DỰ ÁN KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN KHOÁ TẬP HUẤN QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ KHU BẢO...

32
DÁN KHU BO TN BIN HÒN MUN KHOÁ TP HUN QUC GIA VQUN LÝ KHU BO TN BIN NGHCÁ VIT NAM Bùi Đình Chung Vin Hi Sn Hi Phòng Nha Trang, tháng 8 năm 2003

Transcript of DỰ ÁN KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN KHOÁ TẬP HUẤN QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ KHU BẢO...

DỰ ÁN KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN

KHOÁ TẬP HUẤN QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN

NGHỀ CÁ VIỆT NAM

Bùi Đình Chung Viện Hải Sản Hải Phòng

Nha Trang, tháng 8 năm 2003

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 2

ở Việt Nam ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn . Vai trò của nghề cá được thể hiện như sau:

- Cung cấp lượng lớn chất đạm cho người dân. - Tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển, góp phần xoá đói - giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội.. - Là nguồn thu ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu sản phẩm nghề cá. - Góp phần bảo vệ an ninh lương thực.

Trong ngành thuỷ sản nghề cá biển có vai trò quan trọng không chỉ ở sản lượng khai thác đựơc mà còn có nhiều ý nghĩa khác, đặc biệt về mặt phát triển kinh tế xã hội ở các vùng ven biển nước ta. Bài giảng này đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghề cá biển của Việt nam theo yêu cầu của Ban tổ chức Khoá tập huấn về Bảo tồn biển do Ban Quản lý Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun tổ chức ở Nha Trang, tháng 8/2003. Bài giảng đựợc soạn thảo trên cơ sở các thông tin chính thức từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhiều kết quả của các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trong nuớc và ở nước ngoài với mong muốn cung cấp cho những thành viên của khoá học những hiểu biết cơ bản về tình hình của nghề cá biển nước ta cũng như những vấn đề đang đặt ra , phương hướng hoạt động và những cách tiếp cận phù hợp nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của nghề cá Việt nam.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 3

1. Hiện trạng và sự phát triển nghề cá biển Việt nam 1.1. Sản lượng khai thác

Nghề cá Việt nam phát triển liên tục với tốc độ tăng bình quân 9%/năm (Bảng 1). Năm 2002 sản lượng thuỷ sản cả nước là 2,41 triệu tấn trong đá khai thác biển đạt 1,438 triệu tấn, chiếm 59 % tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước. Sản lượng khai thác xa bờ đạt khoảng 0,55 triệu tấn chiếm 38,3 % và sản lượng khai thác ven bờ đạt khoảng 0, 88 triệu tấn chiếm 61,7 %.Trong nhiều năm qua ngành thuỷ sản đã có sự tăng truởng liên tục. Tỷ trọng GDP thuỷ sản chiếm khoảng 3 % cả nước với mức tăng trung bình là 40 %/năm. Năm 1990 GDP thuỷ sản đạt 1.281 tỉ đồng VN, năm 1995 là 6.664 tỉ. Nhưng GDP trung bình của ngư dân là 160 USD/người, như vậy ngư dân vẫn thuộc lớp cư dân nghèo.

Một số xu hướng đã thể hiện trong sự phát triển của nghề khai thác cá biển trong thời gian qua là: - Trình độ cơ giới của tàu thuyền đánh cá cơ giới tăng rất mạnh, sản lượng khai thác tăng không theo tỷ lệ. (Hình 2). H.2. Sự tương quan giữa năng suất đánh bắt và tổng công suất tàu trong cả nước

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 4

(Nguồn: Bộ Thuỷ sản, 2002) Năm 1991 tổng số tàu thuyền đánh cá là 74.631 chiếc, trong đó 44.347 tàu thuyền máy và 30.284 thuyền thủ công, đến năm 2001 tổng số có 87.762 trong đó 74.495 tàu thuyền máy và 13.267 thuyền thủ công. Tốc độ tăng tàu thuyền máy trong giai đoạn 1991-95 là 11,5 %/năm, nhưng giai đoạn 1996-2001 chỉ còn 1,8 %/năm. Tương tự tốc độ tăng tổng công suất cũng có xu hướng giảm dần, giai đoạn 1991-95 tốc độ tăng trung bình 21 %/năm, đến giai đoạn 1996-2001 chỉ còn 15,6 %. Năm 2001 tổng công suất đạt tới 3.497.457 CV lớn gấp 4,3 lần so với năm 1991 trong khi tổng sản lượng khai thác biển chỉ tăng 1,9 lần trong cùng thời gian. - Sản lượng khai thác tăng, năng suất đánh bắt giảm (Hình 3).

Năng suất(tàu/CV)

Công suất (CV)

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 5

H.3. Tương quan giưa tổng sản lượng và và năng suất khai thác, tấn/CV trung bình trong cả nước.

(Nguồn: Bộ Thuỷ sản,2002)

Năng suất trung bình của 1 CV năm 2001 chỉ vào khoản 50 % so với năm 1991. 1 .2. Lao động

Theo số liệu điều tra dân số, tổng số dân cả nước tính đến năm năm 1999 là 76,328 triệu người. Nhịp độ tăng dân số bình quân của cả nước trung bình thời kì 1989-1999 là 1,7%/năm. Riêng khu vực ven biển khoảng 2,13%. Đặc trưng chung là quy mô hộ gia đình nghề cá tương đối lớn, phổ biến là 5-6 nhân khẩu trở lên.

Tổng số dân trong vùng ven biển Việt Nam gồm 28 tỉnh, thành là 39,55 triệu người, chiếm 51,8% dân số cả nước. Số dân sinh sống ở 118 huyện thị ven biển và hải đảo chiếm khoảng 38%. Dân số sinh sống ở nông thôn ven biển là 28, 40 triệu người, chiếm 71,8% dân số vùng ven biển và chiếm 48,6% dân số nông thôn cả nước. Số dân sinh sống trực tiếp bằng nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,608 triệu ngư-ời, chiếm 4,06% số dân các tỉnh duyên hải và 2,11% dân số cả nước.

Dân cư khu vực nghề cá vùng ven biển thuộc loại trẻ, số trẻ em dưới độ tuổi lao động chiếm khoảng 40% dân số toàn vùng, số lao động trẻ ở nhóm tuổi 16-35 chiếm khoảng 65,2% lực lượng lao động toàn vùng.

Những đặc điểm của dân số vùng ven biển trên đây sẽ tạo ra lực lượng lao động dồi dào, nhưng kèm theo đó là sức ép về giải quyết công ăn việc làm cũng các nhu cầu xã hội khác.

Nguồn lao động ở vùng ven biển rất dồi dào, chủ yếu là do dân số trẻ và tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm tương đối cao. Số người có khả năng tham gia lao động trong khu vực nghề cá (từ 15 đến 65 tuổi) chiếm khoảng 53 - 59% tổng số dân,

Công suất (CV)

Năng suất(tàu/CV)

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 6

trong đó số lao động trẻ ở nhóm tuổi 16-35 chiếm khoảng 65,2% lực lượng lao động toàn vùng.

Cộng đồng nghề cá (nhất là cộng đồng nghề khai thác cá biển) có đặc điểm rất riêng biệt, cả về mặt phân bố và về mặt nghề nghiệp. Mặc dù có những sự di chuyển lao động, chủ yếu là lao động làm thuê từ các khu vực kinh tế khác như nông nghiệp sang, nhưng nói chung các cộng đồng nghề khai thác cá biển khá ổn định. Điều này cũng làm tăng tính chất kinh nghiệm của các cộng đồng này đối với việc khai thác biển và cách ứng xử của họ đối với các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường.

Nguồn lao động tuy dồi dào về số lượng nhưng lại yêú về chất lượng. Mặc dù trình độ học vấn và dân trí vùng ven biển ngày càng được nâng cao, nhưng tỷ lệ dân biết chữ khoảng 82%, thấp hơn so với bình quân của cả nước. Trong lực lượng lao động, số người biết chữ chiếm khoảng 90%. Điều này có liên quan đến tình trạng nghề cá nước ta là nghề cá nhỏ, mang tính cha truyền con nối là chủ yếu. Các khảo sát xã hội học tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hoà, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) cho thấy 70-80% lao động có học vấn từ trung học cơ sở (cấp 2) trở xuống. Lao động nghề cá ít có điều kiện nâng cao trình độ. Những khi biển động, không ra khơi đựoc, cũng không phải là lúc thích hợp cho đào tạo. Đối với lao động nữ , thì hình như công việc hiện tại không đòi hỏi họ phải có học vấn cao.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng ngày càng tăng, tuy nhiên số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, tỷ lệ dân số từ 13 tuổi trở lên không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật của vùng ven biển là 93,1%, cao hơn 1% so với mức bình quân của cả nước (Hình 4).

Hình 4 : Tỷ lệ dân số từ 13 tuổi trở lên không có văn bằng, chứng chỉ. (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2000) Năm 1990, các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biển thuỷ sản đã cung cấp

việc làm thường xuyên cho khoảng 554.920 người. Đến năm 1999, số lao động thường xuyên trong các lĩnh vực này là 818.099 ngời, tăng gấp 1,47 lần so với năm 1990. Riêng vùng ven biển, tổng số lao động thuỷ sản trong năm 1990 là 522.000 người, chiếm 94,17% lao động thuỷ sản cả nước; đến năm 1999 là 763.996 người và chiếm 93,4% lao động thuỷ sản cả nước. Sự phân bố lao động thuỷ sản, các địa phương vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ và Nam Trung Bộ có xu hướng giảm về tỷ lệ lao động thuỷ sản trong tổng lao động thuỷ sản của cả nước, nhưng điều này lại ngược ở các địa phương ven biển Đông và Tây Nam Bộ . Do đặc điểm phân bố ngư trường, nguồn lợi và sự phát triển nghề cá biển trong những năm qua, nên có thể thấy sự di chuyển lao động (di chuyển theo ngư trư-ờng, di chuyển theo mùa vụ hoặc trong vài ba năm, di chuyển của lao động làm thuê) từ các tỉnh phía Bắc, nhất là Bắc Trung Bộ đến các vùng khác.

Lao động nữ thường chiếm khoảng hơn 50% tổng lao động, và thường là lực lư-ợng lao động chính trong khu vực nuôi trồng (50 – 60%) và chế biến thuỷ sản (khoảng 80%). Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ trong các làng cá còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp chung khoảng 10% (năm 1999, số lao động thất nghiệp của vùng ven biển là 1.221.620, chiếm 58,9% tổng số lao động thất nghiệp của

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 7

cả nước), nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nữ thường cao hơn từ 2-10% vì họ không có khả năng tham gia vào việc đánh bắt cá biển.

ở những địa phương nào mà cơ sở hậu cần nghề cá kém phát triển, cá đánh bắt được phải đi tiêu thụ ở các chợ cá thuộc các địa phương khác, thì vấn đề việc làm cho lao động nữ trong hộ gia đình nghề cá càng khó khăn hơn, vì họ không có đất làm nông nghiệp, lại cũng không có điều kiện tham gia vào chế biến và dịch vụ thuỷ sản.

Hiện tại có khoảng 1 triệu người làm nghề trên các tàu thuyền đánh cá. Đa số là ngư dân nghèo, làm nghề chủ yếu theo kinh nghiệm, trình độ văn hoá thấp, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Số lượng thuyền trưởng, máy trưởng có bằng cấp rất ít , chỉ khoảng 10.000 người.

Ngư dân đánh cá có ý? thức cộng đồng cao, có tinh thần tương thân tương ái. Khả năng sử dụng các trang thiết bị an toàn , khả năng cấp cứu, cứu nạn rất hạn chế. Chưa có nhận thức đầy đủ về trang bị các thiết bị an toàn trên tàu. Do mê tín nên không trang bị cứu sinh hoặc ngay cả khi đã có nhưng cũng không mang trên tàu khi đi biển.

Với đội ngũ thuyền viên như trên, khi sử dụng những con tàu nhỏ hoạt động ven bờ thì những đặc điểm này không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng tàu khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, với những con tàu lớn trang bị tương đối hiện đại hoạt động xa bờ thì đặc điểm này cần được xem xét một cách nghiêm túc. Thực tế này đã được thấy rõ khi triển khai chương trình khai thác thuỷ sản xa bờ. Một số người điều khiển tàu thuyền đánh bắt xa bờ do không nắm được các kiến thức chuyên môn về hàng hải và kỹ thuật khai thác nên việc sử dụng các trang thiết bị trên tàu rất hạn chế, thường dẫn đến hư hỏng và không phát huy đuợc tác dụng, hạn chế hiệu quả kinh tế. 1.3. Tàu thuyền khai thác

Năm 2002 toàn ngành thuỷ sản có khoảng 126.600 tàu thuyền, trong đó 44.800 thuyền thủ công và 81.800 tàu thuyền máy với tổng công suất máy là 4.038.000 CV. So với năm 1991 đã tăng 1,65 lần về số lượng và 3,44 lần về công suất máy, công suất trung bình một tàu từ 18 CV lên 49 CV. Tổng số các tàu có công suất > 90 CV có khả năng đánh bắt xa bờ hiện nay là 6.000 chiếc.

Cơ cấu đội tàu đánh cá theo số liệu tổng hợp năm 2000 như sau: Phân loại theo công suất máy (CV)

Loại < 23 CV 37.557 tàu 50,4 % Loại 23 - 45 20.447 27,4 Loại 45 - 90 9.712 13,0 Loại 90 - 150 1.845 2,5 Loại 150 - 300 3.664 4,9 Loại > 300 1.345 1,8

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 8

Phân loại theo kích thước tầu (m): Loại < 8 m 16.347 tàu 20,4 % Loại 8 -15 m 47.991 59,8 Loại 15 -20 m 14.741 18,4 Loại > 20 m 1.204 1,5.

Đội tàu khai thác cá của nước ta hiện nay có các đặc điểm như sau: - Hầu hết thuộc loại nhỏ, đa dạng về chủng loại và nghề nghiệp. Cơ cấu đội tàu

tuy có những thay đổi theo hứơng số tàu lớn tăng dần trong những năm gần đây song số lượng tàu nhỏ dưới 23 CV còn chiếm tỷ trọng rất cao là 50,36%, đặc biệt là các tỉnh khu vực Vịnh Bắc Bộ đén 65,17 %. Loại tàu lớn hơn 300 CV chỉ chiếm tỷ trọng 1,8%, tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực Đông và Tây Nam Bộ. Số lượng tàu thuyền hoạt động ở khu vực ven bờ đén 86 % , vùng xa bờ chỉ khoảng 14 %.

- Phân bố rải rác tại các cửa lạch, bãi ngang, các đảo dọc theo chiều dài đất nư-ớc. Cơ sở hậu cần dịch vụ yếu, chủ yếu là các bến đậu, ít sử dụng các cảng cá đã được xây dựng.

- Phạm vi hoạt động của tàu thuyền nghề cá tương đối rộng, không cố định về ngư trường theo các mùa gió khác nhau . Tuy nhiên cũng đã hình thành các vùng khai thác tập trung nhiều tàu thuyền tạo các ngư trường lớn như ở vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ. Các khu vực này cách bờ 50-70 km.

- Việc di chuyển địa bàn đánh bắt theo mùa vụ diễn ra thường xuyên. Hàng năm có khoảng 8.500 - 9000 tàu thuyền di chuyển, hoạt động thờng xuyên ở các ngư trường xa nơi đăng ký . Trong số này chủ yếu là tàu thuyền ở khu vực ven biển miền Trung đến đánh bắt tại ngư trường vịnh Bắc Bộ, Tây Nam Bộ và đặc biệt ở ngư trường Đông Nam Bộ.

- Các trang bị trên tàu đơn giản, nhất là các trang thiết bị an toàn. Ngoài một số tàu có công suất lớn, đánh bắt xa bờ được đóng trong vài năm gần đây có được những trang bị an toàn tối thiểu theo quy định , các tàu khác hầu như trang bị an toàn ít được quan tâm. Các trang thiết bị vô tuyến điện phần lớn chỉ có trên tàu lớn . Các tàu này có khả năng liên lạc được với các đài thông tin liên lạc duyên hải và các tàu vận tải.

1.4. Các loại nghề khai thác : Các loại nghề khai thác cá biển ở nuớc ta rất đa dạng , theo thống kê hiện nay

có trên 20 loại nghề khác nhau được xếp vào 6 loại chính sau: Lưới kéo 22.666 tàu 31,9 % Lưới vây 4.905 6,9 Lưới rê 10.297 14,5 Câu 13.776 19,4 Các nghề khác 19.333 27,2

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 9

Số tàu khai thác xa bờ là những tàu được lắp có máy > 90 CV năm 2001 là 6.005 tàu với tổng công suất trên 1 triệu CV bình quân 166,5 CV/tàu. Số lượng tàu các tàu này phân bố ở các khu vực như sau:

- Từ Quảng Ninh đến Quảng Bình: 625 tàu , chiếm 8,5% - Từ Quảng Trị đến Bình Thuận: 1.111 tàu, chiếm 15,1% - Từ bà Rịa-Vũng Tàu đến bạc Liêu: 2.775 tàu, chiếm 37,6% - Từ Cà Mau đến Kiên Giang: 2.803 tàu, chiếm 38,0% - Các đơn vị khác (DNNN, Quân đội...): 63 tàu, chiếm 0,8 %

Một số loại nghề quan trọng trong cả nước tình hình phân bố như sau: Nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất ở các tỉnh Nam Bộ là 37,5% trong đó Bến Tre, Trf Vinh, Sóc Trăng chiếm 47 %, Kiên Giang 41,5 %, Bà Rịa-Vũng Tàu 38,5 %. Nghề lưới rê ở các tỉnh Bắc Bộ chiếm 26 %, Bắc Trung Bộ chiếm 29,3 % tổng số các loại nghề của địa phương. Các ngư cụ cố định chủ yếu là nghề đáy tập trung nhiều ở các cửa sông thuộc các tỉnh như Trà Vinh 55 %, Huế 31 %, Tiền Giang 16 %, Thành phố Hồ Chí Minh 13 % và Cà Mau 10 %. Riêng đối với nghề cá xa bờ thành phần các loại nghề bao gồm lưới kéo 30,6 %, lưới rê 21,3 %, nghề câu 18,6 %, nghề vây 7,5 % và các nghề khác là 22,0 % số lượng tàu thuyền. 1.5. Hậu cần, dịch vụ nghề cá Thiết kế, đóng tàu thuyền nghề cá

Hiện tại, ngành Thuỷ sản chỉ có 2 cơ sở thiết kế tàu có đội ngũ cán bộ chưa đến 100 người có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, trong thời gian qua, ở một số địa phương có nghề cá phát triển cũng đã xuất hiện một số đơn vị tư vấn thiết kế tàu thuyền, song hoạt động ở phạm vi nhỏ lẻ.

Có khoảng hơn 700 cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền, có khả năng đóng mới hơn 4.000 chiếc/năm , sửa chữa 10.000 chiếc/năm.Hầu hết là các cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, kỹ thuật đóng tàu dựa theo kinh nghiệm của ngư dân và theo mẫu của từng địa phương, quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, thủ công nên chất lượng và tuổi thọ của tàu không cao, chưa đảm bảo an tòan khi gặp sóng to, gío lớn. Một số cơ sở đóng tàu của ngành thuỷ sản có đủ năng lực đóng tàu thuyền nghề cá theo thiết kế không nhiều (khoảng trên dưới 10 đơn vị), chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Sản xuất các trang, thiết bị lắp đặt trên tàu.

Tàu thuyền nghề cá là một đơn vị sản xuất trên biển, vì vậy cần có các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của nó. Ngoài những trang thiết bị phục vụ chung cho hoạt động hàng hải cần có các cơ sở phục vụ riêng cho yêu cầu hoạt động của tàu cá. Hiện tại ngành thuỷ sản chưa có cơ sở nào phục vụ cho mục đích này. Việc cung ứng các thiết bị, hàng hải khai thác thuỷ sản hiện cũng chưa có sự đầu tư thoả đáng. Cảng cá, bến cá

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 10

Trong thời gian trước năm 1998, trong cả nước chỉ có một số cảng nhỏ phục vụ cho tàu cá như Hạ Long, Cửa Cấm, Cát Bà (Hải Phòng); Diêm Điền (Thái Bình); Ninh Cơ (Nam Định); Lạch Hới, Lạch Bạng (Thanh Hoá); Cửa Hội (Nghệ An); Sông Gianh (Quảng Bình); Đà nẵng (Đà Nẵng); Cam Ranh, Cầu Bóng (Khánh Hoà); Phan Thiết (Bình Thuận); Cát Lở (Vũng Tàu); Bến Nghé (T.P Hồ Chí Minh); Hòn Chông (Kiên Giang)… và một số cảng ghép chung với cảng vận tải của các địa phương. Thời gian qua, do hậu quả của cơn bão số 5 năm 1997 đổ bộ vào khu vực Nam Bộ và các trận lũ, áp thấp nhiệt đới tại miền Trung trong thời ký 1999-2001 việc xây cảng mới được chú ý. Đến nay, tại các địa phương và tuyến đảo hàng loạt các cảng, bến neo đậu tàu thuyền được củng cố và chú trọng xây dựng. Đến cuối năm 2002 ngành thuỷ sản đã có 63 cảng cá đã và đang xây dựng gồm 47 cảng trên các tỉnh ven biển và 16 cảng trên các đảo. Số cảng đã hoàn thành là 48 với tổng chiều dài là 6.7000 m (Hình 5). Nhìn chung cơ sở hậu cần ở các cảng cá còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, một số cảng xây xong chưa phát huy được hết tác dụng, gây lãng phí. Một số luồng lạch, nơi neo đậu của tàu cá chưa được nạo vét, tàu thuyền ra vào còn khó khăn, nhất là ở vùng ven biển xa các thị trấn... Phần lớn với quy mô và hình thức của các cảng cá vẫn chỉ là “chợ” mang tính trao đổi sản phẩm. Tình trạng hoạt động của các cảng cá còn có những mặt cần khắc phục như : • Hoạt động rời rạc, mang tính địa phương thiếu sự điều hoà, phối hợp giữa với các

địa phương khác. • Không có sự hỗ trợ cần thiết cho ngư dân trong việc bán các sản phẩm theo đúng

giá trị, cung cấp các dịch vụ cần thiét theo yêu cầu, đạt chất lượng,...với giá cả hợp lý.

• Thiếu các hoạt động tín dụng để hỗ trợ cho ngư dân. • Chưa tham gia vào các hoạt động quản lý tàu thuyền ra vào cảng. Đảm bảo hàng hải và thông tin liên lạc

Hiện tại ngoài một số đèn, phao tiêu ở một số tuyến vận tải, luồng vào các cảng vận tải hệ thống đảm bảo hàng hải cho các tàu cá ở các cửa lạch, cửa sông nhỏ chưa được hình thành.

Trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư hình thành mạng lưới đài thông tin duyên hải, tuy nhiên do sự hạn chế về trang bị của tàu cá , phần lớn các tàu cá không thể liên lạc được với các đài này. Đây là một trở ngại lớn đối với ngư dân cũng như cho các cơ quan quản lý, nhất là trong việc thông báo các thông tin về thời tiết và tìm kiếm cứu nạn

Hệ thống các dịch vụ thông tin về tình hình đánh bắt, sự di chuyển ngư trường, các thông tin về thị trường chưa hình thành. Hệ thống cung ứng dịch vụ hậu cần trên biển Từ khi phát triển nghề cá xa bờ, do nhu cầu của sản xuất, hệ thống cung ứng dịch vụ hậu cần cho các tàu cá trên biển đã được hình thành một cáh tự phát. Từ vài năm gần đây, Nhà nước cũng đã đầu tư

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 11

cho một số địa phương các tàu vận tải dịch vụ hậu cần tương đối hiện đại. Tại các đảo lớn cũng đã xây dựng các trạm dịch vụ hậu cần. Song hiệu quả của hệ thống dịch vụ này hiện chưa cao và một trong những lý do của việc này là chưa có được thông tin 2 chiều giữa các tàu thuyền khai thác thuỷ sản và hệ thống thông tin dịch vụ này.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 12

2. Pháp luật quản lý nghề cá Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 5 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản thay thể nghị định tương tự ngày 21/6/1994 . Có thể tìm hiểu nghị định này trong Công báo của Chính phủ.

Một số văn bản pháp lý chính để quản lý nghề khai thác cá biển là : 1- Bộ Luật Hàng Hải. 2- Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, ngày 25/4/1989. 3- Nghị định số 91- NĐ-CP ngày 21/6 /1990 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 3- Quyết định số 90-CP ngày 26/3/1980 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ ) về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 203 Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 4- Quyết định số 130-CT ngày 10/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 5- Quyết định số 415 QĐ/TTg ngày 10/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tổ chức hoạt động của Thanh Tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 7- Nghị định số 49 /1998/NĐ-CP ngày /1998 về hoạt động của người và ph-ương tiện nước ngoài trên vùng biển Việt nam 6- Nghị định số 72 /1998/NĐ-CP ngày 9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển; Nghị định số 80/2002/NĐ-CP ngày 15/10/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/1998/NĐ-CP. 8- Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 21/10/1998 của Chính phủ về đăng ký tàu biển và thuyền viên. 9- Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 21/12/2001 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh các ngành, nghề Thuỷ sản. 10- Quyết định số 494 /2001/QĐ-BTS ngày 21/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên. 11- Quyết định số /2001/QĐ-BTS ngày của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng sát hạch và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá. 12- Thông tư số 02/2002 /TT-BTS về hướng dẫn thi hành Nghị định 86/2001/NĐ-CP ngày 21/12/2001. Ngoài ra, công tác quản lý tàu thuyền cũng còn phải thực hiện các quy định có liên quan của các điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc công nhận : 1- Luật biển Quốc tế 2. Công ước Quốc tế về an toàn sinh mệnh trên biển (SOLAS 1960, SOLAS 1974), cùng các văn bản sửa đổi bổ sung hàng năm. 3. Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn được ký tại Hamburg ngày 27/4/1979 (SAR -79)

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 13

4. Hiệp định Việt – Trung về phân định biên giới trên biển ở vịnh Bắc Bộ. 3. Một số Vấn đề phát triển bền vững nghề cá biển Việt nam 3.1. Nguyên tắc phát triển nghề cá bền vững

Trong tài liệu Các chỉ số cho sự phát triển bền vững của nghề khai thác cá biển (FAO, 1999) đã nêu ra định nghĩa của phát triển bền vững đã được Đại hội đồng FAO năm 1988 xác định là :

Quản lý và bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên và hướng tới sự thay đổi công nghệ và cơ chế nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu thường xuyên của con người cho hiện tại và các thế hệ mai sau. Sự phát triển bền vững bảo tồn các nguồn lợi về gien ở (đất), nước, thực vật và động vật là không làm suy thoái môi trường, phù hợp về công nghệ, thích hợp về kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội.

Hiểu một cách đơn giản đó là “Sử dụng, bảo tồn và tăng trưởng các nguồn lợi của cộng đồng làm cho các quá trình sinh thái mà con người phụ thuộc vào được giữ gìn, chất lượng chung của cuộc sống hiện tại và tương lai có thể tăng trưởng được.” như trong tài liệu Chính phủ Australia, 1992 đã trình bày.

Sơ đồ của phát triển bền vững được các chuyên gia của FAO trình bày như sau: Sơ đồ trên cho thấy có 5 thành phần liên quan đến sự phát triển bền vừng đó là:

Nguồn lợi : bao gồm sự phong phú, sự đa dạng và tính mềm mại của chung. Môi trường : các điều kiện như nguyên trạng Công nghệ: công nghệ và cả các tác động môi trường Cơ chế: như là quyền đánh cá, hệ thống thi hành pháp luật Con người : các vấn đề về con người bao gồm quyền lợi (thức ăn, việc làm, thu nhập

và kinh tế của việc khai thác (chi phí, giá cả, thu nhập) và các vấn đề xã hội ( sự kết hợp , sự tham gia, sự ưng thuận của xã hội)

Hai thực thể chính của sự phát triển bền vững nhằm đạt tới là Môi trường trong lành ( E) (trong đó bao gồm cả nguồn lợi) và Con người hạnh phúc ( H) (bao gồm con ng-ười, công nghệ và cơ chế). Sự phát triển bền vững được quyết định bằng mối quan hệ qua lại giữa Con người và Môi trường, mối quan hệ tổng thể đó được thể hiện trong sơ đồ sau đây:

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 14

Nguồn: Garcia and Staples, chỉnh sửa theo UNEP/EAP, 1995 Dựa trên những nguyên tắc trên cơ cấu, nội dung và quan hệ trong quản lý nghề khai thác cá biển (marine capture fisheries) được trình bày sau đây. Theo sơ đồ này trong nghề khai thác cá biển có 4 hợp phần/thành tố đó là 1/ Nguồn lợi, 2/ Đội tàu khai thác 3/ Ngươì dân (bao gồm cả những thành phần có liên quan) và 4/ Thị tưrờng. Bốn hợp phần này không chia cách nhau mà liên quan với nhau trong mối quan hệ và tác động qua lại chặt chẽ. Bên cạnh đó các kế hoạch quản lý cần bao hàm các nội dung và thứ tự công việc là: 1/ đề ra các mục tiêu cần đạt được mang tính đặc thù và khả thi cho từng nghề cá của mỗi nước, 2/ Giám sát để có được những thông tin đầy đủ về mọi lĩnh vực có liên quan, 3/ đánh giá các số liệu để nhận biết được thực trạng của tình hình trong cả quá trình và hiện trạng, 4/ đề ra các quyết định dựa trên sự đánh giá tình hình và dự báo sự phát triển trên quan điểm hệ thống và cuối cùng là thi hành , tức là tác động các biện pháp quản lý lên tất cả các hợp phần của nghề khai thác cá biển ở các nội dung, mức độ và thời điểm cần thiết, phù hợp.

Con người

Kinh tế

Hàng hoá và dịch vụ Lao động

Dân cư

Chính phủ

đối phó

Giảm thiểu Chính sách

Môi trường

Nguồn lợi khai thác

Các loài đi kèm Và độc lập

Môi trường

Chính phủ

ô nhiễm áp lực suy thoái

Sự trả lời của tự nhiên

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 15

Theo Chesson và Clayton, 1998 những tác động của nghề khai thác cá biển lên hai thực thể của quá trình phát triển bền vững là Con người (H) và Môi trường (E) bao gồm các vấn đề sau đây:

ảnh hưởng của khai thác cá biển đối với hai thực thể của phát triển bền vững: Con người và môi trường ( Theo Cheson và Clayton,1998)

Các quan điểm hiện đại về phát triển bền vững nghề khai thác cá biển trên có thể coi là căn cứ để xem xét và đề xuất các vấn đề phát triển bền vững nghề cá biển hiện nay ở nứơc ta. 3.2. Quản lý nghề cá biển theo hứơng phát triển bền vững ở Việt nam. 3.2.1.Quản lý nguồn lợi Theo quan niệm hiện đại , quản lý theo nguyên tắc phát triển bền vững thì E (Nguồn lợi và môi trường) là một cực của H( Con người và Công nghệ). Mối quan hệ qua lại của hai cực này sẽ đem lại sự thành công hay thất bại của các hoạt động khai

Khai thác cá biển

Nguồn lợi

Thị trường

Đội tàu

Người dân

Quản lý nghề Khai thác biển

Hệ thống thông tin phát triển

Nơi nhận tin

Diễn giải

Mục tiêu

Đánh giá

Quyết định

Thi hành

Giám sát Các chỉ số

ảnh hưởng của khai thác cá biển

Con người (H) Môi trường(E)

Thực phẩm Các loài kinh tế

Việc làm Các loài không là mục tiêu

Thu nhập

Lối sống

Các loài khác

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 16

thác biển trước mắt cũng như lâu dài. Sự cân bằng và bền vững của của E cũng là biểu hiện của sự phát triển lâu bền của H, là mục tiêu cần đạt được của phát triển. Chính vì thế quản lý nguồn lợi mang ý nghĩa quyết định cho sự phát triển bền vững của nghề khai thác cá biển. ở Việt Nam, sau một thời gian dài phát triển nghề cá theo nguyên tắc mở nhằm mục tiêu khai thác được sản lượng tối đa, hiện trạng nguồn lợi hải sản đang ở vào tình trạng như sau:

• Nguồn lợi vùng gần bờ suy giảm nghiêm trọng, năng suất khai thác liên tục giảm mặc dù số lượng tàu thuyền đánh cá và mức độ cơ giới hoá của nghề cá liên tục tăng. Mặc dù vậy, sản lượng khai thác vùng gần bờ hiện nay vẫn chiếm 61,7 % tổng sản lượng.

• Nguồn lợi hải sản xa bờ đã bước đầu được chú ý khai thác, sản lượng tăng liên tục trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên trừ một số đối tợng khai thác như cá ngừ, mực đại dương còn có thể tăng sản lợng, nhìn chung nguồn lợi ở vùng xa bờ chế , trữ lượng không lớn lắm.

• Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi bên cạnh việc đánh bắt quá mức còn là sự suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái gần bờ (rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển) do sử dụng các phương pháp khai thác huỷ diệt (chất nổ, xianua, xung điện) và các công cụ khai thác không lựa chọn. Ô nhiễm môi trừ-ơng biển cũng có ảnh hưởng , nhưng chưa ở mức báo động.

Trong tình hình trên công tác quản lý nguồn lợi ở Việt nam cần thực hiện một số nội dung chính sau đây: • Thực hiện nguyên tắc quản lý nghề cá đầu vào tức là quản lý số lượng, kích thước

các loại tàu thuyền đánh cá, chấm dứt các nguyên tắc quản lý mở cả đối với nghề cá ven bờ và xa bờ. Theo nguyên tắc này việc quản lý đăng ký tàu cá và giấy phép đánh cá là cần thiết. Tuy nhiên cần có những quy định và phân công phù hợp theo nguyên tắc phi tập trung hoá.

• Nhiều công trình khoa học và các hội nghị nghề cá lớn của khu vực đã chỉ ra rằng nghề cá của khu vực Đông Nam A trong đó có Việt nam là nghề cá đa loài , đa công cụ của vùng nhiệt đới, việc sử dụng các nguyên tắc của hệ thống quản lý theo tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) hoặc các thông tin về khả năng khai thác bền vững tối đa (MSY) và khả năng khai thác kinh tế tối đa (MEY) là rất khó áp dụng, mà một trong những yêu cầu cần phải có là số liệu phải được thu thập có hệ thống trong nhiều năm. Điều này chưa có thể thực hiện được cho đến nay và còn lâu mới có số liệu đáp ứng được yêu cầu này.

• Để phù hợp với điều kiện trên việc quản lý theo các chỉ số nghề cá ( số lượng tàu thuyền, năng suất khai thác, sản lượng, giá trị sản lượng, thành phần sản lợng và kích thước cá) đã được đề xuất. Việc theo dõi liên tục các chỉ số trên của sản xuất nghề cá giúp ta có được sự đánh giá sát thực nghề cá trong từng thời ký, qua đó mà có những biện pháp quản lý phù hợp là xu hớng quản lý hiện đại.

• Bảo vệ nguồn lợi của nghề cá biển là một phần rất quan trọng của công tác quản lý nghề cá hiện nay. Để bảo vệ nguồn lợi, nhiêù nước trong khu vực trong đó có cả Trung Quốc đã áp dụng chính sách Tăng trưởng nghề khai thác cá biển “Zero”.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 17

Thực tế các nhà quản lý nghề cá của Việt nam cũng đã đề ra các chỉ tiêu phát triển theo nguyên tắc này nhằm bảo vệ nguồn lợi nguồn lợi. Thực hiện các nguyên tắc đánh cá có trách nhiệm là nội dung chính của vấn đề nay. Bên cạnh đó việc thành lập các khu bảo tồn biển (MPA), thiết lập các rạn san ho nhân tạo (AR) , thả giống ra biển (re-stocking) cũng cần được tiến hành.

• Cần thực hiện chính sách khai thác bền vững, giảm thiểu các phương pháp khai thác huỷ diệt như cấm hẳn dùng chất nổ và xianua để khai thác cá, xác định các khu vực và thời gian cấm đánh bắt trong năm , quy định loại lưới và kích thứơc mắt lưới được sử dụng.

• áp dụng các nguyên tắc quản lý phi tập trung hoá (decentralization) là một nội dung rất cần thiết. Mô hình quản lý hiện nay ở Việt nam cũng như nhiều nuớc khác trong khu vực đều theo kiểu tập trung. Các cơ quan quản lý hiện nay không đại diện cho các địa phuơng nên không luôn nhận đuợc sự đồng tình , ủng hộ và tham gia của những nguời có liên quan. Điêù này đã ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch phát triển và thực hiện các kế hoạch đó. Phi tập trung hoá không phải chỉ trên chính sách mà còn phải thể hiện cả về cơ cấu và tổ chức của các cơ quan nhà nuớc các cấp và các cơ sở liên quan l;àm cho các địa phuơng nh tỉnh, huyện, xã mạnh lên. Xa hơn nữa cần phát triển quản lý không phải theo lãnh thổ hành chính mà theo các đơn vị địa lý nghề cá.

• Nâng cao nhận thức về quản lý phát triển bền vững cần đuợc thực hiện ở tất cả các cấp quản lý và ngời dân. Vì rằng ở nớc ta trong một thời gian rất dài , cho đén nay các nguyên tắc quản lý hiện đại về phát triển bền vững đã rất xa lạ với các cấp quản lý, kể cả cấp cao. Chỉ có nâng cao được nhận thức của toàn xã hội từ nguyườ lập chính sách đến nguời thi hành mới đem lại kết quả như mong muốn.

• Sau cùng là áp dụng các nguyên tắc quản lý cộng đồng. Nguyên tắc này đã đuợc áp dụng ở một số nơi trong đó có một số nơi ở nuớc ta (Các khu bảo tồn biển do cộng đồng quản lý ở thôn Xuân Tự, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà; Xã Phù Long trên đảo Cát bà, Hải phòng... ). Kết quả ban đầu đã đem lại kết quả rất tốt. Nguời dân vùng biển khi đuợc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi, khi họ thấy rõ biển gắn bó với cuộc sống của họ hôm nay và các thế hệ con cháu của họ, họ sẽ có quyết tâm và rất nhiều sáng kiến để bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên biển.

3.2.2. Quản lý đội tàu khai thác Nội dung của quản lý đội tàu khai thác bao gồm các hoạt động chính sau:

• Đăng ký tàu cá : Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tàu cá của chủ tàu.

• Cấp giấy phép khai thác thuỷ sản : Thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với nguồn lợi thuỷ sản.

• Quản lý thuyền viên : Quy định các chứng chỉ chuyên môn đối voí những người làm nghề cá.

• Quản lý kỹ thuật : Kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp chứng chỉ an toàn cho tàu cá.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 18

• Giám sát hoạt động của tàu cá : Nhằm đảm bảo hiệu lực của các văn bản pháp luật có liên quan đến tàu thuyền nghề cá.

Trước năm 1980, việc quản lý tàu thuyền nghề cá do ngành Giao thông vận tải đảm nhận. Từ năm 1980 đến nay, theo Quyết định số 90 – CP ngày 26/3/1980, công tác quản lý tàu thuyền nghề cá được giao cho của ngành Thuỷ sản tổ chức thực hiện.

Từ năm 1983, Hệ thống đăng kiểm tàu cá (tiền thân của hệ thống tổ chức quản lý tàu thuyền nghề cá hiện nay) được hình thành và triển khai hoạt động tại khắp các tỉnh ven biển trong toàn quốc. Từ chỗ chỉ tiếp nhận vài trăm chiếc (chủ yếu là các tàu cá lớn) do ngành Giao thông vận tải bàn giao, đến hết năm 1986, ngành Thuỷ sản đã quản lý được trên 45.000 phương tiện trong toàn quốc.

Từ năm 1991, Hệ thống tổ chức Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản ngành Thuỷ sản được thành lập hoạt động theo ngành dọc từ Bộ Thuỷ sản đến các Sở Thuỷ sản trong từng tỉnh. Công tác quản lý tàu thuyền nghề cá được tổ chức này thực hiện với các bộ phận quản lý gồm : o Đăng kiểm tàu cá : Là đơn vị thực hiện các chức năng quản lý hành chính và quản

lý kỹ thuật đối với tàu thuyền nghề cá. o Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản : Là tổ chức bao gồm các cán bộ kiêm nhiệm,

thực hiện chức năng giám sát hoạt động của tàu thuyền nghề cá. o Thường trực phòng chống bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn : là đơn vị chuyên trách

công tác đảm bảo an toàn và cứu nạn cho tàu thuyền. Hiện tại, hệ thống quản lý tàu cá gồm Cục và 36 Chi cục trực thuộc tại 28 tỉnh

ven biển và 8 tỉnh nội đồng có nghề cá phát triển. Mô hình tổ chức hệ thống quản lý tàu thuyền .

Đa số các đơn vị Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản mới chỉ được trang bị từ 1 - 2 tàu kiểm ngư và 1 số đơn vị có Trạm Kiểm ngư đặt tại các vùng cửa sông làm nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của tàu thuyền, song hầu hết chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác quản lý tàu thuyền như nội dung đã đặt ra, nhất là những trang thiết bị kỹ thuật như các phòng thử nghiệm, các dụng cụ đo.. .Toàn bộ hệ thống quản lý tàu thuyền (bao gồm cả cán bộ đăng kiểm và thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) hiện có trên 700 người có trình độ từ Trung cấp chuyên ngành trở lên, trong đó có 170 cán bộ chuyên trách quản lý tàu thuyền và trên 500 cán bộ làm công tác thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ,trong đó phần lớn hoạt động không chuyên trách.

Lực lượng cán bộ này hầu như chưa được đào tạo một cách có hệ thống , không đồng đều cả về số lượng, Đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

Trước năm 1991, công tác quản lý tàu thuyền nghề cá chủ yếu tập trung vào việc quản lý số lượng (đăng ký) và chất lượng (đăng kiểm) của tàu thuyền nghề cá. Chỉ sau khi thành lập Hệ thống Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến nay, các nội dung quản lý như trên mới được thực hiện đầy đủ.

Từ năm 1980 đến nay, Nhà nước và Bộ Thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm tổ chức thực hiện công tác quản lý tàu thuyền nghề cá. Tuỳ theo nhận thức và quan điểm của từng thời kỳ các nhà quản lý đã đưa ra nhiều mô hình tổ chức

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 19

và hình thức quản lý khác nhau. Song về cơ bản quan điểm thống nhất quản lý trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý cho các địa phương là vấn đề được mọi văn bản đề cập tới.

Đến nay, theo Quyết định 494/2001/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chủ yếu tập trung vào công tác quản lý Nhà nước, các công việc cụ thể giao cho các Chi cục địa phương đảm nhận, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Thuỷ sản .

Cho đến tháng 12 năm 2002 đội tàu cá cả nước có khoảng 97.600 phương tiện, trong đó có trên 75.00 phương tiện gắn máy thì số tàu thuyền nghề cá đã được đưa vào quản lí là 74.000 chiếc

Tuy nhiên, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá còn nhiều vấn đề tồn tại như : • Số tàu thuyền nghề cá đã quản lý được chỉ khoảng 70% tổng số tàu thuyền

hiện có, mà chủ yếu là các phương tiện lớn, các phương tiện nhỏ hoạt động ven bờ chưa quản lý hết.

• Trong các nội dung quản lý, mới chỉ chủ yếu là quản lý hành chính. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vướng mắc trong khâu quản lý này như thủ tục còn rườm rà, chưa phù hợp với đặc thù của nghề cá, chồng chéo giữa các ngành gây trở ngại cho ngư dân.

• - Quản lý kỹ thuật còn nhiều bất cập, mang tính hình thức để hợp thức hoá thủ tục để ngư dân có thể ra biển, khâu giám sát chất lượng còn yếu nhất là trong việc giám sát kỹ thuật đóng mới tàu thuyền. Chưa có các tiêu chuẩn về trang bị trên tàu phù hợp với tính chất của tàu thuyền nghề cá.

• Chưa nắm vững số lượng, chất lượng thuyền viên làm việc trên tàu đánh cá. Cấp giấy phép hoạt động nghề cá. Việc cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho tàu thuyền chỉ được thực hiện trong ngành Thuỷ sản từ năm 1991. Đến năm 2000, cùng với việc Chính phủ bãi bỏ giấy phép con thì giấy phép khai thác thuỷ sản cũng bị bãi bỏ. Năm 2002 việc khôi phục giấy phép đánh cá đã đựoc thực hiện. Hiện tại việc triển khai cấp lại giấy phép cho tàu thuyền còn rất chậm. Trong những năm 1990, ngành Thuỷ sản đã có nhiều văn bản của Bộ và các địa phương liên quan đến hoạt động cấp giấy phép cho tàu thuyền (quy định về nghề cấm, nghề hạn chế; vùng cấm, vùng hạn chế khai thác, quản lý các vùng khai thác) và thực tế các quy định này cũng đã có tác dụng nhất định trong các hoạt động quản lý của ngành thuỷ sản. Giám sát hoạt động tàu đánh cá (kiểm ngư) Do yêu cầu thực tiễn, công tác giám sát hoạt động của tàu đánh cá (kiểm ngư) đã được triểm khai từ năm 1988 tại một số địa phương. Đến năm 1995, hoạt động này được triển khai ở tất cả các tỉnh ven biển trong phạm vi toàn quốc. Trong những năm qua, Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã trở thành một trong những lực lượng kiểm tra, kiểm soát chủ yếu trên các vùng biển. Hàng năm với

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 20

sự giám sát của lực lượng này hàng ngàn vụ vi phạm pháp luật về Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã bị xử lý hành chính, nhiều vụ đưa ra truy tố trước pháp luật. Hiện nay công tác giám sát tàu thuyền đánh cá của một số nước trong khu vực được thực hiện theo 2 hình thức: giám sát trực tiếp bởi lực lượng kiểm ngư và giám sát gián tiếp qua các phương tiện quan sát không gian. ở nước ta mới thực hiện giám sát trực tiếp nên còn nhiều hạn chế như :

- Hoạt động kiểm soát không đều trên các vùng biển. Một số địa phương triển khai tương đối tốt như Ninh thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang còn lại nhiều địa phương hoạt động còn yếu do thiếu kinh phí và lực lượng. - Chưa có cơ chế sự phối hợp giữa chặt chẽ các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát trên biển khi cùng hoạt động. Kết quả là phát hiện và xử lý các vi phạm còn ít so với thực tế sản xuất trên biển. 3.2.3. Quản lý nguyên liệu, chế biến và thị trường • Bảo quản nguyên liệu. Hiện nay hoạt động đánh bắt của nghề cá biển nước ta rất đa dạng theo loại nghề, đối tượng và địa điểm khai thác. Số ngày hoạt động trên biển từ 1 ngày đến hàng tháng . Tuy vậy hầu hết tàu thuyền đánh cá đều dùng nước đá xay nhỏ để bảo quản sản phẩm, chưa có máy làm lạnh hoặc làm đông lạnh trên các tàu. Ngay việc bảo quản bằng đá xay cũng rất đơn giản, chỉ là ướp xen kẽ các lớp cá và đá. Những kinh nghiệm của ngư dân trrong khu vực như ướp trong nước biển cho đá lạnh, ướp trong các hộp chứa bằng nhựa tuy đơn giản nhng hiệu quả cao cũng chưa áp dụng. Vì vậy sản phẩm đánh được mang về bờ thường có chất lượng thấp. Để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế các sản phẩm khai thác cần được bảo quản tốt hơn trên các tàu đánh bắt. • Phương tiện bốc xếp, vận chuyển. Là một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu do phương tiện bốc xếp, vận chuyển tại các cảng cá và các kho bảo quản hiện nay còn rất lạc hâu, chủ yếu là thủ công. • Tăng cường chế biến. Tỷ lệ các sản phẩm thuỷ sản được chế biến ngày càng tăng, năm 1991 tỷ lệ nguyên liệu được chế biến là 15%, năm 1995 là 19,2% cho đến năm 2000 đã đạt 66%, các sản chế biến đã chiếm tỷ trọng chủ yếu của sản phẩm đánh bắt từ biển. Bản đồ phân bố các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh (Hình 6), chế biến bột cá và đồ hộp (Hình 7), các cơ sở chế biến thuỷ sản khô (Hình 8) cung cấp tình hình công nghệ chế biến thuỷ sản ở nước ta.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 21

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 22

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 23

Nguồn: VASEP, 2003

• Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến. Hiện nay các mặt hàng chế biến còn chưa phong phú. Sản phẩm đông lạnh vẫn là chủ yếu, năm 2000 còn chiếm 86%, trong đó tôm chiếm 23%. So với các thời gian trước

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 24

đây tôm đông lạnh đã giảm về tỷ lệ do các mặt hàng khác tăng, mạnh nhất là mực , bạch tuộc, cá và các mặt hàng khác như hàng tươi sống, hàng khô. • Tăng cường quản lý công nghệ. Đảm bảo đảm chất lượng các mặt hàng xuất khẩu vào các thị truờng có yêu cầu chất l-ượng cần được chú ý nhiều hơn nữa mặc dù chất lượng các hàng thuỷ sản đã tiến bộ nhiều trong những năm gần đây. Năm 1999 Việt Nam đã được đưa vào danh sách I của thị trường EU. • Kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm. HIện tại mới chỉ tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu, đối với các mặt hàng có sản l-ượng nhỏ và tiêu thụ nội địa gần như không được chú trọng. Việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản giữa các ngành y tế, thương maị và thuỷ sản chưa rõ ràng, còn chồng chéo, có nhiều khâu lại sơ hở. Một thí dụ điển hình là vấn đề đánh bắt, chế biến và tiêu thụ cá nóc mà hậu quả đem lại là nhiều người dân bị chết. Các ngành có liên quan đều có biện pháp giải quyết nhưng vẫn không mang lại hiệu quả. • Thông tin thị truờng. Thông tin thị truờng cho mọi thành phần kinh doanh có vai trò rất quan trọng nhưng chưa đầy đủ và kịp thời . Trong thời gian qua thị trường đã có nhiều thay đổi. Thị trư-ờng xuất khẩu ngày càng tăng trong đó hai thị trường chính là Nhật bản và Hoa kỳ. Thị truờng Nhật tỷ trọng giảm từ 42% năm 1998 xuống còn 26% năm 2001. Ngựơc lại cũng trong thời gian trên thị trường Hoa kỳ tăng từ 9,8% lên 27,8% . • Thị trường trong nước. Cần chú trọng thị trường trong nước vì thị truờng trong nuớc ngày càng tăng, nhu cầu đòi hỏi cả về số lượng và chất luợng, lại luôn luôn ổn định. Vì vậy đáp ứng thị truờng trong nước, ngoài tác dụng nâng cao hiệu quả của nghề cá còn có tác dụng góp phần bảo đẩm an ninh thực phẩm của nước ta. 3.2.4. Hỗ trợ người dân 3.2.4.1. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn

Vị trí địa lý và điều kiện thời tiết ở các vùng biển nuớc ta khá phức tạp. Bão, gió mùa và lốc xoáy và cả sóng thần đã từng gây ra rất nhiều thiệt hại cho nguời dân đánh cá. Tai hoạ gây ra không những chỉ khi đi đánh cá ở vùng xa bờ mà đôi khi họ hoạt động ở rất gần bờ như trong tháng 8/1996 ở Hậu Lộc, Thanh Hoá đã làm 113 nguời chết, hàng chục tàu thuyền chìm. Bão là nhân tố gây thiệt lớn nhất , điển hình như cơn bão số Linda tháng 11/1997 ở Nam Bộ đã làm chết và mất tích hơn 3.000 người, 3.600 tàu thuyền bị đắm và hư hỏng. Mặc dù với trình độ khoa học công nghệ hiện tại, dự báo bão không phải là không thực hiện được.

Năm 1998 các cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại làm 451 tàu thuyền bị chìm, 4 tàu mất tích, 78 ngư dân bị chết, 26 người mất tích, 14 người bị thương.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 25

Năm 1999 đợt lũ quét ngày 29 - 30/7 tại Bình Thuận làm 70 tàu thuyền bị chìm và mất tích, 50 ngư dân bị chết. Đầu tháng 11, 12/1999 áp thấp nhiệt đới gây mưa to, lũ lớn ở 7 tỉnh miền Trung đã làm 1.282 tàu thuyền bị chìm và bị trôi, 50 ngư dân bị chết. Năm 2001 cơn bão số 8 đổ bộ vào 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã làm 32 ngư dân bị chết, 4 người bị thương, 853 tàu thuyền bị chìm đắm và hư hỏng. Từ thực tế trên đã cho thấy công tác tìm kiếm cứu nạn ngày càng trở thành một trong những nhu cầu cấp thiết. Từ năm 1998, trong Hệ thống Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã hình thành lực lượng tìm kiếm cứu nạn hoạt động bán chuyên trách với lực lượng chính là các Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các tàu kiểm ngư.

Do lực lượng và thiết bị hạn chế, nên hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong thời gian qua chưa có hiệu quả thiết thực. Ngoài việc thông báo bão, lụt và ngăn chặn ngư dân đi biển khi có bão lũ, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn chưa được thực hiện đúng với tầm quan trọng cần thiết. 3.2.4.2. Hỗ trợ các tổ chức quần chúng nghề cá Nghề cá nước ta mang đậm tính chất nghề cá quy mô nhỏ, hơn 95 % sản lượng đánh bắt được là do ngư dân. Hiện nay cả nước chỉ có 6 doanh nghiệp đánh cá của trung ương và 15 doanh nghiệp địa phương (tỉnh).Vì vậy các tổ chức quần chúng trong nghề cá có ý nghĩa rất quan trọng. Đến năm 2001 cả nước chỉ còn 525 hợp tác xã (HTX), trong đó 463 HTX khai thác hải sản với 1.784 tàu với 16.000 lao động. Khoảng 70 % HTX thành lập trong 6 năm chủ yếu là dựa vào nguồn vốn ưu đãi để đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, nhiều HTX vì vậy chỉ là hình thức mà không có nội dung hoạt động cho người dân. Ngoài ra còn có 4.300 tổ hợp tác khai thác hải sản với khoảng 21.000 lao động. Hiện nay việc mua bán , tiêu thụ và cung cấp các dịch vụ nghề cá chủ yếu do các nậu, vựa đảm nhiệm. Họ cho ngư dân vay tiền để trả các chi phí hoặc bán chịu dầu, nước đá, nguyên vật liệu, thực phẩm... Họ được trả lại bằng sự độc quyền mua sản phẩm khai thác của các tàu này mà nhiều khi giá cả không có lợi cho ngư dân. Đã đến lúc cần tổ chức lại để ngư dân có thể bán sản phẩm theo hình thức đấu giá mà một số nước trong khu vực đã thực hiện được như Thái lan, Malaysia. Thực tế ở nước ta đã có những mô hình tốt của HTX nghề cá như HTX khai thác và Dịch vụ thủy sản xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. HTX này đã liên kết với một nhà máy chế biến xuất khẩu ở địa phương tổ chức đánh bắt, dịch vụ, chế biến và bao tiêu sản phẩm thường xuyên cho 90 tàu của xã và 10 tàu của thành phố. Năm 2001 HTX này đã đánh bắt và thu mua 1.200 tấn thuỷ sản, tự chế biến 380 tấn và cung cấp cho nhà máy chế biến 820 tấn. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành 2001-2010, Bộ Thuỷ sản chủ trương “ Phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo mọi điều kiện bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt khuyến khích kinh tế trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ tư nhân (chủ nậu, chủ vựa) phát triển thương mại vừa và nhỏ phù hợp với nghề cá phân tán của nước ta. Loại hình kinh tế được đặc biệt khuyến khích là phát triển hợp tác xã kiểu mới và các hình thức kinh tế hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Xu hướng phát triển HTX

