Hoa văn họa tiết trên trang phục người Hmong

67
Trêng ®¹i häc s ph¹m hµ néi KHOA VIỆT NAM HỌC ---------- TIỂU LUẬN MÔN: NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG VÀ CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM ĐỀ BÀI: HOA VĂN HỌA TIẾT TRÊN TRANG PHỤC DÂN TỘC HMÔNG Giảng viên : TS. Nguyễn Văn Thắng Sinh viên :Lâm Thị Thanh Xuân

Transcript of Hoa văn họa tiết trên trang phục người Hmong

Trêng ®¹i häc s ph¹m hµ néi

KHOA VIỆT NAM HỌC

----------

TIỂU LUẬNMÔN: NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG VÀ

CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

ĐỀ BÀI:HOA VĂN HỌA TIẾT TRÊN TRANG PHỤC

DÂN TỘC HMÔNG

Giảng viên : TS. Nguyễn Văn Thắng

Sinh viên :Lâm Thị Thanh Xuân

Lớp : K60B - VNH

Hà Nội - 2012

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................1

I. Lý do chọn đề tài...............................1

II. Lịch sử vấn đề.................................2

III. Mục đích nghiên cứu...........................4

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................5

V. Phương pháp nghiên cứu..........................5

VI. Bố cục.........................................6

PHẦN NỘI DUNG......................................7

Chương I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC

NGƯỜI VÀ TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC HMÔNG..............7

1.1 Khái quát về dân tộc Hmông.....................7

1.1.1 Lịch sử dân tộc Hmông....................7

1.1.2 Tên gọi và phân nhóm.....................8

1.1.3 Địa bàn cư trú...........................9

1.2 Khái quát về trang phục dân tộc Hmông..........9

Chương II. HỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN

TỘC HMÔNG.........................................13

2.1 Sự ra đời của hoa văn trên trang phục.........13

2.2 Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên trang phục.....15

2.2.1 Kỹ thuật thêu...........................15

2.2.2 Kỹ thuật vẽ mầu in sáp ong..............16

2.2.3 Kỹ thuật ghép vải.......................16

2.2.4 kỹ thuật ghép hạt cườm, nhựa, bạc.......17

2.3 Bố cục đồ án và màu sắc hoa văn...............17

2.3.1 Bố cục..................................17

2.3.2 Màu sắc.................................18

2.4 Hệ thống các môtíp hoa văn trên trang phục người

Hmông.............................................19

2.4.1 Hoa văn hình học........................20

2.4.2 Hệ thống hoa văn hiện thực..............21

Chương III. Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG HOA VĂN

HỌA TIẾT TRÊN TRANG PHỤC DÂN TỘC HMÔNG............24

3.1 Thể hiện quan điểm thẩm mỹ....................24

3.2 Phản ánh nhận thức và đời sống tâm linh của

người Hmông.......................................25

3.3 Sự giao thoa văn hóa tộc người qua hoa văn....26

KẾT LUẬN..........................................29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................31

PHỤ LỤC...........................................32

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Thông thường người ta tìm hiểu dân tộc là một

cộng đồng người sinh sống trên một vùng đất nào đó

thì có những đặc trưng chung về kinh tế, tiếng nói,

văn hóa, tâm lý, trong đó văn hoá, tiếng nói là cái

nổi rõ, dễ nhận biết hơn cả.

Nói tới văn hóa dân tộc là nói tới một lĩnh vực

vô cùng phong phú và đa dạng từ miếng ăn, quần áo

mặc, nếp nhà ở, cách thức làm ăn, đi lại, vui chơi,

ca hát, hội hè, thơ cúng, tang ma, cưới xin…Người ta

vẫn thường hay nói đến bản lĩnh và bản sắc dân tộc.

Bản lĩnh tức là sức sống vươn lên của dân tộc trước

những thác thức của lịch sử, còn bản sắc là cái biểu

hiện muôn màu muôn vẻ ra bên ngoài, thể hiện ra

thành sắc thái, đặc trưng, dáng vẻ riêng, phân biệt

dân tộc này với dân tộc khác.

Lẽ dĩ nhiên bản sắc văn hóa được biểu hiện ra

mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần của

con người, tuy nhiên tùy vào từng lĩnh vực văn hóa

mà bản sắc dân tộc thể hiện ra bên trong hay bên

ngoài. Trong trường kì lịch sử do tiếp xúc văn hóa

với các dân tộc láng giềng, văn hóa có nhiều thay

đổi giữ lại những đặc sắc riêng của mình, ngược lại

1

có lĩnh vực văn hóa lại bảo lưu khá bền chặt, có lúc

có nơi hầu như nguyên vẹn. Có thể nói trong văn hóa

dân tộc, trang phục, đặc biệt là hệ thống hoa văn

họa tiết trên trang phục là cái mà ở đó bản sắc dân

tộc biểu hiện rõ rệt, thường xuyên và lâu bền nhất,

kết tinh nhiều giá trị riêng của dân tộc.

Người Hmông là một trong số những dân tộc thiểu

số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Người Hmông

cư trú chủ yếu trên những vùng núi có độ cao trên

dưới 1000m. Trải qua quá trình thiên di hàng trăm

năm tới định cư ở vùng núi phía tây Bắc Việt Nam

người Hmông đã xác lập cho mình một diện mạo kinh tế

– văn hóa – xã hội khá rõ nét. Cùng với 53 dân tộc

anh em, người Hmông luôn luôn là một phần của khối

thống nhất đại đoàn kết dân tộc góp phần làm đa dạng

hơn nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đã từ lâu người

Hmông trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều ngành

khoa học trong đó có dân tộc học và không chỉ có các

nhà khoa học Việt Nam mà các nhà khoa học thế giới

cũng rất quan tâm đến dân tộc này.

Văn hóa Hmông là tồng thể những giá trị vật

chất và tinh thần mà họ sáng tạo ra trong tiến trình

lịch sử của mình. Trong văn hóa Hmông, hệ thống hoa

văn họa tiết trang trí trên trang phục là một trong

2

những yếu tố cơ bản, bởi nó có vai trò không thể

thiếu được trong việc tăng giá trị thẩm mỹ của bộ

trang phục, thể hiện sự đặc sắc trong trang phục các

dân tộc mà còn là biểu hiện của nếp sống tộc người,

thể hiện trình độ lao động thủ công truyền thống và

quan niệm về thẩm mỹ. Ngoài ra nó còn là cơ sở để

nhận biết, giúp ta phân biệt dễ dàng giữa tộc người

này với tộc người khác.

Vì vậy có thể coi hoa văn họa tiết trang trí

trên trang phục là nguồn tư liệu quan trọng trong

nghiên cứu dân tộc học. Đó cũng là lý do khiến tác

giả chọn đề tài này. Tác giả muốn đi sâu vào khám

phá hệ thống hoa văn họa tiết trên trang phục người

Hmông để có cái nhìn cụ thể hơn về trình độ lao động

thủ công của người dân tộc Hmông thông qua các kỹ

thuật tạo hình, các cách bố trí đồ án trang trí, về

quan điểm thẩm mỹ của họ qua hệ thống phân loại các

nhóm họa tiết và khám phá những giá trị ẩn chứa

trong đó.

II. Lịch sử vấn đề

Về việc nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân

tộc thiểu số ở Việt Nam thì đã có nhiều công trình

nghiên cứu lớn và nhỏ được tiến hành, nhiều bài báo

giới thiệu khái quát nhất những đặc trưng cơ bản của

3

các dân tộc đã được viết, nhiều cuốn phim tư liệu

cũng đã được sản xuất để giới thiệu về các dân tộc

thiểu số – những mảnh ghép văn hóa của đất nước hình

chữ S ven bờ Thái Bình Dương – tới đồng bào cả nước,

tới bạn bè thế giới và phục vụ cho việc bảo tồn,

nghiên cứu, lưu trữ.

Về việc nghiên cứu chuyên sâu đời sống văn hóa

của người Hmông nói chung đã có nhiều công trình

nghiên cứu được tiến hành, nhiều bài báo đã được

viết, nhiều báo cáo khoa học, luận án thực hiện

thành công. Ví dụ như một số tác phẩm sau:

1) Cuốn “Văn hóa H’Mông” của Trần Hữu Sơn,

nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1996. Đây là một

công trình nghiên cứu chuyên sâu về đời sống văn hóa

tinh thần của đồng bào Mông ở tỉnh Lào Cai. Tác phẩm

dựng lại toàn cảnh những hoạt động trong đời sống

văn hóa tinh thần của người Mông ở đây và rút ra

những đặc điểm về cuộc sống của họ.

2) Cuốn “Văn hóa dân gian Lào Cai”, của Trần Hữu

Sơn, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1997. Đây là

cuốn sách viết về những giá trị văn hóa dân gian của

các dân tộc thiểu số sinh sống tại trên địa bàn tỉnh

Lào Cai, trong đó có dân tôc Mông.

4

3) Cuốn “Lễ hội cổ truyền Lào Cai” của Trần Hữu

Sơn, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1997 nói về

các lễ hội cổ truyền có ở Lào Cai của các tộc người,

trong đó có lễ hội Gầu Tào rất đặc sắc và nổi tiếng

của dân tộc Mông.

4) Cuốn “Dân tộc Mông ở Việt Nam” của Hoàng Nam

và Cư Hòa Vân, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm

1994. Đây là cuốn sách viết khá đầy đủ về các vấn

đề: lịch sử di cư, tên gọi, địa bàn cư tú, phân

nhóm, sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Mông

ở Việt Nam.

5) Sách ảnh “Người H’Mông ở Việt Nam” do Vũ

Quốc Khánh chủ biên, nhà xuất bản Thông Tấn, năm

2005. Sách được thực hiện theo sự đặt hàng của Nhà

nước, là cuốn sách công phu được thực hiện bởi sự

hợp tác của nhiều giáo sư, tiến sĩ và các nhà nhiếp

ảnh chuyên nghiệp. Bên cạnh các bức ảnh khổ lớn,

cuốn sách còn trình bày khá rõ ràng và súc tích về

đời sống vật chất của đồng bào Hmông.

Ngoài ra còn một số tư liệu khác như cuốn “Lịch

sử người Mèo”, hay như luận án thạc sĩ khoa học

chuyên ngành lịch sử của Lê Huy Phú thuộc trường Đại

học Sư phạm Hà Nội viết về người Mông ở Sapa.

5

Tuy nhiên, trong các tác phẩm “Dân tộc H Mông ở

Việt Nam” của các giả Cư Hoàng Vân, Hoàng Nam; “Văn

hóa H’Mông” của Trần Hữu Sơn, trang phục chỉ được

nhắc đến như mộ phần rất nhỏ dùng để phân biệt dân

tộc này với dân tộc khác. Gần đây trong tác phẩm

“Văn hóa dân gian Lào Cai” tác giả Trần Hữu Sơn đã

dành một phần để giới thiệu về cách trang trí trên

trang phục của người Hmông ở Lào Cai tuy chưa nhiều

và chưa đi vào chi tiết nhưng cũng khái quát nên

được một số nét giá trị văn hóa trong trang phục

người Hmông. Các bài viết của các tác giả Nguyễn Tất

Thắng, Quách Thị Oanh, trên tạp trí dân tộc cũng

bước đầu giới thiệu về dệt may, đưa ra những nhận

xét về chức năng xã hội của trang phục người Hmông.

Và tất cả các công trình nghiên cứu này chưa hề

nhắc đến hệ thống hoa văn họa tiết trang trí trên

trang phục người Hmông một cách độc lập, chưa mang

tính chất chuyên khảo nghiên cứu đi sâu vào hệ thống

họa tiết hoa văn trên trang phục của người Hmông,

trong khi họa tiết hoa văn trên trang phục không chỉ

có tư cách là một yếu tố văn hóa vật chất mà còn là

thành quả văn hóa của dân tộc chưa được nghiên cứu

đúng mức. Đó là một công việc khó khăn lâu dài song

6

cũng là một mục đích muốn đạt được của bài tiểu luận

này.

III. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống các môtip hoa văn họa tiết trên vải là

một phương diện thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của bộ trang

phục dân tộc Hmông. Nó không chỉ mang giá trị thẩm

mỹ mà còn phản ánh sinh động đời sống vật chất và

tinh thần của đồng bào Mông. Nó hàm chứa các tín

hiệu văn hóa đặc thù của dân tộc. Cùng với đó, việc

tạo nên các hoa văn họa tiết đó cũng là cả một nghệ

thuật.

Bởi vậy, nghiên cứu tìm hiểu hoa văn họa tiết

trên vải dân tộc Hmông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn

nghệ thuật tạo hình truyền thống của đồng bào. Đồng

thời sẽ giúp ta hiểu được quan điểm thẩm mỹ của họ

và giải mã được các tín hiệu văn hóa đã được thể

hiện khéo léo trên mặt vải của tộc người tiêu biểu

nhất trong nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao.

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hệ thống hoa văn họa tiết

trên trang phục của đồng bào dân tộc Hmông.

7

Phạm vi nghiên cứu: những hoa văn họa tiết chủ

đạo trên các loại trang phục của họ, và chung cho

các nhóm người Hmông.

V. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp liên ngành: Dựa trên những kiến thức,

thành tựu nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực

khác nhau để có cái nhìn toàn diện về dân tộc Hmông

với các đặc trưng văn hóa của họ. Từ đó, có được sự

lý giải cho các mã văn hóa được giấu bên trong các

họa tiết, chi tiết hoa văn trang trí trên vải.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích là sự chia

cắt đối tượng nghiên cứu thành các bộ phận, các yếu

tố nhỏ hơn để khảo sát, tìm hiểu kỹ về nó. Tổng hợp

là từ kết quả nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận mà

khái quát lại để tìm ra bản chất chung, tìm ra quy

luật vận động của đối tượng.

Trong bài tiểu luận này, phương pháp trên được

áp dụng để phân tích và tổng hợp các kiến thức mà

tài liệu cung cấp, nhằm chọn được các kiến thức đúng

nhất về tộc người này. Đồng thời phương pháp này

cũng được dùng để phân tích các giá trị của hoa văn

họa tiết trên vải của dân tộc Hmông.

Phương pháp thống kê – so sánh: Thống kê là phương

pháp định lượng, tìm hiểu, điều tra bằng các con số

8

cụ thể. Còn so sánh là sự đối chiếu giữa các phương

diện chung cho cả hai đối tượng để xét xem chúng

giống nhau hay mâu thuẫn và giống nhau hoặc mâu

thuẫn ở mức độ nào.

Ở đây, phương pháp này được sử dụng để đưa thống

kê đưa ra các loại bố cục, các loại màu sắc được sử

dụng và các mẫu hoa văn họa tiết tiêu biểu nhất, chủ

đạo nhất. Cùng với điều đó, tiến hành so sánh hoa

văn họa tiết trên trang phục của dân tộc Hmông với

các dân tộc khác để thấy sự khác biệt và nét đặc sắc

riêng của đồng bào. Đồng thời có thể chỉ ra sự giao

lưu văn hóa giữa các tộc người qua những điểm tương

đồng nhất định về họa tiết hoa văn trên trang phục.

Phương pháp quan sát thực tế: Phương pháp này được

thực hiện bằng cách quan sát các hiện vật trưng bày

trong một số bảo tàng để có cái nhìn chân thực nhất

đối với đối tượng nghiên cứu.

VI. Bố cục

A.Phần mở đầu

B.Phần nội dung

Chương I. Giới thiệu khái quát về đặc điểm tộc

người và trang phục của dân tộc Hmông.

Chương II. Họa tiết, hoa văn trên trang phục của

dân tộc Hmông.

9

Chương III. Ý nghĩa và giá trị của hệ thống hoa

văn họa tiết trên trang phục dân tộc Hmông.

C. Kết luận

10

PHẦN NỘI DUNG

Chương I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN

TỘC NGƯỜI VÀ TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC HMÔNG

1.1 Khái quát về dân tộc Hmông

1.1.1 Lịch sử dân tộc Hmông

Dân tộc Hmông là một dân tộc có dân số khá đông

(trên 9 triệu người), thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông –

Dao, cư trú ở nhiều nước khác nhau trên thế giới

trong đó đông nhất là ở Trung Quốc với khoảng trên

7,5 triệu người. Ở Lào là khoảng 25 vạn, ở Thái Lan

khoảng 15 vạn và ở nước ta là hơn 1 triệu người.

Trong vài thập niên gàn đây, người Hmông còn có mặt

ở một số nước ngoài châu Á như: Pháp, Mỹ, Canada,

Australia...

Ở Việt Nam, người Hmông nằm trong nhóm các dân

tộc nói ngôn ngữ Hmông – Dao (gồm ba dân tộc là

Hmông, Dao và Pà Thẻn)

Về nguồn gốc dân tộc thì người Hmông hiện nay ở

Việt Nam đều có nguồn gốc từ phương Bắc. Theo một số

tài liệu và truyền thuyết của dân tộc Hmông, cũng

như theo các nhà dân tộc học thì phần lớn những

người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư

vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Quý Châu, Quảng

11

Tây và Vân Nam Trung Quốc sang. Riêng nhóm Hmông ở

Thanh Hóa và Nghệ An đi cư vào Việt Nam qua Lào.

Người Hmông tới Việt Nam bằng nhiều con đường

khác nhau và chia làm nhiều đợt, trong đó có ba đợt

chính.

Đợt thứ nhất là khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù,

Giàng từ Quý Châu đến khu vực các huyện Đồng Văn,

Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Thời gian là vào khoảng

cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh của lịch sử

Trung Quốc, khoảng thời gian đúng với những năm có

phong trào người Miêu (tên gọi của người Mông ở

Trung Quốc) ở Quý Châu chống lại chính sách “Cải tổ

quy lưu” và bị thất bại cách đây hơn 300 năm. Đây

cũng là nhóm người

Hmông di cư vào nước ta sớm nhất.

Đợt thứ hai có khoảng hơn 100 hộ trong đó có

những hộ thuộc các họ Vàng, Lý cũng di cư vào khu

vực Đòng Văn. Một số nhóm khác ít hơn thuộc các họ

Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma

Cai, Bắc Hà – Lào Cai. Sau đó có khoảng 30 hộ khác

vào khu vực Tây Bắc. Thời gian là cách đây hơn 200

năm.

Đợt thứ ba là đợt có số lượng người di cư vào

nước ta đông nhất, khoảng hơn 10.000 người. Phần lớn

12

họ từ Quý Châu, Vân Nam Trung Quốc sang, chủ yếu vào

Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Thời gian của đợt di cư

này tương đương với thời kỳ diễn ra phong trào “Thái

Bình thiên quốc” chống lại nhà Mãn Thanh từ năm 1840

tới năm 1868.

Từ sau ngày đất nước ta thực hiện công cuộc đổi

mới năm 1986, tình hình di chuyển của người Hmông

vào Việt Nam luôn gia tăng theo hai hướng Bắc – Nam,

Tây – Đông làm cho số địa phương có người Hmông sinh

sống tăng lên đáng kể.

1.1.2 Tên gọi và phân nhóm

Về tên gọi của dân tộc, thì ở Việt Nam, ngôn ngữ

dân gian quen gọi là người Mèo hay người H’Mông.

Nhưng trên nhiều tài liệu nghiên cứu, các nhà dân

tộc học và nghiên cứu về dân tộc này đều gọi họ là

dân tộc Hmông hoặc là dân tộc Mông. Bản thân họ tự

nhận mình là dân tộc Mông (nghĩa là người).

Các nhóm người Hmông chính ở nước ta:

* Mông Hoa (Mông Lềnh)

* Mông Đen (Mông Đú hoặc Mông Đu)

* Mông Xanh (Mông Súa hoặc Mông Dua)

* Mông Đỏ (Mông Si)

Dấu hiệu để phân biệt các nhóm người Hmông là

trang phục của họ

13

nhưng chỉ có trang phục nữ mới có chức năng này,

trang phục nam hầu như có mô típ giống nhau.

1.1.3 Địa bàn cư trú

Về địa bàn cư trú và phân bố dân cư: dân tộc

Hmông nói chung thì thường cư trú ở độ cao từ 800

đến 1500m so với mực nước biển. Phân bố chủ yếu ở

hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn

khá rộng, dọc theo biên giới Việt – Trung và Việt –

Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An. Trong đó tập trung chủ

yếu ở các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc VN như Hà

Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...Do tập quán du

mục nên một số người Hmông trong những năm 1980,

1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở

một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.

Người Hmông ở miền bắc Việt Nam cư trú đông nhất

là ở Hà Giang, tiếp đến là Điện Biên, Sơn La, Yên

Bái, và ít nhất là ở Hòa Bình. Địa bàn cư trú của họ

là các dãy núi cao nhất nước ta. Độ cao trung bình

của các làng người Hmông cư trú là từ 900 – 1600m.

Đây là vùng đất cao nhất, hiểm trở nhất. Độ chia cắt

sâu, chia cắt ngang từ lớn đến rất lớn. Độ dốc từ

15o đến 25o, vùng Tây Hoàng Liên Sơn có độ dốc lớn

14

hơn 25o. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió

mùa. Do ảnh hương của gió mùa đông bắc và độ cao địa

hình nên khí hậu lạnh. Địa hình phức tạp và khí hậu

khắc nghiệt đã gây nhiều khó khăn cho đời sống văn

hóa của đồng bào.

1.2 Khái quát về trang phục dân tộc Hmông

Đồng bào Hmông đã cư trú ở nước ta từ lâu đời,

sinh sống chủ yếu trên các rẻo cao thuộc khu vực

miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, gồm các tỉnh Hà Giang,

Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái,

Điện Biên, Sơn La và Nghệ An. So với các dân tộc

khác, người Hmông còn giữ nguyên được nhiều phong

tục tập quán, vật dụng cổ truyền độc đáo, một trong

đó là việc dệt vải, thêu may các bộ trang phục dân

tộc đặc sắc, rực rỡ nhất vùng. Đối với người Hmông,

trang phục là cái mặc, cũng là của cải gia truyền,

ai nấy đều phải bảo tồn và phát huy sao cho ngày

càng đẹp càng quý, phản ánh được rõ nét truyền thống

văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, cá tính và sự giàu có

của tộc người.

Từ xưa đến nay, trang phục nam nữ Hmông đều do

phụ nữ Hmông làm. Bảy, tám tuổi, các bé gái đã được

bà và mẹ dạy dệt vải, thêu, may các kiểu hoa văn

truyền thống, để tới khi lấy chồng (vào tuổi 15-18,

15

tuổi trưởng thành theo cách tính Hmông) sẽ may được

8 đến 15 chiếc váy làm của hồi môn.

Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh

tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và

trang trí với kỹ thuật đa dạng. Trang phục nam Hmông

độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực; trang

phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách

tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật

nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu

váy rộng và đẹp.

Nam giới Hmông mặc trang phục cổ truyền tương tự

nữ giới song giản tiện và mộc mạc hơn. Đó là một cái

áo đen (vào dịp lễ Tết là áo trắng, xanh, thêu hoa)

có dạng chữ T thân hẹp, hoặc lơ lửng ngang sườn hoặc

dài quá thắt lưng, cổ áo thêu hoa, ve áo song song

đính khoảng năm hàng khuy vải nằm ngang giữa hai

thân, cũng có khi là hai vạt vắt chéo và đơm khuy

nách. Ống tay rộng, chia làm hai phần, tùy nhóm

người mà ống tay liền dải đồng chất, đồng màu hoặc

gắn các mảnh vải, miếng thêu có màu sắc, chất liệu

khác nhau. Với nam giới Hmông Đen, thân và tay áo

thường có một màu tím than. Với nam giới Hmông Hoa

thì ống tay chia thành nhiều lớp vẽ thêu như đen nối

xanh, đen nối đỏ, vàng nằm liền kề hoặc cách quãng.

16

Với nam giới Hmông Đỏ có thêm viền cổ và nẹp áo

thêu. Ngoài ra, họ cũng đội mũ gồm các loại mũ quả

dưa tám miếng màu đen hoặc thêu, đính các vòng họa

tiết xung quanh mũ hay trên đỉnh đính cắc bạc; mũ

lưỡi trai ngắn sát đầu và mũ bốn vành khi lạnh để

xuôi, khi nóng gập lên gọn ghẽ trên đầu. Vào hội,

khi tham gia biểu diễn nghệ thuật họ vấn khăn buộc

sau gáy. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng

so với các tộc ngườ khác trong khu vực.

Người Hmông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục

nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Trang phục cổ

truyền của người phụ nữ Hmông gồm: khăn, áo, váy,

tạp dề che phía trước váy, sau váy, thắt lưng, xà

cạp…Nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc

áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không

khâu hoặc cho vào trong váy. Ống tay áo thường trang

trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa

tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang

trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên

nền chàm). Phụ nữ Hmông còn dùng loại áo xẻ nách

phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa

ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và

trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc.

17

Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp,

rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn

nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm Hmông

(Hoa, Xanh, Đỏ, Đen... ). Đó là các loại váy trắng,

váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy

được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được

thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang

theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân

là 'giao thoa' giữa miếng vải hình tam giác và chữ

nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam

giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm

đen, kích thước tùy từng bộ phận người Hmông. Phụ nữ

thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội

khăn quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức bao

gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

Có thể nói hoa văn, họa tiết là yếu tố quan

trọng nhất tạo nên vẻ đẹp

trang phục Hmông. Nghệ thuật tạo hình dân gian của

người Hmông thể hiện

ở trang phục, đồ dùng sinh hoạt, tranh cắt giấy…

Nhưng trang trí trên vải có vị trí quan trọng nhất

trong nghệ thuật tạo hình dân gian, điển hình là

trang trí trên trang phục người Hmông. Mọi hoa văn ở

đây đều hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện

18

cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên

nhiên nơi người Hmông sinh sống, các loại cây trồng,

vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp quen thuộc. Thường

thấy các họa tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường

viền là hình vuông, chữ thập, đinh, công cách quãng

kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy đơn,

xoáy kép (dấu móc hoặc chữ S), răng cưa, đường cong,

đường lượn sóng... Bên trong là các hình ngôi sao

năm cánh - sáu cánh- tám cánh, hoa bí, hoa tỏi, hoa

cà, hoa mận, hoa đào, hoa sen, mạng nhện, cánh bướm,

vảy cá, lá ngải cứu, cành tùng, búp tre, lưỡi câu,

núi sông, đuôi rồng, con ốc, con rắn, sừng dê...

Những họa tiết này đều có màu sắc tươi sáng, nhất là

màu đỏ vừa tạo cảm giác ấm áp, hưng phấn cho người

mặc khi đi giữa rừng, trên núi cao, vực thẳm trong

điều kiện khí hậu lạnh lẽo vừa khiến người Hmông dù

là Hmông Đen hay Xanh, Hoa, Đỏ đều nổi bật trước đám

đông và choáng ngợp mọi không gian, môi trường cho

dù trên nương rẫy, giữa buổi chợ hay lễ hội.

Tiểu kết: Hệ thống họa tiết hoa văn trang trí trên

trang phục dân tộc người Hmông hàm chứa nhiều ý

nghĩa và giá trị đặc sắc. Nó không chỉ góp phần quan

trọng làm nên vẻ đẹp của bộ trang phục mà còn thể

hiện cả đời sống vật chất và tinh thần của người

19

Hmông. Đó là một nguồn tư liệu quý giá trong việc

nghiên cứu dân tộc học và đáng được chúng ta quan

tâm, tìm hiểu.

20

Chương II. HỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA

DÂN TỘC HMÔNG

2.1 Sự ra đời của hoa văn trên trang phục

Theo lời kể của Thào A Thề, 45 tuổi, bản Lả

Khắt, xã Nậm Khắt huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái,

nhóm Hmông Hoa – phó bí thư đảng ủy xã, phó trưởng

họ Thào (dựa theo “Truyện cổ Mèo” của Doãn Thanh,

nhà xuất bản Văn học năm 1963) thì cách lý giải vì

sao có hoa văn trên vải của họ rất thú vị. Họ cho

rằng hoa văn trên váy của người phụ nữ chính là chữ

viết của dân tộc mình. Truyển kể rằng, xưa kia khi

người Hmông còn sống ở Trung Quốc, họ cũng có chữ

viết riêng của dân tộc mình như người Kinh bây giờ.

Sau vì muốn chiếm đất và đồng hóa người Hmông nên

người Hán đã cho quân xâm lược, đốt sách vở và cấm

người Hmông đọc chữ. Người Hmông muốn ghi lại lịch

sử của mình cũng không được. Đang lúc chạy lên núi

trốn sự truy lùng của người Hán, vua của người Hmông

lúc bấy giờ đã gặp một người phụ nữ Hmông vẫn đang

cặm cụi ngồi mải miết thêu bên suối, không hề để ý

quân Hán đang đuổi tới. Vua đã chợt nghĩ ra phương

thức giữ lại chữ viết của dân tộc mình bằng việc

thêu lên váy người phụ nữ. Nhưng thêu thì lâu, nên

khi nhìn thấy một tổ ong bên đường, vua đã lấy sáp

21

ong và vẽ vào váy người phụ nữ. Từ đó, người Hmông

biết thêu và in hoa văn bằng sáp ong. Song do người

phụ nữ kia không biết chữ nên không biết ý nghĩa của

chúng. Dù là truyền thuyết, song câu truyện trên đã

phản ánh được một phần lịch sử đau thương của người

Hmông và quan trọng hơn cả là nó đã cho chúng ta một

thông tin thú vị về nguồn gốc sự xuất hiện của hệ

thống hoa văn họa tiết trên trang phục của dân tộc

họ.

Trang phục của người Hmông, đặc biệt là trang

phục của người phụ nữ không qua kỹ thuật cắt, khâu

làm tôn rõ đường nét cơ thể như trang phục người phụ

nữ Thái mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp ở các mootip và

trang trí màu sắc hoa văn. Phụ nữ Hmông là chủ nhân

của nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục. Cả cuộc

đời người phụ nữ gắn bó với công việc thêu, dệt vải

và in hoa văn. Em bé Hmông mới 9 – 10 tuổi đã được

các bà các mẹ, các chị tập cho thêu thùa:

Lớn lên anh theo cha đi cày nương.

Theo anh đi vào rừng săn thú

Lớn lên em theo mẹ tập thêu

Theo chị nhuộm chàm, in hoa trên váy mới.

Đến tuổi trưởng thành các thiếu nữ Hmông không

tiếc thời gian, làm đêm, làm ngày thêu bộ váy áo

22

cưới. Tập quán của người Hmông đánh giá tài năng, vẻ

đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa, qua bộ

trang phục trong lễ cưới. Tục ngữ Hmông có câu Muốn

biết người tốt xem gác bếp, muốn xem người đẹp xem quần áo. Và

nghề dệt vải, thêu hoa văn là thước đo giá trị của

người phụ nữ:

Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu

Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

Cô gái đẹp được quan niệm là cô gái phải thêu

thùa khéo léo như trôn

ốc. Người giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao,

coi trọng. Những đêm trăng thanh gió mát hay bên bếp

lửa hồng, từng tốp các cô gái quây quần bên nhau học

thêm, truyền dạy kinh nghiệm in sáp, tạo mẫu, ghép

vải mới…Các hình thức giúp đỡ truyền nghề này góp

phần cho nghệ thuật thêu, ghép hoa văn phát triển.

Trước khi đi làm dâu, các cô gái được mẹ tặng cho bộ

váy áo như của hồi môn. Khi về nhà chồng, các cô gái

phải chuẩn bị bộ váy áo tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Váy

thêu đẹp trở thành tài sản của người phụ nữ. Khi đã

thành người vợ, người mẹ, người phụ nữ Hmông vẫn

tiếp tục thêu in nhiều mẫu hoa văn, lo cho chồng con

mặc đẹp. Hạnh phúc của mỗi gia đình được phản ánh

23

trong bức tranh sinh hoạt: người vợ ngồi thêu, người

chồng thổi

kèn, tận tình giúp đỡ người vợ trong công việc thêu

thùa:

Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy

Đầu nhà là nơi anh ngồi thổi sáo, múa kèn

Em in hoa mới không có sáp, anh ra chợ kiếm

Em thêu hoa mới, không biết đường anh cầm que vạch

giúp.

Người vợ trở thành người mẹ lại có nghĩa vụ dạy

con cái mình học thêu. Đồng thời, con dâu lại được

mẹ chồng, hay thậm chí là cả các chị chồng nhiệt

tình dạy bảo cách thêu thùa, in sáp ong. Vừa kế thừa

nghệ thuật thêu, trang trí hoa văn của nhà mẹ đẻ, cô

dâu lại vừa tiếp thu nghệ thuật trang trí hoa văn

của gia đình nhà chồng. Khi trở về già, người phụ nữ

vẫn lo cho mình cả một bộ váy đẹp để về với tổ tiên.

Cứ như vậy, nghệ thuật in thêu hoa văn được bảo lưu,

trao truyền nhiều thê hệ, bản sắc văn hóa riêng của

dân tộc luôn phát triển. Dòng đời người phụ nữ qua

đi, dòng hoa văn cứ chảy trôi mãi theo bàn tay tài

năng của họ. Qua bàn tay của họ – những người phụ nữ

Hmông, nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục xuất

24

hiện với những nét độc đáo cả về mặt bố cục, màu

sắc.

2.2 Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên trang phục

Để tạo được hệ thống hoa văn họa tiết sống động

trên trang phục, người Hmông sử dụng 4 kỹ thuật tạo

hình chính là kỹ thuật thêu, kỹ thuật in sáp ong, kỹ

thuật ghép vải và kỹ thuật ghép hạt cườm, nhựa, bạc.

2.2.1 Kỹ thuật thêu

Kỹ thuật thêu của của người Hmông có hai cách

thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho

việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không

bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo

thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm.

Người phụ nữ Hmông thêu hoa văn không cần mẫu. Chỉ

dùng để thêu thường là sợi tơ tằm to, vừa bền sợi

vừa bền màu. Đặc biệt sắc màu óng nuột của tơ tằm

làm vẻ đẹp của hoa văn thêm mượt mà. Phụ nữ Hmông có

cái nhìn khái quát, giàu óc tưởng tượng, hoàn toàn

dựa vào trí nhớ để thêu hoa văn. Người thêu đã thuộc

sẵn màu hoa mình thích, họ không cần nhìn mẫu mà vẫn

thêu được những môtip đẹp. Trước khi thêu, họ phải

tính toán tỷ mỷ, đếm từng sợi chỉ, nhớ từng kích

thước hoa văn trong toàn bộ mảng trang trí. Vì vậy,

ngay từ khâu dệt, người Hmông dệt tấm vải nền theo

25

một kỹ thuật sao cho các sợi chỉ không quá xít, dành

các khoảng nhỏ thuận lợi cho việc đếm sợi, bố cục

hoa văn. Kỹ thuật thêu hoa văn rất phức tạp vì thêu

ở mặt trái của vải nhưng hình mẫu lại nổi lên ở mặt

phải, đòi hỏi người phụ nữ kiên trì, cẩn thận vì sơ

ý nhầm một mũi kim, mũi thêu đã sai lệch, làm cho

mảng trang trí không toàn vẹn.

2.2.2 Kỹ thuật vẽ mầu in sáp ong

Công cụ dùng vẽ mẫu in sáp là dar drangtaz (loại

bút vẽ bằng đồng). Có ba loại bút vẽ khác nhau: loại

nét nhỏ dùng để tỉa tót hoa văn là đarnrơ ư, loại

nét to vẽ đường thẳng đường diềm là đarchang zsang

z, loại dùng vẽ hình tròn, hoa văn con ốc là đarzes

kưr. Cách in hoa văn bằng sáp khá đơn giản. Sau khi

nấu chảy sáp ong, nhúng bút lông vào sáp, vẽ hoa văn

lên vải lanh trắng. Vẽ xong đem vải đã in sáp đi

nhuộm chàm. Sau nhiều lần ngâm nhuộm, vải đã sấm màu

thì đem vải nhúng vào nước sôi, sáp ong tan ra để

lại những hình hoa văn màu xanh lơ. Có nơi dùng

khuôn in sáp ong, các khuôn này làm bằng giấy do

người Hmông tự chế tạo được bồi khá dày, trên khuôn

in được đục lỗ theo hình các hoa văn khác nhau rồi

đổ sáp ong lên khuôn. Và sau đó tiến hành nhuộm chàm

26

như cách in vẽ, nhưng cách này làm hạn chế sự sáng

tạo của nghệ nhân.

