Bao cao QHSDD huyen Gia Lam 16-1-2013

192
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015) HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PH HÀ NỘI

Transcript of Bao cao QHSDD huyen Gia Lam 16-1-2013

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢPQUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KẾ HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015)

HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHÔ HÀ NỘI

GIA LÂM - 2013

ii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢPQUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KẾ HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015)

HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHÔ HÀ NỘI

Ngày ... tháng ... năm ...CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Ngày ... tháng ... năm ...CƠ QUAN LẬP

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

ii

MỤC LỤC

Phần I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI.........5I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.....51.1. Điều kiện tự nhiên.............................51.1.1. Vị trí địa lý................................51.1.2. Địa hình, địa mạo............................51.1.3. Khí hậu;.....................................51.1.4. Thuỷ văn;....................................61.2. Các nguồn tài nguyên...........................71.2.1. Tài nguyên đất và các vung sinh thái.........71.2.2. Tài nguyên nước;.............................91.2.3. Tài nguyên nhân văn:.........................91.3. Thực trạng môi trường.........................10II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI..........102.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinhtế.................................................102.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.......112.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp;................112.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;................122.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.....................132.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập........142.3.1. Dân số......................................142.3.2. Lao động....................................142.3.3. Mức sống – thu nhập.........................152.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cưnông thôn..........................................162.4.1. Tình hình phát triển đô thị.................162.4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn. .17

i

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng...........172.5.1. Giao thông..................................172.5.2. Thủy lợi....................................202.5.3. Giáo dục đào tạo............................212.5.4. Cơ sở y tế..................................222.5.5. Văn hóa.....................................232.5.6. Thể dục thể thao............................242.5.7. Bưu chính viễn thông........................24III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ,XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG...............................253.1. Thuận lợi, và cơ hội phát triển...............253.2. Hạn chế - thách thức..........................26Phần II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.........27I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI......................27II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT...................................................362.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.. . . .362.1.1. Đất nông nghiệp.............................362.1.2. Đất phi nông nghiệp.........................372.1.3. Đất chưa sử dụng............................392.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất.. . .392.2.1. Biến động tổng diện tích tự nhiên...........392.2.2. Biến động các loại đất chính................412.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tínhhợp lý của việc sử dụng đất:.........................432.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trườngcủa việc sử dụng đất................................432.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất.............442.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất..........46

ii

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲTRƯỚC...............................................473.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quyhoạch sử dụng đất..................................473.1.1. Đất nông nghiệp.............................493.1.2. Đất phi nông nghiệp.........................493.1.3. Đất chưa sử dụng............................503.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiệnkế hoạch sử dụng đất................................50Phần III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG DÀIHẠN SỬ DỤNG ĐẤT.....................................52I. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI.....................521.1. Đánh giá Tiềm năng đất đai để phát triển nôngnghiệp.............................................521.1.1.Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nôngnghiệp.............................................521.1.2. Tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trồngthủy sản...........................................531.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việcphát triển khu công nghiệp, mở rộng đô thị, xây dựngkhu dân cư nông thôn;..............................531.2.1.Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc pháttriển công nghiệp..................................531.2.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển đô thị...................................................531.2.3. Tiềm năng đất đai để xây dựng khu dân cư nôngthôn...............................................54II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT..................54

iii

2.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinhtế - xã hội cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếptheo................................................542.1.1. Quan điểm phát triển........................542.1.2. Các mục tiêu phát triển đến năm 2020........552.2. Quan điểm sử dụng đất.........................582.2.1. Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệmvà có hiệu quả quỹ đất đai..........................572.2.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hoá............................582.2.3. Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự pháttriển..............................................582.2.4. Làm giàu và bảo vệ môi trường đất để sử dụngổn định lâu dài....................................592.3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tớivà giai đoạn tiếp theo.............................592.3.1. Đất nông nghiệp.............................592.3.2. Đất phi nông nghiệp.........................61PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...........69I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONGTHỜI KỲ QUY HOẠCH..................................691.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơcấu kinh tế........................................691.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp.................691.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp.................691.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.....................691.3. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cưnông thôn..........................................701.3.1. Phát triển đô thị...........................70

iv

1.3.2. Khu dân cư nông thôn........................701.4. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ thầng kỹ thuật, hạtầng xã hội........................................71II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT................712.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳquy hoạch..........................................712.1.1. Đất nông nghệp..............................712.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đaicho nhu cầu sử dụng.................................722.2.1. Khả năng đáp ứng về đất nông nghiệp.........722.2.2. Khả năng đáp ứng về đất phi nông nghiệp.....722.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đíchsử dụng............................................732.3.1. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của huyện..........................732.4. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳquy hoạch..........................................952.4.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nôngnghiệp.............................................962.4.2. Đất nông nghiệp chuyển nội bộ...............962.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trongkỳ quy hoạch.......................................96III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI......................973.1. Đánh giá tác động về kinh tế..................983.2. Đánh giá tác động về xã hội...................983.3. Đánh giá tác động về môi trường...............99IV. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT..................99

v

4.1. Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mụcđích huyện Gia Lâm..................................994.2. Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đấthuyện Gia Lâm......................................1014.3. Phân kỳ diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sửdụng huyện Gia Lâm................................101V. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU................1025.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đấtđến từng năm......................................1025.1.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phânbổ................................................1025.1.2. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của huyện..........................1025.2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theotừng năm kế hoạch..................................1035.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theotừng năm kế hoạch..................................1035.4. Danh mục các công trình dự án trong kỳ quy hoạchhuyện Gia Lâm.....................................104VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCHSỬ DỤNG ĐẤT.......................................1191. Giải pháp về công tác quản lý..................1192. Giải pháp về đầu tư............................1193. Giải pháp về cơ chế chính sách.................1203.1. Chính sách về đất đai........................1203.2. Những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹđất nông nghiệp...................................1203.3. Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất. .120KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................121

vi

I. KẾT LUẬN.......................................121II. KIẾN NGHỊ.....................................122

vii

DANH MỤC BẢNGBảng 1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm

……………………………………..11

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm.......37

Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Gia Lâm...39

Bảng 4 . Tình hình biến động sử dụng đất huyện Gia Lâm.........40

Bảng 5. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện

Gia Lâm......................................................48

Bảng 6. Danh mục quy hoạch đất nông nghiệp huyện Gia Lâm đến 2020

............................................................74

Bảng 7 . Dự báo dân số, số hộ đến năm 2020 huyện Gia Lâm.......75

Bảng 8. Danh mục quy hoạch đất ơ huyện Gia Lâm.................76

Bảng 9. Danh mục quy hoạch đất khu đô thị đến năm 2020.........78

Bảng 10. Danh mục quy hoạch đất trụ sơ cơ quan huyện Gia Lâm. . .79

Bảng 11. Danh mục quy hoạch đất quốc phong huyện Gia Lâm.......80

Bảng 12. Danh mục quy hoạch đất an ninh huyện Gia Lâm..........80

Bảng 13. Danh mục quy hoạch đất cơ sơ sản xuất kinh doanh của

huyện........................................................81

Bảng 14. Danh mục quy hoạch đất sản xuất VLXD huyện Gia Lâm....82

Bảng 15. Danh mục quy hoạch đất giao thông huyện Gia Lâm.......84

Bảng 16. Danh mục quy hoạch đất thủy lơi huyện Gia Lâm.........86

Bảng 17. Danh mục quy hoạch đất văn hóa huyện Gia Lâm đến năm

2020.........................................................87

Bảng 18. Danh mục quy hoạch đất y tế huyện Gia Lâm.............88

Bảng 19. Danh mục quy hoạch đất giáo dục huyện Gia Lâm.........89

Bảng 20. Danh mục quy hoạch đất thể thao huyện Gia Lâm.........92

Bảng 21. Danh mục quy hoạch đất chơ huyện Gia Lâm đến năm 2020. 93

Bảng 22. Danh mục quy hoạch đất rác thải huyện Gia Lâm.........94

viii

Bảng 23. Danh mục quy hoạch đất tôn giáo tin ngương huyện Gia Lâm

............................................................94

Bảng 24. Danh mục quy hoạch đất nghia trang, nghia địa huyện Gia

Lâm..........................................................95

Bảng 25. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm..........100

Bảng 26. Phân kỳ diện tich chuyển mục đich sử dụng...........101

Bảng 27. Phân kỳ diện tich đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng...101

Bảng 28. Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm huyện Gia Lâm.....102

Bảng 29. Kế hoạch chuyển mục đich sử dụng đất theo từng năm. .103

Bảng 30. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo từng năm

............................................................103

Bảng 31. Danh mục các công trình dự án trong kỳ quy hoạch.....104

ix

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọngthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữvững ổn định tình hình chính trị - xã hội, đảm bảo anninh, quốc phòng và là thành quả tạo lập, bảo vệ củanhiều thế hệ người dân. Chính vì vậy, nhiều năm quachính quyền và nhân dân trong huyện luôn tìm nhiều giảipháp nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quảnguồn tài nguyên đất đai.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theoquy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và cóhiệu quả” (Điều 18).

Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ươngkhoá IX tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đấtđai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước đã khăng định “Khai thác, sử dụng đất đúng mụcđích, tiêt kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguôn lưc về đất;đâu tư mơ rông diện tích, nâng cao chất lương và bảo vệ đất canh tácnông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thưc quốc gia và môi trương sinhthái theo quy hoạch, kê hoạch cua Nhà nước”.

Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 13 nội dung

quản lý Nhà nước về đất đai. Mục 2 (từ Điều 21 đên Điều 30)

của Luật này còn quy định trách nhiệm, nội dung thẩm

quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất. Điều 31 quy định căn cứ để giao đất, cho

thuê đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất...

1

Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạtđộng của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đếnhiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dâncũng như vận mệnh của cả quốc gia. Quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất là một trong các nội dung quantrọng về quản lý Nhà nước về đất đai đã được Luật đấtđai quy định. Thông qua kết quả thực hiện quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thốngnhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Quyhoạch sử dụng đất ở các cấp giúp nhà nước thực hiệnđược quyền định đoạt về đất đai, nắm chắc quỹ đất,đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giaođất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thuhồi đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đưa công tác quản lý đất đai ở cácđịa phương đi vào nề nếp. Quy hoạch sử dụng đất đảmbảo cho việc chủ động dành quỹ đất hợp lý cho pháttriển của các ngành, các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầuđất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựngcác khu công nghiệp, khu đô thị, thương mại, dịch vụ,khu dân cư.... góp phần quan trọng thúc đẩy quá trìnhphát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hộiđáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước. Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất tiếtkiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môitrường sinh thái.

Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên11.472,99 km2, dân số 243.957người, mật độ dân sốtrung bình là 2.126 người/km2, vị trí địa lý thuận lợiđể giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh kháctrong cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt13,5%/năm. Trong những năm qua, hòa chung với nhịp độphát triển của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện

2

Gia Lâm diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóamạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tếngày một gia tăng, đã tác động mạnh đến sự biến độngcơ cấu đất đai của huyện. Vấn đề sử dụng và quản lýđất trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn và phức tạphơn. Ngày càng nhiều các chương trình, dự án lớn sẽđược đầu tư phát triển trên địa bàn huyện cần được bốtrí đất, sự gia tăng dân số cũng gây áp lực không nhỏđối với quỹ đất của địa phương và hầu hết các ngànhkinh tế trên địa bàn đều có nhu cầu về đất để mở rộngvà phát triển. Chính vì vậy, làm thế nào để phân bổquỹ đất hợp lý đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất chotất cả các ngành tạo tiền đề cho sự phát triển toàndiện về kinh tế - xã hội của huyện là việc làm cầnthiết.

Do tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn hiệnnay cũng như việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định củaLuật đất đai 2003 về kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10năm và kỳ kế hoạch sử dụng đất là 5 năm; UBND thànhphố Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm, phòng TNMT huyện GiaLâm phối hợp với các cấp, ngành triển khai lập quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất kỳ đầu (2011 – 2015).

Xuất phát từ thực tế trên, được sự chỉ đạo của

UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm đã phối kết

hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi

trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành

điều tra, khảo sát lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế

3

hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015 của huyện Gia Lâm – thanh phô

Ha Nôi”

*. Mục đich và yêu cầu đối với quy hoạch huyện GiaLâm

- Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất dự báo vàthể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện, các ngành, các lĩnh vực trên từngđịa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợplý và có hiệu quả. Do đó quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015của huyện Gia Lâm phải phu hợp với mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh,của huyện; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đấtcủa tỉnh đến năm 2020. Sau khi được phê duyệt, quyhoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhànước về đất đai để các cấp, các ngành quản lý, điềuchỉnh việc khai thác sử dụng đất đai, phu hợp với yêucầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cậpvà các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đấtđai.

- Bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa khai thác vàsử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội với sửdụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Quy hoạch sử dụng đất của huyện là cơ sở quantrọng để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhànước về đất đai. Thông qua quy hoạch và kế hoạch sửdụng đất Nhà nước vừa thực hiện quyền định đoạt vềđất đai, vừa tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ củanhân dân trong việc sử dụng đất nhằm thực hiện mụctiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

- Quy hoạch sử dụng đất của huyện là công cụ để

4

thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụngquyết định để cân đối giữa mục tiêu an ninh lươngthực và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phâncông lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nôngnghiệp có năng suất cao.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện đã tínhtoán đưa ra một khung chung có tính nguyên tắc để tiếntới xây dựng chiến lược khai thác sử dụng đất toànhuyện; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá,đồng thời làm cơ sở để các ngành, các cấp lập và điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mình theoLuật Đất đai hiện hành.

*. Cơ sơ pháp lý lập Quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 –2015) huyện Gia Lâm.

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992

- Luật đất đai năm 2003- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10

năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đấtđai.

- Thông tư 19/TT- BTNMT, ngày 02 tháng 11 năm 2009của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việclập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đai.

- Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020- Công văn số 2778/BTNMT – TCQLĐĐ ngày 24 tháng 8

năm 2009 của Tổng Cục quản lý Đất đai về triển khaiquy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sửdụng đất 5 năm (2011- 2015).

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộicủa thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

5

Nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kếhoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyệnGia Lâm bao gôm các nội dung sau:

Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộiPhần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đaiPhần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định

hướng dài hạn sử dụng đấtPhần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất

Phần IĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị tri địa lý

6

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngo phía

Đông thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như

sau:

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và

tỉnh Bắc Ninh.

Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.

Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai.

Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong

phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại.

Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dân

các nhà đầu tư do có những thuận lợi về địa lý kinh

tế.

1.1.2. Địa hình, địa mạo

a. §Þa h×nh

Huyện Gia Lâm thuộc vung Đồng bằng châu

thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống

Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng

dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện

khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo

thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công

trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo

yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyên.

1.1.3. Khi hậu

7

Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu,thời tiết vung đồng bằng châu thổ sông Hồng:

- Một năm chia làm 2 mua ro rệt: Mua nóng ẩm kéodài từ tháng 4 đến tháng 10, mua khô hanh keo dài từtháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mua nóng ẩm vàmua khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạora một dạng khí hậu 4 mua: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, muanóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm. Mưatập trung vào mua nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưanhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ,thấp nhất là 1.150 giờ, cao nhất là 1.970 giờ. Tổnglượng bức xạ cao, trung bình khoảng4.272Kcal/m2/tháng.

- Hướng gió thịnh hành là gió mua Đông Nam và giómua Đông Bắc. Gió mua Đông Nam bắt đầu vào tháng 5,kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từbiển vào. Gió mua Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4năm sau thường gây ra lạnh và khô. Rét đậm trongtháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hạicho sản xuất.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sôngĐuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông

8

Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây làhai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.Sông Đuống chia huyện thành hai vung: Bắc Đuống và NamĐuống. Vung Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngănlũ của sông Hồng và sông Đuống.

* Khu vưc Bắc sông Đuống:

- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dầntừ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Nam sang ĐôngBắc và thay đổi cao độ trung bình từ 7, 20m đến 5,5m.

- Phần đất phía Đông Nam đường 1A: Cao độ cũnggiảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Bắcxống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình từ 6, 2mđến 4,2m.

*Khu vưc Nam sông Đuống:

Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ TâyBắc xuống Đông Nam và thay đổi trung bình từ 7, 2mđến 3, 2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền thường caohơn từ 0, 4 đến 0, 7m so với cao độ ruộng lân cận. Đêsông Hồng có - Cao độ thay đổi trong khoảng 13,5-14, 0m. Đê sông Đuống có cao độ 12,5-13,0m.

Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văncủa các sông:

- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm2710m3/s mực nước lũ thường cao 9-12m. Mực lũ caonhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915); 13,9m(1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971);

9

13,2m (1983) 13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m(1996).

- Sông Đuống: mực nước lớn nhất tại Thượng Cáttrên sông Đuống là 13,68m (1971). Tỷ lệ phần nướcsông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.

- Sông Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất10%.1.2. Các nguôn tài nguyên.1.2.1. Tai nguyên đất va cac vung sinh thai

Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địahình bằng phăng với 4 loại đất chính:

- Đất phu sa được bồi hàng năm.- Đất phu sa không được bồi hàng năm không glây.- Đất phu sa không được bồi hàng năm có glây.- Đất phu sa không được bồi hàng năm có ảnh hưởngcủa vỡ đê năm 1971.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nayhuyện Gia Lâm được phân thành 4 tiểu vung kinh tế sinhthái:

a) Tiểu vung 1

Tiểu vung 1 hay tiểu vung trung tâm bao gồm 6 đơnvị hành chính: xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã CổBi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ.

Mật độ dân cư của tiểu vung khoảng 1904 người/km2,đất nông nghiệp bình quân 860 m2/khẩu nông nghiệp. Địahình bằng phăng, hơi trũng, cốt đất trung bình 3,5-4m.

10

Đất chủ yếu là đất phu sa cũ không được bồi hàng năm cóglây.

Đây là tiểu vung kinh tế phát triển, thâm canhlúa, sản xuất giống cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Đặcbiệt khu vực thị trấn Trâu Quỳ, trường đại học NôngNghiệp Hà Nội là nơi cung cấp các giống cây ăn quả cóchất lượng cao cho thành phố Hà Nội và các tỉnh phíaBắc. Đây cũng là vung trung tâm huyện có tốc độ đôthị hoá cao.

b) Tiểu vung 2

Tiểu vung 2 hay tiểu vung khu sông Hồng bao gồm 4đơn vị hành chính trực thuộc: Xã Đông Dư, xã BátTràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.

Mật độ dân cư trung bình khoảng 1660 người/km2, bìnhquân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 571m2. Địa hìnhtương đối thấp. Các loại đất bao gồm: đất phu sa cổ khôngđược bồi hàng năm có glây, đất phu sa được bồi hàng nămvà ít được bồi hàng năm của đồng bằng sông Hồng. Sản phẩmnông nghiệp chủ yếu là rau, hoa màu, lợn, bò. Sản phẩmtiểu thủ công nghiệp nổi tiếng gốm sứ Bát Tràng. Xã BátTràng đang phát triển nhanh theo xu hướng hình thành thịtrấn.

c) Tiểu vung 3

Tiểu vung 3 hay tiểu vung Nam Sông Đuống gồm 4đơn vị hành chính trực thuộc: xã Dương Quang, xã KimSơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi.

11

Mật độ dân số trung bình khoảng 1623 người/km2,bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là662m2/khẩu, địa hình tương đối cao và thoát nước. Tiểuvung có các loại đất chính là: đất phu sa cổ khôngđược bồi hàng năm, đất phu sa cổ bị glây.

Hiện nay sản xuất nông nghiệp vân là chính, sảnphẩm chủ yếu của vung là lúa, ngô và rau màu. Vung cótiềm năng phát triển cây ăn quả theo hướng tập trung.Sản xuất công nghiệp đang hình thành và phát triểnvới cụm công nghiệp Phú Thị và Hapro-Lệ Chi.

d) Tiểu vung 4

Tiểu vung 4 hay tiểu vung Bắc Đuống gồm 8 đơn vịhành chính trực thuộc: xã Yên Thường, xã Yên Viên, xãDương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phu Đổng, thịtrấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.

Mật độ dân số trung bình là 2191 người/km2, là khuvực tập trung đông dân cư nhất của huyện, bình quânđất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 403m2/ khẩu. Địahình tương đối cao và dễ thoát nước, thấp dần về phíaNinh Hiệp và Trung Màu. Tiểu vung có các loại đấtchính là: đất phu sa cổ không được bồi hàng năm, đấtphu sa cổ bị glây, đất phu sa khác.

Cơ cấu kinh tế của tiểu vung khá đa dạng: trồngtrọt, chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ, các sản phẩmnông nghiệp: lúa, rau, cá, bò thịt, bò sữa. Trên địabàn có chợ Nành- chợ vải Ninh Hiệp lớn nhất về quy mô

12

giao dịch buôn bán vải của Miền Bắc nước ta, là nguồnthu thuế lớn cho ngân sách Nhà nước.

1.2.2. Tai nguyên nước;

* Nước măt : Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua

là Sông Hồng và Sông Đuống. Đây là 2 con sông có trữ

lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về

nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và

đời sống dân sinh.

* Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch

tổng thể kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm, nguồn nước

ngầm của huyện Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước

không áp có chiều dày nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m,

trung bình 12,5m. Chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có

nhiều thành phần hữu cơ. Tầng nước không áp hoặc áp

yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa lưu vực Sông

Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5 – 22,5m, thường gặp

ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến

20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính

hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện

và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi

trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình

42,2m.

1.2.3. Tai nguyên nhân văn:

* Tai nguyên di tich lich sử, cach mạng va văn hoa:

13

Khu vực nông thôn có 244 điểm di tích lịch sử văn

hóa và di tích cách mạng, trong đó có 110 di tích đã

được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố (8 di tích được

gắn biển di tích cách mạng kháng chiến). Các di tích nổi

tiếng đã được nhân dân nhiều địa phương trong nước và

quốc tế biết đến như : Đền – chua Bà Tầm (xã Dương Xá),

Đình Chử Xá (xã Văn Đức), cụm di tích Phu Đổng, Chua

Keo, Đình Xuân Dục, Đình Đền Chua Sủi….

* Lê Hôi Truyên thông:

Hàng năm, trên địa bàn huyện Gia Lâm có khoảng 84 lễ

hội đình chua được tổ chức, trong đó có những di tích nổi

tiếng như đền Y Lan, đền Chử Đồng Tử. Đặc biệt, hội Gióng

ở đền Phu Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được

Unesco công nhận là Di sản van hóa phi vật thể đại diện

của nhân loại vào tháng 11/2010.

* Lang nghê:

Hiện tại huyện Gia Lâm có một số làng nghề như: Làng

nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề Quỳ Vàng, may da ở xã

Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc Nam, thuốc Bắc ở xã Ninh

Hiệp. Làng gốm Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng trong nước

và quốc tế, đã được quy hoạch thành làng nghề kết hợp với

du lịch. Với hệ thống làng nghề đa dạng và phong phú đã

góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

14

của của huyện và tạo cơ hội việc làm cho người dân địa

phương.

1.3. Thực trạng môi trường.

Trong giai đoạn vừa qua, hòa chung với công cuộc

đổi mới của thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm đã và

đang diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế

- xã hội. Các khu vực thị trấn và các trung tâm kinh

tế xã hội, các khu làng nghề CN - TTCN đang được xây

dựng và phát triển mạnh, đang đe dọa đến mức độ ô

nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí của địa

phương, đặc biệt là các xã có nhiều hộ kinh doanh

như: Bát Tràng, Kiêu Kỵ…..

Hiện trạng rãnh tiêu thoát nước thải khu dân cư

nhiều nơi đã bị xuống cấp, chưa có nắp đậy nhưng hầu

hết các xã, thị trấn, chưa có kinh phí xây dựng, tu

sửa, nạo vét, đang phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của

người dân địa phương.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng

thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanh chóng do

người dân sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đã và

đang tác động ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi

trường trước mắt cũng như lâu dài.

Vấn đề đáng lưu ý nhất hiện nay là việc sạt lởđất vung ven sông Hồng và ảnh hưởng của lũ sông khu

15

vực ngoài đê làm mất đi nhiều hecta đất canh tác vànhiều hộ dân đã buộc phải chuyển nơi ở. Mặc du hệthống đê chính và đê bối luôn được củng cố. Vì vậy,cần lưu ý rất nhiều đến vấn đề ổn định địa bàn dâncư, đất đai sản xuất, dự kiến trước các biện pháp kịpthời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ôn nhiễm môitrường.II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 2.1. Tăng trương kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tăng tưởng kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt11,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảmdần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 25,76%/năm xuốngcòn 20,06% năm 2010.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiệnqua bảng dưới đây:

Bảng 1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các nămđvt: %

Ngành kinh tế Năm2006

Năm2007

Năm2008

Năm2009

Năm2010

- Nông – Lâm – TS

22,7 22,3 22,1 22,1 19,8

- Công nghiệp– XD

54,1 54,3 54,3 52,2 54,7

- Thương mại - DV

23,2 23,4 23,6 24,6 25,5

Tổng 100 100 100 100 100 (Nguôn: Tính toán theo số liệu phòng thống kê huyện Gia Lâm)

16

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp;

Sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang từng bướchình thành các vung sản xuất tập trung chuyên canhnhư:

- Vung chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các xã venđê Sông Đuống và ven sông Hồng như: Phu Đổng, VănĐức, Lệ Chi, Trung Mầu, Dương Hà. Đây là các khu vựcxa đô thị và có diện tích bãi chăn thả rộng.

- Vung nuôi lợn nạc được hình thành ở các xã: ĐaTốn, Dương Quang, Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường, PhuĐổng, Trung Mầu.

- Vung rau an toàn được hình thành tại các xã:Văn Đức, Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi.

- Vung cây ăn quả tập trung ở các xã: Đa Tốn,Kiêu Kỵ, Đông Dư.

- Vung lúa cao sản, chật lượng cao tập trung ởcác xã: Đa Tốn, Dương Xá, Yên Thường, Phu Đổng, TrungMầu.

- Vung trồng hoa, cây cảnh hình thành ở một sốxã: Lệ Chi, Đa Tốn, Ninh Hiệp, Phu Đổng, Trung Mầu.Tuy nhiên diện tích trồng hoa và cây cảnh còn ít,chưa tương xứng tiềm năng thị trường tiêu thụ hoa câycảnh của thị trường Hà Nội.

- Sản lượng một số cây trồng chính năm 2010 nhưsau; Thóc 28,27 nghìn tấn, ngô 9452 tấn; rau 38873tấn, trong đó rau an toàn 20523 tấn; đậu tương 1600tấn, quả các loại 26100 tấn.

17

Chăn nuôi phát triển khá: tổng đàn trâu năm 2010có 134 con, giảm 17 con so với năm 2006. Đàn bò có9318 con, trong đó có 2500 con bò sữa. Đàn lợn có50,72 nghìn con. Đàn gia cầm có 362,27 nghìn con,chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ được thay thế bằng chăn nuôitập trung.

Sản phẩm chính của nghành chăn nuôi gồm: thịt lợnhơi 15,56 nghìn tấn, thịt gia cầm 718,7 tấn, trứng16,23 triệu quả; sữa tươi 11,67 nghìn tấn.

Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp từng bướcphát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Giátrị dịch vụ trong nông nghiệp năm 2006 chỉ đạt 7,454tỷ đồng; năm 2010 cũng chỉ đạt 11,219 tỷ đồng.

Nông nghiệp ở huyện Gia Lâm trong những năm quađã có bước phát triển đáng khích lệ song vân còn thểhiện một số hạn chế:

+ Sản xuất nhỏ lẻ, các mô hình trang trại còn ít.+ Đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học,

kỹ thuật vào sản xuất chưa tương xứng với tiềm nănglà một địa bàn ở gần các trung tâm đào tạo, nghiêncứu lớn về nông nghiệp.

+ Các vung sản xuất chuyên canh hoa, cây cảnh,rau an toàn, sản phẩm quả, lợn nạc, gà ta chưa pháttriển mạnh.

+ Chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển nôngnghiệp du lịch sinh thái.

+ Chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chất lượng vàvệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động dịch vụ tiêu

18

thụ sản phẩm còn non yếu, chủ yếu do nông dân tự sảntự tiêu.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn GiaLâm cũng chủ yếu phát triển theo mô hình kinh tế hộgia đình. Toàn vung có 6325 hộ cá thể tham gia cáchoạt động công nghiệp, TTCN và xây dựng. Số doanhnghiệp tại 20 xã hiện có 200 doanh nghiệp CN – TTCN,chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.

Kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong lĩnh vực côngnghiệp – xây dựng còn phát triển ở mức khiêm tốn.Hiện tại mới có 10 HTX, trong đó có 7 HTX sản xuấtTTCN và 3 HTX dịch vụ phát triển các nghành TTCN.

Trên địa bàn Huyện có các làng nghề truyền thốngnhư làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng,may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam, thuốcbắc Ninh Hiệp. Các làng nghề này không những góp phầntạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân tronghuyện mà còn thu hút đáng kể lao động ở các tỉnhngoài.

Khu vực nông thôn Gia Lâm đã hình thành các khucụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ PhúThị; cụm công nghiệp thực phẩm Hapro (Lệ Chi); cụmsản xuất công nghiệp Kiêu Kỵ; cụm công nghiệp NinhHiệp. Bên cạnh đó còn có các làng nghề truyền thốngnhư làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan, làng nghề

19

quỳ vàng và may da Kiêu Kỵ. Việc hình thành các khucông nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực nông thônhuyện Gia Lâm đã tác động tích cực đến tiến trìnhphát triển kinh tế nông thôn. Một lực lượng lớn laođộng, chủ yếu là lao động trẻ được thu hút vào làmviệc tại các khu, cụm công nghiệp và các làng nghềgóp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm,tạo thu nhập cho lao động nông thôn. Các nghành nghềthủ công cũng phát triển khá đa dạng như nghề cơ khísản xuất hàng sắt, hàng nhôm, đồ gỗ, đồ gia dụng, cơkhí sửa chữa…thu hút nhiều lao động.

Tuy nhiên, phát triển CN – TTCN ở khu vực nôngthôn huyện Gia Lâm đang gặp phải một số khó khăn, trởngại:

+ Nguy cơ nhiễm môi trường cao, đòi hỏi phải lựachọn các nghành công nghiệp sạch hoặc các nghành côngnghiệp ít nguy hại cho môi trường là vấn đề khôngphải dễ dàng.

+ Quy hoạch mặt bằng cho phát triển các khu, cụmcông nghiệp gặp khó khăn.

+ Công tác quản lý điều hành của chính quyền cáccấp còn hạn chế trong các lĩnh vực chủ yếu như quản lýđất đai, xây dựng cơ bản, quản lý trật tự xây dựng.

+ Cơ chế thủ tục phiền hà, chậm được đổi mới làmchậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, từ

20

đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ mở rộng các cơ sởsản xuất công nghiệp.

+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cònyếu kém.

+ Cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn.

2.2.3. Khu vực kinh tế dich vụ.Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây

đã có bước phát triển đáng kể trong chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và lao động xã hội. Thị trường nông thôn

được mở rộng, các chợ được quan tâm đầu tư nâng cấp,

hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại -

dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong

huyện.

Tăng trưởng nghành thương mại dịch vụ đạt 15,63

%, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Các hoạt

động thương mại dịch vụ ở nông thôn phát triển khá đa

dạng đã taọ điều kiện thúc đẩy phát triển nghành

nông nghiệp, công nghiệp – TTCN và tạo ra nhiều việc

làm cho lao động nông thôn.

Các tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch đang

từng bước được đầu tư khai thác, nhất là du lịch làng

nghề đã bước đầu phát triển ở Bát Tràng là tiền đề

rất tốt cho việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch

làng nghề. Mặt khác, ở khu vực nông thôn đã xuất hiện

một số mô hình du lịch sinh thái kết hợp với ẩm thực

21

mang lại hiệu quả cao, hứa hẹn một tiềm năng to lớn

về phát triển du lịch nông nghiệp – sinh thái. Tuy

nhiên so với tiềm năng to lớn về dịch vụ du lịch thì

tiềm năng này vân chưa được khai thác có hiệu quả.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển khá mạnh,

đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Các loại dịch vụ

đa dạng và phong phú như: dịch vụ điện thoại, gửi tiết

kiệm, chuyển phát nhanh…

2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.2.3.1. Dân sô

Tính đến năm 2011 dân số trung bình toàn huyệnGia Lâm là 243.957 người, 61806 hộ Qua các năm, quymô dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượngvà chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địabàn huyện năm 2011 đạt mức 1,5%.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trênđịa bàn huyện. Dân số chính trên toàn huyện thànhphần dân tộc kinh là chính..

Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn làchính với 20 xã vung nông thôn người, chiếm 85,5% tổngdân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khuvực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm14,5% tổng dân số toàn huyện.

2.3.2. Lao đông

22

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp

Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan

tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao

động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động.

Tuy nhiên, vân còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến

tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình

chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.

Năm 2010, toàn huyện có 124.458 người trong độ

tuổi lao động chiếm 51,02% tổng số dân tự nhiê toàn

huyện. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn

năm 2010 của huyện là 106.929 lao động, tốc độ tăng

2,39%/năm, lao động đang làm trong các ngành nghề

kinh tế có 101.761 người.

Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2010 tỷ

lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đăng, Đại học

nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%.

Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng

lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng

đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và

đòi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi.

2.3.3. Mức sông – thu nhập

Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa

bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiêp. Thu nhập của

23

cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện,

theo đánh giá thực tế đạt khoảng 17,9 triệu

đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân của cư dân

nông thôn toàn thành phố.

Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi

nhận. Năm 2011 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành

phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ

nghèo chỉ còn khoảng 3,0%. Trên địa bàn huyện đến nay

vân còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ

Chi và Dương Quang.

