Chuyện tram nam

30
Chuyện trăm năm Cư an mà chẳng tư nguy... Nguyễn-Xuân Nghĩa Cứ đến hết năm, cuối một chu kỳ 12 tháng, người ta lại kiểm điểm quá khứ để dự đoán tương lai dù tương lai không nhất thiết tái lập chuyện cũ. “Lịch sử không để lại bài học nào, mà lại trừng phạt rất nặng những ai không hiểu lịch sử”, hình như một tác giả người Nga nói như vậy. Vì càng nhìn sâu vào quá khứ càng dễ tìm ra một vài bài học, vào dịp cuối năm chúng ta cố nhìn xa hơn chu kỳ một năm. Sao không nói chuyện trăm năm? Trăm năm về trước, thế giới bất ngờ lao vào một trận đại chiến khiến chín triệu người chết từ 1914 đến 1918. Sau đó là nhiều thiệt hại nhân mạng khác, ở nơi khác. Cuối năm 1913, một người viết bình luận tại thủ đô thế giới thời đó là London đã nhìn thấy gì và có thể viết những gì? Nhà bình luận không dám viết là sẽ có “Thế Chiến I”, trong ý nghĩa là sẽ có đại chiến thế giới - rồi sau đó lại còn Thế Chiến II vào năm 1939! Sáng suốt hơn thì cũng xoay viễn vọng kính về quá khứ để nói chuyện trăm năm. Trăm năm trước đó, đầu thế kỷ 19, Âu Châu vừa bị xuất huyết về cuộc binh đao thời Napoléon nên tìm đường hòa giải. Các nước không nhắm vào nhau mà cùng nhìn về một hướng, cùng phát triển thuộc địa. Ðây đó mà có chiến trận thì cũng là ở xa, mãi tận Viễn Ðông. Vậy mà chiến tranh Pháp Phổ vẫn bùng nổ vào năm 1870. Rút tỉa bài học, các nước đều đồng ý rằng khi đã là bạn hàng thì chẳng ai rút gươm nã đạn vào két bạc. Nhờ vậy mà các nước Âu Châu đã khôn ngoan buôn bán với nhau. Nhìn từ thủ đô London vào năm 1913, kinh tế Âu Châu đã nhất thể hóa - chữ toàn cầu hóa chưa được phát minh. Thương thuyền, tàu hỏa và cả đường dây diện thoại, tổ tiên của hệ thống Internet thời nay, cứ rộn ràng liên lạc với nhau. Cho nên, sau nhiều lầm lẫn và chiến chinh, năm 1913 mọi người đều có thể nghĩ rằng “thiên hạ thái bình” là chân lý. Chỉ một năm sau thôi, toàn cầu bốc khói! Thế Chiến I chưa kết thúc thì Ðế quốc Nga đổi chủ qua “Cách mạng Tháng 10” vào năm 1917. Nước Ðức đại bại bị ép thì dựng lại sức bật trên nền móng khác. Việc hồ hởi tái thiết tại Hoa Kỳ cũng thổi lên bong bóng và khủng hoảng 1929 kéo dài đã tạo điều kiện cho Thế Chiến II... Nghĩa là trăm năm về trước, bình luận gia ở London đã đoán trật. Sau đó, nước Anh nhường ngôi bá chủ cho Hoa Kỳ. Thế giới chuyển trục từ Âu qua Mỹ.

Transcript of Chuyện tram nam

Chuyện trăm năm  Cư an mà chẳng tư nguy... Nguyễn-Xuân NghĩaCứ đến hết năm, cuối một chu kỳ 12 tháng, người ta lại kiểm điểm quá khứ đểdự đoán tương lai dù tương lai không nhất thiết tái lập chuyện cũ. “Lịch sử không để lại bài học nào, mà lại trừng phạt rất nặng những ai khônghiểu lịch sử”, hình như một tác giả người Nga nói như vậy. Vì càng nhìn sâuvào quá khứ càng dễ tìm ra một vài bài học, vào dịp cuối năm chúng ta cốnhìn xa hơn chu kỳ một năm. Sao không nói chuyện trăm năm? Trăm năm về trước, thế giới bất ngờ lao vào một trận đại chiến khiến chíntriệu người chết từ 1914 đến 1918. Sau đó là nhiều thiệt hại nhân mạng khác,ở nơi khác. Cuối năm 1913, một người viết bình luận tại thủ đô thế giới thờiđó là London đã nhìn thấy gì và có thể viết những gì? Nhà bình luận không dám viết là sẽ có “Thế Chiến I”, trong ý nghĩa là sẽ cóđại chiến thế giới - rồi sau đó lại còn Thế Chiến II vào năm 1939! Sáng suốthơn thì cũng xoay viễn vọng kính về quá khứ để nói chuyện trăm năm. Trăm năm trước đó, đầu thế kỷ 19, Âu Châu vừa bị xuất huyết về cuộc binh đaothời Napoléon nên tìm đường hòa giải. Các nước không nhắm vào nhau mà cùngnhìn về một hướng, cùng phát triển thuộc địa. Ðây đó mà có chiến trận thìcũng là ở xa, mãi tận Viễn Ðông. Vậy mà chiến tranh Pháp Phổ vẫn bùng nổ vàonăm 1870. Rút tỉa bài học, các nước đều đồng ý rằng khi đã là bạn hàng thìchẳng ai rút gươm nã đạn vào két bạc. Nhờ vậy mà các nước Âu Châu đã khônngoan buôn bán với nhau. Nhìn từ thủ đô London vào năm 1913, kinh tế Âu Châu đã nhất thể hóa - chữtoàn cầu hóa chưa được phát minh. Thương thuyền, tàu hỏa và cả đường dâydiện thoại, tổ tiên của hệ thống Internet thời nay, cứ rộn ràng liên lạc vớinhau. Cho nên, sau nhiều lầm lẫn và chiến chinh, năm 1913 mọi người đều cóthể nghĩ rằng “thiên hạ thái bình” là chân lý. Chỉ một năm sau thôi, toàn cầu bốc khói! Thế Chiến I chưa kết thúc thì Ðếquốc Nga đổi chủ qua “Cách mạng Tháng 10” vào năm 1917. Nước Ðức đại bại bịép thì dựng lại sức bật trên nền móng khác. Việc hồ hởi tái thiết tại Hoa Kỳcũng thổi lên bong bóng và khủng hoảng 1929 kéo dài đã tạo điều kiện cho ThếChiến II... Nghĩa là trăm năm về trước, bình luận gia ở London đã đoán trật. Sau đó,nước Anh nhường ngôi bá chủ cho Hoa Kỳ. Thế giới chuyển trục từ Âu qua Mỹ. 