2.2.3 Kỹ thuật ghép vải

Kỹ thuật này được người phụ nữ Hmông sử dụng để

tạo thành các băng dải, khoang vải màu khác nhau ở

cổ áo, ống tay, nẹp ngực và cả khoang dài gấu váy,

vuông vải che váy (tạp dề). Kỹ thuật ghép vải không

chỉ tạo ra các khoang mảng màu mà còn tạo ra các

đường nét hoa văn. Trên hình chữ nhật ở cổ áo người

Hmông xuất hiện nhiều kiểu hoa văn hình học được tạo

nên bằng kỹ thuật ghép vải. Các đường nét hoa văn

nhỏ, phức tạp ở yếm, cổ tay áo cũng đều là ghép vải.

Vải ghép thường có gam màu nóng hoặc vải trắng làm

diềm nhỏ bao bọc cho các môtip hoặc tự tạo thành một

môtip riêng về hoa văn. Người Hmông sử dụng một số

miếng vải đỏ, vàng tiết diện nhỏ từ 0,5 – 1cm được

viền xung quanh vải nền tạo thành các hình xếp nếp

hoặc các đường viên môtíp chính. Người Hmông còn

sáng tạo nhiều kiểu ghép vải. Kiểu đơn giản nhất là

chọn miếng vải màu đỏ, vàng hình tam giác, hình

vuông, hình chữ nhật khâu lên gấu váy, mũi khâu giấu

ở đằng sau miếng ghép cùng với đệm lót và khâu gấp

mép lên. Kiểu phức tạp là ghép các miếng vải thành

nhiều lớp với nhiều màu sắc khác nhau. Việc ghép

27

những miếng vải này thường làm từng lớp, mỗi lớp là

một hoặc vài miếng vải cùng nhau, lớp dưới có diện

tích lớn hơn diện tích lớp trên.

2.2.4 kỹ thuật ghép hạt cườm, nhựa, bạc

Ở một số khăn của người làm Saman hoặc mũ áo của

những đứa trẻ cầu tự thấy xuất hiện hình thức ghép

gắn những đồng bạc trắng, đồng xu nhỏ, hạt cườm…tạo

cho những chiếc khăn, mũ áo này có vẻ đẹp độc đáo,

rực rỡ nhưng mang tính biểu tượng. Mũ trẻ nhỏ Hmông

Hoa ở Mường Khương, trên đỉnh đầu có thêu hình mào

gà trống, theo quan niệm người Hmông thì gà trống là

biểu tượng của vị thần cửa chống ma ác vào nhà, bảo

vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ. Những quả bông đỏ trên mũ,

những sợi tua nhiều màu sắc tượng trưng cho cầu vồng

ngăn thần rắn, ngăn những ma ở thể giới nước.

Các kỹ thuật tạo hình trên thường được người phụ

nữ Hmông khéo léo kết hợp với nhau tạo ra sự phong

phú về hoa văn. Bên cạnh các đường vải ghép đậm là

đường thêu thanh mảnh, tạo cảm giác hoa văn luôn

biến đổi liên tục. Kết hợp các biện pháp kỹ thuật

còn góp phần tạo hiệu quả về màu sắc. Màu xanh lơ

nhạt của vải in sáp trở thành màu trung gian, dung

hòa với các màu đậm của vải ghép, chỉ thêu. Nhờ vậy

28

mà màu sắc, đường nét môtíp của hoa văn có sự chuyển

động khá phong phú, vui mắt và sống động.

2.3 Bố cục đồ án và màu sắc hoa văn

2.3.1 Bố cục

Cũng như hoa văn nhiều dân tộc khác, hoa văn của

dân tộc Hmông có bố cục thành dải: dải ngang và dải

dọc. Mỗi dải hoa văn thường có bố cục ở giữa là

môtip hoa văn thêu chủ đạo khổ lớn, phía diềm các

vải là hoa văn thêu có tiết diện nhỏ, hẹp, bề ngang,

dọc. Dải ngang hoa văn xuất hiện trên thắt lung, đầu

tấm vải tạp dề, nằm trên ống tay áo. Trên nền chàm

của váy, dải ngang gấu váy rực rỡ hoa văn. Bố cục

dải dọc hoa văn in sáp ong chạy song song sát nhau

trên thân váy, hay chạy thành dọc trên tạp dề.

Tập trung các dải thành khối dày là đặc điểm của

bố cục thành dải trên nền trang phục của người

Hmông. Tạp dề ở phía trước và sau gồm nhiều dải dọc

chạy song song ken dày bên nhau tạo thành hai dải

lớn. Thắt lưng là dải ngang lớn. Gấu váy là dải

ngang khổ rộng 15 – 20cm gồm nhiều môtíp hoa văn

thêu ghép vải. Các môtip hoa văn không phân tán mà

kề sát bên nhau thành dải nhằm tôn thêm độ dày của

các khối hoa văn. Các dải tập trung thành mặt phẳng

lớn, các môtip hoa văn ở giữa có khổ lớn. Để tránh

29

tình trạng các hoa văn bị tan trên nền váy chàm,

chúng thường dược dồn lại, chồng xít thành dải để

trở thành một mảng lớn, vượt khỏi nền chàm, rực rỡ

trên nền vải dân tộc Hmông. Điểm đáng chú ý là các

băng dải này được kết hợp với nhau thành nhiều kiểu

khác nhau, có băng dải mỏng xen với dải dày, có băng

dải hoa văn nằm trên nền thêu, kề dải hoa văn ghép

vải.

Bên cạnh bố cục thành dải, một số trang trí của

người Hmông còn có bố cục thành ô. Ở đây các hình

hoa bốn cánh, tám cánh hoặc móc câu được đóng khung

trong các ô trang trí hình vuông, hình chữ nhật,

hình thoi. Các ô này được bố trí đan xen với các dải

hoa văn tạo nên sự phong phú đa dạng cho các đồ án

trang trí, không máy móc, đơn điệu mà luôn sống

động, góc nhìn luôn thay đổi.

2.3.2 Màu sắc

Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm

lý, cá tính, ước vọng... trong cuộc sống của dân tộc

Hmông. Bảng màu của người Hmông gồm năm màu cơ bản:

chàm thẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ. Để

tạo màu chàm sẫm, người phụ nữ Hmông phải tiến hành

nhiều khâu từ luộc sợi lanh với nước tro, ngâm sợi

trong nước chàm và củ nâu nhiều lần tạo thành màu

30

chàm sẫm. Để thêm độ bóng, họ miết sáp ong vào vải

và mài lên đá. Màu chàm sẫm thường dùng làm nền cho

hoa văn trang trí. Đôi khi có ít diềm mỏng màu chàm

chạy song song với diềm trắng ở dải hoa văn chính,

Mục đích là để tôn dải hoa văn, tô đậm cho màu sắc

hoa văn thêm rực rỡ.

Màu đỏ là màu chủ đạo, vừa là màu nền trung gian

vừa tạo các môtíp chính làm nên sắc màu rự rỡ của

hoa văn trên vải trang phục. Thông thường, màu đỏ

đặt trên nền chàm sẫm gần như đen sẽ làm giảm bớt

sắc độ của đỏ, đỏ sẽ không tươi mà sẫm lại chìm vào

nền chàm. Nhưng màu đỏ của váy áo người Hmông Hoa,

Hmông Đỏ vẫn cứ rực lên. Màu đỏ trước đây được nhuộm

từ nước một loại vỏ cây thảo mộc hoặc nhuộm từ cánh

kiến, hiện nay thì chủ yếu là màu công nghiệp. Màu

vàng được nhuộm từ củ nghệ. Màu trắng là màu nguyên

bản của sợi lanh.

Bảng màu của người Hmông không rộng hơn bảng màu

của các dân tộc khác nhưng trang phục của người

Hmông vẫn gây cho người xem cảm giác đa sắc màu.

Phụ nữ Hmông không chỉ dùng màu đỏ làm môtíp hoa

văn mà còn làm màu nền cho các môtíp hoa văn. Màu đỏ

trở thành một thứ nền cho các môtíp hoa văn. Màu đỏ

trở thành một thứ nền trung gian đặt trên nền cơ bản

31

của màu chàm. Màu đỏ trung gian có tác dụng “ngăn

chặn” nền chàm hút mất môtíp hoa văn. Đồng thời các

dải hoa văn trên nền đỏ ấy lại có diện tích lớn tạo

thành các băng dải dày đậm “lấn át” chiếm chỗ nền

chàm. Cùng với đặc điểm của bố cục tập trung các dải

thành khối dày, màu đỏ cứ rực lên, loang rộng ra,

thu hẹp diện tích màu chàm. Chất rực rỡ của hoa văn

trên trang phục của dân tộc Hmông được tăng thêm nhờ

sự phối hợp màu đỏ với màu vàng tạo thành các gam

màu nóng được phát huy tối đa. Sự kết hợp này làm

cho họa tiết hoa văn trên trang phục người Hmông

sống động hơn và tạo hiệu ứng vui nhộn cho thị giác.

2.4 Hệ thống các môtíp hoa văn trên trang phục

người Hmông

Sống ở trên những vùng núi cao, gần với thiên

nhiên nên hoa văn trên vải của dân tộc Hmông ẩn chứa

và chuyển tải hình ảnh thiên nhiên, cảnh quan sinh

hoạt trong cuộc sống lao động hàng ngày, bao gồm cả

thế giới động vật, thực vật, đồ vật và các hiện

tượng thiên nhiên. Tất cả đều được cách điệu và thể

hiện rất đẹp như các hiện tượng gió, mưa, sấm chớp,

các con vật khổng lồ, sự biến chuyển của mặt trời,

của thời tiết hay sự biến chuyển của không gian và

thời gian trong vũ trụ quan.

32

Hệ thống hoa tiết được chia làm hai loại: hoa

văn hình học và hoa văn hiện thực.

2.4.1 Hê thống hoa văn hình học

Hoa văn hình học đơn thuần phục vụ thẩm mỹ với

chức năng làm nền. Hoa văn hình học không chỉ trang

trí trên trang phục mà còn ở các đồ dùng khác của

dân tộc Hmông. Các môtíp cơ bản có:

+ Nhóm hoa văn hình núi (hình rẻ quạt): thường

trang trí làm nền và xen kẽ giữa các hình thoi, tam

giác, hình chong chóng trên thân váy, tạp dề.

+ Nhóm hoa văn hình răng cưa: nhóm hoa văn này

thường là các

đường viền đóng khung trong các mảng hoa văn chính.

Đây là nhóm hoa

văn có tần số xuất hiện trên vải người Hmông.

+ Nhóm hoa văn chấm tròn nhỏ to khác nhau: nhóm

này thường xuất hiện trên thân váy của phụ nữ Hmông

Hoa, Hmông Đỏ in bằng sáp ong. Mô hình hoa văn của

nhóm này chạy theo từng chuỗi dài vòng quanh thân

váy, các chấm này cách đều nhau tạo thành những hoa

văn độc lập.

+ Nhóm hoa văn đường zíc zắc: thường được thêu,

in sáp ong viền mép xung quanh 1 ô trang trí trên

váy, áo, và chỗ tiếp giáp giữa các phần với nhau.

33

+ Nhóm hoa văn những đường gạch song song: nhóm

này nhìn chung đơn điệu, thường những đường gạch dài

thêu bằng chỉ màu, hay ghép bằng vải màu tạo thành

đường song song đóng khung cho mảng hoa văn chính

như hoa văn trên áo, váy, tạp dề.

+ Nhóm hoa văn hình vuông: nếu ghép vải thì

thường là hai hình vuông lồng ghép với nhau tập

trung ở phần gấu váy và vai áo hoặc là những ô lớn

bao bọc các mảng in hoa văn sáp ong và thêu.

+ Nhóm hoa văn hình bát giác: bao quanh hình

những bông hoa hoặc tạo thành hình đồng tiền, đồng

tiền thủng.

+ Nhóm hoa văn hình tam giác: chủ yếu là hoa văn

ghép với hai màu đặc trưng là đỏ và vàng lồng lại

với nhau.

+ Nhóm hoa văn hình chong chóng: Nhóm này có

nhiều biến thể, có khi là hình chữ thập hoặc là hình

chong chóng. Môtíp hoa văn này được in sáp ong, thêu

chỉ màu trên áo, váy, tạp dề.

+ Nhóm hoa văn hình xoắn ốc: là một trong những

nhóm hoa văn

quan trọng ở đồ án hoa văn trang trí trên vải dân

tộc Hmông. Hoa văn hình xoắn ốc đứng cặp đôi, cặp

bốn, có khi là môtíp hoa văn in sáp ở mảng chính

34

hoặc chạy xung quanh đóng khung cho môtíp hoa văn

chính.

+ Nhóm hoa văn hình chữ S: nhóm này thường được

trang trí trên

váy, tạp dề nhóm Hmông Hoa, Hmông Đỏ. Môtíp hoa văn

hình chữ S có khi là môtíp hoa văn chủ đạo của một

đồ án, có khi là đường diềm đóng khung cho hoa văn

chính.

Mười một nhóm hoa văn trên như những tín hiệu

tạo nên từ vựng nghệ thuật dân tộc Hmông.

Một đặc điểm dễ nhận thấy là các hoa văn hình

học thường có tác dụng làm nền cho các hoa văn

chính. Nó giống như cái khung của một bức tranh đẹp

làm nổi bật ý đồ chủ đạo của nghệ thuật tạo hình.

Bố cục hoa văn hình học còn có đặc điểm là sự

kết hợp của nhiều môtíp hoa văn thành các tổ hợp hoa

văn có tần số xuất hiện nhiều trên vải dân tộc

Hmông, nhất là trên váy, áo. Ví dụ tổ hợp môtíp hình

chữ S với răng cưa, tổ hợp hoa văn hình đồng tiền

xen giữa các đường gạch dài, môtíp hình quả trám xen

giữa môtíp đường thẳng song song.

2.4.2 Hệ thống hoa văn hiện thực

Nếu nhóm hoa văn hình học chỉ phục vụ cho nhu

cầu thẩm mĩ thì nhóm hoa văn hiện thực là phương

35

tiện giúp người Hmông chuyển tải tư duy và thể hiện

những suy nghĩ về cuộc sống của mình.

+ Nhóm hoa văn hình người: môtíp này không giống

như môtíp trên vải của dân tộc Dao hay các dân tộc

nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Trên vải, người Hmông chỉ

miêu tả cách điệu từng phần cơ thể con người như tai

người, bàn chân.

Hoa văn động – thực vật:

+ Hoa văn hình con bướm: nếu là in sáp ong thì

chỉ là 2 tam giác quay

đỉnh vào nhau, còn nếu là thêu thì đường nét uốn

cong theo dáng hình con bướm.

+ Hoa văn con ốc: có thể được bố trí thành các

hình xoáy ốc dọc hay ngang trên thân váy.

+ Hoa văn hình móng gà: loại này được trang trí

trên ống tay áo, tạp

dề của người phụ nữ Hmông. Giống như môtíp hình

người, hình gà trống cũng chỉ đừng ở các bộ phận như

móng gà, cựa gà, mào gà…

+ Hoa văn hình con cua: chạy thành từng băng

vòng quanh ống tay áo, cổ áo, tạp dề, hoa văn này

biểu tượng cho sấm chớp.

+ Hoa văn hình con ốc hay còn gọi là ốc rồng.

36

+Hoa văn hình con tằm: thường là hai hình vạch,

vạch chéo nhau giống như dấu X.

+ Hoa văn hình con kiến: hình lục giác có ba

chấm nhỏ

+ Hoa văn hình chó nằm ngủ: là những đường thẳng

vuông góc và những đường gấp khúc kết hợp lại với

nhau tạo thành hình gần giống với hình thoi, hoặc là

các ngoặc lớn hướng ra ngoài.

+ Hoa văn hình vết chân chó

+ Hoa văn hình móng trâu

+ Hoa văn hình lá cây: hình dáng các loại lá cây

trên trang phục của người Hmông rất phong phú và

nhiều loại đa dạng. Có khi chỉ là những tam giác

lồng vào nhau, có khi chỉ là những đường vạch chằng

chịt tùy theo từng loại lá.

+ Hoa văn hình hạt đậu tương: 3 điểm chấm tròn

nhỏ trong in sáp ong hoặc là 3 dấu X trong thêu.

+ Hoa văn hình hoa: bao gồm hoa cúc, hoa bầu,

hoa bí, hoa tỏi, hoa dâu da, hoa dưa – đều là những

loại hoa của những loại cây mà họ trồng được.

Hoa văn tự dạng là hoa văn sao tám cánh

Hoa văn công cụ: hoa văn hình cái cuốc, hình

chân ghế, hình bật lửa.

37

Ngoài ra còn có một số hình hoa văn khác như

hình chữ thập (+), chữ đinh ( ), chữ công được

chuyển biến vào trong trang trí một cách phong

phú và tài tình.

Tiểu kết: Có thể thấy hệ thống hoa văn họa tiết

trang trí của người Hmông rất đa dạng và phong phú.

Từ kỹ thuật tạo hình đến bố cục đồ án trang trí, lựa

chọn màu sắc đều rất công phu và tài tình. Hệ thống

hoa văn họa tiết trên trang phục của họ không chỉ

tạo ra sự đặc sắc, nổi bật cho trang phục của dân

tộc Hmông mà còn là biểu hiện của nếp sống tộc

người, thể hiện trình độ lao động thủ công truyền

thống và quan niệm về thẩm mỹ. Hệ thống hoa văn họa

tiết trên là vốn từ vựng nghệ thuật, là cánh cửa

giúp ta đi vào tìm hiểu được các mã văn hóa ẩn chứa

trong đó.

38

Chương III. Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG HOA VĂN

HỌA TIẾT TRÊN TRANG PHỤC DÂN TỘC HMÔNG

Phát hiện và giải mã tín hiệu hoa văn trên trang

phục không phải là một việc làm đơn giản. Đọc ngôn ngữ

hoa văn đã khó, nhưng tìm hiểu ý nghĩa hoa văn lại

càng khó hơn. Hoa văn trang trí trên trang phục là một

dấu hiệu thông tin đặc biệt, thể hiện quan niệm về cái

đẹp, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan…của mỗi dân

tộc, giúp ta phân biệt được tộc người này với tộc

người khác.

3.1 Thể hiện quan điểm thẩm mỹ

Sống trên những vùng núi cao, gần với thiên

nhiên, nên hoa văn trên vải của dân tộc Hmông ẩn

chứa và chuyển tải hình ảnh thiên nhiên và cảnh sinh

hoạt trong cuộc sống lao động hàng ngày, bao gồm cả

thế giới thực vật, động vật và đồ vật.

Người Hmông thường sống ở những rẻo núi cao,

nhiệt độ thường thấp, nhiều sương mù nên màu đỏ

tượng trưng cho sự ấm áp, sự no đủ, hạnh phúc và

khát vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trên tấm áo nền chàm sẫm hoa văn rực rỡ ở cổ áo,

nẹp ngực và ống tay, làm tôn thêm sắc hồng sáng của

khuôn mặt, làm duyên cho cổ tay tròn lẳn của con gái

39

Hmông. Áo không rộng, phía dưới thắt lại bằng thắt

lưng thêu hoa làm tôn thêm phần ngực nở nang và khỏe

mạnh. Mỗi khi người phụ nữ Hmông bước đi thì toàn bộ

những dải hoa văn ở ngực áo, ở thân và gấu váy

chuyển động nhịp nhàng uyển chuyển như sóng lượn, vẻ

đẹp con người lại càng thêm nổi bật giữa không gian

núi rừng vùng cao giá lạnh. Con người là điểm sáng

lớn, làm rạng cả một vùng không gian.

Trang phục người Hmông với hoa văn và màu sắc

nổi bật tạo cảm giác ấm áp sưởi ấm tình người. Vượt

khỏi màu sắc thiên nhiên, nó phản ánh lối sống giàu

bản lĩnh, phóng khoáng và ngoan cường ứng xử với

thiên

nhiên khắc nghiệt của người Hmông.

3.2 Phản ánh nhận thức và đời sống tâm linh của

người Hmông

Từ thời tiền sử, người Hmông cũng như các dân

tộc khác không thể giải thích được thế giới bao la

bằng tư duy khoa học. Trong cuộc sống, con người

phải dựa vào thiên nhiên như núi rừng, hang động để

tồn tại. Con người bị thiên nhiên chi phối. Đứng

trước vũ trụ bao la, trước các hiện tượng kỳ lạ diễn

ra hàng ngày không giải thích được như gió, mưa, sấm

40

chớp, các con vật khổng lồ…từ trong sâu thẳm, tâm

thức họ đã ghi lại, biểu hiện lại qua các môtíp hoa

văn trên vải của đồng bào.

Biểu tượng mặt trời với ngôi sao 8 cánh, 12 cánh

xuất hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Đó là dạng

vòng tròn, ở giữa có 8 hình tam giác ghép lại thành

4 cặp hoặc phức tạp hơn là nhiều môtíp sao 8 cánh

chồng chất trong một ô vuông theo từng lớp. Biểu

tượng mặt trời là sự thể hiện niềm kính trọng và tôn

thờ của cư dân nông nghiệp. Bởi mặt trời mang lại

không chỉ sự sống cho con người mà còn cho cả các

loại động thực vật. Với vị thế của những người dân

vùng cao thì sự xuất hiện của mặt trời giống như sự

đảm bảo cho sự sinh tồn của họ, giúp họ chống lại

cái lạnh và sự âm u của thời tiết, khung cảnh núi

rừng.

Người Hmông thành thục trong việc bố cục đồ án

trang trí hoa văn hình tròn, hoa văn hình xoáy trôn

ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc

được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc

hoặc đối xứng qua trục xoay tạo thành hình chữ S.

Đây là những môtíp có đường cong, xoáy dứt khoát,

thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển và là biểu hiện

cho sự vận động biến chuyển của mặt trời, thời tiết,

41

không gian và thời gian trong vũ trụ quan cổ đại của

cư dân.

Biểu tượng sấm chớp được thể hiện trên đồ án

trang trí hoa văn hình rau dớn ở dưới gấu váy, đó là

hai hình tròn có chung một tiếp tuyến chéo.

Con rồng được người Hmông quan niệm là con vật

biểu trưng cho sự tốt đẹp, hạnh phúc. Hiện tượng mưa

cầu vồng gắn với việc cầu mưa, cầu mùa, mong no đủ,

hạnh phúc. Rồng liên quan đến con nước và liên quan

đến cư dân nông nghiệp ruộng nước.

Rồng ở người Hmông được gọi là rồng giun hay

rồng rắn, được khái quát hóa, hình tượng hóa trên

nền vải là những đường viền ghép vải, thêu chỉ màu

hình sóng nước hay đường thẳng đóng khung cho cả

mảng đồ án hoa văn hay từng môtíp hoa văn.

Rồng là con vật hư cấu, nhưng nó lại thể hiện

ước vọng của con người. Ở nhiều dạng, rồng là đường

zíc zắc ở giữa là các chấm biểu thị con mắt và có

các xoắn ốc là biểu hiện của mây mưa, biểu trưng cho

cư dân nông nghiệp ruộng nước.

Hình tượng thuộc lĩnh vực âm dương ở trên các

môtíp hoa văn trang trí của người Hmông là các bông

cúc. Những môtíp này phổ biến nhất vẫn là các hình

chữ thập, chữ X. Theo truyện cổ của người Hmông ở

42

Bắc Hà

(Lào Cai) thì các hình tượng này là sừng trâu, con

vật gắn với nhà nông, dùng trong hiến tế. Con trâu

là biểu tượng gắn với sự vận hành của mặt trăng,

biểu hiện cho âm dương đối đãi, cho sự phát sinh và

phát triển.

Người Hmông sống nặng nề về tâm linh, chấp nhận

đời sống không gian tâm linh đầy chất liên tưởng.

Người nông dân thời xa xưa vốn là cư dân nông nghiệp

nên cầu mưa thuận gió hòa là điều tất yếu. Vì vậy,

những hình tượng mặt trời, sấm chớp, con rồng…thường

được xuất hiện ở nhiều loại hình trang trí trên vải

người Hmông.

Có thể nói, hoa văn và cách trang trí hoa văn

trên trang phục người Hmông rất muôn hình muôn vẻ,

là kho tàng chứa đựng tri thức dân gian nghệ thuật

tạo hình. Hoa văn họa tiết không chỉ chứa đựng giá

trị nghệ thuật mà nó còn mang giá trị văn hóa, giá

trị lịch sử…của dân tộc Hmông.

3.3 Sự giao thoa văn hóa tộc người qua hoa văn

Hiện nay ở mỗi dân tộc, yếu tố văn hóa truyền

thống được bảo lưu ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên

trong quá trình phát triển của mình, các dân tộc

cũng có sự học hỏi lẫn nhau, sau đó biến đổi những

43

cái thu nhận được theo hướng phù hợp với đặc điểm

dân tộc mình tạo nên sự giao thao văn hóa đa dạng và

phong phú. So sánh với một số dân tộc anh em chúng

ta có thể thấy rõ nét khác biệt và nét chung trong

trang trí hoa văn trên vải của người Hmông.

Với hai dân tộc còn lại của nhóm Hmông – Dao là

người Dao và người Pà Thẻn. Hai tộc người này sống ở

lưng chừng núi hay còn gọi là rẻo giữa.

Hoa văn trên vải của người Hmông và người Dao có

những nét giống nhau, có sự gần gũi nhất định về

phong cách. Về mặt kỹ thuật trong các các quy trình

tạo hoa văn thì cả hai dân tộc đều sử dụng kỹ thuật

thêu, in sáp ong, ghép vải. Một đặc điểm chung của

bố cục hoa văn trên vải của cả hai tộc người là sự

kết hợp nhiều hoa văn chính, hoa văn phụ, tính lặp

lại trong ngoài, trước sau, trên dưới. Các hoa văn

thể hiện trên từng ô được lặp đi lặp lại theo hàng

lối. Bố cục theo dải ngang, dọc, tính cân đối, đối

xứng trên toàn bộ bố cục.

Ngoài một số dạng hoa văn giống nhau thì ở người

Hmông không có dạng hoa văn hình cây thông, hình

răng bừa. Về các dạng hoa văn hiện thực trên vải

người Hmông, môtíp hình con ốc là tiêu biểu, có tính

phổ biến thì người Dao không có. Ngược lại, loại hoa

44

văn môtíp hình con chó, ấn Bàn Vương chỉ có trên vải

trang phục người Dao, còn người Hmông không thấy

xuất hiện. Hoa văn trang trí trên trang phục thầy

cúng rất hãn hữu ở người Hmông trong khi người Dao

lại vô cùng phong phú.

Với một số dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai,

Tạng – Miến như

dân tộc Pu Péo, Cơ Lao, La Chí, Lô Lô, Phù Lá, cùng

cư trú lâu đời trên vùng núi cao Đông Bắc và Tây Bắc

Việt Nam. Trong các cư dân nhóm Tạng – Miến thì Lô

Lô và Phù Lá là có nghề dệt phát triển. Họ có quy

trình sản xuất vải thủ công cổ truyền khép kín nghĩa

là đồng bào tự lo nguyên liệu và có các công cụ phục

vụ việc làm ra vải.

Vải của họ khác người Hmông ở ngay từ khâu

nguyên liệu. Họ dệt vải từ bông chứ không phải từ

cây lanh. Cách tạo hoa văn họa tiết của người Lô Lô

và Phù Lá cũng không khác nhiều so với người Hmông,

song họ không sử dụng nhiều kỹ thuật in sáp ong và

đạt đến độ tinh xảo như người Hmông. Phong cách bố

cục hoa văn của họ về cơ bản cũng giống với bố cục

hoa văn của người Hmông đối với các băng ngang, dải

dọc, đối xứng. Nếu môtíp hình chong chóng chuyển

động, hình chữ thập là đặc trưng trong dạng trang

45

trí cơ bản của người Hmông thì môtíp hoa văn hình

tam giác lại là đặc trưng trong dạng trang trí của

người Lô Lô và Phù Lá.

Về màu sắc trang trí hoa văn của hai tộc người

Lô Lô và Phù Lá thì có phần kém sặc sỡ hơn với các

hoa văn của người Hmông. Bởi họ sư dụng nhiều gam

màu trung gian hơn như màu đỏ thường ngả sang màu

gạch non, hoa mười giờ, màu xanh nõn chuối.

Trong các cư dân nhóm ngôn ngữ Kađai thì Pu Péo

là tộc người có nghề dệt và trang trí hoa văn phát

triển hơn cả. Hoa văn của người Pu Péo chủ yếu là

hoa văn hình học. Cách tạo hoa văn chủ yếu của họ là

ghép vải màu và ghép kim loại. Nghệ thuật ghép vải

màu tạo hoa văn của người Pu Péo rất khéo léo và

tinh tế. Phải chăng kỹ thuật ghép vải màu trang trí

trên trang phục của người Hmông có sự giao thoa,

tiếp biến với kỹ thuật của người Pu Péo? Màu sắc hoa

văn trên vải người Pu Péo không rực rỡ như của người

Hmông nhưng sự hòa sắc đã đạt đến trình độ cao.

Còn với tộc người Tày, Thái thì ta lại thấy sự

khác nhau rất rõ nét về

cách bố cục đồ án trang trí. Nhóm người Hmông thiên

về trang trí hoa văn đậm đặc, đồ án trang trí thường

chiếm gần hết diện tích trang phục, chói chang về

46

màu sắc, phong phú về môtíp thì trang trí hoa văn

trên trang phục phụ nữ Tày, Thái lại vừa phải về tỷ

lệ đồ án và màu sắc.

Tiểu kết: Có thể nói, các mô típ hoa văn họa tiết

trên trang phục của người Hmông rất phong phũ và đa

dạng. Chúng không chỉ chứa đựng nhiều điều về lịch

sử, về đặc điểm nhận thức tư duy tộc người mà còn

hàm chứa cả sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của các

dân tộc khác trong quá trình phát triển để tạo nên

một diện mạo riêng không lẫn vào đâu của hoa văn họa

tiết trang trí trên trang phục dân tộc Hmông.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam vô cùng đặc sắc và phong phú. Nền văn hóa đó có

nhiều cách để thể hiện ra bên ngoài, và một trong số

đó là thể hiện qua trang phục mà đặc biệt là qua hệ

thống họa tiết hoa văn trang trí.

Dân tộc Hmông – dân tộc tiêu biểu cho nhóm ngôn

ngữ Hmông – Dao ở nước ta, trải qua quá trình lịch

sử phát triển đã xây dựng được cho mình một nền văn

hóa đặc sắc. Tìm hiểu văn hóa người Hmông, nếu không

tìm hiểu về trang phục mà cụ thể hơn cả là họa tiết

hoa văn trang trí của họ thì sẽ là một thiếu sót

lớn. Bởi họa tiết hoa văn trang trí của người Hmông

47

có những đặc điểm riêng về kỹ thuật tạo hình lẫn màu

sắc và bố cục đồ án trang trí.

Họa tiết hoa văn trên trang phục của người Hmông

không chỉ tăng giá trị thẩm mỹ cho bộ trang phục,

thể hiện sự đặc sắc trong nét văn hóa của người

Hmông mà còn là biểu hiện của nếp sống tộc người,

thể hiện trình độ lao động thủ công truyền thống và

quan niệm về thẩm mỹ. Ngoài ra nó còn là cơ sở để

nhận biết, giúp ta phân biệt dễ dàng người Hmông với

các dân tộc khác. Nó còn hàm chứa cả một quá trình

giao lưu văn hóa giữa dân tộc Hmông với các tộc

người khác. Hệ thống hoa văn họa tiết trang trí trên

trang phục thực sự là một kho tư liệu quý quá cho

việc nghiên cứu dân tộc học và là nét bản sắc riêng

cần được lưu giữ và bảo tồn của không chỉ dân tộc

Hmông mà còn của tất cả các dân tộc khác.

Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển không

ngừng của xã hội và sự xâm nhập mạnh mẽ của các

luồng văn hóa ngoại lai thì việc sử dụng vải có thêu

in hoa văn truyền thống và mặc trang phục truyền

thống của người Hmông đang có sự thay đổi, ít đi về

số lượng và biến đổi về quy trình tạo ra những sản

phẩm truyền thống đó. Điều đó đang đặt ra cho chúng

ta một vấn đề cần quan tâm là sự mất bản sắc của

48

trang phục dân tộc Hmông. Hệ quả của việc biến đổi

văn hóa là không hề nhỏ và có nhiều tác động tiêu

cực trong trường hợp này. Bởi vậy mà chúng ta cần có

sự quan tâm đúng đắn của các cơ quan ban ngành có

chức năng và những người làm công tác văn hóa, bảo

tồn di sản để giữ được nét truyền thống cho trang

phục của không chỉ dân tộc Hmông mà của cả các dân

tộc thiểu số khác ở Việt Nam. Chúng ta phải cố gắng

để giữ cho văn hóa Việt Nam có sự đa dạng trong

thống nhất.

49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Văn hóa H’Mông” của Trần Hữu Sơn, nhà xuất bản

Văn hóa dân tộc, năm 1996.

2. “Dân tộc Mông ở Việt Nam” của Hoàng Nam và Cư Hòa

Vân, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1994.

3. Sách ảnh “Người H’Mông ở Việt Nam” do Vũ Quốc

Khánh chủ biên, nhà xuất bản Thông Tấn, năm 2005.

4. Luận án thạc sĩ khoa học chuyên ngành lịch sử của

Lê Huy Phú thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Tìm

hiểu về đời sống văn hóa của người Mông ở huyện

Sapa, Lào Cai”.

5. Lịch sử người Mèo.

6. “Văn hóa H’Mông với môi trường” của Phạm Quang

Hoan, Nguyễn Ngọc Thanh, năm 1998.

7. “Hoa văn trên vải dân tộc Hmông” của Diêp Trung

Bình, nhà

xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 2005.

8. “Trang trí dân tộc thiểu số” của Hoàng Thị Mong,

Ma Thị Tiên, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1994.

9. “Trang phục cổ truyền của các dân tộc Việt Nam”

của Ngô Đức Thịnh, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm

2000.

10. Luận án thạc sĩ khoa học chuyên ngành dân tộc

học thuộc trường Đại học khoa học xã hội và nhân

50

văn: “Trang phục phụ nữ Hmông Hoa ở huyện Mù Căng

Chải, tỉnh Yên Bái.

11. Trang tin điện tử của Ủy ban dân tộc:

cema.gov.vn, Tạp chí Tuyên giáo số 10

51

PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Họa tiết hoa bí

Họa tiết hoa dưa

Họa tiết lá

52

Họa tiết lá thông

Họa tiết lá dương xỉ

Họa tiết khuỷu chân

Họa tiết vết chân chuột

53

Họa tiết com tằm

Họa tiết cái cuốc

Họa tiết hạt đậu tương

Họa tiết móng chân gà

54

55

Họa tiết con bướm

Họa tiết con ốc

Họa tiết con hến

Họa tiết ngôi sao

56

Họa tiết chân ghế

Họa tiết bật lửa cách điệu chữ công

Họa tiết răng cưa

Họa tiết hình mào gà

57

Họa tiết hình móng trâu kết hợp họa tiết sọc ngang

và zíc zắc

Họa tiết hình chó nằm ngủ kết hợp họa tiết sọc ngang

và zíc zắc

Họa tiết hoa bí, đậu tương

58

Các môtip hoa văn kết hợp với nhau: hình trám và ô

vuông

Họa tiết hình trám và lá thông

59

Họa tiết hình chữ S

Họa tiết hình con ốc

60

61

Môtíp sọc ngang làm viền cho họa tiết ở giữa vớimôtíp quả chám

Kết hợp họa tiết chữ thập với các họa tiết nhỏ hơnvà viền là gạch sọc

Họa tiết vết chân chó

62

Phối hợp nhiều mô típ họa tiết khác nhau

63