Luận văn tốt nghiệp duy tân

27
Chương I Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay trung và dài hạn Ngân hàng 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại. 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và chức năng của Ngân hàng Thương mại. 1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại Ngân hàng thương mại ( NHTM ) là một trong các ngành công nghiệp ra đời sớm nhất. Ở Mỹ Ngân hàng thương mại đầu tiên được thành lập vào năm 1782, trước Hiến pháp liên bang được thông qua và nhiều Ngân hàng thương mại được thành lập từ những năm 1800 đến nay vẫn đang hoạt động. Ở mỗi một nước, luật Ngân hàng thương mại có quy định khác nhau, người ta thường dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của Ngân hàng trên thị trường tài chính để đưa ra cách hiểu về Ngân hàng thương mại. Ở Pháp, theo luật ngân hàng năm 1941 thì được coi là Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các nghiệp vụ chứng khoán, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Hay như ở Ấn Độ, luật ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đàu tư “. Và theo luật Ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa : “ Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền kí thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối

Transcript of Luận văn tốt nghiệp duy tân

Chương I Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay trung và dài hạn

Ngân hàng

1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và chức năng của Ngân hàng Thương

mại.

1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại

Ngân hàng thương mại ( NHTM ) là một trong các ngành

công nghiệp ra đời sớm nhất. Ở Mỹ Ngân hàng thương mại đầu

tiên được thành lập vào năm 1782, trước Hiến pháp liên bang

được thông qua và nhiều Ngân hàng thương mại được thành lập

từ những năm 1800 đến nay vẫn đang hoạt động. Ở mỗi một

nước, luật Ngân hàng thương mại có quy định khác nhau, người

ta thường dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của Ngân

hàng trên thị trường tài chính để đưa ra cách hiểu về Ngân

hàng thương mại.

Ở Pháp, theo luật ngân hàng năm 1941 thì được coi là

Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường

xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình

thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các nghiệp

vụ chứng khoán, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Hay như ở Ấn

Độ, luật ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đã nêu:

“Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay,

tài trợ, đàu tư “. Và theo luật Ngân hàng của Đan Mạch năm

1930 định nghĩa : “ Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp

vụ nhận tiền kí thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương

mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối

phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo

hiểm…”. Để hiểu về Ngân hàng thương mại thì có rất nhiều

định nghĩa khác nhau, nhưng ta thấy rằng các ngân hàng

thương mại không phải là các trung gian tài chính duy nhất

và để hiểu được các Ngân hàng thương mại là như thế nào và

để phân biệt các Ngân hàng thương mại với các trung gian tài

chính khác như : các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…gọi

chung là các tổ chức phi ngân hàng thì cần phải dựa trên

tính chất cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là : Ngân hàng

thương mại là nơi nhận tiền gửi kí thác, tiền ký gửi không

kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,

chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân

hàng. Ngân hàng Công thương là một NHTM quốc doanh tức là

ngoiaf những đặc điểm như NHTM thì ngân hàng công thương có

một đặc điểm khác được nhà nước tài trợ nguồn vốn chủ sở

hữu.

Ở Việt Nam, theo điều 4 luật các tổ chức tín dụng

(TCTD) được Quốc Hội thông qua tháng 06 năm 2010 có nêu :

“Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện

tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh

khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân

hàng , hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai

cấp : Ngân hàng thương mại và Ngân hàng trung ương, Ngân

hàng thương mại ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử

dụng vào nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác

của Ngân hàng, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc

phát triển kinh tế.

1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại.

- Một là : chức năng trung gian tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh

tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập,

chi tiêu và tích lũy bằng tiền của các tầng lớp trong

xã hội. Quá trình đó làm hình thành nên những người có

tiền tích lũy, có khả năng cung cấp tín dụng và những

người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư

phát triển. Nhưng àm thế nào để họ tìm gặp được nhau và

làm sao có thể thỏa mãn nhu cầu vốn đa dạng và to lớn

trong khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằm phân tán

trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một

mục đích riêng.

Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển

giao vốn năng động của thị trường tài chính mà trong đó

hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo, NHTM hoạt động như

một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu

về vốn tiền tệ trong xã hội. Là trung gian tín dụng,

Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên

là người có tiền cho vay và một bên là những người có

nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn. Thông qua cơ chế thị

trường, bằng những biện pháp, chính sách và áp dụng

những phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại Ngân

hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ

nhàn rỗi trong xã hội để phân bổ vốn cho nhu cầu sản

xuất kinh doanh. Như vậy, có nghĩa là Ngân hàng đã biến

những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi thành những đồng tiền

hoạt động, biến những đồng tiền nằm phân tán thành

nguồn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất

kinh doanh, qua đó phát triển hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng.

- Hai là : Chức năng làm trung gian thanh toán

Trong đời sống hàng ngày diễn ra hàng tỷ lượt

giao dịch, thanh toán bằng tiền mặt. Nếu như mọi khoản

thanh toán đầu thanh toán bằng tiền mặt trao tay thì sẽ

kéo theo hàng loạt các công việc phức tạp và tốn kém và

nhiều khi còn gặp rủi ro không lường trước được. Khi

NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình làm trung

gian tín dụng Ngân hàng đã thu hút được hầu hết các nhà

kinh doanh có quan hệ buôn bán với nhau mở tài khoản

tại Ngân hàng tạo cơ sở cho các ngân hàng đứng ra làm

trung gian thanh toán theo lệnh chủ tài khoản bằng cách

trích số dư tiền gửi trên tài khoản của người mua

chuyển sang tài khoản của người bán, tiến hành các

nghiệp vụ này Ngân hàng trở thành thủ quỹ đồng thời là

bộ máy kế toán đáng tin cậy của các nhà kinh doanh

trong việc làm trung gian nhận và trả tiền theo yêu cầu

của họ, kế toán và kết toán tài khoản cho họ. Do đó,

quá trình thực hiện chức năng này hệ thống NHTM đã góp

phần quan trọng làm giảm bớt khối lượng lưu thông tiền

mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông thuần túy, giúp cho

việc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ được thuận lợi,

nhanh chóng, an toàn. Đối với Ngân hàng thực hiện chức

năng này tạo cho Ngân hàng có thể duy trì và nâng cao

khả năng thanh toán, quản lý được tình hình thu chi của

các đơn vị qua đó có các quyết định kịp thời nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn và an toàn tài sản cho khách

hàng và Ngân hàng.

- Ba là : Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh

rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi

nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát

triển của mình, các Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ

kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung

thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng

tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác

nhau của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh

toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân

hàng sử dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức

năng trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy

động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách

hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong

khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách

hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch,

được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…Với

chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương

tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu

thanh toán, chi trả của xã hội.

1.1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại.

- Một là : NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh kiếm lời

cho nên hoạt động của nó nhằm mục tiêu chủ yếu là theo

đuổi lợi nhuận. Những hoạt động kinh doanh của NHTM là

một loại hình kinh doanh đặc thù với chất liệu kinh

doanh chủ yếu là quyền sử dụng các khoản tiền, sản phẩm

của NHTM có đặc tính phi vật chất và hoạt động của nó

gắn liền với quá trình vận động và lưu thông tiền tệ.

- Hai là : Hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh có độ

rủi ro cao hơn so với các hình thức kinh doanh khác và

thường có ảnh hưởng sâu sắc liên quan đến ngành khác và

cả nền kinh tế. Do đó, để tránh những rủi ro đáng tiếc

xảy ra, nhằm kiểm soát và làm giảm nhẹ những tổn hại do

Ngân hàng vỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc gia đặt ra

những đạo luật riêng nhằm bảo đảm cho hoạt động của

Ngân hàng được vận hành an toàn và có hiệu quả.

- Ba là : NHTM là một trung gian tài chính điển hình.

Điều này được thể hiện trên hai phương diện:

+ NHTM là trung gian giữa những người có vốn và

người cần vốn.

+ NHTM là trung gian giữa ngân hàng trung ương với

công chúng và nền kinh tế.

Trước hết, NHTM là trung gian giữa những người có vốn

nhàn rỗi và người cần vốn để tạo điều kiện cho cung cầu

về nguồn vốn được gặp nhau. Thật vậy, trong nền kinh tế

luôn luôn tồn tại những người có khoản tiền tạm thời

nhàn rỗi chưa dung đến hay để dành cho những nhu cầu

chi tiền sau này. Nhưng đồng thời cũng có những nhu cầu

về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay cho nhu

cầu nào đó ở hiện tại.

Cho nên, để giải quyết được mâu thuẫn này cần phải có

người thứ ba đứng ra làm trung gian để thỏa mãn được

nhu cầu của cả hai phía. Và với việc thông qua cầu nối

NHTM, những nguồn vốn có thời hạn, số lượng khác nhau

đã chuyển thành những nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của

người cần vốn mà không cần đến việc người có tiền nhàn

rỗi và người có nhu cầu về vốn phải trực tiếp gặp nhau.

Vì vậy, NHTM đóng vai trò trung gian giữa người có

nguồn vốn nhàn rỗi và người có nhu cầu cao về vốn.

Bên cạnh đó, NHTM không chỉ là trung gian giữa người có

vốn nhàn rỗi với người cần vốn mà còn là trung gian

giữa NHTW với công chúng và nền kinh tế.

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Thương mại

- Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho

nền kinh tế

Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị

kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản

xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Nhưng điều khó khăn hơn

lợi ích là cần có người đứng ra tập trung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi

mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Bằng vốn huy động

được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương

mại đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu

vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có hoạt động

của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín

dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất,

cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao

hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội.

- Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị

trường.

Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển

của tín dụng Ngân hàng đã làm biến đổi hoạt động ruỗng lát trong

các nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sống bằng các dây chuyền sản

xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ

các nước tiên tiến. Điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của

các doanh nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi. Bên cạnh đó, tín dụng ngân

hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăng cường

nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp. Một vấn đề luôn là mối

lo thường trực của các doanh nghiệp. Một khía cạnh khác đòi hỏi

sự có mặt của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đó là một

ngân quỹ để dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự

phát triển của khoa học - kỹ thuật - công nghệ cao. Đặc biệt

trong điều kiện nước ta vẫn còn thiếu nhiều những chuyên gia đầu

ngành, những cán bộ có năng lực và những công nhân lành nghề.

- Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết

vĩ mô nền kinh tế.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân

hàng được chia làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng

chuyên doanh (NHTM). NHCT được Nhà nước cấp vốn cho hoạt động và

sử dụng như công cụ để quản lý hoạt động tiền tệ, điều tiết chính

sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng

dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán

giữa các Ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở

rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc

cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, Ngân hàng

thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân

chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả.

- Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với

nền tài chính quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc tế, sự

hội nhập kinh tế quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh

tế to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Một

trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự hội nhập nền

kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính

quốc gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính

quốc tế thông qua hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các

lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh

toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác. Đặc biệt là các

hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín

dụng với các ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng thương mại trực

tiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh

toán xuất nhập khẩu và thông qua đó Ngân hàng thương mại đã thực

hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận

động của nền tài chính quốc tế.

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau :

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức

tín dụng khác dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ

hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ

có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong

nước và ngoài nước.

- Huy động vốn bằng việc đi vay của các tổ chức tín dụng

khác tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Huy động vốn bằng việc đi vay của NHNN.

- Huy động vốn bằng các hình thức khác theo quy định của

NHNN.

1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

NHTM được cho vay dưới các hình thức sau :

- Hoạt động cho vay.

- Hoạt động bảo lãnh.

- Hoạt động chiết khấu.

- Hoạt động cho thuê tài chính.

- Hoạt động bao thanh toán.

- Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

1.1.3.3 Các hoạt động khác

Ngoài nghiệp vụ cơ bản trên, NHTM còn tiến hành các hoạt

động dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và tăng

lợi nhuận cho ngân hàng :

- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền

- Dịch vụ môi giới đại lý, ủy thác mua bán chứng khoán

- Dịch vụ bảo quản và quản lý tài sản, chứng từ có giá

- Dịch vụ trung gian mua bán trên thị trường ngoại hối

Thông qua các hoạt động này, Ngân hàng nhận được

khoản thu nhập dưới hình thức hoa hồng.

1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay trung và dài hạn

1.2.1 Khái niệm về hoạt động cho vay trung và dài hạn

- Cho vay trung hạn : là khoản vay có thời hạn từ 1-5

năm. Loại hình này thường được dùng để cung cấp, mua

sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở

rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn

nhanh.

- Cho vay dài hạn : là khoản vay có thời gian trên 5 năm.

Loại hình này được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản

như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình

thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất.

Nói chung, cho vay trung và dài hạn được đầu tư để

hình thành vốn cố định của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị,

xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp để từ đó cải

tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng

sản xuất chiếm lĩnh thị trường.

1.2.2 Đặc điểm về hoạt động cho vay trung và dài hạn

Cho vay trung dài hạn có những đặc điểm quan trọng sau:

- Cho vay trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ

cho họ trong việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định. Do đó, đối

tuợng cho vay chủ yếu của ngân hàng thương mại trong hình thức

tín dụng này là vốn thiếu hụt tạm thời của các doanh nghiệp.

- Do gắn liền với tài sản cố định và vốn vố định của khách

hàng, cho vay trung - dài hạn của ngân hàng thương mại thường

gắn liền với các dự án đầu tư. Tuy nhiên, với cho vay trung

hạn thường đầu tư theo chiều sâu, trong khi đó cho vay dài hạn

tập trung cho các dự án đầu tư mở rộng.

- Cho vay trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời

gian hoàn vốn chậm. Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu

được lấy từ quỹ khấu hao và một phần từ lợi nhuận của chính dự

án mang lại. Vì thế, khách chỉ có thể hoàn trả khoản vay có

quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau – thời hạn cho vay kéo

dài trong nhiều năm.

- Cho vay trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô

tín dụng thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc

gia luôn biến động. Sự biến động này có thể tích cực hoặc tiêu

cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó mà môt khoản vay

dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn

hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động

này lớn hơn . Mặt khác, lãi suất của cho vay trung - dài hạn

thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Vì độ rủi ro cao

hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn.

1.2.3 Phân loại

Có nhiều cách để phân loại các khoản cho vay trung và dài hạntaị các ngân hàng, chúng ta có thể xem xét các khoản cho vaytrung và dài hạn của các Ngân hàng Thương Mại qua các khoảnsau:

* Cho vay theo dự án đầu tư:

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư như:quan niệm về Ngân hàng Thế Giới, ISO 8402 ... Nhìn chung cácquan niệm vay đều có những điểm khác nhau khi tếp cận dự ánđầu tư. Nhưng khi xem xét một dự án đầu tư họ đều chú ý đặctrưng sau :

- Dự án đầu tư có mục tiêu rõ ràng cần đạt tới khi thực hiện.

- Dự án đầu tư không phải là một nghiên cứu hay dự báo mà làmột quá trình tác động để đạt đến mục tiêu mong đợi.

- Dự án đầu tư là một hoạch định cho tương lai nên bao giờcũng có bất ổn định và rủi ro nhất định.

- Các hoạt động của dự án đầu tư theo một kế hoạch (trong mộtkhoảng thời gian ) và có giới hạn nhất định về nguồn lực.

Xét về mặt hình thức thì dự án đầu tư là tập hồ sơ, tài liệutrình bầy một cách chi tiết và co hệ thống một chương trìnhhoạt động và các chi phí tương ứng để đạt mục tiêu nhất địnhtrong tương lai. Các khoản cho vay dự án có thể được thế chấptrên cơ sở bảo lãnh theo đó người cho vay có thể khôi phục vốntừ những tổ chức thực hiện bảo lãnh nếu như dự án không trả nợđúng kế hoạch đã định. Tuy nhiên, khoản vay cũng có thể cungcấp không dựa trên cơ sơ bảo lãnh, không có người đứng ra bảolãnh, dự án tồn tại hay sụp đổ dưa trên chính giá trị của nó.Trong trường hợp này người cho vay đối mặt với rủi ro rất lớnvà họ yêu cầu một mức lãi suất cao hơn những khoản cho vay cóđảm bảo. Các khoản vay như vậy ngân hàng thường đòi hỏi các tổchức tài trợ dự án phải thế chấp tài sản cho đén khi dự ánhoàn tất .

* Cho vay luân chuyển:

Một khoản tín dụng luân chuyển cho phép khách hàng kinh doanhcó thể vay tới một mức tối đa xác định trước, hoàn trả toàn bộhoặc một phần khoản vay, và tiếp tục vay khi có nhu cầu chođến khi hợp đồng tín dụng hết hạn. Là một trong những khoảncho vay kinh doanh linh hoạt nhất, yêu cầu tín dụng luânchuyển thường được ngân hàng chấp nhận mà không đòi hỏi bảođảm bằng bất cứ tài sản nào. Các khoản cho vay như vậy có thểlà ngắn hạn hoặc có thể kéo dài 3 , 4 thậm chí 5 năm. Loạihình tín dụng này được áp dụng nhiều nhất khi khách hàng khôngchắc chắn về thời gian của các luồng tiền mặt hoặc về quy môchính xác của nhu cầu vay vốn trong tương lai. Tín dụng luânchuyển giúp hãng có thể giảm mức độ biến động trong chu kìkinh doanh, cho phép hãng vay thêm tiền mặt trong lúc khó khănkhi mà doanh số bán hàng giảm và cho phép hoàn trả khi nguồnthu bằng tiền của hãng tăng lên. ở những nơi mà pháp luật quyđịnh về việc ngân hàng phải chấp nhận mọi yêu cầu vay vốntrong thời hạn của hạn mức tín dụng thì ngân hàng thường sẽtính phí cam kết vay vốn trên phần tín dụng không sử dụng hoặctrên toàn bộ giá trị hợp đồng cho vay luân chuyển.

Cam kết vay vốn thường có 2 loại:

- Loại phổ biến nhất là cam kết vay vốn chính thức, là cam kếtcó tính chất hợp đồng trong đó ngân hàng đảm bảo sẽ cho kháchhàng vay tới lượng vốn tối đa xác định trước với lãi suất đãấn định hoặc với lãi xuất thay đổi trên cơ sở những lãi xuấtcơ bản như LIBOR. Đối với loại cam kết này, ngân hàng có thểkhông thực hiện nghĩa vụ cho vay nếu như tình hình tài chínhcủa người vay có những thay đổi bất lợi nghiêm trọng hoặc khingượi vay không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồngvới ngân hàng.

- Loại thứ hai ít chặt chẽ hơn là hạn mức tín dụng bảo đảm,theo đó ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay trong trường hợpkhẩn cấp. Mặc dù lãi suất không được ấn định trước và kháchhàng ít khi có ý định vay tiền theo hình thức này nhưng họ vẫnkí hợp đồng với mục đích dùng nó như một vật bảo đảm để có thểvay vốn từ những nguồn khác. Ngân hàng chỉ dùng những cam kếtnới lỏng cho các hãng có chất lượng tín dụng cao nhất vàthường định giá thấp hơn nhiều so với lại cam kết cho vaychính thức. Cam kết tín dụng loại này cho phép khách hàngnhanh chóng nhận được tiền vay và đây là một ưu điểm quantrọng nếu như khách hàng muốn vay vốn từ một tổ chức khác.

Trong những năm gần đây một loại hình tín dụng luân chuyển mớiđã xuất hiện thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng. Hiện nay,hơn 1/3 các doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng như một nguồnvốn hoạt động hiệu quả và nhờ đó tránh việc phải thường xuyênlập các đơn xin vay cho ngân hàng. Tuy nhiên một vấn đề hạnchế đối với việc sử dụng loại vốn này là chi phí vay vốnthường rất cao.

* Cho thuê tài chính:

Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạnthông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê vớibên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phươngtiên vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuêvà nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụngtài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuêđược hai bên thoả thuận.

Cho thuê tài chính về bản chất là một hoạt động tín dụng trongđó mục đích của người cho thuê cũng giống như mục đích củangười cho vay là thu lãi tiền vốn đầu tư, còn mục đích củangười đi vay cũng như ngưòi đi thuê là sử dụng vốn. Nhưng chothuê tài chính vẫn có đăc trưng riêng biệt cụ thể:

- Hình thức cấp tín dụng của cho thuê tài chính là bằng tàisản, người đi thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản, định kỳ thanhtoán tiền thuê theo thoả thuận.

- Thời gian cho thuê thường chiếm phân lớn thời gian hoạt độngcủa tài sản, trong thời gian nàyngười đi thuê không được huỷhợp đồng ngang. Hết thời hạn của hợp đồng thuê có thể đượcchuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hay tiếp tục thuê theo thoảthuận hai bên

- Bên cho thuê dễ dàng kiểm tra việc sử dụng tài sản đánh giáhiệu quả sử dụng tài sản thuê, phát hiện sớm những rủi ro tiềmẩn để có những biện pháp sử lý kịp thời.

Tất cả tài sản cho thuê phải được bảo hiểm trong suốt thờigian cho thuê, việc mua bảo hiểm phải được thưc hiện trên cơsở hợp đồng bảo hiểm tại một công ti bảo hiểm được phép hoạtđộng tại Việt Nam do bên cho thuê chỉ định. Qui trình quản lývà theo dõi hồ sơ bảo hiểm tài sản cho thuê do giám đốc bêncho thuê quyết định.

* Cho vay tiêu dùng.

Nhằm giúp người tiêu dùng có nguồn vốn tài chính để trang trảinhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình ... Ngân hàng Thương Mạithực hiện cho vay tiêu dùng, căn cứ vào cách thức hoàn trả,cho vay tiêu dùng có thể chia làm 3 loại sau:

- Cho vay tiêu dùng trả một lần: Theo cách cho vay này, kháchhàng thanh toán cho ngân hàng một lần cho đến khi đến hạn.Loại cho vay này thường áp dụng đối với khoản vay vó giá trịnhỏ, thời gian cho vay không dài.

- Cho vay tiêu dùng trả góp: Loại cho vay thường áp dụng đốivới các khoản vay có giá trị lớn hay thu nhập đinh kỳ củangười vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Cho vay tiêu dùng tuần hoàn làkhoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụngthẻ tín dụng. Trong thời gian thoả thuận, căn cứ vào nhu cầuchi tiêu và thu nhập từng thời kỳ, khách hàng thực hiện vay vàtrả nợ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng. Hình thứccho vay này có rủi ro tương đối thấp nhưng có lãi suất cao,tuy nhiên ngân hàng chịu những chi phí cao về dịch vụ và quảnlý.

* Cho vay hợp vốn.

Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay trong đó có từ 2 haynhiều tổ chức tín dụng tham gia vào một dự án đầu tư hayphương án sản xuất kinh doanh của một khách hàng vay vốn. Bêncho vay hợp vốn là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cam kết vớinhau để thực hiện đồng tài trợ cho một dự án. Bên nhận tài trợlà pháp nhân hay tổ tổ chức có nhu cầu và được bên đồng tàitrợ cấp tín dụng để thực hiện dự án.

Điều kiện áp dụng cho vay hợp vốn:

- Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tàitrợ vượt quá giới hạn cho vay của một ngân hàng theo quy địnhhiện hành.

- Khả năng tài chính và nguồn vốn của một ngân hàng không đápứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án đầu tư.

- Nhu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng.

- Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều ngân hàng.

Nguyên tắc tổ chức việc cho vay hợp vốn:

- Các thành viên tự nguyện tham gia và phối hợp với nhau đểthực hiện.

- Các thành viên thống nhất lựa chọn một ngân hàng làm đầumối.

- Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch giữa các bêntham gia cho vay hợp vốn với bên nhận tài trợ phải được cácbên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho vay hợp vốn.

Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình hợp vốn, cácbên tham gia cho vay hợp vốn cùng thoả thuận và thống nhất vớibên nhận tài trợ để xử lý theo hợp đồng. Mọi tranh chấp do viphạm hợp đồng cho vay hợp vốn và hợp đồng tín dụng được cácbên giải quyết trên cơ sở đàm phán thoả thuận. Trường hợpkhông giải quyết được các bên có quyền khởi kiện theo qui địnhcủa pháp luật.

1.2.4 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay

trung và dài hạn tại Ngân hàng

- Tổng doanh số cho vay : Khi doanh số cho vay lớn cho

thấy ngân hàng uy tín và cung cấp dịch vụ đa dạng,

phong phú cho khách hàng. Chất lượng cho vay tốt là cơ

sở để tăng doanh số cho vay, vì vậy chỉ tiêu doanh số

cho biết một phần về chất lượng cho vay trung và dài

hạn.

Dư nợ trung và dài hạn

Chỉ tiêu dư nợ =

---------------------------------- x 100%

Tổng dư nợ

Phản ánh dư nợ trung và dài hạn chiếm bao nhiêu % so với

tổng dư nợ ngân hàng trong thời kỳ. Tỉ lệ này càng cao thể

hiện sự chú ý phát triển tín dụng trung và dài hạn của ngân

hàng, khả năng cho vay phát triển dự án đầu tư của ngân hàng

đối với nền kinh tế.

Thu nợ tín

dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu quay vòng vốn=

-------------------------------------------

Tổng dư

nợ trung và dài hạn

Phản ánh sự quay vòng vốn nhanh hay chậm của loại tín dụng

này. Thông thường vòng quay càng lớn thể hiện việc thu hồi

nợ càng tốt và ngược lại. Do đó cần xem xét trong mối quan

hệ với các chỉ tiêu khác :

Nợ quá hạn của

tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn =

--------------------------------------------------------

Tổng

dư nợ trung và dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết tỉ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn

trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Tỉ lệ này càng

thấp chứng tỏ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tuy nhiên để

xác định tính chính xác cần xem xét các nguyên nhân của nó.

Nợ quá

hạn khó đòi của tín dụng trung và dài hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn khó

đòi=------------------------------------------------------------

x100%

Tổng dư nợ trung và dài hạn

Phản ánh tỉ lệ % nợ quá hạn khó đòi của toàn bộ hoạt

động về tín dụng trung và dài hạn. Tỉ lệ này càng thấp

càng tốt.

Lợi nhuận do tín dung

trung và dài hạn mang lại

Chỉ tiêu lợi nhuận =

----------------------------------------------------------------

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

trung và dài hạn

Phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn. Tỉ lệ

này càng lớn chứng tỏ hiệu quả cao.

Ngoài ra, ở góc độ kinh tế xã hội, chúng ta có thể xem xét một số

chỉ tiêu phản ánh các giá trị gia tăng được tạo ra từ khoản cho

vay của ngân hàng, đó là :

-Tổng số việc làm tạo ra từ các dự án có sử dụng cho vay trung và

dài hạn.

- Tổng giá trị gia tăng được tạo ra từ doanh số cho vay của ngân

hàng. Phần giá trị gia tăng của một dự án có thể do nhiều nguồn

vốn khác nhau của dự án tạo ra. Do đó, rất khó để xác định phần

giá trị gia tăng do khoản cho vay tạo ra. Tuy nhiên, có thể ước

lượng một cách tương đối theo % vốn góp vào dự án từ khoản cho

vay của ngân hàng.

- Nhiều tác động khác khó có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định

lượng mà chỉ có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định tính như tác

dụng cho vay trung và dài hạn với việc: đổi mới cơ cấu kinh tế xã

hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tăng năng suất lao động xã

hội.

Chương II Thực trạng về hoạt động cho vay trung và dài hạn

tại Ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Đà Nẵng

2.1 Giới thiệu hoạt động Ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Đà

Nẵng.

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Việt Á, chi

nhánh Đà Nẵng.

- Năm 1991, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC đã thành lập

hai tổ chức tín dụng tại hai thành phố lớn :

+ Ngân hàng tài chính cổ phần nông thôn Đà Nẵng tại

TP. Đà Nẵng

+ Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn tại thành phố

Hồ Chí Minh

-Năm 2003, quy mô của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn

Đà Nẵng và công ty tài chính cổ phần Sài Gòn không còn đáp

ứng nhu cầu phát triển của mỗi đơn vị. Mặt khác, để tăng

cường sức mạnh và năng lực cạnh tranh cho mỗi đơn vị khi nền

kinh tế Việt Nam hội nhập với thị trường toàn cầu, được sự

cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương

mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng và công ty tài chính cổ phần

Sài Gòn hợp nhất để thành lập một pháp nhân mới là Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Việt Á.

-Ngân hàng TMCP Việt Á có trụ sở chính : 119-121 Nguyễn Công

Trứ, P.Nguyễn Thái Bình,Q.1, TP Hồ Chí Minh

+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh : số

4103001665 do sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày

19/06/2006. Đăng ký sửa đổi lần thứ 14 ngày 31/12/2008.

+ Mã số thuế : 0302963695

+ Tổng số vốn điều lệ tính đến 12/2012 :

3.000.000.000 đồng

+ Tổng số vốn hoạt động : 4.183.000.000 đồng

+ Tổng số cán bộ, nhân viên ( tính đến 12/2010) :

1210 ( không bao gồm thành viên Hội đồng quản trị và Ban

kiểm soát )

Thông tin về VAB- CN Đà Nẵng :

Ngày 09 tháng 05 năm 2003, ngân hàng nhà nước đã cấp giấy

phép hoạt động số 12/ NH_GP cho Ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Á, có trụ sở 119-121 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí

Minh và Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng ( Chi

nhánh cấp 1 ) của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á đóng

tại 33 Hùng Vương, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.

+ Tên goi : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á,

Chi nhánh Đà Nẵng

+ Địa chỉ : 33 Hùng Vương

+ Điện thoại : (0511) 3840472

+ Email : [email protected]

+ Fax : (0511) 3823369

Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh Đà Nẵng là chi nhánh dẫn

đầu trong toàn bộ hệ thống về quy mô hoạt động, phát triển

mạng lưới và hiệu quả kinh doanh.

Xác định Đà Nẵng là thị trường có nhiều tiềm năng về kinh tế

xã hội để thu hút đàu tư phát triển thành vùng kinh tế trọng

điểm của miền Trung với đối tượng khách hàng ngày càng đa

dạng. Sau gần 8 năm hoạt động, CN Đà Nẵng đã đạt được thành

quả lớn về quy mô phát triển mạng lưới và kết quả hoạt động

kinh doanh. Xác định đối tượng khách hàng của ngân hàng là

doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương và dân cư trên địa bàn

TP Đà Nẵng và vùng phụ cận trong hai năm. Trong hai năm qua

CN Đà Nẵng đã tập trung phát triển và mở rộng them năm CN và

PGD trên địa bàn để tiếp cận khách hàng có nhu cầu giao

dịch.

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng không ngừng, ngân

hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Đà Nẵng đã đạt được những thành

tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng và huy động vốn, sử dụng vốn

và hiệu quả kinh doanh của CN Đà Nẵng cao hơn mức bình quân

của các Ngân hàng TMCP hoạt động trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng. Với hoạt động của mình ngân hàng TMCP Việt Á CN Đà

Nẵng đã góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của TP Đà

Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

2.1.2 Cơ cấu, tổ chức và bộ máy quản lý

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.2 Nhiệm vụ phòng ban

- Giám đốc : Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc điều hành chung

toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trực tiếp chỉ đạo các

phòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộ

phòng giao dịch.

- Phó giám đốc giao dịch : Thay mặt giám đốc điều hành về mặt

giao dịch, chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật

về những công việc mà mình giải quyết.

- Phó giám đốc tín dụng : Thay mặt giám đốc điều hành các hoạt

động về tiền tệ, tín dụng của ngân hàng và chịu trách nhiệm cá

nhân trước giám đốc và pháp luật về những công việc mà mình giải

quyết.

- Phòng giao dịch và ngân quỹ : Hướng dẫn thủ tục mở tài khoản

thực hiện quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh và thanh

toán lien hàng. Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, nghiệp

vụ chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, nghiệp vụ chi hộ

trong ngân hàng Việt Á hoặc theo ủy nhiệm của khách hàng. Ngoài

ra bộ phận ngân quỹ còn có nhiệm vụ thu tiền mặt vào ngân quỹ của

chi nhánh và chi ra theo yêu cầu của khách hàng xin vay vốn được

duyệt

- Phòng quan hệ khách hàng : Gồm hai bộ phận

+ Bộ phận khai thác

Xác nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính pháp lý và định giá

tài sản, bảo đảm cho khoản tiền vay hoặc cho khoản yêu cầu VAB

bảo lãnh, lập tờ trình tín dụng, lập hồ sơ tín dụng ( sau khi tờ

trình đã được duyệt), xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng.

Nghiệp vụ tín dụng : hỗ trợ nhu cầu tài chính của

khách hàng trong quá trình khách hàng thực hiện các dự án, phương

án khả thi và có hiệu quả trong các lĩnh vực đầu tư, sản xuất

kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng thực hiện đúng

hợp đồng tín dụng.

Kiểm tra sau khi cho vay về tình hình sử dụng vốn, tài

sản thế chấp cầm cố, tình hình sản xuất kinh doanh của khách

hàng.