Tại nước Mỹ này, một nhà bình luận vào năm 1913 thì thấy những gì và tiênđoán ra sao? Nhớ lời tổ phụ, đừng dây vào thiên hạ sự ở bên đó, nước Mỹ rạch ròi viết rachủ thuyết Monroe, “Mỹ Châu là của người Mỹ”. Tây bán cầu hay cả lục địaTrung-Nam Mỹ là vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, các nước Âu Châu xin đừng bénmảng. Không chỉ tránh xa Âu Châu, Hoa Kỳ nhìn qua Châu Á và gõ cửa Nhật Bảnbằng pháo hạm vào năm 1853. Quả nhiên là Nhật phải mở cửa canh tân thời MinhTrị. Nhưng trong khi nước Nhật vươn lên thì Hoa Kỳ lại rơi vào trận Nội chiếnthảm khốc nhất lịch sử còn son trẻ của xứ này. Chuyện thiên hạ, xin cứ để đóvì nước Mỹ cần tự hòa giải với chính mình và hoàn tất cuộc cách mạng kỹnghệ. Vào thời ấy có nhà bình luận nào tại Hoa Kỳ dám ngờ là chỉ vài chục năm sau,Nhật Bản đã khai chiến và đánh bại Ðế quốc Trung Hoa của nhà Mãn Thanh trongtrận chiến Giáp Ngọ 1894? Rồi 10 năm sau thì Nhật đánh tan Hạm đội Nga ở Eobiển Ðối Mã trong trận hải chiến mà các sử gia Âu Châu gọi là có tầm quantrọng tương tự như trận Trafalgar đúng trăm năm trước. Chiến thắng đó của Nhật đã mở ra hy vọng cho Châu Á da vàng, dẫn tới Phongtrào Ðông Du tại Việt Nam và Cách mạng Tân Hợi tại Trung Quốc. Nhưng vớinước Mỹ, đấy là chuyện quá xa, dù là nhìn từ Hawaii. Vì thế giới hỗn mang như vậy, nên người Mỹ của trăm năm trước không muốn vàcũng chẳng tin là mình sẽ can dự vào một cuộc chiến nữa tại Âu Châu. Vàocuối năm 1913, họ cũng đoán sai như vị đồng nghiệp ngồi ở London. Mà chúng ta nên e là người Mỹ ngày nay chẳng khá hơn các bậc tiền bối củatrăm năm về trước. Sau Thế Chiến I, từ vòng ngoài của trung tâm thế giới là Âu Châu, Hoa Kỳvượt lên thành đại cường trước sự tan rã của các Ðế quốc Hung-Áo, Ðức, Nga,Ottoman. Nhưng ít ai tin là nước Ðức lại nổi lên thống trị Âu Châu và bắttay với Ðế quốc Xô Viết trong Thế Chiến II. Chẳng ai đoán là Hoa Kỳ dân chủlại kết hợp với Liên Xô Cộng Sản để đánh gục nước Ðức và nhường phân nửa ÂuChâu cho Stalin. Cũng ít ai ngờ là bên kia biển Thái Bình, Ðế quốc Nhật lại tấn công hạm độiHoa Kỳ vào cuối năm 1941. Vì thế, cũng ít ai tin rằng Hoa Kỳ sẽ giội bomnguyên tử lên đầu nước Nhật rồi hợp tác với Ðức với Nhật như đồng minh chiếnlược trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh, cho đến ngày Liên Xô tan rã, Âu Châutái thống nhất thành một khối với nước Ðức là cốt lõi. 

Như giới bình luận Anh thời trước, rút tỉa các bài học bất ngờ của lịch sửtrong thế kỷ 19, Hoa Kỳ ngày nay cũng tin rằng đã buôn bán với nhau thìchẳng ai muốn gây chiến. Kinh tế toàn cầu hóa là giải pháp khôn ngoan. Quả thật là vào thời điểm 2014, chiến tranh khó tái diễn vì Nga Tàu Nhật gìthì cũng đầu tư buôn bán với Âu-Mỹ và với nhau. Chủ nghĩa tư bản là chủnghĩa hiếu hòa và doanh gia là thành phần phản chiến nhất! Nhưng còn thế giới Hồi Giáo? Sau chục năm can dự lung tung, Hoa Kỳ đã ra khỏi Iraq và sẽ rút khỏiAfghanistan vào cuối năm 2014, và đánh câu đại xá để các nước giải quyết lấyxung đột của họ, từ Syria qua Lebanon, từ Libya tới Iran. Hoa Kỳ cười cầutài và treo miễn chiến bài với thiên hạ. Vào dịp cuối năm, người Mỹ càngthấy rằng việc đó là đúng. Các nước kia, từ Egypt đến Lebanon hay Liên bang Nga, bị khủng bố Hồi Giáođánh bom tự sát hay Trung Quốc ra tay đàn áp tộc Hồi tại Tân Cương càngkhiến Hoa Kỳ muốn gom quân kéo về và hòa giải với mọi cường quốc gần xa. Nhưng đấy mới là mầm loạn và chiến tranh càng dễ xảy ra, như trăm năm vềtrước. Trong thế giới cứ gọi là toàn cầu hóa và thịnh vượng, có nhiều nước khôngđược thịnh vượng và còn chối bỏ quy cách làm ăn toàn cầu. Chủ nghĩa tư bảnlà chủ nghĩa duy vật không có giá trị tâm linh và phải bị đánh đổ. Khủng bốHồi Giáo nằm trong mạch lý luận đó và với chủ trương “Thánh Chiến” còn khơidậy tinh thần quốc gia dân tộc trong từng cộng đồng Hồi Giáo. Trong thế giới phồn vinh còn lại, nhiều người cũng thất vọng với kinh tế tựdo và thiên về giải pháp bảo hộ mậu dịch. Ðèn nhà nào nhà ấy rạng, mạngngười nào người ấy giữ. Và chủ nghĩa quốc gia dân tộc đang được khai thác đểphá vỡ hội nhập, như tại Âu Châu.  Hoặc để giành lại quyền tự trị, quyền độc lập, như tại Nga, hay bên Tàu.Ngay tại Ðông Á, hai cường quốc lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản đều thiđua ái quốc bằng hạm đội ngoài biển... Thế Chiến I bùng nổ tại Âu Châu không vì một đại công tước bị ám sát trongvùng Balkan mà vì chủ nghĩa quốc gia đã tạo ra nhiều chuyển động ngầm dướimấy tầng địa chất của thời sự phù du. Những gì đang xảy ra ngày nay, trước sự thản nhiên của nước Mỹ, không nhấtthiết dẫn tới chiến tranh. Nhưng ai đảm bảo là mình đoán đúng? Cư an mà không tư nguy là sẽ gặp nguy?Nguyen Xuan Nghia.

  

Bài học của Thế Chiến Thứ Nhất   Lê Mạnh Hùng. Năm 2014 là năm kỷ niệm một trăm năm Thế Chiến Thứ Nhất. Cách đây ba mươinăm người ta không lưu ý bao nhiêu đến cuộc chiến này.  Nhưng những năm gần đây sự chú ý của các sử gia và những nhà nghiên cứu đốivới cuộc đại chiến thế giới đầu tiên của nhân loại đã ngày càng nhiều, đặcbiệt là tại các nước thuộc Bắc Âu và thế giới nói tiếng Anh. Các cuộc chiếntại Iraq và Afghanistan đã đóng góp nhiều vào việc làm hồi sinh những chú ýnày. Ngoài ra thế giới càng ngày càng trở nên tương tự với thế giới - ít nhất làtại phương Tây - của năm 1914, không còn là một thế giới bị phân chia giữahai siêu cường vũ trang đến tận răng các vũ khí hạch tâm mà là một thế giớiđa cực trong đó Hoa Kỳ đóng vai Anh và Trung Quốc đóng vai Ðức. Giống như thế giới hiện nay, kể từ sau năm 1945 thế giới sống trong một tìnhtrạng tương đối thái bình, phương Tây, trong gần một trăm năm kể từ trậnđánh Waterloo chấm dứt cuộc chiến tranh Napoleon, cũng sống trong một tìnhtrạng tương đối thái bình. Cố nhiên là không phải hoàn toàn.  Trong thời gian này có một cuộc nội chiến khủng khiếp tại Mỹ, một số cuộcchiến tranh ngắn ngủi tại Châu Âu như cuộc chiến Pháp - Phổ cũng như là vàicuộc chiến xâm lược thuộc địa tại Châu Á, nhưng nói chung hòa bình là tìnhtrạng phổ biến. Bên cạnh đó, tiến trình toàn cầu hóa và tiến bộ kỹ thuật - máy điện thoại,hỏa xa, tàu chạy hơi nước - đã cắt giảm mạnh thời gian di chuyển và nối liềncác vùng của thế giới với nhau. 

John Maynard Keynes đã mô tả hình ảnh huy hoàng của một người dân Luân Ðônvào lúc đó “uống ly trà buổi sáng trên giường” và đặt mua “những sản phẩmkhác nhau của toàn thế giới” để được giao đến trước cửa nhà mình giống nhưchúng ta hiện nay mua hàng của Amazon.com vậy. Và ông cũng coi chuyện nàynhư là “chuyện bình thường, chắc chắn và vĩnh cửu” chỉ có cải thiện chứkhông giảm sút. Và người dân Luân Ðôn này của ông Keynes chắc hẳn là trên đầu giường còn cócuốn sách -lúc đó đang được lưu hành mạnh mẽ- của Norman Angell “The GreatIllusion” vốn biện luận rằng Châu Âu không thể nào còn xảy ra chiến tranhđược vì nền kinh tế của các nước này đã quyện vào nhau đến nỗi một cuộcchiến là vô ích. Thế nhưng chỉ trong vòng một năm, cả thế giới bị rơi vào một cuộc chiếntranh khủng khiếp. Nó làm chết 9 triệu con người chưa kể hàng chục triệungười khác chết vì những hậu quả mà nó để lại, từ việc thành lập ra LiênBang Xô Viết tại Nga, việc vẽ lại bản đồ vùng Trung Ðông và sự nổi lên củaHitler. Thay vì mang lại tự do hạnh phúc, kỹ thuật trở thành công cụ của tànbạo, giúp một thiểu số có thể nô lệ hóa và tàn sát con người ở một mức độlớn hơn nhiều so với thời xưa. Các hàng rào được lập ra trên khắp thế giới, đặc biệt là trong thời ÐạiKhủng Hoảng của những năm 1930. Tiến trình toàn cầu hóa mà Keynes ca tụngchỉ trở lại vào đầu những năm 1990 khi thế giới Xô Viết sụp đổ và những cảicách của ông Ðặng Tiểu Bình bắt đầu có kết quả tại Trung Quốc. Lực đẩy dẫn đến thảm trạng này là tham vọng của Ðức vốn vào những năm đầucủa thế kỷ 20 đã vượt quá Anh về phương diện kinh tế trở thành cường quốckinh tế lớn nhất Châu Âu. Tham vọng của Ðức là bằng mọi cách - kể cả chiếntranh - làm sao đạt được địa vị chi phối Châu Âu. Nhưng bên ngoài Ðức, sự tựmãn và thiển cận của các nước khác cũng đóng một phần quan trọng. Quá nhiềungười, tại Luân Ðôn, Paris và những nơi khác tin rằng vì Anh và Ðức là hainước bạn hàng lớn nhất của nhau không có một lý luận kinh tế nào cho phépchiến tranh xảy ra cả. Như Keynes viết “Những dự án và ý tưởng chính trị của chủ nghĩa quân phiệt,đế quốc, về những tranh chấp chủng tộc, văn hóa, của sự độc quyền và ngăncấm mà sẽ đóng vai con rắn trong vườn Ðịa Ðàng... chỉ bị coi như là nhữngmẩu chuyện vui trong báo hàng ngày của người dân Luân Ðôn.” Người ta có thể học được từ những lỗi lầm của quá khứ như những phản ứng đốivới cuộc khủng hoảng vừa qua vốn sử dụng những bài học rút ra được từ nhữnglỗi lầm của thời Ðại Khủng Hoàng. Ngoài ra, sự khủng khiếp của một cuộcchiến toàn diện hiện đại với các vũ khích hạch nhân là một cản trở quantrọng đối với những ý đồ tham vọng vốn dẫn đến việc hy sinh một thế hệ thanhniên Châu Âu ngoài bãi chiến trường.

 Nhưng những tương tự giữa hiện nay và quá khứ vẫn là những điều đáng longại. Hoa Kỳ đóng vai Anh Quốc, một siêu cường đang trên đà đi xuống khôngcòn đủ mạnh để chi phối toàn bộ an ninh thế giới. Bạn hàng lớn nhất của Mỹ,Trung Quốc, đóng vai trò Ðức Quốc, một cường quốc kinh tế đang lên tràn đầynhững tham vọng quốc gia và ước muốn tẩy rửa những tủi nhục của quá khứ. Nhật Bản là Pháp, một đồng minh của nước bá quyền và có những cựu thù vớinước có tham vọng bá quyền mới. Những tương tự này cố nhiên không toàn bộchính xác. Trung Quốc còn chưa có một ai như Hoàng Ðế Ðức Wilhelm II và ngânsách quân sự của Mỹ vượt xa hơn ngân sách của đế quốc Anh, nhưng nó cũng gầngiống đủ để làm người ta e ngại. Ðiều tương tự làm người ta quan ngại nhất giữa năm 1914 và hiện này là tìnhtrạng tự mãn. Những nhà doanh nghiệp hiện nay cũng giống như những nhà doanhnghiệp thời đó, quá bận rộn làm tiền để có thể để ý đến những con rắn đangthè lưỡi nhỏ nọc độc ở dưới chân họ. Các nhà chính trị đang chơi trò chơinguy hiểm khơi dậy tinh thần dân tộc giống như họ đã làm cách đây 100 năm. Trung Quốc đang khích động tinh thần bài Nhật, dùng nó như là chiêu bài đểcải tổ kinh tế trong khi Nhật cũng đang dùng nguy cơ Trung Hoa vào mục tiêutương tự. Có nhiều hy vọng rằng những sự tương tự đó không dẫn thế giới đến một cái gìtương đương với những khủng khiếp của năm 1914. Những khùng điên, dù rằngphát xuất từ những lý do chủng tộc, hoặc tôn giáo thông thường cuối cùngcũng bị khuất phục bởi lý trí . Nhưng khi chúng thắng thế, chúng dẫn đến những tai họa khổng lồ, thành ranếu cứ nhất nhất cho rằng lý trí sẽ chiến thắng là một sơ suất nghiêm trọng.Và đó là bài học của cuộc chiến xảy ra cách đây một trăm năm. Lê Mạnh Hùng.   

Người Do Thái: Dân tộc nhỏ, nền văn minh lớn.(2).  Nguyên nhân do đâu? Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hànhnhư vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộcbắt nguồn từ tr...uyền thống văn hóa của dân tộc ấy.

 Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này có lẽ ta cần tìm hiểu cácnguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giớicòn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dântộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóamặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sátdã man suốt 2000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêudiệt hoặc đồng hóa và biến mất khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duynhất thành công trên cả hai mặt: giữ được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữađưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực trí tuệ. Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh thánh của người Do Thái (HebrewBible) – kinh điển này hơn 10 thế kỷ sau được đạo Ki-tô lấy nguyên văn làmphần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm phân biệt với Tân Ước docác nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét một kinh điển nữa củađạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu Ước, có đưa ra nhiềunguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh doanh, buôn bán. Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quýnhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thứcvà trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạycon: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưngkiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Với phươngchâm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìmcách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinhnghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ giáo dụctốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ họ chiếm tỷ lệcao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giớikhoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật. Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Đây là một điểmđộc đáo khác hẳn đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho, ta cần phân tích thêm. Có lẽsở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loàingười, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranhgiai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia. Heghel, đại diện nổi tiếng nhấtcủa triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền nói cho tới cùng là quyền(sở hữu) về tài sản.” Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa cộng sản “là sự phụchồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một hình thức cao hơn”. Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới cósự bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phânhóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọngnguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có. 

Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họkết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói: “Lạc đà chui qua lỗ kimcòn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew 19:24), ý nói ai giàuthì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường hơn – qua đó có thểsuy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và đạo Phật lại càngkhinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu là bẩn thỉu.Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tớingười Do Thái, họ đều muốn giàu có. Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cáchđây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ của bộ lạc Do Tháilà Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2).Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài.Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Mosesdẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những ngườixuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều được CựuƯớc ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớncho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại, vănhóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo. Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiệntốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họlàm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơichính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn. Hoàn cảnh ấy khiến họsáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồvà cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại – về sau gọi làhệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cốđịnh nào. Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năngkiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền – họ là cha đẻ củathuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (cònai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?). Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chêbai. Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Ai-van-hô (Ivanhoe) của Walter Scott chắccòn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac (I-sắc) đáng thương, bố của nàngRebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng khư khư giữ túi tiền và bị hiệpsĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của Shakespeare đưa ra nhiều hìnhảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần tiện, ích kỷ, xảo trá. Tậpquán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã Hitlerđập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dênào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marxtừng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tưbản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái.

 Marx nói như vậy nghĩa là đã thừa nhận người Do Thái tham dự sáng lập ra chủnghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến và làm nênphần chủ yếu trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quả thật, người Do Thái cóđóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng nền kinh tếtư bản chủ nghĩa. Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộcđời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không aiđược phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắptài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của ngườiđó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác... Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sửdụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt chongười nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng củavăn minh phương Tây. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũnggiúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ. Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vìngười giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột ngườinghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện.Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từthiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho công tác từthiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đâycó thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế. Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làmgiàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờchịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc giakhác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định nhưng dân tộc này vẫnnghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán, dànhdụm tiền để cho vay lãi … Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa nhận quyền tư hữu tài sản.Kinh Talmud viết: ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine ismine and yours is yours) thì là người bình thường (average); nói “Của tôi làcủa anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói “Của tôi là của anh vàcủa anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi vàcủa tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tàisản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác. Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạoDo Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằngtất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi ngườiđều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên

nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyềncoi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ tiến bộ và có giá trịhiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nướclà tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của một số nhóm lợi íchhoặc cá nhân. Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh. Chẳng hạn: - Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà;- Bán nhiều lãi ít tức là bán 3 cái (lãi) chỉ bằng bán 1 cái;- Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;- Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;- Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;- Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;- Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v… So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể thấy đạo Do Thái là tôn giáocủa người muốn làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo của người nghèo. Khácbiệt căn bản ấy là một trong các lý do khiến Giáo hội Ki-tô ngày xưa khinhghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi sẽ trình bày về vấnđề này). Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với tài sản và tiền bạc nói trên, cóthể thấy hệ thống tư tưởng của đạo Do Thái rất phù hợp với quy luật tiến hóacủa nhân loại và chính vì thế nó tạo dựng nên truyền thống văn hóa bất hủcủa dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho dân tộc này dù phải sốnglưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc thànhcông nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người. Đồng thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáolý đạo Ki-tô và đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo DoThái. Cuối cùng, nhờ có những điểm độc đáo nói trên, văn minh Hebrew củaphương Đông trong quá trình giao lưu kết hợp với văn minh Hy-lạp của phươngTây đã sinh ra một nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, sau rốt trở thànhnền văn minh phương Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựuđáng kể nhất mà nền văn minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân lịch sử cực kỳ phức tạp, lâu nay ngườita đã coi nhẹ nền văn minh Hebrew, và bây giờ đã đến lúc loài người nên sửachữa sai lầm đó. (ST)   

Thiện tâm ở tại long.Ngô Nhân Dụng Mấy năm trước, mục này đăng một bài với đề tài: Thiện vẫn hơn Ác. Một vị độcgiả Người Việt là Bác Sĩ Henny Nguyễn đã chọn đọc lại bài đó trong chươngtrình phát thanh Niềm Vui Mới nhân dịp Lễ Phục Sinh này. Ðây là cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại đề tài đó, để nuôi nấng niềm tin vàocái Thiện. Nội dung bài Thiện vẫn hơn Ác nhắc đến một cuộc nghiên cứu khoa học in trênTạp chí Nature năm 2008 trình bày kết quả một cuộc thí nghiệm của Giáo SưMartin Nowak ở Ðại Học Havard, kết luận rằng, trong đời sống loài người, saucùng ai ăn ở thiện vẫn “có lợi” hơn là những người sống với cái ác. Conngười hướng về điều thiện, đó là một bẩm tính có thể chứng minh cho phươngpháp khoa học được. Cũng giống như các loài chim thiên di mỗi mùa Thu bay về phương Nam bao giờcũng bay từng đàn chứ không con chim nào bay riêng lẻ, loài người làm việcthiện vì đó là “sách lược tối ưu” cho cả chủng loại. Trải qua hàng triệu,hàng tỷ năm, mỗi loài sinh vật có những thói quen được tích tụ và truyền cho

các thế hệ sau để tự bảo toàn, trong loài người Sống Thiện là một “chọn lọctự nhiên,” đã trở thành di truyền. Môn sinh học, khi nói đến “chọn lọc theo thiên nhiên” (natural selection) thìngười ta nghĩ tới những sinh vật ích kỷ giành lấy tài nguyên cho chính mình,thắng thế với các đồng loại. Nhưng bây giờ thì các nhà nghiên cứu lại chú ýđến những hệ thống sinh học được tổ chức trên quy tắc cộng tác và vị tha,đặc biệt là trong xã hội loài người. Những cuộc nghiên cứu tên đề tài nàyhiện nay rất phổ biến và có những khám phá rất đáng chú ý. Từ phạm vi sinhhọc, người ta dùng cùng một phương pháp để nghiên cứu về kinh tế, xã hộihọc, và đạo đức học. Hai Giáo Sư Claus Wedekind và Manfred Milinski ở Ðại Học Bern, đã làm mộtcuộc thí nghiệm về tính thiện của con người, bản báo cáo của họ vào năm 2000nay đã trở thành một công trình “cổ điển.” Làm việc thiện tức là việc íchlợi cho người khác, và thế nào mình cũng chịu tốn kém một chút nào đó. Mụcđích cuộc thí nghiệm của hai ông là xem tại sao có nhiều người thích làmviệc thiện dù không được đáp lại. Hai ông dùng một lý thuyết sinh học là“đền đáp gián tiếp” (indirect reciprocity). Bình thường, ai làm việc tốt cho mình thì chúng ta báo đáp. Trong quan hệtrực tiếp giữa hai cá nhân, hiện tượng vay trả, đáp ứng (reciprocity), có đi cólại, là chuyện thường diễn ra và dễ hiểu. Nhưng chúng ta cũng hay làm nhữngviệc tốt lành cho những người hoàn toàn hoàn toàn xa lạ; cho những ngườimình chỉ gặp gỡ tình cờ và không nghĩ trong đời sẽ còn gặp lại. Tại sao người ta làm việc thiện “không cần đáp ứng” cho người lạ như vậy?Các nhà xã hội học thử đoán nguyên do theo lối thuần lý. Họ giả thiết làloài người ai cũng lo cho lợi ích của chính mình. Do đó có một lý do khiếnmọi người làm việc tốt cho người khác mà không cần được đáp lại trực tiếp,là làm việc thiện sẽ tạo được tiếng tốt cho mình; nhờ được tiếng tốt đó màsẽ được người khác tin, rồi sẽ làm việc tốt cho mình. Các nhà nghiên cứu gọiđây là hiện tượng “đền đáp gián tiếp” (indirect reciprocity). Trong văn hóa Việt Nam chúng ta còn tin là khi làm việc thiện thì sẽ tạođược phước đức, dù mình không được xã hội đền đáp trong đời này thì đến đờicon, đời cháu cũng sẽ được đền đáp gián tiếp. Cả xã hội loài người có mộtguồng máy phân bố phước đức, có thể coi như một thị trường cho chúng ta đầutư phúc đức. Mỗi người sinh ra đều nhận được một di sản Phúc Ðức do ông bà để lại, mìnhcó thể được hưởng và đóng góp thêm vào kho phước đức đó cho đời sau! Niềmtin đơn giản đó giúp cả xã hội cùng tốt lành, có lẽ vì thế mà người Việt Namcứ giữ niềm tin đó suốt bao nhiêu thế hệ! Nói theo lối thuyết tiến hóa,những thói quen nào có ích lợi cho cả chủng loại thường được lưu giữ trongphong tục, tập quán, thấm nhuần trong nền văn hóa.

