Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa

11
Giáo trình dy nghHa viên kiến trúc txa Chương 4 [email protected] Mc đích chương: + Cách chun hóa Layer bt kvForm mu. + Cách to MB, MĐ, MC gc làm cơ strin khai. + Cách nhn biết và kim tra dliu đầu vào trước khi trin khai. Chương 4.1: TO MT BNG CƠ BN (MB CON HAY MB GC) - Chúng ta sbt đầu trin khai khi đã có file thiết kế sơ b(TKSB) đã được duyt. File TKSB bao gm: Mt bng các tng, Mt đứng và mt ct sơ b(tương đương vi hsơ xin phép xây dng) - Khi chúng ta trin khai tfile TKSB ca người khác (đơn vkhác), vn đề chúng ta gp phi đó là: màu sc layer, dimstyle, các kí hiu, nét in,... không như form ca mình nên rt khó làm vic. Do đó chúng ta phi thc hin công tác chun hóa layer theo form ca mình. Dùng lnh: Laytrans Chun hóa Layer vform mu - Mfile thiết kế sơ bca KTS gi. - Bước 1: Copy mt bng trt vào file KIEN TRUC.dwt save đặt tên là "mat bang tret co ban.dwg" - Bước 2: Thao tác tương tbước 1 ta có "mat bang lau 1 co ban.dwg" - Tương tta có các file MB cơ bn các tng. Lưu ý: + Mi file MB cơ bn chcha 1 mt bng duy nht. Move hình vgn gc ta độ (0,0) + (bt đim đặc bit ca hình ví d: giao lưới trc dưới trái ca MB) - Thao tác: + Quét chn hình + bt đim đặc bit. + M+spacebar + Nhp 0,0 - Nếu hình không di chuyn ta nhn F12 và thc hin li - Mln lượt các file ta va lưu là : "mat bang tret co ban", "mat bang lau 1 co ban" và dùng lnh Laytrans (LL) để chun hóa layer. - Gõ LL-spacebar. Thao tác (xem hình chp) – 0123.30.11.860 1

Transcript of Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Mục đích chương: + Cách chuẩn hóa Layer bất kỳ về Form mẫu.

+ Cách tạo MB, MĐ, MC gốc làm cơ sở triển khai.

+ Cách nhận biết và kiểm tra dữ liệu đầu vào trước khi triển khai.

Chương 4.1: TẠO MẶT BẰNG CƠ BẢN (MB CON HAY MB GỐC) - Chúng ta sẽ bắt đầu triển khai khi đã có file thiết kế sơ bộ (TKSB) đã được duyệt. File TKSB bao gồm: Mặt bằng các tầng, Mặt đứng và mặt cắt sơ bộ (tương đương với hồ sơ xin phép xây dựng)

- Khi chúng ta triển khai từ file TKSB của người khác (đơn vị khác), vấn đề chúng ta gặp phải đó là: màu sắc layer, dimstyle, các kí hiệu, nét in,... không như form của mình nên rất khó làm việc. Do đó chúng ta phải thực hiện công tác chuẩn hóa layer theo form của mình. Dùng lệnh: Laytrans

Chuẩn hóa Layer về form mẫu- Mở file thiết kế sơ bộ của KTS gửi.

- Bước 1: Copy mặt bằng trệt vào file KIEN TRUC.dwt save và đặt tên là "mat bang tret co ban.dwg"

- Bước 2: Thao tác tương tự bước 1 ta có "mat bang lau 1 co ban.dwg"

- Tương tự ta có các file MB cơ bản các tầng.

Lưu ý:

+ Mỗi file MB cơ bản chỉ chứa 1 mặt bằng duy nhất.

Move hình về gần gốc tọa độ (0,0)+ (bắt điểm đặc biệt của hình ví dụ: giao lưới trục dưới trái của MB)

- Thao tác:

+ Quét chọn hình + bắt điểm đặc biệt.

+ M+spacebar

+ Nhập 0,0 - Nếu hình không di chuyển ta nhấn F12 và thực hiện lại

- Mở lần lượt các file ta vừa lưu là : "mat bang tret co ban", "mat bang lau 1 co ban" và dùng lệnh Laytrans (LL) để chuẩn hóa layer.

- Gõ LL-spacebar.

Thao tác (xem hình chụp)

– 0123.30.11.860 1  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Bước 1: Chọn các layer cần chuyển bên khung 1

Bước 2: Chọn layer để chuyển bên khung 2

Bước 3: Nhấn nút Map

Thực hiện lại bước 1,2,3 cho đến khi hết layer cần chuyển

Bước 4: Nhấn nút Translate

Bước 5: Chọn No

– 0123.30.11.860 2  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Lưu ý: Gõ PU-spacebar - nhấn tiếp A cho tới khi hết purge được - để xóa các thuộc tính không dùng tới (layer, block, dimstyle,...)

- Do file của người khác vẽ nên chúng ta sẽ không kiểm soát được cách đặt tên Layer. Do đó sau khi chúng ta đã Laytrans cũng có thể còn một số đối tượng về đúng Layer theo form như mong muốn. Vậy nên chúng ta phải đưa các đối tượng đó về đúng layer theo form bằng cách đã học ở Chương 2 (ví dụ: đối tượng là cửa có Layer "cot" thì ta phải chuyển về Layer "cua" hoặc màu của Block (cơ bản) chưa đúng thì ta edit block bằng cách double click vào block và quét lại Layer)

- Ctrl+S để save file. Lúc này ta đã có các mặt bằng đã được chuẩn hóa Layer.

- Mặt bằng cơ bản (hay MB gốc, MB con): là các MB đã chuẩn hóa Layer và bao gồm các thông tin sau:

+ Chỉ chứa 01 MB duy nhất.

+ Phần cột: hatch kiểu solid hoặc dùng lệnh Trace để vẽ hoặc hatch kiểu BTCT như trong file KIEN TRUC.dwt (scale=10)

+ Phần tường: hatch kiểu ANSI 31 - scale=400.

+ Có thể chứa các block vật dụng hoặc không (vấn đề này sẽ nói ở chương 6-phần dùng Layout điều khiển Layer)

- Thao tác tương tự như trên, chúng ta có MĐ cơ bản và MCcơ bản.

Lưu ý: kiểm tra Insertion scale = milimeters

+ Gõ UN-spacebar

– 0123.30.11.860 3  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Chương 4.2: TẠO MẶT BẰNG XREF (block xref mặt bằng) * Định nghĩa: MB Xref (block xref MB) gọi chung là file Xref: là file gọi các file tham chiếu ngoài (file con) hay ta hiểu nôm na là file mẹ (file mẹ có thể chứa nhiều file con)

* Ý nghĩa của việc tạo các block xref MB, MĐ, MC:

- Bắt đầu chương 4 trở đi là các bài học quy trình triển khai mang tính chất truyền nghề của Hiệp và đó cũng chính là điểm khác biệt của lớp online này so với các trung tâm đào tạo HVKT khác (với thời gian đào tạo từ 6 đến 12 tháng).

- Ngay ở Chương 4 Hiệp muốn giới thiệu với các bạn Lệnh Xref (một trong những lệnh nâng cao của Acad). Do đó các bạn nào cảm thấy khó hiểu thì phản hồi nhanh để được giải đáp ngay nhé. Lệnh Xref cũng giống như phần “Tỉ lệ” ở Chương 2, các bạn chịu khó thực hành nhiều sẽ hiểu được vấn đề một cách tường tận, chứ nếu chúng ta chỉ đọc thôi thì sẽ rất khó để hiểu.

- Mục đích của bài này là để các bạn làm quen với việc tạo các Block xref (file mẹ). Thảo luận về Xref trên diễn đàn: http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=133

- Nếu các bạn cảm thấy khó hiểu thì có thể hiểu nôm na như thế này:

+ Nếu chúng ta không làm các MB, MĐ, MC xref và các MB, MĐ, MC chỉ thuần túy là những đối tượng cơ bản (line, rectang, circle,...) thì sao này khi ta triển khai, ví dụ: lấy MB Thang hay MB vệ sinh,... để triển khai xong. Sau đó vì một vài nguyên nhân nào đó ta phải chỉnh sửa MB, ví dụ: thay đổi hướng Thang hay thay đổi vị trí các thiết bị vệ sinh chẳng hạn thì chúng ta phải chỉnh sửa toàn bộ các bản vẽ triển khai liên quan đến MB đã bị thay đổi! Mặt khác công tác chỉnh sửa thay đổi phương án là công tác chúng ta sẽ phải gặp thường xuyên, đặc biệt là những CĐT không có lập trường!

