BAO CAO SCAP

150
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH ARD SPS DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÀNH CA CAO Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG CA CAO Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG

Transcript of BAO CAO SCAP

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH ARD SPS

DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÀNH CA CAO Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀĐẮK NÔNG

BÁO CÁONGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG CA CAO

Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 3

I. GIỚI THIỆU 31.1. Tính cấp thiết...................................................3

1.2. Mục tiêu.........................................................3

1.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................3

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3

1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp thông tin 3

II. THỊ TRƯỜNG CA CAO THẾ GIỚI...............................32.1. Tình hình cung ca cao............................................3

2.2. Chế biến, tiêu dùng..............................................3

2.3. Dư trư ca cao....................................................3

2.4. Thương mai.......................................................3

2.5. Giá ca...........................................................3

III. PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI VIỆT NAM..........................33.1. Tình hình san xuất...............................................3

3.2. Chất lượng hat ca cao............................................3

3.3. Thu mua, chế biến ca cao.........................................3

3.4. Thương mai ca cao Việt Nam.......................................3

3.5. Chính sách phát triển ca cao của Việt Nam........................3

IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG.....34.1. San xuất, chế biến, tiêu thụ ca cao tai Đắk Lắk..................3

4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng 3

4.1.2. Chế biến, tiêu thụ 3

4.1.3. Các chính sách phát triển ca cao tại Đắk Lắk 3

4.1.4. Các dự án có liên quan đến cây ca cao tại địa bàn tỉnh 3

3

4.1.5. Chuỗi giá trị ca cao tỉnh Đắk Lắk 3

4.2. Hiện trang phát triển ca cao tai Đắk Nông........................3

4.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng 3

4.2.2. Tình hình chế biến, tiêu thụ 3

4.2.3. Các chính sách phát triển ca cao tại Đắk Nông...............3

4.2.4 Chuỗi giá trị cacao tỉnh Đắk Nông............................3

V. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CA CAO TẠI ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG 35.1. Lợi thế canh tranh tư nhiên......................................3

5.2. Lợi thế về nhu cầu thị trường....................................3

5.3. Kha năng canh tranh về hiệu qua kinh tế của san xuất ca cao......3

5.4. Hiệu qua kinh tế của cây ca cao (so sánh chi phí) của Đắk Lắk với nước trồng ca cao.........................................................3

5.5. Lợi thế từ năng suất cao và chất lượng ca cao....................3

VI. NHỮNG KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI ĐẮK LẮKVÀ ĐẮK NÔNG...............................................3

VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG 3

7.1. Phát triển hệ thống tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ đầu vào cho canh tác ca cao...........................................................3

7.2. Phát triển các tổ chức của người san xuất........................3

7.3. Cai thiện kỹ thuật trong san xuất, lên men.......................3

7.4. Khâu thu mua, chế biến...........................................3

7.5. Hình thành và phát triển hình thức liên kết san xuất – tiêu thụ ca cao.......................................................................3

VIII. KẾT LUẬN...............................................3

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................3

PHỤ LỤC......................................................3

4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Tỷ trọng sản lượng ca cao trên thế giới qua cácnăm......................................................3

Hình 2. Sản lượng ca cao của một số nước sản xuất ca caochính trên thế giới giai đoạn 2007 – 2012................3

Hình 3. Biến động về sản lượng hạt ca cao giai đoạn2002/2003 – 2011/2012 (trung bình 3 năm).................3

Hình 4. Diện tích và sản lượng ca cao của Bờ Biển Ngà giaiđoạn 2000 – 2011.........................................3

Hình 5. Diện tích và sản lượng ca cao của Gana giai đoạn2000 – 2011..............................................3

Hình 6. Diện tích và sản lượng ca cao của Indonesia giaiđoạn 2000 – 2011.........................................3

Hình 7. Quá trình chế biến các sản phẩm từ hạt ca cao....3

Hình 8. Sản lượng ca cao nghiền giai đoạn 1980/81 -2009/2010 (ngàn tấn).....................................3

Hình 9. Sản lượng ca cao nghiền của một số nước chính trênthế giới giai đoạn 2007 - 2012...........................3

Hình 10. Cơ cấu tiêu thụ ca cao trên thế giới giai đoạn2007 – 2010................................................3

Hình 11. Tiêu thụ hạt ca cao của thế giới và một số nướctiêu thụ chính giai đoạn 2007 – 2010.....................3

Hình 12. Sản lượng, nghiền và thặng dư/thâm hụt hạt ca caotrên thế giới qua các năm................................3

Hình 13. Cơ cấu về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cacao trên thế giới năm 2010...............................3

5

Hình 14. Cơ cấu về khối lượng và kim ngạch nhập khẩu cacao trên thế giới năm 2010...............................3

Hình 15. Cơ cấu xuất khẩu hạt ca cao theo vùng năm 2010..3

Hình 16. Sản lượng dư thừa/ thiếu hụt và giá hạt ca caothế giới giai đoạn 2002-2012.............................3

Hình 17. Diện tích ca cao của một số tỉnh trồng chính năm2011 (ha)................................................3

Hình 18. Kim ngạch xuất khẩu ca cao và các sản phẩm từ cacao của Việt Nam theo quốc gia giai đoạn 2007 – 2011.....3

Hình 19. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm cacao của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011...................3

Hình 20. Kế hoạc và tiến độ thực hiện kế hoạch phát triểnca cao (ha)..............................................3

Hình 21. Diện tích ca cao tỉnh Đắk Lắk năm 2011 phân theohuyện (ha)...............................................3

Hình 22. Sơ đồ chuỗi giá trị cacao tỉnh Đắk Lắk..........3

Hình 23. Diện tích và sản lượng ca cao tỉnh Đắk Nông giaiđoạn 2007 – 2012.........................................3

Hình 24. Sơ đồ mô tả các tác nhân trong chuỗi giá trị cacao tỉnh Đăk Nông........................................3

Hình 25.Tổng tiêu dùng ca cao thế giới giai đoạn 1980/81 –2009/10 (ĐVT: 1000 tấn)..................................3

Hình 26. Tốc độ tăng trưởng bình quân của 10 nước nhậpkhẩu ca cao chính 2007 - 2011............................3

Hình 27. Tiêu thụ ca cao thế giới trong giai đoạn 2003 -2013.....................................................3

Hình 28. Dự báo nhu cầu ca cao trong nước đến năm 2016...3

6

Hình 29. Chi phí sản xuất ca co trung bình 1 năm kiếnthiết có bản của Đắk Lắk, Đắk Nông và Ghana..............3

Hình 30. Chi phí trồng ca cao trong giai đoạn năng suất ổnđịnh của Đắk Lắk, Đắk Nông và Ghana......................3

Hình 31. So sánh năng suất ca cao của một số vùng trồng cacao và một số nước trồng ca cao trên thế giới............3

Hình 32. So sánh chất lượng hạt ca cao của một số nước...3

Hình 33. Một số khó khăn gặp phải của hộ sản xuất ca cao.3

Hình 34. Kinh nghiệm trồng ca cao và cà phê của nông hộtại Đắk Lắk..............................................3

Hình 35. Kinh nghiệm trồng ca cao và cà phê của nông hộtại Đắk Lắk..............................................3

Hình 36. Cơ cấu giống ca cao đã được trồng tại Đắk Lắk...3

Hình 37.Cơ cấu giống ca cao đã được trồng tại Đắk Nông...3

Hình 38.Tỷ lệ cây ca cao chết sau trồng của các tỉnh trồngca cao (%)...............................................3

Hình 39. Thùng lên men 3 cấp của hộ nông dân.............3

7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Chất lượng hạt ca cao lên men của Việt nam so vớimột số nước trồng ca cao lớn trên thế giới...............3

Bảng 2. Một số đặc điểm về canh tác ca cao tại tỉnh ĐắkLắk......................................................3

Bảng 3. Kế hoạch phát triển diện tích trồng mới ca cao đếnnăm 2015 phân theo huyện.................................3

Bảng 4. Chi phí bình quân 1 năm trong giai đoạn kiến thiếtcơ bản trong canh tác ca cao tại Đắk Lắk.................3

Bảng 5. Hiệu quả sản xuất ca cao của hộ thời kỳ kinh doanh.........................................................3

Bảng 6. Hiệu quả kinh doanh cho 1 tấn hạt ca cao của đạilý thu mua năm 2012......................................3

Bảng 7. Hiệu quả kinh doanh cho 1 tấn hạt ca cao của côngty cà phê ca cao năm 2012 (đối với sản phẩm ca cao theotiêu chuẩn UTZ)..........................................3

Bảng 8. Hiệu quả chế biến, kinh doanh cho 1 tấn hạt ca caocủa công ty chế biến và xuất khẩu bột ca cao năm 2012....3

Bảng 9. Chi phí – lợi nhuận trên 1 tấn hạt ca cao trongchuỗi giá trị ca cao tỉnh Đắk Lắk........................3

Bảng 10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha ca cao trong3 năm đầu kiến thiết cơ bản..............................3

Bảng 11. Hiệu quả sản xuất ca cao của hộ thời kỳ kinhdoanh....................................................3

Bảng 12. Chi phí – lợi nhuận của thương lái thu gom cacao tại Đăk Nông.........................................3

8

Bảng 13. Chi phí và lợi nhuận của đại lý thu mua ca caotại Đăk Nông.............................................3

Bảng 14. Chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong nướctính trên 1 tấn hạt ca cao khô, năm 2012.................3

Bảng 15. Chi phí và lợi nhuận doanh nghiệp thu mua và xuấtkhẩu ca cao tính trên 1 tấn hạt ca cao...................3

Bảng 16. Chi phí – lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗigiá trị ca cao tính trên 1 tấn hạt ca cao................3

Bảng 17. Thông tin về khí hậu và thời tiết ở một số vùngtrồng ca cao chính tại Việt Nam..........................3

Bảng 18. Một số cây trồng cạnh tranh với ca cao tại 4 vùngsinh thái phù hợp........................................3

Bảng 19. Hiệu quả sản xuất ca cao so sánh với một số loạicây trồng chủ lực ở Tây Nguyên...........................3

Bảng 20. Tỷ lệ chi phí tài nguyên nội địa (DRC) và các hệsố bảo hộ danh nghĩa (NPC) và hệ số bảo hộ hữu dụng (EPC)3

Bảng 21. Diện tích, năng suất, sản lượng của hình thức sảnxuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại Đắk Lắk và Đắk Nông..3

Bảng 22. Tổng hợp kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu,cơ hộ và thách thức đối với việc phát triển ca cao tại ĐắkLắk và Đắk Nông..........................................3

9

I. GIỚI THIỆU

1.1. Tính cấp thiết

Cây ca cao tên khoa học Theobroma cocoa có nghĩa là “Thựcphẩm trời ban” (trong tiếng La tinh Theo có nghĩa là: trời,Broma: thức ăn), là cây hoang dại thân gỗ, được thổ dân sống ởlưu vực sông Amazon phát hiện tại vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹcách đây 2000 năm (Thời đại văn minh Aztec và Maya cổ đại),được thuần hóa trở thành cây nông nghiệp từ thế kỷ XVI vàtrồng ở một số nước Nam Mỹ - Caribê, tiếp đó di thực sangtrồng ở Châu Á đầu thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX trồng phổ biếnở Châu Phi. Việt Nam bắt đầu trồng ca cao từ đầu những năm1950.

Hạt ca cao qua chế biến không những được xem là thực phẩmbổ dưỡng cao cấp mà còn có tác dụng chữa trị các căn bệnh nguyhiểm của thời đại như: bệnh động mạch vành, ung thư và có tácdụng chống lão hoá nhờ có chất Flavonoids. Do vậy nhu cầu tiêudùng ca cao ngày một tăng nhất là các nước phát triển ở ChâuÂu.

Là một trong những nước có lợi thế so sánh tự nhiên trongphát triển ca cao, Việt Nam có kế hoạch trở thành một trongnhững quốc gia hàng đầu về trồng ca cao trên thế giới. Cácvùng có ưu thế lớn nhất để trồng ca cao tại Việt Nam có thể kểtới những tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cụ thể,từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số2678 / QĐ-BNN-KHvề quy hoạch tổng thể "phát triển ca cao đếnnăm 2015 và định hướng đến năm 2020". Quy hoạch tổng thể đượcthiết kế để đạt được mục tiêu 60 nghìn ha ca cao trong khu vựcĐông Nam Bộ và Tây Nam Bộ vào năm 2015.

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, diện tích ca cao chỉ tănglên đến 1,3 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đạt được bằng cáchnhận tài trợ từ các chương trình hỗ trợ. Vì vậy, những lý do

10

thất bại trong việc phát triển ngành ca cao tại Việt Nam làgì? Tại sao ca cao đã không thể phát triển đúng như kế hoạch ởTây Nguyên nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi? Hay ngành ca caothiếu tính cạnh tranh với các ngành hàng khác nên người nôngdân không muốn phát triển? Hay vấn đề nằm ở sự bất hợp lýtrong tổ chức chuỗi giá trị ca cao của vùng? v.v. Nếu đó lànhững nguyên nhân gây nên sự chậm phát triển của ngành, giảipháp nào sẽ góp phần tái cấu trúc cơ chế, thể chế và tạo rađộng lực phát triển cho ngành ca cao Tây Nguyên phát triển bềnvững ?

Tỉnh Đắk Lắk đã ban hành chiến lược phát triển ca cao(Quyết định số 40/2011/NQ-HDND ngày 22/ 12/2011)với mục tiêuđạt 6.000 ha ca cao trồng và 3.000 tấn ca cao khô vào năm2015. Tuy nhiên, các hoạt động chi tiết để đạt được mục tiêuđó cho đến nay vẫn chưa được ban hành. Để triển khai các hoạtđộng nhằm phát triển ngành, các câu hỏi sau cần được trả lờibằng những nghiên cứu trong thời gian tới:

- Có thể đánh giá tiềm năng thị trường cho sản phẩm ca cao củaĐắc Lắc nói riêng và Việt Nam nói chung?

- Có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của ca cao để thu hútngười dân mở rộng diện tích canh tác trong vùng?

- Vai trò của phát triển cao cao trong công cuộc xóa đói giảmnghèo của tỉnh?

- Làm thế nào để thu hút sự quan tâm đầu tư của các bên liênquan vào các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh trongngành ca cao?

- Làm thế nào để tổ chức chuỗi giá trị ca cao hiệu quả tại ĐắkLắc và trong toàn vùng?

- Những chính sách có thể tạo ra cơ hội cho phát triển ca caotại Đắk Lắk là gì?

Trả lời những câu hỏi trên sẽ cung cấp các giải pháp cho lãnhđạo tỉnh trong việc phát triển một ngành ca cao bền vững ở Đắc

11

Lắc. So với Đắk Lắk, tình hình tương đối khác ở Đắk Nông, nơikhông có chính sách hoặc chương trình phát triển nào được banhành cho ca cao. Tuy nhiên, là một trong những tỉnh còn có tỷlệ đói nghèo cao và có các điều kiện đặc thù của khu vực vùngcao, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và coi phát triển ca cao làmột trong những giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèotrong tương lai. Vì vậy, để giúp tỉnh Đắk Nông để phát triểnngành ca cao, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là đề xuất chínhsách phát triển của ngành ca cao từ đó làm cơ sở cho pháttriển các kế hoạch chi tiết đối với cây ca cao sau này.

1.2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đề xuất một chiếnlược phát triển và cung cấp các khuyến nghị chính sách nhằmphát triển ca cao bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo ở haitỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu cần giảiquyết các mục tiêu cụ thể sau:

- Nghiên cứu tổng quan thị trường và các chính sách quốcgia về phát triển ca cao Việt Nam

- Rà soát các chính sách và chiến lược liên quan đến pháttriển ca cao hiện nay tại Đắk Lắk

- Đánh giá khả năng cạnh tranh của cây ca cao ở Đắk Lắk

- Đánh giá những tiềm năng phát triển ca cao ở Đắk Nông

- Gợi ý chính sách và đề xuất hoạt động nhằm thực hiệnchiến lược phát triển ca cao Đắk Lắk và Đắk Nông

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dư liệu thứ cấp

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu có sẵntrong ngành ca cao bằng cách liên hệ với các tổ chức trongnước và quốc tế để thu thập tài liệu, văn bản chính sách, cơ

12

sở dữ liệu và các nghiên cứu về ngành ca cao tại Việt Nam.Nhóm nghiên cứu cũng sẽ thu thập dữ liệu về ca cao tại Đắk Lắkvà Đắk Nông thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônđể thu

Thu thập dư liệu sơ cấp

Để đạt được mục tiêu đã đề cập, khảo sát về định tính vàđịnh lượng với các bên liên quan đã được thực hiện. Các phươngpháp như thực hiện phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung,điều tra sử dụng bảng câu hỏi và nghiên cứu trường hợp điểnhình đã được áp dụng nhằm thu thập các thông tin liên quan.Khu vực được nghiên cứu của nhóm nghiên cứu bao gồm các tỉnhĐắk Lắk và Đắk Nông. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực,các cuộc phỏng vấn với các bên liên quan, thảo luận nhóm tậptrung và điều tra theo bảng hỏi và được thực hiện ở hai huyệncủa mỗi tỉnh và hai xã sẽ được lựa chọn ở mỗi huyện. Tại tỉnhĐắk Lắk, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát đánh giá tạihai huyện Ea kar và Krông Anna – địa bàn có diện tích trồng cacao cao nhất và mức độ tập trung của việc trồng ca cao. Tạitỉnh Đắk Nông, hai huyện có diện tích trồng ca cao cao nhất vàcó nhiều khả năng phát triển ca cao theo khuyến cáo của khuyếnnông tỉnh là Đắk Mil, Krông Nô đã được lựa chọn để tiến hànhkhảo sát.

Phỏng vấn sâu: đượcthựchiệnvới các đại diệncủa cộng đồng cacaovà các bên liên quan: Đại diện các cơ quan quản lý nôngnghiệp, đại diện các viện nghiên cứu, cáccông tyxuấtkhẩu vàsản xuấtca cao, khoảng 10-15 cán bộ địa phương, và 10-20nôngdân trồng ca cao.Các cuộc phỏng vấnsâuđược thực hiện thông quaviệc sử dụng câu hỏi mởliênquanđếncác chủ đề như: sảnxuất,công nghệ, thách thức, cơ hội, khả năng pháttriểntronghaitỉnhđượcnghiêncứunói riêng và trong khu vựcTây Nguyênnóichung.

Thảo luận nhóm tập trung: được tiến hành để thu thập thôngtin chung và để đánh giá hiệu quả/tác động của việc phát triển

13

ca cao trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên trongnhóm. Thảo luận nhóm tập trung được thực hiện cho các bên liênquan khác nhau trong ngành ca cao. Ở mỗi xã sẽ tiến hành haicuộc thảo luận nhóm tập trung (có tổng số 16 cuộc thảo luậnnhóm ở 8 xã). Tại mỗi xã tổ chức một cuộc thảo luận cho nôngdân trồng ca cao và một cuộc thảo luận cho nông dân khôngtrồng ca cao, mỗi nhóm gồm khoảng 6-10 người.

Điều tra qua bảng hỏi: đối với các nhà sản xuất: Bảng câuhỏiđiều tranhằmthu thập thông tinđịnh lượng vềtình trạngcủacác hộ gia đình, năng lực sản xuất, chi phí sảnxuất, thunhậptheo các nguồn chính,…

Như đã đề cập ở trên, điều tra qua bảng hỏi được tiếnhành ở bốn xã thuộc hai huyện của mỗi tỉnh; số của người phỏngvấn bao gồm 15 nông dân trồng ca cao cho mỗi xã. Hơn nữa, 10nông dân không trồng ca cao cũng đã được phỏng vấn ở từng xãđể đánh giá tác động đến các loại hộ gia đình khác nhau. Tổngsố hộ được phỏng vấn là 200 hộ.

1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nhóm nghiên cứu tiến hànhtổng hợp và phân tích dữ liệu có sẵn về nguồn cung cấp, nhucầu, tổ chức, giá cả thị trường, ca cao trên thế giới vàtrong nước. Ngoài ra các thông tin liên quan đến chươngtrình và chính sách phát triển ca cao cả nước trong cũng đãđược thu thập thông qua việc áp dụng phương pháp này.

- Phương pháp phân tích Chi phí - Lợi ích được áp dụng để sosánh hiệu quả kinh tế của ca cao ở Đắk Lắk và Đắk Nông vớicác cây trồng khác có cùng điều kiện và khả năng phát triểntại địa phương. Phương pháp này sẽ giúp nhóm nghiên cứu đánhgiá lợi thế cạnh tranh của ca cao và xây dựng kịch bản đánhgiá lợi nhuận của ca cao tại địa phương.

14

- Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng đối với cơ sở dữliệu được khảo sát thực tế để đánh giá ảnh hưởng của việctrồng ca cao đối với kinh tế hộ gia đình.

- Phương pháp phân tích SWOT được áp dụng để đánh giá cả haiđiểm mạnh và điểm yếu cũng như những thách thức và cơ hộicủa nông dân trồng ca cao tại Đắk Lắk và Đắk Nông.

- Phương pháp phân tích chuỗi giá trị: Một chuỗi giá trị đượcđịnh nghĩa là toàn bộ các hoạt động cần thiết để có một sảnphẩm hoặc dịch vụ từ khâu khái niệm cho đến khâu xử lý rácthải sau khi sử dụng, thông qua giai đoạn trung gian bao gồmchế biến, sản xuất và giao hàng cho người tiêu dùng cuốicùng. Tiếp cận chuỗi giá trị tập trung vào sự tương tác củacác tác nhân song hành cùng từng bước của hệ thống sản xuất(từ nhà sản xuất thô cho đến người tiêu dùng) cũng như cácmối liên kết trong mỗi nhóm các tác nhân. Phương pháp tiếpcận này, như vậy, xem xét quan hệ buôn bán như là một phầncủa các mạng lưới các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhậpkhẩu, nhà chế biến và các nhà bán lẻ. Trong mạng lưới này,kiến thức và các mối quan hệ buôn bán được phát triển để kếtnối đến thị trường và các nhà cung cấp. Sự thành công củacác bên liên quan trong việc gia tăng giá trị sản xuất củahọ nằm ở khả năng của họ có thể tham gia vào các mạng lướinày.

- Phương pháp ước lượng và phân tích định lượng sẽ được ápdụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất ca cao và ảnhhưởng xã hội của phát triển ca cao thông qua công cụ phântích kinh tế trong chuỗi giá trị. Thông tin định lượng đượcthu thập thông qua điều tra và ước tính của các chuyên giasẽ được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất ca cao củahộ, GTGT của ngành hàng ca cao hai tỉnh, việc phân chia lợiích giữa các tác nhân tham gia chuỗi, đánh giá khả năng cạnhtranh của ca cao tỉnh Đắk Lắk về mặt kinh tế và tiềm năngphát triển ca cao tại tỉnh Đắk Nông. Xác định phương thức

15

sản xuất hiệu quả từ các yếu tố đầu vào giới hạn (đất đai,vốn, lao động ...) cho ngành ca cao Đắk Lắk và Đắk Nông.

II. THỊ TRƯỜNG CA CAO THẾ GIỚI

2.1. Tình hình cung ca cao

Châu Phi luôn dẫn đầu về cung cấp sản lượng ca cao hạttrên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng sản lượng ca caohạt trên thị trường thế giới của châu Phi đang có xu hướnggiảm nhẹ, từ 71,8% năm 2007/2008 xuống 69,8% 2008/2009, 68,0%năm 2009/2010 ước tính khoảng 71,3% năm 2011/2012. Bờ Biển Ngàlà một trong 4 nước có sản lượng ca cao lớn nhất ở châu Phi(gồm: Bờ biển Ngà, Ghana, Nigeria và Cameroon). Trong tổng sốtrên 4 triệu tấn Cacao thế giới sản xuất năm 2010/2011, BờBiển Ngà và Ghana chiếm 59 %, biến động sản lượng hàng năm ởhai quốc gia này vào khoảng +/- 13 - 15% trong ba niên vụ gầnđây nhất.

Hai châu lục (châu Á và châu Đại Dương) cũng có vai tròkhá quan trọng trong việc cung cấp ca cao hạt trên thị trườngthế giới và tỷ trọng ca cao hạt trên thị trường thế giới củacả hai châu lục có xu hướng tăng lên từ 15,8% (năm 2007/2008)lên 17,5% (năm 2009/2010) nhưng sau đó sản lượng này lại giảmchỉ chiếm 12,2% lượng ca cao trên thế giới năm 2010/2011 và dựkiến sẽ tăng nhẹ lên 13% vào niên vụ năm 2011/2012. Indonesiavà Papua New Guinea là hai nước quan trọng về cung cấp ca caohạt của châu Á và châu Đại Dương.

Đứng ở vị trí thứ ba về cung cấp ca cao hạt trên thịtrường thế giới sau châu Á và châu Đại Dương là châu Mỹ. Vịthế về cung cấp ca cao hạt trên thị trường thế giới của châuMỹ đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cụ thểtỷ trọng ca cao hạt của châu Mỹ trên thị trường thế giới là12,5% vào năm 2007/2008, tăng lên 13,5% vào năm 2008/2009, đạt14,4% vào năm 2009/2010 và dự kiến sẽ tăng lên 15.7% năm2011/2012. Sản lượng ca cao hạt của châu Mỹ được cung cấp chủ

16

yếu bởi hai nước Brazil (chiếm khoảng 35,6% tổng sản lượng cacao hạt của châu Mỹ năm 2010/2011) và Ecuador (chiếm khoảng28,75% tổng sản lượng ca cao hạt của châu Mỹ năm 2010/2011).

Hình 1. Tỷ trọng san lượng ca cao trên thế giới qua các năm

Nguồn: ICCO, 2013

17

Hình 2. San lượng ca cao của một số nước san xuất ca cao chínhtrên thế giới giai đoan 2007 – 2012

Hình 3. Biến động về san lượng hat ca cao giai đoan 2002/2003– 2011/2012 (trung bình 3 năm)

Nguồn: ICCO, 2013

18

Trong giai đoạn 2002/2003 – 2011/2012 sản lượng ca caothế giới tăng bình quân 3,3%/năm. Trong đó châu Phi tăng bìnhquân 3,7% và chiếm tỷ trọng từ 69% năm 2002 lên 71,3% năm2012. Sản lượng ca cao của châu Mỹ tăng với tốc độ chậm khoảng3,1% trong khi đó sản lượng ca cao hạt của châu Á và châu ĐạiDương là ít biến động nhất trung bình chỉ tăng 1,5% và tỷtrọng giảm từ 17% xuống còn khoảng 13% trong tổng sản lượng caco hạt được sản xuất trên thế giới.

Hình 4. Diện tích và san lượng ca cao của Bờ Biển Ngà giai

đoan 2000 – 2011

Nguồn: ICCO, 2013

19

Hình 5. Diện tích và san lượng ca cao của Gana giai đoan 2000

– 2011

Nguồn: ICCO, 2013

Hình 6. Diện tích và san lượng ca cao của Indonesia giai đoan

2000 – 2011

Nguồn: ICCO, 2013

20

Những năm gần đây, sản xuất ca cao có phần biến động bấpbênh, tính chất bấp bênh được quy cho sự bất ổn chính trị(Châu Phi), sự lão hoá gen của Cacao ở các đồn điền Cacao(Indonesia), thiếu hụt lao động và lợi thế cạnh tranh với loạicây trồng khác (Malaysia). Sự thâm hụt sản lượng còn thể hiệnở tỉ lệ giữa cung nguyên liệu và chế biến toàn cầu chỉ đáp ứngở mức 49,6% ( 2006 - 2007). Thêm vào đó, sản xuất ca cao chịuảnh hưởng mạnh bởi điều kiện thời tiết. Trong niên vụ2010/2011 thời tiết khá thuận lợi cho ca cao phát triển và thuhoạch ở Châu Phi khiến sản lượng ca cao ở đây đạt cao nhất từtrước tới nay. Trong khi đó tại một số nước châu Á mà cụ thểlà Indonesia mưa lớn đã làm ảnh hưởng tới năng suất ca caokhiến cho sản lượng ca cao thu hoạch bị giảm so với những nămtrước đây. Ở châu Mỹ La tinh, năng suất ca cao được ước lượngtại các trang trại mới là khá cao, đặc biệt đối với giống cacao CCN-51 ở Ecuador đã làm tăng sản lượng. Ngược lại, việcthiếu đầu tư kết hợp với việc sử dụng ít phân bón cũng như nấmbệnh xảy ra tại các trang trại đã ảnh hưởng tiêu cực tới sảnlượng ca cao của một số nước. Sâu bệnh là những cản trở chínhđối với sự phát triển ca cao một cách bền vững vì nó chiểm tới40% trong tổng sản lượng ca cao bị thiệt hại hàng năm trên thếgiới.

2.2. Chế biến, tiêu dùng

Chế biến

Sau khi thu hoạch, trái ca cao được tách vỏ để lấy hạt vàsau đó hạt ca cao phải trải qua giai đoạn (lên men). Sơ chếhạt ca cao có vai trò quan trọng, bởi đây là công đoạn có ýnghĩa quyết định chất lượng sản phẩm là hạt ca cao khô ủ lênmen. Sau khi lên men, hạt ca cao được phơi khô, phân loại vàđóng gói cẩn thận để vận chuyển tới các nhà máy chế biến –phần lớn tập trung ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Ở đây hạt cacao được chế biến thành các sản phẩm từ ca cao như bột ca cao,nước ca cao, sô cô la,….. Quy trình chế biến các sản phẩm từ

21

hạt ca cao là một quy trình gồm nhiều công đoạn với các hoạtđộng chế biến phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao.

Hình 7. Quá trình chế biến các san phẩm từ hat ca cao

Nguồn: ICCO

22

Tiêu dùng

Ca cao nghiền

Thông thường, tổng lượng ca cao bột (ca cao được nghiền)được sử dụng để đánh giá nhu cầu ca cao của toàn cầu bởi cácnhà chế biến ca cao thường theo hướng chế biến sản lượng cacao phù hợp với nhu cầu về các sản phẩm từ ca cao (nước cốt,bơ ca cao, bánh ca cao, bột ca cao).

Sản lượng cầu ca cao trên thế giới không ngừng ra tăngtrong suốt 3 thập kỷ qua từ 1,5 triệu tấn niên vụ 1980/1981lên gần 3,7 triệu tấn vào niên vụ 2009/2010 – tốc độ tăngtrưởng bình quân là 1,95%/năm.

Hình 8. San lượng ca cao nghiền giai đoan 1980/81 - 2009/2010

(ngàn tấn)

Nguồn: ICCO, 2010

Châu Âu luôn giữ vai trò là khu vực chế biến ca cao lớnnhất từ trước tới nay. Lượng ca cao được nghiền ở Châu Âu đãtăng khoảng 277.000 tấn trong giai đoạn 2002/2003 – 2011/2012tương đương tốc độ tăng trưởng hàng năm vào mức 2,1%. Tuy

23

nhiên khoảng cách về tốc độ tăng trưởng này thấp hơn bình quâncủa thế giới (ước tính tăng trưởng lượng ca cao được nghiềncủa thế giới là 2,9%/năm). Tỷ trọng ca cao nghiền của Châu Âucó xu hướng giảm trong 10 năm trở lại đây (từ 43% năm2002/2003 xuống 40% năm 2011/2012). Tương tự, chế biến ca caotại khu vực châu Mỹ cũng gia tăng bình quân 0,5%/năm nhưng tỷtrọng cũng có xu hướng giảm từ 26% năm 2002/2003 xuống 21% năm2011/2012. Trong khi đó, sản lượng ca cao được nghiền tại khuvực châu Phi lại gia tăng với tốc độ bình quân là 5,7%/năm vàtỷ trọng của khu vực này dự kiến tăng từ 14% năm 2002/2003 lên18% năm 2011/2012. Với tốc độ gia tăng ở mức 5,6% năm, châu Ávà Châu Đại Dương là khu vực có khối lượng ca cao được nghiềntăng lớn nhất vào khoảng 314.000 tấn, trong đó chủ yếu là doviệc gia tăng việc nghiền ca cao đều đặn hàng năm ở hai nướcIndonesia và Malaysia. Tỷ trọng ca cao nghiền của khu vực nàydự kiến tăng từ 16% năm 2002/2003 lên 20% năm 2011/2012.

Hình 9. San lượng ca cao nghiền của một số nước chính trên thếgiới giai đoan 2007 - 2012

Nguồn: ICCO, 2010

24

Mặc dù ca cao được sản xuất rộng rãi ở các nước đang pháttriển nhưng nó lại được tiêu thụ chủ yếu ở các nước côngnghiệp. Đối với sản phẩm ca cao, những nhà thu mua ở các nướctiêu thụ là các nhà chế biến và các nhà sản xuất sô cô la. Bốnquốc gia hàng đầu thế giới về chế biến ca cao bao gồm Hà Lan,Đức, Mỹ, Bờ Biển Ngà với sản lượng ca cao được chế biến năm2010/2011 lần lượt là 537,0; 438,0; 401,3; 360,9 nghìn tấn.Tiếp theo là Malaysia, Brazil, Ghana, Indonesia với sản lượngước tính tương ứng là 305,2; 239,1; 229,7; 190,0 nghìn tấn.

Đối với tiêu thụ hạt ca cao, năm 2007/2008, nhu cầu tiêudùng ca cao ở mức cao nhất với 3.749 nghìn tấn. Do suy thoáikinh tế, năm 2008/2009 nhu cầu tiêu dùng ca cao giảm xuống còn3.491 nghìn tấn (giảm 6,9% so với năm 2007/2008). Sau đó, dotình hình kinh tế thế giới cải thiện và sự gia tăng tiêu dùngsô cô la đã làm cho nhu cầu ca cao tăng trở lại vào năm2009/2010 đạt mức 3.659 nghìn tấn (tăng 4,8% so với năm2008/2009).

Hình 10. Cơ cấu tiêu thụ ca cao trên thế giới giai đoan 2007 –

2010

25

Nguồn: ICCO, 2010

Thị trường tiêu thụ ca cao châu Âu có sự giảm nhẹ tronggiai đoạn 2007 – 2010, tỷ trọng ca cao được tiêu thụ ở thịtrường châu Âu dao động từ 41,4% năm 2007/2008 xuống 41,0%vào năm 2009/2010. Tuy nhiên, sản lượng ca cao hạt được tiêuthụ ở thị trường châu Âu lại có xu hướng biến động cùng chiềuvới sản lượng ca cao hạt được tiêu thụ trường thế giới tronggiai đoạn 2007 – 2010, mức ca cao hạt được tiêu thụ ở châu Âugiảm khoảng 105 ngàn tấn, từ 1.551 nghìn tấn vào năm 2007/2008xuống còn 1.446 ngàn tấn vào năm 2008/2009, lượng ca cao hạtđược tiêu thụ ở thị trường châu Âu đã hồi phục dần sau đó vàđạt khoảng 1.499 ngàn tấn vào năm 2009/2010. Hà Lan và Đức làhai thị trường chính về tiêu thụ ca cao hạt ở châu Âu (hình9).

Tương tự, do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế nênsản lượng ca cao hạt được tiêu thụ ở châu Mỹ, châu Á và châuĐại Dương cũng có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2007/2008 –2008/2009 và sau đó có xu hướng tăng lên trong giai đoạn2008/2009 – 2009/2010. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ ca cao hạtlại có xu hướng tăng lên ở các châu Phi trong giai đoạn 2007 -2010, tăng từ 564 nghìn tấn vào năm 2007/2008 (chiếm khoảng15% tổng sản lượng ca cao hạt được tiêu thụ trên thị trườngthế giới năm 2007/2008) lên 660 ngàn tấn vào năm 2009/2010(chiếm khoảng 18,0% tổng sản lượng ca cao hạt được tiêu thụtrên thị trường thế giới năm 2009/2010) hình 9.

26

Hình 11. Tiêu thụ hat ca cao của thế giới và một số nước tiêuthụ chính giai đoan 2007 – 2010

Nguồn: ICCO, 2010

2.3. Dư trữ ca cao

Trong giai đoạn 10 năm 2002/2003 – 2011/2012 về tổng thểcó 5 niên vụ sản xuất thặng dư so với nhu cầu và 5 niên vụ sảnxuất thiếu hụt so với nhu cầu. Tổng tồn kho vào cuối các niênvụ đẵ tăng từ khoảng 1,4 triệu tấn năm 2002/2003 ước tính lên1,7 triệu tấn năm 2011/2012. Tuy nhiên nhờ kết quả của việctăng lượng ca cao được nghiền, tỷ lệ ca cao hạt được dự trữ đểchế biến ước tính giảm từ 46% năm 2002/2003 xuống 43% năm2011/2012.

27

Hình 12. San lượng, nghiền và thặng dư/thâm hụt hat ca cao

trên thế giới qua các năm

Nguồn: ICCO, 2013

Năm 2011/2012, khối lượng ca cao dự trữ cuối vụ trên thếgiới là 1.732 nghìn tấn tăng 338 nghìn tấn so với năm2002/2003. Tính đến 30/09/2009, có khoảng 72% khối lượng cacao hạt được dự trữ tại các nước nhập khẩu; 25% khối lượng cacao hạt được dự trữ tại các nước xuất khẩu và 3% đang lưuthông trên thị trường. Những kho dự trữ tập trung có ở một vàinước, trong đó 56% lượng ca cao dự trữ được lưu kho ở Châu Âuvà 49% ở các nước chủ yếu như Hà Lan, Bỉ, Đức và Anh – cácngành công nghiệp chế biến ca cao hàng đầu Tây Âu. Tuy nhiên,thị phần dự trữ ca cao toàn cầu ở các nước sản xuất đã tăng từ20% (vào thời điểm 30/09/2008) lên 25% (30/09/2009). Điều nàyđược giải thích bởi tăng khả năng chế biến ca cao nghiền bộttại nơi sản xuất (ICCO, 2010).

2.4. Thương mai

Xuất khâu

Khối lượng ca cao hạt xuất khẩu trên thế giới năm 2010đạt khoảng 2.641 nghìn tấn, tương ứng với tổng kim ngạch xuấtkhẩu ca cao hạt của thế giới khoảng 8 tỷ và mức giá xuất khẩutrung bình là 3.025 USD/tấn. Trong đó, tổng khối lượng xuấtkhẩu ca cao hạt của 10 nước trên thế giới đạt 2.431 ngàn tấn,

28

chiếm khoảng 92,05% tổng sản lượng ca cao hạt xuất khẩu trênthế giới năm 2010.

Ngoài ra, đối với trường hợp Brazil là một nhà sản xuấtchính nhưng lại không phải là nước xuất khẩu lớn do quy mô củangành công nghiệp chế biến chỉ giải quyết sản lượng trong nước(Agrifood Consulting International, 2008).

Hình 13. Cơ cấu về khối lượng và kim ngach xuất khẩu ca cao

trên thế giới năm 2010

Nguồn: FAOSTAT

Nhập khâu

Tổng khối lượng nhập khẩu ca cao hạt trên thế giới năm2010 là 2.835 nghìn tấn, tương ứng với mức kim ngạch nhập khẩuca cao hạt khoảng 9 tỷ USD và mức giá nhập khẩu bình quân là3.260 USD/tấn. Trong đó, tổng sản lượng ca cao nhập khẩu củamười nước trên thế giới lên tới 2.403 nghìn tấn, chiếm khoảng84,76% tổng sản lượng nhập khẩu ca cao hạt trên thế giới năm2010 (Hình 13).

29

Hình 14. Cơ cấu về khối lượng và kim ngach nhập khẩu ca cao

trên thế giới năm 2010

Nguồn: FAOSTAT

Hình 14 thể hiện cơ cấu của các dòng thương mại hạt cacao giữa các khu vực trên thế giới niên vụ 2010/2011. Vùngthương mại hạt ca cao lớn nhất là giữa châu Phi (Vùng sản xuấtca cao lớn nhất thế giới) và khu vự EU (Vùng tiêu dùng ca caolớn nhất thế giới) với 54% tổng sản lượng ca cao được thươngmại của toàn thế giới. Điều đáng chú ý là mặc dù Châu Mỹ LaTinh sản xuất bình quân 14% sản lượng ca cao trên thế giớinhưng khu vực này chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong khối lượng cacao được xuất khẩu, mà lượng ca cao sản xuất ra chủ yếu là đểphục vụ chế biến và tiêu dùng tại chỗ. Trước đây, lượng ca caođược sản xuất ở Châu Á được xuất sang khu vực Bắc Mỹ tuy nhiênxu hướng này hiện nay đã thay đổi bởi sự phát triển của ngànhchế biến ca cao trong khu vực đã làm giảm lượng ca cao hạtdành cho xuất khẩu.

30

Hình 15. Cơ cấu xuất khẩu hat ca cao theo vùng năm 2010

Nguồn: ICCO, 2013

2.5. Giá cả

Từ hình 1.11 cho thấy, trong giai đoạn 2002/2003 –2011/2012, giá cả ca cao hạt trên thị trường thế giới có sựbiến động khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau, nhưng nhìnchung có xu hướng tăng lên từ 1.873 USD/tấn vào năm 2002/2003lên 2.405 USD/tấn vào năm 2011/2012, đặc biệt giá cả ca caohạt tăng nhanh trong giai đoạn 2006/2007 – 2009/2010 (từ 1.854USD/tấn năm 2006/2007 lên 3.246 USD/tấn vào năm 2009/2010).Nguyên nhân giá ca cao tăng là do nhu cầu hạt ca cao tăng vàthiếu hụt nguồn cung.

31

Hình 16. San lượng dư thừa/ thiếu hụt và giá hat ca cao thế

giới giai đoan 2002-2012

Nguồn: ICCO - The world cocoa economy: past and present, 2010

Từ 2002/2003 – 2003/2004, giá ca cao thế giới giảm và giáca cao tại cổng trại ở hầu hết các nước sản xuất ca cao chínhcũng giảm theo. Việc giá thị trường giảm đã ảnh hưởng xấu tớisản xuất ca cao như nông dân đã cắt giảm đầu vào và mức độchăm sóc để làm giảm chi phí sản xuất do đó làm giảm năng xuấtbình quân và sản lượng ca cao. Những năm 2004/2005 và2006/2007 giá ca cao ở hầu hết các nước sản xuất tương đối ổnđịnh sau đó tăng dần từ năm 2006/2007 đến năm 2008/2009. Sựkhôi phục của giá ca cao thế giới và việc tăng giá cổng trạiđã có tác động tích cực đến việc chăm sóc các vườn ca cao củacác hộ gia đình đã làm tăng sản lượng ca cao thế giới lên 4,3triệu tấn năm 2010/2011. Điều này cho thấy việc thâm canh chămsóc các vườn ca cao của người sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vàogiá tiêu thụ ca cao trên thị trường thế giới vì nó tác độngmạnh mẽ tới năng lực tài chính của hộ sản xuất để đầu tư cảithiện năng suất.

Tóm lại, kết quả phân tích về sản xuất, chế biến và tiêudùng ca cao trên thế giới cho thấy, trong khi sản xuất tậptrung ở các nước đang phát triển thì tiêu dùng ca cao lại chủ

32

yếu tập trung tại các nước phát triển. Do đó, việc xuất khẩuca cao một mặt cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cácnước sản xuất, mặt khác cũng đặt ra những rủi ro cho các nướcsản xuất. Cụ thể việc phát triển ca cao tại các nước sản xuấtphụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tiêu thụ ở nước ngoài. Thêmvào đó, tiêu dùng ca cao trên thế giới trong những năm gần đâymặc dù có tăng nhưng với tốc độ chậm và phụ thuộc nhiều vàocác yếu tố phát triển kinh tế tại các nước phát triển, đặcbiệt là khu vực châu Âu. Đây cũng chính là một trong những yếutố làm giảm tính bền vững của việc đầu tư phát triển ca cao,đặc biệt là những vùng còn khó khăn. Hơn nữa, ca cao là câytrồng chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên cũng như mẫncảm với các loại sâu bệnh, đòi hỏi trình độ kỹ thuật chăm sócvà vốn đầu tư.

III. Phát triển ca cao tai Việt Nam

3.1. Tình hình sản xuất

Về thực tế sản xuất, theo báo cáo của Cục Trồng trọt năm2012, tổng diện tích ca cao của cả nước 2011 đạt khoảng 20.100ha, trong đó diện tích trồng thuần khoảng 2.300 ha và diệntích trồng xen khoảng 17.800 ha (tương ứng với mức diện tíchtrồng thuần được quy đổi là 11.200 ha). trong đó có khoảng7.000 ha cacao đang cho thu hoạch, với năng suất bình quân0,75 tấn hạt khô/ha. Về sản lượng, cuối năm 2005, cả nước cókhoảng 35 tấn hạt và đến hết năm 2010, sản lượng cacao ViệtNam ước đạt 2.500 tấn hạt khô/năm. Như vậy, về diện tích trồngcacao tại Việt Nam đã được mở rộng 4 lần giai đoạn 2005 -2010, trong khi đó sản lượng cacao tăng hơn 70 lần.

Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn nhất trongcả nước, với tổng diện tích ca cao toàn tỉnh lên tới 9.008 ha(chiếm khoảng 44,82% tổng diện tích ca cao của cả nước), tiếpđến là Đăk Lăk với tổng diện tích ca cao khoảng 2.303 ha(chiếm khoảng 11,46% tổng diện tích ca cao trong cả nước),Bình Phước là tỉnh có diện tích ca cao đứng ở vị thứ ba

33

(khoảng 1.300 ha, chiếm khoảng 6,47% tổng diện tích ca caotrong cả nước). Ngoài ra, một số tỉnh khác cũng có diện tíchtrồng ca cao khá lớn như Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang vàĐắk Nông.

Hình 17. Diện tích ca cao của một số tỉnh trồng chính năm 2011

(ha)

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê các tỉnh, 2012

Việc phát triển diện tích ca cao trồng mới ở các địaphương vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tư tưởng còn lo ngại câytrồng mới; một số nơi chăm sóc ca cao không tốt dẫn đến năngsuất không cao, hiệu quả kinh tế thấp, cạnh tranh cây trồng,đã có hiện tượng một số nơi nông dân đốn bỏ ca cao để thay thếbằng các loại cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả(Lâm Đồng, Bình Phước). Cũng theo Cục Trồng trọt, thực tế sảnxuất tại các địa phương tỷ lệ diện tích trồng ca cao được đầutư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật không nhiều (chiếm khoảng20%), còn lại là chăm sóc cầm chừng, khả năng đến đâu thị chămsóc đến đó hoặc chăm sóc không đúng kỹ thuật, một số ít khôngchăm sóc. Bên cạnh đó vấn đề kiểm soát chất lượng giống cònhạn chế nên nhiều nơi sản xuất cây đầu dòng hoặc từ vườn đầu

34

dòng đủ tiêu chuẩn, không kiểm soát được các dòng ca cao đượcsản xuất ra.

Việc phát triển hình thức liên kết sản xuất còn yếu. Việctriển khai dự án Success Alliance đã góp phần thành lập nhiềucâu lạc bộ ca cao ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Bình Phước,Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Lắk, Lâm Đồng và đã có tác động tích cựcđối với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất và lênmen, tiêu thụ sản phẩm, phát triển một số hình thức liên kếtgiữa doanh nghiệp tiêu thụ với người trồng. Tuy nhiên sau khidự án này kết thúc, các hoạt động trên đã bị đình trệ. Tại cáctỉnh khác cũng không tổ chức được hình thức liên kết nào cóhiệu quả, sản xuất và tiêu thụ ca cao gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng trong những năm quanhưng ngành sản xuất ca cao Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khai,sản lượng còn thấp so với tiềm năng, chủ yếu là nhờ nguồn đầutư của nhà tài trợ và doanh nghiệp nước ngoài.

3.2. Chất lượng hat ca cao

Hiện tại, gần 100% hạt ca cao của Việt Nam đẵ được ngườidân, cơ sở, doanh nghiệp chế biến theo phương pháp lên menhạt. Do đó chất lượng đã được các khách hàng đánh giá cao cảthị trường trong và ngoài nước. Về chỉ tiêu cảm quan hạt cacao khô lên men của Việt Nam có hương vị ca cao khá, vị đắngvà vị chát trung bình, vị chua hơi cao. Một số mẫu còn chứanhững hương vị trái cây, hương hoa hấp dẫn.

Theo kết quả báo cáo rà soát, điều chỉnh Quy hoạch pháttriển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2015 và định hướng đếnnăm 2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008) đã chỉra rằng, hạt ca cao ủ lên men xuất khẩu của các tỉnh phía Namđạt cao hơn TCVN và của Indonesia, chỉ thua kém hạt ca cao tốtnhất thế giới là Ghana về độ dày vỏ hạt, tỉ lệ axit béo tự dovà độ chua.

35

Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện vẫn còn một số lượnghạt ca cao do khi thu hoạch có tỷ lệ trái xanh cao, giốngkhông rõ nguồn gốc, chế biến không đúng quy trình, phơi sấykhông đúng cách nên cho chất lượng kém. Tuy nhiên, các hạn chếtrên trong chất lượng hạt ca cao Việt nam có thể được khắcphục khi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác và ủ lênmen.

Bang 1. Chất lượng hạt ca cao lên men của Việt nam so với một số nướctrồng ca cao lớn trên thế giới

CHỈ TIÊU ĐVT TCVN(A1)

Các nước

ViệtNam

Indo-nesia

BờBiểnNgà

Ghana

1, Số hạt trên 100gr Hạt 100 96,8 115,0 97,0 94,02. Độ ẩm % 7,5 7,3 7,5 7,4 7,63. Tỷ lệ hạt lên men % 76,64. Tỷ lệ hạt lên men % 19,75. Tỷ lệ hạt chai xám % 3,0 0,3 2,5 5,0 1,06. Tỷ lệ hạt mốc % 3,0 0,2 5,0 5,0 2,07. Tỷ lệ hạt nảy mầm, % 2,5 0,5 1,58. Tỷ lệ tạp chất % 1,0 0,4 3,5 5,1 1,39. Tỷ lệ bơ % 56,6 54,5 55,210. Tỷ lệ vỏ hạt % 17,5 13,0 11,1 12,511. Tỉ lệ FFA - axit % 1,67 1,75 1,68 0,9312. Độ pH 5,13 5,5 5,9 5,6

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008)

3.3. Thu mua, chế biến ca cao

Mạng lưới thu mua hạt ca cao đã hình thành và đi vào hoạtđộng bắt đầu từ năm 2004 đến tháng 9 năm 2008 có 3 Công ty100% vốn nước ngoài hoạt động thu mua hạt ca cao xuất khẩu làED&FMan, Cargill, Armajaro với 5 trạm thu mua cấp 1 được tổchức theo hệ thống: Trạm cấp 1 (5 trạm) trạm cấp 2 (22

36

trạm), điểm thu mua cấp 3 (150 điểm) và còn có hộ cũng thamgia mạng lưới thu mua ca cao tại các tỉnh có diện tích ca caokinh doanh (tổng cộng 243 điểm) ở 6 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông,Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008).

Phương thức hoạt động tại trạm và điểm thu mua thuộc Côngty Cargill và ED&FMan là khá năng động, minh bạch, kịp thời,giá mua được thông tin công khai chính xác theo ngày trênInternet hoặc Email, tin nhắn trên mạng Mobilephone, đặc biệtCông ty Cargill còn hỗ trợ nông dân trồng ca cao về giống, xâydựng mô hình trình diễn, phân bón, tập huấn kỹ thuật - tạo sựkết nối giữa sản xuất và thu mua - xuất khẩu ca cao.

Về sản lượng thu mua và chế biến xuất khẩu, khoảng 80% sảnlượng ca cao của Việt Nam được Công ty Cargill Việt Nam mua,chế biến và xuất khẩu, số còn lại được các công ty khác thumua.

Đối với việc chế biến ca cao, trước đây để phục vụ choviệc phát triển ca cao nhà máy chế biến hạt ca cao đặt tại TP.Quảng Ngãi đã được xây dựng năm 2002 với công suất thiết kế:sản phẩm chocolate 450 tấn/năm và sản phẩm bột ca cao 225tấn/năm, vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, thiết bị nhập từ Malaysia,nhưng đã ngừng hoạt động, đóng cửa, thanh lý năm 2003 do hoạtđộng kém hiệu quả. Cho tới nay Việt Nam chưa có một nhà máynào chuyên về chế biến các sản phẩm từ ca cao lớn mà chỉ cómột số cơ sở chế biến nhỏ chủ yếu là nghiền bột ca cao. Nóichung, Việt Nam mới dừng lại ở các sản phẩm thô, cung cấpnguyên liệu cho các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư nướcngoài. Cụ thể là các doanh nghiệp Việt nam và công đoạn chếbiến ở Việt nam chỉ dừng lại ở việc lên men và cung cấp hạtcho các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài để xuấtkhẩu hạt ca cao đã lên men cho các công ty chế biên ở nướcngoài. Trên thực tế các công ty kinh doanh của Việt nam thựctế chỉ dừng lại với vai trò là các trạm thu mua cho các công

37

ty xuất khẩu ca cao có vốn đầu tư nước ngoài mà cụ thể là 3công ty lớn kể trên.

3.4. Thương mai ca cao Việt Nam

Xuất khẩu

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ca cao và các sản phẩmtừ ca cao của Việt nam ra thị trường thế giới đang có xu hướngtăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2010, tăng từ 708 nghìn USDnăm 2006 lên 8.199 USD vào năm 2010.

Hình 18. Kim ngach xuất khẩu ca cao và các san phẩm từ ca caocủa Việt Nam theo quốc gia giai đoan 2007 – 2011

Nguồn: UN COMTRADE statistics, 2012

Giá trị xuất khẩu ca cao và các sản phẩm từ ca cao củaViệt nam sang các nước như Malaysia, Campuchia, Mỹ, Thái Lan,Hà Lan, Nhật Bản, Ả Rập đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt,giá trị nhập khẩu ca cao và các sản phẩm từ ca cao của

38

Malaysia và Campuchia từ Việt Nam tăng nhanh từ 24 nghìn USDvà 34 nghìn USD vào năm 2007 lên gần 4.000 nghìn USD và trên3.000 USD vào năm 2011.

Theo đánh giá của Ban điều phối và phát triển cây ca-cao(VCC), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam tạiPhiên họp thường niên lần thứ nhất năm 2010 thì cây ca-cao củaViệt nam đang có nhiều thuận lợi để mở rộng diện tích và nângcao sản lượng, cũng như kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt trongnhững năm gần đây, một số các nhà máy chế biến ca-cao tại khuvực Đông Nam Á đi vào hoạt động và đang có nhu cầu cao vềnguyên liệu nên đây lại trở thành các thị trường xuất khẩuchính và chiếm tỷ trọng khá cao và ngày càng tăng của ca caoViệt nam. Cụ thể hai thị trường nhập khẩu ca cao của Việt namchiếm tỷ trọng về giá trị xuất khẩu cao trong hai năm gần đâylà Malaysia và Campuchia. Trong khi đó giá trị xuất khẩu cacao của Việt nam xuất sang Hà Lan giảm mạnh trong năm 2010 (từ1.788 ngàn USD năm 2009 xuống còn 468 ngàn USD). Việt nam chủyếu xuất khẩu ca cao hạt đi các nước với giá trị xuất khẩuchiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu ca cao năm 2010 (Bảng12). Số liệu xuất khẩu hạt ca cao của Việt nam từ năm 2005 –2010 cho thấy, ngành xuất khẩu mặt hàng này không chỉ tăngnhanh về sản lượng mà giá cả cũng đang có xu hướng tăng lên,đặc biệt là giai đoạn 2007 – 2009. Do đó đã góp phần tăng giátrị xuất khẩu ca cao của Việt nam. Hiện nay nhu cầu hạt ca caotrên thế giới rất lớn. Sản phẩm ca cao có nhiều giá trị khôngchỉ được xem là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp mà còn có tác dụngchữa bệnh, cần thiết cho sức khỏe con người. Hiện tại, có 80quốc gia trên thế giới nhập khẩu ca cao, đây chính là cơ hộicho việc phát triển diện tích trồng ca cao thương phẩm nóichung và ngành xuất khẩu ca cao của Việt nam nói riêng. Tuynhiên, Việt nam mới dừng lại ở việc xuất khẩu hạt ca cao chocác nhà máy chế biến ở nước ngoài mà chưa có các sản phẩm chếbiến từ ca cao. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp chế biếnsản phẩm ca cao ở Việt nam còn rất kém phát triển.

39

Nhập khẩu

Hình 19. Khối lượng và kim ngach nhập khẩu các san phẩm ca caocủa Việt Nam giai đoan 2000 – 2011

Nguồn: UN COMTRADE statistics, 2012

Bên cạnh việc gia tăng về giá trị xuất khẩu, giá trị nhậpkhẩu ca cao của Việt nam cũng không ngừng tăng lên trong nhữngnăm gần đây, cụ thể giá trị nhập khẩu ca cao của Việt Nam năm2011 đã gấp 13 lần so với năm 2000. Tuy nhiên sản phẩm nhậpkhẩu ca cao của Việt nam chủ yếu là các sản phẩm đã qua chếbiến. Trong giai đoạn 2006 – 2010, 9 quốc gia chuyên cung cấpca cao và các sản phẩm từ ca cao cho Việt nam gồm: Malaysia,Thái lan, Singapore, Trung quốc, Hà lan, Bỉ, Indonesia, Mỹ vàNhật Bản. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu ca cao và các sản phẩm từca cao cho Việt nam của 9 quốc gia trên đạt khoảng 88,72%trong giai đoạn 2006 – 2010, và khoảng 90,1% trong năm 2010.Điều này cho thấy, Việt nam đang có xu hướng tăng giá trị nhậpkhẩu các sản phẩm ca cao và các sản phẩm từ ca cao ở các nướcnày, đặc biệt là những nước như Malaysia, Thái lan, Hà lan, Bỉvà Nhật Bản. Trong đó, Malaysia luôn là nước đứng đầu về giá

40

trị xuất khẩu ca cao và các sản phẩm từ ca cao cho Việt nam.Hơn nữa, tỷ trọng về giá trị xuất khẩu ca cao và các sản phẩmtừ ca cao của Việt nam từ Malaysia cũng đang có xu hướng tănglên, từ 23,73% vào năm 2006 lên 38,38% vào năm 2010. Năm 2010,giá trị nhập khẩu ca cao và các sản phẩm từ ca cao của Việtnam từ các nước Thái lan, Hà lan và Malaysia đang có xu hướngtăng lên so với năm trước đó, với tốc độ tăng về giá trị nhậpkhẩu của 2010 so với năm 2009 của ba nước tương ứng là 125%,88,33% và 77,69%.

