ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

58
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TCHUYÊN ĐỀ SHÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN CA CÔNG TY TOÀN CU Hà Ni, 2014 Nhóm SV thc hin: Nhóm 7 1. Bùi Kiu Anh 2. Nguyn ThHương 3. Vũ Thị Hng Nhung 4. Nguyễn Văn Sáng 5. Ngô Minh Thin 6. Nguyến ThThoa (27/2) 7. Vũ Văn Trung Ging viên: PGS.TS. Kim Ngc

Transcript of ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

CÔNG TY TOÀN CẦU

Hà Nội, 2014

Nhóm SV thực hiện: Nhóm 7

1. Bùi Kiều Anh

2. Nguyễn Thị Hương

3. Vũ Thị Hồng Nhung

4. Nguyễn Văn Sáng

5. Ngô Minh Thiện

6. Nguyến Thị Thoa (27/2)

7. Vũ Văn Trung

Giảng viên: PGS.TS. Kim Ngọc

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. i

DANH MỤC HÌNH .............................................................................................ii

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... iii

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG TY TOÀN CẦU ............................................................................ 3

1.1. Các khái niệm ........................................................................................ 3

1.1.1. Công ty toàn cầu ................................................................................ 3

1.1.2. Các khái niệm khác liên quan ............................................................ 3

1.2. Đặc điểm của các công ty toàn cầu ....................................................... 6

1.2.1. Thâu tóm nguồn lực trên quy mô toàn cầu ........................................ 6

1.2.2. Xem thị trường thế giới như thị trường trong nước ........................... 7

1.2.3. Thiết lập sự hiện diện trên toàn thế giới ............................................ 7

1.2.4. Phát triển chiến lược kinh doanh toàn cầu thông qua phương pháp

tiếp cận tích hợp ............................................................................................ 8

1.2.5. Hoạt động xuyên biên giới ................................................................. 9

1.3. Các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu ..... 10

1.3.1. Lý thuyết chu kì sản phẩm ............................................................... 10

1.3.2. Lý thuyết nội vi hóa ......................................................................... 11

1.3.3. Lý thuyết chiết trung ........................................................................ 12

1.3.4. Các quan điểm lý thuyết khác .......................................................... 14

CHƯƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

TOÀN CẦU ....................................................................................................... 16

2.1. Sự hình thành các công ty toàn cầu ..................................................... 16

2.1.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................ 16

2.1.2. Nguyên nhân hình thành .................................................................. 17

2.2. Sự phát triển của các công ty toàn cầu ................................................ 18

2.2.1. Các giai đoạn phát triển ................................................................... 18

2.2.2. Thực trạng phát triển ........................................................................ 22

2.3. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty toàn cầu của một số

khu vực và quốc gia tiêu biểu ............................................................................. 28

2.3.1. Các công ty toàn cầu Mỹ.................................................................. 29

2.3.2. Các công ty toàn cầu Nhật Bản ........................................................ 30

2.3.3. Các công ty toàn cầu Châu Âu ......................................................... 32

2.3.4. Các công ty toàn cầu của các NIE Châu Á ...................................... 33

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TOÀN

CẦU VÀ MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY

TOÀN CẦU TRONG TƯƠNG LAI................................................................ 35

3.1. Đánh giá sự phát triển của các công ty toàn cầu ................................. 35

3.1.1. Thành tựu ......................................................................................... 35

3.1.2. Hạn chế ............................................................................................. 38

3.2. Xu hướng phát triển của các công ty toàn cầu trong tương lai ........... 41

3.2.1. Xu hướng mở rộng hoạt động tại các thị trường mới nổi ................ 42

3.2.2. Xu hướng tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập M&A ........ 45

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1 BRICS

Brazil, Russia, India,

China, South of Africa

Các nước có nền kinh tế mới

nổi: Brazil, Nga, Ấn Độ,

Trung Quốc và Nam Phi

2 CNN Cable News Network Mạng lưới thông tin toàn cầu

3 CNTB

Chủ nghĩa tư bản

4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5 GE Global Enterprise Công ty toàn cầu

6 IE International Enterprise Công ty quốc tế

7 M&A

Mergers and Acquisitions

Mua bán và Sáp nhập

8 MNC

Multinational Corporration

Công ty đa quốc gia

9 NIE Newly Industrialized

Economies

Các nền kinh tế công nghiệp

mới

9 R&D

Research & Development

Nghiên cứu và triển khai

11 TNC Transnational Corporration Công ty xuyên quốc gia

12 UNCTAD United Nations Conference

on Trade and Development

Diễn đàn Thương mại và

Phát triển Liên Hiệp quốc

ii

DANH MỤC HÌNH

STT Số hiệu Tên hình Trang

1 Hình 3.1

10 quốc gia nhận dòng vốn FDI lớn nhất trên

thế giới, 2013 44

2 Hình 3.2 Xếp hạng dự báo các nền kinh tế nhận nhiều

FDI nhất từ TNCs, 2014-2016

44

3

Hình 3.3

M&A xuyên quốc gia trên thế giới thực hiện

bởi 100 GEs lớn nhất thế giới: Số lượng các

thương vụ theo chiều dọc và chiều ngang,

2003-2012

47

4 Hình 3.4

M&A xuyên quốc gia thực hiện bởi GEs theo

ngành, 2005-2012 48

iii

DANH MỤC BẢNG

STT Số hiệu Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1

Phân biệt MNC, TNC và GE

5

2 Bảng 2.1 Tổng số GEs mẹ và chi nhánh từ năm 1988 –

2004 23

3 Bảng 2.2

Số liệu thống kê tài sản, doanh thu và lao động

từ 100 GEs lớn nhất thế giới, 2010-2012

24

4 Bảng 2.3

Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về số lượng

GEs, 2014 27

5 Bảng 2.4

Danh sách 10 công ty toàn cầu lớn nhất thế giới,

2014 28

6 Bảng 2.5

Danh sách 10 GEs dẫn đầu thế giới về chi tiêu

R&D, 2013 29

7 Bảng 3.1

Các dòng vốn FDI theo khu vực, 2011 – 2013

37

8 Bảng 3.2 Danh sách 10 thương vụ M&A xuyên quốc gia

lớn nhất theo giá trị thương vụ, quý I, 2014 47

1

MỞ ĐẦU

Trong xu thế hoàn cầu hóa hiện nay, hội nhập kinh tế toàn cầu là một xu

thế tất yếu, bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp

nhận và thực hiện. Nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư từ

các công ty xuyên quốc gia (TNC). Đây là cơ hội của các công ty tập đoàn lớn,

các công ty không chỉ giới hạn việc sản xuất kinh doanh của mình ở chính quốc

nữa mà họ bắt đầu mở rộng thị trường ra các nước khác để tìm kiếm cơ hội và

gia tăng lợi nhuận. Các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một số lĩnh

vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng

toàn cầu. Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu (GE).

Các công ty toàn cầu có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh

tế thế giới cũng như nền kinh tế mỗi quốc gia, khu vực. Thông qua mạng lưới

các công ty toàn cầu, các nước công nghiệp phát triển có điều kiện để khai thác

những khoản tiền nhàn rỗi trong nước tốt hơn, đưa những công nghệ cũ không

còn phù hợp ra nước ngoài, nhằm đổi mới công nghệ nền sản xuất trong nước

cũng như giải quyết một phần các vấn đề môi trường, sinh thái. Mặt khác, cũng

thông qua chiến lược hoạt động đầu tư của hệ thống mạng lưới GEs, nhiều nước

đang phát triển có cơ hội nhận được nguồn vốn kỹ thuật, công nghiệp tiên tiến

nhằm đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng

cách với các nước phát triển, đồng thời có cơ hội phát huy lợi thế của mình, hội

nhập nền kinh tế thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng, sôi động của GEs trong thời gian qua không

những mang đậm nét đặc trưng của thời đại, làm tăng nhanh quá trình toàn cầu

hóa, khu vực hóa của nền kinh tế thế giới, mà còn phản ánh trình độ sản xuất

kinhh doanh, tăng khả năng xuất khẩu và đầu tư, mở rộng thương mại quốc tế

làm cho nền kinh tế quốc gia thích ừng với sự phát triển của sức sản xuất xã hội.

Nhờ có sự hoạt động rộng khắp của GEs mà nền kinh tế của các quốc gia, khu

vực có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra những xu hướng phát

triển mới trong thế kỷ XXI.

2

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, lại đang trong tiến trình đổi

mới nền kinh tế, trong khi khái niệm “công ty toàn cầu” còn khá mới mẻ; do đó,

việc nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các công ty toàn cầu có ý

nghĩa quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do đó, nhóm nghiên cứu

chọn đề tài “Sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu” làm đề tài nghiên

cứu của mình.

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG TY TOÀN CẦU

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Công ty toàn cầu

Trước xu hướng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa thu

hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Thế độc tôn trong chi phối

quan hệ quốc tế bởi các quốc gia đang dần bị phá vỡ bởi sự nổi lên của các chủ

thể phi quốc gia, trong đó công ty xuyên quốc gia là một trong những chủ thể

phi quốc gia quan trọng nhất. Các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở

một số lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh và có phạm vi

ảnh hưởng toàn cầu. Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu. Một công

ty trở thành doanh nghiệp toàn cầu khi nó hội nhập tất cả các đơn vị cấu thành

của nó và tập trung chiến lược marketing trên quy mô toàn cầu.

Các doanh nghiệp toàn cầu là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu,

chứ không phải doanh nghiệp đa quốc gia hay xuyên quốc gia được tập trung

trong khu vực. Họ tiếp thị sản phẩm của mình thông qua việc sử dụng phối hợp

cùng một hình ảnh hoặc thương hiệu trong tất cả các thị trường. Công ty toàn

cầu về bản chất là công ty xuyên quốc gia hoạt động trên quy mô toàn cầu.

Thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầu hóa

hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể.

1.1.2. Các khái niệm khác liên quan

Ngoài khái niệm công ty toàn cầu, nhiều thuật ngữ được sử dụng như

công ty quốc tế (International Enterprise), công ty đa quốc gia (Multinational

corporration - MNC), công ty xuyên quốc gia (Transnational corporration –

TNC). Các thuật ngữ này có sự khác biệt nhất định trong kinh tế. Sự phân loại

cụ thể thường phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, theo quy mô địa lý và

doanh số, sự phân biệt quốc tịch của công ty mẹ hay mức độ ảnh hưởng trong

quan hệ quốc tế.

4

Trong những năm 1960, các thuật ngữ công ty quốc tế và công ty đa quốc

gia được sử dụng với ý nghĩa như nhau, chỉ sự lớn mạnh của các công ty đã vượt

khỏi phạm vi một quốc gia và có các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều

nước trên thế giới. Tuy nhiên xét ở cách tiếp cận, thuật ngữ thứ nhất xem xét

công ty từ góc độ kinh doanh quốc tế, trong khi thuật ngữ thứ hai đề cập đến

tính sở hữu đa quốc gia của công ty, vì thế đã phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của

MNC.

Đến đầu những năm 1970, đã có sự phân biệt giữa hai khái niệm và thuật

ngữ MNC được sử dụng nhiều hơn. Trong thời kì này, cơ cấu tổ chức và các

hoạt động của MNCs chuyển sang cơ chế phi tập trung, đa doanh hơn và quá

trình ra quyết định các hoạt động của công ty không còn độc quyền từ một chủ

sở hữu ở chính quốc mà người nước ngoài cũng được tham gia quản lý các chi

nhánh của các công ty hoạt động ở nước họ, cũng như góp vốn và quyết định

hình thức hợp tác (FDI) với các MNC ở nước tiếp nhận đầu tư. Bởi vậy, cơ cấu

tổ chức và hoạt động của MNCs không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét

đa quốc gia (Phùng Xuân Nhạ, 2006).

Cuối những năm 1980, do các nước đang phát triển bắt đầu nới lỏng các

quy chế đầu tư nước ngoài và thị trường vốn quốc tế theo xu hướng tự do hóa đã

dẫn tới sự tăng trưởng mạnh mẽ của các MNC, tiêu biểu là trào lưu các công ty

mẹ mở rộng các chi nhánh ra nhiều nước. Bởi vậy, trong thời kì này, thuật ngữ

TNCs được sử dụng rộng rãi. Năm 2005, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về

thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa về TNCs như sau:

“TNCs bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên

thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở

hữu hơn là ở nước ngoài. Công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài dưới

sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước

ngoài”.

Xét theo tiêu chí khác nhau như quy mô địa lý và doanh số hay sự phân

biệt quốc tịch của công ty mẹ, các thuật ngữ MNC, TNC và GE có những sự

khác nhau nhất định, được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây.

5

Bảng 1.1: Phân biệt MNC, TNC và GE

Tiêu chí MNC TNC GE

Sở hữu

vốn

Là công ty cổ phần

đóng góp từ nhiều cá

nhân của các quốc

gia khác nhau

Là công ty cổ phần,

vốn là từ một quốc

gia hình thành nên

Vốn sở hữu có thể từ

một quốc gia hay

nhiều quốc gia

Cấu trúc

tài sản và

khả năng

Phi tập trung hóa và

tự có thẩm quyền

trên quy mô quốc

gia

Phân tán, phụ thuộc

lẫn nhau, và chuyên

môn hóa

(Matsushita,

Siemens)

Tập trung hóa và quy

mô toàn cầu, nhưng

theo xu hướng mô

hình phân cấp (ngành

sản xuất ô tô, các

công ty Nhật Bản)

Thị trường

hoạt động

Có thể tại một quốc

gia hay nhiều hơn,

tùy thuộc vào chính

sách kinh doanh của

tập đoàn đa quốc gia

đó

Từ hai quốc gia trở

lên (do thực hiện

chính sách hướng

ngoại, mở cửa thị

trường thế giới)

Phạm vi toàn cầu

Vai trò của

các hoạt

động ở

nước ngoài

Hiểu và khai thác các

cơ hội tại chi nhánh.

Các công ty con ở

nước ngoài thường

chỉ phụ thuộc về mặt

thương mại, công

nghệ, kỹ thuật, và

hoàn toàn độc lập về

tài chính

Triển khai thực hiện

chiến lược của công

ty mẹ, Quyền kiểm

soát về đầu tư, sản

xuất kinh doanh

thuộc về công ty mẹ

Những đóng góp

riêng biệt của từng

chi nhánh mỗi quốc

gia vào các hoạt động

hội nhập trên toàn thế

giới

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Cho đến nay vẫn tồn tại những quan niệm không thống nhất giữa các học

giả về MNC, TNC và GE. Tuy nhiên, về bản chất, các thuật ngữ này không có

sự khác biệt đáng kể. Chúng đều có đặc điểm chung là quy mô lớn, sở hữu đa

quốc gia và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước. Sự khác

biệt chủ yếu ở tên gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của các công ty toàn cầu trong

từng giai đoạn lịch sử phát triển.

6

1.2. Đặc điểm của các công ty toàn cầu

1.2.1. Thâu tóm nguồn lực trên quy mô toàn cầu

Trong khi một công ty quốc tế thâu tóm các nguồn lực từ một hoặc một số

nước, GEs thâu tóm trên toàn thế giới để có được nguồn nguyên liệu, lao động

và vốn tốt nhất, tức là mang lại lợi ích lớn nhất ở mức chi phí thấp, đóng vai trò

quan trọng đới với việc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

Hầu hết tăng trưởng tài chính doanh nghiệp với vốn vay mượn hoặc vốn

cổ phần, nhưng chi phí vốn phụ thuộc vào 2 nhân tố: lợi tức người cho vay có

thể thu được và khả năng người vay tạo ra lợi nhuận đủ để trả khoản vay. Sự hội

nhập thế giới giữa các tổ chức tài chính đã dẫn đến sự hội nhập ngày càng tăng

của thị trường vốn thế giới. Ví dụ, các dòng vốn đôi khi tạo ra dòng tiền nóng

làm mất ổn định nền kinh tế như khủng hoảng xảy ra ở Mexico vào năm 1994

khi nhà đầu tư ồ ạt rút vốn từ các nền kinh tế Mỹ Latinh ổn định. Các công ty

toàn cầu nhận thức cần phải có sự kết nối về vốn với không chỉ một nơi duy

nhất. Ví dụ, Exxon sử dụng một chiến lược quảng cáo để thúc đẩy danh mục đầu

tư của nhãn hiệu trong 100 thị trường nơi nó hoạt động. Năm 2004, Nokia cũng

thực hiện một chiến lược tương tự.

Sử dụng kĩ thuật quản lý chuỗi cung ứng kết nối người bán và người mua,

các GEs cố gắng tiếp cận nguồn tài nguyên trên toàn thế giới thông qua hệ thống

tích hợp. Tài nguyên thiên nhiên có giới hạn của Nhật bản thúc đẩy công ty thép

Nippon thâu tóm 60 triệu tấn quặng mỗi năm từ các công ty ở Úc, Bắc và Nam

Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Âu. GEs khai thác lao động toàn cầu theo nhiều

cách khác nhau. Xây dựng cơ sở sản xuất ở các nước lao động rẻ, nhưng lợi thế

đó khó có thể duy trì nếu các đối thủ cũng đi theo cách đó. Thay vào đó, các

công ty có thể kí hợp đồng lao động thông qua các công ty địa phương. Nếu chi

phí lao động tăng, hợp đồng có thể được chuyển đến nơi khác. Hoặc khai thác

lao động toàn cầu với hình thức kết nối viễn thông. Ví dụ, Microsoft kí hợp

đồng với kĩ sư phần mềm ở Bangalore và ATT kí hợp đồng với Ấn độ để thực

hiện những công việc văn phòng như ghi sổ kế toán và dịch vụ khách hàng.

7

Tuy nhiên, việc tìm kiếm lao động đẩy nhiều GEs vào các tranh cãi về

quyền lao động, lao động trẻ em. Ví dụ, khi các tổ chức nhận ra lợi thế chi phí sẽ

giảm đi nếu chuyển nhà cung ứng, điều đó sẽ tạo ra thách thức cho các nhà cung

ứng và người lao động. Điều đó sẽ dẫn tới chi phí xã hội. Thêm vào đó, yêu cầu

các GEs tăng cường giám sát các hợp đồng thầu phụ và sử dụng lao động dẫn tới

kết quả nhiều GEs đã phát triển bộ quy tắc ứng xử đối với các hợp đồng thầu

phụ. Ví dụ, H&M yêu cầu tất cả hợp đồng tuân thủ các quy tắc ứng xử, cấm lao

động trẻ em và ủng hộ quyền và sự an toàn của người lao động.

Tóm lại, các GEs tiếp cận 3 loại nguồn lực toàn cầu. Theo đó, việc định

giá toàn cầu hóa của các công ty bằng việc đo mức độ các nguồn vốn, tài

nguyên, lao động được thâu tóm trên toàn cầu.

1.2.2. Xem thị trường thế giới như thị trường trong nước

Các công ty đó thường được gọi là tổ chức “phi trạng thái” do không còn

duy trì sự kết nối độc quyền với với một quốc gia đơn nhất. Nó có thể có trụ sở

ở một quốc gia nhưng không được xác định chỉ duy nhất với quốc gia đó. Ví dụ,

Nestlé có trụ sở ở Thụy Sĩ, nhưng nhiều nhãn hiệu không được xem là nhãn hiệu

của Thụy Sĩ. Nó không phải là địa điểm đã bị ràng buộc, ví dụ như một cái tên

mà không có ý nghĩa hoặc một chiến dịch quảng cáo mà làm cho nó mang tính

"địa phương”. Do đó, thay vì địa phương hóa hình ảnh, những công ty đó cố

gắng toàn cầu hóa. Cuối cùng, các GEs có thể coi thị trường thế giới như là thị

trường trong nước bằng việc trở thành một tổ chức mà hoạt động ở không một

nơi cố định nào. Một cách để xác định mức độ một GE xem thị trường thế giới

như thị trường trong nước là xem xét chỉ số xuyên quốc gia, được đề xuất bởi

UNCTAD, chỉ số này lấy trung bình tỉ lệ vốn nước ngoài trên tổng vốn, doanh

số nước ngoài trên tổng doanh số, lao động nước ngoài trên tổng lao động.

1.2.3. Thiết lập sự hiện diện trên toàn thế giới

Các GEs có thể thiết lập sự hiện diện trên toàn thế giới trong một hoặc

nhiều lĩnh vực kinh doanh; có thể tình cờ hoặc có chủ ý. Trường hợp của R.

Griggs, nhà sản xuất giày Doc Martens thiết lập sự hiện diện toàn cầu hầu hết

8

bởi một cách tình cờ khi việc thiết lập thành công xu hướng thanh thiếu niên hóa

trên toàn thế giới dẫn tới sự chấp nhận giày và bốt của họ. Trái lại, Eastman

Kodak đã mở cửa hàng Kodak Express ở Antarctica bởi vì nó là lục địa duy nhất

công ty chưa đặt chân tới. Mục tiêu nhấn mạnh của nó là “để thể hiện sự cam kết

của chúng tôi để phục vụ khách hàng ở mọi nơi”. Nestlé và Unilever tìm kiếm

có mục đích trong việc thiết lập sự hiện diện toàn cầu trong rất nhiều dòng sản

phẩm. Các hãng như Pepsi Cola, CNN (mạng lưới thông tin toàn cầu), Al-

Jazeera (đạt 35 triệu người xem chỉ riêng trong thế giới Arab) đều có chung đặc

điểm này bởi các công ty này có mục đích thành lập và duy trì sự hiện diện toàn

cầu. Các công ty như DaimlerChrysler, Hanson, McDonald’s, Siemen, Sony có

thương hiệu được xác nhận trên toàn thế giới. Các công ty lớn có thể toàn cầu

hóa trong một hoặc tất cả ngành nghề kinh doanh. Các công ty như Chupa

Chups và R. Giggs cho thấy các công ty nhỏ cũng có thể thiết lập sự hiện diện

toàn cầu, mặc dù chỉ trong một lĩnh vực kinh doanh duy nhất hoặc với một dòng

sản phẩm hẹp. Những ví dụ trên chỉ ra rằng các tổ chức ở bất cứ quy mô nào có

thể thiết lập sự hiện diện toàn cầu. Chúng cũng thể hiện rằng nó có thể thiết lập

trong một hay toàn bộ sản phẩm hay dịch vụ.

1.2.4. Phát triển chiến lược kinh doanh toàn cầu thông qua phương

pháp tiếp cận tích hợp

Trong khi chiến lược kinh doanh tiêu chuẩn trên toàn thế giới tích hợp

chuỗi cung cứng của công ty khi tham gia vào các hoạt động hội nhập, chiến

lược thích ứng địa phương lại tích hợp các hoạt động kinh doanh với các môi

trường địa phương nơi công ty hoạt động. Cả Unilever và Nestlé theo đuổi chiến

lược đa địa phương trong đó họ mua và phát triển thương hiệu nhắm vào thị hiếu

địa phương nhiều hơn thị trường trên toàn thế giới. Điều này làm tăng chi phí

của họ, các quảng cáo có thể cần phải được thiết kế cho thị trường cụ thể; các hệ

thống phân phối có thể thay đổi. Ví dụ, trong The Human Race chúng ta đã thấy

rằng Unilever "quảng cáo" thông qua việc tham quan rạp xiếc khắp các khu phố

ở vùng nông thôn Ấn Độ; trong khi đó, quảng cáo xà phòng của Unilever ở Mỹ

lại qua các ấn bản in ấn và truyền hình.

9

1.2.5. Hoạt động xuyên biên giới

GEs vượt qua cả biên giới bên ngoài và nội bộ. Xuyên biên giới có nghĩa

là một công ty toàn cầu phải định nghĩa lại biên giới của nó để hội nhập các hoạt

động kinh doanh.

Biên giới bên ngoài mà các mà các công ty toàn cầu thường xuyên vượt

qua là biên giới địa lý, mang tính quốc gia, hoặc thời gian và không gian; mối

quan hệ kinh doanh với các tổ chức khác, bao gồm các nhà cung ứng, người

mua, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan. Quản lý mối

quan hệ yêu cầu hoạt động hội nhập xuyên biên giới giữa một tổ chức và một tổ

chức khác. Các hoạt động hội nhập xuyên biên giới bên ngoài có thể là liên kết

ngang (giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành) hoặc liên kết dọc

(giữa người mua và người cung ứng). Mối quan hệ dọc minh họa bởi chuỗi cung

ứng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới.

Các công ty toàn cầu xuyên biên giới trong nội bộ theo 2 loại: biên giới

dọc và biên giới ngang theo các mức độ và thứ hạng con người; giữa các chức

năng và kỷ luật. Cả hai đều đạt được thông qua các hoạt động tích hợp. Một cấu

trúc kim tự tháp rõ ràng xác định rằng một số người là cao hơn người khác và

điều đó tạo ra rào cản dọc giữa những người ở trên đỉnh trong một tổ chức và

phần lớn công nhân. Tuy nhiên, rào cản dọc cũng có thể được gắn trong cấu trúc

tổ chức. Ví dục, sự tôn kính tuổi tác ở Nhật Bản khiến cho các kĩ sư có kinh

nghiệm khó mà đánh giá cao các kĩ sư trẻ tài năng. Ở công ty Toshiba, kĩ sư lớn

tuổi hơn rất khó công nhận những ý tưởng sáng tạo đến từ những kĩ sư máy tính

trẻ tuổi.

Biên giới được tạo ra bởi việc đào tạo chuyên nghiệp có thể tạo ra biên

giới dọc, đặc biệt khi một nhóm nhận thấy nó quan trọng đối với tổ chức hơn

các nhóm khác. Ví dụ, Whirlpool thâu tóm bộ phận thiết bị châu Âu của Philips

nhưng khó khăn trong việc chuyển đổi suy nghĩ. Rất nhiều biên giới nội bộ là vô

hình. Ví dụ, hệ thống niềm tin chẳng hạn như sự sáng tạo có thể được khuyến

khích như thế nào, hoặc các xung đột xảy ra ra sao, hoặc thậm chí là một nhân

10

viên dành thời gian làm việc ra sao cũng đều vô hình. Những sự vô hình đó làm

chúng khó có thể mô tả hoặc đo đạc, đong đếm, do đó nó cũng khó có thể thay

đổi trong các tổ chức.

1.3. Các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu

Hiện nay có nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau trong giải thích sự ra

đời và phát triển của GEs, tuy nhiên phần lớn đều tập trung vào một số lý thuyết

cơ bản dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số lý thuyết chủ yếu giải thích sự ra đời và

phát triển của GEs.

1.3.1. Lý thuyết chu kì sản phẩm

Vào cuối những năm 1960, lý thuyết chu kì sản phẩm của Vernon đã thu

hút được nhiều sự chú ý của các học giả nghiên cứu về thương mại và đầu tư

quốc tế. Vernon đã đưa ra cách giải thích các hiện tượng này từ chu kì phát triển

của sản phẩm: đổi mới (sản phẩm mới, sản xuất quy mô nhỏ), tăng trưởng (sản

xuất hàng loạt), mức bão hòa và bước vào giai đoạn suy thoái.

Trên cơ sở các giả định của lý thuyết Hechkcher - Ohlin, Vernon đã loại

bỏ giả định không có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước và thêm

vào giả định đổi mới công nghệ dẫn đến các sản phẩm mới. Các sản phẩm này

mang lại lợi nhuận cao nếu được sản xuất hàng loạt với tay nghề giỏi. Các yếu

tố này chỉ có sẵn trong các nước công nghiệp có nhiều vốn; sản phẩm và phương

pháp chế tạo nó phải được thương mại hóa. Giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở các

nước phát triển như Mỹ do có điều kiện cho nghiên cứu và triển khai (R&D) và

có khả năng thực hiện sản xuất với khối lượng lớn. Đồng thời, cũng chỉ ở những

nước này thì kĩ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn mới

phát huy được hiệu quả sử dụng. Nhờ có lợi thế này, sản phẩm được sản xuất

hàng loạt với giá thành hạ, nhưng cũng nhanh chóng đạt tới mức bão hòa.

Để tránh tình trạng suy thoái và tiếp tục khai thác hiệu quả sản xuất theo

quy mô, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, tuy nhiên các

11

hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn bởi hàng rào thuế quan và các hạn chế

thương mại của các chính phủ. Do đó công ty đã di chuyển sản xuất ra nước

ngoài để vượt qua những trở ngại và quá trình này đã hình thành nên GEs.

Như vậy điểm mới trong lý thuyết của Vernon là giải thích hiện tượng

thương mại và đầu tư quốc tế từ quyết định của công ty trên cơ sở so sánh chi

phí và doanh thu, trong khi các lý thuyết trước đó lại căn cứ vào hiệu quả sử

dụng vốn giữa các nước. Hơn nữa, lý thuyết này đã giải thích hiện tượng đầu tư

quốc tế trong mối liên hệ chặt chẽ với đặc điểm của cơ cấu thị trường, chuyển

giao công nghệ và kiến thức quản lý. Mặt khác, lý thuyết này đã kế thừa và phát

triển hợp lý các lý thuyết thương mại quốc tế nên các tính thuyết phục khá cao.

Tuy nhiên lý thuyết chu kì sản phẩm của Vernon cũng bộc lộ nhiều hạn

chế như chưa nhìn thấy vai trò của chính phủ trong việc tạo ra các động lực thúc

đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài; việc giải thích sự hình thành của GEs mới chỉ

từ một phía công ty mà chưa tính đến các yếu tố “đẩy của môi trường kinh

doanh trong nước và kéo” của môi trường đầu tư nước ngoài; chưa giải thích

được nhiều hiện tượng thương mại và đầu tư quốc tế trong các ngành công

nghiệp phi chế tạo (dịch vụ) và ở phạm vi toàn cầu.

1.3.2. Lý thuyết nội vi hóa

Vào những năm 1970, lý thuyết nội vi hóa của Bukley và Casson đã được

sử dụng như là lý thuyết chính thống lúc bấy giờ để giải thích sự hình thành và

phát triển của công ty toàn cầu (Jenkins, 1987). Giả định cơ bản của lý thuyết

này là có sự không hoàn hảo của thị trường. Nếu tất cả các thị trường đều là

hoàn hảo thì không có động cơ thúc đẩy các công ty khai thác lợi thế của chúng

ở các khu vực thị trường khác nhau. Mặt khác các công ty cũng không gặp phải

những bất lợi trong việc kiểm soát các chi nhánh của chúng ở nước ngoài.

Theo Jenkins, tính không hoàn hảo của thị trường được biểu hiện ở các

mặt chủ yếu như cạnh tranh độc quyền bán và mua; can thiệp của chính phủ vào

các hoạt động của thị trường thông qua các hàng rào thuế quan; đặc điểm khó

12

kiểm soát và áp dụng các yếu tố sản xuất như công nghệ, kỹ thuật quản lý, kiến

thức marketing…

Theo thuyết nội vi hóa, lợi thế về quy mô là động lực thúc đẩy các công ty

mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhờ đó hình thành GEs. Một cách khác để giải

thích sự hình thành GEs là từ những ảnh hưởng của rào cản thương mại. Các rào

cản thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu đã buộc các công ty phải

chuyển các yếu tố sản xuất như vốn công nghệ, kỹ thuật quản lý,… sang nước

này. Thay bằng xuất khẩu hàng hóa trực tiếp, các công ty di chuyển cơ sở sản

xuất của chúng ra nước ngoài. Quá trình này đã tạo ra mạng lưới sản xuất quốc

tế và hình thành nên GEs. Ngoài ra cũng có những yếu tố khác thúc đẩy các

công ty mở rộng chi nhánh ra nước ngoài như tỷ lệ chênh lệch thuế quan giữa

các nước, đặc tính khó kiểm soát của các yếu tố sản xuất.

Mặc dù những luận điểm trên có nhiều tính thuyết phục nhưng cũng gây

ra không ít tranh luận. Một số học giả lại cho rằng sự không hoàn hảo của thị

trường là do GEs tạo ra chứ không phải theo chiều ngược lại như lý thuyết nội vi

hóa đã giả định. Mặt khác lý thuyết này mới chỉ nhìn động lực thúc đẩy công ty

đầu tư ra bên ngoài từ góc độ những lợi thế về các yếu tố sản xuất của công ty

để khai thác đặc điểm khiếm khuyết của thị trường, trong khi động lực quan

trọng còn là những lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

1.3.3. Lý thuyết chiết trung

Trên cơ sở các quan điểm lý thuyết còn nhiều tranh luận, Dunning đã tổng

hợp lại, có tính “chiết trung” để đưa ra cách giải thích đầy đủ hơn về sự hình

thành và phát triển của GEs. Theo lý thuyết chiết trung, động lực thúc đẩy công

ty đầu tư ra nước ngoài bao gồm ba điều kiện chủ yếu: lợi thế về sở hữu; lợi thế

của nước chủ nhà và lợi thế nội vi hóa của công ty.

Lợi thế về sở hữu, chủ yếu là công nghệ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy

công ty đầu tư ra nước ngoài. Các công ty có công nghệ hiện đại (ở các nước

phát triển) sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài

13

(các nước đang phát triển) kém về khả năng công nghệ. Bởi thế, chúng đã tích

cực đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế này.

Lợi thế của nước chủ nhà (đặc biệt ở các nước đang phát triển) là giá cả

các yếu tố đầu vào (nguyên nhiên vật liệu, lao động,…) rẻ. Theo Dunning, để

hấp dẫn các công ty đầu tư vào nước mình, nước chủ nhà phải có ít nhất một

trong các yếu tố đầu vào rẻ hơn so với yếu tố cùng loại ở chính quốc. Lợi thế

này động lực thúc đẩy các công ty mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài theo

hướng khai thác nguồn nguyên liệu.

Ngoài hai điều kiện trên, để quyết định đầu tư ra nước ngoài, công ty phải

so sánh lợi ích giữa cho thuê các yếu tố sản xuất, chủ yếu là công nghệ hoặc

xuất khẩu với việc trực tiếp sử dụng các yếu tố sản xuất của họ ở nước ngoài.

Nếu phương cách thứ nhất có lợi hơn thì công ty sẽ hướng vào phát triển thương

mại (sản xuất trong nước để xuất khẩu). Ngược lại, họ sẽ quyết định đầu tư ra

nước ngoài và chỉ trong trường hợp này mới hình thành GEs.

Điểm mới của lý thuyết này là Dunning cho rằng sở hữu công nghệ được

coi là yếu tố độc quyền, trong khi các quan điểm trước đó chỉ coi đây là một lợi

thế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hoặc hiệu quả kinh tế theo quy

mô. Về điểm này, có thể coi như là sự phát triển trong lý thuyết về GEs. Hơn

nữa, Dunning đã mở rộng nguyên nhân hình thành GEs từ các yếu tố lợi thế

cạnh tranh ngoài công ty (lợi thế so sánh trong phân công lao động giữa các

nước). Mặt khác, Dunning đã giải thích sự lựa chọn mở rộng mạng lưới sản xuất

của công ty từ khía cạnh hiệu quả sử dụng các lợi thế cạnh tranh của công ty

thay vì từ khía cạnh tài chính, chi phí so sánh giữa đầu tư trong và ngoài nước

như trước đây. Bởi vậy nên cách giải thích này đã phản ánh rõ hơn động lực

thúc đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy, so với các quan điểm lý thuyết trước đó, lý thuyết của Dunning

đã có nhiều tiến bộ hơn và sự tiến bộ này được thể hiện ở sự kế thừa, kết hợp và

phát triển các điểm hợp lý của các lý thuyết trước đó. Dù vậy, do tổng hợp nhiều

14

quan điểm lý thuyết khác nhau nên lý thuyết chiết trung còn có nhiều điểm mâu

thuẫn, thiếu cụ thể và mang nặng tính chiết trung.

1.3.4. Các quan điểm lý thuyết khác

Bên cạnh các quan điểm mô hình lý thuyết cơ bản nêu trên, còn có khá

nhiều các lý thuyết khác giải thích một cách gián tiếp sự hình thành của công ty

toàn cầu qua lợi thế cạnh tranh của công ty hoặc từ nguyên nhân ra đời của đầu

tư quốc tế.

Theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M. Porter đã giải thích sự hình thành

của GEs từ lợi thế độc quyền về một yếu tố cụ thể (công nghệ, marketing,…)

cho phép công ty chiến thắng đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài, nhờ đó đã thúc

đẩy họ đầu tư ra nước ngoài. Sự can thiệp của chính phủ có thể làm thay đổi lợi

thế cạnh tranh của công ty, vì thế làm tăng hoặc giảm động lực đầu tư ra nước

ngoài của công ty.

Trên quan điểm lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo của Robinson,

Hymer đã phát triển để giải thích sự hình thành của FDI. Hymer cho rằng, lợi

thế cạnh tranh độc quyền đã cho phép công ty đạt được lợi nhuận trên mức trung

bình nếu họ đầu tư ở nước ngoài. Thị trường không hoàn hảo đã tạo cơ hội cho

công ty khai thác các lợi thế độc quyền (chủ yếu về công nghệ và hiệu quả kinh

tế theo quy mô) ở bất kì nơi nào dù có hay không sự can thiệp của chính phủ.

Nguyên nhân di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế còn được giải thích bởi

lý thuyết phân tán rủi ro. Lý thuyết này giải thích rằng các nhà đầu tư không chỉ

quan tâm đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn (lãi suất cao) mà cón phải chú ý

đến mức độ rủi ro trong từng hạng mục đầu tư cụ thể (D. Salvatore, 1993). Vì lãi

suất của các cổ phiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường và khả năng

kinh doanh của doanh nghiệp nên để tránh tình trạng phá sản, các nhà đầu tư

không muốn bỏ hết vốn của mình vào một hạng mục đầu tư ở một thị trường nội

địa. Bởi thế họ quyết định giành một phần tài sản của mình để mua cổ phiếu, trái

khoán,… ở thị trường nước ngoài.

15

Một hướng tiếp cận khác giải thích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế

từ quan điểm lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lenin. Trên cơ sở quy luật giá trị

thặng dư, V. Lenin đã cho rằng việc xuất khẩu giá trị nhằm thu được giá trị

thặng dư ở bên ngoài biên giới quốc gia đã trở thành một đặc trưng kinh tế của

chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn độc quyền – chủ nghĩa đế quốc. Điển

hình của chủ ngĩa tư bản cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống

trị, là việc xuất khẩu hàng hóa. Điển hình của chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các

tổ chức độc quyền thống trị, là xuất khẩu tư bản.

Ngoài ra, nguyên nhân của đầu tư nước ngoài còn được giải thích trong lý

thuyết địa điểm công nghiệp là do công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài cho

gần nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ để giảm bớt chi phí

vận tải, nhờ đó giảm giá thành sản phẩm (R. Vernon, 1974). Một số quan điểm

lý thuyết khác như Krugman, năm hình thái phát triển của đầu tư quốc tế

(Dunning và Narula, 1996),… đã giải thích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc

tế từ mục đích khai thác hiệu quả của vốn đầu tư, trong đó chủ yếu nhờ có sự

thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô của các nước tham gia đầu tư.

Như vậy, có thể thấy hai đặc điểm nổi bật, có tính tương đồng giữa các

quan điểm lý thuyết về GEs. Thứ nhất, theo các quan điểm lý thuyết trên,

nguyên nhân quan trọng hình thành GEs là công ty khai thác các lợi thế độc

quyền của chúng trong điều kiện thị trường không hoàn hảo và có sự chênh lệch

về hiệu quả sử dụng vốn giữa các nước. Thứ hai, phần lớn các quan điểm lý

thuyết mới giải thích sự hình thành GEs từ một phía, tức là so sánh giữa chi phí

và lợi ích của công ty trong việc lựa chọn lợi thế của họ giữa xuất khẩu hoặc đầu

tư nước ngoài, mà chưa xem xét đến nhiều nguyên nhân quan trọng khác (môi

trường kinh doanh quốc tế) đã tác động vào quá trình hình thành và phát triển

GEs. Thông qua các khái niệm cũng như lý thuyết đã đề cập trong chương 1,

trong chương tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể quá trình hình thành

và phát triển của công ty toàn cầu.

16

CHƯƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

TOÀN CẦU

2.1. Sự hình thành các công ty toàn cầu

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Dấu vết của các công ty toàn cầu được các nhà lịch sử lần theo từ thế kỉ

XVII – kỉ nguyên của các cuộc khám phá vùng đất mới và xâm chiếm thuộc địa.

Công ty toàn cầu bắt đầu ra đời trong thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản

(CNTB). Trong thời kì đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và

sự phát triển của sản xuất đã làm tăng nhu cầu về thị trường nguyên liệu, thị

trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã

thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước

khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi

tìm lợi nhuận sang thị trường bên ngoài. Quá trình này đã được tạo điều bởi sự

phát triển của thương mại quốc tế đã được hình thành qua nhiều thế kỉ trước

dưới sự ủng hộ của các nhà nước tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa thực dân. Đồng

thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công

thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó,

các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển. Hai công

ty toàn cầu được coi như ra đời sớm nhất vào đầu thế kỉ XVII là Công ty Đông

Ấn của Anh (Bristish East India Company) được thành lập dưới hiến chương

của Hoàng gia Anh để thực hiện việc buôn bán thương mại với Ấn Độ và Công

ty Đông Ấn của Hà Lan (Dutch East India Company). Vào thời bấy giờ, các

công ty đó đã có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế như: khuyến khích

hoặc thi hành chủ nghĩa thực dân, mở các cuộc thám hiểm thực dân rồi sau đó là

xâm lược mà nguồn lực chính là do các công ty này hỗ trợ. Khi ách thực dân đã

được thiết lập, những công ty này đi đầu trong việc bóc lột và khai thác thuộc

địa.

17

2.1.2. Nguyên nhân hình thành

Thứ nhất, do tích tụ và tập trung sản xuất.

Khi tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh thì số lượng tư bản trong

tay địa chủ sẽ tăng và địa chủ tái sử dụng đồng vốn này vào công tác nghiên cứu

các loại hình đầu tư sản xuất, mua sắm các trang thiết bị để mở rộng quy mô sản

xuất, tăng khối lượng các yếu tố đầu vào từ đó khối lượng hàng hóa sản xuất ra

ngày càng nhiều và thu được lợi nhuận tăng. Hệ quả tất yếu của việc quay vòng

vốn tiếp tục mở rộng quy mô và bành trướng mình ra thế giới dẫn đến sự hình

thành GEs. Theo Mác và Anghen dự đoán: tích tụ và tập trung sản xuất tư bản

tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Đó cũng chính là

nguyên nhân hình thành các công ty độc quyền trước đây, cùng với nó là sự hình

thành thị trường thế giới một cách nhanh chóng và rộng lớn.

Bên cạnh đó hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển phương

pháp sản xuất tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội giúp quá trình bành trường

một cách nhanh chóng. Khi mà sản lượng của một ngành hay một số ngành ở

một số khu vực không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó mà còn đáp

ứng cho buôn bán giao lưu giữa các vùng rồi tiến dần tới giao lưu quốc tế. Tức

là tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, xí nghiệp, công ty nguồn vốn để

đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng và năng suất. Khi đã có hàng hóa

để xuất khẩu thì tất yếu hình thành thị trường buôn bán thế giới. Đây là cơ sở để

hình thành các công ty toàn cầu sau này.

Thứ hai, kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật.

Cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực

thông tin liên lạc và giao thông vận tải… Thông tin liên lạc phát triển nhanh

chóng tạo nên mạng lưới thông tin giúp cho nhà đầu tư quản lý từ xa mọi việc ở

các công ty con. Nó còn có tác dụng to lớn đối với công tác quản lý tính toán để

đưa ra các sách lược kịp thời và chính xác. Còn về giao thông vận tải thì tạo ra

nhiều loại hình giao thông khác trước đây, có thể vận tải cả bằng tàu hỏa, máy

18

bay, tàu thủy… Những con đường giao thông nối liền các vùng, các quốc gia với

nhau thuận lợi cho giao lưu buôn bán và đi thực tế của những nhà quản lý, thăm

dò thị trường và khả năng đáp ứng của thị trường cao hơn trước. Đây là điều

kiện rất thuận lợi cho quá trình bành trướng của các công ty độc quyền nhanh

hơn và hiệu quả hơn.

Thứ ba, tác động của chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời hàng loạt các

quốc gia độc lập làm phá sản chủ nghĩa tư bản kiểu cũ, song về kinh tế họ lại

gặp nhiều khó khăn lớn. Nhờ đó các nhà tư bản đã lợi dụng điểm yếu này để

nhanh chóng thâm nhập vào nền kinh tế của các nước này thông qua công ty

xuyên quốc gia. Song mục đích của họ không chỉ nhằm vào kinh tế mà còn

nhằm vào chính trị.

Thứ tư, tận dụng các điều kiện thuận lợi từ nước ngoài

Thông qua chi nhánh của mình ở nước ngoài để tận dụng những điều kiện

thuận lợi của nước chủ nhà như: nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, nguyên-

nhiên vật liệu nhiều, được hưởng nhiều chính sánh ưu đãi của chính phủ (tránh

được thuế nhập khẩu, chi phí thuê rẻ…). Do vậy hàng hóa họ sản xuất ra có

được những ưu thế cạnh tranh hơn hẳn so với hàng hóa của công ty khác, đảm

bảo các công ty này có thể đầu tư lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao và lớn mạnh

một cách nhanh chóng.

2.2. Sự phát triển của các công ty toàn cầu

2.2.1. Các giai đoạn phát triển

Nhìn chung, trong suốt chiều dài của lịch sử, các công ty toàn cầu đã có

sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất. Sự

tồn tại và phát triển của GEs đem đến những thay đổi to lớn trong nền kinh tế

toàn cầu và cho tương lai của thế giới.

Như đã phân tích ở chương một, các công ty toàn cầu về bản chất là các

công ty xuyên quốc gia ra đời trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.

19

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay và đã trở thành

một xu thế tất yếu thì việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là TNCs

góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của các quốc gia. Vì vậy mà hoạt động

của TNCs mở rộng hơn, không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực chuyên doanh mà

chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. Bởi vậy, khái niệm

công ty toàn cầu xuất hiện và phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh hiện

nay (John Stopford, 1999). Trên cơ sở đó, phần này của chương sẽ tập trung

phân tích rõ các giai đoạn phát triển của công ty toàn cầu mà bản chất là TNCs.

Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển sẽ giúp ta hiểu rõ đặc điểm và

bản chất của GEs để thấy được vai trò của chúng trong phát triển kinh tế thế giới

và nước chủ nhà.

Quá trình phát triển của các công ty toàn cầu có thể được chia thành các

giai đoạn sau đây:

Thứ nhất, các công ty toàn cầu đã ra đời ở thời kỳ phát triển của chủ

nghĩa tư bản. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB thì yêu cầu về thị

trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài

chính đã không ngừng gia tăng nhằm thúc đẩy tăng lợi nhuận và mở rộng sản

xuất hơn nữa. Vì vậy mà việc mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia khác trở

thành một giải pháp đáp ứng được những yêu cầu trên. Hơn nữa các công ty

hoạt động ở một quốc gia lúc này còn gặp phải vấn đề cạnh tranh từ các đối thủ

khác nên thúc đẩy việc mở rộng tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường nước ngoài.

Trên cơ sở đó thì các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu hình thành và phát

triển.

Thứ hai, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của

các công ty toàn cầu. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản

xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của

hàng loạt các tập đoàn sản xuất - kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự

cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính cá lớn nuốt cá bé

cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền

20

lớn từ Syndica qua Trust tới Conglomerate. Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu

hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước

nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này. Sự nổi lên của các công ty

độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền

lực kinh tế của chúng với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Điều đã thúc

đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc trong quan hệ quốc tế. Hai quyền lực

này đã song hành cùng nhau trong nhiều nỗ lực tranh giành thị trường quốc tế,

mở rộng khu vực ảnh hưởng và chiến tranh đế quốc (Hoàng Khắc Nam, 2008).

Thứ ba, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai các công ty toàn cầu

tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong giai

đoạn này, nhu cầu về việc tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác

chính trị giữa các tư bản chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của GEs

với sự ra đời và mở rộng mạnh mẽ của nhiều công ty lớn. Sự phát triển của GEs

không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và

khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế

giới tư bản. Ngoài ra, vai trò của GEs trong phát triển kinh tế cũng không ngừng

được củng cố biểu hiện qua sự đóng góp lớn vào vào việc tăng trưởng các dòng

đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công

lao động quốc tế. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt quốc gia mới thuộc Thế

giới thứ Ba cùng với sự yếu kém của các nền kinh tế đó cũng vẫn duy trì cơ hội

cho GEs mở rộng kinh doanh tại thị trường này. Tuy nhiên, quá khứ gắn liền với

chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã tạo nên sự phản ứng và nghi ngờ

đối với các GEs. Trong những năm 1960 và 1970, nhiều nước mới giành được

độc lập đã coi các GEs là “kẻ bóc lột”, “thực dân kinh tế” hay “động vật ăn thịt”

các nước nghèo. GEs còn bị lên án bởi xuất khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác

quá nhiều tài nguyên không tái tạo được, tranh giành thu hút lao động chuyên

môn, chèn ép sản xuất nội địa và tạo nên một tầng lợp giàu xổi ở nước sở tại...

Vì thế, tài sản nước ngoài của các GEs được quốc hữu hoá ở nhiều nơi. GEs

phải rút lui khỏi thị trường của một số nước Thế giới thứ Ba. Mặc dù vậy, điều

21

này cũng không ngăn cản được sự lớn mạnh của GEs, đặc biệt ở các nước

TBCN phát triển.

Thứ tư, từ những năm 1980, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ

của của GEs, đặc biệt là thời kỳ sau chiến tranh Lạnh. Trong giai đoạn này sau

chiến tranh xu thế hòa dịu, xu thế hợp tác cùng phát triển, sự phát triển của nền

kinh tế thị trường cùng với xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là

những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của GEs mở rộng ra khắp thế giới.

Đặc biệt, trong thời kỳ này, quan điểm cách nhìn nhận về các công ty toàn cầu

cũng đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực hơn. Theo đó, GEs

được xem như là một công cụ của sự phát triển, góp phần tạo ra công ăn việc

làm, tạo nguồn thu thuế, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh

nghiệm làm ăn quốc tế. Điều kiện chính trị thay đổi ở nhiều nước đang phát

triển và các nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của hệ thống luật lệ quốc tế và

pháp luật quốc gia liên quan đến GEs cũng làm giảm bớt sự nghi ngại chính trị

đối với các GE. Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và

thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút GEs. Nhờ đó, các GEs đã

bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế (Hoàng Khắc

Nam, 2008).

Thứ năm, giai đoạn sau chiến tranh lạnh là thời kỳ phát triển mạnh mẽ

nhất của GEs với việc tăng nhanh số lượng các GEs từ khoảng 37000 đầu thập

kỷ 1990 lên gần 70000 năm 2004. Ngoài ra, mức độ quốc tế hoá của chúng

cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn

lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004. Một điểm khác

cũng đáng chú ý, GE không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu

mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi. Tuy

nhiên, quy mô và vai trò của các GE này vẫn còn rất khiêm tốn. Chúng chỉ

chiếm 4 trong tổng số 100 GEs phi tài chính lớn nhất thế giới năm 2003, chiếm

3 trong tổng số 50 GEs tài chính lớn nhất thế giới năm 2004.

22

Sức mạnh kinh tế của GEs cũng không ngừng gia tăng với việc chi phối

khoảng 80% trao đổi thương mại toàn cầu, thực hiện phần lớn đầu tư trực tiếp

nước ngoài (khoảng 4/5). Ngoài ra, GEs còn có tác động đáng kể trong việc thúc

đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ.

Những hoạt động đầu tư, thương mại và chuyển giao công nghệ góp phần tạo ra

nhiều việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đóng góp vào quá trình hội nhập

toàn cầu. Bởi vậy mà các GE hiện nay vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự

phát triển, làm gia tăng vai trò và vị thế của chúng trong các quan hệ quốc tế.

2.2.2. Thực trạng phát triển

Cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-

công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa – khu vực hóa phát triển sâu rộng là sự trỗi

dậy và bành trướng của các công ty toàn cầu. Không thể phủ nhận được vai trò

ngày càng lớn của các công ty toàn cầu trong sự phát triển của nền kinh tế thế

giới. Các công ty toàn cầu nắm trong tay những khối tài sản tài chính khổng lồ

đã thâm nhập vào hầu hết các thị trường tại khắp các quốc gia trên thế giới.

Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của các công ty toàn cầu đã đạt mức

kỉ lục về cả lượng và chất.

Về lượng, GEs tăng mạnh chưa từng thấy, chỉ trong vòng 16 năm (1988-

2004) , số công ty xuất hiện đã gấp hai lần nâng tổng số công ty gấp 8 lần so với

trước.

Bảng 2.1: Tổng số GEs mẹ và chi nhánh từ năm 1988 - 2004

Năm 1988 1990 1993 1996 1998 2001 2004

Số công

ty mẹ

35.000 37.000 40.000 53.000 60.000 63.000 70.000

Số công

ty chi

nhánh

150.000 170.000 250.000 450.000 500.000 820.000 1.200.000

Nguồn: UNCTAD (2005)

23

Về chất, GEs giờ đây đã vượt xa quy mô của các liên minh độc quyền

truyền thống, ngày nay GEs là những đế chế kinh tế toàn cầu siêu mạnh, thâu

tóm mọi lĩnh vực từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và kể cả là nghiên cứu

khoa học- công nghệ và ứng dụng công nghệ mới. Với tiềm lực tài chính hùng

hậu của mình GEs luôn sẵn sàng đi đầu trong việc làm cái mới, và do đó lợi thế

của kẻ đi đầu nếu thành công thì luôn là những khoản lợi nhuận khổng lồ và sự

thống lĩnh cả thị trường phải đi theo mình.

Tuy trong khoảng thời gian 2010-2012 nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó

khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lây lan sang khắp

các trung tâm kinh tế lớn và cộng hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu

Âu, tổng doanh thu của GEs cũng có một vài biến động giảm nhất là từ năm

2011-2012, tuy nhiên tổng tài sản của GEs vẫn tăng trưởng và đạt được những

sự phát triển nhất định. Bảng số liệu sau đây sẽ làm rõ hơn về điều này.

Bảng 2.2: Số liệu thống kê tài sản, doanh thu và lao động từ 100 GEs lớn

nhất thế giới, 2010-2012

Giá trị

100 GEs lớn nhất trên thế giới

100 GEs lớn nhất của

các nền kinh tế đang

phát triển và chuyển đổi

2010 2011

% Thay

đổi

(2010-

2011)

2012

% Thay

đổi

(2011-

2012)

2010 2011 % Thay

đổi

Của cải (tỉ $)

Nước

ngoài 7285 7634 4,8 7698 0,8 1104 1321 19,7

Trong

nước 4654 4897 5,2 5143 5,0 3207 3561 11,0

Tổng 11939 12531 5,0 12842 2,5 4311 4882 13,2

Doanh số (tỉ $)

Nước

ngoài 4883 5783 18,4 5662 -2,1 1220 1650 35,3

24

Trong

nước 2841 3045 7,2 3065 0,7 1699 1831 7,8

Tổng 7732 8827 14,3 8727 -1,1 2918 3481 19,3

Trọng

số nước

ngoài

63 66 2,3 65 -0,6 42 47 5,6

Lao động (nghìn người)

Nước

ngoài 9392 9911 5,5 9845 -0,7 3561 3979 11,7

Trong

nước 6742 6585 -2,3 7030 6,8 5483 6218 13,4

Tổng 16134 16496 2,2 16875 2,3 9044 10197 12,7

Trọng

số nước

ngoài

58 60 1,9 58 -1,7 39 39 -0,3

Nguồn: UNCTAD (2013)

Xu hướng toàn cầu trong sản xuất quốc tế phản ánh ở các cấp độ quốc tế

hóa của GEs lớn nhất thế giới. Dữ liệu cho 100 GEs hàng đầu, chủ yếu là từ các

nền kinh tế phát triển, cho thấy rằng hoạt động quốc tế hóa của họ trong năm

2012 chậm lại. Doanh số bán hàng nước ngoài trong số 100 GEs lớn nhất thế

giới giảm 2,1% trong năm 2012, trong khi doanh số bán hàng trong nước - phần

lớn ở các nền kinh tế phát triển vẫn ổn định. Tương tự như vậy, việc làm và tài

sản nước ngoài bị đình trệ, trong khi đó việc làm và tài sản trong nước tăng

tương ứng là 6,8% và 5%. Những con số này phản ánh cả một sự thay đổi trong

chiến lược của 100 GEs hàng đầu khi họ dường như tập trung hơn vào sản xuất

trong nước. Trong năm 2012, một số công ty GEs có giảm đáng kể tài sản của

họ (cả tổng số và nước ngoài), trượt ra khỏi danh sách 100 toàn cầu GEs (ví dụ

Bayer AG, Nokia OYJ và ThyssenKrupp AG). Một số công ty khác được xếp

hạng từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi (ví dụ Hon Hai Precision

Industries, Vimpelcom Ltd, và América Móvil SAB). Dữ liệu về các chỉ số quốc

tế cho 100 GEs lớn nhất có trụ sở tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế

chuyển đổi cho thấy một nỗ lực quốc tế hóa mạnh mẽ với mức tăng mạnh tài sản

25

và doanh số bán hàng nước ngoài. Các tài sản nước ngoài của GEs từ các nền

kinh tế này tăng 19,7% trong năm 2011.

Trong năm 2011, doanh số nước ngoài tăng hơn 1/3 so với năm trước,

vượt qua tốc độ tăng trưởng trong doanh số bán hàng trong nước. Chỉ có duy

nhất nhân tố việc làm trong nước tăng nhanh hơn việc làm nước ngoài trong

năm 2011. Xu hướng này cho thấy rằng trong khi GEs từ các nước đang phát

triển và các nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng quốc tế hóa hoạt động của

mình, cốt lõi của quá trình sản xuất. Tầm quan trọng của GEs lớn nhất trên toàn

cầu đang giảm dần. Những tài sản nước ngoài của GEs trong năm 2011 đã giảm

xuống còn 9,3%, so với 12% một thập kỷ trước, mặc dù thị phần của họ trong

việc làm của các chi nhánh nước ngoài tăng nhẹ từ 13,7% năm 2001 lên 14,4%

trong năm 2011. Doanh số bán hàng nước ngoài trên toàn cầu của 100 GEs lớn

nhất tăng mạnh, tuy nhiên, 13% đến 21%.Sự giảm sút tài sản nước ngoài cùng

với sự gia tăng doanh số bán hàng nước ngoài chủ yếu phản ánh việc tăng cường

sản xuất nước ngoài được kiểm soát thông qua hợp đồng chứ không phải là

quyền sở hữu trực tiếp. Trái lại, 100 GEs lớn nhất từ các nước đang phát triển và

chuyển đổi gia tăng mạnh mẽ vị thế. Thị phần trong sản xuất toàn cầu gia tăng:

tài sản nước ngoài tăng từ 0,8% lên 1,6% từ năm 2001 đến 2011, doanh số nước

ngoài tăng từ 0,9 đến 5,9%, việc làm nước ngoài tăng từ 1% lên 8% (bảng 2.2).

Fortune Global 500, còn được gọi là Global 500, là một bảng xếp hạng

hàng năm của 500 công ty hàng đầu trên toàn thế giới tính theo doanh thu. Danh

sách này được biên soạn và xuất bản hàng năm do tạp chí Fortune.

Nhìn một cách tổng quan, nửa đầu của TOP 100 GEs trong thập kỷ qua vẫn

được xếp loại một cách ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến năm 2012, đã có

thay đổi đáng kể trong sự phân bố địa lý của các công ty trong bảng xếp hạng

Global 500. Số lượng các công ty có trụ sở tại Bắc Mỹ đã giảm từ 215 năm 2001

lên 144 năm 2011, trong khi đó sự đóng góp của các công ty có trụ sở tại châu Á

đã tăng nhanh chóng từ 116 năm 2001 đến 188 trong năm 2012. Thị phần của

các công ty từ châu Âu đã tăng nhẹ từ 158 đến 160 trong thập kỷ qua.

26

Bảng 2.3: Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về số lượng GEs, 2014

Xếp hạng Quốc gia Số lượng công ty

1 Mỹ 128

2 Trung Quốc 95

3 Nhật Bản 57

4 Pháp 31

5 Đức 28

6 Vương quốc Anh 28

7 Cộng hòa Hàn Quốc 17

8 Thụy Sĩ 13

9 Phần Lan 13

10 Canada 10

Nguồn: www.fortune.com/global500

Cũng theo số liệu của Fortune Global 500, Walmart là công ty toàn cầu

lớn nhất thế giới tính đến tháng 3 năm 2014 với doanh thu đạt 476,3 tỷ USD.

Trong số 10 công ty lớn nhất thế giới, các công ty thuộc lĩnh vực dầu khí chiếm

tỷ lệ cao (5/10). Ngoài ra, các công ty lớn nhất thế giới chủ yếu là tại các nước

phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản…và sự nổi lên của Trung Quốc. Dưới đây

danh sách 10 GEs lớn nhất thế giới cập nhật vào ngày 07 tháng 7 năm 2014

được dựa trên năm tài chính của công ty kết thúc vào hoặc trước ngày 31 tháng

3 năm 2014.

27

Bảng 2.4: Danh sách 10 công ty toàn cầu lớn nhất thế giới, 2014

Đơn vị: Tỷ USD

Xếp hạng Công ty Quốc gia Ngành Doanh thu

1 Walmart Mỹ Bán lẻ 476,3

2 Royal Dutch

Shell

Phần Lan

Vương quốc Anh Dầu khí 459,6

3 Sinopec Trung Quốc Dầu khí 457,2

4

China National

Petroleum

Corporation

Trung Quốc Dầu khí 432,0

5 ExxonMobil Mỹ Dầu khí 407,7

6 BP Vương quốc Anh Dầu khí 396,2

7

State Grid

Corporation of

China

Trung Quốc Năng

lượng 333,4

8 Volkswagen Đức Xe hơi 261,5

9 Toyota Nhật Bản Xe hơi 256,5

10 Glencore Thụy Sĩ Hàng tiêu

dùng 232,7

Nguồn: www.fortune.com/global500

Ngoài ra hệ thống phân phối, công nghệ và R&D của GEs cũng rất lớn,

3/4 chi phí R&D của thế giới tới từ GEs. Nhìn vào bảng số liệu về 10 công ty có

chi phí cho R&D nhiều nhất thế giới, ta có thể thấy đa số các công ty trên thuộc

lĩnh vực máy tính và điện tử và chăm sóc sức khỏe bởi đặc thù của những ngành

này cần nghiên cứu và phát triển nhiều hơn. Các công ty chú trọng đầu tư vào

R&D nhằm đi đầu trong công nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh

tranh, chiếm giữ thị phần và độc quyền.

28

Bảng 2.5: Danh sách 10 GEs dẫn đầu thế giới về chi tiêu R&D, 2013

Đơn vị: tỷ USD

STT Công ty Ngành Chi phí R&D

1 Volkwagen Xe hơi 11,4

2 Samsung Máy tính và điện tử 10,4

3 Roche Chăm sóc sức khỏe 10,2

4 Intel Máy tính và điện tử 10,1

5 Microsoft Phần mềm và Internet 9,8

6 Toyota Xe hơi 9,8

7 Novartis Chăm sóc sức khỏe 9,3

8 Merck Chăm sóc sức khỏe 8,2

9 Pfizer Chăm sóc sức khỏe 7,9

10 Johnson & Johnson Chăm sóc sức khỏe 7,7

Nguồn: UNCTAD (2014)

Như vậy, các công ty toàn cầu đã hình thành từ thời kỳ chủ nghĩa tư bản,

phát triển cho tới tận ngày nay và tiếp tục phát triển hơn trong tương lai. Quá

trình hình thành và phát triển của các công ty toàn cầu trải qua nhiều giai đoạn

lịch sử và phát triển cả về lượng và về chất. Cùng với tình hình chung trên toàn

thế giới, các công ty toàn cầu ở một số khu vực và quốc gia đã được hình thành

và phát triển như thế nào, có những đặc trưng và khác biệt ra sao? Phần cuối của

chương này sẽ nghiên cứu và làm rõ vấn đề này.

2.3. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty toàn cầu của một

số khu vực và quốc gia tiêu biểu

Như chúng ta đã biết, những công ty cổ phần hoạt động có tính chất quốc

tế thời kỳ đầu được sinh ra ở Châu Âu và đồng thời cũng được sinh ra ở Mỹ.

Nơi đây là mảnh đất thuận lợi để các công ty toàn cầu ra đời và phát triển. Giúp

khôi phục châu Âu, phục hồi kinh tế Nhật Bản, các công ty toàn cầu đã đóng

một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia này. Bên cạnh việc

hình thành và phát triển trong bối cảnh chung của toàn thế giới, các công ty toàn

cầu của mỗi khu vực và quốc gia trên cũng có nét riêng biệt trong những giai

29

đoạn thăng trầm phát triển của mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử

của mỗi khu vực và quốc gia.

2.3.1. Các công ty toàn cầu Mỹ

Cùng với Châu Âu, Mỹ là mảnh đất thuận lợi để các công ty toàn cầu ra

đời và phát triển. Mỹ đã có tác động mạnh mẽ đến sự phục hồi của kinh tế Châu

Âu và Nhật Bản, những quốc gia thất bại nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ

hai đồng thời cũng tạo điều kiện cho các công ty toàn cầu Mỹ bành trướng thế

lực ra toàn thế giới. Từ đây xuất hiện các công ty toàn cầu hiện đại, phát triển

cho tới tận ngày nay.

Các công ty toàn cầu của Mỹ được hình thành bởi quy luật cạnh tranh của

thị trường, trong thời kỳ phát triển của CNTB. Những năm 1870, GEs của Mỹ

tồn tại dưới dạng công ty đơn chức năng được điều khiển bởi một người phụ

trách hãng buôn hoặc một nhóm gia đình nhỏ (Hymer, 1979). Đến đầu thế kỷ

20, mô hình này được thay thế bởi hình thức một tập đoàn lớn đảm nhiệm nhiều

chức năng và điều hành nhiều nhà máy. Những tổ chức đã phát triển để điều

hành và quản lý các tập đoàn trước đây ở các châu lục được chọn để điều hành

các nhà máy và chi nhánh trên thế giới của GEs Mỹ. Đây cũng là nền tảng cho

mô hình hoạt động của GEs Mỹ ngày nay.

Trong những năm 1950-1960, với tư cách là quốc gia ít chịu thiệt hại nhất

từ chiến tranh, các công ty toàn cầu của Mỹ mở rộng hoạt động ra bên ngoài, tấn

công vào thị trường Châu Âu. Hơn nửa đầu tư của GEs trên thế giới là của Mỹ.

Năm 1971, giá trị sản xuất tại nước ngoài của GEs Mỹ gấp bốn lần giá trị xuất

khẩu của Mỹ. Các GE của Mỹ phát triển với quy mô lớn, đặc biệt từ những năm

1950 đến giữa những năm 1970 đã thay đổi cấu trúc đầu tư nước ngoài của Mỹ

từ sản xuất hàng hóa dựa vào nguồn lực từ nước ngoài sang xuất khẩu cho mẫu

quốc. Phải kể đến các công ty tiêu biểu như là Anaconda Cooper, United Fruit

và Standard Oil. Đến cuối những năm 1970, 90% thương mại của Mỹ đều thực

hiện bởi GEs.

Ngày nay, GEs của Mỹ cũng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh

tế thế giới. Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng GEs với 128 công ty vào năm

30

2014. Walmart của Mỹ cũng là tập đoàn có doanh thu nhiều nhất trên thế giới

tính đến tháng 3 năm 2014. Mặc dù sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc là

một đe dọa đối với vị thế bá chủ của Mỹ, nhưng với lịch sử lâu dài và kinh

nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế của GEs Mỹ, các công ty toàn cầu Mỹ sẽ

tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trên thế giới.

2.3.2. Các công ty toàn cầu Nhật Bản

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Nhật khởi đầu bằng các chính sách mở

cửa với những chương trình công nghiệp hóa đầy tham vọng được thực thi từ

thời Minh trị. Đường lối chiến lược này đã làm biến đổi sâu sắc, toàn diện cơ

cấu kinh tế của Nhật Bản và là yếu tố căn bản củng cố và khẳng định vị trí

cường quốc kinh tế của nước này trong nền kinh tế thế giới. Các quá trình này

có mối liên hệ chặt chẽ với những thăng trầm của các tập đoàn tài phiệt và các

công ty hàng đầu của Nhật Bản, chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn từ năm 1968 đến 1945

Thời kỳ khôi phục Minh Trị năm 1968 đã đánh dấu sự hình thành một thể

thức mới thay thế các tập đoàn “Samurai”, những nền tảng đầu tiên cho sự hình

thành các Zaibatsu đã bắt đầu xuất hiện. Trong giai đoạn này, chính phủ Nhật

Bản tiến hình xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng và khuyến khích

sự tham gia đầu tư và quản lý của các gia đình giàu có. Hơn một thập kỷ sau đó,

hầu hết các nhà máy do chính phủ thành lập đều hoạt động kém hiệu quả và thua

lỗ liên tục nên các nhà máy được bán lại cho tư nhân, nhằm tập trung vốn đề gây

dựng các quỹ cho kế hoạch phát triển kinh tế mang tính bao quát hơn của Chính

phủ. Các nhà máy của các gia đình phát triển nhanh chóng và mở rộng sang

nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến sự ra đời của các Zaibatsu.

Zaibatsu là một tổ hợp các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác

nhau, do một gia đình nắm giữ toàn bộ quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Trong

tập hợp đó, có thể gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty thương mại,

công ty đóng tàu và hàng loạt nhà máy sản xuất. Trong số các Zaibatsu phải kể

tới các tổ hợp Mitsui, Mitsubishi, Sumimoto và Yasuda, kiểm soát 39% đầu tư

toàn quốc và công nghiệp nặng, 56% tài nguyên ngân hàng Nhật Bản.

31

Sự tham gia của Nhật Bản vào chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho sức

mạnh của Zaibatsu tăng hơn nữa, tuy nhiên các Zaibatsu đã bị giải thể sau thất

bại thảm hại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Giai đoạn 1945 đến nay

Sự thất bại nặng nề của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai đã đẩy

nước Nhật rơi vào một tình trạng khó khăn chưa từng có. Các ngành công

nghiệp bị phá hủy, năng lực sản xuất kiệt quệ và lạm phát liên tục. Ngay cả

những thành viên của Zaibatsu là các công ty thương mại đã bị phá vỡ thành các

bộ phận riêng biệt và chỉ tái thành lập sau khi Nhật Bản giành độc lập năm 1952.

Vào những năm 1950 và 1960, thị trường chứng khoán chưa phát triển và

những nhu cầu của các công ty này chỉ có thể đáp ứng bởi các ngân hàng thành

phố. Đó là những ngân hàng có quy mô lớn nhất Nhật Bản. Chính lý do này, dẫn

đến sự hình thành môt hình gồm các ngành công nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực

khác nhau xung quanh các ngân hàng thành phố, gọi là nhóm ngân hàng. Các

nhóm ngân hàng và Zaibatsu luôn luôn cạnh tranh khốc liệt và mỗi nhóm đều

muốn độc chiếm ở những lĩnh vực phát triển quan trọng. Các công ty thương

mại được phát triển quy mô hơn và hàng hóa đa dạng hơn. Đó là Mitsubishi,

Mitsui, Marubeni, C.Itoh, Nissho Iawai và Sumitomo. Vào năm 1972, tổng

doanh thu bán hàng của 6 công ty này chiếm 20% GNP của Nhật (tương đương

76,8 tỷ đô la). Đến năm 1974, 6 công ty này đã nắm giữ cổ phần trong 5390

công ty, là cổ đông lớn nhất của 1057 công ty với số vốn cổ phẩn 440 tỷ đô la.

Chỉ riêng Mitsubishi vào năm 1973 đã có 14 chi nhánh, 23 công ty con và 82

văn phòng đại diện ở nước ngoài với tổng số nhân viên hơn 3000 người.

(HVQHQT, 1996).

Những năm cuối thập kỷ 60, đầu 70, các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản

bấy giờ - công ty toàn cầu Nhật Bản hiện nay đều thay đổi chiến lược kinh

doanh của mình, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đến cuối những năm

1980, mạng lưới xuyên quốc gia của Nhật Bản phát triển chưa từng có, bao gồm

các công ty lớn có khả năng sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh

trên thị trường quốc tế. Cho tới ngày nay, số lượng các công ty toàn cầu của

32

Nhật Bản đạt 57 (năm 2013), xếp thứ 3 thế giới về quốc gia có số lượng công ty

toàn cầu nhiều nhất thế giới (Fortune Global 500, 2014).

Có thể thấy rằng, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát

triển của các công ty toàn cầu Nhật Bản. Thứ nhất, bối cảnh quốc tế và khu vực

thuận lợi cho sự phát triển bình yên của Nhật Bản. Thứ hai, tỷ giá của đồng yên

Nhật Bản luôn ở mức thấp kéo dài. Thứ ba, các nguồn cung cấp nguyên liệu và

năng lượng luôn dồi dào, rẻ và ổn định. Thứ tư, quá trình quốc tế hóa các hoạt

động sản xuất ngày càng được đẩy mạnh (Nguyễn Thiết Sơn, 2004). Với sự phát

triển không ngừng, các công ty toàn cầu Nhật Bản tăng cường hơn nữa sức

mạnh cạnh tranh và khả năng chị phối thị trường thế giới.

2.3.3. Các công ty toàn cầu Châu Âu

Có thể nói Châu Âu là nơi ra đời sớm nhất của công ty toàn cầu. Toàn bộ

quá trình phát triển của các công ty toàn cầu Châu Âu có thể chia làm các giai

đoạn như sau:

- Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Âu là nơi mà phương thức sản

xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển đầy đủ bản chất của nó sớm

nhất. Cũng chính nơi đây, các công ty của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và

Hà Lan đã thực hình quá trình hoạt động kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia

dưới hình thức các công ty thương mại, khai thác đồn điền. Điều này là nhờ sự

phát triển của ngành hàng hải cũng như việc tìm ra những vùng đất mới vào

khoảng thế kỷ 15-17. Các công ty điển hình là Đông Ấn của Hà Lan và Anh,

Royal Deucth Shell, những công ty toàn cầu đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đã tàn phá nặng nề các nước châu

Âu cũng như các công ty ở châu Âu, hoạt động của chúng hầu như không thể

hồi phục được nữa (Nguyễn Thiết Sơn, 2004).

- Thời kỳ 1945-1960

Từ 1945-1960 là thời kỳ châu Âu phục hồi nền kinh tế của mình. Kế

hoạch Marshall đã tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia của Mỹ tràn

vào Tây Âu. Sự phát triển của công ty Mỹ ở châu Âu đã tác động mạnh mẽ làm

33

các công ty Châu Âu phục hồi, khi đã phục hồi và từng bước phát triển đã buộc

chúng phải liên minh với nhau để có thể sức mạnh thực hiện sự cạnh tranh trở

lại. Và từ đây, các công ty toàn cầu Châu Âu thực thụ đã ra đời.

Tuy nhiên, các công ty toàn cầu Châu Âu mới chỉ phục hồi, chưa đủ sức

mạnh cạnh tranh với Mỹ trên thị trường quốc tế, hàng hóa sản xuất ra chủ yếu

được tiêu thụ trong nội bộ các nước Tây Âu.

- Từ 1960 đến nay

Từ 1960 đến nay là thời kỳ các công ty toàn cầu của Châu Âu phục hồi và

phát triển với việc đổi mới chiến lược kinh doanh cũng như tăng cường chuyển

giao công nghệ cho các nước ngoài khu vực, phát triển công nghệ mới để tăng

cường sức mạnh cạnh tranh với các công ty Mỹ. Quy mô và hoạt động của các

công ty toàn cầu Châu Âu ngày càng được gia tăng và phát triển, thể hiện ở giá

trị đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng GEs của các công ty Châu Âu luôn

thuộc top 10 thế giới.

Có thể thấy rằng, Châu Âu chính là cái nôi đầu tiên của các công ty toàn

cầu ngày nay. Với sự phát triển trong suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay,

các công ty toàn cầu Châu Âu ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ

kinh tế thế giới, loại bỏ sự lệ thuộc vào các công ty của Mỹ.

2.3.4. Các công ty toàn cầu của các NIE Châu Á

Các công ty toàn cầu của các NIE châu Á được hình thành cùng với quá

trình công nghiệp hóa ở các nước Đông Á trong điều kiện trình độ tích tụ, tập

trung tư bản đã mở rộng trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, đến những năm 1980,

các công ty toàn cầu của NIEs mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Do đẩy mạnh

công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, tác động của cuộc cách mạng khoa học

công nghệ trên thế giới, xây dựng được kết cấu hạ tầng qui mô lớn, tăng cường

thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả; một số nền kinh

tế châu Á có nhu cầu mở rộng mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia của chính

mình. Nhờ những quá trình này đã tạo tiền đề vật chất cho sự ra đời và phát triển

mạnh mẽ của TNCs. Khác với sự hình thành GEs của Mỹ và châu Âu trên cơ sở

tự do cạnh tranh, GEs của NIEs châu Á được hình thành phần lớn nhờ sự hỗ trợ

34

của Chính phủ. Sự can thiệp tương đối mạnh vào quá trình hình thành và tạo

mọi điều kiện giúp đỡ để GEs phát triển. Chính phủ NIEs châu Á đã dành nguồn

tài chính lớn xây dựng các tập đoàn kinh doanh theo kiểu các Zaibatsu Nhật

Bản, với mục đích để chúng đủ sức mạnh trở thành các đầu tàu kéo nền kinh tế

phát triển và có khả năng cạnh tranh với khu vực và thế giới (Hoàng Thị Bích

Loan, 2002). Chính vì vậy, các tổ hợp công nghiệp lớn thực sự trở thành chỗ

dựa và xương sống của nền kinh tế. Tiêu biểu là Hyundai, Goldstar, Deawoo,

Samsung của Hàn Quốc; ChinFong của Đài Loan và các tổ hợp công nghiệp lớn

khác của Hồng Kông và Singapore. Những tổ hợp này chiếm vị trí độc quyền

trong nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt và mở rộng hoạt động ra nhiều nước trong

khu vực và trên thế giới.

Quá trình hình thành và phát triển công ty toàn cầu của NIEs Châu Á căn

bản theo phương thức phát triển rút ngắn. Sự hình thành và phát triển của GEs

của NIEs Châu Á trong những năm qua xét cho cùng là sản phẩm tất yếu phù

hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của thời đại. Đó là quy luật

cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

công nghệ cũng như xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. Ngoài ra, xuất phát từ

điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của NIEs Châu Á đã góp phần vào phát

triển mạng lưới GEs hùng hậu trên thế giới ngày nay.

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển của toàn thế giới, các công ty toàn

cầu của các nền kinh tế lớn trên thế giới đã hình thành và phát triển cho tới tận

ngày nay. Nếu các công ty toàn cầu của Mỹ và Châu Âu hình thành dựa trên quy

luật tự do cạnh tranh, thì các công ty toàn cầu của NIEs Châu Á được hình thành

chủ yếu nhờ sự điều chỉnh của nhà nước, bên cạnh sự hình thành trên nền tảng

các Zaibatsu, mang đậm màu sắc Samurai của các công ty toàn cầu Nhật Bản.

Nhờ sự hoạt động rộng khắp, bao phủ toàn cầu của các công ty toàn cầu mà nền

kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo

ra những xu hướng phát triển mới trong thế kỷ XXI.

35

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TOÀN

CẦU VÀ MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY

TOÀN CẦU TRONG TƯƠNG LAI

3.1. Đánh giá sự phát triển của các công ty toàn cầu

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử các công ty toàn cầu đã có sự phát

triển nhanh chóng không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Ngoài ra, GEs

còn chứng kiến sự phát triển về mức độ quốc tế hóa thể hiện qua sự gia tăng

không ngừng về số lượng các chi nhánh. Ngày nay, GEs không chỉ là độc quyền

của các nước phát triển mà đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ngay cả ở các

nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Sức mạnh kinh tế của các GEs

là rất lớn thể hiện qua việc chi phối hầu hết các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu

tư và chuyển giao công nghệ trên thế giới. Đồng thời, quy mô và sức mạnh của

GEs tiếp tục được củng cố và phát triển, nằm trong trung tâm của quá trình phát

triển và làm gia tăng vai trò của GEs đối với các quốc gia và các quan hệ quốc

tế. Vì thế, chương này, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những đánh giá về những tác

động tích cực và tiêu cực của GEs trong quá trình phát triển.

3.1.1. Thành tựu

Nghiên cứu những thành tựu của GEs trong quá trình phát triển của chúng

cùng với việc giải thích quá trình hình thành và phát triển là một chủ đề được

nhiều học giả và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung phân tích.

GEs mang lại lợi ích cho các nước tham gia đầu tư và góp phần gia tăng

sản lượng thế giới. Theo đó, các công ty toàn cầu trong quá trình phát triển đã

bổ sung nguồn vốn tăng trưởng cho nước chủ nhà và nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn của nước đầu tư. Vì vậy, việc nâng cao sử dụng các nguồn lực sản xuất ở

các quốc gia đã có tác động tích cực làm tăng sản lượng thế giới. Ngoài ra, GEs

trong quá trình thực hiện đầu tư nước ngoài cũng có tác động đáng kể tạo ra

động lực tăng trưởng của các nước đang phát triển thông qua việc bổ sung tích

lũy nội địa và nguồn ngoại tệ cho các nước đang phát triển.

36

Thực tế, các công ty toàn cầu chi phối trên 90% tổng giá trị FDI toàn cầu.

Đây được xem như là một thước đo vai trò to lớn của các GEs trong nền kinh tế

thế giới vì FDI là công cụ quan trọng nhất của các GEs trong việc thực hiện

chiến lược toàn cầu của mình.

Bảng 3.1: Các dòng vốn FDI theo khu vực, 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ và phần trăm

Khu vực

Dòng vốn FDI vào Dòng vốn FDI ra

2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013

Thế giới 1409 1700 1330 1452 1505 1712 1347 1411

Các nền kinh tế phát triển 696 880 517 566 1030 1216 853 857

Các nền kinh tế đang phát

triển

- Châu Phi

- Châu Á

- Châu Mỹ và Caribbean

637

44

401

190

725

48

431

244

729

55

415

256

778

57

426

292

413

9

284

119

423

7

304

111

440

12

302

124

454

12

326

115

Các nền kinh tế chuyển đổi 75 95 84 108 62 73 54 99

Các nền kinh tế có cấu

trúc yếu, nhỏ khác 45 58 58 57 12 12 10 9

LDCs 19 22 24 28 3 4 4 5

LLDCs 27 36 34 30 9,3 6 3 4

SIDS 4,7 6 7 6 0,3 2 2 1

Tỷ phần

Các nền kinh tế phát triển 49,4 51,8 38,8 39,0 68,4 71,0 63,3 60,8

Các nền kinh tế đang phát

triển

- Châu Phi

- Châu Á

- Châu Mỹ và Caribbean

45,2

3,1

28,4

13,5

42,6

2.8

25,3

14,3

54.8

4,1

31,2

19,2

53,6

3,9

29,4

20,1

27,5

0,6

18,9

7,9

24,7

0,4

17,8

6,5

32,7

0,9

22,4

9,2

32,2

0,9

23,1

8,1

Các nền kinh tế chuyển đổi 5,3 5,6 6,3 7,4 4,1 4,3 4,0 7,0

Các nền kinh tế có cấu

trúc yếu, nhỏ khác 3,2 3,4 4,4 3,9 0,8 0,7 0,7 0,7

LDCs 1,3 1,3 1,8 1,9 0,2 0,3 0,3 0,3

LLDCs 1,9 2,1 2,5 2,0 0,6 0,4 0,2 0,3

SIDS 0,3 0,4 0,5 0,4 0,0 0,1 0.2 0,1

Nguồn: UNCTAD, FDI-TNC-GVC Information System, FDI database

37

Thống kê từ năm 2010-2013 chỉ ra rằng hoạt động đầu tư quốc tế được

tăng lên từ năm 2010-2011. Cụ thể dòng FDI chảy vào các quốc gia phát triển

tăng từ 696 tỷ đôla lên 880 tỷ đôla; dòng FDI chảy ra của các quốc gia này cũng

tăng từ 1030 tỷ đôla lên 1216 tỷ đôla. Các nước đang phát triển có dòng vốn đầu

tư chảy vào tăng từ 637 tỷ đôla lên 725 tỷ đôla; dòng vốn chảy vào tăng từ 413

tỷ đôla lên 423 tỷ đôla. Nhưng đến năm 2012 thì do chính sách của các chính

phủ, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp tăng cao từ những nước

phát triển đến những nước đang phát triển buộc các GEs phải thu hẹp đầu tư, họ

chỉ tìm và đầu tư vào những ngành có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận tốt, dần

chuyển một số những chi nhánh con tại các quốc gia về đất nước mình để giảm

chi phí vốn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong quốc gia.

Các công ty toàn cầu thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ trên

toàn thế giới ở hầu hết các lĩnh vực của khoa học công nghệ và quản lý. Có thể

nói GEs phát triển đa dạng các hạng mục công nghệ và cơ cấu sản phẩm công

nghệ cũng rất đa dạng như tiến bộ công nghệ thể hiện ở các phát minh sáng chế,

công nghệ thiết kế xây dựng, công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm, công

nghệ quản lý, công nghệ marketing, công nghệ đào tạo và các công nghệ khác.

Ngoài ra, GEs từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản,

Đức,… thường đi đầu trong chuyển giao công nghệ và những nước này cũng là

các nước đi đầu trong việc tiếp cận các công nghệ chuyển giao này.

GEs có tiềm lực to lớn trong việc tổ chức các hoạt động phát triển công

nghệ (R&D) và có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các phát minh sáng chế

về công nghệ. Xét về khả năng, GEs có lượng vốn đầu tư lớn, đội ngũ nhà khoa

học chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện các hoạt động R&D.

Hiện nay GEs chiếm khoảng 80% tổng công nghệ mới của toàn thế giới và

quyết định đến chiến lược phát triển công nghệ của toàn thế giới. Vì vậy, vị trí

và vai trò của các công ty toàn cầu trong nền kinh tế thế giới ngày càng được

nâng cao.

38

Ngoài ra, công ty toàn cầu còn giữ vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy

thương mại thế giới phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế hướng về xuất

khẩu. Vì vậy mà GEs đã trở thành một nhân tố quan trọng trọng trong nền kinh

tế toàn cầu, chi phối hoạt động thương mại quốc tế. Trong quá trình hoạt động

của mình các GEs thúc đẩy xuất nhập khẩu thông qua ba kênh lưu thông hàng

hóa cơ bản đó là: hàng hóa xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hóa bán ra từ các

chi nhánh ở nước ngoài và hàng hóa trao đổi trong một công ty ở cùng một tập

đoàn. GEs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia bởi kênh lưu

thông xuyên quốc gia của mình. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2013 thì tổng

giá trị kim ngạch thương mại thế giới năm 2010 xấp xỉ ở ngưỡng 19 nghìn tỷ

đôla, nhưng chiếm trong đó đến 80% là do GEs đóng góp. Cụ thể hàng hóa trao

đổi với công ty mẹ chiếm 6,3 nghìn tỷ đôla tương đương với 33,15%, hàng hóa

bán ra từ các chi nhánh nước ngoài chiếm 12,63% tương đương với 2,4 nghìn tỷ

đôla và hàng hóa giữa các công ty trong cùng một tập đoàn chiếm khoảng 6,3

nghìn tỷ đôla tức 33,15%. Điều đó chứng minh được tầm quan trọng của các

GEs trong hoạt động thương mại quốc tế. GEs là trụ cột cho sự phát triển của

thương mại thế giới, năm 2006 thì giá trị thương mại do GEs tạo ra chiếm

khoảng 30% so với toàn thế giới nhưng đến năm 2010 thì nó đã lên tới 80%.

Như vậy, với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất thể hiện qua sự

chi phối các quan hệ đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế, các công ty toàn cầu

ngày càng củng cố được vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Hiện nay, xu

hướng tự do hóa thương mại đã trở thành một xu thế tất yếu làm cho vị thế của

GEs ngày càng được củng cố hơn nữa trở thành một tác nhân chính trong quá

trình phát triển, chủ thể của quan hệ quốc tế.

3.1.2. Hạn chế

3.1.2.1. Bản chất độc quyền nhóm của GEs

Các nghiên cứu chỉ ra rằng GEs đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là để thực

hiện chiến lược cạnh tranh độc quyền của các công ty lớn (Hirschman, 1971).

Theo đó, nguyên nhân chính khiến các công ty đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

Khai thác lợi thế độc quyền của chúng và loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh với

39

các đối thủ ở nước ngoài. GEs thông qua hoạt động mua lại các công ty sẵn có ở

thị trường nước ngoài đã làm giảm đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra,

các công ty toàn cầu đầu tư vào các ngành công nghiệp mới, hướng vào thay thế

nhập khẩu hơn là các ngành công nghiệp hiện có, do đó khả năng tăng số lượng

đối thủ cạnh tranh trong các ngành công nghiệp hiện có là rất hạn chế. Mặt khác

GEs khi đầu tư vào các thị trường đặc biệt là các nước đang phát triển nhanh

chóng trở thành các đối thủ độc quyền trong các ngành công nghiệp mà chúng

hoạt động bởi có nhiều lợi thế về công nghệ, vốn, mạng lưới marketing, hiệu

quả sản xuất theo quy mô (Phùng Xuân Nhạ, 2007).

3.1.2.2. Tác động tiêu cực đến môi trường, tài nguyên

Có nhiều quan điểm cho rằng GEs chuyển giao các công nghệ, sản phẩm

lỗi thời, không phù hợp cho các nước đang phát triển. Theo đó, động lực để

chuyển giao công nghệ là nhằm kéo dài vòng đời công nghệ, mở rộng thị trường

và thu lợi nhuận. Tuy nhiên, vì sợ mất bí mật công nghệ hay tạo ra các đối thủ

cạnh tranh mới mà các công ty thường ít khi chuyển giao các công nghệ nguồn

vào các nước tiếp nhận. Vì vậy, công nghệ chuyển giao thường là công nghệ

trung gian hoặc công nghệ lạc hậu mà tốn ít chi phí để đầu tư vào hoạt động bảo

vệ môi trường, đồng thời không tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới. Mặt khác, các

nước đang phát triển đang đứng trước nhu cầu lớn về cải tiến công nghệ nên

chấp nhận chuyển giao các công nghệ này để đổi lấy các lợi ích cần thiết nhất

định. Những công nghệ này khi đưa vào các nước đang phát triển gây ra các hậu

quả vể ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra,

hiện nay các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ trở thành bãi rác công

nghệ, chi phí lớn để xử lý triệt để do nhập khẩu những công nghệ lạc hậu này.

Đồng thời, GEs tiếp cận thị trường các nước đang phát triển bởi nguồn tài

nguyên thiên nhiên dồi dào và giá rẻ. Việc đầu tư xây dựng nhà xưởng vào nước

đó giúp các công ty tiết kiệm được chi phí thu mua, vân chuyển nguyên liệu tới

nơi sản xuất và phân phối chúng ra các khu vực xung quanh. Ngoài ra, vì cần

động lực để vươn lên mà các nước đang phát triển thường quan tâm tới các lợi

ích kinh tế ngắn hạn hơn là những chi phí kinh tế dài dài hạn mà đất nước phải

40

trả. Không chỉ vậy, bởi luật pháp, và công nghệ của các nước đang phát triển

còn thấp chưa đủ khả năng để kiểm soát quy trình hoạt động của GEs dẫn tới

việc ô nhiễm môi trường, lách thuế ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường, xã hội.

3.1.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế

Việc các GEs đặt nhà máy tại một quốc gia không đồng nghĩa với việc họ

sẽ cố định sản nghiệp của mình. GEs đem lại sự không chắc chắn cho nền kinh

tế khi mà họ hoàn toàn có thể dời xưởng và hoạt động kinh doanh tới các nước

có chi phí nhân công rẻ hơn và luật pháp cởi mở hơn. Mặt trái của việc tăng tính

cạnh tranh cho môi trường kinh doanh, các GEs tác động nghiêm trọng tới các

ngành sản xuất khác trong nước. Lý do là vì các GEs có tiềm lực tài chính mạnh,

có thương hiệu, có công nghệ để sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn. Các

công ty nội địa không thể cạnh tranh, họ bị lần áp từ thị phần trên thị trường tới

các cơ hội tiếp cận với các hợp đồng sản xuất, tới cơ hội vay vốn.

Nước sở tại bị thất thu ngân khổ do hiện tượng chuyển giá: các GEs luôn

luôn cố gắng giảm nghĩa vụ thuế của họ ở các nước có thuế suất cao và tăng

chúng trong những nước có mức thuế suất thấp. Một cách để làm điều này là

thông qua chuyển giá hay chuyển các thành phần và hàng hóa đã được họ hoàn

thành ở các nước khác nhau với giá khác nhau. Nơi nghĩa vụ thuế là cao, họ

chuyển hàng hoá ở một mức giá tương đối cao để làm cho chi phí xuất hiện cao

hơn. Sau các nguyên liệu đó được thu lại trong nước thuế suất thấp hơn bằng

cách chuyển hàng hoá ở một mức giá tương đối thấp hơn. Điều này sẽ làm giảm

hóa đơn thuế tổng thể của họ.

Hiện tượng xuất khẩu lợi nhuận: Các GEs lớn, đổ vốn vào các nước đang

phát triển nhưng lợi nhuận thì lại được chuyển về quốc gia gốc của tập đoàn đó.

Trong trường hợp này, các nước đang phát triển sẽ không nhận được nhiều lợi

ích từ việc để các GEs lập nhà máy trên nước của họ.

Xu hướng tạo ra nhân công với kỹ năng làm việc thấp: Bởi đầu tư tại quốc

gia đang phát triển là đầu tư sản xuất, gia công yêu cầu kỹ năng làm việc thấp,

41

mức lương lại tương đối cao hơn so với làm nông, dẫn tới một bộ phân dân số

hướng làm công nhân kỹ năng thấp thay vì đầu tư cho học tập.

Không thể chuyển giao công nghệ: bởi nhân lực trong nước không đủ

trình độ ứng dụng và bởi GEs không muốn chuyển giao, dẫn tới mục tiêu muốn

phát triển công nghệ của nước đang phát triển không thực hiện được.

Như vậy, các công ty toàn cầu được nhìn nhận là những tác nhân chính

gây ra tính không hoàn hảo của thị trường và phát triển cơ cấu thị trường cạnh

tranh độc quyền ở nước chủ nhà. Hoạt động của GEs chủ yếu mang lại lợi ích

cho các nước phát triển, trong khi các nước đang phát triển phải gánh chịu nhiều

hậu quả về ô nhiễm và sự phụ thuộc.

3.2. Xu hướng phát triển của các công ty toàn cầu trong tương lai

Trong vòng một thập kỷ qua, cả thế giới chứng kiến một sự thay đổi đáng

kể của các công ty trên quy mô toàn cầu. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã làm gia

tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, cùng với cuộc khủng

hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã buộc các công ty phải thay đổi để thích

ứng nhanh chóng với những biến động này. Nhìn lại tốc độ thay đổi trong vòng

một thập kỷ qua, một câu hỏi lớn đặt ra là các công ty toàn cầu sẽ tiếp tục phát

triển như thế nào trong tương lai. Theo nghiên cứu của trang Economist

Intelligence Unit, các công ty toàn cầu sẽ trở nên lớn mạnh, có sức lan tỏa toàn

cầu và toàn diện hơn trong tương lai, đặc biệt trong 10 năm tới, tiếp cận tới

nhiều thị trường các nước nhiều hơn hiện tại. Mặc dù mở rộng nhanh chóng, các

công ty toàn cầu vẫn tăng cường sự liên kết toàn cầu với nhiều dòng chảy thông

tin và sự hợp tác vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Chúng sẽ giảm mức độ phi

tập trung hơn, nhưng không hoàn toàn tập trung. Hoạt động tại các chi nhánh sẽ

tự do kiểm soát các cơ hội nhằm thúc đẩy hoạt động của các công ty toàn cầu

trong khi trụ sở chính sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập tinh

thần và giá trị của công ty. Từ đó, có hai xu hướng phát triển chính của các công

ty toàn cầu trong bối cảnh hiện nay là: Mở rộng các hoạt động tại các thị trường

mới nổi và tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập M&A.

42

3.2.1. Xu hướng mở rộng hoạt động tại các thị trường mới nổi

Để nắm bắt các cơ hội phát triển tại nước ngoài, các công ty toàn cầu đang

có xu hướng tiếp cận các thị trường mới nổi. Trụ sở của các công ty toàn cầu tại

các thị trường này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh toàn cầu,

cạnh tranh với các công ty tại các nước phát triển về nguồn tài nguyên thiên

nhiên, công nghệ và thâm nhập vào thị trường toàn cầu. Vì vậy, các công ty toàn

cầu đầu tư nhiều hơn vào các thị trường mới nổi thay vì các nền kinh tế chủ đạo

trước đây như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Điều này thể hiện qua chỉ số dòng

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo báo cáo “World Investment Report 2014”

của UNCTAD chỉ ra rằng các nền kinh tế đang phát triển nhận được nhiều đầu

tư trực tiếp nước ngoài hơn các nền kinh tế phát triển, trong đó 3/5 là các nền

kinh tế mới nổi như Trung Quốc (số 2), Nga (số 3) và Brazil (số 5). Xu hướng

này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo, đặc biệt là theo dự đoán về

tiềm năng các nước nhận được nhiều FDI thì Trung Quốc vượt Mỹ trở thành

quốc gia nhận nhiều vốn FDI nhất giai đoạn 2014-2016. Các nền kinhh tế mới

nổi như Ấn Độ, Brazil tiếp tục thuộc nhóm các nền kinh tế có tiềm năng sẽ nhận

nhiều FDI từ các công ty toàn cầu nhiều nhất vào năm 2014-2016. Ngoài ra,

đáng chú ý là sự nổi lên của một số nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á như

Indonesia hay Thái Lan, Việt Nam (UNCTAD, 2014).

43

Hình 3.1: Danh sách 10 quốc gia nhận FDI

lớn nhất trên thế giới, 2013

Đơn vị: Tỷ USD

Hình 3.2: Xếp hạng dự báo các nền kinh tế

nhận nhiều FDI nhất từ TNCs, 2014-2016

(Phần trăm người được hỏi lựa chọn, (x) = xếp

hạng năm 2013

Trong báo cáo về kết quả của “Điều tra tiềm năng các thị trường tăng

trưởng cao” của KPMG, một công ty tư vấn kiểm toán và thuế hàng đầu thế giới

của Mỹ, vào năm 2013 chỉ ra rằng các công ty toàn cầu của Mỹ sẽ tăng cường

mở rộng phạm vi đầu tư, đặc biệt ở các thị trường mới nổi và tăng trưởng cao.

Cụ thể, 69% câu trả lời nhận được xác định mở rộng phạm vi hoạt động là mục

tiêu hàng đầu của các công ty những năm tới, phần lớn tập trung đầu tư vào các

thị trường mới nổi và tăng trưởng cao bên ngoài Mỹ. Khi được hỏi về các thị

trường mới, các công ty dự kiến sẽ đầu tư hơn 5 triệu đô la vào các thị trường

nước ngoài trong năm 2014, trong đó, các địa điểm lựa chọn của các nhà quản lý

là Brazil (27%), Trung Quốc (26%), Mexico (17%) và Ấn Độ (13%). Với những

tín hiệu tích cực về tăng trưởng của nền kinh tế trong nước trong bối cảnh giải

quyết khủng hoảng, các công ty toàn cầu của các nước phát triển đã cởi mở hơn

Nguồn: UNCTAD (2014)

Nguồn: UNCTAD (2014)

44

trong quyết định đầu tư vào các thị trường mới nổi và tăng trưởng cao để thúc

đẩy tăng trưởng trong những năm tới cũng như đánh dấu sự xuất hiện của mình

ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu.

Để làm rõ xu hướng này, bài nghiên cứu xem xét tăng trưởng doanh thu

của các công ty toàn cầu tại các thị trường mới nổi và tăng trưởng cao. Cũng

theo kết quả điều tra của KMPG và trang Economics Intelligent Unit, tương ứng

có 77% người được hỏi trả lời rằng ước tính doanh thu của các công ty của họ ở

các thị trường mới nổi và tăng trưởng cao sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo,

trong khi 22% ước tính sẽ giữ nguyên và 1% sẽ giảm. Điều đó có nghĩa là, các

công ty toàn cầu đang ngày có xu hướng mở rộng hoạt động của mình ra thị

trường bên ngoài nhằm tăng doanh thu để chiếm lĩnh thị trường các nước mới

nổi và tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, các công ty cũng gặp khó khăn trong quá trình mở rộng hoạt

động sang các thị trường này. Các vấn đề pháp lý, rủi ro chính trị, tham nhũng,

sự hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng chậm, lạm phát

cao trong khi chi phí lao động và môi trường cạnh tranh ngày càng cao được xác

định là những rào cản lớn nhất đối với hoạt động của các công ty toàn cầu tại

các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, những thách thức này không phải là không

thể vượt qua nếu như các công ty có chiến lược đầu tư hợp lý tại các thị trường

này.

Bên cạnh việc mở rộng hoạt động tại các thị trường mới nổi thuộc nhóm

BRICS, các công ty toàn cầu cũng có xu hướng đầu tư vào các thị trường các

nước đang phát triển khác như Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Việt Nam…

Những nước này có tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhu cầu về hàng hóa và dịch

vụ như các dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và nhu cầu cơ sở hạ tầng ngày

càng được coi trọng. Mặc dù, thị trường các nước này có thể không tạo ra lợi

nhuận ngay lập tức, nhưng chúng có triển vọng tăng trưởng trong dài hạn và

việc các công ty thiết lập một sự hiện diện sớm tại các thị trường nước này có

thể giúp các công ty có được lợi thế cạnh tranh.

45

3.2.2. Xu hướng tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập M&A

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay, các công ty

toàn cầu ngày càng chủ động thay đổi cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp mình.

Một trong những xu hướng toàn cầu liên quan mật thiết đến tái cơ cấu doanh

nghiệp giữa các ngành là xu hướng mua bán và sáp nhập M&A. M&A được coi

như là một phương tiện để các công ty toàn cầu định hình lại lợi thế cạnh tranh

trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Để nhìn rõ xu hướng này, bài nghiên cứu xem xét số lượng các thương vụ

mua bán và sáp nhập M&A của 100 công ty toàn cầu lớn nhất thế giới giai đoạn

2003-2012. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số lượng các thương vụ M&A trong

những năm gần đây có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt sau cuộc khủng

hoảng tài chính thế giới năm 2007. Phần lớn các thương vụ M&A do 100 GEs

lớn nhất thế giới được tiến hành ở các nền kinh tế phát triển, cụ thể là có hơn

300 thương vụ M&A xuyên quốc gia ở các nền kinh tế phát triển trong khi chỉ

có gần 100 thương vụ là ở các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi vào

năm 2012. Ngoài ra, các công ty toàn cầu thực hiện các thương vụ M&A chủ

yếu bằng đầu tư theo chiều dọc. Số lượng các thương vụ theo chiều dọc luôn lớn

hơn số lượng thương vụ đầu tư theo chiều ngang ở cả các nước phát triển và

đang phát triển. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong một vài thập kỷ tới.

46

Hình 3.3: M&A xuyên quốc gia trên thế giới thực hiện bởi 100 GEs lớn nhất

thế giới: Số lượng các thương vụ theo chiều dọc và chiều ngang, 2003-2012

Các nền kinh tế phát triển: theo chiều dọc Các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi: theo chiều dọc

Các nền kinh tế phát triển: theo chiều ngang Các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi: theo chiều ngang

Nguồn: UNCTAD (2014)

Thêm vào đó, xem xét số liệu về 10 thương vụ M&A lớn nhất trong quý

đầu tiên của năm 2014 có thể thấy tất cả các công ty mục tiêu đều thuộc các

nước phát triển trong khi năm 2013, chỉ có 5/10 công ty mục tiêu đến từ các

nước phát triển.

Bảng 3.2: Danh sách 10 thương vụ M&A xuyên quốc gia lớn nhất theo giá

trị thương vụ, quý I, 2014

Đơn vị: nghìn USD

Thời gian Công ty mục tiêu Ngành mục

tiêu

Quốc gia

mục tiêu

Công ty

mua

Giá trị

giao dịch

Công ty mẹ

mua lại cuối

cùng

Nước của

công ty mẹ

mua lại

cuối cùng

1 28/04/2014 AstraZeneca PLC Bào chế dược

phẩm Anh Pfizer Inc 106.863 Pfizer Inc Mỹ

2 04/04/2014 Lafarge SA Xi măng, thủy

lực Pháp Holcim Ltd 25.909 Holcim Ltd Hà Lan

3 18/02/2014 Forest Laboratories

INC

Bào chế dược

phẩm Mỹ

Actavis

PLC 25.110 Actavis PLC Ai-len

4 30/04/2014 Alstom SA –

Energy Businesses

Tua bin và máy

phát tua bin Pháp GE 17.124 GE Mỹ

47

5 22/04/2014 GlaxoSmithKline

PLC- Oncology

Bào chế dược

phẩm Anh

Novartis

AG 16.000 Novartis AG Hà Lan

6 13/01/2014 Beam Inc Rượu vang và

rượu mạnh Mỹ

Suntory

Holdings

Ltd

13.933 Kotobuki

Realty Co Ltd Nhật Bản

7 17/03/2014 Grupo Corporativo

ONO SA

Viễn thông,

ngoại trừ liên

lạc không dây

Tây Ban

Nha

Vodafone

Holdings

Europe SLU

10.025 Vodafone

Group PLC Anh

8 21/02/2014 Scania AB

Xe có động cơ

và phụ tùng xe

khách

Thụy Điển Volkswagen

AG 9.162

Porsche

Automobil

Holding SE

Đức

9 22/04/2014 Novartis AG –

Vaccines Business

Sản phẩm sinh

hoạt, ngoại trừ

chất chẩn đoán

Hà Lan GlaxoSmith

Kline PLC 7.102

GlaxoSmithKl

ine PLC Anh

10 16/03/2014 RWE Dea AG Dầu thô và khí

tự nhiên Đức L1 Energy 7.099

LetterOne

Holdings SA Lucxembua

Nguồn: UNCTAD (2014)

Sự hợp nhất diễn ra trong tất cả các ngành công nghiệp, chế biến, điện tử,

dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ, việc

hợp nhất có tác dụng mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng nên các hãng

này quan tâm nhiều đến sự hợp nhất.

Hình 3.4: M&A xuyên quốc gia thực hiện bởi GEs theo ngành, 2005-2012

Đơn vị: Phần trăm

Nguồn: UNCTAD (2014)

48

Quá trình sát nhập và mua lại các công ty có xu hướng ngày càng mạnh

mẽ. Điều này thúc đẩy hơn nữa quá trình tích tụ và tập trung tư bản và quốc tế

hoá sản xuất, lưu thông, tăng cường tiềm lực cho các hãng, làm cho chúng có thế

lực trong cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Như vậy, cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các công ty toàn cầu

đang ngày càng tăng cường, mở rộng hoạt động của mình cũng như khẳng định

sự hiện diện của mình trên bản đồ thế giới. Với xu hướng mở rộng hoạt động

sang các thị trường mới nổi và tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập

M&A, trong những năm tiếp theo, các công ty toàn cầu sẽ trở lên lớn mạnh và

toàn diện hơn, tiếp tục giữ vai trò chủ thể kinh tế quan trọng trong nền kinh tế

thế giới.

49

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu “Sự hình thành và phát triển của công ty toàn cầu” đã làm

sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển của công

ty toàn cầu. Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm, các lí thuyết về sự hình

thành và phát triển, đến nguyên nhân hình thành, các giai đoạn và thực trạng

phát triển của công ty toàn cầu, bài viết còn mở rộng đánh giá sự phát triển về

mặt thành tựu và hạn chế của các công ty này và xu hướng phát triển trong bối

cảnh hiện nay.

Trước hết, đề tài tập trung phân tích cơ sở lí luận chung từ phân biệt các

khái niệm giữa công ty đa quốc gia (MNC), công ty xuyên quốc gia (TNC), và

công ty toàn cầu (GE) để từ đó hiểu rõ về các đặc trưng, lý thuyết cơ bản và đặc

điểm của công ty toàn cầu. Công ty toàn cầu về bản chất là công ty xuyên quốc

gia, thuật ngữ này thể hiện đặc điểm phát triển của TNCs cho phù hợp với bối

cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Công ty toàn cầu bắt đầu ra đời trong thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản,

sự xuất hiện của GE là tất yếu khách quan trong lịch sử. Cơ sở lí thuyết giải

thích sự ra đời và phát triển của GEs đều tập trung vào nguyên tắc lợi thế so

sánh trong phân công lao động quốc tế như Lý thuyết chu kì sản phẩm, Lý

thuyết nội vi hóa, Lý thuyết chiết trung, ... Như vậy nguyên nhân quan trọng

hình thành GEs là công ty khai thác các lợi thế độc quyền của chúng trong điều

kiện thị trường không hoàn hảo và có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn

giữa các nước.

Trải qua quá trình dài các giai đoạn phát triển, công ty toàn cầu đã có sự

phát triển nhanh chóng không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Với sự tăng

trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất như vậy thể hiện qua sự chi phối các quan

hệ đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế, các công ty toàn cầu ngày càng củng

cố được vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của

các công ty toàn cầu cũng có một số tác động tiêu cực nhất định nền kinh tế thế

giới bởi bản chất độc quyền của nó, cũng như những tác động xấu đến môi

50

trường tự nhiên và môi trường kinh tế. Do đó, trong quá trình phát triển, các

công ty toàn cầu cần thận trọng trong việc cân nhắc giữa các lợi ích và ảnh

hưởng tiêu cực do sự phát triển ấy tạo nên. Bài nghiên cứu cũng đưa ra hai xu

hướng phát triển chính của các công ty toàn cầu trong tương lai, đó là mở rộng

các hoạt động tại các thị trường mới nổi và tăng cường hoạt động mua bán và

sáp nhập M&A. Những xu hướng phát triển này nhằm giúp các công ty toàn cầu

khẳng định và tăng cường sự hiện diện của mình trên quy mô toàn cầu, cũng

như thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà các công ty đặt ra trong quá trình

phát triển của mình.

Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích quá trình hình thành và phát

triển của công ty toàn cầu. Những khía cạnh khác về công ty toàn cầu sẽ được

phát triển trong các bài nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Khắc Nam (2008), Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc

tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24.

2. Hoàng Thị Bích Loan (2002), Công ty xuyên quốc gia của các nền kinh tế

công nghiệp mới Châu Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Học viện quan hệ quốc tế (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên

quốc gia ở các nước đang phát triển, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Lê Văn Sang & Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia

trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Các công ty xuyên quốc gia, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

6. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình đầu tư quốc tế, NXB ĐHQGHN, Hà

Nội.

7. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các công ty xuyên quốc gia: Lý thuyết và thực

tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

8. Barbara Parker (2005), Introduction to Globalization and Business:

Relationships and Responsibilities, SAGE Publication Ltd.

9. Dominick Salvatore (1993), International Economics, Macmillan

Publishing Company, p. 351-375.

10. Dunning & Narula (1996), The Investment Development Path Revisited:

Some emerging issues, Routledge, London and New York.

11. Dunning (1979), Explaining changing patterns of international

production: in defense of eclectic theory, Oxford Bulletin of Economics

and Statistics, vol. 41, no. 4, p. 269-295.

12. Economist Intelligence Unit (2010), Global firms in 2020: The next

decade of change for organisations and workers.

52

13. Hymer (1979), The Multinational Corporation: A Radical Approach,

Cambridge University Press, Cambridge.

14. KPMG (2013), 2014 High Growth Markets Outlook Survey Report.

15. Peter J. Buckley and Mark Casson (1985), The economic theory of the

multinational enterprise, St. Martin's Press, New York.

16. R. Jenkins (1987), Transnational Corporations, p. 17-37.

17. R. Vernon (1996), International investment and international trade in the

product cycle, Quarterly Journal of Economics, p. 199-207.

18. Sergei Afontsev (2012), The future of transnational corporations: trends

and scenarios for global politics.

19. UNCTAD (2005), Transnational Corporations and the

Internationalization of R&D, World Investment Report 2005, United

Nations Publication.

20. UNCTAD (2007), The Universe of the largest transnational

corporations, World Investment Report 2007, United Nations Publication.

21. UNCTAD (2012), Transnational Corporations, Vol. 21, No. 2.

22. UNCTAD (2012), Toward a new generation of investment policies,

World Investment Report 2012, United Nations Publication.

23. UNCTAD (2013), Global Value Chains: Investment and Trade for

Development, World Investment Report 2013, United Nations

Publication.

24. UNCTAD (2014), Investing in the SDGs: An Action Plan, World

Investment Report 2014, United Nations Publication.

Website

25. http://www.coolgeography.co.uk/GCSE/Year11/EconomicGeog/Industry/

TNCs/basic_facts_about_tncs.htm

26. http://fortune.com/global500

27. http://leeiwan.wordpress.com/2007/06/18/difference-between-a-global-

transnational-international-and-multinational-company/