On Tập Mon Dường Lối

26
Ôn Tập Môn Đường Lối Chương 1 - Quan điểm HCM về cách mạng GPDT thời kỳ 1920-1930 Chỉ ra tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam . Quan hệ cách mạng cách mạng giải phóng dân tộc vói cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa . Chỉ ra lực lượng cách mạng là toàn dân mà nòng cốt là công nông, sự cần thiết phải thực hiện khối đoàn kết toàn dân . Chỉ rõ phải có Đảng lãnh đạo cách mạng mới thành công, Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa Mác Lênin làm “cốt”. Chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với cách mạng thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới . Về phương pháp cách mạng phải tập hợp, giác ngộ và tổ chức quần chúng, phải nắm vững tình thế và thời cơ của cách mạng . -Nội dung cơ bản cương lĩnh chính trị dđầu tiên của đảng Tìm hiểu cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng phải làm rõ 3 nội dung sau : * Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh : - Đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng nước ta về đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng . - Nhu cầu bên trong về sự thống nhất các tổ chức cộng sản của những người Cộng sản Đông Dương . * Văn kiện cấu tạo nên cương lĩnh : Là 3 văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản là : Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam . Sách lược vắn tắt của Đảng . Chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng.

Transcript of On Tập Mon Dường Lối

Ôn Tập Môn Đường LốiChương 1- Quan điểm HCM về cách mạng GPDT thời kỳ 1920-1930

Chỉ ra tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam .

Quan hệ cách mạng cách mạng giải phóng dân tộc vói cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa .

Chỉ ra lực lượng cách mạng là toàn dân mà nòng cốt là công nông, sự cần thiết phải thực hiện khốiđoàn kết toàn dân .

Chỉ rõ phải có Đảng lãnh đạo cách mạng mới thànhcông, Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa Mác Lênin làm “cốt”.

Chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với cáchmạng thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới .

Về phương pháp cách mạng phải tập hợp, giác ngộ và tổ chức quần chúng, phải nắm vững tình thế và thời cơ của cách mạng .

-Nội dung cơ bản cương lĩnh chính trị dđầu tiên của đảngTìm hiểu cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng phải làm rõ 3 nội dung sau :

* Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh : - Đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng nước ta

về đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng .- Nhu cầu bên trong về sự thống nhất các tổ chức cộng

sản của những người Cộng sản Đông Dương .

* Văn kiện cấu tạo nên cương lĩnh : Là 3 văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được

thông qua trong Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản là :

Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam . Sách lược vắn tắt của Đảng . Chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng.

* Nội dung cơ bản của cương lĩnh : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tập trung

vào 5 nội dung chủ yếu sau đây : Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam :

Phương hướng đó là : “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

(Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng. Nxb CTQG Hà Nội 1998.t2.tr 2)

Phương hướng chiến lược trên do Đảng vạch ra là định hướng lâu dài cho toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta .

Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân : Về chính trị :

Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến để làm cho đất nước được độc lập .

Thành lập chính phủ công, nông, binh, quân đội công, nông, binh .

Cụ thể về chính trị nhiệm vụ của Đảng là phải đánh đổ đế quốc và phong kiến để giành độc lập cho dân tộc, xây dựng Nhà nước của nhân dân lao động .

Về kinh tế : Thủ tiêu các thứ quốc trái . Tịch thu sản nghiệp lớn của tư bản Pháp . Thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày. Mở mang công nghiệp, nông nghiệp và thực

hiện các chính sách kinh tế tiến bộ .Đây là các nhiệm vụ kinh tế chủ yếu mà Đảng lãnh

đạo thực hiện trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta .

Về văn hóa, xã hội : Thực hiện các quyền tự do dân chủ cơ bản

cho nhân dân . Thực hiện, phát triển các chính sách văn

hóa, xã hội .

Lực lượng của cách mạng :

- Phải đoàn kết đông đảo thợ thuyền, dân cày trong đó dựa chủ yếu vào công nhân và dân cày nghèo .

- Tập hợp, lôi kéo các tổ chức quần chúng ra khỏi ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia (tư tưởng cải lương) .

Liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và các tầnglớp xã hội khác .

