nghiên cứu dược & thông tin thuốc 2020, tập 11, số 6

49
NGHIÊN CỨU DƯỢC & THÔNG TIN THUC 2020, TP 11, S6 Journal of Pharmaceutical Research and Drug information 2020, Vol 11. N o 6 MC LC S6, 2020 CONTENTS N o 6, 2020 BÀI NGHIÊN CU RESEARCH 2 Nghiên cu chế to hphân tán rắn telmisartan, ng dụng vào bào chế viên nén Bùi ThLan Phương, Lê Thin Giáp, Phm ThThu Hương, Nguyn Ngc Chiến Formulation of solid dispersion of telmisartan, application to tablet preparation Bui Thi Lan Phuong, Le Thien Giap, Pham Thi Thu Huong, Nguyen Ngoc Chien 9 Phân tích tính phù hp ca vic sdng kháng sinh carbapenem trong điều trviêm phi bnh vin ti Bnh viện Đa khoa Hà Đông Nguyn ThThu Thy, Quách ThThu Hà, Lê Vân Anh, Phm ThThúy Vân Appropriateness of carbapenems use in the treatment of hospital acquired pneumonia in Ha Dong General Hospital Nguyen Thi Thu Thuy, Quach Thi Thu Ha, Le Van Anh, Pham Thi Thuy Van 16 Tổng hợp acid (E)-4-dimethylaminobut-2- enoic hydroclorid làm chất trung gian quan trọng cho điều chế afatinib dimaleat Nguyn ThNgc, Nguyn Hòa Bình, Bùi ThThanh Châm, Trn Hoàng Vũ, Trần Anh Phương, Đào Nguyệt Sương Huyền, Nguyn Văn Giang, Nguyn Đình Luyn, Nguyễn Văn Hải Synthesis of (E)-4-(dimethylamino)but-2- enoic acid hydrochloride as an important intermediate for the preparation of afatinib dimaleate Nguyen Thi Ngoc, Nguyen Hoa Binh, Bui Thi Thanh Cham, Tran Hoang Vu, Tran Anh Phuong, Dao Nguyet Suong Huyen, Nguyen Van Giang, Nguyen Dinh Luyen, Nguyen Van Hai 23 Nghiên cu quy trình bào chế viên nang mềm cha hệ nano tự nhũ hóa rosuvastatin Vũ Thị Thu Giang, Phan ThNghĩa, Nguyn ThThúy Nga, Nguyn ThLinh, Trn ThHi Yến, Phm Bo Tùng, Nguyễn Đăng Hòa Development of preparing procedure of soft gelatin capsule containing rosuvastatin self- nano emulsifying drug delivery system Vu Thi Thu Giang, Phan Thi Nghia, Nguyen Thi Thuy Nga, Nguyen Thi Linh, Tran Thi Hai Yen, Pham Bao Tung, Nguyen Dang Hoa 31 Tổng hợp và đánh giá tác dụng c chế tế bào ung thư của một số acid hydroxamic mang dị vòng 1,3-thiazol Dương Tiến Anh, Đào ThKim Oanh, Nguyn Hi Nam Synthesis and Evaluation of Novel 1,3- Thiazole-Based Hydroxamic Acids as Histone Deacetylase Inhibitors and Antitumor Agents Duong Tien Anh, Dao Thi Kim Oanh, Nguyen Hai Nam 37 Tng hp và thhot tính sinh hc mt sdn cht kết hp curcumin vi diacid Phm ThHin, Phm Ngọc Văn, Ngô Quang Trung, Nguyn ThNgc Bích, Đào Nguyệt Sương Huyền, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Văn Hải Synthesis and bioevaluation of some curcumin derivatives conjugated with diacid Pham Thi Hien, Pham Ngoc Van, Ngo Quang Trung, Nguyen Thi Ngoc Bich, Dao Nguyet Suong Huyen, Nguyen Van Giang, Nguyen Dinh Luyen, Nguyen Van Hai 45 ĐIỂM TIN THÔNG TIN THUC CẢNH GIÁC DƯỢC DRUG INFORMATION & PHARMACOVIGILANCE HIGHLIGHTS

Transcript of nghiên cứu dược & thông tin thuốc 2020, tập 11, số 6

NGHIÊN CỨU DƯỢC & THÔNG TIN THUỐC 2020, TẬP 11, SỐ 6

Journal of Pharmaceutical Research and Drug information 2020, Vol 11. No6

MỤC LỤC

Số 6, 2020

CONTENTS

No6, 2020

BÀI NGHIÊN CỨU RESEARCH

2 Nghiên cưu chế tạo hệ phân tán rắn

telmisartan, ưng dụng vào bào chế viên nén

Bùi Thị Lan Phương, Lê Thiện Giáp,

Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Chiến

Formulation of solid dispersion of

telmisartan, application to tablet preparation

Bui Thi Lan Phuong, Le Thien Giap,

Pham Thi Thu Huong, Nguyen Ngoc Chien

9 Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng

kháng sinh carbapenem trong điều trị viêm

phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Hà

Đông

Nguyễn Thị Thu Thủy, Quách Thị Thu Hà,

Lê Vân Anh, Phạm Thị Thúy Vân

Appropriateness of carbapenems use in the

treatment of hospital acquired pneumonia in

Ha Dong General Hospital

Nguyen Thi Thu Thuy, Quach Thi Thu Ha,

Le Van Anh, Pham Thi Thuy Van

16 Tổng hợp acid (E)-4-dimethylaminobut-2-

enoic hydroclorid làm chất trung gian quan

trọng cho điều chế afatinib dimaleat

Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Hòa Bình,

Bùi Thị Thanh Châm, Trần Hoàng Vũ,

Trần Anh Phương, Đào Nguyệt Sương Huyền,

Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Đình Luyện,

Nguyễn Văn Hải

Synthesis of (E)-4-(dimethylamino)but-2-

enoic acid hydrochloride as an important

intermediate for the preparation of afatinib

dimaleate

Nguyen Thi Ngoc, Nguyen Hoa Binh,

Bui Thi Thanh Cham, Tran Hoang Vu,

Tran Anh Phuong, Dao Nguyet Suong Huyen,

Nguyen Van Giang, Nguyen Dinh Luyen,

Nguyen Van Hai

23 Nghiên cưu quy trình bào chế viên nang

mềm chưa hệ nano tự nhũ hóa rosuvastatin

Vũ Thị Thu Giang, Phan Thị Nghĩa,

Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Thị Linh,

Trần Thị Hải Yến, Phạm Bảo Tùng,

Nguyễn Đăng Hòa

Development of preparing procedure of soft

gelatin capsule containing rosuvastatin self-

nano emulsifying drug delivery system

Vu Thi Thu Giang, Phan Thi Nghia,

Nguyen Thi Thuy Nga, Nguyen Thi Linh,

Tran Thi Hai Yen, Pham Bao Tung,

Nguyen Dang Hoa

31 Tổng hợp và đánh giá tác dụng ưc chế tế bào

ung thư của một số acid hydroxamic mang

dị vòng 1,3-thiazol

Dương Tiến Anh, Đào Thị Kim Oanh,

Nguyễn Hải Nam

Synthesis and Evaluation of Novel 1,3-

Thiazole-Based Hydroxamic Acids as Histone

Deacetylase Inhibitors and Antitumor Agents

Duong Tien Anh, Dao Thi Kim Oanh,

Nguyen Hai Nam

37 Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học một số

dẫn chất kết hợp curcumin với diacid

Phạm Thị Hiền, Phạm Ngọc Văn,

Ngô Quang Trung, Nguyễn Thị Ngọc Bích,

Đào Nguyệt Sương Huyền, Nguyễn Văn Giang,

Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Văn Hải

Synthesis and bioevaluation of some curcumin

derivatives conjugated with diacid

Pham Thi Hien, Pham Ngoc Van,

Ngo Quang Trung, Nguyen Thi Ngoc Bich,

Dao Nguyet Suong Huyen, Nguyen Van Giang,

Nguyen Dinh Luyen, Nguyen Van Hai

45 ĐIỂM TIN THÔNG TIN THUỐC –

CẢNH GIÁC DƯỢC

DRUG INFORMATION &

PHARMACOVIGILANCE HIGHLIGHTS

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

2

Nghiên cứu chế tạo hệ phân tán rắn telmisartan,

ứng dụng vào bào chế viên nén Bùi Thị Lan Phương, Lê Thiện Giáp, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Chiến*

Trương Đại học Dược Hà Nội

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 17/3/2020 – Ngày duyệt đăng: 16/11/2020)

SUMMARY Telmisartan (TEL) is an Angiotensin II Receptor Antagonist, which has been used in

the prevention and treatment of hypertension. However, it is a water-insoluble substance

which causes low dissolution, and poor bioavailability after oral administration (~42 %).

Thus, the objective of this study was to formulate a solid dispersion of telmisartan and

alkaline excipients to improve dissolution of telmisartan in pH 1.2 and 6.8 buffer media. The

solid dispersions containing telmisartan and alkaline excipients were prepared by a solvent

method using PVP K30 as a carrier. The results indicated that a solid dispersion formulation

containing telmisartan, sodium hydroxide and PVP-K30 with a PVP-K30:telmisartan ratio of

1:1 (w:w), dried by a vacuum technique released approximately 90 % of TEL after 60 minutes

in both pH 6.8 and pH 1.2 media. The solid dispersion was stable for one month under a

room condition (15-35 oC). Drug release from the tablets containing the solid dispersion was

approximately 90 % in both pH 1.2 and 6.8 media.

Từ khoá: Telmisartan, hệ phân tán rắn, tá dược kiềm, bốc hơi dung môi.

Đặt vấn đề

Sinh khả dụng của nhiều thuốc dùng theo đường uống bị giới hạn bởi độ tan và tính

thấm kém, do vậy việc làm tăng độ tan dược chất là một trong các biện pháp cải thiện sinh

khả dụng của chúng. Telmisartan là một thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu quả cao, tuy nhiên

rất ít tan trong khoảng pH 3-9, nên khả năng giải phóng từ viên nén và sinh khả dụng đường

uống của thuốc thấp và kém ổn định [1], [4], [6]. Nhằm nâng cao sinh khả dụng của

telmisartan chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cưu bào chế hệ phân tán rắn chưa hỗn hợp

telmisartan và tá dược kiềm, ưng dụng vào viên nén”.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu

Telmisartan (USP 38, Ấn Độ), Avicel PH 102 (USP 38, Đài Loan), polyvinyl

pyrolidon K30 (PVP K30, USP 38), manitol (USP 38), tinh bột (DĐVN V), natri

croscarmelose (EP 8.0), magnesi stearat (USP 38, Trung Quốc), Aerosil (USP 38, Bỉ). Các

hoá chất khác: đạt tiêu chuẩn tinh khiết hoá học.

Thiết bị nghiên cứu:

Máy thử độ hoà tan Pharma-test (Đưc), máy đo quang phổ UV-VIS Optima SP-3000

nano (Nhật), máy đo quang phổ hồng ngoại JASCO FT-IR (Nhật Bản), máy phân tích nhiệt vi

sai METTLER TOLEDO DSC 1 (Mỹ), máy dập viên quay tròn 8 chày SHAKTI (Ấn Độ),

máy phun sấy Buchi Mini Spray Dryer B 191, máy đông khô Christ Alpha 1-LD (Đưc), tủ sấy

chân không LabTech (Hàn Quốc).

Phương pháp nghiên cứu

Bào chế hỗn hợp telmisartan và tá dược kiềm (HH-TEL): Hỗn hợp TEL với các tá

dược kiềm được bào chế như sau: Hòa tan tá dược kiềm vào nước, sau đó thêm TEL theo

công thưc như bảng 1, rồi đun nóng hỗn dịch này ở 60 oC/30 phút trong nồi cách thủy, bốc

hơi dung môi bằng sấy chân không ở 40 oC, áp suất 0,1 atm, 24 giờ thu được hỗn hợp TEL và

tá dược kiềm.

Bào chế hệ phân tán rắn (HPTR) chứa HH-TEL: Hòa tan HH-TEL trong nước ở nhiệt

độ 60 °C, thêm PVP K30 khuấy đến khi tan hoàn toàn, bay hơi dung môi bằng một trong các

phương pháp: sấy chân không (tủ LabTech: 40 oC, áp suất 0,1 atm, 24 giờ), hoặc phun sấy

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

3

(máy phun sấy Buchi Mini Spray Dryer B 191: tốc độ gió 10-14m3/giờ, tkhí vào = 65 oC, tsản

phẩm = 40 – 41 oC, áp suất súng phun 1,2 – 1,3 bar, tốc độ bơm dịch 1,0ml/phút), hoặc đông

khô (máy đông khô Christ Alpha 1-LD, điều kiện: tiền đông ở -70 oC/12 giờ, sấy khô sơ cấp ở

- 48 ± 2 oC/0,12 ± 0,02 mbar/24 giờ).

Bào chế viên nén TEL 40 mg: Nghiền, rây HPTR chưa HH-TEL qua rây 0,25 mm,

trộn đồng lượng với tá dược độn, tá dược siêu rã, tá dược trơn. Dập viên chày đường kính 9

mm, độ cưng 4-6 kp, mỗi mẻ nghiên cưu 100 viên.

Các phương pháp đánh giá

Định lượng hàm lượng TEL trong HPTR và trong viên nén: Bằng phương pháp sắc kí

lỏng hiệu năng cao (HPLC): Pha động (tỷ lệ 45:55) acetonitril:đệm phosphat 0,02M pH 3,0;

cột sắc ký Zorbax Eclipse XBD C18 250 x 4,6 mm x 5 µm. Thể tích tiêm 20 µl, tốc độ dòng

1,4 ml/phút, dectector UV 230 nm. Chuẩn bị mẫu: Nghiền mịn mẫu HPTR hoặc mẫu viên.

Cân một lượng chính xác mẫu nghiền tương đương 40 mg TEL vào bình định mưc 100 ml,

thêm 1ml NaOH 0,1N và lắc đều. Thêm tiếp 50 ml methanol lắc kỹ và bổ sung đến vạch bằng

methanol. Lọc qua màng cellulose acetat kích thước lỗ lọc 0,45 µm, pha loãng 50 lần với

nước cất. So sánh với dung dịch chuẩn TEL (nguyên liệu) nồng độ 8 µg/ml.

Phương pháp đo phổ hồng ngoại (FT-IR): Các mẫu bột được nghiền mịn, sau đó được

trộn với bột kali bromid. Hỗn hợp sau khi trộn được ép thành viên mỏng rồi được quét phổ

FT-IR với dải bước sóng 4000-400 cm-1, độ phân dải 0,4 cm-1.

Đánh giá độ hoà tan: Máy cánh khuấy, tốc độ khuấy: 75 ± 1 vòng/phút. Môi trường:

thử 1 - 900 ml dung dịch HCl 0,1N pH 1,2; thử 2 – 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8.

Nhiệt độ: 37 ± 0,5 oC. Mẫu thử là viên hoặc HPTR chưa tương đương với 40 mg TEL. Sau

các khoảng thời gian nhất định, hút mẫu, lọc, pha loãng tới nồng độ thích hợp và đo mật độ

quang tại bước sóng 291 nm (môi trường HCl 0,1N pH 1,2) hoặc 296 nm (môi trường đệm

phosphat pH 6,8). So sánh với mẫu chuẩn (nguyên liệu). Kết quả trình bày trung bình ± SD

(n=3).

Phương pháp đo phổ phân tích nhiệt vi sai (DSC): Nghiền mịn mẫu phân tích và cho

vào đĩa đo phân tích nhiệt vi sai, đo ở dải nhiệt độ 0 – 300 oC, tốc độ gia nhiệt 10oC/phút, thổi

khí nitrogen ở tốc độ 50 ml/phút.

Đánh giá độ ổn định hỗn hợp: Bảo quản HPTR trong 1 tháng ở điều kiện phòng (15-

35 oC) và điều kiện lão hoá cấp tốc trong tủ vi khí hậu (40 oC ± 2, 75 %± 5) trong lọ thủy tinh

nút kín không màu. Sau thời gian bảo quản, xác định lại hàm lượng TEL bằng phương pháp

HPLC và độ hoà tan của TEL theo phương pháp đo mật quang trên.

Phương pháp xử lí thống kê: Kiểm định hai mẫu độc lập để so sánh phần trăm dược

chất hòa tan ở mỗi thời điểm (* P <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê).

Kết quả nghiên cứu

Kết quả bào chế hỗn hợp telmisartan với các tá dược kiềm

Bảng 1. Công thức bào chế HH-TEL (Đơn vị: mg)

CT

TEL Natri

hydroxyd

Natri

carbonat

Natri

hydrocarbonat

Natri

dihydro

phosphat

Dinatri

hydrophosphat

Natri

phosphat Nước

1 40 3,11 - - - - - 1

2 40 - 8,24 - - - - 1

3 40 - - 6,53 - - - 1

4 40 - - - 9,33 - - 1

5 40 - - - - 11,03 - 1

6 40 - - - - - 12,74 1

Hình 1 cho thấy độ hòa tan của TEL trong môi trường pH 6,8 có sự thay đổi mạnh

giưa các HH-TEL bào chế theo các công thưc khác nhau. Cụ thể, độ hòa tan TEL tại thời

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

4

điểm 60 phút từ hỗn hợp bào chế theo CT4 (2,2 ± 0,5), CT5 (4,4 ± 0,2), CT6 (0,7 ± 0,2)

không thay đổi nhiều so với nguyên liệu (0,8 ± 0,1), tuy nhiên độ hòa tan TEL từ hỗn hợp bào

chế theo CT1 (NaOH), CT2 (Na2CO3), CT3 (NaHCO3) tăng mạnh (độ hòa tan tại thời điểm

60 phút của CT1 là 73,3 ± 1,6; CT2 là 54,6 ± 2,8 và CT3 là 36,9 ± 1,1; p < 0,01 so với nguyên

liệu). Đặc biệt, khi sử dụng NaOH, độ hòa tan của TEL từ hỗn hợp tăng lên 92 lần sau 60 phút

so với nguyên liệu.

Hình 1. Đồ thị hoà tan của HH-TEL ở môi trương pH 1,2 và pH 6,8 (**p<0,01)

Tuy nhiên, tại môi trường pH 1,2, so với nguyên liệu độ hòa tan của TEL từ hỗn hợp

bào chế theo công thưc CT4 (NaH2PO4), CT5 (Na2HPO4 ), CT6 (Na3PO4) không thay đổi,

trong khi độ hòa tan của các công thưc còn lại đều giảm, nhưng vẫn trên 60 % sau 60 phút.

Trong tất cả hỗn hợp dược chất và tá dược kiềm, công thưc chưa NaOH khả quan nhất. Trước

khi tiến hành thí nghiệm tiếp theo, tiến hành đo phổ hồng ngoại của các mẫu TEL nguyên liệu

và HH-TEL nhằm đánh giá tương tác TEL và các tá dược kiềm, kết quả trình bày ở hình 2.

Hình 2. Phổ hồng ngoại của TEL và hỗn hợp TEL – tá dược kiềm

Từ kết quả phổ hồng ngoại của TEL và các hỗn hợp nhận thấy không có sự dịch

chuyển số sóng của nhóm hydroxyl (O – H) giưa các các mẫu. Tuy nhiên, xét về nhóm

carbonyl (C = O) thì có khác biệt về số sóng và hình dạng pic so với phổ TEL. Phổ của nhóm

hỗn hợp của TEL và Na2HPO4, NaH2PO4, Na3PO4, vẫn cho thấy hai dải hấp thụ riêng biệt tại

1696 cm-1 và 3056 cm-1. Phổ của nhóm hỗn hợp TEL và NaOH, Na2CO3 cho thấy sự thay đổi

trong liên kết C = O, tần số của C = O được dịch chuyển từ 1695 cm-1 đến 1580 cm-1. Sự giảm

tần số dao động của đỉnh carbonyl cho thấy có sự hình thành của anion dạng cacboxylat,

chưng tỏ đã có hiện tượng tạo thành muối của TEL với 2 tá dược kiềm này.

Kết quả bào chế HPTR chứa hỗn hợp TEL và tá dược kiềm

Ảnh hưởng phương pháp bốc hơi dung môi

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

5

Kết quả trên cho thấy, HH-TEL sử dụng NaOH đã cải thiện đáng kể độ hòa tan của

TEL ở môi trường pH 6,8 và có độ hòa tan cao ở môi trường pH 1,2 (57,2 % sau 10 phút). Do

đó lựa chọn NaOH trong các thí nghiệm tiếp theo ở bảng 2.

Tiến hành bào chế HPTR chưa TEL-NaOH theo phương pháp phun sấy, sấy chân

không và đông khô (CT7, 8, 9). Kết quả thử độ hoà tan được trình bày ở hình 3.

Bảng 2. Công thức bào chế HPTR chứa TEL và natri hydroxyd

Thành phần CT 7 CT 8 CT 9 CT 10 CT 11 CT 12

TEL (mg) 40 40 40 40 40 40

Natri hydroxyd (mg) 3,2 3,2 3,2 3,2 3,2 3,2

Nước (ml) 1 1 1 1 1 1

PVP K30 (mg) 40 40 40 20 120 200

Tỉ lệ TEL:PVP K30 (kl:kl) 1:1 1:1 1:1 2:1 1:3 1:5

PP làm khô Phun sấy SCK Đông khô Sấy chân không (SCK)

Hình 3. Đồ thị hoà tan của HPTR chứa hỗn hợp TEL-NaOH ở môi trương pH 1,2 (a) và

pH 6,8 (b)

Hình 3 cho thấy, tốc độ và mưc độ hòa tan của TEL từ HPTR chưa hỗn hợp TEL-

NaOH trong cả hai môi trường đều tăng lên có ý nghĩa so với hỗn hợp TEL-NaOH và có sự

khác nhau giưa các phương pháp, giảm theo thư tự: đông khô (CT9) > sấy chân không (CT8)

> phun sấy (CT7) (Độ hòa tan ở pH 6,8 tại thời điểm 60 phút của CT9 là 95,2 ± 3,2; CT8 là

89,0 ± 2,6 và CT7 là 88,4 ± 2,1). Phương pháp sấy chân không cho kết quả về độ hòa tan của

sản phẩm ở các môi trường kém phương pháp đông khô, nhưng tốt hơn phương pháp phun

sấy. Sản phẩm sấy chân không có chất lượng khô tơi, ít hút ẩm, độ ổn định tốt hơn sản phẩm

đông khô. Vì vậy, phương pháp sấy chân không được lựa chọn để sử dụng trong các nghiên

cưu tiếp sau.

Ảnh hưởng của tỷ lệ chất mang

Tiến hành bào chế HPTR chưa hỗn hợp TEL-NaOH theo tỷ lệ TEL:PVP K30 lần lượt

là: 2:1 (CT 10), 1:1 (CT8), 1:3 (CT11), 1:5 (CT12). Kết quả thử độ hoà tan trong các môi

trường của hỗn hợp được trình bày ở hình 4.

Ở môi trường pH 1,2, mưc độ hòa tan của TEL thấp nhất từ hỗn hợp bào chế theo CT

11 (1:3) và CT12 (1:5). Ở môi trường pH 6,8, mưc độ hòa tan của TEL thấp nhất từ hỗn hợp

bào chế theo CT CT12 (1:5) và CT10 (2:1). Sau 60 phút, CT8 (1:1) có độ hòa tan cao nhất

trong môi trường pH 1,2, trong môi trường pH 6,8 tương đối cao. Như vậy HPTR chưa hỗn

hợp TEL-NaOH với tỷ lệ TEL:PVP là 1:1 cho độ hòa tan của TEL ở hai môi trường cao, tốt

hơn hỗn hợp TEL-NaOH ở pH 1,2. Do đó, CT8 với tỷ lệ TEL:PVP K30 là 1:1 được lựa chọn

để tiếp tục nghiên cưu.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

6

Hình 4. Đồ thị hoà tan của các mẫu HPTR chứa hỗn hợp TEL-NaOH với tỷ lệ TEL:PVP K30

khác nhau trong môi trương pH 1,2 (a) và pH 6,8 (b)

Kết quả phổ phân tích nhiệt vi sai HPTR chứa hỗn hợp TEL-NaOH

Tiến hành đo phổ DSC các mẫu gồm: TEL nguyên liệu, hỗn hợp tá dược (gồm NaOH

và PVP K30 theo tỷ lệ khối lượng là 1:1), hỗn hợp vật lí (HHVL) với tỷ lệ thành phần tương

tự HPTR CT8 và HPTR CT8. Kết quả được thể hiện ở hình 5.

Hình 5. Phổ DSC của: 1- TEL nguyên liệu, 2-hỗn hợp tá dược, 3-HHVL, 4-HPTR CT8

Phổ DSC của nguyên liệu TEL, HHVL đều có một pic hấp thu nhiệt tại 265 oC phù

hợp với nhiệt độ nóng chảy của TEL. Tuy nhiên, trên hình ảnh phổ DSC của HPTR CT8

không xuất hiện pic thu nhiệt tại 265 oC. Điều này thể hiện TEL trong HPTR CT8 ở trạng thái

vô định hình hoặc phân tán phân tử.

Độ ổn định của HPTR sau 1 tháng

Tiến hành đánh giá HPTR bào chế theo CT8 trong các điều kiện phòng thí nghiệm, và

điều kiện lão hoá cấp tốc sau 1 tháng. Kết quả hàm lượng TEL và độ hoà tan được thể hiện ở

bảng 3.

Bảng 3. Kết quả hàm lượng và độ hòa tan của TEL trong HPTR CT8 sau 1 tháng

Mâu Hàm lượng telmisartan trong HPTR

Mẫu ban đầu 39,40 mg ± 2,13

Điều kiện thực sau 1 tháng 39,75 mg ± 1,98

Lão hóa cấp tốc sau 1 tháng 39,43 mg ± 2,07

Thời gian

(phút)

Tỷ lệ (%) TEL hòa tan trong môi

trường pH 1,2 (n=3)

Tỷ lệ (%) TEL hòa tan trong môi

trường pH 6,8 (n=3)

Ban đầu Điều kiện

thực

Lão hóa

cấp tốc

Ban đầu Điều kiện

thực

Lão hóa cấp

tốc

10 74,9 ± 2,48 65,1 ± 1,78 61,7 ± 1,67 84,3 ± 1,14 76,5 ± 3,67 79,3 ± 0,79

20 85,2 ± 2,30 81,9 ± 2,34 79,8 ± 3,78 87,3 ± 2,43 87,2 ± 1,20 87,0 ± 0,56

30 90,9 ± 1,36 86,5 ± 3,98 86,1 ± 4,10 88,3 ± 3,05 90,8 ± 3,09 87,0 ± 1,23

60 91,7 ± 4,23 93,6 ± 2,45 85,2 ± 2,89 89,0 ± 2,58 92,6 ± 2,59 85,9 ± 1,34

Hàm lượng TEL trong mẫu HPTR ở các điều kiện nghiên cưu không thay đổi so với

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

7

ban đầu. Độ hòa tan của mẫu sau 1 tháng bảo quản ở điều kiện thực tương tự so với mẫu khi

mới bào chế, tuy nhiên độ hòa tan ở điều kiện lão hóa có xu hướng giảm. HPTR chưa hỗn hợp

TEL-NaOH được lựa chọn để ưng dụng vào bào chế viên nén.

Ứng dụng vào bào chế viên nén

Tiến hành bào chế viên nén chưa HPTR của hỗn hợp TEL-NaOH bằng phương pháp

dập thẳng theo các công thưc ở bảng 4.

Bảng 4. Công thức bào chế viên nén chứa 40mg TEL (mg)

Thành phần CT13 CT14 CT15 CT 16 CT 17 CT 18

HPTR chưa 40mg

TEL

83,2 83,2 83,2 83,2 83,2 83,2

Avicel PH 102 139,28 - - 145,28 133,28 127,28

Manitol - 139,28 - - - -

Tinh bọt - - 139,28 - - -

Croscarmelose 12 12 (5%) 12 6 (2,5%) 18 (7,5%) 24(10%)

Aerosil 0,72 0,72 0,72 0,72 0,72 0,72

Magnesi stearat 4,8 4,8 4,8 4,8 4,8 4,8

Tông 240 240 240 240 240 240

Kết quả thử hòa tan về ảnh hưởng của tá dược độn theo các CT13, CT14, CT15 cho

thấy không có sự khác biệt về mưc độ và tốc độ hòa tan giưa các mẫu trong môi trường đệm

pH 6,8 nhưng trong môi trường pH 1,2, độ hòa tan của các mẫu viên nén giảm dần theo thư tự

avicel (CT13, 79,8 ± 4,56 %) > manitol (CT14, 71,6 ± 1,34 %)> tinh bột (CT15, 62,1 ± 3,10

%) sau 30 phút. Avicel được lựa chọn làm tá dược độn.

Hình 6. Ảnh hưởng tá dược độn và siêu rã đến độ hoà tan của các mẫu viên nén TEL trong

môi trương pH 1,2 (6a) và pH 6,8 (6b)

Kết quả thử hòa tan về ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược rã được khảo sát theo các tỷ lệ

tăng dần 2,5 % (CT16), 5 % (CT14), 7,5 % (CT17) và 10 % (CT18) được thể hiện ở hình 6.

Hình 6 cho thấy ở pH 1,2, tăng dần lượng tá dược siêu rã từ 2,5 – 7,5 % thì mưc độ hòa tan

tăng nhưng khi tá dược siêu rã tăng từ 7,5 % lên 10 %, thì mưc độ hòa tan không tăng thêm.

Ở pH 6,8 CT14 (5 %) và CT17 (7,5 %) cho kết quả mưc độ hòa tan cao nhất. Do vậy công

thưc CT17 (7,5 % Croscarmellose) được lựa chọn là công thưc cuối.

Bàn luận

Telmisartan là một acid yếu, tan tốt trong kiềm mạnh, rất ít tan trong nước (độ tan 1,02

μg/ml). Do vậy, các tá dược kiềm thường được sử dụng với vai trò làm vi môi trường hoặc tạo

muối làm tăng độ tan cho TEL [3], [4], [7]. Trong nghiên cưu này, 6 tá dược kiềm có độ base

từ mạnh đến yếu gồm natri hydroxyd, natri phosphat, natri carbonat, dinatri hydrophosphat,

natri hydrocarbonat, natri dihydrophosphat được đưa vào khảo sát với tỷ lệ mol TEL:tá dược

kiềm = 1:1. Kết quả tương tự như các nghiên cưu khác, độ base càng mạnh, độ hòa tan ở pH

6,8 của TEL từ hỗn hợp càng cao [7], [8], tốt nhất là hỗn hợp TEL-NaOH. Điều này có thể

giải thích do ở điều kiện tạo hỗn hợp TEL:tá dược kiềm, có thể tạo ra một phần muối TEL với

các tá dược kiềm mạnh và do vi môi trường kiềm tạo ra. Ở pH 1,2 độ hòa tan của TEL từ hỗn

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 2-8

8

hợp kiềm mạnh (ví dụ TEL-NaOH) lại bị giảm so với nguyên liệu, điều này được giải thích

trong môi trường acid, muối này bị thủy phân ngược và chậm giải phóng TEL.

Phương pháp làm khô ảnh hưởng đến độ hòa tan dược chất từ HPTR. Khi sử dụng

phương pháp đông khô, hệ có cấu trúc bột xốp do đó dễ dàng hút nước phân tán và giải phóng

dược chất nhanh, nên mưc độ hòa tan là cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp đông khô lại có

nhiều hạn chế như trang thiết bị đặc biệt, sản phẩm có độ ổn định kém do dễ hút ẩm, quy trình

đông khô thường kéo dài [5]. Phương pháp sấy chân không cho kết quả về độ hòa tan của sản

phẩm ở các môi trường kém phương pháp đông khô, nhưng tốt hơn phương pháp phun sấy.

Phương pháp phun sấy có thời gian thu sản phẩm nhanh nhất, tuy nhiên sản phẩm phun sấy dễ

hút ẩm và đóng vón, ngoài ra phương pháp phun sấy có nhược điểm là hiệu suất thấp, hao phí

lớn [2]. Thực tế, sản phẩm sấy chân không khô, tơi, ít hút ẩm và ổn định về mặt thể chất hơn

sản phẩm thu được từ hai phương pháp còn lại.

Khi đưa hỗn hợp TEL-NaOH vào HPTR với chất mang PVP K30 đã làm tăng độ hòa

tan của TEL ở cả hai môi trường so với hỗn hợp TEL-NaOH. Độ hòa tan của TEL sau 60 phút

ở pH 6,8 cao hơn nhiều so với nguyên liệu và hỗn hợp TEL-NaOH. Tuy nhiên, độ hòa tan của

TEL sau 60 phút ở pH 1,2 thấp hơn nguyên liệu nhưng vẫn trên 85% và cao hơn so với hỗn

hợp TEL-NaOH. Công thưc HPTR có tỷ lệ TEL:PVP = 1:1 cho kết quả độ hòa tan cao ở pH

1,2 và 6,8. Phổ DSC xác nhận TEL trong HPTR CT8 ở trạng thái vô định hình hoặc phân tán

phân tử. Viên nén chưa HPTR trên được bào chế bằng phương pháp dập thẳng vẫn đảm bảo

độ hòa tan khi phối hợp với các tá dược độn rã phù hợp.

Kết luận

Trong nghiên cưu này, độ hòa tan của TEL đã được cải thiện được bằng cách chế tạo

HPTR của TEL với chất mang là PVP K30 và tá dược làm tăng độ tan là NaOH. Công thưc

HPTR tốt nhất được ưng dụng để bào chế viên nén. Viên nén bào chế theo công thưc lựa chọn

có độ hòa tan TEL đạt xấp xỉ 90 % trong cả hai môi trường pH 1,2 và 6,8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bhise Sucheta D. et al., (2012), “Isolation and Evaluation of Natural Superdisintegrant

from Plantago Ovata in MDTs of Telmisartan”, IJPI’s Journal of Pharmaceutics and

Cosmetology, 2(10), pp. 9-21.

2. Broadhead J., Edmond Rouan S., Rhodes C. (1992), "The spray drying of

pharmaceuticals", Drug development and industrial pharmacy, 18(11-12), pp. 1169-

1206.

3. Cao Y. et al. (2016), "In-Vitro Characterization and Oral Bioavailability of Organic

Solvent-free Solid Dispersions Containing Telmisartan", Iranian journal of

pharmaceutical research: IJPR, 15(2), pp. 385.

4. Gaja JB, Sayyad FJ (2013), "Enhancement of solubility and dissolution rate of

telmisartan by spray drying technique", Indo Am. J. Pharm. Res, 3, pp. 1732- 1745.

5. Nireesha G., Divya L., Sowmya C., et al. (2013), "Lyophilization/freeze drying-an

review", International journal of novel trends in pharmaceutical sciences, 3(4), pp.

87-98.

6. Pandya Vatsal A., Chaudhari Shilpa P. (2012), "Optimization and evaluation of a

formulation containing low soluble antihypertensive agent", Int j curr pharm res, 4(2),

pp. 37-41.

7. Tran Phuong Ha Lien et al. (2008), "Modulation of microenvironmental pH and

crystallinity of ionizable telmisartan using alkalizers in solid dispersions for controlled

release", Journal of Controlled Release, 129(1), pp. 59-65.

8. Zhong L. et al. (2014), "Influence of alkalizers on dissolution properties of telmisartan

in solid dispersions prepared by cogrinding", Drug development and industrial

pharmacy, 40(12), pp. 1660-1669.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

9

Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh carbapenem trong điều

trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Nguyễn Thị Thu Thủy1, Quách Thị Thu Hà1,2, Lê Vân Anh3, Phạm Thị Thúy Vân1*

1Trường Đại học Dược Hà Nội 2Bệnh viện đa khoa Hà Đông

3Bệnh viện Hữu Nghị

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 25/8/2020 – Ngày duyệt đăng: 16/11/2020)

SUMMARY

A retrospective, descriptive study was conducted to analyze the appropriateness of

carbapenem use in treatment of hospital acquired pneumonia (HAP). Totally, 136 medical

records in Ha Dong General Hospital in 2018 were analyzed. Carbapenem was mostly

prescribed at Intensive Care Unit (93.4 %). 57.5 % of patients had at least one risk factor for

HAP. Only 25.0 % of patients were indicated microbiological testing before using antibiotics.

The rate of positive results was 58.2 %. Acinetobacter baumannii (33.7 %), Pseudomonas

aeruginosa (26.5 %) and Klebsiella pneumoniae (14.5 %) were three most common isolates.

Less than 50 % of isolates were sensitive to carbapenem. The rates of patients using

carbapenem in initial empirical, alternative empirical and definitive regimen were 58.8 %,

17.6% and 10.3 %, respectively. The rates of appropriateness of indications were 5.0 %, 75.0

% and 21.4 %, respectively. Rational carbapenem dosage was recognized in 43.7 % of dose

regimens. The majority of patients was infused carbapenem over 61 - 120 minutes (73.7 %).

Thus, there are carbapenem - related problems such as rational choice of antibiotic regimen,

dosage and administration that need to be improved in clinical practice.

Từ khóa: sử dụng carbapenem, tuân thủ hướng dẫn, viêm phổi bệnh viện

Đặt vấn đề

Carbapenem là nhóm kháng sinh có hoạt lực mạnh và phổ kháng khuẩn rộng, có tác

dụng trên nhiều chủng vi khuẩn đã đề kháng với nhiều nhóm kháng sinh. Do vậy, đây là

nhóm kháng sinh dự trữ, giữ vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng, đe dọa tính

mạng và cần được quản lý sử dụng trên lâm sàng. Trong Hướng dẫn thực hiện quản lý sử

dụng kháng sinh của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 772/QĐ-BYT năm 2016, carbapenem

thuộc danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng [1].

Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nặng, phổ biến

với tỷ lệ tử vong cao trong các nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhằm giảm tử vong khi điều trị,

phương phap tiếp cận hiện nay là điều trị xuống thang, trong đó carbapenem là nhóm kháng

sinh quan trọng của cac phac đồ điều trị VPBV ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc vi

khuẩn đa khang hoặc có tình trạng bệnh lý nặng [3].

Bệnh viện đa khoa Hà Đông là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Tại đây đã

triển khai một số các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem. Tuy

nhiên, dữ liệu khảo sát cho thấy mức độ tiêu thụ carbapenem có xu hướng ngày càng gia tăng

kể từ khi thuốc bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 2013, trong đó viêm phổi bệnh viện là

chỉ định phổ biến nhất. Bên cạnh đó, dữ liệu vi sinh của bệnh viện cũng ghi nhận xu hướng

giảm nhạy cảm với kháng sinh trong nhóm carbapenem của các vi khuẩn phân lập được. Do

vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tính hợp lý dựa trên cac hướng dẫn hiện

hành của việc sử dụng khang sinh nhóm carbapenem trong điều trị viêm phổi bệnh viện, nhằm

cung cấp thêm thông tin về chất lượng sử dụng kháng sinh, từ đó xây dựng các biện pháp

quản lý kháng sinh tại bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hồ sơ bệnh an (136 bệnh an) của bệnh nhân người lớn điều

trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Hà Đông từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 được chẩn đoan viêm

phổi bệnh viện có sử dụng meropenem hoặc imipenem.

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

10

Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án

Chỉ tiêu nghiên cứu: Cac chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

- Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: Tuổi, khoa điều trị, yếu tố nguy cơ trong VPBV,

chức năng thận.

- Đặc điểm về vi sinh học: Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm vi sinh, các chủng vi

khuẩn phân lập được, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn phân lập được.

- Đặc điểm về sử dụng phac đồ carbapenem: Vị trí của carbapenem trong điều trị, các

loại phac đồ, tính phù hợp của phac đồ sử dụng so với hướng dẫn, lý do không phù hợp của

cac phac đồ sử dụng.

- Đặc điểm liều dùng, cách dùng của kháng sinh carbapenem: Các chế độ liều, tỷ lệ

liều dùng phù hợp, các chế độ tiêm truyền của kháng sinh carbapenem.

- Đặc điểm số ngày sử dụng kháng sinh, kết quả ra viện.

Qui ước nghiên cứu về đánh giá tính phù hợp

- Đối với phac đồ kháng sinh kinh nghiệm (KSKN) ban đầu có carbapenem: Đánh giá

tính phù hợp dựa trên Hướng dẫn chẩn đoan và điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở

máy của IDSA/ATS 2016 [9] và của Hội hô hấp – Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam

2017 [3], có điều chỉnh phù hợp với danh mục kháng sinh sử dụng tại bệnh viện (bổ sung

cefoperazon, cefoperazon/sulbactam vào nhóm betalactam có phổ trên P.aeruginosa và

neltimicin vào nhóm aminosid).

- Đối với phac đồ KSKN thay thế có carbapenem: Đánh giá là phù hợp khi bệnh nhân

đã dùng một trong các kháng sinh khác gồm: Piperacilin/tazobactam, cefepim, ceftazidim,

cefoperazon, cefoperazon/sulbactam, levofloxacin, ciprofloxacin nhưng tình trạng lâm sàng

không cải thiện hoặc xấu đi.

- Đối với phac đồ điều trị theo đích vi khuẩn: Đánh giá là phù hợp khi vi khuẩn không

nhạy cảm với piperacilin/tazobactam, cefoperazon/sulbactam, cefepim, ceftazidim,

cefoperazon, levofloxacin, ciprofloxacin và nhạy với ít nhất 1 kháng sinh trong phac đồ sử

dụng.

- Đanh gia tính hợp lý về liều dựa trên liều khuyến cáo cho viêm phổi bệnh viện theo

tờ Hướng dẫn sử dụng của thuốc Tienam®, Meronem® [7], [8].

Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Exel 2007 trong quản lý, thống kê và phân tích số liệu. Các

biến liên tục có phân phối chuẩn được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến

liên tục có phân phối không chuẩn được mô tả bằng trung vị, khoảng tứ phân vị. Các biến

định tính được mô tả theo số lượng và tỷ lệ %.

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm lâm sàng

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc là 93,4 %. Tuổi trung

bình là 65,2 ± 18,7 (năm) trong đó 63,2 % bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Nghiên cứu ghi nhận 57,4 %

bệnh nhân có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ của tử vong hoặc mắc vi khuẩn đa khang trong viêm

phổi bệnh viện (Bảng 1). Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm: Suy hô hấp cần thở máy

(35,3 %), dùng khang sinh tĩnh mạch trong 90 ngày trước (41,9 %).

Tỷ lệ lượt bệnh nhân sử dụng meropenem và imipenem/cilastatin cần chỉnh liều theo

chức năng thận (Clcr≤50 ml/phút với meropenem và Clcr≤ 70 ml/phút với imipenem/cilastatin)

lần lượt là 48,2 % và 64,1 %.

Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ (YTNC) trong viêm phổi bệnh viện

Đặc điểm Kết quả (n, %)

Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 YTNC 78 (57,4%)

YTNC tử vong

Suy hô hấp cần thở máy 48 (35,3%)

Sốc nhiễm khuẩn 4 (2,9%)

Suy hô hấp và sốc nhiễm khuẩn 1 (0,7%)

YTNC mắc vi khuẩn Gram âm

và Gram dương đa khang

Dùng khang sinh tĩnh mạch trong

90 ngày trước

57 (41,9%)

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

11

YTNC mắc vi khuẩn Gram âm

đa kháng

Bệnh cấu trúc phổi 4 (2,9%)

Đặc điểm vi sinh

Số lượt bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh trước và trong khi điều trị kháng

sinh lần lượt là 34 (25,0 %) và 77 (56,6 %), với tổng số 158 mẫu bệnh phẩm hô hấp. Số lượng

mẫu bệnh phẩm dương tính là 92 (58,2 %), từ đó định danh được 98 chủng vi khuẩn. Loại vi

khuẩn phân lập được nhiều nhất là các vi khuẩn Gram âm bao gồm: Acinetobacter baumannii

(33,7 %), Pseudomonas aeruginosa (26,5 %), Klebsiella pneumoniae (14,5 %), Enterobacter

spp. (6,1 %), Escherichia coli (4,1 %), Proteus mirabilis (3,1 %). Ngoài ra, vi khuẩn Gram

dương Staphylococcus aureus được phân lập ở 11,2 % mẫu bệnh phẩm.

Kết quả khang sinh đồ cho thấy, với hai kháng sinh meropenem và imipenem, tỷ lệ các

chủng vi khuẩn còn nhạy cảm đều dưới 50 %, lần lượt là 25,0 % và 47,4 %. Tuy nhiên, các vi

khuẩn còn nhạy cảm với piperacillin/tazobactam khá cao (77,8 %) (Hình 1). Ngoài ra, 45,7 %

vi khuẩn còn nhạy với amikacin. Độ nhạy cảm với cefoperazon/sulbactam chỉ được xac định

ở 1 chủng phân lập, kết quả cho thấy chủng phân lập được còn nhạy với kháng sinh này.

Hình 1. Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn Gram âm phân lập với kháng sinh

Đặc điểm phác đồ carbapenem

Trong mẫu nghiên cứu, 18/136 bệnh nhân đã được sử dụng carbapenem trước khi có

chẩn đoan VPBV. Trên 118 bệnh nhân được sử dụng khi đã có chẩn đoan VPBV, số lượt sử

dụng carbapenem với vai trò là kháng sinh trong phác đồ kinh nghiệm (PĐKN) ban đầu,

PĐKN thay thế và PĐ theo đích vi khuẩn lần lượt là 80 (58,8 %), 24 (17,6 %) và 14 (10,3 %).

Với phác đồ carbapenem sau khi có phân lập vi khuẩn, tổng cộng 16 vi khuẩn đích ghi nhận

được bao gồm: Acinetobacter baumannii (n=3), Pseudomonas aeruginosa (n=6), Klebsiella

pneumoniae (n=4), Enterobacter spp. (n=1), Escherichia coli (n=1) và Staphylococcus aureus

(n=1). Hầu hết bệnh nhân được chỉ định phac đồ phối hợp (98,1 %), với tỷ lệ dùng phối hợp

carbapenem với 1 kháng sinh (KS), 2 KS và 3 KS lần lượt là 64,4 %; 32,7 % và 1,0 % (Bảng

2). Fluoroquinolon và aminoglycosid là hai nhóm được phối hợp chủ yếu.

Bảng 2. Các phác đồ kháng sinh sử dụng

Phác đồ n (%) Tổng

Đơn độc carbapenem 2 (1,9%) 2 (1,9%)

Phối hợp với 1 KS

Quinolon 63 (60,6%) 67 (64,4%)

Kháca 4 (3,9%)

Phối hợp với 2 KS

Quinolon + aminosid 25 (24,0%)

34 (32,7%) Quinolon + macrolid 3 (2,9%)

Quinolon + metronidazol 3 (2,9%)

Khácb 3 (2,9%)

Phối hợp với 3 KS Quinolon + aminosid + TMP/SFX 1 (1,0%) 1 (1,0%)

Ghi chú: a gồm: aminosid, betalactam, macrolid

b gồm: aminosid + macrolid, quinolon + vancomycin

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

12

Khi so sánh với quy ước nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng phù hợp ở nhóm sử dụng

carbapenem trong PĐKN ban đầu, PĐKN thay thế và PĐ theo đích vi khuẩn lần lượt là 5,0 %,

75,0 % và 21,4 % (Hình 2). Ở nhóm sử dụng PĐKN ban đầu, các lý do không phù hợp bao

gồm: phac đồ thiếu KS có phổ trên tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA) ở bệnh nhân có yếu

tố nguy cơ tử vong (n=47), phac đồ thiếu 1 KS có phổ trên P.aeruginosa ở bệnh nhân có yếu

tố nguy cơ mắc vi khuẩn đa khang (n=6), phac đồ thừa 1 KS có phổ trên P.aeruginosa ở bệnh

nhân không có yếu tố nguy cơ (n=28) và ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc vi khuẩn đa

kháng (n=9).

Hình 2. Tỷ lệ phù hợp của các phác đồ sử dụng so với quy ước nghiên cứu

Đặc điểm chế độ liều dùng carbapenem

Trong mẫu nghiên cứu, có 83 lượt bệnh nhân dùng meropenem và 78 lượt bệnh nhân

dùng imipenem/cilastatin, (tổng cộng 161 lượt) với tương ứng 167 chế độ liều được sử dụng.

So sánh với quy ước nghiên cứu về liều dùng phù hợp, số lượt phù hợp với meropenem và

imipenem và cả nhóm carbapenem lần lượt là 45 (52,3 %), 28 (34,6 %) và 73 (43,7 %). Các

chế độ liều của meropenem 1 g/8 giờ, 1 g/12 giờ và imipenem 1g/8 giờ có tỷ lệ sử dụng phù

hợp lần lượt là 41,8 %, 60,0 % và 35,3 % (Hình 3). Tỷ lệ không phù hợp liên quan đến khía

cạnh liều 1 lần, số lần đưa thuốc trong ngày hoặc cả hai khía cạnh trên lần lượt là: 19 (20,2

%), 23 (24,5 %) và 52 (55,3 %).

Hình 3. Tình phù hợp của các chế độ liều carbapenem sử dụng trên bệnh nhân

Đặc điểm đường dùng, cách dùng carbapenem

100 % bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được sử dụng carbapenem theo đường truyền

tĩnh mạch, với tổng số lượt chế độ truyền là 171. Trong số đó, chủ yếu bệnh nhân được truyền

từ 61 – 120 phút, chiếm 73,7 %; sau đó là 31- 60 phút, chiếm 19,9 %. Chỉ 4,1 % bệnh nhân

được truyền từ 3 giờ trở lên.

Đặc điểm về số ngày dùng kháng sinh và hiệu quả điều trị

Số ngày sử dụng carbapenem trung bình là 11,7 ± 8,1 (ngày), số ngày sử dụng kháng

sinh trung bình là 19,6 ± 13,8 (ngày). Sau thời gian nằm viện trung bình là 23,0 ± 14,9 (ngày),

kết quả ra viện ghi nhận tỷ lệ đỡ/giảm chiếm 47,1 %, tỷ lệ bệnh nhân ra viện trong tình trạng

nặng và không thay đổi đều bằng 25,7 % và 1,5 % bệnh nhân tử vong khi ra viện.

Bàn luận

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

13

Về đặc điểm lâm sàng

Đa phần bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình cao (63,2 % bệnh nhân ≥

60 tuổi). 93,4 % bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, phù hợp với mô

hình Khoa Hồi sức thường tiếp nhận điều trị cac nhiễm khuẩn nặng kém đap ứng với cac

khang sinh khac hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa khang thuốc, đặc biệt nhiễm khuẩn hô hấp

có kèm biến chứng suy hô hấp cần thở may hoặc sốc nhiễm khuẩn. Đa số bệnh nhân (57,4 %)

có ít nhất một yếu tố nguy cơ tử vong và/hoặc mắc cac chủng đa khang thuốc trong viêm phổi

bệnh viện. Cac yếu tố nguy cơ mắc cac chủng đa khang bao gồm: Sử dụng khang sinh đường

tĩnh mạch trong 90 ngày trước đó (41,9 %), mắc kèm bệnh cấu trúc phổi (2,9 %). Do vậy cần

lưu ý phân tầng nguy cơ để lựa chọn phac đồ khang sinh kinh nghiệm phù hợp, từ đó tăng khả

năng đạt đap ứng lâm sàng sớm trong điều trị.

Về đặc điểm vi sinh

Các Hướng dẫn điều trị hiện nay đều khuyến cao cấy mẫu vi sinh trước khi sử dụng

khang sinh trên tất cả bệnh nhân viêm phổi bệnh viện. Tuy nhiên, tỷ lệ này ghi nhận trong

nghiên cứu rất thấp, chỉ chiếm 34 lượt (25,0 %). Ngược lại, tỷ lệ được lấy mẫu trong qua trình

điều trị tương đối cao, chiếm 77 (56,6 %) bệnh nhân; cho thấy bac sĩ thường chỉ định xét

nghiệm vi sinh khi diễn biến bệnh trên bệnh nhân chưa cải thiện, làm căn cứ để điều chỉnh

phac đồ khang sinh. Chúng tôi đề xuất cần tăng tỷ lệ xét nghiệm vi sinh trước khi dùng kháng

sinh. Kết quả vi sinh sớm cùng cac đanh gia lâm sàng sau 48 – 72 giờ điều trị sẽ giúp điều

chỉnh phac đồ kịp thời trên bệnh nhân.

Nghiên cứu ghi nhận ba chủng phân lập được phổ biến nhất bao gồm Acinetobacter

baumannii (33,7 %), Pseudomonas aeruginosa (26,5 %) và Klebsiella pneumoniae (14,5 %),

phù hợp với mô hình vi sinh tại Việt Nam [5], [6], [10]. Căn nguyên tụ cầu chỉ ghi nhận ở

11,2 % mẫu bệnh phẩm, trong khi tại cac quốc gia khac như Mỹ, tụ cầu vàng là căn nguyên

gây bệnh phổ biến nhất [2], [3], [9]. Sự khac biệt về mô hình vi sinh dẫn tới việc cần lưu ý khi

ap dụng phac đồ khang sinh kinh nghiệm trong Hướng dẫn điều trị viêm phổi bệnh viện của

IDSA/ATS 2016 vào bối cảnh tại Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông nói

riêng [2].

Mặc dù cỡ mẫu nhỏ, tỷ lệ được xét nghiệm vi sinh chưa cao, nghiên cứu đã bước đầu

ghi nhận độ nhạy cảm của cac chủng phân lập được. Piperacilin/tazobactam là kháng sinh có

độ nhạy cảm tương đối khả quan (77,8 %), do vậy có thể cân nhắc được sử dụng trong phac

đồ khang sinh kinh nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông để tăng tỷ lệ bao phủ trên cac

chủng gây bệnh khang thuốc trong khi đợi kết quả vi sinh. Ngoài ra, amikacin có tỷ lệ vi

khuẩn còn nhạy tới 45,7 %, do vậy có thể cân nhắc trong cac phac đồ kinh nghiệm phối hợp

cùng kháng sinh betalactam. Đối với hai khang sinh carbapenem là meropenem và imipenem,

tỷ lệ cac chủng phân lập được còn nhạy dưới 50%. Điều này gợi ý cần thực hiện mạnh mẽ

hơn nữa cac giải phap hướng đến bảo tồn nhóm khang sinh quan trọng này.

Về phác đồ carbapenem được sử dụng

Tỷ lệ carbapenem giữ vai trò trong phac đồ kinh nghiệm khởi đầu chiếm tới 58,8 %, lý

do có thể xuất phát từ lo ngại về mức độ nghiêm trọng của VPBV và xu hướng gia tăng đề

kháng của các vi khuẩn Gram âm. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa tương xứng với tỷ lệ làm vi sinh

trước khi dùng kháng sinh còn thấp (25,0 %), gợi ý cần có thêm các giải pháp quản lý sử dụng

kháng sinh trong thời gian tới về khía cạnh xét nghiệm vi sinh. Tỷ lệ PĐKN ban đầu phù hợp

chỉ đạt ở 5 % bệnh nhân. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Bửu

Huy khi cùng đanh gia tính phù hợp của phac đồ kinh nghiệm với hướng dẫn của IDSA/ATS

2016, tuy nhiên cũng có thể giải thích do nghiên cứu này coi phac đồ là phù hợp khi ít nhất

một khang sinh được dùng phù hợp với khuyến cáo [4]. Các lý do không phù hợp ghi nhận

trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: Thiếu KS phổ MRSA ở bệnh nhân có yếu tố

nguy cơ tử vong, thiếu 1 KS có phổ trên P.aeruginosa ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc vi

khuẩn đa khang, phac đồ thừa 1 hoặc 2 KS có phổ trên P.aeruginosa ở bệnh nhân không có

yếu tố nguy cơ và ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc vi khuẩn đa khang. Hiện nay, các

Hướng dẫn điều trị đều khuyến nghị cần phân tầng nguy cơ bệnh nhân dựa theo yếu tố nguy

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

14

cơ tử vong và/hoặc yếu tố nguy cơ mắc vi khuẩn đa khang để tiếp cận lựa chọn PĐKN.

Chúng tôi gợi ý cần tăng cường phổ biến thông tin tới bac sĩ về cac phac đồ điều trị cập nhật

và dữ liệu vi sinh tại bệnh viện để bac sĩ có căn cứ lựa chọn PĐKN khởi đầu phù hợp.

Ngoài ra, 24 lượt bệnh nhân (17,6 %) được chỉ định carbapenem trong phac đồ kinh

nghiệm để thay thế cho phac đồ khác với tỷ lệ phù hợp tới 75,0 %. Như vậy, vẫn còn 25,0 %

bệnh nhân có thể còn tối ưu hóa được các phac đồ khac trước khi dùng đến carbapenem.

Có 14 bệnh nhân (10,3 %) sử dụng carbapenem trong phac đồ điều trị theo đích vi

khuẩn. Tỷ lệ sử dụng phù hợp và không phù hợp lần lượt là là 21,4 % và 42,9 %. Đang chú ý,

nghiên cứu vẫn ghi nhận nhiều trường hợp không chọn kháng sinh phù hợp với diễn tiến lâm

sàng và kết quả kháng sinh đồ. Kết quả khảo sát cho thấy, một số trường hợp vi khuẩn vẫn

còn nhạy với khang sinh khac được khuyến cáo trong điều trị VPBV nhưng chưa được sử

dụng; ngược lại, trong một số trường hợp, carbapenem được lựa chọn, mặc dù khang sinh đồ

thể hiện vi khuẩn đã đề kháng mà vẫn nhạy cảm với kháng sinh khác. Cần có thêm các chiến

lược tăng cường áp dụng hiệu quả kết quả khang sinh đồ trong sử dụng kháng sinh hợp lý.

Trên nhóm được chỉ định carbapenem trong phac đồ kinh nghiệm, gần 50 % bệnh

nhân có thay đổi phac đồ. Khoảng 74 % bệnh nhân được đổi sang phac đồ giữ nguyên số

lượng kháng sinh hoặc thậm chí tăng số lượng khang sinh. Điều này có thể do tỷ lệ phac đồ

kinh nghiệm ban đầu chưa phù hợp tương đối cao do vậy bác sỹ tiếp tục điều chỉnh phac đồ

theo diễn biến lâm sàng hoặc theo kết quả khang sinh đồ trên bệnh nhân.

Về chế độ liều và cách dùng

Meropenem và imipenem là hai kháng sinh với tỷ lệ thải trừ qua thận ở dạng còn hoạt

tính tương đối cao, lần lượt là 70 % và khoảng 70 – 80 %. Do vậy, bên cạnh lựa chọn liều phù

hợp với chẩn đoan viêm phổi bệnh viện, chế độ liều của thuốc cần được hiệu chỉnh phù hợp,

đặc biệt khi bệnh nhân có suy giảm chức năng thận. Mẫu nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ lượt bệnh

nhân dùng liều dùng phù hợp là 43,7 %, với riêng imipenem là 34,6 % và meropenem là 52,3

%. Hơn 50 % bệnh nhân sử dụng liều không phù hợp về cả khía cạnh liều dùng 1 lần và số lần

đưa thuốc trong ngày.

Tất cả bệnh nhân đều được truyền tĩnh mạch carbapenem. Hiện nay trong điều trị

VPBV, cac Hướng dẫn đều khuyến cáo truyền kéo dài 3 giờ để tối ưu hóa hiệu quả điều trị

thông qua tăng chỉ số T > MIC. Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu, chủ yếu bệnh nhân được

truyền từ > 60 – 120 phút. Chỉ có 4,1 % bệnh nhân được truyền từ 3 giờ trở lên. Do vậy chế

độ liều và cách dùng của kháng sinh carbapenem cần được lưu ý cải tiến tốt hơn.

Về số ngày dùng kháng sinh và hiệu quả ra viện

Nhìn chung, số ngày sử dụng carbapenem nói riêng và kháng sinh nói chung tương đối

dài, trung bình là 11,7 và 19,6 ngày; so với liệu trình thông thường là 7 ngày. Kết quả ra viện

ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân đỡ/giảm đạt dưới 50 %. Điều này có thể liên quan đến tình trạng

bệnh lý nặng, việc sử dụng phac đồ KSKN ban đầu chưa phù hợp, dẫn tới việc bệnh nhân cần

chuyển phac đồ nhiều lần trong qua trình điều trị. Trong nghiên cứu này, một số bệnh nhân

phải thay đổi tới 7 - 8 lần phac đồ khang sinh. Việc thay đổi phac đồ theo diễn biến lâm sàng

chiếm đến 79,4 %, trong khi đó theo khang sinh đồ chỉ là 12,4 %. Điều này có thể liên quan

đến thực trạng tỷ lệ cấy mẫu vi sinh thấp, dẫn tới thiếu căn cứ hướng dẫn thay đổi phac đồ.

Cac kết quả này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phac đồ kinh nghiệm phù

hợp và tăng cường lấy mẫu vi sinh để kịp thời điều chỉnh phac đồ khang sinh, hướng tới giảm

số ngày dùng thuốc, giảm nguy cơ phat sinh cac chủng đa khang, tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, đảm bảo sử dụng liều tối ưu, cach truyền tối ưu cũng có thể góp phần vào hiệu

quả tổng thể ở bệnh nhân.

Kết luận

Nghiên cứu đã phân tích được tính phù hợp trong việc sử dụng carbapenem ở 136

bệnh nhân mắc viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Những điểm nổi bật

nhất ghi nhận được là tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm vi sinh trước khi dùng kháng sinh

còn thấp (25,0 %); tỷ lệ sử dụng carbapenem trong phac đồ kinh nghiệm cao (76,4 %); tỷ lệ

phù hợp của phac đồ kinh nghiệm ban đầu thấp (5,0 %); dưới 50,0 % bệnh nhân dùng chế độ

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 9-15

15

liều phù hợp; 95,9 % bệnh nhân chưa được truyền kéo dài carbapenem và thời gian sử dụng

carbapenem và sử dụng kháng sinh trung bình tương đối dài so với thời gian điều trị kháng

sinh thông thường. Thực trạng này sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng các chiến lược

trong chương trình quản lý kháng sinh, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc tại bệnh

viện, bao gồm: tăng cường chỉ định hợp lý carbapenem kinh nghiệm, tăng cường lấy mẫu vi

sinh trước khi dùng kháng sinh, các chiến lược nhằm tối ưu hóa chế độ liều và thời gian

truyền thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế (2016), "Quyết định về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý

sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”"

2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (ban hành kèm theo Quyết định số

708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015)

3. Hội hô hấp Việt Nam – Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam (2017), Khuyến

cáo chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy, Nhà xuất bản Y

học

4. Nguyễn Bửu Huy (2018), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm

phổi bệnh viện/viêm phổi thở máy điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa

khoa Thành phố Cần Thơ, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội

5. Nguyễn Thanh Hiền (2012), Đánh giá việc sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem

trên bệnh nhân điều trị tại phòng hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức, Trường Đại

học Dược Hà Nội, Hà Nội

6. Balkhy HH, Al Othman A, et al. (2015), "Consumption of carbapenems in different

intensive care units in a Saudi tertiary care hospital", Antimicrobial resistance and

infection control, 4(1), pp. P181.

7. EMA, "Thông tin sản phẩm Meronem", Retrieved, from

https://www.ema.europa.eu/en/documents/referral/meronem-article-30-referral-annex-

i-ii-iii_en.pdf.

8. EMA, "Thông tin sản phẩm Tienam", Retrieved, from

https://www.ema.europa.eu/en/documents/referral/tienam-article-30-referral-annex-

iii_en.pdf.

9. Kalil A. C., Metersky M. L., et al. (2016), "Management of Adults With Hospital-

acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by

the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society", Clin

Infect Dis, 63(5), pp. e61-e111.

10. Rhodes A., Evans L. E., et al. (2017), "Surviving Sepsis Campaign: International

Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016", Crit Care Med, 45(3),

pp. 486-552.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

16

Tổng hợp acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic hydroclorid làm chất trung

gian quan trọng cho điều chế afatinib dimaleat Nguyễn Thị Ngọc1,2, Nguyễn Hòa Bình1, Bùi Thị Thanh Châm2, Trần Hoàng Vũ,

Trần Anh Phương1, Đào Nguyệt Sương Huyền1, Nguyễn Văn Giang1,

Nguyễn Đình Luyện1, Nguyễn Văn Hải1* 1Trường Đại học Dược Hà Nội

2Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 02/10/2020 – Ngày duyệt đăng: 09/12/2020 )

SUMMARY

Afatinib dimaleate is an effective second-generation EGFR tyrosine kinase inhibitors

(TKIs) approved for the first-line treatment of EGFR mutation-positive non-small cell

lung cancer (NSCLC). The current paper reports for the first time in Vietnam an efficient

and convenient synthesis of (E)-4-(dimethylamino)but-2-enoic acid hydrochloride (1) as

one of the important intermediates in the synthetic routes of this drug, starting from the

commercially available crotonic acid (2). The overall yield has been improved by our

synthetic process up to 60.5 % which is higher than that of the published literature. Some

conditions for synthesis and purification, including: radical formation catalyst, molar

ratio of reactants, additive base and crystallization solvents have been improved. These

conditions have retained the original E-alken configuration. This simple synthetic

procedure with mild reaction conditions is useful for further optimizing and developing

synthesis process of afatinib.

Từ khóa: afatinib, acid (E)-4-bromobut-2-enoic, acid crotonic, acid (E)-4-

(dimethylamino)but-2-enoic

Đặt vấn đề

Afatinib dimaleat là thuốc chống ung thư tác dụng hướng đích nhóm ức chế tyrosin-

kinase (TKIs) [1], [2]. Thuốc có hiệu quả điều trị tốt, được chỉ định như là lựa chọn đầu

cho ung thư phổi tế bào không nhỏ có gen đột biến [3]. Tuy nhiên, giá thành của thuốc

này ở Việt Nam còn khá cao đối với đa số bệnh nhân (24,3 triệu đồng/20 gam nguyên liệu

afatinib dimaleat 99,0 % theo báo giá của Công ty thiết bị y tế và vật tư khoa học kỹ thuật

Nam Thành, từ 700 nghìn đồng/viên nén 40 mg [4]). Do đó, việc nghiên cứu phát triển

quy trình, từng bước tạo được nguyên liệu afatinib với giá thành hợp lý và công nghệ chủ

động trong nước là điều cần thiết. Cấu trúc afatinib có thể chia thành 4 hợp phần: nhân

chính quinazolin, 3 mạch nhánh ở các vị trí C-4, C-6 và C-7. Đáng chú ý là mạch nhánh

tại C-7 có cấu trúc alcol bất đối (S)-(tetrahydrofuran-3-yl)oxy và tại C-4 có cấu hình E-

alken 4-(dimethylamino)but-2-enamido. Chính vì thế, quy trình tổng hợp afatinib thường

khá dài (~ 9 bước) và việc xây dựng các mạch nhánh nói trên cũng phải được tiến hành

theo phương pháp phù hợp để tránh tạo tạp đồng phân [5], [6], [7], [8], [9]. Ở bài báo

trước, chúng tôi đã triển khai thành công tổng hợp (S)-3-hydroxytetrahydrofuran từ nguồn

nguyên liệu sẵn có acid L-malic với điều kiện phản ứng nhẹ nhàng, dễ thực hiện và sản

phẩm đạt yêu cầu ( = +15,15°, c = 3,33 trong methanol) để xây dựng hợp phần tại C-

7 trong phân tử afatinib [10]. Để xây dựng hợp phần (E)-4-(dimethylamino)but-2-enamido

tại C-4, nhiều tài liệu chỉ ra có 2 cách tiếp cận chính là: (a) sử dụng mạch E-alken có sẵn

sau đó tiến hành N-acyl hóa nhân quinazolin với tác nhân acid (i) hoặc clorid acid (ii)

hoặc ester [7], [11], [12], [13], [14]; (b) dùng phản ứng Horner-Wadsworth-Emmons của

carbanion phosphonat với aldehyd (iii) hoặc với acid α-hydroxysulfonic (iv) để tạo E-

alken một cách chọn lọc [14], [15] (xem Hình 1). Theo cách (a), quy trình bắt buộc phải

sử dụng mắt xích acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic (dạng muối HCl) để ngưng tụ trực

tiếp tạo amid, hoặc để chuyển thành dạng clorid tương ứng (với thionyl clorid hoặc oxalyl

clorid). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về tổng hợp chất acid (E)-4-

dimethylaminobut-2-enoic. Bài báo này được thực hiện với mục tiêu tổng hợp được dạng

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

17

muối hydroclorid của acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic (1) từ acid crotonic (2) ở quy

mô phòng thí nghiệm.

Hình 1. Các phương pháp xây dựng hợp phần (E)-4-(dimethylamino)but-2-enamido trong

cấu trúc afatinib

Nguyên liệu và phương pháp

Nguyên liệu

Acid acetic (99,5 %), acid crotonic (99,0 %), benzoyl peroxid (99,0 %), N-

bromosuccinimid (NBS, 99,0 %), carbon tetraclorid (99,5 %), dicloromethan (DCM, 99,5

%), dimethylamin (Me2NH, dung dịch nước 33 %), 4-dimethylaminopyridin (DMAP,

99,5%), ethanol (99,9%), ether dầu hỏa 70-90 (95 %), ethyl acetat (99,5 %), n-hexan (97

%), n-pentan (98 %), natri hydrocarbonat (99,5 %), natri sulfat khan (99,5 %), pyridin

(99,0 %), tetrahydrofuran (THF, 99,9 %), toluen (99,9 %), triethylamin (TEA, 99,0 %)

được mua từ hãng Xilong (Trung Quốc). Các hóa chất được sử dụng trực tiếp, không qua

tinh chế.

Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp các dẫn chất được thực hiện tại Phòng Tổng hợp hóa dược - Bộ môn Công

nghiệp Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội qua 2 giai đoạn (3 phản ứng): bromo hóa

acid crotonic (2) với NBS thu được acid 4-bromocrotonic (acid (E)-4-bromobut-2-enoic,

3), N-alkyl hóa dimethylamin với 3 thu được acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic, sau đó

tạo muối hydroclorid 1 (Hình 2).

Hình 2. Sơ đồ tổng hợp acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic hydroclorid (1)

Theo dõi phản ứng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) sử dụng bản mỏng

silica gel 60 F254 (Merck) với hệ dung môi khai triển phù hợp. Quan sát vết sắc ký dưới

đèn UV 254 nm. Đo nhiệt độ nóng chảy (t°nc) bằng máy EZ-Melt (Mỹ). Sử dụng phương

pháp cất, chiết, kết tinh, lọc, rửa để tinh chế sản phẩm.

Xác định cấu trúc của sản phẩm tổng hợp bằng các phương pháp phổ: phổ khối lượng

(MS), phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR). Phổ MS

được ghi bằng máy Agilent 1100 LC-MSD Trap. Phổ IR được ghi bằng máy GX-Perkin-

Elmer với kỹ thuật viên nén KBr trong vùng 4000-400 cm-1. Phổ NMR được ghi trên máy

Bruker 500 MHz Ascend. Các phổ được đo tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam và tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Thực nghiệm và kết quả

Tổng hợp acid (E)-4-bromobut-2-enoic (3):

Hòa tan 2,00 g (23,2 mmol; 1 eq) acid crotonic (2) vào 10 mL carbon tetraclorid (CCl4)

trong bình cầu 2 cổ dung tích 100 mL có sinh hàn. Tiến hành khuấy từ và đun nóng đến

~77 °C. Bổ sung 6,20 g (34,8 mmol; 1,5 eq) NBS và 0,05 g (0,2 mmol; 0,01 eq) benzoyl

peroxid vào bình cầu. Duy trì đun hồi lưu hỗn hợp phản ứng trong 4 giờ. Kết thúc phản

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

18

ứng, làm lạnh khối phản ứng xuống 0-5 °C, lọc tách tủa, thu lấy dịch CCl4. Rửa tủa bằng 5

mL CCl4, gộp dịch lọc và dịch rửa, sau đó cất loại CCl4 thu được dịch đặc màu vàng.

Chiết dịch đặc 4 lần với n-hexan ấm (10 mL/lần, 50 °C). Gộp dịch chiết n-hexan, lọc

trong, sau đó cất loại dung môi còn khoảng ½ theo thể tích. Để kết tinh lạnh (0-5 °C) qua

đêm. Lọc thu lấy tinh thể thô màu trắng hơi vàng. Kết tinh lại sản phẩm trong khoảng 15

mL n-hexan. Sấy khô ở 45 °C thu được sản phẩm 3 là chất rắn kết tinh hình kim, màu

trắng có khối lượng 2,86 g (hiệu suất 74,5 %). t°nc 69,0-70,8 °C. Rf = 0,42 (DCM : AcOH,

50/1) và Rf = 0,69 (EtOAc : n-hexan, 1/1). ESI-MS (MeOH), m/z: 162,5 và 164,6 [M-H]-

(CTPT: C4H5BrO2; M = 164,99 đvC). IR (KBr), νmax (cm-1): 2920 (C-H no); 1704 (C=O);

1652 (C=C); 1291 (C-O); 974 (C-H trong trans-CH=CH-C=O); 689 (C-Br). 1H-NMR

(500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 6,88-6,81 (1H, td, J1 = 7,5 Hz, J2 = 15,5 Hz, H-3); 6,05

(1H, dd, J1 = 6,0 Hz, J2 = 15,5 Hz, H-2); 4,26-4,23 (2H, m, H-4). 13C-NMR (125 MHz,

DMSO-d6), δ (ppm): 166,4 (C-1); 142,1 (C-3); 125,0 (C-2); 30,7 (C-4).

Tổng hợp acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic (1):

Cho 2,00 g (12,1 mmol; 1 eq) chất 3 vào bình cầu 1 cổ 100 mL, thêm 15 mL THF và

4,5 mL (330,0 mmol; 27,5 eq) TEA. Sau đó, làm lạnh khối phản ứng về 0-5 °C, nhỏ từ từ

2,0 mL (14,7 mmol; 1,25 eq) dung dịch dimethylamin 33 % (trong nước). Đưa phản ứng

về nhiệt độ phòng và khuấy qua đêm (18 giờ). Kết thúc phản ứng, thêm 5 mL NaHCO3

bão hòa (đến pH ~ 8) rồi tiến hành cất loại dung môi ở 70 °C thu được chất rắn. Thêm tiếp

10 mL THF vào bình cầu và cất loại dung môi để loại bỏ hoàn toàn amin tồn dư (TEA và

dimethylamin). Hòa tan cắn thu được trong 5 mL nước cất, acid hóa với dung dịch HCl

2M đến pH = 2-3. Rửa pha nước với ethyl acetat (3 lần x 10 mL). Cất quay dịch nước ở

70 °C đến khi còn khoảng 5 mL, thêm 20 mL THF vào để kết tủa sản phẩm. Lọc lấy chất

rắn. Kết tinh lại sản phẩm bằng cách hòa tan chất rắn trong 5 mL nước cất, thêm dần THF

đến tạo mầm tinh thể, để kết tinh qua đêm. Lọc lấy tinh thể, sấy khô ở nhiệt độ 40 °C

trong tủ sấy chân không. Sản phẩm 1 thu được là chất rắn màu trắng có khối lượng 1,63 g

(hiệu suất 81,2 %). t°nc 159,0-160,3 °C. Rf = 0,41 (DCM : EtOH, 5/1). IR (KBr), νmax (cm-

1): 2947 (C-H no); 2668 và 2481 (NH+, dạng muối của amin bậc ba); 1719 (C = O); 1668

(C = C); 977 (C-H trong hệ trans-CH=CH-C=O). ESI-MS (MeOH), m/z: 130,03 [M-Cl]+

(CTPT: C6H11O2N.HCl; M = 165,62 đvC). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm):

6,81 (1H, td, J1 = 7,0 Hz, J2 = 16,0 Hz, H-3); 6,18 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-2); 3,89 (2H, dd,

J1 = 1,0 Hz, J2 = 6,0 Hz, H-4); 2,50 (6H, s, H-5, H-6). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ

(ppm): 165,9 (C-1); 135,7 (C-3); 129,5 (C-2); 56,2 (C-4); 41,7 (C-5, C-6).

Các kết quả đã khảo sát

Sau phân tích các tài liệu, chúng tôi lựa chọn dung môi phản ứng tổng hợp 3 từ 2 là

carbon tetraclorid, nhiệt độ phản ứng là hồi lưu (77 °C) theo tài liệu [25], thay tác nhân

AIBN bằng benzoyl peroxid, khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ mol và dung môi tinh chế, đánh giá

hiệu suất phản ứng và nhiệt độ nóng chảy. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 1 và

2.

Bảng 1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol NBS : 2

TT Tỷ lệ mol NBS : 2 m sản phẩm 3 (g) Hiệu suất (%) t°nc (°C)

1 1,1 : 1 1,79 46,7 68,9-70,4

2 1,3 : 1 2,40 62,5 68,8-70,2

3 1,5 : 1 2,86 74,5 69,0-70,8

4 1,7 : 1 2,85 74,2 68,4-71,9

Nhận xét: Khi tăng tỷ lệ mol NBS : 2, từ 1,1 : 1 đến 1,5 : 1, hiệu suất phản ứng tăng,

sản phẩm có màu trắng, tất cả đều đạt khoảng t°nc. Tuy nhiên, khi vượt quá tỷ lệ mol 1,5 :

1 thì hiệu suất phản ứng không tăng nhiều, đồng thời trên SKLM quan sát thấy nhiều tạp

hơn, sản phẩm có cảm quan màu trắng hơi vàng. Tỷ lệ mol NBS : 2 = 1,5 : 1 cho kết quả

tốt nhất.

Bảng 2. Kết quả khảo sát dung môi tinh chế chất 3

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

19

TT Dung môi tinh chế m sản phẩm 3 (g) Hiệu suất

(%) t°nc (°C)

1 Ether dầu hỏa 2,69 70,1 68,0-70,9

2 n-Pentan 2,38 62,0 68,8-70,6

3 n-Hexan 2,86 74,5 69,0-70,8

4 DCM 2,10 54,7 65,2-69,7

5 Toluen 2,84 74,0 69,3-70,5

Nhận xét: Sử dụng n-hexan cho hiệu suất tốt nhất (74,5 %), tinh khiết theo t°nc. Sử

dụng toluen theo tài liệu [25] cho kết quả tương đương (74 %) so với n-hexan, song khó

cất loại hơn. So với các dung môi, DCM hòa tan sản phẩm kém chọn lọc, nên cho hiệu

suất thấp (54,7 %) và sản phẩm chứa nhiều tạp hơn.

Kết quả khảo sát đối với phản ứng tổng hợp 1 từ 3 được ghi trong bảng 3 và 4.

Bảng 3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của base bổ trợ

TT Base m sản phẩm 1 (g) Hiệu suất (%) t°nc (°C)

1 NaOH 10% (pH 9) -*

2 TEA 1,63 81,2 159,0-160,3

3 DMAP 1,58 79,7 154,1-158,1

4 Pyridin 1,30 64,8 153,0-156,6

*: không thu được sản phẩm sau xử lý.

Nhận xét: Sử dụng NaOH làm khối phản ứng biến màu nhanh và khó xử lý, không thu

được sản phẩm dạng bột. Sử dụng pyridin và DMAP cho hiệu suất thấp hơn so với TEA,

sản phẩm cũng kém tinh khiết hơn theo SKLM và t°nc.

Bảng 4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol dimethylamin : 3

TT Tỷ lệ mol Me2NH : 3 m sản phẩm 1 (g) Hiệu suất (%) t°nc (°C)

1 1,0 : 1 1,45 72,4 159,1-160,5

2 1,25 : 1 1,63 81,2 159,0-160,3

3 1,5 : 1 1,58 78,9 158,2-160,1

4 1,75 : 1 1,57 78,3 158,1-160,4

Nhận xét: Tỷ lệ mol Me2NH : 3 = 1,25 : 1 cho hiệu suất phản ứng tốt nhất. Khi sử dụng

dimethylamin quá dư, xuất hiện vết tạp màu do oxi hóa amin, dẫn đến kéo dài thời gian xử

lí loại bỏ amin, hiệu suất phản ứng có xu hướng giảm.

Bàn luận

Về lựa chọn phương pháp tổng hợp chất 1

Phân tích các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy rằng có 5 con đường (pp1-5) tổng

hợp chất 1, đi từ 4 nguyên liệu là: acid crotonic (2), ethyl 4-chloro-3-hydroxybutanoat (4),

natri dimethylamino-1-hydroxy-ethansulfonat (5) và alkyn 6 (xem hình 3) [6], [16], [17],

[18], [19], [20], [21], [22], [23], [24].

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

20

Hình 3. Các phương pháp tổng hợp 1 theo tài liệu tham khảo

Phương pháp pp5 đi từ alkyn 6 khó cho sản phẩm chọn lọc E-alken, mà chủ yếu cho

đồng phân Z-alken [24]. Quy trình pp4 đi từ nguyên liệu 5 tuy cho hiệu suất tốt, sản phẩm

tương đối tinh khiết, song sử dụng tác nhân phosphonat (phản ứng Horner-Wadsworth-

Emmons) có giá thành cao, và khó mua tại Việt Nam (theo báo giá của các công ty hóa

chất trong nước) [23]. Phương pháp pp3 từ nguyên liệu 4 khó nâng cấp do có nhiều giai

đoạn, đòi hỏi tinh chế trung gian ethyl 4-bromocrotonat phức tạp để đạt được sản phẩm

cuối tinh khiết [6], [19]. Từ nguyên liệu acid crotonic (2), có 2 con đường tổng hợp, trong

đó con đường pp2 sử dụng bromo hóa sau khi đã ester hóa acid crotonic (bằng các nhóm

methyl, ethyl, tert-butyl, trimethylsilyl) giúp cải tiến được hiệu suất, song số bước tổng

hợp là 4, tinh chế phức tạp nên hiệu suất toàn phần cũng chưa cao [6], [16], [17], [18],

[19], [20]. Con đường bromo hóa trực tiếp acid crotonic (2), sau đó N-alkyl hóa tạo sản

phẩm 1 (con đường pp1) có ưu điểm là: nguyên liệu 2 có sẵn trên thị trường, giá thành

thấp, dễ mua, dễ bảo quản, quy trình tổng hợp chỉ gồm 2 giai đoạn [25]. Tuy nhiên, tài

liệu công bố hiệu suất toàn phần mới chỉ đạt 20,2 % [25]. Trên cở sở đó, chúng tôi đã lựa

chọn phương pháp này để tiến hành các khảo sát thực nghiệm, từ đó phân tích, lựa chọn

thông số phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất sản phẩm.

Về phản ứng tổng hợp acid (E)-4-bromobut-2-enoic (3)

Phản ứng tổng hợp chất 3 là phản ứng brom hóa acid crotonic với tác nhân NBS theo

cơ chế gốc tự do với sự có mặt của xúc tác tạo gốc trong dung môi carbon tetraclorid.

Phản ứng thế xảy ra tương đối chọn lọc tại vị trí C-4 do C-4 thuộc cấu trúc allyl. Tài liệu

[25] sử dụng azobis(isobutyronitril) (AIBN) làm xúc tác tạo gốc cho hiệu suất 56 %, tuy

nhiên tác giả không đưa ra đủ dữ liệu khẳng định cấu hình trans. Tuy AIBN có khả năng

xúc tác mạnh, cho thời gian phản ứng tương đối ngắn (5 giờ), song AIBN có giá thành khá

cao, khó bảo quản và sinh tạp tetramethylsuccinonitril với độc tính cao. Vì vậy, trong quá

trình nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn xúc tác là benzoyl peroxid có giá thành thấp hơn

và ít độc hơn. Những quan sát bước đầu của chúng tôi khi làm phản ứng này cho thấy, tốc

độ phản ứng chậm do acid crotonic tan kém trong dung môi CCl4 và NBS bị phân hủy

theo thời gian. Để tốc độ phản ứng đạt tối đa, chúng tôi tiến hành ở nhiệt độ sôi của hỗn

hợp (~ 77 °C) [25] và khảo sát tăng tỷ lệ mol NBS so với acid crotonic. Khi tăng tỷ lệ mol

NBS : 2 hiệu suất phản ứng tăng, tuy nhiên khi vượt quá tỷ lệ 1,5 : 1 thì hiệu suất phản

ứng chỉ tăng không đáng kể, đồng thời quan sát thấy nhiều tạp phân hủy của NBS

(succinimid, brom tự do), từ đó làm giảm hiệu suất tinh chế sản phẩm (bảng 1). Do đó,

chúng tôi đã lựa chọn tỷ lệ mol NBS : 2 tốt nhất là 1,5 : 1. Ở tỷ lệ này, thời gian phản ứng

kéo dài (hơn 4 giờ) sẽ dẫn đến nhiều tạp (xuất hiện trên SKLM), bao gồm succinimid, tạp

màu (do brom hòa tan) và tạp do sự kết hợp của các gốc tự do ở giai đoạn tắt mạch theo

cơ chế gốc. Đáng chú ý là, chúng tôi đã tìm được dung môi n-hexan ở nhiệt độ 50 °C có

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

21

khả năng hòa tan sản phẩm 3, trong khi đó, ở nhiệt độ lạnh (0-5 °C) sản phẩm 3 lại kém

tan, hầu hết các tạp nói trên tan tốt. Các dung môi còn lại cho kết quả kém hơn khi thử ở

điều kiện tương tự (chiết nóng sau đó để lạnh). Vì vậy, n-hexan được chọn làm dung môi

chiết nóng cũng như kết tinh sản phẩm ở nhiệt độ lạnh (bảng 2). Qua đó, chúng tôi đã thu

được sản phẩm có độ sạch và hiệu suất đạt 74,5 %, cao hơn so với tài liệu đã công bố

bằng con đường tương tự (pp1; 20,2 %) [25].

Về tổng hợp acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic (1)

Phản ứng N-alkyl hóa dimethylamin bằng tác nhân 3 sinh ra sản phẩm phụ là acid

mạnh HBr, có khả năng tạo muối với nguyên liệu amin ban đầu, làm giảm khả năng ái

nhân của dimethylamin. Vì vậy, trong quy trình, chúng tôi đã khảo sát một số base làm

chất bổ trợ (additive reagent) để đảm bảo nguyên liệu dimethylamin ở dạng tự do, nâng

khả năng phản ứng của nguyên liệu, từ đó đã lựa chọn được TEA (bảng 3). Ngoài ra, việc

dùng TEA còn có ưu điểm là dễ dàng cất loại hơn so với pyridin (nhiệt độ sôi 115 °C) và

DMAP (dạng rắn). Khi xử lý, chúng tôi dùng NaHCO3 nhằm mục đích chuyển hết các

muối amin về dạng amin tự do, qua đó các amin (TEA/pyridin và dimethylamin dư) được

cất loại triệt để dưới dạng bay hơi cùng dung môi THF, làm cho quá trình kết tinh sản

phẩm về sau được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cần chú ý sử dụng hợp lý tỷ lệ mol

dimethylamin : 3 là 1,25 : 1 (bảng 4). Dùng quá thừa amin gây kéo dài thời gian cất loại,

tốn kém nguyên liệu và tăng tạo tạp màu (oxy hóa amin) khi xử lý phản ứng. Giá trị pH 2-

3 để tạo muối với HCl 2M được lựa chọn dựa trên tài liệu [25]. Các tạp được loại đi nhờ

quá trình rửa với ethyl acetat, kế tiếp kết tinh trong THF/nước cũng là hệ dung môi được

chúng tôi khảo sát và lựa chọn mà chưa có trong tài liệu công bố. Sản phẩm thu được đạt

tinh khiết SKLM và t°nc. Hiệu suất đạt 81,2 % cao hơn so với tài liệu đã công bố.

Như vậy, hiệu suất toàn quy trình tổng hợp 1 từ acid crotonic đạt 60,5 %, cao hơn so

với tài liệu công bố ở trên. Trong đó, đã lựa chọn được một số điều kiện cho giai đoạn

bromo hóa (xúc tác tạo gốc là benzoyl peroxid; tỷ lệ mol NBS : 2 là 1,5 : 1; dung môi kết

tinh là n-hexan); cho giai đoạn N-alkyl hóa (tỷ lệ mol dimethylamin : 3 là 1,25 : 1; sử

dụng base bổ trợ là TEA; base trung hòa là NaHCO3), lựa chọn dung môi kết tinh sản

phẩm cuối là hỗn hợp THF/nước. Thao tác tiến hành trong quy trình khá đơn giản, điều

kiện phản ứng nhẹ nhàng. Các dữ liệu phổ IR, MS, NMR đã khẳng định đúng cấu trúc của

các chất trung gian và sản phẩm cuối, tương tự như các tài liệu đã công bố [17],[18], [25].

Trong đó, giá trị hằng số tương tác J của proton H-2 và H-3 trong sản phẩm là 15,5-16,0

Hz, không có sự xuất hiện của tạp đồng phân trên NMR. Điều này chỉ ra, các điều kiện

của quy trình đã bảo toàn được cấu hình E-alken ban đầu. Đây là những tiền đề để tiếp tục

tối ưu hóa, nâng cấp quy trình điều chế afatinib đưa vào ứng dụng trong nước.

Kết luận

Chúng tôi đã tổng hợp được sản phẩm acid (E)-4-dimethylaminobut-2-enoic hydrolorid

từ nguồn nguyên liệu acid crotonic ở quy mô phòng thí nghiệm qua 2 giai đoạn với hiệu

suất toàn phần đạt 60,5 %, cao hơn so với các tài liệu đã công bố. Trong đó, đã lựa chọn

được một số điều kiện phù hợp về tổng hợp và tinh chế, bao gồm: xúc tác tạo gốc, tỷ lệ

mol các chất phản ứng, base bổ trợ và dung môi kết tinh. Cấu trúc các chất được khẳng

định bằng các phân tích phổ IR, MS, 1H-NMR và 13C-NMR. Các điều kiện của quy trình

đã bảo toàn được cấu hình E-alken ban đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Joint Formulary Committee (2020), “Afatinib”, British National Formulary (BNF) 79,

London: BMJ Group and Pharmaceutical Press, pp. 998-999.

2. Shah R. and Lester J.F. (2020), “Tyrosine kinase inhibitors for the treatment of EGFR

mutation-positive non-small-cell lung cancer: A clash of the generations”, Clin. Lung Cancer,

21(3), pp. e216-e228.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 16-22

22

3. Holleman M.S., van Tinteren H., Groen H.J. et al. (2019), “First-line tyrosine kinase

inhibitors in EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer: a network meta-analysis”,

Onco. Targets Ther., 12, pp. 1413-1421.

4. https://drugbank.vn/.

5. Himmelsbach F., Langkopf E., Blech S. et al. (2002), “Quinazoline derivatives,

medicaments containing said compounds, their utilization and method for the production

thereof”, PCT Patent, WO200250043A1.

6. Choi Y.-H., Chang W.-T. (2010), “Method for producing an alkyl amine derivative”,

PCT Patent, WO2010131921.

7. Schroeder J., Dziewas G., Fachinger T. et al. (2012), “Process for preparing

aminocrotonylamino-substituted quinazoline derivatives”. U.S. patent, US8188274B2.

8. Xu X. (2013), “Afatinib preparation method”, CN Patent, CN103242303A.

9. Kovacevic T., Mesic A., Avdagic A. et al. (2018), “An alternative synthesis of the

non-small cell lung carcinoma drug afatinib”, Tetrahedron Letters, 59(47), pp. 4180-4182.

10. Nguyễn Thị Ngọc, Chu Hà Phương, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn

Văn Hải (2019), “Bước đầu nghiên cứu tổng hợp (S)-3-hydroxytetrahydrofuran”, Tạp chí Hóa

học, 57(6E1,2), tr. 136-139.

11. Zhang Q., Zhu H. (2011), “Novel quinazoline derivatives”, PCT Patent,

WO201184796A2.

12. Slobbe P., Poot A. J., Van Dongen A. A. M. S. et al. (2015), “Radiolabeled

quinazoline derivatives”, U.S. Patent, US20150368230A1.

13. Liu Y., Liu X., Liu L. (2019), “A kind of Afatinib highly finished product synthetic

method”, CN Patent, CN109776514A.

14. Tuskar M., Ratkaj M., Zegarac M. (2015), “Crystalline forms of afatinib dimaleate”,

PCT Patent, WO2015103456A1.

15. Guo Z. (2016), “A kind of method that high selectivity prepares maleic acid afatinib”,

CN Patent, CN106243092B.

16. Yang C., Rao Z., Bai C. et al. (2018), “A kind of felodipine class compound and its

application”, CN Patent, CN107556289A.

17. Hong J., Xu X., Yue X. (2016), “Pyrazolopyrimidine derivative, preparation method,

pharmaceutical composition and purposes”, CN Patent, CN106146511A.

18. Cha M.Y., Kim M.R., Kang S.J., et al. (2011), “Novel pyrimidine derivative for

inhibiting the growth of cancer cells”, PCT Patent, WO2011099764A2.

19. Zheng J., Deng D., Guanghua L.V. et al. (2015), “Process for the manufacture of (E)-

4-N,N-dialkylamino crotonic acid in HX salt form and use thereof for synthesis of EGFR

tyrosine kinase inhibitors”, U.S. patent, US20150183764A1.

20. Considine J. L., Daigneault S., Chew W. et al. (2006), “Synthesis of 4-(amino)-2-

butenoyl chlorides and their use in the preparation of 3-cyano quinolines”, U.S. patent,

US7126025B2.

21. Verma S. S., Singh S. K., Singh K. et al. (2015), “Process for the preparation of 4-

dimethylaminocrotonic acid”, PCT patent, WO2015186065A1.

22. Liu Z., Feng Q., Zou X. et al. (2015), “Method for preparing highly pure trans-4-

dimethylamino crotonic acid hydrochloride through one-pot technology”, CN Patent,

CN105669479A.

23. Tian D., He L. (2016), “Trans-4-dimethylaminocrotonic acid hydrochloride

preparation method”, CN Patent, CN105439879A.

24. Lee K.-O., Cha M.Y., Kim M.R., et al. (2008), “Novel amide derivative for inhibiting

the growth of cancer cells”, PCT Patent, WO2008150118A2.

25. Tao J. (2017), “Chemical synthesis method of Maihuatinib (EGFR/HER2 high-

efficient dual inhibitor)”, CN Patent, CN106432105A.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

23

Nghiên cứu quy trình bào chế viên nang mềm chứa hệ nano

tự nhũ hóa rosuvastatin Vũ Thị Thu Giang1, Phan Thị Nghĩa1,2, Nguyễn Thị Thúy Nga1,3,

Nguyễn Thị Linh1, Trần Thị Hải Yến1, Phạm Bảo Tùng1, Nguyễn Đăng Hòa1*

1 Trường Đại học Dược Hà Nội 2 Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương

3 Trường Đại học Điều dưỡng

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 06/10/2020 – Ngày duyệt đăng: 09/12/2020)

SUMMARY The influence of technical parameters in the preparing procedure of capsule shell

fluid, capsule shell, and soft gelatin capsules containing rosuvastatin self-nano

emulsifying drug delivery system (SNEDDS) was investigated. The studied technical

parameters included swelling time, temperature, and dissolving time of gelatin;

incubation condition; the temperature of congelation and sealing; drying time. The

obtained results showed that the selected parameters ensured the preparation procedure's

stability and the quality standards of capsule shell solution, capsule shell, and soft gelatin

capsules containing rosuvastatin SNEDDS. The selected technical parameters were as

following: swelling time, temperature, and dissolving time of gelatin were was 30 – 45

minutes, 60 – 70 oC and 1.5 – 2.0 hours respectively; incubation condition was at 55 – 60 oC and in 12 – 16 hours; the temperature of congelation and sealing were 18 – 20 oC and

40 – 41 oC respectively; drying time was 16 – 20 hours.

Từ khóa: nang mềm, gelatin, rosuvastatin, hệ nano tự nhũ hóa (SNEDDS).

Đặt vấn đề

Trong nghiên cứu trước đây, công thức bào chế vỏ nang mềm chứa hệ nano tự nhũ

hóa (SNEDDS) rosuvastatin đã được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát ảnh hưởng của

các thành phần như: tỷ lệ và loại gelatin, tỷ lệ và loại chất hóa dẻo, tương tác giữa màng

vỏ nang và dịch thuốc đóng nang, đánh giá các đặc tính của dịch vỏ nang, màng vỏ nang.

Từ kết quả nghiên cứu thu được cũng như một số nghiên cứu đã công bố khác cho thấy có

nguy cơ xảy ra tương tác giữa vỏ nang mềm với SNEDDS rosuvastatin đóng trong nang

dẫn đến kéo dài thời gian hòa tan màng vỏ nang, ảnh hưởng đến quá trình giải phóng dược

chất [1], [5]. Nghiên cứu đã chọn được tỷ lệ và loại gelatin, tỷ lệ và loại tá dược hóa dẻo

thích hợp có khả năng hạn chế được tương tác giữa vỏ nang và dịch thuốc đóng nang. Vì

vậy, nghiên cứu này được tiếp tục thực hiện với mục tiêu xây dựng được quy trình bào

chế viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin 10 mg.

Nguyên liệu, thiết bị và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu

Calci rosuvastatin (Ros) (TCNSX – Enaltec, Ấn độ); Capryol 90 (EP – Gattefossé,

Pháp); Cremophor RH 40 và polyoxyethylen glycol 400 (PEG 400) (EP – BASF, Đức);

gelatin 150 BL (loại B, TCNSX - NITTA gelatin InC, Nhật); dung dịch sorbitol 70 %

(EP/USP – Roquette, Pháp); glycerin, methyl paraben và propyl paraben (TCNSX, Trung

Quốc); acetonitril và methanol (HPLC – Fisher, Mỹ). Các thuốc thử khác đều đạt tiêu

chuẩn tinh khiết phân tích, mua từ Beijing, Trung Quốc).

Thiết bị nghiên cứu

Thiết bị Texture Analyzer CT3 1500 (Mỹ), Máy đo độ nhớt DVE Viscometer

Brookfield (Mỹ), Bể điều nhiệt Memmert (Đức), Máy khuấy từ IKA (Đức), Tủ làm mát

Kangaroo (Việt Nam), thiết bị đo độ dày màng (chính xác đến 0,01 mm, Thượng Hải),

Máy hút chân không (Trung Quốc), khuôn nhúng tạo vỏ nang (0,4 ml), thiết bị sấy nang

mềm Drymax temperature and RH control unit DMTH (Canada), thiết bị hàn nang thủ

công, thiết bị cán tạo vỏ nang thủ công, …

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

24

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp bào chế viên nang mềm

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã công bố [1], viên nang mềm SNEDDS

rosuvastatin được bào chế theo công thức như sau:

Bảng 1. Công thức mẻ 300 viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin

Vỏ nang Dịch nhân

Thành phần Khối lượng (g) Thành phần Khối lượng (g)

Gelatin 86,00 Rosuvastatin calci 3,12

Glycerin 13,26 Cremophor RH 40 49,09

Sorbitol 26,62 Capryol 90 49,09

Methyl paraben 0,18 PEG 400 18,70

Propyl paraben 0,02

Nước 73,92

- Bào chế dịch vỏ nang:

• Hòa tan các paraben, glycerin và sorbitol trong nước nóng trên 80 °C.

• Ngâm trương nở gelatin trong dung dịch thu được trong thời gian thích hợp rồi

đun cách thủy và khuấy hòa tan.

• Loại bọt khí trong dịch vỏ nang trong điều kiện hút chân không duy trì áp suất – 0,6

đến – 0,4 Mpa

• Ủ dịch dịch gelatin ở nhiệt độ thích hợp đến trong.

- Bào chế vỏ nang:

Nhúng khuôn ngập dịch vỏ nang kết hợp xoay để vỏ nang bám đều lên bề mặt

khuôn, nhấc khuôn ra. Làm đông đặc vỏ nang ở nhiệt độ thích hợp sau đó bóc vỏ nang ra

khỏi khuôn.

- Đóng thuốc vào nang:

Dùng bơm tiêm hút và bơm SNEDDS rosuvastatin vào đầy vỏ nang rồi hàn kín

viên nang bằng máy hàn nang thủ công.

- Làm khô viên nang:

Viên được làm khô ở nhiệt độ 21 - 24 °C, độ ẩm 25 - 30 % đến khi độ ẩm vỏ viên nang

đạt 9 – 14 %.

Các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế viên nang mềm như thời gian ngâm

trương nở, nhiệt độ và thời gian hòa tan gelatin, nhiệt độ và thời gian ủ dịch vỏ nang, nhiệt

độ làm đông đặc và hàn kín vỏ nang, thời gian sấy khô nang được xác định thông qua

nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của các thông số này đến đặc tính của dịch vỏ nang, màng

vỏ nang và viên nang mềm bào chế được.

Phương pháp đánh giá

- Đánh giá tương tác giữa vỏ nang mềm và SNEDDS rosuvastatin đóng nang:

Thiết bị đánh giá: Máy Nicolet Thermo IS50, chế độ đo phổ FTIR. Mẫu đánh giá

là vỏ nang trước khi đóng dịch nhân và vỏ viên nang chứa SNEDDS rosuvastatin sau 2

tháng bảo quản ở điều kiện thường. Phổ FTIR của các mẫu được tiến hành chồng phổ để

phân tích sự tương tác giữa SNEDDS rosuvastatin và vỏ nang.

- Đánh giá SNEDDS rosuvastatin:

SNEDDS rosuvastatin được đánh giá các chỉ tiêu: Hàm lượng dược chất, kích

thước giọt (KTG) và phân bố kích thước (PDI), tỷ lệ rosuvastatin được nano nhũ hóa và

độ ổn định vật lý theo các phương pháp đã công bố trong nghiên cứu bào chế hệ nano tự

nhũ hóa rosuvastatin [2].

- Đánh giá dịch vỏ nang:

Dịch vỏ nang được đánh giá các đặc tính về tính chất, độ nhớt và độ bền gel theo

các phương pháp đã công bố trong nghiên cứu xây dựng công thức vỏ nang mềm chứa hệ

nano tự nhũ hóa rosuvastatin [1].

- Đánh giá màng vỏ nang:

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

25

Màng vỏ nang được đánh giá các chỉ tiêu độ ẩm, độ dày và độ đồng đều, lực kéo

đứt và khả năng giãn dài, khả năng hòa tan theo các phương pháp đã công bố [1].

- Đánh giá viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin:

• Định lượng bằng phương pháp HPLC [1].

• Độ hòa tan [1].

• Độ đồng đều hàm lượng: theo phương pháp 1, phụ lục 11.2 trong DĐVN V.

• Độ rã: tiến hành trong môi trường nước theo phụ lục 11.6 của DĐVN V

Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả thu được sẽ được xử lý thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel

2010 và được trình bày dưới dạng TB ± SD hoặc TB ± RSD trong đó TB là giá trị trung

bình, SD là độ lệch chuẩn, RSD là độ lệch chuẩn tương đối.

Kết quả nghiên cứu Quy trình bào chế viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin 10 mg được xây dựng

trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế đến đặc

tính của viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin để lựa chọn ra các thông số phù hợp nhất.

Kết quả thu được như sau:

Ảnh hưởng của thời gian ngâm trương nở gelatin

Tiến hành ngâm trương nở gelatin trong các khoảng thời gian 15 phút (G15), 30

phút (G30) và 45 phút (G45). Cố định nhiệt độ hòa tan và ủ dịch vỏ nang sau hòa tan là 60 oC. Kết quả đánh giá được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng thời gian ngâm trương nở gelatin đến đặc tính của dịch vỏ và màng vỏ

nang (n=3, TB ± SD)

Tiêu chí Mẫu dịch và màng vỏ tạo thành

G15 G30 G45

Thời gian hòa tan gelatin (giờ) 2,5 2,25 2,25

Thời gian ủ để dịch trong (giờ) 15 14 14

Độ nhớt (cP) 160,0 ± 1,1 152,0 ± 1,1 150 ± 1,1

Độ Bền gel (g) 325,4 ± 0,1 365,0 ± 0,1 361,1 ± 0,1

Độ dày màng (mm) 0,33 ± 0,04 0,36 ± 0,03 0,36 ± 0,03

Thời gian hòa tan màng (phút) 39,7 ± 0,5 40,3 ± 0,5 39,3 ± 0,9

Lực kéo đứt (N) 6,9 ± 0,3 10 ± 0,1 10,2 ± 0,1

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian ngâm trương nở gelatin có ảnh hưởng tới

đặc tính dịch vỏ nang và màng vỏ nang. Khi tăng thời gian ngâm trương nở gelatin, độ

bền gel của dịch vỏ nang và lực kéo đứt có xu hướng tăng trong khi độ nhớt dịch vỏ

gelatin, thời gian hòa tan gelatin và thời gian để dịch hết bọt lại có xu hướng giảm. Đặc

tính của các mẫu dịch và màng vỏ nang G30 và G45 khác nhau không đáng kể nhưng có

thời gian để dịch trong ngắn hơn, lực kéo đứt lớn hơn so với mẫu G15. Trên cơ sở kết quả

nghiên cứu thu được, thời gian ngâm trương nở gelatin trong khoảng 30 - 45 phút được

lựa chọn.

Ảnh hưởng của nhiệt độ hòa tan gelatin

Tiến hành ngâm trương nở gelatin trong 30 phút. Khảo sát nhiệt độ hòa tan gelatin

là 60 oC (M60), 70 oC (M70), 80 oC (M80). Cố định nhiệt độ ủ dịch vỏ nang sau hòa tan là

60 oC. Kết quả đánh giá một số đặc tính của dịch vỏ nang và màng vỏ nang được trình bày

trong hình 1 và bảng 3.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy khi tăng nhiệt độ hòa tan gelatin từ 60 oC lên

70oC và 80oC, thời gian cần thiết để hòa tan vỏ nang giảm tương ứng từ 2,25 giờ xuống

1,5 và 1,0 giờ; thời gian cần để ủ dịch vỏ nang đến trong cũng giảm tương ứng từ 14 giờ

xuống 12 và 11 giờ.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

26

Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ hòa tan gelatin tới đặc tính của màng vỏ nang

(n=3, TB ± SD)

Tiêu chí Mẫu dịch và màng vỏ tạo thành

M60 M70 M80 Thời gian hòa tan màng (phút) 40,3 ± 0,5 39,0 ± 0,8 30,3 ± 1,2 Độ dày màng (mm) 0,36 ± 0,01 0,38 ± 0,01 0,37 ± 0,04

Lực kéo đứt (N) 10,0 ± 0,1 11,2 ± 0,2 8,3 ± 0,4

Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ hòa tan gelatin tới độ bền gel và độ nhớt

của dịch vỏ nang

Kết quả thể hiện trong hình 1 cho thấy: Khi tăng nhiệt độ hòa tan gelatin lên đến 80 oC, độ nhớt, độ bền gel của dịch vỏ nang giảm xuống. Ngoài ra, nhiệt độ hòa tan gelatin

tăng lên không ảnh hưởng nhiều đến độ dày màng vỏ nang nhưng đều có xu hướng làm

giảm thời gian hòa tan cũng như lực kéo đứt vỏ nang (bảng 3). Sự thay đổi đặc tính của

dịch và màng vỏ nang có thể liên quan đến khả năng gelatin bị thủy phân một phần ở nhiệt

độ cao. Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhiệt độ hòa tan gelatin được chọn trong khoảng

60 - 70 oC với thời gian hòa tan tương ứng là 1,5 – 2 giờ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ dịch vỏ nang

Tiến hành ngâm trương nở gelatin trong 30 phút. Nhiệt độ hòa tan gelatin 70 oC,

thời gian hòa tan gelatin 1,5 giờ. Khảo sát nhiệt độ ủ dịch vỏ nang sau hòa tan là 55 oC

(G55), 60 oC (G60) và 65 oC (G65). Kết quả đánh giá dịch vỏ nang và màng vỏ nang được

trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ dịch gelatin tới đặc tính của dịch vỏ nang và màng vỏ

nang (n =3, TB ± SD)

Tiêu chí Mẫu dịch và màng vỏ tạo thành

G55 G60 G65

Thời gian ủ đến dịch trong (giờ) 16 12 9

Độ nhớt (cP) 183,5 ± 1,1 149,6 ± 1,2 138,5 ± 1,5

Độ bền gel (g) 327,0 ± 0,1 322,4 ± 0,2 315,2 ± 0,2

Độ dày màng (mm) 0,39 ± 0,02 0,38 ± 0,01 0,40 ± 0,04

Thời gian hòa tan (phút) 40,3 ± 1,2 39,0 ± 0,8 33,7 ± 2,6

Lực kéo đứt (N) 11,6 ± 0,4 11,2 ± 0,2 6,2 ± 0,4

Nhận thấy nhiệt độ ủ dịch vỏ gelatin có ảnh hưởng tới đặc tính của dịch vỏ nang và

màng vỏ nang. Khi nhiệt độ ủ dịch vỏ tăng, các chỉ tiêu chất lượng của dịch và màng vỏ

nang đều có xu hướng giảm. Mẫu G65 có sự giảm mạnh chỉ tiêu lực kéo đứt và độ nhớt,

đồng thời độ đồng đều bề dày màng giảm đi nhiều so với hai mẫu còn lại. Không có sự

quá khác biệt về độ bền gel dịch vỏ, thời gian hòa tan và lực kéo đứt màng vỏ nang giữa

hai mẫu ủ ở nhiệt độ 55 oC và 60 oC. Trên cơ sở phân tích trên, nhiệt độ ủ dịch vỏ nang

thích hợp là 55 – 60 oC với thời gian ủ dịch gelatin tương ứng là 12 – 16 giờ.

Ảnh hưởng nhiệt độ làm đông đặc vỏ nang và hàn vỏ nang

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

27

Bào chế viên nang mềm với công thức vỏ nang và thông số kỹ thuật đã lựa chọn.

Khảo sát nhiệt độ làm đông đặc vỏ nang ở nhiệt độ 18 – 20 oC và 2 – 8 oC. Đánh giá khả

năng hàn kín vỏ nang ở các nhiệt độ 40, 41 và 42 oC. Kết quả được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5. Độ kín của viên nang được bào chế với nhiệt độ đông đặc vỏ nang

và nhiệt độ hàn khác nhau (n = 3, TB ± SD)

Nhiệt độ

hàn vỏ

Nhiệt độ đông đặc vỏ nang

2 – 8 oC 18 – 20 o C

Ban đầu Ban đầu Sau 2 tuần

40 oC - + Viên kín, không rò dịch

41 oC - + Viên kín, không bị rò dịch.

42 oC ± -

Ghi chú:

(+): Viên được hàn kín, không bị rò rỉ dịch khi bóp nhẹ viên và làm khô

(±): Vỏ nang hàn dính được nhưng bị rò dịch khi bóp nhẹ và làm khô.

(-): Không hàn dính được vỏ nang

Kết quả khảo sát cho thấy:

Mẫu vỏ nang làm đông đặc ở điều kiện 2 – 8 oC: Khi hàn kín vỏ nang ở nhiệt độ 40

– 41 oC vỏ nang không chảy lỏng nên không hàn được viên. Ở nhiệt độ hàn 42 oC, mép

hàn kết dính được vỏ nang với nhau nhưng viên bị rò dịch khi bóp nhẹ và làm khô.

Mẫu vỏ nang làm đông đặc ở điều kiện 18 – 20 oC: Với nhiệt độ hàn vỏ nang 40 oC

có thể hàn kín viên, đảm bảo viên không bị rò dịch sau làm khô hoặc bóp nhẹ nhưng khó

cắt viên khỏi vị trí hàn. Ở nhiệt độ hàn 41 oC, có thể hàn được viên, viên không bị rò dịch

sau làm khô, mép hàn vẫn kín khi bóp nhẹ viên. Ở nhiệt độ hàn 42 oC, vỏ nang chảy lỏng

nhanh nên không hàn kín được.

Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ hàn kín vỏ nang

được chọn lần lượt là 18 – 20 oC và 40 – 41 oC.

Thời gian làm khô nang

Bào chế viên nang mềm theo theo các thông số kỹ thuật đã chọn ở trên. Khảo sát

các khoảng thời gian làm khô 16 giờ, 20 giờ, 24 giờ và 28 giờ. Kết quả đánh giá độ ẩm

của viên sau làm khô ở khoảng thời gian khác nhau thể hiện trong bảng 6.

Bảng 6. Độ ẩm của viên nang bào chế sau khi làm khô ở các khoảng thời gian khác nhau (n

= 3, TB ± SD)

Thời gian làm khô nang (giờ) Độ ẩm (%)

16 giờ 14,0 ± 0,4

20 giờ 9,0 ± 0,7

24 giờ 7,3 ± 0,6

28 giờ 5,8 ± 0,2

Kết quả nghiên cứu chứng tỏ để độ ẩm viên nang đạt yêu cầu 9 - 14 %, cần làm khô

trong thời gian 16 – 20 giờ.

Bào chế viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin 10 mg

Trên cơ sở kết quả khảo sát và lựa chọn các thông số kỹ thuật trong từng giai đoạn,

tiến hành bào chế viên nang mềm rosuvastatin theo công thức trong bảng 1 và các thông số

kỹ thuật đã chọn. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của dịch vỏ nang, SNEDDS rosuvastatin

đóng nang và viên nang mềm, trên cơ sở đó đề xuất tiêu chuẩn bán thành phẩm và thành

phẩm. Kết quả thu được thể hiện trong các bảng 7, 8.

Bảng 7. Kết quả đánh giá và đề xuất tiêu chuẩn bán thành phẩm (n = 3, TB ± SD)

Chỉ tiêu Kết quả

Đề xuất Mẻ 1 Mẻ 2 Mẻ 3

Dịch đóng nang (SNEDDS rosuvastatin)

Định lượng (%) 100,92 ± 0,84 100,72 ± 0,90 100,74 ± 0,67 90,0 - 110,0

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

28

KTG (d.nm) 19,38 ± 0,22 21,08 ± 0,74 20,08 ± 0,13 ≤ 200

PDI 0,180 ± 0,010 0,200 ± 0,010 0,200 ± 0,020 ≤ 0,3

Tỷ lệ dược chất được

nano nhũ hóa (%) 93,33 ± 0,47 92,75 ± 1,57 93,20 ± 0,58 ≥ 90 %

Độ ổn định vật lý Không được tách lớp sau khi ly tâm 5000 vòng/phút trong 30 ph

Dịch vỏ nang

Độ nhớt (cP) 150,3 ± 1,8 149,6 ± 1,7 150,8 ± 1,9 145 - 155

Độ bền gel (g) 321,2 ± 1,0 322,4 ± 0,3 321,0 ± 0,4 310 - 330

Tính chất Dịch sánh nhớt, trong, màu vàng đậm, không có bọt khí

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu chất lượng của dịch đóng nang, dịch vỏ

nang và viên nang mềm bào chế ổn định, không có sự khác biệt đáng kể giữa 03 mẻ bào

chế. Như vậy quy trình bào chế và các thông số kỹ thuật đã lựa chọn là phù hợp.

Bảng 8. Kết quả đánh giá và đề xuất tiêu chuẩn chất lượng viên nang mềm.

Chỉ tiêu Mẻ 1 Mẻ 2 Mẻ 3 Đề xuất yêu cầu

Tính chất Viên nang mềm có hình trứng, màu vàng nhạt, bên trong chứa

dịch thuốc không màu.

Định tính

Trên sắc ký đồ dung dịch thử cho pic chính có thời gian lưu

tương ứng với thời gian lưu của pic calci rosuvastatin thu được

từ sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

Định lượng (%) 100,07 ± 0,03 101,38 ± 0,96 100,94 ± 0,81

90 – 110 % so với

hàm lượng ghi trên

nhãn

Độ hòa tan sau 60 ph (%) 100,85 ± 0,66 100,7 ± 0,65 100,64 ± 0,88 ≥ 80 %

Đồng đều hàm lượng

(%, n=10) 98,83 ± 1,75 99,65 ± 1,59 99,42 ± 2,13

Đạt yêu cầu trong

phụ lục 11.2 –

DĐVN V

Độ rã (phút, n=6) 10,3 ± 0,8 10,4 ± 0,6 10,4 ± 0,8 ≤ 30 phút

Đánh giá tương tác giữa vỏ và dịch đóng nang

Tiến hành quét phổ hồng ngoại FTIR của màng vỏ nang gelatin ở thời điểm ban

đầu và sau 02 tháng đóng thuốc và bào quản ở điều kiện thường theo phương pháp đánh

giá tương tác giữa vỏ nang mềm và SNEDDS rosuvastatin đã mô tả ở trên. Hình ảnh phổ

FTIR vỏ nang ban đầu và sau 2 tháng được thể hiện ở hình 2 và 3.

Phổ FTIR của màng vỏ nang gelatin tại thời điểm ban đầu được quét ở các vị trí

khác nhau, các mặt đo khác nhau. Kết quả mẫu có hệ số tương đồng phổ trên 99 % giữa

các lần đo.

Hình 2. Phổ FTIR của mẫu vỏ nang ban đầu

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

29

Hình 3. Kết quả chồng phổ của mẫu ban đầu và mẫu sau 2 tháng

Viên nang mềm SNEDDS rosuvastatin đã bảo quản 02 tháng được tiến hành cắt

vỏ, loại dịch đóng nang, lau khô cả mặt trong và ngoài. Tiến hành quét phổ FTIR của vỏ

nang ở nhiều vị trí khác nhau, bên trong viên và bên ngoài viên. Đánh giá mức độ ảnh

hưởng của dịch ruột nang lên vỏ nang bằng cách chồng phổ vỏ nang ban đầu (vỏ nang 02)

và sau 2 tháng bảo quản (vỏ nang T1.5). Kết nghiên cứu cho thấy phổ FTIR của vỏ nang

tại thời điểm ban đầu và sau khi đóng nang 2 tháng có hệ số tương đồng phổ trên 95 %.

Như vậy, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy ở thời điểm đánh giá không có biểu hiện

tương tác giữa vỏ nang và SNEDDS rosuvastatin đóng nang.

Bàn luận

Việc khảo sát và lựa chọn các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế thuốc là

cần thiết để đảm bảo tính ổn định của qui trình cũng như sự đồng nhất về chất lượng thuốc

bào chế giữa các lô mẻ. Thực tế nghiên cứu cho thấy, các thông số kỹ huật đã khảo sát đều

ảnh hưởng tới các đặc tính của dịch vỏ nang, vỏ nang cũng như viên nang mềm bào chế

được. Độ bền gel và độ nhớt của gel là hai thông số thường được sử dụng để đánh giá

mức độ phân hủy gelatin [9]. Trong đó, độ bền của gel được cho là chỉ số nhạy cảm hơn

của phản ứng phân hủy. Sự thủy phân gelatin (biểu hiện hiện là sự giảm độ bền gel theo

thời gian) đã được chứng minh là tuân theo động học phản ứng bậc nhất, với tốc độ phản

ứng thay đổi theo độ pH và nhiệt độ [6]. Sự thủy phân gelatin cũng dẫn đến giảm độ nhớt

và khả năng tạo gel của dung dịch gelatin trong quá trình bào chế viên nang mềm [6], [8].

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhiệt độ có ảnh hưởng tới độ nhớt, độ bền gel

của dịch vỏ nang. Khi nhiệt độ hòa tan gelatin tăng từ 60 oC đến 80 oC độ nhớt của dung

dịch gelatin giảm tương ứng từ 152 xuống 116 (cP) và độ bền gel của dịch vỏ nang giảm

mạnh từ 365,0 xuống 257,0 (g). Khi nhiệt độ ủ dịch vỏ nang tăng từ 55 oC đến 65 oC, độ

nhớt và độ bền gel của dịch vỏ nang giảm tương ứng từ 183,5 xuống 138,5 (cP) và 327,0

xuống 315,2 (g). Nhiệt độ hòa tan gelatin và nhiệt độ ủ dịch gelatin được chọn lần lượt là

60 – 70 oC và 55 – 60 oC. Kết quả nghiên cứu thu được cũng phù hợp với một số nghiên

cứu đã công bố [3], [4], [6], [7].

Các thông số về điều kiện làm khô nang mềm cần được xác định cụ thể cho từng

công thức vỏ và dịch thuốc đóng nang và cần được kiểm soát chặt chẽ. Việc loại bỏ quá

nhiều nước trong vỏ nang có thể dẫn đến viên bị cứng, giòn, dễ bị nứt. Thời gian sấy ngắn

không đủ làm khô có thể làm cho các viên nang dính với nhau. Ngoài ra còn có thể có sự

di chuyển nước từ vỏ nang vào dịch thuốc hoặc ngược lại. Nếu điều kiện sấy loại bỏ nước

quá nhanh, gây ra bởi nhiệt độ sấy cao, độ ẩm tương đối thấp hoặc luồng khí thổi mạnh có

thể xảy ra hiện tượng bề mặt bên ngoài của viên nang khô nhanh chóng và tạm thời ngăn

chặn nước thoát ra khỏi vỏ, độ ẩm dư thừa từ bên trong vỏ nang di chuyển chậm ra ngoài

vỏ trong quá trình bảo quản khiến cho vỏ nang mềm, dính vào nhau [6]. Độ ẩm của viên

nang có thể thay đổi bởi thành phần vỏ nang và thuốc đóng nang. Với thuốc nang mềm

bào chế trong nghiên cứu này, khi sấy nang đến độ ẩm 6 – 8% thì vỏ nang có dấu hiệu

khô, đanh không còn dẻo dai bình thường nên chúng tôi chọn điều kiện làm khô ở nhiệt

độ 21 – 24 °C, độ ẩm 25 - 30 % và thời gian làm khô từ 16 – 20 giờ đến khi độ ẩm viên

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 23-30

30

đạt 9 – 14 %. Thực tế nghiên cứu cho thấy viên đạt các yêu cầu chất lượng đề ra khi sấy

đến độ ẩm công bố. Sau 2 tháng bảo quản ở điều kiện phòng thí nghiệm, không thấy hiện

tượng rò dịch đóng nang. Kết quả phân tích phổ FTIR vỏ nang ban đầu và sau 02 tháng

bảo quản đã không quan sát thấy biểu hiện tương tác giữa vỏ nang và SNEDDS

rosuvastatin đóng nang.

Kết luận

Đã khảo sát được một số yếu tố ảnh hưởng tới quy trình bào chế viên nang mềm

SNEDDS rosuvastatin 10mg ở quy mô 300 viên/mẻ. Từ đó đã lựa chọn được các ác thông

số kỹ thuật thích hợp là: thời gian ngâm trương nở gelatin: 30 – 45 phút, nhiệt độ hòa tan

60 – 70 oC và thời gian hòa tan gelatin 1,5 - 2,0 giờ; nhiệt độ và thời gian ủ dịch vỏ nang

lần lượt là 55 – 60 oC và 12 – 16 giờ; nhiệt độ đông đặc vỏ nang 18 – 20 oC; nhiệt độ hàn

viên 40 – 41 oC; điều kiện và thời gian làm khô viên nang: 21 – 24 °C, độ ẩm 25 - 30 %

trong 16 – 20 giờ. Với quy trình đã lựa chọn, dịch vỏ nang, vỏ nang và viên nang mềm

SNEDDS rosuvastatin đều đạt các yêu cầu chất lượng đề ra.

Lời cảm ơn

Nghiên cứu này được tài trợ bởi chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển

công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” trong đề tài

“Nghiên cứu bào chế viên nang SNEDDS rosuvastatin. Mã số KC.10.34/16-20.

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu còn nhật được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ công ty

Cổ phần Dược phẩm Fresh Life. ½ lô 25+26+29, cụm công nghiệp An Xá, phường Mỹ

Xá, thành phố Nam Định.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Thúy Nga và cộng sự (2020), “Xây dựng công thức vỏ

nang mềm chứa hệ nano tự nhũ hóa rosuvstatin”, Tạp chí Nghiên cứu dược & Thông tin

thuốc, tập 11 (1+2), tr. 54 – 60.

2. Vũ Thị Thu Giang, Phan Thị Nghĩa và cộng sự (2020), “Nghiên cứu bào chế hệ nano tự

nhũ hóa rosuvastatin”, Tạp chí Nghiên cứu dược & Thông tin thuốc, tập 11 (4), tr. 2 – 10.

3. Cumper C. Alexander A (1952), "The viscosity and rigidity of gelatin in concentrated

aqueous systems. I. Viscosity", Australian Journal of Chemistry, 5 (1), pp. 146-152.

4. Gullapalli R. P (2010), "Soft gelatin capsules (softgels)", Journal of pharmaceutical

sciences, 99 (10), pp. 4107-4148.

5. Marques M. R. J. A. P (2014), "Enzymes in the dissolution testing of gelatin capsules",

AAPS PharmSciTech. 15 (6), pp. 1410-1416.

6. Podczeck F., Jones B. E. (2004), Pharmaceutical capsules, 2nd Edition, London – Chicago

Pharmaceutical Press, pp. 201 – 210.

7. Reich G. J. P. C., Pharmaceutical Press, London (2004), "Formulation and physical

properties of soft capsules", pp. 201-212.

8. Rivero S, García MA, et al. (2010), "Correlations between structural, barrier, thermal and

mechanical properties of plasticized gelatin films", Innovative Food Science & Emerging

Technologies, 11(2), pp. 369-375.

9. Thomazine M., Carvalho R.A., et al. (2005), "Physical properties of gelatin films

plasticized by blends of glycerol and sorbitol", Journal of Food Science, 70(3), pp. E172-

E176.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 31-36

31

Tổng hợp và đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư của một số acid

hydroxamic mang dị vòng 1,3-thiazol Dương Tiến Anh, Đào Thị Kim Oanh, Nguyễn Hải Nam*

Trường Đại học Dược Hà Nội

* Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 11/8/2020 – Ngày duyệt đăng: 10/12/2020) SUMMARY

In the process of discovering novel small molecules targeting deacetylase histone,

we have designed and synthesized a series of novel hydroxamic acids bearing 2-

benzamidothiazol (3a-g) scaffold. Biological evaluation showed that these hydroxamic

acids comparably inhibited HDACs with IC50 values in sub-micromolar range. These

compounds also were generally cytotoxic against three human cancer cell lines

(SW620, colon cancer; PC-3, prostate cancer; NCI-H23, lung cancer). Among them,

the derivative 3f displayed the most potential cytotoxicity to cancer cells, especially on

SW620. The synthesized derivatives are expected to reduce the side effects of

traditional hydroxamic acids.

Từ khóa: ức chế histon deacetylase, HDAC, acid hydroxamic, thiazol.

Đặt vấn đề

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng HDAC không chỉ liên quan đến cấu trúc của

chromatin và sự biểu hiện của gen mà còn tác động đến chu trình phát triển của tế bào và

tiến trình ung thư bao gồm sự hình thành của các khối u ác tính [6]. Khởi đầu với SAHA

(Zolinza®) là chất ức chế enzym HDAC đầu tiên được FDA cấp phép lưu hành năm 2006,

và sau đó lần lượt romidepsin (Istodax®), belinostat (Beleodaq®) và panobinostat

(Farydax®) cũng đã được cấp phép sử dụng trong điều trị một số bệnh ung thư [4]. Tiếp

cận với xu thế chung, nhóm nghiên cứu tại bộ môn Hóa Dược, Trường Đại học Dược Hà

Nội cũng đã thiết kế, tổng hợp, thử hoạt tính nhiều dãy chất dẫn xuất acid hydroxamic

hướng ức chế HDAC có hoạt tính kháng tế bào ung thư tốt [1], [3].

Bên cạnh đó, dị vòng 1,3-thiazol có mặt trong nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học

như: chống nấm, kháng khuẩn, chống lao... đặc biệt một số dẫn chất ức chế kinase

(Dasatinib) và các hợp chất có tiềm năng chống ung thư như tiazofurin, S3U937 [2]. Do

vậy, chúng tôi tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu về các dẫn chất acid hydroxamic là

các dẫn chất benzamid kết hợp với dị vòng 1,3-thiazol. Nội dung dưới đây công bố một

phần các kết quả nghiên cứu này.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Dung môi, hóa chất và thiết bị

Các hóa chất được sử dụng cho việc tổng hợp các phản ứng hữu cơ được mua và

sử dụng trực tiếp khi nhận từ các hãng Merck (Đức) và Aldrich (Mỹ). Nhiệt độ nóng

chảy được đo bằng máy đo điểm chảy nhiệt điện Smp3. Sắc ký lớp mỏng sử dụng bản

mỏng nhôm tráng sẵn silica gel GF254. Phổ hồng ngoại ghi bằng máy Shimadzu FTIR

Affinity-1S. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ghi bằng máy Bruker AV-500. Phổ khối

lượng ghi bằng máy khối phổ Agilent 6530 Accurate Mass QTOF LC/MS (Agilent

technology, Santa Clara, California, United States).

Các enzym HDAC (chiết từ tế bào Hela) được mua của Enzo Life Sciences Inc.

(Mỹ). Các dòng tế bào thử nghiệm được mua từ Ngân hàng Tế bào Ung thư của Viện

nghiên cứu khoa học sinh học và công nghệ Hàn Quốc (KRIBB). Môi trường nuôi cấy

và các hóa chất để thử tác dụng sinh học khác được mua của GIBCO Co. ltd. (Mỹ).

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 31-36

32

Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp hóa học

Các acid hydroxamic mục tiêu được tổng hợp theo Hình 1.

Hình 1. Sơ đồ tổng hợp các acid hydroxamic mang dị vòng 1,3-thiazol (3a-g)

Xác định cấu trúc

Sử dụng các phương pháp phổ bao gồm: Phổ hồng ngoại (IR); phổ khối (HR-

MS); phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR).

Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro

Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro được thực hiện tại Khoa Dược,

Trường Đại học Chungbuk, Cheongju, Hàn Quốc trên 3 dòng tế bào ung thư người là

SW620 (ung thư đại tràng), PC3 (ung thư tuyến tiền liệt), và NCI-H23 (ung thư phổi).

Độc tính tế bào của các chất nghiên cứu được xác định bằng phương pháp đo màu cải

tiến [5]. Giá trị IC50 được tính theo phương pháp Probits [7] và lấy kết quả trung bình

của 3 lần thực nghiệm độc lập (SD ≤ 10 %).

LogP được xác định dựa trên phần mềm KOWWIN v1.67.

Thử tác dụng ức chế enzym histon deacetylase

Thử tác dụng ức chế enzym HDAC trên hỗn hợp HDAC tổng tách từ tế bào Hela

được thực hiện tại Khoa Dược Trường Đại học Chungbuk, Cheongju, Hàn Quốc và

Viện nghiên cứu sinh học và công nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB). Định lượng

enzym được thực hiện bằng phương pháp huỳnh quang với bộ Fluorogenic HDAC

Assay Kit (Enzo Life Sciences Inc.) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tác dụng ức chế

HDAC của các dẫn chất được tính bằng phần mềm GraphPad Prism (Mỹ).

Kết quả nghiên cứu

Tổng hợp hóa học

Hoà tan 0,34 g (2 mmol) ethyl 2-aminothiazol-4-carboxylat bằng 10 mL DCM

trong bình cầu 50 mL. Thêm 0,24 g (2 mmol) DMAP và tiến hành khuấy ở điều kiện

phòng trong 10 phút. Thêm 2,2 mmol các dẫn chất của benzoyl clorid, khuấy hỗn hợp

ở 50 ºC trong 12 giờ. Kết thúc phản ứng, hỗn hợp được cất quay dưới áp suất giảm

loại bỏ dung môi. Thêm 30 mL dung dịch NaHCO3 5 %, tiến hành lọc tủa thu được,

rửa tủa bằng nước lạnh và sấy tủa. Tinh chế sản phẩm thu được bằng sắc ký cột với hệ

pha động DCM: MeOH = 95:5 thu được sản phẩm 2a-g là chất rắn màu trắng với hiệu

suất tinh chế các chất lần lượt là 2a (76 %), 2b (79 %), 2c (82 %), 2d (81 %), 2e

(79 %), 2f (80 %), 2g (67 %).

Phân tán các ester trung gian 2a-g trong 10 mL MeOH. Thêm tiếp 10 đương

lượng NH2OH.HCl vào bình phản ứng. Tiến hành nhỏ từng giọt dung dịch NaOH

50% đã được làm lạnh đến pH = 12. Khuấy hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ -5 ºC trong

khoảng 1-2 giờ đến khi phản ứng kết thúc. Xử lý phản ứng bằng cách thêm vào hỗn

hợp sản phẩm 50 mL nước lạnh, trung hòa đến pH = 7 bằng cách nhỏ từng giọt dung

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 31-36

33

dịch HCl 5 %. Tiến hành lọc tủa thu được, kết tinh lại sản phẩm trong MeOH thu được

các dẫn chất cần tổng hợp 3a-g.

Xác định cấu trúc

Cấu trúc của các sản phẩm cuối cùng được khẳng định thông qua các dữ liệu

phân tích phổ IR, HR-MS, 1H-NMR và 13C-NMR.

2-Benzamido-N-hydroxythiazol-4-carboxamid (3a)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 68 % (0,35 g). tnc: 189-188 oC. Rf = 0,52 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3339 (NH); 3262, 3111 (OH); 3057, 2994

(CH, aren); 1655 (C=O); 1601, 1545 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ

12,64 (1H, s, NHOH); 10,73 (1H, s, CO-NH); 9,05 (1H, s, NHOH); 8,01 (2H, d, J =

8,00 Hz, H-2’, H-6’); 7,71 (1H, d, J = 2,50 Hz, H-5); 7,57 (1H, t, J = 7,50 Hz, H-4’);

7,47 (2H, t , J = 7,75 Hz, H-3’, H-5’). 13C NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ165,98;

159,80; 158,99; 143,72; 133,24; 132,29; 129,12; 128,64; 117,50. HR-MS (ESI) m/z:

262,0302 [M+H]+.

2-(2-Clorobenzamido)-N-hydroxythiazol-4-carboxamid (3b)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 72 % (0,42 g). tnc: 198-199oC. Rf = 0,54 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3337 (NH); 3175, 3117 (OH); 3057, 2967,

2872 (CH, aren); 1680, 1655 (C=O); 1589, 1545 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-

d6, ppm): δ 12,80 (1H, s, NHOH); 10,75 (1H, s, CO-NH); 9,02 (1H, s, NHOH); 7,75

(1H, s, H-5); 7,58-7,37 (4H, m, H-3’, H-4’, H-5’, H-6’). 13C NMR (125 MHz, DMSO-

d6, ppm): δ 165,80; 159,56; 158,02; 143,84; 134,65; 132,48; 130,70; 130,24; 129,90;

127,72; 117,88. HR-MS (ESI) m/z: 295,9898 [M+H]+.

2-(3-Clorobenzamido)-N-hydroxythiazol-4-carboxamid (3c)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 74 % (0,44 g). tnc: 201-202 oC. Rf = 0,54 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3393 (NH); 3125 (OH); 3065, 2967 (CH,

aren); 1651 (C=O); 1599, 1549 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 8,07

(1H, d, J = 1,50 Hz, H-2’); 7,96 (1H, d, J = 8,00 Hz, H-6’); 7,77 (1H, s, H-5); 7,61

(1H, dd, J = 8,00 Hz, J’ = 1,50 Hz, H-4’); 7,49 (1H, t, J = 7,75 Hz, H-5’). 13C NMR

(125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 164,76; 159,71; 157,59; 143,62; 134,43; 133,90;

132,91; 131,05; 128,48; 127,40; 117,62. HR-MS (ESI) m/z: 295,9903 [M+H]+.

2-(4-Clorobenzamido)-N-hydroxythiazol-4-carboxamid (3d)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 74 % (0,44 g). tnc: 207-208 oC. Rf = 0,54 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3395, 3332 (NH); 3142 (OH); 3061, 2968,

2803 (CH, aren); 1651 (C=O); 1593, 1547 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6,

ppm): δ 12,75 (1H, s, NHOH) ;10,75 (1H, s, CO-NH); 9,07 (1H, s, NHOH); 8,02 (2H,

d, J = 9,00 Hz, H-2’, H-6’); 7,72 (1H, s, H-5); 7,54 (2H, d, J = 8,50 Hz, H-3’, H-5’). 13C NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 165,06; 159,74; 158,94; 143,73; 138,11;

131,18; 130,60; 129,22; 117,59. HR-MS (ESI) m/z: 295,9905 [M+H]+.

2-(4-Florobenzamido)-N-hydroxythiazol-4-carboxamid (3e)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 75 % (0,42 g). tnc: 188-189 oC. Rf = 0,45 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3399, 3321 (NH); 3142 (OH); 3075, 2984,

2820 (CH, aren); 1657 (C=O); 1601, 1547, 1510 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-

d6, ppm): δ 12,46 (1H, s, NHOH); 10,73 (1H, s, CO-NH); 9,07 (1H, s, NHOH); 8,10

(2H, dd, J = 8,50 Hz, J’ = 5,50 Hz, H-2’, H-6’); 7,73 (1H, s, H-5); 7,31 (2H, t, J =

8,75 Hz, H-3’, H-5’). 13C NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 166,22; 164,92; 164,22;

159,82; 158,95; 143,69; 131,64; 131,57; 128,82; 128,80; 117,47; 116,25; 116,08. HR-

MS (ESI) m/z: 280,0204 [M+H]+.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 31-36

34

N-hydroxy-2-(4-methylbenzamido)thiazol-4-carboxamid (3f)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 72 % (0,40 g). tnc: 179-180 oC. Rf = 0,49 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3447 (NH); 3221 (OH); 3107, 2974, 2903

(CH, aren); 1649 (C=O); 1609, 1541 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ

12,64 (1H, s, NHOH); 10,70 (1H, s, CO-NH); 9,05 (1H, s, NHOH); 7,92 (2H, d, J =

8,50 Hz, H-2’, H-6’); 7,70 (1H, s, H-5); 7,27 (2H, d, J = 8,00 Hz, H-3’, H-5’); 2,30

(3H, s, 4’-CH3). 13C NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 165,80; 159,88; 159,20;

143,70; 143,55; 129,67; 129,43; 128,69; 117,41; 21,57. HR-MS (ESI) m/z: 276,0454

[M+H]+.

N-hydroxy-2-(4-methoxybenzamido)thiazol-4-carboxamid (3g)

Chất rắn màu trắng; hiệu suất: 76 % (0,45 g). tnc: 197-198 oC. Rf = 0,48 (DCM :

MeOH : AcOH = 90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3337 (NH); 3215, 3179, 3117 (OH); 2992,

2837 (CH, aren); 1661 (C=O); 1605, 1547, 1501 (C=C). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-

d6, ppm): δ 12,50 (1H, s, NHOH); 10,67 (1H, s, CO-NH); 9,04 (1H, s, NHOH); 8,02

(2H, d, J = 8,50 Hz, H-2’, H-6’); 7,69 (1H, s, H-5); 7,00 (2H, d, J = 8,50 Hz, H-3’, H-

5’); 3,77 (3H, s, 4’-OCH3). 13C NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 165,25; 163,31;

159,92; 159,14; 143,66; 130,78; 124,25; 117,26; 114,42; 56,02. HR-MS (ESI) m/z:

294,0539 [M+H]+.

Kết quả thử tác dụng ức chế enzym HDAC và độc tính tế bào

Kết quả thử tác dụng ức chế HDAC và hoạt tính kháng tế bào ung thư của các

chất tổng hợp được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Kết quả thử tác dụng ức chế HDAC và độc tính tế bào của các chất tổng hợp

được

Chất Ar LogP1

Ức chế

HDAC tổng

(Hela)

(IC50,2 M)

Độc tính tế bào (IC50,2 M) trên

từng dòng tế bào3

SW620 PC3 NCI-H23

3a H 1,07 0,037±0,002 4,22±0,17 8,48±1,11 6,14±0,27

3b 2-Cl 1,72 0,051±0,001 5,99±0,48 3,78±0,53 7,69±0,83

3c 3-Cl 1,72 0,038±0,007 3,02±0,20 5,02±0,82 5,02±0,37

3d 4-Cl 1,72 0,033±0,001 4,42±0,56 6,57±0,50 6,78±0,23

3e 4-F 1,27 0,035±0,002 3,47±0,21 4,64±0,43 6,24±0,02

3f 4-CH3 1,62 0,131±0,052 2,21±0,01 4,34±0,64 3,29±0,51

3g 4-OCH3 1,15 0,073±0,009 6,54±0,01 6,05±0,08 6,41±0,08

SAHA4 264,32 1,44 0,025±0,002 1,12±0,10 1,82±0,09 1,44±0,17 1Tính bằng phần mềm ChemDraw 9.0; 2Nồng độ (M) chất thử gây giảm 50% hoạt tính enzym hoặc

sự phát triển tế bào. Số liệu là trung bình của 3 lần thực nghiệm; 3Dòng tế bào thử: SW620 (ung thư

đại tràng); PC3 (ung thư tiền liệt tuyến); NCI-H23 (ung thư phổi); 4SAHA, acid suberoylanilid

hydroxamic, chất đối chứng dương tính.

Bàn luận

Bàn luận về tổng hợp hóa học

Quá trình tổng hợp các dẫn chất 3a-g trải qua 2 bước được mô tả theo Hình 1.

Phản ứng tổng hợp các chất 2a-g

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 31-36

35

Phản ứng đầu tiên là phản ứng tạo liên kết amid với tác nhân là các dẫn chất của

benzoyl clorid. Đây là một tác nhân acyl hoá mạnh nên phản ứng diễn ra dễ dàng và

có hiệu suất cao. Phản ứng xảy ra trong dung môi DCM có thể dễ dàng loại bỏ bằng

cách cất quay dưới áp suất giảm. DMAP được thêm vào nhằm tạo trạng thái trung

gian, giúp phản ứng acyl xảy ra dễ dàng hơn (Hình 2). Ngoài ra, DMAP giúp trung

hòa HCl sinh ra, tránh việc amin bị proton hóa làm giảm tốc độ phản ứng. Lượng

benzoyl clorid được thêm vào dư có thể dễ dàng được loại bằng NaHCO3.

Hình 2. Vai trò của xúc tác DMAP

Phản ứng tổng hợp các chất 3a-g

Phản ứng thứ hai là phản ứng tạo acid hydroxamic. Tác nhân NH2OH được sử

dụng dưới dạng muối hydroclorid bởi ưu điểm ổn định hơn, bảo quản dễ hơn dạng

base. NaOH được thêm vào dư giúp chuyển dạng muối NH2OH.HCl thành dạng tự do

đồng thời giúp sản phẩm acid hydroxamic tạo dạng muối, hòa tan trong dịch phản ứng.

Tuy nhiên, môi trường kiềm mạnh do NaOH dư tạo ra sẽ gây thủy phân các ester 2a-g

tạo tạp (là các acid carboxylic rất khó loại bỏ) và giảm hiệu suất phản ứng. Vì vậy, cần

tiến hành trong nhiệt độ thấp (khoảng -5 ºC), đồng thời nhỏ từ từ NaOH đã được làm

lạnh vào bình phản ứng để tránh nhiệt độ tăng đột ngột làm mất NH2OH tự do. Xác

định thời điểm phản ứng kết thúc bằng sắc ký lớp mỏng, đồng thời nhận diện sự có

mặt của acid hydroxamic bằng phản ứng tạo phức màu tím với FeCl3. Bàn luận về tác dụng ức chế enzym HDAC và độc tính tế bào

Các dẫn chất tổng hợp sau khi được khẳng định cấu trúc thông qua phổ hồng

ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR),

được tiến hành thử tác dụng ức chế HDAC và độc tính tế bào với kết quả được mô tả

ở bảng 1.

Kết quả cho thấy tất cả các dẫn chất được tổng hợp được đều có tác dụng ức chế

HDAC với IC50 cỡ µM. Ảnh hưởng của vị trí nhóm thế đến tác dụng ức chế enzym

này được thể hiện ở 3 dẫn chất có cùng nhóm thế -Cl (3b-d). Dẫn chất 3d với IC50

thấp nhất (IC50, 0,033 ± 0,001 µM) đã cho thấy ưu thế của vị trí thế 4. Bên cạnh đó,

việc dẫn chất 4-Cl (3d) có tác dụng ức chế tốt hơn 4-CH3 và 4-OCH3 (3f-g) cũng

mang dự đoán rằng các nhóm thế hút điện tử có tác dụng ức chế enzym HDAC tốt

hơn. Tuy nhiên nhóm thế 4-F (3e) lại cho kết quả ngược lại (IC50, 3,124 ± 0,262 µM).

Điều này có thể giải thích bởi kích thước phân tử bé của F làm giảm khả năng tạo các

tương tác của bề mặt nhận diện.

Về độc tính tế bào, 7 dẫn chất (3a-g) đều có độc tính trên 3 dòng tế bào thử

nghiệm. So với dẫn chất 3a (IC50: 4,22-8,48 µM), nếu thêm nhóm thế -Cl ở các vị trí 2

hoặc 4 không cải thiện độc tính tế bào trong khi vị trí 3 khiến độc tính tế bào tăng

(IC50: 3,02-5,02 µM). Cùng vị trí thế 4, dẫn chất thế -CH3 (3f) cho độc tính tế bào cao

hơn -Cl và -F (3d, 3e). Dẫn chất này cũng có độc tính trên tế bào cao nhất 7 chất (3a-

g), đặc biệt trên dòng tế bào SW620 (IC50 = 2,21 µM). Từ đó có thể dự đoán rằng các

mật độ điện tử trên bề mặt nhận diện tỉ lệ thuận với tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Tuy nhiên dẫn chất thế 4-OCH3 (3g) lại có độc tính tế bào kém nhất trong 4 dẫn chất

(3d-g). Kết quả này có thể được giải thích bằng việc dẫn chất 3g thân nước hơn khiến

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 31-36

36

tính thấm của qua màng sinh học giảm. Bên cạnh đó, cấu trúc phân tử cồng kềnh cũng

là một bất lợi cho việc tiếp xúc với enzym, khiến khả năng ức chế tế bào không được

phát huy.

Mặc dù khả năng gây độc tế bào của các benzamid mang khung 1,3-thiazol

không mạnh bằng SAHA song các dẫn chất acid hydroxamic mạch ngắn thường có ưu

điểm là tác dụng chọn lọc hơn trên HDAC6, là một isozym chỉ có trong bào tương,

không có trong nhân. Vì vậy, các dẫn chất benzamid chứa khung 1,3-thiazol này được

kỳ vọng là sẽ có ít độc tính, ít tác dụng phụ hơn các acid hydroxamic truyền thống.

Kết luận

Chúng tôi đã tổng hợp được 7 dẫn chất acid hydroxamic mang khung 1,3-thiazol

(3a-g) có tiềm năng kháng 3 dòng thế bào ung thư thử nghiệm. Tất cả các dẫn chất

được tổng hợp đều có tác dụng ức chế HDAC và độc tính tế bào với IC50 cỡ µM, đặc

biệt dẫn chất 3f có khả năng ức chế tế bào ung thư tốt hơn cả, nhất là trên dòng tế bào

SW620.

Lời cảm ơn

Nghiên cứu được tài trợ bởi NAFOSTED (đề tài 104.01-2020.19) và một phần

bởi chính phủ Hàn Quốc (NRF, Grant number 2017R1A5A2015541).

Tài liệu tham khảo

1. Anh D. T., Thuan N. T., Huong L.-T.-T., Yen N. T., et al, (2019), "Design,

Synthesis and Evaluation of Novel 3/4-((Substituted benzamidophenoxy)

methyl)-N-hydroxybenzamides/Propenamides as Histone Deacetylase

Inhibitors and Antitumor Agents", Anti-Cancer Agents in Medicinal Chemistry,

19 (4), pp. 546-556.

2. He H., Wang X., Shi L., Yin W., et al, (2016), "Synthesis, antitumor activity and

mechanism of action of novel 1, 3-thiazole derivatives containing hydrazide–

hydrazone and carboxamide moiety", Bioorganic & Medicinal Chemistry

Letters, 26 (14), pp. 3263-3270.

3. Hieu D. T., Anh D. T., Tuan N. M., Hai P.-T., et al, (2018), "Design, synthesis and

evaluation of novel N-hydroxybenzamides/N-hydroxypropenamides

incorporating quinazolin-4 (3H)-ones as histone deacetylase inhibitors and

antitumor agents", Bioorganic chemistry, 76 pp. 258-267.

4. Peng X., Liao G., Sun P., Yu Z., et al, (2019), "An overview of HDAC inhibitors

and their synthetic routes", Current Topics In Medicinal Chemistry, 19 (12), pp.

1005-1040.

5. Skehan P., Storeng R., Scudiero D., Monks A., et al, (1990), "New colorimetric

cytotoxicity assay for anticancer-drug screening", J Natl Cancer Inst, 82 (13),

pp. 1107-1112.

6. Witt O. et al, (2009), "HDAC family: What are the cancer relevant targets?",

Cancer letters, 277 (1), pp. 8-21.

7. Wu L., Smythe A. M., Stinson S. F., Mullendore L. A., et al, (1992), "Multidrug-

resistant phenotype of disease-oriented panels of human tumor cell lines used

for anticancer drug screening", Cancer Res, 52 (11), pp. 3029-3034.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

37

Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học một số dẫn chất kết hợp

curcumin với diacid Phạm Thị Hiền1*, Phạm Ngọc Văn2, Ngô Quang Trung1,

Nguyễn Thị Ngọc Bích2, Đào Nguyệt Sương Huyền2,

Nguyễn Văn Giang2, Nguyễn Đình Luyện2, Nguyễn Văn Hải2 1Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia - Trường Đại học Dược Hà Nội,

2Bộ môn Công nghiệp Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 16/10/2020 – Ngày duyệt đăng: 18/12/2020) Summary Two compounds 2,2’-(curcumin-di-O-yl) diethyl disuccinate (LH-12020) and 2,2’-

(curcumin-di-O-yl) diethyl diglutarate (LH-22020) were synthesized from curcumin in

two steps: O-alkylation and acylation. The chemical structure of the compounds was

confirmed by MS-, IR- and NMR-spectroscopies. The results of bioactivity evaluation

showed that, both LH-12020 and LH-22020 have weaker antioxidant activity (DPPH)

than curcumin but exhibited anti-inflammatory activity through inhibition of NO

production with the IC50 of LH-12020 and LH-22020: 11.92 ± 0,86 and 12.06 ± 0.42

µM, respectively, that is stronger than curcumin (17.89 ± 1.98µM). LH-22020 and

LH-12020 exhibited toxicity against Hela, HL-60, MCF-7 and HepG2 cell lines. LH-

22020 showed better activity than curcumin at 1,2-2.24 times, while LH-12020

exhibited inhibitory activity 2 times better than that of curcumin against MCF-7 cell

lines.

Từ khóa: Chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, curcumin, diacid.

Đặt vấn đề Curcumin là một trong số polyphenol có tác dụng dược lý phong phú, được sử

dụng dưới nhiều dạng bào chế trên thị trường dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức

khỏe với quy mô lớn ở Việt Nam và các nước trên thế giới [1], [2], [3], [4], [5], [6].

Mặt khác, hoạt chất này cũng đang được thử nghiệm trong nhiều nghiên cứu lâm sàng

để điều trị các bệnh khác nhau về thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp,

mắt; bệnh liên quan đến chuyển hóa và ung thư [1], [2], [3], [4], [5], [6]. Tuy nhiên,

curcumin có nhược điểm là sinh khả dụng đường uống thấp (dưới 1 %) do hấp thu

kém, chuyển hóa và đào thải nhanh khỏi cơ thể, trong đó yếu tố hóa-lý quan trọng ảnh

hưởng đến điều này là tính tan kém trong nước của curcumin (<0,1 µg/mL, 25 °C) [7].

Để giải quyết vấn đề này, nhiều kỹ thuật bào chế đã được tiến hành như: chế tạo đồng

tinh thể (co-crystal), nhũ tương nano, vi nhũ tương, liposome, exosome, micell,

dendrimer, hệ phân tán rắn, dạng phức với các cyclodextrin, phospholipid... [8], [1],

[2], [3]. Song song với đó, cách tiếp cận biến đổi hóa học phân tử curcumin cũng được

nhiều nhà nghiên cứu thực hiện với các phương pháp kinh điển là liên hợp khung

curcumin với các nhóm thân nước (phân tử đường, acid amin, polymer tan trong nước,

dẫn chất của glucuronic....). Những nghiên cứu này đã đạt được một số thành công

nhất định trong việc mở rộng/tăng cường hoạt tính sinh học, sinh khả dụng và độ ổn

định của curcumin [9], [10]. Năm 2010, C. Changtam và cộng sự đã tổng hợp được

dẫn chất di-O-(2-hydroxylethyl)-curcumin thể hiện khả năng chống ký sinh trùng tốt

hơn trên một số loài thuộc chi Trypanosoma và Leishmaina [11]. Năm 2011, W.

Wichitnithad và các cộng sự đã thực hiện tổng hợp một số dẫn chất succinat của

curcumin, trong đó dẫn chất curcumin diethyl disuccinat thể hiện hoạt tính kháng tế

bào ung thư biểu mô đại trực tràng ở người (Caco-2) in vitro tốt hơn so với curcumin

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

38

[12]. Đồng thời, dẫn chất này có khả năng giảm đau tốt trên chuột với độ ổn định hóa

học cao hơn curcumin trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M (pH = 7,4) [13]. Tuy

nhiên, chất này tan trong nước kém do ở dạng diethyl ester. Tiếp tục theo hướng tạo

dẫn chất diacid, năm 2018 C. Muangnoi và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tổng

hợp và thử tác dụng sinh học của acid curcumin di-glutaric giúp cải thiện được độ tan

và tăng khả năng chống nhiễm trùng trên chuột [14]. Trong phát triển thuốc, kết hợp

hoạt chất với diacid succinic đã có những ví dụ kinh điển và được ứng dụng rộng trong

lâm sàng như cloramphenicol succinat, artesunat, α-tocopherol succinat,

methylprednisolon hemisuccinat, estriol succinat... [15]. Cùng với acid succinic, các

diacid khác như acid maleic, glutaric cũng được nhiều nhà nghiên cứu phát triển thuốc

chú ý nhờ các ưu điểm: cải thiện được độ tan, dược động học, độ ổn định, an toàn sinh

dược học và có khả năng tạo dạng muối phù hợp cho bào chế [14]. Những phân tích

trên cho thấy, kết hợp curcumin với các diacid nhằm phát huy những tác dụng tốt của

phân tử này là một hướng đi hấp dẫn, có ý nghĩa thực tiễn. Hiện nay, chưa có tài liệu

nào công bố về kết hợp curcumin với diacid qua cầu nối ethylenoxy. Nghiên cứu này

được chúng tôi tiến hành với hai mục tiêu: (i) Tổng hợp được hai dẫn chất mới ester

glutarat và ester succinat của curcumin; (ii) Đánh giá được hoạt tính chống oxy hóa,

chống viêm và kháng tế bào ung thư của hai dẫn chất này.

Nguyên liệu và phương pháp

Nguyên liệu

Curcumin đạt hàm lượng > 96 % (HPLC); các hóa chất: 2-bromoethanol (95 %,

Acros) và aceton, anhydrid glutaric, anhydrid succinic, clorofom, dicloromethan

(DCM), isopropanol (IPA), kali carbonat, methanol (MeOH), n-hexan, natri hydroxid,

natri sulfat khan, triethylamin (TEA) đạt tiêu chuẩn tinh khiết tổng hợp (AR, Trung

Quốc).

Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp các dẫn chất được tiến hành tại phòng Tổng hợp Hóa dược - Bộ môn

Công nghiệp Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, sử dụng các phản ứng O-alkyl

hóa, acyl hóa theo sơ đồ Hình 1.

Theo dõi tiến triển của phản ứng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) sử

dụng bản mỏng silica gel 60 F254 (Merck) với hệ dung môi khai triển phù hợp. Vết sắc

ký được quan sát nhờ ánh sáng thường và dưới đèn UV bước sóng 254 nm. Đo nhiệt

độ nóng chảy bằng máy EZ-Melt (Mỹ). Sử dụng phương pháp cất, chiết lỏng-lỏng, kết

tủa/kết tinh, lọc, rửa để tinh chế sản phẩm.

Xác định cấu trúc của sản phẩm tổng hợp bằng các phương pháp phổ: MS được

ghi trên máy Agilent 1100 LC-MSD-Trap-SL, sử dụng dung môi MeOH. IR được ghi

trên máy Perkin Elmer, sử dụng kỹ thuật viên nén kali bromid trong vùng 4000-400

cm-1. NMR được ghi trên máy Bruker 500 MHz, sử dụng dung môi DMSO-d6, chất

chuẩn nội là tetramethyl silan. Thực hiện đo các phổ tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

39

Hình 1. Sơ đồ tổng hợp hai dẫn chất ester của di-O-(2-hydroxyethyl)-curcumin

Thử hoạt tính sinh học được thực hiện tại Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hoạt tính chống oxy hoa được thực hiện theo phương pháp DPPH (1,1-diphenyl-2-

picrylhydrazyl), máy đọc ELISA 96 giếng (Bio-rad), chất đối chứng acid ascorbic.

Nồng độ mẫu thử: 200, 100, 50, 25, 12,5 g/mL. Đo các giá trị mật độ quang OD

(optical density) hấp thụ tại các giếng, tính khả năng trung hòa gốc oxy hóa tự do SA

(scavenging activities) sinh ra từ DPPH theo công thức: % SA = (ODđối chứng - ODmẫu

thử)*100/ODđối chứng (%).

Hoạt tính ức chế sinh NO được thử trên dòng đại thực bào RAW264.7, sử dụng máy

đọc ELISA 96 giếng (Bio-rad), chất tham khảo NG-methyl-L-arginin acetat (L-

NMMA), chứng âm: lipopolysaccharid (LPS). Xác định khả năng ức chế sinh NO của

mẫu theo công thức: % ức chế = 100 % - [hàm lượng NOmẫu thử/hàm lượng

NOLPS]*100. Ngoài ra, đánh giá tác động của mẫu nghiên cứu đến sự sống sót của tế

bào RAW264.7 nhờ phép thử MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazoli

bromid).

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư được thử trên các dòng HepG2 (ung thư gan ở

người, human hepatocellular carcinoma), MCF7 (ung thư vú ở người, human breast

carcinoma), HL-60 (ung thư bạch cầu cấp ở người) và Hela (ung thư tử cung ở người,

human cervical carcinoma). Trong đó, đối với các dòng tế bào HepG2, MCF7 và

Hela sử dụng sulforhodamin B (SRB) để nhuộm protein tế bào, qua đó xác định mật

độ quang OD [5]. Còn với dòng tế bào HL-60 sử dụng phương pháp MTT để đánh giá

[4]. Các phép thử được lặp lại 3 lần. Giá trị SC50 (nồng độ trung hòa được 50 % gốc tự

do của DPPH) và các giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50 % sự hình thành NO, hoặc 50 %

sự phát triển tế bào) được xác định nhờ phần mềm máy tính TableCurve 2D v4.

Thực nghiệm và kết quả Tổng hợp hóa học

Tổng hợp di-O-(2-hydroxyethyl)-curcumin (LH-22017)

Cho hỗn hợp gồm 2,0 g (5,4 mmol; 1 eq) curcumin; 3,38 g (24,5 mmol; 4,5 eq)

kali carbonat khan; 160 mL aceton khan và 3,8 mL (53,6 mmol; 10 eq) 2-bromoethanol

vào bình cầu 500 mL có sinh hàn. Khuấy và đun hồi lưu hỗn hợp trong 10 giờ (theo dõi

phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi DCM : MeOH = 9 : 1). Kết thúc phản ứng, lọc

loại kali carbonat, cất loại aceton. Hòa tan cắn còn lại với 200 mL DCM trong bình

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

40

chiết 500 mL. Rửa pha hữu cơ 1 lần với 50 mL nước cất. Tiếp tục thêm 150 mL nước

cất vào pha hữu cơ trong bình chiết, kiềm hóa bằng dung dịch NaOH 1M đến pH 12,

lắc kỹ bình chiết, tách lấy pha hữu cơ. Rửa lại pha hữu cơ 3 lần với nước cất đến pH

trung tính, làm khan bằng natri sulfat. Lọc loại chất làm khan, cất loại bớt dung môi

đến thể tích còn khoảng 30 mL. Để kết tinh qua đêm thu được tinh thể hình kim màu

đỏ cam. Sấy khô sản phẩm ở 60 °C trong 2 giờ, thu được LH-22017. Khối lượng 1,22

g (hiệu suất 29,3 %). t°nc 176,5-178,1 °C. Rf = 0,54 (DCM : MeOH = 9 : 1). ESI-MS

(MeOH), m/z: 457,0 [M+H]+; 455,1 [M-H]- (CTPT C25H28O8, M = 456,1). IR (KBr),

ῡmax (cm-1): 3526, 3328 (O-Halcol); 3001 (C-Hkhông no); 2925, 2866 (C-Hno); 1625

(C=Oβ-diceton); 1598, 1582, 1511 (C=C); 1262, 1228, 1133, 1081 (C-O). 1H-NMR (500

MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 7,58 (2H, d, J = 16,0 Hz, H-1, H-7); 7,35 (2H, d, J = 1,0

Hz, H-2’, H-2”); 7,24 (2H, dd, J1 = 1,5 Hz, J2 = 8,5 Hz, H-6’, H-6”); 7,01 (2H, d, J =

8,0 Hz, H-5’, H-5”); 6,82 (2H, d, J = 15,5 Hz, H-2, H-6); 6,10 (1H, s, H-4, CH enol);

4,87 (1H, br.s, H-4, OH enol); 4,03 (4H, t, J = 5,0 Hz, H-8’, H-8”); 3,84 (6H, s, J = 10

Hz H-7’, H-7”); 3,73 (4H, pseudo singlet, H-8’, H-8”). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-

d6), δ (ppm): 183,2 (C-3, C-5); 150,4 (C-4’, C-4’’); 149,1 (C-3’, C-3”); 140,4 (C-1, C-

7); 127,5 (C-1’, C-1’’); 122,8 (C-2, C-6); 122,0 (C-6’, C-6’’); 112,7 (C-5’, C-5’’);

110,7 (C-2’, C-2’’); 101,0 (C-4); 70,2 (C-7’, C-7’’); 59,4 (C-8’, C8’’); 55,5 (C-9’, C-

9’’).

Tổng hợp dẫn chất 2,2’-(curcumin-di-O-yl) diethyl disuccinat (LH-12020)

Tinh chế dung môi: Lắc 200 mL dung môi cloroform với H2SO4 đặc 3 lần, mỗi

lần 10 mL, sau đó rửa pha hữu cơ với nước cất 3 lần, mỗi lần 40 mL. Làm khan với

Na2SO4, lọc loại bỏ chất làm khan. Cất bằng máy cất quay ở 61 °C thu lấy cloroform.

Hòa tan 0,20 g (0,44 mmol; 1 eq) LH-22017 vào 40 mL cloroform trong bình

cầu 2 cổ dung tích 250 mL. Cho vào bình 0,30 mL (2,2 mmol; 5 eq) TEA, khuấy đều.

Sau đó, tiếp tục cho 0,22 g (2,2 mmol; 5 eq) anhydrid succinic vào bình. Sục khí N2

vào khối phản ứng trong ~ 5 phút. Khuấy và đun hồi lưu hỗn hợp trong 2 giờ. Sau đó,

chuyển hỗn hợp phản ứng vào bình chiết 250 mL. Rửa pha hữu cơ bằng HCl 1M lạnh

3 lần, mỗi lần 10 mL để loại TEA. Rửa tiếp pha hữu cơ với nước cất lạnh 4 lần, đến

pH 4. Làm khan pha hữu cơ bằng natri sulfat khan. Lọc loại chất làm khan. Cất thu hồi

dung môi dưới áp suất giảm để loại cloroform đến khi thu được cắn khô. Cắn khô

được rửa với n-hexan 3 lần thu được sản phẩm thô. Hòa tan sản phẩm thô trong 5 mL

IPA, sau đó để kết tinh qua đêm ở nhiệt độ 0 °C. Lọc thu tinh thể, rửa 3 lần bằng IPA

lạnh. Sấy khô sản phầm dưới đèn hồng ngoại trong 60 phút. Cân thu được sản phẩm

LH-12020 là bột vô định hình màu vàng. Khối lượng 0,22 g (hiệu suất 76,6 %). t°nc

119,2-121,5 °C. Rf = 0,52 (DCM : MeOH,7/1). ESI-MS (MeOH), m/z: 657,0 [M+H]+;

655,1 [M-H]- (CTPT C33H36O14, M = 656,12). IR (KBr), ῡmax (cm-1): 3449 (-OH);

2924 (C-Hno); 1735, 1695 (C=Oester, acid); 1626 (C=Oβ-diceton); 1589, 1566, 1508 (C=C);

1263, 1232, 1162, 1140 (C-O). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 12,19 (2H,

br.s, OH acid); 7,59 (2H, d, J = 15,5 Hz, H-1, H-7); 7,37 (2H, br.s, H-2’,H-2’’); 7,25

(2H, br.d, J = 7,5 Hz, H-6’, H-6’’); 7,04 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-5’, H-5’’); 6,84 (2H, d,

J = 16,0 Hz, H-2, H-6); 6,12 (1H, s, H-4, CH enol); 4,35 (4H, t, J = 4,5 Hz, H-9’, H-

9’’); 4,23 (4H, t, J = 4,5 Hz, H-8’, H-8’’); 3,84 (6H, s, H-7’, H-7’’); 2,54 (4H, t, J =

6,0 Hz, H-11’, H-11’’); 2,48 (4H, t, J = 6,5 Hz, H-12’, H-12’’). 13C-NMR (125 MHz,

DMSO-d6), δ (ppm): 183,1 (C-13’, C-13’’); 173,3 (C-10’, C-10’’); 172,1 (C-3, C-5);

149,8 (C-3’, C-3’’); 149,2 (C-4’, C-4’’); 140,3 (C-1, C-7); 128,1 (C-2, C-6); 122,7 (C-

1’, C-1’’); 122,3 (C-6’, C-6’’); 113,3 (C-5’, C-5’’); 111,1 (C-2’, C-2’’); 101,1 (C-4);

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

41

66,6 (C-8’, C-8’’); 62,6 (C-9’, C-9’’); 55,7 (C-7’, C-7’’); 28,6 (C-11’, C-11’’, C-12’,

C-12’’).

Tổng hợp dẫn chất 2,2’-(curcumin-di-O-yl) diethyl diglutarat (LH-22020):

Hòa tan 0,20 g (0,44 mmol; 1 eq) LH-22017 vào 40 mL cloroform đã tinh chế

trong bình cầu 2 cổ dung tích 250 mL. Cho vào bình 0,36 mL (2,64 mmol; 6 eq) TEA,

khuấy đều. Tiếp tục cho 0,30 g (2,64 mmol; 6 eq) anhydrid glutaric vào bình. Sục khí

N2 vào khối phản ứng trong khoảng 5 phút. Khuấy và đun hồi lưu hỗn hợp phản ứng

trong 7 giờ. Theo dõi bằng SKLM với hệ dung môi DCM: MeOH (7 : 1). Sau khi phản

ứng kết thúc, chuyển hỗn hợp phản ứng vào bình chiết 250 mL. Rửa pha hữu cơ bằng

HCl 1M lạnh 3 lần, mỗi lần 10 mL để loại TEA. Rửa tiếp pha hữu cơ với nước cất lạnh

4 lần đến pH 4. Làm khan pha hữu cơ bằng natri sulfat khan. Lọc loại chất làm khan.

Cất chân không thu hồi dung môi đến khi thu được cắn khô. Rửa cắn 3 lần với n-hexan

để kết tủa sản phẩm. Cho 5 mL IPA vào cắn, sau đó để kết tinh qua đêm ở nhiệt độ 0

°C. Lọc thu tinh thể, rửa 3 lần với IPA lạnh. Sấy khô sản phẩm dưới đèn hồng ngoại

trong 60 phút. Cân thu được sản phẩm LH-22020 là bột vô định hình màu vàng cam.

Khối lượng 0,16 g (hiệu suất 53,4 %). t°nc 113,5 - 116,9 °C. Rf = 0,51 (DCM : MeOH,

9/1). ESI-MS (MeOH), m/z: 685,1 [M+H]+, 683,1 [M-H]- (CTPT C35H40O14, M =

684,12). IR (KBr), ῡmax (cm-1): 3428 (-OH); 2945 (C-Hno); 1728, 1703 (C=Oester, acid);

1620 (C=Oβ-diceton); 1580, 1511 (C=C); 1257, 1176, 1132 (C-O). 1H-NMR (500 MHz,

DMSO-d6), δ (ppm): 12,06 (2H, br.s, OH acid); 7,58 (2H, d, J = 15,5 Hz, H-1, H-7);

7,36 (2H, br.s, H-2’, H-2’’); 7,25 (2H, br.d, J = 8,0 Hz, H-6’, H-6’’); 7,03 (2H, d, J =

8,0 Hz, H-5’, H-5’’); 6,83 (2H, d, J = 16,0 Hz, H-2, H-6); 6,11 (1H, s, H-4, CH enol);

4,36 (4H, pseudo singlet, H-9’, H-9’’); 4,23 (4H, pseudo singlet, H-8’, H-8’’); 3,83

(6H, s, J = 8,0 Hz, H-7’, H-7’’); 2,37 (4H, t, J =7 ,5 Hz, H-13’, H-13’’); 2,26 (4H, t, J

= 7,0 Hz, H-11’, H-11’’); 1,75 (4H, quintet, J = 7,5 Hz, H-12’, H-12’’);. 13C-NMR

(125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 183,2 (C-14’, C-14’’) ; 174,0 (C-10’, C-10’’); 172,5

(C-3, C-5); 149,8 (C-3’, C-3’’); 149,3 (C-4’, C-4’’); 140,3 (C-1, C-7); 128,1 (C-2, C-

6); 122,7 (C-1’, C-1’’); 122,3 (C-6’, C-6’’); 113,3 (C-5’, C-5’’); 111,0 (C-2’, C-2’’);

101,1 (C-4); 66,6 (C-8’, C-8’’); 62,3 (C-9’, C-9’’); 55,7 (C-7’, C-7’’); 32,5 (C-11’, C-

11’’, C-13’, C-13’’); 19,9 (C-12’, C-12’’).

Thử tác dụng sinh học

Các kết quả đánh giá hoạt tính sinh học được trình bày trong các bảng 1, 2 và 3.

Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa hệ DPPH* Nồng độ LH-12020 LH-22020 Curcumin acid ascorbic

SC50 (µg/mL) 196,20 ± 6,25 210,05 ± 15,52 9,29 ± 1,23 7,66 ± 0,29

Bảng 2. Khả năng ức chế sinh NO trên dòng tế bào RAW264.7* Nồng độ LH-12020 LH-22020 Curcumin L-NMMA

IC50 (µM) 11,92 ± 0,86 12,06 ± 0,42 17,89 ± 1,98 38,83 ± 1,7

Bảng 3. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư*

Hợp chất IC50 (µM)

Hep-G2 MCF-7 HL-60 Hela

LH-12020 69,69±1,50 46,13±5,03 62,13 ± 3,36 73,67±2,36

LH-22020 30,36±2,66 36,19±3,80 32,56 ± 2,56 33,18±3,67

Curcumin 43,00±3,69 80,54±1,64 74,19±7,03

Ellipticin (chứng dương) 1,38 ± 0,08 1,58 ± 0,20 1,34 ± 0,12 1,46 ± 0,16

Ghi chú: * Các kết quả chính xác với r2≥ 0,95.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

42

Bàn luận Về các phản ứng tổng hợp

Phản ứng tạo dẫn chất di-O-(2-hydroxyethyl)-curcumin (LH-22017) đã được

tác giả C. Changtam đề cập trong tài liệu [11]. Khi alkyl hóa curcumin với tác nhân 2-

bromoethanol, phản ứng không cho sản phẩm chọn lọc, mà thường có các tạp chất là

sản phẩm của quá trình mono-alkyl hóa, tri-alkyl hóa (xảy ra trên OH phenol, nhóm

CH2 linh động và OH enol của dạng hỗ biến) và chính curcumin dư. Tài liệu [11] sử

dụng sắc ký cột để tinh chế, cho hiệu suất thu LH-22017 đạt 35 %. Nghiên cứu của

chúng tôi không sử dụng đến sắc ký cột để tinh chế. Điều này đạt được là nhờ kiểm

soát các điều kiện phản ứng và thay đổi quá trình tinh chế. Dựa theo SKLM, chúng tôi

xác định thời điểm dừng phản ứng là khi bắt đầu xuất hiện tạp tri-alkyl hóa. Khi đó,

tạp chủ yếu của phản ứng chỉ là curcumin và dẫn chất mono-alkyl hóa (mono-O-(2-

hydroxyethyl)-curcumin). Hai tạp này đều có nhóm OH phenol tự do, tan tốt trong

kiềm, nên đã được chúng tôi loại đi khi rửa với NaOH ở pH 12 ở tỷ lệ thể tích pha hữu

cơ/ pha nước kiềm phù hợp (~ 1/1).

Các điều kiện của phản ứng tổng hợp LH-12017 và LH-22017 ban đầu được

dựa theo tài liệu [14], trong đó sử dụng xúc tác TEA, dung môi là DCM và thời gian

hồi lưu ở 40 °C là 2 giờ. Tuy nhiên, khi thực hiện theo tài liệu [14], chúng tôi nhận

thấy phản ứng xảy ra chậm, còn dư nhiều nguyên liệu trên SKLM (ngay cả khi kéo dài

thời gian đến 24 giờ). Sử dụng cloroform để thay thế cho DCM giúp nâng cao nhiệt độ

phản ứng (đến ~ 61 °C) và đẩy nhanh tốc độ phản ứng. Khi đó, các tạp (bao gồm

nguyên liệu LH-22017, sản phẩm phụ acyl hóa trên OH phenol, trên OH enol của cấu

trúc hỗ biến) trên sắc ký lớp mỏng có xuất hiện nhưng không đáng kể. Tác nhân

anhydrid glutaric có khả năng phản ứng kém hơn so với andhydrid succinic, nên lượng

sử dụng cần nhiều hơn và thời gian phản ứng cũng lâu hơn. Việc dùng cloroform mới

tinh chế cũng giúp hạn chế tạp và làm phản ứng xảy ra nhanh hơn. Xử lý phản ứng với

HCl 1M lạnh nhằm mục đích tạo muối với TEA, chuyển sản phẩm về dạng acid

RCOOH và đảm bảo hạn chế tối đa thủy phân liên kết ester. Giai đoạn rửa với nước

lạnh giúp loại bỏ các tạp tan trong nước trong đó có diacid (succinic và glutaric). Cần

chú ý thực hiện cất quay loại dung môi ở nhiệt độ thấp (~ 35 °C) để tránh thủy phân

liên kết ester dạng hemi-carboxylat. Các tạp liên quan chứa khung diaryl heptadien

(nguyên liệu LH-22017, dẫn chất monoacyl và triacyl hóa) được loại hoàn toàn khi xử

lý với n-hexan và kết tinh lạnh trong IPA.

Về cấu trúc các chất

Phổ MS của cả 3 chất LH-22017, LH-12020, LH-22020 đều cho pic m/z đúng

với khối lượng phân tử tương ứng của các chất, không xuất hiện các pic tạp liên quan

của mono-alkyl hóa, mono-acyl hóa hay tri-acyl hóa. Phổ IR cho đủ bộ đỉnh hấp thụ

đặc trưng của các nhóm chức trong khung curucmin, trong đó dải hấp thụ của nhóm β-

diceton xuất hiện với số sóng giảm mạnh (1620-1626 cm-1) so với số sóng của nhóm

ceton thông thường (có ῡmax = 1715 cm-1). Điều này chỉ ra, cả 3 dẫn chất đều tồn tại ở

dạng hỗ biến ceto-enol với liên kết hydro nội phân tử. Bên cạnh đó, trên phổ IR của

LH-12020 và LH-22020 còn xuất hiện thêm đỉnh hấp thụ đặc trưng của nhóm chức

C=O ester (1735, 1728 cm-1) và C=O acid (1703, 1695 cm-1). Trên phổ 1H-NMR của

cả 3 dẫn chất xuất hiện đủ bộ tín hiệu proton theo dự kiến. Trong đó, bộ tín hiệu H-2,

H-6, H-1, H-7 của khung heptadien xuất hiện dưới dạng doublet với hằng số J 15,5-

16,0 Hz của cấu hình 1E, 6E giống như cấu hình khung curcumin thiên nhiên ban đầu.

Quan sát thấy rõ proton của OH acid và các nhóm -CH2- trong mạch nhánh

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

43

hemisucinyl, hemiglutaryl . Phổ 13C-NMR thể hiện đầy đủ bộ tín hiệu carbon đặc

trưng cho phân tử 3 dẫn chất. Các số liệu phổ NMR thể hiện tính đối xứng của các cấu

trúc (nhân thơm, các mạch nhánh). Các kết quả phân tích trên giúp khẳng định chất

trung gian LH-22017 và 2 sản phẩm diacid LH-12020, LH-22020 có cấu trúc đúng

như dự kiến.

Về hoạt tính sinh học

Kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy, LH-12020 và LH-22020 có hoạt tính

chống oxy hóa yếu hơn so với curcumin qua phép thử trung hòa gốc tự do của DPPH

với SC50 (µg/mL) lần lượt là 196,20 ± 6,25 và 210,05 ± 15,52 so với curcumin là 9,29

± 1,23 µg/mL. Khả năng chống oxy hóa của curcumin cao hơn LH-12020 và LH-

22020 có thể do trong phân tử curcumin còn có 2 nhóm -OH phenol tự do có khả năng

dọn dẹp gốc tự do, trong khi hai dẫn chất LH-12020 và LH-22020 cả hai nhóm -OH

phenol tự do đều đã bị thế, dẫn tới tác dụng chống oxy hóa của phân tử giảm mạnh.

Điều này cũng phù hợp với tác giả Michal H. đã phân tích về cơ chế chống oxy hóa

của curcumin [16].

Tuy nhiên, cả hai dẫn chất đều thể hiện hoạt tính chống viêm thông qua ức chế

sinh NO mạnh với IC50 của LH-12020 và LH-22020 lần lượt là: 11,92 ± 0,86 và 12,06

± 0,42 µM, mạnh hơn curcumin (IC50 = 17,89 ± 1,98 µM).

LH-12020 và LH-22020 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên tất cả các dòng

tế bào ung thư thử nghiệm. Trong đó, LH-12020 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt

hơn 2 lần so với curcumin trên dòng tế bào MCF-7; LH-22020 thể hiện hoạt tính trên

các dòng tế bào Hela, MCF-7 và HepG2 tốt hơn so với curcumin, tương ứng gấp 2,24;

2,2 và 1,2 lần.

Kết luận

Đã tổng hợp được hai dẫn chất mới là 2,2’-(curcumin-di-O-yl) diethyl

disuccinat (LH-12020) và 2,2’-(curcumin-di-O-yl) diethyl diglutarat (LH-22020) từ

curcumin qua 2 giai đoạn: di-alkyl hóa tạo ra LH-22017, sau đó acyl hóa LH-22017

bằng các tác nhân anhydrid glutaric và anhydrid succinic trong triethylamin/cloroform.

Kết quả thử hoạt tính sinh học xác định được, LH-12020 và LH-22020 có hoạt tính

chống oxy hóa yếu hơn so với curcumin (SC50 9,29 ± 1,23µg/mL) qua phép thử trung

hòa gốc tự do của DPPH với SC50 lần lượt là 196,20 ± 6,25 và 210,05 ± 15,52 µg/mL.

Cả hai dẫn chất đều thể hiện hoạt tính chống viêm thông qua ức chế sinh NO khá

mạnh với IC50 của LH-12020 và LH-22020 lần lượt là 11,92 ± 0,86 và 12,06 ± 0,42

µM, mạnh hơn curcumin (17,89 ± 1,98 µM). LH-12020 và LH-22020 thể hoạt tính

gây độc tế bào trên tất cả các dòng đã thử nghiệm. Trong đó, LH-12020 thể hiện hoạt

tính gây độc tế bào tốt hơn 2 lần so với curcumin trên dòng tế bào MCF-7; LH-22020

thể hiện hoạt tính trên các dòng tế bào Hela, MCF-7 và HepG2 tốt hơn so với

curcumin, tương ứng gấp 2,24; 2,2 và 1,2 lần. Tài liệu tham khảo

1. Fan X., Zhang C., Liu D.B. et al. (2013), “The clinical applications of curcumin:

current state and the future”, Curr. Pharm. Des., 19(11), pp. 2011-2031.

2. Yang C., Su X., Liu A. et al. (2013), “Advances in clinical study of curcumin”,

Curr. Pharm. Des., 19(11), pp. 1966-1973. 3. Priyadarsini K.I. (2014), “The chemistry of curcumin: from extraction to therapeutic

agent”, Molecules, 19(12), pp. 20091-20112.

4. Prasad S., Gupta S. C., Tyagi A. K. et al. (2014), “Curcumin, a component of

golden spice: From bedside to bench and back”, Biotech. Adv., 32(6), p. 1053-1064.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 37-44

44

5. Sunagawa Y., Katanasaka Y., Hasegawa K. et al. (2015), “Clinical applications of

curcumin”, PharmaNutrition, 3(4), pp. 131-135.

6. Bachmeier B. E., Melchart D. (2019), “Therapeutic effects of curcumin - from

traditional past to present and future clinical applications”, Int. J. Mol. Sci., 20, p.

3757.

7. Salem M., Rohani S., Gillies E.R. (2014), “Curcumin, a promising anti-cancer

therapeutic: a review of its chemical properties, bioactivity and approaches to cancer

cell delivery”, RSC Advances, 4(21), pp. 10815-10829.

8. Ratnatilaka Na Bhuket P., El-Magboub A., Haworth I. S. et al. (2017),

“Enhancement of curcumin bioavailability via the prodrug approach: challenges and

prospects”, Eur. J. Drug Metab. Pharmacokinet., 42(3), pp. 341-353.

9. Parvathy K.S. (2009), “Chemical approaches toward preparation of water-soluble

curcumin derivatives”, Ph.D. Thesis, University of Mysore, India.

10. Ding L., Ma S., Lou H. et al. (2015), “Synthesis and biological evaluation of

curcumin derivatives with water-soluble groups as potential antitumor agents: An in

vitro investigation using tumor cell lines”, Molecules, 20(12), pp. 21501-21514.

11. Changtam C., Hongmanee P., Suksamrarn A. (2010), “Curcuminoid analogs with

potent activity against Trypanosoma and Leishmania species”, Eur. J. Med. Chem.,

45(3), pp. 941-956.

12. Wichitnithad W., Nimmannit U., Wacharasindhu S. et al. (2011), “Synthesis,

characterization and biological evaluation of succinate prodrugs of curcuminoids for

colon cancer treatment”, Molecules, 16(2), pp. 1888-1900.

13. Muangnoi C., Ratnatilaka N. B. P., Jithavech P. et al. (2019), “Scale-up synthesis

and in vivo anti-tumor activity of curcumin diethyl disuccinate, an ester prodrug of

curcumin, in HepG2-Xenograft mice”, Pharmaceutics, 11(8), pii: E373.

14. Muangnoi C., Jithavech P., Ratnatilaka N. B. P. et al. (2018), “A curcumin-

diglutaric acid conjugated prodrug with improved water solubility and

antinociceptive properties compared to curcumin”, Biosci. Biotechnol. Biochem.

82(8), pp. 1301-1308.

15. Jornada D. H. dos Santos Fernandes G. F., Chiba D. E. et al. (2016), “The prodrug

approach: a successful tool for improving drug solubility”, Molecules, 21(1), p. 42.

16. Michal H. et al. (2014), “The Molecular Basis for the Pharmacokinetics and

Pharmacodynamics of Curcumin and Its Metabolites in Relation to Cancer”,

Pharmacol Rev, 66, pp. 222–307.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 45-49

45

ĐIỂM TIN THÔNG TIN THUỐC – CẢNH GIÁC DƯỢC

Tránh sử dụng NSAIDs khi mang thai từ tuần thứ 20 trở đi: Khuyến cáo của

FDA Hoa Kỳ

Nguồn: https://www.fda.gov/safety/medical-product-safety-information/nonsteroidal-

anti-inflammatory-drugs-nsaids-drug-safety-communication-avoid-use-nsaids-

pregnancy-20

Điểm tin: Nguyễn Phương Thúy

Ngày 15/10/2020, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA

Hoa Kỳ) khuyến cáo việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) sau

tuần thai thứ 20 trở đi có thể gây ra các bệnh lý thận hiếm gặp và nghiêm trọng ở thai

nhi. Bệnh lý thận có thể làm giảm lượng nước ối xung quanh thai nhi, dẫn tới các biến

chứng thai kỳ khác. Đối với NSAID phải kê đơn, FDA Hoa kỳ yêu cầu các cơ sở đăng

ký thuốc phải cập nhật tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để bổ sung thông tin mô tả về nguy

cơ bệnh lý thận dẫn tới thiểu ối trong thai kỳ. Đối với NSAID không kê đơn (OTC)

được sử dụng cho người lớn, FDA Hoa Kỳ cũng có yêu cầu tương tự. Hiện nay, tờ

hướng dẫn sử dụng của các chế phẩm chứa NSAID lưu hành tại Hoa Kỳ mới chỉ có

cảnh báo tránh sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối của thai kỳ vì nguy cơ gây ra các

bệnh lý cho thai nhi hoặc các biến chứng trong quá trình chuyển dạ, đồng thời khuyến

cáo phụ nữ mang thai và cho con bú cần trao đổi với cán bộ y tế trước khi sử dụng loại

thuốc này.

Thông tin dành cho người bệnh:

- Người bệnh mang thai từ tuần thứ 20 trở đi không nên sử dụng NSAID trừ khi

được bác sỹ chỉ định vì loại thuốc này có thể gây ra một số bệnh lý cho thai

nhi.

- Nhiều loại thuốc không kê đơn có chứa NSAID, bao gồm cả những loại thuốc

được sử dụng để giảm đau, điều trị triệu chứng của cảm lạnh, cúm và mất ngủ.

Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để xác định liệu

thuốc có chứa NSAID hay không.

- Trao đổi với bác sỹ hoặc dược sỹ nếu người bệnh có bất kỳ băn khoăn nào khi

sử dụng NSAID hoặc các loại chế phẩm có chứa NSAID.

- Các loại thuốc khác, ví dụ như paracetamol, là thuốc OTC có thể được sử dụng

để giảm đau và hạ sốt trong thai kỳ, tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với

dược sỹ hoặc bác sỹ để được tư vấn và giúp đưa ra quyết định lựa chọn loại

thuốc phù hợp nhất.

Thông tin dành cho cán bộ y tế

- Sử dụng NSAID từ tuần thứ 20 trong thai kỳ trở đi có thể gây rối loạn chức

năng thận của thai nhi dẫn đến thiểu ối và trong một số trường hợp gây suy

thận ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, FDA Hoa Kỳ khuyến cáo bác sỹ nên hạn chế kê đơn

NSAID cho phụ nữ mang thai trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 tuần của

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 45-49

46

thai kỳ và tránh kê đơn sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Nếu điều trị bằng NSAID

được xác định là cần thiết, cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời

gian ngắn nhất có thể. Cân nhắc siêu âm theo dõi lượng nước ối nếu điều trị

NSAID kéo dài hơn 48 giờ và ngừng NSAID nếu phát hiện thiểu ối.

- Những nguy cơ trên có thể xảy ra trong vài ngày đến vài tuần sau khi dùng

thuốc. Tuy nhiên, đã ghi nhận trường hợp thiểu ối ngay trong 48 giờ sau khi

bắt đầu dùng NSAID và trường hợp thiểu ối không tự hồi phục khi ngừng sử

dụng thuốc.

- Biến chứng của tình trạng thiểu ối kéo dài có thể bao gồm co cứng các chi và

chậm trưởng thành phổi. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng

suy giảm chức năng thận ở trẻ sơ sinh sau khi xuất viện, dẫn tới cần phải thực

hiện các thủ thuật xâm lấn như truyền dịch hoặc lọc máu.

- Nếu cần thiết phải điều trị bằng NSAID trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20

đến tuần thứ 30 của thai kỳ, hãy sử dụng ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và

trong thời gian ngắn nhất có thể. Tránh kê đơn NSAID ở tuần thai thứ 30 trở đi

vì nguy cơ đóng sớm ống động mạch ở thai nhi.

- Các khuyến cáo trên không áp dụng cho aspirin liều thấp (81 mg) được kê đơn

trong một số tình trạng bệnh lý nhất định trong thai kỳ.

- Cân nhắc siêu âm theo dõi lượng nước ối nếu điều trị NSAID kéo dài hơn 48

giờ. Ngừng NSAID nếu xảy ra thiểu ối và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm

sàng sau đó.

Nguy cơ xảy ra sai sót trong sử dụng thuốc khi sử dụng acid tranexamic đường

tiêm: Cảnh báo từ FDA Hoa Kỳ

Nguồn: https://www.fda.gov/drugs/drug-safety-and-availability/fda-alerts-healthcare-

professionals-about-risk-medication-errors-tranexamic-acid-injection-resulting

Điểm tin: Nguyễn Phương Thúy

Ngày 03/12/2020, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA

Hoa Kỳ) cảnh báo cán bộ y tế nguy cơ vô ý tiêm nhầm acid tranexamic vào tủy sống

có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng như lên

cơn tai biến, loạn nhịp tim, liệt chi dưới, tổn thương thần kinh vĩnh viễn và tử vong.

Trong những báo cáo mà FDA Hoa Kỳ nhận được, bệnh nhân được chỉ định gây tê tủy

sống bằng các thuốc gây tê như bupivacain nhưng lại bị tiêm nhầm thành acid

tranexamic.

Acid tranexamic thường ở dạng ống hoặc lọ đơn liều dung tích 10 mL chứa

1.000 mg acid tranexamic và được tiêm tĩnh mạch. Acid tranexamic, bupivacain và các

thuốc đường tiêm khác sử dụng trong quá trình phẫu thuật có hình thức tương tự nhau

nên dễ gây nhầm lẫn cho cán bộ y tế.

Để hạn chế việc nhầm lẫn đường dùng của thuốc, FDA Hoa Kỳ yêu cầu thay

đổi nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng và bao bì của các chế phẩm chứa acid

tranexamic, đồng thời khuyến cáo:

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 45-49

47

- Cán bộ y tế cần thận trọng khi bảo quản thuốc tiêm acid tranexamic, sắp xếp vị

trí các lọ thuốc acid tranexamic tách biệt với các loại thuốc khác, quay nhãn

thuốc ra ngoài để tránh việc nhận diện thuốc qua màu sắc của nhãn thuốc

- Dán thêm bảng cảnh báo tại nơi đặt các lọ thuốc tiêm acid tranexamic

- Luôn kiểm tra nhãn của lọ thuốc trước khi sử dụng

Atezolizumab và nguy cơ phản ứng có hại trên da nghiêm trọng: Thông tin từ

Medsafe

Nguồn: https://www.medsafe.govt.nz/safety/DHCPLetters/TecentriqNovember2020.pdf

Điểm tin: Nguyễn Phương Thúy

Nhận được sự đồng ý của Cơ quan Quản lý An toàn Dược phẩm và Thiết bị Y

tế New Zealand (Medsafe), Công ty Dược phẩm Roche tại New Zealand, đã gửi thư

cho nhân viên y tế (Dear Healthcare Professional Letter) để cập nhật thông tin an toàn

về thuốc atezolizumab.

Thông tin chính

- Các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) liên quan đến việc sử dụng thuốc,

bao gồm cả nhóm thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, tuy hiếm gặp nhưng có khả

năng gây độc cho da và có thể dẫn đến tử vong.

- Phân tích toàn diện dữ liệu hiện có trong chương trình phát triển lâm sàng

atezolizumab đã xác định được nguy cơ xảy ra SCAR sau khi sử dụng atezolizumab.

Tỷ lệ mắc SCAR ở tất cả các mức độ trong nghiên cứu lâm sàng sử dụng phác đồ đơn

độc và phác đồ phối hợp với thuốc khác lần lượt là 0,7% và 0,6%.

- Mục Cảnh báo/Thận trọng trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc atezolizumab lưu hành

ở New Zealand sẽ được bổ sung, chỉnh sửa để cung cấp thông tin và hướng dẫn quản

lý bệnh nhân nghi ngờ gặp SCAR. Mục phản ứng có hại của thuốc cũng được cập nhật

tần suất xuất hiện của phản ứng có hại này.

Thông tin chung

SCAR là một nhóm triệu chứng không đồng nhất của các phản ứng trên da liên

quan đến thuốc bùng phát qua trung gian miễn dịch. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng

những biến cố này có khả năng gây tử vong và chủ yếu được cấu thành bởi các biến

chứng tổng quát cấp tính như mụn mủ, hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu

bì nhiễm độc (TEN) và phát ban do thuốc cùng với tăng bạch cầu ái toan và các triệu

chứng toàn thân (DRESS). Theo dữ liệu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh SJS và TEN trong

dân cư nói chung lần lượt dao động từ 0,8 đến 5,3 và 1,2 đến 6 trên một triệu người-

năm

Một phân tích tích lũy trong cơ sở dữ liệu an toàn của Công ty Dược phẩm

Roche về atezolizumab đã ghi nhận 99 trường hợp, trong đó 36 trường hợp SCAR đã

được xác nhận bằng mô bệnh học hoặc chẩn đoán chuyên khoa. Khoảng 23.654 bệnh

nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng và 106.316 bệnh nhân tham gia giám sát hậu mại

đã phơi nhiễm với atezolizumab kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2020. Tỷ lệ mắc SCAR ở

tất cả mức độ nghiêm trọng từ đơn trị liệu atezolizumab (N = 3178) hoặc phối hợp

atezolizumab với thuốc khác (N = 4371) trong các nghiên cứu lâm sàng do công ty tài

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 45-49

48

trợ lần lượt là 0,7 % và 0,6 %. Một trường hợp tử vong do TEN đã được báo cáo ở một

bệnh nhân nữ 77 tuổi sử dụng atezolizumab đơn độc.

Do đó, Medsafe và Công ty Dược phẩm Roche New Zealand khuyến cáo:

- Đối với các phản ứng nghi ngờ là SCAR, nên chuyển bệnh nhân đến bác sĩ da

liễu để được chẩn đoán và xử trí.

- Ngừng sử dụng atezolizumab khi có dấu hiệu bị SJS hoặc TEN. Ngừng sử

dụng atezolizumab vĩnh viễn khi có chẩn đoán xác định SJS hoặc TEN.

- Thận trọng khi xem xét việc sử dụng atezolizumab ở bệnh nhân đã có tiền sử

phản ứng có hại trên da nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi điều trị với các chất

chống ung thư kích thích miễn dịch khác.

Rối loạn tâm thần liên quan đến cloroquin và hydroxycloroquin: Thông tin từ

EMA

Nguồn: https://www.ema.europa.eu/en/news/meeting-highlights-pharmacovigilance-

risk-assessment-committee-prac-23-26-november-2020

Điểm tin: Nguyễn Phương Thúy

Ngày 27/11/2020, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác Dược của Cơ quan Quản

lý Dược phẩm châu Âu (PRAC) đã khuyến cáo cập nhật thông tin của tất cả các chế

phẩm chưa cloroquin hoặc hydroxycloroquin sau khi báo cáo đánh giá tất cả các dữ

liệu hiện có xác nhận mối liên quan giữa việc sử dụng các thuốc này và nguy cơ rối

loạn tâm thần và có hành vị tự tử.

Quá trình đánh giá này được khởi động từ tháng 05/2020 sau khi EMA nhận

được thông tin về 6 ca rối loạn tâm thần ở những bệnh nhân mắc COVID-19 sử dụng

hydroxycloroquin cao hơn liều khuyến cáo từ Cơ quan Quản lý Dược phẩm Tây Ban

Nha (Spanish Medicines Agency – AEMPS). Cloroquin và hydroxycloroquin được

cấp phép trong lãnh thổ EU để điều trị một số bệnh tự miễn nhất định như viêm khớp

dạng thấp và lupus ban đỏ cũng như để dự phòng và điều trị sốt rét. Các thuốc này

không được phê duyệt để điều trị COVID-19 nhưng trong thực tế chúng đã được sử

dụng cho những bệnh nhân nhiễm loại virus này (off-label). Tuy nhiên, trong những

thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với cỡ mẫu lớn, cloroquin và hydroxycloroquin chưa

chứng minh bất kỳ lợi ích nào trong điều trị COVID-19.

Khi đánh giá lại việc sử dụng hai thuốc này trong đại dịch COVID-19, EMA đã

có thông báo gửi tới cán bộ y tế về nguy cơ của thuốc vào tháng 4 và tháng 5

năm 2020. Ngay cả khi được sử dụng theo đúng chỉ định và liều dùng đã được phê

duyệt, cloroquin và hydroxycloroquin vẫn có thể gây ra rối loạn tâm thần phổ rộng.

Trong tờ hướng dẫn sử dụng của một số chế phẩm chứa cloroquin và

hydroxycloroquin, các triệu chứng loạn thần và hành vi tự sát hoặc có ý định tự sát

được coi là phản ứng hiếm gặp và chưa xác định rõ tần suất xuất hiện.

Bản đánh giá xác định rối loạn thâm thần có thể xảy ra ở mức độ nghiêm trọng

trên cả bệnh nhân có hoặc không có tiền sử bệnh lý tâm thần. Dựa trên các dữ liệu hiện

có, bản đánh giá nhận định rằng phản ứng này có thể xuất hiện ngay trong tháng đầu

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 6, trang 45-49

49

tiên sử dụng hydroxycloroquin. Đối với cloroquin, hiện chưa có đủ dữ liệu để xác định

thời gian khởi phát.

PRAC khuyến cáo cập nhật tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc này để cảnh

báo cán bộ y tế về nguy cơ tự sát và các rối loạn tâm thần khác. Bệnh nhân sử dụng

cloroquin hoặc hydroxycloroquin nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tâm thần (ví dụ:

kích động, lo âu, ảo giác, lú lẫn, trầm cảm, xuất hiện ý nghĩ tự hành hạ bản thân hoặc

tự sát) hoặc những người xung quanh bệnh nhân phát hiện những triệu chứng này, cần

đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay lập tức.