3.5. Chính sách phát triển ca cao của Việt Nam

Chính sách quy hoach vùng san xuất

Đến cuối năm 2007, chỉ có khoảng 10% chỉ tiêu về diện tíchcanh tác ca cao đạt được, và chủ yếu là do những đóng góp củadự án do nước ngoài tài trợ (Dự án Success Alliance), chứ chưaphải là kết quả từ những chương trình và đầu tư từ phía nhànước. Trong quyết định số 2678/2007/QĐ-BNN-KH năm 2007 của BộNN&PTNT về việc phê duyệt đề án “Phát triển cây ca cao đến năm2015 và định hướng đến 2020”, có hai mốc được vạch ra chongành ca cao Việt Nam: i) tới năm 2015, diện tích canh tác cacao sẽ đạt 60.000 ha, trong đó 35.000 ha cho thu hoạch vớinăng suất trung bình đạt 1,5 tấn/ha và tổng sản lượng là52.000 tấn hạt c âco khô, tương ứng với giá trị xuất khẩu từ50 – 60 triệu USD; ii) Tới năm 2020, diện tích canh tác ca caosẽ đạt 80.000 ha, trong đó có 60.000 ha cho thu hoạch với năngsuất trung bình đạt 1,8 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 108.00tấn hạt, tương đương với giá trị xuất khẩu từ 100 – 120 triệuUSD.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành đều cho rằng việcthiếu những chính sách rõ ràng ổn định cho việc phát triển cacao nên khiến cho việc thực hiện đề án trên gặp nhiều khó khănkhó có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra. Sau 5 năm thực hiện đềán trên, trong Quyết định số 2015/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 8năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc

41

phê duyệt “Quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam đếnnăm 2015 và định hướng đến năm 2020” thì các chỉ tiêu về diệntích và năng suất ca cao đã được giảm xuống so với bản đề ánnăm 2007. Cụ thể: (i) Đến năm 2015 diện tích ca cao cả nướcđạt 33.500 ha trong đó diện tích kinh doanh 23.000 ha, năngsuất bình quân 1 tấn hạt/ha, tổng kim ngạch xuất khẩu hạt cacao từ 40 - 50 triệu USD; (ii) Đến năm 2020 diện tích ca caocả nước là 50.000 ha; trong đó, diện tích kinh doanh 38.500ha, năng suất bình quân 1,19 tấn hạt/ha, tổng giá trị xuấtkhẩu đạt 65 - 75 triệu USD. Ca cao chỉ được trồng tại một sốtỉnh có điều kiện sinh thái phù hợp ở vùng đồng bằng sông CửuLong, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong đó tại Vùng Tây Nguyên,trồng ca cao ở 3 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng trồng thaythế cà phê già cỗi không thể tái canh, trồng xen với điều vàmột số loại cây ăn quả. Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nôngnghiệp, nguyên nhân giảm diện tích quy hoạch ca cao cả nước làtrong 23 tỉnh thành nằm trong diện quy hoạch phát triển cây cacao đã có 6 tỉnh gồm Bình Dương, Tây Ninh, Kon Tum, Sóc Trăng,Quảng Ngãi, Bình Định xin rút khỏi danh sách trồng ca cao theoQuyết định 2678 nói trên và một số tỉnh, thành khác đề nghịchỉ trồng thử nghiệm và nếu ca cao có hiệu quả thì mới đưa vàotrồng đại trà.

Chính sách về giống ca cao

Theo Quyết định số 1061/QĐ-BNN-XD ngày 23 tháng 05 năm2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thông qua vềviệc phê duyệt dự án “Sản xuất giống cà phê, ca cao giai đoạn2011-2015” do chủ đầu tư là Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâmnghiệp Tây Nguyên. Mục tiêu chung của dự án là nhằm nâng caonăng lực sản xuất giống cà phê, ca cao chất lượng cao đáp ứngnhu cầu giống cho chương trình tái canh cà phê và chương trìnhphát triển ca cao. Một trong những mục tiêu cụ thể là cung cấp1,5 triệu chồi ghép ca cao, 300 - 400 ngàn cây ca cao ghép và1 tấn hạt giống ca cao bảo đảm đủ giống để trồng hàng ngànha/năm. Nội dung về sản xuất ca cao gồm: Sản xuất giống đầu

42

dòng (800.000 cây ghép và 1.000.000 chồi ghép); Sản xuất giốngthương phẩm (Ca cao: 800.000 cây ghép và 400.000 cây thựcsinh); Xây dựng vườn nhân chồi giống gốc (0,5 ha tại Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ); Xây dựng vườn sản xuất hạt giốnggốc (1 ha tại miền Trung - Viện KHKT NN Duyên hải Nam Trungbộ).

Tuy nhiên theo đánh giá của cục trồng trọt thì thực tế sốgiống ca cao sản xuất mỗi năm tăng nhanh, nhu cầu mắt ghépvượt mức cung của các vườn cây đầu dòng do đó nhiều nơi đãcung ứng giống không đảm bảo chất lượng. Trong khi đó yêu cầucủa việc quản lý giống ca cao không chỉ là đúng giống, câygiống đủ tiêu chuẩn chất lượng mà còn bao gồm cả bố trí tỉ lệcác dòng ca cao phù hợp trong vườn. Do việc kiểm soát giốngcòn hạn chế này nên nhiều nơi sản xuất cây giống không từ câyđầu dòng hoặc từ vườn đầu dòng đủ tiêu chuẩn, không kiểm soátđược tỉ lệ các dòng ca cao sản xuất ra (thường tỉ lệ dòng TD5là nhiều nhất do sinh trưởng mạnh và dễ ghép, dễ bán).1

Những thất bại của cây ca cao tại Việt Nam trong quá khứđược giải thích theo nhiều cách khác nhau, một phần là dothiếu sự liên kết với thị trường thế giới, một phần là dothiếu những điều kiện ổn định, và một phần là do việc quản lýyếu kém (như là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà máychế biến tại Quảng Ngãi trong những năm 1990). Nhưng điều quantrọng hơn, những bài học trong quá khứ cho thấy rằng việc đềra các chỉ tiêu mà không có sự chuẩn bị những kế hoạch đầu tưcụ thể, việc ban hành các chính sách và xây dựng các kế hoạchcấp tỉnh, nâng cao năng lực và phân bổ nguồn nhân lực, cơ sởdữ liệu/thông tin vững chắc (thống kê, theo dõi giám sát,nghiên cứu), và thiếu sự hiểu biết về động cơ của người nông

1 Báo cáo tình hình sản xuất ca cao hiện nay và giải pháp chỉ đạotrong thời gian tới (Báo cáo tại phiên họp lần 1 năm 2012 Ban điềuphối phát triển ca cao Việt Nam ngày 13/06/2012).

43

dân và thị trường thì có xu hướng dẫn đến sự thất bại và khôngđạt được các chỉ tiêu đề ra2.

IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG

4.1. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ ca cao tai Đắk Lắk

4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng

Cây ca cao đã xuất hiện ở Đắk Lắk từ rất sớm, nhưng đếnnăm 1993 khi chương trình phát triển ca cao được hình thànhthì cây ca cao mới được chú ý và nhân rộng. Thời điểm này, BộNN và PTNT có chủ trương phát triển diện tích ca cao và xemđây là một loại cây trồng có vai trò quan trọng trong chuyểnđổi cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, miền Đông, vàmiền Tây Nam Bộ. Đến năm 1997, Viện khoa học Nông Lâm nghiệpTây Nguyên, các dự án phát triển nông nghiệp của Danida vàGTZ, trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm khuyến nông đã triểnkhai và xây dựng khá nhiều mô hình trồng và chăm sóc cây cacao. Đây chính là nền tảng ban đầu cho sự phát triển của câyca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Các giai đoạn hình thành và phát triển ca cao tại tỉnhĐắk Lắk có thể chia thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn khởi đầu từ năm 1997 đến 2001: giai đoạn nàycác viện nghiên cứu, các dự án nước ngoài bắt đầunghiên cứu và trồng các mô hình ca cao. Trong giai đoạnnày diện tích rất ít, chủ yếu được sử dụng để thửnghiệm và khảo nghiệm.

- Giai đoạn quy hoạch và phát triển từ năm 2002 đến 2006:Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 821/QĐ-UB ngày2/4/2002 về việc phê duyệt quy hoạch vùng phát triển cacao trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 là 6.000 ha. Cáchuyện được quy hoạch phát triển ca cao ở tỉnh Đắk Lắklà Ea Kar, Ma Đ’răk, Krông Bông, Krông Năng, Ea Hleo và

2 Agrifood Consulting International (2008), tài liệu đã dẫn44

huyện Lắk, ngoài ra những địa phương khác nếu có điềukiện sinh thái phù hợp vẫn có thể phát triển ca cao.Chính từ chủ trương này của tỉnh, các Công ty cà phêtrên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từdiện tích cà phê già cỗi sang trồng cây ca cao (Công tyKrông Ana, Công ty tháng 10, công ty Buôn Hồ,…).

- Giai đoạn phát triển rộng từ năm 2007 - 2010: đây làgiai đoạn cây ca cao được phát triển trong nông hộ.Thêm vào đó, được sự đồng ý của UBND tỉnh cho triểnkhai dự án Phát triển sản xuất ca cao bền vững tại cácnông hộ (Success - Đắk Lắk do Bộ phát triển nông nghiệpMỹ tài trợ) đã thu hút được nhiều nông dân tham gia. Cụthể trong giai đoạn 2 của dự án, 84 câu lạc bộ nông dântrồng ca cao đã được thành lập với 3440 hộ tham gia.Mỗi hộ nông dân tham gia câu lạc bộ được cấp 150 câygiống ca cao ghép, được đào tạo kỹ thuật về trồng vàchế biến ca cao. Các khóa đào tạo được thực hiện hàngtháng trong những năm mà dự án triển khai. Kết thúc dựán (tháng 9/2011) toàn tỉnh vẫn duy trì được 79 câu lạcbộ ca cao, với dự tham gia của 2.577 hộ nông dân.

- Từ năm 2011 đến nay, việc mở rộng diện tích canh tác cacao trên địa bàn tỉnh có tôc độ chậm lại tác động củagiá ca cao và việc một số người dân chặt bỏ ca cao tạicác vườn trồng trên diện tích đất cà phê tái canh đểquay lại trồng cà phê.

Như vậy, trên thực tế triển khai, việc mở rộng diện tíchca cao có tăng nhưng với tốc độ chậm tính đến 2010, diện tíchtrồng ca cao chỉ đạt 33,3% so với kế hoạch (2000 ha thực tế sovới 6000 ha theo kế hoạch). Trên thực tế đó, UBND tỉnh Đắk Lắkđã điều chỉnh kế hoạch phát triển ca cao đến năm 2015 đạt6.000 ha.

45

ha

Hình 20. Kế hoac và tiến độ thưc hiện kế hoach phát triển ca

cao (ha)

Nguồn: Sở NN&PTNT Đắk Nông, 2012

46

Hình 21. Diện tích ca cao tỉnh Đắk Lắk năm 2011 phân theo

huyện (ha)

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, 2012

Hiện tại, toàn tỉnh có 2.330 ha ca cao trên địa bàn của14/15 huyện/thị xã/Tp, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng780 ha với năng suất hạt khô khoảng 1,4 tấn/ha, tổng sản lượngkhoảng 1.092 tấn. Theo mục tiêu đã đề ra diện tích ca cao toàntỉnh năm 2012 tăng thêm 1.000 ha nhưng tính đến tháng 12/2012cả tỉnh mới chỉ tăng thêm được 250 ha, trong đó riêng ở huyệnEa Kar tăng 124 ha. Diện tích ca cao này tập trung nhiều nhấtở các vùng đất không có điều kiện sinh thái phù hợp với cây càphê, cao su, điều nằm trên địa bàn các huyện Lắk, Ea Kar,Krông Bông. Đây cũng là địa phương có nhiều diện tích ca caonhất so với các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Giống ca cao

Các giống ca cao ghép đang được trồng ở Đắk Lắk chủ yếulà từ 5 dòng TC (TC5, TC7, TC11, TC12 và TC13) của Viện Khoahọc Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên đã được Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn công nhận cây đầu dòng cho các tỉnhTây Nguyên và 08 dòng TD nhập nội (TD1, TD2, TD3, TD5, TD6,

47

TD8, TD10 và TD14) do Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minhcung cấp đã được công nhận giống cây trồng mới. Đây là cácgiống ca cao khá thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu ởđịa phương, ít sâu bệnh, có kích cỡ hạt lớn được thị trườngnước ngoài ưa chuộng. Ngoài ra còn nhiều diện tích ca cao đượctrồng bằng giống thực sinh, giống lai F1 và có một số diệntích dân trồng tự phát trước đây trồng từ hạt không rõ nguồngốc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có các đơn vị sản xuất vàcung ứng cây giống ca cao ghép đạt tiêu chuẩn chất lượng theoquy định như: Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển NLN EAKMAT(thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật NLN Tây Nguyên, Công ty cổ phầnCao Nguyên Xanh, trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh. Tuynhiên theo đánh giá của các hộ trồng ca cao các trung tâmgiống này thường ở xa khu vực sản xuất khiến người dân khótiếp cận, nên phần lớn họ vẫn mua giống tại một số hộ sản xuấtgiống tư nhân.

Hình thức canh tác ca cao

Theo sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, do quỹ đất để phát triển cacao tập trung của tỉnh không còn nhiều, chủ yếu là trồng trongvườn nhà, trồng xen với các loại cây trồng khác (quy mô nônghộ). Thường trồng tập trung chỉ có thể thực hiện trên các diệntích trồng cà phê chuyển đổi thuộc các công ty cà phê thuộcUBND tỉnh quản lý và các đơn vị thuộc Tổng công ty cà phê ViệtNam đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp sảnxuất cà phê hiện nay đang rất thiếu vốn để đầu tư cho pháttriển ca cao, việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàngthương mại vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó việc phát triển cacao tập trung rất khó để thực hiện. Bang 2. Một số đặc điểm về canh tác ca cao tại tỉnh Đắk Lắk

 

Trồng

thuần

Trồng

xen

Tỷ lệ hộ (%) 43,9 56,1

48

Diện tích trung bình hộ (ha) 0,8 0,9

Mật độ trồng (cây/ha) 1.074 901

Năng suất ca cao (tấn hạt khô/ha) 1,2 1,1

Năng suất trung bình trên cây (kg hạt

khô/cây) 1,1 1,2

Nguồn: SCAP, 2012

4.1.2. Chế biến, tiêu thụ

Chế biến ca cao bao gồm sơ chế và chế biến sâu. Ở Việt Namnói chung và tại Đắk Lắk nói riêng, hiện việc chế biến ca caochủ yếu là sơ chế, cho sản phẩm là hạt ca cao khô đã lên men.Hoạt động lên men hiện nay chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủcông đó là lên men tự nhiên theo phương pháp ủ bằng thùng hayủ bằng thúng. Việc lên men ca cao chủ yếu diễn ra tại nông hộ.Ngoài ra cũng có các cơ sở lên men nhưng hoạt động giống nhưlà một đại lý thu mua ca cao (bao gồm cả hạt và trái ca caotươi). Các chủ cơ sở lên men này được tập huấn từ dự ánSuccess Đắk Lắk nên nắm vững kỹ thuật lên men, tuy nhiên họvẫn sử dụng phương pháp lên men thủ công. Đối với một số HTXchia đội lên men theo từng khu vực tập trung, tổng cộng có 10đội thu mua quả tươi và lên men cho các nông hộ trong và ngoàiHTX.

Đối với vấn đề tiêu thụ ca cao, từ năm 2002 trở về trướcdo diện tích ca cao nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm ca cao hạt khôcòn ít và nông dân chưa nắm được kỹ thuật lên men hạt ca caonên vấn đề tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn vì chưathực sự trở thành một sản phẩm hàng hóa.

Từ năm 2007 đến nay, Công ty Cargill là đơn vị chủ lực thumua sản phẩm ca cao của tỉnh. Công ty thu mua ca cao thông quamạng lưới thu mua riêng của công ty. Mạng lưới thu mua được tổchức theo hệ thống: trạm cấp 1, trạm cấp 2 và điểm thu mua cấp

49

3. Ngoài ra còn có hình thức hộ thu mua ca cao ở các vùng códiện tích trồng ca cao tập trung nhiều. Phương thức hoạt độngtại trạm và điểm thu mua được cho là khá năng động, kịp thời,thông tin về giá cả được thông báo thường xuyên trên truyềnhình và các phương tiện truyền thông khác, đồng thời hướng dẫncác tổ chức, cá nhân sản xuất ca cao về kỹ thuật lên men, ứngtiền đầu tư chăm sóc, tổ chức tiếp thị và tạo điều kiện chonông dân đi tham quan học tập các mô hình ca cao trong vàngoài tỉnh đã được nông dân tin tưởng và tích cực đầu tư chămsóc cây ca cao. Hiện nay, một số công ty khác từ thành phố HồChí Minh cũng đã đặt các điểm thu mua, sơ chế ca cao hạt lênmen tại các huyện, góp phần hình thành thị trường hạt ca caonguyên liệu đa dạng, phong phú và giúp cho nông dân yên tâmsản xuất.

4.1.3. Các chính sách phát triển ca cao tai Đắk Lắk

Chính sách quy hoach san xuất

Năm 2002, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có dự án phát triển 10.000ha ca cao tại địa phương. Tuy nhiên đến năm 2004, tách thành 2tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nên diện tích dự kiến tại Đắk Lắk chỉcòn 6.000 ha chỉ tập trung ở 2 huyện (Lắk và Ea Kar). Nhưngsau khi triển khai các mô hình khuyến nông cho thấy điều kiệnsinh thái của tỉnh phù hợp với cây ca cao và cũng phù hợp vớichủ trương của tỉnh về giảm diện tích cà phê nên UBND tỉnh đãquyết định đã thay đổi vùng quy hoạch sản xuất ca cao theohướng tận dụng các diện tích có điều kiện phù hợp với cây cacao và phát triển theo hướng trồng xen, trồng thuần với nhiềuhình thức: nông hộ, trang trại, công ty, hình thành vùng sảnxuất tập trung.

Sau khi HĐND tỉnh thông qua nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐNDngày 22/11/2011 về phát triển cây ca cao tại tỉnh Đắk Lắk,UBND tỉnh cũng đã ra kế hoạch số 1578/KH-UBND ngày 28/03/2012về việc triển khai Nghị quyết này. Qua đó đưa ra mục tiêuchung là tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển cây ca cao

50

theo hướng bến vững đúng quy hoạch, tăng cường trồng xen câyca cao trong các vườn điều, cây ăn quả, vườn tạp, vườn cà phêthanh lý, chuyển đổi,… tạo ra vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩutập trung với quy mô lớn để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vịdiện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân đồng thời bảo vệ môitrường sinh thái. Và mục tiêu cụ thể là phát triển cây ca caotại Đắk Lắk đến năm 2015 sẽ đảm bảo đạt 6.000 ha ca cao, trongđó có 2.000 ha cho thu hoạch, năng suất bình quân hạt khô (đãqua lên men) đạt 1,5 tấn/ha, sản lượng thu được từ 2.800 –3.000 tấn hạt khô. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2015 là34,528 tỷ đồng, trong đó: Kinh phí hỗ trợ giống: 10,269 tỷđồng; kinh phí tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch vàsơ chế ca cao: 1 tỷ đồng; kinh phí xây dựng mô hình trình diễnkhuyến nông về ca cao: 1,6 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ lãi suất:21,659 tỷ đồng. Cụ thể về diện tích ca cao sẽ được phát triểntừ 2 nguồn:

- Diện tích ca cao trồng mới của các Công ty cà phê trênđịa bàn tỉnh từ nay đến năm 2015: 2.295 ha, trồng tậptrung trên diện tích cà phê chuyển đổi. (Theo Nghịquyết 40 là 2.150 ha)

- Diện tích ca cao trồng mới trong các hộ dân là 1.705ha. (Theo Nghị quyết 40 là 1.850 ha)

Bang 3. Kế hoạch phát triển diện tích trồng mới ca cao đến năm 2015 phântheo huyện

Stt Huyện/TP Tổng diệntích trồngmới đến

2015 (ha)

Các côngty cà

phê, tổchức khác

Nông dân

1 Huyện Krông Ana 260 170 902 Huyện M Đrắk 450 400 503 TX.Buôn Hồ 260 200 604 Huyện Krông Pách 350 305 455 TP.BMT 100 100 0

51

6 Huyện Krông Bông 200 100 1007 Huyện Cư Mgar 400 290 1108 Huyện EaKar 850 250 6009 Huyện Ea H’leo 230 130 19910 Huyện Lắk 100 0 10011 Buôn Đôn 180 0 18012 Huyện Krông Năng 320 150 17013 Huyện Cư Kuin 300 200 100

Tổng số 4.000 2.295 1.705Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk, 2012

4.1.4. Các dư án có liên quan đến cây ca cao tai địa bàn tỉnh

Dư án Phát triển ca cao bền vững tai các nông hộ (Success Đắk Lắk): Đãkết thúc

Dự án đã cấp phát 645.260 cây giống tương ứng với diệntích quy thuần khoảng 560 ha, trong 4 năm từ 2007 đến 2011,tập huấn kỹ thuật lên men cho 3.000 hộ nông dân, thành lập 81câu lạc bộ ca cao.

Đánh giá: qua kết quả khảo sát thực địa tại tỉnh Đắk Lắkthành công lớn nhất của dự án chính là tập huấn về kỹ thuậtlên men cho các hộ nông dân trồng ca cao. Có hơn 90% hộ nôngdân cho biết là họ nắm vững kỹ thuật lên men và hoàn toàn cóthể tự lên men tại nông hộ nhờ vào các tập huấn viên từ dự ánSuccess Đắk Lắk. Tuy nhiên, thực tế phát triển ca cao trên địabàn hiện nay cho thấy, việc tập huấn cho từng hộ nông dânriêng lẻ đã dẫn đến một hạn chế đó là quy mô lên men nhỏ lẻ,chất lượng không đồng đều.

Dư án Canh tranh nông nghiệp (ACP): Đangthực hiện đến 2013

Thành lập ra các liên minh giữa Công ty – HTX - hộ nôngdân. Cụ thể đã thành lập được liên minh giữa Công ty NamTrường Sơn – HTX Ca cao tại Ea Kar – và nông dân trồng ca caotại huyện Ea Kar.

Thành lập các câu lạc bộ sản xuất tại địa phương với quymô mỗi nhóm khoảng 40 nông dân với diện tích khoảng 6-7 ha ca

52

cao (6 – 7 ha là quy mô phù hợp cho 1 điểm lên men). Mỗi nhómsẽ có 1 nhóm trưởng và nhóm trưởng này sẽ được đưa đi tập huấnkỹ thuật lên men và sau đó sẽ hướng dẫn lại cho các thành viênkhác trong nhóm. Điểm lên men này sẽ tiến hành thu mua toàn bộsản lượng được nhóm đó sản xuất ra.

Dự án hỗ trợ khoảng 2.000 USD (40 triệu đồng) cho mỗinông dân tham gia (tổng vốn hỗ trợ là 4 tỷ đồng, tương đương100 hộ nông dân) với hình thức hỗ trợ giống, phân bón, thuốcBVTV.

Đánh giá: qua kết quả khảo sát, việc thành lập các liên minhnày là rất cần thiết và mang lại lợi ích cho nông dân (Doanhnghiệp liên kết với hộ nông dân, doanh nghiệp nhận được hỗ trợtừ dự án để đầu tư máy móc thiết bị và sau đó sẽ thu mua lạica cao cho nông dân) với phương thức dự án hỗ trợ 40% và cácđối tượng hưởng lợi sẽ đóng góp 60%. Tuy nhiên, việc liên kếtnày chỉ tồn tại trong thời gian còn dự án, liệu sau khi dự ánkết thúc thì liên minh này có còn hiệu quả không? Vì hiện nayhầu hết các nông dân cho rằng bán hàng cho Công ty do đây làliên minh do dự án lập ra.

Tập đoàn Mars thưc hiện phát triển ca cao tai Đắk Lắk với mục tiêu nâng caonăng suất lên 2,5 – 3 tấn hat khô/ha:Đang thực hiện

Căn cứ vào thực trạng hiện nay là năng suất thực tế cacao (1,5 tấn/ha) thấp hơn rất nhiều so với năng suất lý thuyết(3,5 tấn/ha) nên tập đoàn Mars quyết định tập trung vào mụctiêu nâng cao năng suất cho ca cao tại Đắk Lắk vì đây là yếutố quan trọng hàng đầu để cây ca cao có thể cạnh tranh đượcvới các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh.

Bằng cách thành lập các trung tâm phát triển ca cao (CDC)ở từng vùng quản lý nhóm sản xuất (20 - 25 người mỗi nhóm).Tại mỗi trung tâm này sẽ có đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ 14 – 15người có trình độ (trung cấp – đại học) sẽ tỏa ra các nơi đểhướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân, từng bước giúp nâng cao năngsuất ca cao.

53

Đánh giá: Việc xây dựng các Trung tâm phát triển ca cao(CDC) mang lại lợi ích cho nông dân về việc nắm bắt các kỹthuật, quy trình trồng và chăm sóc ca cao.

Như vậy có thể thấy, việc phát triển ca cao trên địa bàntỉnh Đắk Lắk đã và đang được sự quan tâm của chính quyên địaphương và các tổ chức tài trợ phát triển ca cao trong và ngoàinước. Các dự án phát triển ca cao đã bước đầu hỗ trợ nâng caokỹ thuật cho người dân và thiết lập mô hình thí điểm về kếtnối giữa sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, thực tế triển khaikế hoạch phát triển ca cao còn chậm cũng như việc duy trì cáckết quả từ các dự án vẫn chưa được chú ý.

4.1.5. Chuỗi giá trị ca cao tỉnh Đắk Lắk

Sơ đồ tổng quát

54

55

Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk

Viện nghiên cứu nông lâm nghiệpTây Nguyên

Sự án Success Alliance, Danida

3%

Nôngdân

Đai lý thu mua

Thu gom/len men

Công ty cà phê

HTX nông nghiệpca cap

Thịtrườngnộiđịa

Côngty chếbiếnca caotainước

Công tycà phê

Cơ sởươm

Đai lývật tưnông

38%

5%

18%

14%

3%

10%

100%

100%

100%

90%

10%

Các tổ chức hỗ trợ

Trung tâm khuyến nông tỉnh

Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh

Phòng nông nghiệp các huyện

HTX cacao

9%

Nôngdân sanxuất tư

do

Nôngdânthuộccông ty

XãviênHTX cacao

Cty CaoNguyênXanh

Công tyxuấtkhẩu

(Amajar

Cty NamTrườngSơn

Chế biến,tiêu thụ

Thu mua/Vậnchuyển

Thu gom, lên men,vận chuyển

Sanxuất/len

men

Đầu vàosan xuất

Thu mua, chếbiến, xuất

khẩu

Hình 22. Sơ đồ chuỗi giá trị cacao tỉnh Đắk Lắk

56

Quả ca cao

Hạt ca cao

Nguồn: SCAP, 2012

Các kênh tiêu thụ chủ yếu và tỷ lệ tiêu thụ qua từng kênh

Ca cao sau khi thu hoạch tại các nông hộ được tiêu thụ ởhai dạng quả tươi và hạt ca cao khô. Cụ thể ca cao được tiêuthụ thông qua 5 kênh chính:

Kênh 1: Hộ nông dân tư do tham gia sản xuất ca cao có chứng nhận UTZ –công ty Cao Nguyên xanh

Đầu năm 2012, Tổ chức tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế(Solidaridad) đã hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết giữa công tyCao Nguyên Xanh liên với 260 hộ sản xuất ca cao tại Đắk Lắ đểtổ chức sản xuất và tiêu thụ ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, vớitổng diện tích là 119 ha.

Kênh 2: Nông dân – Đai lý thu mua ca cao – Công ty chế biến/xuất khâu –Người tiêu dùng

Trong kênh tiêu thụ này, nông dân là những người có diệntích tương đối lớn và có thiết bị cũng như kỹ năng lên men cacao tại hộ sau khi thu hoạch. Các hộ này thường là các hộ nằmtrong dự án phát triển ca cao hoặc được các trạm thu mua củacác công ty tập huấn về kỹ thuật lên men tại hộ gia đình. Sảnphẩm ca cao được tiêu thụ thông qua kênh này là hạt ca caokhô. Khối lượng ca cao được tiêu thụ chiểm khoảng 38% sảnlượng ca cao được sản xuất. Mức giá thu mua ca cao từ hộ sảnxuất thông qua kênh này vào khoảng 41.000 đồng – 46.500đồng/kg hạt ca cao khô.

Kênh 3: Nông dân – Cơ sở lên men/thu gom – Đai lý thu mua cacao - Công tychế biến xuất khâu – Người tiêu dùng

Trong kênh tiêu thụ này ca cao của nông hộ được thu muadưới dạng cả quả tươi và hạt ca cao khô. Đối với những hộ diệntích nhỏ, khối lượng thu hoạch không nhiều đủ để lên men tạihộ gia đình nên họ thường bán cho các cơ sở lên men dưới dạngquả tươi. Một số hộ có thể tự lên men bán dưới dạng hạt khôcho các đối tượng thu gom. Sau đó toàn bộ lượng hạt này được

57

các cơ sở lên men hoặc người thu gom cung cấp cho các đại lýthu mua của các công ty chế biến xuất khẩu đặt tại địa phương.

Kênh 4: Nông dân – Công ty cà phê - Công ty chế biến/xuất khâu – Người tiêudùng

Đối với kênh tiêu thụ này, nông dân thường là thành viêncủa các công ty cà phê. Ca cao được tiêu thụ thông qua kênhnày ở dạng hạt ca cao khô là chủ yếu. Các công ty cà phê trongkênh này cũng chỉ đóng vai trò là trạm thu mua trung gian chocác công ty chế biến và xuất khẩu ca cao.

Kênh 5: Nông dân - HTX Nông nghiệp ca cao - Công ty chế biến/xuất khâu –Người tiêu dùng

Trong kênh tiêu thụ này, nông dân trồng ca cao là thànhviên của các HTX sản xuất nông nghiệp hoặc các tổ nhóm sảnxuất ca cao. Phần lớn ca cao được hộ nông dân cung cấp chongười lên men (hộ này được chọn trong HTX để tập trung lên mencho các hộ thành viên) dưới dạng quả ca cao tươi. Thường mỗiHTX/Tổ nhóm có một số hộ có điều kiện làm hộ lên men và đượctập huấn kỹ thuật lên men để đảm bảo tiêu chuẩn thu mua củacác công ty. Toàn bộ hạt ca cao sau khi lên men và phơi khô sẽđược các HTX/Tổ nhóm cung cấp cho các công ty chế biến và xuấtkhẩu ca cao. Các HTX/Tổ nhóm mua ca cao dưới dạng quả tươi vớigiá khoảng 2.800 đồng/kg. Ngoài ra các HTX/Tổ nhóm này cũngthu mua ca cao của các hộ thành viên dưới dạng hạt ca cao khôvới giá 42.000 đồng/kg.

Đặc điểm và mối quan hệ của các tác nhân tham gia trong chuỗigiá trị ca ccao tỉnh Đắk Lắk

Hộ trồng cacao

Nông dân trồng ca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thểđược chia thành 3 nhóm: nhóm thuộc các công ty cà phê ca cao,nhóm thuộc các HTX và nhóm nông dân sản xuất tự do.

58

Nhóm hộ là thành viên của các công ty cà phê ca cao: Cácnông hộ canh tác ca cao trên diện tích đất của công ty càphê ca cao thông qua ký hợp đồng giao khoán với đất theoNghị định 135 của Chính phủ và theo chủ trương chuyển đổicơ cấu cây trồng của công ty từ diện tích cà phê già cỗinăng suất thấp sang cây ca cao. Phía công ty sẽ chịutrách nhiệm toàn bộ về đầu tư trong phần kiến thiết cơbản: giải phóng mặt bằng (thanh lý vườn cà phê già cỗi),phân chuồng bón lót, phân hóa học, thuốc BVTV, tưới nước,… người lao động chịu phần công lao động. Khi ca cao vàogiai đoạn có thu hoạch, người lao động sẽ trả lại phầnchi phí đầu tư ban đầu theo từng năm, và sau khi trả xongchi phí đầu tư, hằng năm người lao động sẽ nộp một tỷ lệnhất định thu nhập từ vườn ca cao cho công ty (cụ thể làtỷ lệ nông dân 6: công ty 4). Việc thanh toán tiền bánsản phẩm sẽ được thực hiện ngay sau khi nông dân giao sảnphẩm cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay thì liên kết nàykhông còn chặt chẽ vì một số bất đồng giữa cả phía côngty và nông dân tham gia. Nguyên nhân là vì người laođộng không chịu hợp tác, họ cho rằng “cây ca cao là câymới chưa rõ năng suất nên không thể chia tỷ lệ như vậy,hay Công ty không đầu tư trong thời kỳ kinh doanh, ngườilao động phải đầu tư nên vườn cây thuộc về họ, còn đấtthì họ chỉ chịu nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nhưngthời điểm này Nhà nước đã miễn thuế”. Chính vì vậy, mặcdù hiện nay vườn ca cao đã vào kinh doanh ổn định, ngườilao động đã có thu nhập từ ca cao nhưng phía công ty thìchưa thu được một khoản nào kể cả vốn đầu tư trong thờikỳ kiến thiết cơ bản, trong khi công ty phải trả gốc vàlãi cho khoản vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển.

Nhóm hộ thuộc HTX ca cao thì được tập huấn kỹ thuật,hướng dẫn cách trồng, chăm bón, cung cấp giống (HTX muagiống về cung cấp lại cho xã viên), và được HTX thu muasản phẩm ca cao ở cả hai dạng quả tươi và hạt ca cao khô.

59

Nhóm hộ trồng tự phát thì chủ yếu phát triển trên nềntảng mô hình thí điểm Trung tâm khuyên nông đối với hộnghèo và hộ đồng bào dân tộc (Trung tâm khuyến nông cungcấp giống, phân bón, và vôi để các hộ trồng) và các hộtrồng xen trên diện tích điều kém hiệu quả của gia đình.Những hộ này chủ yếu tiêu thụ ca cao qua các đối tượngtrung gian như cơ sở lên men/thu gom/thương lái/đại lý.Mối quan hệ giữa hộ với các đối tượng này thu mua đơnthuần chỉ là mối quan hệ mua bán theo thị trường mà khônghề có một cam kết ràng buộc nào. Đến mùa thu hoạch, nôngdân thu hoạch ca cao và sơ chế tại nhà (đối với những hộdiện tích tương đối lớn và có điều kiện lên men) sau đóvận chuyển ca cao khô tới bán cho các đại lý thu mua theogiá đưa ra của các đại lý dựa trên giá mà đại lý sẽ báncho các công ty chế biến trừ đi một số chi phí khác. Cáchộ nông dân này phải tự túc từ vốn sản xuất và vật tưphục vụ sản xuất.

Hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ

Bang 4. Chi phí bình quân 1 năm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản trongcanh tác ca cao tại Đắk Lắk

Hang mụcĐơn vịtính

Quy trình truyềnthống Quy trình UTZ

Giá trị Tỷ lệ Giá trịTỷlệ

Giống 1000đ/ha

2.333 6,9

2.333 6,8

Phân bón 1000đ/ha

12.647 37,3

11.719

34,3

Thuốc BVTV 1000đ/ha

1.286 3,8

970 2,8

Vật tư khác 1000 2,7 2,9

60

đ/ha 925 996

Lao động giađình

1000đ/ha

14.300 42,2

15.000

43,9

Lao độngthuê

1000đ/ha

361 1,1

1.236 3,6

Lãi vay 1000đ/ha

1.557 4,6

1.583 4,6

Phí khác 1000đ/ha

500 1,5

304 0,9

Tổng chi phí1000đ/ha

33.909 100,0

34.141

100,0

Nguồn: SCAP, 2012

Kết quả phân tích tại bảng cho thấy chi phí bình quân 1năm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của hộ trồng ca cao là khálớn (trung bình 33,9 triệu/ha đối với ca cao thường và 34,1triệu/ha đối với ca cao trồng theo quy trình UTZ).

Đối với thời kỳ kinh doanh, mức chi phí bình quân cũngtăng lên đáng kể do phải đầu tư nhiều hơn về phân bón, thuốcbảo vệ thực vật và một số vật tư khác. Vì cây ca cao rất nhạycảm với điều kiện thời tiết, đặc biệt là vào thời kỳ kinhdoanh nên việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần hộ đầu tư nhiều. Cụthể chi phí trung bình cho 1 ha ca cao vào giai đoạn kinhdoanh là 60,4 triệu đối với quy trình trồng ca cao truyềnthống và 59,6 triệu đối với ca cao theo quy trình UTZ. Kết quảphân tích cũng cho thấy ca cao là cây thâm dụng về lao độngchăm sóc đặc biệt là vào thời kỳ kinh doanh. Do tổng chi phísản xuất khá cao nên lợi nhuận thu được trên 1 ha ca cao củahộ là khá thấp (6,04 triệu/ha đối với ca cao thường và 5,70triệu/ha đối với ca cao sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ. Bang 5. Hiệu qua san xuất ca cao của hộ thời kỳ kinh doanh

61

Unit Ca cao thường Ca cao theotiêu chuẩn UTZ

Tổng chi phí 1000 đ/ha 60.395 59

.665

Phân bón 1000 đ/ha 24.962 23

.500

Thuốc BVTV 1000 đ/ha 5.044

4.315

Vật tư khác 1000 đ/ha 2.808

2.470

Sơ chế 1000 đ/ha 1.664 2.504

Lao động 1000 đ/ha 22.278 23

.891

Lãi vay 1000 đ/ha 1.906

858

Thuế, phí 1000 đ/ha 37 -

Khấu hao vườn cây 1000 đ/ha 1.695

1.707

Chi phí khác 1000 đ/ha

419

Năng suất hat cacao khô ton/ha 1,5

1,4

Giá 1000 đ/ton 44.000 46

.300

Doanh thu 1000 đ/ha 66.440 65.366

Lợi nhuận 1000 đ/ha 6.045

5.701

62

Nguồn: SCAP, 2012

Theo kết nhận xét của các hộ sản xuất ca cao trên địa bànđiều tra, do chưa có sự ấn định giá cố định cụ thể đối với cacao UTZ (giá ca cao sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ không đượcquy định trước mà tùy vào mức thưởng của công ty thu mua) cộngthêm năng suất thấp, chi phí lao động cao nên UTZ chưa thực sựmang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Cơ sở lên men

Mặc dù có nhiều nông dân biết về kỹ thuật lên men nhưngcác cơ sở lên men hiện nay vẫn duy trì hoạt động vì có một bộphận nông dân có sản lượng ít (chỉ vài chục kg quả tươi/ngày)và không có lao động để phục vụ hoạt động lên men nên vẫn bánquả tươi (tính theo giá hạt ca cao khô chia theo tỷ lệ 13 kgtrái tươi = 1 kg hạt khô). Các chủ cơ sở lên men này cũng đượctập huấn kỹ thuật lên men từ dự án Success Đắk Lắk nên nắmvững kỹ thuật lên men. Tuy nhiên, hoạt động lên men hiện naychủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công.

Một số cơ sở lên men hoạt động theo nguyên tắc giống nhưhộ thu gom ca cao, căn cứ vào giá thu mua của các công ty lớnđể tính toán giá thu mua của mình (trừ đi các khoản chi phí vàlợi nhuận). Khách hàng của các cơ sở lên men tư nhân chủ yếulà đại lý thu mua trong huyện (chiếm 55%), còn lại là một sốcơ sở gom được lượng hàng lớn (1 tấn – 2 tấn) một lúc thì cóthể liên hệ trực tiếp với công ty Cargill, Amajaro để bán sảnphẩm (các công ty này có xe thu mua tận nơi nếu khối lượng đạtyêu cầu tối thiểu là 1- 2 tấn). Mối quan hệ giữa các cơ sở lênmen với các đối tượng cung cấp cũng như thu mua ca cao chỉ làquan hệ mua bán ca cao theo mối quen biết thông thường màkhông có hợp đồng.

Đối với nhóm nông dân thuộc HTX, HTX có đội lên men theotừng khu vực tập trung, thường mỗi HTX có tổng cộng có 10 độithu mua quả tươi và lên men (tính theo giá hạt ca cao khô chia

63

theo tỷ lệ 13 kg trái tươi = 1 kg hạt khô) và thu mua theo giáthị trường hằng ngày.

Đai lý thu mua ca cao

Đại lý thu mua ca cao hay còn gọi là trạm thu mua ca cao.Một số đại lý trước đây chỉ chuyên thu mua cà phê và tiêu,nhưng thời gian gần đây khi ca cao phát triển nhiều thì cácđại lý ở đây cũng dần chuyển qua thu mua thêm ca cao và nguyêntắc hoạt động vẫn dựa trên cách làm với cà phê. Để người trồngca cao yên tâm về đầu ra của sản phẩm cũng như tránh tìnhtrạng bị ép giá, tỉnh Đăk Lăk đã cho phép công ty  Cargill đặt trạm thu mua tại thành phố Buôn Ma Thuột và hàng trăm điểmthu mua nhỏ lẻ tại các khu vực có ca cao trong tỉnh.

Trong chuỗi giá trị, đại lý thu mua ca cao có liên hệtrực tiếp với hai đối tượng là nông dân sản xuất ca cao vàcông ty chế biên xuất khẩu ca cao. Các điểm thu mua này chỉthu mua ca cao dưới dạng hạt ca cao khô. Ngoài việc mua trựctiếp từ các hộ nông dân, các điểm thu mua này còn thu mua từcác cơ sở lên men và hộ thu gom cacao.

Phương thức hoạt động tại trạm và điểm thu mua được cholà khá năng động, kịp thời, thông tin về giá cả được thông báothường xuyên trên truyền hình và các phương tiện truyền thôngkhác, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất ca caovề kỹ thuật lên men, ứng tiền đầu tư chăm sóc, tổ chức tiếpthị và tạo điều kiện cho nông dân đi tham quan học tập các môhình ca cao trong và ngoài tỉnh đã được nông dân tin tưởng vàtích cực đầu tư chăm sóc cây ca cao. Hằng ngày, đại lý sẽ lấythông tin giá từ công ty thu mua lớn như Cargill hay Amajaro,sau đó họ sẽ tính toán giá thu mua của đại lý bằng cách trừ đi1.000 – 2.000 đ/kg (chi phí vận chuyển, quản lý, thu mua, lợinhuận,…). Hoạt động thu mua như vậy sẽ ít rủi ro đối với cácđại lý và đẩy phần rủi ro về phía thương lái và nông dân.Bang 6. Hiệu quả kinh doanh cho 1 tấn hạt ca cao của đại lý thu mua năm2012

64

Hang mục

Giá trị

(1.000 đ)

% doanh

thu

% trong IC,

VA

Doanh thu

46.000 100  

Chi phí trung gian

44.255 96,21 100

Mua hạt ca cao khô

44.000   99,42

Chi phí hao hụt

255   0,58

Giá trị gia tăng

1.745 3,79 100

Lao động bốc dỡ

100   5,73

Chi phí lãi vay

1.500   85,96

Lợi nhuận

145   8,31

Nguồn: SCAP, 2012

Công ty cà phê

Đây là các công ty cà phê thuộc UBND tỉnh quản lý và cácđơn vị thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam đóng trên địa bàntỉnh. Trong đó công ty giao đất cho nông dân sản xuất bằng hợpđồng giao khoán theo Nghị định 135 của Chính phủ với diệntích. Phía công ty sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về đầu tư trongphần kiến thiết cơ bản: giải phóng mặt bằng (thanh lý vườn càphê già cỗi), phân chuồng bón lót, phân hóa học, thuốc BVTV,tưới nước,… người lao động chịu phần công lao động. Khi ca caovào giai đoạn có thu hoạch, người lao động sẽ trả lại phần chi

65

phí đầu tư ban đầu theo từng năm, và sau khi trả xong chi phíđầu tư, hằng năm người lao động sẽ nộp một tỷ lệ nhất định thunhập từ vườn ca cao cho công ty.

Nguyên liệu hạt ca cao mà công ty cà phê ca cao thu muađược cung cấp cho các công ty chế biến xuất khẩu ca cao theohợp đồng. Trong đó phía công ty chế biến hỗ trợ phổ biến,chuyển giao các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn phân loạisản phẩm. Cụ thể là kỹ thuật sản xuất ca cao theo tiêu chuẩnUTZ. Hợp đồng này đơn giản chỉ là hợp đồng thu mua ca cao đượchình thành khi hai bên tiến hành mua bán mà không hề có hỗ trợgì về vốn cũng như vật tư phục vụ sản xuất từ phía công ty chếbiến xuất khẩu ca cao.

Bang 7. Hiệu qua kinh doanh cho 1 tấn hạt ca cao của công ty cà phê ca cao năm 2012 (đối với sản phẩm ca cao theo tiêu chuẩn UTZ)

Khoan mụcGiá trị(1.000 đ)

% doanhthu

% trong IC,VA

Doanh thu 47.300 100  

Chi phí trung gian 46.479 98,26 100

Mua hạt ca cao khô 46.300   99,62

Chi phí hao hụt 179   0,39

Giá trị gia tăng 822 1,74 100

Lao động bốc dỡ 100   5,73

Lợi nhuận 722   41,35

Nguồn: SCAP, 2012

66

Công ty thu mua, chế biến và phân phối sản phâm ca cao

Hiện nay tại địa bàn tỉnh có 2 công ty thu mua ca caochính là Amajaro và Cargill. Trong khi Cargill đã bắt đầu thumua ca cao từ lâu thì Amajaro mới bắt đầu thu mua ca caotrong một vài năm trở lại đây. Hiện tại Cargill có 1 trạm thumua lớn đặt tại Đắk Lắk là điểm trung chuyển hàng sau khi thugom tại các địa phương về. Ngoài việc thu mua, công ty Cargillcũng dần chú ý đền việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. Hiệnnay, công ty Cargill cũng với Mars đang xây dựng 24 mô hìnhtrình diễn tại Đắk Lắk với mục tiêu là nâng cao nhận thức củanông dân về cây cacao và chứng minh năng suất ca cao với nhữngnông dân đang và sẽ trồng ca cao. Kế hoạch tương lai, Cargillsẽ phát triển theo hướng ca cao có chứng nhận.

Công ty Cargill không thu mua trực tiếp từ nông dân màthu mua qua hệ thống đại lý tại các xã, huyện. Các đại lý nàykhông được hỗ trợ vốn nhưng được tập huấn kỹ thuật thu mua,vận chuyển, hỗ trợ bao bì đối với sản phẩm UTZ. Cargill làdoanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật canh táccho nông dân tại 12 tỉnh thành trồng ca cao với mô hình nângcao năng suất.

Hiện nay, công ty Cargill thu mua cacao chứng nhận UTZvới mức cộng thưởng từ 1000 – 3.500 đ/kg và khuyến khích nôngdân trồng theo chứng nhận UTZ để nông dân có thể bán với giácao hơn (sản phẩm UTZ sẽ có thêm giá thưởng) và được hỗ trợ kỹthuật. Giá thu mua ca cao của công ty được tính toán dựa trêngiá thế giới trừ đi chi phí vận chuyển, bao bì, quản lý vàgiám sát. Tiêu chuẩn thu mua của Cagrill dựa trên Tiêu chuẩnViệt Nam (TCVN) quy định về chất lượng ca cao tháng 2/2006.

Khó khăn hiện nay của Cargill đó là diện tích ca cao pháttriển còn chậm trong khi nhu cầu thu mua lớn do nông dân hiểunhầm là ca cao năng suất không cao, hiệu quả thấp. Sản lượngthu mua lên men thấp do có nhiều đơn vị khác thu mua bất kểloại nào mà không phân loại làm cho người nông dân hiểu là

67

loại kém cũng tiêu thụ được nên dẫn đến tình trạng nông dânkhông chú ý đến chất lượng sản phẩm nữa. Ngoài ra, theo tậpquán nông dân, họ thường nghĩ rằng sản phẩm không lên men nặnghơn do sản phẩm khi lên men sẽ nở ra và trong cùng 1 bao thìsản phẩm không lên men sẽ có nhiều hạt hơn, điều này dẫn đếnchất lượng ngày càng đi xuống.

Bang 8. Hiệu quả chế biến, kinh doanh cho 1 tấn hạt ca cao của công ty chếbiến và xuất khẩu bột ca cao năm 2012

Hang mục

Ca cao thườngCa cao theo tiêu

chuẩn UTZGiátrị

(1.000đ)

%doanhthu

%trongIC,VA

Giátrị

(1.000đ)

%doanh

thu

%trongIC,VA

Doanh thu126.00

0 100  135.00

0 100,

0  Chi phí trunggian (IC) 76.630 60,8 100 75.955 56,3 100,0Giá mua nguyênvật liệu 46.000   60,0 47.300   61,7chi phí hao hụt 13.800   18,1 11.825   15,4Chi phí chế biếnvà chi phí khác(phụ gia, bao bì,…) 16.830   21,9 16.830   22,0Giá trị gia tăng(VA) 49.370 39,2 100 59.045 43,7 100,0Chi phí lao động 22.000   44,6 20.000   40,5Chi phí lãi vay 4.350   8,8 4.350   8,8Chi phí khác (vậnchuyển, bôc dỡ,thuế…) 4.000   8,1 4.000   8,1Lợi nhuận 19.020   38,5 30.695   62,2

68

Nguồn: SCAP, 2012

HTX Nông nghiệp ca cao

Toàn tỉnh có duy nhât có 1 HTX về sản xuất ca cao đó làHTX NN ca cao huyện Ea Kar được thành lập vào năm 2008 dựatrên nền tảng là 91 hộ tham gia vào dự án ACP. Số lượng hộthành viên của HTX là 450 xã viên chính thức, tổng diện tíchcacao của HTX đạt 400 ha (chiếm 44% tổng diện tích ca cao toànhuyện) trong đó có 150 ha đang trong giai đoạn kiến thiết cơbản và 250 ha đang trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh vớinăng suất trung bình khoảng 0,6 – 1 tấn/ha.

Hiện nay, HTX thu mua 80% quả tươi và 20% hạt ca cao khôtừ các hộ xã viên. Bên cạnh việc thu mua, HTX cũng đang đảmnhận việc cung cấp vật tư như bán thuốc BVTV, phân bón (bánphân bón và thuốc BVTV nhưng cho nợ lại trong 3 tháng), và chovay tín dụng cho các xã viên theo hình thức cho vay luân phiêntừ nguồn đóng góp của các xã viên mua cổ phần (1 triệu đồng/cổphần). HTX cũng đang nhận được hỗ trợ từ dự án ACP thông qualiên minh với công ty Nam Trường Sơn theo hình thức hỗ trợ làdự án tài trợ 40% và nông dân đóng góp 60% trong việc đầu tưgiống, phân bón, thuốc BVTV và sẽ bán sản phẩm cho công ty NamTrường Sơn.

Phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi giá trị ca cao tỉnhĐắk LắkBang 9. Chi phí – lợi nhuận trên 1 tấn hạt ca cao trong chuỗi giá trị cacao tỉnh Đắk Lắk

Traditionalcocoa

UTZ cocoa

Value

(1000đ)

% Value

(1000đ)

%

Tổng chi phí 103.48 100 99.545 100

69

Traditionalcocoa

UTZ cocoa

Value

(1000đ)

% Value

(1000đ)

%

8

Phân bón 16.531 16.645

Thuốc BVTV 3.341 3.056

Chi phí vật tư khác 1.859 1.750

Chế biên 17.932 18.604

Hao hụt 14.055 12.004

Lao động 36.854 37.023

Lãi vay 7.756 4.958

Thuế, phí 37 -

Chi phí khác 4.000 4.297

Khấu hao vườn cây 1.123 1.209

Chi phí của nông dân 39.997 38,6 42262 42,5

Chi phí của các trạm thu mua/côngty cà phê

1.855 1,8 279 0,3

Chi phí của công ty chế biến 61.636 59,6 57005 57,3

Doanh thu126.00

0 135.00

0

Tổng lợi nhuận 22.512 100 35.455 100

Lợi nhuận của nông dân 4.003 17,8

4.038 11,4

Lợi nhuận của các trạm thu 145 0,6 72 2,0

70

Traditionalcocoa

UTZ cocoa

Value

(1000đ)

% Value

(1000đ)

%

mua/công ty cà phê 2

Lợi nhuận của công ty chế biến 18.364 81,6 30.695 86,6

Nguồn: SCAP, 2012

Hầu hết sản xuất ca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đượcsản xuất theo quy trình truyền thống. Sản phẩm ca cao được sảnxuất theo tiêu chuẩn UTZ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chuỗi giátrị ca cao tỉnh Đắk Lắk thông qua các dự án hỗ trợ phát triểnca cao và được tiêu thụ qua kênh 1, 4 và kênh 5.

Tổng lợi nhuận trên 1 tấn hạt ca cao khô được sản xuấttheo quy trình truyền thống đã qua chế biến là khoảng 22,5triệu đồng, trong đó chủ yếu được phân bổ cho các công ty chếbiến. mặc dù hộ nông dân bỏ ra chi phí đầu tư chiếm 38,6% tổngchi phí nhưng họ chỉ nhận lại được 17,8% trong tổng lợi nhuậncủa toàn chuỗi.

Đối với sản phẩm hạt ca cao được sản xuất theo tiêu chuẩnUTZ, tổng lợi nhuận toàn chuỗi là 35,5 triệu đồng cao hơn cacao sản xuất theo quy trình truyền thống khoảng 13 triệu đồng.Tuy nhiên khoản lợi nhuận chênh lệch này chủ yếu được đem lạicho doanh nghiệp chế biến. Nguyên nhân chủ yếu là do đối vớisản phẩm ca cao được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng nàyđược bán với giá cao hơn trong khi lại giảm được chi phí haohụt nhờ phẩm chất hạt tốt. Tuy nhiên theo các hộ nông dântrồng ca cao, việc sản xuất ca cao theo tiểu chuẩn chất lượngnày chưa được các hộ hưởng ứng và áp dụng vì họ còn lo sợ vềgiá ca cao không ổn định hơn nữa giá ca cao sản xuất theo tiêu

71

chuẩn chất lượng không có giá cụ thể mà phụ thuộc vào mứcthưởng/kg của các công ty thu mua, việc ghi chép đối với sảnxuất theo tiểu chuẩn cũng khá mất công và phải đầu tư các côngtrình vệ sinh thích hợp trong khi vốn dành cho sản xuất của hộcòn khó khăn. Hiện nay phần lớn diện tích ca cao sản xuất theotiêu chuẩn đều là phần diện tích nằm trong các dự án hỗ trợcủa các nhà tài trợ thông qua các dự án phát triển ca cao màchưa được phát triển rộng.

4.2. Hiện trang phát triển ca cao tai Đắk Nông

4.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng

Là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây nam Tây nguyên, tỉnhĐăk nông có nhiều lợi thế về tài nguyên đất đai, thời tiết khíhậu, nguồn lao động và điều kiện sinh thái phù hợp cho pháttriển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, nhất là các loại câycông nghiệp dài ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao như cà phê,cao su, tiêu, ca cao...

So với các loại cây trồng dài ngày khác như: cà phê, caosu, tiêu, điều thì cây ca cao mới bắt đầu trồng thử nghiệmtrên địa bàn tỉnh từ năm 2000 thông qua một số đề tài khảonghiệm 06 giống ca cao lai F1 nhập nội từ Malaysia. Từ năm2004 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư – Sở NN&PTNTtỉnh Đăk Nông đã đưa cây ca cao vào làm mô hình thí điểm tạicác huyện, thị xã trong tỉnh với 127,5 ha nguồn giống chủ yếulà các dòng TD (từ TD3 – TD14) của Trường Đại học Nông LâmTPHCM. Năng suất năm thứ 3 sau trồng đạt từ 0,2-0,4 tấn/ha,năm thứ 4 và thứ 5 đạt 0,8-1,2 tấn/ha. Năng suất đối với vườncây ca cao trồng thuần khi vào giai đoạn kinh doanh trung bìnhđạt từ 1,5 – 2,0 tấn/ha nếu được chăm sóc đúng quy trình kỹthuật.

72

Hình 23. Diện tích và san lượng ca cao tỉnh Đắk Nông giai đoan

2007 – 2012

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông, 2012

4.2.2. Tình hình chế biến, tiêu thụ

Do ca cao là cây trồng mới được trồng với diện tích nhỏlẻ manh mún nên hệ thống chế biến và tiêu thụ hạt ca cao trênđịa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Do mới tách tỉnh từ tỉnh ĐắkLắk cũ nên mạng lưới thu mua còn ít, chủ vẫn do các cơ sở thumua từ Đắk Lắk qua. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có Công tyCargill là đơn vị chủ lực thu mua hạt ca cao. Các nông hộ tự ủhạt, lên men sau đó bán lại cho các cơ sở thu gom hoặc đại lýthu mua của công ty. Tuy nhiên, người dân thu gom với khốilượng nhỏ chưa có kinh nghiệm lên men nên khi bán cho đại lýcủa công ty thì thường bị trừ tiền. Hơn nữa, theo đánh giá củangười sản xuất thì các cơ sở thu gom còn ít và nằm xa khu vựcsản xuất nên hộ nông dân khó tiếp cận hoặc mất nhiều thời gianđể đem hạt ca cao đi bán.

73

ha Tấn

4.2.3. Các chính sách phát triển ca cao tai Đắk Nông

Từ khi tách tỉnh cho đến nay, Đắk Nông vẫn chưa xây dựngmột chính sách cụ thể nào đối với việc phát triển ca cao màvẫn dựa vào bản quy hoạch phát triển ca cao của tỉnh Đắk Lắkcũ được xây dựng từ năm 2002. Theo đó, sau khi tách tỉnh thìtổng diện tích ca cao dự kiến của Đắk Nông đến năm 2010 là4.000 ha. Mặc dù vậy, trong một số quyết định của UBND tỉnh vềphát triển nông nghiệp nói chung thì ca cao cũng là một loạicây được đề cập đến với vai trò là cây trồng chủ yếu. Cụ thể:

Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 20/02/2009 của UBND tỉnh ĐăkNông về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển nông nghiệpnông thôn tỉnh Đăk Nông đến 2020. Mục tiêu của dự án là tăngtrưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 8-9%/năm(2007-2010), 7-8%/năm (2011-2015) và 6-7%/năm (2016-2020).Trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tỉnh chủ trương pháttriển diện tích và sản lượng của một số cây trồng chủ yếu. Đốivới cây ca cao, tỉnh chủ trương tăng diện tích từ 5.000 ha năm2010 lên 7.000 ha năm 2020, sản lượng tăng từ 1.200 tấn năm2010 lên 10.000 tấn năm 2020.

Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnhĐăk Nông về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triểnbền vững tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 (chương trình nghị sự 21tỉnh Đăk Nông). Trong định hướng phát triển nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản, tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệptheo hướng hiệu quả cao, bền vững và sản xuất hàng hóa, gắnquy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung với giatăng các giống cây chịu hạn, ít dùng nước, thích ứng với BĐKH,đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đưahệ số sử dụng đất lên 1,3-1,4 lần trở lên. Đến năm 2010 giátrị sản xuất/ha đất canh tác gấp 1,3-1,4 lần hiện nay và đếnnăm 2020 gấp 1,5 lần trở lên so với năm 2010. Tập trung cảitạo nâng cao chất lượng vườn cây như: cao su, điều, hồ tiêu,ca cao đồng thời tập trung phát triển một số cây khác ngắn

74

ngày như bông, mía, đậu nành, dâu tằm. Để giảm áp lực lên diệntích rừng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững, phấn đấu khôngtăng diện tích đất nông nghiệp kết hợp với nâng cao giá trịsản xuất nông nghiệp. Từng bước chuyển dịch cơ cấu trong nôngnghiệp theo hướng giảm tỷ lệ ngành trồng trọt, tăng cho chănnuôi, dịch vụ.

4.2.4 Chuỗi giá trị cacao tỉnh Đắk Nông

Sơ đồ tổng quát

75

Hình 24. Sơ đồ mô ta các tác nhân trong chuỗi giá trị ca cao tỉnh Đăk Nông

76

Thu mua, xuất khẩu

Chế biến, phân phối

Cung cấp vật tư đầu vào san xuất

Công ty chế biếnca cao ở nước

ngoài

Tổ chức tác động

Trung tâm khuyến nông

Phòng nông nghiệp các

Cơ sởươmgiốngĐai lýcung cấpvật tưđầu vào 25%

75%55%

55%

20%

25%

Trạm thu mua

Công ty Cargill

Công ty cà phê Đức Lập

Thu gom

Nông dân

San xuất/lên men

Thu mua, vận chuyển

Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh

Sở NN &PTNT tỉnh Đắk Nông

Sự án Success Alliance, Danida

Nông dân thuộc công ty cà phê Đức Lập

Nguồn: Số liệu điêu tra thưc đia, 2012

77

Các kênh tiêu thụ chủ yếu và tỷ lệ tiêu thụ qua từng kênh

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, những tác nhânchính trong kênh tiêu thụ ca cao gồm nông dân (người trồng cacao), thương lái, đại lý thu mua, công ty chế biến nhỏ trongnước và công ty thu mua và xuất khẩu ca cao. Hình 1 mô tả 03kênh phân phối khác nhau để đưa ca cao nguyên liệu từ vùng sảnxuất đến nơi tiêu thụ:

- Kênh (1): Nông dân → Thương lái → Đại lý thu mua → Công tythu mua và xuất khẩu ca cao

- Kênh (2): Nông dân → Đại lý thu mua → Công ty thu mua vàxuất khẩu ca cao

- Kênh (3): Nông dân → Công ty thu mua, chế biến trong nước →Công ty thu mua và xuất khẩu ca cao

Trong phân tích chuỗi giá trị, nghiên cứu này sẽ tập trungphân tích 2 kênh tiêu thụ chính để phân tích, đó là Kênh (1)và kênh (2). Vì đây là 2 kênh tiêu thụ chính của 2 loại sảnphẩm ca cao thường và ca cao chứng nhận UTZ.

Đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi

Nông dân

Nông dân là tác nhân khởi đầu của chuỗi giá trị và có vaitrò then chốt trong việc hình thành chuỗi. Tại tỉnh Đăk Nông,có hai loại mô hình trồng ca cao chính đó là mô hình trồngthuần ca cao và mô hình trồng xen ca cao trong vườn điều. Môhình trồng thuần ca cao được trồng chủ yếu ở huyện Đăk Mil,trong đó đa phần diện tích trồng ca cao là phần diện tích củaCông ty Cà phê Đức Lập giao khoán cho công nhân của công tytrồng theo chương trình chuyển đổi từ diện tích cây cà phê giàcỗi sang trồng thuần ca cao. Công ty giao khoán vườn cây cacao cho nông dân trong thời gian 30 năm. Đối với diện tíchgiao khoán công ty tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồngca cao và kỹ thuật lên men hạt ca cao. Công ty còn hỗ trợ đầu

78

tư 100% chi phí xây dựng cơ bản trong 3 năm đầu gồm: công sanlấp mặt bằng, đào hố trồng ca cao, giống, phân bón và thuốcbảo vệ thực vật. Từ năm thứ 4 trở đi, nông dân tự đầu tư cônglao động, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc vườn cacao và giao sản phẩm cho công ty theo tỷ lệ người nhận khoánhưởng 70% sản phẩm, công ty nhận 30% sản phẩm theo năng suấtvườn cây. Mô hình trồng ca cao xen trong vườn điều được thựchiện chủ yếu tại huyện Krông Nô theo Chương trình Khuyến nôngQuốc gia của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đăk Nông.Các hộ nông dân làm theo mô hình của Chương trình được tậphuấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng ca cao và hỗ trợ cácchí phí vật tư như giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vậttrong 3 năm đầu sản xuất và người dân tự đầu tư công lao độngchăm sóc.

Về đặc điểm của các hộ trồng ca cao tại tỉnh Đăk Nông,phần lớn các hộ gia đình trồng ca cao là người kinh, một phầnnhỏ là người dân tộc Tày và M’Nông. Trung bình một hộ có 5nhân khẩu, trong đó trung bình số lao động làm trong lĩnh vựcnông nghiệp là 2,1 người. Trong hộ gia đình chủ hộ trồng cacao đa phần là đàn ông với trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2với tỷ lệ khoảng 56% tổng số mẫu điều tra, tỷ lệ chủ hộ cótrình độ cấp 3 chiếm 32%. Còn tỷ lệ chủ hộ có trình độ caođẳng và đại học trở lên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với tỷ lệ 4%.

Quy mô diện tích của các hộ trồng ca cao còn nhỏ vớikhoảng 0,5 – 1,0 ha là chiếm chủ yếu với tỷ lệ chiếm 48% tổngsố hộ điều tra, quy mô dưới 1,0 ha chiếm khoảng 28% và quy môdiện tích trồng ca cao trên 1 ha chiếm khoảng 24%.

Về năng suất hạt ca cao khô, đối với mô hình trồng thuầnca cao, năng suất cao nhất đạt được là 2,94 tấn/ha, năng suấtthấp nhất là 1,00 tấn/ha và năng suất trung bình đạt 1,64tấn/ha. Đối với mô hình trồng ca cao xen trong vườn điều, năngsuất cao nhất đạt 1,5 tấn/ha, năng suất thấp nhất đạt 1,0tấn/ha và năng suất trung bình đạt 1,27 tấn/ha. Như vậy, đối

79

với cả mô hình trồng thuần và trồng xen đều còn tiềm năng đểnâng cao năng suất bởi việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trongchọn giống và chăm sóc ca cao.

Về lao động, trong quá trình canh tác ca cao, thu hoạchlà khâu quan trọng chiếm nhiều công lao động nhất. Khác vớicây cà phê, cây ca cao tại Đăk Nông có thời gian thu hoạch kéodài khoảng 6 tháng. Bình thường, mỗi năm ca cao cho hai vụ thuhoạch, trong đó vụ thu hoạch chính tập trung từ tháng 10 –12và vụ thu hoạch phụ từ tháng 3 –5 năm sau. Do vậy, đối với hộcó khoảng 2-3 lao động nông nghiệp thì có thể sản xuất ca caovới quy mô trung bình khoảng 1-2 ha nhằm tận dụng tối đa cônglao động nhàn rỗi của hộ và giảm chi phí công lao động thuê.Hầu hết các hộ nông dân tự thu hoạch trái bằng lao động giađình, sau đó tự lên men hạt ca cao.Kỹ thuật thu hoạch trái cacao bằng thủ công khá đơn giản bằng cách dùng dao hoặc kéo đểcắt cuống trái chín. Sau đó, trái ca cao chín được bổ làm đôiđể tách lấy hạt ra khỏi trái. Đem hạt ca cao ủ trong thùng gỗhoặc hộp nhựa trong vòng 5-7 ngày khi hạt ca cao lên men đềuđẹp mang ra phơi khô rồi bán. Tuy nhiên, có một số ít hộ bántrực tiếp trái tươi cho thương lái do sản lượng của mỗi đợtthu hoạch ít hoặc phần sản lượng nông dân trả khoán cho Côngty Cà phê Đức Lập.

Về năng suất và chất lượng ca cao phụ thuộc vào nhiều yếutố như: giống, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại và chế độ dinhdưỡng cho cây. Trong các yếu tố trên, sự kiểm soát sâu bệnhhại và mức độ tăng cương dinh dưỡng cho đất có ảnh hưởng rấtlớn đến năng suất.Cả hai yếu tố này đều cần đến sự đầu tư mạnhvề tài chính, đặc biệt là trong 3 năm đầu xây dựng cơ bản chưacó thu hoạch ca cao. Trong khi kết quả điều tra cho thấy, hầuhết các hộ được phỏng vấn đều cho rằng họ chưa được vay vốn đểmua thuốc bảo vệ thực vật và phân bón chăm sóc ca cao. Thayvào đó, một số hộ sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình để sửdụng mua vật tư, đa phần các hộ mua chịu tại các đại lý bán

80

vật tư nông nghiệp và phải trả lãi suất với mức 2-3%/tháng.Hiện nay, tại tỉnh vẫn chưa có chính sách hỗ trợ nông dân vayvốn để trồng và sản xuất ca cao vì đây là loại cây trồng mớichưa rõ hiệu quả kinh tế.Kết quả mở rộng diện tích ca cao củatỉnh Đăk Nông chủ yếu là do hỗ trợ của dự án khuyến nông hoặcgiao khoán của Công ty Cà phê Đức Lập. Như vậy, vấn đề vốn làtrở ngại khó khăn chính khi nông dân áp dụng hình thức canhtác trồng thuần ca cao trên diện rộng, đặc biệt là đối với hộnghèo và hộ dân tộc thiểu số thì đây là thách thức rất khó cóthể vượt qua và rất khó có thể thu hút được nông dân tham giatrồng và mở rộng diện tích ca cao.

Thương lái/ Đai lý thu mua/ Doanh nghiệp chế biến và xuất khâu ca cao

Tại tỉnh Đăk Nông, diện tích trồng ca cao còn ít và tốcđộ tăng diện tích còn chậm với khoảng 661 ha (năm 2012), trongđó ca cao được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Đăk Mil (với268 ha) và huyện Krông Nô (với 247 ha). Do vậy, hệ thốngthương lái, đại lý thu mua và công ty còn hạn chế và mới chỉtập trung ở huyện Đăk Mil, còn ở huyện Krông Nô và các huyệnkhác hầu như chưa có thương lái, đại lý thu mua ca cao.

Tại huyện Đăk Mil, diện tích ca cao trồng thuần và trồngtập trung theo diện tích giao khoán của công ty là chủ yếu(với khoảng 66% diện tích) và sản lượng ca cao thu hoạch khátập trung. Hệ thống thương lái, đại lý thu mua ca cao của Côngty Cargill và Công ty Cà phê Đức Lập có đặt ở tại. Để tăngthêm thu nhập cho hộ gia đình, nông dân tự lên men ca cao theoquy mô của từng hộ rồi bán hạt ca cao cho các đối tượng tiêuthụ. Đối với nông dân nhận giao khoán diện tích trồng ca caocủa Công ty Cà phê Đức Lập, thì giữa công ty và nông dân cóhợp đồng giao khoán sản phẩm và nông dân trả sản phẩm cho côngty với khoảng 30% sản lượng thu hoạch và trả sản phẩm đã làmtheo chứng nhận UTZ. Đối với phần sản phẩm còn lại, nông dânsản xuất ca cao theo lối truyền thống và bán hạt ca cao chonhiều đối tượng khác nhau bao gồm cả thương lái, đại lý thu

81

mua và giữa nông dân với các đối tượng này không ký hợp đồngràng buộc về chất lượng và giá cả theo giá thị trường. Mứcchênh lệch giá giữa ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và ca caothường không nhiều nên nông dân chưa quan tâm đến việc cảithiện chất lượng sản phẩm ca cao. Công ty Cà phê Đức Lập mớichỉ dừng lại ở khâu trung gian là quy hoạch vùng trồng, chuyểnđổi diện tích cà phê tái canh không hiệu quả sang trồng ca caovà cung cấp hạt ca cao lên men cho Công ty Cargill.

Trên địa bàn huyện Krông Nô, diện tích ca cao chủ yếuđược trồng xen trong vườn điều, diện tích canh tác manh múnnên sản lượng thu hoạch ca cao chưa nhiều, và trên địa bànhuyện hầu như không có thương lái hay đại lý thu mua của côngty, việc tiêu thụ ca cao của người nông dân gặp nhiều khókhăn. Nông dân thường phải mang hạt ca cao đã được lên men điBuôn Mê Thuột hoặc tỉnh Đăk Lăk để tiêu thụ, việc này đã đẩychi phí vận chuyển cao. Do sản lượng ca cao ít, việc lên menca cao không được đồng đều và không đạt tiêu chuẩn cao nên sảnphẩm hạt ca cao do nông dân đi bán trực tiếp thường bị trừgiá. Những khó khăn trong quá trình thu hoạch, sơ chế và tiêuthụ ca cao ở Krông Nô, cùng với lợi nhuận từ việc sản xuất cacao thấp, đã dẫn đến tình trạng nhiều diện tích ca cao đã đếnthời điểm thu hoạch phải chặt bỏ.

Công ty Cargill đặt trụ sở thu mua tại tỉnh. Tuy nhiên,theo kết quả phỏng vấn cán bộ của công ty Cargill, hiện naycông ty không thu mua tại chỗ mà chỉ thu mua qua pháp nhân.Người có pháp nhân phải chở ca cao đến trạm thu mua của côngty. Trong khi đó mạng lưới thu mua của công ty chưa phát triểntại địa bàn tỉnh Đăk Nông. Hơn nữa, rủi ro trong khâu chếbiến, bảo quản dẫn đến việc nếu bị trả lại vì thối hoặc có mùithì cũng làm tăng chi phí cho người dân trong việc trồng, lênmen và kinh doanh ca cao. Do vậy, chi phí và rủi ro về chấtlượng ở khâu thu mua ca cao là những rào cản trong việc pháttriển ca cao tại địa phương.

82

Phân tích chi phí và GTGT của các tác nhân trong chuỗi giátrị ca cao Đăk Nông

Nông dân

- Thời kỳ kiến thiến cơ bản

Tại tỉnh Đăk Nông có 2 nhóm hộ trồng ca cao, đó là nhómcanh tác theo cách truyền thống và nhóm canh tác theo quytrình kỹ thuật UTZ. Trong ba năm đầu kiến thiết cơ bản nôngdân phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu mà chưa có thu hoạch.Bang 10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha ca cao trong 3 năm đầu kiếnthiết cơ bản

Hang mục Nhóm hộ SX theo cáchtruyền thống

Nhóm hộ SX theo quytrình UTZ

Giá trị(VNĐ/ha)

Cơ cấu(%)

Giá trị(VNĐ/ha)

Cơ cấu(%)

Giống 4.671 5,31

5.000 5,52

Phân bón 23.739 26,99 21.333 23,55Thuốc BVTV

4.849 5,51 4.02

0 4,44Nguyên nhiênliệu, chi phíkhác

9.433 10,72 6.182 6,82

Lao động giađình 40.041 45,52 44.379 48,99Lao động thuê

5.233 5,95 9.67

2 10,68Tổng chi phí

87.969

100 90.586

100 Nguồn: Scap, 2012

Kết quả trong phân tích cho thấy, chi phí đầu tư trong 3năm đầu kiến thiết cơ bản giữa 2 nhóm hộ sản xuất đều khá lớnvà mức độ chênh lệch không nhiều. Cụ thể, tổng chi phí đầu tưcủa nhóm hộ sản xuất theo cách truyền thống khoảng 87,97 triệuđồng/ha và nhóm hộ sản xuất theo quy trình UTZ cần khoảng90,59 triệu đồng/ha.

83

Trong các khoản chi phí, ca cao là loại cây thâm dụng laođộng nên chi phí lao động (gồm lao động gia đình và lao độngthuê) ở các khâu như làm đất, trồng, tưới, bón phân, phunthuốc, cắt tỉa cành… chiếm tỷ lệ cao với khoảng 54,05 triệuđồng (chiếm khoảng 59,67% tổng chi phí) đối với nhóm hộ sảnxuất theo quy trình UTZ và với khoảng 45,27 triệu đồng (chiếm51,47% tổng chi phí) đối với nhóm hộ sản xuất theo cách truyềnthống. Các hộ nông dân thường tận dụng lao động gia đình làchính để chăm sóc vườn cây ca cao. Cụ thể, đối với nhóm hộ sảnxuất theo quy trình UTZ sử dụng khoảng 82% công lao động giađình và 18% công lao động thuê ngoài. Đối với hộ sản xuất theocách truyền thống sử dụng khoảng 88% công lao động gia đình và12% công lao động thuê ngoài. Do vậy, sản xuất ca cao theo quytrình UTZ cần nhiều công lao động hơn so với sản xuất ca caotheo cách truyền thống.

Các loại chi phí vật tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệthực vật đều ở mức khá cao. Chi phí giống cho sản xuất ca caovào khoảng 4,67 – 5,00 triệu đồng/ha. Chi phí phân bón vàthuốc bảo vệ thực vật trong 3 năm đầu của nhóm hộ sản xuấttheo quy trình UTZ tương ứng vào khoảng 21,33 và 4,02 triệuđồng/ha và của nhóm hộ sản xuất theo cách truyền thống tươngứng vào khoảng 23,74 và 4,85 triệu đồng/ha. Như vậy, nhóm hộsản xuất ca cao theo quy trình UTZ giảm được đáng kể lượngphân bón và thuốc bảo vệ thực vật so với nhóm hộ sản xuất cacao theo cách truyền thống với mức giảm tương ứng khoảng 10,15và 17,11% .

Việc canh tác cây ca cao không chỉ đòi hỏi người nông dânphải có đất canh tác mà họ cũng cần phải có nguồn vốn tàichính lớn để đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,cây chắn gió…, đặc biệt là trong 3 năm đầu kiến thiết cơ bảnvườn cây, nông dân cần phải chi khoảng 40 triệu đồng/ha/3 nămmà chưa có thu hoạch sản phẩm ca cao. Trong khi đó, trên địabản tỉnh Đăk Nông hiện nay chưa có chương trình hỗ trợ tiếp

84

cận nguồn tín dụng trung hạn cho canh tác cây ca cao. Kết quảphỏng vấn sâu ở các điểm nghiên cứu cho thấy, việc vay vốncanh tác ca cao là khá khó – nông dân chưa tiếp cận được, đồngthời người dân cũng ngại vay vốn để trồng và mở rộng diện tíchca cao. Bởi vì, cả người cho vay và người đi vay đều lo ngạivề lợi ích kinh tế từ cây ca cao cũng như những rủi ro có thểxảy ra do quy trình kỹ thuật phức tạp. Vấn đề tài chính khôngchỉ là trở ngại lớn đối với những hộ nông dân khá giả khi họáp dụng hình thức canh tác trồng thuần ca cao trên diện rộng,mà đối với các hộ nghèo và các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ -những người rất hạn chế về đất canh tác và tiền vốn, thì đâylà thách thức không dễ dàng vượt qua. Thay vào đó, những nhómhộ này thường lựa chọn những loại cây ngắn ngày như lúa, ngô,sắn và hoa màu khác vì những loại cây này cho thu hoạch trongthời gian ngắn và phù hợp với điều kiện đất đai, vốn và trìnhđộ canh tác của họ. Như vậy, đối với nhóm hộ khá giả gặp khókhăn về vốn đầu tư mở rộng diện tích ca cao, còn đối với hộnghèo và hộ dân tộc thiểu số tại chỗ, thì cây ca cao không thểcạnh tranh được với cây trồng ngắn ngày. Bang 11. Hiệu quả sản xuất ca cao của hộ thời kỳ kinh doanh

Đơn vị Ca cao thường Ca cao theotiêu chuẩn UTZ

Tổng chi phí 1000 đ/ha 55

.662 55

.651

Phân bón 1000 đ/ha 24

.900 21

.229

Thuốc BVTV 1000 đ/ha

2.952

2.519

Vật tư khác 1000 đ/ha

3.242

3.609 Sơ chế 1000 đ/ha 293 450

Lao động 1000 đ/ha 16

.854 20

.531

Lãi vay 1000 đ/ha

845

333

85

Đơn vị Ca cao thường Ca cao theotiêu chuẩn UTZ

Thuế, phí 1000 đ/ha -

-

Khấu hao vườn cây 1000 đ/ha

4.399

4.529

Chi phí khác 1000 đ/ha

2.177

2.450 Năng suất hat cacao khô ton/ha

1,55

1,4

Giá 1000 đ/ton 41

.000 43

.000 Doanh thu 1000 đ/ha 63.550 60.200

Lợi nhuận 1000 đ/ha

7.888

4.549 Nguồn: SCAP, 2012

Tổng chi phí trên mỗi ha của nhóm hộ sản xuất theo quytrình UTZ (55,65 triệu đồng/ha) không khác biệt lớn so vớinhóm hộ trồng theo cách truyền thống (55,66 triệu đồng/ha).Sản xuất theo quy trình UTZ giúp giảm chi phí sử dụng phân bónvà thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên việc sản xuất theo quytrình UTZ lại đòi hỏi chi phí chăm sóc và chi phí thu hoạchcao hơn.

Năng suất trung bình tính trên mỗi ha của nhóm hộ trồngca cao theo quy trình UTZ (đạt 1,4 tấn/ha) thấp hơn so vớinăng suất của nhóm hộ trồng ca cao theo cách truyền thống (đạt1,55 tấn/ha). Mức chênh lệch này phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư tuổi cây ca cao, quy trình kỹ thuật canh tác. Đối với hộsản xuất theo quy trình UTZ cho năng suất thấp hơn mà giá bánhạt ca cao khô cũng chỉ cao hơn khoảng 2 triệu đồng/tấn dochất lượng tốt hơn, đồng đều và ít tạp chất so với nhóm hộ sảnxuất ca cao theo cách truyền thống nên thực tế lại đem lại lợinhuận thấp hơn cho người sản xuất.

Thương lái

86

Mạng lưới thương lái tại địa bàn tỉnh Đăk Nông chưa pháttriển và chủ yếu mới chỉ tập trung tại huyện Đăk Mil. Thươnglái thu gom cả sản phẩm trái ca cao tươi để về tự lên men tạinhà và mua cả ca cao hạt đã lên men từ các hộ nông dân trongđịa phương. Sau đó, họ vận chuyển hạt ca cao khô đến bán chođại lý thu mua ca cao tại địa phương. Thương lái thu mua cácloại sản phẩm mà nông dân bán mà chưa quan tâm nhiều đến tiêuthuẩn chất lượng sản phẩm.

Chi phí của thương lái trên mỗi tấn hạt ca cao khô gồmchi phí mua ca cao và chi phí trung gian. Chi phí trung giando thương lái bỏ ra gồm có: chi phí thu gom, chi phí vậnchuyển, chi phí phân loại, chi phí bảo quản, chi phí hao hụtvà một số loại chi phí khác như chi phí mua dụng cụ, tiềnđiện, lãi vay, cơ hội tiền vốn)…

Các hoạt động chính của thương lái mới dừng lại chủ yếu ởkhâu thu gom ca cao từ nông dân, sơ chế đơn giản (lên men tráica cao tươi, phơi lại hạt ca cao, loại bỏ tạp chất) và vậnchuyển đến bán cho đại lý thu mua. Cho nên GTGT được tạo ratại khâu thương lái thu gom là thấp và khả năng tăng GTGT tạikhâu này là không nhiều. Bang 12. Chi phí – lợi nhuận của thương lái thu gom ca cao tại Đăk Nông

Hang mục Giá trị ( 1000 đ/tấn)Tổng chi phí 84.613Chi phí thu gom, vận chuyển, bốcdỡ 150Chi phí phân loại, bao bì và bảoquản 60Chi phí hao hụt 205Chi phí cơ hội của tiền vốn 68Chi khác (tiền điện, dụng cụ nhỏ,lãi vay…) 130Giá mua đầu vào 41.000Giá bán 43.000Lợi nhuận 1.387

Nguồn: SCAP, 2012

87

Đai lý thu mua

Hệ thống đại lý thu mua ca cao cũng chưa phát triển tạiĐăk Nông. Các đại lý này thu mua hạt ca cao khô từ nông dân vàtừ các thương lái thu gom trong địa phương, đây là khâu kếtnối giữa nông dân, thương lái và doanh nghiệp chế biến xuấtkhẩu ca cao.

Tổng chi phí tại khâu này bao gồm các khoản chi như: muanguyên liệu đầu vào, thu gom, vận chuyển, bốc dỡ, phân loại,bao bì, bảo quản, hao hụt, cơ hội tiền vốn, tiền điện, dụng cụnhỏ, lãi vay… Lợi nhuận đêm lại cho các đại lý thu mua vàokhoảng 1,04 triệu đồng/tấn ca cao hạt khô.

Các hoạt động tại khâu này cũng chỉ đơn giản ở việc thugom, sơ chế đơn giản và vận chuyển sản phẩm hạt ca cao từ nôngdân, thương lái đến với công ty chế biến và xuất khẩu ca caonên GTGT được tạo ra tại khâu này là không cao. Bang 13. Chi phí và lợi nhuận của đại lý thu mua ca cao tại Đăk Nông

Hang mục Giá trị (1000 đ/tấn)Tổng chi phí 43.957Chi phí thu gom, vận chuyển,bốc dỡ 120Chi phí phân loại, bao bì vàbảo quản 85Chi phí hao hụt 430Chi phí cơ hội của tiền vốn 72Chi khác (tiền điện, dụng cụnhỏ, lãi vay…) 250Giá mua đầu vào 43.000Giá bán 45.000Lợi nhuận 1.043

Nguồn: SCAP, 2012

Doanh nghiệp trong nước

Tại Đăk Nông có Công ty Cà phê Đức Lập vừa đóng vai tròtập trung vùng sản xuất, giao khoán đất vườn ca cao, hỗ trợ kỹthuật sản xuất ca cao cho các hộ nông dân, đồng thời cũng thu

88

mua, chế biến ca cao. Công ty thu gom cả trái ca cao tươi vàhạt ca cao khô nông dân và thương lái thu gom. Các hoạt độngsơ chế tại công ty thường là lên men hạt ca cao, phơi lại,loại bỏ tạp chất, sau đó bán hạt ca cao khô cho Công tyCargill. Thông qua Công ty Cà phê Đức Lập, Công ty Cargill hỗtrợ kỹ thuật sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn chất lượng(UTZ) và đảm bảo thu mua toàn bộ sản phẩm đã được chứng nhậntừ nông dân.

Tính trên 1 tấn hạt ca cao khô, doanh nghiệp cần khoảng1,76 triệu đồng/tấn để chi cho các loại chi phí trung gian và43 triệu để thu mua hạt ca cao đã lên men, do đó lợi nhuận màcông ty thu được là khoảng 2,3 triệu/tấn hạt ca cao khô. Vềphương thức hoạt động, doanh nghiệp trong nước đóng vai trògiống như đại lý thu mua của Công ty Cargill trong hoạt độngthu mua và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ có khác ở chỗ, công ty cóđất sản xuất, có điều kiện thuận lợi để tập trung hướng dẫnnông dân sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng dễ hơn. GTGT đượctạo ra cho công ty chủ yếu đạt được từ giá chênh lệch cho cacao đạt tiêu chuẩn và tiền thưởng đối với ca cao chất lượng.

Bang 14. Chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước tính trên 1 tấn hạt ca cao khô, năm 2012

Hang mục Giá trị (1000 đ/tấn)Tổng chi phí 44.755Chi phí thu gom, vận chuyển, bốc dỡ 170Chi phí phân loại và bao bì 140Chi phí hao hụt 860Chi phí cơ hội của tiền vốn 215Chi khác (bảo quản, tiền điện, dụng cụnhỏ, lãi vay…) 370Giá mua đầu vào 43.000Giá bán 47.000Lợi nhuận 2.245

Nguồn: SCAP, 2012

Doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu ca cao

89

Công ty thu mua và xuất khẩu ca cao thu mua hạt ca caokhô từ các đại lý thu mua và từ các doanh nghiệp trong nước.Sau đó, bán trực tiếp hạt ca cao khô hoặc chế biến thành bộtca cao để xuất khẩu (từ 1 tấn hạt ca cao khô chế biến thu được0,8 tấn bột ca cao). Doanh nghiệp chế biến thu mua cả hai loạisản phẩm hạt ca cao gồm ca cao thường (từ nhóm hộ nông dân sảnxuất theo cách truyền thống) và ca cao UTZ (từ nhóm hộ nôngdân sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ).

Bang 15. Chi phí và lợi nhuận doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu ca cao tính trên 1 tấn hạt ca cao

Hang mục

Ca caothường(1000đ/tấn)

Ca cao UTZ(1000đ/tấn)

Tổng chi phí 64.487 69.745Chi phí thu gom, vận chuyển, bốc dỡ 850 870Chi phí phân loại, sơ chế, bảo quảnvà bao bì 1.140 1.540Chi phí hao hụt 1.125 1.175Chi phí cơ hội của tiền vốn 282 350Thuế xuất khẩu 4.800 5.640Chi khác (tiền điện, dụng cụ nhỏ,lãi vay, khấu hao…) 1.546 1.797Giá mua đầu vào 45.000 47.000Chi phí trung gian 9.743 11.373Giá bán 80.000 94.000Lợi nhuận 15.513 24.255

Nguồn: SCAP, 2012

Chi phí trung gian cần chi cho 2 loại ca cao có sự khácbiệt, đối với ca cao thường cần khoảng 9,74 triệu đồng/tấn vàđối với ca cao UTZ cần khoảng 12,07 triệu đồng/tấn. Chi phíthu mua ca cao UTZ cao hơn chủ yếu ở khâu phân loại, sơ chế,bảo quản, bao bì và chí phí đóng thuế xuất khẩu. Ngoài ra chiphí thu mua nguyên liệu đầu vào của ca cao theo tiêu chuẩn UTZcũng cao hơn cho việc mua ca cao thường là khoảng 2 triệuđồng/tấn. Tuy nhiên với mức giá bán cao hơn ca cao thường là

90

14 triệu đồng/tấn nên khoản lợi nhuận từ việc thu mua và xuấtkhẩu ca cao theo tiêu chuẩn UTZ mang lại cho doanh nghiệpkhoản chênh lệch khá lớn về lợi nhuận. Cụ thể doanh nghiệpnhận được khoản lợi nhuận là 15,5 triệu/tấn đối với ca caothường và 24,3 triệu tấn đối với ca cao theo tiêu chuẩn UTZ.

Phân tích phân chia chi phí lợi nhuận giưa các tác nhântrong chuỗi giá trị ca cao ở Đăk Nông

Các tác nhân chính trong chuỗi ca cao gồm: nông dân, thươnglái, đại lý thu mua, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệpchế biến và xuất khẩu ca cao. Chuỗi giá trị ca cao khá đa dạngvà dòng sản phẩm đi qua nhiều kênh khác nhau trong chuỗi. Tuynhiên, trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu dòng phânphối sản phẩm theo 2 kênh chính, đó là:

- Kênh (1): Nông dân – Thương lái – Đại lý thu mua – Doanhnghiệp chế biến và xuất khẩu

- Kênh (2): Nông dân – Doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ trongnước – Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

Phân chia chi phí lợi nhuận theo Kênh (1)

Kênh (1) đại diện cho dòng sản phẩm ca cao thường (donhóm nông dân sản xuất theo cách truyền thống). Tổng lợinhuận/1 tấn ca cao khô theo Kênh (1) đạt khoảng 32,6 triệuđồng/tấn. Trong đó, lợi nhuận được đem lại chủ yếu cho doanhnghiệp thu mua và xuất khẩu ca cao (77,4%) và nông dân chỉchiểm 11,5% trong khi chi phí họ bỏ ra chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Phân chia chi phí – lợi nhuận theo Kênh (2)

Tổng lợi nhuận được tạo ra theo Kênh (2) là 41,1 triệuđồng/tấn ca cao hạt khô. Trong đó, lợi nhuận chủ yếu rơi vàodoanh nghiệp thu mua và xuất khẩu ca cao (86,6% tổng lợi nhuậntoàn chuỗi).

91

Bang 16. Chi phí – lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ca cao tính trên 1 tấn hạt ca cao

Ca cao thường Ca cao theo tiêuchuẩn UTZ

Giá trị(1000 đ)

% Giá trị(1000 đ)

%

Tổng chi phí 46.102   52.878  Phân bón 15.563   15.164  Thuốc BVTV 1.845   1.799  Chi phí vật tư khác 2.026   2.578  Chế biên 1.468   2.001  Hao hụt 1760   2035  Lao động 10.534   14.665  Lãi vay 528   237  Thuế, phí 4.800   5.640  Chi phí khác 4.829   5.523  Khấu hao vườn cây 2.749   3.235  Chi phí của nông dân 34.789 75,46 39.751 75,17Chi phí của người thu gom 613 1,33 0 0,00Chi phí của các điểm thumua 957 2,07 0 0,00Chi phí của công ty trongnước 0 0,00 1.755 3,32Chi phí của công ty xuấtkhẩu 9.743 21,13 11.373 21,51Doanh thu 80.000   94.000  Tổng lợi nhuận 32.617 100,00 41.122 100,00Lợi nhuận của nông dân 4.930 15,11 3.249 7,90Lợi nhuận của người thugom 1.387 4,25 0 0,00Lợi nhuận của các điểmthu mua 1.043 3,20 0 0,00Lợi nhuận của công tytrong nước 0 0,00 2.245 5,46Lợi nhuận của công tyxuất khẩu 25.257 77,43 35.628 86,64

92

Nguồn: SCAP, 2012

Tóm lại, việc phát triển ca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắkvà Đắk Nông còn chậm so với kế hoạch phát triển đặt ra. Thêmvào đó, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và điều kiện đầutư sản xuất cũng như kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên hiệuquả sản xuất ca cao của hộ còn thấp. Sản xuất ca cao theo tiêuchuẩn UTZ vẫn chưa hấp dẫn người dân tham gia (trừ một sốtrường hợp nhận hỗ trợ từ các dự án) do hiệu quả kinh tế mà nóđem lại không khác biệt với mô hình truyền thống thậm chí thấphơn.

Đối với hoạt động sơ chế, chế biến ca cao trên địa bàn haitỉnh mởi dừng lại ở hoạt động lên men, phơi để cho ra hạt cacao khô sau đó cung cấp cho các công ty thu mua xuất khẩu cóvốn đầu tư nước ngoài. Một số công ty bắt đầu có hoạt động chếbiến nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu là sản phẩm bột ca cao. Hệthống thu mua ca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có phần tươngđối thuận lợi hơn tỉnh Đắk Nông. Hệ thống này ở Đắk Nông hầunhư chủ yếu dựa vào bên Đắk Lắk. Hơn nữa hệ thống thu mua đượcđặt khá xa nơi sản xuất nên khó khăn cho hộ nông dân có thểtiếp cận.

Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu đóng vai trò là cácnhà thu mua trung gian cho các công ty xuất khẩu có vốn đầu tưnước ngoài. Do đó lợi nhuận mà các tác nhân trong nước (nôngdân, thương lái, đại lý thu mua, và công ty cà phê ca cao)thấp hơn rất nhiều so với các công ty thu mua xuất khẩu.

V. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CA CAO TẠI ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG

5.1. Lợi thế canh tranh tư nhiên

Theo Quyết đinh số 2015/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 8 năm 2012 củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Quyhoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2015 và địnhhướng đến năm 2020”, vùng quy hoạch phát triển ca cao sẽ baogồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có điều kiện

93

sinh thái phù hợp và thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xãhội là:

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trồng ở 6 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, gồm: Bến Tre, Tiền Giang, VĩnhLong, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang trồng xen dưới tándừa và một số loại cây ăn quả phù hợp.

- Vùng Đông Nam bộ, trồng ở 4 tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, BàRịa - Vũng Tàu, Bình Thuận trồng xen dưới tán điều và mộtsố loại cây ăn quả phù hợp.

- Vùng Tây Nguyên, trồng ở 3 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, LâmĐồng trồng thay thế cà phê già cỗi không thể tái canh,trồng xen với điều và một số loại cây ăn quả.

Tây Nguyên nói chung có điều kiện sinh thái phù hợp chophát triển cây ca cao3. Ca cao là loại cây không đòi hỏi lượngnước tưới lớn nhưng không thể trồng được ở vùng đất quá khôhạn, chính vì vậy cây thích hợp ở vùng có nhiệt độ trung bình25 - 28oC, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa hàng năm 1.500 -2.000mm.

Thêm vào đó, cây ca cao chỉ phát triển ở một giới hạn địalý nhất định trong khoảng 20 độ phía Nam và phía Bắc của đườngXích đạo, tốt nhất trong khoảng 10 độ. Dựa trên tiêu chuẩn nàythì vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực thích hợp nhất củanước ta để phát triển cây ca cao. Khu vực Tây Nguyên, cụ thểlà tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nằm trong khoảng 13 độ phía Bắcđường Xích đạo thêm vào đó là cao độ so với mực nước biển lớnvà tốc độ gió cao. Điều này cho thấy rằng, Đắk Lắk và Đắk Nôngkhông phải là tỉnh phù hợp tối đa về mặt điều kiện tự nhiên đểphát triển ca cao nhưng vẫn có thể phát triển được, tuy nhiênhiệu quả sẽ không bằng các tỉnh ĐBSCL nằm trong vĩ độ 10 độtrên đường Xích đạo.

3Agrifood Consulting International, (2008). Nghiên cứu tính phù hợp, khảthi, và lợi ích kinh tế xã hội trong sản xuất ca cao tại Việt Nam

94

So với điều kiện vùng sinh thái tốt nhất của cây ca caothì các vùng của Việt Nam có hạn chế là tốc độ gió lớn hơn,đặc biệt ở Đắk Lắk và Đắk Nông vào mùa khô tốc độ gió lên tới8 m/s. Gió quá mạnh làm rụng lá, đặc biệt trong giai đoạn rahoa thì làm giảm khả năng thụ phấn và tỷ lệ đậu trái. Một khicành ca cao lộ ra ánh sáng trực tiếp do mất lá hoặc thiếu câyche bóng rất dễ bị cháy nắng và tăng khả năng nhiễm bệnh. Giảipháp khắc phục là cần có hệ thống cây chắn gió hoặc trồng xenvới cây thân gỗ khác để giảm sự ảnh hưởng của gió. Bên cạnhđó, là yêu cầu số tháng mưa hàng năm ở các tỉnh nước ta thườngít hơn nhiều so với yêu cầu là > 10 tháng. Đối với vấn đề giớihạn về nguồn nước tưới thì việc cải tiến kỹ thuật tưới và ápdụng kỹ thuật quản lý nước sẽ góp phần đáng kể trong việc đảmbảo nguồn nước tưới cho cây trong giai đoạn cần thiết. Để hạnchế xói mòn đất các hộ nên trồng theo đường đồng mức/bậc thangđể chống xói mòn và thiết lập hàng rào chống xói mòn. Đối vớivấn đề phân bố lượng mưa không đều nên áp dụng kỹ thuật tỉacành tạo tán, dùng giống kháng, thoát nước và quản lý bóng cheBang 17. Thông tin về khí hậu và thời tiết ở một số vùng trồng ca caochính tại Việt Nam

Buôn MaThuột Bình Phước Bến Tre

Ca caorừng mưanhiệt đới

Mùa mưa 6 tháng(T4-T10)

6 tháng(T4-T10)

5 tháng(T5-T10)

> 10tháng

Nhiệt độtrung bình(oC)

23.8 26 27 18 - 32

Nhiệt độ tốithiểu (oC) 17.5 17.5 21.9 > 15

Lượng mưahàng năm(mm)

1840 2500 1560 1500 -2000

Tốc độ gió(m/s) 2.8 – 8 1.5 – 3 2.2 – 2.4 < 3

Cao độ so 450 – 800 150 – 300 2 < 800

95

Buôn MaThuột Bình Phước Bến Tre

Ca caorừng mưanhiệt đới

với mặt nướcbiển (m)

Nguồn: Francesco Goletti, 2008

5.2. Lợi thế về nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường quốc tế: nhu cầu gia tăng trong khi nguồncung không ổn định

Với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 2.95%, tiêudùng ca cao của thế giới không ngừng tăng trong khoảng 30 nămtrở lại đây.

Hình 25.Tổng tiêu dùng ca cao thế giới giai đoan 1980/81 –

2009/10 (ĐVT: 1000 tấn)

Nguồn:Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), 2010.

96

2.95%

Hình 26. Tốc độ tăng trưởng bình quân của 10 nước nhập khẩu ca

cao chính 2007 - 2011

Nguồn: FAO STAT, 2013.

Trong khi nhu cầu thế giới thể hiện một xu hướng tăng đềutrong giai đoạn 2003 – 2013, thì sản lượng lại cho thấy một xuhướng biến động lớn. Niên vụ 2003/04, 2005/05 và 2010/2011 làcác năm mà sự dư thừa rất lớn từ chênh lệch giữa nguồn cung vànhu cầu thị trường thế giới về ca cao lên đến hơn 300,000tấn/năm. Ngược lại, các năm còn lại trong giai đoạn 2003 –2013 lại có mức thâm hụt lớn, đỉnh điểm là niên vụ 2006/07 khisự thiếu hụt lên đến gần 300,000 tấn và hệ quả là giá ca caothế giới liên tục tăng từ khoảng $2,000/tấn lên $2,580/tấn vàliên tục tăng đến năm 2010 đạt mức giá trung bình là$3,133/tấn.

97

6.0%

7.7%6.9%

9.2%

Hình 27. Tiêu thụ ca cao thế giới trong giai đoan 2003 - 2013

Nguồn: Báo cáo thống kê theo quý của ICCO, niên vụ 2012/2013, 2013

Như vậy có thể thấy được rằng nhìn chung sản lượng ca caothế giới hàng năm chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thếgiới. Tuy nhiên, với đặc điểm là loại cây bị ảnh hưởng lớn bởisâu bệnh và khí hậu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ảnh hưởngđến sản xuất nông nghiệp thì sản lượng ca cao thế giới chắcchắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Thêm vào đó, các nước trồng cacao chính như Bờ Biển Ngà, Ghana, Indonesia đang đối mặt vớicác vấn đề nghiêm trọng khác có thể ảnh hưởng lớn đến sảnlượng như tình trạng cây già cỗi (hơn 35 năm tuổi) tại Bờ BiểnNgà và Ghana, tình trạng chặt bỏ ca cao trồng cao su ở Bờ BiểnNgà do lợi nhuận từ cao su cao hơn và hơn thế nữa nông dân ởđây chỉ nhận được 35 – 40% giá xuất khẩu so sánh với 75 – 90%ở các nước sản xuất khác. Trong quá khứ, đã có giai đoạn thiếuhụt ca cao nguyên liệu làm mức giá tăng cao như giai đoạn 2008– 2010. Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho sản phẩm ca cao củaViệt Nam.

Tiềm năng thị trường trong nước: tiềm năng từ đầu tư của cáctập đoàn lớn

98

Bên cạnh thị trường quốc tế, thị trường trong nước cũngcó tiềm năng lớn khi nhu cầu ca cao trong nước cũng là lợi thếcho sản phẩm ca cao khi các công ty sản xuất chocolate và bánhkẹo nổi tiếng thế giới đang đầu tư vào Việt Nam và khu vựcChâu Á như công ty Cadbury đã kí thỏa thuận hợp tác với côngty bánh kẹo Kinh Đô, hay công ty Belchocolat của Bỉ đầu tư xâydựng nhà máy tại Việt Nam năm 2006, và đầu tư của công tyNestle vào chế biến cà phê và ca cao tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu về Đánh giá khả năng cạnh tranh ca caocủa Trung tâm tư vấn chính sách (CAP) năm 2010, nhu cầu ca caovà các sản phẩm chocolate của Việt Nam sẽ tăng đáng kể tronggiai đoạn 2015/16 từ mức khoảng 2,100 tấn lên hơn 4,600 –13,000 tấn (tùy theo sức tăng nhẹ hay mạnh của thị trườngtrong nước).

Hình 28. Dư báo nhu cầu ca cao trong nước đến năm 2016

Nguồn: Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), 2010

5.3. Khả năng canh tranh về hiệu quả kinh tế của sản xuất ca cao

Hiệu qua kinh tế của ca cao so với các loai cây trồng khác

Vì đặc điểm tự nhiên của cây ca cao chỉ trồng được ở 4khu vực ở phía Nam nước ta là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ, và Đồng Bằng Sông Cửu Long nên cây ca cao sẽ phải cạnhtranh với các loại cây trồng chiến lược khác về đất trồng, laođộng, và các tài nguyên khác.

99

2015/16

Nhẹ

Mạnh

Bang 18. Một số cây trồng cạnh tranh với ca cao tại 4 vùng sinh thái phùhợp

Vùng sinh thái Loai cây canh tranh

Nam Trung Bộ Lúa Mía đường

Tây Nguyên

Cà phê Cao su Tiêu Ngô

Đông Nam Bộ

Cây ăn quả Mía đường Cà phê Cao su

Tiêu Điều Ngô Khoai

ĐBSCL

Lúa Cây ăn quả Mía đường Dừa

Nguồn: Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), 2010

Với mức năng suất theo như lý thuyết có thể đạt 3.3 tấnhạt khô lên men/ha thì hiệu quả vượt trội so với tất cả cácloại cây công nghiệp khác như cà phê, cao su, và điều. Tuynhiên, theo báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnh Đắk Lắk, thời điểmhiện tại ca cao tại địa phương có mức năng suất hạt khô đạtkhoảng 1.4 tấn/ha. Mức năng suất này khiến ca cao có hiệu quảkinh tế thấp so với các loại cây công nghiệp khác, do đó khônghấp dẫn nông dân trồng mà thường có xu hướng chuyển sang cácloại cây khác như cà phê, tiêu.

Bang 19. Hiệu quả sản xuất ca cao so sánh với một số loại cây trồng chủlực ở Tây Nguyên

IRR(%)

NPV trong10 năm lãisuất 12%(triệuVND)

Điểmhòavốn

(nămthứ)

Tổng chiphí đầu đếnđiểm hòa

vốn(triệuVND)

Công laođộng/ha(ngày

công/ha)

100

Độc canh ca cao

(NS cao 3.3 tấn/ha)

69% 189.6 4 83 71.5

Độc canh ca cao

(NS thấp 1.3tấn/ha)

23% 70.4 7 263 74

Cà phê 38% 100.2 5 154.3 258

Cao su 31% 140.8 6 244.5 391

Điều 31% 17.9 7 53.4 64

Tiêu 85% 219.9 4 72.7 129

Nguồn: Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), 2010

Với giả định là năng suất ca cao biến động trong khoảngnăng suất thấp 1,3 tấn/ha và năng suất cao là 3,3 tấn/ha. Phântích lợi ích chi phí cây ca cao cho thấy, với trường hợp năngsuất thấp, năm hòa vốn sẽ là năm thứ 7 với tỷ suất hoàn vốnnội bộ (IRR) là 23%. Trong khi, với trường hợp năng suất cao,IRR sẽ bằng 69% và dự án đầu tư sẽ hoàn vốn trong 4 năm.

Một lợi thế khác của sản xuất ca cao là trồng ca cao cóchỉ số sử dụng lao động thấp khoảng 71.5 ngày công laođộng/ha, so với cà phê (258), cao su (391) và hồ tiêu (129ngày công lao động/ha).

Yêu cầu vốn đầu tư cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản(khoảng hơn 30 triệu đồng/năm và kéo dài trong 3 năm)4 là mộttrong những rào cản hạn chế việc mở rộng diện tích ca cao tạiViệt Nam.4 Số liệu điều tra năm 2012, SCAP

101

Như vậy, nhìn chung, so với các loại cây trồng khác nhưcà phê, cao su, tiêu, điều, cây ca cao có hiểu quả cao hơnnhưng chỉ trong trường hợp năng suất cao (trên 2 tấn – 3,3tấn/ha). Trường hợp năng suất thấp khoảng 1,3 tấn/ha, hay ởmức 1.4 tấn/ha, 1,5 tấn /ha như báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnhĐắk Lắk và Đắk Nông năm 2012 thì ca cao rất khó có thể cạnhtranh với với cây trồng khác, đặc biệt là cà phê, ở khu vựcTây Nguyên. Chính vì vậy, vấn đề sử dụng giống chất lượng cao,kỹ thuật chăm sóc tốt, cây chắn gió và che bóng là điều hếtsức quan trọng để đảm bảo cây ca cao có năng suất cao.

5.4. Hiệu quả kinh tế của cây ca cao (so sánh chi phí) của Đắk Lắk với nướctrồng ca cao khác

Để có thể phân tích sự khác biệt về hiệu quả kinh tế củacây ca cao tại Đắk Lắk và Đắk Nông và nước trồng ca cao khác,Ghana, quốc gia có sản lượng ca cao đứng thứ 2 thế giới sau BờBiển Ngà, được lựa chọn để so sánh chi phí sản xuất và năngsuất.

Hình 29. Chi phí san xuất ca co trung bình 1 năm kiến thiết cóban của Đắk Lắk, Đắk Nông và Ghana

102

Nguồn: SCAP, 2012

Hình 30. Chi phí trồng ca cao trong giai đoan năng suất ổnđịnh của Đắk Lắk, Đắk Nông và Ghana

Nguồn: SCAP, 2012

Chi phí sản xuất ca cao tại Đắk Lắk và Đắk Nông đều caohơn của Ghana (lần lượt gấp 3,5 và 3,3 lần đối với thời kỳkiến thiết cơ bản và 3,7 và 4,2 lần đối với thời kỳ kinhdoanh). Hộ sản xuất ca cao tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk,Đắk Nông nói riêng sử dụng lượng phân bón nhiều hơn Ghana. Cụthể chi phí cho việc mua phân bón phục vụ sản xuất ca cao củahai tỉnh như sau:

Thời kỳ KTCB:

– Đắk Lắk: 16 tr/ha (gấp 3,3 lần Ghana)

– Đắk Nông: 10,8 tr/ha (gấp 2,2 lần Ghana)

Thời kỳ KD:

– Đắk Lắk: 30,2 tr/ha (gấp 10,8 lần Ghana)

– Đắk Nông: 32 tr/ha (gấp 11,8 lần Ghana)

103

Mặc dù ca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đượctrồng thuần với diện tích tương đối lớn nên năng suất có phầncao hơn nhiều so với Ghana (Đắk Lắk 1,5 tấn/ha, Đắk Nông 1,4tấn/ha, ghana 0,5 tấn/ha. Tuy nhiên với tổng chi phí cho sảnxuất khá lớn thì chi phí bình quân trên 1 tấn hạt ca cao khôcủa Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn cao hơn so với của Ghana. Cụ thểchi phí bình quân trên 1 tấn hạt ca cao sản xuất tại Đắk Lắkvà Đắk Nông gấp 1,5 và 1,2 lần Ghana.

5.5. Lợi thế từ năng suất cao và chất lượng ca cao

Hình 31. So sánh năng suất ca cao của một số vùng trồng ca caovà một số nước trồng ca cao trên thế giới

Nguồn: SCAP, 2012

Tại Đắk Lắk và Đắk Nông chủ yếu là ca cao trồng thuần nênnăng suất ca cao trung bình cao hơn các tỉnh khác trong cảnước và một số nước sản xuất ca cao chính trên thế giới

104

0 20 40 60 80 100 120 140

Số lượng hạt /100g

Độ ẩm (% )

% Hạt đen

% Hạt mốc

% Hạt nảy mầm

% Tạp chất

% Chất béo**

% Vỏ

% axit béo

pH

GhanaCote d'ivoireIndonesiaVietnam

Hình 32. So sánh chất lượng hat ca cao của một số nước

Nguồn: Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), 2010

Có thể thấy được rằng, so với các nước Indonesia, Ghana,và Bờ Biển Ngà, chất lượng hạt ca cao Việt Nam cho thấy đượclợi thế về chất lượng khi tỷ lệ tạp chất, hạt nảy mầm, hạt mốcvà hạt đen đều rất thấp, trong khi số lượng hạt/100 gram thìbằng với Bờ Biển Ngà và thấp hơn Indonesia rất nhiều. Đây làmột lợi thế của Việt Nam để cạnh tranh với các nước trồng cacao khác.

Bang 20. Tỷ lệ chi phí tài nguyên nội địa (DRC) và các hệ số bảo hộ danhnghĩa (NPC) và hệ số bảo hộ hữu dụng (EPC)

  DRC NPC EPC

Trồng thuần 0,65 1,07 1,10

Trồng xen 0,47 1,0

7 1,10

Nguồn: SCAP, 2012

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy được ca cao có tỷ lệchi phí tài nguyên nội địa bằng 0.65 (nhỏ hơn 1) điều này chothấy rằng ca cao ở Việt Nam có lợi thế so sánh dựa trên việc

105

sử dụng tài nguyên. Cụ thể, đối với ca cao trồng thuần, DRC =0.65 có nghĩa là ngành ca cao tạo ra 1 đồng giá trị trong khichỉ sử dụng 0.65 đồng nguồn lực nội địa. Đối với ca cao trồngxen, chỉ số DRC còn thấp hơn, với DRC = 0.47 có nghĩa là cacao trồng xen tạo ra 1 đồng giá trị trong khi chỉ sử dụng 0.47đồng nguồn lực nội địa.

Đối với hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) và hệ số bảo hộ hữudụng (EPC) khi hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) hoặc hệ số bảo hộhữu dụng (EPC) lớn hơn một, điều này cho thấy các chính sáchtrong nước đang làm giá thị trường gia tăng cao hơn giá thếgiới, tạo động lực tích cực cho nhà sản xuất. Các hệ số bảo hộdanh nghĩa (NPC) đo tỷ lệ doanh thu từ nước ngoài xét ở góc độtài chính và kinh tế trong khi EPC đo tỷ trọng giá trị giatăng nội địa (doanh thu từ nước ngoài trừ chi phí nhập khẩu)xét ở góc độ tài chính và kinh tế.

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy được rằng ngành hàng cacao có cả 2 hệ số bảo hộ lớn hơn 1 lần lượt là NPC = 1.07 vàEPC = 1.10 cho thấy rằng các chương trình hỗ trợ có mang lạilợi ích trực tiếp hay gián tiếp cho nông dân bao gồm trợ cấpđiện và nhiên liệu, mạng lưới thủy lợi nhà nước kéo tới tậncấp 3 và rất nhiều chương trình nghiên cứu cây trồng và khuyếnnông. Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) và Hệ số bảo hộ hữu dụng(EPC) của ca cao cho thấy lợi nhuận ròng có mang lại lợi íchcho nông dân nhưng chỉ có 7% - 10% tổng số trợ cấp có hiệuquả đối với các hộ trực tiếp canh tác.

106

VI. NHỮNG KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI ĐẮKLẮKVÀ ĐẮK NÔNG

Hình 33. Một số khó khăn gặp phai của hộ san xuất ca cao

Nguồn: SCAP, 2012

Theo kết quả điều tra cho thấy, đối với người sản xuất cacao trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông do ca cao là câytrồng mới nên hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó cáckhó khăn chính bao gồm: thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tácca cao, thiếu vốn sản xuất, sâu nệnh phá hoại, giống ca cao vàchịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

Quy trình canh tác và chế biến phức tap trong khi người dân chưa có kinhnghiệm

Cây ca cao là loại cây khá mẫn cảm với điều kiện thờitiếp cũng như sâu bênh hại, hơn nữa để đảm bảo chất lượng hạtca cao thì yêu cầu kỹ thuật về khâu lên men cũng khá phức tạp.Do đó các vấn đề kỹ thuật canh tác, sơ chế, chế biến sản phẩm

107

của cây ca cao đòi hởi ở mức cao hơn so với tất cả các câycông nghiệp lâu năm khác. Cụ thể:

Ca cao là loại cây không chịu được ánh sáng trực xạ. Vìvậy cây che bóng phải được trồng khoảng 6 - 12 thángtrước khi trồng ca cao;

Ca cao đòi hỏi chặt chẽ về điều kiện có cây chắn gió vìcây ca cao không chịu được mưa nhiều và gió lớn;

Để đảm bảo khả năng thụ phấn và cho trái thu hoạch, vườnca cao đòi hỏi việc bố trí các giống hết sức nghiêm ngặt,trong một vườn ca cao không được chỉ trồng một giống màxen ít nhất bốn loại giống khác nhau;

Vì tỷ lệ phân ly mạnh và hạn chế việc thoái hóa giống,các hộ canh tác không được phép sử dụng cây lai F 1 vàcây thực sinh để là giống mà phải sử dụng giống ghép;

Ca cao mẫn cảm với sâu bệnh nên phải theo dõi liên tục(20 ngày phải phụ thuốc 1 lần);

Đặc điểm về mùa vụ thu hoạch của ca cao là kéo dài 9 – 10tháng nên việc trồng ở các rẫy xa nhà ở của nông hộ rấtkhó để bảo vệ sản phẩm cũng như ảnh hưởng tới thu nhậpcủa người dân;

Kỹ thuật lên men phức tạp mất nhiều thời gian {(Trữ trái(7 - 9 ngày) Đập vỏ + tách hạt (1 ngày) Ủ lên men (6ngày) Phơi khô (7 - 8 ngày) Bảo quản hoặc vận chuyểnđến nơi tiêu thụ (Tổng cộng 23 - 24 ngày)}

Chưa có quy trình kỹ thuật chính thức/thiếu kiến thức về chăm sóc và sửdụng thuốc BVTV cho ca cao, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm về sản xuấtca cao

108

Hình 34. Kinh nghiệm trồng ca cao và cà phê của nông hộ tai

Đắk Lắk

Hình 35. Kinh nghiệm trồng ca cao và cà phê của nông hộ tai

Đắk Nông

Nguồn: SCAP, 2012

Ca cao là cây công nghiệp dài ngày, tuy nhiên đa phầnnông dân canh tác ca cao tại Đắk Lắk và Đắk Nông có kinhnghiệm trồng ca cao dưới 5 năm: (57,9% ở Đắk Lắk và 52,0% ởĐắk Nông). Trong khi đó kinh nghiệm của hộ về trồng cà phê làtrên 20 năm (36,8% hộ tại Đắk Lắk và 38,5% hộ tại Đắk Nông).Theo ý kiến từ nhiều cán bộ của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, hiệnnay chưa có một quy trình chính thức của Cục trồng trọt hay cơquan có thẩm quyền để hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

109

cacao. Hiện nay, hầu như nông dân đều sử dụng kỹ thuật trồngvà chăm sóc cà phê để áp dụng cho cây cacao và ngay cả việcphun xịt thuốc BVTV cũng không có một văn bản hướng dẫn kỹthuật, loại thuốc nào cho phù hợp, hay thậm chí là trồng theocảm tính chứ không theo một quy trình cụ thể nào. Điều này làmnông dân trồng cacao phun xịt thuốc một cách thiếu khoa học vàbừa bãi (12 lần/năm, trung bình 20 ngày xịt 1 lần) làm ảnhhưởng đến môi trường và sức khỏe cộng động.

Sử dụng giống không đảm bảo chất lượng

Hình 36. Cơ cấu giống ca cao đã được trồng tai Đắk Lắk

Hình 37.Cơ cấu giống ca cao đã được trồng tai Đắk Nông

Nguồn: NIAPP, 2008

110

Do thiếu thông tin về giỗng ca cao chất lượng cũng nhưviệc ở xa các trung tâm sản xuất giống ca cao ghép đảm bảochất lượng của tỉnh, nên phần lớn các hộ nông dân mua giốngtại các cơ sở sản xuất giống tư nhân, thêm vào đó việc quản lýcác cơ sở sản xuất giống còn nhiều hạn chế dẫn đến việc các hộsử dụng giống không đảm bảo chất lượng. Cụ thể theo đánh giácủa Việt quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cây giống ca caoươm từ hạt lai F1 và cây giống ca cao thực sinh không rõ nguồngốc có diện tích chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu giống ca caođược trồng tại Đắk Lắk và Đắk Nông, đây là những cây giống cacao có mức độ phân ly khá mạnh dẫn đến nhanh bị thoái hóa, sâubệnh, năng suất thấp. Trong khi đó ca cao là cây dài ngày, nếuđể như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng ca caocũng như làm tăng chi phí cho hộ nông dân khi phải ghép cảitạo vườn hoặc tăng chi phí phòng trừ sâu bệnh.

Việc thiếu kiến thức kỹ thuật canh tác ca cao kết hợp với việc sử dụng giốngkhông đảm bảo chất lượng dẫn đến tỷ lệ ca cao chết sau trồng cao

Hình 38.Tỷ lệ cây ca cao chết sau trồng của các tỉnh trồng ca

cao (%)

111

Nguồn: NIAPP, 2008

Có thể thấy, Đắk Lắk và Đắk Nông có tỷ lệ ca cao chết saunăm trồng mới và 2 năm kiến thiết cơ bản khá cao. Điều này đãảnh hưởng khá lớn đến chi phí sản xuất của hộ cũng như gây tâmlý e ngại khi hộ tham gia sản xuất ca cao. Theo đánh giá củaphân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp phía Nam, cây cacao chết được xác định bởi các nguyên nhân sau:

Chất lượng cây ca cao có độ đồng đều thấp, số cây chưađạt tiêu chuẩn kỹ thuật (chiều cao, đường kính thân, sốcặp lá và không nhiếm bệnh) vẫn được đưa ra trồng cònchiếm tỷ lệ khá cao.

Cây giống sau khi xuất khỏi vườn ươm là đưa nhay tới vườntrồng, bỏ qua thời gian (5 – 10 ngày) để cây thích nghidần với môi trường – khí hậu nơi trồng

Tại các vườn trồng xen, phần lớn hộ trồng ca cao bỏ quakhâu chẩu bị đất và đào hố xử lý đất trước khi trồng. Tạicác vườn trồng thuần cây ca cao lại chưa có đai rừngphòng hộ, cây che bóng tầng cao, cây che bóng tầng thấp,nhiều hộ nông dân bỏ qua biện pháp che túp, tủ gốc chocây ngay sau khi trồng nên khi gặp hạn, gió, nắng cây cacao rất dễ chết, đặc biệt là ca cao trồng ở các hộ đồngbảo dân tộc.

Thiếu vốn đầu tư trong khi hộ nông dân chưa thể tiếp cận được các nguồnvốn vay

Cũng giống như cà phê, cacao cũng mất khoảng 3 năm cơ bảntrước khi cho trái và phải sau khi trồng 6 năm cây mới chotrái ổn định. Canh tác ca cao không chỉ đòi hỏi phải có đấtcanh tác mà trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nó đòi hỏi phảicó nguồn vốn tài chính lớn. Yêu cầu vốn đầu tư cao trong giaiđoạn kiến thiết cơ bản (khoảng hơn 33 triệu đồng/năm và kéodài trong 3 năm)5 là một trong những rào cản hạn chế việc mở

5 Số liệu điều tra năm 2012, SCAP

112

rộng diện tích ca cao tại Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắknói riêng. Đối với ca cao thì chi phí vặt tư bao gồm phân bón,việc xử lý đất, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, điện tưới tiêuvà đầu tư cho cây chắn gió và che bóng tạm thời và lâu dài.Đặc biệt trong những năm đầu nhu cầu đầu tư về phân bón là rấtlớn, trung bình (12 triệu/năm). Thêm vào đó cây ca cao là câyrất mẫn cảm với các loại sâu bệnh và đây cũng chính là nguyênnhân gây thiệt hại lớn nhất đối với hộ trồng ca cao, do đó chiphí cho thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu cũng rất đáng kể.

Các yếu tố về mặt kỹ thuật người nông dân có thể học hỏivà khắc phục được, trong khi tiền vốn luôn là một thách thứcđối với hộ trồng ca cao tại tỉnh Đắk Lắk đặc biệt là ở khu vựccòn nhiều khó khăn. Dưới góc độ này, cây ca cao không thể cạnhtranh với lúa và hoa màu, những loại cây trồng có thể cho thuhoạch trong một thời gian ngắn. Theo ý kiến của các hộ nôngdân trồng ca cao trên địa bàn thì việc vay vốn để trồng ca caokhó hơn so với vay vốn trồng cà phê hay các loại cây trồngngắn ngày. Điều này được lý giải rằng người cho vay lo ngại vềlợi ích kinh tế thu được từ ca cao, cũng như những rủi ro cóthể xảy ra do quy trình kỹ thuật phức tạp. Trong khi đó, theokết quả khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môitrường hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có các chương trình hỗtrợ tiếp cận nguồn tín dụng trung hạn cho ca cao. Theo các cánbộ xã trên địa bàn khảo sát người dân trồng ngô thì rất dễ vayvốn, cả của ngân hàng nhà nước và tư nhân vì vụ ngắn ngày, cóthể trả được; và nếu vay của tư nhân, khi thu hoạch có thể bánluôn cho chủ nợ. Nhưng cây ca cao trồng vài năm vẫn chưa thấycó sản phẩm, nên việc vay được tiền sẽ rất khó. Theo mộtnghiên cứu của Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (2010),với năng suất ca cao hiện nay tại tỉnh Đắk Lắk (1,3 – 1,4 tấnhạt/ha) thì điểm hòa vốn là năm thứ 7 (đối với hình thức trồngthuần). Như vậy toàn bộ thời gian từ năm thứ 7 trở về trước,sản xuất ca cao đồng nghĩa với việc đầu tư không lợi nhuận.Như vậy với việc đáp ứng nhu cầu tín dụng trung và dài hạn còn

113

hạn chế hiện nay để đầu tư cho canh tác ca cao thì ca cao khócó thể phát triển.

Sản xuất ca cao theo tiêu chuân chất lượng mới được triển khai với quy mônhỏ, năng suất thấp và chủ yếu dưới sư tài trợ của các dư án

Bang 21. Diện tích, năng suất, sản lượng của hình thức sản xuất ca caotheo tiêu chuẩn UTZ tại Đắk Lắk và Đắk Nông

TT Đơn vịSốhộ

Diệntích(ha)

Sanlượng

(tấn)

Năngsuất(tấn/ha)

Hìnhthứccanhtác

Mô hìnhtổ chức

Nămbắtđầuthưchiện

Đắk Lắk 657487,46 359,04 0,74

1 Công tycà phê Krong Ana

65 66,25

28,47

0,43 Trồngthuần

Công ty giao khoán đất

9/2010

2 Công tycổ phầnCao Nguyên Xanh

260

119,95

85,57

0,71 Trồngthuần

Đơn vị thương mại tổ chức nông dân

1/2012

3 Công tycà phê tháng 10

191

177,30

165 0,93 Trồngthuần

Công ty giao khoán đất

10/2010

4 Công tycà phê Buôn Hồ

141

123,96

80,00

0,65 Trồngthuầ

Công ty giao khoán

2011

114

n đất

Đắk Nông

1 Công ty cà phê Đức Lập 174

169,40 120,50 0,71

Trồngthuần

Công ty giao khoánđất

10/2010

Nguồn: SCAP tổng hợp

Ca cao sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ tại Đắk Lắk và ĐắkNông được thực hiện tại các công ty cà phê ca cao với hìnhthức trồng thuần. Cụ thể tại Đắk Lắk: chiếm tỷ lệ nhỏ (19,05%về diện tích, 24,78% về sản lượng) và năng suất trung bìnhthấp (0,74 tấn/ha), thực hiện tại 4 công ty cà phê của tỉnh.Tại Đắk Nông: Diện tích sản xuất theo UTZ: 5,745 diện tích,20,84% về sản lượng.

Quản lý chất lượng sản phâm đầu ra là một thách thức với việc phát triển cacao tai Đắk Lắk và Đắk Nông khi quy mô các mẻ lên men nhỏ, hat ca cao lênmen chưa đồng nhất

Hiện nay việc lên men vẫn được thực hiện bằng phương phápthủ công với các mẻ lên men dao động từ 10 – 100 kg hạt ca caovà chủ yếu được thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Các cơ sở lênmen chuyên nghiệp chưa được hình thành. Hiện nay một số cơ sởtư nhân tự lên men nhưng chỉ trong điều kiện quy mô của các cơsở lên men còn nhỏ và kỹ thuật lên men khác nhau nên thiếutính đồng nhất của hạt ca cao lên men. Hiện nay chưa có đơn vịnào kiểm soát được chất lượng lên men trong khi ca cao chỉ cóthể tiêu thụ được nếu sau khi lên men đáp ứng được các tiêuchuẩn chất lượng do các công ty thu mua đặt ra

115

Hình 39. Thùng lên men 3 cấp của hộ nông dân

Thị trường thiếu ốn định và mang lưới tiêu thụ ca cao còn yếu gây sư e ngaicho các hộ nông dân trong quyết định tham gia canh tác ca cao

Theo đánh giá của các nhà quản lý ở địa phương giá cả cacao trên thế giới hiện nay là khá cao nhưng cũng có sự giaođộng mạnh. Cụ thể theo nghiên cứu của Agrifood CónultingInternational (2008) cho biết trong lịch sử giá ca cao đã từngbiến động mạnh. Cụ thể sau thời kỳ bùng nổ của ca cao vàonhững năm 1970 tới giữa những năm 1980, giá ca cao đã suy giảmtrong suốt những năm 1990 và ở mức thấp nhất lịch sử (theo giáthực tế) vào tháng 12 năm 2000.

Thêm vào đó theo nghiên cứu của viện nghiên cứu xã hội,kinh tế và môi trường, bức tranh thị trường đầu ra sản phẩm cacao ở Đắk Lắk không hoàn toàn lạc quan. Cụ thể theo kết quảphỏng vấn hộ nông dân cho biết, đối với các loại cây trồngkhác như cà phê, điều, ngô sắn vào mùa thu hoạch những ngườithu mua đến tận nhà thu mua. Trái lại đối với mạng lưới thumua ca cao tại các tỉnh Tây Nguyên về số lượng người thu muavà khả năng tiếp cận các trạm thu mua là khá thấp. Do ca caodo không chín cùng một lúc nên người dân phải tự mang đến điểmthu mua và các điểm thu mua tập trung nên để bán được hạt ca

116

cao lên men nông dân phải đi một khoảng cách khá xa. Khi điểmthu mua đóng cửa, ca cao đã thu hoạch có thể phải bỏ đi. Hiệntrạng này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn khiến hộnông dân bị thất thu.

Trong khi đó, mạng lưới các hộ thu gom và lên men cũngchưa hoạt động mạnh do hiệu quả kinh tế cho hoạt động nàythấp. Các hộ lên men thường thu mua lại trái tươi với giá 2800– 4000 đ/kg, và cứ khoảng 12 – 14 kg trái tươi cho 1 kg hạtkhô, vơi giá thu mua 45.000 – 47.000 đ/kg hạt khô chất lượngtốt thì người lên men không hề có lãi, mà chủ yếu dựa vào tiềnthường của các công ty thu mua nếu hạtt ca cao đạt chất lượngtốt. Như vậy, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu ca cao đang đẩyhết rủi ro trong chuỗi ca cao cho người trồng và người lên menbởi công ty chỉ thu mua hạt đã lên men và đạt đủ tiêu chí cầnthiết.

Sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra ca cao còn thểhiện ở sự thiếu ổn định của các công ty thu mua, chế biến vàxuất khẩu ca cao. Cụ thể hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên,Cargill cũng là một tổ chức lớn nhất thu mua hạt ca cao (thumua 70% sản lượng ca cao của Việt Nam). Tuy nhiên đối với côngty này, kinh doanh ca cao chỉ là phần kinh doanh phụ, kinhdoanh thức ăn gia súc mới là chính. Từ tháng 5/2011 trở vềtrước, Cargill Việt Nam còn thu mua lẻ của người dân, nhưng từtháng 6/2011, họ không mua lẻ nữa mà chỉ mua của các pháp nhân(các đơn vị bán hàng cho Cargill phải xuất hóa đơn đỏ). Thêmvào đó chính sách thu mua của Cargill khá ngặt nghèo: Cargillchỉ thu mua hạt ca cao sau khi sơ chế (lên men, phơi/sấy khô).Thêm vào đó, theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu xãhội, kinh tế và môi trường năm 2012, khi được hỏi về sự vữngchân lâu dài của công ty trong thị trường ca cao, một cán bộcủa công ty cho biết, với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lênhàng đầu (theo yêu cầu của hệ thống đánh giá UTZ) quan điểmcủa Cargill đối với ca cao Việt Nam là “Cargill chỉ có mặt

117

trong thị trường chừng nào ca cao còn đảm bảo chất lượng”.Điều đó có nghĩa người nông dân trồng ca cao sẽ vẫn tiếp tụclo lắng về sản phẩm đầu ra của mình.

Han chế trong vấn đề tổ chức ngành hàng ca cao

Ban điều phối ca cao đã được thành lập nhưng chưa đủ manh để có thể đóngvai trò thúc đây một ngành sản xuất phát triển

Chủ trương phát triển ca cao trên cả nước được nêu ra từnăm 1998, nhưng trên thực tế, đến năm 2005 Ban điều phối cacao Việt Nam (Vietnam Cocoa Committee - viết tắt là VCC)mới được thành lập. Theo quy định về cơ cấu tổ chức: Các thànhviên BĐP hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, Ban điều phối khôngcó vai trò chỉ đạo mà chỉ là đầu mối quan hệ của các bên liênquan đến cây ca cao. Một trong những nhiệm vụ quan trọng vàrất có ý nghĩa của VCC là tư vấn cho Bộ NN&PTNT để ban hànhcác quyết định về cây ca cao. Với chức năng và nhiệm vụ nhưhiện nay, về cơ cấu tổ chức của VCC chưa đủ mạnh để có thểđóng vai trò thúc đẩy một ngành sản xuất phát triển. Sự chậmtrễ trong việc hình thành một bộ máy điều hành khiến cho nhữngkế hoạch phát triển ca cao không thể thực hiện.

Liên kết ngang giữa những người sản xuất còn yếu

Hộ sản xuất ca cao trên địa bàn hai tỉnh với quy mô nhỏlẻ và phân tán dẫn tới nhiều hạn chế đối với phát triển ca caonhư chất lượng thấp và không đồng đều, khó áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như khó có thể đáp ứng đủvề sản lượng cho các nhà chế biến, xuất khẩu và làm giảm tínhcạnh tranh của người nông dân trên thị trường. Với đa số cáchộ trồng xen với diện tích nhỏ lẻ trong vườn nhà thì dường nhưca cao lại được coi là cây trồng phụ để tận dụng đất nên khôngđược đầu tư chăm sóc nên hiệu quả thấp.

Bên cạnh việc sản xuất quy mô nhỏ, phân tán hầu hết cáchộ nông dân này sản xuất riêng lẻ thiếu sự liên kết giữa nhữngngười sản xuất. Việc thiếu tổ chức liên kết giữa những người

118

sản xuất cung đã làm giảm sự liên kết giữa người sản xuất vàcác tác nhân khác trong chuỗi giá trị ca cao và thiếu đại diệncho những người sản xuất trong việc ra các chính sách và thựchiện các chính sách liên quan đến phát triển ca cao.

Để hỗ trợ khắc phục trở ngại trên, một số dự án pháttriển ca cao triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tiến hànhxây dựng các câu lại bộ và HTX sản xuất ca cao. Cụ thể, dự ánPhát triển ca cao bền vững tại các nông hộ giai đoạn 2007 –2011 đã hỗ trợ thành lập 81 câu lạc bộ ca cao. Tuy nhiên hiệnnay dự án đã kết thúc nên nhiều câu lạc bộ không còn duy trìhoạt động. Theo đánh giá, câu lạc bộ hay tổ nhóm sản xuất làmột hình thức tổ chức hộ sản xuất khá là phù hợp với tỉnh hìnhsản xuất ca cao hiện nay vì cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản,gon nhẹ, dễ tổ chứcđã giúp gia tăng sự liên kết giữa nhữngngười sản xuất trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹthuật được chuyển giao từ dự án đồng thời đáp ứng về khốilượng thu mua đủ lớn cho các doanh nghiệp đồng thời làm giảmchi phí sản xuất. Cũng theo đánh giá của các chuyên gia trongngành ca cao và cà phê thì hiện nay, mô hình tổ nhóm/câu lạcbộ sản xuất ca cao hiện nay dường như là hình thức phù hợpnhất đối với việc tổ chức sản xuất ca cao hiện nay và có thểlà hạt nhân của các HTX kiểu mới sau này.Tuy nhiêntrở ngại đốivới các câu lạc bộ ca cao hiện nay đó là chưa có chính sáchcho các câu lạc bộ này có thể tiếp cận đối với các tổ chức tíndụng như các HTX.

Đối với hình thức tổ chức HTX, trên địa bàn hai tỉnh mớicó duy nhât có 1 HTX về sản xuất ca cao đó là HTX NN ca caohuyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk được thành lập vào năm 2008 dựa trênnền tảng là 91 hộ tham gia vào dự án ACP. Tuy nhiên hiện nayHTX đang gặp khó khăn là thiếu vốn để đầu tư máy móc thiết bịphục vụ sản xuất ví dụ như máy sấy, xe vận chuyển, máy móctách bơ – tách bột. Vấn đề máy sấy đang là vấn đề đáng quantâm của HTX. Khi sản lượng trong 1 – 2 năm tới có thể sẽ tăng

119

gấp 1,5 – 2 lần thì trong giai đoạn mùa mưa (thời vụ thu hoạchca cao từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm) không thể phơi hạt cacao đã lên men nên cần thiết HTX phải có một hệ thống sấy đểđảm bảo việc phơi sấy ca cao trong giai đoạn mùa mưa. Thêm vàođó qua kết quả khảo sát, việc thành lập các liên minh sản xuấttiêu thụ ca cao giữa công ty Nam Trường sơn và HTX này bướcđầu có mang lại lợi ích cho nông dân với phương thức dự án hỗtrợ 40% và các đối tượng hưởng lợi sẽ đóng góp 60%. Tuy nhiên,việc liên kết này chỉ tồn tại trong thời gian còn dự án, liệusau khi dự án kết thúc thì liên minh này có còn hiệu quả và cóthể duy trì lâu dài thì không được đảm bảo vì hiện nay hầu hếtcác nông dân cho rằng bán hàng cho Công ty vì đây là liên minhdo dự án lập ra.

Liên kết sản xuất – tiêu thụ ca cao còn yếu một số mô hình mớiđược hình thành dưới sự tài trợ của các tổ chức phát triểnquốc tế

Hìnhthứcliên kết

Diệntích

Đặc điểm

Công tycổ phầnCaoNguyênXanh tổchứcnông dânsản xuấtca caotheotiêu

119,9

• Hình thành dưới sự hỗ trợ của tổ chứcsolidaridad từ năm 2010

Công ty: Hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuậtsản xuất theo tiêu chuẩn UTZ,

• Cung cấp giống ca cao

• Bao tiêu sản phẩm được sản xuất theoquy trình của công ty

Nông dân: Sản xuất theo quy trình UTZ màcông ty chuyển giao

120

chuẩnUTZ

• Bán sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩUTZ cho công ty

Công tycà phêvới nôngdân nôngtrườngtheohìnhthứcgiaokhoánđất canhtác

600(ĐắkLắk)

169(ĐắkNông)

Công ty:

• Giao khoán đất cho nông dân theo Nghịđịnh 135 của Chính phủ và theo chủtrương chuyển đổi cơ cấu cây trồng củacông ty từ diện tích cà phê già cỗinăng suất thấp sang cây ca cao

• Hỗ trợ toàn bộ về đầu tư trong phầnkiến thiết cơ bản cho nông dân

• Thu mua hạt ca cao đã lên men từ các hộthành viên

Hộ nông dân:

• Nhận đất giao khoán của công ty, sảnxuất

• Bán ca cao đã lên men cho công ty,

• Nộp lại một tỷ lệ nhất định thu nhập từvườn ca cao theo tỷ lệ nông dân 6: côngty 4

Nông dânđược tổchứcthànhHTX vàliên kếtvới côngty NamTrườngSơn

400 • T rên địa bàn hai tỉnh mới có 1 HTX cacao duy nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

• Hình thành dưới sự hỗ trợ từ dự án ACP

• Dự án tài trợ 40% và nông dân đóng góp60% trong việc đầu tư giống, phân bón,thuốc BVTV

• Sản phẩm ca cao của các thành viên HTXsẽ bán sản phẩm cho công ty

121

Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ca cao (nông trường) với nông dân là côngnhân nông trường

Liên kết này thực ra là liên kết giữa người giao khoán(công ty cà phê) và người nhận khoán (công nhân nông trường).Hình thức này chủ yếu diễn ra giữa các công ty cà phê chuyểnđổi từ cây cà phê sang trồng ca cao. Trở ngại lớn nhất lớnnhất hiện nay đối với hình thức này đó là tâm lý lo ngại,không yên tâm đầu tư sản xuất ca cao của người nhận khoán vìcho rằng giá cá cao thấp, khó trồng, chăm sóc, phòng trừ sâubệnh nhiều, thu hoạch tốn nhiều công vì không tập trung. Đãnhiều hộ xuất hiện tâm lý muốn chuyển đổi từ ca cao sang cáccây trồng khác như cà phê, tiêu, …

Hiện nay tại một số đơn vị người nhận khoán không chịu kýhợp đồng nhận khoán vườn ca cao với doanh nghiệp vì cho rằngnăng suất ca cao thấp, sâu bệnh nhiều, chưa rõ hiệu quả đầutư, chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn được ban hành.

122

Hộp 1: Những trở ngai trong mô hình liên kết của Công ty TNHH một thànhviên cà phê – ca cao Krông Ana

Năm 2002 công ty TNHH MTV cà phê – ca cao Krông Ana (tiềnthân là Công ty cà phê Krông Ana) được UBND tỉnh phê duyệt dựán trồng 500 ha ca cao trên diện tích cà phê già cỗi. Từ đóđến nay, công ty đã trồng được 249 ha tập trung ở khu vực 2là 142 ha và khu vực 3 là 98 ha, trồng vào giai đoạn từ năm2002 – 2005. Trong 2 năm đầu, giống chủ yếu được lấy từ giốngthực sinh từ Quảng Ngãi và giống lai, giống ghép từ trườngĐại học Nông Lâm, nhưng sau đó Công ty đã từng bước tự ươm vàchủ động được nguồn giống.

Công ty giao đất cho nông dân sản xuất bằng hợp đồng giaokhoán theo Nghị định 135 của Chính phủ. Phía công ty sẽ chịutrách nhiệm toàn bộ về đầu tư trong phần kiến thiết cơ bản:giải phóng mặt bằng (nhỗ thanh lý vườn cà phê già cỗi), phânchuồng bón lót, phân hóa học, thuốc BVTV, tưới nước,… ngườilao động chịu phần công lao động. Khi ca cao vào giai đoạn cóthu hoạch, người lao động sẽ trả lại phần chi phí đầu tư banđầu theo từng năm ,và sau khi trả xong chi phí đầu tư, hằngnăm người lao động sẽ nộp một tỷ lệ nhất định thu nhập từvườn ca cao cho công ty.

Tuy nhiên, công ty đã cung cấp vật tư để trồng 240 ha ca caonhưng hiện nay chỉ mới ký hợp đồng được với 33,76/240 ha vìngười lao động không chịu hợp tác cho rằng “cây ca cao là câymới chưa rõ năng suất nên không thể chia tỷ lệ như vậy, hayCông ty không đầu tư trong thời kỳ kinh doanh, người lao độngphải đầu tư nên vườn cây thuộc về họ, còn đất thì họ chỉ chịunghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nhưng thời điểm này Nhà nướcđã miễn thuế…”. Chính vì vậy, mặc dù hiện nay vườn ca cao đãvào kinh doanh ổn định, người lao động đã có thu nhập từ ca

Nguồn: SCAP tổng hợp

123

Mô hình liên kết giữa công ty cổ phần Cao Nguyên Xanh tổ chức nông dân sản xuấtca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Mô hình này mới được hình thành lập dưới sự tài trợ củatổ chức hỗ trợ phát triển bền vững các ngành hàng nông nghiệp(solidaridad) từ năm 2010. Khó khăn hiện nay đó là trình độcanh tác của người nông dân còn hạn chế, năng suất ca cao cònthấp khiến hiệu quả của người sản xuất thấp. Một vấn đề trởngại nữa tương tự như mô hình liên minh HTX nông nghiệp ca caoEa Kar và công ty Nam Trường Sơn đó là tính bền vững của môhình. Vì hầu hết các đối tượng tham gia đều nhờ vào sự hỗ trợcủa dự án.

Phân tích điểm manh, điểm yếu, cơ hộ và thách thức đối với việc phát triểnca cao tai Đắk Lắk và Đắk Nông

Bang 22. Tổng hợp kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hộ và tháchthức đối với việc phát triển ca cao tại Đắk Lắk và Đắk Nông

Điểm manh

- Điều kiện tự nhiêntương đối phù hợp

- Chất lượng hạt cacao được đánh giácao

- Năng suất tương đốicao

 

Điểm yếu

- Tốc độ gió mạnh và nguồn nướcgiới hạn

- Sử dụng giống kém chất lượngchiếm tỷ lệ cao

- Cây ca cao rất mẫn cảm với sâubệnh đặc biệt là với hình thứctrồng thuần

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manhmún

- Nông dân chưa có kinh nghiệm vềcanh tác ca cao

- Số cây ca cao chết sau trồng

124

chiếm tỷ lệ lớn

- Tỷ lệ sản xuất ca cao theotiêu chuẩn chất lượng còn thấp

- Chi phí sản xuất lớn, đặc biệtlà thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Thiếu sự đầu tư chăm sóc đốivới sản xuất và chế biến

- Thiếu thông tin thị trường vàliên kết trong chuỗi giá trị cacao

- Quy mô của các mẻ lên men nhỏ,hạt ca cao lên men chưa đồngnhất về chất lượng

- Các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực ca cao thamgialiên kết với nông dân theohình thức kỹ hợp đồng còn hạnchế

- Hệ thống thu mua ca cao thườngđược bố trí ở xa vùng sản xuất

Cơ hội

- Nhu cầu về các sảnphẩm từ ca cao trênthị trường trong vàngoài nước gia tăng

- Cơ hội mở rộng diệntích trồng trên cácvùng đất cà phê giàcỗi

- Cacao đang nhận được

Thách thức

- Chính quyền và lãnh đạo địaphương coi ca cao như một loạicây xóa đói giảm nghèo

- Năng lực của người nông dân cònthấp, đặc biệt đối với nông dânlà người dân tộc thiểu số trongviệc áp dụng kỹ thuật canh tácvà chế biến

- Khả năng canh tranh thấp so với

125

sự quan tâm chínhquyền và lãnh đạođịa phương và các tổchức quốc tế(DANIDA, GTZ,…)

- Nâng cao năng suấtnhờ vào cải thiện kỹthuật trồng

- Một số doanh nghiệplớn có trạm thu muađặt tại khu vực cónhu cầu ca cao lớnvề khối lượng vàchất lượng

cà phên và diện tích canh tácchịu tác động mạnh bởi giá thếgiới

- ử dụng nhiều thuốc BVTV ảnhhưởng đến sức khỏe và môitrường

- Thị trường đầu ra yêu cầu cacao sản xuất theo tiêu chuẩnchất lượng

VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI ĐẮK LẮK VÀ ĐẮKNÔNG

7.1. Phát triển hệ thống tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ đầu vào cho canh tácca cao

• Xây dựng và kiểm soát hệ thống cung cấp giống ca cao đảmbảo chất lượng để hộ nông dân có thể tiếp cận, giảm thiểuthiệt hại do trồng giống ca cao kém chất lượng (ca caochết sau trồng, thoái hóa nhanh, sâu bệnh) (Đặc biệt tỉnhĐắk Nông vì hiện nay nông dân vẫn phải mua giống tại cáccơ sở bên Đắk Lắk).

• Nâng chất lượng các dịch vụ khuyến nông về kỹ thuật canhtác ca cao đặc biệt là vấn đề quản lý sâu bệnh hại trêncây ca cao. Xây dựng và phổ biến quy trình kỹ thuật chungcho canh tác ca cao: Vấn đề kỹ thuật đang là một trongnhững rào cản đối với đa số các hộ canh tác ca cao khiđây gần như là một cây trồng mới nhưng lại yêu cầu về các

126

điều kiện canh tác và sau thu hoạch hết sức nghiêm ngặt.Do đó ngành nông nghiệp cần xây dựng quy trình kỹ thuậtchung cho việc canh tác ca cao. Trên cơ sở đó Trung tâmKhuyến nông và các phòng nông nghiệp của tỉnh cần phốihợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các lớp tập huấnnâng cao hiểu biết của người nông dân về cây trồng mớinày. Điều này sẽ giúp hộ nông dân quản lý tốt vườn ca caohiện có từ đó nâng cao được hiệu quả của sản xuất ca caocủa hộ. Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuấtca cao làm gia tăng GTGT cho ngành hàng ca cao nói chungvà cho hộ nông dân sản xuất ca cao nói riêng, đồng thờiđảm bảo cho việc phát triển bền vững. Trợ cấp để khuyếnkhích các công ty chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nôngdân, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn, yêu cầucủa công ty, đảm bảo chất lượng.

• Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ đầu vào (phân bón,đặc biệt là thuốc BVTV) cho cây ca cao. Khuyến khích cácdoanh nghiệp xây dựng mạng lưới cung cấp giống và vật tưgần nơi sản xuất để nông dân dễ tiếp cận.

7.2. Phát triển các tổ chức của người sản xuất

Một trong những khó khăn hiện nay đối với sản xuất ca caođó là tổ chức những người sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong cáchình thức hợp tác khác nhau bên cạnh việc nỗ lực đổi mới chìnhsách và chiến lược phát triển ca cao. Vấn đề này hết sức quantrọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triểnca cao trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông nói riêng và cảnước nói chung. Do đó việc tổ chức này phải được ưu tiên hàngđầu và phải kèm theo việc thực hiện một chiến lược thích hợpngay từ đầu. Những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức liênkết người sản xuất này bao gồm:

• Các tổ chức nông dân phải được hình thành và thể chế hóadưới nhiều hình thức khác nhau: tổ nhóm, câu lạc bộ nôngdân, hợp tác xã, hiệp hội để cải thiện và tăng cường liên

127

kết giữa những người sản xuất ở các mức độ khác nhau củaquá trình sản xuất ca cao. Quá trình này được bắt đầu từcác tổ nhóm, câu lạc bộ ca cao phi chính thức hiện cótrên địa bàn hai tỉnh và tiếp theo đó là dần hình thànhlên các tổ nhóm, câu lạc bộ nông dân và hợp tác xã mớitham gia vào một tổ chức chung gọi là tiền hiệp hội vàsau cùng hình thành nên hiệp hội nông dân sản xuất cacao. Và đại diện của tổ chức này phải được tham gia vàoBan điều phối phát triển ca cao.

• Để đảm bảo tính bền vững, các tổ chức nông dân trên phảituân theo các nguyên tắc về tính tự nguyện, minh bạch vàtự chủ. Mỗi tổ chức này cũng phải thiết lập các điều lệ,cơ chế làm việc, cam kết riêng và phải được sự đồng ý củacác thành viên.

Tổ chức nông dân này phải hoạt động theo nguyên tắc từdưới lên, bắt đầu bằng việc tổ chức các tổ nhóm, câu lạc bộ đãđược thành lập bởi các doanh nghiệp, tổ chức, dự án tài trợtại địa phương. Cụ thế tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cần sớm khôiphục lại cá câu lạc bộ ca cao được hình thành và hoạt độngtrong dự án Success Alliance và khuyến khích hình thành cáccâu lạc bộ mới tại các vùng canh tác ca cao (40 – 50 hộ thành1 câu lạc bộ, và câu lạc bộ có 1 điểm lên men). Đối với cácthành viên là các nông trường viên thuộc các công ty cà phênên phát triển các đội sản xuất ca cao tương tự như các độisản xuất cà phê.

7.3. Cải thiện kỹ thuật trong sản xuất, lên men

Đối với san xuất:

• Khuyến khích phát triển hệ thống canh tác ca cao trồngxen với cây lâu năm (điều, cây ăn quả) để giảm bớt chiphí sản xuất nhờ tận dụng hệ thống che bóng sẵn có

• Phổ biến và tập huấn quy trình kỹ thuật chung về canh tácca cao dựa theo điều kiện địa phương cho hộ nông dân để

128

giảm bớt chi phí và đảm bảo tỷ lệ sống cũng như ca caophát triển tốt

• Hướng dẫn hộ canh tác ca cao khắc phục những điểm bất lợicủa điều kiện tự nhiên:

• Thiết lập hàng cây chắn gió.

• Xói mòn: trồng theo đường đồng mức/bậc thang đểchống xói mòn. Thiết lập hàng rào chống xói mòn.

• Nước: cải tiến kỹ thuật tưới, áp dụng kỹ thuật trongquản lý nước tổng hợp

• Phân bố lượng mưa không đều: tỉa cành tạo tán, dùnggiống kháng, thoát nước và quản lý bóng che

• Khuyến khích và hỗ trợ hộ sản xuất theo tiêu chuẩn chấtlượng (UTZ) để đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triểnbền vững

• Duy trì, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện hiệu quả của cácmô hình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ hiện cóđể nâng cao lợi nhuận của hộ tham gia

• Tập huấn, mở rộng mô hình sản xuất ca cao theo tiêuchuẩn UTZ tại các câu lạc bộ, HTX và công ty sảnxuất ca cao

• Có chính sách về giá đối với ca cao được sản xuấttheo tiêu chuẩn UTZ để giảm thiểu rủi ro về giá cacao cho hộ nông dân (thay vì quy định về thưởng thêmnhư hiện nay từ phía các doanh nghiệp thu mua)

Lên men

• Hạn chế lên men quy mô nông hộ riêng lẻ để giảm tínhkhông đồng nhất của hạt ca cao lên men

• Hình thành các điểm lên men chuyên nghiệp (trên cơ sở cáccâu lạc bộ ca cao: mỗi câu lạc bộ hình thành 1 điểm lênmen)

129

• Xây dựng quy trình lên men chung đảm bảo chất lượng hạtca cao sau lên men

• Tổ chức tập huấn kỹ thuật lên men cho các cơ sở lên mencủa các câu lạc bộ

• Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm lên men (vốn,trang thiết bị)

• Kết nối thông tin giữa điểm lên men và các điểm thu muahạt ca cao trên địa bàn

7.4. Khâu thu mua, chế biến

• Khuyến khích duy trì loại hình hoạt động của các điểm thumua ca cao do các công ty Cargill, ED&F Man, Armajaro đãxây dựng

• Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các điểm thu muamới để mở rộng hoạt động ra các địa phương có diện tíchca cao ở giai đoạn kinh doanh

• Các điểm thu mua nên đặt gần khu vực sản xuất để hộ nôngdân dễ tiếp cận

• GTGT của cây ca cao tăng đáng kể nhờ vào hoạt động chếbiến, do đó cần hỗ trợ các công ty trong nước phát triểnhệ thống chế biến các sản phẩm từ ca cao: vốn sản xuất,liên kết với vùng sản xuất

7.5. Hình thành và phát triển hình thức liên kết sản xuất – tiêu thụ ca cao

• Tận dụng hỗ trợ của các chính sách hiện có như: quyếtđịnh 80/2002/QĐ-TTg, quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chínhsách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuấtgắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn

• Duy trì các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ/câulạc bộ/htx sản xuất đã được hình thành dưới sự tài trợcủa các dự án (dự án AS, ACP)

130

• Hỗ trợ hình thành và phát triển các câu lạc bộ/HTX sảnxuất ca cao theo tiêu chuẩn chất lượng (UTZ)

• Nâng cao năng lực về tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanhcho đại diện các câu lạc bộ/HTX

• Kết nối doanh nghiệp tham gia liên kết với các câu lạcbộ/HTX sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn chất lượng trongviệc hỗ trợ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm đầu ra

VIII. KẾT LUẬN

Mặc dù đã được du nhập vào Việt Nam và phô biến trồng ởcác tỉnh Tây Nguyên từ khá lâu nhưng ca cao vẫn được coi làmột loại cây trồng mới đối với các hộ nông dân vùng cao nguyênnày. Những cơ sở thuận lợi để khuyến khích phát triển ngànhhàng này tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đó là: (1) Nhu cầuvề các sản phẩm ca cao trên thế giới không ngừng ra tăng, dođó tiềm năng nâng cao giá trị của ngành sản xuất ca cao là khácao thông qua xuất khẩu; (2) Đắk Lắk và Đắk Nông là một trongcác tỉnh nằm trong 3 vùng được quy hoạch là vùng trọng tâmphát triển cac ao của cả nước; (3) ca cao là cây trồng hiệnđang nhận được sự quan tâm của ngành nông nghiệp và các tổchức tài trợ quốc tế.

131

Tuy nhiên hầu hết diện tích ca cao của nông hộ mới ở giaiđoạn đầu của thời kỳ kinh doanh với quy mô sản xuất nhỏ lẻ ởcấp nông hộ, chưa có vùng sản xuất tập trung. Hai hình thứccanh tác ca cao chính đó là trồng thuần (trên diện tích cà phêgià cỗi của thuộc các công ty cà phê) và trồng xen trong vườnnhà (đối với các hộ sản xuất tự do). Đa số diện tích sản xuấtca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông áp dụng quy trìnhtruyền thống. Sản phẩm ca cao được sản xuất theo tiêu chuẩnUTZ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chuỗi giá trị ca cao thông quacác dự án hỗ trợ phát triển ca cao.

Ở Việt Nam nói chung và tại Đắk Lắk, Đắk Nông nói riêng,hiện việc chế biến ca cao chủ yếu là sơ chế, cho sản phẩm làhạt ca cao khô đã lên men. Hoạt động lên men hiện nay chủ yếuvẫn bằng phương pháp thủ công đó là lên men tự nhiên theophương pháp ủ bằng thùng hay ủ bằng thúng. Việc lên men ca caochủ yếu diễn ra tại nông hộ.

Đối với vấn đề tiêu thụ ca cao: Ca cao chu yếu được cácnông hộ bán cho các đối tượng thu gom hoặc các điểm thu muatrên địa bàn. Hiện nay công ty Cargill là đơn vị chủ lực thumua sản phẩm ca cao của tỉnh. Công ty thu mua ca cao thông quamạng lưới thu mua riêng của công ty. Mạng lưới thu mua được tổchức theo hệ thống: trạm cấp 1, trạm cấp 2 và điểm thu mua cấp3. Ngoài ra cũng có một số doanh nghiệp trong nước tham giathu mua những cũng cho giữ vai trò như là một đầu mối thu muanguyên liệu cho các công ty nước ngoài.

Ca cao là sản phẩm có GTGT cao nhờ vào các hoạt động chếbiến hạt ca cao thành các sản phẩm khác như bột ca cao, nướcuống, sô cô la,…. GTGT của sản phẩm ca cao được sản xuất theotiêu chuẩn UTZ cao hơn ca cao được sản xuất theo quy trìnhthông thường là 9,6 triệu/tấn (tại Đắk Lắk) và 15 triệu/tấn(tại Đắk Nông). Nguyên nhân chủ yếu là do đối với sản phẩm cacao được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng này được bán vớigiá cao hơn trong khi lại giảm được chi phí hao hụt nhờ phẩm

132

chất hạt tốt. Tuy nhiên theo các hộ nông dân trồng ca cao,việc sản xuất ca cao theo tiểu chuẩn chất lượng này chưa đượccác hộ hưởng ứng và áp dụng vì họ còn lo sợ về giá ca caokhông ổn định hơn nữa giá ca cao sản xuất theo tiêu chuẩn chấtlượng không có giá cụ thể mà phụ thuộc vào mức thưởng/kg củacác công ty thu mua, việc ghi chép đối với sản xuất theo tiểuchuẩn cũng khá mất công và phải đầu tư các công trình vệ sinhthích hợp trong khi vốn dành cho sản xuất của hộ còn khó khăn.

Về mặt chính sách, Việt Nam đã xây dựng riêng quy hoạchcho phát triển ca cao các tỉnh phía Nam. Theo đó 3 vùng sảnxuất ca cao tại phía Nam Việt Nam bao gồm vùng đồng bằng sôngCửu Long, vùng Đông nam bộ, vùng Tây Nguyên. Nhưng hạn chếtrong việc triển khai chính sách này đó là việc đề ra các chỉtiêu mà không có sự chuẩn bị những kế hoạch đầu tư cụ thể,việc ban hành các chính sách và xây dựng các kế hoạch cấptỉnh, nâng cao năng lực và phân bổ nguồn nhân lực, cơ sở dữliệu/thông tin vững chắc (thống kê, theo dõi giám sát, nghiêncứu), và thiếu sự hiểu biết về động cơ của người nông dân vàthị trường khiến cho các chỉ tiêu trong kế hoạch khó có thểđạt được.

Đối với Đắk Lắk, tuy đã xây dựng quy hoạch ca cao đã đưara chủ trương phát triển ca cao từ Nghị Quyết 40/2011/NQ- HĐNDcủa Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch số 1578/KH-UBND với mụctiêu cụ thể là phát triển cây ca cao tại Đắk Lắk đến năm 2015sẽ đảm bảo đạt 6.000 ha ca cao. Tuy nhiên tốc độ mở rộng diệntích qua hàng năm là tương đối chậm. Những hạn chế trong việctriển khai nghị quyết này được chỉ ra bao gồm: 1) Định hướngquy hoạch vùng để phát triển cây ca cao của tỉnh Đắk Lắk hầuhết nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trên các nền đấtkhông phù hợp cho việc trồng cà phê; 2) Các chương trình hỗtrợ trồng cây ca cao trên địa bàn tỉnh chỉ mới đề cập đến vấnđề hỗ trợ năm đầu (cây giống,…) nhưng cây ca cao là cây lâunăm phải mất tối thiểu 3 năm mới có thu hoạch thì người nông

133

dân sẽ rất khó khăn trong 3 năm đầu cây ca cao chưa cho trái.Hay chủ trương phát triển ca cao từ Nghị Quyết 40/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch số 1578/KH-UBNDcủa Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai nghị quyết này cóphần hỗ trợ 50% chi phí giống cho các hộ gia đình mua câygiống ca cao nhưng do kinh phí từ Sở tài chính còn hạn chế nênchưa hỗ trợ được cho nông dân mặc dù nông dân đã mua cây giốngvà trồng được gần 1 năm.

Riêng đối với tỉnh Đắk Nông, mặc dù được quy hoạch nằmtrong vùng phát triển ca cao trọng điểm của phía Nam, tuynhiên cho đến nay vẫn chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạchriêng cho ngành hàng ca cao. Chỉ tiêu về diện tích ca cao vẫncăn cứ vào bản quy hoạch phát triển của tỉnh Đắk Lắk cũ năm2002 đó là đạt 4000 ha vào năm 2010. Tuy nhiên kết quả về diệntích ca cao thực tế cho đến nay vẫn còn một khoảng cách khálớn so với mục tiêu trên.

Về lợi thế cạnh tranh của cây ca cao so với các cây trồngchính khác trên địa bàn tỉnh hai tỉnh cho thấy ca cao chịu sựcạnh tranh mạnh mẽ của cà phê, cao su, hồ tiêu. Mặc dù có tiềmnăng về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước và phẩm chấtca cao được đánh giá cao, ca cao trên địa bàn hai tỉnh vẫnchưa thể cạnh tranh được với các cây trồng trên đặc biệt làvới cây cà phê về hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm sản xuất củahộ nông dân, và hệ thống cung cấp dịch vụ đầu vào và hệ thốngthu mua sản phẩm. Thêm vào đó điều kiện tự nhiên mà cụ thể làtốc độ gió lớn là một điều trở ngại đối với nông hộ khi pháttriển ca cao.

Những rào cản đối với việc phát triển ca cao tại Đắk LắkĐắk Nông đó là đó là: (1) Quy trình canh tác và chế biến phứctạp trong khi người dân chưa có kinh nghiệm; (2) Chưa có quytrình kỹ thuật chính thức/thiếu kiến thức về chăm sóc và sửdụng thuốc BVTV cho ca cao, (3) Việc thiếu kiến thức kỹ thuậtcanh tác ca cao kết hợp với việc sử dụng giống không đảm bảo

134

chất lượng dẫn đến tỷ lệ ca cao chết sau trồng cao; (4) Thiếuvốn đầu tư trong khi hộ nông dân chưa thể tiếp cận được cácnguồn vốn vay; (5) Sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn chất lượngmới được triển khai với quy mô nhỏ, năng suất thấp và chủ yếudưới sự tài trợ của các dự án; (6) Quản lý chất lượng sản phẩmđầu ra là một thách thức với việc phát triển ca cao tại ĐắkLắk và Đắk Nông khi quy mô các mẻ lên men nhỏ, hạt ca cao lênmen chưa đồng nhất; (7) Thị trường thiếu ốn định và mạng lướitiêu thụ ca cao còn yếu gây sự e ngại cho các hộ nông dântrong quyết định tham gia canh tác ca cao; (8) Liên kết sảnxuất – tiêu thụ ca cao còn yếu một số mô hình mới được hìnhthành dưới sự tài trợ của các tổ chức phát triển quốc tế; (9)Đặc tính canh tác của cây ca cao là cây ưa bóng, thường đượctrồng xen nên dễ bị hiểu là cây phụ để tận dụng đât do đó ítđược quan tâm như cây trồng chính

Các giải pháp cần thực hiện để khắc phục những hạn chế đểphát triển ca cao trên địa bàn Đắk Lắk và Đắk Nông bao gồm:

• Định hướng phát triển ca cao theo hướng chuyên nghiệp,thành vùng tập trung gắn với dịch vụ hỗ trợ. Cần xác địnhmục tiêu phát triển ca cao theo hướng là ngành hàng cógiá trị gia tăng cao, canh tác theo hướng thâm canh, ápdụng khoa học công nghệ cao chứ không chỉ có mục tiêu xóađói giảm nghèo.

• Nâng chất lượng các dịch vụ khuyến nông về kỹ thuật canhtác ca cao đặc biệt là vấn đề quản lý sâu bệnh hại;khuyến khích phát triển hệ thống canh tác ca cao trồngxen với cây lâu năm; xây dựng tổ chức ngành hàng trên cơsở phát triển liên kết công tư, phát triển các hình thứcliên kết hộ sản xuất thành các câu lạc bộ/tổ nhóm nôngdân ca cao, gắn tổ chức thể chế nông dân với chuyển giaokỹ thuật, phát triển các điểm chế biến, hệ thống thu muatại các địa phương có diện tích ca cao ở giai đoạn kinh

135

doanh là những đề xuất giải pháp chính cho phát triểnngành hàng ca cao tại Đắc Lắc và Đắc Nông.

• Về giải pháp chính sách trong ngắn hạn các tỉnh cần cóchính sách kêu gọi sự trợ giúp của trung ương, quốc tế,chính quyền địa phương, và các nhà tài trợ để hình thànhcác dự án hỗ trợ kĩ thuật. Tận dụng hỗ trợ của các chínhsách hiện có như: quyết định 80/2002/QĐ-TTg, quyết định62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợptác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xâydựng cánh đồng lớn.

• Nhà nước và địa phương cần ban hành các chính sách đặcthù để khuyến khích phát triển mô hình liên kết trong sảnxuất và kinh doanh ca cao như:

• Tư vấn hướng dẫn, giúp đỡ thành lập HTX hoặc tổ nhóm nôngdân. Hỗ trợ công tác quản lý điều hành, đăng ký, và hoạtđộng của các hợp tác xã trong giai đoạn đầu.

• Hỗ trợ nông dân, tổ nhóm nông dân, HTX vay vốn để mua máynông nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất.

• Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộkhoa học kỹ thuật: Trợ cấp để khuyến khích các công tychuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nôngdân sản xuất theo tiêu chuẩn, yêu cầu của công ty, đảmbảo chất lượng

• Hỗ trợ cho vay vốn để các công ty tham gia cung ứng phânbón và thuốc BVTV để ứng trước cho nông dân.

• Hỗ trợ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, cung cấp giống,giúp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

• Chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp trong và ngoàinước trong chế biến kinh doanh ca cao đầu tư xây dựngvùng nguyên liệu và thu mua ca cao

136

137

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết địnhsố 2678 /QĐ-BNN-KH ngày 14/09/2007 về việc phê duyệt Đề án“Phát triển cây ca cao đến năm 2015 và định hướng đến 2020”

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết địnhsố 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 về việc ban hànhquy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008). Quyết địnhsố 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/5/2008 về việc ban hành quy địnhquản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và câyăn quả lâu năm

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). Thông tưsố 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 về việc hướng dẫn thực hiệnmột số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệpvà thủy sản theo Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008của Chính phủ

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). Quyết địnhsố 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 về việc ban hành các địnhmức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 về phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụkiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toànthực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Quyết địnhsố 1061/QĐ-BNN-XD ngày 23 tháng 05 năm 2011 về việc phê duyệtdự án “Sản xuất giống cà phê, ca cao giai đoạn 2011-2015”

138

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Quyết địnhsố 1780/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 08 năm 2011 về việc banhành các định mức kỹ thuật tạm thời áp dụng cho các mô hìnhthuộc dự án khuyến nông lĩnh vực trồng trọt

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Quyết địnhsố 2015/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Quy hoạch pháttriển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2015 và định hướng đếnnăm 2020”Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2011). Quyết định số826/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 07 năm 2011 về việc phê duyệtnghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗtrợ đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015

10. Bộ Tài chính (2003). Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày10/1/2003 hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiện Quyếtđịnh số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sáchkhuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng

11. Bộ Tài chính (2003). Thông tư số 32/2003/TT-BTC ngày16/4/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các điều 29,30luật Hải quan, điều 8 Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật Hải quan về thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra,giám sát Hải quan

12. Bộ Tài chính (2008). Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12tháng 06 năm 2008 về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãiđặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trìnhưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEANgiai đoạn 2008-2013

13. Bộ Tài chính (2010). Thông tư số 58/2010/TT-BTC ngày16/4/2010 về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặcbiệt của Việt nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2010-2012

139

14. Bộ Tài chính (2010). Thông tư số 133/2010/TT-BTC ngày09/09/2010 về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưuđãi một số mặt hằng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

15. Bộ Tài Chính (2011). Thông tư số 120/2011/TT-BTC của ngày16/8/2011 về việc hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày23/3/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hộivề việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

16. Bộ Tài chính (2011). Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14tháng 11 năm 2011 về việc quy định mức thuế suất của biểuthuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặthàng chịu thuế

17. Bộ Tài chính (2011). Thông tư số 161/2011/TT-BTC ngày17/11/2011 về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặcbiệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóaASEAN giai đoạn 2012-2014

18. Agrifood Consulting International, INC (2008). Nghiên cứutính phù hợp, khả thi và lợi ích kinh tế - xã hội trong sảnxuất ca cao tại Việt nam.

19. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008). Rà soát,điều chỉnh Quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam(Việt nam) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

20. Center for Agricultural Policy and Prosperity Initiative(2009). Small-scale Review of Cocoa.

21. Chi cục Thống kê tỉnh Đăk Nông (2012). Niên giám thống kêtỉnh Đăk Nông

22. Chi cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk (2012). Niên giám thống kêtỉnh Đăk Lăk

23. Cục Trồng trọt (2012). Báo cáo tình hình sản xuất ca caohiện nay và giải pháp chỉ đạo thời gian tới. Báo cáo trìnhbày trong Chương trình Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần

140

thứ 3 năm 2012. Chuyên đề Phát triển sản xuất ca cao bền vữngđược tổ chức tại tỉnh Bình Phước tháng 06/2012.

24. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk(2012). Báo cáo Tình hình phát triển ca cao và định hướng đếnnăm 2015 của tỉnh Đăk Lăk. Báo cáo trình bày trong Chươngtrình Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần thứ 3 năm 2012.Chuyên đề Phát triển sản xuất ca cao bền vững được tổ chứctại tỉnh Bình Phước tháng 06/2012.

25. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông(2012). Báo cáo Tình hình phát triển sản xuất ca cao bền vữngở tỉnh Đăk Nông. Báo cáo trình bày trong Chương trình Diễnđàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần thứ 3 năm 2012. Chuyên đềPhát triển sản xuất ca cao bền vững được tổ chức tại tỉnhBình Phước tháng 06/2012.

26. Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (2012). Câyca cao ở Đăk Lăk – Những rào cản chính đối với sự phát triểntrong các tộc người thiểu số tại chỗ. Nghiên cứu trường hợpngười M’Nông tại Huyện Lăk

TIẾNG ANH

1. ICCO (2006). Annual Report 2005/2006

2. ICCO (2007). Annual Report 2006/2007

3. ICCO (2008). Annual Report 2007/2008

4. ICCO (2009). Annual Report 2008/2009

5. ICCO (2010). Annual Report 2009/2010

6. ICCO (2010). The world cocoa economy: past and present

7. Mohammed, D., Asamoah, D. and Asiedu-Appiah, F. (2011). CocoaValue Chain - Implication for the Smallholder Farmer inGhana.

8. USAID (2006). Indonesia cocoa bean value chain case study.

141

9. FAO (2012). http://faostat.fao.org/site/342/default.aspx

10. UN COMTRADE statistics (2012).

11. http://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx

142

PHỤ LỤC

Bảng 1: Sản lượng ca cao hạt trên thế giới giai đoạn 2007-2012(nghìn tấn)

2007/08 2008/09

2009/10

2010/11

Ước tính2011/12

Châu Phi 2.693 2,518 2.458 3226 2905

Cameroon 185 227 190 229 207

Bờ Biển Ngà 1.382 1.222 1.242 1511 1486

Ghana 729 662 632 1025 879

Nigeria 230 250 240 240 230

Nước khác 166 158 154 221 104

Châu Mỹ 469 488 522 562 639

Brazil 171 157 161 200 220

Ecuador 118 134 160 161 190

Nước khác 180 197 201 201 229

Châu Á vàchâu ĐaiDương

591 599 633 527 531

Indonesia 485 490 535 440 450

Papua NewGuinea

52 59 50 48 45

Nước khác 55 50 48 39 36

Tổng sanlượng ca caothế giới

3.752 3.605 3.613 4314 4075

Nguồn: ICCO, 2013

143

Bảng 2: Sản lượng nghiền ca cao qua các năm của các nước trênthế giới (đv: nghìn tấn)

2007/08

2008/09

2009/10

2010/11(ướctính)

2011/12 (dưkiến)

Châu Âu 1.582,

3 1.474,

7 1.523,

8 1.611,7 1.597,

0

Bỉ 53,3 57,5 70,0 75,0 70,0

Pháp 159,

7 154,0 145,0 150,0 153,0

Đức 385,3 341,7 361,1 438,5 445,0

Italy 62,2 58,3 63,2 66,5 65,0

Hà Lan 510

,0 490,0 525,0 537,0 515,0

Tây Ban Nha 96,8 90,9 86,0 86,0 85,0

Anh 118,0 110,0 110,0 87,0 80,0

Nước khác 197,0 172,3 163,5 171,7 184,0

Châu Phi 563,7 621,7 684,5 657,1 731,5

Cameroon 22,8 24,0 26,9 28,0 25,0

Bờ Biển Ngà 373,9 418,6 411,4 360,9 440,0

Ghana 123,2 133,1 212,2 229,7 235,0

Nigeria 30,0 34,0 25,0 32,0 25,0

Nước khác 13,8 12,0 9,0 6,5 6,5

Châu Mỹ 831,3 779,8 814,7 859,9 851,9

Brazil 231,7 216,1 226,1 239,1 240,0

Canada 59,4 55,4 59,2 62,3 62,0

Colombia 42,0 41,7 39,5 44,0 40,0

144

Ecuador 20,0 22,7 21,6 23,2 20,0

Mexico 36,9 33,1 37,2 39,2 40,0

Peru 27,0 26,9 28,4 31,2 30,0

Mỹ 390,8 360,7 381,9 401,3 400,0

Nước khác 23,5 23,2 20,8 19,6 19,9

Châu Á và Châu ĐaiDương 797,8 654,5 707,7 794,6 812,6

Trung Quốc 59,8 21,4 22,0 35,0 40,0

Ấn Độ 20,5 18,5 22,0 25,0 25,0

Indonesia 160,0 120,0 130,0 190,0 225,0

Nhật Bản 42,0 40,9 42,2 40,3 40,0

Malaysia 331,0 278,2 298,1 305,2 290,0

Sigapore 89,0 79,5 83,0 83,0 80,0

Thái Lan 18,8 21,0 19,8 20,5 20,0

Thổ Nhĩ Kỳ 60,0 57,0 68,0 70,0 68,0

Nước khác 16,7 18,0 22,6 25,6 24,6

Thế giới 3.775,

1 3.530,

8 3.730,

7 3.923,3 3.993,

0

Nguồn: ICCO, 2013

Bảng 3: Tiêu thụ hạt ca cao trên thế giới giai đoạn 2007-2010(nghìn tấn)

2007/08 2008/09 2009/2010

Châu Âu 1.551 41,4% 1.446 41,4% 1.499 41,0%

Đức 385 342 361

Hà Lan 490 440 470

Nước khác 676 664 668

145

Châu Phi 564 15,0% 621 17,8% 660 18,0%

Bờ Biển Ngà 374 419 400

Ghana 123 133 200

Nước khác 67 70 60

Châu Mỹ 831 22,2% 773 22,1% 813 22,2%

Brazil 232 216 226

Mỹ 391 361 382

Nước khác 208 196 205

Châu Á và Châu ĐaiDương

804 21,4% 651 18,6% 687 18,8%

Indonesia 160 120 120

Malaysia 331 278 298

Nước khác 313 252 269

Tổng tiêu thụ cacao hat

3.749 100% 3.491 100% 3.659 100%

Tổng tiêu thụ cacao bột

1.468 39,2% 1.412 40,5% 1.490 40,7%

(Nguồn: ICCO - Annual Report 2009/2010, 2010)

146

Bảng 4: Sản xuất, nghiền và dự trữ ca cao hạt trên thế giớigiai đoạn 2002 - 2012

Năm (Từ tháng10 đến tháng 09

năm sau)

Tổngsảnlượng

Nghiền

Dưthừa/Thiếuhụt

Tổng dựtrữ

cuối vụ

Tỷ lệ dựtrữ trênnghiền

1.000 tấn %

2002/03 3.179 3.078 +79 1.394 45,3

2003/04 3.551 3.238 +288 1.682 51,9

2004/05 3.381 3.362 -15 1.667 49,6

2005/06 3.811 3.508 +265 1.932 55,1

2006/07 3.433 3.661 -262 1.670 45,6

2007/08 3.752 3.749 -35 1.635 43,6

2008/09 3.605 3.491 +78 1.713 49,1

2009/10 3.635 3.731 -132 1.432 38,4

2010/11 4.309 3.923 +343 1.775 45,2

Dự kiến 2011/12 3.613 3.659 -43 1.732 43,4

(Nguồn: ICCO - Annual Report 2009/2010, 2010)

147

Bảng 5: Mười quốc gia xuất khẩu hạt ca cao hàng đầu thế giớinăm 2010

Quốc giaxuất khẩu

Khối lượngxuất khẩu

Kim ngạchxuất khẩu

Đơn giáxuất khẩu

Tỷ trọngkhối lượngtrong xuấtkhẩu thếgiới

(1.000 tấn) (1.000 USD) (USD/tấn) (%)

Bờ Biển Ngà 791 2.479.240 3.135 29,95

Indonesia 432 1.190.740 2.754 16,36

Ghana 281 847.395 3.011 10,64

Nigeria 227 659.886 2.912 8,60

Cameroon 194 608.847 3.140 7,35

Hà Lan 167 571.647 3.421 6,32

Ecuado 116 350.199 3.011 4,39

Bỉ 83 293.634 3.554 3,14

Togo 82 197.000 2.400 3,10

Papua NewGuinea 58

176.692 3.0592,20

Nước khác 210 614.634 2.927 7,95

Thế giới 2.641 7.989.914 3.025 100

(Nguồn: http://faostat.fao.org/site/342/default.aspx)

148

Bảng 6: Mười quốc gia nhập khẩu hạt ca cao hàng đầu thế giớinăm 2010

Quốc gianhập khẩu

Khối lượngnhập khẩu

Kim ngạchnhập khẩu

Đơn giánhập khẩu

Tỷ trọngkhối lượngtrong nhậpkhẩu thếgiới

(1.000 tấn) (1.000 USD) (USD/tấn) (%)

Hà Lan 686 2.158.852 3.147 24,20

Mỹ 402 1.292.195 3.214 14,18

Đức 341 1.144.300 3.353 12,04

Malaysia 319 970.049 3.037 11,27

Bỉ 160 578.766 3.612 5,65

Pháp 137 481.133 3.510 4,83

Tây Ban Nha 92 311.132 3.384 3,24

Anh 89 310.007 3.469 3,15

Singapore 93 291.633 3.121 3,30

Italy 82 276.077 3.147 2,89

Nước khác 432 1.428.697 3.307 15,24

Thế giới 2.835 9.242.841 3.260 100

(Nguồn: http://faostat.fao.org/site/342/default.aspx)

149

150