Lợi dụng, hoặc làm trung lập bộ phận phú nông,trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, không để bộphận này đi về phía đế quốc, phong kiến .

Đánh đổ bọn Việt gian, phản động đi với đế quốc chống lại dân tộc

Năm nội dung trên là sự sắp xếp lực lượng cách mạng của Đảng một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cách mạng. Nó huy động được tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội dựa trên nền tảng của khối liên minh công, nông .

Lãnh đạo cách mạng : là giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện .

Để lãnh đạo được cách mạng, Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam .

Đảng phải đứng trên lập trường và quyền lợi củagiai cấp công nhân để tập hợp đoàn kết với các giai cấp khác, tránh đi vào con đường thỏa hiệp, nhượng bộ .

Quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới : Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng

thế giới . Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp

vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp .à Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng

minh tính khoa học, tính cách mạng, đúng đắn, tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .

Chương 2-Nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930

Phân tích tình hình, đặc điểm của xã hội Đông Dương, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã chỉ ra những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương gồm sáuluận điểm sau :

Mâu thuẫn xã hội: theo Luận cương mâu thuẩn đang diễn ra gay gắt trong xã hội Đông Dương giữa “thợ thuyền, dân cày, và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc”

Cụ thể đó là mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân, tầng lớp tiểu tư sản với địa chủ phong kiến và tư bản .

Phương hướng chiến lược của cách mạng: “cách mạng tư sản dân quyền”có tính chất thổ địa và phản đế, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cáchmạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấuthẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”

(Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG.Hà Nội.2000. Tập 2.trang93.94)

Phương hướng chiến lược là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giành độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội .

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: “đánh đế quốc làm cho Đông Dương độc lập, đánh phong kiến thực hành triệt để ruộng đất” Xác định quan hệ hai nhiệm vụ chiến lược khăng khít,

hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau nhưng Luận cương lại nhấn mạnh nhiệm vụ giai cấp (chống phong kiến) cao hơn nhiệm vụ dân tộc (chống đế quốc), coi “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày” .

Lực lượng cách mạng : Động lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông

dân do giai cấp công nhân lãnh đạo . Lực lượng của cách mạng chỉ mở rộng đến tầng lớp

tiểu tư sản mà “chủ yếu là các phần tử lao khổ ở đô thị như người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp” mới đi theo CM.

Phương pháp cách mạng: Đảng chủ trương phải ra sức chuẩn bị “võ trang bạo động” để giành chính quyền về tay công nông và phải “tuân theo khuôn phép nhà binh” . Luận cương chủ trương là phải đi con đường cách mạng

bạo lực, phải nắm vững tình thế và thời cơ cách mạng để khởinghĩa giành chính quyền .

Quan hệ với cách mạng thế giới: khẳng định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, liên hệ mật thiết với cách mạng Pháp, cách mạng thuộc địa vànửa thuộc địa .

Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng: khẳng định cách mạng Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lảnh đạo. Để giữ vai trò lãnh đạo cách mạng phải :

Có đường lối chính trị đúng, kỷ luật tập trung, thường xuyên liên hệ mật thiết với quần chúng .

Dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lênin .

Đại biểu cho quyền lợi của giai cấp vô sản Đông Dương, thực hiện mục tiêu của Đảng là chủ nghĩa Cộng sản .

Ý nghĩa luận cương : Luận cương chính trị tháng 10/1930 khẳng định

những vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng được vạch ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam .

Luận cương chính trị tháng 10/1930 còn những hạn chế (cũng là những mặt khác nhau) so với Cươnglĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như:

Chưa nêu lên được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, chưa thấy được nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu .

Chưa thấy được vai trò cách mạng và những mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản, không đề ra được chiến

lược liên minh giai cấp và dân tộc rộng rãi trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dântộc .

Nguyên nhân đưa đến hạn chế của Luận cương : Thứ nhất : chưa nắm vững những đặc điểm của xã hội

Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến . Thứ hai : nhận thức giáo điều, máy móc mối quan hệ

giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, lạichịu ảnh hưởng của khuynh hướng “tả”, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản và các Đảng anh em .

Do mặt hạn chế trên, hội nghị Trung ương lần thứ Icủa Đảng đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo độc lập, tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Đường cách mạng, chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng .

-Nội dung chủ trương chuyển chỉ đạo chiến lược qua 3 nghị quyết hội nghị trung ương 6, 7, 8:Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ 1939-1945 thể hiện 3 hội nghị Trung ương :

Hội nghị Trung ương lần thứ VI (11/1939) ở Hóc Môn, Sài Gòn

Hội nghị Trung ương lần thứ VII (11/1940) ở Đình Bảng. Bắc Ninh

Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) ở Pắc Bó, Cao Bằng Nhận định về diễn biến của chiến tranh thế giới thứ

2 và căn cứ vào hoàn cảnh trong nước, Đảng quyết định chuyểnhướng chỉ đạo chiến lược với nội dung cụ thể như sau :Một là : Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

Đưa giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cáchmạng Đảng ta căn cứ vào mâu thuẫn cơ bản chủ yếu phải giải quyết của xã hội Việt Nam giữa toàn thể dân tộc Việt Nam vớiđế quốc Pháp, Nhật .

“Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho dân tộcthì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu

mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm không đòi lại được . (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập.Nxb CTQG.Hà Nội.2000.tr113)Chủ trương trên được hội nghị Trung ương lần thứ VI, hội nghị Trung ương lần thứ VII nêu lên và khẳng định ở hội nghịTrung ương lần thứ VIII (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì Tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng quyết định tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốcvà Việt gian chia cho dân cày nghèo”; “chia lại ruộng đất cho công bằng và giảm tô, giảm tức” cho nông dân .Hai là Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc .

Hội nghị Trung ương lần thứ VI (1939) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương thời kỳ 1936-1939, Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (1941) chủ trương thành lập Mặttrận Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương . Đảng cũng quyết định đổi tên các Hội phản đế thành các Hội cứu quốc như Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc… cho phù hợp với tình hình thực tế .Ba là : Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng.

“Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng tavà dân ta trong giai đoạn hiện tại”

(Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập.Nxb CTQG Hà Nội.2000.tập7.tr298)

Hội nghị Trung ương VII (11/1940) quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì chưa đủ điều kiện giành thắng lợi, duy trì lực lượng vũ trang trong khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập đội du kích Bắc Sơn (sau đổi tên thành Cứu quốc quân ), tiến tới thànhlập các căn cứ địa cách mạng .

Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta được Đảng xác định là “phải chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm cơ hội thuận lợi để từ khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương mở đường tiến lên Tổng khởi nghĩa”.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ và công tác vận động quần chúng.

c.Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Ban chấp hành Trung

ương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó .

Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt giải phóngdân tộc lên hàng đầu đã tập hợp được rộng rãi lực lượngcủa toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập cho dân tộc,giành chính quyr6n2 về tay nhân dân.

Là nguồn gốc, nguyên nhân cơ bản đi đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 .

Chương 3- Đường lối kháng chiến chống Pháp:- a. Hoàn cảnh lịch sử :- Tháng 11/1946 thực dân Pháp liên tục tấn công và gây

hấn ở nhiều nơi :- Đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng- Gây ra các vụ khiêu khích, thảm sát đồng bào ta ở Hà

Nội- Gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi kiểm

soát an ninh ở Hà Nội và tuyên bố sẽ tấn công ta vào ngày 20/12/1946 .

- Ngày 19/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) do Hồ Chủ Tịch chủ trì vạchkế hoạch, chủ trương đối phó :

- Phân tích hành động của Pháp, Trung ương Đảng cho rằng Pháp cố ý cướp nước ta một lần nữa, khả năng hòa hoãn không còn .

- Đảng hạ quyết tâm phát động cả nước kháng chiến chống Pháp, chủ động tấn công trước khi Pháp tấn công ta

- 20h đêm ngày 19/12/1946 mệnh lệnh kháng chiếnđược phát đi

- “Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền

- Phố giăng chiến lũy, đường xuyên chiến hào”

- Ngày 20/12/1946 Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi Toàn quốckháng chiến chống Pháp .

-- Thuận lợi và khó khăn khi ta bước vào cuộc kháng

chiến :- Thuận lợi : - Ta có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”- Ta đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt cho cuộc

kháng chiến lâu dài .- Khó khăn : - Tương quan lực lượng về quân sự ta yếu hơn Pháp- Ta chưa có nước nào công nhận, giúp đỡ - Pháp có vũ khí tối tân, lại chiếm đóng ở cả 2 nước Lào,

Căm pu chia .- à Những đặc điểm trên là cơ sở để Đảng xác định đường lối cho cuộc

kháng chiến .- Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng

bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Pháp .

- Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Đảng xác định kẻ thù chính là Pháp và tập trung mũi nhọn vào kẻ thù đó . Nhân dân NamBộ kháng chiến đã làm thất bại âm mưu của Pháp tách NamBộ ra khỏi Việt Nam .

- Ngày 19/10/1946 trong chỉ thị Công việc khẩn cấp, Đảng cũng nêu lên những công việc cần thiết của cuộc kháng chiến và xác định niềm tin vào thắng lợi của kháng chiến .

- b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :- Ba văn kiện thể hiện nội dung đường lối :- Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng ngày

12/12/1946- Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh

ngày 19/12/1946- Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường

Chinh .- Nội dung đường lối :

- Mục đích của kháng chiến - “Đánh phản động thực dân Pháp giành thống

nhất, độc lập”- (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện

Đảng.Nxb.CTQG.Hà Nội - 2000.t8.tr130) - Tính chất của kháng chiến :- Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài- Kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ

.- Chính sách của Kháng chiến :- Đoàn kết chặt chẽ toàn dân tộc- Đoàn kết 3 nước Đông Dương- Đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân thế giới .- Toàn dân tham gia kháng chiến- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến :- Phải đoàn kết và tạo sự thống nhất trong toàn dân- Huy động nguồn lực mọi mặt cho kháng chiến- Xây dựng, củng cố chế độ dân chủ nhân dân- Tự lực về kinh tế, phát triển sản xuất .- Phương châm tiến hành kháng chiến : Tiến hành chiến

tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính . Cụ thể phương châm đó là :

- Kháng chiến toàn dân là huy động sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào cuộc chiến tranh cách mạng .

- Kháng chiến toàn diện là kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực

- Chính trị :- Đoàn kết toàn dân- Xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền .- Đoàn kết với 3 nước Đông Dương và cách mạng thế

giới .- Quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, xây

dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giànhdân, giành đất .

- Kinh tế : - Tiêu thổ kháng chiến

- Xây dựng kinh tế tự cấp, tự túc- Phát triển công, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công

nghiệp quốc phòng .- Văn hóa :- Xóa bỏ văn hóa phong kiến, thực dân- Xây dựng nền văn hóa mới dân chủ, tiến bộ theo nguyên

tắc dân tộc, khoa học, đại chúng- Ngoại giao :- Thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực của ta

ra bên ngoài- Đoàn kết với nhân dân Pháp để chống lại bọn thực dân

phản động Pháp- Sẵn sàng đàm phán với Pháp để kết thúc chiến tranh

nhưng phải trên cơ sở Pháp phải công nhận độc lập của Việt Nam

- Kháng chiến trường kỳ, dựa vào sức mình là chính :- Phải kháng chiến lâu dài để phát huy “thiên thời, địa

lợi, nhân hòa” của ta, để chuyển hóa tương quan so sánhlực lượng .

- Phải dựa vào sức mình là chính vì ta bị bao vây, cô lậpchưa có quan hệ với được với một nước nào, mặt khác để không ỷ lại vào bên ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính .

-- Triển vọng của cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp :- Đảng xác định mặc dù kháng chiến lâu dài,

gian khổ, khó khăn nhưng nhất định thành công .- Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Pháp :- Đường lối kháng chiến kế thừa được truyền thống của tổ

tiên, vận dụng được các nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin về chiến tranh cách mạng trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạocủa Đảng, phù hợp với thực tế của đất nước . Là nguồn gốc, nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp .

Đường lối chiến lược chung ĐHIII 9/1960:Nội dung đường lối chiến lược chung : 8 nội dung lớn Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là đoàn kết

toàn dân, đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách

mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc cho nhân dân ở miền Nam nhằm mục tiêuhòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh gópphần vào cách mạng thế giới .

Nhiệm vụ chiến lược : có 2 nhiệm vụ :Một là : cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền BắcHai là : giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị

của Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước . Mục tiêu chiến lược : mục tiêu chung trước mắt là

hòa bình thống nhất Tổ quốc nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai.

Mối quan hệ cách mạng hai miền : “Hai nhiệm vụ chiến lược quan hệ mật thiết với nhau

và có tác dụng thúc đẩy lẩn nhau cùng phát triển”. (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb.CTQG.Hà Nội.2002.t21.tr917) Vai trò, nhiệm vụ của mỗi miền :

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệmvụ xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa của cả nước,làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam Miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn

bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất đấtnước

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò trực tiếp quyết định sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà .

Con đường thống nhất đất nước : Kiên trì hiệp định Giơnevơ nếu đối phương thi

hành hiệp định . Đi con đường cách mạng bạo lực để giải phóng miền

Nam, thống nhất Tổ quốc . Triển vọng của cách mạng Việt Nam :

Đảng xác định cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà là một quá trình lâu dài, gian khổ nhưng đất nước nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội .

Ý nghĩa đường lối chiến lược chung :Đường lối chiến lược giương cao hai ngọn cờ độc lập, dân tộc

và chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh của cả hai miền đất nước, kết hợp được sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh dân tộc và thời đại nhằmtạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước . Đường lối đó thể hiện tinh thần độc lập tự chủ sáng

tạo của Đảng Đường lối đó là cơ sở để Đảng lãnh đạo cách mạng nước

ta từ giai đoạn 1954-1975. Chương 4* Nội dung cơ bản đường lối CNH thời kỳ trước đổi mới:Trên cơ sở phân tích đặc điểm lớn nhất của miền Bắc từ kinh tế nông nghiệp, lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa,Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) đã nêu lên 4 nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là : Khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta . Đảng ta cho rằng muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc

hậu ở nước ta không có con đường nào khác ngoài con đườngcông nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa . Xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm cụ

trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta . Quan điểm này cũng được nhất quán trong tất cả các

đại hội Đảng sau này. Mục tiêu cơ bản lâu dài, phải thực hiện qua nhiều

giai đoạn của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là : Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối,

hiện đại Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho

chủ nghĩa xã hội

Phương hướng chỉ đạo tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa :

Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợplý

Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với pháttriển nông nghiệp

Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

Ra sức phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh công nghiệp địa phương

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của tình hình trong nước vàquốc tế, Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976) đề ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là :

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợpkinh tế trung ương với kinh tế địa phương, trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất” (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb.CTQG.Hà Nội.2004.t37.tr 653).Đường lối trên của Đại hội lần thứ IV vẫn tiếp tục quan điểm của Đại hội lần thứ III, có sự bổ sung và phát triểnthêm . Qua thực tiễn chỉ đạo công nghiệp hóa thời kỳ năm

1976-1980, Đảng rút ra kết luận là từ sản xuất nhỏ đi lên phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.

Đại hội Đảng lần thứ V (3/1982) xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta nội dung của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, còn công nghiệp nặng cần có mức độ, vừa sức, phục vụ thiết thực cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ .

Quan điểm trên là sự điều chỉnh đường lối công nghiệp hóa một cách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt

Nam. Đáng tiếc là quá trình tổ chức thực hiện lại chưa được làm đúng như sự điều chỉnh đó.Đánh giá thực hiện đường lối : Công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín, hướng

nội và thiên về công nghiệp nặng . Công nghiệp hóa dựa chủ yếu vào lợi thế lao động, tài

nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Lực lượng chủ yếu thực hiện là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước, phân bổ nguồn lực theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, không tôn trọng các qui luật khách quan .

Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không tính đến hiệu quả kinh tế xã hội . Những sai lầm trên đây, trong điều kiện bị chiến

tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, sau đó lại bị bao vây cô lập của các thế lực thù địch đã trở thành nguyên nhân chủyếu dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội kéo dài nhiều năm ở nước ta . Quá trình đổi mới tư duy CNH, HĐH:Đổi mới nhận thức về công nghiệp hóa diễn ra từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2001) với 5 mốc nhận thức như sau : Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) :

Nghiêm khắc chỉ ra sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985 mà trực tiếp là 1975-1985 với 3 sai lầm lớn là :

Sai lầm trong xác định mục tiêu, bước đi củacông nghiệp hóa, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế .

Do tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóakhi chưa có đủ các tiền đề, chậm đổi mới cơ chế quản lý, cố thủ cơ chế nhà nước chỉ huy, kế hoạch hóa tập trung .

Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư. Chỉ xuất phát từ mong muốn đi nhanh nên không kết hợp ngay từ đầu nông nghiệp và công nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công

nghiệp nặng và những công trình qui mô lớn, không tập trung giải quyết vấn đề căn bản là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng không có hiệu quả .

Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Đạihội V, chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụnông nghiệp và công nghiệp nhẹ .

Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa trong những năm còn lại của chặng đườngđầu tiên của thời kỳ quá độ bằng 3 mục tiêu :

Sản xuất lương thực, thực phẩm Sản xuất hàng tiêu dùng Sản xuất hàng xuất khẩu

Hội nghị Trung ương lần thứ VII khóa VII (1/1994) có bước đột phá về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyểnđổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sứclao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập.Nxb.CTQG.Hà Nội.2007.t35.tr554).

Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996) nhận định đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, nhiệm vụ đề ra trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đã cơ bảnhoàn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

Đại hội VIII nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng những nội dung cơ bản củacông nghiệp hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 thế kỷ XX.

Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001), Đại hội lần thứ X (4/2006) : bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về con đường công nghiệp hóa rút ngắn ở nước ta .

Rút ngắn bằng đón đầu tận dụng xu thế thời đại Phát triển nhanh, bền vững Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn* Năm quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH Một : Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinhtế tri thức

Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa :Đại hội Đảng lần thứ X cho rằng trong thời đại

ngày nay khi khoa học công nghệ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, kinh tế tri thức có vai trò nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học công nghệ tác động sâu rộng đến mọi lãnh vực của đời sốngxã hội, xu thế và tác động của toàn cầu hóa tạo cơ hội vàcũng là thách thức đối với đất nước.

à Ta phải tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn, lựa chọn con đường kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triểnkinh tế tri thức :Đại hội Đảng lần thứ X cho rằng ta tiến hành công

nghiệp hóa, hiện đại hóa khi nền kinh tế tri thức đang phát triển vì vậy không cần trải qua các bước tuần tự mà phải tranh thủ lợi thế của các nước đi sau để đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kinh tế tri thức là :“ Nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử

dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự pháttriển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống” .

(Định nghĩa của OECD, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).

Trong nền kinh tế tri thức những ngành dựa nhiều vào tri thức, các thành tựu mới của khoa học, công nghệ có tác động to lớn tới sự phát triển nói chung :

Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới

Các ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.

Hai : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế .

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là công việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân trong đó kinh tếNhà nước là chủ đạo.

Phương thức phân bố các nguồn lực để công nghiệphóa được thực hiện bằng cơ chế thị trường .

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế và sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tư cho công nghiệp hóa trong cơ chế thị trường ở lĩnh vực qui mô nào, công nghệ gì cũng được cân nhắc, tính toán kỹ càng để tránh lãng phí, kém hiệu quả .

Ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế tất yếu phải hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hútđầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ và học hỏi kinh nghiệm tiên tiến từ bên ngoài. Nó còn nhằm khai thác thị trường thế giới cho các hàng hóa củata có lợi thế, có sức cạnh tranh. Đó cũng chính làviệc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng có hiệu quả hơn.

Ba : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bềnvững .

Ba yếu tố tham gia vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(vốn, khoa học, công nghệ, con người)

Năm yếu tố để tăng trưởng kinh tế(vốn, khoa học, công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, con người)  

à Để phát huy nguồn lực con người nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý giáo dục và đào tạo .

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế nhưng lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý, đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng .

Nguồn nhân lực đó của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ và phải có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới .

Bốn : Khoa học công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển, tiền lực khoa học công nghệ còn thấp, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếuvà bức xúc.

Phải chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế Phải kết hợp phát triển công nghệ nội sinh

Năm : Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học .

Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó kinh tế phải đạt tốc độ nhanh, hiệu quả, bền vững .Chỉ có nhanh, hiệu quả, bền vững mới có khả năng

xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, phát triển văn hóa,

giáo dục, y tế. Suy cho cùng mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người và làm cho mọi người đều được hưởng thànhquả của sự phát triển .

Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động của con người, do vậy bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững .

Chương 7 Quan điểm chủ trương xây dưng và phát triển nền văn hóa

thời kỳ đổi mới: Năm quan điểm chỉ đạo phát triển văn hóa

MỘT LÀ : Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinhtế - xã hội

Quan điểm trên chỉ rõ chức năng, vị trí, vai trò của văn hóa, thể hiện ở 4 nội dung :- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội“Văn hóa phản ánh một cách tổng quát, sống động cuộc sốngcủa cả quá khứ và hiện tại, của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Văn hóa được cấu trúc thành các giá trị truyền thống và lối sống riêng của từng dân tộc, dựa trên đó từng dân tộc có bản sắc riêng của mình. Các giá trị trên tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội, thấm vào từng con người và cả cộng đồng, được truyền nối lại qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội, tác động hàng ngày đến cuộc sống bằng môi trường, xã hội, văn hóa”

theo quan điểm trên thì văn hóa là sợi chỉ xuyên suốt lịch sử dân tộc, làm →nên sức sống mãnh liệt để dân tộc vượt qua mọi thử thách tồn tại và phát triển không ngừng.

Vì vậy : Đảng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị từ văn hóa trở nên nền tảng tinh thần bền vững thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội … - Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:- Sự phát triển của các dân tộc đều có nguồn nội sinh từ

văn hóa. Sự phát triển phải vươn tới cái mới, tạo ra cái mới và tiếp nhận cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn là văn hóa. Vì vậy phát triển phải dựa trên cội nguồn, phải phát huy cội nguồn .

- - Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện nay thì yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế là tri thức, thông tin và khả năng sáng tạo của con người. Ba yếu tố đó nằm trong cấu thành của văn hóa

- Văn hóa phát triển sẽ đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường

- Văn hóa với những giá trị, nội dung mới hiện đại là tiền đề quan trọng để đưa nước ta hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới

- Văn hóa làm hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ” làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gắn sự phat triển bền vững với bảo vệ môi trường sinh thái của con người→ Đảng ta coi văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế , xã hội

.- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:- Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh” cũng được Đảng ta xác định là mục tiêu của văn hóa

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 xácđịnh :

- Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người

- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và côngbằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường

-- phát triển có → tính tới văn hóa, xã hội mới đảm bảo phát triển bền vững

trường tồn

- Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của phát triển Đảng ta chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết đồng bộ với phát triển kinh tế, xã hội.

- Cụ thể là :- Xác định mục tiêu, giải pháp để phát triển văn hóa

phải căn cứ vào mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

- Xác định mục tiêu kinh tế, xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa

- Văn hóa giữa vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồidưỡng phát huy nhân tố con người và xậy dựng xã hội mới:

- Việc phát triển kinh tế xã hội cần nhiều nguồn lực, chỉcó nguồn lực tri thức con người mới là vô hạn, có khả năng tái sinh, không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không khai thác được nguồn lực trí tuệ và khả năng của con người

- Hồ Chí Minh nói : - “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người

xã hội chủ nghĩa”- Đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, Liên hiệp

quốc nêu lên ba tiêu chí là là :- Thành tựu giáo dục- Thu nhập- Tuổi thọ- Thành tựu giáo dục với trí tuệ toàn diện là tiêu

chí số một. Như vậy tài nguyên con người, vốn trí tuệ dân tộc được tạo dựng trực tiếp từ văn hóa

- Hai là : nền văn hóa mới phải là nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc:

- Văn hóa tiên tiến : là văn hóa yêu nước, và tiến bộ mà nội dung cốt lõi của văn hóa đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tiên tiến thể hiện :- Nội dung của văn hóa- Hình thức biểu hiện của văn hóa- Phương diện chuyển tải nội dung của văn hóa .

- Bản sắc dân tộc của văn hóa là : - Những truyền thống bền vững của dân tộc Việt nam :- Yêu nước- Đoàn kết, ý thức cộng đồng- Lòng nhân ái bao dung- Cần cù, thông minh, sáng tạo- Lối ứng xử tinh tế, giản dị- Các hình thức thể hiện của văn hóa mang tính cách dân

tộc (tà áo dài, nón bài thơ, câu quan họ…)- → Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là tổng thể

những phẩm chất tính cách, khuynh hướng cơ bản của dân tộc Việt Nam. Nó là sức sống bên trong của dân tộc, nó thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội mà sâu sắc nhất là HỆ GIÁ TRỊ của dân tộc, nó trở thành niềm tin mãnh liệt, thiêng liêng được chuyển hóa thành các CHUẨN MỰC, định hướng cho từng cá nhân và cả cộng đồng,là cơ sở cho sự ổn định xã hội, sự vững vàng của chế độ

- Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải mở rộng giao lưu để tiếp thu văn hóa của nhân loại, gắn với việc chống lại cái lỗi thời, lạc hậu của phong tục, tập quán, lề thói cũ

- Ba là: nền văn hóa việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt nam:

- Đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em

- Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc riêng- Cả cộng đồng có chung sự thống nhất- Thống nhất bao hàm tính đa dạng, đa dạng

trong sự thống nhất- Hơn 50 dân tộc đều có những giá trị và bản sắc

văn hóa riêng. Các giá trị và bản sắc văn hóa đó bổ sung cho nhau làm phong phú và củng cố sự thống nhất cho nền văn hóa của cả dân tộc

- Bốn là: Thực hiện quốc sách hàng đầu Đảng chủ trương 11 biện pháp sau đây :

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện- Chuyển dần mô hình giáo dục sang mô hình giáo dục mở- Đổi mới giáo dục mầm non và giáo dục bậc phổ thông

- Bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên- Đổi mới giáo dục đại học, sau đại học- xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn

dân do đang lãnh đạo, đội ngũ tri thức giữ vai trò quantrọng:

- Mọi người Việt Nam đều tham gia xây dựng và phát triển nền văn hóa dựa trên nền tảng liên minh công, công, tríthức dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đội ngũ trí thức giữa vai trò quan trọng .

- Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốcsách hàng đầu

- Xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo- Phát triển khoa học xã hội, làm sáng tỏ lý luận về

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta .- Phát triển khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ- Năm là: Văn hóa là một mặt trận, xậy dựng và phát

triển, văn hóa là sự nghiệp lâu dài đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng:

- Mặt trận xây dựng và phát triển văn hóa có 3 nhiệm vụ chính là :

- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc- Sáng tạo giá trị văn hóa mới- Làm cho các giá trị văn hóa thấm vào xã hội thành tâm

lý, tập quán của nhân dân .- Đó là cả quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức

tạp, lâu dài và gian khổ, xây phải đi đôi với chống mà xây dựng là nhiệm vụ chính .

CHƯƠNG 8 Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mớia. Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo :

Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại Đảng chỉ ra cơhội và thách thức của việc mở rộng quan hệ hợp tác quốctế là :

Cơ hội :

○ Xu thế hòa bình, hợp tác và xu thế toàn cầu hóa kinh tế

○ Thắng lợi của đổi mới mà cách mạng Việt Nam đã đạt được

Thách thức : ○ Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm

xuyên quốc gia○ Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ

của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia○ Những biến động khó lường của thị trường quốc

tế và khu vực tiềm ẩn nguy cơ rối loạn, khủnghoảng kinh tế

○ Sự phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụngtoàn cầu hóa

→ cơ hội và thách thức quan hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Tận dụng cơ hội để vượt qua thử thách, tạo ra cơ hội tốt hơn

Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại : có 4 mục tiêu, nhiệm vụ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều

kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội

Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh

Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranhcủa nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Tư tưởng chỉ đạo : quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ 8 quan điểm sau đây :

Một : bảo đảm lợi ích dân tộc là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XNCH

Hai : giữ vững độc lập, tự chủ đi liền với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại

Ba : nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ đối ngoại, cố gắng thúc đẩy hợp tác nhưng vẫn phải đấu tranh để hợp tác, tránh đối đầu, tránh bị đẩy vào cô lập

Bốn : mở rộng quan hệ với mọi quốc gia, vùng lãnh thổ không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu

Năm : kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà Nước, đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân

Sáu : giữ vững ổn định chính trị kinh tế xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái

Bảy : phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút ngoại lực, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, sử dụng có hiệu quả các lợi thế của đất nước trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tám : giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể nhân dân. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân