Chat luong tin dung tại Agribank Duy Khoa Luan

130
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI4 1.1. TÍN DỤNG NHTM...............................4 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng.......4 1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng......5 1.1.3. Phân loại tín dụng....................6 1.1.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường...................................8 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NHTM. .11 1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng........................................11 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng..........................12 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng...................................13 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ................................................ 20 1.3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng........20 1.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng.......22

Transcript of Chat luong tin dung tại Agribank Duy Khoa Luan

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNGVÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI4

1.1. TÍN DỤNG NHTM...............................4

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng.......4

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng......5

1.1.3. Phân loại tín dụng....................6

1.1.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tếthị trường...................................8

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NHTM. .11

1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngânhàng........................................11

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượngtín dụng ngân hàng..........................12

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụngngân hàng...................................13

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG................................................20

1.3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng........20

1.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng.......22

1.3.3. Các nhân tố khác.....................23

1.4. THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG VÀ GỢI Ý CHO CÁC NHTM VIỆT NAM.. .24

1.4.1. Thực tiễn tại các NHTM ở một số nướctrên thế giới...............................24

1.4.2. Bài học kinh nghiệm và một số gợi ý chocác NHTM Việt Nam...........................25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI.....................27

2.1 KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI......27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củachi nhánh...................................27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Hà Nội...28

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh củaAgribank Hà Nội.............................30

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh củaAgribank Hà Nội.............................35

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANKHÀ NỘI..........................................36

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng.............36

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính..............53

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÀNỘI.............................................55

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 55

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.........58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI.................64

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NĂM2013 CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI..............64

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI.......................65

3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tácthẩm định...................................65

3.2.2. Giải pháp thực hiện chính xác việc raquyết định cho vay..........................68

3.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý khoản vay............................................68

3.2.4. Tăng cường quản lý thu nợ và xử lý mónvay có vấn đề...............................69

3.2.5. Giải pháp thiết lập mối quan hệ tốt vàlâu bền với khách hàng......................71

3.2.6. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ côngnhân viên, coi trọng công tác đào tạo và bồidưỡng nguồn nhân lực........................72

3.2.7. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộngân hàng...................................74

3.2.8. Các biện pháp hỗ trợ khác............74

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG TẠI CHI NHÁNH..............................78

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ..........78

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 78

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam. .79

3.3.4. Kiến nghị đối với Agribank Hà Nội....81

KẾT LUẬN......................................83

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta hiện nay đang trong tiến trình thực hiệncông cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mụctiêu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá là xây dựng đấtnước ta thành một nươc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹthuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phùhợp sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chấtvà tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàunước mạnh. Để thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tế trong đó cóngành Ngân hàng.

Ngày nay ngành Ngân hàng được coi là ngành kinh tếhuyết mạch, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế đất nước, để thực hiện tốt nhiệm vụtrọng tâm mà Đảng và Nhà nước giao cho, một trong những vấnđề cấp bách đặt ra đối với ngành ngân hàng là phải xây dựngđược hệ thống đủ mạnh trên tất cả các lĩnh vực: năng lựchoạch định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quảnlý, kinh doanh, trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại thíchứng với cơ chế thị trường. Nền kinh tế hàng hoá vận hànhtheo cơ chế thị trường đòi hỏi sự luân chuyển vốn nhanh. Vìvậy, đi đôi với việc đổi mới cơ chế tổ chức, về nghiệp vụngành ngân hàng đã tập trung cải tiến nâng cao chất lượngtín dụng trong toàn ngành.

Xuất phát điểm từ một nền kinh tế thuộc các nước kém

1

phát triển, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnhmẽ, vì vậy nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn. Cùngvới sự phát triển của thị trường vốn, hoạt động tín dụngngân hàng trong giai đoạn này vẫn là hoạt động chủ yếu củacác NHTM Việt Nam và cho vay vẫn giữ chức năng kinh tế hàngđầu của các NHTM. Hoạt động cho vay của ngân hàng có quanhệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế của khu vựcmà ngân hàng đó hoạt động, cho vay thúc đẩy tăng trưởnghoạt động của các doanh nghiệp tạo sức sống cho nền kinhtế. Thực tế cho thấy dư nợ cho vay của các NHTM hiện vẫnchiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của ngân hàng(dao động từ 65% đến 80%) do đó chất lượng tín dụng có tínhchất quyết định rất lớn tới kết quả, hiệu quả kinh doanh vàquyết định đến giá trị của ngân hàng. Mặc dù vậy, chấtlượng tín dụng của các NHTM nói chung và của chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nói riêngcòn nhiều hạn chế.

Để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo đứng vững trên thịtrường thì việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTMnói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônHà Nội nói riêng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thựctiễn đó nên em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụngtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội” cho khóaluận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu hệ thống lý luận về chất lượng tín dụngcủa NHTM.

2

- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của AgribankHà Nội.

- Đề xuất các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượngtín dụng của Agribank Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tín dụngtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giáchất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Sử dụng số liệu thứ cấp:

+ Sử dụng tư liệu các giáo trình, sách về hoạtđộng của NHTM; chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế quyđịnh về chất lượng tín dụng và xếp hạng tín dụng.

+ Số liệu thực tế trên các báo cáo thường niên,báo cáo tài chính, báo cáo phân loại nợ xấu của các NHTM cóliên quan.

- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc quan sát,trao đổi, thảo luận trực tiếp với các cán bộ ngân hàng.

* Phương pháp xử lý: Phân tích, so sánh và tổng hợp.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với Hoạt

3

động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung vàNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nóiriêng.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo, khóa luận được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề chung về tín dụng và chất lượng tín dụngcủa NHTM.

- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

4

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. TÍN DỤNG NHTM

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Để hiểu được nội dung khái niệm về tín dụng, trước hếtta tìm hiểu ý nghĩa của bản thân từ “tín dụng”. Xuất pháttừ chữ la tinh – credo, tín dụng có nghĩa là sự tin tưởng,tín nhiệm. Trong giới tài chính, một người được xem là cóuy tín khi người khác tin tưởng và sẵn sàng ký thác tiềnbạc hoặc tài sản cho anh ta. Tuy nhiên, trong thực tế cuộcsống, thuật ngữ tín dụng lại được hiểu theo rất nhiều nghĩakhác nhau, nó phản ánh các hành vi kinh tế như: bán chịuhàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hànhgiấy bạc. Do đó, cũng rất khó cho chúng ta để có thể đưa rađược một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Vì vậy, tùy theotừng góc độ nghiên cứu mà ta hiểu nội dung của thuật ngữnày cho phù hợp.

Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo cácnghĩa sau:

- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể

5

thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tíndụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người chovay sang người đi vay.

- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là mộtgiao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủthể. Phổ biến là giao dịch giữa ngân hàng và các tổ chứctài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiệndưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền ngay chobên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phảithanh toán vốn gốc và lãi.

- Trong một số ngữ cảnh cụ thể, thuật ngữ tín dụngđồng nghĩa với thuật ngữ “cho vay”. Nếu xem xét tín dụngnhư là một chức năng cơ bản của ngân hàng, thì tín dụngđược hiểu như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoăc hànghóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chínhkhác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đivay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc vàlãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Với chức năng kinh doanh tiền tệ, các NHTM tham giavào quan hệ tín dụng với hai tư cách: Là người đi vay khinó thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn của xã hội và làngười cho vay khi nó dùng nguồn vốn huy động được tài trợcho các chủ thể trong nền kinh tế. Vì tính phcs tạp củahoạt động tín dụng mà khi nói đến tín dụng, người ta chỉ

6

chú ý đến hoạt động “cho vay” mà bỏ quên mặt thứ hai của nólà “đi vay”. Quan hệ tín dụng mà ngân hàng đóng vai trò làngười cho vay gọi là tín dụng ngân hàng.

Như vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữahai ngân hàng và các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hộivà các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc có hoàn trả.

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Từ khái niệm trên, ta có thể thấy được những đặc trưngcơ bản của tín dụng ngân hàng:

- Thứ nhất, là sự tín nhiệm:

Tín dụng thực chất là sự cung cấp một lượng giá trịtrên cơ sở lòng tin. Ở đây người cho vay luôn tin tưởngngười đi vay sẽ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả,có khả năng trả nợ và có thiện chí trả nợ cho ngân hàngtrong tương lai khi hợp đồng tín dụng đến hạn.

- Thứ hai, là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn:

Trong bất kỳ một hợp đồng tín dụng nào cũng đều phảiquy định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay dài hay ngắnphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như chu kỳ sảnxuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn, thời hạn thu hồivốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng vànguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay. Tức là, thời hạncho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của kháchhàng vay thì khi đó người vay mới có khả năng trả nợ chongân hàng. Nếu thời hạn cho vay của ngân hàng ngắn hơn chukỳ luân chuyển vốn, khi đó, hợp đồng vay vốn đã đến hạn

7

trong khi khách hàng chưa có nguồn thu. Điều nay gây khókhăn rất lớn cho khách hàng vay. Ngược lại, nếu dài hơn sẽtạo cơ hội cho người vay sử dụng vốn sai mục đích, không cónguồn trả nợ trong tương lai. Tuy nhiên nếu khách hàng cónguồn thu khác để có thể trả nợ thì thời hạn vay có thểngắn hơn chu kỳ luân chuyển vốn.

- Thứ ba, là tính hoàn trả:

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấptrên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi. Giátrị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay,hay nói cách khác, người đi vay phải trả thêm phần lãingoài phần vốn gốc. Vì vốn vay là nguồn vốn ngân hàng huyđộng từ vốn tạm thời nhàn rỗi của dân cư, sau một thời giannhất định thì ngân hàng phải trả lại cho họ kèm thêm lãisuất được hưởng theo thỏa thuận. Thêm vào đó, trong quátrình hoạt động của mình, ngân hàng phải bỏ ra các chi phícho khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lương cho cán bộnhân viên... Để bù đắp cho các chi phí này và tạo lợi nhuậncho ngân hàng thì ngân hàng phải thu của khách hàng mộtkhoản tiền lãi.

1.1.3. Phân loại tín dụng

1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ralàm 3 loại:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dướimột năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về

8

vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinhhoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi rocho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảyra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được.

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1năm đến 5 năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xâydựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàngcó khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra.

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tưxây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạtầng (đường xá, bến cảng, sân bay...), cải tiến và mở rộngsản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi rorất lớn vì trong thời gian dài, những biến động xảy rakhông lường trước được.

1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Dựa vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành cácloại sau:

- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việcmua sắm và xây dựng bất động sản như: nhà ở, đất đai, bấtđộng sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.Đây là loại cho vay đòi hỏi lượng đầu tư vốn lớn, thời gianthu hồi vốn dài và chứa đựng nhiều rủi ro, do đó, lãi suất

9

trong lĩnh vực này thường cao, lợi nhuận thu được cũngtương đối lớn.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắnhạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnhvực công nghiệp và thương mại. Đây là loại phổ biến vàchiếm tỷ trọng lớn, thu hút được nhiều đối tượng có nhu cầuvề vốn.

- Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải cáckhoản chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng,thức ăn gia súc... Đối tượng vay chủ yếu là các hộ nôngdân, hợp tác xã... Cho vay nông nghiệp mang tính thời vụ.

- Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho cácngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chínhkhác. Loại cho vay này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanhsố cho vay của các ngân hàng.

1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hailoại:

- Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sởcác bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh củangười thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xửlý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩavụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức nàyđược áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao.Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này

10

vẫn có đội rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hayngười bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tàisản thế chấp, cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của ngườithứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sửdụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phépgiao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác. Mặc dù không cótài sản đảm bảo những đây là một loại tín dụng ít rủi rocho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năngtrả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảmbảo.

1.1.3.4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

- Tín dụng trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó ngânhàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thờihạn tín dụng đã thỏa thuận. Đây là loại hình cho vay có rủiro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trảgóp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suấtcao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

- Tín dụng phi trả góp: Là loại tín dụng được thanh toánmột lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận, thường áp dụng đối vớicho vay vốn lưu động.

- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng không cóthời hạn cụ thể, Ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vaycó thể tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào khi có thu nhập,nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có

11

thể được thỏa thuận trong hợp đồng.

1.1.3.5. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng

- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức cấp tín dụng trong đóngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu, đồng thờingười đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Trongtín dụng trực tiếp, rủi ro của ngân hàng thấp hơn vì ngânhàng trực tiếp gặp gỡ với khách hàng từ đó có cái nhìn trựcquan hơn về khách hàng, đánh giá được uy tín, khả năng tàichính của khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn.

- Tín dụng gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông quacác tổ chức trung gian. Cho vay gián tiếp thường được ápdụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vayphân tán, cách xa ngân hàng. Thông qua hình thức này nhằmgiảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng.

1.1.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thịtrường

1.1.4.1. Đối với bản thân mỗi ngân hàng

Đối với hầu hết các ngân hàng, nghiệp vụ tín dụngchiếm quá nửa tổng giá trị tài sản và tạo ra nguồn thu từ1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Như vậy, nghiệp vụtín dụng đóng một vai trò quan trọng, quyết định tới sự tồntại và phát triển của ngân hàng. Trong nền kinh tế thịtrường, các NHTM cung cấp các dịch vụ ngày càng phong phúvà đa dạng nhưng không vì thế mà tín dụng đánh mất đi vaitrò của mình, ngược lại, vai trò của nó càng được nâng caođể tạo nền móng thúc đẩy các nghiệp vụ khác của ngân hàng.

12

Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi rocho ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, cácnhà quản trị ngân hàng luôn phải quan tâm đến các vấn đề:“Phải tạo được nguồn thu để bù đắp được những chi phí nhưchi phí vốn, chi phí quản lý, chi phí trả lương... Mặtkhác, phải đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng”. Tíndụng có thể giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề này.

1.1.4.2. Đối với khách hàng

Với khách hàng, tín dụng giúp cho họ thỏa mãn được nhucầu cấp bách ngay cả khi họ chưa có đủ tiền. Chẳng hạn, chovay tiêu dùng giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu mua xe ô tô,mua nhà ở..., còn cho vay doanh nghiệp giúp họ giải quyếtnhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư, cho việc đổi mới trangthiết bị, nhà xưởng... Rõ ràng, tín dụng là chức năng hàngđầu của các NHTM để tài trợ cho mọi nhu cầu thiếu hụt vốncủa mọi chủ thể trong nền kinh tế. Nhờ có tín dụng mà cáckhách hàng được đáp ứng nhu cầu về vốn mới có khả năng thựchiện việc sản xuất kinh doanh một cách liên tục, tránh tìnhtrạng ngừng trệ, tránh được những tổn thất không mong muốn,đem lại thu nhập nhờ đó mà mức sống của dân cư được nângcao. Hơn nữa, thông qua hoạt động tín dụng, thị trường sẽcó thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng kháchhàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoảntín dụng mới từ các nguồn khách với chi phí thấp hơn.

1.1.4.2. Đối với nền kinh tế

- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế.

13

Hoạt động tín dụng của NHTM có mối quan hệ mật thiếtvới tình hình phát triển kinh tế nói chung và tại vùng ngânhàng phục vụ nói riêng. Thông qua hoạt động tín dụng, NHTMđã giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp được liên tục và ổn định, góp phần duy trì sự ổnđịnh của nền kinh tế. Với vị thế là một trung gian tàichính, các NHTM đã tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗicủa các chủ thể trong nền kinh tế để đầu tư cho quá trìnhmở rộng sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng tốc độchu chuyển vốn cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nềnkinh tế bền vững.

Không những thế, hoạt động tín dụng còn là công cụ tàitrợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn. Các ngân hàng luônbám sát nhu cầu về vốn của từng ngành kinh tế cụ thể trongtừng giai đoạn để đáp ứng nguồn vốn kịp thời và đầy đủ, tạođà phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các chính sách tiền tệ.

Khi các NHTM mở rộng tín dụng sẽ dẫn đến tình trạngkhối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, việc làm nàycủa NHTM có tác dụng rất lớn khi nền kinh tế đang trongtình trạng giảm phát. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vàotình trạng lạm phát, lượng tiền trong lưu thông nhiều vượtquá nhu cầu của nền kinh tế thì chính sách thắt chặt tíndụng của các NHTM lại có vai trò đặc biệt quan trọng bởiviệc thu hẹp khối lượng tín dụng sẽ làm giảm khối lượngtiền trong lưu thông giúp cho nền kinh tế thoát khỏi tìnhtrạng lạm phát cao.

14

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độhạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác mọi tiềm lực kinhdoanh của mình.

Áp lực trả nợ cho ngân hàng là yếu tố thúc đẩy cácdoanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh và khaithác mọi tiềm lực kinh doanh của mình. Để có thể hoàn trảgốc và lãi vay đúng thời hạn, các đơn vị kinh tế khi sửdụng vốn vay của ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho kết quảkinh doanh phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi. Điềuđó đã thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác triệt để mọi tiềmnăng, năng lực của mình, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.Các doanh nghiệp phải hạch toán cụ thể, đầy đủ, chi tiếpcác nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh, đảm bảo tính minhbạch, tránh thất thoát nguồn vốn... Có như vậy, kết quảkinh doanh đạt được mới cao.

- Hoạt động tín dụng còn góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mốiquan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển kinh tế, ổn định giá trị tiền tệ, nângcao cơ sở hạ tầng xã hội tạo điều kiện thuận lợi để thu hútvốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là khinền kinh tế đang tiến tới toàn cầu hóa thì cơ hội cho cácnước mở rộng quan hệ với nước ngoài là hoàn toàn có thể. Cácđơn vị cần vốn không chỉ có thể vay vốn ở các tổ chức tíndụng trong nước mà còn có thể vay từ các tổ chức tín dụngnước ngoài. Như vậy, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng

15

quan hệ kinh tế quốc tế, là cầu nối giao lưu kinh tế với nướcngoài và là phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế vớicác nước trong khu vực và trên thế giới.

Để đánh giá hoạt động tín dụng của một NHTM có tốt haykhông, chúng ta cần xem xét đến chất lượng tín dụng.

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NHTM

1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng

Chất lượng, giá cả và lượng hàng hóa là ba chỉ tiêuquan trọng để đánh giá sức mạnh và khả năng của doanhnghiệp. Để có thể đứng vững trong hoạt động kinh doanh thìviệc cả thiện chất lượng là điều tất yếu. Các nhà kinh tếquan niệm chất lượng theo nhiều các: Chất lượng là “sự phùhợp với mục đích và sử dụng”, là “một trình độ dự kiếntrước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phùhợp với thị trường” hay “chất lượng là năng lực của một sảnphẩm hoặc của một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu củangười sử dụng”.

Trong nền kinh tế thị trường, một sản phẩm, dịch vụ cóchất lượng khi nó phù hợp với những tiêu chuẩn về kỹ thuậtvà quan trọng hơn cả là nó phải đáp ứng được nhu cầu củangười tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận. Chấtlượng thường được đánh giá thông qua tiêu chuẩn ISO. Tổchức quốc tế về tiêu chuẩn ISO định nghĩa “Chất lượng làtổng thể các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm hoặcdịch vụ có ảnh hưởng đến khả năng của nó thỏa mãn đượcnhững nhu cầu nêu ra”.