2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.2.4.1. Tình hình phat triển đô thi

Mạng lưới các điểm dân cư đô thị huyện Gia Lâmđang trong quá trình phát triển. Hiện tại huyện GiaLâm có hai thị trấn: Thị trấn Yên Viên và Thị trấnTrâu Quỳ.

1) Thị trấn Yên Viên:

- Thị trấn Yên Viên, hiện có diện tích khoảng 98,45 ha với quy mô dân số khoảng 1,2 vạn người, là đôthị cấp V. Theo quy hoạch tổng thể Hà Nội đã được phê

24

duyệt, thị trấn Yên Viên là một khu đô thị thuộcthành phố trung tâm.

- Thị trấn Yên Viên là thị trấn phát triển đãlâu, được hình thành trên cơ sở đầu mối giao thôngđường sắt – Ga Yên Viên và một số xí nghiệp côngnghiệp, kho tàng phục vụ cho ga Yên Viên. Tại đây có1 vấn đề đặc biệt phải giải quyết: Mở rộng, tạo lậpquỹ đất mới để đáp ứng nhu cầu phát triển và việc didời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môitrường nằm xen kẽ trong các khu dân cư tới các khu,cụm công nghiệp tập trung.

2) Thị trấn Trâu Quỳ:

- Thị trấn Trâu Quỳ có diện tích khoảng 719, 24ha với quy mô dân số khoảng 18, 9 vạn người, là thịtrấn huyện lỵ của huyện Gia Lâm, theo quy hoạch tổngthể Hà Nội đã được phê duyệt, thị trấn Trâu Quỳ là đôthị cấp IV.

- Thị trấn Trâu Quỳ được thành lập năm 2005 (theoNghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 5/1/2005 về việc điềuchỉnh địa giới hành chính thành lập phường thuộc cácquận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn TrâuQuỳ, huyện Gia Lâm) là một đô thị phát triển mới.Hiện tại đây đang có nhiều dự án xây dựng đô thị đangđược triển khai.

Nhìn chung, hệ thống đường nội thị tại đô thịtrên địa bàn huyện tương đối tốt, hệ thống cơ sở hạ

25

tầng được đầu tư xây dựng (đặc biệt là thị trấn TrâuQuỳ) đây là những đầu tàu thúc đẩy cho sự phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn huyện theo định hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tươnglai.

2.4.2. Thực trạng phat triển khu dân cư nông thôn

Huyện Gia Lâm có 20 xã, trung bình mỗi xã có quymô đất đai khoảng 550ha, dân số khoảng 9,4 ngànngười. (Diện tích đất lớn nhất là xã Phu Đổng khoảng1166 ha, nhỏ nhất là xã Bát Tràng, khoảng 164 ha).

Các điểm dân cư nông thôn trong các xã phân bốphu hợp với việc canh tác nông nghiệp. Có xã, dân cưchủ yếu tập trung tại một điểm (ví dụ như Ninh Hiệp,Phu Đổng, Bát Tràng...), có xã, các dân cư phân tánthành nhiều điểm cách xa nhau (ví dụ như Yên Thường,Lệ Chi ...).

Quá trình đô thị hoá tại các điểm dân cư nôngthôn trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra tương đốichậm. Tại đây chưa hình thành các trung tâm cụm xã,trung tâm dịch vụ nông thôn thúc đẩy các hoạt độngdịch vụ và phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướnghàng hoá.

26

Hiện tại đây đang có nhiều dự án xây dựng các cụmcông nghiệp (Ninh Hiệp, Kim Sơn, Lệ Chi, Kiêu Kỵ..)và các dự án phát triển đô thị khác là nhân tố thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thịhoá trong khu vực.

Tuy nhiên, ở các địa bàn khu dân cư nông thôn trênđịa bàn huyện các công trình công cộng như: chợ, nhàvăn hóa, trạm y tế, trường học, sân thể thao, đườnggiao thông, rãnh thoát nước, … chưa đầy đủ, chất lượngcòn thấp, thiếu đồng bộ do đó chưa đáp ứng được nhu cầusinh hoạt cho người dân.

Môi trường sống của người dân nông thôn đang bịđe dọa bở mức độ ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt,rác thải, khói bụi…. Tại các khu dân cư nông thônnước thải hầu như được thải trực tiếp ra cống rãnhgần nhà rồi đổ ra ao, sông…, và rác thải cũng trongtình trạng tương tự, đã và đang ảnh hưởng tới sứckhỏe của người dân địa phương.2.5. Thực trạng phát triển cơ sơ hạ tầng.2.5.1. Giao thông

Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá pháttriển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thôngđường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thôngtrên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đườnggiao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lạihiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

27

Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đãcơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiệntại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thốnggiao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tụcđược xây dựng và cải tạo nâng cấp.

Tại 20 xã có 911,05 km đường giao thông, trongđó: đã trải nhựa hoặc đổ bê tông 441,08 km (48,42 %),trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17 kmxuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phốihoặc đường đất (51,58 %). Hiện trạng hệ thống giaothông huyện cụ thể như sau:

(1) Hệ thông đường sắt:Trong địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chính

đi qua, rẽ nhánh từ ga Gia Lâm.- Tuyến đi các tỉnh phía Bắc qua ga Yên Viên.

Tuyến này chạy song song với đường Quốc lộ 1A.- Tuyến đường sắt đi Hải Phòng chạy dọc theo Quốc

lộ 5.Ngoài hai tuyến đường quốc gia trên trong khu vực

còn có các nhánh đường sắt rẽ vào XN sửa chữa toa xeYên Viên. Đường sắt có hai loại khổ đường rộng 1m và1435mm, cao độ nền đường sắt đều rất cao so với khuvực xung quanh.

Trong địa bàn huyện có hai ga: Ga Yên Viên (galập tàu) và ga Phú Thị (ga trung chuyển).

Hệ thống đường sắt có những đóng góp lớn cho sựphát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

(2) Hệ thông đường thủy:

28

Đường thủy trong phạm vi huyện khai thác cả ở sôngHồng và sông Đuống.

- Sông Hồng có khả năng đáp ứng đi lại cho tàuđến 1000 tấn. Tuy nhiên do điều kiện địa chất thuỷvăn rất khó tổ chức các cảng sông tại bờ Bắc sôngHồng (trên địa bàn huyện).

- Trên sông Đuống hiện có hai cảng nhỏ là cảngĐông Tru và cảng của nhà máy Diêm, Gỗ Cầu Đuống nằmngoài phạm vi huyện. Mạng lưới giao thông thuỷ hiệntại chưa được khai thác triệt để.

(3) Hệ thông đường bô:a. Hệ thống đương quốc lô, đương vành đai: - Đường quốc lộ 1A mới (đường vành đai 3) từ Cầu

Thanh Trì lên phía Bắc đi Bắc Ninh, đường đang tronggiai đoạn hoàn thiện, đường có mặt cắt thiết kế rộng29, 5m và 42m, chiều dài hiện tại trong phạm vi huyệnlà 5355m.

- Đường quốc lộ 1A cũ chạy từ Tây Nam lên ĐôngBắc từ Cầu Đuống, Yên Viên với chiều dài trong phạmvi huyện là 3895m. Tuyến đường này còn đóng vai tròlà đường đô thị, đường có mặt cắt ngang 10 -12m, mặtđường bê tông thấm nhập nhựa. Hiện đang được dự kiếnmở rộng với mặt cắt rộng 48m.

- Đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng, chiều dài tuyếnđường trong phạm vi huyện là 4582m, mặt cắt đườnggồm hai dải xe mỗi chiều rộng 10,5m, dải phân cáchtrung tâm rộng 0,5m.

29

- Hiện tại chính phủ đang triển khai đầu tư xâydựng tuyến đường Hà Nội - Hưng Yên và đường cao tốcHà Nội - Hải Phòng.

Mặc du trên địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ vàđường vành đai đi qua, nhưng các tuyến này chưa đượcxây dựng đồng bộ, thiếu các đường thu gom, cầu vượtdân sinh đấu nối với tuyến đường của địa phương nênthường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

- Hệ thống đường giao thông trong liên huyện,liên xã, liên thôn và trong các khu vực đô thị:

Trong huyện còn có hệ thống đường liên xã, liênthôn nối từ các điểm dân cư ra đường 1A, đường 5 vàđường vành đai 3. Hệ thống này có tổng chiều dài là89911m, có mặt cắt ngang 4- 10m, kết cấu mặt đường làđá dăm, hoặc bê tông thấm nhập nhựa, chất lượng thấp.

Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dự án đầu tưxây dựng một số trục giao thông chính: Đường Phú Thị- Lệ Chi (rộng 23m); Đường Yên Viên - Đình Xuyên -Phu Đổng - Trung Mầu (rộng 23m); Đường Dốc Hội -ĐHNN1 - Bát Tràng (rộng 22m)...

Tại các khu vực phát triển mới, hệ thống giaothông khu công nghiệp và khu đô thị đang được đầu tưxây dựng. Đây là các tuyến đường được thiết kế theotiêu chuẩn đô thị (Khu đô thị Đặng Xá; KCN DươngXá)...

Mật độ các tuyến đường từ đường liên thôn trở lên(đường có mặt cắt ngang rộng từ 4m trở lên) đạtkhoảng 1km/1km2.

30

- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 97,76km chiều rộng nền đường phổ biến từ 5 – 8 m, mặtđường phổ biến 3,5 – 5 m. Đã trải nhựa hoặc đỏ bêtông 87,99 km (90 %), trong đó có 53,32 km đang sửdụng tốt (60,52 %), 34,74 km xuống cấp (39,48 %) và9,78 km là đường cấp phối (10 %). Đã đạt tiêu chínông thôn mới.

Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa cácđịa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện chomọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàngkết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cậncác hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tếcủa huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa– hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai.2.5.2. Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chútrọng đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều đóng gópquan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuynhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hànghoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nôngnghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tưmạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

(1). Trạm bơmSố trạm bơm do xã quản lý tại 20 xã hiện có:+ 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21,560 m3/h, đảm

bảo tưới chủ động cho 3163,5 ha. Tuy nhiên, chỉ có 8trạm bơm đang hoạt động tốt, 39 trạm bơm xuống cấp

31

(trong đó có 38 trạm cần nâng cấp) và cần phải xây dựngthêm 15 trạm.

+ 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trìnhthuỷ lợi do xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi đảmbảo tiêu chủ động cho 3023,2 ha gieo trồng. Trong 3trạm bơm tiêu do xã quản lý chỉ có 1 trạm bơm còntốt, 2 trạm xuống cấp và cần phải xây dựng thêm 11trạm nữa mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất.

(2). Kênh mươngHệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do xã quản

lý có 354,93 km, đã kiên cố hoá 94,91 km (26,74 %),trong đó 82,34 km còn tốt (86,76 %), 12,57 km xuốngcấp (13,24 %) và 244,31 km là mương đất (73,26 %).

Hệ thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thốngkênh tiêu thoát nước tiểu vung Nam Đuống như cáctuyến kênh tiêu vào sông Cầu Bây ra cống Xuân Thuỵ;các tuyến kênh tiêu vào sông Kiên Thành ra cống TânQuang; các tuyến kênh tiêu ra cống Hoàng Xá đã xuốngcấp, không đáp ứng yêu cầu tiêu nước khi xảy ra mưalớn.

Trong những năm vừa qua, hệ thống thủy lợi trênđịa bàn huyện đã góp phần quan trọng cung cấp nguồnnước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện,thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội củađịa phương.2.5.3. Giao dục đao tạo

Công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm đầyđủ, bước đầu đã huy động được toàn xã hội chăm lo,

32

phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên đượcquan tâm phát triển và đang dần được chuẩn hóa. Cơ sởvật chất cho dạy và học ngày càng được cải thiện,nhiều loại hình trường lớp được mở rộng và phát triểnđáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân tronghuyện.

Mạng lưới các trường học trên địa bàn huyện Gia Lâmkhá hoàn chỉnh, được phân bổ đều khăp theo các cấp từhuyện đến các địa phương. Chất lượng phòng học được trangbị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu họctập của người dân địa phương. Hiện trạng các trường đượcthể hiện chi tiết như sau:

a. Trương Mâm non:Hiện tại, trên địa bàn huyện có 21 trường mầm

non, tổng diện tích khuôn viên 100049 m2, đã có 4trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 17trường chưa đạt chuẩn. Tổng số phòng học là 237phòng, trong đó 136 phòng còn tốt, 101 phòng xuốngcấp. Phòng chức năng có 25 phòng, trong đó 19 phòngcòn tốt, 6 phòng xuống cấp.

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non, cần đầu tưxây dựng thêm 5 trường mầm non, cải tạo nâng cấp 15trường gồm các hạng mục:

+ Xây dựng mới 148 phòng học, 118 phòng chức năng+ Cải tạo nâng cấp 108 phòng học, 33 phòng chức

năng+ Nâng cấp trang thiết bị tất cả các trường.b Trương tiểu học

33

Toàn huyện có 21 trường tiểu học, tổng diện tíchkhuôn viên 164241 m2, trong đó 19 trường đạt chuẩnquốc gia về cơ sở vật chất nhưng 7 trường xuống cấp.Số phòng học là 410 phòng, trong đó có 288 phòng còntốt, 122 phòng xuống cấp. Phòng chức năng có 171phòng, trong đó có 103 phòng còn tốt, 68 phòng xuốngcấp.

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục tiểu học, cần đầu tưxây dựng mới 2 trường tiểu học đạt chuẩn. Đồng thờiđầu tư cải tạo nâng cấp 7 trường tiểu học gồm cáchạng mục:

+ Xây dựng mới 142 phòng học, 95 phòng chức năng;+ Cải tạo nâng cấp 107 phòng học, 48 phòng chức

năng+ Nâng cấp trang thiết bị cho các trường.c. Trương trung học cơ sơHiện có 20 trường THCS, tổng diện tích khuôn viên

147298 m2, có 8 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vậtchất. Có 14 trường cơ sở vật chất còn tốt, 6 trườngxuống cấp. Tổng số phòng học là 316 phòng, trong đócó 288 phòng còn tốt, 88 phòng xuống cấp. Số phòngchức năng có 170 phòng, trong đó có 143 phòng còntốt, 27 phòng xuống cấp.

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS, cần đầu tư xâydựng mới 1 trường THCS đạt chuẩn. Đồng thời đầu tưxây dựng bổ sung và cải tạo nâng cấp các phòng học,phòng chức năng, công trình bổ trợ, nâng cấp trangthiết bị cho các trường còn thiếu, cụ thể như sau:

34

+ Xây dựng mới 79 phòng học, 135 phòng chức năng;+ Cải tạo nâng cấp 83 phòng học, 51 phòng chức

năng.+ Nâng cấp trang thiết bị cho tất cả các trường.Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: đạt 70 %.Trên địa bàn huyện có 4 trường trung học phổ thông

công lập và 7 trường dân lập.Trong những năm qua, huyện đã có nhiều cố gắng

trong việc đầu tư xây dựng và nâng cấp trường lớp,đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ ngành giáo dục.Lực lượng cán bộ giáo dục thường xuyên được đào tạonâng cao trình độ. Đóng góp quan trong trong việcnâng cao chất lượng giảng dạy của địa phương.2.5.4. Cơ sở y tế

Hiện trên địa bàn huyện có 20 trạm Y tế, 16 trạmđạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuônviên các trạm y tế xã là 42203 m2, cần tiếp tục mởrộng thêm 5070 m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnhlà 278 phòng, trong đó có 194 phòng đạt chuẩn, còn 84phòng chưa đạt chuẩn.

Để 100 % trạm y tế đạt chuẩn về cơ sở vật chất vàtrang thiết bị cần đầu tư nâng cấp 4 trạm y tế khôngđạt chuẩn; xây mới 60 phòng bệnh, phòng chức năng(bao gồm cả xây lại những phòng hiện không đạtchuẩn); nâng cấp 47 phòng bệnh, phòng chức năng, hệthống phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị cho các trạmy tế xã.

35

Nhìn chung, mạng lưới y tế huyện Gia Lâm đã đápứng được cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sócsức khỏe ban đầu cho nhân dân.2.5.5. Văn hoa

a. Nha văn hoa, khu thể thao xãCả 20 xã đều chưa có nhà văn hoá xã. Các khu thể

thao xã đều chưa đạt chuẩn. Để đảm bảo 100 % số xã cónhà văn hoá, khu thể thao xã, cần đầu tư làm mới 20nhà văn hoá, 20 khu thể thao xã.

b. Nha văn hoa, khu thể thao thônTại 20 xã có 159 thôn, xóm, cụm dân cư độc lập.

Đến năm 2010 có 118 thôn, xóm, cụm dân cư độc lập cónhà văn hoá. Để đảm bảo 100 % số xã có nhà văn hoá,khu thể thao xã, 100 % số thôn có nhà văn hoá, khuthể thao thôn cần đầu tư làm mới 20 nhà văn hoá xã,46 nhà văn hoá thôn và nâng cấp 56 nhà văn hoá thônxuống cấp.

c. Đai truyên thanh xãHệ thống đài truyền thanh có một số công trình

xuống cấp, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu thông tintruyền thông. Toàn bộ hệ thống đài truyền thanh tạicác xã cần được tiếp tục nâng cấp trang thiết bị.

d. Di tich lich sử văn hoa, danh lam thắng cảnhHiện tại trên địa bàn huyện có 244 điểm di tích

lịch sử văn hoá và cách mạng, trong đó có 110 di tíchđược xếp hạng cấp quốc gia và thành phố (8 di tíchgắn biển với cách mạng kháng chiến). Trong đó có cácdi tích nổi tiếng như: Đền – Chua Bà Tấm (xã Dương

36

Xá), Đình Chử Xá (xã Văn Đức), cụm di tích Phu Đổng,Chua Keo, Đình Xuân Dục, Đình Đền Chua Sủi…Đặc biệtnăm 2010 Hội gióng Làng Phu Đổng đã được UNESSCO côngnhận là di tích văn hoá phi vật thể đại diện của nhânloại. Sự kiện này đã quảng bá hội Gióng đến toàn thếgiới và là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế dulịch thu hút khách quốc tế và du khách trong nước.

Trong nhiều năm qua, các di tích lịch sử văn hoá,đình chua tưng bước được đầu tư trung tu, tôn tạobằng nguồn vốn ngân sách kết hợp với nguồn vốn xã hộihoá.Tuy nhiên, việc trung tu tôn tạo, bảo tồn các khudi tích yêu cầu lượng vốn đầu tư rất lớn, nên đến naykết quả trung tu tôn tạo các khu di tích

2.5.6. Thể dục thể thaoTrong những năm qua, các cấp các ngành đã quan

tâm, chỉ đạo và đầu tư xây dựng sân bãi tập luyện,mua sắm trang thiết bị, dụng cụ cho tập luyện và thiđấu thể dục – thể thao;

Phong trào văn hóa, thể thao ở các xã ngày càng

phát triển. Các quy ước làng xóm đang được xây dựng.

Các tổ chức chính trị xã hội hoạt động rất tích cực

trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng

làng văn hóa, gia đình văn hóa. Đến năm 2010 có 23

thôn và 7 cụm dân cư độc lập được công nhận đạt danh

hiệu làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

37

Phong trào toàn dân tham gia luyện tập thể dục

thể thao, rèn luyện sức khỏe được phát động sâu rộng

trong thôn xóm. Hàng năm, tại các xã đều tổ chức các

cuộc thi đấu thể thao. Năm 2010, tại 20 xã nông thôn

đã tổ chức được trên 550 cuộc thi đấu thể thao với

các môn: bóng đá, cờ tướng.

Các di tích lịch sử, văn hóa từng bước được trung

tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các lễ hội truyền

thống hàng năm đều được tổ chức đã thu hút nhiều du

khách đến tham quan, đặc biệt là Hội Gióng ở Phu

Đổng, Hội đền Bà Tấm ở Dương Xá.

2.5.7. Bưu chinh viên thông

Ngành bưu chính viễn thông của huyện vân tiếp tụcduy trì tốc độ phát triển cao với các dịch vụ đadạng, phong phú và chất lượng cao. Mạng bưu chínhcông viễn thông được duy trì và phát triển rộng khắp,đáp ứng tốt nhu cầu của người dân địa phương.

Hệ thống thông tin và truyền thông phát triểnmạnh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tếvà cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.Đến nay 100% số xã có bưu điện văn hóa xã hoặc bưuđiện khu vực, trong đó có 9 điểm bưu điện văn hóa cầnđược nâng cấp trang thiết bị.

Đến nay có 123 thôn đã được kết nối mạng internet(44%), trong đó 12 thôn chưa đảm bảo chất lượng đường

38

truyền. Để đạt mục tiêu 100% số thôn có mạng internetcần đầu tư kết nối mạng internet đến 89 thôn và nângcấp đường truyền internet đến 12 thôn.III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ,XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1. Thuận lợi, va cơ hôi phat triển

Huyện Gia Lâm có lịch sử hình thành và phát triểnlâu đời, việc xây dựng và phát triển nhanh, toàn diệnhuyện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với toàn thànhphố Hà Nội mà còn đối với toàn vung. Trong những nămtiếp theo huyện sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, sự pháttriển đó dựa vào những thuận lợi sau:

- Thư nhất: Gia Lâm có vị trí đại lý hết sức thuận lợitrong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mạivà hấp dân các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lýkinh tế.

-Thư hai: Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịchvụ của huyện Gia Lâm rất lớn. Là địa bàn cận kề nộithành và các khu công nghiệp, nông thôn Gia Lâm cólợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nôngsản thực phẩm sạch, nông sản thực phẩm cao cấp, hoavà cây cảnh.

- Thư ba: Nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, du lịchgiải trí, du lịch sinh thái của người dân địa phươngcũng như người dân nội thành ngày càng cao. Đây làlợi thế rất lớn đối với khu vực nông thôn huyện Gia

39

Lâm trong việc phát triển các mô hình nông nghiệptrang trại sinh thái kết hợp du lịch.

- Thư tư: Huyện Gia lâm có các làng nghề truyềnthống nổi tiếng như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làngnghề quỳ vàng Kiêu Kỵ, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bàochế thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp…Đây là tiềm năngrất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấulao động.

- Thư năm: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nayhuyện Gia Lâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyệnkhác ở ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợiđể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm với tốcđộ cao và ổn định.

- Thư sáu: Nguồn lao động dồi dào, chất lượng laođộng khá so với nhiều địa phương khác là lợi thế choquá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Thư bảy: Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiêncứu, đào tạo lớn về khoa học kỹ thuật nông nghiệpnhư: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiêncứu rau quả nên có lợi thế rất lớn trong việc ứngdụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển nôngnghiệp hàng hoá chất lượng cao như: Trồng hoa caocấp, trồng hoa trên giá thể, ứng dụng tiến bộ kỹthuật giống lúa, giống rau, các tiến bộ kỹ thuật vềbảo quản, chế biến nông sản…

40

3.2. Hạn chế - thach thức

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tếxã hội, huyện Gia Lâm cũng có những khó khăn nhấtđịnh trong tiến trình phát triển, những khó khăn vàthách thức đó là:

- Thư nhất: Với quy mô dân số lớn, mức độ gia tăngdân số và mật độ dân số cao, trong khi diện tích đấtnông nghiệp có hạn sẽ gây nhiều áp lực trong việc bốtrí đất ở cho người dân trong tương lai. Áp lực vềviệc làm và các vấn đề xã hội khác cũng là nhữngthách thức không nhỏ đối với huyện, phần lớn dân sốtập trung ở nông thôn, đa phần chưa được đào tạo vềchuyên môn nên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việcbố trí việc làm, ổn định xã hội.

- Thư hai: Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảmnhanh do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợpvới gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áplực việc làm và thu nhập cho 1 bộ phận lao động nôngnghiệp, nông thôn.

- Thư ba: Lao động trong nghành nông nghiệp chủ yếulà lao động nữ và lao động cao tuổi, trình độ kỹthuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹthuật và công nghệ mới gặp khó khăn.

- Thư tư: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đangtừng bước được xây dựng, hoàn thiện song chưa đáp ứngđược yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng

41

nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế thị trường, lộtrình hội nhập quốc tế và yêu cầu xây dựng thủ đô HàNội thành một trong những Thủ đô văn minh, tiên tiến.

- Thư 5: Trên địa bàn huyện có nhiều làng nghềtruyền thống và hầu hết các khu làng nghề đều chưađược xây dựng khu xử lý chất thải một cách hệ thống,chủ yếu chất thải được thải trực tiếp ra môi trườngbên ngoài. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng lớn cho môitrường sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dânđịa phương.

Phần IITÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về

đất đai, tài nguyên và môi trường có bước chuyển biến

tích cực; từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các

tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng

đất đai trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được

những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành.

1.1. Ban hanh cac văn bản quy phạm phap luật vê quản lý, sử dụng

đất đai va tổ chức thực hiện cac văn bản đo

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, UBND thành

phố Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành nhiều văn bản

42

pháp quy, kịp thời đã cụ thể hóa các văn bản của bộ Tài

nguyên và Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về

đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử

dụng đất đai của tỉnh đi vào nề nếp.

Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày

09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai

thi hành luật đất đai năm 2003. Để cụ thể hoá Luật

Đất đai và các văn bản dưới Luật, UBND thành phố Hà

Nội, UBND huyện Gia Lâm đã kịp thời ban hành các văn

bản để chỉ đạo, hướng dân cho các địa phương trong

huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa

bàn.

- Nghị định số 88/2009/NĐ Chính phủ đến các xã,

thị trấn; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn

thực hiện kiểm kê theo kế hoạch.

- Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của thủ tướng

chính phủ về phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục

hành chính, là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh lập

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện cơ

chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đất đai.

- Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm Hà Nội (phần

Quy hoạch sử dụng đất và Giao thông) tỷ lệ 1/5000

được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định

số 74/1999/QĐ-UB ngày 01/9/1999;

43

- Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia

Lâm, tỷ lệ 1/5000, được UBND Thành phố Hà Nội phê

duyệt tại Quyết định số 1866/ QĐ-UB ngày 18/4/ 2006;

- Thông báo số 22/QHKT-HĐCM ngày 24/01/2007 của

Sở Quy hoạch Kiến trúc ý kiến kết luận cuộc họp Hội

đồng chuyên môn cơ quan Sở Quy hoạch

- Kiến trúc về Dự án Quy hoạch chung xây dựng

huyện Gia Lâm - Hà Nội, tỷ lệ 1/5000;

- Văn bản số 187/TTg-VP ngày 02/02/2007 của Thủ

tướng chính phủ cho phép điều chỉnh cục bộ một số khu vực

trên địa bàn hai huyện Thanh Trì và Gia Lâm;

- Công văn số 6516/UBND –XDĐT ngày 20/11/2007 của

UBND Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh cục bộ quy

hoạch phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn huyện

Thanh Trì và Gia Lâm, Hà Nội.

- Công văn số 530/UBND –QLĐT ngày 09/6/2008 của

UBND huyện Gia Lâm Hà Nội về việc bổ sung nội dung

Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp

thời và phu hợp với tình hình thực tế của huyện, góp

phần quan trọng đưa ra các loại luật như luật Đất đai

đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc

giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng

đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy

44

ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử

dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật

hiện hành.

1.2. Xac đinh đia giới hanh chinh, lập va quản lý hồ sơ đia giới hanh

chinh, lập bản đồ hanh chinh

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý

hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của

huyện được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch

định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ.

Ranh giới giữa huyện Gia Lâm và các huyện, tỉnh giáp

ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định

hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Thực hiện Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về điềuchỉnh địa giới hành chính huyện Gia Lâm. Huyện GiaLâm cũ với 35 đơn vị hành chính được chia tách thànhquận Long Biên với 13 đơn vị hành chính và huyện GiaLâm với 22 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 2thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là11472,99 ha. Sau khi điều chỉnh địa giới, việc cắm vàbàn giao mốc giới, lập bản đồ địa giới được tiến hànhkịp thời, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý địagiới hành chính cũng như công tác quản lý đất đai.

Hồ sơ địa giới hành chính được tu chỉnh thường

xuyên theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ

tướng Chính phủ.

45

1.3. Khảo sat, đo đạc, đanh gia phân hạng đất, lập bản đồ đia chinh,

bản đồ hiện trạng sử dụng đất va bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Bản đồ địa chính xã được tiến hành đo đạc năm

1992-1994 với tổng số tờ trên toàn huyện là 1.291 bao

gồm 559 tờ thổ canh tỷ lệ 1/1000 và 732 tờ thổ cư tỷ

lệ 1/500. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực

hiện qua các kỳ kiểm kê đất đai 1995, 2000, 2005. Về

cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác

quản lý Nhà nước về đất đai; bản đồ địa chính luôn

được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên phu hợp với hiện

trạng sử dụng đất, tuy nhiên hệ thống bản đồ đã được

đo vẽ từ khá lâu, do vậy trên một số tờ đã biến động

khá nhiều cần được đo vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong

thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý đất

đai.

Hệ thống Hồ sơ địa giới hành chính của các xã

trong huyện khá đầy đủ, gồm có: Tài liệu kiểm kê đất

đai năm 2000, số liệu thống kê đất đai định kỳ hàng

năm từ 2000 đến 2004, hồ sơ địa giới hành chính các

cấp theo chỉ thị 364/CT, các biểu mâu thống kê,

phương án giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP

của các xã được UBND huyện phê duyệt. Quyết định thu

hồi, giao đất của các xã, thị trấn được cấp có thẩm

quyền cho phép, các dự án cải tạo đồng ruộng, phương

46

án đền bu thiệt hại đất, biên bản xác định diện tích

đất lở các năm của các xã, thị trấn ven sông.

1.4. Công tac lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND

huyện khá quan tâm. Kỳ quy hoạch trước, trên địa bàn

huyện Gia Lâm có 21/22 xã, thị trấn đã lập quy hoạch

phân bổ sử dụng đất theo Nghị định 64/CP giai đoạn

1995-2015, phương án quy hoạch sử dụng đất của các xã

đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện.

Từ khi thực hiện Nghị định 132/2003/NĐ-CP của Chính

phủ về điều chỉnh địa giới hành chính đến nay, huyện Gia

Lâm chưa được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-

2020. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện đã tiến hành lập các

quy hoạch khác mang tính định hướng như: quy hoạch không

gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Về cơ bản, hiện nay

UBND huyện Gia Lâm vân đang thực hiện theo quy hoạch

được thành phố phê duyệt tại Quyết định số 74/1999/QĐ-UB

ngày 01/09/1999 của UBND thành phố Hà Nội. Đây chính là

sự khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất đai trên

địa bàn huyện Gia Lâm sau khi chia tách địa giới hành

chính.

47

Một số quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện đã

được thành phố phê duyệt như: Quy hoạch khu đô thị

mới Đặng Xá; Quy hoạch chi tiết xã Bát Tràng; Quy

hoạch cụm công nghiệp Ninh Hiệp; Khu đất đấu giá tại

thị trấn Trâu Quỳ; Quy hoạch cụm công nghiệp Hapro-Lệ

Chi; Quy hoạch cụm làng nghề Kiêu Kỵ; Quy hoạch

cụm sản xuất làng nghề Bát Tràng... Đến nay, các

phương án quy hoạch trên đã và đang triển khai thực

hiện tốt.

* Việc lập kê hoạch sử dụng đất.

Tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn

huyện đều có kế hoạch sử dụng đất cho từng năm và

được phê duyệt, thực hiện theo quy định của pháp luật

đất đai.

Giai đoạn 2007 – 2010 trên địa bàn huyện Gia Lâm

đã triển khai xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết

của huyện và đã được UBND Thành Phố phê duyệt trong

đó có giao cụ thể từng danh mục công trình theo từng

huyện, thành, thị và theo từng năm, góp phần quan

trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa

bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn vừa qua.

1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hôi đất, chuyển mục

đích sử dụng đất

* Giao đất cho các tổ chưc

48

Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực đến nay,

trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được UBND thành phố Hà

Nội quyết định cho phép 28 tổ chức, đơn vị được sử

dụng đất với tổng diện tích 617.616,8 m2. Sau khi được

giao đất, các tổ chức, đơn vị đã triển khai xây dựng

và đi vào hoạt động, đảm bảo việc sử dụng đất đúng

mục đích, đúng tiến độ, góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng đất.

* Cấp đất giãn dân

Từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn huyện có 10 xã

được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định phê duyệt kế

hoạch cấp đất giãn dân bao gồm: Phú Thị, Dương Xá,

Đặng Xá, Yên Thường, Yên Viên, Cổ Bi, Phu Đổng, Trung

Màu, Kim Sơn, Ninh Hiệp. Trên thực tế, sau khi được

phê duyệt thủ tục hồ sơ cấp đất giãn dân còn phải

thực hiện nhiều nội dung, công đoạn như: Đo đạc hiện

trạng khu đất, lập tổng thể mặt bằng quy hoạch trình

cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập dự án xây dựng hạ

tầng kỹ thuật khu đất, công tác giải phóng mặt

bằng... phân lô và tổ chức gắp thăm ô đất. Ngoài ra

còn rất nhiều bất cập khác làm cho tiến độ cấp đất

chậm, không đảm bảo yêu cầu đặt ra. Đây cung là vấn

đề cần được UBND huyện, phòng Tài nguyên Môi trường

49

quan tâm hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đất ở

cho nhân dân trên địa bàn huyện.

