CHÚC MỪNG NĂM MỚI ! - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam

32
langngheviet.com.vn Tạp chí CHÚC MỪNG NĂM MỚI ! Số 04(42) 2021

Transcript of CHÚC MỪNG NĂM MỚI ! - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 1

langngheviet.com.vn

Tạp chí

CHÚC MỪNG NĂM MỚI !Số 04(42)

2021

2 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Đoàn công tác xã hội từ thiện của Tạp chí Làng nghề Việt Nam có sự tham dự: Nhà báo, Tổng biên tập Nguyễn Văn Vũ; Ủy viên Ban biên tập, Trưởng ban Pháp luật Bạn đọc Nguyễn Hải Nam; Trưởng ban Kinh tế Sự kiện Trần Anh Tuấn, cùng đại diện Văn phòng, phóng viên của Tạp chí.

Về phía đại diện chính quyền địa phương có sự tham dự: Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ huyện Thanh Sơn Trần Khắc Thùy; Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Thanh Sơn Nguyễn Thị Huyền; Bí thư Đảng ủy xã Văn Miếu Hà Tiến Công; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Văn Miếu Ngô Thanh Xuyên.

Phát biểu tại buổi trao quà từ thiện, ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng biên tập Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã có lời thăm hỏi ân cần những gia đình khó khăn và gửi lời chúc Tết tới tất cả người dân của xã Văn Miếu. Nhân dịp Tết đến Xuân về, Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin gửi tới những gia đình khó khăn của xã Văn Miếu phần quà nhỏ. Đó là tấm lòng của tập thể Tạp chí nhằm động viên tinh thần những hộ gia đình còn khó khăn nơi đây đón một cái Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui vẻ, đủ đầy.

Người dân và chính quyền vô cùng cảm động khi Đoàn từ thiện đã gác lại công việc bận rộn của những ngày cuối năm để đến trao tận tay 51 phần quà cho các hộ gia đình là người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống trên địa bàn xã Văn Miếu. Mỗi suất quà gồm 500.000 đồng tiền mặt cùng các nhu yếu phẩm như sữa, mì tôm, quần áo…

Bí thư Đảng ủy xã Hà Tiến Công thay mặt nhân dân xã Văn Miếu gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Làng nghề Việt Nam, những món quà này mang ý nghĩa lớn đối với đồng bào còn khó khăn trên địa bàn xã.

Thanh Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, diện tích 62.110,4 ha, dân số trên 13.000 người, có 32 dân tộc anh em cùng chung sống, với 61% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn với 263 khu dân cư, trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn, 6 xã thuộc CT 229, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, đời sống vật chất của nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng sa và vùng cao. Trong đó, Văn Miếu là xã vùng 2 của huyện Miền núi Thanh Sơn, có tổng diện tích tự nhiên là 3.258,04 ha. Toàn xã có 1.864 hộ với 7530 khẩu, phân bố trên 15 khu dân cư, trong đó có 6 khu đặc biệt khó khăn, đó là: Liệm, Trống, Xè 1, Xè 2, Thành Công và Tam Văn.

Trên địa bàn xã có 3 dân tộc cùng sinh sống đó là: Dân tộc Mường chiếm 75%, Dân tộc Kinh chiếm 22% dân tộc Dao chiếm 3%. Nhân dân xã Văn Miếu chủ yếu là sản xuấn nông nghiệp, trong đó cây chè là cây mũi nhọn bên cạnh đó còn có phát triển cây lâm nghiệp và cây lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhờ sự phối hợp của các cấp chính quyền và nhân dân, thời gian gần đây, xã Văn Miếu đã đạt được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên, nhìn chung đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, vất vả.

TẠP CHÍ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM: TRAO QUÀ TẾT CHO CÁC GIA ĐÌNH CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Quang Việt

Các hộ gia đình vui mừng nhận quà từ đoàn từ thiện.

Ngày 15/1, nhân dịp Tết Tân Sửu 2021 sắp tới, Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức chương trình từ thiện, trao quà cho 51 gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Mỗi suất quà gồm 500.000 đồng tiền mặt và các đồ dùng thiết yếu.

Nhà báo Nguyễn Văn Vũ - Tổng biên tập Tạp chí Làng nghề Việt Nam, Phó

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại buổi trao quà từ thiện cho

bà con khó khăn xã Văn Miếu

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Văn Miếu Hà Tiến Công thay

mặt chính quyền và nhân dân xã cảm ơn tấm lòng thiện nguyện của Tạp chí

Làng nghề Việt Nam.

Ủy viên Ban biên tập, Trưởng ban Pháp luật Bạn đọc Nguyễn Hải Nam trao quà

cho bà con khó khăn xã Văn Miếu

Buổi gặp mặt thân mật giữa Đoàn thiện nguyện và Chính quyền, người

dân xã Văn Miếu

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 3

Trong số này

4 6

8 10

12 14

Phát hành thứ 6 hàng tuần trên toàn quốc

Giá: 10.000 đồng

Tổng Biên tập: Nhà báo Nguyễn Văn Vũ

* Thư ký Tòa soạn: Đài Thanh * Họa sỹ: Doãn Ngọc

*Tòa soạn: Số 9 ngõ 32/48 phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

ĐT: 024.3869.2173 * Fax: 024.3869.2174

Email: [email protected]

Website: langngheviet.com.vn

* Văn phòng Đông Bắc bộ tại Quảng Ninh

Địa chỉ: Số nhà 51 A khu biệt thự San hô liền kề, P. Hùng Thắng, TP. Hạ Long , Quảng Ninh.

Hotline: 0973190328 | Email: nguyenthanhngaqn@ gmail.com

*Văn phòng đại diện tại miền Trung tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 06, Nguyễn Mậu Tài, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected] | Hotline: 0905600999

* Văn phòng Đại diện miền Nam tại TP.HCM

Địa chỉ: A4.14, Tầng 4, Toà nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang,

phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: [email protected] Hotline: 0975874949

*Giấy phép hoạt động báo chí: số 79/GP-Bộ TTTT cấp ngày 27/2/2020

In tại: Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

Thủ tướng phê duyệt Chương trình

Khuyến công Quốc gia giai đoạn 2021-2025

4

NGƯỜI GIỮ NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM

8

NGHỆ NHÂN LÀM LƯ ĐỒNG

Ở AN HỘI

10

Ảnh bìa 1: Người mẫu Như Nguyễn - Trâm Phạm bên sản phẩm lụa Tân Châu - An Giang

DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

- DU LỊCH VĂN HÓA

6

12 NGƯỜI KHÔI PHỤC NÉT ĐẸP CỦA LỊCH SỬ

14 HÔI THI SAN PHÂM CAM SANH HA GIANG

16 RỘN RÀNG “LỄ HỘI MÙA XUÂN” CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ

19 LÀNG HOA TÂN THỚI – NHỘN NHỊP VÀO XUÂN

4 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Chương trình sẽ thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; Gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: Xây dựng được 340 mô hình trình diễn kỹ thuật; Chuyển giao công nghệ. Ứng dụng được 1.600 máy móc thiết bị và 300 dây chuyền công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đánh giá sản xuất sạch hơn cho 300 cơ sở công nghiệp nông thôn; Xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn cho 100 cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 50 cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ

trợ 350 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 50 cụm công nghiệp. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho khoảng 60 cụm công nghiệp. Hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; Đào tạo nghề nghiệp cho 10.000 lao động theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn gắn với yêu cầu của thị trường; Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các đại bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tăng cường tư vấn, trợ giúp thông tin cho cơ sở công nghiệp nông thôn, đa dạng hóa các hình thức thông tin truyền thông.

Chương trình được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố loại 2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (cơ sở công nghiệp nông thôn); Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.

Để hoàn thành mục tiêu này, trong giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình tập trung phát triển hoạt động khuyến công theo những nội dung sau: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ liên doanh, liên kết, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, hợp tác đầu tư phát triển các cụm công nghiệp; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn, công tác truyền thông; Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công…

Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, vốn của cơ sở công nghiệp nông thôn, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác nhằm đầu tư, phát triển công nghiệp nông thôn.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Ngày 20/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1881/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Diễm Quỳnh

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 5

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Chiều 15/1, Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Nhiệm vụ quan trọng là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu.

Năm 2020, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song ngành Công thương Bắc Ninh đã cố gắng, nỗ lực, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trên tất cả các lĩnh vực quản lý. Cơ cấu công nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực; Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.127.000 tỷ đồng, duy trì vị trí thứ nhất so với cả nước; Doanh thu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đạt gần 62.000 tỷ đồng…

Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Công thương tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và các đề án phát triển ngành. Các hoạt động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển thị trường, khuyến công có nhiều chuyển biến tích cực; công tác cải cách hành chính được nâng cao…

Năm 2021, Sở Công thương tiếp tục phát huy nguồn lực, tập trung đẩy nhanh việc thành lập Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, kết nối, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, hình thành chuỗi cung ứng; Phát triển thương mại gắn với phát triển kinh tế đô thị; Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế… Phấn đấu, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.173.000 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 67.500 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải ghi nhận và biểu dương những kết quả ngành công thương đạt được trong năm 2020, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng thời ông nhấn mạnh, cần tăng

cường tuyên truyền, phổ biến thông tin

về các khu vực mậu dịch tự do (FTA) mà

Việt Nam đã tham gia ký kết để hỗ trợ các

doanh nghiệp trên địa bàn khai thác và

tận dụng các ưu đãi, tìm kiếm, mở rộng

thị trường xuất, nhập khẩu. Chú trọng

phát triển thương mại theo hướng văn

minh, hiện đại, đảm bảo phát triển thương

mại gắn với phát triển đô thị; Đẩy mạnh

hoạt động xúc tiến thương mại, thương

mại điện tử, thu hút các nhà đầu tư phát

triển hạ tầng thương mại. Cùng với đó,

hoàn thiện các nội dung điều chỉnh bổ

sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh

Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2025, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

Tại Hội nghị, Sở Công thương vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Bắc Ninh. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Công thương khen thưởng.

Nhân dịp này, 03 sản phẩm của tỉnh được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2020.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Sở Công thương.

BẮC NINH:

SỞ CÔNG THƯƠNG TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2020, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2021

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các

tập thể và cá nhân.

03 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu

vực năm 2020.

Vương Thị Ngọc

6 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU -TRAO ĐỔI

LNTT còn có các giá trị văn hóa vật thể như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến làng nghề, các sản phẩm thủ công.

Theo TS.Trần Nhạn trong “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì “du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách du lịch muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện… bao gồm hệ thống đình, chùa, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp”. Từ đó, ta có thể hiểu du lịch LNTT là loại hình du lịch văn hóa mà du khách muốn thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một LNTT của dân tộc.

Nghiên cứu phát triển du lịch LNTT là nhằm chỉ ra những điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch LNTT, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch LNTT phát triển.

Một trong những nhân tố quan trọng

ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch là nhu cầu (hay còn gọi là động cơ) của du khách. Thông thường du khách đi du lịch vì các lý do như có kỳ nghỉ, thăm bạn bè người thân, đi tìm hiểu học tập, kinh doanh hay lý do thể thao. Đối với các nhà kinh doanh du lịch, việc nắm được lý do đi du lịch của du khách là vô cùng quan trọng. Có nắm được nhu cầu thì mới có thể đưa ra những sản phẩm có khả thi tiêu thụ nhanh. Động cơ đi du lịch của du khách có thể chia làm các nhóm khác nhau: Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ ngơi, thể thao và các nhu cầu có liên quan đến sức khỏe con người; Các động cơ vănhóa (nguyện vọng của du khách muốn được tìm hiểu, học hỏi về thiên nhiên, nghệ thuật, tôn giáo truyền thống…của vùng đến du lịch); Động cơ giao tiếp (thăm thân, nhu cầu muốn được làm quen...).

Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng là thời gian rỗi, thu nhập và trình độ dân trí. Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian rỗi.

Do vậy, thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng lên do thời gian rỗi gia tăng khiến cho ngành du lịch cũng từ đó càng thêm phát triển. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn là người sử dụng nhiều loại hình dịch vụ và hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, du khách phải có phương tiện vật chất đầy đủ, nghĩa là họ phải có khả năng thanh toán cho các nhu cầu du lịch. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du

lịch thành thực tế. Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của cộng đồng. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng ược nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt.

Như bất kì các ngành sản xuất, sản xuất của các LNTT phục vụ du lịch cũng phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Vì vậy sự phát triển của nó trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Cần khẳng định rằng những sản phẩm thủ công truyền thống dù được yêu mến đến đâu nhưng nếu không có thị trường, không có nhu cầu về sản phẩm đó thì ngành nghề truyền thống cũng như các LNTT không thể phát triển được.

Dân cư thành thị và du khách nói chung là họ có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Do đó họ có nhu cầu du lịch cao và đòi hỏi các dịch vụ hết sức đa dạng.

Vì vậy, số lượng dân cư thành thị và du khách không những có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ những sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là nảy sinh và phong phú thêm các dịch vụ khác ở làng nghề.

Theo khảo sát thực tế khách du lịch ở một số LNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, khách du lịch khi đến với LNTT thường với mục đích là tìm về với các giá trị văn hóa truyền thống: Muốn tìm hiểu cách sáng tạo và mua sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi làng nghề, tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với các nghệ nhân, muốn được tự tay tham gia vào quá trình sản xuất để được trải nghiệm. Hay muốn tìm hiểu những phong tục tập quán, các di tích lịch sử, đền

DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG - DU LỊCH VĂN HÓANGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

Nhìn chung, khái niệm du lịch làng nghề truyền thống (LNTT) vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch LNTT thuộc loại hình du lịch văn hóa đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Bởi LNTT là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể.

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 7

NGHIÊN CỨU -TRAO ĐỔI

thờ, miếu mạo …của mỗi làng nghề vừa có nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng độc đáo gắn với quá trình và đặc trưng sản xuất của làng nghề. Ngoài ra, còn có đối tượng du khách đến với LNTT vì mục đích học tập, nghiên cứu do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Khách đến LNTT khá đa dạng, nhưng chiếm tỷ lệ cao là du khách từ các tỉnh thành và các trung tâm đô thị phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khách thường đến đông hơn vào những ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ tết hay vào những dịp lễ hội của làng nghề. Mỗi LNTT là một môi trường văn hóa, kinh tế- xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời có khả năng thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch, phong phú thêm các hoạt động du lịch để hấp dẫn du khách góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Có thể nói rằng, du lịch LNTT sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội, chiêm ngưỡng và mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống.

Tài nguyên du lịch LNTT bao gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa gắn với hoạt động sản xuất của làng nghề; hệ thống đình, chùa; truyền thống văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán của dân cư làng nghề. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của LNTT đều là sản phẩm của phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân. Vì thế các sản phẩm thủ công truyền thống vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc vừa mang tính đặc thù riêng của làng nghề.

Với hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề trên cả nước đã thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận không nhỏ, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Thêm vào đó, Hiệp định EVFTA rất có lợi cho nhà sản xuất của Việt Nam nói chung và làng nghề nói riêng, nhất là trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ, dù thuế xuất khẩu của mặt hàng này trước khi có Hiệp định vẫn ở mức 0%. Tác động của Hiệp định đối với các DN làng nghề đã tạo lực kéo giúp DN làng nghề nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi DN phải đẩy mạnh liên kết, thay đổi quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng giúp kiến tạo sức sống mới cho làng nghề hội nhập.

Ông Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho biết, cùng với những nội dung liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được đặt ra trong Hiệp định EVFTA. Đây là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong quá trình xem xét môi trường, thể chế đầu tư của Việt Nam. Sở hữu trí tuệ, đặc biệt chỉ dẫn địa lý,

được đánh giá là một trong những vấn đề khó đàm phán nhất trong EVFTA.

Châu Âu là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới, việc tăng cường bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là nhu cầu cấp thiết. Với Việt Nam, thông qua EVFTA, DN, tổ chức, cá nhân được tiếp cận các sản phẩm sở hữu trí tuệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, khoa học, xã hội với chi phí thấp nhất có thể.

Để khai thác hiệu quả thị trường châu Âu, tận dụng cơ hội mở cửa thị trường mà EVFTA mang lại, các DN, làng nghề cần chủ động, tích cực hơn trong tìm hiểu quy định hàng rào kỹ thuật thương mại của châu Âu, nhằm bảo đảm sản phẩm có thể vượt qua được những tiêu chuẩn đó. Ðồng thời, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bà Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh – cho hay, EVFTA đòi hỏi DN phải đẩy mạnh liên kết, thay đổi quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, DN, làng nghề cần hướng tới nhu cầu của thị trường châu Âu, đó là sản phẩm thân thiện môi trường.

Theo ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì các DN, làng nghề cần chủ động, tích cực hơn trong tìm hiểu quy định hàng rào kỹ thuật thương mại của châu Âu; chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA… điều này sẽ giúp DN định vị lại vị trí, vai trò, tái cấu trúc các thị trường, nguồn cung ứng, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.

HỖ TRỢ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG GIÚP KIẾN TẠO CHO

LÀNG NGHỀ HỘI NHẬP Thu Trang

Khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ là yếu tố cần thiết. Điều này khiến doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất tại các làng nghề cần đặc biệt lưu tâm thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

8 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu kể, gia đình

đến ông là đời thứ 5 làm nghề. Thủa thơ ấu

khi bố ông làm nghề, ông đã tiếp xúc hàng

ngày và cứ như vậy nghề ngấm vào người

lúc nào không hay. Lúc đó, ông được bố

cho chạm những sản phẩm đơn giản, ít tinh

xảo… Khi tay nghề đã vững, bố ông cũng

tuổi cao sức yếu, ông Nhiêu đứng ra làm chủ

cơ sở nghề chạm bạc.

Sản phẩm của cơ sở ông Nhiêu gồm đồ

thờ cúng, trang sức và đồ mỹ nghệ. Đồ thờ

cúng gồm các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa

quả, chân đèn, ngai, mũ thờ, long lân quy

phụng… Loại hàng này không nhiều, chỉ

sản xuất đơn chiếc, được khách hàng nước

ngoài chú ý và coi như món đồ quý giá. Đồ

trang sức gồm rất nhiều loại như dây chuyền,

xà tích, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, khánh,

thánh giá… bằng bạc. Mỗi loại lại có nhiều

kiểu, dáng khác nhau từ bàn tay của những

người thợ. Cũng như nhiều nghề thủ công

tinh xảo khác, nghề kim hoàn mang lại thu

nhập cao cho người thợ, kỹ thuật lại hết sức

phức tạp, nên suốt mấy trăm năm người

Đồng Xâm luôn giữ bí mật nghề.

Theo nghệ nhân Nhiêu, nếu Châu Khê

(Hải Dương) sản xuất đồ trang sức bằng vàng

là chính; Định Công (Hà Nội) chủ yếu làm

nữ trang bằng vàng, Đồng Xâm (Thái Bình)

chuyên nghề chạm bạc. Sản phẩm của Đồng

Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của

các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối,

dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh

vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính,

ở thủ pháp xử lý sang - tối nhờ tận dụng đặc

tính phản quang của chất liệu bạc.

Những sản phẩm của Nghệ nhân Nhân

dân Phạm Văn Nhiêu mang tính đặc trưng

của chạm bạc Đồng Xâm. Đó là sự điêu luyện

và hoàn hảo ít nghệ nhân có được. Tài năng

và tính cẩn trọng của ông Phạm Văn Nhiêu và

những nghệ nhân khác, bạc Đồng Xâm đáp

ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc

của những khách hàng khó tính và am tường

nghệ thuật nhất.

Theo ông Nhiêu: “Trong bối cảnh kinh tế

suy thoái khiến sức tiêu thụ trong và ngoài

nước đều chững lại nhưng thợ tay nghề cao

của làng vẫn thu nhập 3 - 4 triệu đồng/tháng,

người làm công đoạn giản đơn được 1,5 - 2

triệu đồng”. Sản phẩm của ông làm ra cũng

tùy theo đơn đặt hàng, có sản phẩm vài chục

triệu tùy vào độ tinh xảo, công sức, nguyên

liệu… Để làm ra sản phẩm phải trải qua 3

công đoạn đó là gò, chạm khắc và ghép.

Không phải người thợ nào cũng giỏi để làm

đủ 3 công đoạn này. Có người giỏi công đoạn

ghép, người giỏi công đoạn chạm khắc… Để

thành người thợ giỏi phải có năng khiếu, có

bàn tay tài hoa ở từng công đoạn, để chạm

khắc ra những sản phẩm nhìn có “hồn cốt”

bên trong… điều đó mới quan trọng và thu

hút được khách đặt hàng.

Với những đóng góp để giữ nghề,

năm 2010, ông Nhiêu được phong tặng

Nghệ nhân Ưu tú. Năm 2016 này, ông

Nhiêu vinh dự có tên trong danh sách được

phong tặng “Nghệ nhân Nhân dân” do Nhà

nước trao tặng.

NGƯỜI GIỮ NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM Nguyễn Hiếu - Đỗ HuyềnDù 80 tuổi nhưng nghệ nhân

Nhân dân Phạm Văn Nhiêu vẫn còn

minh mẫn, say mê với nghề chạm

khắc bạc. Cảm giác thật gần gũi,

thân thiện khi chúng tôi tiếp xúc với

ông, nhưng ẩn sau con người đó vẫn

là tâm tư, trăn trở làm sao để giữ

được nghề gia truyền trên 600 năm.

Ông sinh ra và lớn lên ở làng nghề

chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái,

huyện Kiến Xương (Thái Bình).

Nghệ nhân Nhân dân Phạm Văn Nhiêu năm nay đã bước sang tuổi 80. Ông đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề chạm bạc.

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 9

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Những ngày cuối năm, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, trong không khí hân hoan đón mừng năm mới đến, làng nhang Lê Minh Xuân gần trăm năm tuổi nằm yên bình giữa lòng TP.HCM hiện đại cũng dần trở nên náo nhiệt.

Làng nhang ngụ tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, được xem là làng nghề lâu đời nhất với thâm niên hơn 80 năm và là một trong những cơ sở sản xuất nhang lớn nhất khu vực Nam bộ. Năm 2014, làng nhang còn được vinh hạnh công nhận là làng nghề truyền thống, cũng từ đây công cuộc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề được triển khai.

Trước kia, làng nhang là căn cứ Láng Le - Bàu Cò, đến sau năm 1975 trở thành khu kinh tế mới với nông trường trồng mía và thơm (dứa). Khi cư dân khắp nơi tụ về đã mang theo nghề làm nhang và dần dần lan tỏa thành một làng nghề độc đáo, hiếm có giữa Sài Gòn phồn hoa. Và cho đến hiện nay, người ta vẫn không xác định được làng nhang Lê Minh Xuân xuất hiện từ khi nào trong cuộc di dân ấy, chỉ biết nghề nhang do người Hoa di cư đến Việt Nam mang theo. Ban đầu, tập trung tại khu Chợ Lớn (quận 5, quận 6), sau đó để có không gian sản xuất, họ phải đi ra vùng ven thành phố, dọc theo kênh Xáng (thuộc huyện Bình Chánh ngày nay).

Nghề se nhang ở xã Lê Minh Xuân sản xuất quanh năm, nhưng náo nhiệt, tất bật nhất là những ngày giáp Tết Nguyên đán và các tháng âm lịch có ngày lễ lớn như rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7. Bởi vào thời gian

này nhu cầu sử dụng nhang của khách hàng tăng cao, người dân sẽ tranh thủ lúc nhiều nắng để gia tăng hiệu quả sản xuất. Đến thăm làng nhang những ngày cuối năm này, khắp làng đều được điểm tô hai sắc màu đỏ vàng tươi thắm của những hàng nhang đang phơi và len lỏi vào không khí lành lạnh ấy còn mang theo hương thơm thoang thoảng, dễ chịu của nhang thành phẩm.

Được biết, khi bước vào dịp cao điểm của làng nghề, các hộ làm nhang trong làng phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình làm việc từ sáng đến tối mới kịp giao hàng. Trung bình mỗi ngày, các cơ sở nhang sản xuất được 3.000 – 4.000 thiên nhang (1000 cây/thiên). Cơ sở nhỏ hơn thì công suất khoảng từ 100 - 500 thiên, mỗi thiên có giá từ 30 - 40 nghìn đồng tùy loại.

Nhang của làng nghề Lê Minh Xuân có mùi thơm dễ chịu, tốc độ cháy chậm và không gây hại đến sức khỏe nên rất được khách hàng ưa chuộng. Để làm ra một nén nhang phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải làm chân nhang, nhuộm đỏ một phần tăm rồi phơi dưới nắng gắt. Nếu bị ẩm, chân nhang sẽ mốc, không đạt yêu cầu. Tiếp đó là nghiền bột, trộn bột nhang, se nhang, phơi khô và đóng gói.

Trước kia, nguyên liệu làm nhang chủ yếu là mùn cưa nhuyễn trộn với nước nhớt từ vỏ cây bời lời (một loại cây rừng) để tạo độ dẻo, kết dính. Tùy vào công thức gia truyền của mỗi gia đình mà bột nhang có thể thêm hương liệu như trầm, quế để tạo hương thơm. Nhưng do xã hội ngày càng phát triển, nhiều loại máy móc đã được đưa vào các công đoạn sản xuất nhang như các loại máy trộn, máy ép, sấy, máy phóng nhang, máy lừa tăm… không chỉ giúp cây nhang đều, đẹp hơn mà còn giảm đáng kể sức lao động, tăng năng suất và cải thiện thu nhập cho người dân. Ngoài ra, để thuận tiện hơn, nguyên liệu làm nhang không phải chế biến mà có nơi cung cấp, bột nhang cũng không còn trộn dẻo nữa mà nhúng chân nhang đang ướt vào bột khô rồi đem lăn. Đặc biệt, công đoạn phơi nhang trên các vỉ tre, được xem là công đoạn khá “nhiêu khê” vì phải trông vào thời tiết. Nếu trời mưa mà không thu vào kịp, bột nhang sẽ bị rã, hư cả mẻ nhang, còn nếu nắng không to, nhang dễ bị xuống màu, nhợt nhạt và không bắt mắt.

Một mùa xuân nữa lại về, làng nghề nhang Lê Minh Xuân vẫn hăng say hoạt động, dù đã trải qua nhiều thăng trầm thì vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp văn hóa của cha ông. Mỗi ngày, người dân làng nhang vẫn miệt mài se nên những cây nhang thơm, đưa ra thị trường hàng nghìn cây nhang thành phẩm, đem hương nhang tỏa ra rộng khắp những ngõ ngách từ nông thôn đến thành thị trên cả nước, góp phần vào việc giữ gìn những giá trị thiêng liêng trong tập tục văn hóa dân tộc Việt Nam.

NHỘN NHỊP NGHỀ LÀM NHANG NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM Di Khanh

Người dân đang tiến hành đóng gói nhang thành phẩm

Nhang được phơi khô trước khi đóng gói

10 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Ít ai biết rằng, giữa phố thị ồn ào, tấp nập lại tồn tại một làng nghề truyền thống nằm nép mình trong một con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Huy Cung (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh), mang tên làng lư đồng An Hội. Trong bầu không khí se se lạnh của những ngày cuối đông, cũng trên con đường này tôi dường như bị thu hút bởi những chiếc lư đồng được chạm trổ tinh tế của cơ sở sản xuất Hai Thắng. Tại đây, ông Trần Quốc Thái (45 tuổi) – Chủ cơ sở cho biết, gia đình ông 3 đời theo nghề truyền thống, riêng ông đã làm lư đồng hơn 20 năm.

Theo lời ông Thái, nghề này có nguồn gốc từ Trung Hoa, được người dân Hà Nội tiếp nhận, phát triển sao cho phù hợp với văn hóa nước nhà và tiếp tục lan rộng đến một số

vùng miền khác trên khắp cả nước. Sau khi lên Chợ quán, Phú Lâm học nghề, ông Trần Văn Kỉnh (hay còn gọi là ông Năm Kỉnh) đã đem kiến thức về truyền dạy cho anh em, bà con lối xóm và từ đó sáng lập ra làng nghề lư đồng An Hội như hiện tại. Các sản phẩm ở đây vô cùng đa dạng với nhiều hoa văn sắc sảo và tinh tế, đặc biệt màu đồng bóng loáng đã giúp lư An Hội có phần nổi trội hơn so với những nơi khác.

Lúc mới thành lập, làng có đến 20 hộ dân theo nghề truyền thống nhưng vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng mỗi dịp cuối năm. Với hàng trăm đơn đặt hàng số lượng lớn theo từng tháng, làng nghề lư đồng An Hội trong những ngày này dường như hoạt động hết công suất, các lò nung đỏ lửa ngày đêm. Trong không khí tất bật, rộn rã tiếng nói cười của khách hàng và các người thợ hòa vào nhau như báo hiệu một mùa xuân ấm no sắp tới.

Nói đến đây, ông Thái trầm ngâm giây lát rồi ngậm ngùi chia sẻ: “Ngày xưa, đông là vậy nhưng sau này người ta chịu đựng không nổi nên bỏ nghề, giờ đây chỉ còn lại 5 hộ trụ được”. Khi được hỏi về nguyên nhân, ông cho biết, người theo nghề này vô cùng vất vả, phải những ai thật sự yêu nghề, cần cù, chịu khó mới kiên trì được. Bên cạnh đó, những năm gần đây giá đồng leo thang, lại chẳng thể tăng giá lư lên khiến lợi nhuận ngày càng ít ỏi, cuộc sống của những người theo nghề cũng gặp không ít bấp bênh. Mặt khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, tình hình

kinh tế hạn hẹp khiến nhiều gia đình không đủ điều kiện sắm sửa lư đồng mới như mọi năm. Nếu trước kia một cơ sở có thể sản xuất hơn 300 bộ lư mỗi tháng thì ngày nay con số đó đã giảm đi quá nửa, đôi khi không thể vượt qua 100 bộ. Đơn hàng ngày một giảm khiến bầu không khí ngày Tết ở làng nghề lư đồng An Hội chẳng còn nhộn nhịp như xưa.

Dù đối mặt trước bao nhiêu khó khăn, thách thức, nhưng những người đã gắn bó với nghề truyền thống nhiều năm như ông Thái vẫn vô cùng lạc quan và kiên trì với mục tiêu ban đầu. Ông khẳng định:“Có khó cỡ nào cũng không bỏ cuộc, bữa nào đắt thì ăn cơm thịt cá, bữa nào ế thì ăn cơm với chao, vì yêu nghề mình chịu khổ, cố gắng mỗi ngày rồi cũng vượt qua”. Đứng trước tình cảnh nghề truyền thống đang dần mai một, ông Trần Quốc Thái vẫn luôn tự nhủ với lòng sẽ tiếp tục hành trình giữ lửa và truyền nghề cho các thế hệ sau, để đời con, đời cháu của ông càng thêm trân quý và kiên trì với nghề cha ông để lại.

Làng nghề lư đồng An Hội dù trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố, nhưng vẫn luôn tồn tại những người thợ yêu nghề, cần cù, chịu khó như ông Thái. Chính sự lạc quan và trái tim nhiệt huyết của ông sẽ trở thành nguồn động lực cho các thế hệ trẻ tiếp bước, gìn giữ và phát huy nghề truyền thống trong tương lai, để những mùa xuân sau các cơ sở sản xuất lư đồng An Hội lại quay về bầu không khí náo nhiệt, rộn ràng như thuở nào.

NGHỆ NHÂN LÀM LƯ ĐỒNG Ở AN HỘI Kim Khánh

Ngày Tết đang đến gần trên khắp cả nước, muôn nơi đều rộn ràng, náo nhiệt, nhưng riêng ở làng nghề lư đồng An Hội (Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) dường như không tồn tại bầu không khí nhộn nhịp ấy. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, những người thợ kiên trì theo đuổi nghề truyền thống đã gặp không ít khó khăn nhưng vẫn chưa từng có ý định từ bỏ.

Ông Trần Quốc Thái là thế hệ thứ hai theo nghề truyền thống

Cơ sở sản xuất lư đồng Hai Thắng nép mình trong một con hẻm nhỏ

Một góc trưng bày tại cơ sở sản xuất lư đồng Hai Thắng

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 11

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Các tác phẩm của anh rất đa dạng gồm tượng Phật, tượng Bác Hồ, các bức tranh đắp nổi về phong cảnh, các loại thú quý hiếm đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, động vật gia súc gia cầm theo chủ đề 12 con giáp, tất cả cứ sống động như từ trong cổ tích huyền thoại

bước ra, từ các thế kỷ xa xưa sống lại giữa đời sống hiện tại và đã có mặt ở nhiều địa phương trong nước như các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Móng Cái, Quảng Ninh và ra cả Phú Quốc- Kiên Giang.

Lê Hữu Trí tâm sự, anh rất tự hào vì tác phẩm của mình đã được trưng bày tại các công viên, khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Thủ đô và các tỉnh thành phố, như khu du lịch Ao Vua, Đầm Long Ba Vì, Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, Thanh Thủy, Phú Thọ, được đông đảo du khách trong và ngoài nước yêu thích, trong đó có nhiều nhà điêu khắc, họa sĩ có tên tuổi đánh giá cao.

Một trong những tác phẩm Lê Hữu Trí tâm đắc nhất, là tác phẩm gồm 9 bức tranh đắp nổi, có tổng diện tích khoảng 30m2 mô tả về địa danh làng Đông Sàng, Đường Lâm, có cảnh bà Chúa Mía dạo trên thuyền rồng và đông đảo người dân địa phương nghênh đón, tác phẩm hoàn thành năm 2018, góp phần làm sinh động thêm điểm du lịch văn hóa tâm linh tại làng Việt cổ Đường Lâm, Sơn Tây. Gần đây anh còn vinh dự được tham gia quá trình điêu khắc tác phẩm tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, tại chùa Khai Nguyên Sơn Đông, SơnTây.

Hiện nay tại gia đình anh, trong khuôn

viên căn nhà xưởng rộng chừng 200m2, tại

thôn Cam Cao, xã Cam Thượng, Ba Vì, luôn có

một kíp thợ giúp anh các công việc thô phục

vụ cho điêu khắc, các phần việc phụ. Với hàng

chục tác phẩm lớn nhỏ đang chế tác theo đặt

hàng của khách. Nguyễn Hữu Trí cho biết, mặc

dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song

công việc của anh vẫn không bị đình trệ nhiều,

xưởng vẫn đều đặn cho ra những sản phẩm có

chất lượng cao, được khách hàng yêu thích, do

vậy vẫn đảm bảo được thu nhập cho người lao

động. Anh vẫn sẵn sàng nhận việc đi vẽ, điêu

khắc các tác phẩm tranh tường hay trang trí

các tiểu cảnh sân vườn cho khách có yêu cầu.

Mọi người nhất là các cháu học sinh khi

tham quan du lịch, thưởng thức các tác phẩm

điêu khắc của Lê Hữu Trí đặt tại các công viên

sinh thái, đều cảm thấy như đang lạc vào một

thế giới cổ tích huyền thoại xưa và càng thấy

thêm trân quý việc gìn giữ bảo tồn thiên nhiên,

bảo vệ các loài động vật quý hiếm, Đó chính là

niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của thầy

giáo, nhà điêu khắc trẻ Lê Hữu Trí và cộng sự

của anh.

Là giáo viên giảng dạy Mỹ thuật tại trường Tiểu học Tây Đằng B (huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội) từ năm 2007 tới nay, thầy giáo Lê Hữu Trí ngoài việc là một giáo viên tận tâm với nghề, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện, thầy Trí còn được công chúng xa gần biết đến là một nhà điêu khắc trẻ tài năng.

BÀN TAY VÀNG CỦA NHÀ ĐIÊU KHẮC TRẺ Trường Sơn

Lê Hữu Trí và tác phẩm tranh tường, điêu khắc sống động.

Vợ chồng nhà điêu khắc Lê Hữu Trí

Một số tác phẩm của anh.

12 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ - NGHỆ NHÂN

Hơn 40 năm trước, mang theo nhiều hoài bão, ông Vũ Kim Lộc (SN 1957) từ Hưng Yên vào Sài Gòn lập nghiệp. Vốn là một thợ kim hoàn, nhưng với niềm say mê phục chế các chi tiết bằng vàng, bạc trên mũ mão cổ, ông đã “bén duyên” với công việc phục chế mũ vua chúa xưa.

Vào năm 2008, sau khi phục hồi thành công chiếc mũ bằng vàng của dân tộc Chăm (niên đại thế kỷ VII), ông Vũ Kim Lộc hân hạnh gặp TS Phạm Quốc Quân - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM lúc bấy giờ. Sau cuộc trò chuyện, ông Lộc nhận lời hợp tác phục chế lại các mũ của vua triều Nguyễn. Nhằm phục vụ cho quá trình phục chế, ông được cử ra Hà Nội, tiến hành khảo sát hiện vật là bốn chiếc mũ vua triều Nguyễn đang trong tình trạng hư hỏng nặng. Để hoàn thành tốt công việc vinh dự ấy, ông đã mời nghệ nhân kim hoàn Trần Ngọc Trí - người từng cộng tác nhiều năm ở cửa hàng kinh doanh vàng bạc và đồng nghiệp là ông Lê Văn Tuấn đến hỗ trợ.

Theo chia sẻ, lúc bắt đầu tiếp cận bốn chiếc mũ vua ông Lộc đã vô cùng ngỡ ngàng và xúc động. Bốn mũ được niêm phong trong hai túi lớn đựng đầy vàng vụn, tất cả các loại hình trang trí bằng vàng, đá quý trên mũ đều bị tháo rời và vo cuộn lại, có chi tiết còn bị gãy nát và chứa nhiều chất thải của loài mối, đặc biệt là không có cốt mũ (phần khung làm chỗ dựa bên trong cho những phần khác, tạo nên sự vững chắc toàn khối cho mũ). Kết quả sau khi khảo sát, túi thứ nhất là mũ “Thiết Đại triều” (mũ Cửu Long Thông Thiên), giả định thuộc về các vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại với hơn 700 chi tiết; Túi thứ hai có ba mũ, gồm hai mũ “Thiết Đại triều”, và một mũ “Tế Giao” được cho là của vua Minh Mạng, tất cả khoảng 1.400 chi tiết.

Có thể thấy, sự kiện phục chế bốn mũ vua này có giá trị đặc biệt đối với lịch sử văn hóa Việt Nam, vì vậy chú Lộc đã phải bỏ ra nhiều công sức sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và đặc biệt trực tiếp đi điền dã ở các di tích. Đồng thời, khảo sát thêm các loại mũ miện một số thời kỳ: Mũ thờ của thời Lê, Nguyễn; các loại mũ ở tượng thờ vua Lê, chúa Trịnh…để nguồn tư liệu thêm phong phú và chính xác hơn. Sau một năm làm việc vất vả trong sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng khoa học cấp bộ do GS Lưu Trần Tiêu và TS Phạm Quốc Quân đứng đầu, việc phục chế bốn mũ vua của triều Nguyễn đã hoàn thành mỹ mãn và được Hội đồng khoa học Bộ Văn hóa - Truyền thông – Du lịch và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nghiệm thu đánh giá rất cao.

Tiếp nối thành công, ông Vũ Kim Lộc tiến hành phục hồi thêm mũ của các quan văn, quan võ xưa như: mũ Hổ đầu của Thống chế Thoại Ngọc Hầu, mũ phốc vuông của Đô Thống chế Lê Văn Phong, mũ Xuân Thu thời Chúa Nguyễn,…góp phần làm phong phú hơn trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Đến nay, ở cái tuổi ngoài sáu mươi, ông Lộc hàng ngày vẫn miệt mài nghiên cứu về mũ mão xưa, nhằm nâng cao kiến thức cho việc phục dựng thêm nhiều cổ vật khác. Với ông, không chỉ đơn thuần xuất phát từ đam mê, mà công việc này còn mang nhiều ý nghĩa. Vì khi mũ mão xưa được phục dựng hoàn chỉnh, những nét đẹp của mỹ thuật và nghệ thuật cung đình cũng khôi phục, thì văn hóa dân tộc Việt như một lần nữa được tô vẽ thêm đậm nét. Từ đó, thế hệ trẻ sẽ tiếp cận gần và chân thật với các cổ vật, có thêm nhiều hiểu biết về đời sống văn hóa trong cung đình xưa, đưa họ đến gần hơn với lịch sử cha ông. Đồng thời, cổ vật sau phục chế còn là nguồn tư liệu dồi dào, có tính chính xác cao, giúp các nhà làm phim lịch sử tái hiện lại

những giai đoạn “vàng son” của lịch sử một cách chân thực nhất đến với khán giả.

Mặc dù luôn nhiệt huyết với công việc, ông Vũ Kim Lộc vẫn còn nhiều trăn trở, suy tư. Khi hiện nay, thế hệ trẻ đang rộ lên phong trào phục dựng “Cổ phục”, và sử dụng rộng rãi áo dài ngũ thân, áo Nhật Bình,… nhưng mũ mão ngày xưa lại chưa thể thực hiện, vì những khó khăn trong công tác phục chế. Theo đó, mũ ngày xưa (mũ mã vĩ) là mũ có nguyên liệu chính từ lông đuôi ngựa, được người thợ thủ công kết hợp với các chất liệu khác để thêu tạo thành mũ, phục vụ cho vua, quan. Đến nay, nghề làm mũ mã vĩ dường như đã thất truyền, chỉ còn mỗi ông Vũ Kim Lộc là người duy nhất biết cách thực hiện quy trình này. Đây vừa là động lực và cũng là áp lực để chú luôn tỉ mỉ với công việc phục chế các mũ mão cổ của mình, trả về vẹn nguyên dáng hình khi xưa của cổ vật.

Hiện tại, ông Lộc đang hoàn thành cuốn sách “Mũ miện của triều Nguyễn” với ba chương: Chương I “Khảo về mũ miện của triều Nguyễn”; Chương II “Mũ mã vĩ và nghề làm mũ mã vĩ ở Việt Nam”; Chương III “Phục dựng lại một số mũ của quan lại triều Nguyễn”. Theo đó, sách có đầy đủ nội dung về nghiên cứu, phục chế mũ miện, và những trải nghiệm thực tế của chú trong quá trình làm việc. Đặc biệt, sách còn hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật đan kết thân mũ bằng lông đuôi ngựa cho những ai có đam mê và yêu thích với việc phục dựng này.

Phục chế mũ mão cổ là một công việc mang nhiều ý nghĩa nhân văn, mong rằng với nhiệt huyết của mình, chú Vũ Kim Lộc luôn khỏe mạnh để tiếp tục lan tỏa niềm đam mê đến nhiều người chung chí hướng, cùng nhau đồng hành trên con đường phục hồi, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, chúng tôi đến thăm ông Vũ Kim Lộc tại căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Thái Bình (quận 1, TP.HCM) và được chú nhiệt tình chia sẻ về công việc của một người phục chế mũ mão cổ.

NGƯỜI KHÔI PHỤC NÉT ĐẸP CỦA LỊCH SỬ Cẩm Nhung

Ông Vũ Kim Lộc và chiếc mũ Xuân Thu thời Chúa Nguyễn

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 13

LÀNG NGHỀ - NGHỆ NHÂN

Làng nghề đan lát truyền thống Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) đã được hình thành và phát triển đã hơn 600 năm. Trước đây, người dân trong làng chỉ làm những vật dụng để phục vụ cuộc sống và sản xuất hàng ngày như rổ, rá, thúng, mủng... Cuộc sống hiện đại, các vật dụng này từ chất liệu mây, tre đã dần bị thay thế bằng chất liệu nhựa. Làng nghề đan lát Bao La đã phải trải qua những bước thăng trầm, có những lúc bị mai một và nguy cơ xóa sổ.

Thế nhưng, năm 2007, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế thực hiện việc khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó, Hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La đã chính thức được thành lập. Đây cũng được xem là bước đánh dấu sự phục hồi và đi lên mạnh mẽ của làng nghề truyền thống này.

Từ bàn tay khéo léo, sáng chế ra những sản phẩm chất lượng, đẹp mắt của các nghệ nhân, sản phẩm đan lát làng nghề Bao La dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm truyền thống mỹ nghệ làng nghề Bao La cũng có mặt tại các Hội chợ thương mại lớn, các buổi triển lãm,… và được nhiều người biết đến.

Bên cạnh những sản phẩm với các loại vật dụng gần gũi trong gia đình như thúng mủng, rổ rá, nong, nia, lồng bàn… HTX mây tre đan lát Bao La đã sáng tạo thêm nhiều sản phẩm thủ công chất lượng cao. Đến nay, sản phẩm mây tre đan đan lát của HTX Bao La không còn là hàng đan mây, tre thông thường, mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ở trong đó, độc đáo như: Mô hình cầu ngói Thanh Toàn, tháp Linh Mụ, cầu Trường Tiền, các loại đèn treo trang trí, các linh vật như nghê,…

Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Lương Bảy đánh giá, các sản phẩm của HTX mây tre đan Bao La có mẫu mã đa dạng, dễ nhận diện là hàng thủ công mỹ nghệ và được nhiều thị trường đón nhận và ưa thích. Thành công của làng nghề đan lát Bao La đến từ sự kết hợp của sự thích ứng

với xu thế phát triển của thời đại và gìn giữ giá trị truyền thống. Có thể nói, đây là kinh nghiệm quý giá cho các làng nghề truyền thống khác tham khảo và vận dụng, trong hành trình khôi phục và làm sống lại những làng nghề đặc trưng của Thừa Thiên- Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Sau gần 14 năm hình thành và phát triển, hiện nay, HTX mây tre đan Bao La đã thiết kế và sản xuất hàng nghìn mẫu mã, tinh xảo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trung bình, mỗi năm Hợp tác xã thiết kế và cho ra lò từ 7-10 mẫu mới. Ngoài những sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân, HTX Bao La còn sản xuất các loại vật dụng phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng.

Theo ông Võ Văn Dinh, Giám đốc HTX mây tre đan Bao La thì trung bình mỗi tháng 2 lần đơn vị xuất hàng đi, giá trị đơn hàng từ 80 - 100 triệu đồng. Đặc biệt, một số doanh nghiệp ở Hà Nội còn đặt hàng để đem mang xuất khẩu ra thị trường các nước Trung Quốc, Thái Lan, các nước ở Châu Âu.

Để phục vụ việc sản xuất ở HTX thường xuyên có khoảng 120 công nhân, chủ yếu là người địa phương. Thu nhập bình quân của công nhân từ 150- 200 ngàn đồng/ ngày, họ được đóng đầy đủ các loại BHXH, BHYT…

Cũng theo Giám đốc HTX mây tre đan Bao La, việc chú trọng sản xuất ra những sản phẩm mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là mục tiêu hàng đầu của hợp tác hiện nay.

Đồng thời, HTX cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp để đầu tư trang thiết bị và sản xuất ra những sản phẩm ngày càng tinh xảo, đẹp mắt hơn nhằm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Để phát triển các làng nghề truyền thống, phục vụ du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiến hành cấp vốn cho HTX mây tre đan Bao La để đầu tư, xây dựng nhà truyền thống phục vụ việc trưng bày, triển lãm tại cơ sở sản xuất. Đồng thời, HTX mây tre đan Bao La cũng đã được Sở Công Thương Thừa Thiên- Huế trao giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”.

Đặc biệt, tháng 11/2020 vừa qua, bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La đã được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế công nhận và xếp hạng là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt chất lượng 4 sao.

THỪA THIÊN- HUẾ:

MÂY TRE ĐAN CỦA LÀNG NGHỀ BAO LA VƯƠN RA THẾ GIỚITừng đứng trước nguy cơ bị xóa

sổ, thì nay sản phẩm mây tre đan của

làng nghề Bao La đã có mặt tại nhiều

thị trường trong và ngoài nước.

TIẾN THÀNH - CÔNG ĐIỀN

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề Bao La.

Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La vừa được đánh giá,

công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

14 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

OCOP- MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM

Đối tượng tham gia Hội thi gồm: Các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác và hộ sản xuất cam trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Hội thi có 30 đội, mỗi đội trải qua 3 phần thi là: Phần thi hiểu biết kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản cam; Trang trí, trưng bày sản phẩm, thuyết trình, trang phục; Phần thi sản phẩm cam Sành.

Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo trong trang trí gian hàng, trang trí sản phẩm, thuyết trình ấn tượng về sản phẩm cam Sành trong trang phục độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày… Đặc biệt, 100% sản phẩm cam Sành của các đội thi được Ban giám khảo đánh giá đạt tiêu chí của hội thi về mẫu mã, độ đồng đều, sạch bệnh, hương vị (độ Brix), số hạt/quả.

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các đội thi. Trong đó, hộ sản xuất Phạm Quang Huyên, thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) xuất sắc giành giải Nhất.

Hội thi sản phẩm cam Sành niên vụ 2020 – 2021 là một hoạt động nhằm tăng

cường sự kết nối giữa cung và cầu hỗ trợ

tích cực cho việc tuyên truyền, quảng bá,

xúc tiến thương mại sản phẩm cam Sành

Hà Giang. Thông qua Hội thi sẽ giúp cho

các chủ vườn, người sản xuất, người bao

tiêu sản phẩm và người tiêu dùng có cơ

hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất,

nhận biết sản phẩm về tiêu chuẩn, chất

lượng sản phẩm bằng trực quan và kết quả

phân tích khoa học qua máy đo…

Ngày 17.1.2021 tại sân vận động Trung tâm huyện Bắc Quang đã khai mạc Hội thi sản phẩm cam Sành Hà Giang niên vụ 2020 – 2021. Hội thi nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và giữ vững vị thế, thương hiệu cho cam Sành Hà Giang.

HÔI THI SAN PHÂM CAM SANH HA GIANGNam Hậu

Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội thi

Ban Giám khảo chấm điểm trưng bày sản phẩm của các đội thi

Chăm sóc cam Sành để tham gia Hội thi sản phẩm cam Sành Hà Giang niên vụ 2020 - 2021

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 15

OCOP- MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM

Việc triển khai chu trình OCOP thường niên, tổ chức kinh tế tham gia OCOP được củng cố, ngày càng nhiều sản phẩm phát triển theo hướng từ thấp đến cao và hoàn thiện về bao bì mẫu mã. Hàng năm, Quảng Ninh đều chú trọng công tác chủ đề, để từ đó có hướng giải quyết, giúp đỡ người dân và doanh nghiệp tham gia chương trình, cụ thể hóa, tạo sân chơi thông qua các lễ hội, hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trong 4 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định và ra quyết định chấp thuận cho 350 sản phẩm đủ điều kiện tham gia chương trình OCOP, nâng tổng số sản phẩm tham gia Chương trình OCOP lên 456 sản phẩm (nhóm thực phẩm 314; đồ uống 90; Thảo dược 41; Thủ công mĩ nghệ 8; Dịch vụ 3), trong đó có 236/456 sản phẩm được cấp chứng nhận đạt từ 35 sao (có 7 sản phẩm đạt 5 sao; 67 sản phẩm đạt 4 sao và có 162 sản phẩm đạt 3 sao).

“Công tác quản lý nhãn hiệu OCOP được các ngành chức năng địa phương tăng cường đảm bảo chặt chẽ theo quy định, triển khai cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP- Quảng Ninh cho 100% sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của các địa phương trong toàn tỉnh, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc được tập trung chỉ đạo đảm bảo hiệu quả. Đến nay đã có trên 90% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP đã được dán tem điện tử, hoặc đã có mã số mã vạch. Việc dán tem truy suất nguồn gốc đã góp phần khẳng định uy tín thương hiệu của sản phẩm OCOP, chống hàng giả hàng kém chất lượng, tạo niềm tin đối với người tiêu dung trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Long khẳng định.

Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh

đã hoàn thiện đầy đủ hệ thống các văn bản pháp lý, các cơ chế chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, quản lý. Hình thành bộ máy Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực các cấp đồng bộ, vận hành chuyên nghiệp, phát huy có hiệu quả vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngàn. tham gia vào các khâu trong quán trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn, là giải pháp cụ thể quan trọng phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Đồng thời, phát huy được các tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương; tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch, dịch vụ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mang lại thu nhập cao cho cộng đồng dân cư nông thôn.

Tỉnh Quảng Ninh là địa phương tiên phong trong triển khai Chương trình OCOP (năm 2013), từ kết quả, bài học kinh nghiệm của Quảng Ninh và các địa phương khác, Trung ương đã tiến hành tổng kết, đánh giá và ban hành Chương trình OCOP để triển khai trên phạm vi cả nước vào năm 2018. Chính vì vậy, trong suốt 3 năm qua, Quảng Ninh luôn là một hình mẫu để các địa phương khác tham quan và học hỏi.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam, đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh trong

việc triển khai Chương trình OCOP, biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được. "Mặc dù xét về quy mô bao gồm số lượng sản phẩm, chủ thể của Quảng Ninh so với các địa phương khác là khá khiêm tốn, nhưng tôi cho rằng Quảng Ninh đã rất thành công với cách đi, sự sáng tạo riêng cả về xây dựng chính sách, đến công tác tổ chức triển khai, sự chủ động trong xây dựng chính sách để hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP, Quảng Ninh luôn tiên phong, ban hành các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tín dụng, đầu tư hạ tầng, khoa học công nghệ, phát triển liên kết và chuỗi giá trị…", Thứ trưởng Nam cho biết.

Đặc biệt là sự linh hoạt trong việc quan tâm tổ chức quảng bá, phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, tổ chức triển khai chu trình OCOP để phù hợp với điều kiện của địa phương và kết quả triển khai Chương trình theo từng giai đoạn. Quảng Ninh luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hai khía cạnh hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng; đăng ký sở hữu trí tuệ. Kết quả Chương trình OCOP đã có những tác động rất tích cực và rõ nét đến sự phát triển của kinh tế nông thôn.

Quảng Ninh cần tiếp tục đi đầu về chất lượng các sản phẩm OCOP, xây dựng và quản lý chương trình OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước cũng như trong khu vực, quốc tế.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP (2016-2020), với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội, sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Quảng Ninh đi đầu trong thực hiện Chương trình OCOPVĂN THẮNG

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh va Bộ NN&PTNT trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

16 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Trong văn hóa của người Ê Đê, lễ hội mùa xuân hay lễ hội mừng lúa mới được tổ chức sau mùa gặt hái. Vào dịp này, mọi gia đình đều khẩn trương đưa lúa về chòi và rước hồn lúa về nhà, đồng thời tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới lúa thóc đầy nhà. Đây còn được gọi là mùa “ăn năm uống tháng”, mùa sinh hoạt văn hoá cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa, đồng thời cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tìm bạn đời.

Lễ hội mùa xuân bắt đầu từ cuối tháng 12 năm cũ đến hết tháng 3 dương lịch của năm mới. Lễ hội tại các buôn do các già làng chủ trì với nhiều hoạt động theo phong tục truyền thống của người Ê Đê. Sau lễ ăn cơm mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng bên nước để cầu mong mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, trong lành, mọi người được khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà. Bên cạnh đó, còn bao gồm nhiều tục lễ như Lễ bỏ mả là một trong những lễ quan trọng của người Ê Đê, là sự tuyên bố đoạn tuyệt của người sống và người chết; Lễ cúng lúa sắp trổ bông, phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống, với ước muốn mong các thần linh phù hộ cho lúa trổ bông đều, dài, nhiều hạt và cho năng suất cao; Lễ cúng Bến nước, mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cho cuộc sống ấm no hạnh phúc; Lễ hội cồng chiêng ngoài mục đích giao lưu với thần linh, thông tin đến mọi người trong buôn làng mà còn là tâm hồn của người Tây Nguyên.

Ngoài ra, còn có các hội, trò chơi dân gian sinh động thu hút nhiều người tham gia: Lễ đâm trâu, lễ cúng nhà mới, lễ cúng vòng đời, lễ trưởng thành, lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ cúng sức khỏe cho mọi thành viên trong cộng đồng. Lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ), lễ cúng hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn, không có ai đói nghèo, bệnh tật), cúng sức khỏe cho những vật nuôi

trong gia đình (như voi, trâu, bò, heo, chó, mèo, dê, gà…) vì chúng hỗ trợ con người rất nhiều trong việc đồng án và giữ nhà. Lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc…

Mùa Xuân đến, không khí lễ hội rộn ràng, náo nhiệt khắp các buôn làng. Ở đó ta có thể cảm nhận được sự giao thoa văn hoá. Họ đoàn kết ca hát quanh những đốm lửa đỏ rực, tiếng cồng chiêng, tiếng trống được ngân vang khắp buôn. Những khuôn mặt rạng ngời hương sắc mùa xuân càng làm cho không khí thêm vui tươi và đầm ấm. Từ bao đời nay, người Ê Đê đã góp phần quan trọng trong sự đi lên về mặt tinh thần cũng như kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Thế nên Lễ hội mùa xuân được các ban ngành của tỉnh Đắk Lắk rất quan tâm. Đó cũng là việc thiết thực để lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng của một trong những dân tộc tiêu biểu của vùng đất Nam Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Lễ hội mùa Xuân còn là dịp để giao lưu văn hoá, ẩm thực, sử thi, văn hoá cộng đồng và các trò chơi dân gian, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc thể hiện đời sống phong phú của người Ê Đê, là dịp để các già làng giáo dục về trách nhiệm, về tình yêu đất nước, buôn làng, đồng thời nhắc nhở mọi người phải có ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước… vì đó là tài sản quý giá nhất từ bao đời nay mà ông cha đã để lại. Trong sự phát triển chung, người Ê Đê luôn mong muốn đóng góp sức người, của cải để đất nước ngày càng phồn vinh. Họ luôn cố gắng ở mọi lĩnh vực để tiếng chiêng mãi ngân vang khắp núi rừng mỗi độ Xuân về.

Khi nghi lễ cúng kết thúc, tiếng chiêng vang lên cũng là lúc bắt đầu cuộc vui rộn ràng. Người Ê Đê ở các buôn làng trong trang phục truyền thống không phân biệt già trẻ, lớn bé, ngồi quây quần bên nhau cùng ăn cơm, thưởng thức rượu cần làm từ hạt lúa mới và chúc nhau những điều tốt lành trong ngày Xuân.

RỘN RÀNG “LỄ HỘI MÙA XUÂN” CỦA NGƯỜI Ê ĐÊÊ Đê là một trong 54 dân tộc anh

em của đất nước Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Đắk Lắk là nơi có đông dân tộc sinh sống nhất. Hoà vào dòng chảy văn hoá và phát triển của đất nước, người Ê Đê đã có nhiều đóng góp làm đa dạng văn hóa vùng miền. Trong đó “Lễ hội mùa xuân” là một điểm nhấn đa dạng nhiều màu sắc.

Người Ê Đê chơi cồng chiêng

Nguyễn Phúc – Trâm Phạm

Người Ê Đê quay quần uống rượu cần trong lễ hội

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 17

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Cứ mỗi dịp Xuân về, trong lòng chúng ta hẳn sẽ nhớ về những ngày Tết xưa, nhớ khi được theo mẹ đi chợ quê sắm Tết. Khung cảnh buôn bán nhộn nhịp, tất bật người qua kẻ lại, cùng sắc màu rực rỡ của cây hoa mai, hoa đào và đủ thứ nhu yếu phẩm phục vụ cho ngày Tết. Khoảnh khắc đó thật bình dị, giản đơn nhưng vẫn đọng lại trong sâu thẳm tiềm thức mỗi người. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì hình ảnh chợ quê cũng phai nhạt dần. Thế nhưng trong dòng chảy của nền văn hóa đất nước, chợ quê vẫn giữ một vị trí quan trọng cho dù có bị lớp bụi thời gian phủ mờ.

Chợ quê đi vào tiềm thức mỗi chúng ta bởi nó đơn giản không cầu kỳ, chỉ cần một bãi đất trống, một bến sông hay một ngôi đình… thì ở đó vẫn hình thành chợ. Tuỳ vào mỗi vùng sẽ có chợ mở cố định theo phiên vào những ngày âm lịch, hoặc những chợ mở hàng ngày. Văn hóa chợ quê ra đời từ rất lâu, bắt đầu khi những con người trong cộng đồng người Việt đang sinh sống có nhu cầu trao đổi hàng hóa, vì hình thức giao thương sơ khai nhất trong lịch sử thương mại là “vật đổi vật”. Nói cách khác, chợ quê là điển hình của một nền kinh tế tự cung tự cấp của vùng nông thôn thuở xa xưa.

Dù không hoành tráng cũng chẳng xa hoa nhưng chợ quê vẫn náo nhiệt bởi ở đó có những tiếng cười rôm rả, vẫn lời qua tiếng lại trả giá của người mua kẻ bán chứ không khô khốc, cứng nhắc như những trung tâm mua bán ngày nay với giá được niêm yết trên mỗi sản phẩm. Hàng hóa đem ra bán ở chợ quê cũng không có gì đặc biệt mà chủ yếu là các sản phẩm mang tính cây nhà lá vườn của từng vùng quê, chỉ cần vài con cua, con cá bắt được ở ngoài đồng, vài nải chuối, mấy mớ rau, vài con gà, một ít gạo nếp hay gạo tẻ người ta vẫn mang ra chợ bán hay đổi với các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, ta thấy được một sự chân thành, gần gũi ở những con người vùng quê qua từng phiên chợ, nó như một sợi dây vô hình thắt chặt thêm tình cảm giữa người với người, bởi có khi đem mặt hàng gì đó ra chợ lại chẳng bán mà gặp người thân thì san sẻ hoặc gửi về cho một thân nào khác không đi phiên chợ hôm nay.

Có thể nói, chợ đã đi vào tâm thức người Việt Nam, hòa vào dòng chảy văn hóa ngàn đời của cư dân Việt với những nét truyền thống khó phai mờ. Nó đơn sơ, mộc mạc nhưng đã gắn bó với chúng ta qua nhiều thế hệ và đi vào lòng mỗi người bằng chính những điều chân thật, giản đơn. Từ một nét chấm phá tiêu biểu trở thành một nét văn hoá thiêng liêng đậm đà bản sắc dân tộc.

Không những thế, chợ quê còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều thế hệ thi nhân Việt Nam. Các thi nhân đã để lại cho nền văn học dân tộc những câu thơ, bài thơ hay và nhiều cảm xúc. Những câu thơ đó đi vào lòng người đọc bằng những hình ảnh khác nhau, tất cả đều góp phần tạo nên một không gian chợ quê đa chiều.

Bà Huyện Thanh Quan khi bước tới Đèo Ngang đã có cái nhìn rất tinh tế trước một không gian trầm mặc nhưng bà vẫn cảm nhận được một điểm nhấn từ xa xa:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà…

Nguyễn Bính nổi tiếng là nhà thơ tình với những câu thơ mượt mà. Thế nhưng, ông cũng có những lúc miệt mài trên bước đường giang hồ lưu lạc. Và những lúc lang thang đó ông đã bộc bạch với bản thân mình:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ

Đã dấy phong yên lộng bốn trời

Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ

Uống say mà gọi thế nhân ơi!

Mỗi mùa xuân đến, ký ức về không gian chợ quê xưa lại ùa về với những hình ảnh về khung cảnh rộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết. Bởi ngày nay, các trung tâm mua sắm mọc lên càng nhiều, bản thân chúng ta dần thay đổi cách mua sắm theo hướng hiện đại, phù hợp với cuộc sống. Có đôi lúc, ta thấy chạnh lòng vì những ngôi chợ quê cứ dần dần biến mất, thoảng trong đầu là những ý nghĩ miên man, một nỗi buồn khó nói ra được bằng lời. Thế mới thấy rõ sự thiêng liêng trong văn hoá chợ quê này, và nếu muốn nét đẹp này luôn tồn tại thì rất cần thiết phải có một phương hướng hợp lý. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục như hiện tại, đến một ngày nào đó ở các làng xã cứ đua nhau mọc lên các chợ lớn theo hướng hiện đại, và khi ấy không biết có còn không gian nào cho câu ca dao mộc mạc, tình tứ, quê mùa:

Chàng buông vạt áo em ra

Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa…

Việt Nam với nền văn minh lúa nước đã có từ ngàn đời nay, chính nền văn minh ấy là cái nôi sản sinh ra văn hóa chợ quê. Người ta thường nói rằng, muốn biết đời sống ở một vùng quê nào đó ra sao thì hãy ra ngắm chợ. Bởi lẽ, chợ là trung tâm văn hóa cộng đồng, là hồn của làng quê. Cái hồn Việt ấy trải dài từ Bắc chí Nam, dù ở đâu thì chợ quê vẫn mang bóng dáng như nhau, chứa đựng vẻ đẹp tinh túy của một nền văn hóa dân tộc lâu đời.

XUÂN VỀ TẢN MẠN NHỚ CHỢ QUÊTrọng Phúc

18 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có 9 tổ chức hội cấp huyện, cấp xã là 135, với 698 Chi hội và tổng số 8006 hội viên.Tổng số người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang được hưởng chính sách là 3.729 người, tổng số người gián tiếp hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang được hưởng chính sách là 1.428 người. Trong khi đó tỉnh Hội chỉ có 4 cán bộ, nhân viên và người lao động, trong đó cán bộ biên chế 3 và 1 cán bộ hợp đồng.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm, tỉnh hội đã đôn đốc các cơ sở Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô cùng cơ sở của 3 đơn vị này đại hội theo đúng thời hạn nhiệm kỳ 2019- 2024, đồng thời xây dựng các chương trình hoạt động, hướng dẫn kỷ niệm 59 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam để thực

hiện trong năm. Chỉ đạo tổ chức thực hiện chỉ thị 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban bí thư TW Đảng khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam". Cán bộ hội các cấp tích cực, chủ động tư vấn, hướng dẫn cho những người bị phơi nhiễm chất độc hóa học làm hồ sơ, thủ tục để xin giám định là nạn nhân da cam. Rà soát các đối tượng khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ khác cho nạn nhân da cam.

Về công tác tuyên truyền, trong năm 2020 nhất là dịp 10/8, "Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam" cũng là dịp kỷ niệm 59 năm thảm họa da cam ở Việt Nam để các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, thi đua. Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc và các đài truyền thanh cơ sở, cơ quan truyền thông thực hiện hơn 100 tin bài phóng sự, báo chí, treo hơn 200 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền. 100% các tổ chức hội từ tỉnh tới cơ sở tổ, chức gặp mặt, tặng quà cho nạn nhân da cam.

Về công tác vận động quyên góp và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong năm qua toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã vận động quyên góp, tặng quà cho 3.158 người trị giá: 1.001.910.000đ, tổ chức khám

chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 1.013 nạn nhân, trị giá 371 triệu đồng, tặng 20 xe lăn trị giá 24 triệu đồng, trao 4 xuất học bổng trị giá 18 triệu đồng, xây 2 nhà tình thương trị giá 130 triệu đồng. Việc tặng quà, hỗ trợ được thực hiện công khai, công bằng, thiết thực, trực tiếp trao tận tay nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Ngoài ra, các mặt công tác khác như thông qua Ban dân vận, tham mưu với lãnh đạo cấp ủy Đảng, Chính quyền ra văn bản chỉ đạo thực hiện chỉ thị 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban bí thư TW Đảng khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam" , cũng như công tác quản lý tài chính, tài sản của hội được thực hiện tốt, không để xảy ra sai phạm, thất thoát lãng phí. Có thể nói, nhờ có sự lãnh đạo của TW Hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tại địa phương, nên công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở tỉnh Vĩnh Phúc trong năm qua và những năm gần đây, đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước ta đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Mặc dù đã có hẹn trước, song khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được ông Nguyễn Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc, phụ trách hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ mồ côi khuyết tật của tỉnh. Phần vì công việc cuối năm nhiều, phần vì biên chế của cơ quan ít, mọi người phải căng mình ra, đảm đương nhiều phần việc. Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ khuyết tật, mồ côi do Hội chữ thập đỏ mà ông trực tiếp phụ trách lại không có trụ sở riêng nên cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VĨNH PHÚC CHĂM SÓC NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Quang Việt

Trụ sở Hội chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Kiệm, P.Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, phụ trách hội nạn nhân chất độc da

cam/dioxin tỉnh Vĩnh Phúc.

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 19

Đi dọc bờ sông, men theo con đường làng rợp bóng hai hàng cây xanh mát, cùng những bông hoa mười giờ đang khoe sắc, làng hoa Tân Thới hiện ra thật yên bình. Theo lời kể của chú Út Đời (55 tuổi, xã viên của Hợp tác xã hoa kiểng Tân Long A) – người có gần 30 năm gắn bó với nghề trồng hoa Tết thì làng hoa Tân Thới thuộc xã Tân Thới, Phong Điền, Cần Thơ trước đây chỉ gồm một vài hộ nhỏ trồng hoa vạn thọ (xuất xứ tại làng hoa Bà Bộ, Ninh Kiều, Cần Thơ). Sau này, khi nhận thấy tiềm năng về kinh tế từ công việc trồng hoa mang lại khá cao, các hộ gia đình khác trong làng đã học theo mô hình trồng hoa của làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), bắt đầu trồng thêm nhiều loại hoa như hoa cúc, hoa ly,…dần dần phát triển thành làng hoa phong phú, đa dạng như hiện nay.

Hiện tại, làng hoa Tân Thới có tất cả 38 hộ trồng hoa và đều là xã viên của Hợp tác xã hoa kiểng Tân Long A (xã Tân Thới, huyện Phong Điền). Khi đến mùa hoa Tết, các xã viên sẽ được Hợp tác xã hỗ trợ một ít về cây giống (cát tường, cúc lùn,…) và ưu tiên về địa điểm buôn bán hoa tại chợ hoa Phong Điền.

Đi qua cái Tết Đoàn viên ấm cúng, vụ hoa Tết Nguyên đán tại làng hoa Tân Thới được khởi động, các cô chú nông dân bắt đầu rải những giống hoa đầu tiên xuống đất. Do làng có đa dạng về chủng loại hoa nên khi gieo trồng, người nông dân sẽ tùy theo từng giống

hoa mà đưa ra thời điểm gieo hạt khác nhau. Những loại hoa có thời gian trưởng thành chậm như cúc lùn, cúc Đài Loan sẽ được gieo đầu tiên vào sau rằm tháng Tám. Tiếp theo sẽ là hoa cẩm nhung, hoa ly, cây ớt,… và cuối cùng, hoa vạn thọ được gieo vào mùng 10/11 (âm lịch) hàng năm.

Được biết, các giống hoa trên thuộc loài cây dễ trồng, ít sâu bệnh, cộng thêm điều kiện khí hậu thuận lợi, do đó nghề trồng hoa Tết nơi đây phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, muốn có được vụ hoa bội thu, đòi hỏi nông dân trồng hoa phải có kinh nghiệm dày dặn. Bởi trong quá trình ủ phân rơm trồng hoa, người nông dân phải biết cách ủ phân đúng đắn thì cây mới phát triển tốt, ngược lại cây sẽ dễ bị chết yểu. Đồng thời, trong giai đoạn cây hoa phát triển, cần tưới nước và bón phân đều đặn, phù hợp với từng loại hoa cũng như thực hiện ngắt cành hợp lý để hoa lớn lên xanh tốt.

Tại làng hoa Tân Thới, mỗi năm đưa ra thị trường hoa Tết hơn 100.000 chậu hoa các loại, với mỗi loại hoa có giá bán từ 130.000 đồng đến 150.000 đồng/ 1 cặp. Sau khi trừ hết các chi phí sẽ thu lợi từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/1 chậu, đem lại cho người nông dân thu nhập khoảng 80 đến 100 triệu chỉ trong một vụ hoa Tết.

Bên cạnh đó, trong thời gian chờ đợi vụ hoa Tết tiếp theo, người dân nơi đây với quan niệm “không để đất nghỉ” đã tận dụng diện tích đất trống trồng xen canh thêm nhiều loại cây. Có hộ sẽ trồng hoa cúc, hoa vạn thọ,… phục vụ cho nhu cầu cúng lễ, cúng rằm; Một số khác thì tiến hành trồng các loại cây hoa màu ngắn hạn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân, giúp họ chuẩn bị tốt cho vụ hoa Tết kế tiếp.

Hiện nay, dù có rất nhiều làng trồng hoa Tết hình thành nhưng làng hoa Tân Thới vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường tiêu thụ. Một phần vì đây là làng trồng hoa lâu đời nên đã có nhiều thương lái quen thuộc đến đặt hoa. Họ đến từ khắp nơi như: Cà Mau, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh,…và thường tới đặt cọc tiền hoa từ khoảng mồng 10 /01, sau đó vào khoảng ngày 23, 24 Tết họ sẽ đến lấy số hoa đã đặt cọc về bán lại. Mặt khác, “thuận mua, vừa bán”, nông dân trồng hoa tại làng hoa Tân Thới thường bán với mức giá có phần thấp hơn những làng hoa khác, không chỉ giúp bán được nhiều hoa mà còn tạo được mối quan hệ buôn bán lâu dài với các thương lái, góp phần giữ vững thị trường hoa Tết của riêng mình.

Tuy nhiên, Tết Tân Sửu 2021 năm nay, thị trường hoa Tết dự đoán sẽ có nhiều biến động do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Lo sợ đại dịch làm ảnh hưởng kinh tế, lượng tiêu thụ hoa sẽ giảm, năm nay số lượng hoa Tết được trồng tại làng hoa Tân Thới giảm mạnh, từ 2.000 – 1.000 gốc giảm còn 500 – 400 gốc. Theo chia sẻ từ chú Út Đời, chỉ riêng tại vườn nhà, so với năm ngoái số lượng giống hoa cúc Đài Loan từ 1.500 gốc nay giảm chỉ còn 400 gốc. Và với tình hình hiện tại, số hoa Tết ít hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, có khả năng sẽ làm đẩy giá thành của hoa lên cao.

Mang không khí nhộn nhịp và đa dạng sắc màu, làng hoa Tết Tân Thới chứa đựng hình ảnh yêu thương, tràn đầy sức sống. Len lỏi trong những hàng cây xanh tươi, những nụ hoa đang chớm nở là các cô chú nông dân cần mẫn với công việc chăm sóc cây hoa Tết. Họ gửi gắm vào đấy mong ước, hi vọng về cái Tết Tân Sửu sum vầy, ấm áp, có nhiều hạnh phúc và phát triển hơn.

LÀNG HOA TÂN THỚI – NHỘN NHỊP VÀO XUÂNTrà Giang

Sau rằm tháng Tám, khi chiếc đèn lồng được cất đi sẽ là thời điểm những hạt giống hoa Tết đầu tiên được gieo trồng. Từ một hộ, hai hộ,…rồi đến khắp làng, đâu đâu cũng có một màu xanh mơn mởn của cây hoa con. Lúc này, làng hoa Tân Thới ở Cần Thơ bắt đầu nhộn nhịp bước vào vụ hoa Tết mới.

VĂN HÓA- XÃ HỘI

Khoảng sân rộng được người dân tận dụng trồng hoa Tết

Chú Út Đời (55 tuổi, xã viên của Hợp tác xã hoa kiểng Tân Long A) đang chăm sóc những

luống hoa cho kịp mùa Tết đến Xuân về.

20 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Văn Bình

Trong năm 2020, số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đã thu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là hơn 150 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019. Trong đó, số tiền thu tại khu vực phía Bắc là hơn 47,5 tỷ đồng.

Số tiền thu tại chi nhánh phía Nam là hơn 102,4 tỷ đồng. Số lượng thành viên ký hợp đồng uỷ quyền tại VCPMC trong năm 2020 là 276 tác giả. Tổng số thành viên viên ký hợp đồng uỷ quyền tại VCPMC đến nay là 4.540 tác giả. VCPMC đã thực hiện 4 kỳ phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả với số tiền (đã trừ phí quản lý) là hơn 107,4 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 1/2021 (trước Tết Nguyên đán) sẽ tiến hành phân phối số tiền là 36 tỷ đồng.

Năm 2020, VCPMC tiếp tục mở rộng hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới. Cho tới thời điểm này, VCPMC đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả(CMOs) trên thế giới, số lượng hợp đồng ký kết tăng khoảng 10% so với năm 2019. Các CMOs mới ký trong năm 2020 bao gồm: SAZAS (Slovenia), STEF (Ireland), RSAU (Rwanda), SAYCE (Ecuador), BSCAP (Belize), UNISON (Tây Ban nha). Mặc dù tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn của các CMOs trên thế giới cũng bị sụt giảm rất nhiều, nhưng nguồn thu từ nước ngoài của VCPMC vẫn tăng trưởng mạnh, đến thời điểm này tăng 82% so với năm ngoái từ 1.984.692.444 đồng lên 3.606.289.785 đồng do tốc độ tăng trường lĩnh vực kỹ thuật số từ các tổ chức nước ngoài.

Năm 2020 nguồn tiền bản quyền tác giả của tác phẩm Việt Nam thu được từ nước ngoài tăng vọt so với những năm trước, trong đó chủ yếu đến từ các nước như COMPASS (Singapore), JASRAC (Nhật Bản), SACEM (Pháp), ASCAP (Mỹ), GEMA (Đức), APRA AMCOS (Úc). Mối quan hệ hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới không chỉ giúp VCPMC quảng bá và bảo vệ kho tác phẩm Việt Nam được khai thác tại nước ngoài mà còn giúp bảo vệ kho tác phẩm nước ngoài của các chủ sở hữu nước ngoài được khai thác tại Việt Nam. Hiện tại việc quản lý và cấp phép kho tác phẩm nước ngoài được sử dụng và khai thác tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý quyền của VCPMC.

Năm 2020 cũng là năm có diễn biến mới với lĩnh vực ủy quyền. VCPMC đang tham gia vào sáng kiến cấp phép chung lĩnh vực biểu diễn công cộng với các đối tác quyền liên quan (Joint Licensing). Các đối tác quyền liên quan của người biểu diễn và quyền liên quan của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình trong nước và quốc tế cụ thể là Hội bảo vệ Quyền của Nghệ sĩ Biểu diễn Âm nhạc Việt Nam (APPA), Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV), Liên đoàn Công nghiệp thu âm quốc tế (IFPI)... hiện đang trong quá trình đàm phán với VCPMC để hợp tác, phối hợp, đại diện cấp phép tại thị trường Việt Nam.

VCPMC đã hợp tác với Công ty Aibiz cung cấp công cụ đo đếm tần suất/lượt phát, nhờ đó hầu hết các Đài đã đồng thuận với phương thức VCPMC đề nghị. Website, ứng dụng di động tăng trưởng mạnh với nguồn thu chính đến từ các ứng dụng quốc tế như: Facebook; Apple; Tiktok; Spotify; MOOV; Star Maker... Youtube tăng trưởng mạnh do có sự đầu tư về nhân sự và công nghệ; Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Google trong việc khai thác trên Youtube, đảm bảo tối đa lợi ích của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Kế hoạch hoạt động năm 2021, Tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương trong công tác tập huấn, tuyên truyền, thực thi bảo hộ quyền tác giả. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ phương thức đo đếm số lượng và lượt sử dụng tác phẩm trong các môi trường khác nhau đến cung cấp thông tin phân phối cho các tác giả thành viên. Áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật.

Chú trọng công tác chăm sóc, phát triển hội viên, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các tác giả thành viên; đẩy nhanh tiến độ ký các hợp đồng ủy quyền theo mẫu hợp đồng ủy quyền mới, củng cố cơ sở pháp lý nhằm quản lý khai thác và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả thành viên VCPMC.

TRUNG TÂM BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ÂM NHẠC VIỆT NAM TỔNG KẾT NĂM 2020

Sáng ngày 13/01/2021, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) long trọng tổ chức Lễ tổng kết năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021. Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC phát biểu: “VCPMC đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động, tập trung vào việc khai thác và bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường internet, tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và các phần mềm quốc tế vào mọi hoạt động. Nhờ đó, hoạt động của VCPMC trong năm 2020 vẫn được duy trì ổn định và ghi nhận những bước phát triển mới”.

Tặng quà cho các nhạc sĩ

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phát biểu tại Hội nghị

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 21

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bánh Tét là đặc sản ngày Tết có ý nghĩa quan trọng đối với người miền Nam. Vì vậy, hình ảnh các gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa chờ bánh chín vào những ngày cuối đông đã trở thành ký ức tuổi thơ đẹp đẽ trong tim mỗi người. Khác với bánh Tét thông thường, bánh Tét lá cẩm mang hương vị thơm ngon kết hợp với màu tím độc đáo, tạo nên dấu ấn ẩm thực khó phai trong lòng người dân Nam bộ.

Nếu ở miền Bắc bánh Chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, thì bánh Tét ở miền Nam cũng mang ý nghĩa tương tự. Vì vậy, một số người cho rằng, bánh Tét là biến thể của bánh Chưng, có nhiều cách giải thích cho vấn đề này, một trong số đó là do miền Tây Nam bộ ảnh hưởng văn hóa Chăm với tín ngưỡng “Phồn Thực”. Vì thế, sang miền Nam bánh Chưng chuyển thành bánh Tét có hình trụ dài giống với chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn và hùng mạnh.

Chính vì ý nghĩa đặc biệt của bánh Tét trong mâm cơm đầu xuân nên ở miền Tây đã có nhiều loại bánh khác nhau ra đời. Bên cạnh những chiếc bánh có lớp vỏ ngoài màu xanh nhạt, người dân Cần Thơ đã sáng tạo ra bánh Tét lá cẩm mang màu tím đặc trưng và hương vị thơm ngon trứ danh, tạo nên dấu ấn ẩm thực khó phai cho mảnh đất gạo trắng nước trong này.

Bánh Tét lá cẩm ra đời nhờ vào sự dày công sáng tạo của bà Huỳnh Thị Trọng (bà Sáu Trọng), hiện đang cư trú tại một con hẻm nhỏ thuộc quận Bình Thủy, ngoại ô thành phố Cần Thơ. Bà Sáu Trọng, đến nay đã ngoài 70, bà nối nghiệp gia đình theo nghề truyền thống từ năm hai mươi tuổi. Trong quá trình làm nghề, tình cờ bà học được cách sử dụng lá cẩm từ người chồng chuyên làm bánh Tây. Thấy vậy, bà thử dùng nước lọc từ loại lá này để pha nếp và tạo ra bánh Tét lá cẩm như hiện tại. Suốt hơn nửa đời người, mỗi ngày bà đều cần mẫn vò nếp, nấu bánh và truyền dạy lại cho con cháu. Ba thế hệ nhà họ Huỳnh đều theo nghề truyền thống, đã góp phần mang thương hiệu bánh Tét lá cẩm họ Huỳnh nổi danh khắp xứ Tây Đô.

Bánh có màu tím đặc trưng, thu hút thực khách khó tính ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Nếp dẻo quyện cùng vị ngọt của từng thớ thịt, trộn lẫn với hương thơm ngào ngạt từ trứng muối đã giúp loại bánh này trở thành món ăn hấp dẫn, không thể bỏ lỡ trong ngày Tết của người dân khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Vào những ngày đầu năm, người miền Nam thường chuẩn bị hai loại bánh Tét: Chay và mặn. Bánh chay để cúng tổ tiên, trời đất, còn lại bánh mặn dùng trong bữa ăn. Vì thế, nhân bánh Tét lá cẩm cũng vô cùng đa dạng từ món chay (đậu xanh, chuối) đến món mặn (thịt, trứng muối, tôm khô,...) và được biến tấu tùy theo sở thích của mỗi người.

Dù ngày nay trên thị trường xuất hiện vô số loại bánh khác nhau, nhưng bánh Tét lá cẩm vẫn chiếm được vị thế quan trọng trong lòng người tiêu dùng. Bởi nó mang màu sắc bắt mắt và hương vị ngọt ngào khó quên; Mặt khác, bánh còn chứa đựng ý nghĩa nhân sinh cao cả. Chiếc bánh được bọc trong nhiều lớp lá chuối tựa như người mẹ bao bọc lấy con mình, việc ăn bánh Tét gợi lại nỗi nhớ về mẹ, người luôn thầm lặng che chở, hy sinh và nuôi con khôn lớn. Bánh Tét tựa như lời nhắc nhở mỗi người con Việt Nam phải luôn hiếu thảo, biết ơn và ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, góp phần tạo nên một ngày Tết ý nghĩa và trọn vẹn.

Nhờ quá trình sáng tạo không ngừng của bà Sáu Trọng, bánh Tét lá cẩm nay đã trở thành món đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết của người Cần Thơ nói riêng và người dân khắp miền Tây Nam bộ nói chung. Với hương vị, màu sắc đặc trưng cùng giá trị văn hóa và nhân sinh cao cả, bánh Tét lá cẩm xứng đáng trở thành một trong những món ăn nhất định phải thử trong dịp xuân này.

BÁNH TÉT LÁ CẨM - MÓN ĂN NGÀY TẾT Ở NAM BỘNhật Vỹ

Bà Huỳnh Thị Trọng hay còn được gọi với cái tên thân thương bà Sáu Trọng

Bánh Tét lá cẩm là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của

người Cần Thơ

Quy trình làm ra những đòn bánh Tét lá cẩm hết sức công phu

22 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thượng úy, cựu chiến binh Nguyễn Thị Mỹ Nhung (bí danh Nguyễn Thị Yên Thảo, tên thường gọi là Tám Thảo) sinh năm 1932, nguyên là cán bộ Cụm tình báo H63, Đoàn J22, Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu (nay là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng). Trong 45 năm phục vụ cách mạng, nhất là trong hơn 20 năm thực hiện nhiệm vụ giao thông viên bí mật của Cụm tình báo, có một thời gian cô Tám Thảo đã trực tiếp chuyển, nhận tài liệu, sự chỉ đạo của tổ chức từ nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn vượt qua các trạm, bốt gác dày đặc trong nội đô Sài Gòn về chiến khu an toàn.

Gặp cô Tám Thảo trong một ngày se lạnh cuối năm, với mái tóc bạc phơ uốn nếp gọn gàng cùng gương mặt hiền từ, cô vẫn giữ được nét kiêu kỳ vốn có của người tiểu thư Sài Thành xưa. Tuy đã bước sang độ tuổi 89 nhưng trông cô vẫn rất minh mẫn, hoạt bát. Theo giọng kể trầm ấm, cô đưa chúng tôi quay về những năm kháng chiến ác liệt, cam go, gian khổ. Như một thước phim quay chậm, chúng tôi có cơ hội chứng kiến hành trình từ cô gái rải truyền đơn 16 tuổi trở thành một nữ tình báo dũng cảm, thông minh, khôn khéo vượt qua kiểm soát của địch để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

Xuyên suốt quá trình hoạt động, cô đã trải qua vô vàn chuyến đi bão táp nhưng để lại ấn tượng nhất là lần nhận nhiệm vụ vận chuyển 24 cuốn phim Kodak từ nội thành Sài Gòn ra Củ Chi

vào năm 1961. Dù chuyến xe bị 3 tên địch chặn lại khám xét, nhưng với sự bình tĩnh và ứng biến mau lẹ trước tình huống, cô thành công qua mặt địch và bảo vệ an toàn tài liệu, đưa về căn cứ giao tận tay cho lãnh đạo của mình là đồng chí Nguyễn Xuân Mạnh. Sau này, đồng chí Nguyễn Xuân Mạnh cho biết, đó là những tài liệu hết sức quan trọng của đối phương, giúp lực lượng cách mạng nắm được ý đồ, kế hoạch tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” để tấn công lực lượng cách mạng miền Nam.

Một chuyến giao liên khác, được chính Phạm Xuân Ẩn lái xe đưa đến trạm trung chuyển xe lam Củ Chi, cô định đón xe đi Phú Hòa Đông nhưng khi vào bến thấy vắng ngắt, cô sững người biết địch cấm xe qua lại vì đang sửa căn cứ Đồng Dù. Tám Thảo vô cùng lo lắng, cô chợt nhìn thấy Xuân Ẩn vẫn ngồi trong xe, ánh mắt dõi theo, tay cầm điếu thuốc đã tàn rất dài có ý chờ xem cô xử lý ra sao. Ánh mắt ấy, đến nay Tám Thảo vẫn nhớ như in, cô nhận được tình cảm, sự lo lắng cũng như lòng tin cậy và chính điều này đã tiếp sức cho cô bình tĩnh tìm xe ngựa thay thế để tiếp tục hành trình. Đến nay,

khi quay lại những đoạn đường giao liên lúc trước, cô vẫn có cảm giác “lạnh sống lưng” tựa như “đi vào cõi chết” rất chân thực.

Năm 1966, với khả năng tiếng Anh và tiếng Pháp lưu loát, Tám Thảo đã trúng tuyển và chọn làm thông dịch viên cho sỹ quan cố vấn người Mỹ làm việc tại Bộ Tư lệnh Hải quân Chính quyền Sài Gòn. Từ đó, cô thu thập được nhiều tin tức, tài liệu quan trọng, đặc biệt là sơ đồ, bố trí lực lượng của Tổng Bộ Hải quân Việt Nam Cộng hòa; Tài liệu đánh giá của Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa về Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, góp phần giúp lãnh đạo Đảng, Quân ủy Trung ương có những nhận định và xử trí thích hợp để giành chiến thắng trên chiến trường miền Nam. Không chỉ ẩn thân qua mặt lực lượng địch, cô còn xuất sắc đánh lừa Máy kiểm tra nói dối tân tiến của Mỹ, khiến quân địch không mảy may nghi ngờ. Sau đó ít lâu, Tám Thảo đã lấy được tư liệu đánh giá của Quân đội Sài Gòn về trận tấn công vào Sài Gòn - Gia Định, góp phần quan trọng vào việc hoạch định chiến lược cho cuộc chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Nhiệm vụ hoàn thành, cô

NỮ TÌNH BÁO TÁM THẢO KỂ VỀ NHỮNG NĂM THÁNG HOẠT ĐỘNG TRONG LÒNG ĐỊCH

Ánh Tuyết

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường không chỉ diễn ra ngoài mặt trận mà còn diễn ra ngay trong lòng địch, nơi những chiến sĩ tình báo xuất sắc nhất của quân đội ta lặng lẽ lập chiến công. Nữ tình báo xinh đẹp Nguyễn Thị Mỹ Nhung (Tám Thảo) dưới vỏ bọc người con gái tư sản đã xuất sắc hoàn thành những nhiệm vụ khó nhằn góp phần to lớn cho chiến thắng ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Thượng úy, cựu chiến binh Nguyễn Thị Mỹ Nhung (bí danh Nguyễn Thị Yên Thảo, tên thường gọi là Tám Thảo)

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 23

VĂN HÓA - XÃ HỘI

âm thầm trở về chiến khu cùng đồng đội ngóng tin ngày giải phóng.

Được tin cuộc tổng tiến công hoàn toàn thắng lợi, cô như vỡ òa cảm xúc cùng đồng đội. Bước vào cuộc sống thời bình, Tám Thảo chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hóa- Thông tin TP Hồ Chí Minh, phụ trách Trung tâm nghiên cứu dịch thuật sau đó được đề bạt làm Phó Chủ tịch Thường trực. Sau 45 năm phục vụ cách mạng, 23 năm góp phần xây dựng đất nước, năm 2002 cô về hưu và sống cuộc sống thầm lặng tại Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.

Với những thành tích, đóng góp to lớn, các chỉ huy cũ của cô Tám Thảo (Cụm tình báo H63) đã làm tờ trình đề xuất Bộ Quốc Phòng đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVTND) cho nữ tình báo Tám Thảo. Tiếp đó, khi nhiều bài báo viết về chiến công của cô Tám Thảo được phát hành cùng sự ra đời Cuốn sách “Hai tiểu thư tình báo Sài Gòn” của nhà báo Diệu Ân, nữ tình báo Tám Thảo được cả nước biết đến và ngợi ca. Mãi đến năm 2018, sau 43 năm kể từ ngày đất nước giải phóng, cô Nguyễn Thị Mỹ Nhung vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND do Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định phong tặng. Năm 2019, Tám Thảo được nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Mới đây ngày 19/12/2020, cô Tám Thảo đã tham gia Buổi họp mặt kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2020) do Ban liên lạc Biệt Động Nội Thành Lữ đoàn 316 tổ chức. Tại đây, cô có cơ hội ôn lại kỉ niệm thời kháng chiến với Đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang) - Anh hùng LLVTND, Nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316.

Chính nhờ những hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ anh hùng vì nước quên thân mà ngày nay người Việt Nam mới có thể sống và hưởng thụ hòa bình, độc lập. Mặc dù tuổi đã xế chiều nhưng Tám Thảo vẫn hằng ngày học tập, rèn luyện bản thân, giữ mãi phẩm chất cao quý của người lính Cụ Hồ. Gửi lời nhắn nhủ đến thế hệ trẻ tương lai, cô mong muốn tuổi trẻ hãy ra sức học hỏi để trang bị bản thân thật tốt, mới có thể khẳng định lòng yêu nước bằng cách xây dựng đất nước. Nhất là phải học Lịch Sử để thấy sự hào hùng của dân tộc, từ đó dấy lên niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của nòi giống “Con rồng cháu tiên”.

Sau gần 40 năm công tác trong ngành Công an, ông Đào Minh Phúc (SN 1951, ngụ ấp Hành Chính, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long) luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đến năm 2010, ông Phúc về hưu và tham gia Hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Hành Chính, tiếp tục cống hiến hết mình vì sự phát triển của quê hương.

Ông góp công lớn trong thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phước Long về phong trào xanh - sạch - đẹp và bảo vệ môi trường khi đã tự tay ươm hơn 4.000 cây, hoa kiểng tặng chính quyền và người dân trên địa bàn huyện trồng để tô đẹp thêm cho bộ mặt nông thôn. Bên cạnh đó, ông còn tham gia cùng Chi bộ ấp Hành Chính xây chậu, trồng hoa kiểng dọc theo hai bên đường với chiều dài gần 3.000m; Tham gia đảm nhận cắt tỉa, chỉnh trang hoa kiểng, vận động Nhân dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh, hố xử lý rác gia đình… góp phần xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2018.

Tạm gác lại những ước mơ cá nhân, ông Danh Văn Thoại (SN 1966,

ngụ ấp Long Đức, thị trấn Phước Long) rời quê hương tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Năm 1985, ông Thoại trở về quê hương, bắt đầu cuộc sống mới với hình hài khiếm khuyết. Là thương binh hạng 2/4, chỉ còn một cánh tay, nhưng ông Thoại luôn biết cách để khắc phục khó khăn, trở ngại. Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, ông còn tự bỏ tiền túi sửa những đoạn đường xuống cấp để người dân và học sinh trong ấp có thể đi lại dễ dàng; vận động người dân tham gia trồng hoa hai bên đường, dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp; vận động hộ nghèo tích cực lao động, sản xuất; bản thân ông còn đến tận nhà những học sinh bỏ học để tìm giải pháp giúp đỡ các em đi học trở lại... Ngôi nhà của ông Thoại là địa chỉ mà nhiều người nghèo thường tìm đến mỗi khi họ gặp khó khăn, bất trắc.

Nhờ được rèn luyện và trưởng thành trong môi trường quân đội nên ông Phúc, ông Thoại và nhiều CCB khác luôn phát huy tính gương mẫu trong các phong trào, tạo được sức lan tỏa, góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn và đô thị.

GƯƠNG MẪU ĐI ĐẦU TRONG CÁC PHONG TRÀOPhúc Minh

Ông Đào Minh Phúc chăm sóc vườn hoa cây cảnh để trồng trên đường phố.

24 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

KINH TẾ - XÃ HỘI

Với những lợi thế như: Khí hậu, thức ăn, kinh nghiệm chăm sóc...những năm gần đây nhung hươu mang thương hiệu “Cúc Phương” được khách hàng, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, do đó nhiều hộ dân nơi đây đang có cơ hội trở thành hộ khá giả từ nghề nuôi hươu.

Dẫn chúng tôi ra khu chuồng trại của gia đình, anh Bùi Văn Tuyên, thôn Nga 2 giới thiệu về những con hươu được nuôi lấy nhung. Anh Tuyên cho biết, thường thì những con hươu đến tuổi lấy nhung được nuôi từ vài năm trở lên, ở độ tuổi trưởng thành.

Trước đây, gia đình anh Tuyên chỉ nuôi mấy con bò để xuất bán hàng năm, nhưng thấy nhiều hộ nuôi hươu cho thu nhập khá hơn, lại hợp khí hậu, dễ nuôi nên anh đã đi học tập mô hình nuôi hươu để về áp dụng. “Mới đầu, gia đình nuôi có 2 con, sau đó có vốn mình mới mở rộng dần. Sau hơn chục năm nuôi hươu lấy lộc, nay gia đình tôi đã duy trì đàn hươu đực 14 con, tất cả đều đang ở tuổi cho lộc hươu,” anh Tuyên chia sẻ. Với đàn hươu của mình, gia đình anh Tuyên có thể thu về khoảng 150 triệu đồng trong vụ thu hoạch lộc hươu năm nay.

Theo anh Tuyên, nuôi hươu không khó, chỉ cần một diện tích nhất định đủ xây dựng chuồng trại cho hươu ở, có khoảng không gian rộng rãi cho hươu đi lại, chạy nhảy. Điều quan

trọng, là phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hươu, có 8 loại lá rừng mà hươu thường ăn, trong đó phải có một số lá cây mà loài hươu yêu thích như lá sung, lá vải… để bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng cho hươu nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh. Những loại lá rừng này ở Cúc Phương rất nhiều.

Tìm hiểu về nguồn gốc nuôi hươu của người dân ở đây, ông Hoàng Xuân Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ bảo tồn phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, năm 1980, Trung tâm bắt đầu nuôi 120 cá thể hươu, phần lớn trong độ tuổi khai thác nhung, tuy nhiên, thay vì nuôi hươu để lấy thịt như trước, nhiều năm gần đây Trung tâm đã chuyển hướng nuôi hươu để lấy nhung, vừa để phát triển ngành nghề, vừa để bảo tồn những nguồn gen quý.

“Nhiều năm nay, ngoài khu vực chăn nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, các hộ dân xung quanh cũng mua hươu giống về nuôi tại gia đình,với giá dao động từ 5 đến 6 triệu đồng/con hươu 5 tuổi. Tuy nhiên, để phát triển đàn hươu cũng như phát triển nghề nuôi hươu lấy nhung tại địa phương, cần có chính sách khuyến nông hợp lý và mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi”, ông Thủy cho biết thêm.

Được biết, hiện toàn xã Cúc Phương có

hơn 200 hộ nuôi hươu, với tổng đàn trên 500

cá thể hươu, 80% trong số đó đang ở trong

độ tuổi trưởng thành. Nhẩm tính với số lượng

hươu như hiện nay, người dân Cúc Phương

có thể thu về khoảng 5 tỷ đồng từ khai thác

nhung hươu.

Hươu cho lộc 1 lần/năm với số lượng

khoảng 7 lạng nhung/con, cá biệt có con hươu

cho hơn 1kg nhung/năm. Hiện tại, nhung

hươu được bán tại Cúc Phương có giá dao

động từ 1,6 triệu đến 2 triệu đồng/lạng, một

con hươu bình quân cho thu nhập từ 10 đến

15 triệu đồng/năm.

Ngoài việc giải quyết việc làm, tăng thu

nhập cho các hộ chăn nuôi, tại Cúc Phương

nhiều năm nay còn có nghề thu hái lá rừng cho

hươu. Thường thì mỗi con hươu trưởng thành

ăn hàng chục kg lá/ngày, do đó nhiều gia đình

chăn nuôi quy mô lớn hàng chục con đã tính

đến phương án trồng thêm cây cỏ voi để chủ

động nguồn thức ăn cho hươu. Nhiều năm

nay, nhờ giá lộc hươu luôn ổn định nên nghề

này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người

chăn nuôi. Đặc biệt không ít hộ khó khăn đã

trở thành hộ khá giả, với thu nhập hằng năm

đạt từ 100 tiệu đến 200 triệu đồng/năm.

Nếu có dịp đến xã Cúc Phương,

huyện Nho Quan (Ninh Bình) vào

thời điểm từ tháng 12 âm lịch đến hết

tháng 4 âm lịch năm sau, chúng ta sẽ

chứng kiến hình ảnh những gia đình

nuôi hươu ở đây cắt lộc nhung hươu

để bán. Hiện tại, nhung hươu được

bán tại Cúc Phương có giá dao động

từ 1,6 triệu đến 2 triệu đồng/lạng,

một con hươu bình quân cho thu

nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/năm.

HUYỆN NHO QUAN (NINH BÌNH):

Nghề nuôi hươu mang lại thu nhập cao cho người dân

Hồng Minh

Đàn hươu của một hộ dân trong xã

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 25

Hai năm qua, Nghị quyết 05 HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phát triển sản xuất, tại các xã NTM giai đoạn 2018- 2020 được xem là giải pháp hiệu quả giúp cho nông dân phát triển sản xuất, qua đó nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu .

Nội dung chính của Nghị quyết đó là: Các hộ gia đình trực tiếp sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh dịch vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được hỗ trợ 50% chi phí mua cây giống, con giống, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chi phí vận chuyển. Tận dụng điều kiện thuận lợi này, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các khu vực khó khăn như Long Hải đã tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, qua đó vươn lên phát triển vượt bậc.

Điển hình như, hộ gia đình ông Phan Tấn Nghiêm ở khu phố Hải Điền, thị trấn Long Hải có hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng rau. Để tăng năng suất, chất lượng cho cây rau, năm 2019, ông Nghiêm đã tìm hiểu về phương pháp trồng rau thủy canh trên giàn, trong nhà lưới với công nghệ tự động điều chỉnh lượng nước và dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư hệ thống khá cao, khoảng 120 triệu đồng/1.000 m2 nên ông còn do dự. Nhưng sau khi biết địa phương có chính sách hỗ trợ nói trên, ông đã mạnh dạn tiếp cận và được hỗ trợ 50% chi phí, nhờ vậy mà mô hình trồng rau hiện đại của ông đã được hình thành. Sau hơn một năm triển khai, năng suất của rau trồng thủy canh cao gấp 2 đến 3 lần so với rau trồng theo phương pháp truyền thống. Hiện, trung bình một năm, ông Nghiêm thu hoạch khoảng hơn 10 tấn rau với giá bán bình quân từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu được lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm.

Hay như gia đình ông Nguyễn Văn Hồng ở khu phố Hải Điền, thị trấn Long Hải, trước đây chủ yếu trồng mì (sắn) trên

diện tích khoảng 1ha đất vườn. Dù vất vả quanh năm, nhưng thu nhập từ vườn mì vẫn không đủ giúp ông trang trải cuộc sống gia đình. Sau khi được tham quan một số vườn cây trái trong và ngoài tỉnh, do các cấp Hội Nông dân tổ chức, ông Hồng quyết định cải tạo 2 sào đất cát pha để trồng thử nghiệm cây táo. Những năm đầu, ông gặp một số khó khăn trong việc chăm sóc, trái bị rụng nhiều do sâu bệnh và thiếu nước tưới. Không nản chí, ông chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước; Nghiên cứu kiến thức từ mạng Internet, sách báo, từng bước tiếp cận kỹ thuật trồng táo, khắc phục được những hạn chế nêu trên. Nhờ

đó, vườn táo đạt năng suất cao hơn, chất lượng trái tốt hơn. Đến nay, gia đình ông Hồng đã mở rộng diện tích trồng táo lên 5 sào, với 200 cây, năng suất bình quân từ 60 - 80kg/cây. 5 năm trở lại đây, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Hồng thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng từ vườn táo.

Ông Nguyễn Văn Hồng và ông Phan Tấn Nghiêm là 2 nông dân tiêu biểu trong số rất nhiều nông dân trên địa bàn thị trấn Long Hải, đã được UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tặng Bằng khen trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" giai đoạn 2015-2020.

BÀ RỊA- VŨNG TÀU:

NÔNG DÂN ÁP DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI, NÂNG CAO THU NHẬP

Lê Vũ

Ông Phan Tấn Nghiêm bên vườn rau được trồng với công nghệ thủy canh.

Ông Nguyễn Văn Hồng đang chăm sóc các chậu lan thương phẩm

KINH TẾ - XÃ HỘI

26 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Đất nung là một chất liệu gốm được sử dụng trong xây dựng và mỹ thuật trang trí từ thời cổ đại trong các nền văn hóa trên thế giới. Nghĩa đen có nghĩa là “đất được nung lên”, do được làm từ đất sét tự nhiên nên có một màu nâu đỏ đặc trưng.

Nằm ở bang Rajasthan, Molela nổi tiếng với phong cách gốm độc đáo. Kumhars (những người thợ gốm) của Molela đã tạo ra một loạt tấm/bản phù điêu bằng đất nung nhằm thể hiện lòng sùng kính, mộ đạo và chứa đựng tính chất cầu nguyện, và những tấm/bản lớn hơn thường thể hiện cảnh sắc làng quê, nông thôn được tạo tác thủ công hoàn toàn bằng tay là loại nghệ phẩm nổi tiếng nhất. Bên cạnh, còn có các vật phẩm nhỏ hơn như chuông cho các điện thờ và đồ gia dụng thì được tạo tác bằng khuôn thủ công. Những nghệ phẩm này là những câu chuyện trực quan vô cùng sinh động, hấp dẫn về phong tục, tập quán và cuộc sống thường ngày của cư dân nơi đây.

1. Ngôi làng Molela, nằm gần thị trấn tôn giáo/tín ngưỡng của Nathdwara, cách Udaipur 50km. Còn được gọi là “ngôi làng gốm”, nơi đây có khu định cư của hơn vài ngàn người. Trong số đó, khoảng 40 gia đình thuộc đẳng cấp Kumhar/thợ gốm chuyên sản xuất, tạo tác nên các nghệ phẩm bằng đất nung. Sự quyến rũ vốn có của những tấm/bản phù điêu bằng đất nung này thu hút người mua từ những nơi xa xôi đổ về nơi đây nhưng nhu cầu về loại nghệ phẩm này lại có xu hướng theo mùa. Các bình/vại mới và tượng thần dâng cúng là lễ vật cần thiết cho lễ hội và thời điểm thu hoạch. Chúng hầu như được mua bởi cộng đồng người Bhil, Gujjar và Gajirat, họ đã đến nơi đây cùng với các vị thầy tế để mua những tranh tượng mới dâng cúng cho vị thần của mình. Và người thợ thủ công Molela cũng chuyển sang làm nông nghiệp để nuôi sống bản thân trong những

tháng còn lại của năm.

“Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nghệ thuật đất nung Mohan” là niềm tự hào của ngôi làng khi mang đến môi trường học tập tuyệt vời cho các học viên. Nó được thành lập bởi Mohanlal Chaturbhuj Kumar, một trong những người tiên phong và được trao giải cao nhất cho nghề thủ công tạo tác đất sét Molela.

2. Giống như hầu hết các nghề thủ công khác, nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua những người con trai trong gia đình, theo mỗi thế hệ. Trước đó, những phiến phù điêu đất nung giống như gạch ngói vuông, chữ nhật thể hiện các cảnh của cuộc sống thường nhật của ngôi làng được sắp xếp, bố cục trong một tấm/bản đơn lẻ lớn. Những tấm/bản này đã sản sinh ra các tấm/bảng thế tục đương đại về sau này. Sau đó,

các tấm/bản biến thể nổi bật này cũng đã dẫn đến việc tái sáng tạo lại những đề tài truyền thống bằng cách xáo trộn các vị thần, nữ thần, người anh hùng dân gian và các biểu tượng không liên quan, khác nhau vào một tấm/bản đơn lẻ duy nhất.

Một trong những người tiên phong của hình thức thủ công này là Mohanlal Chaturbuj Kumhar đã tạo tác và truyền dạy nghề cho gia đình và người dân làng trong nhiều thập kỷ. Cả hai người con trai của ông, Dinesh và Rajendra, đều tích cực tham gia vào nghề thủ công này. Mohanlal được trao tặng một số giải thưởng và sự công nhận của quốc gia Ấn Độ cũng như quốc tế cho những đóng góp của ông về gạch men Rajasthan. Ông cũng đã giành được giải thưởng Padmashree uy tín vào năm 2012.

3. Quá trình tạo tác

KINH TẾ - XÃ HỘI

Nghề làm gốm là một nghề phổ biến và có lịch sử lâu đời trên thế giới. Ở nước ta, tồn tại nhiều làng nghề gốm sứ, trong đó gồm những tên nổi tiếng như Bát Tràng, Bàu Trúc, Biên Hòa, Lái Thiêu... Mỗi làng nghề có một con đường phát triển sản phẩm riêng dựa trên đặc điểm vùng nguyên liệu, tay nghề nghệ nhân, công nghệ truyền thống, thị trường tiêu thụ sản phẩm...rất đa dạng. Ở Ấn Độ, có một làng nghề phát triển nhờ thị trường gốm mỹ thuật trang trí, đó là làng Molela ở bang Rajasthan.

SỐNG ĐỘNG PHÙ ĐIÊU ĐẤT NUNG MOLELA, ẤN ĐỘHUỲNH THANH BÌNH

Theo “Terracotta Tiles and Murals”

Nghệ phẩm phù điêu đất nung Molela trên tường nhà ga thành phố Udaipur

Ngôi làng Molela

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 27

KINH TẾ - XÃ HỘI

CHUẨN BỊ ĐẤT SÉT

Đất sét có nguồn gốc của địa phương, lấy từ những khu vực dọc theo các con mương và ao nhỏ. Đất sét này cực kỳ dễ đúc/nặn và có hai loại: Nada, một loại đất sét đen thô với tỷ lệ cát và Alu cao, một loại đất sét màu xám mịn hơn được sử dụng cho tạo tác trên bàn xoay. Hai loại đất sét được trộn theo tỷ lệ bằng nhau với việc bổ sung 20% phân lừa khô mịn đã sàng sảy, trợ lực cho việc phân tán nhiệt thông qua những tấm/bản, gia tăng độ bền chắc và ngăn ngừa sự sốc nhiệt trong suốt quá trình nung đốt.

Hầu hết những người thợ gốm đều giẫm đất sét bằng chân và nhào nặn nó bằng tay thành một khối tròn để sẵn sàng sử dụng. Nó được đặt ở sân trên sàn nhà có bụi phân nên không hề bị dính dưới đất. Sau đó, nó được làm phẳng bằng cách sử dụng các dụng cụ bằng gỗ và nước để tạo nên một phiến/tấm mịn dày khoảng 15mm sử dụng như bề mặt nền để đắp nổi cũng như tạo hình nhân vật, cảnh quang.

ĐẮP NỔI

Sau khi được làm phẳng, đất sét ướt được cắt thành hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước như yêu cầu bằng cách sử dụng một khung khuôn hoặc thước tỷ lệ. Các dây đất sét được cuộn thành sợi và sử dụng để chạy biên

hay đường viền cho tấm/bản. Đó là nền tảng/cơ sở mà hình tượng của chủ thể được tạo tác thủ công một cách cẩn thận trên đó.

Chín hóa thân của Durga, Dashavataras, Nav grihas, Shrinathji, Gauri nritya (điệu nhảy tôn giáo/tín ngưỡng từ miền nam Mewar), các cảnh từ Ramayana và cuộc sống làng quê hàng ngày là những mô tả phổ biến hơn trong nghề thủ công tạo tác đất sét Molela. Các bộ phận khác nhau của các hình thức này như mặt, cơ thể, chân tay,… đều được tạo ra bằng cách sử dụng kết hợp các kỹ thuật tạo tác đất sét cơ bản như ép, véo, vo tròn và cuộn/quấn. Sau đó chúng được gắn lần lượt trên nền đất sét mềm, ướt ở dạng thô bằng cách giữ một tay phía dưới (ở mặt trong) nhằm nông hình tượng lên tạo rỗng bên trong. Điều này cũng ngăn cho đất sét đổ sụp xuống vì trọng lượng của chính nó. Quá trình này phải được tạm nghỉ trong một khoảng thời gian để đất sét khô thì mới có thể tạo tác tiếp tục.

Khi các nhân vật đã được tạo hình dạng vững chắc, các vật dụng trang trí, mắt và những chi tiết khác được thêm vào. Những đường nét chi tiết này thực hiện bằng cách sử dụng “badli” (một dụng cụ giống như chiếc đục nhỏ làm bằng kim loại). Cả hai đầu của baldi đều sử dụng, một đầu để vẽ đường nét và hoa văn và đầu còn lại để tạo nên các lỗ. Càng nhiều vùng trống/rỗng càng tốt, chúng

được để mở (hay rỗng) nhằm tăng cường cho việc lưu thông không khí. Điều này cũng đảm bảo cho các tấm/bản không quá cồng kềnh. Sau khi các dạng thức chi tiết tinh xảo được thêm vào, người nghệ nhân dùng cọ làm láng tạo hình… Rồi các tấm/bản được hong khô trong vài ngày trước khi đem đi nung đốt.

NUNG LÒ

Các tấm/bảng khô được xếp chồng lên nhau một cách cẩn thận trong lò nung để nung/đốt. “Awara”, một dạng lò nung mở hình tròn, xây từ gạch là một trong những cách thuận lợi nhất để nung/đốt hoàn thành sản phẩm trong khuôn viên của ngôi nhà. Các tạo tác được xếp cao đến đỉnh lò bánh bò và bịt kín bằng vài lớp mảnh gốm. Lửa được nhóm lên từ các lỗ ở đáy lò. Nhiệt độ nung đạt được từ 600 đến 700 độ C. Việc nung đốt này kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6 giờ.

Mọi người hầu hết đều thích mua các tấm/bản đất nung có màu nâu đỏ nguyên bản và tuyệt đẹp trong khi những người khác thích chúng được sơn phết, tô vẽ bằng các màu sắc khác nhau và sau đó phủ một lớp sơn bóng.

Các vị thần được tạo tác trên những phiến/tấm/bản nghệ phẩm phù điêu đất nung Molela có thể là một phần của thần hệ chính thống Hindu giáo (Chamunda, Kali, Durga, Ganesha) hoặc phổ biến hơn, các vị thần địa phương có tục lệ thờ cúng bắt nguồn từ tín ngưỡng vật linh (ví dụ, Nagadeva) hoặc từ các truyền thuyết dân gian. Các cảnh từ cuộc sống làng quê thường ngày cũng tạo nên những câu chuyện thú vị thông qua đất sét. Những chuyện kể này cũng được thể hiện xoay quanh các loại nghệ phẩm khác nhau như gạch ngói, bình/vại, đồ chơi và trang trí cho bức tường như một kiểu loại đất nung trang trí mà ngày càng trở nên phổ biến. Chúng ngày nay đa phần được thiết kế cho các tòa nhà đô thị hiện đại.

Nghệ phẩm phù điêu đất nung Molela

Tạo tác phù điêu đất nung Molela

28 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Trường Sơn

Trao thưởng cho các cá nhân năm 2020.

BA VÌ (HÀ NỘI):

MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ YÊN BÀI GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG

Là 1 trong 7 xã vùng núi của huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện gần 30 km, xã Yên Bài có diện tích 35,4 km2, dân số 8.894 người, trong đó có 40% là đồng bào dân tộc Mường, có 38 hộ gia đình theo Đạo Thiên Chuá. Mặc dù trong những năm qua, diễn biến của tình hình trong và ngoài nước, nhất là tình hình đại dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Yên Bài đã đoàn kết phấn đấu, vượt qua khó khăn, đưa xã về đích nông thôn mới vào năm 2020.

Xã Yên Bài nay đã có nhiều đổi thay tích cực, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ, song vẫn giữ được cảnh quan môi trường sinh thái tuyệt đẹp của một vùng quê bình yên dưới chân núi Ba Vì.

Ông Nguyễn Ngọc Ký, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Yên Bài cho biết, trong kết quả đáng phấn khởi đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc xã được phát huy mạnh mẽ. Kết quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", 5 năm qua và năm 2020 vừa qua, đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong xây dựng nông thôn mới, quần chúng đã tự nguyện hiến đất 167.179 m2 đất, 579m2 tường rào và ủng hộ trên 1000 ngày công làm đường giao thông nông thôn và công trình thủy lợi.

Phong trào đoàn kết phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xã đã hỗ trợ xây dựng 62 nhà cho hộ nghèo với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng, tặng quà cho 128 hộ nghèo số tiền 38.400.000đ, góp phần làm giảm số hộ gia đình nghèo trên toàn xã chỉ còn 24 hộ (1,21%), số hộ cận nghèo còn 74 hộ (9,1%), bình quân thu nhập đầu người đạt 50,3 triệu đồng/người/năm.100% số hộ gia đình sử dụng điện an toàn và sử dụng nước hợp vệ sinh.

Về xây dựng đời sống văn hóa của xã được thực hiện tốt, hàng năm số hộ gia đình đăng ký và đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Địa phương duy trì tốt phong trào vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải, trồng và chăm sóc các con đường hoa. Các hoạt động văn hóa, lễ hội tại địa phương được duy trì đảm bảo tốt, không để xảy ra tình trạng mất trật tự, lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội.

Về hoạt động y tế, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng ngừa dịch bệnh, nhất là phòng chống đại dịch bệnh Covid-19. Về giáo dục, các nhà trường

giữ vững danh hiệu "Trường chuẩn quốc gia", "Cơ quan văn hoá", tỷ lệ học sinh khá, giỏi và thi tốt nghiệp của các nhà trường, cấp học đạt từ 98,8% trở lên.

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, quỹ vì trẻ thơ, quỹ vì người nghèo, quỹ ủng hộ biển đảo và phòng dịch Covid-19, được quan tâm thực hiện tốt.

Đặc biệt phong trào "Toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc" được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao, ngoài việc duy trì mô hình an ninh tự quản trong các dòng họ, còn đẩy mạnh hoạt động của 9 nhóm hoà giải với 72 thành viên, trong 5 năm đã hoà giải thành công 31/42 vụ việc (đạt 73%), cảm hoá giáo dục 6 đối tượng. Tổ chức cho quần chúng ký cam kết phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chấp hành luật giao thông được 1.716 trường hợp, quần chúng đã cung cấp 40 nguồn tin có giá trị cho lực lượng công an, góp phần tích cực cùng lực lượng công an, quân sự xã giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, trên địa bàn nhiều năm qua, không xảy ra trọng án, không có đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Vai trò giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng hệ thống chính trị địa phương trong sạch vững mạnh, được Mặt trận Tổ quốc xã thực hiện đúng quy chế, qua đó kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương, không để mâu thuẫn tích tụ kéo dài, dẫn đến phức tạp, trở thành điểm nóng.

Với những nỗ lực cố gắng trên, năm 2020 và 5 năm gần đây, Mặt trận Tổ quốc xã Yên Bài luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì và cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp biểu dương khen thưởng.

Ông Nguyễn Việt Giao, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Yên Bài ghi nhận thành tích đạt được của

MTTQ xã Yên Bài tại Hội nghị tổng kết năm 2020

Ông Nguyễn Ngọc Ký, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Yên Bài, trình bày báo cáo tổng kết

công tác năm 2020.

Trao thưởng cho các tập thể, cá nhân năm 2020.

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 29

“Đi thật xa để trở về” là câu nói quen thuộc trong tâm trí người Việt vào những dịp đoàn tụ, sum vầy cùng người thân và bằng hữu. Đặc biệt, khi gió Xuân về mang theo hương vị đặc trưng của ngày Tết Nguyên đán càng làm thôi thúc mỗi người trong chúng ta phải thu xếp công việc thật chu đáo trước khi trở về cùng gia đình và bạn bè tận hưởng những chuyến du lịch ngày đầu xuân.

Sự an toàn và tiện nghi của khách sạn là tiêu chí lựa chọn cho kế hoạch du xuân. Bên cạnh đó, khách sạn vừa mang đường nét cổ xưa, vừa kết hợp hài hòa phong cách hiện đại luôn được đánh giá cao. Khách sạn Rex Sài Gòn - một trong những khách sạn 5 sao hàng đầu tại Việt Nam, lưu giữ một phần tinh hoa kiến trúc xưa từ những năm đầu thế kỷ 20, kết hợp với sự sáng tạo không ngừng từ các sản phẩm và dịch vụ mới, luôn đem tới trải nghiệm đặc biệt ấn tượng với khách hàng trong và ngoài nước. Nhất là vào dịp Tết, khách sạn Rex luôn vinh dự được đón tiếp rất nhiều kiều bào ở khắp nơi trên thế giới, đã đến cùng chung vui đón giao thừa, ngắm nhìn múa lân sư rồng truyền thống tại khách sạn, và thưởng thức các món ăn ngon đặc trưng của Tết Việt.

Nhắc đến ẩm thực ngày Tết, giá trị của những món ăn truyền thống đầu năm sẽ được gợi nhớ qua “set-menu đặc biệt” tại khách sạn Rex Sài Gòn. Chỉ duy nhất trong 04 ngày Tết từ 11/02 đến 14/02/2021 (từ ngày 30 đến hết

mùng 03 âm lịch), quý khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn ngon với hương vị khó quên.

Đầu tiên, không thể không nhắc đến món canh khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng), một món ăn có giá trị cao về mặt tinh thần sẽ làm tan biến mọi điều không may mắn trong năm cũ và cầu chúc cho năm mới thật suôn sẻ với nhiều thành công. Hơn thế nữa, giá trị của khổ qua còn bồi bổ sức khỏe, giải nhiệt và mát gan. Có thể nói, món canh khổ qua dồn thịt tuy có chút đắng nhẹ nhàng nhưng được xoa dịu đi nhờ vị ngọt từ thịt và không kém phần thanh mát. Đến khách sạn Rex, món canh khổ qua này được các đầu bếp chuyên nghiệp kết hợp để ăn cùng với thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét kèm dưa món và các loại chả tăng thêm sự đa dạng về hương vị khi thưởng thức, cân bằng các yếu tố âm dương trong món ăn, và ý nghĩa nhất là đem đến một mâm cơm Việt thật trọn vẹn cho ngày Tết sum vầy.

Ngoài ra, “set-menu đặc biệt” ngày Tết của khách sạn Rex còn có một lựa chọn khác là sự hoà quyện đậm đà giữa Tôm rim mật cùng Canh chua cá lóc, bánh chưng bánh tét kèm dưa món và các loại chả, giò thủ nhằm đem đến một bữa ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng để quý khách dành tặng riêng cho ông bà, cha mẹ, cùng gia đình người thân bạn bè nhân dịp đầu năm.

Khách sạn Rex tin rằng việc tái hiện lại những món ăn truyền thống Tết Việt là cách gìn giữ văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá

hình ảnh ngày Tết cổ truyền rộng rãi khắp nơi, và cũng là dịp đặc biệt để quý khách ghi lại hình ảnh cũng như những thước phim về khoảnh khắc đẹp nhất bên cạnh những người thân yêu quý.

Khách sạn Rex Sài Gòn có vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, với cổng chính lớn nhìn trực diện ra Công viên tượng đài Bác Hồ và Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ. Khi lên đến Rooftop Garden bar tại tầng 5 của khách sạn, quý khách sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp toàn cảnh của trung tâm thành phố, có thể tận mắt ngắm nhìn sự thay đổi không ngừng từ buổi sáng bình minh rực rỡ đến hoàng hôn dịu dàng, rồi sôi động, náo nhiệt với ánh đèn lấp lánh của thành phố khi đêm về. Đặc biệt vào mỗi dịp xuân, đường hoa Nguyễn Huệ, thành phố Hồ Chí Minh lại khoác lên mình bộ cánh rực rỡ bởi hàng trăm hàng ngàn loài hoa khoe sắc cũng như nét đẹp dịu dàng của những tà áo dài Việt Nam thấp thoáng trên đường.

Bên cạnh đó, khi đến với khách sạn Rex Sài Gòn, quý khách còn được khám phá sự đa dạng, phong phú của các món ăn từ Âu đến Á với quy trình chế biến kỹ lưỡng, ngon miệng và đẹp mắt bởi những đầu bếp có tay nghề giỏi bậc nhất của Rex. Riêng các món ăn truyền thống đặc sắc mang đậm hương vị đặc trưng của quê hương Việt Nam được phục vụ trong 04 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, sẽ góp phần mang đến một cái Tết thân thuộc nhưng lại khó quên cho mọi người!

REX HOTEL SAIGON - Ngôi nhà Việt mang Xuân Yêu Thương đón bạn về “Nhà”

*Khách sạn Rex Sài Gòn - Một thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn*

REX HOTEL SAIGON*141 Nguyen Hue Street, District 1, HCMC, Vietnam.

* Hotline: 0917.590.900 . Email: [email protected]

*Website: www.rexhotelsaigon.com

Thực đơn 2 tôm rim canh chua

Thực đơn 1 canh khổ qua thịt kho

30 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nguyễn Quỳnh

NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ Trung tá Phạm Văn Kề (còn gọi là Sáu

Kề, sinh năm 1939, quê Quảng Ngãi), bí danh Hùng Linh. Ông nguyên là Đại đội trưởng Đại đội 3 Z32 Lữ đoàn 316. Hiện tại là Sĩ quan thường trực, Ban liên lạc Cựu chiến binh của Lữ đoàn 316, Đặc công biệt động – Bộ tham mưu Miền B2.

Trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận, TP.HCM), ở tuổi 82, ông Kề vẫn với vẻ ngoài bình dị, hào sảng đậm chất người lính, nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời người chiến sĩ, về những ngày tháng chiến đấu giành độc lập cũng như ngày tháng xây dựng đất nước khi hoà bình lập lại. Có khó khăn, gian khổ lẫn nước mắt và cả xương máu nhưng tất cả đều là một niềm tự hào to lớn của người chiến sĩ!

Thuở nhỏ theo học tại trường Lê Khiết (thuộc Liên khu 5, tỉnh Quảng Ngãi), ông Kề đã sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân nên cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập thật tốt, góp sức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Đến năm 1954, trường giải tán để tập kết ra Bắc nhưng do mẹ bị bệnh nên ông phải ở lại chăm sóc mẹ.

Tháng 1/1955, khi mới 16 tuổi, ông Sáu Kề tham gia lực lượng Thanh niên Trung kiên do Phòng Quân báo huyện Đức Phổ tổ chức, để đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Khi đó lực lượng có 20

anh em, ông là một trong 03 lãnh đạo. Đến năm 1957, lực lượng bị phát hiện nên ông Kề nhanh chóng điều lấn vào miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng.

Năm 1957 – 1960, ông công tác tại Thị uỷ Gia Định, bắt đầu từ nhiệm vụ giao liên sau đó là Tổ trưởng vũ trang tuyên truyền. Ở đây, ông được giao làm công tác tuyên truyền, xây dựng lực lượng và bảo vệ cho ban cán sự cánh H159/Y4 Khu uỷ Sài Gòn- Gia Định. Đến năm 1960, nhập ngũ vào Đội biệt động 159/T4 thuộc cánh H159/Y4 Khu uỷ Sài Gòn- Gia Định. Năm 1965, ông chuyển công tác về ở đội 4 F100 Biệt động quân khu Sài Gòn- Gia Định.

Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã đưa đón các chiến đấu viên của Đội 4 vào nội ém quân tại tổ 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm an toàn để chuẩn bị đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn. Trên đường về hậu cứ chuẩn bị tiếp tế hậu cần cho đơn vị thì ông bị địch bắt đưa về Ban 2 yếu khu, thị xã Gia Định tra tấn đánh đập. Suốt 03 ngày chúng không khai thác được gì, phải chuyển ông qua cảnh sát ty đặc cảnh miền Đông giam giữ tại bốt hàng keo Gia Định. Suốt 08 tháng, sự tra tấn rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng với ý chí kiên định cùng lý tưởng cách mạng luôn rực sáng trong tim ông nhất quyết không khai báo nửa lời. Biết ông chưa bị lộ nên phía lãnh đạo đã bố trí người mang 400.000 đồng tiền nguỵ tương đương 70 lượng vàng để lo lót rút ông ra. Từ tháng 10/1968, ông trở về đơn vị biệt động hoạt động.

Đến năm 1974, ông Kề đảm nhiệm chức vụ đại đội trưởng đại đội 3 Z32 thuộc Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, đóng quân ở xã Kiến An (nay là xã An Lập, huyện Dầu Tiếng), do yêu cầu cần có lực lượng Nội thành nên Bộ Tư lệnh Lữ đoàn 316 điều ông vào nội thành để xây dựng Đội biệt động Nội thành.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông được giao nhiệm vụ đi vẽ bản đồ thành 61 Cổ Loa- căn cứ pháo binh nguỵ và ông đã tham gia tác chiến trong đội hình của Z32 đánh chiếm thành 61 Cổ Loa. Chiều ngày 28/4/1975, đơn vị tập kết tại xã An Phú Đông, đơn vị bí mật vận hành áp sát mục tiêu, đến 11 giờ đêm tiến đánh thành 61 Cổ Loa. Sáng ngày 30/4/1975 đơn vị chiếm được thành cổ.

Khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, tháng 8/1975 ông Kề chuyển về công tác tại quận Phú Nhuận củng cố chính quyền đoàn thể và xây dựng, phát triển sau chiến tranh. Đến năm 1990, ông về nghỉ hưu. MIỆT MÀI PHỤNG SỰ ĐẤT NƯỚC

Những ngày chiến đấu gian khổ đã qua đi, nhưng tâm nguyện lớn nhất của người cựu chiến binh Kế là lo lắng chu toàn, giải quyết chính sách, chế độ công tác cho những anh em, đồng đội và gia đình liệt sĩ. Nói đến đây, giọng ông bỗng trầm buồn: “Thời điểm năm 1960, tôi cùng đồng đội của mình gồm 5 anh em đã từng thề với nhau thà quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực. Thế nhưng 4 người anh em đều hi sinh chỉ

Ông Sáu Kề xem lại ghi chép về hình ảnh của những đồng đội cũ.

Người chiến sĩ thầm lặng Trong thời chiến, người chiến sĩ ấy thầm lặng góp phần vào những chiến công, dấu mốc quan trọng, tô điểm hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Đến thời bình, ông Phạm Văn Kề tiếp tục cống hiến vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giữ vững vẻ đẹp bộ đội cụ Hồ, hết lòng vì đồng đội và nhân dân.

Trung tá Phạm Văn Kề, Sĩ quan thường trực, Ban liên lạc Cựu chiến binh của

Lữ đoàn 316, Đặc công biệt động – Bộ tham mưu Miền (B2).

Số 04(42) - ngày 22 . 01 . 2021 31

còn một mình tôi!.Chính vì thế mà tôi quyết tâm phải lo cho các anh em, các gia đình liệt sĩ…”

Cuộc sống ở tuổi 82 của ông Phạm Văn Kề là cùng mọi người trong Ban liên lạc Cựu chiến binh Lữ đoàn 316 vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp để giúp đỡ đồng chí, đồng đội, các gia đình chính sách và hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, có những hôm phải di chuyển từ TP.HCM đến các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Tp Cần Thơ,… để thực hiện những chính sách, quyền lợi cho anh em đồng đội, đường sá xa xôi, vất vả nhưng ông không quản mệt nhọc mà luôn vui vẻ đi làm “nhiệm vụ”.

Thời chiến, ông đi chiến đấu biền biệt, vợ ông một mình nuôi con, chờ chồng hoàn thành sứ mệnh cách mạng trở về. Nay thời bình, ông tiếp tục công việc phụng sự đất nước, thực hiện những tâm nguyện của cuộc đời là giúp đỡ thân nhân những của những đồng đội đã ngã xuống, giúp đỡ nhân dân và gia đình vẫn tạo điều kiện để ông thực hiện tâm nguyện cao cả ấy.

Ở tuổi xế chiều này nhưng tâm trí ông vẫn còn rất minh mẫn, từng hình ảnh về anh em, đồng đội, từng khoảnh khắc về sự mưu trí, dũng cảm, gan dạ của những người đã ngã xuống, hay cảnh mưa bom lửa đạn vẫn còn lưu giữ trong ký ức của ông… Đó cũng là những ký ức mà ông không thể nào quên!

Mấy mươi năm hoà bình là bấy nhiêu năm ông làm tròn trách nhiệm của người chiến sĩ, dốc hết sức vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Cởi bộ quân phục đầy huy chương trên ngực áo, ông Kề giọng dạc nói: “Tôi phấn đấu rèn luyện để giữ được phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ. Là người chiến sĩ cùng đồng đội đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, từng đổ bao mồ hôi, xương máu ở chiến trường nên phải giữ gìn bản thân mình. Mình may mắn còn sống để trở về với gia đình, được làm việc và cống hiến. Nay tuổi cao, nhưng với khả năng mình, tôi sẽ tiếp tục làm những việc có ích để làm gương cho con em, giúp chúng trở thành người có ích, góp sức mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…, tránh xa những thói hư, tật xấu để không bị sa ngã, mua chuộc… "

Năm nay, tuổi đã ngoài 80 nhưng ông chưa có ý định nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già mà vẫn tiếp tục làm việc, nhằm giữ vững tinh thần của anh em, cán bộ hội viên trong ban liên lạc Cựu chiến binh Lữ đoàn 316. Với ông, còn sức khỏe thì ông vẫn còn làm việc, tham gia công tác xã hội, vận động quyên góp… vừa để vui tuổi già và góp ích cho đời.

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện nay tại các nhà vườn quất tại Tứ Liên, không khí chuẩn bị đã vô cùng tấp nập để kịp cung ứng nhu cầu chơi cây của người dân.

Theo khảo sát, mỗi nhà vườn tại đây đều có diện tích khoảng 1.000 m2, số lượng những gốc quất vào khoảng vài trăm đến cả nghìn.

Ông Nguyễn Văn Đức, chủ một vườn quất tại phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) cho hay, gia đình ông hiện đang tập trung cho việc chăm sóc, tưới nước để quả to và chín vàng vào đúng dịp Tết. Năm nay, thời tiết có nhiều đợt rét đậm nên nỗi lo về quất chín sớm vơi hẳn đi.

Được biết, giá quất Tết năm nay sẽ tương đương những năm trước và quất trong bình gốm sứ vẫn thu hút được người tiêu dùng. Quất dáng thông cao từ 1m6 đến 1m7 dao động quanh mức 3 triệu đồng/cây. Giá bán buôn dao động quanh ngưỡng 700.000 đồng với quất đặt tại bình cao tầm 50cm. Quất đặt trong chậu nhỏ để bàn giá từ 150.000- 450.000 đồng/chậu. Quất bonsai thì giá vô cùng đa dạng, tùy thuộc kích cỡ và loại bình.

Nhiều nhà vườn cho biết gần 1/3 gốc quất đã được khách đặt trước hết. Có khách đã đặt 200 bình với giá buôn

700.000 đồng/cây, đầu tháng Chạp là họ đã đến chở buôn đi. Năm nay nếu thời tiết tiếp tục lạnh như hiện tại thì đến Tết cây sẽ không bị chín quá đà, có đủ quả vàng, nụ và hoa.

Những năm gần đây ngoài dáng quất truyền thống thì xu hướng trồng quất thế, quất bon sai, quất cảnh nghệ thuật lên ngôi. Năm nay, đa dạng các các sản phẩm mang đến may mắn, tài lộc, trường thọ như Long giáng, Phụng chầu, thác đổ, dáng trực, ngũ phúc, cá chép hóa rồng, lưỡng long chầu nguyệt. Các sản phẩm nghệ thuật như quất trong hốc đá, mọc trên hòn non bộ, trèo trên lưng các con giáp, trong gốc cây, trong chai lọ, ghép với gỗ lũa, quả quất hình đĩnh vàng… Đặc biệt sản phẩm chào đón xuân Tân Sửu 2021 “trâu cõng quất bon sai” khá hút khách nên được các nhà vườn đẩy mạnh số lượng. Giá thành bình quân rơi vào ít nhất từ 2-3 triệu đồng.

Các nghệ nhân trong làng nghề quất cảnh Tứ Liên đã khéo léo, tỉ mỉ đến từng công đoạn, tốn nhiều thời gian các

từng khâu để tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo, độc đáo hút khách hàng.

Thời điểm hiện tại, các chủ vườn quất của làng nghề quất cảnh Tứ Liên đã chuẩn bị sẵn sàng để cung ứng ra thị trường phong phú các sản phẩm với nhiều tiêu chí về kiểu dáng, tạo hình độc đáo, lạ mắt, giá cả từ tầm trung đến cao cấp, phục vụ nhu cầu chơi quất ngày 30 Tết của người dân.

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Tết đến xuân về, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) lại hối hả, nhộn nhịp. Đây như một địa chỉ quen thuộc của người dân Thủ đô, thu hút khách thăm quan, mua sắm những cây quất ưng ý về trang trí gia đình.

Làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên hối hả dịp cận Tết

Minh Lý

32 LÀNG NGHỀ VIỆT NAM