Quản trị chiến lược nguồn nhân lực (SHRM) - Hỗ Trợ Ôn Tập

16
Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Quản trị chiến lược nguồn nhân lực (SHRM) 1. Tổng quan Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lương lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích. Chính vì vậy mà quản trị nguồn nhân lực chiến lược ra đời.

Transcript of Quản trị chiến lược nguồn nhân lực (SHRM) - Hỗ Trợ Ôn Tập

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

Quản trị chiến lược nguồn nhân lực (SHRM)

1. Tổng quan

Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ

tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lương lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể

tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính con người tạo

ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển

nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh

nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động

sẽ trở nên lãng phí vô ích. Chính vì vậy mà quản trị nguồn nhân lực chiến lược ra

đời.

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

2. SHRM là gì?

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược ( Strategic Human Resource Management ) là một

nhánh của quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực chiến lược là một lĩnh

vực khá mới, nó được nảy sinh từ môn học quản trị nguồn nhân lực. Vậy quản trị

nguồn nhân lực chiến lược là gì?

Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về SHRM và những định nghĩa này thể hiện

nhiều cách hiểu về SHRM. Mile & Snow (1984) cho rằng SHRM là "một hệ thống

nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của chiến lược kinh doanh". Write &

MacMahan (1992) lại xem đó là "các đặc tính của các hành động liên quan tới nhân

sự nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh". Hai định

nghĩa này đi từ mô tả SHRM như một lĩnh vực quản lý có tác động "ngược" trong đó

HRM được xem là công cụ để thực hiện chiến lược tới việc xem nó như một nhiệm vụ

"tiên phong" trong đó các hoạt động nhân sự có thể giúp doanh nghiệp hình thành

chiến lược kinh doanh.

Định nghĩa do Guest (1987) và Boxall & Dawling (1990) giới thiệu có tính toàn diện

hơn, thể hiện rõ ràng hơn mối quan hệ giữa HRM và chiến lược kinh doanh. Họ cho

rằng SHRM là "sự tích hợp các chính sách và hành động HRM với chiến lược kinh

doanh. Sự tích hợp này được thể hiện ở ba khía cạnh: (1) gắn kết các chính sách nhân

sự và chiến lược với nhau; (2) xây dựng các chính sách bổ sung cho nhau đồng thời

khuyến khích sự tận tâm, linh hoạt và chất lượng công việc của người lao động, và (3)

quốc tế hoá vai trò của các phụ trách khu vực".

Theo lý thuyết Hàn Lâm thì quản trị nguồn nhân lực chiến lược có thể được định

nghĩa như là sự kiên kết của nguồn lực con người với những mục đích và mục tiêu

chiến lược của tổ chức để cải thiện quá trình kinh doanh, phát triển văn hóa tổ chức để

thúc đẩy sự đổi mới, tính linh hoạt và lợi thế cạnh tranh. Trong một tổ chức SHRM có

nghĩa là việc chấp nhận và đòi hỏi chức năng của nguồn nhân lực như là một đối tác

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

chiến lược trong việc thi hành chiến lược của công ty thông qua các hoạt động của

nguồn nhân lực là tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và đãi ngộ nhân sự.

Do đó SHRM chính là “chìa khóa để cải thiện doanh nghiệp” (ARMSTRONG, M and

BARON, A. (2002) Strategic HRM: the key to improved business performance.)

Theo Truss, C and Gratton, L (1994) những đặc tính quan trọng của SHRM bao gồm:

- Có sự liên kết rõ ràng giữa một vài chính sách HR và việc thực hành và toàn bộ

chiến lược chính của tổ chức và môi trường của tổ chức.

- Có những phương án tổ chức liên kết những sự can thiệp HR riêng lẻ để chúng

hỗ trợ lẫn nhau.

- Phần lớn trách nhiệm của quản lý nguồn nhân lực là được khoán theo sản

phẩm.

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

3. SHRM và HRM

Quản trị chiến lược nguồn nhân lực (SHRM) là một cách tiếp cận chiến lược để quản

lý tài nguyên con người của một tổ chức. So với quản trị nguồn nhân lực (HRM) đựoc

coi là một khái niệm tương đối mới và nó phát triển liên tục trong hai thập niên qua.

Dù không có một định nghĩa chung, chính xác về SHRM nhưng người ta thống nhất

với nhau về chức năng cơ bản của nó bao gồm thiết kế, thực hiện những chính sách

nhất quán và thực hành để chắc chắn nguồn lực con người góp phần đạt được những

mục tiêu của doanh nghiệp (Schuler & MacMillan 1984, Baird & Meshoulam 1988,

Jackson & Schuler 1995).

Chức năng của HRM truyền thống (traditional HRM) cũng như là hoạt động của

HRM kỹ thuật (technical HRM) bao trùm một phạm vi rộng về việc làm bao gồm

tuyển mộ, tuyển chọn, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển và quản lý việc bồi

thường và trợ cấp.

Bằng việc kết hợp chức năng của HRM với chiến lược kinh doanh, SHRM tập trung

vào nguồn lực con người với những mục tiêu dài hạn. Thay vì việc tập trung vào các

vấn đề bên trong nguồn lực con người nó tập trung vào vấn đề định vị và giải quyết

các vấn đề tác động đến chương trình quản lý con người trong thời gian dài và thường

mang tính chất toàn cầu. Vì mục đích chính của chiến lược nguồn nhân lực là làm

tăng năng suất người lao động bằng việc tập trung vào những trở ngại kinh doanh xuất

hiện ngoài nguồn lực con người. Những hoạt động chính của quản lý chiến lược

nguồn nhân lực là xác định vùng HR chìa khóa nơi những chiến lược có thể thực hiện

lâu dài nhằm cải thiện toàn diện động lực và năng suẩt của người lao động.

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

4. SHRM và chiến lược kinh doanh

Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con

người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có

tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó

thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Năng lực thông qua con người ở các công ty được

hiểu như là khả năng của đội ngũ nhân viên trong công ty. Nguồn nhân lực đóng góp

cho sự thành công của công ty trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo,

khả năng đổi mới; kỹ năng trong công việc cụ thể; và năng suất của đội ngũ nhân

viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các tổ chức, Tuy vậy,

không phải tổ chức nào cũng có thể thành công trên hầu hết tất cả các khía cạnh trên

về nguồn nhân lực và thường người ta chọn các trọng tâm phù hợp với viễn cảnh

(vision) và chiến lược của công ty. Ví dụ có công ty đề cao các yếu tố về năng suất;

kỹ năng có tính chuyên nghiệp, và cũng có công ty lại đề cao dịch vụ tốt; chất lượng

cao; khả năng đổi mới của đội ngũ nhân viên.

Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể xác

lập trong một thời gian ngắn. Nó liên quan đến văn hoá của tổ chức. Đây chính là các

chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử giữa các thành viên trong tổ

chức. Văn hoá còn đề cập đến các giá trị mà những người nhân viên trong công ty đề

cao, suy tôn và cả cách thức mà họ chia sẻ thông tin cho nhau trong tổ chức. Muốn cải

thiện nguồn nhân lực thì trước hết phải cải thiện môi trường văn hoá công ty, và điều

này không phải dễ và mất rất nhiều thời gian và khá tốn kém. Rõ ràng nền tảng các

khía cạnh thể hiện ở trên thường gắn với văn hoá công ty và rất khó hình thành trong

ngày một ngày hai, như chúng ta làm điều đó với các nguồn lực khác như tài chính

hoặc công nghệ.

Chiến lược nguồn nhân lực cần được tích hợp với chiến lược của các tổ chức. Quan

niệm này dựa trên việc coi nguồn nhân lực như là năng lực cốt lõi của công ty yếu tố

tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty. Mặt khác các hoạt động

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

nguồn nhân lực cũng cần có sự kết hợp nhau để hợp lực tạo ra khả năng bảo đảm sự

thành đạt mục tiêu của tổ chức.

Quan hệ nguồn nhân lực với các chiến lược khác trong công ty theo chiều thuận thì sứ

mệnh và chiến lược của tổ chức đặt ra các yêu cầu về nguồn nhân lực như các kỹ năng

cần thiết, thái độ làm việc của nhân viên và các yếu tố thuộc về văn hoá của tổ chức,

và yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng. Khi sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra năng lực

cốt lõi và điều này lại cung cấp các cơ sở đầu vào cho các nhà quản trị chiến lược

hoạch định ra các chiến lược mới theo đuổi các mục tiêu có tính thách thức cao hơn.

Như chúng ta đã biết, chiến lược kinh doanh được xây dựng theo từng ngành hàng

chủ yếu, và mỗi ngành hàng cụ thể có thể là những sản phẩm hoặc dịch vụ có khách

hàng khá độc lập, và mỗi ngành hàng như vậy hướng vào những thị trường cụ thể.Bản

thân các ngành hàng đó cần có các chiến lược phù hợp và chiến lược này được gọi là

chiến lược kinh doanh. Nó trả lời câu hỏi ngành hàng đó công ty giành lợi thế cạnh

tranh trên thị trường bằng cách nào.

Một dạng chiến lược kinh doanh phổ biến là chiến lược dẫn đạo chi phí (giành lợi thế

cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí của tổ chức thấp),

chiến lược này thích hợp trong các thị trường có độ nhạy cảm của cầu theo giá cao.

Dạng chiến lược thứ hai là chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt, tạo ra các sản

phẩm và dịch vụ với các thuộc tính khác biệt, mang lại giá trị mới tăng thêm cho

người tiêu dùng. (Ví dụ như công ty may mặc hướng đến việc thoả mãn tốt hơn các

khách hàng của mình thông qua việc cung cấp các quần áo may mặc với các kiểu

dáng mới, hợp thời trang,...). Chiến lược kinh doanh này rất thuận lợi cho các thị

trường có độ nhạy cảm của cầu theo giá thấp.Mỗi loại chiến lược thường đòi hỏi

những nguồn nhân lực tương thích với nó, vì nếu không có những kết hợp này công ty

không thể đạt được các mục tiêu của mình.

Một công ty theo đuổi chiến lược dẫn đạo chi phí sẽ tập trung vào việc tìm kiếm

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

những nguồn nhân lực bên trong như dựa trên việc thu hút con em của nhân viên đang

và đã làm việc trong công ty, hoặc là bạn bè người thân của nhân viên. Cách làm này

có thể tận dụng kinh nghiệm của những người nhân viên và qua đó giảm bớt các chi

phí đào tạo, thời gian hội nhập nhân viên mới với công việc. Ngược lại việc công ty

theo đuổi chiến lược dị biệt hoá hay sự khác biệt rất cần các nhân tố mới, cần các tài

năng để tạo ra sự khác biệt vì thế không thể trông chờ những nguồn nhân viên bên

trong được mà phải mở rộng nguồn. Và công ty phải chú trọng tìm ra các giải pháp để

thu hút và lưu giữ các tài năng trong công ty.

Có ngày càng nhiếu nghiên cứu về mối quan hệ giữa SHRM với việc thực hiện của tổ

chức hay những lợi thế cạnh tranh trong những hoàn cảnh khác nhau (Huselid 1995,

Bjorkman & Fan 2002, Chan, Shaffer & Snape 2004). Về cơ bản SHRM nhấn mạnh

dến sự phát triển khả năng của công ty để trả lời môi trường bên ngoài thông qua sự

triển khai của nguồn lực con người. Một khi chiến lược của công ty là sự phản ánh

thay đổi bên ngoài môi trường cạnh tranh thì nguồn vốn con người gộp lại với các kỹ

năng rộng thích hợp với chiến lược của công ty thực sự là chất xúc tác để hoàn thành

những mục tiêu chiến lược thông qua thái độ tích cực của người lao động.

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

5. Sự phù hợp của SHRM

Như một đặc điểm cơ bản của SHRM, sự phù hợp biểu hiện là sự tận dụng nguồn lực

con người để giúp đạt được những mục tiêu của tổ chức. Theo Wright and McMahan

(1992: 298) sự phù hợp nghĩa là “...mẫu mực của sự triển khai nguồn nhân lực có tính

kế hoạch và những hành động mong đợi cho phếp tổ chức đạt được những mục đích

đó.”. Những học giả đề nghị sự phù hợp có hai loại đó là sự phù hợp ngang và sự phù

hợp dọc (horizontal fit and vertical fit). Sự phù hợp ngang nói đến sự phù hợp trong

các hoạt động của HRM, sự phù hợp dọc là sự sắp xếp của các hoạt động HRM với

quả trình quản trị chiến lược của tổ chức.

Nhìn chung sự phù hợp dọc như là bước quyết định để đạt được mục đích của tổ chức

qua một số hoạt động của nguồn nhân lực, trong khi sự phù hợp ngang chủ yếu tạo ra

sự sử dụng tốt các nguồn lực đó.

Yều tố quyết định của sự phù hợp ngang : những yếu tố về chức năng của HR

- Chính sách về nguồn nhân lực

- Sự lựa chọn cho việc thực hiện HR

- Đầu tư và ngân sách của HRM

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

Determinants of Both Types of Fit

Yếu tố quyết định của sự phù hợp dọc: các yếu tố về địa vị của tổ chức

- Bản chất của chiến lược

- Giá trị và văn hóa

Yếu tố quyết định của cả hai sự phù hợp: các yếu tố cá nhân

- Năng lực quản lý nhân sự

- Khả năng và sự chịu đựng của những quản lý cấp cao

- Kiến thức và kỹ năng của người lao động

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

6. Một số mô hình quản trị chiến lược nguồn nhân lực

6.1. Mô hình tổng hợp:

Trong nhóm này có thể điểm một số mô hình được biết đến nhiều nhất bao gồm mô

hình Harvard (Beer, Spector, Lawrence, Mills & Walton, 1985) và mô hình Colins

(1994). Mô hình Harvard được xem là một bước ngoặt lớn trong quá trình hình thành

các khái niệm về chính sách nhân sự. Nó đưa ra bốn phương án xây dựng chính sách:

(1) những ảnh hưởng tới nhân sự, (2) dòng luân chuyển nhân sự, (3) các hệ thống

thưởng/phạt, và (4) các hệ thống công việc. Mô hình Harvard đòi hỏi có sự tham gia

của tất cả các bên liên quan-những người có quyền lợi liên quan đến quá trình thực

hiện và kết quả của các chính sách nhân sự. Tuy nhiên, nó chưa nêu bật quy trình xây

dựng và thực hiện các chính sách HRM. Trong khi đó, Colins (1994) sử dụng khung

hệ thống để miêu tả mối liên hệ giữa các yếu tố có tính quyết định đến đến SHRM.

Mô hình này xác định một số yếu tố chính gắn với việc tạo ra sự tích hợp bên trong và

bên ngoài, bao gồm nhiệm vụ, chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hoá, đặc tính lao động

và các chính sách nhân sự. Hiệu quả có được từ sự tích hợp giữa chính sách HRM với

chiến lược kinh doanh là lợi tức, thị phần, chất lượng sản phẩm, hình ảnh doanh

nghiệp, tính sáng tạo, năng suất lao động, đạo đức nghề nghiệp và doanh thu.

Điểm yếu của mô hình này là nó chưa trả l câu hỏi chiến lược và chính sách nhân sự

nào thì phù hợp với một chiến lược kinh doanh hay cơ cấu tổ chức cụ thể. Ngoài ra,

nó cũng chưa nêu rõ sự cần thiết phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa tổ chức chịu trách

nhiệm hoạch định chính sách HRM với các tổ chức và chiến lược khác trong doanh

nghiệp.

6.2. Mô hình tổ chức:

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

Đại diện cho nhóm mô hình này là mô hình 5Ps của Schuler (1992). Mô hình này đưa

ra một bức tranh chi tiết về các hoạt động nhân sự diễn ra bên trong doanh nghiệp. Nó

tập trung vào các mối quan hệ nội tại giữa nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp và

năm hoạt động nhân sự được hình thành từ năm từ tiếng Anh: ‟Philosophy‟ (quan

điểm), ‟Policies‟ (chính sách), ‟Programs‟ (chương trình), ‟Practices‟ (hoạt động) và

‟Process‟ (quy trình). Bằng việc xác định năm hoạt động trên, mô hình này đã chỉ ra

mối tương tác phức tạp của các hoạt động nhân sự cần thiết để hình thành và phát

triển hành vi của cá nhân và nhóm nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của doanh

nghiệp. Những nhu cầu này được thể hiện thông qua các kết quả đầu ra, tầm nhìn và

mục tiêu của chiến lược kinh doanh.

Schuler cho rằng những nỗ lực nhằm thực hiện thành công SHRM cần bắt đầu từ việc

xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách có hệ thống những tác

động của những nhu cầu đó đối với năm hoạt động HRM nêu trên. Mối liên kết giữa

chiến lược và hành động quản lý nhân sự có thể được củng cố bằng cách khuyến

khích sự tham gia của người lao động vào quá trình xác định vai trò của họ. Hơn nữa,

các nhà quản lý tham gia vào quá trình SHRM cần phải có khả năng phân tích và hệ

thống hoá khi xác định nhu cầu chiến lược và thiết kế các hoạt động nhân sự. Quy

trình SHRM cũng tạo cơ hội cho phòng nhân sự tham gia vào quá trình xây dựng

chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình Schuler chưa chỉ ra được khi nào thì một

chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

6.3. Mô hình cụ thể hoá các mối quan hệ:

Dowling và Schuler (1990) đã xây dựng một mô hình trong đó có đề cập đến loại

chính sách nhân sự nào thì phù hợp để khuyến khích hành vi cần thiết nhằm đạt được

mục tiêu đề ra trong các chiến lược cạnh tranh. Theo Dowling và Schuler, chiến lược

cạnh tranh được chia thành ba loại: chiến lược tăng cường chất lượng, chiến lược

giảm giá thành, và chiến lược sáng tạo:.

Chiến lược sáng tạo và các hoạt động HRM chính:

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Cần sự tham gia tích cực của người lao động

- Phân tích nghề nghiệp không sâu

- Huy động nguồn lực bên ngoài

- Nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp

- Áp dụng các tiêu chí về quy trình và kết quả

- Áp dụng các tiêu chí dài hạn

- Áp dụng các tiêu chí về các đối tượng trong cùng một nhóm

- Áp dụng một số chính sách bảo hiểm lao động

- Áp dụng nhiều chính sách ưu đãi

- Tiền lương quân bình

- Đào tạo nhiều

- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động

Chiến lược tăng cường chất lượng và các hoạt động HRM chính:

- Cần sự tham gia tích cực của người lao động

- Phân tích nghề nghiệp không sâu

- Huy động một số nguồn lực bên ngoài

- Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp

- Áp dụng các tiêu chí về kết quả

- Áp dụng các tiêu chí ngắn hạn là chủ yếu

- Áp dụng các tiêu chí về các đối tượng trong cùng một nhóm

- Áp dụng một số tiêu chí tuyển dụng

- Áp dụng một số chính sách ưu đãi

- Tiền lương quân bình

- Đào tạo nhiều

- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động

Chiến lược giảm giá thành và các hoạt động HRM chính:

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Cần ít sự tham gia của người lao động

- Phân tích nghề nghiệp sâu

- Chủ yếu sử dụng nguồn lực bên trong

- Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp

- Áp dụng các tiêu chí về quy trình và kết quả

- Áp dụng các tiêu chí ngắn hạn

- Áp dụng tiêu chí sử dụng cá nhân là chính

- Hạn chế áp dụng chính sách bảo hiểm lao động

- Ít chính sách ưu đãi

- Tiền lương theo cấp bậc

- Đào tạo ít

- Xây dựng các mối quan hệ nhà quản lý - người lao động truyền thống

Họ cho rằng tính xác đáng của các chiến lược cạnh tranh chịu sự ảnh hưởng của các

giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp. Vòng đời này được chia thành ba giai

đoạn chính: (1) giai đoạn khởi sự và phát triển, (2) giai đoạn phát triển cao nhất và đi

xuống, và (3) giai đoạn phục hồi.

Trong giai đoạn (1), chiến lược nhấn mạnh tới việc sáng tạo và phát triển sản phẩm

mới của nguồn nhân lực. Đây là những người có đầu óc sáng tạo, có tinh thần hợp tác,

có định hướng lâu dài, dám chấp nhận rủi ro và có tinh thần trách nhiệm cao. Vào giai

đoạn (2), quan điểm chiến lược chính là ‟giảm giá thành sản phẩm hiện hành xuống

càng thấp càng tốt... tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất và giảm giá thành, khi đó

điều khó khăn cho HRM là làm thế nào để thu hút và giữ chân những người thực sự

có năng lực‟ (Dowling và Schuler 1990, 146). Ở giai đoạn phục hồi (3), việc khôi

phục lại doanh nghiệp được thực hiện bằng cách cắt giảm chi phí, có thể thông qua cắt

giảm hoặc phát triển số lượng nhân công và cải tiến chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra còn một số mô hình khác cũng đề cập đến các mối quan hệ cụ thể giữa

SHRM và chiến lược kinh doanh như mô hình của Dunphy & State (1992; 1994)

trong đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tự xây dựng tổ chức của mình sao cho phù hợp

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

với môi trường của nó hay còn goi là ‟chương trình thay đổi tổ chức doanh nghiệp‟,

một yếu tố quyết định đến loại chiến lược và chính sách nhân sự nào là phù hợp nhất

với chiến lược kinh doanh.

7. Kết luận

Các nhà quản trị ngay nay rất xem trọng tới quản trị nguồn nhân lực chiến lược. Việc

xây dựng và triển khai tốt SHRM là một bước quan trọng dẫn đến thành công của

doanh nghiệp. Nói cách khác SHRM đòi hòi doanh nghiệp phải xây dựng các mục

tiêu, chiến lược và chính sách nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.

Những yếu tố này tạo điều kiện phát triển những kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng đòi

hỏi, yêu cầu mà mục tiêu chung của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, chúng cũng tạo

lập một khuôn khổ trong đó nhu cầu của con người trong một doanh nghiệp được bảo

đảm. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp xác định được vai trò của HRM trong

chiến lược phát triển của mình, từ đó vận xây dựng SHRM phù hợp nhất nhằm đạt

được thành công và vị trí xứng đáng trên thương trường.

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

8. Tài liệu tham khảo

Tài liệu là sách

- Armstrong, M (ed.) 192a) Strategies for Human Resource Management: A Total

Business Approach. London:Kogan Page

- ARMSTRONG, M and BARON, A. (2002) Strategic HRM: the key to improved

business performance.

- Beer, M and Spector,B (eds) (1985) Readings in Human Resource Management.

New York: Free Press

- Boxall, P (1992) ‘Strategic Human Resource Management: Beginnings of a New

Theoretical Sophistication?’ Human Resource Management Journal, Vol.2 No.3

Spring.

- Fombrun, C.J., Tichy, N,M, and Devanna, M.A. (1984) Strategic Human Resource

Management. New York:Wiley

- Mintzberg, H, Quinn, J B, Ghoshal, S (198) The Strategy Process, Prentice Hall.

- Truss, C and Gratton, L (1994) „Strategic Human Resource Management: A

Conceptual Approach’, International Journal of Human Resource Management, Vol.5

No.3

Tài liệu lấy từ Internet

- CIPD staff (March 2007) Strategic human resource management: an overview được

lấy về từ:

http://www.cipd.co.uk/subjects/corpstrtgy/general/strathrm.htm?IsSrchRes=1

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Dr. Li-Qun Wei (2006) Strategic Human Resource Management: Determinants of

Fit được lấy về từ: http://rphrm.curtin.edu.au/2006/issue2/strategic.html

- Wikipedia Strategic Human Resource Management được lấy về từ:

http://en.wikipedia.org/wiki/Strategic_Human_Resource_Management

- Viện quản lý châu Á Một số mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực được lấy về

từ: http://aim.edu.vn/?modul=news&pag=view&id=1704&cid=1