Www tinhgiac com-vua viet nam 3985

20
Vua Việt Nam Vua Việt Nam là danh sách các vị vua nước Việt Nam từ khi bắt đầu hình thành nhà nước tới hết thời phong kiến . Do hoàn cảnh lịch sử, vua Việt Nam có thể có những danh hiệu khác nhau, cao nhất là hoàng đế, thấp hơn là "vương ", thấp nữa là "công " hoặc "Tiết độ sứ ". Khái quát Một vị vua Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 19 Sau thời kỳ Bắc thuộc đến triều đại nhà Lý một số vị vua đã xưng hoàng đế , đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc , người vẫn tự xưng là con trời ("thiên tử") vâng mạng trời ("thiên mệnh") cai trị "thiên hạ", và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống , người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt Thăng Long . Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam được tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc. Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi

Transcript of Www tinhgiac com-vua viet nam 3985

Vua Việt NamVua Việt Nam là danh sách các vị vua nước Việt Nam từ khi bắt đầu hình thành nhà nước tới hết thời phong kiến.

Do hoàn cảnh lịch sử, vua Việt Nam có thể có những danh hiệu khác nhau, cao nhất là hoàng đế, thấp hơn là "vương", thấp nữa là "công" hoặc "Tiết độ sứ".

Khái quát

Một vị vua Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 19

Sau thời kỳ Bắc thuộc đến triều đại nhà Lý một số vị vua đã xưng hoàng đế, đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc, người vẫn tự xưng là con trời ("thiên tử") vâng mạng trời ("thiên mệnh") cai trị "thiên hạ", và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam được tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.

Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi

quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.

Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền phong kiến dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.

Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Hoa-Việt, biên giới này về cơ bản gần giống với ngày nay. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ phong kiến thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.

Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu, trong khi các vua nhà Nguyễn được biết bằng niên hiệu.

Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ phong kiến.

Hồng Bàng và Văn LangThời Hồng Bàng và nước Văn Lang mang tính truyền thuyết, có nhiều giả thuyết chưa thống nhất. Tên hiệu các vua Hùng được Hùng triều ngọc phả ghi gồm các vua như sau[1]:

Hùng Vương Tên húy Trị vì[1]

Lục Dương VươngKinh Dương Vương, Hùng Dương hay Lộc

Tục3054-2839 TCN[cần dẫn nguồn]

Hùng Hiền Vương Lạc Long Quân, Hùng Hiền hay Sùng Lãm

Trị vì từ năm 2839-2439 TCN, có nhiều đời vua đều xưng là Hùng Hiền Vương

Hùng Quốc Vương Lân Lang Trị vì từ 2439-2218 TCN gồm nhiều đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương

Hùng Diệp Vương Bảo Lang Gồm nhiều vua Trị vì từ 2218-1918 TCN, đều xưng Hùng Diệp Vương

Hùng Hy Vương Viên Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1918-1718 TCN, đều xưng Hùng Hy Vương

Hùng Huy Vương Pháp Hải Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1718-1631 TCN, đều xưng Hùng Huy Vương

Hùng Chiêu Vương Lang Liêu Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1631-1431 TCN, đều xưng Hùng CHiêu Vương

Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1431-1331 TCN, đều xưng Hùng Vi Vương

Hùng Định Vương Quân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1331-1251 TCN, đều xưng Hùng Định Vương

Hùng Nghi Vương Hùng Hải Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1251-1161 TCN đều xưng Hùng Nghi Vương

Hùng Trinh Vương Hưng Đức Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1161-1054 TCN đều xưng Hùng Trinh Vương

Hùng Vũ Vương Đức Hiền Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 1054-958 TCN đều xưng Hùng Vũ Vương

Hùng Việt Vương Tuấn Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 958-853 TCN, đều xưng Hùng Việt Vương

Hùng Anh Vương Chân Nhân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 853-754 TCN, đều xưng Hùng Anh Vương

Hùng Triệu Vương Cảnh Chiêu Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 754-660 TCN, đều xưng Hùng Triệu Vương

Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 660-568 TCN, đều xưng Hùng Tạo Vương

Hùng Nghi Vương Bảo Quang Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 568-408 TCN, đều xưng Hùng Nghi Vương

Hùng Duệ Vương Huệ Lang Gồm nhiều đời vua trị vì từ 408-258 TCN, đều xưng Hùng Duệ Vương

  Thời Hùng Vương có nhiều điều không rõ. Danh sách trên theo Ngọc phả của người đời sau soạn. Con số 18 đời khiến nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Trong truyền thuyết, con số 9 (như voi 9 ngà, gà 9 cựa...) được các nhà sử học cho rằng mang tính chất biểu trưng là "nhiều"; các bội số của 9 như 18, 27... cũng mang tính biểu trưng là sự truyền nối lâu dài như vậy[2].

Âu Lạc và Nam Việt

Nhà Thục (257-207 TCN hoặc 179 TCN)

Vua Tên húy Trị vì

An Dương Vương Thục Phán 257-179 TCN

Nhà Triệu (207-111 TCN)

Vua Tên húy Trị vì

Triệu Vũ Vương Triệu Đà 179-137 TCN

Triệu Văn Vương Triệu Hồ 137-125 TCN

Triệu Minh Vương Triệu Anh Tề 125-113 TCN

Triệu Ai Vương Triệu Hưng 113-112 TCN

Triệu Thuật Dương Vương Triệu Kiến Đức 112-111 TCN

Các vua nhà Triệu là người Hán, không phải người Việt.

Bắc thuộc    Hai Bà Trưng Bà Triệu

Nhà Triệu          

111TCN 40 43 246  249

Các cuộc khởi nghĩa lớnTriều đại Trung

Quốc Khởi nghĩa Lãnh đạo Thời gian

Nhà Hán Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Trưng Trắc - Trưng Nhị 40-43

Nhà Đông Ngô Khởi nghĩa Bà Triệu Triệu Thị Trinh 246-249

Nhà Đường Khởi nghĩa Mai Hắc Đế Mai Thúc Loan 722

Nhà Đường Khởi nghĩa Phùng Hưng Phùng HưngPhùng An 766-789

Nhà Tiền Lý (544-602)

   Nhà Tiền

Lý   

111TCN 544 602 938  

Vua Tên húy Cai trị

Lý Nam Đế Lý Bí (Lý Bôn) 541-548

Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục 549-571

Hậu Lý Nam Đế Lý Phật Tử 571-602

Tự chủ (905-938)

    Tự chủ  

111TCN 905 938  

Tiết độ sứ Tên húy Cai trị

Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Tiên chủ) Khúc Thừa Dụ 905-907

Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Trung chủ) Khúc Hạo (Khúc Thừa Hạo) 907-917

Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Hậu chủ) Khúc Thừa Mỹ 917-923/930

Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Dương Chính công)

Dương Đình Nghệ (Dương Diên Nghệ) 931-937

Tĩnh Hải Tiết độ sứ Kiều Công Tiễn [2] 937-938

  Tiết độ sứ cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trước thời kỳ độc lập

Thời kỳ độc lập

                Thuộc Minh

Trước độc lập Nhà Ngô   Nhà

Đinh

Nhà Tiền Lê

Nhà Lý Nhà Trần Nhà Hồ

Nhà Hậu Trần

  Nhà Hậu Lê

                                                     

939      1009 1225 1400    1427

Nhà Ngô (939-965)

       

939 965 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Tiền Ngô Vương không có Ngô Quyền 939-944

Dương Bình Vương[3] không có Dương Tam Kha (Dương Thiệu Hồng) 944-950

Hậu Ngô Vương [4] không có Ngô Xương NgậpNgô Xương Văn 950-965

  Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô và làm vua trong 6 năm.

  Thời Hậu Ngô Vương gồm hai vị vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương cùng trị vì.

Nhà Đinh (968-979)

         

939 968

979 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Đinh Tiên Hoàng Thái Bình Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn) 968-979

Đinh Phế Đế Thái Bình[5] Đinh Toàn (Đinh Tuệ) 979-980

  Dùng tiếp niên hiệu cũ.

Nhà Tiền Lê (980-1009)

         

939 980

1009 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Lê Đại Hành

Thiên PhúcHưng Thống (989-

993)Ứng Thiên (994-

1005)

Lê Hoàn 980-1005

Lê Trung Tông không có Lê Long Việt 1005 (3 ngày)

Lê Ngoạ Triều Cảnh Thụy (1008-1009) Lê Long Đĩnh 1005-1009

Nhà Lý (1010-1225)

         

939 1010 1225 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Lý Thái Tổ Thuận Thiên Lý Công Uẩn 1010-1028

Lý Thái Tông

Thiên Thành (1028-1033)Thông Thụy (1034-1038)

Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)

Minh Đạo (1042-1043)

Thiên Cảm Thánh Võ (1044-1048)Sùng Hưng Đại

Bảo (1049-1054)

Lý Phật Mã 1028-1054

Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình (1054-1058) Lý Nhật Tôn 1054-1072

Chương Thánh Gia Khánh (1059-

1065)Long Chương

Thiên Tự (1066-1067)

Thiên Huống Bảo Tượng (1060)

Thần Võ (1069-1072)

Lý Nhân Tông

Thái Ninh (1072-1075)

Anh Võ Chiêu Thắng (1076-

1084)Quảng Hữu (1085-

1091)Hội Phong (1092-

1100)Long Phù (1101-

1109)Hội Tường Đại Khánh (1110-

1119)Thiên Phù Duệ Võ

(1120-1126)Thiên Phù Khánh

Thọ (1127)

Lý Càn Đức 1072-1127

Lý Thần Tông

Thiên Thuận (1128-1132)

Thiên Chương Bảo Tự (1133-1137)

Lý Dương Hoán 1128-1138

Lý Anh Tông

Thiệu Minh (1138-1139)

Đại Định (1140-1162)

Chính Long Bảo Ứng 1163-1173)Thiên Cảm Chí

Bảo (1174-1175)

Lý Thiên Tộ 1138-1175

Lý Cao Tông

Trinh Phù (1176-1185)

Thiên Gia Bảo Hữu (1202-1204)

Trị Bình Long Ứng (1205-1210)

Lý Long Trát (Lý Long Cán) 1176-1210

Lý Thẩm 1209-1209

Lý Huệ Tông Kiến Gia Lý Sảm 1211-1224

Lý Nguyên vương Càn Ninh Không rõ 1214-1216

Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo[6]

Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) 1224-1225

  Nữ vương duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nhà Trần (1225-1400)

         

939 1225 1400 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Trần Thái Tông

Kiến Trung (1225-1237)

Thiên Ứng Chính Bình (1238-1350)

Nguyên Phong (1251-1258)

Trần Cảnh 1225-1258

Trần Thánh Tông

Thiệu Long (1258-1272)

Bảo Phù (1273-1278)

Trần Hoảng 1258-1278

Trần Nhân Tông

Thiệu Bảo (1279-1284)

Trùng Hưng (1285-1293)

Trầm Khâm 1279-1293

Trần Anh Tông Hưng Long Trần Thuyên 1293-1314

Trần Minh Tông

Đại Khánh (1314-1323)

Khai Thái (1324-1329)

Trần Mạnh 1314-1329

Trần Hiến Tông Khai Hữu Trần Vượng 1329-1341

Trần Dụ Tông

Thiệu Phong (1341-1357)

Đại Trị (1358-1369)

Trần Hạo 1341-1369

Hôn Đức Công Đại Định Dương Nhật Lễ 1369-1370

Trần Nghệ Tông Thiệu Khánh Trần Phủ 1370-1372

Trần Duệ Tông Long Khánh Trần Kính 1372-1377

Trần Phế Đế Xương Phù Trần Hiện 1377-1388

Trần Thuận Tông Quang Thái Trần Ngung 1388-1398

Trần Thiếu Đế Kiến Tân Trần Án 1398-1400

Nhà Hồ (1400-1407)

