VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

12
VIN KHOA HC XÃ HI VIT NAM ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI Văn phòng Hi tho quc tế Vit Nam hc ln thIV Vin Khoa hc xã hi Vit Nam Phòng 102, nhà A, s1A, Liu Giai, Ba Đình, Hà Ni. ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012 Phân vùng sinh thái nông nghip ĐBSCL: Hin trng và xu hướng thay đổi trong tương lai dưới tác động ca biến đổi khí hu Nguyn Hiếu Trung 1 , Văn Phm Đăng Trí 1 và Võ ThPhương Linh 2 Tóm lược Nghiên cu được hin nhm cp nht li bn đồ phân vùng sinh thái nông nghip ĐBSCL da trên nhng thay đổi vđiu kin thy văn, cơ shtng thy li và đặc bit là hin trng sdng đất đai cho đến năm 2010. Nghiên cu tp trung phân tích động thái ngun tài nguyên nước mt theo không gian và thi gian. Ngoài ra, nghiên cu cũng đã thhin nhng vùng có khnăng thay đổi đáng kdo tác động ca các kch bn biến đổi khí hu trong tương lai. Kết quđạt được tnghiên cu này góp phn quan trng cho các qui hoch phát trin ngành cũng như qui hoch tng thvùng ĐBSCL. Tkhóa: Phân vùng sinh thái nông nghip, biến đổi khí hu, Đồng Bng Sông Cu Long. I. Gii thiu Đồng bng sông Cu Long (ĐBSCL) được biết đến như là mt trong nhng trung tâm nông nghip ln nht Vit Nam và có tm nh hưởng đến phm vi toàn cu. Vi hthng canh tác đa dng nhưng chyếu da trên nn lúa (Hình 1), các yếu tvthnhưỡng, ngun nước, khí hu... có nh hưởng rt ln đến sn xut nông nghip ĐBSCL. Trong khi đó, tác động tiêu cc ca biến đổi khí hu (BĐKH) lên hsinh thái tnhiên và sinh kế ca người dân địa phương đang ngày càng được chp nhn rng rãi trên phm vi thế gii (Black và Burns, 2002; Prudhomme et al., 2003). Theo báo cáo tng hp ca y Ban Sông Mekong Quc Tế (MRC, 2009), nhng tác động vBĐKH toàn cu lên ĐBSCL có thđược tóm lược như sau: (1) Nhit độ trung bình stăng thêm 2,5°C vào năm 2070 và, (2) Nước bin dâng thêm 45 cm vào năm 2070 và 1 m vào năm 2100. Nhng sthay đổi này có thdn đến sthay đổi vnhu cu nước tưới ca các kiu sdng đất đai trong tương lai (Rodríguez Díaz et al., 2007; Gondim et al., 2009). Ngoài ra, sthay đổi vlượng nước thượng ngun theo các tháng trong năm cũng đã được dbáo (Mainuddin et al., 2010). Hơn na, dưới tác động ca BĐKH, sthay đổi lưu lượng nước tthượng ngun sông Mekong và vic phát trin các hthng công trình thy li có thlàm thay đổi động thái ngun tài 1 Tiến sĩ, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ 2 Kỹ sư, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ

Transcript of VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL: Hiện trạng và xu hướng thay đổi

trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu

Nguyễn Hiếu Trung1, Văn Phạm Đăng Trí

1 và Võ Thị Phương Linh

2

Tóm lược

Nghiên cứu được hiện nhằm cập nhật lại bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL

dựa trên những thay đổi về điều kiện thủy văn, cơ sở hạ tầng thủy lợi và đặc biệt là hiện

trạng sử dụng đất đai cho đến năm 2010. Nghiên cứu tập trung phân tích động thái nguồn tài

nguyên nước mặt theo không gian và thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã thể hiện những

vùng có khả năng thay đổi đáng kể do tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu trong

tương lai. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này góp phần quan trọng cho các qui hoạch phát

triển ngành cũng như qui hoạch tổng thể vùng ĐBSCL.

Từ khóa: Phân vùng sinh thái nông nghiệp, biến đổi khí hậu, Đồng Bằng Sông Cửu Long.

I. Giới thiệu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biết đến như là một trong những

trung tâm nông nghiệp lớn nhất Việt Nam và có tầm ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu.

Với hệ thống canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa (Hình 1), các yếu tố về

thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp ở

ĐBSCL. Trong khi đó, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) lên hệ sinh

thái tự nhiên và sinh kế của người dân địa phương đang ngày càng được chấp nhận

rộng rãi trên phạm vi thế giới (Black và Burns, 2002; Prudhomme et al., 2003). Theo

báo cáo tổng hợp của Ủy Ban Sông Mekong Quốc Tế (MRC, 2009), những tác động

về BĐKH toàn cầu lên ĐBSCL có thể được tóm lược như sau: (1) Nhiệt độ trung bình

sẽ tăng thêm 2,5°C vào năm 2070 và, (2) Nước biển dâng thêm 45 cm vào năm 2070

và 1 m vào năm 2100. Những sự thay đổi này có thể dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu

nước tưới của các kiểu sử dụng đất đai trong tương lai (Rodríguez Díaz et al., 2007;

Gondim et al., 2009). Ngoài ra, sự thay đổi về lượng nước ở thượng nguồn theo các

tháng trong năm cũng đã được dự báo (Mainuddin et al., 2010). Hơn nữa, dưới tác

động của BĐKH, sự thay đổi lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong và việc

phát triển các hệ thống công trình thủy lợi có thể làm thay đổi động thái nguồn tài 1 Tiến sĩ, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ 2 Kỹ sư, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ

pc
Typewritten Text
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV (Tiểu ban: Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu).

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

nguyên nước ở ĐBSCL. Do vậy, khả năng cấp nước tưới cho các khu vực khác nhau

ở ĐBSCL sẽ là vấn đề rất cần được quan tâm trong tương lai. Chính vì thế, việc phân

vùng sinh thái nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch, khai thác và

sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và thích ứng với điều kiện biến đổi

khí hậu trong tương lai.

Hình 1: Bản đồ sử dụng đất đai năm 2006 (Trường Đại học Cần thơ, 2006).

Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL đã được nghiên cứu khá nhiều

trong thập kỷ vừa qua (Võ-Tòng-Xuân và Matsui, 1998). Tuy nhiên, hiện nay các bản

đồ phân vùng sinh thái này đã lạc hậu và được lưu trữ ở dạng bản đồ giấy là chủ yếu

nên rất khó khăn trong việc cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, trong quá trình phân

vùng sinh thái ở các nghiên cứu trước, yếu tố thủy văn mặc dù đã được xem xét nhưng

vẫn còn ở mức độ tổng quan; chủ yếu là chỉ xem xét đến thời gian mưa và lượng nước

hữu dụng cho cây trồng một cách tổng quát. Riêng đối với vấn đề lượng nước hữu

dụng, các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào đặc tính tĩnh nhưng vấn đề biến động

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

nguồn nước tưới theo thời gian vẫn chưa được xem xét. Ngoài ra, các dự báo về sự

thay đổi của điều kiện thủy văn (lượng mưa, bốc hơi, ....) cũng chưa được cập nhật

vào bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp. Với các lý do trên, nghiên cứu được thực

hiện nhằm:

- Cập nhật và hiệu chỉnh lại bản đồ sinh thái nông nghiệp có sẵn trên cơ sở phân

tích động thái của nguồn tài nguyên nước mặt theo không gian và thời gian;

- Đánh giá sự thay đổi của các vùng sinh thái nông nghiệp dưới tác động của

biến đổi khí hậu trong điều kiện hiện tại và tương lai;

- Thiết lập cơ sở dữ liệu dựa trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp cho việc

cập nhật các thông tin về sau được dễ dàng hơn;

- Góp phần quan trọng cho công tác qui hoạch phát triển ngành cũng như qui

hoạch tổng thể vùng ĐBSCL.

II. Phương pháp

Bản đồ sinh thái nông nghiệp được xây dựng dựa trên việc tổng hợp và phân

tích các yếu tố về địa mạo, động thái nguồn tài nguyên nước, thổ nhưỡng và các kiểu

sử dụng đất đai chính; trong đó:

- Bản đồ địa mạo được dựa trên cơ sở bản đồ sinh thái nông nghiệp có sẵn (Viện

Quy hoạch Nông nghiệp Quốc gia phối hợp với Ủy ban Sông Mekong quốc tế ,

1993);

- Bản đồ thổ nhưỡng của ĐBSCL (Đại học Cần Thơ,2002);

- Bản đồ động thái nguồn tài nguyên nước được dựa trên việc tổng hợp các bản

đồ xâm nhập mặn, độ sâu ngập lũ và các vùng được điều tiết thủy lợi trong hiện

tại và tương lai (2050). Trong đó, các bản đồ xâm nhập mặn và lũ (độ sâu ngập)

được dựa trên kết quả mô hình mô phỏng của Viện Quy hoạch Thủy lợi (QHTL)

miền Nam.

+ Đối với bản đồ xâm nhập mặn, các ngưỡng độ mặn được chia dựa trên

cơ sở các mức độ tác động đến cây lúa (Lê Anh Tuấn, 2012). Theo đó, độ

mặn từ 0-2 g/l không gây ảnh hưởng đến năng xuất lúa; độ mặn từ 2 – 4 g/l

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

có khả năng làm giảm năng suất lúa từ 30 – 50% tùy thuộc vào thời gian bị

xâm nhập mặn; từ trên 4 g/l, năng suất lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

+ Đối với bản đồ độ sâu ngập, các ngưỡng độ sâu cũng được dựa trên khả

năng chịu đựng của cây lúa (<0,5 m và >0,5 m);

+ Bản đồ các vùng thủy lợi: Trong phạm vi nghiên cứu này, chỉ xét đến

các dự án thủy lợi hiện tại gồm Bắc Vàm Nao, Nam Mang Thít, Quản Lộ

Phụng Hiệp và Ô Môn Xà No và giả thiết rằng không có sự phát triển thêm

các dự án khác trong tương lai.

- Bản đồ sử dụng đất đai năm 2006 (Viện Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam):

Được dùng để mô tả về các kiểu sử dụng đất đai chính cho bản đồ sinh thái

nông nghiệp; trên cở sở đó, đánh giá những hạn chế cũng như lợi thế của động

thái nguồn tài nguyên nước mặt đến các kiểu sử dụng đất đai hiện tại.

- Các số liệu lượng mưa thực đo theo ngày (từ 1980 – 2006) tại 11 trạm ở

ĐBSCL được phân tích theo các phương pháp thống kê mô tả, thống kê xu

hướng và thống kê phân nhóm (dựa trên hai yếu tố là tổng lượng mưa trung

bình năm và độ lệch chuẩn). Số liệu sau khi phân tích được dùng để bổ sung

vào việc mô tả cho đặc tính thủy văn ở các vùng sinh thái nông nghiệp.

III. Kết quả

Bản đồ sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL (HìnhHình) được xây dựng trên

cơ sở cập nhật và hiệu chỉnh lại từ bản đồ sinh thái nông nghiệp đã có. Theo đó, yếu tố

địa mạo được giữ nguyên và chỉ cập nhật mới động thái nguồn tài nguyên nước (mặt).

Do hạn chế về nguồn số liệu nên các các bản đồ về địa mạo và thổ nhưỡng được dùng

chung cho việc xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Chính vì thế, yếu tố về địa mạo và thổ nhưỡng được xem như không đổi, và sự thay

đổi động thái nguồn tài nguyên nước được xem là yếu tố quyết định đến sự thay đổi

của bản đồ sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL trong hiện tại (Hình 2A) và tương lai

(Hình 2B).

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

Hình 2: Bản đồ sinh thái nông nghiệp trong hiện tại (A) và tương lai (B).

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

Dựa trên yếu tố địa mạo, có thể chia ĐBSCL thành 9 vùng, cụ thể như sau:

1. Đồng lụt ven sông (fluvial plain)

Bảng 1 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng lụt ven sông

trong hiện tại và tương lai.

Bảng 1: động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng lụt ven sông trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Khoảng 12,8% diện tích trong đồng lụt ven sông (ĐLVS) được điều tiết nguồn nước bởi các dự án thủy lợi. Theo đó, các vùng thuộc các dự án thủy lợi, động thái nguồn nước được kiểm soát theo cả không gian và thời gian thông qua việc vận hành hệ thống đê và cống;

- Phần lớn diện tích còn lại có độ sâu ngập >0,5 m ứng với các ngưỡng độ mặn khác nhau; trong đó, chủ yếu từ 0-2 g/l (chiếm 77,8%). Độ sâu ngập dưới 0,5 m với các ngưỡng độ mặn từ 2 – 4 g/l và >4g/l chiếm tỷ lệ nhỏ (1% diện tích);

- Không có sự thay đổi;

- Toàn bộ diện tích còn lại có độ sâu ngập >0,5 m. Trong đó, vùng diện tích với ngưỡng độ mặn từ 0-2 g/l giảm thấp hơn so với hiện tại (72,9%); ngưỡng độ mặn từ >2 g/l có diện tích tăng lên so với hiện tại.

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Lúa 3 vụ, 2 vụ, lúa 1 vụ + màu và

cây ăn trái. Nếu vẫn giữ nguyên hệ thống canh tác trên, với việc tăng độ sâu ngập và

độ mặn trong tương lai, có thể có những tác động đến việc sản xuất lúa 3 vụ và cây ăn

trái.

2. Đồng lụt kín(closed depression)

Bảng 2 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng lụt kín trong

hiện tại và tương lai.

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

Bảng 2: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng lụt kín trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Phần lớn diện tích có độ sâu ngập >0,5 m; trong đó, chiếm đa số với ngưỡng độ mặn từ 0-2 g/l (82,3%);

- Độ sâu ngập <0,5 m với ngưỡng độ mặn từ 2 – 4 g/l chiếm tỷ lệ nhỏ (0,74% diện tích);

- Toàn bộ diện tích có độ sâu ngập >0,5 m ứng với các ngưỡng độ mặn khác nhau. Trong đó, độ mặn từ 0-2 g/l, chiếm đa số nhưng giảm xuống còn 72%; vùng diện tích với các ngưỡng độ mặn từ >2 g/l tăng lên so với hiện tại, đặc biệt tăng cao ở độ mặn từ 2-4 g/l (tăng từ 11,8% lên 23% diện tích).

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Lúa 2 vụ, lúa 1 vụ, chuyên màu và

cây ăn trái. Nếu vẫn giữ nguyên hệ thống canh tác trên, với sự thay đổi về động thái

nguồn nước (độ mặn tăng lên trong tương lai), có thể gây khó khăn cho việc trồng cây

ăn trái.

3. Đồng lụt hở (opened depression of flood plain)

Bảng 3 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng lụt hở trong hiện tại

và tương lai.

Bảng 3: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng lụt hở trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Toàn bộ diện tích có độ sâu ngập >0,5 m. Trong đó, chiếm đa số với ngưỡng độ mặn từ 0-2 g/l (62,6%), độ mặn từ 2–4 g/l chiếm 6,3% và độ mặn >4 g/l chiếm 31,1%.

- Toàn bộ diện tích có độ sâu ngập >0,5 m. Trong đó, độ mặn từ 0-2 g/l chiếm 69,9%, tăng lên so với hiện tại; độ mặn từ 2-4 g/l chiếm 6,1% và >4 g/l chiếm 24%, giảm thấp hơn so với hiện tại.

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Lúa 2 vụ, lúa 1 vụ, rừng, màu,

khóm, mía. Với việc giảm diện tích bị xâm nhập mặn với độ mặn cao trong tương lai,

có thể có những thuận lợi hơn cho việc sản xuất lúa.

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

4. Đồng bằng ven biển cao (high coastal plain)

Bảng 4 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng bằng ven biển

cao trong hiện tại và tương lai.

Bảng 4: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng bằng ven biển cao trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Khoảng 44% diện tích được điều tiết nguồn nước bởi các dự án thủy lợi Nam Mang Thít và Quản Lộ Phụng Hiệp;

- Phần lớn diện tích còn lại có độ sâu ngập >0,5 m. Trong đó, các ngưỡng độ mặn <4g/l chiếm tỉ lệ nhỏ (1,3%), độ mặn >4 g/l chiếm tỷ lệ lớn (46,6%);

- Độ sâu ngập <0,5 m với độ mặn >4 g/l chiếm 7,8 % diện tích.

- Không có sự thay đổi;

- Phần lớn diện tích có độ sâu ngập >0,5 m. Trong đó, độ mặn <4 g/l chiếm tỷ lệ thấp hơn so với hiện tại (0,4%); độ mặn >4 g/l tăng cao hơn so với hiện tại (từ 46,6% lên 55,3%);

- Độ sâu ngập <0,5 m với độ mặn >4 g/l giảm xuống còn 0,3 % diện tích.

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Lúa 2 vụ, lúa 1 vụ + màu, cây ăn

trái và chuyên tôm. Nếu vẫn giữ nguyên các hệ thống canh tác hiện tại, với việc tăng

độ sâu ngập và độ mặn trong tương lai, có thể có những bất lợi đến việc trồng cây ăn

trái và màu (trừ trường hợp trồng màu trên đất giồng cát) nhưng có thể có những

thuận lợi hơn cho việc nuôi tôm.

5. Đồng bằng ven biển thấp (low coastal plain)

Bảng 5 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng bằng ven biển

thấp trong hiện tại và tương lai.

Bảng 5: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng ven biển thấp trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Khoảng 23,5% diện tích được điều tiết nguồn nước bởi dự án thủy lợi Quản Lộ

- Không có sự thay đổi;

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

Phụng Hiệp;

- Phần lớn diện tích còn lại có độ sâu ngập <0,5 m. Trong đó, độ mặn >4g/l chiếm tỉ lệ lớn nhất (41,3%);

- Độ sâu ngập >0,5 m với độ mặn >4 g/l chiếm 23,5 % tổng diện tích đồng bằng ven biển thấp.

- Độ sâu ngập <0,5 m với độ mặn >4 g/l giảm xuống còn 24,7%;

- Độ sâu ngập >0,5 m chiếm đa số; trong đó, độ mặn >4 g/l chiếm 37,3%, tăng cao hơn so với hiện tại.

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Chuyên tôm, lúa 1 vụ + màu, lúa 2

vụ và 3 vụ. Với việc tăng diện tích bị ngập với độ ngập >0,5 m và tăng diện tích bị

mặn với độ mặn >4 g/l, có thể có những thuận lợi cho việc nuôi tôm nhưng có thể gặp

khó khăn về nguồn nước nếu phát triển lúa 3 vụ và sản xuất màu.

6. Trũng đồng bằng ven biển (opened depression of coastal plain)

Bảng 6 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của vùng trũng đồng

bằng ven biển trong hiện tại và tương lai.

Bảng 6: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của vùng trũng đồng bằng ven biển trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Phần lớn diện tích có độ sâu ngập <0,5 m. Trong đó, diện tích vùng có độ mặn >4g/l chiếm tỉ lệ lớn nhất (74,2%), độ mặn từ 0-2 g/l chiếm 14,7%;

- Độ sâu ngập >0,5 m với các ngưỡng độ mặn khác nhau chiếm tỷ lệ 2,6 % tổng diện tích vùng trũng đồng bằng ven biển.

- Độ sâu ngập <0,5 m với độ mặn >4 g/l chiếm 66,6%, giảm thấp hơn so với hiện tại;

- Độ sâu ngập >0,5 m với hai ngưỡng độ mặn chủ yếu là 0-2 g/l và >4 g/l chiếm 25,6%, tăng cao hơn 23% so với hiện tại.

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Rừng, lúa 1 vụ, lúa 1 vụ + màu. Sự

thay đổi động thái nguồn nước trong tương lai, tăng độ sâu ngập và độ mặn, có thể

không gây khó khăn cho các hệ thống canh tác hiện tại.

7. Đồng bằng ven biển ngập triều (tidally inundated plain of coastal plain)

Bảng 7 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng bằng ven biển

ngập triều trong hiện tại và tương lai.

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

Bảng 7: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của đồng bằng ven biển ngập triều trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Khoảng 5,8% diện tích của vùng được điều tiết nguồn nước bởi dự án Nam Mang Thít;

- Toàn bộ diện tích còn lại có độ mặn >4 g/l. Trong đó, diện tích có độ sâu ngập <0,5 m chiếm 53,6%; diện tích có độ sâu ngập >0,5 m chiếm tỷ lệ 40,6%.

- Không có sự thay đổi;

- Toàn bộ diện tích còn lại có độ mặn >4 g/l m. Trong đó, diện tích có độ sâu ngập >0,5 m chiếm đa số (82,4%), tăng cao hơn so với hiện tại; độ sâu ngập <0,5 m giảm xuống còn 11,9%.

Hệ thống canh tác chính trong hiện tại gồm: Chuyên tôm, rừng + tôm, muối,

lúa 1 vụ + màu. Sự thay đổi động thái nguồn nước trong tương lai, tăng độ sâu ngập,

có thể không gây khó khăn cho các hệ thống canh tác hiện tại.

8. Thềm phù sa (alluvial terrace)

Bảng 8 thể hiện động thái nguồn tài nguyên nước mặt của thềm phù sa trong

hiện tại và tương lai.

Bảng 8: Động thái nguồn tài nguyên nước mặt của thềm trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại Tương lai

- Toàn bộ diện tích có độ sâu ngập >0,5 m và độ mặn từ 0-2 g/l.

- Toàn bộ diện tích có độ sâu ngập >0,5 m; tuy nhiên, xuất hiện vùng có độ mặn từ 2-4g/l, chiếm 1,9%.

Hệ thống canh tác hiện tại gồm: Lúa 2 vụ và lúa 1 vụ. Nhìn chung, thềm phù sa

không có sự thay đổi nhiều về động thái nguồn nước giữa hiện tại và tương lai; tuy

nhiên, việc xuất hiện vùng bị mặn với độ mặn 2-4 g/l cũng cần được quan tâm vì đã

cho thấy dấu hiệu của việc bị xâm nhập mặn và có thể có ảnh hưởng đến các hệ thống

canh tác.

9. Đồi núi thấp (hill mountains)

Khu vực đồi núi thấp không có sự thay đổi về động thái nguồn tài nguyên nước

mặt trong hiện tại và tương lai.

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

IV. Thảo luận

Đề tài đã thiết lập được cơ sở dữ liệu về bản đồ sinh thái nông nghiệp dựa trên

hệ thống thông tin địa lý (GIS); qua đó, giúp cho việc quản lý và cập nhật thông tin

một cách dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt có ý nghĩa trong công tác quy hoạch tổng

thể.

Các thông tin mới về động thái nguồn tài nguyên nước trong hiện tại và tương

lai được cập nhật vào bản đồ sinh thái nông nghiệp, giúp cho việc đánh giá sự thay đổi

của các vùng sinh thái trong hiện tại và tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Đồng thời qua đó, hỗ trợ cho việc nhận ra được sự phù hợp của việc bố trí các hệ

thống canh tác với động thái nguồn nước trong hiện tại và tương lai; có ý nghĩa cho

việc quy hoạch, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL một

cách hiệu quả và bền vững hơn. Bên cạnh đó, đề tài cũng cung cấp thông tin dự báo

cho tương lai – là cơ sở quan trọng để giúp các địa phương lập kế hoạch phát triển phù

hợp với bối cảnh môi trường tương lai.

Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài không tập trung vào việc xây dựng bản

đồ sinh thái nông nghiệp mới hoàn chỉnh, cụ thể là vẫn sử dụng thông tin về địa mạo

của bản đồ sinh thái nông nghiệp có sẵn. Đề tài chỉ cập nhật những thông tin mới nhất

về sự biến động của nguồn tài nguyên nước. Trên cơ sở đó, có thể nhận thấy được

những sự thay đổi và do vậy cần có một nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện bản đồ sinh

thái nông nghiệp mới, cụ thể là:

- Các bản đồ về địa mạo và thổ nhưỡng được dựa trên kết quả của các nghiên

cứu trước mà chưa được kiểm định lại. Do vậy, để cập nhật vào bản đồ sinh

thái nông nghiệp một cách hoàn chỉnh, cần phải xác định lại các bản đồ địa

mạo và thổ nhưỡng trong điều kiện hiện tại và những thay đổi có thể có trong

tương lai;

- Yếu tố về độ sâu ngập và độ mặn đã được cập nhật. Tuy nhiên, yếu tố về thời

gian ngập và thời gian mặn cũng là một vấn đề rất quan trọng trong sản xuất

nông nghiệp;

- Trong điều kiện biến đổi khí hậu, lượng mưa trong tương lai có thể sẽ có biến

động cả về không gian và thời gian. Do vậy, cần phân tích thêm các số liệu mô

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Viện Khoa học xã hội Việt Nam Phòng 102, nhà A, số 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT/Fax: (04) 62730472 Email: [email protected] , [email protected] Website: http://www.vass.gov.vn/icvns2012

phỏng trong tương lai để thấy được sự biến động này và những ảnh hưởng có

thể có đến sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái khác nhau;

- Các kết quả về động thái nguồn tài nguyên nước ở từng đơn vị bản đồ sinh thái

nông nghiệp cần được so sánh với nhu cầu nước của những mô hình trên nền

lúa đặc trưng để nhận ra được những hạn chế cũng như những lợi thế về nguồn

tài nguyên nước, từ đó xác định các giải pháp cải thiện có thể được áp dụng.

Trong các khu vực được bao đê bởi các dự án thủy lợi có sự hiện diện của các

loại đất phèn (đất phèn tiềm tàng nặng; đất phèn hoạt động sâu, mặn...) và đây là một

vấn đề cần được quan tâm. Trong trường hợp đóng cống sẽ có thể ngăn mặn đảm bảo

sản xuất nhưng nếu gặp trường hợp hạn hán, thiếu nước ngọt trong nội đồng thì sẽ dễ

dẫn đến hiện tượng xì phèn trên nền đất. Do vậy, vấn đề này cần được quan tâm đặc

biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu tương lai làm cho nguồn nước ngọt dần trở nên

khan hiếm.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Anh Tuấn. 2012. Tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa. NXB Nông nghiệp, trang 92–93. 2. Mainuddin, M., Hoanh, C. T., Jirayoot, K., Halls, A. S., Kirby, M., Lacombe, G., & Srinetr, V. 2010.

Adaptation Options to Reduce the Vulnerability of Mekong Water Resources, Food Security and the

Environment to Impacts of Development and Climate Change: CSIRO: Water for a Healthy Country National Research Flagship.

3. Gondim, R. & et al. 2009. Climate change and irrigation water requirement at Jaguaribe river basin,

semi-arid northeast of Brazil. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 6(29): 292032. 4. MRC. 2009. Adaptation to climate change in the countries of the Lower Mekong Basin: regional

synthesis report. Vientiane, Lao PDR: Mekong River Commission. 5. Rodríguez Díaz, J., Weatherhead, E., Knox, J., & Camacho, E. 2007. Climate change impacts on

irrigation water requirements in the Guadalquivir river basin in Spain. Regional Environmental

Change, 7(3): 149-159. 6. Black, A. R. & Burns, J. C. 2002. Re-assessing the flood risk in Scotland. The Science of The Total

Environment, 294(1-3): 169-184. 7. Vo-Tong-Xuan & Matsui, S. 1998. Development of farming systems in the Mekong Delta: JIRCAS,

CTU, CLRRI, Vietnam.