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 26

gắn liền với mô hình quản lý cộng đồng nghề cá vùng gần bờ đã được đề cập nhiều trong phương pháp quản lý của ngành thuỷ sản theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể là hình thức quản lý phù hợp để hỗ trợ người dân phát triển bền vững nghề cá ở các vùng ven biển. Vấn đề mang tính chất thời sự này đã được quyết định trong Nghị định mới của Chính phủ là sẽ thành lập một vụ mới của Bộ Thuỷ sản là Vụ Kinh tế tập thể và Kinh tế tư nhân. 4. Thị truờng xuất khẩu và hệ thống quản lý chất lượng HACCP

4.1. Thị trường xuất khẩu. Các thị trường là quan trọng nhất đối với xuất khẩu của thuỷ sản Việt nam là: Nhật Bản : Mỗi năm nước này nhập khẩu trên 15 tỷ USD, hiện nay tỉ trọng nhập

khẩu từ Việt nam mới chỉ là 2,8 – 3%. Hoa kỳ : Năm 1999 Hoa kỳ chi dùng cho thủy sản 52,3 tỉ USD trong đó 35,6 tỷ

thuộc khu vực dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỉ USD thuộc khu vực bán lẻ. Năm 2002 Việt nam xuất vào thi trường Hoa kỳ 655 triệu USD , vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị nhậpp khẩu trên 10 tỉ USD của nước này.

Trung Quốc và Hồng Kông với dân số trên 1,3 tỉ người có nhu cầu tiêu thụ thủy sản mỗi năm đều tăng . Năm 1995 nhu cầu này là 24,0 kg/người, năm 2000 là 33,8 kg/người, tức là tăng 40,8 % trong vòng 5 năm. Mặc dù là nước đứng đầu thế giới về tổng sản lượng thủy sản nhưng mức tiêu thụ lại rất cao cộng với việc hầu như không tăng sản lượng khai thác ở biển nên nhập khẩu thủy sản sẽ rất lớn.

Trung Quốc đang trong lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu, nhóm hàng thủy sản hiện nay còn bị đánh thuế cao nhưng đến đầu năm 2004 sẽ giảm xuống còn 10%, sau một năm giảm 5% và đến năm 2006 sẽ là 0%. Riêng với miền Tây Trung Quốc với trên 300 triệu dân thì việc thông ra biển gần nhất là qua Vân Nam đi Hải Phòng . Điều kiện địa lý thuận lợi đó khiến cho việc tiêu thụ thủy sản thêm cơ hội xâm nhập sâu vào nội địa Trung Quốc.

Việc quảng bá và tiếp thị thủy sản vào các thị trường khác như EU, Australia, các nước Châu á khác và một số nước Châu Phi đang có kết quả. Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu vẫn có cơ hội phát triển.

Cuối năm 2002 xuất khẩu thủy sản Việt nam đạt tổng giá trị 2.022 triệu USD . Việt nam đã trở thành một trong 10 quốc gia có kinh ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Từ năm 1997 đến 2002, kinh ngạch xuất khẩu tăng 2,66 lần , khối lượng hàng hóa làm ra cũng tăng 2,15 lần. Sự phát triển trong ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản rất lớn, ít có ngành nào được như vậy trong thời gian 5-6 năm gần đây (Hình 9).

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 27

Nguồn: VASEP,2003

Các đặc trưng của thị trường xuất khẩu bao gồm : - Cơ cấu mặt hàng thay đổi: Có sự thay đổi theo hướng không tập trung cho một

ngành hàng , cố gắng phát huy lợi thế từng mặt hàng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu (Hình 10).

Tôm vẫn là mặt hàng chủ lực nhưng đã giảm từ 54% trong năm 1997 xuống 48% trong năm 2002, trong khi mặt hàng cá tăng từ 14% lên 23%. Các mặt hàng hải sản

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 28

khác bao gồm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, cua, ghẹ, đồ hộp, các sản phẩm chế biến có phối chế .... cũng có xu hướng tăng.

Tỉ lệ giữa hàng sơ chế và chế biến sẵn, ăn liền cũng được cải thiện theo hớng bán ra các mặt hàng có hàm lượng lao động trong chế biến nhiều hơn. Theo kết quả điều tra mới nhất, năm 1995 có trên 80% sản phẩm xuất khẩu thủy sản dưới dạng sơ chế, đến nay các mặt hàng nay còn 55 - 60% . Sản phẩm được chế biến dưới dạng làm sẵn hoặc ăn liền đã chiếm đến 40 – 45 %.

- Thị trường xuất khẩu mở rộng : Năm 1995 thủy sản Việt Nam chỉ xuất đi 20 nước và vùng lãnh thổ, đến năm 1998 tăng lên 56 và năm 2002 số đó là 81.

Thị phần của các thị trường chính cũng được điều chỉnh theo hướng không quá tập trung cho một số thị trường. Năm 1997 thị trường Nhật Bản chiếm 50% thị phần đến năm 2002 đã giảm xuống còn 27%, trong khi thị trường Mỹ đã tăng từ 5% trong năm 1997 lên 32% năm 2002. Các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và các nước khác cũng được củng cố và mở rộng. Điều chỉnh này đã giúp cho việc xuất khẩu bớt khó khăn trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản suy thoái và các khó khăn khác sẽ được đề cập tiếp.

Các khó khăn trở ngại của xuất khẩu thủy sản . - Số thị trường có doanh thu trên 10 triệu USD/năm rất ít , chỉ có hơn 10 thị trường. Hàng thủy sản chủ yếu bán vào thị trường Hoa kỳ, Nhật bản, Trung Quốc, Hồng Kông và EU. Việc tập trung vào 4 thị trường chính trên sẽ có những bất lợi khi có những biến động kinh tế đã xảy ra đối với Hoa kỳ và Nhật bản. Thị trường EU hy vọng sẽ chiếm 10% thị phần nhưng đến nay chỉ đạt 4% vì thị hiếu tiêu dùng ở đây khắt khe và khá bảo thủ. - Khi Việt nam còn xuất khẩu ít , khoảng 0,5 đén 0,7 triệu USD/năm, các nước khác còn chưa chú ý . Khi xuất khẩu của Việt Nam đạt 1 tỉ USD/ năm đã có rất nhiều nước quan tâm. Các rào cản phi thuế quan, sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu trở nên quyết liệt hơn. - Sản xuất trong ngành hàng thủy sản mang tính tự phát nhiều hơn các quy hoạch và kế hoạch. Chính sự phát thiếu kiểm soát dẫn đến việc khó kiểm soát nguồn gốc xuất xứ các nguồn nguyên liệu. Việc ra đời nhiều nhà máy chế biến dẫn đến cạnh tranh thu mua nguyên liệu, bất chấp phẩm cấp và chất lượng nguyên liệu. Vì vậy đã phải đối mặt với các vấn đề về độ tươi, độ đồng nhất chất lượng của lô hàng, dư lượng hóa chất bị cấm. Ngoài ra quy mô xuất khẩu của từng doanh nghiệp quá bé, thiếu ổn định trong giao hàng là yếu tố làm giảm niềm tin trong buôn bán. Những lý do trên đã giải thích vì sao giá bán hàng thủy sản Việt nam thừơng thấp hơn hàng Thái Lan hoặc một số nước khác. - Các chi phí cho chế biến xuất khẩu ở Việt nam ngày càng cao, giá nguyên liệu đắt và nguồn nguyên liệu không ổn định và thiếu đang gây sức ép lớn cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Giá điện liên tục tăng, cớc phí thông tin cao, mức phí cảng biển cao (theo WB thì mức phí ở cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn mức phí trung bình khu vực là 146% còn ở cảng Hải Phòng cao hơn là 64%) các chủ hàng đã có tính toán các thiệt hại qua xuất hàng là khá cao (từ 29 - 50 USD/1 container 20 feed). Cước phí vận tải nội địa tăng theo giá xăng dầu và lệ phí cầu đường.

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 29

Các gánh nặng này đã làm cho hiệu quả sản xuất, xuất khẩu thấp, nhiều doanh nghiệp khó khăn.

Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản. Mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam đến năm 2005 đạt 2,5 tỷ USD và 2010

là 3 - 3,5 tỷ USD . Có có ý kiến mong muốn đạt đến 4 - 4,5 tỷ USD vào năm 2010 . Để đạt được mục tiêu trên cần dựa trên các biện pháp sau đây: • Tăng cường tỷ trọng các sản phẩm nuôi trồng lên đén 56 đến 70% trong tổng

doanh số xuất khẩu. • Tiếp tục nâng cấp các nhà máy chế biến, đổi mới thiết bị đặc biệt áp dụng bắt buộc

hệ thống giám sát chất lượng chặt chẽ, áp dụng hệ thống GMP, SSOP, HACCP, thực hiện chơng trình xuất khẩu sản phẩm sạch .

• Tiến hành đồng bộ các giải pháp kiểm soát xuất xứ nguyên liệu, giám sát các vùng nuôi tôm cá, bãi nhuyễn thể hai mảnh cùng với việc khuyến khích phát triển nuôi sinh thái, dán nhãn an toàn sinh thái ( Ecolabeling) với tôm và một số đối tượng nuôi khác. Phát triển nuôi biển và nuôi một số đối tượng mới có giá trị kinh tế cao.

• Đẩy mạnh tiếp thị nhằm tìm ra các khách hàng lớn để hàng Việt nam đựoc đua vào bán nhiều hơn . Tăng cường chuyển giao công nghệ nhằm tăng hơn lượng hàng chế biến có hàm lợng lao động nhiều hơn, giảm lượng sơ chế và tăng hơn nữa hàng có giá trị gia tăng.

Bên cạnh xuất khẩu, thị truờng nội địa không thua kém thị trường xuất khẩu cả về quy mô lẫn các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ chế biến, bao bì mẫu mã và tính đa dạng (sống, tươi, qua chế biến). Ai cũng biết hiện người nội trợ ra chợ mua cá họ đã yêu cầu đánh vẩy, bỏ nội tạng, có khi cả đầu. Rất ít gia đình mua nguyên một block (2 kg) cá cấp đông mà họ muốn mua 1 túi 200 - 300g cá cấp đông đóng trong túi nhỏ. Nhu cầu mua tôm, ghẹ hải sản cao cấp cũng tăng nhanh. Ơ các nhà hàng đặc sản cá chình, tôm hùm, ghẹ, ốc hương ... được ưa chuộng với giá rất đắt, còn đắt hơn so với giá xuất khẩu. Vì vậy cùng đẩy mạnh xuất khẩu phải chú ý thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân, chú ý đến tính tiện dụng, bao gói nhỏ, làm sẵn, ăn liền. Phải hình thành các điểm bán thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao , nhất là ở các khu công nghiệp và thành phố. ở các vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía bắc, Tây Nguyên...

4.2. Phương pháp quản lý chất lượng hàng hoá HACCP Bất cứ ai xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản sang Châu Âu và Bắc Mỹ đều phải thực hiện chương trình HACCP. Nếu không thể chứng minh với các cơ quan quản lý ở nước nhập khẩu rằng các sản phẩm chế biến được sản xuất theo một quy trình quản lý chất lượng hiệu quả, người nhập khẩu sẽ không được phép nhận các sản phẩm đó. HACCP là gì? HACCP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Hazard Analysis and Critical Control Point system có nghĩa là Hệ thống Phân tích Mối nguy và Kiểm soát Điểm tới hạn. Từ năm 1973 Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ đã áp dụng rất thành công khái niệm HACCP cho hoạt động kiểm soát các mối nguy về vi sinh trong đồ hộp thực

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 30

phẩm a xít thấp. Tuy nhiên chưa có cơ quan nào đưa khái niệm HACCP vào chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm của mình cho đến khi khái niệm HACCP đuợc Tiểu ban Tiêu chuẩn vi sinh do Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Mỹ thành lập giưới thiệu. Theo tài liệu này Cục Nghề cá Hoa kỳ đã nghiên cứu việc áp dụng HACCP đối với nghề cá trong một Chương trình nghiên cứu được đặt tên là “Dự án Giám sát thực phẩm” . Đồng thời tại Canada một hệ thống quản lý chất lượng mới cụ thể hoá quan điểm HACCP đã được giới thiệu và áp dụng từ tháng 2/1993

Bẩy nguyên tắc thiết lập nên một hệ thống HACCP : I Nhận diện, phân tích các mối nguy có khả năng xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến trên cơ sở những loài thuỷ sản đựoc chế biến và phân tích những rủi ro liên quan đến những mối nguy này. II. Xác định những điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong dây chuyền sản xuất mà tại đó, nếu mất kiểm soát có thể tác động đáng kể gây mất an toàn thực phẩm. III. Thiết lập các giới hạn tới hạn đối với những thông số cần kiểm soát tại mỗi CCP, đó là những ranh giới được dùng để phán xét một quá trình sản xuất có chế biến ra những sản phẩm an toàn hay không. IV. Thiết lập hệ thống giám sát tại CCP để theo dõi thực tế diễn biến của các thjông số cần kiểm soát. V. Xây dựng hành động sửa chữa để áp dụng mỗi khi việc giám sát cho thấy một CCP nằm ngoài phạm vi kiểm soát. VI. Thiêt lập thủ tục thẩm định để xác định hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả và làm cơ sở đánh giá mỗi khi có bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống. VII. Thiết lập một Hệ thống Hồ sơ Lưu trữ về mọi quy trình và các ghi chép về từng nguyên lý HACCP và việc ứng dụng chúng để chứng minh cho những người quản lý , nhà nhập khẩu, v.v. rằng bạn đang điều hành nhà máy của bạn theo những nguyên tắc của HACCP.

Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng HACCP. Thuận lợi lớn của hệ thống HACCP là nó có tính hệ thống, có kết cấu hơpự lý, đa dạng, dễ thích ứng và đạt hiệu quả trong việc bảo quản, ngăn ngừa đối với chất lượng an toàn, vệ sinh. Nếu đuợc áp dụng thích hợp, không có hệ thống và phương pháp nào có thể tạo được độ an toàn và đảm bảo chất lượng tương đương với hệ thống này và chi phí thực hiện hệ thống này hiện nay là nhỏ hơn chương trình lớn khác. Sử dụng khái niệm HACCP trong chế biến thục phẩm , có thể đảm bảo và đưa ra tài liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu như: - Thực phẩm hoàn toàn an toàn. Nếu không đảm bảo đuợc độ an toàn tuyệt đối (ví dụ như tiêu thụ nhuyễn thể tươi sống), chương trình này sẽ đình chỉ ngay và ban hành khuyến cáo rộng rãi. - Sản phẩm có thời gian sử dụng an toàn được xác định trước và đã tuyên bố, nếu được vận chuyển và lưu giữ theo quy định. Những thuận lợi tiếp theo (Mitchell, 1992) có thể dẫn chứng là:

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 31

- Thực hiện một chuỗi hoạt động nhằm thực hiện sửa chữa trước khi những sai sót xảy ra. - Kiểm soát theo từng đặc trưng nổi bật dễ giám sát như thời gian, nhiệt độ và biểu hiện bên ngoài. - Kiểm soát là rẻ khi so sánh với những phân tích vi sinh và hoá học. - Quá trình vận hành được những người trựuc tiếp liên quan đến thực phẩm kiểm soát. - Có thể thực hiện nhiều biện pháp đo lường hơn đối với mỗi nhóm sản phẩm việc kiểm soát đặt trọng tâm ở những điểm tới hạn trong quá trình vận hành. - Có thể sử dụng hệ thống HACCP để dự báo những mối nguy tiềm ẩn. - HACCP liên quan đến toàn bộ các nhân viên trong an toàn sản phẩm, kể cả những nhân viên không làm về kỹ thuật. - Nguyên tắc chung của khái niệm HACCP là hướng những nguồn lực và năng lượng tới những khu vực mà chúng là cần thiết và hữu ích. Vì vậy nó là công cụ lý tuởng ở nơi còn hiếm nguồn lực như ở các nước đang phát triển, họ có thể nâng cấp nền công nghiệp chưa phát triển để có thể sản xuất những thực phẩm an toàn cho xuất khẩu. Tuy nhiên HACCP đã phát triển 30 năm nay nhưng có một câu hỏi thích đáng cần được trả lời là: Tại sao hệ thống này không được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới? Dưới đây là một vài vấn đề cần xem xét: - Những sự khác nhau của Nhà sản xuất- Người mua và Nhà sản xuất-Cơ quan kiểm soát về việc thư nghiệm sản phẩm cuối cùng sẽ luôn luôn tồn tại và sự khác nhau về quan điểm vươtỵ quá mức mà HACCP có thể thay thế việc thử nghiệm thành phẩm. - Mặt khác để có hiệu quả HACCP cần phải được áp dụng từ nguồn gốc thực phẩm (vùng biển, đầm nuôi) cho đến việc tiêu dùng. Điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được. - HACCP yêu cầu những nhà chế biến chấp nhận nhiều trách nhiệm hơn. Điều này có thể gây ra một vài sự chống đối từ các nhà chế biến. - Phải mất một thời gian dài để đào tạo những thanh tra viên và đào tạo nhân sự chuyên ngành để đạt đến một sự hiểu biết chung về HACCP. - Việc áp dụng HACCP sẽ không ngăn chặn tất cả những vấn đề và những chuyên gia có thể bất đồng về những kết quả quan trọng. Tóm lại có thể nói rằng đối với khái niệm HACCP mặc dù rất phù hợp để áp dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng để được đưa vào hoạt động thực sự và được áp dụng tổng hợp có một nhu cầu lớn về sự tăng cường thông tin và sự hiểu biết giữa các cơ quan khoa học, công đồng chung và những cơ quan luật pháp. Sau đó mới có thể đạt được một biện pháp phòng ngừa tốt hơn những bệnh tật do thực phẩm gây ra. Chú ý cùng một nội dung HACCP có các tên gọi khác nhau như: Own-check EU (94/356/EEC) QMP/IQMP Canada, Indonesia HACCP ASEAN, USA, Australia

Dự án Khu Bảo tồn Biển Hòn Mun Khoá tập huấn Quốc gia về Quản lý Khu bảo tồn biển

Nghề Cá Việt Nam Bùi Đình Chung 32

Do tầm quan trọng của vấn đề kiểm tra vệ sinh, an toàn sản phẩm thuỷ sản, trong nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 2/5/2003 đã thành lập một cục mới là Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản.