Đấng Cứu thế Di Lặc (Maitreya Buddhist Savior)

16
SBIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG DI LC TRONG PHT GIÁO: TĐẤNG CU THPHT GIÁO ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG CA DI LC THỜI TRUNG ĐẠI 1 TS. Đinh Hồng Hi Vin Hàn lâm Khoa hc xã hi Vit Nam (Đã đăng trên tạp chí Bo tàng và Nhân hc s3-4-2013) ĐẶT VN ĐỀ Thế gii giai đon chuyển giao đầu thế k21 được đánh dấu bng nhng biến động to ln trên các mt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, thiên nhiên, môi trường..., tkhng hoảng địa c và tài chính Mkéo dài t2008 đến nay đến nguy cơ sụp đổ của đồng tin chung châu Âu bắt đầu vào năm 2010, tcuc ni dy Mùa xuân Rp đến phong trào Chiếm phWall ti M, thiện tượng tan băng ở Bc cc din ra sut hàng chc năm qua đến thm họa kép động đấtsóng thn ti Nht Bn năm 2011. Người ta chng kiến nhng thành tựu con người xây dng nên qua hàng trăm, hàng nghìn năm có nguy cơ bị xoá sch chtrong giây lát. Đó chính là lúc những người theo Thuyết mt thế (Eschatology) khẳng định thêm nim tin ca hvào mt Ngày tn thế (Doomsday) 21/12/2012 theo Trường niên lch (Long count Calendar) của người Maya. 2 Thm chí, chính quyn thành phTapachula, bang Chipas, Mexico còn lắp đặt một đồng hđiện tđếm ngược ti ngày 21/12/2012, thời điểm được cho là nền văn minh trên trái đất bhy dit. 3 Nghiên cu này schra cách thc các tín đồ ca nhiu tôn giáo ln trên thế gii suy nghĩ đối phó vi Ngày tn thế bng mt biểu tượng cth: Đấng cu thế. Theo đó, mt tín ngưỡng có tính bi quan như Thuyết mt thế và Ngày tn thế sđược cân bng bi mt tín ngưỡng khác lc quan hơn, đó là tín ngưỡng Đấng cu thế. Vy Đấng cu thế là ai? xut hin khi nào? đâu? biu hin ca Đấng cu thế như thế nào? cu giúp con người bng cách nào? Trên thc tế, skhông tìm được câu trli chung tng câu hi mà mi tôn giáo và mi nn văn hoá scó mt đáp án riêng theo quan nim và văn hoá ca h. Trong văn hoá châu Á nói chung và trong các nn văn hoá ca các quc gia theo Pht giáo nói riêng, Đấng cu thế không hin hu mt cách liên tc và đậm nét như Đức chúa Giê-su vi Cơ-đốc giáo hay Messiah vi Do Thái giáo trong văn hoá phương Tây mà lúc n lúc hin, lúc mnh lúc yếu, tuthuc vào bi cnh đời sng kinh tế, văn hoá, chính trvà xã hi ca người dân tng thi đim và tng địa đim. Điu này dn đến mt hin tượng xã hi rt lý thú nhưng cũng vô cùng phc tp, đó là nhng biến đổi ca biểu tượng Đấng cu thế, đặc bit là Đấng cu thế Di Lc trong Pht giáo. Thông qua vic tìm hiu tín ngưỡng Đấng cu thế Di Lc trong văn hoá châu Á, có ththy nhng nét đặc trưng vvăn hoá, xã hi cũng như nhng biến đổi vkinh tế, chính trca mi quc gia, mi nn văn hoá, mi giai đon lch s. Đối tượng nghiên cu ca bài viết này không mi 4 , song vấn đề nghiên cu được đặt trong 1 Bài viết này là bn tham lun tham dHi tho quc tế ca Hip hi nhân hc Hoa K(AAA) tchc ti San Francisco tháng 11/2012. 2 Xem: http://www.december212012.com/articles/Edgar_Cayce/Mayan-Year-of-Destiny.htm 3 Xem: http://cnsnews.com/news/article/mexican-city-begin-countdown-dec-21-2012. Tuy nhiên, thc tế là Ngày tn thế đã không xảy ra. 4 Bn thân tác gitrong 10 năm qua đã đặt nhiu squan tâm vĐấng cu thế và biểu tượng Di Lc dưới nhiu góc độ nghiên cu khác nhau bằng các phương pháp tiếp cn bao gm cđồng đại và lch đại. Có thxem trc tiếp mt snghiên cứu đã công bố ti Ấn Độ, Hoa Kvà Vit Nam trên các trang sau: http://www.harvard-yenching.org/features/hyi-working-paper-series-dinh-hong-hai

Transcript of Đấng Cứu thế Di Lặc (Maitreya Buddhist Savior)

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG DI LẶC TRONG PHẬT GIÁO:

TỪ ĐẤNG CỨU THẾ PHẬT GIÁO ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA

DI LẶC THỜI TRUNG ĐẠI1

TS. Đinh Hồng Hải

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

(Đã đăng trên tạp chí Bảo tàng và Nhân học số 3-4-2013)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới giai đoạn chuyển giao đầu thế kỷ 21 được đánh dấu bằng những biến

động to lớn trên các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, thiên nhiên, môi trường...,

từ khủng hoảng địa ốc và tài chính ở Mỹ kéo dài từ 2008 đến nay đến nguy cơ sụp đổ

của đồng tiền chung châu Âu bắt đầu vào năm 2010, từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập

đến phong trào Chiếm phố Wall tại Mỹ, từ hiện tượng tan băng ở Bắc cực diễn ra suốt

hàng chục năm qua đến thảm họa kép động đất–sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.

Người ta chứng kiến những thành tựu con người xây dựng nên qua hàng trăm, hàng

nghìn năm có nguy cơ bị xoá sạch chỉ trong giây lát. Đó chính là lúc những người

theo Thuyết mạt thế (Eschatology) khẳng định thêm niềm tin của họ vào một Ngày tận

thế (Doomsday) 21/12/2012 theo Trường niên lịch (Long count Calendar) của người

Maya.2 Thậm chí, chính quyền thành phố Tapachula, bang Chipas, Mexico còn lắp đặt

một đồng hồ điện tử đếm ngược tới ngày 21/12/2012, thời điểm được cho là nền văn

minh trên trái đất bị hủy diệt.3 Nghiên cứu này sẽ chỉ ra cách thức các tín đồ của nhiều

tôn giáo lớn trên thế giới suy nghĩ và đối phó với Ngày tận thế bằng một biểu tượng

cụ thể: Đấng cứu thế. Theo đó, một tín ngưỡng có tính bi quan như Thuyết mạt thế

và Ngày tận thế sẽ được cân bằng bởi một tín ngưỡng khác lạc quan hơn, đó là tín

ngưỡng Đấng cứu thế.

Vậy Đấng cứu thế là ai? xuất hiện khi nào? ở đâu? biểu hiện của Đấng cứu thế

như thế nào? cứu giúp con người bằng cách nào? Trên thực tế, sẽ không tìm được câu

trả lời chung từng câu hỏi mà mỗi tôn giáo và mỗi nền văn hoá sẽ có một đáp án riêng

theo quan niệm và văn hoá của họ. Trong văn hoá châu Á nói chung và trong các nền

văn hoá của các quốc gia theo Phật giáo nói riêng, Đấng cứu thế không hiện hữu một

cách liên tục và đậm nét như Đức chúa Giê-su với Cơ-đốc giáo hay Messiah với Do

Thái giáo trong văn hoá phương Tây mà lúc ẩn lúc hiện, lúc mạnh lúc yếu, tuỳ thuộc

vào bối cảnh đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội của người dân từng thời

điểm và từng địa điểm. Điều này dẫn đến một hiện tượng xã hội rất lý thú nhưng cũng

vô cùng phức tạp, đó là những biến đổi của biểu tượng Đấng cứu thế, đặc biệt là Đấng

cứu thế Di Lặc trong Phật giáo.

Thông qua việc tìm hiểu tín ngưỡng Đấng cứu thế Di Lặc trong văn hoá châu

Á, có thể thấy những nét đặc trưng về văn hoá, xã hội cũng như những biến đổi về

kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá, ở mỗi giai đoạn lịch sử. Đối

tượng nghiên cứu của bài viết này không mới4, song vấn đề nghiên cứu được đặt trong

1 Bài viết này là bản tham luận tham dự Hội thảo quốc tế của Hiệp hội nhân học Hoa Kỳ (AAA) tổ

chức tại San Francisco tháng 11/2012. 2 Xem: http://www.december212012.com/articles/Edgar_Cayce/Mayan-Year-of-Destiny.htm

3 Xem: http://cnsnews.com/news/article/mexican-city-begin-countdown-dec-21-2012. Tuy nhiên, thực

tế là Ngày tận thế đã không xảy ra. 4 Bản thân tác giả trong 10 năm qua đã đặt nhiều sự quan tâm về Đấng cứu thế và biểu tượng Di Lặc

dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau bằng các phương pháp tiếp cận bao gồm cả đồng đại và lịch

đại. Có thể xem trực tiếp một số nghiên cứu đã công bố tại Ấn Độ, Hoa Kỳ và Việt Nam trên các trang

sau:

http://www.harvard-yenching.org/features/hyi-working-paper-series-dinh-hong-hai

bối cảnh mới, ở một góc nhìn mới trên cơ sở so sánh sự biến đổi từ Đấng cứu thế Di

Lặc đến những dấu ấn đã được tạo ra trên Con đường Tơ lụa thời Trung đại và những

biểu tượng mới xuất hiện gần đây trong thế kỷ 21. Đây cũng là một trong những

nghiên cứu mới nhất của tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành với điểm

nhìn bắt chéo (overlap) từ lịch sử đến nhân học.5 Hướng tiếp cận mới này cho phép

tìm hiểu sâu hơn về các mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội liên quan đến

một đối tượng nghiên cứu đặc thù: Đấng cứu thế Di Lặc.