+ Nếu chúng ta tạo MB, MĐ, MC xref từ ban đầu thì việc chỉnh sửa sẽ trở nên nhẹ nhàng. Như ví dụ trên, khi chúng ta thay đổi hướng Thang hay vị trí các thiết bị vệ sinh thì các bản vẽ chi tiết liên quan đến MB đã bị thay đổi sẽ auto thay đổi theo (chỉ bằng cú click Reload)

- Từ bản vẽ mà ta muốn tạo mặt bằng Xref. (Ví dụ mở file KIEN TRUC.dwt)

Gõ UN-spacebar để kiểm tra unit như hình chụp.

- Gõ XR-spacebar.

– 0123.30.11.860 4  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

+ B1: Chọn attach file .dwg

+ B2: Chọn file tham chiếu ngoài (ví dụ: các mặt bằng cơ bản)

+ B3: Như hình chụp

+ B4: Như hình chụp

+ B5: click (ra màn hình) chọn vị trí đặt mặt bằng Xref

– 0123.30.11.860 5  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Lưu ý:

+ Trong 1 file có thể có nhiều block xref khác nhau

+ Để lưu file xref (kèm theo các file tham chiếu ngoài) ta dùng lệnh eTransmit \nhấn tiếp OK\nhấn Save. (Trước khi eTransmit nên gom file Xref và các file tham chiếu ngoài vào trong cùng 1 thư mục và khi gửi file cho người khác chỉ cần gửi những file nén)

- Thao tác tương tự ta có các Mặt đứng xref, Mặt cắt xref.

Chương 4.3: MỞ FILE GỐC (các file tham chiếu ngoài) Ý nghĩa của công tác này: Trong quá trình triển khai đôi lúc ta muốn trở về MB cơ bản (file con hay còn gọi là file gốc) để chỉnh sửa, bổ sung thông tin (những điểm chung muốn thể hiện cả ở các mặt bằng khác). Ví dụ: kí hiệu hướng bậc cấp, kí hiệu thông tầng,...

Dùng lệnh XOPEN để mở MB cơ bản từ MB xref - Lệnh tắt XX

+ Gõ XX-spacebar và click vào mặt bằng Xref để chuyển về MB cơ bản.

+ Chỉnh sửa bổ sung.

+ Gõ PU-spacebar - Nhấn A cho tới khi hết purge được (để sạch bản vẽ trước khi save)

+ Ctrl+S để save những thay đổi và đóng MB cơ bản lại.

+ Quay trở lại file có mặt bằng Xref, chương trình báo Reload những thay đổi khi nảy (ở góc dưới bên phải màn hình)

+ Nhấn Reload, những thay đổi sẽ được cập nhật ở đây.

+ Hoặc gõ XR-spacebar và chọn Reload như hình chụp

– 0123.30.11.860 6  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Hoặc: click phải vài biểu tượng Manage Xrefs\Reload DWG Xrefs

Lưu ý: Chuỗi thao tác này sẽ theo ta rất nhiều suốt quá trình học, nên các bạn phải thực hành nhuyễn chuỗi thao tác này.

Chương 4.4: KIỂM TRA DỮ LIỆU ĐẦU VÀO File thiết kế sơ bộ hoặc hồ sơ xin phép xây dựng của KTS bao gồm các bản vẽ sau: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt (nếu có). Đầy đủ các thông tin sau:

- Mặt bằng: Lưới trục, cột, tường, cửa, nét thấy(1), vật dụng, code cao độ sàn, những ghi chú quan trọng(2)

- Mặt bằng mái: Độ dốc, hướng thoát nước, vị trí sê nô, phễu thu(3)

- Mặt đứng: Cao độ tầng, khối kiến trúc(4), các chi tiết trang trí khác (ron (âm) tường, chỉ (nổi) tường,...)

(1) Nét thấy: nét bậc thang, tam cấp, tường lững, ranh lệch code.

(2) Ghi chú quan trọng: những yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc những ý đồ đặc biệt của KTS (Thang bảng dạng răng cưa, WC có 2 khu khô và ướt riêng, kích thước cửa theo lổ ban,...)

(3) Phễu thu (nước): để chặn rác và ngăn mùi.

(4) Khối kiến trúc (phía mặt đứng): mảng tường, sàn, dầm thụt (hoặc lồi).

Lưu ý: Chúng ta có càng nhiều thông tin thì càng thuận lợi cho việc triển khai. Nên xác nhận những thông tin trên cũng như phương án kiến trúc là cuối cùng, tránh tình trạng chỉnh sửa PA khi đang triển khai.

Các bạn nên ghi chép phần này làm tài liệu tham khảo để sau này làm việc.

– 0123.30.11.860 7  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Chương 4.5: TỔNG QUAN CÔNG TÁC TRIỂN KHAI 1- Lập tiến độ công tác triển khai theo danh mục hoặc như file tham khảo (file đính kèm C4.5.1)

2- Kiểm tra dữ liệu đầu vào bản vẽ thiết kế sơ bộ và các thông tin (ý đồ) thiết kế.

3- Xác định công việc là triển khai ý tưởng nên công việc liên quan đến sáng tác ý tưởng ta phải tham khảo ý kiến KTS

4- Thực hiện theo quy trình (từ chương 4 đến chương 12)

* Học HVKT

- Lúc đầu học có thể sẽ hơi mệt đối với những người chưa quen ngồi trước máy tính hàng giờ, bên cạnh đó các bạn vừa vẽ, vừa suy nghĩ cách vẽ vừa hình dung cấu tạo (chưa kể lúc chúng ta bị bí cấu tạo). Cho nên chúng ta tách việc học ra 2 phần:

1- Học cách vẽ (thao tác) sao cho nhanh nhất có thể bằng cách: xem file tham khảo và thấy sao vẽ vậy.

2- Sau khi vẽ nhuyễn bài tập Cad chúng ta học tiếp cấu tạo và thực hành bài tập thể hiện các bản vẽ triển khai.

- Các bạn nên hình thành thói quen ra công trường đang thi công để khảo sát. Nếu ai nói HVKT là nghề làm việc trong văn phòng thì người đó sẽ không thể trở thành HVKT chuyên nghiệp.

- Do đó mỗi ngày các bạn nên dành 1h để học lý thuyết, 2h để thực hành thao tác vẽ, 1h để ra ngoài công trường đang thi công (không bao gồm thời gian giao thông) để khảo sát cấu kiện, vẽ tay và ghi chép, 2h để vẽ lại trên máy những gì ta vẽ được ở công trường và so sánh với bài học.

Hết Chương 4

– 0123.30.11.860 8  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Hỗ trợ làm BT Chương 4 Edit block thuộc tính - Đối với các block cơ bản, các bạn chỉ cần double click vào block thì có thể edit thoải mái, đóng block và save là xong. Còn đối với block thuộc tính thì hơi phức tạp hơn, các bạn làm theo các bước sau:

1- Click phải vào thanh toolbar, mở công cụ "Refedit"

– 0123.30.11.860 9  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

2- Click vào block cần edit, kiểm tra 3 trị số này phải bằng nhau (và không có số lẻ)

3- Click vào đây để edit

4- Edit tùy ý, rồi click vào đây để save

– 0123.30.11.860 10  

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 4

[email protected]

Những lưu ý khi làm việc với Xref 1- Kiểm tra unit giữa file mẹ và file con phải giống nhau trước khi dùng lệnh XR

2- Để hạn chế việc mất đường dẫn giữa file mẹ và file con, ta nên đặt chúng vào cùng 1 thư mục (ở chung nhà sẽ không bị lạc)

3- Khi mở file Xref ta phải giải nén trước.

4- Để gửi file Xref cho người khác mà không bị mất đường dẫn đến file con ta dùng lệnh Etransmit hoặc ta có thể tháo bỏ link xref bằng chức năng "bind"

Lưu ý: nếu có xref lồng xref sẽ không bind được

– 0123.30.11.860 11