         

939 1400 1407 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Hồ Quý Ly Thánh Nguyên Lê Quý Ly 1400

Hồ Hán Thương

Thiệu Thành (1401-1402)

Khai Đại (1403-1407)

Hồ Hán Thương 1401-1407

Nhà Hậu Trần (1407-1413)

         

939 1407 1413 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Giản Định Đế Hưng Khánh Trần Ngỗi 1407-1409

Trùng Quang Đế Trùng Quang Trần Quý Khoáng 1409-1413

Thời thuộc Minh (1407-1427)

         

939 1407 1427 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Trần Cảo Thiên Khánh Trần Cảo 1426-1428

Nhà Hậu Lê - Lê sơ (1428-1527)

         

939 1428 1527 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Lê Thái Tổ Thuận Thiên Lê Lợi 1428-1433

Lê Thái Tông

Thiệu Bình (1434-1440)

Đại Bảo (1440-1442)

Lê Nguyên Long 1433-1442

Lê Nhân Tông

Đại Hòa/Thái Hòa (1443-1453)

Diên Ninh (1454-1459)

Lê Bang Cơ 1442-1459

Lệ Đức Hầu (Lạng Sơn Vương)

Thiên Hưng (1459-1460) Lê Nghi Dân 1459-1460

Lê Thánh Tông

Quang Thuận (1460-1469)

Hồng Đức (1470-1497)

Lê Tư Thành (Lê Hạo) 1460-1497

Lê Hiến Tông Cảnh Thống Lê Tranh 1497-1504

Lê Túc Tông Thái Trinh Lê Thuần 6/1504-12/1504

Lê Uy Mục Đoan Khánh Lê Tuấn 1505-1509

Lê Tương Dực Hồng Thuận Lê Oanh 1510-1516

Lê Chiêu Tông Quang Thiệu (1516-1526) Lê Y 1516-1522

Lê Cung Hoàng Thống Nguyên (1522-1527) Lê Xuân 1522-1527

Nam - Bắc triều

Bắc Triều - Nhà Mạc (1527-1592)

         

939 1527 1592 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Mạc Thái Tổ Minh Đức Mạc Đăng Dung 1527-1529

Mạc Thái Tông Đại Chính Mạc Đăng Doanh 1530-1540

Mạc Hiến Tông Quãng Hòa Mạc Phúc Hải 1541-1546

Mạc Tuyên Tông

Vĩnh Định (1547)Cảnh Lịch (1548-

1553)Quang Bảo (1554-

1561)

Mạc Phúc Nguyên 1546-1561

Mạc Mậu Hợp

Thuần Phúc (1562-1565)

Sùng Khang (1566-1577)

Diên Thành (1578-1585)

Đoan Thái (1586-1587)

Hưng Trị (1588-1590)

Hồng Ninh (1591-1592)

Mạc Mậu Hợp 1562-1592

Mạc Toàn Vũ An (1592-1592) Mạc Toàn 1592

Sau đời Mạc Toàn, con cháu nhà Mạc rút lên Cao Bằng, tồn tại cho đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:

Mạc Kính Chỉ (1592-1593)

Mạc Kính Cung (1593-1625)

Mạc Kính Khoan (1623-1638)

Mạc Kính Vũ (Mạc Kính Hoàn) (1638-1677)

Nam Triều - Nhà Hậu Lê (1533-1788)

         

939 1533 1788 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Lê Trang Tông Nguyên Hòa Lê Duy Ninh 1533-1548

Lê Trung Tông Thuận Bình Lê Huyên 1548-1556

Lê Anh Tông

Thiên Hữu (1557)Chính Trị (1558-

1571)Hồng Phúc (1572-

1573)

Lê Duy Bang 1556-1573

Lê Thế Tông

Gia Thái (1573-1577)

Quang Hưng (1578-1599)

Lê Duy Đàm 1573-1599

Lê Trung Hưng - Trịnh-Nguyễn phân tranhTrong thời kỳ này các vua Lê chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh ở

Đàng Ngoài (miền Bắc) và chúa Nguyễn ở Đàng Trong (miền Nam).

Lê Kính TôngThận Đức (1600)

Hoằng Định (1601-1619)

Lê Duy Tân 1600-1619

Lê Thần Tông (lần thứ 1)

Vĩnh Tộ (1620-1628)

Đức Long (1629-1643)

Dương Hòa (1635-1643)

Lê Duy Kỳ 1619-1643

Lê Chân Tông Phúc Thái Lê Duy Hựu 1643-1649

Lê Thần Tông (lần thứ 2) Khánh Đức (1649-1652)

Thịnh Đức (1653-1657)

Vĩnh Thọ (1658-

Lê Duy Kỳ 1649-1662

1661)Vạn Khánh (1662)

Lê Huyền Tông Cảnh Trị Lê Duy Vũ 1663-1671

Lê Gia Tông

Dương Đức (1672-1773)

Đức Nguyên (1674-1675)

Lê Duy Hợi (Lê Duy Cối, Lê Duy Khoái) 1672-1675

Lê Hy Tông

Vĩnh Trị (1678-1680)

Chính Hòa (1680-1705)

Lê Duy Hợp 1676-1704

Lê Dụ Tông

Vĩnh Thịnh (1706-1719)

Bảo Thái (1720-1729)

Lê Duy Đường 1705-1728

Hôn Đức Công Vĩnh Khánh Lê Duy Phường 1729-1732

Lê Thuần Tông Long Đức Lê Duy Tường 1732-1735

Lê Ý Tông Vĩnh Hữu Lê Duy Thận 1735-1740

Lê Hiển Tông Cảnh Hưng Lê Duy Diêu 1740-1786

Lê Mẫn Đế Chiêu Thống Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) 1787-1789

Trịnh - Nguyễn phân tranh

Chúa Trịnh (1545-1786)

         

939 1545 1786 1945  

Chúa Tên húy Trị vì

Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm 1545-1570

Bình An Vương Trịnh Tùng 1570-1623

Thanh Đô Vương Trịnh Tráng 1623-1652

Tây Định Vương Trịnh Tạc 1653-1682

Định Nam Vương Trịnh Căn 1682-1709

An Đô Vương Trịnh Cương 1709-1729

Uy Nam Vương Trịnh Giang 1729-1740

Minh Đô Vương Trịnh Doanh 1740-1767

Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm 1767-1782

Điện Đô Vương Trịnh Cán 1782 (2 tháng)

Đoan Nam Vương Trịnh Khải 1782-1786

Án Đô Vương Trịnh Bồng 1786-1787

Chúa Nguyễn (1600-1802)

         

939 1600 1802 1945  

Chúa Tên húy Trị vì

Tiên vương (chúa Tiên) Nguyễn Hoàng 1600-1613

Sãi vương (hay Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635

Thượng vương Nguyễn Phúc Lan 1635-1648

Hiền vương Nguyễn Phúc Tần 1648-1687

Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn 1687-1691

Minh vương Nguyễn Phúc Chu 1691-1725

Ninh vương Nguyễn Phúc Chú 1725-1738

Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765

Định Vương Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777

Nguyễn Ánh Nguyễn Phúc Ánh 1781-1802

Phong kiến tái thống nhất (1778-1945)

Nhà Tây Sơn (1778-1802)

         

939 1778 1802 1945  

Vua Niên hiệu Tên húy Trị vì

Thái Đức Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc 1778-1793

Thái Tổ Vũ Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ 1788-1792

Cảnh Thịnh Hoàng Đế Cảnh ThịnhBảo Hưng Nguyễn Quang Toản 1792-1802

Nhà Nguyễn (1802-1945)

       

939 1802 1945  

Niên hiệu Miếu hiệu Tên húy Trị vì

Gia Long Nguyễn Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh 1802-1819

Minh Mạng Nguyễn Thánh Tổ Nguyễn Phúc Đảm 1820-1840

Thiệu Trị Nguyễn Hiến Tổ Nguyễn Phúc Miên Tông 1841-1847

Tự Đức Nguyễn Dực Tông Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 1848-1883