1. Khái niệm

Rất có thể một loại hình tín ngưỡng tương tự như Đấng cứu thế đã tồn tại từ

lâu trong đời sống xã hội của con người trên trái đất. Đứng trước sức mạnh thiên

nhiên và khả năng có hạn của bản thân, con người luôn cần đến những trợ giúp (ít

nhất về tinh thần) của các thế lực siêu nhiên. Đây cũng là một trong những căn

nguyên chính để các tôn giáo nguyên thuỷ ra đời (thậm chí, cho tới nay, chúng vẫn

đang tồn tại một cách sống động, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á).6 Hơn thế,

những khổ đau mà con người cảm nhận được cả về phương diện vật chất cũng như

tinh thần diễn ra triền miên và dường như bất tận. Vì vậy, chỉ có Đấng cứu thế mới có

thể giúp họ chấm dứt hoàn toàn mọi nỗi khổ đau. Bên cạnh đó, quan niệm về Ngày

tận thế và Thuyết mạt thế ở một số tôn giáo lớn đã góp phần củng cố thêm niềm tin về

hồi kết của thế giới hiện tại đầy khổ đau và một Thời Hoàng kim (Millennium) tươi

sáng, hạnh phúc sẽ mở ra trong tương lai. Có lẽ vì vậy mà ước vọng về một Thời

Hoàng kim không còn khổ đau, không có ưu phiền luôn là nỗi khát khao cháy bỏng

của con người. Cuộc sống càng nhiều khổ đau thì niềm mơ ước về một Thời Hoàng

kim càng mãnh liệt. Và để có được Thời Hoàng kim thì cần phải có một Đấng cứu thế

xuất hiện trừ gian diệt ác, mang lại đời sống hạnh phúc, ấm no cho muôn người. Đó là

lý do tại sao Đấng cứu thế ở mỗi tôn giáo hay mỗi nền văn hoá rất khác nhau, từ tên

gọi đến thời điểm ra đời, từ hoàn cảnh xuất thân đến cách thức “cứu nhân độ thế,...”dù

nó được gọi bằng một cái tên chung: Tín ngưỡng Đấng cứu thế.

Bên cạnh những Đấng cứu thế hay Đấng tối linh theo quan niệm dân gian ở

nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á (như Ông Trời trong tín ngưỡng của

người Việt, Yang trong văn hoá của người Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Then với người Tày,

người Nùng,...7 thường được ghi chép lại trên cơ sở những tư liệu truyền miệng), tuyệt

đại đa số các Đấng cứu thế trong các tôn giáo lớn (Cơ-đốc giáo, Do Thái giáo, Hindu

http://www.asthabharati.org/Dia_Apr10/dinh.htm

http://anthdep.edu.vn/?frame=newsview&id=419

http://www.ncvanhoa.org.vn/InfoDetail.asp?Action=View&ID=62&CatID=72&MaxID=41

http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=4805 5 Vấn đề này đã được chúng tôi đề cập đến trong buổi toạ đàm khoa học: Một số quan điểm về nghiên

cứu tôn giáo: So sánh hướng tiếp cận lịch sử và nhân học qua một số biểu tượng Phật giáo cùng GS.

James Robson, Đại học Harvard, ngày 19/12/2011. Xem trong trang tin chính:

http://www.viendantochoc.org.vn của Viện Dân tộc học. 6 Tôn giáo nguyên thuỷ đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập đến trong các cuốn sách “kinh

điển” về nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là nhân học văn hoá. Xem thêm các nghiên cứu của C. Levi-

Strauss, B. Malinowski, E. Evan-Pritchard, E. Taylor. J. Frazer,... trong thư mục tài liệu tham khảo. Ở

Đông Nam Á, nơi có tới hàng ngàn nhóm sắc tộc với trình độ phát triển rất khác nhau, vẫn còn nhiều

nhóm người chỉ đạt trình độ phát triển tương đương giai đoạn đồ đá. Nhà dân tộc học Hungary, Gabor

Vargyas, đã gọi khu vực này là “thiên đường của các nhà dân tộc học.” Có lẽ vì vậy mà hầu hết các nhà

khoa học nói trên đều ít nhiều có các nghiên cứu ở Đông nam Á. 7 Ông Trời, Yang, Then,... là tên gọi của vị thần tối cao trong tín ngưỡng bản địa ở khu vực Đông Nam

Á. Vị thần tối cao này không chỉ là Đấng sáng tạo (Creator) mà còn là người bảo vệ, là Đấng cứu thế

theo quan niệm dân gian. Tác giả đã đề cập đến hiện tượng này trong Tín ngưỡng tối linh và hình tượng

Ông Trời trong văn hoá của người Việt, Tạp chí Xưa & nay số 6/2003.

giáo, Hồi giáo, Phật giáo) đều được ghi lại một cách cụ thể trong các giáo lý chính

thống dựa trên cơ sở các văn tự thành văn bằng các ngôn ngữ cổ vốn định hình nên

các tôn giáo đó. Nguyên nghĩa tiếng Anh của từ này là Saviour/Savior bắt nguồn từ

tiếng Latin để chỉ “một người cứu giúp những kẻ khác đang gặp khó khăn hoặc nguy

hiểm.” Hầu hết các bộ Từ điển và Bách khoa thư đều định nghĩa Đấng cứu thế là “vị

thần linh cứu vớt thế gian khỏi vòng đau khổ.” Về mối liên hệ Đấng cứu thế của các

tôn giáo thông qua tương đồng ngữ âm, Trương Kiệt Liên giải thích như sau: “Vị

Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán

phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc

viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có

chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản có nghĩa tương đương, và

Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo. Hai chữ

“Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng

Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ

đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”,

còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”.8 Cách giải thích trên cơ sở hiện tượng đồng âm

này rất đáng lưu tâm, tuy nhiên, cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn.

2. Đấng cứu thế trong các tôn giáo phi Phật giáo (non-Buddhist religions)

Dưới đây, xin lược qua một số tư liệu thành văn đề cập đến tín ngưỡng Đấng

cứu thế của các tôn giáo lớn trên thế giới.

2.1. Đấng cứu thế trong Đạo thờ lửa của người Iran

Văn bản được xem như cổ nhất về tín ngưỡng Đấng cứu thế trên cơ sở các văn

tự thành văn bằng tiếng Avessta (một ngôn ngữ cổ thuộc Iran ngày nay) nói đến Đấng

cứu thế trong Đạo thờ lửa (Zoroastrianism) khoảng 1.000 năm tr.CN, theo đó, Đấng

cứu thế được gọi là Saoshyant.

2.2. Đấng cứu thế trong Ấn Độ giáo

Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều tín đồ nhất trên thế giới. Cùng

với Trung Quốc, đây là quốc gia có nền văn hoá lâu đời và tồn tại liên tục (hơn 5.000

năm) đến nay. Vì vậy, việc xác định Đấng cứu thế giữa hàng ngàn hàng vạn vị thần

trong tôn giáo Ấn Độ là một thách thức lớn. Dựa vào các văn bản được sưu tầm, các

nhà khoa học đã xác định Đấng cứu thế trong văn hoá Ấn Độ cổ đại là Cakravartin

(tiếng Việt dịch từ gốc Hán là Chuyển luân Thánh vương hay Chuyển luân vương)

mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề đang tranh luận. Được hình thành trong văn hoá Ấn Độ

từ lâu đời nhưng Chuyển luân Thánh vương thường được xem như sự hiển linh của

thần Visnu cứu rỗi thế giới (thế giới ở đây là thế giới của vạn vật, tức vũ trụ - cosmic)

ở một thời (yuga) cụ thể, chẳng hạn Thời Hoàng kim đã đề cập ở trên. Quyển III

chương 2 trong Visnu Purana (Kinh Visnu) đã đề cập đến Visnu trong vai trò của

Đấng cứu thế trí tuệ, khuyến thiện, trừng ác và sáng tạo.

2.3. Đấng cứu thế trong Do Thái giáo

Là một dân tộc có số dân nhỏ (khoảng hơn 10 triệu người) nhưng người Do

Thái cũng như tôn giáo của họ có ảnh hưởng rất lớn đối với văn minh phương Tây và

8 Trương Kiệt Liên, Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp, trong www.tindachieu.com

thế giới,9 đặc biệt với Cơ-đốc giáo. Có lẽ vì thế, thuật ngữ Messiah (Đấng cứu thế)

chứ không phải Savior được sử dụng phổ biến hơn trong tiếng Anh do ảnh hưởng của

Do Thái giáo, như đã đề cập ở phẩn 1. Kinh thánh của người Do Thái viết bằng tiếng

Hebrew đề cập đến Messiah trong vai trò vừa là thầy tu vừa là một vị vua của Israel

(Exodus 30: 22-25). Theo đó, nhà tiên tri Samuel làm Lễ ban thánh thể (xức dầu thánh

- Anoint) với vua Saul. Đấng cứu thế Do Thái sẽ là người cứu giúp người Israel và cả

thế giới trong tương lai dưới thời trị vì của vua David.

2.4. Đấng cứu thế trong Hồi giáo

Đấng cứu thế của người Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là al-Mahdi, Muhammad

al Mahdi hay Mahdi. Đấng cứu thế Hồi giáo là người sẽ dùng hiện thân thứ 12 (Imam

12) để cứu thế giới Hồi giáo. Theo Kinh Thập nhị ứng thân (Twelver Imam Doctrine),

Đấng cứu thế Hồi giáo có ứng thân là Muhammad ibn al-Hasan al-Mahdi (sinh ngày

29/7/869), là Đấng cứu thế cuối cùng của loài người và cũng là hiện thân ở thì cuối

cùng (Imam 12). Đây là vị thánh bất tử hiện đang ẩn mình chờ đến Thời hoàng kim sẽ

cùng Isa (tên gọi chúa Giê-su của người Hồi giáo) mang đến an lành, hạnh phúc và

công bằng cho thế giới. Theo Bách khoa toàn thư Britannica: Muhammad al-Mahdi

al-Hujjah, còn được gọi là Muhammad al-Muntazar, ẩn thân, hoặc ứng thân thứ

12 (biến mất năm 878), là ứng thân cuối cùng, theo quan niệm chính thống của những

người Hồi giáo dòng Shiite.10

2.5. Đấng cứu thế trong Cơ-đốc giáo

Tín đồ Cơ-đốc giáo coi người sáng lập tôn giáo của họ chính là Đấng cứu thế.

Đấng cứu thế trở thành danh từ riêng chỉ Chúa Giê-su (Jesus), được coi là người do

Đức Chúa Cha phái xuống trần gian để cứu nhân loại khỏi vòng tội lỗi và đau khổ (vì

vậy, Đức chúa Giê-su còn được gọi là Đức Chúa Con). Theo Kinh thánh của người

Cơ-đốc giáo, Đấng cứu thế Giê-su (The Lord Jesus Christ) là vị thánh bất diệt (the

eternal) là con của Chúa Trời (Son of God) tồn tại song hành với thời gian và tồn tại

trong lịch sử bằng những ứng thân (incarnation)... Đấng cứu thế Giê-su được cho là

món quà từ tình yêu thương của Đức Chúa Cha dành để cứu rỗi thế giới (John 3: 16-

17), là người xả thân vì loài người (Corinthians 5: 15).11

Qua các tài liệu trên, có thể thấy Đấng cứu thế là một loại hình tín ngưỡng phổ

biến ở nhiều tôn giáo và nhiều nền văn hoá tuy có những khác biệt lớn trong các quan

niệm về Đấng cứu thế ở mỗi nơi. Mặc dầu vậy, tín ngưỡng Đấng cứu thế trong các tôn

giáo vẫn có một điểm chung nhất, đó là niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn dù phải

chấp nhận một hồi kết của thế giới hiện tại (End of the world). Đề cập đến vấn đề này,

giáo sư Joseph M. Kitagawa từ Đại học Chicago, Hoa Kỳ, đã nhận định: “Rõ ràng,

quan niệm về một tương lai tốt đẹp hơn thực tại đã dẫn dắt con người hướng đến

những thành tựu tốt đẹp ở hồi kết của thế giới, điều đó không chỉ căn cứ trên cơ sở

trực quan mà còn là những suy đoán và sự khẳng định. Hầu hết những suy đoán và

khẳng định đó thường có mối liên kết với một ảo tưởng tôn giáo về một đấng cai quản,

một vị vua của cả vũ trụ, hoặc một đấng cứu thế cuối cùng, mà chúng ta có thể tìm

thấy trong nhiều tôn giáo truyền thống, cả phương Đông lẫn phương Tây.”12

Qua đó

9 Xem thêm về những thành tựu mà người Do Thái đạt được trong khoa học, kinh tế, chính trị (chẳng

hạn: là dân tộc đoạt nhiều giải Nobel nhất thế giới, có nhiều doanh nhân lớn nhất thế giới,...) trong các

từ điển và bách khoa thư. 10

http://www.britannica.com/EBchecked/topic/396330/Muhammad-al-Mahdi-al-Hujjah 11

http://biblescripture.net/ 12

Joseph M. Kitagawa, The Many Faces of Maitreya: A Historian of Religions Reflections trong Alan

Sponberg, The Future Buddha Maitreya, Cambridge University Press, 1988. Tr. 7-22

có thể thấy rằng, loại tín ngưỡng phổ biến trong nhiều tôn giáo và nhiều nền văn hoá

hiện nay là tín ngưỡng Đấng cứu thế.

3. Nguồn gốc Đấng cứu thế Di Lặc trong Phật giáo

Không giống với Đấng cứu thế trong các tôn giáo khác thường chỉ đóng vai

trò là vị cứu tinh của con người và cứu rỗi thế giới ở hồi kết của thế giới hiện tại,

Đấng cứu thế trong quan niệm Phật giáo có biểu hiện rất đa dạng, nổi bật ở hai dạng

ứng thân là Phật (Buddha) và Bồ tát (Bodhisattva). Ứng thân Phật thường được gọi là

Phật Di Lặc (Maitreya Buddha). Trong Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), Đức

Phật Di Lặc được đặt ở vị trí thứ ba nên cũng thường được gọi là Đức Phật Tương lai

(The Future Buddha).13

Ứng thân Bồ tát của Di Lặc thường được gọi là Bồ tát Di Lặc

(Maitreya Bodhisattva), là Đấng cứu thế hiện đang ngự tại cõi trời Đâu Suất và sẽ

giáng sinh trong tương lai xa. Hai dạng ứng thân này chính là căn nguyên của những

khác biệt rất lớn và những biến đổi không ngờ tới của Đấng cứu thế Di Lặc trong

quan niệm Phật giáo.

Về mối quan hệ giữa các tên gọi ứng thân của Di Lặc với Đấng cứu thế Di Lặc

trong Phật giáo, Đại đức Thích Nguyên Hiền đã giải thích như sau: “theo phẩm Tùy

Hỷ trong Kinh Pháp Hoa q.6, Kinh Bình Đẳng Giác q.4, Di Lặc chính là A-dật-đa,

một vị đệ tử của Phật Thích ca. Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A-hàm 13,

Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di Lặc và A-dật-đa là hai nhân vật khác

nhau. Đây là điểm chúng ta cần khảo cứu. A-dật-đa (Phạn: Ajita) theo Hán dịch là Vô

Thắng, Vô Năng Thắng hoặc Vô Tam Độc. Ngài là một đệ tử Phật, từng lập chí

đương lai sẽ thành Chuyển luân Thánh vương tên là Nhưỡng-khư (Samkha, Hán dịch:

Loa). Bài kệ tựa phẩm Bỉ Ngạn Đạo (Pàràyana) của Kinh Tập (Sutta - nipàta) thuộc

Đại Tạng Kinh Pàli nêu cả hai tên A-thị-đa (Ajita) và Đế-tu Di Lặc (Tissametteyya),

tức hoàn toàn cho đó là hai người khác nhau. Trong phẩm ấy còn nêu cả hai kinh:

Kinh A-thị-đa Vấn (Ajitamànapucchà) và Kinh Đế-tu Di-lặc Vấn

(Tissametteyyamànapucchà). Kinh Thuyết Bản trong Trung A-hàm 13 và Kinh Hiền

Ngu 12 thì cho rằng Tôn giả A-thị-đa (Ajita) ở đời vị lai lâu xa, khi con người sống

80.000 tuổi, nguyện thành Chuyển luân Thánh vương tên Loa. Tôn giả Di-lặc cũng

nguyện ở đời vị lai, khi con người sống đến 80.000 tuổi sẽ thành Phật, hiệu là Di-lặc

Như Lai.”14

Theo các truyền thuyết Phật giáo và đặc biệt là thông qua Ngũ Đại luận kinh

của Duy Thức tông trong Phật giáo Đại Thừa do Vô Trước (Asanga) viết,15

Di Lặc

chính là vị Bồ tát đã giáng trần và truyền thừa cho Vô Trước để viết nên các bộ kinh

trên. Xem xét các học thuyết Phật giáo đề cập đến đức Phật Thích Ca, có thể thấy thời

điểm ra đời của các học thuyết này rất cụ thể và khá chính xác. Trong khi đó, các văn

bản đề cập đến sự ra đời của Đức Phật Di Lặc đều rất mơ hồ, huyền bí và khó xác

13

Tam thế Phật là Phật của ba thời (quá khứ, hiện tại và vị lai) chỉ ba vị Ca-diếp (sa.kāśyapa), Thích-ca

Mâu-ni (sa. śākyamuni) và Bồ Tát Di-lặc (sa. maitreya)-Phật tương lai. Có khi tranh tượng trình

bày Phật Nhiên Đăng (Nhiên Đăng Thượng Cổ Phật, sa. dīpaṅkara, Dipankara) là Phật quá khứ.

Nhưng theo Tịnh độ, tam thế Phật là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí và Phật A Di Đà

(Wikipedia). 14

Theo Thích Nguyên Hiền trong: http://www.buddhismtoday.com 15

Vô Trước (320 - 390) là người sáng lập Duy Thức Tông (Yogacara - một trong hai nhánh của Phật

giáo Đại thừa, nhánh còn lại là Trung Quán Tông - Madhyamika). Vô Trước là tác giả của nhiều bộ

kinh có giá trị, trong đó có 5 bộ Đại luận kinh (Sastra) nổi tiếng: 1:Mahayanattaratantra-Đại thừa tối

thượng kinh; 2:Dharamadharmatavibanga-Pháp pháp tính phân biệt luận; 3: Madhyantavibhaga-Trung

biên phân biệt luận; 4: Abhisamayalankara-Hiện quán trang nghiêm luận; 5: Mahayanasutralankarlua-

Đại thừa kinh trang nghiêm luận.

định. Tuy nhiên, trong số các tác giả của các luận thuyết này có hai đại luận sư nổi

tiếng, một người Ấn Độ là Vô Trước và một người Trung Hoa là Huyền Trang (Hsien

Tsang), đã đề cập đến Di Lặc một cách khá cụ thể qua các tác phẩm của mình. Có thể

nói, đây là những chứng cứ thành văn đáng quan tâm nhất về sự ra đời và tồn tại của

Đức Phật Di Lặc và tín ngưỡng Di Lặc.16

Điều đáng lưu ý là, những bộ đại luận kinh quan trọng được coi là của Vô

Trước lại được ghi với bút danh Maitreyanatha, bởi theo Vô Trước chúng là do nhà sư

lĩnh hội trực tiếp từ chính những lời giáo hoá của Đức Phật Di Lặc. Tuy nhiên, Vô

Trước cũng chỉ đề cập đến nhân thân của Đức Phật Di Lặc một cách rất mơ hồ trong

các bộ kinh này.17

Như vậy, có thể lấy mốc cụ thể cho sự văn bản hoá hình tượng Di

Lặc và tín ngưỡng Di Lặc là khoảng thời gian Vô Trước viết các bộ Đại luận kinh nói

trên. Tới đây, vấn đề đặt ra là: Phải chăng đã có một người tên là Di Lặc truyền cho

Vô Trước viết các tác phẩm nói trên, hay chính Vô Trước vừa là nhà tư tưởng vừa là

tác giả của toàn bộ các bộ kinh này? Đây chính là mấu chốt để có thể xác định Di Lặc

cụ thể là ai bên cạnh một biểu tượng Đức Phật Tương lai hết sức mơ hồ và trừu tượng.

Tuy nhiên, ngoài các truyền thuyết và những câu chuyện huyền thoại, tuyệt nhiên

chưa ai tìm thấy bất kỳ một chứng cứ xác thực nào đề cập đến một người có tên là Di

Lặc.

Khác với Vô Trước, Huyền Trang là một thiền sư nhà Đường ra đời sau khi tín

ngưỡng Di Lặc đã thịnh hành ở Ấn Độ. Ông là một nhà hành hương, một Đại luận sư

nổi tiếng, người có công lớn trong việc truyền bá Phật giáo ở Trung Hoa. Nhưng trên

hết, ông là một học giả uyên thâm về giáo lý Phật giáo. Chính vì sự uyên thâm này,

các tác phẩm Huyền Trang để lại đều được đánh giá rất cao về độ chính xác. Trong

các tác phẩm của Huyền Trang có nhiều đoạn nhắc tới Đức Phật Di Lặc.18

Tuy nhiên,

giống như ở các tác phẩm của Vô Trước, những thông tin này cũng không cho phép

chúng ta xác định quá trình xuất thân của Đức Phật Di Lặc mà chỉ mặc nhiên công

nhận sự tồn tại của Di Lặc trong vai trò Đức Phật Tương lai.19

Có thể nói, hiện chưa đủ chứng cứ để khẳng định Đức Phật Di Lặc là hiện thân

của một Đấng cứu thế “bằng xương bằng thịt” như Chúa Giê-su trong Cơ-đốc giáo ở

phương Tây.20

Song trên hết, Đấng cứu thế Di Lặc là một biểu tượng tôn giáo được

các tín đồ Phật giáo sáng tạo nên để “cứu vớt” đời sống tinh thần của chính họ. Do đó,

có thể khẳng định, biểu hiện của các biểu tượng Đấng cứu thế trong đời sống văn hoá

xã hội phụ thuộc vào chính xã hội và nền văn hoá mà nó hình thành.

4. Những biểu hiện cụ thể của Đấng cứu thế Di Lặc thời Trung đại

Bên cạnh các truyền thuyết và các bản kinh có đề cập đến Đức Phật Di Lặc

như đã dẫn ở trên, biểu tượng Di Lặc còn xuất hiện một cách sống động trong đời

sống xã hội và không gian văn hoá của các tín đồ Phật giáo với nhiều dạng biểu hiện,

từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp, từ khái quát đến trừu tượng. Nó xuất hiện

trên tranh Thangka của người Tây Tạng, trong các cửa hàng chế tác và bán đồ lưu

16

Đinh Hồng Hải, Maitreya Images in Asian Buddhist Art, Harvard-Yenching Institute, Working

Papers Series, No 9, U.S.A., 2009 17

In Chang Kim, The Future Buddha Maitreya: An Iconological Study, D.K.Printworld Ltd, Delhi

2007, tr.28. 18

Hsien Tsiang, Si Yu Ki - Buddhist Records of the Western World, Translated by Samuel Beal,

Munshiram Manoharlal Publishers Pvt.Ltd., Delhi, 2004, p.137, 155, 226, 227, 228, (First Half); 46, 47,

142, 143, 144, 215, 223, 224, 225, 226, 228, 313 (Second Half). 19

Đinh Hồng Hải, -nt-. 20

Đây chính là hiện tượng “huyền thoại hoá lịch sử và lịch sử hoá huyền thoại” như cách gọi của GS.

Huệ Tâm (Đại học Harvard), chúng tôi sẽ phân tích trong mục 3.

niệm ở Nepal và Bhutan, trong các Phật đường ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Việt Nam, trong các gia đình Phật tử ở châu Á, và đặc biệt là dạng tượng Phật Khổng

lồ (Colosal Buddha) trên Con đường Tơ lụa (the Silk Road) ở khu vực Trung Á...

Những biểu hiện của Đấng cứu thế Di Lặc thời Trung đại ghi lại một giai đoạn phát

triển cực thịnh của loại hình tín ngưỡng này trong không gian văn hoá châu Á, đặc

biệt là các nền văn minh Phật giáo từng tồn tại và phát triển hưng thịnh dưới tác động

của quá trình truyền bá Phật giáo dọc theo Con đường Tơ lụa. Một số di vật đặc sắc

của giai đoạn đó vẫn đang tồn tại một cách sống động cho đến ngày hôm nay.

4.1. Đấng cứu thế Di Lặc trong Phật giáo Đại thừa

Trước khi được truyền bá một cách rộng khắp ở các nền văn minh châu Á thời

Trung đại, tín ngưỡng Di Lặc đã được định hình trong Phật giáo Giai đoạn sớm (Early

Buddhism) tại Ấn Độ với các dạng biểu hiện của Đức Phật Di Lặc tại các thánh tích

Phật giáo ở Ajanta, Elora, Gandhara, Mathura, Sanchi... Ở giai đoạn này, biểu hiện cụ

thể của Di Lặc là các bức tượng, phù điêu cỡ nhỏ và các bức tranh được vẽ trên tường

(mural painting) mô tả cảnh sinh hoạt trong xã hội đương thời. Quy mô của các biểu

tượng này thể hiện vai trò của Đấng cứu thế Di Lặc trong Phật giáo Giai đoạn sớm ở

Ấn Độ chưa được định hình một cách rõ nét. Cụ thể là, các biểu tượng Di Lặc thường

chỉ đóng vai trò “hầu cận” (attendant) của Đức Phật Thích ca, thường được đặt ở vị trí

bên cạnh Đức Phật Thích ca và có kích thước nhỏ hơn. Vết tích giai đoạn sớm này của

biểu tượng Di Lặc còn được lưu lại trong Phật giáo Tiểu thừa với vai trò “không quá

quan trọng” của thái tử Ajita bên cạnh vai trò trung tâm của Đức Phật Thích ca. Sau

khi Phật giáo tách ra làm ba nhánh chính (Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa

cách đây khoảng hai thiên niên kỷ), vai trò và vị trí của Đấng cứu thế Di Lặc mới

được định hình rõ nét. Theo đó, tín ngưỡng Đấng cứu thế Di Lặc đóng vai trò vô cùng

quan trọng đối với Phật giáo Đại thừa với minh chứng cụ thể là những pho tượng Di

Lặc khổng lồ thời Trung đại tồn tại ở những nền văn minh phát triển dọc theo Con

đường Tơ lụa21

nối Trung Hoa và Ấn Độ. (H2, H4, H9, H10, H11, H12)

Giai đoạn phát triển quan trọng nhất của Con đường Tơ lụa nằm trong khoảng

thời gian từ sau Công nguyên đến cuối Thiên niên kỷ thứ nhất... Chính sự phát triển

mạnh mẽ của Phật giáo Đại thừa cùng với nhu cầu giao thương quốc tế giai đoạn này

đã biến Con đường Tơ lụa thành một công cụ truyền giáo cực kỳ hữu hiệu. Mạng lưới

giao thương này đã kết nối các trung tâm văn minh tại Ấn Độ với Trung Á, vượt dãy

Hymalaya và sa mạc Taklimakan để vươn tới lục địa Trung Hoa. Trong suốt quá trình

truyền bá này, có rất nhiều trung tâm Phật giáo mọc lên dọc theo Con đường tơ lụa

như Bamiyan (Afghanistan), Khotan, Kurcha, Tufan, Dunhuang, Pengcheng, Luojang,

Longmen (nay thuộc Trung Quốc)v.v…22

Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ còn bốn trung

tâm Phật giáo của giai đoạn này tồn tại, đó là Bamiyan, Dunhuang (Đôn Hoàng),

Yungang (Vân Cương) và Longmen (Long Môn). Đây chính là những di vết quan

trọng của quá trình truyền bá Phật giáo Đại thừa giai đoạn đầu... Xem xét các trung

tâm Phật giáo được hình thành dọc theo Con đường Tơ lụa, có thể nhận thấy một đặc

điểm căn bản của nghệ thuật Phật giáo phát triển theo hướng này là “sự phân cấp” các

biểu tượng. Sự phân cấp này dựa trên cơ sở một xã hội được phân tầng rõ nét. Theo

đó, các biểu tượng quan trọng như Phật Thích ca thường được mô tả như những vị

hoàng đế Hy lạp với tấm choàng, trong khi các vị Bồ tát (Bodhisattva) thường được

21

Tín ngưỡng Di Lặc cũng khá phát triển trong nhánh còn lại của Phật giáo là Kim cương thừa nhưng

không mạnh như vai trò Đấng cứu thế Phật giáo của Di Lặc trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là các

biểu tượng Di Lặc khổng lồ thời Trung đại được tạo tác dọc theo Con đường Tơ lụa. 22

Gần đậy, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một thánh tích Phật giáo đồ sộ, có thể là thánh tích Phật

giáo lớn nhất thế giới ven Con đường Tơ lụa thuộc lãnh thổ Afganistan đó là Mes Aynak.

biểu hiện dưới dạng chân dung của các hoàng tử Á đông. Riêng Di Lặc (Maitreya)

được biểu hiện ở cả hai dạng Buddha và Bodhisatva nên có thể bắt gặp ở cả dạng

hoàng đế và hoàng tử.23

Ngay sau khi được định hình trong Phật giáo Đại thừa, biểu tượng Di Lặc đã

phát triển vô cùng nhanh chóng ra khắp lục địa châu Á kéo dài từ tiểu lục địa Ấn Độ

qua Hymalaya, Trung Á, Trung Hoa tới bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Tại khu vực Hymalaya, Di Lặc được gọi là Byamspa trong tiếng Tây Tạng, Milo Fwo

trong tiếng Hán, Mirug trong tiếng Hàn, Miroku trong tiếng Nhật. Khi Phật giáo mới

được quốc tế hoá tại khu vực châu Á, vai trò của đức Phật Thích ca vẫn đóng một vai

trò lớn nên biểu tượng Di Lặc ở giai đoạn này được “sắp xếp” một cách hết sức khéo

léo để không “tranh chấp” với biểu tượng Phật Thích ca trong các Phật đường. Theo

đó, Di Lặc là một vị Bồ tát đang ngự (dwelling) ở cõi trời Đâu Suất (Tsusita) và sẽ

giáng sinh trong tương lai xa. Sau khi thời của đức Phật Thích ca kết thúc sẽ là thời

của đức Phật Di Lặc giáng sinh để cứu độ chúng sinh. Vì vậy, Bồ tát Di Lặc trong

thời hiện tại sẽ chính là Đức Phật ở thời tương lai. Dạng ứng thân đặc biệt này của

biểu tượng Di Lặc chính là căn nguyên của sự ra đời vô vàn các truyền thuyết, huyền

thoại về Di Lặc và những biểu hiện có một không hai của biểu tượng này trong Phật

giáo Đại thừa.

Các biểu tượng Di Lặc giai đoạn này thường được biểu hiện với dáng ngồi

trên ngai với hai chân buông thẳng (tư thế của bậc đế vương), đôi khi bắt chéo hoặc

đứng (H2, H3, H4, H9, H10, H11, H12, H13). Rất ít tranh, tượng thể hiện dáng ngồi

thiền với hai chân xếp bằng (vốn là đặc trưng của các tượng Phật Thích Ca). Đôi tay

của Di Lặc ở giai đoạn này thường bắt ấn chuyển luân (Dharmachakra – yếu tố này có

mối liên hệ với Cakravartin trong vai trò Chuyển luân thánh vương đã giới thiệu ở

mục 1.) Điểm khác biệt lớn nhất của Đức Phật Di Lặc so với đại đa số các pho tượng

khác thời kỳ này là búi tóc buộc cao được trang trí bằng các dải băng và chuỗi hạt thể

hiện vai trò thái tử (người sẽ nối ngôi) của Bồ tát Di Lặc (H1); ngoài ra, còn có thêm

các trang trí phụ như áo choàng, ống đựng tên, mũ miện, vòng tay... Chúng cho thấy

ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Hy Lạp đối với nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ bắt đầu

từ trung tâm nghệ thuật Gandhara (Nhóm 1).24

Từ đây, hình thức của dạng biểu hiện

này được phổ biến khắp khu vực Hymalaya qua Trung Á. Khi tới Trung Á (theo Con

đường Tơ lụa), biểu tượng Di Lặc dần có những biến đổi, đặc biệt về quy mô các bức

tượng, tuy vẫn giữ được những nét căn bản về hình thức vốn được định hình trong

nghệ thuật Ấn Độ như có thể thấy ở các pho tượng Di Lặc khổng lồ tại Bamiyan, Đôn

Hoàng, Long Môn, Vân Cương,...(H9, H10, H11, H12).

23

Đinh Hồng Hải, The Role of the Silk-road in the Development of Chinese Buddhism. Astha Bharati

Magazine, Volume-11 No. 3, January-March, India, 2010 24

Đinh Hồng Hải, Maitreya Images in Asian Buddhist Art, Harvard-Yenching Institute, Working

Papers Series, No 9, U.S.A., 2009

H1

H2

H3

H4

Nhóm 1: Biểu hiện của Di Lặc tại Ấn Độ

Việc xây dựng các pho tượng Di Lặc khổng lồ thời Trung đại trên Con đường

Tơ lụa có mối liên hệ rất chặt chẽ với sự phát triển của tín ngưỡng Đấng cứu thế trong

Phật giáo. Về lý thuyết, đây là sự kết hợp giữa biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng Đấng

cứu thế trong Ấn Độ giáo (Cakravartin) với giáo lý Phật giáo và những truyền thuyết

trong Đạo thờ lửa (Zoroastrianism) để tạo nên một Đấng cứu thế riêng của Phật giáo.

Nói cách khác, biểu tượng Chuyển luân Thánh vương trong Ấn Độ giáo đã “bước

vào” Phật giáo để hoá thân thành một biểu tượng mới: Người “nối ngôi” Đức Phật

Thích Ca ở thời tương lai. Có lẽ chính vì thế, các biểu hiện cụ thể của Di Lặc giai

đoạn đầu thường mang dáng vẻ của một vị Thái tử (H1). Trên thực tế, sự chuyển đổi

này không chỉ giúp các nhà truyền giáo tạo dựng nên một Đấng cứu thế riêng của Phật

giáo mà còn giúp Đấng cứu thế “nội địa” tại Ấn Độ bước ra ngoài thế giới rộng lớn

của các tôn giáo phi Hindu (non-Hinduism). Ngay sau khi Phật giáo được quốc tế hoá

thành công trên Con đường Tơ lụa, vai trò Đấng cứu thế của Di Lặc cũng được nâng

lên một tầm cao mới: Di Lặc chính là Đấng cứu thế của Phật giáo. Kể từ đây, biểu

tượng Di Lặc có thể sánh ngang với Messiah trong Do Thái giáo, Giê-su trong Cơ-đốc

giáo hay al Mahdi của người Hồi giáo. Để khẳng định vai trò to lớn và vị trí đặc biệt

quan trọng của Đấng cứu thế Di Lặc, những người nắm quyền lực về tôn giáo và

chính trị trong các nền văn minh theo Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt ở Trung Hoa, đã

cho xây dựng các pho tượng Di Lặc khổng lồ vừa để khuếch trương Phật giáo vừa để

khẳng định vai trò tôn giáo và vị trí chính trị của họ đối với người dân.

Ngay sau khi tín ngưỡng Đấng cứu thế Di Lặc du nhập vào trung tâm khu vực

văn hoá Hán25

(khu vực nằm giữa hai con sông lớn nhất lục địa Trung Hoa là Hoàng

Hà và Dương Tử), Di Lặc đã dần bị Trung Hoa hoá thành một biểu tượng mới mang

đặc trưng Trung Hoa: Khế Thử/Bố Đại Hoà thượng (còn gọi là Từ Thị Bồ Tát).26

Từ

đây, biểu tượng Di Lặc phát triển thành một dạng biểu hiện mới với dáng ngồi bệt,

thân to, bụng béo, miệng cười hết cỡ (H5, H6, H7, H8). Theo Phật Quang Đại Từ

điển, Bố Đại Hoà thượng được cho là hình ảnh của nhà sư Tế Điên, tính khí bất

thường, hay đi ngao du với một cây gậy và cái túi vải to. Bố Ðại Hoà thượng thường

đi khất thực và đựng các thứ xin được trong túi vải rồi lại đem cho người khác, ăn

uống như người phàm tục. Pho tượng sớm nhất thể hiện hình ảnh Bố Đại Hoà thượng

25

Cần lưu ý rằng, các biểu tượng Đấng cứu thế Di Lặc thời Trung đại còn tồn tại đến ngày nay ở phía

Tây từ khu vực Trung Á qua Tây An đến Sơn Tây như ở Khotan, Đôn Hoàng, Long Môn, Vân Cương

đều mang nguyên mẫu Ấn Độ. Chỉ khi bị Hán hoá ngay tại trung tâm văn hoá của người Hán thì biểu

tượng Di Lặc mới biến thành Bố Đại Hoà thượng. 26

Đinh Hồng Hải, Maitreya Images in Asian Buddhist Art, Harvard-Yenching Institute, Working

Papers Series, No 9, U.S.A., 2009

tạc trên vách núi Phi Lai trước chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, nơi Bố Ðại Hoà thượng

được thờ từ thời Nam Tống (1127-1279). Xét về góc độ của nghệ thuật tạo hình, tuyệt

nhiên không có mối liên hệ nào giữa Bố Đại Hoà thượng (dân gian gọi là ông Phật

béo hay Phật cười – Nhóm 2) với dạng biểu tượng Di Lặc ở Ấn Độ, Hymalaya hay

Trung Á (trong khi biểu tượng Phật Thích Ca vẫn giữ được nhiều nét cơ bản của

nguyên mẫu Ấn Độ). Điều này cho thấy sự “ly khai văn hoá” của biểu tượng Di Lặc

khi du nhập vào khu vực trung tâm của văn hoá Hán. Không chỉ tách khỏi nguyên

mẫu có sẵn từ văn hoá Ấn Độ để trở thành Phật béo/Phật cười như ở chùa Linh Ẩn,

biểu tượng này còn phát triển thành vô vàn dạng biểu hiện khác trong dân gian với

nhiều chức năng mới, không chỉ tạo nên hình thức mới của Di Lặc mà còn hình thành

nên dạng tín ngưỡng mới vượt ra ngoài phạm vi của Phật giáo.

H5

H6

H7

H8

Nhóm 2: Biểu hiện của Di Lặc Bố Đại Hoà thượng

3.3. Đấng cứu thế Di Lặc qua biểu hiện của các tượng Phật khổng lồ

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo tới nhiều trung tâm văn hoá

châu Á thời Trung đại, biểu tượng Di Lặc theo Con đường Tơ lụa đặt dấu ấn lên hầu

hết các nền văn minh mà nó đi qua. Rất nhiều thánh tích Phật giáo lớn ở Ấn Độ,

Afganistan, Nepal, Bhutan, Tây Tạng, Trung Hoa… đều có các pho tượng Di Lặc

khổng lồ, chẳng hạn như hai bức tượng cao 33m và 54m ở Bamiyan (Afganistan) (H9)

– di sản văn hoá thế giới bị chính quyền Taliban phá huỷ năm 2001, bức Đại Phật cao

72m ở núi Nga Mi (Trung Quốc) (H11) – tượng Phật lớn nhất thế giới và cũng là di

sản văn hoá thế giới, bức tượng đồng Cường Ba (Qianba) cao 27m ở Tây Tạng (H10)

v.v… Hiện nay ở Ấn Độ, các nhà thiết kế và các công trình sư đã hoàn thiện bản thiết

kế và chuẩn bị khởi công xây dựng bức Đại Phật tượng Di Lặc bằng đồng cao 152m.

Sau khi hoàn thành, đây sẽ là bức tượng Phật lớn nhất thế giới và cũng là bức tượng

đồng lớn nhất thế giới. Kinh phí dành cho bức tượng khổng lồ này lên tới hơn 200

triệu USD do các giáo đoàn Phật giáo trên thế giới huy động, các nhà hảo tâm và các

Phật tử đóng góp. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất về ảnh hưởng của tín ngưỡng

Đấng cứu thế Di Lặc trong đời sống văn hoá, nghệ thuật cũng như tâm linh của người

dân châu Á không chỉ ở thời Trung đại mà còn phát triển mạnh trở lại trong thế kỷ 21.

(H13)

Tới đây, câu hỏi đặt ra là, tại sao rất nhiều pho tượng Phật khổng lồ được tạo

tác dọc Con đường Tơ lụa lại là tượng Di Lặc thay vì là tượng Đức Phật Thích Ca –

biểu tượng trung tâm của Phật giáo? Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Đấng cứu thế

chính là lý do để người dân ở đây tin vào quyền năng vô biên của Đức Phật Di Lặc -

vị Phật tương lai có thể cứu giúp chúng sinh hoàn toàn thoát khỏi mọi khổ đau hiện tại

của con người. Vai trò của Đấng cứu thế Di Lặc, bởi thế, dường như đã “lấn át” vai

trò đặc biệt quan trọng và vị trí trung tâm của Đức Phật Thích Ca. Điều đáng nói là,

việc xây dựng những pho tượng khổng lồ này đòi hỏi sự đóng góp rất lớn về nhân-tài-

vật-lực. Chỉ những người nắm trong tay quyền lực đủ mạnh về kinh tế-chính trị-xã hội

mới có thể thực thi ý tưởng và điều khiển xây dựng chúng. Do đó, các pho tượng

khổng lồ này cũng chính là biểu tượng cho sự hưng thịnh của của các triều đại đã xây

dựng nên chúng và thường ít nhiều có mối liên hệ với các vị vua hoặc triều đại trị vì.

Nó còn là hiện tượng chính trị hoá biểu tượng tôn giáo trong các xã hội thời Trung đại,

ở đây, cụ thể là chính trị hóa Đấng cứu thế Di Lặc trong các xã hội Phật giáo. Cùng

với hiện tượng xã hội hoá biểu tượng Di Lặc trong văn hoá dân gian, Đấng cứu thế Di

Lặc đã trở thành một dạng tín ngưỡng đặc biệt trong các xã hội Phật giáo, và xa hơn là

một loại công cụ chính trị hữu hiệu của các nhà cầm quyền.

Trong rất nhiều biểu hiện khác nhau của biểu tượng Đấng cứu thế Di Lặc, biểu

hiện của Di Lặc qua các tượng Phật khổng lồ (Nhóm 3) thường được thể hiện ở một

số hình thức căn bản như sau:

- Dạng tượng đứng mang phong cách Gandhara (như ở Bamiyan-H9)

- Dạng tượng đứng mang phong cách Hymalaya (như tượng Phật Cường Ba-

H10)

- Dạng tượng ngồi mang phong cách Gandhara – buông thẳng chân (như ở núi

Nga Mi-H11)

- Dạng tượng ngồi mang phong cách Gandhara – bắt chéo chân (như ở Vân

Cương-H12)

- Dạng tượng ngồi mang phong cách Hymalaya – buông thẳng chân (như pho

Đại Phật tượng Di Lặc sắp xây dựng-H13)

- Dạng tượng đứng mang phong cách Trung Hoa – Bố Đại Hoà thượng ở chùa

Bái Đính, Việt Nam -H14.

H9

H10

H11

H12

H13

H14

Nhóm 3: Tượng Di Lặc khổng lồ

Có thể nói, biểu tượng của Đấng cứu thế Di Lặc được thể hiện qua các pho

tượng Phật khổng lồ là minh chứng rõ nét nhất về tín ngưỡng Đấng cứu thế trong Phật

giáo thời Trung đại. Chúng không chỉ cho thấy đời sống văn hoá và tín ngưỡng của

người dân mà còn có thể giúp khám phá những yếu tố kinh tế, chính trị diễn ra vào

thời kỳ này. Tại đây biểu tượng Di Lặc không chỉ thể hiện vai trò to lớn của Đấng cứu

thế trong Phật giáo mà còn khẳng định vị thế mà Phật giáo đã đạt được ở tầm “quốc

tế”. Hơn thế, những pho tượng Di Lặc khổng lồ còn là một trong những đỉnh cao của

nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật điêu khắc nói chung. Tuy nhiên, đó chỉ là

những gì có tính “bề nổi” - dễ nhìn thấy, còn những yếu tố văn hoá độc đáo của biểu

tượng này dường như lại ẩn mình trong văn hoá dân gian và trong chính xã hội mà nó

tồn tại.

4. Đấng cứu thế Di Lặc trong xã hội Trung đại

Khác với những gì được thể hiện trong giáo lý Phật giáo, các biểu tượng Phật

giáo trong xã hội thường là sự kết hợp giữa các yếu tố có trong giáo lý Phật giáo với

các thành tố văn hoá bản địa nơi nó được du nhập. Quá trình giao thoa văn hoá thông

qua biểu tượng Đấng cứu thế Di Lặc cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên,

mức độ bản địa hoá các thành tố văn hoá trong Phật giáo cũng rất khác nhau, tuỳ

thuộc vào thời gian và không gian văn hoá mà nó thâm nhập. Vì vậy, để xác định các

“lớp” văn hoá đã được bồi đắp thông qua quá trình đó, cần “bóc tách” được ít nhất hai

lớp văn hoá cơ bản bao gồm yếu tố nguyên gốc và yếu tố bản địa hoá: các yếu tố văn

hoá Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ khi được quốc tế hoá thành tôn giáo thế giới đã kết

hợp với văn hoá bản địa ở các khu vực mà nó đi qua để tạo nên những thành tố văn

hoá mới. Trong phần này, xin đề cập đến quá trình giao thoa giữa văn hoá Ấn Độ với

văn hoá bản địa Trung Hoa thông qua những biến đổi của biểu tượng Di Lặc trong

văn hoá Trung Hoa thời Trung đại.

Trước khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, ở quốc gia này đã tồn tại nhiều

loại hình tôn giáo và tín ngưỡng bản địa khác, đặc biệt là sự thống trị của Nho giáo và

Đạo giáo. Trong xã hội phong kiến Trung đại, những tôn giáo này đã được nâng lên

hàng “quốc giáo” với biểu tượng của Khổng Tử đối với Nho giáo và Lão Tử với Đạo

giáo . Có lẽ vì thế xã hội Trung Hoa không dễ tiếp nhận một tôn giáo mới như Phật

giáo và một biểu tượng mới như Di Lặc (giống như cách mà các nền văn minh Trung

Á dọc theo Con đường Tơ lụa đã tiếp nhận). Vậy biểu tượng Di Lặc đã thâm nhập vào

xã hội Trung Hoa thời Trung đại bằng cách nào?

Khi Phật giáo bén rễ vào Trung Hoa trong những thế kỷ đầu Công nguyên, tuy

không có nhiều xung đột với Nho giáo (vì trên thực tế Nho giáo không hẳn là một tôn

giáo theo đúng những định nghĩa về tôn giáo),27

nhưng đã phải chạm trán với Đạo

giáo. Tuy nhiên, sau đó nó đã khéo léo dung hợp các quan niệm của Đạo giáo với

quan niệm về Thời hoàng kim để lồng vào tín ngưỡng Đấng cứu thế Di Lặc trong Phật

giáo. Hơn thế, bằng cách Phật giáo hoá những biểu tượng của Đạo giáo (như Lão Tử

trong vai trò của Thái Thượng Lão Quân, Tam Thanh trong vai trò của Tam Thánh,

Quan Công – Quan Nguyên Sư trong vai trò Đức Ông... trong Phật điện) và cấu trúc

lại lý thuyết hình thành và suy tàn của vũ trụ để tôn vinh Đức Phật Di Lặc vào giai

đoạn bĩ cực của thế giới hiện tại, tín ngưỡng Đấng cứu thế Di Lặc đã định hình nên

một trào lưu mới trong tôn giáo của người Trung Hoa. Trào lưu này không chỉ có tác

động về văn hoá, xã hội, nghệ thuật như nhiều tôn giáo khác, mà hơn thế, còn tác

động to lớn về chính trị. Nó không chỉ diễn ra tại trung tâm văn hoá Trung Hoa mà

còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia lân cận như Việt Nam.28

Sau khi Phật giáo

và tín ngưỡng Đấng cứu thế Di Lặc được định hình tại lục địa Trung Hoa và có tầm

ảnh hưởng to lớn trong đời sống tinh thần của người dân, các triều đại phong kiến

Trung Hoa Trung đại đã vận dụng ảnh hưởng của nó để giành lấy ảnh hưởng chính trị

thông qua tôn giáo và tín ngưỡng. Với khẩu ngữ (slogan) Phụng thiên thừa mệnh

(Mandate of heaven), các vị hoàng đến Trung Hoa mặc sức áp đặt các quy định, thể

chế, luật pháp... lên người dân mà không phải chịu trách nhiệm cá nhân (vì theo họ,

đó là ý Trời!). Xin nêu hai ví dụ điển hình dưới đây về sự vận dụng này của Võ Tắc

Thiên (625-627, tên thật là Võ Chiếu) và Chu Nguyên Chương – Minh Thái Tổ

(1328-1398).

Võ Tắc Thiên là người có công lớn trong sự phát triển của Phật giáo tại Trung

Hoa, quốc gia vốn có nền tảng xã hội truyền thống theo Nho giáo (trọng nam khinh

nữ) và hệ tư tưởng Đạo giáo. Để phá bỏ hai “gọng kìm nghìn năm” này, Võ Tắc Thiên

đã đưa Phật giáo thâm nhập sâu vào xã hội Trung Hoa bằng cách hạ lệnh cho Pháp

Lãng ngụy tạo Đại Vân Kinh rằng, bà chính là Đức Di Lặc giáng thế để cứu vớt chúng

sinh đang lầm than, đau khổ. Nhờ đó bà đã xoá bỏ được định kiến về người phụ nữ,

giải toả tư tưởng Đạo gia, lập nên một vương triều riêng của mình và trở thành nữ

Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.29

Một ví dụ điển hình khác về sự vận dụng ảnh hưởng của tín ngưỡng Di Lặc

trong nền chính trị Trung Hoa là phong trào khởi nghĩa Khăn Đỏ (Red Turban) chống

lại triều đình nhà Nguyên của Chu Nguyên Chương. Trước cảnh đói khổ của người

dân ở giai đoạn mạt triều nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương đã nhen nhóm tư tưởng

chống lại triều đình. Ông bí mật kết liên với các hội đoàn Phật giáo như Bạch Liên

Hoa và Di Lặc hội trong vai trò một nhà tu hành, từ đó truyền bá tín ngưỡng Đấng

cứu thế Di Lặc và khuấy động phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyên.

27

Về vấn đề này xin xem thêm các định nghĩa về Nho giáo ở các bộ từ điển trong thư mục tài liêu tham

khảo. 28

Tại Việt Nam, mặc dù Phật giáo đã sớm được định hình từ đầu Công Nguyên tại trung tâm Phật giáo

Luy Lâu nhưng tín ngưỡng Di Lặc dường như không được chú ý đến hoặc không được ghi lại. Vết tích

sớm nhất về Di Lặc là vào đời Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400) đuợc thể hiện trong các giáo lý

Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Một ngôi chùa

tên gọi Từ Thị Thiên Phúc có từ đời Lý ở Bắc Ninh cũng có thể là di vết của tín ngưỡng Di Lặc tại Việt

Nam. Trong “An Nam tứ đại khí”có Đại Phật tượng chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh bằng đồng cao tới

6 trượng (khoảng 20 mét) là tượng Di Lặc. Những thông tin chi tiết về Di Lặc ở Việt Nam giai đoạn

này đang được chúng tôi nghiên cứu và sẽ công bố trong thời gian sớm nhất có thể. 29

Quần thể thánh tích Phật giáo Long Môn ở tỉnh Sơn Tây (di sản văn hoá thế giới) được Võ Tắc Thiên

cung tiến rất nhiều tiền bạc trong giai đoạn cầm quyền của mình.

Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế lập nên triều Minh

kéo dài suốt ba thế kỷ (1368-1644). Sau khi mất, ông được suy tôn là Minh Thái Tổ.30

Không chỉ sử dụng Phật giáo như một vũ khí vô cùng lợi hại để lật đổ triều đình nhà

Nguyên, Chu Nguyên Chương còn sử dụng tôn giáo này làm một công cụ điều khiển

thần dân hết sức hiệu quả bằng việc hỗn dung ba tôn giáo lớn nhất đương thời gọi là

Tam giáo (Nho-Phật-Đạo) vào tay chính quyền.31

Hiện tượng này thực chất là một

quá trình chính trị hoá tôn giáo để sử dụng làm công cụ của nhà Minh. Nó cho thấy sự

“nhào nặn” có chủ ý đối với giáo lý Phật giáo để tạo nên các biểu tượng Phật giáo

mang dấu ấn Trung Hoa của các chính quyền phong kiến tập quyền Trung Hoa thời

Trung đại phục vụ các lợi ích chính trị của họ. Chính vì vậy, Đấng cứu thế Di Lặc

trong Phật giáo trở thành một loại tín ngưỡng được các triều đại phong kiến Trung

Hoa ưa dùng và “trục lợi” nhiều nhất. Đức Phật Tương lai nghiễm nhiên biến thành

Đấng cứu thế hiện tại để phục vụ lợi ích của hoàng đế và hoàng tộc cũng như các nhà

chính trị có đầu óc tập quyền.

Qua đó có thể thấy, từ một biểu tượng Di Lặc hướng thiện đơn thuần trong

giáo lý Phật giáo, Đấng cứu thế Di Lặc từ trong tôn giáo đã “bước ra ngoài” thế giới

thực tại thời Trung đại để “can dự” vào đời sống văn hoá, xã hội và chính trị đương

đại. Đây có lẽ là một biến đổi lớn ngoài sức tưởng tượng của Đại luận sư Vô Trước

khi viết các bộ Đại luận kinh của Duy Thức tông đề cập đến Đức Phật Di Lặc. Những

biến đổi đó còn được nhìn thấy rõ nét hơn và đi xa hơn nhiều trong xã hội hiện nay.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết tạp chí, xin đề cập đến Đấng cứu thế Di Lặc

đương đại trong một nội dung nghiên cứu khác.

THAY LỜI KẾT

Đấng cứu thế là một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến ở nhiều nền văn hoá

trên thế giới. Trở lại với các quan điểm về Ngày tận thế và Thuyết mạt thế đã nêu ở

phần mở đầu bản tham luận này, chúng tôi cho rằng: Thuyết mạt thế là là một loại

triết thuyết gần với tôn giáo hơn là một bộ môn khoa học (trên thực tế mạt thế là một

quá trình tất yếu bởi không có gì là bất biến, kể cả trái đất mà chúng ta đang sống). Và

việc xác định Ngày tận thế 21/12/2012 theo lịch cổ của người Maya là thiếu cơ sở

khoa học vì đó chỉ là một chu kỳ phát triển theo quan niệm cổ sơ của người Maya từ

5.000 năm trước. Đối nghịch với tín ngưỡng Ngày tận thế là tín ngưỡng Đấng cứu thế

30

Ngoài ra còn có nhiều cuộc khởi nghĩa bất thành khác như: “Năm 613, Tống Tử Hiền và Hướng Hải

Minh tự xưng là Di-lặc xuất thế để tập hợp dân chúng làm loạn. Khoảng năm 713 - 755, Vương Hoài

Cổ cũng tự xưng là Tân Phật (Phật Di-lặc) rồi cử binh làm loạn, cuối cùng bị bắt. Khoảng năm 873 -

888, giáo đồ Di-lặc ở Tây Thục tổ chức hội Di-lặc để mở rộng thanh thế. Khoảng năm 1022 - 1063 đời

Bắc Tống, Vương Túc thống lãnh giáo đồ Di-lặc phản loạn ở Bối Châu. Đời Nam Tống, đời Nguyên,

Bạch Liên giáo trà trộn vào Di-lặc giáo, giả mượn danh Di-lặc để mưu phản.” (theo Thích Nguyên

Hiền tlđd). 31

Không chỉ bản địa hoá một biểu tượng Phật giáo và chính trị hoá biểu tượng đó, tại Trung Hoa còn

tạo nên một hiện tượng văn hoá có một không hai: Tam giáo đồng nguyên. Tam giáo đồng nguyên là sự

hoà đồng ba tôn giáo (Nho-Phật-Đạo) trên nền tư tưởng “cùng một gốc mà ra” (theo Cao Đài từ điển:

http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/t/t1-121.htm#Tam giao dong nguyen). Theo Nguyễn Tài Thư, Tam

giáo đồng nguyên - Hiện tượng tư tưởng chung của các nước Đông Á:

http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9903v.htm thì “Người đầu tiên ở Trung Quốc nêu lên tư

tưởng Tam giáo đồng nguyên là Cát Hồng (284-364), một Đạo sĩ đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

Người phát triển và nêu rõ tư tưởng này là Đào Hoằng Cảnh (456-536), một Đạo sĩ thời tề, Lương. Ông

này nói: “Hàng trăm cách nói khác nhau đều không vượt được phạm vi của Tam giáo” (Bách pháp

phân tấu, vô biệt Tam giáo chi cảnh). Sau Cát Hồng và Đào Hoằng Cảnh, những người khác trong Đạo

giáo nói tới sự kết hợp của Tam giáo ngày một nhiều lên và luận chứng cũng ngày một sâu sắc hơn.”

Tuy nhiên, phải đến giai đoạn nhà Minh thì Tam giáo đồng nguyên mới phổ biến rộng khắp do được sử

dụng một cách triệt để dưới bàn tay của chính quyền trung ương tập quyền.

- một loại hình tín ngưỡng tạo sự cân bằng trong tư duy của các tín đồ. Theo đó,

những khổ đau hiện tại được cân bằng bởi niềm hạnh phúc trong tương lai xa của

Thời Hoàng kim. Và Ngày tận thế chính là điểm kết thúc để mở ra một trang mới tốt

đẹp hơn với sự hiện diện của Đấng cứu thế. Đây cũng chính là một đặc điểm quan

trọng để tín ngưỡng Đấng cứu thế phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các tôn giáo và

trở thành một loại hình tín ngưỡng phổ quát ở mức độ toàn cầu.

Như vậy, từ một vị trí tối cao của Đức Phật Tương lai và là Đấng cứu thế của

Phật giáo theo giáo lý Đại thừa, sau khi du nhập vào châu Á, biểu tượng Di Lặc đã

phát triển thành một dạng tín ngưỡng rất đặc thù tại các quốc gia có nền văn hoá đồng

văn Trung Hoa ở khu vực Đông Á mà tâm điểm nằm ở văn hoá Trung Hoa. Không

chỉ biến đổi về hình thức biểu hiện (từ Di Lặc trong nguyên mẫu Ấn Độ thành Di Lặc

Bố Đại Hoà thượng), biểu tượng Di Lặc Bố Đại Hoà thượng còn tạo nên một loại biểu

tượng Phật giáo mang những sắc thái mới, thậm chí là một loại hình tín ngưỡng mới

bên cạnh vai trò của Đấng cứu thế Phật giáo và Đức Phật Tương lai.

Đ. H. H.

Tài liệu trích dẫn 1. Asha Das, Maitreya Buddha in Literature, History and Art. Punthi Pustak, Kolkata,

2003

2. Thích Minh Châu, Minh Chi, Từ điển Phật học Việt nam, Nxb KHXH, Hà Nội 1991

3. Phan Ngọc Chiến, Hai quan điểm đối nghịch về tôn giáo: Thuyết thế tục hóa và mô

hình thị trường tôn giáo, trong: http://anthdep.edu.vn/

4. Đinh Hồng Hải, Hiện tượng xã hội hoá biểu tượng Di Lặc ở châu Á trong giai đoạn

hiện nay, tham luận tại Hội nghị thông báo văn hoá năm 2005.

5. Đinh Hồng Hải, Hình tượng Di Lặc trong tôn giáo tín ngưỡng và nghệ thuật tạo hình

của người Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian số 4, 2004

6. Dinh Hong Hai, Maitreya Images in Asian Buddhist Art, Harvard-Yenching Institute,

Working Papers Series, No 9, U.S.A., 2009

7. Đinh Hồng Hải, Nghiên cứu văn hoá bằng phương pháp luận nhân học biểu tượng,

trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và đào tạo nhân học ở Việt Nam trong quá

trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, do Bộ môn nhân học ĐHQG-HN và Khoa Nhân học

ĐHQG-Tp.HCM đồng tổ chức, tháng 10 năm 2010

8. Dinh Hong Hai, The Role of the Silk-road in the Development of Chinese Buddhism.

Astha Bharati Magazine, Volume-11 No. 3, January-March, India, 2010

9. Thích Nguyên Hiền, Tìm hiểu về tín ngưỡng Di-lặc. Trong:

http://www.buddhismtoday.com

10. Inchang Kim, The Future Buddha Maitreya: An Iconological Study. Foreword by

Lokesh Chandra, D.K. Printworld Ltd, Delhi, 1997

11. Trương Kiệt Liên, Phật Di Lặc và Messiah: Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp. trong

12. http://www.tindachieu.com

13. Chân Nguyên – Nguyễn Tường Bách, Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1999

14. Robert Buswell, Encyclopedia of Buddhism, MacMilan Books 2003

15. Tom Smith, Religious change around the world, Report prepared for the Templeton

Foundation, University of Chicago 2009

16. Alan Sponberg & Helen Hardacre (edited), Maitreya, The Future Buddha. Cambridge

University Press, 1998

17. Julian Steward, Theory of Culture Change: The Methodology of Multilinear Evolution,

University of Illinois Press 1972

18. Nguyễn Tài Thư, Tam giáo đồng nguyên: Hiện tượng tư tưởng chung của các nước

Đông Á, trong http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9903v.htm

19. Hsien Tsang, Si Yu Ki – Buddhist Records of the Western World. Translated by Samuel

Beal, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Delhi, 2004

20. Nguyễn Quốc Tuấn, Về hiện tượng tôn giáo mới, T/c Nghiên cứu tôn giáo số 12/2011

21. Lao Tử, Thịnh Lê, Từ điển Nho– Phật - Đạo, Nxb Văn học, Hà Nội 2001

Chú thích ảnh: Nhóm 1: Tượng Di Lặc tại Ấn Độ

H 1. Biểu tượng Di Lặc tại Gandhara, Ấn Độ

H 2. Biểu tượng Di Lặc tại Ladakh, Ấn Độ cao 15,24m tạc trực tiếp vào vách đá

H 3. Biểu tượng Di Lặc tại Ladakh, Ấn Độ thế kỷ 10

H 4. Biểu tượng Di Lặc tại thung lũng Nubra, Ấn Độ cao 32m

Nhóm 2: Tượng Di Lặc Bố Đại Hoà thượng

H 5. Bố Đại Hoà thượng tại chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, Trung Quốc TK 12-13

H 6. Bố Đại Hoà thượng trong tranh thuỷ mặc Trung Quốc

H 7. Bố Đại Hoà thượng và Lục tặc tại Việt Nam

H 8. Bố Đại Hoà thượng, tượng dân gian

Nhóm 3: Tượng Di Lặc khổng lồ

H 9. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại cao 54m tại Bamiyan, Afganistan

H 10. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại Tây Tạng cao 27m (Phật Cường Ba)

H 11. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại núi Nga Mi, Trung Quốc, cao 72m

H 12. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ, hang động Phật tượng Vân Cương, Trung Quốc

H 13. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại Ấn Độ sắp xây dựng cao 152m

H 14. Tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại chùa Bái Đính, Việt Nam, cao 12m