16

Từ những quan niệm chung về chất lượng kết hợp với cácđặc điểm, tính chất của hoạt động tín dụng ngân hàng, ta cóthể thấy chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa trừutượng, vừa cụ thể, nó phản ánh khả năng thỏa mãn nhu cầucủa chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng. Cácchủ thể đó là: Khách hàng, ngân hàng cấp tín dụng và nềnkinh tế.

- Đối với khách hàng của ngân hàng: Chất lượng tín dụng đượcthể hiện ở chỗ số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng phảicó lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanhchóng, kịp thời, giải ngân đúng tiến độ, quy mô tín dụngđáp ứng nhu cầu sử dụng... Một giao dịch tín dụng đảm bảođược đầy đủ các yếu tố trên mới được coi là chất lượng.

- Đối với bản thân ngân hàng: Chất lượng tín dụng được thểhiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp vớithực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnhtranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn vàcó lãi.

- Đối với nền kinh tế: Hoạt động tín dụng có chất lượng khinó thực hiện được các mục tiêu, chính sách của nhà nước nhưcân bằng cung cầu tiền tệ, phục vụ sản xuất lưu thông hànghóa, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, khaithác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, giải quyết tốtmối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinhtế...

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận tập trungnghiên cứu vấn đề chất lượng tín dụng dưới góc độ của ngân

17

hàng thương mại.

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụngngân hàng

Ngân hàng thường được coi là một doanh nghiệp đặcbiệt, là hệ thần kinh, là trái tim của một nền kinh tế. Sởdĩ như vậy vì ngân hàng mạnh thì nền kinh tế sẽ mạnh, ngượclại, ngân hàng yếu thì nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếungân hàng đổ vỡ thì nền kinh tế sẽ lâm vào sụp đổ. Hoạtđộng tín dụng lại là hoạt động quan trọng nhất của ngânhàng, nó tạo ra nguồn thu lớn và cũng đem lại không ít rủiro cho các ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tíndụng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giữ vững chỗ đứngcũng như nâng cao uy tín cho ngân hàng.

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước và phấn đấu để đạt được mục tiêu trởthành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, nền kinhtế đòi hỏi vốn lớn. Đây chính là cơ sở cho nghiệp vụ tíndụng của các NHTM phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ranhiều thách thức cho các ngân hàng trong công tác nâng caochất lượng tín dụng.

Thêm vào đó, trong một bối cảnh hội nhập, cạnh tranhthì sự đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng tín dụng và chấtlượng tín dụng là thách thức lớn đối với ngân hàng. Nókhông chỉ phản ánh khả năng đáp ứng vốn cho các doanhnghiệp mà còn thể hiện kết quả kinh doanh của bản thân ngânhàng. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ đem lại lợi ích cho cảkhách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.

18

Xét riêng về phía ngân hàng, việc nâng cao chất lượngtín dụng sẽ đem lại những lợi ích sau:

- Một là, nâng cao chất lượng tín dụng làm tăng khả năng sinh lời từcác sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Khi ngân hàng tạo được niềm tincho khách hàng, tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng thìsẽ thu hút được họ sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ khácmà ngân hàng mình cung cấp khi họ có nhu cầu. Như vậy, hoạtđộng tín dụng của ngân hàng có chất lượng tốt không chỉ làmtăng lợi nhuận ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng mà còntăng lợi nhuận của ngân hàng trong các hoạt động dịch vụkhác.

- Hai là, việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ đảm bảo an toàntrong kinh doanh ngân hàng: Hoạt động tín dụng đem lại nhiều lợinhuận nhưng rủi ro cũng rất cao. Việc nâng cao chất lượngtín dụng sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn cho hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng phát triểnbền vững trong tương lai.

- Ba là, nâng cao chất lượng tín dụng tạo uy tín cho bản thân ngânhàng: Một ngân hàng hoạt động tín dụng có chất lượng tốtthì lợi nhuận đạt được của ngân hàng đó sẽ cao, vốn tự cótăng nhanh, đảm bảo được khả năng thanh khoản, tạo điềukiện áp dụng công nghệ mới, hiện đại nhờ đó mà hình ảnh củangân hàng được nâng cao. Đối với bất kỳ một đơn vị kinhdoanh nói chung và đặc biệt đối với một ngân hàng nói riêng– là doanh nghiệp kinh doanh dựa trên uy tín thì uy tín làcái vô cùng quan trọng và đáng giá, “uy tín là vàng”. Nhờcó uy tín, mà ngân hàng lại thu hút thêm được nhiều khách

19

hàng đến với mình và sử dụng những sản phẩm do mình cungcấp, góp phần tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Có thể nói, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vôcùng cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà vấnđề này luôn được các ngân hàng quan tâm đặt ra những biệnpháp cụ thể để làm tốt công tác này.

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản

ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi

trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng

trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Xu

hướng thay đổi chuyển từ cho vay khách hàng truyền thống,

ổn định mở rộng sang thị trường mới kém ổn định và nhiều

rủi ro hơn, do đó việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với

một ngân hàng là hết sức quan trọng, nó giúp cho ngân hàng

có những điều chỉnh hợp lý.

Để đánh giá chất lượng tín dụng, ta chia thành hainhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêuđịnh tính.

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

a. Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quáhạn =

Nợ quáhạn x 10

0Tổng dưnợ

20

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tíndụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện đượcnghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Nó làkhoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đãquá hạn.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh tỷ lệ phần trămgiữa khoản dư nợ tín dụng được cấp ra nhưng không thu hồiđược một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) nợ lãi khi đếnhạn so với tổng dư nợ tín dụng ngân hàng tại một thời điểmnhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng.Có nghĩa là tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng củangân hàng đó càng cao và ngược lại, tỷ lệ này càng cao thìngân hàng càn gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguycơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận. Dovậy, các ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu là không có nợ quáhạn. Tuy nhiên trong thực tế thì điều này là không thể. Khisử dụng chỉ tiêu này để đánh giá, các ngân hàng phải thậntrọng trong việc xác định kỳ hạn như thế nào được coi là nợquá hạn.

Tại Việt Nam, theo quyết định 493/2005/QĐ-HNN, nợ quáhạn chỉ bao gồm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 nhưngtheo thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21 tháng 01 năm2013, thì nợ nhóm 1 cũng có thể được coi là nợ quá hạn. Cụthể, các nhóm nợ được phân chia như sau:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

21

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giálà có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giálà có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn vàthu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ được gia hạn nợ lần đầu.

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàngkhông đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Các khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau:

1) Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức,cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định củapháp luật;

2) Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổchức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặctiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụngkhác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảođảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

3) Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều

22

kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho kháchhàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy địnhcủa pháp luật;

4) Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kếtcủa tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụngnắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theoquy định của pháp luật;

5) Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tíndụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy địnhcủa pháp luật;

6) Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấptín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toànđối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

7) Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tíndụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Các khoản nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quáhạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnđầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

23

+ Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tranhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thuhồi được.

- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quáthời hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ haiquá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ batrở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

+ Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tranhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thuhồi được.

+ Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đượcNgân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặcbiệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn vàtài sản.

b. Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợxấu =

Nợ xấux 10

0Tổng dưnợ

Nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3đến nhóm 5. Đối với các khoản nợ này, thì khả năng thu hồivốn của ngân hàng là tương đối khó, do đó có thể nói rủi ro

24

đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng là rất cao. Tỷ lệ nợxấu phản ánh phần trăm nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng.Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì chứng tỏ chất lượngtín dụng của ngân hàng này là rất thấp. Ngân hàng cần phảixem xét lại hoạt động tín dụng của mình để có những biệnpháp điều chỉnh thích hợp, kịp thời nhằm tránh được nguy cơtổn thất. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đểđánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.

c. Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi:

Tỷ lệ nợ không có khả năng thuhồi =

Nợ nhóm5 x 10

0Tổng dưnợ

Nợ không có khả năng thu hồi là nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợnhóm 5 trên tổng dư nợ cho thấy trong tổng dư nợ tín dụngcủa ngân hàng có bao nhiêu phần trăm có thể bị mất vốn. Bấtkỳ một ngân hàng nào, trong quá trình hoạt động của mìnhcũng đều đặt ra mục tiêu không có nợ có khả năng mất vốn.

Tuy nhiên thực hiện được điều này là vô cùng khó khănvì hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro mà ngân hàngkhông lường trước được. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượngtín dụng càng thấp, nguy cơ ngân hàng không thu hồi đượckhoản tín dụng đã cấp càng lớn gây ra tổn thất với ngânhàng càng cao.

d. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tíndụng

= Doanh số thunợ

25

Dư nợ bìnhquân

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mạitính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốntín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầuvốn của khách hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụngcủa một ngân hàng. Vốn tín dụng quay được một vòng tức làtính từ lúc cấp tín dụng đến thời điểm thu hồi đầy đủ cảgốc và lãi khi đến hạn như trong hợp đồng. Vòng quay vốntín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay của ngân hàng đãluân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất vàlưu thông hàng hóa. Tức là, với một số vốn nhất định, nhưngdo vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứngđược nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác, ngân hàngcó vốn để tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực khác. Như vậy, hệ sốnày càng cao chứng tỏ khả năng vốn tín dụng cũng như chấtlượng tín dụng của ngân hàng tốt.

e. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ trích lập DPRRTD =

Số tiền trích dự phòngRRTD x 10

0Tổng dư nợDự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự

phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổchức tín dụng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết.Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vàochi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro tín

26

dụng bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Trong đó:

* Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dựphòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trìnhphân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong cáctrường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khichất lượng các khoản nợ suy giảm. Các tổ chức tín dụng thựchiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổnggiá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị cáckhoản bảo lãnh và các cam kết cho vay không hủy ngang vàcác cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

* Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trêncơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho nhữngtổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đốivới nhóm nợ từ 1 đến 5 lần lượt là: Nhóm 1 (0%); nhóm 2(5%), nhóm 3 (20%), nhóm 4 (50%), và nhóm 5 (100%). Riêngđối với các khoản nợ đang chờ chính phủ xử lý thì đượctrích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổchức tín dụng.

Tỷ lệ trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro của ngân hàngcàng cao hay số tiền trích lập quỹ dự phòng rủi ro càngchiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng chứng tỏchất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp vì tỷ lệ tríchlập dự phòng cụ thể chỉ tính dựa trên dư nợ từ nhóm 2 đếnnhóm 5. Nhóm nợ càng cao thì tỷ lệ được trích lập càng lớn.Một ngân hàng có dự phòng rủi ro càng cao thì chi phí hoạtđộng của ngân hàng này càng lớn, giảm khả năng sinh lời của

27

ngân hàng từ hoạt động dự phòng.

f. Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo:

Tỷ lệ xử lýTSĐB =

Tỷ lệ thu hồi từ xử lýTSĐB x 10

0Nợ quá hạnTỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo phản ánh phần trăm nợ thu

hồi từ xử lý tài sản đảm bảo so với tổng nợ quá hạn củangân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy nợ thu hồi từ xử lýtài sản đảm bảo trên tổng nợ quá hạn của ngân hàng càngcao, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàngcàng thấp bởi tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu nợ thứ haibổ sung khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngânhàng. Ngược lại, nếu tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo của ngânhàng càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càngcao.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cóđảm bảo:

Tỷ lệ dư nợ có đảmbảo =

Dư nợ có đảmbảo x 10

0Tổng dư nợKhi có dư nợ có đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

dư nợ của ngân hàng thì tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo củangân hàng đó sẽ cao. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụngcủa ngân hàng tương đối an toàn, chất lượng tín dụng củangân hàng càng cao. Ngược lại, khi dư nợ có đảm bảo trongtổng dư nợ chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ dư nợ có tài sảnđảm bảo thấp, rủi ro tín dụng cao, chất lượng tín dụng củangân hàng tương đối thấp.

28

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng ngoàinhững chỉ tiêu định lượng đã nêu trên là những chỉ tiêu cóthể lượng hoá được, thì còn có rất nhiều yếu tố mà khôngthể lượng hoá được, gọi là các chỉ tiêu định tính. Các chỉtiêu định tính được thể hiện qua quy chế, chế độ tín dụng,đặc biệt là qua quy trình tín dụng của ngân hàng và qua độtín nhiệm và hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm củangân hàng đó.

Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàngphải thực hiện khi cấp tín dụng đối với khách hàng. Quytrình tín dụng phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp chovay, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chínhvà thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt độngtín dụng. Quy trình tín dụng là quy định bắt buộc với bấtkỳ ngân hàng nào và được in thành văn bản hay sổ tay nhằmhướng dẫn cán bộ tín dụng trong việc thực hiện thống nhấtcác nghiệp vụ tín dụng. Quy trình tín dụng có ý nghĩa rấtlớn quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một ngânhàng có quy trình tín dụng đơn giản, hợp lý sẽ vừa tiếtkiệm được thời gian và chi phí, lại vừa đảm bảo chất lượngtín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, dựa vào quy trình tíndụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợpvới những quy định cả luật pháp và đảm bảo an toàn tronghoạt động kinh doanh. Mặt khác, quy trình tín dụng còn làcơ sở để ngân hàng kiểm soát tiến trình cấp tín dụng vàđiều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn.

29

Sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng cũng thể hiệnngân hàng đó có uy tín hay không, chất lượng tín dụng cótốt hay không, bởi trong thời kỳ kinh tế thị trường, ngânhàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, nếu một ngân hàngkhông có chất lượng tín dụng tốt thì khách hàng hoàn toàncó quyền lựa chọn quan hệ với ngân hàng khác.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng

1.3.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trươngđảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quanđến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nội dung của chínhsách bao gồm: Hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay,lãi suất cho vay và mức lệ phí, các hình thức cho vay đượcthực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xâydựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinhtế, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, khả năng vềvốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khicách yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổitheo. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng, tăng khả năng sinh lời từ hạt động tíndụng, hạn chế rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lượngtín dụng của ngân hàng. Ngược lại, mọt chính sách tín dụngkhông phù hợp sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng, điềuđó cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng bịgiảm sút.

30

1.3.1.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm: những quy định phải thựchiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toànvốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, pháttiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồinợ. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vàoviệc thực hiện tốt các quy định ở từng bước, với sự phốihợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tíndụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyểnbình thường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảochất lượng tín dụng.

1.3.1.3. Công tác tổ chức của ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng phải sắp xếp một cách khoa học,đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng bantrong từng ngân hàng, trong toàn hệ thống ngân hàng cũngnhư giữa ngân hàng với các tổ chức khác như tài chính, pháplý... sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của kháchhàng, giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoảncho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hànhcác nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả cáckhoản vốn tín dụng.

1.3.1.4. Phẩm chất và trình độ của cán bộ

Đây là một nhân tố quan trọng. Sự thành công tronghoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm củacán bộ tín dụng, họ là người trực tiếp quản lý toàn bộ sốvốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng.

31

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việcthiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật... sẽlàm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên mônnghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công táctín dụng. Cán bộ tín dụng có kỹ năng, có kinh nghiệm đánhgiá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tínhtrung thực của các báo cáo tài chính, phát hiện hành vi cốý lừa đào của khách hàng... từ đó phân tích được khả năngquản lý và năng lực thực sự của khách hàng để ra quyết địnhcho vay,

1.3.1.5. Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho các nhà lãnh đạongân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễnra, phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đềra các biện pháp giải quyết kịp thời.

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành nhữngquy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thờicác sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến những sai lệch đótrong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Để kiểm soátnội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý,cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chínhsách thưởng phạt nghiêm minh.

1.3.1.6. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

Các thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính,phạm vị, quy mô hoạt động sẽ giúp cho ngân hàng:

- Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả

32

các mặt dịch vụ, phục vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thunợ...) với chi phí cả hai bên cùng chấp nhận được.

- Giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng kịp thời nắmbắt tình hình hoạt động tín dụng, để điều chỉnh kịp thờicho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn nhu cầungày càng cao của khách hàng.

1.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay vàsau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trựctiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũnglà nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

1.3.2.1. Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việckhách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.

Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việckhông dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầuthị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phânphối và khuếch trương sản phẩm... thì rất dễ bị thất bạitrong kinh doanh. Từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng.Ngược lại, năng lực của khách hàng càng cao thì khả năngcạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sửdụng hiệu quả.

1.3.2.2. Sự trung thực của khách hàng

Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp

33

số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã đượcban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắmbắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lývốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết địnhcho vay đúng đắn.

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúngđối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đíchkhi xin vay thì sẽ không trả nợ đúng hạn.

1.3.2.3. Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ chỉ những biến cố (sự kiện) xảy rangoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro phát sinhmuôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố khách quanhay chủ quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quanngoài ý muốn, ngoài dự đoán của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hìnhthái khách nhau: do thiên tai, hỏa hoạn, do năng lực sảnxuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chínhsách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp...

Những rủi ro này gây ra nhiều hậu quả xấu cho hoạtđộng kinh doanh của các khách hàng vay vốn, và do đó ảnhhưởng rất lớn tới công tác trả nợ của khách hàng cho ngânhàng.

1.3.3. Các nhân tố khác

1.3.3.1. Môi trường kinh tế

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ

34

gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinhtế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho cáckhoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các doanh nghiệphoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ralợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả số gốc và lãi vaycho ngân hàng, ngược lại khi nền kinh tế không ổn định sẽgây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tíndụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt nhu cầu thịtrường dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặpnhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được.Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởngcao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinhdoanh, nhu cầu tín dụng tăng lên và giảm rủi ro, do đó chấtlượng tín dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên trong giai đoạnnày, cũng có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũngnhư khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay nàyvẫn gặp rủi ro.

1.3.3.2. Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin.Nó là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. Đạo đức xã hộiảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Hơn nữa, trình độ dântrí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽlàm giảm chất lượng tín dụng.

1.3.3.3. Môi trường tự nhiên

35

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trườngtự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất...), hỏahoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng, đặc biệt là trong các ngành nghề thuộc lĩnh vựcnông nghiệp, thủy sản, hải sản. Vì vậy, khi môi trường tựnhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, từđó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM.

1.3.3.4. Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không cũng tácđộng đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này khôngổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồinợ và ngược lại.

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt độngtrong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ,hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.Ngược lại, nếu nó phù hợp với thực tế khách quan sẽ tạo môitrường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hànhthuận lợi và đạt kết quả tốt.

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới chấtlượng tín dụng của NHTM. Để nâng cao chất lượng tín dụng,chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn và các yếu tốtrên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM, đểtừ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

36

1.4. THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG VÀ GỢI Ý CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

1.4.1. Thực tiễn tại các NHTM ở một số nước trên thếgiới

1.4.1.1. Thực tiễn tại Trung Quốc

Tập trung vào nâng cao tiêu chuẩn an toàn tín dụng,như đánh giá cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốnvay sẽ tạo ra lợi nhuận an toàn, hơn là có giá trị cao (lýdo là tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ởThượng Hải thời gian gần đây làm cho sự kỳ vọng vào tài sảncó giá trị cao trở nên vô nghĩa, giá bất động sản sụt mạnh,thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn).

Hạn chế cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàngmình. Văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sửdụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Giám sát chặt chẽ sau giải ngân. Thu thập, xác minh vàphân tích các báo cáo tài chính trong suốt kỳ hạn hiệu lựckhoản vay.

Nâng cao tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của cán bộtín dụng.

1.4.1.2. Thực tiễn tại Nhật Bản

Lập tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial ServiceAgency) đóng vai trò thúc ép các ngân hàng thực hiện côngtác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu màtrước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong

37

nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. Thành công của cácngân hàng tại Nhật Bản đã đạt được rất rõ rệt: xử lý thànhcông các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được.

1.4.1.3. Thực tiễn tại Mỹ

Nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bênđi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Khi đónhững người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tàichính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sảnphẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được mộtnguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểmsoát khoản vay, việc cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽkhông đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiệnđể khoản vay không quá hạn.

Tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môigiới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chấtlượng cao hơn do họ được trả lương không căn cứ vào chấtlượng khoản vay.

Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoảnvay mà họ cho vay, do đa số các đơn vị cho vay đều tin vàotrách nhiệm của cán bộ cho vay.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm và một số gợi ý cho cácNHTM Việt Nam

Bất động sản trên thế giới đang trong giai đoạn khủnghoảng, nhất là tại Trung Quốc, và Việt Nam cũng không phảingoại lệ, các nhà đầu tư khó có thể đẩy giá bất động sản

38

lên cao nhằm sinh lời lớn, thậm chí khi giá nhà đất sụtgiảm, vẫn không có nhiều giao dịch về bất động sản trongthời điểm này, dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiềukhó khăn. Các NHTM Việt Nam nên học theo Trung Quốc, tậptrung đánh giá tiêu chuẩn an toàn tín dụng của một món vayhơn là tập trung vào lợi nhuận lớn mà món vay đó mang lại.

Thành lập tổ chức giống như tổ chức tài chính của NhậtBản có khả năng thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dựphòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu.

Tập trung vào thẩm định khoản vay hơn là tập trung vàokiểm soát khoản vay, như các NHTM tại Mỹ, do việc kiểm soátkhoản vay thường sẽ tạo ra khối lượng công việc lớn, và chiphí để trả cho khối lượng công việc này nhiều khi tốn kémmà lại không hiệu quả bằng việc đánh giá, thẩm định khoảnvay.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHTM,tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM. Đặc biệt là cácchỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng caochất lượng tín dụng của NHTM nói chung. Qua đó, trang bịnhững kiến thức cơ bản, những cơ sở lý luận chung giúp choviệc nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác vềthực trạng chất lượng tín dụng của Agribank Hà Nội được đềcập trong chương 2 của khóa luận. Đồng thời, tạo tiền đềcho việc đề xuất những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi

39

cao góp phần nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo chongân hàng kinh doanh ổn định, phát triển bền vững và cóhiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chinhánh

2.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến 1991

Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NHNN ngày27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Cơ sở vậtchất ban đầu của chi nhánh rất sơ sài. Tổng số 1.182 laođộng và 16 tỷ đồng dư nợ, hầu hết dư nợ tập trung đầu tưcho khối các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã Nôngnghiệp, hợp tác xã mua bán, Hợp tác xã thủ công nghiệp, tổsản xuất… và hầu hết số dư nợ này đều trở thành nợ tồnđọng.

Thực hiện định hướng kinh doanh của Agribank Việt Namtrong giai đoạn đầu thành lập là phục vụ thị trường Nông

40

nghiệp, nông thôn, nông dân nhiệm vụ trọng tâm cho cácthành phần kinh tế trước hết là Nông nghiệp góp phần đổimới nông thôn ngoại thành Hà Nội. Chi nhánh Agribank Hà Nộixác định đối tượng khách hàng trong giai đoạn này chủ yếulà Hộ sản xuất tại địa bàn các huyện ngoại thành.

2.1.1.2. Giai đoạn 1991-2008

Theo quyết định của Chính phủ về phân định lại địagiới hành chính Thành phố Hà Nội, tháng 9/1991, Chi nhánhđã bàn giao 07 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, ĐanPhượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Thị xã Sơn Tây về tỉnhVĩnh Phú và Hà Tây. Tháng 10/1995, Agribank Việt Nam chủtrương tăng cường chỉ đạo trực tiếp đến từng chi nhánh giảmbớt các khâu trung gian, đồng thời tăng cường thêm vai tròcủa các chi nhánh trực thuộc, 05 chi nhánh ngoại thành(Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liên, Gia Lâm)được nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc AgribankViệt Nam.

Trong giai đoạn này kinh tế Thủ Đô phát triển mạnh mẽ,một số Quận được hình thành Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ,Hoàng Mai, Long Biên. Trên địa bàn Hà Nội đã hình thành xuhướng phát triển mạng lưới của các ngân hàng thương mạikhác.

Cùng với sự phát triển của kinh tế Thủ Đô, nhu cầu vềvốn để phục vụ cho quá trình phát triển của Thủ Đô cũngtăng cao, đời sống của nhân dân được cả tiện, thu nhập cũngdần ổn định, ngoài việc lo đủ cho cuộc sống hàng ngày,người dân cũng đã có tiền cất dành.

41

Thực hiện chủ trương trên, trong giai đoạn (1994-2005), Agribank Hà Nội đã thành lập 10 chi nhánh cấp 2 và21 phòng giao dịch.

Từ năm 2004-2008 bàn giao 07 chi nhánh trực thuộcAgribank Việt Nam.

Ngày 01/04/2008 chuyển các chi nhánh cấp hai thànhphòng giao dịch.

2.1.1.3. Giai đoạn 2008 – nay

Giai đoạn này mô hình bộ máy tổ chức chi nhánhAgribank Hà Nội đã tương đối ổn định gồm 8 phòng nghiệp vụvà 15 phòng giao dịch trực thuộc. Tuy nhiên đây là giaiđoạn có nhiều biến động nhất của nền kinh tế thế giới ảnhhưởng đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là trên thị trườngtiền tệ. Trong điều kiện kinh doanh rất khó khăn nhưngAgribank Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cáchnghĩ, cách làm, công tác chỉ đạo điều hành kinh doanh chútrọng đến chất lượng. Agribank Hà Nội xác định lấy kháchhàng làm trung tâm, định hướng kinh doanh của chi nhánhtrong giai đoạn này rất linh hoạt phù hợp với những biếnđộng của thị trường, mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinhdoanh góp phần ổn định chung trong toàn hệ thống.

Agribank Hà Nội với lợi thế khách hàng lớn, đa dạngtriển khai có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ của AgribankViệt Nam đến từng đối tượng khách hàng thông qua việc phânloại khách hàng đồng thời Agribank Hà Nội cũng chú trọng mởrộng về số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch

42

vụ mạng lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Hà Nội

Mô hình tổ chức của Agribank Hà Nội được xây dựng theomô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới tiêntiến, phù hợp với quy mô và hoạt động của chi nhánh.

* Sơ đồ tổ chức của Agribank Hà Nội

Sau đây là nhiệm vụ của một số phòng kinh doanh tạiAgribank Hà Nội:

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồnvốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiềngửi... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu

43

cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu tráchnhiệm đề xuất khách hàng, chiến lược huy động vốn và giảipháp phát triển nguồn vốn. Tổng hợp, phân tích hoạt độngkinh doanh hàng quý, hàng năm.

- Phòng Tín dụng: Có nhiệm vụ thẩm định và đề xuất cho vaycác dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền, trực tiếp làmdịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ ngành kháchvà các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước, xâydựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệmtrong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ tổng kết, đềxuất cho phép nhân rộng; thường xuyên phân loại dư nợ, phântích dư nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng kháchphục; giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt độngtín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn.

- Phòng Dịch vụ và Marketing: Làm nhiện vụ xây dựng và thựchiện các chương trình quảng cáo nhằm khuếch trương hìnhảnh, uy tín của ngân hàng; giới thiệu sản phẩm dịch vụ mớitới khách hàng; mở rộng quan hệ khách hàng...

- Phòng Kinh doanh ngoại hối: Thực hiện công tác mua, bán,trao đổi... ngoại tệ thông qua các giao dịch với các kháchhàng.

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Agribank HàNội

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Thời gian qua, Agribank Hà Nội đã có nhiều biện pháptích cực trong công tác huy động vốn, tạo nguồn để tăng

44

trưởng và mở rộng tín dụng. Cụ thể kết quả huy động vốn tạichi nhánh như sau:

Bảng 01: Tình hình huy động vốn các năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

Tổng nguồn vốn 10.956

11.602 +646 +5,9 12.0

76 +474 +4,03

Phân theo tiềntệ- VNĐ- Ngoại tệ (Quy đổi VNĐ)

9.663

1.293

10.674

928

+1.011-365

+10,46

-28,23

10.880

1.196

+206+268

+1,93+28,8

8

Phân theo kỳ hạn- Không kỳ hạn- Kỳ hạn < 12 tháng- Kỳ hạn > 12 tháng

2.476

4.437

4.043

2.761

5.743

3.098

+285+1.306

-945

+11,51

+29,43

-23,37

2.294

5.869

3.913

-467+126+815

-16,91+2,19+26,3

1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm, đến năm2012, nguồn vốn đạt 12.076 tỷ VNĐ. Lượng vốn huy động dồidào này đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế và người dân trênđịa bàn Thủ đô và một phần chuyển về trung tâm điều hành

45

Trung Ương để cân đối nguồn vốn. Vốn huy động bằng VNĐ năm2012 tăng thêm 1.120 tỷ đồng so với năm 2010. Vốn huy độngbằng ngoại tệ năm 2012 tăng thêm 268 tỷ đồng so với năm2011 nhưng lại giảm đi 97 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyênnhân là do chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD tương đốilớn, tâm lý “nắm giữ” ngoại tệ giảm đáng kể.

Phân theo kỳ hạn thì năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn dưới12 tháng tăng thêm 1.591 tỷ đồng so với năm 2010, nhưng đếnnăm 2012, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại giảm đi 341tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do khoảng năm 2010và 2011, lãi suất ngân hàng biến động thường xuyên, dânchúng rất nhạy cảm với lãi suất nên họ thường chọn kì hạnngắn hơn để dễ chuyển đổi khi có biến động. Điều này gâykhó khăn cho việc huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Nhưngđến năm 2012, lãi suất ngân hàng đã dần ổn định khiến dânchúng tin tưởng hơn để chọn kì hạn dài hơn cho việc gửitiết kiệm. Bằng chứng là tỉ lệ tiền gửi kì hạn trên 12tháng trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể (tăng thêm 26,31%so với năm 2011).

Đạt được kết quả trên là do Agribank Hà Nội đã thựchiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và nhiều sảnphẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như: tiếtkiệm dự thưởng, tiết kiệm khuyến mãi, Bảo hiểm thân thể…với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, trả lãi trước.Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đã đem lạicho người dân nhiều sự lựa chọn và nhiều tiện ích hơn trongviệc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh đã chủ động điều

46

chỉnh lãi suất huy động một cách linh hoạt, phù hợp với lãisuất của các TCTD trên địa bàn theo từng thời điểm và theosự biến động của giá cả góp phần nâng cao chất lượng và sốlượng vốn huy động từ dân chúng. Chất lượng dịch vụ vàphong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên không ngừng đượcnâng cao.

2.1.3.2. Tình hình tín dụng

a. Khái quát về công tác tín dụng tại Agribank Hà Nội

Trong những năm đầu thành lập, từ chỗ chỉ đáp ứng nhucầu vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp là chủ yếu, đếnnay Agribank Hà Nội đã mở rộng cho vay đối với mọi thànhphần kinh tế. Ngoài đối tượng khách hàng truyền thống làcác DNQD, ngân hàng cũng chú trọng tới việc cho vay cácthành phần kinh tế khác như doanh nghiệp ngoài quốc doanh,cá thể, hộ gia đình… Vốn đầu tư tập trung chủ yếu cho cácphương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thànhphần kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế khác nhau làm ăn có hiệu quả, nângcao khả năng cạnh tranh hàng hóa và sản phẩm của mình trongcơ chế thị trường.

Chất lượng tín dụng luôn được chú trọng và nâng cao,tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát. Tổng dư nợ toàn chi nhánhbình quân qua các năm đạt trên 4.000 tỷ đồng.

Tại NHNo Hà Nội, công tác trích lập dự phòng và xử lýrủi ro được thực hiện nghiêm túc hàng quí, phân loại nợđúng đối tượng theo chuẩn Quốc tế, trích dự phòng đủ để đảm

47

bảo cho các khoản nợ. Xử lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi rođược phân công giao trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ, kếtquả thu hồi nợ làm căn cứ trả lương và xếp loại thi đua.

b. Diễn biến quy mô cho vay

Bảng 02: Diễn biến quy mô cho vay năm 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

DSCV 8.034 8.549 +515 +6,41 10.028 +1.479 +17,3

DSTN 7.842 8.364 +522 +6,66 9.669 +1.305 +15,6

Tổng dư nợ 4.221 4.406 +185 +4,38 4.765 +359 +8,15

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Số liệu trong bảng trên cho thấy quy mô cho vay trongcác giai đoạn 2010 – 2012 của chi nhánh có xu hướng tănglên về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ: Doanh sốcho vay năm 2012 so với năm 2010 tăng thêm 1.994 tỷ đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng 24,82%. Doanh số thu nợ năm 2012tăng so với năm 2010 là 1.827 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng23,3%. Và tổng dư nợ tín dụng năm này cũng tăng thêm 544 tỷđồng so với năm 2010, với tỷ lệ tăng 12,89%.

Năm 2012 đạt tốc độ tăng nhanh cả về số tương đối lẫntuyệt đối. Có được kết quả này là do Agribank Hà Nội đã chỉđạo các đơn vị, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh

48

thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ cho vay, mở rộngquyền chủ động cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàngsử dụng vốn hiệu quả hơn. Thường xuyên theo dõi sát sao cáckhoản nợ, phân tích nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịpthời.

c. Tình hình tín dụng cụ thể tại Agribank Hà Nội

* Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn

Bảng 03: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo thời hạn năm 2010– 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Kỳ hạn2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 4.221 100 4.406 100 4.765 100

- Ngắn hạn 2.573 60,93 2.914 66,14 3.009 63,15

- Trung, dài hạn 1.648 39,07 1.492 33,86 1.756 36,85

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Theo bảng cơ cấu dư nợ tín dụng trên, có thể nhận thấydư nợ cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm khoảng 60-67% tổngdư nợ, tỷ trọng tăng đều qua các năm. Tỷ lệ dư nợ cho vaytrung, dài hạn nhìn chung có giảm nhưng không đáng kể. Tỷlệ cho vay trung, dài hạn luôn nằm trong giới hạn dư nợ tốiđa cho phép là 45%. Điều này phù hợp với xu thế phát triểnchung và định hướng kinh doanh của ngân hàng. Đó là do cácdự án đầu tư trung, dài hạn có hiệu quả thường đem lại thunhập cao và ổn định cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng

49

nhiều rủi ro do thời hạn khoản vay khá dài. Nhiều yếu tốthay đổi có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng mà chủ yếu làrủi ro lãi suất. Hơn thế nữa, ngân hàng còn phải đối mặtvới rủi ro thanh khoản khi thiếu nguồn vốn cho vay trung,dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn chỉ được sử dụng cho vay trung,dài hạn theo một giới hạn nhất định (30%), nếu cho vay vượtquá khả năng nguồn vốn sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán.Chính vì vậy, xu hướng chung hiện nay của ngân hàng là giảmdần tỉ lệ cho vay trong dài hạn trong tổng dư nợ và khốngchế ở một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an toàn cho hoạtđộng kinh doanh.

* Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Bảng 04: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tếnăm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Loại hình2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 4.221 100 4.406 100 4.765 100

- DNQD 2.640 62,54 2.654 60,24 2.687 56,39

- DNNQD 768 18,19 889 20,18 969 20,34

- Hộ, cá 813 19,27 863 19,58 1.109 23,27

50

thể(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Theo quan sát bảng cơ cấu trên, nhận thấy tỷ lệ chovay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá thể có xu hướngtăng lên qua các năm. Một phần là do chủ trương của Đảng vàNhà nước khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tếnhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho việc pháttriển kinh tế. Ngân hàng hướng tới đối tượng khách hàng nàyvì tiềm năng lớn, các doanh nghiệp này trong quá trình pháttriển rất cần vốn cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sảnxuất, đầu tư mua sắm công nghệ, thiết bị… Thêm vào đó làviệc đa dạng hóa đối tượng khách hàng giúp ngân hàng tăngthu nhập, tránh rủi ro tập trung vốn vào một số đối tượngkhách hàng là DNQD.

Xu hướng chung hiện nay của ngân hàng là tăng dần tỉtrọng cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân, giảm dầntỉ trọng cho vay đối với DNQD. Đối tượng khách hàng là DNQDthì Agribank Hà Nội chỉ tập trung đầu tư vốn cho nhữngdoanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi, tiến tới chấm dứtquan hệ tín dụng với những khách hàng làm ăn thua lỗ, khônghiệu quả.

51

c. Cân đối nguồn vốn huy động với dư nợ

Bảng 05: Tỷ lệ sử dụng vốn năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

1. Tổng VHĐ 10.956 11.602 +646 +5,9 12.076 +474 +4,09

2. Tổng dưnợ 4.221 4.406 +185 +4,38 4.765 +359 +8,15

3. Tỷ lệ (1/2)

38,53%

37,98% - - 39,46

% - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Năm 2011, tổng vốn huy động và tổng dư nợ đều tăng lênso với năm 2010, nhưng tỷ lệ sử dụng vốn lại giảm đi 0,55%,con số không đáng kể ảnh hưởng không nhiều tới hiệu quả sửdụng vốn của Agribank Hà Nội.

Năm 2012, tỷ lệ sử dụng vốn tăng lên 39,46% (tăng1,48% so với năm 2011), đây là con số không cao, chứng tỏtính ổn định trong việc sử dụng vốn của Agribank Hà Nội,điều này tránh được rủi ro cho ngân hàng bởi nếu tỷ lệ tăngquá cao sẽ rất khó khăn cho việc quản lý các khoản vay, nếuquản lý không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanhkhoản của ngân hàng.

52

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank HàNội

Bảng 06: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉtiêu

2010 2011 2012

Số tiền Số tiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

Tổng thu nhập

612,208 620,064 +7,856 +1,28 621,029 +0,965 +0,16

Tổng chi phí 521,843 519,865 -1,978 -0,38 508,66

2 -11,203 -2,15

Lợi nhuận trước thuế

90,365 100,199 +9,834 +10,88

112,367 +12,168 +12,1

4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Trong 3 năm qua, lợi nhuận của Agribank Hà Nội khá ổnđịnh và tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 10,88% so vớinăm 2010, năm 2012 tăng 12,14% so với năm 2011. Tổng thunhập của ngân hàng tăng lên và tổng chi phí giảm đi theotừng năm. Đây là kết quả đạt được rất cao của Agribank HàNội bởi nền kinh tế khó khăn từ 2010 kéo theo rất nhiều khókhăn trên thị trường tài chính cả trong nước lẫn quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK HÀNỘI

Trên đây ta đã phân tích khái quát tình hình hoạt động

53

kinh doanh của chi nhánh những năm trở lại đây, đặc biệt làhoạt động tín dụng. Nhìn chung chi nhánh hoạt động tươngđối ổn định, đạt mức tăng trưởng tín dụng tương đối cao.Tuy nhiên đó mới chỉ là mặt lượng.

Để đánh giá được thực trạng tình hình chất lượng tíndụng tại Agribank Hà Nội một cách chi tiết và cụ thể, khóaluận sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá thông qua hệ thốngcác chỉ tiêu sau đây:

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nói đến kinh doanh không thể không nói đến rủi ro màngành ngân hàng được biết đến như một ngành có nhiều rủi ronhất. Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rủiro về kỳ hạn, rủi ro về đạo đức khách hàng, rủi ro về tỷgiá... và các yếu tố khách quan. Vì vậy, tình hình nợ quáhạn là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với ngânhàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh khỏirủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận. Do đó, nợ quá hạn luôn làmối quan tâm của mọi ngân hàng. Trong những năm qua, bêncạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được cũng giống nhưcác ngân hàng khác, Agribank Hà Nội cũng rơi vào tình trạngnợ quá hạn cao. Tình hình diễn biến nợ quá hạn và tỷ lệ nợquá hạn của chi nhánh được thể hiện cụ thể qua bảng số liệusau:

54

Bảng 07: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉtiêu

2010 2011 2012

Số tiền Số tiền

So sánh2011/2010

Số tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

1. NQH 131 127 -4 -3,05 133 +6 +4,72

2. Tổngdư nợ 4.221 4.406 +185 +4,3

8 4.765 +359 +8,15

3. Tỷ lệ NQH (1/2)

3,1 % 2,88 % - - 2,79 % - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Hà Nộiqua các năm có xu hướng giảm; từ 3,1% (năm 2010) xuống còn2,79% (năm 2012). Để có thể giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, chinhánh đã thực hiện quy trình tín dụng khá đầy đủ và hiệuquả.

Để thấy rõ hơn tình hình thay đổi của nợ quá hạn cũngnhư tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ trong 3 năm qua, taquan sát biểu đồ dưới:

Biểu đồ 01: Diễn biến nợ quá hạn năm 2010 – 2012

55

Tỷ đồn

g

Tỷ lệ %

2010 2011 20120

20

40

60

80

100

120

140

160

2.6

2.7

2.8

2.9

3

3.1

3.2

131 127133

3.1

2.882.79

Nợ quá hạn Tỷ lệ NQH

Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy tuy nợ quá hạncủa Agribank đến năm 2012 tăng lên so với năm 2010, nhưngtỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đều giảm dần.

Năm 2012, nợ quá hạn của Agribank Hà Nội ở mức 133 tỷđồng (chiếm 2,79% tổng dư nợ), con số này đã tăng 6 tỷ đồngso với thời điểm năm 2011, nguyên nhân là do lãi suất chovay vẫn duy trì ở mức khá cao đã gây ra rất nhiều khó khăntrong hoạt động bán hàng cũng như thu hồi nợ của các doanhnghiệp trong nước khiến các doanh nghiệp này không đủ khảnăng trả nợ.

Tuy vậy, nếu số nợ này bị chuyển nhóm nợ mà trở thànhnợ khó đòi hoặc nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng. Khi đó, tình hình tài chínhcủa ngân hàng chắc chắn sẽ gặp thêm nhiều khó khăn do nợ bịchiếm dụng, lại phải giữ một khối tài sản khổng lồ đối vớinhững khoản vay có tài sản đảm bảo mà giá trị cứ giảm dần

56

theo thời gian. Vốn không thu hồi được, trong khi ngân hàngvẫn phải thanh toán đầy đủ các khoản lãi huy động từ dân cưvà các nguồn khác, vẫn phải chi cho các hoạt động quản lý,tiền lương... Đặc biệt, ngân hàng còn phải cần thêm mộtkhoản chi phí cho việc trông coi, quản lý, bảo quản các tàisản đó. Chính vì vậy, chi nhánh cần phải xem xét lại quytrình tín dụng của mình trong tất cả các khâu, từ việc phântích thẩm định tín dụng, kiểm tra giám sát quá trình chovay và tổ chức thu hồi nợ vay... để hoàn thiện hơn nữa quytrình tín dụng của mình.

* Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng 08: Diễn biến dư nợ quá hạn theo thời hạn vay năm 2010– 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

Tổng NQH 131 127 -4 -3,05 133 +6 +4,72

- Ngắn hạn 92 113 +21 +22,83 102 -11 -9,73

- Trung, dài hạn 39 14 -25 -64,10 31 +17 +121,4

3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Năm 2010, NQH ngắn hạn là 92 tỷ đồng về tuyệt đối,tương ứng chiếm tỷ trọng 70,23%. Đến năm 2011, tổng NQHgiảm 4 tỷ đồng nhưng NQH ngắn hạn lại tăng thêm 21 tỷ đồng,

57

tương ứng là tăng 22,83%, nguyên nhân là do trong thời điểmnày, ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn.

Đến năm 2012, NQH trung-dài hạn tăng thêm 17 tỷ đồngso với năm 2011, tương ứng là tăng thêm 121,43%. Tuy vậy,NQH ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với NQHtrung-dài hạn, nguyên nhân là do rủi ro lãi suất khi chovay trung, dài hạn. Để đảm bảo an toàn kinh doanh, ngânhàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn.

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn về cơ cấu nợ quá hạntheo thời hạn:

Biểu đồ 02: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay năm 2010 -2012

TDH29,77%

NH70,23%

TDH11,02%

NH88,98%

TDH23,31%

NH76,69%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng NQH ngắn hạn lớn hơnrất nhiều so với tỷ trọng NQH trung-dài hạn, mặc dù cho vaytrung, dài hạn có lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, nhưng nó

58

cũng chứa nhiều rủi ro, để nâng cao được chất lượng tíndụng, chi nhánh cần có những giải pháp hệ thống quản lýchặt chẽ hơn nữa trong việc ra quyết định cho vay đối vớinhững món vay trung và dài hạn. Thời hạn của một khoản vaycàng dài thì việc phân tích, dự đoán tình hình kinh tế ngàycàng trở nên quan trọng, chi nhánh cần liên tục theo dõi,xem xét các thay đổi các thông tin về nhịp độ kinh tế trongnước và quốc tế ở các ngành nghề mà mình cho vay.

* Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 09: Diễn biến nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

Tổng NQH 131 127 -4 -3,05 133 +6 +4,72

- DNQD 5,3 4,9 -0,4 -7,55 5 +0,1 +2,04

- DNNQD 122 119, -2,8 -2,30 125 +5,8 +4,87

59

2- Hộ, cá thể 3,7 2,9 -0,8 -21,62 3 +0,1 +3,45

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy số NQH của DNNQDlà rất lớn, cả 3 năm đều trên dưới 120 tỷ đồng, trong khiđó NQH của DNQD chỉ chiếm trên dưới 5 tỷ đồng. Còn NQH củacác món cho vay của hộ, cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ, không đángkể, chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 2% mỗi năm.

Để nhận thấy rõ hơn về sự biến động tỷ trọng NQH củatừng thành phần trong tổng NQH của chi nhánh, ta xem biểuđồ dưới đây:

Biểu đồ 03: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm2010 - 2012

93,13%

4,05% 2,82%

93,86%

3,86% 2,28%

93,98%

3,76% 2,26%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nhận thấy không có sự khác biệt nhiều về cơ cấu NQHgiữa các thành phần kinh tế qua các năm. NQH của thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu của toànchi nhánh, thấp nhất là 93,13% (năm 2010) và cao nhất lànăm 2012 với tỷ trọng 93,98%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi

60

nền kinh tế hiện nay bao gồm nhiều thành phần, ngành kinhdoanh đa dạng, phức tạp, cộng với tính hình biến động khólường của nền kinh tế thì NQH trong giai đoạn này chủ yếuthuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

NQH của các DNQD mỗi năm đều chiếm khoảng 4% trongtổng NQH, cao nhất chỉ là 4,05% năm 2010. Sở dĩ tỷ trọngNQH của các DNQD thấp như vậy là do các DN này thường nhậnđược sự tài trợ rất lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tếthì các DNQD tiềm ẩn khá nhiều rủi ro tín dụng do các doanhnghiệp này thường có vốn tự có thấp, khả năng tài chính vàcạnh tranh không cao, rất dễ rơi vào khó khăn khi thịtrường biến động, doanh nghiệp thường ỷ lại vào nhà nước.Rất nhiều DNQD được đầu tư tài sản, vốn, nhưng lại hay sửdụng lãng phí, nhiều tổng công ty hiệu suất sử dụng tài sảncố định chỉ đạt dưới 50%. Hơn nữa, trong một số trường hợp,nếu các món nợ quá hạn của các DNQD được thẩm tra và xácđịnh là do nguyên nhân bất khả kháng thì được nhà nước đưavào nợ khoanh hoặc được xóa nợ... Điều này ảnh hưởng rấtlớn tới chất lượng tín dụng của các món vay này.

NQH cho vay tiêu dùng của hộ, cá thể luôn dưới 3%, chủyếu là cho vay mua ô tô và sửa chữa nhà. Đến năm 2012, NQHcủa hộ, cá thể chỉ là 2,26%; nguyên nhân có được tỷ trọngthấp như vậy là do Agribank Hà Nội quản lý rất chặt chẽtrong lĩnh vực này, tuy nhiên cũng gặp phải những rủi ronhất định khi khách hàng đến vay tiêu dùng, khoản vay nàykhông đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhưng thực tế khách hànglại dùng để kinh doanh. Đây là một trong những quan tâm củangân hàng trong việc quản lý nguồn vốn cho vay.

61

2.2.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấuBảng 10: Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

1. Nợ xấu 80 70 -10 -12,5 82 +12 +17,14

2. Tổng dưnợ 4.221 4.406 +185 +4,38 4.765 +359 +8,15

3. Tỷ lệ (1/2)

1,90%

1,59% - - 1,72

% - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)Nhận thấy trong 3 năm qua, nợ xấu của chi nhánh có xu

hướng giảm đi, từ 1,9% năm 2010 xuống còn 1,72% năm 2012,mặc dù tỷ lệ năm 2012 tăng lên so với năm 2011, nhưng theoquy định, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là từ 2-5% là có thểchấp nhận được. Như vậy, tỷ lệ này của chi nhánh trong 3năm qua luôn ở mức an toàn. Điều này phù hợp với xu hướngtăng giảm của nợ quá hạn trong 3 năm qua. Nó cũng chứng tỏAgribank Hà Nội đã có những biện pháp quản lý và xem xétcho vay ngay từ lúc thẩm định để hạn chế những khoản nợxấu, tránh việc mất nguồn vốn do không thể thu hồi hoặcđành phải xóa nợ, giảm bớt chi phí không cần thiết chonhững khoản nợ xấu này như phát mại tài sản, trích lập dựphòng rủi ro tín dụng và các chi phí khác phát sinh nhằmgiải quyết nợ xấu...

Để thấy rõ hơn điều này, ta nhìn vào biểu đồ sau:

62

Tỷ đồn

g

Tỷ lệ %

Biểu đồ 04: Diễn biến nợ xấu năm 2010 - 2012

2010 2011 20120102030405060708090

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

2

8070

821.9

1.59

1.72

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

Quan sát biểu đồ trên kết hợp với bảng số liệu ta thấy

về số tuyệt đối, nợ xấu năm 2012 tăng lên so với năm 2010

là 2 tỷ đồng, nhưng về tỷ lệ lại giảm đi 0,18%. Đây là con

số đáng mừng cho Agribank Hà Nội, do tổng dư nợ năm 2012

tăng lên, nên khó tránh khỏi việc nợ xấu cũng tăng lên về

số tuyệt đối, nhưng vì chính sách và biện pháp quản lý tín

dụng tốt của ngân hàng nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã

giảm đi đáng kể.

Hiện nay, hầu hết các NHTM đều xây dựng hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ theo quy định tại điều 7 – Quyết định493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình.Sự đổi mới của việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nộibộ ở chỗ, nếu như trước đây, ngân hàng thực hiện phân loạinợ theo điều 6, quyết định 493 thì ngân hàng chỉ nhìn vào

63

một khoản vay và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì kháchhàng đó được đánh giá là tốt. Nếu khách hàng được gia hạnnợ hoặc cán bộ tín dụng để khách hàng đảo nợ thì không bịxếp vào nợ xấu. Như vậy, khách hàng sẽ có thêm thời giantrả nợ, còn ngân hàng thì sẽ phải trích lập DPRR tín dụngít hơn, do đó, có nhiều vốn để quay vòng hơn. Việc phânloại nợ ở đây chủ yếu dựa vào thời hạn, thiếu hẳn sự đánhgiá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kếtquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đếnviệc phân loại nợ không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.Một thí dụ điển hình là công ty A trả nợ tốt, nhưng đanglàm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, vẫn được ngân hàng xếpvào nhóm 1, trong khi theo thông lệ quốc tế, khoản nợ củacông ty A phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Công ty B là khách hàngcủa nhiều ngân hàng, có thể lấy khoản vay ở ngân hàng sautrả nợ khoản vay ngân hàng trước. Vậy là họ chỉ có nợ xấu ởmột ngân hàng, còn với những ngân hàng khác là nợ tốt...

Với cách xếp hạng theo điều 7, quyết định 493, cácngân hàng phân loại nợ ngoài việc dựa vào thời hạn nợ cònphải xét đến các yếu tố định tính, khi đó các ngân hàng sẽphải xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá khách hàng với 14 chỉtiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, bao gồm nhiềuyếu tố đan xen, phản ánh toàn diện về các khía cạnh hoạtđộng của doanh nghiệp và quan hệ với ngân hàng trong mộtthời gian dài nên kết quả chấm điểm chặt chẽ, logic, phùhợp với thông lệ quốc tế.

2.2.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi

64

Agribank Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu không có tỷ lệ nợcó khả năng mất vốn hay nói cách khác, đặt tỷ lệ nợ nhóm 5bằng 0. Tuy nhiêu điều này là rất khó thực hiện do hoạtđộng tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng khôngthể lường trước được.

Tình hình nợ không có khả năng thu hồi của Agribank HàNội trong 3 năm qua được thể hiện cụ thể trong bảng dướiđây:

Bảng 11: Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi năm 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

1. Nợ nhóm5 11 9 -2 -

18,18 10 +1 +11,11

2. Tổng dưnợ 4.221 4.406 +185 +4,38 4.765 +359 +8,15

3. Tỷ lệ (1/2)

0,26%

0,20% - - 0,24

% - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ tín dụng giảm từ 0,26%năm 2010 xuống còn 0,24% năm 2012, tương ứng với số tuyệt

65

đối thì con số này giảm 1 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyênnhân là chi nhánh đã chú ý tới việc thận trọng cho vay, thếnên tổng dư nợ tăng cao nhưng dư nợ nhóm 5 đã giảm xuống.

Thực tế, con số nợ không có khả năng thu hồi là 10 tỷtrong năm 2012 so sánh với năm 2011 thì đã tăng lên 1 tỷđồng, đây cũng là một con số đáng lo ngại cho ngân hàng,bởi đây là khoản nợ gây ra nhiều rủi ro nhất đối với ngânhàng, khả năng mất vốn đã cấp là cực kỳ cao. Vì vậy, trongthời gian tới, ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việcgiảm nợ không có khả năng thu hồi cũng như giảm tỷ lệ củanó trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Để thấy rõ hơn diễn biến của nợ không có khả năng thuhồi trong 3 năm qua, ta quan sát biểu đồ dưới:

Biểu đồ 05: Diễn biến nợ không có khả năng thu hồi năm 2010- 2012

66

Tỷ lệ %

Tỷ đồng

2010 2011 20120

2

4

6

8

10

12

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.311

910

0.26

0.20.24

Nợ nhóm 5Tỷ lệ nợ nhóm 5

2.2.1.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Bảng 12: Vòng quay vốn tín dụng năm 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

1. DSCV 8.034 8.549 +515 +6,41

10.028 +1.479 +17,3

0

2. DSTN 7.842 8.364 +522 +6,66 9.669 +1.305 +15,6

0

3. Tổng dưnợ 4.221 4.406 +185 +4,3

8 4.765 +359 +8,15

4. Dư nợ b/q 4.125 4.313

,5 +188,5 +4,57

4.585,5 +272 +6,31

5. Vòng 1,90 1,94 - - 2,11 - -

67

quay VTD (2/4) lần lần lần

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy vòng quay vốn tíndụng của Agribank Hà Nội tương đối cao, và có xu hướng tăngqua các năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 1,9 lần,đến năm 2011, chỉ tiêu này đạt 1,94 lần, và đạt 2,11 lầntrong năm 2012. Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn của ngânhàng tăng lên, tăng tính tích cực trong việc sử dụng đồngvốn. Và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Doanh số cho vay của Agribank Hà Nội khá cao, và cũngtăng dần qua các năm. Năm 2010, từ 8.034 tỷ đồng đã tănglên 10.028 tỷ đồng trong năm 2012, tức là tỷ lệ đã tăng lên24,82%. Doanh số cho vay của chi nhánh cao chứng tỏ với sốvốn huy động được, ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng,đáp ứng được khối lượng lớn đối tượng vay và lĩnh vực vaynhằm tăng trưởng thị phần trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt.Chinh nhánh đã sử dụng mọi khả năng, nguồn lực và cơ hộitốt để có thể cho vay nhiều hơn, hiệu quả hoạt động tăng,tìm kiếm nguồn lợi nhuận cho ngân hàng cũng như đáp ứng mộtcách tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng.

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, thì doanhsố thu nợ của chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2010, doanh sốthu nợ của chi nhánh là 7.842 tỷ đồng, tăng lên 8.364 tỷđồng (tăng 6,66%) trong năm 2011, và tiếp tục tăng lên9.669 tỷ đồng (tăng 15,6%) trong năm 2012. Nhưng tốc độtăng lên của vòng quay vốn tín dụng rất chậm, điều này có

68

nghĩa là chi nhánh vẫn cần chứng tỏ thêm khả năng quản lývốn tín dụng cũng như không ngừng nâng cao chất lượng tíndụng, đặt ra những biện pháp nhằm tăng vòng quay vốn tíndụng. Chỉ có như vậy thì vốn của ngân hàng mới được luânchuyển nhanh, sử dụng tham gia vào nhiều kỳ sản xuất kinhdoanh và lưu thông hàng hóa, nhờ đó mà ngân hàng mới có vốnđể đầu tư vào các lĩnh vực khác và đáp ứng được nhu cầu vốncủa nền kinh tế.

2.2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 13: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng năm2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010

Sốtiền

So sánh2012/2011

Tăng/ ± % Tăng/ ± %

69

giảm giảm

1. DP cụ thể 24 18 -6 -25 23 +5 +27,7

8

2. DP chung 3 4 +1 +33,3

3 5 +1 +25

3. Tổng DP 27 22 -5 -18,52 28 +6 +27,27

4. Tổng dưnợ 4.221 4.406 +185 +4,38 4.765 +359 +8,15

5. Tỷ lệ (3/4)

0,64%

0,50% - - 0,59

% - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2012)

Quan sát bảng trên, ta thấy tổng số tiền trích lậpDPRR của chi nhánh năm 2010 là 27 tỷ đồng, năm 2011 giảm đi5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,52%, năm 2012 lạităng thêm 6 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệtăng là 27,27%

Tuy có thay đổi tăng giảm khá đáng kể về số tuyệt đốinhư vậy, nhưng về tỷ lệ trích lập DPRR thì lại không thayđổi đáng kể, điều này được thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:

70

Tỷ lệ

%

Tỷ đồn

g

Biểu đồ 06: Diễn biến về trích lập dự phòng rủi ro tín dụngnăm 2010 - 2012

2010 2011 20120

5

10

15

20

25

30

00.10.20.30.40.50.60.70.80.9127

22

28

0.640.5

0.59

Tổng số tiền trích lập DPRRTỷ lệ trích lập DPRR

Năm 2010, tỷ lệ trích lập DPRR là 0,64%, tỷ lệ nàygiảm còn 0,5% trong năm 2011 và tăng lên thành 0,59% trongnăm 2012. Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng chonhững tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiệnđược nghĩa vụ theo cam kết và nó được hạch toán vào chi phíhoạt động của ngân hàng. Như vậy, việc giữ được tỷ lệ tríchlập DPRR trong khi tổng dư nợ tăng lên là điều rất tốt,giúp cho chi nhánh có thể giảm được chi phí hoạt động củamình, nhờ đó tăng khả năng sinh lời.

Về dự phòng chung, ngân hàng đã trích lập đủ số dựphòng chung theo quy định của NHNN, bằng 0,75% tổng giá trịcác khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị các khoản bảolãnh và các cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết

71

chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Về dự phòng cụ thể, số trích lập DPRR cho năm 2011giảm đi, trong khi tổng dư nợ lại tăng lên, ngân hàng nênphát huy điểm mạnh này, từ năm 2011 đến 2012 thì tổng dư nợlẫn số tiền trích lập DPRR đều tăng lên, chứng tỏ việc quảnlý để giảm nợ quá hạn chưa tốt như những gì mà ngân hàng đãlàm được năm 2011.

Chính vì vậy, trong tương lai, chi nhánh cần nỗ lựchơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng , giảm tỷ lệ tríchlập DPRR tín dụng, tiết kiệm chi phí hoạt động nhằm giatăng lợi nhuận đồng thời vẫn phải đảm bảo số trích lập dựphòng chung theo quy định của NHNN.

2.2.1.6. Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo

a. Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo

Bảng 14: Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo năm 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

1. Nợ thu hồi từ TSĐB

104 83 -21 -20,19 86 +3 +3,61

2. Nợ quá hạn 131 127 -4 -3,05 133 +6 +4,7

2

72

3. Tỷ lệ xử lý TSĐB(1/2)

79,39%

65,35% - - 64,66

% - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ thu hồi từ xử lýTSĐB có xu hướng giảm. Năm 2011, nợ thu hồi từ TSĐB giàm 21tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 20,19%. Năm 2012, số nợthu hồi này tăng thêm 3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tănglà 3,61%. Nếu số tiền thu được từ việc xử lý TSĐB mà tănglên chứng tỏ số tiền mà khách hàng không trả được nợ trongtổng nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên, và ngược lại. Chỉkhi nào khách hàng vay vốn không còn khả năng trả nợ chongân hàng thì ngân hàng mới phải áp dụng biện pháp xử lýTSĐB.

Để thấy rõ hơn, ta quan sát diễn biến của tỷ lệ xử lýTSĐB tại chi nhánh qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 07: Diễn biến tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo năm 2010- 2012

73

Tỷ l

ệ %

Tỷ đồng

2010 2011 20120

20

40

60

80

100

120

-101030507090110130150

104

83 8679.39

65.35 64.66

Nợ thu hồi từ xử lý TSĐBTỷ lệ xử lý TSĐB

Có thể nhận thấy, nợ thu hồi từ TSĐB năm 2011 giảm đivà tỷ lệ xử lý TSĐB cũng giảm đi. Và tỷ lệ này giảm khôngđáng kể vào năm 2012, nguyên nhân là do năm 2010, nền kinhtế khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đếnnăm 2012 có ổn định hơn một chút nhưng con số các doanhnghiệp thua lỗ, thậm chí phá sản vẫn ở mức đáng báo động,và không tìm được các nguồn khác để trả nợ buộc ngân hàngphải thực hiện biện pháp xử lý TSĐB để thu hồi nợ.

Thực chất, tỷ lệ năm 2012 tuy đã giảm nhưng vẫn cònrất cao, nó cho thấy tỷ lệ khách hàng không trả được nợ chongân hàng là rất lớn. Xử lý TSĐB là biện pháp cuối cùng màngân hàng sử dụng để thu hồi nợ. Để thu hồi nợ từ xử lýTSĐB là cả một quá trình, do ngân hàng chỉ là một doanhnghiệp, không có chức năng cưỡng chế. Do vậy, để xử lýTSĐB, ngân hàng phải làm rất nhiều thủ tục theo quy địnhtrong thông tư số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày23 tháng 4 năm 2001 hướng dẫn việc xử lý TSĐB tiền vay đểthu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng như: đưa ra tài sản

74

giải chấp, lập hội đồng định giá, đấu thầu, thanh lý tàisản... Nếu gặp trường hợp khách hàng cố tình gây khó dễ chongân hàng, không chịu giao tài sản cho ngân hàng buộc ngânhàng phải làm các thủ tục nhờ tòa án giải quyết. Nếu ngânhàng muốn bán, khai thác hoặc cho thuê các TSĐB, thườngngân hàng phải thêm chi phí để sửa chữa, đầu tư vì các tàisản này thường không được có giá trị nguyên vẹn như lúcđầu. Khi bán thì có thể vướng mắc về thủ tục, hồ sơ... nêngiá bán đôi khi thấp hơn dự kiến, gây ra tình trạng giá trịthu hồi từ các tài sản không đủ thu hồi nợ gốc.

Tài sản đảm bảo có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớttổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đómà không trả đc nợ, làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợvà là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ địnhlừa đảo. Do vậy, mà việc ngân hàng muốn có TSĐB trong chovay trong điều kiện rủi ro cho vay ngày càng cao là hoàntoàn dễ hiểu. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tín dụngcủa mình thì chi nhánh cần phải tránh tình trạng nợ tồnđọng có TSĐB lớn trong tổng số nợ quá hạn, vì điều này sẽlàm cho tình hình tài chính của chi nhánh ngày càng khókhăn do nợ không có nguồn thu hồi lại phải ôm giữ khối tàisản khổng lồ mà giá trị của nó có thể giảm dần theo thờigian.

b. Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo

Bảng 15: Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo

Đơn vị: Tỷ đồngChỉ tiêu 2010 2011 2012

75

Sốtiền

Sốtiền

So sánh2011/2010 Số

tiền

So sánh2012/2011

Tăng/giảm ± % Tăng/

giảm ± %

Tổng dư nợ 4.221 4.406 +185 +4,38 4.765 +359 +8,15

- Dư nợ cóĐB 2.325 2.739 +414 +17,81 3.346 +607 +22,1

6

- Dư nợ không có ĐB

1.896 1.667 -229 -12,08 1.419 -248 -14,88

Tỷ lệ dư nợ có ĐB

55,08%

62,17% - - 70,22

% - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)

Trong 3 năm qua, tỷ lệ dư nợ có xu hướng tăng, từ55,08% năm 2010 lên đến 62,17% năm 2011 và đạt hơn 70% năm2012. Về số tuyệt đối, dư nợ có đảm bảo cũng tăng lên tươngứng với tỷ lệ tăng của nó, tăng thêm 414 tỷ đồng năm 2011và thêm 607 tỷ đồng nữa vào năm 2012.

Để thấy rõ hơn những biến động của tỷ lệ dư nợ có đảmbảo và dư nợ không có đảm bảo trong tổng dư nợ của chinhánh, ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 08: Cơ cấu dư nợ có đảm bảo và dư nợ không có đảmbảo

76

55,08%

44,92%

62,17%

37,83% 70,

22%

29,78%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Như vậy, nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh đang biếnđổi theo chiều hướng tăng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo vàgiảm dần tỷ lệ cho vay không có đảm bảo (hay chính là chovay tín chấp). Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chinhánh theo hướng tương đối an toàn và chất lượng tín dụngđang được nâng cao. Nguyên nhân là do chi nhánh đã thựchiện khá tốt việc hoàn tất hồ sơ tài sản đảm bảo, hơn nữa,trong giai đoạn thị trường tiền tệ vẫn còn biến động, chưađi vào ổn định hẳn như hiện nay thì việc ngân hàng lựa chọnhình thức cấp tín dụng có tài sản đảm bảo là điều dễ hiểuvì nó giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh an toànhơn. Ngân hàng có thể xử lý TSĐB khi khách hàng không cókhả năng trả nợ cho ngân hàng vì đó là những tài sản hữuhình, có giá trị và có khả năng thanh khoản tương đối cao.Trong cho vay có đảm bảo của Agribank Hà Nội, ngoài sử dụngTSĐB cho khoản vay còn có cả hình thức bảo lãnh của bên thứ3, nhưng hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ.

Qua các phân tích trên, ta rút ra một điều rằng: Muốnnâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng nói chung và

77

Agribank Hà Nội nói riêng cần phải chú ý tới rất nhiều yếutố khác nhau như: phải giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợxấu, tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi... đặc biệt là vớiviệc nợ nhóm 5 tương đối cao trong cơ cấu dư nợ của mình,chi nhánh cần tập trung thực hiện tốt công tác thu nợ đểgiảm thấp tỷ lệ nợ nhóm này xuống trong thời gian tới. Đồngthời với việc ngân hàng thu hồi lại được các khoản tín dụngđã cấp cho khách hàng, chi nhánh còn phải thu được lãi từcác món vay và hạ thấp được chi phí hoạt động, giảm tảiđược chi phí cho công tác đòi nợ quá hạn để tập trung vàophát triển khách hàng mới nhưng không quên đưa ra các chínhsách ưu tiên đối với những khách hàng truyền thống. Khi đó,vòng quay vốn tín dụng sẽ nhanh hơn, lợi nhuận thu được sẽnhiều hơn và tất nhiên chất lượng tín dụng của chi nhánhcũng sẽ được nâng cao.

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

2.2.2.1. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại Agribank Hà Nội được thể hiệnqua sơ đồ sau:

Quan hệkhách hàng

(Phòng TD)

QLRR

(Phòng TD)

Cấp có thẩmquyền

phán quyếtTD

Quản trị TD

(Phòng TD)

78

Tiếp nhận đơn vay vốn

Xác định nhu cầu và đề xuất TD

Kiểm tra hồ sơ và thông tin KH

TB từ chối

TB Chấp nhận

Lập hợp đồng/ hồ sơ

TD

Y

N

Giám sát khoản vay và thông báo thu nợ (gốc+lãi)

Thiết lập hạn mức tín dụng, tạo tài khoản và nhập dữ

liệu về khoản vay vào

chương trình quản lý

Thực hiện quy trình giải

ngân rút vốn: Yêu cầu KH cung cấp chứng từ

Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán chuyển tiền

Thanh lý HĐ

Các quyết định phê duyệt, từ chối, bổ sung hồ sơ

Y

N

Thẩm định các điều kiện TDY

N

Có thể thấy, Agribank Hà Nội đã quy định thống nhấttrình tự các bước cần thực hiện trong quá trình xét duyệtcho vay, Agribank Hà Nội đang áp dụng quy trình cho vayhiện đại, đơn giản và hợp lý, vừa tiết kiệm được thời gianvà chi phí, lại vừa đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngânhàng.

Tuy nhiên, quy trình cho vay có nhiều điểm hạn chế vàchưa phù hợp với thông lệ quốc tế:

- Quy trình cho vay của Agribank Hà Nội chưa đề cậpđến vấn đề marketing và tiếp thị đối với khách hàng. Điềunày khiến cho ngân hàng chưa hoàn toản chủ động trong tiếpcận khách hàng mới khi họ có nhu cầu. Vì marketing và tiếp

79

thị đối với khách hàng có thể lôi kéo khách hàng tìm đếnmình, giúp họ hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và tạo dựngđược niềm tin vào dịch vụ của ngân hàng.

- Trong quy trình tín dụng không đề cập đến việc thuthập các thông tin về khoản vay sau khi thanh lý hợp đồngtín dụng để tổng hợp phân tích để làm thông tin tham khảocho việc xét duyệt cho vay sau này. Điều này sẽ làm tốn kémhơn về cả thời gian và chi phí cho việc xét duyệt lại từđầu cho những khoản vay mới của những khách hàng cũ. Nếuthu thập được các thông tin về khoản vay sau khi thanh lýhợp đồng thì sẽ có cơ sở để tham khảo, đối chiếu với nhữngkhoản vay mới sau khi thanh lý xong hợp đồng cũ, từ đó tiếtkiệm được thời gian và chi phí cho ngân hàng.

2.2.2.2. Sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng

Agribank Hà Nội là một ngân hàng có lịch sử hoạt độnglâu năm (được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam,nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) và cơ sở vật chất trangthiết bị tốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hìnhthức huy động vốn, đa dạng hóa không ngừng ứng dụng cácdịch vụ ngân hàng mới, nên Agribank Hà Nội có tổng nguồnvốn huy động lớn, ổn định và có lượng khách hàng vay đôngđảo chứng tỏ ngân hàng có uy tín lớn.

Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với thủtục đơn giản, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn,kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinhdoanh của khách hàng. Đây là ưu thế lớn của Agribank Hà Nội

80

khi làm vừa lòng khách hàng, nên Agribank vừa giữ đượcnhững khách hàng cũ, thân thiết lại vừa có lợi thế khi cókhách hàng mới đang lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÀ NỘI

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Mặc dù môi trường cho hoạt động tín dụng của các NHTMtrong những năm qua không mấy thuận lợi, song được sự chỉđạo sát sao của các cấp, các ngành từ trung ương đến địaphương, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và đặc biệt làsự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng, AgribankHà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể: Nguồn vốn tăngtrưởng ổn định, dư nợ tín dụng lành mạnh ngày càng tăng,các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng với mức lãisuất và phí cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượngkhách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường hợp tácquốc tế, xây dựng thành công chương trình hiện đại hóa ngânhàng, xây dựng chi nhánh theo hướng “hiện đại – an toàn –tin cậy”, đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế.

Đặc biệt, trong công tác tín dụng, chất lượng tín dụngcủa chi nhánh ngày càng được nâng cao, thể hiện ở:

Một là: Tỷ lệ nợ quá hạn giảm

Kết quả nổi bật nhất mà Agribank Hà Nội đã đạt đượctrong 3 năm qua là tỷ lệ nợ quá hạn giảm với dư nợ cho vaytăng lên trong năm 2012. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,1% năm2010 xuống còn 2,79% năm 2012. Điều này thể hiện chất lượng

81

tín dụng của chi nhánh không ngừng cải thiện, cho thấytrình độ của cán bộ tín dụng đã không ngừng được nâng caocùng với nỗ lực của họ trong công tác thu hồi, xử lý nợ vànâng cao hiệu quả cho vay. Đó là những cố gắng rất lớn củatoàn thể chi nhánh trong thời gian qua, góp phần nâng caouy tín của chi nhánh đối với khách hàng.

Hai là: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm

Đây là một kết quả đáng mừng của chi nhánh. Tỷ lệ nợxấu trên tổng dự nợ của chi nhánh năm 2012 (1,90%) tuy tănglên so với năm 2011 (1,52%) nhưng so với năm 2010 (1,72%)thì đã giảm. Điều này góp phần giảm các nguồn vốn ứ đọngcủa chi nhánh tại các khoản nợ xấu, giảm nguy cơ mất vốn,làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và uy tín củachi nhánh, nhờ đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh khôngngừng được nâng cao.

Ba là: Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ giảm

Tỷ lệ này giảm từ 0,26% năm 2010 xuống còn 0,24% năm2012. Điều này phản ánh một xu hướng tốt cho chi nhánh,cũng như việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, việc giảmtỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi cũng góp phần làm giảmnguy cơ mất vốn, giảm nguồn vốn ứ đọng và cũng giúp chinhánh nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình.

Bốn là: Quy mô cho vay tăng nhanh tạo điều kiện cho chi nhánh mởrộng những khoản tín dụng lành mạnh

Quy mô cho vay tăng nhanh cả về doanh số cho vay,doanh số thu nợ và tổng dư nợ. Dư nợ toàn chi nhánh tăng

82

thêm 544 tỷ đồng, từ 4.221 tỷ đồng năm 2010. Dư nợ tăng lênlà nguồn bổ sung vốn cần thiết cho các doanh nghiệp, cánhân, hộ sản xuất... thực hiện hiệu quả các dự định sảnxuất kinh doanh của mình. Ngày càng có nhiều khách hàng vayvốn đến với chi nhánh, điều này thật sự tạo điều kiện thuậnlợi cho ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng tốt, gópphần mở rộng các khoản tín dụng lành mạnh với chất lượngtốt, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng của chinhánh.

Năm là: Vòng quay vốn tín dụng tăng

Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh năm 2012 đã tănglên 2,11 lần so với 1,9 lần của năm 2010. Đây là một lợithế của ngân hàng, chứng tỏ khả năng sử dụng và quản lýnguồn vốn của ngân hàng tốt.

Sáu là: Tỷ lệ xử lý TSĐB giảm

Tỷ lệ xử lý TSĐB giảm từ 79,39% năm 2010 xuống còn64,66% năm 2012, cho thấy tỷ lệ khách hàng không trả đượcnợ cho ngân hàng đã giảm đi, giảm chi phí cho ngân hàng,tăng uy tín trong quản lý chất lượng tín dụng của ngânhàng.

2.3.1.2. Nguyên nhân đạt được những kết quả đó

Đạt được những kết quả nói trên là nhờ sự chỉ đạo hợplý của ban lãnh đạo Agribank Hà Nội, cùng với sự nỗ lựckhông ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên tín dụng cũng nhưcác cán bộ trong bộ phận quản lý xử lý nợ, cụ thể là:

Thứ nhất: Cơ chế cho vay được sửa đổi hoàn thiện hơn,

83

công tác thẩm định trước cho vay được thực hiện nghiêm túchơn. Đồng thời gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đốivới từng khoản vay mà họ thực hiện, các khoản vay sau khicán bộ tín dụng thẩm định đều được trưởng phòng tín dụngtrực tiếp thông qua.

Thứ hai: Chi nhánh luôn chú trọng trong công tác kiểmtra, đánh giá toàn diện từng khách hàng, áp dụng phươngpháp chấm điểm và xếp hạng tín dụng tương đối cụ thể...Chẳng hạn, đối với khách hàng là các doanh nghiệp, chinhánh chia thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao:AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Trong đó AAA là loạitối ưu với mức rủi ro thấp nhất, AA là loại ưu, A là loạitốt, BBB là loại khá, BB là loại trung bình khá, B là loạitrung bình, CCC là loại dưới trung bình, CC là loại xa dướitrung bình, C là loại yếu kém và D là loại rất yếu kém vớiđộ rủi ro đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể huhồi được vốn cho vay.

Thứ ba: Công tác thu nợ quá hạn, nợ khó đòi đã đượcchú trọng hơn, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợđược tiến hành thường xuyên, được chia thành nhiều đợttrong năm, hình thức kiểm tra đa dạng bao gồm kiểm tra độtxuất 80% hồ sơ vay của khách hàng hoặc kiểm tra định kỳ100% hồ sơ tín dụng còn dư nợ. Đặc biệt, chi nhánh đã ápdụng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nợ quá hạn hợplý như giãn nợ, gán nợ, gia hạn nợ... nhờ đó đã đạt đượccác kết quả rất khả quan như trên.

Thứ tư: Chi nhánh có mạng lưới giao dịch rộng với 15

84

phòng giao dịch trực thuộc được bố trí trải đều, tạo thuậnlợi cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay. Đa số cánbộ tại chi nhánh được đào tạo cơ bản, nhiệt tình công tác,có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết với nghề, không quảnngại khó khăn... đã tiếp cận và mở rộng cho vay tới cáckhách hàng trong mọi thành phần, mọi ngành nghề kinh tế. Từchi nhánh tới các phòng giao dịch đã có sự phối hợp chặtchẽ giữa chuyên môn, công đoàn, đảng ủy, phát động tốt cácphong trào thi đua, có chính sách khen thưởng kịp thời,phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ trong toàn thể cán bộnhân viên vì sự phát triển bền vững chung của toàn hệthống.

Thứ năm: Thực hiện đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, thựchiện mô hình giao dịch một cửa, tận tình hướng dẫn kháchhàng. Chi nhánh đã từng bước gắn mình với doanh nghiệp quavai trò tư vấn tài chính giúp khách hàng nâng cao hiệu quảcác dự án SXKD, thúc đẩy hộ sử dụng vốn đúng mục đích, giúphọ hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Ngoàira, ngân hàng còn xem xét các vấn đề về thị trường, sảnphẩm tiêu thụ, thu nhập... của khách hàng trong phạm vi chophép.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Bên cạnh những thành tích mà Agribank Hà Nội đã đạtđược, thì tình hình chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫncòn một số hạn chế sau đây:

85

Một là: Nợ quá hạn tăng về số tuyệt đối

Số tuyệt đối dư nợ quá hạn vẫn ở mức cao, năm 2012 nợquá hạn là 133 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với năm 2011 vàtăng 2 tỷ đồng so với năm 2010. Ngân hàng sẽ phải mất thêmmột khoản chi phí khá lớn cho việc quản lý và thu hồi nợlàm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, nếu sốnợ này trở thành nợ khó đòi hoặc nợ xấu thì sẽ ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do nợ bịchiếm dụng, trong khi đó ngân hàng lại phải giữ một khốitài sản khổng lồ đối với các khoản vay có đảm bảo mà giátrị cứ giảm dần theo thời gian. Còn nếu các khoản nợ nàykhông có TSĐB thì rủi ro đối với ngân hàng lại càng cao,khả năng mất vốn càng lớn.

Hai là: Nợ xấu tăng về số tuyệt đối

Tuy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm đáng kể,nhưng cũng giống như nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh vẫn ởmức cao về số tuyệt đối. Năm 2012, nợ xấu của chi nhánh là82 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 2 tỷđồng so với năm 2010. Điều này hoàn toàn không tốt vì khảnăng thu hồi nợ sẽ khó khăn, thậm chí có thể gây ra tìnhtrạng mất vốn khi các khoản nợ xấu này biến thành nợ khôngcó khả năng thu hồi.

Ba là: Nợ không có khả năng thu hồi tăng lên

Năm 2012, nợ nhóm 5 là 10 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng sovới năm 2011. Điều này không tốt đối với chất lượng tíndụng của chi nhánh bởi đây là khoản nợ gây ra nhiều rủi ro

86

nhất cho ngân hàng, khả năng mất vốn đã cấp là rất cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Thông tin tín dụng đôi khi không đầy đủ và chính xác

Công tác thu thập thông tin của chi nhánh thường dựavào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng đã có tham khảothêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng đôi khicông tác này chưa tốt, thiếu những thông tin trung thực cầnthiết về tình trạng nợ nần, khả năng tài chính của kháchhàng... dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả kinhdoanh của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng.

Thứ hai: Công tác kiểm tra giám sát khoản vay còn mang tính hìnhthức

Trong thời gian qua, có một số khoản vay chi nhánh đãthực hiện chưa tốt việc kiểm tra giám sát trong và sau khicho vay, do đó đã không nắm được tình hình thay đổi tronghoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như việc sử dụngvốn vay có đúng mục đích không, tài sản đảm bảo có đượcquản lý tốt không... Chính vì vậy, không phát hiện kịp thờiđược những sai phạm hoặc phát hiện nhưng chưa có biện phápxử lý hữu hiệu.

Thứ ba: Do năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn có những hạnchế nhất định

Ngân hàng còn một số cán bộ chưa nắm bắt được nhu cầucủa thị trường, chưa có đủ khả năng kinh nghiệm đánh giátính hiệu quả và mức độ rủi ro của khoản vay. Chưa kể đến

87

nguyên nhân một số cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, saukhi cấp tín dụng cho khách hàng đã không thực hiện giám sátđầy đủ theo quy trình tín dụng của ngân hàng.

Thứ tư: Công tác kiểm soát nội bộ của chi nhánh chưa thực sự chặtchẽ

Công tác kiểm soát nội bộ của mỗi ngân hàng là vô cùngquan trọng, nó thực hiện việc kiểm tra các hoạt động quảnlý, tác nghiệp, đảm bảo tính tuân thủ, nhờ đó sẽ hạn chế vàkiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động của ngânhàng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát này của Agribank HàNội lại chưa chặt chẽ. Công tác này còn thiếu cán bộ chuyênmôn. Các báo cáo kiểm soát nội bộ của chi nhánh thường chỉlà tổng hợp, thống kê, không đảm bảo tính độc lập và minhbạch...

Thứ năm: Do ngân hàng đánh giá không chính xác tài sản thế chấp vàđôi khi lại quá lạm dụng vào tài sản thế chấp

Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tínhpháp lý của khối tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫnđến việc làm giảm chất lượng tín dụng. Chi nhánh định giátài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo thêm giátài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Các tàisản thế chấp mà doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tiền vaycủa Agribank Hà Nội chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy mócthiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổnđịnh nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Mặt khác, ngânhàng đã quá lạm dụng vào tài sản thế chấp do quan niệm cótài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay. Điều này cực kỳ

88

nguy hiểm vì TSĐB chỉ là nguồn trả nợ thứ hai đối với ngânhàng, còn nguồn trả nợ chính vẫn là từ dòng tiền tạo ra từphương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là: Do năng lực quản lý và kinh doanh kém

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp rơi vào tình trạnglàm ăn thua lỗ khi người quản lý kém năng lực, đưa ra cácdự án kém chất lượng và không hiệu quả, làm tăng chi phíhoạt động cho doanh nghiệp, gây ra nhiều thiệt hại sẽ ảnhhưởng rất lớn đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Nguyênnhân là do khả năng quản lý của đơn vị kinh tế đó khôngtheo kịp với tốc độ tăng trưởng gây ra quá tải trong điềuhành, hoặc do tình hình thường xuyên thay đổi người điềuhành ở một số doanh nghiệp.

Hai là: Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém

Thể hiện ở quy mô tài chính và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ sovới vốn tự có cao, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự ánthấp... Theo quy định của Agribank Việt Nam thì đối với cácdự án đầu tư mới thì số vốn tự có của doanh nghiệp tham giadự án là 40% tổng vốn đầu tư, còn nếu là đầu tư mở rộng sảnxuất thì doanh nghiệp phải có 10% tổng vốn đầu tư. Nhưngtrên thực tế, tỷ trọng vốn tự có của khách hàng tham giavào dự án nhỏ, có nghĩa là để hoạt động được thì các doanhnghiệp này phải dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, và rủiro của ngân hàng sẽ là rất lớn.

Ba là: Do khách hàng cố tình gian lận

89

Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng cáckhách hàng vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông quaviệc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù các số liệunày đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Tính khôngminh bạch của các thông tin do khách hàng gian lận, cụ thểlà: Gian lận liên quan đến các báo cáo tài chính, kế toán;gian lận liên quan đến TSĐB; gian lận liên quan đến việcngụy tạo uy tín, lợi dụng quan hệ quan biết để vay tiền...Việc cố ý gian lận của khách hàng gây rất nhiều khó khăncho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động kinhdoanh cũng như việc quản lý vốn vay của người vay, có thểgây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng nếu không phát hiện kịpthời những gian lận đó và giải quyết triệt để. Và như vậynó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bốn là: Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiệnchí trả nợ

Một số khách hàng vay vốn của chi nhánh nhưng đã khôngsử dụng đúng mục đích, mà đã dùng một phần hoặc thậm chítoàn bộ vốn vay cho những mục đích khác như mua sắm vậtdụng, tiêu xài cá nhân... Điều này rất nguy hiểm vì như vậykhách hàng sẽ không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạngây ra nợ xấu cho chi nhánh. Có một số trường hợp, kháchhàng sau khi kết thúc kỳ kinh doanh, thu được lợi nhuậnnhưng cố tình không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn nhằmchiếm dụng vốn của ngân hàng cho mục đích kinh doanh củamình và nó thực sự gây nhiều khó khăn cho các nhân viên tíndụng của ngân hàng.

90

* Các nguyên nhân khác

- Do môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi

Những năm vừa qua, tình tình kinh tế có nhiều biến đổibất thường, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và khólường, thời gian gần đây có đi vào ổn định và phục hồi dầnnhưng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn rấtchậm, thấp hơn kế hoạch. Tình hình xã hội lại gặp nhiều khókhăn như hạn hán, thiên tai, bệnh dịch liên tiếp xảy ra.Những biến động đó đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề,các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và cảhoạt động của các NHTM. Các doanh nghiệp trong thời gian đógặp quá nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản...những món nợ của họ đối với ngân hàng hoặc là không trảđược, hoặc là trả được nhưng không đúng hạn, điều này ảnhhưởng rất lớn tới lợi nhuận của ngân hàng cũng như chấtlượng tín dụng của chi nhánh.

- Do môi trường pháp lý chưa thực sự thuận lợi

Hệ thống pháp luật của nước ta tuy đã có nhiều biếnchuyển tích cực nhưng vẫn chưa thực sự khoa học, vừa thiếulại có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với nhau giữa cácvăn bản luật và dưới luật, việc ban hành về cấp độ thì chưaphù hợp gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện, chẳnghạn: Thể lệ tín dụng ngắn hạn là văn bản cốt lõi do thốngđốc NHNN ban hành dưới dạng quyết định, trong khi đí, thểlệ cho vay đối với hộ sản xuất chỉ là một bộ phận nhỏ trongtín dụng trung và dài hạn thì lại được ban hành dưới hìnhthức văn bản cao hơn là Nghị định của chính phủ và NHNN ban

91

hành thông tư hướng dẫn.

Hệ thống văn bản pháp lý vận hành chưa đồng bộ, chưaphù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, các quy định cònnhiều sơ hở, dẫn dến các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cánhân lợi dụng những kẽ hở để lách luật, gây thất thoát vốncho ngân hàng. Hiện nay, rào cản lớn nhất đối với ngân hàngtrong việc cấp tín dụng là vấn đề về tài sản đảm bảo. Tuynhiên, những quy định về giao dịch đảm bảo, của hợp đồngthế chấp, cầm cố tài sản lại là điểm có nhiều sơ hở vàkhông rõ ràng nhất, cụ thể như: Theo nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm (điều 11), ngoàicác nội dung chủ yếu như nghĩa vụ được đảm bảo, mô tả tàisản thế chấp, cầm cố, giá trị của tài sản thế chấp và nộidung nữa là thỏa thuận khác. Nhưng lại không rõ ràng ở chỗ,các thỏa thuận khác thì pháp luật không ghi rõ là gồm nhữnggì. Đây là hạn chế chung của những văn bản luật của ViệtNam. Đến nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999về đảm bảo tiền vay của TCTD lại càng không đề cập đến vấnđề này mà chỉ quy định chung chung mang tính chất dẫnchiếu, như là: Tài sản, điều kiện nhận TSTC, cầm cố, bảolãnh, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng thế chấp và đăngký giao dịch đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luậtvề giao dịch bảo đảm (điều 7). Nghị định 85/2002/NĐ-CP banhành ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung nghị định 178 cũngkhông sửa đổi bổ sung gì cả. Các quy định này tạo ra vòngluẩn quẩn và gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàngtrong quá trình nhận thức và thực hiện. Thực trạng phổ biếnhiện nay là các doanh nghiệp vi phạm luật ở những mức độ

92

khác nhau. Đó chính là biểu hiện của tình trạng ”lách luật”khi mà các pháp lệnh không đồng bộ, không thống nhất từ lậppháp, hành pháp và tư pháp.

- Do thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan

Các cơ quan hữu quan chưa có cái nhìn thấu đáo về ngânhàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nên chưa có sự phốihợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyếtnhững vấn đề liên quan. Cho đến nay, không ít người chorằng việc cho vay và thu hồi nợ chỉ đơn thuần là việc củangân hàng, trong khi trên thực tế có nhiều khoản vay ngânhàng đã thực hiện theo đúng mọi quy định của nhà nước màvẫn không thu hồi được nợ, bởi lúc đó nó đã vượt ra khỏichức năng và khả năng của ngân hàng. Mặc dù đã có nhiềuthông tư liên tịch giữa ngân hàng nhà nước và các bộ ngànhliên quan hướng dẫn việc thực hiện vấn đề có liên quan đếnhoạt động của ngân hàng nhưng thực tế đòi hỏi sự phối hợphơn nữa của các cơ quan này.

- Do hệ thống quản lý thông tin còn nhiều bất cập

CIC là trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhànước, nó được thành lập khá lâu và hoạt động của nó cũngmang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thông tincung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng đượcđầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin, chẳng hạn: CIC chỉ mớicung cấp những thông tin về số liệu dư nợ và phân loại nợvay của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, chưa cungcấp các thông tin phi tài chính và khả năng điều hành củalãnh đạo doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin còn chậm,

93

thiếu kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của cácTCTD, thông tin khách hàng chưa được CIC cập nhật kịpthời...

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có rất nhiều cácyếu tố khác như là hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh... cũng ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghềliên quan mà ngân hàng cấp tín dụng như nông nghiệp, nuôitrồng thủy hải sản... đặc biệt đối với Agribank Hà Nội vớitỷ trọng cho vay các ngành này khá cao. Những ngành này rấtnhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết và dịch bệnh. Mưalớn, bão, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng... đã gây ranhững tổn thất nặng nề cho nền kinh tế.

Kết luận chương 2

Qua việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tạiAgribank Hà Nội cho thấy bên cạnh những thành tích mà ngânhàng đạt được từ hoạt động tín dụng của mình góp phần quantrọng trong việc tăng lợi nhuận của ngân hàng trong nhữngnăm qua thì chất lượng tín dụng của chi nhánh bộc lộ khánhiều hạn chế. Nhưng tồn tại này cần được xem xét nghiêmtúc để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thờinhằm giảm nhanh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, nợ không cókhả năng thu hồi để nâng cao vòng quay vốn tín dụng phục vụphát triển sản xuất, qua đó tăng hiệu quả của hoạt động tíndụng và nâng cao chất lượng của nghiệp vụ này.

Sau đây, khóa luận sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể vàđề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

94

của Agribank Hà Nội.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NĂM 2013CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

Phát huy các thành tích đã đạt được, Agribank Hà Nộisẽ tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh củamình, đặc biệt mục tiêu trọng tâm của hoạt động tín dụngtrong năm 2013 là nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể theonhững định hướng sau:

- Tiếp tục bám sát định hướng phát triển của AgribankViệt Nam cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội củathành phố, đánh giá và rà soát chuyển đổi cơ cấu đầu tư chophù hợp với định hướng của Hội đồng quản trị Agribank ViệtNam.

- Thực hiện các biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn,đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn thông qua các hìnhthức mở rộng quỹ tiết kiệm, đa dạng hóa các phương thức huyđộng... nhằm tạo cơ sở nguồn vốn cho việc giải ngân các dựán đúng tiến độ đã cam kết.

- Thực hiện chủ trương đầu tư có chọn lọc và tổ chứcthẩm định kỹ. Tiếp tục tích cực chủ động tìm kiếm kháchhàng mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanhnhằm tăng trưởng tín dụng và dần thay đổi cơ cấu, tỷ trọng

95

đầu tư theo hướng giảm dần mức dư nợ các tổng công ty lớn.Tăng dư nợ nội tệ và giảm dư nợ ngoại tệ, kiên quyết khôngđầu tư và dừng đầu tư những dự án không hiệu quả, không đảmbảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng.

- Tập trung đẩy mạnh tài trợ cho vay tiêu dùng, đồngthời mở rộng có chọn lọc danh mục chấp nhận cầm cố cáckhoản phải thu từ các bên mua hàng có uy tín để tăng cườngtính cạnh tranh của Agribank Hà Nội trong thị phần này.Hoàn thiện quy trình cung cấp các sản phẩm hiện có thôngqua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tụchành chính, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụnhằm đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất mọi nhucầu của khách hàng.

- Tăng cường công tác Marketing nhằm mở rộng các kháchhàng ở thị trường mục tiêu kết hợp với tiếp thị các gói sảnphẩm nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọingành nghề kinh tế, mọi đối tượng khách hàng trong khuônkhổ quy định của pháp luật. Thêm vào đó là không ngừng điềuchỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng,giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và nợ không có khả năng thuhồi trên tổng dư nợ dưới mức quy định của NHNN.

- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các nhânviên khác tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồidưỡng kỹ năng tiếp thị, hoàn thiện phong cách giao dịch vớikhách hàng.

- Thực hiện ưu tiên đối với các khách hàng truyềnthống, các khách hàng lớn của chi nhánh.

96

- Ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án xuất nhập khẩu đểtăng cường doanh số thanh toán quốc tế và phí dịch vụ. Đồngthời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh nhằm tăng thuphí bảo lãnh.

- Xây dựng bảng biểu lãi suất linh hoạt, mang tínhcạnh tranh, và phù hợp với từng hình thức cấp tín dụng,từng loại khách hàng.

Bên cạnh cũng định hướng chung, Agribank Hà Nội cònđưa ra các mục tiêu cụ thể cho năm 2013 như sau:

+ Huy động vốn: 13.500 tỷ đồng, tăng 11,79% sovới năm 2012.

+ Dư nợ cho vay: 5.500 tỷ đồng, tăng 15,42% sovới năm 2012.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Không quá 2%.

+ Tỷ lệ nợ xấu: Không quá 0,5%.

+ Tài chính: Đảm bảo có đủ tài chính để chi lươngcho CBCNV theo quy định và thực thiện đầy đủ các nghĩa vụđối với nhà nước.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩmđịnh

Đây là khâu quan trọng có tính chất quyết định tớihiệu quả vốn vay sau này vì qua thẩm định, ngân hàng có thểnhận định được tình hình thực tế khách hàng, tạo điều kiện

97

cho ngân hàng trong việc đi tới quyết định cho vay haykhông cho vay. Đồng thời giúp cho ngân hàng từ chối ngaynhững dự án không khả thi, kém hiệu quả nhằm giảm thiểu rủiro cho ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định phương án vay vốn, nhân viêntín dụng cần chú ý đến tính xác thực của nguồn vốn tự có màngười vay tham gia vào dự án, yêu cầu khách hàng chứng minhcụ thể, minh bạch nguồn gốc của vốn tự có vì đây là vấn đềrất quan trọng, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Nguồnvốn tự có thấp, tức là dự án chủ yếu sử dụng vốn vay củangân hàng, điều này gây ra tâm lý ỷ lại vào ngân hàng, giảmhiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đếnviệc trả nợ của khách hàng cho ngân hàng trong tương lai,đặc biệt rủi ro với ngân hàng sẽ là rất lớn. Theo quy địnhvề tỷ lệ an toàn vốn thì:

+ Tỷ lệ vốn tự có / vốn vay > 1

+ Lợi nhuận ròng sau thuế và khấu hao > Tổng nợđến hạn phải trả

Trong quá trình thẩm định phương án vay vốn, cán bộtín dụng cần phải xét đến năng lực tài chính và tình hìnhsản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét được tínhhiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Khi đánh giá khả năngtrả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải xácđịnh rõ ràng nguồn trả nợ chính và nguồn trả nợ khác theocam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng. Cần phântích đánh giá chính xác về năng lực pháp lý của khách hàngvay vốn nhằm ràng buộc trách nhiệm của họ trước pháp luật

98

và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Đánh giá chínhxác về năng lực tài chính của khách hàng, về khả năng điềuhành SXKD của người lãnh đạo doanh nghiệp vì đó là yếu tốquyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng,do đó quyết định khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, cánbộ tín dụng cần thu thập và tận dụng thật nhiều thông tincó được để nhận định chính xác về khách hàng.

Do đó, Agribank Hà Nội cần thực hiện các biện phápsau:

Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Để thực hiện tốt công tác thẩm định đòi hỏi phải cóđầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm địnhdự án. Ngoài ra, còn phải thu thập các thông tin liên quankhác như: thông tin về môi trường kinh tế - xã hội, về thịtrường, về lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Nhưng trongbước đầu của quá trình khách hàng vay vốn, ngân hàng thườngmới chỉ có được những thông tin do chính bản thân kháchhàng cung cấp mà nguồn thông tin này thì không phải lúc nàocũng đáng tin cậy, do đó, cán bộ tín dụng cần phải thu thậpthông tin từ các nguồn khác nữa như:

* Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, điều tra trực tiếp cơ sở SXKD củadoanh nghiệp: Trong quá trình phỏng vấn cần làm rõ nhữngthông tin như mục đích của việc vay vốn, tình hình tàichính của người vay, lịch sử và xu hướng phát triển củadoanh nghiệp, khả năng trả nợ của khách hàng. Để làm tốtcông tác này, chi nhánh cần chú ý cử cán bộ tín dụng cókiến thức chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực mà khách hàng

99

kinh doanh tới tận cơ sở của người vay để kiểm tra, kết hợpvới thông tin do khách hàng cung cấp để đưa ra đánh giáchính xác nhất về khách hàng.

* Thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài: Cần phải theo dõithường xuyên các thông tin về khách hàng từ nhiều nguồnkhác liên quan như: từ hệ thống thông tin tín dụng củaNHNN, từ các TCTD khác mà khách hàng đã có quan hệ trướchoặc từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó. Những thôngtin này vô cùng hữu ích đối với ngân hàng trong việc đánhgiá về khả năng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanhcũng như tính thiện chí của khách hàng trong việc trả nợvay. Tuy nhiên, do phạm vi thu thập thông tin rất rộng,liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các kênh thông tinkhông đầy đủ và khó tiếp cận nên sẽ gây ra nhiều khó khăncho cán bộ tín dụng do họ bị giới hạn về thời gian và chiphí. Do vậy, những người trong bộ phận thẩm định cần phảithường xuyên chú ý đến vấn đề thu thập và lưu trữ thông tinmột cách chi tiết và khoa học về lĩnh vực do mình phụtrách.

Ngoài ra, chi nhánh cần dựa vào tình hình thực tế vàdựa vào kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng để xây dựng chomình một hệ thống thông tin về giá cả, thị trường trongnước và quốc tế, hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá về hiệuquả tài chính cũng như hệ số an toàn tài chính tạo điềukiện thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong việc so sánhtrong quá trình thẩm định

Nâng cao chất lượng xử lý thông tin

100

Sau khi thu thập, các thông tin cần được xử lý, phânloại để dựa vào đó, cán bộ tín dụng có thể thấy được điểmmạnh, điểm yếu của người vây để đi đến quyết định cấp tíndụng. Hiện nay, chi nhánh thường phân loại thông tin vàotừng loại sau đó sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đểđánh giá về khách hàng. Đây là một phương pháp đơn giản vàtốn ít chi phí. Tuy nhiên, để tăng thêm tính chính xác, chinhánh cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá.

3.2.2. Giải pháp thực hiện chính xác việc ra quyếtđịnh cho vay

Để nâng cao đượng chất lượng tín dụng thì việc quyếtđịnh cho vay cần phải thong qua quá trình kiển tra kỹ lưỡngthay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cánbộ tín dụng. Theo quy định, đối với những khoản vay lớn,cán bộ tín dụng không có khả năng quyết định thì phải thôngqua hội đồng tín dụng, và thường các khoản này nếu có rủiro thì có thể gây ra những tổn thất rất lớn cho ngân hàng.Tuy nhiên thì hoạt động của hội đồng tín dụng của AgribankHà Nội còn mang đậm tính hình thức. Nguyên nhân là do cácthành viên trong hội đồng không có đủ thời gian cần thiếtđể kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, hơn nữa, đa phần hộ thườngquyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng trực tiếp xử lýhồ sơ. Điều này thực sự gây nguy hiểm cho ngân hàng cũngnhư tạo cơ hội cho những tiêu cực phát sinh. Chính vì vậy,chi nhánh cần đưa ra quy định cụ thể về thời gian nghiêncứu hồ sơ của hội đồng thẩm định, đồng thời tất cả cácthành viên trong hội đồng tín dụng phải có ý kiến bằng văn

101

bản trước khi họp để đi tới quyết định cho vay.

3.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý khoản vay

Đối với NHTM, hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bướcđầu của quy trình tín dụng. Một quy trình cho vay chỉ hoànchỉnh chỉ khi khách hàng trả nợ và ngân hàng hoàn tất hồsơ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế mứcthấp nhất các rủi ro phát sinh thì sau khi giải ngân chokhách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá xemkhách hàng có sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã cam kếtkhông, đồng thời đánh giá tiến độ thực hiện dự án. Muốnthực hiện được tốt công tác quản lý, giám sát khoản vay,cán bộ tín dụng cần tiến hành đồng thời các biện pháp sau:

- Theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của kháchhàng xem việc sử dụng vốn vay đã đúng mục đích như cam kếttrong hợp đồng tín dụng chưa, nếu xảy ra trường hợp sử dụngvốn sai mục đích thì phải nêu rõ nguyên nhân gây ra sailệch. Mô tả thực tế tình hình sử dụng vốn vay so với cácchứng từ hoặc các dự kiến ban đầu về sử dụng vốn vay củakhách hàng.

- Thông qua các báo cáo tài chính như: báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán... đểcán bộ tín dụng có thể kiểm tra định kỳ, xác định và quảnlý được nguồn doanh thu của khách hàng vay vốn. Đặc biệt,đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, chủdoanh nghiệp không tách bạch giữa ngân sách dùng cho sảnxuất kinh doanh với ngân sách chi tiêu gia đình. Do đó, cán

102

bộ tín dụng phải khéo léo tìm hiểu xem chủ doanh nghiệp cóbiết cách điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý chi tiêuhợp lý không, thu nhập từ sản xuất kinh doanh có bị chỉtiêu quá nhiều cho các nhu cầu không chính đáng không...

- Bên cạnh việc kiểm tra định kỳ, cán bộ tín dụng phảitiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất tại cơ sở sản xuấtkinh doanh của khách hàng về tình hình tiêu thụ sản phẩm,về thị trường các yếu tố đầu vào, tính hình cơ sở vậtchất...

- Thường xuyên kiểm tra hiện trạng của tài sản đảm bảođể định giá lại cho phù hợp với giá trị hiện tại của nó.

- Theo dõi để xác định được xu hướng vận động, pháttriển của các ngành nghề, qua đó, có thể thay đổi và điềuchỉnh các phương thức cho vay phù hợp hơn với các ngànhnghề này trong trường hợp cần thiết, nhất là khi có nhữngbiến động bất thường, thay đổi đột xuất.

3.2.4. Tăng cường quản lý thu nợ và xử lý món vay cóvấn đề

Trong công tác thu hồi nợ cần chú ý đặc biệt tới cácmón vay có vấn đề. Món vay có vấn đề ở đây được hiểu baogồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưngkhách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năngthanh toán, do thua lỗ hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện viphạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụngcác biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này đượcdựa trên nguyên tác cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt

103

sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụở mức giá hợp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán bằngtiền mặt, cần thận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp,tìm cách chuyển hóa nhanh tất cả các tài sản đó thành tiềnmặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Xem xét các yếu tố liênquan đến tiền mặt để đưa ra hướng xử lý thỏa đáng.

* Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động trong một thờigian có thể dự đoán thì ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp như:

- Tư vấn cho khách hàng về việc bán sản phẩm, thu hồicông nợ để doanh nghiệp có thể trả nợ theo lịch trình dựatrên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưaxử lý tài sản đảm bảo nhằm tránh quy trình thu nợ mất nhiềuthời gian, chi phí tốn kém.

- Đề nghị doanh nghiệp cắt giảm bới kế hoạch đầu tưtrung, dài hạn, mua sắm tài sản chưa thật sự cần thiết vàmột số hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thậmchí phải kiểm soát thu nhập và chi phí của người vay để tậptrung nguồn vốn trả nợ.

- Khuyến khích người vay hợp nhất với các doanh nghiệpkhác.

- Ngân hàng nhận thêm tài sản đảm bảo.

- Đồng thời, ngân hàng cần phải động viên thuyết phụckhách hàng ý thức được trách nhiệm và có sự cố gắng trongviệc thanh toán số nợ đã quá hạn cho ngân hàng. Ngân hàngcó thể chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhưgia hạn nợ, giãn nợ hoặc có thể cho vay tiếp đối với những

104

khách hàng đang có nợ quá hạn dưới 6 tháng do nguyên nhânbất khả kháng nhưng lại có dự án sản xuất kinh doanh tiếptheo có hiệu quả nhằm tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng vàphải giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh củangười vay cho đến khi số nợ vay mới và nợ quá hạn cũ đềuđược trả hết.

* Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể tiếp tục duy trìhoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phépdoanh nghiệp sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gianchấp nhận được.

- Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệpdo phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thểtrả nợ ngân hàng.

Các biện pháp mang tính thương lượng trên đây chỉ ápdụng đối với những doanh nghiệp thực sự có tiền nhưng thiếubiện pháp trả nợ. Còn trong trường hợp các biện pháp thươnglượng không còn tác dụng thì ngân hàng phải có biện phápđưa ra cơ quan pháp luật để giải quyết. Đây là biện pháp màngân hàng không kề muốn áp dụng vì nó sẽ gây mất khách hàngvà gặp phải nhiều thủ tục pháp lý rắc rối do môi trườngpháp lý của nước ta chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, tốn thờigian và chi phí cho ngân hàng.

Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu của nợ có vấn đề, ngânhàng nên áp dụng tốt, linh hoạt, kịp thời các biện phápthương lượng để vừa tránh khỏi khá khăn cho khách hàng, vừatăng uy tín cho ngân hàng mà ngân hàng vẫn thu được nợ. Tuynhiên, trước khi áp dụng biện pháp thanh lý này, ngân hàng

105

cần rà soát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng củakhoản nợ quá hạn, xác định được món nợ nào còn TSĐB, khảnăng thanh lý những tài sản đó để thu hồi nợ.

3.2.5. Giải pháp thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bềnvới khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khách hàngvừa là người cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng,đồng thời cũng là người sử dụng nguồn vốn này, nên kháchhàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốtvà lâu bền với khách hàng, các ngân hàng sẽ có đối sáchthích hợp để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh.

Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng sẽgiúp ngân hàng:

- Đánh giá đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm đượcchi phí thẩm định kiểm tra và giám sát. Thông qua việc quanhệ tín dụng một cách thường xuyên, ngân hàng có thể nắm bắtđược thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căncứ vào số liệu trên số dư tài khoản của họ, ngân hàng sẽbiết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiềnmặt cũng như quan hệ của khách hàng đó với các khách hàngkhác trong việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm... Đâylà cách tốt nhất để thu thập thông tin về khách hàng và làcơ sở để ngân hàng tiết kiệm chi phí cho việc thẩm định,sàng lọc thông tin, tránh được rủi ro về đạo đức, kế hoạchhóa được nguồn vốn cũng như các chi phí giám sát khách hàngkhi đã có sẵn phương thức giám sát khách hàng.

106

- Thu hút vốn để củng cố đầu vào mở rộng đầu ra theođúng yêu cầu của khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu bênvới khách hàng, ngân hàng có thể huy động được một khốilượng nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng. Sự am hiểu củakhách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của kháchhàng về loại tín dụng, khối lượng tín dụng, giá cả cho vayđể có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầuvốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm được chi phítrong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên ngân hàngsẽ có điều kiện để hạ lãi suất cho vay, điều đó sẽ cuốn hútđược khách hàng, làm cho khách hàng gắn bó hơn với ngânhàng. Mối quan hệ không những ngày càng củng cố đối vớikhách hàng sẽ càng có cơ hội để nâng cao được chất lượngtín dụng.

- Đề ra chính sách chiến lược, kế hoạch tác nghiệptrong từng thời kỳ và xu hướng phát triển hoạt động ngânhàng trong tương lai để không ngừng thích nghi với sự biếnđộng của thị trường, tìm kiếm cơ hội nâng cao chất lượngtín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong tín dụng nhấtlà rủi ro về đạo đức để vươn tới sự hoàn thiện về chấtlượng tín dụng, nhằm tạo dựng được hình ảnh, biểu tượng tốtcủa ngân hàng trên thị trường.

Để thiết lập được mối quan hệ tốt lâu bền với kháchhàng, chi nhánh phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chấtlượng hoạt động, để khẳng định uy tín của mình trên thịtrường thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều hình

107

thức phục vụ, đổi mới tác phong kinh doanh, thu hút thêmnhiều khách hàng đối với ngân hàng như những người bạn tincậy.

3.2.6. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ công nhânviên, coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồnnhân lực

Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết địnhtrong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung vàtrong hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết địnhcho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không cómáy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảmnhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trìnhđộ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghềnghiệp của cán bộ tín dụng. Agribank Hà Nội là ngân hàng cóđại đa số đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, tạichức và trên đại học đã được đào tạo về chuyên môn Ngânhàng. Tuy nhiên, trong thực tế do tính chất phức tạp củanền kinh tế thị trường, sự phức tạp đầy khó khăn trong côngtác cho vay thì với đội ngũ cán bộ như hiện nay chưa thểđáp ứng kịp thời. Thực tế đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phảihọc hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thứctổng hợp khác một cách thường xuyên. Do đó để nâng cao chấtlượng tín dụng, Ngân hàng cũng nên đề ra chính sách pháttriển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn của các cán bộ với một số biện pháp như:

- Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ đượcgiao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc

108

điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanhnghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường, kinhnghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng cóthể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vàomột công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìmhiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định,góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đào tạo các kỹ năng: Ngân hàng cần đào tạo cán bộ tín dụngtheo các kĩ năng như kĩ năng bán hàng, kĩ năng điều tra, kĩnăng phân tích, kĩ năng viết, kĩ năng đàm phán..., cụ thể:

+ Kĩ năng bán hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phảicó những kỹ năng nhất định về Marketing để thu hút kháchhàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều mónvay với chất lượng tốt hơn.

+ Kĩ năng tìm hiểu điều tra: Kĩ năng này yêu cầucán bộ tín dụng biết cách thu thập và khai thác thông tincó ích cho ngân hàng từ khách hàng và các nguồn khác đểphục vụ cho đồng nghiệp xung quanh mình.

+ Kĩ năng phân tích: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phảibiết vận dụng, đánh giá tình hình dựa trên cơ sở khoa học,từ đó rút ra kinh nghiệm và tìm biện pháp tốt hơn để khôngngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Kĩ năng viết: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải cókhả năng nêu bật được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng,chỉ ra được những rủi ro, nguy hiểm gặp phải khi đặt quanhệ tín dụng dưới hình thức văn bản có tính thuyết phục để

109

trình lên xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.

+ Kĩ năng đàm phán với khách hàng: Đòi hỏi cán bộtín dụng phải biết thương lượng với khách hàng về các vấnđề có liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản đã quyđịnh trong chế độ, thể lệ cho vay để việc cho vay được tiếnhành trong điều kiện tốt nhất.

- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng,thưởng phạt nghiêm minh: Những cán bộ tín dụng thiếu tinh thầntrách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xửlý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng cóhành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng.Tùy theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luậtnhư: chuyển công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải... Ngoàiviệc nâng cao trách nhiệm của cán bộ, ngân hàng phải có chếđộ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắctrong hoạt động tín dụng và có chính sách hỗ trợ, khuyếnkhích cả về vật chất và tinh thần cho họ. Có như vậy thì kỷcương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng càngđược nâng cao, chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cảithiện đáng kể, tạo lập bộ máy hoạt động thống nhất, hiệuquả.

3.2.7. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ ngân hàng

Thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ giúp ngân hàngnắm bắt được thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Qua đó có biện pháp để củng cố và nâng cao chất lượng hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tíndụng, do đó chi nhánh cần phải:

110

- Thiết lập cơ chế vận hành hợp lý, hiệu quả để giámsát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đếnkhi thu hồi nợ. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát một cáchthường xuyên, có kế hoạch theo những nội dung nhất định. Từkết quả kiểm tra phát hiện những sai sót tồn tại và thôngbáo ngay cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện phápxử lý kịp thời theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã phân công.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, đã qua nghiệpvụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát nội bộ. Tiêuchuẩn đối với nhân viên kiểm toán nội bộ thường là rất caonhư: có kiến thức chuyên môn, có phẩm chất trung thực, có ýthức chấp hành pháp luật và có sự nhìn nhận các vấn đề mộtcách khách quan, và có kinh nghiệm; có kiếm thức quản trịkinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thuthập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin; có kiếnthức, kĩ năng kiểm toán nội bộ; có kinh nghiệm làm việctrong lĩnh vực ngân hàng ít nhất là 2 năm.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ,luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát. Nâng cao đạo đức nghềnghiệp để trong quá trình tác nghiệp luôn công bằng, tránhtình trạng cả nể, dẫn đến những đánh giá thiếu chính xác,giảm hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ.

3.2.8. Các biện pháp hỗ trợ khác

3.2.8.1. Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường

Cũng như các doanh nghiệp khác, để phát triển hoạtđộng kinh doanh của mình, mở rộng thị phần, thu được nhiều

111

lợi nhuân và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng phảihiểu rõ thị trường mình đang hoạt động. Khác với các doanhnghiệp thông thường, ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ, đây là lĩnh vực đầy nhạy cảm và rủi ro. Nếu nhưvới doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường là chỉ quan tâm đếnthị trường sản phẩm của mình thì đối với ngân hàng, việcnghiên cứu còn nghiên cứu cả thị trường sản phẩm của kháchhàng.

Trong tình hình hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vựchoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, hơnnữa, hiện tại ở Việt Nam thì có rất ít tổ chức nghiên cứuvề thị trường để có thể cung cấp thông tin cho khách hàng.Do vậy, việc thiết lập một bộ phận nghiên cứu thị trườngtại Agribank Hà Nội là cần thiết. Bộ phận này sẽ tiến hànhphân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng củacác ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn vàthành thị để trên cơ sở đó chi nhánh có thể thực hiện giảipháp mở rộng tín dụng an toàn – hiệu quả - bền vững, đồngthời lựa chọn được những dự án khả thi, tăng cường nhữngkhoản vay có chất lượng tốt.

3.2.8.2. Củng cố mạng lưới hoạt động và thực hiện việc đa dạng hóa dịchvụ ngân hàng

- Hệ thống mạng lưới có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong việc mở rộng kinh doanh, là điều kiện nâng cao khảnăng cạnh tranh và phục vụ phát triển kinh tế của ngân hàngtrong cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong quá trình mở rộngmạng lưới hoạt động, việc thành lập theo một chi nhánh đòi

112

hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các điều kiện, khảnăng cho phép về tổ chức môi trường hoạt động kinh doanh.Có thể nói: “Nơi nào kinh tế hàng hóa phát triển thì hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng mới phát triển tốt được”. Khimở rộng mạng lưới hoạt động mà không đủ các điều kiện,không đem lại hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xãhội thì hoàn toàn không nên.

- Thực hiện mở rộng mạng lưới trên cơ sở cần có sựđiều tiết về thu nhập cho cán bộ được giao phụ trách ở địabàn khó khăn, tùy từng trường hợp có thể ưu tiên một phầntiền lương, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị này, khókhăn từng bước đi lên. Tránh sự căn cứ cục bộ theo từng địabàn, tránh hiện tượng cho vay không thẩm định rõ ràng vàcác hiện tượng tiêu cực khác, gây nên hậu quả xấu không cólợi cho sự nghiệp kinh doanh của chi nhánh. Ở những chinhánh cơ sở điều kiện kinh doanh không đảm bảo, khó có khảnăng khắc phục khó khăn, nơi đó cần rà soát lại, nếu còn cơhội phát triển thì để lại cố tìm biện pháp khắc phục tháogỡ, nếu không có phương án tháo gỡ thì sát nhập hoặc giảithể, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo chấtlượng hiệu quả.

- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngânhàng: Các NHTM nói chung và Agribank Hà Nội nói riêng đanghoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt.Đa dạng hóa dịch vụ và hướng tới khách hàng là phương hướngquan trọng để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh củachi nhánh vì:

113

+ Đa dạng hóa tạo khả năng mở rộng thị trường vàkhách hàng, tạo khả năng doanh thu và lợi nhuận. Với nhiềuloại hình dịch vụ khác nhau, chi nhánh có thể khai thácđược những khoảng trống trên thị trường để tăng thêm thịphần của mình.

+ Đa dạng hoá để phân tán rủi ro, đặc biệt là rủiro tín dụng. Việc kinh doanh nhiều lĩnh vực, đa dạng hóadịch vụ tạo nên nhiều thuận lợi, có thể bổ sung cho nhaukhi thị trường biến động, giúp ngân hàng ổn định mức doanhlợi. Tăng tỷ lệ nguồn thu từ các dịch vụ khác sẽ làm giảmsức ép là cần phải cho vay thật nhiều để có thu nhập ổnđịnh cho cán bộ, mặc dù điều kiện vay chưa đầy đủ. Từ đógiảm được những khoản tín dụng cấp ra chứa đựng nhiều rủiro mất vốn có điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng.

- Phát triển kinh doanh theo hướng đa dạng hóa là điềukiện quan trọng mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng tậndụng khai thác các tiềm năng của đội ngũ cán bộ nhân viêntrong chiến lược phát triển, và điều đó cho phép ngân hàngmở rộng ảnh hưởng của mình một cách vững chắc. Muốn ổn địnhthu nhập của chi nhánh thì việc mở rộng kinh doanh đa nănglà hết sức quan trọng. Các loại hình dịch vụ mới... Đáp ứngnhu cầu ngày càng tốt hơn của khách hàng, phù hợp với điềukiện, khả năng của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinhdoanh.

3.2.8.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng

Vấn đề này có lẽ đã được đề cập rất nhiều trong chínhsách hoạt động của các ngân hàng nói chung và Agribank Hà

114

Nội nói riêng cho thấy tầm quan trọng của công tácMarketing trong hoạt động của ngân hàng. Marketing ngânhàng là toàn bộ quá trình tổ chức, quản lý của một ngânhàng từ việc phát hiện ra nhu cầu của một nhóm khách hàngđã chọn đến việc đưa ra những chính sách, biện pháp nhằmthỏa mãn nhu cầu của họ để đạt được mục tiêu lợi nhuận nhưdự kiến.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Agribank Hà Nội đãnhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác Marketingtrong hoạt động của mình nên đã chưa dành sự quan tâm hợplý, thích đáng cho nó, có chăng cũng chỉ là những hoạt độngbề nổi tập trung vào các hoạt động quảng cáo, khuếch trươngcòn các chức năng chủ yếu có ý nghĩa quan trọng quyết địnhsự thành công trong thực hành Marketting như nghiên cứukhách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao uy tín,chất lượng dịch vụ ngân hàng... thì hầu như còn mờ nhạt,chưa đi sâu khai thác triệt để hoạt động ngày thực sự cóchất lượng. Trong thời gian tới, để tăng quy mô, tăng khảnăng cạnh tranh, thu hút được khách hàng mới thì chi nhánhphải tạo được sự khách biệt với các ngân hàng khác. Càngnhiều khách hàng đến với ngân hàng thì ngân hàng càng cónhiều cơ hội để lựa chọn những khách hàng tốt, chất lượngtín dụng ngày càng được tăng lên, hoạt động đầu tư, cho vaycủa ngân hàng ngày càng được mở rộng. Vì vậy, trong thờigian tới, chi nhánh cần phải xây dựng chiến lược marketingphù hợp với từng hoàn cảnh, từng điều kiện thông qua nhữngbiện pháp sau đây:

115

- Các cán bộ quản lý cần phải nhanh chóng chuyển sangtư duy mới, lấy quan điểm Marketing làm chủ đạo vì chỉ cótìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng, nắm bắt được sự thayđổi nhu cầu của khách hàng mới có thể đưa ra những giảipháp, chính sách linh hoạt nhằm hướng hoạt động của ngânhàng về mục tiêu.

- Triết lý Marketing cần phải được thâm nhập vào tấtcả các bộ phận giao dịch, tất cả các cán bộ nhân viên trongchi nhánh.

- Xây dựng được các chiến lược Marketing khoa học, phùhợp với từng hoàn cảnh, từng điều kiện cụ thể.

- Cán bộ Marketing phải thực sự nhạy bén, am hiểu vềMarketing.

Trong quá trình hoạt động, các nhân viên Marketing nàycần phải xem xét ba yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt độngcủa ngân hàng, bao gồm:

+ Nhu cầu của khách hàng trên thị trường đối vớisản phẩm của ngân hàng.

+ Khả năng thích ứng cầu yêu cầu của tất cả cácngân hàng đối thủ trên thị trường.

+ Các sản phẩm, dịch vụ cung ứng của chính bảnthân ngân hàng mình.

Tất nhiên, nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm, để đưađược Marketing vào ngân hàng thực tế cần nhiều thời gian vàphải trải qua rất nhiều khó khăn. Nhưng thực sự đây là mộtvấn đề rất cần thiết đối với tất cả các NHTM Việt Nam, đặc

116

biệt là khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngânhàng mang tính toàn cầu như hiện nay.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG TẠI CHI NHÁNH

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ

- Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiếncách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giáđối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thịtrường và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việcđánh giá bất động sản.

- Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất cácchuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thànhphần kinh tế. Thông qua đó thúc đẩy việc chuyển chuyển sởhữu tài sản nhanh chống, dễ dàng, tạo điều kiện cho cácNHTM trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài sảnđảm bảo.

- Cải tiến công tác tòa án, thi hành án, sớm chỉnh sửapháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của cácbản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng,thời gian thi hành án.

- Phát triển thị trường chứng khoán hơn nữa cho tươngxứng với vai trò của nó, tạo kênh huy động vốn dài hạn chodoanh nghiệp, tạo điều kiện cho Ngân hàng tham gia kinhdoanh, tìm kiếm thông tin trên thị trường chứng khoán.

117

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy cho hoạtđộng tín dụng

Các văn bản này bao gồm: Nghị định của chính phủ,quyết định và thông tư của Thống đốc NHNN để hướng dẫn thihành luật NHNN và luật các TCTD. Việc xây dựng và hoànchỉnh này phải được thực hiện với tinh thần khẩn trương,chất lượng vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảonhững yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ nhữngvướng mắc, khó khăn, cắt giảm các thủ tục rườm ra, khôngthực sự cần thiết, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính an toàn,nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng, của cácdoanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động tín dụng.

3.3.2.2. Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành một cách sâu rộng

Việc tổ chức triển khai phải được thực hiện tới tậncác cơ sở, tới từng cán bộ ngân hàng thông qua các khâunhư: ra văn bản hướng dẫn cụ thể, chấn chỉnh và sắp xếp cánbộ một cách hợp lý theo phương châm “đúng người, đúngviệc”, tổ chức đào tạo lại, tập huấn các văn bản nghiệp vụđến tận cơ sở, kiểm tra đôn đốc quá trình triển khai thựchiện, phát hiện và phản ánh các khó khăn để có biện phápsửa đổi và điều chỉnh kịp thời.

3.3.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra các NHTM

Có biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao chất lượng hoạtđộng của ngân hàng, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượngtín dụng, đảm bảo an toàn tiền gửi và tiền vay của tổ chức

118

tín dụng bao gồm:

- Về cơ chế chính sách: Ban hành hệ thống cơ chế, quychế tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừanâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ của TCTD với dự áncho vay, mặt khác các TCTD phải chấp hành nghiêm chỉnh cácquy định của pháp luật, xử phạt nghiêm minh đối với cáctrường hợp vi phạm.

- Tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quáhạn, nợ tồn đọng không quá 5% theo chỉ đạo của bộ chínhtrị: phối hợp với các cơ quan chức năng như sở nhà đất, sởtư pháp, sở tài chính, tòa án, công an, viện kiểm sát,trung tâm bán đấu giá tài sản nhằm tăng cường thu hồi nợquá hạn, xử lý tài sản thế chất, cầm cố. Ban hành kiểm trađánh giá toàn bộ các khoản tín dụng của các NHTM nhằm giảiquyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.

3.3.2.4. Tăng cường vai trò của trung tâm tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN cần phát huyhơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin chocác NHTM một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đảm bảocho các ngân hàng có thông tin đáng tin cậy để quyết địnhcho vay và thu nợ.

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam

3.3.3.1. Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa

Agribank Việt Nam đã có nhiều văn bản hướng dẫn việcthực hiện quy trình tín dụng. Tuy nhiên một số quy định cụthể về từng loại hình tín dụng lại chưa đầy đủ để giúp cho

119

cán bộ tín dụng nhất là các cán bộ mới nắm bắt được côngviệc nhanh chóng. Chính vì vậy, để đầu tư vốn tín dụng cóhiệu quả thì ngân hàng nên có những văn bản hướng dẫn cụthể hơn nữa, nưng phải tránh mâu thuẫn, chồng chéo giữa cácquy định chung của nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng cần hỗtrợ chi nhánh Hà Nội về mặt kinh phí để phục vụ cho quátrình đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn củacác cán bộ trong chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nóiriêng.

3.3.3.2. Ban hành chính sách quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ củacán bộ tín dụng

- Do tính chất phức tạp của công tác tín dụng nênAgribank Việt Nam cần nghiên cứu ban hành cơ chế chínhsách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ, quyền lợi của độingũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộtín dụng về thu nhập, về phương tiện đi lại, đảm bảo antoàn. Ngân hàng cần có chính sách đào tạo nhằm nâng caotrình độ cán bộ tín dụng, đồng thời có chính sách khuyếnkhích, chế độ thưởng phạt rõ ràng trong công việc.

- Agribank Việt Nam nên tổ chức nhiều hội thảo chuyênđề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh cóđiều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trìnhđộ của mình.

- Agribank Việt Nam nên nghiên cứu tạo ra hành langpháp lý để bảo vệ cán bộ tín dụng.

3.3.3.3. Củng cố và nâng cao vai trò của trung tâm thông tin phòng ngừa

120

rủi ro tín dụng

Agribank Việt Nam nên phát hành đều đặn hàng thángnhững thông tin cảnh báo về RRTD cho cách chi nhánh biết đểphòng ngừa. Hiện nay, đang diễn ra tình trạng nhiều tổ chứctín dụng cùng đầu tư cho một khách hàng, tất nhiên là khôngphải trường hợp cho vay đồng tài trợ, nhưng lại thiếu thôngtin về khách hàng nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Bên cạnh đó, Agribank Việt Nam phối hợp chặt chẽ vớiNHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tíndụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin,giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

3.3.3.4. Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệthống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự

Agribank Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hoạt độngthanh tra kiểm soát trong toàn hệ thống, việc kiểm tra phảiđược tiến hành thường xuyên hơn, thực hiện đa dạng các hìnhthức kiểm tra, kết hợp các biện pháp kiểm tra thường kỳ vớicác biện pháp kiểm tra đột xuất nhằm tạo tính hiệu quả thựcsự trong công tác kiểm soát nội bộ. Đặc biệt, cần tránhtình trạng kiểm tra mang tính hình thức, chỉ làm lấy lệ.Qua mỗi cuộc kiểm tra, cần đưa ra những đánh giá chính xácvề từng cán bộ tín dụng, từng bộ phận phòng ban, từng chinhánh, giúp phát hiện sớm những sai sót để kịp thời sửachữa, chấn chỉnh để có thể tạo ra một hệ thống ngân hàngtốt nhất, làm việc hiệu quả nhất và đặc biệt là phát triểncông tác tín dụng với chất lượng tốt nhât.

121

3.3.3.5. Tăng cường năng lực công nghệ và trang thiết bị ngân hàng

Ngân hàng cần tăng cường năng lực công nghệ, trangthiết bị ngân hàng và các chương trình tiện ích, phần mềmứng dụng tại trụ sở của Agribank Việt Nam cũng như tại cácchi nhánh của toàn ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho cáchoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nóiriêng.

3.3.4. Kiến nghị đối với Agribank Hà Nội

- Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từNHNN cũng như từ Agribank Việt Nam thông qua các quyếtđịnh, các thông tư, các văn bản hướng dẫn để thực hiện tốtmục tiêu chung của ngân hàng cũng như mục tiêu nâng caochất lượng tín dụng.

- Chi nhánh cần phải chú trọng trong công tác đào tạotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệpvà tạo mọi điều kiện giúp các cán bộ tín dụng hiểu biết hơnvề mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong nền kinh tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạtđộng trong toàn chi nhánh, góp phần hạn chế những biến độngtiệu cực và hạn chế rủi ro đạo đức của các cán bộ tín dụngtrong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình.

- Bên cạnh đó, chi nhánh cần tích cực và chủ độngtrong việc ứng dụng những chương trình, những phần mềm tiệních hiện đại trong lĩnh vực tín dụng, tạo tính hiệu quả vànâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

122

Kết luận chương 3

Trên cơ sở vận dụng những lý luận chung về tín dụng vàchất lượng tín dụng đã đề cập trong chương 1 của khóa luận,kết hợp với tình hình thực tiễn về chất lượng tín dụng tạiAgribank Hà Nội, chương 3 đã đưa ra những giải pháp chủ yếunhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ, đốivới ngân hàng nhà nước, đối với ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam và với chi nhánh ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng với mụcđích không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là nhữngbiện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu cósự nỗ lực của bản thân chi nhánh Agribank Hà Nội cũng nhưsự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quantrong quá trình thực hiện. Hy vọng trong tương lai, chinhánh sẽ vẫn duy trì và phát triên hơn nữa những thành quảđã đạt được, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thíchhợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng caochất lượng tín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn mộtcách hiệu quả nhất cho kinh tế Hà Nội nói riêng và cả nướcnói chung.

123

KẾT LUẬN

Có thể nói, tín dụng đóng một vai trò vô cùng quantrọng, là một phần trong hệ thống kinh doanh tiền tệ củamỗi ngân hàng. Và vấn đề chất lượng tín dụng chưa và khôngbao giờ là vấn đề cũ đối với các NHTM nói chung và đối vớiAgribank Hà Nội nói riêng. Nó luôn luôn đòi hỏi phải đượcnâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.

Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình lâu dài, khókhăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thống cơ chế chính sách, hệthống pháp luật, hệ thống tài chính, tín dụng phải đượchoàn hiện, thống nhất và đồng bộ, đồng thời là sự nỗ lựcphấn đấu của từng ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu cácgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa tolớn về mặt kinh tế xã hội và có vai trò quan trọng trongquá trình đổi mới ngành ngân hàng.

Trong quá trình nghiên cứu, với mục đích nghiên cứu

124

là: “Chất lượng tín dụng tại Agribank Hà Nội”, khóa luận đã tậptrung và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luậncơ bản về ngân hàng thương mại, về tín dụng, chất lượng tíndụng, ảnh hưởng của chất lượng tín dụng tới sự phát triểnkinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, từđó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng caochất lượng tín dụng ngân hàng.

Thứ hai: Phân tích thực trạng tín dụng và chất lượngtín dụng tại Agribank Hà Nội. Từ đó rút ra những mặt làmđược cũng như những vấn đề còn tồn tại trong chất lượng tíndụng của chi nhánh. Đồng thời, xác định được những nguyênnhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánhAgribank Hà Nội.

Thứ ba: Trên cơ sở chọn lọc kinh nghiệm của hệ thốngngân hàng thương mại vận dụng vào điều kiện thực tiễn củaAgribank Hà Nội, khóa luận đưa ra một số giải pháp chủ yếuvà đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tíndụng tại Agribank Hà Nội.

Nội dung của khóa luận chỉ là những giải pháp, đềxuất, đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nângcao chất lượng tín dụng ngân hàng. Tuy vậy, đây là nhữngbiện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu cósự nỗ lực của bản thân Agribank Hà Nội cũng như sự phối kếthợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quáthình thực hiện. Hy vọng trong tương lai, chi nhánh sẽ vẫnduy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đã đạt được,

125

đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằmkhắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượngtín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn một cách hiệu quảnhất cho kinh tế Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tàicó phạm vi rộng và tương đối nhạy cảm. Do kiến thức bảnthân còn hạn hẹp và sự hạn chế của tài liệu thực tế nênkhóa luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mongđược sự góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chịcán bộ của Agribank Hà Nội về bài khóa luận của em.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trần Thị Lộc,người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trìnhviết bài cùng Ban giám đốc và các cô chú, anh chị công táctại Agribank Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoànthành bài khóa luận của mình.

126