Vị trí của tiếng Quảng Nam trong quá trình biến đổi âm cuối gốc lưỡi

17
Vtrí ca tiếng Qung Nam trong quá trình biến đổi âm cui gc lưỡi 1 SHIMIZU Masaaki, ĐH Osaka, Nht Bn 1. Mđầu Tiếng Qung Nam (sau đây xin gi tt là QN) là mt trong nhng phương ngcó hthng ngâm phc tp nht trong các phương ngtiếng Vit khi so sánh vi hthng vn ca tiếng chun (theo chính t) và phương ngNam b. Nghiên cu này nhm mc đích miêu ththng ngâm tiếng QN căn cvào dliu được sưu tm vào năm 2011, đồng thi gii thích quá trình biến đổi ca mt sđặc trưng phn vn bng cách so sánh vi tiếng chun và phương ngNam b. Mt trong nhng yếu tlàm sáng tvtrí ca tiếng QN trong quá trình biến đổi ngâm là phâm cui đầu lưỡi -n/-t và gc lưỡi -ŋ/-k. 2. Phương pháp nghiên cu Trong bài tác gimiêu tđặc trưng ngâm tiếng QN theo phương pháp như sau: 1. Ghi chép cách phát âm tng âm tiết ca cng tác viên theo bng điu tra bng cách sdng chphiên âm quc tế (IPA) để phân tích các yết ttrong âm tiết tgóc độ ngâm hc (Kirby 2011). 2. Xlý các yêu ttrong âm tiết vmt âm vhc để xây dng hthng ngâm tiếng QN. 3. Phân tích các biến thca tng âm v. 4. Phân tích cách biến đổi mt sâm vvmt lch đại, đặc bit quá trình biến đổi nhng âm vphâm cui đầu lưỡi và gc lưỡi. 1 Nhân ngày GS Tomita Kenji vhưu, tôi xin tlòng biết ơn đến GS vtt cnhng tình cm ca GS dành cho chúng tôi trong khi GS hướng dn cho chúng tôi. Đồng thi, tôi xin chân thành cm ơn GS Trn Trí Dõi đã hp tác và hướng dn chúng tôi trong khi chúng tôi tiến hành điu tra phương ngti Vit Nam vào năm 2011. HI THO NGÔN NGHC TOÀN QUC LN THII NĂM 2013 11/5/2013, Vin Ngôn NgHc, Hà Ni-Vit Nam

Transcript of Vị trí của tiếng Quảng Nam trong quá trình biến đổi âm cuối gốc lưỡi

Vị trí của tiếng Quảng Nam trong quá trình biến đổi âm cuối gốc lưỡi1

SHIMIZU Masaaki, ĐH Osaka, Nhật Bản

1. Mở đầu

Tiếng Quảng Nam (sau đây xin gọi tắt là QN) là một trong những phương ngữ có hệ

thống ngữ âm phức tạp nhất trong các phương ngữ tiếng Việt khi so sánh với hệ thống vần

của tiếng chuẩn (theo chính tả) và phương ngữ Nam bộ. Nghiên cứu này nhằm mục đích

miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng QN căn cứ vào dữ liệu được sưu tầm vào năm 2011, đồng thời

giải thích quá trình biến đổi của một số đặc trưng phần vần bằng cách so sánh với tiếng

chuẩn và phương ngữ Nam bộ. Một trong những yếu tố làm sáng tỏ vị trí của tiếng QN trong

quá trình biến đổi ngữ âm là phụ âm cuối đầu lưỡi -n/-t và gốc lưỡi -ŋ/-k.

2. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tác giả miêu tả đặc trưng ngữ âm tiếng QN theo phương pháp như sau:

1. Ghi chép cách phát âm từng âm tiết của cộng tác viên theo bảng điều tra bằng cách

sử dụng chữ phiên âm quốc tế (IPA) để phân tích các yết tố trong âm tiết từ góc độ ngữ âm

học (Kirby 2011).

2. Xử lý các yêu tố trong âm tiết về mặt âm vị học để xây dựng hệ thống ngữ âm

tiếng QN.

3. Phân tích các biến thể của từng âm vị.

4. Phân tích cách biến đổi một số âm vị về mặt lịch đại, đặc biệt quá trình biến đổi

những âm vị phụ âm cuối đầu lưỡi và gốc lưỡi.

1 Nhân ngày GS Tomita Kenji về hưu, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến GS về tất cả những tình cảm của GS dành cho chúng tôi trong khi GS hướng dẫn cho chúng tôi. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn GS Trần Trí Dõi đã hợp tác và hướng dẫn chúng tôi trong khi chúng tôi tiến hành điều tra phương ngữ tại Việt Nam vào năm 2011.

