KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ ...

112
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ ỨNG DỤNG BỘ MÔN KỸ NĂNG MỀM KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP (Bậc Đại học chương trình Đại trà) Chủ biên: ThS. Lê Nữ Diễm Hương Thành viên biên soạn: ThS. Trần Hữu Trần Huy ThS. Lê Thị Thúy Hà ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh ThS. Trần Thị Thảo ThS. Nguyễn Kim Vui ThS. Nguyễn Thị Trường Hân ThS. Lại Thế Luyện Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021

Transcript of KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ ...

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KỸ NĂNG MỀM

KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

(Bậc Đại học chương trình Đại trà) Chủ biên: ThS. Lê Nữ Diễm Hương Thành viên biên soạn:

ThS. Trần Hữu Trần Huy ThS. Lê Thị Thúy Hà ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh ThS. Trần Thị Thảo ThS. Nguyễn Kim Vui ThS. Nguyễn Thị Trường Hân ThS. Lại Thế Luyện

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021

MỤC LỤC Lời nói đầu .................................................................................................................

Chương 1: Tổng quan về Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề

nghiệp

1.1 Khái niệm .............................................................................................................

1.1.1 Khám phá bản thân là gì? ................................................................................

1.1.2 Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì? .....................................................................

1.2 Tầm quan trọng của việc thấu hiểu bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp .........

1.3 Một số quan điểm khoa học về khám phá bản thân .............................................

1.4 Tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy con người hành động trong cuộc sống .............

Chương 2: Kỹ năng khám phá bản thân ...............................................................

2.1 Ta là ai trong cuộc đời này? ................................................................................

2.2.1 Khí chất ............................................................................................................

2.1.2 Nhân cách .........................................................................................................

2.1.3 Mô hình hành vi A – B – C ..............................................................................

2.1.4 Trắc nghiệm nhân cách ....................................................................................

2.2 Năng lực cá nhân và cơ sở hình thành Năng lực ................................................

2.2.1 Năng lực là gì? .................................................................................................

2.2.2 Các cách hiểu về Năng lực ...............................................................................

2.2.3 Vai trò của Năng lực cá nhân trong cuộc sống và nghề nghiệp .......................

2.2.4 Con đường hình thành Năng lực cá nhân .........................................................

2.3 Thái độ là tất cả - Mô hình ASK .........................................................................

2.3.1 Mô hình ASK ...................................................................................................

2.3.2 Thái độ tích cực thay đổi cuộc đời ...................................................................

2.3.3 Thúc đẩy bản thân bằng cách tìm nguồn cảm hứng trong cuộc sống ..............

2.4 Trắc nghiệm MBTI .............................................................................................

Chương 3: Kỹ năng Lập kế hoạch nghề nghiệp ...................................................

3.1 Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân .......................................

3.1.1 Tầm nhìn ..........................................................................................................

3.1.2 Sứ mệnh ...........................................................................................................

1

3

3

3

4

10

10

19

22

22

22

32

32

34

35

35

36

44

49

52

52

54

57

62

67

67

67

69

3.1.3 Giá trị cốt lõi ....................................................................................................

3.2 Phân tích SWOT bản thân ...................................................................................

3.2.1 Nhận thức điểm mạnh của bản thân ................................................................

3.2.2 Nhận thức điểm yếu của bản thân ...................................................................

3.2.3 Nhận thức cơ hội của bản thân ........................................................................

3.2.4 Nhận thức những nguy cơ đối với bản thân ....................................................

3.3 Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với SWOT .......................................

3.3.1 Tìm hiểu về nghề và các lựa chọn nghề nghiệp ..............................................

3.3.2 Xác lập Mục tiêu và Hoạch định con đường đến Mục tiêu .............................

3.3.3 Lập kế hoạch nghề nghiệp ...............................................................................

3.3.4 Tiến trình quản trị bản thân để hướng đến Mục tiêu .......................................

3.3.5 Vượt qua những khó khăn trên đường hướng đến mục tiêu ............................

3.4 Quan điểm về hạnh phúc và thành công trong cuộc sống ...................................

3.4.1 Hạnh phúc là gì? ..............................................................................................

3.4.2 Thành công ......................................................................................................

3.4.3 Cân bằng cuộc sống và giải tỏa áp lực .............................................................

3.5 Bài tập và câu hỏi ............................................................................................

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................

72

75

75

77

78

79

81

81

86

89

92

94

97

97

102

105

109

110

LỜI NÓI ĐẦU

Để thành công ở bậc Đại học và công việc sau này, bước đầu tiên cần phải là đó là Hoạch

định bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp. Nếu công việc này làm tốt sinh viên có thể

xác định được mục tiêu học tập của mình, cụ thể họ sẽ chọn được mảng chuyên môn hẹp

để bản thân đeo đuổi, chọn nghề nào sẽ làm cũng như xác định được phạm vi môi trường

phù hợp. Việc làm này nếu chuẩn xác, chúng kéo theo một loạt các yếu tố thành công tiếp

theo rất sát sườn công việc cho sinh viên như: lựa chọn được bằng cấp bỗ trợ, chứng chỉ

và kiến thức liên nghành cần tích lũy cho bản thân xuyên suốt quá trình học tập từ đó ở

thời điểm ra trường dường như tích lũy những khía mà xã hội yêu cầu cho một nghề hoặc

mảng nghề cụ thể nào đó. Việc này đóng vai trò quan trọng để việc học trở nên là chủ

đích. Điều này chắc chắn phải đi từ hoạt động nhận thức, đến hoạt động tư duy, lập kế

hoạch và thực thi trong hoạt động học tập của sinh viên. Việc hệ thống nhận thức và

hướng dẫn phương pháp để khám phá bản thân trong nghề và hoạch định kế hoạch phát

triển bản thân tốt có thể bắt đầu từ con đường ngắn nhất, ít rủi ro nhất đó làm trải nghiệm

phương pháp thông qua môn học này.

Nhóm tác giả mong muốn, với kiến thức, phương pháp và các hoạt động trải nghiệm của

môn học. Sinh viên có thể khám phá được bản thân trong nghề, lựa chọn được mảng hẹp

chuyên môn đeo đuổi, lựa chọn được nghề và mảng nghề phù hợp bản thân. Xác định,

hoạch định và thực thi thành công việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thông

qua bằng cấp, bằng cấp bỗ trợ, chứng chỉ và những hoạt động nâng cao kiến thức liên

nghành cho nghề nghiệp của sinh viên.

Nhóm tác giả kỳ vọng người học sẽ cảm thấy thú vị vì hiểu mình hơn, thấy an tâm vì

nhìn được đường đi trong nghề nghiệp, thấy mạnh mẽ vì có từng bước đi vững chắc và

thành công, thấy niềm tin vì lập ra một kế hoạch và đã đo lường được qua thực nghiệm.

Chúng tôi mến chúc các Bạn có một trải nghiệm thú vị và mạnh mẽ trong suốt quá trình

học tập môn học và biến các phương pháp thành hành trang cho mình trong hoạch định

nghề nghiệp thành công.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

Nhóm biên soạn tài liệu

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

A. MỤC TIÊU Sau khi học xong phần này, sinh viên có thể:

- Hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của việc khám phá bản thân.

- Nhận thức được vai trò của việc khám phá bản thân để ứng dụng trong học tập,

trong công việc cũng như trong cuộc sống.

- Nắm được một số quan điểm khoa học về khám phá bản thân.

- Hiểu được những yếu tố thúc đẩy con người hành động trong cuộc sống để từ đó

vận dụng tốt những khả năng của bản thân.

B. NỘI DUNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khám phá bản thân:

Tổng thống Pháp Charles De Gaulle đã nói: “Sẽ chẳng có điều gì vĩ đại được thực

hiện nếu không có những con người vĩ đại, và con người chỉ vĩ đại khi họ quyết tâm trở

nên vĩ đại”.

Những điều chúng ta có thể làm hay không thể làm, những điều khả thi hay không

khả thi hiếm khi xuất phát từ khả năng thực sự của chúng ta. Nó liên quan nhiều đến

niềm tin “Tôi là ai” hơn. Khi gặp một vấn đề mà bản thân “cảm thấy” rằng không thể làm

được là chúng ta xây dựng “rào chắn” – nhân dạng hay hình ảnh hạn chế, yếu kém của

bản thân.

Nhân dạng bản thân thực sự là gì? Đó đơn giản là niềm tin mà chúng ta xác định

rằng chúng ta có những cái khác biệt so với người khác. Khả năng thì không đổi nhưng

việc chúng ta sử dụng bao nhiêu năng lực của mình có hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn

định dạng bản thân. Vậy “Tôi là ai?”.

4

Có nhiều cách để mô tả bản thân - thông qua trạng thái cảm xúc, nghề nghiệp, địa

vị, thu thập, vai trò, hành vi, những vật sở hữu, tín ngưỡng, vẻ bề ngoài, quá khứ, thậm

chí qua những gì mà chúng ta không phải thế.

Nhận dạng của bạn bè cũng có xu hướng ảnh hưởng đến chúng ta. Thường thì khi

bạn tin họ là người như thế nào, đó cũng là sự phản ánh niềm tin của bạn về chính mình.

Khám phá ra bản thân là phải nhận dạng bản thân mình, xác định được “Tôi là ai”.

Ngoài ra việc khám phá ra bản thân còn phải quản lý được bản thân mình. Việc quản lý

bản thân phải theo sự tiến triển của nhận dạng bản thân và phải luôn luôn xác định lại bản

thân trong một thế giới năng động và cởi mở ngày nay.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn phải trả lời nhiều câu hỏi trong

tương lai như:

(1) Hy vọng và ước mơ của bạn là gì?

(2) Bạn sẽ ở đâu trong 10 hay 15 năm tới?

(3) Bạn sẽ sống 10 năm tiếp theo như thế nào?

(4) Hiện tại bạn sống như thế nào để có thể tạo dựng nên tương lai như mong

muốn?

(5) Trong hiện tại và về lâu dài, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn?

(6) Bạn có thể làm gì để định hình nên vận mệnh cuộc đời mình?

Muốn trả lời những câu hỏi trên đòi hỏi chúng ta phải hiểu được bản thân mình và

quản lý được bản thân mình. Boris Pasternak từng nói: “Chúng ta sinh ra để sống chứ

không phải đề chuẩn bị sống”. Do vậy, chúng ta cần phải biết mình là ai trong cuộc đời

này. Đó chính là khám phá ra bản thân mình.

1.1.2. Lập kế hoạch nghề nghiệp

Thế nào là “một công việc tốt?” Đã từng có thời, việc đầu quân cho một công ty

lớn hay trở thành công chức, viên chức nhà nước, hàng ngày mặc áo sơ mi trắng đến

công sở làm những “công việc bàn giấy” được coi là công việc tốt. Ngay cả những kỹ sư,

tốt nghiệp các ngành kỹ thuật cũng chỉ muốn “làm việc văn phòng”.

5

Làm thế nào để tìm ra hướng đi riêng cho mình trong dòng chảy biến động mạnh

mẽ của xu hướng việc làm toàn cầu? Nói cách cụ thể hơn là phải chuẩn bị những gì và

làm thế nào để thay đổi định kiến xã hội? Trong thời điểm hiện nay chúng ta cần phải có

phương thức tư duy chiến lược để định hướng công việc, sự nghiệp tương lai bản thân.

Lập kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai là phải tìm kiếm công việc phù hợp với bản

thân. Tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân có thể tóm tắt qua 5 chiến lược sau:

1.1.2.1. Chiến lược tạo sự phù hợp giữa người tìm việc và việc tìm người:

Hàng năm cứ đến mùa hè hầu hết các trường đại học đều tổ chức ngày hội việc

làm. Có rất nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm được nhân tài và vô số sinh viên vừa tốt

nghiệp đều khao khát lấp đầy vị trí đó. Tuy nhiên, rất khó để tìm thấy sự kết hợp hoàn

hảo giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Xét về khía cạnh này thì hoạt động việc tìm

người và người tìm việc giống như một cuộc hôn phối. Dù có rất nhiều nam thanh, nữ tú

trên đời nhưng mỗi người vẫn không dễ tìm được bạn đời phù hợp cho mình. Điều này

cũng xảy ra đối với doanh nghiệp khi họ luôn bất mãn vì tìm gặp khó khăn trong tìm

kiếm nhân tài. Trong khi đó thì người tìm việc than thở rằng không có doanh nghiệp nào

cần tới họ. Cả người tìm việc và doanh nghiệp cứ loay hoay tìm kiếm đối tượng, đó chính

là “lệch pha” của thị trường việc làm. “Lệch pha” là một trong số những từ khóa trọng

tâm của vấn nạn việc làm ngày nay. Điều này đặt ra cho xã hội một nhiệm vụ cấp thiết,

đó là phải nhanh chóng tìm ra giải pháp mới – chìa khóa giải quyết vấn đề “lệch pha”

trong thị trường lao động.

Ngày 26/5/2016, tại Hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu

công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chương trình đổi mới đào

tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê Quý 1/2016 cả nước có 225.000 người

có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là con số báo động mạnh mà nhiều chuyên

gia đã phản ánh. Tuy nhiên, tình trạng này có nhiều nguyên nhân, dưới góc độ chuyên gia

giáo dục trong và ngoài nước đều cho rằng “50% sinh viên học đối phó và lười học”. Về

thực trạng của sinh viên hiện nay kỹ năng mềm còn hạn chế, kiến thức cơ bản chưa vững.

6

Do vậy chất lượng của sinh viên có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất khoảng 20%

là các sinh viên tích cực, chăm chỉ trong học tập và có thái độ nghiêm túc; Nhóm thứ 2

khoảng 30% là các sinh viên học bình thường; Nhóm thứ 3 khoảng 50% là sinh viên học

đối phó và lười học. Chính điều này đã dẫn đến sự “lệch pha” giữa nhà tuyển dụng và

người tìm việc.

Một thực trạng cũng đáng quan tâm mà các chuyên gia cũng có nhiều ý kiến bàn

thảo là số sinh viên, học viên chỉ quan tâm đến có bằng đại học, bằng thạc sỹ hơn là học

thực chất. Hầu hết các trường đều xây dựng chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học và kỹ năng

mềm nhưng có bao nhiêu sinh viên, học viên có chứng chỉ mà có thể vận dụng vào trong

thực tiễn. Đây là đều đáng lo. Ngoài ra một đều đáng lo nữa là đội ngũ giảng viên các

trường đại học. Hiện nay cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng tính bình quân mỗi

tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường đại học, cao đẳng; cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh

viên nhưng số giảng viên giảng dạy bậc đại học có trình độ tiến sỹ chỉ xoay quanh con số

9.000. Số còn lại là thạc sỹ và thậm chí chủ yếu là cử nhân. Ngay cả những giảng viên

học hành không nghiêm túc thì đừng nói chi là sinh viên. Rất nhiều giảng viên lo “chạy

bằng”, “chạy chứng chỉ” là chủ yếu. Đi học cũng thiếu nghiêm túc thì sao đào tạo ra thế

hệ sinh viên nghiêm túc được. Chính điều này đã dẫn đến “lệch pha” giữa nhà tuyển dụng

và người tìm việc.

Như vậy, nếu bản thân sinh viên không có chiến lược làm cho bản thân mình phù

hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng thì chắc chắn còn thất nghiệp lâu dài.

1.1.2.2. Tạo nên thương hiệu cá nhân

Các bạn hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu nghề nghiệp và các trường

từ sơ cấp nghề đến đại học đào tạo ra bao nhiêu nghề? 100-200 hay hơn. Thực sự trong

xã hội có rất nhiều nghề có thể lên đến vài chục ngàn nhưng do định kiến xã hội mà

chúng ta chỉ nhận thức được 1% nghề nghiệp có trong xã hội còn 99% nghề nghiệp khác

bị bỏ quên. Ví dụ “bán vé số” có phải là một nghề không?

7

Khi nói đến thương hiệu tức nói đến “sự khác biệt”, tại sao chúng ta cứ chen chân

vào 1% nghề mà xã hội đều biết và ưa chuộng. Điều này cũng giống như chúng ta không

muốn tách ra khỏi xã hội và cùng với mọi người mặc chung 01 chiếc áo với cùng thương

hiệu giống y hệt nhau.

Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới

bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, xúc

cảm… cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định

hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở

thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là cách làm cho người khác chú ý đến chúng ta

nhiều hơn. Với chúng ta, một thương hiệu cá nhân là sự phản ánh tích cách và năng lực.

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thay đổi bản thân chúng ta, nhưng điều đó

không có nghĩa đánh mất mình, biến mình thành người khác mà chỉ đơn giản là định hình

với nhóm công chúng đang hướng tới.

Một cách tổng quát có thể hiểu: “Thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân

nhờ các nguồn lực sẵn có: giá trị bản thân, năng lực, các thành tích về kinh tế, xã hội…

xây dựng lên. Những giá trị này giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân này với những cá

nhân khác trong xã hội”.

Như vậy, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần hiểu rõ bản thân mình hơn, hiểu rõ

điểm mạnh, điểm yếu, rèn luyện phương pháp làm cho người khác (nhóm công chúng

mục tiêu của mình) tiếp nhận các điểm mạnh, giá trị cá nhân của bạn. Điều đó sẽ làm cho

hình ảnh của chúng ta trong tâm trí người khác có giá trị hơn.

1.1.2.3. Không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc

“Nghề nghiệp là tài sản lớn nhất của con người. Thay vì mua nhà, hãy đầu tư cho

đào tạo nghề nghiệp”. Gần đây tạp chí Time đã thực hiện cuộc điều tra thú vị về đào tạo

nghề nghiệp và thấy rằng đào tạo nghề nghiệp là lĩnh vực đầu tư hiệu quả nhất hơn cả bất

động sản hay chứng khoán. Trong bảng thông điệp Liên bang đầu năm nhiệm kỳ thứ hai,

8

Tổng thống Obama đã nhấn mạnh đến vấn đề đào tạo nghề nghiệp. Các trường đại học là

cái nôi của những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Trên thực tế, Facebook đã ra đời từ ký túc

xá của Đại học Harvard và ký túc xá của Stanford là nơi sản sinh ra ý tưởng Google. Tuy

nhiên đào tạo nghề nghiệp ở bậc đại học cho “sinh viên biết rằng cuộc sống có rất nhiều

nghề nghiệp tốt”, thay vì “đưa sinh viên đến những nơi làm việc tốt”. Điều đó đồng nghĩa

với việc sinh viên biết rằng họ có thể thay đổi công việc nhiều lần trong suốt cuộc đời của

mình và giải thoát họ ra khỏi suy nghĩ ám ảnh rằng chỉ một công việc phù hợp ngay sau

khi tốt nghiệp mới có thể đảm bảo cho họ một tương lai ổn định. Trường đại học không

chỉ là nơi mang đến cho sinh viên tấm bằng tốt nghiệp. Trường học phải là môi trường

mang lại cho sinh viên cơ hội để khám phá và tìm ra đam mê của bản thân. Đào tạo nên

những con người có cách nhìn nhận đa chiều về nghề nghiệp, đó mới là nhiệm vụ của các

trường đại học. Chính vì lý do đó mà sinh viên phải luôn duy trì và không ngừng nghỉ

hành trình khám phá nghề nghiệp bản thân. Nhận thức chính xác bản thân, “biết địch, biết

ta trăm trận trăm thắng” và “có công mài sắt có ngày nên kim”. Phải luôn học hỏi để hoàn

thiện bản thân và xem việc học tập là niềm vui bất cứ học cái gì cũng có giá trị của nó

ngoài bằng cấp ra. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta phải học hỏi không ngừng nghỉ. Người

Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học nói riêng còn một

hạn chế rất lớn mà Viện Xã hội học Hoa Kỳ đã từng đánh giá: “Người Việt Nam, nhỏ học

vì cha mẹ, lớn lên vì công ăn việc làm, ít có ai học vì chí khí đam mê”. Do vậy, người

Việt Nam thường tham gia các lớp học không cần kiến thức, không có học hỏi gì, chủ

yếu có một bằng cấp hay chứng chỉ nào đó. TS. Mark A. Ashwill - nguyên giám đốc

Viện Giáo dục quốc tế Hoa Kỳ đã từng phát biểu chính vì chạy theo bằng cấp mà 21

Trường Đại học ở Mỹ, không có trụ sở, không đăng ký, không được kiểm định sang Việt

Nam vẫn bán bằng được mà trong số đó rất nhiều giảng viên đại học, họ mua tới cả bằng

Tiến sĩ để giảng dạy.

Nghề nghiệp bản thân không thể hiện qua bằng cấp mà người đó đạt được mà

quan trọng hơn đó là quá trình không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm

làm việc.

9

1.1.2.4. Hướng đến thị trường lao động toàn cầu

Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP và trong

đó có quy định về mở cửa thị trường lao động việc làm. Do vậy, sinh viên Việt Nam ngày

nay phải chuẩn bị tâm thế để tham gia cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Chuyến di cư

vượt qua mọi ranh giới của những con người tài năng đã bắt đầu. Ngày nay, cùng với

việc ngưỡng cửa của thị trường việc làm nước ngoài đang dần được hạ xuống, thì ngày

càng nhiều bạn trẻ có ý định tìm kiếm việc làm ở các thị trường nước ngoài. Việc tìm

nguồn cung ứng nhân lực trên toàn thế giới vốn chỉ được giới hạn ở vài nước phát triển

nay đang mở rộng sang các nước đang phát triển.

1.1.2.5. Luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng là niềm vui lao động mỗi ngày

“Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình”. Người tạo

nên huyền thoại Apple – Steven Jobs từng nói: “Nếu như trở thành người giàu nhất thế

giới rồi cuối cùng kết thúc bằng việc được chôn trong nghĩa địa thì chẳng có ý nghĩa gì

với tôi. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể nói mình đã làm được

một việc gì đó tuyệt vời. Đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có

thể tự hào rằng ngay hôm qua mình đã làm được những điều tuyệt vời có thể thay đổi thế

giới”.

“Đừng làm việc vì tiền” một câu nói nghe có vẻ “sáo rỗng” và không phù hợp với

thực tế. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng thế hệ trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến

nhu cầu vật chất mà còn nhu cầu tinh thần. Khi công việc không thể hòa hợp với cuộc

sống, khi nó luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mâu thuẫn với chính mình thì có lẽ đó

không phải là công việc thực sự dành cho bạn. Một công việc như vậy sẽ chỉ luôn biến

bản thân nó và hạnh phúc cá nhân của bạn thành sự căng thẳng, mệt mỏi. Xã hội hiện đại

ngày nay là một xã hội đa nguyên hóa. Cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào, chỉ cần bước lên

đỉnh cao thì sự đền đáp về mặt vật chất chắc chắn sẽ tự động tăng lên cấp số nhân. Từ đó,

ta có thể thấy tiền tài và hạnh phúc không phải là hai lựa chọn mà chúng ta phải chọn lấy

một. Giờ đây, điều chúng ta cần phải thấy là không phải chia “phú quý hay bần hàn”

trong nghề nghiệp, mà cần phải cảm nhận được “cảm thấy thích và không thích” trong

10

nghề nghiệp. Cần chắc chắn rằng đó là sự lựa chọn xuất phát từ chính sở thích cá nhân

thay vì hành động theo sự lựa chọn của người khác. Hãy nhớ rằng, nghề nghiệp mơ ước

không phải là một món quà gói ghém cẩn thận, đẹp đẽ và gửi tới bạn. Nghề nghiệp mơ

ước là thành quả thu được từ nỗ lực của bản thân. Hỡi các em sinh viên, hãy làm công

việc có thể mang lại hạnh phúc cho chính mình!

1.2. Tầm quan trọng của việc thấu hiểu bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp

đúng đắn

Hiểu rõ bản thân không những giúp chúng ta kiểm soát những cảm xúc tiêu cực

mà còn giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi hiểu rõ bản thân

thì chúng ta mới có kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn.

Để được thành công, hạnh phúc trong cuộc đời thì việc đầu tiên và vô cùng quan

trọng đó là phải thấu hiểu bản thân. Thấu hiểu chính bản thân mình là cả một quá trình nổ

lực liên tục chứ không hề đơn giản. Khả năng nhận thức và khả năng lắng nghe hỗ trợ rất

nhiều trong việc thấu hiểu bản thân.

Hàng năm có hàng ngàn tân sinh viên nhập học ngành học mình không mong

muốn, hoặc không biết sau này mình sẽ ra làm nghề gì. Cũng số lượng đó, 70% tân cử

nhân ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất nghiệp một thời gian dài vì không tìm được

công việc phù hợp cho mình. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là các bạn

sinh viên thường không hiểu bản thân mình có gì và mình muốn gì ở cuộc đời này. Khi

được hỏi, rất nhiều người không xác định được dự định của bản thân trong vòng 2-5 năm

tới, và hoặc có ước mơ chung chung như “muốn có việc làm lương cao, ổn định, gia đình

hạnh phúc”. Nhưng làm thế nào để đạt được ước mơ đó, rất ít người trả lời được.

Như vậy, thấu hiểu bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn rất quan trọng.

1.3. Một số quan điểm khoa học về khám phá bản thân

Muốn quản lý người khác, trước hết chúng ta phải có khả năng quản lý chính

mình. Theo Peter Drucker, khám phá bản thân hay quản lý bản thân có nghĩa là học cách

phát triển chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải định vị bản thân tại nơi mà chúng ta có

11

thể đóng góp nhiều nhất cho tổ chức và cộng đồng. Lịch sử thuộc về những người thành

công - một Napoleon, một De Vinci, một Mozart - họ luôn biết cách quản lý bản thân.

Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại.

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ

- những mặt mạnh, những giá trị của họ và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc. Chúng ta

đang sống trong một kỷ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nhưng cơ

hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc

của nhân viên. Những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính

mình một cách hiệu quả.

Hầu hết chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học

cách quản lý bản thân. Để quản lý bản thân trước hết phải xác định những điểm mạnh của

mình.

1.3.1. Xác định đúng những điểm mạnh của bản thân

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ

thường xuyên sai lầm. Thường thì mọi người biết họ giỏi ở cái gì và thậm chí sau đó

nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ

không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con người có ít nhu

cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí và vị trí

đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân;

con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công và cứ thế tiếp diễn. Nhưng

thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của

mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

Thứ nhất, cách để khám phá sức mạnh của mình là qua phân tích những thông tin

phản hồi. Bất cứ khi nào chúng ta phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng,

hãy viết ra những gì mình mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh

kết quả thực sự so với mong muốn trong quá khứ.

12

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho chúng ta thấy đâu là

những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều

quan trọng nhất mà chúng ta nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho chúng ta rằng họ đang

làm cái gì vả thất bại khi làm, cái gì đã ngăn cản họ có được những ích lợi cao nhất trong

khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra cho thấy chúng ta đặc biệt không có khả năng ở lĩnh

vực nào, lĩnh vực nào họ chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.

Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi. Đầu tiên và quan

trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những

nơi có thể phát huy tối đa kết quả.

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những

phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào chúng ta cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi

hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của

chúng ta và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm.

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể

nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người - đặc biệt

là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình - coi thường những tri thức thuộc ngành

khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức

ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kỹ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng

biết một chút nào về kế toán. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình

mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức chúng ta cần đề nhận thức một cách

đầy đủ nhất những điểm mạnh của mình.

Thứ tư, phát hiện những thói quen xấu. Việc sửa chữa những thói quen xấu của

mình - những việc làm hoặc làm nhưng thất bại dần ngăn cản sự hiệu quả và thành công

của chúng ta - cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị

phát hiện trong thông tin phản hồi. Đồng thời, phân thích thông tin phản hồi cũng cho

thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử

là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Cách ứng xử - đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm

ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – làm cho hai người có thể

13

làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất

sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các

phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc

nhưng thất bại: hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu

đi một cách ứng xử đúng mực.

Việc so sánh mục tiêu hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên

làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng

hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một nữa: trung bình trong lĩnh vực đó. Trong

những lĩnh vực này, một cá nhân – đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức -

không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh

vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu

tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm

việc tốt nhất của mình lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người - đặc biệt là hầu

hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức - tập trung vào biến những người hạng yếu kém

trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực

và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng bản thân thành một ngôi sao

chói sáng trong lĩnh vực của họ.

1.3.2. Nhận diện cách thức làm việc của bản thân

Điều ngạc nhiên là hầu như không ai biết cách thức họ làm việc. Thực tế, hầu hết

chúng ta thậm chí còn không biết rằng những người khác nhau thì cách họ thực thi công

việc cũng khác nhau. Quá nhiều người làm việc theo cách không phải của họ và điều đó

hầu như chắc chắn không mang lại kết quả cao. “Tôi thực hiện bằng cách nào?" có lẽ còn

quan trọng hơn cả câu hỏi “điểm mạnh của tôi là gì?”

Thứ nhất, tôi thực hiện bằng cách nào? Cũng giống như những điểm mạnh cùa

một cá nhân, cách thức mà một cá nhân thực hiện cũng là độc nhất vô nhị. Đó là vấn đề

cá tính. Liệu rằng cá tính có được do tự nhiên hay do nuôi dạy, thì ta đều có thể chắc

chắn rằng cá tính cũng đã được hình thành rất lâu trước khi chúng ta bắt đầu làm việc. Và

cách thức cá nhân hành động cũng giống như việc cá nhân có khả năng hay không có khả

14

năng làm gì đã được xác định từ trước. Cách thức một người hành động có thể thay đổi

đôi chút nhưng cách thức đó không có khả năng thay đổi hoàn toàn một cách dễ dàng.

Giống như việc con người đạt được thành công khi họ làm cái mà họ có thể làm tốt, họ

cũng sẽ thành công khi làm việc theo cách mà họ có thể hành động tốt nhất. Một vài đặc

điểm tính cách thông thường sẽ quyết định cách thức một người hành động.

Thứ hai, để biết cách một người hành động là tìm hiểu cách họ học tập. Rất nhiều

học giả hàng đầu - Winston Churchill là một ví dụ điển hình về việc học hành kém cỏi ở

trường. Những người như vậy thường có ký ức trường học là nơi tra tấn. Tuy nhiên, rất ít

người đồng trang lứa với họ suy nghĩ như vậy. Họ có thể không thích trường học lắm.

Nhưng điều tồi tệ nhất mà họ phải chịu đựng là sự buồn chán. Điều này được giải thích

theo một quy luật những học giả này không học bằng cách lắng nghe và đọc. Họ học

bằng cách viết. Bởi vì trường học không cho phép họ học theo cách này nên họ bị điểm

kém.

Người ta tổ chức trường học khắp mọi nơi trên một giả thiết là chỉ có một cách

duy nhất để học và đó là cách chung cho tất cả mọi nguời. Việc bị bắt học theo cách mà

trường học dạy là địa ngục cho những sinh viên học theo cách khác cách mà họ được dạy.

Trên thực tế, có rất nhiều cách học khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Có

những người giống như Churchill học bằng cách viết ra. Một số người học bằng những

ký tự phong phú. Một vài người học bằng cách hành động, một số khác lại học bằng cách

tự lắng nghe bản thân mình nói.

Trong tất cả các mảng của vấn đề tự học, việc hiểu cách thức học tập của bản thân

là việc dễ tìm ra nhất. Khi hỏi mọi người "Anh, chị học như thế nào?" hầu hết họ đều trả

lời được. Nhưng khi hỏi "Anh, chị có thực hành dựa trên cách học của mình không?" thì

rất hiếm người trả lời có. Mặc dù việc thực hành dựa trên cách học là yếu tố quan trọng

để đạt thành công, hay ngược lại, đi trái lại với cách học của mình, mọi người sẽ thường

thất bại.

Thứ ba, tôi là người học theo phương pháp đọc hay nghe? Và tôi học theo phương

pháp nào? Đó là những câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho bản thân. Nhưng các câu hỏi này

15

không phải là những câu hỏi duy nhất. Để quản lý bản thân một cách hiệu quả, bản thân

cũng phải tự hỏi, tôi làm việc tốt với những người thế nào, hay tôi thích làm việc đơn

độc? Và nếu tự nhận thấy mình làm việc tốt với người khác, câu hỏi tiếp theo cần đặt ra

là, mình làm tốt điều đó trong những mối quan hệ như thế nào?

Một vài người làm tốt nhất khi họ làm trợ lý cho người khác. Tướng George

Patton, anh hùng quân đội của nước Mỹ những năm chiến tranh thế giới thứ II, là một ví

dụ điển hình. Patton là chỉ huy quân đội cao nhất của Mỹ. Tuy nhiên, khi ông được giao

nhiệm vụ là một chỉ huy độc lập, Tướng George Marshall, đại tư lệnh - và có lẽ là người

có tài nhìn người nhất trong lịch sử nước My - đã nhận định "Patton là trợ lý tốt nhất mà

lực lượng quân đội Mỹ từng đào tạo, nhưng ông ta sẽ là vị chỉ huy kém cỏi nhất".

Một vài người làm việc hiệu quả nhất khi hoạt động theo nhóm. Một số khác lại

làm tốt nhất khi làm việc một mình. Một số người ngoại lệ lại có tài chỉ huy hay dẫn dụ

người khác, số khác thì không phù hợp với việc chỉ huy.

Một câu hỏi quan trọng khác là tôi sẽ hành động tốt nhất trong tư cách là người ra

quyết định hay một nhà tư vấn? Một số cá nhân xuất sắc có thể làm tốt vai trò của một

"quân sư" nhưng không thể chịu được áp lực và gánh nặng trong vai trò của một người ra

quyết định. Ngược lại, đa số người khác lại cần một nhà tư vấn để hối thúc họ phải suy

nghĩ, sau đó họ có thể đưa ra quyết định và hành động nhanh chóng một cách tự tin và

dũng cảm.

Đó cũng là một lý do tại sao những người đứng vị trí thứ hai trong một tổ chức

thường thất bại khi được đề bạt lên vị trí đứng đầu. Vị trí đứng đầu cần một người biết ra

quyết định. Những người có thể ra quyết định mạnh mẽ thường cần một người họ tin cậy

đứng vào vị trí thứ hai để tư vấn cho họ - và ở vị trí này, người thứ hai toả sáng. Nhưng

trong vị trí của người đứng đầu, họ lại thất bại. Anh ta biết lựa chọn nào thì đúng nhưng

lại không thể chịu được những trách nhiệm khi phải thực hiện lựa chọn đó. Một số câu

hỏi quan trọng khác gồm, tôi có hành động tốt khi phải chịu nhiều áp lực hay tôi có cần

một môi trường hoạt động đã được thiết kế sẵn và có khả năng dự đoán được? Tôi thực

thi nhiệm vụ tốt nhất trong một tổ chức quy mô lớn hay nhỏ? Số người làm việc tốt trong

16

tất cả các loại môi trường rất hiếm hoi. Nhiều người đã từng thành công lẫy lừng trong

các tổ chức lớn nhưng lại thất bại thảm hại khi họ chuyển sang những tổ chức nhỏ hơn.

Điều ngược lại cũng đúng.

Đừng cố gắng thay đổi bản thân mình - vì thường không thành công. Nhưng hãy

chú tâm vào cải thiện cách mà mình có thể hành động. Đừng cố nhận những công việc

mà chúng ta không thể thực hiện hoặc sẽ làm rất dở trong những lĩnh vực đó.

1.3.3. Định vị bản thân

Quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta, trong đó

việc xác định được "tôi là ai" vô cùng quan trọng.

Những giá trị của tôi là gì?

Để quản lý bản thân, cuối cùng chúng ta sẽ phải thắc mắc, những giá trị của tôi là

gì? Đây hoàn toàn không phải là một câu hỏi về đạo đức. Xét trên khía cạnh đạo đức, quy

tắc là chung cho tất cả mọi người và câu hỏi được trả lời một cách dễ dàng. Đạo đức đòi

hỏi chúng ta hãy tự hỏi bản thân mình, muốn mình như thế nào? Cái gì là chuẩn mực đạo

đức trong một tổ chức này thì cũng đúng cho các tổ chức khác. Nhưng đạo đức chỉ là một

phần của hệ thống giá trị.

Một người có thể gặp bế tắc hoặc không thể hành động khi làm việc trong một tổ

chức có hệ giá trị không thể chấp nhận hoặc không tương thích với hệ giá trị của riêng

anh ta.

Những giá trị của cá nhân phải phù hợp với giá trị của tổ chức để cá nhân đó có

thể làm việc hữu ích trong tổ chức. Những hệ giá trị đó không cần phải trùng khít lên

nhau, nhưng nên đủ tương đồng để cùng tồn tại nếu không cá nhân sẽ lâm vào bế tắc và

cũng chẳng làm được thành tựu gì.

Những điểm mạnh của một cá nhân và cách thức cá nhân đó hành động hiếm khi

xung đột với nhau; chúng bổ sung cho nhau. Nhưng đôi khi có sự xung đột giữa hệ giá trị

của cá nhân và những điểm mạnh của anh ta. Những việc mà một người làm tốt, thậm chí

làm xuất sắc và rất thành công có thể lại không tương thích với hệ giá trị của anh ta.

17

Trong trường hợp đó, công việc đó có vẻ như chẳng đáng để anh ta cống hiến cả đời (hay

ít nhất là phần lớn cuộc đời).

Tôi thuộc về nơi nào?

Rất ít người biết ngay từ đầu nơi mà họ thuộc về. Những nhà toán học, nhạc sĩ,

đầu bếp thường xuyên là nhà toán học, nhạc sĩ hay đầu bếp từ khi họ bốn hay năm tuổi.

Những nhà vật lý thường quyết định nghề nghiệp tương lai khi họ là thiếu niên, thậm chí

còn sớm hơn. Nhưng hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có khả năng thiên phú,

không thực sự biết họ thuộc về nơi nào cho đến khi họ đã đi qua cái tuổi 25. Tuy nhiên, ở

cái tuổi đó, họ nên biết câu trả lời của mình cho ba câu hỏi: Những mặt mạnh của tôi là

gì? Tôi hành động theo cách thức nào? Và hệ giá trị của tôi là gì? Và sau đó họ có thể

quyết định và nên quyết định vị trí của họ.

Cũng tương tự như vậy, con người nên biết cách tự quyết định họ không thuộc về

nơi nào. Khi một cá nhân nhận ra anh ta không thể hoàn thành tốt trong một tổ chức lớn

thì anh ta cũng nên học cách từ chối vị trí đó. Một người hiểu rằng anh ta không phải là

người có thể chịu trách nhiệm với các quyết định thì anh ta cũng nên học cách từ chối

được bổ nhiệm vào vị trí của người đưa ra các quyết định.

Việc biết câu trả lời cho những câu hỏi trên giúp một cá nhân có thể đồng ý với

một cơ hội, một lời đề nghị hoặc một bổ nhiệm, là việc quan trọng không kém, vâng, tôi

sẽ làm việc đó. Nhưng tôi sẽ làm việc đó theo cách của mình. Đó là cách mà công việc sẽ

được thiết kế. Đó là cách các mối quan hệ được thiết lập. Đó là những kết quả mà ông

nên kỳ vọng ở tôi trong giai đoạn này, bởi vì đó là con người tôi. Một sự nghiệp thành

công không được lên kế hoạch trước. Mà sự nghiệp đó thành công khi con người ta biết

chuẩn bị cho những cơ hội bởi vì họ biết sức mạnh, phương pháp làm việc và hệ giá trị

của mình. Việc nhận thức ra nơi anh, chị thuộc về có thể sẽ biến một con người bình

thường - chăm chỉ làm việc và có năng lực trung bình – trở thành một người thành công

xuất sắc.

18

Tôi nên đóng góp cái gì?

Xuyên suốt lịch sử, phần lớn con người chẳng bao giờ hỏi “Tôi nên đóng góp cái

gì?”. Người khác bảo họ nên đóng góp cái gì và nhiệm vụ của họ là cống hiến cho công

việc hoặc chứng minh kỹ năng hoàn hảo của mình - đối với các nghệ nhân - làm việc

giống như những người phụ thuộc. Cho đến tận ngày nay, hầu hết mọi người đều cho

rằng việc mình là trợ lý và làm những gì mình được phân công là điều hiển nhiên. Thậm

chí đến những năm 1950 và 1960, những công nhân trí thức mới vẫn phụ thuộc vào bộ

phận nhân sự lên kế hoạch cho công việc của họ. Cuối những năm 60, không ai muốn bị

sai bảo phải làm gì nữa. Những con người mới bắt đầu đặt ra câu hỏi, tôi muốn làm gì?

Và câu trả lời họ tìm thấy cho phương thức để cống hiến là “làm việc của chính mình”.

Nhưng giải pháp này cũng sai lầm như chính những chúng ta đã từng sai lầm. Rất ít

người tin rằng làm việc của chính mình sẽ đóng góp cho doanh nghiệp đạt được thành

công.

Nhưng chúng ta vẫn chưa có kết quả cho cách trả lời cũ là chấp nhận làm những gì

được phân công. Chúng ta phải học cách hỏi những câu hỏi chưa ai hỏi trước đó: “Tôi

nên cống hiến cái gì?”. Để trả lời câu hỏi này, họ nên chú tâm vào ba yếu tố cơ bản:

“Tình huống này yêu cầu những gì?”, “Với những sở trường, cách thức làm việc và

những giá trị của tôi, tôi có thể đóng góp cho cái gì nhiều nhất và tôi cần làm gì?”. Cuối

cùng, “Tôi cần đạt những kết quả thế nào để có sự khác biệt?”.

Vì thế, câu hỏi trong tất cả các trường hợp nên là, nơi nào và làm như thế nào để

tôi có thể đạt kết quả, làm nên sự khác biệt trong vòng một năm rưỡi? Câu trả lời nên cân

bằng một vài yếu tố. Đầu tiên, mục tiêu đạt được nên khó khăn để thực hiện - theo cách

nói thời thượng bây giờ, các mục tiêu này cần được đặt ra ở mức cao hơn một chút.

Nhưng chúng cũng cần có tính khả thi. Hướng vào những mục tiêu mà không thể hoàn

thành - hoặc trong những trường hợp hầu như không tưởng - thì không phải là hoài bão

mà chỉ là một sự ngu ngốc. Thứ hai, các mục tiêu cần đạt tới nên có ý nghĩa nào đó. Các

mục tiêu này làm nên sự khác biệt. Cuối cùng, kết quả nên nhìn thấy được và nếu có thể

thì nên đo lường được. Từ những mong muốn trên, ta có một chuỗi các hành động: “Tôi

19

phải làm gì, tôi nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào và những mục tiêu và hạn chót

để hoàn thành mục tiêu là khi nào?”.

1.4. Tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy con người hành động trong cuộc sống

1.4.1. Nhu cầu

Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt mà chưa được thỏa mãn. Ví dụ, cơ thể thiếu nước,

chúng ta có cảm giác khát nên có nhu cầu uống nước.

Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các

nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt

hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế. Theo thuyết

A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ

"đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển

của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Việc sắp xếp nhu

cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man" của con người giảm dần và độ

“văn minh” của con người tăng dần.

Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu của chính họ. Nhu

cầu tự nhiên của con người được chia thành 5 thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới

“đỉnh”. Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là: cho đến khi nào nhu cầu ở phía

dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn.

20

Các nhu cầu đó là:

- Nhu cầu sinh học: những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại gồm những nhu

cầu như ăn, uống, ngủ… Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì cơ thể

con người không thể hoạt động hay hoạt động một cách chậm chạp, trì trệ. Một khi

nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống

thì các nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được con người.

- Nhu cầu an toàn: Khi cá nhân nghĩa đến việc bảo đảm cho tương lai thì có nghĩa là

họ đang có những nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm,

trong việc đóng bảo hiểm…

- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các

mối quan hệ với bên ngoài xã hội, muốn có cảm giác được là thành viên của một

tập thể, một hội đoàn, một nhóm bạn bè.

- Nhu cầu được tôn trọng: Mọi người đều có lòng tự trọng và nhu cầu được tôn

trọng. Lòng tự trọng của con người là những mong muốn được chấp nhận và đánh

giá cao từ người khác. Họ muốn cung cấp cho người khác cảm giác họ đóng góp

để được chấp nhận giá trị bản thân. Nhu cầu được tôn trọng bao gồm: lòng tự

trọng, thành tựu, sự chú ý, sự công nhận, sự nổi tiếng,... Sự mất cân bằng ở bậc

nhu cầu này có thể dẫn tới sự thiếu tự trọng hoặc mặc cảm tự ti.

- Nhu cầu tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của

nhu cầu. Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong

ước, đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong

lĩnh vực mà họ đã chọn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công

việc nào đó theo sở thích và chỉ khi những công việc đó được thực hiện thì họ mới

thấy hài lòng.

1.4.2. Động cơ

Động cơ chỉ sức mạnh tác động tới động lực làm việc của con người hoặc sức

mạnh ngay trong lòng con người, thúc đẩy người đó hành động hướng đến mục tiêu nhất

21

định. Một người có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và

tinh thần để hoàn thành việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.

Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là:

Hiệu quả làm việc = f (năng lực * động cơ)

- Quá trình cơ bản làm nảy sinh động cơ:

- Nhu cầu (chưa thỏa mãn)

- Tìm cách thức để thỏa mãn nhu cầu

- Hành động nhắm tới một mục đích nào đó

- Kết quả thể hiện của hành động

- Được khen thưởng/ bị phạt

- Đánh giá lại mức độ thỏa mãn của bản thân.

22

CHƯƠNG 2:

KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN

A. MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

- Hiểu được và phân biệt được những đặc điểm tâm lý của cá nhân như tính khí, tính

cách, hành vi để từ đó có thể trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?”.

- Hiểu được Năng lực cá nhân là gì và những yếu tố nào tạo ra Năng lực cá nhân, từ

đó người học có thể tự tạo động lực cho bản thân trong quá trình phát triển Năng

lực cá nhân.

- Hiểu và thay đổi nhận thức đối với Thái độ của mỗi cá nhân trong học tập và công

việc.

- Tập làm thử trắc nghiệm MBTI để khám phá bản thân.

B. NỘI DUNG

2.1. Ta là ai trong cuộc đời này?

2.1.1. Khí chất

Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân mang tính ổn định và độc

đáo. Nó quy định sắc thái diễn biến tâm lý trong hoạt động tâm lý của con người.

Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt người này với người khác thì khí chất có

tầm quan trọng nhất. Từ xưa người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt

trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi. Ví dụ như có người thì nhanh nhẹn, hoạt

bát, cởi mở, dễ thích nghi có người thì lại chậm chạp, khép kín khó thích nghi: có người

thì bình thản, ung dung; có người thì lại luôn tất bật, vội vàng.

Những đặc điểm của khí chất chỉ thuần túy là các biểu hiện bên ngoài của hành vi

và ta không thể đánh giá về mặt đạo đức của con người thông qua các đặc điểm này

được. Khí chất chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc

độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ... mà thôi.

23

Khí chất không định trước giá trị đạo đức và giá trị xã hội của cá nhân. Người có

khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức. Hoặc những người có khí chất

như nhau thì lại có những giá trị đạo đức và xã hội rất giống nhau. Khí chất không định

trước những nét tính cách mà chỉ có quan hệ chặc chẽ với tính cách. Khí chất không định

trước trình độ của năng lực

Như vậy không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định. Nhưng

sự thể hiện của tất các thuộc tính của nhân cách điều bị phụ thuộc vào khí chất trong

những mức độ nhất định.

Theo Ivan Petrovich Pavlov đã cho ta một cái nhìn khoa học về khí chất. Theo ông

thì cơ sở sinh lý của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao hay là kiểu hệ thần kinh.

Và căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản: cường độ, tính linh hoạt, tính câng bằng của hai quá

trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế mà Ivan Petrovich Pavlov xếp thành bốn

kiểu thần kinh cơ bản tương ứng với bốn kiểu khí chất.

Đặc điểm của 4 loại khí chất:

Sanguine (Xăng-ganh)

Nói một cách ngắn gọn: Người Sanguine là những người náo nhiệt, sôi nổi, tình

cảm cởi mở và hướng ngoại.

Về mặt xã hội: Người Sanguines tìm kiếm ở các tương tác xã hội với cả những

quan hệ thân thuộc và không thân thuộc. Đó là cách họ nạp lại năng lượng và thời gian ở

một mình, đôi khi là đáng ao ước lại có thể làm họ nhanh chóng buồn chán. Càng có

nhiều người xung quanh, họ càng thấy vui và họ không kén chọn về người mà họ phải

biết. Họ thích thú khi có nhiều nhiều bạn bè. Trong lúc những người sanguines thích thú

khi được ở bên mọi người, phần lớn là bởi vì họ thích thú sự chú ý của người khác và

cảm thấy an lòng vì không không bị cô đơn.

Họ là những người nói nhiều hơn lắng nghe: Họ có thể rời xa những người bạn

mà họ cho rằng họ nhàm chán hoặc buồn tẻ. Họ sôi nổi, vui vẻ, là người hướng ngoại,

mặt mày luôn tươi tỉnh. Họ yêu những đêm hoang dã ở ngoài. Họ kết bạn nhanh chóng và

24

họ sẽ nói chuyện vui vẻ với những người lạ. Người có khí chất melancholic có thể ở

trong phòng có 20 người lạ mặt với cảm giác sợ hãi và không thoải mái thì người

sanguine có thể thấy đó là cơ hội để họ gặp gỡ được những người bạn mới. Họ thích

những tình huống xã hội, và tin rằng tất cả mọi người khác cũng vậy. Họ đang có khả

năng thuyết phục mọi người đến cùng với những câu như "đi đi, bạn sẽ thích nó! " hoặc

“bạn không biết những gì bạn đang thiếu”. Làm bạn với một Sanguine thường là đơn giản

như biết mặt và biết tên của nhau. Họ không phải là những người đặc biệt đáng tin cậy ...

vì có lúc họ sẽ quá háo hức để lộ ra bí mật với người khác, và sự bay bổng của họ làm

cho họ dễ dàng bị phân tâm bởi những thứ khác.

Biểu cảm: Họ nói nhiều, và nói chuyện một cách thân thiện, năng động, vui tươi;

họ thường có sức lôi cuốn, và khi tương tác với họ, bạn có thể cảm thấy như bạn đã biết

tất cả cuộc sống của bạn. Họ rất tình cảm và cảm xúc của họ có thể là cực đoan nhưng chỉ

thoáng qua. Họ là loại người sẽ hét "TÔI GHÉT ANH, TÔI GHÉT ANH!!" một ngày,

sau đó chỉ giờ sau đó, họ sẽ được đầm đìa xin lỗi về điều đó, và hi vọng mọi thứ đã qua

sẽ trôi đi như nước chảy qua cầu. Họ nhanh chóng "tha thứ và quên đi" - và mong muốn

người khác cũng làm như vậy - bởi vì họ sống trong thời điểm này chứ không phải là ở

trong quá khứ. Họ có thể trêu chọc người khác một cách "tinh nghịch", mong người khác

đừng 'xem việc đó quá nghiêm trọng. Sanguines có thể được động lực rất lớn, vì họ sẽ

nhiệt tình khuyến khích những người khác vào hành động, và họ nhìn thấy những điều

tích cực, lạc quan, và sẽ thuyết phục người khác cũng nhìn thấy những điều theo cách đó.

Họ không phải là người là gọn gàng và ngăn nắp. Một số thời điểm nào đó của cuộc

sống, ta có thể quan sát thấy họ lập kế hoạch kém hoặc vô tổ chức, hỗn độn.

Tìm kiếm sự chú ý: Họ yêu thích sự chú ý. Họ mong muốn được sự chú ý, và để

mọi người khen và khen ngợi. Mọi người đều thích khen, nhưng sanguines sẽ làm theo

cách của họ để có được những lời khen. Họ yêu cầu vui chơi giải trí liên tục, và sẽ phàn

nàn về việc bị chán nếu không được giải trí đầy đủ. Họ sẽ thể hiện khả năng của mình

cho những người khác để có được lời khen ngợi. Họ kịch tính, và sẽ phóng đại để làm

cho mọi việc có vẻ cực đoan hơn thực tế họ đang có. Nếu không có ai chú ý đến họ, họ sẽ

25

xông vào một cuộc trò chuyện hoặc nói điều gì đó để thu hút chú ý. Họ rất khó chịu bị bỏ

rơi.

Vai trò: Trong một số quan sát, các thành viên sanguine đóng vai trò hỗ trợ,

khuyến khích và vai trò xã hội. Họ sẽ là chất keo để kết dính nhóm lại với nhau.

Phlegmatic (Phơ-lếc)

Nói một cách ngắn gọn: Phlegmatic là hiền lành, hướng nội phục tùng người sống

để làm hài lòng người khác.

Dễ phục tùng: Phlegmatics không hành động nếu họ tốt hơn những người khác.

Họ đang háo hức để làm hài lòng, và nhanh chóng nhượng bộ người khác chứ không tự

tin khẳng định mong muốn của mình như thể họ là người quan trọng nhất. Họ chọn con

đường càng ít kháng cự càng tốt. Họ rất rất muốn cho hòa bình, để tất cả mọi người để

thể được ở cùng nhau, và tránh xung đột ở trên mọi phương diện.

Xung đột làm họ khiếp sợ. Họ không bắt đầu xung đột (có lẽ ngoại trừ trong hoàn

cảnh cực), hoặc bị khiêu khích, và cố gắng xoa dịu xung đột khi nó dâng trào. Khi ép

buộc phải tranh cãi, họ sẽ rất buồn và đau khổ, tìm kiếm lối thoát chứ không phải tìm

kiếm chiến thắng. Nếu phải đương đầu, họ sẽ thừa nhận họ sai để tránh sự thù địch.

Họ không tin vào cái gì mà họ biết rõ: Họ không mong muốn là “người chiến

thắng”. Họ chỉ mong ước sự hòa bình.

Họ cư xử lý tốt: sự nổi loạn chống lại quy tắc đã được thiết lập làm họ cảm thấy

không một chút thoải mái. Họ là loại người sẽ nói một câu đầy lo lắng "Chúng ta có thực

sự làm được điều này không?" hay "Có thể chúng ta sẽ gặp rắc rối đấy!". Họ thực sự,

thực sự không muốn là một bận tâm của người khác, và luôn đặt người khác lên trước.

Điều này là do một cảm giác bất an sâu xa về việc tự khẳng định bản thân chứ không phải

là sự thiếu tự tin, hay một ham muốn tỉnh táo để trở thành một 'người tốt'. Họ nhanh

chóng xin lỗi cho bất kỳ sai lầm mà họ đã gây ra, và sẽ hy sinh hạnh phúc của riêng mình

để đảm bảo rằng những người khác đang hạnh phúc. Họ thấu cảm và nhận thức đúng về

cảm giác của những người mà họ đang tương tác, vì họ không muốn làm tổn thương cảm

26

xúc của người khác. Họ gặp khó khăn rất lớn khi nói KHÔNG, và sẽ đi cùng với những

thứ mà họ không thích làm cho người khác hạnh phúc.

Họ là những người cực kỳ đáng tin cậy; nếu họ đã hứa họ dứt khoát sẽ thực hiện.

Họ sợ làm những việc sai trái. Họ sẽ đổ lỗi cho bản thân nếu có sai lầm xảy ra, ngay cả

khi đó là lỗi của người khác, chỉ để làm cho người khác cảm thấy tốt hơn và thoải mái

hơn. Tính do dự, chần chừ: Họ sẽ trì hoãn việc cho những người khác thực hiện sự lựa

chọn, và sẽ cảm thấy khó chịu và bị áp lực nếu họ phải tự mình đưa ra quyết định; điều

này xuất phát từ sự bất lực của họ trong một vai trò 'lãnh đạo'. Họ là những người thuận

theo tự nhiên, và làm việc tốt nhất khi được người khác bảo phải làm gì.

Ngôn ngữ của họ nói chung toàn là những cụm từ không chắc chắn như "Tôi nghĩ

rằng,"có thể","có lẽ", hoặc "một cái gì đó”. Hãy so sánh "có thể bạn có thể làm được điều

X, hoặc một cái gì đó?" với "hãy làm điều X" hoặc "bạn nên làm điều X".

Thay vì nói hoặc làm những điều sai trái, họ sẽ không nói hay làm gì cả. Những

trở ngại gặp phải trên con đường ổn định của họ sẽ khiến họ tạm dừng lại và bối rối và

không chắc chắn cần phải làm gì nữa. Nhiều khả năng họ sẽ đi vòng vòng hơn là đi

xuyên qua nó, con đường của họ có thể dễ dàng thay đổi bởi những người khác.

Bình tĩnh: Người Phlegmatics hướng nội, và thích ở một mình. Tuy nhiên, họ 'tử

tế', thân thiện hơn, và hướng đến cộng đồng hơn so với người melancholic, khi không

không chịu gánh nặng của "chủ nghĩa cầu toàn" và sự phán xét của người khác. Họ thích

dành thời gian với bạn bè, và rất trung thành với những người bạn, gắn bó với họ qua sự

lạm dụng ít nhiều và thậm chí thông qua lạm dụng. Điều này là bởi vì họ đặt người khác

lên trước, và họ sẽ không từ bỏ ngay cả khi HỌ muốn vì người khác có thể không muốn

họ từ bỏ.

Họ thích cuộc sống yên tĩnh và ổn định, không có sự bất ngờ. Họ có thể tương đối

tự tin trong những tình huống quen thuộc - nếu không nhất thiết phải quyết đoán - nhưng

sẽ hoảng loạn khi được đặt trong những tình huống mới. Họ không tìm kiếm cảm giác

mạnh, và tận hưởng lối sống có thể dự đoán được, yên tĩnh, mang tính nghi thức. Họ rất

27

yên tĩnh, và không dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ nội tâm của mình, vì họ sợ sự phán

xét và không muốn làm phiền người khác bằng cách bộc lộ bản thân. Tuy nhiên họ là

những người lắng nghe tuyệt vời và chu đáo. Họ sẽ lặng lẽ và lịch sự sẽ chỉ nhận và hấp

thụ các cuộc hội thoại của bạn bè. Họ sẽ luôn luôn chú ý, và sẽ cung cấp thông tin phản

hồi hỗ trợ chứ không phải là chỉ trích hoặc đưa ra lời khuyên. Họ sẽ làm như thể việc

giúp người khác vui là bổn phận của họ. Bởi vì họ ghét xúc phạm hay làm tổn thương

người khác, nên họ thường không bao giờ dùng đến những lời lăng mạ hung dữ hay tấn

công. Coi thường hoặc làm tổn thương khác khiến họ cảm thấy xấu, chứ không phải “sức

mạnh và trong tầm kiểm soát” hoặc thích thú, vì vậy họ sẽ lo lắng về việc vô tình làm tổn

thương người khác. Họ hầu như không thể hiện cảm xúc. Trong khi người sanguine kêu

lớn, cổ vũ và nhảy lên vì niềm vui khi có chút phấn khích thì người phlegmatics không có

khả năng thể hiện nhiều hơn một nụ cười hoặc cau mày. Cảm xúc của họ xảy ra chủ yếu

ở bên trong. Họ thiếu "niềm đam mê", vì cảm xúc của họ chủ yếu là bên trong. Họ

thường dựa vào người khác ra lệnh cho họ làm những việc để có được động lực.

Vai trò: Trong một số quan sát, các thành viên phlegmatic luôn vâng lời cấp trên,

họ sẽ làm nhiều việc hơn so với những yêu cầu của cấp trên. Họ có thể không nổi bật,

nhưng nếu không có họ, công việc sẽ không thể tiến triển.

Choleric (Cô-le)

Nói một cách ngắn gọn: Choleric là những người tự hào và hướng ngoại.

Sự chi phối (dominant): Người cholerics là các nhà lãnh đạo và giám đốc. Họ tìm

cách kiểm soát được tình huống, tìm cách vượt lên trên, tìm cách để là tốt nhất. Điều này

không nhất thiết có nghĩa là tất cả họ đều hướng để đạt đến đỉnh của các bậc thang của

công ty hoặc bất cứ điều gì, hoặc tất cả bọn họ đều muốn có vai trò lãnh đạo, nhưng trong

ngày này qua ngày khác, trong tương tác với những người khác, họ có xu hướng tiến tới

một người nổi trội.

Họ sử dụng ngôn ngữ mệnh lệnh, chỉ huy, từ ngữ thứ như đơn đặt hàng chứ không

phải là yêu cầu. Hãy so sánh "cho tôi xin ly nước" với "Tôi có thể uống nước được chứ?".

28

Họ sử dụng từ với sự tự tin và chắc chắn. Hãy so sánh "X là theo cách này" với "có thể X

là theo cách này hoặc một cách nào đó khác chăng?"

Họ chắc chắn và mạnh mẽ trong cách tiếp cận vấn đề. Họ tin vào "tình yêu khó

khăn", và cố gắng để "giúp" người khác bằng cách thử thách họ để chứng tỏ bản thân,

như chính bản thân họ. Nếu ai đó cố gắng “giúp đỡ” họ vì cảm thấy họ đáng thương. Họ

sẽ nói “không, tôi không đáng thương, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy điều đó”, hoặc cũng có thể

giận người khác vì thấy họ đáng thương. Nếu gặp sự chống đối, họ phản ứng một cách

đối đầu để tự bảo vệ mình. Họ không ngừng cố gắng để "chiếm ưu thế" trong mọi tình

huống, trong tiềm thức, hoặc bằng cách la lớn hơn và tốt hơn so với những người xung

quanh, hoặc hạn chế hơn và do đó tốt nổi trội hơn những đang mất dần sự bình tĩnh. Họ

sẽ “thách thức” người khác một cách hung hãn để người khác phải tôn trọng mình. Họ tin

rằng điều quan trọng là phải "chứng minh bản thân". Khác với người melancholic, họ có

khuynh hướng hay cãi lý. Họ bị điều khiển bởi mong muốn chứng minh bản thân hơn là

để đạt đến cái gì đó như chân lý hay sự thỏa hiệp. Họ có thể nói dối để duy trì sự chi

phối. Cuộc tranh luận với họ thường là một cuộc chiến của cái tôi hơn là một cuộc tìm

kiếm chân lý.

Họ nói những câu đại loại như "nếu ai đó cố gắng để gây rối với tôi, tôi sẽ làm cho

họ ước muốn rằng giá mà họ đã không bắt đầu làm điều này với tôi ". Họ yêu thích sự

cạnh tranh…. nhưng lại ghét bị thua. Họ đổ lỗi cho người khác vì những lỗi lầm của họ,

thường là vì không để bị mất mặt. Họ cảm thấy rằng họ có thể xác định và hiểu và tư vấn

cho những người khác, nhưng cười với ý nghĩ rằng những người khác có thể làm tương

tự như họ. Điều này là do họ xác định vị trí của họ cao hơn của người khác.

Hướng ngoại: người cholerics hướng ngoại trong ý nghĩa rằng họ sẽ can thiệp vào

những vấn đề của người khác và nói về “tâm trí người khác” nếu họ thấy cần hơn là quan

tâm về những công chuyện của bản thân. Họ thường đáp ứng tốt với hoàn cảnh mới, và

thường tìm kiếm cảm giác mạnh. Họ tìm cách chứng tỏ bản thân ra bên ngoài, để bộc lộ

rằng họ là tuyệt vời và tốt nhất và những điều tương tự như thế. Họ nhất thiết phải chứng

29

minh rằng mình rất mạnh mẽ. Họ nói về tâm trí họ nhưng thường lại không quan tâm đến

lời nói của mình.

Niềm tự hào của họ và việc hướng đến sự chi phối, cũng như biểu hiện mở của họ

về cảm xúc, một cách tự nhiên sẽ dẫn đến gây hấn ngay khi bị thách thức. Họ sẽ nói lên

tiếng nói của họ và tức giận để bộc lộ rằng họ là lớn nhất và mạnh nhất, và để khẳng định

sự ưu việt. Họ khoe khoang và tự hào để bộc lộ họ tuyệt vời như thế nào, trong câu nói

kiểu như “Tôi là tốt hơn người khác”. Họ thực dụng, làm những gì cần phải được thực

hiện một cách thẳng thắn hơn là lo lắng về các kịch bản tưởng tượng.

Tự hào: Họ thường tin rằng họ đúng, và rất bướng bỉnh khi thừa nhận sai sót của

họ, TRỪ KHI việc thừa nhận những sai sót sẽ làm cho họ được người ta đánh giá họ tốt

hơn so với những người khác. "Tôi đủ mạnh để thừa nhận tôi là sai, không giống như

bạn". Họ đòi hỏi sự tôn trọng từ những người khác, và sẽ giữ mối hận thù chống lại

những người mà họ cho là đối thủ. Điều quan trọng đối với họ là họ rất mạnh, can đảm và

không sợ bất cứ điều gì. Nếu họ sợ, họ sẽ từ chối nó (một lần nữa, trừ khi thừa nhận điều

đó sẽ khiến họ trông mạnh mẽ). Họ thường - nhưng không nhất thiết phải - có lòng tự

trọng cao. Họ có trong nhiều cách trái ngược với người phlegmatic trong kiểm soát và,

quyết đoán, và nhìn thấy xung đột, thách thức và cạnh tranh như một hình thức mong

muốn của sự tương tác. Họ có điểm tương đồng với người melancholic trong đó cả hai

đều bướng bỉnh và ngoan cố, nhưng người choleric mạnh mẽ hơn và 'khó khăn' so với

người melancholic trong sự không chắc chắn và nhạy cảm.

Người cholerics phấn đấu cho độc lập, vì phải phụ thuộc là dựa vào người khác,

không được ở vị trí cao. Sự phụ thuộc là sự yếu đuối.

Vai trò: Trong tổ tiên xa xôi của chúng ta, các thành viên choleric là các nhà lãnh

đạo. Họ sẽ chỉ huy cấp dưới, và khẳng định sự thống trị của họ sử dụng vũ lực. Nếu thử

thách, họ sẽ phản ứng bằng cách giận dữ, lớn hơn, để đe dọa và để chứng minh rằng HỌ

là mạnh nhất, phù hợp nhất để dẫn dắt. Trong xã hội hiện nay, họ thường có xu hướng về

vai trò lãnh đạo, chẳng hạn như các nhà quản lý, các chính trị gia, thuyền trưởng, lãnh

30

đạo đội bóng, và như vậy, mặc dù không nhất thiết lúc nào cũng như vậy. Trong tưởng

tượng, họ có thể là những chiến binh tự hào, các vị vua đáng kính.

Melancholic (Mê-lăng-cô-li)

Nói một cách ngắn gọn: Melancholic là người rất nhạy cảm về mặt cảm xúc, theo

chủ nghĩa hoàn hảo hướng nội.

Chủ nghĩa hoàn hảo: Các đặc tính xác định thái độ của người melancholic theo

chủ nghĩa hoàn hảo. Họ là những người lý tưởng, họ mong muốn cho những thứ theo một

cách nào đó, và khi nó không theo cách đó thì họ đau khổ. Họ giữ bản thân và những

người khác theo tiêu chuẩn cao đến mức phi thực tế, và đau khổ khi các tiêu chuẩn này

không được đáp ứng. Điều này dẫn họ đến sự tự ti - bởi vì họ không đáp ứng các tiêu

chuẩn riêng của họ - và sự chỉ trích của người khác - bởi vì những người khác này không

đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ.

Thái độ thường khắc khổ của họ đến từ cuộc đấu tranh nội tâm của họ giữa một

thế giới không hoàn hảo và một mong muốn cho sự hoàn hảo. Họ tò mò và đặt câu hỏi cụ

thể để đi đến một sự hiểu biết rõ ràng hơn. Điều này dẫn họ đến họ trở thành những

người lo lắng quá thái. Họ rất cứng đầu, bởi vì họ cố hết sức để bám vào quan điểm và

tiêu chuẩn của sự hoàn hảo, và không dễ dàng chuyển ra khỏi con đường này. Họ không

đi theo dòng chảy. Họ phấn đấu cho sự hoàn hảo. Họ suy nghĩ và kế hoạch trước khi

hành động; và sẽ hoảng sợ nếu họ không thể lập kế hoạch trước. Họ hay tranh luận, bởi vì

họ không thể chỉ đơn giản mặc kệ mọi việc nếu mọi việc có vẻ sai. Họ lập luận bằng lý

lẽ, bằng chứng, logic, và giải thích, phân tích hoặc biện hộ. Họ chỉ tranh luận để thiết lập

phải trái, chứ không phải là để khẳng định sự chi phối. Họ đáp ứng kém với lời khen

ngợi, thường "phản bác" những lời khen bằng cách nói rằng rốt cục họ không phải là

tuyệt vời như vậy.

Hướng nội: Người melancholic là người có tính cách hướng nội nhất. Họ có thể

thích dành thời gian với những người khác, nhưng điều này tiêu tốn năng lượng của họ,

và họ cần thời gian một mình để nạp lại năng lượng. Phần lớn hướng nội của họ xuất phát

31

từ tính cầu toàn. Họ là cầu kỳ về các loại người mà họ liên giao; những người đáp ứng

được các tiêu chuẩn của họ và chia sẻ quan điểm của họ. Những người mà sẽ không làm

cho họ khó chịu; họ không muốn “ai cũng nói chuyện cùng". Một khi họ có một người

nào đó để nói chuyện trong một môi trường yên tĩnh và thoải mái, họ có thể nói chuyện

rất nhiều và sẽ thích thú chia sẻ những suy nghĩ và ý tưởng. Họ rất thận trọng với việc kết

bạn. Không giống như người sanguines, họ cần một thời gian rất dài để họ xem ai đó như

một 'người bạn', nhưng một khi họ đã đạt đến thời điểm này, họ sẽ có khả năng gắn bó

với người đó một cách trung thành. Họ thích có một vài người bạn thân và rất nhiều

người quen. Họ có thể bị coi là ích kỷ, bởi vì họ thích ở một mình với những suy nghĩ

của họ, có những thứ của riêng mình, chứ không phải chia sẻ thời gian hay của cải xã hội

với những người khác. Họ thường rất thích chiếm hữu về những thứ mà họ sở hữu và

không muốn cho người khác mượn hoặc sử dụng chúng, vì họ đối xử tốt với những thứ

của riêng mình, quan tâm đến tất cả mọi thứ sâu sắc, và sẽ lo lắng rằng những người khác

sẽ không chăm sóc những thứ đó tốt như họ. Họ có thể được mô tả như là "dữ dội", chứ

không phải là "dễ dãi".

Nhạy cảm: Người melancholics rất tình cảm. Họ xúc động trước cái đẹp, và sự

khốn cùng. Họ rất dễ bị tổn thương, vì khuynh hướng cầu toàn của họ. Thường thì tâm

trạng của họ cũng giống như tác phẩm điêu khắc kính tinh tế; được xây dựng lên từ từ, cố

gắng và cẩn thận, nhưng dễ dàng bị phá vỡ, và khó có thể sửa chữa một khi đã tan vỡ. Họ

phản ứng với những điều mà họ không thích bằng sự đau khổ và nước mắt hơn là giận

dữ. Họ có thể trở nên rất "buồn", và họ có thể khó tương tác với là vì họ rất dễ bị tổn

thương. Họ không hung dữ, và muốn chạy trốn khỏi những điều làm cho họ căng thẳng.

Vai trò: Trong tổ tiên xa xôi của chúng ta, các thành viên melancholic là các nhà

phân tích, những người thu lượm thông tin. Họ do thám các mối nguy hiểm tiềm tàng,

hoặc cho thức ăn, và báo cáo lại cho các chủ nhân. Những phát hiện của họ, càng chính

xác càng tốt; điều này dẫn đến một xu hướng cầu toàn, các nhà phân tích càng hoàn hảo

càng sống sót tốt hơn so với những người lầm lỗi cẩu thả. Trong xã hội chúng ta, họ

32

thường có vai trò phân tích như các nhà khoa học, các nhà phân tích, người làm chương

trình, nhà logic học và v.v.

Bài tập 1: Phân tích các ưu và khuyết điểm của từng loại khí chất và đưa ra giải

pháp định hướng nghề nghiệp phù hợp cho từng loại khí chất đó.

Bài tập 2. Em hãy xác định em mình thuộc loại khí chất nào? Lý giải vì sao em

thuộc loại khí chất vừa nêu?

2.1.2. Nhân cách

“Personality” được một số tài liệu dịch là “tính cách”. Nhưng “tính cách”

(characteristics) có nội hàm hẹp hơn “nhân cách” với ý nghĩa là một nhân cách thì có

nhiều nét tính cách trong đó. Và để thống nhất với các quan điểm tâm lý học hiện tại

trong nước, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ này với nghĩa là “nhân cách”

Thuật ngữ "đặc điểm nhân cách" (personality trait) đề cập đến những đặc điểm cá

nhân được bộc lộ trong một mô hình cụ thể của hành vi trong một loạt các tình huống.

Đo lường: Nhân cách được xác định thông qua hàng loạt các trắc nghiệm như the

(Minnesota Multiphasic Personality Inventory (MMPI-2), trắc nghiệm vết mực của

Rorschach, trắc nghiệm nhân cách của Eysenck (Eysenck's Personality Questionnaire

(EPQ-R)

Ảnh hưởng của môi trường: Người ta đã được chứng minh rằng các đặc điểm nhân

cách dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường hơn so với các nhà nghiên cứu ban đầu tin tưởng.

Sự khác biệt nhân cách cũng dự đoán biến cố của những trải nghiệm sống.

2.1.3. Mô hình hành vi A – B – C

Hành vi có hai phạm trù: hành vi biểu hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên

trong. Hành vi bộc lộ ra bên ngoài là những gì chúng ta làm người khác có thể quan sát

trực tiếp được (Ví dụ: ăn, chơi, nói, cười, viết, ...). Hành vi diễn ra bên trong đầu là

những gì chúng ta làm mà người khác không thể quan sát trực tiếp được (Ví dụ: suy nghĩ

tưởng tượng, nghi nhớ, suy đoán, tình cảm...) nhưng có thể nhận biết thông qua suy luận.

33

Các nhà tâm lý học hành vi đã sử dụng mô hình ABC (viết tắt các từ Anticedents -

tác nhân kích thích; Behaviors - hành vi; Consequesces - Hậu quả, kết quả) để mô tả quá

trình liên tiếp, hiện thời của những tác nhân kích thích thúc đẩy hành vi xã hội và hiệu

quả sau khi hành vi được bộc lộ:

(A). Tác nhân kích thích ban đầu là những sự kiện xảy ra hoặc có mặt trước khi

hành vi (B) diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vi xảy ra.

(C). Hậu quả là những sự kiện xảy ra sau và như là kết quả của một việc thực hiện

hành vi. Hậu quả có thể xảy ra ngay hoặc một thời gian sau mới xảy ra và ảnh hưởng đến

khả năng xuất hiện lại của hành vi này trong tương lai. Mặc dù có rất nhiều sự kiện xảy ra

trước và theo sau mọi hành vi nhưng chỉ có một số rất ít có ảnh hưởng đáng kể trực tiếp

như là những nhân tố đang duy trì sự có mặt của hành vi. Hơn nữa tác nhân kích thích

khởi đầu và hậu quả duy trì sự có mặt của hành vi theo những cách khác nhau. Hậu quả

thực tế của một hành vi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, liệu hành vi đó có xảy

ra nữa hay không? Hậu quả mong muốn cũng có thể là kích thích khởi động ảnh hưởng

đến việc liệu một người sẽ “cam kết” thực hiện hành vi vào lúc đó. Dự đoán về hậu quả

có thể có cũng là một nhân tố xác định liệu những điều kiện “cần và đủ” này có đúng cho

việc thực hiện hành vi hay không.

Mô hình này rất có ích trong trường hợp khám phá, điều chỉnh trạng thái tâm lý

của bản thân.

34

A B C

Tôi vừa bước ra ngoài

đường thì bị một chiếc xe

mô tô tong vào người

Tôi nghĩ, người lái xe thật ngu

ngốc khi không biết điều

khiển xe mà vẫn ngồi lái xe

Tôi có cảm giác tức

giận

Tôi nghĩ, chắc anh ta vội vàng

việc gì đó nên không nhìn

thấy tôi và tông vào tôi

Tôi có cảm giác thông

cảm với anh ta

2.1.4. Trắc nghiệm nhân cách

Test hoặc testing nghĩa tiếng Anh có nghĩa là thử nghiệm, kiểm tra. Về khía cạnh

đánh giá, Test, testing còn được gọi là trắc nghiệm. Trắc nghiệm là từ được sử dụng khá

phổ biến trong đời sống, giáo dục, tâm lý và nhiều ngành khoa học khác. Bạn đã bao giờ

thử làm một trắc nghiệm trên báo, trên sách mà thấy kết luận của trắc nghiệm không đúng

với mình chưa? Tại sao có sự việc đó? Để một trắc nghiệm có thể đánh giá đúng được

trạng thái thực sự của một người, trắc nghiệm phải đảm bảo được ít nhất các tính chất

sau:

- Độ tin cậy là mức độ chính xác của trắc nghiệm. Nó cho biết bài trắc nghiệm đo

cái cần đo ổn định đến mức nào. Hay nói cách khác kết quả đo có giống nhau giữa

người này và người khác không.

- Độ hiệu lực phản ánh:

+ Các câu hỏi của trắc nghiệm có dễ hiểu hay dễ bị hiểu sai thành ý khác không?

+ Nội dung của trắc nghiệm có phản ánh được các khái niệm công cụ của học

thuyết, lý thuyết mà trắc nghiệm lấy đó làm nền tảng không? v.v

35

- Độ giá trị phản ánh trắc nghiệm có đo được đúng hiện tượng cần đo không. Ví dụ,

một bài trắc nghiệm về nhân cách nhưng nội dung các câu hỏi lại hỏi về cảm xúc

thì bài trắc nghiệm đó là không có giá trị.

Trắc nghiệm đánh giá nhân cách được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các trắc nghiệm nhân cách chuyên đánh giá về lĩnh vực nghề nghiệp có thể kể đến những

trắc nghiệm sau:

- Trắc nghiệm Catell 16PF

- Trắc nghiệm MMPI

- Trắc nghiệm MBTI

Ngày nay, một số công ty cho ứng cử viên của họ làm các trắc nghiệm nhân cách

trước lúc quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên, một số khác nhận thấy hạn chế của phương

pháp này. Đó là sự phụ thuộc vào chuyên gia trong việc tiến hành cũng như diễn giải các

kết quả trắc nghiệm. Một số trung tâm cũng quảng cáo để thực hiện các trắc nghiệm này.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành các trắc nghiệm, các em nên tìm hiểu về các tính chất như

độ hiệu lực, độ tin cậy, độ giá trị của trắc nghiệm để tránh mất tiền, mất thời gian cho

chính bản thân.

2.2. Năng lực cá nhân và cơ sở hình thành Năng lực

2.2.1. Năng lực là gì?

Compentence trong tiếng Anh có nghĩa là năng lực

Thuật ngữ "năng lực" đầu tiên xuất hiện trong một bài báo của tác giả R.W. White

vào năm 1959 như là một khái niệm cho động cơ hiệu suất. Sau đó, vào năm 1970, Craig

C. Lundberg định nghĩa các khái niệm trong "Planning the Executive Development

Program". Thuật ngữ này có nghĩa là lực kéo vào năm 1973, khi tiến sĩ David

McClelland viết một bài báo chuyên đề mang tên "Testing for Competence Rather Than

for Intelligence". Thuật ngữ đã được phổ biến bởi một đồng nghiệp McBer & Company

(thuộc "Hay Group") đồng nghiệp Richard Boyatzis và nhiều người khác, chẳng hạn như

T.F. Gilbert (1978), người mà sử dụng khái niệm trong mối quan hệ để cải thiện hiệu

36

suất. Việc sử dụng khái niệm năng lực rất khác nhau như vậy đã dẫn đến sự hiểu lầm

đáng kể. Sự thực là năng lực đã xuất hiện ở các nước khác nhau và bối cảnh khoa học đa

dạng và với ý nghĩa khác nhau (Klarsfeld, 2000). Cụ thể như sau:

2.2.2. Các cách hiểu về năng lực

Năng lực của tổ chức (Organizational competencies): Sứ mệnh, tầm nhìn, giá

trị văn hóa cốt lõi và năng lực của tổ chức và một bộ công tác tổ chức được thực hiện đi

kèm (ví dụ định hướng khách hàng, chấp nhận rủi ro và cắt lỗ)

Năng lực cốt lõi (Core competencies): Khả năng và/hoặc kỹ thuật chuyên môn

độc đáo của một tổ chức, nghĩa là năng lực cốt lõi phân biệt tổ chức này với đối thủ cạnh

tranh của nó (ví dụ như các công nghệ, phương pháp, chiến lược hoặc quy trình của tổ

chức đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường). Một năng lực cốt lõi của tổ chức là sức

mạnh chiến lược của một tổ chức.

Năng lực kỹ thuật (Technical competencies): Tùy thuộc vào vị trí, cả khả năng

kỹ thuật và khả năng thực hiện cần được cân nhắc kỹ khi quyết định tuyển dụng ai đó.

Thường thì các tổ chức có khuynh hướng thuê hoặc quảng cáo tuyển dụng chỉ trên cơ sở

các kỹ năng kỹ thuật. Để loại trừ các năng lực khác, cần trải nghiệm những hoạt động có

liên quan.

Năng lực hành vi (Behavioral competencies): Năng lực làm việc cá nhân thì đặc

biệt hơn năng lực và khả năng của tổ chức. Như vậy, điều quan trọng là chúng được định

nghĩa trong một bối cảnh hành vi có thể đo lường được để xác nhận khả năng áp dụng và

mức độ chuyên môn (ví dụ phát triển tài năng)

Năng lực chức năng (Functional competencies): Năng lực chức năng là lực

công việc cụ thể hướng đến chứng minh hiệu suất công việc cao, kết quả chất lượng cho

một vị trí nghề nghiệp nhất định. Chúng thường là những kỹ thuật hoặc hoạt động trong

tự nhiên (ví dụ, "sao lưu cơ sở dữ liệu" là một năng lực chức năng).

Năng lực quản lý (Management competencies): Năng lực quản lý xác định các

thuộc tính và khả năng cụ thể để minh họa khả năng quản lý của một cá nhân. Không

37

giống như các đặc tính lãnh đạo, tính chất quản lý có thể được học và phát triển với sự

đào tạo và nguồn lực thích hợp. Năng lực trong thể loại này phải chứng minh hành vi cần

thiết để quản lý thực sự có hiệu quả.

Năng lực cũng là những gì mọi người cần để thành công trong công việc. Năng lực

nghề nghiệp là không giống như nhiệm vụ công việc. Năng lực bao gồm tất cả các kiến

thức liên quan, kỹ năng, khả năng, và các thuộc tính hình thành nên công việc của một

người. Bộ các phẩm chất có tính hoàn cảnh đặc thù này tương quan với hiệu suất công

việc cao và có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất công việc

cũng như để phát triển, tuyển dụng và thuê nhân viên. Năng lực và các mô hình năng lực

có thể được áp dụng cho tất cả các nhân viên trong một tổ chức hoặc chúng có được vị trí

cụ thể. Xác định năng lực của nhân viên có thể đóng góp để cải thiện hiệu suất của tổ

chức. Chúng có hiệu quả nhất nếu chúng đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quan trọng, bao gồm

liên kết đến, và đòn bẩy trong hệ thống nguồn nhân lực của một tổ chức. Các năng lực cốt

lõi phân biệt một hệ thống từ sự cạnh tranh của nó đến việc tạo ra lợi ích cạnh tranh của

một công ty trên thị trường. Một năng lực cốt lõi của tổ chức là sức mạnh có tính chiến

lược của nó. Năng lực tạo cho các tổ chức một cách thức để định nghĩa về hành vi-cái mà

mọi người cần phải làm để tạo ra những kết quả mà tổ chức mong muốn, đi theo văn hóa

của nó. Bằng cách có được các năng lực được định nghĩa, nó cho phép nhân viên biết

những gì họ cần phải để có hiệu quả. Khi được định nghĩa đúng, các năng lực cho phép

các tổ chức đánh giá mức độ thể hiện và mức độ thiếu trong hành vi của nhân viên của

họ. Những năng năng lực nào mà nhân viên còn thiếu-cần phải học thêm.

Điều này sẽ cho phép các tổ chức để biết khả năng những nguồn lực họ có thể cần

để giúp các nhân viên phát triển và học hỏi những năng lực. Năng lực có thể phân biệt và

phân biệt tổ chức của bạn từ đối thủ cạnh tranh của bạn. Trong khi hai tổ chức có thể

giống nhau về kết quả tài chính, cách thức mà các kết quả đã đạt được cũng sẽ khác nhau

dựa trên các năng lực phù hợp với chiến lược cụ thể của họ và văn hóa tổ chức. Cuối

cùng, năng lực có thể cung cấp một mô hình cấu trúc có thể được sử dụng để tích hợp

phương thức quản lý của tổ chức. Năng lực mà sắp xếp việc tuyển dụng, quản lý hiệu

38

quả, đào tạo và phát triển và khen thưởng tập quán của họ để củng cố hành vi quan trọng

mà các giá trị tổ chức.

Trong phần này, chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến năng lực cá

nhân. Từ điển tiếng Việt giải thích, năng lực là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất

đạo đức và trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên, cần hiểu đầy đủ hơn về nội hàm khái niệm năng lực ở các khía cạnh

như sau:

- Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là

các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa

qua ý chí (John Erpenbeck 1998).

- Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành

công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002).

- Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học

được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa

trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể

sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình

huống thay đổi (Weinert, 2001).

Dreyfus và Dreyfus đề xuất năm mức độ của năng lực gồm:

1. Học nghề: hành xử theo quy tắc, hạn chế nhiều mặt và không linh hoạt

2. Bắt đầu có kinh nghiệm: biết kết hợp các khía cạnh của tình hình

3. Người thực hành: biết hành động theo các mục tiêu và kế hoạch dài hạn

4. Người thực hành có kiến thức: Xem xét tình huống một cách tổng thể và hành

động từ niềm tin cá nhân

5. Chuyên gia: Có một sự hiểu biết trực quan về tình hình và phóng to trên các khía

cạnh trung tâm

Quá trình phát triển năng lực là một chuỗi làm và đối chiếu lại suốt đời. Khi năng

lực áp dụng vào công việc cũng như nghề nghiệp, thì sự phát triển năng lực suốt đời được

liên kết với sự phát triển cá nhân như là một khái niệm quản trị. Và nó đòi hỏi một môi

trường đặc biệt, nơi đó các quy định cần phải được giới thiệu cho người học nghề, nhưng

39

người ở một mức độ năng lực cao hơn sẽ phá vỡ một cách có hệ thống các quy tắc nếu

các tình huống đòi hỏi điều đó. Môi trường này được đồng nghĩa mô tả bằng thuật ngữ

như tổ chức học tập, sáng tạo tri thức, tự tổ chức và trao quyền.

Trong một tổ chức cụ thể hay cộng đồng nghề nghiệp, năng lực chuyên môn,

thường có giá trị. Chúng thường là những năng lực tương tự mà một người phải được

chứng minh trong một cuộc phỏng vấn việc làm. Đối với tất cả các tổ chức và cộng đồng

có một tập hợp các nhiệm vụ chính mà những người có năng lực phải đóng góp cho tất cả

các thời gian. Đối với một sinh viên đại học, ví dụ, các nhiệm vụ chính có thể là:

- Sự vận dụng học thuyết

- Sự vận dụng các phương pháp

- Sự vận dụng các thông tin vào công việc

Bốn mặt của năng lực là:

1. Mặt ý nghĩa của năng lực: Người được đánh giá nhất thiết phải xác định được các

mục đích của tổ chức hay cộng đồng và hành động hướng đến phù hợp với các giá

trị của tổ chức hoặc cộng đồng.

2. Mặt quan hệ của năng lực: Khả năng tạo ra và nuôi dưỡng các kết nối đến các bên

liên quan trong những nhiệm vụ chính nhất thiết phải được bộc lộ.

3. Mặt học tập của năng lực: Người được đánh giá nhất thiết phải biết tạo ra và tìm

kiếm những tình huống có thể thử nghiệm cho bộ các giải pháp mà làm cho nó trở

nên khả thi để hoàn thành nhiệm vụ chính và phản ánh bằng kinh nghiệm.

4. Mặt thay đổi của năng lực: Người được đánh giá nhất thiết phải biết hành động

theo những cách mới khi nó sẽ thúc đẩy các mục đích của tổ chức, cộng đồng theo

hướng tương đi vào cuộc sống.

b. Cấu trúc của năng lực

Tìm hiểu về năng lực của con người: Có 2 cách hiểu về năng lực phổ biến hiện

nay là theo trường phái của Anh và trường phái của Mỹ

- Năng lực theo trường phái của Anh. Năng lực giới hạn bởi 3 yếu tố: Kiến thức

(Knowledge), Kỹ năng (Skill) và Thái độ (Attitude). Đây còn gọi là mô hình ASK.

40

- Năng lực theo trường phái Mỹ. Năng lực là bất kỳ yếu tố tâm lý cá nhân có thể

giúp hoàn thành công việc nhanh chóng công việc hay hành động nào đó một cách

hiệu quả.

Năng lực con người giống như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và

phần chìm.

Nguyên lý tảng băng trôi

+ Phần nổi chiếm 10%-20%. Đây là nền tảng giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ

năng, cảm xúc thật…Phần có thể nhìn thấy thông qua các hình thức đánh giá,

phỏng vấn, quan sát, theo dõi sổ sách.

+ Phần chiếm tới 80%-90% là phong cách tư duy (thinking style), đặc tính hành vi

(behavioral traits), sở thích nghề nghiệp (occupational interests), sự phù hợp với

công việc (job fit), …Đây chính là phần tiềm ẩn khi mới gia nhập công ty cần phát

hiện, phát huy và phát triển.

Ngoài ta, năng lực còn được định nghĩa khác theo các nhà tâm lý học: năng lực là

tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một

hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình

thành trên cơ sở của cac tư chất tự nhiên đóng vai trò quan trọng, năng lực con người

không phải hoàn toàn tự nhiên có, phần lớn do công luyện tập là có.

Mô hình năng lực

Mô hình năng lực (Compentence Model) là mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và

đặc điểm cá nhân (thái độ bản thân) cần để hoàn thành tốt một vai trò hoặc công việ. Mô

hình năng lực được sử dụng phổ biến hiện nay là mô hình ASK.

ASK là mô hình được sử dụng phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và

phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các

41

chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay

Thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).

Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về

ASK, với ba nhóm năng lực chính, bao gồm:

- Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective)

- Kỹ năng (Skills): Kỹ năng thao tác (Manual or Physical)

- Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)

Trong đó, kiến thức được hiểu là năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu

các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích

(analysis), năng lực tổng hợp (synthesis), năng lực đánh giá (evaluation). Đây là những

năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng

phức tạp thì cấp độ yêu cầu cá năng lực càng cao.

Phẩm chất hay thái độthường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp

nhận và phản ứng lại với các thực tế, xác định giá trị, giá trị ưu tiên. Các phẩm chất và

hành vi thể hiện thái độ của các cá nhân với công việc, động cơ cũng như những tố chất

cần có để đảm nhận tốt công việc (Harow, 1972). Các phẩm chất cũng được xác định phù

hợp với vị trí công việc.

Về kỹ năng, chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành

động. Thông thường các kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan

sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo

hướng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hoàn ảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành

phản xạ tự nhiên) (Dave, 1975)

Khung năng lực

Mọi công việc sẽ yêu cầu một tập hợp các năng lực: Kiến thức, kỹ năng và đặc

điểm cá nhân để hoàn thành tốt một vài trò/công việc và tập hợp này gọi là khung năng

lực. Cấu trúc của khung năng lực: Để thiết lập nền tảng hiệu quả cho hoạt động quản lý

nói chung và nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý nhân viên nói riêng, ở mỗi vị trí nhân sự

trong tổ chức sẽ có một khung năng lực cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao

và cố gắng phát triển thêm những năng lực còn thiếu để trở thành một nhà lãnh đạo.

42

Năng lực theo vai trò (Role specific compentence) là các năng lực ứng dụng cho các vị trí

cụ thể trong tổ chức như năng lực lãnh đạo, năng lực tư duy chiến lược.

Năng lực cốt lõi (Core compentece) gồm các năng lực cần thiết cho tất cả các vị trí như

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định…

Năng lực chuyên môn (Technical compentece) là các kiến thức kỹ năng chuyên môn gắn

với lĩnh vực cụ thể có vai trò thiết yếu trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn.

Ví dụ: kỹ năng bán hàng, kỹ năng lập trình…

Năng lực hành vi là các năng lực cụ thể của cá nhân được định nghĩa dưới dạng hành vi

nhằm đảm bảo khả năng ứng dụng và mức độ thuàn thục.

Việc chia làm 3 nhóm khung năng lực như vậy chỉ mang tính tương đối bởi vì nói

thường có sự chồng lấn lên nhau. Ví dụ Năng lực giao tiếp là năng lực cốt lõi cho mỗi

công việc nhưng nó lại là yếu tố cấu thành trong năng lực chuyên môn của nhân viên bán

hàng.

42 năng lực kiểu Harvard

Mục tiêu của bạn trong việc sử dụng hướng dẫn này không phải để chọn nhiều

năng lực nhất có thể mà lựa chọn những năng lực nào có thể giúp cho bạn áp dụng trong

công việc của mình.

Điều chính là phải tập trung từ 8-10 (không có con số kỳ diệu) năng lực quan

trọng nhất như một khung hay mô hình năng lực, sau đó thu hẹp xuống còn tư 3-5 năng

lực sử dụng trong quản lý và phát triển hiệu suất.

Khi đã lựa chọn được 3-5 năng lực, một thực hành tốt là chọn ra vài năng lực nào

đó là điểm mạnh quan trọng (dựa trên mực tiêu của bạn) để tiếp tục xây dựng. Ngoài ra,

có thể chọn thêm vài năng lực để phát triển. Sự cung cấp này giúp cho cự cân bằng giữa

tính chắc chắn và nhu cầu phát triển.

Phân loại 42 năng lực theo Đại học Harvard

1. Khả năng thích ứng (Adaptability)

2. Xếp đặt hiệu suất để thành công (Aligning Performance for Success)

3. Học ứng dụng (Applied Learning)

4. Xây dựng một đội/nhóm thành công (Building a Sucessful Team)

43

5. Xây dựng khách hàng trung thành (Building Customer Loyalty)

6. Xây dựng mối quan hệ đối tác (Building Partnership)

7. Xây dựng mối quan hệ tích cực làm việc-Làm việc nhóm/hợp tác (Building

Positive Working Relationships-Teamwork/Collaboration)

8. Tạo dựng lòng tin (Building Trust)

9. Huấn luyện (Coaching)

10. Giao tiếp (Communication)

11. Không ngừng học tập (Continuous Learning)

12. Góp phần vào sự thành công của đội/nhóm (Contributing to Team Success)

13. Hướng đến khách hàng (Customer Focus)

14. Ra quyết định (Decision Making)

15. Ủy thác hay phân quyền (Delegation)

16. Phát triển người khác (Developing Others)

17. Nhiệt tình (Energy)

18. Tạo điều kiện thay đổi (Facilitating Change)

19. Theo dõi (Follow-up)

20. Thuyết trình chính thức (Formal Presentation)

21. Đạt được sự cam kết (Gaing Commitment)

22. Gây ảnh hưởng (Impact)

23. Theo dõi và giám sát thông tin (Information Mornitoring)

24. Sáng kiến (Initiating Action, Initiative)

25. Đổi mới (Innovation)

26. Lãnh đạo/Sống có tầm nhìn và có giá trị (Leading/Living The Vision and Value)

27. Quản lý xung đột (Managing Conflict)

28. Tổ chức công việc và quản lý thời gian (Managing Work(Includes Time

Management)

29. Lãnh đạo cuộc họp (Meeting Leadership)

30. Tham dự hội nghị (Meeting Participation)

31. Đàm phán (Negotiation)

44

32. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (Planning and Organizing)

33. Định hướng chất lượng (Quality Orientation)

34. Chấp nhận rủi ro (Risk Taking)

35. Nhận thức về an toàn (Safety Awareness)

36. Khả năng/Sự thuyết phục bán hàng (Sales Ability/Persuasiveness)

37. Ra quyết định có chiến lược (Strategic Decision Making)

38. Khả năng chịu đựng stress (Stress Tolerance)

39. Kiến thức và kỹ năng kỹ thuật/chuyên môn (Technical/Professional Knowledge

and Skills)

40. Kiên định (Tenancity)

41. Khả năng đánh giá sự khác biệt (Valuing Diversity)

42. Chuẩn mực công việc (Work Standards)

Bài tập 3:

- Hãy đọc quy định chuẩn đầu ra của trường UFM về kiến thức, kỹ năng em phải

đạt được để có đủ điều kiện tốt nghiệp.

- Giả sử đó là khung năng lực nghề nghiệp tương lai của em. Căn cứ vào phân loại

42 năng lực của trường đại học Havard, hãy xác định xem em cần phải hướng đến

rèn luyện những năng lực nào để sau này em có thể phát triển nghề nghiệp tương

lai của mình một cách tốt nhất?

2.2.3. Vai trò của năng lực cá nhân trong cuộc sống, lựa chọn và định hướng nghề

nghiệp

Mỗi người có một năng lực thế mạnh riêng và mỗi năng lực thế mạnh đó lại có thể

phù hợp đề làm một nghề nhất định. Dưới đây liệt kê 8 năng lực tư duy và sự phù hợp

tương ứng của các ngành nghề với các năng lực đó

Logic Toán Học (Logical-mathematical)

Người thuộc về nhóm này ưa thích làm việc với các con số, đặt câu hỏi rồi giải

đáp, dễ nhận ra các kiểu mẫu xếp theo trình tự (patterns), ưa phân tích và phân loại sự

45

vật, đặt câu hỏi rồi giải đáp, có khả năng lý luận dài dòng và trong cách làm việc theo

trừu tượng. Các học sinh giỏi toán và lý luận này, về sau trở nên các nhà toán học, các

nhà khoa học... Vài nhân vật đại diện cho loại này là Albert Einstein, John Dewey,

Suzanne Langer. . .

Albert Einstein

Nghề nghiệp phù hợp: Kiểm kê, Toán học, Nhân viên mua hàng, Bảo hiểm, Nhà

số học, Nhà khoa học, Nhà thống kê học, Nhân viên bảo hiểm, Phân tích máy tính, Nhà

kinh tế, Kỹ sư, Nhân viên ghi chép, Nhà tự nhiên học….

Ngôn ngữ - khẩu ngữ (Verbal-linguistic):

Người thuộc về nhóm này giỏi về đọc, viết, kể chuyện, nhớ rõ ngày tháng, ưa

thích các môn khoa học xã hội, giải các bài ô chữ (puzzles), nhạy cảm với các ý nghĩa

của các từ ngữ, biết rõ chức năng khác nhau của ngôn ngữ. Người trẻ, có tố chất, để phát

huy năng lực này, này cần được luyện tập về nghe, nói, đọc chữ, thảo luận và viết ra các

bài văn. Điển hình loại này Abraham Lincoln, T.S. Eliot, Virginia Woolf, Maya Angelou.

. .

46

Nghề nghiệp phù hợp : Nhân viện thư viện, Quản lí sổ sách, Nhân viên bảo tàng,

Biên tập, Phiên dịch, Nhà ngôn ngữ học, Tác giả, Nhân viên phát thanh, Nhà báo, Trợ lý

pháp luật, Luật sư, Thư kí, Nhân viên đánh máy, Giáo viên ngữ văn…

Trải nghiệm

Những người trẻ hiếu động, có năng khiếu với các môn thể chất, ưa thích các môn

thể thao và thích tự giải quyết các công việc. Người thuộc loại này sẽ có khả năng diễn tả

qua các động tác cơ thể, ưa nhẩy múa, đóng kịch, sử dụng các dụng cụ (using tools) và

trở thành các nhà thể thao, các vũ công (dancer) . Vài nhân vật thuộc lớp người này là

Charlie Chaplin, Martina Navratilova, Magic Johnson.

Nghề nghiệp phù hợp : Vật lí trị liệu, Diễn viên, Nhà tạo mốt, Nông dân, Thợ xây,

Thợ thủ công, Giáo viên thể dục, Công nhân, Vận động viên, Nhân viên kiểm âm, Thợ

kim hoàn…

Thiên nhiên (Naturalist):

Nhóm người này hiểu biết và yêu mến thiên nhiên, biết phân biệt và nhận ra các

chủng loại, ưa thích tìm hiểu về cây cỏ, sinh vật, các hiện tượng thiên nhiên và phát huy

các nguồn lực.. Các danh nhân thuộc loại này gồm Charles Darwin, Luther Burbank,

John Muir. . .

Nghề nghiệp phù hợp : nhà thiên nhiên học, sinh học, bảo trợ môi trường...

Âm Nhạc (Musical):

Nhóm người này có khả năng nhận thức, ghi nhớ, lượng giá và sáng tạo nhịp điệu,

âm thanh, tiết điệu, ưa thích đánh đàn, nghe nhạc và ca hát, biết thưởng thức cách diễn

tấu, phân biệt nhạc cụ trong buổi hòa nhạc. Làm việc hiệu quả hơn khi có âm nhạc và

47

thích cuộc sống nhịp điệu... Đại diện cho lớp người này là Wolfgang A. Mozart, Leonard

Bernstein, Ella Fitzerald. . . Nghề nghiệp phù hợp : Nhạc trưởng, Nhà âm nhạc, Nhạc khí,

Người chơi đàn, Trị liệu tâm lý bằng âm nhạc, Nhân viên bán nhạc cụ, Nhà sáng tác ca

khúc, Hợp xướng, Ca sĩ, Nhà giáo dạy nhạc…

Itzhak Perlman nghệ sĩ vĩ cầm điêu luyện, xuất sắc của thế kỷ 20

Không gian (Spatial)

Nhóm này gồm những người giỏi vẽ, lập ra họa đồ, có đầu óc dự kiến

(visualization), ưa thích mơ mộng và tạo ra các kiểu mẫu, có năng khiếu về không gian

và về các biến đổi theo nhận thức đa chiều. Loại người này, khi trẻ, nên được khuyến

khích làm việc với các hình ảnh và màu sắc, dự kiến và dùng con mắt của tâm hồn

(mind’s eye). Dễ thu kiến thức, sự kiện được hình ảnh hóa, và có năng lực cảm nhận tác

phẩm nghệ thuật. Tương lai của họ là các nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà hàng hải

(navigator). Các thí dụ của nhóm người này gồm Pablo Picasso, Frank Lloyd Wright,

Georgia O’Keeffe, Bobby Fischer. . .

48

Nghệ thuật điêu khắc bằng cát

Nghề nghiệp phù hợp: Nhân viên đo lường, Kiến trúc sư, Nhà thiết kế đô thị, Mỹ

thuật công nghiệp, Giáo viên dạy nhiếp ảnh, Nhà phát minh, Hội họa, Phi công, Nhà nghệ

thuật và điêu khắc, Trang trí nội thất, Nhà nhiếp ảnh ….

Nội tâm cá nhân (Intrapersonal)

Người thuộc nhóm này ưa thích suy tư, suy nghĩ độc lập, theo đuổi các công trình

một cách thầm lặng, dùng nhật kí ghi lại cảm xúc. Hiểu rõ yêu thích khám phá bản thân

mình, nhận ra các ưu khuyết điểm của các hành vi cá nhân và biết đặt ra các mục tiêu

thích hợp với nguyện vọng, trí thông minh của từng người. Vài thí dụ về lớp người này là

Sigmund Freud, Thomas Merton, bà Eleanor Roosevelt. . .

Nghề nghiệp phù hợp: Nhà tâm lý học, Giáo sư, Nhân viên quy hoạch phương án,

Tâm lý trị liệu, Nhà quản lí xí nghiệp...

Giao tiếp (Interpersonal

49

Giao tiếp ứng xử để thành công

Nhóm người này hiểu rõ về bản chất con người, có đầu óc tổ chức, truyền thông

và giải quyết các bất đồng và vấn đề xã hội. Họ cũng ưa thích nhiều bạn bè, tham gia vào

các nhóm, cộng tác với nhiều người khác. Giao tiếp tốt và thu được thành công, hiểu và

đọc được suy nghĩ người khác. Đại diện loại người này là Mohandas Gandhi, Mẹ

Theresa, Cựu Tổng Thống Ronald Reagan. . .

Nghề nghiệp phù hợp: Chủ quản hành chính, Giám đốc, Hiệu trưởng, Nhân viên

hành chính nhân sự, Trọng tài, Nhà xã hội học, Nhân loại học, Nhân viên tâm lý, Đạo

diễn, Nhà tâm lý học, Nhân viên tiếp khách, Bán hàng, Du lịch, Công tác xã hội...

2.2.4. Con đường hình thành năng lực cá nhân

Năng lực là khả năng của một cá nhân để làm một công việc đúng cách. Năng lực

là một tập hợp các hành vi quy định cung cấp một hướng dẫn có cấu trúc cho phép việc

xác định, đánh giá và phát triển của các hành vi trong các nhân viên.

Năng lực đôi khi được thể hiện trong hành động trong một tình huống và hoàn

cảnh mà có thể khác với lần kế tiếp mà người ấy phải hành động. Để có năng lực người ta

cần biết diễn giải tình hình theo hoàn cảnh và phải có một kho tàng các hành động có thể

để giải quyết tình hình đó và phải được huấn luyện đào tạo những hành động có thể trong

kho tàng ấy, nếu việc huấn luyện đào tạo này là có liên quan. Cho dù được đào tạo huấn

luyện như thế nào thì năng lực cũng sẽ chỉ phát triển thông qua kinh nghiệm, mức độ học

hỏi và thích nghi của cá nhân

Cho dù được đào tạo huấn luyện như thế nào thì năng lực cũng sẽ chỉ phát triển thông qua kinh nghiệm, mức độ học hỏi và thích nghi của cá nhân.

50

Các thứ bậc của năng lực

Trong tâm lý học, bốn giai đoạn của năng lực, hoặc các mô hình học tập "năng

lực có ý thức", liên quan đến trạng thái tâm lý có liên quan trong quá trình tiến triển từ

không có năng lực đến có năng lực trong một kỹ năng.

Ban đầu được mô tả như là "Bốn giai đoạn cho việc học Bất kỳ kỹ năng mới nào",

lý thuyết này đã được Noel Burch (1970) phát triển tại Cơ sở đào tạo quốc tế “Gordon

Training International”. Ý tưởng đã được Abraham Maslow bổ sung thường xuyên, mặc

dù mô hình này không xuất hiện trong những công trình lớn của ông. Bốn giai đoạn của

việc học cung cấp một mô hình cho việc học tập. Nó cho thấy rằng các cá nhân ban đầu

không nhận thức được họ biết ít như thế nào, hoặc vô thức về sự không có năng lực của

họ. Khi họ nhận ra sự không có năng lực của họ, họ có ý thức về việc đạt được một kỹ

năng, sau đó có ý thức sử dụng nó. Cuối cùng, các kỹ năng có thể được sử dụng mà

không có sự tham gia của suy nghĩ ý thức: Các cá nhân được cho là đạt được năng lực có

tính vô thức.

Một số yếu tố, bao gồm cả việc giúp đỡ một ai đó “biết cái họ không biết” hoặc

nhận ra một điểm mù, có thể được so sánh với một số yếu tố của một cửa sổ Johari, mặc

dù Johari liên quan đến ý thức, trong khi bốn giai đoạn của năng lực lại liên quan đến các

giai đoạn học tập.

51

Bốn giai đoạn của năng lực

1. Không có năng lực có tính vô thức (Unconscious incompetence): Không biết là

mình không có năng lực.

Các cá nhân không hiểu hoặc biết cách để làm một cái gì đó và không nhất thiết

phải nhận ra được sự thiếu hụt. Họ có thể phủ nhận sự hữu dụng của các kỹ năng. Các cá

nhân phải nhận ra không có năng lực của chính mình, và giá trị của kỹ năng mới, trước

khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Độ dài thời gian này ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào

sức mạnh của các kích thích học tập.

2. Không có năng lực có tính ý thức (Conscious incompetence): Biết là mình không có năng lực.

Mặc dù cá nhân không hiểu hoặc biết phải làm gì, nhưng anh ta/cô ta nhận ra sự

thiếu hụt, cũng như giá trị của một kỹ năng mới trong việc giải quyết thiếu hụt. Việc mắc

lỗi là không thể thiếu trong quá trình học tập ở giai đoạn này.

3. Có năng lực có tính ý thức (Conscious competence): Biết là mình có năng lực.

Các cá nhân hiểu hoặc biết làm thế nào để làm được điều đó. Tuy nhiên, thể hiện

kỹ năng hoặc kiến thức đòi hỏi có sự tập trung. Nó có thể được chia nhỏ thành các bước,

và có sự tham gia có ý thức rất lớn trong việc thực hiện các kỹ năng mới

4. Có năng lực một có tính vô thức (Unconscious competence): Không để ý mình

có năng lực.

Cá nhân này đã thực hành rất nhiều một kỹ năng mà nó đã trở thành "bản chất thứ

hai" và có thể được thực hiện dễ dàng. Kết quả là, các kỹ năng có thể được thực hiện

trong khi thực hiện công việc khác. Các cá nhân có thể có thể dạy cho người khác, tùy

thuộc vào cách thức và thời điểm kỹ năng đã được học

Bài tập 4:

- Đọc quy định chuẩn đầu ra của trường UFM về kiến thức, kỹ năng em phải đạt

được để có đủ điều kiện tốt nghiệp.

52

- Theo chuẩn kiến thức kỹ năng đó, em đã có kỹ năng nào, kỹ năng nào em còn

thiếu, em cần phải rèn luyện để sau này có thể phát triển nghề nghiệp tương lai

một cách tốt nhất?

2.3. Thái độ là tất cả - Mô hình ASK

2.3.1. Mô hình ASK Thông thường khi tiếp cận về năng lực nghề nghiệp cá nhân người ta nhắc đến

ASK. ASK là ba yếu tố về năng lực nghề nghiệp cá nhân mà mỗi cá nhân có thể đánh giá

mình thông qua năng lực làm việc trong một thị trường lao động. Năng lực cá nhân là nền

tảng cho bất kỳ cá nhân nào trong xã hội. Các năng lực cá nhân được hiểu là những tố

chất hay những khả năng thiên phú của mỗi cá nhân có được. Các năng lực cá nhân này

sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những kiến thức tốt hơn, thái độ tốt hơn và những kỹ

năng hoàn thiện hơn trong giai đoạn học tập và làm việc sau này

ASK được viết tắt của Knowledge- Kiến thức, Attitude- Thái độ và Skills – kỹ

năng. Mỗi cá nhân sẽ có sở hữu ASK tại các mức độ khác nhau tùy vào trình độ học vấn,

nguồn lực cá nhân, hoàn cảnh môi trường và một yếu tố quan trọng nhất đó là các năng

lực cá nhân.

Attitude - Thái độ là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp

và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm. Thái độ

là điều kiện tiên quyết cho sinh viên để có thể hoàn thành các kỹ năng còn lại. Sinh viên

cần rèn luyện những thái độ sau tại trường đại học

53

- Tinh thần ham học hỏi: coi việc học là việc suốt đời

- Chịu trách nhiệm cho những sai lầm cá nhân

- Chăm chỉ, kiên nhẫn, Có trách nhiệm với công việc

- Có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng

- Có khả năng lắng nghe

- Chính trực không gian dối

- Có khả năng chịu khó sẵn sàng đường đầu với khó khăn

- Đúng giờ, tác phong chuyên nghiệp

Skills - Về kỹ năng, đây chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức

thành hành động. Kỹ năng mềm là các kỹ năng mà bất kỹ nghề nghiệp nào cũng cần thiết

cho việc làm việc mới mọi người xung quanh và giải quyết các tình huống trong cuộc

sống. Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản và

quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

- Kỹ năng học tập (longlife learning)

- Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal

branding)

- Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative skills)

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

- Kỹ năng phản biện (Critical thinking skills)

- Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Communication skills)

- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

- Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

- Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Knowledge - Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng

lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích

(analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Đây là những

54

năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng

phức tạp thì cấp độ yêu cầu về kiến thức càng cao:

- Kiến thức về chuyên ngành đặc biệt mình học

- Kiến thức về quản lý và kinh doanh

- Kiến thức xã hội kinh tế chính trị xã hội, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa

Trong 5 năm học đại học, sinh viên chỉ có 3 năm học các môn chuyên ngành và cơ

sở ngành. Với tốc độ phát triển đô thị, của khoa học kỹ thuật hiện nay, không ai có thể

nói rằng với từng ấy năm học đại học sẽ có đủ kiến thức cho chúng ta dùng cả đời, cũng

không ai có thể nói rằng với 3,5 năm học ấy cho chúng ta hiểu tường tận tất cả các khía

cạnh của hoạt động nghề nghiệp.

2.3.2. Thái độ tích cực thay đổi cuộc đời Thông thường chúng ta nghĩ rằng những người có khả năng như thông minh sẽ

thành công trong cuộc sộng. Đúng là như vậy nhưng điều đó chỉ diễn ra khi mọi việc có

vẻ dễ dàng. Sự thật các yếu tố quyết định trong cuộc sống lại là làm thế nào để bạn xử lý

những trở ngại và thách thức và thái độ của bạn đối với sự việc.

Khi nói đến thành công, thật dễ dàng khi mọi người có suy nghĩ rằng những người

may mắn có bộ não tốt hơn chắc chắn sẽ bỏ xa phần còn lại trong chúng ta. Bất cứ ai

trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành

công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ

việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích

cực nhất.

Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng

lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ

đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng

dẫn đến thất bại, bất hạnh. Thái độ của bạn ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống

và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.

55

Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải những sai lầm, gặp thất bại, hay ở

một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh,

day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả.

Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho

phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ

hội, một bài học, một trải nghiệm quý báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện

mình hơn?

Có thể hiểu một cách ngắn gọn về tư duy tích cực như sau: Một đầu óc tích cực

luôn đề cập đến sự vui sướng, hạnh phúc, lành mạnh và kết quả thành công trong mọi

tình huống, mọi hành động…

Một người thất tình có thể tự dằn vặt bản thân: “Cô ta lừa dối tôi, cô ta phản bội

tôi, cô ta lợi dụng tôi”. Nếu là bạn của người đó, tôi sẽ khuyên anh ta hãy học cách quên

điều này đi mỗi khi vô tình hoặc cố tình nhớ đến, vì bây giờ nó chỉ là chuyện của cô ta

mà thôi. Hãy nhìn vào thực tế vấn đề và nếu không đơn giản hóa nó được thì ít ra đừng

phức tạp nó thêm. Một người nếu đã rèn được cho mình lối tư duy tích cực sẽ có thể đối

mặt với vấn đề này theo cách đại lọai như là: “Thật may mắn vì tôi cũng đã từng có được

những tháng ngày hạnh phúc” hoặc “Chúng tôi đã có một thời thật đẹp”.

Chúng ta có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge –

Cam kết, Quản lý và Thử thách) giúp chúng ta vượt bỏ các trở ngại và cảm xúc tiêu cực

đồng thới phát huy tư duy tích cực:

- Commitment - Cam kết: đặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc

học hành của bạn, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực

hiện việc đó một cách nhiệt tình và say mê.

Ví dụ:

+ Tôi sẽ tập thể dục mỗi ngày 1 giờ để tăng cường sức khỏe cho mình.

+ Tôi sẽ học cách dùng Mindmap để ghi cho bài giảng của tôi vào học kỳ này.

56

+ Tôi sẽ quan tâm ít nhất một bạn trong lớp trong năm học này.

- Control – điều khiển: luôn tập trung đầu óc của bạn vào những việc quan trọng

và có ý nghĩa. Đưa ra các mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm.

Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm

được gì trong các mục tiêu đã đề ra.

- Challenge – thử thách: Luôn giữ đầu óc hướng đến các suy nghĩ tích cực, mỗi

khi phát hiện các suy nghĩ tiêu cực đang bắt đầu xâm chiếm đầu óc mình, hãy

nhanh chóng thay thế chúng bằng các suy nghĩ tích cực. Thử thách: Hãy can đảm

thay đổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày. Hãy tập cách nhìn

việc học và những sự thay đổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm điều khác điều

mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc.

Dù thời điểm hiện tại, bạn đang là người giàu hay người nghèo, thì bạn cũng đều cần sống tốt hơn mỗi ngày, hãy lưu ý những câu nói sau:

1. Học cách tự vui vẻ

Cuộc đời là của bạn, tâm trạng cũng là của bạn. Hoàn cảnh có thể không vui nhưng

bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình phải không?

2. Học cách tự chăm sóc chính bản thân mình

Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc được bạn cả cuộc đời. Hãy tự biết chăm sóc bản

thân để thấy được giá trị của mình.

3. Học cách từ bỏ nỗi đau

Tình yêu làm cho người ta quên đi thời gian và thời gian làm người ta quên đi tình

yêu. Đừng để quá nhiều “ngày hôm qua” chiếm hữu “ngày hôm nay” của bạn.

4. Học cách coi nhẹ được mất

Trên thế giới này, kỳ thực ngoài sinh mệnh của mình ra thì không còn có gì quan

trọng, đáng để bạn lạc lối cả.

57

5. Học thiện lương

Thiện lương là nền tảng, cốt lõi để làm người. Đừng vì danh lợi mà để mất đi bản tính

của mình.

6. Học khoan dung

Phụ nữ không phải vì xinh đẹp mới khả ái mà là vì khả ái nên mới xinh đẹp. Một chút

khoan dung độ lượng có thể khiến người khác cảm kích cả đời.

7. Học được quý trọng

Đời người nhìn thì tưởng là xa nhưng thực ra lại rất ngắn. Hãy quý trọng tất cả mọi

người xung quanh mình, đừng để lưu lại sự hối tiếc khi đã quá muộn.

2.3.3. Thúc đẩy bản thân bằng cách tìm ra các nguồn cảm hứng trong cuộc sống

Đạt được mục tiêu không phải là vấn đề khả năng mà là vấn đề thúc đẩy bản thân

tập trung vào điều đúng. Người ta thường nói động lực không kéo dài, sau đây là 10 cách

nạp lại động lực, chúng ta phải thực hiện chúng một cách thường xuyên.

- Tìm và sử dụng giọng nói lạc quan của bạn: Hãy nói với chính mình lần này đến

lần khác rằng bạn có thể làm được.

- Dành thời gian với những người truyền cảm hứng cho bạn

- Tự khen thưởng mình: Hãy tự khen mình về tất cả những gì mà bạn đã làm được.

Viết ra những thành công trong cuốn sổ theo dõi, bạn sẽ ngạc nhiên và cảm thấy

hạnh phúc khi xem lại kết quả của mình.

- Coi thất bại như một kinh nghiệm học hỏi tích cực: Đừng cho rằng những lần thất

bại và sai lầm là dấu hiệu cho thấy tiềm năng tương lai của bạn, mà phải coi đó là

một quá trình trưởng thành. Khi bạn gặp khó khăn, bạn hãy hít một hơi thật dài, và

biết rằng đa số những điều tuyệt vời đến khi bạn ít mong đợi nhất.

58

- Duyệt lại và phân tích các mục tiêu: Hãy đảm bảo các mục tiêu thật sự là của bạn

và phù hợp với các giá trị của bạn. Nếu đặt mục tiêu hơi quá dễ đạt, nhiều khả

năng, bạn sẽ đạt ít hơn nhiều so với khả năng của mình.

- Hình dung kết quả thành công chi tiết: Phương pháp tưởng tượng cũng là một

động lực tuyệt vời, nó giống như dán những thứ nhắc nhở cụ thể khắp xung quanh.

Mục đích là giữ cho tâm trí bạn tập trung vào kết quả cuối cùng và duy trì sự sôi

nổi trong bạn.

- Dành thời gian để tìm hiểu môt một sở thích nào đó: Mỗi ngày hãy dành thời gian

tương đối để làm cái gì đó mà bạn thích, cái bạn thật sự đam mê, vì niềm đam mê

là một phần cuộc sống của bạn, hãy nghỉ giải lao và thực hiện. Rồi cả động lực lẫn

hạnh phúc của bạn sẽ vút lên.

Trong cuộc sống, có những con người mới sinh ra đã kém may mắn hơn những

người khác khi họ khuyết đi một bộ phận nào đó trên cơ thể, hoặc không thể sống như

những người bình thường khác. Nhưng vượt lên trên những hoàn cảnh đó, có những

người đã làm lên những điều phi thường bằng chính nghị lực và tình yêu dành cho cuộc

sống, và họ đã đạt được những thành quả khiến cả nhân loại phải kính phục…

10 tấm gương tiêu biểu cho những nghị lực thép biết vượt lên trên số phận:

Nhà soạn nhạc Beethoven:

Nhạc sĩ thiên tài Beethoven bị khiếm thính nhưng vẫn để lại cho đời những tác

phẩm âm nhạc tuyệt vời. Giáo sư Stephen Hawking bị khuyết tật nhưng vẫn có nhiều

đóng góp lớn cho vật lý lý thuyết thế giới. Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà

soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy

vậy, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm

nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng

mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng

tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

59

Giáo sư vật lý Stephen Hawking

Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết

của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết

khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình

thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp

tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian,

chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí

này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac.

Sudha Chandran

Sudha Chandran sinh năm 1964, là tấm gương sáng về tinh thần vượt lên số phận,

khuyết tật của bản thân. Cô từng tốt nghiệp khoa kinh tế của Đại học Mithibai ở Mumbai,

Ấn Độ; sau đó lấy bằng thạc sĩ. Trong một tai nạn giao thông năm 1981, cô bị mất chân

phải nhưng không thể đẩy lùi tinh thần thép của cô. Sau sự cố, cô phấn đấu trở thành một

trong những vũ công xuất sắc nhất ở Ấn Độ, liên tục được mời tới các chương trình biểu

diễn. Không chỉ là vũ công, cô còn thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền

hình của Ấn Độ.

Patrick Henry Hughes

Patrick Henry Hughes sinh ngày 10/3/1988 tại Louisville, Kentucky (Mỹ). Từ khi

chào đời, Hughes không có mắt, tay chân không thể duỗi thẳng khiến cậu không thể đi

được như người bình thường. Hughes được bố cho tiếp cận với piano từ lúc 9 tháng tuổi,

sau đó là kèn. Truyền thông biết đến cậu bé khuyết tật này năm 2006 khi đang là sinh

viên Đại học Louisville. Hôm đó, cậu chơi kèn khi ngồi trên xe do cha cậu đẩy. Tài năng

của cậu từ ngày đó được nhiều người biết tới, được mời biểu diễn ở nhiều nơi trong cả

nước.

60

Liz Murray

Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn

bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú

cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số

phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với

tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard.

Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.

Randy Pausch

Randy Pausch (23/10/1960 – 25/7/2008) là giáo sư người Mỹ về khoa học máy

tính tại Đại học Carnegie Mellon, Pennsylvania (Mỹ). Năm 2006, ông bị chẩn đoán ung

thư tuyến tụy và chỉ sống được trong thời gian ngắn nữa. Đến 25/7/2008 ông qua đời.

Điều làm nên tên tuổi của ông là bài giảng về cách đạt ước mơ từ thời thơ ấu, có tên là

Bài giảng Cuối cùng ngày 18/9/2007 tại Đại học Carnegie Mellon. Bài thuyết trình của

ông được hàng triệu người theo dõi trên Internet và sau này được viết thành sách. Cuốn

sách được dịch ra 35 thứ ngôn ngữ khác nhau.

Sean Swarner

Khi 10 tuổi, anh bị chuẩn đoán ung thư phổi nhưng với nỗ lực không tưởng, anh là

bệnh nhân ung thư phổi duy nhất trên thế giới leo được lên đỉnh Everest. Tinh thần vượt

lên trên bệnh tật của anh hé mở nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư khác.

Jessica Cox

Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ

dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên,

61

sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng

tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy

tính bằng chân rất nhanh: 25 từ/phút.

Nhà văn Helen Keller

Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù,

điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao

đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một

phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ

II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho

Hội người mù Mỹ.

Nick Vujicic

Nick Vujicic sinh năm 1982, là người Australia. Từ khi sinh ra, anh bị khuyết tật:

không chân, không tay. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, Nick vươn lên và tự khẳng

định mình trong cuộc sống. Anh tốt nghiệp đại học khoa tài chính kế toán và trở thành

diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Nick đang sống tại Mỹ.

62

2.4. Trắc nghiệm MBTI

Phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60

năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà – Isabel Briggs. Sau nhiều

năm được nghiên cứu và phát triển thêm, MBTI được xem là công cụ phân loại tính cách

chính xác nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. MBTI đã được dịch ra gần 78

ngôn ngữ và cứ mỗi năm trên thế giới lại có hàng triệu người làm trắc nghiệm MBTI để

hiểu thêm về tính cách của bản thân.

Nói đến tính ứng dụng của MBTI, tạp chí All Business đã nhận định: “Đánh giá

nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Song đây là vấn

đề nhạy cảm, tế nhị khiến các nhà quản lý luôn cảm thấy e ngại, nhất là khi họ phải đưa

ra những nhận xét không mấy tích cực. Bên cạnh đó hiểu biết về loại tính cách MBTI sẽ

giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn, lý giải được câu hỏi tại sao mình có xu hướng hành

động khác những người khác.

MBTI cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong những mối quan hệ nhờ thấu hiểu và

thông cảm được với suy nghĩ và hành động của những người xung quanh mình, từ đó có

cách ứng xử phù hợp và khéo léo nhất. Bên cạnh đó, MBTI cũng là một trong những

công cụ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân cũng như xác định

nhữngđính hướng tương laic ho mình. MBTI đưa ra bốn chỉ số đánh giá cách suy nghĩ và

phản ứng của mỗi người, đó là:

- Khuynh hướng tự nhiên: hướng nội/hướng ngoại

- Cách thức nhận diện thế giới: tổng hợp/cụ thể

- Cách thức quyết định: dựa trên lý trí/tình cảm

- Cách thức nhìn về tương lai: có kế hoạch/thích nghi với hoàn cảnh.

63

4 Khuynh hướng tự nhiên

MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí:

v XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraversion (Hướngngoại)/ Introversion

- Hướng nội - đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên

ngoài. hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng

- Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật

v TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚI: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực

giác): Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế

giới bên ngoài.

- Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh,

âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân

loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó

cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

- Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình

thành cácmô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ

chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

64

v QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰA: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)

Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của

mình.

- Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm

việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là

bản chất logic của con người.

- Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét;

tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ

quan của con người.

v CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNG: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt):

Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.

- Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết

định và đạt đến một kết cục rõ rang

- Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh,

thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế

hoạch.

I E

- Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước

khi hành động

- Cần có một khoảng thời gian riêng

tư đáng kể để nạp năng lượng

- Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi

khi tự cô lập với thế giới bên ngoài

- Thích nói chuyện riêng tư 2 người.

- Hiếm khi chủ động xin ý kiến của

người khác

- Hành động trước hết, suy nghĩ và cân

nhắc sau

- Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với

thế giới bên ngoài

- Hứng thú với con người và sự việc

xung quanh

- Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều

người

- Dễ bắt chuyện

S N

65

- Sống với hiện tại

- Thích các giải pháp đơn giản và

thực tế

- Có trí nhớ tốt về các chi tiết của

những sự kiện trong quá khứ

- Giỏi áp dụng kinh nghiệm

- Thoải mái với những thông tin rõ

ràng và chắc chắn

- Hay nghĩ đến tương lai

- Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo

ra những khả năng mới

- Thường chỉ nhớ đến ý chính và các

mối liên hệ

- Giỏi vận dụng lý thuyết

- Thoải mái với sự nhập nhằng, hay

những thông tin không rõ rang

T F

- Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic

để đưa ra kết luận

- Có xu hướng để tâm đến các nhiệm

vụ, công việc cần phải hoàn thành

- Dễ dàng đưa ra những phân tích

thấu đáo và khách quan

- Chấp nhận xung đột là một phần tự

nhiên trong mối quan hệ giữa người

với người.

- Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh

hưởng của một quyết định lên người

khác trước khi đưa ra quyết định đó.

- Nhạy cảm với những nhu cầu và phản

ứng của người khác.

- Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số

đông.

- Khó xử khi có xung đột; hoặc có

phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.

- J - P

- Có kế hoạch chu đáo trước khi hành

động

- Tập trung vào các hoạt động có tính

nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn

quan trọng trước khi tiếp tục

- Làm việc tốt nhất và không bị stress

khi hoàn thành công việc trước thời

- Có thể hành động mà không cần lập

kế hoạch; lập kế hoach tùy theo tình

hình

- Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích

sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi

- Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả

nhất khi công việc gần hết hạn

66

hạn

- Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các

chuẩn mực để quản lý cuộc sống

- Tìm cách tránh né cam kết nếu nó

ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do

và da đạng của bản thân

Từ đó, MBTI đã đưa ra 16 nhóm tính cách với những năng khiếu, sở thích và lĩnh

vực nghề nghiệp khác nhau, trở thành một chỉ số tham khảo về nghề nghiệp và khả

năng làm việc nhóm đáng tin cậy nhất hiện nay. Cũng theo đánh giá của tạp chí All

Business: “Việc bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người theo một khuôn

mẫu được thiết lập như kiểu MBTI sẽ cung cấp các chỉ dẫn, đường lối cho môi trường

làm việc, qua đó đẩy mạnh lòng tin và sự cộng tác giữa các nhân viên. Mọi người sẽ

nhanh chóng nhận ra không dạng tính cách nào tốt hơn dạng tính cách nào - giữa

chúng chỉ có sự khác nhau. MBTI cũng cho các nhân viên thấy làm thế nào để sự

khác biệt của từng cá thể có thể tạo ra thành công chung của tập thể”.

Trước khi thực hiện bài test MBTI ở phần phụ lục các bạn cần lưu ý:

- Trắc nghiệm MBTI không phải là một thước đo chấm điểm mỗi cá nhân.

- Không có loại tính cách nào là tốt nhất.

- Mỗi loại tính cách đều có điểm mạnh, điểm yếu, đều có thể mắc sai lầm cũng như

làm được những điều vĩ đại.

67

CHƯƠNG 3:

KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

A. MỤC TIÊU

- Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

- Phát biểu được Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân.

- Có khả năng phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Biết kết

hợp với các yếu tố thuận lợi và bất lợi để phân tích SWOT cho bản thân.

- Thực hành phân tích SWOT cho bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và lập

kế hoạch nghề nghiệp hợp lý.

- Có khái niệm đúng đắn về hạnh phúc và thành công trtong cuộc sống để luôn cảm

thấy cân bằng.

B. NỘI DUNG

3.1. Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần có một tầm nhìn, sứ mệnh

và giá trị cốt lõi cho riêng mình. Tương tự, cá nhân cũng cần xây dựng cho mình một hệ

thống tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi để từ đó bản thân định hình và có hướng đi rõ

ràng, giúp vượt qua các khó khăn và đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Đây là kim chỉ

nam trong cuộc đời và định hình giá trị sống của mỗi cá nhân.

3.1.1. Tầm nhìn (Vision)

Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng có thể đạt được trong tương lai.

Một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm các đặc tính sau đây:

- Truyền cảm hứng

- Rõ ràng và sống động

- Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn

68

“Những nhà lãnh đạo kinh doanh tốt tạo ra tầm nhìn, xác định rõ tầm nhìn, mạnh

mẽ nắm lấy tầm nhìn và không ngừng thúc đẩy nó tới khi hoàn thiện.”

Thomas Hardy

4 bước xây dựng tầm nhìn cá nhân:

Bước 1: Chọn khung thời gian

- Bạn dự định tầm nhìn bao xa? Không có câu trả lời nào đúng hay sai cho vấn đề

này. Nhưng nhìn chung, để tạo ra tầm nhìn, tốt nhất bạn hãy hướng về một tương

lai đủ xa để thoát khỏi mọi vấn đề hiện tại và đủ thời gian phát triển.

- Nhà quản trị Charles Noble nhận xét: “Tầm nhìn xa sẽ giúp bạn tránh khỏi sự nản

lòng vì thiếu khả năng nhận thức”

Bước 2: Soạn bản nháp đầu tiên

- Bạn có thể soạn thảo tầm nhìn theo cách của bạn – gạch đầu dòng, viết tay, hay

trên máy tính. Có người thích vẽ ra tầm nhìn rồi giải thích những gì họ vẽ. Đây chỉ

là bản nháp, do đó đừng quá chi tiết và đặt áp lực, cứ để tự do suy nghĩ và đưa ra

theo quan điểm mình.

Bước 3: Xem và soạn thảo lại

- Khi bạn soạn xong, hãy đọc và xem xét lại bản nháp từ đầu đến cuối. Đừng xóa

phần nào. Bạn có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa nội dung, câu chữ. Luôn đặt các

câu hỏi trong đầu như “Tầm nhìn này nghe có gây cảm hứng không?”, “Có hứng

khởi gì khi đọc nó không?”

- Bạn viết thông điệp càng nhiều chi tiết càng tốt – nó giúp cho tầm nhìn của bạn

thực tế hơn. Đừng bao giờ dùng những câu mơ hồ như “Chúng ta sẽ thành công ty

lớn trên thị trường”, thay vào đó, bạn hãy sử dụng những con số thực sự có ý

nghĩa.

Bước 4: Nhờ sự trợ giúp

- Đây là lúc bạn cần tìm người thực sự tin tưởng và tôn trọng. Nhờ người khác góp

ý sẽ giúp tầm nhìn của bạn có tính thực tế và khả thi hơn. Lưu ý, người giúp đỡ

69

“Sứ mệnh chân chính của con người là sống, chứ không phải là tồn tại.”

Jack London

phải thực sự hiểu bạn và khách quan trong việc xem xét cũng như đưa ra quan

điểm.

3.1.2. Sứ mệnh (Mission)

Sứ mệnh là lý do để mỗi con người tồn tại. Sứ mệnh cần xúc tích, ngắn gọn và giải

thích lý do cá nhân tồn tại để làm gì và sẽ làm gì.

Xây dựng sứ mệnh giúp cho mỗi cá nhân xác định những yếu tố quan trọng và

định hướng rõ ràng trước khi xác định việc làm phù hợp. Nó cũng giúp người tìm việc có

được niềm tin và các giá trị của riêng mình, cũng như giúp họ tìm được các doanh nghiệp

có cùng giá trị để đồng hành và phát triển.

Sứ mệnh thường phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Rõ ràng và dễ hiểu;

- Ngắn gọn và cô đọng;

- Chỉ ra được tại sao ta làm việc đó và lý do tồn tại của ta là gì;

- Phải đưa ra được định hướng cho các hoạt động thích hợp và không quá hẹp;

- Phải thể hiện được các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến ta;

- Phù hợp với các khả năng riêng có của ta;

- Phải thấy được cam kết của mình.

Sự khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn Sứ mệnh

✍ THỰC HÀNH

Hãy xây dựng tầm nhìn của bạn theo bốn bước trên

70

Là gì

Tầm nhìn hoạch định bạn muốn

đi ĐẾN ĐÂU. Đó là mối giao

thoa giữa giá trị và mục đích.

Sứ mệnh là LÀM THẾ NÀO bạn đi

được đến đâu bạn muốn. Xác định

mục đích và những mục tiêu chính

liên quan đến giá trị của mỗi cá nhân

Trả lời Nó trả lời câu hỏi “Ta nhắm mục

tiêu đến đâu?”

Nó trả lời câu hỏi “Ta làm gì? Điều gì

làm cho ta khác biệt?”

Thời gian Tầm nhìn nói về tương lai. Sứ mệnh nói về hiện tại hướng đến

tương lai.

Chức năng

Tầm nhìn: Lập bảng danh sách

mà bạn có thể thấy bạn ở đâu

trong những năm tới. Nó thúc đẩy

bạn làm việc nỗ lực nhất.

Sứ mệnh: Lập bảng danh sách những

mục tiêu rộng từ đó hình thành lên

mỗi cá nhân. Chức năng chính của nó

là hướng nội, để xác định những biện

pháp thành công.

Thay đổi

Hiếm khi thay đổi Sứ mệnh có thể thay đổi, nhưng phải

luôn đi sát vào giá trị cốt lõi và tầm

nhìn.

Mục đích

Ta đang hướng đến đâu? Khi nào

bạn muốn đạt được đích đến đó?

Ta muốn làm nó như thế nào?

Ta đang làm gì bây giờ? Làm cho ai?

Lợi ích là gì? Nói cách khác, Tại sao

ta làm, Cái gì, Cho ai và Tại sao?

5 bước xây dựng sứ mệnh:

Bước 1: Liệt kê các thành tích trong quá khứ

- Hãy nghĩ về những gì bạn đã và đang làm, sau đó, viết một bảng danh sách khoảng

bốn đến năm thành tựu tích cực đã đạt được. Nó có thể là những thành tích trong

công việc, trong xã hội hoặc gia đình.

- Sau đó, hãy xác định giá trị cốt lõi chung của các thành tích này

71

Bước 2: Xác định các giá trị cốt lõi

- Liệt kê danh sách các giá trị cốt lõi mà bạn hướng đến hoặc phấn đấu đạt được.

Danh sách này không giới hạn số lượng. Sau đó, hãy chọn lọc khoảng năm giá trị

cốt lõi mà bạn tâm đắc và cho rằng rất quan trọng. Cuối cùng, hãy chọn một giá trị

cốt lõi mà bạn cho rằng quan trọng nhất.

Bước 3: Xác định những giá trị ích lợi của bạn

- Liệt kê danh sách các cách thức bạn có thể mang đến sự khác biệt. Lý tưởng nhất,

bạn có thể đóng góp gì cho:

+ Thế giới (nói chung)

+ Gia đình

+ Cấp trên và đồng nghiệp

+ Bạn bè

+ Cộng đồng xung quanh

Bước 4: Xây dựng mục tiêu

- Dành một chút thời gian để xây dựng các ưu tiên và mục tiêu trong cuộc sống. Các

mục tiêu này bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.

Bước 5: Xây dựng sứ mệnh

- Thông qua bốn bước trên và sự thấu hiểu về bản thân mình, hãy xây dựng sứ mệnh

cho riêng mình và luôn sống với điều đó.

Một số ví dụ về sứ mệnh:

“Sứ mệnh của tôi là

giúp đỡ người khác

thông qua câu chuyện

của mình”

72

Nick Vujicic

- Nữ hoàng truyền hình Mỹ - Oprah Winfrey: “Trở thành một nhà giáo dục, một

người truyền cảm hứng cho mọi người để họ hiểu rằng họ có thể làm được nhiều

hơn họ nghĩ”

- Tỷ phú Anh - Sir Richard Branson – Sáng lập tập đoàn Virgin: “Tận hưởng mỗi

hành trình trong cuộc sống và học hỏi từ những điều thất bại. Trong kinh doanh,

trở thành một nhà lãnh đạo mang lại những điều tốt nhất cho nhân viên, đó chính

là lắng nghe, đặt niềm tin, tin tưởng, tôn trọng và để họ phát triển.”

3.1.3. Giá trị cốt lõi (Core Value)

Đó là những phẩm chất, nguyên tắc, cam kết cần phải giữ bằng mọi giá để bảo

đảm đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của bạn. Cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa và có mục đích

khi bản thân xác định được giá trị rõ ràng. Chính các giá trị này sẽ xác định được “Bạn là

ai?”.

Mặc dù giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân khác nhau nhưng chính chúng giúp bạn xác

định được giá trị sống quanh mình. Hầu hết những người khôn ngoan đều dựa vào giá trị

cốt lõi để chọn bạn, các mối quan hệ và cả đối tác trong công việc. Giá trị cốt lõi cũng

giúp bạn sử dụng phù hợp, hiệu quả về thời gian, tâm trí và nguồn lực giới hạn của bản

thân.

5 bước xác định giá trị cốt lõi bản thân:

Bước 1: Nhớ lại và mô tả các điều sau:

1. Liệt kê 3 thành tích đáng tự hào nhất từ trước đến

nay

2. Liệt kê 3 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của bạn

✍ THỰC HÀNH

Hãy xây dựng sứ mệnh của bạn theo năm bước trên

73

3. Những giá trị cốt lõi mà bạn nhận ra từ các điều trên là gì

Bước 2: Nhớ lại và mô tả các điều sau:

1. Liệt kê 3 thất bại tồi tệ nhất từ trước đến nay

2. Liệt kê 3 khoảnh khắc đáng quên nhất của bạn

3. Những giá trị cốt lõi mà bạn nhận ra từ các điều

trên là gì

Bước 3: Hãy đưa ra ba đến bốn lời khuyên cho bản thân thông qua các giá trị

ở hai bước trên

Bước 4: Cô đọng từng lời khuyên thành các từ ngắn gọn và xúc tích

Bước 5: Đánh giá lại từng giá trị cốt lõi ở bước bốn.

- Hãy nghĩ về một tình huống mà giá trị cốt lõi nào đó làm bạn thiệt hại hơn so với

hỗ trợ. Ví dụ “Đổi mới” là một giá trị tốt, song, đến một thời điểm nào đó bạn sẽ

nhận ra rằng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhờ sự ổn định, thay vì cứ đổi mới liên

tục. Bạn cần suy nghĩ về từng giá trị một cách thận trọng.

- Quá trình này cần sự tập trung và suy nghĩ. Bạn cũng có thể thực hiện các bước

này cùng với người bạn tin tưởng và hiểu rõ về bạn. Bạn sẽ nhận được các phản

hồi trung thực và có giá trị.

- Việc này có thể thực hiện trong thời gian dài để kiểm chứng. Giá trị của bạn có thể

sẽ phát triển và điều chỉnh theo thời gian.

Cách đơn giản để xác định giá trị cốt lõi bản thân:

- Nếu có 3 điều mà bạn sẽ quyết không nhân nhượng dù bạn có bị mất việc, đói khổ hoặc

bị đau đớn, đó là những điều gì? (ghi ra)

…………………………………………………………………………………………….

✍ THỰC HÀNH

Hãy xây dựng giá trị cốt lõi của bạn theo năm bước trên

74

- Nếu có 3 tính từ mà bạn mong muốn người khác nghĩ về mình, đó là những tính từ gì?

(ghi ra)

…………………………………………………………………………………………….

Xin chúc mừng, chính là nó đấy! Đó chính là giá trị cốt lõi của bạn và cũng là những thứ

tạo nên phong cách và con người của bạn.

Hãy cẩn thận! Khi hành động của bạn mâu thuẫn với các giá trị thì hệ quả sẽ là

nỗi bất hạnh, sự thất vọng và thậm chí nỗi tuyệt vọng sâu thẳm nhất. Các nhà tâm lý học

chỉ ra rằng không có nguyên nhân nào gây căng thẳng thần kinh và tổn thương tinh thần

bằng những việc làm bên ngoài trái ngược với những giá trị bên trong.

Nắm vững những giá trị cốt lõi của mình sẽ giúp cho cuộc sống trở nên đơn giản

và hiệu quả hơn. Đứng trước một sự lựa chọn, bạn hãy đơn giản tự hỏi mình, “Việc này

có phù hợp với những giá trị cốt lõi của mình không?”. Nếu có thì bạn hãy làm. Nếu

không, đừng làm mà cũng đừng nhìn lại. Như vậy, tất cả những điều không vui, khó chịu,

tai hại sẽ giảm đi rất nhiều.

Việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là sự tuyên bố chiến lược của

mỗi cá nhân, là một sự trăn trở để thiết kế, xây dựng chứ không phải chỉ là câu chữ đơn

thuần.

3.2. Phân tích SWOT bản thân

Les Brown, một nhà diễn thuyết - chính trị gia người Mỹ đã có một nhận định rất

sâu sắc: “Tôi tin rằng cuộc sống là một chuyến hành trình, thường khó khăn và đôi khi

tàn nhẫn không ngờ, nhưng chúng ta đều được chuẩn bị tốt cho nó nếu biết nắm lấy tài

năng của bản thân và cho phép chúng nảy nở”.

Để “nắm lấy tài năng của bản thân và cho phép chúng nảy nở”, trước hết, bạn cần

hiểu rõ bản thân mình. Trên thực tế, có nhiều cách để hiểu về mình: tìm hiểu qua những

người thân, thầy cô, bạn bè…; sử dụng các trắc nghiệm tâm lý; thông qua những trải

nghiệm thực tế; so sánh với những người xung quanh… Trong nội dung này, chúng tôi đề

cập ứng dụng mô hình SWOT nhằm giúp bạn tự nhìn nhận bản thân một cách hệ thống.

75

Nói cách khác, bạn có thể phân tích chính mình thông qua mô hình này. Mục đích chính

của việc phân tích bản thân thông qua mô hình SWOT là giúp bạn có thể phát huy những

điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, khai thác, tận dụng các cơ hội và có kế hoạch để

giảm thiểu những trở ngại. Bạn cần áp dụng kết quả của việc phân tích SWOT một cách

hợp lý để xác định mục tiêu phù hợp và đề ra những hành động nhằm đáp ứng tốt nhất

yêu cầu công việc tương lai. Bởi thế, đây là một bước không thể thiếu trong việc định

hướng và lập kế hoạch nghề nghiệp.

3.2.1. Nhận thức điểm mạnh của bản thân (Strengths)

Trong cuộc sống, bạn có thể nhìn thấy ai đó không đạt thành tích tốt trong học tập,

nhưng khi làm việc, họ lại gặt hái nhiều thành công. Bạn sẽ giải thích như thế nào về hiện

tượng này? Có thể mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau, dựa trên nhận thức, quan điểm,

kinh nghiệm…của mỗi cá nhân. Dưới góc độ tâm lý học nghề nghiệp, một trong những

nguyên nhân thường được đề cập là cá nhân ấy đã chọn được một nghề phù hợp, phát huy

được điểm mạnh của bản thân. Chẳng hạn, nhân viên chiến lược marketing đòi hỏi phải

có khả năng phân tích, suy luận logic, khả năng phán đoán, sự sáng tạo... Nhân viên tổ

chức sự kiện đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tức

thời, khả năng làm việc tập thể... Nếu cá nhân ấy có những tố chất, những điểm mạnh phù

hợp với tính chất công việc thì khả năng thành công trong nghề là điều dễ lý giải.

Điểm mạnh có thể được hiểu là những yếu tố bên trong cá nhân mang tính tích cực

hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là những điều mà bạn có thể kiểm soát, như:

các nét tính cách tích cực, những kỹ năng liên quan, khả năng cạnh tranh, kiến thức, kinh

nghiệm việc làm, khả năng tạo mối quan hệ, trách nhiệm, sự cảm thông, niềm đam mê

trong công việc… Những điểm mạnh đó có thể giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu của

công việc, khiến bạn tạo ra sự khác biệt so với những người khác. Vì vậy, việc xác định

chính xác những điểm mạnh của bản thân là chìa khóa quan trọng giúp bạn mở cánh cửa

để đến với thành công. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu

hỏi này với các ứng viên. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy suy nghĩ để trả lời những câu

hỏi về điểm mạnh của mình.

76

- Về tư duy: Thế mạnh tư duy của bạn là gì? Chẳng hạn, khả năng tư duy của bạn

thiên về phân tích hay tổng hợp? Hay cả hai? Bạn giỏi trong việc đưa ra các ý

tưởng mới hay phân tích các ý tưởng (đặc biệt phân tích, bình luận các ý tưởng

của người khác) …

- Về khả năng thao tác: Bạn có giỏi trong các thao tác thực hành không? (như khéo

tay).

- Về đặc điểm tính cách: Những nét tính cách tốt đẹp nào có thể giúp bạn thành

công trong tương lai?

- Về năng lực cá nhân: Bạn có những năng lực cá nhân nào nổi trội không?

- Về kinh nghiệm, kỹ năng: Bạn đã có những kinh nghiệm nào có thể giúp bạn đáp

ứng các yêu cầu công việc? Bạn có những kỹ năng nào nổi trội?

- Về kiến thức: Bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức để tự tin trả lời câu hỏi của các

nhà tuyển dụng cũng như đáp ứng yêu cầu công việc? (kiến thức chuyên ngành và

kiến thức liên quan, kiến thức xã hội)

- Về bằng cấp: Bằng cấp của bạn có thể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng?

- Về mối quan hệ: Bạn có những mối quan hệ tích cực có thể hỗ trợ bạn trong công

việc?

Điểm mạnh ở đây không chỉ được hiểu là điểm mạnh của bản thân (so với điểm

yếu) mà còn được hiểu là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so

sánh với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, bạn cần nhìn nhận bản thân trong mối tương quan

với người khác. Chẳng hạn, trong lớp học, bạn cần nhận biết mình có khả năng, đặc điểm

nào nổi trội hơn bạn bè, mà đó có thể được xem là lợi thế để bạn chiến thắng. Vì vậy, bạn

cũng cần so sánh với những người xung quanh, với đối thủ để trả lời những câu hỏi quan

trọng sau:

- -Bạn có đặc điểm/năng lực/thế mạnh nào nổi bật so với người khác? (chẳng hạn:

về ngoại hình, giọng nói, khả năng ngoại ngữ, các mối quan hệ, kĩ năng, bằng

cấp…).

77

- Bạn có nét tính cách/giá trị nào nổi bật mà bạn tin rằng người khác không hoặc

khó thể hiện được như bạn? (ví dụ: sự kiên nhẫn, nghị lực, khả năng lắng nghe…)

- Loại công việc nào bạn nghĩ mình sẽ làm tốt hơn người khác?

3.2.2. Nhận thức điểm yếu của bản thân (Weaknesses)

Hẳn bạn cũng đã nghe thành ngữ “gót chân Asin” từ câu chuyện Asin (Achilles)?

Thành ngữ này ra đời nhằm nói bất kỳ ai hay vật gì cũng đều có điểm yếu. Việc nhận

diện và liệt kê điểm yếu của bản thân là một quá trình “tự kiểm điểm” lại chính mình.

Điểm yếu có thể được hiểu là những yếu tố bên trong cá nhân mang tính tiêu cực

hoặc gây khó khăn trong việc đạt được những mục tiêu của bạn. Đây cũng là những yếu

tố mà bạn có thể kiểm soát, như: những nét tính cách tiêu cực, thói quen làm việc không

tốt, thiếu kinh nghiệm việc làm hoặc những kinh nghiệm có liên quan, khả năng thiết lập

mối quan hệ kém, thiếu định hướng nghề nghiệp, thiếu kỹ năng quản lý nghề nghiệp…

Rất khó để có cơ hội việc làm cũng như sự thăng tiến nếu bạn ứng tuyển hoặc

đang làm công việc mà ở đó đòi hỏi những kỹ năng bạn không có hoặc yếu. Chẳng hạn,

bạn đang làm ở vị trí nhân viên bán hàng nhưng điểm yếu của bạn lại là kỹ năng giao

tiếp, thực tế sẽ rất khó để có sự khởi sắc trong nghề nếu bạn không cố gắng khắc phục

điểm yếu này. Vì vậy, khi nhận ra những điểm yếu của bản thân, bạn cần tìm cách khắc

phục để hạn chế những trở ngại mà nó gây ra cho bạn. Bạn hãy trả lời trung thực những

câu hỏi sau:

- Những nét tính cách nào/những thói quan nào cản trở bạn trong công việc?

- Những kiến thức, kỹ năng nào bạn không giỏi?

- Bạn không thích loại công việc nào?

- Đâu là những nhược điểm mà nhiều người xung quanh đánh giá về bạn?

Để nhìn nhận chính xác tất cả những điểm yếu của bản thân có thể ảnh hưởng tiêu

cực đến các cơ hội việc làm cũng như sự phát triển nghề nghiệp, bạn cần thời gian để

78

chiêm nghiệm về mình và tìm hiểu về nghề. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của những người

thân, bạn bè về những nhược điểm của mình.

3.2.3. Nhận thức cơ hội của bản thân (Opportunities)

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tích cực hoặc có lợi có thể

giúp bạn đạt được mục tiêu. Đây là những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát, như: sự

phát triển của nền kinh tế, công nghệ hiện đại, sự ra đời hoặc phát triển của ngành nghề

cụ thể, sự xuất hiện nhu cầu về kỹ năng hoặc chuyên môn mới, xu hướng phát triển mạnh

mẽ của ngành nghề đang theo học, đang làm… Bạn có thể tận dụng những cơ hội để tìm

kiếm việc làm hoặc quyết định hướng nghề nghiệp. Trả lời những câu hỏi sau có thể giúp

bạn nhận thức rõ cơ hội của bản thân:

- Sự phát triển của nền kinh tế có tạo cơ hội việc làm cho bạn không? (Chẳng hạn,

việc kí kết các Hiệp định thương mại, sự hội nhập của nền kinh tế)

- Những xu hướng mà bạn nhìn thấy trong ngành học/lĩnh vực của mình, và nhận

thấy trong đó mình có những lợi thế nhất định không?

- Sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin có thể giúp bạn không? (Ví dụ:

Internet giúp bạn dễ tìm việc làm?)

- Ngành học của bạn đang phát triển và nhu cầu lao động ở ngành học này rất lớn

phải không?

Bạn cũng có thể tìm thấy những cơ hội tốt ngay trong lớp học, trong các buổi hội

thảo, trong các sự kiện kết nối cộng đồng, trong một một vai trò mới hay một dự án mới

đòi hỏi bạn cần phải có một kỹ năng mới, trong các hoạt động đoàn thể…

3.2.4. Nhận thức những nguy cơ/mối đe dọa đối với bản thân (Threats)

Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tiêu cực hoặc gây khó

khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Đó là những yếu tố mà bạn cũng không thể

kiểm soát, như: sự hợp nhất hoặc tái cấu trúc của nền kinh tế, sự thay đổi những yêu cầu

của thị trường lao động và những tác động của chúng đối với các doanh nghiệp, thay đổi

79

về những tiêu chuẩn nghề nghiệp mà bạn không đáp ứng, giảm nhu cầu đối với một trong

những kỹ năng của bạn, sự tiến triển công nghệ mà bạn chưa chuẩn bị cho nó, sự xuất

hiện của các đối thủ cạnh tranh… Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau để làm sáng tỏ

những nguy cơ đối với bạn:

- Những thay đổi/đòi hỏi về công nghệ có thể đe dọa đến khả năng xin việc của bạn

hoặc vị trí của bạn trong công việc không?

- Ngành nghề của bạn đang có những biến động lớn phải không? (Chẳng hạn, sự di

chuyển lao động tự do trong 1 số lĩnh vực của khối AEC, trong đó có lĩnh vực của

bạn. Điều này khiến bạn đối mặt với nhiều đối thủ trong các cơ hội việc hơn hơn)

- Lĩnh vực/ngành học của bạn đang giảm nhu cầu lao động phải không?

- Có những thay đổi vể tiêu chuẩn nghề nghiệp mà hiện tại bạn chưa đáp ứng phải

không?

- Những trở ngại mà bạn phải đối diện trong công việc là gì?

- Bạn bè của bạn có phải là đối tượng cạnh tranh với bạn trong các cơ hội việc làm,

trong một dự án hay trong một vai trò/trách nhiệm nào đó không?

Một yếu tố bên ngoài cũng có thể vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Chẳng hạn, sự

hội nhập kinh tế có thể là một cơ hội vì nó có thể mở ra cho bạn những cơ hội việc làm

mới, với những nguồn thu nhập hấp dẫn hơn và khả năng thăng tiến cao hơn, nhưng cũng

có thể là mối đe dọa vì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ nhiều hơn, đòi hỏi những yêu cầu

nghề nghiệp cao hơn như ngoại ngữ, các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Tóm lại, phân tích SWOT là một bước quan trọng, cần thiết và hữu ích để giúp

bạn nghĩ đến những khả năng hiện có và cả trong tương lai, liên quan đến môi trường bên

ngoài, nghĩa là thị trường công việc. Trong đó, điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là những

yếu tố của bản thân, cơ hội (O) và thách thức (T) nằm ở môi trường bên ngoài.

Sau đây là bản phân tích SWOT của Kim Uyên, người đang theo học ngành

Marketing tại một trường Đại học.

1. Điểm mạnh:

80

- Về tư duy: có khả năng sáng tạo, phân tích và tổng hợp

- Về kỹ năng:

+ Tự tin giao tiếp, thuyết trình trước đám đông.

+ Kỹ năng viết tốt.

- Về tính cách:

+ Có trách nhiệm cao với công việc.

+ Hòa đồng, năng động, thích nghi nhanh với môi trường mới.

2. Điểm yếu:

- Quản lý thời gian chưa tốt (có xu hướng trì hoãn công việc).

- Khả năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt.

- Vụng về trong các thao tác thực hành.

- Khả năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế.

3. Cơ hội:

- Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới (như gia nhập khối APEC, kí kết hiệp định

TPP…)

- Xu hướng phát triển của ngành Marketing.

4. Thách thức:

- Số lượng sinh viên ngành Marketing lớn.

- Việc chuyển đổi lao động tự do giữa các nước trong khối APEC.

- Tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng cao.

Từ việc phân tích SWOT bản thân, Kim Uyên có thể đề ra cách thức để phát huy

điểm mạnh, theo đuổi những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của mình. Kim

Uyên cũng cần đề ra các biện pháp để khắc phục những điểm yếu, xác định cách sử dụng

điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra, thiết lập kế hoạch để

tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

3.3. Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với SWOT

3.3.1. Tìm hiểu về nghề và các lựa chọn nghề nghiệp

81

Lựa chọn ngành nghề của mỗi người là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế

nào để chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân lại càng quan trọng

hơn, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó

cũng chính là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ

huynh mỗi mùa thi đến. Hãy cùng trải nghiệm “khám phá bản thân” xem mình phù hợp

với ngành nghề nào các bạn nhé:

a. Dựa vào sở thích

Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi bạn yêu thích, say mê một nghề

nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy,

chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích

nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp

trong tương lai.

Bạn không nên chọn ngành theo bạn bè, vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất

thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân.

b. Dựa vào năng lực

Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh

giá năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu

ý về ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không.

Nếu khả năng, năng lực bản thân không đủ đáp ứng nhu cầu công việc, chắc chắn

bạn không thể sống được bằng ngành nghề bạn đã học.

c. Dựa vào hoàn cảnh gia đình

Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành,

chọn trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự

nhận biết khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự

82

tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành

công cao nhất sẽ đến với các bạn.

d. Dựa vào nhu cầu xã hội

Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng

tiến cao là mơ ước của rất nhiều người. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi

bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai

của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển

dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ sớm

bão hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là

“hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài.

Các bước để chọn ngành nghề phù hợp với bản thân:

Bước 1: 11 nhóm công việc giúp bạn xác định nghề nghiệp

Các nghề liên quan đến nghệ thuật: Đây là những nghề cần sự đam mê và sự khéo

léo. Có thể là những nghề liên quan đến việc vẽ, chạm trổ, thủ công hoặc trong các lĩnh

vực âm nhạc, kịch…

Các nghề liên quan đến công việc văn phòng và hành chính quản trị: Bạn có thể

quan tâm tới công việc viết lách, thư từ, việc tổ chức, kiểm tra và ghi chép chính xác các

thông tin. Cao hơn, bạn có thể thiết lập, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của một cơ

quan, một chương trình nào đó của công ty. Công việc văn phòng không nhất thiết phải

ngồi một chỗ cả ngày. Lúc này hay lúc khác bạn có thể rời khỏi văn phòng ra ngoài để

giải quyết công việc. Có thể là các công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hay

với các nhân viên khác.

Các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu: Bạn có thể ưa thích làm việc với

những con số, công thức hay số liệu thống kê hay thực hiện các công việc tính toán, ước

83

tính và định giá. Bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu, kết quả điều tra, máy vi tính để thu

thập, đánh giá và tổng hợp thông tin. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực này có đầu óc

phân tích, có khả năng sử dụng số liệu để dự báo và dự đoán các xu hướng phát triển kinh

tế, xã hội, dân số cũng như các xu hướng phát triển khác.

Các nghề liên quan đến dịch vụ cộng đồng và trợ giúp: Bạn cũng có thể là một

kiểu người ưa thích các công việc giúp đỡ, hướng dẫn người khác. Công việc bạn làm

cũng có thể liên quan tới lợi ích cộng đồng, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, các dịch vụ bảo vệ

hay thông tin.

Các nghề liên quan đến tiếp xúc cá nhân: Bạn có khả năng dễ dàng giao tiếp với

người khác. Công việc của bạn là thảo luận, tiếp xúc với các ý kiến và hành vi của người

khác. Bạn cần có những lập luận và kỹ năng nghe tốt, tạo ấn tượng tốt.

Các nghề liên quan đến nghiên cứu: Bạn thích làm việc với những ngôn từ và ý

tưởng. Bạn thích diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình trong công việc viết lách và thảo

luận. Bạn hay đưa ra các lập luận, các cách giải quyết vấn đề khác nhau.... Những lĩnh

vực này liên quan nhiều đến công việc nghiên cứu.

Các nghề liên quan đến y tế: Bạn thích làm những công việc chữa trị, cứu trợ, vật

lý trị liệu và các hoạt động y học khác. Bạn có thể phải làm việc trực tiếp với các bệnh

nhân. Một vài người cảm thấy không thích thú lắm với việc này do họ sợ máu hay phẫu

thuật. Các nghề liên quan đến công việc ngoài trời: Bạn thích làm việc ở bên ngoài trong

một môi trường mở và vận động, thường xuyên như là: kho hàng, nhà ga, ngành xây

dựng, nông nghiệp, hầm mỏ và vận tải. Nhiều trường hợp tuy gọi là: “Công việc văn

phòng” nhưng vẫn liên quan đến công việc ngoài trời, ví dụ: nhân viên y tế cộng đồng,

họa sỹ, kế toán nông nghiệp, các nhà sinh vật học...

Các nghề liên quan đến kỹ thuật và cơ khí: Bạn thích làm việc với các công cụ,

thiết bị, máy móc và cả trong việc thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng chúng. Bạn

cũng có thể làm việc thường xuyên với dụng cụ kỹ thuật, thiết kế hay lập kế hoạch và sử

84

dụng máy tính nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế, sản xuất hay quản lý. Bạn có tính tỉ mỉ,

thích biết bản chất sự việc như thế nào và tại sao những thứ đó lại diễn ra như vậy.

Các nghề liên quan đến công việc thủ công: Bạn là người thích kiểu công việc cần

phải sử dụng tay và sử dụng các công cụ, dụng cụ để làm việc. Bạn có thể là người ưa

thích nhiệm vụ thực hành mà cần có độ chính xác cao.

Các nghề liên quan đến khoa học: Bạn ưa thích việc quan sát và đánh giá. Điều

này thường liên quan đến công việc nghiên cứu khoa học và thí nghiệm. Bạn cần phải có

tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong những thí nghiệm phức tạp và các quan sát đánh giá khác

nhau.

Bước 2: Trả lời các câu hỏi: Bạn có thích hay không thích loại công việc này? Bạn

thích loại công việc này ở mức độ nào?

Hãy trả lời các câu hỏi đó vào bảng dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô phù

hợp:

Không

thích

Không say

Không chắc

chắn

Thích Rất thích

Nghệ thuật

Văn phòng và hành chính

quản trị

Phân tích số liệu

Các dịch cụ cộng đồng và

trợ giúp

Tiếp xúc cá nhân

Nghiên cứu

Y tế

85

Công việc ngoài trời

Kỹ thuật và cơ khí

Công việc thủ công

Khoa học

Bước 3: Hãy xem phần các hình thức việc làm tương ứng với các nhóm sở thích,

bạn hãy đọc tất cả các nghề được giới thiệu trong nhóm nghề mà bạn đã chọn “Thích” và

“Rất thích”.

Bước 4: Hãy viết ra những nghề mà bạn thích và bản thân bạn mong muốn được

làm việc bằng những nghề đó. Nếu như có nghề nào mà bạn chưa chắc chắn thì hãy xem

phần giới thiệu một số nghề ở phần tham khảo, nếu như nghề mà bạn chọn không có

trong phần này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nghề đó trước khi quyết định đưa

vào danh sách những nghề ưa thích của bạn.

Bước 5: Hãy quyết định nghề nào mà bạn mong muốn từ danh sách những nghề

mà bạn đã liệt kê trong bước 4. Bạn hãy tìm hiểu sâu về nghề đó bằng cách xem phần

Giới thiệu một số nghề trong phần tham khảo của cuốn sách này. Nếu như nghề đó không

có trong phần tham khảo thì bạn có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm gần nơi bạn

sống để tìm hiểu, bạn cũng có thể tìm hiểu thông qua người thân, thầy cô, bạn bè hoặc

những người đang làm việc mà bạn biết…

Bước 6: Nếu như bạn không tìm thấy nghề nào mà bạn yêu thích sau bước 4 và 5

thì có thể có những nguyên nhân sau:

Bạn có một số khó khăn trong việc quyết định. Bạn cần phải hiểu rằng những ý

tưởng về nghề nghiệp chỉ là tạm thời và đôi khi bạn sẽ thay đổi nghề nghiệp trong tương

lai.

86

Có khi bạn chưa chọn đúng nhóm nghề mà bạn thực sự ưa thích. Bạn hãy bắt đầu lại từ

bước 1 và cần phải thận trọng hơn trong việc quyết định.

Chúc các bạn chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân và thành công.

3.3.2. Xác lập Mục tiêu và Hoạch định con đường đến Mục tiêu

Xác lập mục tiêu cá nhân là quá trình cân nhắc về tương lai lý tưởng của bạn. Rất

nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy như thể mình bị bỏ mặc và không được trân

trọng công lao, chúng ta làm việc chăm chỉ nhưng lại không đạt được kết quả gì. Nhưng

bạn có biết vì sao lại như vậy không? Đó là vì bạn chưa dành thời gian suy nghĩ về những

gì bạn thực sự muốn trong cuộc sống cũng như chưa xác định được những mục tiêu mong

muốn. Xác định chính xác điều bạn mong muốn sẽ giúp bạn biết nên phải tập trung nỗ

lực vào đâu.

a. Tại sao phải xác lập mục tiêu?

Cho dù là những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, hay chỉ là nhân viên

bình thương... ai cũng đều phải xác lập mục tiêu. Điều đó giúp bạn có được tầm nhìn dài

hạn và động lực ngắn hạn. Từ đó giúp bạn tập trung kiến thức, nỗ lực; sắp xếp thời gian

và nguồn lực của bạn - khai thác tối đa năng lực của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã

đề ra.

b. Lợi ích

Khi đã xác định được những mục tiêu rõ ràng, bạn có thể tìm những phương pháp

để đạt được những mục tiêu đó. Bạn cũng sẽ nâng cao sự tự tin của bạn khi đã biết rõ khả

năng đạt được mục tiêu khi đã thiết lập.

c. Các bước xác lập mục tiêu

Bước 1: Lập mục tiêu suốt đời

87

Trước tiên, bạn phải vẽ nên một “bức tranh lớn” về những gì bạn muốn làm trong

cuộc sống hoặc trong một khoảng thời gian xác định như 5-10 năm. Hãy xác định các

mục tiêu lớn mà bạn muốn đạt được. Bước đầu tiên là xem xét điều bạn muốn đạt được

trong đời (hoặc ít nhất là trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai). Điều này

mang đến cho bạn cái nhìn tổng thể định hình tất cả các khía cạnh khác trong việc ra

quyết định của bạn. Thử thiết lập một số mục tiêu theo những nhóm dưới đây (hoặc theo

những chủ đề quan trọng đối với riêng bạn):

- Sự nghiệp: Bạn muốn ở vị trí nào trong sự nghiệp của mình? Bạn muốn đạt được

những gì?

- Tài chính: Bạn muốn thu nhập bao nhiêu? Ở giai đoạn nào? Tình hình tài chính

của bạn sẽ liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào?

- Trình độ học vấn: Bạn cần có những thông tin gì và phải có những kỹ năng gì để

đạt được những mục tiêu khác?

- Gia đình: Bạn có muốn trở thành một bậc phụ huynh tốt không? Bạn muốn người

khác hoặc thành viên trong gia đình nhìn nhận bạn là người như thế nào?

- Thái độ: Có suy nghĩ tiêu cực nào níu giữ bạn không? Cách bạn cư xử có vấn đề gì

không? (Nếu có, bạn cần thiết lập mục tiêu để cải thiện hành vi của mình hoặc tìm

ra giải pháp cho vấn đề đó)

- Thể chất: Bạn cần làm gì để có được sức khỏe tốt ngay cả khi bước sang tuổi già?

- Niềm vui: Bạn muốn hưởng thụ niềm vui như thế nào?

- Cộng đồng: Bạn có mong muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Bằng cách

nào?

Bỏ thời gian động não những điều này và chọn ra một mục tiêu hoặc nhiều hơn

trong mỗi nhóm chủ đề phản ánh điều bạn muốn làm. Sau đó lọc lại một lần nữa để có

mục tiêu bạn cần tập trung vào. Khi thực hiện điều này, hãy chắc chắn những mục tiêu

88

bạn thiết lập chính là những gì bạn muốn, không phải là những gì cha mẹ, gia đình, bạn

bè bạn muốn.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu cá nhân nhỏ hơn

Khi đã thiết lập mục tiêu cho cuộc đời bạn, hãy chia nhỏ mục tiêu lớn đó thành

những mục tiêu nhỏ hơn và thiết lập một kế hoạch ngắn hạn cho những mục tiêu nhỏ hơn

mà bạn cần hoàn thành. Cuối cùng, một khi đã có kế hoạch của mình, hãy bắt đầu tiến

hành từng bước trong kế hoạch để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Hãy bắt đầu quá trình thiết lập mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu lớn của cuộc

đời bạn. Sau đó thiết lập những điều bạn có thể làm trong vòng 1 năm tới, 6 tháng tới, 1

tháng tới, tuần tới và ngày hôm nay để bắt đầu hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Mỗi

kế hoạch nên dựa trên kế hoạch trước đó.

Sau đó tạo ra những điều cần làm hằng ngày của bạn (To-do-lists) để hướng đến

mục tiêu cuộc đời bạn. Ở giai đoạn đầu, những mục tiêu nhỏ của bạn có thể là đọc sách

và thu thập thông tin cần làm để đạt được những mục tiêu ở cấp độ cao hơn. Điều này sẽ

giúp bạn nâng cao chất lượng và tính thực tế của việc thiết lập mục tiêu của bạn. Cuối

cùng xem xét lại kế hoạch của bạn và chắc chắn rằng nó phù hợp với cách bạn muốn

sống cuộc đời của bạn.

d. Không bỏ cuộc

Một khi bạn đã quyết định xác định thiết lập mục tiêu đầu tiên của bạn, hãy giữ

cho quá trình diễn ra bằng cách xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của bạn hàng

ngày. Xem xét định kỳ các kế hoạch dài hạn và chỉnh sửa để phản ánh những thay đổi

trong thứ tự ưu tiên và kinh nghiệm của bạn. Tốt nhất là nên làm thường xuyên, lặp đi lặp

lại, xem xét liên tục dựa trên nhật ký máy tính.

e. Xử lý phù hợp khi đã đạt mục tiêu

89

Nếu mục tiêu đã đạt được là mục tiêu quan trọng, hãy tự tưởng thưởng cho bản

thân một cách thích hợp. Nó sẽ giúp bạn gây dựng sự tự tin bạn đáng có. Nếu bạn đạt

được mục tiêu quá dễ dàng, hãy xác lập lại mục tiêu tiếp theo khó hơn. Nếu mất quá

nhiều thời gian để đạt được một mục tiêu, hãy xác lập các mục tiêu tiếp theo dễ hơn một

chút. Nếu có yếu tố khiến bạn cần thay đổi các mục tiêu khác, hãy làm như vậy. Nếu bạn

nhận thấy thiếu hụt kỹ năng dù đã đạt được mục tiêu, hãy quyết định có nên đưa ra mục

tiêu khác để sửa lỗi đó không.

Hãy thường xuyên điều chỉnh những xác lập mục tiêu cá nhân và nếu mục tiêu đó

không còn quan trọng với bạn nữa, hãy xem xét thay thế nó bằng mục tiêu khác phù hợp

hơn.

3.3.3. Lập kế hoạch nghề nghiệp

Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “vũ khí” giúp bạn trở thành chủ nhân của

tương lai chính mình. Thông qua việc đánh giá sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách,

điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt

được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Sau đây là qui trình 5 bước giúp bạn lập kế

hoạch nghề nghiệp cho bản thân mình:

Bước 1: Đánh giá bản thân

Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình

hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung chia làm bốn nhóm:

• Điểm mạnh

- Bạn làm tốt việc gì?

- Bạn có những kỹ năng gì?

- Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?

• Điểm yếu

90

- Bạn không thích loại công việc nào?

- Những kỹ năng nào bạn không giỏi?

- Bạn có những hạn chế gì?

• Cần cải thiện:

- Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…)

- Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì? (phân tích, đàm phán, thuyết

trình…)

• Đam mê:

- Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số,

phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)

- Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội

học hỏi…)

Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp

như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn

mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam

mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong

công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.

Bước 3: Nghiên cứu công việc

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với

nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn

tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng

cộng đồng. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm

91

hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế

nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật hồ

sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công

trong công việc).

Bước 4: Tính toán và ra quyết định

Thời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc

ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị,

sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu

của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ

cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên

cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác).

Bước 5: Lập kế hoạch hành động

Hãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng

tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn

cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm

mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là

chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông

tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển

dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng

tìm việc cần thiết.

Bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch

định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch

nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự

quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương

xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất

của bạn trong cuộc đời!

92

3.3.4. Tiến trình Quản trị bản thân để hướng đến Mục tiêu

Nếu bạn không biết cách quản trị bản thân, mọi cố gắng làm việc sẽ đổ sông đổ

biển. Bởi ngay cả bản thân mình, bạn cũng không điều khiển được thì nói gì đến

thăng tiến và thành công.

Biết cách quản trị bản thân sẽ giúp bạn phát triển tối đa sức mạnh và năng lực,

đem lại hiệu quả cao nhất trong cuộc sống và công việc. Đồng thời, nó sẽ giúp bạn hạn

chế nhược điểm và hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Đây là chương đầu tiên cũng là

quan trọng nhất trong quản trị cuộc đời của bạn.

a. Quản lý cảm xúc

Cảm xúc chi phối rất nhiều đến hoạt động của con người. Thông thường, cứ sau

một vụ biến cố thì đến 50% nguyên nhân là do cảm xúc gây ra. Chẳng hạn cứ 5 người bị

tai nạn ô tô thì có 1 người đã cãi nhau 6 tiếng trước đó… Chỉ có những người vô cảm

mới không bị cảm xúc tác động. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách quản lý cảm xúc của

mình, bạn sẽ đủ bình tĩnh và sáng suốt để không xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

“Những nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm

xúc.” - John C. Maxwell một bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo đã nói. Để quản trị bản thân

tốt, bạn cần biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình theo đúng hướng. Cái gì cần và nên

bộc lộ, cái nào không cần thiết thì bỏ qua. Nếu bạn cực kỳ thích bộ phim có thần tượng

mình đóng, bạn không xem sẽ bứt rứt không yên. Nhưng đây không phải là việc cần thiết,

hãy quên bộ phim đi và tìm đến một việc hữu ích khác làm để xua tan đi cảm xúc lúc

đó…

b. Quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhưng cũng cực kỳ

khó, đặc biệt đối với giới trẻ. Hầu như, mọi người thường hay than phiền rằng, “rảnh quá

93

không biết làm gì” hoặc “làm gì cho hết ngày đây” nhưng lại thường than phiền, “tôi phải

làm gì để giàu hơn, kiếm tiền nhiều hơn” …

Đó là biểu hiện của người không biết cách quản lý thời gian của mình. Bạn phải có

mục tiêu rõ ràng của mình, nên phân chia thời gian của mình cho những hoạt động hữu

ích và tích lũy lâu dài. Thực tế, mọi người không thanh toán bằng tiền mà là bằng thời

gian của họ. Vì thế, bạn nên chắc chắn rằng, thời gian của bạn đều trải qua một cách có

ích và được chi trả một cách công bằng.

c. Quản lý ưu tiên

Quản lý ưu tiên cũng là một cách quản lý thời gian mà bạn cần học tập. Bạn phải

xác định được, đâu là cái ưu tiên, đâu là cái ít quan trọng hơn. Như thế, cuộc sống và

công việc của bạn sẽ không rối tung lên và hiệu quả sẽ tăng cao.

John C. Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:

- 80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất

- 15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi

- 5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.

Và một lưu ý hết sức quan trọng, bạn phải “nhẫn tâm” gạch bỏ một số việc mà

không ưu tiên nhưng lại được bạn yêu thích nhất. Bạn phải học cách quyết định và cứng

rắn với quyết định của mình. Trong 24 giờ/ ngày, bạn không thể làm hết tất cả mọi việc

được. Vậy nên, hãy đưa những việc ưu tiên lên hàng đầu, và những chuyện không cần

thiết sẽ được hoãn lại có thời hạn hoặc vô thời hạn….

d. Quản lý năng lượng

Hao mòn năng lượng sẽ khiến bạn mệt mỏi và không còn đủ sức lực để làm

những chuyện khác, thậm chí là chuyện được ưu tiên. Sử dụng năng lượng một cách tùy

94

tiện hoặc vô bổ, sẽ đẩy công việc và chỗ bế tắc và sau đó là đi gỡ rối. Vòng xoay như thế

sẽ buộc chân bạn đứng mãi một chỗ và không bao giờ tiến bộ.

Mọi người thường mắc phải 3 nhóm làm hao mòn năng lượng nhanh nhất: Làm

những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng,

Không có khả năng ứng phó với vấn đề.

Cách để quản lý năng lượng hiệu quả nhất, chính là biết cách kết hợp giữa quản lý

thời gian và quản lý ưu tiên, hãy ghi ra lịch làm việc cụ thể của bạn trong ngày, hoặc

trong tuần. Sau đó, tự quyết định, việc nào quan trọng cần làm trước, làm trong bao

lâu…. Lâu ngày, bạn sẽ hình thành được thói quen và định hình được cách quản lý bản

thân mình thật tốt. Tất cả những chỉ dẫn trên, chỉ thực hiện được khi bạn hành động, suy

nghĩ chỉ đem lại hiệu quả trong trí tưởng tượng mà thôi.

3.3.5. Vượt qua những khó khăn trên đường hướng đến Mục tiêu

Trong tác phẩm Đường đến thành công, tác giả Thomas Robarge cho rằng muốn

hiện thực hóa những ước mơ của mình, bạn phải có sự trải nghiệm và những phẩm chất

cần thiết. Đó là:

Thái độ lạc quan: Thái độ lạc quan giúp bạn dễ dàng ứng phó với khó khăn trắc

trở và giúp bạn hành động hiệu quả hơn, sáng suốt hơn trong mọi công việc.

Sự linh động: Phải biết linh động thay đổi trong mọi tình huống, nhất là trong

cuộc sống xô bồ và “dễ đổi thay” như ngày nay. Bạn thử tưởng tượng: Hôm nay, bạn

đang làm những chuyện mà 5 năm trước, bạn không dám nghĩ đến!

Niềm tin: Không có sức mạnh nào lớn hơn niềm tin vào năng lực của chính mình.

Bạn chắc còn nhớ tác phẩm “Tình yêu cuộc sống” nổi tiếng của Jack London? Nếu không

có niềm tin tuyệt đối và sự quý yêu cuộc sống vô vàn của nhân vật chính, anh ta hẳn đã

chết trong băng tuyết cực lạnh của Bắc Cực rồi. Vì vậy, để thành công, bạn hãy luôn tâm

95

niệm trong lòng mình “Tôi làm được, tôi phải làm được, tôi sẽ thành công, tôi sẽ chiến

thắng!”

Tôi có thể là những gì tôi muốn: Vì vậy, bạn luôn có thể làm bất cứ điều gì mình

muốn. Một đứa trẻ lớn lên có thể trở thành một chính khách vĩ đại, một thương gia giàu

có, một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử. Cũng như Siemens, người khi còn bé có một gia

cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng ông đã kiên quyết đeo đuổi việc học và nghiên cứu để trở

thành một chuyên gia cơ khí, một thương gia lỗi lạc của thế giới, và ông được vinh danh

đặt tên cho hãng điện tử Siemens nổi tiếng ngày nay.

Tự kỷ thành công của mình: Đây là một cách tự kỷ để giúp cho tinh thần của

bạn thêm phấn chấn. Bạn hãy hỏi: “Mình sẽ được gì nếu đạt được mục tiêu đề ra?” và

hãy liệt kê những “thành quả tương lai” của bạn. Thành công trong tâm tưởng bạn sẽ

“quyến rũ” thành công thực sự.

Luôn nuôi dưỡng động lực mọi lúc mọi nơi: Hãy viết ra những mục tiêu của bạn

trên giấy và luôn đem theo chúng bên mình để xem đi xem lại khi có thể. Nếu mục tiêu là

“vật hữu hình”, hãy vẽ nó ra và đặt ở những nơi quan sát được. Điều này sẽ giúp bạn hâm

nóng bầu nhiệt huyết của mình.

Thất bại: “Thất bại là mẹ thành công”, và bất cứ ai thành công cũng đều đã từng

nếm qua vị đắng của thất bại. Thế nhưng, thất bại chính là hình bóng đứng sau thành

công và bạn phải biết cám ơn nó. Những người thành công là những người có nhiều trải

nghiệm, họ đã từng phải ứng phó, đối mặt và học hỏi rất nhiều từ thất bại của mình. Nếu

bạn đã thất bại, không có nghĩa bạn đã thua. Bạn phải tìm ra nguyên nhân và học hỏi từ

nó để có thể rút ra bài học cho riêng mình và tiếp tục tiến bước đến thành công.

Lên danh sách những khó khăn gặp phải: Muốn đạt được mục tiêu, bạn phải

nắm rõ những khó khăn gặp phải. Chẳng hạn nếu bạn thiếu thời gian hoàn thành công

việc nào đó, bạn phải ghi rõ nguyên nhân.

96

Tiếp đến, để vượt qua khó khăn, hãy liệt kê 5-6 nhiệm vụ cần hoàn thành. Nhiệm

vụ quan trọng nhất đặt ở vị trí đầu tiên. Lên kế hoạch hoàn thành từng nhiệm vụ một theo

thứ tự ưu tiên. Bạn càng tìm nhanh giải pháp, bạn càng nhanh thoát khỏi những khó khăn

gặp phải.

Đi tìm những khoảng lặng: Hãy tập thực hành “thiền định”, suy nghĩ và lên kế

hoạch giải quyết vấn đề trong một không gian tĩnh lặng. Nếu khó khăn quá nghiêm trọng,

bạn đừng giải quyết ngay. Hãy tìm một không gian yên ắng và dành thời gian để suy nghĩ

về nó.

Giúp đỡ mọi người: Một mình bạn có thể làm tốt được mọi việc không. Chắc

chắn là không. Vì vậy bí quyết đằng sau thành công của những người thành đạt chính là

khả năng họ làm việc “ăn rơ” với tất cả mọi người. Sự làm việc “ăn rơ” ấy xuất phát từ

việc họ không nề hà giúp đỡ những người xung quanh trong khả năng của họ. Tinh thần

làm việc đồng đội không chỉ giúp cho bạn và mọi người dễ dàng giải quyết các khó khăn

mà về sau, bạn sẽ có những đồng sự hỗ trợ đắc lực khi bạn gặp khó khăn.

Bạn thấy đó, thành công không nằm xa tầm tay của bạn. Chúng ta có thể làm bất

cứ điều gì mà mình yêu thích. Thành công hay thất bại, tất cả đều do chúng ta quyết định.

Vậy thì bạn hãy dành thời gian đi tìm giấc mơ cho mình và HIỆN THỰC HÓA chúng.

3.4. Quan điểm về hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

3.4.1. Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc với mỗi người là một khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có những người,

hạnh phúc là khi họ đạt được một thành công rực rỡ, lớn lao, nhưng cũng có người, hạnh

phúc chỉ đơn giản là một buổi sáng nhìn thấy nụ cười trên môi ai đó… Vậy hạnh phúc là

gì và làm sao để được hạnh phúc?

97

Theo tự điển bách khoa định nghĩa: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của

con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.

Hạnh phúc và sung sướng là hai từ mà ta có thể nhầm lẫn. Ý nghĩa của cả hai đều

để nói lên được một cảm giác thoải mái trong tư duy, khi ta đạt được kết quả tốt từ một

việc làm, một mục đích và một giá trị mà ta mong muốn.

Hạnh phúc được thể hiện qua sự thành công, tình yêu, sự nổi tiếng có tên tuổi,

được yêu mến của nhiều người chung quanh.

Sung sướng thì thể hiện qua tiện nghi sinh hoạt trong cuộc sống, giàu có và sống

trong không gian đầy đủ mọi mặt. Còn vài thứ nữa cũng không kém phần quan trọng đó

là sự thoả mãn trong cảm giác ăn uống, vui chơi giải trí và sinh hoạt trong tình dục.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc

Ngày Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Bhutan - Vương quốc bé nhỏ nằm sâu

trong lục địa miền đông Himalayas, vốn được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao

dựa trên các yếu tố như: sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và

mức sống của người dân. Bhutan là quốc gia đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia

hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu tiên của thập niên 70 thế kỷ 20 và nổi tiếng

với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.

Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất

cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt

giữa các nước và con người trên toàn thế giới và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, còn vì đây là

ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có

độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng

là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ

và hiện thực… Bởi vậy ngày 20/3 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp

rằng: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

98

Hạnh phúc đến với mỗi người một cách khác nhau, tùy nghề nghiệp, hoàn cảnh,

tâm trạng ước mơ của mỗi người.

Ví dụ: người phu quét đường, người thợ lao động phổ thông nói chung là người

nghèo, sau giờ làm việc mệt nhọc, về đến nhà nhìn cảnh con cố gắng học hành, người vợ

đang đi làm thêm, gia đinh họ khi có chén cơm ăn, họ tự nghĩ mình như thế này hạnh

phúc và may mắn lắm rồi, hơn gia đình anh hai chị ba... Còn người khá, trung lưu khi họ

cảm thấy đủ và hơn người khác một vài điểm nào đó, họ tự an ủi mình: hạnh phúc lắm

rồi. Tùy quan điểm sống của mỗi người có khi họ đã giàu có rồi, muốn giàu có hơn người

khác, kiếm tiền và kiếm tiền, bất chấp đạo đức, để người khác phải kính trọng sự giàu

sang, không coi thường họ, đối với họ đó là hạnh phúc!

Cảm giác hạnh phúc thay đổi theo năm tháng, lúc nhỏ và khi trưởng thành có thể

khác biệt. Hạnh phúc cũng thay đổi tùy theo giới tính, môi trường và trình độ. Tuy nhiên,

hạnh phúc có nhiều mẫu số chung. Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi không khí gia

đình êm thắm và con cái ngoan ngoãn. Ai cũng có cảm giác khoái trá khi được ngợi khen

và tâng bốc. Và trong tình dục, khoái cảm luôn đem lại cảm giác thỏa mãn giống hệt nhau

cho bất kỳ người nào.

Hạnh phúc, dường như chỉ là một hình thức cảm giác sinh ra từ trí tưởng

tượng, có khi không thật nhưng lại tồn tại quanh quẩn đâu đó mà không được biết đến.

HAPPINESS

Trong tiếng Anh, từ hạnh phúc (happiness) được diễn giải như sau, nếu ta hội đủ tất cả những điều kiện này, nhất định chúng ta là người hạnh phúc.

Healthy (Sức khỏe) Không gì quý giá bằng sức khỏe, nếu ta có một thân thể khỏe mạnh và không bệnh hoạn thì nó có thể giúp ta vượt qua nhiều việc khó khăn trước mặt.

99

Attitude (Thái độ) Mọi hoàn cảnh, mọi lúc ta nên giữ vững niềm tin vào bản thân ta. Hãy tự tin rằng “điều đó ta có thể thực hiện được bằng một sự cố gắng hết sức mình”.

Present (Hiện tại, món quà) Quá khứ đã đi qua và không bao giờ trở lại, đừng tiếc nuối và than vãn. Hiện tại là món quà cao quý nhất hãy tận hưởng những gì mình đang có, đừng nghĩ nhiều những gì có thể sẽ xảy ra ngày mai.

Play (Vui chơi) Đừng để cuộc sống chúng ta bị nô lệ về mọi mặt để rồi ta phải sống trong sự căng thẳng. Đã đến lúc cần phải thư giãn như nghe nhạc, xem ti vi, hát karaoke...

Inward (Nội tâm) Hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ chính bạn chứ không thể chịu tác động bởi những lời nói hay việc làm của người khác. Tình yêu thương, sự cảm thông và lòng can đảm đều là những thứ không cần phải mua vì đã có trong chính con người bạn.

Nut (Hạt) Hãy thử tưởng tượng một hạt bạn hay ăn với phần bên trong mềm mại được bảo vệ bởi lớp vỏ cứng bên ngoài. Chúng ta cũng như vậy đấy, vẻ bề ngoài chỉ là lớp vỏ để bảo vệ cho phần “nhân” ngọt ngào của bạn ở bên trong.

Express Yourself (Bộc lộ chính mình) Đừng ngồi chờ phép màu nào sẽ đến mà phải tự biết làm sao để có được phép màu cho mình. Thử vẽ một bức tranh, chụp một kiểu ảnh, viết một câu chuyện tình yêu... Đó cũng là cách bạn bộc lộ mình đó, thật kỳ diệu biết bao! Hãy bộc lộ cảm xúc thật của mình!

Simple (Đơn giản) Tại sao bạn cứ làm phức tạp cuộc sống của mình lên nhỉ? Hãy bằng lòng với những gì

100

mình có và không cần phải níu kéo quá sức. Hãy dành thời gian với gia đình của bạn, hãy cùng nhau lắng nghe và chia sẻ.

Smile (Nụ cười) Khi bạn cảm thấy thất vọng, buồn bã thì hãy cố gắng nghĩ ra hay làm điều gì đó để cười, để xoa dịu tâm trạng và cảm xúc của bạn. Bạn chính là người bạn thân nhất của bạn đó.

Hạnh phúc và sự hài lòng

Hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống khác nhau đối với tất cả chúng ta,

những gì làm cho một người hạnh phúc không nhất thiết mang lại sự hài lòng cho người

khác. Trong nhiều trường hợp, chúng ta đang hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng chúng ta

không thể nhận ra nó. Con người ngày nay hối hả và nhộn nhịp với cuộc sống, chúng ta

bị cuốn hút bởi những mong muốn về sự nghiệp, địa vị mà có rất ít thời gian để tận

hưởng những điều mà làm cho chúng ta mỉm cười và thỏa mãn.

Hạnh phúc và sự hài lòng phụ thuộc hoàn toàn vào chính chúng ta, không ai có thể

cung cấp cho bạn, nó là một cái gì đó bên trong bạn mà bạn phải tìm và làm việc hướng

tới, hoặc nói đúng hơn, mang nó ra để bắt đầu tận hưởng cuộc sống.

Do vậy, hạnh phúc có thể được tìm thấy trong hiện tại từ cuộc sống gia đình, công

việc, các mối quan hệ… Trong thực tế, nó có thể được tìm thấy trong bất cứ điều gì, và

bất kỳ tình huống nào nếu bạn chỉ cần biết nơi để tìm và nhìn vào đúng hướng, bên trong

bạn.

Nếu một người nói rằng “Tôi không có hạnh phúc” thì chính xác là người đó sẽ

không bao giờ có hạnh phúc, dù người ấy có những cái mà người khác luôn mong mỏi.

Còn khi bạn hỏi một người sống trong cảnh nghèo khó rằng họ có hạnh phúc không mà

họ trả lời rằng “Lúc nào tôi cũng thấy hạnh phúc” thì thật sự là họ đã được hạnh phúc.

Như vậy, hạnh phúc đơn giản là khi bạn chịu nhìn nhận hạnh phúc bên mình.

Hạnh phúc không hiện hữu trong bóng hình quá khứ hay niềm mong mỏi nơi tương lại,

hạnh phúc là ngay trong thực tại nếu bạn biết nắm bắt nó ngay hôm nay.

Vậy bí quyết của hạnh phúc đích thực là hãy sống mỗi ngày như thể nó không bao

giờ quay trở lại và tận dụng hết sức những gì mình đang có.

101

“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.”

Karl Marx.

Một số gợi ý để có hạnh phúc chủ động:

Hãy nhớ lại những cảm giác tuyệt vời nảy sinh trong bạn khi ngắm hoàng hôn ở

một nơi tuyệt đẹp nào đó. Hãy nhớ lại sự nhẽ nhõm và niềm vui khi bạn hoàn thành tốt

đẹp một công việc nào đó, hoặc khi bất ngờ nhận được món quà thú vị… Tự bạn sẽ biết

những hồi tưởng và ý nghĩ nào sẽ cho cảm giác dễ chịu.

Hãy quen với việc cảm thấy mình hạnh phúc và điều đó trở thành một trong những bài

tập chủ yếu của bạn. Thường xuyên cười với bản thân, những người khác và để họ cảm

nhận được rằng bạn đang hạnh phúc.

Cố gắng làm cho những người xung quanh cảm thấy hạnh phúc. Khi thấy ai đó

đang gặp nạn, cần trợ giúp, hãy đề nghị giúp đỡ họ. Đôi khi đó chỉ là những hỗ trợ rất

nhỏ như chỉ đường ai đó đang lạc hướng, nhặt giúp cây viết… Nhưng chính từ niềm vui

của người khác, chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy vui hơn.

Đừng quên những người đã làm cho cuộc đời bạn sáng sủa hơn, giàu có hơn, thú

vị hơn, và hãy dành nhiều thời gian cho người đó.

Khi có những ý nghĩ và nỗi buồn, hãy xua tan chúng ra khỏi đầu và nhớ rằng có

những hoàn cảnh bạn không đủ sức để thay đổi, vậy cách tốt nhất là phải bình tĩnh để suy

xét mọi việc.

Cố gắng bớt chỉ trích hành động của người khác, khi đó bạn sẽ tránh được nhiều

cảm giác tiêu cực cho mình.

Hãy quên đi sự ganh tị vì nó có thể làm hại cả cuộc đời bạn. Nhiều người cảm thấy

mình bất hạnh vì những kỳ vọng của họ hoàn toàn không thực tế, bởi hạnh phúc chỉ là

một cảm giác tương đối.

Tập cách tha thứ cho những người làm hại hoặc tổn thương bạn. Càng ghi nhớ,

chất chứa những điều không tốt đẹp này sẽ càng làm cho bạn tiêu cực hơn với cuộc sống.

Tha thứ và bao dung, con người sẽ tiến đến nấc thang hạnh phúc.

Đừng cố gắng ngay lập tức trở thành người hạnh phúc. Tất cả đều cần có quá

trình. Do đó cách tốt nhất, bạn hãy vui mừng và tận hưởng với những việc nhỏ nhặt nhất.

3.4.2. Thành công

102

Thành công là điều mà nhiều người muốn đạt đến, xem nó như mục tiêu trong

cuộc sống. Có người trở nên giàu có, quyền lực và danh tiếng thì họ cảm thấy thành công.

Nhưng cũng có những người đạt được tất cả những điều đó, họ vẫn cảm thấy chưa thành

công. Vậy thành công là gì?

Theo từ điển, thành công là trạng thái đạt được hoặc hoàn thành một mục tiêu

nào đó. Trở nên thành công là khi ta thực hiện được tầm nhìn và mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, thành công ở đây hoàn toàn có tính chủ quan. Chính mình định ra mục

tiêu và thành công của mình. Do đó, mỗi người sẽ có một quan điểm thành công khác

nhau.

Quan điểm thành công của một số cá nhân

- Tỷ phú Anh - Sir Richard Branson – Sáng lập tập đoàn Virgin tin thành công là luôn

làm việc hết mình

- Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill nghĩ rằng thành công là không bỏ cuộc

- Stephen Covey - Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Bảy thói quen của người thành đạt”

cho rằng thành công là sự khẳng định dấu ấn cá nhân

- Tổng biên tập tờ Huffington Post, Arianna Huffington: “Để sống một cuộc sống

chúng ta thật sự muốn và xứng đáng, chứ không chỉ là một cuộc sống ổn định,

chúng ta cần đến một thước đo thành công thứ ba vượt ra ngoài hai thước đo về tiền

và quyền lực. Đó chính là bốn yếu tố cần thiết bao gồm: hạnh phúc, trí tuệ, sự tìm

tòi và sự dâng hiến”

- Mike George – tác giả, diễn giả nổi tiếng người Anh: “Thành công là thoát khỏi lo

lắng, tâm trí của tôi tự do sáng tạo. Trong con người thành công, họ luôn cảm thấy

hài lòng dù họ ở đâu, làm gì, không cố gắng phán xét, điều chỉnh người khác. Người

thành công không hề có rắc rối. Rắc rối từ đâu ra? Tất cả trong nhận thức của bạn.

Người thành công nhận ra mình chính là mình”

Mục tiêu của mỗi người có thể khác nhau nhưng chung quy lại, thông thường đều

hướng đến sự an vui (bình an về thể chất và vui vẻ về tinh thần). Vì “niềm vui và bình

an” trong lòng ta liên hệ mật thiết với niềm vui và bình an của mọi người và của thế giới,

103

do đó chúng ta không thể làm người khác thêm đau khổ mà tin rằng ta sẽ có được niềm

an vui trong lòng. Vì vậy ý niệm tự do chủ quan để lựa chọn mục tiêu thành công của ta,

thực ra vẫn nằm trong một giới hạn khách quan – giới hạn đó là sự an vui của người

khác, và của thế giới. Nếu ta không quan tâm đến an vui của người khác, ta sẽ tự phá hủy

an vui của chính mình. Điều này cũng giống như người thải khí độc trong không khí để

hại đến người khác, chính mình cũng sẽ hít thở nó.

Thỏa mãn bất kỳ mục tiêu ngắn hạn nào đó (như nhà cửa xe cộ), nhưng không làm

hỏng mục tiêu tối hậu “niềm vui và bình an”, đó mới thực sự là thành công của người tư

duy tích cực.

4 bước đi đến thành công:

Bước 1: Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Đa số mọi người đều nói rằng họ muốn thành công trong cuộc sống, nhưng nếu

hỏi họ muốn thành công cụ thể như thế nào thì phần lớn sẽ trả lời: “Tôi cũng không biết

nữa, tôi chỉ muốn thành công” hay “Tôi muốn có nhiều tiền hơn”, “Tôi muốn có công

việc tốt hơn”.

Nếu bạn không có mục tiêu, bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để bạn tập trung thời

gian và sức lực. Không những thế, bạn cũng không thể xây dựng được một chiến lược

thích hợp để đạt được nó.

Ba yếu tố chính tạo nên mục tiêu mạnh mẽ:

1. Mục tiêu phải cụ thể và đo lường được. 2. Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng tập trung tâm trí và nỗ lực cho nó bấy

nhiêu. Những mục tiêu cụ thể và đo lường được sẽ dẫn tới những chiến lược và

hành động hữu hiệu.

3. Cảm giác đam mê và hào hứng.

4. Bạn chỉ nên đặt ra những mục tiêu mà bạn thực sự đam mê và khao khát thực hiện.

Nếu mục tiêu của bạn không thể “truyền lửa” cho bạn, nó sẽ không đủ mạnh để lôi

cuốn bạn về phía nó. Do đó, nó cũng không đủ sức để khiến bạn phải hành động.

5. Mục tiêu đầy thử thách mang lại kết quả vượt bậc.

104

“Bí quyết của thành công là hãy bắt đầu. Bí quyết để bắt đầu là chia nhỏ các

công việc nặng nề, phức tạp thành những việc nhỏ dễ quản lý hơn, rồi bắt đầu với

việc thứ nhất.”

Mark Twain

Mục tiêu đầy thử thách có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ bởi vì nó sẽ khiến bạn vươn

lên hết mình, đạt tới ngưỡng cao nhất của năng lực và kỹ năng của bản thân. Nó buộc bạn

phải sáng tạo và phát triển những chiến lược hiệu quả.

Bước 2: Phát triển một chiến lược hợp lý

Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, cần xây dựng một chiến lược hợp lý để hiện thực

hóa điều đó. Chiến lược cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cũng như xây

dựng được lộ trình thực hiện rõ ràng.

Một trong những chiến lược để thành công là học hỏi từ những người thành công,

học những chiến lược mà họ dùng.

Bước 3. Hành động kiên định

Hành động kiên trì và bền bỉ dựa trên chiến lược mà bạn đã tạo ra hoặc học hỏi

được.

Động lực để bạn hành động xuất phát từ một hay nhiều trạng thái cảm xúc mà bạn

đang trải qua. Những cảm xúc như chán nản, lười biếng, hoặc tương tự như thế sẽ lập tức

vô hiệu hoá khả năng hành động của bạn. Ngược lại, những cảm xúc như hăng hái, phấn

chấn, tự tin lại kích thích bạn hành động và hoàn thành công việc của mình.

Bước 4: Biến thất bại thành bài học kinh nghiệm

Có ba cách chúng ta đối mặt với thất bại:

- Những người bào chữa, biện minh, đổ lỗi cho mọi thứ hoặc mọi người xung quanh

sẽ nhanh chóng bỏ cuộc, đầu hàng, chấp nhận từ bỏ mục tiêu to lớn của mình.

- Những người kiên trì hành động nhưng với một chiến lược không đổi, họ cũng có

thể đạt được những kết quả tốt lên dần sau mỗi lần vấp ngã, nhưng rồi họ cũng

không có được những bước đại nhảy vọt để chạm tới mục tiêu to lớn đã đề ra,

trong khi cái giá phải trả quá đắt.

- Mỗi khi chưa đạt được mục tiêu, họ không bao giờ xem đó là thất bại. Họ sẽ liên

tục nhận phản hồi, rút kinh nghiệm, thay đổi chiến lược và kiên trì hành động cho

tới khi thành công.

105

3.4.3. Cân bằng cuộc sống và giải tỏa áp lực

Trong cái thế giới hỗn độn, phức tạp và đầy áp lực này, chắc hẳn mỗi chúng ta ai

cũng từng có lúc cảm thấy nghẹt thở, bức bối, thất vọng và chán nản. Đôi lúc chúng ta chỉ

biết “lăn xả” vào công việc mà quên đi rằng mình còn có gia đình, bạn bè và những niềm

vui khác.

Cuộc sống như một trò chơi, trong đó chúng ta đang tung hứng năm quả bóng

trong không trung và đặt tên cho chúng - công việc, gia đình, sức khỏe, tình bằng hữu,

tâm hồn - và giữ cho tất cả chúng không rơi xuống đất. Chúng ta sớm hiểu ra công việc là

một quả bóng cao su, nếu lỡ thả rơi nó, nó sẽ bật trở lại. Nhưng bốn quả bóng kia - gia

đình, sức khỏe, tình bằng hữu và tâm hồn - được làm bằng thủy tinh. Nếu chúng ta đánh

rơi một trong những quả bóng này, chúng có thể bị rạn nứt, sứt mẻ, hư hại hay thậm chí

vỡ tan. Chúng sẽ không bao giờ còn như trước nữa.

Cân bằng các yếu tố, giúp con người trở nên sống tích cực, lạc quan và có ý nghĩa

chính là mục tiêu và mong muốn của mỗi cá nhân. Để đạt được điều đó, con người cần

cân bằng bốn yếu tố:

1. Cân bằng các mối quan hệ

Có một ý tưởng là “thời gian sống” là thời gian mà tất cả những ai yêu quý bạn

đều cảm nhận được sự quan tâm từ bạn và hài lòng với thái độ mà bạn dành cho họ. Và

nếu đúng như thế, thì khối lượng thời gian mà bạn dành để làm được điều đó có thể tính

bằng hàng nghìn dặm đường mà bạn phải đi qua để có thể xây dựng được niềm tin và tình

yêu thương ở tất cả những người mà bạn muốn.

Bạn có thể lấy những đứa trẻ con làm ví dụ, chúng luôn tin rằng nếu mà bạn bỏ

nhiều thời gian để chơi đùa và trò chuyện với chúng, đó chính là thước đo tình yêu mà

bạn dành cho chúng. Vậy thì, nếu như bạn muốn mình có được mối quan hệ thân thiện,

tốt đẹp với người thân, lối xóm, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cảm thấy dù ở đâu cũng

có thể hòa mình vào môi trường thân thiện với mọi người, bạn hãy dành mọi thời gian có

thể để mang đến niềm vui và sự hài hước cho họ. Nụ cười sẽ là cầu nối ngắn nhất khoảng

106

cách để hai người xích lại gần nhau. Và nếu bạn có thể làm cho những người xung quanh

mình cười, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được mối quan hệ bền chặt.

Một khi đã xây dựng và cân bằng được các mối quan hệ, bạn sẽ có cảm giác rõ rệt

về sự cộng hưởng của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, khi cuộc sống trong gia

đình diễn ra êm ả, tốt đẹp, bạn sẽ có tinh thần tập trung và thảnh thơi suy nghĩ về những

dự án kinh doanh và công việc mà bạn biết mình có khả năng thực hiện tốt.

2. Cân bằng nghề nghiệp

Một khi, bạn dành quá nhiều thời gian để làm những công việc mà bạn yêu thích,

bạn sẽ làm cho cuộc sống mất đi sự cân bằng. Nếu muốn tất cả những gì mà bạn làm đều

thành công và hiệu quả, bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Tất nhiên, điều mà bạn

mong muốn là đạt được nhiều thành quả trong công việc và làm gia tăng giá trị của cuộc

sống qua sự theo đuổi nghề nghiệp. Khi mà bạn không làm được điều đó, trái tim bạn sẽ

cảm thấy trống trải và vô nghĩa.

Bạn hãy thử suy nghĩ về ba thứ mà bạn có thể làm trong 90 ngày tới để tỏa sáng

trong công việc. Đó có phải là một kỹ năng mà bạn cần phải nâng cao? Đó là những cuốn

sách nghiên cứu mà bạn cần phải đọc? Hay là một khóa học mà nhất thiết bạn phải tham

dự? Có lẽ bạn đang có nhu cầu gặp một nhà cố vấn có thể đưa ra những lời khuyên chiến

lược giúp bạn nâng cuộc sống nghề nghiệp và kinh doanh lên một cấp độ cao hơn? Hãy

luôn nghĩ đến việc cải tiến và tìm ra cách làm những công việc của bạn sao cho hiệu quả

nhất. Nên nhớ, một người chỉ được coi là thực sự thành công ở thế kỷ XXI này là những

người có giá trị nhất đối với khách hàng và thị trường. Nhà bác học Einstein đã từng bộc

lộ: “Hãy học cách trở thành một người được coi là có giá trị, có lẽ sẽ tốt hơn là một người

được coi là thành công”.

Nếu làm được điều này, chắc chắn sự thành công sẽ đến cùng bạn.

3. Cân bằng sức khỏe

Một điều thiết yếu để dung hòa cuộc sống của mình và kiểm soát được stress, đó là

dành thời gian tập luyện và giữ gìn sức khỏe. Hãy thực hiện điều này để thay đổi hay cải

thiện cuộc sống của bạn, hơn thế nữa, việc áp dụng nó sẽ tạo ra sự hăng hái cho những

người xung quanh của bạn. Rõ ràng là khi khỏe mạnh, thoải mái, mọi người sẽ gặt hái

107

được những thành quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đối với những người đang ở cương

vị quản lý, đó được xem là một lời khuyên hết sức chân thành. Đừng để công việc cuốn

mình đi quá xa mà quên mất sức khỏe của mình.

Trên thực tế, khi con người còn trẻ, họ sẵn sàng hy sinh sức khỏe để đổi lấy của

cải. Sau đó, nhiều năm trôi qua, khi họ đã nhiều tuổi hơn và khôn ngoan hơn, họ thừa

nhận rằng họ có thể hy sinh tất cả của cải của mình để đổi lấy một chút ít sức khỏe. Điều

này giống như một câu châm ngôn cổ như sau: “Chỉ có thể biết được tuổi trẻ, chứ không

thể biết được tuổi tác”. Người ta có thể cho rằng, sức khỏe là sự sở hữu quan trọng nhất

mà nếu như bạn không có nó, sự giàu có của cuộc sống sẽ không thể đến với bạn. Thông

thường, không phải chúng ta không có đủ thời gian, mà chỉ vì chúng ta không có đủ kiên

nhẫn để vạch ra mục tiêu giữ gìn sức khỏe và thực hiện cho đến cùng.

Vì vậy, bạn hành bớt một chút thời gian bận rộn trong ngày để khôi phục sự cân

bằng về mặt thể chất. Hãy tập luyện thể thao ít nhất bốn lần trong tuần. Ăn uống lành

mạnh, ít ăn các thức ăn có chứa nhiều chất béo, hạn chế rượu bia, chất kích thích và

thường xuyên uống nhiều nước. Sau một tuần làm việc căng thẳng, hãy tự học cách mát

xa để thư giãn cơ thể. Những hoạt động này chính là sự đầu tư cho chính bản thân mình

và sẽ giúp bạn ở trên đỉnh cao của sự thành công trong một thời gian dài.

4. Cân bằng tinh thần

Nhà triết học Emerson đã từng nói: “Nếu không có một trái tim nhân hậu, của cải

chỉ là một gã ăn mày xấu xa”. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu lớn lao là sống vì những

điều gì đó quan trọng hơn chính bản thân mình. Hãy tìm ra lý do để có thể giao phó cuộc

sống của mình cho nó. Hãy dành một chút thời gian trong tuần để thực hiện những điều

mình muốn hoặc giúp đỡ những ai thực sự khốn cùng. Hãy dành một đến hai giờ vào một

buổi sáng cuối tuần để lên lạc với thế giới rộng lớn xung quanh bạn. Hãy dành thời gian

để thưởng thức thiên nhiên và khôi phục những cảm xúc kỳ diệu mà cuộc sống mang lại

cho bạn. Hãy nghĩ đến những gì mà bạn yêu quý từ khi còn bé thơ và sau đó tìm cách

thực hiện lại những ước mơ mà mình đã từng ấp ủ và khao khát.

Một chiến lược tuyệt với khác để nuôi dưỡng tinh thần của bạn là ghi lại những

thành quả hay kỳ tích mà bạn đã đạt được vào trong một cuốn nhất ký. Hãy suy nghĩ sâu

108

“Mục đích trong đời là đi tìm sự cân bằng trong điều vốn không ổn định.”

Pierre Reverdy

sắc về sự giàu có của cuộc sống. Hãy luôn ghi nhớ một câu ngạn ngữ của người Ba Tư cũ

như sau: “Tôi cảm thấy hết buồn vì mình không có giày để đi vào chân khi tôi nhìn thấy

một người đàn ông không có chân”. Hãy biết cách hài lòng với tất cả những điều may

mắn mà cuộc sống trao tặng cho bạn, và sau đó đi vào cuộc sống hàng ngày với một lòng

nhiệt tình, đầy sinh lực và sự thích thú, bạn sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái và tâm lý

rã rời.

Trong xã hội đầy áp lực và cạnh tranh như hiện nay, cân bằng cuộc sống là việc

không phải dễ dàng. Nhưng nếu bạn biết điều hòa lại cuộc sống, sắp xếp lại các mối quan

hệ, tập trung thời gian và nguồn lực vào những vấn đề cần thiết, dành nhiều thời gian hơn

cho bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần, bạn sẽ thực sự hạnh phúc và thành công!

3.5 BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI

1. Hãy phân tích SWOT của bạn qua bảng dưới đây. Từ đó, bạn hãy:

- Đưa ra các cách thức để duy trì và phát huy điểm mạnh của bản thân.

- Đưa ra các cách thức để khắc phục điểm yếu của bản thân.

- Đưa ra các cách thức để tận dụng cơ hội từ môi trường bên ngoài.

- Đưa ra các cách thức để giảm thiểu những rủi ro từ môi trường bên ngoài.

2. Từ ví dụ về nội dung phân tích SWOT của Kim Uyên, người đang theo học ngành

Marketing trong phần 3.2, trong vai trò là người tư vấn, bạn hãy:

- Đưa ra các cách thức để duy trì và phát huy điểm mạnh của Kim Uyên.

- Đưa ra các cách thức để khắc phục điểm yếu của Kim Uyên.

- Đưa ra các cách thức giúp Kim Uyên có thể tận dụng các cơ hội từ môi trường

bên ngoài.

109

- Đưa ra các cách thức giúp Kim Uyên có thể giảm thiểu những rủi ro từ môi

trường bên ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Anthony Robbins, 2013. Đánh thức năng lực vô hạn. Bản dịch của First News.

NXB Tổng hợp Tp.HCM.

2. Anthony Robbins, 2013. Đánh thức con người phi thường trong bạn. Bản dịch

của First News. NXB Tổng hợp Tp.HCM.

3. Catheryn Boye, Quản trị nghề nghiệp. NXB. Hội Nhà Văn, 2008.

4. David Shindler & Mark Babbitt, 21ST Century Internships – How to get a job

before granduation, Bookboon.

5. Gavin F. Redelman, The Ultimate student and gradute job handbook,

Bookboon.

6. Huỳnh Thanh Tú, 2013. Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo. NXB Đại học Quốc

gia Tp.HCM.

7. Kim Rando, 2014. Tương lai nghề nghiệp của tôi. Bản dịch của Alpha Books.

NXB Lao động – Xã hội.

110

8. Linda Wong, Essential Study skills, Houghton Mifflin Company.

9. Malcolm Hornby, 2001, 35 bước chọn nghề, NXB Trẻ.

10. Mark Cotta Vaz, Quản trị bản thân – Phát triển nghề nghiệp, NXB.Tổng hợp

HCM, 2010.

11. Ngô Kim Thanh và Nguyễn Thị Hoài Dung, 2012. Giáo trình Kỹ năng quản trị.

NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Trần Thượng Tuấn và Nguyễn Minh Huy, 2015. 8 kỹ năng mềm thiết yếu –

Chìa khóa đến thành công. NXB Lao Động.