 Nói đến luật tiến hóa là người ta nghĩ đến quy tắc “cạnh tranh để sinh tồn;”nhờ mỗi sinh vật cố gắng giành phần lợi ích về tay mình cho nên cả xã hộiđược thúc đẩy tiến tới. Sống trải qua hàng triệu năm, những hành vi, thái độvà tính toán mà một sinh vật tập được để tự bảo tồn sự sống của mình, dầndần trở thành những thói quen tự nhiên. Những thói quen nào giúp bảo vệchủng loại sẽ được truyền qua nhiều thế hệ, dần dần được coi là bản tính.Ngược lại, những hành vi, thái độ nào không có lợi cho chủng loại thì sẽkhông được truyền lại vì những sinh vật mang các thói quen đó sẽ dần dần sẽbiến mất. Thí dụ khi quan sát một giống ong, người ta thấy những con ong thợ khi đếnhút mật hoa trên một loại cây luôn luôn chọn hút các bông hoa từ dưới gốccây rồi đi dần lên trên. Khi khảo sát người ta thấy những bông hoa ở phíadưới thường chứa nhiều mật hơn. Từ bản năng, các con ong đã biết lựa chọnmột “giải pháp tối ưu!” Mặt khác, khi một con ong bay tới, sà vào một bônghoa mà thấy có “dấu chân” của một con ong khác đã tới thăm bông hoa đó rồi,thì rời bỏ cả cái cây đó luôn, không thử dò tìm các bông hoa khác trên cùngmột cây nữa. Làm như vậy cũng là “lựa chọn tối ưu” vì về lâu về dài sẽ tiếtkiệm được nhiều thời giờ. Chắc không phải những con ong thợ này đã được huấn luyện trong tổ trước về“đường lối,” “chính sách,” và phương pháp quyết định “giải pháp tối ưu”trước khi cho đi “làm công tác?” Thói quen đó có thể giải thích bằng thuyếttiến hóa. Trong hàng tỷ năm cuộc đời của loài ong, những con ong có thóiquen tốt này thì được sống lâu hơn, đông hơn, có cơ hội tồn tại và truyềngiống; trải qua hàng tỷ thế hệ ong, nghệ thuật tìm mật hoa này đã biến thànhnhững đặc tính bẩm sinh. Trước đây khi nghiên cứu về diễn trình tiến hóa của các sinh vật và của loàingười, người ta chỉ giả thiết ai cũng có thói vị kỷ, ganh đua, nhưng khôngmấy người chú ý đến vai trò của óc vị tha, của lòng từ ái. Nói chung là khinghiên cứu thuyết tiến hóa người ta thiên về mặt duy lợi, vị kỷ mà không chúý về Cái Thiện. Nếu đặt trọng tâm trên sự cộng tác giữa các cá nhân trongmột giống sinh vật, người ta chỉ chú ý tới những hành động hy sinh của cáthể để bảo tồn giòng giống của chủng loại; một thứ bản năng có tính sinhhọc. Trong khi đó, một điều ai cũng phải thấy là tất cả các nền văn minhtrong lịch sử đều đề cao Cái Thiện, thúc đẩy sự cộng tác giữa mọi người vàngăn ngừa tánh ích kỷ hại nhân. Hai giáo sư người Thụy Sĩ Claus Wedekind and Manfred Milinski đã bày ra một“trò chơi” nhờ các sinh viên tham dự vào một cuộc thí nghiệm để tìm hiểuhiện tượng “đền đáp gián tiếp” có thật sự thể hiện hay không. Họ được 80sinh viên cộng tác, mỗi người ngồi trước máy điện toán, coi như được phátmột số đồng Franc tiền Thụy Sĩ. Họ có quyền phát tiền cho một người bạn thamdự cuộc chơi. Mỗi lần mỗi sinh viên lại cho tiền một người khác nhau, mỗi

người chơi không biết ai là “đối tác” của mình; trên màn ảnh máy vi tính chỉbiết là đối tác đó đã từng phát tiền cho người khác bao nhiêu lần. Kết quả cho thấy thuyết “đền đáp gián tiếp” (indirect reciprocity) được thể hiện.Nếu thuyết đó không đúng, tức là các sinh viên quyết định đem tặng tiền chongười khác một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, thì khi trò chơi kết thúc, số tiềnvốn của mọi người sẽ gần như bằng nhau. Nhưng sau cùng, khi tổng kết xem mỗingười còn bao nhiêu tiền, người ta thấy những sinh viên nào hay đem tiền chongười khác nhất cũng là những sinh viên nhận được nhiều hơn các bạn khác. Nhưng tất nhiên trong nhân loại có những người vị tha hơn người khác, vàngược lại có người thường chỉ nghĩ đến mình. Hành vi của họ khác nhau nhưthế nào khi biết rằng những người có tiếng vị tha có thể được đền đáp? Một cuộc nghiên cứu khác, công bố năm 2008 trên tạp chí Social PsychologyQuarterly, của hai Giáo Sư Brent Simpson và Robb Willer ở Mỹ, đã tìm hiểu kỹhơn về tác phong của con người trong hoàn cảnh có sự đền đáp gián tiếp.Trong thí nghiệm này, người ta trắc nghiệm trước các đối tượng để xếp loạinhững người có khuynh hướng vị kỷ trong một nhóm, nhóm kia là những ngườiđược xếp loại vị tha. Khi tham dự cuộc chơi mà biết rằng các hành động thiệntrong tương lai có thể được đền đáp thì những người vị kỷ phản ứng rất tíchcực. Ngược lại, những người vốn tính vị tha thì dù biết sau này có được đền đáphay không, họ cũng không chịu ảnh hưởng. Như vậy nghĩa là hành động hoàntoàn vị tha là có thật; nhưng nhân loại không phải ai cũng vị tha. Thínghiệm thêm lần nữa, hai tác giả thấy rằng khi được chứng ai có hành độngthiện, thì những người vị tha thường “tưởng thưởng” cho những người thiện đónhiều hơn những người có tính vị kỷ qua việc đền đáp gián tiếp. Tạp chí Games and Economic Behavior tháng 11 năm 2009 đăng kết quả cuộcnghiên cứu của ba giáo sư ở Âu Châu, họ chia các đối tượng nghiên cứu làmhai nhóm, một nửa thì mỗi lần “làm việc thiện” đều được báo cho mọi ngườibiết, một nửa thì hoàn toàn không. Kết quả cho thấy trong xã hội quả thật cóhiện tượng thuần túy “đền đáp gián tiếp.” Nhưng bên cạnh đó cũng có nhữngngười làm điều thiện vì tính toán hơn thiệt. Nhiều quý vị nghe những câu chuyện trên sẽ thấy là kết quả của những cuộcnghiên cứu mới kể thật ra không có gì lạ. Nếu vậy thì rất đáng mừng. Khôngthấy gì mới lạ, nghĩa là chúng ta không cần phải mất công bầy ra các cuộcnghiên cứu (hàng ngàn cuộc nghiên cứu đã thực hiện) chỉ để biết một điều màai cũng đã tin là đúng từ lâu rồi: “Thiện tâm ở tại lòng ta.” (ST)  Ngô Nhân Dụng  

 

Giáp Văn Dương - Thoát Trung Luận Chính trị - xã hội Giáp Văn Dương  Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sựtrỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, vềtình hình tranh chấp Biển Đông …, một số người thuộc giới trí thức trong vàngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận địnhchung:  Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệthống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằmphân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.* * *Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thểđược diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộckhởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịchsử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi:  Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc! 

Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gầnmột nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quảcủa một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập,quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà cònở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này.  Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trungkhích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”.Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lạichọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôicàng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềmtỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất. Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bịchao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đếnthì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viếtriêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dânđồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sựvùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này. Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộcthoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biếtviết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong mộtthời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toànbộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hìnhthức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷnhư đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp vớithế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Tasẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, cóngôn ngữ và văn hóa riêng. Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cáitên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọnhai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phươngNam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa:Tiến về phương Nam để thoátkhỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệcon cháu người Việt Nam mình.Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọntên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam,thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng tatrong thời cận đại có thể được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnhcủa tổ tiên mình? Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởngquá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình.

Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đãđược cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xégiữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc. Sở dĩ có sự giằng xé này là vì, trong suốt thời phong kiến, do sự hạn chếcủa phương tiện giao thông, thế giới bên ngoài đối với nước ta dường như chỉcó một mình Trung Quốc. Khi người của ta chưa đủ đông, kinh tế của ta chưađủ mạnh, văn hóa của ta chưa đủ trưởng thành, thì việc chịu ảnh hưởng củavăn hóa Trung Hoa cũng là điều dễ hiểu. Nhưng ngày nay, thời thế đã đổi thay. Một em bé sinh ra ở một vùng quê hẻolánh cũng có đủ thông tin để biết rằng, thế giới không chỉ có một mình TrungQuốc. Thế giới còn có nhiều nền văn hóa khác, mang nhiều giá trị tiến bộhơn, đáng học hỏi hơn nền văn hóa Trung Hoa, đến mức bản thân người TrungQuốc cũng phải mau mau thay đổi để học hỏi những điều tiến bộ này. Trên thựctế, những vùng nào của Trung Quốc gỡ bỏ được một phần văn hóa Trung Hoatruyền thống để du nhập các giá trị văn hóa phương Tây như các Hồng Kông,Đài Loan… thì đều phát triển vượt bậc so với những phần còn lại của TrungQuốc lục địa. Nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đã tìm cáchthoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thành công và trở thành những conrồng con hổ châu Á mới. Họ không chỉ giữ được độc lập, mà còn tiến nhanhthành một nước phát triển, được thế giới kính nể trọng vọng.Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ: Bằng cách thực hiện cuộc thoát Á nhậpÂu từ nửa sau của thế kỷ 19, Nhật Bản đã tránh được ách nô lệ thực dân vàphát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn. Thoát Á với Nhật Bảnthời gian đó là gì, nếu không phải là thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa TrungHoa? Vì vậy có thể nói, chìa khóa để Nhật Bản phát triển thành công là thoátkhỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm như họ? Tại sao ta lại không vùngthoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển, khi gương thành côngđã bày ra trước mắt cả trăm năm, khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên taivăng vẳng? Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý, một vô thứcxã hội hay một phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống ởnhiều dạng nhiều mặt nên khó lòng dứt bỏ được. Với người dân thì đó là sựtiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách vô tư hào hứng qua phim ảnh, sách báo…đến mức trẻ em thuộc sử Tàu hơn sử Ta, quen với đồ chơi Tàu hơn đồ chơi Ta.Thương nhân ta thì chỉ chăm chắm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ về bán cho dân,dù biết là hàng kém và có nhiều độc hại. Ở mức quốc gia thì đó là sự ràngbuộc đến mức vô lý về ý thức hệ vào người Trung Quốc, dẫn đến thua thiệt vàbất bình đẳng trong bang giao quốc tế.

Những việc này đều diễn ra một cách trơn tru tự động, đến mức không mấy aitự hỏi: Vì sao mọi chuyện lại quá dễ dàng như vậy? Câu trả lời hẳn nhiên làtư tưởng chầu về Trung Quốc đã bén rễ sâu trong tiềm thức của xã hội ta nhưmột chất gây nghiện, tuy độc hại nhưng rất khó từ bỏ. Vì nếu từ bỏ thì sẽgây ra đau đớn và chống chếnh phần nào. Nhưng từ xưa đến nay, có chất gâynghiện nào có lợi? Trong hoàn cảnh đó, chỉ còn một cách duy nhất là quán chiếu để nhìn sâu hiểukỹ tác hại của việc chầu về Trung Quốc, để thấy được mối nguy lâu dài của nóđối với đất nước thì may ra mới có thể dứt bỏ được. Trước hết là về văn hóa:  Có so sánh ra bên ngoài mới thấy, bản sắc văn hóa của ta quá đỗi mong manh.Lý do chính là văn hóa của ta đã bị áp đảo bởi văn hóa Trung Hoa trong suốtnhiều thế kỷ, nay càng bị áp đảo mạnh hơn bởi tiến bộ của phương tiện truyềnthông. Nhiều người khi còn sống thì một chữ tượng hình bẻ đôi không biết,nhưng khi chết thì lại được cúng tế bằng các bài văn khấn chữ Nho.Chuông, khánh trong chùa dù mới đúc, cũng hết thảy được khắc bằng thứ chữcủa người Hán dù chẳng ai đọc được. Truyền thanh truyền hình, tuy sống bằngtiền thuế của dân Việt Nam ta, lại ngày đêm truyền bá văn hóa Trung Hoa đếntận hang cùng ngõ hẻm. Thời sự hơn nữa thì phim về tổ tông được quay bênTrung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được mang về Đà Lạt... Ôi thôi, biết baonhiêu mà kể! Xin hỏi: Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì? Có phải là bởi đất đai, tàinguyên của dân tộc đó hay không? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dântộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đangbị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu,mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình?  Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đãtìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệmua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngôngnghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái …–những đặc trưng của văn hóa hủ nho Trung Quốc không hề giảm đi trên đất ViệtNam ta mà ngược lại, như rồng gặp nước, múa may phát triển tràn lan, biếnhóa gây hại không biết bao nhiêu mà kể. Vì sao vậy? Vì không sáng tạo ra chỉhọc đòi bắt chước, nên nhiều người mang lòng kính sợ, nhất nhất tuân theokhông dám đổi thay, nên chỉ nhăm nhắm chầu về, nghiêm cẩn như học trò đốivới ông thầy. Nay những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa vàđạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích,

thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổbiến , nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiếnbộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thựcnghiệp… thì mới có thể tiến kịp người. Ta phải tự gỡ bỏ tấm khăn đang bịt mắt ta ra, phải vứt bỏ sợi dây đang tróibuộc mình thì bàn tay khối óc mới được giải phóng, hoa thơm trái ngọt của sựsáng tạo mới được thành tựu. Còn như chỉ mê muội sùng kính những thứ ngườita đã phải bỏ đi, thì mãi lếch thếch lôi thôi cũng là điều tất yếu! Thứ hai là về kinh tế: Việt Nam ta đang bị áp đảo trong thương mại đối với người Trung Quốc. Nhậpsiêu từ họ lên đến 90% so với tổng nhập siêu của cả nước ta. Trong khi đó,xuất khẩu từ ta sang họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lại chủ yếu là nguyênliệu thô và hàng nông sản, là những thứ mà giá trị chẳng được bao nhiêu. Vậycó thể nói, về kinh tế, chúng ta đang phụ thuộc vào họ một cách nặng nề. Nềnkinh tế của ta đang ở mức chông chênh, có thể sụp đổ khi họ chủ tâm đóngcửa. Nhưng điều đáng lo hơn cả là những người có thẩm quyền lại không thấy sự bấtthường này. Những dự án lớn hầu hết đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tỷnhư, 90% các dự án tổng thầu gần đây đã rơi vào tay họ. Chất lượng của nhữngcông trình này rất kém, vì một lẽ giản đơn: Trình độ về công nghệ của họ cònthấp, việc tôn trọng môi trường và văn hóa bản địa họ chẳng quan tâm. Hànghóa xuất phát từ Trung Quốc luôn bị thế giới cảnh báo là độc hại và kém chấtlượng. Chính họ đã gây ra nhiều vấn nạn về văn hóa và môi trường trong nướchọ. Vậy thử hỏi, vẫn những con người đó sang nước ta thì làm sao có thể làmtốt cho được? Đáng tiếc thay, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi” của nhiều ngườicó trách nhiệm đã dung túng tình trạng này, gây hại lâu dài cho nền kinh tế.Việc này ta phải trách ta trước hết, vì nếu ta không tiếp tay thì làm sao họcó thể tác oai tác quái. Tiếp tay cho họ hại mình, thời buổi cạnh tranh, hỏicó khác nào mua dây để tự trói chân mình. Mà đã mua dây để tự trói chân mìnhthì làm sao có thể đi nhanh đi xa cho được? Chính vì thế, bên cạnh việc vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa về văn hóa, chúngta cần tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa về kinh tế. Nhà nước cần có chínhsách giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc, khuyến khích người trong nước sảnxuất kinh doanh. Người Việt phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập sovới người Trung Quốc, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được nhữngmô hình phát triển khác hẳn so với họ. Phải phấn đấu trở thành hội điểm đầutư và thương mại toàn cầu. Việc này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Nhưngkhông vì thế mà không gắng sức, vì tương lai dân tộc phụ thuộc phần nhiềuvào chính chỗ này.

 Thứ ba là về chính trị:  Nước ta đang có một sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ đối với người phươngBắc. Họ làm gì thì sớm muộn ta cũng làm theo như bị thôi miên. Rất nhiều khổđau trong lịch sử của ta đã có nguồn gốc từ việc làm theo như họ.Dân ta khác, phong hóa của ta khác, đất đai vị thế của ta khác, vậy hà cớ gìta phải dập khuôn theo? Đành rằng, trước đây ta chỉ biết đến Trung Hoa nêntriều chính phải rập khuôn bắt chước, tuy đáng trách những có thể cảm thông.  Nhưng nay thế thời đã đổi, thế giới đã mở rộng muôn phương, mà sao ta vẫnnhăm nhắm hướng về phương Bắc? Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ,mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc,tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở tròmánh khóe kéo chìm ta xuống đáy? Vì sao vậy? Vì đâu vậy? Vì sự u mê đã đến mức thâm căn cố đế, hay vì đặcquyền đặc lợi của một nhóm người? Di lệnh của tổ tiên và những bài học lịchsử vì sao không còn tác dụng? Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thìtrên thực tế, sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ này đã gây ra nhiều thuathiệt cho ta trong quốc tế bang giao, làm mất đi nhiều cơ hội làm ăn của tavới thế giới bên ngoài. Người ngã xuống vì biên cương hải đảo ta cũng chẳngdám vinh danh… Hỡi ôi! Thời thế đã đổi thay. Thế giới ngày nay không chỉ có một mình Trung Quốc.Đoàn thuyền ra khơi phần đông đều đi theo một hướng, vậy lẽ gì ta phải táchnhóm đi riêng với kẻ vẫn bắt nạt mình? Sợi dây trói tay trói chân gỡ ra cònchưa được, vậy cớ gì ta lại mua dây để tròng đầu tròng cổ ta thêm? Và cuối cùng là chủ quyền bị đe dọa: Khi chân tay ta bị trói, đầu cổ ta cũng chẳng được tự do, mắt ta cũng bịbuộc nhìn về một hướng, thì thân thể ta làm sao mà vẹn toàn tự chủ? Sự trỗidậy của người Trung Quốc tất yếu dẫn đến việc họ mở rộng biên giới quốc gia.Tranh chấp với xung quanh là điều khó tránh khỏi. Điều này họ đã công khaithừa nhận. Biển Đông đã nổi sóng. Giờ việc ta cần làm là hãy nhanh nhanh tựcởi trói cho mình, làm cho ta hùng mạnh thêm lên thì mới có thể giữ được vẹntoàn cương thổ. Khi lực ta còn yếu thì mắt ta phải nhìn xa trông rộng, phải tìm cách kếtthân với những kẻ có thế có quyền, có cùng lợi ích cùng mối lo âu để đồngtâm đối phó. Muốn vậy ta phải thiện chí thành tâm, đặt lợi ích quốc gia lêntrên những tính toan nhỏ nhặt. Tình thế đã trở nên nguy ngập. Nước Việt tađang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâmlàm nô lệ một lần nữa? 

Là người Việt, không ai muốn trở thành nô lệ ở bất cứ dạng nào. Điều này cónghĩa, lựa chọn duy nhất là vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người TrungQuốc để phát triển.Vậy thì, hãy làm một cuộc thoát Trung toàn diện để hội nhập cùng thế giới vàkiến tạo một kỷ nguyên phát triển mới!Hãy tỉnh cơn mê, dứt cơn mộng mị! Hãy từ bỏ chất gây nghiện chầu về TrungQuốc! Hãy cởi bỏ tấm khăn bịt mắt! Hãy vứt sợi dây đang trói tay, trói chân,tròng cổ, tròng đầu! Hãy trở về với di lệnh của tổ tiên: Thoát Trung hay là chết!  (ST) Theo blog Giáp Văn   

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt Nam hiện nay. 2013Nguyen Hung Quoc. 

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp địnhGéneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị Mỹ xâm lược biếnthành thuộc địa kiểu mới. Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhândân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Laođộng Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ươngĐảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hộiở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giảiphóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1969, Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tếlỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc,cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị ápbức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.  Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranhchung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộxã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,liêm, chính, chí công.vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Muốn quy tụ lực lượng trong điều kiện quốc tế ngàynay, phải tìm được những mục tiêu chung với các đối tác, tạm gác những nétkhác biệt, thậm chí cần phải bắt tay với những kẻ thù cũ đã biết tôn trọnglợi ích đôi bên. Cửa phải mở rộng nhưng phải thường xuyên quét sạch rácrưởi, vi trùng, đảm bảo môi trường trong sạch. Yếu tố quyết định thắng lợicủa sự quy tụ lực lượng trên thế giới vẫn là sự lớn mạnh, trưởng thành củabản thân nhân dân ta. v   Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việtđến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Namyếu như hiện nay. Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệđối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, khôngcó nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hayPhilippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cảchùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưatàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt

Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơnnữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phảnứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc,Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cảmột lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng,phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy. Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phântích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hìnhchính trị tại Việt Nam hiện nay. Trước hết là lãnh đạo yếu. Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nóiđến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở ViệtNam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thếkỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng.  Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướnglâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủtướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, TổngBí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ươngđảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việcchọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí,các giám đốc Sở ở địa phương.  Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bíthư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần.Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), khôngthể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ôngvua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắtđầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờnhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người đượclên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thuacuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn côngNguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả haiđều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đềnghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung

ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân đượcbầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng. Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một TổngBí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy. Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thếvà việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình nhưvậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không? Không. Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoátcác đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhànước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫnphải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định. Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thìyếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay,giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hềcó lãnh đạo (leadership).  Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉlàm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi khôngcó lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụthể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cậnvừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điềuđó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam nhữngnăm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họđề xướng.  Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệtnhững người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau,cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ýđịnh ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họtrong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ.Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có aitrong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việccó hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có. Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếutheo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều làhậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị“tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúnghàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chínhthức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế

ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồngchất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chốnglại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khithấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếukhông phải tham nhũng thì là trấn áp. Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh? Thứ nhất, các phe phái mạnh. Thật ra, đảng Cộng sản lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình,Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báoNhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống vàngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng khôngthèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được.  Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Khôngcó phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thànhra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Saunày, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lạitấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu nhưchỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ,chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn trànra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”. Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có cácnhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở cácquốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các côngđoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v..Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dướihình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trunggian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây,ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thểcó, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợiích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị ViệtNam. Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn PhúTrọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính làchiến thắng của nhóm lợi ích đối với nhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổiluật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quanniệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liêntiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền. 

Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố:quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham.Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền.Theo Ngô Nhân Dụng:“Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điềuđộng các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các“bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếmtiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trungthành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong HộiÐồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đềunhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khingười dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới thamnhũng chằng chịt liên kết với nhau, người cầm đầu mạng lưới đó là ông thủtướng.” Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻvừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn PhúTrọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừacó tiền ấy. Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả: Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nộibộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng,Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cửNguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ:Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó làdân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thànhdân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lựctrong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ. Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biếnđảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà cònvét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả củanhững người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!). Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủyếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở TrungQuốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? Atripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The ChinaQuarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại TrungQuốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cáiyếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc.  Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức mộtcách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ

Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù saovẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứhai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sảnTrung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thìvẫn mạnh. Còn Việt Nam? Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam.Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn. * Nguyễn Hưng Quốc

Thái Tuấn - Sống thật để làm người Việt tốt. • Chính trị - xã hộiThái TuấnTheo Diễn Ngôn Ẩn trong vẻ lạnh lùng, vô cảm thậm chí cáu gắt khó chịu của mỗi người ViệtNam là một con người khác. Con người của sự chia sẻ, thương yêu và giúp đỡlẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn. Những đức tính này được hun đúc, bồiđắp qua hàng nghìn năm chống lại sự đô hộ của người Tàu phía Bắc không dễ gìphai nhạt. Nhưng tại sao con người thật thà, chất phác, tốt tính đó củangười Việt ngày nay bị che khuất bởi những lớp vỏ xấu xí? Tại sao những nghikỵ, lừa lọc, chụp giật, tư lợi trở nên phổ biến? Một nhà văn kỳ cựu đã từng nói, ngày đầu đi kháng chiến vui lắm. Dọc đườnghành quân, những người lính trẻ hát “Thiên thai” hay “Suối mơ” thật lãngmạn. Cuộc chiến chinh là một bản hùng ca của dân tộc. Mặc những gian khổ,bệnh tật, hy sinh, nhưng từng bước hành quân vẫn lung linh bầu trời tổ quốctrong tim. Văn nghệ sĩ, trí thức, thanh niên lên đường vì chủ nghĩa yêunước. Họ chiến đấu và hy sinh vì độc lập cho dân tộc, và tự do cho nhân dân.Đây cũng chính là lý do làm cho cuộc chiến tranh giải phóng Việt Nam có tínhchính danh, và chính nghĩa, và quy tụ được toàn bộ người Việt Nam trong cũngnhư ngoài nước. Tiếc thay, trong quá trình đi tìm độc lập và thống nhất đất nước, chúng tađã không coi trọng tự do cá nhân. Những khẩu hiệu “hy sinh quyền lợi cá nhânđể phụng sự cho lợi ích tập thể” đã dẫn đến những chính sách sai lầm trongquá khứ. Các chương trình như cải cách ruộng đất, xóa bỏ chùa chiền, cônghữu hóa tài sản đã làm tổn thương nền tảng xã hội và đạo đức của dân tộc.“Thiên thai”, “Suối mơ” không còn được hát nữa, thay vào đó là “Cùng nhau đihồng binh” hay “Tiếng hát ngày thứ Bảy cộng sản”. Sự khát khao độc lập, tựdo của dân tộc được khoác lên mình một chiếc áo mới, với sứ mệnh mới: bảo vệChủ nghĩa xã hội. Con người Việt Nam tự tạo cho mình một cái vỏ bọc, để

tránh những quy chụp “tư sản”, “không có tính giai cấp” thậm chí “phản cáchmạng”. Có nhiều lý giải cho rằng khi chúng ta làm kháng chiến, để phát huy sức mạnhtập thể, trăm người như một, thì hy sinh tự do cá nhân là điều cần thiết.Lịch sử là lịch sử, và không có điều “giá như” hoặc “nếu điều đó xảy ra”.Quan trọng, trong thời bình khi thế giới đã thay đổi, Việt Nam đã thay đổi,chúng ta, những con người đang sống trong thời đại này phải hành động để saunày con cháu không phải đặt câu hỏi “giá như” và “nếu điều đó xảy ra” nữa. Việt Nam trong thế kỷ 21 có hướng nhìn ra biển. Chúng ta nhìn ra biển, vìbiển chính là cánh cửa đưa Việt Nam vào với thế giới. Khoa học, công nghệ,và toàn cầu hóa đã làm điều không thể trong hàng nghìn năm qua thành điều cóthể trong ngày nay. Từ thời bắc thuộc (111 trước Tây lịch đến 931 sau Tâylịch) cho đến thời độc lập sau này, Việt Nam thường nhìn về phương Bắc. Nhìnvề phương Bắc, vì chúng ta đã thấm nhuần văn hóa và tư tưởng Nho giáo và tinrằng, phương Bắc là đúng. Ai học được văn hóa, khoa học từ phương Bắc làngười giỏi, ai không học được là người dốt. Chúng ta nghĩ và tư duy trongchính cái khuôn mẫu do chúng ta du nạp, và cảm thấy an toàn trong cái lồngkính đó.Ngày nay, chúng ta hiểu thế giới đa dạng hơn rất nhiều những gì đếntừ phương Bắc. Chúng ta hiểu, Việt Nam có thể nhìn về hướng Đông, Tây và Namđể tích hợp trí tuệ của nhân loại, và quan trọng hơn củng cố nền độc lậpquốc gia. Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, và hơn một nghìn năm gìn giữ, độclập dân tộc đâu phải là điều nhỏ để chúng ta đánh mất. Quan trọng hơn, độclập phải mang lại tự do, và tự do cần thiết để gìn giữ độc lập.Con ngườiphải tự do sống thật là mình, nói những điều mình suy nghĩ, và làm nhữngđiều mình tin là đúng. Nếu chúng ta phải nói, phải nghe những điều chúng takhông tin thì thật là bất hạnh. Con người chất chứa đầy những mâu thuẫn, làcon người của đau khổ. Nhìn vào những khuôn mặt đó, chúng ta không thấy nụcười, mà chỉ là những nếp nhăn ưu phiền, lo âu và bất lực. Về vật chất, đâucó khổ như thời kháng chiến, mà sao bây giờ mặt chúng ta lại úa tàn hơn? Hãy sống tự do để chúng ta gỡ bỏ những vỏ bọc làm người Việt xấu xí, sống vìnhau như những ngày xưa. Hãy bắt đầu từ điều nhỏ nhất: đừng nói dối và đừngđồng ý với lời nói dối. Khi đó, những vỏ bọc xấu xí sẽ tự rơi, vì chúng chỉbám được vào ta khi ta còn nói dối.Hãy mỉm cười và bắt đầu làm những điềutốt đẹp, không chỉ cho bản thân, gia đình, hàng xóm của mình, mà cho tất cảmọi người. Sống thật, sống tốt cũng chính là sống có ích nhất cho đất nước mình lúcnày!(ST)