HỘI THẢO NGÔN NGỮ HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ II NĂM 2013 11/5/2013, Viện Ngôn Ngữ Học, Hà Nội-Việt Nam

3. Dữ liệu

3-1. Cộng tác viên

Chúng tôi đã nhận được sự hợp tác của một cộng tác viên trong quá trình sưu tầm dữ

liệu. Những thông tin cơ bản của cộng tác viên là như sau:

Mã số cộng tác viên: HU-09, Giới tính: Nữ, Tuổi: 19, Năm sinh: 1992, Quê quán:

Đại Hoà, Đại Lộc, Quảng Nam, nơi đã từng ở: Quảng Nam (1992-2010), đang là sinh viên

trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

3-2. Bảng điều tra

Chúng tôi đã lập một bảng điều tra gồm có tất cả các kiểu âm tiết trong tiếng Việt,

trong đó có 156 âm tiết (gồm các kiểu kết hợp âm vị) và 1 câu (gồm cả 6 thanh điệu).

Trong cuộc điều tra lần này do thời gian có hạn, nên tác giả đã không được thực hiện

thí nghiệm nhận thức. Chúng tôi đã xác định sự đồng nhất 2 âm vị trong tiếng QN khi so

sánh với hệ thống chính tả, căn cứ vào dữ liệu ngữ âm học thực nghiệm, ví dụ như giá trị

foc-măng (F1-F2) của nguyên âm, v.v.

3-3. Phương pháp thu âm

Chúng tôi đã yêu cầu cộng tác viên đọc lên mỗi chữ trong bảng điều tra 3 lần. Việc

thu âm được thực hiện bằng máy ghi âm ICD-SX950 (Sony) trong phòng họp tương đối yên

tĩnh ở trường Đại học Ngoại ngữ Huế vào ngày 28 tháng 9 năm 2011. Tỷ lệ lấy mẫu

(sampling rate) là 44.1 kHz, hình thức âm thanh là mp3.

4. Nhìn tứ góc độ đồng đại

4-1. Đặc điểm ngữ âm tiếng QN

Chúng tôi đã dùng chữ phiên âm quốc tế (IPA) khi ghi chép cách phát âm từng âm

tiết của cộng tác viên. Kết quả là như bảng Phụ lục I.

Phân tích từng âm một ta có thể thấy một số đặc điểm của tiếng QN như sau:

A. Phụ âm đầu

1. Chữ d và gi được phát âm là bán nguyên âm ngạc [j], vd. da [jaː˧], giá [jaː˨˦].

2. Chữ r được phát âm là âm xát uốn lưỡi [ʐ], vd. ra [ʐɔ̆ɑː˧].

3. Có sự phân biệt giữa cách phát âm chữ x [s] và chữ s [ʃ], vd. xa [sɔ̆ɑː˧], so sánh

[ʃɔː˧ ʃan˨˦].

4. Cũng có sự phân biệt giữa chữ ch [c] và chữ tr [ʈʂ], vd. cho [cɔː˧], trà [ʈʂɑː˧˨].

B. Nguyên âm

1. Trong nhiều trường hợp chữ a được phát âm như chữ o [ɔː], vd. tám [tɔːm˨], tháp

[tʰɔːp˧˥], an [ɔːŋ˧], bát [ɓɔːk˧˥], tháng [tʰɔːŋ˨˦], thác [tʰɔːk˧˥].

2. Khi kết hợp với phụ âm cuối, nhiều khi hai cặp chữ e/ê và o/ô trở nên đồng nhất,

vd. thêm [tʰɛːĭm˧] và tem [tɛːĭm˧], xếp [sɛːĭp˧˥] và tép [tɛːĭp˧˥], tôm [tɔːm˧] và tóm [tɔːm˨˦], lốp

[lɔːp˧˥] và góp [ɣɔːp˧˥], bốn [ɓɔːŋ˨˦] và con [kɔːŋ˧], sốt [ʃɔːʊ̆k˧˥] và thót [tʰɔːʊ̆k˧˥].

3. Khi kết hợp với phụ âm cuối, nhiều khi nguyên âm đôi trở thành nguyên âm đơn,

vd. tiêm [tiːm˧], tiếp [tiːp˧˥], lươn [lɨːŋ˧], ướt [ɨːk˧˥], cuối [kuːi˨˦].

C. Phụ âm cuối

1. Phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả, khi kết hợp với nguyên âm i và ê, thì

được phát âm là [ŋ̟/k̟], vd. tin [tiŋ̟˧], ít [ik̟˧˥], tên [tɛːĭŋ̟˧], tết [tɛːĭk̟˧˥].

2. Trong tất cả các trường hợp ngoài số 1, phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả

được phát âm là [ŋ/k], vd. tiền [tiːĕŋ˧˨], ghét [ɣɛːăk˧˥], lươn [lɨːŋ˧], mứt [mɨk˧˥], ơn [ɤːʊ̆ŋ˧], tất

[tʌk˧˥], an [ɔːŋ˧], bắt [ɓæːk˧˥], cuốn [kuŋ˨˦], bút [ɓuk˧˥], bốn [ɓɔːŋ˨˦], thót [tʰɔːʊ̆k˧˥].

