NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE R. Br ...

459
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------------------- Nguyn Xuân Quyn NGHIÊN CU PHÂN LOI HXOÀI (ANACARDIACEAE R. Br.) VIT NAM LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC H Ni 2021

Transcript of NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE R. Br ...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Xuân Quyền

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI

HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE R. Br.)

Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Ha Nôi – 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Xuân Quyền

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI

HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE R. Br.)

Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 9 42 01 11

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thị Phương Anh

2. TS. Nguyễn Thế Cường

Ha Nôi – 2021

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài luận án Nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn

tận tình của hai Thầy hướng dẫn khoa học là TS. Trần Thị Phương Anh – Học viện Khoa

học và Công nghệ; TS. Nguyễn Thế Cường – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Nhân dịp này Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về sự hướng dẫn, chỉ bảo tận

tình của hai Thầy.

Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Học

viện, Phòng Đào tạo Học viện Khoa học và Công nghệ; Ban Lãnh đạo Bảo tàng, Phòng

Đào tạo Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Lãnh đạo Viện, Phòng đào tạo Viện Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật; Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Trung tâm Giám định Sinh học, toàn bộ

CBCS Trung tâm Giám định Sinh học Viện Khoa học hình sự đã giúp đỡ Nghiên cứu sinh

trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh xin cảm ơn Phòng Thực vật, Phòng Hệ thống học phân tử và di

truyền bảo tồn Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, cũng như toàn thể cán bộ nhân viên

của hai Phòng đã cung cấp tài liệu và mẫu vật, giải trình tự gen (ADN), tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ Nghiên cứu sinh trong quá trình làm việc và nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn một số cơ quan đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và

mẫu vật để nghiên cứu như Tổ bộ môn thực vật học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên

(Đại học quốc gia Hà Nội, HNU), Bảo tàng thực vật Viện Sinh học nhiệt đới tại TP. Hồ

Chí Minh (VNM), Bảo tàng Tài nguyên thực vật (Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HNF), Phòng tiêu bản khoa Tài nguyên Dược liệu,

Viện Dược liệu Hà Nội (NIMM),... và các địa phương đã giúp đỡ điều tra nghiên cứu.

Cảm ơn Gia đình và người thân đã là nguồn động viên, cổ vũ lớn cho Nghiên cứu

sinh hoàn thành tốt công việc và Đề tài luận án này.

Một lần nữa Nghiên cứu sinh xin được cảm ơn tất cả về sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Nguyễn Xuân Quyền

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên

cứu trình bày trong bản luận án này là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công

trình nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Nguyễn Xuân Quyền

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng (1.1-1.4, 2.1, 3.1-3.4)

Danh mục hình (và hình vẽ) (3.1-3.80)

Danh mục ảnh (3.1 - 3.123)

Danh mục sơ đồ: (3.1 – 3. 32)

Danh mục các chữ viết tắt

Bảng ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản thực vật (Index Herbariorum)

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .................................................................. 1

2. Mục đích của đề tài luận án ......................................................................... 1

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án ........................................ 1

4. Bố cục của luận án ....................................................................................... 2

CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3

1.1. Vị trí phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) trong hệ thống phân loại

ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) .................................................................... 3

1.2. Tình hình nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae)

trên thế giới và khu vực lân cận với Việt Nam................................................ 8

1.2.1. Tình hình nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae)

trên thế giới ...................................................................................................... 8

1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) các vùng lân

cận với Việt Nam ............................................................................................. 20

1.2.3. Tình hình nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae)

ở Việt Nam ...................................................................................................... 22

1.3. Tình hình nghiên cứu phân loại thực vật bằng phương pháp

sinh học phân tử ............................................................................................... 28

1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae) ................... 32

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 34

2.1. Đối tượng, phạm vi, vật liệu nghiên cứu .................................................. 34

2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34

2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35

2.3.1. Phương pháp kế thừa và tổng quan tài liệu ........................................... 35

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật và thông tin ngoài thực địa ..... 36

2.3.3. Phương pháp xác định tên khoa học đánh giá giá trị khoa học bảo tồn và

sử dụng, xây dựng sơ đồ phân bố .................................................................... 37

2.3.4. Phương pháp sinh học phân tử .............................................................. 38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 41

3.1. Đặc điểm hình thái họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam ....................... 41

3.1.1. Thân ....................................................................................................... 41

3.1.2. Lá ........................................................................................................... 41

3.1.3. Cụm hoa, cụm quả ................................................................................. 43

3.1.4. Hoa ......................................................................................................... 44

3.1.5. Quả và hạt .............................................................................................. 47

3.2. Kết quả giải mã dữ liệu trình tự gen đã phân tích để xây dựng sơ đồ mối quan

hệ thân thuộc có thể giữa các chi thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam ........... 48

3.2.1. Mẫu nghiên cứu và thông tin trên Genbank .......................................... 48

3.2.2. Kết quả giải mã trình tự các vùng gen ................................................... 54

3.2.3. Cây phát sinh chủng loại ....................................................................... 54

3.2.4. Một số nhận xét về kết quả giải mã dữ liệu tình tự gen họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Việt Nam ........................................................................... 58

3.3. Lựa chọn hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam ....... 59

3.4. Khóa định loại và mô tả các đơn vị phân loại thuộc họ Xoài (Anacardiaceae)

ở Việt Nam ................................................................................................................................ 61

3.5. Nhận xét về giá trị và phân bố của họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

......................................................................................................................... 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 149

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................... 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG TRA CỨU TÊN KHOA HỌC

BẢNG TRA CỨU TÊN VIỆT NAM

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Ảnh các đặc điểm hình thái và các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

(Ảnh 3.1 – 3.45)

Phụ lục 2. Ảnh mẫu chuẩn (Holotyp., Isotyp.) một số loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở

Việt Nam (Ảnh 3.46 – 3.85)

Phụ lục 3. Ảnh mẫu nghiên cứu các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (Ảnh 3.86 – 3.123)

Phụ lục 4. Sơ đồ điểm phân bố các loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (Sơ

đồ 3.1 – 3.32)

Phụ lục 5. Danh sách các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam giải mã trình tự gen

và dữ liệu trình tự gen (ITS) (Bảng 1 và Bảng 2)

Kèm theo luận án:

- Tóm tắt luận án (Tiếng Việt và tiếng Anh)

- Bản chụp các công trình công bố của tác giả có liên quan đến luận án.

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Một số quan điểm về vị trí họ Anacardiaceae trong hệ thống

phân loại trên thế giới

4

Bảng 1.2. Bảng tóm tắt hệ thống phân loại họ Anacardiaceae trực tiếp

đến chi (Genus)

14

Bảng 1.3. Bảng tóm tắt hệ thống phân loại họ Anacardiaceae đến các

tông (Trib.), chi (Genus)

15

Bảng 1.4. Bảng tóm tắt hệ thống phân loại họ Anacardiaceae đến các

phân họ (Subfam.), tông (Trib.) và chi (Genus)

18

Bảng 2.1. Bảng trình tự 2 cặp mồi dùng trong khuyếch đại và đọc trình

tự gen

39

Bảng 3.1. Danh sách 25 mẫu của 15 loài, thứ nghiên cứu sinh học phân

tử thu ở Việt Nam

48

Bảng 3.2. Danh sách các loài họ Xoài (Anacardiaceae) và họ Trám

(Burseraceae) sử dụng trên Genbank vùng gen rbcL

52

Bảng 3.3. Danh sách các loài họ Xoài (Anacardiaceae) và họ Trám

(Burseraceae)sử dụng trên Genbank vùng gen trnL-trnF

53

Bảng 3.4. Tóm tắt Hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt

Nam

60

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Hình thái lá đơn (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.2. Hình thái lá đơn (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.3. Hình thái lá chét họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.4. Hình thái lá kép họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.5. Cách sắp xếp lá trên thân (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.6. Cách sắp xếp lá trên thân (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.7. Hình thái cụm hoa họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.8. Hình thái hoa họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.9. Hình thái cụm quả họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.10. Hình thái quả hạch (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.11. Hình thái quả hạch (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.12. Hình thái quả hạch (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.13. Hình thái quả hạch và hạt họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Hình 3.14. Sơ đồ cây phát sinh chủng loại họ Anacardiaceae trên cơ sở gen rbcL theo

phương pháp Maximum Likelihood.

Hình 3.15. Sơ đồ cây phát sinh chủng loại họ Anacardiaceae trên cơ sở gen trnL-trnF

theo phương pháp Maximum Likelihood

Hình 3.16. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đào

Hình 3.17. Melanorrhoea laccifera Pierre – Sơn tiên

Hình 3.18. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn

Hình 3.19. Buchanania cochinchinensis (Lour.) M. R. Almeida – Chây lá rộng

Hình 3.20. Buchanania reticulata Hance – Mô ca

Hình 3.21. Buchanania glabra Wall. ex Engl. – Chây láng

Hình 3.22. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm

Hình 3.23. Anacardium occidentale L. – Đào lộn hột

Hình 3.24. Gluta gracilis Evrard – Sơn mảnh

Hình 3.25. Gluta velutina Blume – Sơn nước

Hình 3.26. Gluta wrayi King – Sơn quả

Hình 3.27. Gluta megalocarpa (Evrard) Tardieu – Sơn trái to

Hình 3.28. Gluta tavoyana Wall. ex Hook. f. – Sơn tà vôi

Hình 3.29. Gluta compacta Evrard – Sơn dày

Hình 3.30. Bouea poilane Evrard – Xoài mực

Hình 3.31. Bouea oppositifolia (Roxb.) Meisn. – Thanh trà

Hình 3.32. Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr. – Xưng ca

Hình 3.33. Swintonia minuta Evrard – Công chang

Hình 3.34. Swintonia griffithii Kurz – Xuân thôn griffith

Hình 3.35. Swintonia pierrei Hance – Xuân thôn pierre

Hình 3.36. Mangifera duperreana Pierre – Quéo

Hình 3.37. Mangifera cochinchinensis Engl. – Xoài nụt

Hình 3.38. Mangifera minutifolia Evrard – Xoài lá nhỏ

Hình 3.39. Mangifera camptosperma Pierre – Xoài bui

Hình 3.40. Mangifera indica L. – Xoài ấn độ

Hình 3.41. Mangifera indica var. mekongensis Pierre – Xoài mê công

Hình 3.42. Mangifera flava Evrard – Xoài vàng

Hình 3.43. Mangifera laurina Blume – Xoài cuống dài

Hình 3.44. Mangifera dongnaiensis Pierre – Xoài đồng nai

Hình 3.45. Mangifera foetida Lour. – Xoài hôi

Hình 3.46. Mangifera reba Pierre – Quéo

Hình 3.47. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand.-Mazz. – Muỗm leo

Hình 3.48. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. – Cóc chuột

Hình 3.49. Dracontomelon laoticum Erard & Tardieu – Long cóc lào

Hình 3.50. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xoài

Hình 3.51. Dracontomelon duperreanum Pierre – Sấu

Hình 3.52. Dracontomelon schmidii Tardieu – Long cóc schmid

Hình 3.53. Dracontomelon petelotii Tardieu – Long cóc petelot

Hình 3.54. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A. W. Hill – Xoan nhừ

Hình 3.55. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh. – Đa thư timo

Hình 3.56. Spondias dulcis Park. - Cóc

Hình 3.57. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng

Hình 3.58. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu da xoan

Hình 3.59. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt poilane

Hình 3.60. Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt trung bộ

Hình 3.61. Schinus terebinthifolius Raddi – Tiêu giả

Hình 3.62. Rhus chinensis Muell. – Muối

Hình 3.63. Rhus chinensis var. roxburghii (DC.) Rehd. & Wils – Muối hoa trắng

Hình 3.64. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard. – Blot – Sơn ta

Hình 3.65. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntze – Sơn wallich

Hình 3.66. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze – Sơn phú thọ

Hình 3.67. Pistaia cucphuongensis T. D. Dai – Pít tát cúc phương

Hình 3.68. Pistaia weinmanifolia Poiss ex Franch. – Pít tát vân nam

Hình 3.69. Semecarpus tonkinensis Lecomte – Sưng bắc bộ

Hình 3.70. Semecarpus cochinchinensis Engl. – Sưng nam bộ

Hình 3.71. Semecarpus graciliflora Evrard & Tardieu – Sưng hoa mảnh

Hình 3.72. Semecarpus velutina King – Sưng trại

Hình 3.73. Semecarpus reticulata Lecomte – Sưng mạng

Hình 3.74. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu – Sưng nhỏ

Hình 3.75. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu – Sưng đào

Hình 3.76. Semecarpus perniciosa Evrard & Tardieu – Sưng vôi

Hình 3.77. Semecarpus myriocarpus Evrard & Tardieu – Sưng nhiều trái

Hình 3.78. Semecarpus caudata Pierre – Sưng có đuôi

Hình 3.79. Drimycarpus racemosus (Roxb.) Hook. f. – Sưng xa

Hình 3.80. Holigarna kurzii King – Li gạt

DANH MỤC ẢNH

A. Ảnh màu đặc điểm hình thái họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.1. Hình thái thân (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.2. Hình thái thân (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.3. Hình thái thân (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.4. Hình thái thân (4) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.5. Hình thái lá đơn họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.6. Hình thái lá kép lông chim (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.7. Hình thái lá kép lông chim (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.8. Hình thái lá kép lông chim (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.9. Hình thái cụm hoa, cụm quả (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.10. Hình thái cụm hoa, cụm quả (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.11. Hình thái quả hạch (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.12. Hình thái quả hạch (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.13. Hình thái quả hạch (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.14. Hình thái hạt họ Anacardiaceae ở Việt Nam

B. Ảnh màu các loài ngoài tự nhiên họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.15. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đào

Ảnh 3.16. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn

Ảnh 3.17. Buchanania reticulata Hance – Mô ca

Ảnh 3.18. Buchanania glabra Wall. ex Engl. __ Chây láng

Ảnh 3.19. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm

Ảnh 3.20. Anacardium occidentale L. – Đào lộn hột

Ảnh 3.21. Gluta velutina Blume – Sơn nước

Ảnh 3.22. Gluta tavoyana Wall. Hook. f. – Sơn tà vôi

Ảnh 3.23. Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn. – Thanh trà

Ảnh 3.24. Swintonia griffithii Kurz – Xuân thôn griffith

Ảnh 3.25. Mangifera flava Evrard – Xoài vàng

Ảnh 3.26. Mangifera laurina Blume – Xoài cuống dài

Ảnh 3.27. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand. - Mazz. – Muỗm leo

Ảnh 3.28. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. – Cóc chuột

Ảnh 3.29. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xoài

Ảnh 3.30. Dracontomelon duperreanum Pierre – Sấu

Ảnh 3.31. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A. W. Hill – Xoan nhừ

Ảnh 3.32. Spondias dulcis Park. – Cóc

Ảnh 3.33. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng

Ảnh 3.34. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu gia xoan

Ảnh 3.35. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt poilane

Ảnh 3.36. Rhus chinensis Muell. – Muối

Ảnh 3.37. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntz. – Sơn wallich

Ảnh 3.38. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze – Sơn phú thọ

Ảnh 3.39. Pistacia weinmannifolia Poiss. ex Franch. – Pít tát

Ảnh 3.40. Semecarpus tonkinensis Lecomte – Sưng bắc bộ

Ảnh 3.41. Semecarpus graciliflora Evrard & Tardieu __ Sưng hoa mảnh

Ảnh 3.42. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu – Sưng nhỏ

Ảnh 3.43. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu – Sưng đào

Ảnh 3.44. Semecarpus caudata Pierre – Sưng có đuôi

Ảnh 3.45. Drimycarpus racemosus (Roxb.) Hook. f. – Sưng xa

C. Ảnh mẫu chuẩn các loài họ Anacardiaceae ở Việt Nam (Holotyp., Isotyp.,...)

Ảnh 3.46. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đào

Ảnh 3.47. Melanorrhoea laccifera Pierre – Sơn tiên

Ảnh 3.48. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn

Ảnh 3.49. Buchanania reticulata Hance – Mô ca

Ảnh 3.50. Buchanania glabra Wall. ex Engl. – Chây láng

Ảnh 3.51. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm

Ảnh 3.52. Anacardium occidentale L. – Đào lộn hột

Ảnh 3.53. Gluta gracilis Evrard – Sơn mảnh

Ảnh 3.54. Gluta velutina Blume – Sơn nước

Ảnh 3.55. Gluta megalocarpa (Evrard) Tardieu – Sơn trái to

Ảnh 3.56. Gluta tavoyana Wall. ex Hook. f. – Sơn tà vôi

Ảnh 3.57a. Gluta compacta Evrard – Sơn dây

Ảnh 3.57b. Gluta compacta Evrard – Sơn dây

Ảnh 3.58. Bouea poilanei Evrard – Xoài mực

Ảnh 3.59. Bouea oppositifolia var. roxburgii (Pierre) Tard.-Blot. – Thach trà roxburg

Ảnh 3.60. Swintonia griffithii Kurz – Xuân thôn griffith

Ảnh 3.61. Swintonia pierrei Hance – Xuân thôn pierre

Ảnh 3.62. Mangifera duperreana Pierre – Quao

Ảnh 3.63a. Mangifera cochinchinensis Engl. – Xoài nụt

Ảnh 3.63b. Mangifera cochinchinensis Engl. – Xoài nụt

Ảnh 3.64. Mangifera minutifolia Evrard – Xoài lá nhỏ

Ảnh 3.65. Mangifera camptosperma Pierre – Xoài bụi

Ảnh 3.66. Mangifera indica var. mekongensis Pierre – Xoài mêkông

Ảnh 3.67. Mangifera indica var. cambodiana Pierre – Xoài campuchia

Ảnh 3.68. Mangifera flava Evrard – Xoài vàng

Ảnh 3.69. Mangifera dongnaiensis Pierre – Xoài đồng nai

Ảnh 3.70. Mangifera reba Pierre – Quéo

Ảnh 3.71. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand.-Mazz. – Muỗm leo

Ảnh 3.72. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xoài

Ảnh 3.73a. Dracontomelon schmidii Tardieu – Long cóc schmid

Ảnh 3.73b. Dracontomelon schmidii Tardieu – Long cóc schmid

Ảnh 3.74. Dracontomelon petelotii Tardieu – Long cóc petelot

Ảnh 3.75. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh – Đa thư timo

Ảnh 3.76. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng

Ảnh 3.77. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt poilane

Ảnh 3.78. Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt trung bộ

Ảnh 3.79. Schinus terebinthifolius Raddi, - Tiêu giả

Ảnh 3.80. Rhus chinensis Muell. – Muối

Ảnh 3.81. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard.-Blot – Sơn ta

Ảnh 3.82a. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntze. – Sơn wallich

Ảnh 3.82b. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntze. – Sơn wallich

Ảnh 3.83. Semecarpus cochinchinensis Engl. – Sưng nam bộ

Ảnh 3.84a. Semecarpus velutina King – Sưng trại

Ảnh 3.84b. Semecarpus velutina King – Sưng trại

Ảnh 3.85. Semecarpus reticulata Lecomte – Sưng mạng

D. Ảnh mẫu nghiên cứu các loài họ Anacardiaceae ở Việt Nam

Ảnh 3.86. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đào

Ảnh 3.87. Melanorrhoea laccifera Pierre – Sơn tiên

Ảnh 3.88. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn

Ảnh 3.89. Buchanania cochinchinensis (Lour.) M. R. Almeida – Chây lá rộng

Ảnh 3.90. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm

Ảnh 3.91. Gluta wrayi King – Sơn quả

Ảnh 3.92. Gluta compacta Evrard – Sơn dày

Ảnh 3.93. Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr – Xưng ca

Ảnh 3.94. Mangifera duperreana Pierre - Quao

Ảnh 3.95. Mangifera cochinchinensis Engler – Xoài nụt

Ảnh 3.96. Mangifera camptosperma Pierre – Xoài lem

Ảnh 3.97. Mangifera indica L. – Xoài ấn độ

Ảnh 3.98. Mangifera laurina Blume – Xoài cuống dài

Ảnh 3.99. Mangifera dongnaiensis Pierre – Xoài đồng nai

Ảnh 3.100. Mangifera foetida Lour. – Xoài hôi

Ảnh 3.101. Mangifera reba Pierre - Quéo

Ảnh 3.102. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand.-Mazz. – Muỗm leo

Ảnh 3.103. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. – Cóc chuột

Ảnh 3.104. Dracontomelon laoticum Evrard & Tardieu – Long cóc lào

Ảnh 3.105. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xoài

Ảnh 3.106. Dracontomelon duperreanum Pierre – Sấu

Ảnh 3.107. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A. W. Hill. – Xoan nhừ

Ảnh 3.108. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh. – Đa thư timo

Ảnh 3.109. Spondias dulcis Park. – Cóc

Ảnh 3.110. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng

Ảnh 3.111a. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu da xoan

Ảnh 3.111b. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu da xoan

Ảnh 3.112. Rhus chinensis Muell. – Muối

Ảnh 3.113. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard. – Blot – Sơn ta

Ảnh 3.114. Toxicodendron succedoneum (L.) Kuntze – Sơn phú thọ

Ảnh 3.115. Pistacia cucphuongensis T. D. Dai – Pít tát cúc phương

Ảnh 3.116. Pistacia weinmannifolia Poiss. ex Franch. – Pít tát

Ảnh 3.117. Semecarpus cochinchinensis Engl. – Sưng nam bộ

Ảnh 3.118. Semecarpus annamensis Tardieu – Sưng trung bộ

Ảnh 3.119. Semecarpus reticulata Lecomte – Sưng mạng

Ảnh 3.120. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu – Sưng nhỏ

Ảnh 3.121. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu – Sưng đào

Ảnh 3.122. Semecarpus perniciosa Evrard & Tardieu – Sưng vôi

Ảnh 3.123. Semecarpus myriocarpus Evrard & Tardieu – Sưng nhiều trái

DANH MỤC SƠ ĐỒ PHÂN BỐ

Sơ đồ 3.1. Việt Nam có chú thích các tỉnh, thành phố

Sơ đồ 3.2. Điểm phân bố các loài thuộc chi Melanorhoea ở Việt Nam

Sơ đồ 3.3. Điểm phân bố các loài thuộc chi Buchanania ở Việt Nam

Sơ đồ 3.4. Điểm phân bố các loài thuộc chi Anacardium ở Việt Nam

Sơ đồ 3.5. Điểm phân bố các loài thuộc chi Gluta ở Việt Nam

Sơ đồ 3.6. Điểm phân bố các loài thuộc chi Bouea ở Việt Nam

Sơ đồ 3.7. Điểm phân bố các loài thuộc chi Swintonia ở Việt Nam

Sơ đồ 3.8. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (1) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.9. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (2) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.10. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (3) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.11. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (4) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.12. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (5) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.13. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pegia ở Việt Nam

Sơ đồ 3.14. Điểm phân bố các loài thuộc chi Lannea ở Việt Nam

Sơ đồ 3.15. Điểm phân bố các loài thuộc chi Dracontomelon (1) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.16. Điểm phân bố các loài thuộc chi Dracontomelon (2) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.17. Điểm phân bố các loài thuộc chi Choerospondias ở Việt Nam

Sơ đồ 3.18. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pleiogynium ở Việt Nam

Sơ đồ 3.19. Điểm phân bố các loài thuộc chi Spondias ở Việt Nam

Sơ đồ 3.20. Điểm phân bố các loài thuộc chi Allospondias ở Việt Nam

Sơ đồ 3.21. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pentaspadon ở Việt Nam

Sơ đồ 3.22. Điểm phân bố các loài thuộc chi Schinus ở Việt Nam

Sơ đồ 3.23. Điểm phân bố các loài thuộc chi Rhus (1) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.24. Điểm phân bố các loài thuộc chi Rhus (2) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.25. Điểm phân bố các loài thuộc chi Toxicodendron (1) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.26. Điểm phân bố các loài thuộc chi Toxicodendron (2) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.27. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pistacia ở Việt Nam

Sơ đồ 3.28. Điểm phân bố các loài thuộc chi Semecarpus (1) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.29. Điểm phân bố các loài thuộc chi Semecarpus (2) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.30. Điểm phân bố các loài thuộc chi Semecarpus (3) ở Việt Nam

Sơ đồ 3.31. Điểm phân bố các loài thuộc chi Drimycarpus ở Việt Nam

Sơ đồ 3.32. Điểm phân bố các loài thuộc chi Holigarna ở Việt Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTQHR Viện Điều tra qui hoạch rừng

Loc. class. Locus classicus (nơi ở điển hình nghĩa là địa điểm thuu mẫu

đầu tiên, mẫu typus)

VQG Vườn quốc gia

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

GTSD Giá trị sử dụng

APG… An update of the Angiosperm Phylogeny Gronp classification

for the orders and families of flowering plants.

BẢNG KY HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHONG TIÊU BẢN THỰC VẬT

(INDEX HERBARIORUM)

A Herbarium of the Arnold Arboretum, Harvard University, Cambridge,

Massachusetts. USA.

BM Herbarium, Department of Botany, The Natural History Museum,

London, England, UK

BR Jardin Botanique de l’ Etat, Belgium.

C University of Copenhagen Oster, Copenhagen, Denmark.

E Royal Botanic Garden, Edinburgh, Scotlend, UK

F Field Museum of Natural History, Chicago, USA

FI Museo di Storia Naturale de l’ Universita, Firenze

HM

(VNM)

Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam, tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hebarium, Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science

and Technology, Hochiminh City, Vietnam.

HN

Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

Hanoi Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources,

Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi, Vietnam.

HNF

Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, Việt Nam.

Herbarium, Forest Inventory and Planning Institute, Hanoi, Vietnam.

INMM Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam

Herbarium, National Institute of Medicinal Materials, Hanoi, Vietnam.

HNU Phòng Tiêu bản thực vật Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam.

K The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardens, Kew, UK.

KUN Kunming Botanical Institute, Academia Sinica, Kunming Yunnan, China

L National Herbarium Nederland, Botany Section, Naturalis, Leiden,

Netherlands.

MO Missouri Botanical Garden,USA

MPU Institute Botanique, Montpellier, France

NY The New York Botanical Garden, USA.

P Museum National d' Histoire Naturalle, Paris, France.

PE Institute of Botany, Academia, Beijing, China

SING Herbarium of the Botanic Gardens, Singapore

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vị trí địa lý với địa hình phức

tạp và nhiều vùng sinh thái khác nhau, nên hệ Thực vật rất đa dạng và phong phú. Từ cuối thế

kỷ 18 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại thực vật ở nước ta, trong đó có

những kết quả nghiên cứu mới, góp phần làm cơ sở khoa học cần thiết cho một số lĩnh vực liên

quan như bảo tồn đa dạng sinh học, sinh thái, nông lâm nghiệp, y dược,… và quản lý như quy

hoạch, xây dựng phát triển kinh tế,…

Nhiều nước trên thế giới đã có những công trình phân loại thực vật đầy đủ và hệ thống

là bộ Thực vật chí quốc gia. Đây là một tài liệu cập nhật đầy đủ nhất về mẫu vật và các thông

tin mới có liên quan, sử dụng cả các phương pháp phân loại hiện đại về thực vật của đất

nước,… Nước ta cũng đã công bố được 21 tập Thực vật chí Việt Nam (2000-2017) bao gồm

3639 loài, 665 chi thuộc 57 họ. Đây là những thành tựu khoa học cơ bản rất có ý nghĩa và giá

trị trong phát triển kinh tế, xã hội với đất nước.

Trong hệ Thực vật Việt Nam, họ Xoài (Anacardiaceae) không nhiều loài, nhưng có

nhiều giá trị sử dụng và kinh tế cao (lấy gỗ, cho quả hạt để ăn, làm thuốc, nhựa mủ làm sơn,

dầu béo,…). Thời gian qua đã có một số công trình về phân loại họ Xoài, tuy nhiên còn những

hạn chế nhất định, do chưa cập nhật kịp thời các thông tin, thiếu mẫu vật, chưa đầy đủ và hệ

thống. Vì vậy đề tài luận án “Nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae R. Br.) ở Việt

Nam” là một công trình có nội dung đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của việc biên soạn họ

Xoài trong bộ Thực vật chí Việt Nam và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

của đất nước.

2. Mục đích của đề tài luận án

Hoàn thành nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam một cách

đầy đủ và hệ thống, dựa trên những bằng chứng về hình thái và sinh học phân tử, làm cơ

sở khoa học biên soạn Thực vật chí họ Xoài ở Việt Nam.

3. Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án bổ sung và hoàn chỉnh công

trình khoa học phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam và thế giới, đóng góp tư liệu

biên soạn Thực vật chí Việt Nam và các chuyên ngành khác liên quan.

2

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho một số

chuyên ngành liên quan ứng dụng và quản lý, sản xuất trong các dự án như nông lâm nghiệp, y

dược học, tài nguyên thực vật, đa dạng sinh học,... đồng thời phục vụ công tác đào tạo.

4. Bố cục của luận án

Luận án gồm 150 trang, 9 bảng, 80 hình, 128 ảnh (123 loài), 32 sơ đồ phân bố.

Các phần có: Mở đầu (2 trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu (31 trang); Chương 2.

Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (7 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và

thảo luận (108 trang); Kết luận và kiến nghị, điểm mới luận án (2 trang); Danh mục các bảng

(9 bảng); Danh mục hình (80 hình); Danh mục ảnh (123 ảnh); Danh mục sơ đồ (32 sơ đồ);

Danh mục chữ viết tắt (1 trang); Danh mục chữ viết tắt các phòng tiêu bản (2 trang); Danh

mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án (6 công trình); Tài liệu tham

khảo (121 tài liệu); Bảng tra cứu tên khoa học; Bảng tra cứu tên Việt Nam; Phụ lục 1: Ảnh

màu các đặc điểm hình thái và các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (45 ảnh); Phụ lục

2. Ảnh mẫu chuẩn các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (45 ảnh); Phụ lục 3: Ảnh mẫu

nghiên cứu các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (39 ảnh); Phụ lục 4: Sơ đồ phân bố

các loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (32 sơ đồ); Phụ lục 5: Danh sách các loài

họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam giải mã trình tự gen và dữ liệu trình tự gen (ITS) (17 trang).

3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vị trí phân loại của họ Xoài (Anacardiaceae) trong hệ thống phân loại

ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Về vị trí phân loại của họ Xoài (Anacardiaceae), hiện nay các hệ thống phân loại

thực vật có hoa trên thế giới tồn tại một số quan điểm sau:

Thứ nhất: Anacardiaceae là một họ độc lập hay gồm cả họ Burseraceae. Hầu hết

các quan điểm đều công nhận Anacardiaceae là một họ độc lập dựa trên các bằng chứng

hình thái và sinh học phân tử (Takhtajan, 1996) [1].

Thứ hai: Vị trí của họ Anacardiaceae trong lớp Hai lá mầm – Ngọc lan

(Dicotyledoneae - Magnoliopsida). Đến nay có 02 quan điểm sắp xếp, đó là xếp họ

Anacardiaceae vào bộ Rutales (Takhtajan 1973, 1980, 2009 [2, 3, 4], Thorne, 1983 [5])

hay bộ Sapindales (Menchior, 1964 [6]; Cronquist, 1981 [7]; Heywood, 1996 [8]; S. Pell.

& al., 2011 [9]). Từ đó đến nay quan điểm xếp Anacardiaceae thuộc Sapindales được hầu

hết các nhà phân loại nghiên cứu họ Anacardiaceae đồng tình như Hutchinson (1959,

1969) [10, 11], Tardieu-Blot (1962) [12], Menchior (1964) [6], Ding Hou (1974- 1978)

[13], Cronquist (1981) [7], Takhtajan (1996) [1], Ming (1980) [14], Heywood (1996) [8],

Ming & Anders Barford (1999) [15], Judl. & al. (2002) [16], Bremer & al. (2003, 2009)

[17, 18], Theodor & al. (2009) [19], Pell & al. ( 2011) [9],... (Bảng 1.1)

4

Bảng 1.1: Môt số quan điểm về vị trí họ Anacardiaceae trong hệ thống phân loại trên thế giới

Hệ thống Ngành Lớp Phân lớp Liên Bô Bô Họ

Hutchinson (1959, 1969),

Menchior (1964)

Angiospermae Dicotyledoneae Sapindales Anacardiaceae

Takhtajan (1966) Magnoliophyta Magnoliopsida Sapindales Anacardiaceae

Schubert - Wagner (1967) Angiospermae Dicotyledoneae Archichlamydeae Sapindales Anacardiaceae

Takhtajan (1973, 1980) Magnoliophyta Magnoliopsida Rosidae Rutales Anacardiaceae

Cronquist (1981),

Heywood (1996)

Magnoliophyta Dicotyledoneae Rosidae Sapindales Anacardiaceae

Thorne (1983) Angiospermae Dicotyledoneae Rutiflorae Rutales Anacardiaceae

Takhtajan (1996) Magnoliophyta Magnoliopsida Dilleniidae Burserales Anacardiaceae

Judd & al. (2002) Angiospermae Sapindales Anacardiaceae

Bremer & al. (2003) Angiospermae Eudicots Rosids Eurosids 2 Sapindales Anacardiaceae

Bresinsky (2008) Angiospermae Eudicotyledonae Sapindales Anacardiaceae

Takhtajan (2009) Magnoliophyta Magnoliopsida Rosidae Rutanae Rutales Anacardiaceae

5

Pell & al. (2011) Angiospermae Dicotyledoneae Eudicotyledoneae Sapindales Anacardiaceae

Bremer & al. (2009),

Theodor & al. (2019),

J. Byong & al. (2016)

Angiosperms Eudicots Rosids Malvids Sapindales Anacardiaceae

6

Hutchinson (1959, 1969) [10,11] trong công trình “The families of

Flowering Plants” đã xếp họ Anacardiaceae cùng với 8 họ khác trong bộ

Sapindales. Tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái của họ và thống kê các chi. Họ

Anacardiaceae được phân biệt với các họ Sapindaceae, Podoaceae, Sabiaceae,... bởi đặc

điểm hình thái bộ nhị.

Trong hệ thống học ngành Thực vật hạt kín – Ngọc lan (Magnoliophyta),

Takhtajan (1966) cho rằng họ Anacardiaceae có vị trí ở dòng xuất phát từ bộ

Magnoliales tách thành 2 hướng: Rutales và Sapindales trong đó có Anacardiaceae (dẫn

theo T. Đ. Lý & cs. 2016) [20].

Schubert - Wagner (1967) chia thực vật thành 2 giới với 17 ngành. Ngành

Angiospermae có 2 lớp (Dicotyledoneae và Monocotyledoneae). Dicotyledoneae chia 2

phân lớp (Archichlamydeae và Sympetalae); Archichlamydeae có 40 bộ, Anacardiaceae

được xếp trong bộ Sapindales (10 họ) (T. Đ. Lý & cs. 2016) [20].

Takhtajan (1973) đã xếp họ Anacardiaceae nằm trong bộ Rutales (cùng 3

họ Simaroubaceae, Rutaceae và Meliaceae), lớp Magnoliopsida, ngành

Magnoliophyta. Họ này có khoảng 100 chi với 1200 loài, phân bố chủ yếu vùng

nhiệt đới (dẫn theo N.T. Bân, 1997) [21]. Cây phát sinh thể hiện bộ Rutales cùng

18 bộ nằm trong phân lớp Rosidae xuất phát từ nhánh (bộ) Magnoliales lên nhánh

Saxifragales Rutales (dẫn theo T. Đ. Lý & cs. 2016) [20].

Takhtajan (1980) đặt họ Anacardiaceae trong bộ Rutales nằm trong phân lớp

Rosidae. Theo sơ đồ cây phát sinh, phân lớp Rosidae được xuất phát từ phân lớp

Magnoliidae và trên nó là phân lớp Asteridae với vị trí cao nhất (dẫn theo H. T. Sản, 2012) [22].

Takhtajan (1996) [1] trong công trình “Diversity and Classification of

Flowering Plants” đã đặt họ Anacardiaceae là một trong 3 họ của bộ Burserales

(Burseraceae, Podoaceae), thuộc phân lớp Dilleniidae (gồm 137 bộ) trong lớp

Magnoliopsida (gồm 11 phân lớp).

Judd & al. (2002) [16] trong công trình “Plant Systematics” đã xếp họ

Anacardiaceae là một trong 6 họ của bộ Sapindales, có mối quan hệ thân thuộc với

họ Burseraceae.

7

Hệ thống phân loại ngành Hạt kín (Angiospermae) của Bresinsky (2008)

không chia thành 2 lớp (Dicotyledonae và Monocotyledonae) mà chia thành 3

nhóm:

- I là nhóm gốc (ở gốc cây phát sinh) (gồm 9 bộ).

- II là nhóm Một lá mầm (Monocotyledonae) (gồm 11 bộ).

- III là nhóm Hai lá mầm (Eudicotyledonae) (gồm 37 bộ). Nhóm này được

chia thành một số nhóm nhỏ như nhóm gốc (gồm 6 bộ); nhóm Hai lá mầm cơ bản

(Kerneudikotyledonae) (gồm 31 bộ), trong đó họ Anacardiaceae nằm ở bộ

Sapindales (số 48) của nhóm này với 70 chi, 985 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt

đới, và một số đại diện ở vùng ôn đới (dẫn theo T. Đ. Lý & cs. 2016) [20].

Bremer & al. (2003) [17] trong công trình “An update of the Angiosperm

Phylogeny Group Classification for the orders and families of Flowering Plants”

(APG II) đã đặt họ Anacardiaceae vào bộ Sapindales, thuộc nhóm Eurosids 2 cùng

với 2 bộ khác. Tất cả xuất phát từ Rosids, theo sơ đồ: Angiosperms Eudicots

Core Eudicots Rosids (10 bộ ) Eurosids 1 (7 bộ)

Eurosids 2 (3 bộ, có Sapindales)

Trong APG III (2009) Bremer & al. (2009) [18] đặt họ Anacardiaceae (và 8

họ khác) vào bộ Sapindales, thuộc nhóm Malvids cùng với 7 bộ khác. Tất cả xuất

phát từ Rosids theo sơ đồ sau: Angiospemus Eudicots core Eudicots

Rosids Malvids (gồm Sapindales + 7 bộ khác).

Byong & al. (2016) [23] trong APG IV đã cho ra sơ đồ:

Angiospems Eudicots Superrosids Rosids Sapindales và 16 bộ

khác Malvids (8 bộ).

Fabids (8 bộ).

và Anacardiaceae nằm trong bộ Sapindales.

Takhtajan (2009) [4] đã đặt họ Anacardiaceae cùng 12 họ khác vào bộ

Rutales thuộc liên bộ Rutanae, phân lớp Rosidae, lớp Magnoliopsida (có 6 phân

lớp), ngành Magnoliophyta.

Pell & al. (2011) [9] (trong Kubitzki “The families and Genera of Vascular

Plants”) đã xếp họ Anacardiaceae cùng Burseraceae trong quan hệ thân thuộc cùng

8

với 9 họ khác như Sapindaceae, Simaroubaceae, Meliaceae,...nằm trong bộ

Sapindales.

Theodor & al. (2019) [24] đã xây dựng cây phát sinh chủng loại của ngành

thực vật Hạt kín (Angiospermae) trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái và sinh

học phân tử. Theo đó họ Anacardiaceae và 8 họ khác được sắp xếp trong bộ

Sapindales, nhánh Malvids (với 8 bộ), Rosids, Superrosids, Pentapetalae, Core

Eudicots, Eudicots của Elarly Angiospermae. Hệ thống này bao gồm 64 bộ với 420

họ được APG IV công nhận.

1.2. Tình hình nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Xoài

(Anacardiaceae) trên thế giới và khu vực lân cận với Việt Nam

1.2.1. Tình hình nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae)

trên thế giới

- Các tác giả chia họ Anacardiaceae trực tiếp đến chi (gen.) (Bảng 1. 2).

Từ thế kỉ 18, Linnaeus (1753) [25], người được coi là ông tổ của ngành phân

loại thực vật, đã mô tả và đặt tên cho 3 chi và 14 loài, sau này chúng được xếp vào

họ Anacardiaceae: Mangifera (1 loài), Rhus (12 loài) và Anacardium (1 loài).

Mangifera và Rhus được xếp vào nhóm 5 nhị, nhưng Mangifera có 1 nhụy và Rhus

có 3 nhụy. Anacardium được xếp vào nhóm 10 nhị và 1 nhụy. Năm 1756, Browne

[26] đặt tên chi Comocladia P. Br. Năm 1760, Jacquin [27] cũng mô tả chi

Astronium Jacq. Năm 1771 Linneaus [28] đặt tên chi Pistacia L. (1 loài), Gluta L.

(1 loài) và một số các tác giả khác đặt tên cho các chi mà sau này được xếp vào họ

Anacardiaceae.

Sau khi họ Anacardiaceae chính thức được đặt tên, nhiều công trình nghiên

cứu về hệ thống học và phân loại của họ này được thực hiện. Nghiên cứu phân loại

các đơn vị phân loại thuộc họ Anacardiaceae đầu tiên trên thế giới là Lindley (1832)

[29]. Tuy nhiên, tác giả đã xếp các đơn vị phân loại đó vào nhiều họ khác nhau:

Blepharocaryaceae, Comocladiaceae, Julianiaceae, Pistaciaceae, Podoaceae, Rhoaceae,

Schinaceae, Spondiadaceae và Terebinthaceae, sau này hạ bậc chi đưa vào họ

Anacardiaceae.

- Các tác giả chia họ Anacardiaceae trực tiếp đến các tông (trib.) (Bảng 1. 3).

9

Bentham & Hooker (1862) [30] dựa trên số lượng ô của bầu phân chia họ

Anacardiaceae thành 2 tông, 46 chi:

. Tông 1. Anacardieae (bầu 1 ô) có 35 chi: Rhus, Comocladia, Pistacia, Sorideia,

Pentaspadon, Loxopterygium, Mangifera, Anacardium, Bouea, Gluta, Buchanania,

Loxostylis, Melanorrhoea, Swintonia, Schinus, Eurochinus, Smodingium, Haematostaphis,

Solenocarpus, Tapiria, Trichocypha, Odina, Astronium, Parishia, Semecarpus, Onocarpus,

Drimycarpus, Holigarna, Nothopegia, Campnosperma, Drepanosperma, Corynocarpus,

Botryceras, Mauria, Duvaua.

. Tông 2. Spondieae (bầu 2-5 ô) có 11 chi: Spondias, Dracontomelon,

Dasycarya, Hitzeria, Sclerocarya, Harpephyllum, Lanneoma, Rumphia, Huertia, Enrila và

Julinia.

Menchior (1964) [6] chia họ Anacardiaceae thành 5 tông, 24 chi theo các đặc

điểm:

. Tông 1. Anacardieae: có 5 chi: Buchanania, Mangifera, Anacardium,

Gluta, Melanorrhoea.

. Tông 2. Spondieae có 4 chi: Spondias, Dracontomelon, Harpephyllum,

Lannea.

. Tông 3. Rhoideae có 11 chi: Sorindeia, Trichocypha, Pistacia, Schinus, Schinopsis,

Metopium, Heeria, Rhus, Toxicodendron, Schmaltzia, Cotius.

. Tông 4. Semecarpeae có 2 chi: Semecarpus, Drimycarpus.

. Tông 5. Dobineae có 2 chi: Dobinea, Campylopetalum.

Engler (1892) [31] dựa trên đặc điểm hình thái của hoa, quả, số lượng nhị và

noãn đã chia họ Anacardiaceae thành các tông. Hệ thống này sau đó được Menchior

(1964) [6] kế thừa và phát triển. Họ Anacardiaceae được chia thành 5 tông:

Anacardieae, Spondieae, Rhoideae, Semecarpeae và Dobineeae.

Engler (1897) [32] đã nghiên cứu khá chi tiết về họ Anacardiaceae dựa trên

hình thái giải phẫu, đã mô tả chi tiết các đơn vị phân loại, có hình vẽ rất đầy đủ.

Trên cơ sở đó tác giả phân chia họ này thành 5 tông, 58 chi. Trong đó Việt Nam có

4 tông (1-4) và 15 chi:

+ Tông 1. Mangiferae: Bầu 5 ô rời, gồm 7 chi: Buchanania, Mangifera,

Anacardium, Gluta, Swintonia, Melanorrhoea và Bouea.

10

+ Tông 2. Spondieae: Bầu 4-5 ô, gồm 13 chi: Spondias, Dracontomelon,

Pegia, Sclerocarpa, Pleiogynium, Solenocarpus, Pseodospondias, Poupartia,

Tapitrira, Harpephyllum, Calcium, Cyrtocarpa, Haematostaphis.

+ Tông 3. Rhoideae: Bầu 3 ô, rời, gồm 31 chi: Pistacia, Rhus, Haplorhus,

Pentaspadon, Microstemon, Thyrsodium, Faguetia, Sorindeia, Parishia, Protorhus,

Campnosperma, Euroschinus, Rhodosphaera, Mauria, Schinus, Lithraea, Cotinus, Loxostylis,

Laurophyllus, Smodingium, Heeria, Baronia, Comocladia, Metopium, Pseudosmodingium,

Astronium, Loxopterygium, Schinopsis, Micronychia, Veatchia, Heterocalyx

+ Tông 4. Semecarpeae: Bầu 3 ô, hợp, gồm 5 chi: Drimycarpus, Semecarpus,

Nothopegia, Melanochyla, Catutsjeron.

+ Tông 5. Dobineeae: Bầu 1 ô. Chỉ gồm có 1 chi duy nhất là Dobinea.

Engler (1903), trong một công trình khác là “Syllabus der Pflanzenfamilien”

phân chia bộ Sapindales thành 5 phân bộ (subord.), Anacardiaceae nằm trong phân

bộ thứ 5 là Anacardiineae và hệ thống học của họ này cũng như các đặc điểm hình

thái không thay đổi so với hệ thống trước đó (Engler, 1896) [33].

Heywood (1996) [8] trong công trình “ Flowering Plants of the World” đã

đề cập đến họ Anacardiaceae gồm khoảng 77 chi, 600 loài, phân bố ở vùng nhiệt

đới, cận nhiệt đới (Nam Mỹ, châu Phi, Malaixia), một số ở ôn đới Bắc Mỹ. Tác giả

cũng xây dựng hệ thống của họ với 4 tông:

= Tông 1. Anacardieae: Bầu 5 ô, rời, lá kép lông chim hay bầu 1 ô và lá đơn;

gồm 8 chi là Buchanania, Mangifera, Anacardium, Gluta, Melanorrhoea, Swintonia,

Bouea, Feginanra.

= Tông 2. Spondieae: Bầu 4- 5; gồm 21 chi, Allospondias, Antrocaryon,

Buchanania, Chorospondias, Haematostaphis, Haphospondias, Harpeplyllum,

Koordersiodeudron, Operculicarya, Pegia, Pleiogynium, Poupartia, Sclerocarya,

Solenocarpus, Spondias, Tapirira, Pseudospondias, Cyrtocarpa, Dracontromelon,

Lannea, Poupartiopsis.

= Tông 3. Rhoideae: Bầu trên, 3 ô; gồm 42 chi Sorindela, Trichocypha,

Parishia, Camprosperma, Euroschinus, Schinus, Schinopsis, Blepharocarya,

Cotinus, Heeria, Comocladia, Metapium, Rhus, Poupartiopsis, Woodfordia,

11

Quebrachia, Toxicodendron, Astronium, Pistacia, Orthopterygium,

Amphipterygium,…

= Tông 4. Semecarpeae: Bầu dưới, 3 ô; gồm 6 chi Semecarpus, Melanochyla,

Drimicarpus, Holigarna, Nothopegia,…

- Các tác giả chia họ Anacardiaceae thành phân họ (subfam.) và tông (trib.)

(Bảng 1. 4).

Takhtajan (1996) [1] xây dựng hệ thống họ Anacardiaceae với 4 phân họ (Subfam.):

+ Phân họ Anacardioideae: Bầu 5 ô hay 1 ô, lá đơn, nguyên. Gồm 8 chi

Buchanania, Androtium, Anacardium, Fegimanra , Gluta, Swintonia, Bouea, Mangifera.

+ Phân họ Spondioideae: Bầu 3- 5 ô hay 1 ô, lá kép hình lông chim, đôi khi

lá đơn. Phân họ này gồm 3 tông (trib.):

.Tông 1. Spondieae: Gồm 8 chi Spondias, Dracontomelon, Sclerocarpa,

Pouparia, Choerospondias, Pegia, Lannea, Tapirira.

.Tông 2. Rhoideae: Gồm 18 chi Sorindela, Trichocypha, Parishia, Heeria,

Comocladia, Metopium, Camprosperma, Euroschinus, Schinus, Schinopsis,

Blepharocarya, Cotinus, Rhus, Poupartiopsis, Woodfordia, Quebrachia,

Toxicodendron, Antronium.

. Tông 3. Semecarpeae: Gồm 5 chi: Semecarpus, Melanochyla, Drimycarpus,

Nothopegia, Holigarna,...

+ Phân họ Juliannioideae: Bầu 1 ô, hoa tiêu giảm nhiều, hoa đực không có

bao hoa. Gồm 2 chi Orthopterygium, Aphipherygium.

+ Phân họ Pistacioideae: Bầu 1 ô, hoa tiêu giảm nhiều, không bao hoa. Chỉ

có 1 chi duy nhất là Pistacia.

Takhtajan (2009) [4] quan niệm họ Anacardiaceae R. Br. (1818) bao gồm các

họ Blepharocarpaceae Airy Shaw (1965), Cassuviaceae R. Br. (1818), Comocladiaceae

Mart. (1820), Julianiaceae Hemsl. (1906), Lentiscaceae Horaninov (1847), Pistaciaceae

Mart. ex Perl. (1838), Rhoaceae Spreng. ex Sadler (1826), Schinaceae Raf. (1837),

Spondiaceae Mart. (1820), Terebinthaceae Juss. (1789), Vernicaceae Link (1831).

Theo quan điểm này họ Anacardiaceae có khoảng 75 - 78 chi với 600 - 900 loài, phân

bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ở vùng ôn đới.

Dựa trên đặc điểm cấu tạo của bầu tác giả đã chia họ Anacardiaceae thành 4 phân họ:

12

+ Phân họ Anacardioideae (bầu gồm 5 lá noãn, rời hoặc 1 lá noãn, lá đơn,

nguyên) gồm các chi Buchanania, Androtium, Mangifera, Fegimanra, Anacardium,

Gluta, Swintonia, Bouea.

+ Phân họ Spondioideae (bầu gồm 3-5 lá noãn, hợp, lá kép lông chim) có 3 tông là:

* Tông Spondieae gồm 8 chi Spondias, Dracotomelon, Sclerocarya,

Choerospondias, Pouparia, Pegia, Lannea, Tapirira.

* Tông Rhoeae gồm 18 chi Sorindela, Trichocypha, Parishia, Camprosperma,

Euroschinus, Schinus, Schinopsis, Blepharocarya, Cotinus, Heeria, Comocladia,

Metopium, Rhus, Poupartiopsis, Woodfordia, Quebrachia, Toxicodendron, Astronium.

* Tông Semecarpeae gồm 5 chi Semecarpus, Melanochyla, Drymicarpus,

Holigarna, Nothopegia.

+ Phân họ Julianioideae (Hoa tiêu giảm, bầu 1 ô, 1 noãn, hoa đực không bao

hoa) gồm 2 chi Orthopterygium, Amphipterygium.

+ Phân họ Pistacioideae (bầu gồm 3 lá noãn, hợp, 2 lá noãn tiêu giảm còn lại vòi

nhụy, 1 ô, 12 noãn) với 1 duy nhất Pistacia.

Pell & al. (2011) [9] xây dựng hệ thống phân loại họ Anacardiaceae gồm 2 phân

họ (Sunfam.): với 81 chi, các khóa định loại đến chi, mô tả đặc điểm hình thái họ, một

số có hình vẽ; nhưng thiếu mô tả chi tiết chi và loài nên hạn chế việc nghiên cứu.

+ Phân họ Anacardioideae có đặc điểm hình thái như quả đôi khi có cánh, bầu 1 -

3 (- 5) ô, vỏ ngoài mỏng, lá đơn hay lá kép lông chim. Phân họ có khoảng 60 chi, gồm các

chi: Abrahamia, Actinocheita, Amphipterygium, Anacardium, Androtium, Apterokarpos,

Astronium, Baronia, Blepharocarya, Bonetiella, Bouea, Campnosperma, Campylopetalum,

Cardenasiodendron, Comocladia, Cotinus, Dobinea, Drimycarpus, Euroschinus, Faguetia,

Fegimanra, Gluta, Haplorhus, Heeria, Holigarna, Laurophyllus, Lithrea, Loxopterygium,

Loxostylis, Malosma, Mangifera, Mauria, Melanochyla, Melanococca, Metopium,

Micronychia, Mosquitoxylum, Myracrodruon, Nothopegia, Ochoterenaea, Orthopterygium,

Ozoroa, Pachycormus, Parishia, Pentaspadon, Pistacia, Protorhus, Pseudosmodingium,

Rhodosphaera, Rhus, Schinopsis, Schinus, Searsia, Semecarpus, Smodingium, Sorindeia,

Swintonia, Thyrsodium, Toxicodendron, Trichoscypha.

+ Phân họ Spondioideae: quả có cánh, bầu 4 - 5 ô, vỏ quả ngoài dày, lá kép nhiều

lá chét, gồm 21 chi: Allospondias, Antrocaryon, Buchanania, Choerospondias,

13

Cyrtocarpa, Dracontomelon, Haematostaphis, Haplospondias, Harpephyllum,

Koordersiodendron, Lannea, Operculicarya, Pegia, Pleiogynium, Poupartia,

Poupartiopsis, Pseudospondias, Sclerocarya, Solenocarpus, Spondias, Tapirira.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hệ thống phân loại họ Anacardiaceae trên thế

giới còn có một số tác giả như: Gundersen (1950) [34]; Cronquist (1981) [7]; Wannan

(1986) [35]; Thorne (1992) [36], Pell & al. (2001, 2004) [37, 38], tuy nhiên các hệ thống

này đều mang tính kế thừa các hệ thống ở trên.

14

Bảng 1.2. Bảng tóm tắt hệ thống phân loại họ Anacardiaceae trực tiếp đến chi (Genus)

C. Linnaeus (1753, 1771) P. Brown (1756) N. J. Jacquin (1760) C. R. Gum (1796)

Lindley (1832)

(5 chi, 16 loài)

Mangifera L. (1 loài)

Rhus L. (12 loài)

Anacardium L. (1 loài)

Pistacia L. (1 loài)

Gluta L. (1 loài)

Comocladia P. Br. Astronium Jacq. (77 chi xếp ABC)

Anacardium

Bouea

Buchnania

Choerospondias

Dracotomelum

Drimycarpus

Gluta

Holigarna

Lannea

Mangifera

Pegia

Pentaspadon

Pistacia

Semecarpus

Spondias

Swintonia

.......

(Các họ về sau hạ bậc chi

vào họ Anacardiaceae)

Blepharocaryaceae

Comocladiaceae

Julianiaceae

Pistaciaceae

Podoaceae

Rhoaceae

Schinaceae

Spondiadaceae

Terebinthaceae

15

Bảng 1.3. Bảng tóm tắt hệ thống phân loại họ Anacardiaceae đến các tông (Trib.), chi (Genus)

Tác giả

Trib.

G. Bentham & J. D. Hooker (1862) [30] Menchior (1964)

[6]

Engler (1892,1897,1903)

[31, 32, 33]

Heywood (1996) [8]

Anacardieae

(Mangifereae)

Rhus

Comocladia

Pistacia

Sorindeia

Pentaspadon

Loxopterygium

Mangifera

Anacardium

Bouea

Gluta

Buchnania

Loxostylis

Melanorrhoea

Swintonia

Schinus

Eurochinus

Smodingium

Haematostaphis

Solenocarpus

Tapiria

Trichocypha

Odina

Astronium

Parishia

Semecarpus

Onocarpus

Drimycarpus

Holigarna

Nothopegia

Campnosperma

Drepanospermum

Corynocarpus

Botryceras

Mauria

Duvaua

Buchnania

Mangifera

Anacardium

Gluta

Melanorrhoea

Buchanania

Mangifera

Anacardium

Gluta

Swintonia

Melanorrhoea

Bouea

Buchanania

Mangifera

Anacardium

Gluta

Melanorrhoea

Swintonia

Bouea

Fegimanra

Spondieae Spondias

Dracontomelum

Dasycarya

Hitzeria

Sclerocarya

Harpephyllum

Lanneoma

Rumphia

Huertia

Enrila

Juliania

Spondias

Dracontomelon

Harpephyllum

Lannea

Spondias

Solenocarpus

Dracontomelum

Pleiogynium

Sclerocarya

Pseudospondias

Poupartia

Pegia

Harpephyllum

Calesium

Cyrtocarpa

Haematostaphis

Tapirira

Allospondias

Antrocaryon

Buchanania

Choerospondias

Haematostaphis

Haplospondias

Harpephyllum

Koordersiodendron

Operculicarya

Pegia

16

Pleiogynium

Poupartia

Sclerocarya

Solenocarpus

Spondias

Tapirira

Pseudospondias

Cyrtocarpa

Dracontomelon

Lannea

Poupartiopsis

Rhoideae Sorindeia

Trichoscypha

Pistacia

Schinus

Schinopsis

Metopium

Heeria

Rhus

Toxicodendron

Schmaltzia

Cotinus

Haplorhus

Pistacia

Pentaspadon

Microstemon

Thyrsodium

Faguetia

Sorindeia

Trichoscypha

Parishia

Protorhus

Campnosperma

Euroschinus

Rhodosphaera

Mauria

Schinus

Lithraea

Cotinus

Loxostylis

Laurophyllus

Smodingium

Heeria

Baronia

Comocladia

Metopium

Pseudosmodingium

Rhus

Astronium

Loxopterygium

Schinopsis

Micronychia

Veatchia

Heterocalyx

Sorindela

Trichocypha

Parishia

Camprosperma

Euroschinus

Schinus

Schinopsis

Blepharocarya

Cotinus

Heeria

Comocladia

Metopium

Rhus

Poupartiopsis

Woodfordia

17

Quebrachia

Toxicodendron

Astronium

Pistacia

Orthopterygium

Amphipterygium

(42 chi)

Semecarpeae Semecarpus

Drimycarpus

Nothopegia

Melanochyla

Drimycarpus

Semecarpus

Catutsjeron Semecarpus

Melanochyla

Drymicarpus

Holigarna

Nothopegia

(6 chi)

Dobineeae Dobinea

Campilopetalum

Dobinea

18

Bảng 1.4. Bảng tóm tắt hệ thống phân loại họ Anacardiaceae đến các phân họ (Subfam.), tông (Trib.), chi (Genus)

Tác giả

Subfam.

A. Takhtajan (1996, 2009) [1, 4] S. K. Pell & al. (2011) [9]

(Xếp theo vần A, B, C,…)

Subfam. 1.

Anacardioideae

Buchanania

Androtium

Mangifera

Fegimanra

Anacardium

Gluta

Swintonia

Bouea

Abrahamia

Actinocheita

Amphipterygium

Anacardium

Androtium

Apterokarpos

Astronium

Baronia

Blepharocarya

Bonetiella

Bouea

Campnosperma

Campylopetalum

Cardenasiodendron

Comocladia

Cotinus

Dobinea

Drimycarpus

Euroschinus

Faguetia

Fegimanra

Gluta

Haplorhus

Heeria

Holigarna

Laurophyllus

Lithrea

Loxopterygium

Loxostylis

Malosma

Mangifera

Mauria

Melanochyla

Melanococca

Metopium

Micronychia

Mosquitoxylum

Myracrodruon

Nothopegia

Ochoterenaea

Orthopterygium

Ozoroa

Pachycormus

Parishia

Pentaspadon

Pistacia

Protorhus

Pseudosmodingium

Rhodosphaera,

Rhus,

Schinopsis,

Schinus,

Searsia,

Semecarpus,

Smodingium,

Sorindeia,

Swintonia,

Thyrsodium,

Toxicodendron,

Trichoscypha

Subfam. 2.

Spondioideae

Trib. 1.

Spondieae

Spondias

Dracontomelon

Sclerocarya

Choerospondias

Pouparia

Pegia

Lannea

Tapirira

Allospondias

Antrocaryon

Buchanania

Choerospondias

Haematostaphis

Haplospondias

Harpephyllum

Koordersiodendron

Operculicarya

Pegia

Pleiogynium

Poupartia

Sclerocarya

Solenocarpus

Spondias

Tapirira

Pseudospondias

Cyrtocarpa

Dracontomelon

Lannea

Poupartiopsis

Trib. 2.

Rhoeae

Sorindela

Trichocypha

Parishia

Heeria

Comocladia

Metopium

19

Camprosperma

Euroschinus

Schinus

Schinopsis

Blepharocarya

Cotinus

Rhus

Poupartiopsis

Woodfordia

Quebrachia

Toxicodendron

Astronium

Trib. 3.

Semecarpeae

Semecarpus

Melanochyla

Drymicarpus

Holigarna

Nothopegia

Subfam. 3.

Julianioideae

Orthopterygium

Amphipterygium

Subfam. 4.

Pistacioideae

Pistacia

20

1. 2. 2. Tình hình nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) các vùng lân

cận với Việt Nam

Hooker & Clarke (1876, 1879) [39] khi nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae) ở Ấn

Độ, dựa trên hệ thống của Bentham & Hooker (1862) [30] đã sắp xếp 105 loài thuộc 21

chi trong 2 tông (trib.):

- Tông 1. Anacardieae với đặc điểm bầu 1 ô, gồm 19 chi (Rhus, Pistacia, Mangifera,

Anacardium, Bouea, Gluta, Buchanania, Solemocarpus, Tapiscia, Pentaspadon, Odina,

Parisnia, Semecarpus, Drimycarpus, Holigarna, Melanochyla, Nothopegia, Camphosplena,

Melanorrhoea).

- Tông 2. Spondieae với đặc điểm bầu 2-5 ô, gồm 2 chi (Swintonia, Dracontomelon).

Tác giả mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái, trích dẫn tài liệu và khu vực phân bố.

Lecomte (1908) [40] trong “Flore Générale de L’Indochine” đã nghiên cứu họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Lào bao gồm 9 chi, 13 loài và 3 thứ; ở Campuchia có 11 chi, 17 loài. Tác

giả có xây dựng khóa định loại đến chi và loài, mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh

thái, trính dẫn tài liệu và một số thông tin về phân bố.

Tardieu – Blot (1962) [12] trong một công trình khác về họ Anacardiaceae ở Đông

Dương. Tác giả đã xây dựng khóa định loại đến chi và loài, mô tả các đặc điểm hình thái,

sinh thái, trích dẫn tài liệu và một số thông tin về thực vật khác cho 12 chi, 18 loài ở Lào

và 10 chi, 18 loài ở Campuchia.

Hui- Lin Li (1963) [41] và Hui- Lin Li in F. Y. Peng (1993) [42] nghiên cứu họ

Xoài (Anacardiaceae) tại Đài Loan (Trung Quốc) đã lập khóa định loại, mô tả và minh

họa 4 chi, 9 loài là Buchanania (1 loài), Semecarpus (2 loài), Pistacia (1 loài), Rhus (5

loài). Dựa trên các đặc điểm hình thái của lá, tác giả chia thành 2 nhóm:

. Đặc điểm lá đơn, nguyên có 2 chi Buchanania và Semecarpus;

. Đặc điểm lá kép lông chim, lá chét có răng có 2 chi Pistacia và Rhus.

Backer và Bakhuizen (1965) [43] nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae) tại đảo

Java (Inđônêxia) đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái và khóa định loại cho 13 chi, 26 loài.

Thống kê các chi, loài: Buchanania (2 loài), Mangifera (8 loài), Anacardium (1 loài),

Gluta (1 loài), Bouea (1 loài), Spondias (3 loài), Dracontomelon (2 loài), Pentaspadon (1

loài), Swintonia (1 loài), Schinus (1 loài), Rhus (1 loài), Melamochyla (1 loài) và

Semecarpus (1 loài).

21

Trong khu vực châu Á và đặc biệt Đông Nam Á, họ Xoài (Anacardiaceae) đã được

nghiên cứu phân loại ở một số nước. Ding Hou (1978) [13] trong “Flora Malesiana”, dựa

vào hệ thống của Menchior (1964) [6] đã chia họ Xoài (Anacardiaceae) ở vùng Maleisia

thành 4 tông (trib.) với 22 chi và 149 loài:

. Tông 1. Anacardieae (Mangifereae): Bầu 1 - 5 ô, rời, nhưng chỉ có 1 hữu thụ (7

chi, 66 loài): Buchanania (8 loài), Anacardium (1 loài), Androtium (1 loài), Mangifera (2

sect. với 24 loài), Swintonia (8 loài), Gluta (22 loài), Bouea (2 loài);

. Tông 2. Spondiadeae: Bầu 3 - 5 ô (6 chi, 12 loài): Dracontomelon (3 loài),

Pleiogynium (1 loài), Lannea (1 loài), Spondias (5 loài), Koordersiodendron (1 loài),

Pegia (1 loài);

. Tông 3. Semecarpeae: Quả 1 hạt (3 chi, 47 loài): Melanochyla (16 loài),

Semecarpus (30 loài), Drimycarpus (1 loài);

. Tông 4. Rhoeae: Bầu 1 ô (6 chi, 25 loài): Pentaspadon (3 loài), Campnosperma

(5 loài), Euroschimus (1 loài), Rhus (9 loài), Parishia (5 loài), Pistacia (2 loài).

Tác giả đã phân tích đặc điểm hình thái, xây dựng khóa định loại đến từng đơn vị

phân loại bậc tông, chi và loài. Các loài được xử lý danh pháp, mô tả hình thái, đặc điểm

sinh học - sinh thái, trích dẫn vùng phân bố...

Ming (1980) [14] đã chia họ Anacardiaceae ở Trung Quốc thành 5 tông, 17 chi với

55 loài theo các đặc điểm:

+ Tông 1. Dobineeae gồm 1 chi: Dobine (2 loài).

+ Tông 2. Anacardieae gồm các chi: Anacardium (1 loài), Buchanania (4 loài),

Mangifera (5 loài).

+ Tông 3. Spondiadeae gồm các chi: Spondias (1 loài), Pegia (2 loài), Lannea (1

loài), Haplospondias (1 loài), Choerospodias (1 loài), Dracotomelon (2 loài).

+ Tông 4. Rhoeae gồm các chi: Cotinus (3 loài), Pistacia (2 loài), Rhus (6 loài),

Terminthia (1 loài), Toxicodendron (16 loài).

+ Tông 5. Semecarpeae gồm các chi Semecarpus (4 loài) và Drimycarpus (2 loài).

Cũng như các tài liệu thực vật chí khác, tác giả đã phân tích đặc điểm hình thái của

họ, xây dựng khóa định loại đến từng đơn vị phân loại bậc tông, chi và loài. Các loài

được xử lý danh pháp, mô tả hình thái, đặc điểm sinh học - sinh thái, trích dẫn vùng phân

bố,... Công trình này được T. L. Ming & Anders Barford xuất bản sang tiếng Anh năm 1999 [15].

22

Bên cạnh 2 công trình thực vật chí tiêu biểu trên còn có một số tài liệu thực vật chí

tại các quốc gia, vùng miền như Ấn Độ, Myanma, đảo Java (Inđônêxia), đảo Hải Nam,

đảo Đài Loan, tỉnh Vân Nam, Hồng Kông thuộc Trung Quốc;...

Một tác giả người Trung Quốc (Auct. 1991) [44] nghiên cứu họ Anacardiaceae ở

Côn Minh (Vân Nam) đã mô tả các đơn vị phân loại, xây dựng khóa định loại và hình vẽ

minh họa cho 31 loài, 1 thứ thuộc 13 chi: Buchanania (2 loài), Anacardium (1 loài),

Mangifera (3 loài), Semecarpus (2 loài), Drimycarpus (2 loài), Spondias (1 loài, 1 thứ),

Dracontomelon (2 loài), Choerospondias (1 loài), Lannea (1 loài), Pistacia (2 loài), Rhus

(3 loài), Toxicodendron (10 loài), Terminthia (1 loài).

George & Du Puy (1993) [45] nghiên cứu họ Anacardiaceae ở Ôxtrâylia đã mô tả

chi tiết họ, thành lập khóa định loại chi, loài, gồm 3 chi: Spondias, Mangifera,

Anacardium. Mỗi chi chỉ có 1 loài.

Likuo & Tao (2001) [46] nghiên cứu họ Anacardiaceae ở Trung Quốc, đã xây

dựng khóa định loại, mô tả chi, loài và kèm hình vẽ của 16 chi với 43 loài: Buchanania (3

loài), Anacardium (1 loài), Mangifera (4 loài), Dracontomelon (1 loài), Choerospondias

(1 loài), Spondias (3 loài), Lannea (1 loài), Pegia (2 loài), Cotinnus (2 loài), Rhus (4

loài), Toxicodendron (11 loài), Terminthia (1 loài), Pistacia (3 loài), Semecarpus (3 loài),

Drimycarpus (1 loài), Dobinea (2 loài).

Chayanarit (2010) [47] đã nghiên cứu họ Anacardiaceae ở Thái Lan với 19 chi và

65 loài. Các đơn vị phân loại họ, chi, loài được mô tả hình thái, trích dẫn tài liệu; các thông

tin về phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng, hình vẽ,... Các loài được chia thành 2 nhóm:

. Nhóm lá đơn gồm 11 chi, 48 loài: Bouea (2 loài), Gluta (11 loài), Melamochyla

(1 loài), Buchanania (6 loài), Campnosperma (2 loài), Anacardium (1 loài), Semecarpus (4

loài), Holigarna (1 loài), Drimycarpus (1 loài), Mangifera (17 loài), Swintonia (2 loài).

. Nhóm lá kép lông chim gồm 8 chi, 17 loài: Pegia (1 loài), Parishia (1 loài), Rhus

(5 loài), Spondias (5 loài), Pentaspadon (2 loài), Lannea (1 loài), Dracontomelon (1

loài), Choerospondias (1 loài).

1.2.3. Tình hình nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

Loureiro (1790, 1793) [48] trong “Flore Cochinchinensis” là người đầu tiên

nghiên cứu các chi và loài sau này chúng được xếp vào họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt

Nam. Tác giả đã phân loại, mô tả hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng, nơi sống của 4 chi

với 5 loài. Về phân loại đã chia thành 2 lớp (class.): Lớp (class. V) 5 nhị, 1 - 3 nhụy và

23

chia 2 nhóm: nhóm 5 nhị, 1 nhụy gồm 2 chi, 3 loài: Mangifera L. có 2 loài là Xoài

(Mangifera indica) và Xoài hôi (M. foetida); nhóm 5 nhị, 3 nhụy gồm 2 chi và 2 loài:

Rhus javanicum và Pistacia oleosa; Lớp (class. IX) có 9 nhị, 1 nhụy, có 1 chi, 1 loài duy

nhất là Anacardium occidentale L.

Pierre (1897, 1898) [49] trong công trình nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae) ở

Nam Bộ nước ta đã mô tả chi tiết 11 chi với 40 loài và một số thứ (var.) đặc biệt gồm 14

hình vẽ đặc điểm hình thái các loài ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm cả Đông Dương và

Việt Nam: chi Mangifera (23 loài), Swintonia (1 loài), Bouea (1 loài), Melanorrhoea (2

loài), Gluta (2 loài), Semecarpus (2 loài), Buchaniana (4 loài), Rhus (1 loài),

Dracontomelon (2 loài), Calesium (1 loài), Spondias (1) loài. Các đơn vị phân loại trong

họ được chia thành 5 nhánh:

. Nhánh 1. Enantherae (đĩa ngắn và dày, 5 - 12 nhị) gồm 5 loài thuộc chi Mangifera.

. Nhánh 2. Ambamarchand (đĩa hơi dài, 1 nhị) gồm 14 loài thuộc chi Mangifera.

. Nhánh 3. Eudicus (đĩa phát triển, 5 nhị) gồm 2 loài, 3 dạng thuộc chi Mangifera.

. Nhánh 4. Microdicus (đĩa ngắn, hơi có thùy, 1 nhụy) gồm 1 loài thuộc chi Mangifera.

. Nhánh 5. Marchandora (lá mầm hình thận) có 1 loài thuộc chi Mangifera và 17

loài thuộc 10 chi khác (như Swintonia, Bouea, Melanorrhoea, Gluta, Semecarpus,

Buhanania, Rhus, Dracontomelon, Calesium và Spondias. ). Công trình của L. Pierre có giá trị vì

các hình vẽ cỡ rõ ràng, chi tiết, và mô tả chính xác. Tuy nhiên thiếu trích dẫn tài liệu, tên synonym.

Trong công trình nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae) ở Đông Dương. Lecomte

(1908) [40] đã phân tích và mô tả họ 14 chi của họ này ở Đông Dương gồm:

+ Buchanania (6 loài): Buchanania florida, B. glabra, B. pallida, B. latifolia, B.

reticulata, B. siamensis.

+ Anacardium (1 loài): Anacardium occidentale.

+ Mangifera (11 loài): Mangifera duperreana, M. cochinchinensis, M. foetida, M.

oblongifolia, M. macrocarpa, M. minor, M. dongnaiensis, M. silvatica, M. indica, M.

camptosperma, M. reba.

+ Gluta (2 loài): Gluta cambodiana, G. coarctata.

+ Swintonia (1 loài): Swintonia pierrei.

+ Melanorrhoea (3 loài): Melanorrhoea usitata, M. laccifera, M. pilosa.

+ Bouea (1 loài, 2 thứ): Bouea burmanica var. roxburghii, B. burmanica var. microphylla.

+ Spondias (3 loài): Spondias mangifera, S. dulcis, S. lakonensis.

24

+ Dracontomelon (1 loài, 2 loài): Dracontomelon mangiferum var. puberula, D. duperreanum.

+ Phlebochiton (1 loài): Phlebochiton sarmentosum.

+ Odina (1 loài): Odina wodier.

+ Rhus (1 loài, 1 thứ): Rhus semilata var. roxburghii, R. succedanea.

+ Semecarpus (6 loài): Semecarpus cochinchinensis, S. tonkinensis, S. thorelii, S.

caudata, S. reticulata, S. albescents.

+ Drimycarpus (1 loài): Drimycarpus racemosus.

Tác giả đã phân tích đặc điểm hình thái của họ, xây dựng khóa định loại đến từng

đơn vị phân loại bậc chi và loài. Các loài được xử lý danh pháp, mô tả hình thái, đặc

điểm sinh học - sinh thái, trích dẫn vùng phân bố... Tuy nhiên, đến nay phần lớn danh

pháp các loài công bố trong công trình này đã thay đổi. Họ Xoài (Anacardiaceae) được

chia làm 4 nhóm, dựa trên các đặc điểm hình thái sau:

A. Tâm bì 5, rời hay chỉ 1; lá đơn (gồm 7 chi: Buchanania, Anacardium,

Mangifera, Gluta, Swintonia, Melanorrhoea, Bouea);

B. Tâm bì 3 - 5 tâm bì, hợp; lá kép lông chim (gồm 4 chi: Spondias,

Dracontomelon, Phlebochiton, Odina);

C. Tâm bì 1- 5, hợp; lá đơn hay 3 lá chét (gồm 1 chi Rhus);

D. Tâm bì 5, lá đơn (gồm 2 chi Semecarpus, Drimycarpus). Khóa định loại đến

chi được xây dựng theo mỗi nhóm và mỗi chi có khóa định loại đến loài, kiểu khóa lưỡng

phân. Trong đó tác giả ghi nhận họ Xoài ở Việt Nam có 14 chi với 31 loài và 2 thứ.

Lê Khả Kế và cs. (1971) [50] trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” đã công bố

7 chi với 9 loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam. Nội dung mô tả đặc điểm hình thái

các chi, loài, khóa định loại, hình vẽ của 7 chi với 9 loài. Hệ thống phân loại dựa theo

Lecomte (1908).

Cục điều tra qui hoạch rừng (1971) [51] và Viện điều tra quy hoạch rừng (1978,

1981, 1982, 1986, 1988) [52, 53, 54,55, 56] trong công trình 6 tập “Cây gỗ rừng miền Bắc

Việt Nam” và “Cây gỗ rừng Việt Nam” đã thống kê và mô tả 10 loài thuộc họ Anacardiaceae

là những cây gỗ có giá trị sử dụng. Các loài được mô tả hình thái chi tiết, đặc điểm sinh thái,

phân bố và giá trị kinh tế. Đặc biệt các loài đều có hình vẽ đầy đủ các đặc điểm hình thái

quan trọng, có giá trị cho phân loại họ Xoài.

25

Tardieu-Blot (1962) [12] công bố công trình nghiên cứu họ Anacardiaceae ở 3

nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Dựa trên hệ thống của Engler (1892), tác giả đã chia

họ Anacardiaceae thành 4 tông (trib.), 19 chi và 57 loài và dưới loài có ở Việt Nam:

. Tông 1. Mangifereae gồm các chi:

+ Buchanania (gồm 6 loài): Buchanania lucida, B. arborescens, B. latifolia, B.

reticulata, B. siamensis, B. glabra.

+ Mangifera (gồm 10 loài): Mangifera duperreana, M. cochinchinensis, M. flava,

M. camptosperma, M. indica, M. reba, M. longipes, M. dongnaiensis, M. foetida, M.

minutifolia.

+ Anacardium (gồm 1 loài duy nhất): Anacardium occidentale.

+ Melanorrhoea (chỉ có 1 loài duy nhất): Melanorrhoea laccifera.

+ Swintonia (gồm 3 loài): Swintonia minuta, S. griffithii, S. pierrei.

+ Gluta (gồm 7 loài): Gluta compacta, G. velutina, G. megalocarpa, G. gracilis, G.

wrayi, G. tavoyana.

+ Bouea (gồm 1 loài và 2 thứ): Bouea poilanei, B. oppositifolia var. roxburgii, B.

oppositifolia var. microphylla.

. Tông 2. Spondieae gồm các chi:

+ Allospondias (chỉ có 1 loài duy nhất): Allospondias lakonensis.

+ Spondias (chỉ có 1 loài duy nhất): Spondias pinnata.

+ Choerospondias (chỉ có 1 loài duy nhất):Choerospondias axillaris.

+ Lannea (chỉ có 1 loài duy nhất): Lannea woodier.

+ Dracontomelon (gồm 5 loài): Dracontomelon laoticum, D. duperreanum, D.

schmidii, D. petelotii.

+ Pegia (chỉ có 1 loài duy nhất): Pegia sarmentosa.

. Tông 3. Semecarpeae gồm các chi:

+ Semecarpus (gồm 11 loài): Semecarpus tonkinensis, S. cochinchinensis, S.

graciliflora, S. velutina, S. annamensis, S. humilis, S. caudata, S. anacardiopsis, S.

myriocarpus, S. perniciosa, S. reticulata.

+ Holigarna (chỉ có 1 loài duy nhất): Holigarna kurzii.

+ Drimycarpus (chỉ có 1 loài duy nhất): Drimycarpus racemosus.

Tông 4. Rhoideae gồm các chi:

+ Rhus (chỉ có 1 loài duy nhất): Rhus chinensis.

26

+ Toxicodendron (gồm 2 loài và 1 thứ): Toxicodendron rhetsoides, T. succdanea và thứ

T. succdanea var. cambodiana.

+ Microstemmon (gồm 2 loài): Microstemmon annamensis, M. poilanei.

Tác giả dựa vào đặc điểm tâm bì rời hay hợp số lượng của tâm bì để phân chia

thành 4 tông: tông 1 cũng dựa vào tâm bì, lá, nhụy, quả để phân chia thành 7 chi; tông 2

dựa vào đặc điểm dạng sống (gỗ hay dây leo), tiền khai hoa để phân chia thành 6 chi;

tông 3 dựa vào đặc điểm vị trí bầu (trên hay dưới), đầu và vòi nhụy để phân chia thành 3

chi; tông 4 dựa vào đặc điểm cụm hoa, hạt, quả, nhị để chia thành 4 chi.

Tác giả phân tích đặc điểm hình thái chung của họ, xây dựng khóa định loại đến

từng đơn vị phân loại bậc tông, chi và loài. Các loài được xử lý danh pháp, mô tả hình

thái, đặc điểm sinh học - sinh thái, trích dẫn vùng phân bố... Mặc dù đến nay đã có nhiều

thay đổi về danh pháp và một số thông tin, nhưng đây được coi là công trình phân loại họ

Anacardiaceae hoàn chỉnh nhất ở Đông Dương cũng như ở Việt Nam đến thời điểm này.

Phạm Hoàng Hộ (1972) [57] trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” đã mô tả đặc

điểm chủ yếu và hình vẽ sơ bộ cho 15 chi, 42 loài trong tổng số 16 chi, 47 loài (chi

Holigarna có trong khóa nhưng không liệt kê loài) thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở

miền Nam Việt Nam. Những năm 1992 & 2000 tác giả cho xuất bản 2 công trình về thực

vật Việt Nam “Cây cỏ Việt Nam” [58, 59], đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố

và hình vẽ minh họa sơ bộ cho 24 chi, 70 loài thuộc họ Anacardiaceae ở Việt Nam gồm:

Buchanania (6 loài), Mangifera (12 loài), Anacardium (1 loài), Swintonia (5 loài),

Melanorrhoea (2 loài), Gluta (7 loài), Bouea (2 loài), Allospondias (1 loài), Spondias (3

loài), Choerospondias (1 loài), Lannea (1 loài), Dracotomelon (3 loài), Pleiogynium (1

loài), Pegia (1 loài), Semecarpus (12 loài), Holigarna (1 loài), Drimycarpus (1 loài),

Rhus (2 loài), Toxicodendron (2 loài), Pentaspadon (2 loài), Pistacia (2 loài), Schinus (2

loài). Mặc dù chưa xây dựng khóa định loại cho các loài của chi, đặc điểm hình thái ngắn

gọn, hình vẽ minh họa đơn giản, thiếu một số dẫn liệu về sinh học, sinh thái, nhưng công

trình này được xây dựng dựa trên các mẫu tiêu bản các loài thuộc họ Anacardiaceae thu

thập ở Việt Nam và phần lớn lưu trữ tại Viện Sinh học nhiệt đới (VNM) thành phố Hồ

Chí Minh và Bảo tàng tự nhiên Paris (Pháp). Do vậy công trình này được nhiều nhà khoa học nghiên

cứu sử dụng.

Trần Công Khánh (1992) [60] trong cuốn sách “Cây độc Việt Nam” đã giới thiệu

trong họ Anacardiaceae có 01 loài chứa chất độc trong họ Xoài ở nước ta là Rhus

27

sueccedanea L. Toàn bộ cây đều có nhựa mủ, gây dị ứng, mẩn đỏ, đau ngứa ở da người

(lở sơn); nếu ăn sẽ gây nôn mửa, co giật. Họ này cũng còn có nhiều loài khác có nhựa

độc như vậy.

Nguyễn Tiến Bân & cs (1984) [61] trong công trình “Danh lục thực vật Tây

Nguyên” đã liệt kê 12 chi và 20 loài thuộc họ Xoài ở Tây Nguyên. Nguyễn Tiến Bân

(2003) [62] trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đã biên soạn họ Xoài

(Anacardiaceae) ở nước ta dựa trên các nghiên cứu trước đó của Lecomte (1908), Phạm

Hoàng Hộ (1992, 2000). Tác giả đã cung cấp một số thông tin về phân loại, vùng phân

bố, một số đặc điểm sinh học và sinh thái, giá trị sử dụng. Tổng số có 22 chi, 61 loài, 3

thứ và nhiều thứ trồng (cv.), được xếp theo vần ABC để tiện tra cứu. Điều giá trị nhất của

tài liệu này là các danh pháp khoa học chỉnh lý theo đúng luật danh pháp quốc tế hiện

hành, khắc phục hạn chế của một số tài liệu trước đó (Lecomte, Phạm Hoàng Hộ,...) vì

vậy được nhiều người sử dụng.

Đỗ Huy Bích và cs (2004) [63] giới thiệu 7 chi, 10 loài là thuốc của họ

Anacardiaceae ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc. Mỗi loài gồm mô tả đặc điểm hình

thái, sinh thái và hình vẽ minh họa.

Ngoài ra còn có một số tác giả công bố một số kết quả nghiên cứu về giá trị sử

dụng làm thuốc như Đỗ Tất Lợi (2000) [64], Võ Văn Chi (2012) [65, 66]; Viện Dược liệu

(2016) [67] công bố một số loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) có giá trị làm thuốc ở Việt Nam.

Đỗ Tất Lợi (2000) [64] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã giới

thiệu 6 loài họ Xoài (Anacardiaceae) được sử dụng làm thuốc.

Nguyễn Tiến Bân và cs (2000) [68] trong “Tên cây rừng Việt Nam” đã thống kê

với 13 chi và 13 loài họ Xoài có vai trò quan trọng trong lâm nghiệp. Trong đó các loài

thuộc chi Spondias đã chuyển sang chi khác.

Sách Đỏ Việt Nam (2007) [69] và Danh lục Đỏ Việt Nam, phần thực vật (2007)[70]

đã liệt kê 3 loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) có giá trị bảo tồn trong đó có 1 loài ở phân

hạng nguy cấp (EN) và 2 loài sẽ nguy cấp (VU) do khai thác quá mức, khu phân bố đang bị thu

hẹp. Trong Danh lục Đỏ thế giới 6 loài ở Việt Nam đã được ghi tên (IUCN) [71].

Võ Văn Chi (1991, 1997) [72,73]; và đáng lưu ý là công trình năm 2012 [65, 66]

đã giới thiệu 18 chi, 33 loài làm thuốc của họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam trong

“Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị làm

thuốc, hình vẽ mỗi loài.

28

Viện dược liệu (2016) [67] trong “Danh lục cây thuốc Việt Nam” đã thống kê 12

chi, 16 loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) có giá trị làm thuốc. Công trình đã cung cấp

đặc điểm hình thái, giá trị làm thuốc, hình vẽ mỗi loài.

1.3. Tình hình nghiên cứu phân loại thực vật bằng phương pháp sinh học phân tử

Ơ thực vật hệ gen lục lạp có kích thước từ 120 kb – 220kb, kích thước này thay đổi do có

sự tồn tại của 2 vùng lặp lại ngược chiều nhau, tách hệ gen lục lạp thành 2 vùng (vùng lớn

LSC và vùng nhỏ SSC). Số lượng gen lục lạp lớn hơn số lượng gen nhân và gen ty thể, đồng

thời khả năng tồn tại của gen lục lạp cũng lớn hơn số lượng gen nhân và gen ty thể trước

những thay đổi, tác động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù phần lớn ADN lục lạp đều mang

số lượng gen như nhau, tuy nhiên đôi khi một số gen di trú vào ADN nhân và biến mất khỏi

hệ gen lục lạp. Các gen lục lạp có tốc độ đột biến thấp hơn từ 4 – 5 lần so với gen trong nhân,

nhưng nhanh hơn khoảng 3 lần so với ADN ty thể thực vật và thường xuyên được sử dụng

trong nghiên cứu phân loại (Lahay van der Bank & al., 2008) [74]. Các nghiên cứu cấu trúc

phân tử hệ gen lục lạp ở hầu hết các loài thực vật bậc cao cho thấy tỷ lệ thay thế trong hệ gen

lục lạp thấp hơn rất nhiều so với hệ gen nhân và chúng cũng có mức tái tổ hợp rất thấp, di

truyền theo một dòng (Wolfe & al. 1987) [75]. Một số vùng gen lục lạp thường được sử dụng

trong nghiên cứu hệ thống học phân tử thực vật hiện nay bao gồm: matK,

trnL-trnF, rbcL, psbA – trnH, rpoB,… tất cả các gen thuộc hệ gen lục lạp thường có mức độ

biến đổi không lớn hơn 2% giữa các loài lân cận (Cbol, 2009) [76]. Vì những lý do như vậy

gen lục lạp được sử dụng phổ biến hơn so với gen nhân và gen ty thể trong nghiên cứu, giải

trình tự các loài thực vật.

DNA barcoding là đoạn ADN ngắn (thường từ 200-500 bp) đặc trưng cho loài/nhóm

loài, dễ khuếch đại và bền vững. Hiện nay DNA barcoding đã được sử dụng rất nhiều trong

phân loại và giám định các loài động vật, thực vật. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc so

sánh các vùng trình tự ADN ngắn có tốc độ tiến hóa nhanh để định loại các loài. Phương

pháp này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng sinh vật khác nhau như thực vật, động vật,

vi sinh vật…

Các vùng ADN mã vạch được sử dụng để phân loại thường là các trình tự thuộc hệ gen

lục lạp và hệ gen nhân (Kress & al. 2005; Prennisi, 2007; Lê Thị Thu Hiền & al. 2012) [77, 78,

79]. Trên thế giới việc sử dụng phương pháp mã vạch ADN để phân biệt các loài đã phổ biến

và thông dụng từ những thập niên 90 của thế kỷ trước. Một số vùng gen nhân và lục lạp

29

thường dùng trong phân loại/giám định thực vật gồm ITS, 18S, matK, rbcL, rpoB, psbA – trnH,

trnL-trnF (Cbol 2009, Komatsu & al. 2001, Kress. Al. 2007, Kim & al. 2007) [76, 80, 81, 82].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 2 vùng gen gồm rbcL, trnL-trnF để đánh

giá khả năng phân biệt loài trong họ Xoài.

- RbcL là vùng gen đệm trong lục lạp dài khoảng 1500 bp mã hoá cho protein

Rubico. Protein này có 8 tiểu phần lớn (55 kDa) và 8 tiểu phần nhỏ (12 kDa) giống nhau.

Các tiểu phần lớn được mã hóa bằng gen lục lạp (rbcL), còn các tiểu phần nhỏ mã hóa

bằng gen nhân. Riêng đối với tảo nâu và tảo đỏ đã phát hiện thấy gen lục lạp mã hóa cho

tiểu phần nhỏ. Các gen rbcL ở thực vật bậc cao không có intron. Các gen này được dùng

nhiều trong nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại (Cbol, 2009) [76].

- TrnL-trnF là vùng gen dài khoảng 1000 bp. Các gen trnL ở thực vật bậc cao không

có intron. Các gen này được dùng nhiều trong nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng

loại. (Cbol, 2009; TrnL-trnF Integenic…)[76, 83].

Trong thời gian gần đây, nghiên cứu hệ thống phân loại thực vật đã phát triển và

trở nên hiện đại hơn khi đã sử dụng phương pháp sinh học phân tử (Molecular

Taxonomy) để hỗ trợ cho phương pháp hình thái so sánh trong trường hợp cần thiết, thậm

chí bế tắc khi nghiên cứu. Với chuyên ngành phân loại thực vật, phương pháp hình thái

so sánh truyền thống vẫn là cơ bản để xác định tên khoa học của đơn vị phân loại cũng

như mối quan hệ thân thuộc của chúng. Tuy nhiên để tăng độ chính xác, đặc biệt chứng

minh được mối quan hệ họ hàng, hướng tiến hóa và phác họa được cây phát sinh chủng

loại, đồng thời khóa định loại đơn vị phân loại cũng thể hiện mối quan hệ gần gũi, nên

cần dùng phương pháp sinh học phân tử để hỗ trợ.

Cây phát sinh chủng loại là một sơ đồ thể hiện mối quan hệ di truyền các đơn vị

phân loại, quan hệ tiến hóa giữa các đơn vị phân loại được xây dựng trên sự giống và

khác nhau của các đặc điểm vật chất di truyền hay cơ thể. Phân tử là sự giống và khác

nhau về cấu trúc ADN giữa các đơn vị phân loại. Các đơn vị phân loại được nối với nhau

trên cây phát sinh chủng loại thể hiện mối quan hệ di truyền.

Vì vậy hiện nay kỹ thuật sinh học phân tử đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các

nhà nghiên cứu phân loại phát hiện đơn vị phân loại mới, giải quyết mối nghi ngờ vị trí

phân loại, từ đó đánh giá đầy đủ tính đa dạng di truyền, quan hệ chủng loại và mức độ

tiến hóa của nhiều đơn vị phân loại thực vật. Nếu so sánh chỉ thị hình thái thì chỉ thị ADN cho

độ chính xác cao hơn.

30

Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, việc phát triển các chỉ thị ADN đã được thực hiện.

Đó là các chỉ thị về đa hình độ dài các đoạn cắt giới hạn RFLP (Botstein & al. 1980); đa

hình các đoạn ADN nhân ngẫu nhiên (RAPD, William & al. 1990); chỉ thị tiểu vệ tinh

microsatellite (Litt & Luty, 1989) hay còn gọi là chỉ thị đoạn các trình tự lặp lại đơn giản

SSR (Jacop & al, 1991) và chỉ thị độ dài các đoạn nhân chọn lọc AFLP (Zabeau & Vos,

1993) (dẫn theo N. N. Thìn, 2007) [84].

Cho đến nay, có thể nói đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về họ Xoài

(Anacardiaceae), các công trình nghiên cứu gần đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành

phần hoá học và nhân giống. Một số công trình nghiên cứu về hình thái và di truyền phân tử họ

Xoài (Anacardiaceae) như các nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ (2000) [59]; Vũ Công Hậu

(2000) [85]; Quảng Ngọc Vàng & Võ Công Thành (2005) [86]; Huỳnh Trường Huê & cs.

(2008) [87];… đã cung cấp nhiều số liệu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoá, phân tử của

họ Xoài (Anacardiaceae) nhưng các đặc điểm phân tử đặc hiệu xác định loài trong họ Xoài

(Anacardiaceae) là chưa có.

Wannan (2006) [88] đã kết luận nhờ phân tích vùng gen rbcL trên 7 chi từ họ Xoài

(Anacardiaceae) đã chỉ ra rằng Anacardiaceae và Burseraceae là 2 chi có quan hệ gần gũi nhau

và là 2 nhóm chính trong họ Xoài (Anacardiaceae). Dữ liệu nghiên cứu của nhóm Chayamarit

(1997) [89] về vùng gen rbcL và Miller & al. (2001) [90] về vùng gen ITS đã hỗ trợ cho chính

xác cho kết luận của nhóm nghiên cứu Wannan & Quinn (1992) [91]. Loài Rhus s.s.

(subgenera: Lobadium and Rhus) ở Mỹ đã được chứng minh là có liên quan chặt chẽ với nhau

và gần hơn so với các chi khác của Rhoeae bao gồm Actinocheita, Cotinus, Malosma, Schinus,

Searsia và Toxicodendron (Miller & al. (2001) [90]; Wannan (2006) [88]). Tương tự, nhóm

nghiên cứu của Aguilar - Ortigoza & Sosa ( 2004) [92] kết hợp trình tự vùng gen rbcL và dữ

liệu có trên Genbank cho 22 chi của họ Xoài (Anacardiaceae) đã chỉ ra 6 loài thuộc chi

Pseudosmodingium được chứng minh là có liên quan chặt chẽ nhất với các loài thuộc chi

Bonetiella đều có nguồn gốc ở Mexico.

Nhóm nghiên cứu của Pell & Urbatsch (2001) [93] công bố trong hội thảo từ việc phân

tích dữ liệu gen lục lạp gồm vùng gen matK và trnL - trnF đã góp phần củng cố kết luận của

hai nhóm Wannan & Quinn (1991) [94] và nhóm Pell & Urbatsch (2001) [93] là

Anacardiaceae và Burseraceae có quan hệ gần gũi nhau và là 2 nhóm chính trong họ Xoài

(Anacardiaceae). Các tác giả cũng chỉ ra họ Anacardiaceae đã được chứng minh là một họ

riêng rẽ. Tuy nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh quan điểm trên.

31

Nghiên cứu của Jessica Naiana Silva & al. (2015) [95] sử dụng 03 chỉ thị phân tử là

vùng gen rbcL; trnH-psbA; và matK cho thấy hai vùng gen là rbcL và matK có hệ số đa dạng

di truyền thấp ít có khả năng phân loại các loài trong chi Spondias của họ Xoài

(Anacardiaceae). Chỉ có chỉ thị phân tử là vùng gen trnH-psbA phân biệt hầu hết các loài trong

chi Spondias của họ Xoài (Anacardiaceae). Tuy nhiên, họ chứng minh được không thể phân

biệt hai loài Spondias venulosa và Spondias tuberosa mặc dù chúng khác nguồn gốc với nhau.

Hiện nay, với sự phát triển của sinh học phân tử thì công tác bảo tồn đã chú trọng hơn

đến hiện tượng di truyền và đa hình các alen trong quần thể. Các kỹ thuật thường dùng trong

nghiên cứu bảo tồn quần thể gồm allozyme, RAPD, AFLP, RFLP, ISSR…và gần đây nhất là

kỹ thuật microsatellite (SSR) với ưu điểm là tính toán được tần số alen, chiều hướng di truyền

của các thế hệ tiếp sau (next generation).

Nghiên cứu của Nagendra K Singh & al. (2016) [96] đã giải mã bộ gen trình tự loài

Xoài (Mangifera indica L.). Họ sử dụng phương pháp SSR giải mã bộ gen trình tự loài Xoài

gồm xác định trong bộ gen xoài có 122.332 locus SSR và đã phát triển 8.451 loại Type1 SSR

và 835 HSSR cho mức độ đa hình cao. Những nguồn gen này sẽ nhanh chóng theo dõi sự cải

thiện giống Xoài cho năng suất cao, tăng sức đề kháng bệnh tật và chất lượng sử dụng.

Một nghiên cứu khác của Sangjin Jo & al. (2017) [97] đã giải mã bộ gen trình tự loài

Xoài (Mangifera indica L. (Anacardiaceae) dài hoàn chỉnh 157,780 bp. Plastome chứa 112

gen, trong đó 78 là gen mã hóa protein, 30 là gen tRNA và bốn là gen rRNA. Mười sáu gen

chứa một intron và hai gen có hai intron. Hàm lượng A-T trung bình của plastome là 62,1%.

Các tác giả Theodor & al. (2019) [24] đã xây dựng cây phát sinh chủng loại thực vật

ngành thực vật Hạt kín (Angiospermae) trên cơ sở tổng hợp đặc điểm hình thái và sinh học

phân tử, Theo đó họ Xoài (Anacardiaceae) và 8 họ khác được sắp xếp trong bộ Sapindales,

liên bộ Malvids (với 8 bộ), Rosids, Superrosids, Pentapetale, Core Eudicots, Eudicots của

Elarly Angiospermae. Hệ thống này bao gồm 64 bộ với 420 họ được APG IV công nhận.

Sơ đồ cây phát sinh chủng loại theo phương pháp Neighbor – Joining (NJ) và

Maximum Likehood (ML) được tiến hành trên phần mềm MEGA 7 và PAUP của Wolfe &

al. (1987) [75] và Zhu & al (2003) [98]. Theo đó mối quan hệ di truyền của các loài được thể

hiện bằng cây phát sinh chủng loại, sơ đồ thể hiện mối quan hệ tiến hóa giữa các loài, được xây

dựng trên sự giống và khác nhau của các đặc điểm di truyền.

Về nghiên cứu di truyền quần thể đối với các loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae), từ

những năm 1990, khi kỹ thuật điện di Isozyme mới ra đời thì các nhóm nghiên cứu thực vật đã

32

thực hiện thành công trên nhiều đối tượng loài thực vật, sau này các phương pháp RAPD,

AFLP, RFLP đều lần lượt được thử nghiệm tại đây và so sánh kết quả với nhau. Đặc biệt gần

đây khi kỹ thuật SSR được sử dụng phổ biến thì được nhóm nghiên cứu của Nagendra K

Singh & al. (2016) [96] sử dụng thành công trên cây Xoài (Mangifera indica L.). Đây là bước

khởi đầu là cơ hội để tiếp tục kế thừa cho các nghiên cứu tiếp theo trên các loài thuộc họ Xoài

(Anacardiaceae) để giúp việc phân loại được chính xác và hiệu quả hơn.

Tại Việt Nam sinh học phân tử cũng bắt đầu được ứng dụng trong nghiên cứu

phân loại thực vật.

Một loạt các công trình nghiên cứu phân loại là luận án Tiến sĩ đã dựa trên cách

tiếp cận giữa đặc điểm hình thái và sinh học phân tử để xác định tên khoa học chính xác,

phát hiện loài mới và xây dựng cây phát sinh chủng loại với mối quan hệ thân thuộc các

đơn vị phân loại (N. T. Cường, 2012; Đ. V. Sơn, 2015; Đ. V. Hài, 2016; B. H. Quang,

2016;...) [99, 100, 101, 102].

Các tác giả V. T. T. Hiền, Đ. T. Phòng & cs. (2012) đã có một số công trình

nghiên cứu phân loại chi Tre (Bambusa). Theo đó, chi Tre gồm những loài chỉ ra hoa 1

lần trong chu kỳ sống vài chục năm, nên không dễ có hoa để xác định chính xác phân loại

các loài. Vì vậy phải dùng phương pháp sinh học phân tử để bổ sung làm sáng tỏ một số

nghi ngờ giới hạn các đơn vị phân loại bậc chi và loài [103, 104, 105].

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Vườn thực vật New York (NYBG,

USA) đã hợp tác nghiên cứu họ Anacardiaceae tại 9 vùng của Việt Nam với 25 loài thuộc

25 chi. Trong đó có 5 chi sử dụng phương pháp sinh học phân tử để xác định. Đặc biệt 2

loài Pentaspadon annamense và P. poilane [106].

1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae )

- Vị trí họ Xoài (Anacardiaceae) trong hệ thống phân loại ngành Ngọc lan (Magnoliophyta

- Angiospermae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida – Dicotyledoneae)

Hầu hết các tác giả xếp họ Xoài (Anacardiaceae) trong bộ Sapindales (76,2%), một số

xếp trong bộ Rutales (19,1%) và rất ít xếp trong bộ Burserales (4,7%).

Tuy nhiên các đơn vị phân loại trên bộ hầu hết các tác giả thống nhất theo cùng

chiều hướng tiến hóa (dù tên gọi có thể khác nhau) như lớp Magnoliopsida -

Dicotyledoneae, ngành Magnoliophyta – Angiospermae.

- Tình hình nghiên cứu hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) trên thế giới

Có 3 quan điểm về hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) là:

33

+ Từ họ Xoài (Anacardiaceae) trực tiếp tới các chi mà không qua đơn vị phân loại

trung gian.

+ Từ họ Xoài (Anacardiaceae) thành các tông (trib.) để tới các chi.

+ Từ họ Xoài (Anacardiaceae) chia thành phân họ (subfam.), tông (trib.) và các chi.

Tuy nhiên dù chia thành tông hay phân họ, nói chung các đơn vị phân loại này vẫn

mang đặc điểm gần như nhau và các chi cũng tương tự.

- Tinh hinh nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae)ở một số vung lân cận với Việt Nam

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ gần cận nước ta cũng đã có những công trình

nghiên cứu về phân loại thực vật và ứng dụng các loài trong họ Xoài (Anacardiaceae).

- Tinh hinh nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

Các công trình về họ Xoài (Anacardiaceae) ở nước ta bắt đầu rất sớm. Trong đó

đáng chú ý là công trình nghiên cứu phân loại của Tard. – Blot (1962) [12].

Bên cạnh các tài liệu này, hàng loạt các công trình có tính ứng dụng về họ Xoài

(Anacardiaceae) đề cập chủ yếu giá trị sử dụng về gỗ, làm thuốc,...

Ngoài các đặc điểm về hình thái so sánh truyền thống việc sử dụng các đặc điểm

về sinh học phân tử sẽ góp phần nâng cao độ chính xác và chất lượng trong các nghiên

cứu về phân loại nói chung và họ Xoài nói riêng.

Như vậy họ Xoài (Anacardiaceae) được nghiên cứu từ hơn 2 thế kỷ (1773) và ở

Việt Nam cũng bắt đầu sau đó hơn chục năm (1790). Tuy nhiên ở nước ta cũng chưa có

một công trình phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) đầy đủ và hệ thống, cập nhật kịp thời

thông tin mới, phù hợp thời đại.

Vì vậy cần thiết có một công trình đầy đủ và hệ thống để bổ sung khiếm khuyết

này cho họ Xoài ở Việt Nam.

Từ các tư liệu hiện có cho thấy để nghiên cứu về phân loại họ Xoài

(Anacardiaceae) ở nước ta còn có những hạn chế nhất định, chưa cập nhật về mẫu vật về

thông tin và còn thiếu tính hệ thống. Vì vậy “Nghiên cứu phân loại họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Việt Nam” là vấn đề mang tính cấp thiết có ý nghĩa khoa học và giá trị

ứng dụng cao trong thực tiễn.

34

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi, vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các đơn vị phân loại (chủ yếu là chi

và loài) thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án về chuyên môn là phân loại và về không

gian là toàn bộ các vùng miền thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Vật liệu nghiên cứu là các cá thể loài và thứ thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) sống

trong tự nhiên, các mẫu vật lưu trữ tại các phòng tiêu bản thực vật trong và ngoài nước

(tổng số khoảng 1200 mẫu vật thuộc khoảng 355 số hiệu), các hình, ảnh, tài liệu đã được

công bố có liên quan đến họ Xoài trên thế giới và Việt Nam.

- Vật liệu nghiên cứu sinh học phân tử là một số loại thuộc họ Xoài

(Anacardiaceae) có ở Việt Nam. Vật liệu nghiên cứu là 25 mẫu lá khô thuộc 15 loài, 1

thứ họ Xoài (đại diện cho các phân họ, tông, chi) được bảo quản trong silicagel thu ở Việt

Nam. Các vùng gen được chọn lựa là các vùng gen lục lạp: trnL-trnF và rbcL.

2.2. Nôi dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số công trình về hệ thống học, phân loại học, hình thái học… họ

Xoài (Anacardiaceae) trên thế giới và Việt Nam. Từ đó xác định rõ vị trí phân loại của họ

trong lớp Hai lá mầm – Dicotyledoneae, lựa chọn được hệ thống phân loại phù hợp nhất

cho việc sắp xếp phân loại các đơn vị phân loại trong họ Xoài(Anacardiaceae) ở Việt

Nam.

- Xác định trình tự các nucleotide của các vùng gen nghiên cứu (trnL-trnF và

rbcL). Xây dựng Sơ đồ mối quan hệ gần gũi của một số đại diện họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Việt Nam, dựa trên trình tự các nucleotide thuộc các vùng gen lục lạp

trnL-trnF và rbcL từ các mẫu nghiên cứu ở Việt Nam và dữ liệu được công bố trên

Genbank.

- Xác định các đặc điểm hình thái đặc trưng họ Xoài (Anacardiaceae) qua các đại

diện ở Việt Nam để phục vụ nghiên cứu định loại các đơn vị phân loại (chi, loài) như

dạng thân, lá, cụm hoa, hoa, quả, hạt,… (kèm hình vẽ, ảnh màu).

- Xây dựng khóa định loại các chi thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) và các loài, thứ

thuộc các chi họ này ở Việt Nam.

- Mô tả một số đặc điểm hình thái các nội dung của đơn vị phân loại chủ yếu là loài.

35

+ Các tông (trib.): danh pháp khoa học chính thức và tên Việt Nam phổ biến; trích

dẫn tài liệu cần thiết, đặc điểm hình thái đặc trưng, chi chuẩn và số lượng chi, loài thế

giới và Việt Nam.

+ Các chi (gen.): danh pháp khoa học chính thức và tên Việt Nam phổ biến; trích

dẫn tài liệu cần thiết, tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác, đặc điểm hình thái đặc

trưng, loài chuẩn và số lượng loài thế giới và Việt Nam.

+ Đặc biệt là loài với các nội dung chủ yếu: danh pháp khoa học chính thức, các

tài liệu trích dẫn cần thiết, tên đồng nghĩa (syn.) có liên quan; tên Việt Nam phổ biến và

các tên khác; mô tả đặc điểm hình thái quan trọng nhận biết đơn vị phân loại; mẫu chuẩn,

nơi thu mẫu vật đầu tiên (loc. class.), người thu mẫu, số hiệu, nơi lưu trữ (typus); sinh

học và sinh thái; phân bố (trong và ngoài nước); mẫu nghiên cứu, nơi lưu trữ; giá trị sử

dụng (nếu có), giá trị bảo tồn (nếu có); ghi chú (nhận xét, quan điểm, thảo luận,… nếu

có); kèm hình vẽ (nếu có), ảnh màu (nếu có), sơ đồ phân bố.

- Tổng hợp thông tin về giá trị khoa học, giá trị sử dụng, phân bố.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa và tổng quan tài liệu

Thông qua các công trình khoa học liên quan, kế thừa các kết quả nghiên cứu hệ

thống phân loại họ Xoài của thế giới và trong nước, về hệ thống phân loại và các đặc

điểm hình thái sinh học phân tử, sinh học và sinh thái, giá trị sử dụng, bảo tồn, phân bố,

các mẫu vật lưu trữ tại các phòng tiêu bản, các mẫu chuẩn, hình vẽ, ảnh màu. Đồng thời

bổ sung và cập nhật thêm các mẫu vật, các dẫn liệu mới để có thể nghiên cứu phân loại

một cách đầy đủ và có hệ thống về họ Xoài ở Việt Nam. Kiểm kê, phân tích, tổng hợp từ

các công trình khoa học để đánh giá nhận xét về các hệ thống phân loại họ

Anacardiaceae, chọn lọc hệ thống phù hợp và đáng tin cậy cho họ Anacardiaceae ở Việt

Nam, cũng như tập hợp các thông tin khác cho việc xây dựng khóa định loại đơn vị phân

loại, mô tả đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử

dụng và bảo tồn, những nhận xét,…

2. 3. 2. Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật và thông tin ngoài thực địa

Điều tra thu thập mẫu vật và tài liệu về họ Xoài (Anacardiaceae) được tiến hành

trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các tuyến điều tra được thực hiện, tại các vùng có điều kiện

tự nhiên khác nhau, từ Tây sang Đông, từ Bắc vào Nam, từ vùng núi đến trung du, đồng

bằng, ven biển,… Nhất là các khu vực có điều kiện sinh thái phù hợp với sự phân bố ở điều

36

kiện tự nhiên và điều kiện trồng trọt với các loài họ Anacardiaceae. Thường là vùng có tính

nhiệt đới, vùng phía Nam, trong rừng tự nhiên và cả nơi có trồng một số loài. Dựa trên cơ

sở các đơn vị có nhiều rừng được bảo tồn là các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên

nhiên, các tỉnh miền núi. Tại mỗi điểm xác định phương pháp tuyến điểm theo phương

pháp nghiên cứu thực vật của N. N. Thìn (1997) [107], các tuyến phải chạy qua các điều

kiện địa hình khác nhau và các điểm thu mẫu, tài liệu đại diện sự có mặt đơn vị phân loại

họ Anacardiaceae. Ngoài ra điều tra thông tin qua phỏng vấn địa phương, thu mẫu qua các

mùa khác nhau. Mẫu vật phải đủ tiêu chuẩn để định loại như kích thước không quá 35 × 42 cm,

3-5 mẫu mỗi cá thể, có etiket ghi số liệu…gồm cành lá, hoa, quả và được sử lý đúng quy

trình, kỹ thuật (ép, sấy, tẩm độc, bảo quản lâu dài). Đồng thời ghi chép tài liệu tại điểm

điều tra đầy đủ các thông tin cần thiết về địa chỉ, tên địa phương, điều kiện sinh thái, tọa

độ, cao độ, đặc điểm thực vật không tồn tại trên mẫu khi khô như màu sắc, mùi vị, cấu tạo

tự nhiên của hoa, quả, chụp ảnh,…

Thống kê các điểm đã thu thập mẫu vật và tư liệu: vùng tây Bắc Bộ (Lai Châu, Sơn La,

Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ…); Đông Bắc Bộ (Hà Giang, Tuyên Quang,

Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,…); Đồng bằng sông

Hồng (Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng…); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị,

Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,…); Duyên hải Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận,

Bình Thuận, Khánh Hòa,…); Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng,…); Đông Nam Bộ

(Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh,…); Đồng bằng

sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) (Kiên Giang,…). Tổng số khoảng 210 lượt địa điểm (cấp tỉnh).

(Sơ đồ các điểm thu mẫu và phân bố các đơn vị phân loại họ Anacardiaceae ở Việt Nam).

Mẫu nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xác định tên khoa học đơn vị phân loại, mô

tả đặc điểm hình thái, nơi phân bố và các thông tin khác một cách chính xác. Tổng số

mẫu nghiên cứu họ Xoài (Anacardiaceae) khoảng 355 số hiệu với khoảng 1200 mẫu, loài

nhiều số hiệu (11-33 số hiệu) có 10 loài; ít nhất (1 số hiệu) có 11 loài. Các mẫu nghiên

cứu lưu trữ tại phòng Tiêu bản thực vật Viện sinh học nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh

(HM, VNM) có một số là Isotypus của mẫu Holotypus lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử tự

nhiên Paris (Pháp) (P) do các nhà thực vật Pháp thu thập từ thế kỷ 19 như Poilane,

Petelot, Pierre,… Đồng thời còn được so sánh với ảnh mẫu lá Typus của khoảng 40 loài

của Bảo tàng thực vật Đức, trong đó có mẫu Việt Nam.

37

Ngoài thu thập mẫu và tài liệu cho nghiên cứu hình thái so sánh, để phục vụ phương pháp sinh

học phân tử đã thu thập mẫu lá tươi ở cây trưởng thành, ép trong giấy hút ẩm hay cho trực tiếp vào lọ

có silicagel. Thực hiện các bước tiến hành tách ADN tổng số: lựa chọn sử dụng hóa chất, bộ Deasy

plant Minikit (Qiagen).

2.3.3. Phương pháp xác định tên khoa học, đánh giá giá trị khoa học (bảo tồn)

và sử dụng, xây dựng sơ đồ phân bố

Phương pháp so sánh hình thái được sử dụng khi nghiên cứu phân loại các đơn vị

phân loại thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam. Đây là phương pháp truyền thống

và phổ biến trong nghiên cứu phân loại thực vật đã và đang được thực hiện ở trên thế giới

và nước ta để xác định tên khoa học của các đơn vị phân loại một cách chính xác nhất.

Khoá định loại đến các đơn vị phân loại được xây dựng theo kiểu khoá lưỡng phân dựa

trên đặc điểm hình thái đối lập các cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng. Danh pháp

của các đơn vị phân loại được xử lý dựa trên luật danh pháp quốc tế (International Code

of Nomenclature for algae, fungi, and plants - Shenzhen Code, 2017). Bản mô tả các đơn

vị phân loại được sắp xếp theo thứ tự: cơ quan sinh dưỡng (thân, cành, cuống lá, phiến

lá...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, hoa, quả...), các đặc điểm nổi bật khác...

Các tài liệu được sử dụng tham khảo chính của các tác giả: Pierre (1897-1898)

[49], M. H. Lecomte (1908) [40], Tard.-Blot (1962) [12], Ding Hou (1979) [13], T. L.

Ming (1980) [14], Phạm Hoàng Hộ (1992, 2000) [58, 59]; T. L. Ming & Anders Basfor

(1999) [15], … Đồng thời so sánh với các mẫu chuẩn, hình ảnh mẫu chuẩn tại các phòng

tiêu bản uy tín và bản mô tả gốc. Thuật ngữ hình thái theo Nguyễn Bá (1978, 2006) [108,

109], Nguyễn Bá & cs (2014) [110], Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [107]. Dùng phương

pháp tổng hợp các công trình nghiên cứu về giá trị sử dụng hoặc giá trị khoa học, kết hợp

tài liệu thu thập từ thực tế điều tra. Các tài liệu liên quan có thể dùng nghiên cứu như:

PROSEA (1989-2003) [111], 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý & cs.

1993) [112]. Cây thuốc và động vật làm thuốc, 1-2 (Đ. H. Bích & cs.,2004) [62]; Từ điển

cây thuốc Việt Nam 1-2 (V. V. Chi, 1997, 2012) [73, 65, 66]; Từ điển thực vật thông

dụng 1-2 (V. V. Chi, 2003-2004) [113, 114]; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đ.

T. Lợi, 1995-2000) [64]; Cây gỗ rừng Việt Nam 1-7 (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971,

1978, 1981, 1986,1987, 1988) [51, 52, 53, 54, 55, 56]; Danh lục các loài thực vật Việt

Nam, 2 (N. T. Bân & cs., 2003) [62]; Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, 2 (L. K. Kế & cs.,

1971) [50]; Sách Đỏ Việt Nam, phần Thực vật, phần 2 (N. T. Bân (Chủ biên), Bộ Khoa

38

học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) [69]; Danh

lục Đỏ thế giới IUCN 2010 [71]; Tài nguyên thực vật Việt Nam (T. M. Hợi & cs. 2013)

[115].

Đáng chú ý trong các phương pháp nghiên cứu thực vật nói trên như điều tra thu

thập mẫu vật và tài liệu tại thực vật, định loại mẫu vật để xác định tên khoa học các đơn

vị phân loại, xây dựng khóa định loại,… hầu hết tham khảo công trình phương pháp

nghiên cứu của N. N. Thìn (2007) [84] 1997 [107], 2005 [116], 2006 [117], N. N. Thìn,

Đ. T. Sy (2004) [118].

Dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam (Bản đồ 3.1) [119] để đánh dấu các nơi đã

thu mẫu và nơi phân bố loài (theo đơn vị tỉnh, thành phố). Mỗi sơ đồ 1 - 6 loài. Đánh giá

phân bố và loài đặc hữu theo L. T. Chấn & cs. (1999) [120], N. N. Thìn (1997) [107]…

2.3.4. Phương pháp sinh học phân tử

Phương pháp này hỗ trợ thêm cho phương pháp hình thái so sánh khi cần thiết và

làm cho công tác nghiên cứu thêm phần chính xác, đặc biệt là chứng minh được mối quan

hệ thân thuộc giữa các đơn vị phân loại và hướng tiến hóa. Các mẫu vật được thu đồng

thời với mẫu nghiên cứu hình thái.

Mẫu nghiên cứu sinh học phân tử được phân tích bởi Phòng Hệ thống học phân tử

và di truyền bảo tồn – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

a. Tách chiết ADN tổng số

Các mẫu lá thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) được bảo quản trong silicagel cho đến

khi thực hiện các nghiên cứu phân tử. Phương pháp tách chiết ADN tổng số theo quy

trình của Doyle và Doyle (1987) [121], có cải tiến theo phòng thí nghiệm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Cân 0,3g mẫu lá (hoặc vỏ cây). Mẫu được nghiền trong nitơ lỏng bằng cối

chày sứ vô trùng, nghiền thành bột mịn, chuyển ngay bột mịn vào ống eppendorf 2ml.

Bước 2: Bổ sung 800 l đệm rửa (Tris-HCl 100mM, EDTA 5mM, NaH2PO4 0,5%)

vào ống eppendorf chứa mẫu, vortex tạo thành dịch đồng nhất. Ly tâm 12000 v/p trong 5

phút. Loại bỏ dịch nổi (lặp lại bước này 2 lần).

Bước 3: Bổ sung 800l đệm tách chiết (NaCl 1,5M, Tris-HCl 100mM, EDTA

20mM, CTAB 4%) votex tạo thành hỗn hợp đồng nhất, ủ 1 giờ 30 phút ở 650C thỉnh thoảng

trộn đều. Lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong 5 phút.

39

Bước 4: Bổ sung 800l chloroform: isoamylalcohol (24:1), đảo đều tạo thành dịch

đồng nhất. Ly tâm 12000v/p trong 10 phút ở 40C, hút dịch nổi sang ống eppendorf 1,5ml

mới (lặp lại bước này 2 lần).

Bước 5: Bổ sung 1 lần thể tích isopropanol đảo đều để ở tủ -200C 1 giờ. Ly tâm

12000 v/p trong 15 phút ở 40C, loại bỏ dịch nổi thu kết tủa.

Bước 6: Rửa tủa bằng ethanol 70%. Ly tâm 12000 v/p trong 5 phút ở 40C.

Bước 7: Làm khô ADN ở nhiệt độ phòng. Hoà tan ADN trong 50-100 l TE.

Bước 8: Bổ sung 3l RNase (10mg/ml), ủ ở 370C trong 1 giờ.

Bước 9: Bổ sung 2 lần thể tích ethanol 100% (lạnh), đảo nhẹ để trong tủ -200C trong

30 phút. Ly tâm 12000 v/p trong 5 phút ở 40C, loại bỏ dịch nổi thu tủa.

Bước 10: Rửa tủa bằng ethanol 70%. Ly tâm 12000 v/p trong 5 phút ở 40C.

Bước 11: Làm khô ADN ở nhiệt độ phòng. Hoà tan ADN trong 50-100 l TE. ADN

tổng số được kiểm tra độ sạch và hàm lượng ADN bằng đo quang phổ hấp thụ bước sóng

260nm và 280nm kết hợp với điện di trên gel agarose 0,8%. Sau đó pha loãng về nồng độ 10ng/l.

b. Thiết kế mồi đọc trình tự

Trình tự các cặp mồi sử dụng được thiết kế dựa trên vùng bảo thủ nằm ở hai đầu của

vùng gen nghiên cứu. Các mồi được thiết kế sao cho đạt được tỷ lệ phổ biến cho các loài

thuộc họ Xoài (Anacardiaceae). Đoạn gen rbcL và gen trnL-trnF lần lượt có độ dài khoảng

600 bp và 1000 bp. Các cặp mồi đặc hiệu được thiết kế trên cơ sở trình tự rbcL; trnL-trnF

của các loài trong họ Xoài (Anacardiaceae) trên Genbank. Trình tự 2 cặp mồi đặc hiệu được

dùng để khuếch đại gen được thể hiện bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng trình tự 2 cặp mồi dùng trong khuếch đại va đọc trình tự gen

TT Vùng

gen

Trình tự mồi Đô dài (bp)

1 rbcL

F: 3’- TCTAGCACACGAAAGTCGAAGT- 5’

600 R:5’-CTTCGGCACAAAATACGAAACGATCTCTCCA-3’

2 trnL-

trnF

F: 3’-CGA AATCGG TAG ACG CTACG -5’

1000

R: 5-‘ATT TGA AAC TGG TGA CACGAG-3’

40

c. PCR khuếch đại gen và điện di trên gel agarose

Nhân bản vùng gen rbcL; trnL-trnF dài khoảng từ 600 bp đến 1000 bp bằng kỹ

thuật PCR với cặp mồi đặc hiệu thiết kế trên cơ sở trình tự rbcL, trnL-trnF của các loài

trong họ Xoài (Anacardiaceae) trên Genbank. Phản ứng nhân gen được thực hiện trong

thể tích là 25 µl với các thành phần gồm có: Master Mix Dream Taq Green 2X: 12,5 µl;

MgCl2 25mM: 0,5 µl; Taq polymerase 5u/ml: 0,5 µl; 10 ng/µl ADN mẫu: 2 µl; Primer

(10pmol mỗi mồi xuôi hoặc ngược): 1,25 µl; H2O khử ion: 7 µl. Chu trình nhiệt của mỗi

phản ứng PCR: 950C 3 phút, sau đó là 35 chu kỳ lặp lại: 950C 30 giây; 540C 1 phút; 720C

1 phút; cuối cùng là 720C 10 phút để kết thúc phản ứng và giữ mẫu ở 40C. Phản ứng được

thực hiện trên máy PCR system 9700. ADN tổng số sau khi được tách và các sản phẩm

PCR thu được được điện di kiểm tra trên gel agarose 1%.

41

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3. 1. Đặc điểm hình thái họ Xoai (Anacardiaceae) ở Việt Nam

3. 1. 1. Thân (Ảnh 3.1-3.4)

Các đại diện của họ Anacardiaceae ở Việt Nam chủ yếu là cây thường xanh, đôi

khi gặp một số đại diện là cây rụng lá theo mùa (Allospondias lakonensis,

Choerospondias axillaris, Spondias spp., Holigarna kurzii).

Hầu hết các loài họ Xoài ở Việt Nam là cây thân gỗ; cây gỗ thân đứng (21 chi),

duy nhất chi Pegia (1 loài) là dây leo thân gỗ (P. sarmentosa) dài tới 20 m. Các loài

thuộc cây gỗ lớn (cao trên 25 m) có khoảng 20 loài: Swintonia (3 loài), Mangifera (10

loài), Dracontomelon (4 loài); một số loài ở các chi khác như: Melanorrhoea, Bouea,

Pentaspadon,...; các loài thuộc cây gỗ trung bình (15-25 m) có khoảng 10 loài nằm rải rác

ở các chi: Lannea, Drimycarpus, Buchnania, Melanorrhoea, Gluta, Bouea, Allospondias,

Spondias, Semecarpus, Pentaspadon,...; các loài thuộc cây gỗ nhỏ (cao dưới 15 m) có

khoảng 19 loài, ở các chi như: Buchnania, Gluta, Semecarpus (8 loài), Toxicodendron,

Pleiogynium, Schinus...; rất hiếm loài là cây bụi (cao dưới 5 m) có khoảng 3 loài:

Semecarpus spp., Gluta spp., Pistacia spp. Một số loài là cây gỗ lớn hay trung bình (2

loài), cây gỗ trung bình hay nhỏ (3 loài), cây gỗ nhỏ hay bụi (4 loài).

Vỏ thân nhiều loài thuộc họ Xoài ở Việt Nam có ống tiết dịch, dịch nhựa thường

có màu trắng sữa, đỏ nhạt, vàng cam, vàng, hoặc trắng trong, có mùi thơm, có thể chuyển

sang màu đen khi tiếp xúc với không khí. Hầu hết các đại diện của một số chi như Gluta,

Semecarpus, Toxicodendron, Melanorrhoea có nhựa mủ rất độc, gây dị ứng, sưng phù

đối với những người mẫn cảm khi tiếp xúc.

3. 1. 2. Lá (Hình 3.1 - 3.6, Ảnh 3.5-3.8)

Hầu hết họ Xoài (Anacardiaceae) có lá kép lông chim lẻ ở hầu hết các loài (5-9 lá

chét hay đôi khi nhiều hơn hay ít hơn) như: Allospondias, Spondias, Choerospondias,

Lannea, Dracontomelon, Pegia, Pentaspadon, Rhus, Toxicodendron, Pistacia; rất hiếm

loài lá kép lông chim chẵn (Pistacia weinmannifolia); nhiều đại diện có lá đơn

(Buchanania, Melanorrhoea, Gluta, Swintonia, Bouea, Mangifera, Anacardium,

Semecarpus, Holigarna, Drimycarpus). Lá chét mọc đối (Taxicodendron wallichii), đôi

khi gần đối hay mọc cách (Pistacia weinmannifolia), một số loài là mọc tập trung ở đầu

Hình 3.1. Hình thái lá đơn (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Lá hình bầu dục (1. Mangifera duperreana: đầu nhọn, gốc nhọn; 2. M.

cochichinensis: đầu tù, gốc hình nêm); B. Lá hình trứng ngược (3. Semecarpus

cochinchinensis: đầu ròn hay hơi lõm, gốc nhọn hay hình nêm; 4. Anacardium

occidentale: đầu tròn, có mũi nhọn nhỏ, gốc hình nêm; 5. Semecarpus tonkimensis: đầu

nhọn hay tù, gốc hình nêm); C. Lá hình mác (6. Mangifera indica: đầu nhọn hay có mũi

nhọn, gốc nhọn; 7. Gluta wrayi: đầu nhọn hay có mũi nhọn, gốc nhọn; 8. Mangifera

foetida: đầu nhọn, gốc nhọn).

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Poilane, Bon, Đ. V. Hài,…; người vẽ P. T. Giang).

Hình 3.2. Hình thái lá đơn (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

D. Lá hình thuôn (9. Gluta velutina: đầu tù hay nhọn, gốc tù hay tròn; 10. Swintonia

pierrei: đầu tù hay nhọn, gốc hình nêm; 11. Mangifera camtosperma: đầu nhọn, gốc hình

nêm; 12. Bouea poilane: đầu tù-tròn, gốc hình nêm; E. Lá hình mác (13. Mangifera

reba: đầu nhọn, gố hình nêm); F. Lá hình mác ngược (14. Semecarpus graciflora: đầu

có mũi nhọn, gốc hình nêm).

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Poilane, V. X. Phương, N. V. Trại,…; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

Hình 3.3. Hình thái lá chét họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Lá chét hình bầu dục (1. Pegia sarmentosa: đầu nhọn, gốc hình tim, mép khía, gân

mạng lưới; 2. Toxicodendron rhetsoides: đầu có mũi nhọn, gốc nhọn; 3. Pistacia

cucphuongensis: đầu tù hơi lõm, gốc hình nêm; 4. Dracontomelon laoticum: đầu có mũi

nhọn, gốc nhọn; 5. D. dao: đầu nhọn dài, gốc tù; 6. Toxicodendron wallichii: đầu nhọn,

gốc tròn); B. Lá chét hình mác (7. Choerospondias axillaris: đầu nhọn, có mũi nhọn;

gốc gần tròn bất đối xứng; 8. Allospondias lakonensis: đầu nhọn, gốc hình nêm).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu T. T. Bách, N. T. Cường, N. X. Quyền,…;

người vẽ P. T. Giang, 2020).

Hình 3.4. Hình thái lá kép họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A.Lá kép lông chim chẵn (1. Pistacia weinmannifolia); B. Lá kép lông chim lẻ (2.

Rhus chinensis, 3. Toxicodendron succedaneum, 4. T. wallichii, 5. Choerospondias

axillaris, 6. Pegia sarmentosa); C. Lá chét mọc cách (1. Pistacia weinmannifolia); D.

Lá chét mọc đối (4. Toxicodendron wallichii).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu T. T. Bách, N. T. Cường; người vẽ P. T. Giang, 2020).

Hình 3.5. Cánh sắp xếp lá đơn trên thân họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Lá đơn mọc cách (1. Melanorrhoea usitata); B. Lá đơn mọc đối (2. Bouea

oppositifolia); C. Lá đơn mọc tập trung (mọc vòng) ở đầu cành (3. Buchanania

reticulata, 4. B. siamensis).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu N. X. Quyền, N. T. Cường; người vẽ P. T. Giang, 2020).

Hình 3.6. Cách sắp xếp lá kép trên thân họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Lá kép lông chim lẻ mọc cách (1. Spondias dulcis); B. Lá kép lông chim chẵn mọc

cách (2. Pistacia weinmannia); C. Lá kép lông chim lẻ mọc tập trung (mọc vòng) ở

đầu cành (3. Toxicodendron succedaneum).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu T. T. Bách, N. T. Cường, Đ. V. Hài;

người vẽ P. T. Giang, 2020).

42

cành gần như mọc vòng (Semecarpus annamensis; Buchanania siamensis, B.

reticulata;...).

Lá đơn, thường mọc cách có khoảng 43 loài, ở nhiều đại diện (Buchanania,

Melanorrhoea, Gluta, Swintonia, Mangifera, Anacardium, Choerospondias, Dracontomelon,

Semecarpus, Holigarna, Pentaspadon, Rhus (R. chinensis), Toxicodendron,...); rất ít khi mọc

đối chỉ khoảng 4 loài (Bouea), đôi khi mọc tập trung ở đầu cành (Buchanania reticulata, B.

siamensis). Hầu hết có phiến lá to, cuống lá dài.

Hình thái cơ bản của phiến lá (lá chét) là bầu dục (Buchanania cochinchinensis, B.

arborescens, B. glabra; Gluta compacta, G. velutina; Swintonia griffithii; Bouea poilanei, B.

opppsitifolia; Mangifera duperreana, M. cocchinchinensis, M. reba, M. minutifolia, M.

camtosperma; Anacardium occidentale; Allospondias lakonensis; Spondias dulcis, S. pinnata;

Dracontomelon laoticum, D. dao; Pegia sarmentosa; Toxicodendron rhetzoides: Semecarpus

annamensis, S. myriocarpus, S. perniciosa; Drimycarpus racemosus; Pentaspadon poilane;

Pistacia weinmannifolia, P. cucphuongensis); hình trứng (Lannea coromandelica,

Dracontomelon petelotii, Toxicodendron wallichii); hình trứng ngược (Anacardium

occidentale; Buchanania siamensis; Melanorrhoea laccifera, M. usitata; Semecarpus

tonkinensis, S. cochinchinensis, S. graciliflora, S. velutina, S. caudata; Pistacia

cucphuongensis); hình mác (Swintonia minuta; Mangifera indica, M. reba, M. camtosperma,

M. foetida; Holigarna kurzii; Pentaspadon annamense; Dracontomelon dao; Toxicodendron

rhetsoides); hình mác ngược (Senecarpus graciliflora, S. tonkinensis,...); hình thuôn

(Buchanania reticulata; Gluta megalocarpa, G. wrayi, G. velutina, G. tavoyana, G. gracilis;

Swintonia pierrei; Bouea poilane; Mangifera foetida, M. flava M. laurina, M. dongnaiensis;

Choerospondias axillaris; Dracontomelon duperreanum, D. schnidii; Semecarpus humilis, S.

anacardiopsis; Allospondias lakonensis).

Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị phân loại có thể biến đổi về kích thước (rộng, hẹp, dài,

ngắn); hình thái đầu và gốc lá (tròn, tù, nhọn, có mũi nhọn, lõm, hình nêm, tim...); mép lá

(nguyên, có răng, lượn sóng,...); mặt lá (có gân giữa, gân bên, gân song song, gân mạng

lưới, nhẵn, có lông,...); cuống lá dài hay ngắn,...; một số đại diện có tuyến ở nách gân

chính với gân bên, có tuyến hình chùm lông hay túi nhỏ (Choerospondias,

Dracontomelon, Toxicodendron,...); gốc cuống lá và lá chét có thể bị phồng.

43

3. 1. 3. Cụm hoa (Hình 3.7), Cụm quả (Hình 3.9); (Ảnh 3.9, 3.10)

Cấu tạo cụm hoa của họ Xoài (Anacardiaceae) khá đa dạng, nhưng về cơ bản

thường phân nhánh nhiều. Cụm hoa thường ở nách lá, đôi khi ở đầu cành, hoặc hiếm khi

mọc trên thân già. Cụm hoa hầu hết hình chùy (khoảng 56 loài), mang rất nhiều cụm hoa

nhỏ hình chùm hoặc bông (Buchanania arborescens, B. siamensis, B. glabra;

Melanorrhoea usitata, M. laccifera; Gluta compacta, G. velutina, G. wrayi, G. tavoyana;

Mangifera laurina; Anacardium occidentale; Allospondias lakonensis; Pistaia

weinmanifolia; Dracontomelon dao...); một số cụm hoa hình chùm (Buchanania

reticulata; Gluta gracilis; Bouea oppositifolia; Dracontomelon duperreanum,

Semecarpus annamensis, S. reticulata); hay cụm hoa hình bông (Buchanania siamensis;

Swintonia minuta, S. griffithii, S. pierrei; Bouea poilanei; Mangifera duperreana, M.

cochinchinensis, M. flava, M. camtosperma, M. indica, M. laurina; Lannea

coromandelica; Pegia sarmentosa; Toxicodendron wallichia).

Cụm hoa ở đầu cành (Buchanania arborescens, B. siamensis; Gluta gracilis, G.

wrayi, G. tavoyana; Swintonia griffithii; Magifeara dongnaiensis); hay ở nách lá

(Swintonia minuta; Rhus chinensis, Toxicodendron succedaneum; Pistacia

weinmannifolia). Độ dài của cụm hoa có thể ngắn hơn lá (Buchanania arborescens, B.

glabra; Gluta wrayi); cụm hoa dài bằng lá (Buchanania reticulata; Gluta compacta); hay

cụm hoa dài hơn lá (Melanorrhoea usitata).

Cụm hoa mang hoa đơn tính (đực) và hoa lưỡng tính (tạp tính) (Swintonia minuta,

S. griffithii, S. pierrei).

Phần lớn các loài cụm hoa mang hoa lưỡng tính.

Cụm hoa mang hoa đa tính (tạp tính) (Lannea coromandelica, Dracontomelon

spp., Semecarpus spp.,...)

Cụm hoa nhẵn hay có lông (Buchanania siamensis, B. glabra; Melanorrhoea

laccifera, M. megalocarpa; Gluta velutina, G. gracilis, G. wrayi, G. tavoyana; Mangifera

cochinchinensis, M. reba); lông màu nâu đỏ, dày đặc (Buchanania cochinchinensis, B.

reticulata); hay lông màu nâu xám, dày đặc (Melanorrhoea usitata, Mangifera

duperreana).

Lá bắc hình tròn (Buchanania siamensis); lá bắc con hình tam giác (B. siamensis)

hay hình mác (B. glabra).

Hình 3.7. Hình thái cụm hoa họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Cụm hoa hình chùy (1. Dracontomelon dao, 2. Anacardium oceidentale, 3.

Allospondias lakonensis, 4. Pistacia weinmannifolia); B. Cụm hoa hình chùm (5.

Dracontomelon duperreanum, 6. Semecarpus annamensis).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu N. T. Cường, Đ. V. Hài, N. X. Quyền, T. T. Bách;

người vẽ: P. T. Giang, 2020).

Hình 3.9. Hình thái cụm quả họ Anacardiaceae ở Việt Nam

1. Toxicodendron wallichii; 2. Allospondias lakonensis; 3. Rhus chinensis; 4. Mangifera

dongnaiensis; 5. Pegia sarmentosa; 6. Lannea coromandelica; 7. Toxicodendron

rhetsoides; 8. Semecarpus reticulata.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu N. T. Cường, T. T. Bách, Đ. V. Hài, N. X. Quyền;

người vẽ P. T. Giang, 2020).

44

3.1.4. Hoa (Hình 3.8)

Hoa: hầu hết lưỡng tính (khoảng 35 loài), một số đơn tính (khoảng 16 loài), ngoài

ra một số loài có hoa tạp tính (có cả hoa lưỡng tính và hoa đơn tính) (khoảng 16 loài).

Các chi có hoa lưỡng tính như Buchanania, Melanorrhoea, Gluta, Bouea, Mangifera,

Anacardium, Allospondias, Dracontomelon, Pentaspadon (1 số loài); các chi có hoa đơn

tính như Choerospondias, Pegia, Semecarpus (1 số loài), Holigarna, Toxicodendron,

Pistacia; hoa đơn tính cùng gốc (Choerospondias) hoặc hoa đơn tính khác gốc

(Semecarpus, Holigarna kurzii, Toxicodendron wallichii, Pistacia cucphuongensis, P.

weinmannifolia); cây có hoa tạp tính (Swintonia, Bouea (1 số loài), Mangifera,

Anacardium, Spondias, Lannea, Semecarpus (1 số loài), Drimycarpus, Rhus,

Toxicodendron, Dracontomelon; cây tạp tính cùng gốc (gồm hoa lưỡng tính và hoa cái)

(Lannea coromandelica, Dracontomelon); cây tạp tính khác gốc (hoa cái rất nhỏ)

(Semecarpus).

Đế hoa: thường phẳng hoặc lồi (Buchanania spp., Gluta spp., Mangifera spp.,

Spondias spp., Allospondias spp.,...), hoặc đế hoa lõm tạo thành bầu giữa hoặc bầu dưới

(Semecarpus spp.). Đế hoa có thể đồng trưởng với quả, bao quanh một phần hoặc toàn bộ

quả (Anacardium occidentale, Semecarpus spp.).

Bao hoa: mẫu 5, hiếm khi 4 hoặc 6 (Gluta spp., Mangifera spp.), gồm 1 vòng đài

và 1 vòng cánh tràng; đôi khi tràng hoa tiêu giảm còn lại dạng móng rất nhỏ. Tiền khai

hoa thường xếp lợp hoặc van, hiếm khi xếp vặn.

Đài: Lá đài 5 (Buchanania arborescens, B. cochinchinensis; Melanorrhoea

lacccifera, Swintonia minuta, S. griffithii; Mangifera flava, M. indica, M. reba, M.

laurina, M. dongnaiensis, M. foetida,...).

Hình thái đài đa dạng như hình mắt chim (Buchanania arborescens, Swintonia

griffithii,...); hình bầu dục (Mangifera laurina, M. dongnaiensis,...); hình tam giác

(Mangifera reba); hình tròn (Buchanania reticulata, Mangifera cochinchinensis); hình

chuông (Gluta velutina); hình chén (Swintonia pierrei); hình mo (Gluta gracilis).

Đài nhẵn hay có lông (Buchanania arborescens, B. cochinchinensis, B. reticulata,

B. siamensis; Gluta velutina, G. megalocarpa, G. gracilis, G. wrayi, G. tavoyana;

Swintonia pierrei; Mangifera duperreana, M. cochinchinensis, M. camtosperma, M.

indica, M. reba). Hầu hết đài màu xanh, đôi khi màu hồng (Gluta tavoyana) hay màu đỏ

Hình 3.8. Hình thái hoa họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Hoa lưỡng tính (1. Dracontomelon duperreanum: cuống và đài nhiều lông, bầu; 2.

Buchanania arborescens: cánh hoa, nhị, bầu; 3. Allospondias lakonensis: cánh hoa, nhị,

bầu; 4. Buchanania siamensis: cánh hoa, nhị, bầu; 5ab. Anacardium occidentale: hoa

không đều, cánh hoa, vòi nhụy; 6. Melanorrhoea usitata: cánh hoa phát triển); B. Hoa

đơn tính (7. Choerospondias axillaris: cánh hoa, đĩa, nhị; 8ab. Spondias dulcis: Lá đài,

cánh hoa, nhị; 9ab. Semecarpus annamensis: lá đài, cánh hoa, nhị).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu…; người vẽ P. T. Giang)

45

(Gluta wrayi). Độ dài ngắn hơn cánh hoa (Buchanania siamensis; Gluta compacta, G.

velutina, G. tavoyana) hay dài hơn cánh hoa (Gluta wrayi).

Tràng: thường mở ra khi hoa nở, các cánh hoa cong ra phía ngoài; cánh hoa 5

(Buchanania arborescens, B. glabra; Melanorrhoea laccifera; Gluta compacta, G.

velutina, G. wrayi; Swintonia griffithii, S. pierrei; Mangifera cochinchinensis, M. flava,

M. camtosperma, M. indica, M. reba, M. dongnaiensis, M. foetida); cánh hoa 4-6 (Gluta

tavoyana; Mangifera duperreana). Hình thái đa dạng như bầu dục (Buchanania

arborescens; Swintonia pierrei; Mangifera foetida, M. duperreana), hình tam giác

(Mangifera reba), hình dải (Gluta tavoyana), hình trứng (Buchanania cochinchinensis),

hình thuôn (Buchanania reticulata; Mangifera cochinchinensis), hình ngọn giáo

(Melanorrhoea usitata; Gluta velutina, G. gracilis, G. wrayi; Mangifera flava, M.

camtosperma), hình tròn (Swintonia griffithii). Bề mặt cánh hoa nhẵn hay có lông

(Melanorrhoea usitata, M. lacccifera; Gluta megalocarpa, G. gracilis, G. tavoyana;

Swintonia pierrei; Mangifera cochinchinensis). Có màu sắc khác nhau như trắng

(Buchanania arborescens), màu hồng (Gluta velutina, G. tavoyana), màu vàng

(Mangifera indica). Kích thước lớn hơn lá đài, có thể gấp 2 lần đài (Buchanania

cochinchinensis), dài hơn lá đài (Buchanania siamensis; Mangifera foetida), dài hơn 2

lần quả (Swintonia minuta). Có thể có đặc điểm như mào (Mangifera indica, M.

camtosperma, M. reba, M. laurina) hay có tuyến (Mangifera flava). Ơ một số đại diện có

cánh hoa còn tồn tại ở đế quả (Gluta spp.), hoặc đồng trưởng cùng quả, tạo thành cánh

(Melanorrhoea spp., Swintonia spp.).

Bộ nhị: rất đa dạng về số lượng và đặc điểm hình thái. Nhiều loài có 5 nhị (Gluta

compacta, G. velutina, G. megalocarpa, G. gracilis, G. wrayi, G. tavoyana; Swintonia

minuta, S. griffithii, S. pierrei; Mangifera flava, M. camtosperma, M. reba, M.

dongnaiensis, M. foetida, M. minutifolia; Dracontomelon duprreanum; Pegia sarmentosa;

Pentaspadon annamense, P. poilanei); 10 nhị (Buchanania arborescens, B.

cochinchinensis, B. reticulata, B. siamensis, B. glabra; Mangifera duperreana;

Anacardium occidentale; Allospondias lakonensis; Spondias duclis; Choerospondias

axillaris; Dracontomelon laoticum; Pentaspadon spp.); 20-35 nhị (Melanorrhoea

laccifera, M. usitata; Spondias pinnata); nhị 1 (Mangifera indica, M. laurina). Nhị dài

hơn cánh hoa (Buchanania arborescens); nhị ngắn hơn hay bằng cánh hoa (Buchanania

cochinchinensis; Gluta compacta). Nhị sắp xếp 1 hay nhiều vòng (Melanorrhoea usitata,

46

M. laccifera) đôi khi số lượng nhiều vòng (Gluta) hay giảm đột biến (Anacardium,

Mangifera). Ơ hoa cái có 1 hay nhiều hơn 1 nhị hữu thụ và các nhị lép. Ơ các loài có 2

vòng nhị thường chiều dài khác nhau. Bao phấn có hình dạng khác nhau như mũi mác

(Buchanania arborescens), bầu dục (Buchanania siamensis), thuôn (Gluta compacta);

thường đính lưng, đôi khi đính gốc; thường hướng tâm, đôi khi hướng ra ngoài.

Đĩa mật (triền mật): thường có hình nhẫn hoặc hình vành khăn bao quanh bầu phía

bên trong của chỉ nhị, mép triền mật thường có thùy (Allospondias lakonensis,

Buchanania spp., Choerospondias axillaris; Dracontomelon spp., Melanorrhoea spp.,

Spondias spp. Pegia sarmentosa...). Triền mật hình nhẫn hoặc vành khăn ở bên ngoài nhị

(Mangifera spp., Swintonia spp.), hoặc không có triền mật (Anacardium occidentale, Gluta spp.,

Pistacia spp.).

Bộ nhụy: bao gồm bầu và vòi nhụy núm nhụy. Bầu gồm từ 1 đến nhiều lá noãn,

mỗi lá noãn chứa 1 noãn.

Bầu có thể gồm 1 hoặc 4-6 lá noãn rời nhau (Anacardium occidentale, Buchnania

spp., Bouea spp., Gluta spp., Melanorrhoea spp. Mangifera spp., Swintonia spp.). Bầu

gồm 4-5 lá noãn hợp nhau thành bầu trên, có 4-5 ô (Allospondias lakonensis,

Choerospondias axillaris; Dracontomelon spp., Spondias spp. Pegia sarmentosa và

Lannea coromandelica). Bầu gồm (1)-3 lá noãn hợp nhau thành bầu trên, 1 ô

(Pentaspadon spp., Rhus chinensis, Toxicodendron spp., Pistacia spp.). Bầu gồm (1)-3 lá

noãn hợp nhau thành bầu giữa hoặc bầu dưới, 1 ô (Semecarpus spp., Drimycarpus racemosus,

Holigarna kurzii).

Bầu có nhiều hình dạng thay đổi từ hình cầu đến hình trứng hoặc bầu dục

(Allospondias lakonensis, Choerospondias axillaris; Dracontomelon spp., Spondias spp.

Pegia sarmentosa, Lannea coromandelica...) hoặc bầu hơi lệch (Anacardium occidentale,

Gluta spp. Mangifera spp.....). Bầu thường không cuống, đôi khi gặp ở một số đại diện

bầu trên cuống ngắn (Gluta spp., Melanorrhoea spp.) hoặc bầu tiêu giảm hoàn toàn còn

lại vết tích của bầu hình đĩa hoặc hình nón thấp ở hoa đực.

Vòi nhụy có hình trụ ngắn, hình dùi hoặc hình đường, rời hoặc đôi khi dính nhau

(Allospondias lakonensis, Dracontomelon spp...), thường nằm giữa bầu, đôi khi lệch bên

bầu (Gluta compacta; Mangifera dongnaiensis, M. duperreana;…). Đầu nhụy nhọn, đôi

khi hình cầu hoặc loe rộng thành hình đĩa.

47

3. 1. 5. Quả và hạt (Hình 3.10-3.13; Ảnh 3.11-3.14)

Quả thường là quả hạch, đôi khi có cánh do cánh hoa phát triển thành

(Melanorrhoea, Swintonia). Quả thường có 1 ô, nhưng cũng có nhiều quả có 2, 3, 4, và 5

ô. Vỏ quả ngoài có thể là một lớp tế bào hóa gỗ ở lớp biểu bì bên ngoài (Anacardioideae)

hoặc một lớp tế bào mô cứng (Dracontomelon, Pentaspadon). Một số có vỏ ngoài giòn

và mỏng như giấy (Toxicodendron). Các vỏ giữa thường dầy và có nhựa, có thể có sáp

hoặc dầu, thường mềm, có thể ăn được (Bouea, Mangifera, Spondias) hoặc mỏng

(Pistacia) đôi khi có nhựa gây dị ứng (Gluta, Mangifera, Toxicodendron, Semecarpus…).

Vỏ quả trong có thể hóa gỗ hoặc là một lớp mỏng. Hai loại cấu trúc vỏ khác biệt trong họ:

loại Spondias với một khối lượng của bó sợi và khu chứa tế bào mô cứng; loại

Anacardium chỉ có tế bào mô cứng. Ơ một số đại diện, đế quả thường phát triển, đồng

trưởng bao quanh quả (Anacardium, Semecarpus…).

Quả hạch, hình cầu (Buchanania arborescens, B. siamensis, B. glabra, B.

reticulata; Melanorrhoea usitata, M. laccifera; Semecarpus graciflora; Gluta gracilis, G.

compacta, G. velutina, G. megalocarpa, G. tavoyana; Mangifera flava); hình bầu dục

(Buchanania arborescens, B. reticulata, B. siamensis, B. cochinchinensis; Swintonia

griffithii; Mangifera minutifolia, M. camptosperma, M. reba, M. indica, M. dongnaiensis;

Spondias dulcis); hình trứng (Bouea poilanei; Spondias pinnata; Choerospondias

axillaris; Lannea coromandelica); hình trứng ngược (Gluta wrayi, Allospondias

lakonensis). Về màu sắc: quả màu đỏ (Buchanania arborescnes, Gluta gracilis, Bouea

poilanei, Anacardium occidentale, Rhus spp., Allospondias lakoensis), quả màu đen

(Buchanania cochinchinensis), quả màu nâu (Gluta velutina, G. megalocarpa, G. wrayi);

quả có mào (Gluta velutina), quả có cánh (do cánh hoa đồng trưởng) (Melanorrhoea

usitata; M. laccifera); Swintonia minuta, S. griffithii, S. pierrei). Cắt ngang hay dọc quả

sẽ có 3 phần: vỏ quả ngoài có gai thịt (Gluta velutina); vỏ quả giữa, nạc (Gluta velutina,

Bouea poilanei, B. opppsitifolia; Mangifera duperreana, M. flava, M. reba, M. laurina,

M. dongnaiensis; Spondias dulcis, S. pinnata; Choerospondias axillaris); vỏ quả trong,

dày (Buchanania cochinchinensis), dai (Gluta velutina), xơ (Mangifera duperreana, M.

flava, M. camptosperma, M. reba, M. laurina, M. dongnaiensis; Spondias pinnata), hóa

gỗ cứng (Allospondias lakonensis; Spondias dulcis). Đế quả có thể đồng trưởng

(Semecarpus, Drimycarpus, Holigarna) hay có thể phồng to, nạc, hình quả lê, màu vàng

Hình 3.10. Hình thái quả hạch (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Quả hạch hình cầu (1. Melanorrhoea laccifera, 2. Semecarpus graciliflora, 3.

Buchanamia glabra, 4. Drinycarpus racemosus, 5. Buchanania siamensis, 6. Gluta

tavoyana, 7. Buchanania reticulata, 8ab. Dracontomelon duperreanum).

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu V. X. Phương,…; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

Hình 3.11. Hình thái quả hạch (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

B. Quả hạch hình bầu dục (gần hình cầu, hình trứng)(9. Bouea oppositifolia, 10.

Sopondias dulcis, 11. Mangifera reba: đầu nhọn, 12. M. laurina: đầu lệch và cong một

bên, 13. Allospondias lakonensis, 14. Buchanania arborescens: đầu nhọn).

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo mẫu P. K. Lộc, N. V. Trại,…; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

Hình 3.12. Hình thái quả hạch (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

C. Quả hạch có cánh (15. Melanorrhoea usitata: gốc quả có 5 cánh dài, 16. Swintonia

pierrei: gốc quả có cánh nhỏ); D. Quả hạch hình thận (17. Anacardium occidentale: quả

hình thận, đế quả phồng to hình quả lê); E. Đế quả bao quanh gốc quả (18. Semecarpus

cochinchinensis, 19ab. S. reticulata); F. quả sần sùi (20. Gluta velutina).

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Poilane; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

Hình 3.13. Hình thái quả hạch và hạt họ Anacardiaceae ở Việt Nam

1. Spondias dulcis: a. Quả cắt dọc thấy hạt, b. Hạt với sợi xơ cứng; 2. Dracontomelon

duperreanum: Hạt dẹt, lá mầm lồi-phẳng; 3. Pegia sarmentosa: Hạt dẹt, lá mầm lồi lên;

4. Mangifera flava: a. Quả cắt dọc thấy hạt hình thận, b. Quả cắt ngang; 5. Bouea

oppositifolia: a. Quả cắt dọc thấy hạt hình bầu dục, b. Quả cắt ngang thấy hạt).

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu….; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

48

có thể ăn được, là quả giả (Anacardium occidentale), có thể có cánh hoa tồn tại

(Gluta); có thể sần sùi (Gluta velutina).

Hạt (Hình 3.13; Ảnh 3.14)

Mỗi quả có thể số lượng hạt khác nhau. Mỗi quả có thể chỉ có 1 hạt hoặc nhiều

hơn một hạt. Hình dạng có các hình bầu dục, hình trứng, hình liềm, hình hạt đậu, hình

thận (Mangifera camptosperma, M. indica), hình thuôn (Allospondias lakonensis); có

màu đỏ (Buchanania arborescens). Số lượng hạt 1 (Buchanania siamensis) hay 2-3

(Spondias pinnata). Kích thước hạt có thể từ vài mm (Buchanania spp., Rhus chinensis,

Toxicodendron spp.) đến trên 10 cm (Mangifera spp.).

3.2. Kết quả giải mã dữ liệu trình tự gen đã phân tích để xây dựng sơ đồ mối

quan hệ thân thuôc có thể giữa các chi thuôc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

3.2.1. Mẫu nghiên cứu và thông tin trên Genbank

Tổng số mẫu đã được sử dụng trong nghiên cứu trình tự gen là 25 mẫu lá khô của 15

loài, 1 thứ họ Xoài được bảo quản trong silicagel, được phân tích hình thái, xác định tên khoa

học, kèm theo là mẫu tiêu bản lưu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật – Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật, Hà Nội (HN) (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Danh sách 25 mẫu của 15 loài, thứ nghiên cứu sinh học phân tử thu ở Việt Nam

Số

TT

Tên loài

(xếp theo hệ

thống)

Số hiệu

Nơi thu Nơi lưu

giữ mẫu

đối

chứng

Ký hiệu trên Genbank

rbcL trnL-trnF

1

Melanorrhoea

usitata

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền_4

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

MT364375 MT364376

2

Melanorrhoea

laccifera

(Gluta laccifera)

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền_8

Lăng Cô– Thừa

Thiên Huế HN

KY202637 KY067412

3

Buchanania

arborescens

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền, HN-

NY 703

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202630 KY067404

49

4

Buchanania

arborescens

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền, HN-

NY 780

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202631 KY067406

5

Buchanania

arborescens

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền, HN-

NY 781

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202632 KY067407

6

Buchanania

arborescens

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền_1

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202634 KY067411

7

Buchanania

arborescens

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền_2

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202633 KY067408

8

Buchanania

reticulata

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền-20

Nam Đông, VQG

Bạch Mã HN

KY202635 KY067408

9

Buchanania

siamensis

Lâm Đồng, N.

X. Quyền,

TN03/07- 462

VQG. Bì Doup

Núi Bà – Lâm

Đồng

HN

KY202636 KY067410

10

Mangifera

flava

Kon Tum,

N. X.

Quyền,

TN03/07 -

393

VQG. Chư Mom

Ray – Kon Tum

HN

KY202638 KY067413

11

Mangifera

laurira

Kon Tum,

N. X.

Quyền,

TN03/07-

392

VQG. Chư Mom

Ray – Kon Tum

HN

KY202653 KY084914

12 Mangifera

foetida

Hải Dương,

N. X.

Chí Linh – Hải

Dương HN

KY202639 KY067414

50

Quyền, HD-

01

13

Mangifera

reba

Hải Dương,

N. X.

Quyền, HD-

02

Chí Linh – Hải

Dương HN

KY202640 KY067415

14

Allospondias

lakonensis

Sine loc., N.

X. Quyền,

Quyền_5

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202629 KY067404

15

Rhus chinensis

var. roxburghii

Hải Dương,

N. X.

Quyền, HD-

04

Chí Linh – Hải

Dương HN

KY202643 KY067418

16

Toxicodendron

wallichii

Cao Bằng,

N. T. Cường

& N. X.

Quyền, CB-

02

Trùng Khánh –

Cao Bằng

HN

KY202652 KY067427

17

Toxicodendron

succedanea

Nghệ An,

N. X.

Quyền,

Quyền_7

TH true Milk -

Nghệ An HN

KY202651 KY067426

18

Toxicodendron

succedanea

Hải Dương,

N. X.

Quyền,

Quyền_3

toxi

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế

HN

KY202650 KY067425

19

Toxicodendron

succedanea

Hải Dương,

N. X.

Quyền, HD-

03

Chí Linh – Hải

Dương HN

KY202649 KY067424

20 Pistacia Cao Bằng, Trùng Khánh – HN KY202642 KY067417

51

Đồng thời, sử dụng kết quả trình tự gen của các loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) đã được

công bố trên Genbank (bảng 3.2.; bảng 3.3.)

weinmannnifol

ia

N. X.

Quyền, CB-

01

Cao Bằng

21

Semecarpus

reticulata

Kon Tum,

N. X.

Quyền,

TN03/07-

445

VQG. Chư Mom

Ray – Kon Tum

HN

KY202648 KY067423

22

Semecarpus

anacardiopsis

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền, HN-

NY 677

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202644 KY067419

23

Semecarpus

anacardiopsis

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền-3

seme

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202646 KY067421

24

Semecarpus

anacardiopsis

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền, HN-

NY 831

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY202645 KY067420

25

Semecarpus

anacardiopsis

Thừa Thiên-

Huế, N. X.

Quyền_6

VQG. Bạch Mã –

Thừa Thiên Huế HN

KY720264 KY067422

52

Bảng 3.2. Danh sách các loài họ Xoài (Anacardiaceae) và họ Trám (Burseraceae) sử

dụng trên Genbank vùng gen rbcL

STT Tên loài Ký hiệu trên

Genbank STT Tên loài

Ký hiệu trên

Genbank

1 Allospondias lakonensis KR530023.1 16 Rhus chinensis GQ436548.1

2 Anacardium occidentale AY462008.1 17 Rhus chinensis var.

roxburghii FN599458.1

3 Buchanania arborescens MH332414.1 18 Semecarpus

cochinchinensis AB925698.1

4 Buchanania reticulata AB925441.1 19 Toxicodendron

succedaneum HQ427194.1

5 Buchanania siamensis AB925701.1 20 Toxicodendron

succedaneum KP094604.1

6 Choerospondias axillaris KP094225.1 21 Semecarpus reticulatus KR530014.1

7 Drimycarpus racemosus KX527431.1 22 Schinus

terebinthifolius JX571891.1

8 Lannea coromandelica KX527147.1 23 Schinus terebinthifolius

KF561968.1

9 Dracontomelon dao FJ976128.1 24 Schinus terebinthifolius

KF561968.1

10 Dracontomelon dao JF739152.1 25 Pleiogynium

timoriense KM896152.1

11 Spondias dulcis KP774627.1 26 Pleiogynium

timoriense KF496354.1

12 Mangifera

cochinchinensis AB925324.1 27 Canarium bengalense FJ466628.1

13 Mangifera duperreana AB925474.1 28 Canarium indicum FJ466632.1

14 Mangifera indica MH749110.1 29 Canarium littorale FJ466633.1

15 Mangifera odorata KX148479.1 30 Canarium tramdenum FJ466639.1

53

Bảng 3.3. Danh sách các loài họ Xoài (Anacardiaceae) và họ Trám (Burseraceae) sử

dụng trên Genbank vùng gen trnL-trnF

STT Loài

Ký hiệu trên

Genbank

STT Loài

Ký hiệu trên

Genbank

1 Allospondias

lakonensis KP055483.1

17 Mangifera foetida KP055522.1

2 Anacardium

occidentale MG584466.1

18 Pegia sarmentosa KP055534.1

3 Bouea

oppositifolia KP055490.1

19 Pistacia

cucphuongensis

KF664209.1

4 Buchanania

arborescens GU943747.1

20 Rhus chinensis

var. roxburghii

FN599476.1

5 Buchanania

glabra KP055491.1

21 Rhus chinensis KP055548.1

6 Buchanania

siamensis KP055493.1

22 Semecarpus

reticulatus

KP055570.1

7 Choerospondias

axillaris AY594544.1

23 Semecarpus

anacardium

AY594575.1

8 Dracontomelon

duperreanum KP055502.1

24 Semecarpus

tonkinensis

KP055572.1

9 Drimycarpus

racemosus KP055504.1

25 Spondias dulcis MG584503.1

10 Dracontomelon

dao KP055501.1

26 Spondias pinnata KR081861.1

11 Dracontomelon

dao KR081724.1

27 Toxicodendron

wallichii var.

microcarpum

FJ945968.1

12 Lannea

coromandelica KP055518.1

28 Toxicodendron

succedaneum

AB983154.1

13 Mangifera AB598010.1 27 Canarium FJ466466.1

54

camptosperma bengalense

14 Pleiogynium

timoriense KR081742.1

28 Canarium indicum FJ466469.1

15 Schinus

terebinthifolia KP398504.1

29 Canarium littorale FJ466470.1

16 Mangifera

indica

MG584477.1 30 Canarium

tramdenum

FJ466476.1

3.2.2. Kết quả giải mã trình tự các vùng gen

Kết quả giải mã trình tự các vùng gen trnL-trnF và rbcL được thể hiện trong phụ lục

5. Vùng gen trnL-trnF gồm khoảng xấp xỉ 1000 cặp nucleotide; rbcL gồm khoảng xấp xỉ

600 cặp nucleotide.

3.2.3. Cây phát sinh chủng loại

Từ kết quả giải mã trình tự, sơ đồ cây phát sinh chủng loại các vùng gen rbcL và trnL-

trnF họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam được xây dựng (Hình 3.14 - 3.15).

So sánh cây phát sinh chủng loại đã được xây dựng với hệ thống phân loại họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Việt Nam đã được lựa chọn (theo Mega 7.0), cây hệ thống phát sinh

chủng loại và hệ thống phân loại là phù hợp. Vị trí các đơn vị phân loại thể hiện trong cây

tiến hóa là hoàn toàn phù hợp với hệ thống phân loại của các đơn vị phân loại đó.

Cây phát sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Likelihood thể hiện rõ các

đơn vị phân loại thuộc các chi họ Xoài (Anacardiaceae) tiến hóa theo một nhánh tiến hóa

riêng, không cùng nhánh tiến hóa. Ơ đây có thể thấy sự phân nhánh rõ rệt giữa các loài

thuộc họ Anacardiaceae và một số loài đại diện của chi Canarium thuộc họ Burseraceae,

như vậy quan điểm công nhận Anacardiaceae là một họ độc lập so với họ Burseraceae là

hoàn toàn chính xác. Sơ đồ cây phát sinh chủng loại chia thành 4 nhánh gồm 4 tông khác

nhau của họ Xoài: Nhánh 1 (Tông 1) bao gồm các chi Mangifera, Melanorrhoea,

Anacardium, Buchanania và Bouea có quan hệ gần gũi với nhau; Nhánh 2 (Tông 2) gồm

các chi Allospondias, Spondias, Choerospondias, Dracontomelon và Pegia cùng thuộc

một nhánh và có quan hệ gần gũi với nhau; Nhánh 3 (Tông 3), hai chi Rhus và

Toxicodendron có quan hệ gần gũi với nhau; Nhánh 4 (Tông 4) gồm các chi Semecarpus

và Drimycarpus có quan hệ gần gũi với nhau. Như vậy, bước đầu ứng dụng sinh học

phân tử trong nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam cho kết quả

55

trùng khớp với hệ thống phân loại họ Anacardiaceae của các tác giả Engler (1892, 1896, 1903)

[31, 32, 33], Menchior (1964) [6], Heywood (1996) [8].

Điều đó càng làm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

Nhánh thứ nhất của cây phát sinh thể hiện, tất cả các loài thuộc chi Mangifera có

chung một nhánh tiến hóa và có mối quan hệ gần gũi với các đơn vị phân loại thuộc các

chi Melanorrhoea, Anacardium, Buchanania và Bouea. Trong nhánh này, các đơn vị

phân loại thuộc chi Mangifera có mối quan hệ gần gũi nhau. Có 4 loài: Mangifera foetida,

Mangifera reba, Mangifera flava và Mangifera laurira có mối quan hệ gần gũi và cùng

nhánh tiến hóa với nhau. Loài Melanorrhoea laccifera có mối quan hệ gần gũi hơn với

loài Melanorrhoea usitata (Gluta usitata). Các loài Buchanania arborescens;

Buchanania reticulata; Buchanania siamensis có quan hệ gần gũi với nhau và cùng thuộc

chi Buchanania. Với nhánh phụ thuộc chi Buchanania, các mẫu khác của cùng một loài

hình thái là Buchanania reticulata cho thấy có sự khác nhau về di truyền khi chúng khác

nhau về vùng phân bố.

Nhánh thứ hai thể hiện, các chi Allospondias, Dracontomelon, Spondia, Lannea

và Choerospondias nằm cùng một nhánh và có quan hệ gần gũi với nhau. Chi

Dracontomelon nằm giữa hai chi Allospondias và Spondias, các loài chi Dracontomelon

có mối quan hệ gần gũi với chi Allospondias. Nhánh phụ thuộc chi Dracontomelon cho

thấy, các mẫu khác của cùng một loài hình thái là Dracontomelon dao cho thấy có sự

khác nhau về di truyền khi chúng khác nhau về vùng phân bố.

Nhánh thứ ba nhìn chung cho thấy, chi Rhus và chi Toxicodendron có mối quan hệ

gần gũi nhau, chi Pistacia gần hai chi trên. Trong nhánh này, các đơn vị phân loại thuộc

chi Rhus có mối quan hệ gần gũi nhau. Chi Schinus nằm giữa hai chi Pistacia và

Toxicodendron, các loài chi Rhus có mối quan hệ gần gũi với chi Schinus. Với nhánh phụ

thuộc chi Toxicodendron, các mẫu khác của cùng một loài hình thái là

Toxicodendron succedaneum cho thấy có sự khác nhau về di truyền khi chúng khác nhau

về vùng phân bố.

Nhánh thứ tư thể hiện, các đơn vị phân loại thuộc chi Semecarpus có cùng nhánh

tiến hóa và có mối quan hệ gần gũi với đơn vị phân loại thuộc chi Drimycarpus. Điều này

phù hợp với những hệ thống dựa trên bằng chứng về hình thái. Đặc biệt, cây phát sinh

cũng cho thấy, các mẫu nghiên cứu của cùng một loài hình thái như Semecarpus

anacardiopsis thể hiện sự khác nhau về mặt di truyền khi chúng khác nhau về vùng phân bố.

56

Hình 3.14: Sơ đồ cây phát sinh chủng loại họ Anacardiaceae trên cơ sở

gen rbcL theo phương pháp Maximum Likehood

57

Hình 3.15: Sơ đồ cây phát sinh chủng loại họ Anacardiaceae trên cơ sở

gen trnL-trnF theo phương pháp Maximum Likehood

58

3.2.4. Môt số nhận xét về kết quả giải mã dữ liệu trình tự gen họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Việt Nam.

Trình tự các nucleotide của các vùng gen lục lạp trnL-trnF và rbcL cho thấy sự khác

nhau về mặt di truyền của các đơn vị phân loại cũng như các mẫu nghiên cứu của cùng

một loài hình thái nhưng khác nhau vùng phân bố.

Sơ đồ cây phát sinh chủng loại cho thấy, chi Buchanania cùng với các chi

Mangifera, Bouea, Melanorrhoea thuộc tông Anacardieae ở cả hai vùng gen trnL-trnF và

rbcL có quan hệ gần gũi với nhau. Như vậy, bằng chứng sinh học phân tử chỉ ra rằng giới hạn

và mối quan hệ của các chi trong tông Anacardieae là hoàn toàn phù hợp với hệ thống phân loại

chia thành tông (trib.) của các tác giả Engler (1892, 1896, 1903) [31, 32, 33], Menchior (1964)

[6], Heywood (1996) [8].

Các chi Allospondias, Dracontomelon, Spondias, Lannea và Choerospondias nằm

cùng một nhánh và có quan hệ gần gũi với nhau. Kết hợp hai nhánh phụ thấy rằng, các

chi Allospondias và Spondias có mối quan hệ gần gũi nhau hơn so với các chi khác. Điều

này phù hợp với những hệ thống dựa trên bằng chứng về hình thái xếp các chi này thuộc

tông Spondieae.

Các chi Rhus, Pistacia và Toxicodendron có mối quan hệ gần gũi nhau. Chi Schinus

nằm giữa hai chi là Rhus và Toxicodendron, các đơn vị phân loại thuộc chi Rhus có mối

quan hệ gần gũi với chi Schinus. Nhánh phụ thuộc chi Toxicodendron cho thấy, các mẫu

khác của cùng một loài hình thái là Toxicodendron succedaneum cũng có sự khác nhau về

di truyền khi chúng khác nhau về vùng phân bố. Về giới hạn và mối quan hệ của các chi

này theo bằng chứng sinh học phân tử phù hợp với hệ thống dựa trên bằng chứng về hình

thái xếp hai chi này thuộc tông Rhoideae.

Chi Semecarpus có cùng nhánh tiến hóa và có mối quan hệ gần gũi với các đơn vị

phân loại thuộc chi Drimycarpus. Về giới hạn và mối quan hệ của hai chi này theo bằng

chứng sinh học phân tử phù hợp với hệ thống dựa trên bằng chứng về hình thái xếp hai

chi này thuộc tông Semecarpeae.

Cây phát sinh chủng loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam phù hợp với hệ

thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) của Engler (1892, 1896, 1903), Menchior

(1964), Heywood (1996). (bảng 3.4)

59

3.3. Lựa chọn hệ thống phân loại của họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

Về vị trí họ Xoài (Anacardiaceae) đã xác định theo quan điểm sắp xếp vị trí họ Xoài

trong bộ Bồ hòn (Sapindales) (được phát sinh từ lớp Ngọc lan (Hai lá mầm)

(Magnoliopsida - Dicotyledoneae) của ngành Ngọc lan (Thực vật có hoa)

(Magnoliophyta - Angiospermae).

Các hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) của các tác giả Bentham & J. D.

Hooker (1862), Engler (1892, 1896, 1903), Gundersen (1950) [34]; Menchior 1964 [6],

Cronquist (1981) [7], Thorne (1992), V. H. Heywood (1996) [8], A. Takhtajan (1973,

1987, 1996, 2009) [2, 1, 4], S. K. Pell & al. (2011) [9] cũng đã được phân tích, đánh giá

trong phần tổng quan tài liệu (Chương 1, mục 1.2). Loại trừ các quan điểm, phân chia họ

Xoài trực tiếp phân loại đến các chi, các quan điểm xây dựng hệ thống phân loại họ Xoài

có 03 quan điểm: (i) Anacardiaceae được phân trực tiếp tới các chi mà không qua đơn vị

phân loại trung gian; (ii) Anacardiaceae được phân chia thành các tông (trib.) đến chi và

loài; (iii) Anacardiaceae được phân chia thành các phân họ (subfam.), đến tông, chi và

đến loài.

Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết hợp giữa bằng chứng hình thái truyền thống với

sinh học phân tử (giải mã dữ liệu trình tự gen để phân tích, xây dựng sơ đồ mối quan hệ

thân thuộc giữa các chi của họ Anacardiaceae) đã đề xuất việc sắp xếp các đơn vị phân

loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam thành 4 – 5 tông (trib.) như các nghiên cứu trước

của Engler (1892, 1896, 1903) [31, 32, 33], Menchior (1964) [6], Heywood (1996) [8] do có

ưu điểm sử dụng đặc điểm hình thái ổn định và phù hợp với vác các đơn vị phân loại họ

Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam.

Hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam gồm 4 tông (trib.):

- Tông 1. Anacardieae (bầu gồm 1-5 lá noãn rời) gồm 7 chi: 1. Melanorrhoea (2

loài, 1 thứ), 2. Buchanania (5 loài), 3. Anacardium (1 loài), 4. Gluta (6 loài), 5. Bouea (2

loài, 2 thứ), 6. Swintonia (4 loài), 7. Mangifera (12 loài, 2 thứ).

- Tông 2. Spondieae (bầu gồm 4-5 lá noãn hợp nhau thành bầu trên, có 4-5 ô) gồm

7 chi: 8. Pegia (1 loài), 9. Lannea (1 loài), 10. Dracontomelon (5 loài), 11. Choerospondias

(1 loài), 12. Pleiogynium (1 loài), 13. Spondias (2 loài), 14. Allospondias (1 loài).

- Tông 3. Rhoideae (bầu gồm 1-3 lá noãn hợp nhau thành bầu trên, 1 ô) gồm 5 chi:

15. Pentaspadon (2 loài), 16. Schinus (1 loài), 17. Rhus (1 loài, 1 thứ), 18. Toxicodendron

(3 loài), 19. Pistacia (2 loài).

60

- Tông 4. Semecarpeae (bầu gồm 1-3 lá noãn hợp nhau thành bầu giữa hoặc bầu

dưới, 1 ô) gồm các 3 chi: 20. Semecarpus (11 loài), 21. Drimycarpus (1 loài), 22.

Holigarna (1 loài).

Bảng 3.4. Tóm tắt Hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

(dựa theo Engler (1892, 1896, 1903), Menchior (1964), Heywood (1996))

(4 tông, 22 chi, 66 loài, 6 thứ)

Tông (Trib.) Chi (Gen.)

Trib. 1. Anacardieae

(7 chi, 32 loài, 5 thứ)

1. Melanorrhoea (2 loài, 1 thứ)

2. Buchanania (5 loài)

3. Anacardium (1 loài)

4. Gluta (6 loài)

5. Bouea (2 loài, 2 thứ)

6. Swintonia (4 loài)

7. Mangifera (12 loài, 2 thứ)

Trib. 2. Spondieae

(7 chi, 12 loài)

8. Pegia (1 loài)

9. Lannea (1 loài)

10. Dracontomelon (5 loài)

11. Choerospondias (1 loài)

12. Pleiogynium (1 loài)

13. Spondias (2 loài)

14. Allospondias (1 loài)

Trib. 3. Rhoideae

(5 chi, 9 loài, 1 thứ)

15. Pentaspadon (2 loài)

16. Schinus (1 loài)

17. Rhus (1 loài, 1 thứ)

18. Toxicodendron (3 loài)

19. Pistacia (2 loài)

Trib. 4. Semecarpeae

(3 chi, 13 loài)

20. Semecarpus (11 loài)

21. Drimycarpus (1 loài)

22. Holigarna (1 loài)

61

3.4. Khóa định loại và mô tả các đơn vị phân loại trong họ Xoài

(Annacardiaceae) ở Việt Nam

Fam. ANACARDIACEAE R. Br. – HỌ XOÀI

R. Br. 1818. Narr. Exped. Zaire: 431; Engl. in De Candolle, 1883. Monogr. Phan. 4: 172;

Bark 1942. Am. Mid. Nat. 28 : 465; Lecomte 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 6; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 67; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 363; N. T. Ban

(2003). Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 941; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11:

335; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, 10(3): 265; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011.

Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 7.

– ĐÀO LỘN HỘT, ĐIỀU

Cây thường xanh hoặc rụng lá theo mùa; thân gỗ, thân bụi hoặc dây leo thân hóa

gỗ; đặc trưng bởi cây có nhựa mủ màu trắng trong hay vàng, mùi thơm, sau chuyển thành

màu đen khi tiếp xúc với không khí, có thể gây dị ứng da; có lông tuyến dính, hình thái

thường khác nhau. Lá đơn hay kép một lần lông chim, mọc cách, hiếm khi mọc đối hoặc

mọc vòng; gân hình lông chim, gân bên song song; không có lá kèm. Cụm hoa mọc ở đầu

cành hoặc nách lá; hình chùy, hình chùm hoặc đôi khi hình bông. Hoa nhỏ, nhiều; đều

hay không đều, do một số bộ phận tiêu giảm, đối xứng tỏa tròn; bao hoa mẫu 3-4-5; đơn

tính hay lưỡng tính (cây mang hoa đơn tính khác gốc hoặc cùng gốc hay cây mang hoa

tạp tính hoặc mang hoa lưỡng tính); cuống hoa rõ, lá bắc nhỏ; đế hoa rộng, phẳng, lồi

hoặc lõm, đôi khi đồng trưởng với quả. Bao hoa 2 vòng, tiền khai hoa xếp lợp hoặc xếp

van. Lá đài 3-4-5, thường hợp ở gốc, sớm rụng hay đôi khi đồng trưởng với quả. Cánh

hoa 3-4-5, xếp van hay lợp, rời. Bộ nhị gồm 5-10 nhị (hay đôi khi nhiều hơn), xếp 1 hoặc

2 vòng; chỉ nhị rời, hiếm khi hợp ở gốc, đính trên mép đĩa; bao phấn 2 ô, mở theo chiều

dọc, đính lưng hay đính gốc, hướng vào trong; Đĩa (triền tuyến mật) hình nhẫn hoặc hình

vành khăn, bao quanh bầu, có rãnh dọc ở nơi tiếp xúc với chỉ nhị tạo thành các khuỷu

hoặc thùy. Bộ nhụy 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn, hợp hoặc rời, tạo thành bầu trên, hiếm

khi bầu giữa hay dưới, 1–5 ô; mỗi ô 1 noãn đảo, đính trụ, đính gốc, đính đỉnh hoặc đính

vách bên; ở hoa đực bầu tiêu giảm còn thể hình đĩa hoặc hình nón bất thụ; vòi nhụy xẻ 2–

5 thùy hoặc dính nhau hoàn toàn; đầu nhụy có dạng đĩa, xẻ thùy. Quả hạch, đôi khi có đế

quả hoặc cánh hoa đồng trưởng; vỏ quả giữa thường dày tạo thành “thịt quả” và có nhựa,

vỏ quả trong hóa gỗ, có thể mang lông cứng ăn sâu vào vỏ quả giữa hoặc không; cuống

quả có khi phồng to, nạc. Hạt 1-5, nội nhũ rất ít hoặc không có; phôi cong hay thẳng.

62

Typus: Anacardium L.

Thế giới có khoảng 81 chi, 800 loài; phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới ở hai bán cầu,

đôi khi ôn đới. Ơ Việt Nam có 4 tông, 22 chi, 66 loài và 6 thứ.

KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC TÔNG (Trib.), CHI (Gen.), THUỘC HỌ XOÀI

(ANACARDIACEAE R. Br.) Ở VIỆT NAM

1A. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn, rời (đôi khi chỉ 1 lá noãn phát triển) ..Trib. 1. Anacardieae

2A. Số lượng nhị gấp nhiều lần số cánh hoa (30-35 nhị), xếp thành nhiều

vòng………………….………………………………………………1. Melanorrhoea

2B. Số lượng nhị bằng hoặc gấp 2 lần số cánh hoa, xếp thành 1-2 vòng

3A. Số lượng nhị gấp đôi số cánh hoa (8-12 nhị), xếp thành 2 vòng

4A. Hoa lưỡng tính; các nhị đều như nhau, không có nhị lép; có triền mật dính

quanh bầu; đế hoa không đồng trưởng ......................................... .2. Buchanania

4B. Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính; hoa cái hoặc hoa lưỡng tính có nhị lép, chỉ

có 1 nhị hữu thụ; không có triền mật; đế hoa đồng trưởng bao lấy một phần

quả ................................................................................................ 3. Anacardium

3B. Số lượng nhị bằng số cánh hoa (4-5 nhị), xếp thành 1 vòng

5A. Hoa lưỡng tính, không có nhị lép

6A. Lá mọc cách; hoa không có triền mật ..................................... . 4. Gluta

6B. Lá mọc đối hoặc mọc vòng; hoa có triền mật bao quanh bầu . 5. Bouea

5B. Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính; hoa cái hoặc hoa lưỡng tính có nhị lép

7A Hoa không có triền mật; cánh hoa đồng trưởng với quả tạo thành cánh; vỏ

quả trong không có lông cứng .......................................................... 6. Swintonia

7B. Hoa có triền mật; cánh hoa không đồng trưởng với quả; vỏ quả trong có

lông cứng ........ ..…………………………………………………...7. Mangifera

1B. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn, hợp.

8A. Bộ nhụy gồm 4-5 lá noãn, hợp; bầu 4-5 ô. .............................. Trib. 2. Spondieae

9A. Cây thân gỗ leo ..................................................................................... 8. Pegia

9B. Cây thân gỗ thẳng đứng

10A. Bao hoa mẫu 4 ............................................................................. 9. Lannea

10B. Bao hoa mẫu 5

11A. Bao hoa xếp lợp

12A. Hoa lưỡng tính ..................................................... 10. Dracontomelon

63

12B. Hoa đơn tính (cùng gốc hoặc khác gốc)

13A. Hoa cái đơn độc ở nách lá hoặc thành cụm 2-3 hoa; hoa đực tập

hợp thành chùy ........................................................ 11. Choerospondias

13B. Cả hoa đực và hoa cái tập hợp thành chùy ........... 12. Pleiogynium

11B. Bao hoa xếp van

14A. Vỏ quả trong cứng, có nhiều lông xơ rất cứng; gân bên hợp

nhau thành đường gân ở sát mép lá ............................... 13. Spondias

14B. Vỏ quả trong hóa gỗ; gân bên không hợp thành đường gân ở

sát mép lá ….……………………………….……..14. Allospondias

8B. Bộ nhụy gồm 1-3 lá noãn, hợp; bầu chỉ có 1 ô.

15A. Lá kép lông chim; bầu trên ................................ ………..Trib. 3. Rhoideae

16A. Bao hoa gồm 1 vòng đài và 1 vòng tràng

17A. Số lượng nhị gấp hai lần số cánh hoa (8-10 nhị), xếp thành 2 vòng

18A. Hoa lưỡng tính; quả hạch, hình trứng hay bầu dục thuôn, nhọn

hai đầu…………...………………………………….15. Pentaspadon

18B. Hoa đơn tính; quả hạch, hình cầu ............................... 16. Schinus

17B. Số lượng nhị bằng số cánh hoa (4-5 nhị), xếp thành 1 vòng.

19A. Cụm hoa ở đầu cành; vỏ quả ngoài có lông tơ mịn ... 17. Rhus

19B. Cụm hoa ở nách lá; vỏ quả ngoài nhẵn ...... 18. Toxicodendron

16B. Bao hoa tiêu giảm hoàn toàn hoặc còn lại một vòng đài ...... 19. Pistacia

15B. Lá đơn; bầu giữa hoặc bầu dưới. ............................... Trib. 4. Semecarpeae

20A. Bầu giữa… ......................................................... 20. Semecarpus

20B. Bầu dưới

21A. Hoa tạp tính; bao hoa xếp lợp; vòi nhụy 1 .. 21. Drimycarpus

21B. Hoa đơn tính; bao hoa xếp van; vòi nhụy 3 (ở hoa cái)..........

.................................................................................. 22. Holigarna

Trib. 1. ANACARDIEAE – Tông XOÀI (ĐÀO LỘN HỘT)

Cây gỗ hoặc hiếm khi cây bụi; mang hoa lưỡng tính, tạp tính hay đơn tính khác

gốc. Lá đơn, mọc cách, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Hoa có 1 hoặc 2 vòng nhị,

kích thước bằng nhau hoặc không bằng nhau. Bộ nhụy gồm 4-6 (đôi khi 1) lá noãn, rời;

đôi khi chỉ 1 là noãn phát triển; vòi nhụy rời hoặc dính nhau.

Typus: Anacardium L.

64

Việt Nam có 7 chi, 32 loài, 5 thứ.

Gen. 1: MELANORRHOEA Wall. – SƠN HUYẾT

Wall. 1829. Pl. Asiat. Rar. 1: t. 11-12; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4. 234;

Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 24; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum: 1 (2): 350; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 102; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 948.

– SƠN TIÊN, SƠN ĐÀO

Cây gỗ lớn hay trung bình. Lá đơn, mọc cách; phiến hình bầu dục; cuống dẹp hay

lõm, dai. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài bằng hay dài hơn lá. Lá bắc con sớm

rụng. Hoa lưỡng tính, mẫu 5. Đài hình chén. Cánh hoa 5 rời nhau. Nhị nhiều (30-35), xếp

thành nhiều vòng, dài bằng nhau, không nhị lép. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn, rời, chỉ 1 lá

noãn phát triển, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả hạch, gần hình cầu; đế quả dài, cánh hoa đồng

trưởng thành cánh.

Typus: Melanorrhoea usitata Wall.

Trên thế giới có 12 loài, phân bố ở vùng Đông Dương, vùng Malesia. Ơ Việt Nam

ghi nhận có 2 loài và 1 thứ.

Khóa định loại các loài thuôc chi Melanorrhoea ở Việt Nam

1A. Cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lông dày; quả hạch có cánh hoa đồng trưởng dài

gấp hơn 2 lần quả ............................................................................................... 1. M. usitata

1B. Cành non, mặt dưới lá, cụm hoa nhẵn; quả hạch có cánh hoa đồng trưởng dài bằng

hoặc ngắn hơn quả………... ...........................................................................2. M. laccifera

- Lá lớn, cỡ 12-20 × 7,5-10 cm ........................................... M. laccifera var. laccifera

- Lá nhỏ hơn, cỡ 4-10 × 2-4 cm ......................................... M. laccifera var. parvifolia

1.1. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đao

Wall. 1829. Pl. Asiat. Rar. 1: 9; Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. tab. 367B; Lecomte,

1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 25; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 103; Phamh.

2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 373; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 948.

- Gluta usitata (Wall.) Ding Hou, 1978. Blumea, 24: 21; K. Chayamarit, 2010. Fl.

Thailand, (10) 3: 289, fig. 10.

- Sơn huyết lông.

Cây gỗ trung bình, cao khoảng 15-20 m; gỗ màu đỏ nâu; cành non, mặt dưới lá,

cụm hoa có lông dày. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở phía đỉnh cành; phiến lá hình

bầu dục rộng hay hình trứng ngược, cỡ 20-30 × 9-12 cm, dày như da, đầu lá tù hay hơi

Hình 3.16. Melanorrhoea usitata Wall.

1.Cành mang lá và cụm hoa; 2. Hoa (cánh hoa); 3, 4. Quả mang cánh.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu tươi sống chụp ngoài tự nhiên của N. X. Quyền;

người vẽ P. T. Giang)

65

nhọn, mép nguyên, đôi khi lượn sóng, gốc hình nêm, khi non có lông dày đặc cả 2

mặt, gân bên 28-30 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, gân thứ cấp thành mạng lưới; cuống dài 2,5-4

cm, có lông. Cụm hoa hình chùy, nhiều nhánh, ở nách lá hay đỉnh cành, dài hơn lá, có

lông tơ dày, màu xám. Hoa lưỡng tính, màu trắng phớt hồng; cuống dài đến 1 cm, có lông.

Đài hình đĩa, có thùy dài đến 3 mm, có lông rậm ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình mũi giáo

hoặc hình thuôn, hình trứng, dài 5-6 mm, có lông cả hai mặt. Nhị 30-35, xếp nhiều vòng,

dài đến 10 mm khi hoa nở. Bầu trên cuống dài cỡ 3 mm. Quả hạch, gần hình cầu, dài 2,5-

4 cm, đường kính 2-3 cm, hơi dẹt, hơi lõm ở đỉnh, đế quả dài đến 1,5 cm; có 5 cánh hoa

đồng trưởng thành cánh quả, xòe ra, dài gấp hơn 2 lần quả, cỡ 6-10 × 2-3 cm (Hình 3.16;

Ảnh 3.15, 3.46, 3.86).

Loc.class.: India. Typus: Wallich CAT 597 (BR: isotype, BR 0000006954291, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 11-12, quả chín tháng 6-7 năm sau. Mọc rải

rác trong rừng; tái sinh bằng hạt, ở độ cao 900-1200 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004,

2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Thừa Thiên-Huế (VQG Bạch Mã), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang,

Đắk Đoa: Chư Ta Mốc; Ayunpa: Pờ Tó) (Sơ đồ 3.2). Còn có ở Ấn Độ, Myanma, Thái

Lan, Lào, Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN – HUẾ, N. X. Quyền 04, Tọa độ E 1070 47’

39,2’’; N 160 08’ 31.8’’ (HN). - GIA LAI, P. K. Lộc, T. Đ. Nghĩa P-3816 (HNU và HN).

– SIN LOC, V. X. Phương sine num. (HN); N. X. Quyền sine num. (HN).

Giá trị sử dụng: Gỗ tốt, màu nâu đỏ dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, tà vẹt

đường sắt; nhựa màu trắng trong dùng như sơn, véc ni; cây có thể gây dị ứng, làm thuốc;

Quả có hình thái độc đáo. (N. T. Bân, 2003; N. T. Bân & cs, 2007; V. V. Chi, 2004, 2012)

[62, 69, 114, 66].

Ghi chú: Loài hiện bị khai thác mạnh, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, có tên

trong Sách đỏ Việt Nam (2007), được xếp ở mức sẽ nguy cấp (VU) (N. T. Bân & cs, 2007) [69].

1.2. Melanorrhoea laccifera Pierre – Sơn tiên

Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. tab. 367A; id. 1885. Bull. Mens. Soc. Linn. Paris, 1: 538;

Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 25; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 104;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 373; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 948.

– Melanorrhoea pilosa Lecomte, 1908. Bull. Soc. Bot. France, 54: 608; Ridl. 1931. Bull.

Misc. Inform. Kew, 1931: 448.

Hình 3.17. Melanorrhoea laccifera Pierre

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm hoa; 3 Hoa; 4. Quả; 5. Quả mở thấy hạt.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Khánh Hòa, Poilane 4573, HM(?);

người vẽ: P. T. Giang, 2020; 3-5. Viện ĐTQHR, 1981, có chỉnh sửa).

66

– Gluta laccifera (Pierre) Ding Hou, 1978. Blumea, 24: 14; K. Chayamarit, 2010. Fl.

Thailand, (10) 3: 286.

– Sơn huyết, Suông tiên.

Melanorrhoea laccifera var. laccifera

Cây gỗ lớn, cao 25-30 m, đường kính 20-50 cm; vỏ ngoài màu xám tro, nứt dọc;

thịt vỏ dày, vàng; cành non, mặt dưới lá, cụm hoa nhẵn, có mủ trắng trong, sau chuyển

thành màu đen khi tiếp xúc không khí. Lá đơn, mọc cách; phiến hình trứng ngược hay

bầu dục rộng, cỡ 12-20 × 7,5-10 cm, dày như da; đầu lá tù hoặc tròn, gốc lá hình nêm;

gân bên 18-24 đôi, nổi rõ cả 2 mặt; cuống lá dẹt và có cánh, dài 2-4 cm. Cụm hoa hình

chùy, ở nách lá hoặc đỉnh cành, dài 10-15 cm, phân nhánh thưa; cuống hoa dài 2-4 mm.

Hoa lưỡng tính, màu trắng. Đài hình chén, có 5 thùy rời hình tam giác, dài đến 3 mm.

Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài 5-8 mm, đầu nhọn, cuộn lại, có nhiều lông mặt ngoài, mặt

trong có lông thưa ở gốc. Bộ nhị nhiều (25-30), dài bằng cánh hoa, xếp thành nhiều vòng,

dính trên đế hoa hình trụ, cỡ 3 mm. Bầu hình bầu dục, cỡ gần 1 mm, vòi nhụy dài gấp đôi

bầu. Quả hạch, hình cầu, dẹt, đường kính 3-4 cm; đế quả ngắn; có 5 cánh hoa đồng

trưởng thành cánh quả xòe ra, dài bằng hay ngắn hơn quả, cỡ 1,5-3,5 × 0,5-0,8 cm. (Hình

3.17, Ảnh 3.47, 3.87).

Loc. class.: Cambodia (Somrong Tong). Typus: Pierre 915 (P: isotype, MPU 20608;

photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 11 đến tháng 1 (năm sau), có quả tháng 2-5

năm sau. Mọc trong rừng kín hay thưa rải rác hay thành quần xã, ưa sáng, trên đất đá, ở

độ cao 400-500(-1000) m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Phú Thọ (Phù Ninh: Phú Hộ; Đoan Hùng: Cầu Hai), Hà Nội (Ba Vì),

Thừa Thiên – Huế (Phú Lộc: Lăng Cô), Quảng Nam, Khánh Hòa (Nha Trang: Co Inh),

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương (Bến Cát: Thị Tính, Thủ Dầu

Một), Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Bà Rịa-Vũng Tàu

(Bà Rịa: Núi Dinh) (Sơ đồ 3.2). Còn có ở Thái Lan, Lào, Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN – HUẾ, N. X. Quyền 08 (HN). – KHÁNH HÒA,

Poilane 4573 (HM). – ĐỒNG NAI, Pierre 172 (HM). – BÌNH DƯƠNG, Fleury 39358

(HM).- SINE LOC. P. G. Hội 7202 (HNF).

67

Giá trị sử dụng: Cho gỗ tốt, xây dựng, đồ đạc; cây có thể gây dị ứng; nhựa quét

lên mặt đồ tre, mây hay gỗ (Viện ĐTQHR, 1981; N. T. Bân, 2003; N. T. Bân & cs, 2007;

V. V. Chi, 2004, 2012) [54, 62, 69, 114, 66].

Ghi chú: Loài hiện bị khai thác mạnh, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, có tên

trong Sách đỏ Việt Nam (2007), được xếp ở mức Sẽ nguy cấp (VU). (N. T. Bân & cs, 2007) [69].

1.2a. Melanorrhoea laccifera var. parvifolia Evrard – Sơn tiên khánh hòa

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 131; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos. Vietn. 2: 105.

Khác với loài bởi lá nhỏ hơn nhiều, phiến lá hình bầu dục, cỡ 4-10 × 2-4 cm.

Loc. class.: Vietnam, Khanh Hoa. Typus: Poilane 4573 (P).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 11-1 (năm sau), mùa quả chín tháng 4-5

năm sau. Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao dưới 400 m.

Phân bố: Mới thấy ở Khánh Hòa (Nha Trang: Co Inh). (Sơ đồ 3.2).

Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, Poilane 4573 (Iso. – HM!).

Gen. 2. BUCHANANIA Spreng. – CHÂY

Spreng. in Schrad. 1818. Journ. Bot. 2: 234; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 179;

Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 8; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 67; N.

T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 942; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl.

China, 11: 336; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, 3: 270; S. K. Pell & al. in Kubitzki,

2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 39.

– MÔ CA, MÀ CA, MEN VĂN.

Cây gỗ lớn, trung bình hay nhỏ hoặc cây bụi. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa hình

chùy, mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa lưỡng tính, bao hoa mẫu 5. Lá đài 4-6 thùy, cánh

hoa 4-6. Đĩa mật dày, hình chén, đôi khi có thùy xung quanh gốc bầu. Nhị gấp đôi số

cánh hoa, 8-12 nhị, hình mũi tên hoặc không, dài bằng nhau; không có nhị lép, xếp thành

2 vòng. Triền mật dính quanh bầu. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn, rời, chỉ 1 lá noãn phát

triển. Bầu gồm 4-6 lá noãn, rời, 1 ô, mỗi ô 1 noãn. Đế hoa không đồng trưởng. Quả hạch,

vỏ quả ngoài mỏng, vỏ quả trong cứng.

Typus: Buchanania lanzan Spreng.

Trên thế giới có khoảng 45 loài, ở vùng nhiệt đới châu Á, vùng Malesia, Ôxtrâylia, Niu

Ghinê, các quần đảo ở Thái Bình Dương. Ơ Việt Nam ghi nhận có 5 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Buchanania ở Việt Nam

1A. Bao phấn hình mũi mác ..................................................................... 1. B. arborescens

68

1B. Bao phấn không hình mũi mác

2A. Lá có lông ............................................................................... 2. B. cochinchinensis

2B. Lá nhẵn (đôi khi lông thưa ở mặt dưới)

3A. Gân cấp 3 hình mạng lưới dày đặc, nổi rõ ở cả 2 mặt lá; hoa không cuống hay

cuống rất ngắn; cụm hoa hình chùm ................................................. 3. B. reticulata

3B. Gân cấp 3 không hình mạng lưới ở mặt trên lá hay mờ; hoa có cuống dài bằng

nụ hoa; cụm hoa hình chùy

4A. Lá dài 10-25 cm; cụm hoa ngắn hơn lá; lá đài mặt ngoài nhẵn ... 4. B. glabra

4B. Lá ngắn hơn (dài 4-9 cm); cụm hoa dài bằng hoặc dài hơn lá; lá đài mặt

ngoài có lông ......................................................................... ……5. B. siamensis

2.1. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn

Blume, 1850. Mus. Bot. Lugd.-Bat. 1: 183; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 9; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 76; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 364; N. T.

Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 942; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China,

11: 337; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 271, fig. 2.

– Coniogeton arborescens Blume, 1826. Bijdr. 1156.

– Buchanania lucida Blume, 1850 Mus. Bot. Lugd.-Bat. 1: 184; Lecomte, 1908. l. c. 2: 9;

Tard. Blot. 1962. l.c. 2: 73, fig. 2 ; Phamh. 2000. l. c. 365; N. T. Ban, 2003. l. c. 2: 943.

– Buchanania florida var. arborescens Pierre, 1898. Fl. For. Cochinch. 5: t. 381.

– Buchanania florida var. dongnaiensis Pierre, 1898. l. c. 5: t. 372b.

– Buchanania florida auct. non Schaeur: Lecomte, 1908. l. c. 2: 9.

– Buchanania attopeuensis (Pierre) Tard.-Blot. 1962. l. c. 2: 74.

– Mưng ri, Chây sáng, Mà cá.

Cây gỗ lớn hay trung bình, cao đến 25 m, đường kính thân 50-70 cm; có mủ trắng

trong, sau chuyển màu đen khi ra sáng; cành non và cụm hoa có lông tơ; vỏ màu xám

nhạt, thịt vỏ nâu đỏ, hơi sần sùi; tán lá hình nón ngược. Lá đơn, mọc cách; phiến hình bầu

dục hay thuôn, trứng ngược, cỡ 8-18(-35) × 4-5 cm, dày như da; đầu lá nhọn hay có mũi

nhọn ngắn, gốc lá hình nêm; gân bên 15-20 đôi, nổi rõ hai mặt; cuống dẹt, dài 2-3 cm.

Cụm hoa hình chùm hay chùy, bằng hay hơi dài hơn lá, ở đầu cành hay nách lá, có lông

thưa. Hoa lưỡng tính, có cuống hơi ngắn hơn hoa. Lá đài 5, hình mắt chim, có lông mảnh.

Cánh hoa 5, hình thuôn, đầu tròn, dài 3-4 mm, nạc, màu trắng. Đĩa mật dày, có cạnh. Nhị

10; chỉ nhị dài hơn cánh hoa; bao phấn hình mũi mác. Bầu 5 lá noãn, vòi nhụy ở lệch bên,

Hình 3.18. Buchanania arborescens (Blume) Blume

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm quả; 3. Hoa (cánh hoa, nhị, bầu); 4, 5. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp mẫu tươi sống của N. X. Quyền; Thừa Thiên Huế;

người vẽ P. T. Giang)

69

lông thưa. Quả hạch, bầu dục hay hình trứng hay hình cầu, đường kính 0,7-1 cm

đầu nhọn; khi chín màu đỏ. Hạt màu đỏ, dài 0,7-1 cm (Hình 3.18; Ảnh 3.16, 3.48, 3.88).

Loc.class.: Indonesia (Java). Typus: C. L. Blume sine num. (L, L 001552, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 12-3 (năm sau), mùa quả tháng 6-7 năm sau.

Mọc rải rác ven rừng, ven sông, ưa ẩm, trên nhiều loại đất, ở độ cao dưới 300 m (N. T. Bân, 2003;

V. V. Chi, 2003) [62, 113].

Phân bố: Quảng Bình, Quảng Trị (Bến Trạm), Thừa Thiên – Huế (VQG. Bạch

Mã), Tp. Đà Nẵng (Hòa Vang: Bà Nà), Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai (Bảo

Chánh, Tri Huyện), Bà Rịa -Vũng Tàu (Bà Rịa: Núi Đinh; Côn Đảo) (Sơ đồ 3.3). Còn có

ở Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG BÌNH, N. Q. Bình & al. VN 1113 (HN). – THỪA

THIÊN HUẾ, N. T. Hiệp & cs. HLF 1520, N. T. Cường sine num. (HN); N. X. Quyền

HN – NY 703 (HN); HN-NY 780, 781 (HN); N. X. Quyền 01 và 02 (HN), Tọa độ E 1770

48’ 27,9’’ N 160 08’ 63,8’’.– BÌNH ĐỊNH, Pierre 1287 (HM). – KON TUM, L.

Averyanov & al VH 1342 (HN); LX-VN 2628 (HN). – ĐÀ NẴNG, Poilane 7038 (HM).

– BÀ RỊA – VŨNG TÀU, Pierre 36576 (HM). – SINE COLL. 2574 (HNPM).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ phẩm chất trung bình; làm thuốc; quả ăn được (V. V. Chi, 2003) [113].

2.2. Buchanania cochinchinensis (Lour.) M. R. Almeida – Chây lá rông

M. R. Almeida, 1996. Fl. Maharashtra, 1: 287.

– Toluifera cochinchinensis Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 262.

– Glycosnis cochinchinensis (Lour.) Pierre, 1896. Nat. Pflanzenfam. 3(4) :185.

– Buchanania latifolia Roxb. 1824. Fl. Ind. 2: 385; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 10;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 77; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 364;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 942; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl.

China, 11: 337.

– Chây nam bộ, Mèn văn, Mà ca, Xoài giả.

Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính 40-50 cm; vỏ màu xám, dày 1 cm,

nhiều vết nứt dọc sâu, có mủ trắng trong, phân cành nhiều; cành non, lá và cụm hoa có

lông màu nâu đỏ. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở đỉnh cành; phiến lá hình bầu dục,

cỡ 15-40 × 6-12 cm, dày như da; đầu lá tròn, tù hay lõm, gốc lá tù hay hình nêm, mép

nguyên; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nâu đỏ; gân bên 10-15 đôi; cuống lá dài 1,5 cm,

có lông màu vàng. Cụm hoa hình chùy, ở nách lá phía đỉnh cành, ngắn hơn lá, có lông

Hình 3.19. Buchanania cochinchinensis (Lour.) M. R. Almeida

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Hoa; 3. Cụm quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Gia Lai, P. K. Lộc; người vẽ: P. T.

Giang, 2020).

70

nâu đỏ dày. Hoa lưỡng tính. Đài hình đĩa, mép có 5 thùy tù hoặc tròn, mặt ngoài có lông

màu nâu đỏ. Cánh hoa 5, hình bầu dục thuôn hay hình trứng, dài đến 25 mm. Nhị 8-10,

ngắn hơn hay bằng cánh hoa, xếp thành 2 vòng; bao phấn dài hay ngắn hơn chỉ nhị. Bầu

gồm các lá noãn rời, chỉ có 1 lá noãn hữu thụ, có lông tơ. Quả hạch, hình cầu hay bầu dục,

hơi dẹt, đường kính đến 1,5 cm, khi chín màu đen, có lông hay nhẵn; vỏ quả trong dày

hóa gỗ. Hạt có vỏ mỏng (Hình 3.19, Ảnh 3.89).

Loc.class.: Inđônêxia. Typus: Roxburgh 103 (K)

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 1-2, có quả chín tháng 4-5. Mọc rải rác trong

rừng nửa rụng lá, ít gặp ở rừng thường xanh; ưa sáng, chịu hạn, sống đất khô cằn, nghèo

mùn hay đất cát; tái sinh bằng hạt (N. T.Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 65].

Phân bố: Sơn La (Mộc Châu: Xuân Nha), Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (Phú Lộc: VQG Bạch Mã), Gia Lai (Ayunpa: Pờ Tó),

Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo) (Sơ đồ 3.3). Còn có ở Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc

(Vân Nam), Thái Lan, Lào, Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN – HUẾ, N. T. Cường sine num. (HN). - GIA

LAI, P. K. Lộc & L. X. Thắm 2891 (HNU).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ đóng đồ đạc; quả, hạt ăn được; hạt làm thuốc da liễu;

nhựa làm thuốc. Vỏ thuộc da; cho tinh dầu (Viện ĐTQHR, 1981; V. V. Chi, 2003, 2012;

N. T. Bân, 2003) [53, 113, 65, 62].

2.3. Buchanania reticulata Hance – Mô ca

Hance, 1877. Journ. Bot. 15: 332; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 11; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 78; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 365; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 943; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 274.

Cây gỗ nhỏ, cao 6-10 m, cành non nhẵn hoặc hơi có lông thưa màu trắng. Lá đơn,

mọc cách, tập trung ở đầu cành; phiến lá hình bầu dục hay hình trứng ngược, mũi mác

ngược, cỡ 6-17 × 3-8 cm, dày như chất da; chóp lá tù, tròn hay lõm, gốc lá tròn hoặc hình

nêm; gân chính nổi rõ ở mặt dưới, đôi khi có lông, gân bên 15-20 đôi, gân cấp 3 hình

mạng lưới dày đặc nổi rõ cả hai mặt lá, cuống lá dài cỡ 1 cm. Cụm hoa hình chùm hay

đôi khi chùy hoặc chùm kép, dài bằng hay dài hơn lá, mọc ở nách lá phía đỉnh cành, ít

hoa. Hoa lưỡng tính, không cuống hay cuống rất ngắn, màu xanh vàng. Đài có 5 thùy tròn

cỡ 1-1,5 mm, có lông mịn ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình bầu dục thuôn, dài 3-6 mm. Đĩa

mật nhẵn, có tuyến nhỏ. Nhị 10, xếp thành 2 vòng, dài 2-3 mm, chỉ nhị dài gấp đôi bao

Hình 3.20. Buchanania reticulata Hance

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Cụm quả; 3. Lá đài (mặt ngoài); 4. Cánh hoa (mặt ngoài);

5. Bộ nhụy, nhị; 6. Quả.

(Hình: 1, 2, 6. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu tươi sống chụp ngoài tự nhiên của N. X.

Quyền; Ninh Thuận; người vẽ P. T. Giang; 3-5. Tard. Blot. 1962).

71

phấn. Bầu 5 lá noãn, rời, có lông mịn. Quả hạch, hình cầu, đường kính 7-10 mm, khi non

có lông mịn (Hình 3.20; Ảnh 3.17, 3.49).

Loc.class.: Philippines (Sibuyan). Typus: ADE Elmer 12334 (L: isotype, L

001567, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 1-5, có quả chín tháng 11-12. Mọc rải rác

trong rừng thưa, ven rừng, đất đỏ, ưa sáng, vùng núi đá vôi, trên độ cao 900 m (N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 66].

Phân bố: Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã, Nam Đông), Kon Tum, Khánh Hòa

(Nha Trang, Ba Ngòi, Cam Ranh), Ninh Thuận (VQG Núi Chúa), Bình Dương (Thủ Dầu

Một, Bù Đốp), Đồng Nai (Biên Hòa), An Giang (Châu Đốc), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn

Đảo) (Sơ đồ 3.3). Còn có ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin.

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN – HUẾ, N. X. Quyền 20 (HN). - SINE LOC. L.

Averyanov & al. VH 1342 (HN). – NINH THUẬN, SKP 1057; N. T. Cường, sine num. (HN).

Giá trị sử dụng: Lá non ăn được như rau; quả, hạt ăn được; vỏ và nhựa cây làm

thuốc; cho dầu béo (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 66].

2.4. Buchanania glabra Wall. ex Engl. – Chây láng

Engl. 1883. Monogr. Phan. 4: 183; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 9; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 81; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 364; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 942; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 272.

- Mô ca, Mà ca.

Cây gỗ nhỏ, cao 6-10 m, có mủ trong; cành non nhẵn. Lá đơn, mọc cách; có phiến

hình bầu dục hay hình thuôn, cỡ 10-25 × 3-4 cm, dày chất da, đầu lá tròn hay có mũi

nhọn ngắn, gốc lá hình nêm; gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 12-15 đôi, gân cấp 3

không hình mạng lưới mặt trên hay mờ, cuống dài cỡ 1 cm, nhẵn. Cụm hoa hình chùy, ở

nách lá phía đầu cành, ngắn hơn lá, mang nhiều hoa. Lá bắc hoa nhỏ, hình mũi mác. Hoa

màu trắng hoặc xanh nhạt, lưỡng tính, có cuống dài 1-2 mm, dài bằng nụ hoa. Đài hình

đĩa, mép có 5 thùy tròn hoặc hình tam giác tù, cỡ 1,5 mm, mặt ngoài nhẵn. Cánh hoa 5,

hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 3-5 mm. Nhị 10, xếp thành 2 vòng, cao bằng cánh hoa,

bao phấn dài cỡ 1 mm. Bầu gồm các lá noãn rời, có lông thưa. Quả hạch, hình cầu hay

gần cầu, dẹt hai bên, đường kính 2,5-3 cm, nhẵn (Hình 3.21; Ảnh 3.18, 3.50).

Loc.class.: India (Moulmein). Typus: N. Wallich 984 (A, A 00049012, photo!).

72

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 6-12, quả chín tháng 2-4 năm sau. Mọc rải

rác ven rừng thường xanh, ưa sáng, ở độ cao tới 900 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Kon Tum (Kon Plông), Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Bà Rịa, Côn

Đảo), An Giang (Châu Đốc) (Sơ đồ 3.3). Còn có ở Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào,

Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: KON TUM, LX-VN 2628 (HN). – ĐỒNG NAI, VK 1833 (HN).

– SINE LOC, Trần Thế Bách sine num. (HN).

Giá trị sử dụng: Cho gỗ thông thường, đóng đồ đạc (N. T. Bân, 2003) [62].

2. 5. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm

Miq. 1869. Ann. Mus. Bot. Lugduno-Batavi, 4: 118; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2:

11; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 80; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2.

365; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 943; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand,

(10) 3: 275, fig. 4.

– Buchanania pallida Pierre, 1898. Fl. For. Cochinch. tab. 370A.

– Maca.

Cây gỗ nhỏ, cao 6-10 m, cành non nhẵn, khi già có nhiều bì khổng, màu nâu nhạt.

Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành; phiến lá hình bầu dục hay trứng ngược, cỡ 4-9 ×

1,5-3,5 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhẵn hoặc hơi có lông ở gân chính; đầu lá tù, tròn

hay lõm, gốc lá thuôn nhọn, men xuống cuống; gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 7-

11 đôi, cong hình cung; gân cấp 3 không hình mạng lưới mặt trên hay mờ; cuống dài 2-5

mm, nhẵn hoặc có lông như ở gân mặt dưới. Cụm hoa hình chùy, dài 7-8 cm, ở nách lá

phía đầu cành, nhẵn hoặc có lông tơ mịn. Lá bắc hình trứng, lá bắc con hình tam giác.

Hoa lưỡng tính, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, cuống hoa dài 1-3 mm (dài bằng nụ hoa).

Đài hình đĩa, mép có 5 thùy hình bán nguyệt, ngắn hơn nhiều so với cánh hoa, mặt ngoài

có lông thưa mịn. Cánh hoa 5, hình trứng, dài đến 5 mm. Nhị 10, xếp thành 2 vòng, dài

bằng nhau; bao phấn hình bầu dục, rất nhỏ. Đĩa hình chén, có 10 rãnh. Bầu 5 lá noãn, có

lông thưa, chỉ 1 lá noãn hữu thụ. Quả hạch, gần hình cầu, dẹt, cỡ 0,8-1 cm, đầu cụt, có

cuống ngắn. Hạt 1, dày (Hình 3.22; Ảnh 3.19, 3.51, 3.90).

Loc.class.: Thailand (Radboerei). Typus: Teysman sine num. (L, L 005583, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 11-1 (năm sau), có quả chín tháng 3-4 năm

sau. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ven biển, độ cao dưới 1000 m (N. T. Bân, 2003; V.

V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 65].

Hình 3.21. Buchanania glabra Wall. ex Engl.

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Lá; 3. Cuống lá; 4. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của T. T. Bách; người vẽ P.

T. Giang).

Hình 3.22. Buchanania siamensis Miq.

1. Cành mang lá và quả; 2. Cụm hoa; 3. Hoa (lá đài, cánh hoa, nhị, bầu);

4. Cụm quả; 5. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp mẫu tươi sống của N. X. Quyền; Kon Tum; người vẽ

P. T. Giang)

73

Phân bố: Đà Nẵng (Tourane), Khánh Hòa (Nha Trang: Đông Bo; Khánh Ninh:

Ninh Lộc), Kon Tum (Kon Plông: Tân Lập, VQG Chư Mom Rây), Gia Lai (Ayunpa: Pờ

Tó, Cheo Reo), Lâm Đồng (Đà Lạt, VQG Bì Đúp – Núi Bà), Ninh Thuận (Phan Rang,

Ninh Phước: Cà Ná; Ninh Hải: Bà Râu), An Giang (Châu Đốc) (Sơ đồ 3.3). Còn có ở

Thái Lan, Lào, Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, Tập – Chính 2330 (HNPM); Poilane 2736

(HM). – KON TUM, H. V. Tuế 85; N. T. Nhan 309; V. X. Phương 684; T. Đ. Đại 260 &

N. H. Hiến 582 (HN); Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN); P. K. Lộc P 2877 (HNU). P.

K. Lộc, N. Bá P3751 (HNU). – NINH THUẬN, N. Q. Binh QB 203 & 212 (HN); Poilane

12351 (HM); Poilane 103 (HM). – GIA LAI, P. K. Lộc & L. X. Thắm P 2877 (HNU). –

LÂM ĐỒNG, Nguyễn Xuân Quyền TN03/07-462 (HN).

Giá trị sử dụng: Lá non ăn sống với mắm, rễ làm thuốc chữa nẻ; cho gỗ thông

thường. (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 65].

Gen. 3: ANACARDIUM L. – ĐÀO LỘN HỘT

L. 1753. Sp. Pl.l: 383; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 12; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 100; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 941; T. L.

Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 337; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10)

3: 266; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 23.

– ĐIỀU.

Cây gỗ nhỏ hay trung bình. Lá đơn, nguyên, mọc cách. Cụm hoa hình chùy mọc ở

đầu cành. Cây mang hoa đơn tính hay lưỡng tính (hoa cái hay hoa lưỡng tính có nhị lép,

chỉ có 1 nhị hữu thụ), hoa không đối xứng, có mùi thơm. Lá đài 5, hợp, sớm rụng. Cánh

hoa 5, xếp lợp, có màu hồng, sọc đỏ. Nhị gấp đôi số cánh hoa (8-10 nhị), chỉ có 1 nhị hữu

thụ, xếp dính thành 2 vòng quanh bầu, dài không bằng nhau. Bộ nhụy nhiều lá noãn, rời,

chỉ 1 lá noãn phát triển. Bầu do 1 lá noãn phát triển thành 1 ô, không cuống, vòi nhụy

đính bên. Quả hạch hình thận, màu xám nâu; trên đế hoa đồng trưởng, nạc, bao lấy một phần

quả hình trái lê hay hình phễu; vỏ quả giữa mỏng, vỏ trong hóa gỗ.

Typus: Anacardium occidentale L.

Trên thế giới có khoảng 10 loài, nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, được trồng

ở nhiều nơi trên thế giới. Ơ Việt Nam ghi nhận có 01 loài.

74

3.1. Anacardium occidentale L. – Đao lôn hôt

L. 1753. Sp. Pl. 1: 383; Lour. 1790. Fl. Cochinch.: 304; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch.

2: 12; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 100; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn.

2. 369; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 941; T. L. Ming & Anders Basfor,

2008. Fl. China, 11: 337; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 267.

– Điều (lộn hột).

Cây gỗ nhỏ hay trung bình, cao đến 10-15 m, đường kính 20-45 cm; vỏ màu xám,

xù xì; phân cành nhiều, tạo thành tán tròn. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành; phiến

lá hình bầu dục rộng hay trứng ngược, cỡ 9-15 × 6-8 cm, dày, như chất da, nhẵn; đầu lá

tròn, tù hoặc lõm, gốc lá nhọn, gân bên có 7-9 đôi, gân nhỏ làm thành mạng lưới; cuống

lá dài 1-1,5 cm. Cụm hoa hình chùy lớn, ở đỉnh cành, dài đến 20-25 cm, nhiều hoa, mang

cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Lá bắc hình ngọn giáo, dài 5-10 mm, có lông mịn màu xám.

Cuống hoa dài 2-5 mm. Lá đài 5, hình mác xếp lợp, không đều nhau, dài 3-5 mm. Cánh

hoa 5, hình mũi giáo hẹp, dài 7-12 mm, xếp lợp, lúc đầu có màu vàng nhạt với sọc đỏ,

sau chuyển hoàn toàn sang đỏ. Nhị 8-10, xếp thành 2 vòng quanh bầu, chỉ có 1 nhị hữu

thụ; nhị hữu thụ dài hơn vòi nhụy, mang bao phấn cỡ 2 mm; nhị lép ngắn hơn vòi nhụy.

Bầu 1 ô do 1 lá noãn tạo thành ô, hình thận; vòi nhụy hình sợi, dài hơn nhị. Quả hạch,

hình thận, cỡ 2,2- 3,5 × 1,5-2 cm, vỏ quả dày 1,2 mm; đế quả đồng trưởng, nạc và mọng,

hình quả lê hay phễu, cỡ 10-20 × 4-8 cm, màu vàng cam hay đỏ, vỏ nhẵn, bóng, mùi

thơm khi chín. Hạt hình thận, cỡ 1,5-2 × 1 cm, có dầu béo và tinh bột (Hình 3.23; Ảnh

3.20, 3.52).

Loc. class.: Sri Lanka. Typus: P. Hermann sine num. (BM, lectotype, BM

000621986, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 12-3 (năm sau), có quả tháng 4-5 năm sau.

Thích hợp với nhiều loại đất, kể cả đất vùng ven biển; ưa sáng, ở độ cao dưới 600 m (N.

T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 65].

Phân bố: Loài nhập trồng ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tới tận Kiên

Giang (Phú Quốc), nay phổ biến ở nhiều nơi (Sơ đồ 3.4). Loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt

đới châu Mỹ (Mêxicô và Braxin); còn trồng ở Ấn Độ, Sri Lanca, Myanma, Thái Lan,

Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG BÌNH, V. X. Phương 3219, 3220, 3221 & 3222 (HN).

– THỪA THIÊN HUẾ, N. V. Trại 2606. – QUẢNG NAM, sine coll. 394 (HN). – NINH

Hình 3.23. Anacardium occidentale L.

1. Cành mang lá và cụm hoa, cụm quả; 2. Lá; 3. Hoa (cánh hoa, nhụy);

4. Lá đài; 5. Cánh hoa; 6. Quả.

(Hình: 1-3, 6. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp mẫu tươi sống của Đ. V. Hài; Ninh Thuận;

người vẽ P. T. Giang; 4, 5. Tard. Blot., 1962)

75

THUẬN, P. K. Lộc & al. HLF 4693 (HN); Đỗ Văn Hài sine num. (HN).– BÌNH THUẬN,

N. T. Bân & al. 650, V. X. Phương 4939 (HN). – KON TUM, V. X. Phương 534 (HN). –

GIA LAI, V. V. Chi 74 (HNU); P. K. Lộc 4239 (HNU). – LÂM ĐỒNG, LX-VN 95 (HN).

– TP. HỒ CHÍ MINH, Hen 1509 (HM). – KIÊN GIANG, s.n. 1021 (HN). – SINE LOC,

Sine coll. 2626A, 2626B (HNPM).

Giá trị sử dụng: Loài có giá trị kinh tế cao, cây trồng lấy hạt và quả để ăn, làm

thuốc lợi tiểu; quả cho dầu công nghiệp quý; lá mầm là món ăn ngon; nước ép quả dùng

xoa bóp trị đau nhức, uống trị nôn mửa, viêm họng; vỏ cây chữa ỉa chảy, táo bón; lá non

chữa an thần, lá già phơi khô chữa ghẻ và vết thương; nhiều vitamin B, C; cho gỗ thông

thường (Viện ĐTQHR, 1987; T.Đ. Lý & cs, 1993; Đ. T. Lợi, 2000; V. V. Chi, 2003,

2012; N. T. Bân, 2003; N. Bá & cs, 2014) [55, 112, 64, 113, 65, 62, 110].

Gen. 4: GLUTA L. – SƠN

L. 1771. Mant. Pl. 2: 293; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 224; Lecomte, 1908. Fl.

Gén. Indoch. 2: 19; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum. 1 (2): 346; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 114; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 284; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen.

Vasc. Pl. 10: 39.

– TRÂM MỘC.

Cây gỗ nhỏ, đôi khi trung bình. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa hình chùy, ở đầu cành

hoặc nách lá phía đỉnh cành. Hoa lưỡng tính. Bao hoa mẫu 5, tiền khai hoa vặn. Nhị 5,

dài bằng cánh hoa, không có nhị lép, xếp 1 vòng. Không có triền mật. Bộ nhụy nhiều lá

noãn rời, chỉ 1 lá noãn phát triển. Bầu gồm 1 lá noãn, vòi nhụy lệch tâm. Quả hạch, hình

cầu đến hình thận, nằm trên đế quả hình trụ, thường có cánh hoa tồn tại, phần còn lại của

vòi nhụy nằm ở gần đế quả, vỏ quả giữa dày, có nhựa mủ.

Typus: Gluta renghas L.

Trên thế giới có khoảng 30 loài; phân bố từ Ấn Độ, qua Myanma, Đông Dương,

đến vùng Malesia. Ơ Châu Á có 12 loài. Ơ Việt Nam ghi nhận có 06 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Gluta ở Việt Nam

1A. Cụm hoa và hoa có lông

2A. Quả hạch nhỏ, đường kính 0,3-0,5 cm ............................................... 1. G. gracilis

2B. Quả hạch to, đường kính 3-5 cm (dài gấp 10 lần loài trên)

3A. Vỏ quả sần sùi; cây có rễ thở ........................................................ 2. G. velutina

76

3B. Vỏ quả nhẵn; cây không có rễ thở

4A. Bầu có lông ................................................................................... 3. G. wrayi

4B. Bầu nhẵn

5A. Quả hạch hình trứng hoặc thận .................................. ..4. G. megalocarpa

5B. Quả hạch hình cầu .............................................................. 5. G. tavoyana

1B. Cụm hoa và hoa nhẵn .............................................................................. 6. G. compacta

4.1. Gluta gracilis Evrard – Sơn mảnh

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 83; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2:

121; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 370; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945.

– Trâm mộc mảnh.

Cây gỗ nhỏ, cao 9-10 m; vỏ màu ghi, có nứt dọc; cành có lỗ vỏ. Lá đơn, mọc cách;

phiến lá hình bầu dục hay thuôn, cỡ 4-6 × 2,5-3,5 cm, dày như chất da; đầu lá tù, tròn

hoặc hơi lõm; gốc lá hình nêm hoặc tròn, mặt dưới lá có một số tuyến; gân bên 8-9 đôi,

gân mạng lưới nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 1-2 cm. Cụm hoa hình chùy, ở nách lá phía

đầu cành, dài hơn lá, cỡ 10-16 cm, có lông tơ mịn; nhánh ở phía gốc cụm hoa dài cỡ 5-8

cm; cuống cụm hoa dài 7-8 cm. Hoa lưỡng tính, trên cuống có lông mịn. Đài hình chén, 5

thùy hình bầu dục, có lông mịn mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình thuôn hay mũi giáo hẹp, cỡ

5-7 × 2 mm, có lông tơ màu trắng ngà ở mặt ngoài và mép, mặt ngoài có 3 gân dọc. Nhị 5,

dài bằng hay khoảng 2/3 cánh hoa. Bầu có cuống, nhẵn, vòi nhụy dài bằng nhị, đầu nhụy

hơi phình. Quả hạch, hình cầu, dẹt, đường kính khoảng 3-5 mm, màu nâu đỏ, đôi khi có

cánh hoa ở gốc (Hình 3.24, Ảnh 3.53).

Loc. class.: Vietnam (Cana province de Phanrang). Typus: Poilane 9004 (P:

holotype, P 02440674, photo!; Isotype, HM! & P, P 02440675, Photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 12-2 (năm sau), mùa quả tháng 3-5 năm sau.

Mọc rải rác trong rừng, độ cao khoảng 750 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Quảng Trị, Ninh Thuận (Ninh Phước: Cà Ná) (Sơ đồ 3.5). Còn có ở

Trung Quốc (Hải Nam).

Mẫu nghiên cứu: NINH THUẬN, Poilane 9004 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây có khả năng gây dị ứng mạnh vì nhựa mủ từ vỏ thân và quả

có thể gây ngứa, làm sưng rộp da khi tiếp xúc trực tiếp (kinh nghiệm nhân dân).

Hình 3.24. Gluta gracilis Evrard

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Hoa; 3. Lá đài; 4. Cánh hoa;

5. Nhị; 6. Bầu; 7. Quả.

(Hình: 1. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Poilane 9004 (P. P

02440675); người vẽ: P. T. Giang, 2020; 2-7. Tard. – Blot. 1962).

77

4.2. Gluta velutina Blume – Sơn nước

Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 183; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 119;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 371; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945;

K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 291.

– Gluta coarctata Hook. f. 1876. Fl. Brit. India, 2: 22; Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1:

tab. 368; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 21.

– Trâm mộc lông, Sơn dại.

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có rễ thở, cành nhẵn, khi già màu nâu nhạt, nhiều mủ. Lá

đơn, mọc cách; phiến hình thuôn hay bầu dục-dài, dày như da, thường cong, cỡ 15-25 ×

5-10 cm, có màu đỏ khi còn non, đầu lá nhọn, tù đến tròn, đôi khi có mũi nhọn, gốc lá tù

hay tròn; gân bên 15-20 đôi, nổi rõ cả 2 mặt; cuống rất ngắn và dày. Cụm hoa hình chùy,

dài 8-10 cm, có lông dày màu ghi, phân nhánh, ít hoa. Hoa nhỏ, màu hồng rồi trắng,

lưỡng tính, dài 7-8 mm, có lông; cuống hoa ngắn. Đài hình chuông, lông mịn thưa, ngắn

hơn 2 lần so với cánh hoa. Cánh hoa 5, hình bầu dục hay ngọn giáo, dài 6-7 cm, màu

hồng, có lông mịn bên ngoài, sớm rụng, cuống nhụy dài 1,5-3 mm. Nhị 5, dính vào gốc

cánh hoa. Bầu hình cầu hoặc hình thận, sần sùi, vòi nhụy ở bên. Quả hạch, hình cầu hoặc

gần hình cầu, đường kính 3-5 cm, màu nâu, có 1-2 sọc, có lông, có các đường sần sùi, có

1-2 mào ở gốc; vỏ quả ngoài có mụn hoặc u thịt, vỏ quả giữa nạc, có nhựa mủ; vỏ quả

trong dai (Hình 3.25; Ảnh 3.21, 3.54).

Loc. class.: Indonesia (Sumatra). Typus: Mullar sine num. (L, L 0015644, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 1-5, quả tháng 6-9. Mọc dọc bờ rạch vùng

ven biển (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn, Thủ Đức, Gia Định), Bà Rịa - Vũng Tàu

(Côn Đảo) (Sơ đồ 3.5). Còn có ở Myanma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia (Sumatra,

BóocNêô).

Mẫu nghiên cứu: BÀ RỊA – VŨNG TÀU, Poilane 11927 (HM), LONG AN

Đặng Văn Sơn VCT00112 (VNM).

Giá trị sử dụng: Cây có khả năng gây dị ứng mạnh vì nhựa mủ từ vỏ thân, quả có

thể gây ngứa, làm sưng rộp da khi tiếp xúc trực tiếp; có mủ dùng như sơn (N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Hình 3.25. Gluta velutina Blume.

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Lá; 3. Quả

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh mẫu; người vẽ P. T. Giang, 2020

78

4.3. Gluta wrayi King – Sơn quả

King, 1896. Journ. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 65: 482; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 122; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 371; N. T. Ban, 2003.

Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 291.

– Melanorrhoea laurifolia Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 132.

– Trâm mộc wray.

Cây gỗ nhỏ, cao 7-10 m, đường kính đến 15 cm, cành non nhẵn, khi già có đường

nứt dọc. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình thuôn hoặc bầu dục thuôn, cỡ 6-13 × 1-3 cm,

dày như da; đầu lá nhọn, gốc lá hình nêm; gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 10-18 đôi;

cuống lá dài 2-3 cm, phồng lên và có bần ở gốc. Cụm hoa hình chùy, ở đầu cành hay

nách lá, ngắn hơn lá, lông mịn, dày; hoa tập hợp thành nhóm ở chót nhánh, cuống ngắn.

Hoa màu đỏ nhạt, lưỡng tính, có lông. Đài hình chén, 5 thùy, dài hơn một nửa cánh hoa,

màu đỏ, có lông mịn bên ngoài, nhẵn bên trong. Cánh hoa 5, hình mũi giáo thuôn, màu

trắng, có lông ở mặt ngoài. Nhị 5, dài hơn cánh hoa khi hoa nở, bao phấn ngắn; chỉ nhị

dày ở gốc. Bầu hình bán cầu, có lông tơ, vòi nhụy lệch bên. Quả hạch, hình trứng, cỡ 6 ×

3 cm, vỏ quả ngoài màu nâu, nhẵn bóng; đế quả có cánh hoa tồn tại (Hình 3.26, Ảnh

3.91).

Loc. class.: India, Perak. Typus: Wray 2290.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-9. Mọc rải rác trong

rừng, đất giàu mùn, độ cao đến 500 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Hòa Bình (Lương Sơn: Lâm Sơn), Đà Nẵng (Liên Chiểu) (Sơ đồ 3.5).

Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia.

Mẫu nghiên cứu: HÒA BÌNH, B. Đ. Bình B 1015 (HNU). – ĐÀ NẴNG, Poilane

7479 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây có nhựa mủ từ lá, vỏ, quả gây ngứa và sưng rộp da; có khả

năng gây dị ứng mạnh; mủ rất độc, gây sưng da và ngứa, kể cả đến gần cây tươi (N. T.

Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

4.4. Gluta megalocarpa (Evrard) Tardieu – Sơn trái to

Tardieu, 1961. Adansonia s.n. 1: 195; Tard. Blot,. 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 120;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 371; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945.

– Melanorrhoea megalocarpa Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 131.

– Trâm mộc quả to, Sơn.

Hình 3.26. Gluta wrayi King

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Lá; 3. Cụm quả.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Hòa Bình, B. Đ. Bình B 1015, HNU(?); người vẽ:

P.T. Giang, 2020; 3. Tard. –Blot, 1962).

Hình 3.27. Gluta megalocarpa (Evrard) Tardieu

1. Cành mang lá; 2. Lá và quả; 3. Hạt.

(Hình: 1. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Khánh Hòa, Nha Trang, Hòn Hèo;

Poilane 4796, Iso. – P; người vẽ: P. T. Giang; 2, 3. Tard. – Blot. 1962).

79

Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính 30-40 cm; cành nhẵn; vỏ màu nâu đỏ

khi khô; cành non không có lông, có lỗ bì khổng. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình bầu

dục, trứng ngược hay thuôn, cỡ 3-10 × 3-4 cm, dai như chất da, màu đỏ khi khô; đầu lá

tròn hay tù hay hơi lõm; gốc lá hình nêm, hơi men xuống cuống lá; gân bên 7-9 đôi, gân

mạng lưới hơi nổi ở 2 mặt; cuống dài khoảng 1cm. Cụm hoa hình chùy, dài 10-20 cm, có

lông. Hoa lưỡng tính, có lông dày. Đài 5 thùy, nhiều lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, ở gốc

có lông mịn bên ngoài, dài 0,5 cm. Nhị 5. Bầu dài 0,2-0,3 cm, có cuống nhụy, vòi nhụy

dài gần bằng cuống nhụy. Quả hạch, hình trứng hoặc hình thận, đường kính đến 4-5 cm,

màu nâu sẫm; vỏ quả ngoài nhẵn; cuống quả dài 0,5-1 cm, có lông; có cánh hoa tồn tại

(Hình 3.27, Ảnh 3.55).

Loc. class.: Vietnam, Nha Trang (núi Hòn Hèo). Typus: Poilane 4796 (P).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 5-6, quả chín tháng 8-9. Mọc rải rác trong

rừng, núi đất nhiều đá, độ cao đến khoảng 300 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Khánh Hòa (Nha Trang: núi Hòn Hèo) (Sơ đồ 3.5).

Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, Poilane 4796 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây có khả năng gây dị ứng mạnh vì nhựa mủ từ vỏ thân và quả

có thể gây ngứa, làm sưng rộp da khi tiếp xúc trực tiếp; gỗ màu đỏ nhạt, cứng, dùng đóng

đồ đạc (N. T. Bân, 2003) [62].

4.5. Gluta tavoyana Wall. ex Hook. f. – Sơn ta vôi

Hook. f. 1876. Fl. Brit. India, 2: 22; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 123;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 371; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945;

K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 298.

– Trâm mộc tavoy.

Cây gỗ nhỏ, cao 6-8 m; cành non có lông mịn, khi già nhẵn, vỏ màu trắng. Lá đơn,

mọc cách; phiến lá hình bầu dục hay trứng, cỡ 6-15 × 2-3 cm, mặt trên xám nâu nhạt,

dưới màu nâu, dày như da, nhẵn, đầu lá nhọn hay có mũi ngắn, gốc hình nêm; gân bên

10-15 đôi, gân mạng lưới rõ 2 mặt; cuống lá dài 1-1,5 cm. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh

cành, ngắn hơn lá, dài cỡ 5 cm, phủ lông tơ ngắn; gồm các hoa mọc thành chùm và xếp

thành ngù. Hoa lưỡng tính, có lông, cuống ngắn. Đài hình chén, lá đài hình tam giác, màu

hồng, dài bằng 2/3 cánh hoa, phủ lông tơ mịn. Cánh hoa 4-5, hình thuôn dài 5-6 mm, màu

trắng, bên ngoài phủ lông tơ. Nhị 4-5, bằng hoặc hơn cánh hoa khi hoa nở. Cuống nhụy

Hình 3.28. Gluta tavoyana Wall. ex Hook. f.

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Lá; 3. Lá đài; 4. Bộ nhị; 5. Quả.

(Hình: 1, 2, 5. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của N. X.

Quyền, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; người vẽ P. T. Giang; 3-4. Tard. –Blot. 1962).

80

dài khoảng bằng một nửa cánh hoa; bầu hình trứng thuôn, nhẵn. Quả hạch hình cầu,

đường kính khoảng 3,5-5 cm, cuống quả ngắn, vỏ quả ngoài nhẵn (Hình 3.28; Ảnh 3.22, 3.56).

Loc. class.: Malaysia (Tavoy). Typus: Wallich CAT 1004. (BR, Isotype, BR

0000006952884, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-5, quả tháng 7-8. Mọc rải rác trong rừng,

ven biển, ở độ cao 300 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Thừa Thiên Huế (Phú Lộc: Lăng Cô), Đà Nẵng (Sơ đồ 3.5). Còn có ở

Myanma, Thái Lan, Trung Quốc (Hải Nam), Malaixia, Inđônêxia (Niu Ghinê), Brunei.

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN HUẾ, Nguyễn Xuân Quyền & D. D. Cường VN 1837

(HN).

Giá trị sử dụng: Cây có khả năng gây dị ứng mạnh vì nhựa mủ từ lá, vỏ cây, quả

gây ngứa, làm sưng rộp da khi tiếp xúc cây tươi (Kinh nghiệm nhân dân).

4.6. Gluta compacta Evrard – Sơn day.

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 84; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn.

2: 118; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 370; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn.

2: 945; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 285.

– Trâm mộc dày.

Cây gỗ nhỏ, cao 6-7 m, đường kính 30 cm. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở

đỉnh cành; phiến lá hình bầu dục hay trứng ngược, cỡ 4-10 × 2-4 cm; đầu lá nhọn hay

tròn hoặc tù, gốc hình nêm; gân bên 6-10 đôi vuông góc với gân chính, gân cấp 3 hình

mạng lưới; cuống lá ngắn. Cụm hoa chùy, ở nách lá phía đầu cành, dài bằng hoặc hơn lá,

không có lông, cuống hoa dài 0,5 cm, nhẵn. Hoa lưỡng tính, màu trắng, dài 0,6-0,8 cm.

Lá đài 5, hình bầu dục dài bằng 1/3 chiều dài cánh hoa, sớm rụng, có mũ, tách ra ở gốc,

chẻ làm hai. Cánh hoa 5, hình thuôn hay bầu dục, dài cỡ 0,5-0,8 cm, thẳng đứng, không

gân, có tuyến bên trong. Nhị 5, ngắn hơn cánh hoa; chỉ nhị dài hơn bao phấn, dính nhau ở

1/3 bên dưới, bao phấn hình thuôn. Bầu nhẵn, dài 0,1 cm, trên cuống nhụy ngắn, vòi nhụy

lệch bên, ngắn hơn bao phấn. Quả hạch, gần hình cầu, dẹt, đường kính khoảng 1-3 cm,

khi chín màu đen, có cánh (Hình 3.29; Ảnh 3.57ab, 3.92).

Loc. class.: Việt Nam, Khánh Hòa (Massif de Co Inh près de Nha Trang). Typus:

Poilane 4630 (P: Holotype, P 02440671 photo!; Isotype, P 02440672 & P 02440673, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, núi đá, đất đỏ, ở độ cao khoảng

600-1000 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Hình 3.29. Gluta compacta Evrard

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Nụ hoa; 3. Quả có cánh; 4. Bầu cắt dọc.

(Hình: 1. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Isotp. Vietnam, Poilane 4630, P; người vẽ:

P. T. Giang, 2020; 2-4. Tard. –Blot. 1962).

81

Phân bố: Khánh Hòa (Nha Trang: Núi Cổ Inh), Kon Tum, Gia Lai (An Khê) (Sơ

đồ 3.5). Còn có ở Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: GIA LAI, V. V. Chi 113 (HNU).

Giá trị sử dụng: Cây có khả năng gây dị ứng mạnh vì nhựa mủ từ vỏ thân và quả

có thế gây ngứa, làm sưng rộp da khi tiếp xúc trực tiếp (Kinh nghiệm nhân dân).

Gen. 5: BOUEA Meissn. – THANH TRÀ

Meissn. 1837. Pl. Vasc. Gen. 1: 75; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 258; Lecomte,

1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 27; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum. 1 (2): 236; Tard.-Blot, 1962.

Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 125; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 941; S. K.

Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 25.

– MANGA Noronha, 1790. Verh. Batail. Gen. V, éd. 1, art. 4: 20.

– CAMBESSEDEA Wight et Arn. 1824. Ann. Sc. Nat. sér. 1,2: 336.

– TROPIDOPETALUM Turcz, 1859. Bull. Soc. Nat. Moscou, 32: 265.

– MATPANIA Gagnep. 1948. Nat. Syst. 13: 189.

– SƠN MỦ, XOÀI MỰC.

Cây gỗ, cành non thường có 4 cạnh. Lá đơn, mọc đối hoặc mọc vòng; phiến lá

nguyên, hình mũi mác hay hình bầu dục đến hình trứng ngược. Cụm hoa hình chùy, ở

đầu cành hoặc nách lá phía đầu cành. Hoa lưỡng tính, bao hoa xếp lợp. Lá đài 3-5,

thường rụng sớm. Cánh hoa 5. Nhị 5, xếp thành 1 vòng; chỉ nhị dẹt; bao phấn có mũi

nhọn, hướng ra ngoài, không nhị lép. Triền mật bao quanh bầu. Bộ nhụy gồm nhiều lá

noãn rời, chỉ 1 lá noãn phát triển. Bầu gồm 1 ô - 1 lá noãn; vòi nhụy ngắn, ở giữa đỉnh

bầu; núm nhụy nguyên hoặc có 3 thùy. Quả hạch, hình trứng, vỏ quả giữa nạc, vỏ quả

trong nhiều chất xơ. Hạt 1.

Typus: Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn.

Trên thế giới có khoảng 5 loài, phân bố ở vùng Đông Nam Á. Việt Nam ghi nhận

2 loài và 2 thứ.

Khóa định loại các loài thuôc chi Bouea ở Việt Nam

1A. Cụm hoa dài gấp hai lần lá; cuống lá phình to, có bần, gân mạng lưới nổi rõ trên hai

mặt ..........................................................................................................1. B. poilanei

1B. Cụm hoa ngắn hơn lá; cuống lá dẹt, không bần; gân mạng lưới không nổi ở 2 mặt

lá………………………………………………………………......2. B. oppositifolia

- Lá dài 8-15 cm …………………………….. Bouea oppositifolia var. oppositifolia

82

- Lá ngắn hơn (5-7 cm)

+ Đài nhẵn ……………………………………….2a. B. oppositifolia var. roxburgii

+ Đài có lông……………...………………….2b. B. oppositifolia var. microphylla

5.1. Bouea poilanei Evrard – Xoài mực

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 132; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn.

2: 126; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 369; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn.

2: 942.

– Xoài, Xoài mủ, Sơn mủ.

Cây gỗ lớn, cao đến 25-28 m; phân cành thành vòng hoặc cành đối bởi các chồi

nách; vỏ có bần, nứt dọc. Lá đơn, mọc đối hay thành vòng, thường tập trung 2-4 đôi xếp

sít nhau ở đỉnh cành; phiến lá hình thuôn hay trứng ngược, cỡ 7-10 × 2-4,5 cm, nhẵn,

màu xanh xám lúc tươi; đầu lá tù, tròn hay lõm, gốc lá hẹp dần tới cuống, hình nêm; gân

bên 10-12 đôi, gân mạng lưới nổi rõ hai mặt; cuống lá dài đến 4 cm, phình to, có bần.

Cụm hoa hình chùy, dài gấp 2 lần lá. Cấu tạo hoa chưa có thông tin. Quả hạch, hình trứng

hay bầu dục, cỡ 3-4 ×1,5-2 cm, vỏ quả giữa nạc, màu đỏ. Hạt 1, dài 1,5-2 cm (Hình 3.30;

Ảnh 3.58).

Loc. class.: Vietnam, Cochinchine (Dong Nai, Bien Hoa: Trang Bom). Typus:

Poilane 23594 (Syntype – L, L 0015541 photo!; K, K 000695211 photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Nghệ An (VQG Pù Mát: Khe Bu), Đồng Nai (Biên Hòa:

Trảng Bom) (Sơ đồ 3.6).

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, V. V. Cần C 459 (HNU). – Đồng Nai, Poilane

23594, (HM).

Giá trị sử dụng: Cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc (Kinh nghiệm nhân dân).

5. 2. Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn. – Thanh trà

Meissn. 1837. Pl. Vasc. Gen. 2: 55; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 27; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 126; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 368; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 942; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 269, fig. 1.

– Mangifera oppositifolia Roxb. 1814. Hort. Bengal, 18; id. 1824. Fl. Ind. 2: 434; id.

1832. l. c. 640; Tard.-Blot, 1962. l. c. 2: 128, tab. 8.

– Bouea burmanica Griff. 1841. Pl. Cantor: 14; Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. tab.

366B; Lecomte, 1908. l. c. 2: 27.

Hình 3.30. Bouea poilanei Evrard

1. Cành mang lá; 2. Lá; 3. Quả.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Syntyp. Vietnam, Poilane 23594, L; người vẽ: P.

T. Giang, 2020; 3. Tard. – Blot. 1962).

Hình 3.31. Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn.

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Quả; 3, 4. Quả cắt dọc.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của N. X. Quyền;

người vẽ P. T. Giang).

83

– Bouea burmanica var. roxburgii Pierre, 1897. l. c. 366 B.

– Bouea oppositifolia var. roxburgii (Pierre) Tard.-Blot, 1962. l. c. 2: 128.

– Bouea burmanica var. microphylla Engl. in DC. 1883. Momogr. Phan. 4: 241.

– Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr. 1930. Ling. Sci. Journ. 9: 39.

– Sơn trà, Xoài rừng, Vú bò.

Bouea oppositifolia var. oppositifolia

Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m; cành non thường có 4 góc, không có lông. Lá đơn,

mọc đối; phiến lá hình bầu dục hẹp hay mũi mác, cỡ 8-15 × 4,5-5 cm, lá dày, hơi giòn;

đầu nhọn, gốc lá hình nêm; gân bên 15-19 đôi sát nhau, gân mạng lưới không nổi ở cả hai

mặt lá; cuống lá dẹt, dài 1,5-2 cm, không bần. Cụm hoa hình chùy, ngắn hơn lá, ở nách lá

hoặc đỉnh cành, phân nhánh nhiều. Hoa lưỡng tính; cuống hoa dài bằng hay dài hơn hoa.

Lá đài 5 ngắn hơn 1/2 cánh tràng. Cánh hoa 5, hình thìa hay trứng thuôn ngược, dài 2-2,5

mm. Triền mỏng. Nhị bằng số cánh hoa, dài 1-1,5 mm, có chỉ nhị rộng và dẹt, ngắn hơn

bao phấn. Bầu hình trứng, không cuống, cỡ 0,5 mm; vòi nguyên, núm nhụy nguyên hoặc

có 3 thùy. Quả hạch, hình bầu dục hay trứng, cỡ 3-4 × 2-2,5 cm; vỏ quả giữa nạc, màu

vàng cam, vị chua, vỏ quả trong cứng có xơ. Hạt 1, hình bầu dục (Hình 3.31, Ảnh 3.23).

Loc. class.: Myanma. Typus: Wallich

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 3-5. Mọc rải rác trong rừng

thường xanh, ở độ cao 200-500 m. Còn được trồng, nhân giống bằng chồi 3-5 năm (N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 66].

Phân bố: Thanh Hóa, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh

(Sài Gòn), An Giang (Châu Đốc), Kiên Giang (Kiên Lương, Phú Quốc, Thổ Chu), có

trồng ở một số nơi (Sơ đồ 3.6). Còn có ở Myanma, Trung Quốc (Hải Nam), Thái Lan,

Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêsia.

Mẫu nghiên cứu: GIA LAI, N. Q. Bình & D. D. Cuong VN 1333 (HN). – TP. HỒ

CHÍ MINH, Chevalier 35593 (HM); Chevalier 35572 (HM) – BÀ RỊA VŨNG TÀU,

Pierre 123 (HM). - KIÊN GIANG, Vidal 487 (HM); Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN).

Giá trị sử dụng: Quả chín ăn được, khi còn non thay dấm nấu canh; lá làm thuốc

nấu cao bôi vết bỏng; cho gỗ đóng đồ đạc (T. Đ. Lý & cs, 1993; N. T. Bân, 2003;V. V.

Chi, 2003, 2012) [112, 62, 113, 66].

Việt Nam có 2 thứ:

Hình 3.32. Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Hoa; 3. Cánh hoa; 4. Bộ nhụy nhị;

5. Nhị; 6. Cụm quả.

(Hình theo Tard. – Blot. 1962).

84

5.2a. Bouea oppositifolia var. roxburgii (Pierre) Tard.-Blot. –

Thanh trà roxburg

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 128.

– Bouea burmanica var. roxburgii Pierre, 1897. Fl. For. Cochin. Pl. 366 B.

Phân biệt với loài (thứ chuẩn) bởi đầu lá có mũi ngắn hay tù, đài nhẵn (Ảnh 3.59).

Loc. class.: Vietnam, Bà Rịa: Núi Đinh (in montibus Dinh ad Baria). Syntypus:

Pierre 123 (HM), Chevalier 36619. (MPU, MPU 020602, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng xanh.

Phân bố: Mới thấy ở Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa: Núi Đinh) (Sơ đồ 3.6).

Mẫu nghiên cứu: BÀ RỊA – VŨNG TÀU, Pierre 123 (Syntyp. - HM).

Ghi chú: Thứ này so với loài (thứ chuẩn) không khác nhau rõ ràng về đầu lá có

mũi nhọn ngắn hay tù và đài nhẵn.

5.2b. Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr. – Xưng ca

Merr. 1930. Ling. Sci. Journ. 9: 39.

– Bouea burmanica var. microphylla Engl. in DC. 1883. Momogr. Phan. 4: 241.

– Sơn tra, Sơn chua.

Phân biệt với loài (thứ chuẩn) bởi lá nhỏ hơn, cỡ 5-7 × 2-3 cm; gốc lá nhọn; đài có lông

(Hình 3.32, Ảnh 3.93).

Loc. class.: Myanma. Typus:Wallich sine num.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 1-3, mùa quả chín tháng 6-7. Mọc trong

rừng xanh, ở độ cao 200-500 m.

Phân bố: Thanh Hóa (Manh Sơn), Kiên Giang (Phú Quốc) (Sơ đồ 3.6). Còn có ở

Myanma, Trung Quốc (Đài Loan), Lào, Campuchia, Malaixia (Malacca), Inđônêxia (Sumatra).

Mẫu nghiên cứu: KIÊN GIANG, Vidal 487 (HM). – SINE LOC. Poilane 14780 (HM).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được (Kinh nghiệm nhân dân).

Gen. 6: SWINTONIA Griff. – XUÂN THÔN

Griff. 1846. Proc. Linn. Soc. 1: 283; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 228; Lecomte,

1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 22; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum.l: (2): 353; Tard.-Blot, 1962.

Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 106; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 953; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 327; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen.

Vasc. Pl. 10: 37.

– CÒNG TRANG

85

Cây gỗ lớn. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa hình chùy, ở nách lá hay đầu cành, mang

hoa đực và hoa lưỡng tính, hoa cái hay hoa lưỡng tính có nhị lép. Đài chia 5 thùy, xếp lợp.

Cánh hoa 5, xếp lợp. Hoa không có triền mật. Nhị 5, dài bằng nhau, xếp thành 1 vòng,

không có nhị lép, chỉ nhị dính vào gốc bầu; bao phấn hai ô, đính lưng. Bộ nhụy gồm

nhiều lá noãn rời, chỉ 1 lá noãn phát triển. Bầu gồm 1 lá noãn; vòi nhụy hình trụ. Quả

hạch, có 5 cánh hoa đồng trưởng với quả tạo thành cánh; vỏ quả trong không có lông

cứng.

Typus: Swintonia floribunda Griff. (S. griffithii Kurz)

Trên thế giới có khoảng 16 loài, phân bố ở Myanma, vùng Malesia và Đông

Dương. Ơ Việt Nam ghi nhận có 04 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Swintonia ở Việt Nam

1A. Quả hạch có cánh hoa đồng trưởng thành cánh quả, dài gấp 2-7 lần quả

2A. Cành non, lá, cụm hoa có lông sét dày màu nâu .................................. 1. S. maingay

2B. Cành non, lá, cụm hoa không có lông sét màu nâu.

3A. Lá dài 5-7 cm; cuống lá dài bằng 2/3 phiến lá ...................................... 2. S. minuta

3B. Lá dài gấp đôi loài trên (12-15 cm); cuống lá dài bằng 1/3 phiến lá ... 3. S. griffithii

1B. Quả hạch có cánh hoa đồng trưởng thành cánh quả, ngắn hơn 1/4 quả ...... 4. S. pierrei

6.1. Swintonia maingay Phamh.– Xuân thôn maingay

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 370 “as Swintonia maingayi”.

Cây gỗ lớn, cao đến trên 25 m; cành non, cuống và gân lá và cụm hoa có lông sét

dày, màu nâu. Lá đơn mọc cách; phiến lá hình bầu dục rộng, cỡ 18-20 × 11-12 cm, có

lông ở gân mặt dưới; đầu lá tròn hoặc nhọn, gốc lá tròn hoặc hình nêm, gân bên 14-17 đôi,

cuống lá dài 3-4 cm, mập, có lông sét. Cụm hoa có lông sét. Hoa dài khoảng 8 mm. Cánh

hoa màu trắng. Quả hạch, hình bầu dục, cỡ 20 × 8 mm, cánh hoa đồng trưởng thành 5

cánh quả, cỡ 5-7 × 1 cm (Theo P. H. Hộ, 2000).

Loc. class.: chưa có thông tin

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng.

Phân bố: Đồng Nai (Nam Cát Tiên) (Sơ đồ 3.7).

Mẫu nghiên cứu: Chưa có thông tin

Ghi chú: P. H. Hộ, (2000) [63] (Cây cỏ Việt Nam - An Illustrated Flora of

Vietnam, 2: 369, fig. 5434, 2003, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.) mô tả loài này với tên

Swintonia maingayi. Tuy nhiên, không thể tìm được tên loài này trong bất kỳ tài liệu

86

tham khảo nào. Kiểm tra thông tin mẫu vật trên các phòng tiêu bản thực vật, chúng tôi

ghi nhận qua ảnh tại Bảo tàng Paris (P) có lưu giữ 03 mẫu tiêu bản (P05188689 -

P05188691), được định tên là Swintonia maingayi Hook. f. có đặc điểm mô tả hình thái

giống với mô tả của P. H. Hộ, (2000). Tuy nhiên mẫu được ghi nhận thu tại Philippine năm

1894.

Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Parishia maingayi nhận định, có thể Swintonia

maingayi là tên synonym của Parishia maingayi Hook. f.. Tuy nhiên, đối chiếu với tài

liệu gốc mô tả loài Parishia maingayi Hook. f. (D.J. Hooker. The Flora of British India,

vol. 2, p. 30, 1879), tham khảo Ding Hou, Flora Malesiana, ser. 1, vol. 8, part. 3, pp. 453-

454, 1978, chúng tôi thấy rằng mô tả của P. H. Hộ, (2000) và 3 mẫu tiêu bản lưu giữ tại

bảo tàng Paris (P05188689 - P05188691) không giống với mô tả loài Parishia maingayi

Hook. f.

Do đó, tên loài theo bản mô tả của P. H. Hộ, (2000) và 3 mẫu tiêu bản lưu giữ tại

Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp)(P05188689 - P05188691). Cần thêm bằng chứng

từ mẫu vật tiếp tục được xác định trong thời gian tới. Đây là loài còn thiếu thông tin.

6.2. Swintonia minuta Evrard – Còng chang

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 84; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2:

107; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 370; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 953

– Xuân thôn nhỏ

Cây gỗ lớn, cao đến 20-30 m, đường kính thân đến 0,5-1 m; gỗ màu đỏ, mềm, nhẹ;

vỏ cây nứt dọc; cành non mảnh, nhẵn. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình bầu dục dài, cỡ 5-

7 × 3,5-4 cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới màu ghi sắt, đầu lá nhọn, gốc lá hình

nêm; gân bên 8-9 đôi, gân mạng lưới nổi rõ 2 mặt; cuống lá dài bằng khoảng 2/3 phiến lá,

có rãnh. Cụm hoa hình chùy, ở nách lá phía đầu cành, dài đến 10 cm, mang hoa đực và

hoa lưỡng tính. Nụ hoa dài đến 6 mm, trên cuống dài 3-5 mm. Đài có 5 thùy tròn, cao

khoảng 2 mm. Cánh hoa 5, hình mũi giáo, dài hơn 2 lần đài. Nhị 5, chỉ nhị dính quanh

gốc bầu; hoa đực không có nhị lép. Bầu 1-3 lá noãn, không cuống. Quả hạch, hình trứng-

thuôn hay bầu dục, cỡ 1 × 0,6-0,8 cm, vỏ quả sần sùi; cánh hoa đồng trưởng thành 5 cánh

quả, cỡ 3,5-4,5 x 0,5-0,6 cm (dài hơn 3, 5 lần quả), tồn tại ở đế quả (Hình 3.33).

Loc. class.:Vietnam, Khánh Hòa. Typus: Poilane 4957 (P).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, đất đỏ, nhiều đá, ở độ cao khoảng 250 m (N.

T. Bân, 2003) [62].

Hình 3.33. Swintonia minuta Evrard

1. Cành mang lá; 2. Quả mang cánh.

(Hình theo P. H. Hộ, 2003; có chỉnh sửa).

87

Phân bố: Mới thấy ở Đà Nẵng (Hòa Vang: Bà Nà), Khánh Hòa (Nha Trang: núi

Hòn Hèo) (Sơ đồ 3.7).

Mẫu nghiên cứu: SINE LOC. V. X. Phương & cs. 4816 (HN).

Giá trị sử dụng: Gỗ nhẹ, đóng đồ đạc, làm đồ mỹ nghệ (Kinh nghiệm nhân dân).

6.3. Swintonia griffithii Kurz – Xuân thôn griffith

Kurz, 1870. Journ. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 39: 77; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 110; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 953.

– Swintonia floribunda Griff. 1846, Proc. Linn. Soc. 1: 184; Phamh. 2000. Illustr. Fl.

Vietn. 2. 369.

– Xuân thôn nhiều hoa

Cây gỗ lớn, gốc có bạnh vè, thân thẳng. Cành non nhẵn, vỏ khi già sẫm màu. Lá

đơn, mọc cách; phiến lá hình mác hay bầu dục hay thuôn dài, cỡ 12-15 × 4-5 cm; đầu lá

nhọn, gốc hình nêm, mép lá lượn sóng, nhẵn; gân bên 15-17 đôi, gân con làm thành mạng

lưới, mặt trên và dưới đều có màu đồng hoặc màu nâu khi khô; cuống lá dài 3-5 cm, tròn,

dài bằng 1/3 phiến lá. Cụm hoa hình chùy, ở đầu cành, dài bằng lá, mang hoa đực và hoa

lưỡng tính, hoa thưa, cuống cụm hoa dài 5-6 cm. Hoa tập trung ở đầu cành, cuống hoa dài

0,2-0,5 cm. Lá đài 5, thùy gần tròn, dài 1-2 mm. Cánh hoa 5, hình thuôn, dài khoảng 4-6

mm, nhẵn ở bên ngoài, có lông ở gốc và mặt trong. Nhị 5, chỉ nhị dẹt, dính quanh gốc

bầu, dài 1-2 mm; bao phấn hình mắt chim, ngắn hơn 2-3 lần so với nhị. Bầu dài hình bầu

dục, dài bằng nhị, nhẵn, không cuống, núm nhụy hình tròn. Quả hạch, hình bầu dục, dài

cỡ 1 cm; 5 cánh hoa đồng trưởng thành cánh quả, dài 3-4 cm (dài gấp 3-4 lần quả), nhẵn

(Hình 3.34; Ảnh 3.24, 3.60).

Loc. class.: Myanmar Mergui. Typus: Helfer 1124 (C, C 10005531, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng ven suối, ưa đất phiến thạch đá hoa

cương, chiếm 80% tầng sinh thái ở độ cao 200-900 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng (Bảo Lộc) Đồng Nai (Vĩnh Cửu) (Sơ đồ 3.7).

Còn có ở Myanma.

Mẫu nghiên cứu: LÂM ĐỒNG, Poilane 14814 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ màu xám trắng, dùng xây dựng, đóng đồ đạc (V. V.

Chi, 2004) [62, 114].

Hình 3.34. Swintonia griffithii Kurz

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Đài và Tràng; 4. Bộ nhụy, nhị; 5 Quả.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; về từ ảnh mẫu Isotyp. Sine loc. Helfer 1124, C; người vẽ: P. T.

Giang, 2020; 3, 4. Tard. –Blot. 1962; 5. P. H. Hộ, 2003).

Hình 3.35. Swintonia pierrei Hance

1. Cành mang lá và quả: 2. Cụm quả; 3. Lá; 4ab. Cánh hoa (mặt ngoài và mặt

trong); 5. Bộ nhụy và nhị; 6. Quả có cánh; 7. Bầu cắt dọc

(Hình: 1-3. N. X. Quyền, vẽ từ ảnh mẫu Typus Cambodia, Pierre 1460, MPU; người vẽ:

P. T. Giang, 2020; 4ab-7. Tard. Blot. 1962).

88

6.4. Swintonia pierrei Hance – Xuân thôn pierre

Hance, 1876. Journ. Bot. 14: 257; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 22; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 112; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 370; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 953.

– Xoài ky do

Cây gỗ lớn, vỏ sần sùi, có nhiều lỗ vỏ; cành non thường có cạnh. Lá đơn mọc cách;

phiến lá hình thuôn hay hình bầu dục thuôn, cỡ 7-12 × 1,5-2 cm; mặt trên màu sáng, mặt

dưới màu xanh lục; đầu lá nhọn, gốc lá hình nêm, gân bên 14-20 đôi và song song; cuống

lá dài 3-4 cm, dẹt, phình ở gốc. Cụm hoa hình chùy, dài gấp đôi lá (cỡ 20 - 25 cm), phân

thành các nhánh bên dài 8-10 cm, ở nách lá, có lông thưa, mang hoa đực và hoa lưỡng

tính. Cuống hoa ngắn. Đài hình chén, thùy tròn, có lông. Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài 2-

4 mm, nhiều lông mịn. Nhị 5, dài 0,2-0,3 cm, chỉ nhị hợp nhau và có lông ở gốc, dính

quanh bầu; bao phấn hình bầu dục. Bầu hình trứng, không cuống, có lông mịn. Quả hạch

hình bầu dục, cỡ 3,5 × 2,5 cm; vỏ quả trong hóa gỗ, vỏ quả ngoài nạc; cánh hoa đồng

trưởng thành 5 cánh quả, dài khoảng 5-10 mm (Hình 3.35; Ảnh 3.61).

Loc. class.: Cambodia (Mounts Cam Chay prope Kamput). Typus: Pierre 1460

(MPU, MPU 020628, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa, quả chưa có thông tin. Mọc rải rác trong rừng (N.

T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Kiên Giang (Hà Tiên) (Sơ đồ 3.7). Còn có ở Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: KIÊN GIANG, Poilane 14209 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ xây dựng và đóng đồ đạc (Kinh nghiệm nhân dân).

Gen. 7 : MANGIFERA L. – XOÀI

L. 1753. Sp. Pl. 1: 200; Engl. in DC. 1883. Monograph. Phan.: 195; Craib, 1926. Fl. Siam.

Enum. 1 (2): 345; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 13; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod.

Laos Vietn. 2: 83; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; S. K. Pell & al. in

Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 30; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl.

China, 11: 338; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 295.

– MANGAS Adanson, 1763. Fam. 2: 345.

– PHANRANGIA Tard. 1948. Bull. Soc. Bot. Fr. 95: 179.

– MUỖM, QUÉO.

89

Cây gỗ, vỏ, cành non thường có mủ trong và chuyển thành màu đen khi ra ngoài

không khí, có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa hình chùy, ở nách lá hoặc đỉnh

cành. Cây có hoa tạp tính (lưỡng tính và đơn tính), bao hoa mẫu (-4) 5, tiền khai hoa xếp

lợp. Đài có (-4) 5 thùy ở mép. Cánh hoa (-4) 5. Hoa có triền mật. Nhị bằng số cánh hoa

xếp thành 1 vòng, hiếm khi 10-12 (chỉ có 5 nhị mang bao phấn, còn lại là các vảy nhỏ do

nhị tiêu giảm), dài không bằng nhau, có nhị lép, dính vào đĩa mật. Bộ nhụy gồm nhiều lá

noãn, rời, chỉ 1 lá noãn phát triển. Bầu 1 lá noãn, 1 ô, vòi nhụy nguyên. Quả hạch, vỏ quả

giữa nạc, vỏ quả trong có nhiều lông cứng thành xơ. Hạt 1, có vỏ mỏng (cánh hoa không

đồng trưởng với quả).

Typus: Mangifera indica L.

Trên thế giới ghi nhận có 69 loài; phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ

qua Nam Trung Quốc, Thái Lan, Myanma, Việt Nam, vùng Malesia và đến Niu Ghinê.

Loài Mangifera indica L. được trồng trên toàn miền nhiệt đới. Ơ Việt Nam ghi nhận có 12 loài và

2 thứ.

Khóa định loại các loài thuôc chi Mangifera ở Việt Nam

1A. Nhị hữu thụ 5

2A. Cụm hoa có lông dày; cuống lá 1,5-6 cm, phiến lá dài 8-30 cm

3A. Bộ nhị có 4-6 vảy do nhị tiêu giảm; quả hạch hình trứng rộng hoặc gần hình cầu,

cỡ 4-5 × 3-5 cm ................................................................................. 1. M. duperreana

3B. Bộ nhị không có vảy do nhị tiêu giảm; quả hạch hình bầu dục, cỡ 3 × 1,5 cm ..............

…………… ................................................................................ 2. M. cochinchinensis

2B. Cụm hoa không có lông; cuống lá dài 4-5 mm, phiến lá dài 4-5 cm ..........................

................................................................................................................ 3. M. minutifolia

1B. Nhị hữu thụ 1-2

4A. Nhị hữu thụ 1

5A. Cụm hoa và hoa có lông mịn

6A. Triền tiêu giảm, hình chấm nhỏ, không có lông; mặt trong cánh hoa có 1 gân

giữa ......................................................................................................4. M. caesia

6B. Triền dày, hình nhẫn hoặc hình vành khăn, có lông; mặt trong cánh hoa có

3-5 gân

7A. Vòi nhụy ở đỉnh bầu; hạt hình thận .......................... 5. M. camptosperma

7B. Vòi nhụy lệnh sang phía bên của bầu; hạt hình bầu dục hoặc trứng dẹt ...

90

....................................................................................................... 6. M. indica

- Gân bên 20-25 đôi………………………………………………....M. indicar var. indica

+ Gân bên 16-18 đôi…………………………..……...6a. M. indicar var. mekongensis

- Gân bên nhiều hơn 25 đôi……………………………….6b. M. indicar var. cambodiana

5B. Cụm hoa và hoa nhẵn

8A. Cụm hoa ngắn hơn lá ............................................................ 7. M. flava

8B. Cụm hoa dài hơn lá

9A. Triền mật rất dày, hình nhẫn hoặc hình vành khăn quanh bầu,

mép có chia thùy

10A. Cụm hoa có cuống, dài 17-19 cm; cánh hoa dài 6-8 mm .........

...................................................................................... 8. M. laurina

10B. Cụm hoa gần như không cuống, phân nhánh ngay từ gốc;

cánh hoa ngắn hơn 3 mm .................................... 9. M. dongnaiensis

9B. Triền mật gần như tiêu giảm hoàn toàn

11A. Đầu và gốc lá tròn hoặc tù, hiếm khi có mũi nhọn; thùy

đài hình trứng cỡ 2-2,5 × 1 mm; cánh hoa hình bầu dục, cỡ 4-6

× 1,5-2,5 mm ........................................................ 10. M. odorata

11B. Đầu và gốc lá nhọn; thùy đài cỡ 4 × 2 mm; cánh hoa hình

mũi giáo thuôn, cỡ 7-10 × 1,5-2,5 mm .................. 11. M. foetida

4B. Nhị hữu thụ 2 ......................................................................................... 12. M. reba

7.1. Mangifera duperreana Pierre – Quao

Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1: tab. 362; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 14;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 85; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 367;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 299.

– Phanrangia poilanei Tard. 1948. Bull. Soc. Bot. France,. 95: 179.

– Xoài lửa, Mo ho, Quéo.

Cây gỗ lớn, cao đến 30-40 m, đường kính 30-40 cm, gỗ màu trắng. Lá đơn, mọc

cách; phiến lá hình bầu dục, cỡ 13-30 × 5-8 cm; đầu nhọn, gốc thót lại, mép lá lượn sóng;

gân bên 14-18 đôi, cuống dài 1-5 cm. Cụm hoa hình chùy, dài hơn lá, dài cỡ 20-25 cm,

nhiều lông màu xám. Cuống hoa ngắn, khoảng 1mm, có khuỷu. Lá đài hình bầu dục, lông

rậm bên ngoài, dài 2-3 mm. Cánh hoa 4-6, hình bầu dục, có nhiều lông, dài hơn lá bắc 4-

6 mm, có 3 tuyến kéo dọc theo chiều dài cánh hoa. Đĩa dày, chia thùy. Bộ nhị có 4-6 vảy

91

do nhị tiêu giảm, 4-5 nhị hữu thụ, bao phấn dài bằng vòi nhụy. Bầu 1 lá noãn, hình bán

cầu, cỡ 1,5 mm, vòi nhụy đính bên, dài hơn bầu. Quả hạch, nhỏ, hình trứng rộng hay gần

hình cầu, cỡ 4-5 × 3-5 cm; vỏ quả giữa nạc, vỏ quả trong nhiều xơ (Hình 3.36; Ảnh 3.62,

3.94).

Loc. class.: Việt Nam, Phú Quốc. Typus: Pierre 1651 (P: holotype, P 02440613,

photo!; isotype, P 02440614- P 02440616, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 1-3, quả chín tháng 5-8. Mọc rải rác trong

rừng trên núi đất thấp, ở độ cao cỡ 300 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Lâm Đồng (Di Linh: Braian), Ninh Thuận (Phan Rang, Ninh Phước: Cà

Ná), Tây Ninh (Cay Cong), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn),

Kiên Giang (Phú Quốc) (Sơ đồ 3.8). Còn có ở Thái Lan và Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: NINH THUẬN, Poilane 5714, 5693 (HM). – KIÊN GIANG,

Pierre 2774 (HM).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; gỗ màu trắng dùng làm ván lát sàn nhà (V. V. Chi, 2004) [114].

7. 2. Mangifera cochinchinensis Engl. – Xoài nụt

Engl. 1883 Monogr. Phan. 4: 205; Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1: tab. 362B; Lecomte,

1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 15; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 87; Phamh.

2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 366; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 299.

– Mangifera sugenda Génibrel, 1917. Cat. Prod. Indoch. 1 1234.

– Xoài nứt, Xoài mực.

Cây gỗ lớn, cao đến 35 m. Lá đơn, mọc cách, dài; phiến lá hình bầu dục hay trứng

ngược, cỡ 8-25 × 3-6 cm; đầu lá tròn hoặc tù, gốc lá nhọn; gân giữa nổi rõ ở mặt dưới,

gân bên 12-15 đôi, gân mạng lưới dày đặc; cuống lá dài 1,5-5 cm. Cụm hoa hình chùy,

dài khoảng 20 cm, có lông dày, phân nhánh ngắt quãng. Cuống hoa ngắn, có khuỷu ở gốc.

Lá đài hình tròn hay mắt chim, có lông mịn bên ngoài, dài 2-2,5 mm. Cánh hoa 5, hình

thuôn, dài, có lông, có 3-4 gân từ gốc. Đĩa dày, chia thùy, có lông tuyến. Nhị 5, dài 2-4

mm, tất cả đều hữu thụ, chỉ nhị dài cỡ 2 mm. Bầu hình cầu, 1 lá noãn; vòi nhụy ngắn.

Quả hạch, hình bầu dục hay hình trứng, cỡ 3 × 1,5 cm; vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa mỏng,

vỏ quả trong nhiều xơ (Hình 3.37, Ảnh 3.63, 3.95).

Loc. class.: Vietnam (Province de Bien Hoa). Syntypus: Thorel 1287 (P: Holotype,

P 02440617, photo!. Isotype, P 02440618 & P P 02440619, photo!; HM!).

Hình 3.36. Mangifera duperreana Pierre

1. Cành mang lá; 2. Lá; 3. Bộ nhụy, nhị; 4. Bầu cắt dọc.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Isotyp. Vietnam, Pierre 1651, P; người

vẽ: P. T. Giang, 2020; 3. Lecomte, 1908; 4. Tard. – Blot. 1962).

Hình 3.37. Mangifera cochinchinesis Engler

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Bộ nhụy, nhị.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Syntyp. Vietnam, Thorel 1287, P và Poilane

24055, P; người vẽ: P. T. Giang, 2020; 3. Lecomte, 1908).

92

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ven sông, trong rừng thường xanh ở độ cao tới

600 m (V. V. Chi, 2004) [114].

Phân bố: Bình Dương (Thủ Dầu Một), Đồng Nai (Biên Hòa, Xuân Lộc: Chứa

Chan, Giá Ray, Trảng Bom) (Sơ đồ 3.8). Còn có ở Thái Lan và Lào.

Mẫu nghiên cứu: ĐỒNG NAI, Thorel 1287 (HM); Poilane 333 (HM); Pierre 1650 (HM).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; cây cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc (V. V. Chi, 2004) [114].

7.3. Mangifera minutifolia Evrard – Xoài lá nhỏ

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. Fr. 99: 83; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 98;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 368; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 947.

– Xoài nhỏ, Xoài rừng.

Cây gỗ lớn, cao 25-30 m, đường kính thân cây lên đến 30-40 cm; cành nhẵn; vỏ

màu nâu, sần sùi. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đỉnh cành; phiến hình bầu dục, cỡ 4-5 ×

1,5 cm, đầu lá tù hay lõm, gốc hẹp nhọn hình nêm, hơi men xuống cuống lá; dai, nhẵn,

màu vàng ở mặt dưới; gân bên 8-10 đôi, nổi rõ ở cả 2 mặt lá; gân thứ cấp dày đặc và tạo

thành hình mạng lưới; cuống lá dài 4-5 mm. Cụm hoa hình chùy, dài hơn lá, không có

lông. Nhị hữu thụ 5, dài không bằng nhau. Quả hạch, hình bầu dục với phần đầu cong, cỡ

4-7 × 3-4 cm; vỏ quả trong mỏng, không xơ, vỏ quả giữa nạc (Hình 3.38, Ảnh 3.64).

Loc. class.: Vietnam, Khanh Hoa (Nui Han, prov. de Nha trang). Typus: Poilane

4803 (P, P 0015742 - P 0015742, photo!; HM!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 600 m (N. T. Bân, 2003;

V. V. Chi, 2004) [62,114].

Phân bố: Mới thấy ở Phú Yên, Khánh Hòa (Nha Trang: núi Hòn Hèo) (Sơ đồ 3.8).

Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, Poilane 4803 (HM).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; gỗ màu trắng và mềm, chất lượng trung bình, dùng

để xây dựng, đóng đồ đạc (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

7.4. Mangifera caesia Jack – Xoài

Jack in Roxb. 1824. Fl. Ind.: 441; Pierre, Fl. For. Cochinch.: 1: t.364M. 1897; Phamh.

2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 368; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 296.

Cây gỗ lớn, cao đến 35 m. Lá đơn, mọc cách đến gần đối, phiến lá hình bầu dục,

mũi giáo đến bầu dục thuôn, cỡ 9-30 × 5-8 cm; chóp lá tròn hoặc nhọn, thường có mũi,

gốc lá hình nêm; gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 15-25 đôi, nổi ở cả hai mặt; cuống

Hình 3.38. Mangifera minutifolia Evrard

1. Cành mang lá và quả; 2. Lá.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Poilane 4803 (L, L 0015743;

người vẽ: P. T. Giang, 2020).

93

lá dài 1,5-5 cm. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, dài đến 40 cm, có lông mịn về già nhẵn.

Lá đài 5, hình trứng, dài 2-2,5 mm. Cánh hoa 5, hình thuôn, dài 5-7 mm, có 1 gân giữa.

Triền (đĩa mật) tiêu giảm, còn lại chấm nhỏ. Nhị 5, chỉ có 1 nhị hữu thụ, chỉ nhị dài cỡ 4-

5 mm. Bầu hình bán cầu, 1 lá noãn; vòi nhụy bên, dài 4-5 mm. Quả hạch, hình thận, dài

đến 15 cm; vỏ quả giữa nạc vỏ quả trong nhiều xơ (Mô tả theo K. Chayamarit, 2010. Fl.

Thailand, (10) 3: 296).

Loc. class.: Sumatra. Typus: chưa có thông tin.

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng (Kinh nghiệm nhân dân).

Phân bố: Theo P. H. Hộ, (2000), loài này có ở Việt Nam. Còn có ở Thái Lan và

vùng Malesia.

Mẫu nghiên cứu: chưa có thông tin.

Giá trị sử dụng: Quả ăn được (Kinh nghiệm nhân dân).

Ghi chú: Loài được nhắc đến trong P. H. Hộ (2000) [59], N. T. Bân (2003) [62]

và cả Pierre (1897) [49]. Tuy nhiên thiếu thông tin nơi phân bố và chưa có mẫu nghiên

cứu. Cần kiểm tra thêm.

7.5. Mangifera camptosperma Pierre – Xoài bui

Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1: tab. 363A; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 18;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 89; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 366;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 297.

– Bui.

Cây gỗ lớn, cao đến 25-30 m; vỏ màu nâu xám; cành non có góc cạnh. Lá đơn,

mọc cách; phiến lá bầu dục thuôn hay hình mác, cỡ 11-17 × 3-4 cm, dai; chóp lá nhọn,

gốc hình nêm; gân bên 20-30 đôi, gân mạng lưới nổi rõ khi khô; cuống lá dài 1,5-2 cm,

dày ở gốc. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, dài tới 30 cm, phân nhánh nhiều, có lông

dày, mang hoa đực và hoa lưỡng tính. Cuống hoa có lông rậm. Lá đài 5, hình bầu dục, dài

2-3 mm, chóp nhọn, có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình mũi giáo thuôn, dài 4-5 mm,

mặt trong có 3-5 gân. Triền dày hình nhẫn, có lông. Nhị 5, 1 nhị hữu thụ phát triển dài

gần bằng vòi nhụy, những nhị khác rất nhỏ; bao phấn có lông. Bầu hình cầu, cỡ 1,2-1,5

mm, nhẵn; vòi nhụy ở đỉnh bầu, hơi dài hơn so với nhị hữu thụ. Quả hạch, hình bầu dục,

cỡ 9-10 × 7,5-8,5 cm, dẹt hai bên; vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa mỏng, vỏ quả trong có xơ.

Hạt hình thận, dài 5-8 cm (Hình 3.39; Ảnh 3.65, 3.96).

Hình 3.39. Mangifera camptosperma Pierre

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Quả.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Isotyp. Vietnam, Pierre 1683, P; người vẽ: P. T.

Giang, 2020; 3. Tard. – Blot. 1962).

94

Loc. class.: Vietnam (Près de Tay Ninh), Typus: Pierre 1683 (P: holotype, P

02440628 photo! & isotype P 02440629, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc ven sông, suối, ở độ cao 200 m (N. T. Bân, 2003; V.

V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Sơn La, Bình Phước, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Tây

Ninh (Sơ đồ 3.9). Còn có ở Thái Lan và Myanma.

Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, N. V. Trại 2740 (HNPM). – TÂY NINH, Pierre 1683

(Iso. HM).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; cho gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc; làm

thuốc (N. T. Bân, 2003 ; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

7.6. Mangifera indica L. – Xoài ấn đô

L. 1753. Sp. Pl.: 200; Lour. 1790. Fl. Cochinch: 198; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2:

18; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 90; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2.

365; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 947; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008.

Fl. China, 11: 338; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 302.

– Mango, Manguier, Xoài voi.

Mangifera indica var. indica

Cây gỗ cao, có nhựa mủ trắng trong, chuyển thành màu đen ngoài không khí,

thơm; vỏ thân màu xám đen, nứt dọc. Lá đơn, nguyên, mọc cách; phiến lá hình mác hay

thuôn, cỡ 15-30 × 3,5-6 cm; đầu nhọn hay có mũi nhọn, gốc hình nêm, gân bên 20-25 đôi,

mép lượn sóng, cuống dài 2-5 cm. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, tạp tính, dài khoảng

20-35 cm, có lông tơ mịn, phân nhánh nhiều, nhánh bên dài 6-15 cm; lá bắc con hình mũi

giáo. Hoa màu trắng ngà hoặc vàng hoặc nâu đỏ, có mùi thơm; cuống hoa dài 1,5-3 mm,

có khuỷu. Lá đài 5, hình bầu dục, dài 2-3,5 mm, lõm vào trong, bên ngoài đầy lông mịn,

bên trong nhẵn. Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài 3-5 mm, màu vàng hơi đỏ, có 3 gân, có

lông. Triền dày, hình vành khăn, dày, chia 5 thùy, có lông. Nhị 5, 1 nhị hữu thụ, chỉ nhị

rời; nhị hữu thụ dài bằng vòi nhụy. Bầu hình bán cầu hoặc hình trứng, nhẵn, vòi nhụy

lệch bên của bầu. Quả hạch, hình bầu dục, hình trứng hay thuôn dài, hình dạng và kích

thước còn thay đổi tùy theo giống cây trồng; vỏ quả ngoài dai, khi chín màu vàng; vỏ quả

giữa nạc, có nhựa, khi chín thơm, nhiều thịt, vỏ quả trong cứng, có nhiều xơ. Hạt 1, hình

bầu dục hay trứng, dẹt (Hình 3.40; Ảnh 3.97).

Hình 3.40. Mangifera indica L.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cành hoa.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Hà Nội, N. V. Bàn sine num. HN; người vẽ: P. T.

Giang, 2020; 3. Lecomte, 1908).

95

Loc. class.: India. Lectotypus: "Mau" in Rheede, Hort. Malab., 4: 1, t. 1, t. 2 (1683)

designated by A. J. Bornstein

Sinh học và sinh thái: Mọc trong rừng, ở độ cao tới 700 m. Cây trồng phổ biến,

thích nghi khí hậu nóng ẩm (V. V. Chi, 2004, 2012) [114, 66].

Phân bố: Loài được trồng phổ biến khắp cả nước, nhất là Trung Bộ và Nam Bộ

(Sơ đồ 3.10). Trên thế giới được trồng trên toàn miền nhiệt đới như Ấn Độ, Myanma,

Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia,…

Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, N. V. Trại 1892 (HNPM); N. V. Bàn, sine num. (HN).

– BẮC NINH, N. T. Cường sine num. (HN). – HÀ NỘI, N. T. Cường sine num. (HN); V.

T. T. Nga 108 (HNU). – NGHỆ AN, Sin. Coll. 114 (HNU); H. G. Trinh GT 10 (HNU) –

QUẢNG TRỊ, Poilane 11516, 11705, 11811 (HM). – BÌNH ĐỊNH, Poilane 201, 205

(HM). – Tp. HỒ CHÍ MINH, Pierre 716 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây trồng lấy quả ăn ngon, thơm, ngọt, có giá trị kinh tế cao; thịt

quả làm thuốc hoạt huyết; hạt chữa ho, tiêu hóa kém, trị giun,…; vỏ quả chữa kiết lị; lá

chữa ho, viêm phế quản, dùng ngoài chữa viêm da, ngứa. Chứa nhiều vitamin B, C, cho

nhựa, tanin; còn lấy gỗ.

Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều giống Xoài khác nhau như: Cv. indica L. – Xoài

tượng; Cv. cambodiana Pierre – Xoài cơm, Xoài voi; Cv. mekongensis Pierre – Xoài

thanh ca; Nhiều tạp chủng; Cv. odorata Griff. – Xoài thơm; (T. Đ. Lý, 1993; Đ. T. Lợi,

2000; N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012; N. Bá & cs, 2014) [112, 64, 62, 114, 66, 110].

Pierre phân biệt 2 thứ:

7.6a. M. indica var. mekongensis Pierre – Xoài mê kông

Pierre, 1897. Fl. For. Cochin. 1: pl. 316A

Phân biệt với loài (thứ chuẩn) bởi một số đặc điểm: lá có 16-18 đôi gân bên; cánh

hoa có 3 tuyến; quả hạch, hình thuôn, dẹt, tù, có mũi nhọn ngắn, thịt màu vàng, có mùi

nhựa Thông (Pinus); lá mầm không bằng nhau, khúc khuỷu, không có thùy (Hình 3.41;

Ảnh 3.66).

Loc.class.: Vietnam (Environs de Saigon). Typus: Pierre 1680 (iso. K 000695141,

photo!).

Sinh học và sinh thái: Cây trồng ở vườn nhà.

Phân bố: Mới thấy ở tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) (Sơ đồ 3.10).

Mẫu nghiên cứu: TP. HỒ CHÍ MINH (Sài Gòn), Pierre 1680 (Iso. - HM).

Hình 3.41. Mangifera indica var. mekongensis Pierre

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Cụm hoa.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Pierre 1680, Isotyp. – K, K

000695141; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

96

Giá trị sử dụng: Quả có thể ăn được (Kinh nghiệm nhân dân).

7.6b. M. indica var. cambodiana Pierre – Xoài campuchia

Pierre, 1897. Fl. For. Cochin. 1: pl. 316B.

Phân biệt với loài (thứ chuẩn) bởi đầu lá có mũi nhọn dài hơn, gân bên nhiêu hơn

25 đôi, cánh hoa có lông. Quả hạch, hình trứng, hơi dẹt, vỏ quả trong có xơ, lá mầm rất dài (Ảnh

3.67).

Loc.class.: Province de Saigon. Typus: Pierre 716 (P).

Sinh học và sinh thái: Cây trồng ở vườn.

Phân bố: Mới thấy ở tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) (Sơ đồ 3.10).

Mẫu nghiên cứu: TP. HỒ CHÍ MINH (Sài Gòn), Pierre 716 (Iso. - HM).

Giá trị sử dụng: Quả có thể ăn được (Kinh nghiệm nhân dân).

7.7. Mangifera flava Evrard – Xoài vàng

Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France,. 99: 82; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn.

2: 88; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 367, N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2:

947; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 300.

Cây gỗ lớn, cao đến 25-30m, đường kính ở gốc đến 60 cm; cành nhẵn, vỏ thân

màu đen, có nứt dọc, gỗ màu nâu đỏ. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình thuôn hay bầu dục,

cỡ 8-15 × 3-4 cm, dai, nhẵn; đầu lá nhọn, gốc lá nhọn hoặc hình nêm; gân bên 10-15 đôi,

nổi rõ hai mặt, gân nhỏ thành mạng lưới; cuống lá dài 4-8 cm, có bần, màu đen ở gốc lá

và dọc chiều dài cuống. Cụm hoa hình chùy, ngắn hơn lá, nhẵn, phân nhánh ở gốc. Hoa

màu vàng; cuống hoa dài 3-6 mm, nhẵn, có đốt ở giữa. Lá đài 5, hình tam giác, dài 3-4

mm, nhẵn, bạnh ra ở gốc, nhọn ở chóp. Cánh hoa 5, hình mũi giáo thuôn, dài 7-8 mm,

đầu nhọn hay tròn, không có lông, mang 2-6 gân đến 2/3 chiều dài cánh hoa. Triền hình

vành khăn, dày và có thùy. Nhị hữu thụ 1, không có nhị lép hoặc rất hiếm khi có 1-2 nhị

lép; chỉ nhị dài cỡ 5 mm; đính ở phía trong triền. Bầu nhẵn; vòi nhụy ở bên, dài cỡ 0,6

mm. Quả hạch, hình cầu hay gần cầu, đường kính khoảng 4 cm, đầu tròn; vỏ quả trong

nhiều xơ, vỏ quả giữa nạc. Hạt hình bầu dục hay hình thận (Hình 3.42; Ảnh 3.25, 3.68).

Loc. class.: Vietnam (Massif du Braian pris de Djiring, Dong nai). Typus: Poilane

24055 (P: Holotype, P 02440623, photo!; isotype, P 02440624 - P 02440626, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa từ tháng 2-3, quả chín tháng 6-7. Cây thường mọc

rải rác trong rừng, trên đất giàu chất đá granit, ở độ cao tới 1500 m (N. T. Bân, 2003; V.

V. Chi, 2004) [62, 114].

Hình 3.42. Mangifera flava Evrard

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Cụm quả; 3. Cánh hoa;

4. Hoa; 5. Quả; 6. Quả cắt dọc; 7. Quả cắt ngang.

(Hình: 1, 2, 6, 7. N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của N. X.

Quyền, Chư Mom Rây, Kon Tum; người vẽ P. T. Giang; 3-5. Tard. – Blot. 1962).

97

Phân bố: Quảng Nam (Mang Lum), Kon Tum (VQG Chư Mom Rây), Lâm Đồng

(Di Linh: Braian), Ninh Thuận (Phan Rang, Ninh Hải: Bà Râu) (Sơ đồ 3.9). Còn có ở

Thái Lan, Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: KON TUM, T. Đ. Đại 44; TN3/07-392 (HN); N. T. Cường, sine num. (HN);

Nguyễn Xuân Quyền TN03/07 – 393 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; gỗ màu đỏ, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc (N.

T. Bân, 2003 ; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

7.8. Mangifera laurina Blume – Xoài cuống dài

Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 195; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 339.

– Mangifera longipes Griff. 1854. Notul. 4: 419; Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1: tab.

365A; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 95; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2.

367; N . T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 947.

– Mangifera silvatica Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 17.

– Xoài nú, Xoài cọng dài.

Cây gỗ lớn, cao đến 30 m; thân thẳng; vỏ màu sẫm, nứt dọc. Lá đơn, mọc cách; có

phiến lá hình thuôn hay bầu dục thuôn hay trứng thuôn, cỡ 15- 17 × 3-4 cm; đầu lá nhọn,

gốc lá hình nêm; gân bên 16-20 đôi, nổi rõ hai mặt, cong về phía mép; cuống lá dài 2-3,5

cm, phình to ở gốc. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, dài 17-19 cm, nhẵn, phân cành thưa,

cành ở trên thưa hoa. Cây mang hoa tạp tính, màu trắng-vàng, cuống hoa có khuỷu ở giữa.

Lá đài 5, hình bầu dục, dài 6-10 mm, nhẵn. Cánh hoa hình mũi mác, dài 6-8 mm, đầu

nhọn, nhẵn, có 2-3 gân. Triền mật hình vành khăn quanh bầu, dày 1,5-2 mm, mép chia 5

thùy, nhẵn. Nhị 5, có 1 nhị hữu thụ, cao bằng núm nhụy, các nhị còn lại lép, rất nhỏ. Bầu

hình cầu, vòi nhụy ở bên, gần hình đầu. Quả hạch, hình bầu dục cỡ 4-5 x 2-3 cm, đa dạng

về kích thước, đỉnh quả lệch, hơi cong; vỏ ngoài màu xanh lục nhạt, vỏ quả giữa nạc, vỏ

quả trong hơi xơ. Hạt 1, hình bầu dục, dẹt (Hình 3.43; Ảnh 3.26, 3.98).

Loc. class.: Malacca. Typus: Griffith 1096 (K).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, nhất là ven suối (N. T. Bân, 2003;

V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Sơn La, Cao Bằng (Thông Nông), Hà Nam (Chùa Hạc), Ninh Bình, Kon

Tum (Đắk Tô: Đắk Tô Kan, VQG Chư Mom Rây), Gia Lai, Bình Dương (Hớn Quảng)

(Sơ đồ 3.11). Còn có ở Nêpal, Myanma, Trung Quốc, Campuchia và Malaixia.

98

Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, N. V. Trại 3021 (HNPM). – CAO BẰNG, T. T. Bách

sine num. (HN). – KON TUM, P. K. Lộc P-3865 (HNU), Nguyên Xuân Quyền sine num. (HN); N.

X. Quyền TN03/07- 392 (HN).

Giá trị sử dụng: Ơ Trung Quốc sử dụng như Xoài. (M. indica): cho quả ăn được;

làm thuốc và cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc (V. V. Chi, 2004, 2012) [114, 66].

7.9. Mangifera dongnaiensis Pierre – Xoai đồng nai

Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1: tab. 364; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2:17; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 96; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 366

(“dongnaiense”); N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946.

– Xoài cơm.

Cây gỗ lớn, cao đến 25-30 m. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình thuôn hay trứng

thuôn hay hình bầu dục thuôn, cỡ 8-15 × 2-4 cm; đầu lá nhọn, gốc lá nhọn, gân bên 18-20

đôi, nổi rõ hai mặt; cuống lá dài đến 3 cm. Cụm hoa hình chùy, gần như không cuống,

phân nhánh từ gốc, dài 18-20 cm, không có lông. Lá bắc hình tam giác nhọn, dài cỡ 2

mm. Hoa tạp tính. Lá đài 5, hình trứng nhọn, dài 1,5 mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục thuôn,

dài 2,5 mm. Triền (đĩa mật) rất dày, ở quanh bầu, mép, có 4-5 thùy. Nhị 5, chỉ duy nhất 1

nhị hữu thụ, dài hơn bầu, ngắn hơn cánh hoa; chỉ nhị rộng ở gốc; bao phấn hình bầu dục;

nhị lép tiêu giảm bao phấn gần như hoàn toàn, ngắn hơn nửa bầu. Bầu hình cầu, vòi nhụy

bên. Quả hạch, hình bầu dục, hoặc hình trứng, cỡ 7-8 × 4-5 cm, dẹt 2 bên; vỏ quả giữa

nạc, vỏ quả trong nhiều xơ (Hình 3.44; Ảnh 3,69, 3.99).

Loc. class.: Vietnam (Pho Qua, sur les river du Dong Nai, prov. de Bienhoa).

Typus: Pierre 1659 (P: holotype, P 02440621, photo! & isotype, P 02440621, photo !).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ven sông suối (N. T. Bân, 2003; V.

V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Mới thấy ở Quảng Bình (Quảng Ninh: Trường Sơn), Bình Định, Gia Lai,

Lâm Đồng (Đà Lạt, Di Linh), Bình Dương, Đồng Nai (Biên Hòa: Phố Quạ; Xuân Lộc:

Giá Ray, Chứa Chan) (Sơ đồ 3.11).

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG BÌNH, Thần Thế Bách sine num. (HM). - BÌNH

ĐỊNH, Poilane 206 (HM). – GIA LAI, Phan Khế Lộc P-2881 (HN).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc; quả ăn được (V. V. Chi, 2004) [114].

Hình 3.43. Mangifera laurina Blume

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Lá; 3, 4. Cụm hoa; 5. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu tươi sống của N. X. Quyền; Kon Tum và T. T. Bách;

Cao Bằng; người vẽ P. T. Giang)

Hình 3.44. Mangifera dongnaiensis Pierre

1. Cành mang lá và cụm quả; 2, 3. Cụm quả; 4. Hoa.

(Hình: 1-3. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp ngoài tự nhiên của T. T. Bách; Quảng Bình;

người vẽ P. T. Giang; 4. Tard. - Blot, 1962).

99

7.10. Mangifera odorata Griff. – Xoai thơm

Griff., 1854 Not. PI. Asiat. 4: 417; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 366; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 304.

– Mangifera oblongifolia Hook.f. 1876. Fl. Brit. Ind. 2: 16; Pierre, 1897. Fl. For.

Cochinch. 1: tab.364I. 1897; Lecomte, 1908. Fl. Indo-Chine 2: 16

– M. foetida var. odorota (Griff.) Pierre, 1897. l. c. 1: tab.365B.

Cây gỗ lớn, cao đến 25 m; vỏ màu xám đen, không nứt. Lá đơn, mọc cách; phiến

lá hình bầu dục, mũi giáo đến bầu dục thuôn, cỡ 15-30 × 5-8 cm; đầu lá tròn hoặc tù, đôi

khi có mũi nhọn, gốc lá hình nêm, tù hoặc tròn; gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 15-

20 đôi, nổi ở cả hai mặt; cuống lá dài 3-5 cm. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, dài đến

30-35 cm. Cuống hoa 3-5 mm. Hoa màu trắng hoặc vàng, thơm. Lá đài hình trứng, cỡ 2-

2,5 x 1 mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục, cỡ 4-6 x 1,5-2,5 mm, có 3-5 gân từ gốc. Triền (đĩa

mật) chia thùy tiêu giảm, có lông tuyến. Nhị 5, chỉ có 1 nhị hữu thụ, chỉ nhị dài cỡ 2 mm.

Bầu hình cầu, 1 lá noãn; vòi nhụy ngắn. Quả hạch, hình bầu dục hay hình trứng, dài đến

15 cm; vỏ quả giữa nạc, thơm, vỏ quả trong nhiều xơ.

Loc. class.: Malacca. Typus: Griffith s.n. (P 02440645 & P 05189926, photo!).

Sinh học và sinh thái: Cây trồng

Phân bố: Trồng phổ biến ở Việt Nam và các nước nhiệt đới (Sơ đồ 3.12).

Mẫu nghiên cứu: Chưa có thông tin.

Giá trị sử dụng: Quả ăn được (Kinh nghiệm nhân dân).

Ghi chú: Loài này được nhắc đến trong P. H. Hộ (2000) [59], N. T. Bân (2003)[62]

là cây trồng phổ biến ở Việt Nam, Tuy nhiên chưa có thông tin về mẫu nghiên cứu. Đây

là cây nhập nội từ Malacca (Malaixia). Cần kiểm tra thêm thông tin.

7.11. Mangifera foetida Lour. – Xoài hôi

Lour. 1790. Fl. Cochinch.: 160; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 15; Tard.-Blot, 1962.

Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 97; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 367; N. T. Ban, 2003.

Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 947 ; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 300.

– Manga foetida Rumph. 1971. Herb. Amb. 1: 98, tab. 28.

– Mangifera foetida var. cochinchinensis Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. tab. 365.

– Muỗm, Xoài cà lăm, Xoài hôi, Horse mango.

Cây gỗ lớn, cao đến 30 m. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình mũi mác hay bầu dục

thuôn hay trứng thuôn, cỡ 15-30 × 5-10 cm, dày như da, đầu lá nhọn, gốc lá nhọn hoặc

100

hình nêm, 12-22 đôi gân bên, cuống lá dài 3-6 cm. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, dài

hơn lá, không có lông. Nụ hoa màu hồng, dài cỡ 7 mm, cuống hoa dài cỡ 2 cm. Lá đài 5,

hình trứng, cỡ 4 × 2 mm. Cánh hoa 5, hình mũi giáo thuôn, cỡ 7-10 × 1,5-2,5 mm, có 3

gân dài lên đến một nửa cánh hoa. Triền (đĩa mật) tiêu giảm hoàn toàn, hình chấm nhỏ.

Nhị 5, 1 nhị hữu thụ dài bằng vòi nhụy, 4 nhị lép rất nhỏ, dính vào mép triền. Bầu hình

cầu, nhẵn, vòi nhụy bên, dài gần bằng cánh hoa. Quả hạch, hình bầu dục, dài cỡ 8-10 cm,

màu xanh lục, vỏ quả giữa nạc, có mùi hôi và vị chua khi tươi; vỏ quả trong dày, nhiều

xơ. Hạt hình thận, dẹt hai bên (Hình 3.45; Ảnh 3.100).

Loc. class.: Việt Nam Cochinchine Typus: Loureiro

Sinh học và sinh thái: Hai vụ chính của hoa vào tháng 5-7, tháng12-3 (năm sau),

năm sau; hai mùa quả tháng 3-6, tháng 10-11. Cây trồng khắp nơi ở nước ta. Mọc rải rác

trong rừng, ở độ cao 100-200 m. Tái sinh bằng hạt (N. T. Bân, 2003 ; V. V. Chi, 2012) [62, 66].

Phân bố. Trồng phổ biến ở Việt Nam (Sơ đồ 3.12). Còn có ở Myanma, Thái Lan

và vùng Malesia (Malaixia, Inđônêxia, Philippin).

Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, Đạt-Tâm 72/HN4-171 (HN); N. V. Trại 1174

(HNPM); Nguyễn Dinh 1174 (HNPM); N. Đ. Khôi 30 (HN). – HẢI DƯƠNG, N. X.

Quyền HD-01 Tọa độ E 1060 27’ 55,7’’ N 210 12’ 47’ 1’’ (HN). – BÌNH ĐỊNH, Poilane

203 (HM). – KON TUM, L. Averyanov & al. VH 2379 (HN).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc; quả ăn được, dùng để nấu

chua ngọt; vỏ quả khô ngâm rượu làm thuốc đau răng, ỉa chảy (T. Đ. Lý & cs, 1993; N. T.

Bân, 2003 ; V. V. Chi, 2004, 2012) [112, 62, 114, 66].

7. 12. Mangifera reba Pierre – Quéo

Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. 1: tab. 363 B; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 19;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 94; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 368;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 947.

Cây gỗ lớn, cao đến 30 m, cành non có góc cạnh. Lá đơn, mọc cách; phiến hình

thuôn hay mũi giáo, cỡ 12-16 × 3-5 cm; đầu lá nhọn, gốc lá nhọn, gân bên 18-22 đôi,

cuống lá dài 1-2,5 cm, phình to ở gốc. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, dài khoảng 15 cm,

không cuống, có lông dày. Nhánh bên thẳng, dài 4-6 cm, mang hoa rất dày. Lá bắc hình

tam giác, nhiều lông. Cuống hoa dài 3 mm, có nhiều lông. Cây có hoa tạp tính, hoa cái

nhiều hơn hoa đực. Lá đài 5, hình tam giác nhọn, dài đến 8 mm, có lông mịn ở ngoài.

Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài hơn đài, không có lông; gốc có 3 gân dài đến một nửa cánh

Hình 3.45. Magifera foetida Lour.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cụm quả

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Hà Nội, N. V. Trại 1174, HNPM (?); người vẽ: P. T.

Giang, 2020).

Hình 3.46. Mangifera reba Pierre

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cụm quả

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Isotyp. Vietnam, Pierre 1648, P; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

101

hoa. Triền (đĩa mật) hình chóp, 5 thùy, có lông. Nhị 5, dài không bằng nhau, trong đó chỉ

có 2 nhị hữu thụ; bao phấn dài hơn chỉ nhị, dài bằng vòi nhụy; nhị lép rất nhỏ. Bầu hình

cầu, vòi nhụy cong. Quả hạch, hình bầu dục hay hình trứng, dẹt, hay hình thận như có mỏ;

dài 7-8 cm; vỏ quả giữa nạc, vỏ quả trong nhiều xơ. Hạt có vỏ mỏng, màu nâu, mép có 01

đường gân mảnh (Hình 3.46; Ảnh 3.70, 3.101).

Loc. class.: Vietnam (Dong nai, Biên hoa, Pho qua). Typus: Pierre 1648 (P:

holotype, P 02440647, photo!; isotype HM! & P 02440648 & P 02440649, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc trong rừng và trong vườn nhà (V. V. Chi, 2004) [114].

Phân bố: Hà Nội (Đông Anh), Hải Dương, Đồng Nai (Biên Hòa: Phố Qua) (Sơ đồ

3.11). Còn có ở Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, N. V. Trại 2720A (HNPM). – HẢI DƯƠNG, N. X. Quyền

HD – 02 Tọa độ E 1060 27’ 55,7’’ N 210 12’ 47,1’’ (HN). – ĐỒNG NAI, Pierre 1648 (HM).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được, vị chua; cho gỗ xây dựng và đóng đồ đạc (V. V. Chi, 2004) [114].

Trib. 2. SPONDIEAE – Tông CÓC

Lá kép lông chim lẻ, đôi khi 3 thùy. Bộ nhị xếp 2 vòng; Bộ nhụy gồm 4-5 lá noãn,

hợp hoặc chỉ có 1 lá noãn; vòi nhụy thường ở đỉnh. Bầu hình nón, 4-5 ô hoặc chỉ 1 ô; mỗi

ô 1 noãn. Quả hạch, 4-5 ô hoặc 1 ô. Hạt 4-5, hoặc có 1 hạt. Phôi nhũ thẳng.

Typus: Spondias L.

Việt Nam có 7 chi và 12 loài

Gen. 8. PEGIA Colebr. – MUỖM LEO

Colebr. 1827. Transact. Linn. Soc. London, 15: 364; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4:

262; Lecomte, 1908. Bull. Soc. Bot. Fr. 54: 525; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum. 2 (1): 351;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 153; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 947; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 342; K. Chayamarit,

2010. Fl. Thailand, (10) 3: 309; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 42.

Dây leo, thân hóa gỗ (chi duy nhất dây leo thân gỗ của họ Xoài ở Việt Nam). Lá

kép lông chim lẻ. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá. Hoa đơn tính cùng gốc, bao hoa

mẫu 5, xếp lợp. Nhị 10; bao phấn gần hình cầu, hướng trong. Triền mật dày, hình vành

khăn. Bộ nhụy có 4-5 lá noãn, hợp. Bầu 5 ô, vòi nhụy 5, đầu nhụy hình khiên. Quả hạch,

vỏ quả giữa nhiều nhựa, vỏ quả trong có lớp vỏ cứng.

Typus: Pegia nitida Colebr.

102

Trên thế giới có 2 loài, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Dương và vùng

Malesia. Ơ Việt Nam ghi nhận 01 loài.

8.1. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand. - Mazz. – Muỗm leo

Hand.-Mazz. 1933 Sinensia, 3: 187; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 153;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 375; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 944;

T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 342.

– Phlebochiton sarmentosum Lecomte, 1907. Bull. Soc. Bot. France, 54: 528–529.

Dây leo, thân hóa gỗ, dài đến 20 m. Lá kép lông chim lẻ, cuống lá dài 3-5 cm, có

7-13 lá chét, không có lông; lá chét mọc đối, cuống dài 4-5 mm; phiến lá chét hình bầu

dục rộng, cỡ 4-7 × 2,5-4 cm; đầu lá chét nhọn, gốc lá chét tròn đến hình tim, mép nguyên

hoặc có khía, mặt dưới của phiến có các đốm trắng; gân bên 5-6 đôi, có gần mạng lưới

nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá hoặc đỉnh cành, dài 20-25(-50) cm,

không có lông; lá bắc hình tam giác nhọn hoặc hình dùi. Hoa đơn tính cùng gốc, cuống hoa

mảnh, dài 4,5-5 mm. Bao hoa mẫu 5, tiền khai hoa xếp lợp. Đài có thùy hình tam giác, dài

khoảng 1-3 mm, không có lông. Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài 2-4 mm, không có lông.

Hoa đực có 10 nhị, dài bằng cánh hoa, chỉ nhị dẹt, bao phấn gần hình cầu. Đĩa mật dày,

hình vòng. Hoa cái có bầu hình cầu, 3-5 ô, không có lông, vòi nhụy bên, ngắn hơn bầu;

núm nhụy hình khiên. Quả hạch, hình cầu hay hình trứng, cỡ 1,2-1,5 × 0,8-1,3 cm; vỏ

quả giữa dày, có nhiều nhựa, vỏ quả trong có lớp vỏ cứng. Hạt dẹt hai bên (Hình 3.47;

Ảnh 3.27, 3.71, 3.102).

Loc. class.: Vietnam (Tonkin, Son Tay: Tu Phap). Typus: Balansa 3695 (P,

lectotype, K 000695353, photo!).

Sinh học và sinh thái: Cây có hoa tháng 4-6, quả chín tháng 10-12. Cây ưa sáng,

mọc ở ven rừng, ven đường, gặp nhiều ở vùng núi đá vôi, ở độ cao trên 200 m (N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Lai Châu (Sìn Hồ), Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn (Chợ Mới, Ba Bể: Cao

Kỳ), Cao Bằng (Nguyên Bình), Lạng Sơn (Chi Lăng: Đồng Mỏ), Bắc Giang, Hà Giang,

Tuyên Quang, Hòa Bình (Lạc Sơn: Lạt Sơn, Mường Thôn, Lương Sơn: Lâm Sơn, Mai

Châu: Pà Cò-Hang Kia), Hà Nội (Ba Vì: Thủ Pháp), Hà Nam (Kim Bảng: Ba Sao), Nam

Định (Vụ Bản), Ninh Bình (Sơ đồ 3.13). Còn có ở Trung Quốc (Quảng Tây), Lào, Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU, Tập – Trại – Huyền 8637 (HNPM). – SƠN LA, L.

K. Biên 112B (HN). – ĐIỆN BIÊN, N. Q. Bình, D. D. Cường VN 1538 (HN). – BẮC

Hình 3.47. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand.-Mazz.

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Lá và cụm hoa;

3. Lá và gân mạng lưới; 4. Cụm quả; 5. Hoa; 6. Bộ nhụy, nhị, đĩa; 7. Hạt.

(Hình: 1-4, 7. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp ngoài tự nhiên của N. X. Quyền, Hòa Bình và

T. T. Bách, Cao Bằng; người vẽ P. T. Giang; 5, 6. Tard. – Blot., 1962).

103

KẠN, Daniel E. Atha & al. DA 4820 (HN). CAO BẰNG, Trần Thế Bách sine num. (HN).

– HÀ GIANG, Q. V. Co 228 (HN). – TUYÊN QUANG, L. K. Biên 14188 (HN). –

LẠNG SƠN, T. Đ. Nghĩa T 816 (HNU). – HÒA BÌNH, V. X. Phương 3647; Petelot

6796(HM); Balansa 3695 (Iso.-HM); 6958 (HNU); B. Đ. Bình B 1012 (HNU); Nguyễn

Xuân Quyền sine num. (HN). – SINE LOC., B. Đ. Bình B 545, B 917 (HNU). – HÀ NỘI,

T. Đ. Lý 130 (HN). – HÀ NAM, P. K. Lộc, N. V. Yên P 3110 (HNU). – NINH BÌNH,

Đội ĐTVT 36, 2273 & 4773 (HN), LX-VN 1747 (HN), N. V. Du & al. HNK 1291 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; lá làm thuốc chữa bệnh eczema; trồng làm cảnh (N.

T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Gen. 9. LANNEA A. Rich. – CÓC CHUỘT

A. Rich. in Guillem. 1831. Fl. Seneg. Tent.: 153; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 141; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; T. L. Ming & Anders

Basfor, 2008. Fl. China, 11: 342; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 293; S. K.

Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 41.

– CALESIAM Adanson, 1763. Fam. Pl. 2: 446.

– ODINA Roxb. 1832 Fl. Ind. (ed. 1832) 2: 293.

– SCASSELLATIA Chiov. 1932. Fl. Somala 2: 151.

Cây thân gỗ, đứng, rụng lá theo mùa; cành non đầy lông tơ, khi trưởng thành nhẵn.

Lá kép lông chim lẻ. Cây mang hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa hình chùy, thường ở

nách lá hoặc trên thân. Bao hoa mẫu 4. Đài hoa và tràng hoa xếp lợp. Nhị 8. Bộ nhụy 4 lá

noãn, hợp. Bầu 4 ô, mỗi ô có 1 noãn; vòi nhụy 4. Quả hạch, hình trứng hay hình thận, hơi

dẹt hai bên, 4 ô; vỏ quả giữa mỏng; vỏ quả trong dày, hóa gỗ.

Typus: Lannea velutina A. Rich.

Trên thế giới có khoảng trên 40 loài, phân bố ở ở vùng nhiệt đới và miền Nam

châu Phi, 01 loài ở châu Á. Ơ Việt Nam ghi nhận có 01 loài.

9.1. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. – Cóc chuôt

Merr. 1938. Journ. Arnold Arbor. 19(4): 353; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 373; N.

T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl.

China, 11: 342; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 293, fig. 11.

– Dialium coromandelicum Houtt. 1774. Nat. Hist. 2(2): 39, pl. 5, f. 2.

– Odina wodier Roxb. 1832 Fl. Ind. 2: 293; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 34.

Hình 3.48. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr.

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Cụm hoa; 3. Cụm quả; 4. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống chụp ngoài tự nhiên của Đ. V. Hài,

Bình Châu Phước Bửu, Bà Rịa-Vũng Tàu; người vẽ P. T. Giang).

104

– Lannea woodier (Roxb.) Adel. 1948 Blume, 6: 326; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod.

Laos Vietn. 2: 141.

Cây gỗ nhỏ hoặc trung bình, cao đến 20 m, đường kính thân đến 1 m. Lá kép lông

chim lẻ, mọc cách, dài 15-25 cm, 3-7 đôi lá chét; lá chét mọc đối, lá chét không cuống

hoặc cuống rất ngắn; phiến lá chét, hình trứng hoặc hình bầu dục, cỡ 5-6 × 3-3,5 cm; đầu

lá nhọn, gốc lá nhọn hay tròn, thường lệch. Cụm hoa hình chùy, phân nhánh từ gốc cụm

hoa, mang các nhánh mảnh và hơi rủ ở đỉnh cành, nách lá hoặc trên cành già đã rụng lá;

cụm hoa đực dài đến 30 cm, mang các nhánh dài 7-9 cm; cụm hoa cái thường ngắn hơn.

Hoa đơn tính cùng gốc; bao hoa mẫu 4, xếp lợp. Lá đài 4, cỡ 1,5-2 mm. Cánh hoa 4, hình

bầu dục, cỡ 2-2,5 mm. Đĩa hình nhẫn, có khía rãnh, nhẵn. Nhị 8, dài bằng hoặc hơn cánh

hoa khi hoa nở, chỉ nhị dài gấp 3-4 lần bao phấn, gốc chỉ nhị dính vào đĩa mật, bao phấn

hình mũi tên. Bầu 4 ô, hình trứng, cỡ 1 mm; vòi nhụy dày, núm nhụy có thùy. Quả hạch,

hình trứng, hoặc hình thận, dẹt hai bên, cỡ 8-10 × 4-5 mm; vỏ quả giữa mỏng; vỏ quả

trong dày, hóa gỗ (Hình 3.48; Ảnh 3.28, 3.103).

Loc. class.: Thailand. Typus: A. Richard

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 2-5, có quả tháng 5-8. Mọc rải rác trong rừng

thứ sinh, đồi ven biển đến đồi đất đỏ bazan, được trồng đường phố hoặc công viên, ở độ

cao đến 600 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận (Phan Rang), Bà Rịa-Vũng Tàu,

(VQG Bình Châu-Phước Bửu), Tây Ninh (Cây Cong) (Sơ đồ 3.14). Còn có ở Ấn Độ,

Myanma, Trung Quốc (Hải Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia (Java).

Mẫu nghiên cứu: NINH THUẬN, N. Q. Bình QB 216 (HN). – LÂM ĐỒNG, L.

Averyanov & al. VH 4491 (HN). – BÀ RỊA-VŨNG TẦU, Đ. V. Hài VK 1865 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; cây cho gỗ xây dựng, nhựa mủ dùng nhuộm, in vải;

nước sắc vỏ chữa đau răng, rửa vết lở loét; lá hơ nóng chữa sưng đau; rễ làm thuốc sát

trùng (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Gen. 10. DRACONTOMELON Blume – LONG CÓC

Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 231. t. 42; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 250; Lecomte,

1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 30. 1908 “Dracontomelum”; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum. 2 (1):

357; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 143 “Dracontomelum”; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 943; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11:

105

341; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 281; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011.

Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 40.

– COMEURYA Bail. 1872. Adans. 10: 329.

– SẤU.

Cây gỗ lớn hay trung bình. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách; lá chét mỏng, mọc đối,

gân bên cong, thường có túm lông ở nách gân bên; cuống lá chét ngắn. Cụm hoa hình

chùy ở đỉnh cành hoặc nách lá gần đỉnh cành. Hoa lưỡng tính. Lá đài 5, xếp lợp, dính

nhau ở gốc. Cánh hoa 5, xếp van ở gốc, xếp lợp ở đỉnh cánh hoa. Nhị 10, dính vào đĩa

mật. Bầu gồm 5 lá noãn hợp thành 5 ô; vòi nhụy 5. Quả hạch, vỏ quả giữa dày; vỏ quả

trong cứng, 5 ô.

Trên thế giới ghi nhận có 8 loài, phân bố Ấn Độ, Đông Dương, Trung Quốc và

vùng Maleisia. Ơ Việt Nam ghi nhận có 05 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Dracontomelon ở Việt Nam

1A. Đài có lông dày ở mặt ngoài.

2A. Hoa nhỏ, cỡ 2 mm; đài dài khoảng 1 mm; bầu có lông dày ............... 1. D. laoticum

2B. Hoa lớn hơn, cỡ 6-7 mm; đài dài 4-6 mm; bầu nhẵn.

3A. Triền mật có lông dài ở mép; lá đài hình tam giác, mặt trong nhẵn ......................

....................................................................................................................... 2. D. dao

3B. Triền mật nguyên hoặc lượn sóng ở mép, nhẵn; lá đài hình bầu dục, cả 2 mặt có

lông.. . …………………………………………………………….3. D. duperreanum

1B. Đài không có lông

4A. Lá đài nhọn, dài bằng hay gần bằng cánh hoa. ..................................... 4. D. schmidii

4B. Lá đài tròn, ngắn hơn cánh hoa từ 2-4 lần. ........................................... 5. D. petelotii

10.1. Dracontomelon laoticum Evrard & Tardieu – Long cóc lào

Evrard & Tardieu, 1962. Adansonia n.s., 1: 198; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 144.

Cây gỗ nhỏ, cao đến 15 m, cành non có lông tơ dày, khi già thành nhẵn, vỏ màu

xám, có nhiều lỗ khí. Lá kép lông chim lẻ, cỡ 15-20 × 10-12 cm, cuống lá dài 4-6 cm, có

lông dày; lá chét 3-5 đôi, các lá phía đỉnh cành thường có 2 đôi; phiến lá chét hình bầu

dục, cỡ 4-10 × 3-4 cm, nhẵn; đầu lá có mũi nhọn dài 1cm, gốc lá nhọn hay lệch, mép có

răng cưa hay hình sóng; có 7-8 đôi gân bên, cong về phía mép lá; cuống lá chét dài 0,5-1

cm, có lông dày. Cụm hoa hình chùy, ở nách lá, ngắn hơn lá, dài 13-14 cm, có lông dày,

106

cuống cụm hoa dài 4 cm, cành phân nhánh dài 3-4 cm. Hoa nhỏ, cỡ 2 mm, lưỡng tính, tiền

khai hoa xếp lợp, màu trắng, cuống hoa dài cỡ 3,5 mm. Đài 5, hình tam giác nhọn, dài cỡ 1

mm, mặt ngoài và trên gân giữa ở mặt trong có lông rất dày. Cánh hoa 5, hình bầu dục hay

thuôn, dài cỡ 2-3 mm, có lông dày. Đĩa hình nhẫn, dày, có khía dọc và chia thùy. Nhị 10,

xếp thành 2 vòng, 5 nhị ngắn và 5 nhị dài; chỉ nhị dẹt, dài gấp 2-3 lần bao phấn, dài hơn

bầu. Bầu 5 ô, có lông dày, núm nhụy dẹt. Quả hạch hình cầu (Hình 3.49; Ảnh 3.104).

Loc. class.: Lao (Phou Bassac). Typus: Poilane 20404 (P).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8. Mọc rải rác trong rừng,

ở độ cao đến 1200 m.

Phân bố: Hà Nội, Ninh Thuận (Phan Rang, Ninh Phước: Cà Ná), Kon Tum (Đắk

Glei: Ngọc Linh) (Sơ đồ 3.15). Còn có ở Lào.

Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, P. K. Lộc, Phạm Hồng 11317 (HNU). – NINH

THUẬN, Poilane 5951 (HM). – KON TUM, L. Averyanov & al. VH 1134 (HN).

10.2. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xoài

Merr. & Rolfe, 1908. Philipp. Journ. Sci., 3: 108; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 374;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 944; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10)

3: 282, fig. 8.

– Paliurus dao Blanco, 1837. Fl. Filip. 174.

– Dracontomelon mangiferum (Blume) Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 231; Tard.-Blot, 1962.

Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 146; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 31.

– Dracontomelon puberulum Miq. 1861. Fl. Ned. Ind., Eerste Bijv. 524 .

– Sấu xoài.

Cây gỗ lớn, cao đến 25-30 m; cành non màu nâu đậm, có lông tơ mịn. Lá kép lông

chim lẻ, mọc cách, không có lông; có 7-15 lá chét, mọc đối hay gần đối; phiến lá chét

hình trứng hẹp hay bầu dục hẹp; cỡ 10-15 x 3-5 cm, đầu lá nhọn hay có mũi nhọn, gốc lá

tù, hơi lệch; gân bên 9-14 đôi, đôi khi có lông ở nách gân; cuống lá non có lông màu

vàng. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, ngắn hơn lá. Hoa lưỡng tính, hoa dài cỡ 7 mm, có

lông mịn, Bao hoa mẫu 5. Lá đài hình tam giác hay bầu dục, dài bằng cuống hoa, khoảng

4-5 mm, phủ lông tơ ngắn bên ngoài, mặt trong nhẵn. Cánh hoa hình mũi mác ngược

hoặc bầu dục thuôn, dài khoảng 5-6 mm, không có lông. Triền mật dày, có lông dày ở

mép. Nhị 10, bao phấn hình mũi tên, dài bằng núm nhụy. Bầu hình trứng, dài 3-3,5 mm,

nhẵn. Quả hình cầu, dẹt, đường kính 2,5-3 cm, màu xanh lục khi non, màu vàng khi chín,

Hình 3.49. Dracontomelon laotium C. M. Evrard & Tardieu

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Hoa; 4. Cành hoa; 5. Bộ nhụy, nhị;

6. Nhị; 7. Đĩa mật.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Kon Tum, Averyanov & al. VH 1134, HN; người

vẽ: P. T. Giang, 2020; 3-7 Tard. - Blot. 1962).

Hình 3.50. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Một đoạn thân; 3, 4. Lá chét;

5. Cụm hoa; 6. Bộ nhụy, nhị.

(Hình: 1-5. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp ngoài tự nhiên của T. T. Bách; Gia Lai; người

vẽ P. T. Giang; 6. Tard. – Blot. 1962).

107

vỏ quả giữa dày, vỏ quả trong cứng, có 5 lỗ phía đỉnh quả (Hình 3.50; Ảnh 3.29, 3.72,

3.105).

Loc. class.: Philippine (Taytay). Typus: E. D. Merill 9391 (MO, isotype, MO

57478, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 8-9. Mọc trong rừng;

ưa ẩm, nhiều ánh sáng, ở độ cao tới 400 m (V. V. Chi, 2003, 2012) [113, 65].

Phân bố: Gia Lai (K’ Bang), Nam Bộ (Sơ đồ 3.15). Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan,

Inđônêxia, Philippin.

Mẫu nghiên cứu: SINE LOC., Poilane 20515 (HM). – GIA LAI, T. T. Bách sine

num. (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; cây cho gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, lá

dùng nấu canh; làm thuốc (V. V. Chi, 2003, 2012) [113, 65].

10.3. Dracontomelon duperreanum Pierre – Sấu

Pierre, 1898. Fl. For. Cochinch. 5, tab. 374 B; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 30;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 147; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 374;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 944; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl.

China, 11: 341.

– Dracontomelon sinense Stapf, 1901. Hooker's Icon. Pl. 27: t. 2641.

– Long cóc, Sấu trắng, Sấu tía.

Cây gỗ lớn, cao đến 25-35 m, có bạnh gốc, đường kính đến hơn 1 m; cành non có

góc cạnh, lông tơ mịn, đôi khi lông màu xám. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách; cuống lá có

lông tơ, dài 4-6 cm; mang 7-15 đôi lá chét mọc đối, có lông tơ mịn; phiến lá chét hình

bầu dục thuôn hay thuôn, cỡ 6-9 × 3-4 cm, nhẵn hoặc có lông ở gân mặt dưới; đầu lá

nhọn, gốc lá lệch, mép lá nguyên hoặc lượn sóng; gân bên 8-9 đôi, cong, nổi rõ ở mặt

dưới, cuống lá chét dài 5-10 mm. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, ngắn hơn lá, dài 10-15

cm, có lông tơ dày. Hoa lưỡng tính, nụ hoa dài 6-7 mm, màu trắng hay vàng; cuống hoa

có lông, dài cỡ 4 mm. Lá đài 5, hình bầu dục, hợp ở gốc, có lông tơ dày cả hai mặt, dài 4-

6 mm, mép có lông. Cánh hoa 5, hình mũi giáo thuôn, cong ra ngoài ở đỉnh, dài 5-8 mm.

Triền mật nguyên hoặc hơi chia thùy lượn sóng ở mép, nhẵn. Nhị 10, cao bằng núm nhụy,

chỉ nhị mảnh, bao phấn hình mũi tên, đính lưng, hướng trong. Bầu gồm 5 lá noãn, hợp, 5

ô, ngắn hơn nhị, không có lông; vòi nhụy ngắn, núm nhụy dày. Quả hạch, hình cầu,

Hình 3.51. Dracontomelon duperreanum Pierre

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm hoa; 3. Hoa (nụ)(đài, tràng);

4. Quả; 5. Quả cắt ngang.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp ngoài tự nhiên của N. X. Quyền; Hà Nội; người vẽ P.

T. Giang).

108

đường kính 2-3 cm, khi chín màu vàng; vỏ quả giữa nạc, chua; vỏ quả trong hóa gỗ cứng,

có 5 lỗ phía đỉnh quả. Hạt hình cầu dẹt (Hình 3.51, Ảnh 3.30, 3.106).

Loc. class.: Vietnam, Dong Nai, Bien Hoa. Typus: Pierre 1864 (P).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 6-8. Mọc rải rác trong rừng

thường xanh, rừng nửa rụng lá, đất đỏ bazan, vùng núi đất hoặc trồng, ở độ cao tới 1200 m

(N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 66].

Phân bố: Loài phổ biến từ Sơn La (Mộc Châu: Xuân Nha), Cao Bằng, Lạng Sơn

(Hữu Lũng), Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình (Cúc

Phương), Nghệ An (Con Cuông: Pù Mát), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng đến Gia Lai

(An Khê: Kon Hà Nừng), Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc), Đồng Nai (Biên Hòa: Giá Ray);

được trồng trên các đường phố và trong vườn cây ăn quả (Sơ đồ 3.16). Còn có ở Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: LẠNG SƠN, Hội – Kỳ 1751, 1752, 1753, 1754; Hưng 1587

(HNF). – HÀ NỘI, Trần Đình Lý 1066 (HNPM); Dân 72HN/400 & N. Q. Hùng, 227 &

sine coll. sine num (HN), V. T. T. Nga 3025 (HNU); Nguyễn Xuân Quyền sine num.

(HN). – NGHỆ AN, N. N. Thìn CH 04, T. Đ. Đại H 453; V. T. T. Nga 3025; H. G. Trinh

GT 70 (HNU). – HÀ TĨNH, L. Averyanov & al. HLA 5243 (HN). – QUẢNG BÌNH, L.

Averyanov & al. VH 4742 (HN). – GIA LAI, Hội – Kỳ 2254 (HNF). – ĐỒNG NAI,

Poilane 203 (HM).

Giá trị sử dụng: Quả chua, ăn được; cây cho bóng mát; gỗ chất lượng trung bình,

dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc; quả còn làm thuốc chữa bệnh, giải rượu; lá nấu nước

rửa mụn nhọt; vỏ thân trị bỏng; vỏ rễ trị sưng vú (T. Đ. Lý & cs, 1993; Đ. T. Lợi, 2000;

N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012; N. Bá & cs, 2014) [112, 64, 62, 113, 65, 110].

10.4. Dracontomelon schmidii Tardieu – Long cóc schmid

Tardieu, 1961 Adansonia n.s., 1: 55 (“Dracondonlum”); Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod.

Laos Vietn. 2: 150; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 374; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl.

Spec. Vietn. 2: 944.

– Sấu rừng.

Cây gỗ lớn. Lá kép lông chim lẻ; lá chét hình thuôn, cỡ 10-12 × 3-4 cm, cuống lá

chét cỡ 2 mm; đầu lá nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên, gân bên 8-10 đôi, nổi rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành hoặc nách lá phía đỉnh, dài đến 10 cm, có lông tơ thưa

hoặc nhẵn; lá bắc nhọn, hình tam giác hẹp. Hoa lưỡng tính; cuống hoa dài cỡ 4 mm, nhẵn.

Lá đài 5, dài 8 mm, nhọn ở đỉnh, không có lông ở hai mặt, mép nguyên và có lông mảnh.

109

Cánh hoa 5, hình thuôn hay ngọn giáo hẹp, dài đến 1cm, không có lông. Triền mật dày,

mép cong lượn sóng, không có lông. Nhị ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị dẹt; bao phấn đỉnh

lưng. Bầu hình cầu, nhẵn; vòi nhụy dài hơn bầu, núm nhụy loe rộng, ngắn hơn nhị. Quả

hạch, hình cầu, dẹt, đường kính 1,5-4 cm, hạch 5 ô, vỏ quả trong có vân. Hạt hình bầu

dục (Hình 3.52, Ảnh 3.73ab).

Loc. class.: Vietnam (Dong Nai: Dinh Quan). Typus: Schmid 1959 (P, P

02440654 & P 02440655 photo!; HM!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nửa rụng lá, đất đỏ bazzan, ở độ cao

150-200 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Đồng Nai (Định Quán) (Bản đồ 3.15).

Mẫu nghiên cứu: ĐỒNG NAI, Schmid 1959 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ xây dựng; quả ăn được (Kinh nghiệm nhân dân).

10.5. Dracontomelon petelotii Tardieu – Long cóc petelot

Tardieu, 1961. Adansonia n.s., 1: 57; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 151.

– Spondias peteloti (Tardieu) Kostesm. 1992. Reinwardtia,…; (N. T. Ban, 2003. Chekl.

Pl. Spec. Vietn. 2: 952;

– Spondias tonkinensis Kosterm. 1991. (N. T. Ban, 2003. l. c. 952).

Cây gỗ lớn. Lá kép lông chim lẻ, dài cỡ 20-25 cm, cuống lá dài 5 cm, màu nâu

đen, dẹt, không có lông; mang 5-7 đôi lá chét; lá chét hình trứng hay bầu dục, cỡ 7 × 2

cm, cách nhau 3 cm, không có lông, đầu lá nhọn, gốc lá lệch, mép nguyên hay lượn sóng,

không cuống hoặc cuống rất ngắn; 11-14 đôi gân bên, gân mạng lưới rõ. Cụm hoa hình

chùy, ở đỉnh cành hoặc nách lá phía đỉnh, dài đến 20 cm, không có lông. Hoa lưỡng tính;

cuống hoa dài 4-8 cm, nhẵn. Đài có 5 thùy tròn, ngắn hơn cánh hoa 2-4 lần (cỡ 1-2 mm),

xếp lợp, không có lông. Cánh hoa 5, xếp lợp, hình ngọn giáo, dài cỡ 4 mm, không có

lông, có 3 đường gân. Triền mật ngắn, dày. Nhị 10, chỉ nhị dẹt, dài 2 mm, nhẵn; bao phấn

hình thuôn-dài, dài 1-4,5 mm, đính lưng. Bầu gồm các lá noãn hợp, hơi phồng, nhẵn; vòi

nhụy ngắn, núm nhụy rộng bằng gốc của bầu. Quả chưa có thông tin (Hình 3.53, Ảnh 3.74).

Loc. class.: Vietnam (Lang Son: Dong Mo, Van Linh). Typus: Petelot 6384 (P:

holotype; NY: isotype, A 00310939, photo! & HNF!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Lạng Sơn (Chi Lăng: Đồng Mỏ, Vạn Linh) (Sơ đồ 3.15).

Mẫu nghiên cứu: LẠNG SƠN, Petelot 6384 (HNF).

Hình 3.52. Dracontomelon schmidii Tardieu

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cụm hoa; 4. Hoa;

5. Lá đài; 6. Cánh hoa; 7. Bộ nhụy nhị; 8ab. Quả.

(Hình: 1-3. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Schmid (P, P 02440654);

5-8. Tard. – Blot. 1962; P. H. Hộ, 2003).

Hình 3.53. Dracontomelon petelotii Tardieu

Cành mang lá và cụm hoa

(Hình: N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Poilane 6384, Iso. – A. A

00310939; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

110

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ xây dựng, làm cảnh (Kinh nghiệm nhân dân).

Gen. 11. CHOEROSPONDIAS B. L. Burtt & A.W. Hill – XOAN NHỪ

B. L. Burtt & A.W. Hill, 1937. Ann. Bot. (Oxford) n.s. 1: 254; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 137; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 943; T. L.

Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 341; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10)

3: 281; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 40.

– XUYÊN CÓC, XOAN TRÀ, LÁT XOAN

Cây gỗ lớn hay trung bình, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách;

lá chét mọc đối, không có gân mạng lưới. Cây mang hoa đơn tính cùng gốc; hoa đực mọc

thành chùy ở đỉnh cành hoặc nách lá phía đỉnh cành; hoa cái đơn độc hay mọc 2-3 hoa ở

nách lá. Đài hình đấu, có 5 thùy. Cánh hoa 5, rời, xếp lợp. Nhị 10, xếp xen kẽ với các

thùy của đĩa; bao phấn đính lưng. Bộ nhụy 5 lá noãn, hợp. Bầu 5 ô, mỗi ô có 1 noãn, vòi

nhụy 5, núm nhụy hình tròn. Quả hạch hình trứng, vỏ quả giữa dày, vỏ quả trong dày và

cứng, có 5 lỗ phía đỉnh quả.

Typus: Choerospondias axillaris B. L. Burtt & A.W. Hill

Trên thế giới có 1 loài, phân bố ở Ấn Độ, Nêpal, Myanma, Trung Quốc, Nhật Bản,

Thái Lan, Lào và Việt Nam.

11.1. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A.W. Hill – Xoan nhừ

B. L. Burtt & A.W. Hill, 1937. Ann. Bot. (Oxford) n.s. 1: 254; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 137; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 373; N. T. Ban, 2003.

Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 943; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 341; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 281, fig. 7.

– Spondias axillaris Roxb. 1832. Fl. Ind. (ed.) 2: 45.

– Xuyên cóc, Xoan trà, Lát xoan, Xuyên mộc.

Cây gỗ trung bình hay lớn, cao đến 20-30 m, đường kính thân đến 90 cm; rụng lá

vào mùa khô; vỏ màu nâu xám, nứt dọc và bong thành mảng; gỗ chuyển màu hồng đỏ. Lá

kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 25-40 cm; 5-13 đôi lá chét, mọc đối; lá chét hình mác

hay bầu dục dài hay thuôn, cỡ 5-10 × 3-3,5 cm; đầu nhọn hay có mũi nhọn dài, hơi cong,

gốc lá lệch; mép nguyên hay có răng, mặt lá nhẵn; gân bên 8-10 đôi, nổi rõ ở hai mặt, có

một cụm lông ở nách các gân bên, các gân nhỏ hình mạng lưới; cuống lá chét dài đến 2

cm. Cụm hoa đực hình chùy, ở đỉnh cành hoặc nách lá phía đầu cành, dài 15-20 cm, phân

nhánh, có lông mịn; hoa cái mọc đơn độc hoặc thành cụm 2-3 hoa ở nách lá; cuống hoa

Hình 3.54. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A.W. Hill

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Lá; 3. Cụm quả;

4. Hoa(lá đài, cánh hoa, nhị, bầu); 5. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của T. T. Bách,

Nguyên Bình, Cao Bằng; người vẽ P. T. Giang).

111

dài hơn nụ, có lông mịn. Đài có 5 thùy, hình tam giác, dài 1,5-2 mm, có lông mịn. Cánh

hoa 5, xếp lợp, hình thuôn-dài, đầu tròn hay nhọn, dài 3-5 mm. Nhị 10, dài bằng hoặc

ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị ngắn, gốc chỉ nhị dính vào triền mật. Triền mật hình vành

khăn, mép có 10 thùy. Bầu 5 ô, hình cầu, vòi nhụy, núm nhụy dày. Quả hạch, hình trứng,

bầu dục hay hình cầu, cỡ 2-3 × 1-2 cm; vỏ quả giữa nạc, khi chín chuyển màu đỏ; vỏ quả

trong dày và cứng, có 5 lỗ phía đỉnh quả (Hình 3.54; Ảnh 3.31, 3.107).

Loc. class.: China (Yunnan). Typus: A. Henry 11690 (K).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-7. Mọc rải rác trong rừng

thưa, rừng nửa rụng lá, ưa sáng, thích nghi ở nhiều loại đất, ở độ cao 800-1200 m (N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 66].

Phân bố: Mọc hoang dại và trồng phổ biến ở các tỉnh từ Sơn La (Mộc Châu: Xuân

Nha), Lào Cai (Sa Pa), Phú Thọ (Thanh Sơn), Hòa Bình, Cao Bằng (Nguyên Bình, Trùng

Khánh), Bắc Kạn (Bạch Thông), Thái Nguyên, Bắc Giang (Phố Vị), Quảng Ninh (Chúc

Phai), Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (Vinh, Cổ Ba), Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị đến Kon Tum (Đắk Glei, Đắk Choong), Đắk Lắk (Gia Nghĩa),

Lâm Đồng (Bảo Lộc) và các tỉnh duyên hải miền Trung (Sơ đồ 3.17). Còn có ở Ấn Độ, Nê

pal, Myanma, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào.

Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, L. Averyanov & al. HAL 2829 (HN); Petelot 5441

(HM). – PHÚ THỌ, Gia Hội 1536, 1543, 1801 (HNF). – THÁI NGUYÊN, Đỗ Huy Bích

2795 (HNPM). – CAO BẰNG, N. T. Cường sine num. (HN); T. T. Bách sine num. (HN).

– BẮC KẠN, T. N. Ninh & al. VN 168 (HN); Trại – Sơn – Long 7790 (HNPM). – HÒA

BÌNH, P. K. Lộc & al. HAL 8960 (HN). – NGHỆ AN, Sine coll. CHC 30 (HNU). – HÀ

TĨNH, L. Averyanov & al. HLA 5243 (HN). – KON TUM, T. Đ. Đại 40 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; làm thuốc chữa ăn không tiêu, xuất huyết; gỗ phẩm

chất trung bình, dùng xây dựng và đóng đồ đạc; sợi vỏ thân làm dây buộc; vỏ hạt làm

than hoạt tính; vỏ thân nấu cao chữa bỏng, mụn nhọt (Viện ĐTQHR, 1978; T. Đ. Lý & cs,

1993; Đ. T. Lợi, 2000; N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [52, 112, 64, 62, 113, 66].

Gen. 12. PLEIOGYNIUM Engl. – ĐA THƯ

Engl. in C. DC. 1883. Monogr. Plan. 4: 255.

Cây gỗ nhỏ hay bụi. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, lá chét mọc đối. Cụm hoa

chùy, mang hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc. Bao hoa mẫu 5, xếp lợp. Nhị 10. Bầu

gồm 5 lá noãn hợp, 5 ô. Quả hạch.

Hình 3.55. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cụm hoa; 4. Quả; 5. Quả cắt ngang.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Lambon. Sine num, Iso. – K, K

000695633; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

112

Việt Nam có 1 loài.

Typus: Pleiogynium solandri (Benth.) Engl.

12.1. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh. – Đa thư timo

Leenh.1952. Blume, 7:159 ; Phamh 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 468, “timoriensis”; id. l. c.

2:374; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 349.

– Icia timorensis C. DC. 1825. Prodr. Syst. Natur. Regni Veget., 6:78.

– Owenia ceracifera F. Muell. in Hook. 1857. Journ. Bot. 9: 305.

– Pleiogynium cerasiferum (F. Muell.) R. N. Parker, 1924. Forest Fl. Punjob ed. 2:560

Cây gỗ, cao đến 13 m, đường kính thân đến 25 cm, cành không lông, khi khô màu

đen, có lỗ vỏ tròn. Lá kép lông chim lẻ, dài 10-15 cm, cuống lá dài 4-6 cm; lá chét 7-15,

phiến hình trứng hay bầu dục, cỡ 5-8 × 2-3 cm, lá chét phía đầu lá thường to hơn; đầu lá

chét nhọn, gốc lá chét lệch, khi khô mặt trên màu đen, mặt dưới màu nâu; gân bên 7-9 đôi.

Cụm hoa hình chùy ở nách lá hoặc đỉnh cành. Hoa nhỏ. Bao hoa mẫu 5. Nhị 10. Bầu 5 ô,

vòi nhụy 5. Quả hạch, hình cầu, đường kính 1,5-2 cm. Hạt hơi cong (Hình 3.55, Ảnh 3.75,

3.108).

Loc. class.: Timo - Letse. Typus: Lambton sine num. (K, isotype, K 000695633, photo!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ven sông, ở độ cao đến 600 m (N.

T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Nội (Sơ đồ 3.18). Còn có ở Lào,

Timo Leste, Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: HÀ GIANG, N. V. Trại 6331 A (HNPM).

Giá trị sử dụng: Cây cho quả ăn được; cho gỗ thông thường đóng đồ đạc gia dụng

(Kinh nghiệm nhân dân).

Ghi chú: Theo P. H. Hộ (1992, 2000) [58, 59] loài này là cây gỗ cao 13 m, đường kính

thân 25 cm, phân bố ở Lào, ven sông, ở độ cao 600 m. Theo N. T. Bân (2003) [62] loài là cây

leo gỗ, mọc trong rừng, phân bố ở Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Tây (cũ). Hai tác giả chưa có sự

nhất trí về thông tin trên. Cần kiểm tra thêm.

Gen. 13. SPONDIAS L. – CÓC

L. 1753. Sp. Pl. 1: 371; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 242; Lecomte, 1908. Fl.

Gen. Indoch. 2: 28; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum. 1 (2): 355; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 100; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 952; T. L.

113

Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 339; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10)

3: 322; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 44.

– TETRARUYXIS Gagnep. 1944. Nat. Syst. (Paris), 11: 166 (p.p).

– CÓC CHUA, CÓC RỪNG.

Cây gỗ nhỏ hay trung bình, rụng lá theo mùa. Lá kép lông chim lẻ; lá chét mọc đối,

gân bên hợp nhau thành đường gân kéo dài ở sát mép lá. Cụm hoa hình chùy, phân nhánh

nhiều. Hoa tạp tính (hoa đơn tính và hoa lưỡng tính); hoa cái nhiều hơn hoa đực; hoa nhỏ,

màu trắng. Tiền khai hoa xếp van. Lá đài 5. Cánh hoa 5. Nhị 10, gốc chỉ nhị dính với bên

ngoài của đĩa mật; chỉ nhị hình dùi; bao phấn đính lưng. Bầu 5 lá noãn hợp, 5 ô hình sao.

Quả hạch, vỏ quả giữa dày, nạc; vỏ quả trong cứng, có nhiều lông xơ rất cứng.

Typus: Spondias monbin L.

Trên thế giới có khoảng 10 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới của cả hai bán cầu. Ơ

Việt Nam ghi nhận có 02 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Spondias ở Việt Nam

1A. Hoa có cuống; mép lá chét có răng khía hoặc răng mịn .............................. 1. S. dulcis

1B. Hoa không cuống; mép lá chét nguyên ...................................................... 2. S. pinnata

13.1. Spondias dulcis Park. – Cóc

Park. 1773. Journ. Voy. South Seas, 39; Lecomte, 1908. Fl. Gen. Indoch. 2: 29.

– Spondias cytherea Sonn. 1782. Voy. Indes Orient. ed. 2, 3: 242; Phamh. 2000. Illustr.

Fl. Vietn. 2: 372; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 952.

– Sấu tàu.

Cây gỗ nhỏ hay trung bình, rụng lá theo mùa, cao 8-15 m, vỏ cành nhiều lỗ vỏ. Lá

kép lông chim lẻ, cuống lá dài 10-15 cm, mang 15-25 lá chét; lá chét mọc đối hay gần đối;

phiến lá chét hình bầu dục hẹp, cỡ 5-9 × 1,5-3 cm, đầu lá nhọn, gốc hình nêm, mép lá có

khía hoặc răng cưa mịn; gân bên khoảng 18-22 đôi, song song, chạy đến sát mép lá, hợp

nhau thành đường gân cách mép 1-2 mm. Cụm hoa hình chùy dài 30-40 cm, ở đỉnh cành

hoặc nách lá phía đỉnh cành, phân nhánh nhiều, hoa thưa. Cuống hoa dài 2-3 mm. Hoa

lưỡng tính hoặc đơn tính (hoa đực); hầu hết là hoa lưỡng tính nhiều hơn hoa đực. Lá đài 5,

hình tam giác, cỡ 1 mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài 5 mm, màu trắng. Nhị thường 10,

gốc chỉ nhị dính vào bên ngoài của đĩa mật. Triền mật hình vành khăn, dày cỡ 1 mm khi

hoa nở. Bầu gồm 5 lá noãn hợp thành 5 ô, 5 vòi nhụy ngắn, sát nhau. Quả hạch, hình bầu

dục hay gần hình cầu, cỡ 6-8 × 4-5 cm, khi chín màu vàng, vỏ quả giữa nhiều thịt; vỏ quả

Hình 3.56. Spondias dulcis Park.

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm hoa và quả; 3. Hoa (cánh hoa, nhị, bầu);

4. Quả; 5. Quả cắt dọc thấy hạt; 6. Hạt.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp mẫu tươi sống của Đ. V. Hài; Kiên Giang; người vẽ

P. T. Giang)

114

trong cứng, có nhiều sợi xơ cứng. Hạt hình bầu dục, nhiều xơ; cỡ 3-4 x 2-2,5 cm. (Hình

3.56, Ảnh 3.32, 3.109).

Loc. class.: India. Typus: Roxburgh.

Sinh học và sinh thái: Cây trồng. Mùa hoa tháng 1-3, có quả chín tháng 6-8. Mọc

trên đất đá vôi, cát chua, thoát nước. Tái sinh bằng hạt (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004,

2012) [62, 114, 65]

Phân bố: Trồng ở Hà Nội và nhiều ở Nam bộ Việt Nam (Sơ đồ 3.19). Loài phân

bố rộng khắp thế giới; nguồn gốc từ Pôlynêxia, nhập trồng.

Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, P. K. Lộc P 1831 (HNU); Sine coll. sine num. (HN).

– KIÊN GIANG, Đ. V. Hài VK 3028 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được, nhiều vitamin C; vỏ cây làm thuốc chữa ỉa chảy ( T.

Đ. Lý & cs, 1993; N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [112, 62, 114, 65].

13.2. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng

Kurz, 1875. Prelim. Rep. Forest Pegu App. A: 44, App. B: 42; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 133; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 373; N. T. Ban, 2003.

Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 952; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 339; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 325, fig. 19.

– Mangifera pinnata L. f. 1781. Suppl. Pl. 156 .

– Spondias mangifera Willd. 1799. Sp. Pl. 2(1): 751–752; Lecomte, 1908. Fl. Gen.

Indoch. 2: 28.

– Cóc chua.

Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính 60-100 cm; rụng lá theo mùa khô, tán

hình ô rộng; cành có vỏ nhẵn, màu nâu xám, thịt màu hồng. Lá kép lông chim lẻ, mọc

cách, cuống dài 10-15 cm, phiến lá dài 30-40 cm; mang 2-6 đôi lá chét; lá chét mọc đối,

phiến lá chét hình bầu dục hay trứng ngược, cỡ 7-15 × 4-5 cm, đầu lá nhọn, gốc nhọn

lệch, mép lá nguyên; gân bên 15-20 đôi, hơi cong, hợp nhau thành đường gân cách mép

lá 1-2 mm, có gân nhỏ làm thành mạng lưới; cuống lá chét dài 5-6 cm. Cụm hoa hình

chùy, ở đỉnh cành, dài đến 30 cm, phân nhánh nhiều, nhánh phía gốc cụm hoa dài 10-15 cm.

Hoa không cuống, lưỡng tính hoặc đơn tính (hoa đực); hoa lưỡng tính nhiều hơn hoa đực,

màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài 5, hình tam giác, cỡ 1 mm, nhẵn. Cánh hoa 5, hình bầu

dục dài, cỡ 3-5 × 2-3 mm, nhẵn. Nhị thường 10, dài 0,1-0,15 cm, gốc chỉ nhị dính vào

bên ngoài của đĩa mật, bao phấn cỡ 0,5 mm, thấp hơn cánh hoa. Triền hình vành khăn,

Hình 3.57. Spondias pinnata (L. f.) Kurz

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Cụm quả; 3. Hoa; 4. Cánh hoa;

5. Đia mật; 6. Quả; 7. Quả cắt ngang.

(Hình: 1-3. N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của N. X.

Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận; người vẽ P. T. Giang; 4-7. Tard. Blot. 1962).

115

dày, có 10 thùy. Bầu 5 lá noãn hợp thành 5 ô, nhẵn; vòi nhụy 5, ngắn, sít nhau. Quả hạch,

hình bầu dục hay trứng, cỡ 4-5 × 2-3 cm, khi chín có màu cam, vỏ quả giữa dày; vỏ quả

trong có sợi xơ cứng, có nhiều xơ. Hạt 2-3, có lông (Hình 3.57; Ảnh 3.33, 3.76, 3.110).

Loc. class.: India. Typus: Konig sine num. (C 10005527, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-9. Mọc rải rác trong rừng

núi thứ sinh đến ven biển, ven rừng, lá rụng mùa khô, ưa sáng chịu khô hạn, ở độ cao

dưới 1000 m; tái sinh bằng hạt và chồi đều tốt, sinh trưởng nhanh (N. T. Bân, 2003; V. V.

Chi, 2004, 2012) [62, 113, 114, 65].

Phân bố: Lai Châu (Mường Lay: Nam Hang), Sơn La, Tuyên Quang (Na Hang:

Vinh Yên), Hòa Bình, Nghệ An (Vinh), Quảng Nam, Gia Lai (Chư Prông: Làng Goòng;

K’Bang). Lâm Đồng (Đà Lạt, Di Linh), Ninh Thuận (Phan Rang, Phan Ri, Ninh Phước:

Cà Ná, VQG Núi Chúa), Đồng Nai (Biên Hòa: Trảng Bom), Bình Dương (Thủ Dầu Một)

(Sơ đồ 3.19). Còn có ở Ấn Độ, Sri Lanca, Myanma, Trung Quốc (Hải Nam), Thái Lan,

Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU, Harder & al. DKH 5685 (HN). – TUYÊN

QUANG, D. D. Cường & N. Q. Bình VN1203 (HN). – ĐỒNG NAI, Poilane 63, 173

(Iso.-HM). – NINH THUẬN, Poilane 146, 8782, 12499 (HM); Nguyễn Xuân Quyền,

sine num. (HN). – BÌNH DƯƠNG, Pierre 1668 (HM). – GIA LAI, Tập – Tuấn 6362

(HNPM). – SINE LOC, sine coll. 12499 (HM).

Giá trị sử dụng: Cây bóng mát làm cảnh; quả ăn được; gỗ màu vàng, mềm, nhẹ,

làm guốc; lá ăn sống như rau; nhân hạt làm gia vị; nhựa và vỏ cây làm thuốc chữa lị; dịch

lá làm thuốc chữa xuất huyết (Viện ĐTQHR, 1981; V. V. Chi, 2004, 2012) [53, 114, 65].

Gen. 14. ALLOSPONDIAS Stapf – GIÂU GIA XOAN

Stapf, 1900. Hooker's Icon. Pl. 27: t. 2667; Craib, 1926. FI. Siam. Enum. 1 (2) 357;

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 130; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 941; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 340; S. K. Pell & al. in

Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 39.

– SPONDIAS L. 1753. Sp. Pl. 1: 371. (p. p.).

– POUPARTIA Comm. ex Juss. 1789. Gen. Pl. 372. (p. p.).

– TETRAMYXIS Gagnep. 1944. Not. Syst. 11: 166 (p.p).

Cây gỗ trung bình, rụng lá theo mùa. Lá kép lông chim lẻ, gân bên 8-9 đôi, không

hợp thành đường gân sát mép lá. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành. Hoa lưỡng tính hoặc

116

tạp tính. Đài xẻ 5 thùy, xếp van. Cánh hoa 5, xếp van. Đĩa mật dày, hình khuyên, hơi khía

hoặc có thùy. Nhị 8-10, dài bằng nhau; bao phấn đính lưng. Bầu do 4-5 lá noãn hợp thành

bầu trên, 4-5 ô; mỗi ô 1 noãn; có 4-5 vòi nhụy. Quả hạch, vỏ quả giữa dày, nạc; vỏ quả

trong hóa gỗ, chia 4-5 ô, hình sao, mỗi ô 1 hạt.

Typus: Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf

Trên thế giới có 3 loài, phân bố ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Ơ Việt Nam ghi

nhận có 01 loài.

14.1. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu gia xoan

Stapf, 1900. Hooker's Icon. Pl. 27: t. 2667; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2:

130; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 373; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 941.

– Spondias lakonensis Pierre 1898. Fl. For. Cochinch.: tab. 375 B.

– Poupartia ehinensis Merr. 1919. Phil. Journ. Sc. 15: 245.

– Tetramyxis bonii Gagnep. 1944. Not. Syst. 11: 168.

– Tetramyxis pellegrinii Gagnep. 1944. L. e. 11: 167.

– Tetramyxis rubescens Gagnep. 1946. Suppl. Fl. Gén. Indoch. 1: 661.

– Sơn cóc, Xoan nhừ, Giâu gia nhà, Giâu gia thơm, Dâu da xoan.

Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính thân 40-60 cm, rụng lá theo mùa;

cành non, lá, cụm hoa có lông tơ mịn. Lá kép lông chim lẻ, cuống lá dài 15-30 cm, lá dài

đến 60 cm, mang 15-25 đôi lá chét; lá chét mọc đối hoặc cách; phiến lá chét hình mác

hay bầu dục hay thuôn, các lá chét phía gốc cuống cỡ 2 × 1 cm, các lá chót cuống cỡ 4-10

× 1,5-2,5 cm, 2 mặt có lông, đầu lá nhọn, gốc hình nêm, gân bên 8-9 đôi, cong về phía

mép lá. Cụm hoa hình chùy, ở đầu cành hoặc nách lá phía đỉnh cành, dài bằng hoặc ngắn

hơn lá, phân cành nhiều, có lông trắng mịn. Lá bắc hình mũi giáo hẹp, dài 5-8 mm; cuống

hoa dài 3-5 mm, có khuỷu. Hoa lưỡng tính, tiền khai hoa van. Đài hình chén, có lông ở

mặt ngoài; mép xẻ 4-5 thùy hình tam giác, dài cỡ 2 mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục thuôn, dài

2-4 mm, màu trắng. Nhị 8-10, dài bằng cánh hoa khi nở; chỉ nhị dạng dùi; bao phấn hình

thuôn, dài cỡ 1 mm. Triền hình nhẫn, mép có khía. Bầu gồm 4-5 lá noãn hợp thành 4-5 ô;

mỗi ô 1 noãn. Quả hạch hình cầu, hình bầu dục hay trứng ngược, cỡ 1-1,5 × 0,8-1,2 cm,

khi chín màu hồng đỏ; vỏ quả giữa dày, nhiều thịt; vỏ quả trong hóa gỗ; hình ngôi sao,

chia 4-5 ô. Hạt 4-5, hình thuôn, dẹt (Hình 3.58, Ảnh 3.34, 3.111ab).

Loc. class.: Siam, Lakoon (Kakone). Typus: Harmand, 1825 (P).

Hình 3.58. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Lá; 3. Cuống lá; 4. Cụm hoa;

5. Hoa (cánh hoa, nhị, bầu); 6. Nhị; 7. Bầu cắt dọc; 8. Quả.

(Hình: 1-5, 8. N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống chụp ngoài tự nhiên của N.

X. Quyền, Xuân Liên, Thanh Hóa; người vẽ P. T. Giang; 6, 7. Tard. – Blot. 1962).

117

Sinh học và sinh thái: Cây rụng lá theo mùa. Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-9.

Mọc rải rác trong rừng thường xanh hay thứ sinh, ven rừng, ưa ẩm, nơi sáng, hoặc được

trồng lấy bóng mát. Cây tái sinh hạt và chồi, sinh trưởng nhanh, ở độ cao dưới 600 m (N.

T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [62, 113, 65].

Phân bố: Loài phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc vào đến Tây

Nguyên và được trồng ở nhiều nơi làm cây bóng mát như Sơn La (Mộc Châu, Vân Hồ),

Phú Thọ (Phù Ninh: Phú Hộ), Thái Nguyên, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Nội, Ninh Bình

(Vườn quốc gia Cúc Phương), Thanh Hóa (Xuân Liên), Nghệ An (Quỳ Châu: Chuột

Bạch), Thừa Thiên - Huế (VQG – Bạch Mã) (Sơ đồ 3.20). Còn có ở Trung Quốc (Hải

Nam), Thái Lan, Lào.

Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, D.K. Harder & al. DKH 5809 (HN). – PHÚ THỌ,

Petelot 107 (HNU). - THÁI NGUYÊN, N. V. Trại 8807 (HNPM). – LẠNG SƠN, P. K.

Lộc 1217 (HNU). – HÀ NỘI, Đạt & Tâm 71HN-51, 73HN3-033 (HN); N. T. Cường sine

num. (HN) ; Sine coll. sine num. (HN). – THANH HÓA, N. H. Hien, Bastien David VN

284 (HN); Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN). – NGHỆ AN, Gia Hội 974, 1438, 2087

(HNF). – THỪA THIÊN-HUẾ , L. Averyanov & al. HAL 7914 (HN). – SIN. LOC. P. Kế

Lộc, N. H. Hà, L. M. Tuấn P 4048 (HNU), Nguyễn Xuân Quyền 05 Tọa độ E 1170 52’

55,7’’; N 160 13’ 10,6’’ (HN). – SINE LOC, Sine coll. 8807 (HNPM).

Giá trị sử dụng: Cây bóng mát; quả chín có vị ngọt ăn được; dầu từ hạt dùng trong

công nghiệp xà phòng; gỗ màu vàng nâu, khá tốt, dùng xây dựng, đóng đồ đạc (T. Đ. Lý

& cs, 1993; N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2003, 2012) [112, 62, 113, 65].

Trib. 3. RHOIDEAE – Tông MUỐI

Cây gỗ hoặc bụi, thường có mủ màu trắng trong, khi ra không khí chuyển màu đen.

Lá kép lông chim. Bộ nhị 1 hoặc 2 vòng. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp, vòi nhụy ở đỉnh

bầu hoặc mặt bên của bầu. Bầu trên, 1 ô, 3 lá noãn, hiếm khi 2 ô. Noãn gắn vào gốc hoặc

đỉnh bầu. Quả không có đế đồng trưởng, có hạch cứng, 1 ô, 1 hạt.

Typus: Rhus L.

Việt Nam có 5 chi, 9 loài và 1 thứ.

Gen. 15. PENTASPADON Hook. f. – NGŨ LIỆT

Hook. f. 1860. Trans. Linn. Soc. London, 23(1): 168; Ding Hou, 1978. Fl. Males. I, 8:

520–524; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 311; S. K. Pell & al. in Kubitzki,

2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 33.

118

– MICROSTEMON Engl. 1881. Bot. Jahrb. 1: 376; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 190.

Cây gỗ lớn hay trung bình. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, mặt dưới có túm lông ở

nách gân. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính. Đài xẻ 5 thùy, xếp lợp.

Cánh hoa mẫu 5, xếp lợp. Đĩa mật hình khuyên, dày, có rãnh, dính vào phía gốc bầu. Nhị

8-10 (gấp 2 lần số cánh hoa), xếp 2 vòng, chèn vào cạnh đĩa mật. Bầu trên, hình trứng, 1

ô; vòi nhụy ngắn, núm nhụy có thùy. Quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục thuôn,

nhọn 2 đầu. Hạt hình thuôn-dài, vỏ hạt mỏng như giấy.

Typus: Pentaspadon motleyi Hook. f.

Trên thế giới có 6 loài, phân bố ở vùng Malesia, Đông Dương. Việt Nam ghi nhận có 2 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Pentaspadon ở Việt Nam

1A. Lá dài 20-25 cm; cụm hoa dài cỡ 10-15 cm; nhị lép tiêu giảm còn một vài nhị có thể

dạng vảy; bầu có lông rậm ................................................................................1. P. poilanei

1B. Lá dài 15-17 cm; cụm hoa dài cỡ 20 cm; 5 nhị lép xen kẽ 5 nhị hữu thụ; bầu nhẵn

hoặc hơi có lông ở gốc .................................................................................. 2.P. annamense

15.1. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt poilane

Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2(1): 474; id. 2000. l. c. 2. 380; N. T. Ban, 2003. Checkl.

Pl. Spec. Vietn. 2: 949.

– Microstemon poilanei Evrard & Tardieu, 1962. Adansonia n.s., 1: 207; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 193.

– Vi hùng poilane.

Cây gỗ trung bình, cao đến 15-20 m, rễ bạnh nổi trên mặt đất. Lá kép lông chim lẻ,

mọc cách, dày đặc ở đỉnh cành, dài 20-25 cm, mang 3-4 đôi lá chét mọc đối; lá chét hình

bầu dục cỡ 10-15 × 5-7 cm, đầu lá nhọn, gốc lá tù, có túm lông mịn ở nách gân bên mặt

dưới lá. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài cỡ 10-15 cm. Đài xẻ 5 thùy, xếp lợp.

Cánh hoa 5, xếp lợp. Đĩa mật hình khuyên, dày, có rãnh. Nhị hữu thụ 5, chèn vào cạnh

đĩa mật, chỉ nhị dày, phẳng, các nhị lép tiêu giảm thành một vài thể dạng vảy. Bầu hình

trứng, 1 ô, dính 1 phần với đĩa mật, có lông rậm; vòi nhụy ngắn, núm nhụy có thùy nông.

Quả hạch, hình bầu dục thuôn, đỉnh thuôn nhọn, hơi cong, dài 2-4 cm (Hình 3.59, Ảnh

3.35, 3.77)

Loc. class.: Vietnam (Annam: Hon Heo près de Nhatrang). Typus: Poilane 6100

(P, photo!; HM!).

119

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 4-7, quả tháng 8-10. Mọc rải rác trong rừng,

dọc suối, ở độ cao đến 800 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Mới thấy ở Khánh Hòa (Nha Trang, Diên Khánh: hòn Vọng Phu, Ninh

Hòa: Hòn Hèo), Ninh Thuận (Ninh Khánh: Cà Ná) (Sơ đồ 3.21).

Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, Poilane 6100 (HM); N. T. Cường, sine num. (HN).

Giá trị sử dụng: Gỗ trắng mịn, không mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ

đạc, ván xuất khẩu (V. V. Chi, 2004) [114].

Ghi chú: Loài đã được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), xếp ở phân hạng

nguy cấp (EN) (N. T. Bân & cs 2007) [69].

15.2. Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt trung bô

Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2(1): 474; id. 2000. l. c. 2: 379; N. T. Ban, 2003. Checkl.

Pl. Spec. Vietn. 2: 949.

– Microstemon annamense Evrard & Tardieu, 1962. Adansonia, n. sér. 2, 1: 206; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 190.

– Vi hùng nam, Chan chan.

Cây gỗ lớn. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 15-17 cm, cuống lá dài 5-6 cm,

không có lông, thường mang 3 cặp lá chét mọc đối; phiến lá chét hình bầu dục hoặc trứng

cỡ 5-10 × 3-4 cm, mặt dưới có các túm lông ở nách gân bên; đầu lá nhọn, gốc hơi lệch,

gân bên 15-18 đôi. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài cỡ 20 cm. Đài xẻ 5 thùy dài 2-

3 mm, xếp lợp. Cánh hoa 5, hình bầu dục, dài 5-7 mm, xếp lợp. Đĩa mật hình khuyên,

dày, có rãnh. Nhị hữu thụ 5 dài 1 mm, chèn vào cạnh đĩa mật, chỉ nhị dày, phẳng, xen kẽ

với 5 nhị lép. Bầu hình trứng, 1 ô, dính đĩa mật ở phía gốc, nhẵn hoặc hơi có lông ở gốc

bầu; vòi nhụy ngắn, núm nhụy có thùy nông. Quả hạch hình thuôn, nhọn ở đỉnh, thẳng

hay hơi cong, dài 2-4 cm (Hình 3.60, Ảnh 3.78).

Loc. class.: Vietnam (Annam: Hon Heo près de Nhatrang). Typus: Poilane 4758

(P, P 02449688, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 9-10, có quả chín tháng 2-3 (năm sau). Mọc

rải rác trong rừng (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Mới thấy ở Khánh Hòa (Nha Trang, Ninh Hòa: Hòn Hèo), Ninh Thuận

(Phan Rang, Ninh Hải), Bình Thuận (Tuy Phong) (Sơ đồ 3.21).

Mẫu nghiên cứu: KHÁNH HÒA, L. Averyanov & al. 188 (HN). – NINH THUẬN, P.

K. Loc & al. HLF 3182 (?). – BÌNH THUẬN, L. Averyanov & al. 664 (HN).

Hình 3.59. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Cụm hoa; 3. Hoa; 4. Bộ nhụy nhị; 5. Đĩa và bầu.

(Hình: 1. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Poilane 6100, Holotyp.;

người vẽ: P. T. Giang, 2020; 2-5. Tard. – Blot. 1962).

Hình 3.60. Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) Phamh.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá kép lông chim; 3. Hoa; 4. Cánh hoa;

5. Bộ nhụy và nhị; 6. Nhị; 7. Quả.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Việt Nam, Poilane 4758 Typ. – P. P

02440688; người vẽ: P. T. Giang, 2020; 3-7. Tard. – Blot. 1962).

120

Giá trị sử dụng: Gỗ cứng, nhẹ, không mối mọt (V. V. Chi, 2004) [114].

Ghi chú: Hai loài Pentaspadon annamense và P. poilane là 2 loài đặc hữu của vùng

Nam Trung Bộ Việt Nam. Cả hai loài đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng có tên trong

Sách Đỏ Việt Nam (2007), xếp ở mức nguy cấp (EN) (N. T. Bân & cs, 2007) [69].

Gen. 16. SCHINUS L. – TIÊU GIẢ

L. 1753. Sp. Pl.: 388.

Cây gỗ nhỏ. Lá kép lông chim lẻ. Hoa đơn tính. Lá đài 5. Cánh hoa 5. Số lượng

nhị gấp 2 lần số cách hoa (10 nhị), xếp thành 2 vòng. Bộ nhụy gồm 1-3 lá noãn, hợp. Bầu

trên, 1 ô. Quả hạch, hình cầu.

Lectotypus: Schinus molle L.

Việt Nam có 1 loài (P. H. Hộ, 1992, 2000 ; N. T. Bân, 2003) [64, 65, 1].

16.1. Schinus terebinthifolius Raddi – Tiêu giả

Raddi, 1820. Mem. Mat. Fis. Soc. Ital. Sci. Modena. Pt. Mem. Fis. 18 (2):399-400;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 380; N. T. Bân, 2003. Checkl. Pl. spec. Vietn. 2 : 950

– Schinus molle sensu Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2: 475 & id. 2000. l. c. 2 :381, non

L. (1753).

– Tiêu braxin, ‘‘Mô lê’’

Cây gỗ nhỏ, cao 9-10 m, có mùi rất thơm; cành non nhẵn. Lá kép lông chim lẻ dài

10-20 cm, có 7 lá chét; lá chét hình bầu dục cỡ 5-8 × 2-3 cm; đầu lá nhọn, gốc hình nêm;

2 mặt màu xanh; mép có răng thưa; gân bên 9-10 đôi; mặt dưới có lông thưa; cuống có

cánh. Cụm hoa hình chùy dài 15-20 cm, ở nách lá. Hoa nhỏ, đơn tính, màu trắng. Đài

hình chén, có 5 thùy. Cánh hoa 5. Nhị 10, chỉ nhị ngắn. Đĩa mật màu vàng. Bầu nhẵn; vòi

nhụy 3, ngắn; đầu nhụy 3, tròn. Quả hạch hình cầu, đường kính 1,5-2 cm, khi chín màu

đỏ (Hình 3.61, Ảnh 3.79).

Loc. class.: Braxin. Typus:Raddi sine num. (FI 005127, photo!).

Sinh học và sinh thái: Cây trồng làm cảnh. (V. V. Chi, 2004, 2012) [114, 69].

Phân bố: Trồng ở Thảo Cầm Viên Tp. Hồ Chí Minh(Sơ đồ 3.22). Nguồn gốc Braxin.

Mẫu nghiên cứu: Chưa có thông tin.

Giá trị sử dụng: Hạt làm gia vị; vỏ, quả và lá làm thuốc chữa ung bướu, viêm khí

quản, ỉa chảy, thấp khớp, thổ huyết, đau dây thần kinh tọa, lở loét, giang mai; quả có độc,

gây nôn mửa; còn cho tinh dầu (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Hình 3.61. Schinus terebinthifolius Raddi

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Lá; 3. Cụm hoa; 4. Cum quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh mẫu Raddi sine num., FI, F 1005127; người vẽ P. T.

Giang, 2020).

121

Ghi chú: Theo P. H. Hộ (1992, 2000), N. T. Bân (2003) [58, 59, 62] loài này có

nguồn gốc từ Braxin, nhập trồng tại Thảo Cầm Viên (Tp Hồ Chí Minh). Tuy nhiên sự có

mặt của loài này ở nước ta cần kiểm tra thêm.

Gen. 17. RHUS L. – MUỐI

L. 1753. Sp. Pl. 1: 265; Moench, 1794. Meth.: 72; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan.: 4:

376; Lecomte, 1908. FI. Gén. Indoch. 2: 34; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2:

181; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 948; T. L. Ming & Anders Basfor,

2008. Fl. China, 11: 345; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 312; S. K. Pell & al.

in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 35.

– LOBADIUN Raf. 1819. Am. Mirith. Mag.: 357.

– SCHMALTZIA Desv. ex Small, 1903. Fl. S.E. U.S. 727–729.

– SƠN MUÔI.

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, cuống tròn hoặc có cánh,

lá chét có răng cưa mép. Cụm hoa hình tháp, ở đầu cành hay nách lá phía đầu cành, mọc

thẳng đứng, hoa mọc thành bông hay chùm dạng xim, nhiều hoa. Hoa tạp tính, hoa cái

nhiều hơn hoa đực. Lá bắc hình ngọn giáo hoặc trái xoan. Đài hình chén, có 5 thùy. Cánh

hoa 5. Số lượng nhị bằng số cánh hoa, xếp 1 vòng. Bầu 1 ô, không cuống trên đĩa. Quả

hạch, hơi dẹt, màu đỏ, có lông tuyến vỏ quả ngoài có lông tơ mịn và lông tuyến, vỏ quả

giữa không có sáp.

Typus: Rhus coriaria L.

Trên thế giới có khoảng gần 40 loài, phân bố ở Trung và Bắc Mỹ, Bắc Phi, Trung

Đông, châu Âu, châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Ơ Việt Nam ghi nhận có 01 loài, 1 thứ.

17.1. Rhus chinensis Muell. – Muối

Muell. 1768. Gard. Dict. (ed. 8): 7; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 182;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 378; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 949;

T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 346.

– Rhus javanica act. non L.: Thunb. 1785. Fl. Jap.: 121; Lour. 1790. Fl. Cochinch.: 183

(“javanicum”)

– Rhus javanica var. chinensis (Muell.) T. Yamaz. 1993. Journ. Jap. Bot. 68: 240.

– Sơn muối, Dã sơn.

122

Rhus chinensis var. chinensis

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 6-10 m; có mủ trắng; cành non, lá, cụm hoa có lông

dày như nhung. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 20-40 cm; cuống tròn hoặc có cánh;

lá chét có 4-6 đôi, mọc đối; phiến lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn, cỡ 5-12 ×

3-6 cm, không cuống; đầu lá nhọn, có mũi lá dài khoảng 0,2-0,5 cm, mép khía răng có

lông, gân bên 8-13 (-18) đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình tháp hay chùy, phân nhiều

nhánh, cụm hoa đực dài đến 40 cm, cụm hoa cái dài 15-20 cm, nhiều hoa. Cuống cụm

hoa dài 2-5 cm, phân nhánh 2-4 lần, nhánh cuối cùng mang 5-7 hoa. Lá bắc nhỏ, hình

thuôn-dài, màu trắng, có lông dày. Đài hình chén, mép có 5 thùy hình trái xoan, cỡ 0,5

mm, có lông mịn. Cánh hoa 5, hình bầu dục thuôn, có lông, dài gấp ba lần đài hoa. Nhị

bằng số cánh hoa; chỉ nhị hình dùi, dài gấp hai lần bao phấn. Bầu 1 ô. Quả hạch, gần hình

cầu, dẹt hai bên, đường kính khoảng 0,5 cm, có lông màu nâu (Hình 3.62, Ảnh 3.36, 3.80, 3.112).

Loc. class.: China. Typus: Chevalier 37887 (P).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-9, mùa quả tháng 10-11. Mọc rải rác ven

rừng, đồi hoang, trảng cây bụi, núi đá, rừng thưa, đất bazan, ở độ cao đến 1200 m (N.T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Khá phổ biến ở nhiều nơi từ phía Bắc như Lào Cai (Sa Pa), Sơn La, Yên

Bái, Hà Giang, Cao Bằng (Nguyên Bình: Thành Công), Bắc Kạn, Lạng Sơn (Hữu Lũng:

Hòa Thắng, Đình Lập, Tràng Định), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Ninh (Tiên Yên), Hòa

Bình (Lương Sơn: Lâm Sơn; Lạc Thủy; Chi Nê), Ninh Bình, Thanh Hóa vào Nam như

Lâm Đồng (Lạc Dương: Kờ Nớ, Lang Biang, Đà Lạt: Trại Mát), Đắk Lắk (Mang Yang,

Đắk Đoa)… (Sơ đồ 3.23). Còn có ở Myanma, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Petelot 8175 (HM). – SƠN LA, V. X. Phuong 7280

(HN). – YÊN BÁI, H. K. Nhăng 08 (HN). – HÀ GIANG, L. K. Biên 352 (HN), P. T.

Huan 140 & 146 (HN). – CAO BẰNG, L. Averyanov & al CBL 1428 (HN); T. T. Bách

sine num. (HN). – BẮC KẠN, T. N. Ninh, Dumontet V., Bastien D. VN 165 (HN), N. T.

Cường & D. D. Cường VN 2260 (HN). – LẠNG SƠN, Đội ĐTVT 2040 & 2348 (HN);

Tập – Trường – Toán 11015 (HNPM); Huyền - Nga -Trường 11016 (HNPM); Chevalier

37887 (Syntyp.-HM); N. V. Tiếp sine num. (HNU). – VĨNH PHÚC, LX-VN 354 (HN); P.

K. Lộc sine num. (HNU). – QUẢNG NINH, V. X. Phương 5445 (HN), H. X. Thang VN

162 (HN); Trương Canh 863 (HNPM). – HÒA BÌNH, V. T. T. Nga 114 (HNU). – NINH

BÌNH, N. A. Tiếp 895 & 1491 (HN). – THANH HÓA, L. Averyanov & al. HAL 3531

Hình 3.62. Rhus chinensis Mull.

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Đầu lá; 3, 4. Cụm quả; 5. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp ngoài tự nhiên của T. T. Bách; Cao Bằng; người vẽ P.

T. Giang, 2020).

Hình 3.63. Rhus chinensis var. roxburghii (DC.) Rehd. & Wils

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Cụm quả.

(Hình theo P. H. Hộ, 2003; có chỉnh sửa).

123

(HN); N. Đ. Ngỗi 3596 (HNU); D. H. Thời sine num. (HNU). – KON TUM, L.

Averyanov & al. VH 167 (HN). – LÂM ĐỒNG, L. Averyanov & al VH 3854 (HN).

Giá trị sử dụng: Quả ăn được; nốt sần cuống lá có tanin; làm thuốc chữa ỉa chảy,

loét miệng; rễ, lá chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu, ngã gãy xương; chữa mẩn ngứa,

ghẻ lở; rễ chữa rắn cắn; mụn độc, tê thấp, mệt mỏi; cho ngũ bội tử (là những nốt dài trên

cuống lá và cành cây do một loại sâu gây ra), dùng chữa đi ỉa chảy, loét miệng (T. Đ. Lý,

1993; N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [112, 62, 114, 66].

Việt Nam có 1 thứ:

17.1a. Rhus chinensis var. roxburghii (DC.) Rehd. & Wils – Muối hoa trắng.

Rehd. & Wils 1914. Journ. Arnold Arbor. 20(4): 416; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod.

Laos Vietn. 2: 182; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 378; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl.

Spec. Vietn. 2: 950.

– Rhus semialata var. roxborghii D. C., 1825. Prodr. Syst. Natur. Regni Veget., 2:67,

– Tân dương phu mộc, Diêm sương bạch.

Phân biệt với loài (thứ chuẩn) bởi cuống lá không tạo thành cánh và quả hình bầu

dục (Hình 3.63).

Loc. class.: China. Typus: Roxburgh

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 9-10. Mọc rải rác ven

rừng, đồi hoang, trảng cây bụi, đất bazan, núi đá, ở độ cao trên 1000 m (V. V. Chi, 2004,

2012) [114, 66].

Phân bố: Miền Bắc và Tây Nguyên Việt Nam (Sơ đồ 3.24). Còn có ở Ấn Độ,

Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: HÒA BÌNH, Đ. Đ. Lý 382; N. Chiều 1357 (HNPM). – ĐẮK

NÔNG, L. Đ. Chung 16357 (HNPM). – HẢI DƯƠNG, N. X. Quyền HD 04 Tọa độ E

1060 27’ 55,7’’, N 210 12’ 47,1’’ (HN).

Giá trị sử dụng: Rễ chữa viêm họng, cảm mạo, gãy xương, rắn cắn, khớp; quả

chữa lị, sắc nước rửa mụn nhọt ghẻ lở; lá sắc hút mủ chân răng; vỏ rễ trị dị ứng sơn (N. T.

Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Gen. 18. TOXICODENDRON Muell. – SƠN LẮC

Muell. 1754. Gard. Dict. Abr. (ed.) 4; Engl. in DC. 1883. Morngr. Phan. 4: 376; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 184; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2:

124

951; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 348; S. K. Pell & al. in Kubitzki,

2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 38.

– SƠN.

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh hay rụng lá theo mùa; vỏ cây, cuống lá, gân

lá, cụm hoa và quả, có nhựa mủ trắng hay trong, chuyển màu đen khi tiếp xúc với không

khí, có thể gây dị ứng da. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, lá chét mọc đối. Cụm hoa hình

chùy, ở nách lá hay đôi khi đầu cành, rủ xuống; cụm hoa đơn tính khác gốc. Lá bắc hình

ngọn giáo. Lá đài 5. Cánh hoa 5. Số lượng nhị bằng số cánh hoa, xếp 1 vòng. Bầu gắn

trên đĩa mật, bầu 1 ô, vòi nhụy 3. Quả hạch hình cầu, chiều dài bằng chiều rộng, hơi dẹt,

vỏ quả ngoài mỏng, nhẵn; vỏ quả trong xơ, có mủ độc.

Typus: Toxicodendron pubescen Muell.

Trên thế giới có khoảng trên 22 loài, phân bố ở Trung và Nam Mỹ, châu Á. Việt

Nam ghi nhận có 3 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Toxicodendron ở Việt Nam

1A. Cành mập; lá mọc tập trung ở đỉnh cành, gần như mọc vòng, vết sẹo lá rất rõ. Cụm

quả có cuống mập, thẳng, hướng lên; dày quả.

2A. Cành non và mặt dưới lá có lông thưa, màu trắng. Quả hạch hình cầu, không dẹt.

………………………………………………………………………... 1. T. rhetsoides

2B. Cành non, cuống và mặt dưới lá có lông dày, màu nâu. Quả hạch hình cầu, dẹt 2

bên ……………………………………………………………………... 2. T. wallichii

1B. Cành mảnh; lá mọc đều trên cành, không tập trung ở đỉnh cành, vết sẹo lá không rõ.

Cụm quả có cuống mảnh, thòng, hướng xuống; thưa quả…………….. 3. T. succedaneum

18.1. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard.-Blot – Sơn ta

Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 188; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 379;

N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 953.

– Rhus rhetsoides Craib, 1926. Bull. Misc. Inform. Kew 1926: 362.

– Sơn thái.

Cây gỗ nhỏ, cao đến 10 m, cành mập; lá mọc tập trung ở đỉnh cành, gần như mọc

vòng; vết sẹo lá rất rõ; cành non và mặt dưới lá có lông thưa, màu trắng vỏ thân màu đen;

có nhựa mủ trắng trong, chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí. Lá kép lông chim lẻ,

cuống lá dài 9-15 cm; phiến lá cỡ 18-25 × 15-20 cm, mang 3-5 đôi lá chét mọc đối; phiến

lá chét hình bầu dục thuôn, cỡ 13-15 × 3-5 cm; đầu lá nhọn, có đuôi dài; gốc lá tròn, hơi

Hình 3.64. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard-Blot

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Lá; 3. Cánh hoa; 4. Hoa; 5. Đĩa mật.

(Hình: 1, 2. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Typus Thailand, Kerr 5169, BM(?); người vẽ: P.

T. Giang, 2020; 3-5. Tard. – Blot. 1962).

125

lệch; gân bên 15-20 đôi, nổi ở mặt dưới; cuống lá chét dài đến 0,5 cm. Cụm hoa hình

chùy, nhiều hoa, thường ở nách lá, mọc thẳng đứng, dài 15-20 cm, mang hoa đơn tính

cùng gốc. Đài hình chén, có 5 thùy hình bầu dục, dài 1 mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục

rộng, dài 2-3 mm, không có lông. Hoa đực có nhị bằng số cánh hoa và dài bằng cánh hoa;

triền hình đĩa. Hoa cái có bầu gắn trên đĩa mật, 1 ô; 3 vòi nhụy. Cụm quả có cuống mập,

mọc thẳng đứng, dày quả. Quả hạch, hình cầu, đường kính 1-2 cm, nhẵn, to ngang, có

lông; vỏ quả giữa có xơ đen, có mủ độc (Hình 3.64; Ảnh 3.81, 3.113).

Loc. class.: Thailand. Typus: Kerr 5169 (Holo. – K, BM 000884623, photo!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-8. Mọc rải rác trong rừng

thứ sinh, ở độ cao đến 1500 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng, Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò, Hang Kia) (Sơ

đồ 3.25). Còn có ở Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: CAO BẰNG, V. X. Phương 1571 (HN). – HÒA BÌNH, P. K.

Loc & al. HAL 8987 (HN); N. T. Ban & al. 1883 (HN); Nguyễn Xuân Quyền 11(HN).

SƠN LA, Nguyễn Xuân Quyền 108249 (HN).

Giá trị sử dụng: Nhựa mủ gây ngứa, dị ứng da, khi tiếp xúc hay gần cây tươi; lấy

nhựa sơn (N. T. Bân, 2003) [62].

18.2. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntze. – Sơn wallich

Kuntze. 1891. Revis. Gen. Pl. 154; T. L. Ming, in Cheng Mien & Ming Tien Lu. 1980. Fl.

Reip. Popul. Sin. 45(1): 108; T. L. Ming & Anders Basfor, 1999. Fl. China, 11: 384; id.

2008. l. c.: 350.

– Rhus wallichii Hook. f., 1876. Fl. Brit. India, 2: 11.

– Rhus juglandifolia Wall. 1828. Cat. 996, nom nud.

Cây thân gỗ, rụng lá vào mùa đông, cao 5-7 m, đường kính thân to đến 20 cm; cành

mập, lá mọc tập trung ở đỉnh cành, gần như mọc vòng; cành non và mặt dưới lá có lông

dày màu nâu; vỏ, cành non, cuống lá có nhựa mủ trắng, chuyển thành màu đen khi tiếp

xúc với không khí, có khả năng gây dị ứng da rất mạnh; cành non mập, đường kính 1-1,5

cm, có vết sẹo lá rất rõ, có lông nhung màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, dài đến hơn 30 cm,

mọc tập trung ở đỉnh cành; cuống lá, sống lá, gân ở mặt dưới lá chét có lông như ở cành

non; lá chét 7-11, mọc đối, cuống lá chét 1-3 mm; phiến lá chét hình trứng thuôn hoặc

bầu dục, cỡ 10–13 × 5–7 cm; gân bên 20-25 đôi, hợp với nhau ở sát mép lá; đầu lá

thường có mũi nhọn dài cỡ 1 cm, gốc lá tròn, mép lá nguyên. Cụm hoa hình chuỳ, ở nách

Hình 3.65. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntze

1.Cành mang lá và cụm quả; 2. Đỉnh cành; 3. Lông ở đỉnh cành;

4. Một phần mặt dưới lá; 5. Một phần gân chính mặt dưới lá;

6. Một phần cụm quả; 7. Quả; 8. Vỏ quả giữa

(Hình: Nguyễn Xuân Quyền; vẽ theo mẫu N. T. Cường & N. X. Quyền CB02; người vẽ:

L. K. Chi)

126

lá, dài 12-15 cm, có lông như ở cành non; hoa đơn tính khác gốc, màu vàng nhạt, hầu như

không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Bao hoa mẫu 5, tiền khai hoa van. Đài hợp thành

hình chuông; thùy đài 5, hình tam giác, dài đến 0,7 cm; cánh hoa 5, hình trứng thuôn, dài

khoảng 2 mm; Nhị dài bằng cánh hoa; ở hoa cái bao phấn tiêu giảm. Triền (đĩa mật) hình

vành khăn, có 5 thuỳ. Bầu trên, hình cầu, phía gốc dính với triền, có lông tơ mịn. Cụm

quả mang rất nhiều quả, quả mọc dày sát nhau thành khối hình tháp, dài 15-18 cm, cuống

cụm quả mập, mọc thẳng, dày quả. Quả hạch hình cầu, dài cỡ 5-7 mm, dẹt hai bên; vỏ

quả ngoài mỏng, vỏ quả trong dày, có nhiều ống nhựa, nhựa màu trắng như ở cành non

(Hình 3.65; Ảnh 3.37, 3.82ab).

Loc. class.: Temperate Himalaya from Garwhal to Nepal, alt. 6-7000 ft. Typus:

Wallich sine num. (Isotype, C 10005547 photo!).

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 3- 4, có quả chín tháng 8-10. Mọc ở rừng

tái sinh, trên núi đá vôi, ở độ cao 500-700 m.

Phân bố: Cao Bằng (Trùng Khánh: Khu Bảo tồn loài Vượn Cao Vít) (Sơ đồ 3.25).

Còn có ở Nêpal (Himalaya).

Mẫu nghiên cứu: CAO BẰNG (E: 106055’19,6”; N: 106032’10,9”), N. T. Cường

& N. X. Quyền CB 02 (HN);

Ghi chú: Loài bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam.

18.3. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze – Sơn phú thọ

Kuntze. 1891. Revis. Gen. Pl. 1: 154; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 185;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 379N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 953; T.

L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 353.

– Rhus succedanea L. 1771. Mant. Pl. 2: 221; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 315.

– Sơn dầu, Sơn lắc.

Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 4-6 m hay tới 15 m, cành mảnh; lá mọc đều trên cành,

có nhựa mủ trắng trong, chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí; vỏ thân màu nâu

xám đen, cho nhựa trắng về sau đen. Lá kép lông chim lẻ, dài cỡ 20 - 25 cm; 3-6 đôi lá

chét, phiến lá hình trứng hay bầu dục, cỡ 5-10 × 1-2 cm; đầu lá nhọn, gốc tù tròn không

đối xứng, mép nguyên hay hơi lượn sóng, mỏng, mặt dưới xanh, nhẵn. Cụm hoa hình

chùy, thường ở nách lá, rủ xuống, ngắn hơn lá, dài 15-20 cm. Cụm hoa đơn tính khác gốc.

Lá đài 5, hình bầu dục rộng, dài cỡ 1 mm. Cánh hoa 5 hình thuôn, đầu tròn, dài 1,5-2 mm.

Hoa đực có nhị bằng số cánh hoa, mảnh, dài bằng cánh hoa. Hoa cái có bầu gắn trên đĩa

Hình 3.66. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Lá kép lông chim; 3. Cụm quả;

4. Nụ hoa; 5. Bộ nhụy, nhị.

(Hình: 1-3. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp ngoài tự nhiên của N. X. Quyền; Thanh Hóa;

người vẽ P. T. Giang; 4, 5 Tard. – Blot. 1962).

127

mật, 1 ô. Cụm quả có cuống mảnh, thòng xuống, quả thưa. Quả hạch, hình bầu dục hay

cầu dẹt, cỡ 5-9 × 4-8 mm, nhẵn, có mủ độc (Hình 3.66; Ảnh 3.38, 3.114).

Loc. class.: China.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 4-5. Mọc rải rác trong rừng

thưa; cây ưa sáng, phát triển nhanh, đất feralit, tái sinh hạt tốt ở độ cao có thể trên 2000 m

(N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Mọc hoang dại hoặc thường trồng ở vùng trung du, phổ biến từ các tỉnh

phía Bắc đến Tây Nguyên như Lào Cai (Sa Pa: Hoàng Liên Sơn), Hà Giang, Lạng Sơn

(Hữu Lũng: Hừa Thắng), Hải Dương (Chí Linh), Quảng Ninh (Móng Cái, Tiên Yên, Cẩm

Phả), Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ (Thanh Sơn: Thục Luyện), Hòa Bình (Đà Bắc: Chợ

Bờ; Lạc Thủy: Chi Nê), Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (VQG Cúc Phương, Tam Điệp: Chợ

Ghềnh), Thanh Hóa (Xuân Liên), Nghệ An (Con Cuông: Pù Mát), Quảng Trị, Đà Nẵng,

Kon Tum (Đắk Glei, Đắk Choong), Đắk Nông (Đắk Mil: Thuận An) Lâm Đồng (Lạc

Dương: Lang Bian; Bảo Lộc) (Sơ đồ 3.26). Còn có ở Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Thái

Lan, Lào, Campuchia, vùng Malesia (Malaixia, Inđônêxia, Philippin), Nhật Bản.

Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Đ. X. Sâm sine num. (HNU). – HÀ GIANG, L.

Averyanov & al. CBL 1285 (HN). – CAO BẰNG, V. X. Phương 1531 (HN). – BẮC

KẠN, T. N. Ninh, Dumontet V., Bastien D. VN166 (HN). – LẠNG SƠN, Trần Vỹ sine

num. (HNU). – PHÚ THỌ, C. V. Sung 051 (HNU). – VĨNH PHÚC, LX-VN 885 (HN),

N. T. Bân 507 (HN), V. X. Phương 7511 (HN). – HÒA BÌNH, Poilane 13028 (HM); N.

V. Trang 053 (HNU). – HẢI DƯƠNG, N. X. Quyền HD 03 Tọa độ E 1060 27’ 55,7’’, N

210 12’ 47,1’’ (HN); Nguyễn Xuân Quyền 03 Toxi, Tọa độ E 1170 48’ 27,9’’, N 160 08’

63,8’’ (HN) – QUẢNG NINH, Kudryavtzeva E. & Ogureeva G. 885 (HN), K. Đào & Ty

26 (HN), Chevalier 37885 (HM); D2-76 no 750 (HNU); V. X. Phuong 5127, 5263 &

5427 (HN); Trương Canh 864 (HNPM). – NINH BÌNH, Doan 202 (HN), Đội ĐTVT

3500 & 6005 (HN); Chevalier 38068 (HM); D. H. Thời 193 (HNU). – THANH HÓA, L.

Averyanov & al. HLA 4530 (HN); Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN). – NGHỆ AN,

sine coll. 4295 (HNU); Nguyễn Xuân Quyền 07 (HN). – QUẢNG BÌNH, V. X. Phương

4337 (HN); N. T. Cường sine num. (HN). – QUẢNG TRỊ, Poilane 13535 (HM). – KON

TUM, K. Đào 95 (HN), L. Averyanov & al. VH 1184 (HN). – ĐẮK NÔNG, P. K. Lộc P

4116 (HNU).

128

Giá trị sử dụng: Cho gỗ cứng dùng xây dựng và đóng đồ đạc; nhựa mủ làm sơn,

lá và vỏ thân nhiều tanin; rễ, lá, vỏ, quả làm thuốc cảm, viêm gan, viêm dạ dày, đòn ngã

tổn thương, điều kinh, chống nhiệt. Nhựa mủ rất độc, gây dị ứng mạnh với da. Ơ Ấn Độ

quả làm thuốc trị lao phổi (Viện ĐTQHR, 1978; T. Đ. Lý, 1993; Đ. T. Lợi, 2000; N. T.

Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [52, 112, 64, 62, 114, 66].

Gen. 19. PISTACIA L. – PÍT TÁT

L. 1753. Sp. Pl. 2: 1108; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 948; T. L. Ming &

Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 348; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen.

Vasc. Pl. 10: 34.

– MẠY BA VÌ, CÂM LAI SỌC, PI TÁT.

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Lá kép lông chim lẻ hay chẵn. Cụm hoa hình chùy, ở

nách lá hoặc đỉnh cành. Hoa đơn tính, khác gốc. Bao hoa tiêu giảm còn lại một vòng đài

hoặc tiêu giảm hoàn toàn. Nhị 5. Bầu trên, 1 ô. Quả hạch nhỏ, vỏ hạch cứng.

Typus: Pistacia vera L.

Trên thế giới có khoảng 10 loài, phân bố ở Trung và Nam Mỹ, Trung Đông đến

Đông và Đông Nam Á. Việt Nam ghi nhận có 2 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Pistacia ở Việt Nam

1A. Lá kép lông chim lẻ, phiến lá chét cỡ 4-8 × 2-3,5 cm .................. 1.P. cucphuongensis

1B. Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét cỡ 1-1,5 × 0,8-1 cm ............ 2.P. weinmannifolia

19.1. Pistacia cucphuongensis T. Ð. Ðai – Pít tát cúc phương

T. Ð. Dai, 1981. Journ. Biol. (Vietnam) 3 (3): 24, fig. 2; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 380.

Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao đến 7 m, vỏ màu xám trắng, nứt dọc. Lá kép lông chim

lẻ, dài 10-15 cm, mang 5-9 lá chét; phiến lá chét hình trứng ngược hay bầu dục, cỡ 4-8 ×

2-3,5 cm; đầu lá tròn hay lõm, gốc lá hình nêm, có lông, gân bên 5-8 đôi, cuống lá chét

dài 2-3 mm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá hoặc đỉnh cành, dài 4-5 cm. Hoa đơn tính khác

gốc. Bao hoa tiêu giảm còn lại đài hoặc tiêu giảm hoàn toàn. Nhị 5. Bầu trên, 1 ô. Quả

hạch nhỏ, cỡ 4-5 mm, vỏ hạch cứng. Hạt 1, hình bầu dục (Hình 3.67; Ảnh 3.115).

Loc. class.: Vietnam (Cuc Phuong). Typus: Nguyen Tien Ban 948 (Holo. HN!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 1-3. Mọc rải rác trong rừng rậm thường

xanh, trên núi đá vôi, ở độ cao đến 700 m.

Hình 3.67. Pistaia cucphuongesis T. Đ. Đai

1. Cành mang lá; 2. Lá

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mâu Hải Phòng, Budasep & al. LX-VN 3233, HN(?); người vẽ:

P. T. Giang, 2020).

129

Phân bố: Mới thấy ở khu vực núi đá vôi các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng

Sơn (Chi Lăng : Đồng Mỏ), Hải Phòng, Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Thanh

Hóa, Quảng Bình (Bản đồ 3.27).

Mẫu nghiên cứu: CAO BẰNG, L. Averyanov & al. CBL 839 (HN). – LẠNG

SƠN, P. K. Lộc P 4362 (HNU). – HẢI PHÒNG, Budasep & al. LX-VN 3233, LX-VN

3345, LX-VN 3674 (HN). – NINH BÌNH, N. T. Bân 948 (Holo. - HN). – THANH HÓA,

L. Averyanov & al. HAL 3012, HAL 3334, HAL 3710 (HN). – QUẢNG BÌNH, L.

Averyanov & al. HAL 6151 (HN).

19.2. Pistacia weinmannifolia Poiss. ex Franch. – Pít tát vân nam

Franch. 1886. Bull. Soc. Bot. France, 33: 467; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 380; N.

T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 949; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl.

China, 11: 345.

– Mạy ba vì, Cẩm lai sọc, Pi tát, Thanh hương.

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 5-15 m, phân cành nhiều, có nhựa thơm. Lá kép

lông chim chẵn (loài duy nhất có lá kép lông chim chẵn ở Việt Nam), dài 10-15 cm, có 8-

10 đôi lá chét; cuống và trục mang lá chét thường có cánh, dài 10-20 cm; lá chét hình

thuôn hay bầu dục, cỡ 1-1,5 × 0,8-1 cm; đầu lá tròn hay lõm, gốc lá tròn; gân bên 6-8 đôi,

rất mảnh; cuống lá chét dài 1-2 mm. Cụm hoa hình chùy dài 4-7 cm, ở nách lá hoặc đỉnh

cành, ngắn hơn lá. Hoa đơn tính khác gốc. Bao hoa tiêu giảm còn lại đài hoặc tiêu giảm

hoàn toàn. Nhị 5. Bầu trên, 1 ô. Quả hạch nhỏ, hình tròn, vỏ hạch cứng (Hình 3.68; Ảnh

3.39, 3.116).

Loc. class.: China (Sichuan). Typus: Wilson, Veitch Exped. 3367.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-6. Mọc rải rác trong rừng,

nơi nhiều ánh sáng, hoặc trảng cây bụi trên núi đá vôi, ở độ cao đến 800 m (N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Phổ biến ở các khu vực núi đá vôi các tỉnh phía Bắc như Sơn La (Yên

Châu: Chiềng Pắc), Cao Bằng (Trùng Khánh), Bắc Kạn, Hà Giang (Mèo Vạc: Tà Lùng),

Tuyên Quang, Lạng Sơn (Chi Lăng: Đồng Mỏ), Quảng Ninh (Hạ Long), Hòa Bình, Ninh

Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (Con Cuông: Pha Phảy; Trương Định: Tam Định), Quảng

Bình (Sơ đồ 3.27). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam).

Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, D. K. Harder & al. DKH 7197 (HN); P. K. Lộc & al.

DKH 7197 (HNU). – CAO BẰNG, N. X. Quyền CB01 (HN); L. Averyanov & al. HAL

130

5577 & VH 489 & CBL 1008/1 (HN); N. T. Cường sine num. (HN). – HÀ GIANG, P. K.

Lộc & al. HAL 8666 (HN), D. K. Harder & al DKH 4859, DKH 5039 DKH 5238 (HN);

T. T. Bách sine num, (HN). – LẠNG SƠN, L. Averyanov & al. HAL 6739 (HN); T. Đ.

Nghĩa T 967 (HNU). – QUẢNG NINH, Đội ĐTVT 5057 (HN), V. X. Phương 5042 &

5246 (HN); Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN). – HÒA BÌNH, N. T. Bân & cs. 1921

& 1922 (HN). – THANH HÓA, L. Averyanov & al. HAL 3709 (HN), N. T. Hiệp & cs.

HAL 1090 (HN). – NGHỆ AN, V. Q. Nam VQN 501, 540, 541 (HNU); V. V. Cần V. V.

C 99, VVC 128 (HNU).

Giá trị sử dụng: Hạt ăn được; rễ, lá, vỏ làm thuốc chữa lỵ, viêm ruột, ỉa chảy, cảm

cúm; có thể cho tinh dầu (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Trib. 4. SEMECARPEAE – Tông SƯNG

Cây gỗ. Lá đơn. Bộ nhụy gồm 1-3 lá noãn, hợp, thành bầu dưới hay bầu giữa, chỉ

1 lá noãn, 1 ô, phát triển thành quả. Quả hạch, chỉ có 1 hạt, có đế đồng trưởng hoặc

không.

Typus: Semecarpus L. f.

Việt Nam có 3 chi, 13 loài.

Gen. 20. SEMECARPUS L. f. – SƯNG

L. f. 1781. Suppl. Pl. 25: 182; Engl. in DC. 1883. Prod. 4: 472; Lecomte, 1908. Fl. Gén.

Indoch. 2: 36; Craib, 1926. Fl. Siam. Enum. 1 (2): 353; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod.

Laos Vietn. 2: 156; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 949; T. L. Ming &

Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 355; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 317;

S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 36.

– ONCOCARPUS A. Gray, 1854. Bot. U. St. Expl. Exped. 1: 364. t. 43.

– XUNG, SƠN VÔI, TIM LU, LỀ HÊ.

Cây gỗ nhỏ đôi khi trung bình hoặc cây bụi, vỏ cây thường có các vết sẹo cuống lá,

nhiều nhựa trong, chuyển thành màu đen khi tiếp xúc với không khí. Lá đơn, nguyên,

mọc cách. Cây tạp tính hoặc đơn tính cùng gốc. Cụm hoa hình chùy, mọc ở đỉnh cành

hoặc nách lá phía đỉnh cành, hoa nhỏ, đơn tính hoặc lưỡng tính. Bao hoa mẫu 5, tiền khai

hoa xếp lợp. Đài hình chén, mép có 5 thùy. Cánh hoa 5. Nhị 5, dài gần bằng cánh hoa;

bao phấn hướng trong. Triền (đĩa mật) hình nhẫn. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn, hợp thành bầu

giữa, 1 ô; vòi nhụy 3, núm nhụy hình tròn. Quả hạch, có đế quả đồng trưởng bao quanh

131

phía dưới quả hoặc toàn bộ quả; vỏ quả giữa có nhựa, vỏ quả trong cứng. Hạt có một

phôi nhũ; lá mầm có nhiều thịt, mặt phẳng lồi.

Typus: Semecarpus anacardiopsis L. f.

Trên thế giới có khoảng 80 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới ẩm châu Á, từ Ấn Độ

qua Đông Nam Á, Trung Quốc đến Ôxtrâylia, Niu Ghinê. Ơ Việt Nam ghi nhận có 11 loài.

Khóa định loại các loài thuôc chi Semecarpus ở Việt Nam

1A. Lá có lông dày

2A. Cụm hoa dài hơn hay bằng lá

3A. Cụm hoa dày; cuống cụm hoa mập, phân nhánh nhiều, nhánh bên ở gốc cụm hoa

dài 20-35 cm.

4A. Đế quả bao gần hết quả; phiến lá hình thuôn, dài 20-60 cm, đầu lá nhọn, gốc

lá thuôn dài. ..................................................................................... 1. S. tonkinensis

4B. Đế quả bao đến 1/3 phía dưới quả; phiến lá hình trứng ngược, dài 10-18 cm;

đầu lá tròn hoặc lõm, gốc lá hình nêm ..................................... 2. S. cochinchinensis

3B. Cụm hoa thưa; cuống cụm hoa mảnh, phân nhánh ít, nhánh bên ở gốc cụm hoa

ngắn hơn (dài 2-5 cm) ........................................................................... 3. S. graciliflora

2B. Cụm hoa ngắn hơn lá

5A. Cuống lá dài 3-4 cm; phiến lá cỡ 20-30 × 8-10 cm, đầu lá tròn ........ 4. S. velutina

5B. Cuống lá dài khoảng 1 cm; phiến lá cỡ 15-20 × 3,5-5 cm; đầu lá nhọn, thường có

đuôi ...................................................................................................... 5. S. annamensis

1B. Lá không có lông

6A. Cụm hoa dài hơn lá

7A. Đế quả bao hơn 2/3 quả. ............................................................6. S. reticulata

7B. Đế quả bao không quá 1/3 quả

8A. Cuống lá dài 1-1,5 cm; đế quả dài gần bằng quả, bao khoảng 2/3 quả; quả

hạch cỡ 1-1,2 × 0,8-1 cm ……. ........................................................ 7. S. humilis

8B. Cuống lá dài 3-5 cm; đế quả ngắn hơn 1/3 quả, bao khoảng 1/4 quả; quả

hạch cỡ 1-1,2 × 1,5-2 cm.

9A. Cụm hoa dài 20-40 cm, nhánh bên ở phía gốc cụm hoa dài 15-20 cm;

phiến lá cỡ 15-40 × 8-12 cm, đầu lá tròn hoặc có mũi ngắn ..............................

.............................................................................................. 8. S. anacardiopsis

9B. Cụm hoa dài 15-20 cm, nhánh bên ngắn; phiến lá cỡ 10-15 × 3,4-4,5, đầu

132

lá nhọn, có mũi nhọn dài khoảng 1 cm ..................................... 9. S. perniciosa

6B. Cụm hoa ngắn hơn lá

10A. Cuống lá dài 5-10 cm; đài và tràng có lông; quả gần hình cầu dẹt, nhỏ

hơn 0,5 cm ........................................................................ 10. S. myriocarpus

10B. Cuống lá ngắn hơn 1 cm; đài và tràng không có lông; quả hình trứng

ngược, cỡ 1,5-2 × 1,2-1,6 cm .................................................. 11. S. caudata

20.1. Semecarpus tonkinensis Lecomte – Sưng bắc bô

Lecomte, 1908. Bull. Soc. Bot. Fr. 54: 609; id. 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 38; Tard.-Blot,

1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 158; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 377; N. T. Ban,

2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 952;

Cây gỗ nhỏ, cao đến 6-7 m; vỏ cây màu xám, nứt dọc, cành mập, có sẹo cuống rõ;

cành non, lá và cụm hoa có lông màu nâu đậm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình thuôn

hay hình mác ngược, cỡ 20-60 × 8-12 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông rậm; đầu lá

nhọn hay tròn, gốc lá thuôn dài, men dần theo gân chính xuống gốc lá tạo thành tai; gân

bên 20-25 đôi, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá rất ngắn hoặc không cuống, khi rụng để lại vết

sẹo ăn sâu vào cành. Cụm hoa hình chùy, dày, ở đầu cành, cỡ 40-50 × 20-25 cm, có lông

màu nâu đỏ, cuống mập, phân nhánh nhiều, nhánh bên ở phía gốc cụm hoa dài đến 20 cm,

dưới gốc có sẹo rộng của lá bắc, hình bán nguyệt. Hoa mọc thành cụm gần như hình đầu

ở đỉnh nhánh, đơn tính. Đài có 5 thùy hình gần tròn, cao khoảng 1 mm, có lông mịn ở

phía dưới, mép có lông mảnh; cánh hoa 5, hình mũi giáo, dài đến 4 mm, không có lông.

Hoa đực có nhị 5, dài hơn cánh hoa khi hoa nở. Triền mật hình đĩa. Bầu tiêu giảm hoàn

toàn. Hoa cái trên cuống dài hơn hoa đực; có 5 nhị lép thấp hơn bầu; triền hình nhẫn, bao

quanh gốc bầu; bầu giữa, có lông dày, mang 3 vòi nhụy rời, núm nhụy hình tròn. Quả

hạch hình cầu, cỡ 8 × 10 mm, dẹt hai bên, đế quả đồng trưởng, bao gần hết quả, có lông

dày (Hình 3.69, Ảnh 3.40).

Loc. class.: Vietnam, Tonkin (Ao Ca). Typus: Bon 2592 (P, HNF!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 10-11, mùa quả chín tháng 1-4 năm sau.

Mọc rải rác trong rừng trên sườn núi đá vôi (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Phú Thọ (núi Ao Ca), Ninh Bình (Tam Điệp: Chợ Ghềnh;

VQG Cúc Phương, khu bản tồn Vân Long, khu Di tích Tràng An) (Sơ đồ 3.28).

Mẫu nghiên cứu: PHÚ THỌ, Bon 2592 (HNF).

Hình 3.69. Semecarpus tonkinensis Lecomte

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cụm quả

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Phú Thọ, Bon 2592, HNF(?); người vẽ: P. T. Giang, 2020).

133

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ, quả có thể gây dị ứng da, gây ngứa, sưng rộp

da khi tiếp xúc hay đến gần cây tươi (Kinh nghiệm nhân dân).

20.2. Semecarpus cochinchinensis Engl. – Sưng nam bô

Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 489; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 37; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 160; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 376; N. T.

Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 951; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3:

319, fig. 17.

– Semecarpus thorelii Pierre, 1898. Fl. Forest. Cochinch. t. 369A.

– Cassuvium cochinchinense Kuntze, 1891. Revis. Gen. Pl. 1: 151.

– Sơn.

Cây gỗ nhỏ, cao 8-15 m; cành có vỏ màu xám, có nhiều lỗ vỏ. Lá đơn, mọc cách;

có phiến hình trứng ngược, cỡ 10-18 × 4-8 cm, mặt trên lá màu sáng và có lông, mặt dưới

nâu nhạt, hẹp ở nửa dưới, mép có khía; đầu lá tròn hay hơi lõm, gốc lá hình nêm hay

nhọn, gân bên 10-16 đôi, cong về phía mép; cuống lá dài cỡ 1 cm, có lông dày. Cụm hoa

chùy dày ở đỉnh cành, dài đến 50 cm, có lông tơ dày màu nâu đỏ; cuống cụm hoa mập,

phân nhánh nhiều; nhánh bên ở gốc cụm hoa dài 20 cm, hoa đơn tính, có lông. Hoa đực

không cuống; lá đài 5, nhẵn ở gốc, có lông ở đỉnh; cánh hoa 5, hình ngọn giáo, dài

khoảng 2,5 mm; nhị 5, dài hơn cánh hoa khi hoa nở, bao phấn rách ở mép; triền hình đĩa

hoa, có thùy, nhiều lông; bầu tiêu giảm hoàn toàn. Hoa cái có cuống đầy lông, dài hơn

hoa; lá đài 5, có lông; cánh hoa 5, hình ngọn giáo, dài đến 5 mm, không có lông; triền

hình nhẫn, mỏng, bao quanh phía gốc bầu; nhị 5, ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị nhẵn, bạnh

ra ở gốc; bầu hình cầu, có lông dày, vòi nhụy 3, núm nhụy hình tròn. Quả hạch hình cầu,

đường kính 1-1,5 cm, có đế quả đồng trưởng bao quanh 1/3 phía dưới quả, có lông mịn

(Hình 3.70, Ảnh 3.83, 3.117).

Loc. class.: Vietnam (Cochinchin Saigon: Cho Lon). Syntypus: Thorel 670 (P,

MPU 021086, photo!; HM!), Poilane 8520 (HM!).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9-11, có quả chín tháng 1-2 năm sau. Mọc

rải rác trong rừng thứ sinh trên đất sét bùn hay đá, ở độ cao 500 m (N. T. Bân, 2003; V. V.

Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Ninh Thuận (Phan Rang, Ninh Phước: Cà Ná ), Bình Dương (Bến Cát,

Thủ Dầu Một, Bù Đốp), Bình Phước (Phước Long), Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hòa), Bà

Hình 3.70. Semecarpus cochinchinensis Engl.

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá; 3. Cụm quả; 4. Hoa đực; 5. Hoa cái; 6. Quả

(Hình: 1-3, 6. N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Isotyp. Vietnam, Thorel 670, (MPU, MPU

021086); người vẽ: P. T. Giang, 2020; 4. Chayamarit, 2010; 5. Tard. – Blot. 1962

134

Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa: núi Đinh), Tp. Hồ Chí Minh, An Giang (Châu Đốc) (Sơ đồ

3.28). Còn có ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia.

Mẫu nghiên cứu: BÌNH PHƯỚC, P. K. Lộc & al. HLF 5022 (HN). – BÀ RỊA-

VŨNG TÀU, Chevalier 36611 (HM); Thorel 670 (HM). – NINH THUẬN, Poilane 8520 (HM).

Giá trị sử dụng: Nhựa mủ lá, vỏ cây, quả gây ngứa và sưng rộp da khi đến gần

cây tươi (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

20.3. Semecarpus graciliflora Evrard & Tardieu – Sưng hoa mảnh

Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. n. sér. 1: 203; Tard.-Blot, 1962.Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 163; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 376; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 951.

Cây gỗ nhỏ, cao 5-7 m; cành có vỏ màu sáng, nứt dọc. Lá đơn, mọc cách; phiến lá

hình mác ngược hay trứng ngược, cỡ 15-20 × 7-8 cm, chuyển màu nâu khi khô, mặt dưới

có các tuyến màu xanh lục; đầu lá nhọn hoặc mũi ngắn, gốc lá hẹp dần hình nêm; gân

giữa lõm ở mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới, có lông ngắn; gân bên 10-21 đôi, tạo thành một

góc 60o so với gân giữa; cuống lá dài 1,5-2,5 cm. Cụm hoa hình chùy thưa, dài đến 25 cm;

cuống mảnh, phân nhánh ít, nhánh bên ngắn (dài 2-5 cm), có lông tơ mịn. Hoa đơn tính,

bao hoa mẫu 5. Hoa đực không cuống, mọc thành chụm ở đỉnh nhánh, lá bắc hình tam

giác hẹp, mặt dưới có lông dài rậm; đài có 5 thùy hình tam giác, có lông ngắn ở mặt

ngoài; cánh hoa dài gấp 4 lần đài, có lông rậm ở mặt ngoài; nhị 5, chỉ nhị dài hơn bao

phấn; triền hình đĩa, hơi lõm, có khía rãnh, có lông mịn ở giữa; bầu tiêu giảm. Hoa cái có

cuống dài 4-5 mm; lá đài hình tam giác, dài cỡ 1 mm, có lông rậm ở mặt ngoài; cánh hoa

5, dài 3-4 mm, có lông rậm ở mặt ngoài; nhị 5, có bao phấn lép rất nhỏ, thấp hơn bầu; bầu

hình cầu, có lông, đầu nhụy chia thùy, hình tròn. Quả hạch, gần hình cầu, cỡ 2-2,5 × 1-

1,5 cm (Hình 3.71, Ảnh 3.41).

Loc. class.: Vietnam (Nha Trang). Typus: Evrard 540 (P).

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 12-2 (năm sau), quả tháng 3-5 năm sau.

Mọc rải rác trong rừng thưa (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Thừa Thiên – Huế (Hội Mít, Bai Ca), Kon Tum (Đắk Glei,

Sa Thầy: Mo Ray), Gia Lai (An Khê, K’Bang: Kon Hà Nừng, Phúc Yên), Khánh Hòa

(Nha Trang) (Sơ đồ 3.28).

Mẫu nghiên cứu: KON TUM, T. Đ. Đại 218(HN). – GIA LAI, V. X. Phương 831

(HN); K. Đào 330 (HN).

Hình 3.71. Semecarpus graciliflora Evrard & Tardieu

Cành mang lá và cụm quả

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Gia Lai, V. X. Phương 831, HN; người vẽ: P. T.

Giang, 2020)

135

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ, quả có thể gây ngứa và sưng rộp da khi tiếp

xúc hay đến gần cây tươi (Kinh nghiệm nhân dân).

20.4. Semecarpus velutina King – Sưng trại

King, 1896. Journ. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 65: 508; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 164; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 378; N. T. Ban, 2003.

Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 952.

Cây bụi, cao 3-4 m hay cây gỗ nhỏ cao 10-12 m; cành non có lông tơ dày. Lá đơn,

mọc cách; phiến hình bầu dục hay hình trứng ngược, cỡ 20-30 × 8-10 cm, mặt trên nhẵn,

mặt dưới nhiều lông, đặc biệt là trên gân; đầu lá tù tròn, gốc tù, mép lượn sóng; gân bên

20-24 đôi, xếp chéo làm thành 1 góc gần vuông so với gân chính; cuống lá dài 3-4 cm, có

nhiều lông. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, có lông tơ, cụm hoa đực và cái đều ngắn

hơn lá. Hoa đơn tính, bao hoa mẫu 5, có lông. Hoa đực: đài 5 thùy, hình tam giác, có lông

mịn ở ngoài; cánh hoa 5, hình bầu dục, có lông mịn ở mặt ngoài; nhị 5, bao phấn dài bằng

cánh hoa; triền hình đĩa, có lông mịn; bầu tiêu giảm. Hoa cái dài gấp 2 lần so với hoa đực;

nhị 5, có bao phấn lép, ngắn hơn bầu; bầu hình trứng, có lông mịn; vòi nhụy 3, cong ra

phía ngoài, có lông mịn, núm nhụy cụt. Quả hạch, hình trứng hay bầu dục, dẹt hai bên, dài

1,5 cm, có lông tơ, đế quả đồng trưởng, có lông mịn, bao quanh 1/3 quả (Hình 3.72, Ảnh 3.84ab).

Loc. class.: Malaysia (Perak Larut). Syntypus: Poilane 970 (P, HM!), King 7439

(K, K 000695425!), King 7655 (K, K 000695427, photo!).

Sinh học và sinh thái: Sống ven suối, trong rừng thường xanh, mọc rải rác (N. T.

Bân, 2003) [1].

Phân bố: Thừa Thiên – Huế (Lương Diên) (Sơ đồ 3.28). Còn có ở Malaixia.

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN-HUẾ, Poilane 970 (HM).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ, quả có thể gây dị ứng da, gây ngứa và sưng

rộp da khi tiếp xúc hay đến gần cây tươi (Kinh nghiệm nhân dân).

20.5. Semecarpus annamensis Tardieu – Sưng trung bô

Tardieu, 1961. Adansonia n.ser. 1: 203; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 165;

Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 375; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 950.

– Lề hê, Sưng việt.

Cây gỗ nhỏ, cao 5-8 m, đường kính 15-20 cm; có dịch nhựa trong, chuyển sang

màu đen khi tiếp xúc với không khí; cành non có lông tơ mịn, vỏ già có khía nứt dọc. Lá

đơn, mọc cách, tập trung ở đỉnh cành; phiến lá hình bầu dục, thuôn hay trứng ngược, hẹp

Hình 3.72. Semecarpus velutina King

1. Cành mang lá và cụm quả

(Hình: N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Malaixia, King 7655, Syntyp. K, K

000695427; người vẽ: P. T. Giang, 2020).

Hình 3.73. Semecarpus annamensis Tardieu

1. Cành mang lá và cụm hoa: 2. Cụm hoa;

3. Hoa mặt ngang; 4. Hoa mặt trên xuống.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của N. X. Quyền;

người vẽ P. T. Giang).

136

về phía hai đầu, cỡ 15-20 × 3,5-5 cm, mặt trên lá sáng màu, mặt dưới xanh nhạt, có tuyến

trắng ở mặt dưới; đầu lá nhọn, thường có đuôi, gốc lá nhọn hơi lệch; cuống dài cỡ 1 cm,

phủ đầy lông dầy, ngắn và cứng; gân giữa có lông mịn, nổi rõ ở mặt dưới; gân bên 15-20

đôi, tạo thành một góc 60o so với gân giữa. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành, mang hoa tạp

tính, ngắn hơn lá, có lông dày, có cuống ngắn. Hoa đực nhỏ, có cuống ngắn, có lông. Đài

hình chén, có 5 thùy nhọn, dài cỡ 3 mm, có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình thuôn, dài

đến 5 mm, xếp lợp; nhị 5, dài bằng cánh hoa, chỉ nhị dẹt có hạch ở gốc; triền hình đĩa, có

lông; bầu tiêu giảm. Hoa cái có bầu giữa, 1 noãn; vòi nhụy 3, xòe ra; núm hình tròn. Quả

hạch, hình bầu dục, đế quả đồng trưởng bao quanh phía gốc quả (Ảnh 3.118).

Loc. class.: Vietnam (Kon Tum). Typus: Poilane 36689 (P, HM!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 11-12, có quả chín tháng 3-4 năm sau. Mọc

rải rác trong rừng thứ sinh, nơi ẩm, gần rừng khộp, độ cao 600-1500 m (N. T. Bân, 2003;

V. V. Chi, 2004) [62, 114].

Phân bố: Mới thấy ở Kon Tum (Đắk Glei; Sa Thầy: Ngọc Guya, Chư Mom Ray),

Lâm Đồng (Di Linh), Khánh Hòa (Sơ đồ 3.29).

Mẫu nghiên cứu: KON TUM, LX-VN 504 (HN); H. T. Dụng 319 (HN); Poilane

36689 (HM). – SINE LOC. Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN).

Giá trị sử dụng: Nhựa mủ cây từ vỏ, quả có thể gây dị ứng da làm sưng rộp khi

tiếp xúc trực tiếp. Gỗ dùng đóng đồ đạc (V. V. Chi, 2004) [114].

20.6. Semecarpus reticulata Lecomte – Sưng mạng

Lecomte, 1907. Bull. Soc. Bot. France,. 54: 610; id. 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 40; Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 174; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 377; N. T.

Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 951; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China,

11: 355; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 322.

– Tum hiêm, Chóc cô.

Cây gỗ nhỏ, cao đến 10 m; cành non có lông tơ mịn, sau nhẵn; vỏ màu xám trắng,

có vết nứt dọc; cành có nhiều lỗ vỏ, sẹo lá rất rõ. Lá đơn, nguyên, mọc cách; phiến lá

hình mác ngược hay thuôn hay bầu dục thuôn, cỡ 15-30 × 3-6 cm; đầu lá nhọn hiếm khi

tròn, gốc lá thuôn hẹp, mép lượn sóng hoặc nguyên, mặt trên màu lục lam, mặt dưới màu

nhạt hơn, có phủ một lớp màu trắng; gân bên 10-16 đôi, uốn cong, hợp nhau ở xa mép lá;

cuống dài cỡ 1-1,5 cm. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành, dài hơn lá, dài khoảng 20-35 cm,

có lông tơ mịn, màu trắng, có phân nhánh 2-4 lần. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa nhiều, tập

Hình 3.74. Semecarpus reticulata Lecomte

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Cụm quả; 3. Quả; 4. Quả mặt trên xuống.

(Hình N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống ngoài tự nhiên của N. X. Quyền,

Chư Mom Rây, Kon Tum; người vẽ P. T. Giang).

137

trung ở đầu chùy; cuống hoa ngắn, có lông trắng, có mùi thơm; lá bắc hình tam giác hẹp,

đầy lông xám bên ngoài. Hoa đực có cánh hoa dài gấp 2-3 lần lá đài, mặt ngoài, có lông

rậm; nhị dài gấp 2 lần cánh hoa khi hoa nở; chỉ nhị dài gấp 3 lần bao phấn; triền hình đĩa,

chia thùy; bầu tiêu giảm. Hoa cái chưa rõ. Quả hạch, hình cầu hay bầu dục, cỡ 1-1,5 × 1

cm, có lông mịn. Đế quả nạc, bao quanh 2/3 đến gần hết quả, khi chín màu vàng (Hình

3.73; Ảnh 3.85, 3.119).

Loc. class.: Laos (Vientine: MeKong). Typus: Thorel 3262 (P, isotype, MPU

021081, photo!; HM!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-8. Mọc rải rác trong rừng,

trên núi đá, đất đỏ, ở độ cao 900 m (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Thừa Thiên Huế (Phú Lộc: Bạch Mã), Đà Nẵng (Hòa Vang: Thừa Lưu,

Bà Nà), Kon Tum (Đắk Glei: Ngọc Pan; Đắk Choong; Kon Liêm; Sa Thầy: VQG Chư

Mom Ray), Đắk Lắk, Lâm Đồng (Di Linh: Brain), Ninh Thuận (Phan Rang), Tp. Hồ Chí

Minh (Sài Gòn) (Sơ đồ 3.29). Còn có ở Thái Lan, Lào.

Mẫu nghiên cứu: ĐÀ NẴNG, sine coll. 38278 (HM). – KON TUM, T. Đ. Đại 70

(HN); K. Đào 91, 106, 107 & 203 (HN); N. K. Đào 107 (HM); Nguyễn Xuân Quyền sine

num. (HN); N. X. Quyền TN03/07 – 445 (HN). – ĐẮK LẮK, P. K. Lộc P 4237 (HNU). –

TP. HỒ CHÍ MINH, Chevalier 35568 (HM), Thorel 3262 (HM).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây có độc, có thể gây dị ứng da; vỏ dùng để nhuộm lưới;

nhựa có khả năng ăn mòn; gỗ nhẹ, mềm, ở Trung Quốc được sử dụng làm thuốc sát trùng

và ho (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

20.7. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu – Sưng nhỏ

Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. n. sér, 1: 204; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 166; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 376; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 951.

Cây bụi nhỏ, cao đến 3-4 m; vỏ thân nứt dọc, cành màu vàng nâu khi khô, có

nhiều lỗ bì khổng. Lá đơn, mọc cách; có phiến lá hình bầu dục thuôn hay mác, cỡ 18-25

× 4,5-7 cm; đầu lá nhọn, có đuôi dài đến 3 cm, gốc lá hình tròn, mép hơi lượn sóng, hai

mặt lá nhẵn; mặt trên phiến lá có màu nâu sẫm khi khô, mặt dưới hơi nhạt, có nhiều vảy

trắng nhỏ; gân giữa của lá lõm mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới; gân bên 10-15 đôi; cuống lá

dài 1-1,5 cm. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành hoặc nách lá phía đỉnh cành, dài hơn lá;

cuống cụm hoa có lông thưa, phân nhánh nhiều, nhánh bên phía gốc cụm hoa dài cỡ 6-7

Hình 3.75. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Nụ hoa; 3. Lá đài.

(Hình: 1. N. X. Quyền; vẽ từ mẫu Quảng Ngãi, Trại-Sơn 5576, HNPM(?); người vẽ: P. T.

Giang, 2020; 2, 3. Tard. – Blot. 1962).

138

cm; hoa tập trung ở chót nhánh, hoa thưa. Lá bắc hình tam giác, có lông rậm. Hoa đơn

tính cùng gốc. Hoa đực: Lá đài 5, hình tam giác nhọn, dài khoảng 1 mm, có lông rậm.

Cánh hoa 5, hình bầu dục thuôn, dài cỡ 2 mm, có lông ở ngoài; triền hình đĩa, không có

lông; nhị 5, dài hơn cánh hoa; chỉ nhị dẹt, dài khoảng 2 mm; bao phấn dài khoảng 1 mm;

bầu tiêu giảm. Quả hạch, hình trứng ngược, cỡ 1-1,2 × 0,8-1 cm; đế quả đồng trưởng dài

gần bằng quả, bao khoảng 2/3 phía dưới quả (Hình 3.74, Ảnh 3.42, 3.120).

Loc. class.: Vietnam (Quang Nam: Mang Tro). Typus: Poilane 31721 (P).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng ẩm, trên núi đất phong hóa từ đá

granit, ở độ cao 500-1800 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Quảng Nam (Mang Tro, Go Oi), Quảng Ngãi (Sơn Hà) (Sơ đồ 3.29).

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG NGÃI, Trại – Sơn 5576 (HNPM).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ cây, quả có thể gây dị ứng ngứa, sưng rộp da

khi đến gần cây tươi hay tiếp xúc trực tiếp (N. T. Bân, 2003) [62].

20.8. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu – Sưng đao

Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia n.ser., 1: 204; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 170; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 375; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 950;

– Tim lu, A lơ.

Cây gỗ nhỏ, cao đến 15 m, đường kính thân đến 30 cm, phân cành nhiều. Lá đơn,

mọc cách; phiến lá hình bầu dục thuôn hay hình trứng ngược, cỡ 15-40 × 8-12 cm, mặt

trên lá màu lục sẫm, mặt dưới xanh nhạt; đầu lá tròn hay có mũi ngắn, đôi khi có mũi

nhọn, gốc lá hình nêm, mép lượn sóng; gân bên 18-22 đôi, chạy sát đến mép lá, cuống dài

3-5 cm. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, dài 20-40 cm, phân nhánh 3-4 lần; lá bắc hình

tam giác hẹp, có lông mịn; hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực dài đến 5 mm; đài có 5 cánh

hình tam giác, có lông mịn mặt ngoài, mép có rìa như lông mi; cánh hoa 5, hình bầu dục

dài cỡ 3 mm; nhị 5, chỉ nhị dài cỡ 2-2,5 mm; bao phấn dài 0,5 mm; triền hình đĩa, có lông

ở giữa; bầu tiêu giảm. Hoa cái có cuống dài 0,5 cm; đài hình chén, mép có 5 cánh; cánh

hoa 5 hình bầu dục, có lông rậm bên ngoài và bên trong; đĩa hình nhẫn; bầu hình trứng, 1

ô, có lông rậm; vòi nhụy 3, cong ra phía ngoài, núm nhụy dầy. Quả hạch hình cầu cỡ 1-

1,5 × 1,5-2 cm, lúc non có lông, nhẵn khi chín, vỏ quả giữa có nhựa, vỏ quả trong cứng.

Đế quả nạc, màu vàng lúc chín, khi khô chuyển màu đen, dính quanh đến 1/4 phía gốc

quả (Hình 3.75; Ảnh 3.43, 3.121).

Hình 3.76. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu

1. Cành mang lá và cụm quả: 2. Lá; 3. Cụm quả; 4. Lá đài; 5. Cánh hoa; 6. Bộ nhụy, nhị;

7. Quả.

(Hình: 1-3, 7. N. X. Quyền; vẽ theo ảnh chụp mẫu tươi sống chụp ngoài tự nhiên của N.

X. Quyền, Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế; người vẽ P. T. Giang; 4-6. Tard. – Blot. 1962).

139

Loc. class.: Vietnam (Quang Tri). Typus: Eberhardt 2779 (P, HM!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 400 m (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Quảng Trị (sông Bố Giang, Mai Lãnh), Thừa Thiên – Huế

(Phú Lộc: VQG Bạch Mã), Đà Nẵng (Tourane,) (Sơ đồ 3.29).

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG TRỊ, Poilane 13565 (HM); Eberhardt 2779 (HM). –

THỪA THIÊN-HUẾ, Nguyễn Xuân Quyền sine num. (HN). L. Averyanov & al. VH

8265 (HN), N. T. Cường & al. HN-HY 677 & HN-NY 831 (HN); N. X. Quyền HN-NY

831 và HN-NY 677 (HN); Nguyễn Xuân Quyền 03 seme Tọa độ E 1170 48’ 27,9’’ N 160

08’ 63,8’’(HN); N. X. Quyền 06 Tọa độ E 1070 52’ 55,7’’; N 160 13’ 10,6’’ (HN).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ vỏ, quả có thể gây dị ứng da và sưng rộp khi tiếp

xúc trực tiếp; cho gỗ màu trắng, mềm, chất lượng thấp (N. T. Bân, 2003) [62].

20.9. Semecarpus perniciosa Evrard & Tardieu – Sưng vôi

Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. N. sér. 1: 206; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 172; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 377; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 951.

– Sơn vôi, Sưng đào độc, Lề hê độc.

Cây gỗ trung bình, cao đến 20 m, đường kính gốc đến 60 cm; vỏ cây màu đen hay

màu nâu sẫm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình thuôn hoặc bầu dục thuôn, cỡ 10-15 × 3,4-

4,5 cm, không có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới xanh nhạt; đầu lá nhọn hoặc có mũi

dài khoảng 1 cm, gốc hình nêm, hẹp dần về phía gốc; gân bên 8-12 đôi, gân cấp 3 tạo

thành mạng lưới dày, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 3-4 cm, mảnh, thường có 4 góc,

không có lông. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, dài hơn lá, cỡ 15-20 cm, nhánh bên

ngắn. Hoa đơn tính cùng gốc, bao hoa mẫu 5. Cụm hoa đực dài hơn lá, hình chùy, phân

nhánh 3-4 lần; lá bắc rất hẹp, có lông ngắn; đài 5 cánh nhọn, dài khoảng 1 mm, mép có

nhiều lông; cánh hoa 5, dài gấp 2-3 lần đài, không có lông; nhị 5, bao phấn dài hơn chỉ

nhị. Hoa cái chưa rõ. Quả hạch hình bầu dục, cỡ 2 × 1,5 cm, màu nâu sáng khi khô; đế

quả đồng trưởng, có màu vàng lúc tươi, màu đen lúc khô, bao quanh 1/4 phía đế quả

(Hình 3.76; Ảnh 3.122).

Loc. class.: Vietnam (Ba Na). Typus: Poilane 7081 (P, HM!).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 6-8. Mọc rải rác trong rừng,

đất granit hay đất sét bùn, ở độ cao 700-1300 m (N. T. Bân 2003; V. V. Chi, 2004, 2012)

[62, 114, 66].

Hình 3.77. Semecarpus perniciosa Evrard & Tardieu

1. Cành mang là và cụm quả

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Isotyp. Thừa Thiên Huế, Poilane 7081, HM(?); người

vẽ: P. T. Giang, 2020).

140

Phân bố: Mới thấy ở Thừa Thiên – Huế (Phú Lộc: Bạch Mã), Đà Nẵng (Hòa

Vang: Bà Nà; tp. Đà Nẵng: quận Liên Chiểu) (Sơ đồ 3.30).

Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN HUẾ, Poilane 7081. (HM). – ĐÀ NẴNG,

Poilane 7489, 7662 (HM).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ, quả có thể gây dị ứng sưng rộp da vì mủ độc,

gây ngứa và sưng khi tiếp xúc hay gần cây tươi (N. T. Bân, 2003; V. V. Chi 2004, 2012)

[62, 114, 66].

20.10. Semecarpus myriocarpus Evrard & Tardieu – Sưng nhiều trái

Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. n. sér, 1: 204; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos

Vietn. 2: 171; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 377; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec.

Vietn. 2: 951; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008. Fl. China, 11: 355.

– Sưng quả nhỏ

Cây gỗ nhỏ, cao 7-15 m, đường kính thân đến 25 cm; cành không lông, có nhiều

vết sẹo rụng lá. Lá đơn, mọc cách; phiến hình bầu dục thuôn, cỡ 20-30 × 7-10 cm, không

có lông, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới màu sáng; đầu lá tròn hay tù hoặc hơi nhọn,

gốc lá tù lệch, mép lượn sóng, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, hơi nổi ở mặt trên; gân bên 14-

18 đôi, hợp ở gần mép, giữa hai đường gân bên hợp nhau có một đường gân rất ngắn;

cuống lá dài 5-10 cm. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, ngắn hơn lá, dài khoảng 15 cm,

cuống cụm hoa dài cỡ 2 cm, có lông ngắn. Hoa đực có cuống dài 1 mm; đài 5 thùy nhọn,

có lông mịn ở mặt ngoài; cánh hoa có ít lông rậm ở mặt ngoài; nhị 5, dài bằng cánh hoa;

triền mật hình đĩa, có lông màu vàng; bầu tiêu giảm. Hoa cái chưa rõ. Quả hạch gần hình

cầu dẹt, nhỏ hơn 5 mm, nhiều lông mịn; đế quả đồng trưởng, hình thận dính quanh phía gốc quả

(Hình 3.77; Ảnh 3.123).

Loc. class.: Vietnam (Tay Ninh). Typus: Müller 152 (P, HM!).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ở trong rừng thường xanh, trên đất giàu mùn

ưa ẩm (N. T. Bân, 2003) [62].

Phân bố: Mới thấy ở Quảng Trị (Hướng Hóa: đèo Lao Bảo), Tây Ninh (Sơ đồ 3.30).

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG TRỊ, Poilane 12270, 12284 (HM). – TÂY NINH,

Muller 152 (HM).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ, quả khi tiếp xúc có thể gây ngứa và sưng rộp da

(Kinh nghiệm nhân dân).

Hình 3.78. Semecarpus myriocarpus Evrard & Tardieu

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Lá

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh mẫu Quảng Trị, Poilane 12270, HM(?); người vẽ: P. T.

Giang, 2020).

Hình 3.79. Semecarpus caudata Pierre

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Quả.

(Hình 1. Theo Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 1981; 2. P. H. Hộ, 2003).

141

20.11. Semecarpus caudata Pierre – Sưng có đuôi

Pierre, 1898. Fl. For. Cochinch. tab. 369B.; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2:

168; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 376; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 951.

Cây gỗ nhỏ, cao 8-15 m, đường kính thân 20-25 cm, cành non mảnh, cỡ 3-5 mm,

có lông mịn màu nâu đỏ; vỏ thân nứt dọc. Lá đơn, mọc cách; phiến lá rất lớn, hình trứng

ngược hay mác ngược, cỡ 18-50(-70) × 8-16 cm, màu nâu khi khô; chóp lá nhọn hay có

mũi nhọn, gốc lá thuôn dài men theo gân chính đến cuống lá thành tai, hình tròn hoặc gần

hình tim; gân bên 25 đôi, tạo thành một góc 60o so với đường gân giữa; cuống ngắn hơn

1 cm hoặc không cuống. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành, dài 25 cm, có lông, cuống cụm

hoa dài 5-7 cm. Hoa đơn tính, màu trắng; hoa đực mọc thành chùm ở chót nhánh, cuống

hoa dài 1-2 mm, có lông; đài có 5 thùy, dài cỡ 1 mm, không có lông; cánh hoa hình bầu

dục hay ngọn giáo, dài 2,5-3 mm; nhị 5, dài hơn cánh hoa khi hoa nở, triền mật mỏng

hình đĩa, có lông mịn ở giữa; bầu tiêu giảm. Quả hạch không cuống, hình trứng ngược

hay bầu dục, cỡ 1,5-2 × 1,2-1,6 cm, vỏ quả ngoài có vân sọc, sáng màu, vỏ quả giữa dày,

vỏ quả trong mỏng; đế quả đồng trưởng bao quanh 1/3 phía gốc quả, mép lượn sóng. Hạt hình

bầu dục thuôn (Hình 3.78, Ảnh 3.44).

Loc. class.: Vietnam (Dong Nai). Typus: Pierre I679 (P, HM!)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-4, quả chín tháng 6-7. Mọc rải rác trong

rừng thứ sinh, ưa sáng, chịu hạn, đất khô cằn, ở độ cao tới 1000 m (N. T. Bân, 2003; V. V.

Chi, 2004, 2012) [62, 114, 66].

Phân bố: Mới thấy ở Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai (Xuân Lộc: Giá Ray, Chứa

Chan, Vĩnh Cửu) (Sơ đồ 3.30).

Mẫu nghiên cứu: ĐỒNG NAI, Pierre 1679 (HM).

Giá trị sử dụng: Nhựa cây từ lá, vỏ, quả có thể gây dị ứng da và sưng rộp khi tiếp

xúc gần cây tươi; vỏ và quả cho nhựa để làm sơn dầu tốt (Viện ĐTQHR, 1981; N. T. Bân,

2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [53, 62, 114, 66].

Gen.21. DRIMYCARPUS Hook. f – SƯNG XA

Hook. f. in Benth. & Hook. f. 1862. Gen. Pl. 1: 424; Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4:

471; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2: 41; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2:

179; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 944; T. L. Ming & Anders Basfor, 2008.

Fl. China, 11: 356; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 283; S. K. Pell & al. in

Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 27.

142

– SƠN SA, TÂN QUẢ TẤT.

Cây gỗ trung bình. Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh

cành hoặc nách lá, có lông tơ màu nâu đỏ, hoa nhỏ. Cây có hoa tạp tính, hoa cái nhiều

hơn hoa đực; bao hoa mẫu 5, tiền khai hoa lợp. Đài xẻ 5 thùy. Cánh hoa 5, hình bầu dục.

Đĩa mật hình khuyên. Nhị 5, bao phấn hình tim. Bầu dưới, 1 ô; vòi nhụy 1. Quả hạch

hình trứng, có đế quả đồng trưởng; vỏ quả giữa có nhựa, vỏ quả trong dai.

Typus: Drimycarpus racemosus Hook. f.

Chỉ có một loài, phân bố ở dãy núi Himalaya, Myanma, Trung Quốc, Đông Dương

và Việt Nam.

21.1. Drimycarpus racemosus (Roxb.) Hook. f. – Sưng xa

Hook. f. in Benth. & Hook. f. 1862. Gen. Pl. 1: 424; Lecomte, 1908. Fl. Gén. Indoch. 2:

41; Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 179; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2.

378; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 944; T. L. Ming & Anders Basfor,

2008. Fl. China, 11: 356; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 283.

– Holigarna racemosa Roxb. 1832. Fl. Ind. 2: 82.

– Tân quả tất, Sơn sa.

Cây gỗ trung bình, cao đến 15-20 m. Lá đơn, mọc cách; phiến hình bầu dục hay

thuôn, cỡ 20-25 × 3-6 cm; đầu lá nhọn hay có mũi nhọn, gốc lá hình nêm; cuống lá dài.

Cụm hoa chùy, ở đỉnh cành hoặc nách lá, có lông tơ màu nâu đỏ. Hoa tạp tính gồm hoa

đực và hoa lưỡng tính, hoa cái nhiều hơn hoa đực, bao hoa mẫu 5, tiền khai hoa lợp. Hoa

không cuống; đài xẻ 5 thùy hình trứng nhọn; cánh hoa 5, hình bầu dục. Đĩa mật hình

khuyên. Nhị hình dùi, bao phấn hình tim. Bầu dưới, 1 ô ; vòi nhụy 1, núm nhụy nhọn.

Quả hạch, hình cầu hay trứng, dẹt hai bên, không đối xứng, cỡ 1,5-2 × 2-2,5 cm, vỏ quả

giữa có nhựa, vỏ quả trong cứng (Hình 3.79; Ảnh 3.45).

Loc. class.: Nepal, Himalaya(?). Typus: Roxb. 2213 (K).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao tới 2000 m (N. T.Bân, 2003) [62].

Phân bố: Cao Bằng (Nguyên Bình: Quang Thành), Hà Nam (Võ Xá), Ninh Bình

(Ninh Thái) (Sơ đồ 3.31). Còn có ở Myanma, vùng Himalaya, Thái Lan, Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: CAO BẰNG, T. T. Bách sine num. (HN). – NINH BÌNH, Đội

ĐTVT 4918 (HN).

Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ xây dựng (N. T. Bân, 2003) [62].

Hình 3.80. Drimycarpus racemosus (Roxb.) Hook. f.

1.Cành mang lá và quả; 2. Cụm quả; 3, 4. Quả.

(Hình N. X. Quyền; vẽ từ ảnh chụp mẫu tươi sống của T. T. Bách; Cao Bằng; người vẽ P.

T. Giang, 2020).

143

Gen. 22. HOLIGARNA Buch.-Ham. ex Roxb. (nom. cons.) – LI GẠT

Roxb. 1814. Hort. Beng.: 22; id. 1820. Pl. Coromandel, 3: 79 tab. 282; Engl. in DC. 1883.

Monogr. Phan. 4: 7. 1883; Graib, 1926. Fl. Siam. Enum. 1 (2): 355; Tard.-Blot, 1962. Fl.

Cambod. Laos Vietn. 2: 177; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 945; K.

Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 292; S. K. Pell & al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen.

Vasc. Pl. 10: 28.

Cây gỗ, rụng lá theo mùa. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá

hoặc đầu cành; hoa nhỏ. Hoa đơn tính, cùng gốc; bao hoa mẫu 5 xếp van. Lá đài hình

chén. Cánh hoa xếp van, có lông nhung. Nhị 5, chèn vào cạnh của đĩa mật, chỉ nhị hình

dùi; bao phấn nhỏ, hướng vào trong. Bầu dưới, 1 ô; vòi nhụy 3, đầu nhụy tròn. Quả hạch,

hình trứng hay thuôn dài; vỏ quả giữa mỏng, có nhựa, vỏ quả trong dai. Hạt có lớp vỏ

cứng, có màng.

Typus: Holigarna longifolia Buchm.-Ham. ex Roxb.

Trên thế giới có khoảng 7-10 loài, phân bố ở Ấn Độ qua Myanma đến vùng

Malesia, 1 loài duy nhất ở Đông Dương và Việt Nam.

22.1. Holigarna kurzii King – Li gạt

King, 1896. Journ. Asiat. Soc. Bengal. Pt. 2. Nat. Hist. 65(2): 512 (“Holigarnia”); Tard.-

Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 177; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2. 378; N. T.

Ban, 2003. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 946.

Cây gỗ, rụng lá, cành mập, lá xếp sít nhau, vỏ có nhiều lỗ bì. Lá đơn, mọc cách;

phiến lá hình mác ngược hay bầu dục, cỡ 15-23 × 4-6 cm, mặt trên lá nhẵn, màu xanh lục,

mặt dưới màu sáng, có lông dầy; chóp lá có mũi nhọn, gốc lá hẹp dần từ 2/3 phía dưới,

mép lá lượn sóng; cuống lá dày, dài 0,5-1 cm, có hai phần phụ nhỏ ở gốc. Cụm hoa hình

chùy, ở nách lá hoặc đỉnh cành. Hoa nhỏ, cuống 2-4 mm, có lông, đơn tính cùng gốc; bao

hoa mẫu 5. Lá đài hình chén, mép có 5 thùy nhỏ, dài 1,5 mm. Cánh hoa 5, xếp van, dài

gấp 2 lần đài, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông mịn. Nhị 5, ngắn so với cánh hoa, chèn

vào cạnh ngoài của đĩa mật, dài 2,5-3 mm khi hoa nở. Bầu dưới, 1 ô, cỡ 1 mm, vòi nhụy 3,

núm nhụy tròn. Quả hạch, hình trứng, cỡ 1,5-3 × 1,5-2 cm, dẹt hai bên, có lông (Hình

3.80).

Loc. class.: Thailand. Typus: Kurz 2016 (K).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thường xanh, nơi ẩm, ưa sáng (N. T.

Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012) [62, 114, 65].

Hình 3.81. Holigarna kurzii King

1. Lá; 2. Hoa.

(Hình theo P. H. Hộ, 2003; có chỉnh sửa).

144

Phân bố: Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa) (Sơ đồ 3.32). Còn có ở Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: BÀ RỊA – VŨNG TÀU, Chevalier 35631 (HM)

Giá trị sử dụng: Nhựa gây ngứa và sưng tấy (V. V. Chi, 2004, 2012) [114, 65].

Ghi chú: Theo K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, (10) 3: 318-319, Holigarna

kurzii King là synonym của Semecarpus albescens Kurz.

3. 5. Nhận xét về giá trị và phân bố của họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

Giá trị khoa học (bảo tồn)

- Loài bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam: có 1 loài là Toxicodendron wallichii.

- Loài quý, hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 3 loài:

Melanorrhoea laccifera và M. usitata đều ở phân hạng sẽ nguy cấp (VU); Pentaspadon

poilane ở phân hạng nguy cấp (EN).

- Loài mới phát hiện có ở Việt Nam (có thể là đặc hữu, cận đặc hữu): tổng số 18

loài và 3 thứ thuộc 10 chi. Cụ thể các loài: Melanorrhoea laccifera; Gluta megalocarpa;

Swintonia minuta; Bouea oppositifolia var. roxburgii; Mangifera indica var. mekongensis, M.

indica var. cambodiana, M. dongnaiensis, M. minutifolia; Dracontomelon schmidii, D. petelotii;

Semecarpus tonkinnensis, S. annamensis, S. humilis, S. caudata, S. anacardiopsis, S. myriocarpus,

S. perniciosa; Pentaspadon annamense, P. poilanei; Pistacia cucphuongensis. Chi Semecarpus

gồm có 8/11 loài (74%); các chi có trên 50% số loài là Melanorrhoea, Bouea, Pistacia;

các chi còn lại chiếm khoảng 30% số loài của các chi ở Việt Nam.

Giá trị sử dụng (GTSD) (% số loài của họ hay chi)

Thống kê cho thấy có 15 loại GTSD (theo PROSEA, 1989-2003) [95], chia ra như sau:

- Cây cho gỗ dùng xây dựng, đóng đồ gia dụng, gồm có 37 loài (chiếm 54,40%)

(thuộc 15 chi): Chi Mangifera (10 loài): M. duperreana, M. laurina, M. dongnaiensis, M.

flava, M. camptosperma, M. indica, M. foetida, M. reba, M. cochinchinensis, M.

minutifolia; chi Buchanania (4 loài): B. arborescens, B. cochinchinensis, B. siamensis, B.

glabra; chi Dracontomelon (4 loài): D. dao, D. duperreanum, D. schmidii, D. petelotii;

chi Swintonia (3 loài): S. minuta, S. pierrei, S. griffithii; chi Semecarpus (3 loài): S.

anacardiopsis, S. annamensis, S. reticulata; chi Melanorrhoea (2 loài): M. usitata, M.

laccifera; chi Bouea (2 loài): B. poilanei, B. oppositifolia; chi Pentaspadon (2 loài): P.

annamense, P. poilane; chi Gluta (chỉ có 1 loài): G. megalocarpa; chi Allospondias (chỉ

có 1 loài): A. lakonensis; chi Spondias (chỉ 1 loài): S. pinnata; chi Choerospondias (chỉ 1

loài): C. axillaris; chi Toxicodendron (chỉ 1 loài): T. succedaneaum; chi Drimycarpus

145

(chỉ 1 loài): D. racemosus; chi Pleiogynium (chỉ 1 loài): P. timoriense. Trong đó có 6 loài,

1 thứ (thuộc 4 chi) theo kinh nghiệm trong nhân dân.

- Cây cho quả ăn được có 28 loài, 3 thứ (chiếm 38,9%) (12 chi): chi Mangifera (12

loài, 2 thứ): M. duperreana, M. cochinchinensis, M. flava, M. camptosperma, M. indica,

M. indica var. mekongensis, M. indica var. cambodiana, M. laurina, M. dongnaiensis, M.

reba, M. foetida, M. minutifolia, M. odorata, M. caesia; chi Buchanania (3 loài): B.

arborescens, B. cochinchinensis, B. reticulata; chi Dracontomelon (3 loài): D. dao, D.

duperreanum, D. schmidii; chi Spondias (2 loài): S. dulcis, S. pinnata; chi Bouea (chỉ có

1 loài, 1 thứ): B. oppositifolia, B. oppositifolia var. microphylla; chi Anacardium (chỉ 1

loài): A. occidentale; chi Allospondias (chỉ có 1 loài): A. lakonensis; chi Choerospondias

( chỉ có 1 loài): C. axillaris; chi Pegia (chỉ có 1 loài): P. sarmentosa; chi Lannea (chỉ 1

loài): L. coromandelica; chi Rhus (chỉ 1 loài): R. chinensis; chi Pleiogynium (chỉ có 1

loài): P. timoriense. Trong đó có 3 loài, 1 thứ (thuộc 2 chi) theo kinh nghiệm nhân dân.

- Cây làm thuốc chữa bệnh, thuốc bổ gồm 21 loài, 1 thứ (chiếm 29,2%) (thuộc 15

chi), dùng các bộ phận khác nhau của cây như quả, hạt, lá, rễ, vỏ cây,...: Buchanania (4

loài): B. arborescens, B. cochinchinensis, B. reticulata, B. siamensis (rễ); Mangifera (3

loài): M. indica (quả, vỏ hạt, hạt), M. laurina, M. foetida (vỏ quả); Spondias (2 loài): S.

dulcis (vỏ cây), S. pinnata (nhựa, vỏ cây, lá); Anacardium (1 loài): A. occidentale (quả,

vỏ cây, lá); Choerospondias (1 loài): C. axillaris (quả, vỏ thân); Melanorrhoea (1 loài):

M. usitata; Bouea (1 loài): B. oppositifolia; Lannea (1 loài): L. coromandelica (vỏ cây,

lá); Dracontomelon (1 loài): D. duperreanum (quả, lá, vỏ cây); Pegia (1 loài): P.

sarmentosa (lá); Semecarpus (1 loài): S. reticulata; Rhus (1 loài, 1 thứ): R. chinensis (nốt

sần cuống lá, rễ, lá), R. chinensis var. roxburghii (rễ, quả, lá, vỏ rễ); Toxicodendron (1

loài): T. succedaneum (rễ, lá, vỏ cây, quả); Pistacia (1 loài): P. weinmannifolia; Schinus

(1 loài): S. terebinthifolius.

- Cây cho nhựa độc gây dị ứng, sưng, ngứa,... gồm 22 loài (chiếm 30,6%) (thuộc 5

chi): Semecarpus (11 loài): S. tonkinensis, S. cochinchinensis, S. graciliflora, S. velutina,

S. annamensis, S. humilis, S. caudata, S. anacardiopsis, S. myriocarpus, S. permiciosa, S.

reticulata; Gluta (6 loài): G. compacta, G. velutina, G. megalocarpa, G. gracilis, G.

wrayi, G. tavoyana; Melanorrhoea (2 loài): M. usitata, M. laccifera; Toxicodendron (2

loài): T. succedaneum, T. rhetsoides; Holigarna (1 loài): H. kurzii. Chủ yếu là các loài

chi Semecarpus. Trong đó 7 loài (thuộc 2 chi) theo kinh nghiệm nhân dân

146

- Cây cho nhựa sản xuất sơn, vécni, từ các bộ phận thân cây hay quả,... gồm 10

loài (13,9%) (7 chi): Melanorrhoea (2 loài): M. usitata, M. laccifera; Semecarpus (2 loài):

S. caudata (vỏ cây, quả), S. reticulata; Gluta (1 loài): G. velutina; Lannea (1 loài): L.

coromandelica; Mangifera (1 loài): M. indica; Spondias (1 loài): S. pinnata;

Toxicodendron (2 loài): T. succedaneum; T. rhetsoides.

- Cây cho hạt để ăn gồm 6 loài (8,30%) thuộc 5 chi: chi Buchanania (2 loài): B.

cochinchinensis, B. arborescens; chi Anacardium (1 loài): A. occidentale; chi Spondias

(1 loài): S. pinnata; chi Pistacia (1 loài); P. weinmannifolia; chi Schinus (1 loài): S.

terebinthifolius.

- Cây cho tanin dùng nhuộm vải, từ lá, vỏ thân, nốt sần ở cuống lá có 6 loài (chiếm

8,30%) (thuộc 6 chi): chi Mangifera (1 loài): M. indica; chi Lannea (1 loài): L.

coromandelica (nhuộm vải); chi Semecarpus (1 loài): S. reticulata (nhuộm lưới); chi

Rhus (1 loài): R. chinensis (nốt sần cuống lá); chi Toxicodendron (1 loài): T.

succedaneum (lá và vỏ thân); chi Buchanania (1 loài): B. cochinchinensis.

- Cây làm bóng mát, làm cảnh,... gồm 5 loài (chiếm 6,90%) (thuộc 4 chi): chi

Dracontomelon (2 loài): D. duperreanum, D. petelotii; chi Allospondias (1 loài): A.

lakonensis; chi Spondias (1 loài): S. pinnata; chi Pegia (1 loài): P. sarmentosa. Trong đó

có 1 loài theo kinh nghiệm nhân dân.

- Cây cho dầu béo từ quả, hạt,... gồm 3 loài (chiếm 4,20%) (thuộc 3 chi): chi

Anacardium (1 loài): A. occidentale (quả); chi Allospondias (1 loài): A. lakonensis (hạt);

chi Buchanania (1 loài): B. reticulata (quả, hạt).

- Cây cho tinh dầu gồm 3 loài (chiếm 4,20%) (thuộc 3 chi): chi Buchanania (1

loài): B. reticulata; Pistacia (1 loai): P. weinmannifolia; Schinus (1 loài): S.

terebinthifolia.

- Cây cho lá để làm rau ăn, uống,... gồm 3 loài (chiếm 4,20%) (thuộc 2 chi): chi

Buchanania (2 loài): B. reticulata (lá non), B. siamensis (lá non); chi Spondias (1 loài): S.

pinnata (lá ăn sống).

- Cây cho đế hoa phát triển để ăn, chỉ có 1 loài (1,20%) (thuộc 1 chi): Anacardium

occidentale (Đào lộn hột).

- Cây cho lá mầm để ăn, chỉ có 1 loài (chiếm 1,20%) (thuộc 1 chi): Anacardium

occidentale (món ăn ngon).

147

- Cây cho sợi làm dây buộc, đan lát,... chỉ có 1 loài (chiếm 1,20%) (thuộc 1 chi):

Choerospondias axillaris (vỏ thân).

- Cây cho than đốt, chỉ có 1 loài (chiếm 1,20%) thuộc 1 chi: Choerospondias

axillaris (vỏ hạt làm than hoạt tính).

Tổng số loài có GTSD 62 loài, 4 thứ (chiếm 91,70%) (thuộc 22 chi); còn 4 loài, 2

thứ (8,00%) (5 chi) chưa biết GTSD. Các chi có 100% số loài có GTSD là Mangifera (12

loài, 2 thứ); Semecarpus (11 loài); Gluta (6 loài); Buchanania (5 loài); Swintonia (3 loài);

Spondias (2 loài); Melanorrhoea (2 loài, 1 thứ); Bouea (2 loài, 1 thứ); Pentaspadon (2

loài); Rhus (1 loài, 1 thứ); Anacardium (1 loài); Choerospondias (1 loài); Allospondias (1

loài); Lannea (1 loài); Pegia (1 loài); Holigarna (1 loài), Drimycarpus (1 loài), Schinus

(1 loài), Pleiogynium (1 loài); các chi có 50-80% số loài có GTSD là Pistacia (1/2 loài),

Toxicodendron (2/3 loài), Dracontomelon (4/5 loài); các thứ (var.) có 100% GTSD là

Mangifera (2 thứ), Rhus (1 thứ); các thứ có 50% GTSD là Bouea (1/2 thứ); chưa biết

GTSD lá 2 thứ của Bouea và Melanorrhoea và 4 loài của Pistacia, Toxicodendron,

Dracontomelon và Swintonia.

Loài có nhiều GTSD nhất là Spondias pinnata với 7 loại GTSD và Anacardium

occidntale với 6 loại GTSD; tiếp đến 5 loài có 5 GTSD và 5 loài có 4 GTSD; có 10 loài

có 3 GTSD, 15 loài có 2 GTSD và 25 loài chỉ có 1 GTSD.

- Đặc điểm phân bố ở Việt Nam

- Các loài có điểm phân bố ít (dưới 10% số tỉnh, thành phố) có khoảng 39 loài, 4

thứ thuộc 12 chi: Gluta (6 loài), Swintonia (3 loài), Bouea (2 loài, 2 thứ), Mangifera (8

loài, 2 thứ), Lannea (1 loài), Dracontomelon (2 loài), Semecarpus (11 loài), Holigarma (1

loài), Pentaspadon (2 loài), Toxicodendron (1 loài), Pistacia (1 loài), Drimycarpus (1 loài).

- Các loài có điểm phân bố nhiều (trên 10% số tỉnh, thành phố) có khoảng 7 loài,

thuộc 6 chi: Mangifera (2 loài), Allospondias (1 loài), Choerospondias (1 loài), Dracontomelon

(1 loài), Rhus (1 loài), Toxicodendron (1 loài).

- Các loài có điểm phân bố rải rác khoảng 5 loài thuộc 3 chi: Buchanania (1 loài),

Melanorrhoea (2 loài), Spondias (2 loài).

- Các loài có phạm vi phân bố ở phía Bắc có khoảng 9 loài thuộc 7 chi:

Dracontomelon (1 loài), Pegia (1 loài), Semecarpus (1 loài), Drimycarpus (1 loài),

Toxicodendron (2 loài), Pistacia (2 loài), Pleiogynium (1 loài).

148

- Các loài có phạm vi phân bố ở phía Nam có khoảng 22 loài, 4 thứ thuộc 12 chi:

Buchanania (3 loài), Melanorrhoea (1 thứ), Gluta (3 loài), Swintonia (1 loài), Bouea (1

thứ), Mangifera (5 loài), Lannea (1 loài), Dracontomelon (2 loài), Semecarpus (3 loài),

Holigarna (1 loài), Pentaspadon (2 loài), Schinus (1 loài). Như vậy chủ yếu phân bố phía

Nam là vùng nhiệt đới phù hợp.

149

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đã lựa chọn hệ thống phân loại của Engler (1892, 1896, 1903), Menchior (1964)

và Heywood (1996) để sắp xếp các đơn vị phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt

Nam, bao gồm 66 loài, 6 thứ, thuộc 22 chi, xếp thành 4 tông (Anacardieae 7 chi,

Spondieae 7 chi, Rhoideae 5 chi và Semecarpeae 3 chi).

2. Đã bổ sung mới 1 loài cho hệ thực vật Việt Nam (Toxicodendron wallichiii

(Hook. f.) Kuntze); xác định 18 loài, 3 thứ thuộc 10 chi là đặc hữu (hay cận đặc hữu) của

Việt Nam.

3. Đã xây dựng khóa định loại theo kiểu lưỡng phân, sử dụng đặc điểm rõ ràng đối

lập chính xác, để sử dụng cho 22 chi, các loài của 12 chi có từ 2 loài trở lên của họ Xoài

ở Việt Nam.

4. Tất cả các loài và thứ được nghiên cứu trên cơ sở mẫu vật; được chỉnh lý, bổ

sung nhiều thông tin cập nhật (danh pháp, mẫu nghiên cứu, đặc điểm hình thái, phân bố,

sinh học, sinh thái và nhận xét nếu có; kèm theo là hình vẽ, ảnh, sơ đồ phân bố).

5. Một số loài lần đầu tiên được giải mã trình tự gen, xây dựng sơ đồ mỗi quan hệ

gần gũi có thể giữa các đơn vị phân loại (cây phát sinh). Từ đó xác định sự phù hợp với

hệ thống phân loại truyền thống (theo hình thái so sánh) với sự sắp xếp thành 4 tông hay

4 nhánh.

6. Đánh giá về giá trị khoa học (bảo tồn): có 3 loài thuộc 2 chi là quý hiếm có

nguy cơ bị đe dọa cần có biện pháp bảo tồn; có 62 loài, 4 thứ thuộc 22 chi có giá trị sử

dụng; sự phân bố các loài: miền Bắc có 8 loài thuộc 6 chi, miền Nam có 24 loài, 4 thứ

thuộc 11 chi, phổ biến cả nước có 7 loài thuộc 6 chi, mọc rải rác khắp nơi có 4 loài thuộc

3 chi; như vậy họ Xoài chủ yếu phân bố phía Nam nước ta.

Kiến nghị: Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung tư liệu và mẫu vật, kết hợp phương

pháp sinh học phân tử để giải quyết một số mẫu vật còn nghi ngờ để có đủ cơ sở khoa

học hoàn thiện việc nghiên cứu phân loại họ Xoài phục vụ biên soạn bản Thực vật chí

Việt Nam về họ này.

150

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án là công trình khoa học về phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) đầy đủ,

hoàn chỉnh, mang tính hệ thống đầu tiên ở Việt Nam, gồm 66 loài, 6 thứ, thuộc 22 chi,

xếp thành 4 tông (Anacardieae 7 chi, Spondieae 7 chi, Rhoideae 5 chi và Semecarpeae 3

chi); trong đó đã ghi nhận bổ sung mới cho hệ thực vật Việt Nam 1 loài (Toxicodendron

wallichii (Hook. f.) Kuntze); cũng như xác định một số đơn vị phân loại là đặc hữu (hay

cận đặc hữu) của nước ta (18 loài, 3 thứ thuộc 10 chi); tất cả các loài được nghiên cứu

trên cơ sở mẫu vật; đồng thời chỉnh lý, bổ sung nhiều thông tin mới (danh pháp, mẫu

nghiên cứu, hình thái, hình vẽ, sơ đồ phân bố, ảnh, phân bố, sinh học, sinh thái và nhận

xét nếu có,…).

- Kết quả giải mã trình tự ADN của 16 đơn vị phân loại trong họ Xoài

(Anacardiaceae) ở Việt Nam, kết hợp với các thông tin trên Genbank, đã xây dựng phả hệ

về mối quan hệ gần gũi có thể giữa các đơn vị phân loại. Đồng thời phân tích, lý giải tính

khoa học, tính khách quan của các hệ thống phân loại truyền thống (theo hình thái so

sánh) về họ Xoài đã có và chọn lựa các hệ thống phân loại của Engler (1892, 1896, 1903),

Menchior (1964) và Heywood (1996) để sắp xếp, phân loại các đơn vị phân loại trong họ

Xoài ở Việt Nam. Đó là một sự lựa chọn hợp lý và logic, cũng là lần đầu tiên đối với họ

này ở nước ta. Từ kết quả đó đã xây dựng hệ thống cây phát sinh chủng loại về mối quan

hệ giữa các đơn vị phân loại trong họ.

- Các kết quả giải mã trình tự ADN đã góp phần làm sáng tỏ tính khách quan, sự

chính xác của các phương pháp phân loại truyền thống, bằng hình thái so sánh, đối với

các đơn vị phân loại trong họ Xoài. Cụ thể kết quả cũng cho ra 4 nhánh tương đương 4

tông của các đơn vị phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Xuân Quyền, Nguyễn Văn Hà, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Thế Cường,

Các loài cây dị ứng thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam, Báo cáo khoa học về

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn lần thứ 6: 819-824, 2015,

NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

2. Nguyễn Xuân Quyền, Nguyễn Văn Hà, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Thế Cường,

Giá trị sử dụng các loài trong họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam, Báo cáo khoa học

về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần 6: 1201-1205,

2015, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

3. Nguyen Xuan Quyen, Tran Thi Phuong Anh, Nguyen The Cuong, Toxicodendron

wallichii (Hook. f.) Kuntze, a new record of Ancardiaceae from Vietnam, 2017, Thai

journal of Botany, vol. 9, N0 1, January-June, ISSN 1906-7038: 15-18.

4. Nguyễn Xuân Quyền, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Thế Cường. Đặc điểm hình thái và

phân loại chi Sơn – Toxicodendron Mill (họ Xoài – Anacardiaceae R. Br.) ở Việt Nam, Báo

cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần 7:

340-344, 2017, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

5. Nguyễn Xuân Quyền, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Thị Phương Trang,

Nguyễn Thị Hồng Mai, Hoàng Lê Tuấn Anh, Đặc điểm di truyền của loài Sơn Đào

(Melanorrhoea usitata Wall.) ở Việt Nam trên cơ sở phân tích trình tự gen TRNL và

RBCL, Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7:

1416-1420. 2017, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

6. Nguyễn Xuân Quyền, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Thế Cường, Ứng dụng giải trình tự

gen rbcL và trnL-trnF trong nghiên cứu phân loại họ Xoài (Ancardiaceae) ở Việt Nam,

2020, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 14/2020, ISSN 1859-4581:3-11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Xếp theo thứ tự trích dẫn trong luận án)

1. Takhtazan A., Diversity and Classification of Flowering Plants: 318, 1996, New York.

2. Takhtazan, A., Diversity and Classification of Flowering Plants, 1973, New York.

3. Takhtajan, A., Outline of the classification of flowering plants (Magnoliophyta),

Botanical Review, 46: 226-267, 1980.

4. Takhtazan, A., Flowering Plants: 368, 373-378, 2009.

5. Thorne, F. Robert, Proposed new realignements in the Angiosperus, Nordic

Jourrnal of Botany, 3 (1): 85-117, 1983.

6. Menchior A., Engler’s Syllabus Der Pflanzenfamillien: 278-280, 1964, Berlin –

Nikolassee.

7. Cronqnist, An Integrated System of Classification of Flowering Plants, 1981,

Columbia University Press.

8. Heywood V. H., Flowering Plants of the word: 197-198, 1996, London.

9. Pell S. K., J. D. Michell, A. J. Miller and T. A. Lobrova in K. Kubitzki, The

families and Genera of Vascular Plants: 7-50, 2011, Germany.

10. Hutchinson, J., The families of Flowering Plants, ed. 2(1). 1959, Oxford at the

Chareadon Press.

11. Hutchinson, J., Evolution and phylogeny of flowering plants, 1969, Academic

Press, London, UK.

12. Tardieu – Blot, Anacardiaceae, Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, 2:

65-194, 1962, Paris.

13. Ding Hou, Flora Malesiana, ser. 1, 8 (3): 395-548, 1974-1978, The Netherlands.

14. Ming T. L., in Cheng Mien & T. L. Ming, Flora Reiphublicae Popularis Sinicae,

45 (1): 66-135, 1980, Beijing.

15. Ming T. L. & Anders Basfor, Flora of China, 11: 335-357, 1999, St. Louis.

16. Judd. W. S, C. S. Campbelle, A. Kelleff, P. F. Stevens, M. J. Donoghae, Plants

Systematics ed. 2: 411-417, 2002.

17. Bremer B., K. Bremer, M. Chase & al., An update of the Angiosperm Phylogeny

Group classification for the orders and families of flowering plants, APG II,

Anacardiaceae, Botanical Journal of the Linnaeus Society, 141: 399-436, 2003.

18. Bremer B., K. Bremer, M. Chase & al., An update of the Angiosperm Phylogeny

Group classification for the orders and families of flowering plants, APG III,

Anacardiaceae, Botanical Journal of the Linnaeus Society, 161: 105-121, 2009.

19. Theodor, C. H. cole (Heidelberg) and H. Hartmut (Berlin), A Poster of

Angiosperm Phylogeny, Hypothetical tree based on molecular phylogenetic data (May 2009).

20. Trần Đình Lý, Trần Thế Bách, Bùi Thu Hà, Phân loại và hệ thống học thực vật,

2016, NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 314 trang.

21. Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín

(Magnoliophyta) ở Việt Nam, 532 trang, 1997, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Hoàng Thị Sản, Phân loại thực vật, 2012, NXB. Giáo dục Việt Nam, 224 trang.

23. Byong, M. Clarse, M. J. M. Christenhuz, M. F. Fay & al., An update of the

Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering

plants, APG IV, Anacardiaceae, Botanical Journal of the Linnaeus Society, 181: 1-20, 2016.

24. Theodor C. H. Cole, Hornut H. Hilger, Perter F. Steveus & T. T. Bach, Cây

phát sinh chủng loại thực vật hạt kín (Angiospermae, Magnoliophyta), 2019.

25. Linneaus, C., Species Plantarum, 1: 200, 265, 383, 1753, London.

26. Browne, P., The Civil and Natural history of Jamaica in Three Parts, 124, 1756.

27. Jacquin, N. J., Enumeratio Systematica Plantarum, quas in insulis Caribaeis, 10, 1760.

28. Linnaeus, C., Mantissa Plantarum, 2: 293, 1771, London.

29. Lindley, An Ouline of the First Principles of Horticulture,1832.

30. Bentham, G. & J. D. Hooker, MDCCCLXII-MDCCCLXVII, Genera Plantarum,

1 (2): 415-428, 1862, London.

31. Engler, A., Anacardiaceae, in A. Engler & K. Prantl (eds.), Die naturlichen

Pflanzenfamilien, 3.5: 138-178, 1892, Engelmann, Leipzig.

32. Engler, A., Die Natürlichen Pfanzenfamilier: 138-178, 1896, Leipzig.

33. Engler, A., Syllabus der Pflanzenfamilien: 151-155, 1903, Berlin.

34. Gundersen, A, Families of Dicotyledons, 1950, Chronica Botanica Company,

Waltham, MA, USA.

35. Wannan, B. S., Systematics of the Anacardiaceae and its Allies (Ph D dissertation),

1986, University of New South Wales, Australia.

36. Thorne, R. F., Classification and geography of the flowering plants, Botanical

Review, 58 (3): 225-348, 1992.

37. Pell, S. K. & L. Urbatsch, Tribal relationships and character evolution in the

cashew family (Anacardiaceae): inferences from three regions of the chloroplast

genome, Botany 2001: Plants and People, Albuquerque, 132 (Abstract).

38. Pell, S. K. & al, Molecular Systematics of the Cashew family (Anacardiaceae),

2004, Baton Rouge, L A: Doctoral Dissertation, Louisiana State University.

39. Hooker J. D., C. B. Clarke, Flora Britis India, 2: 7-44, 1876 & 1879.

40. Lecomte M. H., Flore générale de l’Indochine, 2: 6-41, 1908, Paris.

41. Hui – Lin Li, Woody Flora of Taiwan: 443-451, 1963, Pennsylvania.

42 Hui – Lin Li in Peng Fing Yi , Flora of Taiwan, 3 (ed. 2): 581-586, 1993, Taipei, Taiwan.

43. Baker A. & R. C. Bakhuizen V. Den Brink., The Netherrland: 146, 1965.

44. Auct., Iconographia Arbororum Yunnanicorum Inferus, 3: 729-767, 1991, China.

45. George A. S. & D. J. Du Puy, Anacardiaceae, Flora of Australia, 50: 292-295,

1993, Canbera, Australia.

46. Fu Likuo & Houg Tao, Anacardiaceae Higher Plants of China, 8: 345-366, 2001,

Qingdao Publishing House.

47. Chayamarit K., Anacardiaceae, Flora of Thailand, 10 (3): 265-329, 2010, Bankok.

48. Loureino, J., Flora Cochinchinensis, 1, (1790, 1793), Ulyssipone.

49. Pierre L., Flore Forestiere de la Cochinchine, 23 (Pl. 361-368), 24 (Pl. 369-375),

(1897, 1898), Paris.

50. Lê Khả Kế (chủ biên), Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng,

Trần Hợp, Đỗ Tất Lợi, Lƣơng Ngọc Toản, Thái Văn Trừng, Cây cỏ thường thấy ở

Việt Nam, 2: 1971, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

51. Cục điều tra qui hoạch rừng, Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam, 1: 158, hình 74,

1971, NXB. Nông thôn.

52. Viện điều tra qui hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, 2: 76, hình 37, 148, hình

73, 1978, NXB. Nông nghiệp.

53. Viện điều tra qui hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, 4: 48, hình 24; 94, hình 47;

138, hình 69; 198, hình 99, 1981, NXB. Nông nghiệp.

54. Viện điều tra qui hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, 7: 200, hình 100, 1986,

NXB. Nông nghiệp.

55. Viện điều tra qui hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, 5: 74, hình 37, 156, hình

78, 1987, NXB. Nông nghiệp.

56. Viện điều tra qui hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt Nam, 6: 184, hình 91, 1988,

NXB. Nông nghiệp.

57. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ miền Nam Việt Nam, 2: 1972, Sài Gòn.

58. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, 2: 1992, NXB. Mê Kông, Santa Anna,

California.

59. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, 2: 363-381, 2000, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

60. Trần Công Khánh, Cây độc Việt Nam, 1992, NXB....

61. Nguyễn Tiến Bân và cs., Danh lục thực vật Tây Nguyên: 34, 35, 1984, Viện Khoa

học Việt Nam, Hà Nội.

62. Nguyễn Tiến Bân, Anacardiaceae, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2: 941-

953, 2003, NXB. Nông nghiệp.

63. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong,

Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn,

Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và động vật làm thuốc, 2004,

NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

64. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 1274 trang, 2000, NXB. Khoa

học và Kỹ thuật.

65. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1 (A-L), 2012, NXB. Y học, Hà Nội.

66. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, 2 (M-Y), 2012, NXB. Y học, Hà Nội.

67. Viện Dƣợc liệu, Danh lục cây thuốc Việt Nam, 2016, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

68. Nguyễn Tiến Bân & cs, Tên cây rừng Việt Nam, 2000, NXB Nông nghiệp.

69. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

Sách Đỏ Việt Nam, phần 2, Thực vật: 37-41, 2007, NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

70. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

Danh lục Đỏ Việt Nam: 236-237, 2007, NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

71. IUCN, Guidelines for using the IUCN red list categories and Criteria, 2010,

Redlist Guidelines.

72.Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang..., 1991, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật An Giang.

73. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam..., 1997, NXB. Tp. Hồ Chí Minh

74 . Lahaye R., van der Bank M., Bogarin D., Warner J., Pupulin F., Gigot G.,

Maurin O., Dathoit S., Barraclough T.G., Savolainen V., “DNA barcoding the floras

of biodiversity hotspots”, 2008, PNAS, 105(8), 2923-2928

75. Wolfe KH, Li WH, Sharp PM Rates of nucleotide substitution vary greatly

among plant mitochrondial. Chloroplast, and nuclear DNAs. 1987. Proc Natl Acad Sci

USA 84: 9054-9058.

76. CBOL, Plant Working Group, DNA barcode for land plants, PNAS 106(31),

12794-97, 2009.

77. Kress W. J., Wurdack K. J., Zimmer E. A., Weight L. A., Janzen D. H. “Use of

DNA barcodes to identify flowering plants”. Proceedings of the National Academy of

Sciences, USA 102: 8369–8374, 2005.

78. Pennisi E. Taxonomy Wanted: Abarcode for plants. Science 318(5848): 190-191,

2007.

79. Lê Thị Thu Hiền, Hugo de Boer, Nông Văn Hải, Lê Thanh Hƣơng, Nguyễn Mai

Hƣơng, Lars Bjork “ Mã vạch phân tử DNA và hệ thống dự liệu mã vạch sự sống”.

2012, Tạp chí Công nghệ sinh học, 10(3): 393-405

80. Komatsu K., Zhu S., Fushimi H., Qui T.K., Cai S., Kadota S., Phylogenetic

analysis based on 18S-rDNA gene and MatK gene sequences of Panax vietnamensis and

five related species. 2001, Planta Med, 67 (5): 461-465

81. Kress W. J. and Erickson D. L. “A two-locus global DNA barcodefor plants: the

coding rbcL gene complements the non-coding trnH-psbA spacer region”. 2007, PLoS-

ONE 2(6):e508

82. Kim J., Jo B.H., Lee K.L., Yoon e.S., Ryu G.H., Chung K.W., Identification of

new microsatellite markers in Panax ginseng. 2007, Molecules and Cell, vol. 24, 60-68.

83. TrnL–trnF Intergenic Spacer and trnL Intron Define Major Clades Within Luzula

and Juncus (Juncaceae): Importance of Structural Mutations

84. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 2007, NXB. Đại học

Quốc gia, Hà Nội, 170 trang.

85. Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Tái bản lần 3.2000. NXB. Nông

Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

86. Quảng Ngọc Vàng và Võ Công Thành. Đa dạng di truyền của tập đoàn giống

Xoài tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong kỷ yếu “Hội thảo quốc gia cây có

múi, xoài khóm. 2005. NXB. Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Trang 231-238.

87. Huỳnh Trƣờng Huê, Lê Việt Dũng và Trƣơng Thị Bích Vân. Đánh giá tính đa

dạng di truyền của các giống xoài (Mangifera sp.) bằng kỹ thuật PCR. 2008. Tạp chí

Công nghệ Sinh học 6 (4B): 929-937.

88. Wannan B. S. Analysis generic relationships in Anacardiaceae. Blumea 51: 165-

195. 2006. Published on 10 May 2006.

89. Chayamarit, K. Molecular phylogenetic analysis of Anacardiaceae in Thailand

1997 Thai Forest Bull., Bot. 25:1-13.

90. Miller, A. J., D. A. Young & J. Wen. Phylogeny and biogeography of Rhus

(Anacardiaceae) based on its sequence data 2001 Int. J. Pl. Sci. 162: 1401-1407.

91. Wannan, B. S. & C. J. Quinn. Inflorescence structure and affinities of

Laurophyllus (Anacardiaceae).1992. Bot. J. Linn. Soc. 109: 235-245.

92. Aguilar-Ortigoza & Sosa. The evolution of toxic phenolic compounds in a group

of Anacardiaceae genera 2004. Taxon 53: 357-364.

93. Pell, S. K. & L. E. Urbatsch. Tribal relationships and character evolution in the

cashew family (Anacardiaceae): inferences from three regions of the chloroplast

genome. 2001 Amer. J. Bot., Suppl. 88: 32.

94. Wannan, B. S. & C. J. Quinn. Floral structure and evolution in the

Anacardiaceae. 1991. Bot. J. Linn. Soc. 107: 349-385.

95. Jessica Naiana Silva, Aline Bezerra da Costa, Jose Vieira Silva, Cicero

Almeida. DNA barcoding and phylogeny in neotropical speies of the genus Spondias.

2015. Biochemical Systematics and Ecology 61: 240-243.

96. Nagendra K Singh, Ajay K Mahato,. Origin, diversity and Genome Sequence of

Mango (Mango (Mangifera indica L.) 2016. Indian Journal of History of Science,

51.2.2 (2016) 355-368.

97. Sangjin Jo, Hoe-Won Kim,, Young-Kee Kim, Jung-Yeon Sohn, Se-Hwan

Cheon & Ki-Joong Kim. The complete plastome sequences of Mangifera indica L.

(Anacardiaceae).2017. Mitochondrial DNA Part B. ISSN: (Print) 2380-2359 (Online).

98 Zhu S. H, Fushimi S. Cai K. Komatsu Phylogenetic relationship in the genus

Panax: Inferred from choloroplast trnK gene and nuclear 18S rDNA gene sequences.

2003. Planta Med 69(7): 647-653,

99. Nguyễn Thế Cƣờng, Mối quan hệ giữa các taxon họ Nho (Vitaceae) ở Việt Nam,

nghiên cứu phân loại họ Nho (Vitaceae) ở Việt Nam: 16-19, 2012, luận án Tiến Sĩ

sinh học, Học Viện khoa học và Công nghệ.

100. Đặng Văn Sơn, Nghiên cứu phân loại họ Quao (Bignoniaceae) ở Việt Nam dựa

trên cách tiếp cận hình thái và phân tử, 2015, Luận án Tiến sĩ sinh học, 175 trang.

101. Đỗ Văn Hài, Kết quả giải mã dữ liệu trình tự gen đã phân tích để xây dựng sơ đồ

mối quan hệ gần gũi có thể giữa các chi thuộc phân tông Xuân Tiết (Justiciinae)

Nghiên cứu phân loại phân tông Xuân Tiết (subtrib. Justiciinae Nees) thuộc họ Ô rô

(Acanthaceae) ở VN: 29-30, 2016, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Học Viện khoa học và

Công nghệ.

102. Bùi Hồng Quang, lựa chọn hệ thống phân loại họ Nhài (Oleaceae) ở Việt Nam

và kết quả phân tích dữ liệu trình tự gen xây dựng sơ đồ mối quan hệ gần gũi có thể

giữa các taxon thuộc họ Nhài, Nghiên cứu phân loại họ Nhài (Oleaceae) ở Việt Nam:

40-45, 2016, Luận án Tiến Sĩ sinh học, Học Viện khoa học và Công nghệ

103. Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Việt Thanh, Nguyễn Khắc Khôi, Đinh Thị

Phòng – “Làm sáng tỏ tên khoa học cho một số loài thuộc chi Tre (Bambusa Schreb.)

ở Việt Nam dựa trên cơ sở giải trình tự các vùng gen trnL-trnF, psbA-trnH và matK”.

2012. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50(4).

104. Vũ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Phòng, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Khác

Khôi, Nguyễn Đăng Tôn, Nông Văn Hải – Góp phần xác định tên khoa học các dạng

biến đổi hình thái cho hai loài thuộc chi tre (Bambusa Schreb.) trên cơ sở giải trình tự

gen PIF. 2012. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 10(3).

105. Vũ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Phóng, Trần Thị Việt Thanh, Trần Thị Liễu,

Nguyễn Tƣờng Vân, Nguyễn Khắc Khôi – “Góp phần chỉnh lý tên chi cho ba loài

tre ở Việt Nam trên cơ sở xác định trình tự vùng gen trnL-trnF và psbA-trnH”. 2012.

Hội nghị Khoa học toàn quốc về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam lần thứ

nhất tháng 12.

106. http/iasvn.org.

107. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, 224 trang, 1997,

NXB. Nông nghiệp.

108. Nguyễn Bá, Hình thái học thực vật, 1, 2. 1978, NXB Đại hoc và trung học chuyên nghiệp.

109. Nguyễn Bá, Hình thái học thực vật, 353 trang, 2006, NXB. Giáo dục.

110. Nguyễn Bá (Chủ biên), Trần Thị Phƣơng Anh, Phạm Thị Trân Châu,

Nguyễn Khắc Khôi & cs., Từ điển bách khoa thực vật học Việt Nam, 672 trang: 186,

395, 457, 2014, NXB. Giáo dục Việt Nam.

111. PROSEA, Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, 1-20, 1989-2003, Wageningen, Leiden.

112. Trần Đình Lý, Trần Đình Đại, Nguyễn Thị Đỏ & cs., 1900 loài cây có ích ở

Việt Nam: 16-19, 1993, NXB. Thế giới, Hà Nội.

113. Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2003, NXB. Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

114. Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, tập 2, 2004, NXB. Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

115. Trần Minh Hợi (Chủ biên), Lã Đình Mỡi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản,

Tài nguyên thực vật Việt Nam: 70, 2013, NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

116. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đa dạng sinh học và Tài nguyên di truyền thực vật, 220

trang, 2005, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

117. Nguyễn Nghĩa Thìn, Thực vật có hoa, 2006, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội,

270 trang.

118. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, Hệ thống học thực vật, 270 trang, 2004,

NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

119. Tập bản đồ hành chính Việt Nam, 64 tỉnh thành phố, 2005, NXB. Bản đồ, 122 trang.

120. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phƣợng,

Trần Thúy Vân, Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, 308 trang, 1999,

NXB. Khoa học kỹ thuật.

121. Doyle J. J. and J. L. Doyle, A rapid DNA isolation procedure for small qualities

of fresh leaf material. Phytochemical Bull. 19: 11-15, 1987.

BẢNG TRA CỨU TÊN KHOA HỌC

(Tên in đậm, số trang in đậm tương ứng là tên và số trang chính thức trong luận án)

Abrahamia 12, 18

Actinocheita 12, 18, 28, 30

ALLOSPONDIAS 10, 12, 15, 18, 25, 26,

41, 44, 54, 55, 58, 59, 60, 63, 115, 144,

145,146, 147

Allospondias lakonensis 25, 41, 42, 43,

45, 46, 47, 48, 50, 52, 53, 56, 57, 116,

144, 145, 146

Ambamarchand 23

Amphipterygium 11, 12, 17, 18, 19

ANACARDIACEAE 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,

9, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 20, 21, 22, 23,

24, 25, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35,

36, 37, 38, 39, 41, 43, 46, 48, 49, 52, 53,

54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 144,

149, 150

Anacadiaceae 10

Anacardieae 9, 10, 15, 20, 21, 58, 59, 60,

62, 63, 149

Anacardiineae 10

Anacardioideae 11, 12, 18, 47

ANACARDIUM 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15,

18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 41, 42, 44,

46, 47, 54, 55, 59, 60, 62, 63, 73, 145,

146

Anacardium occidentale 23, 25, 42, 43,

44, 45, 46 , 47, 48, 52, 53, 57, 73, 74,

145, 146, 147

Androtium 11, 12, 18, 21

Angiospermae 4, 5, 6, 7, 8, 31, 32, 59

Angiosperms 5, 7

Antrocaryon 10, 12, 15, 18

Aphipherygium 11, 12

Apterokarpos 12, 18

Archichlamydeae 4, 6

Asteridae 6

Astronium 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 19

Bambusa 32

Baronia 10, 12, 16, 18

Blepharocarya 10, 11, 12, 16, 18, 19

Blepharocaryaceae 8, 11, 14

Bonetiella 12, 18, 30

Botryceras 9, 15

BOUEA 9, 10, 11, 12, 14, 15, 18, 20, 21,

22, 23, 24, 25, 26, 41, 42, 44,, 46, 47, 54,

55, 58, 59, 60, 62, 81, 144, 145, 147

Bouea burmanica 82

Bouea burmanica var. microphylla 23,

83, 84

Bouea burmanica var. roxburgii 23, 83,

84

Bouea oppositifolia 42, 43, 47, 53, 57,

80, 81, 82, 141,

Bouea oppositifolia var. oppositifolia

81, 83

Bouea oppositifolia var. microphylla

25, 82, 83, 84, 145

Bouea oppositifolia var. roxburgii 25,

82, 83, 84, 144

Bouea poilanei 25, 42, 43, 47, 81, 82,

144

BUCHANANIA 9, 10, 11, 12, 14, 15, 18,

20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 41, 42, 44, 46,

48, 54, 55, 58, 59, 60, 62, 65, 67, 144,

146, 147

Buchanania arborescens 25, 42, 43, 44,

45, 46, 47, 48, 49, 52, 53, 55, 57, 67, 68,

144 145, 146

Buchanania attopennensis 68

Buchanania cochinchinensis 42, 43, 44,

45, 47, 68, 69, 144, 145, 146

Buchanania flarida var. arborescenss 68

Buchanania florida 23, 68

Buchanania florida var. dongnaiensis 68

Buchanania glabra 23, 25, 42, 43, 45,

47, 53, 57, 68, 71, 144

Buchanania lanzan 67

Buchanania latifolia 23, 25, 69

Buchanania lucida 25, 68

Buchanania pallida 23, 72

Buchanania reticulata 23, 25, 42, 43, 44,

45, 47, 49, 52, 55, 56, 57, 68, 70, 145,

146

Buchanania siamensis 23, 25, 42, 43, 44,

45, 46, 47, 48, 49, 52, 53, 55, 56, 57, 68,

72, 144, 145, 146

Burseraceae 3, 6, 7, 30, 53, 54

Burserales 4, 6, 32

Calcium 10

Calesiam 103

Calesium 15, 23

Cambessedea 81

Camphosplena 20

Campilopetalum 9, 17

Campnosperma 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17,

18, 19, 21, 22

Campylopetalum 12, 18

Canarium 54

Canarium bugalense 52, 54

Canarium indicum 52, 54

Canarium littorale 52, 54

Canarium tramdenum 52, 54

Cardenasiodendron 12, 18

Cassuviaceae 11

Cassuvium cochinchinense 133

Catutsjeron 10, 17

CHOEROSPONDIAS 10, 11, 12, 13,

14, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 40,

41, 42, 43, 44, 54, 55, 58, 59, 60, 63, 109,

110, 144, 145, 147

Choerospondias axillaris 25, 41, 42, 44,

45, 46, 47, 52, 53, 56, 57, 110, 144, 145,

146, 147

Comeurya 105

Comocladia 8, 9,10, 11, 12, 14, 15, 16, 18

Comocladiaceae 8, 11, 14

Coniogeton arborescens 68

Corynocarpus 9, 15

Cotinus 9, 10, 11, 12, 16, 18, 19, 21, 22, 30

Cotius 9

Cyrtocarpa 10, 13, 15, 16, 18

Dasycarya 9, 15

Dialium coromandelicum 103

Dicotyledoneae 3, 4, 5, 6, 7, 32, 34, 59

Dilleniidae 4, 6

Dobine 21

Dobinea 10, 12, 17, 18, 22

Dobineae 9

Dobineeae 9, 10, 17, 21

DRACONTOMELON 9, 10, 11, 12, 13,

14, 15, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 41,

42, 43, 44, 46, 47, 54, 55, 58, 59, 60, 62,

104, 105, 144, 145, 146, 147

Dracontomelon dao 42, 43, 52, 53, 55,

56, 57, 105, 106, 144, 145

Dracontomelon duperreanum 24, 25, 42,

43, 45, 53, 57, 105, 107, 144, 145

Dracontomelon laoticum 25, 42, 45,

105

Dracontomelon mangiferum 106

Dracontomelon mangiferum var.

puberula 24

Dracontomelon petelotii 25, 42, 105,

109, 144, 146

Dracontomelon puberulum 106

Dracontomelon schmidii 25, 42, 102,

105, 108, 144, 145

Dracontomelon sinense 107

Dracontomelon mangiferum var. puberula 24

Drepanosperma 9

Drepanospermun 15

DRIMYCARPUS 9, 10, 11, 12, 14, 15,

17, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 41, 44,

47, 53, 54, 55, 58, 60, 63, 141, 144, 147

Drimycarpus racemosus 23, 24, 25, 42,

46, 52, 53, 56, 57, 142, 144

Duvaua 9, 15

Enantherae 23

Enrila 9, 15

Eudicots 4, 5, 7, 8, 31

Eudicotyledonae 4, 5, 7

Eudicus 23

Euroschinus 9, 10, 11, 12, 15, 16, 18, 19,

21

Eurosids 4, 7

Fabids 7

Faguetia 9, 10, 12, 16, 18

Fegimanra 10, 11, 12, 15, 18

GLUTA 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 18, 20,

21, 22, 23, 24, 25, 26, 41, 42, 44, 45, 46,

47, 48, 59, 60, 62, 75, 144, 145, 146,

147

Gluta cambodiana 23

Gluta coarctata 23, 77

Gluta compacta 25, 42, 43, 45, 46, 47,

76, 80, 145

Gluta gracilis 25, 42, 43, 44, 45, 47, 75,

76, 145

Gluta laccifera 48, 56, 57, 66

Gluta megalocarpa 25, 42, 44, 45, 47, 76,

78, 144, 145

Gluta renghas 75

Gluta tavoyana 25, 42, 43, 44, 45, 47,

76, 79, 145

Gluta usitata 55, 64

Gluta velutina 25, 42, 43, 44, 45, 47, 48,

75, 77, 145,146

Gluta wrayi 25, 42, 43, 44, 45, 47, 76,

78, 145

Glycosnis cochinchinensis 69

Haematostaphis 9, 10, 13, 15, 18

Haplorhus 9, 10, 12, 15, 16, 18

Haplospondias 10,13, 15, 18, 21

Harpephyllum 9, 10, 13, 15, 18

Heeria 9, 10, 11, 12

Heterocalyx 10, 16

Hitzeria 9, 15

HOLIGARNA 8, 9, 11, 12, 14, 15, 18,

19, 20, 22, 25, 26, 41, 42, 44, 47, 60, 63,

143, 145, 147, 148

Holigarna kurzii 25, 41, 42, 44, 46, 143,

144, 145

Holigarna longifolia 143

Holigarna racemosa 142

Huertia 8, 9, 15

Icia timorensis 112

Julianiaceae 8, 11, 14

Julianioideae 11, 12, 19

Julinia 9, 15

Kerneudikotyledonae 7

Koordersiodendron 10, 13, 15, 18, 21

LANNEA 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18,

21, 22, 25, 26, 41, 44, 55, 58, 59, 60, 61,

62, 103, 145, 146, 147

Lannea coromandelica 42, 43, 44, 46, 47,

52, 53, 56, 57, 103, 145, 146

Lannea velutina 103

Lannea woodier 25, 104

Lanneoma 9, 15

Laurophyllus 9, 10, 12, 18

Lentiscaceae 11

Lithraea 10, 16, 18

Lithrea 12

Lobadium 30, Lobadiun 121

Loxopterygium 9, 10, 12, 15, 16, 18

Loxostylis 9, 10, 12, 15, 16, 18

Magnoliales 6

Magnoliidae 6

Magnoliophyta 3, 4, 6, 7, 32, 59

Magnoliopsida 3, 4, 6, 7, 32, 59

Malosma 12, 18, 30

Malvids 5, 7, 8, 31

Manga 81

Manga foetida 99

Mangas 88

MANGIFERA 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15,

17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 41, 42,

44, 46, 47, 48, 54, 55, 58, 59, 60, 61, 62,

88, 145, 146, 147

Mangifera foetida 42, 45, 49, 55

Mangifera caesia 89, 92, 145

Mangifera camptosperma 23, 25, 42,

43, 44, 45, 47, 48, 53, 57, 89, 93, 144,

145

Mangifera cochinchinensis 23, 25, 42,

43, 44, 45, 52, 56, 89, 91, 144, 145

Mangifera dongnaiensis 23, 25, 42, 43,

44, 45, 46, 47, 90, 98, 144, 145

Mangifera duperreana 23, 25, 42, 43,

44, 45, 46, 47, 52, 56, 89, 90, 144, 145

Mangifera flava 25, 42, 43, 44, 45, 47,

49, 55, 56, 57, 90, 96, 144, 145

Mangifera foetida 23, 25, 42, 44, 45, 49,

50, 53, 55, 56, 57, 90, 99, 144, 145

Mangifera foetida var. cochinchinensis 99

Mangifera foetida var. odorota 99

Mangifera indica 23, 25, 31, 32, 42, 43,

44, 45, 47, 48, 52, 54, 56, 57, 89, 90, 94,

144, 145, 146

Mangifera indica var. indica 90, 94

Mangifera indica Cv. cambodiana 95

Mangifera indica Cv. indica 95

Mangifera indica Cv. mekongensis 95

Mangifera indica Cv. odorata 95

Mangifera indica var. cambodiana 90,

96, 144, 145

Mangifera indica var. mekongensis 90,

95, 144, 145

Mangifera laurina 42, 43, 44, 45, 47,

49, 55, 56, 57, 90, 97, 144, 145

Mangifera longipes 25, 97

Mangifera macrocarpa 23

Mangifera minor 23

Mangifera minutifolia 25, 42, 45, 47,

89, 92, 144, 145

Mangifera oblongifolia 23, 99

Mangifera odorata 52, 56, 57, 90, 99,

145

Mangifera oppositifolia 82

Mangifera pinnata 114

Mangifera reba 23, 25, 42, 43, 44, 45,

47, 50, 55, 56, 57, 90, 100,144, 145

Mangifera silvatica 23, 97

Mangifera sugenda 91

Mangiferae 9, 15, 21, 25

Marchandora 23

Matpania 81

Mauria 9, 10, 12, 15, 16, 18

Mavids 31

Melanochyla 10, 11, 12, 17, 18, 19, 20,

21, 22

Melanococca 11, 12, 18

MELANORRHOEA 9, 10, 15, 20, 23,

24, 25, 26, 41, 42, 44, 45, 46, 47, 54, 55,

58, 59, 60, 62, 64, 144, 145, 147

Melanorrhoea laccifera 23, 25, 42, 43,

44, 45, 46, 47, 48, 55, 64, 65, 144, 145

Melanorrhoea laccifera var. laccifera

64, 66

Melanorrhoea laccifera var. parvifolia

64, 67

Melanorrhoea laurifolia 78

Melanorrhoea megalocarpa 43, 78

Melanorrhoea pilosa 23, 65

Melanorrhoea usitata 23, 42, 43, 45, 47,

48, 52, 55, 56, 57, 64, 144, 145

Meliaceae 6, 8

Metopium 9, 10, 11, 12, 16, 18

Microdicus 23

Micronychia 10, 12, 16, 18

Microstemmon annamensis 26, 119

Microstemon 10, 16, 26, 118

Microstemon poilanei 26, 118

Monocotyledonae 6, 7

Mosquitoxylum 12, 18

Myracrodruon 12, 18

Nothopegia 9, 10, 11, 12, 15, 17, 18, 19,

20

Ochoterenaea 12, 18

Odina 9, 15, 20, 24, 103

Odina wodier 24, 103

Onocarpus 9, 15, 130

Operculicarya 10, 13, 15, 18

Orthopterygium 11, 12, 18, 19

Owenia ceracifera 112

Ozoroa 12, 18

Pachycormus 12, 18

Paliurus dao 106

Parishia 9, 10, 11, 12, 15, 16, 18, 21, 22

Parisnia 20

Parisnia maingayi 86

PEGIA 10, 11, 12, 13, 14, 15, 18, 21, 22,

25, 26, 41, 44, 54, 59, 60, 62, 101, 145,

146, 147

Pegia nitida 101

Pegia sarmentosa 25, 41, 42, 43, 45, 46,

53, 57, 102, 145, 146

Pentapatale 31

Pentapetalae 8

PENTASPADON 9, 10, 12, 14, 15, 16, 18,

20, 21, 22, 26, 41, 42, 44, 45, 46, 47, 59,

60, 63, 117, 118, 144, 147, 148

Pentaspadon annamense 32, 42, 45, 118,

119, 144

Pentaspadon motleyi 118

Pentaspadon poilanei 32, 42, 45 118,

144

Phanrangia 88

Phanrangia poilanei 90

Phlebochiton 24

Phlebochiton sarmentosum 24, 102

PISTACIA 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15,

16, 18, 19, 20,21, 22, 26, 41, 44, 46, 47,

55, 58, 59, 60, 63, 128, 145, 146, 147

Pistacia cucphuongensis 42, 44, 53, 57,

128, 144

Pistacia oleosa 23

Pistacia vera 128

Pistacia weinmannifolia 41, 42, 43, 44,

50, 56, 57, 128, 129, 145, 146

Pistaciaceae 8, 11, 14

Pistacioideae 11, 12, 19

PLEIOGYNIUM 10, 13, 15, 16, 18, 21,

26, 41, 59, 60, 63, 111, 145, 147

Pleiogynium cerasiferum 112

Pleiogynium solandri 112

Pleiogynium timoriense 52, 54, 56, 57,

112, 144, 145

Podoaceae 6, 8, 14

Pomparria 10

Pouparia 11, 12

Poupartia 10, 13, 15, 16, 18, 116

Poupartia ehinensis 116

Poupartiopsis 10, 11, 12, 13, 16, 18, 19

Protorhus 10, 12, 16, 18

Pseodospondias 10, 15, 18

Pseudosmodingium 10, 12, 16, 18, 30

Pseudospondias 10, 13, 16

Quebrachia 11, 12, 19

Rhoaceae 8, 11, 14

Rhodosphaera 10, 12, 16, 18

Rhoeae 12, 18, 21, 30

Rhoideae 9, 10, 11, 25, 58, 59, 60, 63, 117,

149, 150

RHUS 8, 9, 10, 11, 12, 16, 18, 19, 20, 21, 22,

23, 24, 25, 26, 30, 41, 42, 44, 47, 54, 55, 58,

59, 60, 63, 117, 121, 145, 146, 147

Rhus chinensis 25, 42, 43, 46, 48, 52,

53, 56, 57, 121, 145, 146

Rhus chinensis var. chinensis 122

Rhus chinensis var. roxburghii 50, 52,

53, 56, 57, 123, 145

Rhus coriaria 121

Rhus javanica 121

Rhus javanica var. chinensis 121

Rhus javanicum 23

Rhus juglandifolia 125

Rhus rhetsoides 124

Rhus semialata var. roxborghii 24, 123

Rhus succedanea 24, 26, 27, 126

Rhus wallichii 125

Rosidae 4, 6, 7

Rosids 4, 5, 7, 8, 31

Rumphia 9, 15

Rutaceae 6

Rutales 3, 4, 5, 6, 7, 32

Rutanae 7

Rutiflorae 4

Sabiaceae 6

Sapindaceae 6, 8

Sapindales 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 31, 32, 59

Saxifragales 6

Scassellatia 103

Schinaceae 8, 11, 14

Schinopsis 9, 10, 11, 12, 16, 18, 19

SCHINUS 9, 10, 11, 12, 15, 16, 18, 19,

20, 26, 30, 41, 55, 58, 59, 60, 63, 120,

145, 146, 147

Schinus molle 120

Schinus terebinthifolius 52, 54, 56, 57,

120, 145, 146

Schmaltzia 9, 16, 121

Sclenocarpus 10, 13

Sclerocarpa 10, 11, 15, 16

Sclerocarya 9, 10, 12, 13, 18

Searsia 12, 18, 30

Semecarpeae 9, 10, 11, 12, 17, 19, 21, 25,

58, 60, 63, 130, 149, 150

SEMECARPUS 9, 10, 11, 12, 13, 14,

16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 41,

42, 43, 44, 46, 47, 54, 55, 58, 60, 63, 130,

131, 145, 147

Semecarpus albescens 24, 144

Semecarpus anacardiopsis 25, 42, 51,

55, 56, 57, 131, 138, 144, 145

Semecarpus anacardium 53, 57

Semecarpus annamensis 25, 42, 43,

131, 135, 144, 145

Semecarpus caudata 24, 25, 42, 132,

141, 144, 145, 146

Semecarpus cochinchinensis 24, 25, 42,

52, 56, 131, 133, 145

Semecarpus graciliflora 25, 42, 47, 131,

134, 145

Semecarpus humilis 25, 42, 131, 137,

144, 145

Semecarpus myriocarpus 25, 42, 132,

140, 144, 145

Semecarpus perniciosa 25, 42, 132, 139,

144, 145

Semecarpus reticulata 24, 25, 43, 51,

52, 53, 56, 57, 131, 136, 144, 145, 146

Semecarpus thorelii 24, 133

Semecarpus tonkinensis 24, 25, 42, 53,

57, 131, 132, 144, 145

Semecarpus velutina 25, 42, 131, 135,

145

Simaroubaceae 6, 8

Smodingium 9, 10, 12, 15, 16, 18

Solenocarpus 9, 10, 15, 16, 18, 20

Sorideia 9, 10, 12, 18

Sorindela 10, 11, 12, 15, 16, 18

Sorindria 16

Spondiaceae 11

Spondieae 9, 10, 11, 12, 15 18, 20, 25, 58,

59, 60, 62, 101, 149, 150

Spondiadaceae 8, 14

Spondiadeae 21

SPONDIAS 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16,

18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 31, 41, 44,

46, 47, 54, 55, 58, 59, 60, 61, 63, 101, 113,

115, 144, 145, 146, 147

Spondias axillaris 110

Spondias cytherea 113

Spondias dulcis 23, 42, 45, 47, 52, 53,

56, 57, 113, 145

Spondias lakonensis 23, 116

Spondias mangifera 23, 114

Spondias monbin 113

Spondias pinnata 25, 42, 45, 47, 48, 53,

113, 114, 144, 145, 146, 147

Spondias tuberosa 31

Spondias petlotii 109

Spondias tonkinensis 109

Spondias venulosa 31

Spondieae 9, 10, 11, 12, 15, 18, 20, 25, 58,

59, 60, 62, 101, 150

Spondioideae 11, 12, 18

Superrosids 7, 8, 31

SWINTONIA 9, 10, 11, 12, 14, 15, 18,

20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 41, 42, 44, 45,

46, 47, 59, 60, 61, 62, 84, 85, 144, 147

Swintonia floribunda 85, 87

Swintonia griffithii 25, 42, 43, 44, 45,

47, 85, 87, 144

Swintonia maingay 85, 86

Swintonia minuta 25, 42, 43, 44, 45, 47,

85, 86, 144

Swintonia pierrei 23, 25, 42, 43, 44, 45,

46, 47, 85, 88, 144

Sympetalae 6

Tapiria 9, 12, 13

Tapirira 15

Tapiscia 20

Tapitrira 10, 11, 15, 16, 18

Terebinthaceae 8, 11, 14

Terminthia 21, 22

Tetramyxis 116

Tetramyxis bonii 116

Tetramyxis pellegrinii 116

Tetramyxis rubescens 116

Tetraruyxis 113

Thyrsodium 10, 12, 16, 18

Toluifera cochinchinensis 69

TOXICODENDRON 9, 11, 12, 16, 18,

19, 21, 22, 26, 30, 41, 42, 44, 46, 47, 48, 54,

55, 58, 59, 60, 63, 123, 124, 145, 146, 147

Toxicodendron pubescen 124

Toxicodendron rhetsoides 26, 42, 124,

145, 146

Toxicodendron succdaneum var.

cambodiana 25, 26

Toxicodendron succedaneum 26, 43,

50, 52, 54, 55, 56, 57, 58, 124, 126, 144,

145, 146

Toxicodendron wallichii 41, 42, 43, 44,

56, 57, 50, 124, 125, 144, 149, 150

Toxicodendron wallichii var.

microcarpum 53

Trichocypha 9, 10, 11, 12, 14, 16, 18

Tropidopetalum 81

Veatchia 10, 16

Vernicaceae 11

Woodfordia 10, 11, 12, 16, 19

BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM

(Tên in đậm, số trang in đậm tương ứng là tên và số trang chính thức trong luận án)

A lơ 138

Bui 93

C m lai sọc 128, 129

Chan chan 119

CHÂY 67

Chây lá rộng 69

Chây láng 71

Chây lớn 68

Chây nam bộ 69

Chây sáng 68

Chây xiêm 72

Chóc cô 136

CÓC 101, 113

Cóc chua 113, 114

CÓC CHUỘT 103

Cóc rừng 113, 114

Còng chang 86

Còng trang 85

Dã sơn 122

Dâu da xoan 116

Diêm sương bạch 123

ĐA THƢ 111

Đa thƣ timo 112

ĐÀO LỘN HỘT 61, 63, 73, 74

Điều 61, 73, 74

Giâu gia nhà 116

Giâu gia thơm 116

GIÂU GIA XOAN 115, 116

Hai lá mầm 3, 7, 35

Horse mango 99

át xoan 110

ề hê 103, 135

ề hê độc 139

LI GẠT 142, 143

LONG CÓC 104, 107

Long cóc lào 105

Long cóc petelot 109

Long cóc schmid 108

Long cóc xoài 106

Mà ca 67, 69

à cá 68, 71

Maca 72

Mango 94

Manguier 94

ạy ba v 128, 129

èn văn 67, 69

Mô ca 67, 70, 72

Mo ho 90

Mô lê 120

Một lá mầm 7

ưng ri 68

MUỐI 117, 121

Muối hoa trắng 123

Muỗm 88, 99

MUỖM LEO 101, 102

Ngọc lan 3, 6, 32, 59

NGŨ LIỆT 118

Ngũ liệt poilane 118

Ngũ liệt trung bộ 119

Pi tát 128, 129

PÍT TÁT 128

Pít tát cúc phƣơng 128

Pít tát vân nam 129

Quao 90

Quéo 88, 90, 100

Sấu 104, 107

Sấu r ng 108

Sấu tàu 113

Sấu tía 107

Sấu tr ng 107

Sấu xoài 106

SƠN 75, 77, 78, 124, 133

Sơn chua 84

Sơn cóc 116

Sơn dại 77

Sơn đào 64

Sơn dầu 126

Sơn dày 80

SƠN HUYẾT 64, 66

Sơn huyết lông 64

SƠN LẮC 123, 126

Sơn mảnh 76

Sơn mủ 81, 82

Sơn muối 121, 122

Sơn nƣớc 77

Sơn phú thọ 126

Sơn quả 78

Sơn sa 141, 142

Sơn ta 124

Sơn tà vôi 79

Sơn thái 124

Sơn tiên 64, 65

Sơn tiên khánh hòa 67

Sơn trà 83

Sơn tra 84

Sơn trái to 78

Sơn vôi 130, 139

Sơn wallich 125

Suối tiên 66

SƢNG 130

Sƣng bắc bộ 132

Sƣng có đuôi 140

Sƣng đào 138

Sưng đào độc 139

Sƣng hoa mảnh 134

Sƣng mạng 136

Sƣng nam bộ 133

Sƣng nhiều trái 140

Sƣng nhỏ 137

Sưng quả nhỏ 140

Sƣng trại 135

Sƣng trung bộ 135

Sưng việt 135

Sƣng vôi 139

SƢNG XA 141, 142

Suông tiên 66

Tân dương phu mộc 123

Tân quả tất 141, 142

Thanh hương 129

THANH TRÀ 81, 82, 83

Thanh trà roxburg 84

Thực vật có hoa 59

Thực vật Hạt kín 6, 7

Tiêu braxin 120

TIÊU GIẢ 120

Tim lu 130, 138

Trâm mộc 75

Trâm mộc dày 80

Trâm mộc lông 77

Trâm mộc mảnh 76

Trâm mộc quả to 78

Trâm mộc tavoy 79

Trâm mộc wray 78

Tum hiêm 136

Vi h ng nam 119

Vi h ng poilane 118

V b 83

XOÀI 1, 3, 8, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 27,

28, 29, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 41,

48, 52, 53, 59, 60, 61, 63, 82, 88, 92, 144

Xoài ấn độ 94

Xoài bui 93

Xoài cà lăm 99

Xoài campuchia 95

Xoài cơm 98

Xoài cọng dài 97

Xoài cuống dài 97

Xoài đồng nai 98

Xoài giả 69

Xoài hôi

Xoài y do 88

Xoài lá nhỏ 92

Xoài lửa 90

Xoài mê kông 95

Xoài mủ 82

Xoài mực 81, 82, 91

Xoài nhỏ 92

Xoài nú 97

Xoài nụt 91

Xoài nứt 91

Xoài r ng 83, 92

Xoài thanh ca 95

Xoài thơm 95, 99

Xoài tượng 95

Xoài vàng 96

Xoài voi 94

XOAN NHỪ 110, 116

Xoan trà 110

Xuân thôn maingay 85

XUÂN THÔN 84

Xuân thôn griffith 87

Xuân thôn nhiều hoa 87

Xuân thôn nhỏ 86

Xuân thôn pierre 87

Xùng 130

Xƣng ca 84

Xuyên cóc 110

Xuyên mộc 110

PHỤ LỤC 1

ẢNH CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ

CÁC LOÀI HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE) Ở VIỆT NAM

(ẢNH 3.1 – 3.45)

Ảnh 3.1. Hình thái thân (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Cây gỗ lớn (1. Dracontomelon dao, 2. D. duperreanum); B. Cây gỗ lớn hay trung

bình (3. Buchanania arborescens, 4. Choerospondias axillaris).

(Ảnh: 1. T. T. Bách, K’ Bang, Gia ai; 2, 4. N. X. Quyền, Hà Nội; 3. N. X. Quyền,

Bạch Mã, Th a Thiên-Huế).

Ảnh 3.2. Hình thái thân (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

C. Cây gỗ trung bình (5. Spondias pinnata, 6. Dringcarpus racemosus, 7.

Allospndias lakonensis); D. Cây gỗ nhỏ hay cây bụi (8. Rhus chinensis).

(Ảnh: 5. N. X. Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận; 6. T. T. Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng;

7. N. X. Quyền, Hà Nội; 8. T. T. Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng).

Ảnh 3.3. Hình thái thân (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

E. Cây gỗ nhỏ (9. Buchanania reticulata, 10. Buchanania glabra, 11. Gluta

tavayana.).

(Ảnh: 9. N. X. Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận; 10. T. T. Bách; 11. N. X. Quyền, Phú

Lộc, Th a Thiên-Huế;).

Ảnh 3.4. Hình thái thân (4) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

F. Cây gỗ nhỏ hay cây bụi (13. Toxicodendron succedaneum, 14. Pistacia

weinmannifolia; G. Dây leo gỗ (15. Pegia sarmentosa)

(Ảnh: 13. N. X. Quyền, Xuân Liên, Thanh Hóa; 14. N. X. Quyền, Hạ Long, Quảng

Ninh; 15. N. X. Quyền, Hang Kia-Pà Cò, Hòa Bình).

Ảnh 3.5. Hình thái lá đơn họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Lá đơn mọc cách (1. Buchanania glabra, 2. Mangifera dongnaiensis); B. Lá đơn

mọc đối (3. Bouea oppositifolia); C. Lá đơn mọc tập trung (hay gần mọc vòng) ở

đỉnh cành (4. Buchanania reticolata).

(Ảnh: 1. T. T. Bách; 2. T. T. Bách, Quảng Ninh, Quảng Bình; 3. N. X. Quyền; 4. N. X.

Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận).

Ảnh 3.6. Hình thái lá kép lông chim (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Lá kép lông chin mọc cách (1. Dracontomelon dao, 2. Pistacia weinmannifolia);

B. Lá kép lông chim mọc tập trung (hay gần mọc vòng) ở đỉnh cành (3. Rhus

chinensis, 4. Toxicodendron succedaneum).

(Ảnh: 1. T. T. Bách, K’ Bang, Gia ai; 2. T. T. Bách, èo Vạc, Hà Giang; 3. T. T.

Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng; 4. N. X. Quyền, Xuân Liên, Thanh Hóa

Ảnh 3.7. Hình thái lá kép lông chim (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

C. Lá kép lông chim lẻ (5. Choerospondias axillaris, 6.Toxicodendron wallichii, 7.

Dracotomelon duperreanum); D. Lá kép lông chim chăn (8. Pistacia

weinmannifolia).

(Ảnh: 5. T. T. Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng; 6. N. X. Quyền; 7. N. X. Quyền, Hà

Nội; 8. T. T. Bách, Mèo Vạc, Hà Giang).

Ảnh 3.8. Hình thái lá kép lông chim (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

E. Lá chét mọc đối (9. Choerospondias axillaris, 10. Dracontomelon dao, 11.

Spondias pinnata, 12. Pistacia weinmanniafolia).

(Ảnh: 9. T. T. Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng; 10. T. T. Bách, K’ Bang, Gia ai; 11.

N. X. Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận; 12. T. T. Bách, Mèo Vạc, Hà Giang).

Ảnh 3.9. Hình thái cụm hoa, cụm quả (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Cụm hoa, quả hình chùy (1. Anacardium occidentale, 2. Mangifera dongnaiensis,

3. Toxicodendron wallichii); B. Cụm hoa, quả hình chùm (4. Semecarpus

annamensis).

(Ảnh: 1. Đ. V. Hài, Ninh Thuận; 2. T. T. Bách, Quảng Ninh, Quảng Bình; 3, 4. N. X. Quyền).

Ảnh 3.10. Hình thái cụm hoa, cụm quả (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

C. Cụm hoa, quả ở đỉnh cành (5. Buchanania reticulata, 6. Dracontomelon dao); D.

Cụm hoa, quả ở nách lá (7. Allospondias lakonensis, 8. Pegia sarmentosa).

(Ảnh: 5. N. X. Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận; 6.T. T. Bách, K’ Bang, Gia ai; 7. N.

X. Quyền, Xuân Liên, Thanh Hóa; 8. T. T. Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng).

Ảnh 3.11. Hình thái quả hạch (1) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Quả hình cầu (gần hình cầu) (1. Gluta tavoyana, 2. Mangifera flava, 3.

Allospondias lakonensis, 4. Dracontomelon duperreanum).

(Ảnh: N. X. Quyền: 1. Phú Lộc, T. T. Huế; 2. Chư om Rây, Kon Tum; 3, 4. Hà

Nội).

Ảnh 3.12. Hình thái quả hạch (2) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

B. Quả hình bầu dục (5. Bouea oppositifolia, 6. Mangifera laurina, 7. Spondias

dulcis, 8. S. pinnata).

(Ảnh: 5. N. X. Quyền; 6. T. T. Bách, Thông Nông, Cao Bằng; 7. Đ. V. Hài, Kiên

Giang; 8. N. X. Quyền, Núi Chúa, Ninh Thuận).

Ảnh 3.13. Hình thái quả hạch (3) họ Anacardiaceae ở Việt Nam

C. Quả có cánh (9. Melanorrhoea usitata); D. Quả có đế quả phồng to hình quả lê

(10. Anacardium occidentale); E. Quả có đế quả bao quanh 2/3 quả (11. Semecarpus

reticulata); F. Quả có đế quả đồng trƣởng (12. Semecarpus humilis).

(Ảnh: 9, 12. N. X. Quyền; 10. Đ. V. Hài, Ninh Thuận; 11. N. X. Quyền, Chư om

Rây, Kon Tum).

Ảnh 3.14. Hình thái hạt họ Anacardiaceae ở Việt Nam

A. Hạt hình bầu dục (1. Bouea oppositifolia); B. Hạt hình thận (2. Mangifera flava);

C. Hạt có sợi xơ (3. Spondias dulcis; D. Hạt với lá mầm bị cắt (4. Pegia

sarmentosa).

(Ảnh: 1. N. X. Quyền; 2. N. X. Quyền, Chư om Rây, Kon Tum; 3. Đ. V. Hài, Kiên

Giang; 4. T. T. Bách, Nguyên Bình, Cao Bằng).

Ảnh 3.15. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đào

1. Các đoạn thân cây; 2. Thân cây c t ngang;

3. Cành mang quả; 4. Cành mang lá và cụm quả; 5, 6. Quả.

(Ảnh: Nguyễn Xuân Quyền, Nam Đông, Th a Thiên – Huế)

Ảnh 3.16. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. ột đoạn thân cây;

3. Cành mang lá và cụm quả; 4. Cụm quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, VQG. Bạch ã, Th a Thiên - Huế)

Ảnh 3.17. Buchanania reticulata Hance – Mô ca

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2 & 4 Cành mang lá và cụm quả;

3. Cụm hoa.

(Ảnh: N.X. Quyền, VQG. Núi Chúa, Ninh Thuận)

Ảnh 3.18. Buchanania glabra Wall. ex Engl. __

Chây láng

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2, 4. Cành mang lá và quả; 3. Cành mang lá.

(Ảnh: T. T. Bách)

Ảnh 3.19. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và quả.

(Ảnh: 1. Trần Thế Bách chụp tại huyện, Ea H’ eo, Đ k L k;

2. N. X. Quyền, VQG. Chư om Rây, Kon Tum)

Ảnh 3.20. Anacardium occidentale L. – Đào lộn hột

1. Cành mang lá và cụm quả; 2 & 3. Cụm hoa; 4. Cành mang lá và cụm

hoa;

5 & 6. Cụm quả.

(Ảnh: Đ. V. Hài, Ninh Thuận)

Ảnh 3.21. Gluta velutina Blume – Sơn nƣớc

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và cụm quả; 3. Lá; 4. Quả

(Ảnh: Đ. V. Sơn, Sông Vòm Cỏ Tây, Tân Hưng, ong An).

Ảnh 3.22. Gluta tavoyana Hook. f. – Sơn tà vôi

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và cụm quả;

3. Cành mang lá và cụm hoa; 4. Quả c t dọc;

5. Cành mang lá và quả c t dọc.

(Ảnh: N. X. Quyền, Ph ộc, Th a Thiên Huế)

Ảnh 3.23. Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn. – Thanh trà

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và cụm quả;

3. Cụm quả; 4. Quả và quả c t dọc.

(Ảnh: Nguyễn Xuân Quyền, Kiên ương, Kiên Giang)

Ảnh 3.24. Swintonia griffithii Kurz – Xuân thôn griffith

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và quả; 3. Quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, Phủ ý, Vĩnh Cửu, Đồng Nai)

Ảnh 3.25. Mangifera flava Evrard – Xoài vàng

1.Cành mang lá và cụm quả; 2. Quả;

3. Quả c t ngang; 4. Quả c t dọc.

(Ảnh: N. X. Quyền, VQG. Chư om Rây, Kon Tum)

Ảnh 3.26. Mangifera laurina Blume – Xoài cuống dài

1, 2. Cây mọc trong tự nhiên; 3. Cành mang lá;

4, 5. Cành mang lá và cụm quả; 6. Quả.

(Ảnh: 1-4. Trần Thế Bách, Thông Nông, Cao Bằng; 5, 6. N. X. Quyền,

VQG. Chư om Rây, Kon Tum;)

Ảnh 3.27. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand. - Mazz. – Muỗm leo

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và cụm quả; 3. Quả; 4. Hạt.

(Ảnh: 1. N. X. Quyền, Khu BTTN Hang Kia-Pà Cò, Hòa Bình;

2-4. Trần Thế Bách, Vũ Nông, Nguyên B nh, Cao Bằng)

Ảnh 3.28. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. – Cóc chuột

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cành mang lá và cụm hoa; 3. Hoa.

(Ảnh: Đ. V. Hài, VQG. B nh Châu - Phước Bửu, Bà Rịa – Vũng Tàu)

Ảnh 3.29. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xoài

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. ột đoạn thân cây;

3, 4. Cành mang lá và cụm hoa; 5. Lá; 6 Cụm hoa.

(Ảnh: Trần Thế Bách, Kbang, Gia Lai)

Ảnh 3.30. Dracontomelon duperreanum Pierre – Sấu

1 & 2. Cây mọc trên đường phố đô thị; 3. Cụm hoa;

4 & 5. Cành mang lá và cụm quả; 6. Quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, Hà Nội)

Ảnh 3.31. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A. W. Hill – Xoan nhừ

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và quả; 2. á; 4. Cành mang quả.

(Ảnh: 3. N. X. Quyền, Trùng Khánh, Cao Bằng;

1, 2, 4. Trần Thế Bách, Quang Thanh, Nguyên Bình, Cao Bằng)

Ảnh 3.32. Spondias dulcis Park. – Cóc

1 & 2. Cành mang lá và cụm quả; 3. Quả và quả c t dọc.

(Ảnh: Đỗ Văn Hài, chụp tại Kiên Giang)

Ảnh 3.33. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và quả;

3. Cụm hoa; 4. Cụm quả.

(Ảnh: 1. Douglas Daly, 2-4. N. X. Quyền, VQG Núi Chúa, Ninh Thuận)

Ảnh 3.34. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu gia xoan

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và cụm hoa;

3. Lá; 4. Cụm hoa; 5. Cụm quả; 6. Quả.

(Ảnh: 1. Susan Pell, N. X. Quyền: 2. Xuân Liên, Thanh Hóa; 3-6. Hà Nội;)

Ảnh 3.35. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt poilane

1. Cành mang lá; 2. á; 3. Quả.

(Ảnh: Douglas Daly, Nha Trang, Khánh Hòa)

Ảnh 3.36. Rhus chinensis Mull. – Muối

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá và cụm quả;

3. Cụm hoa; 4. Cụm quả.

(Ảnh: Trần Thế Bách, Thành Công, Nguyên Bình, Cao Bằng)

Ảnh 3.37. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntz. – Sơn wallich

1. Cành mang lá và cụm quả; 2, 3. á; 4. Cụm quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, Mai Châu, Hòa Bình)

Ảnh 3.38. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze – Sơn phú thọ

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2-4. Cành mang lá và quả.

(Ảnh: Đ. V. Hài, VQG. Xuân iên, Thanh Hóa)

Ảnh 3.39. Pistacia weinmannifolia Poiss. ex Franch. – Bít tát

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2. Cành mang lá; 3 & 4. Cành mang lá và hoa.

(Ảnh: 1 & 2. N. X. Quyền, Vịnh Hạ ong, Quảng Ninh;

3 & 4. Trần Thế Bách, chụp tại Tả ủng, èo Vạc, Hà Giang)

Ảnh 3.40. Semecarpus tonkinensis Lecomte – Sƣng bắc bộ

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm quả; 3. Quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, VQG. C c Phương)

Ảnh 3.41. Semecarpus graciliflora Evrard & Tardieu __

Sƣng hoa mảnh

1. & 2. Cành mang lá và cụm hoa; 3. Cụm quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, VQG Chư om Rây, Kon Tum).

Ảnh 3.42. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu – Sƣng nhỏ

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm quả; 3. Quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, VQG. Bạch ã, Th a Thiên-Huế)

Ảnh 3.43. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu – Sƣng đào

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2 & 3. Cành mang lá và cụm quả; 4. Cụm quả.

(Ảnh: N. X. Quyền, VQG. Bạch Mã, Th a Thiên – Huế)

Ảnh 3.44. Semecarpus caudata Pierre – Sƣng có đuôi

1 và 3. Cành mang lá; 2. Lá (mặt dưới).

(Ảnh: N. X. Quyền, Phủ ý, Vĩnh Cửu, Đồng Nai;)

Ảnh 3.45. Drimycarpus racemosus (Roxb.) Hook. f. – Sƣng xa

1. Cây mọc trong tự nhiên; 2 & 4. Cành mang lá và cụm quả; 3. Cụm quả.

(Ảnh: Trần Thế Bách, chụp tại Quang Thành, Nguyên Bình, Cao Bằng)

PHỤ LỤC 2

ẢNH MẪU CHUẨN (HOLOTYP., ISOTYP;…)

MỘT SỐ LOÀI HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE) Ở VIỆT NAM

(ẢNH 3.46 – 3.85)

Ảnh 3.46. Melanorrhoea usitata Wall.

1.Cành mang lá; 2. Quả.

Isotypus: Wallich CAT597 (BR, BR0000006954291),

Loc.class.: India

Ảnh 3.47. Melanorrhoea laccifera Pierre

Cành mang lá

Isotypus : Pierre 915 (MPU, MPU20608),

Loc. class.: Cambodia, Coll. date 1870

Ảnh 3.48. Buchanania arborescens (Blume) Blume

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Cụm quả.

Typus: Blume (L, L0015552),

Loc.class.: Indonesia

Ảnh 3.49. Buchanania reticulata Hance

1. Cành mang lá; 2. Cụm hoa.

Isotypus: Elmer 12334 (L, L0015657),

Loc.class.: Philippines, Coll. date 1910

1

2

Ảnh 3.50. Buchanania glabra Wall. ex Engl.

Cành mang lá và cụm quả

Typus: Wallich 984 (A, A00049012),

Loc.class.: India

Ảnh 3.51. Buchanania siamensis Miq.

1. Cành mang lá ; 2. Quả.

Typus: sine coll. (L, L005583)

Loc.class.: Thailand

Ảnh 3.52. Anacardium occidentale L.

Cành mang lá và cụm hoa, quả.

Lectotypus: P. Hermann sine num. (BM, BM000621986),

Loc. class.: Srilanka

Ảnh 3.53. Gluta gracilis Evrard

Cành mang lá và cụm hoa

Isotypus : Poilane 9004 (P, P02440675),

Loc. class.: Vietnam: Ninh Thuận, Phan Rang; Coll. date 1923

Ảnh 3.54. Gluta velutina Blume

Cành mang lá

Typus: Muller sine num. (L, L0015644),

Loc. class.: Indonesia, Coll. date 1836

Ảnh 3.55. Gluta megalocarpa (Evrard) Tardieu

Cành mang lá và quả

(Khánh Hòa, Nha Trang, Hòn Hèo; Poilane 4796, Iso. – P).

Ảnh 3.56. Gluta tavoyana Hook. f.

1. Cành mang lá; 2. Lá

Isotypus: Wallich CAT1004 (BR, BR0000006952884),

Loc. class.: Malaysia

Ảnh 3.57a. Gluta compacta Evrard

Cành mang lá

Isotypus: Poilane 4630 (P, P02440673),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1922

Ảnh 3.57b. Gluta compacta Evrard

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Quả

Holotypus: Poilane 4630 (P, P02440671),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1922

Ảnh 3.58. Bouea poilanei Evrard

1. Cành mang lá; 2. Quả.

Syntypus: Poilane 23594 (L, L0015541),

Loc. class.: Vietnam (Đồng Nai, Biên Hòa, Trảng Bom), Coll. date 1934

Ảnh 3.59. Bouea oppositifolia var. roxburgii (Pierre) Tard.-Blot.

Cành mang lá

Isotypus : Pierre 123 (MPU, MPU020602),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1867

Ảnh 3.60. Swintonia griffithii Kurz

Cành mang lá và cụm hoa

Isotypus: Helfer 1124 (C, C10005531)

Ảnh 3.61. Swintonia pierrei Hance

Cành mang lá

Typus : Pierre 1460 (MPU, MPU020628),

Loc. class.: Camodia, Coll. date 1874

Ảnh 3.62. Mangifera duperreana Pierre

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Isotypus : Pierre 1651 (P, P02440616),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1865

Ảnh 3.63a. Mangifera cochinchinensis Engl.

Cành mang lá

Syntypus: Chevalier (L, L0015664),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1943

Ảnh 3.63b. Mangifera cochinchinensis Engl.

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Syntypus : Thorel 1287 (P, P02440618),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1862

Ảnh 3.64. Mangifera minutifolia Evrard

Cành mang lá và cụm quả

Isotypus : Poilane 4803 (L, L0015743),

Loc. class.: Vietnam: Khánh Hòa, Nha Trang, Hòn Hèo; Coll. date 1923

Ảnh 3.65. Mangifera camptosperma Pierre

Cành mang lá

Isotypus : Pierre 1683, (P, P02440629),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1866

Ảnh 3.66. Mangifera indica var. mekongensis Pierre

Cành mang lá và cụm hoa

Isotypus: Pierre 1680, (K, K000695141)

Loc.class.: Vietnam, Coll. Date 1877

Ảnh 3.67. Mangifera indica var. cambodiana Pierre

Cành mang lá và cụm hoa

(Pierre 5844, Typ. – P).

Ảnh 3.68. Mangifera flava Evrard

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Holotypus : Poilaane 24055 (P, P02440623),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1935

Ảnh 3.69. Mangifera dongnaiensis Pierre

1. Cành mang lá và quả; 2. Cụm quả

Holotypus : Pierre 1659 (P, P02440621)

Loc. class.: Vietnam, Coll. Date 1877

Ảnh 3.70. Mangifera reba Pierre

Cành mang lá

Isotypus : Pierre 1648 (P, P02440649),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1877

Ảnh 3.71. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand.-Mazz.

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Lectotypus: Balansa 3695 (K, K000695353)

Loc. class.: Vietnam: Hà Nội, Ba Vì, Thủ Pháp, Coll. Date 1887

Ảnh 3.72. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe

Cành mang lá

Isotypus: Merill 9391, (MO, MO357478),

Loc. class.: Philippines, Coll. date 1913

Ảnh 3.73a. Dracontomelon schmidii Tardieu

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Typus: Schmid sine num. (P, P02440654),

Loc. class.: Vietnam, Coll. Date 1954

Ảnh 3.73b. Dracontomelon schmidii Tardieu

Quả

(Đồng Nai, Định Quán; 7314, Typus – P)

Ảnh 3.74. Dracontomelon petelotii Tardieu

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Isotypus: Petélot 6384 (A, A00310939),

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1938

Ảnh 3.75. Pleiogynium timoriense C. T. White

Cành mang lá và cụm hoa.

Isotypus: Lambon sine num. (K, K000695633),

Loc. class.: Timo - Letse

Ảnh 3.76. Spondias pinnata (L. f.) Kurz

Cụm hoa, quả

Typus : Konig sine num. (C, C10005527),

Loc. class.: India

Ảnh 3.77. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh.

Cành mang lá và cụm hoa, quả.

Holotypus: Poilane 6100

Loc. class.: Vietnam, Coll. date 1923

Ảnh 3.78. Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) Phamh.

Cành mang lá và cụm hoa, quả.

Typus: Poilane 4758 (P, P02440688),

Loc. class.: Vietnam, Coll, date 1922

Ảnh 3.79. Schinus terebinthifolius Raddi,

Cành mang lá và cụm hoa.

Typus: Raddi sine num (FI, FI005127),

Loc. class.: Brazil

Ảnh 3.80. Rhus chinensis Mull.

Cành mang lá.

Typus: Sine coll. (BM, BM000884394),

Loc. class.: China

Ảnh 3.81. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard.-Blot

Cành mang lá và cụm hoa.

Typus: Kerr 5169 (BM, BM000884623),

Loc. class.: Thailand, Coll. date 1921

Ảnh 3.82a. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntz.

Cành mang lá và cụm hoa.

Isotypus: Wallich sine num. (C, C10005547),

Loc. class.: Nepal

Ảnh 3.82b. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntz.

Cành mang lá.

Isotypus: Wallich sine num. (C, C10005547),

Loc. class.: Nepal

Ảnh 3.83. Semecarpus cochinchinensis Engl.

Cành mang lá và cụm hoa, quả.

Isotypus: Thorel 670 (MPU, MPU021086),

Loc. class.:Vietnam, Coll. date 1862

Ảnh 3.84a. Semecarpus velutina King

Cành mang lá và cụm hoa, quả

Syntypus: King 7439 (K, K000695425),

Loc. class.: Malaysia, Coll. date 1885

Ảnh 3.84b. Semecarpus velutina King

Cành mang lá và cụm quả.

Syntypus: King 7655 (K, K000695427),

Loc. class.: Malaysia, Coll. date 1885

Ảnh 3.85. Semecarpus reticulata Lecomte

Cành mang lá và cụm hoa, quả.

Isotypus: Thorel 3262 (MPU, MPU021081),

Loc. class.:Laos, Coll. date 1866

PHỤ LỤC 3

ẢNH MẪU NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI

HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE)

Ở VIỆT NAM

(ẢNH 3.86 – 3.124)

Ảnh 3.86. Melanorrhoea usitata Wall.

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu hô, Sine loc, V. X. Phương, sine num., HN).

Ảnh 3.87. Melanorrhoea laccifera Pierre

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Sine Loc. P. G. Hội 7202, HNF)

Ảnh 3.88. Buchanania arborescens (Blume) Blume

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Quảng Bình, N. Q. Bình & al. VN 1113, HN)

Ảnh 3.8 . Buchanania cochinchinensis (Lour.) M. R. Almeida

Cành mang lá

(Ảnh: Mẫu khô, Gia Lai, P. K. Lộc & L. X. Th m 2891, HN, HNU).

Ảnh 3. 0. Buchanania siamensis Miq.

1. Cành mang lá; 2. Quả.

(Ảnh: Mẫu khô Kon Tum, P. K. Lộc, P 2877, HNU).

Ảnh 3.91. Gluta wrayi King

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu hô, H a B nh, B. Đ. B nh 1015, HNU)

Ảnh 3.92. Gluta compacta Evrard

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Gia Lai, V. V. Chi 113, HNU)

Ảnh 3.93. Bouea poilane Evrard

Cành mang lá

(Ảnh: Mẫu khô, Nghệ An, V. V. Cần C459, HNU)

Ảnh 3.94. Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Sine Loc. Poilane 14780, HM).

Ảnh 3.95. Mangifera duperreana Pierre

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Ninh Thuận, Phan Rang, Poilane 5714, HM)

Ảnh 3.96. Mangifera cochinchinensis Engler

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu hô, Đồng Nai, Trảng Bom, Poilane 333, HM)

Ảnh 3.97. Mangifera camptosperma Pierre

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu hô, Sơn a, N. V. Trại Z 740, HNPM)

Ảnh 3.98. Mangifera indica L.

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Nội, N. V. Bàn sine num., HN).

Ảnh 3.99. Mangifera dongnaiensis Pierre

Cành mang lá

(Ảnh: Mẫu hô, B nh Định, Poilane 206, HM)

Ảnh 3.100. Mangifera laurina Blume

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu hô, Sơn a, N. V. Trại, 3021B, HNPM).

Ảnh 3.101. Mangifera foetida Lour.

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Nội, N. V. Trại, 1174, HNPM).

Ảnh 3.102. Mangifera reba Pierre

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Nội, N. V. Trại 2720 A, HNPM)

Ảnh 3.103. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand.-Mazz.

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Lai Châu, Tâp - Trại - Huyền 8637, HNPM)

Ảnh 3.104. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr.

Cành mang lá

(Ảnh: Mẫu khô, Ninh Thuận, N. Q. Bình QB 216, HN).

Ảnh 3.105. Dracontomelon laoticum Evrard & Tardieu

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Kon Tum, Averyanov & al. VH 1134, HN).

Ảnh 3.106. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe

Cành mang lá

(Ảnh: Mẫu khô, Sine loc. Poilane 20515, HM)

Ảnh 3.107. Dracontomelon duperreanum Pierre

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Nội, T. Đ. ý 1066, HNP ).

Ảnh 3.108. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A. W. Hill.

1. Cành mang lá và cụm quả; 2. Quả

(Ảnh: Mẫu khô, B c Bộ, Lào Cai, Sa Pa, HM).

Ảnh 3.109. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh.

1.Cành mang lá và quả; 2. Quả

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Giang, N. V. Trại 6331A, HNPM).

Ảnh 3.110. Spondias dulcis Park.

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Nội, sine num., HN).

Ảnh 3.111. Spondias pinnata (L. f.) Kurz

1. Cành mang lá; 2. Quả

(Ảnh: Mẫu khô Viện Nông Nghiệp Đông Dương, 12499, H ).

Ảnh 3.112a. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf

1. Cành mang lá và cụm hoa; 2. Quả

(Ảnh: Mẫu khô, Thái Nguyên, N. V. Trại, 8807, HNPM).

Ảnh 3.112b. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf

1. á; 2A, B. Cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hà Nội, Tổng Cục lâm nghiệp, sine num., HN).

1 2A

2B

Ảnh 3.113. Rhus chinensis Mull

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Quảng Ninh, Trương Canh, 863A, HNPM).

Ảnh 3.114. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard. - Blot

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, SINE LOC. Sine coll. B249, HN)

Ảnh 3.115. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Quảng Ninh, Trương Canh, 864, HNPM).

Ảnh 3.116. Pistacia cucphuongensis T. Đ. Đai

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Hải Phòng, Budasep & al., LX-VN 3233, HN).

Ảnh 3.117. Pistacia weinmannifolia Poiss. ex Franch.

Cành mang lá

(Ảnh: Mẫu khô, Hòa Bình, N. T. Bân 1921, HN).

Ảnh 3.118. Semecarpus cochinchinensis Engl.

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Ninh Thuận, Poilane 8520, Synt.- HM)

Ảnh 3.119. Semecarpus annamensis Tardieu

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Kon Tum, H. T. Dụng 319, HN)

Ảnh 3.120. Semecarpus reticulata Lecomte

Cành mang lá và quả

(Ảnh: Mẫu hô, Đ k L k, P. K. Lộc, P4237, HNU).

Ảnh 3.121. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Quảng Ngãi, Trại - Sơn 5576, HNP )

Ảnh 3.122. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu khô, Quảng Trị, Poilane 13565, HM)

Ảnh 3.123. Semecarpus perniciosa Evrard & Tardieu

Cành mang lá và cụm quả

(Ảnh: Mẫu hô, Đà Nẵng, Poilane 7662, HM)

Ảnh 3.124. Semecarpus myriocarpus Evrard & Tardieu

Cành mang lá và cụm hoa

(Ảnh: Mẫu khô, Quảng Trị, Poilane 12270, HM)

PHỤ LỤC 4

SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CÁC LOÀI

HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE) Ở VIỆT NAM

(SƠ ĐỒ 3.1 – 3.32)

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Việt Nam có chú thích các tỉnh, thành phố

Sơ đồ 3.2. Điểm phân bố các loài thuộc chi Melanorhoea ở Việt Nam

M. usitata M. laccifera M. laccifera var. parvifolia

Sơ đồ 3.3. Điểm phân bố các loài thuộc chi Buchanania ở Việt Nam

B. arborescens B. cochinchinensis B. reticulata

B. siamensis B. glabra

Sơ đồ 3.4. Điểm phân bố các loài thuộc chi Anacardium ở Việt Nam

A. occidentale

Sơ đồ 3.5. Điểm phân bố các loài thuộc chi Gluta ở Việt Nam

G. compacta G. velutina G. megalocarpa

G. gracilis G. wrayi G. tavoyana

Sơ đồ 3.6. Điểm phân bố các loài thuộc chi Bouea ở Việt Nam

B. poilanei B. oppositifolia

B. oppositiolia var. roxburgii B. oppositiolia var. microphylla

Sơ đồ 3.7. Điểm phân bố các loài thuộc chi Swintonia ở Việt Nam

S. minuta S. griffithii S. pierrei S. maingayi

Sơ đồ 3.8. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (1) ở Việt Nam

M. duperreana M. cochinchinensis M. minutifolia M. flava

Sơ đồ 3.9. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (2) ở Việt Nam

M. camptosperma

Sơ đồ 3.10. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (3) ở Việt Nam

M. indica

Sơ đồ 3.11. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (4) ở Việt Nam

M. laurina M. dongnaiensis M. reba

Sơ đồ 3.12. Điểm phân bố các loài thuộc chi Mangifera (5) ở Việt Nam

M. foetida

Sơ đồ 3.13. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pegia ở Việt Nam

P. sarmentosa

Sơ đồ 3.14. Điểm phân bố các loài thuộc chi Lannea ở Việt Nam

L. coromandelica

Sơ đồ 3.15. Điểm phân bố các loài thuộc chi Dracontomelon (1) ở Việt Nam

D. laoticum D. dao D. schmidii D. petelotii

Sơ đồ 3.16. Điểm phân bố các loài thuộc chi Dracontomelon (2) ở Việt Nam

D. duperreanum

Sơ đồ 3.17. Điểm phân bố các loài thuộc chi Choerospondias ở Việt Nam

C. axillaris

Sơ đồ 3.18. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pleiogynium ở Việt Nam

P. timoriense (C. DC.) Leenh.

Sơ đồ 3.19. Điểm phân bố các loài thuộc chi Spondias ở Việt Nam

S. dulcis S. pinnata

Sơ đồ 3.20. Điểm phân bố các loài thuộc chi Allospondias ở Việt Nam

A. lakonensis

Sơ đồ 3.21. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pentaspadon ở Việt Nam

P. annamense P. poilanei

Sơ đồ 3.22. Điểm phân bố các loài thuộc chi Schinus ở Việt Nam

S. terebinthifolius Raddi

Sơ đồ 3.23. Điểm phân bố các loài thuộc chi Rhus (1) ở Việt Nam

R. chinensis

Sơ đồ 3.24. Điểm phân bố các loài thuộc chi Rhus (2) ở Việt Nam

R. chinensis var. roxburghii

Sơ đồ 3.25. Điểm phân bố các loài thuộc chi Toxicodendron (1) ở Việt Nam

T. rhetsoides T. wallichii

Sơ đồ 3.26. Điểm phân bố các loài thuộc chi Toxicodendron (2) ở Việt Nam

T. succedaneum

Sơ đồ 3.27. Điểm phân bố các loài thuộc chi Pistacia ở Việt Nam

P. cucphuongensis P. weinmanniifolia

Sơ đồ 3.28. Điểm phân bố các loài thuộc chi Semecarpus (1) ở Việt Nam

S. tonkinensis S. cochinchinensis S. graciliflora S. velutina

Sơ đồ 3.29. Điểm phân bố các loài thuộc chi Semecarpus (2) ở Việt Nam

S. annamensis S. humilis S. caudata S. anacardiopsis

Sơ đồ 3.30. Điểm phân bố các loài thuộc chi Semecarpus (3) ở Việt Nam

S. myriocarpus S. perniciosa S. reticulata

Sơ đồ 3.31. Điểm phân bố các loài thuộc chi Drimycarpus ở Việt Nam

D. racemosus

Sơ đồ 3.32. Điểm phân bố các loài thuộc chi Holigarna ở Việt Nam

H. kurzii

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH CÁC LOÀI HỌ XOÀI (ANACARDIACEAE)

Ở VIỆT NAM GIẢI MÃ TRÌNH TỰ GEN

VÀ DỮ LIỆU TRÌNH TỰ GEN (ITS).

(BẢNG 1 VÀ BẢNG 2).

Phụ lục I: Trình tự các gen

Bảng 1: Trình tự nucleotide của các mẫu họ Anacardiaceae mồi rbcL

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis TGA CTT ATT ATA CTC CTG ACT ATA TAC CCA AAG ATA CTG ATA TCT TGG CAG CAT TCC GAG TAC CTC CTC AAC CCG GGG [ 78]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... [ 78]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens ... A.. ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens ... A.. ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens ... A.. T.. T.. TAT T.. .A. ... .GA ... .GA ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens ... A.. ... ... ... ... CA. ..G ..A ... ... G.. ... C.. ... ... ... ... ... ... ..A A.G ... ... ... .A. [ 78]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens ... A.. T.. T.. TAT T.. .A. ... ..A ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata ... A.. ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata ... A.. ... ... ... ... ... ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis ... A.. ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis ... A.. ... ... ... ... ... ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ..G C.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica ... .C. ... ... ... ... ... ..G C.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ..C C.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... .G. ... ... .A. [ 78]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ..C C.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP774627.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... .T. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis ... A.. ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#MH749110.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY228853.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202653.1_Mangifera_laurina ... ... ... ... ... ... .T. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KX148479.1_Mangifera_odorata ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202640.1_Mangifera_reba ... ... ... ... ... ... .T. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202638.1_Mangifera_flava ... ... ... ... ... ... .T. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202639.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... .T. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata ... ..C ... ... ... ... .T. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202637.1_Gluta_laccifera ... ..C ... ... ... ... ... ... ..A ... C.A .G. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia ... A.. ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .CA ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202643.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... .A. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... .A. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... ... ... .A. ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis ... A.. ... ... ... ... ... ... A.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum ... A.. ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum ... A.. ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius ... ... ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... ... ... .A. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .T. .A. [ 78]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ..G C.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ..G C.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis TTC CAC CCG AGG AAG CAG GGG CCG CGG TAC CTG CGG AAT CTT CTA CTG GTA CAT GGA CAA CTG TGT GGA CCG ATG GGC [156]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KP774627.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#MH749110.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY228853.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202653.1_Mangifera_laurina ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KX148479.1_Mangifera_odorata ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202640.1_Mangifera_reba ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202638.1_Mangifera_flava ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202639.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202637.1_Gluta_laccifera ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202643.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius ... ... ... ... ... ... .A. .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... ... ... .A. .T. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [156]

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis TTA CCA GCC TTG ATC GTT ACA AAG GAC GAT GCT ACA ACA TTG AGC CTG TTG CTG GAG AAA AA ATC AAT ATA TAT GTT A [235]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... C.. .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ..G ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ..C ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KP774627.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#MH749110.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY228853.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202653.1_Mangifera_laurina ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KX148479.1_Mangifera_odorata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202640.1_Mangifera_reba ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202638.1_Mangifera_flava ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202639.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202637.1_Gluta_laccifera ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202643.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..C ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... C.. . [235]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..C ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... C.. . [235]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... . [235]

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis TG TAC CTT ACC CTT TAC ACC TTT TTG AAG AAG GTT CTG TTA CTA ACA TGT TTA CTT CCA TTG TAC GTA ATG TAT TTG G [313]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... . [313]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... C.. ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... .GG ... C.. ... ... . [313]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KP774627.1_Spondias_dulcis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#MH749110.1_Mangifera_indica .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY228853.1_Mangifera_indica .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202653.1_Mangifera_laurina .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KX148479.1_Mangifera_odorata .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202640.1_Mangifera_reba .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202638.1_Mangifera_flava .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202639.1_Mangifera_foetida .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata .. ..G ... ... .C. ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202637.1_Gluta_laccifera .. ..G ... ... .C. ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202643.1_Rhus_chinensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... . [313]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... . [313]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense .. ..G ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... .GG ... ... ... ... . [313]

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis GT TTA AAG CCT TGC GCG CTC TAC GTC TAC AGG ATC TAC GAA TCC CTC CTG CGT ATA CGA AAA CTT TCC AAG GCC CCC C [391]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis .. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [391]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ..G ... ..A TC. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .A. . [391]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .A. . [391]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .A. . [391]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .A. . [391]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... .GG ... ... ... ... ... ..A .C. ... ..T .T. C.. ... ... ... ... .A. . [391]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .A. . [391]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata A. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ..T ... ..G ... ..A .C. T.. ..T .T. ... .C. ... .C. ... .G. . [391]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata A. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ..G ... ..A .C. ... ..T .T. ... .C. ... ... ... .G. . [391]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis A. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ..G ... ..A .C. ... ..T .T. ... .G. ... ... ... .G. . [391]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis A. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ..G ... ..A .C. ... ..T .T. ... .C. ... ... ... .G. . [391]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao .. .C. ... ..C ... ... ... ... .C. ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#KP774627.1_Spondias_dulcis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... G.. ... ... .A. .A. . [391]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .CT ... ... TA. ... G.. ... ... .A. .A. . [391]

#MH749110.1_Mangifera_indica .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY228853.1_Mangifera_indica .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202653.1_Mangifera_laurina .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... G.. ... ... .A. .A. . [391]

#KX148479.1_Mangifera_odorata .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .CT ... ... TA. ... G.. ... ... .A. .A. . [391]

#KY202640.1_Mangifera_reba .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202638.1_Mangifera_flava .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... G.. ... ... .A. .A. . [391]

#KY202639.1_Mangifera_foetida .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202637.1_Gluta_laccifera .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202643.1_Rhus_chinensis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... .G. .A. .A. . [391]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... .G. .A. .A. . [391]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... .G. .A. .A. . [391]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G .A. ..T .G. ... ... ..A .C. .T. ... TT. ... .C. ... ... .A. .A. . [391]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G .A. ..T .G. ... ... ..A .C. .T. ... TT. ... .C. ... ... .A. .A. . [391]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ..G ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .G. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ..G ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... TA. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ..A .C. ... ... .A. ... ... ... ... .A. .A. . [391]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense .. .C. ... ..C ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... .C. ... ..T .T. ... ... ... ... ... .G. . [391]

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis TC ACG GCA TCC AAG TTG AGA GAG ATA AAT TGC ACA AGT ATG GAC GTC CCC TAT TGG GAT GTA CTA TTA AAC CTA AAT T [469]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis .. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A .T. ... ... .C. ... ... ... ... ... ..T ... ... ... .A. ... . [469]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens .. .T. .T. ... ... ... C.. ... ... C.. ..A ... ... ... .T. ... ... .G. ... ... ... ... .A. ... ... CT. . [469]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata C. .T. .G. ... T.. ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... . [469]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... .C. .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ..C ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao A. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao A. .T. .G. ... ... ... .A. ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KP774627.1_Spondias_dulcis A. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#MH749110.1_Mangifera_indica G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY228853.1_Mangifera_indica G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY202653.1_Mangifera_laurina G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KX148479.1_Mangifera_odorata G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY202640.1_Mangifera_reba G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY202638.1_Mangifera_flava G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY202639.1_Mangifera_foetida G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... T.. .C. ... ... ... ... ... ... ... A.. ... .G. ... . [469]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata G. CT. .G. ..G ..A ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY202637.1_Gluta_laccifera G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... . [469]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia A. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202643.1_Rhus_chinensis G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis G. ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis G. ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis G. ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum G. .T. .T. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii G. .T. .T. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus G. ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus G. ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense G. .T. .G. ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... . [469]

#KY202629.1_Allospondias_lakonensis GG GAT TAT CTG CTA AGA ACT ACG GTA GAG CAG TTT ATG AAG TC TA [515]

#KR530023.1_Allospondias_lakonensis .. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .. [515]

#AY462008.1_Anacardium_occidentale A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... TG. ... ... ... .. .. [515]

#MH332414.1_Buchanania_arborescens A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202631.1_Buchanania_arborescens A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202632.1_Buchanania_arborescens A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202634.1_Buchanania_arborescens A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202630.1_Buchanania_arborescens A. .T. ... .A. T.. C.. ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202635.1_Buchanania_arborescens A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202633.1_Buchanania_reticulata A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#AB925441.1_Buchanania_reticulata A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202636.1_Buchanania_siamensis A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#AB925701.1_Buchanania_siamensis A. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KP094225.1_Choerospondias_axillaris A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .. [515]

#KX527431.1_Drimycarpus_racemosus A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KX527147.1_Lannea_coromandelica A. .G. ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .. [515]

#FJ976128.1_Dracontomelon_dao A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#JF739152.1_Dracontomelon_dao A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KP774627.1_Spondias_dulcis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#AB925324.1_Mangifera_cochinchinensis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#AB925474.1_Mangifera_duperreana A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#MH749110.1_Mangifera_indica A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY228853.1_Mangifera_indica A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202653.1_Mangifera_laurina A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KX148479.1_Mangifera_odorata A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202640.1_Mangifera_reba A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202638.1_Mangifera_flava A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202639.1_Mangifera_foetida A. .T. .T. .C. ... ... .A. ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#MT364375.1_Melanorrhoea_usitata A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .TA ... ... ... .. .. [515]

#KY202637.1_Gluta_laccifera A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .TA ... ... ... .. .. [515]

#KY202642.1_Pistacia_weinmaniifolia A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202643.1_Rhus_chinensis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#GQ436548.1_Rhus_chinensis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#FN599458.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202644.1_Semecarpus_anacardiopsis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202645.1_Semecarpus_anacardiopsis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202646.1_Semecarpus_anacardiopsis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202647.1_Semecarpus_anacardiopsis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#AB925698.1_Semecarpus_cochinchinensis A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202649.1_Toxicodendron_succedaneum A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202652.1_Toxicodendron_wallichii A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202650.1_Toxicodendron_succedaneum A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202651.1_Toxicodendron_succedaneum A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#HQ427194.1_Toxicodendron_succedaneum A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KP094604.1_Toxicodendron_succedaneum A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KY202648.1_Semecarpus_reticulatus A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KR530014.1_Semecarpus_reticulatus A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#JX571891.1_Schinus_terebinthifolius A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KF561968.1_Schinus_terebinthifolia A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... .. .. [515]

#KM896152.1_Pleiogynium_timoriense A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .C [515]

#KF496354.1_Pleiogynium_timoriense A. .T. ... .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .. [515]

Bảng 2: Trình tự nucleotide của các mẫu họ Anacardiaceae mồi trnL-trnF

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis GGA AAC CTA CTA AGT GAT AAC TTT CAA ATT CAG AGA AAC CCT GGA ATC AAA AAT GGG CAA TCC TGA GCC AAA TCC TGT [ 78]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KR081861.1_Spondias_pinnata --- --- -.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..C [ 78]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao --- --- -.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... ... ... .G. ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ..T ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... ..A CC. ... ... .GC ... ..T CA. C.. ... ... [ 78]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP055491.1_Buchanania_glabra --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis --- .C. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia --- --- --- --- --- --- --- --- --- -.. ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 78]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ..G ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 78]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055522.1_Mangifera_foetida --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata T.G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --. ... ... [ 78]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis -.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067418.1_Rhus_chinensis --G G.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055548.1_Rhus_chinensis --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... G.. ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus --- -.A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense --- --- -.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 78]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. [ 78]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis -TT TAC GAG ATT AAA A-T ATG CAG AGT TCT CGA GT- --- CGG AGA AAA AGG ATA GGT GCA TAG ACT CAA TGG CAG CTG [ 156]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis -.. ... ... .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum -.. ... ... .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#MG584503.1_Spondias_dulcis -.. ... ..- .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KR081861.1_Spondias_pinnata -.. ... ... .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao -.. ... ... .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao -.. ... ... .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G ATC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ..T ... A.. A.. [ 156]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055491.1_Buchanania_glabra -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. ACA GAA GC. ... ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale -.. ... ... .AC ... --- --- ... G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. --G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --. ... ... A.. ... [ 156]

#MG584477.1_Mangifera_indica -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. --G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY084914.1_Mangifera_laurina -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 156]

#KY067415.1_Mangifera_reba -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067413.1_Mangifera_flava -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067414.1_Mangifera_foetida -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055522.1_Mangifera_foetida -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067412.1_Gluta_laccifera -.. ..T ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. T.. [ 156]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata A.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa -.. ... ... .A. ... --- --- T.A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ..? G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... .C. ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... .C. ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis -.. ..T ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA ... G-- --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia -.. ..T ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA ... G-- --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067418.1_Rhus_chinensis -.. ..T ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA ... G-- --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055548.1_Rhus_chinensis -.. ..T ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA ... G-- --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii -.. ..T ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA ... G-- --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA G-- .A. ..G --. ... ... ... G.. ..A ... ... A.. ... [ 156]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA G-- .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA G-- .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA G-- .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA G-- .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACA GAA GC. ... ... --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis -.. ..T T.. .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ... -.. ... A.. ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis -.. ... ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis -.. ... ... .AC TTC .AC TAA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus -.. ... ..A .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGC GAA .A. ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis -.. ... ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus -.. ... ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGC GAA .A. ... -.. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium -.. ... ... .AC ... .AC .AA ..A G.G ATC A.. ACG GGA GAA .A. ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis -.. ... ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus -.. ... ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC A.. ACG GGA GAA .A. ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense -.. ... ... .AC ... --- --- ..A G.G .TC A.. AC- --- GC. ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia -.. ..T ... .AC ... .AC .AA ..A G.G GTC TT. ACG GGA G-- .A. ..G --. ... ... ... G.. ... ... ... A.. ... [ 156]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis TTC TAA CGA TTG GAT TTG ACT GCG ATT TGG GCG GAA AGA AAT AAA AAT GAA TAC TTC TAT CGA ATA TCG AAA CTC CAT [ 234]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C C.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ... .A. A.. ..G ... ..C ..C C.. .T. .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... G.. ... ... ... ... ... [ 234]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G G.. ... A.. .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.A .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.A .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.A .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.A .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 234]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. .C. [ 234]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .T. .G. T.. ... .GG --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GGT T.. [ 234]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ... ... .A. A.. ..G ... .T. .AC T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... .G. ... ... GG. ... [ 234]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 234]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. T.. ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... ... .A. A.. ..G ... .T. ..C T.. .TT .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... .A. A.. ..G C.. ... ..C T.. ... .G. ... ... ..G G.. ... ... .TG ... ... ... ... .A. ... ... ... [ 234]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... .A. A.. ..G C.. ... ..C T.. ... .G. ... ... ..G G.. ... ... .TG ... ... ... ... .A. ... ... ... [ 234]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ..A ... GG. ... [ 234]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ..A ... GG. ... [ 234]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ..A ... GG. ... [ 234]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... .A. A.. ..G ... ... A.C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... .A. A.. ..G ... ... A.C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .A. A.. ..G ... ... A.C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .TT .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... ... ... ... GG. ... [ 234]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G G.. ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 234]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... .A. A.. ..G ... ... ..C T.. .T. .G. ... ... ..G --- --- ... .T. ... ... ... .-- --- --. GG. ... [ 234]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis AAA GGA TGA AGG ATA A-G CCT ATA TAA ACT ATG TAT CCG TAA TGA AAA ACG ATC TCA AAA ATG ACG ACC CGA ATC CGT [ 312]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ..C ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- --- --- --- [ 312]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ..C ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .G. ... [ 312]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... A.. ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... A.. ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... ... [ 312]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... .-. ... G.. ..C ... ... ... A.. ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... ... [ 312]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ..C ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis --- --- --- --- --- .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... ... .A. ..C C.. .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#MG584477.1_Mangifera_indica ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067415.1_Mangifera_reba ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067413.1_Mangifera_flava ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ..C ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... AA. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... .-. ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... ... .A. ... .-. ... ... ..C ... ... ... A.. .G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... ... .A. ... .-. ... ... ..C ... ... ... A.. .G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 312]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... .C. ... ... .G. .-. ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... .C. ... ... .G. .-. ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... .G. .-. ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. T.T ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... .G. .-. ... ... ..C ... ..- --- --- --- --- --- --- --- --- -.T ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... .G. .-. ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. T.T ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... ... ... ... ... .-A ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... ... ... .-. ... ... ..C ... ... ... A.. ... ... ... .AT .CA CT. TGT ..A CGT .AT GA. .-- --- [ 312]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... A.. ... ... ... .AA ... ... ..C ... ... ... A.. ... C.. ... ... ... ... ... .G. ... ... .A. ... ... [ 312]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... .G. .-A ... ... ..T ... ... ... A.. ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 312]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis ATT TAT TTT TAT GAA AAA TAA AAG AAA AGA ATT GTT GTG AAT TGA TTC CAA GTT GAA GAA AGA ATC GAA TAT TCA TTG [ 390]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#MG584503.1_Spondias_dulcis --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --. ... ... ... ... .A- [ 390]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KP055491.1_Buchanania_glabra --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#MG584477.1_Mangifera_indica --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY084914.1_Mangifera_laurina --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- -.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 390]

#KY067415.1_Mangifera_reba --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY067413.1_Mangifera_flava --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY067414.1_Mangifera_foetida --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KP055522.1_Mangifera_foetida --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. ... .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067412.1_Gluta_laccifera --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .A. .G. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata --- --- --- --- --. ..T AC. CTA TGT .T. CG. AA. .AA ..A G.. .C. .-. A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... .C. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... .C. ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067418.1_Rhus_chinensis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... T.. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055548.1_Rhus_chinensis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CA ... AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..T [ 390]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. CC. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus --- --- --- --- --. .-- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT T.. AG. ... TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 390]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- G.. .CT ... A-- -.. TG. C.. CC. ... .CC .TT ..- [ 390]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis ATC AAA TCA TTC ACT CCA TAG TCT GAT CGA TCT TTT CTT TTG AAG AAC TGA TTA ATC --- -GG ACG AGA ATA AAG ATA [ 468]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#MG584503.1_Spondias_dulcis --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- -T. ... ... ... ... ... ... ... ..T --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055491.1_Buchanania_glabra G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ..- --- --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#MG584477.1_Mangifera_indica G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY084914.1_Mangifera_laurina G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- -.. --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 468]

#KY067415.1_Mangifera_reba G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067413.1_Mangifera_flava G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067414.1_Mangifera_foetida G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055522.1_Mangifera_foetida G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067412.1_Gluta_laccifera G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- ... ... ... ... ... ... .A. ... ... AAT C.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..C ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..C ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067418.1_Rhus_chinensis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055548.1_Rhus_chinensis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ..A ... ... ... ... [ 468]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... ... ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia G.- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- ... .G. ... ... ... .A. ... ... --- -.. ... ... ... ... ... [ 468]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis GAG TCC CAT TCT ACA TGT CAA TAT AAA TAC CGG CAA CAA TGA AAT TTA TAG TAA GAG GAA AAT CCG TCG ACT TTA GAA [ 546]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... T.. [ 546]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ?.. ... [ 546]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [ 546]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ..C ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ..C ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... ... ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... T.. [ 546]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... T.. [ 546]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ..G ... ... ... ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... [ 546]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... ... ..C ... ... C.. ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. .A. ... ... ... [ 546]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis ATC GTG AGG GTT CAA GTC CCT CTA TCC CCA AA- --- --A AA- --- GGC CCG TTT GGC TCC CTA ACA ATT TAT CCT ACC [ 624]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 624]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 624]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .TT [ 624]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .TG [ 624]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 624]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 624]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..A A-- ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... ... [ 624]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..A A-- A.. ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... ... [ 624]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G .?A ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A AAG ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... T.A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- -T. ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A AAG ... T.A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-G ... T.A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-G ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A AAG ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ACC CCC ..A AAG ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A AAG ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..- --- ... ... ... .A. ... ... ... ... ... ... ... [ 624]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..A --- ... ..A ... .A. ... ... ..G ... ... ... ... [ 624]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..A --- ... ..A ... .A. ... ... ..G ... ... ... ... [ 624]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-A ... T.A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-A ... T.A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... .GC T.. ... ..T ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CC. ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --. ..A A-- ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... ... [ 624]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..T CCC CCC ..A A-A ... ..A ... AA. ... ... ..G ... ... ... .-- [ 624]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis CTC TCC TTT TGG TCG TGG TTC AAA ATT CGT TAT GTT TCT CAT TCA TCC TAC TCT TTT CCA TTT ACA AAC GTA TCC GAG [ 702]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#MG584503.1_Spondias_dulcis G.. --- --- --- --. ... ..A ... ... ... ... ... ... T.. ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ..T ... ... .T. ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... C.T ... ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... C.T ... ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KP055491.1_Buchanania_glabra --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ..A [ 702]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ..A [ 702]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ..A [ 702]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ..A [ 702]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ..A [ 702]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens --- --- --- ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... --- --- ... ... ... [ 702]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#MG584477.1_Mangifera_indica --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY084914.1_Mangifera_laurina --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY392610.1_Mangifera_odorata --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067415.1_Mangifera_reba --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067413.1_Mangifera_flava --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067414.1_Mangifera_foetida --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KP055522.1_Mangifera_foetida --- --- --- ..T .AA ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KY067412.1_Gluta_laccifera --- --- --- ..T .AA .A. ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata --- --- --- ..T .AA .A. ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ..T ... ... [ 702]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ..T ... ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ..T ... ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067418.1_Rhus_chinensis --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055548.1_Rhus_chinensis --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... A.. ... ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... A.. ... ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... A.. ... ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... A.. ... ... ... .T. ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- ..T -A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium --- --- --- ..T .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... G.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... C.T ... ..T .A. ... ... ... ... ... ..G ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia --- --- --- ..T .A. ... ... C.. ... ... ... ... .G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 702]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis CCG AAA TTT TTT TCT C-T TAT -CA CAA GTC GTA TGG TAT ATA TGA TAC CCG TAC AAC TGA ACA CCC TTG AGC AAG GAA [ 780]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ..T ... ... -.. .-. ... -.. ... ... ... ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ..T ... ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ..T ... ..C --. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ..T ... ... ... .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ..T ... ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ..T ... ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris .A. ..T ..G ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ..A C.. ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica .A. ..T ..G ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ..A C.. ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens .A. ..T ... ..C ... AA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens .A. ..T ... ..C ... AA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens .A. ..T ... ..C ... AA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens .A. ..T ... ..C ... AA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens .A. ..T ... ..C ... AA. ... A.. ... .G. ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KP055491.1_Buchanania_glabra .A. ..T ... ..C ... TA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... A.. [ 780]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata .A. ..T ... ..C ... TA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... A.. [ 780]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata .A. ..T ... ..C ... TA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... A.. [ 780]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis .AA ..T ... ..C ... TA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... A.. [ 780]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis .A. ..T ... ..C ... TA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... A.. [ 780]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens .A. ..T ... ..C ... AA. ... A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... ..T .G. ... ... ... [ 780]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia .A. ..T ... ..C ... TA. C.. A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ..G ..A ... ... ..T .G. ... ... ... [ 780]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... .G. ... [ 780]

#MG584477.1_Mangifera_indica .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... .G. ... [ 780]

#KY084914.1_Mangifera_laurina .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... ... ... [ 780]

#KY392610.1_Mangifera_odorata .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... ... ... [ 780]

#KY067415.1_Mangifera_reba .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... .G. ... [ 780]

#KY067413.1_Mangifera_flava .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... ... ... [ 780]

#KY067414.1_Mangifera_foetida .A. ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... .G. ... [ 780]

#KP055522.1_Mangifera_foetida .AT ..T ... ..C ... TA. C.. AT. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ..G ..A ... ... ... .G. ... ... ... [ 780]

#KY067412.1_Gluta_laccifera .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. A.G ..A ... ... ... .G. ... ... ... [ 780]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. A.G ..A ... .A. ... .G. ... ... ... [ 780]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ..T ... ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense .A. ..T ... .C. -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ..A C.. G.. ... ... ... ... ... [ 780]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei .A. ..T ... .C. -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ..A C.. G.. ... ... ... ... ... [ 780]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis .A. ..T ... ..C ... TA. C.. A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia .A. ..T ... ..C ... TA. C.. A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067418.1_Rhus_chinensis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.C ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KP055548.1_Rhus_chinensis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.C ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... .T. ... [ 780]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.C ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... A.. ... A.. ... ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense .A. ..T ..G ... -.. .-. ... -.. ... ... ..G ... ... ... ... ... A.. ... ..A C.. ... ... ... ... ... ... [ 780]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia .A. ..T ... ..C ... TA. C.C A.. ... ... ..G ... ... ... G.. ... A.. .T. ..A ... ... .TT ... ... ... ... [ 780]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis TCT CCA TTT GAG TGA TTC ACA ATC CGG ATC ATT GCT CAT GCT GAA ACT TAC AAA GTC TTC TTT TTG AAG ATT CGA GAA [ 858]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... ... ..A ... ... ... ..T .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ..C ... ... ..A ... ... ... ... .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ..C T.. ... ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ..C T.. ... ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... .CT .CT ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY392610.1_Mangifera_odorata ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT C.. ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... .C. ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... T.. ... ..A C.. ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... .C. ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ..A ... ... ... ... .A. ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... ... ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... TA. ... [ 858]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... ... ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... TA. ... [ 858]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... A.. .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... A.. .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... .G. ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... .G. ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... .G. ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ..T ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ..T ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ..A ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ..A ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... A.. ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... ... .G. ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ..C T.. ... ..A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .A. ... [ 858]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... .G. A.A ... ... ... ... .AT ... ... ... ... A.. ... ... G.. ... ..A ... ... ... ..T ... .A. ... [ 858]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis ATG AAA TCC CCC GTC CAA AAC T-- --- --T TTA GTA TTT TTT TTC TTC TTT TTT AAT TGA CAT AGA CCC AAG CCC TCT [ 936]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .-. G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .-. G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ..- ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... CGT ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... .C. ... ... ... ... ... .A. ... ... ..G ... [ 936]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... GC. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. CG. ... .G. G.. ... ... ... ... ... ... ... ..C ..G ... [ 936]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KY392610.1_Mangifera_odorata ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... .G. G.. ... ... ... ... ... C.. ... ..C ..G ... [ 936]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... .?? ... ... ... ... ... ... ... [ 936]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... .T. ..G ... ..G T.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ..G ... ... ... ..G ... ... ..A ... [ 936]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... .T. ..G ... ..G T.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ..G ... ... ... ..G ... ... ..A ... [ 936]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ..T G.. ... ... ... ... ... ... ... ... T.A ... [ 936]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... T.A ... [ 936]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ..A C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ..C ..A ... [ 936]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... C.. .TT ... ... ... G.. .GT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ..T ... ..A ... [ 936]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... C.. .TT ... ... ... G.. .TT TCA TT. ... A.. C.G AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... A.. C.. ... ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..G ... [ 936]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... C.. .T. ... ... ... G.. .-- --- --. ... AG. C.. AA. ... G.. ... ... ... ... ... ... ... ... ..A ... [ 936]

#KY067404.1_Allospondias_lakonensis AGT AAA ATG AGG ATG ATG CGT CGG TAA TGG TCG GGA TAG CTC --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055483.1_Allospondias_lakonensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055502.1_Dracontomelon_duperreanum ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA --- --- --- --- --- [1011]

#MG584503.1_Spondias_dulcis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC --- [1011]

#KR081861.1_Spondias_pinnata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055501.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG --- --- --- --- [1011]

#KR081724.1_Dracontomelon_dao ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#AY594544.1_Choerospondias_axillaris ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC --- [1011]

#KP055518.1_Lannea_coromandelica ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KY067405.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#KY067407.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AAA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#KY067408.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... .C. ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCC T-- [1011]

#KY067411.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCC T-- [1011]

#GU943747.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055491.1_Buchanania_glabra ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC A-- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KY067409.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#KP055492.1_Buchanania_reticulata ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#KY067410.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#KP055493.1_Buchanania_siamensis ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TA- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KY067406.1_Buchanania_arborescens ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AAA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#MG584466.1_Anacardium_occidentale ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC --- [1011]

#KP055490.1_Bouea_oppositifolia ... ... ... ..A ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#AB598010.1_Mangifera_camptosperma ... ... ... ..A ... ... ... ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#MG584477.1_Mangifera_indica ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC --- [1011]

#KY084914.1_Mangifera_laurina ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]

#KY392610.1_Mangifera_odorata ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGA GAG --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KY067415.1_Mangifera_reba ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]

#KY067413.1_Mangifera_flava ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]

#KY067414.1_Mangifera_foetida ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]

#KP055522.1_Mangifera_foetida ... ... ... ..A ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... A-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KY067412.1_Gluta_laccifera ... ... ... ..A .G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC --- [1011]

#MT364376.1_Melanorrhoea_usitata ... ... ... ..A .G. ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]

#KP055534.1_Pegia_sarmentosa ... ... ... ... ... ... ..? ... .-- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055535.1_Pentaspadon_annamense ... ... ... ... ... ... ... T.. G.. ... ... ... ... ... AGC TGG --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055536.1_Pentaspadon_poilanei ... ... ... ... ... ... ... T.. G.. ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GAC TGA A-- --- --- --- [1011]

#KF664209.1_Pistacia_cucphuongensis ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KY067417.1_Pistacia_weinmaniifolia ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG AAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CT- --- [1011]

#KY067418.1_Rhus_chinensis ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCG --- [1011]

#KP055548.1_Rhus_chinensis ... ... ... .AA .A. ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AG- --- --- --- --- --- --- [1011]

#FN599476.1_Rhus_chinensis_var._roxburghii ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA AT- --- --- [1011]

#KY067424.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ..T .AA ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA A-C CTC G-- [1011]

#KY067425.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ..T .AA ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA A-C CTC G-- [1011]

#KY067426.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ..T .AA ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA A-C CTC G-- [1011]

#KY067427.1_Toxicodendron_wallichii ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ACC TCG T-- [1011]

#FJ945968.1_Toxicodendron_wallichii_var._microcarpum ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA A-C CTC GT- [1011]

#AB983154.1_Toxicodendron_succedaneum ... ... ..T .AA ... ... T.. ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]

#KY067420.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA A-- --- --- [1011]

#KY067421.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ..T .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA A-- --- --- [1011]

#KY067422.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... .A. ... ... ATC TGG AAG AGC ACA GGA CTG AAA A-- --- --- [1011]

#KY067423.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AAA GGA CTG AAA A-- --- --- [1011]

#KY067419.1_Semecarpus_anacardiopsis ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AAA GGA CTG AAA A-- --- --- [1011]

#KP055570.1_Semecarpus_reticulatus ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TG- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#AY594575.1_Semecarpus_anacardium ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC --- [1011]

#KP055572.1_Semecarpus_tonkinensis ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP055504.1_Drimycarpus_racemosus ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TA- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KR081742.1_Pleiogynium_timoriense ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- [1011]

#KP398504.1_Schinus_terebinthifolia ... ... ... .AA ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... AGC TGG TAG AGC AGA GGA CTG AAA ATC CTC G-- [1011]