BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC ...

16
BẢNG ĐẶC TKĨ THUẬT ĐỀ KIM TRA GIA HC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: HÓA HC - LP 8 THI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT * Lưu ý: - Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. TT Ni dung kiến thc Đơn vị kiến thc Mức độ chun kiến thức, kĩ năng cn kiểm tra, đánh giá 1 Chương 1: Cht, nguyên t, phân tCht - Nguyên t- Nguyên thóa hc. (14 câu) Biết được: - Nhn ra cht tinh khiết và hn hp. - Biết cu to ca nguyên t. - Đọc được tên mt nguyên tkhi biết kí hiu hoá học và ngược li. - So sánh khối lượng ca mt snguyên t. Hiểu được: - Phân biệt được cht này vi cht khác. - Tách cht ra khi hn hp. Knăng: - Xác định slượng các ht trong nguyên t. - Da vào nguyên tkhối đã cho, tính nguyên tử khi ca nguyên tkhác khi biết nguyên tđó nng, nhhơn bao nhiêu lần, cho biết kí hiu hóa hc ca nguyên tđó. Đơn chất - hp cht - phân t(10 câu) Biết được: - Khái niệm đơn chất, hp cht. - Nhận ra đâu là đơn chất, đâu là hợp cht trong mt scông thc cho sn. Hiểu được: - Tính phân tkhi ca mt sphân tđơn chất và hp cht. - Xác định được trng thái vt lý ca mt vài cht cth. Knăng: - Xác định PTK khi biết thành phn cu to phân tử, xác định phần trăm về khối lượng ca mt nguyên t.

Transcript of BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC ...

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 8

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

* Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

TT Nội dung kiến

thức Đơn vị kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

1

Chương 1:

Chất, nguyên

tử, phân tử

Chất - Nguyên tử -

Nguyên tố

hóa học.

(14 câu)

Biết được:

- Nhận ra chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Biết cấu tạo của nguyên tử.

- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.

- So sánh khối lượng của một số nguyên tử.

Hiểu được:

- Phân biệt được chất này với chất khác.

- Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Kỹ năng:

- Xác định số lượng các hạt trong nguyên tử.

- Dựa vào nguyên tử khối đã cho, tính nguyên tử khối của nguyên tử khác khi biết nguyên tử đó

nặng, nhẹ hơn bao nhiêu lần, cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Đơn chất -

hợp chất - phân tử

(10 câu)

Biết được:

- Khái niệm đơn chất, hợp chất.

- Nhận ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất trong một số công thức cho sẵn.

Hiểu được:

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể.

Kỹ năng:

- Xác định PTK khi biết thành phần cấu tạo phân tử, xác định phần trăm về khối lượng của một

nguyên tố.

- Xác định thành phần cấu tạo phân tử khi biết phân tử khối hoặc phần trăm khối lượng nguyên tố.

Công thức

hóa học – Hóa trị

(16 câu)

Biết được:

- Phát biểu được quy tắc hóa trị.

- Nêu ý nghĩa của công thức hóa học.

- Các bước lập công thức hóa học khi biết hóa trị.

- Xác định công thức hóa học đúng/sai.

Hiểu được:

- Viết được công thức hóa học của đơn chất.

- Lập nhanh công thức hóa học khi đã biết hóa trị và tính phân tử khối.

- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi

nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.

Kỹ năng:

- Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị của hai nguyên tố hoặc của một nguyên tố và một nhóm

nguyên tử.

- Tìm nhanh hóa trị của 1 nguyên tố theo công thức hóa học cụ thể.

- Lập nhanh CTHH hợp chất của X và Y khi biết công thức của hợp chất X và hợp chất Y.

- Tìm PTK của hợp chất, NTK của đơn chất dựa vào dữ kiện bài toán là nặng hơn PTK của H¬2,

từ phân tử khối, xác định công thức hóa học.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

* Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

TT Nội dung kiến

thức Đơn vị kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

1

Chương 1:

Các loại hợp

chất vô cơ

Chủ đề oxide

(10 câu)

Biết được:

- Phân loại được các basic oxide, acidic oxide.

- Tính chất hóa học của basic oxide, acidic oxide.

- Ứng dụng, điều chế CaO, SO2.

Hiểu được:

- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế oxide.

- Nêu hiện tượng và viết PTHH của một số hiện tượng liên quan đến oxide.

- Ứng dụng và tác hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.

Kỹ năng:

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxide trong hỗn hợp 2 chất.

- Nhận biết oxide.

- Làm 1 số bài tập tính toán có liên quan đến oxide.

Chủ đề acid

(10 câu)

Biết được:

- Nêu được khái niệm acid.

- Biết tính chất hóa học chung của acid.

- Biết được tính chất vật lý, điều chế của acid H2SO4.

- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

Hiểu được:

- Viết được phương trình hóa học của H2SO4 loãng và đặc.

- Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Kỹ năng:

- Nhận biết được acid H2SO4 và muối sulfate.

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch acid HCl, H2SO4 trong phản ứng.

Chủ đề base

(10 câu)

Biết được:

- Nêu được khái niệm base.

- Biết được tính chất hóa học chung của base.

- Biết được tính chất vật lý, ứng dụng và điều chế NaOH, Ca(OH)2.

Hiểu được:

- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của base.

- Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức tính chất hóa học của bazơ để nhận biết các bazơ.

- Tìm khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng.

Chủ đề muối

(10 câu)

Biết được:

- Nêu được định nghĩa muối, gọi tên và phân loại muối.

- Biết được tính chất hóa học chung của muối.

- Biết được khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.

Hiểu được:

- Viết được các phương trình phản ứng của muối.

- Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

- Vận dụng giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất, học tập hóa

học.

Kỹ năng:

- Bài tập nhận biết tổng hợp acid, base, muối.

- Tính khối lượng hoặc dung dịch muối trong phản ứng.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC -2021-2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

* Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

TT Nội dung

kiến thức Đơn vị kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

1 Chương 1.

Nguyên tử

Thành phần nguyên

tử.

(5 câu)

Biết

− Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm

− Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

− Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

Hiểu:

- Sự tìm ra các loại hạt

- Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố.

- Nguyên tử có cấu tạo phức tạp. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Hạt nhân nguyên tử,

nguyên tố hóa học,

đồng vị.

(10 câu)

Biết :

-Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Trình bày được số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có

trong nguyên tử băng số hiệu nguyên tử.

- Viết được kí hiệu nguyên tử : AZX. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt

proton và số hạt nơtron.

Hiểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

- Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.

Vận dụng được các kiến thức đã học để tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều

đồng vị, tính thành phần % của mỗi đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình.

Cấu tạo vỏ nguyên tử.

Cấu hình e nguyên tử.

(10 câu)

Biết :

- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử

- Phân biệt lớp electron và phân lớp electron

- Các kí hiệu dung để chỉ lớp electron và phân lớp electron

- Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp

Hiểu:

- Số e có trong mỗi lớp, phân lớp.

- Phân bố được số electron của mỗi nguyên tử của nguyên tố hoá học vào các phân lớp, lớp và cấu

hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.

- Trình bày được thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

- Vận dụng kiến thức đã học xác định được tính chất cơ bản của nguyên tố.

- Vận dụng: Tìm số hạt p, n, e khi biết số tổng số hạt của nguyên tử.

Toán Tổng số hạt của ion và hợp chất.

2

Chương 2.

Bảng tuần

hoàn

Bảng tuần hoàn

(5 câu)

Biết:

- Nhận diện ô nguyên tố , chu kì và nhóm trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì,

nhóm)

- Nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron).

- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá

học: kim loại, phi kim, khí hiếm).

Hiểu:

- Từ cấu hình e, biết được vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH và ngược lại.

- Quan sát bảng tuần hoàn rút ra được nhận xét.

Sự biến đổi tuần hoàn

cấu hình e, tính chất

các nguyên tố. Định

luật tuần hoàn.

(10 câu)

Biết

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e các nguyên tố nhóm A

- Sự biến đổi: Tính kim loại, phi kim.

- So sánh, dự đoán được tính chất của các nguyên tố ở cùng chu kì, nhóm hay lân cận vị trí trong

bảng HTTH

Hiểu:

- Mối liên hệ giữa các vị trí của các nguyên tố trong BTH với cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản

của nguyên tố và ngược lại.

-Từ vị trí nguyên tố trong BTH suy ra: Cấu hình e; tính chất hóa học cơ bản; so sánh tính kim loại,

phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.

- Nêu được cấu tạo BTH. Sự biến đổi tuần hoàn, cấu hình e. Tính kim loại, phi kim.

- Sự biến đổi tuần hoàn bk nt, độ âm điện, hóa trị, ĐLTH.

- Sự biến đổi tính chất: độ âm điện, hóa trị, oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng

chu kì.

Vận dụng

Từ cấu hình e suy ra tính chất của các đơn chất, hợp chất

Từ công thức oxit cao nhất tìm hợp chất khí với hidro và ngược lại.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

* Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

TT Nội dung

kiến thức Đơn vị kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

1 Sự điện li

Sự điện li

(8 câu)

- Biết phân loại, nhận biết được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Hiểu nguyên nhân dẫn điện của dung dịch chất điện li

- Viết được phương trình điện li và tính toán.

Axit, bazo và muối

(2 câu)

- Biết được axit (1 nấc, nhiều nấc), bazơ, hidroxit lưỡng tính.

- Biết được muối trung hòa, muối axit.

Sự điện li của nước.

pH. Chất chỉ thị axit-

bazo

(4 câu)

- Hiểu được tích số ion của nước, pH.

- Xác định được môi trường axit – bazơ.

- Tính pH của dung dịch axit, bazơ; dung dịch trộn lẫn giữa axit và bazơ

Phản ứng trao đổi ion

(4 câu)

- Hiểu được bản chất – điều kiện phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

- Biết quan sát, dự đoán, giải thích hiện tượng.

- Viết được phương trình phân tử, ion rút gọn và tính toán.

2 Nito -

Photpho

Nito

(3 câu)

- Hiểu được vị trí nito; cấu hình electron; cấu tạo phân tử, trạng thái nito; Nito khá trơ ở điều kiện

thường, hoạt động hơn ở nhiệt độ cao;

- Biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng Nito.

- Tính chất hóa học Nito: tính oxi hóa (tác dụng kim loại, hidro) và tính khử (tác dụng với oxi).

Amoniac và muối

amoni

(5 câu)

- Biết được tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng của NH3

- Hiểu được tính chất hóa học của NH3 (tính khử và tính bazơ yếu)

- Dự đoán, giải thích, viết phương trình phản ứng về tính chất hóa học.

- Biết được tính chất vật lí, tính chất hóa học muối amoni (phản ứng trao đổi, nhiệt phân) và ứng

dụng.

- Quan sát, dự đoán sản phẩm, viết phương trính phản ứng hóa học liên quan tính chất hóa học muối

amoni.

- Phân biệt được muối amoni và muối khác.

Axit nitric và muối

nitrat

(8 câu)

- Biết được: cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế HNO3.

- Hiểu được:

+ Tính axit mạnh.

+ Tính oxi hóa mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại; một số phi kim; nhiều hợp chất vô cơ – hữu

cơ.

- Dự đoán tính chất hóa học, viết phương trình phản ứng dạng phân tử, ion rút gọn minh họa tính chất

hóa học HNO3 đặc và loãng.

- Biết được tính chất vật lí; tính chất hóa học muối nitrat (như nhiệt phân,…)

- Viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất muối nitrat

- Tính toán lượng chất, tìm công thức sản phẩm khử, kim loại

Photpho

(2 câu)

- Biết được: các dạng thù hình, tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế.

- Biết cấu hình electron P; vị trí trong BTH; tính chất hóa học của P (vừa oxi hóa – vừa khử)

Axit photphoric và

muối photphat

(3 câu)

- Biết được: cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế H3PO4; axit H3PO4 không có tính oxi hóa;

axit trung bình, axit 3 nấc

- Cách nhận biết ion photphat.

Phân bón hóa học

(1 câu)

- Biết nguyên tố dinh dưỡng trong các loại phân bón hóa học: đạm, lân, kali.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 12 – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

* Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

TT Nội dung

kiến thức Đơn vị kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

1 Este – Lipit

Este

(10 câu)

Biết được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử của este, danh pháp (gốc – chức) của este.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch

kiềm (phản ứng xà phòng hóa).

- Ứng dụng của một số este tiêu biểu.

Hiểu được:

- Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi.

- Nguyên nhân gây ra mùi thơm trong một số hoa, quả,…

Kỹ năng:

- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.

- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học của este no, đơn chức.

- Qua phản ứng xà phòng hóa, xác định được công thức este, tính toán được lượng

chất.

Lipit

(6 câu)

Biết và hiểu được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử của chất béo.

- Phân biệt chất béo lỏng , chất béo rắn.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch

kiềm (phản ứng xà phòng hóa). Tính chất của chất béo không no.

- Phản ứng chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn

- Chất béo trong một số thực phẩm: dầu ăn, mỡ động vật

Kĩ năng:

- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học của chất béo.

- Qua phản ứng xà phòng hóa, tính toán được lượng chất béo hoặc xà phòng

- Tầm quan trọng của chất béo đối vơi con người.

2 Cacbohirat

Chủ đề

Cacbohidrat

(10 câu)

Biết được:

- Các loại cacbohidrat đơn giản trong tự nhiên

- Đặc điểm cấu tạo của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

- Tính chất vật lí của các loại cacbohidrat, các loại đường trong tự nhiên như củ, quả,…

Hiểu được:

- Các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và

polisaccarit tiêu biểu.

- Từ cấu tạo của các hợp chất trên, dự đoán tính chất hoá học của chúng.

- Từ các tính chất hoá học khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbonhiđrat.

Kĩ năng:

- Viết CTCT của glucozơ.

- Viết PTHH thủy phân saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ; phản ứng lên men rượu

- Kĩ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh, phân biệt các hợp

chất cacbonhiđrat.

- Giải các bài toán tính toán lượng chất theo PTHH có hiệu suất.

Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất cacbohidrat trong sản xuất và đời sống.

3

Amin,

amino axit

và protein

Amin

(7 câu)

Biết được:

- Cách đọc tên một số amin no, đơn chức mạch hở và C6H5NH2.

Hiểu được:

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và hóa học, ứng dụng amin.

Kĩ năng:

- Viết đồng phân của amin no, đơn chức, mạch hở có tối đa 4C.

- Viết chính xác các PTHH và giải các bài toán.

- Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh

Amino axit

(7 câu)

Biết được:

- Cấu tạo của amino axit

- Tên các amino axit thông dụng, ứng dụng và vai trò của amino axit.

- Tính chất vật lý của amino axit.

Hiểu được:

Tính chất hóa học của amino axit

Kĩ năng:

- Viết được các PTHH của amino axit và giải các bài toán.

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 12 – BAN KHOA HỌC XÃ HỘI

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT Nội dung kiến

thức

Đơn vị

kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

1 Este – chất béo

ESTE

(10 câu)

* Nhận biết

- Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở.

- Công thức cấu tạo của este no, đơn chức, mạch hở.

- Số đồng phân của este no, đơn chức, mạch hở C3H6O2, C4H8O2.

- Danh pháp các este no, đơn chức, mạch hở.

- So sánh nhiệt độ sôi của este với axit và ancol.

- Công thức, tên gọi các este có mùi chuối chín, mùi hoa nhài.

- Phản ứng tổng hợp este từ axit và ancol (phản ứng este hóa)

* Thông hiểu

- Viết sản phẩm khi thủy phân este trong môi trường kiềm, môi trường axit.

- Cho biết tên, cấu tạo của este tạo bởi từ axit và ancol tương ứng.

- Cho biết tên, cấu tạo của axit và ancol tạo ra este tuong ứng.

- Tính chất hóa học của este: phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng thủy phân trong

môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa), phản ứng đặc trưng của fomat (tráng bạc), phản ứng của

este không no (phản ứng làm mất màu dung dịch brom)

* Vận dụng

- Bài tập thủy phân este trong môi trường kiềm.

- Bài tập este hóa và hiệu suất.

CHẤT

BÉO

(7 câu)

* Nhận biết

- Công thức các axit béo (axit panmitic, axit stearic, axit oleic).

- Công thức phân tử tổng quát của chất béo, tristearin, triolein, tripanmitin.

- Tính chất vật lý của chất béo (rắn, lỏng).

- Sản xuất xà phòng từ chất béo.

* Thông hiểu

- Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa).

- Tính chất hóa học của triolein (phản ứng cộng H2, phản ứng cộng dung dịch Br2).

* Vận dụng

- Bài tập thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

- Bài tập hidro hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (tổng hợp bơ nhân tạo).

2 CACBOHIDRAT

Glucozo

Fructozo

Saccarozo

Tinh bột

Xenlulozo

(6 câu)

* Nhận biết

- Khái niệm – phân loại cacbohidrat (monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit).

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

- Tính chất vật lí, ứng dụng của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

* Thông hiểu

- Tính chất hóa học của glucozơ (phản ứng tráng gương, hirdro hóa, lên men, saccarozơ (thủy phân

trong môi trường axit), tinh bột (thủy phân trong môi trường axit, cộng iot), xenlulozơ (tổng hợp

thuốc nổ không khói xenlulozơ nitrat).

* Vận dụng

- Bài tập thủy phân saccarozơ trong môi trường axit.

- Bài tập tráng gương glucozơ.

- Bài tập lên men, hidro hóa glucozơ.

3

AMIN

AMINOAXIT

AMIN

(9 câu)

* Nhận biết

- Khái niệm – thành phần – phân loại amin (theo bậc amin)

- Công thức phân tử tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở.

- Danh pháp gốc chức – cấu tạo của amin (đimetylamin, anilin).

- Trạng thái của các amin (anilin – lỏng), (metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin – khí)

* Thông hiểu

- Số đồng phân amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 của amin no, đơn chức, mạch hở.

- Dùng quỳ tím nhận biết metylamin, anilin, axit axetic.

- Cách sử dụng giấm ăn khử mùi tanh của cá.

- So sanh tính bazơ của các amin và amoniac.

- Tính chất hóa học của metylamin, anilin (khả năng đổi màu quỳ tím, tác dụng với dung dịch brom)

* Vận dụng

- Amin tác dụng với dung dịch HCl

- Đốt cháy amin

AMINO

AXIT

(8 câu)

* Nhận biết

- Khái niệm amino axit (tạp chức, chứa nhóm –NH2 và nhóm –COOH)

- Cấu tạo, danh pháp các amino axit (glyxin, alanin), cấu tạo các amino axit (lysin, axit glutamic,

valin)

* Thông hiểu

- Khả năng phản ứng của HCl với amino axit và amin.

- Khả năng phản ứng của NaOH với amino axit và axit.

- Tính chất hóa học của amino axit (lưỡng tính, khả năng đổi màu quỳ tím của dung dịch amino axit.

* Vận dụng

- Amino axit tác dụng với dung dịch NaOH.

- Amino axit tác dụng với dung dịch HCl.

TTCM