt động đào tạo kỹ năng, xây dựng nền tảng tư duy, hình thành thói quen sống lành mạnh cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam.

Trong khuôn khổ quản trị doanh nghiệp minh bạch, là một tập đoàn hàng đầu trong khu vực ASEAN, hơn một thế kỷ qua, SCG luôn tuân thủ theo nguyên tắc phát triển bền vững. Nhờ đó, SCG luôn gặt hái những thành quả xứng đáng với những giá trị mà tập đoàn theo đuổi không ngừng. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN+3 (Nhật Bản - Hàn Quốc - Ấn Độ) tổ chức vào tháng 10/2020, Prime Group - thành viên của Tập đoàn SCG tại Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2020, vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và khu vực. Sự xuất hiện của Tập đoàn Prime trong danh sách “Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” là minh chứng cho sự uy tín, năng lực cạnh tranh để hội nhập và những đóng góp bền bỉ cho sự phát kinh tế - xã hội của Prime Group nói riêng và tập SCG nói chung trong sự nghiệp phát triển bền vững.

THÙY DƯƠNG

Song hành cùng mối quan hệ Đối tác chiến lươc tăng cường Việt Nam - Thái Lan, sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn từ xứ sở Chùa Vàng, đặc biệt là Tập đoàn SCG luôn đươc đánh giá là nhịp cầu hiệu quả góp phần thúc đẩy hơp tác, thương mại giữa hai bên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG, ngày 3/12/2020.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận sự hỗ trợ của Tập đoàn SCG Việt Nam hỗ trợ tỉnh Hải Dương chống dịch Covid-19, ngày 16/3/2021.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 93

The bridge for Viet Nam - Thailand trade cooperation

Started its regional expansion with Viet Nam as its strategic hub in 1992, SCG is gradually expanding its investment in businesses such as cement-building material, chemical and packaging. SCG now has 23 operations in Viet Nam and more than 15.000 employees, bringing a wide range of high-class products and services to the market.

SCG aims to build a business model in line with the principle of sustainable development and strengthen cooperation with localities. Mr. Dhep Vongvanich, SCG Country Executive Director of Viet Nam said: “SCG always wishes to cooperate with local partners, through knowledge exchange, technology transfer, enhance the reputation of local brands, human resource development and towards sustainable development.”

Join hands with Viet NamDuring the outbreak of the

COVID-19 pandemic in Viet Nam, SCG has continued to expand its resources and join the fight against the pandemic with the authorities and communities in areas such as, Ho Chi Minh City, Dong Nam, Binh Duong, Long An, Quang Binh, Ba Ria-Vung Tau and Ha Noi.

In particular, in addition to financial support of up to tens of billion VND, SCG also lent a helping hand for the fight against the pandemic with a number of initiatives such as: antibacterial

positive pressure room for specimen collection, paper beds for isolation wards and field hospitals, paper partitions for offices... across the country.

Up to now, SCG has donated about 4,000 paper beds to field hospitals, 53 hygienic modular bathrooms, Real-time Covid-19 RT-PCR testing machines, and a series of other medical equipment, with a total value of more than 30 billion VND. In addition, SCG has contributed 10.6 billion VND to the Viet Nam Government’s Covid-19 vaccine fund.

During the recent outbreak, SCG’s member companies have strictly followed the government’s Covid-19 safety measures. Especially the “3-on-site” model, which requires companies to provide employees with accommodations and other arrangements to work and live in a single location, seperate them from the community. This

helps maintain the continuity of production and protects the community.

In addition, in order to contribute to the development of the Viet Nam’s packaging industry, SCGP – the packaging subsidiary of SCG – has organized for the first time a Packaging Design contest called SCGP Packaging Design Challenge, create a playground for hundreds of talented young designers.

Creating sustainable values

For more than a century of operating under the principles of sustainable development, SCG Group has declared a long-term growth strategy, focusing on Environmental, social and corporate governance (ESG) concept, to contribute to the creation of sustainable values in the future.

Environmental protection

has long been a priority of SCG Group in its journey of sustainable development in the region and in Viet Nam. To achieve this goal, SCG has pioneered in the application of the circular economy model to its development strategy for each business line. Currently, SCG owns 103 products classified as SCG Green Choice and they are expected to increase to 135 this year.

For the Cement-Building material business, SCG focuses on sustainable products, services and solutions in line with the ESG strategy. In particular, CPAC Green Construction solutions includes digital technology to diversify construction standards towards comprehensive environmental friendliness (CPAC BIM, CPAC Drone, CPAC 3D Printing and Smart Structure CPAC). These solutions will help convert about 10-20% of construction waste into resources.

With its chemical business, SCG is on track toward “Chemicals Business for Sustainability”. Recently, SCG Chemicals signed a MOU with Braskem to perform studies on the possibility of a joint investment in a new bio-ethanol dehydration plant in Thailand to produce bio-ethylene and bio-based polyethylene.

SCG is also looking to develop innovative products, services and solutions to adopt circular economy in industries like medical, healthcare, and electric

vehicle. SCG has signed a deal to buy shares from a Portugal-based recycled plastic business to create long-term business development opportunities in these sectors.

From the social aspect, SCG always accompanies Viet Nam to overcome challenges and towards a better future. Committed to being an exemplary citizen enterprise, with nearly 30 years operating in Viet Nam, SCG has implemented many many programs to support community development, disease prevention, etc., joining hands to build a prosperous Viet Nam. SCG has launched many initiatives to support Viet Nam’s human resource development through education. From 2007, SCG has carried out the scholarship program called SCG Sharing The Dream, with supports of up to tens of billions VND more than 5,000 pupils and students across the country.

For 14 years, the program has helped thousands of students to overcome life barriers to continue pursuing their education, exploring themselves, looking for career opportunities, contributing to family and society. In particular, in addition to material support, the program also help students with other aspects like skills training, building foundations for critical thinking, forming healthy living habits for the Vietnamese youth.

Within the framework of transparent corporate governance, as a leading corporation in the ASEAN region, for more than a century, SCG has always adhered to the principle of sustainable development. Accordingly, SCG always reaps results worthy of the values that it constantly pursues. At the ASEAN +3 Business Forum (Japan - South Korea - India) held in October 2020, Prime Group – a subsidiary of SCG in Vietnam – was presented with the ASEAN Outstanding Enterprises 2020 Award, for its positive contribution to national and regional development. Prime Group’s appearance in the list of “ASEAN Outstanding Enterprises” is a testament to the prestige, competitiveness for integration and the contributions to socio-economic development of Prime Group and SCG in sustainable development.

By THUY DUONG

Along with the enhanced strategic partnership between Viet Nam and Thailand, the presence of Thai enterprises, especially SCG Group, is always considered as an effective bridge, contributing to promote cooperation and trade between the two countries.

SCG has launched many initiatives to support Viet Nam’s human resource development through education.

SCG has continued to expand its resources and join the fight against the pandemic with the authorities and communities in Viet Nam.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG94

Sản phẩm Sao Thái Dương trưng bày thu hút tại sàn giao dịch công nghệ quốc gia

Phát biểu tại lễ khai trương, ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo tổ chức triển khai một số chương trình, đề án và nhiều sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ như Hội chợ công nghệ và thiết bị (Techmart), Triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ, Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ (TechDemo), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) ở nhiều quy mô khác nhau... thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan, qua đó góp phần hình thành và từng bước phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định, sự kiện khai trương Sàn giao dịch công nghệ với chuỗi các hoạt động trưng bày, trình diễn, giới thiệu nhiều sản phẩm, hàng hóa khoa học và công nghệ

đã khẳng định được uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Sao Thái Dương và nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là sản phẩm sáng tạo của các nữ trí thức khoa học Việt Nam trong các lĩnh vực y - dược, công nghệ sinh học, tự động hóa, công nghệ thông tin, vật liệu.

Đồng thời, trong khuôn khổ sự kiện, hội thảo khoa học và hoạt động kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại cho sản phẩm, hàng hóa của hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tại trên 30 quốc gia ở châu Âu và các nước khác.

Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị sẽ là điểm kết nối quan trọng cho các tổ chức, cá nhân và cơ hội hợp tác thành công, đóng góp trực tiếp vào phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam.

Là một trong những doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, có trong tay 13 bằng

sáng chế và giải pháp hữu ích, trong đó có hai sáng chế giành huy chương đồng tại Triển lãm sáng chế quốc tế Đài Loan năm 2019; một sáng chế được giải tại cuộc thi năm 2018 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ quốc tế kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, Sao Thái Dương vinh dự là một trong số doanh nghiệp tham gia trưng bày đầu tiên tại sàn giao dịch này.

Trong 10 năm trở lại đây, công ty đã và đang đầu tư thực hiện hơn 70 đề tài nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật thực nghiệm, 21 thử nghiệm lâm sàng các cấp tại bảy bệnh viện tại Việt Nam, một dự án chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao nghiên cứu phát triển thuốc mới từ dược liệu.

Các sản phẩm được Công ty mang tới trưng bày, giới thiệu tại Sàn giao dịch công nghệ tự động hóa gồm: Các nhãn dầu gội dược liệu Thái Dương, dòng thảo dược xuất khẩu Nature Queen,

dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir, Nobel trí não, Mạch vành Win Win, Nobel Tiểu đường hay dòng thực phẩm hỗ trợ xương khớp: Dầu gừng Thái Dương, Cao xoa Thái Dương và hai bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán và phát hiện Covid-19.

Trong đó, bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán và phát hiện Covid-19: One-step RT-PCR Covid-19 Kit Thai Duong và RT-Lamp Covid-19 Kit Thai Duong là hai bộ nghiên cứu nổi bật nhất. Cả hai bộ kit test này đều được vinh danh trong Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam 2020 cùng với 73 công trình sáng tạo có giá trị thực tiễn cao và ý nghĩa phụng sự to lớn với quốc gia.

Hiện nay, các bộ kit test này đã được nghiên cứu và đang được sử dụng tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lâm sàng nhiệt đới trung

ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Đức Giang, CDC Đà Nẵng, CDC Quảng Nam… đóng góp to lớn vào cuộc đua tìm kịp thời và phát hiện chính xác ca nghi nhiễm đầu tiên.

Ngoài ra, dòng sản phẩm thảo dược Viên nang cứng Kovir được trưng bày tại sự kiện là giải pháp dành cho đối tượng nhiễm Covid-19. Sản phẩm ra đời là kết quả từ các công trình nghiên cứu của đội ngũ Sao Thái Dương và các chuyên gia nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện uy tín tại Việt Nam.

Đầu năm 2021, Viên nang cứng Kovir đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ do Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh làm chủ đề tài. Kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 426 bệnh nhân cho thấy 100% bệnh nhân dùng sản phẩm không bị tăng nặng và rút ngắn thời gian điều trị so với nhóm placebo. n

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hơp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khởi nghiệp (Hội Nữ trí thức Việt Nam), Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội doanh nhân quốc tế Việt - Âu tổ chức Lễ khai trương Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị (Sàn giao dịch công nghệ) và khai mạc các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

INNOVATING AND ENHANCING DIPLOMACY AND INTERNATIONAL INTEGRATION IN SUPPORT OF LOCALITIES 95

Sao Thai Duong’s products “shine” at the information exchange for technology and equipment

Speaking at the ceremony, Minister of Science and Technology Huynh Thanh Dat stressed that, over the past years, MOST has directed the implementation of a number of programs, projects and events to connect technology supply – demand, such as: Techmart, TechDemo, Techfest, etc. These events attracted the attention and participation of various businesses, research institutes, universities and relevant organizations and individuals, thereby contributing to the formation and step-by-step development of the science and technology market.

Minister Huynh Thanh Dat affirmed that the launch of the information exchange for

technology and equipment, with other activities like displays, demonstrations and introductions, the prestige of Vietnamese scientific and technological products have been affirmed in domestic as well as international markets. For example, Sao Thai Duong., JSC and other businesses, especially those with creative products, made by Vietnamese female scientific intellectuals in the fields of medicine - pharmacy, biotechnology, automation, information technology, materials.

At the same time, within the framework of events, there were scientific conferences, activities for connecting, technology transferring, promoting trade

between Vietnamese enterprises with partners in over 30 countries from Europe and other countries.

The information exchange for technology and equipment will be an important connection point for organizations and individuals, and a great opportunity for successful cooperation, directly contributing to the development of Viet Nam’s science and technology market.

Sao Thai Duong is one of the leading pharmaceutical enterprises in Viet Nam, with 13 patents and valuable solutions, 2 of which won the Bronze medals at the 2019 Taiwan International Patent Exhibition, 1 patent won an award at the 2018 invention competition organized by the International Intellectual

Property Organization in conjunction with the Ministry of Science and Technology of Viet Nam. The company is honored to be one of the first exhibitors at this exchange.

In the past 10 years, the company has been investing in over 70 preclinical studies using animals, 21 clinical trials at all stages in 7 hospitals, 1 national project on development of high-tech technical infrastructure for research and development of new drugs from medicinal herbs.

The products that the company brought to display and introduce at the exchange includes: Thai Duong shampoos, Nature Queen herbal products, Kovir, Nobel brain supplements, Nobel

diabetes capsules, Win Win coronary supplements and other supplements to support bones and joints, including: Thai Duong ginger oil and Thai Duong liniment, 2 sets of COVID-19 test kits.

In particular, the 2 Covid-19 test kits: One-step RT-PCR COVID-19 Kit Thai Duong và RT-Lamp COVID-19 Kit Thai Duong are the two most prominent. Both were honored in the Viet Nam Innovation Yellow Book 2020, along with 73 other creative projects of high practical value and great service significance to the country.

Currently, these test kits are being used at National Institute of Hygiene and Epidemiology, Pasteur Institute of Nha Trang, National Institute for Control of Vaccines and Biologicals, Bach Mai Hospital, National Hospital of Tropical Diseases, Hue Central Hospital, National Children’s Hospital, Da Nang CDC, Quang Nam CDC... contributing greatly to find and detect Covid-19 cases.

In addition, the herbal product line Kovir, which was also displayed at the event, is a new effective solution to those infected with COVID-19. The product is the result of the research by Sao Thai Duong team and clinical research experts at prestigious hospitals in Viet Nam.

Early 2021, the Ho Chi Minh City Institute of Ethnic Medicine and Pharmacy conducted a clinical study on using Kovir hard capsules to treat Covid-19 patients with mild symptoms. The results showed that 100% of 426 patients taking the capsule did not experience a severity increase and the duration of treatment can be shortened, compared to the group taking placebos.n

On November 25, in Ha Noi, the National Agency for Science and Technology Information under the Ministry of Science and Technology (MOST), in coordination with Vietnam Automation Association, Center of Science & Technology Application and Start-up (Vietnam Association for Intellectual), Vietnam Science and Technology Association, and Viet Nam - Europe International Business Association held a ceremony to launch the information exchange for technology and equipment, as well as opening exhibition booths, introducing products of innovative start-ups.

02

03

04

05

06

05

06