Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn

8
NHỚ LỜI BÁC DẠY “Cán bộ lãnh đạo phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TỈNH VĨNH PHÚC, NGÀY 2/3/1962 TRANG 2 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Cát Tiên: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 6040 - THỨ TƯ NGÀY 2/3/2022 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH VĂN HÓA - XÃ HỘI Vai trò người uy tín trong xây dựng cuộc sống mới TRANG 4 Lực lượng vũ trang sẵn sàng nhiệm vụ huấn luyện Huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên; là cơ sở để nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Kết quả huấn luyện đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng huấn luyện là một trong những nội dung hàng đầu được Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng thực hiện hàng năm. TRANG 3 Doanh nghiệp vượt khó, ổn định sản xuất trong đại dịch TRANG 7 Đã có tình trạng không ít người đổ xô tìm mua các lô đất sản xuất nông nghiệp rồi chia thành nhiều lô nhỏ làm đất nền nhà để bán, bất chấp các lô đất lẫn vùng đất này có làm nhà được hay không? Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII Đà Lạt triển khai có hiệu quả Đà Lạt triển khai có hiệu quả công tác đầu tư công công tác đầu tư công Giải pháp nào để quản lý việc tách thửa đất hiện nay? TRANG 5 TRANG 5 Một thanh niên dân tộc Cơ Ho tại huyện Lạc Dương làm hướng dẫn viên du lịch trải nghiệm rừng. T ừ ngày 1/3, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/3/2022 tại Thủ đô Hà Nội. Hoạt động đầu tiên là hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” từ ngày 1/3 đến ngày 8/3/2022 nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam. Hội LHPN tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp chỉ đạo, vận động nữ cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên mặc áo dài đến công sở, nơi làm việc trong thời gian diễn ra “Tuần lễ áo dài”. Các cấp Hội, cán bộ, hội viên, phụ nữ hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể, phù hợp đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương, cơ quan, đơn vị, nơi công tác. Hội LHPN tỉnh cũng phát động Hội LHPN các cấp, cán bộ, hội viên, phụ nữ toàn tỉnh hưởng ứng trồng cây xanh “Phụ nữ vun trồng tương lai - vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” với tinh thần “Mỗi phụ nữ - một cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội - một công trình cây xanh”, góp phần cùng cả nước phấn đấu trồng và đảm bảo sống ít nhất 130.000 cây xanh trong dịp này, phấn đấu đến hết năm 2025, trồng được từ 20 triệu cây trở lên. Đồng thời, phát động các cấp Hội, cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân nhắn tin ủng hộ, góp phần cùng cả nước chung tay xây dựng được ít nhất 130 mô hình sinh kế với tổng giá trị 13 tỷ đồng cho phụ nữ vùng biên giới trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”. TUẤN HƯƠNG TRANG 3 TRANG 3 Nương náu dưới tán rừng

Transcript of Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Cán bộ lãnh đạo phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính,

chí công vô tư”NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO

TỈNH VĨNH PHÚC, NGÀY 2/3/1962

TRANG 2

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTCát Tiên: Tăng cường

công tác quản lý, bảo vệ rừng

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

SỐ 6040 - THỨ TƯ NGÀY 2/3/2022 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH

VĂN HÓA - XÃ HỘIVai trò người uy tín trong xây dựng cuộc sống mới

TRANG 4

Lực lượng vũ trang sẵn sàng nhiệm vụ huấn luyệnHuấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên; là cơ sở để nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Kết quả huấn luyện đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng huấn luyện là một trong những nội dung hàng đầu được Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng thực hiện hàng năm.

TRANG 3

Doanh nghiệp vượt khó, ổn định sản xuất trong đại dịch

TRANG 7

Đã có tình trạng không ít người đổ xô tìm mua các lô đất sản xuất nông

nghiệp rồi chia thành nhiều lô nhỏ làm đất nền nhà để bán, bất chấp các lô đất lẫn vùng đất này có làm nhà được hay không?

Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

Đà Lạt triển khai có hiệu quả Đà Lạt triển khai có hiệu quả công tác đầu tư côngcông tác đầu tư côngGiải pháp nào để quản lý việc tách thửa đất hiện nay?

TRANG 5TRANG 5Một thanh niên dân tộc Cơ Ho tại huyện Lạc Dương làm hướng dẫn viên du lịch trải nghiệm rừng.

Từ ngày 1/3, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc

lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/3/2022 tại Thủ đô Hà Nội.

Hoạt động đầu tiên là hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” từ ngày 1/3 đến ngày 8/3/2022 nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam. Hội LHPN tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp chỉ đạo,

vận động nữ cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên mặc áo dài đến công sở, nơi làm việc trong thời gian diễn ra “Tuần lễ áo dài”. Các cấp Hội, cán bộ, hội viên, phụ nữ hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể, phù hợp đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương, cơ quan, đơn vị, nơi công tác.

Hội LHPN tỉnh cũng phát động Hội LHPN các cấp, cán bộ, hội viên, phụ nữ toàn tỉnh hưởng ứng trồng cây xanh “Phụ nữ vun trồng tương lai - vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” với tinh thần “Mỗi phụ nữ - một

cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội - một công trình cây xanh”, góp phần cùng cả nước phấn đấu trồng và đảm bảo sống ít nhất 130.000 cây xanh trong dịp này, phấn đấu đến hết năm 2025, trồng được từ 20 triệu cây trở lên.

Đồng thời, phát động các cấp Hội, cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân nhắn tin ủng hộ, góp phần cùng cả nước chung tay xây dựng được ít nhất 130 mô hình sinh kế với tổng giá trị 13 tỷ đồng cho phụ nữ vùng biên giới trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.

TUẤN HƯƠNG

TRANG 3TRANG 3

Nương náu dưới tán rừng

2 THỨ TƯ 2 - 3 - 2022 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Làm tốt nhiệm vụ huấn luyện năm 2021Năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát ở

nhiều địa phương đã gây ảnh hưởng rất lớn về kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và đời sống của Nhân dân, đồng thời, đã có những tác động nhất định đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và việc thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến đấu của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7, của Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh và cấp ủy, chỉ huy các cấp, LLVT tỉnh linh hoạt thực hiện nhiệm vụ huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu; phong trào thi đua trong huấn luyện đã được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả, nhiều nội dung vượt chỉ tiêu đề ra. Qua đó đã xuất hiện nhiều cách làm hay, hiệu quả, mang tính đột phá, trở thành động lực trực tiếp nâng cao chất lượng huấn luyện, kịp thời động viên cán bộ, chiến sỹ nêu cao ý thức trách nhiệm phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, tổ chức huấn luyện cho các đối tượng đúng chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Chuẩn bị các nội dung diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh và tổ chức diễn tập KVPT cho 03 đơn vị: thành phố Bảo Lộc và các huyện Lạc Dương, Lâm Hà.

Để đảm bảo huấn luyện và hoạt động của LLVT, Bộ CHQS tỉnh đã triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức huấn luyện trong doanh trại; thực hiện nghiêm quy định chống dịch bằng giải pháp giãn cách, chia nhỏ, xoay vòng đổi tập. Đối với các địa phương cũng căn cứ vào tình hình, diễn biến của dịch bệnh để tổ chức huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đảm bảo công tác phòng dịch. Đối với lực lượng làm công tác phòng, chống

dịch khi kết thúc nhiệm vụ hoặc luân phiên thực hiện nhiệm vụ được tổ chức học bù. Chỉ đạo các lực lượng kiểm soát quân sự, phối hợp với công an và các lực lượng khác trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát quân nhân và các phương tiện ngoài doanh trại để đảm bảo nghiêm công tác phòng dịch.

Đại tá Nguyễn Bình Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định, với sự nỗ lực và thực hiện đồng bộ, năm 2021, các nội dung huấn luyện: cán bộ; hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; chiến sĩ phân đội; chiến sĩ mới; quân nhân dự bị; dân quân tự vệ và các đối tượng khác đều được đảm bảo. Kết quả huấn luyện cho các đối tượng đều đạt khá, giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.

Sẵn sàng nhiệm vụ huấn luyện năm 2022LLVT tỉnh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện

năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, hiệp đồng, lập công, quyết thắng”.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo tập trung quán triệt sâu sắc đường lối quân sự quốc phòng của Đảng, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của LLVT tỉnh năm 2022; tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 1309-NQ/ĐUQK ngày 10/7/2013 của Đảng ủy Quân khu và Nghị quyết số 30-NQ/ĐUQS ngày 8/10/2013 của Đảng ủy Quân sự tỉnh về nâng cao chất lượng huấn luyện.

Bộ CHQS tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu kết

quả huấn luyện, kiểm tra 100% đạt yêu cầu, 75% trở lên đạt khá, giỏi; cán bộ 100% huấn luyện được theo phân cấp, trong đó có 90% trở lên cán bộ tiểu đoàn và tương đương, 80% trở lên cán bộ đại đội, trung đội và tương đương huấn luyện đạt khá, giỏi. Nhất là trong huấn luyện chiến sĩ mới: phấn đấu 100% các nội dung đạt yêu cầu trở lên, có 75% trở lên đạt khá giỏi (trong đó có 30% đạt giỏi); chú trọng vào 03 tiếng nổ và Điều lệnh đội ngũ; quân số khỏe, tham gia huấn luyện đạt 99,5% trở lên; đơn vị đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt trước, trong và sau khi huấn luyện; 100% cán bộ, chiến sĩ an tâm tư tưởng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo sự phân công, điều động của cấp trên sau khi kết thúc huấn luyện.

