So sánh hệ thống tài chính Mỹ và Việt Nam

60
SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Bộ máy tổ chức NHNN Hình 2: Bộ máy tổ chức FED Hình 3: Bản đồ các khu vực quản lý của các Ngân hàng FED khu vực Bảng 1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt Nam từ 01/2008 – 01/2011. Bảng 2: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79 Bảng 3: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ở Mỹ tháng 12/2010 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH: Bảo hiểm BHTG: Bảo hiểm tiền gửi CK: chứng khoán CSHT: cơ sở hạ tầng FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ (federal reserve system) NGNN: Ngân hàng Nhà nước NHDT: Ngân hàng dự trữ NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHQG: Ngân hàng Quốc gia NHTK: Ngân hàng tiết kiệm NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung Ương TCNH: Tài chính – Ngân hàng TCTD: tổ chức tín dụng TTCK: Thị trường chứng khoán TTTC: Thị trường tài chính GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 1

Transcript of So sánh hệ thống tài chính Mỹ và Việt Nam

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Bộ máy tổ chức NHNN

Hình 2: Bộ máy tổ chức FED

Hình 3: Bản đồ các khu vực quản lý của các Ngân hàng FED khu vực

Bảng 1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt Nam từ 01/2008

– 01/2011.

Bảng 2: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79

Bảng 3: T ỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ở Mỹ tháng 12/2010

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH: Bảo hiểm

BHTG: Bảo hiểm tiền gửi

CK: chứng khoán

CSHT: cơ sở hạ tầng

FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ ( federal reserve system)

NGNN: Ngân hàng Nhà nước

NHDT: Ngân hàng dự trữ

NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHQG: Ngân hàng Quốc gia

NHTK: Ngân hàng tiết kiệm

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTW: Ngân hàng Trung Ương

TCNH: Tài chính – Ngân hàng

TCTD: tổ chức tín dụng

TTCK: Thị trường chứng khoán

TTTC: Thị trường tài chính

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 1

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện

nay, hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng vì tạo ra các

kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn, cung

cấp các dịch vụ tài chính như: chia sẻ rủi ro, tính lỏng, thông

tin các giao dịch tài chính. Hoạt động của các tổ chức tài chính

trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ…Tính ưu việt của

các tổ chức tài chính này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan

trọng đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các

tổ chức tài chính là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ

phát triển công nghệ ở các nước, nhất là đối với các nước chậm

phát triển. Đối với một số quốc gia trên thế giới thì nhu cầu về

vốn đầu tư là rất lớn. Và để đáp ứng được nhu cầu này một số nước

đã rất tích cực trên mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và

ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian qua vốn đầu tư còn bị hạn

chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có chính sác đầu tư

còn nhiều bất cập. Nhằm khắc phục tình trạng này việc đưa ra một

cơ chế đầu tư hợp lý là điều cần thiết. Chính vì vậy các tổ chức

tài chính ra đời ở những nước này là một giải pháp hữu hiệu.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 2

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức tài chính này còn mới mẻ

sơ khai chưa có môi trường pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu

những văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản

pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Và tất nhiên để hoạt động

ngày một hiệu quả hơn, các tổ chức tài chính đều mong muốn đất

nước có một hệ thống tài chính rõ ràng, tối ưu và đi sát với thực

tiễn hiện nay.

Hệ thống tài chính Mỹ được cho là một hệ thống phức tạp về

cấu trúc và chức năng. Đặc biệt nền kinh tế Mỹ đang trải qua cuộc

khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ năm 1930 không chỉ khiến cho

nền kinh tế của Mỹ mà kinh tế của cả thế giới cũng lâm vào tình

trạng suy thoái trầm trọng . Một nguyên nhân cơ bản là sự giám sát

hệ thống tài chính.

Tại Việt Nam, hệ thống tài chính còn non trẻ và ít nhiều

cũng đã hứng chịu tác động tiêu cực theo xu thế suy thoái kinh tế

của Mỹ và toàn cầu. Do đó đặt ra cơ hội có thể rút ra được nhiều

bài học kinh nghiệm quý giá trong hệ thống tài chính ở Việt Nam,

góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một yêu cầu

cấp thiết đang đặt ra từng ngày. Nhận thức rõ được vai trò và tầm

quan trọng của vấn đề này, nhóm đã chọn đề tài: “ So sánh hệ thống

tài chính của Việt Nam và Mỹ” làm đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài:

- Cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống tài chính của Mỹ và

Việt Nam.

- Nắm được nét chính về hoạt động và công cụ tài chính của các

thị trường tài chính.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 3

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

- Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các định chế tài

chính như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,…

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau.

- So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống tài chính của Mỹ và Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu dựa trên phương pháp tư duy

phân tích kinh tế. Đi từ tổng quan đến cụ thể cấu trúc mô hình

thị trường tài chính.

Do đây là một lĩnh vực có tính vĩ mô cao, cộng với trình độ nhóm

viết còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những

thiếu sót. Rất mong cô đóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm được

hoàn chỉnh hơn.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 4

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

B. PHẦN NỘI DUNGI. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1. Khái niệm

T hị trườn g tài chính là một thị trường mà trong đó tài sản

tài chính được giao dịch. Ngoài việc cho phép trao đổi tài sản

tài chính phát hành trước đó, TTTC tạo điều kiện cho vay và cho

vay bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán tài sản tài

chính mới được ban hành.

2. Phân loại

2.1. Việt Nam

Dựa vào thời hạn tín dụng:

Thị trường tiền tệ: là nơi các công cụ ngắn hạn được mua bán

với số lượng lớn.

Thị trường vốn: là nơi các công cụ vốn, công cụ nợ trung gian

dài hạn (do các chính quyền trung ương, chính quyền địa

phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp phát hành) được trao

dổi chuyển nhượng mua bán theo quy định của pháp luật

Dựa vào loại tín dụng : hiện việt nam cũng đã có thị trường tín

phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường

vay nợ, ngân hàng

Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp

Thị trường tập trung, thị trường phi tập trung : số lượng doanh nghiệp

giao dịch trên thị trường tập trung là rất ít, giao dịch trên

thị trường phi tập trung là chủ yếu

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 5

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Thị trường chính thức và phi chính thức

Thị trường chính thức: các ngân hàng, các công ty tài chính,

các công ty chứng khoáng…

Thị trường không chính thức: hợp tác xã tín dụng, các tổ chức

tín dụng vi mô ở nông thôn

2.2. Mỹ

Thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng bao gồm thị trường tiền tệ và

thị trường vốn

Thị trường tiền tệ Hoa Kỳ: liên quan đến vay ngắn hạn, cho

vay, mua và bán với kỳ hạn ban đầu của một năm hoặc ít hơn.

Kinh doanh trong thị trường tiền tệ được thực hiện qua truy

cập, bán buôn. Cụ thể với những công cụ: trái phiếu kho bạc,

thương phiếu, ngân hàng, chấp nhận, tiền gửi, chứng chỉ

tiền gửi, kỳ phiếu, thỏa thuận mua lại, các quỹ liên bang,

các chứng khoán ngắn hạn và tài sản thế chấp. Nó cung cấp

tính thanh khoản tài trợ cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Thị trường vốn Mỹ: người Mỹ tự hào về hiệu quả của thị trường

chứng khoán và thị trường vốn khác, cho phép số lượng lớn

người bán và người mua tham gia vào hàng triệu giao dịch mỗi

ngày. Chính phủ liên bang cũng đã đóng một vai trò ngày càng

quan trọng trong việc đảm bảo xử lý tính trung thực và công

bằng qua các giao dịch.

Việc thực hiện có hiệu quả vốn thị trường, cổ phiếu và trái

phiếu được phát hành và giao dịch, tạo ra lợi thế rất lớn về

kinh tế tài chính Mỹ nói chung, và thành phố New York nói

riêng.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 6

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Ví dụ:về các thị trường tài chính bao gồm New York Stock

Exchange (bán lại cổ phần chứng khoán phát hành trước đó), thị

trường trái phiếu chính phủ Mỹ (bán lại trái phiếu phát hành

trước đó), và bán đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ (doanh số bán

hàng-tín phiếu kho bạc mới ban hành).

Tổ chức tài chính là một tổ chức có chính nguồn gốc của lợi

nhuận thông qua các giao dịch tài sản tài chính. Ví dụ của các

tổ chức tài chính bao gồm môi giới giảm giá (ví dụ, Charles

Schwab và Associates), ngân hàng, các công ty bảo hiểm, và đa

chức năng tổ chức tài chính phức tạp, chẳng hạn như Merrill

Lynch.

2.3. Nhận xét

Việt Nam và Mỹ đều chia thị trường tài chính thành hai thị

trường chính: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Tuy nhiên: Thị trường tiền tệ Hoa Kỳ rất hiệu quả ở chỗ nó

cho phép một số tiền lớn để được chuyển giao một cách nhanh

chóng và với chi phí thấp từ một đơn vị kinh tế (kinh doanh,

chính phủ, ngân hàng, vv) sang một đơn vị kinh tế khác trong

thời gian tương đối ngắn.

II. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 7

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

1. Ngân hàng trung ương

Trên thế giới hiện nay có hai mô hình tổ chức NHTW: một là mô

hình ngân hàng trực thuộc Chính phủ như: NHTW Anh, Pháp, Nhật,

Việt Nam,…; hai là mô hình NHTW không trực thuộc Chính phủ

như: FED,…

1.1. Thành lập

- NHNNVN: sắc lệnh 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày

6/5/1951.

- FED: năm 1913 theo Federal Reserve Act (Đạo luật dự trữ

liên bang) được Quốc Hội Mỹ thông qua.

1.2. Vị trí

- NHNNVN: là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ, là Ngân hàng

trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

NHNNVN là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước,

có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

- FED là tổ chức độc lập với chính phủ và Quốc hội Mỹ. Trụ sỡ

chính của FED hiện nay ở Washington, D.C

1.3. Bộ máy tổ chức

- NHNN VN: thống đốc các cục trưởng, vụ trưởng và Hội đồng tư

vấn chính sách tiền tệ Quốc Gia,…

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 8

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 9

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

- FED: Hội đồng thống đốc, ủy ban thị trường, các ngân hàng

của FED và các n gân hàng địa phương.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 10

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

1.4. Lãnh đạo

- NHNNVN : Thống đốc NHNN là thành viên của Chính phủ, là

người đứng đầu và lãnh đạo NHNN ; chịu trách nhiệm trước Thủ

tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong

lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thống đốc NHNN do thủ tướng

chính phủ đề nghị quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm. Thống đốc của

NHNNVN hiện nay là: Nguyễn Văn Bình. Từ khi thành lập đến nay

thì NHNNVN đã trải qua 13 đời thống đốc: Nguyễn Lương Bằng

(1951 – 1952), Lê Viết Lượng (1952 – 1963), Tạ Hoàng Cơ (1963

– 1974), Đặng Việt Châu (1974 – 1976), Hoàng Anh (1976 –

1977), Trần Dương (1977 – 1981), Nguyễn Duy Gia (1981 –

1986), Lữ Minh Châu (1986 – 1989), Cao Sỹ Liêm (1989 – 1997),

Đỗ Quế Lượng (1997 – 1998), Nguyễn Tấn Dũng (1998 – 1999), Lê

Đức Thúy(1999 – 2007), Nguyễn Văn Giàu (2007 – 2011),

Nguyễn Văn Bình (2011 đến nay).

- FED: Điều hành FED là Ủy ban Thống đốc gồm bảy thành viên do

Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, nhiệm kỳ

kéo dài đến 14 năm để khỏi chịu tác động chính trị. Riêng chủ

tịch và phó chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm. Chủ tịch FED do Tổng

thống bổ nhiệm, 2 thành viên khác của FED đại diện cho Chính

phủ là Bộ Tài chính và Kho bạc Mỹ, còn lại là các ông chủ ngân

hàng tư nhân. Trong đó, Tổng thống chỉ được quyền bổ nhiệm và

miễn nhiệm 1 thành viên trong vòng 2 năm. Như vậy, 1 nhiệm kỳ

Tổng thống 4 năm thì Tổng thống chỉ được quyền bổ nhiệm và

miễn nhiệm 2 thành viên trong Hội đồng Thống đốc FED. Nếu

nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài 8 năm (2 nhiệm kỳ) thì quyền bổ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 11

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

nhiệm và miễn nhiệm chỉ được tối đa 4 người, và 4 người này

phải được Thượng viện thông qua. Chủ tịch Hội đồng thống đốc

của FED hiện nay là Giáo Sư Ben Bernanke. Từ khi thành lập

- đến nay FED đã có 14 đời chủ tịch: Charles S. Hamlin (1914 -

1916), William P. G. Harding (1916 – 1922), Daniel R.

Crissinger (1923 – 1927), Roy A. Young (1927 – 1930),

Eugene Meyer ( 1930 – 1933), Eugene R. Black (1933 – 1934),

Marriner S. Eccles (1934 – 1948), Thomas B. McCabe (1948 -

1951), William McChesney Martin, Jr (1951 – 1970), Arthur

F. Burns (1970 – 1978), G. William Miller (1978 – 1979),

Paul A. Volcker (1979 – 1987), Alan Greenspan (1987 –

2006), Ben BernanKe 2006 – nay)

1.5. Tính độc lập: bao gồm độc lập về việc lựa chọn công cụ và độc

lập về lựa chọn mục tiêu khi thực hiện chính sách tiền tệ)

- NHNNVN: thấp do trực thuộc và phải nhận chỉ thị từ chính

phủ( các chính sách cũng phải có chính phủ quyết định), ngân

sách hoạt động cũng do chính phủ xét duyệt.

- FED: Cao do độc lập với chính phủ ( để thay đổi quy chế của

FED Quốc hội thậm chí còn phải sửa đổi cả hiến pháp), các

lãnh đạo có nhiệm kỳ và không được tái cử, ngân sách hoạt

động độc lập.

1.6. Các ngân hàng thành viên

- NHNNVN: NHNNVN và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố.

- FED: FED gồm 12 ngân hàng địa phương và 25 chi nhánh ở khắp

nước Mỹ nên chính thức mà nói, đây là hệ thống ngân hàng

trung ương chứ không phải là một ngân hàng trung ương riêng

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 12

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

lẻ. 12 ngân hàng của FED gồm: Boston, New York,

philadelphia, Cleveland, Richmon, Atlanta, Chicago, St.

Luois, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, 12

ngân hàng dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc

hội là các chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương, có tổ

chức giống một tổ chức tư nhân. Ví dụ, cổ phần của ngân hàng

dự trữ liên bang khu vực do các ngân hàng thành viên sở hữu.

Việc sở hữu cổ phần này khác với sở hữu cổ phần công ty thông

thường. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực hoạt động

không vì lợi nhuận và việc sở hữu cổ phần của nó là điều kiện

để trở thành ngân hàng thành viên. Cổ phần không thể mua bán

hay thế chấp. Cổ tức ấn định là 6% một năm. Đứng về mặt tài

sản, ngân hàng Fed New York là ngân hàng lớn nhất với phạm vi

hoạt động là quận 2 tiểu bang New York, thành phố New York,

Puerto Rico và quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ.

1.7. Đồng tiền phát hành

- NHNNVN: Việt Nam đồng “đ” do NHNNVN phát hành

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 13

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

- FED: đô la Mỹ (USD). Do các NHDT khu vực phát hành Mỗi ngân

hàng khu vực của FED được ký hiệu bằng chữ cái. Những cái này

in trên giấy bạc mà chúng phát hành. Boston (A), New York

(B), philadelphia (C), Cleveland (D), Richmon (E), Atlanta

(F), Chicago (G) , St. Luois (H) , Minneapolis (I) , Kansas

City (J), Dallas (K), San Francisco (L)

1.8. Ngân sách hoạt động

- NHNNVN: Được sử dụng các khoản thu để trang trải chi phí

hoạt động của mình, chênh lệch thu chi sau khi trích quỹ được

nộp vào ngân sách nhà nước

- FED: độc lập về tài chính, doanh thu đến từ tiền lãi của các

tài sản nắm giữ

1.9. Nhiệm vụ

- NHNNVN: Phát hành tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ,

quản lý tiền tệ tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ

cho Chính Phủ Việt Nam

Phát hành tiền tệ: Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên

toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHTW trực tiếp quản lý

cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là

công cụ thứ nhất giúp NHTW điều tiết mức cung ứng tiền tổng

hợp.Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể

điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm

phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay

giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế.

Quản lý tham mưu chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính

Phủ Việt Nam: Ngân sách có tác động khá quan trọng đến nền

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 14

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

kinh tế vĩ mô vì nếu hoạt động của ngân sách không hài hòa

với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính

sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô. Với lý do trên NHTW phải

tham gia cố vấn cho chính phủ trong chính sách tài chính và

kinh tế. Với vai trò này NHTW gián tiếp ảnh hưởng đến việc

cung ứng trái phiếu của chính phủ và các hoạt động chi tiêu

khác cho hợp lý với ngân sách. Đây là một cách để điều tiết

kinh tế vĩ mô

Thực hiện chính sách tiền tệ:

Nghiệp vụ thị trường mở:

Khái niệm: là những hoạt động mua bán chứng khoán do

NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số

tiền tệ. Qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng.

Đặc điểm: do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên

đây được coi là một công cụ rất năng động, hiệu quả, chính

xác của chính sách tiền tệ vì khối lượng chứng khoán mua

(bán) tỷ lệ với quy mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh,

ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế. Tuy vậy, vì

thực hiện thống qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc

vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác

để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng

bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

Dự trữ bắt buộc

Là số tiền dự trữ bắt buộc mà các Ngân hàng phải giữ lại

do NHTW quy định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không

được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 15

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của khách

hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ

thống ngân hàng.

T ỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính

chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi

kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ

dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ

dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm.

Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ

ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp

dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt

buộc được quy định như sau:

Bảng 1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt Nam từ tháng01/2008 – 01/2011

Tỷ lệ dự trữ bắt

bụôc (VND) Văn bản

11%1 - 5%2 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008

10%1 - 4%2 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008

8%1 - 2%2 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008

6%1 - 2%2 2951 /QĐ-NHNN ngày 03/12/2008

5%1 - 1%2 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008

3%1 - 1%2 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009

(1 ): đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12

tháng

(2 ): đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 16

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Bảng 2: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79

Loại hình tổ chức tín

dụng

379/QĐ-NHNN 79QĐ-NHNN

Tiền gửi

VND không

kỳ hạn và

dưới 12

tháng

Tiền gửi

VND từ

12-24

tháng

Tiền gửi

ngoại tệ

không kỳ

hạn và

dưới 12

tháng

Tiền gửi

ngoại tệ

từ 12-24

tháng

1. NHTM nhà nước,

NHTMCP đô thị, chi

nhánh ngân hàng nước

ngoài, ngân hàng liên

doanh, công ty cho thuê

tài chính.

3% 1% 4% 2%

2. Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam

1% 1% 3% 1%

3. NHTMCP nông thôn,

ngân hàng hợp tác, quỹ

tín dụng nhân dân.

1% 1% 3% 1%

4. Tổ chức tín dụng

khác.0%

0% 0%0%

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 17

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Nguồn:

http://www.sbv.gov.vn

Lãi suất chiết khấu:

Ở Việt Nam, lãi suất được sử dụng như công cụ chính của

chính sách tiền tệ, nó là yếu tố sự chuyển biến từ cơ chế

kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nó

còn là công cụ quan trọng để chuyển các Ngân hàng sang cơ

chế tự hoạch toán kinh doanh

- FED: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia , giám sát và quản

lý các tổ chức tín dụng, duy trì sự ổn định của nền kinh tế ,

cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản

có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ

Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả

quốc gia

Kiểm soát cung ứng tiền tệ: FED kiểm soát quy mô nguồn cung

ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mà qua đó FED mua

hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những tổ

chức tham gia mua bán với FED gọi là người giao dịch ưu tiên

(primary dealers). Tất cả hoạt động thị trường của FED ở

Hoa Kỳ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân

hàng dự trữ liên bang khu vực New York với mục đích là đạt

được tỷ lệ lãi suất trái phiếu liên bang gần với tỷ lệ mục

tiêu, gồm:

Thỏa thuận mua lại: Thực chất của hoạt động này là cho

vay hoặc đi vay có thế chấp. Để đảm bảo những thay đổi

nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 18

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

dịch thị trường của NHDT liên bang New York tham gia các

thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiền. Các

mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo

của FED. Trong ngày giao dịch, FED sẽ đặt tiền vào tài

khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các giấy

tờ chứng nhận sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v..).

Khi hết hạn giao dịch, quá trình diễn ra ngược lại FED

hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn

giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày (cho vay qua đêm) tới

65 ngày, phần lớn giao dịch là cho vay qua đêm và 14

ngày.

Giao dịch mua đứt: Một công cụ khác của bàn giao dịch thị

trường là mua đứt. Trong giao dịch này, FED mua lại trái

phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản

của người giao dịch đặt tại FED. Bởi hoạt động này là mua

đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài nhưng khi trái phiếu

hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thông thường là 12-18

tháng. Từ những năm 1980, FED cũng bán quyền mua trái

phiếu chính phủ ở mức lãi suất cao. Việc bán quyền mua

này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên

sẽ bị khấu trừ tài khoản dự trữ của họ đặt tại FED, do đó

mà quá trình tạo ra tiền lưu thông bị hạn chế. Bởi các

giao dịch làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời

gian ngắn, chúng tăng nguồn cung tiền tệ. Hiệu quả của

hoạt động này là tạm thời bởi các giao dịch sẽ đáo hạn,

tác động dài hạn là dự trữ ngân hàng giảm đi bởi lãi suất

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 19

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

của giao dịch (lãi suất một ngày của tỷ lệ 4,5%/năm là

0,0121%). FED tiến hành giao dịch này hàng ngày trong

2004-2005, ngoài ra giao dịch thu hút vốn cũng tiến hành

nhằm tạm thời giảm nguồn cung tiền tệ.Trong giao dịch

thỏa thuận bán lại (reverse repo), FED sẽ vay tiền từ

các người giao dịch ưu tiên bằng cách đặt cọc các chứng

khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, FED sẽ hoàn trả

tiền và các khoản lãi.

Thực hiện chính sách tiền tệ:

Mua và bán trái phiếu Chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang

(FED) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào

lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ

giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi

FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra

ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền

sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn

hơn.

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho

vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu FED yêu cầu

các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này,

khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi

suất tăng lên.

Thay đổi lãi suất của khoản vay từ FED: Các ngân hàng

thành viên của FED vay tiền từ FED để trang trải các nhu

cầu ngắn hạn. Lãi suất mà FED ấn định cho các khoản vay

này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 20

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ

được vay.

Bảng 3 : tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ở Mỹ tháng12/2010

Yêu cầu dự trữ

Loại trách nhiệm

Yêu cầu

% Của các

khoản nợ

Ngày có

hiệu lực

Tài khoản giao dịch thuần

$ 0 đến $ 10.700.000 0 30/12/201

0

Nhiều hơn $ 10.700.000 đến

58.800.000 $ 3 30/12/201

0

Nhiều hơn $ 58.800.000 10 30/12/201

0

Nonpersonal tiền gửi thời gian 027/12/199

0

Eurocurrency nợ 0 27/12/201

0

Nguồn: http://www.federalreserve.gov

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 21

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Tỷ lệ chiết khấu:

FED thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định

hướng "lãi suất quỹ vốn tại Fed" . Đây là tỷ lệ các ngân hàng

ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục

dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ Fed

không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở

con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn

chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị

trường

FED còn ấn định tỷ lệ chiết khấu – lãi suất mà các NHTM phải

trả khi vay tiền từ FED. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa

chọn cách vay quỹ đặt cọc tại FED từ một ngân hàng khác mặc dù

lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của FED. Lý do của cách

lựa chọn này là việc vay tiền từ FED mang tính công khai rộng

rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh

khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay.

Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi suất ưu đãi, là tỷ lệ thường

cao hơn 3% so với "lãi suất quỹ vốn tại Fed" . Lãi suất ưu đãi

là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của những

khách hàng tin cậy nhất.

Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì

chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh

nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến

kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.

Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn

tại Fed” mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 22

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm

chống lại xu hướng suy thoái kinh tế. Tháng 11 năm 2002, lãi

suất do FED điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả

tỷ lệ lạm phát. Ngày 25/03/2003, "lãi suất quỹ vốn tại FED"

tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm 1958 –

0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang

bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25%

ngày 08/08/2006.

Có thể FED cũng đã nỗ lực các hoạt động mua bán trên thị

trường nhằm thay đổi tỷ lệ cho vay dài hạn. Tuy nhiên năng

lực của nó yếu hơn rất nhiều các định chế tài chính tư nhân.

2. Các định chế tài chính

2.1. Ngân hàng thương mại

2.1.1. Về khái niệm

Ở Việt Nam: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động

chủ yếu và thường xuyên là nhận ký gửi từ khách hàng với

trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực

hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp

dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch

vụ tài chính.

2.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM

Huy động vốn: nhận tiền gửi, các loại tiền bao gồm:

- Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi có thể rút ra theo

yêu cầu của người gửi mà không phải tôn trọng một kỳ hạn ký

thác nào khác. Có nhiều loại tiền gửi không kỳ hạn:

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 23

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Tiền gửi dùng séc: là loại tiền gửi dùng để chi trả các

Séc và hối phiếu

Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm

còn gọi là tài khoản dùng sổ. Đó là những khoản tiền gửi

nhỏ, ổn định tương đối lâu ở tài khoản, được hưởng lãi,

tương đối cao hơn lãi của tiền gửi thông dụng

Luật Mỹ cho phép ngân hàng có thể buộc người gửi tiết

kiệm phải báo 30 ngày trước khi rút nhưng các ngân hàng

không sử dụng quyền này, không đòi hỏi phải báo trước vì

nó có thể bị giới hạn về ngạch số tiền gửi tối đa

(100.000 USD)

Tiền gửi có thấu chi: ở Mỹ, có sự phối hợp gửi tiền vào

tài khoản tiết kiệm và tài khoản dùng séc bằng cách gửi

tiền vào tài khoản ATS (automatic Transfer Service

Account). Từ ngày 1/11/1978, NHTM được phép trả lãi cho

TK dùng séc bằng cách gửi tiền vào TK dùng séc để rút

tiền bằng séc

- Các loại tiền gửi đặc biệt của Hoa Kỳ: ngoài các loại tiền

gửi thông dụng như của Việt Nam thì Hoa Kỳ còn có những

loại tiền gửi vào những tài khoản đặc biệt được áp dụng từ

thập niên 1970 và 1980. Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền

gửi dùng Séc và tiền gửi tiết kiệm vào những tài khoản giao

dịch bao gồm lệnh rút tiền giao dịch và dịch vụ chuyển ngân

tự động.

Nghiệp vụ đầu tư vốn:

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 24

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

- Đầu tư chứng khoán: các định chế tài chính là các nhà đầu

tư trên thị trường tài chính. Đây là nguồn lợi quan trọng

thứ hai sau cho vay. Thông thường chứng khoán mà họ đầu tư

bao gồm những chứng khoán an toàn nhất như: trái phiếu kho

bạc đến những khoản đầu tư tương đối an toàn. Nếu tính về

thời hạn, có những chứng khoán rất ngắn hạn chỉ có 24h ở Mỹ

có thỏa ước mua lại (RPs) do NHTM phát hành để vay trong

24h, có khi gọi là thỏa ước qua đêm.

- Cho vay: là hình thức thông dụng nhất của các định chế tài

chính nói chung và của ngân hàng nói riêng trên khắp thế

giới. Việt Nam hay Mỹ cũng vậy. Tại Hoa Kỳ, cho vay chiếm

gần 60% tổng tích tài sản của NHTM.

2.2. Các tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy

định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của

pháp luật để hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn

bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có

liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại

hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát

triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp

tác và các loại hình ngân hàng khác

Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành

lập theo pháp luật nước ngoài

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 25

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công

ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

khác

Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm

dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự

nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu

là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời

sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín

dụng nhân dân và các hình thức khác.

Các loại hình tổ chức tín dụng (theo sở hữu): Tổ chức tín

dụng được thành lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức

tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng

hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100%

vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có chi nhánh, văn phòng đại diện

của ngân hàng nước ngoài tại Việt nam

2.2.1. Ngân hàng tiết kiệm

NHTK được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền

tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Chủ nhân của các ngân

hàng tiết kiệm cũng chính là những người gửi tiền tiết kiệm. 

Phương thức hoạt động của NHTK mang tính tương trợ là chủ

yếu, chứ không như ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh

doanh là chính.

Vốn hoạt động chủ yếu của NHTK là từ tiền gửi tiết kiệm của

dân chúng hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính

chất hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời.

Loại ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ để vay vốn

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 26

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

của công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước

ngoài hay NHTW, trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.

Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các NHTK cho vay

rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là

sự an toàn. Đối tượng cho vay chủ yếu là các khoản vay cầm cố,

thế chấp bằng nhà cửa, tài sản hoặc chứng khoán. Tiếp đó là

đầu tư vào chứng khoán hoặc cho các ngân hàng thương mại khác

vay. Nhìn chung những người được vay tiền  tại các ngân hàng

này cũng chính là những người đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân

hàng. Lãi suất cho vay thường rất thấp vì nó mang tính chất

tương trợ nhiều hơn là kinh doanh.

Ở Mỹ, NHTK tồn tại dưới hình thức các ngân hàng tiết kiệm

tương trợ (Mutual savings banks). Các NHTK tương trợ này

thu hút tiền vốn bằng cách nhận tiền gửi và dùng chúng trước

hết để cho vay thế chấp. Những người gửi tiền đồng thời là

người chủ sở hữu các ngân hàng này. Trước năm 1980, các ngân

hàng này bị hạn chế ở các khoản cho vay bất động sản, nhưng

ngày nay họ đã được phép phát hành các tài khoản tiền gửi có

thể phát séc dưới dạng các tài khoản NOW hay Super NOW và

thực hiện các khoản cho vay khác ngoài cho vay bất động sản

như vay tiêu dùng, vay cho sản xuất nông nghiệp, cũng như

cung cấp các dịch vụ như tín thác, phát hành thẻ tín dụng.

Ở Việt Nam không có NHTK riêng biệt, hầu như tất cả các

ngân hàng thương mại đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động

vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm hình thành nguồn vốn chung của

ngân hàng thương mại.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 27

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

2.2.2. Quỹ tín dụng

Quỹ tín dụng được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần

và hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tự nguyện, hợp tác và

bình đẳng. Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình

thức mua các thẻ thành viên (tương tự như cổ phiếu) có mệnh

giá bằng nhau. Sau đó, họ cùng nhau bầu ra người quản lý. Các

thành viên của quỹ sẽ được hưởng quyền vay tiền của quỹ khi

cần. Khi cần thêm vốn, quỹ lại phát hành thêm thẻ thành viên

và tiếp nhận thêm những thành viên mới. Thông thường quỹ

không cho người ngoài vay tiền. Ngoài cho các thành viên

vay, quỹ cũng có thể đầu tư vào chứng khoán.

Ở Việt Nam, quỹ tín dụng tồn tại dưới dạng các tổ chức tín

dụng hợp tác. Đây là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ

ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện

thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật Các tổ chức tín

dụng và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ

nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín

dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân,

hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác . Theo Điều 64 Luật

Các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng hợp tác được huy động

vốn của các thành viên và của các tổ chức cá nhân để cho các

thành viên vay. Việc cho các đối tượng không phải là thành

viên vay phải được Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu

chấp thuận và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Ngân hàng

Nhà nước quy định”.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 28

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Ở Mỹ, các liên hiệp tín dụng (Credit Unions) cũng có mô

hình tương tự như quỹ tín dụng. Đây là các tổ chức cho vay có

quy mô nhỏ, có tính chất hợp tác xã, được tổ chức xung quanh

một nhóm xã hội đặc biệt (ví dụ các nhân viên của một công

ty). Mục đích của các liên hiệp này là cho các thành viên vay

với mức lãi suất thấp nhất có thể. Họ thu nhận vốn bằng cách

bán cổ phần cho các thành viên và các thành viên ngoài việc

được quyền vay ưu đãi còn được hưởng cả lãi từ cổ phần mà họ

mua. Các khoản vay từ quỹ chủ yếu phục vụ nhu cầu mua hàng hoá

tiêu dùng hơn là mua nhà. Từ sau năm 1980, các liên hiệp tín

dụng này cũng được phép phát hành các tài khoản tiền gửi

thanh toán và có thể thực hiện các khoản cho vay bất động sản

ngoài các khoản cho vay tiêu dùng.

2.3. Thị trường chứng khoán

2.3.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam

Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam:

- Ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố

Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên

giao dịch đầu tiên đánh đấu sự ra đời của thị trường chứng

khoán Việt Nam. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh

nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270

tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao

dịch.

- Đầu năm 2006 được coi là mốc thời gian mang tính chất phát

triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam

một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 29

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao

dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới

60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam

trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới.

Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng

"hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Trong giai đoạn 2007, luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày

01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và

tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc

tế.

- Giai đoạn 2008: cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, thị

trường chứng khoán Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt

giảm mạnh.

- Giai đoạn 2009 đến nay: thị trường chứng khoán Việt Nam hồi

phục chậm sau khủng hoảng.

Các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam:

- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

- Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

- Các công ty chứng khoán

- Các tổ chức phát hành chứng khoán bao gồm chính phủ, chính

quyền địa phương, các công ty cổ phần …

2.3.2. Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là một thị trường quan

trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng

tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị

trường chứng khoán khác.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 30

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Thị trường chứng khoán Mỹ được thành lập vào năm 1792 và

được hình thành hoàn chỉnh từ năm 1934 cho đến nay. Xét theo

tính chất tổ chức thị trường, thị thường chứng khoán Mỹ được

chia thành thị trường chứng khoán tập trung và thị trường

chứng khoán phi tập trung.

- Các thị trường chứng khoán tập trung bao gồm 14 sở giao dịch

chứng khoán trên khắp nước Mỹ. Sở giao dịch chứng khoán

Newyork (NYSE) là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất và lâu

đời nhất nước Mỹ, đây hiện là trung tâm giao dịch chứng

khoán lớn nhất thế giới, quản lý tới hơn 80% các giao dịch

chứng khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở thành thị trường

chứng khoán quốc gia. Sở giao dịch chứng khoán Mỹ

(American Stock Exchange - AMEX) là thị trường chứng khoán

tập trung lớn thứ 2 ở Mỹ.

- Thị trường chứng khoán phi tập trung của Mỹ cũng rất phát

triển, đó là Nasdaq. Thị trường OTC qua mạng máy tính

Nasdaq được thành lập từ năm 1971 là thị trường có số lượng

chứng khoán giao dịch lớn nhất ở Mỹ với 15000 chứng khoán.

Chứng khoán của các công ty thuộc ngành Công nghệ thông

tin, các công ty vừa và nhỏ chiếm đa số trên thị trường này.

Các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán Mỹ:

- Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC)

- Các sở giao dịch chứng khoán

- Các công ty chứng khoán

- Các tổ chức phát hành chứng khoán bao gồm chính phủ, chính

quyền địa phương, các công ty cổ phần …

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 31

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

2.3.3. Nhận xét:

Ta có thể nhận thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam

chỉ mới ra đời cách đây 12 năm và còn rất non trẻ so với thị

trường chứng khoán Mỹ. So sánh thị trường chứng khoán non

trẻ của Việt Nam với một thị trường lâu đời như Mỹ là khập

khiễng, nhưng thị trường Mỹ có một số điểm đáng để chúng ta

học tập.

- Thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động liên tục từ 9 giờ sáng

đến 4 giờ chiều, nhưng luôn có rất nhiều người tham gia giao

dịch với khối lượng cả tỷ cổ phiếu mỗi ngày. Cơ quan quản lý

thị trường chứng khoán Mỹ đưa ra những quy định ngặt nghèo

từ niêm yết đến báo cáo, từ môi giới đến tự doanh, từ phương

thức giao dịch đến sử dụng tiền vay… Tất cả đều quy định

thành luật rõ ràng và các công ty chứng khoán hay ngân hàng

đầu tư có trách nhiệm thông báo những quy định đó cho khách

hàng của họ.

- Do thị trường chứng khoán tiềm ẩn rủi ro mất vốn rất cao,

nên đa số nhà đầu tư cá nhân đều ủy thác tài sản của họ cho

những tổ chức chuyên nghiệp kinh doanh và quản lý hộ, chứ

không tự đi kinh doanh như ở Việt Nam. Do đó, số lượng nhà

đầu tư cá nhân rất ít. Trong khi đó, các tổ chức môi giới hay

tư vấn đầu tư thường có uy tín, có đội ngũ nhân viên được đào

tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế và phong cách chuyên

nghiệp, không bao giờ trả lời cho khách hàng những vấn đề mà

họ không thông thạo.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 32

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Ngoài ra, các công ty chứng khoán bị ràng buộc với quy

định: đảm bảo an toàn tài sản và khả năng sinh tồn cho nhà đầu

tư trong trường hợp mất vốn. Có nghĩa là, nếu thu nhập của

bạn thấp, mà bạn dùng hết tiền của bạn đi đầu tư vào những

dạng đầu tư mang tính rủi cao sẽ không được chấp thuận. Đây

là điều mà các công ty chứng khoán Việt Nam không có trong

chính sách của họ, mà ngược lại, có công ty còn khuyến khích

khách hàng vay tiền để đầu tư, khi thị trường chứng khoán

tuột dốc thì chỉ việc giải chấp và thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Thậm chí, có công ty còn tư vấn khách hàng mua cổ phiếu,

trong khi khối tự doanh của họ muốn bán ra cổ phiếu đó

2.3.4. Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và Mỹ hiện

nay

Thị trường chứng khoán Việt Nam và Mỹ hiện nay chưa có liên

hệ chặt chẽ . Tuy nhiên, chúng cũng có sự biến động tương đối

giống nhau vì nhìn chung thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng

rất lớn của sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát

triển kéo theo sự phát triển của thị trường chứng khoán và

ngược lại khi nền kinh tế khủng hoảng ảnh hưởng nhiều tới thị

trường chứng khoán ….Vậy sự biến động của thị trường Việt Nam

và thị trường Mỹ tương đối giống nhau là một điều hiển  nhiên.

Khi Việt Nam hòa nhập hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, thị

trường chứng khoán Việt Nam sẽ thiết lập một mối liên hệ dài

hạn với những thị trường lớn như Mỹ và các thị trường khác

ngoài khu vực.

2.4. Thị trường bảo hiểm

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 33

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

2.4.1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam

Các công ty bảo hiểm: Đến năm 2011 có khoảng 57 công ty bảo

hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có 2 doanh nghiệp

nhà nước, 24 công ty bảo hiểm cổ phần, 4 công ty bảo hiểm liên

doanh và 20 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trên thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

(Bảo Việt) chiếm thị phần chủ yếu. Trên thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ, ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Bảo

Việt, Prudential và AIA. Các công ty bảo hiểm hoạt động theo

Luật bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính.

Quy mô thị trường: Tổng số thu phí bảo hiểm năm 2011 gần

36.325 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm trước trong đó bao hiểm

phi nhân thọ tăng 20,4% và bảo hiểm nhân thọ tăng 15%. Doanh

thu của các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trung đầu tư

vào trái phiếu và gửi tại các ngân hàng thương mại

2.4.2. Thị trường bảo hiểm Mỹ

Đến năm 2006 có khoảng 2.648 công ty bảo hiểm tài sản -

thương vong và 1.257 công ty bảo hiểm nhân thọ - y tế tại Mỹ,

trên thực tế, con số này có thể lớn hơn. Tổng tài sản của công

ty bảo hiểm tài sản - thương vong đạt 1.483tỷ $ trong năm

2006. Tài sản tiền mặt và vốn đầu tư là $ 1.229 tỷ $, các công

ty bảo hiểm nhân thọ - y tế có tổng tài sản là 4.723 tỷ $. Tài

sản tiền mặt và vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm lên tới

2874 tỷ $. Các công ty bảo hiểm tại Mỹ thường có qui mô rất

lớn, phát triển hệ thống trên khắp thế giới như AIA, Liberty

Mutual, ACE …

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 34

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

2.4.3. Nhận xét

Nếu so sánh, ta có thề thấy qui mô cũng như thi trường của

các công ty bảo hiểm Việt Nam trên toàn thế giới còn khoảng

cách xa so với các công ty bảo hiểm Mỹ. Đây là một thách thức

không nhỏ cho các công ty bảo hiểm trong nước khi thị trường

bảo hiểm Việt Nam thật sự mở cửa hoàn toàn. Việc cấp giấy

phép hoạt động cho các công ty bảo hiểm của Mỹ được thực hiện

theo Hiệp định Thương mại song phương (BTA), do chính phủ

Việt Nam và Mỹ phê chuẩn. Theo BTA, có hiệu lực từ tháng

12/2001, các công ty bảo hiểm của Mỹ có thể thành lập công ty

liên doanh với các công ty Việt Nam từ tháng 12/2004 và công

ty 100% vốn nước ngoài từ tháng 12/2006.

Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, nhiều công ty bảo hiểm

Mỹ đã dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tập đoàn bảo

hiểm nhân thọ hàng đầu của Mỹ New York Life (thành lập năm

1845t, với trên 200 tỷ USD giá trị tài sản, doanh thu hàng

năm trên 25 tỷ USD, hiện có thị trường rộng lớn tại châu Mỹ và

châu á) đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội vào 4/2000, Tháng

12/2001, New York Life chính thức gửi hồ sơ xin thành lập

doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với 100% vốn nước ngoài lên Bộ

Tài chính. Đồng thời, hai công ty bảo hiểm khác của Mỹ là

American International Group (AIG) và AON Inchibrok đã

được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Mới đây, Việt Nam

cũng chính thức được cấp phép hoạt động cho Tập đoàn ACE và

Tập đoàn Marsh Inc., tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn nhất thế

giới, với 100% vốn của Mỹ, với thời hạn hoạt động 50 năm…

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 35

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Về triển vọng, quan hệ hợp tác kinh tế - bảo hiểm và những

ngành khác như ngân hàng, tài chính nói riêng và các quan hệ

song phương toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung chắc chắn

sẽ có những phát triển mạnh mẽ hơn cả bề rộng, lẫn bề sâu.

3. Một số loại hình tổ chức tài chính khác

3.1. Quỹ lương hưu.

Hiện Việt Nam chưa có quỹ lương hưu, nhưng có một quỹ rất

lớn đó là bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phần thặng dư của Bảo hiểm

xã hội Việt Nam chủ yếu chuyển sang Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Một báo cáo gần đây cho biết, suy thoái kinh tế, khủng hoảng

của thị trường tài chính,chứng khoán thu hẹp tín dụng đã

khiến quỹ lương hưu của các công ty hàng đầu nước Mỹ bị thiệt

hại tới 280 tỷ đôla. Theo thống kế của Merce, hãng chuyên tư

vấn nhân lực, kể từ cuộc khủng hoảng tín dụng vào mùa thu năm

2007, quỹ lương hưu của 1.500 công ty hợp thành bộ chỉ số

Standard & Poor 1.500 (là tổng hợp của S&P 500, SP 600 và S&P

400), đã tổn thất 280 tỷ đôla.

3.2. Tiết kiệm bưu điện

Đây là tổ chức thực hiện các loại hình huy động tiết kiệm

nhỏ lẻ dựa trên hệ thống bưu cục rộng khắp của Tổng công ty Bưu

chính Viễn thông Việt Nam. Tổng số vốn Tiết kiệm bưu điện huy

động được gần 30.000 tỷ đồng. Phần huy động này chủ yếu

chuyển giao sang cho Quỹ hỗ trợ Phát triển.

Năm 1911, hệ thống tiết kiệm Bưu điện Mỹ được thành lập mang

tới cho người dân Mỹ nơi gửi tiền tiết kiệm và chuyển tiền an

toàn và hiệu quả. Tiền tiết kiệm tại hệ thống lên tới 1,2 tỷ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 36

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

USD những năm 1930, tiếp tục tăng trong Thế chiến 2, đạt đỉnh

năm 1947 với gần 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 1967 hệ thống bị

đóng cửa vì bị coi là không cần thiết sau khi các ngân hàng tư

nhân tăng lãi suất và cung cấp dịch vụ bảo đảm như hệ thống

tiết kiệm bưu điện. Ngày nay, đối mặt với khủng hoảng tài

chính, USPS có thể nhìn vào tấm gương của các ngân hàng bưu

chính kiểu mẫu như Kiwi Bank và Japan Post Bank để tìm ra

đường sống chính từ hệ thống mình từng loại bỏ.

3.3. Quỹ hỗ trợ và phát triển

Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức cấp tín dụng đầu tư phát

triển của nhà nước (tín dụng chỉ định) cho các dự án. Quỹ này

trực thuộc Bộ tài chính. Các quỹ đầu tư phát triển địa phương

trực thuộc các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Các quỹ này có

nhiệm vụ cho vay các dự án theo định hướng phát triển của từng

địa phương. Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển

của các địa phương hoạt động không chịu sự chi phối của Luật

các tổ chức tín dụng và không chịu sự giám sát của Ngân hàng

Nhà nước.

Tại Mỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán đã có được một lịch sử

hoạt động khá lâu đời. Hình thức tín thác đầu tư (đơn vị tín

thác đầu tư UITs) là hình thức ban đầu của các quỹ đầu tư chứng

khoán tại Mỹ. Sau sự kiện TTCK sụp đổ vào năm 1929, quỹ công ty

xuất hiện và được biết đến với tên gọi là các công ty quản lý

(Management Company). Đây thực chất là một loại quỹ đầu tư

chứng khoán được tổ chức dưới dạng một công ty đầu tư dạng mở

(quỹ tương hỗ) và công ty đầu tư dạng đóng. Theo quy định của

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 37

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Mỹ, tất cả các quỹ đầu tư chứng khoán cho dù là một công ty

quản lý hay là một quỹ tín thác đều phải lập Hội đồng quản trị

và ít nhất 40% thành viên trong hội đồng phải là các thành

viên độc lập không liên quan tới công ty quản lý quỹ.

III. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

1. Thị trường tiền tệ

1.1. Tín phiếu kho bạc

1.1.1. Tín phiếu kho bạc Việt Nam

Tín phiếu kho bạc: là loại giấy nợ do chính phủ phát hành

có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân

sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan

trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.

(tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành).

Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng

hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc

thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản).

1.1.2. Tín phiếu kho bạc Mỹ

Tín phiếu Kho bạc Mỹ miễn các loại thuế cho tiểu bang và

địa phương. Những chứng khoán không phải trả một lãi suất

quan tâm và lợi ích thu được ước tính bằng cách lấy sự khác

biệt giữa giá thanh toán và mệnh giá trái phiếu, và tính rằng

tỷ lệ lợi nhuận trên cơ sở hàng năm. Tín phiếu kho bạc được

coi là những chứng khoán an toàn nhất cho nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Tín phiếu kho bạc được phát hành bởi chính phủ Mỹ. Có ba

loại kỳ hạn: 90, 180, và 360 ngày. Hai loại ngắn hơn được bán

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 38

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

đấu giá trên cơ sở hàng tuần, trong khi các loại hàng năm

được bán đấu giá hàng tháng. Tín phiếu kho bạc có thể được

mua trực tiếp thông qua đấu giá hoặc gián tiếp thông qua thị

trường thứ cấp.

1.1.3. Nhận xét

Giống nhau: t ín phiếu kho bạc đều do chính phủ phát hành

Khác nhau: tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ có thể được mua trực

tiếp, gián tiếp thông qua bán đấu giá.

1.2. Chứng chỉ tiền gửi

1.2.1. Chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam: là một loại giấy tờ có giá do các

ngân hàng phát hành có thời hạn trên một năm với những đặc

điểm tương tự như trái phiếu. Loại hình giấy tờ có giá do

ngân hàng thương mại phát hành có thời hạn dưới một năm

được gọi là kì phiếu.

1.2.2. Chứng chỉ tiền gửi ở Mỹ (CD):

L à một tiền gửi có kỳ hạn, một sản phẩm tài chính thường

được cung cấp cho người tiêu dùng tại Hoa Kỳ bởi các ngân

hàng, tổ chức tiết kiệm, và các công đoàn tín dụng.

CD tương tự như tài khoản tiết kiệm ở chỗ chúng được bảo

hiểm và do đó hầu như rủi ro tự do, họ là "tiền trong ngân

hàng". CD được bảo hiểm bởi Công ty Cổ phần Bảo hiểm tiền gửi

liên bang (FDIC).

1.2.3. Nhận xét: CD được bảo hiểm bởi Công ty Cổ phần Bảo hiểm tiền

gửi liên bang (FDIC) cho các ngân hàng và tín dụng quốc

gia Liên minh Quản trị (NCUA) cho công đoàn tín dụng.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 39

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

1.3. Thương phiếu

1.3.1. Thương phiếu Việt Nam:

Thương phiếu: là những phiếu hứa trả của các doanh nghiệp

lớn và được bán cho doanh nghiệp khác, các công ty bảo hiểm,

quỹ bảo hiểm xã hội hay ngân hàng. Mặc dù giá trị thương

phiếu lưu hành nhỏ hơn 5% giá trị vay nợ ngân hàng, nhưng

hình thức trả nợ này rất quan trọng đối với một số ngành kinh

doanh.

Hối phiếu có chính phủ chấp nhận: hiện loại hình này thực

hiện trong các giao dịch ngoại thương.

1.3.2. Thương phiếu Mỹ

Thương phiếu đề cập đến kỳ phiếu ngắn hạn không có bảo đảm

được ban hành bởi các tập đoàn tài chính và phi tài chính.

Thương phiếu có kỳ hạn lên đến 270 ngày (tối đa cho phép mà

không có yêu cầu SEC đăng ký). Khối lượng dollar thương

phiếu vượt quá số tiền của bất kỳ công cụ thị trường tiền tệ

khác. Nó thường được ban hành bởi các tập đoàn lớn, tín dụng

với các đường dây không sử dụng tín dụng ngân hàng và do đó

mang nguy cơ mặc định thấp.

Không giống như một số loại khác của các công cụ thị trường

tiền, trong đó các ngân hàng đóng vai trò là người trung gian

giữa người mua và người bán, thương phiếu được phát hành

trực tiếp bởi các công ty, cũng như của các tổ chức tài

chính. Ngân hàng có thể hoạt động như đại lý giao dịch, nhưng

họ cho rằng không có vị trí gốc và không có cách nào có nghĩa

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 40

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

vụ hoàn trả thương phiếu. Các công ty cũng có thể bán thương

phiếu thông qua các đại lý, có thu phí và sắp xếp cho việc

chuyển giao các quỹ từ người cho vay cho khách hàng vay.

1.3.3. Nhận xét: Hoạt động thương phiếu Hoa Kỳ có ngân hàng nhà

nước làm trung gian giữa ngươi mua và người bán. Ngân

hàng có thể hoạt động như đại lý giao dịch. Các công ty

cũng có thể bán thương phiếu thông qua các đại lý, người

có thu phí và sắp xếp cho việc chuyển giao các quỹ từ

người cho vay cho khách hàng vay.

1.4. Vay liên ngân hàng

1.4.1. Việt Nam: là loại hình giao dịch rất phổ biến giữa các ngân

hàng thương mại với nhau. Các loại hình cho vay phổ biến

gồm: cho vay qua đêm, cho vay kì hạn 3 tháng, 6 tháng.

1.4.2. Mỹ

L à một thị trường trong đó các ngân hàng mở rộng cho vay

với nhau cho một thời hạn quy định. Hầu hết các khoản vay

liên ngân hàng kỳ hạn một tuần hoặc ít hơn, phần lớn là qua

đêm. Khoản vay được thực hiện theo tỷ giá liên ngân hàng (còn

gọi là lãi suất qua đêm nếu thời hạn của khoản vay là qua

đêm).

Ngân hàng được yêu cầu phải tổ chức một số lượng đầy đủ tài

sản lỏng, chẳng hạn như tiền mặt, quản lý chạy bất kỳ ngân

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 41

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

hàng tiềm năng của khách hàng. Nếu một ngân hàng không thể

đáp ứng các yêu cầu thanh khoản, nó sẽ cần phải vay tiền trên

thị trường liên ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt. Một số ngân

hàng, mặt khác, có tài sản dư thừa chất lỏng ở trên và vượt ra

ngoài các yêu cầu thanh khoản. Các ngân hàng sẽ cho vay tiền

trên thị trường liên ngân hàng, nhận được sự quan tâm về tài

sản.

Thị trường cho vay liên ngân hàng đề cập đến các tập hợp

con của ngân hàng giao dịch ngân hàng diễn ra trong thị

trường tiền tệ.

Chúng thường được phát hành trong đơn vị ít nhất một triệu

người và có xu hướng có kỳ hạn ba tháng hoặc ít hơn. Kể từ khi

thị trường thứ cấp hoạt động tồn tại cho gần như tất cả các

công cụ thị trường tiền tệ, nhà đầu tư có thể bán cổ phần của

họ trước khi đến ngày đáo hạn. Thị trường tiền tệ là một

over-the-counter (OTC) thị trường.

Các ngân hàng là những cầu thủ quan trọng trong một vài

phân đoạn của thị trường tiền tệ. Để đáp ứng yêu cầu dự trữ và

quản lý nhu cầu thanh khoản ngày ngày, các ngân hàng mua và

bán các khoản vay ngắn hạn trong thị trường ngân sách liên

bang. Đối với các khoản vay đáo hạn dài hơn, các ngân hàng có

thể khai thác thị trường đồng đô la.

1.5. Hợp đồng mua/bán lại chứng khoán

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 42

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

1.5.1. Hợp đồng mua/bán lại chứng khoán ở Việt Nam

Là giao dịch mua/bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng

trên thị trường tài chính.

Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán

chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong

một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng

khoán. Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng mua /bán lại chứng

khoán là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để

thế chấp.

Hợp đồng mua/bán lại chứng khoán là nghiệp vụ phái sinh từ

các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố

giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán). Khi nhà

đầu tư có nhu cầu về vốn trong thời gian nhất định, mà không

muốn bán chứng khoán của mình, nhà đầu tư có thể ký hợp đồng

mua bán có kỳ hạn với công ty chứng khoán, trong đó cam kết sẽ

mua lại số lượng chứng khoán đã bán này từ công ty chứng

khoán tại thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá xác

định trước tại thời điểm bán.

Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng mua lại chứng khoán là

nghiệp vụ do công ty chứng khoán đưa ra để mua có kỳ hạn các

loại cổ phiếu chưa niêm yết, chưa lên sàn, với các cổ phiếu

đã niêm yết thì có dịch vụ cầm cố.

1.5.2. Hợp đồng mua/bán lại chứng khoán ở Mỹ: được mua từ một đại lý

với thỏa thuận rằng họ sẽ được bán trở lại vào một ngày

trong tương lai với một mức giá cao hơn. Các thỏa thuận

này là chất lỏng của tất cả các khoản đầu tư thị trường

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 43

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

tiền tệ, khác nhau, từ 24 giờ đến vài tháng. Trong thực

tế, tương tự như tài khoản tiền gửi ngân hàng, nhiều công

ty sắp xếp cho các ngân hàng để chuyển tiền mặt dư thừa

cho các quỹ như vậy tự động.

1.5.3. Nhận xét: Thị trường tài chính Việt Nam mới chỉ bắt đầu

hoạt động qua thị trường thứ cấp, trong khi đó Hoa Kỳ phát

triển rất mạnh trong thị trường này.

1.6. Euro-dollars: là nợ phải trả bằng đô la tiền gửi của các ngân

hàng nằm bên ngoài Hoa Kỳ (hoặc các thiết bị ngân hàng

quốc tế tại Hoa Kỳ). Các ngân hàng Mỹ có thể huy động vốn

trên thị trường đồng đô la thông qua chi nhánh ở nước

ngoài và các công ty con của họ. Một lựa chọn thứ hai là

phát hành giấy chứng nhận thương lượng lớn tiền gửi

(CDs). Đây là chứng chỉ do các ngân hàng trong đó nêu một

số quy định của tiền đã được gửi cho một khoảng thời gian

và sẽ được mua lại với lãi suất khi đáo hạn. Thỏa thuận

mua lại (repos) là một nguồn tài trợ. Các Repos và Repos

đảo ngược giao dịch trong đó người vay đồng ý bán chứng

khoán với bên cho vay và sau đó mua lại chứng khoán giống

nhau hoặc tương tự sau một thời gian xác định, ở một mức

giá nhất định, và bao gồm cả lãi suất tại một tỷ lệ đã thỏa

thuận. Repos được thế chấp hoặc bảo đảm khoản vay bằng

trái ngược với các quỹ liên bang cho vay là không có bảo

đảm.

2. Thị trường vốn

2.1. Trái phiếu

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 44

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

2.1.1. Việt Nam

Trái phiếu : là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát

hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản

tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian

xác định và với một lợi tức quy định. Người mua trái phiếu,

hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính

phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường

hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái

phiếu vô danh)

Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu

bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người

vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam

kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

2.1.2. Mỹ

Trái phiếu (còn được gọi là tín dụng, thị trường thu nhập

cố định) là một thị trường tài chính tham gia có thể phát

hành trái phiếu mới, được gọi là thị trường sơ cấp , hoặc mua

và bán chứng khoán nợ , được biết đến là thị trường thứ cấp ,

thường là trong các hình thức trái phiếu.

2.2. Trái phiếu Chính phủ

2.2.1. Việt Nam: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ

phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân

và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là

Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái

phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 45

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

nhất, trái phiếu Chính phủ thường được phát hành theo

phương pháp đấu thầu.

2.2.2. Mỹ: thường được gọi là trái phiếu rủi ro , bởi vì chính phủ

có thể tăng thuế hoặc tạo ra các tiền tệ khác để mua lại

các trái phiếu đến hạn ở Mỹ, chứng khoán kho bạc được bằng

đô la Mỹ . Trong trường hợp này, thuật ngữ "rủi ro" có

nghĩa là rủi ro tín dụng . Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn tồn

tại, chẳng hạn như rủi ro tiền tệ cho các nhà đầu tư nước

ngoài. Thứ hai, là nguy cơ lạm phát , trong đó chủ yếu

thanh toán vào ngày đáo hạn sẽ có sức mua thấp hơn dự đoán

nếu tỉ lệ lạm phát cao hơn dự kiến.

2.2.3. Nhận xét: Thị trường trái phiếu chính phủ mỹ có rủi ro tín

dụng cao, rủi ro tiền tệ  cho các nhà đầu tư nước ngoài,

nguy cơ  lạm phát  , trong đó chủ yếu thanh toán vào ngày

đáo hạn sẽ có sức mua thấp hơn dự đoán nếu tỉ lệ lạm phát

cao hơn dự kiến.

2.3. Trái phiếu của doanh nghiệp

2.3.1. Việt Nam

Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ

phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn

hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa

dạng. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, ngoài qui định phải

có mức vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ trở lên và hoạt động kinh

doanh của năm liền trước phải có lãi, đồng thời không có lỗ

luỹ kế như với phát hành cổ phiếu, công ty muốn chào bán trái

phiếu ra công chúng còn phải đảm bảo không có các khoản nợ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 46

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

phải trả quá hạn trên một năm. Thêm vào đó, công ty phải có

thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên và báo cáo tài chính của

năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán để đảm bảo

tính minh bạch và công khai về thông tin cho các nhà đầu tư.

Qui trình phát hành trái phiếu phổ biến nhất được tiến

hành thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Trong nghiệp vụ

này, một hay nhiều công ty chứng khoán hoặc ngân hàng tập hợp

với nhau thành các nhóm bảo lãnh phát hành, đứng ra mua lại

toàn bộ trái phiếu phát hành từ người phát hành rồi bán lại

cho nhà đầu tư.

Trái phiếu đô thị: là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ

một năm trở lên, do chính quyền địa phương ủy quyền cho kho

bạc hoặc các pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra, phát

hành với mục đích huy động vốn để đầu tư xây dựng các công

trình mang tính công cộng như đường xá, bến cảng, trường

học, bệnh viện,…Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy

phát hành trái phiếu đô thị được xem là lựa chọn hiệu quả

trong huy động vốn cho đầu tư.

Thị trường trái phiếu đô thị hình thành và phát triển dựa

trên những điều kiện cơ sở là: thị trường tài chính phát

triển; cơ chế quản lý tài chính nhà nước được thực hiện theo

hướng phi tập trung hóa, có sự chuyển giao quyền lực phân cấp

đầu tư và vay nợ của chính quyền trung ương cho chính quyền

địa phương.

2.3.2. Mỹ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 47

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Trái phiếu đô thị là một trái phiếu do một thành phố Mỹ

hoặc chính quyền địa phương, hoặc cơ quan của họ. Khả năng

của tổ chức phát hành trái phiếu, thành phố trực thuộc Trung

ương bao gồm các thành phố, quận, cơ quan tái phát triển, các

huyện mục đích đặc biệt , khu vực trường học , quận, tiện ích

công cộng, công khai sở hữu sân bay và cảng biển, và bất kỳ tổ

chức khác của chính phủ (hoặc nhóm của các chính phủ) dưới

mức nhà nước. Trái phiếu đô thị có thể là nghĩa vụ chung của

tổ chức phát hành hoặc bảo đảm bằng các khoản thu quy định.

Trái phiếu đô thị là chứng khoán được phát hành cho mục

đích tài trợ cho nhu cầu cơ sở hạ tầng của thành phố phát

hành. Những nhu cầu này khác nhau rất nhiều nhưng có thể bao

gồm trường học, đường phố và đường cao tốc, cầu, bệnh viện,

nhà ở công cộng, thoát nước và hệ thống nước, các tiện ích

điện, và các dự án công cộng khác nhau.

Một trong những lý do chính trái phiếu thành phố trực

thuộc Trung ương đang xem xét một cách riêng biệt từ các loại

trái phiếu khác là khả năng đặc biệt của họ để cung cấp thu

nhập được miễn thuế. Lãi vay đã trả bởi các công ty phát hành

cho chủ sở hữu trái phiếu thường được miễn tất cả các loại

thuế liên bang, cũng như thuế tiểu bang hoặc địa phương tùy

thuộc vào nhà nước mà trong đó người phát hành, hạn chế nhất

định. Trái phiếu phát hành cho các mục đích nhất định chịu

thuế tối thiểu thay thế.

Các loại dự án, dự án được tài trợ bởi một trái phiếu ảnh

hưởng đến tính cách có thể đánh thuế được thu nhập nhận được

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 48

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

trên các trái phiếu được tổ chức do chủ sở hữu trái phiếu.

Lãi thu nhập trên trái phiếu là các dự án quỹ được xây dựng vì

lợi ích chung là thường được miễn thuế thu nhập liên bang,

trong khi thu nhập lãi suất trái phiếu phát hành để tài trợ

cho các dự án một phần hoặc toàn bộ lợi ích các bên tư nhân,

đôi khi được gọi là trái phiếu hoạt động tư nhân , có thể bị

thuế thu nhập liên bang. Tuy nhiên, trái phiếu đủ điều kiện

hoạt động tư nhân, cho dù là do một đơn vị của Chính phủ hoặc

tổ chức tư nhân, được miễn các loại thuế liên bang bởi vì

trái phiếu là các dịch vụ tài chính hoặc các cơ sở, trong khi

cuộc họp kiểm tra hoạt động tư nhân, là cần thiết bởi một

chính phủ.

2.4. Trái phiểu chuyển đổi

2.4.1. Việt Nam

Tính hấp dẫn của nó là ở chỗ nó cho phép nhà đầu tư chyển

đổi sang cổ phiếu thường vào một thời điểm nhất định trong

tương lai. Do kì vọng này mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một

mức lãi suất rất thấp, giúp các công ty phát hành nhanh chóng

huy động được một số vốn lớn với chi phí tài chính dễ chịu.

Trái phiếu thường không được mua bán trên các sàn giao

dịch tập trung mà chủ yếu qua thị trường OTC. Khi mua bán

trái phiếu, nhà đầu tư thường không phải trả hoa hồng cho

người môi giới như với cổ phiếu. Thay vào đó, người môi giới

trái phiếu được hưởng phần chênh lệch giá bán/mua. Trái

phiếu có thể do Chính phủ, các tổ chức tín dụng, các công ty

hay tổ chức siêu quốc gia phát hành trên thị trường sơ cấp.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 49

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Để tăng mức độ hấp dẫn của trái phiếu hoặc vì một mục đích

nào đó trái phiếu hay được phát hành kèm với một số quyền

khác. Khi kết hợp với một hợp đồng quyền chọn (mua hoặc bán)

nó trở thành loại trái phiếu có khả năng yêu cầu thanh toán

trước hạn. Yêu cầu thanh toán trước hạn có thể thuộc về người

phát hành trái phiếu nếu đó là một trái phiếu có thể mua lại

hoặc thuộc về người sở hữu trái phiếu nếu đó làm trái phiếu

có khả năng bán lại.

Trái phiếu được coi là một tài sản tài chính có mức độ an

toàn cao. Rủi ro chủ yếu mà người nắm giữ trái phiếu phải

chịu là về mặt lãi suất. giá cả phụ thuộc khá nhiều vào độ tin

cậy tín dụng của người phát hành. Tính thanh khoản của trái

phiếu phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của nhà phát hành.

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào

công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần

phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc

một số cổ phần của công ty đó.

Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là

chủ sở hữu của công ty phát hành.

Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như chuẩn chung của thế giới,

qui định về phát hành trái phiếu cũng chặt chẽ hơn phát hành

cổ phiếu.

2.4.2. Mỹ

L à một loại trái phiếu mà người đó có thể chuyển đổi thành

cổ phần của cổ phiếu phổ thông trong các công ty phát hành

hoặc tiền mặt có giá trị như nhau, một mức giá đã thỏa thuận.

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 50

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Mặc dù nó thường có một phiếu giảm giá tỷ lệ thấp hơn so với

nợ không chuyển đổi tương tự, dụng cụ mang giá trị gia tăng

thông qua các tùy chọn để chuyển đổi trái phiếu chứng khoán,

và do đó tham gia vào sự tăng trưởng hơn nữa trong giá trị vốn

cổ phần của công ty. Các nhà đầu tư nhận được xu hướng tăng

giá tiềm năng của chuyển đổi vốn chủ sở hữu trong khi bảo vệ

nhược điểm với dòng tiền từ các khoản thanh toán phiếu giảm

giá và trở về gốc khi đến hạn.

Từ quan điểm của tổ chức phát hành, lợi ích quan trọng của

việc nâng cao tiền bằng cách bán trái phiếu chuyển đổi là

giảm lãi suất thanh toán bằng tiền mặt . Lợi thế cho các công

ty phát hành trái phiếu chuyển đổi, nếu trái phiếu được

chuyển đổi thành cổ phiếu, công ty nợ biến mất. Tuy nhiên,

trong trao đổi vì lợi ích của giảm lãi suất các khoản thanh

toán, giá trị của vốn chủ sở hữu của cổ đông giảm do pha loãng

cổ phiếu dự kiến khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi của trái

phiếu mới cổ phần .

Một thị trường cổ phiếu hoặc thị trường chứng khoán là một

thực thể công cộng (một mạng lưới lỏng lẻo của các giao dịch

kinh tế, không phải một cơ sở vật lý hoặc thực thể rời rạc)

cho kinh doanh của công ty chứng khoán (cổ phiếu) và các dẫn

xuất với một mức giá đã thoả thuận, đây là những chứng khoán

được liệt kê trên thị trường chứng khoán cũng như những

người chỉ giao dịch tư nhân.

Tham gia thị trường bao gồm các nhà đầu tư cá nhân bán lẻ,

nhà đầu tư tổ chức như các quỹ tương hỗ, các ngân hàng, các

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 51

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

công ty bảo hiểm và các quỹ phòng hộ, và Tổng công ty cũng

công khai giao dịch kinh doanh cổ phiếu của chính mình. Một

số nghiên cứu cho thấy nhà đầu tư tổ chức và các tập đoàn kinh

doanh cổ phiếu của chính mình thường nhận được cao hơn nguy

cơ điều chỉnh lợi nhuận hơn so với các nhà đầu tư bán lẻ

Các thị trường chứng khoán là một trong những nguồn quan

trọng nhất cho các công ty nâng cao tiền. Điều này cho phép

doanh nghiệp được giao dịch công khai, hoặc tăng thêm vốn

tài chính cho việc mở rộng bằng cách bán cổ phần của quyền sở

hữu của công ty trong một thị trường công cộng. Các thanh

khoản trao đổi dành cho các nhà đầu tư cung cấp cho họ khả

năng để nhanh chóng và dễ dàng bán chứng khoán. Đây là một

tính năng hấp dẫn của đầu tư vào cổ phiếu, so với khoản đầu tư

khác ít chất lỏng như bất động sản . Một số công ty chủ động

tăng tính thanh khoản bằng cách kinh doanh cổ phiếu của

chính mình.

Lịch sử đã chỉ ra rằng giá của cổ phiếu và tài sản khác là

một phần quan trọng của sự năng động của hoạt động kinh tế,

và có thể ảnh hưởng hoặc là một chỉ báo về tâm trạng xã hội.

Một nền kinh tế thị trường chứng khoán đang tăng lên được coi

là một nền kinh tế lên và sắp tới. Trong thực tế, thị trường

chứng khoán thường được coi là chỉ số chính của sức mạnh phát

triển kinh tế của một quốc gia.

Trao đổi cũng hoạt động như các trung tâm thông tin cho mỗi

giao dịch, có nghĩa là họ thu thập và cung cấp các cổ phiếu,

và đảm bảo thanh toán cho người bán bảo mật.Điều này giúp

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 52

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

loại bỏ nguy cơ cho một người mua cá nhân hoặc người bán mà

các đối tác có thể mặc định trên giao dịch.

IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH

CSHT tài chính là tập hợp của các tổ chức cho phép hoạt động

có hiệu quả của các trung gian tài chính. Nó bao gồm các yếu tố

như hệ thống thanh toán, văn phòng thông tin tín dụng và đăng ký

tài sản thế chấp. Nói rộng hơn, CSHT tài chính là khuôn khổ các

luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các bên (tiết kiệm – cho vay;

đi vay – đầu tư ) lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao

dịch tài chính.

CSHT tài chính giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát

triển và ổn định nền kinh tế của một nước. Nó cung cấp một cơ chế

hiệu quả để đánh giá rủi ro, lợi nhuận đầu tư, giúp quản lý phân

bổ rủi ro và phân bổ nguồn lực trên toàn nền kinh tế. Các văn

phòng tín dụng giúp cung cấp các thông tin cần thiết với độ chính

xác cao và phân tích rủi ro kịp thời, đặc biệt là đối với tín dụng

tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ thống tài sản thế chấp cung cấp thông

tin để cảnh báo đến người cho vay về sự tồn tại tiềm năng của lãi

suất ưu tiên trong tài sản thế chấp và cung cấp cho các chủ nợ đã

đăng ký bảo đảm sự ưu tiên của họ trong tài sản thế chấp, làm giảm

rủi ro cho người cho vay và tạo điều kiện thuận lợi trong việc

tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, hệ thống thanh toán, chuyển tiền và

chứng khoán tạo điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính

và chuyển giao quỹ an toàn vượt qua khoảng cách giữa các tổ chức.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tài chính của mỗi nước là không giống

nhau.Thông qua 4 thành phần chính của CSHT là: hệ thống luật pháp

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 53

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

và quản lý của nhà nước; nguồn lực và thông lệ giám sát; cung cấp thông tin

và hệ thống thanh toán, chúng ta hãy thử làm một vài nhận xét sơ bộ

về CSHT tài chính của Việt Nam và Mỹ.

1. Hệ thống luật pháp và quản lý của Nhà nước

Tính đến thời điểm hiện tại, với bối cảnh và điều kiện thực

tiễn ở Việt Nam thì hệ thống luật pháp được đánh giá là tương

đối đầy đủ để hệ thống tài chính hoạt động. Hiện đã có Luật

Ngân sách nhà nước, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức

tín dụng, Luật bảo hiểm. Dự kiến năm 2006 Luật chứng khoán sẽ

ra đời (hiện tại văn bản cao nhất quy định về tổ chức và hoạt

động của thị trường chứng khoán là Nghị định của chính phủ).

Tuy nhiên vấn đề quản lý nhà nước chưa thực sự đồng bộ và thống

nhất. Một số tổ chức có quy mô hoạt động tín dụng rất lớn nhưng

không chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự

giám sát của Ngân hàng nhà nước như Quỹ Hỗ trợ phát triển và

các quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tổng tài sản của Quỹ hỗ

trợ phát triển có thể lớn hơn tổng tài sản của ngân hàng thương

mại lớn nhất Việt Nam là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn.

Nhìn chung hệ thống luật pháp của Mỹ là khá chặt chẽ, đầy đủ

và ổn định với vô số các bộ Luật về tài chính. Điều này đã giúp

cho hệ thống tài chính Mỹ hoạt động một cách liên tục và hiệu

quả

2. Nguồn lực và thông lệ giám sát

Thị trường tài chính Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách

tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 54

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

rủi ro không thể xem thường trong khi công tác giám sát vĩ mô

thị trường tài chính hiện còn không ít bất cập. Trên thực tế,

việc giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, các công cụ

phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa

hoàn thiện, nhất là giám sát dựa trên rủi ro. Giám sát rủi ro

chéo với các thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán

còn lỏng lẻo do thiếu sự phối hợp, liên thông trong giám sát

toàn bộ thị trường tài chính giữa các cơ quan giám sát chuyên

ngành. Do đó, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát tài

chính hợp nhất ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết, trong đó

nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một bộ chỉ tiêu phục vụ cho

việc giám sát hợp nhất thị trường tài chính dựa trên các tiêu

chí giám sát tài chính hiện đại đang được nhiều nước trên thế

giới áp dụng. Theo đánh giá thì nguồn lực và các thông lệ giám

sát chưa đáp ứng nhu cầu cho hệ thống tài chính hoạt động lành

mạnh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Cơ chế giám sát thực thi hệ thống tài chính của Mỹ tương đối

chặt chẽ và thông minh. Nước này đã áp dụng, theo dõi và giám

sát triệt để các tiêu chí giám sát tài chính như các chỉ tiêu

an toàn vĩ mô, vi mô; chỉ tiêu thị trường chứng khoán, chỉ tiêu

giám sát các định chế kinh doanh chứng khoán, chỉ tiêu giám

sát các định chế bảo hiểm, các chỉ tiêu dự báo khủng hoảng tài

chính…Chính những điều này đã giúp cho hệ thống tài chính Mỹ

ngày một phát triển bền vững

3. Cung cấp thông tin

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 55

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

Hiện nay các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính nói

chung đang từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các

quy định về kiểm toán vẫn chưa thực sự đầy đủ và được tuân thủ

một cách nghiêm ngặt. Hiện vẫn chưa có hệ thống lưu trữ thông

tin tín dụng và tổ chức xếp loại tín dụng đủ độ tín cậy. Hiện

trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam đang đảm nhận nhiệm vụ này. Tuy nhiên để trở thành một tổ

chức có độ tin cậy cao thì CIC còn rất nhiều việc phải làm.

Các tổ chức thông tin tín dụng ở Mỹ như Equifax, Experian,

TransUnion đang ngày một phát triển và hoạt động hiệu quả

4. Hệ thống thanh toán

Trước năm 2000, hầu hết các tổ chức tài chính ở Việt Nam sử

dụng hệ thống thanh toán phân tán. Nhưng từ năm 2000 đến nay,

các tổ chức tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại đã xây

dựng hệ thống thanh toán tập trung. Từ năm 2002, Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam đã triển khai hệ thống thanh toán liên ngân

hàng. Đây là một bước tiến trong việc áp dụng công nghệ thanh

toán của hệ thống tài chính Việt Nam. Khi tất cả các ngân hàng

xây dựng xong hệ thống này thì công nghệ thanh toán của hệ

thống tài chính Việt Nam là đảm bảo.

Hệ thống thanh toán ở Mỹ rất đa dạng. Hầu hết các tổ chức tài

chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mai đều áp dụng hệ

thống thanh toán tập trung. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng

ở Mỹ phát triển khá rầm rộ. Mới đây, hệ thống thanh toán của Mỹ

đã hợp tác với ControlScan (một nhà cung cấp hàng đầu của

ngành công nghiệp thẻ thanh toán PCI) để tập trung chủ yếu vào

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 56

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

khách hàng là những thương gia với những tiện ích đặc sắc và độ

bảo mật cao khi họ sử dụng hệ thống thanh toán này

C. PHẦN KẾT LUẬN

Từ việc so sánh hệ thống tài chính của Mỹ và Việt Nam, chúng ta

rút ra kết luận: hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng vì

tạo ra các kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người thiếu

vốn, cung cấp các dịch vụ tài chính như: chia sẻ rủi ro, tính

lỏng, thông tin các giao dịch tài chính nên Chính phủ nên sớm có

một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 57

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ. Xây dựng hệ thống ngân

hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng và đa dạng các hình thức

huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính

nhằm khai thông vốn trong nước, thu hút tư bản nước ngoài để đáp

ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó,

Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan,

chính sách ưu đãi tín dụng,…để nâng cao chất lượng tín dụng. Khi

định chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là hệ thống ngân

hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc

tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn tư

bản ngắn hạn ồ ạt gây ra bất ổn trong thị trường tài chính. Cần có

sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng,

mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với

những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu.

Cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh

nguy cơ thất thoát vốn. Sự can thiệp của Chính Phủ nên mang tính

linh động

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 58

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nhập môn tài chính – tiền tệ, Nxb Lao động xã hội – năm2008.

2. Các bài báo trong www.vneconomy.com.vn

3. Các bài báo trong www.vnexpress.net

4. Các bài nghiên cứu và số liệu trong website của NHNNVN

5. Các bài viết của TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Th.s. Nguyễn Lĩnh Nam, Th.s. Vũ Thị Ngọc Liên thuộc NHNN

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Frederic S. Mishklin, The Economics of money,

banking and financial markets

2. www.bis.org

3. www.imf.org

4. www.federalreserve.gov

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 59

SO SÁNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

GVHD: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI Trang 60