3. Phụ âm cuối ghi bằng nh/ch trong chính tả, khi kết hợp với nguyên âm i và a, thì

được phát âm là [n/t], vd. tình [tɨn˧˨], tích [tɨt˧˥], thanh [tʰan˧], sách [ʃat˧˥].

D. Thanh điệu

1. Thanh hỏi và thanh ngã nhập thành một, vd. tả [tɔ̆ɑː˧˩˦], tã [tɔ̆ɑː˧˩˦].

2. Thanh nặng có đường nét đi lên một chút ở phần cuối, vd. tạ [tɔ̰̆ɑ̰ː˧˩˨], hẹn [hɛ̰ːŋ˧˩˨].

4-2. Các âm vị và biến thể của nó

Trong khi xác định âm vị tiếng QN chúng tôi đã tham khảo các công trình nghiên

cứu của những tác giả trước, kết quả như Phụ lục II.

A. Phụ âm đầu

Danh sách âm vị phụ âm đầu là như sau:

môi răng lợi uốn lưỡi ngạc ngạc họng

cứng mềm

(p) t ʈ c k Ɂ

ɓ ᶑ

f v s ʂ ʐ x ɣ h

m n ɲ ŋ

l j

Nói chung là trong các âm vị phụ âm đầu không có biến thể nào đáng chú ý.

B. Nguyên âm

Tiếp theo là danh sách âm vị nguyên âm. Sự tương ứng với chính tả thì xin tham

khảo Bảng I.

Giới âm:

w

Nguyên âm:

iɤ ɨɤ uɤ

i: ɨ:/ ɨ u:

e: ɤ: o:

ɛ: ʌ ɔ:

a:

[front] + - -

[back] - - +

Trong tiếng QN không có sự đối lập giữa a: và a mà lại có sự đối lập giữa ɨ: và ɨ.

Một số cặp nguyên âm nhiều khi hợp nhất thành một nguyên âm dưới điều kiện nhất định, cụ

thể là như sau:

iɤ e:

→ i: / __ C → ɛ: / __ C

i: ɛ:

uɤ o:

→ u: / __ C → ɔ: / __ C

u: ɔ:

ɨɤ

→ ɨ: / __ C

ɨ:

Một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống nguyên âm tiếng QN là khi được

phát âm trong âm tiết mở thì được phân biệt một cách đầy đủ2, còn khi được phát âm trong

âm tiết kép thì xảy ra hiện tượng hợp nhất như trên.

2 Hoàng Thị Châu (2004) cũng đề cập đến hiện tượng tương tự (tr. 158).

C. Phụ âm cuối

Danh sách âm vị phụ âm cuối là như sau. Mối quan hệ giữa chúng với chính tả thì

xin tham khảo bảng Bảng I.

môi đầu lưỡi ngạc cứng góc lưỡi I góc lưỡi II

m n ŋ ŋ’

p t k k’

w j

Chỉ có cặp âm vị ŋ’/k’ có biến thể như dưới đây mà thôi:

ŋ̟/k̟ / V[+front] __ #

ŋ’/k’ →

ŋ͡m/k͡p / V[+back] __ #

5. Nhìn từ góc độ lịch đại

Khi so sánh hệ thống ngữ âm tiếng QN với hệ thống quy ra từ chính tả hiện nay, ta

thấy một số đặc điểm riêng trong tiếng QN, trong đó có sự tương ứng giữa n/t, ŋ/k, ŋ̟/k̟ và

ŋ͡m/k͡p. Sự tương ứng cụ thể giữa chúng đã được miêu tả ở phần 4-1. C, tóm lại như sau:

a-1. *n/t3 → ŋ/k / V __ #

a-2. ŋ/k → ŋ̟/k̟ / {i, e} __ #

b. *ŋ̟/k̟ → n/t / {i, a} __ #

Trong khi đó, khi các cặp âm đó xuất hiện trong phương ngữ Nam bộ4 thì tình hình tương

ứng với hệ thống quy ra từ chính tả khác với trường hợp tiếng QN, cụ thể như sau:

1. Phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả, khi kết hợp với nguyên âm i và ê, thì

được giữ nguyên âm trị vốn có của nó, vd. tin [tɯn˧], ít [ɯt˧˥], tên [tɤ:n˧], tết [tɤ:t˧˥].

3 Chúng tôi tạm thời coi hình thức theo chính tả là hình thức cơ bản (*), trong đó có *n/t (n/t), * ŋ/k (ng/c), và *ŋ̟/k̟ (nh/ch).

4 Chúng tôi lấy cách phát âm của cộng tác viên SG05 quê ở Tiền Giang làm đại biểu cho phương ngữ Nam bộ.

Bảng I Hệ thống vần tiếng QN và tương quan với chính tả -∅ -j -w -m -p -n -t -ŋ -k -ŋ’ -k’ iɤ iɤ - - - - - - i:ĕŋ i:ĕk - - ia iên,iêng iêt,iêc

i: i: - i:u i:m i:p - - - - i:ŋ̟ i:k̟

i iêu,iu, iêm, im iêp, ip in it êu e: e: - e:u - - - - - - - - ê eo

ɛ: ɛ: - - ɛ:ĭm ɛ:ĭp - - ɛ:ăŋ ɛ:ăk ɛ:ĭŋ̟ ɛ:ĭk̟

e êm,em êp,ep en,ăn, et,ăt ên,ênh êt,êch ăng ăc uɤ uɤ - - - - - - - - - - ua,oi u: ŏu: u:j - - - - - uŋ uk ʊŭŋ͡m ʊŭk͡p u uôi,ui, uôn,un uôt,ut ung uc ươu uông uôc o: o: - - - - - - - - - - ô,ao ɔ: ɔ: (> ɔ̆ɑ) ɔ:j - ɔ:m ɔ:p - - ɔ:ŋ ɔːʊ̆k ɔŋ͡m ɔk͡p o,a ôi am,ôm, ap,ôp, an,ang, at,ac, ông ôc om,uôm op,uôp ôn,on ôt,ot ɨɤ ɨɤ - - - - - - - - - - ưa,ai ɨ: ɤ̆ɨ: ɨ:j ɨ:u ɨ:m ɨ:p - - ɨ:ŋ ɨ:k - - ư ươi,ưi ưu ươm ươp ươn,ươg ươt,ươc ɨ - - - ɨm ɨp ɨn ɨt ɨŋ ɨk - - um up inh ich ưng ưt,ưc ɤ: ɤ: ɤ:ɪ̆ - ɤ:m ɤ:p - - ɤ:ʊ̆ŋ ɤ:ʊ̆k - - ơ ơi ơm ơp ơn ơt ʌ - - - ʌm ʌp - - ʌŋ ʌk - - âm âp ân,âng ât,âc a: a: a:i ɑːu ɑːm ɑːp an at ɑːŋ ɑːk - - au, ay ây âu ăm ăp anh ach ong oc

Bảng II Hệ thống vần phương ngữ Nam bộ và tương quan với chính tả -∅ -j -w -m -p -n -t -ŋ -k -ŋ’ -k’ iɤ iːɤ - - - - - - - - - - ia i: ɤ̆i: - i:u i:m i:p - - i:ŋ i:k - - i iêu,iu, iêm, im iêp, ip iên,iêng iêt,iêc - - e: e: - e:u e:m e:p - - - - - - ê êu êm êp ɛ: ɛ: - ɛ:u ɛ:m ɛ:p - - æ:ŋ æ:k - - e eo em ep en et uɤ u:ɤ̆ - - - - - - - - - - ua u: u: u:i - - - - - u:ŋ u:k uŋ͡m uk͡p u uôi,ui, uôn,uông uôt,uôc un,ung ut,uc o: o: ɔ:i - ɔ:m ɔ:p - - - o:k oŋ͡m ɔk͡p ô ôi ôm ôp ôt ôn,ông ôc ɔ: ɔ: ɒ:i - ɒ:m ɒ:p - - ɔ:ŋ ɔ:k ɔŋ͡m ɑk͡p o oi om op on ot ong oc ɯɤ ɯ:ɤ̆ - - - - - - - - - - ưa ɯ: ɯ: ɯ:i ɯ:u ɯ:m ɯ:p - - ɯ:ŋ ɯ:k - - ư ươi,ưi ươu,ưu ươm ươp ươn,ươg ươt,ươc ɯ - - - ɯm ɯp ɯn ɯt ɯŋ ɯk - - um up in,inh it,ich ưng ưt,ưc ɤ: ɤ: ɤ:i - ɤ:m ɤ:p ɤ:n ɤ:t ɤ:ŋ ɤ:k - - ơ ơi ơm,uôm ơp,uôp ên,ênh êt,êch ơn ơt ʌ - ʌi ʌu ɑm ɑp - - ʌŋ ʌk - - ây âu âm âp ân,âng ât,âc a: a: a:i a:u a:m a:p - - a:ŋ a:k - - a ai,ay ao,au am ap an,ang at,ac a - - - am ap an at aŋ ak - - ăm ăp anh ach ăn,ăng ăt,ăc

2. Trong tất cả các trường hợp ngoài số 1, phụ âm cuối ghi bằng n/t trong chính tả

được phát âm là [ŋ/k] hoặc [ŋ͡m/k͡p], vd. tiền [tiːŋ˧˨], ghét [ɣɛːk˧˥], lươn [lɯːŋ˧], mứt [mɯk˧˥],

ơn [ɤːŋ˧], tất [tʌk˧˥], an [aːŋ˧], bắt [ɓak˧˥], cuốn [ku:ŋ˨˦], thót [tʰɔːʊ̆k˧˥]; bút [ɓuk͡p˧˥], bốn

[ɓoŋ͡m˨˦].

3. Phụ âm cuối ghi bằng nh/ch trong chính tả thì bất cứ trong trường hợp nào cũng

được phát âm là [n/t].

Tóm lại những hiện tượng trên thì như sau:

c-1. *n/t → ŋ/k / V __ #

c-2. ŋ/k → ŋ̟/k̟ / {i, e} __ #

c-3. ŋ̟/k̟ → n/t / V __ #

d. ŋ/k → ŋ͡m/k͡p / {u, o} __ #

Như vậy, chúng tôi có thể kết luận là sự khác biệt giữa tiếng QN và phương ngữ

Nam bộ về mặt phụ âm cuối đầu lưỡi và gốc lưỡi là sự chênh lệch về tốc độ biến đổi. Nói

cách khác thì sự khác biệt giữa công thức b và công thức c-3 là ở chỗ: trong b phạm vi áp

dụng quy luật này bị hạn chế còn trong c-3 quy luật này được áp dụng trong tất cả các trường

hợp.

6. Kết luận

Trong bài này, trước hết tác giả đã miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng QN từ góc độ đồng

đại, sau đó khảo sát về hệ thống vần về mặt lịch đại, đặc biệt về sự biến đổi âm cuối đầu lưỡi

và gốc lưỡi. Nhìn từ quan điểm này, tiếng QN có thể coi như đang ở giai đoạn giữa hệ thống

quy ra từ chính tả và phương ngữ Nam bộ. Tuy nhiên, về một số hiện tượng khác, thì tiếng

QN đã trải qua một số quá trình biến đổi ngữ âm hoàn toàn riêng biệt, trong đó có sự biến đổi

như *a: → ɔ:.

Chúng tôi sẽ tiếp tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra những biến đổi ngữ âm đặc thù

trong tiếng QN, một trong những khả năng được xem xét là sự tiếp xúc với ngôn ngữ khác

ngoài tiếng Việt như tiếng Chàm, v.v.5

Tài liệu tham khảo:

Cao Xuân Hạo (1986) Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam,

Ngôn ngữ, 2-1986, 22-29.

Hoàng Thị Châu (2004) Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb. KHXH, Hanoi.

Kirby, James P. (2011) Illustration of the IPA: Vietnamese (Hanoi Vietnamese), Journal of

the International Phonetic Association, Vol. 41/3, 381–392.

Nguyễn Quang Hồng (2004) Hệ thống vần cái trong giọng nói vùng Trà Kiệu, Ngôn ngữ,

5-2004, 1-9.

Thurgood, Graham (1999) From ancient Cham to the modern dialects: two thousand years of

language contact and change (Oceanic linguistics special publications), University

of Hawaii Press, Hawaii.

Vương Hữu Lễ (1981) Vài nhận xét về đặc điểm của vần trong thổ âm Quảng Nam ở Hội An,

Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà

Nội, 311-319.

5 Liên quan đến vấn đề đồng nhất một số cặp nguyên âm o:/ɔ: và e:/ɛ: trong âm tiết kép, ta thấy trong một số phương ngữ tiếng Chàm, như tiếng Hội Huy (Tsat) ở đảo Hải Nam, cũng có hệ thống nguyên âm không có sự phân biệt giữa o:/e: và ɔ:/ɛ: (Thurgood 1999).

Phụ lục I Bảng điều tra

Phụ âm đầu labial dental alveolar retroflex palatal velar glottal

stop

ba đa

ɓʷɑː˧ ᶑɔ̆ɑː˧

pin ta trà cho cá ăn

ɓin˧ tɔ̆ɑː˧ ʈʂɑː˧˨ cɔː˧ kɔ̆ɑː˨˦ æăŋ˧

tha

tʰɑː˧

nasal má nó nhà nghe

mʷɑː˨˦ ɳɔː˨˦ ɲɔ̆ɑː˧˨ ŋɛː˧

fricative

và da giá gà há

vʷɑː˧˨ jaː˧ jaː˨˦ ɣɑː˧˨ hɔ̆ɑː˨˦

pha xa so sánh khó

fʷɑː˦ sɔ̆ɑː˧ ʃɔː˧ ʃan˨˦ xɔː˨˦

trill ra

ʐɔ̆ɑː˧

lateral là

lɔ̆ɑː˧˨

Vần (không có âm đệm) -zero -m -p -n -t -ng -c -u/o -y/i

iê tia tiêm tiếp tiền tiết tiếng tiếc yêu

tiˑɤ˧ tiːm˧ tiːp˧˥ tiːĕŋ˧˨ tiːĕk˧˥ tiːĕŋ˨˦ tiːĕk˧˥ iːu˧

i ti tìm kịp tin ít tình tích xíu

tɤ̆iː˧ tiːm˧˨ kiːp˧˨ tiŋ̟˧ ik̟˧˥ tɨn˧˨ tɨt˧˥ siːu˨˦

ê tê thêm xếp tên tết kênh ếch kêu

teː˧ tʰɛːĭm˧ sɛːĭp˧˥ tɛːĭŋ̟˧ tɛːĭk̟˧˥ kɛːĭŋ̟˧ ɛːĭk̟˧˥ kiːu˧

e te tem tép én ghét thanh sách mèo

tɛː˧ tɛːĭm˧ tɛːĭp˧˥ ɛːăŋ˨˦ ɣɛːăk˧˥ tʰan˧ ʃat˧˥ meːu˧˨

ươ tưa tươm cướp lươn ướt thương thước rượu lười

tɨˑɤ˧ tɨːm˧ kɨːp˧˥ lɨːŋ˧ ɨːk˧˥ tʰɨːɤ̆ŋ˧ tʰɨːk˧˥ ʐuːi˧˩˧ lɨːi˧˨

ư tư mứt cứng sức cứu gửi

tɤ̆ɨː˧ mɨk˧˥ kɨŋ˨˦ ʃɨk˧˥ kɨːu˨˦ ɣɨːi˧˩˦

ơ tơ thơm lớp ơn ớt trời

tɤː˧ tʰɤːm˧ lɤːp˧˥ ɤːʊ̆ŋ˧ ɤːʊ̆k˧˥ ʈʂɤːɪ̆˧˨

â - tấm cấp ân tất tầng gấc cầu cây

tʌm˨˦ kʌp˧˥ ʌŋ˧ tʌk˧˥ tʌŋ˧˨ ɣʌk˧˥ kɑːu˧˨ kaːi˧

a ta tám tháp an bát tháng thác sao cái

tɔ̆ɑː˧ tɔːm˨˦ tʰɔːp˧˥ ɔːŋ˧ ɓɔːk˧˥ tʰɔːŋ˨˦ tʰɔːk˧˥ ʃoː˧ kɘːɐ̆˨˦

ă - tăm cặp ăn bắt băng bắc sáu cay

tɑːm˧ kɑːp˧˨ æːăŋ˧ ɓæːk˧˥ ɓæːăŋ˧ ɓæːăk˧˥ ʃaː˨˦ kaː˧

uô tua buồm cuốn suốt uống cuốc cuối

tuːɤ̆˧ ɓɔːm˧˨ kuŋ˨˦ ʃuk˧˥ uŋ˨˦ kuk˧˥ kuːi˨˦

u tu cúm cúp bún bút cũng cúc túi

tŏuː˧ kɨm˨˦ kɨp˧˥ ɓuŋ˨˦ ɓuk˧˥ kʊŭŋ͡m˧˩˦ kʊŭk͡p˧˥ tuːi˨˦

ô tô tôm lốp bốn sốt long cốc tôi

toː˧ tɔːm˧ lɔːp˧˥ ɓɔːŋ˨˦ ʃɔːʊ̆k˧˥ lɔŋ͡m˧ kɔk͡p˧˥ tɔːɪ̆˧

o to tóm góp con thót lòng cóc tỏi

tɔː˧ tɔːm˨˦ ɣɔːp˧˥ kɔːŋ˧ tʰɔːʊ̆k˧˥ lɑːŋ˧˨ kɑːk˧˥ tuːɤ̆˧˩˦

Vần (có âm đệm)

-zero -m -p -n -t -ng -c -u/o -y/i

iê khuya thuyền quyết khuỷu

tʰwiːĕn˧˨

i tuy quýt quỳnh huỵch

kwik̟˧˥ wɨn˧˨

ê quê quên quết huênh khuếch

weː˧ wɛːĭŋ̟˧

e khoẻ quen loét quanh kế hoạch

xwɛː˧˩˦ wɛːŋ˧ keː˨˦ hat˧˨

ươ

ư

ơ thuở

â quần quất khuâng quấc quẩy

wʌŋ˧˨ kwʌk˧˥ waːi˧˩˦

a qua ngoạm ngoan thoát khoảng toạc ngoài

ŋɔːŋ˧ xɔːŋ˧˩˦ ŋuːɤ̆˧˨

ă oăm băn khoăn loắt quặng hoặc quay

ɓæːŋ˧ xwæːŋ˧ hwæːăk˧˨ waːi˧

u

ô

o

Thanh điệu Ngang Huyền Sắc Hỏi Ngã Nặng

ta tà tá tả tã tạ

tɔ̆ɑː˧ tɔ̆ɑː˧˨ tɔ̆ɑː˨˦ tɔ̆ɑː˧˩˦ tɔ̆ɑː˧˩˦ tɔ̰̆ɑ̰ː˧˩˨

anh Hà có thể đã hẹn

an˧ hɔ̆ɑː˧˨ kɔː˨˦ tʰeː˧˩˦ ɗɔ̆ɑː˧˩˦ hɛ̰ːŋ˧˩˨

Phụ lục II So sánh cách phiên âm phần vần của từng tác giả Chính tả Âm chuẩn Cách phiên âm phần vần của từng tác giả* Âm vị tiếng QN

A B C D

Âm tiết mở

i i: ɨj ɨ i ɤ̆i: /i:/

ê e: e e e: /e:/

e ɛ: ɛ ɛ ɛ: /ɛ:/

ia iɤ ie ie iˑɤ /iɤ /

u u: ʊw u u ŏu: /u:/

ô o: o o o: /o:/

o ɔ: ɔ ɔ ɔ: /ɔ:/

ua uɤ uo uo uˑɤ /uɤ/

ư ɨ: ɤɯ ɯ ɯ ɤ̆ɨ: /ɨ:/

ơ ɤ: ɤ ɤ ɤ: /ɤ:/

a a: a ɑ ɔ̆ɑ: /ɔ:/ ?

ưa ɨɤ ɯɤ ɯɤ ɨˑɤ /ɨɤ/

Âm cuối là bán nguyên

uôi uoj u:j uj ui u:i /u:j/

ươi ɯɤj ɯ:j ɯj ɯi ɨ:i /ɨ:j/

ươu ɯɤw ɯ:w ɯw ɯu u:i /u:j/

iêu iew i:w iw iu i:u /i:w/

oi ɔ:j u:ɔ̯ ɔǝ ɔɑ u:ɤ̆ /uɤ/

ôi o:j oj oi ɔ:ᶧ /ɔ:j/

ui u:j uj ui u:i /u:j/

eo ɛ:w ɛw eu e:u /e:w/

êu e:w ɛw eu i:u /i:w/

iu i:w iw iu i:u /i:w/

ưi ɯ:j ɯj ɯi ɨ:i /ɨ:j/

ưu ɯ:w ɯw ɯu ɨ:u /ɨ:w/

ơi ɤ:j ɤj ɤi ɤ:ᶧ /ɤ:j/

ai a:j ɯ:ɜ̯ ɤǝ̆ ʌɑ ɘ:ɐ /ɨɤ/ ?

ao a:w ɔw ∽ oʷ o o o: /o:/

ay aj æ̞ a ɛa a: /a:/

au aw ɑ: a ɛa a: /a:/

ây ʌj a:j aj ai a:i /a:j/

âu ʌw a:w aw au a:u /a:w/

Âm cuối môi

am a:m ɔ:m om ɑm ɔ:m /ɔ:m/

ap a:p ɔ:p op ɑp ɔ:p /ɔ:p/

om ɔ:m o:m om ɑm ɔ:m /ɔ:m/

op ɔ:p o:p op ɑp ɔ:p /ɔ:p/

ôm o:m ɤ:m ɤm ɤ:m ɔ:m /ɔ:m/

ôp o:p ɤ:p ɤp ɤ:p ɔ:p /ɔ:p/

um u:m ɯm um ɯm ɨm /ɨm/

up u:p ɯp up ɯp ɨp /ɨp/

âm ʌm ɑ:m ăm ɤ:m ʌm /ʌm/

âp ʌp ɑ:p ăp ɤ:p ʌp /ʌp/

ăm am ɑ:m am am ɑ:m /a:m/

ăp ap ɑ:p ap ap ɑ:p /a:p/

ơm ɤ:m ɤm ɤm ɤ:m /ɤ:m/

ơp ɤ:p ɤp ɤp ɤ:p /ɤ:p/

uôm uom ɯ:m ∽ ʊm ɯm ɯ:m ɔ:m /ɔ:m/

uôp uop ɯ:p ∽ ʊp ɯp ɯ:p ɔ:p /ɔ:p/

ươm ɯɤm ɯ:m ∽ ʊm ɯm ɯ:m ɨ:m /ɨ:m/

ươp ɯɤp ɯ:p ∽ ʊp ɯp ɯ:p ɨ:p /ɨ:p/

em ɛ:m ɛm em ɛ:ĭm /ɛ:m/

ep ɛ:p ɛp ep ɛ:ĭp /ɛ:p/

êm e:m ɛm em ɛ:ĭm /ɛ:m/

êp e:p ɛp ep ɛ:ĭp /ɛ:p/

iêm iem im im i:m /i:m/

iêp iep ip ip i:p /i:p/

im i:m im im i:m /i:m/

ip i:p ip ip i:p /i:p/

Âm cuối ngạc

an a:n aŋ ɔ:ŋ /ɔ:ŋ/

ac a:k ak ɔ:k /ɔ:k/

ang a:ŋ ɤɑ:ŋ aŋ ɑŋ ɔ:ŋ /ɔ:ŋ/

ac a:k ɤɑ:k ak ɑk ɔ:k /ɔ:k/

on ɔ:n ɔŋ ɔ:ŋ /ɔ:ŋ/

ot ɔ:t ɔk ɔ:ʊ̆k /ɔ:k/

ong ɑ̆ʷŋᵐ ɑ:ŋᵐ (≠ɑ:ŋ) aŋ aŋ ɑ:ŋ /a:ŋ/

oc ɑ̆ʷkp ɑ:kp (≠ɑ:k) ak ak ɑ:k /a:k/

ôn on ɔŋ oŋ ɔ:ŋ /ɔ:ŋ/

ôt ok ɔk ok ɔ:ʊ̆k /ɔ:k/

ông ɤ̆ʷŋᵐ ăʷŋᵐ oŋ ŏŋᵐ ɔŋᵐ /ɔ:ŋᵐ/

ôc ɤ̆ʷkp ăʷkp ok ŏkp ɔkp /ɔ:kp/

ung ʊ̆ʷŋm uŋ ŭŋm ʊŭŋm /u:ŋm/

uc ʊ̆ʷkp uk ŭkp ʊŭkp /u:kp/

ơn ɤ:ŋ ɤŋ ɤŋ ɤ:ʊ̆ŋ /ɤ:ŋ/

ơt ɤ:t ɤk ɤk ɤ:ʊ̆k /ɤ:k/

ân ʌn a:ŋ ∽ ɑŋ ăŋ ɤ̆ŋ ʌŋ /ʌŋ/

ât ʌt a:k ∽ ɑk ăk ɤ̆k ʌk /ʌk/

âng ʌŋ ăŋ ɤ̆ŋ ʌŋ /ʌŋ/

âc ʌk ăk ɤ̆k ʌk /ʌk/

en ɛ:n ɛ:ŋ ∽ ɛǝŋ ɛŋ ɛŋ ɛ:ăŋ /ɛ:ŋ/

et ɛ:t ɛ:k ∽ ɛǝk ɛk ɛk ɛ:ăk /ɛ:k/

eng ɛ:ŋ ɛ:ŋ ∽ ɛǝŋ ɛŋ ɛŋ

ec ɛ:k ɛ:k ∽ ɛǝk ɛk ɛk

ăn an ɛ:ŋ ∽ ɛǝŋ ɛŋ ɛŋ æ:ăŋ /ɛ:ŋ/

ăt at ɛ:k ∽ ɛǝk ɛk ɛk æ:k /ɛ:k/

ăng aŋ ɛ:ŋ ∽ ɛǝŋ ɛŋ ɛŋ æ:ăŋ /ɛ:ŋ/

ăc ak ɛ:k ∽ ɛǝk ɛk ɛk æ:k /ɛ:k/

ên e:n eŋ en ɛ:ĭŋ̟ /ɛ:ŋ̟/

êt e:t ek et ɛ:ĭk̟ /ɛ:k̟/

in i:n iŋ in iŋ̟ /i:ŋ̟/

it i:t ik it ik̟ /i:k̟/

un u:n u:ŋ uŋ uŋ uŋ /u:ŋ/

ut u:t u:k uk uk uk /u:k/

uôn uon u:ŋ uŋ uŋ uŋ /u:ŋ/

uôt uot u:k uk uk uk /u:k/

uông uoŋ u:ŋ uŋ uŋ /u:ŋ/

uôc uok u:k uk uk /u:k/

iên ien i:ŋ ieŋ ieŋ i:ĕŋ /i:ŋ/

iêt iet i:k iek iek i:ĕk /i:k/

iêng ieŋ i:ŋ ieŋ ieŋ i:ĕŋ /i:ŋ/

iêc iek i:k iek iek i:ĕk /i:k/

ươn ɯɤn ɯ:ŋ ɯɤŋ ɯɤŋ ɨ:ŋ /ɨ:ŋ/

ươt ɯɤt ɯ:k ɯɤk ɯɤk ɨ:k /ɨ:k/

ương ɯɤŋ ɯ:ŋ ɯɤŋ ɨ:ɤ̆ŋ /ɨ:ŋ/

ươc ɯɤk ɯ:k ɯɤk ɨ:k /ɨ:k/

cf.

ưn ɯn ɯŋ ɯŋ ɯŋ

ưt ɯt ɯk ɯk ɯk ɨk /ɨk/

ưng ɯŋ ɯŋ ɯŋ ɯŋ ɨŋ /ɨŋ/

ưc ɯk ɯk ɯk ɯk ɨk /ɨk/

Âm cuối răng/mặt lưỡi

anh ɜɲ aɲ an ăn an /a:n/

ach ɜc ac at ăt at /a:t/

ênh eɲ eŋ en en ɛ:ĭŋ̟ /ɛ:ŋ̟/

êch ec ec et et ɛ:ĭk̟ /ɛ:k̟/

inh iɲ iɲ ɯn ɯn ɨn /ɨn/

ich ic ic ɯt ɯt ɨt /ɨt/

* A: Cao Xuân Hạo (1986)

B: Vương Hữu Lễ (1981) (Hội An)

C: Nguyễn Quang Hồng (2004) (Trà Kiệu)

D: HU09 (Đại Lộc)