Để chuẩn bị cho công tác huấn luyện năm 2022, Bộ CHQS tỉnh đã xây dựng kế hoạch huấn luyện và được Quân khu phê duyệt. Đồng thời, Bộ CHQS tỉnh cũng phê duyệt kế hoạch huấn luyện, chiến đấu cho các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh. Kiểm tra và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị vật chất, thao trường phục vụ huấn luyện. Đặc biệt là huấn luyện chiến sĩ mới; chuẩn bị đầy đủ mô hình, học cụ, bia bảng, vật chất, bãi tập để sẵn sàng huấn luyện.

Bộ CHQS tỉnh, Trung đoàn Bộ binh 994 và các địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn cán bộ để sẵn sàng tham gia huấn luyện. Kiện toàn tổ chức biên chế đảm bảo quân số thực hiện nhiệm vụ huấn luyện tại đơn vị. Đại đội khung huấn luyện chiến sỹ mới bảo đảm đủ biên chế 100% ban chỉ huy theo biểu biên chế quy định. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện 1.163 ngày công, làm mới và sơn sửa 909 bia bảng các loại, 699 học cụ để sẵn sàng bước vào huấn luyện.

Các nhiệm vụ phòng dịch được tiến hành để đảm bảo an toàn, tuyệt đối trong huấn luyện. Công tác tăng gia sản xuất cũng được đẩy mạnh nhằm rèn luyện sức khoẻ, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ.

NGỌC NGÀ

Lực lượng vũ trang sẵn sàng nhiệm vụ huấn luyệnHuấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên; là cơ sở để nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Kết quả huấn luyện đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng huấn luyện là một trong những nội dung hàng đầu được Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng thực hiện hàng năm.

Thiếu tướng Du Trường Giang - Phó Tư lệnh Quân khu 7 trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến sĩ mới tại Trung đoàn Bộ binh 994, Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng bổ nhiệm lãnh đạo 3 đơn vịNgày 28/2, tại trụ sở các đơn vị,

UBND tỉnh đã công bố quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm và Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Dự lễ công bố có ông Đặng Trí Dũng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ông Trần Hồng Quyết - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh cùng các công chức, viên chức, người lao động của 3 đơn vị.

Tại buổi lễ, ông Trần Hồng Quyết - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý có thời hạn 5 năm, gồm: Ông Lý Duy Hưng - Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng; ông Nguyễn Quốc Tuyến - Người đại diện phần vốn Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm; ông Phạm Văn Dân - Giám đốc Ban Quản

lý Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm giữ chức vụ Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Tại buổi lễ công bố, phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đặng Trí Dũng nhấn mạnh, các cán bộ được bổ nhiệm đã được Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trong quá trình công tác, hoạt động trong thời gian qua trước khi bổ nhiệm. Trong thời gian tới, trên cơ sở nhiệm vụ được UBND tỉnh Lâm Đồng phân công, các lãnh đạo được bổ nhiệm cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phát huy thế mạnh, bề dày kinh nghiệm vốn có để bắt tay ngay vào việc điều hành, tiếp nhận nhanh công việc, nhiệm vụ tại cơ quan mới.

Sau khi được Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Đặng Trí Dũng giao nhiệm vụ và dặn dò, 3 cá nhân được bổ nhiệm, điều động đã trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã tin tưởng, phân công công nhiệm vụ; đồng thời, hứa sẽ cố gắng cùng với tập thể công chức, viên chức, người lao động cơ quan mới phát huy thế mạnh, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công, giao phó. C.THÀNH

Tuổi trẻ Lâm Đồng ra quân Tháng Thanh niên năm 2022Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong

trào thanh thiếu nhi năm 2022, chiều 28/2, tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông - Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ ra quân Tháng Thanh niên, đồng thời, tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2022) và chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Đến dự Lễ ra quân Tháng Thanh niên có anh Ndu Ha Biên - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; đại diện Đoàn khối các Cơ quan tỉnh, Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh, các Ban chuyên môn Tỉnh Đoàn, các cơ sở Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn, lãnh đạo Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đam Rông, Huyện Đoàn Đam Rông, Đoàn xã Đạ Tông và đông đảo thanh niên, học sinh, Nhân dân địa phương.

Tại buổi lễ, anh Ndu Ha Biên đã phát động Tháng Thanh niên năm 2022 với với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo”. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Tháng Thanh niên được triển khai tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã - hội; các hoạt động an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; xây dựng các công trình thanh niên vì cộng đồng; các hoạt động thi đua học tập, sáng tạo, tích cực lao động sản xuất, khởi nghiệp, lập nghiệp; xung kích tham gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh; xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong khuôn khổ của chương trình, Tỉnh Đoàn

Lâm Đồng và Huyện Đoàn Đam Rông đã trao tặng 20 suất học bỗng (mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng) để động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Trao biểu trưng công trình thanh niên: “Tu sửa, chỉnh trang Hội trường” ở thôn N’Tôn, “Sân chơi cho em và công trình hệ thống béc tưới, giống rau” cho Trường Mầm non Đạ Tông, trao 2 căn nhà nhân ái cho đoàn viên khó khăn với số tiền khoảng 80 triệu đồng/căn. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cùng với Huyện Đoàn Đam Rông trao tặng công trình thanh niên: Béc tưới tự động và và giống rau sạch cho Trường THPT Đạ Tông. Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cũng đã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 50 hộ dân và tổ chức trồng hơn 200 cây hoa giấy dọc tuyến đường thôn Mê Ka, xã Đạ Tông.

Lễ ra quân Tháng Thanh niên ở xã Đạ Tông (huyện Đam Rông) nhằm tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của các đoàn viên thanh niên trong việc tuyên truyền và tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM, đô thị văn minh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở; chăm lo quyền lợi chính đáng của đoàn viên thanh niên và cộng đồng. Chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, các cấp và toàn xã hội đối với công tác bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ; xây dựng quê hương Lâm Đồng ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp.

ĐỨC TÚ

3 THỨ TƯ 2 - 3 - 2022KINH TẾ

Những ngày đầu Xuân Nhâm Dần 2022, theo chân đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy

đến thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất, động viên doanh nghiệp và người lao động tích cực vượt khó khăn, thi đua lao động sản xuất, ổn định kinh doanh, chúng tôi đã có mặt tại Công ty TNHH Nông nghiệp Inova Đà Lạt xã Gia Hiệp, huyện Di Linh. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại giống cây trồng xuất khẩu, với quy mô 350 công nhân làm việc. Ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hạt giống rau củ quả các loại. Trên tổng diện tích khoảng 10,6 ha, được sản xuất các loại giống cây như cà chua, ớt, doanh thu khoảng 62 tỷ đồng. Sản phẩm cây giống chủ yếu xuất khẩu sang Nhật, Hà Lan, Pháp, Mỹ... Đại diện doanh nghiệp cho biết, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh, song doanh nghiệp vẫn bảo đảm các điều kiện, hoạt động sản xuất, việc làm cho công nhân, đặc biệt, ngay từ đầu năm Nhâm Dần, doanh nghiệp đã bắt tay vào sản xuất để cung ứng sản phẩm giống cây trồng phục vụ xuất khẩu. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chúc mừng những kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời, mong muốn doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn, đoàn kết, đổi mới sáng tạo trong áp dụng công nghệ tiên tiến để tiếp tục phát triển ngành Sản xuất cây giống tại địa phương.

Đến thăm trang trại trồng Lan Vũ Nữ Cao Đông Hải ở thị trấn Di Linh, ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao sự mạnh dạn trong từng cách nghĩ, cách làm của đơn vị. Thường trực Tỉnh ủy cùng đoàn công tác mong

muốn trong thời gian tới, trang trại trồng lan vũ nữ xuất khẩu này phải là mô hình đặc trưng, mang tính bền vững, tạo việc làm, giải quyết thêm nhiều lao động cho địa phương.

Được biết, trang trại trồng lan vũ nữ của ông Hải là mô hình trồng hoa công nghệ cao hiện đại nhất tại Di Linh. Không chỉ cho thu nhập cao mà còn mang tính bền vững do liên kết sản xuất và có đầu ra ổn định. Trung bình, 01 ha lan vũ nữ giúp ông thu về từ 1,5 - 3 tỉ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc. Toàn bộ khu vườn của ông Hải được áp dụng hệ thống tưới tự động, mặt đất được phủ một lớp màng lưới để ngăn côn trùng, cỏ dại. Các chậu hoa cũng được đưa lên cao, cách mặt đất khoảng 0,5m bằng hệ thống giá đỡ.

Chi phí đầu tư cho 5.000 m² nhà lưới đầu tiên trồng lan vào khoảng 4 tỷ đồng. Thị trường xuất khẩu lan vũ nữ chủ yếu là Nhật Bản, Australia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và một số tỉnh, thành trong nước. Hoa của từng hộ liên kết sẽ được đánh mã số riêng để truy xuất nguồn gốc nhằm đánh giá các tiêu chí của công ty đưa ra, qua đó các hộ dân càng có trách nhiệm với sản phẩm của mình khi sản xuất. 02 năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nguồn xuất khẩu có giảm nhưng trang trại và người lao động vẫn duy trì ổn định sản xuất và sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Tại thành phố Bảo Lộc, Thường trực Tỉnh ủy cùng Đoàn công tác đến thăm Chi nhánh Công ty Cổ

phần Scavi Lâm Đồng tại phường Lộc Tiến. Thăm hỏi, động viên tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong những ngày đầu năm, lãnh đạo tỉnh mong muốn Công ty tiếp tục vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời, quan tâm, chăm lo tốt cho đời sống công nhân, người lao động. Được biết, sản phẩm Scavi 100% xuất khẩu đến các nước và thu nhập bình quân người lao động từ 7 - 8 triệu đồng/tháng.

Cũng tại thành phố Bảo Lộc, Lãnh đạo tỉnh đã đến thăm Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tân Thành Nam Agriculture, tại Khu công nghiệp Lộc Sơn. Tại đây, đại diện Công ty cho biết, năm 2021, mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, Công ty vẫn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh với sản lượng sản xuất trên 32.000 tấn phân bón các loại, cung cấp cho thị trường. Năm 2022 này, doanh nghiệp phấn đấu sẽ sản xuất trên 60.000 tấn phân bón các loại, đồng thời, mở rộng mạng lưới, xây dựng chiến lược kinh doanh, liên kết chặt chẽ với các đơn vị, hội và người nông dân trong liên kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Thay mặt Đoàn công tác, ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chúc các doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công mới, đồng thời, tích cực đóng góp cho kinh tế, an sinh xã hội và phấn đấu xây dựng cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển.

Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu

Tân Thành Nam Agriculture là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và sản xuất phân bón phức hợp NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh vi lượng và các sản phẩm kích thích tăng trưởng cho các loại cây trồng. Là một doanh nghiệp trẻ, ngay từ ngày đầu thành lập năm 2014, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tân Thành Nam Agriculture đã chủ động áp dụng công nghệ sản xuất phân bón mới nhất, tiên tiến nhất của nước ngoài để tạo ra các sản phẩm phân bón đa dạng, cao cấp đạt chất lượng hàng đầu nhưng có giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường. Công ty đã đầu tư và đưa vào sản xuất dây chuyền sản xuất phân phức hợp NPK công suất lớn, công nghệ hơi nước kết hợp ure hóa lỏng hiện đại và tiên tiến hàng đầu Việt Nam.Tổng số lao động hiện nay là 115 lao động, năm 2021, sản lượng công ty đạt 32 ngàn tấn phân bón các loại. Thu nhập bình quân trên 8,7 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2021, doanh thu của công ty đạt 290 tỷ đồng, dự kiến năm 2022 đạt khoảng 560 tỷ đồng. Mặc dù dịch COVID-19 gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhưng với Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tân Thành Nam đến nay vẫn duy trì phát triển sản xuất ổn định và chăm lo tốt đời sống người lao động.

Phát huy truyền thống tốt đẹp giàu lòng nhân ái của dân tộc ta, hàng năm, công ty đều trích một phần lợi nhuận cũng như sự đóng góp của CBNV cho công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, các hội đoàn thể trong tỉnh,... nhất là dịp Tết Nhâm Dần, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tân Thành Nam đã tích cực cùng Đoàn ĐBQH chăm lo Tết, hỗ trợ, tặng quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

NGUYỆT THU

Doanh nghiệp vượt khó, ổn định sản xuất trong đại dịch2 năm qua, dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19 nhưng rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh đã chủ động nỗ lực, vượt qua khó khăn, thích ứng linh hoạt và duy trì ổn định sản xuất. Điều này đã được lãnh đạo tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, quan tâm, động viên để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thêm niềm tin và khí thế mới nhằm tiếp tục tăng tốc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

XEM TIẾP TRANG 8

Giai đoạn 2016-2020, thành phố được UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đế thực

hiện các dự án công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các công trình do tỉnh bố trí vốn chủ yếu là các công trình quan trọng, có tổng mức đầu tư lớn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu quy hoạch tái định cư, các chung cư, phục vụ công tác di dời giải phóng mặt bằng, các công trình giao thông và công trình công cộng… Việc phân bổ vốn cũng được bảo đảm theo thứ tự ưu tiên: Ưu tiên bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước; thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng

Đà Lạt triển khai có hiệu quả công tác đầu tư công

chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án khởi công mới có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công…

Thống kê của thành phố cho thấy, giai đoạn 2016-2020, tổng cộng thành phố có 560 gói thầu, trong đó phi tư vấn 58 gói, tư vấn 342 gói, mua sắm 7 gói và xây lắp 152 gói thầu. Tổng giá trị gói thầu 619.281 triệu đồng, giá trị trúng thầu 550.938 triệu đồng; tiết kiệm thông qua đấu thầu được 68.343 triệu đồng.

Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư công trình, dự án, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn, UBND thành phố Đà Lạt thường xuyên

ban hành các kế hoạch thực hiện, văn bản hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân đồng thời, đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện quyết toán dự án hoàn thành. Giai đoạn 2016 - 2020, công tác đầu tư công của thành phố được đánh giá là thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật. Từ năm 2016 đến đầu năm 2020, những dự án khởi công mới thuộc ngân sách thành phố, ngân

sách xã trên địa bàn thành phố Đà Lạt được bố trí kế hoạch vốn đã được lập, thẩm định, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13. Từ khi Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 thì các dự án khởi công mới thuộc ngân sách thành phố bố trí giữa năm 2020 và năm 2021 đã

được lập, thẩm định, quyết định phê duyệt chủ trương theo quy định của luật này. Tất cả các dự án đều do HĐND thành phố được quyết định bằng việc ban hành nghị quyết, đảm bảo đúng theo quy định. Các quyết định chủ trương đầu tư công trình, dự án được đánh giá là phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt; không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình; bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; đúng trình tự, thủ tục, nguyên tắc và nội dung theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Các công trình cơ bản đã lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm, thực hiện các gói thầu đúng tiến độ, tiết kiệm và hiệu quả...

Giai đoạn 2016-2020, công tác đầu tư công trên địa bàn thành phố đã được thực hiện một cách tích cực, bảo đảm theo quy định, góp phần quan trọng cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đà Lạt. Đồng thời, từ nguồn đầu tư công này, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương được nâng cấp, tạo nên một diện mạo mới.

Cung đường bên hồ Xuân Hương.

Lãnh đạo tỉnh thăm, động viên chủ trang trại và người lao động tích cực lao động sản xuất tại Trang trại hoa lan vũ nữ xuất khẩu ở Di Linh.

THỨ TƯ 2 - 3 - 20224

Những năm qua, già làng, người có uy tín ở xã Tân Thượng (Di Linh) luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân; gương mẫu, vận động bà con phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới tại địa phương.

Xã Tân Thượng có tổng số 4 già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc bản địa Tây

Nguyên. Với cương vị là người có uy tín, họ luôn phát huy vai trò, làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân, vận động gia đình, bà con trong xã chủ động vận dụng kiến thức khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng - vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới, đô thị văn minh. Điển hình như ông K’Chiểu - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Thôn 4, tuy tuổi đã cao, con trai út là lao động chính của gia đình hiện đang thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng ông vẫn tích cực vừa tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, vừa nỗ lực phát triển kinh tế gia đình.

Ông K’Chiểu chia sẻ: “Là người có uy tín, bản thân tôi và gia đình luôn gương mẫu trong mọi công việc, qua đó mới có cơ sở tuyên truyền cho bà con thực hiện, làm theo và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trước bà con trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”.

Vai trò người uy tíntrong xây dựng cuộc sống mới

Người có uy tín xã Tân Thượng luôn gương mẫu trong tuyên truyền, vận độngngười dân phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

“Mẹ đỡ đầu” 49 trẻ mồ côiThông tin từ Hội Liên hiệp phụ

nữ (LHPN) tỉnh cho biết, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã nhận đỡ đầu 49 trẻ mồ côi tại 12 huyện, thành phố trong tỉnh; trong đó, có một số trẻ mồ côi do tác động của dịch COVID-19.

Trong đó, Hội LHPN thành phố Bảo Lộc và Hội LHPN các xã, phường trên địa bàn thành phố nhận đỡ đầu số lượng trẻ mồ côi nhiều nhất với 10 trẻ; các cấp Hội LHPN huyện Đạ Huoai nhận đỡ đầu 7 trẻ mồ côi; các cấp Hội LHPN huyện Đạ Tẻh nhận đỡ đầu 6 trẻ mồ côi; các cấp hội LHPN huyện Bảo Lâm nhận đỡ đầu 5 trẻ mồ côi; Hội LHPN huyện Đơn Dương nhận đỡ đầu 2 trẻ mồ côi do tác động của dịch COVID-19... Một số cán bộ, hội viên phụ nữ cũng nhận làm “Mẹ đỡ đầu” cho một số trẻ mồ côi; công đoàn cơ sở cơ quan Hội LHPN tỉnh nhận đỡ đầu 3 trường hợp mồ côi ở thành phố Đà Lạt.

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN Việt Nam phát động và triển khai từ ngày 20/10/2021 nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do tác động của dịch COVID-19. Đối tượng của chương trình là trẻ mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch CCOVID-19, trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ.

VIỆT HÙNG

Với 3 ha cà phê, đến nay, gia đình ông K’ Chiểu đã tái canh được 1,6 ha, cùng đó thực hiện mô hình trồng xen 340 cây bơ, sầu riêng và hồ tiêu. Toàn thôn có 376 ha cà phê thì đến nay bà con đã chuyển đổi bằng hình thức tái canh được 144 ha, đạt khoảng 70% diện tích. Nhờ tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng nên đời sống kinh tế của bà con từng bước được ổn định, ý thức tham gia xây dựng nông thôn mới được nâng cao. “Đến nay, bà con Thôn 4 đã hiến đất và 6.000 cây cà phê với giá trị 1,2 tỷ đồng, đóng góp trên 647 triệu đồng xây dựng hội trường thôn, đường điện thắp sáng và bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, đường vào khu sản xuất... Mặc dù thôn đã được công nhận là thôn nông thôn mới kiểu mẫu nhưng chúng tôi đang tiếp tục vận động bà con đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và cổng, sân, hàng rào...”, ông K’Chiểu phấn khởi nói.

Còn đối với ông K’Biểu - Trưởng ban Công tác Mặt trận, người có uy tín Thôn 2 cũng luôn đi sâu, đi sát, gần gũi, chia sẻ,

nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con trong thôn. Nhờ đó, ông K’Biểu luôn chủ động, kịp thời tham mưu, phản hồi lên cấp ủy, chính quyền địa phương về chính sách dân tộc, xây dựng nếp sống mới và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân... Đồng thời, ông cùng chính quyền địa phương tích cực vận động bà con trong xã tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ các phong tục không còn phù hợp, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Do đó, nhiều năm nay, đồng bào đã xóa bỏ mê tín dị đoan, nhiều hộ dân đã từ bỏ rượu, bia và từ năm 2020, Thôn 2 không còn xảy ra tình trạng tảo hôn.

Ông K’Biểu cho biết: “Trong công tác tuyên truyền, vận động có những công việc cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nếu biết cách tuyên truyền thấu tình, đạt lý thì bà con sẽ hiểu và sẵn sàng làm theo”.

Những năm qua, già làng, người có uy tín ở xã Tân Thượng nói riêng và huyện Di Linh nói chung luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia phong

trào thi đua yêu nước, xóa bỏ các phong tục, tập quán không còn phù hợp ra khỏi cuộc sống sinh hoạt ở cộng đồng dân cư. Tuyên truyền, vận động bà con luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe, không tin và không theo lời kẻ xấu xúi giục. Bên cạnh đó, già làng, người có uy tín còn chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong việc vận động Nhân dân thực hiện tốt Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tạo diện mạo mới ở các thôn, buôn.

Ông K’Brồi - Chủ tịch UBND xã Tân Thượng, chia sẻ: “Mặc dù tuổi đã cao nhưng người có uy tín không chỉ tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình mà còn tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân. Bên cạnh đó, người có uy tín đã phát huy tốt vai trò quan trọng của mình trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”.

LAM PHƯƠNG

Đà Lạt: Tỷ lệ bao phủ BHYTđạt 91,59% dân số

Thời gian qua, UBND thành phố Đà Lạt đã chủ động chỉ đạo triển khai rà soát đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua BHYT đúng thời gian quy định; chỉ đạo UBND các phường, xã, các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan BHXH, Bưu điện tăng cường phát triển đối tượng học sinh, sinh viên, người lao động thuộc hộ sản xuất nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình, hộ gia đình tham gia BHYT và mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Theo đó, năm 2021, tổng số người tham gia BHYT trên địa bàn TP Đà Lạt là 211.867 người, tỷ lệ bao phủ đạt 91,59% dân số (kế hoạch là 91%), vượt chỉ tiêu 0,59%. Riêng BHXH đã có tổng số 48.858 lao động tham gia trong tổng số lao động là 136.236 người, đạt tỷ lệ 20,9% so với kế hoạch là 17,5%.

NGUYỄN NGHĨA

Sáng ngày 1/3/2022, đoàn thành phố Đà Lạt đã đến dâng hoa tưởng nhớ 79 năm ngày mất của bác sĩ Alexandre Yersin (1/3/1943-1/3/2022) tại công viên Yersin, thành phố Đà Lạt.

Bác sĩ Alexandre Yersin khi đặt chân lên cao nguyên LangBiang đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển Đà Lạt, góp phần biến Đà Lạt từ một vùng đất hoang sơ của người Lạch thành một thành phố nổi tiếng đến bây giờ. Bác sĩ Alexandre Yersin không chỉ có công trong việc khai sinh ra thành phố Đà Lạt, ông còn là người đề xuất xây dựng Viện Pasteur tại Đà Lạt và đóng góp nhiều công trình nghiên cứu khoa học để đời cho hậu thế.

Ông đã từng đến Nha Trang làm việc và sinh sống cho đến ngày mất (1/3/1943). Ông là người tìm ra vi trùng dịch hạch và đồng nghiên cứu, sản xuất thành công huyết thanh

chữa trị; là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang; người sáng lập Trường Y khoa ở Hà Nội (nay là Trường Đại học Y Hà Nội). Ông là người phát hiện ra Hòn Bà (Khánh Hòa) và cao nguyên LangBiang (TP Đà Lạt) ngày nay.

Được biết, đây là hoạt động văn hóa lịch sử truyền thống hàng năm đều được thành phố Đà Lạt phối hợp với Hội những người ái mộ bác sĩ Yersin tại tỉnh Khánh Hoà tổ chức nhằm tưởng nhớ đến ông vào dịp ngày sinh cũng như ngày mất. Năm nay, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên Đoàn thành phố Đà Lạt không xuống trực tiếp dâng hoa tưởng nhớ như mọi năm mà nhờ Hội những người ái mộ bác sĩ Yersin tỉnh Khánh Hoà đến dâng hoa tại mộ bác sĩ Yersin ở Suối Dầu và tại tượng đài Bác sĩ ở thành phố biển Nha Trang.

NGUYỆT THU

Đà Lạt: Dâng hoa tưởng nhớ 79 năm ngày mất của bác sĩ Alexandre Yersin (1/3/1943-1/3/2022)

Đoàn thành phố Đà Lạt đến dâng hoa tưởng niệm ngày mấtcủa bác sĩ Alexandre Yersin tại công viên Yersin Đà Lạt.

THỨ TƯ 2 - 3 - 2022 5

1. Ôi trời! Vậy mà tôi thấy dãy núi Yàng Hău bên dòng sông Đạ Lôi đầu

nguồn K’rông Nô này trông thật hùng vĩ, đang định rủ Ha Tin vào đó một chuyến. Tôi hỏi, Ha Tin đã từng nhìn thấy ngọn giáo thần cắm trên tảng đá thiêng lần nào chưa? Anh bảo, đó là nghe ông bà nói vậy chứ chưa bao giờ dám đặt chân vào đó. Câu chuyện phủ màu huyền thoại của Ha Tin dân miền Đưng K’nớh làm cho tôi liên tưởng về những ngọn núi, những cánh rừng thiêng có mặt khắp nơi trên đại ngàn Tây Nguyên.

Bao năm lang thang khắp miền quê của con dân xứ thượng, tôi cảm nhận, núi rừng đối với họ vừa bí ẩn, hoang dã, vừa thân thiết, gần gũi. Trên đất Tây Nguyên này, ở đâu có núi rừng ở đó có thần linh. Cả không gian đại ngàn đều là nơi ngự vì của các vị thần, nơi nào núi càng cao, rừng càng sâu thì thần linh nơi đó càng thiêng. Tôi đã thấy đồng bào nam Tây Nguyên sùng kính nhiều vị thần của họ. Đó là Yàng N’du dựng nên trời đất, rồi Yàng Bnơm (thần Núi), Yàng Brê (thần Rừng), Yàng Dà (thần Nước), Yàng Máttơngai (thần Mặt Trời), Yàng Kơnhai (thần Mặt Trăng), Yàng Tiah (thần Đất), Yàng Trồ (thần Bầu Trời) và gần gũi, thân thiết như Yàng Kòi (thần Lúa) lo cái ăn hay Yàng Hìu (thần Nhà) lo sắp đặt chỗ ở. Tồn tại bên cạnh các vị phúc thần còn có muôn loài ma quỷ hiện hữu giữa núi rừng bí ẩn mà đồng bào gọi tên chung là “cà”. Các vị thần trong tâm thức của cư dân rừng, được phân công mỗi vị một việc. Thần cũng ngày đêm, sớm tối cần mẫn lo sắp xếp việc sinh cơ lập nghiệp, lo cái ăn, cái uống, lo sinh nòi đẻ giống cho muôn loài cư ngụ ở rừng. Trong khi các vị phúc thần dốc lòng phò trợ cho buôn làng no ấm, chứng dám cái hay điều tốt của dân làng, xử phạt những người làm việc xấu thì các thế lực “cà” chăm chăm rình rập làm hại lương dân. Người Tây Nguyên nương náu dưới tán rừng, họ vừa phải lo lễ lạt cho các vị phúc thần ưng cái bụng lại vừa phải làm vui lòng ma quỷ...

2. Các dân tộc bản địa Tây Nguyên ngàn năm sinh tồn giữa không gian đại

ngàn nhưng không bao giờ họ tự nhận là chủ nhân núi rừng. Trò chuyện với nhiều già làng, tôi hiểu ra rằng, đồng bào ứng xử với tự nhiên như là một cách dự phần vào đời sống hoang dã. Họ coi mình là một thực thể cộng sinh, một thành phần trong muôn ngàn giống loài tự nhiên. Không nên phán xét mà hãy trân trọng về một mạch tư tưởng, một thái độ ứng xử thể hiện sự tôn trọng, sự hòa hợp giữa con người với không gian sinh tồn của mình. Đại ngàn hùng vĩ và nhân văn thêm bởi hệ minh triết rừng, bởi lẽ sống của con người giữa thăm thẳm mênh mang.

Nhìn ánh mắt của Rơông Ha Tin, tôi nghĩ rằng, anh đang nói về khu rừng thiêng nơi mình đang sống bằng một tâm tưởng lễ độ, một cách tự nguyện thực hiện quy ước giữa thần linh và con người từ thuở xa xưa. Thần có linh của thần, người có phúc của người. Giữa

thiên nhiên hoang dã và bí ẩn, con người thật nhỏ bé, nhưng là sự nhỏ bé trong tâm thế bình đẳng. Trước núi rừng, trong tinh thần của cư dân rừng vừa có sự sợ hãi cố hữu vừa có sự thân thuộc thường ngày. Họ tìm cách đối thoại để thêm phần hiểu biết mà đối phó. Họ tìm kiếm phương cách đối đãi qua các nghi lễ nhằm đạt sự thỏa hiệp lại vừa hòa hợp bằng những phép ứng xử trở thành tập quán pháp. Và rồi, không biết tự bao giờ, lẽ sống của người ở rừng cũng hợp theo lý lẽ của rừng. Tươi xanh và cội cằn. Khoan hòa và thịnh nộ. Bao dung và tàn nhẫn. Dịu dàng và bạo liệt. Suốt bao đời qua, sống giữa đại ngàn hoang dã với muôn vàn đe dọa và cả những cơ hội vô tận, người ở rừng đã trải qua biết bao năm tháng gian nan và để lại một hệ thống di sản văn hóa đa dạng và lưu truyền một kho tàng tri thức bản địa vô giá...

Ông Ya Loan ở vùng Đơn Dương nói với tôi rằng: “Từng có thời du canh, phát rừng làm rẫy, nhưng đồng bào mình ngày xưa không phát rừng tùy tiện. Người Chu Ru, Cơ Ho, Mạ không tàn phá những cánh rừng đầu nguồn. Là những cư dân “ăn rừng” mưu sinh nhưng việc khai thác lâm sản của ông bà trong quá khứ chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của cộng đồng mà không tạo nên sinh lợi về tiền tệ.” Không được chặt cây hay săn bắt

thú vật ở khu rừng đầu nguồn, theo các già làng, nếu tự ý chặt, bắt ở những khu rừng này sẽ bị thần linh trả thù, gây mất mùa, dịch bệnh hay chết chóc. Thực ra, sống ở rừng, người Tây Nguyên nhận thức sâu sắc giá trị của rừng đầu nguồn đối với sự bảo tồn và phát triển hệ sinh thái. Khi canh tác nương rẫy, đồng bào cũng trừ lại những khoảnh rừng trên đỉnh núi, giữ lại để các vị thần có nơi trú ngụ. Nhưng thực sự điều này là khoa học, tri thức và kinh nghiệm. Người Tây Nguyên hiểu rằng, những khoảng rừng này chống lại mưa lũ, xói mòn; đồng thời là tác nhân tái sinh các loại cây hoang dại khi rẫy được bỏ hóa trong quá trình luân canh.

Thời xưa, nếu thiếu một vài cây gỗ để làm nhà hay làm quan tài thì các gia đình xin phép chủ làng rồi đem lễ vật cúng ở vị trí cây định chặt hạ để xin phép thần linh. Theo các già làng, trước đây, mỗi khi dân trong buôn hạ cây, họ phải làm lễ cúng Yàng Brê. Lễ vật có gà, heo hoặc dê và không thể thiếu rượu cần. Tín ngưỡng thờ Thần Rừng với những kiêng cữ, nếu gạt bỏ những màn sương huyền bí, có thể thấy đó là một phương thức tác động vào tự nhiên một cách khoa học, ngăn chặn các hành động tàn phá rừng một cách vô lối...

Người Cơ Ho hát rằng: “Sông suối là của chung/ Cá dưới suối

ai xúc cũng được/ Bắt ếch con còn chừa ếch mẹ/ Chặt cây tre phải chừa cây măng/ Đốt tổ ong phải chừa ong chúa/ Bẫy cá bằng thuốc sẽ làm suối nghèo...”. Luật tục của người Mạ cũng quy định rõ về những khu rừng nào thì được và những khu rừng nào thì không được tự ý chặt hạ, khai thác: “Brê krong, cau dồs/ Brê Yàng, cau dồs/ Brê rơlau, ờ dồs...” (Rừng thiêng, bị phạt/ Rừng thần, bị phạt/ Rừng thường, cứ việc...) Với những tri thức, kinh nghiệm, từ xa xưa, cư dân rừng đã có ý thức cao trong việc bảo vệ tài nguyên. Phương thức tác động, cách ứng xử chứa tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng thiên nhiên. Quy ước bảo vệ rừng thể hiện rõ trong pơn dik - pơn ding, nrí-nrình (luật tục) của cộng đồng. Ở đó, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, hình phạt. Trách nhiệm là chính, còn hình phạt có chức năng củng cố trách nhiệm. Không phân biệt người trong hay ngoài cộng đồng, hễ vi phạm rừng thiêng sẽ bị xử phạt theo luật tục: nhẹ thì phải cúng một con gà, một chóe rượu; nặng thì phải cúng dê, trâu tạ lỗi Thần Rừng. Ở cộng đồng người Mạ, khi một người đàn ông đến tuổi trưởng thành, bản thân anh ta nhận thức được rằng mình đã mang rất nhiều món “nợ”: nợ cha mẹ, họ hàng, làng buôn, nợ các thần linh, nợ núi

rừng đã nuôi sống anh ta. Chính vì ý thức mang món “nợ” tinh thần đó, mà khi “ăn rừng”, người đàn ông Mạ chỉ lấy từ rừng những gì mình cần, lấy vừa đủ, không để dư thừa, phí phạm hoặc lấy nhiều để tích lũy. Vì khi lấy đi từ rừng một sản vật nào đó, anh lại nợ thêm thần núi, thần rừng một giá trị tương đương mà có khi phải trả bằng cả mạng sống của mình…

3. Theo nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc, trong xã hội cổ truyền Tây

Nguyên, rừng núi mênh mông nhưng có chủ rành mạch. Không có đất và rừng vô chủ. Người chủ

của đất rừng chính là các làng, từng làng. Rừng núi đã được

“chia” cho từng làng từ thời xa xưa, Yàng đã giao cho

từng làng ranh giới rõ rệt. Đất, rừng của làng là thiêng liêng, không a i được xâm phạm, không ai được làm ô uế. Cũng theo ông Nguyên Ngọc, sở hữu rừng của một làng gồm có các

loại rừng: Rừng đã thành đất thổ cư; rừng

sản xuất (khu rừng dân làng khai thác làm rẫy);

rừng sinh hoạt (nơi dân làng tìm lấy những thứ cần thiết cho mọi sinh hoạt của mình như mật ong, dây mây, rau ăn, con thú để săn bẫy, cây gỗ làm

nhà); rừng thiêng (nơi trú ngụ của các vị thần, không ai được động đến, thường là rừng đầu nguồn). Tất cả các loại rừng đó đã hợp thành không gian sinh tồn, đồng thời tạo nên một không gian xã hội. Và như thế, làng ở Tây Nguyên là một thiết chế “làng rừng”.

Có rừng thì có làng, cư dân các buôn làng sống trong tâm thế rừng như là làng nằm trọn trong không gian đại ngàn. Rừng với người Tây Nguyên không chỉ là nguồn tài nguyên, là hệ sinh thái mà còn là cội nguồn của đời sống tâm linh, phần sâu xa nhất của đời sống con người. Trong thẳm sâu tâm hồn của họ, có một tình cảm ruột thịt và một lòng kính trọng thiêng liêng với rừng, họ coi cây rừng đúng như một sinh vật sống, cũng có linh hồn, cũng tràn đầy cảm xúc, cũng vui sướng, hạnh phúc, khổ đau. Người Tây Nguyên sống theo “đạo đức của rừng”, vươn tới sự hoàn thiện, hiền minh như rừng. Mất rừng thì con người và cộng đồng người mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, thẳm sâu nhất của mình, trở nên bơ vơ, tha hóa, mất gốc, mất cội nguồn. Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Toàn bộ đời sống văn hóa đó, từ hệ giá trị đến những tín hiệu nhỏ đều là biểu hiện mối quan hệ khăng khít, máu thịt của con người, của cộng đồng với rừng...

Nương náu dưới tán rừng, cư dân rừng đã tạo ra một hệ minh triết hòa hợp theo lý lẽ của rừng; vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, nhân văn và vô cùng thực tế. Bởi vậy, khôi phục “tâm thế” rừng để phát triển bền vững Tây Nguyên là khôi phục cả một không gian văn hóa ngàn đời qua đồng bào từng sáng tạo, đắp bồi và trao truyền.

Ghi chép: UÔNG THÁI BIỂU

Người đàn ông Cơ Ho đứng cùng tôi bên mép buôn Đưng K’Nớh trong buổi chiều buốt giá này là Rơông Ha Tin. Chỉ tay lên dãy núi sừng sững trước mặt, anh nói: “Từ xưa nay, người trong buôn mình biết, đỉnh cao Yũ Till trên núi Yàng Hău là nơi có rừng thiêng, ở đó có ngọn giáo thần cắm sâu trên tảng đá khổng lồ. Không ai dám leo lên Yũ Till chặt cây, săn thú. Nếu ai vào đó lấy gì của rừng thiêng thì Yàng sẽ phạt, bắt phải chết đấy...”.

Nương náuMột thanh niên dân tộc Cơ Ho tại huyện Lạc Dương

làm hướng dẫn viên du lịch trải nghiệm rừng.

Người bản địa Tây Nguyên sống hài hòa với thiên nhiên hoang dã.

dưới tán rừng

6 THỨ TƯ 2 - 3 - 2022 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

Huyện Cát Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 42.694,25 ha với 27.254,4 ha rừng và đất

lâm nghiệp, chiếm 63,84 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý là 21.836,5 ha, diện tích quy hoạch rừng sản xuất là 5.417,9 ha đã giao cho tổ chức, cá nhân hộ gia đình quản lý sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng cho UBND các xã.

Trong năm 2021, UBND huyện Cát Tiên đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã có rừng, chủ rừng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp QLBVR, phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra. Đến nay, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện luôn duy trì đạt 64,26% trở lên.

Ông Đinh Quốc Huy - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Cát Tiên cho biết: Đội 12 Hạt Kiểm lâm huyện Cát Tiên đã định kỳ hàng tháng, hàng quý xây dựng các kế hoạch kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn huyện. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các lực lượng chức năng, Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên kiểm tra rừng tại

CÁT TIÊN: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

các khu vực rừng dễ xảy ra vi phạm, tập trung tại các Tiểu khu 516A, 517, 529, Tiểu khu 528 xã Nam Ninh; khu vực rừng giáp ranh giữa Tiểu khu 528 xã Nam Ninh huyện Cát Tiên với Tiểu khu 536 xã An Nhơn huyện Đạ Tẻh.

Trong năm 2021, trên địa bàn huyện Cát Tiên đã xảy ra 15 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Trong đó, Hạt Kiểm lâm huyện lập biên bản xử lý 7 vụ, Vườn Quốc gia Cát Tiên lập biên bản xử lý 8 vụ; giảm 12 vụ vi phạm, tương đương với 44,44 % so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý số vụ đã xác định được đối tượng vi phạm là 10 vụ, chiếm 66,67%; số vụ chưa xác định được đối tượng là 5 vụ, chiếm 33,33%.

Cụ thể, số vụ vận chuyển lâm sản trái phép 3 vụ, tàng trữ lâm sản trái pháp luật 5 vụ, vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng 6 vụ, vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng 1 vụ. Các cơ quan chức năng của huyện cũng đã tiến hành thu giữ 3,183 m3 gỗ xẻ thông thường, 0,525 m3 gỗ tròn thông thường, 2.000 kg măng lồ ô, 15 kg thịt động vật rừng các loại, 5 cá thể động vật rừng (04 cá thể thông thường và 01 có thể quý

hiếm nhóm IIB), 1 súng thể thao kèm 5 viên đạn cùng 31 công cụ, phương tiện các loại hỗ trợ gồm: dao, đèn pin, ba lô, túi lưới, lồng, bẫy, mũi tên... Đồng thời, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và bán lâm sản tịch thu để nộp ngân sách Nhà nước là 91.550.000 đồng.

Song song với công tác tuần tra, truy quét, Hạt Kiểm lâm huyện còn phối hợp với các đơn vị chủ rừng,

các địa phương, tổ bảo vệ rừng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân. Trong năm 2021, các đơn vị chức năng đã tổ chức 18 đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLBVR tại 9 xã, thị trấn trên địa bàn, thu hút hơn 4.100 lượt người tham gia; vận động 29 hộ dân tiếp giáp với rừng sản xuất ký cam kết không vi phạm quy định QLBVR. Đồng thời, chỉ đạo

cho các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt việc giao khoán bảo vệ rừng cho 26 tổ cộng đồng, lực lượng vũ trang.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên cho biết: Tuy công tác QLBVR trên địa bàn huyện Cát Tiên những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như nhận thức bảo vệ rừng của một bộ phận người dân sinh sống gần rừng còn thấp; tình trạng người dân vào rừng chặt cây, lấy gỗ, củi, lâm sản vẫn xảy ra. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng lại mỏng.

Để công tác QLBVR đạt hiệu quả, UBND huyện Cát Tiên sẽ chỉ đạo cho các địa phương và chủ rừng tăng cường lực lượng để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép, không để phát sinh những “điểm nóng” vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở chế biến, mua bán, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng để nâng cao nhận thức cho người dân; xây dựng hiệu quả các mô hình sinh kế, hỗ trợ người dân phát triển dưới tán rừng, nhằm nâng cao công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

HOÀNG SA

Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) năm 2021 trong điều kiện khó khăn, phức tạp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng, các cấp, ngành và chính quyền huyện Cát Tiên đã triển khai quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp. Qua đó, công tác QLBVR trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực khi giảm cả 3 tiêu chí về vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Lực lượng kiểm lâm cùng người dân xã Đồng Nai Thượng tham gia tuần tra bảo vệ rừng.

Băn khoăn chuyện xử lý chất thải của F0 điều trị tại nhà

Ông Trần Xuân An (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) thắc mắc: “Hiện nay, với việc có nhiều F0 đang cách ly, điều trị tại nhà thì những chất thải phát sinh của những F0 và cả F1 sẽ xử lý ra sao để tránh tình trạng lẫn chất thải nhiễm COVID-19 với các loại rác thải sinh hoạt thông thường khác của những hộ dân sinh sống gần đấy?”. Băn khoăn của ông An, cũng là băn khoăn của rất nhiều người dân, khi lượng rác thải phát sinh của F0 và F1 ngày một tăng theo sự gia tăng của các ca nhiễm SARS-CoV-2 trong những ngày gần đây. Bởi vì chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc, tiếp xúc với F0 đều là những chất thải gây nguy cơ lây nhiễm. Nếu chúng không được quản lý chặt, thu gom, vận chuyển, xử lý đúng cách thì rất dễ làm phát tán mầm bệnh.

Vì là chất thải gây nguy cơ lây nhiễm nên Bộ Y tế đã đưa ra những lưu ý quan trọng khi xử lý rác thải của F0 để tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế chỉ rõ: Đối với rác thải, cần đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi ni lông bên trong ở phòng của người nhiễm. Rác thải cần được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Người nhà cần đeo găng tay (loại sử dụng một lần) khi xử lý rác thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Đặc biệt, cần rửa tay sau khi xử lý chất thải, cần vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Bộ Tài nguyên - Môi trường, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý chất thải với các trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại nhà, đồng thời, thường xuyên kiểm tra việc vận chuyển, xử lý chất thải, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Theo hướng dẫn phân loại của Bộ Y tế, các chất thải phát sinh của F0 phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”. Ngoài ra, các loại chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác của nhà có người F0 sẽ thực hiện phân loại theo hướng dẫn của địa phương. Các địa phương bố trí người thu gom các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp. Bộ Y tế còn lưu ý, trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.

Rõ ràng, việc quản lý chặt chất thải từ F0 điều trị tại nhà là rất cần thiết trong bối cảnh “thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19”.

T.CHU

Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt Tôn Thiện San vừa ký Quyết định công nhận 53 cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2021.

Trong đó, tiêu biểu cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng như: Cơ quan Đảng ủy Khối các Cơ quan tỉnh Lâm Đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng; Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch; các Chi cục An

toàn vệ sinh thực phẩm; Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Lâm Đồng; Thuế Đà Lạt- Lạc Dương;

Tiếp theo gồm các Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên; Ứng dụng khoa học và công nghệ; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng.

Và các Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông vận tải; giao thông thủy lợi Lâm Đồng; Công ty TNHH Hoa tươi Hàn Quốc; Lafresh Đà Lạt; Giống cây trồng Lâm Đồng...

MẠC KHẢI

Công nhận 53 cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn và an ninh trật tự”

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 4904D thuộc Công ty TNHH Kiểm định xe cơ giới Bảo Lộc là Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tư nhân đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tư nhân này áp dụng 2 dây chuyền kiểm định. Tại các bộ phận, hầu hết được lắp đặt giám sát Camera, đồng bộ hóa, kết nối toàn diện các phòng chức năng kiểm tra và kết nối trực tiếp với Cục Đăng kiểm Việt Nam giám sát và theo

dõi công tác đăng kiểm tại đơn vị. Công ty TNHH Kiểm định xe cơ giới Bảo

Lộc cho biết, Trung tâm đi vào hoạt động từ đầu tháng 1/2022, đến nay, đã tiến hành kiểm định cho trên 1.000 lượt phương tiện vận tải các loại, trong đó có trên 50 lượt phương tiện không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm. Theo đánh giá, việc đưa vào sử dụng trung tâm này sẽ hạn chế được tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng đăng kiểm xe cơ giới. C.PHONG

Đưa vào hoạt động Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tư nhân đầu tiên

Hiện nay, toàn huyện Lâm Hà có khoảng gần 30.000 ha sử dụng nước tưới phụ thuộc vào nước mưa. Hàng năm, nhu cầu đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, phát triển hệ thống ao hồ nhỏ theo nhóm hộ, phát triển lớp thảm thực vật đầu nguồn để cơ bản đủ nguồn nước tưới đáp ứng phát triển sản xuất trên địa bàn là rất lớn. Giai đoạn 2022 - 2026, huyện

Lâm Hà đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển 200 công trình tích trữ nước, khoảng 340 ha đất canh tác áp dụng công nghệ tiết kiệm nước; xây dựng 9 cống và kiên cố hóa 17 km kênh mương, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 70%, góp phần đảm bảo diện tích được tưới đạt 44% diện tích đất canh tác.

H.THẮM

LÂM HÀ: Hỗ trợ phát triển 200 công trình tích trữ nước

7 THỨ TƯ 2 - 3 - 2022TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Phân lô bán nền trong làng hoaLần theo địa chỉ một lời rao bán

đất nền phân lô trên mạng xã hội, chúng tôi trong vai người đi mua đất đến Phường 12, nơi có làng hoa Thái Phiên nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt để “xem đất”.

Theo lời hẹn, một người phụ nữ tên N. đưa chúng tôi lòng vòng theo con đường nhựa lớn trong làng hoa, dọc hai bên là các dãy nhà lợp ni lông trồng hoa nối tiếp nhau. Qua ngã rẽ, chúng tôi lại theo một con đường bê tông dài, rồi một con đường nhỏ hẹp hơn, đến một đoạn, chị N bảo để xe máy ở đây, đưa chúng tôi lội bộ đường đất đi xuyên qua các nhà lồng trồng hoa để đến khu đất phân lô.

Khu đất nơi chúng tôi đến cũng là một nhà kính trồng hoa, mái phủ kín bạt ni lông, vườn đang được trồng hoa cúc với những luống hoa xếp thành hàng ngay ngắn, hoa mới được trồng vươn lên khỏi mặt đất khá cao. Chị N chỉ tay vào ranh giới một luống hoa bảo đây là lô đất đang rao bán.

Phải nhìn kỹ mới thấy mốc ranh giới của lô đất, đó là chiếc cọc sắt đầu sơn đỏ đóng sát dưới đất. Thì ra toàn bộ đất trong nhà lợp ni lông trồng hoa này đã được chia thành nhiều lô đất nhỏ, mỗi lô như vậy 2 bên đều có cọc sắt làm mốc ranh giới, phải tinh mắt mới nhận ra. Mỗi lô đất phân lô như vậy theo chị N có chiều rộng 4 m, chiều dài 20 m, chạy hết khuôn viên khu đất ra phía sau đến ranh giới nhà vườn bên cạnh, có chừng 15 lô như vậy trong nhà vườn này.

Chị N cho biết, diện tích mỗi lô như vậy chừng 80 m2, giá bán 350 triệu đồng. “Quá rẻ, mua đâu trên thành phố Đà Lạt này có giá như vậy. Chỉ cần mở bán là người ta tranh nhau mua gần hết. Bán nhanh lắm, chỉ còn 2 lô cuối sát bờ taluy, nếu anh lấy cả 2 lô này thì có thể bớt chút cho vui thôi, mua nhanh kẻo có người cũng hỏi rồi đó” - chị N hối thúc.

Khi thấy tôi nhìn con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo trước mặt, chị N bảo: “An tâm, con đường này sau sẽ mở rộng thành 4 m theo quy định, đã có điện vào rồi cho người dân làm vườn lâu nay, còn nước thì đóng giếng bơm sử dụng thoải mái ”. Chị chỉ sang một nhà lợp tôn nhỏ mái thấp trong một khu vườn bên cạnh như nhà cất nông cụ làm vườn và bảo rằng “Bên đó họ cũng làm nhà rồi”?

Trên đường lội bộ đi ra, khi ngang một khu vườn hoa cúc gần đó, một chị chủ vườn đang xịt thuốc bảo vệ thực vật cho hoa ra hiệu tôi ngừng lại, đợi chị N đi khuất bèn nói đất này là đất nông nghiệp sao làm nhà được nên đừng mua coi chừng “tiền mất tật mang”. Chị bảo mấy nay chị N này liên tục dẫn người vào đây xem đất và chị có nghe chị N hứa với người mua đất rằng nơi đây sẽ mở một con đường 4m vào đất để làm nhà nhưng với rất nhiều nhà vườn dọc theo con đường nhỏ này trong đó có gia đình chị không đồng ý cho

Nhằm từng bước chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng

kỹ thuật, đồng thời giải quyết tình trạng ngập úng vào mùa mưa, huyện Đạ

Tẻh vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ

trương đầu tư, xây dựng công trình hệ thống thoát nước trên địa bàn thị trấn

Đạ Tẻh.Theo đó, công trình có tổng mức đầu tư 60 tỷ

đồng thuộc nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III với việc xây dựng 14

tuyến hệ thống thoát nước, tổng chiều dài trên 8km

bao quanh thị trấn. Công trình được thiết kế bằng

cống tròn bê tông cốt thép, đường kính cống từ D800-

D2000 đấu nối với nhau, kết nối xây dựng các hố ga, với khoảng cách trung bình

25 m, cống mống bằng đá hộc xây vữa và thoát nước

ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Theo đại diện đơn vị thi công, sau một thời gian triển

khai, dự án đã thi công xây dựng gần 1km. Cùng với

đó, để bảo đảm tiến độ công trình, ngay từ đầu năm 2022, đơn vị đã tập trung nhân lực, phương tiện máy móc để tập

trung triển khai. T.T.HIỀN

ĐẠ TẺH: 60 tỷ đồng xây dựng hệ thống thoát nước

Giải pháp nào để quản lý việc tách thửa đất hiện nay? Cơn sốt đất bùng nổ trong nước và trong tỉnh gần đây dẫn đến tình trạng mua bán, thu gom đất, thực

hiện việc chia tách thửa đất với số lượng lớn để chuyển nhượng cho những người có nhu cầu, tạo nên hiện tượng đầu cơ tích trữ đất, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai của các cấp trong tỉnh. Giải pháp nào để quản lý việc chia tách thửa đất hiện nay?

phép mở đường thì lấy đâu mà có con đường 4 mét đó?

Tại làng hoa Phường 12 này, cũng thông qua rao vặt trên mạng xã hội, chúng tôi lại đến xem một địa điểm đất nông nghiệp phân lô bán nền khác. Địa điểm này thuận lợi hơn vì khá gần đường nhựa lớn, từ đường nhựa này có con đường đất rộng 4 -5m dẫn vào lô đất, gần một con suối., ô tô có thể vào được. Cũng giống như khu đất trước chúng tôi đã xem, khu đất này là đất trồng hoa cúc ngoài trời, chưa làm nhà kính, 2 lô đất dọc 2 bên con đường này đã được chủ nhân chia thành các lô nhỏ, cũng chia bằng các cọc sắt đóng sát mặt đất trên đều sơn đỏ cho dễ nhận biết. Mỗi lô như vậy bề ngang 4m, chiều dài theo chủ đất là 19,5m, có chừng vài chục lô như vậy 2 bên, có đường rộng nên số tiền mỗi lô nơi đây cũng cao hơn với giá bán 720 triệu, “Đã có nhiều người mua gần hết các lô rồi, có người mua 2 lô, có người mua 4 lô liền, còn chỉ 1 lô cuối, có thương lượng thì sẽ bớt chút”- chị P- người dẫn tôi xem đất nói.

Tăng cường quản lý quy hoạchĐiều đáng nói, ngay ngã ba đầu

con đường nhựa dẫn ra cánh đồng nhà kính trồng hoa tại Phường 12, Đà Lạt này đã dựng một tấm bảng thông báo lớn với dòng chữ rất rõ trên bảng: “UBND Phường 12 - Đà Lạt thông báo khu vực quy hoạch đất nông nghiệp, nghiêm cấm phân

lô, chuyển nhượng đất để xây dựng nhà ở trái phép, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Bảng thông báo như thế còn xuất hiện dọc theo các con đường trong vùng trồng hoa. Tuy nhiên, bất chấp thông báo, hoạt động chia lô, mua bán đất vẫn diễn ra nơi đây.

Ông Võ Văn Sang, Chủ tịch UBND Phường 12, Đà Lạt cho biết, người dân được quyền chuyển nhượng đất đai trên địa bàn vì luật pháp cho phép. Là một phường nổi tiếng về trồng hoa công nghệ cao tại Đà Lạt nên theo ông Sang, đất đai nơi đây dù là đất nông nghiệp nhưng cũng rất có giá. “Người dân có quyền chuyển nhượng đất lại cho người khác khi không có nhu cầu làm nông nghiệp nữa”.

Tuy nhiên, vì khu vực đất trồng hoa trong làng đã được thành phố quy hoạch là đất nông nghiệp nên theo ông Sang, việc chia nhỏ phân lô và làm nhà ở hoàn toàn không được phép. “Đất qui hoạch đất ở mới được làm nhà, còn đất nông nghiệp là chỉ sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, đâu có tự ý phân lô làm nhà trên đất nông nghiệp được” .

Theo ông Sang, gần đây phường đã kết hợp với các đơn vị chức năng thành phố quản lý rất kỹ việc này, thường xuyên tổ chức kiểm tra trên thực địa, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Đã có không ít trường hợp phường buộc phải tháo dỡ và xử phạt vi phạm hành chính.

Để những lô đất chừng 80 - 100 m2

như vậy việc tách thửa là điều hoàn toàn không thể. Theo khoản 4, Điều 4, Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành, đối với thửa đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu để tách thửa là 500 m2 tại khu vực đô thị; 1.000 m2 tại khu vực nông thôn.

Cũng theo Quyết định này, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố trong tỉnh có trách nhiệm tăng cường quản lý đất đai, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có các trường hợp tự tách thửa, hợp thửa đất không được phép của cơ quan có thẩm quyền, làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương mình. Chính quyền cơ sở phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền khi không kịp thời phát hiện và để xảy ra tình trạng tách thửa tự phát, trái quy định.

Còn những người đã mua bán đất nền phân thành các lô nhỏ này thì sao? Khi tôi hỏi rằng đất nông nghiệp liệu có chuyển đổi để làm nhà được không, chị P mỉm cười bảo rằng vùng này gần phố, nhất định lên đô thị nay mai. “Thì cứ coi đây là khoản đầu tư, mua xong cho người có nhu cầu trồng hoa tại địa phương thuê lại để canh tác, chờ quy hoạch thành đất ở thì sẽ xây nhà được” - chị nói, nhưng tôi hỏi chờ đến khi nào thì chị trả lời không biết! (CÒN NỮA)

VIẾT TRỌNG

Một nhà vườn trồng hoa trong sâu với con đường hẹp nhưng đã cắm cọc, phân lô bán nền tại Phường 12, thành phố Đà Lạt.

Đã có tình trạng không ít người đổ xô tìm mua các lô đất sản xuất nông nghiệp rồi chia thành nhiều lô nhỏ làm đất nền nhà để bán, bất chấp các lô đất lẫn vùng đất này có làm nhà được hay không?

Bài 1: Tôi đi Tôi đi “xem đất”“xem đất”

Tấm bảng thông báo cấm phân lô bán nền dọc theo các con đường

trong khu trồng hoa tại Phường 12, Đà Lạt.

Huyện Đơn Dương đã và đang tổ chức triển khai thi công 2 gói thầu chống sạt lở bờ sông hạ du thủy

điện Đa Nhim với tổng giá trị dự toán phê duyệt lần lượt hơn 43,8 tỷ đồng và

gần 29 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, giải

phóng mặt bằng hơn 6,5 tỷ đồng

Cụ thể gồm gói thầu Đoạn 1 (thôn Hòa Bình, thị trấn D’ran) gia cố kè

bằng xếp rọ đá để bảo vệ đường ĐH 412 với chiều

dài 304,5 m; chiều cao 6m - 11 m.

Và gói thầu Đoạn 5 (xã Lạc Lâm và xã Ka Đô)

nắn thẳng dòng chảy với chiều dài 499 m, bề rộng

đáy sông 30 m. Trong đó, gói thầu

Đoạn 1 khởi công ngày 1/11/2018, dự kiến

nghiệm thu bàn giao trong tháng 2/2022. Gói thầu Đoạn 2 khởi công

ngày 20/11/2020, dự kiến hoàn thành vào ngày

20/11/2022. VŨ VĂN

Thi công 2 gói thầu chống sạt lở bờ sông hạ du thủy điện Đa Nhim

THỨ TƯ 2 - 3 - 20228

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

TIN THẾ GIỚI

Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Trần Huệ sử dụng đất tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

- Giấy CNQSD đất số hiệu K 368669 ngày 6/8/1997, số vào sổ cấp GCN: 1452/QSDĐ do UBND huyện Bảo Lâm cấp.

+ Thửa đất số 105, diện tích 10.992 m2.+ Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Thời hạn sử dụng đất: 15/10/2043+ Tờ bản đồ số: 34 (cũ) xã Lộc Ngãi.Năm 1997, ông Nguyễn Tuấn sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Trần Như

Đào nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao GCN số hiệu K 368669 cho ông Trần Như Đào quản lý và sử dụng, tiếp đến năm 2009, ông Trần Như Đào trao tặng bằng giấy viết tay cho ông Trần Huệ nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao GCN số hiệu K 368669 cho ông Trần Huệ quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Ông Nguyễn Tuấn ở đâu, đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký

Đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nên trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Trần Huệ tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Thông báo V/v giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất... Đấu thầu qua mạng bước đầu cũng

được triển khai sâu rộng; công tác đấu thầu được tổ chức thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo quy định cụ thể là Luật Đấu thấu 2013; và các nghị định của Chính phủ. Nhìn chung, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công trên địa bàn thành phố được tiến hành khá tốt, triển khai có hiệu quả các văn bản luật, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư công trong bối cảnh đứng trước nhiều thách thức phòng, chống dịch bệnh, tái cơ cấu nguồn vốn ngân sách, địa phương căn cứ tình hình thực tế để đề ra các giải pháp khả thi nhất để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa thúc đẩy hoàn thiện sớm các công trình. Đồng thời, UBND thành phố Đà Lạt thường xuyên tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư thi công đúng tiến độ, gắn với

việc kiểm tra chất lượng công trình và kịp thời giải ngân, phù hợp với kế hoạch vốn giao, không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, chủ đầu tư tự lập các ban giám sát cộng đồng để kiểm tra, theo dõi chất lượng công trình. Bên cạnh đó, để đảm bảo tiến độ công trình, hạn chế tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, hàng năm, UBND thành phố kiểm tra, rà soát và thực hiện điều chỉnh rút vốn của các công trình chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung cho các công trình đã có khối lượng hoàn thành nhưng còn thiếu vốn.

Việc thực hiện đúng pháp luật, với các giải pháp triển khai đầu tư công phù hợp, hiệu quả đã góp phần thực hiện thắng lợi những kế hoạch, mục tiêu đã đề ra, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để thành phố tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn 2021-2025.

NGUYÊN THI

Đà Lạt... TIẾP TRANG 3

Các nước trên thế giới đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt đủ lĩnh vực với quy mô chưa từng có nhằm vào Nga sau khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

Theo tờ The Guardian (Anh), các biện pháp trừng phạt Nga nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng

lượng và quân sự-công nghiệp cũng như các cá nhân và sự kiện thể thao.

Dưới đây là một số biện pháp mà Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh áp đặt. Ngoài ra, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, New Zealand... cũng thực hiện các động thái tương tự.

Thụy Sĩ, quốc gia giữ vị thế trung lập trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới tới nay, đã quyết định thông qua các lệnh trừng phạt Nga giống như EU.

Lĩnh vực tài chínhvà kinh tếEU, Mỹ, Anh và Canada đã nhất

trí ngăn chặn Ngân hàng Trung ương Nga triển khai dự trữ quốc tế trị giá 640 tỷ euro.

EU đã cấm tất cả các giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga. Mỹ cũng đã thực hiện tương tự và bổ sung thêm Bộ tài chính Nga và quỹ tài sản quốc gia Nga vào danh sách trừng phạt.

Trên thực tế, Nga đã bị cấm tăng nợ chính phủ. Cổ phiếu của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước Nga có thể không còn được niêm yết trên

Điểm lại các lệnh trừng phạt mà Nga hứng chịusau chiến dịch quân sự tại Ukraine

các sàn giao dịch chứng khoán EU.Một loạt ngân hàng của Nga cũng

đang bị EU, Mỹ, Anh và Canada loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. EU cho rằng điều này sẽ ngăn chặn các ngân hàng Nga hoạt động trên toàn thế giới và ngăn chặn xuất khẩu và nhập khẩu của Nga một cách hiệu quả.

Mỹ đã áp đặt biện pháp trừng phạt với 10 tổ chức tài chính hàng đầu của Nga (chiếm khoảng 80% lĩnh vực ngân hàng Nga), trong đó có ngân hàng lớn nhất là Sberbank (chiếm khoảng 30% ngân hàng Nga) và các công ty con. Sberbank và công ty con bị cấm thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống của Mỹ.

Tài sản của nhiều ngân hàng Nga khác như VTB (ngân hàng lớn thứ hai Nga), Bank Rossiya và Promsvyazbank cũng đã bị ảnh hưởng khi EU, Anh, Mỹ và các nước khác đóng băng tài sản nghiêm ngặt

hoặc hạn chế các ngân hàng này thực hiện hoạt động kinh doanh mới.

Các cá nhân NgaTài sản ở nước ngoài của Tổng

thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã bị phong tỏa ở EU, Mỹ và Anh. Tài sản của Giám đốc FSB Alexander Bortnikov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov và các thành viên của Hội đồng An ninh Điện Kremlin cũng bị phong tỏa.

EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tất cả 351 thành viên của Quốc hội Nga (Duma). Mỹ và Anh đang trừng phạt một số thành viên, tương tự như động thái của Australia, Nhật Bản và New Zealand.

Ít nhất 10 tỷ phú tài phiệt có quan hệ với chính quyền Nga nằm trong danh sách đóng băng tài sản và cấm nhập

vào không phận của Anh, EU, còn Mỹ đang xem xét hành động tương tự nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Hãng hàng không Nga Aeroflot cho biết họ sẽ hủy tất cả các chuyến bay đến các điểm đến ở châu Âu. Nhiều hãng hàng không châu Âu cho biết họ đang tạm dừng các đường bay đến Nga.

Trên thực tế, Mỹ đã cấm công ty năng lượng Nga Gazprom, công ty đường ống dẫn dầu Transneft, công ty điện lực RusHydro, cũng như các công ty vận tải hàng hóa, đường sắt và viễn thông lớn nhất của Nga khỏi các thị trường tín dụng.

EU đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu máy bay và các bộ phận hàng không sang Nga, cấm xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao như chất bán dẫn, máy tính, viễn thông, thiết bị an ninh thông tin và cảm biến. Các công ty có trụ sở tại Anh và EU cũng bị cấm xuất khẩu cho một loạt các công ty quốc phòng, hải quân, vận tải và truyền thông của Nga, bao gồm cả Cơ quan Nghiên cứu Internet ở St Petersburg.

Thể thaovà các lĩnh vực khácTrận chung kết UEFA Champions

League đã được dời từ St Petersburg của Nga đến Paris.

FIFA và UEFA đã cấm các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia của Nga khỏi tất cả các giải đấu.

Giải vô địch Công thức 1 và tất cả các sự kiện trượt tuyết World Cup ở Nga đã bị hủy bỏ.

Nga đã bị cấm tham gia cuộc thi bài hát châu Âu Eurovision.

(Theo TTXVN)

cảnh nhiều nước. Ví dụ như Andrey Patrushev (công ty dầu khí Rosneft), Petr Fradkov (Promsvyazbank), Yury Slyusar (United Aircraft), Boris Rotenberg (công ty đường ống dẫn khí đốt SMP), Denis Bortnikov (ngân hàng VTB) và Kirill Shamalov, chồng cũ của Katarina (con gái Tổng thống Putin).

Mỹ cũng đang trừng phạt các giám đốc điều hành của ngân hàng VTB và Sberbank. Canada và Australia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhiều nhà tài phiệt Nga.

Anh đã áp đặt giới hạn 50.000 bảng Anh đối với tài khoản ngân hàng của công dân Nga tại Anh, còn EU giới hạn ở mức 100.000 euro đối với các ngân hàng thuộc Liên minh châu Âu.

Ngành công nghiệpvà vận tảiCác hãng hàng không và máy bay

tư nhân của Nga đã dần dần bị cấm

Biểu tượnghệ thốngthanh toántoàn cầu SWIFT.