Dục Đức Nguyễn Cung Tông

Nguyễn Phúc Ưng Ái (Nguyễn Phúc Ưng Chân) 1883 (3 ngày)

Hiệp Hoà không có Nguyễn Phúc Hồng Dật 6/1883-11/1883

Kiến Phúc Nguyễn Giản Tông Nguyễn Phúc Ưng Đăng 12/1883-8/1884

Hàm Nghi không có Nguyễn Phúc Ưng Lịch 8/1884-8/1885

Đồng Khánh Nguyễn Cảnh Tông Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 1885-1888

Thành Thái không có Nguyễn Phúc Bửu Lân 1889-1907

Duy Tân không có Nguyễn Phúc Vĩnh San 1907-1916

Khải Định Nguyễn Hoằng Tông Nguyễn Phúc Bửu Đảo 1916-1925

Bảo Đại không có Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1926-1945

Thống kêNếu không tính Hùng Vương là thời kỳ huyền sử còn nhiều nghi vấn, có thể đưa ra các thống kê về vua Việt Nam và các triều đại Việt Nam như sau (không tính các thời Bắc thuộc)[3]:

Về các vua

Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 - 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 - 1945)

Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127), Lê Hiển Tông Duy Diêu: 47 năm (1740 - 1786), Lê Thánh Tông Tư Thành: 37 năm (1460 - 1496)

Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức (Nguyễn Cung Tông): 3 ngày (1883)

Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442); Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224).

Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)

Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 - 1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)

Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại

Yểu thọ nhất: Tiền Lê Trung Tông (Lê Long Việt); Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675)

Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: Lý Nhân Tông có 8 niên hiệu

Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông - niên hiệu Cảnh Hưng trong 47 năm (1740-1786)

Vua có tôn hiệu dài nhất: Lý Thái Tổ (được truy tôn hiệu dài 52 chữ)

Nữ vương đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (vì chỉ xưng vương) (40-43)

Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái Tông Cảnh (1226 - 1258).

Vua lập nhiều hoàng hậu nhất: Lý Thái Tổ lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).

Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)

Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây: Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy vợ người Hà Lan

Vua có nhiều con làm vua: 2 người mỗi người có 4 người con làm vua. Thứ nhất là Trần Minh Tông cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông. Thứ hai là Lê Thần Tông cha của Lê Duy Hựu (Chân Tông); Lê Duy Vũ (Huyền Tông); Lê Duy Cối; (Gia Tông); Lê Duy Hợp (Hy Tông).

Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn

Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.

Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông đã cho đúc 16 loại tiền Cảnh Hưng trong thời gian làm vua

Vua trăm trận trăm thắng: Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753 - 1792)

Người mở đất mạnh nhất, rộng nhất: Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725)

Vua nhiều con nhất Minh Mệnh (Nguyễn Phúc Đảm) (1790 -1840) con chính thức là 142 gồm 78 trai, 64 gái

Vua có nhiều vợ mà không có người con nào: Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) có 300 vợ.

Vua làm nhiều thơ văn nhất: Tự Đức để lại 4000 bài thơ chữ Hán, 100 bài thơ Nôm, 600 bài văn[4].

Về các triều đại

Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1788).

Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 - 1407).

Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 14 vua.

Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Thục 1 vua.

Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ), sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim).

Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua. Nếu tính cả các vua không chính thức là Lê Quang Trị (1516), Lê Bảng và Lê Do (1519) thì tổng cộng có 9/14 vua.

Triều đại có các vua bị bắt đi đày ra nước ngoài nhiều nhất: Nhà Nguyễn

Thái thượng hoàngThái thượng hoàng gọi tắt là thượng hoàng, ngôi vị mang nghĩa là "vua bề trên" trong triều.

Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa.

Thông thường thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế; Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông; Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông.

Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất là nhà Trần với 9 thượng hoàng. Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều.