Làm video hỗ trợ nuôi dạy trẻ tại nhà - Báo Bình Định

12
THỨ TƯ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 8016 29.9.2021 (23.8 Tân Sửu) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19 u 6 u 2 u 2 THÔNG TIN TÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Cập nhật đến 16 giờ ngày 28.9.2021) l Số ca trong ngày 13 l Tổng số ca mắc (Quy Nhơn: 314, Hoài Nhơn: 147, Hoài Ân: 96, An Nhơn: 166, Phù Cát: 344, Phù Mỹ: 34, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 20, Vân Canh: 3, Tuy Phước: 66, các khu cách ly tập trung: 74) l Số điều trị khỏi 927 l Số tử vong 13 l Cách ly tại bệnh viện 330 l Cách ly tập trung 1.744 1270 THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 68/NQ-CP: Làm video hỗ trợ nuôi dạy trẻ tại nhà u 5 “SỐNG CHUNG VỚI COVID-19” NHƯNG KHÔNG LƠ LÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH Tháo gỡ bất cập, đẩy nhanh hỗ trợ người lao động khó khăn u 4 QUẢN LÝ, VẬN HÀNH SÂN VẬN ĐỘNG QUY NHƠN: Cần sự phối hợp để đạt hiệu quả cao Kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ hơn 197 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid-19 u 3 Những ngày nghỉ dịch Covid-19 kéo dài, các giáo viên trường mầm non vẫn soạn giáo án, quay các video bài giảng hỗ trợ phụ huynh nuôi dạy trẻ, cho trẻ học tại nhà. Cán bộ cơ sở tại các phường thuộc TP Quy Nhơn chi hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ cho đối tượng lao động tự do khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Phòng LĐ-TB&XH Quy Nhơn Đồng bào Bana Vĩnh Thạnh chung tay giữ vững “vùng xanh”

Transcript of Làm video hỗ trợ nuôi dạy trẻ tại nhà - Báo Bình Định

THỨ TƯ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 8016

29.9.2021(23.8 Tân Sửu)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19

u6

u2

u2

THÔNG TINTÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Cập nhật đến 16 giờ ngày 28.9.2021)

l Số ca trong ngày 13l Tổng số ca mắc

(Quy Nhơn: 314, Hoài Nhơn: 147, Hoài Ân: 96, An Nhơn: 166, Phù Cát: 344, Phù Mỹ: 34, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 20, Vân Canh: 3, Tuy Phước: 66, các khu cách ly tập trung: 74)

l Số điều trị khỏi 927l Số tử vong 13l Cách ly tại bệnh viện 330l Cách ly tập trung 1.744

1270

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 68/NQ-CP:

Làm video hỗ trợ nuôi dạy trẻ tại nhà

u5

“SỐNG CHUNG VỚI COVID-19” NHƯNG KHÔNG LƠ LÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH

Tháo gỡ bất cập, đẩy nhanh hỗ trợ người lao động khó khăn

u4

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH SÂN VẬN ĐỘNG QUY NHƠN:

Cần sự phối hợp để đạt hiệu quả cao

Kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợhơn 197 tỷ đồngphòng, chống dịch Covid-19

u3

Những ngày nghỉ dịch Covid-19 kéo dài, các giáo viên trường mầm non vẫn soạn giáo án, quay các video bài giảng hỗ trợ phụ huynh nuôi dạy trẻ, cho trẻ học tại nhà.

Cán bộ cơ sở tại các phường thuộc TP Quy Nhơn chi hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ cho đối tượng lao động tự do khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Phòng LĐ-TB&XH Quy Nhơn

Đồng bào Bana Vĩnh Thạnh chung tay giữ vững “vùng xanh”

2 THỜI SỰ THỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

(BĐ) - Chiều 28.9, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, hiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nguồn lây nhiễm vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng. Các khu vực nguy cơ cao ở TP Quy Nhơn, TX Hoài Nhơn, huyện Phù Cát vẫn tiếp tục ghi nhận ca bệnh mắc mới. Các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn chặn, phát hiện sớm dịch bệnh với phương châm thực hiện tốt việc “khóa chặt bên ngoài, tầm soát kỹ bên trong”; duy trì các chốt kiểm tra y tế tại các cửa ngõ vào tỉnh, thực hiện test nhanh SARS-CoV-2 và cách ly y tế phù hợp đối với người dân đến, về tỉnh từ vùng có dịch. Các địa phương có vùng phong tỏa, giãn cách xã hội đã thực hiện tốt hơn các quy định về giãn cách; đảm bảo được việc cung cấp lương thực, thực phẩm, các dịch vụ thiết yếu để hỗ trợ cho người dân trong vùng phong tỏa…

Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thu dung, điều trị người bệnh Covid-19, giảm tối đa biến chứng và tử vong. Đến

nay, tỉnh đã tổ chức tiếp nhận hơn 442.500 liều vắc xin, đã tiêm được gần 282.800 liều cho 215.034 người dân trên địa bàn tỉnh, trong đó, có 67.763 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19.

Tại cuộc họp, UBND tỉnh đã báo cáo về Tờ trình điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại tỉnh.

Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Hồ Quốc Dũng thông tin, từ ngày 1.10, Việt Nam thực hiện chiến lược “sống chung với Covid-19”. Trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo thống nhất, kể từ ngày 1.10, các vùng, khu vực thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ chuyển sang thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng các địa bàn đang phong tỏa theo Chỉ thị 16 tiếp tục thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Bí thư Tỉnh ủy thống nhất giao UBND tỉnh rà soát và ban hành văn bản hướng dẫn mới cho phép nới lỏng một số hoạt động, từng bước mở lại một số dịch vụ đáp ứng yêu cầu dân sinh. Hoạt động sản xuất quay trở lại bình thường và không tiếp tục áp dụng hình thức “3 tại chỗ” tại DN.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, dù nới lỏng một số hoạt động nhưng tỉnh hết sức quan tâm các

biện pháp phòng, chống dịch đã thực hiện. Trong đó, tập trung xử lý, dập dịch tại các ổ dịch ở Quy Nhơn và Phù Cát, cố gắng đến hết tháng 9 không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Mặt khác, tiếp tục có các biện pháp chặt chẽ ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào địa bàn, nhất là đối tượng có nguy cơ cao như đội ngũ tài xế đường dài, người đến, về từ vùng có dịch. Nhanh chóng, quyết liệt thực hiện chiến lược vắc xin, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin cho người dân những khu vực nguy cơ cao. Ngay từ bây giờ, các xã, phường phải rà soát, lập danh sách dân cư cụ thể để khi có vắc xin thì triển khai tiêm nhanh chóng, kịp thời. Riêng công tác xét nghiệm tầm soát, bên cạnh việc xét nghiệm tại các cơ sở y tế, phải tiến tới công nhận kết quả người dân tự làm xét nghiệm tại nhà.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu các địa phương thực hiện nhanh, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; tính toán đưa học sinh trở lại trường sau ngày 1.10 đối với các địa phương còn lại. Cũng từ ngày 1.10, các địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của tỉnh, không được tự đặt ra các biện pháp phòng, chống dịch cao hơn hướng dẫn của tỉnh.

NGUYỄN MUỘI

“Sống chung với Covid-19” nhưng khônglơ là các biện pháp phòng, chống dịch

(BĐ) - UBND tỉnh vừa có công văn kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ Bình Định 197,216 tỷ đồng để thực hiện công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2021.

Cụ thể trong số này có 20,932 tỷ đồng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương theo quy định Nghị quyết số 16/2021 và

Nghị quyết số 17/2021 của Chính phủ để thực hiện phòng, chống dịch; 2,624 tỷ đồng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/2021 của Chính phủ; 173,66 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19. TIẾN SỸ

(BĐ) - Sáng 28.9, Sở VH&TT tổ chức cuộc họp bàn phương án tuyên truyền kỷ niệm 153 ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868 - 2021).

Theo đó, Sở VH&TT đã có tờ trình gửi UBND tỉnh đề xuất lấy ngày 11.9 âm lịch hằng năm là ngày giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Năm nay là năm đầu tiên tỉnh ta tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực (thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát) vào ngày 16.10 (tức 11.9 âm lịch) theo nghi lễ truyền thống, đảm bảo tính trang nghiêm, thực hiện theo quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868) sinh ra tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay là xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Nguyễn Trung Trực có gốc tích từ quê hương Bình Định, nhưng sự nghiệp chống Pháp lại gắn liền với vùng đất Nam bộ. Ông đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh oanh liệt; trong đó có 2 chiến công vang dội, đó là đốt cháy và làm chìm tàu L’Espérance (tàu Hy vọng) của Pháp trên vàm Nhựt Tảo năm 1861 và tiêu diệt đồn lũy đầu

não của Pháp tại tỉnh lỵ Rạch Giá năm 1868. Ông bị giặc Pháp bắt và xử chém tại Rạch Giá vào ngày 27.10.1868 (nhằm ngày 12.9 âm lịch). Nguyễn Trung Trực đã hy sinh oanh liệt vì nước, vì dân với khí phách anh hùng cùng câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.

Tại tỉnh ta, công trình Đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng và khánh thành vào tháng 10.2020, với tổng diện tích khoảng 1,2 ha, nhằm ghi nhận, tôn vinh công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

NGỌC NHUẬN

Ngày 28.9, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh đã đến thăm hỏi và trao tặng 10 suất quà của Đoàn ĐBQH tỉnh (mỗi suất trị giá 700 nghìn đồng) cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid 19 trên địa bàn huyện Tây Sơn (ảnh).

Tại các gia đình đến thăm, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

Lý Tiết Hạnh chia sẻ, động viên, mong các gia đình giữ gìn sức khỏe, từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống; chung sức, chung lòng cùng các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch, từng bước đẩy lùi dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

ĐINH NGỌC

(BĐ) - Ngày 22.9, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường từ ĐT 640 vào tháp Bình Lâm, thuộc thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước).

Tuyến đường có chiều dài hơn 1,4 km, quy mô đường cấp IV, chủ đầu tư là UBND huyện Tuy Phước, tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ

đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, thực hiện từ năm 2021 - 2023.

Dự án đường từ ĐT 640 vào tháp Bình Lâm vừa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, vừa đáp ứng khách du lịch tới tham quan Khu di tích lịch sử tháp Bình Lâm và làng trồng hoa Bình Lâm; góp phần phát triển KT-XH địa phương. V.LỰC

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng phát biểu kết luận tại cuộc họp. Ảnh: NGUYỄN MUỘI

Bình Định tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ hơn 197 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid-19

Thăm, tặng quà gia đình chính sách gặp khó khăn do dịch Covid-19 ở huyện Tây Sơn

Ảnh: ĐINH NGỌC

Sáng 28.9, CA huyện An Lão tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ CA về bố trí tổ chức CA chính quy tại thị trấn An Lão; công bố các quyết định của Giám đốc CA tỉnh về việc bố trí biên chế và tổ chức bộ máy của CA thị trấn An Lão; quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ huy và bố trí cán bộ CA.

Theo quyết định, CA thị trấn được bố trí 5 biên chế gồm 1 trưởng CA, 2 phó trưởng CA và 2 công viên. Đại úy Dương Văn

Ngưỡng giữ chức vụ Trưởng CA thị trấn; thiếu tá Nguyễn Hữu Tâm và đại úy Nguyễn Đình Thắng giữ chức vụ Phó Trưởng CA thị trấn. Về tổ chức bộ máy, CA thị trấn chia làm 2 tổ, gồm: Tổ tổng hợp, cảnh sát phòng chống tội phạm và cảnh sát trật tự; Tổ cảnh sát khu vực.

Thị trấn An Lão là đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện An Lão triển khai tổ chức CA chính quy theo quy định của Bộ CA.

HỮU BÁ

Thành lập công an chính quytại thị trấn An Lão

Hơn 35 tỷ đồng xây dựng tuyến đường vào tháp Bình Lâm

3THỨ TƯ, 29.9.2021 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Còn chậm, lúng túngSau 2 tháng triển khai chính

sách, nhiều địa phương, nhất là các xã, phường còn lúng túng trong việc xác định đối tượng được hỗ trợ nên triển khai thực hiện còn chậm. Tại cuộc họp với Tiểu ban An sinh xã hội (thuộc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh), Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thúy Vân nhìn nhận, một trong những nguyên nhân quan trọng là cán bộ ở cơ sở sợ sai, sợ bị kỷ luật. Điều này một phần vì cán bộ LĐ-TB&XH ở cấp xã thường xuyên thay đổi, người mới tiếp nhận nhiệm vụ lại chưa đủ kinh nghiệm; chưa kể, một số lao động cư trú ở địa phương nhưng làm việc ở nơi khác, khai báo về thu nhập chưa sát nên gây khó cho cán bộ cơ sở.

Việc hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 (người bán hàng tại các chợ, chợ đêm, hoạt động trong lĩnh vực karaoke, internet, cơ sở massage…) chậm được xét duyệt cũng là một vấn đề nổi cộm. Trước đó, Cục Thuế tỉnh đã thực hiện “quy trình ngược”, gửi danh sách 9.348 hộ kinh doanh trong tỉnh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và nằm trong vùng dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên đến các xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, UBND các xã, thị trấn, phường chậm xác nhận mẫu số 11 (ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg), công khai, tổng hợp, báo cáo về ngành Thuế. Sau khi đôn đốc, các địa phương đã rà soát lại được 3.499 hộ kinh doanh cá thể có đăng

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 68/NQ-CP:

Tháo gỡ bất cập, đẩy nhanh hỗ trợ người lao động khó khănBên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19 còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn cần được nhanh chóng khắc phục để đẩy nhanh tiến độ.

ký kinh doanh, đăng ký thuế bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngành Thuế đã thẩm định được 1.488 hộ kinh doanh.

Ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nhấn mạnh: “Vừa qua, lao động tự do hoặc làm việc trong các hộ kinh doanh (hộ không đăng ký thuế) lĩnh vực ăn, uống (bưng, bê, rửa chén, bát…) và làm vệ sinh, buồng, phòng trong các nhà nghỉ, homestay vẫn chưa được quan tâm”.

Kịp thời, công bằngTrước đó, UBND tỉnh tiếp tục

gia hạn thời gian hoàn thành cơ bản việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do dịch Covid-19 từ mốc 15.9 đến cuối tháng 9.2021. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long yêu cầu các địa phương phải đảm bảo kịp thời, công bằng trong thực hiện chính sách, phải vừa nhanh, vừa không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách. Hai nhóm đối tượng cần phải được quan tâm nhất là lao động tự do và hộ kinh doanh.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Mỹ Quang nêu cụ thể: “UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương rà soát, hướng dẫn các đơn vị, người lao động làm các thủ tục giải quyết trợ cấp, trong đó lưu ý các hộ kinh doanh cá thể, người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng hoạt động để phòng, chống dịch và đối tượng lao động tự do hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, thợ hồ, phụ hồ, hớt tóc... tại các địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và tổ chức xét duyệt, nhanh chóng chi trả cho các đối tượng đủ điều kiện”.

Các địa phương đang gấp rút triển khai theo hướng chỉ đạo này. Ông Phạm Văn Hiển, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH TX An Nhơn, cho biết: Thị xã đã tạm ứng ngân sách để tiếp tục chi hỗ trợ cho thêm 7.060 lao động tự do với tổng số tiền 10,5 tỷ đồng. Tổng số lao động tự do được phê duyệt hỗ trợ đến thời điểm này là 9.069 lao động.

TX An Nhơn cùng với TP Quy Nhơn là 2 địa phương có

số lao động tự do được hỗ trợ hơn 9.000 người/địa phương. TX Hoài Nhơn có hơn 7.500 người lao động tự do đã được hỗ trợ… Tổng số lao động tự do trong tỉnh được hỗ trợ đến ngày 27.9 là 31.372 người với tổng số tiền hơn 47 tỷ đồng.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ 1.473 hộ kinh doanh với tổng kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng. Trong đó, địa phương có số hộ kinh doanh được phê duyệt cao nhất là TP Quy Nhơn, với 551 hộ, tổng số tiền hỗ trợ là 1,653 tỷ đồng. Trong số này, đã có 171 hộ được chi hỗ trợ với tổng số tiền là 513 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Tuy Phước đề xuất: “Mốc 30.9 cơ bản hoàn tất hỗ trợ có lẽ là khó thực hiện đối với các xã, phường đang thực hiện Chỉ thị 16. Tôi đề nghị cấp trên cho phép các địa phương này được có thêm thời gian sau mốc 30.9”.

NGUYỄN MUỘI

Cán bộ cơ sở tại các phường thuộc TP Quy Nhơn chi hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ cho đối tượng lao động tự do khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Phòng LĐ-TB&XH Quy Nhơn

(BĐ) - Sáng 28 .9 , Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình quốc gia (CTQG) khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021; góp ý dự thảo CTQG phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, thực hiện CTQG khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021, về

cơ bản tất cả các nội dung và giải pháp đã được các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương triển khai kịp thời, đạt nhiều kết quả tích cực như: Không xuất hiện ổ dịch bệnh dại nghiêm trọng ở động vật; tỷ lệ đàn chó được tiêm phòng từ 38,5% lên 49,2%; xây dựng 14 vùng an toàn bệnh dại và số tỉnh có nguy cơ cao giảm 30%; tỷ lệ người tử vong vì bệnh dại giảm 15% so với giai đoạn trước đó.

Tại Bình Định, công tác phòng, chống bệnh dại đã được các ngành chuyên môn triển khai, tuyên truyền cho người dân. Trong giai đoạn 2017 - 2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 8 trường hợp tử vong do nghi ngờ hoặc xuất hiện triệu chứng dại ở 5 huyện, thị xã; số người bị phơi nhiễm với bệnh dại tiêm phòng là 37.774 người, bình quân 7.500 người/năm. Đến nay, ngành chức năng tỉnh tiến hành công

tác quản lý đàn chó, thống kê hộ nuôi chó ở các địa phương. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh dại hằng năm còn thấp; giai đoạn năm 2017 - 2021, tỷ lệ tiêm vắc xin bệnh dại cho đàn chó, mèo chỉ đạt 8% tổng đàn. Trên cơ sở đó, Bình Định đề xuất một số giải pháp phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 như: Quản lý đàn chó bằng việc thực hiện đăng ký nuôi chó với UBND các cấp

cơ sở theo quy định của Luật Thú y và Luật chăn nuôi; triển khai tiêm vắc xin bệnh dại bắt buộc với đàn chó, mèo, phấn đấu đạt tỷ lệ 80% tổng đàn; thực hiện công tác giám sát lưu hành bệnh, khoanh vùng xử lý dịch bệnh theo quy định…

Trong chương trình hội nghị, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28.9.

THU DỊU

Dự kiến tiết kiệm hơn 666 triệu đồng/năm từ đơn giản hóa TTHC

(BĐ) - Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, đến nay có 28 thủ tục hành chính (TTHC) đã được rà soát, thông qua phương án đơn giản hóa, hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra trong năm 2021. Tất cả các TTHC đều có phương án đơn giản hóa cụ thể, quy định rõ mức giảm thời gian giải quyết. Qua thực hiện, mỗi năm ước tiết kiệm được hơn 666 triệu đồng; tỷ lệ chi phí tiết kiệm được từ 8,3 - 58%.

Trong số 28 TTHC đã được đơn giản hóa, có 17 TTHC cấp tỉnh và 1 TTHC cấp xã (thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thuộc lĩnh vực hộ tịch). Trong 17 TTHC cấp tỉnh, đáng chú ý có 10 TTHC thuộc lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam, sau khi được đơn giản hóa sẽ phục vụ hiệu quả cho mục tiêu tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. MAI LÂM

(BĐ) - Ngày 27.9, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Ngô Hoàng Nam đã ký văn bản giao Công ty CP Công viên cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn làm chủ đầu tư xây dựng dự án Công viên biển Xuân Diệu, gồm các hạng mục: Đường dạo bộ, sân bãi, cây xanh - cảnh quan, chiếu sáng trang trí, các tiện ích phục vụ. Yêu cầu đặt ra đối với chủ đầu tư là phải hoàn thành công trình trước tết Nguyên đán năm 2022.

Trước đó, ngày 21.9, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương, phương án thiết kế xây dựng dự án Công viên biển đường Xuân Diệu theo đề xuất của UBND TP Quy Nhơn. Trong đó, UBND tỉnh lưu ý việc lựa chọn và bố trí mật độ cây xanh phù hợp, đảm bảo sinh trưởng, mỹ quan; bổ sung các vị trí tắm tráng phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Công viên biển Xuân Diệu có diện tích hơn 3,6 ha, trong đó diện tích đã xây dựng hoàn chỉnh 6.465 m2; diện tích xây dựng công viên (hiện đang trồng cỏ lá tre) hơn 3 ha, với tổng mức đầu tư hơn 21 tỷ đồng. TRỌNG LỢI

Tỷ lệ tiêm vắc xin bệnh dại cho đàn chó, mèo còn thấp

Đầu tư xây dựng công viên biển Xuân Diệu

4 TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC THỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

Theo ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Vĩnh Thạnh, từ ngày 5.8 đến nay, trên địa bàn huyện không có ca bệnh Covid-19; Vĩnh Thạnh trở thành “vùng xanh” trên bản đồ phòng dịch Covid-19 của tỉnh. Để có được thành quả này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của huyện đã đề ra rất nhiều giải pháp và thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, ĐVTN và đảng viên là người dân tộc thiểu số tại các thôn, làng cùng chung tay, góp sức và đồng hành với các cấp ủy, chính quyền địa phương giữ vững ANTT và các “vùng xanh” tại cơ sở.

Điển hình như công an viên Đinh Dinh (dân tộc Bana, ở thôn M10, xã Vĩnh Hòa) đã nhiều lần viết đơn gửi UBND xã và CA xã Vĩnh Hòa xin tham gia hỗ trợ tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại tuyến đường liên xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Thạnh) - xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn). UBND xã chấp thuận và phân công ông Dinh tham gia hỗ trợ tại chốt, làm các nhiệm vụ: Phân luồng ô tô, xe máy khi vào địa bàn xã; đo thân nhiệt; hỗ trợ người dân khai báo y tế, lịch trình di chuyển; chuyển ngữ tiếng Kinh - Bana cho người dân, cán bộ trực tại chốt kiểm soát…

Ông Đinh Dinh chia sẻ: “Được đóng góp một phần công sức cùng với các cán bộ, tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao, quyết tâm cùng với địa phương chung tay đẩy lùi dịch bệnh, nhằm mang lại cuộc sống an bình cho người dân”.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Phan Việt Thanh, xã có trên 35% dân số là người dân tộc thiểu số, sinh sống tập trung tại 4 thôn M6, M7, M9 và M10. UBND xã đã tuyên truyền và vận động bà con tham gia vào các tổ Covid-19, tổ giám sát cộng đồng tại 7 thôn; phát huy vai trò của người uy tín nhằm truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như các văn bản, chỉ thị của

Phản ảnh tới Báo Bình Định, người dân ở xã Ân Mỹ (huyện Hoài Ân), cho biết: Hệ thống điện thắp sáng tại xã Ân Mỹ được đầu tư xây lắp cách đây đã nhiều năm; một số hạng mục như trạm biến áp, trụ điện và đường dây điện bị xuống cấp nặng.

Tuy nhiên, đơn vị đang quản lý, vận hành hệ thống điện thắp sáng là HTXNN Ân Mỹ (xã Ân Mỹ) chưa khắc phục, sửa chữa triệt để, khiến nguồn điện thắp sáng của người dân tại đây không đảm bảo chất lượng, điện yếu và chập chờn. Điều này khiến các thiết bị điện nhanh hư hỏng và lượng tiêu hao điện năng rất lớn. Thời gian gần đây, mỗi khi trời mưa, tại một số trụ điện và hộp sắt đựng công tơ điện có hiện tượng rò rỉ điện.

Theo phản ánh của nhiều người dân khu phố 5, 6A, 6B, phường Quang Trung (TP Quy Nhơn), sau trận mưa lớn vừa qua, tuyến đường Điện Biên Phủ (nối dài) và đường số 24 (từ đường Điện Biên Phủ đi vào Cụm công nghiệp Quang Trung) ngập nước, bùn đất lầy lội. Giao thông qua đây gặp không ít khó khăn.

Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn đường Điện Biên phủ (nối dài) và đường số 24 cùng dài khoảng 200 m, đã bị hư hỏng nghiêm trọng với nhiều “ao nước” lớn giữa lòng đường, bề mặt đường là một lớp bùn nhão trơn trượt. Các hộ dân ở hai bên đường rất khổ sở khi đi trên đoạn đường lầy lội này. Anh Nguyễn Thanh Tùng, ở khu phố 6B (phường Quang Trung), cho hay: Từ nhiều năm nay, con đường này nắng thì bụi mù mịt, mưa thì lầy lội. Mùa mưa năm sau lại lầy lội, khó đi hơn mùa mưa trước, có nhiều đoạn không thể đi xe qua mà phải xuống dắt bộ. Nhiều người đi xe máy qua đây thường tự gây tai nạn; học sinh đi học

Trên đường bê tông đoạn qua địa bàn thôn Lục Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (gần chợ Lục Lễ) xuất hiện một đống rác sinh hoạt tự phát, tràn xuống ruộng đồng và tràn ra cả lòng đường, gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường (ảnh).

Đề nghị chính quyền, ngành chức năng địa phương sớm có biện pháp xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường và ATGT.

Đ.P

Đồng bào Bana Vĩnh Thạnh chung tay giữ vững “vùng xanh”

Thời gian qua, đồng bào dân tộc Bana tại huyện Vĩnh Thạnh đã có những việc làm ý nghĩa, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự chủ động trong việc chung tay cùng hệ thống chính trị quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, giữ vững “vùng xanh” của huyện.

Bộ Y tế, UBND tỉnh, huyện trong công tác phòng, chống dịch; giám sát người lạ ra/vào địa phương… Từ đó, bà con đã chấp hành rất tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Còn tại xã Vĩnh Hiệp, Phó Chủ tịch UBND Lương Quang Nghị cho hay, là địa phương có đông người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (263/1.052 hộ), nhờ sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể, đã vận động người dân tại các thôn, làng, nhất là những làng có đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên khai báo y tế, thực hiện tốt biện pháp 5K. Đáng ghi nhận hơn, người dân ở các thôn, làng còn phát huy tinh thần tương thân tương ái, đóng góp lương thực, nhu yếu phẩm hỗ trợ cho các chốt kiểm soát dịch, người dân đang cách ly y tế tại nhà…

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp, đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều phong tục, tập quán riêng trong việc cưới, việc tang, lễ hội, làm việc… thường tập

Ông Đinh Dinh, công an viên xã Vĩnh Hòa (người đứng) hỗ trợ người dân khai báo y tế, lịch trình di chuyển tại chốt kiểm soát dịch, địa bàn giáp ranh huyện Vĩnh Thạnh - Tây Sơn. Ảnh: DUY ĐĂNG

Dân khổ sở vì đường lầy lội

Đường số 24 (phường Quang Trung) xuất hiện nhiều “ổ voi, ổ gà” đọng đầy nước. Ảnh: VĂN LƯU

Hệ thống điện xuống cấp, không an toàn

Hệ thống lưới điện thắp sáng tại xã Ân Mỹ bị xuống cấp. Ảnh: VĂN LỰC

TAI NGHE, MẮT THẤY

Đổ rác ven đường, gây ô nhiễm

trung đông người. Tuy nhiên, các tổ Covid cộng đồng, người có uy tín tại các thôn đã đến từng hộ tuyên truyền, giải thích để bà con hiểu, nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của dịch bệnh; nhắc nhở bà con vận động người thân đang làm ăn xa ở các tỉnh khác “ai ở đâu thì ở yên đó” cho tới khi dịch được kiểm soát; nếu có ý định về phải báo với chính quyền địa phương kịp thời để có phương án đón, đưa đi cách ly…

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh Bùi Tấn Thành cho biết thêm: “Địa phương xác định duy trì nhiều biện pháp phòng vệ, tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bằng tiếng dân tộc thiểu số trên sóng phát thanh. Tiếp tục phát huy vai trò đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để bảo vệ an toàn các thôn, làng, làm “pháo đài” vững chắc góp phần phòng, chống dịch bệnh, giữ vững “vùng xanh” cho huyện Vĩnh Thạnh”.

DUY ĐĂNG

hay bị té ngã hoặc bị xe ô tô chạy qua bắn nước bẩn vào người, quần áo lấm lem.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hải Yến, Chủ tịch UBND phường Quang Trung, xác nhận tình trạng trên và cho biết, do các tuyến đường này liên

quan đến dự án Khu Đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa, nên chính quyền địa phương và người dân đã nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án và sớm thi công các tuyến đường nói trên. Sau mỗi lần kiến nghị, chủ đầu tư dự án có đổ đất để san gạt mặt đường, tuy nhiên, do chỉ có đất mà không có đá cấp phối, cộng với lưu lượng xe tải lưu thông trên tuyến đường này khá nhiều

nên gây ra tình trạng trên. “Để đảm bảo ATGT, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng sớm chỉ đạo khắc phục những vấn đề ở các tuyến đường trên, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện hơn”, bà Yến nói. VĂN LƯU

Ông Nguyễn Văn Năm, Giám đốc HTXNN Ân Mỹ, xác nhận tình trạng trên và cho biết, sau khi có ý kiến của người dân, HTX đã khắc phục xong tình trạng rò rỉ điện. Còn một số đường dây và trụ điện xuống cấp, đơn vị cũng đã có kế hoạch khắc phục, sửa chữa; dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thành.

VĂN LỰC

5GIÁO DỤCTHỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

TIN VẮN

Chia sẻ nhẹ nhàng, gần gũi

8 giờ sáng 28.9, hai ê kíp giáo viên Trường Mầm non quốc tế Tuổi Ngọc (TP Quy Nhơn) chuẩn bị đạo cụ xây dựng và quay 2 “tiết học”, thời gian mỗi tiết gần 5 phút. Một tiết hướng dẫn trẻ làm kính chắn giọt bắn, một tiết hướng dẫn trẻ kỹ năng che miệng khi ho, ngáp và hắt hơi. Cô thì chuẩn bị chân quay kẹp sẵn điện thoại di động, cô thì ngồi bên cầm kịch bản hỗ trợ đồng nghiệp nếu có gì sơ sót trong quá trình quay. Lấm tấm những giọt mồ hôi, nhưng nụ cười vẫn tươi tắn, bởi với các cô, được “lên lớp” đã là một niềm vui, dù theo một cách rất đặc biệt.

Cô Trương Thị Phương Nga, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Do bậc mầm non không được dạy trực tuyến nên cùng với dạy trực tiếp trên lớp khi được phép, chúng tôi có phương án làm các video dạy học, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà. Mỗi video phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính giáo dục cao, giúp trẻ rèn luyện được khả năng phát triển nhận thức, thẩm mỹ, nhất là hướng vào giáo dục kỹ năng cho trẻ. Mỗi video chỉ kéo dài có vài phút nhưng lại mất rất nhiều thời gian từ lúc lên ý tưởng, xây dựng giáo án và hoàn thiện...

Nội dung của những video được các trường xây dựng tập trung hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; những trò chơi vận động, trò chơi dân gian và giáo dục kỹ năng sống; làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm ở nhà…

Từ ngày 20.9, Trường Mầm non Quy Nhơn bắt tay làm các video dựa vào chương trình giáo dục mầm non, điều kiện thực tiễn của nhóm/lớp để hướng dẫn và hỗ trợ cha mẹ, người chăm

(BĐ) - Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 13 đơn vị, trường học, gồm: Phòng GD&ĐT huyện Phù Mỹ; Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát; Phòng GD&ĐT TP Quy Nhơn; Trường THPT số 1 Phù Mỹ; Trường THPT Trưng Vương; Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo; Trường THPT số 3 An Nhơn, Trường Quốc học Quy Nhơn; các cơ sở giáo dục thuộc quản

lý của Phòng GD&ĐT TP Quy Nhơn, TX Hoài Nhơn, TX An Nhơn, huyện Hoài Ân, huyện Tây Sơn.

Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào các nội dung về chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định về chuyên môn; kiểm tra nội bộ; dạy thêm, học thêm; các khoản thu ngoài học phí; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống bạo hành trẻ…

HOÀNG ANH

Làm video hỗ trợ nuôi dạy trẻ tại nhàNhững ngày nghỉ dịch Covid-19 kéo dài, các giáo viên trường mầm non vẫn soạn giáo án, quay các video bài giảng hỗ trợ phụ huynh nuôi dạy trẻ, cho trẻ học tại nhà.

sóc trẻ. Mỗi độ tuổi, trường xây dựng, lựa chọn 2 video/tuần (nội dung của 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục). Những video được các cấp chuyên môn phê chuẩn, nhà trường gửi lại cho giáo viên để chuyển đến phụ huynh bằng nhiều hình thức như zalo nhóm lớp, đăng trên facebook của trường. Từ chỗ lần đầu “lên hình” bỡ ngỡ, các giáo viên đã thuần thục hơn ở những lần sau, nâng cao chất lượng của video, cắt, ghép, xử lý hình ảnh, xử lý hiệu ứng trên những phần mềm. Đến nay, Trường Mầm non Quy Nhơn có nhiều video chất lượng tốt đã được thẩm định như: Trò chơi màu sắc (cô Mai Thị Thiên, lứa tuổi nhà trẻ); Ôn số lượng trong phạm vi 10 (cô Nguyễn Thị Thùy Mơ - lứa tuổi chồi, lá); Kỹ năng trồng hành lá thủy canh (cô Trần Thị Ngọc Hằng - lứa tuổi lá)…

“Trong khi thực hiện, giáo viên đều được góp ý, rút kinh nghiệm. Mục tiêu đặt ra của mỗi tiết học là bằng cách chia sẻ nhẹ nhàng, sinh động, gần gũi, giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài học và thực hành. Hình thức này được phụ huynh rất hưởng ứng và hợp tác cùng các cô trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà”, cô Nguyễn Thị Linh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn, chia sẻ.

Cô giáo Trần Thị Thu Thiết (Trường Mầm non quốc tế Tuổi Ngọc, TP Quy Nhơn) trong giờ quay video hướng dẫn trẻ làm kính chắn giọt bắn. ẢNH: P.NGA

“ Hình thức này phù hợp với mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến, góp phần thực hiện tốt chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học” của Bộ GD&ĐT. Khi trẻ đi học trở lại, giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp từng độ tuổi; đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi ưu tiên dạy nội dung cốt lõi, đảm bảo đủ điều kiện để trẻ sẵn sàng vào lớp 1”.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT PHAN THANH LIÊM

Sẽ thanh tra, kiểm tratại 13 trường học, đơn vị

(BĐ) - Trường ĐH Quy Nhơn đã công bố điểm chuẩn đại học hệ chính quy năm 2021 theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ) và điểm thi tốt nghiệp THPT bổ sung, đợt 3.

Trong 42 ngành sư phạm và ngoài sư phạm xét học bạ, điểm chuẩn của 9 ngành sư phạm từ 24 điểm trở lên. Trong đó, cao nhất là ngành Sư phạm Vật lý 29,85 điểm; 3 ngành: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm

Lịch sử, Sư phạm Tiếng Anh có điểm chuẩn là 29. Điểm chuẩn khối ngành ngoài sư phạm cao nhất là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 28,5 điểm, các ngành còn lại từ 24 - 18 điểm.

Điểm chuẩn xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có 26 ngành sư phạm và ngoài sư phạm. Trong đó, 5 ngành sư phạm đều có điểm chuẩn 19 điểm; khối ngành ngoài sư phạm có điểm chuẩn từ 15 - 19 điểm. MAI HOÀNG

Trường ĐH Quy Nhơn công bố điểm chuẩn xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT bổ sung

(BĐ) - UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT đề nghị phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 tỉnh Bình Định, trên cơ sở tài liệu đã được chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện.

Tài liệu giáo dục địa phương là một nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bình Định là một trong những tỉnh, thành triển khai sớm việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, UBND tỉnh thẩm định về mặt nội dung và trình Bộ GD&ĐT phê duyệt để đưa vào dạy và học trong năm học 2021 - 2022. Tài liệu được Ban Biên soạn của tỉnh bám sát các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT với 3 nhóm vấn đề về văn hóa - lịch sử truyền thống của địa phương; địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; chính trị - xã hội, môi trường của địa phương.

Tài liệu này sau khi được Bộ GD&ĐT phê duyệt ban hành sẽ được đưa vào giảng dạy cho học sinh khối lớp 2 trong năm học này, trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương sẽ được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và các môn học khác với các nội dung cốt lõi phù hợp.

MAI HOÀNG

Đề nghị Bộ GD&ĐT phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2

Hỗ trợ phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ

Sáng 27.9, Trường Mẫu giáo Hoài Đức (TX Hoài Nhơn) bắt đầu cho trẻ đến trường học trực tiếp, nhưng trước đó, 400 trẻ đã “vừa học, vừa chơi” qua video. “Dù đã đến trường, nhưng chỉ dạy 1 buổi/ngày, nhà trường vẫn chọn các video chủ yếu về kỹ năng sống để chuyển về giúp phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Đến nay, 2/3 số tiết học quay video của nhà trường đã được nhân rộng ứng dụng trong trường mầm non, mẫu giáo của thị xã; 6 video đang được Sở GD&ĐT thẩm định”, cô Trương Thị Thủy Cửu, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Bà Lương Thị Xuân Tâm, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học (Sở GD&ĐT), cho biết, trong thời gian trẻ chưa đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục mầm non dựa vào chương trình xây dựng và cung cấp video phù hợp

với từng độ tuổi cho phụ huynh để hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện tại nhà. Hằng tuần, phòng GD&ĐT chọn 5 video với 5 lĩnh vực ở các độ tuổi khác nhau gửi về Sở GD&ĐT để các chuyên gia thẩm định, lựa chọn, tổng hợp và gửi vào kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung của cấp học mầm non toàn tỉnh. Sở đã thẩm định và ban hành hơn 100 video để các cơ sở chuyển đến phụ huynh. Đồng thời cung cấp địa chỉ kho học liệu dùng chung của Bộ GD&ĐT cho các cơ sở.

Giáo viên cũng linh hoạt, hỗ trợ bài dạy cho trẻ không đủ điều kiện kết nối internet; hướng dẫn phụ huynh theo dõi các chương trình giáo dục trên kênh truyền hình như: VTV7 Kids: Chương trình “Ở nhà mùa dịch”, “ABC - Vui từng giờ”, “123 - Ta cùng đếm”; VTV1: Chương trình “Vì tầm vóc Việt”; HTV7: Chương trình “Nào ta cùng vui”.

THU HIỀN

Di chuyển vị trí xây dựng Trường Tiểu học Hải Cảng. UBND tỉnh vừa có ý kiến cơ bản thống nhất chủ trương di chuyển vị trí xây dựng Trường Tiểu học Hải Cảng (TP Quy Nhơn) để thực hiện đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Không gian du lịch vịnh Quy Nhơn.

UBND TP Quy Nhơn chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu đầu tư xây dựng mới một khối phòng học tại điểm trường đường Lê Đức Thọ đáp ứng nhu cầu dạy và học cho học sinh trong khu vực.

Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, nhằm xây dựng kho học liệu số ngành Giáo dục có chất lượng; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học.

Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, từ ngày 30.9 đến hết ngày 30.10.2021.

T.HIỀN

6 THỨ TƯ, [email protected]

Bình ĐịnhTHỂ THAO

FIFA FUTSAL WORLD CUP 2021:

Tây Ban Nha, Iran thua ngược ở tứ kết

Tuyển nữ Việt Nam rộng cửa vào vòng chung kết châu Á

Là địa điểm phục vụ việc tổ chức các hoạt động thể thao ở nhiều cấp độ, SVĐ Quy Nhơn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển phong trào TDTT của tỉnh nhiều năm qua. Sau khi CLB bóng đá Bình Định giành quyền lên chơi ở V-League, cuối năm 2020, chủ trương sửa chữa, nâng cấp SVĐ Quy Nhơn đáp ứng điều kiện tổ chức các trận đấu ở giải vô địch quốc gia đã được lãnh đạo tỉnh thông qua. Đây được coi là đợt cải tạo, sửa chữa lớn nhất trong lịch sử hơn 40 năm của công trình này.

Sau khi hoàn thành, mặt cỏ SVĐ Quy Nhơn được đánh giá nằm trong số những sân đẹp nhất cả nước. Qua khảo sát trực tiếp, HLV Park Hang Seo đã chọn đây là địa điểm tập huấn cho đội tuyển bóng đá Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch này phải thay đổi. Với việc cải tạo lại toàn bộ, trồng loại cỏ mới và sử dụng hệ thống tưới tự động hiện đại, mặt sân này cần sự chăm sóc theo quy trình đặc biệt.

Giữa tháng 3.2021, SVĐ Quy Nhơn chính thức tổ chức trận đấu đầu tiên tại V-League 2021, nhưng qua đo đạc cho thấy hệ thống đèn chưa đạt chuẩn. Để khắc phục tình trạng này và tạo điều kiện về địa điểm tập luyện cho các môn thể thao khác, lãnh đạo tỉnh đã đồng ý chủ trương làm mới đường piste và thay thế dàn đèn chiếu sáng, đủ tiêu chuẩn phục vụ các trận bóng đá chuyên nghiệp theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Theo lãnh đạo Sở VH&TT, hiện đơn vị đang hoàn tất thủ tục mời thầu theo quy định, để sớm triển khai thi công công trình này.

Theo Công ty CP Bình Định Sport (đơn vị quản lý CLB Topenland Bình Định), hợp đồng thi công cải tạo, trồng cỏ, chăm sóc

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH SÂN VẬN ĐỘNG QUY NHƠN:

Cần sự phối hợp để đạt hiệu quả cao

Vừa được nâng cấp, sửa chữa nhiều hạng mục, sân vận động Quy Nhơn cần một cơ chế vận hành phù hợp để đảm bảo các hoạt động được tổ chức một cách hiệu quả.

SVĐ Quy Nhơn được cho là một trong những sân có mặt cỏ đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Ảnh: HOÀNG QUÂN

SVĐ Quy Nhơn giữa đơn vị này và Công ty Sơn Việt từ tháng 12.2020 đến tháng 4.2021. Sau thời gian này, Công ty Sơn Việt bàn giao mặt cỏ, đồng thời báo giá dịch vụ chăm sóc cỏ trên SVĐ Quy Nhơn (với mức chi phí gần 70 triệu đồng/tháng). Dù vậy, từ đầu tháng 6.2021 Công ty Sơn Việt thực hiện miễn phí chăm sóc sân trong 1 tháng và bắt đầu tính tiền dịch vụ chăm sóc từ tháng 7.2021. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc quản lý và chăm sóc mặt cỏ SVĐ Quy Nhơn chưa được các đơn vị liên quan đề cập. Trong thời gian chờ thống nhất phương án chăm sóc, bảo dưỡng mặt cỏ, Công ty CP Bình Định Sport vẫn hợp đồng với Công ty Sơn Việt để duy trì công việc này đến cuối năm nay.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, cho biết, hiện Trung tâm đã có một số phương án trong việc phối hợp chăm sóc, vận hành SVĐ Quy Nhơn để bàn bạc, trao đổi với Công ty CP Bình Định Sport. Với việc sử dụng loại cỏ mới, việc tập luyện của các đội bóng đá trẻ có thể

bị ảnh hưởng rất lớn so với trước, Trung tâm sẽ tính đến phương án khác phù hợp để tập luyện.

Ông Trung nói: “SVĐ Quy Nhơn là tài sản lớn của Nhà nước, giao cho Sở VH&TT quản lý và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh quản lý trực tiếp. Ngoài sân bóng đá, tại đây còn có nhiều công trình, hạng mục khác, nên việc quản lý khu vực này vẫn là trách nhiệm của Trung tâm. CLB Topenland Bình Định được tỉnh tạo điều kiện về địa điểm tập luyện, thi đấu, khu nhà ở VĐV và đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên có trách nhiệm bảo dưỡng, chăm sóc các hạng mục được giao để sử dụng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, ngoài chức năng là nơi tập luyện, tổ chức các trận bóng đá, SVĐ Quy Nhơn còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao khác… Đồng thời, đây cũng là địa điểm tập luyện của VĐV một số bộ môn khác. Do đó, phía Công ty CP Bình Định Sport cũng phải nắm bắt những thông tin này để phối hợp sử dụng đúng mục đích, hài hòa lợi ích chung và đạt hiệu quả cao”.

HOÀNG QUÂN

Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) chính thức bổ nhiệm ông Alexandre Polking làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia nước này hướng tới AFF Cup 2020. Thông tin trên được công bố trên trang chính thức của đội tuyển quốc gia Thái Lan vào trưa 28.9.

Sau thời gian thương thảo hợp đồng, FAT và HLV Polking đã đạt thỏa thuận và đi đến quyết định hợp tác. Ông Polking sẽ sớm lên kế hoạch chuẩn bị cho tuyển Thái Lan hướng tới AFF Cup 2020. Tại tuyển Thái Lan, hai trợ lý của HLV Polking sẽ là Jadet Meelarp và cựu HLV trưởng tuyển nữ xứ Chùa Vàng Nuengruethai Sathongwien. Cả hai đều từng quen biết với HLV Polking khi cùng tham gia khóa học lấy bằng AFC Pro. Riêng bà Sathongwien từng giúp tuyển nữ Thái Lan hai lần giành vé dự World Cup.

Trước khi nhận đề nghị từ Thái Lan, HLV Polking đã dừng đàm phán gia hạn hợp đồng với CLB TP Hồ Chí Minh. Ông cũng đã nói lời chia tay trên trang chính thức của đội bóng này. Ở V-League 2021, dưới sự dẫn dắt của Polking, CLB TP Hồ

HLV Polking dẫn dắt tuyển Thái Lan

Chí Minh đứng thứ 11 với 14 điểm sau 12 trận (4 thắng, 2 hòa và 6 thua).

HLV Alexandre Polking sinh năm 1976, mang quốc tịch Brazil và Đức. Thời còn là cầu thủ, ông từng thi đấu cho APOEL và Olympiakos Nicosia. Ngày còn ở Thái Lan, HLV Polking rất được tín nhiệm khi có bề dày kinh nghiệm sau 9 năm làm việc ở Thai League. Ông đã dẫn dắt nhiều CLB như

Army United, Suphanburi, Bangkok United và có 2 lần giành ngôi á quân Thai League (2016, 2018). Ở tuyển Thái Lan, ông từng là trợ lý của HLV Winfried Schafer hồi năm 2012.

Trưởng đoàn U23 và đội tuyển Thái Lan Nualphan Lamsam chia sẻ trên Siam Sport: “AFF Cup 2020 đang đến gần, chỉ còn 2 tháng nữa là khởi tranh. Chúng tôi có rất ít sự chuẩn bị cho đội tuyển quốc gia nên cần ưu tiên một HLV hiểu và nắm rõ nhất nguồn lực của bóng

đá Thái Lan. Chúng tôi tin tưởng HLV Polking với kinh nghiệm của mình sẽ giúp đội tuyển Thái Lan đạt được mục tiêu”. Tuyển Thái còn 2 tháng để chuẩn bị cho AFF Cup 2020. Giải đấu dự kiến diễn ra từ ngày 5.12.2021 đến 1.1.2022. Tuyển Thái Lan nằm ở bảng A cùng Myanmar, Philippines, Singapore và đội thắng trong cặp đấu play-off giữa Brunei và Timor Leste. (Theo zing.vn)

HLV Polking (giữa) được FAT đánh giá đủ năng lực và đáp ứng mọi điều kiện để dẫn dắt tuyển quốc gia Thái Lan. Ảnh: zing.vn

Khuya 27 và rạng sáng 28.9, 2 trận tứ kết cuối cùng của FIFA Futsal World Cup 2021 đã diễn ra hết sức kịch tính. Ở trận đấu giữa 2 đội bóng thuộc bán đảo Iberia, Tây Ban Nha đã nắm giữ lợi thế cực lớn, dẫn trước đối thủ 2 bàn khi hiệp 2 mới trôi qua 3 phút. Tuy nhiên, họ đã để các cầu thủ Bồ Đào Nha gỡ hòa 2 - 2 để buộc phải bước vào 2 hiệp phụ. Những sai lầm trong phòng ngự và khi tổ chức chơi power play khiến đội bóng số 1 thế giới nhận 2 bàn thua, đành nói lời chia tay với giải.

Trận đấu còn lại cũng có kịch bản tương tự, khi đội được đánh giá cao hơn là Iran dẫn trước Kazakhstan 2 bàn trong hiệp 1, nhưng chỉ trong vòng 8 phút đầu hiệp 2, đại diện duy nhất còn lại của châu Á để đối phương ghi liên tiếp 3 bàn.

Trận bán kết thứ nhất của giải sẽ diễn ra lúc 0 giờ ngày 30.9 giữa đội tuyển Brazil và đội tuyển Argentina. Trận bán kết còn lại giữa Bồ Đào Nha và Kazakhstan diễn ra lúc 0 giờ ngày 1.10. ĐỨC MẠNH

Đội tuyển Bồ Đào Nha (bìa phải) xuất sắc ngược dòng trước đội bóng số 1 thế giới để lọt vào bán kết.

Ảnh: zing.vn

Tối 29.9, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ chơi trận thứ 2 vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2022, gặp chủ nhà Tajikistan. Ở trận đấu đầu tiên, các học trò của HLV Mai Đức Chung đã giành chiến thắng đậm với tỷ số 16 - 0 trước đội Maldives. Trong khi đó, đội Tajikistan chỉ giành được trận thắng 4 - 0 trước Maldives. Do bảng đấu chỉ có 3 đội và đội đầu bảng giành quyền tham dự vòng chung kết, ở trận gặp chủ nhà Tajikistan, đội tuyển Việt Nam chỉ cần một kết quả hòa là đi tiếp.

Theo đánh giá của HLV Mai Đức Chung, dù sở hữu thể hình to cao, nhưng kỹ thuật của các cầu thủ Tajikistan chỉ ở mức trung bình. Trước đối thủ không được đánh giá cao, nhiều khả năng Hải Yến cùng các đồng đội sẽ có thêm một chiến thắng đậm để góp mặt ở vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2022.

LÊ NA

Tuyển Việt Nam (bìa trái) đang hướng đến mục tiêu lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết World Cup.

Ảnh: bongdaplus.vn

7XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀNTHỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

Hỗ trợ xây dựng nhà Mái ấm công đoàn

Ngày 28.9, LĐLĐ huyện Phù Mỹ tổ chức nghiệm thu và bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho 2 đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Đó là chị Trần Thị Mỹ Lệ (ở xã Mỹ Hiệp, là đoàn viên công đoàn Trường THCS thị trấn Phù Mỹ) và chị Nguyễn Thị Yến (ở xã Mỹ Trinh, là đoàn viên công đoàn Trường Mẫu giáo Mỹ Trinh). Mỗi chị được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Quỹ Mái ấm công đoàn tỉnh.

Cùng ngày, LĐLĐ huyện Phù Mỹ đã đến thăm hỏi, động viên, tặng lực lượng trực chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại đèo Bằng Lăng (xã Mỹ Trinh) một số nhu yếu phẩm trị giá gần 3 triệu đồng; thăm, động viên và tặng cho lực lượng đang làm nhiệm vụ tại Khu cách ly tập trung số 1 của huyện phần quà gồm 50 hộp khẩu trang y tế, 80 kính chắn giọt bắn và 5 triệu đồng. Số quà và tiền trên được LĐLĐ huyện Phù Mỹ vận động các nhà hảo tâm và công đoàn cơ sở đóng góp

THANH TRỌN

Gần đây, do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, dịch bệnh Covid-19, một số mô hinh sản xuất kinh doanh (SXKD) của hội viên CCB bị thiệt hại, sản xuất đinh trệ. Nhưng vơi quyết tâm, sáng tạo của các DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ kinh doanh gia đinh của CCB và sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, đến nay nhiều mô hinh SXKD do CCB làm chủ vẫn đứng vưng, duy tri hoạt động ổn định và phát triển.

Hiện nay, hội viên CCB trong tỉnh có 594 mô hinh SXKD, tăng 232 mô hinh so vơi năm 2016. Trong đó, có 53 trang trại, 448 gia trại, 81 DN vừa và nhỏ, 4 HTX, 8 tổ hợp tác... tạo việc làm cho hơn 2.000 người, trong đó có 1/3 số lao động là CCB, cựu quân nhân và con em CCB, vơi mức thu nhập binh quân 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Điển hinh là CCB, thương binh Trần Văn Hùng (ở xã Cát Lâm, huyện Phù Cát) vơi mô hinh trang trại gần 230 ha rừng trồng, kết hợp làm dịch vụ dăm gỗ, doanh thu trên 42 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 150 lao động. CCB Võ Thanh Triên (xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn) có trang trại nuôi tôm vơi sản lượng trên 50 tấn tôm/năm, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 15 lao động. CCB Lê Thị Nguyệt (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn), là Giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi Thái An, có trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng vơi quy mô 100 nghin con, sản xuất phân vi sinh từ phân gà, doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 60 lao động. CCB Nguyễn Trọng Đào (xã Canh Vinh, huyện Vân Canh) có trang trại 12 ha sản xuất, chăn nuôi theo mô hinh VAC-R, doanh thu trên 8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 20 lao động… Mỗi CCB chọn một cách khởi nghiệp, nhưng điểm chung là luôn phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” trươc bất ky khó khăn nào.

Sau 5 năm, phong trào “CCB giúp

Cựu chiến binh giup nhau phat triên kinh tế, vươn lên thoat ngheo

5 năm qua (2016 - 2021), cac câp Hôi CCB trong tinh quan tâm lãnh đạo, chi đạo đẩy mạnh phong trao “CCB giup nhau giam ngheo, lam kinh tê gioi”. Can bô, hôi viên luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giup nhau phat triển kinh tê, vươn lên lam giau chính đang.

Cơ sơ san xuất phân vi sinh thuộc Công ty TNHH chăn nuôi Thái An của CCB Lê Thị Nguyệt (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn). Ảnh: TRẦN BÌNH

Công bố 1.043dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

(BĐ) - Ngày 27.9, UBND tỉnh công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn). Trong tổng số 1.043 dịch vụ công được công bố, ở cấp tỉnh có 831 dịch vụ, cấp huyện có 160 dịch vụ, cấp xã có 52 dịch vụ.

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm công khai danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và có giải pháp cụ thể để khuyến khích tổ chức, DN, người dân tăng cường thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. HOÀI NHÂN

(BĐ) - Ngày 27.9, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3958/QĐ-UBND phê duyệt kết quả kiểm tra, sát hạch và danh sách trúng tuyển tiếp nhận vào làm công chức đối vơi 17 viên chức, công chức cấp xã.

Trong danh sách trúng tuyển có 15 viên chức (chủ yếu đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công lập) và 2 công chức cấp xã (UBND phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn và UBND xã Canh Thuận, huyện Vân Canh). Ở lĩnh vực trúng tuyển công chức, nhiều nhất là lĩnh vực Văn phòng (5 người), tiếp theo là lĩnh vực LĐ-TB&XH (3 người); Nội vụ, TN&MT, GD&ĐT mỗi lĩnh vực có 2 người; Xây dựng, NN&PTNT, TT&TT, mỗi lĩnh vực có 1 người.

Trươc đó, ngày 24.9, Hội đồng Kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào làm công chức năm 2021 đã tổ chức ky kiểm tra, sát hạch đối vơi 17 thí sinh đủ điều kiện tham gia. MAI LÂM

Thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An (huyện Tây Sơn) thường xuyên cử cán bộ tham gia sinh hoạt tại các thôn để trực tiếp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ thôn, tổ Covid cộng đồng, đồng thời theo dõi tinh hinh di, biến động dân cư trên địa bàn xã, nhất là tinh hinh công dân đi, về từ các vùng dịch.

Xác định vai trò quan trọng của công tác vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An cùng các hội, đoàn thể từ xã đến thôn thực hiện truyền thông bằng loa di động tại 5 thôn trên địa bàn xã và tại chợ xã Tây An về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Công tác tuyên truyền được triển khai liên tục từ 5 - 7 ngày/đợt.

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã còn vận động cán bộ, hội đoàn viên ở địa phương đóng góp ủng hộ Quỹ vắc xin Covid-19 được gần 55 triệu đồng; vận

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An tích cực tham gia phòng, chống dịch

Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An trao quà cho người dân gặp khó khăn do anh hương dịch Covid-19. Ảnh: Đ.M.T

Tiếp nhận vào làm công chức đối với 17 viên chức, công chức cấp xã

nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xóa nhà dột nát cho hội viên CCB. Năm 2016, Hội có 2.274 hộ hội viên nghèo (7,5%), nay còn 975 hộ (3,1%); từ 1.143 hộ cận nghèo (3,8%) giảm còn 948 hộ (3%); số hộ giàu, khá tăng từ 58,7% lên 60%; 71/159 hội CCB cấp xã (chiếm 44,6%) cơ bản không còn hộ CCB nghèo; đã xóa được 377 nhà CCB dột nát.

Toàn hội có 10.443 gia đinh CCB đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Phong trào đã tăng cường đoàn kết, gắn bó tinh đồng chí, đồng đội, thúc đẩy hoạt động tinh nghĩa như: Xây dựng quỹ Nghĩa tinh đồng đội hơn 1,95 tỷ đồng để chăm lo các đối tượng chính sách, giúp đỡ CCB nghèo gặp khó khăn; quỹ Phòng chống thiên tai gần 440 triệu đồng; quỹ vắc xin phòng Covid-19 hơn 701,67 triệu đồng…

Cùng vơi việc tích cực tham gia xây dựng nông thôn mơi, CCB đã hiến hơn gần 80.000 m2 đất, đóng góp trên 6,8 tỷ đồng và 35.300 ngày công làm đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi và các công trinh dân sinh tại địa phương.

Trong 5 năm qua, có 3 hội viên đã được Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng bằng khen, 8 hội viên được UBND tỉnh tặng bằng khen và 39 hội viên được Hội CCB tỉnh khen thưởng, vi có thành tích xuất sắc trong phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo và làm kinh tế giỏi”.

Thời gian đến, các cấp hội CCB trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào này, tạo điều kiện, giúp đỡ các hộ hội viên nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vưng, góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

TRÂN BINH

động quyên góp thực phẩm và đồ dùng, tổng trị giá 30 triệu đồng gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Sơn để hỗ trợ người dân khó khăn ở TP Hồ Chí

Minh. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An còn phối hợp vơi các hội, đoàn thể đến thăm và tặng 33 suất quà (trị giá 200 nghin đồng/suất) cho người dân khó khăn ở địa phương.

“Bên cạnh đó, Mặt trận xã còn kịp thời xây dựng kế hoạch và tiến hành giám sát việc chi trả hỗ trợ, cấp gạo cho các trường hợp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng”, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An, cho biết.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Sơn, nhận xét: “Các hoạt động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây An và các hội, đoàn thể ở xã đều thiết thực, thể hiện trách nhiệm, tinh cảm của cán bộ, hội, đoàn viên ở địa phương, chung tay cùng huyện vượt qua đại dịch”.

ĐÀO MINH TRUNG

8 THỨ TƯ, [email protected]

Bình ĐịnhNÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chuẩn bị đầy đủ vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi

(BĐ) - Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) cho biết, từ ngày 1.10 đến ngày 30.10.2021, tỉnh ta sẽ triển khai tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho đàn trâu, bò (đợt 2/2021); cùng với đó sẽ duy trì tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm cho toàn đàn gia cầm, đợt tiêm này sẽ kéo dài đến ngày 31.12.2021.

Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tập kết đầy đủ lượng vắc xin cần thiết cho các đợt tiêm chủng tại kho của đơn vị, gồm: 330 nghìn liều lở mồm long móng và 5,1 triệu liều cúm gia cầm; hiện 50% của số này đã được đưa về các huyện, thị xã, thành phố để phục vụ công tác tiêm chủng. THU DỊU

Nhờ tỉnh và huyện hỗ trợ, người dân ở làng Hòn Mẻ, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ thức ăn, hỗ trợ bò giống… Các hoạt động trên đã giúp đồng bào cải tạo chất lượng đàn bò, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình.

Bà Đoàn Thị Gái, một người dân làng Hòn Mẻ, chia sẻ: Gia đình tôi nuôi bò đã nhiều năm, có lúc đàn bò lên đến hơn 30 con, nhưng toàn là bò sẻ, chăn thả tự nhiên trên núi. Những năm gần đây đất trống để thả bò ít dần, việc chăn thả rất khó khăn. Được Nhà nước hỗ trợ, gia đình tôi chuyển sang nuôi bò lai, tuy số lượng ít hơn nhưng thu nhập lại có chiều hướng tăng lên. Qua 5 năm nhận hỗ trợ, tôi tự gầy được bò đực giống để cải tạo đàn bò của gia đình và các hộ chăn nuôi

Làng Hòn Mẻ cải tạo đàn bò

trong làng. Gia đình tôi đang nuôi 10 con bò lai Sind, trong đó có 9 bò mẹ và 1 bò đực giống.

Hiện nay, hầu hết người chăn nuôi ở làng Hòn Mẻ đều chọn nuôi bò lai, chỉ một vài hộ còn nuôi bò sẻ. Số hộ lấy việc nuôi bò là nghề chính, tạo thu nhập chủ yếu ngày

vận động và hướng dẫn bà con trồng và phát triển đồng cỏ dưới tán rừng, phổ biến một số giống cỏ năng suất cao, chất lượng tốt để nhân rộng; phổ biến kỹ thuật chế biến thức ăn cho bò.

Bà Đinh Thị Diếu, Bí thư Chi bộ làng Hòn Mẻ, cho biết: Xã Canh Thuận phối hợp với các ngành của huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn triển khai kỹ thuật chăn nuôi bò lai; xây dựng các mô hình nuôi thâm canh bò thịt, nuôi bò sinh sản, tổ chức cho nông dân tham quan các hộ nuôi bò lai có hiệu quả; hỗ trợ bò đực giống lai, bò cái lai… Sau nhiều năm hỗ trợ chi tiết như vậy, đến nay bà con đã khá thành thạo kỹ thuật chăn nuôi bò lai, biết tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và trồng cỏ dự trữ nguồn thức ăn cho bò trong mùa mưa bão, bò phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống khá dần lên.

HẠNH PHÚC

Hiện nay, hầu hết người chăn nuôi ở làng Hòn Mẻ đều chọn nuôi bò lai, chỉ một vài hộ còn nuôi bò sẻ. Ảnh: HẠNH PHÚC

càng nhiều, hiện đã chiếm 70% tổng số hộ trong làng. Các hộ khá lên nhờ nuôi bò có thể kể đến như: Đoàn Văn Bẻo, Mai Ra Ma Sinh, Đinh Văn Trên, mỗi hộ nuôi từ 4 - 10 con bò lai.

Để giúp bà con chủ động được nguồn thức ăn cho bò, làng

Để quảng bá, tiếp thị rau an toàn Bình Định - nhãn hiệu Lá Lành, Văn phòng Dự án Rau toàn Bình Định đã đẩy mạnh đưa hình ảnh nhãn hiệu Lá Lành qua nhiều kênh truyền thông, trong đó chú trọng giới thiệu hình ảnh quá trình sản xuất nông sản an toàn “từ nông trại tới bàn ăn”.

Thông qua chuỗi hình ảnh sinh động, Dự án Rau toàn Bình Định muốn kể cho người tiêu dùng những câu chuyện từ thửa đất, luống rau, nông trại ra cửa hàng, siêu thị và lên bàn ăn, với hy vọng từ những câu chuyện ấy, người tiêu dùng biết và hiểu nhiều hơn về rau Lá Lành.

Ông Phạm Tấn Phát, Điều phối viên Dự án Rau an toàn Bình Định, cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số hoạt động thực tế không thể triển khai được vào thời gian này, nên Dự án chủ yếu kết nối, làm việc với các nhóm cùng sở thích, các HTX qua hình thức trực tuyến; chia sẻ

Toàn cảnh vùng trồng rau của HTXNN Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn). Ảnh: HỒ PHƯƠNG

Xã viên HTXNN Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) tưới rau . Ảnh: THU DỊU

Người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn về nhãn hiệu Lá Lành từ những hình ảnh tươi tắn, thân thiện trong suốt quá trình canh tác. - Trong ảnh: Xã viên HTXNN Phước Hiệp (huyện Tuy Phước) thu hoạch sản phẩm.

Ảnh: VP Dự án Rau toàn Bình Định

Kể chuyện sản xuất rau hợp chuẩn VietGAP

Nông dân của Dự án xuống giống vụ rau mới. Ảnh: VP Dự án Rau toàn Bình Định

các hoạt động thường xuyên như làm đất, lên luống, tưới nước, thu hoạch, sơ chế rau… đưa tới người tiêu dùng những câu chuyện sinh động để họ có thêm kênh thông tin về sản phẩm. “Những câu chuyện này

là cách chúng tôi hỗ trợ người trồng rau bán hàng, tăng độ tin cậy cũng như tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Chúng tôi muốn cùng người trồng rau bền chí với rau an toàn”, ông Phát nói. QUANG BẢO

Sơ chế rau an toàn đạt chuẩn VietGAP tại nhà sơ chế HTXNN Phước Hiệp (Tuy Phước). Ảnh: VP Dự án Rau toàn Bình Định

9TRONG NƯỚCTHỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

Bệnh viện Quận 7 và BVĐK Khu vực Củ Chi là hai cơ sở đầu tiên chuyển đổi từ điều trị Covid-19 trở về công năng khám chữa bệnh thông thường, từ ngày 28.9.

Những ngày qua, nhân viên y tế hai cơ sở này vệ sinh, phun xịt khử khuẩn toàn bộ các khoa điều trị F0 và khuôn viên bệnh viện, xử lý chăn, gra, gối, nệm, vệ sinh phương tiện vận chuyển bệnh nhân, toàn bộ bề mặt các vận dụng, thiết bị máy móc, giường bệnh. Công tác khử khuẩn được thực hiện nhiều lần để đảm bảo “sạch vi rút” trước khi tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc các bệnh lý thông thường.

Cả hai bệnh viện này vẫn duy trì một khu cách ly cho người bệnh có kết quả dương tính SARS-CoV-2 thông qua phát hiện sàng lọc. Những người bệnh này sẽ điều trị tạm thời tại khu cách ly của bệnh viện và điều chuyển đến các cơ sở y tế điều trị Covid-19.

Bệnh viện Quận 7 khám chữa bệnh theo mô hình “bệnh viện tách đôi” kể từ ngày 12.7, tiếp nhận điều trị F0 và thực hiện cấp cứu người bệnh không nhiễm. Sau 2 tháng chung sức cùng thành phố,

Hai bệnh viện Covid đầu tiên “giải thể”

bệnh viện đã điều trị 1.317 F0.BVĐK Khu vực Củ Chi sau hơn một

tháng chuyển công năng cũng tiếp nhận điều trị hàng trăm bệnh nhân Covid-19. Khi trở về hoạt động bình thường, nơi này cũng duy trì khu vực sàng lọc, lưu trú tạm

thời bệnh nhân Covid-19 theo yêu cầu của Sở Y tế TP HCM.

Trong gần 5 tháng chống dịch, 95 bệnh viện trên địa bàn thành phố đã và đang tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.

(Theo VnExpress.net)

Nhân viên Bệnh viện Quận 7 vệ sinh, khử khuẩn toàn bệnh viện và chính thức phục hồi công năng khám, chữa bệnh thông thường cho người dân từ ngày 28.9. Ảnh: Sở Y tế TP HCM

Để từng bước khôi phục lại hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường sắt phù hợp với tình hình mới, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự kiến 2 phương án tổ chức chạy tàu khách từ ngày 1.10 tới đối với tàu Thống Nhất và tàu khu đoạn trên các tuyến.

Đối với tàu Thống Nhất chạy tuyến Hà Nội - TP HCM: Phương án 1, dự kiến trong tháng 10.2021 tổ chức chạy lại 3 đôi tàu. Cụ thể, từ ngày 1.10 tổ chức chạy tàu SE7/SE8. Từ ngày 7.10 tổ chức chạy tàu SE3/4 và từ ngày 14.10, tổ chức chạy tàu SE5/6. Phương án 2, dự kiến từ ngày 1.10 tổ chức chạy tàu khách SE7/8; từ ngày 14.10 tổ chức chạy tàu SE3/4; từ ngày 21.10, tổ chức chạy tàu SE5/6.

Đối với tàu khu đoạn trên các tuyến: Phương án 1, riêng đối với tuyến phía Nam, dự kiến tổ chức chạy một số tàu khách khu đoạn Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Đà Nẵng. Phương án 2, riêng đối với tuyến phía Nam, dự kiến tổ chức chạy một số đoàn tàu khu đoạn Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Đà Nẵng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.2021.

(Theo vietnamnet.vn)

Phương án chạy tàu khách trở lại từ ngày 1.10

Đường sắt dự kiến cho tàu khách hoạt động trở lại từ ngày 1.10.

Ngày 28.9, HĐND tỉnh Bình Thuận (khóa XI), nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 3 - Kỳ họp chuyên đề, quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, trong đó, có Dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Dự án Cảng hàng không Phan Thiết có tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng được xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Theo các đại biểu, đây là dự án quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận. Dự án góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển

KT-XH, nhất là ngành dịch vụ du lịch, đưa Bình Thuận trở thành Trung tâm dịch vụ - thể thao biển mang tầm quốc gia theo Quyết định 1772 ngày 18.12.2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng, đây là dự án quan trọng, có mức đầu tư lớn, được xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT, nên đề nghị các cơ quan chuyên môn tăng cường quan tâm trong công tác lập, thẩm định, thẩm tra, giám sát… đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện dự án. (Theo VOV.VN)

Trên 3.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết

Các đại biểu tham dự kỳ họp đã được test nhanh Covid-19 và thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký ban hành Thông tư số 21/TT- BGTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

Theo đó, từ ngày 1.1 đến hết ngày 31.12.2021, mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa áp dụng bằng 50% mức quy định tại Thông tư số 53/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Từ ngày 1.1.2022 trở đi tiếp tục thực hiện theo mức giá quy định tại Thông tư số 53.

Trước đó, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 19 quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam từ ngày 1.3.2020 đến hết ngày 30.9.2020 nhằm tháo gỡ khó khăn giảm bớt gánh nặng chi phí cho các hãng hàng không do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên cho đến nay, các hãng hàng không Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về tài chính do dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài và có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của hãng bay.

(Theo Vietnam+)

Bộ GTVT: Giảm 50% giá dịch vụ cất, hạ cánh cho các chuyến bay nội địa

Máy bay của các hãng hàng không tại một sân bay.

Ngày 28.9, CA tỉnh Phú Yên cho biết, Cơ quan CSĐT CA tỉnh đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Ngô Thị Điều, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh (ở tỉnh Bình Định), về tội trốn thuế, theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bà Ngô Thị Điều là người trúng đấu giá khu đất số 1 (262 lô đất) và được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Tuy Hòa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 262 lô đất.

Theo điều tra ban đầu, dựa trên bảng giá đất do UBND tỉnh Phú Yên ban hành,

Khởi tố và bắt tạm giam người trúng thầu vụ bán 262 lô đất ở Phú Yên

bà Điều đã tự đặt ra bảng giá đối với 262 lô đất trên và đưa vào lập hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nhượng đất, bà Điều tăng giá, trong khi giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng vẫn giữ nguyên theo giá đã xây dựng ban đầu.

Với thủ đoạn trên từ ngày 7.8.2017 đến tháng 9.2020, bà Ngô Thị Điều đã chuyển nhượng 259 thửa đất với tổng giá trị ghi trên hợp đồng hơn 157 tỷ đồng, nhưng thực tế bà Điều đã bán với tổng số tiền là hơn 320 tỷ đồng, chênh lệch tăng so với số liệu trên hợp đồng là hơn 158 tỷ đồng, nhằm giảm số tiền thuế phải nộp, gây thất thu số tiền thuế phải nộp khi chuyển nhượng bất động sản trên 2 tỷ đồng.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Cơ quan CA tỉnh Phú Yên tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Thị Điều. Nguồn: vkspy.gov.vn

Ngày 28.9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ nguyên là lãnh đạo chủ chốt BHXH Việt Nam và nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với 2 nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam là ông Nguyễn Huy Ban, ông Lê Bạch Hồng; khai trừ khỏi Đảng bà Vũ Liên Oanh, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.

Ban Bí thư nhận thấy, ông Nguyễn Huy Ban và ông Lê Bạch Hồng, trong

thời gian giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc quyết định, trực tiếp ký hợp đồng và chỉ đạo trái quy định đối với việc sử dụng Quỹ BHXH để cho Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam vay vốn, gây thiệt hại lớn số tiền của Nhà nước, bị xử lý hình sự và phạt tù giam về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bà Vũ Liên Oanh, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở

GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh - chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng uỷ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, thực hiện Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vi phạm và để xảy ra vi phạm pháp luật trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị do Sở làm chủ đầu tư giai đoạn 2015 - 2019. Bà Oanh đã bị Cơ quan CSĐT Bộ CA quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

(Theo LĐO)

Khai trừ khỏi Đảng 2 nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

10 THỨ TƯ, [email protected]

Bình ĐịnhTHÔNG TIN CÔNG CỘNG

CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Định

tuyển dụng lao động năm 2021 như sau:1. Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển2. Vị trí, số lượng tuyển dụng: - Hội sở tỉnh : 01 kiểm ngân; - Chi nhánh TP Quy Nhơn : 02 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện Tuy Phước : 01 tín dụng; - Chi nhánh huyện Tây Sơn : 02 tín dụng, 01 kế toán; - Chi nhánh huyện Phù Cát : 01 kế toán, 01 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện Phù Mỹ : 01 tín dụng; - Chi nhánh TX Hoài Nhơn : 01 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện Hoài Ân : 01 tín dụng, 01 kế toán, 02 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện An Lão : 01 kế toán.3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với ứng viên dự tuyển: 3.1. Tiêu chuẩn chung:- Có quốc tịch Việt Nam, độ tuổi không quá 35 tuổi.- Có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe để đảm

nhận công việc.3.2. Yêu cầu về trình độ đào tạo:- Đối với ứng viên dự tuyển vị trí tín dụng, kế toán: Tốt nghiệp Đại học trở lên, hệ chính quy,

chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển. Riêng đối với ứng viên dự tuyển vào chi nhánh thuộc huyện 30a (Chi nhánh huyện An Lão): Tối thiểu tốt nghiệp cao đẳng, hệ chính quy, chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển.

- Đối với ứng viên dự tuyển thủ quỹ, kiểm ngân: Tối thiểu tốt nghiệp trung cấp, hệ chính quy thuộc khối ngành kinh tế (tài chính, kế toán, ngân hàng, kinh tế...).

3.3. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học: - Ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ phù hợp theo quy định của Agribank. - Tin học: Có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản theo quy định. 4. Hồ sơ tuyển dụng: - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động.- Sơ yếu lý lịch; Giấy khám sức khỏe, 02 ảnh 3 x 4. - Bản sao: CMND/CCCD, các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm theo quy định.5. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ: Ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển qua đường bưu điện đến địa chỉ: Phòng Tổng hợp -

Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định, số 64 Lê Duẩn, TP Quy Nhơn, Bình Định; hoặc gửi bản scan 01 file định dạng pdf qua email: [email protected]. Trường hợp ứng viên gửi hồ sơ qua email, ứng viên phải nộp hồ sơ bản giấy khi đến tham dự thi tuyển.

- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01.10.2021 đến hết ngày 08.10.2021.- Thời gian thi tuyển: Dự kiến giữa tháng 10.2021.Thông tin chi tiết liên hệ Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định, số điện thoại:

(0256)3525687 - 0903523859 (chị Lan); hoặc xem tại trang Fanpage, địa chỉ https://www.facebook.com/agribankbinhdinh.vn;

NGÀY VÀ ĐÊM 29.9.2021Dự báo THỜI TIẾT

Sở Nội vụ Thông báo tạm dừng việc tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh 2021.

Do hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Sở Nội vụ Thông báo tạm dừng việc tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH AN PHÚ THỊNH

THÔNG BÁOVừa qua, Viện KSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn Quyết định khởi

tố bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với bà Ngô Thị Điều là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh về tội Trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự.

Ngày 28.9.2021, Hội đồng Quản trị Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh đã tiến hành họp và xin được thông báo cụ thể như sau:

1. Bà Ngô Thị Điều chỉ là một cổ đông trong số nhiều cổ đông của Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh. Việc bà Điều tham gia đấu giá và trúng đấu giá 262 lô đất tại Khu đô thị Nam TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là hoạt động kinh doanh của cá nhân bà Ngô Thị Điều không liên quan đến mọi hoạt động của Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh.

2. Sai phạm của bà Ngô Thị Điều đã kịp thời khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan Thuế. Cụ thể bà Điều đã thực hiện đầy đủ các khoản thuế liên quan đến việc trúng đấu giá và chuyển nhượng 262 lô đất tại Khu đô thị Nam TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trước khi Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Phú Yên mời làm việc về các nội dung liên quan.

3. Hội đồng Quản trị Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh xác nhận: Bà Ngô Thị Điều có sai phạm hay không, sai phạm như thế nào, sai phạm mức độ nào, sẽ bị xử lý ra sao còn chờ Kết luận của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, dù kết luận thế nào, bị xử lý mức độ nào, tất cả mọi việc đều không ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh.

Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh kính thông báo thông tin cụ thể như trên.

Trân trọng!

THÔNG BÁOCác website, ứng dụng cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình Định

Thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, nhất là đã ghi nhận có ca dương tính SARS-CoV-2. Cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh truy cập vào các website, ứng dụng dưới đây để có thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình Định:

- Sở Y tế Bình Định: syt.binhdinh.gov.vn- Sở Thông tin và Truyền thông: Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Zalo)- Báo Bình Định điện tử: baobinhdinh.vn- Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định: binhdinhtv.vn- Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Định: binhdinh.dcs.vn- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bình Định: binhdinh.gov.vn

THÔNG BÁO Tạm dừng tuyển dụng viên chức

I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây thay đổi đến nhiều mây, ngày nắng yếu, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác. Gió nhẹ. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 320C; nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 250C.II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi đến nhiều mây, ngày nắng yếu,

chiều tối và đêm có mưa rào và giông. Gió nhẹ.Nhiệt độ cao nhất từ 29 - 310C; nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 260C.III- Thời tiết vùng biển Bình Định: Mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào

và giông rải rác. Tầm nhìn xa trên 10 km, giảm xuống 4 - 10 km trong mưa. Gió Đông Bắc cấp 4. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

(Nguồn: TTKTTV Bình Định)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) về việc hỗ trợ người nước ngoài tại địa phương theo Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 06.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp hỗ trợ người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, Sở Ngoại vụ đã thành lập bộ phận đầu mối liên lạc, trực 24/24 giờ tại Sở và trên trang thông tin điện tử của Sở và trên các phương tiện đại chúng của tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến đến các cá nhân, Hiệp hội nước ngoài và các tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh các thông tin liên quan đến việc hướng dẫn đăng ký và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn phí cho người nước ngoài như đối với công dân Việt Nam đã và đang thực hiện theo quy định. Ngoài ra, bộ phận đầu mối này còn có trách nhiệm chủ động xử lý, hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp và phối hợp với Cục Lãnh sự giải quyết các vấn đề liên quan đến người nước ngoài (đăng ký, thực hiện tiêm, cách ly, di chuyển, tử vong…) đảm bảo đúng chủ trương, quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Sở Ngoại vụ xin thông báo các thông tin liên quan của bộ phận đầu mối nêu trên, cụ thể như sau:

1. Ông Võ Đình Kha - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình ĐịnhĐiện thoại: 0913412767Email: [email protected]. Bà Vũ Thị Nô En - Trưởng phòng Phòng Lãnh sự và người Việt Nam

ở nước ngoàiĐiện thoại: 0909232389Email: [email protected]. Ông Nguyễn Ngọc Xuân - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng

Hợp tác Quốc tếĐiện thoại: 0914309237Email: [email protected]. Ông Nguyễn Xuân Thân - Chuyên viên Phòng Lãnh sự và người Việt

Nam ở nước ngoàiĐiện thoại: 0977789159Email: [email protected]

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNHSỞ NGOẠI VỤ

THÔNG BÁO Cung cấp đầu mối liên lạc hỗ trợ người nước ngoài tại tỉnh

Chuyện tử tế11THỨ TƯ, 29.9.2021 THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

[email protected]ình Định

ĐIỂM TRẢ HÀNG TẬP TRUNG VÀ ĐỊA ĐIỂM LƯU TRÚ CHO LÁI XE TẢI ĐƯỜNG DÀI TRÊN ĐỊA BÀN TP QUY NHƠN

UBND TP QUY NHƠN

THÔNG BÁO

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khi liên tục ghi nhận các ca mắc mới trên địa bàn thành phố; để chủ động kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng và đảm bảo sức khỏe, an toàn cho nhân dân, UBND thành phố thông báo đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và DN vận tải trên địa bàn thành phố như sau:

1. Kể từ 0 giờ ngày 25.9.2021, yêu cầu các DN kinh doanh vận tải hàng hóa thực hiện nghiêm việc trả hàng tại 2 điểm trả hàng tập trung đối với các xe vận chuyển hàng hóa vào thành phố (trừ các xe vận tải hàng hóa ra vào Cảng Quy Nhơn, Cảng cá Quy Nhơn và khu, cụm công nghiệp):

- Điểm thứ nhất: Tại Bến xe khách Quy Nhơn, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.- Điểm thứ hai: Đoạn từ ngã ba đường rẽ vào Trung đoàn Cảnh sát cơ động

(trụ điện đường số 58) đến ngã ba gần cây xăng dầu Như Ý (trụ điện đường số 18), phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn. Đậu đỗ xe theo hướng từ đường Tây Sơn đến QL 1A.

2. Yêu cầu các DN kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý, thông

báo cho lái xe và nhân viên phụ xe sau khi giao, nhận hàng hóa chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, tuyệt đối không được về nhà và phải lưu trú tập trung cho đến khi tiếp tục hoạt động vận tải tại 4 cơ sở sau:

- Khách sạn Đông Phương, địa chỉ: 25 Đặng Thai Mai, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, số điện thoại liên hệ: 0945.558.456.

- Khách sạn Thiên Ngân, địa chỉ: Khu đô thị Xanh Vũng Chua, QL 1D, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, số điện thoại liên hệ: 0935.593.067.

- Nhà nghỉ Âu Cơ, địa chỉ: Đường Âu Cơ, QL 1A, thuộc tổ 8, KV 7, phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, số điện thoại liên hệ: 0905.619.199.

- Khách sạn Thịnh Gia, địa chỉ: 397 Đống Đa, phường Thị Nại, TP Quy Nhơn, số điện thoại liên hệ: 0969.517.889.

- Chi phí ăn, ở do các DN vận tải hoặc lái xe, phụ xe tự chi trả.- Trường hợp các DN vận tải, lái xe, phụ xe không thực hiện việc giao, trả hàng

và lưu trú theo quy định, gây bùng phát và lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Trên cơ sở đề nghị của Sở Công Thương tỉnh Bình Định và điều kiện kho, bãi của các Siêu thị Coopmart, Big C, MM Mega Market Quy Nhơn, UBND thành phố có ý kiến như sau:

1. Đồng ý cho phép các xe vận tải hàng hóa vào giao hàng tại kho, bãi của các công ty.

2. Yêu cầu các Siêu thị Coopmart, Big C, MM Mega Market Quy Nhơn thông báo cho các đơn vị vận tải hàng hóa và quản lý, kiểm soát các lái xe trong quá trình giao, nhận hàng hóa tại kho hàng của công ty đảm bảo theo các quy định về phòng, chống dịch của tỉnh và thành phố.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VIỆC GIAO, NHẬN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC XE TẢI ĐƯỜNG DÀI GIAO, NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG CÁ QUY NHƠN

Về việc tăng cường quản lý các xe tải đường dài giao, nhận hàng hóa tại Cảng cá Quy Nhơn, UBND thành phố yêu cầu:

1. UBND phường Hải Cảng chủ trì, phối hợp Ban quản lý Cảng cá Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập Tổ tuần tra, kiểm soát các xe tải đậu đỗ dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, yêu cầu các lái xe, phụ xe thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch khi ra, vào giao, nhận hàng tại Cảng cá Quy Nhơn; áp dụng hình thức dán giấy niêm phong hai bên cửa xe đảm bảo các lái xe, phụ xe không đi lại trong nội thành.

2. Ban quản lý Cảng cá Quy Nhơn cần tăng cường kiểm tra, giám sát các lái xe khi vào giao, nhận hàng phải đảm bảo việc thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch nêu trên; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Tài sản thi hành án: Tàu đánh cá số đăng ký BĐ-99029-TS; Công dụng: khai thác

thủy sản; Năm và nơi đóng: 2016 - Hải Phòng; Mẫu thiết kế: TK20-15/V-01; Cơ quan thiết kế: Công ty TNHH DVKT Trường Thành An; Đặc điểm kỹ thuật như sau:

- Chiều dài: Lmax,m: 31,10; Ltk,m: 27,14; - Chiều rộng: Bmax,m: 7,40; Btk,m: 7,20; - Chiều cao mạn D,m: 4,00; Chiều chìm d,m: 3,00; Mạn khô f,m: 1,00; - Vật liệu vỏ: Thép; Tổng dung tích: 188,84; - Tốc độ tàu, hl/h: 11,50; - Máy chính:

TT Ký hiệu Số máy Công suất(sức ngựa) Nơi chế tạo

1 MITSUBISHI 80632 940 Nhật BảnMP1 MITSUBISHI 215629 109 Nhật BảnMP2 CUMMINS 78583791 245 Mỹ

Nơi đang bảo quản và quản lý tài sản: Trạm Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Giá khởi điểm của tài sản: 1.650.600.000 đồng (nộp khoản tiền đặt trước 320.000.000 đồng và tiền hồ sơ tham gia đấu giá 500.000 đồng; Bước giá 50.000.000 đồng).

Người có tài sản đấu giá: Chi cục Thi hành án dân sự TP Quy NhơnĐịa chỉ: Số 154 đường Cần Vương, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá và nộp phiếu trả giá: Liên tục

kể từ ngày niêm yết đến 16 giờ 30 phút ngày 15.10.2021 tại trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương. Thời gian, địa điểm nộp khoản tiền đặt trước: Đến 16 giờ 30 phút ngày 15.10.2021, tài khoản tại các ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương.

Thời gian xem tài sản đấu giá: Liên tục kể từ ngày niêm yết cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá. Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá và công bố giá: Bắt đầu lúc 14 giờ 30 phút ngày 18.10.2021 tại trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương.

Hình thức, phương thức đấu giá: Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp theo phương thức trả giá lên.

Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá: Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức, trừ các trường hợp pháp luật quy định không được phép tham gia đấu giá, phải nộp hồ sơ tham gia đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tại: CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNGĐịa chỉ: Lô DC1a-13 đường Nguyễn Thị Định, TP Quy NhơnĐT: 0256.2200569 - Fax: 0256.3547029 - DĐ: 091.4024837

Website: www.daugiataisandongduong.com

CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Tài sản thi hành án: Lô thiết bị, công cụ dụng cụ và lô đá các loại

(đính kèm bảng danh mục tài sản). Nơi đang bảo quản và quản lý tài sản: Tại Lô CI-4, KCN Long Mỹ, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Giá khởi điểm của tài sản: 2.118.828.176 đồng (Nộp khoản tiền đặt trước 400.000.000 đồng và tiền hồ sơ tham gia đấu giá 500.000 đồng; Bước giá 10.000.000 đồng).

Người có tài sản đấu giá: Chi cục Thi hành án dân sự TP Quy NhơnĐịa chỉ: Số 154 đường Cần Vương, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy

Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá và nộp phiếu trả

giá: Liên tục kể từ ngày niêm yết đến 16 giờ 30 phút ngày 8.10.2021 tại Trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương. Thời gian, địa điểm nộp khoản tiền đặt trước: Đến 16 giờ 30 phút ngày 8.10.2021, tài khoản tại các ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương.

Thời gian xem tài sản đấu giá: Liên tục kể từ ngày niêm yết cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá. Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá và công bố giá: Bắt đầu lúc 14 giờ ngày 11.10.2021 tại Trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương.

Hình thức, phương thức đấu giá: Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp theo phương thức trả giá lên.

Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá: Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức, trừ các trường hợp pháp luật quy định không được phép tham gia đấu giá, phải nộp hồ sơ tham gia đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tại:CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG

Địa chỉ: Lô DC1a-13 đường Nguyễn Thị Định, TP Quy NhơnĐT: 0256.2200569 - Fax: 0256.3547029 - DĐ: 0914 024 837

Website: www.daugiataisandongduong.com

12 THỨ TƯ, 29.9.2021 Bình ĐịnhTHẾ GIỚ[email protected]

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn - Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HẰNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

TIN VẮN

Ngày 27.9, trong cuộc gặp song phương với Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Uông Dương, Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương Nhân dân Indonesia (Chủ tịch Quốc hội Indonesia), ông Bambang Soesatyo đã yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Ông Bambang Soesatyo nhấn mạnh, việc Trung Quốc không tuân thủ UNCLOS năm 1982 đã gây ra căng thẳng với Indonesia trên biển Natuna, căng thẳng với Malaysia, Philippines và Việt Nam trong vùng biển của các nước này. Điều đó đặt ra tiền lệ xấu trong tương lai, cũng như có khả năng dẫn đến leo thang căng thẳng trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19.

Ông Bambang cho biết, không chỉ ở Đông Á và Đông Nam Á, thái độ không tôn trọng UNCLOS của Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâm nghiêm túc của nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông và sự tự do hàng hải cũng như hàng không. Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Theo Chủ tịch Quốc hội Indonesia, có hai yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Quốc hội Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ UNCLOS 1982

ảnh hưởng đến lợi ích của Indonesia, bao gồm yêu sách về cái gọi là “đường 9 đoạn” mà thông qua đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông và yêu sách về các đối tượng địa lý ở Biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam) được hưởng vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa.

Bởi phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 đã bác bỏ các yêu sách trên của Trung Quốc.

Trên cơ sở quan hệ hữu nghị và tốt đẹp giữa Trung Quốc và ASEAN, Indonesia hy vọng Trung Quốc sẽ thực hiện cam kết ưu tiên đối thoại trong giải quyết vấn đề Biển Đông và tăng cường hợp tác song phương giữa hai bên. (Theo VOV.VN)

Thành viên thuộc Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia quan sát tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Natuna. Ảnh: BAKAMLA

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 27.9 đã hội đàm trực tuyến với Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, trong đó khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục đối thoại với NATO trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ.

Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh nhận thức đúng đắn là “chìa khóa” để thúc đẩy các mối quan hệ.

Theo ông, NATO cần đóng vai trò mang tính xây dựng đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Về phần mình, Tổng Thư ký NATO Stoltenberg khẳng định tổ chức này sẵn sàng phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau mà không kèm theo điều kiện tiên quyết nào.

Cũng tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi về tình hình ở Afghanistan, đồng thời đánh giá cuộc hội đàm trực tuyến này mang tính tích cực và xây dựng.

Hai bên cam kết tiếp tục trao đổi thông tin, nâng cao chất lượng đối thoại và tiến tới hợp tác thực chất. (Theo Vietnam+)

Trung Quốc và NATO khẳng định không phải là đối thủ của nhau

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hội đàm trực tuyến với Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.

Nguồn: Nato.int

Đài NHK của Nhật Bản đưa tin, Chính phủ Nhật Bản cho rằng có khả năng Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo vào sáng sớm 28.9 (giờ địa phương). Hành động này tiếp tục gây căng thẳng trong khu vực.

Thủ tướng Suga Yoshihide sáng 28.9 cũng đã xác nhận khả năng này và cam kết sẽ nỗ lực thu thập, phân tích, cung cấp thông tin nhanh và chính xác đến với nhân dân, đồng thời chỉ đạo việc xác nhận sớm an toàn của các phương tiện trên không, trên biển.

Một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho rằng ít có khả năng tên lửa này rơi vào trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Hiện tại công việc xác minh đang được tiến hành khẩn trương. Trước đó khoảng 2 tuần, Triều Tiên cũng đã phóng

Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ lên án Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa mới nhất

2 tên lửa đạn đạo và 2 tên lửa này đã rơi vào Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Bộ Phòng vệ Nhật Bản cho biết, tên lửa mà Triều Tiên phóng sáng 28.9 không

rơi vào khu vực lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Đến thời điểm hiện tại chưa có xác nhận thiệt hại nào. Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản cũng xác nhận không có ngư thuyền nào bị thiệt hại.

Ngày 28.9, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố “lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên”, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia đối thoại.

Tuyên bố nêu rõ vụ phóng này của Triều Tiên “vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ và gây ra mối đe dọa đối với các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế”. Tuyên bố nhấn mạnh Mỹ vẫn cam kết một cách tiếp cận ngoại giao với Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia đối thoại. (Theo VOV.VN)

Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA

l Ngày 28.9, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại 19 địa phương và các biện pháp phòng dịch trọng điểm áp dụng tại 8 địa phương vào đúng hạn là ngày 30.9, sau khi đã tham vấn Nhóm chuyên gia cố vấn về vấn đề này. (Theo TTXVN)l Nhà Trắng ngày 27.9 nói rằng, việc

thả Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu và 2 công dân người Canada không phải là thỏa thuận trao đổi thù nhân.

(Theo VOV.VN)l Singapore đa gửi tặng Thái Lan

122.400 liều vắc xin ngừa Covid-19 cua AstraZeneca và một số trang thiết bị vật tư y tế để hô trơ Thái Lan trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. (Theo Báo Tin Tức)l Tiếp sau nhiều quốc gia trên thế

giới, hôm 28.9, Australia vừa có động thái mở đường cho việc cấp phép sử dụng bộ xét nghiệm Covid-19 tại nhà để tạo điều kiện thuận lơi cho người dân trong việc phát hiện bệnh sớm. (Theo VOV.VN)l Hy Lạp đa ký hợp đồng đặt mua 3

tàu hộ vệ tên lửa Belharra hiện đại của Pháp, một biểu hiện cho quan hệ đối tác chiến lươc ngày càng đi vào chiều sâu giữa hai nước. Theo thỏa thuận, hai tàu Belharra sẽ đươc đóng mới tại Pháp và chuyển cho Hy Lạp vào năm 2025. Chiếc còn lại sẽ đươc bàn giao vào năm 2026. (Theo Vietnam+)

Hãng dược Pfizer cho biết hãng đang trong quá trình thử nghiệm loại thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2.

Pfizer cho biết, thuốc của hãng đang thử nghiệm trên 2.600 người lớn khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên sống trong cùng một gia đình với một bệnh nhân Covid-19. Thuốc sẽ ngăn ngừa khả năng nhiễm Covid-19 cho những người đã tiếp xúc với vi rút.

Hiện các công ty dược trên thế giới đang chạy đua để trở thành hãng dược đầu tiên phát hành thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2.

Ngoài Pfizer, còn có hai công ty khác là Merck có trụ sở tại Mỹ và công ty dược phẩm Thụy Sĩ Roche đang phát triển loại thuốc này. (Theo VTV.VN)

Pfizer thử nghiệm thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 Ngày 27.9, chính quyền bang Kaduna,

Tây Bắc Nigeria, cho biết nhiều tay súng chưa rõ danh tính đã tấn công một ngôi làng thuộc bang này vào đêm trước đó, khiến 34 người thiệt mạng và 7 người bị thương. Chính quyền bang Kaduna xác nhận các tay súng chưa rõ danh tính đã tấn công làng Madamai. Sau khi nhận được tin báo, các lực lượng an ninh đã có mặt tại hiện trường, sau đó diễn ra cuộc đấu súng quyết liệt, buộc các đối tượng tấn công phải rút lui. Hai nghi phạm liên quan vụ tấn công đã bị bắt giữ và cơ quan điều tra đang tiến hành thẩm vấn.

Trước đó, ngày 26.9, nhiều tay súng đã tấn công một nhà thờ ở quận Kachia,

Nhà cửa bị tàn phá sau vụ tấn công tại một ngôi làng ở bang Kaduna, Tây Bắc Nigeria ngày 14.4.2019.

Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tấn công tại Tây Bắc Nigeria khiến 34 người thiệt mạng

bang Kaduna, khiến 1 người thiệt mạng và một số người bị thương. (Theo TTXVN)