SAÛN XUAÁT - Trung tâm khuyến nông Hà Nội

24
Sản xuất & Thị trường 1 Thời gian qua, miền Bắc nước ta thời tiết khí hậu thường xuyên có biến động thất thường, rét kéo dài kèm theo mưa phùn, thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Theo quy luật trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán, thời tiết rất khắc nghiệt, có nhiều đợt rét đậm, rét hại, mưa rét kéo dài, bên cạnh đó việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong dịp này là rất lớn cũng là những nguy cơ lan truyền mầm bệnh từ vùng này sang vùng khác. Để chủ động bảo vệ sức khỏe đàn gia súc, gia cầm trong dịp tết Nguyên Đán và mùa lễ hội người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật tại cơ sở cần áp dụng một số biện pháp như sau: 1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng Đây là biện pháp đặt lên hàng đầu để nâng cao sức đề kháng cho con vật, chế độ ăn phải đảm bảo đủ cả chất và lượng. Thông thường con vật bị đói, ăn uống không đủ chất lượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh, sức đề kháng yếu. Với trâu, bò, nhất là bò sữa cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh để cho con vật ăn đầy đủ. Chú ý ủ thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn mùa đông cho bò, mặt khác, khi trâu, bò được ăn thức ăn ủ chua còn có tác dụng kích thích cho con vật ngon miệng ăn tốt hơn. Để chủ động thức ăn mùa đông sắp tới ngay từ bây giờ người chăn nuôi cần chú ý chăm bón diện tích trồng cỏ, thu mua các loại cỏ, thân cây ngô, cây họ đậu, rơm tươi, rơm khô sau thu hoạch để ủ dự trữ thức ăn cho trâu, bò bằng phương pháp ủ chua và ủ rơm với ure. Bên cạnh chế độ ăn, cần đảm bảo đủ nước uống cho con vật, nước uống bổ sung một lượng muối nhất định, cần cho con vật uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm. Trong thức ăn hàng ngày nên bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh. Đối với lợn và gia cầm có thể bổ sung trực tiếp vào thức ăn, nước uống một số vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho con vật ăn trực tiếp. Khi sử dụng thức ăn trực tiếp chú ý kiểm tra phát hiện thức ăn có nấm mốc, mùi vị không bình thường cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho con vật ăn. Với thức ăn ủ chua, ủ rơm với Ure phải đảm bảo có mùi vị đặc trưng, không cho con vật ăn thức ăn ủ bị hỏng mốc, có mùi vị khác thường. 2. Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin Đây là biện pháp bắt buộc để tạo miễn dịch chủ động cho con vật. Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan thú y, một số vắc xin cần tiêm ngay tại thời điểm này và đảm bảo tiêm phòng định kỳ như với trâu, bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đàn lợn đảm bảo tiêm phòng các bệnh tai xanh, lở mồm long móng và bốn bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn). Lợn nái tiêm thêm vắc xin leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm vắc xin Ecoli. Với đàn gia cầm đảm bảo tiêm đầy đủ vắc xin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, đàn chó mèo tiêm phòng vác xin dại, Care ... 3. Tăng cường kiểm tra, nâng cấp và vệ sinh chuồng trại Đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển. Trong những ngày này cần chú ý gia cố, che chắn để giữ ấm cho con vật. Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là vệ sinh cơ giới và phun thuốc sát trùng. Vệ sinh cơ giới là quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng, lưu ý khâu này cần được làm thường xuyên hàng ngày. Sau khi vệ sinh cơ giới xong thì phun thuốc sát trùng, một số TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA LỄ HỘI

Transcript of SAÛN XUAÁT - Trung tâm khuyến nông Hà Nội

Sản xuất & Thị trường 1PB Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Thời gian qua, miền Bắc nước ta thời tiết khí hậu thường xuyên có biến động thất thường, rét kéo dài kèm theo mưa phùn, thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Theo quy luật trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán, thời tiết rất khắc nghiệt, có nhiều đợt rét đậm, rét hại, mưa rét kéo dài, bên cạnh đó việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong dịp này là rất lớn cũng là những nguy cơ lan truyền mầm bệnh từ vùng này sang vùng khác.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe đàn gia súc, gia cầm trong dịp tết Nguyên Đán và mùa lễ hội người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật tại cơ sở cần áp dụng một số biện pháp như sau:

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng Đây là biện pháp đặt lên hàng đầu để nâng

cao sức đề kháng cho con vật, chế độ ăn phải đảm bảo đủ cả chất và lượng. Thông thường con vật bị đói, ăn uống không đủ chất lượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh, sức đề kháng yếu. Với trâu, bò, nhất là bò sữa cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh để cho con vật ăn đầy đủ. Chú ý ủ thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn mùa đông cho bò, mặt khác, khi trâu, bò được ăn thức ăn ủ chua còn có tác dụng kích thích cho con vật ngon miệng ăn tốt hơn. Để chủ động thức ăn mùa đông sắp tới ngay từ bây giờ người chăn nuôi cần chú ý chăm bón diện tích trồng cỏ, thu mua các loại cỏ, thân cây ngô, cây họ đậu, rơm tươi, rơm khô sau thu hoạch để ủ dự trữ thức ăn cho trâu, bò bằng phương pháp ủ chua và ủ rơm với ure. Bên cạnh chế độ ăn, cần đảm bảo đủ nước uống cho

con vật, nước uống bổ sung một lượng muối nhất định, cần cho con vật uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm.

Trong thức ăn hàng ngày nên bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh. Đối với lợn và gia cầm có thể bổ sung trực tiếp vào thức ăn, nước uống một số vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho con vật ăn trực tiếp. Khi sử dụng thức ăn trực tiếp chú ý kiểm tra phát hiện thức ăn có nấm mốc, mùi vị không bình thường cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho con vật ăn. Với thức ăn ủ chua, ủ rơm với Ure phải đảm bảo có mùi vị đặc trưng, không cho con vật ăn thức ăn ủ bị hỏng mốc, có mùi vị khác thường.

2. Chủ động phòng bệnh bằng vắc xinĐây là biện pháp bắt buộc để tạo miễn dịch

chủ động cho con vật. Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan thú y, một số vắc xin cần tiêm ngay tại thời điểm này và đảm bảo tiêm phòng định kỳ như với trâu, bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đàn lợn đảm bảo tiêm phòng các bệnh tai xanh, lở mồm long móng và bốn bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn). Lợn nái tiêm thêm vắc xin leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm vắc xin Ecoli. Với đàn gia cầm đảm bảo tiêm đầy đủ vắc xin cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, đàn chó mèo tiêm phòng vác xin dại, Care ...

3. Tăng cường kiểm tra, nâng cấp và vệ sinh chuồng trại

Đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển. Trong những ngày này cần chú ý gia cố, che chắn để giữ ấm cho con vật.

Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là vệ sinh cơ giới và phun thuốc sát trùng. Vệ sinh cơ giới là quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng, lưu ý khâu này cần được làm thường xuyên hàng ngày. Sau khi vệ sinh cơ giới xong thì phun thuốc sát trùng, một số

SAÛN XUAÁTTĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM

TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA LỄ HỘI

Sản xuất & Thị trường 32 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an toàn như Vikol, Halamit, Biocid, Haniodil. Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường công cộng.

Hiện nay, có một số sản phẩm khử mùi hôi trong chuồng có tác dụng rất tốt để xử lý chuồng trại như sản phẩm FarmCleam, sử dụng 50g/10m2, nếu là hố ủ thì sử dụng 50g/m3, cách sử dụng là trực tiếp rắc trên nền chuồng hoặc trực tiếp vào hố ủ.

Những ngày này, cần chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nhất là những ngày có gió mùa đông bắc. Tốt nhất chủ động che chắn chuồng trại cho con vật vào ban đêm vì thời điểm giao mùa này sáng sớm thời tiết thường trở lạnh hoặc có gió mùa đông bắc. Khi có mưa phùn hoặc mưa bão kéo dài, ẩm độ cao cần giữ ấm cho con vật, nhất là đối với con vật non, mới sinh. Với bê nghé non những ngày thời tiết lạnh, có mưa thì cho đi chăn thả muộn, về sớm, trong chuồng nuôi nơi con vật nằm nên có chất độn chuồng bằng rơm khô, cỏ khô để con vật không bị nhiễm lạnh.

4. Tổng tẩy uế môi trườngĐây là biện pháp rất quan trọng nhằm làm

trong sạch môi trường và ngăn chặn mầm bệnh. Hàng năm, chính quyền các địa phương thường phát động khoảng 5 đến 6 đợt tổng tẩy uế môi trường trong đó tập trung vào các nơi công cộng như các chợ, nơi có bán động vật, sản phẩm động vật, nơi có ổ dịch cũ. Tuy nhiên đợt cuối năm và dịp này cần tuyên truyền tốt hơn để người dân làm trên diện tích rộng hơn từ các hộ đến đường làng ngõ xóm, nơi công cộng. Để nâng cao hiệu quả của các loại thuốc sát trùng cần làm tốt khâu vệ sinh cơ giới, những nơi chứa chất thải nên dùng vôi bột để xử lý vừa ngăn chặn mầm bệnh vừa hạn chế người qua lại.

5. Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe cho con vật

Khi thời tiết khí hậu thay đổi cần thường xuyên để ý, kiểm tra, thăm khám cho con vật. Khi phát hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm, biểu hiện mệt mỏi ..), cần

tách con vật nuôi nhốt riêng để theo dõi. Biện pháp làm ngay là giữ ấm cho con vật, cho con vật ăn uống tốt, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng riêng, sau một vài ngày nếu con vật tiến triển tốt trở lại bình thường cho nhập đàn trở lại. Trường hợp thấy con vật có các biểu hiện triệu chứng nặng lên, tiến triển không tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực kịp thời.

6. Vận chuyển vật nuôiThời điểm trước, trong, sau Tết nguyên đán

và mùa lễ hội lượng sản phẩm động vật sử dụng thường tăng khoảng trên 30% so với các tháng trong năm, do vậy việc vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật là rất lớn. Khi có nhu cầu vận chuyển con vật trong thời điểm này cần chú ý theo dõi thông tin về thời tiết để tránh và hạn chế thấp nhất vận chuyển con vật vào những ngày có mưa, gió mùa đông bắc. Chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển cho con vật, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Hiện nay, theo quy định của Luật Thú y (có hiệu lực từ 1/7/2016) thì không phải làm kiểm dịch nội tỉnh nhưng cũng cần chú ý việc xác định nguồn gốc động vật. Khi mới nhập đàn trong thời điểm này với trâu bò ngoài việc tiêm phòng các vắc xin thông thường cần tiêm phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu để phòng một số bệnh như tiên mao trùng, lê dạng trùng, biên trùng. Khi vận chuyển đảm bảo phương tiện vận chuyển tốt, có che chắn và vật dụng đệm lót tốt đồng thời đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức khỏe cho con vật.

7. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Với chính quyền địa phương nên tăng thời lượng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh để huy động cả cộng đồng người dân vào cuộc thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật. Tổ chức tốt các kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để tạo sự đồng thuận cao trong người dân. Với lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ chuyên môn cần thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, hàng ngày kiểm tra, xử lý kịp thời gia súc, gia cầm chết ở các bãi rác thải, nơi công cộng. Tích cực hướng dẫn người dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nêu trên có như vậy sức khỏe đàn gia súc gia cầm sẽ được đảm bảo trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội./.

Nguyễn Ngọc Sơn

Sản xuất & Thị trường 32 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Vừa qua, đoàn cán bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã có buổi tham quan mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao của hộ gia đình chị Đặng Thị Cuối (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng).

Được biết, trong 16 năm xuất khẩu lao động bên Đài Loan, vợ chồng chị Cuối đã được tiếp cận với mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tiên tiến, hiện đại. Nhận thấy đây là hướng đi đúng đắn, sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, tích lũy vốn, vợ chồng anh chị quyết định trở về quê hương lập nghiệp, phát triển mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao.

Bắt đầu xây dựng mô hình từ tháng 6/2017, đến nay, mô hình sản xuất rau của gia đình chị Cuối

có diện tích khoảng 3 ha, kinh phí đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Ngoài 20 nhà kính được trang bị hiện đại với nhiều thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, trồng nhiều loại rau như su hào ăn lá, cải mơ trắng..., anh chị còn trồng thêm măng tây xanh, khoai tây, bắp cải, su hào..., ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm. Đến nay, mô hình đã cho thu hoạch được 3 tháng, sản lượng ước tính 3 tạ rau/ngày, trung bình mỗi tháng cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn và sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc. Hiện tại, gia đình chị Cuối đã kết nối được với nhiều công ty, cơ quan, đơn vị, trường mầm non và người dân trên địa bàn nên đầu ra luôn ổn định.

Đánh giá cao mô hình sản xuất rau của gia đình chị Cuối, Trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội Nguyễn Thị Thoa cho biết, đây là mô hình điển hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn, từ khâu giống, kỹ thuật canh tác đến phòng trừ sâu bệnh. Với lợi thế là địa phương có nhiều tiềm năng đưa công nghệ cao vào sản xuất, hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng và thành phố nói chung./.

Nguyễn Thúy

Vừa qua, UBND thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể “Gà Mía Sơn Tây”.

Gà Mía có nguồn gốc từ xã Đường Lâm – Sơn Tây là giống gà tiến Vua, được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển (QĐ số 88 ngày 27/12/2015).

Năm 2017, tổng đàn gà của các thành viên trong Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà mía Sơn Tây là 90.000 con/năm tăng 28% so với năm 2015. Trong đó, gà bố mẹ sinh sản 65.000 con/năm, tăng 30% so với năm 2015; Gà thương phẩm 25.000 con/năm, tăng 25 % so với năm 2015, xuất bán 180 tấn gà lông/năm tăng 28 % so với năm 2015; doanh thu ước tính 14,4 tỷ đồng/năm, tăng 28 % so với năm 2015; Gà giống 01 ngày tuổi 2-2,2 triệu con/năm, tăng 46 % so với năm 2015, doanh thu ước tính 22 tỷ đồng/năm, tăng 46 % so với năm 2015; Tổng số máy ấp, nở trong toàn Hội là 30 cái, tăng 36% so với năm 2015 công suất 2.5 triệu con/năm. Hoạt động chăn nuôi, ấp nở, thương mại của Hội

thường xuyên giải quyết việc làm cho 85 lao động, tăng 41 % so với năm 2015, có thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng, tăng 12 % so với năm 2015.

Nhằm hướng tới lợi ích chăn nuôi lâu dài và bền vững đối với người chăn nuôi gà Mía tại Sơn Tây, UBND thị xã đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Gà Mía Sơn Tây”. Ngày 08/03/2017, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 13968/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Gà Mía Sơn Tây”. Với nhãn hiệu này, gà Mía Sơn Tây có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu và là cơ hội để người dân địa phương nâng cao thu nhập. Trong thời gian tới, UBND thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân duy trì thực hiện các quy trình sản xuất an toàn để giữ vững nhãn hiệu, đồng thời, tăng cường quảng bá sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa./.

Lưu Phượng

THAM QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

CÔNG BỐ NHÃN HIỆU TẬP THỂ GÀ MÍA SƠN TÂY

Sản xuất & Thị trường 54 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Giống lúa J02 là giống lúa thuần dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản, được Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn. Năm 2017, UBND huyện Ứng Hòa đã triển khai cấy lúa Japonica J02 ở một số xã: Minh Đức, Hoa Sơn, Trường Thịnh, Hòa Phú ….

Qua theo dõi cho thấy: Đây là một trong những bộ giống có chất lượng tốt nhất hiện nay. Giống lúa này có nhiều ưu điểm nổi trội như cứng cây, đẻ nhánh khỏe, chống đổ tốt, chịu rét, chịu thâm canh, bộ lá xanh đậm, khỏe, góc lá đòng hẹp, ngay cả khi đến ngày thu hoạch bộ lá vẫn giữ được màu xanh đặc trưng. Đặc biệt, trong khi các giống lúa lai, lúa thuần khác như, Nhị Ưu 838, BC15, BT7… khi trồng bị bạc lá nặng thì giống J02

lại có khả năng chống chịu sâu bệnh và kháng bạc lá tốt, nhất là vào vụ mùa.

Thời gian sinh trưởng vụ xuân: 145 - 150 ngày, vụ mùa: 115 - 120 ngày, có chiều cao trung bình từ 95 - 105 cm, thích hợp gieo cấy trên chân đất vàn, vàn thấp, đất chủ động nước. Năng suất trung bình từ 65 - 70 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 75 - 80 tạ/ha. Ngoài ra, khi thu hoạch, hạt thóc bầu, ít rụng, tỷ lệ hạt chắc cao, khả năng thích ứng rộng; hạt gạo to, cơm mềm, dẻo, vị đậm, hương thơm nhẹ, ăn ngon.

Nhận thấy đây là bộ giống có nhiều ưu điểm nổi trội, vụ xuân năm 2018, toàn huyện Ứng Hòa đã mở rộng diện tích cấy lúa J02 ở 19/29 xã với quy mô 2.070 ha. Điển hình là các xã: Hòa phú: 323 ha, Quảng Phú Cầu 265,95 ha, Hồng Quang 225 ha, Phù Lưu: 178 ha, Hoa Sơn 151,4 ha… Các xã này đã cấy trên toàn bộ diện tích đất lúa. Các hộ xã viên tham gia cấy lúa J02 được nhận hỗ trợ 100% lượng giống, thuốc BVTV theo diện tích đã đăng ký. Ngoài ra, các hộ còn được tập huấn kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc giống J02. Trạm Khuyến nông huyện cũng tích cực tuyên truyền tới nông dân cấy 1 dảnh/khóm, duy trì ở mật độ 30 - 35 khóm/m2.

UBND huyện đã phát huy tinh thần liên kết 4 nhà để giúp xã viên bao tiêu toàn bộ lúa J02. Đây là hướng đi có hiệu quả góp phần nâng cao giá trị và thu nhập cho người trồng lúa. /.

Vũ Thị Hạnh

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì không nhiều nhưng huyện đã chỉ đạo hoàn thành việc dồn điền đổi thửa 816,3ha; quy hoạch xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Đông Mỹ 12ha và Đại Áng 74ha...

Tại xã Yên Mỹ, khu vực chuyển đổi sang trồng đào của xã có diện tích 3ha đã giao cho 3 hộ làm điểm. Vụ đầu tiên, cây đào phát triển tốt và cho giá trị cao hơn so với các cây trồng khác. Thời gian tới, xã Yên Mỹ dự kiến sẽ nhân rộng diện tích trồng đào từ 8ha đến 10ha. Xã Yên Mỹ có 150ha đất nông nghiệp thuộc vùng bãi, đến nay đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh trồng rau an toàn, cây ăn quả…

ỨNG HÒA MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA J02

HUYỆN THANH TRÌ: HÌNH THÀNH CÁC VÙNG SẢN XUẤTCHUYÊN CANH TẬP TRUNG

Sản xuất & Thị trường 54 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Vừa qua, Trạm Khuyến nông Quốc Oai đã tổ chức trình diễn giàn gieo mạ khay bằng dây chuyền gieo tự động và cấy bằng máy cấy ngồi lái Kubota vụ xuân năm 2018. Đây là chương trình nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học mới cho người nông dân về kỹ thuật vận hành dây chuyền sản xuất mạ khay và cấy máy.

Tham dự buổi trình diễn có đại diện Trung tâm khuyến nông Hà Nội, đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Trạm bảo vệ thực vật và đại diện lãnh đạo, xã viên một số Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Giàn gieo mạy khay tự động với công suất 800 khay/giờ, dây chuyền là một trong những cải tiến công nghệ làm mạ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật đưa máy cấy vào đồng ruộng. Dây chuyền gieo tự động đã giải quyết được một lúc 4 bước trong sản xuất mạ khay đó là: đưa giá thể vào, gieo hạt, tưới nước và phủ mặt.

Máy cấy ngồi lái Kubota là một loại máy cấy tiên tiến có công suất rất lớn, mỗi giờ cấy được 1 mẫu. Thiết kế của tay cấy Kubota đảm bảo mạ được cấy một cách an toàn và chính xác nhằm tận dụng tối đa hiệu quả trên một diện tích trồng trọt.

Ông Nguyễn Quang Thắm – Trưởng phòng kinh tế huyện Quốc Oai cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có 3 máy cấy ngồi lái Kubota, 3 giàn gieo mạ tự động và một số máy cấy 4 hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Thông qua chương trình trình diễn này nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân trên địa bàn huyện được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa, nhằm mục tiêu giải phóng sức lao động, tăng năng suất, giảm chi phí và thời gian sản xuất trên một diện tích đất canh tác. Đồng thời, tạo nên diện mạo mới cho bức tranh sản xuất nông nghiệp của huyện Quốc Oai./.

Lưu Phượng

QUỐC OAI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤTMẠ KHAY, CẤY MÁY

Đi đôi với xây dựng vùng sản xuất tập trung, huyện Thanh Trì đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển các mô hình kinh tế làm tiền đề nhân rộng như: Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu 3,1ha tại xã Vĩnh Quỳnh, từ đó nhân rộng thêm 14 hộ vệ tinh; xây dựng Hợp tác xã chăn nuôi lợn công nghiệp khép kín theo quy trình VietGAP quy mô 6ha tại xã Đại Áng...

Năm 2017, huyện Thanh Trì tiếp tục duy trì ổn định 140ha trồng rau đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn. Bên cạnh đó, huyện đã nhân rộng mô hình trồng rau xanh sử dụng các giống mới, rau chất lượng cao, rau hữu cơ, rau trái vụ theo nhóm hộ sản xuất có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Dù đã hình thành được những vùng sản xuất

chuyên canh tập trung nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Trì vẫn còn gặp khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Để hỗ trợ nông dân, huyện đã chủ động liên hệ và hướng dẫn các xã, Hợp tác xã, hộ sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số Tập đoàn, doanh nghiệp. Đến nay, lượng nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng chiếm khoảng 30% sản lượng rau toàn huyện.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ chức 3 điểm kinh doanh rau an toàn kết hợp với một số nông sản sạch của huyện tại chợ nông thôn, khu chung cư dự kiến đặt tại xã Tân Triều, Khu đô thị Đại Thanh và thị trấn Văn Điển; bố trí vị trí thích hợp để nông dân họp chợ bán buôn rau an toàn cho các xã trọng điểm trồng rau.../.

Nguyễn Văn Thắng

Sản xuất & Thị trường 76 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Nguồn gốc do Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm chọn tạo, được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận, cho phép sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc từ tháng 2/2014.

Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 125 - 130 ngày (vụ xuân), 92 - 95 ngày (vụ thu đông). Dạng cây thân đứng, tán gọn, lá xanh đậm, sinh trưởng khỏe, chống đổ tốt, khả năng thích ứng rộng, nhiễm trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn giống lạc L14. Ra hoa kết quả tập trung, số quả chắc/cây cao (13 - 16 quả), eo quả trung bình, gân quả khá rõ. Khối lượng 100 quả (145 - 152g), tỷ lệ nhân đạt 70 - 73%. Khối lượng 100 hạt (50 - 60g). Vỏ lụa hạt màu cánh sen, hàm lượng dầu cao (53,0%). Năng suất trung bình 33 - 45 tạ/ha (tùy thời vụ). Lạc L27 có năng suất, chất lượng cao nhất trong số các giống lạc đang trồng ở nước ta hiện nay, được nông dân nhiều địa phương ưa chuộng.

Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:Vụ xuân gieo hạt từ 15/1 - 25/2. Vụ thu đông

gieo 25/8 - 15/9.Lượng giống gieo (cho 1ha): 220kg lạc nhân

trong vụ xuân và 200 - 210kg vụ thu đông. Yêu cầu hạt giống phải đảm bảo tỷ lệ nảy mầm từ 85% trở lên.

Chọn chân ruộng đất cát pha/thịt nhẹ, cày bừa/phay tơi nhỏ, thu gom tiêu huỷ sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 20 - 25cm, rãnh luống rộng 30cm.

Gieo 4 hàng hạt dọc mặt luống, mỗi hốc gieo 2 hạt, khoảng cách hốc 18 - 20cm.

Phân bón/ha: Vôi bột 500 - 550kg. Đạm urê 90kg. Lân supe 600 - 650kg. Kaliclorua 175 - 180kg. Phân hữu cơ 15 - 20 tấn hoặc Phân vi sinh Sông Gianh 2 tấn.

Cách bón: Vôi bột bón 50% trước khi rạch hàng, còn lại 50% bón khi vun gốc. Toàn bộ phân hóa học được trộn đều bón lót vào hàng rạch (gieo hạt) sâu 10 - 15cm), Sau đó rải phân hữu cơ/vi sinh, cuối cùng lấp kín phân bằng lớp đất dày 2 - 3cm để hạt giống không tiếp xúc trực tiếp với phân bón.

Nên áp dụng kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, để đạt hiệu quả sản xuất cao. Nên dùng loại nilon có đường kính ống rộng 60cm (cả rãnh), độ dày của nilon 0,007 - 0,01mm (1kg nilon có thể che phủ 100m2 đất).

Chăm sóc với lạc không che phủ nilon:Làm cỏ lần 1 kết hợp xới phá váng khi cây có

2 - 3 lá thật (sau mọc 7 - 10 ngày). Làm cỏ lần 2 kết hợp xới xáo sâu 5 - 6cm sát gốc khi cây có 6 - 7 lá thật (trước cây ra hoa). Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc và bón nốt 50% lượng vôi còn lại sau khi cây hoa rộ 10 - 15 ngày. Nếu thời tiết khô hạn phải tưới nước vào 2 thời kỳ xung yếu của cây là, trước khi cây ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ ra quả vào hạt (tưới ngập 2/3 rãnh luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn).

Phòng trừ sâu bệnh:Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ

nấm Rovral 50WP 0,3g/kg hạt. Dùng Daconil hoặc Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3%, Boocdo phun 2 lần (sau mọc 25 - 30 ngày và sau mọc 45 - 50 ngày) để ngăn ngừa bệnh hại làm rụng lá sớm. Định kỳ kiểm tra tiêu diệt các ổ trứng và sâu non. Có thể trừ sâu khoang, sâu xanh bằng thuốc hóa học Sumicidin, Alphan 5EC.

Thu hoạch và bảo quản: Giống lạc L27 có vỏ quả mỏng và không có tính

ngủ tươi. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra độ chín của lạc để tránh củ bị nảy mầm ngay trên ruộng. Nên thu hoạch vào ngày nắng ráo. Thu lạc thương

GIỚI THIỆU GIỐNG LẠC L27

Sản xuất & Thị trường 76 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Các nhà khoa học của Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu tập tính sinh sống và cho ra sản xuất đại trà hai dòng chim bồ câu Pháp (VN1) nhập nội.

- Dòng chim bồ câu Pháp Titan còn gọi là dòng bồ câu “siêu nặng”, được nhập nội từ Pháp vào Việt Nam tháng 5/1998. Con giống có đặc điểm hình thái chân ngắn, vai nở. Màu sắc lông đa dạng (trắng, đốm, xám, nâu), trong đó, màu xám chiếm 20%, trắng chiếm 12%, nâu 12% và đốm (4%). Chim trống có thân hình dài 19cm, cao 31cm. Chim mái dài 16,5cm, cao 28,5cm. Chim mới nở có khối lượng trung bình 17gram/con, 28 ngày tuổi nặng 647gram, 6 tháng tuổi đạt 677gram, 1 năm tuổi (chim sinh sản) 691gram/con. Chim sinh sản đẻ 12 - 13 chim non/cặp (trống, mái). Khoảng cách trung bình giữa 2 lứa đẻ 40 ngày. Tỷ lệ nở/tổng trứng đạt 66 - 72%. Tỷ lệ nuôi sống đạt 94 - 96%.

- Dòng chim bồ câu Pháp Mimas còn gọi dòng bồ câu “siêu lợi”, nhập nội từ Pháp vào Việt Nam tháng 5/1998. Con giống có đặc điểm hình thái là vai nở, chân ngắn, chân đỏ hồng, lông màu trắng đồng nhất. Chim trống có thân hình dài 18cm, cao 28cm. Chim mái dài 16cm, cao 27cm. Chim mới nở đạt khối lượng trung bình 16gram/con, 28 ngày tuổi nặng 582 - 585gram, 6 tháng tuổi đạt 653gram, 1 năm tuổi (chim sinh sản) 690gram/con. Chim sinh

sản đẻ 16 - 17 chim non/cặp (trống, mái). Khoảng cách trung bình giữa 2 lứa đẻ là 35 - 40 ngày. Tỷ lệ nở/tổng trứng đạt 76 -82%. Tỷ lệ nuôi sống từ 93 - 98%.

- Hướng sử dụng và kỹ thuật chăn nuôi:Chim bồ câu bố mẹ được chọn làm giống

phải đạt các yêu cầu sau: Lanh lợi, khỏe mạnh, lông mượt, lông bụng dày, mỏ xẻ, không có bệnh và không khuyết tật. Con trống to hơn, đầu thô, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp và đã có phản xạ gù mái. Con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Nên chọn mua chim đã được ghép đôi. Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên (nếu không nuôi nhốt). Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều. Thức ăn cho chim nhỏ là gạo xay trộn, chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô hay các hạt khác xay vỡ, có thể trộn thêm cám gà khoảng 20 - 30%.

Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%. Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có thể tăng lên 300ml vào các ngày nắng nóng, ít nhất cũng cần 150ml trong các ngày lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước, vì vậy cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bình uống, máng ăn và chuống trại, để tránh phát sinh lây lan các mầm bệnh./.

TT (Nguồn Báo NNVN)

HAI DÒNG CHIM BỒ CÂU PHÁP NUÔI THÀNH CÔNG Ở NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG

phẩm khi có 80 - 85% số quả/cây đã chín già. Lạc dùng làm giống thì thu hoạch sớm hơn 5 - 7 ngày. Sau thu hoạch phơi lạc dưới nắng nhẹ khi độ ẩm củ lạc còn 10 - 12% (vỏ lụa nhân hạt tróc ra) là đạt yêu cầu.

Phơi lạc giống nhất thiết phải phơi trên dụng

cụ bằng tre nứa (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Khi phơi khô phải để mát sau đó mới cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín. Bảo quản giống nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài./.

TT (Nguồn Báo NNVN)

Sản xuất & Thị trường 98 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

1. Xu thế thời tiết 8 ngày tới:Khoảng ngày 21 khu vực chịu ảnh hưởng của

lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường. Những ngày khác khu vực chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa suy yếu.

2. Dự báo chi tiết các yếu tố khí tượng:Từ ngày 21 - 23: Nhiều mây, có mưa, mưa

nhỏ rải rác trong ngày 21, 22, sau có mưa vài nơi. Gió chuyển hướng đông bắc cấp 2 - 3. Từ đêm ngày 21 trời chuyển rét.

Từ ngày 24 - 25: Đêm và sáng nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi và sương mù nhẹ rải rác, trưa

chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông nam cấp 2 - 3. Đêm và sáng trời rét.

Từ ngày 26 - 28: Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông nam cấp 2 - 3. Đêm và sáng trời rét.

Nhiệt độ trung bình: 18.0 - 19.0oC.Nhiệt độ cao nhất: 24 - 26oC.Nhiệt độ thấp nhất: 13 - 15oC.Lượng mưa phổ biến: 5 - 15 mm.Độ ẩm trung bình: 75 - 80%.Tổng số giờ nắng: 20 - 25 giờ.

NT (Theo Đài KTTV KVĐB Bắc Bộ)

Bộ Nông nghiệp & PTNT vừa ra công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm, ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, trước và sau Tết nguyên đán, điều kiện thời tiết giá lạnh, độ ẩm cao, các hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm tăng cao. Do vậy nguy cơ tiếp tục xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm và khả năng virus cúm A/H7N9 cũng như các chủng virus cúm độc lực cao khác xâm nhiễm vào trong nước là rất cao.

Nhằm hạn chế các ổ dịch cúm gia cầm phát sinh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị lãnh đạo địa phương và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch cúm gia cầm; ngăn ngừa vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT. Trong đó cần chú trọng một số nội dung sau:

Nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Chỉ đạo chính quyền cơ sở, các lực lượng chức năng của địa phương, đặc biệt là bộ đội biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông, y tế phối hợp với lực lượng thú y tổ chức giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các khu vực tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.

Khẩn trương rà soát, quy hoạch cụ thể khu vực buôn bán, giết mổ gia cầm tại các chợ có bán gia cầm sống; tổ chức thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu vực bán gia cầm sau mỗi buổi chợ; xây dựng phương án đóng cửa chợ gia cầm và các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút cúm A/H7N9 tại chợ.

Chỉ đạo chính quyền các cấp chủ động áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo quy định; xây dựng và triển khai kế hoạch chủ động phòng, chống dịch; bố trí lực lượng kiểm soát cố định và cơ động, nhân lực, vật tư, kinh phí nhằm ứng phó kịp thời khi có dịch cúm gia cầm xảy ra, không để dịch lây lan cho người và xảy ra diện rộng.

NHÀ NÔNG & DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

DỰ BÁO THỜI TIẾT 8 NGÀY THÀNH PHỐ HÀ NỘI(TỪ NGÀY 21 ĐẾN NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2018)

TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÚM GIA CẦM

Sản xuất & Thị trường 98 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Trong năm 2017 và tháng 01/2018, một số dịch bệnh nguy hiểm ở động như bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng gia súc và các bệnh động thông thường khác vẫn xuất hiện nhỏ lẻ, rải rác tại một số địa phương.

Để chủ động tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan rộng, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người, bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi để đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp & PTNT phát động “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đạt 1 năm 2018” trên toàn quốc, thời gian thực hiện trong vòng 01 tháng, cho đến hết 31/3/2018.

Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp, các Sở, ngành, đoàn thể của địa phương phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2018” theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nội dung chi tiết và hình thức thực hiện như đã áp dụng trong các lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước đây, cụ thể như sau:

1. Những trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và chuyên môn thú y.

2. Chính quyền địa phương chỉ đạo, bố trí hố

sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý.

3. Tại cửa khẩu biên giới: Cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng và thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu.

4. Chính quyền cấp xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu,..; việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch,...

5. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2018” tại địa phưong; giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính, các Sở ngành của địa phương và ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện.

Đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2018” theo đúng nội dung và thời gian nêu trên, đồng thời bố trí kinh phí thực hiện để bảo đảm hiệu quả của đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng./.

TT (nguồn TTKNQG)

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc tiếp tục chỉ đạo sản xuất trong điều kiện rét đậm, rét hại. Theo đó, để bảo vệ mạ, lúa và các cây trồng khác vụ đông xuân 2017-2018 trong điều kiện rét đậm, rét hại, Cục Trồng trọt đề nghị các Sở Nông nghiệp & PTNT tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:

TRIỂN KHAI THÁNG VỆ SINH, TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ĐỢT 1 NĂM 2018

Cục Thú y tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc lực lượng thú y tại các địa phương, khu vực biên giới phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y Trung ương

tăng cường kiểm soát các hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới,.../.

NT (TH)

NGỪNG GIEO CẤY KHI NHIỆT ĐỘ DƯỚI 150C

Sản xuất & Thị trường 1110 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

1. Đối với cây lúa:- Với diện tích lúa đã gieo sạ ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ hoặc đã cấy ở một số vùng trũng để chạy lũ tiểu mãn, duy trì mực nước trong ruộng 3-5 cm để giữ ấm cho cây; tuyệt đối không bón thúc phân đạm những ngày nhiệt độ xuống dưới 150C. Nếu lúa bị chết phải dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm.

- Chủ động chống rét cho diện tích mạ đã gieo, sử dụng vòm nilon để để tránh rét và ngăn chặn xâm nhập của rầy gây bệnh ngay trên mạ; bón bổ sung tro bếp và duy trì mực nước trên mặt ruộng khoảng 2-3 cm để tăng khả năng chống rét của cây mạ; tuyệt đối không bón đạm để rước mạ. Trước cấy 2-3 ngày có thể phun chế phẩm hỗ trợ sinh trưởng cho mạ như KH hoặc Kali humat, PennacP. Chỉ đạo che phủ nilon hết 100% diện tích mạ.

- Tích cực chỉ đạo các địa phương ngừng gieo mạ và gieo cấy trước lập xuân vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp dưới 150C.

- Chuẩn bị đủ điều kiện (bùn không chua, đất hoặc giá thể, vòm che, vị trí khuất gió) để tranh thủ gieo mạ nền, mạ khay bằng các giống ngắn ngày, đảm bảo cấy kịp thời vụ khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Hướng dẫn nông dân ủ ấm mạ đúng kỹ thuật, ủ chặt để hạn chế ôxy, cân đối chiều dài mầm và rễ; không trộn đạm đơn hoặc phân hỗn hợp chứa hàm lượng NPK cao vào bùn hoặc giá thể gieo mạ, chỉ nên trộn lân Supe để tăng cường ra rễ và chống rét.

- Tiếp tục chủ động các phương án lấy nước và làm đất; quản lý tốt, tránh thất thoát nước; tích nước đầy trên các hệ thống kênh, đảm bảo đủ nước cho gieo cấy, đặc biệt chú ý các vùng gieo sạ tập trung để sẵn sàng gieo cấy khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

- Khuyến cáo nông dân bón lót đủ lân (14-15 kg quy đổi lân supe/sào) và lót sâu, không lót đạm

đơn; trường hợp sử dụng phân NPK chứa lân chậm tan để bón lót trước khi cấy cần bón bổ sung thêm mỗi sào bắc bộ 5-7 kg lân supe.

- Chuẩn bị tốt nhất điều kiện làm đất, vật tư để khẩn trương gieo cấy tập trung theo lịch thời vụ đã xác định ngay khi có đủ nguồn nước và thời tiết thuận lợi.

- Kiểm tra thường xuyên sự xuất hiện của rầy lưng trắng trên ruộng mạ và lúa mới gieo, cấy. Khi xuất hiện rầy lưng trắng trên ruộng mạ, áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ phù hợp như xua đuổi, phun thuốc để hạn chế lan truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam. Trên ruộng lúa mới cấy, kiểm tra mật độ rầy mang virus để có biện pháp chỉ đạo phù hợp theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.

2. Đối với cây rau màu:- Không gieo trồng các cây rau màu khi thời

tiết còn rét đậm.- Với diện tích rau đã trồng, che phủ bằng

vòm nilon hoặc tủ kín gốc bằng xác thực vật; tưới đủ nước hàng ngày, không để ruộng quá khô để hạn chế tác động của rét hại; ngừng bón thúc, đặc biệt là bón thúc phân đạm trong những ngày nhiệt độ thấp.

3. Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm:

- Cần có biện pháp che phủ nilon cho vườn cây giống, đặc biệt ở vùng cao có cường độ gió mạnh, xuất hiện rét đậm, rét hại, tuyết và sương muối.

- Có các biện pháp bảo vệ kịp thời các vườn cây đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh như tủ gốc giữ ấm cho cây bằng vật liệu hữu cơ hoặc màng phủ nilon. Đối với cây con trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể sử dụng túi nilon để bao tán cho cây khi có tuyết hoặc sương muối..../.

NT (Theo Cục Trồng trọt)

Nhu cầu chơi hoa cảnh dịp Tết là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu đã quyết định đầu tư mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng.

Nhận thấy nhu cầu chơi hoa, thưởng ngoạn hoa trong dịp Tết ngày càng tăng cao, từ năm 2017, trên diện tích 3,4 ha, công ty đã quyết định đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính với diện tích 4.400 m2 để trồng các giống hoa lan quý cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận. Với việc

ĐỊA CHỈ XANHPHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HOA LAN ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG HOA DỊP TẾT

Sản xuất & Thị trường 1110 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hiện công ty đã tự chủ được công nghệ nhân cấy phôi, từ cây con giống cho đến phát triển cây thành phẩm. Đầu tư công nghệ cao giúp cho cây sinh trưởng phát triển ổn định, không chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu bên ngoài, cây hoa tươi lâu, bền đẹp được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, trung bình 1.000 m2 nhà kính sẽ cho khoảng 3 vạn sản phẩm hoa thành phẩm. Phát triển mô hình hoa lan công nghệ cao, công ty cũng đã tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 20 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng.

Thị trường hoa Tết đang ngày càng phát triển, nhu cầu chơi hoa, thưởng hoa dịp Tết của người dân cũng ngày càng tăng cao khi đời sống nhân

dân không ngừng được nâng lên. Theo tính toán, thị trường miền Bắc trong dịp Tết cần khoảng hơn 3 triệu gốc hoa Lan các loại. Với hơn 4000 m2 nhà kính, năm nay, Công ty sẽ xuất bán ra thị trường khoảng trên 12 vạn gốc cây hoa lan thành phẩm cho thị trường hoa Tết. Công ty cũng đang đầu tư xây dựng thêm hệ thống nhà kính trên diện tích 9.600 m2 để mở rộng diện tích trồng hoa lan, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tùy từng giống lan, kiểu hoa, màu sắc, mỗi giỏ lan thường có giá vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng. Nếu đem tạo dáng, kết giỏ trong các chậu đẹp, kiểu dáng sang trọng, trung bình mỗi cành hoa có trên 13 bông, giá bán của mỗi chậu lan trong dịp Tết thường từ 500.000- 1.000.000 đồng. Mỗi năm thu nhập từ hoa cũng cho công ty doanh thu hàng tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu

Đại diện: Ông Ngô Minh Trưởng - Giám đốcĐại chỉ: xã Phương Đình, huyện Đan Phượng,

Thành phố Hà NộiĐT: 02432.505171

Thanh Tuyền

CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁPTHS. NGUYỄN NGỌC SƠN - CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THÚ Y HÀ NỘI

Câu hỏi: Ăn trứng gà, vịt mắc bệnh Cúm A/H7N9 thì có bị nhiễm bệnh sang người không? Biện pháp phòng bệnh như thế nào?

Trả lời:

Như đã biết, nguồn nhiễm bệnh được ghi nhận là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thịt gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc từ môi trường nhiễm bệnh (lồng chim, chuồng trại nuôi nhốt chim, gia cầm). Các chuyên gia đã tìm thấy vi-rút này trên vịt, gà, chim bồ câu và trong môi trường xung quanh tại các chợ gia cầm ở gần nơi những ca bị bệnh được báo cáo. Do vây, tuyệt đối không nên ăn trứng chưa nấu chín (luộc chưa chín, hoặc trứng chiên ốp-la).

Vi-rút cúm H7N9 không lây truyền qua thực

phẩm được nấu chín vì vi-rút cúm sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70°C, do đó có thể ăn thịt và trứng đã được nấu chín toàn bộ từ trong ra ngoài (nấu chín chứ không phải “tái chín”).

Biện pháp phòng bệnh:

Tuyệt đối không nên ăn trứng chưa nấu chín (luộc chưa chín, hoặc trứng chiên ốp-la)

Khi đi đến chợ gia súc, gia cầm, tránh tiếp xúc trực tiếp với gia súc gia cầm, cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với vật dụng chứa gia súc, gia cầm (nên mang găng tay) và rửa tay sau đó.

Gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc chết phải được tiêu hủy và báo cáo với cơ quan thú y tại chỗ. Tuyệt đối không chế biến rồi ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh hay đã chết./.

Sản xuất & Thị trường 1312 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân huyện Chương Mỹ đã tìm cho mình hướng đi đúng đắn phù hợp với đồng đất tại địa phương. Gia đình anh Phùng Văn Điển (thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) là điển hình tiêu biểu với mô hình trồng bưởi Diễn cho thu nhập cao.

Với thế mạnh là vùng đất đồi gò thích hợp với phát triển cây ăn quả, bưởi Diễn được coi là nông sản tiêu biểu được huyện Chương Mỹ lựa chọn nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Từ năm 2006, anh Điển bắt đầu triển khai mô hình trồng bưởi Diễn tại xứ đồng Bưởi, thôn Núi Bé theo dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Được huyện hỗ trợ về giống cây trồng, anh Điển chịu khó đi học hỏi các vườn lớn và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, những năm đầu tiên vườn bưởi nhà anh Điển mất mùa, cây không có quả. Đó cũng là tình trạng chung của nhiều hộ gia đình trồng bưởi tại thôn Núi Bé lúc bấy giờ. Đầu tư nhiều lại không có thu, nhiều nông dân chán nản và bỏ cuộc. Trước tình hình đó, anh Điển không hề nản lòng. Với niềm tin mãnh liệt vào mô hình trồng bưởi Diễn, anh đã thầu lại diện tích đất của một số hộ khác để mở rộng quy mô lên 0,7 ha với 400 gốc bưởi.

Trời không phụ lòng người, sau những năm thất thu, hai năm trở lại đây, vườn bưởi nhà anh Điển bắt đầu sai quả. Năm 2016, 400 gốc bưởi cho thu hoạch trên 10.000 quả.

Năm 2017 vườn bưởi nhà anh Điển được chọn tham gia mô hình thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật canh tác trên cây bưởi Diễn do Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai. Đây là một trong những mô hình tiên phong áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới thụ phấn chéo bổ sung nhằm tăng tỷ lệ đậu quả và thâm canh tổng hợp cho cây bưởi Diễn tại xã Nam Phương Tiến. Tham gia mô hình anh Điển được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật về cách chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bưởi giai đoạn phân hóa mầm hoa; cách thụ phấn bổ sung cho cây bưởi Diễn; hướng dẫn vệ sinh vườn sạch sẽ; thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong vườn, giữ ẩm cho cây.

Nhờ mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng VietGAP, vườn bưởi nhà anh Điển có độ

đồng đều cao. Mẫu mã quả bưởi Diễn vàng sáng, bóng, mịn. Chất lượng quả nâng cao rõ rệt, độ ngọt đạt từ 15-17%. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả đã khắc phục thành công hiện tượng mất mùa bưởi Diễn tại vùng đồi gò huyện Chương Mỹ.

Năm 2017, với 400 gốc bưởi Diễn 11 năm tuổi, anh Điển thu được khoảng 30.000 quả. Với giá bán tại vườn từ 23.000-25.000 đồng/quả, sau khi trừ chi phí, anh Điển thu lãi vài trăm triệu đồng. Kết quả đạt được là phần thưởng xứng đáng cho sự chịu khó, cần cù, ham học hỏi để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Năm 2017, để lựa chọn ra các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Chương Mỹ, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức hội thi bình chọn vườn bưởi tiêu biểu và kết nối tiêu thụ nông sản an toàn. Hội đồng đã bình chọn và tiến hành chấm điểm hơn 100 vườn bưởi trên địa bàn huyện Chương Mỹ và lựa chọn 8 vườn bưởi của 8 hộ nông dân vào vòng chung kết. Kết quả vườn bưởi nhà anh Điển đạt giải nhất và được chọn là sản phẩm tiêu biểu của huyện. Đây là cơ hội giúp anh Điển giới thiệu, quảng bá sản phẩm bưởi Diễn để kết nối tiêu thụ với các doanh nghiệp.

Anh Điển chia sẻ: “Năm nay vườn bưởi nhà tôi đã được 11 năm tuổi. Chất lượng quả ngọt nên tôi bán được giá từ 23.000-25.000 đồng/quả. Đây được xem là mức giá cao nhất tại khu vực xứ đồng Bưởi với khoảng 50 ha bưởi Diễn bạt ngàn. Đến thời điểm tháng 1 dương lịch, vườn bưởi nhà tôi đã thu hoạch xong và bán hết. Sau khi đạt giải nhất hội thi bình chọn vườn bưởi tiêu biểu, vườn bưởi của tôi được nhiều người biết đến hơn. Đã có nhiều khách hàng liên hệ nhưng vườn không còn quả để bán. Sau nhiều năm thất thu năm 2017 là năm tôi thu hoạch được nhiều nhất. Tôi hi vọng năm sau cũng được mùa như năm nay”.

Thành công của gia đình anh Điển là kết quả của đề án quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng của huyện Chương Mỹ. Mô hình trồng bưởi Diễn sẽ tiếp tục là thế mạnh để huyện nhân rộng trong những năm tiếp theo./.

Nguyễn Thúy

GƯƠNG SẢN XUẤT ĐIỂN HÌNH

THU NHẬP CAO TỪ MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI DIỄN

Sản xuất & Thị trường 1312 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Đối với mặt hàng lương thực: Tết đến gần, thị trường lương thực nhìn chung đã có nhiều biến động, đặc biệt là ở mặt hàng gạo nếp (các loại) và một số mặt hàng gạo đặc sản đã tăng nhẹ khoảng 2.000 – 3.000đ/kg (tùy loại) so với ngày thường. Gạo Xi dẻo, khang dân giá bán ổn định ở mức từ 12.000 – 14.000đ/kg, Gạo tám Điện Biên giá từ 17.000 – 19.000 đ/kg, gạo tám Thái giá từ 18.000 – 20.000 đ/kg, gạo nếp cái hoa vàng dao động từ 27.000 đ/kg - 30.000 đ/kg; đậu xanh có vỏ giá tăng nhẹ lên mức từ 45.000 – 48.000đ/kg, đậu xanh tách vỏ có giá từ 55.000 – 60.000 đ/kg, tăng khoảng 5.000 đ/kg so với ngày thường; lạc nhân 50.000 - 55.000 đ/kg...

Đối với các mặt hàng thực phẩm: Phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân tăng cao trong những ngày tết nên trong tuần qua, giá lợi hơi xuất chuồng tại các huyện ngoại thành Hà Nội tiếp đã tăng nhẹ khoảng 2.000 – 3.000 đ/kg, giá bán hiện dao động ở mức từ 34.000 – 36.000 đ/kg; bên cạnh đó giá bán lẻ của mặt hàng này tại các chợ cũng đồng loạt tăng. Thịt lợn ba chỉ có giá từ 75.000 – 85.000 đ/kg, thịt lợn mông sấn giá từ 70.000 - 75.000 đ/kg; Thịt bò giá bán dao động ở mức từ 250.000 - 300.000 đ/kg; đặc biệt là mặt hàng gà ta hơi giá bán cũng tăng cao lên mức từ 130.000 - 150.000 đ/kg, vịt hơi giá ổn định ở mức từ 40.000 - 45.000 đ/kg; Bên cạnh đó giá bán các mặt hàng thủy, hải sản dao động như sau: Cá trắm (loại 2kg trở lên) có giá từ 75.000 – 80.000 đ/kg, cá chép (loại 2 kg trở lên) giá từ 75.000 - 80.000

đ/kg, tôm đồng có giá từ 180.000 - 220.000 đ/kg; ngao 18.000 - 20.000 đ/kg.

Đối với các mặt hàng rau, củ, quả: Với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các loại rau trồng vụ đông phát triển, vì thế nguồn cung rau xanh trong những ngày này được đảm bảo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân, trên thị trường giá một số mặt hàng rau, củ, quả cũng tăng nhẹ. Rau cải ngọt, cải chíp có giá dao động từ 16.000 – 20.000 đ/kg, bắp cải giá 9.000 – 12.000 đ/kg, su hào có giá 4.000 – 6.000 đ/củ, cà chua giá dao động từ 18.000 - 20.000 đ/kg, cà rốt giá từ 20.000 – 25.000 đ/kg, tăng so với tuần trước khoảng 2.000đ/kg, súp lơ giá từ 11.000 – 12.000đ/cây, rau cần giá 5.000 – 6.000đ/mớ. Đặc biệt do tâm lý tiêu dùng và nhu cầu cúng, lễ dịp đầu năm nên giá bán các mặt hàng trái cây đều đồng loat tăng cao. Cam Cao Phong giá từ 45.000 – 50.000đ/kg, Vú sữa giá 60.000 – 70.000 đ/kg, xoài cát chu có giá từ 45.000 – 55.000 đ/kg, cam đường Canh giá 50.000 – 65.000 đ/kg...

Về vật tư nông nghiệp: Nhu cầu sử dụng phân bón phục vụ cho sản xuất vụ xuân tăng cao song nhiều đại lý phân bón đã đảm bảo được nguồn cung nên thị trường phân bón hiện nay đang duy trì ổn định. Đạm urê ngoại có giá từ 8.500 – 8.700 đ/kg, NPK Văn Điển 5.10.3 giá bán 4.100 – 4.500 đ/kg, Kali giá 9.000 - 10.500 đ/kg; lân Văn Điển có giá 3.800 đ/kg./.

NB (TH)

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả trong tháng 1 năm 2018 ước đạt 321 triệu USD, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn là 4 thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu của Việt Nam. Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (69,3%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (56,3%) và Trung Quốc (52,4%). Cũng trong tháng 1 năm 2018, ước giá trị nhập khẩu các mặt hàng rau quả đạt 152 triệu USD, tăng 57,1% so với cùng

kỳ năm 2017; trong đó, mặt hàng rau ước đạt 34 triệu USD, mặt hàng quả ước đạt 116 triệu USD.

Năm 2018, dự báo nhu cầu rau quả thế giới sẽ tăng hơn 15%. Tiếp tục tận dụng được cơ hội này, nhiều doanh nghiệp đã tập trung xây dựng vùng chuyên canh dựa trên những loại trái cây chủ lực, đặc sản vùng và thế mạnh miền, tiếp tục mở rộng diện tích rau sạch đồng thời mạnh tay đầu tư cho chế biến. Nhiều chuyên gia dự báo, xuất khẩu rau quả năm 2018 có thể đạt 5 tỷ USD./.

TT (Nguồn Vinanet)

XUẤT KHẨU RAU QUẢ TĂNG MẠNH TRONG THÁNG 1/2018

Sản xuất & Thị trường 1514 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)

TT Mặt hàng và quy cách Loại

Chợ Yên -Mê Linh

Chợ Hà Đông

Chợ Nghệ-

Sơn Tây

Chợ Vân

Đình-Ứng Hoà

Chợ Phùng

Đan Phượng

Chợ Vồi-

Thường Tín

Chợ Cầu

Diễn-Từ

Liêm

Chợ Ngọc Lâm- Long Biên

Chợ Tó-Đông Anh

Chợ Tả Thanh Oai -

Thanh Trì

1 Lúa Khang Dân loại 1 6.500 6.800 6.500 7. 000 8.000 7.000 7.000 9.000 7.000 7.000

2 Gạo Khang Dân loại 1 10.000 12.500 10.000 12.500 11.500 11.000 13.000 11.000 12.000

3 Gạo bắc thơm loại 1 13.000 15.500 15.000 16.000 16.000 15.500 14.500 18.000 15.000 16.000

4 Gạo Xi dẻo loại 1 12.000 13.000 12.500 12.500 15.000 13.000 12.000 13.000 12.500 13.000

5 Gạo Điện Biên loại 1 15.000 17.500 16.500 16.000 16.500 16.000 19.000 17.000 17.000

6 Gạo Hải Hậu loại 1 18.000 17.500 16.000 16.500 17.000 16.000 14.000 16.000 16.000

7 Gạo tám Thái loại 1 20.000 18.500 18.000 17.000 22.000 19.500 17.000 18.500 19.000 19.000

8 Gạo nếp cái hoa vàng loại 1 25.000 27.000 27.000 26.000 27.500 27.000 27.000 30.000 30.000 28.000

9 Gạo nếp cẩm loại 1 38.000 30.000 27.000 30.000 33.000 32.000 35.000 32.000 35.000

10 Đậu tương loại 1 25.000 25.000 23.000 25.000 35.000 21.000 22.000 26.000

11 Đậu xanh có vỏ loại 1 42.000 46.000 45.000 45.000 52.000 45.000 45.000 45.000 44.000 52.000

12 Lạc nhân loại 1 40.000 48.000 48.000 50.000 50.000 55.000 55.000 50.000 48.000 55.000

13 Đậu đen loại 1 42.000 53.000 40.000 40.000 50.000 42.000 55.000 42.000 50.000

14 Đạm urê ngoại loại 1 7.200 8.500 8.500 8.700 9.000 8.000 9.000 10.000 9.000 9.000

15NPK 5.10.3 Văn

Điển (giá tại Đlý)

loại 1 4.000 5.500 5.000 4.100 4.000 5.000 4.000 5.500 4.500 4.500

16 Kali loại 1 7.800 9.000 9.000 10.500 9.000 9.000 9.000 12.000 10.000 10.000

17 Lân Văn Điển loại 1 3.000 5.000 4.000 3.800 4.000 3.800 3.500 4.500 4.000 4.000

Ngày 13 tháng 02 năm 2018

Sản xuất & Thị trường 1514 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 13 tháng 02 năm 2018

TT Mặt hàng và quy cách Loại

Chợ Yên -Mê Linh

Chợ Hà Đông

Chợ Nghệ-

Sơn Tây

Chợ Vân

Đình-Ứng Hoà

Chợ Phùng

Đan Phượng

Chợ Vồi-

Thường Tín

Chợ Cầu

Diễn-Từ

Liêm

Chợ Ngọc Lâm- Long Biên

Chợ Tó-Đông Anh

Chợ Tả Thanh Oai -

Thanh Trì

1 Thịt lợn hơi (lợn siêu nạc) loại 1 33.000 34.000 34.000 35.000 34.000 33.000 34.000 34.000 35.000

2 Thịt lợn mông sấn loại 1 60.000 80.000 55.000 70.000 70.000 60.000 85.000 80.000 66.000 70.000

3 Thịt lợn nạc thăn loại 1 70.000 80.000 65.000 90.000 80.000 75.000 95.000 85.000 70.000 80.000

4 Thịt lợn ba chỉ loại 1 70.000 75.000 70.000 90.000 75.000 70.000 90.000 80.000 68.000 80.000

5 Thịt bò thăn loại 1 240.000 300.000 250.000 270.000 280.000 240.000 300.000 280.000 230.000 260.000

6 Thịt bò mông loại 1 220.000 280.000 240.000 260.000 250.000 220.000 280.000 270.000 240.000 230.000

7 Gà ta hơi loại 1 100.000 140.000 125.000 130.000 120.000 115.000 140.000 135.000 110.000 130.000

8 Gà ta nguyên con làm sẵn loại 1 120.000 170.000 140.000 165.000 160.000 170.000 170.000 160.000 135.000 160.000

9 Gà công nghiệp hơi loại 1 50.000 37.000 50.000 40.000 45.000 45.000

10 Gà CN nguyên con làm sẵn loại 1 65.000 55.000 70.000 65.000 50.000 70.000 70.000 70.000 65.000

11 Vịt hơi loại 1 50.000 45.000 45.000 50.000 40.000 55.000 55.000 55.000

12 Vịt nguyên con làm sẵn loại 1 65.000 68.000 70.000 70.000 85.000 75 .000 75.000 75.000

13 Ngan hơi loại 1 52.000 65.000 52.000 60.000 52.000 52.000 65.000 65.000 55.000 65.000

14 Ngan nguyên con làm sẵn loại 1 62.000 80.000 75.000 80.000 80.000 68.000 95.000 80.000 75.000 85.000

15 Cá chép > 1kg loại 1 65.000 70.000 65.000 60.000 55.000 80.000 70.000 75.000 55.000

16 Cá trắm > 2kg loại 1 70.000 80.000 55.000 60.000 70.000 62.000 85.000 90.000 75.000 65.000

17 Cá quả loại 1 90.000 150.000 150.000 120.000 100.000 150. 000 150.000 100.000 100.000

18 Ngao loại 1 20.000 16.000 16.000 20.000 20.000 15.000 20. 000 20.000 20.000 18.000

19 Tôm sú loại 1 500.000 400.000 500.000 550.000 400.000 400.000 350.000 400.000

20 Tôm đồng loại 1 170.000 220.000 220 000 200.000 200.000 180.000 220.000 200.000 250.000 200.000

Sản xuất & Thị trường 1716 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 13 tháng 02 năm 2018

TT Mặt hàng và quy cách Loại

Chợ Yên -Mê Linh

Chợ Hà Đông

Chợ Nghệ-

Sơn Tây

Chợ Vân

Đình-Ứng Hoà

Chợ Phùng

Đan Phượng

Chợ Hà Vĩ-

Thường Tín

Chợ Cầu

Diễn-Từ

Liêm

Chợ Ngọc Lâm- Long Biên

Chợ Tó-Đông Anh

Chợ Tả Thanh Oai -

Thanh Trì

1 Cam Canh loại 1 55.000 50.000 55.000 50.000 45.000 60.000 55.000 45.000 60.000

2 Dưa hấu Miền Nam loại 1 15.000 20.000 18.000 18.000 20.000 12.000 20.000 20.000 20.000 17.000

3 Cam Cao Phong loại 1 45.000 40.000 40.000 30.000 45.000 35.000 35.000 40.000

4 Xoài cát chu loại 1 40.000 50.000 40.000 40.000 40.000 35.000 45.000 45.000 45.000 50.000

5 Ổi loại 1 20.000 30.000 25.000 25.000 25.000 20.000 25.000 25.000 25.000 20.000

6 Táo ta loại 1 35.000 35.000 30.000 30.000 40.000 30.000 30.000 35.000

7 Đu đủ loại 1 30.000 40.000 30.000 35.000 30.000 30.000 40.000 35.000 30.000

8 Vú sữa loại 1 70.000 55.000 55.000 55.000 50.000 60.000 55.000 55.000 60.000

9 Hồng xiêm loại 1 40.000 55.000 45.000 40.000 40.000 55.000 45.000 45.000 50.000

10 Thanh long loại 1 35.000 35.000 35.000 40.000 35.000 40.000 40.000 35.000 35.000 45.000

11 Cà chua loại 1 15.000 16.000 18.000 12.000 16.000 10.000 20.000 18.000 20.000 18.000

12 Bí đao loại 1 15.000 20.000 12.000 10.000 25.000 17.000 25.000

13 Khoai tây loại 1 18.000 16.000 14.000 15.000 17.000 10.000 16.000 15.000 15.000 15.000

14 Rau cải ngọt loại 1 9.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000

15 Súp lơ (cây) loại 1 10.000 9.000 8.000 9.000 10.000 9.000 14.000 12.000 9.000 10.000

16 Bắp cải loại 1 12.000 11.000 9.000 9.000 11.000 6.000 10.000 12.000 10.000 8.000

17 Su hào(củ) loại 1 4.000 5.000 4.000 4.000 5.000 4.000 6.000 5.000 5.000 5.000

18 Rau cải xoong (mớ) loại 1 5.000 6.000 5.000 5.000 6.000 5.000 7.000 6.000 6.000

19 Rau cần (mớ) loại 1 5.000 6.000 5.000 5.000 7.000 5.000 5.000 5.500

20 Hoa hồng đỏ (bông) loại 1 8.000 6.000 8.000 8.000 8.000 10.000 12.000 10.000 8.000 6.000

21 Hoa ly hồng (cành) loại 1 50.000 90.000 60.000 60.000 60.000 50.000 90.000 60.000 50.000

22 Hoa cúc vàng(bông) loại 1 4.500 7.000 7.000 8.000 7.000 7.000 8.000 8.000 8.000 7.000

Sản xuất & Thị trường 1716 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

Ngày 13 tháng 02 năm 2018

STT Mặt hàng và quy cách Loại Hà Giang Vĩnh Phúc Hải Dương

1 Thóc tẻ (KD, Q5) loại 1 7.200 7.000 7.000

2 Gạo Xi dẻo loại 1 12.500 12.500 12.000

3 Đậu t ương loại 1 28.000 25.000 25.000

4 Đậu xanh tách vỏ loại 1 60.000 58.000 55.000

5 Lạc nhân loại 1 48.000 48.000 50.000

6 Miến dong loại 1 75.000 70.000 75.000

7 Thịt lợn hơi loại 1 37.000 35.000 34.000

8 Thịt mông sấn loại 1 80.000 80.000 80.000

9 Gà Tam hoàng hơi loại 1 72.000 70.000 72.000

10 Gà ta hơi loại 1 125.000 125.000 120.000

11 Gà Ai cập hơi loại 1 80.000 75.000 75.000

12 Vịt hơi loại 1 50.000 45.000 45.000

13 Thịt bò thăn loại 1 270.000 260.000 270.000

14 Trứng gà ta (quả) loại 1 4.000 3.500 3.500

15 Trứng chim cút (10 quả) loại 1 6.500 6.500 6.500

16 Tôm sú loại 1 500.000 500.000 500.000

17 Cá quả loại 1 110.000 100.000 100.000

(ĐVT: đ/kg)

Sản xuất & Thị trường 1918 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

(ĐVT: đ/kg)Ngày 13 tháng 02 năm 2018

STT Mặt hàng và quy cách Loại Hà Giang Vĩnh Phúc Hải Dương

1 Dưa hấu Miền Nam loại 1 20.000 17.000 18.000

2 Bưởi da xanh loại 1 100.000 90.000 90.000

3 Xoài Thái loại 1 45.000 40.000 40.000

4 Táo TQ loại 1 35.000 30.000 30.000

5 Thanh long loại 1 40.000 35.000 35.000

6 Cà rốt loại 1 20.000 15.000 20.000

7 Hành tây loại 1 25.000 25.000 25.000

8 Khoai tây loại 1 15.000 14.000 14.000

9 Cà chua loại 1 15.000 15.000 16.000

10 Rau cải cúc (mớ) loại 1 4.000 3.000 3.000

11 Chanh (quả tươi) loại 1 30.000 30.000 25.000

12 Tỏi ta khô loại 1 50.000 50.000 50.000

13 Cải thảo loại 1 13.000 12.000 13.000

14 Súp lơ trắng loại 1 9.000 8.000 8.000

15 Hành củ ta khô loại 1 70.000 71.000 65.000

16 Bí đỏ loại 1 18.000 15.000 18.000

Sản xuất & Thị trường 1918 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty cổ phần nông nghiệp công

nghệ cao Bình MinhĐại diện:

Lê Thị Định

Tầng 8 - tòa nhà Diamond Flower - đường Hoàng Đạo

Thúy - phường Nhân Chính - quận Thanh

Xuân - Hà NộiĐT:0934.543.366

Chuyên sản xuất rau các loại: Cải ngọt, cải ngồng, cải xanh, cải bó xôi, cải cúc, ngót ta, ngót Nhật, rau dền, mồng tơi, rau muống, măng tây, xà lách, rau cần, su hào, súp lơ, cà rốt, bí đỏ, bầu, su su. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-15-03-01-0071.

2

Công ty cổ phần thực phẩm Ngôi

sao xanhĐại diện:

Nguyễn Văn Ninh

Tập thể công ty Bắc Hà - xã Vân Nội - huyện Đông Anh -

Hà NộiĐT:0912.217.820

Chuyên sản xuất rau các loại: Cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, bắp cải, su hào, cải chíp, mồng tơi, cà chua, quả bí đỏ, bí xanh, mướp, bầu. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-15-03-01-0072.

3

Hợp tác xã Táo sông ĐáyĐại diện:

Đỗ Đình Thân

Cụm 6 - xã Hiệp Thuận - huyện Phúc

Thọ - Hà NộiĐT:0982.555.087

Chuyên sản xuất quả các loại: Táo đại, bưởi Diễn, ổi Đài Loan, dưa lê. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-15-03-01-0073.

4

Công ty cổ phần Hương Việt Sinh

Đại diện: Vũ Lan Sinh

BT8 Khu đô thị Việt Hưng - phường Việt Hưng - quận Long

Biên -Hà NộiĐT:0243.750.1459

Chuyên sản xuất kinh doanh lương thực , thực phẩm gạo sạch và các sản phẩm sạch từ gạo, bún tươi sạch, bánh phở tươi sạch, bánh cuốn... Kinh doanh phân phối các mặt hàng nông lâm, thủy, hải sản...

Sản xuất & Thị trường 2120 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp

Đại diện: Vũ Văn Cường

Xã An Tiến - huyện Mỹ Đức - Hà NộiĐT:0978.988.582

Cửa hàng chuyên cung cấp giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn đảm bảo uy tín, chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận.

2

Cơ sở kinh doanh lúa giốngĐại diện:

Nguyễn Minh Toàn

Phố Văn Giang - thị trấn Đại Nghĩa -

huyện Mỹ Đức - Hà Nội

ĐT:0936.687.667

Chuyên cung cấp lúa giống các loại…. với số lượng lớn đảm bảo uy tín, chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận.

3

Cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV

Đại diện:Nguyễn Thị Tiến

Xã Thọ Lộc - huyện Phúc Thọ -

Hà NộiĐT:0984.153.626

Chuyên kinh doanh thuốc BVTV đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Phúc Thọ và các vùng lân cận.

4

Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp

Đại diện:Hà Thắng

Thôn Nội Xá - xã Vạn Thái - huyện Ứng

Hòa - Hà NộiĐT:01698.218.479

Chuyên kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón các loại đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Ứng Hòa và các vùng lân cận.

Sản xuất & Thị trường 2120 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi

Trường ThịnhĐại diện:

Nguyễn Văn Dương

Cụm Hòa Bình - xã Dị Nậu - huyện

Thạch Thất - Hà NộiĐT:0982.523.886

Chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Thạch Thất và các vùng lân cận.

2

Công ty TNHH Tân Phương Đông

Đại diện:Bạch Hoàng Anh

Cụm công nghiệp Liên Phương - xã

Liên Phương - huyện Thường Tín - Hà Nội

ĐT:0936.885.111

Chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Thường Tín và các vùng lân cận.

3

Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi

Trung ươngĐại diện:

Trần Quang Diến

Km 14 Ngọc Hồi, - huyện Thanh Trì -

Hà NộiĐT:0243.686.5842

Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung Ương đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường chăn nuôi Việt Nam. Công ty nhập khẩu nguyên liệu thức ăn từ các nước Hà Lan, Bỉ, Mỹ…. với quy trình vận hành chuyên nghiệp với hệ thống máy móc tiên tiến nhất thế giới; Sản xuất, chế biến, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm, nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vật tư thú y, các mặt hàng nông, lâm thủy hải sản, thiết bị phụ tùng máy móc phục vụ cho chăn nuôi.

4

Công ty TNHHMinh PhongĐại diện:

Lê Mậu Lân

Thôn Văn Phú - xã Hoàng Văn Thụ - huyện Chương Mỹ

- Hà NộiĐT: 0913.060.257

Chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Chương Mỹ và các vùng lân cận.

Sản xuất & Thị trường 2322 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Trang trại nuôi gà đẻ trứngĐại diện:

Nguyễn Hữu Được

Xóm 12 - Khu 4 - xã Phượng Cách -

huyện Quốc Oai - Hà Nội

ĐT: 0982.196.116

Chuyên bán buôn, bán lẻ trứng gà thương phẩm với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Quốc Oai và các vùng lân cận.

2

Trang trại nuôi gà đẻ trứngĐại diện:

Nguyễn Đạo Đại

Xóm 12 - Khu 4 - xã Phượng Cách -

huyện Quốc Oai - Hà Nội

ĐT: 0987.620.698

Chuyên bán buôn, bán lẻ trứng gà thương phẩm với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Quốc Oai và các vùng lân cận.

3

Trang trạichăn nuôi lợn

Đại diện:Hoàng Văn Tâm

Thôn Sơn Trung - xã Yên Sơn - huyện

Quốc Oai - Hà NộiĐT:0169.504.2372

Chuyên bán buôn, bán lẻ lợn giống, lợn thương phẩm với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Quốc Oai và các vùng lân cận.

4

Trang trạinuôi gà thịtĐại diện:

Bùi Văn Quyết

Thôn Đồng Vàng - xã Phú Mãn - huyện

Quốc Oai- Hà Nội

ĐT:0984.590.759

Chuyên bán buôn, bán lẻ gà thịt thương phẩm với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp huyện Quốc Oai và các vùng lân cận.

Sản xuất & Thị trường 2322 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Cơ sở thêu tayThoa HợpĐại diện:

Nguyễn Văn Hợp

Thôn Bình Lăng - xã Thắng Lợi - huyện

Thường Tín - Hà NộiĐT:0915.799.219

Cung cấp các sản phẩm tranh thêu, thêu tay truyền thống với số lượng lớn đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

2

Cơ sở trạm khảm cao cấp Đại diện:

Nguyễn Văn Lăng

Xã Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên

- Hà NộiĐT:02433.796432

Chuyên bán buôn, bán lẻ bàn ghế, sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối, tranh các loại.... đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

3

Cơ sở trạm khảm cao cấp Đại diện:

Nguyễn Đức Biết

Xã Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên

- Hà Nội ĐT:0984.998.005

Chuyên bán buôn, bán lẻ bàn ghế, sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối, tranh các loại.... đảm bảo chất lượng. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

4

Cơ sở sản xuấtđồ gỗ mỹ nghệ

Đại diện:Trần Văn Oánh

Xã Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên

- Hà NộiĐT:0977.606. 295

Chuyên bán buôn, bán lẻ sản phẩm sập, tủ, tranh gỗ cao cấp với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và chất lượng cao. Thị trường tiêu thụ rộng khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

Sản xuất & Thị trường PB24 Số 5 - Ngày 20 tháng 2 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty TNHHAnh NguyênĐại diện:

Vũ Kim Hải

Đường Ngọc Uyển - thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào CaiĐT:02143.780.083

Chuyên sản xuất rau các loại: Bắp cải, su hào, súp lơ, xà lách, dưa chuột, cải, cà rốt, rau muống... Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-13-07-10-0002.

2

HTX nông nghiệp Dũng TiếnĐại diện:

Kim Văn Dũng

Bản 83, Phiêng Luông - huyện Mộc Châu - tỉnh

Sơn LaĐT:0976.951.047

Chuyên sản xuất rau bắp cải. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-13-07-14-0023.

3HTX Thống Nhất

Đại diện:Nguyễn Viết Tính

Xã Mường Bon - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La

ĐT:0169.317.9698

Chuyên sản xuất rau các loại: Rau cải, bí cô tiên, đậu cô ve, cà chua, bắp cải, su hào, mướp. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-13-07-14-0039.

4

HTX rauTâm Đức Tô Múa

Đại diện: Vũ Thị Tình

Bản Mến - xã Tô Múa - huyện Vân Hồ - tỉnh

Sơn LaĐT:0123.779.9009

Chuyên sản xuất rau các loại: Rau cải thảo, cải ngồng, cải làn, cải mèo, bắp cải, súp lơ, đậu cô ve. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số VietGAP-TT-13-07-14-0040.