* Thu hôi đất

Trong giai đoạn trước, với đặc thu của huyện Gia

Lâm, Trên địa bàn huyện đã tiến hành nhiều thu hồi

một số dự án do không thực hiện đúng quy hoạch và

tiến độ đề ra. Một số dự án đó là:

Thực hiện Chỉ thị 15/2005/CT-UB, trên địa bàn

huyện Gia Lâm đã có 3 quyết định thu hồi:

- Quyết định thu hồi số 706/QĐ-UB ngày 01/02/2005

của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 2752 m2 đất

do Công ty vận tải và chế biến Lương thực Vĩnh Hà đang

quản lý nhưng để hoang hoá, sử dụng kém hiệu quả, lãng

phí.

- Quyết định của UBND huyện Gia Lâm về việc thu

hồi 03 khu đất do lãnh đạo thôn Kiêu Kỵ giao trái

thẩm quyền cho 23 hộ gia đình.

- Quyết định 306/QĐ-UB ngày 18/05/2006 của UBND

huyện Gia Lâm về việc thu hồi đất bán thầu trái thẩm

quyền tại xã Đa Tốn.

- Một số quyết định thu hồi khác khắc phục tình

trạng sử dụng đất sai mục đích và sai thẩm quyền đảm bảo

công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo pháp luật.

50

Về cơ bản, việc thu hồi đất được UBND huyện triển

khai tốt, triệt để, đúng đối tượng, đúng luật, góp

phần ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích,

kém hiệu quả.

1.6. Công tac đăng ký quyên sử dụng đất, lập va quản lý hồ sơ đia

chinh, cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất

* Kết quả thực hiện:

+ Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng (GCNQSD) đất nông nghiệp được thực hiện theo

Nghị định 64/CP. Đến nay, trên địa bàn huyện cơ bản

đã giao xong đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá

nhân.

+ Công tác cấp GCNQSD đối với đất ở nông thôn và

đất ở đô thị: Thực hiện Quyết định số 23/2008/QĐ-UB và

Quyết định số 117/2009/QĐ của UBND thành phố Hà Nội về

việc ban hành quy định “Quy trình cấp GCNQSD đất ở trên

địa bàn thành phố”, tính đến thời điểm cuối năm 2011

trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có 47.727 hồ sơ kê khai

cấp GCNQSD đất, trong đó, số hồ sơ hợp lệ và đủ điều

kiện cấp giấy chứng nhận là 43.777 hồ sơ, số hồ sơ

không hợp lệ là 3.950. Tổng số giấy chứng nhận đã cấp

tính đến 31/12/2011 là 40.849 giấy. Số giấy chứng nhận

chưa cấp là 3.683.

- Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực

51

hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn cho 3 loại

đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và một số loại

đất phi nông nghiệp). Các xã, phường, thị trấn đều

có sổ theo doi biến động đất đai nhưng việc cập nhật

các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên bản

đồ, hồ sơ địa chính chưa đều đặn.

1.7. Thông kê, kiểm kê đất đai

Kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần thường xuyên được

huyện duy trì, cụ thể, huyện Gia Lâm đã tiến hành

làm tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và 2005,2010 với

kết quả được đánh giá với chất lượng tốt.

Thống kê đất đai hàng năm được duy trì, hàng năm

công tác thống kê đất đai được tiến hành cả cấp

huyện và xã.

Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm đã chỉ đạo phòng

chuyên môn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường

tiến hành đo đạc diện tích đất của các tổ chức được

Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện

theo Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tổ

chức tập huấn, hướng dân nghiệp vụ chuyên môn cho các

cán bộ địa chính xã về công tác Thống kê, lập hệ

thống biểu mẩu đúng theo quy định của Luật.

Chấp hành Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kêđất đai; Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007

52

của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dân thốngkê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã triểnkhai kế hoạch và phương án thực hiện công tác nàyđến huyện Gia Lâm.

Trong năm 2010, huyện đã tiến hành tổng kiểm kêđất đai theo đúng quy định, được sự chỉ đạo của UBNDtỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức triển khai,đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện kiểm kê theohướng dân mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Qua kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010,tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện là:11472,99ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp là 5716,5734 ha;- Nhóm đất phi nông nghiệp là 5580,1534 ha;- Nhóm đất chưa sử dụng là 176,2632 ha

1.8. Quản lý tai chinh vê đất đaiCông tác quản lý tài chính về đất đai luôn được

UBND huyện quan tâm và theo doi sát, vì đây vừa làyêu cầu khách quan và cũng vừa là công cụ quản lýquan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triểnkinh tế - xã hội.1.9. Quản lý, giam sat việc thực hiện quyên va nghĩa vụ của người sửdụng đất

Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiệnquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quantâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dân đến kết quảthực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đaichưa cao.

Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiệnnay, thành phố Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nóiriêng đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và

53

nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ vàtốt hơn.

1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hanh cac quy đinh của phap

luật vê đất đai va xử lý vi phạm phap luật vê đất đai

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra

việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

về xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được huyện

quan tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên dưới nhiều

hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc

đột xuất.

UBND huyện phối hợp với các cấp chính quyền địa

phương trong huyện tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm

tra, xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm

góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai

cho người sử dụng đất, giảm sự vụ, tính chất và mức

độ vi phạm các quy định của pháp luật. Một số nội

dung thanh tra, kiểm tra trong những năm qua huyện đã

thực hiện như sau:

Thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB ngày 24/04/2001

của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường

quản lý Nhà nước về đất đai, sử dụng có hiệu quả,

kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp

vi phạm Luật đất đai, UBND huyện Gia Lâm đã phối hợp

với Sở TNMT-NĐ tiến hành kiểm tra tình hình quản lý,

sử dụng đất tại 04 đơn vị, tổ chức: Công ty xây lắp I

54

tại xã Cổ Bi ; Công ty Sunco tại xã Phú Thị ; Doanh

nghiệp tư nhân Bia Bắc Thành tại xã Phú Thị ; Cục

đăng kiểm Việt Nam tại xã Phú Thị.

Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn

huyện được triển khai thường xuyên, liên tục giữa các

phòng chức năng chuyên môn của huyện với các xã, thị

trấn để tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản đình

chỉ việc san lấp, sử dụng đất trái thẩm quyền ở một

số xã, thị trấn : Xã Dương Quang, xã Phú Thị, xã

Dương Hà và các xã khác.

Ngoài ra, UBND huyện còn chỉ đạo các phòng Thanh

tra, TNMT thành lập các đoàn kiểm tra việc giao đất

giãn dân tại xã Kim Sơn, tình hình quản lý sử dụng

đất tại các xã Kiêu Kỵ, Trung Màu, Yên Thường và thị

trấn Trâu Quỳ, kiểm tra việc giao đất nông nghiệp

theo Nghị định 64/CP tại xã Dương Quang.

Năm 2010, Huyện có trách nhiệm thực hiện pháp

luật về khiếu nại, tố cáo tại 12 xã, thị trấn: Kim

Sơn, Phú Thị, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Bát Tràng, Văn Đức,

Yên Viên, Trung Mầu, Phu Đổng, Trâu Quỳ, Đình Xuyên,

Dương Hà theo chương trình, kế hoạch công tác thanh

tra năm 2010 đã được Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt

tại Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 07/12/2009.

55

- Huyện tổ chức công tác kiểm tra trách nhiệm

trong quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng tại

các xã Yên Thường, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Cổ Bi theo

Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 26/4/2010 của Ủy ban

nhân dân Huyện.

1.11. Giải quyết tranh chấp vê đất đai, giải quyết khiếu nại, tô cao

cac vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai

Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng

thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo

dài và vận động, giải thích, hướng dân nhân dân hiểu

pháp luật, sống và làm theo pháp luật, UBND huyện đã

thực hiện quy trình tiếp dân trong đó quy định đối

với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và

công dân.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

trong những năm qua trên địa bàn huyện được thực hiện

khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những

trường hợp vi phạm pháp Luật đất đai như sử dụng đất

không đúng mục đích, lấn chiếm đất, tranh chấp đất

trong nội bộ nhân dân góp phần ổn định tình hình

chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.

Cung với những nội dung ở trên, những công tác

khác có liên quan đến đất đai nằm trong 13 nội dung

56

quản lý Nhà nước về đất đai cũng được UBND huyện hết

sức quan tâm như: quản lý và phát triển thị trường

quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; quản

lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai cũng đã và

đang được triển khai thực hiện theo quy định của Luật

Đất đai

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.1. Phân tich hiện trạng sử dụng cac loại đất.

Theo số liệu thống kê đất đất đai đến 01/01/2012,

tổng diện tích tự nhiên của huyện có 11.472,99 ha

được phân ra các nhóm đất như sau:

2.1.1. Đất nông nghiệp

Tính đến thời điểm 01/01/2012 diện tích đất nông

nghiệp toàn huyện Gia Lâm có 6153,4333 ha chiếm 53,6%

tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm các loại

đất sau:

a. Đất sản xuất nông nghiệp: Đến năm 2011 huyện Gia Lâm có

5861,3816 ha đất sản xuất Nông nghiệp chiếm 95,25 % diện

tích đất nông nghiệp, trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm là 5.670,455 ha chiếm

92,25% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây lâu năm là 190,9266 ha chiếm 3% tổng

diện tích đất nông nghiệp;

b. Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn

57

huyện Gia Lâm có là 39,1592 chiếm 0,64% diện tích đất

nông nghiệp; phần diện tích này tập trung chủ yếu ở

xã Bát Tràng và xã Kim Lan.

c. Đất nuôi trông thuy sản: Đến năm 2011 diện tích đất nuôi

trồng thủy sản của toàn huyện Gia Lâm là 197,0078 ha

chiếm 3,2% diện tích đất nông nghiệp; phần diện tích này

tập trung nhiều ở các xã Đông Dư, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đa

Tốn…

d. Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp khác

huyện Gia Lâm năm 2011 là 55,8847ha, chiếm 0,91% diện

tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện GiaLâm

TT Chỉ tiêuDiện tich

(ha) Cơ cấuĐất nông nghiệp 6153,4333 100,00

Trong đó1 Đất sản xuất nông nghiệp 5861,3816 95,25 % - Đất trồng cây hàng

năm 5.670,455 92,25% - Đất trồng cây lâu năm 190,9266 3,0%

58

2 Đất lâm nghiệp 39,1592 0,64% 3 Đất nuôi trồng thủy sản 197,0078 3,2% 4 Đất nông nghiệp khác 55,8847 0,91%

Nguôn: Phòng TNMT huyện Gia

Lâm

2.1.2. Đất phi nông nghiệpTheo số liệu thống kê đất đai năm 2011 huyện Gia

Lâm có 5142,6496 ha đất phi nông nghiệp; chiếm 44,82%diện tích tự nhiên, trong đó:

a. Đất trụ sơ cơ quan, công trình sư nghiệpĐất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là diện

tích các trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc cáccấp hành chính, trụ sở làm việc của các tổ chức, đoànthể, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn toàn huyện.Tính đến đầu năm 2011, diện tích đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp của huyện là 87,8687ha, chiếm0,77% diện tích tự nhiên.

Hiện tại trụ sở làm việc của một số đơn vị hànhchính cấp xã trong huyện (đặc biệt là các đơn vị mới thành lập)còn nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được côngviệc. Trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sửdụng hợp lý quỹ đất này trong đó có cả việc xem xétđiều chỉnh vị trí, diện tích đất các công trình hiệncó và tăng thêm diện tích cho các công trình mới.

b. Đất quốc phòng, an ninh- Đất quốc phòng, an ninh của huyện có diện tích

59,06 ha; chiếm 0,51% tổng diện tích đất tự nhiên. c. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệpDiện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

của toàn huyện tính đến năm 2011 là 401,1411 ha;

59

chiếm 3,58% tổng diện tích đất tự nhiên. f. Đất bãi thải, xử lý chất thảiĐất bải thải, xử lý bãi thải của huyện hiện có

16,9929ha; chiếm 0,15% tổng diện tích đất tự nhiên.Hiện tại trên địa bàn huyện chưa xây dựng được điểmxử lý chôn lấp chất thải mà mới chỉ quy hoạch đượccác điểm tập kết rác thải quy mô nhỏ và các điểmtrung chuyển rác tại các xã, thị trấn trên địa bàntoàn huyện.

g. Đất tôn giáo, tín ngưỡngDiện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng của huyện đến

năm 2011 là 23,7781ha; chiếm 0,21% tổng diện tích tựnhiên.

h. Đất nghĩa trang, nghĩa địaĐất nghĩa trang, nghĩa địa hiện có của huyện là

94,1257ha; chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên củatoàn huyện. Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa phânbố ở khắp các địa phương trong toàn huyện. 02 nghĩatrang Kim Sơn và Yên Viên của huyện; các xã, thị trấnđều có nghĩa trang nhân dân.

k. Đất phát triển hạ tâng Diện tích đất phát triển hạ tầng huyện bao gồm:- Đất giao thông:Tính đến năm 2011, diện tích đất giao thông của

huyện là 1067,0215ha; chiếm 9,3% tổng diện tích tựnhiên. Hệ thống giao thông bao gồm giao thông đườngbộ, đường sông được phân bố khá hợp lý, mật độ đườnggiao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lạihiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

- Đất thủy lợi:

60

Cung với việc phát triển mạng lưới giao thôngthì trong những năm qua, huyện cũng đã chú trọng pháttriển mạng lưới thủy lợi. Hàng năm huyện đều có kếhoạch chỉ đạo các ban ngành và UBND cấp xã tiến hànhsửa chữa, tu bổ và làm mới hệ thống đê điều, kênh mươngvà các công trình thủy lợi.

Diện tích đất thủy lợi năm 2011 của huyện là804,8964ha; chiếm 7,02% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất công trình năng lượng của huyện hiện có1,6727ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên. Đây chủyếu là đất để xây dựng hệ thống mạng truyền thông.

- Đất văn hóa hiện tại của huyện có diện tích16,4536 ha; chiếm 0,14% tổng diện tích đất tự nhiên; baogồm diện tích đất để xây dựng các công trình như tòa báo,đài phát thanh, tượng đài, các điểm bưu điện văn hóa xã,công viên cây xanh,...

- Đất cơ sở y tế có 9,4804ha; chiếm 0,08% tổng diệntích đất tự nhiên. Diện tích này bao gồm toàn bộ diệntích mạng lưới cơ sở y tế các cấp huyện và xã.

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo của huyện có80,8317ha; chiếm 0,7% tổng diện tích đất tự nhiên.Bao gồm diện tích khuôn viên của các trường mầm non,tiểu học, trung học, các trung tâm giáo dục thườngxuyên…trên địa bàn huyện.

- Đất cơ sở thể dục - thể thao có 34,1473 ha;chiếm 0,3% tổng diện tích đất tự nhiên; bao gồm cácsân vận động, nhà thi đấu, sân bóng, bể bơi, các sânthể dục thể thao của cấp huyện và xã trên địa bàn.

- Đất chợ có diện tích 11,888 ha; chiếm 0,1% tổngdiện tích đất tự nhiên. Đây là diện tích của hệ thống

61

các chợ từ trung tâm huyện đến chợ các xã, thị trấntrên địa bàn huyện.

- Đất di tích danh thắng trên địa bàn huyện năm2011 có 28,4176 ha chiếm 0,25% tổng diện tích tựnhiên.

- Đất công trình bưu chính viễn thông có 0,0682ha.

- Đất xã hội hiện tại trên địa bàn huyện có3,5398 ha chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên.Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện

Gia LâmTT Chỉ tiêu Diện tich (ha) Cơ cấu

Đất phi nông nghiệp 5142,6496Trong đó

1 §Êt ë 1290,2930 11,25 2 §Êt chuyªn dïng 2633,2867 22,953 §Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng 23,7781 0,214 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa 94,1257 0,825 §Êt s«ng suèi vµ mÆt nic CD 1093,6144 9,536 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c 7,5517 0,07

2.1.3. Đất chưa sử dụngNăm 2011, huyện Gia Lâm còn 176,908ha đất chưa sử

dụng, chiếm 1,54% diện tích tự nhiên, bao gồm loạiđất bằng chưa sử dụng.2.2. Phân tich, đánh giá biến động các loại đất.

2.2.1. Biến đông tổng diện tich tự nhiên

Theo số liệu thống kê đất đai của huyện tính đếnngày 01/01/2012, huyện có tổng diện tích tự nhiên là11.472,99ha, tăng 3,09ha so với năm 2000.

62

Nguyên nhân chính của việc tăng diện tích đất tựnhiên của huyện là do bị nhầm lân trong kỳ kiểm kênăm 2000 của xã Đa Tốn.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 kết quảbiến động cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện được thểhiện chi tiết qua bảng dưới đây:

Bảng 4 . Tình hình biến động sử dụng đất huyện Gia Lâm

Lo¹i ®Êt N¨m2000

N¨m2005

N¨m2011

BiÕn ®éng ®Êt ®aiGiai ®o¹n(2000 -2011)

Giai ®o¹n(2005 -2011)

Tæng diÖn tÝch tù nhiªn 11476,08

11472,99

11472,99 -3,09 0,00

I. §Êt n«ng nghiÖp 6782,9842 6437,62

6153,4333 -629,55 -284,19

1.1. §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp 6544,6264

6165,56

5861,3816 -683,24 -304,18

1.1.1. §Êt trång c©y hµng n¨m

6349,6467

6017,08

5670,4550 -679,19 -346,63

1.1.1.1. §Êt trång lóa 4479,6117

4095,61

3783,4942 -696,12 -312,12

1.1.1.2. §Êt trång cá dïng vµo ch¨n nu«i 73,2745 79,26 78,5767 5,30 -0,681.1.1.3. §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c

1796,7605

1842,21

1808,3841 11,62 -33,83

1.1.2. §Êt trång c©y l©u n¨m 194,9797 148,48

190,9266 -4,05 42,45

1.2. §Êt l©m nghiÖp 54,5812 51,34 39,1592 -15,42 -12,181.3. §Êt nu«i trång thñy s¶n 147,508

5 171,94197,007

8 49,50 25,071.4. §Êt n«ng nghiÖp kh¸c 36,2681 48,78 55,8847 19,62 7,10II. §Êt phi n«ng nghiÖp 4326,598

3 4853,675142,649

6 816,05 288,982.1. §Êt ë 1058,05

071253,3

31290,29

30 232,24 36,962.1.1. §Êt ë n«ng th«n 1029,42

381163,4

11172,67

71 143,25 9,27

63

2.1.2. §Êt ë ®« thÞ28,6269 89,92

117,6159 88,99 27,70

2.2. §Êt chuyªn dïng 2082,384

2334,07

2633,2867 550,90 299,22

2.2.1. §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh SN 79,2133 79,23 87,8687 8,66 8,642.2.2. §Êt quèc phßng, an ninh 52,0162 51,27 59,0600 7,04 7,792.2.3. §Êt s¶n xuÊt kinh doanh phi NN

190,1244 359,85

410,9479 220,82 51,10

2.2.4. §Êt cã môc ®Ých c«ng céng

1761,0301

1843,72

2075,4101 314,38 231,69

2.2.4.1. §Êt giao th«ng878,552 927,11

1067,0215 188,47 139,91

2.2.4.2. §Êt thñy lîi 730,4651 746,34

804,8964 74,43 58,56

2.2.4.3. §Êt truyÒn dÉn n¨nglîng 0,6062 0,69 1,6727 1,07 0,982.2.4.4. §Êt v¨n hãa 2,9253 11,95 16,4536 13,53 4,502.2.4.5. §Êt y tÕ 5,52 5,52 9,4804 3,96 3,962.2.4.6. §Êt gi¸o dôc 63,4161 66,41 80,8317 17,42 14,422.2.4.7. §Êt thÓ dôc, thÓ thao 28,1598 31,57 34,1473 5,99 2,582.2.4.8. §Êt chî 5,51 5,74 11,8880 6,38 6,152.2.4.9. §Êt di tÝch, danh lam th¾ng c¶nh 30,329 30,55 28,4176 -1,91 -2,132.2.4.10. §Êt b·i th¶i, xö lý chÊt th¶i 15,5434 17,84 16,9929 1,45 -0,852.2.4.11. §Êt c«ng tr×nh bu chÝnh VT     0,0682 0,07 0,072.2.4.12. §Êt x· héi     3,5398 3,54 3,542.3. §Êt t«n gi¸o tÝn ngìng 18,2999 19,84 23,7781 5,48 3,942.4. §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa 87,8035 91,42 94,1257 6,32 2,712.5. §Êt s«ng suèi vµ mÆt níc CD 1057,84

79 1152,21093,61

44 35,77 -58,592.6. §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c 22,2123 2,81 7,5517 -14,66 4,74III. §Êt cha sö dông 369,4975 181,7 176,9080 -192,59 -4,79

Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trương huyện Gia Lâm

64

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy được chi tiếtmức độ biến động diện tích của từng loại đất trên địabàn huyện Gia Lâm trong những năm qua; cụ thể như sau:2.2.2. Biến đông cac loại đất chinh

2.2.2.1. Đất nông nghiệp Năm 2011 huyện Gia Lâm có 6153,4333 ha diện tích

đất nông nghiệp, giảm-284,19 ha so với năm 2005, vàgiảm -629,55ha so với năm 2000 trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa năm 2011 của huyện là3783,4942 ; giảm -312,12 ha so với năm 2005 và giảm -696,12ha so với năm 2000.

- Diện tích đất trồng cỏ năm 2011 của huyện có78,5767 ha, giảm -0,68 ha so với năm 2005 và tăng5,30 ha so với năm 2000.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có1808,3841 ha; giảm 33,83 ha so với năm 2005 và tăng11,62 ha so với năm 2000.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm có 190,9266 ha;tăng 5,73ha so với năm 2005 là 42,45 ha và giảm -4,05ha so với năm 2000.

- Diện tích đất nuôi lâm nghiệp của huyện là39,1592 ha; giảm -12,18ha so với năm 2005 và giảm -15,42ha so với năm 2000.

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện là197,0078 ha; tăng 25,07 ha so với năm 2005 và tăng49,50ha so với năm 2000.

- Diện tích đất nông nghiệp khác có 55,8847 ha;

65

tăng 7,10 ha so với năm 2005 và tăng 19,62 ha so vớinăm 2000.

2.2.2.2. Đất phi nông nghiệpNăm 2011 diện tích đất phi nông nghiệp của huyện

Gia Lâm có 5142,6496ha, tăng 288,98 ha so với năm 2005và tăng 816,05 ha so với năm 2000. Dưới đây là biếnđộng một số loại đất phi nông nghiệp điển hình:

- Đất ở toàn huyện có 1290,2930 ha trong đó đất ởđông thị là 117,6159 ha, đất ở nông thôn là 1172,6771ha và đất ở của huyện tăng 36,96 ha so với năm 2005và tăng 232,24 ha so với năm 2000.

- Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp năm2011 có 87,8687 ha; tăng 8,64 haso với năm 2005 vàtăng 8,66 ha so với năm 2000.

- Đất quốc phòng, an ninh với diện tích hiệntrạng 59,06 ha; tăng 7,79ha so với năm 2005 và tăng7,04 ha so với năm 2000.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diệntích 410,9479 ha; tăng lên 51,10 ha so với năm 2005và tăng 220,82ha so với năm 2000. Trong những năm gầnđây, công nghiệp của huyện ngày càng phát triển nênquỹ đất dành cho công nghiệp ngày càng tăng nhanh,loại đất này bao gồm: đất khu công nghiệp, đất sảnxuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốmxứ….

- Đất có mục đích công cộng là 2075,4101ha, tăng231,69 ha so với năm 2005 và tăng 314,38ha so với

66

năm 2000.- Đất tôn giáo năm 2010 có diện tích là

23,7781ha; tăng lên 3,94 ha so với năm 2005 và tăng5,48ha so với năm 2000.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 94,1257 ha; tăngđi 2,71ha so với năm 2005 và tăng 6,32 ha so với năm2000.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dung hiện có:1093,6144 ha, giảm -58,59 ha so với năm 2005 và tăng35,77223,86 ha so với năm 2000.

- Đất phi nông nghiệp khác có 7,5517 ha, tăng4,74ha so với năm 2005 và giảm -14,66 ha so với năm2000.

2.2.2.3. Đất chưa sử dụngNăm 2011, trên địa bàn huyện Gia Lâm, diện tích

đất chưa sử dụng còn 176,9080 ha (chủ yếu là diệntích đất bằng chưa sử dụng); giảm đi -4,79 ha so vớinăm 2005 và giảm đi -192,59 ha so với năm 2000.Nguyên nhân chính của việc diện tích đất chưa sử dụnggiảm đi trong những năm vừa qua là do quá trình khaithác đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích pháttriển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2.2.4. Quy luật biên đông đất đaiTừ kết quả nghiên cứu quy luật biến động đất đai

những năm qua cho thấy đất đai huyện Gia Lâm biếnđộng theo quy luật sau:

- Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất

67

cho các mục đích khác và cho nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đô thị.

- Đất phi nông nghiệp tăng lên cung với quá trìnhgia tăng dân số tự nhiên và sự phát triển cơ sở hạtầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các côngtrình xây dựng khác.

- Đất chưa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằmđưa vào sản xuất nông nghiệp và sử dụng vào các mụcđích chuyên dung khác.

Nhìn chung, trong những năm qua các loại đất trênđịa bàn huyện đều có sự biến động, đất nông nghiệp cóxu hướng giảm dần, đất phát triển hạ tầng, đất ở nôngthôn và đô thị tăng phu hợp với quy luật của xã hộilà sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên những nămtới cung với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thịtrường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế,đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặtra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừabảo vệ nghiêm ngặt vung đất lúa năng suất cao vừa đápứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phuhợp, đạt hiệu quả cao nhất, góp phần quan trọng trongviệc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa huyệntrong giai đoạn tương lai.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường,tinh hơp lý của việc sử dụng đất:

2.3.1. Đanh gia hiệu quả kinh tế, xã hôi, môi trường của việc sử

68

dụng đất

a, Hiệu quả sử dụng đất- Trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnhvực ngày càng tăng. Do công tác đo đạc bản đồ, đăngký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thanh tra, kiểm tra việc việc sử dụng đất của Huyệnđược quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sửdụng đất có hiệu quả, nhờ đó công việc thu hồi đất,giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựngcơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịchvụ… được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinhtế - xã hội của huyện.

- Sản xuất nông nghiệp đã có chính sách hợp lý đểkhuyến khích việc khai thác sử dụng, môi trường sinhthái ngày càng được cải thiện.

- Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, khuyếnkhích phát triển kinh tế trang trại, giao đất sảnxuất nông nghiệp ổn định cung với các chính sách đẩymạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng độnghơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khôiphục và phát triển nhiều vườn cây ăn quả, phát triểncây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

- Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạtầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang vàxây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn theo quyhoạch nông thôn mới, quản lý chặt việc chuyển đất sản

69

xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp… tạođiều kiện cho nền kinh tế phát triển.

b, Những tác đông đên môi trương đất trong quá trình sử dụng đấtTrong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động

bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển kinhtế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất của conngười. Căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tácđộng môi trường hàng năm, chiến lược bảo vệ môitrường của tỉnh, thành phố và các đề tài nghiên cứuđánh giá động của môi trường đến quá trình phát triểnkinh tế - xã hội cho thấy tình hình ô nhiễm môitrường trên địa bàn huyện đang có chiều hướng giatăng, dân đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượngđất giảm dần, môi trường đất bị ô nhiễm, tập trungchủ yếu bởi các nguyên nhân chính sau :

- Ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động nôngnghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các chất hoáhọc trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làmgiảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làmgiảm đa dạng sinh học và cũng là nguyên nhân gây ônhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển củasản xuất nông nghiệp và anh hưởng tới sức khỏe ngườidân.

- Ô nhiễm môi trường còn do tập quán sinh hoạtcủa nhân dân, của các khu dân cư đô thị, các chất

70

thải chưa được thu gom và xử lý….Do còn thiếu các công trình xử lý nước thải, rác

thải nên môi trường nông thôn Gia Lâm đứng trước nguy cơô nhiễm cao do nước thải, rác thải của các cơ sở sảnxuất công nghiệp, TTCN đan xen trong các khu dân cư. Ởcác làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, không khí vànguồn nước do rác thải, nước thải và khí thải đã trở nênbức xúc, như ở Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, ĐìnhXuyên.

Trên địa bàn huyện hiện có 113 điểm tập kết rác thải(chân bãi rác) nhưng hầu hết các bãi tập kết rác đều chưađảm bảo tiêu chuẩn. Công tác quản lý, thu gom và xử lýchất thải còn nhiều bất cập. Đến nay mới có khoảng 60%chất thải được thu gom và xử lý theo quy định. Để đảm bảothu gom toàn bộ rác thải chở đi xử lý theo quy định cầnphải đầu tư xây dựng thêm 110 điểm tập kết rác thải ở cácthôn.

2.3.2. Tinh hợp lý của việc sử dụng đất

a, Cơ cấu sử dụng đấtCơ cấu sử dụng đất của huyện đang có hướng

chuyển dịch theo hướng hợp lý, phu hợp với điều kiệnphát triển của huyện và dần đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm có11.472,99ha, bao gồm:

+ Đất nông nghiệp 6153,4333ha, chiếm 53,64% diệntích tự nhiên.

71

+ Đất phi nông nghiệp 5142,6496ha, chiếm 44,82%diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng 176,908ha, chiếm 1,54% diệntích tự nhiên.

- Quỹ đất đai của huyện ngày càng được khai thác,sử dụng hợp lý, tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác, sửdụng cho các mục đích dân sinh kinh tế ngày càng tăngdiện tích đất chưa sử dụng giảm dần. Trong những nămqua, cung với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinhtế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷtrọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảmtỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ cấu sử dụngcác loại đất trên địa bàn đã có những thay đổi đángkể so với tổng diện tích tự nhiên.

- Tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần từ59,1% năm 2000 xuống còn 53,64% năm 2011; tỷ lệ cácloại đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên (đất ơ,đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tâng...) từ 37,7% năm 2000lên 44,82% năm 2011. Diện tích đất chưa sử dụng có xuhướng giảm xuống từ 3,2 % năm 2000 xuống 1,54% năm2011.

b, Mưc đô thích hơp cua từng loại đất so với yêu câu phát triển kinh tê -xã hôi

- Quá trình phát triển nhanh mạnh nền kinh tế -xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa và hiệnđại hóa trong những năm qua kéo theo việc thay đổirất lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất. Diện

72

tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) tuyphải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thốngđô thị, các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tậptrung và xây dựng kết cấu hạ tầng…nhưng năng suất cácloại cây trồng, vật nuôi đều tăng.

- Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đãgóp phần làm cho diện mạo các đô thị ngày càng khangtrang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các côngtrình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện…. nhiềukhu công nghiệp đã hình thành và tiếp tục được mởrộng không những góp phần tăng thu ngân sách cho địaphương mà còn thu hút một lực lượng lớn lao động dưthừa ở nông thôn. Đất đai trên địa bàn huyện ngàycàng được quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quảhơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình pháttriển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đờisống của nhân dân địa phương.

- Qua số liệu thống kê năm 2012, toàn huyện đãkhai thác được 98,46% diện tích tự nhiên để đưa vàosử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất chuyên dung…Tuy nhiên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá, định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nôngnghiệp cho nên ngoài một số diện tích đất chưa sửdụng sẽ được khai thác đưa vào sử dụng, còn lại phầnlớn diện tích đất phục vụ đáp ứng cho nhu cầu phát

73

triển là do chuyển đổi mục đích sử dụng cho phu hợpvới định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Quỹ đất dành cho chỉnh trang và xây dựng mớicác khu dân cư cả đô thị và nông thôn vân tiếp tục mởrộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư, trungtâm xã được gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trìnhdịch vụ và vui chơi giải trí,.... đã làm cho diện mạocác khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại hơn đápứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

- Quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệptăng mạnh góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệphoá ở địa phương, trong đó tăng mạnh nhất là đất côngnghiệp.

- Quỹ đất dành cho phát triển hệ thống giaothông, thuỷ lợi,...cũng tăng đáng kể. Nhiều tuyếnquốc lộ, tỉnh lộ,.... được nâng cấp mở rộng, phongtrào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnhgóp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giaolưu giữa các xã trong huyện và với bên ngoài, là yếutố thúc đẩy các trục phát triển của địa phương.

- Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục,văn hoá, thể dục - thể thao và các công trình phúclợi khác cũng được đầu tư mở rộng đáng kể góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng khám chữabệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địaphương.

74

- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng đấtđai, mức độ phu hợp của các loại đất phu hợp với từngmục đích sử dụng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầuphát triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá.2.4. Những tôn tại trong việc sử dụng đất

Những năm qua, được sự quan tâm trong việc tăngcường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những thànhtựu mà huyện đã đạt được trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việckhai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.

Tuy nhiên đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệđất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, chính sách đấtđai ngày càng được hoàn thiện để phu hợp với tình hìnhmới, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai theohướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã nảy sinh nhiềuvấn đề tồn tại cần được quan tâm:

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triểncông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoálà tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện từ nayđến năm 2020. Việc đào tạo chuyển đổi ngành nghề chưađược quan tâm đúng mức dân đến tình trạng dư thừa laođộng và thiếu việc làm ngày càng có xu hướng tăng.

- Ở một số xã, thị trấn vân còn tình trạng tự ýchuyển mục đích sử dụng đất trái phép, xây dựng công

75

trình trái phép trên đất nông nghiệp như tại xã Kim Sơn(năm 2009), xã Kiêu Kỵ (năm 2009) Dương Hà (năm 2010)…

- Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức,doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môitrường dân đến ô nhiễm đất, huỷ hoại đất.

- Nhận thức của người dân về chính sách đất đaikhông đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưacao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.

- Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ các nhóm đấtcòn chưa phu hợp, chưa theo hướng tích cực, chưa khaithác hết tiềm năng đất đai.

Để khắc phục tình trạng trên, Huyện cần coi trọnghơn nữa công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểmtra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đất đai. Mặtkhác, cần tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai mộtcách rộng rãi đến từng người dân, giúp họ có ý thức,trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất.III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤTKỲ TRƯỚC3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Thực hiện chủ trương chung của Nhà nước, giaiđoạn 2006-2010 huyện Gia Lam đã tiến hành xây dựng kếhoạch sử dụng đất và đã được cấp trên phê duyệt và đãđượcđánh giá chất lượng tốt. UBND huyện Gia Lâm đãtriển khai việc thu hồi đất, giao đất và chuyển mụcđích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất đã được

76

phê duyệt. Kết quả thực hiện được cụ thể như sau quabảng sau:Bảng 5. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Gia Lâm

Thø tù chØ tiªu M·

KÕt qu¶ thùchiÖn

®Õn cuèi 2010

KÕ ho¹ch södông ®Êt

®Õn 2006 -2010

T¨ng (+), gi¶m (-)

so vii KHDiÖntÝch (ha)

C¬cÊu (%)

DiÖntÝch(ha)

C¬cÊu(%)

DiÖn tÝch(ha)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(4)-(6)

  diÖn tÝch ®Êt TN   11472,99

100,00

11.472,99

100,00  

1 ®Êt n«ng nghiÖp NNP 6215,9016 54,18

5.716,5734 49,83 499,3282

1.1 §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp SXN 5925,7599 51,65

5.215,2417 45,46 710,5182

1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m CHN 5734,2018 49,98

4.866,4178 42,42 867,7840

1.1.1.1 §Êt trång lóa DLN 3844,13

09 33,513.021,63

97 26,34 822,49121.1.1.2 §Êt co dung vao chăn nuôi COC 78,5767 0,68     78,57671.1.1.3

§Êt trång c©y hµng n¨m cßn l¹i HNC(a) 1811,49

42 15,791.844,77

81 16,08 -33,2839

1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m CLN 191,5581 1,67 348,8239 3,04 -157,2658

1.2 §Êt l©m nghiÖp LNP 39,1592 0,34 28,4123 0,25 10,74691.2.2 §Êt rong phßng hé RPH 39,1592 0,34 28,4123 0,25 10,7469

1.3 §Êt nu«i trång thuû s¶n NTS 197,0078 1,72 337,6290 2,94 -140,6212

1.4 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c NKH 53,9747 0,47 135,2904 1,18 -81,3157

2 ®Êt phi n«ng nghiÖp PNN 5080,1813 44,28

5.580,1534 48,64 -499,9721

2.1 §Êt ë OTC 1247,1817 10,87 1.609,3774 14,03 -362,1957

2.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 1129,5658 9,85

1.442,7189 12,57 -313,1531

2.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 117,6159 1,03 166,6585 1,45 -49,0426

2.2 §Êt chuyªn dïng CDG 2615,7417 22,80 2.713,2318 23,65 -97,49012.2.1 §Êt trô së c¬ quan, CTSN CTS 82,2687 0,72 106,2519 0,93 -23,9832

77

2.2.2 §Êt quèc phßng, an ninh CQA 59,0600 0,51 57,2700 0,50 1,7900

2.2.3 §Êt s¶n xuÊt kinh doanh PNN CSK 401,141

1 3,50 559,4796 4,88 -158,3385

2.2.4 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 2073,27

19 18,071.990,23

03 17,35 83,04162.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng TTN 23,7781 0,21 21,3536 0,19 2,42452.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 94,1257 0,82 102,0713 0,89 -7,94562.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt nưic CD SMN 1091,8024 9,52 1.131,4081 9,86 -39,60572.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 7,5517 0,07 2,7112 0,02 4,8405

3 ®Êt cha sö dông CSD 176,9080 1,54 176,2632 1,54 0,6448

3.1 §Êt b»ng cha sö dông BCS 176,9080 1,54 176,2632 1,54 0,6448

3.1.1. Đất nông nghiệp

a. Đất sản xuất nông nghiệp: theo kế hoạch sử dụng đấtchung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất sảnxuất nông nghiệp dự kiến đạt 5215,2417 ha. Kết quảthực hiện đến năm 2010 đối với đất sản xuất nôngnghiệp là 5925,7599 ha, tăng 710 ha so với kế hoạch.

b. Đất lâm nghiệp: theo kế hoạch sử dụng đất chung toànhuyện đến năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp dự kiến đạt28,4123 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 đối với đấtlâm nghiệp là 39,1595 ha, tăng 10,7469 ha so với kế hoạchđề ra.

c. Đất nuôi trông thuy sản: theo kế hoạch sử dụng đất chungtoàn huyện đến năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủysản dự kiến đạt 337,6290 ha. Kết quả thực hiện đến năm2010 đạt 197,0078 ha, giảm -140,6212 ha so với kế hoạchđề ra.

d. Đất nông nghiệp khác: theo kế hoạch sử dụng đất chung

78

toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp khácdự kiến đạt 135,2904 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010chỉ đạt 53,9747ha, giảm -81,3157ha so với kế hoạch đềra.3.1.2. Đất phi nông nghiệp

a. Đất ở * Đất ở đô thị: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn

huyện đến năm 2010, diện tích đất ở đô thị dự kiến đạt166,6585ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 đạt 117,6159ha, giảm -49,0426 ha so với kế hoạch đề ra.

* Đất ở nông thôn: theo kế hoạch sử dụng đất chungtoàn huyện đến năm 2010, diện tích đất ở nông thôn dựkiến đạt 1.442,7189 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010chỉ đạt 1129,5658ha, giảm -313,1531 ha so với kế hoạchđề ra.

b. Đất chuyên dung:Theo kỳ kế hoạch trước, tổng diện tích đất chuyên

dung của huyện được phân bổ dự kiến là: 2.713,2318 ha(trong đó bao gồm các loại đất: giao thông, thủy lợi,văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao…). Trong khi đó kếtquả thực hiện đến năm 2010 diện tích đất chuyên dungtoàn huyện là 2615,7417 ha, giảm -97,4901ha so với kếhoạch đề ra.

c. Đất tôn giáo tín ngưỡng: Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm

2010, diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng dự kiến đạt

79

21,3536ha, những kết quả đạt lại đạt được là 23,7781 ha,tăng 2,4245 haso với kế hoạch đề ra.

d. Đất nghĩa trang nghĩa địa: Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm

2010, diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa dự kiến đạt102,0713 ha, nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 94,1257 ha,giảm -7,9456 ha so với kế hoạch đề ra.

e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dung: Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm

2010, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dung dựkiến đạt 1.131,4081 ha nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt1091,8024 ha, giảm -39,6057 ha so với kế hoach đặtra.

e. Đất phi nông nghiệp khác: Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm

2010, diện tích đất phi nông nghiệp khác dự kiến đạt2,7112ha nhưng kết quả thực hiện đạt 7,5517 ha, tăng4,8405 ha so với kế hoach đặt ra.3.1.3. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện Gia Lâm năm2010 theo kế hoạch đề ra sẽ dự kiến đạt 176,2632 ha,nhưng trong quá trình thực hiện kết quả diện tích đấtchưa sử dụng đạt 176,9080, tăng 0,6448 ha so với kếhoạch.3.2. Đánh giá nguyên nhân tôn tại trong việc thực hiệnkế hoạch sử dụng đất.

80

a.Kết quả đạt được

Việc thực hiện công tác kế hoạch sử dụng đất giaiđoạn 2006– 2010 trên địa bàn huyện đã đạt được nhữngthành quả nhất định thể hiện ở các mặt sau:

- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lýNhà nước về đất đai từ cấp huyện, cấp xã.

- Làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giaođất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chủ động phân bổ quỹ đất một cách hợp lý chonhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực đápứng nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các khu, cụmcông nghiệp, các khu du lịch và dân cư. Góp phần thúcđẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hìnhxã hội.

- Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệuquả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Tồn tại va những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết

quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện

Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đấtcủa huyện thì hầu hết là các chỉ tiêu sử dụng củahuyện hiện tại vân chưa đạt chỉ tiêu quy so với kếhoạch đề ra, điều đó xuất phát từ các nguyên nhânsau:

- Chất lượng kế hoạch sử dụng đất còn nhiều điểmchưa phu hợp với thực tiễn phải điều chỉnh lại do dựbáo phát triển kinh tế - xã hội chưa chính xác và

81

việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất các cấp.- Khung giá đất để áp dụng thu tiền khi giao đất,

chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất theo quyđịnh hiện nay chưa sát với giá thị trường; thiếuchính sách đền bu cho người có đất đang sử dụng bịthu hồi không phải vì mục đích an ninh - quốc phòng,lợi ích của người dân đang là một trở ngại để pháttriển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại… làmgiảm tính khả thi trong công tác thực hiện kế hoạchsử dụng đất.

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thựctiễn, do chưa bám sát vào quy hoạch sử dụng đất đãđược duyệt mà thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụngđất của cấp huyện, xã và các tổ chức sử dụng đất.Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức cònchủ quan, không có dự án tiền khả thi nên không cókhả năng thực hiện.

- Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phêduyệt chưa nghiêm và thường xuyên.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch cácngành khác chưa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát,cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, cáccấp vân chưa được chấn chỉnh. Tình trạng sử dụng đất viphạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn xảy ra khá lớntrong giai đoạn hiện nay.

82

- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đếncông tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cònthiếu và chưa hoàn chỉnh như định mức sử dụng đất cụthể đối với từng loại đất chưa được ban hành; địnhmức lao động, vật tư...

Phần III

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG

DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

I. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để pháttriển các ngành kinh tế - xã hội, mức độ ảnh hưởngcủa đất đai đến sự phát triển của các ngành có khácnhau. Việc đánh giá tiềm năng về mặt lượng và chấttheo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng cóý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ đểđịnh hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sửdụng tiết kiệm và hợp lý.

Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng vàkhả năng thích ứng của từng loại đất với các mục đíchsử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dân đến hủyhoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trườngsinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của toànxã hội. Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định đượcdiện tích đất thích hợp với từng mục đích sử dụngtrên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất và các mốiquan hệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng đất đai không chỉ là khả năng khai thácđất chưa sử dụng mà còn là khả năng khai thác chiều sâu

83

đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sửdụng đất phu hợp với định hướng phát triển kinh tế - xãhội của đị huyện.1.1. Đánh giá Tiềm năng đất đai để phát triển nông

nghiệp

1.1.1.Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp

Tiềm năng để mở rộng diện tích đất nông nghiệpcủa Huyện Gia Lâm được xác định chủ yếu dựa trên cơsở của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, quyhoạch các vung trồng rau sạch, khu nuôi trồng thủysản, khu trồng cây ăn quả để góp phần nâng cao hiệuquả giá trị kinh tế từ nông nghiệp mang lại.

Do có địa hình của huyện khá bằng phăng, thànhphần đất đai phu hợp, khí hậu ôn hòa, chủ động nguồnnước nên tạo nguồn tiềm năng lớn cho phát triển sảnxuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hìnhthành các vung chuyên canh (lúa) đảm bảo nâng cao giátrị sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thựccho địa phương và một số vung lân cận.

1.1.2. Tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trông thuy sản

Tiềm năng đất cho nuôi trồng thủy sản của huyện

Gia Lâm còn khá lớn. Trong tương lai, ngành thủy sản

sẽ là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu

kinh tế của huyện. Trong thời gian tới trên địa bàn

huyện cần tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở

các ao hồ, đồng thời sử dụng một phần diện tích trồng

lúa vung trũng sang kết hợp nuôi trồng thuỷ sản góp

84

phần nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập của

người dân địa phương.

1.2. Đanh gia tiêm năng đất đai để phục vụ cho việc phat triển khu

công nghiệp, mở rông đô thi, xây dựng khu dân cư nông thôn;

1.2.1.Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp

Những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, cấutạo địa chât đất đai, điều kiện giao thông, nguồnnước, lao động để phát triển công nghiệp. Các ngànhcông nghiệp có tiềm năng, triển vọng phát triển vớicác nhóm sản phẩm được xác định gồm:

- Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, gốm xứ…- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.Tiềm năng đất đai có thể đáp ứng cho nhu cầu phát

triển công nghiệp trên địa bàn huyện tương đối phongphú, có điều kiện thình thành các khu, cụm côngnghiệp và các làng nghề truyền thống.

Huyện đã có định hướng quy hoạch phát triển cácKhu công nghiệp đến năm 2020 với các Khu, cụm côngnghiệp,ưu tiên đến phát triển công nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng và vật liệu nhẹ; công nghiệp truyềnthống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến, côngnghiệp hàng mỹ nghệ gốm xứ, may mặc…

1.2.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển đô thị

Mạng lưới các điểm dân cư đô thị huyện Gia Lâm

đang trong quá trình phát triển. Hệ thống đô thị của

huyện hiện tại chỉ có duy nhất 02 thị trấn Yên Viên

và thị trấn Trâu Quỳ. Trong giai đoạn hiện nay, trên

cơ sở xây dựng, quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn huyện đang

85

từng bước hình thành một số khu đô thị như: Quy hoạch

khu đô thị Tây Nam Gia Lâm thuộc các xã Đa Tốn, Kiêu

Kỵ, Dương Xá, TT Trâu Quỳ, khu đô thị Công nghiệp tài

chính tân tạo Hanel gồm các xã: Ninh Hiệp, Đình

Xuyên, Dương Hà, Phu Đổng…và các khu vực dự trữ phát

triển đô thị khác.

Điều kiện phát triển đô thị của huyện và phát

triển các khu đô thị thuận lợi, từng bước được cải

tạo, mở rộng tạo thành mạng lưới đô thị thúc đẩy sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm từ một huyện

nông nghiệp trở thành một huyện công nghiệp – dịch

vụ.

1.2.3. Tiềm năng đất đai để xây dưng khu dân cư nông thôn

Khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích lãnh

thổ của huyện. Trong quá trình đô thị hóa, phát triển

công nghiệp diễn ra nhanh chóng, diện tích đất khu

vực nông thôn đang dần bị thu hẹp lại.

Đối với khu dân cư nông thôn vấn đề quan trọng

là bố trí hợp lý, kết hợp hài hòa phong tục tập

quán, thuận tiện cho sản xuất nhưng phải tạo điều

kiện đầu tư tập trung và phát huy hiệu quả, thuận

lợi cho phát triển xã hội. Cần sớm xác định và ổn

định địa bàn các khu dân cư tập trung mang tính chất

là trung tâm khu vực để có điều kiện thuận lợi cho

86

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt

động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại –

dịch vụ, du lịch.

II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Khai quat phương hướng, mục tiêu phat triển kinh tế - xã hôi cho

giai đoạn 20 năm tới va giai đoạn tiếp theo

2.1.1. Quan điểm phat triển- Lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao

gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môitrường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệuquả lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đờisống của cộng đồng nhân dân.

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm phảiđặt trong quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xãhội của thành phố Hà Nội, cả nước, vung Bắc Bộ.

- Phát triển kinh tế huyện Gia Lâm với bước đihợp lý theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa vào giaiđoạn đến năm 2020, đồng thời từng bước phát triển khuvực dịch vụ để hướng tới một nền kinh tế có cơ cấuhiệu quả và bền vững vào những năm 2020. Công nghiệphóa gắn liền với đô thị hóa một cách có kiểm soát,trật tự và bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển theo hướng mở cửa và hộinhập quốc tế trên cơ sở chú trọng khai thác thịtrường trong nước nâng cao nội lực, sức cạnh tranhcủa nền kinh tế trên thị trường quốc tế cũng nhưngay chính trên thị trường trong nước.

- Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xãhội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Chú ýphát triển khu vực nông thôn, khu vực kém phát triểngiảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân

87

cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiệnvới các dịch vụ xã hội.

- Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốcphòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xãhội.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững không những đối với phạm vi lãnhthổ huyện, tỉnh mà còn cả khu vực các tỉnh, thành phốcó liên quan, hướng tới một thành phố xanh, sạch vềmôi trường vào cuối những năm 2020, đầu những năm2030.

2.1.2. Cac mục tiêu phat triển đến năm 20202.1.2.1. Mục tiêu tổng quátMục tiêu chung của huyện trong giai đoạn tới là

tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở phát triểnthành công ở một số khâu quyết định, để đến năm 2020GDP/người của huyện vượt mức trung bình của thànhphố. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,đưa công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng vượt trộitrong cơ cấu. Hình thành một xã hội có lối sống vănminh, hiện đại, với xu hướng đô thị hóa mạnh, chấtlượng cuộc sống của người dân không ngừng được cảithiện, dân chủ, phát triển hài hòa, đồng thuận.

Phấn đấu đến năm 2020, huyện Gia Lâm cơ bản trởthành huyện công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, duytrì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

2.1.2.2. Các mục tiêu cụ thểa.Các mục tiêu về kinh tế.- Tăng trưởng kinh tế bình quân:+ Giai đoạn 2011 – 2015: 13,46%+ Giai đoạn 2016 – 2020: 14,28%- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu

kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vựccông nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất

88

lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suấtlao động cao. Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 sẽ đượchình thành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảmnông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Giai đoạn2010 – 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơcấu kinh tế bền vững và phu hợp với tiềm năng củahuyện.

- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 55%; thươngmại, dịch vụ khoảng 29,5% và nông, lâm, thủy sản:15,5%.

b. Các mục tiêu về xã hội- Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong

đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũnglà chủ đề đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyểnbiến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo;chú trọng đào tạo nghề phu hợp với nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố.

- 100% xã, thị trấn duy trì tốt các tiêu chíChuẩn Quốc gia về y tế xã. Đến năm 2015 phấn đấu giảmtỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,5%;- Thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu

đồng/năm;- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, dạy nghề

từ 30-35%;- Giải quyết việc làm hàng năm trên 8.500 lao

động;- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ

tầng xã hội.- Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo

chuẩn quốc gia;c. Các mục tiêu bảo vệ môi trường- Chất lượng môi trường nước:

89

+ Xử lý nước thải tại các khu vực công nghiệp đạttiêu chuẩn môi trường;

+ Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khuvực nội thị và một số khu vực nông thôn.

- Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứtđiểm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại cácnhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với khu vực sản xuấtvật liệu xây dựng gạch ngói và một số tuyến đườnggiao thông bị xuống cấp.

- Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ônhiễm môi trường đất; thu gom và xử lý rác thải sinhhoạt và rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rácthải tại nguồn.

- Tỷ lệ hộ dung nước sạch đạt 90%.

d. Mục tiêu xây dựng nền an ninh quốc phòngĐảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối

đa các tệ nạn xã hội và bảo đảo đảm bền vững môitrường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2. Quan điểm sử dụng đấtKhai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, có hiệu

quả phải được thể hiện qua việc cải tạo và xây dựng,khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về mặt kiến trúc,cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà quá trìnhhình thành và phát triển của tỉnh đã tạo nên. Trongsản xuất nông nghiệp, do diện tích sẽ bị giảm đểchuyển sang các mục đích khác, phải áp dụng các thànhtựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, thay đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi, đảm bảo giữ nguyên hoặc tăngthêm giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp.

90

Sử dụng đất phải khoa học, hợp lý, tiết kiệm dodiện tích tự nhiên có hạn, không để thừa, hoang hoáhoặc lãng phí đất; phải đảm bảo duy trì và bồi bổchất lượng đất, tránh các tác động làm giảm độ màu mỡhay làm thoái hoá đất. Bên cạnh đó còn phải phản ánhđược quan điểm khai thác cảnh quan thiên nhiên vớicây xanh, mặt nước, hướng gió để tạo nên môi trườngsống tốt nhất với con người. Trong việc bố trí cáccông trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trườngsống và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị.

Trên cơ sở các đặc trưng về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội, thực trạng và xu hướng biến độngsử dụng đất và việc đánh giá các nguồn lực, lợi thếcũng như các dự báo về chiến lược phát triển toàndiện huyện Gia Lâm đến năm 2020. Vấn đề khai thác,sử dụng và quản lý đất đai của huyện Gia Lâm cần dựatrên hệ thống các quan điểm sau:

2.2.1. Khai thac khoa học, hợp lý va sử dụng tiết kiệm va cohiệu quả quỹ đất đai

Khi đất đai, nhất là đất có khả năng sản xuất cóhạn thì việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên vàsử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, đủ nhu cầu, cóhiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quantrọng trong quá trình sử dụng đất.

Đối với sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất làhoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi, đảm bảo đượcyêu cầu tưới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăngvụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt ănở và làm việc của người dân, việc tận dụng triệt đểvà phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộngthêm diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất là

91

cách duy nhất để giải quyết và thực hiện vấn đề này.Đối với khu dân cư nông thôn vấn đề quan trọng là

bố trí hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán,thuận tiện cho sản xuất nhưng phải tạo điều kiện đầutư tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho pháttriển xã hội. Cần sớm xác định và ổn định địa bàn cáckhu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khuvực để có điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch.Sử dụng đất phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất.

2.2.2. Chuyển đổi mục đich sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoa - hiện đại hoa

Khi diện tích đất đai có hạn thì việc chuyển đổicơ cấu kinh tế trong những năm trước mắt và lâu dàiđòi hỏi phải có những chuyển đổi cơ cấu sử dụng đấtmột cách phu hợp đáp ứng đúng, đủ, hợp lý nhu cầu đấtđai cho phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu pháttriển đòi hỏi của huyện cần đầu tư nâng cấp cải tạo,mở rộng, phát triển nhiều công trình trên nhiều lĩnhvực như công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, vui chơigiải trí …nhu cầu đất cho các mục đích này không thểkhông đáp ứng. Việc phát triển các khu đô thị, các khudân cư trong tương lai đòi hỏi quỹ đất không nhỏ vàchủ yếu phải chuyển từ đất nông nghiệp vì vậy trongquá trình chuyển đổi phải cân nhắc hiệu quả kinh tế -xã hội, môi trường.

2.2.3. Danh quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phat triểnTrong những năm gần đây, huyện đã đạt được tốc độ

tăng trưởng kinh tế tương đối cao, với những thànhtựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế -xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự giatăng dân số và các nhu cầu của đời sống và sản xuất

92

gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết cấu hạ tầng củatỉnh. Yêu cầu cần phải dành một diện tích xây dựngthoả đáng và hợp lý cho bố trí và phát triển cơ sở hạtầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội,đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sốngnhân dân.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạtầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt làhệ thống giao thông cần tiến hành đồng bộ trước khimở rộng các đô thị, hình thành các khu công nghiệp vàkhu dân cư.

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thốnggiao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liênlạc, vệ sinh đô thị của huyện trong tương lai đượcphát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tậndụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triểntừng bước theo hướng hiện đại, với tầm nhìn lâu dàiđặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng -an ninh.

2.2.4. Lam giau va bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn đinhlâu dai

Khai thác sử dụng đất của huyện Gia Lâm cần đượckết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm khôngngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá, xóimòn, nhất là đối với đất sản xuất nông nghiệp bằngviệc xây dựng một hệ thống canh tác bền vững.

Khai thác sử dụng đất phải được gắn liền với vấnđề bảo vệ môi trường. Các chất thải trong sản xuấtcông nghiệp, chất thải sinh hoạt… phải được xử lý kịpthời, tránh huỷ hoại đất, gây ô nhiễm môi trườngnước, không khí.

Trong nông nghiệp, tính độc hại của các chế phẩmhoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… cũng cần

93

được xem xét cụ thể để sử dụng hợp lý, tránh gây ônhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái. 2.3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tớivà giai đoạn tiếp theo

Căn cứ vào tiềm năng quỹ đất, thực trạng và nhu cầusử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực trên địa bànhuyện Gia Lâm đến năm 2020 và xa hơn. Định hướng sửdụng quỹ đất của huyện đến năm 2020 và xa hơn được xácđịnh như sau:2.3.1. Đất nông nghiệp

2.3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp:Những định hướng cơ bản trong việc sử dụng đất nôngnghiệp

- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiệuquả theo hướng đa canh – sinh thái – bền vững gắn vớicông nghiệp chế biến và thị trường; Từng bước xâydựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội tỉnh,các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và hướng vàoxuất khẩu;

- Thúc đẩy chuyển đổi tích cực cơ cấu nông nghiệpnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường vềcả lượng và chất, trước hết là thị trường tronghuyện, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trêncơ sở phát huy những lợi thế so sánh của địa phương

- Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tàinguyên tự nhiên – sinh thái trên địa bàn (đất, nước,khí hậu....), đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả sửdụng đất làm cơ sở cho tăng trưởng ổn định nôngnghiệp trong bối cảnh đất nông nghiệp có xu hướnggiảm trong các giai đoạn phát triển tới.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh,hàng hóa gắn liền với nâng cao năng suất lao động,

94

tăng thu nhập góp phần giảm thiểu tích cực khoảngcách kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị,giữa khu vực kinh tế nông nghiệp với các khu vực kinhtế khác, đảm bảo ổn định chính trị, tăng cường anninh – quốc phòng trên địa bàn. Đồng thời phát triểnnông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ và phát triển bềnvững môi trường sinh thái.

- Trong quá trình phát triển nông nghiệp cần nắmbắt và đưa nhanh các phương thức canh tác tiên tiến,các thành quả khoa học – công nghệ vào ứng dụng rộngrãi đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuấttheo hướng hàng hóa, an toàn, chất lượng cao, hiệuquả và bền vững.

- Đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng đưa và sảnxuất, kết hợp phát triển mở rộng trồng cây ăn quả,dành diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đất trồnglúa) cho các mục đích phi nông nghiệp trên cơ sở tiếtkiệm, hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực.

Trên cơ sở hướng phát triển ngành nông nghiệp củahuyện trong tương lai, Diện tích đất nông nghiệp củahuyện đến năm 2020 là 4589,64 ha.

a. Đất lúa nướcTrên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực đến năm

2020 và thời gian tiếp theo, trong giai đoạn quyhoạch cần phải phấn đấu đầu tư thâm canh, tăng sảnlượng và chất lượng thóc hàng hóa; tập trung sức chosản xuất lúa; xây dựng vung lúa năng suất cao, chấtlượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhândân; đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao sảnlượng, chất lượng gạo thương phẩm. Sử dụng giống lúangắn ngày để luân canh tăng vụ trên đất lúa. Việc ổnđịnh diện tích đất lúa đến năm 2020 và xa hơn cũngrất quan trọng đối với huyện nói riêng và thành phố

95

nói chung, vì vậy trong giai đoạn tới, diện tích đấtlúa của tỉnh được bố trí theo 2 hướng: Sản xuất lúathâm canh năng suất cao và sản xuất lúa hàng hóa chấtlượng cao.

Căn cứ vào quỹ đất canh tác còn lại của các xã,thị trấn sau khi chuyển đổi mục đích phi nông nghiệp,ưu tiên đất tốt có điều kiện tưới tiêu cho trồng lúa2 vụ, diện tích đất lúa đến năm 2020 là 2476,62ha.

b. Đất trồng cây lâu nămTrong thời gian đến năm 2020, huyện vân duy trì

diện tích đất trồng cây lâu năm đảm bảo đáp ứng đủcho nhu cầu của địa phương.

Định hướng tới năm 2020 diện tích đất trồng cây lâunăm của huyện là 251,45ha.

2.3.1.2. Đất Lâm nghiệp:Trong thời gian tới, nhằm đảm bảo đáp ứng duy trì

bảo tồn quỹ đất rừng, đồng thời khai thác diện tích đấtrừng phu hợp cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củahuyện Gia Lâm. Trên cơ sở nhu cầu phát triển của ngànhvà các ngành khác, dự báo diện tích đất lâm nghiệp củahuyện đến năm 2020 là: 39,16ha.

2.3.1.3. Đất nuôi trông thuy sản Phát triển mạnh sản xuất thủy sản theo phương

thức nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp, trọng tâm lànuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi thủy sản đặcsản; khai thác và sử dụng có hiệu quả mặt nước hiệncó; tiếp tục cải tạo diện tích vung trũng chuyển sangchuyên canh thủy sản hoặc sản xuất 1 lúa – 1 thủysản.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển ngành thủy sản đếnnăm 2020 của huyện ở trên. Đến năm 2020 đưa diện tíchnuôi trồng thủy sản duy trì khoảng 210,30ha.

2.3.1.4. Đất nông nghiệp khác:

96

Trong giai đoạn tới, với phương trâm đẩy mạnh sảnxuất nông nghiệp theo hướng quy hoạch các mô hình trangtrại chăn nuôi khai thác tối đa tiền năng diện tích đấtnông nghiêp. Do đó dự báo diện tích đất nông nghiệp khácsẽ có xu hướng gia tăng và được dự báo đến năm 2020 cókhoảng 99,18 ha.

2.3.2. Đất phi nông nghiệp2.3.2.1. Đất ơDiện tích đất ở đến năm 2020 dự báo là 1534,96ha,

tăng 244,67ha so với năm 2011, cung với tốc độ gia tăng

dân số và hình thành các khu đô thị, khu dân cư mới….

2.3.2.2. Đất trụ sơ cơ quan, công trình sư nghiệp

Để đáp ứng cho việc mở rộng, nâng cấp và xây dựngmới trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địabàn huyện, đến năm 2020 huyện cần bố trí khoảng93,62ha đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

2.3.2.3. Đất quốc phòng, an ninhTiếp tục rà soát lại diện tích đất quốc phòng, an

ninh sử dụng không đúng mục đích theo Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ để chuyển sang các mục đích dân sinhkinh tế.

Trong giai đoạn đến năm 2020, bố chí xây dựng mớitrụ sở an ninh tại các xã, thị trấn; mở rộng và nângcấp các trụ sở an ninh hiện có, phục vụ mục đích anninh tại địa phương. Bố trí đến năm 2020, diện tích đấtan ninh là 7,20ha.

Với phương châm xây dựng khu vực phòng thủ đạtkết quả tốt gắn liền với việc bảo đảm không gian phát

97

triển kinh tế - xã hội, diện tích đất quốc phòng củahuyện đến năm 2020, được bố trí 67,63ha.

2.3.2.4. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệpPhương hướng phát triển công nghiệp huyện trong

thời gian tới đó là:- Thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình

sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủcông nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khíchphát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ởđịa phương như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, dệtmay da giày.....

- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp cóhàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn nhưngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử, ngành sản xuấtvật liệu mới...

- Đối với các doanh nghiệp đã có cần tăng cườngđầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăngnăng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức canhtranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Đối với các doanh nghiệp phát triển mới ngay từđầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến,đi tắt, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩncơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn cácdự án đầu tư và công nghệ đồng thời đáp ứng tiêu chíbảo vệ môi trường.

- Để có thể phát triển công nghiệp trong bối cảnhthị trường chưa phục hồi cần phát triển các ngànhcông nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng trongsản phẩm và tạo cơ sở thu hút các nhà đầu tư.

- Ưu tiên các dự án thúc đẩy CNH – HĐH nôngnghiệp, nông thôn; các dự án phục vụ xuất khẩu.

- Khuyến khích ứng dụng các công nghệ sản xuấtsạch, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi

98

trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môitrường và sức khoẻ cộng đồng.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển công nghiệp củahuyện trong thời gian tới, đến năm 2020 diện tích đấtsản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bố trí khoảng1025,11ha.

2.3.2.5. Đất di tích danh thắngMục tiêu: giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di

tích đã và đang được xếp hạng, không bị xuống cấp,tổn thất hoặc bị hủy hoại. Bảo tồn nguyên vẹn các giátrị của thiên nhiên, giá trị kiến trúc của khu ditích; nghiêm cấm việc khai thác nguyên liệu trong khuvực di tích.

Việc khoanh vung bảo vệ di tích phải đáp ứng yêucầu bảo tồn các di tích, môi trường, khu cảnh lịchsử, gắn với việc bảo vệ cảnh quan tự nhiên.

Đáp ứng mục tiêu trên, đến năm 2020 diện tích đấtdi tích danh thắng của huyện Gia Lâm là 30,32ha.

2.3.2.6. Đất để bãi thải, xử lý chất thảiTrước tình hình ô nhiễm môi trường tại huyện, đặc

biệt là môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và đôthị, trong thời gian tới từng bước hình thành một hệthống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tạicác đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệpnhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mụctiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện tại hóa. Trong thời kỳ quy hoạch trên địabàn sẽ bố trí quy hoạch các khu thu gom, xử lý, chônlấp rác thải tập trung tại các xã, thị trấn.

Để đảm bảo nhu cầu đất cho việc thu gom, xử lý vàchôn lấp chất thải nguy hại trên địa bàn huyện, đếnnăm 2020 diện tích đất này 159,63ha.

2.3.2.8. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

99

Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của mộtbộ phận nhân dân, là sự tôn trọng thực tế khách quanvà trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôngiáo, thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận nhân dân cóđạo, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đến năm2020, diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng của huyện cókhoảng là 26,27ha.

2.3.2.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địaViệc bố trí nghĩa trang, nghĩa địa phải đảm bảo

cảnh quan và vệ sinh môi trường, địa điểm bố trí cáchxa khu dân cư, không ảnh hưởng vệ sinh nguồn nước,phu hợp với phong tục tập quán của người dân tại địaphương.

Đến năm 2020, toàn huyện có 109,13ha đất nghĩatrang nghĩa địa.

2.3.2.10. Đất phát triển hạ tângVới phương châm tăng cường đầu tư của Nhà nước,

đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, y tế, giáodục, thể thao, huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Tập trung khôi phục và nâng cấp các công trìnhhiện có; kết hợp xây dựng mới một số công trình phụcvụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm2020 hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp tục phát triểnhạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đảm bảo phục vụ sựnghiệp phát triển của toàn huyện.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển hạ tầng của huyệntrong thời gian đến năm 2020 và xa hơn. Định hướng sửdụng một số đất phát triển hạ tầng trên địa bàn huyệnđến năm cụ thể như sau:

a. Đất giao thôngHệ thống hạ tầng giao thông có vị trí đặc biệt

quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóatrên địa bàn huyện. Để đáp ứng mục tiêu phát triển

100

kinh tế xã – hội, hạ tầng giao thông trên địa bànhuyện trong thời gian đến năm 2020 và xa hơn được chútrọng phát triển theo hướng:

- Cơ bản hình thành khung hạ tầng giao thôngtrong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm hệ thống giaothông đối ngoại và giao thông kết nối giữa các địabàn trong tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại,trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thôngđối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế- xã hội thống nhất trên địa bàn huyện.

- Từng bước hiện đại hóa mạng giao thông nộihuyện đảm bảo nâng cao năng lực thông qua, tăng tốcđộ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệthống.

- Quản lý và tổ chức, nâng cấp giao thông đô thịtại thị trấn, xã.

- Mở rộng, nâng cấp mạng giao thông nông thôn vàocuối giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theohướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, antoàn .... thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực nôngthôn.

- Xây dựng chương trình đồng bộ hóa giao thôngtheo khu vực lãnh thổ, trước mắt tập trung vào nhữngkhu vực tập trung phát triển công nghiệp, các khu đôthị mới.

Định hướng phát triển mạng lưới giao thông củahuyện đến năm 2020 cần bố trí khoảng 1329,16ha chonhu cầu phát triển.

b. Đất thủy lợiHướng phát triển thủy lợi của huyện trong những

năm tới là:

101

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp kiên cố hóa hệ thốngkênh mương hiện có, chủ động tưới tiêu cho diện tíchđất sản xuất nông nghiệp.

- Tập trung đầu tư hệ thông công trình vừa vànhỏ, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ở các địa bàn trọngđiểm về nông nghiệp.... tạo cho khu vực này có đủđiều kiện thâm canh đa dạng hóa các loại cây trồng,sử dụng giống mới, có chất lượng và có giá trị kinhtế cao. Phát triển các công trình cấp nước tiên tiếnphục vụ phát triển sản xuất hoa màu, cây công nghiệp,cây ăn quả,...

- Phát triển thủy lợi góp phần bảo vệ và tạonguồn nước ở những vung thiếu nước.

- Củng cố hệ thống đê điều, tôn cao, kè nát máiđê, bê tông hóa mặt đê thành đường giao thông, đảmbảo an toàn trong mua mưa lũ

Trên cơ sở đó, đến năm 2020 quỹ đất cho pháttriển thủy lợi của huyện là 831,62 ha.

c. Đất công trình năng lượng, truyền thông* Mục tiêu phát triển mạng lưới điện của huyện

trong thời gian tới: là đảm bảo cung cấp điện antoàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp (đặc biệtlà các khu công nghiệp) mở rộng và nâng cao chấtlượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhândân, phấn đấu có nguồn điện (công suất) dự phòng.

* Định hướng phát triển hệ thống bưu chính:- Hoàn thành phổ cập dịch vụ; xây dựng các điểm

phục vụ đến vung sâu, vung xa; mở rộng hoạt động cungcấp dịch vụ theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi lĩnhvực.

102

- Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự độnghóa trong khai thác, chấp nhận và tin hoạc hóa cáccông đoạn bưu chính. Đến năm 2015, hoàn thành lộtrình ứng dụng tin học hóa cấp bưu cục, điểm phục vụ.

- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịchvụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng lưới bưuchính điện tử.

* Định hướng phát triển mạng lưới viễn thông:- Phát triển dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng

rộng rãi trong mọi lĩnh vực: điện tử, thương mại, tàichính, đào tạo, y tế, nông nghiệp,....

- Phát triển mạng truy nhập quang trong toànhuyện theo quy mô hình mạng NGN đa dịch vụ. Kháchhàng được cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đagiao thức.

- Nâng cấp dung lượng cho các tuyến cáp quang,đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ băng rộng mới trên nềnNGN. Mạng truy nhập quang có ưu điểm giảm chi phí xâydựng cơ sở hạ tầng, truy nhập tốc độ cao, nâng caochất lượng. Mạng truy nhập quang đến xã sẽ phát triểnmạng trong giai đoạn 2011 – 2015.

Trên cơ sở đó, đến năm 2020 diện tích đất chuyểndân năng lượng truyền thông của huyện là 2,69ha.

e. Đất cơ sở văn hóaNghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đưa ra

mục tiêu lâu dài phát triển sự nghiệp văn hóa củatoàn tỉnh như sau:

- Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữaphát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

103

Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng,đạo đức, lối sống văn hóa lành mạng trong xã hội,trước hết là trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặttrận, đoàn thể nhân dân và trong từng cá nhân, giađình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở. Gắn nhiệm vụxây dựng văn hóa với nhiện vụ xây dựng, chỉnh đốnĐảng. Chú trọng xây dựng môi trường sống, lối sống vàđời sống văn hóa cơ sở, cộng đồng dân cư, xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh, phong phú. Bồi dưỡngcác tài năng văn hóa, nghệ thuật, khuyến khích cácvăn nghệ sỹ sáng tạo được nhiều tác phẩm văn hóa,nghệ thuật có giá trị cao.

- Đẩy mạng xã hội hóa các hoạt động văn hóa trêncơ sở khuyến khích và tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh cácthiết chế văn hóa thể thao.

Trên cơ sở đó, cung với việc thực hiện theo Hướngdân số 1182/HD-BVHTT ngày 14 tháng 4 năm 2004 của BộVăn hóa thông tin, mỗi thôn, làng khu phố dành 0,1 –0,15 ha để xây dựng khu vui chơi, nhà văn hóa. Địnhhướng diện tích đất cơ sở văn hóa của huyện đến năm2020 là 37,71ha.

f. Đất cơ sở y tếPhấn đấu đến năm 2020, kiện toàn cơ sở vật chất

cho phát triển ngành y tế từ cấp huyện, xã, đảm bảođáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏeban đầu cho nhân dân.

104

- Sắp xếp và nâng cấp các cơ sở y tế cho phu hợpvới giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.Bổ sung một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu chăm sócbảo vệ sức khỏe nhân dân huyện trong giai đoạn này vàcác năm tiếp theo.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướngcông bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuậnlợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc, nâng caosức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phu hợp với sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện và củatỉnh. Từng bước khắc phục tình trạng khác biệt về chămsóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn, giữa vungkinh tế phát triển và vung sâu, vung xa, giữa ngườigiàu với người nghèo, giữa các dân tộc.

- Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắnphóng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng. Kết hợpy học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.

Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành y tế,diện tích đất cơ sở y tế của toàn huyện dự báo đếnnăm 2020 là 10,60ha.

g. Đất cơ sở giáo dục – đào tạoNâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi

dưỡng nhân tài là nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt quátrình phát triển dân số và nguồn nhân lực. Hướng pháttriển chính của ngành giáo dục – đào tạo của huyệnđến năm 2020 là:

- Phát triển hệ thống mạng lưới các cơ sở giáodục – đào tạo đạt chuẩn quốc gia theo hướng tiêntiến, hiện đại, hội nhập với các xu hướng phát triển

105

giáo dục – đào tạo của cả nước, đạt trình độ tươngđương các tỉnh, thành phố phát triển của cả nước.

- Phát triển mạng lưới những cơ sở giáo dục cáccấp trên địa bàn huyện trong thời gian tới phải đạtđược mục tiêu trên và đáp ứng những yêu cầu về cơ sởvật chất – kỹ thuật và trang thiết bị như sau:

+ Đảm bảo phân bố hợp lý, gắn với các địa bàn dâncư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đếntrường theo phương châm “đưa trường đến gần học sinh;

+ Đạt chuẩn quốc gia, đồng bộ, tiên tiến và hiệnđại để thực hiện những mục tiêu phát triển giáo dụccho từng thời kỳ nhất định.

Đảm bảo học sinh học cả ngày ở trường đối với cấptiểu học từ năm 2010 và các cấp THCS và THPT từkhoảng năm 2012 – 2015;

Đảm bảo giáo dục toàn diện, theo đó mỗi trườnghọc có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học nghệthuật (hoặc năng khiếu), khu vực quản lý (văn phòng –giáo vụ), khu vực giáo dục thể chất, sân chơi, khuvực dịch vụ sinh hoạt (nhà ăn, nghỉ trưa,...), khuvực vệ sinh, khu vực để xe,....

Đảm bảo đáp ứng các mực chuẩn về diện tích khuônviên trường, diện tích các phòng học, khu vực chứcnăng, giáo dục và rèn luyện thể chất, trang thiết bị,điều kiện về ánh sáng.... để phục vục cho việc tổchức đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiêntiến, hiện đại và hiệu quả.

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành giáo dục –đào tạo của huyện, diện tích đất cơ sở giáo dục – đàotạo của huyện đến năm 2020 là 108,11ha.

106

h, Đất cơ sở thể dục – thể thaoĐịnh hướng phát triển ngành thể dục – thể thao

của huyện trong thời gian đến năm 2020 và xa hơn:- Duy trì phong trào thể dục thể thao quần chúng

sâu rộng, vững chắc; Phát triển nhiều loại hình thểthao, trong đó chú trọng những môn thể thao mà tỉnhcó thế mạnh;

- Tập trung xây dựng các môn thể thao thành tíchcao trọng điểm, đóng góp nhiều vận động viên cho cácđội tuyển của tỉnh, quốc gia

- Hoàn thành quy hoạch cơ sở vật chất thể dục thểthao từ tỉnh đến xã theo Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ;Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 7 năm2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc banhành quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể thao xã,...đấtcần cho luyện tập thể dục - thể thao từ 2 - 3m2/người, cấp xã từ 1- 1,5 ha; cấp huyện từ 4,5 – 5 halàm sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi....

Để đáp ứng được các vấn đề nêu trên, dự kiếntrong những năm tới sẽ nâng cấp mở rộng các côngtrình hiện có, đồng thời xây dựng mới hệ thống cáccông trình như: sân vận động, nhà thi đấu, trung tâmthể dục thể thao, nhà luyện tập,... trên địa bàn toànhuyện. Tổng diện tích đất cơ sở thể dục – thể thaođược bố trí đến năm 2020 trên địa bàn toàn huyện vàokhoảng 61,71ha.

k. Đất chợĐịnh hướng phát triển đất chợ trên địa bàn huyện

trong thời gian tới là:

107

- Đẩy mạnh phát triển mạnh hệ thống chợ trên cơsở nâng cấp, sửa chữa mở rộng các chợ hiện có nằmtrên địa bàn các xã và huyện. Tổ chức hình thành cácchợ nông thôn liên xã, đầu tư xây dựng chợ đầu mối.

Trên cơ sở định hướng phát triển mạng lưới chợcủa huyện, đến năm 2020 diện tích đất chợ của huyệnlà 180,75ha.

PHẦN IVPHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONGTHỜI KỲ QUY HOẠCH

1.1. Chỉ tiêu tăng trương kinh tế và chuyển dịchcơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế bình quân:+ Giai đoạn 2011 – 2015: 13,46%+ Giai đoạn 2016 – 2020: 14,28%- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015

được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 55%; thươngmại, dịch vụ khoảng 29,5% và nông, lâm, thủy sản15,5%.

1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp- Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng

hiện đại, nông nghiệp sinh thai, sản xuất hàng hóa,có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh cao; kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệptheo mô hình trang trại với phát triển các loạidịch vụ.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình của khuvực này đạt 2,5% giai 2011 – 2015.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các

108

loại cây, con có hiệu quả cao; tiếp tục tăng tỷ trọngchăn nuôi trong phát triển nông nghiệp

1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các nhóm sản

phẩm công nghiệp truyền thống kết hợp với xây dựng mớicác cụm công nghiệp làng nghề tạo nên tiềm lực đầu tàuthúc đẩy cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành (theo giá so sánhnăm 1994) đạt khoảng 15,5% vào năm 2015.

- Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống kết cấu hạtầng kỹ thuật đồng bộ ở tất cả các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn huyện.

1.2.3. Khu vực kinh tế dich vụ- Khai thác các tiềm lực kinh tế về điều kiện tự

nhiên, giao thông, các công trình văn hóa, xã hội, cáccụm di tích lịch sử….để phát triển thương mại, dịch vụ,tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành thương mại dịch vụtrong hệ thống cơ cấu kinh tế của huyện.

- Duy trì mức tăng trưởng ngành thương mại – dịch vụkhoảng 17% đến năm 2015.

- Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, khuyếnkhích các thành phần kinh tế xây dựng các khu thươngmại, dịch vụ tổng hợp, siêu thị nhằm nâng cao tỷtrọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế chung của cảhuyện.

1.3. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cưnông thôn

1.3.1. Phat triển đô thi- Tỷ lệ đô thị hóa của huyện đến năm 2015 vào

khoảng 40% và đến năm 2020 vào khoảng 60%.

109

- Thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ tiếp tụcgiữ vai trò hạt nhân và trở thành trung tâm của cảhuyện.

- Hình thành các khu đô thị mới: + Khu đô thị Tây Nam Gia Lâm bao gồm các đơn vị:

Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Dương Xá, TT. Trâu Quỳ.+ Khu đô thị Tân tạo tài chính Tân tạo Hanel bao

gồm các xã: Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Dương Hà, Phu Đổng.- Các khu, cụm công nghiệp và các tuyến giao

thông được quy hoạch sẽ phải phát triển theo dự kiếnđể trở thành hạt nhân đô thị.

1.3.2. Khu dân cư nông thôn- Tăng năng suất lao động nông nghiệp và lao động

khu vực nông thôn nhằm tăng thu nhập dân cư khu vựcnông thôn thông qua:

+ Tạo điều kiện tập trung phương tiện sản xuấtkinh doanh (như đất canh tác) cho người lao động;

+ Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng mở rộngcác hoạt động dịch vụ trong khu vực nông thôn;

+ Phát triển và mở rộng các ngành nghề truyềnthống của địa phương theo hướng đa dạng hóa và côngnghiệp hóa.

+ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theohướng phát triển các cây trồng mới: thực phẩm chấtlượng cao, hoa cây cảnh cung cấp cho huyện, và cáckhu vực khác trong tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạtầng khu vực nông thôn:

+ Đảm bảo có đường ô tô kết nối các điểm cộngđồng dân cư, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn khu vực nôngthôn;

110

+ Mở rộng xã hội hóa nhằm đảm bảo cung cấp tốt cácdịch vụ xã hội cơ bản;

+ Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển hạ tầng thôngtin, viễn thông, đảm bảo các hộ dân cư có thể tiếpcận internet....;

+ Phát triển mạng lưới cung cấp điện đáp ứng yêucầu với chất lượng cao phục vụ tốt cho sản xuất kinhdoanh và sinh hoạt ở khu vực nông thôn;

+ Đảm bảo sử dụng nước sạch theo hướng kết hợpgiữa phát triển mạng cung cấp nước tập trung và phântán;

+ Xử lý tốt vấn đề môi trường khu vực nông thôn.- Tìm kiếm và phát triển mô hình tổ chức xã hội

nông thôn theo hướng tăng cường vai trò của cộng đồng1.4. Chỉ tiêu phát triển cơ sơ hạ thầng kỹ thuật, hạtầng xã hội.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, huyện sẽ đẩy mạnhxây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ,cải tạo và hiện đại hóa hệ thống giao thông nộihuyện, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, chỉnh trang,mở rộng và xây dựng các công trình giáo dục, y tế,văn hóa, thể thao…nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của ngườidân địa phương. Trên cơ sở huy động và khai thác tốiđa các nguồn lực, có chính sách hợp lý để huy độngcác nguồn lực trong nhân dân, bao gồm cả vốn đầu tưvà nhân lực, tranh thủ tối đa mọi nguồn đầu tư củaNhà nước, tỉnh và liên doanh liên kết bên trong vàbên ngoài. II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT2.1. Tổng hơp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳquy hoạch2.1.1. Đất nông nghệp

111

Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộinói chung cũng như ngành nông nghiệp của huyện nóiriêng. Trên cơ sở nhu cầu đề xuất sử dụng đất củangành cũng như trong quá trình điều tra thực tế thì đếnnăm 2020 toàn huyện cần khoảng 4589,64ha đất cho cácmục đích phát triển nông nghiệp; trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 3989,56ha;- Đất trồng cây lâu năm: 251,45ha;- Đất lâm nghiệp: 39,16ha;- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 210,30ha;- Đất nông nghiệp khác: 99,18ha;

2.1.2. Đất phi nông nghiệpNhằm đáp ứng nhu cầu về đất ở cũng như bố trí quỹ đấtcho các mục đích đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ... Trên cơsở đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các ngành cũng nhưphương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,định hướng phát triển của các ngành và tình hình thựctế tại địa phương. Dự kiến đến năm 2020 toàn huyệncần 6715,98ha đất phi nông nghiệp, trong đó:

- Bố trí đất ở: 1534,96ha;- Đáp ứng cho các mục đích đất chuyên dung:

3957,36ha;- Dành cho đất tôn giáo, tín ngưỡng: 26,27ha;- Dành cho đất nghĩa trang, nghĩa địa: 109,13ha;

(tính cả diện tích hiện trạng)- Đất sông suối và mặt nước chuyên dung:

1080,71ha;- Đất phi nông nghiệp khác: 7,55ha.

2.2. Khả năng đáp ứng về số lương, chất lương đất đaicho nhu cầu sử dụng

Việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích cần hợp lýgiữa các ngành, khai thác hiệu quả quỹ đất phát huy hếtđiều kiện thuận lợi của huyện. Vấn đề ở chỗ cần có quyhoạch chi tiết, tìm nguồn vốn đầu tư, có cơ chế ưu đãi

112

để thu hút các nhà đầu tư, kể cả đầu tư khoa học côngnghệ2.2.1. Khả năng đap ứng vê đất nông nghiệp

Tuy phải chuyển một diện tích là 1563,79ha sangmục đích phi nông nghiệp nhưng diện tích đất nôngnghiệp còn lại trong kỳ quy hoạch vân còn khá lớn là4589,64ha; chiếm 40,00% tổng diện tích tự nhiên, trongđó diện tích đất lúa nước là 2476,62ha. Mức bình quânnày đảm bảo được nhu cầu sản xuất lúa gạo để đảm bảoan ninh lương thực toàn huyện.2.2.2. Khả năng đap ứng vê đất phi nông nghiệp

Tại các khu đô thị, các khu vực kinh tế pháttriển của huyện thì cơ sở hạ tầng đã được ưu tiên đầutư lớn do đó đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinhtế. Tuy nhiên ở các vung nông thôn, hệ thống cơ sở hạtầng phát triển chưa đồng bô, còn chưa được đầu tưmạnh để xây dựng nên trong quy hoạch diện tích này sẽtăng nhiều, diện tích đất tăng thêm được lấy từ đấtnông nghiệp sang là chủ yếu, phần còn lại lấy từ đấtchưa sử dụng sang, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triểncơ sở hạ tầng theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Diện tích đất phi nông nghiệp tới năm 2020được bố trí là 6715,98ha.2.3. Diện tich các loại đất phân bổ cho các mục đichsử dụng

2.3.1. Diện tich đất để phân bổ cho nhu cầu phat triển kinh tế -xã hôi của huyện

2.3.1.1.. Đất nông nghiệp Để góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế nông

nghiệp của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020cũng như nhu cầu sử dụng đất của ngành; trên cơ sở cânđối nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Diện tích đất nôngnghiệp của toàn huyện đến năm 2020 đạt 4589,64ha, giảm

113

so với năm 2011 là -1563,79ha. Phương án quy hoạch sửdụng các loại đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm được bốtrí như sau:

a. Đất trông cây hàng nămĐể đạt các mục tiêu đề ra, cần chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng giảm cơ cấu trồng trọt, đẩy mạnhsản xuất rau màu và cây cảnh, tăng cơ cấu chăn nuôivà dịch vụ trên cơ sở sản xuất hàng hóa, từng bướccông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Tập trung phát triển các loại cây công nghiệp cógiá trị cao, có thị trường tiêu thụ như lạc, đậu,hoa, cây cảnh, rau xạch, chuyển dịch cơ cấu câytrồng…Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện đến năm2020 đạt 3989,56ha; thực giảm -1.680,90ha so với năm2011. Trong giai đoạn này, diện tích đất trồng câyhàng năm biến động như sau:

- Biến đông giảm: để đáp ứng nhu cầu đất phát triểncho các mục đích phi nông nghiệp, xây dựng các khu đôthị, nhà ở, cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, vănhóa, y tế….và chuyển đổi sang đất nông nghiệp có giátrị kinh tế cao, diện tích đất trồng cây hàng nămgiảm: -1.680,90ha để chuyển sang:

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 23,74ha;+ Đất Nông nghiệp khác: 43,30 ha (quy hoạch trang

trại chăn nuôi)+ Đất trồng cây lâu năm: 74,44ha+ Đất ở: 231,10ha;+ Đất chuyên dung: 1290,25ha;+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 16,20ha+ Đất tôn giáo tin ngưỡng: 1,87 ha.

114

- Biến đông tăng: Để bu lại một phần diện tích đất sảnxuất nông nghiệp bị giảm do phải luân chuyển sang cácloại đất phi nông nghiệp, trong giai đoạn này cần thựchiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi quyhoạch các vung rau an toàn, vung cây ăn quả, vung chuyểnđổi mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để góp phầnlàm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện.Phương án chuyển đổi đất nông nghiệp trên địa bàn huyệnGia Lâm như sau:

Bảng 6. Danh mục quy hoạch đất nông nghiệp huyện GiaLâm đến 2020

Stt QUY HOẠCH ĐÂT NÔNG NGHIỆP Vị tri  D.tich(ha) 

Năm thựchiện

I Quy hoạch vùng trông rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Yên Viên, YênThường, Lệ Chi,Đặng Xá, Văn Đức

160.00  

1

Cụ thể:

Yên Viên 5.00 20152 Yên Thường 5.00 20153 Lệ Chi 25.00 20154 Đặng Xá 25.00 20155 Văn Đức 100.00 20156      II Vùng trông cây ăn quả   74.44  1 Vung trồng cây ăn quả Xã Cổ Bi 15.84 20122 Vung trồng cây ăn quả Xã Kiêu Kỵ 8.60 2013  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2011  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2012  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2013  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2014  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2015III Vùng nuôi trông thủy sản   23.74  

115

1 Vung nuôi trồng thủy sản tập trung Xã Kiêu Kỵ 6.10 20122 Vung nuôi trồng thủy sản tập trung Xã Cổ Bi 17.64 2014IV Khu chăn nuôi   43.30  1 Khu trang trại tổng hợp Xã Yên Viên 30.00 20142 Khu chăn nuôi tập trung Xã Trung Mầu 7.00 20133 Khu chăn nuôi tập trung Xã Văn Đức 0.50 20134 Nhà sơ chế sản xuất rau an toàn Xã Văn Đức 0.30 2014

5 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Linh Quy Xã Kim Sơn 2.00 2015

6 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Quy Mông Xã Yên Thường 1.00 2014

7 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Đỗ Xá Xã Yên Thường 2.00 2013

8 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Thống Nhât Xã Kim Lan 0.50 2012

2.3.1.2. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện đến năm 2020là 6715,98ha; tăng 1573,33ha so với diện tích nămhiện trạng. Diện tích đất tăng thêm chủ yếu là phụcvụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, pháttriển cơ sở hạ tầng, quốc phòng an ninh. Phương ánquy hoạch các loại đất phi nông nghiệp của huyện GiaLâm đến năm 2020 cụ thể như sau:

a. Đất ơ

Nhu cầu đất ở huyện Gia Lâm đến năm 2020 được xác

định trên cơ sở số hộ có nhu cầu cấp đất theo công

thức tính sau:

116

Trong đó:

Nt : dân số dự báo năm 2020 P: Tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên

v: Tỷ lệ tăng dân số cơ học t: Số năm dự

báo

N0: Dân số năm hiện trạng

Số hộ phát sinh của huyện = Số hộ dự báo(năm 2020) –

Số hộ hiện trạng

Trên cơ sở tính toán, dự báo dân số và số hộ

huyện Gia Lâm đến năm 2020 sẽ có 262095 người và 71862

hộ, tăng 10056 hộ so với năm hiện trạng Số liệu được

thể hiện chi tiết qua bảng số dưới đây:

Bảng 7 . Dự báo dân số, số hộ đến năm 2020 huyện GiaLâm

STT Đơn vị hành chinh

Hiện trạng2011 Năm 2015 Năm 2020

Dânsố

(người)

Sốhộ(hộ)

Dânsố

(người)

Sốhộ

(hộ)

Dânsố

(người)

Sốhộ(hộ)

sốhộ tăngso2011

1 TT. Yên Viên13.652 3248 14094 3278 14667 3761 513

2 TT. Trâu Quỳ 21605 5287 22305 5576 23211 5952 6653 Lệ Chi 11735 2902 12115 2817 12607 3454 5524 Kim Sơn 12168 3194 12562 3589 13073 3682 4885 Dương Quang 11653 3074 12030 2798 12519 3478 4046 Phú Thị 8272 2173 8540 2440 8887 2539 366

117

7 Đặng Xá 9423 2391 9728 2262 10124 2736 3458 Dương Xá 12260 3257 12657 2944 13172 3710 4539 Kiêu Kỵ 11502 3152 11875 2762 12357 3634 48210 Cổ Bi 10398 2852 10735 2496 11171 3286 43411 Kim Lan 5895 1466 6086 1415 6333 1810 34412 Văn Đức 7426 1793 7666 1783 7978 2156 36313 Bát Tràng 8136 1808 8399 1953 8741 2362 55414 Đa Tốn 12526 3045 12932 3007 13457 3541 49615 Đông Dư 5070 1539 5234 1217 5447 1878 33916 Trung Màu 5582 1401 5763 1340 5997 1713 31217 Phu Đổng 13269 3419 13699 3186 14256 3960 54118 Dương Hà 6093 1959 6290 1463 6546 2257 29819 Đình Xuyên 10095 2473 10422 2424 10846 2931 45820 Ninh Hiệp 16825 3773 17370 4040 18076 4356 58321 Yên Viên 13364 3120 13797 3209 14358 3589 46922 Yên Thường 17008 4480 17559 4083 18273 5076 596

Toàn Huyện 243.957

61806

251858

58572

262095

71862

10056

Tổng diện tích đất ở của huyện Gia Lâm đến năm2020 sẽ có khoảng 1534,96ha; tăng 244,67ha so vớidiện tích năm hiện trạng. Phương án quy hoạch cácloại đất được thể hiện chi tiết qua bảng dưới đây:

Bảng 8. Danh mục quy hoạch đất ơ huyện Gia Lâm

Stt Đất ơ giãn dân, đấu giá các xã, thị trấn Vị tri  D.tich(ha

)Năm thựchiện

1 Xã Yên Thường Xã Yên Thường 0.50 2012-2020

2 Xã Yên Viên Xã Yên Viên 1.62 2012-2020

3 Xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 5.00 2012-2020

4 Xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 14.52 2012-2020

5 Xã Dương Hà Xã Dương Hà 9.74 2012-2020

118

6 Xã Phu Đổng Xã Phu Đổng 2.10 2012-2020

7 Xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 16.00 2012-2020

8 Xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 18.46 2012-2020

9 Xã Cổ Bi Xã Cổ Bi 13.08 2012-2020

10 Xã Đặng Xá Xã Đặng Xá 17.00 2012-2020

11 Xã Phú Thị Xã Phú Thị 15.60 2012-2020

12 Xã Kim Sơn Xã Kim Sơn 1.07 2012-2020

13 Xã Dương Quang Xã Dương Quang 7.37 2012-2020

14 Xã Dương Xá Xã Dương Xá 7.46 2012-2020

15 Xã Đông Dư Xã Đông Dư 1.05 2012-2020

16 Xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 6.34 2012-2020

17 Xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 7.29 2012-2020

18 Xã Bát Tràng Xã Bát Tràng 0.80 2012-2020

19 Xã Kim Lan Xã Kim Lan 2.58 2012-2020

20 Xã Văn Đức Xã Văn Đức 13.10 2012-2020

21 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư

Xã DươngQuang 0.269 2012

22 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Dương Xá 0.264 2012

23 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Phú Thị 0.143 2012

24 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Cổ Bi 0.232 2012

25 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư

Xã TrungMầu 0.21 2012

26 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Dương Hà 0.038 2012

27 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Kiêu Kỵ 0.448 2012

28 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Lệ Chi 0.461 2012

29 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân Xã Phu Đổng 0.731 2012

119

cư30 Đấu giá QSD đất tại TQ5 Thị trấn

Trâu Quỳ 10 2012

31 Tái định cư phục vụ các dự án GPMB trên địa bàn Huyện tại TT Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ 7.20  

32Tái định cư phục vụ dự án GPMBđường Hà Nội - Hải Phòng và HàNội - Hưng Yên tại Đông Dư

Xã Đông Dư 0.50 2012

33

Xây dựng HTKT khu tái định cư phục vụ di dân GPMB dự án nângcấp đường 5 đi Hapro tại xã Phú Thị, Kim Sơn

xã Phú Thị,Kim Sơn 5.09 2012

34Xây dựng khu TĐC phục vụ GPMBđường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Yên Thường

xã Yên Thường 2.98 2012

35Xây dựng khu TĐC phục vụ GPMBđường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 8.74 2012

36Xây dựng khu TĐC phục vụ GPMB đường Hà Nội - Hải Phòng tại xã Kiêu Kỵ

Xã Kiêu Kỵ 4.36 2012

37Tái định cư phục vụ dự án GPMBđường Hà Nội - Hải Phòng và HàNội - Hưng Yên tại xã Đa Tốn

Xã Đa Tốn 2.66 2012

38 Xây dựng nhà ở để bán khu ThápVàng tại xã Phú Thị xã Phú Thị 3.80 2012

39 Xây dựng nhà ở để bán khu Đầm Cọ tại xã Đông Dư Xã Đông Dư 0.50 2012

40 Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán tại TT Yên Viên TT Yên Viên 0.16 2012

41 Khu nhà ở và khu phụ trợ cụm CN Hapro Xã Lệ Chi 35.20 2013

  Tổng   244.67  

* Đất xây dưng khu đô thị- Hệ thống đô thị của huyện phát triển mạng mẽ

trong những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa của huyệndiễn ra nhanh chóng, diện tích đất đô thị cũng đượcmở rộng nhiều để đáp ứng kịp thời tốc độ đô thị hóa,

120

công nghiệp hóa trên địa bàn huyện. Đến năm 2020,trên địa bàn huyện sẽ hình thành một số khu đô thịmới sau:

Bảng 9. Danh mục quy hoạch đất khu đô thị đến năm2020

Stt Đất khu đô thị Vị triD.tích

(ha)

Nămthựchiện

1 Khu đô thị mới Đặng Xá 2 Đặng Xá 39.00 2012

2 Khu đô thị trong dự án xây dựng hai bên đường cao tốc HN-HP

300.00 2015

3 Khu vực đấu giá quyền sử dựng đất tại xã Trâu Quỳ Xã Trâu Quỳ 37.31 2012

4 XD HTKT khu TĐC tại huyện (VB 316/UBND, ngày 26/4/2011) 25.54 2012

5 Khu đô thị Tây Nam - Gia LâmTrâu Quỳ, ĐaTốn, Kiêu Kỵ,

Dương Xá

380.00 2016

6 Khu đô thị công nghiệp tài chính Tân Tạo-Hanel

Ninh Hiệp,Đình Xuyên,Dương Hà, Phu

Đổng

270.00 2016

7 Khu nhà ở Huyện Gia Lâm 3.40 2011

8 Khu nhà ở CBCS A21 (682) - Tổng cục An Ninh - BCA Huyện Gia Lâm 4.60 2011

9 Khu tập thể X54 Huyện Gia Lâm 0.14 2012

10 Khu tập thể X6 Huyện Gia Lâm 0.08 2012

11XD tổ hợp TM, VP, bãi đỗ xe, căn hộ cho người thu nhập thấp

xã Đặng Xá 10.90 2014

Tổng 1070.97

b. Đất trụ sơ cơ quan công trình sư nghiệpPhương án quy hoạch đất trụ sở cơ quan trên địa

bàn huyện như sau:- Chu chuyển tăng: Trong giai đoạn quy hoạch đến năm

2020, diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự

121

nghiệp của huyện tăng 5,75ha, do chuyển 3,60ha từ đấttrồng cây hàng năm sang, chuyển 0,50ha từ đất sôngsuối và mặt nước chuyên dung và chuyển 1,65ha đấtchưa sử dụng sang.

Như vậy đến năm 2020, diện tích đất trụ sở cơquan, công trình sự nghiệp của huyện là 93,62ha; thựctăng 5,75ha so với diện tích năm 2010.

- Một số trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp quyhoạch trong thời kỳ 2011 – 2020 như sau:

Bảng 10. Danh mục quy hoạch đất trụ sơ cơ quan huyện Gia Lâm

Stt Đất trụ sơ cơ quan, công trình SN Vị triD.tich

(ha)

Nămthựchiện

1 Mở rộng trụ sở UBND xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.35 20122 Mở rộng UBND xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.10 20133 Trụ sở Huyện ủy TT Trâu Quỳ 0.70 20155 Xây dựng trụ sở UBND xã Phu Đổng xã Phu Đổng 1.40 2012

6 XD nhà làm việc Thanh tra xây dựng và Đội thanh tra GTVT

Huyện GiaLâm 0.10 2012

7 XD trụ sở UBND xã Đình Xuyên Xã ĐìnhXuyên 0.50 2013

8 Trụ sở chi cục hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên xã Yên Viên 0.25 2014

9 Trụ sở chi cục hải quan Thành phố Huyện GiaLâm 0.61 2015

10 cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND xã Trung Mầu

Xã TrungMầu 0.45 2014

11 Nhà xuất bản phụ nữ Huyện GiaLâm 0.79 2015

12 XD trụ sở UBND xã Bát Tràng Xã BátTràng 0.50 2015

Tổng 5.75

c. Đất quốc phòng

122

- Đến năm 2020, diện tích đất quốc phòng của huyệnlà 67,67ha tăng 10,55ha so với năm hiện trạng dochuyển từ các loại đất khác sang:

+ Chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang: 10,52ha + Chuyển từ đất giáo dục đào tạo sang: 0,03 ha.Một số công trình quy hoạch đất quốc phòng điển

hình:Bảng 11. Danh mục quy hoạch đất quốc phong huyện

Gia Lâm Stt Đất quốc phong  Vị tri D.tich(ha

)Năm thựchiện

1 Trụ sở BCH quân sự xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.03 20142 Xây dựng trận địa pháo phòng không Xã Lệ Chi 4.50 2014

3 Trụ sở BCH quân sự xã Dương Quang Xã Dương Quang 0.05 2013

4 Trận địa pháo phòng không xã Phú Thị xã Phú Thị 4.48 2014

5 Trận địa pháo phòng không xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.45 2015

6 Sân điều lệnh, trung tâm TDTT-QSVT Huyện Gia Lâm 1.00 2015

7 Xây dựng trụ sở ban chỉ huy quân sự xã Dương Xá xã Dương Xá 0.02 2013

8 Xây dựng trụ sở ban chỉ huy quân sự xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.02 2013

  Tổng   10.55  

d. Đất an ninh- Đến năm 2020, diện tích đất an ninh của huyện

là 7,15ha tăng 5,21ha so với năm hiện trạng, phầndiện tích tăng do chuyển từ đất trồng lúa sang 0,88ha, chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang là 0,1 ha,chuyển từ đất trồng cây hang năm khác sang 4,23ha.

Một số công trình quy hoạch đất an ninh điểnhình:

123

Bảng 12. Danh mục quy hoạch đất an ninh huyện GiaLâm

Stt Đất an ninh  Vị tri D.tich(ha)

 Năm thựchiện

1 Trụ sở công an xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.10 20152 Trụ sở công an xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.10 20123 Trụ sở công an xã Dương Quang Xã Dương Quang 0.05 20144 Đồn công an khu vực Nam Đuống xã Dương Xá 0.15 2012

5

Xây dựng nhà làm việc Thanh tra xây dựng và Độithanh tra Giao thông vận tải

  0.10 2012

6 Doanh trại 3 đại đội CS cơ động Thủ đô Huyện Gia Lâm 3.00 2012

7 Doanh trại trung đoàn CS cơ động Thủ đô Huyện Gia Lâm 0.53 2012

8 XD trạm cảnh sát khu vực Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.10 2012

9 CSCĐ Gia Lâm Huyện Gia Lâm 0.28 201310 Đồn công an Bắc Đuống Huyện Gia Lâm 0.30 201411 Trạm CSGT Cửa ô QL5 Huyện Gia Lâm 0.50 2013  Tổng   5.21  

e, Đất cơ sơ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp* Đất cơ sơ sản xuất kinh doanh- Chu chuyển tăng: Đến năm 2020, diện tích đất cơ sở

sản xuất kinh doanh của huyện là: 846,39ha, tăng577.53ha so với năm hiện trạng, phần diện tích tăngdo chuyển từ các loại đất khác sang, cụ thể như sau:

+ Chuyển từ đất trồng cây hàng năm 541,94ha (trong đóđất trồng lúa 498,57 ha)

+ Chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang 0,8 ha;+ Chuyển từ đất công cộng: 29,02 ha;+ Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên

dung: 5,77 ha.

124

- Chu chuyển giảm: Đến năm 2020 diện tích đất cơ sở

sản xuất kinh doanh của huyện giảm 1,64 ha do bị

chuyển sang đất giao thông và đất ở.

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất cơ sở sản

xuất kin doanh của huyện thực tăng là 575,89ha so với

năm hiện trạng. Số liệu quy hoạch chi tiết đất cơ sở

sản xuất kinh doanh được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 13. Danh mục quy hoạch đất cơ sơ sản xuất kinhdoanh của huyện

Stt Đất cơ sơ sản xuất, kinh doanh  Vị tri D.tich(ha)

Năm thựchiện

1 Trung tâm thương mại Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 1.50 2012

2 HTX dịch vụ Xã Trung Mầu 0.02 2013

3 Khu TM-DV Đặng Xá Xã Đặng Xá 3.00 20134 Trung tâm TM-DV Kim Sơn Xã Kim Sơn 6.68 20125 Siêu thị Kim Sơn Xã Kim Sơn 0.10 2015  Cửa hàng xăng dầu Kim Sơn xã Kim Sơn 3.00 2013

6 Khu sản xuất làng nghề tập trung xã KiêuKỵ Xã Kiêu Kỵ 12.70 2012

7 Khu trưng bày gốm sứ và dịch vụ khách tham quan làng nghề Bát Tràng

Xã Bát Tràng 1.65 2013

8 Khu trung tâm thương mại Bát Tràng Xã Bát Tràng 1.90 2013

9 Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống Giang Cao

Xã Bát Tràng 2.22 2015

10 Cụm công nghiệp làng nghề Ninh Giang - Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 5.00 2015

11 Siêu thị xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 0.12 2015

12 Siêu thị Phú Thị Xã Phú Thị 0.10 201513 Điểm thông quan nội địa Xã Cổ Bi 20.00 2013

14 Kho chứa hang điên may, cửa hang GTSP Huyện Gia Lâm 0.36 2013

15Khu nhà làm việc, giới thiệu sản phẩm, nhà xưởng SX phụ tung, sửa chữa và bảo dưỡng ôtô

Huyện Gia Lâm 3.19 2012

125

16 TTTM và KD nguyên liệu đồ da My Quý Huyện Gia Lâm 0.06 2013

17 XD nhà máy SX thiêt bi giao duc xã Dương Xá 0.32 2013

18 Tổ hợp thiết bị xăng dầu và kinh doanh xăng dầu tại xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 2.40 2012

19 Khu công nghệ cao và đô thị tại Gia Lâm (Khu CNC và đô thị FOXCOM) 450 ha

Huyện Gia Lâm 450.00 2011

20 Khu thương mại, dịch vụ Bát TràngThôn Giang CaoXã Bát Tràng

28 2013

21Xây dựng HTKT cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ (giai đoạn 2)

Xã Kiêu Kỵ 3.235 2012

22 Xây dựng nhà máy dược liệu phân vi sinh Xã Kiêu Kỵ 2.40 2013

23 Xưởng sản xuất hàng công nghệ thực phẩm và thực phẩm chức năng

Xã Trung Mầu 0.6 2013

24 Cửa hàng xăng dầu Xã Ninh Hiệp 0.24 2013

25 Cửa hàng xăng dầu Xã Trung Mầu 0.25 2013

26 Cụm làng nghề Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 20 2012

27 Hệ thống cấp nước sạch xã Kiêu Kỵ Xã Dương Xá 1.50 2012

28 Hệ thống cấp nước thị trấn Yên Viên và khu lân cận

TT Yên Viên, xã Yên Viên, xã Đình Xuyên

4.30 2012

  Cửa hàng xăng dầu Đông Dư Xã Đông Dư 0.20 2013

  Văn phòng làm việc và giới thiệu sản phẩm Xã Kiêu Kỵ 0.48 2013

  Khu giết mổ tập trung khu vực thôn Đỗ Xá

xã Yên Thường 2.00 2013

29 Tổng   577.53  

* Đất sản xuất vật liệu xây dưng

126

Đến năm 2020, diện tích đất sản xuất vật liệu xâydựng của huyện là 45,10ha; thực tăng 39,54ha so vớinăm hiện trạng. Phần diện tích tăng do được chuyển từđất trồng cây hàng năm khác sang.Bảng 14. Danh mục quy hoạch đất sản xuất VLXD huyện

Gia LâmStt Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ Vị tri D.tich

(ha)Năm thựchiện

1 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xâydựng Trung Mầu Xã Trung Mầu 2.00 2012

2 Khu trung chuyển vật liệu rắn Xã Trung Mầu 0.10 2014

3 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xâydựng Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.00 2012

4 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xâydựng Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.50 2013

5 Khu nguyên liệu gốm sứ tập trung Xã Kim Lan 13.40 2015

13 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xâydựng Kim Lan Xã Kim Lan 1.40 2013 -

2020

14 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xâydựng Đặng Xá Xã Đặng Xá 3.27 2014 -

2020

15 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xâydựng Đông Dư Xã Đông Dư 4.42 2015 -

2020

16 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Xã Kim Sơn 0.8700 2012

17 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Xã Yên Viên 6.1260 2012

18 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Xã Phu Đổng 2.000 2012

19 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng

Xã BátTràng 0.2500 2012

20 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Xã Dương Hà 4.2023 2012

  Tổng   39.54  

f. Đất có mục đích công công* Đất giao thôngTrong giai đoạn tương lai, để đáp ứng cho nhu cầu

giao thông, đi lại, lưu thông hàng hóa, phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Mạng lưới đườnggiao thông sẽ được nâng cấp, cải tạo và quy hoạch

127

mới. Do đó, diện tích đất giao thông của huyện đếnnăm 2020 có 1329,16ha, tăng 284,14ha, phần diện tíchtăng được chuyển từ các loại đất khác sang, cụ thể:

+ Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang279,54ha;

+ Chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang 0,14 ha;+ Chuyển từ đất cơ sở sản xuất kinh doanh sang là

1 ha;+ Chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang là 0,6 ha.+ Chuyển từ đất nghĩa trang nghĩa địa sang là:

1,5ha+ Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dung

sang là: 1,36ha- Trong giai đoạn quy hoạch chuyển 18,00ha đất

giao thông sang đất cơ sở sản xuất kinh doanhNhư vậy, đến năm 2020 diện tích đất giao thông

trên địa bàn huyện Gia Lâm thực tăng 266,14ha so vớinăm hiện trạng.

Một số công trình giao thông điển hình trong giaiđoạn quy hoạch 2010 – 2020:Bảng 15. Danh mục quy hoạch đất giao thông huyện Gia

LâmStt Đất giao thông Vị tri D.tich(ha

)Năm thựchiện

1 Quy hoạch đường Dương Xá - Đông Dư (40mx 4km)

Trâu Quỳ, Đông Dư, Đa Tốn 22.50 2013

2 Quy hoạch đường Yên Viên - Đình Xuyên -Phu Đổng đi Đông Anh (40m x 7km)

Yên Viên, Đình Xuyên, Phu Đổng,Dương Hà, TT YênViên, Yên Thường

28.00 2013

3 Bến xe Yên Thường Xã Yên Thường 1.00 2014

4 Đường Dương Hà - Đình Xuyên (25m x 0,8km) Xã Đình Xuyên 2.00 2015

5 Đường Dương Hà - Đình Xuyên (23m x 1,2km) Xã Đình Xuyên 2.76 2012

6 Đường nối tuyến 2-3 (17,5m x 2,2km) Xã Đình Xuyên 3.85 2014

7 Tuyến đường trục xã số 1 (giáp xã Yên Xã Đình Xuyên 3.00 2013

128

Viên - đường 40m)(12m x 2,5km)

8 Tuyến đường trục xã số 2 (đường 40m - xã Ninh Hiệp) (12m x 1,6km) Xã Đình Xuyên 1.92 2015

10 Bãi đỗ xe Phu Đổng Xã Phu Đổng 1.00 201311 Bãi đỗ xe Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.80 201412 Bãi đỗ xe Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.00 2013

13MR đường trung tâm xã từ nhà văn hoá thôn Chi Đông- Cống Danh (7->17m x 2,2km)

Xã Lệ Chi 2.20 2013

14 MR tuyến đường từ trạm y tế đi kênh NhưQuỳnh (7->17m x 1,2km) Xã Lệ Chi 1.20 2015

15 MR tuyến đường từ cống Keo đi cống Doanh (5->17m x 0,5km) Xã Lệ Chi 0.60 2014

16 Mở mới tuyến đường từ trạm bơm đi ra sông Đuống (23m x 2km) Xã Lệ Chi 4.60 2013

17 MR tuyến Đình Chi Nam đi Đình Chi Đông (3->10m x 1,2km) Xã Lệ Chi 8.40 2014

18 MR tuyến từ bến cát đi NVH thôn Chi Đông (5->10m x 0,9km) Xã Lệ Chi 0.45 2014

19 Mở mới tuyến từ gần ngã 5 đến trước cửalàng Cổ Giang (17m x 0,76km) Xã Lệ Chi 1.29 2013

20 Mở mới tuyến Góc Xóm Cầu đi góc làng CổGiang (10m x 0,78m) Xã Lệ Chi 0.78 2012

21 Bến xe khách Cổ Bi Xã Cổ Bi 5.00 2012

22 MR đường từ Đông Dư đi Đặng Xá (7->40m x 2km) TT Trâu Quỳ 6.60 2014

23 MR đường từ NVH Bình Tru đến giáp xã Xuân Lâm (4->6m x 1,8km) Xã Dương Quang 0.36 2013

24 MR đường chua Quán Khê - Bắc Ninh (5->6m x 2,8km) Xã Dương Quang 0.28 2014

25 MR đường Minh Khai - Kim Sơn (5->22m x2,7km) Xã Dương Quang 4.05 2015

26 MR đường Bình Tru - Phú Thị (3->30m x 1,3km) Xã Dương Quang 3.51 2012

27 MR đường cầu Bình Tru - Kim Sơn (4->8m x 1km) Xã Dương Quang 0.40 2012

28 Bãi đỗ xe Đông Dư Thượng, Đông Dư Hạ Xã Đông Dư 2.50 201329 Bãi đỗ xe Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 1.90 2012

30 Đường từ khu đô thị Văn Quang đến khu TTCN Lâm Giang (40m x 3km) Xã Kiêu Kỵ 12.00 2014

31 Đường từ xã Đa Tốn đến Khu TTCN Lâm Giang (12m x 1,6km) Xã Kiêu Kỵ 1.92 2014

32 MR đường từ thôn Bát Tràng đến thôn Giang Cao (13,5m x 1,4km) Xã Bát Tràng 0.56 2012

33 Quy hoạch mới bãi đỗ xe Bát Tràng Xã Bát Tràng 0.80 201336 Cảng Công te nơ Huyện Gia Lâm 20.00 2011

129

38 Đường Hà Nội - Hưng Yên Huyện Gia Lâm 22.40 201139 Đường quốc lộ 5 đi Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 15.90 2012

42 Bến xe kết hợp điểm trung chuyển xebuýt Yên Viên xã Yên Viên 4.00 2011

43 Dự án xây dựng điểm đầu - cuối trung chuyển xe Bus, bến đỗ ô tô, bãi gửi xe đạp, xe máy Bắc Yên Viên

xã Yên Viên 3.00 2011

44 Đường quốc lộ 5 vào khu đô thị Cổ Bi Xã Cổ Bi 5.00 2013

45 Xây dựng HTKT khu TĐC phục vụ GPMB dự án đầu tư QSD đất Trâu Quỳ, Đặng Xá

TT. Trâu Quỳ, Đặng Xá 5.09 2011

46 Cải tạo, nâng cấp đường liên xã Dương Xá - Dương Quang

xã Dương Xá - Dương Quang 0.07 2011

47 XD đường vào bệnh viên Huyện Gia Lâm 0.50 201148 Cầu Ngọc Động trên đường Kiêu Kị xã Kiêu Kỵ 1.00 201249 Cầu Đào Xuyên trên đường Kiêu Kị xã Kiêu Ky 2.00 2012

52 XD HTKT khu TĐC phục vụ GPMB dự án đầu tư QSD đất Trâu Quy, Đặng Xá Huyện Gia Lâm 3.00 2012

53 Đường quốc lộ 5B mới Hà Nội - Hải Phòng Huyện Gia Lâm 53.00 2013

54 Bãi đỗ xe tải Huyện Gia Lâm 2.60 2014

55 Xây dựng khu tái định cư Dự án xây dựng tuyến đường vành đai II (đoạn đi bằng), đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ

Huyện Gia Lâm 2.00 2012

56Cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ đường 181 đi thôn Chi Đông và Cống Doanh

Xã Lệ Chi 4.5 2012

57 Đường liên thôn 1,2,3,4,5 Xã Trung Mầu 2.15 2013

58Cải tạo, nâng cấp đường thôn Thượng - xã Dương Hà

Xã Dương Hà 0.70 2012

59 Bến xe tải, xe khách và khu dịch vụ xe buýt Yên Thường Xã Yên Thường 10 2012

  Tổng   284.14  

* Đất thủy lợi- Định hướng đến năm 2020, diện tích đất thủy lợi

toàn huyện Gia Lâm sẽ có 923,02ha, tăng 129,12ha so

130

với năm hiện trạng. Số liệu quy hoạch đất thủy lợi

được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 16. Danh mục quy hoạch đất thủy lơi huyệnGia Lâm

Stt Đất thuỷ lơi Vị tri D.tich(ha)

Nămthựchiện

1 Trạm bơm tưới Xã Đình Xuyên 0.50 20132 Trạm cấp nước Xã Phu Đổng 1.00 20133 Khu xử lý nước mặt Xã Phu Đổng 3.70 20144 Trạm xử lý nước thải sinh hoạt Xã Lệ Chi 0.70 20125 Nhà máy nước sạch Xã Lệ Chi 0.50 20126 Nhà máy nước sạch Xã Dương Xá 0.24 20137 Trạm bơm thôn Lê Xá Xã Đa Tốn 0.06 2015

8 Nhà máy xử lý nước thải cụm công nghiệp Phú Thị Xã Phú Thị 0.30 2015

9 Hệ thống cấp nước thị trấn Yên Viên TT Yên Viên 4.30 2012

10 Kiên cố kênh mương tưới cấp III xã TrungMầu (giai đoạn 2) Xã Trung Mầu 1.05 2015

11 Hệ thống hạ tầng cấp nước xã Kiêu Kỵ xã Kiêu Kỵ 5.57 2015

12 Nâng cấp tuyến đường đê nối với tỉnh Hưng Yên Huyện Gia Lâm 8.20  

13 Kè sông thiên đức

Xã: Đặng Xá,Phú Thị,Dương Xá,Dương Quang

103.00 2012

  Tổng   129.12  

* Đất công trình bưu chính viễn thông Đến năm 2020, diện tích đất công trình bưu chính

viễn thông của huyên Gia Lâm có 0,96 ha tăng 0,89haso với năm hiện trạng. Diện tích tăng để quy hoạchbưu điện xã Đình Xuyên 0,05ha, quy hoạch bưu điện xãDương Hà với diện tích 0,1 ha. Cải tạo nâng cấp đàiphát thanh xã Văn Đức 0,74ha.

* Đất cơ sở văn hóa

131

Đất văn hóa của huyện trong kỳ quy hoạch có sựbiến động như sau:

- Chu chuyển tăng: Đến năm 2020, diện tích đất cơ sởvăn hóa của huyện tăng 21,28 ha do được chuyển từ cácloại đất khác sang, cụ thể:

+ Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang là:18,91 ha;

+ Chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang 0,45 ha;+ Chuyển từ đất chợ sang là 0,1ha;+ Chuyển từ đất chưa sử dụng sang là 0,55 ha;+ Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dung

sang là: 0,3ha.+ Chuyển từ đất nghĩa trang nghĩa địa sang là:

0,8ha+ Chuyển từ đất cơ sở sản xuất kinh doanh sang

là: 0,17ha- Chu chuyển giảm: Đến năm 2020, diện tích đất cơ sở

văn hóa của huyện giảm 0,02 ha do chuyển sang đất sảnxuất kinh doanh.

Như vậy đến năm 2020, diện tích đất cơ sở văn hóacủa huyện là 37,71ha, thực tăng 21,26ha so với nămhiện trạng. Phần diện tích tăng thêm để mở quy hoạchnhà văn hoá các thôn, làng truyền thống các xã, thịtrấn.

Một số công trình quy hoạch đất cơ sở văn hóađiển hình của huyện được thể hiện qua bảng dưới đây:Bảng 17. Danh mục quy hoạch đất văn hóa huyện Gia Lâm

đến năm 2020

Stt

Đất cơ sơ văn hóa Vị triD.tich(ha)

Nămthựchiện

1 Quy hoạch trung tâm văn hóa - thể thao cụm Sông Xã Đa Tốn 0.50 2014

132

Hồng

2Quy hoạch trung tâm văn hóa - thể thao cụm Nam Đuống

Xã Phú Thị 0.50 2014

3Quy hoạch trung tâm văn hóa - thể thao cụm Bắc Đuống

Xã NinhHiệp

0.50 2014

4 Nhà văn hóa tổ Tiền Phong, tổ Đuống II TT Yên Viên 0.10 2015

5Nhà văn hóa xã Yên Thường (kiêm trung tâm học tậpcộng đồng)

Xã YênThường

0.10 2012

6 Nâng cấp và mở rộng nhà văn hóa của 6 thônXã YênThường

0.132012-2015

7 Nhà văn hóa TT Giầy da Xã Yên Viên 0.05 2014

8 Nhà văn hóa xã Đình XuyênXã ĐìnhXuyên

0.15 2014

9Nhà văn hóa thôn 1,2,4,5,6,8,9 TDP Hòa Bình,TDP Yên Bắc; Công Đình 1, Công Đình 2, Công Đình 3

Xã ĐìnhXuyên

0.912012-2015

10

Nhà văn hóa thôn 1, 2, 3Xã Trung

Mầu0.16

2012-2015

11

Trung tâm văn hóa xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 2.00 2012

12

Công viên cây xanh xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.80 2013

13

Nhà văn hóa xóm 2,3 - thôn Cam, xóm 1 thôn Vàng Xã Cổ Bi 0.152012-2015

14

Nhà văn hóa thôn Đồng Xuyên, Lời, Nhân Lễ, Kim Âu Xã Đặng Xá 0.312012-2015

15

Trung tâm văn hóa xã Đặng Xá Xã Đặng Xá 1.30 2015

17

Nhà văn hóa các thôn Phú Thị, Trân Tảo, Đại Bản, Hàn Lạc, Tô Khê

Xã Phú Thị 0.582012-2015

18

Công viên cây xanh Xã Phú Thị 1.20 2015

19

Nhà văn hóa thôn Linh Quy Bắc, Gia Tự, Ngổ Ba, Cây Đề

Xã Kim Sơn 0.202012-2015

20

Công viên cây xanh TT Trâu Quỳ 3.40 2012

21

Nhà văn hóa 12 tổ dân phố Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ 0.602012-2015

22

Nhà văn hóa xã Dương QuangXã DươngQuang

0.30 2013

2 Nhà văn hóa thôn Tự Môn Xã Dương 0.12 2014

133

3 Quang24

Nhà văn hóa thôn Yên Bình, TDP Chăn Nuôi Thuận Tiến

Xã Dương Xá 0.15 2012

25

Nhà văn hóa xóm 2,3,4,5,7 Xã Đông Dư 0.252012-2015

26

Nhà văn hóa xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.25 2012

27

Nhà văn hóa+khu vui chơi thể thao các thôn Lế Xá,Thuận Tốn, Đào Xuyên

Xã Đa Tốn 0.742012-2015

28

Nhà văn hóa xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 0.30 2014

29

Nhà văn hóa các thôn Trung Dương, Xuân Thụy, Báo Đáp, Hoàng Xá

Xã Kiêu Kỵ 0.572012-2015

30

Nhà văn hóa 9 xóm( xóm 1,2,3,4,6-GC, xóm 1,2,4,5 - BT)

Xã BátTràng

0.452012-2015

32

Nhà văn hóa dân cư hồ Cầu ĐuốngHuyện Gia

Lâm0.17 2012

33

Nhà văn hóa thôn Phu Dực 2, Xuân Dục, Thôn 1,5, Đổng Viên

Xã Phu Đổng 0.45 2012

34

Vườn hoa trước cổng trụ sở UBND xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.07 2012

35

Xây dựng tượng đài Hoàng thái hậu Y LanHuyện Gia

Lâm0.50 2013

36

Tượng đài mỹ thuậtHuyện Gia

Lâm0.50 2015

37

Mở rộng, cải tạo nhà văn hóa thôn Cổ Giang, Chi Đông, Chi Nam, Kim Hồ, Gia Lâm, Sen Hồ

Xã Lệ Chi 0.58 2012

38

Xây dựng nhà văn hóa thôn 3 xã Kim Lan Xã Kim Lan 0.12 2012

39

Xây dựng nhà văn hóa thôn Đại Bản Phú Thị0.2282

2012

40

Xây dựng nhà văn hóa tổ Đuống, thị trấn Yên Viên TT Yên Viên 0.17 2012

41

Xây dựng NVH thôn Xuân Dục Yên Thường 0.1 2012

42

Xây dựng NVH thôn Dốc Lã Yên Thường0.621

2012

Tổng21.28

134

* Đất cơ sở y tế Trong giai đoạn tương lai, để góp phần quan trọng

vào việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của ngườidân. Huyện Gia Lâm tích cực nâng cấp, cải tạo và xâydựng mới các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. Dự kiệndiện tích đất y tế của huyện đến năm 2020 sẽ có khoảng10,60ha, tăng 1,12ha so với hiện trạng. Phần diện tíchtăng để quy hoạch một số công trình y tế sau:

Bảng 18. Danh mục quy hoạch đất y tế huyện Gia

Lâm

Stt Đất cơ sơ y tế Vị tri D.tich(ha)

Nămthựchiện

1 Quy hoạch mới trạm y tế xã Yên Thường Xã YênThường 0.10 2012

2 Mở rộng trạm y tế xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 0.23 2015

3 Mở rộng trạm y tế Đình Xuyên Xã ĐìnhXuyên 0.22 2014

4 Quy hoạch mới trạm y tế xã Cổ Bi Xã Cổ Bi 0.10 20145 Quy hoạch mới trạm y tế xã Kim Sơn Xã Kim Sơn 0.10 2013

6 Quy hoạch mới trung tâm y tế huyện Gia Lâm TT Trâu Quỳ 0.10 2015

7 Quy hoạch mới trạm y tế xã Văn Đức Xã Văn Đức 0.10 2013

8 Xây dựng bệnh viện huyện Gia Lâm phần Taluy bổ sung

Huyện GiaLâm 0.17 2012

  Tổng   1.12  

* Đất cơ sở giáo dục – đào tạo

Trong giai đoạn quy hoạch, diện tích đất giáo dục

đào tạo huyện Gia Lâm có sự biến động như sau:

- Chu chuyển tăng: Dự kiến đến năm 2020 diện tich đất

giao dục của huyện sẽ có 108,11ha, tăng 27,31ha so

với hiện trạng. Phần diện tích tăng do được chuyển từ

loại đất khác sang như sau:

135

+ Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang là

24,88ha;

+ Chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang là 0,8

ha;

+ Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dung

sang là 1,08ha

+ Chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang là 0,55

ha;

- Chu chuyển giảm: Trong giai đoạn tới diện tích đất

giáo dục của huyện sẽ giảm 0,03 ha do chuyển sang quy

hoạch đất quốc phòng.

Như vậy, đến năm 2020 diện tich đất giáo dục

huyện Gia Lâm thực tăng là 27,28ha so với hiện trạng.

Diện tích tăng để quy hoạch mới các trường học, số

liệu quy hoạch chi tiết các trường học được thể hiện

qua bảng dưới đây.

Bảng 19. Danh mục quy hoạch đất giáo dục huyện Gia

Lâm

Stt Đất cơ sơ giáo dục - đào tạo Vị tri D>tich(ha)

Nămthựchiện

a Mầm non   10.28  1 Trường Mầm non TT Yên Viên TT Yên Viên 0.55 20152 Mở rộng trường mầm non Yên Thường Xã Yên Thường 0.50 20146 Trường Mầm non Dương Hà Xã Dương Hà 0.60 20137 Trường Mầm non Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.50 20149 Trường Mầm non Trân Tảo Xã Phú Thị 0.80 201211 Trường Mầm non Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ 0.79 2012

136

12 Trường Mầm non Dương Quang Xã DươngQuang 0.80 2014

13 Mở rộng trường Mầm non Đông Dư Xã Đông Dư 0.30 201514 Trường Mầm non Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.55 201515 Trường Mầm non Kiêu Kỵ (thôn Báo Đáp) Xã Kiêu Kỵ 0.40 201316 MR trường Mầm non Văn Đức Xã Văn Đức 0.40 2013

17Xây dựng trường MN Kim Sơn: Hạng mục xây dựng nhóm lớp học, khu hiệu bộ và chức năng

xã Kim Sơn 0.70 2012

18 MN Gia Lâm Huyện Gia Lâm 1.00 201219 MN Ninh Hiệp 2 Xã Ninh Hiệp 0.50 201320 Trường mầm non Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.4 201221 Xây dựng trường mầm non Đình Xuyên Đình Xuyên 0.4897 2012b Tiểu học   5.85  1 MR trường Tiểu học, THCS xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.20 20122 MR trường Tiểu học Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 0.12 20133 Trường Tiểu học Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.60 20154 Trường Tiểu học Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.62 20135 MR trường Tiểu học Đặng Xá Xã Đặng Xá 0.65 20147 Trường Tiểu học Dương Xá Xã Dương Xá 2.00 20158 Mở rộng trường Tiểu học Đông Dư Xã Đông Dư 0.10 20149 Mở rộng trường Mầm non Đông Dư Xã Đông Dư 0.30 201510 Xây dựng trường tiểu học Trâu Quỳ TT. Trâu Quỳ 0.06 201216 Tiểu học Gia Lâm Huyện Gia Lâm 1.20 2014c THCS   4.77  1 MR trường THCS Yên Viên Xã Yên Viên 0.50 20142 Trường THCS Dương Hà Xã Dương Hà 1.00 20153 Trường THCS Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.70 20154 MR trường THCS Kim Sơn Xã Kim Sơn 0.50 2015

5 Trường THCS Dương Quang Xã DươngQuang 0.77 2013

6 MR trường THCS Đông Dư Xã Đông Dư 0.10 20127 THCS Gia Lâm Huyện Gia Lâm 1.20 2014d THPT, dậy nghề   6.41  

1 Xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyên Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 1.76 2012

2 Trường THPT Xã DươngQuang 1.00 2014

137

3 Trường THPT Lý Thánh Tông Xã Dương Xá 0.60 20144 Trung tâm dạy nghề Xã Bát Tràng 0.90 20145 THPT Phu Đổng xã Phu ĐỔng 1.50 2015

7TT nghiên cứu làng nghề truyền thống và khu liên hợp dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Huyện Gia Lâm 0.65 2012

Tổng quy hoạch đất giáo dục 27,31

* Đất cơ sở thể dục – thể thaoĐất cơ thể dục thể thao của huyện trong kỳ quy hoạch

có sự biến động như sau:- Chu chuyển tăng: trong giai đoạn quy hoạch diện

tích đất cơ sở thể dục, thể thao của huyện tăng29,74ha, do được chuyển từ các loại đất khác sang, cụthể như sau:

+ Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang là:29,24 ha;

+ Chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang 0,5 ha;- Chu chuyển giảm: trong giai đoạn quy hoạch diện

tích đất cơ sở thể dục thể thao của huyện giảm 0,48hado chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng.

Như vậy, Đến năm 2020 diện tích đất thể dục, thể

thao của huyện là 61,71ha; thực tăng 29,26ha so với

diện tích năm hiện trạng. Diện tích đất tăng thêm để

nâng cấp, mở rộng các công trình thể dục, thể thao

phục vụ cho nhu cầu tập luyện thể thao của nhân dân

trong huyện.

Bảng 20. Danh mục quy hoạch đất thể thao huyện

Gia Lâm

Stt Đất cơ sơ thể dục - thể thao  Vị tri D.tich(ha)

Năm thựchiện

1 Mở rộng trung tâm thể thao huyện Gia Lâm (về phía sau) TT Trâu Quỳ 3.50 2015

138

2 Sân thể thao xã Yên Thường Xã Yên Thường 2.00 2015

3 Trung tâm văn hóa TDTT xã Yên Viên Xã Yên Viên 1.50 2013

4 Sân thể thao xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 2.10 2014

6 Sân thể thao xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 1.90 2012

7 Sân thể thao thôn Thịnh Liên Xã Trung Mầu 0.10 2013

8 Trung tâm văn hóa TDTT xã Cổ Bi Xã Cổ Bi 1.50 2013

9 Sân thể thao các thôn Lời, Đặng, Viên Ngoại, Hoàng Long, An Đà, Nhân Lễ Xã Đặng Xá 3.26 2013

10 Sân thể thao xã Đặng Xá Xã Đặng Xá 1.20 2015

11 Sân thể thao các thôn Phú Thị, Trân Tảo, Đại Bản, Hàn Lạc, Tô Khê Xã Phú Thị 0.56 2013

12 Sân thể thao xã Phú Thị Xã Phú Thị 0.64 2012

13 Sân thể thao xã Dương Quang Xã Dương Quang 1.50 2015

14 Sân thể thao các thôn Đề Trụ, Lam Cầu, Quán Khê, Bài Tâm, Quang Trung

Xã Dương Quang 1.30 2012

15 MR sân thể thao xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 0.98 2013

16 Sân thể thao các thôn Trung Dương, Chu Xá, Hoàng Xá Xã Kiêu Kỵ 1.50 2013

17 Trung tâm văn hóa TDTT xã Bát Tràng Xã Bát Tràng 3.30 2013

18 Sân thể thao xã Văn Đức Xã Văn Đức 1.20 2015

19 Trung tâm thể dục thể thao xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 1.70 2013

  Tổng   29.74  

* Đất chợĐến năm 2020, diện tích đất chợ của huyện có

180,75ha, tăng 167,0 ha do được chuyển từ các loạiđất khác sang. Giảm 0,1 ha do chuyển sang đất vănhóa, như vậy diện tich đất chợ huyện Gia Lâm sẽ thựctăng 166,9ha so với hiện trạng.

Một số công trình chợ điển hình được quy hoạchđến năm 2020 trên địa bàn huyện được thể hiện quabảng dưới đây:

Bảng 21. Danh mục quy hoạch đất chơ huyện Gia Lâmđến năm 2020

Stt Đất chơ  Vị tri D.tich(ha Năm thực

139

)  hiện1 Di chuyển chợ Yên Thường Xã Yên Thường 0.50 20142 Chợ trung tâm Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 1.00 20133 Chợ thôn Thượng-Dương Hà Xã Dương Hà 0.50 20154 Chợ xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.50 20155 Chợ Sen Hồ Xã Lệ Chi 0.10 20136 Chợ Đặng Xá Xã Đặng Xá 0.40 20127 Mở rộng chợ Phú Thị Xã Phú Thị 0.32 20128 Chợ Dương Quang Xã Dương Quang 0.30 20139 Mở rộng chợ Đông Dư Xã Đông Dư 0.24 201310 Chợ xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 0.65 201211 Chợ xã Văn Đức Xã Văn Đức 0.50 201312 Chợ Đào Nguyên TT Trâu Quỳ 0.60 201513 Chệ Cửa Nghè Xã Phu Đổng 0.99 2012

14 Xây dựng chợ dược liệu tại xãNinh Hiệp Xã Ninh Hiệp 3.00 2013

15 Xây dựng chợ dân sinh tại xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.80 2013

17 XD Chợ đầu mối nông sản thực phẩm cấp vung Xã Phu Đổng 100.00 2011

18 Chợ ĐMNS TH phía Đông - H. Gia Lâm Huyện Gia Lâm 50.00 2013

19 QH chợ và TT giới thiệu sản phẩm làng nghề xã Kim Lan 5.60 2013

  Tổng   167.00  

* Đất bãi thải, xử lý chất thải

Đến năm 2020, để đảm bảo cho môi trường trong sạch

cả về sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương,

trong giai đoạn tới huyện Gia Lâm có định hướng quy

hoạch mới các khu bãi thải, xử lý chất thải với tổng diện

tích tăng thêm là 142,64ha. Phần diện tích đất tăng thêm

do được chuyển từ các loại đất khác sang, cụ thể:

140

+ Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang là 141,10ha;

+ Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dung là

1,54ha

Một số công trình quy hoạch đất bãi thải, xử lý

chất thải điển hình trên địa bàn huyện được thể hiện

qua bảng dưới đây:

Bảng 22. Danh mục quy hoạch đất rác thải huyện

Gia Lâm

Stt Đất bãi thải, xử lý chất thải Vị triD.tich

(ha)

Nămthựchiện

1 Các điểm thu gom rác thải (3 điểm Hòa Bình- Yên Bác, Tế Xuyên, Công Đình)

Xã ĐìnhXuyên 0.09 2015

2 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Trung Mầu 0.20 20123 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Lệ Chi 0.07 20124 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Dương Xá 0.45 20135 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Đa Tốn 0.06 20156 Quy hoạch khu tập kết rác thải Xã Bát Tràng 0.54 2013

7 Quy hoạch trạm xử lý chất thải rắn tại cáckhu làng nghề gốm xứ Bát Tràng Xã Bát Tràng 1.00 2014

8 Quy hoạch trạm xử lý chất thải rắn tại cáckhu làng nghề Kim Lan Xã Văn Đức 0.50 2013

9 Điểm tập kết rác thải Huyện GiaLâm 0.20 2011

10 Khu xử lý nước thải Huyện GiaLâm 9.00 2012

11 Khu xử lý rác thải Huyện GiaLâm

130.00 2015

12 Điểm tập kết rác thải

35 chânđiểm tậpkết tạicác

xã, thịtrấn

0.5250 2012

  Tổng   142.64  

g, Đất tôn giáo, tín ngưỡng

141

Đến năm 2020, diện tích đất tôn giáo tín ngưỡngcủa huyện có 26,27ha, tăng 2,49 ha so với hiện trạng.Phần diện tích tăng để quy hoạch và mở rộng hệ thốngđình chua trên địa bàn huyện. Số liệu quy hoạch đấttôn giáo tín ngưỡng huyện Gia Lâm được thể hiện quabảng dưới đây:

Bảng 23. Danh mục quy hoạch đất tôn giáo tín ngưỡnghuyện Gia LâmStt Đất tôn giáo, tin ngương Vị tri D.tich

(ha)Năm thựchiện

1 MR đình Cống Thôn Xã Yên Viên 0.30 20132 MR chua Yên Viên Xã Yên Viên 0.30 20133 MR chua Kim Quan Xã Yên Viên 0.30 20134 MR chua Lã Côi Xã Yên Viên 0.40 20125 QH đình thôn Trung Mầu 5 Xã Trung Mầu 0.65 2013

6 Nhà thờ họ Nguyễn Sơn tại xãKiêu Kỵ xã Kiêu Kỵ 0.14 2012

7 Tôn tạo, tu bổ Đình Trân Tảo Huyện Gia Lâm 0.20 2011

8 Tôn tạo, tu bổ Đình Chua Gióng Mốt Huyện Gia Lâm 0.20 2012

9 Tổng   2.49  

h, Đất nghĩa trang, nghĩa địaTrong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020, để đáp ứng

nhu cầu của người dân, trên địa bàn huyện tiến hành quyhoạch và mở rộng các khu nghĩa trang với tổng diện tíchquy hoạch là 109,13 ha. Trong đó số liệu thực tăng là15,00ha, như vậy đến năm 2020 diện tích đất nghĩa trangnghĩa địa huyện Gia Lâm có 109,13ha.

Số liệu quy hoạch đât nghĩa trang, nghĩa địahuyện Gia Lâm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 24. Danh mục quy hoạch đất nghia trang, nghiađịa huyện Gia Lâm

Stt Đất nghia trang, nghia địa Vị triD.tich

(ha)

Nămthựchiện

142

1 MR nghĩa địa thôn Lã Côi, Ái Mộ, Kim Quan, Yên Viên Xã Yên Viên 0.40 2013

2 Nghĩa trang nhân dân xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 4.00 20133 Nghĩa trang nhân dân xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 5.00 2014

4 Nghĩa địa thôn Đề Trụ Xã DươngQuang 2.10 2014

6 Nghĩa địa Thuận Tốn - Khoan Tế Xã Đa Tốn 1.00 2013

8Di dời khu nghĩa trang phục vụ GPMB đường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Yên Thường

xã Yên Thường 0.78 2012

9Di dời khu nghĩa trang phục vụ GPMB đường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 0.50 2012

10Di dời khu nghĩa trang phục vụ dự án công viên cây xanh (VIDIFI) tại TT Trâu Quỳ

TT Trâu Quỳ 1.00 2012

11 Di dời khu nghĩa trang phục vụ dự án đường Đông Dư - Dương Xá

Đông Dư -Dương Xá 1.00 2012

12 Mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Kim Sơn xã Kim Sơn 0.37 2012

13 Nghĩa trang xã Yên Thường xã Yên Thường 0.78 201414 Nghĩa trang xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 0.37 2014  Tổng   17.30  

2.3. 1 .3. Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng của huyện đến năm 2020

là 167,37ha; giảm 9,54ha so với diện tích hiện trạng.Phần diện tích giảm đi là do chuyển sang quy hoạchcác loại đất phi nông nghiệp.2.4. Diện tich đất chuyển mục đich sử dụng trong kỳquy hoạch.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, để đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầuphát triển của các ngành phục vụ quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải có một quỹ đấthợp lý đáp ứng cho sự phát triển đó. Đáp ứng yêu cầuđó, trong giai đoạn này, diện tích các loại đấtchuyển mục đích như sau:

143

2.4.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệpTrong giai đoạn quy hoạch, để phục vụ cho sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện cũngnhư việc phát triển cơ sở hạ tầng, diện tích đất nôngnghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 1563,79ha gồm:

- Đất lúa nước 1224,53ha;- Đất trồng cây lâu năm là 13,92ha;- Đất nuôi trồng thủy sản: 10,45ha;- Đất trồng cây hàng năm khác: 314,89ha.

2.4.2. Đất nông nghiệp chuyển nôi bôTrong giai đoạn quy hoạch có sự chu chuyển các

loại đất trong nội bộ ngành nông nghiệp như sau:- Chuyển 58,60ha đất chuyên trồng lúa sang đất

trồng cây lâu năm;- Chuyển 15,84ha đất trồng cây hàng năm khác sang

đất trồng cây lâu năm;- Chuyển 23,74ha đất chuyên trồng lúa nước sang

đất nuôi trồng thủy sản.2.5. Diện tich đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trongkỳ quy hoạch

Trong giai đoạn quy hoạch, để phục vụ cho mụcđích phát triển nông nghiệp, và các mục đích phi nôngnghiệp, đưa 9,54ha đất chưa sử dụng vào quy hoạch cácloại đất phi nông nghiệp.

Sơ đô chu chuyển đất đai huyện Gia Lâm

144

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâmđược xây dựng trên cơ sở khoa học và đúng luật đấtđai, đặc biệt đảm bảo gắn liền với điều kiện thực tếcủa địa phương nên phương án quy hoạch đến năm 2020của huyện sẽ tạo nên những tác động mạnh tới sự pháttriển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể như sau:

3.1. Đánh giá tác động về kinh tếSau khi phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

2011- 2020 của huyện được đưa và thực hiện sẽ thúc

5142,65ha

18,54ha

3989,56ha

1563,79ha

ĐẤT NN6153,43 ha

ĐẤT PHI NN5142,65 ha

ĐẤT PHI NN6715,98ha

ĐẤT NN4589,64ha

Năm hiện trạngDiện tich TN: 11.472,99 ha

Năm 2020Diện tich TN: 11.472,99 ha

ĐẤT CSD8176,91ha

ĐẤT CSD167,37ha9,54ha

145

đẩy nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, cáclĩnh vực xã hội ngày càng tăng, công tác quản lý nhànước về đất đai như thu hồi, giao đất, chuyển mụcđích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển đô thị, khu du lịch, thương mại dịch vụ đượcđầu tư và nó sẽ tạo nên động lớn thúc đẩy cho pháttriển kinh tế của huyện Gia Lâm.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn Giaiđoạn 2011 – 2015: 13,46%.

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấukinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vựccông nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chấtlượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suấtlao động cao. Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 sẽ đượchình thành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảmnông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Giai đoạn2010 – 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơcấu kinh tế bền vững và phu hợp với tiềm năng củahuyện.

- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 55%; thươngmại, dịch vụ khoảng 29,5% và nông, lâm, thủy sản:15,5%.

- Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng kinhtế -xã hội đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đặc biệt là cácnút giao cắt, giao thông nông thôn. Nâng cao tăng tỷlệ đô thị hoá vào năm 2020.

3.2. Đánh giá tác động về xã hội

146

Với việc xây dựng các công trình y tế, giáo dục đàotạo, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ…đã được đầutư quan tâm, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinhthần của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên cần tiếp tụcđầu tư hơn nữa vào những công trình thiết yếu này, nhằmđem lại hiệu quả xã hội cao nhất trong việc sử dụng đấtcho người dân. Tác động về mặt xã hội được thể hiện qua:

- 100% xã, thị trấn duy trì tốt các tiêu chíChuẩn Quốc gia về y tế xã. Đến năm 2015 phấn đấu giảmtỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,5%;- Thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu

đồng/năm;- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, dạy nghề

từ 30-35%;- Giải quyết việc làm hàng năm trên 8.500 lao

động;- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ

tầng xã hội.- Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo

chuẩn quốc gia;3.3. Đánh giá tác động về môi trườngVới hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư quy hoạch

khang trang, việc bố trí xây dựng các khu xử lý rácthải, nghĩa địa, cơ cấu sử dụng đất hợp lý trongphương án quy hoạch sẽ tạo nên tác động lớn cho việccải tạo môi trường sống và sinh hoạt của người dânđịa phương trên các mặt như:

147

- Chất lượng môi trường nước:+ Xử lý nước thải tại các khu vực công nghiệp đạt

tiêu chuẩn môi trường; + Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu

vực nội thị và một số khu vực nông thôn.- Chất lượng môi trường không khi: Giải quyết dứt điểm

tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các nhàmáy, xí nghiệp, đặc biệt đối với khu vực sản xuất vậtliệu xây dựng gạch ngói và một số tuyến đường giaothông bị xuống cấp.

- Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễmmôi trường đất; thu gom và xử lý rác thải sinh hoạtvà rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rác thảitại nguồn.

- Chất lượng môi trường sinh hoạt: Tạo nên một môitrường sống trong lành sạch sẽ trong các khu đô thịvới các dịch vụ hiện đại, môi trường sống và sản xuấtcủa người dân vung nông thôn được cải thiện.

148

IV. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT4.1. Phân kỳ diện tich các loại đất phân bổ cho các mụcđich huyện Gia LâmBảng 25. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm

Thứtự Chỉ tiêu Mã

Hiện trạngnăm 2011

Các kỳ kế hoạchKỳ đầu đếnnăm 2015

Kỳ cuối đếnnăm 2020

Diệntich(ha)

Cơcấu(%)

Diệntich(ha)

Cơcấu(%)

Diệntich(ha)

Cơcấu(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

11,472.99

100.00

11,472.99

100.00

11,472.99

100.00

1 Đất nông nghiệp NNP 6,153.43

53.63

5,122.79

44.65

4,589.64

40.00

1.1 Đất lúa nước DLN 3,783.49

32.98

2,965.53

25.85

2,476.62

21.59

Tr. đó: Đất chuyên trông lúa nước LUC3,298.

9928.75

2,708.78

23.61

2,228.12

19.42

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 190.93 1.66 254.45 2.22 251.45 2.191.3 Đất rừng phòng hộ RPH 39.16 0.34 39.16 0.34 39.16 0.341.4 Đất rừng đặc dụng RDD1.5 Đất rừng sản xuất RSX1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 197.01 1.72 211.27 1.84 210.30 1.831.7 Đất làm muối LMU

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5,142.65

44.82

6,181.50

53.88

6,715.98

58.54

2.1 Đất XD trụ sở CQ, công trình SN CTS 87.87 0.77 93.62 0.82 93.62 0.82

2.2 Đất quốc phòng CQP 57.12 0.50 67.63 0.59 67.67 0.592.3 Đất an ninh CAN 1.94 0.02 7.20 0.06 7.15 0.062.4 Đất khu công nghiệp SKK 134.88 1.18 134.88 1.18 134.88 1.18

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 270.50 2.36 395.12 3.44 846.39 7.37

2.6 Đất SX vật liệu XD gốm sứ SKX 5.56 0.05 45.10 0.39 45.10 0.39

149

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 28.42 0.25 29.42 0.26 30.32 0.26

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 16.99 0.15 150.63 1.31 159.63 1.39

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 23.78 0.21 26.27 0.23 26.27 0.23

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 94.13 0.82 108.35 0.94 109.13 0.95

2.12

Đất có mặt nước chuyên dung MNC 288.85 2.52 277.25 2.42 276.85 2.41

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2,030.

0017.69

2,588.65

22.56

2,573.85

22.43

Trong đó: 826.43 7.20 826.43 7.20Đất cơ sơ văn hoá DVH 16.45 0.14 37.71 0.33 37.71 0.33Đất cơ sơ y tê DYT 9.48 0.08 10.60 0.09 10.60 0.09Đất cơ sơ giáo dục - đào tạo DGD 80.83 0.70 105.51 0.92 108.11 0.94Đất cơ sơ thể dục - thể thao DTT 34.15 0.30 61.71 0.54 63.41 0.54

3 Đất đô thị DTD 826.43 7.20 826.43 7.20 826.43 7.20Trong đó: Đất ơ tại đô thị ODT 117.62 1.03 134.98 1.18 134.98 1.18

4 Đất khu bảo tôn thiên nhiên DBT

5 Đất khu du lịch DDL 52.50 0.46 52.50 0.46

6 Đất khu dân cư nông thôn DNT 2,936.23

25.59

3,074.54

26.80

3,163.54

27.57

4.2. Phân kỳ diện tich đất chuyển mục đich sử dụng đấthuyện Gia Lâm

Bảng 26. Phân kỳ diện tich chuyển mục đich sử dụng

Thứtự Chỉ tiêu Mã

Cảthờikỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu2012-2015

Kỳcuối2016-2020

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Đất nông nghiệp chuyểnsang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 1,563

.791,030.64

533.15

1.1 Đất lúa nước DLN/PNN 1,224 735.6 488.9

150

.53 2 11.2 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 13.92 10.92 3.00

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS/PNN 10.45 9.48 0.97

2Chuyển đổi cơ cấu sử dụngđất trong nội bộ đất nôngnghiệp

  72.34 72.34  

2.1Đất chuyên trồng lúa nướcchuyển sang đất trồng câylâu năm

LUC/CLN 48.60 48.60  

2.3Đất chuyên trồng lúa nướcchuyển sang đất nuôitrồng thuỷ sản

LUC/NTS 23.74 23.74  

4.3. Phân kỳ diện tich đất chưa sử dụng đưa vào sửdụng huyện Gia LâmBảng 27. Phân kỳ diện tich đưa đất chưa sử dụng vào

sử dụng

Thứtự

Chỉ tiêu MãCả

thờikỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu2012-2015

Kỳcuối2016-2020

(1) (2) (3) (4) (5) (6)2 Đất phi nông nghiệp PNN 9.54 8.21 1.332.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1.65 1.65  

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 5.40 5.40    Trong đó:        

  Đất cơ sơ văn hoá DVH 0.55 0.55  

  Đất cơ sơ giáo dục - đào tạo DGD 0.55 0.55  

151

3 Đất đô thị DTD        Trong đó: Đất ơ tại đô thị OD

T 0.16 0.16  

V. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU5.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đich sử dụng đấtđến từng năm5.1.1. Diện tich cac loại đất đã được cấp trên phân bổ 5.1.2. Diện tich đất để phân bổ cho nhu cầu phat triển kinh tế - xã hôicủa huyện Bảng 28. Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm huyện Gia

Lâm

Thứtự

Chỉ tiêu Mã

Diệntichnămhiệntrạng

Diện tich đến các năm

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Năm2015

(1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) (9)

  TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰNHIÊN   11,472

.9911,472

.9911,472

.9911,472

.9911,472

.99

1 Đất nông nghiệp NNP 6,153.43

5,821.64

5,531.65

5,337.35

5,122.79

1.1 Đất lúa nước DLN 3,783.

493,577.

523,337.

603,150.

342,965.

53

  Tr. đó: Đất chuyên trông lúa nước LUC 3,298.99 3,143.18 2,959.01 2,842.07 2,708.78

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 190.93 210.34 228.94 245.46 254.45

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD          

1.5 Đất rừng sản xuất RSX          

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 197.01 202.01 198.03 213.22 211.27

1.7 Đất làm muối LMU          

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5,142.65 5,392.04

Đất

Đất XD trụ sở CQ, công trình SN

CTS 87.87 88.32 90.32 91.02 93.62

152

quốcphòngCQP57.1257.1257.2166.1867.632.12.32.2

Đất an ninh CAN 1.94 5.97 6.40 7.10 7.20

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 134.88 134.88 134.88 134.88 134.88

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 270.50 319.62 370.03 387.58 395.12

2.6

Đất SX vật liệu XD gốm sứ SKX 5.56 31.10 36.27 36.37 45.10

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản SKS          

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 28.42 29.42

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 16.99 17.99

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 23.78 23.92 25.61 26.27 26.27

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 94.13 95.37 99.14 108.35 108.35

2.12

Đất có mặt nước chuyên dung MNC 288.85 285.69 282.55 280.57 277.25

2.13

Đất phát triển hạ tầng DHT 2,030.

002,169.

432,382.

082,543.

822,588.

65  Trong đó:            

  Đất cơ sơ văn hoá DVH 16.45 24.46 27.44 32.36 37.71

  Đất cơ sơ y tê DYT 9.48 9.75 9.95 10.27 10.60

153

  Đất cơ sơ giáo dục - đào tạo

DGD 80.83 81.62 89.03 97.81 105.51

  Đất cơ sơ thể dục - thể thao DTT 34.15 37.99 52.40 54.50 61.71

3 Đất đô thị DTD 826.43 891.19 891.19 902.09 1,202.09

  Trong đó: Đất ơ tại đô thị ODT 117.62 117.62 134.98 134.98 134.98

4 Đất khu bảo tôn thiênnhiên DBT          

5 Đất khu du lịch DDL   6.40 25.70 52.50 52.50

6 Đất khu dân cư nông thôn DNT 2,936.23 2,974.37

  Trong đó: Đất ơ nông thôn ONT 1172.68 1210.82 1259.21 1292.22

1310.99

5.2. Diện tich chuyển mục đich sử dụng phải xin phép theotừng năm kế hoạch Bảng 29. Kế hoạch chuyển mục đich sử dụng đất theo

từng năm

Thứtự Chỉ tiêu Mã

Cảthờikỳ

Phân theo các nămNăm2012

Năm2013

Năm2014

Năm2015

(1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) (9)

1Đất nông nghiệp chuyểnsang đất phi nông nghiệp

NNP/PNN1,030.64

331.79

289.99

194.30

214.56

1.1 Đất lúa nước DLN/PNN735.6

2189.87

211.32

159.62

174.81

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 10.92 6.43 3.48 1.01

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS/PNN 9.48 1.10 3.98 2.45 1.95

2Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

72.34 16.10

18.60

27.64

10.00

2.1Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm

LUC/CLN 48.60 10.00

18.60

10.00

10.00

2.3Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản

LUC/NTS 23.74 6.10 17.64

154

5.3. Diện tich đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theotừng năm kế hoạchBảng 30. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

theo từng năm

Thứtự Chỉ tiêu Mã

Cảthờikỳ

Phân theo các nămNăm2012

Năm2013

Năm2014

Năm2015

(1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) (9)2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.21 2.41 0.70 4.20 0.902.1 Đất XD trụ sở CQ,

công trình SN CTS 1.65 1.40   0.25  

2.2 Đất phát triển hạ tầng DHT 5.40 0.60 0.45 3.70 0.65

  Trong đó:              Đất cơ sơ văn hoá DVH 0.55   0.45   0.10  Đất cơ sơ y tê DYT          

  Đất cơ sơ giáo dục - đào tạo DGD 0.55       0.55

  Đất cơ sơ thể dục - thể thao DTT          

5.4. Danh mục các công trình dự án trong kỳ quy hoạchhuyện Gia Lâm

Bảng 31. Danh mục các công trình dự án trong kỳquy hoạch

STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐỊA ĐIỂM D.TÍCH(ha)

NĂMTHỰC HIỆN

         A QUY HOẠCH ĐÂT PHI NÔNG NGHIỆP      

I Đất khu đô thị      

1 Khu đô thị mới Đặng Xá 2 Đặng Xá 39.00 2012

2 Khu đô thị trong dự án xây dựng hai bên đường cao tốc HN-HP   300.00 2015

3 Khu vực đấu giá quyền sử dựng đấttại xã Trâu Quỳ Xã Trâu Quỳ 37.31 2012

4 XD HTKT khu TĐC tại huyện (VB 316/UBND, ngày 26/4/2011)   25.54 2012

155

5 Khu đô thị Tây Nam - Gia Lâm

Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá

380.00 2016

6 Khu đô thị công nghiệp tài chính Tân Tạo-Hanel

Ninh Hiệp, Đình Xuyên,Dương Hà, Phu Đổng

270.00 2016

7 Khu nhà ở Huyện Gia Lâm 3.40 2011

8 Khu nhà ở CBCS A21 (682) - Tổng cục An Ninh - BCA

Huyện Gia Lâm

4.60 2011

9 Khu tập thể X54 Huyện Gia Lâm 0.14 2012

10 Khu tập thể X6 Huyện Gia Lâm 0.08 2012

11XD tổ hợp TM, VP, bãi đỗ xe, căn hộ cho người thu nhập thấp xã Đặng Xá

10.90 2014

  Tổng   1070.97  II Đất ơ giãn dân, đấu giá các xã, thị trấn      

1 Xã Yên Thường Xã Yên Thường 0.50 2012-2020

2 Xã Yên Viên Xã Yên Viên 1.62 2012-2020

3 Xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 5.00 2012-2020

4 Xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 14.52 2012-2020

5 Xã Dương Hà Xã Dương Hà 9.74 2012-20206 Xã Phu Đổng Xã Phu Đổng 2.10 2012-2020

7 Xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 16.00 2012-2020

8 Xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 18.46 2012-20209 Xã Cổ Bi Xã Cổ Bi 13.08 2012-202010 Xã Đặng Xá Xã Đặng Xá 17.00 2012-202011 Xã Phú Thị Xã Phú Thị 15.60 2012-202012 Xã Kim Sơn Xã Kim Sơn 1.07 2012-2020

13 Xã Dương Quang Xã Dương Quang 7.37 2012-2020

14 Xã Dương Xá Xã Dương Xá 7.46 2012-202015 Xã Đông Dư Xã Đông Dư 1.05 2012-202016 Xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 6.34 2012-202017 Xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 7.29 2012-2020

156

18 Xã Bát Tràng Xã Bát Tràng 0.80 2012-2020

19 Xã Kim Lan Xã Kim Lan 2.58 2012-202020 Xã Văn Đức Xã Văn Đức 13.10 2012-2020

21 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Dương Quang 0.269 2012

22 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Dương Xá 0.264 2012

23 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Phú Thị 0.143 2012

24 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Cổ Bi 0.232 2012

25 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Trung Mầu 0.21 2012

26 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Dương Hà 0.038 2012

27 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Kiêu Kỵ 0.448 2012

28 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Lệ Chi 0.461 2012

29 Nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư Xã Phu Đổng 0.731 2012

30 Đấu giá QSD đất tại TQ5 Thị trấn Trâu Quỳ 10 2012

31 Tái định cư phục vụ các dự án GPMB trên địa bàn Huyện tại TT Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ 7.20  

32Tái định cư phục vụ dự án GPMB đường Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Hưng Yên tại Đông Dư

Xã Đông Dư 0.50 2012

33

Xây dựng HTKT khu tái định cư phục vụ di dân GPMB dự án nâng cấp đường 5 đi Hapro tại xã Phú Thị, Kim Sơn

xã Phú Thị,Kim Sơn 5.09 2012

34Xây dựng khu TĐC phục vụ GPMB đường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Yên Thường

xã Yên Thường 2.98 2012

35Xây dựng khu TĐC phục vụ GPMB đường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 8.74 2012

36Xây dựng khu TĐC phục vụ GPMB đường Hà Nội - Hải Phòng tại xã Kiêu Kỵ

Xã Kiêu Kỵ 4.36 2012

37 Tái định cư phục vụ dự án GPMB đường Hà Nội - Hải Phòng và Hà

Xã Đa Tốn 2.66 2012

157

Nội - Hưng Yên tại xã Đa Tốn38 Xây dựng nhà ở để bán khu Tháp

Vàng tại xã Phú Thị xã Phú Thị 3.80 2012

39 Xây dựng nhà ở để bán khu Đầm Cọ tại xã Đông Dư Xã Đông Dư 0.50 2012

40 Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán tại TT Yên Viên TT Yên Viên 0.16 2012

41 Khu nhà ở và khu phụ trợ cụm CN Hapro Xã Lệ Chi 35.20 2013

  Tổng   244.67  III Đất trụ sơ cơ quan, công trình SN      1 Mở rộng trụ sở UBND xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.35 20122 Mở rộng UBND xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.10 20133 Trụ sở Huyện ủy TT Trâu Quỳ 0.70 20155 Xây dựng trụ sở UBND xã Phu Đổng xã Phu Đổng 1.40 2013

6 XD nhà làm việc Thanh tra xây dựng và Đội thanh tra GTVT

Huyện Gia Lâm 0.10 2012

7 XD trụ sở UBND xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 0.50 2013

8 Trụ sở chi cục hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên xã Yên Viên 0.25 2014

9 Trụ sở chi cục hải quan Thành phố Huyện Gia Lâm 0.61 2015

10 cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND xã Trung Mầu

Xã Trung Mầu 0.45 2014

11 Nhà xuất bản phụ nữ Huyện Gia Lâm 0.79 2015

12 XD trụ sở UBND xã Bát Tràng Xã Bát Tràng 0.50 2015

  Tổng   5.75  IV Đất quốc phong      

1 Trụ sở BCH quân sự xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.03 2014

2 Xây dựng trận địa pháo phòng không Xã Lệ Chi 4.50 2014

3 Trụ sở BCH quân sự xã Dương Quang Xã Dương Quang 0.05 2013

4 Trận địa pháo phòng không xã Phú Thị xã Phú Thị 4.48 2014

5 Trận địa pháo phòng không xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.45 2015

6 Sân điều lệnh, trung tâm TDTT-QSVT

Huyện Gia Lâm 1.00 2015

158

7 Xây dựng trụ sở ban chỉ huy quân sự xã Dương Xá xã Dương Xá 0.02 2013

8 Xây dựng trụ sở ban chỉ huy quân sự xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.02 2013

  Tổng   10.55  V Đất an ninh      1 Trụ sở công an xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.10 20152 Trụ sở công an xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.10 2012

3 Trụ sở công an xã Dương Quang Xã Dương Quang 0.05 2014

4 Đồn công an khu vực Nam Đuống xã Dương Xá 0.15 2012

5Xây dựng nhà làm việc Thanh tra xây dựng và Đội thanh tra Giao thông vận tải

  0.10 2012

6 Doanh trại 3 đại đội CS cơ động Thủ đô

Huyện Gia Lâm 3.00 2012

7 Doanh trại trung đoàn CS cơ động Thủ đô

Huyện Gia Lâm 0.53 2012

8 XD trạm cảnh sát khu vực Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.10 2012

9 CSCĐ Gia Lâm Huyện Gia Lâm 0.28 2013

10 Đồn công an Bắc Đuống Huyện Gia Lâm 0.30 2014

11 Trạm CSGT Cửa ô QL5 Huyện Gia Lâm 0.50 2013

  Tổng   5.21  VI Đất cơ sơ sản xuất, kinh doanh      

1 Trung tâm thương mại Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 1.50 2012

2 HTX dịch vụ Xã Trung Mầu 0.02 2013

3 Khu TM-DV Đặng Xá Xã Đặng Xá 3.00 20134 Trung tâm TM-DV Kim Sơn Xã Kim Sơn 6.68 20125 Siêu thị Kim Sơn Xã Kim Sơn 0.10 2015  Cửa hàng xăng dầu Kim Sơn xã Kim Sơn 3.00 2013

6 Khu sản xuất làng nghề tập trung xã KiêuKỵ Xã Kiêu Kỵ 12.70 2012

7 Khu trưng bày gốm sứ và dịch vụ khách tham quan làng nghề Bát Tràng

Xã Bát Tràng 1.65 2013

8 Khu trung tâm thương mại Bát Tràng Xã Bát Tràng 1.90 2013

9 Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm Xã Bát 2.22 2015

159

làng nghề truyền thống Giang Cao Tràng

10 Cụm công nghiệp làng nghề Ninh Giang - Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 5.00 2015

11 Siêu thị xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 0.12 2015

12 Siêu thị Phú Thị Xã Phú Thị 0.10 201513 Điểm thông quan nội địa Xã Cổ Bi 20.00 2013

14 Kho chứa hang điên may, cửa hang GTSP Huyện Gia Lâm 0.36 2013

15Khu nhà làm việc, giới thiệu sản phẩm, nhà xưởng SX phụ tung, sửa chữa và bảo dưỡng ôtô

Huyện Gia Lâm 3.19 2012

16 TTTM và KD nguyên liệu đồ da My Quý Huyện Gia Lâm 0.06 2013

17 XD nhà máy SX thiêt bi giao duc xã Dương Xá 0.32 2013

18 Tổ hợp thiết bị xăng dầu và kinh doanh xăng dầu tại xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 2.40 2012

19 Khu công nghệ cao và đô thị tại Gia Lâm (Khu CNC và đô thị FOXCOM) 450 ha

Huyện Gia Lâm 450.00 2011

20 Khu thương mại, dịch vụ Bát TràngThôn Giang CaoXã Bát Tràng

28 2013

21Xây dựng HTKT cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ (giai đoạn 2)

Xã Kiêu Kỵ 3.235 2012

22 Xây dựng nhà máy dược liệu phân vi sinh Xã Kiêu Kỵ 2.40 2013

23 Xưởng sản xuất hàng công nghệ thực phẩm và thực phẩm chức năng

Xã Trung Mầu 0.6 2013

24 Cửa hàng xăng dầu Xã Ninh Hiệp 0.24 2013

25 Cửa hàng xăng dầu Xã Trung Mầu 0.25 2013

26 Cụm làng nghề Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 20 2012

27 Hệ thống cấp nước sạch xã Kiêu Kỵ Xã Dương Xá 1.50 2012

28 Hệ thống cấp nước thị trấn Yên Viên và khu lân cận

TT Yên Viên, xã Yên Viên, xã Đình Xuyên

4.30 2012

  Cửa hàng xăng dầu Đông Dư Xã Đông Dư 0.20 2013

  Văn phòng làm việc và giới thiệu sản phẩm Xã Kiêu Kỵ 0.48 2013

  Khu giết mổ tập trung khu vực xã Yên 2.00 2013

160

thôn Đỗ Xá Thường29 Tổng   577.53  

VII Đất khu du lịch (chỉ mang tính chất khoanh định không tính vào chu chuyển)      

1 Dự án sinh thái Mai Trang Đình Xuyên 19.40 20142 Khu du lịch sinh thái Đầm Sen Đình Xuyên 6.40 20123 Khu du lịch sinh thái xã Lệ Chi Lệ Chi 19.30 20134 Khu du lịch sinh thái Kim Lan Kim Lan 7.40 2014  Tổng   52.50  

VIII Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ      

1 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Trung Mầu

Xã Trung Mầu 2.00 2012

2 Khu trung chuyển vật liệu rắn Xã Trung Mầu 0.10 2014

3 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.00 2012

4 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.50 2013

5 Khu nguyên liệu gốm sứ tập trung Xã Kim Lan 13.40 2015

13 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Kim Lan Xã Kim Lan 1.40 2013 -

2020

14 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Đặng Xá Xã Đặng Xá 3.27 2014 -

2020

15 Bãi chứa và trung chuyển vật liệu xây dựng Đông Dư Xã Đông Dư 4.42 2015 -

2020

16 Bãi chứa và trung chuyển vật liệuxây dựng

Xã Kim Sơn 0.8700 2012

17 Bãi chứa và trung chuyển vật liệuxây dựng

Xã Yên Viên 6.1260 2012

18 Bãi chứa và trung chuyển vật liệuxây dựng

Xã Phu Đổng 2.000 2012

19 Bãi chứa và trung chuyển vật liệuxây dựng

Xã Bát Tràng 0.2500 2012

20 Bãi chứa và trung chuyển vật liệuxây dựng

Xã Dương Hà 4.2023 2012

  Tổng   39.54  IX Đất công trình năng lương      

 Trạm biến áp 110 Kv Gia Lâm 2, xãPhú Thị xã Phú Thị 0.34 2012

  Trạm biến áp 110 Kv Gia Lâm 3 Huyện Gia Lâm 0.34 2012

  Trạm biến áp 110 Kv Tây Nam Gia, xã Dương Xá 0.34 2012

161

Xã Dương Xá  Tổng   1.02  X Đất khoa học      

 Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN và chuyển giao KHCN

Huyện Gia Lâm 7.00 2013

         

XI Đất di tich      

 Xd Nhà tưởng niệm Danh nhân Cao Bá Quát Xã Cổ Bi 0.40 2011

  Khu di tích Phu Đổng Xã Phu Đổng 1.00 2012  XD tượng đài Hoàng thái hậu Y Lan xã Dương Xá 0.50 2011  Tổng   1.90  XII Đất giao thông      

1 Quy hoạch đường Dương Xá - Đông Dư (40m x 4km)

Trâu Quỳ, Đông Dư, ĐaTốn

22.50 2013

2 Quy hoạch đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phu Đổng đi Đông Anh (40m x 7km)

Yên Viên, Đình Xuyên,Phu Đổng, Dương Hà, TT Yên Viên, Yên Thường

28.00 2013

3 Bến xe Yên Thường Xã Yên Thường 1.00 2014

4 Đường Dương Hà - Đình Xuyên (25m x 0,8km)

Xã Đình Xuyên 2.00 2015

5 Đường Dương Hà - Đình Xuyên (23m x 1,2km)

Xã Đình Xuyên 2.76 2012

6 Đường nối tuyến 2-3 (17,5m x 2,2km) Xã Đình Xuyên 3.85 2014

7 Tuyến đường trục xã số 1 (giáp xã Yên Viên - đường 40m)(12m x 2,5km)

Xã Đình Xuyên 3.00 2013

8 Tuyến đường trục xã số 2 (đường 40m - xãNinh Hiệp) (12m x 1,6km)

Xã Đình Xuyên 1.92 2015

10 Bãi đỗ xe Phu Đổng Xã Phu Đổng 1.00 2013

11 Bãi đỗ xe Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.80 2014

12 Bãi đỗ xe Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.00 2013

13MR đường trung tâm xã từ nhà văn hoá thôn Chi Đông- Cống Danh (7->17m x 2,2km)

Xã Lệ Chi 2.20 2013

14 MR tuyến đường từ trạm y tế đi kênh Như Quỳnh (7->17m x 1,2km) Xã Lệ Chi 1.20 2015

162

15 MR tuyến đường từ cống Keo đi cống Doanh(5->17m x 0,5km) Xã Lệ Chi 0.60 2014

16 Mở mới tuyến đường từ trạm bơm đi ra sông Đuống (23m x 2km) Xã Lệ Chi 4.60 2013

17 MR tuyến Đình Chi Nam đi Đình Chi Đông (3->10m x 1,2km) Xã Lệ Chi 8.40 2014

18 MR tuyến từ bến cát đi NVH thôn Chi Đông(5->10m x 0,9km) Xã Lệ Chi 0.45 2014

19 Mở mới tuyến từ gần ngã 5 đến trước cửa làng Cổ Giang (17m x 0,76km) Xã Lệ Chi 1.29 2013

20 Mở mới tuyến Góc Xóm Cầu đi góc làng Cổ Giang (10m x 0,78m) Xã Lệ Chi 0.78 2012

21 Bến xe khách Cổ Bi Xã Cổ Bi 5.00 2012

22 MR đường từ Đông Dư đi Đặng Xá (7->40m x2km) TT Trâu Quỳ 6.60 2014

23 MR đường từ NVH Bình Tru đến giáp xã Xuân Lâm (4->6m x 1,8km)

Xã Dương Quang 0.36 2013

24 MR đường chua Quán Khê - Bắc Ninh (5->6mx 2,8km)

Xã Dương Quang 0.28 2014

25 MR đường Minh Khai - Kim Sơn (5->22m x 2,7km)

Xã Dương Quang 4.05 2015

26 MR đường Bình Tru - Phú Thị (3->30m x 1,3km)

Xã Dương Quang 3.51 2012

27 MR đường cầu Bình Tru - Kim Sơn (4->8m x1km)

Xã Dương Quang 0.40 2012

28 Bãi đỗ xe Đông Dư Thượng, Đông Dư Hạ Xã Đông Dư 2.50 201329 Bãi đỗ xe Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 1.90 2012

30 Đường từ khu đô thị Văn Quang đến khu TTCN Lâm Giang (40m x 3km) Xã Kiêu Kỵ 12.00 2014

31 Đường từ xã Đa Tốn đến Khu TTCN Lâm Giang (12m x 1,6km) Xã Kiêu Kỵ 1.92 2014

32 MR đường từ thôn Bát Tràng đến thôn Giang Cao (13,5m x 1,4km)

Xã Bát Tràng 0.56 2012

33 Quy hoạch mới bãi đỗ xe Bát Tràng Xã Bát Tràng 0.80 2013

36 Cảng Công te nơ Huyện Gia Lâm 20.00 2011

38 Đường Hà Nội - Hưng Yên Huyện Gia Lâm 22.40 2011

39 Đường quốc lộ 5 đi Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 15.90 2012

42 Bến xe kết hợp điểm trung chuyển xe buýt Yên Viên xã Yên Viên 4.00 2011

43 Dự án xây dựng điểm đầu - cuối trungchuyển xe Bus, bến đỗ ô tô, bãi gửi xe đạp, xe máy Bắc Yên Viên

xã Yên Viên 3.00 2011

44 Đường quốc lộ 5 vào khu đô thị Cổ Bi Xã Cổ Bi 5.00 2013

163

45 Xây dựng HTKT khu TĐC phục vụ GPMB dự án đầu tư QSD đất Trâu Quỳ, Đặng Xá

TT. Trâu Quỳ, Đặng Xá

5.09 2011

46 Cải tạo, nâng cấp đường liên xã DươngXá - Dương Quang

xã Dương Xá- Dương Quang

0.07 2011

47 XD đường vào bệnh viên Huyện Gia Lâm 0.50 2011

48 Cầu Ngọc Động trên đường Kiêu Kị xã Kiêu Kỵ 1.00 201249 Cầu Đào Xuyên trên đường Kiêu Kị xã Kiêu Ky 2.00 2012

52 XD HTKT khu TĐC phục vụ GPMB dự án đầu tư QSD đất Trâu Quy, Đặng Xá

Huyện Gia Lâm 3.00 2012

53 Đường quốc lộ 5B mới Hà Nội - Hải Phòng

Huyện Gia Lâm 53.00 2013

54 Bãi đỗ xe tải Huyện Gia Lâm 2.60 2014

55 Xây dựng khu tái định cư Dự án xây dựng tuyến đường vành đai II (đoạn đibằng), đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ

Huyện Gia Lâm 2.00 2012

56Cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ đường 181 đi thôn Chi Đông và Cống Doanh

Xã Lệ Chi 4.5 2012

57 Đường liên thôn 1,2,3,4,5 Xã Trung Mầu 2.15 2013

58Cải tạo, nâng cấp đường thôn Thượng - xã Dương Hà

Xã Dương Hà 0.70 2012

59 Bến xe tải, xe khách và khu dịch vụ xe buýt Yên Thường

Xã Yên Thường 10 2012

  Tổng   284.14  XIII Đất thuỷ lơi      

1 Trạm bơm tưới Xã Đình Xuyên 0.50 2013

2 Trạm cấp nước Xã Phu Đổng 1.00 20133 Khu xử lý nước mặt Xã Phu Đổng 3.70 20144 Trạm xử lý nước thải sinh hoạt Xã Lệ Chi 0.70 20125 Nhà máy nước sạch Xã Lệ Chi 0.50 20126 Nhà máy nước sạch Xã Dương Xá 0.24 20137 Trạm bơm thôn Lê Xá Xã Đa Tốn 0.06 2015

8 Nhà máy xử lý nước thải cụm công nghiệp Phú Thị Xã Phú Thị 0.30 2015

9 Hệ thống cấp nước thị trấn Yên TT Yên Viên 4.30 2012

164

Viên10 Kiên cố kênh mương tưới cấp III

xã Trung Mầu (giai đoạn 2)Xã Trung Mầu 1.05 2015

11 Hệ thống hạ tầng cấp nước xã KiêuKỵ xã Kiêu Kỵ 5.57 2015

12 Nâng cấp tuyến đường đê nối với tỉnh Hưng Yên

Huyện Gia Lâm 8.20  

13 Kè sông thiên đức

Xã: Đặng Xá, Phú Thị, Dương Xá,Dương Quang

103.00 2012

  Tổng   129.12  XIV Đất công trình b. chinh viễn thông      

1 Quy hoạch bưu điện xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 0.05 2014

2 Quy hoạch bưu điện xã Dương Hà Xã Dương Hà 0.10 2013

  Cải tạo nâng cấp Đài phát thanh xã Văn Đức Xã Văn Đức 0.74 2012

  Tổng   0.89  XV Đất cơ sơ văn hóa      

1 Quy hoạch trung tâm văn hóa - thể thao cụm Sông Hồng Xã Đa Tốn 0.50 2014

2 Quy hoạch trung tâm văn hóa - thể thao cụm Nam Đuống Xã Phú Thị 0.50 2014

3 Quy hoạch trung tâm văn hóa - thể thao cụm Bắc Đuống

Xã Ninh Hiệp 0.50 2014

4 Nhà văn hóa tổ Tiền Phong, tổ Đuống II TT Yên Viên 0.10 2015

5 Nhà văn hóa xã Yên Thường (kiêm trung tâm học tập cộng đồng)

Xã Yên Thường 0.10 2012

6 Nâng cấp và mở rộng nhà văn hóa của 6 thôn

Xã Yên Thường 0.13 2012-2015

7 Nhà văn hóa TT Giầy da Xã Yên Viên 0.05 2014

8 Nhà văn hóa xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 0.15 2014

9Nhà văn hóa thôn 1,2,4,5,6,8,9 TDP Hòa Bình,TDP Yên Bắc; Công Đình 1, Công Đình2, Công Đình 3

Xã Đình Xuyên 0.91 2012-2015

10 Nhà văn hóa thôn 1, 2, 3 Xã Trung Mầu 0.16 2012-2015

11 Trung tâm văn hóa xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 2.00 201212 Công viên cây xanh xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.80 2013

165

13 Nhà văn hóa xóm 2,3 - thôn Cam, xóm 1 thôn Vàng Xã Cổ Bi 0.15 2012-2015

14 Nhà văn hóa thôn Đồng Xuyên, Lời, Nhân Lễ, Kim Âu Xã Đặng Xá 0.31 2012-2015

15 Trung tâm văn hóa xã Đặng Xá Xã Đặng Xá 1.30 2015

17 Nhà văn hóa các thôn Phú Thị, Trân Tảo, Đại Bản, Hàn Lạc, Tô Khê Xã Phú Thị 0.58 2012-2015

18 Công viên cây xanh Xã Phú Thị 1.20 2015

19 Nhà văn hóa thôn Linh Quy Bắc, Gia Tự, Ngổ Ba, Cây Đề Xã Kim Sơn 0.20 2012-2015

20 Công viên cây xanh TT Trâu Quỳ 3.40 201221 Nhà văn hóa 12 tổ dân phố Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ 0.60 2012-2015

22 Nhà văn hóa xã Dương Quang Xã Dương Quang 0.30 2013

23 Nhà văn hóa thôn Tự Môn Xã Dương Quang 0.12 2013

24 Nhà văn hóa thôn Yên Bình, TDP Chăn NuôiThuận Tiến Xã Dương Xá 0.15 2012

25 Nhà văn hóa xóm 2,3,4,5,7 Xã Đông Dư 0.25 2012-201526 Nhà văn hóa xã Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.25 2012

27 Nhà văn hóa+khu vui chơi thể thao các thôn Lế Xá, Thuận Tốn, Đào Xuyên Xã Đa Tốn 0.74 2012-2015

28 Nhà văn hóa xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 0.30 2014

29 Nhà văn hóa các thôn Trung Dương, Xuân Thụy, Báo Đáp, Hoàng Xá Xã Kiêu Kỵ 0.57 2012-2015

30 Nhà văn hóa 9 xóm( xóm 1,2,3,4,6-GC, xóm1,2,4,5 - BT)

Xã Bát Tràng 0.45 2012-2015

32 Nhà văn hóa dân cư hồ Cầu Đuống Huyện Gia Lâm 0.17 2012

33 Nhà văn hóa thôn Phu Dực 2, Xuân Dục, Thôn 1,5, Đổng Viên Xã Phu Đổng 0.45 2012

34 Vườn hoa trước cổng trụ sở UBND xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.07 2012

35 Xây dựng tượng đài Hoàng thái hậu Y Lan Huyện Gia Lâm 0.50 2013

36 Tượng đài mỹ thuật Huyện Gia Lâm 0.50 2015

37Mở rộng, cải tạo nhà văn hóa thôn Cổ Giang, Chi Đông, Chi Nam, Kim Hồ, Gia Lâm, Sen Hồ

Xã Lệ Chi 0.58 2012

38 Xây dựng nhà văn hóa thôn 3 xã Kim Lan Xã Kim Lan 0.12 2013

39 Xây dựng nhà văn hóa thôn Đại Bản Phú Thị 0.2282 2012

40 Xây dựng nhà văn hóa tổ Đuống, thị trấn Yên Viên

TT Yên Viên 0.17 2013

166

41 Xây dựng NVH thôn Xuân Dục

Yên Thường 0.1 2012

42 Xây dựng NVH thôn Dốc Lã

Yên Thường 0.621 2012

  Xây dựng nhà Văn hoá thôn Đình Vỹ Yên Thường 0.33 2013

  Tổng   21.28  XVI Đất cơ sơ y tế      

1 Quy hoạch mới trạm y tế xã Yên Thường Xã Yên Thường 0.10 2012

2 Mở rộng trạm y tế xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 0.23 2015

3 Mở rộng trạm y tế Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 0.22 2014

4 Quy hoạch mới trạm y tế xã Cổ Bi Xã Cổ Bi 0.10 20145 Quy hoạch mới trạm y tế xã Kim Sơn Xã Kim Sơn 0.10 2013

6 Quy hoạch mới trung tâm y tế huyện Gia Lâm TT Trâu Quỳ 0.10 2015

7 Quy hoạch mới trạm y tế xã Văn Đức Xã Văn Đức 0.10 2013

8 Xây dựng bệnh viện huyện Gia Lâm phần Taluy bổ sung

Huyện Gia Lâm 0.17 2012

  Tổng   1.12  XVII Đất cơ sơ giáo dục - đào tạo   27.31  a Mầm non   10.28  1 Trường Mầm non TT Yên Viên TT Yên Viên 0.55 2015

2 Mở rộng trường mầm non Yên Thường Xã Yên Thường 0.50 2014

6 Trường Mầm non Dương Hà Xã Dương Hà 0.60 2013

7 Trường Mầm non Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.50 2014

9 Trường Mầm non Trân Tảo Xã Phú Thị 0.80 201211 Trường Mầm non Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ 0.79 2013

12 Trường Mầm non Dương Quang Xã Dương Quang 0.80 2014

13 Mở rộng trường Mầm non Đông Dư Xã Đông Dư 0.30 201514 Trường Mầm non Đa Tốn Xã Đa Tốn 0.55 201515 Trường Mầm non Kiêu Kỵ (thôn Báo Đáp) Xã Kiêu Kỵ 0.40 201316 MR trường Mầm non Văn Đức Xã Văn Đức 0.40 2013

17Xây dựng trường MN Kim Sơn: Hạng mục xây dựng nhóm lớp học, khu hiệu bộ và chức năng

xã Kim Sơn 0.70 2012

167

18 MN Gia Lâm Huyện Gia Lâm 1.00 2012

19 MN Ninh Hiệp 2 Xã Ninh Hiệp 0.50 2013

20 Trường mầm non Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.4 2013

21 Xây dựng trường mầm non Đình Xuyên

Đình Xuyên 0.4897 2012

b Tiểu học   5.85  1 MR trường Tiểu học, THCS xã Yên Viên Xã Yên Viên 0.20 2012

2 MR trường Tiểu học Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 0.12 2013

3 Trường Tiểu học Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.60 2015

4 Trường Tiểu học Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.62 20135 MR trường Tiểu học Đặng Xá Xã Đặng Xá 0.65 20147 Trường Tiểu học Dương Xá Xã Dương Xá 2.00 20158 Mở rộng trường Tiểu học Đông Dư Xã Đông Dư 0.10 20149 Mở rộng trường Mầm non Đông Dư Xã Đông Dư 0.30 2015

10 Xây dựng trường tiểu học Trâu Quỳ TT. Trâu Quỳ 0.06 2013

16 Tiểu học Gia Lâm Huyện Gia Lâm 1.20 2014

c THCS   4.77  1 MR trường THCS Yên Viên Xã Yên Viên 0.50 20142 Trường THCS Dương Hà Xã Dương Hà 1.00 20153 Trường THCS Lệ Chi Xã Lệ Chi 0.70 20154 MR trường THCS Kim Sơn Xã Kim Sơn 0.50 2015

5 Trường THCS Dương Quang Xã Dương Quang 0.77 2013

6 MR trường THCS Đông Dư Xã Đông Dư 0.10 2012

7 THCS Gia Lâm Huyện Gia Lâm 1.20 2014

d THPT, dậy nghề   6.41  

1 Xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyênĐình Xuyên

Xã Đình Xuyên 1.76 2013

2 Trường THPT Xã Dương Quang 1.00 2014

3 Trường THPT Lý Thánh Tông Xã Dương Xá 0.60 2014

4 Trung tâm dạy nghề Xã Bát Tràng 0.90 2014

5 THPT Phu Đổng xã Phu ĐỔng 1.50 20157 TT nghiên cứu làng nghề truyền Huyện Gia 0.65 2012

168

thống và khu liên hợp dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Lâm

XVIII Đất cơ sơ thể dục - thể thao      

1 Mở rộng trung tâm thể thao huyện Gia Lâm(về phía sau) TT Trâu Quỳ 3.50 2015

2 Sân thể thao xã Yên Thường Xã Yên Thường 2.00 2015

3 Trung tâm văn hóa TDTT xã Yên Viên Xã Yên Viên 1.50 2013

4 Sân thể thao xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 2.10 2014

6 Sân thể thao xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 1.90 2012

7 Sân thể thao thôn Thịnh Liên Xã Trung Mầu 0.10 2013

8 Trung tâm văn hóa TDTT xã Cổ Bi Xã Cổ Bi 1.50 2013

9 Sân thể thao các thôn Lời, Đặng, Viên Ngoại, Hoàng Long, An Đà, Nhân Lễ Xã Đặng Xá 3.26 2013

10 Sân thể thao xã Đặng Xá Xã Đặng Xá 1.20 2015

11 Sân thể thao các thôn Phú Thị, Trân Tảo,Đại Bản, Hàn Lạc, Tô Khê Xã Phú Thị 0.56 2013

12 Sân thể thao xã Phú Thị Xã Phú Thị 0.64 2012

13 Sân thể thao xã Dương Quang Xã Dương Quang 1.50 2015

14 Sân thể thao các thôn Đề Trụ, Lam Cầu, Quán Khê, Bài Tâm, Quang Trung

Xã Dương Quang 1.30 2012

15 MR sân thể thao xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 0.98 2013

16 Sân thể thao các thôn Trung Dương, Chu Xá, Hoàng Xá Xã Kiêu Kỵ 1.50 2013

17 Trung tâm văn hóa TDTT xã Bát Tràng Xã Bát Tràng 3.30 2013

18 Sân thể thao xã Văn Đức Xã Văn Đức 1.20 2015

19 Trung tâm thể dục thể thao xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 1.70 2013

  Tổng   29.74  XIX Đất chơ      

1 Di chuyển chợ Yên Thường Xã Yên Thường 0.50 2014

2 Chợ trung tâm Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 1.00 2013

3 Chợ thôn Thượng-Dương Hà Xã Dương Hà 0.50 2015

4 Chợ xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 0.50 2015

5 Chợ Sen Hồ Xã Lệ Chi 0.10 20136 Chợ Đặng Xá Xã Đặng Xá 0.40 2012

169

7 Mở rộng chợ Phú Thị Xã Phú Thị 0.32 2012

8 Chợ Dương Quang Xã Dương Quang 0.30 2013

9 Mở rộng chợ Đông Dư Xã Đông Dư 0.24 201310 Chợ xã Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ 0.65 201211 Chợ xã Văn Đức Xã Văn Đức 0.50 201312 Chợ Đào Nguyên TT Trâu Quỳ 0.60 201513 Chệ Cửa Nghè Xã Phu Đổng 0.99 2012

14 Xây dựng chợ dược liệu tại xã Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 3.00 2013

15 Xây dựng chợ dân sinh tại xã Lệ Chi Xã Lệ Chi 1.80 2013

17 XD Chợ đầu mối nông sản thực phẩmcấp vung Xã Phu Đổng 100.00 2011

18 Chợ ĐMNS TH phía Đông - H. Gia Lâm

Huyện Gia Lâm 50.00 2013

19 QH chợ và TT giới thiệu sản phẩm làng nghề xã Kim Lan 5.60 2013

  Tổng   167.00  XX Đất bãi thải, xử lý chất thải      

1 Các điểm thu gom rác thải (3 điểm Hòa Bình - Yên Bác, Tế Xuyên, Công Đình)

Xã Đình Xuyên 0.09 2015

2 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Trung Mầu 0.20 2012

3 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Lệ Chi 0.07 20124 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Dương Xá 0.45 20135 Điểm thu gom, trung chuyển rác thải Xã Đa Tốn 0.06 2015

6 Quy hoạch khu tập kết rác thải Xã Bát Tràng 0.54 2013

7 Quy hoạch trạm xử lý chất thải rắn tại các khu làng nghề gốm xứ Bát Tràng

Xã Bát Tràng 1.00 2014

8 Quy hoạch trạm xử lý chất thải rắn tại các khu làng nghề Kim Lan Xã Văn Đức 0.50 2013

9 Điểm tập kết rác thải Huyện Gia Lâm 0.20 2011

10 Khu xử lý nước thải Huyện Gia Lâm 9.00 2012

11 Khu xử lý rác thải Huyện Gia Lâm 130.00 2015

12 Điểm tập kết rác thải 35 chân điểm tập kết tại

0.5250 2012

170

các xã, thị trấn

  Tổng   142.64  XXI Đất tôn giáo, tin ngương      1 MR đình Cống Thôn Xã Yên Viên 0.30 20132 MR chua Yên Viên Xã Yên Viên 0.30 20133 MR chua Kim Quan Xã Yên Viên 0.30 20134 MR chua Lã Côi Xã Yên Viên 0.40 2012

5 QH đình thôn Trung Mầu 5 Xã Trung Mầu 0.65 2013

6 Nhà thờ họ Nguyễn Sơn tại xã KiêuKỵ xã Kiêu Kỵ 0.14 2013

7 Tôn tạo, tu bổ Đình Trân Tảo Huyện Gia Lâm 0.20 2011

8 Tôn tạo, tu bổ Đình Chua Gióng Mốt

Huyện Gia Lâm 0.20 2012

9 Tổng   2.49  XXIII Đất nghia trang, nghia địa      

1 MR nghĩa địa thôn Lã Côi, Ái Mộ, Kim Quan, Yên Viên Xã Yên Viên 0.40 2013

2 Nghĩa trang nhân dân xã Đình Xuyên Xã Đình Xuyên 4.00 2013

3 Nghĩa trang nhân dân xã Trung Mầu Xã Trung Mầu 5.00 2014

4 Nghĩa địa thôn Đề Trụ Xã Dương Quang 2.10 2014

6 Nghĩa địa Thuận Tốn - Khoan Tế Xã Đa Tốn 1.00 2013

8Di dời khu nghĩa trang phục vụ GPMB đường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Yên Thường

xã Yên Thường 0.78 2012

9Di dời khu nghĩa trang phục vụ GPMB đường 3 Hà Nội - Thái Nguyên tại xã Ninh Hiệp

Xã Ninh Hiệp 0.50 2012

10Di dời khu nghĩa trang phục vụ dựán công viên cây xanh (VIDIFI) tại TT Trâu Quỳ

TT Trâu Quỳ 1.00 2013

11 Di dời khu nghĩa trang phục vụ dựán đường Đông Dư - Dương Xá

TT. Trâu Quỳ 1.00 2013

12 Mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Kim Sơn xã Kim Sơn 0.37 2013

171

13 Nghĩa trang xã Yên Thường xã Yên Thường 0.78 2014

14 Nghĩa trang xã Ninh Hiệp Xã Ninh Hiệp 0.37 2014

  Tổng   17.30  XXIV Đất khoa học      

  Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCNvà chuyển giao KHCN

Huyện Gia Lâm 7.00 2013

XXV Đất du lịch        Khu du lịch sinh thái Lệ Chi xã Lệ Chi 19.03 2013

B QUY HOẠCH ĐÂT NÔNG NGHIỆP      

I Quy hoạch vùng trông rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Yên Viên, Yên Thường,Lệ Chi, Đặng Xá, Văn Đức

160.00  

1

Cụ thể:

Yên Viên 5.00 20152 Yên Thường 5.00 20153 Lệ Chi 25.00 20154 Đặng Xá 25.00 20155 Văn Đức 100.00 20156      II Vùng trông cây ăn quả   74.44  1 Vung trồng cây ăn quả Xã Cổ Bi 15.84 20122 Vung trồng cây ăn quả Xã Kiêu Kỵ 8.60 2013

  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2011

  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2012

  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2013

  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2014

  Đất trồng lâu năm Huyện Gia Lâm 10.00 2015

III Vùng nuôi trông thủy sản   23.74  1 Vung nuôi trồng thủy sản tập trung Xã Kiêu Kỵ 6.10 20122 Vung nuôi trồng thủy sản tập trung Xã Cổ Bi 17.64 2014IV Khu chăn nuôi   43.30  1 Khu trang trại tổng hợp Xã Yên Viên 30.00 20142 Khu chăn nuôi tập trung Xã Trung 7.00 2013

172

Mầu3 Khu chăn nuôi tập trung Xã Văn Đức 0.50 20134 Nhà sơ chế sản xuất rau an toàn Xã Văn Đức 0.30 2014

5 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Linh Quy Xã Kim Sơn 2.00 2015

6 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Quy Mông

Xã Yên Thường 1.00 2014

7 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Đỗ Xá

Xã Yên Thường 2.00 2013

8 Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Thống Nhât Xã Kim Lan 0.50 2012

VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCHSỬ DỤNG ĐẤT

1. Giải pháp về công tác quản lý- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết.- Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thốngnhất, liên tục trong việc quản lý sử dụng đất theođúng quy hoạch và pháp luật. Lấy quy hoạch làm căn cứđể kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các cấp, cácngành... Các nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyếttheo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại Luật đấtđai hiện hành.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiên quyết xử lý cáctrường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đãđược cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tratiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triểnkhai.

- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thìphải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cho phu hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồiđất, giao đất, cho thuê đất,...

173

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạchliên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển đôthị; Trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; khu;cụm công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.

- Quản lý sử dụng đất ở phải theo nguyên tắc tiếtkiệm, hiệu quả kết hợp giữa yếu tố hiện đại và sửdụng tốt không gian phu hợp với kiến trúc và bảo tồnvăn hóa dân tộc. Ưu tiên diện tích đất để xây dựng hệthống cấp thoát nước, các công trình văn hóa thể thao.Dành diện tích đất đáng kể trồng cây xanh bảo vệ, cảithiện môi trường mỹ quan khu dân cư.

- Khu dân cư đô thị xây dựng mới hoặc chỉnh trangcần tuân theo định hướng phát triển đô thị đó là xâydựng theo mô hình mới đảm bảo tính hiện đại, văn minhđô thị và giữ gìn bản sắc dân tộc.

2. Giải pháp về đầu tư- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã

được duyệt, các cấp, các ngành ưu tiên bố trí kinhphí để thực hiện các công trình dự án, khắc phục tìnhtrạng “quy hoạch treo”.

- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quyhoạch sử dụng đất.

- Cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các côngtrình, dự án trọng điểm.

- Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất vàxây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của cácdoanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư củanước ngoài, vốn tự có của nhân dân.

- Đầu tư cho cho việc xây dựng các tư liệu phụcvụ quản lý đất đai như quy hoạch, kế hoạch, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất.

174

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtvà phát triển các lĩnh vực trong đó chú trọng côngtác quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường.

3. Giải pháp về cơ chế chinh sách3.1. Chinh sach vê đất đai- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất

đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trìnhquản lý và sử dụng đất.

- Ban hành các văn bản pháp quy phục vụ cho việctriển khai hiệu quả các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ kếhoạch đến năm 2015. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, chuyểnnhượng…

3.2. Những chinh sach nhằm bảo vệ va phat triển quỹ đất nôngnghiệp

- Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng năng xuấtcây trồng vật nuôi.

- Chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng để cóthể khai hoang, tăng vụ bu sản lượng do mất đất trồnglúa.

3.3. Những chinh sach nhằm tiết kiệm sử dụng đất- Chính sách về tận dụng không gian trong quy

hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khuvực tập trung dân cư.

- Chính sách đầu tư đồng tư đồng bộ giữa giaothông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyếndân cư để tiết kiệm đất.

- Chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuậtcông nghệ phu hợp với phát triển mạnh ưu thế về đadạng sinh học trong phát triển nông nghiệp.

175

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vàkế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) củahuyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội được xây dựng trêncơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của huyện vàcủa thành phố. Tổng hợp các thông tin cũng như cơ sởdữ liệu và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấptừ các phòng, ban cũng như trên địa bàn từng xã; cácthông tin và nhu cầu sử dụng đất đã thu thập đượcđiều tra, khảo sát trên thực địa đến từng công trìnhvà được cân đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội trong cung giai đoạn quy hoạch nên các chỉ tiêuQuy hoạch sử dụng đất hoàn toàn phu hợp với mục tiêuphát triển của huyện; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm,khoa học, có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường sinhthái.

Kết quả của phương án quy hoạch thể hiện đượcchiến lược sử dụng đất của huyện trong giai đoạn 2010- 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiệncác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn địnhchính trị, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trườngsinh thái cho cả trước mắt và lâu dài. Đồng thời làcông cụ quan trọng để UBND huyện thực hiện đầy đủ cácchủ trương, chính sách của Nhà nước và thống nhấtquản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

176

- Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất của huyện Gia Lâmđược phân bổ như sau:

Tổng diện tích tự nhiên: 11.472,99 ha:+ Đất Nông Nghiệp: 4589,64 ha;+ Đất Phi Nông Nghiệp: 6715,98 ha;+ Đất chưa sử dụng: 167,37 ha.

- Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thônđược cân nhắc cho từng khu vực, đảm bảo phu hợp vớiđiều kiện đặc thu của từng vung và mục tiêu đô thịhóa. Các khu vực đô thị sau khi được đầu tư pháttriển sẽ thực sự trở thành điểm sáng, văn minh, hiệnđại, không chỉ thu hút được sự quan tâm đầu tư mà còntạo ra ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa nôngthôn ở các khu vực khác, đáp ứng được mục tiêu đô thịhóa của huyện.

- Đất dành cho công nghiệp, dịch vụ thương mạiđược tính theo phương án có tính khả thi cao nhất.Trong đó sẽ hình thành một số khu, cụm có quy mô tậptrung, vị trí thuận lợi, bố trí đủ đất cho tiểu thủcông nghiệp và làng nghề truyền thống, thu hút nhiềungành có công nghệ cao. Nhiều công trình xây dựng cóquy mô lớn, phục vụ đắc lực cho các hoạt động dịchvụ, du lịch cũng như nhu cầu vui chơi, giải trí ngàycàng tăng của người dân.

- Các loại đất để phát triển cơ sở hạ tầng đượcxem xét và tính toán cho mọi loại đất từ đất giaothông, thủy lợi,.... trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu,phu hợp với phát triển kinh tế - xã hội của cả giai

177

đoạn và từng năm, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệmđất.

II. KIẾN NGHỊ1. Đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở

Tài nguyên và Môi trường và các ngành hữu quan sớmxem xét phê duyệt phương án quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đai của huyện giai đoạn 2011 - 2020 để UBNDhuyện Gia Lâm có căn cứ tổ chức thực hiện nhằm tăngcường công tác quản lý và sử dụng đất đúng pháp luậtvà hiệu quả hơn.

2. Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm ban hànhnhững chủ trương, chính sách đúng đắn, thông thoángvề đất đai, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các cánhân, tổ chức sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển.

178

PHỤ LỤC

179