Giáo trình vẽ kĩ thuật Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội

190
Giáo trình vẽ kĩ thuật Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội

Transcript of Giáo trình vẽ kĩ thuật Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội

Giáo trình vẽ kĩ thuật

Biên tập bởi:Đại học sư phạm Hà Nội

www.princexml.com
Prince - Non-commercial License
This document was created with Prince, a great way of getting web content onto paper.

Giáo trình vẽ kĩ thuật

Biên tập bởi:Đại học sư phạm Hà Nội

Các tác giả:Đại học sư phạm Hà Nội

Phiên bản trực tuyến:http://voer.edu.vn/c/e76d51a8

MỤC LỤC

1. Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật2. Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật3. Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật4. Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật5. Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật6. Các khái niệm về ghi kích thước7. Dựng đường thẳng song song8. Dựng đường thẳng vuông góc9. Chia đều một đường thẳng và một đường tròn10. Vẽ độ dốc và độ côn11. Vẽ nối tiếp12. Vẽ các đường cong hình học13. Hình chiếu thẳng góc14. Hình chiếu trục đo15. Hình chiếu phối cảnh16. Sự hình thành ren17. Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren18. Các yếu tố của ren19. Biểu diễn các mối ghép bằng ren20. Biểu diễn quy ước ren21. Một số loại ren thường gặp22. Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren23. Các chi tiết ghép trong mối ghép ren24. Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren25. Ghép bằng chốt26. Ghép bằng đinh tán27. Ghép bằng hàn28. Ghép bằng then29. Ghép bằng then hoa30. Tài liệu tham khảo vẽ kĩ thuậtTham gia đóng góp

1/188

Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuậtTiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật

- Theo TCVN 2.74, các khổ giấy chính được sử dụng gồm có:

Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4

Kí hiệu khổ bản vẽ 44 24 22 12 11

Kích thước (mm) 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297x 420 297 x 210

- Cơ sở để phân chia các khổ giấy là khổ A0 (có diện tích 1m2 , kích thước 1189 x841mm).

Cách phân chia thể hiện trên hinh vẽ.

- Ngoài những khổ giấy chính, trong trường đặc biệt cho phép dùng giấy phụ là nhữngkhổ giấy được chia từ khổ giấy chính.

- Kích thước cạnh của khổ phụ là bội số của kích thước cạnh của khổ A4.

2/188

Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trongbản vẽ kĩ thuậtTiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật

- Nội dung và kích thước của khung bản vẽ và khung tên được quy định trong TCVN3821- 83. Có 2 loại khung bản vẽ và khung tên: loại dùng trong nhà máy, xí nghiệp vàloại dùng trong nhà trường. Dưới đây trình bày loại dùng trong nhà trường.

Khung bản vẽ

- Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm (Hình 1.2).Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấymột khoảng bằng 25mm (Hình1.3).

Khung tên

- Khung tên được đặt ở góc phía dưới, bên phải có thể theo cạnh dài hay cạnh ngắn củabản vẽ. (Hình 1.2, 1.3). Kích thước cụ thể của khung tên như sau: (Hình 1.4)

3/188

Ô1: Đầu đề bài tập hoặc tên chi tiết Ô2: Vật liệu của chi tiết

Ô3: Tỉ lệ Ô4: Kí hiệu bản vẽ

Ô5: Họ và tên người vẽ Ô6: Ngày vẽ

Ô7: Chữ kí của người kiểm tra Ô8: Ngày kiểm tra

Ô9: Tên trường, khoa, lớp

4/188

Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuậtTiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật

Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỉ lệ cho bản vẽ. Tỉ lệ bản vẽlà tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật tương ứng đo được trênvật thể.Theo TCVN 3-74 có các loại tỉ lệ sau:

Tỉ lệ thu nhỏ 1: 2 ; 1: 2,5 ; 1: 4 ; 1: 5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 ....

Tỉ lệ nguyên hình 1:1

Tỉ lệ phóng to 2: 1 ; 2,5: 1 ; 4: 1 ; 5: 1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20: 1 ....

- Kí hiệu tỉ lệ trong bản vẽ: 1:1 ; 2:1 ....

5/188

Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩthuậtTiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 8 - 1993

- Các loại nét vẽ thường được dùng trên bản vẽ cơ khí và ứng dụng của chúng (Bảng1.1) được quy định theo TCVN 8 -1993 Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b (mm) vàđược chọn theo dãy quy định sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 ....

- Trên các bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b = 0,5mm

6/188

- Các nét trên cùng một bản vẽ sau khi tô đậm phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng,độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch ..)

- Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:

• Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy)• Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất)• Nét chấm gạch mảnh (Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)• Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng)• Nét liền mảnh (Đường kích thước)

- Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của haiđoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các gạch.

7/188

Dưới đây là ví dụ minh họa về ứng dụng của các nét vẽ.

Kí hiệu vật liệu

• Một số kí hiệu vật liệu trên mặt cắt thường dùng ở bản vẽ cơ khí như sau:

8/188

Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩthuậtTiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 6 - 85

- Khổ chữ là giá trị được xác định bằng chiều cao chữ in hoa tính theo mm. Thường sửdụng các loại khổ chữ sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20....

- Các chữ, chữ số được viết theo TCVN 6- 85 với hai kiểu chữ: Kiểu chữ B đứng vàkiểu chữ B nghiêng. Dưới đây xin giới thiệu kiểu chữ B nghiêng

9/188

- Các thông số của chữ viết kiểu B nghiêng như sau:

10/188

1.27: Ghi độ côn

11/188

Các khái niệm về ghi kích thướcCÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC

Quy tắc về ghi kích thước và các sai lệch giới hạn được quy định trong TCVN 5705– 1993. Quy tắc ghi kích thước này phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 129 - 1985.

Quy định chung

- Đơn vị ghi kích thước dài là mm. Không ghi thứ nguyên này sau chữ số kích thước.

- Số lượng các kích thước được ghi vừa đủ để xác định hình dáng và độ lớn của vật thể.Mỗi kích thước chỉ ghi một lần ở vị trí dễ đọc nhất.

- Kích thước được ghi là số đo thực của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của bảnvẽ.

- Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó.

- Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ trợ giúp cho việc đọcbản vẽ được gọi là kích thước tham khảo. Kích thước tham khảo được ghi trong ngoặcđơn.

Các yếu tố của kích thước

Mỗi kích thước thường bao gồm các yếu tố sau:

Hình 1.9

12/188

Đường gióng

- Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh ở hai đầu mút và vuông góc với đoạn cần ghikích thước. Đường gióng được vẽ kéo dài vượt quá đường kích thước một đoạn bằng 2đến 3 lần chiều rộng của nét cơ bản.

- Trường hợp đặc biệt cho phép vẽ xiên.

Hình 1.10

Đường kích thước

- Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, bên trong hai đường gióng và songsong với đoạn cần ghi kích thước. Hai đầu mút của đường kích thước được giới hạn bởi2 mũi tên.Trường hợp không đủ chỗ có thể vẽ đường kích thước và mũi tên ra ngoàiđường gióng (Hình 1.11).

13/188

Mũi tên

- Mũi tên được vẽ ở hai đầu mút của đường kích thước với hình dáng và kích thướcnhư trên (hình 1.12). Trường hợp đặc biệt cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng mộtchấm đậm (Hình 1.13).

Hình 1.12 và hình 1.13

Chữ số kích thước

- Dùng khổ chữ 2,5 hoặc 3,5 tuỳ theo khổ giấy để ghi chữ số kích thước. Chữ số kíchthước được đặt như sau:

+ ở giữa và trên đường kích thước sao cho chúng không bị cắt hoặc bị ngăn cách bởi bấtkì một đường nào.

+ Để tránh các chữ số sắp xếp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số so le nhau về hai phíacủa đường kích thước, khi đó đường kích thước được vẽ rút ngắn.

14/188

+ Hướng chữ số kích thước dài theo hướng nghiêng của đường kích thước theo quy địnhxem ở hình 1.14.

+ Hướng chữ số kích thước góc được ghi như trên hình 2.15.

+ Khi ghi kích thước cung tròn (≤180 độ) phải thêm kí hiệu R trước chữ số kích thước.

+ Khi ghi kích thước đường tròn phải ghi kí hiệu ∅ (trước chữ số kích thước).

Hình 1.14 và hinh 1.15

Một số cách ghi kích thước thường gặp trên bản vẽ cơ khí

Ghi kích thước thẳng

Hình 1.16

15/188

Ghi kích thước đường tròn

Hình 1.17

Ghi kích thước bán kính cung tròn và kích thước cầu

Hinh 1.18 và hinh 1.19

Ghi kích thước hình vuông và mép vát

Hinh 1.20 và 1.21

16/188

Nhiều phần tử giống nhau và phân bố đều được phép ghi ngắn gọn như trên

Hình 1.22

Ghi kích thước dây cung và cung

Hình 1.23 và hình 1.24

Ghi kích thước góc , độ dốc và độ côn

Hình 1.25: Ghi kích thước góc và 1.26: Ghi độ góc

17/188

Hình

18/188

Dựng đường thẳng song songDựng đường thẳng song song

Cho một đường thẳng a và một điểm C ngoài đường thẳng a. Hãy vạch qua C một đườngthẳng b song song với đường thẳng a

Dựng bằng com pa

• Trên đường t hẳng a lấy một điểm B bất kì làm tâm, vẽ cung tròn bán kính BC,cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A.

• Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B bán kính CA. Hai cungtròn này cắt nhau tại D.

• Nối C với D, ta được đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a.

Hãy quan sát đoạn video clip về cách vẽ bằng compa

Dựng bằng thước và ê ke

• Đặt một cạnh của ê ke trùng với đường thẳng đã cho và áp sát một cạnh củathước vào cạnh khác của ê ke.

• Trượt ê ke dọc theo mép thước tới điểm C, kẻ đường thẳng theo cạnh của ê keđi qua C ta được đường thẳng b cần dựng.

Quan sát cách dựng qua đoạn video clip sau

19/188

Dựng đường thẳng vuông gócDựng đường thẳng vuông góc

Cho đường thẳng a và một điểm C ngoài a. Hãy vẽ qua C một đường thẳng vuông gócvới đường thẳng a.

Dựng bằng com pa

• Lấy điểm C làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoảng cách từ điểm Ctới đường thẳng a, cung tròn này cắt a tại A và B.

• Lần lượt lấy A và B làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn AB/2. Hai cungnày cắt nhau tại D.

• Nối C với D ta được đường thẳng vuông góc với đường thẳng b

Quan sát đoạn video:

Dựng bằng thước và ê ke

• Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng a đã cho và áp sát mépthước với cạnh huyền của ê ke.

• Trượt ê ke đến vị trí sao cho cạnh góc vuông kia của ê ke đi qua điểm C.• Vẽ qua C đường thẳng vuông góc với đường thẳng a

Để hiểu rõ thêm về cách dựng bằng thước và êke hãy quan sát đoạn video clip sau

20/188

Chia đều một đường thẳng và một đườngtrònChia đều một đường thẳng và một đường tròn

Chia đều một đoạn thẳng

Hãy đọc lý thuyết và theo dõi đoạn video để học cách chia đều một đoạn thẳng: Giả sửta phải chia đoạn thẳng AB ra làm 5 phần bằng nhau, ta làm như sau

• Qua điểm A (Hoặc B) kẻ đường Ax bất kỳ (góc BAx là góc nhọn).• Kể từ A đặt lên Ax năm đoạn thẳng bằng nhau bởi các điểm chia 1, 2, 3, 4,5.• Dùng thước và ê ke nối 5 với B, sau đó trượt ê ke trên thước kẻ các đường 44',3

3', 2 2', 1 1'.

Các điểm 1', 2', 3',4',5' là các điểm chia cần tìm

Chia đều một đường tròn

Sau đây là một số cách chia vòng tròn ra làm nhiều phần hãy quan sát đoạn video và đọccác cách cần nhớ sau:

A. Chia một vòng tròn ra làm 4 phần, 3 phần, 6 phần, 12 phần bằng nhau

Hãy quan sát đoạn video sau để biết viề các chia đường tròn làm 4 phần bằng nhau vàcác hình vẽ về các chia đường tròn làm 3, 6, 12 phần bằng nhau sau:

chia đường tròn thành 4 phần

Quan sát hình vẽ dưới đây và tự rút ra cách chia vòng tròn ra làm 3 phần, 6 phần và 12phần.

21/188

22/188

B. Chia vòng tròn ra làm 5 phần bằng nhau

• Qua O vẽ AB và CD vuông góc với nhau.• Tìm trung điểm M của OA.• Tâm M, bán kính MC, vẽ cung tròn cắt OB tại K.• Tâm C, bán kính CK quay cung tròn cắt vòng tròn tại 1 và 2.• Hai điểm 3,4 tìm được bằng cách giữ nguyên bán kính CK và lấy tâm là các

điểm 1 và2

Hãy quan sát đoạn video sau để biết thêm về cách chia

Chia đường tròn thành 5 phần

23/188

C. Chia vòng tròn ra làm 7, 9, 11, 13 phần bằng nhau

Giả sử phải chia vòng tròn ra làm 7 phần bằng nhau ta làm như sau:(quan sát đoạn videosau)

• Vẽ AB vuông góc với CD• Chia đường kính CD ra làm 7 phần bằng nhau bằng các điểm 1', 2', 3', 4' ...• Tâm D, bán kính DC vẽ cung tròn cắt AB kéo dài tại E và F.• Từ E và F kẻ các tia tới các điểm 2', 4', 6'(Hoặc các điểm lẻ 1', 3', 5' ta sẽ nhận

được các điểm chia).

Chia đường tròn thành 7 phần

24/188

Vẽ độ dốc và độ cônVẽ độ dốc và độ côn

Độ dốc

Độ dốc của đường thẳng AB đối với đường bằng AC là tang của góc BAC.

i = BC/AC = tgα

Độ dốc được ký hiệu bằng chữ "i" hoặc dấu " (". Khi vẽ dấu ( một cạnh song song vớiphương nằm ngang một cạnh song song với cạnh dốc, đỉnh hướng theo chiều dốc (Hình3.9). Cách vẽ độ dốc như hình 3.10.Có thể ghi độ dốc dưới dạng phần trăm, ví dụ: ( 5%hoặc 12%...

Hình 2-9 và 2-10

Độ côn

Độ côn là tỷ số giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc với trục của một hìnhnón cụt tròn xoay với khoảng cách giữa hai mặt cắt đó.

Độ côn ký hiệu bằng chữ k hoặc dấu ( (tam giác cân), khi vẽ đỉnh của tam giác cânhướng về đỉnh của mặt côn. Hình 2.11 giới thiệu cách vẽ và ghi độ côn.Ta có thể rút ramối liên hệ giữa k và i như sau:

25/188

Vì vậy muốn vẽ độ côn k, người ta vẽ 2 đường nghiêng đối xứng nhau qua trục tâm, mỗiđường nghiêng có độ dốc i = k/2.

26/188

27/188

Vẽ nối tiếpVẽ nối tiếp

Trên bản vẽ kỹ thuật thường phải nối tiếp đường thẳng với đường cong hoặc đườngcong với đường cong, yêu cầu các đường nối tiếp đó phải trơn (không có điểm gẫy). Đểđạt được yêu cầu đó khi vẽ nối tiếp phải tuân theo những qui tắc hình học nhất định.Hai đường tròn, hoặc đường tròn và đường thẳng nối tiếp nhau tại một điểm khi tại điểmđó chúng tiếp xúc nhau (Hình 3.12). Dưới đây trình bày cách vẽ một số trường hợpnối tiếp thường gặp.

Nối tiếp hai đường tròn bằng đoạn thẳng

Thực chất của bài toán nối tiếp hai đường tròn bằng đoạn thẳng là dựng đường tiếptuyến chung của hai đường tròn.– Trình bày bài toán từ điểm C đã cho dựng các tiếptuyến CT1, CT2 với đường tròn tâm O đã cho.– Giới thiệu cách dựng tiếp tuyến ngoàicủa đường tròn tâm O, bán kính R1 và đường tròn tâm O1 bán kính R2 cho trước:

+ Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R1 – R2+ Vẽ đường tròn đường kính OO1 cắt đườngtròn tâm O bán kính R1 - R2 tại A .+ Vẽ tiếp tuyến O2A+ Nối O1A được T1 , và vẽ O2T2// O1A. T1T2 là đường tiếp tuyến chung cần dựng.

– Hướng dẫn cách vẽ tiếp tuyến trong của hai đường tròn tâm O1 và O2 đã cho.

Hãy quan sát cách vẽ qua đoạn video sau

Nối tiếp hai đoạn thẳng cắt nhau bằng cung tròn

Bài toán: Cho hai đường thẳng a và b. Hãy nối tiếp hai đường thẳng đã cho bằng cungtròn bán kình R cho trước.Cách dựng như sau: quan sát đoạn video

28/188

+ Kẻ a' //a cách a một khoảng bằng R; b'//b và cách b một khoảng bằng R.+ giao của a'và b' là tâm O của cung nối tiếp.+ Kẻ OT1 vuông góc với a và OT2 vuông góc với b; T1và T2 là các tiếp điểm.+ Vẽ cung T1T2 tâm O, bán kính R.

Nối tiếp đoạn thẳng với cung tròn bằng một cung tròn khác

Bài toán: Cho đường tròn tâm O1 bán kính R1 và đường thẳng a. Hãy nối tiếp đườngthẳng a với cung tròn tâm O1 bằng cung tròn có bán kính R cho trước.A. Cung nối tiếptiếp xúc ngoài với cung đã cho (Quan sát video sau).

+ Vẽ đường thẳng d//a và cách a một đoạn R cắt đường tròn tâm O1 bán kính R + R1 tạiO. O là tâm của cung nối tiếp.+ Vẽ đoạn thẳng OO1 cắt đường tròn tâm O1 tại M và ON(a ; M và N là các tiếp điểm. + Vẽ cung MN tâm O, bán kính R.

B. Cung nối tiếp tiếp xúc trong với cung đã cho

+ Vẽ đường thẳng d1 //d và cách d một đoạn bằng R cắt đường tròn tâm O1 bán kính R– R1 tại O. O là tâm của cung nối tiếp.+ Vẽ OO1 cắt đường tròn bán kính R1 tại T1, OT2( d), T1 và T2 là hai tiếp điểm cần tìm.+ Vẽ cung T1T2 tâm O, bán kính R.

Nối tiếp hai cung tròn bằng một cung tròn khác

Bài toán: Cho cung tròn tâm O1, bán kính R1 và cung tròn tâm O2 bán kính R2. Hãynối tiếp hai cung đã cho bằng cung tròn có bán kính R.A. Cung nối tiếp tiếp xúc ngoàivới hai cung đã cho (Quan sát đoạn video sau).

+ Vẽ cung tròn tâm O1 bán kính R + R1 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R + R 2 tại O. Olà tâm của cung nối tiếp.+ Nối OO1 được T1, OO2 được T2, T1 và T2 là các tiếp điểm.+Vẽ cung tròn tâm O, bán kính R.

B. Cung nối tiếp tiếp xúc trong với các cung đã cho

+ Vẽ cung tròn tâm O1 bán kính R – R1 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R – R2 tạiO. Olà tâm cung nối tiếp.+ Nối OO1 được T1, OO2 được T2. T1 và T2 là các tiếp điểm cầntìm.+ Vẽ cung tròn bán kính R, tâm O.

C. Cung nối tiếp tiếp xúc trong với một đường tròn và tiếp xúc ngoài với một đường trònđã cho

+ Vẽ cung tròn tâm O1 bán kính R+ R1 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R + R2 tại O.Olà tâm cung nối tiếp.+ Nối OO1 được T1, OO2 được T2; T1 và T2 là các tiếp điểm.+ Vẽcung T1T2 tâm O bán kính R.

29/188

Vẽ các đường cong hình họcVẽ các đường cong hình học

Trong kỹ thuật thường gặp các đường cong khác nhau. Sau đây là cách vẽ một số đườngcong phẳng.

Các đường cong vẽ bằng compa

A. Vẽ ô van

Ô van là đường cong khép kín được tạo bởi bốn cung tròn từng đôi một đối xứng. Ôvan có hai trục đối xứng vuông góc với nhau gọi là trục dài và trục ngắn của ô van. Khivẽ người ta cho biết độ dài của hai trục đó.(Quan sát đoạn video hình 2.22)Ví dụ: Vẽ ôvan biết trục dài AB và trục ngắn CD.Cách vẽ như sau:

– Vẽ cung tròn tâm O, bán kính OA cắt– OC kéo dài tại E; cung tròn tâm C, bán kính CEcắt AC tại F.– Vẽ trung trực của AF cắt OA tại O1, cắt OD tại O3.– Lấy O4 đối xứngvới O3, O2 đối xứng với O1 qua O. Nối O3 với O1 và O2 , nối O4 với O1 và O2. Bốntia này sẽ là giới hạn các cung tròn tâm O1, O2, O3, O4; tạo thành ô van.– Vẽ các cungtròn tâm O1, bán kính O1A; tâm O2, bán kính O2B; tâm O3 bán kính O3C; tâm O4 bánkính O4D ta được hình ô van cần dụng

a1_13Med_Prog

B. Đường xoáy ốc nhiều tâm

Đường xoắy ốc nhiều tâm là đường cong phẳng tạo bởi các cung tròn có bán kínhkhác nhau nối tiếp nhau.Khi vẽ người ta cho biết khoảng cách giữa các tâm.+ Vẽ đườngxoáy ốc 2 tâm: (Quan sát đoạn video sau)

– Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – O2 vẽ cung O2– 1– Lấy O2 làm tâm, bán kính O2 – 1vẽ cung 1–2– Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – 2 vẽ cung 2–3...

+ Vẽ đường xoáy ốc 3 tâm: (Quan sát đoạn video sau)

– Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – O3 vẽ cung O3. 1– Lấy O2 làm tâm, bán kính O2 – 1vẽ cung 1–2– Lấy O3 làm tâm, bán kính O3.2 vẽ cung 2–3– Lấy O1 làm tâm, bán kínhO1 – 3 vẽ cung 3 – 4

+ Vẽ đường xoáy ốc 4 tâm: (Quan sát đoạn video sau).

30/188

– Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – O2 vẽ cung O2–1– Lấy O4 làm tâm, bán kính O4 –1 vẽ cung 1–2– Lấy O3 làm tâm bán kính O3.2 vẽ cung 2–3– Lấy O2 lâm tâm bán kínhO2 – 3 vẽ cung 3 – 4...

xoaioc2tamMed_Prog

Vẽ các đường cong bằng thước cong

A. Elip

Elip là quỹ tích của điểm có tổng số khoảng cách đến hai điểm cố định F1 và F2 là mộthằng số.

MF 1 + MF 2 = 2a

F1 và F2 gọi là tiêu điểm của elip (khoảng cách F1F2 < 2a), AB là trục dài của elip,CD là trục ngắn của elip (hình 2.26).Cách vẽ elip* Vẽ elip biết hai trục AB và CD (hình2.27).

• Vẽ hai đường tròn tâm O, đường kính là AB và CD.• Chia 2 đường tròn đó ra làm 12 phần đều nhau• Từ các điểm chia 1, 2, 3...và 1', 2', 3'... kẻ các đường thẳng song song với trục

AB và CD.

Giao điểm của các đường 1 –1', 2 – 2' là các điểm nối thành Elip.

* Vẽ Elip khi biết 2 đường kính liên hợp EF và GH* Phương pháp hai chùm tia: (hình2.28).

• Qua E và F kẻ MP và NQ // GH• Qua G và H kẻ PQ và MN // EF• Chia các đoạn OH, PH, QH ra làm 3 phần bằng nhau bởi các điểm 1, 2, 3 và

1',2', 3' (H là điểm chung 3 và 3' của cả 3 đoạn này)• Nối E với các điểm 1', 2' thuộc PH và với 1, 2 thuộc OH ; nối F với các điểm 1',

2' thuộc HQ và 1, 2 thuộc OH.• Giao điểm của 2 tia tương ứng thuộc 2 chùm tia E và F xác định các điểm thuộc

Elip.

* Phương pháp tám điểm (hình 2. 29).

• Qua A và B kẻ đường thẳng song song với CD, qua C và D kẻ hai đường thẳngsong song với AB ta được hình bình hành EFGH.

• Dựng tam giác vuông cân EIC (vuông tại I).• Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CI cắt đường thẳng EF tại K và L.

31/188

• Qua K và L vẽ các đường thẳng song song với CD, các đường thẳng này cắtcác đường chéo EG và HF tại 4 điểm 1,2, 3, 4 là những điểm thuộc elip cần xácđịnh.

32/188

B. Parabôn

Parabôn là quỹ tích những điểm cách đều một điểm cố định và một đường thẳng cố định(hình 2.30).Ví dụ: điểm M thuộc parabôn ta có

MF = MH

33/188

Điểm cố định F gọi là tiêu điểm của parabôn, đường thẳng d cố định gọi là đường chuẩncủa parabôn, đường thẳng Ox kẻ qua F vuông góc với trục d là trục của parabôn.Cáchvẽ parabôn+ Vẽ parabôn khi biết tiêu điểm F và đường chuẩn.Cách vẽ hình 2.31

Trên trục đối xứng Ox lấy một điểm bất kì, ví dụ điểm 1.Quay cung tròn tâm F, bán kínhr2 (bằng khoảng cách từ điểm O đến điểm1)cắt đường thẳng song song với d và đi qua1 tại hai điểm. Hai điểm đó chính là hai điểm thuộc parabôn. Các điểm khác cũng xácđịnh tương tự.

+ Vẽ parabôn nội tiếp trong một góc cho trước (hình 2.32).

• Cho gócĠ. Vẽ parabôn chứa hai điểm A và B đồng thời nội tiếp trong gócAOB.

• Chia đều cạnh BO và OA thành một số phần như nhau bằng các điểm 1, 2, 3,4,5 và 1' , 2' ,3', 4' , 5' ...

• Nối các điểm chia tương ứng 1–1', 2–2', 3 – 3', 4–4', 5–5'• Từ các điểm 2', 4 và kẻ các đường thẳng song song với trung tuyến OI tới cắt

các đoạn thẳng 44' và 22' ta được hai điểm C và D là những điểm thuộc Prabôn.Các điểm E, F xác định tương tự. Xem hình 3.32

Phương pháp vẽ parabôn này gọi là phương pháp hai hàng điểm.

34/188

35/188

36/188

C. Hypécbôn

Hypécbôn là quỹ tích các điểm có hiệu khoảng cách tới hai điểm cố định F1 và F2 bằngmột hằng số.

½MF1 – MF2 ½ = A1A2 = 2a

F1 và F2 gọi là tiêu điểm của Hypécbôn, đường thẳng nối hai tiêu điểm F1 và F2 là trụchypécbôn, hai điểm A1và A2 là hai đỉnh của hypécbôn (hình 3.33).Cách vẽ hypécbônKhi biết hai tiêu điểm F1, F2 và hai đỉnh của nó như sau:

• Trên trục Ox, lấy một điểm tuỳ ý ngoài hai tiêu điểm (điểm 2 chẳng hạn).• Quay cung tâm F1, bán kính r2 = A1 2, quay cung tròn tâm F2, bán kính R2 =

A2 2 và nhận được giao điểm S là một điểm thuộc hypécbôn. Các điểm kháccũng thực hiện tương tự (hình 2.34).

Trên hình 2.34 ta vẽ đường tròn tâm O có đường kính F1 F2 và hình chữ nhật có 2 cạnhqua A1, A2 để xác định hai đường tiệm cận của hypécbôn.

37/188

D. Đường sin

Đường sin là đường cong có phương trình y = sinx.Cách vẽ đường sin được mô tả tronghình 2.35.

• Vẽ đường tròn cơ sở tâm O, bán kính R.• Trên O'x lấy đoạn O'A = 2( R; Chia đều đường tròn cơ sở và đoạn thẳng O'A

thành một số phần như nhau (12 phần chẳng hạn) bằng các điểm 1, 2, 3, 4 ...và1' , 2', 3', 4'...

• Qua các điểm 1, 2, 3, ...trên đường tròn cơ sở kẻ các đường thẳng song songvới trục O'x và qua các điểm 1', 2', 3'...trên trục O'x kẻ các đường thẳng songsong với trục y. Giao điểm của 11'; 22' ... là những điểm thuộc đường sin cầnxác định.

38/188

E. Đường xoáy ốc Acsimét

Đường xoáy ốc Acsimét là quỹ đạo của một điểm chuyển động đều trên một bán kínhkhi bán kính này quay đều quanh tâm O.Khoảng dịch chuyển của điểm trên bán kínhkhi bán kính này quay được 3600 gọi là bước xoáy ốc a.Khi vẽ đường xoáy ốc acsimétngười ta cho biết bước xoắn a. Cách vẽ được trình bầy trong đoạn video hình 2.36.

• Vẽ đường tròn tâm O, bán kính a.• Chia đều bán kính a và đường tròn thành 1 số phần như nhau bằng các điểm 1,

2 3...và 1', 2', 3' ...• Vẽ các cung tròn tâm O, bán kính O 1, O 2, O 3... cắt các bán kính O1', O2',

O3' tại M1, M2, M3 ... là các điểm cần xác định.

G. Đường thân khai của đường tròn

Đường thân khai của đường tròn là quỹ đạo của một điểm thuộc đường thẳng khi đườngthẳng này lăn không trượt trên một đường tròn cố định.Đường tròn cố định gọi là đườngtròn cơ sở. Khi vẽ đường thân khai người ta cho biết bán kính đường tròn cơ sở.Cách vẽđường thân khai (hình 2.37).

39/188

• Chia đường tròn cơ sở ra một số phần bằng nhau (12 phần chẳng hạn) bằng cácđiểm 1, 2, 3, ...12.

• Tại các điểm 1, 2, 3, vẽ các đường tiếp tuyến với đường tròn. Trên đường tiếptuyến qua điểm 12 lấy một đoạn bằng chu vi đường tròn cơ sở bằng 2(R.

• Chia đoạn 2(R thành 12 phần bằng nhau bằng điểm 1', 2', 3', ...,12'.• Lần lượt đặt trên các tiếp tuyến tại 1, 2, 3, ... các đoạn: 12 M12 = 12 12'; 1 M11

= 12 11'; 2 M10 = 12 10' .....

ta được các điểm M12 , M11 , M10 ...là các điểm thuộc đường thân khai của đường tròntâm O bán kính R cần xác định.

H. Đường Xiclôit

Đường xiclôit là quỹ đạo của một điểm thuộc một đường tròn, khi đường tròn đó lănkhông trượt trên một đường thẳng cố định.Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở,đường thẳng cố định gọi là đường thẳng định hướng. Khi vẽ người ta cho biết đườngkính của đường tròn cơ sở và đường thẳng định hướng.Cách vẽ như sau (hình 2.38)

• Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R tiếp xúc với đường thẳng định hướng tại M.• Trên đường thẳng định hướng lấy đoạn OA bằng chu vi đường tròn cơ sở và

bằng 2pR.• Chia đều đường tròn cơ sở và OA thành một số phần như nhau (12 phần chẳng

hạn) bằng các điểm 1, 2, 3, ..., 12 và 1', 2', 3', ...,12'.

+ Từ các điểm 1', 2', 3' ... kẻ các đường thẳng vuông góc với đường thẳng định hướngđể xác định các điểm O1, O2, O3...+ Lấy O1, O2, O3... làm tâm vẽ các đường tròn cóbán kính bằng bán kính đường tròn cơ sở. Các đường tròn này cắt các đường thẳng songsong với đường thẳng định hướng kẻ từ các điểm chia 1, 2, 3, ... tại các điểm M1, M2,M3... Các điểm này chính là các điểm thuộc Xiclôit.

40/188

K. Đường Êpixiclôit và đường Hypôxidôit

Đường êpixiclôit và đường hypôxidôit là quỹ đạo của một điểm thuộc một đường trònkhi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường tròn cố định khác.Đường tròn lăngọi là đường tròn cơ sở, đường tròn cố định gọi là đường tròn định hướng.Nếu haiđường tròn (cơ sở và định hướng) tiếp xúc ngoài khi lăn ta có đường êpixiclôit như hình2.39.Khi vẽ đường êpixiclôit người ta cho bán kính r của đường tròn cơ sở, bán kính Rvà tâm của đường tròn định hướng. Góc được tính theo công thức:

* Nếu đường tròn cơ sở và đường tròn định hướng tiếp xúc trong với nhau ta có đườnghypôxiclôit (hình 2.40).

41/188

42/188

Hình chiếu thẳng gócHình chiếu thẳng góc

Các phương pháp biểu diễn hình chiếu thẳng góc

A. Phương pháp chiếu góc tư thứ nhất

43/188

Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết được phương pháp chiếu góc tư thứ nhât

CHÈN VIDEO goc1

B. Phương pháp chiếu góc tư thứ ba

Hãy quan sát video clip sau để biết về cách biểu diễn hình chiếu thẳng góc trong góc tưthứ ba. Và click vào Thông tin bổ xung để hiểu thêm về phương pháp này

CHÈN VIDEO goc3

Dùng phép chiếu thẳng góc để biểu diễn vật thể. Phương pháp này có ưu điểm là hìnhdáng và kích thước của vật cần biểu diễn được bảo toàn nhưng nhược điểm là phải sửdụng nhiều hình biểu diễn, nhất là với những vật thể có hình dạng phức tạp.Phương phápnày được sử dụng rộng rãi trong các bản vẽ cơ khí và xây dựng. Dưới đây là ví dụ vềmột bản vẽ hình chiếu thẳng góc:

Khái niệm về hình cắt, mặt cắt

Hãy quan sát đoạn video clip về hình cắt, mặt cắt

CHÈN VIDEO hinhcat

44/188

Khái niệm về phương pháp hình cắt và mặt cắt

Để biểu diễn cấu trúc bên trong của vật thể trên các hình chiếu thường dùng nét đứt.Cách biểu diễn này làm cho bản vẽ không được rõ ràng sáng sủa.Giao trinh dien tu/VeKyThuat/Chuong3/hinh3.101.jpg

Để khắc phục điều đó ta dùng phương pháp hình cắt – mặt cắt. Nội dung của phươngpháp đó như sau:

Giả sử ta dùng một mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể thành hai phần, bỏ đi phần giữamắt người quan sát và mặt phẳng cắt, chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng song songvới mặt phẳng cắt tưởng tượng được một hình biểu diễn gọi là hình cắt (Hình 4.10a).Nếu chỉ vẽ phần vật thể giao với mặt phẳng cắt tưởng tượng mà không vẽ những phầnphía sau mặt phẳng cắt sẽ được một hình biểu diễn gọi là mặt cắt (Hình 4.10b)

Hình cắt

Định nghĩa:

Hình cắt là hình chiếu phần còn lại của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu song song vớimặt phẳng cắt sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và ngườiquan sát (Hình 4.11)

Chú ý: Việc cắt vật thể chỉ là cắt tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối vớimột hình cắt, các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gì nghĩa là trong thực tế vậtthể vẫn nguyên vẹn.

Phân loại hình cắt

* Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt.

Theo vị trí tương đối giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu, hình cắt được chiathành bốn loại sau:

45/188

+ Hình cắt đứng:

Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng(Hình 4.12). Hình cắt đứng thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu đứng.

+ Hình cắt bằng:

Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng(Hình 4.13). Hình cắt bằng thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu bằng.

+ Hình cắt cạnh:

Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh(Hình 4.14). Hình cắt cạnh thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu cạnh.

+ Hình cắt nghiêng:

Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt không song song với các mặt phẳng hình chiếucơ bản (Hình 4.15)

* Phân loại hình cắt theo số lượng mặt phẳng cắt.

Theo số lượng mặt phẳng cắt, hình cắt được chia làm hai loại.

+ Hình cắt đơn giản:

Là hình cắt nhận được khi chỉ dùng một mặt phẳng cắt. Hình cắt đơn giản được chia ra:

46/188

Hình cắt dọc: Nếu mặt phẳng cắt dọc trục hoặc cắt dọc theo chiều dài hoặc chiềucao của vật thể (Hình 4.12).

Hình cắt ngang: Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với chiều dài hoặc chiều cao của vậtthể (Hình 4.11).

+ Hình cắt phức tạp:

Là hình cắt nhận được khi có hai hay nhiều mặt phẳng cắt. Hình cắt phức tạp được chiara:

– Hình cắt bậc: Khi các mặt phẳng cắt song song với nhau (Hình 4 .16)

– Hình cắt xoay: Khi các mặt phẳng cắt cắt nhau (Hình 4.17)

Để có hình cắt xoay trên hình 4.17, ta làm như sau:

Sau khi tưởng tượng cắt vật thể, ta xoay mặt cắt không song song với mặt phẳng hìnhchiếu cơ bản quanh trục là giao của hai mặt phẳng cắt tới vị trí mới sao cho hai mặtphẳng cắt trùng nhau sau đó chiếu hai mặt cắt lên mặt phẳng hình chiếu tưởng ứng, còncác phần tử khác ở phía sau mặt phẳng cắt vẫn chiếu bình thường như trước khi cắt.Chiều xoay không nhất thiết phải trùng với hướng chiếu sau khi cắt.

Ngoài ra, khi chỉ muốn thể hiện một phần nhỏ bên trong của vật thể, ta được phép chỉcắt riêng một phần đó gọi là hình cắt riêng phần. Lúc này hình cắt được đặt ngay trênhình chiếu cơ bản. Giới hạn giữa hình chiếu và hình cắt riêng phần được vẽ bằng nétlượn sóng (Hình 4.18).

Để thể hiện cùng trên một hình chiếu cả hình dáng bên ngoài và bên trong của vật thể,có thể dùng hình cắt kết hợp bằng cách ghép nửa hình chiếu với nửa hình cắt. Giới hạngiữa hình chiếu và hình cắt vẽ bằng nét chấm gạch (Hình 4.19).

47/188

Ghi chú và ký hiệu trên hình cắt:

+ Mặt phẳng cắt được biểu diễn bằng nét cắt tại các vị trí đầu, cuối và chỗ chuyển tiếp.

+ Nét cắt không được chạm vào đường bao của vật thể hay cắt vào đường kích thước.

+ Vẽ mũi tên chạm vào nét cắt để chỉ hướng chiếu sau khi cắt, bên cạnh mũi tên có chữhoa đặt tên cho hình cắt, trong mọi trường hợp các chữ hoa này đều phải viết theo hướngnằm ngang.

+ Cặp chữ hoa tên hình cắt (A–A, B–B,...) được đặt trên giá nằm ngang, giá này đượcvẽ bằng nét liền đậm và đặt phía trên hình cắt. (Hình 4.16, Hình 4.17).

Các qui ước

+ Nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và các hình cắt đặt đúngvị trí hình chiếu tương ứng, không có các hình biểu diễn khác xen kẽ thì không cần thểhiện vị trí mặt phẳng cắt trên hình chiếu và trên hình cắt, không cần ghi chú và ký hiệu(Hình 4.12, hình 4.13, hình 4.14).

+ Để phân biệt phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và phần vật thể nằm phía sau mặtphẳng cắt, quy ước vẽ phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt bằng nét liền mảnh theo kýhiệu vật liệu như TCVN 7 – 93 quy định (Mục 4.3.4).

+ Đường ranh giới giữa nửa hình chiếu và nửa hình cắt của hình cắt kết hợp là trục đốixứng, nửa hình chiếu đặt bên trái trục đối xứng, nửa hình cắt đặt bên phải trục đối xứngnếu trục đối xứng vuông góc với đường bằng bản vẽ (Hình 4.19).

+ Nếu có nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phâncách. Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt tuỳ theo nét liền đậmthuộc hình biểu diễn nào (Hình 4.20a).

+ Nếu nét liền đậm vừa thuộc hình chiếu vừa thuộc hình cắt thì nét lượn sóng được vẽnhư hình 4.20b

+ Trong trường hợp hình chiếu và hình cắt không có chung trục đối xứng thì có thể dùngđường phân cách là nét lượn sóng (Hình 4.21).

48/188

+ Trong trường hợp ghép hình chiếu với hình cắt, không vẽ các nét khuất trên phần hìnhchiếu, nếu các nét đó đã thể hiện trên phần hình cắt.

+ Nếu một bộ phận của vật thể là một khối tròn xoay và có đường ranh giới rõ rệt, cóthể lập hình cắt ghép riêng cho bộ phận đó, đường phân cách giữa nửa hình chiếu và nửahình cắt là trục đối xứng của bộ phận đó (Hình 4.22).

+ Khi cắt dọc trục các chi tiết như trục đặc, trục chính, các cánh mỏng như gân chịulực (Hình 4.23) bu lông,đinh tán, nan hoa... (Hình 4.24) thì coi như chúng không bị cắt(không gạch mặt cắt); viên bi không bao giờ bị cắt.

Một số lưu ý khi vẽ hình cắt:

* Khi nào vẽ hình cắt?

Khi những vật thể có cấu tạo rỗng ở bên trong, trên các hình chiếu của chúng cónhiều nét đứt thì phải dùng hình cắt để diễn tả những phần khuất đó. Khi đó chọnmặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của phần rỗng để làm rõ được bềdàycủa vật thể cũng như hình dáng của phần rỗng bên trong.

* Vẽ hình cắt ở chỗ nào?

Quan sát trên các hình chiếu, nếu thấy trên hình chiếu nào có nhiều nét đứt diễn tảcấu tạo bên trong của vật thể thì chọn hình chiếu đó để vẽ hình cắt. Không nên lạmdụng thể hiện nhiều hình cắt trên một bản vẽ nếu chúng không đưa thêm nhữngthông tin gì mới so với hình cắt đầu tiên.

* Dùng hình cắt loại nào?

Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà chọn loại hình cắt thích hợp. Xin gợi ý một số cáchchọn:

– Nếu vật thể có cấu tạo bên trong đơn giản nên cắt toàn phần bằng một mặt phẳng cắt.

– Nếu vật thể có nhiều phần rỗng ở các vị trí khác nhau, dùng hình cắt bậc.

– Nếu muốn thể hiện cả phần rỗng bên trong và hình dáng bên ngoài của vật thể, chọnhình cắt kết hợp.

49/188

– Khi chỉ muốn thể hiện riêng một phần khuất nào đó, chọn hình cắt riêng phần.

* Khi nào dùng nét chấm gạch đậm?

Theo TCVN 8 – 85, nét chấm gạch đậm dùng để biểu diễn phần bề mặt đã đượcgia công nhiệt hoặc biểu diễn phần vật thể nằm trước mặt phẳng cắt mà theo quyđịnh chúng không được thể hiện trên hình cắt. Nếu phần vật thể đó rất quan trọngvà không thể không thể hiện, dùng nét chấm gạch đậm để vẽ.

* Những sai sót thường gặp khi vẽ hình cắt:

– Vẽ kí hiệu vết cắt và ghi chú lúc thừa, lúc thiếu.Cần nhớ rằng không vẽ vết cắt và ghichú bắng cặp chữ cái khi mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thểvà hình cắt đó được đặt ngay trên một trong những hình chiếu cơ bản.

– Vẽ thiếu các nét sau mặt phẳng cắt.

Mặt cắt

Định nghĩa

Mặt cắt là hình phẳng nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳngnày để cắt vật thể (Hình 4.25).

Mặt phẳng cắt được chọn sao cho vuông góc với chiều dài của vật thể. Mặt cắt dùng đểthể hiện hình dạng và cấu tạo của phần tử bị cắt mà trên hình chiếu chưa thể hiện.

50/188

Phân loại mặt cắt

Mặt cắt được chia làm hai loại: Mặt cắt rời và mặt cắt chập.

Mặt cắt rời

Là mặt cắt đặt ở ngoài hình chiếu biểu diễn tương ứng (Hình 4.25).

+ Đường bao mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời dùng để thể hiện phần tử cóđường bao tương đối phức tạp.

+ Mặt cắt rời đối xứng thường đặt theo đường kéo dài của nét cắt, lúc này trục đối xứngcủa mặt cắt trùng với nét cắt (Hình 4.26) hoặc ở giữa phần cắt lìa của hình biểu diễntương ứng (Hình 4.27).

51/188

Lúc này trên mặt cắt và hình biểu diễn tương ứng không cần ghi chú và ký hiệu.

+ Cho phép đặt mặt cắt rời ở vị trí tuỳ ý nhưng lúc đó trên hình biểu diễn tương ứng vàmặt cắt phải có ghi chú và ký hiệu.

Mặt cắt chập.

Mặt cắt chập là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng tại vị trí cắt (Hình 4.28).Đường bao mặt phẳng cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập dùng để hiện cácphần tử có đường bao đơn giản.

52/188

Các qui định về mặt cắt

+ Cách ghi chú và ký hiệu trên mặt cắt nói chung giống như cách ghi chú chữ và ký hiệutrên hình cắt.

+ Đối với mặt cắt chập và mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳngcắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần cặp chữ cái đặt tên chomặt cắt (Hình 4.29).

+ Mặt cắt được đặt đúng hướng của mũi tên chỉ hướng chiếu và cho phép đặt ở vị tríbất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay thì trên cặp chữ cái vẽ một mũi tên cong(Hình 4.30).

53/188

+ Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục các lỗ tròn xoay, phần lõm tròn xoay thì trên mặt cácđường bao của mặt tròn xoay được vẽ đầy đủ như trong hình cắt (Hình 4.31).

54/188

55/188

+ Đối với một số mặt cắt của cùng một vật thể có hình dạng giống nhau nhưng khácnhau về vị trí và góc độ cắt thì các mặt cắt đó có ký hiệu giống nhau và chỉ cần vẽ mộtmặt cắt đại diện (Hình 4.32)

+ Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong để cắt, khi đó mặt cắt được vẽtheo dạng trải và ghi chữ "đã trải" dưới giá ngang của cặp chữ cái. (Hình 4.33).

56/188

57/188

Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt

+ TCV0007 – 93 qui định ký hiệu vật liệu trên mặt cắt như ở mục 2.5 đã trình bày.

+ Cách vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt:

– Các đường gạch trên mặt cắt phải kẻ song song với nhau và nghiêng 450 so với đườngtrục chính của hình cắt, đường bao của hình cắt hoặc đường bằng của bản vẽ. (Hình4.34) Nếu đường gạch gạch hoặc song song với đường bao của hình cắt hoặc đườngtrục chính của hình cắt thì được phép kẻ đường gạch gạch nghiêng 300 hoặc 600 (Hình4.35).

– Trên mỗi hình cắt, mặt cắt của một vật thể cùng thuộc một bản vẽ thì đường gạch kẻgiống nhau (cùng hướng và cùng khoảng cách). Khoảng cách giữa các đường gạch gạchlớn hơn hoặc bằng 2 lần nét cơ bản và không nhỏ hơn 0,7mm.

– Các hình cắt, mặt cắt của các chi tiết khác nhau đặt cạnh nhau thì đường gạch mặt cắtcủa mỗi chi tiết được gạch có hướng khác nhau hoặc khoảng cách giữa các đường gạchkhác nhau (Hình 4.36).

– Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2 mm, nếu các mặt cắt hẹp sátnhau thì giữa các mặt cắt phải để một vạch t trắng nhỏ làm ranh giới. (Hình 4.37)

– Nếu bề mặt phải gạch lớn quá cho phép chỉ gạch phần sát biên (Hình 4.38).

– Không gạch qua chữ số kích thước (Hình 4.39).

58/188

Vẽ mặt cắt nghiêng.

Vẽ mặt cắt nghiêng của vật thể là vẽ hình thật của giao giữa mặt phẳng cắt với các mặtbên của vật thể.

Ví dụ: Vẽ mặt cắt nghiêng A–A của vật thể đã cho như hình 4.40.

Cách làm gồm các bước sau:

+ Phân tích vật thể:

59/188

Vật thể gồm hai khối: Đế là khối hộp chữ nhật.

Thân là khối trụ tròn xoay.

+ Dạng giao tuyến:

– Mặt A–A cắt trụ theo một hình elíp không đầy đủ có:

Hình chiếu đứng gồm các điểm: 31, 21, 11

Hình chiếu bằng gồm các điểm: 3'2 ,, 22 , 12 , 2'2, 3''2

– Mặt cắt A – A cắt đế theo hình chữ nhật có:

Hình chiếu đứng 31, 41

Hình chiếu bằng 32, 3'2, 42, 4'2.

+Vẽ hình thật của mặt cắt:

Thực chất là dùng phương pháp thay mặt phẳng hình chiếu để xác định độ lớn của mộthình phẳng đã trình bày trong chương trình hình học hoạ hình. Thứ tự thực hiện như sau:

– Kẻ đường thẳng h song song với A–A

– Trên h lấy các điểm 10, 20, 30, 40 có:

10 20 = 11 21; 20 30 =21 31; 30 40 = 31 41

+ Qua 20, 30, 40 kẻ các đường thẳng vuông góc với h và đặt:

+ Nối các điểm: 4, 3, 3*, 2,10 , 2', 3'', 3', 4', 40 , 4 ta có được đường bao hình thật củamặt cắt A–A phải xác định.

60/188

Hình trích

Định nghiã

Hình trích là hình biểu diễn bổ sung cho một bộ phận nào đó của vật thể khi cần làm rõhình dáng và kích thước của bộ phận đó.Hình trích được vẽ theo tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ hìnhbiểu diễn tương ứng trên cùng một bản vẽ.

Ký hiệu hình trích

Trên hình biểu diễn tương ứng, tại phần tử cần trích vẽ đường tròn bằng nét liền mảnhkèm theo chữ số La mã đặt tên cho hình trích. Số La mã được viết trên đoạn nằm ngangcủa đường dẫn vẽ từ vòng tròn giới hạn phần tử cần trích của vật thể (Hình 3. 41 a).+Phía trên hình trích:– Số la mã viết trên giá nằm ngang. – Tỷ lệ của hình trích viết dướigiá nằm ngang (Hình 4.41b).+ Hình trích có thể là hình cắt hay hình chiếu mà khôngphụ thuộc vào cách biểu hiện của hình biểu diễn tương ứng.

Hình 3.42 là hình trích rãnh của hai đầu trục trong đó, hình trích là hình cắt, hình biểudiễn tương ứng là hình chiếu.

61/188

62/188

Vẽ hình chiếu và ghi kích thước của vật thể

Vẽ hình biểu diễn

– Mọi vật thể dù đơn giản hay phức tạp đều do một hay nhiều khối hình học cơ bản tạothành.– Khi vẽ hình chiếu của vật thể ta phải chọn hướng chiếu chính sao cho hình biểudiễn chính phải thể hiện được nhiều nhất, rõ nhất hình dáng và kích thước của vật thể.–Số lượng hình biểu diễn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vật thể và luôn phải theonguyên tắc: số lượng hình biểu diễn ít nhất nhưng phải thể hiện được đầy đủ hình dángvà kích thước của vật thể.Thông thường vật thể được biểu diễn bằng ba hình chiếu, cókhi người ta chỉ vẽ hai hình chiếu, thậm chí 1 hình chiếu. Hình chiếu phụ và hình chiếuriêng phần được vẽ khi cấu tạo của vật thể phức tạp. Có thể phân quá trình xây dựnghình biểu diễn của vật thể thành các bước sau:* Bước 1– Phân tích vật thể thành cáckhối hình học đơn giản.Vì dụ: Hình 3.43 là vật thể cần biểu diễn. Ta có thể phân tíchthành ba khối hình học đơn giản như trên hình 3.44.

1– Đế có dạng hình lăng trụ, đáy trên và đáy dưới hình thang cân, hai góc sau vê tròn1/4 trên mặt trụ có hai lỗ trụ xuyên suốt.2– Giá đỡ là khối lăng trụ có mặt trước và mặtsau là hình thang cân, mặt dưới phẳng tiếp xúc với đế, mặt trên khoét rãnh hình trụ.3– ổlà một khối hình trụ nằm ngang có lỗ xuyên suốt, mặt dưới đặt vào rãnh hình trụ của giáđỡ.

* Bước 2: Chọn hướng chiếu chínhQua phân tích vật thể có thể nhận thấy chọn hướngchiếu A trên hình 3.43 làm hướng chiếu chính là hợp lý.* Bước 3 Vẽ các hình chiếuTuỳtheo cấu tạo của vật thể ta có thể vẽ các hình chiếu theo trình tự sau:

1– Hình chiếu đứng – hình chiếu bằng – hình chiếu cạnh.2– Hình chiếu đứng – hìnhchiếu cạnh – hình chiếu bằng.

* Thứ tự các bước thực hiện sau khi đã chọn một trong 2 trình tự trên:+ Vẽ các đườngtrục đối xứng của vật thể trên ba hình chiếu.+ Lần lượt vẽ hình chiếu của đế, giá đỡ và ổtheo thứ tự:– Vẽ đường tròn nhỏ trước đường tròn lớn sau, tiếp đến vẽ các đường bằng,đường đứng và đường xiên, tiếp theo là xác định giao giữa các mặt và cuối cùng là vẽcác đường bao khuất.– Cần chú ý rằng trong vẽ kỹ thuật không biểu diễn các trục hìnhchiếu (oxyz) như trong hình học hoạ hình do đó khi vẽ cần phải có những đường chuẩnđể từ đó xác định vị trí tương đối của các phần tử cấu tạo nên vật thể. Thông thườngngười ta dùng các trục đối xứng của các hình chiếu hoặc các mặt bên của vật thể đểlàm chuẩn đo kích thước trên các hình chiếu. – Khi vẽ hình chiếu thứ 3 ta dựng đườngnghiêng 45o làm đường phụ trợ để vẽ. Hình 3.45 là ba hình chiếu của vật thể cho ở hình3.43.

63/188

64/188

Ghi kích thước

Trong chủ đề 1 đã trình bày những kiến thức chung về ghi kích thước. Nhưng trongthực tế các vật thể có cấu trúc phức tạp và không giống nhau, do đó tuỳ thuộc vào mỗivật thể được biểu diễn, ta có cách ghi kích thước cho phù hợp để phản ánh đầy đủ, chínhxác độ lớn của vật thể. Các kích thước phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫntrong khi đọc bản vẽ hoặc phải tính toán lại trong gia công.

a) Phân loại kích thước Người ta chia kích thước thành ba loại. – Kích thước địnhhình là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cấu tạo nên vật thể. Ví dụ:

65/188

Hình 3.45: các kích thước (22, (38 và 44 xác định độ lớn của ổ trục, kích thước 110, 55,16 xác định độ lớn của đế. – Kích thước định vị: Là kích thước xác định vị trí tương đốigiữa các phần tử cấu tạo nên vật thể. Ví dụ: Kích thước 82 và (16 xác định vị trí tươngđối giữa 2 lỗ trụ và mặt dưới đế 1; kích thước 58 xác định tương đối giữa ổ 3 và gốiđỡ 2. Kích thước định vị lấy theo ba chiều không gian, mỗi chiều không gian phải chọnmột mặt nào đó để làm chuẩn kích thước.Ví dụ (Hình 3.46): Để xác định chiều rộngcủa vật thể có thể chọn mặt phẳng đối xứng của vật thể làm mặt chuẩn (chuẩn I).Để xácđịnh chiều dày của vật thể chọn mặt sau của đế và giá đỡ làm mặt chuẩn (chuẩn II). Đểxác định chiều cao chọn mặt dưới của đế làm mặt chuẩn (chuẩn III).– Kích thước địnhkhối: Là kích thước lớn nhất theo ba chiều không gian của vật thể. Kích thước định khốicòn gọi là kích thước choán chỗ.Ví dụ: Các kích thước 110, 58 và (38, 55 và 10 kíchthước định khối của vật thể được biểu diễn trên hình 3.45.b) Phân bố kích thước Đểkích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng, dễ đọc, tránh nhầm lẫn cần chú ý một số vấnđề sau:– Mỗi kích thước chỉ ghi một lần, không ghi lặp, ghi thừa.– Các kích thước địnhhình của phần tử nào ghi ở hình chiếu thể hiện rõ nhất đặc trưng hình dáng của phần tửđó.– Những kích thước có liên quan đến việc biểu diễn một bộ phận của vật thể nên đểgần nhau. Mỗi kích thước được ghi ở một vị trí rõ ràng của bản vẽ, nên ghi ở ngoàihình biểu diễn và ghi tập trung ở một số hình biểu diễn, nhất là hình biểu diễn chính.

Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ 3 từ 2 hình chiếu đã cho

Đọc bản vẽ

Đọc bản vẽ là nghiên cứu các hình biểu diễn đã cho để hiểu được hình dáng, kết cấucủa vật thể. Trình tự đọc bản vẽ có thể thực hiện như sau:– Phải xác định hướng chiếucho từng hình chiếu, theo các hướng từ trước, từ trên (hoặc từ trái) để hình dung ra mặttrước, mặt trên (hoặc mặt trái) của vật thể.– Phân tích ý nghĩa các đường nét trên từnghình chiếu, mối quan hệ giữa các đường nét trên các hình chiếu để hình dung được từngbộ phận cấu thành vật thể.– Cuối cùng là tổng hợp những điều đã phân tích trên, hìnhdung ra hình dạng của vật thể được biểu diễn.

Mối quan hệ giữa các hình chiếu

Trên hình 3.47 biểu diễn ba hình chiếu của điểm A. Ta nhận thấy:– Hình chiếu đứngA1 được xác định bởi OAx và OAz - Hình chiếu bằng A2 được xác định bởi OAx vàOAy– Hình chiếu cạnh A3 được xác định bởi OAy và OAzNhư vậy:

+ Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng có chung kích thước song song với trục Oz – Độxa cạnh của điểm.+ Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có chung kích thước song songvới trục Oy – Độ xa của đểm.+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có chung kích thướcsong song với trục Ox– Độ cao của điểm.

Từ đó, khi biết hai hình chiếu của vật thể ta có thể vẽ được hình chiếu thứ ba của nó.

66/188

Cần chú ý trong bản vẽ kỹ thuật không vẽ các trục chiếu cũng như các đường dónghình chiếu cho nên khi vẽ hình chiếu thức ba ta thường vẽ theo chuẩn kích thước.

Hình 3.47

Ví dụ

Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể đã cho như hình 3.48. Trình tự thực hiện như sau:a)Đọc bản vẽ Qua phân tích đường nét của hai hình chiếu ta thấy vật thể có thể chiathành ba phần: (Hình 3.49)+ Thân (1) có dạng hộp chữ nhật.Kích thước của thân là 38 x26 x 15, phía dưới thân xẻ rãnh 28 x 26 x 4; mặt trên hai phía trước và sau có khoét hairãnh nửa trụ R7, rộng 5 – lỗ (10 được khoan suốt từ trên xuống dưới + Hai quai (2) làhai nửa mặt trụ bán kính ngoài R10, bán kính trong R7 rộng 5.+ Hai tai (3): đầu của haitai là các nửa mặt trụ R8, lỗ xuyên suốt (6 b) Vẽ hình chiếu cạnh. Nguyên tắc chung làvẽ các phần thấy trước, phần khuất sau, bộ phận chủ yếu trước, thứ yếu sau. Thứ tự thựchiện như sau (Hình 3.50)

67/188

68/188

Vẽ vật thể có lỗ xuyên

Vật thể xuyên là các vật thể có dạng hình học cơ bản và có các lỗ xuyên qua. Vẽvật thể xuyên là vẽ giao giữa các mặt hình học đã học trong chương trình hình học họahình. Ví dụ: Cho hình chiếu đứng của một vật thể xuyên và hình chiếu bằng chưa đầyđủ của nó (Hình 3.52). Hãy vẽ đầy đủ hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh và áp dụng hìnhcắt hợp lý trên các hình chiếu. Giải: Bước 1: Vẽ đầy đủ hình chiếu bằng của lỗ lăng trụchiếu đứng đáy tam giác cân xuyên qua trụ tròn xoay.Bước 2: Vẽ hình chiếu cạnh:Thựcchất là vẽ giao giữa mặt trụ tròn xoay và lăng trụ chiếu bằng đáy hình vuông với lăngtrụ chiếu đứng tam giác cân.+ Lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác nên hình chiếu đứngcủa giao trùng với hình chiếu đứng của lăng trụ.+ Trụ tròn xoay và lăng trụ có đáy hìnhvuông đều là các mặt chiếu bằng do đó hình chiếu bằng của giao trùng với hình chiếubằng của trụ và lăng trụ đáy hình vuông.+ Tìm hình chiếu cạnh của giao:

– Vì mặt trên của lăng trụ là mặt phẳng bằng do đó trên hình chiếu cạnh sẽ suy biếnthành đoạn thẳng nằm ngang. – Hai mặt bên của lăng trụ là các mặt phẳng chiếu đứngcắt trụ theo các cung elíp nên trên hình chiếu cạnh các cung A3 B3 C3 D3 cũng là cáccung e líp.– Lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác cắt lăng trụ chiếu bằng đáy hình vuôngtại các điểm E và K.Hình 3.53 giới thiệu cách tìm một nửa giao của lăng trụ đáy tamgiác với trụ tròn xoay, giao của lăng trụ đáy tam giác với trụ có đáy là hình vuông.Nửađối xứng còn lại cách vẽ cũng tương tự.Hình 3.54 là 3 hình chiếu vuông góc sau khi đãvẽ hoàn chỉnh và hình chiếu trục đo đã được cắt bỏ một phần tư để nhìn rõ cấu trúc bêntrong của vật thể.

69/188

70/188

Hình chiếu trục đoHình chiếu trục đo

Phương pháp biểu diễn hình chiếu trục đo

A. Khái niệm

Hình chiếu thẳng góc là loại hình biểu diễn đơn giản, cho phép thể hiện chính xáchình dạng và kích thước của vật thể. Do đó trong kỹ thuật dùng phương pháp hình chiếuthẳng góc làm phương pháp biểu diễn chính. Song mỗi hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện

71/188

kích thước hai chiều nên người đọc khó hình dung ra hình dạng của vật thể. Để khắcphục nhược điểm đó người ta dùng phương pháp hình chiếu trục đo để bổ sung. Hìnhchiếu trục đo là hình biểu diễn nổi của vật thể trên một mặt phẳng hình chiếu bằng phépchiếu song song. Hình chiếu trục đo thể hiện đồng thời cả ba chiều của vật thể trên mộthình biểu diễn nên dễ thấy được hình dạng của nó. Chính vì vậy, bên cạnh các hìnhchiếu thẳng góc người ta thường vẽ thêm hình chiếu trục đo của vật thể đó (Hình 5.1)

B. Phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo

Để xây dựng hình chiếu trục đo người ta làm như sau:– Gắn hệ trục toạ độ Đề các bachiều Oxyz vào vật thể.– Chọn mặt phẳng P' làm mặt phẳng hình chiếu và hướng chiếuL– Chiếu hệ trục toạ độ oxyz và vật thể theo hướng chiếu L lên mặt phẳng P' ta có hìnhchiếu của các trục là O'X'Y'Z' (được gọi là các trục đo) và hình chiếu của vật thể đó gọilà hình chiếu trục đo (Hình 5.2)

72/188

C. Hệ số biến dạng

Tỷ số giữa kích thước trên trục đo với kích thước tương ứng đo được trên vật thể đượcgọi là hệ số biến dạng.Tỷ số O'A' / OA =p là hệ số biến dạng theo phương Ox.Tỷ số O'B'/ 0B = q là hệ số biến dạng theo phương Oy.Tỷ số O'C' / OC = r là hệ số biến dạng theophương Oz.Nhờ các hệ số biến dạng ta có thể chuyển từ hệ toạ độ vuông góc sang hệtoạ độ trục đo và ngược lại.

D. Phân loại hình chiếu trục đo

+ Căn cứ vào phương chiếu L vuông góc hoặc xiên góc với mặt phẳng hình chiếu P’ màngười ta phân thành:– Hình chiếu trục đo vuông góc– Hình chiếu trục xiên góc.+ Căn cứtheo hệ số biến dạng mà phân thành:– Hình chiếu trục đo đều: ba hệ số biến dạng theoba trục bằng nhau.– Hình chiếu trục đo cân: hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhautừngđôi một.– Hình chiếu trục đo lệch: ba hệ số biến dạng theo ba trục không bằng nhau.Rấtnhiều loại hình chiếu trục đo được xây dựng trên cơ sở đó. Song kỹ thuật thường dùngmột số loại hình chiếu trục đo như:– Hình chiếu trục đo vuông góc đều.– Hình chiếutrục đo vuông góc cân – Hình chiếu trục đo đứng đều(xiên góc đều).– Hình chiếu trục

73/188

đo đứng cân (xiên góc cân).Dưới đây giới thiệu các qui định và cách vẽ bốn loại hìnhchiếu trục đo trên.

Các loại hình chiếu trục đo

Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 11 – 78, quy định về vị trí các trục đo và hệ số biến dạngtheo các trục để vẽ hình chiếu trục đo.

Hình chiếu trục đo vuông góc đều

A, Vị trí các trục đo

Các góc X'O'Y' = Y'O'Z' = Z'O'X' =120o. Có thể xác định góc 30o giữa trục x hoặc yvới phương nằm ngang bằng Êke.

B. Hệ số biến dạng theo các trục

p = q = r = 0,82.

74/188

Để cho tiện vẽ có thể vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều gần đúng bằng cách lấy hệsố biến dạng theo các trục x, y, z bằng p = q = r = 1, nghĩa là đã phóng to hình chiếu trụcđo lên 1/0,82 = 1,22 lớn so với thực tế.

C. Vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn

Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn thuộc các mặt phẳng song songvới mặt phẳng toạ độ có hình chiếu trục đo là elíp. Trục lớn của elíp vuông góc vớitrục đo thứ ba không chứa elíp. Nếu lấy hệ biến dạng dạng qui ước p = q = r = 1 thì trụclớn của elíp bằng 1,22 đường kính vòng tròn và trục nhỏ bằng 0,7 đường kính đó. Có thểvẽ gần đúng hình chiếu trục đo của đường tròn bằng ô van (thay thế cho đường elip).Cách vẽ đường ô van như hình 5.5: Lấy trục lớn AB bằng 1,22d, trục nhỏ CD bằng 0,7d(d là đường kính đường tròn cần vẽ), quay cung tròn tâm O' bán kính O'C = O'D cắt trụclớn AB tại O3, O4 . Quay cung tròn tâm O' bán kính O'A = O'B cắt trục nhỏ CD tại O1,O2. Bốn cung tròn có tâm Ot, O2, O3, O4 tạo thành đường ô van. Vị trí các tiếp điểmthuộc các đường cong được xác định như hình vẽ.

75/188

Hình chiếu trục đo vuông góc cân

A. Vị trí các trục đo

Các góc X'O'Z'= 97o10' ; Y'O'Z' = Y'O'Z' =131o 25'. Có thể vẽ trục O'X' theo tg7o =1:8 và trục O'Y' theo tg 410 ≈ 7:8.

B. Hệ số biến dạng theo các trục đo

p = r = 0,94, q = 0,47. Để tiện vẽ, người ta sử dụng hệ số biến dạng qui ước p = r = 1, q= 0,5. Như vậy hình chiếu trục đo đã được phóng to 1,06 lần so với thực tế.

C. Vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn

+ Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng O'X'Z' có hình chiếu trục đolà elíp. Độ dài của trục lớn bằng 1,06d. Độ dài trục nhỏ bằng 0,94d. (d là đường kínhcủa đường tròn) (Hình 5.7). + Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳngX'O'Y' và Y'O'Z' có hình chiếu là elip.Độ dài trục lớn bằng 1,06d,độ dài trục nhỏ bằng0,35d.Hướng trục lớn của elíp hợp với O'X' hay O'Z' một góc 70 tuỳ theo elíp thuộc mặtphẳng song song với X'O'Y' hay Y'O'Z'. Hay nói cách khác, trục lớn của elíp này vuônggóc với O'Z' hay O'X'.+ Cách vẽ gần đúng elíp bằng đường ô van:

– Đối với elíp nằm trong mặt phẳng X'O'Z' có trục lớn AB = 1,06d trục nhỏ CD = 94d tanối AC. Lấy O làm tâm quay cung tròn bán kính OA cắt CD tại E. Lấy O làm tâm quaycung tròn bán kính OA cắt CD tại E. Quay cung tròn tâm C, bán kính CE cắt AC tại F.Dựng trung trực AF cắt AB, CD tại O4,O1 lấy O3, O2 đối xứng O4, O1 qua O. Bốn tâmO1, O2, O3, O4 là bốn tâm cung tròn nối tiếp tạo thành đường ô van.Hình 5.8- Đối với

76/188

elíp có trục lớn AB = 1,06d; trục nhỏ CD = 0,35d. Ta lấy:O2A = O4B = CD/4 O1C =O2D = R = AB + (CD/2) (Hình 5.9)

77/188

78/188

Hình chiếu trục xiên góc đều

A. Vị trí các trục đo

Các góc X 'O' Z' = 90o, Y' O' X' = Y' O' Z' = 135o. (hình 5.12)

B. Hệ số biến dạng quy ước

p = q = r = 1

79/188

C. Hình chiếu trục đo của đường tròn

+ Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt XOY hay YOZ có hình chiếu trụcđo là elíp . Độ dài trục lớn của elíp bằng 1,3d, độ dài trục nhỏ bằng 0,54d (d là đườngkính của đường tròn). Hướng trục lớn của elíp hợp với trục O'X' hay O'Z' một góc 22o

30'.(Hình 5.13) + Cách vẽ gần đúng elíp bằng đường ôvan như hình 5.14.

Trục lớn AB =1,3d, Trục nhỏ CD = 0,54dR = O1C = O3D = 1,42dr = O2A = O4B = 0,18

80/188

Hình chiếu trục đo xiên góc cân

A. Vị trí các trục đo

Giống như hình chiếu trục đo đứng đều.

B. Hệ số biến dạng quy ước

p = r = 1; q = 0,5

C. Hình chiếu trục đo của đường tròn

+ Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng X'O'Z' có hình chiếu trục đo làđường tròn.+ Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng Y'O'Z' hay Z'O'Y'có hình chiếu trục đo là elíp. Độ dài trục elíp bằng 1,06 d, nghiêng 7o với trục X' nếunằm trong, hoặc song song với mặt phẳng X'O'Y'; nghiêng 7o với trục Z' nếu nằm tronghoặc song song với mặt phẳng Y'O'Z'. Độ dài trục nhỏ bằng 0,35 d (d là đường kínhđường tròn) (Hình 5.16)+ Cho phép vẽ gần đúng elíp bằng ôvan như hình 5.17.

81/188

82/188

83/188

84/188

Các ví dụ về các loại hình chiếu trục đo

85/188

Các quy ước về hình chiếu trục đo

1. Trên hình chiếu trục đo các thành mỏng, các nan hoa v.v.... vẫn vẽ ký hiệu trên mặtcắt khi cắt qua chúng (Hình 5.20).2. Cho phép cắt riêng phần trên hình chiếu trục đo.Phần vật liệu của vật thể bị mặt phẳng trung gian cắt, quy ước vẽ bằng các chấm nhỏ(Hình 5.21).3. Ghi kích thước trên hình chiếu trục đo.– Các đường dóng được kẻ songsong với các trục đo O'X', O'Y', O'Z' và các đường kích thước kẻ song song với đoạn

86/188

được ghi kích thước.– Các chữ số kích thước cũng ghi theo chiều của đường dóng (Hình5.22).4. Đường gạch ký hiệu vật liệu của mặt cắt trên hình chiếu trục đoĐường gạchgạch được kẻ song song với hình chiếu trục đo của đường chéo hình vuông nằm trên cácmặt phẳng toạ độ tương ứng và có các cạnh song song với các trục x, y, z. Hình vuôngcó hai đường chéo nên tương ứng ta có 2 kiểu gạch mặt cắt cho mỗi loại hình chiếu trụcđo. (Hình 5.23a; Hình 5.23b). 5. Cho phép vẽ ren và răng của bánh răng theo như quyước trong hình chiếu vuông góc (Hình 5.24 , Hình 5.25).6. Khi cần thiết cho phép dùngcác loại hình chiếu trục đo khác dựa trên cơ sở lý thuyết về hình chiếu trục đo Ngoài racho phép dùng hệ trục đo trái như hình 5.26.

87/188

88/188

89/188

90/188

Cách vẽ hình chiếu trục đo

Chọn loại hình chiếu trục đo

Khi biểu diễn hình chiếu trục đo của vật thể ta chọn một trong các loại hình chiếu trụcđo trên. Việc chọn phải tuỳ thuộc vào hình dạng cấu tạo của vật thể và tuỳ theo yêu cầuthể hiện mà chọn loại hình chiếu trục đo cho thích hợp. Hình chiếu trục đo vuông gócđều thể hiện cấu tạo của vật thể theo ba mặt đều rõ ràng, cân đối, hình biểu diễn đẹp, dễ

91/188

dựng. Vì vậy hình chiếu trục đo vuông góc đều được sử dụng nhiều, nhất là đối với cácvật thể có cấu tạo phức tạp theo cả ba chiều (Hình 5.27). Đối với những vật thể có cấutạo là những khối hình hộp, có dạng như hình 5.28 thì loại hình chiếu trục đo vuông gócđều sẽ không thể hiện rõ cấu tạo vì một số đường nét sẽ bị trùng nhau. Khi đó ta nêndùng loại hình chiếu trục đo vuông góc cân sẽ khắc phục được nhược điểm trên (Hình 5.29). Hình chiếu trục đo xiên góc đều, xiên góc cân thường dùng đối với những vật thểcó nhiều vòng tròn, cung tròn nằm trong các mặt phẳng song song nhau. Nếu chọn mặtphẳng toạ độ xoz song song với các mặt phẳng chứa vòng tròn thì hình chiếu trục đo củavòng tròn là vòng tròn. Vì vậy việc dựng hình đơn giản hơn rất nhiều so với dựng elíp.Nếu chiều dài của vật thể theo phương y lớn, thì nên chọn loại hình chiếu trục đo xiêngóc cân, kích thước theo phương Oy rút ngắn đi một nửa, hình biểu diễn sẽ cân đối hơn(Hình 5.30b).

92/188

Gắn hệ toạ độ vuông góc vào vật thể

Việc chọn vị trí và chiếu của các trục toạ độ hợp lý sẽ làm cho việc biểu diễn trênhình chiếu trục đo dễ hơn, đẹp hơn và thể hiện rõ nét các cấu tạo của vật thể. Vì vậy, tuỳtheo cấu tạo vật thể tuỳ theo yêu cầu thể hiện mà gắn hệ toạ độ sao cho hợp lý. Thôngthường, với những vật thể có dạng khối hộp ta nên chọn gốc hệ toạ độ trùng với góc củakhối, các cạnh của hệ toạ độ trùng với các cạnh của khối. Còn với những khối dạng trụtròn ta nên chọn gốc toạ độ trùng với tâm của khối trụ, các cạnh của hệ toạ độ trùng vớitrục đối xứng của vật thể (hình 5.31).

Cách dựng hình chiếu trục đo

Ta đã biết, một đoạn thẳng (hay một cạnh) được xác định bởi hai điểm, mỗi hình phẳng(mỗi mặt) lại được xác định bằng các cạnh của nó, vì vậy việc dựng hình chiếu trục đocũng quy về dựng các điểm, các cạnh và các mặt trong không gian.

A. Dựng hình chiếu trục đo của điểm A

Từ hệ toạ độ vuông góc của điểm A (XA,YA,ZA) như trên hình 5.32 ta dựng lại vị trícủa điểm A trong không gian theo các bước sau:– Chọn loại hình chiếu trục đo, vẽ cáctrục đo.– Xác định toạ độ trục đo của điểm A bằng cách nhân toạ độ vuông góc với hệsố biến dạng của hê trục đo .

x'A = xA.p; y'A = yA.q; z'A = ZA.r

93/188

– Đặt các toạ độ trục đo lên các trục đo và xác định A' là hình chiếu trục đo của A (hình5.33).

B. Dựng hình chiếu trục đo của 1 đoạn thẳng

– Nếu đoạn thẳng có vị trí bất kỳ so với trục toạ độ ta xác định hình chiếu trục đo 2 điểmđầu mút của đoạn thẳng rồi nối hình chiếu trục đo 2 điểm đó ta có hình chiếu trục đo củađoạn thẳng. Ví dụ đoạn A'B'trên hình 5.34.Ta xác định hình chiếu trục đo của điểm A'và B'sau đó nối A' với B' ta được đoạn thẳng A'B'– Nếu đoạn thẳng song song với mộttrục đo nào đó thì chỉ cần xác định một điểm thuộc đoạn thẳng, qua hình chiếu trục đocủa điểm vừa xác định kẻ song song với trục đo. Điểm còn lại phải thuộc đường thẳngvừa kẻ và có khoảng cách bằng khoảng cách thật giữa hai điểm nhân với hệ số biến dạngcủa trục đo. Ví dụ: Trên hình 5.35, để xác định A''D' ta chỉ cần xác định toạ độ điểmA' sau đó kẻ qua A' đường thẳng song song O' X' . Vị trí điiểm D' được tính bằng

A'D' = AD x p.

C. Dựng hình chiếu trục đo của một hình phẳng

Dựng hình chiếu trục đo của một lục giác ABCDEG thuộc mặt phẳng song song vớimặt phẳng ZOX , ta gắn mặt phẳng ABCDEG trùng với mặt phẳng XOZ. Tâm O trùngvới điểm A của hình phẳng, cạnh AG trùng với trục OX, cạnh AB trùng với trục OZ(Hình 5.36a). Theo cách dựng điểm và đoạn thẳng ta có thể dựng dễ dàng hình phẳngABCDEG Tr×nh tù dùng nh sau:

+ Vẽ điểm A'(0, 0). + Vẽ điểm B'(0, a).+ Vẽ điểm C'(h, b).+ Qua C' kẻ đường thẳngsong song với O'X'. Đặt C'D' = k.+ Xác định G' trên O'X' thoả mãn O'G' = m+ Vẽ điểmE (m, a)+ Nối E' với D' ta được hình phẳng cần dựng (Hình 5.36b).

D. Dựng hình chiếu trục đo vật thể có dạng hình hộp

– Chọn gốc toạ độ trùng với góc của khối hộp lớn, các mặt của khối hộp lớn nằm trongcác mặt phẳng toạ độ. Dựng hình chiếu trục đo của khối hộp lớn trước, sau đó dựng đếncác khối nhỏ, phần vát, lỗ rỗng (nếu có)v.v... – Trên hình chiếu trục đo không thể hiệnphần khuất của vật thể. Tẩy bỏ các nét thừa, tô lại phần thấy. Hình 5.38 trình bày cácbước dựng hình chiếu trục đo của một khối hộp.

E. Dựng hình chiếu trục đo của vật thể có các mặt phẳng đối xứng

Đối với các vật thể có các mặt phẳng đối xứng thì nên chọn mặt phẳng đối xứng làmmặt phẳng toạ độ. Hình 5.39 trình bày cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có mặtphẳng đối xứng. Ta chọn mặt phẳng đối xứng làm mặt phẳng toạ độ YOX, mặt phẳngvuông góc với trục mặt trụ làm mặt phẳng XOZ. Chọn hình chiếu trục đo đứng đều để

94/188

vẽ hình chiếu trục đo của các đường tròn đơn giản hơn so với các loại trục đo khác.Cách dựng như sau:– Vẽ mặt ngoài cùng của vật thể (trùng với mặt phẳng toạ độ X'O'Z')(Hình 5.39b); – Vẽ các đường song song với trục O' Y' (hình 5.39c) – Xác định bề dàyvật thể (kích thước theo phương O'Y') (hình 5.39d).– Tô đậm các đường thấy và tẩy cácnét thừa ta có hình chiếu trục đó của vật thể cần dựng (Hình 5.38e).

G. Dựng hình chiếu trục đo có giao tuyến giữa hai mặt cong

Hình 5.39 trình bày cách tìm các điểm thuộc giao tuyến hai mặt trụ bằng cách giảiibài toán điểm thuộc đường sinh.

95/188

96/188

97/188

98/188

99/188

Vẽ hình cắt trên hình chiếu trục đo

Để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể, trên hình chiếu trục đo cũng thường vẽhình cắt. Chọn các mặt phẳng cắt sao cho hình chiếu trục đo vừa thể hiện cấu tạo bêntrong, vừa giữ được hình dạng bên ngoài của vật thể. Thông thường vật thể được coinhư cắt đi một phần tư hay một phần tám, các mặt phẳng cắt là mặt phẳng đối xứng,hoặc các mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ. Có hai cách vẽ hình cắt trên hìnhchiếu trục đo:– Vẽ toàn bộ hình chiếu trục đo rồi mới vẽ mặt cắt (Hình 5.41): Cách vẽnày dễ xác định mặt cắt hơn, nhưng có nhiều nét phụ sau khi vẽ phải tẩy xoá.– Vẽ mặtcắt trước rồi mới vẽ các phần còn lại sau mặt cắt (Hình 5.42)Các đường gạch gạch tronghình chiếu trục đo được kẻ tuỳ theo loại hình chiếu trục đo được sử dụng.

100/188

Tô bóng trên hình chiếu trục đo

Để hình chiếu trục đo được nổi và đẹp, cho phép tô bóng trên hình chiếu trục đo.Hướng tia sáng được quy ước là hướng song song với đường chéo hình lập phương cócác mặt song song với mặt phẳng toạ độ. Tuỳ theo vật thể được chiếu sáng nhiều hayít mà kẻ các đường đậm, mảnh, thưa, dày khác nhau. Các đường tô bóng được kẻ song

101/188

song với cạnh hoặc đường sinh của các khối hình học cơ bản Hình 5.43 giới thiệu cáchtô bóng hình chiếu trục đo.

102/188

Hình chiếu phối cảnhHình chiếu phối cảnh

Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết thêm một số định nghĩa về hình chiếu phốicảnh

CHÈN VIDEO phoicanh

Định nghĩa các thành phần phối cảnh

Khi chúng ta nhìn một vật, từ mắt chúng ta tỏa ra những tia gọi là tia nhìn trong phốicảnh, chúng ta chấp nhận chỉ dùng một mắt tượng trưng kí hiệu là OE.

Những mặt phẳng chính

Bức tranh T: Bức tranh là một mặt phẳng ở giữa mắt nhìn OE và vật phải vẽ.Mặt phẳngngang chính H: Là mặt phẳng ngang tầm mắt, ta gọi là mặt phẳng H.Mặt phẳng G: Làmặt đất, trên đó các bình đồ của mẫu vật hay công trình kiến trúc vẽ phối cảnh sẽ đư¬ợcđặt lênMặt phẳng đứng chính V: Mặt phẳng này thẳng góc với bức tranh T, thẳng gócvới mặt phẳng G (mặt đất) và ngang qua mắt nhìn OE.Mặt phẳng tiền đầu:Là mặt phẳngsong song với bức tranh T. T là mặt phẳng tiền đầu gần nhất.Mặt phẳng trung trực N:Là mặt phẳng song song với bức tranh T (thẳng góc với G),và đi qua mắt nhìn OE

103/188

Những đường chính

- Đường đất:

XY là đường giao của 2 mặt phẳng N và G.xy là đường giao của 2 mặt phẳng T và G.

- Đường chân trời H'H:

là đường giao của 2 mặt phẳng H và T.

- Đường thẳng đứng chính VV':

là đường giao của 2 mặt phẳng T và mặt phầng đứng chính V.

- Tia nhìn chính oep:

là tia nhìn từ mắt OE thẳng góc với bức tranh T.

- Khoảng cách chính d:

104/188

là khoảng cách từ mắt nhìn OE đến bức tranh T: oep = d

Những điểm chính

- Điểm biến chính P:

là giao điểm của tia nhìn chính oep với bức tranh T. P nằm trên đường chân trời HH’

- Điểm p: điểm chiếu của P trên xy.- Điểm khoảng cách D:

D+ nằm trên H'H phía bên phải với PD+ = d (khoảng cách chính)D- nằm trên H'H phíabên trái với PD- = d Tóm lại, tất cả những thành phần trên gồm những điểm, đườngthẳng, mặt phẳng chủ yếu nằm trong một hệ thống của 4 mặt phẳng T, H, N và G. ..Những yếu tố này là căn bản trong phép vẽ phối cảnh. Từ hệ thống 4 mặt phẳng T, H,N và G chiếu hết vào mặt phẳng T ta thu được hình chiếu (hình 5.45)Chiếu hết xuốngmặt phẳng G chúng ta có hình chiếu (hình 5.46)Hai hình chiếu trên đây có liên hệ vớinhau, nên khi dựng phối cảnh, chúng ta phối hợp 2 hình chiếu trên như hình 5.46.Trongtrường hợp cần thiết xy và XY có thể trùng lại nhau để rút gọn bản vẽ.

105/188

106/188

Hình chiếu phối cảnh của 1 điểm

Để hiểu cách vẽ phối cảnh của 1 điểm, chúng ta quan sát hình không gian sau:

- Mặt phẳng đứng A-OE-oe cắt bức tranh T theo đ¬ường aa'- Mặt phẳng P-OE-A cắtbức tranh T theo đường P-a-a1Vậy suy ra cách vẽ trên đồ thức như sau:

1- Vẽ tia OE-A trên mặt chiếu G2- OEA cắt XY tại a' (thuộc bức tranh T)3- Chiếu vuônggóc A lên xy ta có a14- Nối P với a15- Từ a' kẻ vuông góc với xy lên cắt Pa1 thu đ¬ượca; a là phối cảnh của A

107/188

Phối cảnh 1 đường thẳng

Nguyên tắc chung:

Một đường thẳng được xác định bằng 2 điểm thì phối cảnh của chúng cũng được xácđịnh bằng 2 điểm. Vậy muốn vẽ phối cảnh của một đường thẳng, ta cần tìm phối cảnhcủa 2 điểm thuộc đường thẳng đó. Hai điểm này phải đặc biệt và dễ tìm, đó là điểm góc(gần nhất) và điểm ở vô cực (xa nhất)

Phối cảnh của đường thẳng trong không gian:

- Trong hệ thống 4 mặt phẳng H, T, N, G ta vẽ 1 đường thẳng D bất kỳ - Trên mặt phẳngG: D gặp XY ở dg - điểm này nằm trên G và T, cũng là phốicảnh của chính nó.Gọi nólà phối cảnh điểm góc của D- Một điểm bất kỳ d1 thuộc D có phối cảnh của nó là điểmd’1 trên T.- dg và d’1 là phối cảnh của 2 điểm trên đường thẳng D. Khi d biến trên Dcho đến vô cực thì tia nhìn OE-∞ sẽ song song với D và nằm trên mặt phẳng H.Tia vôcực này gặp H'H tại f. Gọi f là điểm biến (hay điểm tụ)

108/188

Từ lập luận trên suy ra cách vẽ phối cảnh của đường thẳng D trên T như sau:+ Vẽ D tớicắt mặt phẳng G (tức là cắt XY trên đồ thức) ở điểm góc dg. + Tìm d’1+ Vẽ OE -F songsong với D gặp XY Ở F;+ Chiếu F lên H’H ta được f .+ Nối d’1 với f ta được d’1 - f làphối cảnh của D.Nếu ta có nhiều đường thẳng song song với D thì phối cảnh của nhữngđường đó sẽcùng biến và quy tụ về f.

109/188

110/188

Sự hình thành renSự hình thành ren

Một hình phẳng chuyển động trên đường xoắn ốc sao cho mặt phẳng chứa hình phẳngđó luôn luôn chứa trục quay sẽ tạo nên mặt xoắn gọi là ren (Hình 4.4).

• Ren hình thành trên mặt trụ gọi là ren trụ, hình thành trên mặt côn gọi là rencôn.

• Ren hình thành trên mặt ngoài của hình trụ gọi là ren ngoài (Hình 4.5a).• Ren hình thành trên mặt trong của hình trụ gọi là ren lỗ (Hay còn gọi là ren

trong (Hình 4.5b).• Hình phẳng chuyển động có thể là hình tam giác, hình vuông, hình thang...

111/188

Các khái niệm chung về mối ghép bằng renCác khái niệm chung về mối ghép bằng ren

Đường xoán ốc

Đường xoắn ốc là quỹ đạo của một điểm (A)chuyển động trên một đường thẳng khiđường thẳng đó quay đều quanh một trục cố định.

Đường sinh

Đường thẳng quay quanh trục gọi là đường sinh. Trục cố định gọi là trục quay.

• Nếu đường sinh song song với trục quay ta có đường xoắn ốc trụ (Hình 4.1a).• Nếu đường sinh cắt trục quay ta có đường xoắn ốc côn (Hình 4.1b).

Một số định nghĩa của đường xoắn ốc

a. Vòng xoắn là một phần của đường xoắn có điểm đầu và điểm cuối là hai điểm kềnhau cùng thuộc một đường sinh.b. Bước xoắn là khoảng cách di chuyển được của mộtđiểm trên một đường sinh khi đường sinh đó quay được một vòng trục quay. Đó chínhlà khoảng cách theo chiều trục của điểm đầu và điểm cuối vòng xoắn. Bước xoắn kí hiệulà Ph (Hình 4.2).c. Góc xoắn α: Góc xoắn được tính theo công thức: tgα=Ph/ΠdHướngxoắnTrên hình chiếu vuông góc của đường xoắn lên mặt phẳng hình chiếu song songvới trục quay, nếu:

– Phần thấy của đường xoắn theo hướng đi lên từ trái sang phải ta có hướng xoắn phải(Hình 4.3a)– Phần thấy của đường xoắn theo hướng đi từ phải sang trái ta có hướngxoắn trái (Hình 4.3b).

112/188

e. Số đầu mối Nếu trên một mặt trụ (hoặc mặt côn) có nhiều đường xoắn có cùng bướcxoắn được gọi là số đầu mối. Số đầu mối kí hiệu là n. Tỉ số giữa bước xoắn và số đầumối gọi là bước ren, kí hiệu là P.

P = P h / n

Hình 42

113/188

114/188

Các yếu tố của renCác yếu tố của ren

Prôfin của ren

Prôfin của ren là đường bao mặt cắt ren khi mặt phẳng cắt chứa trục ren (chính là đườngbao của hình phẳng chuyển động). Prôfin của ren có thể là tam giác đều, tam giác cân,vuông, hình thang hay cung tròn (Hình 4.6)

Số đầu mối của ren

Số đầu mối của ren là số đường xoắn ốc tạo thành ren. Số đầu mối của ren ký hiệu là n.(Hình 4.7).

115/188

Bước ren

Bước ren là khoảng cách cùng phía của hai prôfin kề nhau theo chiều trục. Bước ren kýhiệu là P. Như vậy ta có P=Ph/n

Các kích thước của ren

+ Đường kính ngoài của ren là đường kính của mặt trụ bao đỉnh ren ngoài hoặc đáy rentrong. Đường kính ngoài của ren còn gọi là đường kính danh nghĩa của ren. Đường kínhngoài của ren ký hiệu là d cho ren ngoài (hoặc D cho ren lỗ).+ Đường kính trong của renlà đường kính mặt trụ bao đáy ren ngoài hoặc đỉnh ren trong. Đường kính trong của renký hiệu là d1 (hoặc D1).+ Đường kính trung bình của ren là đường kính mặt trụ tưởngtượng đồng trục với ren và có đường kính cắt prôfin của ren tại điểm có bề rộng rãnhbằng nửa bước ren.Đường kính trung bình của ren ký hiệu là d2 (hoặc D2).Hình 4.8 biểudiễn các kích thước của trục và lỗ ren tam giác ăn khớp

116/188

Biểu diễn các mối ghép bằng renBiểu diễn các mối ghép bằng ren

Mối ghép bu lông

Để đơn giản, mối ghép bu lông được vẽ theo qui ước, các cung hypebôn của đầu bu lôngvà đai ốc được thay thế bằng cung tròn như hình 4.22 đã hướng dẫn. Các kích thước củamối ghép căn cứ vào đường kính ngoài của ren để tra trong bảng 4.43.Độ dài của bulông tính theo công thức.

L = b 1 + b 2 + H d +s + a + c

Sau khi tính được L cân đối chiếu với TCVN 1892 – 76 để xác định chính thức L đúngvới tiêu chuẩn qui định (bảng 4.43):Cũng có thể tính các kích thước của mỗi ghép theocác công thức sau:d1 = 0,85 d, R = 1,5d; r xác định khi vẽd2 = 1,1d,

R1 = d,D = 2d, C = 0,15d,Dv = 2,2d, Sv = 0,15d,Hđ =0,8d, L = (1,5 ( 2)d.Hb = 0,7d, a = (0,15 ÷ 0,25)d,

117/188

Ghi chú: Dấu x là loại bulông có ren trên suốt chiều dài thân

118/188

Mối ghép vít cấy

Các kích thước của mối ghép vít cấy cũng được tính theo đường kinh ngoài của vítcấy theo TCVN 3068– 81. Đai ốc và vòng đệm tra trong bảng 4.44 và bảng 4.45 tươngtự trong mối ghép bu lông. Chiều dài đoạn ren cấy vào chi tiết phụ thuốc vào vật liệuchế tạo chi tiết bị ghép để chọn cho thích hợp. Chiều dài vít cấy tính theo công thức:

L = b + s + H d + a + c

Sau khi tính song phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để xác định chính thức L đúngtiêu chuẩn quy định.

Ghi chú: Không nên dùng những đai ốc có kích thước trong ngoặc đơn.

119/188

120/188

121/188

122/188

Mối ghép bằng vít

Dùng cho các mối ghép chịu tải trọng nhỏ. Đinh vít được vặn trực tiếp vào lỗ có rencủachi tiết bị ghép không cần đai ốc. Độ dài của vít được tính theo công thức:

L > b + l 1 – H

Trong đó:

b: Chiều dày của chi tiết ghép có lỗ trơn;l1: Chiều dài của ren;H: Chiều cao của rãnhchìm trên chi tiết ghép có lỗ trơn (Nếu đầu vít được vặn chìm vào chi tiết ghép).

123/188

Ghép bằng ống nối

Để nối các đường ống (dẫn hơi, dẫn khí hoặc chất lỏng...) với nhau, người ta dùngphần nối (Hoặc gọi là đầu nối) tiêu chuẩn được chế tạo bằng gang rèn theo quy địnhtrong TCVN 1286 – 85. Đặc trưng của đường ống là "đường thông quy ước": Kíchthước thực tế của đường thông qui ước là đường kính lòng ống đo bằng milimét. Kýhiệu của đường ống gồm có đường kính đường thông quy ước: Dqư và số hiệu tiêu chuẩnqui định đường ống.Ví dụ: ống 20 TCVN 1286 - 85– Hình 4.38: Các loại đầu nối bằnggang rèn

124/188

125/188

Biểu diễn quy ước renBiểu diễn quy ước ren

Hình dạng của ren phức tạp nên ren được biểu diễn theo quy ước quy định trong TCVN12 – 85.

Biểu diễn ren thấy

– Đường đỉnh ren và đường giới hạn giữa phần có ren và phần không có ren vẽ bằngnét liền đậm.– Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và cách đường đỉnh ren một đoạnxấp xỉ bằng bước ren. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục ren đường tròn đáyren vẽ bằng nét liền mảnh và để hở một đoạn bằng khoảng 1/4 đường tròn sao cho cungkhông bắt đầu và kết thúc ở đúng trục tâm của đường tròn (Hình 4.12).

126/188

Biểu diễn ren khuất

Đường đỉnh ren, đường đáy ren đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt (Hình 4. 13).

Một số điểm cần chú ý:

1– Kí hiệu ren luôn phải ghi tương ứng với đường kính ngoài của ren.2– Trường hợpren không tiêu chuẩn thì biểu diễn thêm profin ren bằng hình cắt riêng phần hay hìnhtrích để ghi rõ kích thước (Hình 4.15)3– Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt ren phải gạch đếnđường đỉnh ren.4– Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn (đoạn ren có Prôfin không đủ) thìđoạn ren cạn đó được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 4.16).5– Ren hình côn được vẽ và kíhiệu như trên hình 4.17

127/188

128/188

Ghi ký hiệu ren

1. Ký hiệu ren được ghi trên đường kích thước của đường kính ngoài ren.2. Ký hiệu rengồm có:

+ Ký hiệu đặc trưng Prôfin của ren: Ví dụ: M; R; Tr...+ Đường kính danh nghĩa củaren (đường kính vòng đỉnh của ren ngoài hay đường kính vòng chân của ren lỗ), đơn vịđo là mm. Riêng ren ống lấy đường kính lòng ống làm kích thước danh nghĩa và đơn

129/188

vị đo là inch.+ Bước ren (đối với ren một đầu mối) bước xoắn (đối với ren nhiều đầumối),không phải ghi kích thước bước ren lớn; kích thước bước ren nhỏ được ghi saukích thước danh nghĩa của ren và phân cách bởi dấu x.Kích thước của bước ren nhiềuđầu mối được ghi trong ngoặc đơn, sau bước xoắn kèm theo kí hiệu P. Ví dụ: Tr 20 x 4(P2).+ Hướng xoắn: Chú ý rằng ren có hướng xoắn phải thì trên ký hiệu ren không cầnghi hướng xoắn. Nếu hướng xoắn trái thì ghi kí hiệu LH.+ Cấp chính xác: Kí hiệu cấpchính xác của ren được ghi sau hướng xoắn của ren và phân cách bằng một gạch nối. Kíhiệu các miền dung sai của mối ghép ren được ghi bằng một phân số, trong đó tử số làmiền dung sai của ren trong, mẫu số là miền dung sai của ren ngoài.

Ghi chiều dài ren và chiều sâu của lỗ khoan

Thường chỉ cần ghi kích thước chiều dài ren mà không cần ghi kích thước chiều sâu lỗkhoan. Nếu không ghi tức là chiều sâu lỗ khoan bằng 1,25 chiều dài ren. Hình 4.18 là vídụ về ghi kích thước ren

Một số ví dụ về ghi kí hiệu ren

• M12: Ren hệ Met, bước lớn, đường kính danh nghĩa 12 mm;hướng xoắn phải.• M14 x 1,5 Ren hệ Mét, bước nhỏ, đường kính danh nghĩa 14 mm, bước ren 1,5

mm• M 24 x 4 (P2) LH: là ren hệ mét, hai đầu mối, đường kính danh nghĩa 24 mm

bước xoắn 4 mm (bước ren 2 mm) hướng xoắn trái.• Tr 30 x 4 – 5H: Ren thang, đường kính danh nghĩa 30mm, bước ren 4mm, cấp

chính xác 5H.• Sq 30 x 2 LH: Ren vuông một đầu mối, đường kính danh nghĩa 30 mm, bước

xoắn bằng bước ren bằng 2 mm, hướng xoắn trái.

G1 3/4 x 1/11": Ren ống một đầu mối, đường kính ngoài 1" 3/4", bước ren 1/11" và rencó hướng xoắn phải.

130/188

Một số loại ren thường gặpMột số loại ren thường gặp

Trong kỹ thuật ren được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng khác nhau như ren đểlắp nối, để điều chỉnh, để truyền lực hay truyền chuyển động. Phần lớn các loại ren đượctiêu chuẩn hoá. Sau đây là một số loại ren thường dùng.

Ren hệ mét

Ren hệ mét được dùng rộng rãi trong các mối ghép, prôfin của ren hệ mét là tam giácđều, góc đỉnh ren bằng 60 độ. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ métđược đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn vàTCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ.(Hình 4.8). Xác định đường kính, bước ren vàcác kích thước cơ bản của ren hệ mét TCVN 2248_78 xem bảng 4.42.

131/188

132/188

(*) Ren bước nhỏ có các kích thước d1, D1, d2, D2, d3 khác với kích thước đã cho trongbảng này

Ren ống

Ren ống dùng trong mối ghép đường ống, prôfin của ren ống có hình tam giác cân, gócđỉnh bằng 550. Kích thước ren ống dùng inch làm đơn vị, ký hiệu bằng '' (1 inch = 25,4mm)Ren ống trụ ký hiệu là G được quy định trong TCVN 4681 – 89. Ren ống côn ngoàicó kí hiệu là R được qui định trong TCVN 4681–89.Ren ống côn trong có kí hiệu là Rc.Hình 4.9

Ren hình thang

Prôfin là một hình thang cân góc đỉnh bằng 30o. Ren hình thang ký hiệu là Tr và đượcqui định trong TCVN 4673 – 89 xem bảng 4.48. Kích thước ren hình thang lấy milimétlàm đơn vị đo (hình 4.10).

133/188

134/188

Ren tựa (ren răng cưa)

Prôfin ren có dạng hình thang ký hiệu là S, góc đỉnh ren bằng 30o. Kích thước cơ bảncủa ren được quy định theo TCVN 3777– 83.(Hình 4.11)Ngoài ra ta còn gặp một vàiloại ren không tiêu chuẩn như ren vuông, ký hiệu là Sq....

135/188

Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra renMột số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren

Chế tạo ren

- Ren ngoài: Khi sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ, người ta gia công ren hoàn chỉnhtrên máy tiện hoặc gia công thô trên máy tiện sau đó gia công tinh bằng bàn ren. (Hình4.19a)Khi sản xuất loạt lớn dùng phương pháp lăn hoặc cán ren.(Hình 4.19b)- Ren lỗ:Dùng dao tiện hoặc ta rô để chế tạo ren lỗ sau khi đã khoan lỗ.- Khi gia công ren, luôncó một đoạn ngắn ở cuối chiều dài ren mà trên đó chiều sâu ren giảm dần do quá trìnhrút dao ra khỏi phôi hoặc do phần côn trên ta rô, bàn ren để lại. Đoạn ren đó gọi là đoạnren cạn. Để khắc phục nhược điểm đó người ta tạo một rãnh ở cuối chiều dài ren gọi làrãnh thoát dao.- Để giúp cho các dụng cụ cắt ren khi bắt đầu cắt ren dễ dàng ăn sâu vàophôi cũng như khi lắp ghép các chi tiết ren với nhau dễ hơn, tại mặt đầu mút của renngười ta thường vát côn 45o. Mặt côn đó gọi là mép vát ren. (Hình 4.19a).

Kiểm tra ren

- Để kiểm tra bước ren, người ta dùng cữ đo ren.- Để kiểm tra đường kính đỉnh ren ngườita dùng thước cặp.- Kiểm tra tổng hợp tất cả các yếu tố của ren (bước ren, chiều sâu ren,đường kính đỉnh ren) người ta dùng Ca lip ren.

136/188

137/188

Các chi tiết ghép trong mối ghép renCác chi tiết ghép trong mối ghép ren

Ghép bằng ren là phương pháp ghép được dùng rộng rãi trong công nghiệp, trong xâydựng cũng như trong đời sống. Các chi tiết trong mối ghép bằng ren gồm có bu lông, vítcấy, đinh vít, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết phòng lỏng khác. Các chi tiết ghép đềuđược tiêu chuẩn hoá (Hình 4.20).

Bu lông

+ Bu lông gồm có hai phần:

– Đầu bu lông và thân bu lông. Tuỳ thuộc vào mục đích và điều kiện làm việc mà đầu bulông có thể có dạng chỏm cầu, nón, trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt.(hình 4.21)–Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren. Chiều dài thân cũng như chiều dài ren phụthuộc vào mối ghép.Căn cứ vào chất lượng bề mặt ren người ta chia ra: bu lông tinh, bulông nửa tinh và bu lông thô.

+ Ký hiệu của bu lông gồm có: ký hiệu Prôfin ren, đường kính ngoài d, bước ren, chiềudài của bu lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông.

Ví dụ: Bu lông M10 x 80 TCVN 1892 – 76.

– Căn cứ vào đường kính ngoài của ren, tra bảng 4.43 sẽ được các thông số cần thiết củabu lông, từ đó ta có thể vẽ bu lông một cách dễ dàng. (Hình 4.22). - Chú ýĐối với bulông đầu 6 cạnh và 4 cạnh các đường cong ở đầu bu lông là đường hypecbôn, nhưng đểđơn giản khi vẽ cho phép thay thế các cung hypecbôn bằng các cung tròn.Ngoài bu lôngthường còn có bu lông có lỗ khoan ở đầu có ren (để lắp với đai ốc xẻ rãnh và chốt chẻ(Hình 4. 23 a), bu lông có lỗ khoan ở đầu lăng trụ sáu cạnh (để cột dây thép hình 4. 23b)nhằm chống hiện tượng tự lỏng khi bu lông làm việc trong điều kiện rung động mạnh.

138/188

Ghi chú: Dấu x là loại bulông có ren trên suốt chiều dài thân

139/188

Đai ốc

Là chi tiết để vặn vào bu lông hay vít cấy.– Theo hình dáng đai ốc được chia thành đaiốc 4 cạnh, đai ốc 6 cạnh, đai ốc có xẻ rãnh hay đai ốc tròn. – Theo chất lượng bề mặt,đai ốc được chia thành đai ốc tinh, đai ốc nửa tinh và đai ốc thô (Hình 4. 25)– Ký hiệuđai ốc gồm có ký hiệu ren và số hiệu tiêu chuẩn của đai ốc.Ví dụ:Đai ốc M12–TCVN1905 –76.Các thông số của đai ốc: tra bảng 4.44.Cách vẽ đai ốc đầu 6 cạnh giống cáchvẽ đầu bu lông ở hình 4.22.

Ghi chú: Không nên dùng những đai ốc có kích thước trong ngoặc đơn.

140/188

141/188

142/188

143/188

Vòng đệm

Là chi tiết lót giữa đai ốc và chi tiết bị ghép trong mối ghép bu lông hoặc vít cấy để khivặn chặt đai ốc không làm hỏng bề mặt chi tiết bị ghép. Ngoài ra vòng đệm còn có tácdụng làm cho lực ép của đai ốc phân bố đều hơn.Có các loại vòng đệm: vòng đệm phẳng(Hình 4. 26a) vòng đệm lò xo (Hình 4. 26b), và vòng đệm gập (Hình 4.26c). Với vòngđệm phẳng người ta còn chia ra vòng đệm thô và vòng đệm tinh.Ký hiệu của vòng đệmgồm có đường kính ngoài của bu lông kèm theo số hiệu tiêu chuẩn của vòng đệm.Ví dụ:Vòng đệm 22 – TCVN 2061 – 77Các thông số của vòng đệm căn cứ vào đường kínhngoài của bu lông để tra trong bảng 4.45.

144/188

145/188

Chốt chẻ

Chốt chẻ là chi tiết máy tiêu chuẩn được quy định trong TCVN 2043 –77. Chốt chẻ dùngđể lắp với bu lông (Hoặc vít cấy) có lỗ và đai ốc có xẻ rãnh.Ký hiệu của chốt chẻ gồmcó đường kính, chiều dài chốt chẻ và số hiệu tiêu chuẩn của chốt chẻ. Xem bảng 6.46Vídụ: Chốt chẻ 3 x 15 TCVN 2043 – 77Hình 4.27 cho thấy hình dáng và các thông số củachốt chẻ, hình 4.28 biểu diễn mối ghép bu lông có đầy đủ các chi tiết vừa giới thiệu ởtrên.

Chú ý : Kích thước chiều dài chốt chẻ được chọn theo dãy sau:4;5;6;8;10;12;14;16;18;20;22;25;28;32;36;40;45;50;56;63;71;80;90;100;125;140;160...

146/188

147/188

Vít cấy

Là chi tiết hình trụ, hai đầu đều có ren, một đầu dùng để vặn vào chi tiết bị ghép, mộtđầu được vặn với đai ốc. Mối ghép vít cấy đươc biểu diễn như trên hình 4.30. Vít cấyđược dùng khi chi tiết bị ghép quá dày hay vì một lí do nào đó không dùng bu lôngđược.Có hai loại vít cấy: Hình 4.31* Kiểu A: Đầu vặn vào chi tiết không có rãnh thoátdao.* Kiểu B: Đầu vặn vào chi tiết có rãnh thoát dao.Chiều dài l1 của đầu vặn vào chi

148/188

tiết bị ghép phụ thuộc vào vật liệu chế tạo chi tiết đó.Cụ thể:Loại I: Lắp vào chi tiết bằngthép, bằng đồng: l1 = dLoại II: Lắp vào chi tiết bằng gang: l1 = 1,25dLoại III: Lắp vàochi tiết bằng nhôm: l1 = 2 d– Ký hiệu của vít cấy gồm có:Kiểu vít cấy – ký hiệu ren –chiều dài l của vít cấy và số hiệu tiêu chuẩn của vít cấy.Ví dụ: Vít cấy A1 – M20 x 120TCVN 3608 – 81, có nghĩa là:Vít cấy kiểu A, loại I có l = 120mm, l1 = d, ren hệ Mét, d= 20mm.Căn cứ vào đường kính d, tra bảng 4.67 ta được các thông số cần thiết của vítcấy.

149/188

150/188

151/188

152/188

Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiếttrong mối ghép bằng renBiểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren

Trong các bản vẽ lắp, bản vẽ lắp đặt hay bản vẽ tổng quát, các chi tiết như bu lông, vítcấy... thường được vẽ đơn giản hoặc vẽ theo qui ước.A – Biểu diễn đơn giản và quy ướccác chi tiết ghép (Bảng 4.40)B – Biểu diễn đơn giản và qui ước mối ghép ren (Bảng 4.41).

153/188

154/188

155/188

Ghép bằng chốtGhép bằng chốt

Chốt là chi tiết tiêu chuẩn dùng để lắp ghép hay định vị các chi tiết bị ghép với nhau.(Hình 4.63).Có hai loại chốt: chốt hình trụ và chốt hình côn. Chốt hình côn có độ cônbằng 1:50 và lấy đường kính đầu bé làm đường kính danh nghĩa (Hình 4.64 a, b).Kíchthước của chốt trụ và chốt côn được qui định trong TCVN 2042– 86 và TCVN 2041–86.Ký hiệu của chốt gồm có đường kính danh nghĩa, chiều dài l của chốt, kiểu lắp (đốivới chốt trụ) và số hiệu tiêu chuẩn.Ví dụ: Chốt trụ 10 x 50 TCVN 2042– 86Chốt côn 10x 50 TCVN 2041– 86Hình 4.65 biểu diễn mối ghép bằng chốt cho hai chi tiết, trong đóngười ta phải chọn 2 kiểu lắp khác nhau cho 2 lỗ để dễ tháo chốt.

156/188

157/188

Ghép bằng đinh tánGhép bằng đinh tán

Mối ghép đinh tán là mối ghép không tháo được.Có ba loại mối ghép đinh tán.– Mốighép kín dùng cho các thùng chứa, nối hơi có áp suất thấp.– Mối ghép chắc: dùng đểghép các thanh kim loại với nhau như các dàn cầu, dàn máy.– Mối ghép chắc kín, dùngtrong các kết cấu đòi hỏi vừa chắc lại vừa kín như nồi hơi có áp suất cao.

Các loại đinh tán

Đinh tán là chi tiết hình trụ, có mũ ở một đầu. Đinh tán được phân loại theo hình dạngcủa mũ đinh. Có 3 loại chính như sau: (Hình 4.67).* Đinh tán mũ chỏm cầu (Hình4.67a)* Đinh tán mũ nửa chìm (Hình 4.67b)* Đinh tán mũ chìm (Hình 4.67c)Kí hiệuquy ước của đinh tán gồm: Tên gọi loại đinh tán, đường kính d, chiêu dài l, và số hiệuchuẩn.Ví dụ:+ Đinh tán mũ chìm 6 x 20 TCVN 290 – 86+ Đinh tán mũ chỏm cầu ghépchắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86+ Đinh tán mũ nửa chìm ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220– 86Vẽ mối ghép đinh tán cho các loại đinh tán như trên hình 4.68 a, b, c, d Hình 4.68a: Đinh tán mũ chỏm cầu, mối tán chỏm cầu.Hình 4.68 b: Đinh tán mũ chìm, mối tánchỏm cầu.Hình 4.68 c: Đinh tán mũ chìm, mối tán chìm.Hình 4.63 d: Đinh tán mũ nửachìm, mối tán chìm

158/188

159/188

Vẽ quy ước mối ghép đinh tán

TCVN 4179 – 85 quy định cách vẽ đinh tán theo quy ước như trong bảng 4.69+ Nếumối ghép có nhiều chi tiết cùng loại thì cho phép biểu diễn đơn giản một vài chi tiết,các chi tiết khác còn lại chỉ cần ghi vị trí bằng các đường trục, đường tâm (Hình 4.70).+Nếu mối ghép có nhiều nhóm chi tiết khác nhau (về chủng loại, kích thước) thì cho phépdùng kí hiệu quy ước để phân biệt các nhóm hoặc chỉ cần ghi số vị trí cho một đinh táncủa mỗi nhóm (Hình 4.71)Dưới đây là một vài ví dụ về biểu diễn mối ghép đinh tán

160/188

161/188

Ghép bằng hànGhép bằng hàn

Khái niệm chung

Hàn là quá trình ghép các chi tiết bằng phương pháp làm nóng chảy cục bộ để dính kếtcác chi tiết lại với nhau. Mối ghép hàn là mối ghép không tháo được.Trong sản xuấtcông nghiệp thường dùng phương pháp hàn hồ quang (hàn điện), hàn hơi và hàn tiếpxúc. Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp hàn thiếc, hàn bằng một số chất kếtdính đặc biệt vv...Căn cứ vào cách ghép các chi tiết người ta phân loại các loại mối hànsau:

Mối hàn ghép đối đỉnh: Ký hiệu là Đ

Trong đó:

162/188

Đ2: Không vát mép cả hai phía của hai chi tiết ghépĐ6: Vát mép một phía của một chitiết ghépĐ11: Vát mép cả hai mặt của một chi tiết ghépĐ13: Vát mép một mặt cho cảhai chi tiết ghép

Mối hàn ghép chữ T: Ký hiệu là T

Trong đó:

T1: Hàn một phía, không vát mépT3: Hàn hai phía, không vát mép.T6: Hàn một phía,vát mép một mặt cho một chi tiết ghépT9: Hàn hai phía, vát mép cả hai mặt cho một chitiết ghép

Mối hàn ghép góc: Kí hiệu G

Trong đó:

G2: Hàn một phía, không vát mép.G6: Hàn một phía, vát mép một mặt cho một chi tiếtghép.G7: Hàn hai phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghép.G8: Hàn hai phía, vátmép cả hai mặt cho một chi tiết ghép.

163/188

Mối hàn ghép chập

Trong đó:

C1: Hàn một phía, không vát mép.C2: Hàn hai phía, không vát mép.

Biểu diễn quy ước mối hàn

Không phân biệt phương pháp hàn, các mối hàn được biểu diễn trên hình vẽ như sau:+Mối hàn thấy: vẽ bằng nét liền đậm (Hình 4.78a).+ Mối hàn khuất: vẽ bằng nét đứt (Hình4.78a).+ Điểm hàn riêng biệt thấy: vẽ dấu "+" (Hình 4.78b); điểm hàn khuất: không vẽ.+Trên hình biểu diễn mặt cắt mối hàn nhiều lớp, cho phép vẽ đường bao của từng lớpbằng nét liền đậm và dùng chữ hoa để kí hiệu cho từng lớp đó. Các đường bao thuộc chitiết hàn nằm trong đường bao của lớp hàn được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 4.79).

164/188

Kí hiệu mối hàn

A. Các kí hiệu quy ước của mối hàn

Các kí hiệu quy ước của mối hàn được ghi trên giá nằm ngang nếu là mối hàn thấy, ghidưới giá nằm ngang nếu là mối hàn khuất. Giá nằm ngang này được nối với đường dẫncó mũi tên một phía chỉ vào vị trí mối hàn (Hình 4.80).

B. Vị trí các kí hiệu được ghi theo thứ tự như sau

Tiêu chuẩn mối hàn (Ví dụ; TCVN 1091 – 75)Kí hiệu kiểu mối hàn (Ví dụ: G6; C2...)Kíhiệu và chiều cao tiết diện mối hàn(Ví dụ: 5)Kích thước chiều dài đoạn hàn, dấu / (Hoặcchữ Z) cho mối hàn dứt quãng.Kích thước đường kính đối với mối hàn điểm.Kích thướcchiều rộng mối hàn đối với mối hàn đường.Ví dụ: 50/100; 100 Z 200; ( Ø4. ..* 5 : Dấuhiệu phụ (Ví dụ: là hàn theo đường bao hở)* 6 : Dấu hiệu phụ của mối hàn theo đườngbao kín hay của mối hàn khi lắp.

165/188

C. Dấu hiệu phụ

Các dấu hiệu phụ được vẽ bằng nét liền mảnh và có chiều cao bằng chiều cao chữ sốcủa kí hiệu mối hàn.Các dấu hiệu phụ được trình bày trong bảng 4.81

Một số ví dụ về đọc kí hiệu mối hàn

* Đọc kí hiệu:

166/188

Mối hàn ghép chập, không vát mép, hàn một phía, hàn đứt quãng theo đường bao hở.Cạnh mối hàn 5 mm, chiều dài đoạn hàn bằng 100mm, bước hàn bằng 200mm, hàn hồquang điện bằng tay.* Đọc kí hiệu:

Mối hàn ghép chữ T, không vát mép, hàn hai phía, hàn đứt quãng so le theo đườngbao kín, cạnh mối hàn bằng 6mm, chiều dài đoạn hàn 50mm, bước hàn 100mm, hàn hồquang điện bằng tay

167/188

Ghép bằng thenGhép bằng then

Ghép bằng then là mối ghép tháo được để truyền chuyển động từ trục qua bánh răng,bánh đai... và ngược lại. Then là chi tiết tiêu chuẩn được chọn theo đường kính trụchoặc đường kính lỗ của chi tiết bị ghép.Ký hiệu của then gồm có bề rộng b, chiều cao h,chiều dài l của then và số hiệu tiêu chuẩn qui định then (b × h × l). Thường dùng baloại then: Then bằng, then vát và then bán nguyệt (Hình 4.48)

Then bằng

Then bằng được dùng khi cơ cấu chịu tải trọng nhỏ. Có hai loại then bằng là then bằngđầu tròn A và then bằng đầu vuông B. Khi lắp then bằng hai mặt bên của then tiếp xúcvới rãnh then là các mặt làm việc của then. Các kích thước của then bằng được qui địnhtrong TCVN 4216.66 (Xem bảng 4.53). Ví dụ về cách ghi kí hiệu then:+ Kiểu A đầutròn Then bằng 20 x 12 x110 TCVN 2261 – 77Vẽ quy ước mối ghép then bằng như trênhình 4.49b.

Ghi chú: Chiều dài then phải được chọn theo dãy sau: 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 25;28; 32; 36; 40; 45; 56; 63; 70; 80; 100; 110; 125; 140; 160; 180; 200; 220; 250; 280;320

168/188

169/188

170/188

Then vát

Theo vát được dùng khí cơ cấu chịu tải trọng lớn. Khi lắp, then vát được đóng chặtvào rãnh của trục và lỗ như một cái nêm. Mặt làm việc là mặt trên và mặt dưới củathen. Có ba kiểu then vát: then vát đầu tròn (kiểu A) then vát đầuvuông (kiểu B) then vát có mấu. Then vát có độ dốc bằng 1: 100.Kích thước mặt cắt then vát và qui định trong TCVN 4214– 86 (Bảng 4.54). Ví dụ kíhiệu quy ước của then vát kiểu B vuông: Then vát B 18 x 11 x 100 TCVN 4214 – 86Vẽ quy ước mối ghép then vát như trên hình 4.51.

Ghi chú: Chiều dài phải được chọn theo dãy số6;8;10;12;14;16;18;20;25;28;32;36;40;45;56;63;70;80;100;110;125;140;160;180;200;220;250;280;320

171/188

172/188

173/188

Then bán nguyệt

Then bán nguyệt dùng khi cơ cấu chịu tại trong tương đối nhỏ.Then bán nguyệt có ưuđiểm là tự động điều chính vị trí. Cũng như then bằng mặt làm việc của then bán nguyệtlà hai mặt bên.Kích thước mặt cắt và rãnh của then bán nguyệt được qui định trongTCVN 4217– 86.(Bảng 4.55). Vẽ quy ước mối ghép then vát như trên hình 4.52b.– Vídụ về cách ghi kí hiệu quy ước then bán nguyệt có chiều rộng b = 6mm, chiều cao h =10mm như sau: Then bán nguyệt 6 x 10 TCVN 4217 – 86

174/188

175/188

176/188

Ghép bằng then hoaGhép bằng then hoa

Phân loại then hoa

Then hoa chia làm ba loại:

– Then hoa thẳng: Prôfin của răng hình chữ nhật (Hình 4. 56 a)– Then hoa thân khai:Prôfin của răng có dạng thân khai (Hình 4. 56 b).– Then hoa tam giác: Prôfin của rănghình tam giác (Hình 4. 56c).

Kí hiệu của của mối ghép then hoa thẳng gồm có

+ Kí hiệu bề mặt định tâm+ Số răng Z+ Đường kính trong d x đường kính ngoài D ×chiều rộng răng b+ Dung sai của mối ghép (nếu cần).

Định tâm then hoa

Có ba cách định tâm như sau:a. Định tâm theo đường kính ngoài D: Mối ghép có độ hởở đường kính trong (Hình 4.57a).b. Định tâm theo đường kính trong d: Mối ghép có độhở ở đường kính ngoài (Hình 4.57b).c. Định tâm theo mặt bên b: Mối ghép có độ hở cảđường kính ngoài và đường kính trong (Hình 4.57c).Một số ví dụ ghi kí hiệu mối ghépthen hoa (Không có dung sai):D6 x 23 x 26 : Trong đó D: định tâm theo đường kínhngoài; Z = 6, d = 23 và D = 26.B 20 x 92 x 102:Trong đó b: định tâm theo mặt bên; Z =20; d = 92 và D = 102

177/188

Vẽ quy ước then hoa

Then hoa có kết cấu phức tạp nên được vẽ quy ước theo TCVN 19– 85.– Đường tròn vàđường sinh của mặt trụ bao đỉnh răng (của trục và lỗ thấy) vẽ bằng nét liền đậm (Hình4. 58).– Trên hình chiếu vuông góc với trục răng, đường tròn và đường sinh của mặt trụbao đáy răng vẽ bằng nét liền mảnh (đường sinh phải vẽ đến đầu mép vát).Đường sinhmặt trụ bao đáy răng trên hình cắt dọc trục của trục và lỗ vẽ bằng nét liền đậm (Hình 4.59)– Trên hình cắt đường tròn của mặt trụ bao đáy răng của trục và lỗ then hoa đều vẽbằng nét liền mảnh (Hình 4.60).– Đường tròn và đường sinh mặt trụ chia then hoa cóprôfin dạng thân khai và tam giác vẽ bằng nét chấm gạch mảnh (Hình 4.61b).– Đườnggiới hạn giữa phần răng then hoa có prôfin đầy đủ và phần răng then hoa có prôfin cạndần vẽ bằng nét liềnmảnh.– Trên hình chiếu vuông góc với trục then thường vẽ vài răngđể biểu diễn prôfin của răng.Không vẽ mép vát của trục và lỗ trên hình chiếu này (Hình4.61 a)

178/188

179/188

Tài liệu tham khảo vẽ kĩ thuậtTài liệu tham khảo

1. Giáo trình Vẽ kỹ thuật - Tác giả Chu Văn Vượng - NXB Đại học Sư phạm - Năm2004 2. Giáo trình Vẽ Kỹ thuật - Tác giả Trần Hữu Quế, Nguyễn Kim Thành - NXBĐại học Sư phạm - Năm 3. Giáo trình Vẽ Kỹ thuật tập 1 và 2 - Tác giả Trần Hữu Quế -NXB Giáo dục - Năm 2002

180/188

1. Giáo trình Vẽ kỹ thuật - Tác giả Chu Văn Vượng - NXB Đại học Sư phạm - Năm2004 2. Giáo trình Vẽ Kỹ thuật - Tác giả Trần Hữu Quế, Nguyễn Kim Thành - NXB Đạihọc Sư phạm - Năm 3. Giáo trình Vẽ Kỹ thuật tập 1 và 2 - Tác giả Trần Hữu Quế - NXBGiáo dục - Năm 2002

181/188

1. Giáo trình Vẽ kỹ thuật - Tác giả Chu Văn Vượng - NXB Đại học Sư phạm - Năm2004 2. Giáo trình Vẽ Kỹ thuật - Tác giả Trần Hữu Quế, Nguyễn Kim Thành - NXB Đạihọc Sư phạm - Năm 3. Giáo trình Vẽ Kỹ thuật tập 1 và 2 - Tác giả Trần Hữu Quế - NXBGiáo dục - Năm 2002

182/188

Tham gia đóng góp

Tài liệu: Giáo trình vẽ kĩ thuật

Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://voer.edu.vn/c/e76d51a8

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/b835fa75

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/a40fded6

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/64dbfb9a

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/fbfa6451

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/5ccc1b1f

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các khái niệm về ghi kích thước

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/7da8d520

183/188

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Dựng đường thẳng song song

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/3d526ba5

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Dựng đường thẳng vuông góc

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/dd6af344

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Chia đều một đường thẳng và một đường tròn

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/da3b838e

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Vẽ độ dốc và độ côn

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/7750889a

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Vẽ nối tiếp

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/ce1e8a95

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Vẽ các đường cong hình học

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/01039eba

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Hình chiếu thẳng góc

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/4e6d81f6

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

184/188

Module: Hình chiếu trục đo

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/43dca702

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Hình chiếu phối cảnh

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/592f5d43

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Sự hình thành ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/8621ff45

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/5cf7acd6

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các yếu tố của ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/e8f83ec5

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Biểu diễn các mối ghép bằng ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/c76ef537

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Biểu diễn quy ước ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/73d233e5

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Một số loại ren thường gặp

185/188

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/da26c47f

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/1126f68d

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các chi tiết ghép trong mối ghép ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/88bc214a

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/d139adb2

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Ghép bằng chốt

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/3455a083

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Ghép bằng đinh tán

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/9251bb46

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Ghép bằng hàn

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/924478bd

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Ghép bằng then

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

186/188

URL: http://www.voer.edu.vn/m/b9cc50df

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Ghép bằng then hoa

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/8e414c27

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tài liệu tham khảo vẽ kĩ thuật

Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội

URL: http://www.voer.edu.vn/m/0ea9396a

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

187/188

Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam

Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng khoTài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phongphú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trướchết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.

Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thànhmột cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗingày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, họctập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìntác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệukhổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu củađộc giả.

Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của cáctác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng nhưđếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.

Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễdàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảngdạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Kháiniệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phongbởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phongtrào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và đượcchấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.

188/188