CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

146
1 MỤC LỤC 1. Mục tiêu đào tạo .............................................................................................. 3 1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 3 1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3 1.2.1. Phẩm chất đạo đức..................................................................................... 3 1.2.2. Kiến thức ................................................................................................... 4 1.2.3. Kỹ năng ..................................................................................................... 4 2. Thời gian đào tạo ............................................................................................. 5 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa ...................................................................... 5 4. Đối tượng, hình thức tuyển sinh ...................................................................... 5 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ........................................................... 5 6. Thang điểm ...................................................................................................... 5 7. Nội dung chương trình .................................................................................... 5 8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) ......................................................................... 6 9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần ....................................... 7 11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập.................................................................... 11 12. Hướng dẫn thực hiện chương trình ............................................................. 13 Phụ lục: Các đề cương chi tiết ........................................................................... 15 A.1. Luật trẻ em và quyền con người ................................................................ 15 A.2. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non ..................................................................................................................... 28 A.3. Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non ............................................................ 35 A.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non ...................................... 43 A.5. Thiết kế hoạt động giáo dục theo xu hướng đổi mới ................................. 51 A.6. Tâm bệnh học ............................................................................................ 58 A.7. Tạo hình sáng tạo....................................................................................... 66 A.8. Giáo dục hành vi văn hóa .......................................................................... 74 A.9. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoạt động giáo dục mầm non ..... 82 A.10. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống .................................................... 91 A.11. Thiết kế môi trường giáo dục .................................................................. 98

Transcript of CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1

MỤC LỤC

1. Mục tiêu đào tạo .............................................................................................. 3

1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 3

1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3

1.2.1. Phẩm chất đạo đức..................................................................................... 3

1.2.2. Kiến thức ................................................................................................... 4

1.2.3. Kỹ năng ..................................................................................................... 4

2. Thời gian đào tạo ............................................................................................. 5

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa ...................................................................... 5

4. Đối tượng, hình thức tuyển sinh ...................................................................... 5

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ........................................................... 5

6. Thang điểm ...................................................................................................... 5

7. Nội dung chương trình .................................................................................... 5

8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) ......................................................................... 6

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần ....................................... 7

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập .................................................................... 11

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình ............................................................. 13

Phụ lục: Các đề cương chi tiết ........................................................................... 15

A.1. Luật trẻ em và quyền con người ................................................................ 15

A.2. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm

non ..................................................................................................................... 28

A.3. Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non ............................................................ 35

A.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non ...................................... 43

A.5. Thiết kế hoạt động giáo dục theo xu hướng đổi mới ................................. 51

A.6. Tâm bệnh học ............................................................................................ 58

A.7. Tạo hình sáng tạo ....................................................................................... 66

A.8. Giáo dục hành vi văn hóa .......................................................................... 74

A.9. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoạt động giáo dục mầm non ..... 82

A.10. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống .................................................... 91

A.11. Thiết kế môi trường giáo dục .................................................................. 98

2

A.12. Phát triển vận động cho trẻ mầm non .................................................... 105

A.13. Đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học ...................................................... 116

A.14. Tổ chức chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non ....................................... 123

A.15. Giao tiếp sư phạm giáo dục mầm non ................................................... 131

A.16. Dàn dựng chương trình ca múa nhạc ..................................................... 139

3

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________ ______________________

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình : Chương trình đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học

Trình độ đào tạo : Đại học

Ngành đào tạo : Giáo dục mầm non (Bachelor of Early Childhood Education)

(Ban hành tại Quyết định số …/QĐ-ĐHAG, ngày …. của Hiệu trưởng Trường Đại học

An Giang)

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo liên thông đại học tạo điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho

những giáo viên đã tốt nghiệp trình độ Cao đẳng, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của

giáo dục mầm non trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc.

Học viên tốt nghiệp hệ đào tạo Liên thông phải có tư tưởng chính trị vững vàng,

phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực dạy học, giáo dục trẻ theo các yêu

cầu đổi mới, có khả năng dạy tốt chương trình giáo dục mầm non, nghiên cứu khoa học

giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng thực tiễn của giáo dục mầm non trong

những thập kỉ tới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên tốt nghiệp phải đạt các yêu cầu cụ thể:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

- Yêu nước, trung thành với tổ quốc, là công dân tốt; nghiêm chỉnh chấp hành đường

lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành. Biết vận dụng

sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước và việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc; tôn trọng trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao

đối với công việc chăm sóc giáo dục trẻ. Có ý thức kỷ luật và tác phong sư phạm gương

mẫu, chừng mực.

- Quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh, khiêm tốn học hỏi nhằm nâng cao kiến

thức chuyên môn, học tập cái mới, tìm tòi nghiên cứu để không ngừng tiến bộ giúp đỡ

đồng nghiệp. Tác phong nhanh nhẹn, cởi mở, lịch sự, chân tình, tạo được cảm giác an

toàn ở trẻ, đối xử công bằng với tất cả trẻ.

- Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương

pháp dạy học. Tiếp nhận những quan điểm mới và thận trọng trong công việc.

4

- Ý thức nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức phục vụ cho bài dạy sinh động, phong

phú. Có tinh thần sáng tạo và khả năng tổ chức làm tăng sự hứng thú trong các hoạt động

của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.

1.2.2. Kiến thức

- Kiến thức cơ bản về luật trẻ em và quyền con người.

- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ về: an toàn, phòng tránh và xử lí ban đầu các tai

nạn thường gặp ở trẻ; dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ .

- Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ để tổ chức sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các

hoạt động phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – kỹ năng xã hội

cho trẻ ở trường mầm non.

- Kiến thức về giao tiếp sư phạm, tâm sinh lí trẻ, hiểu biết một số bệnh tâm lý cơ bản

trong sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ em, tổ chức dự phòng và chăm sóc điều trị

các rối loạn tâm bệnh.

1.2.3. Kỹ năng

a. Kỹ năng cứng

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non phù

hợp mục tiêu giáo dục, nhu cầu, khả năng của từng độ tuổi và thực tiễn địa phương;

- Thiết kế môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, đáp ứng được nhu cầu, khả năng của từng trẻ;

- Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục từ tuổi nhà trẻ (0 – 3 tuổi) đến mẫu giáo

(3 – 6 tuổi) theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay một cách khoa học;

- Phân tích, đánh giá được hiệu quả công việc và điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù

hợp đặc điểm phát triển của trẻ;

- Phát triển những kỹ năng chuyên biệt (hát, múa, làm đồ dùng dạy học, xử trí cấp

cứu, xây dựng khẩu phần …) đáp ứng được yêu cầu đặc thù của ngành giáo dục mầm

non.

b. Kỹ năng mềm

- Quản lý nhóm lớp hiệu quả và đảm bảo an toàn cho trẻ;

- Hợp tác, làm việc nhóm với đồng nghiệp hoặc làm việc độc lập trong mọi môi

trường, hoàn cảnh khác nhau;

- Tạo mối quan hệ tốt giữa gia đình và nhà trường nhằm đảm bảo sự phát triển có lợi

về thể chất và tinh thần cho trẻ;

- Tuyên truyền, phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác nuôi dạy trẻ, vận

động xã hội hóa giáo dục mầm non;

5

- Ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác hiệu quả Internet phục vụ cho công tác

chăm sóc – giáo dục trẻ.

2. Thời gian đào tạo

1.5 – 2 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

45 tín chỉ.

4. Đối tượng, hình thức tuyển sinh

- Học viên đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ngành Giáo dục mầm non.

- Học viên tham gia dự thi 3 môn: môn cơ bản (Triết học), môn cơ sở (Giáo dục

học mầm non), môn chuyên ngành (Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học).

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Theo Quyết định số 286/QĐ-ĐHAG, ngày 06 tháng 3 năm 2009 và các quyết định

sửa đổi, bổ sung: Quyết định số 357/QĐ-ĐHAG ngày 21/11/2011 và Quyết định số

139/QĐ-ĐHAG ngày 25/5/2013của Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang.

6. Thang điểm

Thang điểm 10 (sau đó quy đổi thành thang điểm 4).

7. Nội dung chương trình (tên và khối lượng các học phần)

Số

TT Mã HP Tên học phần

Số

tín

ch

Loại

HP Số tiết

Điều kiện

tiên quyết

Họ

c k

ỳ (

dự

kiế

n)

Bắ

t b

uộ

c

Tự

ch

ọn

thu

yết

Th

ực

nh

Th

í n

gh

iệm

Tiê

n q

uy

ết

Họ

c tr

ướ

c

So

ng

nh

A Kiến thức giáo dục đại cương

1 Luật trẻ em và quyền con người 3 3 45 I

2

Thu thập và phân tích dữ liệu

trong nghiên cứu khoa học giáo dục

mầm non

3 3 30 30 II

B Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

3 Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non 3 3 30 30 I

4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho trẻ mầm non 3 3 30 30 III

5 Thiết kế hoạt động giáo dục theo

xu hướng đổi mới 3 3 30 30 I

6 Tâm bệnh học 3 3 45 II

6

Số

TT Mã HP Tên học phần

Số

tín

ch

Loại

HP Số tiết

Điều kiện

tiên quyết

Họ

c k

ỳ (

dự

kiế

n)

Bắ

t b

uộ

c

Tự

ch

ọn

thu

yết

Th

ực

nh

Th

í n

gh

iệm

Tiê

n q

uy

ết

Họ

c tr

ướ

c

So

ng

nh

7 Tạo hình sáng tạo 3 3 30 30 I

8 Giáo dục hành vi văn hóa 2 2 30 II

9 Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế

hoạt động giáo dục mầm non 3 3 15 60 II

10 Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống 2 2 30 III

11 Thiết kế môi trường giáo dục 3 3 30 30 III

12 Phát triển vận động cho trẻ mầm non 3 3 30 30 III

C Kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp

13 Đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học 2 2 15 30 IV

14 Tổ chức chế độ dinh dưỡng

cho trẻ mầm non 3 3 30 30 IV

15 Giao tiếp sư phạm giáo dục mầm non 3 3 45 IV

16 Dàn dựng chương trình ca múa nhạc 3 3 30 30 IV

8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

S

T

T

Mã HP Tên học phần

Số

tín

ch

ỉ Loại HP Số tiết

Họ

c k

Bắ

t b

uộ

c

Tự

ch

ọn

thu

yết

Th

ực

nh

Th

í n

gh

iệm

1 LAW544V Luật trẻ em và quyền con người 3 3 45

I

2 Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non 3 3 30 30

3 Tạo hình sáng tạo 3 3 30 30

4 Thiết kế hoạt động giáo dục theo

xu hướng đổi mới 3 3 30 30

Tổng số tín chỉ học kỳ I: 12 (Bắt buộc: 12; Tự chọn: 0)

1 Giáo dục hành vi văn hóa 2 2 30

II

2 Tâm bệnh học 3 3 45

3 Thu thập và phân tích dữ liệu

trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 3 3 30 30

4 Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoạt động

giáo dục mầm non 3 3 15 60

Tổng số tín chỉ học kỳ II: 11 (Bắt buộc: 11; Tự chọn: 0)

7

S

T

T

Mã HP Tên học phần

Số

tín

ch

ỉ Loại HP Số tiết

Họ

c k

Bắ

t b

uộ

c

Tự

ch

ọn

thu

yết

Th

ực

nh

Th

í n

gh

iệm

1 Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống 2 2 30

III

2 Thiết kế môi trường giáo dục 3 3 30 30

3 Phát triển vận động cho trẻ mầm non 3 3 30 30

4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho trẻ mầm non 3 3 30 30

Tổng số tín chỉ học kỳ III: 11 (Bắt buộc: 11; Tự chọn: 0)

1 Đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học 2 2 15 30

IV 2

Tổ chức chế độ dinh dưỡng

cho trẻ mầm non 3 3 30 30

3 Giao tiếp sư phạm giáo dục mầm non 3 3 45

4 Dàn dựng chương trình ca múa nhạc 3 3 30 30

Tổng số tín chỉ học kỳ IV: 11 (Bắt buộc: 11; Tự chọn: 0)

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Luật trẻ em và quyền con người 3 TC (45:0)

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về quyền con người và quyền trẻ em.

Giới thiệu những quyền cơ bản của con người, quyền của trẻ em theo pháp luật quốc tế

và quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời trình bày những nguyên tắc bảo vệ quyền

và bổn phận của trẻ em. Cuối cùng, môn học cung cấp kiến thức nhận diện hành vi vi

phạm quyền con người và quyền trẻ em, các nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm quyền con

người, quyền của trẻ em, các biện pháp xử lý vi phạm quyền của trẻ em. Thông qua đó,

học viên hiểu biết đúng đắn về quyền con người và quyền trẻ em, chủ động bảo vệ trẻ em

trước những hành vi xâm phạm.

9.2. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

3 TC (30:30)

Học phần trang bị những kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu khoa học: cách chọn

mẫu, thiết kế công cụ đo lường, tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng

thống kê toán học trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

9.3. Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non 3 TC (30:30)

Học phần đề cập đến những kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn, phòng tránh tai

nạn cho trẻ trong trường mầm non. Đồng thời, cung cấp những kiến thức và kĩ năng sơ

cấp cứu cho trẻ mầm non trong một số trường hợp tai nạn: đuối nước, phỏng, gãy xương,

dị vật đường thở, động vật cắn, ....

9.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non 3 TC (30:30)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về hoạt động trải nghiệm

cho trẻ mầm non : khái niệm, vai trò, quy trình tổ chức. Từ đó, vận dụng quy trình tổ

chức vào các hoạt động giáo dục nhận thức, nghệ thuật, tình cảm – kỹ năng xã hội ở

trường mầm non.

9.5. Thiết kế hoạt động giáo dục theo xu hướng đổi mới 3 TC (30:30)

8

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong

trường mầm non: hoạt động giao tiếp, hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, hoạt

động học tập, hoạt động dạo chơi-tham quan, hoạt động lao động và các hoạt động lễ hội;

Hình thành kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

9.6. Tâm bệnh học 3 TC (45:0)

Hệ thống những lý luận cơ bản về lịch sử phát triển của tâm bệnh học; Một số đặc

điểm về giải phẫu tâm sinh lý ở các giai đoạn phát triển của con người. Các mối quan hệ

và sự thích ứng, các nhu cầu cơ bản của con người. Một số bệnh tâm lý cơ bản trong sự

hình thành và phát triển tâm lý con người. Các cách phân loại về các bệnh tâm lý theo

DMS-IV và ICD-10. Tổ chức dự phòng và chăm sóc điều trị các rối loạn tâm bệnh, các

phương pháp điều trị trong tâm bệnh học.

9.7. Tạo hình sáng tạo 3 TC (30:30)

Học phần được thiết kế riêng cho ngành Sư phạm Mầm non, được học sau khi

người học nắm được các kỹ thuật làm đồ chơi cho trẻ mầm non. Học phần cung cấp cho

người học các kiến thức và khơi gợi ý tưởng tạo hình sáng tạo, cách sử dụng những

nguyên vật liệu từ thiên nhiên an toàn, thẩm mĩ. Bên cạnh đó còn giới thiệu cho sinh viên

sử dụng một số trang Web để tìm kiếm và tham khảo ý tưởng tạo hình sáng tạo từ nguyên

vật liệu thiên nhiên từ đơn giản đến phức tạp.

9.8. Giáo dục hành vi văn hóa 2 TC (30:0)

Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề chung về hành vi văn hóa bao

gồm: khái niệm, phân loại, quá trình hình thành và phát triển. Đồng thời, giúp sinh viên

xác định các nội dung và phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non. Từ đó,

thiết kế các hoạt động để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua các hình thức trong

chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non.

9.9. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoạt động giáo dục mầm non 3 TC

(15:60)

Học phần giới thiệu một số vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong

chăm sóc và giáo dục trẻ. Hướng dẫn khai thác internet: tìm kiếm thông tin, thiết kế các

hoạt động chung, hoạt động góc, tạo và sử dụng hộp thư điện tử. Đồng thời, phân tích

chương trình Kidmart để hướng dẫn trẻ chơi và ứng dụng vào hoạt động học tập, vui chơi

của trẻ.

9.10. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống 2 TC (30:0)

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về đời sống tâm lý, đặc điểm phát triển của trẻ

và nội dung, phương pháp để giáo dục trẻ hình thành các giá trị sống tích cực (hòa bình,

tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách

nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết), các kỹ năng sống cần thiết (kĩ năng nhận thức, kĩ năng

đương đầu với cảm xúc, kĩ năng tương tác) để phục vụ trong cuộc sống. Học phần hình

thành cho sinh viên khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.

9.11. Thiết kế môi trường giáo dục 3 TC (30:30)

Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản: Khái niệm và ý

nghĩa của môi trường giáo dục trong trường Mầm non; Nguyên tắc thiết kế môi trường

vật chất và tâm lí xã hội phù hợp. Sinh viên giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả trong

9

việc thực hành thiết kế môi trường giáo dục theo các chủ đề - sự kiện xã hội ở trường

mầm non.

9.12. Phát triển vận động cho trẻ mầm non 3 TC (30:30)

Học phần cung cấp kiến thức về một số vấn đề lý luận về phát triển vận động cho

trẻ mầm non; đặc điểm phát triển vận động, sinh lý – vận động, tâm lý – vận động của trẻ

mầm non. Bên cạnh đó, học phần cũng đi sâu nội dung đánh giá chất lượng phát triển

tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm làm rõ mục đích, ý nghĩa, chức năng, nội

dung, phương pháp, quy trình, yêu cầu của quá trình đánh giá.

9.13. Đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học 2 TC (15:30)

Phương pháp đọc diễn cảm tác phẩm văn học giới thiệu những kiến thức cơ bản,

hiện đại, thiết thực về đọc diễn cảm.Từ đó, cung cấp cho người học quy trình, các kĩ năng

và phương pháp cơ bản để luyện đọc diễn cảm và hướng dẫn, tổ chức cho trẻ học thuộc

lòng tác phẩm văn học. Học phần này đồng thời hướng sinh viên đến thực tiễn dạy học ở

trường Mầm non bằng các hình thức quan sát,dự giờ và tập giảng nhằm rèn luyện một

cách tích cực kĩ năng đọc diễn cảm.

9.14. Tổ chức chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non 3 TC (30:30)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng cho

trẻ mầm non: xây dựng khẩu phần ăn bằng phần mềm dinh dưỡng nutrikids, tổ chức ăn

uống, chế biến thực phẩm ở trường mầm non và vệ sinh an toàn thực phẩm.

9.15. Giao tiếp sư phạm giáo dục mầm non 3 TC (45:0)

Học phần giới thiệu các vấn đề về giao tiếp trong tâm lý học gồm bản chất và các

quá trình diễn ra trong giao tiếp. Cung cấp khái niệm giao tiếp sư phạm, xác định các giai

đoạn, kỹ năng và phong cách giao tiếp sư phạm. Phân tích giao tiếp sư phạm trong hoạt

động của giáo viên mầm non gồm khái niệm chung, đặc điểm giao tiếp trẻ với người lớn

và giao tiếp sư phạm, tổ chức môi trường giao tiếp sư phạm.

9.16. Dàn dựng chương trình ca múa nhạc 3 TC (30:30)

Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản: Khái quát chung về

chương trình ca múa nhạc; Mục đích, yêu cầu đối với một chương trình ca múa nhạc

dành cho trẻ mầm non; Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc. Sinh viên giao

tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả trong việc thực hành dàn dựng chương trình ca múa

nhạc theo các sự kiện xã hội ở trường mầm non.

10. Danh sách giảng viên thực hiện chương trình

ST

T

Họ và tên, năm sinh, chức

vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm

phong, học vị, nước, năm tốt

nghiệp

Ngành, chuyên

ngành Ghi chú

1 Trần Văn Đạt

(1978)

P.Hiệu trưởng

PGS, 2016

Tiến sĩ, 2013

Úc

Giáo dục học

2

Lê Ngọc Phượng

(1983)

P.Trưởng BM Giáo dục

mầm non

Thạc sĩ, 2011

Việt Nam Giáo dục mầm non NCS 2016-2020

10

ST

T

Họ và tên, năm sinh, chức

vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm

phong, học vị, nước, năm tốt

nghiệp

Ngành, chuyên

ngành Ghi chú

3

Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy

(1988)

P.Trưởng BM Giáo dục

mầm non

Thạc sĩ, 2015

Việt Nam Giáo dục mầm non

4

Nguyễn Viết Hiền

(1986)

Giảng viên BM Giáo dục

mầm non

Thạc sĩ, 2014

Việt Nam Giáo dục mầm non

NCS 2015 -

2018

5

Đặng Thị Phấn

(1990)

Giảng viên BM Giáo dục mầm

non

Thạc sĩ, 2017, Việt Nam Giáo dục mầm non

6

Vũ Minh Phương

(1993)

Giảng viên BM Giáo dục

mầm non

Thạc sĩ, 2017, Việt Nam Giáo dục mầm non

7

Phan Thị Ngọc Nhanh

(1983)

Giảng viên BM Giáo dục

mầm non

Thạc sĩ, 2011

Việt Nam

Sinh học thực

nghiệm

8 Võ Văn Thắng

(1964)

Hiệu trưởng

PGS, 2010

Tiến sĩ, 2005

Việt Nam

Triết học

9

Huỳnh Thanh Tiến

(1975)

Giám đốc Trung tâm tạo

nguồn nhân lực và phát triển

cộng đồng

Tiến sĩ, 2016

New Zealand Quản lý giáo dục

10 Trần Thị Thanh Huế

(1976)

P.Trưởng khoa Ngoại ngữ

Tiến sĩ, 2016

New Zealand Quản lý giáo dục

11 Nguyễn Phương Thảo

(1982)

P.Trưởng Khoa Sư phạm

Tiến sĩ, 2015

Việt Nam

LL&PPGD môn

Toán

12 Nguyễn Bách Thắng

(1966)

Trưởng BM Tâm lí giáo dục

Tiến sĩ, 2015

Việt Nam Quản lý giáo dục

13

Trần Thị Huyền

(1980)

P.Trưởng BM Tâm lí giáo

dục

Thạc sĩ, 2011

Việt Nam Tâm lý học

14

Trần Thị Lan Anh

(1984)

Giảng viên BM Tâm lí giáo

dục

Thạc sĩ, 2006

Việt Nam Giáo dục học

15 Trần Thanh Hải

(1964)

Giảng viên chính,

Thạc sĩ, 2002

Việt Nam Tâm lí học

11

ST

T

Họ và tên, năm sinh, chức

vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm

phong, học vị, nước, năm tốt

nghiệp

Ngành, chuyên

ngành Ghi chú

P.Trưởng phòng Đào tạo

16

Trần Lê Đăng Phương

(1977)

P.Trưởng Khoa Luật và

Khoa học chính trị

Tiến sĩ, 2015

Pháp Luật dân sự

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

a. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Hiện tại, Trường có 2 cơ sở với tổng diện tích 48,4 ha (cơ sở cũ 8,9 ha, cơ sở mới

39,5 ha). Đến nay, cơ sở hạ tầng tại hai cơ sở tương đối hoàn chỉnh, thư viện mới được

hình thành theo tiêu chí thư viện điện tử với 1.200 máy tính nối mạng, thực hiện xã hội

hóa khu liên hợp thể dục, thể thao tại khu trường mới, bổ sung máy móc thiết bị khu thí

nghiệm, tiếp tục bổ sung trang thiết bị dạy học tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin, ... Cụ thể như sau:

S

T

T

Loại phòng học SL

Diện

tích

(m2)

Danh mục thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị SL Phục vụ học phần/môn học

1

Khu trung tâm

- Phòng học 126 9.976 Projector 90 - Lý thuyết của các học phần

- Đại giảng

đường 7 3.435 Projector 7 - Lý thuyết của các học phần, hội thảo…

2

Khu cũ

- Phòng học 48 3.616 Projector

Overhead

20

20 - Lý thuyết của các học phần

3 Phòng máy tính

(khu cũ) 5 175 Máy tính 150

- Ứng dụng CNTT thiết kế hoạt động giáo

dục

4 Phòng máy tính

(khu mới) 9 450 Máy tính 320

- Ứng dụng CNTT thiết kế hoạt động giáo

dục

5 Phòng học

Ngoại ngữ 3 180

Hệ thống

nghe, nói,

nhìn

120 - Tiếng Anh

b. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực

hành:

S

T

T

Loại phòng

học SL

Diện

tích

(m2)

Danh mục thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị SL Phục vụ học phần/môn học

12

1

Khu cũ

Phòng múa

01 30

Loa di động

Micro

Gương

Trang phục múa

Đạo cụ múa

02

04

02

10

10

Thực hành các học phần Phát

triển vận động cho trẻ mầm non;

Dàn dựng chương trình ca múa

nhạc.

2

Khu cũ

Phòng tập

giảng

01

Kệ đồ dùng

Bàn ghế học sinh

Ghế nhựa

Tủ đựng đồ dùng

Bảng đen

Loa di động

Thú nhồi bông

Vòng thể dục

Đồ dùng, đồ chơi mầm

non

Tranh kể chuyện

Rối tay

06

10

30

01

01

01

10

20

50

04

05

Thực hành tập giảng đối với các

học phần phương pháp 12,6

3 Phòng thí

nghiệm 01 20

Lavabo rữa tay

Khăn

Lavabo rữa chén

Bếp từ

Dao

Thớt

Nồi inox

Mô hình hàm răng

Mô hình cấp cứu tắc

đường thở

04

10

01

03

05

05

05

02

02

Thực hành học phần Tổ chức chế

độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

c. Thư viện

Diện tích thư viện: 4.500 m2; Diện tích phòng đọc: 3.583 m2

Số chỗ ngồi: 1.103; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 407 máy

Phần mềm quản lý thư viện: ILIB (Công ty CMC), đang chuẩn bị đưa vào sử dụng

phần mềm của công ty Lạc Việt thay cho ILIB Công ty CMC.

Trang web Thư viện sử dụng phần mềm mã nguồn mở Joomla.

Tài liệu in:

Sách: Khoảng 24.912 đầu tài liệu (93.583 quyển)

Báo/tạp chí: 216 loại báo/ tạp chí, tạp chí chuyên ngành; trong đó có 19 loại tạp chí

nhận tặng

Tài nguyên nội sinh:

7 luận án

69 luận văn

119 giáo trình

161 đề tài NCKH của GV và SV

686 khóa luận TN của SV

– Tài liệu điện tử:

13

Tài liệu, giáo trình điện tử của Thư viện trường Đại học An Giang bắt đầu xây dựng từ

năm 2006, được phát triển từ phần mềm mã nguồn mở Dspace dùng để lưu trữ, xử lý, tìm

kiếm tài liệu như: giáo trình, luận án, luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học,

thông tin khoa học, đề thi các khóa,... của giảng viên và sinh viên trường Đại học An

Giang.

Số lượng tài liệu điện tử hiện có trong Thư viện trường Đại học An Giang được thể

hiện qua bảng sau:

Loại tài liệu Số lượng

Bài giảng điện tử 204

Đề thi tham khảo 33

Giáo trình 36

Hội thảo - chuyên đề - tập huấn 37

Khóa luận tốt nghiệp 394

Luận văn - luận án 27

Nghiên cứu khoa học 144

Thông tin khoa học 555

Băng đĩa 1164

Ngoài ra Thư viện có bổ sung 02 cơ sở dữ liệu điện tử cho bạn đọc tra cứu: ProQuest,

SpringerLink.

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Chương trình được sử dụng để đào tạo giáo viên hệ vừa làm vừa học, trình độ đại học

chuyên ngành Giáo dục mầm non. Chương trình được thiết kế theo hướng liên thông với

chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục mầm non trình độ Cao đẳng nhằm

giúp học viên hoàn thiện kiến thức, phát triển kĩ năng để có tiềm lực trở thành giáo viên

nòng cốt ở trường mầm non, có nền tảng để học nâng cao.

Một tín chỉ được qui định trong chương trình tương đương vớ số tiết lý thuyết:15; số

thực hành: 30; số tiết tự học: 30.

Sinh viên phải tích lũy đủ 45 tín chỉ mới đủ điều kiện tốt nghiệp.

Cố vấn học tập chịu trách nhiệm hướng dẫn và giải thích cho sinh viên trong việc

chọn học phần sẽ học trong chương trình.

Các giảng viên tham gia giảng dạy triển khai viết đề cương chi tiết, bài giảng và giáo

trình của từng học phần với đầy đủ các nội dung như đã ghi trong phần mô tả tóm tắt của

học phần đó.

Phòng Đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và phát triển kỹ năng sư phạm, Bộ

môn Giáo dục mầm non phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khoá học, đảm

bảo phân phối hợp lý khối lượng kiến thức cho mỗi học kỳ và trình tự lôgic của các học

phần.

14

HIỆU TRƯỞNG

15

Phụ lục: Các đề cương chi tiết

A.1. Luật trẻ em và quyền con người

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: LUẬT TRẺ EM VÀ QUYỀN CON

NGƯỜI

Tiếng Anh: Law on children’s rights and Human

rights

Mã số học phần: LAW

Thời điểm tiến hành: Học kỳ I

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục đại cương

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/số buổi: 45

Số tiết thực hành/số buổi:

Số tiết tự học: 90

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Trần Lê Đăng Phương

Khoa/Bộ môn: Bộ môn Luật – Khoa Luật và Khoa học

chính trị

Email: [email protected]

Điện thoại: 0919808747

Giảng viên cùng phụ trách: Huỳnh Anh

Khoa/Bộ môn: Bộ môn Luật – Khoa Luật và Khoa học

chính trị

Email: [email protected]

Điện thoại:

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

16

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về quyền con người và quyền trẻ em. Giới

thiệu những quyền cơ bản của con người, quyền của trẻ em theo pháp luật quốc tế và quy

định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời trình bày những nguyên tắc bảo vệ quyền và bổn

phận của trẻ em. Cuối cùng, môn học cung cấp kiến thức nhận diện hành vi vi phạm

quyền con người và quyền trẻ em, các nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm quyền con

người, quyền của trẻ em, các biện pháp xử lý vi phạm quyền của trẻ em. Thông qua đó,

sinh viên hiểu biết đúng đắn về quyền con người và quyền trẻ em, chủ động bảo vệ trẻ

em trước những hành vi xâm phạm.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Giáo trình giảng dạy chính

[1] Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011). Giáo trình Lý luận và

Pháp luật về quyền con người. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia.

[2] ThS. BS. Nguyễn Trọng An (biên soạn, 2012), Tập bài giảng Công tác bảo vệ,

chăm sóc trẻ em trong thời kì mới, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

[3] Vũ Ngọc Bình (2004), Giới thiệu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em,

NXB. CTQG, Hà Nội.

3.2. Tài liệu khác

[1] Quốc hội (2016), Luật trẻ em năm 2016, ban hành ngày 05/4/2016

[2] Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, ban hành ngày

20/11/1989

[3] Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2014), Tài liệu tập huấn Kỹ năng bảo vệ trẻ em, Hà

Nội

[4] Vũ Ngọc Bình (2004), Giới thiệu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em,

NXB. CTQG, Hà Nội 8.

[5] Unicef (2008), Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em: Lịch sử các hoạt động can

thiệp của UNICEF tại Việt Nam,Hà Nội

[6] Unicef (2010), Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em,Hà

Nội

[7] Viện Khoa học lao động và xã hội (2014), Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em

2012 – các kết quả chính, Hà Nội

[8] Chính phủ (2013), Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về quy định chính sách trợ giúp

xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ban hành ngày 21/10/2013

[9] Liên minh các Nghị viện – Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2006), Bảo vệ

trẻ em – Sổ tay dành cho các nghị sĩ quốc hội, NXB. Huế, Huế

17

[10] Phan Thị Lan Phương (2014), “Phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần

thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 4 (30),

58 – 64

[11] Quốc hội (2005), Luật thanh niên, ban hành ngày 29/11/2005

[12] Quốc hội (2006), Luật cư trú năm 2006, ban hành ngày 29/11/2006

[13] Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú, ban hành

ngày 20/6/2013

[14] Quốc hội (2008), Luật quốc tịch Việt Nam, ban hành ngày 13/11/2008

[15] Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam,

ban hành ngày 24/6/2014 22. Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật, ban hành ngày

17/6/2010

[16] Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi, ban hành ngày 17/6/2010

[17] Quốc hội (2012), Bộ luật lao động, ban hành ngày 18/6/2012

[18] Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, ban hành ngày 19/6/2014 28. Quốc

hội (2015), Bộ luật dân sự, ban hành ngày 24/11/201529. Quốc hội (2015), Bộ luật

hình sự, ban hành ngày 27/11/2015

[19] Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, ban hành ngày 25/11/2015 31. Quốc hội

(2015), Bộ luật tố tụng hình sự, ban hành ngày 27/11/2015 32. Quốc hội (2016), Luật trợ

giúp pháp lý, ban hành ngày 27/7/2016

[20] Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ban hành ngày

20/6/2012 26. Quốc hội (2014), Luật hộ tịch, ban hành ngày 20/11/2014

[21] Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 2123/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án

phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015, ban hành

ngày 22/11/2010

[22] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 2361/QĐ-TTg Phê duyệt Chương

trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020.

[23] Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong

xung đột vũ trang bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, ban hành ngày 25/5/2000

[24] Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại

dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc

về Quyền trẻ em, ban hành ngày 25/5/2000

[25] Liên hợp quốc (1959), Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và

pháp lí liên quan đến bảo vệ và phúc lợi trẻ em, ban hành ngày 20/11/1959

18

* Các Website:

http://vanban.chinhphu.vn/

http://vbpl.vn/

http://www.unicef.org/vietnam/vi/

http://nfvc.org.vn/

http://www.tuonglaicentre.org/

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Hệ thống hóa được quyền trẻ em và quyền con người

G2 Nhận diện và phân tích được tình huống vi phạm quyền trẻ em

và quyền con người

G3 Vận dụng đúng quy định pháp luật về quyền trẻ em và quyền

con người

G4 Tích cực bảo vệ trẻ em trước hành vi vi phạm

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định I,

T, U

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1

Trình bày được khái niệm về trẻ em, quyền trẻ em, quyền con

người và bảo vệ quyền trẻ em T

LO1.2

Hiểu được mối quan hệ giữa quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em

với quyền của các chủ thể khác T

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, và nghề nghiệp

LO2.1 Nhận diện được trách nhiệm của thành viên trong gia đình và xã

hội T

LO2.2 Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc xử lý tình huống phù hợp U

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả T, U

LO3.2 Lắng nghe và phản hồi tích cực U

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Xác định mục tiêu, nội dung của chương trình học tập U

LO4.2 Lập kế hoạch học tập hợp lý U

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

19

Thành

phần

đánh

giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá Tỷ

lệ %

A1.

Đánh

giá quá

trình

A1.1.

Chuyên

cần và

tinh

thần

thái độ

học tập

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực toàn

khóa

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO4.1

LO4.2

Ứng

với số

buổi

lên

lớp

Hiện diện đầy đủ các buổi

học

Ý thức học tập tích cực,

chủ động.

Tham gia phát biểu, đặt câu

hỏi trên lớp.

10%

A1.2.

Bài tập

nhóm

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực phần 1

và phần 2

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

2 lần

(lần 1:

tuần

3, lần

2:

tuần

4)

Lần 1: Báo cáo thu hoạch:

- Trình bày rõ ràng

- Nội dung thực tế, phù hợp

Lần 2: Sưu tầm hoặc tự

sáng tạo một tình huống sư

phạm trong công tác chăm

sóc giáo dục trẻ. Phân tích

bối cảnh tình huống và các

cách giải quyết

- Đúng thời hạn

- Tình huống thực tế

- Giải quyết hợp lý phù hợp

nguyên tắc

30%

A2.

Đánh

giá

giữa

kỳ

A2.1.

Bài tập

cá nhân

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực 2 phần

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO4.1

LO4.2

1 lần:

vào

tuần 4

Xây dựng kế hoạch học tập

để rèn luyện những phẩm

chất, năng lực cần thiết cho

nghề nghiệp

- Rõ ràng

- Phù hợp

- Thực tế

20%

A2.2.

Bài thu

hoạch

cá nhân

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực 2 phần

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO4.1

LO4.2

1 lần:

tuần 5

Bài thu hoạch về các nội

dung:

1. Giới thiệu những quyền

cơ bản của con người và

quyền trẻ em

- Lịch sử phát triển của

quyền con người, quyền trẻ

em

- Quy định pháp luật Việt

Nam về quyền con người

và quyền trẻ em

- Những văn bản pháp luật

40%

20

Thành

phần

đánh

giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá Tỷ

lệ %

bảo vệ quyền con người và

quyền trẻ em

2. Phương hướng học tập

và rèn luyện để trở thành

người GVMN có đầy đủ

phẩm chất và năng lực cần

thiết.

Tiêu chí:

- Đúng hạn (1 tuần)

- Trình bày rõ ràng, sạch

đẹp

- Đúng trọng tâm

- Kế hoạch rèn luyện hợp

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1 Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

(1 – 3)

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG

VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON

NGƯỜI

1.1. Khái quát về quyền con

người

1.2. Pháp luật quốc tế về quyền

con người

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại, tổ chức

hoạt động nhóm, trò

chơi “Vẽ tranh”

Học ở lớp: SV tham

gia trò chơi, phát biểu,

tóm tắt các nội dung

bài học, thảo luận

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [1])

A1.1

2/2

(4 – 6)

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG

VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON

NGƯỜI

1.3. Pháp luật Việt Nam về quyền

con người

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV phát

biểu, tóm tắt các nội

dung bài học

A1.1

21

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1.4. Nguyên tắc bảo vệ quyền

con người

1.5. Cơ chế pháp lý về bảo vệ

quyền con người

Học ở nhà:

- Đọc Công ước quốc

tế và văn bản pháp

luật của Việt Nam về

quyền con người và

giáo trình

3/3

(7 – 9)

Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG

VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM

2.1. Khái quát chung về trẻ em

1.2. Khái quát chung về quyền trẻ

em

1.3. Pháp luật quốc tế về quyền

trẻ em

1.4. Nguyên tắc bảo đảm thực

hiện quyền và bổn phận trẻ em

1.5. Cơ chế pháp lý về bảo vệ

quyền của trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3])

A1.1

A1.2

4/4

(10-12)

Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG

VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM

1.3. Pháp luật quốc tế về quyền

trẻ em (tiếp theo)

1.4. Nguyên tắc bảo đảm thực

hiện quyền và bổn phận trẻ em

1.5. Cơ chế pháp lý về bảo vệ

quyền của trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

-

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3])

5/5

(13-15)

Chương 3. CÁC QUYỀN CƠ

BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA

TRẺ EM

2.1. Khái niệm quyền cơ bản và

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

A1.1

A1.2

22

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

bổn phận của trẻ em

2.2. Các quyền cơ bản của trẻ em

2.3. Các bổn phận của trẻ em

Thảo luận chương 3

Vấn đề thảo luận:

- Cơ sở thực tiễn và lý luận của

các quyền và bổn phận của trẻ

em

Lý giải vì sao trẻ em có quyền cơ

bản và bổn phận

- Phân tích các quyền được chăm

sóc, giáo dục của trẻ em: so sánh

quy định của pháp luật Việt Nam

với quy định của Công ước quốc

tế về quyền trẻ em năm 1989

- Nhóm các quyền được bảo

vệ- Quyền được tham gia vào

các vấn đề về trẻ em

- Quyền của trẻ em khuyết tật

- Quyền của trẻ em không có

quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

- Các bổn phận của trẻ em

.

Học ở nhà:

-

- Đọc tài liệu (Tài liệu

khác [1] và [2])

6/6

(15-18)

Chương 4. CHĂM SÓC GIÁO

DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

3.1. Chăm sóc và giáo dục trẻ em

3.2. Bảo vệ trẻ em

3.3. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo

vệ trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

23

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1],

[3])

7/7

(19-21)

Chương 4. CHĂM SÓC GIÁO

DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

3.3. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo

vệ trẻ em

3.4. Chăm sóc thay thế

3.5. Các biện pháp bảo vệ trẻ em

trong quá trình tố tụng, xử lý 9 vi

phạm hành chính, phục hồi và tái

hòa nhập cộng đồng

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1],

[3])

A1.1

A1.2

8/8

(22-24)

Chương 4. CHĂM SÓC GIÁO

DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

Thảo luận Chương 4

Vấn đề thảo luận:

- Các biện pháp bảo đảm chăm

sóc, giáo dục trẻ em trên thực tế

- Áp dụng các cấp độ bảo vệ trẻ

em

- Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em

thí điểm - Các hình thức chăm

sóc thay thế

- Các yêu cầu của chăm sóc thay

thế và nguyên tắc giải quyết việc

nuôi con nuôi

- Thực trạng lao động trẻ em

- Tai nạn thương tích ở trẻ em

- Bảo vệ trẻ em trong quá trình tố

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1],

[3])

24

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

tụng

9/9

(25-27)

Chương 5. TRẺ EM THAM GIA

VÀO CÁC VẤN ĐỀ TRẺ EM

4.1. Khái niệm trẻ em tham gia

vào các vấn đề trẻ em

4.2. Các yêu cầu đảm bảo trẻ em

tham gia vào các vấn đề của trẻ

em

4.3. Trách nhiệm của gia đình

trong bảo đảm quyền tham gia

của trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1])

A1.1

A1.2

10/10

(28-30)

Chương 5. TRẺ EM THAM GIA

VÀO CÁC VẤN ĐỀ TRẺ EM

4.3. Trách nhiệm của nhà trường

và cơ sở giáo dục khác

4.4. Trách nhiệm của tổ chức đại

diện tiếng nói, nguyện vọng của

trẻ em

4.5. Trách nhiệm của cá nhân, cơ

quan, tổ chức khác

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1])

11/11

(31-33)

Chương 6. CHỦ THỂ CÓ

TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC

THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN

PHẬN CỦA TRẺ EM

5.1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ

chức

5.2. Trách nhiệm của gia đình, cá

nhân và cơ sở giáo dục

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1])

A1.1

A1.2

12/12

(34-36)

Chương 6. CHỦ THỂ CÓ

TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC

THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN

LO1.1

LO1.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

A1.1

A1.2

25

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

PHẬN CỦA TRẺ EM

Thảo luận Chương 6

- Ý nghĩa của việc trẻ em tham

gia vào các vấn đề về trẻ em

- Thực tế các hình thức trẻ em

tham gia vào các vấn đề trẻ em

- Trách nhiệm của nhà trường

trong việc bảo đả sự tham gia của

trẻ em vào các vấn đề về trẻ em

- Trách nhiệm của Trung ương

Đoàn thanh niên trong việc bảo

đảm sự tham gia của trẻ em vào

các vấn đề về trẻ em

- Trách nhiệm của Hội liên hiệp

phụ nữ Việt Nam trong việc bảo

đảm sự tham gia của trẻ em vào

các vấn đề về trẻ em

LO3.1

LO3.2

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1])

13/13

(37-39)

Chương 7. XỬ LÝ VI PHẠM

QUYỀN TRẺ EM

6.1. Khái niệm hành vi vi phạm

quyền trẻ em

6.2. Phân loại các hành vi vi

phạm quyền trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [1])

A1.1

A1.2

14/14

Chương 7. XỬ LÝ VI PHẠM

QUYỀN TRẺ EM

6.3. Nguyên tắc xử lý hành vi vi

phạm quyền trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

A1.1

A1.2

26

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

6.4. Các biện pháp xử lý vi phạm

quyền trẻ em

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [20])

15/15

(43-45)

Thảo luận chương 7

- Trách nhiệm bảo đảm quyền vui

chơi, giải trí, hoạt động văn hóa,

thể thao, du lịch của trẻ em

- Trách nhiệm bảo vệ tính mạng,

thân thể cho trẻ em và thực trạng

tai nạn thương tích ở trẻ em

- Trách nhiệm bảo vệ nhân phẩm,

danh dự, bí mật đời sống riêng tư

của trẻ em

- Các hành vi xâm hại trẻ em

- Thực trạng lao động trẻ em

- Các mức xử lý đối với hành vi

vi phạm quyền trẻ em

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu

power point, đặt vấn

đề, đàm thoại

Học ở lớp: SV

SV tham gia trò chơi,

phát biểu, tóm tắt các

nội dung bài học, thảo

luận.

Học ở nhà:

- Đọc tài liệu (giáo

trình [2] và [3], tài

liệu tham khảo [20])

A1.1

A1.2

7.2. Giảng dạy thực hành: Không có

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

8.1 Quy định về tham dự lớp học

Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp

nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên vắng quá 2 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như

không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại vào học kỳ sau.

8.2 Quy định về hành vi lớp học

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

27

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

8.3 Quy định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: ………………………..

Trưởng Khoa

P.Trưởng Bộ môn

Người viết

Trần Lê Đăng Phương

28

A.2. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên

cứu khoa học giáo dục mầm non

Tiếng Anh: Data Analysis and Collection in Researching

of Preschool Education

Mã số học phần: PED…

Thời điểm tiến hành: Học kì II

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục đại cương

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/số buổi: 30

Số tiết thực hành/số buổi: 30

Số tiết tự học: 90

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Phan Thị Ngọc Nhanh

Khoa/Bộ môn: Sư phạm/ Giáo dục mầm non

Email: [email protected]

Điện thoại: 0906130413

Giảng viên cùng phụ trách: Trần Văn Đạt

Khoa/Bộ môn: P.Hiệu trưởng

Email: [email protected]

Điện thoại: 0913678974

Giảng viên cùng phụ trách: Nguyễn Phương Thảo

Khoa/Bộ môn: Sư phạm/ Toán

Email: [email protected]

Điện thoại: 0985877299

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần trang bị những kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu khoa học: cách chọn

mẫu, thiết kế công cụ đo lường, tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng

thống kê toán học trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Giáo trình/ Tài liệu giảng dạy chính

29

[1] Trần Văn Đạt – Võ Văn Thắng (2016). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo

dục. TP. HCM: Đại học Quốc gia. (Số phân loại: 370.72 /Đ110).

3.2. Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2010). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hà

Nội: Đại học Sư phạm. (Số phân loại: 370.7 /Ngh305)

[2] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) – Lê Thị Kim Anh – Đinh Văn Vang (2017).

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non. Hà Nội: Đại học Sư phạm.

[3] Kothari, C. R (2004). Research methodology. New Delhi: New Age

International (P) Limited. (Số phân loại: 001.42 /K87)

3.3. Phần mềm

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Xây dựng hệ thống công cụ đo lường, thu thập dữ liệu

G2 Áp dụng toán học trong nghiên cứu khoa học GDMN

G3 Làm việc nhóm hiệu quả

G4 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn NCKH

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Khái quát về nghiên cứu định tính và định lượng

LO1.2 Xây dựng bộ công cụ đo lường phù hợp với đối tượng và mục đích

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, và nghề nghiệp

LO2.1 Thiết lập mẫu nghiên cứu phù hợp mục đích

LO2.2 Sử dụng thành thạo thống kê toán học trong M. Excel

LO2.3 Phân tích dữ liệu để trả lời cho vấn đề nghiên cứu

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Chia sẻ và hợp tác hiệu quả

LO3.2 Lắng nghe và phản hồi tích cực

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Áp dụng thống kê toán học trong các hoạt động NCKH

LO4.2 Tích cực nghiên cứu khoa học ddể phát huy nghề nghiệp

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá Tỷ

lệ %

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1.

Chuyên

cần và tinh

thần thái

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

Ứng

với số

buổi

lên lớp

Đầy đủ, (1 lần vắng

có phép)

Ý thức học tập tích

cực, chủ động

10%

30

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá Tỷ

lệ %

độ học tập lực toàn

khóa LO2.3

LO3.1,

LO3.2,

LO4.1,

LO4.2

Tham gia phát biểu,

đặt câu hỏi trên lớp

Kết quả kiểm tra

phần tự học

A1.2. Bài

tập nhóm

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực

chương 4

chương

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO2.3

LO3.1,

LO3.2,

LO4.1,

LO4.2

4 lần

Lần 1: Kết quả các

bài thảo luận nhóm

trên lớp

Lần 2 4: Sản phẩm

thực hành nhóm

20%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1. Bài

kiểm tra và

bài tập

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực

chương 1

4

LO1.2

LO1.2

LO2.1,

LO2.2,

LO2.3,

LO4.1

LO4.2

3 lần

Lần 1: kiểm tra tự

luận: 2-3 câu/ 10

điểm; đáp ứng yêu

cầu đáp án

Lần 2,3: Sản phẩm

thực hành

20%

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1. Bài

kiểm tra tự

luận kết

thúc học

phần

(90 phút)

Kiến thức,

kỹ năng,

phẩm

chất, năng

lực 4

chương

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO2.3

LO3.1,

LO3.2,

LO4.1,

LO4.2

1 lần:

vào

cuối

học kỳ

theo

lịch

của

phòng

khảo

thí

2-3 câu/ 10 điểm; đáp

ứng yêu cầu đáp án 50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1 – 5

Chương 1. Khái

quát về NCKH

1.1. Khái niệm

LO1.1

LO1.2

LO3.1

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức

hoạt động nhóm

A1.1

A1.2

31

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1.2. Các loại NCKH

1.3. Nghiên cứu

định tính và nghiên

cứu định lượng

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Học ở lớp: SV tham gia phát

biểu, tóm tắt các nội dung bài

học, thảo luận và trả lời câu hỏi:

1. Mô tả tính chất NC định tính

và định lượng.

2. Giải thích sự giống và khác

nhau giữa NC định tính, định

lượng và hỗn hợp.

Tự học:

- Tầm quan trọng của nghiên cứu

khoa học

- Trường phái NCKH

- Đọc tài liệu chương 2

6 – 10

Chương 2. Tổng

thể mẫu, mẫu và

kích thước mẫu

2.1. Khái niệm

2.2. Phương pháp

xác định kích thước

mẫu

2.3. Các phương

pháp chọn mẫu

LO1.1

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức

hoạt động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận

và trả lời câu hỏi:

1. Giải thích sự khác biệt giữa

mẫu và tổng thể.

2. Giải thích sự giống và khác

nhau giữa PP chọn mẫu ngẫu

nhiên và phi ngẫu nhiên.

3. Vận dụng PP chọn mẫu để lấy

mẫu nghiên cứu.

Tự học:

- Độ tin cậy

- Đọc tài liệu chương 3

A1.1

A1.2

11 – 20

Chương 3. Công ụ

nghiên cứu

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bảng hỏi điều

tra

3.3. Phỏng vấn

3.4. Quan sát

LO1.2

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức

hoạt động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận

và trả lời các câu hỏi:

1. Mô tả tính chất của các công

A1.1

A1.2

A2.1

32

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

cụ: trắc nghiệm, bảng điều tra,

phỏng vấn, quan sát.

2. Xác định các nguyên tắc xây

dựng thang đo

Tự học:

- Độ chuẩn xác của NC

- Đọc tài liệu chương 4

21 – 30

Chương 4. Các

phương pháp phân

tích thống kê trong

nghiên cứu

4.1. PP khám phá

mỗi tương quan

4.2. PP so sánh giá

trị trung bình

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức

hoạt động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận

và trả lời các câu hỏi:

1. Trình bày chức năng của phân

tích: mối tương quan giữa các

biến số, nhân tố với thang đo.

2. Trình bày chức năng của kiểm

định t và phân tích phương sai 1

chiều.

3. Nêu các bước diễn giải kết quả

đối với mỗi loại phân tích sau:

- Tương quan

- Kiểm định t

- Phương sai

Tự học:

- Luyện tập phân tích số liệu

- Đọc tài liệu các phần còn lại

của chương 3

A1.1

A1.2

7.2. Giảng dạy thực hành

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1 – 5

Kỹ năng xây

dựng bảng hỏi

điều tra và tiến

hành điều tra

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

LO4.1

Dạy:

- Hướng dẫn các bước

Học:

- SV thực hành

- SV nộp sản phẩm (bảng hỏi/

A1.1

A1.2

33

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

LO4.2 nhóm)

6 – 10

Xây dựng phiếu

phỏng vấn và

phiếu quan sát

LO1.1

LO1.2

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Dạy:

- Lưu ý các lỗi khi xây dựng khẩu

phần

Học:

- SV thực hành từng bước

- SV nộp sản phẩm theo nhóm (1

phiếu phỏng vấn/ phiếu quan sát và

kết quả thực hiện)

A1.1

A1.2

11 – 15

Chọn mẫu và xác

định kích thước

chọn mẫu

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Dạy:

- Hướng dẫn các bước

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo nhóm và

nộp kết quả thảo luận

A1.1

A1.2

16 – 25 Kỹ năng phân

tích dữ liệu

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Dạy:

- Hướng dẫn thao tác

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo cặp/ cá

nhân

SV nộp kết quả phân tích qua mail

A1.1

A2.1

26 – 30

Kỹ năng diễn giải

kết quả phân tích

dữ liệu

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Dạy:

- Hướng dẫn các bước

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo cặp/ cá

nhân

SV nộp kết quả qua mail

A1.1

A2.1

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

34

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: ………………………

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Người viết

Phan Thị Ngọc Nhanh

35

A.3. Cấp cứu ban đầu cho trẻ mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO TRẺ MẦM

NON

Tiếng Anh: First Aid for Preschool Children

Mã số học phần: …

Thời điểm tiến hành: Học kì I

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/số buổi: 30

Số tiết thực hành/số buổi: 30

Số tiết tự học: 90

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Phan Thị Ngọc Nhanh

Khoa/Bộ môn: Bộ môn GD Mầm non - Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0906 130 413

Giảng viên cùng phụ trách: Phan Thị Trúc Linh

Khoa/Bộ môn: BM Sinh – Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0939836872

Giảng viên hỗ trợ học phần (trợ giảng):

Khoa/Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần đề cập đến những kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn, phòng tránh tai

nạn cho trẻ trong trường mầm non. Đồng thời, cung cấp những kiến thức và kĩ năng sơ

cấp cứu cho trẻ mầm non trong một số trường hợp tai nạn: đuối nước, phỏng, gãy xương,

dị vật đường thở, động vật cắn, ...

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Giáo trình/ Tài liệu giảng dạy chính

36

[1] Nguyễn Lân Đính (dịch, 2011). Cẩm nang Sơ cấp cứu trẻ em và người lớn. NXB

phụ nữ.

[2] Lê Thị Mai Hoa (2017). Giáo trình Bệnh học trẻ em. Hà Nội: NXBGD.

3.2. Tài liệu tham khảo

[1] BS Thu Hiền – Hồng Thu – Anh Sơn (2012). Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ

em trong trường mầm non. Hà Nội: NXB GD. (Số phân loại: 372.37/H305)

[2] Phan Lưu Ly (2001). Cẩm nang sơ cấp cứu. Hà Nội: Phụ nữ. (Số phân loại:

616.025 /L600)

[3] David Woods (2007). Child Health Care. Electric Book Works.

3.3. Phần mềm

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Có kiến thức khái quát về đảm bảo an toàn cho trẻ MN

G2 Kĩ năng sơ cứu cho trẻ trong trường hợp khẩn cấp

G3 Kĩ năng làm việc nhóm và giao tiếp

G4 Có khả năng tổ chức phòng tránh tai nạn cho trẻ ở trường MN

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Khái quát những yêu cầu đảm bảo an toàn ở trường MN

LO1.2 Đánh giá mức độ nguy hiểm của tai nạn đối với trẻ

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, và nghề nghiệp

LO2.1 Nhận biết những nguy cơ tai nạn xung quanh trẻ

LO2.2 Thực hiện sơ cứu cho trẻ mầm non

LO2.3 Xác định vai trò của GV đối với nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Chia sẻ ý kiến

LO3.2 Lắng nghe và phản biện hiệu quả

LO3.3 Thuyết phục người khác thực hiện yêu cầu

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Tổ chức môi trường lớp học an toàn

LO4.2 Thiết kế hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn cho trẻ MN

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

37

Thành

phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1.

Chuyên

cần và

tinh

thần thái

độ học

tập

Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực toàn

khóa

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO2.3

LO3.1,

LO3.2,

LO3.3,

LO4.1,

LO4.2,

LO4.3

Ứng với

số buổi

lên lớp

Đầy đủ, (1 lần vắng

có phép)

Ý thức học tập tích

cực, chủ động

Tham gia phát biểu,

đặt câu hỏi trên lớp

Kiểm tra tự học

10%

A1.2.

Bài tập

nhóm

- Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực toàn

bài

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO2.3

LO3.1,

LO3.2,

LO4.1,

LO4.2,

LO4.3

4 lần

Lần 1: Kết quả các

hoạt động hảo luận

trên lớp

Lần 2 4: Kết quả

thực hành bài 1, 4, 6

20%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1.

Bài

kiểm tra

Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực phần

1, phần 3

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO3.3,

LO4.1,

LO4.2

3 lần Kĩ năng thực hành

cấp cứu bài 2, 3, 5 20%

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1.

Bài

kiểm tra

tự luận

kết thúc

học

phần

Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực 3

phần

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO3.1,

LO3.2,

LO3.3,

LO4.1,

LO4.2,

LO4.3

1 lần:

vào cuối

học kỳ

theo lịch

của

phòng

khảo thí

2 -3 câu/ 10 điểm; đáp

ứng yêu cầu đáp án 50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1 Giảng dạy lý thuyết

38

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1 – 5

Chương 1. Mở

đầu

1.1. Tầm quan

trọng của môn

học

1.2 Các điều kiện

đảm bảo an toàn

trong trường MN

1.3. Ngôi nhà an

toàn cho trẻ

LO1.1

LO1.2

LO2.2

LO2.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp: SV tham gia phát biểu,

tóm tắt các nội dung bài học, thảo

luận và trả lời các câu hỏi:

1. Các yêu cầu cơ bản của hoạt

động y tế trong trường MN

2. Phân tích các yêu cầu an toàn về

cơ sở vật chất, môi trường ở

trường MN.

3. Thế nào là ngôi nhà an toàn?

Tự học:

- An toàn trong dinh dưỡng và chế

biến thực phẩm

- Đọc tài liệu phần tiếp theo

A1.1

A1.2

6 – 10

Chương 2. Khái

quát về sơ cấp

cứu

2.1. Khái niệm sơ

cấp cứu

2.2. Nguyên tắc

sơ cấp cứu

2.3. Tiếp cận an

toàn trong trường

hợp khẩn cấp

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Sơ cấp cứu là gì?

2. Người cấp cứu cần quan tâm

đến những vấn đề gì khi tiến hành

cấp cứu?

3. Trình bày những hành động cần

thực hiện khi cứu nạn nhân trong

các trường hợp: đuối nước, điện

giật, hoả hoạn, tai nạn xe cộ

Tự học:

- Mục tiêu của sơ cứu ban đầu

- Hành động trong trường hợp

khẩn cấp

- Đọc tài liệu phần tiếp theo

A1.1

A1.2

11 – 15

Chương 3. Hồi

sức cho trẻ em

3.1. Nguyên tắc

LO2.1

LO2.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

A1.1

A1.2

39

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

hồi sức

3.2. Tư thế hồi

sức

3.3. Cơ sở khoa

học

3.4. Hô hấp nhân

tạo

3.5 Phương pháp

CPR

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Khi cấp cứu 1 trẻ bị bất tỉnh, ta

cần tuân thủ những nguyên tắc

nào? Vì sao?

2. Nêu các cơ sở khoa học của

phương pháp hô hấp nhân tạo

Tự học:

- Thẩm định nạn nhân

- Đọc tài liệu chương 4

16 – 20

Chương 4. Cấp

cứu tắc đường

thở trẻ em

4.1. Cơ quan hô

hấp

4.2. Nguyên nhân

4.3. Dấu hiệu

4.4. Xử trí tắc

đường thở

4.5. Đề phòng

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Phân tích tình huống có thể xảy

ra tắc đường thở ở trường MN

2. Dấu hiệu giúp nghi ngờ tắc

đường thở.

Tự học:

- Ngạt khói, bệnh suyễn

- Đọc tài liệu chương 5

A1.1

A1.2

21 – 25

Chương 5. Cấp

cứu thường gặp

khác

5.1. Chảy máu

5.2. Vết cắn và

côn trùng đốt

5.3. Phỏng

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Nguyên lí của việc cầm máu,

chữa phỏng là gì?

2. Nguy cơ bị động vật cắn đối với

A1.1

A1.2

40

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

trẻ MN trong trường học.

Tự học:

- Các biện pháp chữa phỏng, càm

máu dân gian

- Đọc tài liệu phần tiếp theo

26 – 30

Chương 5. Cấp

cứu thường gặp

khác

5.4. Chấn thương

5.5. Ngộ độc

5.6. Vật thể lạ

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Bạn biết gì về ngộ độc?

2. Bạn sẽ làm gì khi con bạn bị vật

thể lạ ghim vào da.

Tự học:

- 10 lời khuyên chế biến TP an

toàn

- An toàn giao thông

A1.1

A1.2

7.2 Giảng dạy thực hành

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1 – 5

Bài 1. Kỹ năng

tiếp cận nạn nhân

an toàn

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

Dạy: Hướng dẫn thao tác

Học: SV thực hành theo nhóm với

các yêu cầu: Cứu trẻ trong các

trường hợp:

1. Hoả hoạn

2. Đuối nước ở sông

3. Tai nạn xe máy

4. Điện giật trong nhà

- Thành thạo thao tác

- Đúng kĩ thuật

- Nhẹ nhàng

- Đảm bảo nguyên tác

GV kiểm tra, đánh giá theo nhóm

vào cuối buổi thực hành

A1.1

A1.2

41

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

SV chuẩn bị: Dụng cụ cần thiết

Học ở nhà:

- Rèn luyện kỹ năng đã học

6 – 10

Bài 2. Kỹ năng hô

hấp nhân tạo cho

trẻ

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

Dạy: Hướng dẫn thao tác

Học: SV thực hành theo nhóm với

các yêu cầu:

1. Thực hiện hô hấp nhân tạo cho

trẻ nhỏ và trẻ lớn

GV kiểm tra, đánh giá kết quả cá

nhân vào cuối buổi thực hành

SV chuẩn bị:

Học ở nhà:

- Rèn luyện kỹ năng đã học

A1.1

A2.1

11 – 15

Bài 3. Kỹ năng

cấp cứu tắc

đường thở cho trẻ

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

Dạy: Hướng dẫn thao tác

Học: SV thực hành theo nhóm với

các yêu cầu:

1. Cấp cứu tắc đường thở cho trẻ

nhỏ và trẻ lớn

GV kiểm tra, đánh giá kết quả cá

nhân vào cuối buổi thực hành

SV chuẩn bị:

Học ở nhà:

- Rèn luyện kỹ năng đã học

A1.1

A2.1

16 – 20

Bài 4. Kỹ năng

băng bó chấn

thương

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

Dạy: Hướng dẫn thao tác

Học: SV thực hành theo nhóm với

các yêu cầu: Băng bó trong trường

hợp:

1. Gãy xương tay

2. Gãy xương chân

GV kiểm tra, đánh giá kết quả

theo nhóm vào cuối buổi thực

hành

SV chuẩn bị: Mỗi nhóm cần khan

to, nhỏ, thước hoặc cây thẳng, dây

vải,…

Học ở nhà:

- Rèn luyện kỹ năng đã học

A1.1

A1.2

21 – 25 Bài 5. Kỹ năng di

chuyển nạn nhân LO1.2 Dạy: Hướng dẫn thao tác A1.1

42

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

Học: SV thực hành theo nhóm với

các yêu cầu:

1. Di chuyển trẻ bị gãy xương

2. Tạo cáng cứu thương từ mềm

GV kiểm tra, đánh giá cá nhân

vào cuối buổi thực hành

SV chuẩn bị: mềm, khăn lớn

Học ở nhà:

- Rèn luyện kỹ năng đã học

A2.1

26 – 30

Bài 6. Tổ chức

giáo dục phòng

tránh tai nạn cho

trẻ MN

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

Dạy: Hướng dẫn thao tác

Học: SV thực hành theo nhóm với

các yêu cầu: Chọn 1 trong 2 hình

thức:

1. Tổ chức 1 tiết giáo dục kĩ năng

phòng tránh tai nạn cho trẻ MG

2. Thiết kế góc tuyên truyền

phòng tránh tai nạn cho trẻ MN

GV kiểm tra, đánh giá theo nhóm

vào cuối buổi thực hành

SV chuẩn bị: Đọc trước tài liệu

Học ở nhà:

- Rèn luyện kỹ năng đã học

A1.1

A1.2

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Phan Thị Ngọc Nhanh

43

A.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần

Tiếng Việt TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI

NGHIỆM CHO TRẺ MẦM NON

Tiếng Anh Organizing Experiential Activities for

Preschool Children

Thời điểm tiến hành Học kỳ IV

Loại học phần Tự chọn

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng Giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ 03

Số tiết lý thuyết/số buổi 30/6

Số tiết thực hành/số buổi 30/6

Số tiết tự học 90

Điều kiện tham dự học phần

Học phần tiên quyết

Học phần trước

Học phần song hành

Điều kiện khác

Giảng viên phụ trách Lê Ngọc Phượng

Khoa/Bộ môn Bộ môn Giáo dục mầm non, khoa Sư

phạm

Email [email protected]

Điện thoại 098 960 2211

Giảng viên cùng phụ trách

Khoa/Bộ môn

Email

Điện thoại

Giảng viên hỗ trợ học phần (trợ giảng)

Khoa/Bộ môn

Email

Điện thoại

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về hoạt động trải nghiệm

cho trẻ mầm non : khái niệm, vai trò, quy trình tổ chức. Từ đó, vận dụng quy trình tổ chức

44

vào các hoạt động giáo dục nhận thức, nghệ thuật, tình cảm – kỹ năng xã hội ở trường mầm

non.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Tài liệu chính:

[1] Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh và nhóm tác giả (2017) Tài liệu bồi dưỡng

thường xuyên Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Cán bộ

quản lý và giáo viên mầm non. Hà Nội. NXB Giáo dục Việt Nam (Thư viện: Đề nghị đặt

mua – NS Thanh Kiên)

3.2. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Ánh Tuyết (2004). Giáo dục mầm non, Những vấn đề li luận và thực tiên.

Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm (Thư viện: 372.218/T528)

[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2017). Chương trình giáo dục mầm non : (Dành cho cán

bộ quản lí và giáo viên mầm non) : (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-

BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư

số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm

theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục. (Thư viện: 372.21/Ch561).

[3] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Nhà trẻ (3-36 tháng tuổi). Hà Nội.

NXB Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

[4] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Mẫu giáo bé (3-4 tuổi). Hà Nội. NXB

Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

[5] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Hà Nội.

NXB Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

[6] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Hà Nội.

NXB Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên/học viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Mô tả quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

G2 Phân tích, đánh giá hoạt động trải nghiệm

G3 Chia sẻ, hợp tác nhóm

G4 Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua trải nghiệm

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định I, T, U

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Mô tả khái niệm hoạt động trải nghiệm I, T

45

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định I, T, U

LO1.2 Phân tích vai trò hoạt động trải nghiệm T, U

LO1.3 Phân tích quy trình tổ chức hoạt động trải

nghiệm T, U

LO1.4 Đánh giá hoạt động giáo dục thông qua trải

nghiệm T, U

LO2 Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề

nghiệp

LO2.1 Xác định hoạt động giáo dục và đưa ra ví dụ

thông qua hoạt động trải nghiệm T, U

LO2.2 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động T, U

LO2.3 Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và

giúp đỡ trẻ T, U

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Thành lập nhóm hoạt động hiệu quả T, U

LO3.2 Đề xuất hình thức hoạt động phù hợp và hợp

tác trong các nhiệm vụ nhóm T, U

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục nghệ

thuật thông qua trải nghiệm T, U

LO4.2 Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục nhận

thức thông qua trải nghiệm T, U

LO4.3 Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục tình

cảm – kỹ năng xã hội thông qua trải nghiệm T, U

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1

Chuyên

cần và

thái độ

học tập

Tham dự

lớp học,

tham gia

phát biểu,

thuyết

trình,…

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

1 lần/ 1

buổi học

Có mặt đầy

đủ, tích cực

trả lời được

các câu hỏi

của giảng

viên

10%

46

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

LO4.1

LO4.2

LO4.3

A1.2

Bài tập,

thuyết

trình

nhóm

Các bài tập,

thuyết trình

nhóm các

nội dung

liên quan

đến bài

học.

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

1 lần/mỗi

chương

(chương

1,2,3,4)

Bài thuyết

trình, bài

tập nhóm:

trình bày chi

tiết, chính

xác, khoa

học, logic,

rõ ràng, sinh

động, hiệu

quả,…

20%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1

Bài kiểm

tra 1

Kiến thức

chương 1,2

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

1 lần giữa

kỳ

2 - 3 câu/ 10

điểm và đáp

ứng yêu cầu

của đáp án

20%

A2.2

Bài kiểm

tra 2

Kiến thức

chương 3,

4

LO1.1

LO1.2

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

1 lần cuối

kỳ

2 - 3 câu/ 10

điểm và đáp

ứng yêu cầu

của đáp án

A3. Đánh

giá cuối

A3.1

Bài thi kết

Kiến thức

các chương

LO1.1

LO1.2

1 lần kết

thúc học

3 - 5 câu/ 10

điểm và đáp

ứng yêu cầu

50%

47

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

kỳ thúc học

phần (Tự

luận – 90

phút)

1,2,3,4 LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

phần của đáp án

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

1-5

Giới thiệu học

phần

Chương I. Những

vấn đề chung

1.1. Khái niệm

1.2. Vai trò

LO1.1

LO1.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận, thuyết

trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm bài

bài tập nhóm và ôn tập theo câu hỏi

tự học chương 1.

A1.1

A1.2

A3.1

2/2

6-10

Chương I. Những

vấn đề chung

1.3. Quy trình tổ

chức hoạt động trải

nghiệm cho trẻ mầm

non

LO1.1

LO1.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận, thuyết

trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm bài

bài tập nhóm và ôn tập theo câu hỏi

tự học chương 1.

Chủ đề thảo luận

So sánh hoạt động học mô phạm

và hoạt động học qua trải nghiệm.

Bài tập nhóm

Sưu tầm một video liên quan đến 1

A1.1

A1.2

A3.1

48

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

trong 4 bước của quy trình tổ chức

hoạt động trải nghiệm. Phân tích

những ưu điểm và đề xuất những

biện pháp khắc phục những khuyết

điểm.

3/3

11-15

Chương II. Giáo

dục nghệ thuật

thông qua hoạt

động trải nghiệm

2.1. Mục đích, nội

dung, hình thức giáo

dục nghệ thuật ở

trường mầm non

2.2. Tổ chức giáo

dục nghệ thuật thông

qua hoạt động trải

nghiệm

LO1.3

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận, thuyết

trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm bài

bài tập nhóm và ôn tập theo câu hỏi

tự học chương 2.

Bài tập nhóm

Thiết kế hoạt động âm nhạc cho trẻ

thông qua trải nghiệm. (phần nghe

nhạc: tự chọn 1 bản nhạc cổ điển có

giai điệu phù hợp)

A1.1

A1.2

A2.1

A3.1

4/4

16-20

Chương II. Giáo

dục nghệ thuật

thông qua hoạt

động trải nghiệm

2.1. Mục đích, nội

dung, hình thức giáo

dục nghệ thuật ở

trường mầm non

2.2. Tổ chức giáo

dục nghệ thuật thông

qua hoạt động trải

nghiệm

LO1.3

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận, thuyết

trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm bài

bài tập nhóm và ôn tập theo câu hỏi

tự học chương 2.

Bài tập nhóm

Thiết kế hoạt động tạo hình cho trẻ

thông qua trải nghiệm. (tự chọn loại

giờ dạy)

A1.1

A1.2

A2.1

A3.1

5/5

21-25

Chương III. Giáo

dục nhận thức

thông qua hoạt

động trải nghiệm

3.1. Mục đích, nội

dung, hình thức giáo

dục nhận thức ở

trường mầm non

3.2. Tổ chức giáo

dục nhận thức thông

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận, thuyết

trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm bài

bài tập nhóm và ôn tập theo câu hỏi

tự học chương 3.

A1.1

A1.2

A3.1

49

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

qua hoạt động trải

nghiệm Bài tập nhóm

Bài tập 1. Thiết kế hoạt động làm

quen với toán cho trẻ thông qua trải

nghiệm. (tự chọn loại giờ dạy)

Bài tập 2. Thiết kế hoạt động khám

phá khoa học cho trẻ thông qua trải

nghiệm. (tự chọn loại giờ dạy)

6/6

26-30

Chương IV. Giáo

dục tình cảm – kỹ

năng xã hội thông

qua hoạt động trải

nghiệm

4.1. Mục đích, nội

dung, hình thức giáo

dục tình cảm – kỹ

năng xã hội ở trường

mầm non

4.2. Tổ chức giáo

dục tình cảm – kỹ

năng xã hội thông

qua hoạt động trải

nghiệm

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận, thuyết

trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, ôn tập

theo câu hỏi tự học chương 4.

Bài tập nhóm

Bài tập 1. Thiết kế hoạt động làm

quen với tác phẩm văn học cho trẻ

thông qua trải nghiệm. (tự chọn loại

giờ dạy)

Bài tập 2. Thiết kế hoạt động góc

cho trẻ thông qua trải nghiệm.

Bài tập 3. Thiết kế hoạt động ngoài

trời cho trẻ thông qua trải nghiệm.

A1.1

A1.2

A2.2

A3.1

7.2. Giảng dạy thực hành

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

31-40

Bài thực hành

1:

Lập kế hoạch và

tổ chức hoạt

động giáo dục

nghệ thuật cho

trẻ thông qua

trải nghiệm

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thực hành

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, thực hành

các bài được giao.

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài được

giao.

A1.1

A1.2

41-50 Bài thực hành

2:

Lập kế hoạch và

LO2.1

LO2.2

LO2.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thực hành

nhóm.

A1.1

A1.2

50

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

tổ chức hoạt

động giáo dục

nhận thức cho

trẻ thông qua

trải nghiệm

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, thực hành

các bài được giao.

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài được

giao.

51-60

Bài thực hành

3:

Lập kế hoạch và

tổ chức hoạt

động giáo dục

tình cảm – kỹ

năng xã hội cho

trẻ thông qua

trải nghiệm

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thực hành

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, thực hành

các bài được giao.

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài được

giao.

A1.1

A1.2

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

8.1 Quy định về tham dự lớp học

Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp

nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên vắng quá 2 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như

không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại vào học kỳ sau.

8.2 Quy định về hành vi lớp học

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

8.3 Quy định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

P.Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Người viết

Lê Ngọc Phượng

51

A.5. Thiết kế hoạt động giáo dục theo xu hướng đổi mới

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

THEO XU HƯỚNG ĐỔI MỚI

Tiếng Anh: Designing educational activities followed

the trend of innovation

Mã số học phần: NURxxx

Thời điểm tiến hành: Học kỳ I

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/ số buổi: 30/6

Số tiết thực hành/ số buổi 30/6

Số tiết tự học: 90

Điểu kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy

Khoa/ Bộ môn: BM GDMN– Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0918697168

Giảng viên cùng phụ trách Đặng Thị Phấn

Khoa/ Bộ môn: BM GDMN– Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 01662064306

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/ Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong

trường mầm non: hoạt động giao tiếp, hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, hoạt

động học tập, hoạt động dạo chơi-tham quan, hoạt động lao động và các hoạt động lễ hội;

Hình thành kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1 Giáo trình/Tài liệu giảng dạy chính

[1] Nguyễn Thị Oanh. 2009. Tổ chức các hoạt động chăm sóc-giáo dục cho trẻ ở

trường mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam.

52

3.2 Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010. Chương trình giáo dục mầm non. NXB GD Việt

Nam.

[2] Nguyễn Thị Oanh. 2009. Bài tập tình huống giáo dục trong tổ chức hoạt động góc

cho trẻ mẫu giáo. NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] TS. Nguyễn Thị Hòa. Bài giảng môn học Tổ chức các hoạt động giáo dục ở

trường mầm non.

[4] Jang Young Soog. Hướng dẫn hoạt động âm nhajv, thể dục, tạo hình cho trẻ mầm

non. NXB Giáo dục Việt Nam.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Khái quát kiến thức cơ bản về tổ chức và các hoạt động giáo dục của trẻ

ở trường mầm non.

G2 Thiết kế các hoạt động chăm sóc-giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.

G3 Giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.

G4 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục trẻ theo từng độ tuổi.

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Nắm vững đặc điểm tâm, sinh lí trẻ em, các phương pháp giáo dục trẻ theo

khoa học.

LO1.2 Nắm vững việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo từng độ

tuổi thích ứng theo đặc điểm vùng, miền.

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp

LO2.1 Sử dụng công nghệ thông tin khi thiết kế các hoạt động GDMN

LO2.2 Thiết kế các loại kế hoạch GD và tổ chức các hoạt động GD trên tinh thần

trách nhiệm cao, đạt hiệu quả

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Nhóm được thành lập hoạt động hiệu quả trong công việc. Luôn biết lắng

nghe, chia sẻ các ý kiến giữa các thành viên trong nhóm

LO3.2 Thông qua giao tiếp người học tiếp cận được chiến lược GD và hoạt động

trong, ngoài của một trường MN cụ thể

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Xác định vai trò, trách nhiệm của người giáo viên mầm non

LO4.2 Thiết kế và thực hiện kế hoạch GD theo từng độ tuổi mầm non

LO4.3 Phát hiện và có khả năng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

giáo dục

53

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

(COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời gian

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1.

Chuyên cần.

Tinh thần

thái độ học

tập

Tham gia

đủ các buổi

học, đúng

giờ. chú ý

lắng nghe.

Tích cực

phát biểu

LO 1.1

LO 2.1

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

1 lần/ 1

buổi học

Hiện diện đủ

ngay từ đầu

buổi học. Trả

lời được các

câu hỏi của

GV, hợp tác

xây dựng tốt

bài học

10%

A1.2

Bài tập,

thuyết trình

nhóm

Các bài tập,

thuyết trình

nhóm có nội

dung liên

quan đến

bài học

LO 1.1

LO 1.2

LO 2.1

LO 2.2

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

LO 4.3

1 lần/ 1 nội

dung

(chương 1)

Trình bày chi

tiết, rõ ràng,

chính xác,

khoa học.

Ngôn từ xúc

tích, sinh

động. Có

hiệu quả.

20%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1. Bài

kiểm tra 1

Kiến thức

chương 1, 2,

3

LO 1.1

LO 1.2

LO 2.2

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

LO 4.3

1lần giữa

kỳ

3 - 4 câu/ 10

điểm và

đúng yêu cầu

của đáp án

10%

A2.2. Bài

kiểm tra 2

Kiến thức

chương 4, 5,

6

LO 1.1

LO 1.2

LO 2.2

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

LO 4.3

1 lần cuối

kỳ

3 - 4 câu/ 10

điểm và

đúng yêu cầu

của đáp án

10%

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1. Bài

kiểm tra kết

thúc học

phần (Tự

luận - 90

phút)

Kiến thức

các chương

LO 1.1

LO 1.2

LO 2.2

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

LO 4.3

1 lần kết

thúc học

phần

3 câu/ 10

điểm và

đúng yêu cầu

của đáp án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

54

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

(1 – 5)

Giới thiệu học phần

Phần 1: Tổ chức các hoạt động

giao tiếp cho trẻ ở trường mầm

non

1.1. Hoạt động giao tiếp và ý nghĩa

của nó đối với trẻ mầm non

1.2. Tổ chức hoạt động giao tiếp của

trẻ ở trường mầm non

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Nêu ý

nghĩa của nó đối với trẻ

mầm non

A 1.1

A 1.2

(6 –

10)

Phần 2: Tổ chức hoạt động với đồ

vật cho trẻ ở trường mầm non

2.1. Hoạt động với đồ vật và ý nghĩa

của nó đối với trẻ mầm non

2.2. Nội dung và phương pháp tổ

chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở

trường mầm non.

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Nêu ý nghĩa của hoạt

động với đồ vật đối với trẻ

mầm non

2. Nêu những lưu ý khi lựa

chọn phương pháp tổ chức

hoạt động với đồ vật cho trẻ

A 1.1

A 1.2

(11 –

15)

Phần 3: Tổ chức hoạt động vui

chơi cho trẻ ở trường mầm non

3.1. Hoạt động vui chơi và ý nghĩa

của nó đối với trẻ mầm non

3.2. Trò chơi của trẻ mầm non

3.3. Phương pháp tổ chức hoạt động

vui chơi cho trẻ ở trường mầm non.

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Kể tên

các loại trò chơi được sử

dụng để tổ chức cho trẻ

mầm non.

A1.1

A2.1

(16 – 20)

Phần 4: Tổ chức hoạt động học

tập cho trẻ ở trường mầm non

4.1. Quá trình dạy học

4.2. Nhiệm vụ dạy học

4.3. Nội dung dạy học

4.4. Phương pháp dạy học

4.5. Hình thức dạy học

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Nêu các phương pháp

giáo dục trẻ theo từng nhóm

lứa tuổi

2. Hiện nay, trường mầm

non đang sử dụng hình thức

giáo dục nào là chủ yếu? Tại

sao?

A 1.1

A 1.2

55

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

(21 – 25)

Phần 5: Tổ chức hoạt động dạo

chơi, tham quan và ngày lễ hội cho

trẻ ở trường mầm non

5.1. Mục đích của hoạt động dạo

chơi, tham quan và ngày lễ hội cho

trẻ ở trường mầm non

5.2. Nội dung và phương pháp tổ

chức hoạt động dạo chơi, tham quan

và ngày lễ hội

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Kể tên các địa điểm có thể

tổ chức cho trẻ tham quan

tại địa phương.

2. Nêu các ngày lễ hội được

tổ chức trong một năm học

của trẻ ở trường mầm non.

A1.1

A1.2

(26 –

30)

Phần 6: Tổ chức hoạt động lao

động cho trẻ ở trường mầm non

6.1. Mục đích của hoạt động lao

động

6.2. Nội dung và phương pháp tổ

chức hoạt động lao động.

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Nêu ý nghĩa của hoạt

động lao động đối với trẻ

mầm non.

2. Kể tên các hoạt động lao

động có thể tổ chức cho trẻ

mầm non tham gia tại

trường.

A1.1

A2.2

7.2 Giảng dạy thực hành:

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

(1-5)

Phần 1: Tổ chức các hoạt động

giao tiếp cho trẻ ở trường mầm

non

1.2. Tổ chức hoạt động giao tiếp

của trẻ ở trường mầm non

SV thực hành các tình huống

giáo dục có thể xảy ra trong

trường:

- Giáo viên – Trẻ

- Giáo viên – Giáo viên

- Giáo viên – Phụ huynh

- Giáo viên – nhân viên

- Trẻ - trẻ

A 1.1

A 1.2

(5-10)

Phần 2: Tổ chức hoạt động với đồ

vật cho trẻ ở trường mầm non

2.2. Nội dung và phương pháp tổ

SV thực hành tổ chức hoạt

động với đồ vật cho trẻ ở

trường mầm non.

A 1.1

A 1.2

56

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở

trường mầm non.

(10-15)

Phần 3: Tổ chức hoạt động vui

chơi cho trẻ ở trường mầm non

3.1. Phương pháp tổ chức hoạt động

vui chơi cho trẻ ở trường mầm non.

SV thực hành tổ chức hoạt

động vui chơi cho trẻ ở

trường mầm non:

- Trò chơi đóng kịch

- Trò chơi điện tử

- Trò chơi giả bộ

- Trò chơi xây dựng

- Trò chơi học tập

- Trò chơi vận động

- Trò chơi dân gian

A1.1

A2.1

(15-20)

Phần 4: Tổ chức hoạt động học

tập cho trẻ ở trường mầm non

4.3. Nội dung dạy học

4.4. Phương pháp dạy học

4.5. Hình thức dạy học

Mỗi nhóm SV thực hành tổ

chức học tập cho trẻ ở

trường mầm non thuộc các

lĩnh vực:

- Phát triển ngôn ngữ

- Phát triển nhận thức

- Phát triển thể chất

- Phát triển thẩm mỹ

- Phát triển tình cảm,

kỹ năng – xã hội

A 1.1

A 1.2

(20-25)

Phần 5: Tổ chức hoạt động dạo

chơi, tham quan và ngày lễ hội cho

trẻ ở trường mầm non

5.2. Nội dung và phương pháp tổ

chức hoạt động dạo chơi, tham quan

và ngày lễ hội

SV thực hành tổ chức một

hoạt động lễ hội ở trường

mầm non:

- Khai giảng

- Rước đèn trung thu

- Kỉ niệm ngày 20/11

- Mừng Xuân yêu

A1.1

A1.2

57

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

thương

(25-30)

Phần 6: Tổ chức hoạt động lao

động cho trẻ ở trường mầm non

6.2. Nội dung và phương pháp tổ

chức hoạt động lao động.

SV thực hành tổ chức hoạt

động lao động cho trẻ ở

trường mầm non.

A1.1

A2.2

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT:

P.Trưởng Khoa P.Trưởng Bộ môn Người viết

Nguyễn Phương Thảo

Lê Ngọc Phượng

Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy

58

A.6. Tâm bệnh học

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: TÂM BỆNH HỌC

Tiếng Anh: Psychiatry

Mã số học phần:

Thời điểm tiến hành: Học kỳ II

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/số buổi: 45

Số tiết thực hành/số buổi: 0

Số tiết tự học: 90

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Nguyễn Viết Hiền

Khoa/Bộ môn: Bộ môn Giáo dục mầm non - Khoa Sư

phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0987950932

Giảng viên cùng phụ trách: Trần Thị Huyền

Khoa/Bộ môn: BM Tâm lý giáo dục – Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 01677728580

Giảng viên cùng phụ trách: Trần Thanh Hải

Khoa/Bộ môn: P.Trưởng phòng Đào tạo

Email: [email protected]

Điện thoại: 0919 379 739

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Nội dung cơ bản của học phần gồm: Hệ thống những lý luận cơ bản về lịch sử phát triển

của tâm bệnh học; Một số đặc điểm về giải phẫu tâm sinh lý ở các giai đoạn phát triển của con

người. Các mối quan hệ và sự thích ứng, các nhu cầu cơ bản của con người. Một số bệnh tâm lý

cơ bản trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Các cách phân loại về các bệnh tâm

lý theo DMS- IV và ICD- 10 .Tổ chức dự phòng và chăm sóc điều trị các rối loạn tâm bệnh, các

phương pháp điều trị trong tâm bệnh học.

59

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1.Giáo trình/ Tài liệu giảng dạy chính

[1]. Nguyễn Văn Siêm. 2007. Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên. NXB ĐHQG Hà

Nội.

[2]. Lại Kim Thuý. 2001. Tâm bệnh học. NXBĐH Quốc gia Hà Nội.

3.2. Tài liệu khác

[1]. Lê Thị Hiền Nhi. 2003. Giáo trình tâm bệnh học. Trường THSP Thành phố Hồ Chí

Minh.

[2]. Hà Thị Thư. 2007. Giáo trình tâm lý học phát triển. NXB Lao động xã hội.

[3]. Nguyễn Kim Quý. 2003. Giáo trình tâm bệnh học. Trường ĐHSP Hà Nội.

[4]. Nguyễn Khắc Viện. 1990. Bài giảng Tâm lý học. Tập 1 - 7. NXB Kim Đồng.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên/học viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và

năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Có kiến thức tổng quan về tâm bệnh học, cách chẩn đoán và can thiệp đối

với một số triệu chứng rối loạn chính, nguyên nhân dẫn đến các rối loạn.

G2 Tổ chức dự phòng và chăm sóc điều trị các rối loạn tâm bệnh

G3 Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm.

G4 Xác định một số phương pháp tâm lý, phương pháp trị liệu trong việc

phòng ngừa và trị liệu. điều trị trong tâm bệnh học.

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Nêu được những khái niệm tâm bệnh học, rối nhiễu tâm lý

LO1.2 Nắm được khái niệm rối nhiễu tâm lý, nhận dạng các rối nhiễu tâm

lý.

LO1.3 Xác định được cách tiếp cận và chẩn đoán sớm những dấu hiệu bệnh

lý.

LO1.4 Kỹ năng chăm sóc, tư vấn và điều trị các bệnh lý.

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp

LO2.1 Tổ chức dự phòng và chăm sóc điều trị các rối loạn tâm bệnh

LO2.2 Có thái độ đúng đắn với người mắc tâm bệnh.

LO2.3 Có ý thức rèn luyện cho bản thân tránh những rối nhiễu tâm lý.

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

60

CĐR Mô tả CĐR

LO3.1 Có khả năng tham vấn ý kiến các thành viên trong nhóm.

LO3.2 Có khả năng thuyết phục các thành viên trong nhóm.

LO3.3 Có khả năng trợ giúp các thành viên trong nhóm.

LO3.4 Có khả năng chia sẻ thông tin giữa các thành viên.

LO3.5 Có trách nhiệm trong công việc, trong học tập

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Có khả năng vận dụng kiến thức môn hoc và liên hệ thức tế vào công

việc.

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh giá Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1 Tham gia đầy đủ các

buổi học

1 lần,

cuối học

kỳ

Vắng 1 buổi

trừ 1 điểm,

không vắng

được 10

điểm

10%

A1.2 1. Rối loạn tăng động,

giảm chú ý

2. Rối loạn tự kỷ.

3. Bệnh tâm thần phân

liệt

4. Rối loạn vận động -

Tíc

5. Rối loạn hành vi

5 lần ứng

với mỗi

CĐR, có

thể thêm

cho các

sv vắng

kiểm tra

Mỗi bài 2

điểm, mỗi

bài khoảng

15 phút; sau

5 bài sẽ

tổng kết

điểm; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án.

10%

A.1.3 Bài tập tổng hợp phần

các bệnh lý thường

gặp ở giai đoạn trước

tuổi học.

1 lần,

khoảng

tuần 6,7

Bài tập lảm

trong 1

tuần, nhóm

2, 3 sv; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án

10%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1

Các phương pháp điều

trị trong tâm bệnh học

1 lần,

khoảng

tuần 9,10

Bài tập 50

phút có 3

câu; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án

20%

61

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh giá Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1

Toàn bộ chương trình

môn học

Bài tập 90

phút có 3

câu; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án,

có 1 điểm

trình bày.

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1 Giảng dạy lý thuyết

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

(1-3)

Chương I : Cơ sở khoa

học của tâm bệnh học trẻ

em và thanh thiếu niên.

1.Khái niệm chung

. 1.1. Vài nét về lịch

sử phát triển của tâm bệnh

học trẻ em và thanh thiếu

niên.

1.2. Khái niệm,

nhiệm vụ và phương pháp

nghiên cứu tâm bệnh học

trẻ em và thanh thiếu niên.

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, trực quan,

thảo luận nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp.

A1.1

A1.2

(4-6)

Chương I

2. Một số đặc điểm cơ bản

của các giai đoạn phát

triển con người

2.1. Giai đoạn trước

tuổi học

2.2. Giai đoạn tuổi

học

2.3. Giai đoạn tuổi

trưởng thành

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A1.3

A3.1

(7-9) Chương I PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề, A1.1

62

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

3. Các mối quan hệ cơ bản

và sự thích ứng.

3.1. Mối quan hệ

gia đình.

3.2. Mối quan hệ

bạn bè.

3.3. Mối quan hệ xã

hội.

4. Các nhu cầu cơ bản của

con người

4.1. Các nhu cầu về

vật chất

4.2. Các nhu cầu về

cảm xúc

4.3. Các nhu cầu về

xã hội

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.2

A1.3

A3.1

(10-12)

Chương II: Tâm bệnhhọc

đại cương

1. Định nghĩa

2. Ý nghĩa của các

dấu hiệu lâm sàng,

các triệu chứng và

hội chứng

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A.1.3

A3.1

(13-15)

Chương 2

3. Những yếu tố

giúp nghiên cứu

các triệu chứng tâm

bệnh

4. Phân loại các rối loạn

tâm bệnh của trẻ em và

thanh thiếu niên

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, Bài tập nhóm, bài tập cá

nhân.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, làm bài tập nhóm, bài

tập cá nhân.

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A3.1

(16-18)

Chương III: Các bệnh lý

cơ bản thường gặp

1.Giai đoạn trước tuổi học

1.1. Rối loạn tăng

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm

A1.1

A1.2

A3.1

63

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

động, giảm chú ý

1.2. Rối loạn vận

động -Tíc

1.3. Rối loạn tự kỷ.

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước

khi đến lớp

(19-21)

Chương 3

2. Giai đoạn tuổi học

1.1. Rối loạn đặc

hiệu về các kỹ năng hoc

tập

1.2. Rối loạn hành

vi

1.3. Rối loạn bệnh

tâm căn

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A2.1

A3.1

(22-25)

Chương 3

3. Giai đoạn trưởng thành

1.1.Rối loạn tâm

thần thực tổn

1.2. Rối loạn khí

sắc

1.3. Bệnh tâm thần

phân liệt

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp.

A1.1

A1.2

A3.1

(26-29)

Chương IV: Tổ chức dự

phòng và chăm sóc điều trị

các rối loạn tâm bệnh

.1. Tổ chức chăm sóc và

dự phòng các rối loạn tâm

bệnh

1.1. Thực trạng

công tác chăm sóc sức

khoẻ tâm thần của nước ta

hiện nay

1.2. Các giải pháp

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, Bài tập nhóm, bài tập cá

nhân.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, làm bài tập nhóm, bài

tập cá nhân.

Làm bài kiểm tra.

Học ở nhà: đọc trước tài liệu

A1.1

A1.2

A3.1

64

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

cụ thể về chăm sóc sức

khoẻ tâm thần

Kiểm tra giữa kỳ

(30-33)

Chương IV

2. Các phương pháp điều

trị trong tâm bệnh học

2.1. Phương pháp

hình vẽ

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A3.1

(34-37)

Chương IV.

2.2. Phương pháp giao tiếp

2.3. Phương pháp

thư giãn

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận.

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước

khi đến lớp

A1.1

A1.2

A3.1

(38-41)

2.4. Phương pháp ám thị

Dạy: GV trình bày lại các điểm lý

thuyết cần lưu ý. Cho bài tập vận

dụng.

Học ở lớp: SV làm bài theo yêu

cầu về viết văn bản theo kết cấu 3

phần.

Tự học ở nhà: xem lại bài đã học.

A1.1

A1.2

A3.1

(42-45)

2.5. Phương pháp tâm kịch

2.6. Phương pháp luyện

tập chỉnh năng vận động.

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, thảo luận nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A3.1

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

65

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT:

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Người viết

Nguyễn Viết Hiền

66

A.7. Tạo hình sáng tạo

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: TẠO HÌNH SÁNG TẠO

Tiếng Anh: Creative art

Mã số học phần:

Thời điểm tiến hành: Học kỳ I

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/ số buổi: 30

Số tiết thực hành/ số buổi 30

Số tiết tự học: 90

Điểu kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách Đặng Thị Phấn

Khoa/ Bộ môn: BM Giáo dục mầm non

Email: [email protected]

Điện thoại: 0934008365

Giảng viên cùng phụ trách Nguyễn Huỳnh Ngọc Thuỷ

Khoa/Bộ môn BM GDMN– Khoa Sư phạm

Email [email protected]

Điện thoại 0918697168

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/ Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần được thiết kế riêng cho ngành Sư phạm Mầm non, được học sau khi

người học nắm được các kỹ thuật làm đồ chơi cho trẻ mầm non. Học phần cung cấp cho

người học các kiến thức và khơi gợi ý tưởng tạo hình sáng tạo, cách sử dụng những

nguyên vật liệu từ thiên nhiên an toàn, thẩm mĩ. Bên cạnh đó còn giới thiệu cho sinh viên

sử dụng một số trang Web để tìm kiếm và tham khảo ý tưởng tạo hình sáng tạo từ nguyên

vật liệu thiên nhiên từ đơn giản đến phức tạp.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

67

3.1. Giáo trình/Tài liệu giảng dạy chính

[1] Phạm Thị Loan - Phạm Thị Thư (2015). Đồ chơi trẻ em. Hà Nội: NXB Giáo dục

Việt Nam

3.2. Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Mai Chi (2003). Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt

Nam.

[2] Phạm Thị Chỉnh - Trần Tiểu Lâm (2008). Giáo trình Mĩ thuật (Dành cho hệ cao đẳng

giáo dục mầm non). Hà Nội: NXB Giáo dục.

[3] Phạm Thị Việt Hà (2009). Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ bằng nguyên vật liệu dê

tìm. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]Trần Thị Thanh Huyền (2008). Sáng tạo từ nguyên vật liệu tái sử dụng. NXB Giáo

dục.

[5] Đặng Hồng Nhật (2006). Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình

cho trẻ Làm đồ chơi (Quyển 2). Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

[6] Bùi Thị Kim Tuyến – Lê Ngọc Bích – Lương Thị Bình – Phan Thị Lan Anh

(2009). Sáng tạo từ vật liệu thiên nhiên. TP. Hồ Chí Minh: NXB Giáo dục

[7] Đàm Thị Xuyến (2008). Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thông thường. NXB Giáo

dục.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Vận dụng kiến thức vào sáng tạo đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu

mở

G2 Lập kế hoạch thực hiện và hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi sáng tạo

G3 Giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả

G4 Nâng cao kỹ năng thiết kế đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Hiểu ý nghĩa của tạo hình sáng tạo đối với sự phát triển của trẻ mầm non

LO1.2 Liên hệ kiến thức cơ bản về đồ dùng đồ chơi trẻ em

LO1.3 Phân biệt các loại đồ chơi và đồ dùng dạy học ở trường mầm non

LO1.4 Vận dụng các trang web để tìm kiếm ý tưởng

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp

LO2.1 Phát huy sở trường cá nhân

LO2.2 Kỹ năng hướng dẫn phù hợp với trẻ mầm non

LO2.3 Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ

LO2.4 Trách nhiệm cao trong công việc, tự trau dồi nghề nghiệp

68

CĐR Mô tả CĐR

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả

LO3.2 Truyền đạt thông tin rõ ràng

LO3.3 Lắng nghe và phản hồi tích cực

LO3.4 Ứng xử linh hoạt trong giao tiếp với người khác

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Xác định được mục tiêu của từng bộ đồ chơi

LO4.2 Lựa chọn được hình thức chơi phù hợp với lứa tuổi

LO4.3 Lựa chọn vật liệu và khai thác giá trị sử dụng của vật liệu đó

LO4.4 Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng hợp lí

LO4.5 Tự đánh giá, tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

A1. Đánh

giá quá trình

A1.1.

Tham

dự lớp

học

Tham gia

đầy đủ các

buổi học

LO2.4 1 lần vào

cuối kỳ

Vắng1 buổi

không phép (-

2đ), trễ 15

phút(-1đ)

10%

A1.2

Tinh

thần

thái độ

học tập

Có ý thức

chủ động

luyện tập

tích cực

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

1 lần vào

cuối kỳ

Theo quá trình

giáo viên ghi

nhận việc hoàn

thành ý tưởng

đồ chơi

10%

A2. Đánh

giá giữa kỳ

A2

Bài tập

nhóm

Tạo hình

sáng tạo từ

nguyên vật

liệu mở

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO3.1

LO4.1

LO4.2

LO4.3

LO4.4

1 lần:

Vào giữa

hoặc

cuối kỳ

- Nội dung theo

chủ đề bốc thăm

(2đ)

- Lựa chon

nguyên liệu phù

hợp (3đ)

- Tạo hình sáng

tạo, phù hợp

chủ đề và phù

hợp với khả

năng của trẻ

(5đ)

40%

69

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

LO4.5

A3. Đánh

giá cuối kỳ

A3

Bài tập

nhóm

Phối hợp sử

dụng nhiều

nguyên vật

liệu

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO3.1

LO4.1

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

1 lần:

Vào cuối

học kỳ

- Sử dụng phức

hợp nhiều

nguyên vật liêu

(3đ)

- Kết hợp linh

hoạt nhiều hình

thức tạo hình

(5đ)

- Trưng bày và

thuyết trình (3đ)

40%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết:

Tuần/ buổi

học

(tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

1/1

(1 – 3)

Chương 1:

Hướng dẫn vận dụng

Internet trong tạo hình

sáng tạo.

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

A1.1

A1.2

A2

2/2

(4 – 6)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

1. Tạo hình sáng tạo với

nguyên liệu thiên nhiên

(lá, hoa, cành, vỏ cây,

hạt…)

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

A1.1

A1.2

A2

3/3

(7 – 9)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

2. Tạo hình sáng tạo với

bìa phim (bìa kiếng)

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

A1.1

A1.2

A2

70

Tuần/ buổi

học

(tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

4/4

(10 – 12)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

3. Tạo hình sáng tạo với

bao ni long

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

A1.1

A1.2

A2

5/5

(13 – 15)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

4. Tạo hình sáng tạo với

màu nước

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

A1.1

A1.2

A2

6/6

(16 – 18)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

5. Tạo hình sáng tạo với

khăn lông

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

A1.1

A1.2

A2

7/7

(19 – 21)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

6. Tạo hình sáng tạo với

giấy bạc

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

A1.1

A1.2

A2

8/8

(22 – 24)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

6. Tạo hình sáng tạo

với giấy bạc

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

9/9

(25 – 27)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

71

Tuần/ buổi

học

(tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

6. Tạo hình sáng tạo

với ống hút Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

10/10

(28 – 30)

Chương 2: Hướng

dẫn tạo hình sáng tạo

6. Tạo hình sáng tạo

kết hợp nhiều nguyên vật

liệu

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với đề tài cho trước

7.2 Giảng dạy thực hành

Tuần/ buổi

học

(tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

11/11

(31 – 35)

Bài tập thực hành 1:

3. Hướng dẫn những trang

Web tham khảo ý tưởng

tạo hình sáng tạo

4. Tạo hình sáng tạo với

nguyên liệu thiên nhiên

(lá, hoa, cành, vỏ cây,

hạt…)

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với nguyên vật liệu đã

học, hoàn thành tác phẩm

A1.1

A1.2

A2

12/12

(36 – 40)

Bài tập thực hành 2: Tạo

hình sáng tạo với bìa

phim (bìa kiếng)

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với nguyên vật liệu đã

học, hoàn thành tác phẩm

A1.1

A1.2

A2

13/13

(41 – 45)

Bài tập thực hành 3: Tạo

hình sáng tạo với bao ni

long

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với nguyên vật liệu đã

A1.1

A1.2

A2

72

Tuần/ buổi

học

(tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

học, hoàn thành tác phẩm

14/14

(46 – 50)

Bài tập thực hành 4: Tạo

hình sáng tạo với màu

nước

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với nguyên vật liệu đã

học, hoàn thành tác phẩm

A1.1

A1.2

A2

15/15

(51 – 55)

Bài tập thực hành 5: Tạo

hình sáng tạo với khăn

lông

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với nguyên vật liệu đã

học, hoàn thành tác phẩm

A1.1

A1.2

A2

16/16

(56 – 60)

Bài tập thực hành 6: Tạo

hình sáng tạo kết hợp

nhiều nguyên vật liệu

khác nhau

PPDH: Trực quan, hướng

dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi

chép, thực hành thảo luận

nhóm

Học ở nhà: lên ý tưởng tạo

hình với nguyên vật liệu đã

học, hoàn thành tác phẩm

A1.1

A1.2

A2

A3

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

73

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

P. Trưởng Khoa

Nguyễn Phương Thảo

P. Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Đặng Thị Phấn

74

A.8. Giáo dục hành vi văn hóa

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần

Tiếng Việt GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA

Tiếng Anh Behavioral Culture Education

Thời điểm tiến hành Học kỳ II

Loại học phần Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng Giáo dục nghề nghiệp

Số tín chỉ 02

Số tiết lý thuyết/số buổi 30/6

Số tiết thực hành/số buổi

Số tiết tự học 60

Điều kiện tham dự học phần

Học phần tiên quyết

Học phần trước

Học phần song hành

Điều kiện khác

Giảng viên phụ trách Lê Ngọc Phượng

Khoa/Bộ môn Bộ môn Giáo dục mầm non, khoa Sư

phạm

Email [email protected]

Điện thoại 098 960 2211

Giảng viên cùng phụ trách Vũ Minh Phương

Khoa/Bộ môn Bộ môn Giáo dục mầm non, khoa Sư

phạm

Email [email protected]

Điện thoại 01234501455

Giảng viên hỗ trợ học phần (trợ giảng)

Khoa/Bộ môn

Email

Điện thoại

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề chung về hành vi văn hóa bao gồm:

khái niệm, phân loại, quá trình hình thành và phát triển. Đồng thời, giúp sinh viên xác định

các nội dung và phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non. Từ đó, thiết kế các

75

hoạt động để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua các hình thức trong chế độ sinh

hoạt hằng ngày ở trường mầm non.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Tài liệu chính:

[1] Nguyễn Ánh Tuyết (2006) Giáo trình Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em (từ 0-6

tuổi). Hà Nội. NXB Giáo dục (Thư viện: Gởi file cho thư viện)

3.2. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Ánh Tuyết (2004). Giáo dục mầm non, Những vấn đề li luận và thực tiên.

Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm (Thư viện: 372.218/T528)

[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2017). Chương trình giáo dục mầm non : (Dành cho cán

bộ quản lí và giáo viên mầm non) : (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-

BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư

số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm

theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục. (Thư viện: 372.21/Ch561).

[3] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Nhà trẻ (3-36 tháng tuổi). Hà Nội.

NXB Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

[4] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Mẫu giáo bé (3-4 tuổi). Hà Nội. NXB

Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

[5] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Hà Nội.

NXB Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

[6] Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (2017). Hướng dẫn tổ

chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non – Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Hà Nội.

NXB Giáo dục (Thư viện: Đề nghị đặt mua)

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên/học viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Mô tả quá trình hình thành và phát triển hành vi văn hóa

G2 Phân tích nội dung, phương pháp giáo dục hành vi văn hóa

G3 Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ trẻ

G4 Vận dụng các phương pháp để thiết kế hoạt động giáo dục hành

vi văn hóa

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định I, T, U

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Mô tả khái niệm hành vi văn hóa I, T

76

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định I, T, U

LO1.2 Phân tích các hình thái của hành vi văn hóa T, U

LO1.3 Phân tích các loại hành vi văn hóa T, U

LO1.4 Trình bày quá trình hình thành và phát triển

hành vi văn hóa T, U

LO2 Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề

nghiệp

LO2.1 Xác định nội dung giáo dục hành vi văn hóa T, U

LO2.2 Phân tích các phương pháp giáo dục hành vi

văn hóa T, U

LO2.3 Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và

giúp đỡ trẻ T, U

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Thành lập nhóm hoạt động hiệu quả T, U

LO3.2 Đề xuất hình thức hoạt động phù hợp và hợp

tác trong các nhiệm vụ nhóm T, U

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Lập kế hoạch tổ chức giáo dục hành vi văn

hóa T, U

LO4.2

Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục hành

vi văn hóa thông qua hoạt động học có chủ

đích

T, U

LO4.3

Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục hành

vi văn hóa thông qua các hoạt động trong chế

độ sinh hoạt hàng ngày

T, U

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh

giá

Tỷ lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1

Chuyên

cần và

thái độ

học tập

Tham dự

lớp học,

tham gia

phát biểu,

thuyết

trình,…

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

1 lần/ 1

buổi học

Có mặt

đầy đủ,

tích cực

trả lời

được

các câu

hỏi của

giảng

viên

10%

77

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh

giá

Tỷ lệ

(%)

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

A1.2

Bài tập,

thuyết

trình

nhóm

Các bài tập,

thuyết trình

nhóm các

nội dung

liên quan

đến bài

học.

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

1 lần/mỗi

chương

(chương

1,2,3,4)

Bài

thuyết

trình,

bài tập

nhóm:

trình bày

chi tiết,

chính

xác,

khoa

học,

logic, rõ

ràng,

sinh

động,

hiệu

quả,…

20%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1

Bài kiểm

tra 1

Kiến thức

chương 1,2

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

1 lần giữa

kỳ

2 - 3

câu/ 10

điểm và

đáp ứng

yêu cầu

của đáp

án

20%

A2.2

Bài kiểm

tra 2

Kiến thức

chương 3,

4

LO1.1

LO1.2

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

1 lần cuối

kỳ

2 - 3

câu/ 10

điểm và

đáp ứng

yêu cầu

của đáp

án

78

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh

giá

Tỷ lệ

(%)

LO4.2

LO4.3

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1

Bài thi kết

thúc học

phần (Tự

luận – 90

phút)

Kiến thức

các chương

1,2,3,4

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

1 lần kết

thúc học

phần

3 - 5

câu/ 10

điểm và

đáp ứng

yêu cầu

của đáp

án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

1-5

Giới thiệu học

phần

Chương I. Những

vấn đề chung

1.1. Khái niệm

1.2. Hai hình thái

bên trong và bên

ngoài

1.3. Quá trình hình

thành và phát triển

LO1.1

LO1.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan, thảo

luận, thuyết trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm

bài bài tập nhóm và ôn tập theo

câu hỏi tự học chương 1.

Chủ đề thảo luận

Chứng minh rằng nhờ có tự

ý thức mới xuất hiện hành vi

văn hóa ở trẻ.

Bài tập nhóm

1. Quan sát và miêu tả hành vi

của 1 trẻ (30 – 40 tháng) trong

đời sống hằng ngày. Tìm

nguyên nhân và dự kiến biện

pháp khắc phục các hiện tượng

A1.1

A1.2

A3.1

79

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

“khủng hoảng”.

2. Quan sát và miêu tả hành vi

văn hóa của 3 trẻ mẫu giáo bé,

nhỡ, lớn. So sánh sự phát triển

của 3 trẻ trong một tình huống

thực nghiệm.

2/2

6-10

Chương II. Nội

dung giáo dục hành

vi văn hóa cho trẻ

mầm non

2.1. Nguyên tắc

2.2. Nội dung giáo

dục cho trẻ hành vi

văn hóa với người

xung quanh

2.3. Nội dung giáo

dục cho trẻ hành vi

văn hóa với đồ dùng

đồ chơi

2.4. Nội dung giáo

dục cho trẻ hành vi

văn hóa với thiên

nhiên

2.5. Nội dung giáo

dục cho trẻ hành vi

văn hóa với bản thân

LO1.3

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan, thảo

luận, thuyết trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm

bài bài tập nhóm và ôn tập theo

câu hỏi tự học chương 2.

Bài tập nhóm

1. Quan sát và ghi chép hành vi

văn hóa đối với bản thân của

một trẻ mẫu giáo bé. Nhận xét

những điều trẻ làm được, chưa

làm được.

2. Quan sát và ghi chép hành vi

văn hóa đối với mọi người xung

quanh của một trẻ mẫu giáo

nhỡ. Nhận xét những điều trẻ

làm được, chưa làm được.

3. Quan sát và ghi chép hành vi

văn hóa đối với thiên nhiên của

một trẻ mẫu giáo lớn. Nhận xét

những điều trẻ làm được, chưa

làm được.

A1.1

A1.2

A2.1

A3.1

3/3

11-15

Chương III.

Phương pháp giáo

dục hành vi văn

hóa cho trẻ mầm

non

3.1. Phương pháp

dùng tình cảm

3.2. Phương pháp

dùng tác phẩm nghệ

thuật

3.3. Phương pháp

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan, thảo

luận, thuyết trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm

bài bài tập nhóm và ôn tập theo

câu hỏi tự học chương 3.

A1.1

A1.2

A3.1

80

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

dùng trò chơi

4/4

16-20

Chương III.

Phương pháp giáo

dục hành vi văn

hóa cho trẻ mầm

non

3.4. Phương pháp

luyện tập thường

xuyên

3.5. Phương pháp

tạo dựng môi trường

3.6. Phương pháp

làm gương

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan, thảo

luận, thuyết trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm

bài bài tập nhóm và ôn tập theo

câu hỏi tự học chương 3.

A1.1

A1.2

A3.1

5/5

21-25

Chương III.

Phương pháp giáo

dục hành vi văn

hóa cho trẻ mầm

non

3.7. Phương pháp

khen chê

3.8. Phương pháp

thống nhất tác động

giáo dục

3.9. Phương pháp

lấy trẻ làm trung tâm

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan, thảo

luận, thuyết trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm

bài bài tập nhóm và ôn tập theo

câu hỏi tự học chương 3.

Bài tập nhóm

Chọn một trẻ mẫu giáo. Tìm

hiểu thực trạng hành vi văn hóa

của trẻ. Sử dụng ít nhất 5

phương pháp để hình thành một

hành vi văn hóa mà trẻ chưa

làm được

A1.1

A1.2

A3.1

6/6

26-30

Chương IV. Giáo

dục hành vi văn

hóa cho trẻ đặc biệt

4.1. Đối với trẻ

khuyết tật

4.2. Đối với trẻ gặp

hoàn cảnh đặc biệt

4.3. Đối với trẻ có

hành vi lệch lạc

4.4. Đối với trẻ phát

triển sớm

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

LO4.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan, thảo

luận, thuyết trình nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, ôn

tập theo câu hỏi tự học chương

4.

Bài tập nhóm

Chọn một trẻ mẫu giáo đặc biệt.

A1.1

A1.2

A2.2

A3.1

81

Tuần/

Buổi

học

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

Tìm hiểu thực trạng hành vi văn

hóa của trẻ. Sử dụng ít nhất 3

phương pháp để hình thành một

hành vi văn hóa mà trẻ chưa

làm được.

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

8.1 Quy định về tham dự lớp học

Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp

nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên vắng quá 2 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như

không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại vào học kỳ sau.

8.2 Quy định về hành vi lớp học

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

8.3 Quy định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Người viết

Lê Ngọc Phượng

82

A.9. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế hoạt động giáo dục mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần

Tiếng Việt ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MẦM NON

Tiếng Anh IT application in designing educational

activities in Preschool Education

Mã số học phần

Thời điểm tiến hành Học kỳ II

Loại học phần Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng Giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ 03

Số tiết lí thuyết/số buổi 15/5

Số tiết thực hành/số buổi 60/8

Số tiết tự học 90

Điều kiện tham dự học phần

Học phần tiên quyết

Học phần trước Tin học đại cương/ Chứng chỉ UDCNTT

cơ bản

Học phần song hành

Giảng viên phụ trách Vũ Minh Phương

Khoa/Bộ môn BM Giáo dục mầm non – Khoa Sư Phạm

Email [email protected]

Điện thoại 01234501455

Giảng viên cùng phụ trách Đặng Thị Phấn

Khoa/Bộ môn BM Giáo dục mầm non – Khoa Sư Phạm

Email [email protected]

Điện thoại 0934008365

Giảng viên hỗ trợ học phần (trợ giảng)

Khoa/Bộ môn

Email

Điện thoại

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

83

Học phần giới thiệu một số vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong

chăm sóc và giáo dục trẻ. Hướng dẫn khai thác internet: tìm kiếm thông tin, thiết kế các

hoạt động chung, hoạt động góc, tạo và sử dụng hộp thư điện tử. Đồng thời, phân tích

chương trình Kidmart để hướng dẫn trẻ chơi và ứng dụng vào hoạt động học tập, vui chơi

của trẻ.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

Giáo trình

[1] Lê Công Triêm (2012). Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy

học. Huế: NXB Đại học Huế.

Tài liệu khác

[2] Lê Ngọc Phượng. Đề cương bài giảng học phần Ứng dụng Công nghệ thông

tin trong Giáo dục mầm non. Đại học An Giang. Lưu hành nội bộ

[3] Bộ môn Tin học – Trường Đại học An Giang. Tài liệu Tin học đại cương. Lưu

hành nội bộ.

[4] Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006). Những trò chơi phát triển ngôn ngữ (ứng

dụng phần mềm Kidsmart). Hà Nội: Nxb Giáo dục.

[5] Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006). Những trò chơi phát triển óc sáng tạo (ứng

dụng phần mềm Kidsmart. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

[6] Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006). Những trò chơi phát triển tư duy (ứng dụng

phần mềm Kidsmart. Hà Nội: Nxb Giáo dục

[7] http://www.mamnon.com/Category.aspx?categoryID=540 (Giáo án ứng dụng

công nghệ thông tin); http://www.mamnon.com/Category.aspx?categoryID=695 (Bài

giảng tương tác)

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Phân tích những ứng dụng của CNTT trong các hoạt động giáo

dục của trường mầm non

G2 Sử dụng CNTT thiết kế các hoạt động giáo dục trẻ

G3 Chia sẻ, hợp tác nhóm

G4 Rèn luyện khả năng ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục

trẻ

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Phân tích ứng dụng Internet, CNTT trong các

hoạt động giáo dục I, T, U

LO1.2 Phác thảo cấu trúc của một giáo án điện tử ở

trường mầm non T, U

84

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định

LO1.3

Phân tích được những ích lợi của các căn

phòng trong mỗi ngôi nhà Millie, Sammy,

Trudy

T, U

LO2 Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề

nghiệp

LO2.1 Thiết kế các trò chơi ứng dụng CNTT T, U

LO2.2 Thiết kế các giáo án điện tử ứng dụng CNTT T, U

LO2.3 Soạn thảo các văn bản khoa học T, U

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Phối hợp tốt các thành viên trong nhóm thực

hiện các bài tập T, U

LO3.2 Hướng dẫn trẻ sử dụng hiệu quả phần mềm

Kidsmart T, U

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Tổ chức các trò chơi ứng dụng từ Kidsmart T, U

LO4.2 Tổ chức các hoạt động sử dụng giáo án điện

tử T, U

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh

giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1.

Đánh

giá quá

trình

A1.1

Chuyên

cần và

thái độ

học tập

Tham dự

lớp học,

tham gia

phát biểu,

thuyết

trình,…

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

1 lần/ 1

buổi

học

Có mặt đầy đủ,

tích cực trả lời

được các câu hỏi

của giảng viên

10%

A1.2

Bài tập

nhóm

Các bài tập

nhóm: thiết

kế giáo án

điện tử,

sáng tạo trò

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

1

lần/mỗi

chương

(chương

2,3)

Tiêu chí đánh giá

bài tập nhóm

(chương 2):

- Biên bản làm

việc nhóm rõ ràng,

40%

85

Thành

phần

đánh

giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

chơi ứng

dụng từ

phần mềm

Kidsmart.

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

phân công nhiệm

vụ cụ thể từng

thành viên

- Giáo án (MS

Word) trình bày

đúng, rõ ràng

- Chọn bài dạy phù

hợp với hình thức

dạy bằng giáo án

điện tử

- Giáo án điện tử

sinh động (âm

thanh, hình ảnh,

hiệu ứng…)

- Sáng tạo

Tiêu chí đánh giá

bài tập nhóm

(chương 3):

- Triển khai hợp lý

ý tưởng từ 1 ngôi

nhà của Kidsmart

- Sản phẩm từ vật

liệu dễ tìm

- Trò chơi hấp dẫn

- Sáng tạo

A2.

Đánh

giá

giữa kỳ

A2.1

Bài thực

hành tại

phòng

máy

Kiến thức

chương

1,2,3

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO2.3

1 lần/ 1

buổi

thực

hành

2 - 3 câu/ 10 điểm

và đáp ứng yêu cầu

của đáp án

30%

A3.

Đánh

giá

cuối kỳ

A3.1

Bài kiểm

tra tổng

hợp (tại

phòng

máy,

không tổ

chức thi

kết thúc

Kiến thức

các chương

1,2,3

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

1 lần

kết thúc

học

phần

3 - 5 câu/ 10 điểm

và đáp ứng yêu cầu

của đáp án

20%

86

Thành

phần

đánh

giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

học phần) LO4.1

LO4.2

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi

học

Nội dung CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

(1-3)

Giới thiệu học

phần

Chương I. Mạng

Internet – Tìm

kiếm thông tin

1.1. Giới thiệu về

mạng internet

1.2. Tìm kiếm

thông tin trên

internet

1.3. Sử dụng hộp

thư điện tử

LO1.1

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu.

Học ở nhà: Đọc tài liệu chương

2, làm bài tập chương 1.

Chủ đề thảo luận

1. Chủ đề 1. Những lợi ích và

tác hại của việc cho bé tiếp xúc

với các thiết bị điện tử.

2. Chủ đề 2. Những ứng dụng

CNTT trong hoạt động giáo dục ở

trường mầm non hiện nay.

A1.1

2/2

(4-5)

Chương II. Kĩ

năng soạn thảo

văn bản khoa học

2.1. Kĩ năng soạn

thảo văn bản cơ

bản

2.2. Hướng dẫn

căn chỉnh văn bản

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu.

Học ở nhà: Đọc tài liệu chương

3, làm bài tập chương 2.

Chủ đề thảo luận

1. Chủ đề 1. Cách sử dụng

word để soạn thảo văn

bản đúng chuẩn.

2. Chủ đề 2. Những kĩ năng sử

dụng word mà giáo viên cần có

3/3

(6-7)

Chương III. Thiết

kế giáo án điện tử

LO1.2

LO2.1

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

A1.1

A1.2

87

Tuần/

Buổi

học

Nội dung CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

2.1. Microsoft

office powerpoint

LO2.2

LO2.3

nhóm

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu.

Học ở nhà: Đọc tài liệu chương

3, làm bài tập chương 2.

Chủ đề thảo luận

1. Chủ đề 1. Phác thảo cấu

trúc của một giáo án điện tử ở

trường mầm non.

2. Chủ đề 2. Những lưu ý khi

sử dụng giáo án điện tử trong hoạt

động học có chủ đích.

A2.1

A3.1

3/4

8-10

Chương III. Thiết

kế giáo án điện tử

2.1. Microsoft

office powerpoint

2.2. Thiết kế giáo

án điện tử cho hoạt

động giáo dục trẻ

mầm non

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO2.3

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu.

Học ở nhà: Đọc tài liệu chương

3, làm bài tập chương 2.

Chủ đề thảo luận

3. Chủ đề 1. Phác thảo cấu

trúc của một giáo án điện tử ở

trường mầm non.

4. Chủ đề 2. Những lưu ý khi

sử dụng giáo án điện tử trong hoạt

động học có chủ đích.

A1.1

A1.2

A2.1

A3.1

4/5

11-15

Chương IV. Phần

mềm Kidsmart và

ứng dụng để tổ

chức hoạt động

cho trẻ

3.1. Phần mềm

Kidsmart

3.2. Ứng dụng

phần mềm

Kidsmart để tổ

chức hoạt động

cho trẻ

LO1.3

LO1.4

LO3.1

LO3.2

LO4.1

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu.

Học ở nhà: Làm bài tập chương

3.

Chủ đề thảo luận

1. Chủ đề 1. Đề xuất các ý

tưởng thiết kế trò chơi từ ngôi nhà

Millie

2. Chủ đề 2. Đề xuất các ý

A1.1

A1.2

88

Tuần/

Buổi

học

Nội dung CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

tưởng thiết kế trò chơi từ ngôi nhà

Sammy

3. Chủ đề 3. Đề xuất các ý

tưởng thiết kế trò chơi từ ngôi nhà

Truddy

7.2. Giảng dạy thực hành

Tuần/

Buổi

học

Nội dung CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

5/6

16-20

Bài thực hành 1:

Mạng Internet LO1.1

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

6/7

21-25

Bài thực hành 2:

Thư điện tử, Trò

chơi Kidsmart

LO1.1

LO1.3

LO3.1

LO3.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

7/8

26-30

Bài thực hành 3:

Soạn thảo văn bản

khoa học, thiết kế

trò chơi Hình nền

bí mật

LO1.1

LO1.3

LO2.1

LO2.3

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

8/9

31-35

Bài thực hành 4:

Thiết kế trò chơi

Trúc xanh

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO4.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

9/10

36-40

Bài thực hành 5:

Thiết kế trò chơi

Ai tinh mắt

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO4.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

10/11 Bài thực hành 6: LO1.1 Học ở lớp: Thực hành các bài A1.1

89

Tuần/

Buổi

học

Nội dung CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

40-45 Thiết kế trò chơi

Vòng quay kỳ diệu

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO4.2

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A2.1

11/12

46-50

Bài thực hành 7:

Thiết kế trò chơi

Âm nhạc

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO4.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

12/13

51-55

- Bài thực hành 8:

Thiết kế trò chơi

sáng tạo

- Bài tập nhóm:

Thiết kế một giáo

án điện tử (hoạt

động Làm quen

môi trường xung

quanh hoặc Làm

quen văn học) cho

trẻ mầm non (SV

tự chọn chủ điểm

môn, bài dạy)

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO4.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A1.2

A2.1

13/14

56-60

Bài thực hành 9:

Sử dụng phần mềm

Audition để chỉnh

sửa nhạc

LO1.3

LO4.1

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A2.1

13/15

61-65

- Bài tập nhóm:

Biên tập lại một

bài nhạc bất kì

bằng việc sử dụng

các công cụ của

phần mềm

Audition

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO4.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A1.2

A2.1

14/16

66-70

Bài thực hành 7:

Sử dụng phần mềm

Kidsmart

LO1.3

LO4.1

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

A1.1

A2.1

90

Tuần/

Buổi

học

Nội dung CĐR học

phần Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

15/17

71-75

- Bài tập nhóm:

Chọn một ngôi nhà

trong Kidsmart,

ứng dụng ý tưởng

tác giả sử dụng

trong ngôi nhà để

thiết kế 1 trò chơi

cho trẻ mầm non

- Bài kiểm tra tổng

hợp (cá nhân):

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

Học ở lớp: Thực hành các bài

được giao

Học ở nhà: Chuẩn bị các bài

được giao

Hướng dẫn: Các thao tác thực

hành và nộp bài

A1.1

A1.2

A2.1

A3.1

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

8.1 Quy định về tham dự lớp học

Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp

nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên vắng quá 2 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như

không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại vào học kỳ sau.

8.2 Quy định về hành vi lớp học

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

8.3 Quy định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT:

P.Trưởng Khoa

Nguyễn Phương Thảo

P.Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Vũ Minh Phương

91

A.10. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ

NĂNG SỐNG

Tiếng Anh: Life and skill values Education

Mã số học phần: FNUxxx

Thời điểm tiến hành: Học kỳ III

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 02

Số tiết lý thuyết/ số buổi: 30/6

Số tiết thực hành/ số buổi

Số tiết tự học: 60

Điểu kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy

Khoa/ Bộ môn: BM GDMN– Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0918697168

Giảng viên cùng phụ trách Lê Ngọc Phượng

Khoa/ Bộ môn: BM GDMN– Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 098 960 2211

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/ Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về đời sống tâm lý, đặc điểm phát triển của trẻ

và nội dung, phương pháp để giáo dục trẻ hình thành các giá trị sống tích cực (hòa bình,

tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách

nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết), các kỹ năng sống cần thiết (kĩ năng nhận thức, kĩ năng

đương đầu với cảm xúc, kĩ năng tương tác) để phục vụ trong cuộc sống. Học phần hình

thành cho sinh viên khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

92

3.2 Giáo trình/Tài liệu giảng dạy chính

[1] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Phan Thị Thảo Hương. 2010.

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn thị Bích Hạnh. Những kiến thức ban đầu hình thành kỹ

năng sống cho trẻ mầm non. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[2] Lương Thị Minh Thủy. 2013. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

thông qua quá trình tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng. Đại học

Sư phạm Huế.

[3] Bùi Văn Trực. 2013. Tập bài giảng kỹ năng sống cho thiếu nhi. NXB Văn hóa –

Thông tin.

[4] Bùi Văn Trực. 2015. Trò chơi giáo dục kỹ năng sống (tập 1, 2). NXB Hồng Đức.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Khái quát kiến thức cơ bản về đặc điểm đời sống tình cảm và ý chí

của trẻ mầm non

G2 Xác định được nội dung giáo dục hình thành giá trị sống và kĩ năng

sống cho trẻ mầm non

G3 Giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.

G4

Vận dụng kiến thức vào việc lựa chọn các nội dung và phương pháp

giáo dục phù hợp hình thành giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ

mầm non

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Hiểu đặc điểm tâm, sinh lí trẻ em, các PPGD trẻ theo khoa học.

LO1.2 Nhận ra đặc điểm đặc thù của từng trẻ, xác định được những giá trị

sống và kĩ năng sống cần thiết để giáo dục trẻ.

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp

LO2.1 Nắm vững kiến thức thiết kế và tổ chức các hoạt động GDMN để

hình thành giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ.

LO2.2 Hệ thống hóa kiến thức về việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ từ dễ

đến khó

LO2.3 Sử dụng công nghệ thông tin khi thiết kế các hoạt động GDMN

LO2.4 Biết lựa chọn những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp để

hình thành giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ.

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Nhóm được thành lập hoạt động hiệu quả trong công việc. Luôn biết

lắng nghe, chia sẻ các ý kiến giữa các thành viên trong nhóm

93

LO3.2 Thông qua giao tiếp người học tiếp cận được chiến lược GD và hoạt

động trong, ngoài của một trường MN cụ thể

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Xác định vai trò, trách nhiệm của người giáo viên mầm non

LO4.2 Thiết kế các bài tập, trò chơi phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ

để hình thành giá trị sống và kĩ năng sống cần thiết cho trẻ

LO4.3 Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành giá trị

sống và kĩ năng sống cho trẻ

LO4.4 Phát hiện và có khả năng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong

thực tiễn giáo dục

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

(COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1.

Chuyên

cần. Tinh

thần thái

độ học tập

Tham gia

đủ các buổi

học, đúng

giờ. chú ý

lắng nghe.

Tích cực

phát biểu

LO 1.1

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

1 lần/ 1

buổi học

Hiện diện đủ

ngay từ đầu

buổi học. Trả

lời được các

câu hỏi của

GV, hợp tác

xây dựng tốt

bài học

5%

A1.2

Bài tập,

thuyết

trình

nhóm

Các bài tập,

thuyết trình

nhóm có nội

dung liên

quan đến

bài học

LO 1.1

LO 1.2

LO 2.1

LO 2.2

LO 2.3

LO 3.1

LO 3.2

LO 4.1

LO 4.2

LO 4.3

1 lần/ 1 nội

dung

(chương 1)

Trình bày chi

tiết, rõ ràng,

chính xác,

khoa học.

Ngôn từ xúc

tích, sinh

động. Có

hiệu quả.

10%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1. Bài

kiểm tra 1

Kiến thức

chương 1

LO 1.1

LO 1.2

LO 2.1

LO 2.2

LO 2.3

LO 2.4

LO 4.1

1lần giữa

kỳ

3 - 4 câu/ 10

điểm và

đúng yêu cầu

của đáp án

15%

A2.2. Bài

kiểm tra 2 Kiến thức

chương 2, 3,

LO 1.1

LO 1.2

1 lần cuối

kỳ 3 - 4 câu/ 10

điểm và 20%

94

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

4 LO 2.1

LO 2.2

LO 2.3

LO 2.4

LO 4.1

đúng yêu cầu

của đáp án

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1. Bài

kiểm tra

kết thúc

học phần

(Tự luận -

90 phút)

Kiến thức

các chương

1, 2 và 3, 4

LO 1.1

LO 1.2

LO 1.3

LO 1.4

LO 2.1

LO 2.2

LO 2.3

LO 2.4

LO 4.2

LO 4.3

1 lần kết

thúc học

phần

3 câu/ 10

điểm và

đúng yêu cầu

của đáp án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

a. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

(1-2)

Giới thiệu học phần

Chương 1: Đặc điểm phát

triển tâm lý trẻ mầm non

1.1. Đặc điểm phát triển đời

sống tình cảm và ý chí của trẻ

mầm non.

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Làm rõ

khái niệm về: Tình cảm trí tuệ,

tình cảm đạo đức, tình cảm

thẩm mỹ.

A 1.1

A 1.2

(3-4)

Chương 1: (tt) 1.2. Đặc điểm phát triển ngôn

ngữ của trẻ mầm non

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Phân tích

quá trình hình thành và phát

triển ngôn ngữ của trẻ mầm

non qua các giai đoạn.

A 1.1

A 2.1

(5-6)

Chương 1: (tt) 1.3. Đặc điểm phát triển trí tuệ

của trẻ mầm non

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Phân tích

quá trình hình thành và phát

triển trí tuệ của trẻ mầm non

qua các giai đoạn.

A 1.1

A 2.1

95

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

(7-8)

Chương 1: (tt) 1.4. Đặc điểm phát triển nhân

cách của trẻ mẫu giáo

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Phân tích

quá trình hình thành và phát

triển nhân cách của trẻ mầm

non qua các giai đoạn.

A 1.1

A 2.1

(9-10)

Chương 1: (tt) 1.5. Vai trò của hoạt động vui

chơi đối với sự phát triển tâm lý

của trẻ mẫu giáo

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Thế nào

là “Xã hội trẻ em”?

A 1.1

A 1.2

(11-12)

Chương 1: (tt)

1.5. Vai trò của hoạt động vui

chơi đối với sự phát triển tâm lý

của trẻ mẫu giáo (tt)

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Vui chơi

là hoạt động chủ đạo của trẻ

mẫu giáo, qua trò chơi trẻ hình

thành những phẩm chất gì?

Tìm dẫn chứng.

A 1.1

A 1.2

(13-14)

Chương 2: Giáo dục giá trị

sống cho trẻ mầm non

2.1. Những vấn đề chung về

giá trị sống

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Theo bạn,

giá trị sống có ý nghĩa như thế

nào với mỗi con người?

A 1.1

A 2.2

(15-16)

Chương 2: (tt)

2.2. Các phương pháp giáo

dục giá trị sống

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết: Nêu

những phương pháp chung để

dạy trẻ mầm non và tìm những

phương pháp cụ thể để giáo

dục trẻ nhận thức được các giá

trị sống cần thiết.

A 1.1

(17-18)

Chương 2: (tt)

2.2. Các phương pháp giáo

dục giá trị sống (tt)

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

A 1.1

96

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

luận và GV đúc kết:

1. Nêu những phương

pháp chung để dạy trẻ mầm

non và tìm những phương pháp

cụ thể để giáo dục trẻ nhận

thức được các giá trị sống cần

thiết

(19-20)

Chương 2: (tt)

2.3. Các mục tiêu giáo dục giá

trị sống và nội dung hoạt động

giá trị sống

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Hãy tự xác định giá trị

sống cả bản thân kể cả những

giá trị chung giống như mọi

người và những giá trị riêng

không giống mọi người.

A 1.1

(21-22)

Chương 3: Giáo dục kĩ năng

sống cho trẻ mầm non

3.1. Một số vấn đề chung về

kĩ năng sống

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Vì sao cần tiến hành giáo

dục kĩ năng sống cho trẻ mầm

non?

2. Làm sáng tỏ 4 trụ cột trong

giáo dục là tiếp cận kĩ năng

sống.

A 1.1

A 2.2

(23-24)

Chương 3: (tt)

3.1. Một số vấn đề chung về

kĩ năng sống (tt)

- SV đọc trước TLGD

- GV thuyết giảng, SV thảo

luận và GV đúc kết:

1. Phân tích những con

đường giáo dục kĩ năng sống

2. Hãy trình bày mối quan

hệ giữa giá trị sống và kĩ năng

sống.

A 1.1

A 2.2

97

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động dạy và học Bài đánh

giá

(25-26)

Chương 4: Một số trò chơi

giáo dục về giá trị và kĩ năng

sống.

4.1. Các loại trò chơi giáo dục

trẻ mầm non

- SV đọc trước TLGD

- SV thiết kế một số trò chơi

để giáo dục về giá trị và kĩ

năng sống.

A 1.1

A 2.2

(27-28)

Chương 4: (tt)

4.2. Các trò chơi giáo dục về giá

trị và kĩ năng sống cho trẻ mầm

non.

- SV đọc trước TLGD

- SV thiết kế một số trò chơi

để giáo dục về giá trị và kĩ

năng sống.

A 1.1

A 2.2

(29-30)

Chương 4: (tt)

4.2. Các trò chơi giáo dục về giá

trị và kĩ năng sống cho trẻ mầm

non. (tt)

- SV đọc trước TLGD

- SV thiết kế một số trò chơi

để giáo dục về giá trị và kĩ

năng sống.

A 1.1

A 2.2

7.2 Giảng dạy thực hành:

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT:

P.Trưởng Khoa P.Trưởng Bộ môn Người viết

Nguyễn Phương Thảo

Lê Ngọc Phượng

Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy

98

A.11. Thiết kế môi trường giáo dục

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO

DỤC

Tiếng Anh: Designing enviromental education

Mã số học phần:

Thời điểm tiến hành: Học kỳ III

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/số buổi: 30

Số tiết thực hành/số buổi: 30

Số tiết tự học: 90

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Đặng Thị Phấn

Khoa/Bộ môn: Bộ môn Giáo dục Mầm non - Khoa Sư

phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0934008365 - 01662064306

Giảng viên cùng phụ trách: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thuỷ

Khoa/Bộ môn: Bộ môn Giáo dục Mầm non - Khoa Sư

phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0918697168

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản: Khái niệm và ý

nghĩa của môi trường giáo dục trong trường Mầm non; Nguyên tắc thiết kế môi trường

vật chất và tâm lí xã hội phù hợp. Sinh viên giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả

trong việc thực hành thiết kế môi trường giáo dục theo các chủ đề - sự kiện xã hội ở

trường mầm non.

99

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1.Giáo trình/ Tài liệu giảng dạy chính

[1] Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu, Hoàng Mai. 2000. Những kỹ năng Sư

phạm Mầm non - Thiết lập môi trường học tập cho trẻ em Mầm non (Tập 1). Tp. Hồ

Chí Minh : NXB Giáo dục.

3.2. Tài liệu khác

[1] Phạm Mai Chi (2003). Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt

Nam.

[2] Phạm Thị Chỉnh - Trần Tiểu Lâm (2008). Giáo trình Mĩ thuật (Dành cho hệ cao đẳng

giáo dục mầm non). Hà Nội: NXB Giáo dục.

[3] Phạm Thị Việt Hà (2009). Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ bằng nguyên vật liệu dê tìm.

Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]Trần Thị Thanh Huyền (2008). Sáng tạo từ nguyên vật liệu tái sử dụng. NXB Giáo dục.

[5] Nguyễn Ánh Tuyết (2007). Giáo dục mầm non - những vấn đề lí luận và thực tiên

(tr 167 – 220). Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên/học viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và

năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Có kiến thức về môi trường giáo dục trong trường Mầm non.

G2 Có khả năng thiết kế môi trường giáo dục phù hợp theo chủ đề.

G3 Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả.

G4 Có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức thiết kế môi trường giáo

dục vào cuộc sống thường nhật.

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Hiểu ý nghĩa của việc thiết kế MTGD đối với sự phát triển của trẻ mầm

non.

LO1.2 Liên hệ kiến thức cơ bản về đồ dùng đồ chơi trẻ em

LO1.3 Phân biệt các loại đồ chơi và đồ dùng dạy học và thiết bị cần thiết ở

trường mầm non

LO1.4 Vận dụng các trang web để tìm kiếm ý tưởng thiết kế.

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp

LO2.1 Phát huy sở trường cá nhân

LO2.2 Kỹ năng thiết kế phù hợp với MTGD mầm non.

100

CĐR Mô tả CĐR

LO2.3 Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phù hợp và đẹp mắt.

LO2.4 Trách nhiệm cao trong công việc, tự trau dồi nghề nghiệp.

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả

LO3.2 Truyền đạt thông tin rõ ràng

LO3.3 Lắng nghe và phản hồi tích cực

LO3.4 Ứng xử linh hoạt trong giao tiếp với người khác

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Xác định được mục tiêu của việc thiết kế

LO4.2 Lựa chọn được hình thức thiết kế phù hợp với chủ đề

LO4.3 Lựa chọn vật liệu và khai thác giá trị sử dụng của vật liệu đó

LO4.4 Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng hợp lí

LO4.5 Tự đánh giá, tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội

dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

A1. Đánh

giá quá trình

A1.1.

Tham

dự lớp

học

Tham gia

đầy đủ

các buổi

học

LO2.4

1 lần

vào

cuối kỳ

Vắng 1 buổi

không phép (-

2đ), trễ 15 phút(-

1đ)

10%

A1.2

Tinh

thần

thái độ

học tập

Có ý

thức chủ

động

trong học

tập

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

1 lần

vào

cuối kỳ

Theo quá trình

giáo viên ghi

nhận việc hoàn

thành ý tưởng

thiết kế MTGD

10%

A2. Đánh

giá giữa kỳ

A2

Bài tập

nhóm

Thiết kế

môi

trường

lớp học

theo chủ

đề đã

bóc thăm

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO3.1

1 lần:

Vào

giữa

hoặc

cuối kỳ

- Nội dung theo

chủ đề bốc thăm

(2đ)

- Lựa chọn

nguyên liệu phù

hợp (3đ)

- Thiết kế lớp

học với đầy đủ

các khu vực hoạt

động hiệu quả

(3đ).

30%

101

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội

dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

LO4.1

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

- Trưng bày và

thuyết trình (2đ)

A3. Đánh

giá cuối kỳ

A3.1.

Bài

kiểm

tra kết

thúc

học

phần

(Tự

luận -

60

phút)

Kiến

thức các

chương

1, 2, 3 và

4

LO 1.1

LO 1.2

LO 1.3

LO 1.4

LO 2.1

LO 2.4

LO 2.5

LO 2.6

LO 4.1

LO 4.3

LO 4.4

LO 4.6

1 lần

kết

thúc

học

phần

2 câu/ 10 điểm

và đúng yêu cầu

của đáp án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1 Giảng dạy lý thuyết

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

(1 – 3)

Chương 1: Những vấn đề

lí luận chung về MTGD

trong trường MN

1. Khái niệm

2. Ý nghĩa

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: Sưu tầm cách thiết kế

MTGD các nước tiến bộ trên thế

giới.

A1.1

A1.2

2/2

(4 – 6)

Chương 2: Nguyên tắc

xây dựng MTGD trong

trường MN

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

A1.1

A1.2

102

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 3

3/3

(7 – 9)

Chương 3: Thiết kế

MTGD trong trường

MN

1. Xây dựng các khu vực

hoạt động riêng biệt trong

không gian phù hợp

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 3 (tiếp theo).

A1.1

A1.2

4/4

(10 – 12)

Chương 3: Thiết kế

MTGD trong trường

MN

2. Vẽ sơ đồ thiết kế

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 3 (tiếp theo).

A1.1

A1.2

5/5

(13 – 15)

Chương 3: Thiết kế

MTGD trong trường

MN

3. Thiết kế khu vực góc

lớp

3.1. Góc xây dựng -

lắp ghép

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 3 (tiếp theo).

A1.1

A1.2

6/6

(16 – 18)

Chương 3: Thiết kế

MTGD trong trường

MN

3. Thiết kế khu vực góc

lớp

3.1. Góc xây dựng -

lắp ghép

3.2. Góc học tập

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 3 (tiếp theo).

A1.1

A1.2

7/7

(19 – 21)

Chương 3: Thiết kế

MTGD trong trường

MN

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

A1.1

A1.2

103

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

3. Thiết kế khu vực góc

lớp

3.3. Góc nghệ thuật

3.4. Góc thiên nhiên

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 3 (tiếp theo).

8/8

(22 – 24)

Chương 3: Thiết kế

MTGD trong trường

MN

3. Thiết kế khu vực góc

lớp

3.5. Góc thư viện

3.6. Góc vận động

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

Học ở nhà: đọc trước nội dung

chương 4

A1.1

A1.2

9/9

(25 – 27)

Chương 4: Hình thành

và duy trì lớp học an

toàn

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận, phát

biểu và làm bài tập nhóm tại lớp.

A1.1

A1.2

10/10

(28 – 30)

Ôn tập và tổng kết điểm

thường xuyên

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, phản

hồi ý kiến và thống nhất về điểm

số.

A1.1

A1.2

A3

7.2 Giảng dạy thực hành

Tuần/Buổi

học Nội dung Hoạt động dạy và học

Bài đánh

giá

11/11

(31 – 35)

Bài thực hành 1: Vẽ sơ đồ thiết kế

lớp học

PPDH: Trực quan, hướng dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép, thực

hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: Tham khảo MTGD các

nước tiến bộ

A1.1

A1.2

A2

12/12

(36-40)

Bài thực hành 2:

Trang trí lớp học

theo chủ đề

PPDH: Trực quan, hướng dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép, thực

hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: Tham khảo môi trường lớp

học ở trường MN công lập

A1.1

A1.2

A2

104

Tuần/Buổi

học Nội dung Hoạt động dạy và học

Bài đánh

giá

13/13

(41-45)

Bài thực hành 3: Thiết kế góc đóng

vai theo chủ đề

PPDH: Trực quan, hướng dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép, thực

hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: Tham khảo môi trường lớp

học ở trường MN tư thục

A1.1

A1.2

A2

14/14

(46-50)

Bài thực hành 4:

Thiết kế góc chơi

Xây dựng - lắp

ghép

PPDH: Trực quan, hướng dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép, thực

hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: Tham khảo môi trường lớp

học ở trường MN quốc tế tại Việt Nam

A1.1

A1.2

A2

15/15

(51-55)

Bài thực hành 5:

Trưng bày và

thuyết minh từng

góc chơi tuỳ chọn

đã thiết kế

PPDH: Trực quan, hướng dẫn, gợi ý.

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép, thực

hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: Tham khảo môi trường lớp

học ở trường MN quốc tế tại Việt Nam

A1.1

A1.2

A2

16/16

(56 – 60)

Kiểm tra tổng

hợp: Phối hợp xây

dựng môi trường

lớp học mầm non

PPDH: Cho sinh viên bốc thăm khu

vực bày trí.

Học ở lớp: Sinh viên sắp xếp bày trí

nội dung đã chuẩn bị theo sơ đồ bốc

thăm và thuyết trình.

A1.1

A1.2

A2

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

P. Trưởng Khoa

Nguyễn Phương Thảo

P. Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Đặng Thị Phấn

105

A.12. Phát triển vận động cho trẻ mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO

TRẺ MẦM NON

Tiếng Anh: Developing Advocacy for Preschool

Children

Mã số học phần:

Thời điểm tiến hành: Học kỳ III

Loại học phần: Bắt buộc

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/ số buổi: 30

Số tiết thực hành/ số buổi 30

Số tiết tự học: 90

Điểu kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách Vũ Minh Phương

Khoa/ Bộ môn: BM Giáo dục mầm non – Khoa Sư

Phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 01234501455

Giảng viên phụ trách Đặng Thị Phấn

Khoa/ Bộ môn: BM Giáo dục mầm non – Khoa Sư

Phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0934008365

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/ Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần cung cấp kiến thức về một số vấn đề lý luận về phát triển vận động cho trẻ

mầm non; đặc điểm phát triển vận động, sinh lý – vận động, tâm lý – vận động của trẻ

106

mầm non. Bên cạnh đó, học phần cũng đi sâu nội dung đánh giá chất lượng phát triển

tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm làm rõ mục đích, ý nghĩa, chức năng, nội

dung, phương pháp, quy trình, yêu cầu của quá trình đánh giá.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Giáo trình/Tài liệu giảng dạy chính

[1] Đặng Hồng Phương (2011). Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non. Hà

Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Tài liệu khác

[1] Ths. Phan Thị Ngọc Yến – Ths. Hồ Thị Thanh Tâm (2011). Sự phát triển thể chất

trẻ em. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia.

[2] Đặng Hồng Phương (2006).Phương pháp hình thành kĩ năng – kĩ xảo vận động cho

trẻ mầm non. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

[3] TS. Lê Thu Hương – PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết (Chủ biên) (2017). Hướng dẫn

thực hiện chương trình giáo dục mầm non Nhà trẻ và Mẫu giáo (3tháng- 6tuổi). Hà

Nội: NXB Giáo dục.

[4] Đặng Hồng Phương (2017). Phương pháp hình thành kĩ năng vận động cho trẻ

mầm non. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Phân tích những vấn đề lí luận về sự phát triển vận động cho trẻ

MN

G2 Lập kế hoạch phát triển tính tích cực vận động phù hợp với các

lứa tuổi mầm non

G3 Giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả

G4 Vận dụng tổ chức hoạt động; Đánh giá việc phát triển vận động

và quan sát sự tích cực của trẻ

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định

I, T, U

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Hệ thống nội dung Một số khái niệm về phát triển tính

tích cực vận động của trẻ MN I, T

LO1.2 Mô tả đặc điểm phát triển tâm, sinh lí – vận động ở trẻ I, T

LO1.3 Phân tích tầm quan trọng của việc phát triển vận động I, T, U

LO1.4 Xây dựng các bài tập phát triển vận động cho trẻ T, U

LO1.5 Đánh giá mức độ phát triển vận động ở trẻ I, T, U

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp

107

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định

I, T, U

LO2.1 Phân tích và nhận xét hoạt động dạy học theo hướng

phát triển tính tích cực vận động cho trẻ T, U

LO2.2 Thiết kế bài tập – trò chơi phát triển vận động cho trẻ

MN T, U

LO2.3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả cho trẻ MN T, U

LO2.4 Đánh giá chất lượng phát triển tính tích cực vận động

cho trẻ MN I, T, U

LO2.5 Trách nhiệm cao trong học tập, tự trau dồi nghề nghiệp T, U

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Thành lập nhóm hoạt động hiệu quả U

LO3.2 Đề xuất hình thức và thời gian hoạt động nhóm hợp lí U

LO3.3 Chia sẻ và hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm U

LO3.4 Thuyết phục trẻ thực hiện các yêu cầu vận động T, U

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Xác định mục tiêu dạy học và xây dựng nội dung hợp lí I, T, U

LO4.2 Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp T, U

LO4.3 Đảm bảo an toàn, vừa sức với trẻ T, U

LO4.4 Thiết kế và thực hiện kế hoạch GD vận động cho trẻ I, T, U

LO4.5 Tự đánh giá, tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện T, U

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

A1. Đánh

giá quá trình

A1.1

Tham

dự lớp

học

Tham gia đầy

đủ các buổi

học

LO2.5

1 lần/ 1

buổi

học

Vắng 1 buổi

không phép (-

2đ), có phép (-

1đ), trễ 15

phút (-1đ)

5%

A1.2

Tinh

thần

thái độ

học tập

Có ý thức học

tập tích cực,

chủ động phát

biểu, có ý

kiến phản

biện tốt

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

1 lần:

vào

cuối kỳ

Theo quá trình

giáo viên ghi

nhận ý kiến

đóng góp xây

dựng bài của

sinh viên

5%

A2. Đánh

giá giữa kỳ

A2.1

Bài tập

cá nhân

Thiết kế một

số động tác

vận động cho

trẻ

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

1 lần:

vào

tuần 5

- Xây dựng

các động tác

vận động phù

hợp với lứa

tuổi theo yêu

10%

108

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

cầu.

- Thời gian 30

phút

- Thực hiện

chính xác các

động tác

- Trình bày

khoa học, chi

tiết, rõ ràng,

đúng kỹ thuật

các động tác

vận động.

A2.2

Bài tập

nhóm

Thực hiện

một trong số

những bài tập

phát triển vận

động cho trẻ

LO1.4

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

2 lần:

vào

tuần 11,

12

- Thực hiện bài

tập đúng lứa

tuổi yêu cầu.

- Có sử dụng

dụng cụ.

- Có sử dụng

nhạc nền.

- Thực hiện

chính xác kỹ

thuật từng

động tác.

10%

A2.3

Bài

kiểm tra

tự luận

giữa kỳ

Kiến thức, kỹ

năng, phẩm

chất, năng lực

chương I, II

LO1.1

LO1.2

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO4.1

1 lần:

vào

tuần 8

Bài kiểm tra

cá nhân (tự

luận, đề đóng,

60 phút)

2 câu/10 điểm

và đáp ứng

yêu cầu của

đáp án

10%

A2.4

Tập

giảng

Thiết kế hoạt

động dạy học

vận động theo

chủ đề và lứa

tuổi

LO1.3

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO2.5

LO4.2

LO4.3

4 lần:

vào

tuần 13,

14, 15

- Hoạt động

dạy học đúng

mục tiêu, chủ

đề, lứa tuổi

- Chuẩn bị

dụng cụ hỗ trợ

sinh động

- Phương pháp

giảng dạy hiệu

quả

10%

109

Thành phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh

giá

Tỷ

lệ %

LO4.4

LO4.5

A3. Đánh

giá cuối kỳ

Bài

kiểm tra

tự luận

kết thúc

học

phần

Kiến thức, kỹ

năng, phẩm

chất, năng lực

chương I, II,

III

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO1.5

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO4.1

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

1 lần:

Vào

cuối

học kỳ

Bài kiểm tra

cá nhân (tự

luận, đề đóng,

90 phút)

3 câu/10 điểm

và đáp ứng

yêu cầu của

đáp án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/ buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

(1 – 3)

Giới thiệu học

phần

Chương 1. Một số

vấn đề cơ bản về

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

1.1. Phát triển tính

tích cực vận động

1.2. Đặc điểm phát

triển vận động của

trẻ mầm non

LO1.1

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia làm việc nhóm.

Chủ đề thảo luận: Các

khái niệm cơ bản trong

việc phát triển tính tích

cực vận động cho trẻ mầm

non

Câu hỏi ôn tập: Cuối mỗi

bài trong giáo trình chính.

A1.1

A1.2

2/2

(4 – 6)

Chương 1. Một số

vấn đề cơ bản về

phát triển tính tích

cực vận động cho

LO1.2

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO3.3

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

A1.1

A1.2

110

Tuần/ buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

trẻ mầm non

1.3. Đặc điểm phát

triển sinh lý - vận

động của trẻ mầm

non

1.4. Đặc điểm phát

triển tâm lý - vận

động của trẻ mầm

non

LO3.4

gia làm việc nhóm.

Chủ đề thảo luận : Những

ảnh hưởng của vận động

đối với sự phát triển tâm

sinh lý – vận động của trẻ

mầm non. Cho ví dụ minh

họa.

Câu hỏi ôn tập: Cuối mỗi

bài trong giáo trình chính.

3/3

(7 – 9)

Chương 1. Một số

vấn đề cơ bản về

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

1.5. Phát triển

tính tích cực vận

động cho trẻ mầm

non

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.5

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia làm việc nhóm.

Chủ đề thảo luận: Vai trò

của giáo viên trong các

hoạt động hàng ngày để

phát triển vận động cho

trẻ.

- Câu hỏi ôn tập: Cuối

mỗi bài trong giáo trình

chính.

A1.1

A1.2

4/4

(10 – 12)

Bài tập cá nhân

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

Nội dung bài tập:

- Thiết kế một số động

tác vận động cho trẻ

- Thời gian 30 phút

- Thực hiện chính xác

động tác

Trình bày khoa học, chi

tiết, rõ ràng, đúng kỹ thuật

các động tác vận động.

A2.1

5/5

(13 – 15)

Chương 2. Quá

trình dạy học phát

triển tính tích cực

vận động cho trẻ

mầm non

2.1. Một số lý

thuyết về quá trình

LO1.3

LO2.1

LO2.4

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, làm việc theo nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia hoạt động nhóm.

Chủ đề thảo luận: Tìm

A1.1

A1.2

111

Tuần/ buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

dạy học phát triển

tính tích cực vận

động cho trẻ mầm

non

2.2. Bản chất của

quá trình dạy học

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

LO4.1 hiểu lịch sử phát triển các

lý thuyết về quá trình dạy

học và việc vận dụng các

lý thuyết đó vào việc dạy

học phát triển vận động

cho trẻ mầm non.

Câu hỏi ôn tập: Cuối mỗi

bài trong giáo trình chính.

6/6

(16 – 18)

Chương 2. Quá

trình dạy học phát

triển tính tích cực

vận động cho trẻ

mầm non

2.3. Quá trình dạy

học phát triển tính

tích cực vận động

cho trẻ mầm non

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO4.1

LO4.2

LO4.3

LO4.4

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia làm việc nhóm.

Chủ đề thảo luận: So

sánh nội dung các bài tập

phát triển vận động dành

cho lứa tuổi nhà trẻ/ mẫu

giáo.

Câu hỏi ôn tập: Cuối mỗi

bài trong giáo trình chính.

A1.1

A1.2

A2.2

A2.3

A2.4

7/7

(19 – 21)

Kiểm tra giữa kì

LO1.1

LO1.2

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO4.1

Bài kiểm tra cá nhân (tự

luận, đề đóng, 60 phút)

2 câu/10 điểm và đáp ứng

yêu cầu của đáp án A2.3

8/8

(22 – 24)

Chương 3. Đánh

giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

3.1. Một số vấn đề

cơ bản về đánh giá

chất lượng phát

LO1.5

LO2.1

LO2.4

LO2.5

LO4.1

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia làm việc nhóm.

Phân tích một hoạt động

cụ thể cho từng hình thức

Câu hỏi ôn tập: Cuối mỗi

A1.1

A1.2

112

Tuần/ buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

triển tính tích cực

vận động cho trẻ

mầm non

3.2. Mục đích đánh

giá chất lượng phát

triển tính tích cực

vận động cho trẻ

mầm non

3.3. Ý nghĩa của

đánh giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

bài trong giáo trình chính.

9/9

(25 – 27)

Chương 3. Đánh

giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

3.4. Chức năng của

đánh giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

3.5. Nội dung đánh

giá chất lượng phát

triển tính tích cực

vận động cho trẻ

mầm non

3.6. Phương pháp

đánh giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

LO1.5

LO2.1

LO2.4

LO2.5

LO4.1

PPDH: Thuyết trình, nêu

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia làm việc nhóm.

Thảo luận: đánh giá chất

lượng của việc phát triển

tính tích cực vận động cho

trẻ ở trường MN hiện nay

A1.1

A1.2

10/10 Chương 3. Đánh LO1.5 PPDH: Thuyết trình, nêu A1.1

113

Tuần/ buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

(28 – 30) giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

3.7. Quy trình đánh

giá chất lượng phát

triển tính tích cực

vận động cho trẻ

mầm non

3.8. Yêu cầu của

đánh giá chất lượng

phát triển tính tích

cực vận động cho

trẻ mầm non

Ôn tập

LO2.1

LO2.4

LO2.5

LO4.1

vấn đề, vấn đáp, trực

quan, hoạt động nhóm.

Học ở lớp: Sinh viên phát

biểu xây dựng bài, tham

gia làm việc nhóm.

Thảo luận: đánh giá chất

lượng của việc phát triển

tính tích cực vận động cho

trẻ ở trường MN hiện nay

A1.2

7.2. Giảng dạy thực hành

Tuần/buổi học Nội dung CĐR học

phần

Hoạt động dạy và

học

Bài đánh

giá

11/11

(46 – 50)

Kĩ năng tổ

chức bài tập

vận động

LO1.4

LO2.2

LO2.4

LO3.1

LO3.3

LO4.2

LO4.3

LO4.4

Từng nhóm thực

hiện bài tập đội hình

đội ngũ và bài tập

phát triển chung

A2.2

12/12

(51 – 55)

Kĩ năng tổ

chức bài tập

vận động

(tiếp theo)

LO1.4

LO2.2

LO2.4

LO3.1

LO3.3

LO4.2

LO4.3

LO4.4

Từng nhóm thực

hiện tổ chức bài tập

vận động cơ bản và

trò chơi vận động

A2.2

13/13

(56 – 60)

Tập giảng

LO1.3

LO1.4

Thiết kế hoạt động

dạy học vận động

cho trẻ nhà trẻ

A2.4

114

Tuần/buổi học Nội dung CĐR học

phần

Hoạt động dạy và

học

Bài đánh

giá

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO2.5

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

14/14

(61 – 65)

Tập giảng

LO1.3

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO2.5

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

Thiết kế hoạt động

dạy học vận động

cho trẻ nhà trẻ (tiếp

theo)

A2.4

15/15

(66 – 70)

Tập giảng

LO1.3

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO2.5

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

Thiết kế hoạt động

dạy học vận động

cho trẻ Mẫu giáo

A2.4

15/16

(71 – 75)

Tập giảng

LO1.3

LO1.4

LO1.5

LO2.2

LO2.3

LO2.4

Thiết kế hoạt động

dạy học vận động

cho trẻ Mẫu giáo

(tiếp theo)

A2.4

115

Tuần/buổi học Nội dung CĐR học

phần

Hoạt động dạy và

học

Bài đánh

giá

LO2.5

LO4.2

LO4.3

LO4.4

LO4.5

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

8.1. Quy định về tham dự lớp học

Sinh viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp nghỉ học

vì lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên vắng quá hai buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như

không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại vào học kỳ sau.

8.2. Quy định về hành vi lớp học

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên đi trễ quá 15 phút sau khi giờ

học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

8.3. Quy định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang

9. NGÀY PHÊ DUYỆT:…/…/2018

P.Trưởng Khoa

Nguyễn Phương Thảo

P.Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Vũ Minh Phương

116

A.13. Đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM TÁC PHẨM

VĂN HỌC

Tiếng Anh: Read, expressive literary works

Mã số học phần:

Thời điểm tiến hành: Học kỳ IV

Loại học phần: Tự chọn

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp

Số tín chỉ: 02

Số tiết lý thuyết/số buổi: 15

Số tiết thực hành/số buổi: 30

Số tiết tự học: 60

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Nguyễn Viêt Hiền

Khoa/Bộ môn: Bộ môn Giáo dục Mầm Non - Khoa Sư

phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0987950932

Giảng viên cùng phụ trách:

Khoa/Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Phương pháp đọc diễn cảm tác phẩm văn học giới thiệu những kiến thức cơ bản,

hiện đại, thiết thực về đọc diễn cảm.Từ đó, cung cấp cho người học quy trình, các kĩ năng

và phương pháp cơ bản để luyện đọc diễn cảm và hướng dẫn, tổ chức cho trẻ học thuộc

lòng tác phẩm văn học. Học phần này đồng thời hướng sinh viên đến thực tiễn dạy học ở

trường Mầm non bằng các hình thức quan sát,dự giờ và tập giảng nhằm rèn luyện một

117

cách tích cực kĩ năng đọc diễn cảm.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1.Giáo trình/ Tài liệu giảng dạy chính

- Lê Thị Ánh Tuyết, Lã Thị Bắc Lý (2006). Phương pháp đọc, kể diên cảm thơ, truyện

cho trẻ Mầm non. NXB Giáo dục. Hà Nội.

3.2. Tài liệu khác

- B.X. Naiđenôp, L.IU. Kôrenhiuc, R.R. Maiman, N.M. Xôlôveva, T.Ph. 3avatxkaia

(Hoàng Tuấn & Kim Lân dịch) (1979), Phương pháp đọc diên cảm. NXB Giáo dục. Tp

Hồ Chí Minh.

- Vũ Nho (1999), Nghệ thuật đọc diên cảm. NXB Thanh niên. Hà Nội.

- Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. NXB

Đại học Quốc gia. Hà Nội.

- Lã Thị Bắc Lý (2005), Giáo trình Văn học trẻ em. NXB Đại học Sư Phạm. Hà Nội.

- Đặng Như Quỳnh (2004), Tuyển chọn truyện, thơ, câu đố mẫu giáo. NXB Giáo dục. Hà

Tây.

- Lê Thị Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng (2004), Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ

mầm non. NXB Giáo dục. Hà Tây.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Có kiến thức cơ sở khoa học cơ bản của hoạt động đọc diễn cảm tác

phẩm văn học

G2 Có khả năng xác định giọng điệu, kĩ năng đọc và thể hiện giọng đọc

một cách diễn cảm.

G3 Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm.

G4 Có khả năng vận dụng linh hoạt kĩ năng đọc kể diễn cảm tác phẩm

văn học.

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Nêu được những khái niệm đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học

LO1.2 Nắm được các chỉ số âm thanh trong tác phẩm văn học, phục vụ cho

việc đọc diễn cảm..

LO1.3 Xác định giọng điệu, kĩ năng đọc và thể hiện giọng đọc một cách diễn

cảm.

LO1.4 Nắm được cơ sở tâm lí học, ngôn ngữ học và văn học của việc đọc

118

CĐR Mô tả CĐR

diễn cảm

LO1.5 Hình thành hiểu biết về các yếu tố âm thanh liên quan đến đọc diễn

cảm.

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp

LO2.1 Rèn kĩ năng soạn giáo án tiết học đọc diễn cảm cho trẻ lứa tuổi Mầm

non

LO2.2 Rèn kĩ năng hướng dẫn, tổ chức cho trẻ Mầm non làm quen và đọc

diễn cảm tác phẩm văn học

LO2.3 Rèn kĩ năng xác định giọng điệu, kĩ năng đọc và thể hiện giọng

đọc một cách diễn cảm.

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Có khả năng tham vấn ý kiến các thành viên trong nhóm.

LO3.2 Có khả năng thuyết phục các thành viên trong nhóm.

LO3.3 Có khả năng trợ giúp các thành viên trong nhóm.

LO3.4 Có khả năng chia sẻ thông tin giữa các thành viên.

LO3.5 Có trách nhiệm trong công việc, trong học tập

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Có khả năng vận dụng kiến thức môn hoc và liên hệ thức tế vào công

việc.

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh giá Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1 Tham gia đầy đủ các

buổi học

1 lần,

cuối học

kỳ

Vắng 1 buổi

trừ 1 điểm,

không vắng

được 10

điểm

10%

A1.2 1. Cơ sở khoa học của

việc đọc kể diễn cảm

2. Đọc kết hợp trao

đổi, gợi mở

3. Đọc kết hợp sử

dụng hình ảnh minh

hoạ

4. Đọc kết hợp sử dụng

các phương tiện dạy

4 lần ứng

với mỗi

CĐR, có

thể thêm

cho các

sv vắng

kiểm tra

Mỗi bài 2,5

điểm, mỗi

bài khoảng

15 phút; sau

5 bài sẽ

tổng kết

điểm; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án.

10%

119

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh giá Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

học khác

A.1.3 Bài tập tổng hợp phần

Tính liên kết của văn

bản.

1 lần,

khoảng

tuần 6,7

Bài tập lảm

trong 1

tuần, nhóm

2, 3 sv; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án

10%

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1

Hình thức đọc, kể diễn

cảm trong giờ học.

1 lần,

khoảng

tuần 9,10

Bài tập 50

phút có 3

câu; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án

20%

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1

Toàn bộ chương trình

môn học

Bài tập 90

phút có 3

câu; đáp

ứng yêu cầu

của đáp án,

có 1 điểm

trình bày.

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1 Giảng dạy lý thuyết

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

(1-3)

Chương 1: Cơ sở khoa

học của việc đọc diễn

cảm TPVH

1.1. Hoạt động đọc diễn

cảm tác phẩm văn học ở

trường MN

1.1.1. Khái niệm đọc diên

cảm

1.1.2. Vai trò của TPVH

và hoạt động ĐDC đối với

việc GD trẻ

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

(4-6)

Chương 1

1.2. Cơ sở tâm, sinh lí của

việc đọc diễn cảm

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

A1.1

A1.2

120

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1.3. Cơ sở ngôn ngữ học

và văn học của việc đọc

diễn cảm

1.3.1. ĐDC được thực

hiện dựa trên hiểu biết về

TPVH

1.3.2. Đọc diễn cảm được

thực hiện dựa trên cơ sở

đọc đúng

1.3.3. Đọc diễn cảm liên

quan đến vấn đề ngữ điệu

1.4. Các yếu tố âm thanh

liên quan đến đọc diễn

cảm

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.3

A3.1

(7-9)

Chương 1

1.4.1. Cường độ

1.4.2. Cao độ

1.4.3. Trường độ

1.4.4. Trọng âm

1.4.5. Ngữ điệu

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A1.3

A3.1

(10-12)

Chương 2: Nghệ thuật

đọc diễn cảm TPVH cho

trẻ MN

2.1. Các PP đọc diễn cảm

2.1.1. Đọc kết hợp phân

tích các chỉ số âm thanh

2.1.2. Đọc kết hợp trao

đổi, gợi mở

2.1.3. Đọc kết hợp sử

dụng hình ảnh minh hoạ

2.1.4. Đọc kết hợp sử

dụng các phương tiện dạy

học khác

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, trực quan, thảo luận

nhóm.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, thảo luận nhóm, báo

cáo kết quả thảo luận

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

A1.1

A1.2

A.1.3

A3.1

(13-15)

2.2. Các hình thức đọc

diễn cảm cho trẻ ở trường

Mầm non

2.2.1. Đọc DC trong giờ

học

2.2.2. Đọc diễn cảm trong

PPDH: Thuyết trình, nêu vấn đề,

vấn đáp, Bài tập nhóm, bài tập cá

nhân.

Học ở lớp: SV tham gia xây

dựng bài, làm bài tập nhóm, bài

tập cá nhân.

A1.1

A1.2

A3.1

121

Tuần/Buổi

học (Tiết) Nội dung

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

các hoạt động vui chơi

ngoại khoá

2.3. Tổ chức hoạt động

đọc diễn cảm TPVH cho

trẻ Mầm non

2.3.1. Dạy trẻ đọc thơ

2.3.2. TC cho trẻ thi đọc

thơ

Học ở nhà: Tìm hiểu bài trước khi

đến lớp

7.2 Giảng dạy thực hành

Tuần/Buổi

học Nội dung Hoạt động dạy và học

Bài đánh

giá

(16-20)

2.1.1. Đọc kết

hợp phân tích

các chỉ số âm

thanh

Dạy: GV làm mẫu, sv thực hiện theo

Học ở lớp: SV thực hành.

Tự học ở nhà: tự thực hành đọc kể diễn

cảm tác phẩm văn học kết hợp phân

tích các chỉ số âm thanh

A1.1

A1.2

A3.1

(21-25)

. 2.1.2. Đọc kết

hợp trao đổi, gợi

mở

Dạy: GV làm mẫu, sv thực hiện theo

Học ở lớp: SV thực hành.

Tự học ở nhà: tự thực hành đọc kể diễn

cảm tác phẩm văn học kết hợp trao đổi,

gợi mở

A1.1

A1.2

A3.1

(26-30)

2.1.3. Đọc kết

hợp sử dụng

hình ảnh minh

hoạ

Dạy: GV làm mẫu, sv thực hiện theo

Học ở lớp: SV thực hành.

Tự học ở nhà: tự thực hành đọc kể diễn

cảm tác phẩm văn học kết hợp sử dụng

hình ảnh minh hoạ

A1.1

A1.2

A3.1

(31-35)

2.1.4. Đọc kết

hợp sử dụng các

phương tiện dạy

học hiện đại

Dạy: GV làm mẫu, sv thực hiện theo

Học ở lớp: SV thực hành.

Tự học ở nhà: tự thực hành đọc kể diễn

cảm tác phẩm văn học kết hợp sử dụng

các phương tiện dạy học hiện đại

A1.1

A1.2

A3.1

(36-40)

2.1.4. Đọc kết

hợp sử dụng các

phương tiện dạy

học hiện đại

Dạy: GV làm mẫu, sv thực hiện theo

Học ở lớp: SV thực hành.

Tự học ở nhà: tự thực hành đọc kể diễn

cảm tác phẩm văn học kết hợp sử dụng

các phương tiện dạy học hiện đại

A1.1

A1.2

A3.1

(41-45) 2.1.4. Đọc kết

hợp sử dụng các

Dạy: GV làm mẫu, sv thực hiện theo

Học ở lớp: SV thực hành.

A1.1

A1.2

122

Tuần/Buổi

học Nội dung Hoạt động dạy và học

Bài đánh

giá

phương tiện dạy

học hiện đại

Tự học ở nhà: tự thực hành đọc kể diễn

cảm tác phẩm văn học kết hợp sử dụng

các phương tiện dạy học hiện đại.

A3.1

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT:

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Người viết

Nguyễn Viết Hiền

123

A.14. Tổ chức chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: TỔ CHỨC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

CHO TRẺ MẦM NON

Tiếng Anh: Organizing Nutrition for Preschool

Children

Mã số học phần: FNU…

Thời điểm tiến hành: Học kì IV

Loại học phần: Tự chọn

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/số buổi: 30

Số tiết thực hành/số buổi: 30

Số tiết tự học: 90

Điều kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách: Phan Thị Ngọc Nhanh

Khoa/Bộ môn: Bộ môn GD Mầm non - Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0906 130 413

Giảng viên cùng phụ trách: Lê Ngọc Phượng

Khoa/Bộ môn: Bộ môn GD Mầm non - Khoa Sư phạm

Email: [email protected]

Điện thoại: 0989602211

Giảng viên hỗ trợ học phần (trợ giảng):

Khoa/Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng cho trẻ

mầm non: xây dựng khẩu phần ăn bằng phần mềm dinh dưỡng nutrikids, tổ chức ăn uống,

chế biến thực phẩm ở trường mầm non và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Giáo trình/ Tài liệu giảng dạy chính

124

[1] Nguyễn Thị Thu Hậu (2017). Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi.

NXB Phụ nữ.

3.2. Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Mai Chi, Vũ Yến Khanh, Nguyễn Thị Hồng Thu (2012). Các hoạt động

giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non. Hà Nội: NXB GD. (Số phân loại:

372.37/Ch300)

[2] Đỗ Thanh Loan (2003). Dinh dưỡng cho trẻ. NXB Thanh Hoá. (Số phân loại:

613.4 /L406)

[3] Vụ giáo dục (2014). Dinh dưỡng và sức khỏe trẻ mầm non. Hà Nội: NXBGD.

(Số phân loại: 372.37/D312)

3.3. Phần mềm

[1] Nutrikids 1.6

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn cho trẻ mầm non

G2 Tổ chức và thực hiện hoạt động chăm sóc dinh dưỡng phù hợp

cho trẻ mầm non

G3 Giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả

G4 Tổ chức chăm sóc và đánh giá dinh dưỡng trong trường mầm non

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Khái quát về vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ

LO1.2 Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp độ tuổi

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, và nghề nghiệp

LO2.1 Thực hiện các món ăn dinh dưỡng cho trẻ

LO2.2 Tổ chức bữa ăn hợp vệ sinh cho trẻ

LO2.3 Sử dụng thành thạo phần mềm Nutrikids

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Chia sẻ ý kiến

LO3.2 Hợp tác tốt đồng nghiệp

LO3.3 Lắng nghe và phản hồi tích cực

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Đề xuất chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân

LO4.2 Đánh giá hiệu quả của chế độ dinh dưỡng đối với trẻ

LO4.3 Xây dựng khẩu phần và quản lí dinh dưỡng bằng Nutrikids

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

125

Thành

phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1.

Chuyên

cần và

tinh

thần thái

độ học

tập

Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực toàn

khóa

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO2.3

LO3.1,

LO3.2,

LO3.3

LO4.1,

LO4.2

LO4.3

Ứng với

số buổi

lên lớp

Đầy đủ, (1 lần vắng

có phép)

Ý thức học tập tích

cực, chủ động

Tham gia phát biểu,

đặt câu hỏi trên lớp

Kết quả kiểm tra tự

học

10%

A1.2.

Bài tập

nhóm

- Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực các

chương

- Kỹ năng

thực hành

chế biến

dinh

dưỡng

- Đánh

giá hiệu

quả của

chế độ

dinh

dưỡng và

đề xuất

chế dộ

dinh

dưỡng

tiếp theo

LO1.1,

LO2.1,

LO2.2,

LO3.1,

LO3.2,

LO3.3

LO4.1,

LO4.2

6 lần

Lần 1: Kết quả 6 lần

thảo thuận trên lớp:

- Chất lượng tốt, khai

thác được ý tưởng của

toàn nhóm.

Lần 2 6: Kĩ năng

thực hành

- Đúng hạn

- Vệ sinh

- Chất lượng món ăn

- Tổ chức ăn hợp lí

30%

A1.3.

Bài tập

cá nhân

Kĩ năng

sử dụng

phần

mềm

Nutrikids

LO1.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.2

LO4.3

1 lần

- Đúng thời gian qui

định

- Khẩu phần đúng yêu

cầu, đảm bảo chất

lượng

10%

126

Thành

phần

đánh giá

Bài

đánh

giá

Nội dung

đánh giá

CĐR

học

phần

Số lần

đánh

giá

Tiêu chí đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1.

Bài

kiểm tra

tự luận

kết thúc

học

phần

Kiến

thức, kỹ

năng,

phẩm

chất, năng

lực 2

phần

LO1.1,

LO1.2,

LO2.1,

LO2.2,

LO3.1,

LO3.2,

LO4.1,

LO4.2

1 lần:

vào cuối

học kỳ

theo lịch

của

phòng

khảo thí

2 – 3 câu/ 10 điểm;

đáp ứng yêu cầu đáp

án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1 Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1 – 5

Phần I. Dinh

dưỡng và sự

phát triển

1.1. Dinh dưỡng

và sự phát triển trí

tuệ của trẻ

1.2. Sử dụng chất

béo hợp lí trong

khẩu phần ăn của

trẻ

1.3. Trái cây và

dinh dưỡng của

trẻ

LO1.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp: SV tham gia phát biểu,

tóm tắt các nội dung bài học, thảo

luận và trả lời các câu hỏi:

1. Phân tích vai trò của dinh

dưỡng trong sự phát triển trí tuệ

của trẻ.

2. Thế nào là bữa ăn hợp lí?

Tự học:

- Giá trị dinh dưỡng của thực

phẩm.

- Sự tiêu hoá và hấp thu chất dinh

dưỡng ở trẻ.

- Đọc tài liệu: nội dung còn lại của

phần 1

A1.1

A1.2

6 – 10

Phần I. Dinh

dưỡng và sự

phát triển

1.4. Để trẻ không

biếng ăn

1.5. Đề phòng suy

dinh dưỡng và

béo phì ở trẻ nhỏ

LO1.2

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO4.1

LO4.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Trẻ biếng ăn: nguyên nhân, biểu

hiện, cách giải quyết và phòng

A1.1

A1.2

127

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

tránh.

2. Các biện pháp giúp trẻ có thể

chất tốt.

Tự học:

- Nguyên nhân và biểu hiện của

bệnh SDD và béo phì

- Đọc tài liệu phần 2

11 – 15

Phần 2. Chế độ

dinh dưỡng ở

từng lứa tuổi

2.1. Nuôi con

bằng sữa mẹ

2.2. Dinh dưỡng

thời kì ăn dặm

2.3. Chế độ ăn

của trẻ từ 6 – 9

tháng

LO1.2

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO4.1

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Các phương pháp cho trẻ ăn

dặm.

2. Công tác chuẩn bị cho thời kì ăn

dặm.

Tự học:

- Giá trị dinh dưỡng, vai trò của

sữa mẹ

- Các món bột cho trẻ ăn dặm

- Đọc tài liệu các phần tiếp theo

A1.1

A1.2

16 – 20

Phần 2. Chế độ

dinh dưỡng ở

từng lứa tuổi

2.4. Chế độ ăn

cho trẻ từ 10 – 24

tháng

2.5. Chế độ dinh

dưỡng cho trẻ từ

2 – 3 tuổi

2.6. Chế độ dinh

dưỡng cho trẻ từ

4 – 6 tuổi

LO1.2

LO2.1

LO3.1

LO3.2

LO4.1

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời các câu hỏi:

1. Những yêu cầu của chế độ dinh

dưỡng theo từng độ tuổi.

Tự học:

- Các món cháo ăn dặm

- Đọc tài liệu các nội dung tiếp

theo

A1.1

A1.2

21 – 25 Phần 2. Chế độ LO3.1 PPDH: Trình chiếu power point, A1.1

128

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

dinh dưỡng ở

từng lứa tuổi

2.7. Sự phát triển

thể chất và chế độ

dinh dưỡng của

trẻ từ 6 tháng –

10 tuổi

2.8. Các món ăn

bổ dưỡng cho trẻ

lớn

LO3.2

LO4.1

LO4.2

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia phát biểu, tóm tắt

các nội dung bài học, thảo luận và

trả lời câu hỏi:

1. Các biện pháp đánh giá thể chất

của trẻ.

Tự học:

- Các món mặn, canh, xào.

- Đọc tài liệu về xây dựng khẩu

phần

A1.2

26 – 30

Phần 3. Xây

dựng khẩu phần

và tổ chức ăn

3.1. Xây dựng

khẩu phần ăn

3.2. Tổ chức ăn

uống ở trường

MN

LO1.2

LO2.2

LO3.1

LO3.2

PPDH: Trình chiếu power point,

đặt vấn đề, đàm thoại, tổ chức hoạt

động nhóm

Học ở lớp:

- Kiểm tra tự học

- SV tham gia trò chơi, phát biểu,

tóm tắt các nội dung bài học, thảo

luận và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xây dựng thực đơn (mỗi nhóm

1 độ tuổi)

2. Xây dựng 1 khẩu phần ăn cho

trẻ bằng phương pháp truyền

thống.

3. Tìm ra những điểm khác biệt

trong hoạt động tổ chức bữa ăn ở

trường MN giữa các nhóm tuổi.

Tự học:

- Nhu cầu năng lượng theo tuổi

của trẻ MN.

- Những quy định vệ sinh an toàn

thực phẩm ở trường MN

A1.1

A1.2

7.2 Giảng dạy thực hành

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

1 – 5 Sử dụng phần

mềm dinh dưỡng LO1.2 Dạy: A1.1

129

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

Nutrikids LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.2

LO4.3

- Giới thiệu phần mềm

- Hướng dẫn các bước xây dựng

khẩu phần ăn

Học:

- SV thực hành từng bước theo

nhóm

- SV nộp sản phẩm (khẩu phần/

nhóm)

A1.2

6 – 10

Sử dụng phần

mềm dinh dưỡng

Nutrikids

LO1.2

LO2.3

LO3.1

LO3.2

LO4.2

LO4.3

Dạy:

- Lưu ý các lỗi khi xây dựng khẩu

phần

Học:

- SV thực hành từng bước

- SV nộp sản phẩm (khẩu phần/ cá

nhân)

A1.1

A1.3

11 – 15 Chế biến bột ăn

dặm và tổ chức ăn

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

Dạy:

- Hướng dẫn thao tác và cách sử

dụng trang thiết bị

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo nhóm và

nộp báo cáo thu hoạch thực hành

GV chấm điểm tiến trình thực

hành và bài thu hoạch

A1.1

A1.2

16 – 20

Chế biến cháo

dinh dưỡng và tổ

chức ăn

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

Dạy:

- Hướng dẫn thao tác và cách sử

dụng trang thiết bị

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo nhóm và

nộp báo cáo thu hoạch thực hành

GV chấm điểm tiến trình thực

hành và bài thu hoạch

A1.1

A1.2

21 – 25

Chế biến các món

ăn với cơm và tổ

chức ăn

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

Dạy:

- Hướng dẫn thao tác và cách sử

dụng trang thiết bị

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo nhóm và

nộp báo cáo thu hoạch thực hành

GV chấm điểm tiến trình thực

hành và bài thu hoạch

A1.1

A1.2

130

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động

dạy và học

Bài

đánh

giá

26 – 30

Chế biến một số

thức ăn, thức

uống cho bữa phụ

và tổ chức ăn

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

Dạy:

- Hướng dẫn thao tác và cách sử

dụng trang thiết bị

- GV nêu yêu cầu

Học: SV thực hành theo nhóm và

nộp báo cáo thu hoạch thực hành

GV chấm điểm tiến trình thực

hành và bài thu hoạch

A1.1

A1.2

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Phan Thị Ngọc Nhanh

131

A.15. Giao tiếp sư phạm giáo dục mầm non

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần

Tiếng Việt GIAO TIẾP SƯ PHẠM GIÁO DỤC

MẦM NON

Tiếng Anh Pedagogic communication for Preschool

Education

Mã số học phần FNU913

Thời điểm tiến hành Học kỳ III

Loại học phần Tự chọn

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng Kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp

Số tín chỉ 03

Số tiết lý thuyết/số buổi 45/09

Số tiết thực hành/số buổi

Số tiết tự học 90

Điều kiện tham dự học phần

Học phần tiên quyết

Học phần trước

Học phần song hành

Điều kiện khác

Giảng viên phụ trách Lê Ngọc Phượng

Khoa/Bộ môn Bộ môn Giáo dục mầm non, khoa Sư

phạm

Email [email protected]

Điện thoại 098 960 2211

Giảng viên cùng phụ trách Trần Thị Lan Anh

Khoa/Bộ môn Bộ môn Tâm lí giáo dục, khoa Sư phạm

Email [email protected]

Điện thoại 0983445150

Giảng viên hỗ trợ học phần (trợ giảng)

Khoa/Bộ môn

Email

Điện thoại

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

132

Học phần giới thiệu các vấn đề về giao tiếp trong tâm lý học gồm bản chất và các

quá trình diễn ra trong giao tiếp. Cung cấp khái niệm giao tiếp sư phạm, xác định các giai

đoạn, kỹ năng và phong cách giao tiếp sư phạm. Phân tích giao tiếp sư phạm trong hoạt

động của giáo viên mầm non gồm khái niệm chung, đặc điểm giao tiếp trẻ với người lớn

và giao tiếp sư phạm, tổ chức môi trường giao tiếp sư phạm.

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

Giáo trình

[1] Lê Xuân Hồng (2004). Giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viên

mầm non. Hà Nội: NXB Giáo dục (Thư viện: 372.6/H455)

Tài liệu khác

[1] Nguyễn Ánh Tuyết (2004). Giáo dục mầm non, Những vấn đề li luận và thực tiên.

Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm (Thư viện: 372.218/T528)

[2] Maria Montessori (2014). Phương pháp giáo dục Montessori: Phương pháp giáo

dục tối ưu dành cho trẻ từ 0-6 tuổi. Người dịch: Ngô Hiểu Huy; Thành Trung. Hà Nội:

NXB Đại học Sư phạm (Thư viện: 372.21/H523)

[3] Maria Montessori (2014). Phương pháp giáo dục Montessori: Thời kỳ nhạy cảm

của trẻ. Người dịch: Nguyễn Phương Lin. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. (Thư viện:

372.21/M781)

[4] Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2015). Giáo trình Giao tiếp sư phạm. Hà Nội:

NXB Đại học Sư phạm. (Thư viện: đề nghị đặt mua)

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Phân tích bản chất của giao tiếp, đặc điểm của giao tiếp sư phạm

với trẻ

G2 Linh hoạt trong giao tiếp và xử lý tình huống sư phạm với trẻ

G3 Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ trẻ

G4 Phát hiện những đặc điểm tâm lý, nguyện vọng, yêu cầu của trẻ

trong giao tiếp

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Phân tích bản chất của giao tiếp I, T

LO1.2 Lập sơ đồ các giai đoạn, so sánh các kỹ năng

giao tiếp sư phạm T, U

LO1.3 Phân tích giao tiếp sư phạm trong hoạt động

của giáo viên mầm non T, U

LO2 Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề

nghiệp

133

CĐR Mô tả CĐR Chỉ định

LO2.1 Diễn đạt vấn đề mạch lạc, rõ ràng T, U

LO2.2 Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và

giúp đỡ trẻ T, U

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Thành lập nhóm hoạt động hiệu quả T, U

LO3.2 Đề xuất hình thức hoạt động phù hợp và hợp

tác trong các nhiệm vụ nhóm T, U

LO3.3 Thuyết phục trẻ thực hiện yêu cầu T, U

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Phát hiện đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong

giao tiếp T, U

LO4.2 Đề xuất các giải pháp giải quyết các tình

huống sư phạm xảy ra ở trường mầm non T, U

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh

giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội

dung

đánh

giá

CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A1.

Đánh

giá quá

trình

A1.1

Chuyên

cần và

thái độ

học tập

Tham dự

lớp học,

tham gia

phát

biểu,

thuyết

trình,…

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

1 lần/ 1

buổi học

Có mặt

đầy đủ,

tích cực

trả lời

được các

câu hỏi

của giảng

viên

10%

A1.2

Bài tập,

thuyết

trình

nhóm

Các bài

tập,

thuyết

trình

nhóm

các nội

dung

liên

quan đến

bài học.

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

1 lần/mỗi

chương

(chương

1,2,3)

Bài thuyết

trình, bài

tập nhóm:

trình bày

chi tiết,

chính xác,

khoa học,

logic, rõ

ràng, sinh

động, hiệu

quả,…

30%

134

Thành

phần

đánh

giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội

dung

đánh

giá

CĐR học phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ lệ

(%)

A2.

Đánh

giá

giữa kỳ

A2.1

Bài kiểm

tra 1

Kiến

thức

chương

1,2

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

1 lần giữa

kỳ

2 - 3 câu/

10 điểm

và đáp

ứng yêu

cầu của

đáp án

10%

A3.

Đánh

giá

cuối kỳ

A3.1

Bài thi kết

thúc học

phần (Tự

luận – 90

phút)

Kiến

thức các

chương

1,2,3

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

1 lần kết

thúc học

phần

3 - 5 câu/

10 điểm

và đáp

ứng yêu

cầu của

đáp án

50%

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

1/1

(1 – 2)

Giới thiệu học

phần

Chương I. Một

số vấn đề về giao

tiếp trong tâm lý

học

1.1. Bản chất của

giao tiếp

LO1.1

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

1.2.

A1.1

A1.2

1/1

1-5

Giới thiệu học

phần

Chương I. Một

số vấn đề về giao

LO1.1

LO2.1

LO2.3

LO3.1

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

A1.1

A1.2

135

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

tiếp trong tâm lý

học

1.1. Bản chất của

giao tiếp

1.2. Giao tiếp là

quá trình trao đổi

thông tin

LO3.2 và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 1

2/2

6-10

Chương I. Một

số vấn đề về giao

tiếp trong tâm lý

học

1.3. Giao tiếp là

quá trình nhận

thức lẫn nhau

1.4. Giao tiếp là

quá trình tác động

và ảnh hưởng lẫn

nhau

LO1.1

LO2.1

LO2.3

LO3.1

LO3.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 1.

Chủ đề thảo luận

Chủ đề 1. Phân biệt giữa giao tiếp

và ứng xử.

Chủ đề 2. So sánh thông tin bằng lời

và thông tin không bằng lời. Con

người sử dụng các thông tin này như

thế nào trong quá trình giao tiếp

A1.1

A1.2

3/3

11-15

Chương II. Giao

tiếp sư phạm

2.1. Định nghĩa

2.2. Các giai đoạn

giao tiếp sư phạm

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 2.

A1.1

A1.2

A2.1

4/4

16-20

Chương II. Giao

tiếp sư phạm

2.3. Kỹ năng giao

tiếp sư phạm

LO1.1

LO1.2

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 2.

A1.1

A1.2

A2.1

136

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

LO4.2 Bài tập nhóm

Chứng minh rằng giao tiếp giữa giáo

viên và trẻ mầm non thuộc loại giao

tiếp giữa những người thân yêu ruột

thịt.

5/5

21-25

Chương III. Giao

tiếp sư phạm

trong hoạt động

của giáo viên

mầm non

3.1. Ý nghĩa của

giao tiếp đối với

sự phát triển tâm

lý trẻ

3.2. Khái niệm

chung về giao tiếp

sư phạm trong

hoạt động của

giáo viên mầm

non

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 3.

A1.1

A1.2

6/6

26-30

Chương III. Giao

tiếp sư phạm

trong hoạt động

của giáo viên

mầm non

3.3. Đặc điểm

giao tiếp giữa trẻ

sơ sinh và hài nhi

với người lớn và

giao tiếp sư phạm

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 3.

A1.1

A1.2

7/7

31-35

Chương III. Giao

tiếp sư phạm

trong hoạt động

của giáo viên

mầm non

3.4. Đặc điểm

giao tiếp giữa trẻ

ấu nhi với người

lớn và giao tiếp sư

phạm

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 3.

A1.1

A1.2

8/8 Chương III. Giao LO1.3 PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn A1.1

137

Tuần/

Buổi

học

(Tiết)

Nội dung

CĐR

học

phần

Hoạt động dạy và học

Bài

đánh

giá

36-40 tiếp sư phạm

trong hoạt động

của giáo viên

mầm non

3.5. Đặc điểm

giao tiếp giữa trẻ

mẫu giáo với

người lớn và giao

tiếp sư phạm

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình nội dung

chương 3.

A1.2

9/9

41-45

Chương III. Giao

tiếp sư phạm

trong hoạt động

của giáo viên

mầm non

3.5. Đặc điểm

giao tiếp giữa trẻ

mẫu giáo với

người lớn và giao

tiếp sư phạm

LO1.3

LO2.1

LO2.2

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO4.1

LO4.2

PPDH: Thuyết trình nêu vấn đề, vấn

đáp, trực quan, thảo luận, thuyết trình

nhóm.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi chép

và tham gia thảo luận, phát biểu và

làm bài tập nhóm.

Học ở nhà: Đọc giáo trình, làm bài

bài tập nhóm và ôn tập theo câu hỏi

tự học chương 3.

Chủ đề thảo luận

Chủ đề 1. Đồ chơi và truyện tranh có

vai trò gì đối với sự phát triển giao

tiếp của trẻ?

Chủ đề 2. Giáo viên cần làm gì để

phát triển khả năng giao tiếp của trẻ

nhà trẻ?

Chủ đề 3. Giáo viên cần làm gì để

phát triển khả năng giao tiếp của trẻ

mẫu giáo?

Bài tập nhóm: Giải quyết các tình

huống sư phạm

A1.1

A1.2

7.2. Giảng dạy thực hành: Không

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

8.1 Quy định về tham dự lớp học

Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp

nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý.

Sinh viên vắng quá 2 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như

không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại vào học kỳ sau.

8.2 Quy định về hành vi lớp học

138

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

8.3 Quy định về học vụ

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

Trưởng Khoa

Trưởng Bộ môn

Người viết

Lê Ngọc Phượng

139

A.16. Dàn dựng chương trình ca múa nhạc

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)

Tên học phần:

Tiếng Việt: DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CA

MÚA NHẠC

Tiếng Anh: Staging cultural programs (dance songs)

Mã số học phần:

Thời điểm tiến hành: Học kỳ IV

Loại học phần: Tự chọn

Thuộc khối kiến thức/kỹ năng: Kiến thức thay thế khóa luận tốt nghiệp

Số tín chỉ: 03

Số tiết lý thuyết/ số buổi: 30

Số tiết thực hành/ số buổi 30

Số tiết tự học: 90

Điểu kiện tham dự học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần trước:

Học phần song hành:

Điều kiện khác:

Giảng viên phụ trách Đặng Thị Phấn

Khoa/ Bộ môn: BM Giáo dục mầm non

Email: [email protected]

Điện thoại: 0934008365

Giảng viên cùng phụ trách Nguyễn Huỳnh Ngọc Thủy

Khoa/ Bộ môn: BM Giáo dục mầm non

Email: [email protected]

Điện thoại: 0918697168

Giảng viên hỗ trợ học phần:

Khoa/ Bộ môn:

Email:

Điện thoại:

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)

Học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản: Khái quát chung về

chương trình ca múa nhạc; Mục đích, yêu cầu đối với một chương trình ca múa nhạc

dành cho trẻ mầm non; Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc. Sinh viên

giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả trong việc thực hành dàn dựng chương trình ca

múa nhạc theo các sự kiện xã hội ở trường mầm non.

140

3. NGUỒN HỌC LIỆU (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS,

REFERENCE BOOKS, AND SOFTWARES)

3.1. Giáo trình/Tài liệu giảng dạy chính

[1] Hoàng Công Dụng - Trần Chinh (2009). Tổ chức các hoạt động lê hội ở trường

mầm non (Theo chương trình GDMN mới). NXB Giáo dục Việt Nam.

3.2. Tài liệu tham khảo

[1] Ngô Thị Nam. 1994. Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc. Hà Nội: NXB

Giáo dục

[2] Ngô Thị Nam - Trần Minh Trí - Trần Nguyên Hoàn (1996). Âm nhạc và phương

pháp giáo dục Âm nhạc tập II. Hà Nội: NXB Giáo dục.

[3] Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hoà (tuyển chọn) (2013). Tuyển chọn các bài hát dành

cho trẻ mầm non theo chủ đề. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam

[4] Hoàng Văn Yến (2000). Trẻ mầm non ca hát. Hà Nội: NXB Âm nhạc.

[5] Hoàng Văn Yến (2008). Kịch bản lê hội ở trường mầm non. Hà Nội: NXB Giáo

dục

[6] Lê Đức Sang – Hoàng Công Dụng – Trịnh Hoài Thu (2008). Giáo trình âm nhạc

và múa. Hà Nội: NXB Giáo dục

[7] Phạm Thị Hoà (2011). Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non. Hà

Nội: NXB Giáo dục Việt Nam

[8]Lê Thị Đức – Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hoà (2011). Các hoạt động âm nhạc của trẻ

mầm non. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

[9] Nguyễn Thị Kim Ngân (2013). Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc

cho trẻ mầm non. Luận văn tốt nghiệp. Thư viện ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)

Sinh viên học xong học phần này có kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, và năng lực:

Mục tiêu Mô tả mục tiêu

G1 Khái quát kiến thức về nghệ thuật múa Việt Nam.

G2 Khái quát và nêu một số kiến thức cơ bản về dàn dựng chương trình

ngày lễ hội ở trường mầm non và biên đạo múa phụ hoạ bài hát.

G3 Giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả

G4 Vận dụng kiến thức và kỹ năng được trang bị vào việc triển khai tổ chức

hoạt động lễ hội và biên đạo múa cho trẻ ở trường mầm non.

5. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)

CĐR Mô tả CĐR

LO1 Kiến thức và lập luận ngành

LO1.1 Có kiến thức về nghệ thuật múa cơ bản

LO1.2 Kiến thức các bài hát trong chương trình GDMN

LO1.3 Xác định được các ngày lễ hội dành cho trẻ mầm non

141

CĐR Mô tả CĐR

LO1.4 Tổ chức lễ hội trong trường mầm non

LO2 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp

LO2.1 Lựa chọn những bài hát, múa phù hợp lễ hội

LO2.2 Phát huy sở trường của cá nhân về nghệ thuật hát múa

LO2.3 Sử dụng công nghệ thông tin khi dàn dựng chương trình ca múa nhạc

LO2.4 Có tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả công việc

LO3 Kỹ năng và phẩm chất giữa các cá nhân

LO3.1 Tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả

LO3.2 Trợ giúp các thành viên trong nhóm.

LO3.3 Truyền đạt thông tin rõ ràng và thuyết phục

LO3.4 Lắng nghe và phản hồi tích cực.

LO3.5 Ứng xử trong giao tiếp với người khác

LO4 Năng lực thực hành nghề nghiệp

LO4.1 Hiểu ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non

LO4.2 Xác định được phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc

LO4.3 Xây dựng được kịch bản ca múa nhạc phong phú và sáng tạo

LO4.4 Thiết kế được nguồn học liệu da dạng, phong phú

LO4.5 Tự đánh giá, tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh

giá

CĐR học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

A1. Đánh

giá quá

trình

A1.1

Tham dự

lớp học

Tham gia đầy

đủ các buổi học LO2.3

1 lần vào

cuối kỳ

Vắng 1 buổi

không phép

(-2đ),trễ 15

phút

(-1đ)

5%

A1.2 Tinh

thần thái

độ học tập

Có ý thức học

tập tích cực,

chủ động phát

biểu, có ý kiến

phản biện tốt

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

LO3.5

1 lần vào

cuối kỳ

Theo quá

trình giáo

viên ghi

nhận ý kiến

đóng góp

xây dựng

bài của sinh

5%

142

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh

giá

CĐR học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

viên

A2. Đánh

giá giữa

kỳ

A2.1.

Thực hành

nhóm

Xây dựng kịch

bản chương

trình ca múa

nhạc

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO3.1

LO3.2

LO3.3

LO3.4

LO3.5

LO4.2

LO4.3

1 lần/

theo kế

hoạch

Nhóm SV

bốc thăm

chọn ngày

lễ hội để

dàn dựng

chương

trình ca múa

nhạc. SV

thể hiện

trọn vẹn

chương

trình và có

biểu cảm

khi thực

hiện nội

dung bài

diễn.

40%

A3. Đánh

giá cuối

kỳ

A3.1. Bài

kiểm tra

thực hành

kết thúc

học phần

Dàn dựng và

biểu diễn

chương trình ca

mua nhạc

LO1.1

LO1.2

LO1.3

LO1.4

LO2.1

LO2.2

LO2.3

LO2.4

LO4.1

LO4.2

LO4.3

LO4.5

1 lần: Vào

cuối học

kỳ

SV thể hiện

trọn vẹn

chương

trình và có

biểu cảm

khi thực

hiện nội

dung bài

diễn.

1. Nội

dung phù

hợp (2đ)

2. Chương

trình phong

phú (2đ)

3. Biểu

diễn diễn

cảm (2đ)

4. Dẫn

chương

trình lưu

50%

143

Thành

phần

đánh giá

Bài đánh

giá/thời

gian

Nội dung đánh

giá

CĐR học

phần

Số lần

đánh

giá/thời

điểm

Tiêu chí

đánh giá

Tỷ

lệ

(%)

loát (2đ)

5. Trang

phục đạo cụ

(2đ)

7. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

7.1. Giảng dạy lý thuyết

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài đánh

giá

1/1

(1 – 3)

Giới thiệu học phần

Chương 1: Biên đạo múa

phụ hoạ bài hát

1.1. Khái quát vài nét về

nghệ thuật biên đạo

1.2. Mục đích yêu cầu của

nghệ thuật biên đạo.

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm

Học ở nhà: đọc trước TLGD

A1.1

A1.2

2/2

(4 – 6)

Chương 1: Biên đạo múa

phụ hoạ bài hát

1.3. Nguyên tắc biên đạo

múa

1.4. Nhiệm vụ của công tác

biên đạo múa.

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: 1.2 tìm dẫn chứng.

Trình bày nhóm - phản biện.

GV đúc kết

Học ở nhà: đọc trước TLGD

A1.1

A1.2

3/3

(7 – 9)

Chương 1: Biên đạo múa

phụ hoạ bài hát

1.5. Các bước biên đạo

múa.

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: 1.3 tìm dẫn chứng.

Trình bày nhóm - phản biện.

GV đúc kết

Học ở nhà: đọc trước TLGD

A1.1

A1.2

4/4

(10 – 12)

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: 1.5 tìm dẫn chứng.

A1.1

A1.2

144

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài đánh

giá

Trình bày nhóm - phản biện.

GV đúc kết

Học ở nhà: đọc trước TLGD

5/5

(13 – 15)

Chương 2: Dàn dựng

chương trình ca múa nhạc

2.1. Mục đích, ý nghĩa của

việc tổ chức ngày lễ hội

trong trường mầm non.

2.2. Những ngày lễ hội cần

tổ chức trong năm cho trẻ ở

trường mầm non.

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: 2.1 tìm dẫn chứng.

Trình bày nhóm - phản biện.

GV đúc kết

- “Lễ” là gì? “Hội” là gì? “Lễ

hội” là gì?

- Tổ chức “Lễ hội” cho trẻ để

làm gì?

Tổ chức cho học viên “Tư duy

theo màu”

Học ở nhà: đọc trước TLGD

A1.1

A1.2

A2.1

6/6

(16 – 18)

Chương 2: Dàn dựng

chương trình ca múa nhạc

2.3. Phương pháp dàn dựng

chương trình ca múa nhạc.

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: đọc trước TLGD

A1.1

A1.2

7/7

(19 – 21)

Chương 2: Dàn dựng

chương trình ca múa nhạc

2.4. Xây dựng kịch bản ca

múa nhạc.

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: 2.2 tìm dẫn chứng.

Trình bày nhóm - phản biện.

GV đúc kết

Học ở nhà: đọc trước TLGD

A1.1

A1.2

8/8

(22 – 24)

Chương 2: Dàn dựng

chương trình ca múa nhạc

2.5. Một số lưu ý khi tổ chức

dàn dựng chương trình

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Học ở nhà: đọc trước TLGD

9/9

(25 – 27)

Chương 2: Dàn dựng

chương trình ca múa nhạc

2.6. Xây dựng chương trình

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

145

Tuần/

Buổi học

(Tiết)

Nội dung Hoạt động

dạy và học

Bài đánh

giá

ca múa nhạc thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: Xây dựng ý tưởng

cho nội dung đã bốc thăm

Học ở nhà: đọc trước TLGD

10/10

(28 – 30)

Chương 2: Dàn dựng

chương trình ca múa nhạc

2.6. Xây dựng chương trình

ca múa nhạc (tiếp theo)

PPDH: tập trung thuyết giảng

và trình chiếu PP

Học ở lớp: Quan sát, ghi chép,

thực hành thảo luận nhóm.

Thảo luận: Xây dựng ý tưởng

cho nội dung đã bốc thăm

Học ở nhà: đọc trước TLGD

7.2 Giảng dạy thực hành

Tuần/Buổi

học Nội dung Hoạt động dạy và học

Bài đánh

giá

11/11

(31 – 35)

Bài thực hành 1:

Thực hành sử dụng các

phần mềm hỗ trợ tìm kiếm

âm nhạc, phim ảnh

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận

Học ở nhà: Thực hành thao tác

đã học

A1.1

A1.2

A2.1

12/12

(36 – 40)

Bài thực hành 3:

Thực hành xây dựng ý

tưởng cho chương trình ca

múa nhạc theo chủ đề bốc

thăm

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận

Học ở nhà: Thực hành thao tác

đã học

A1.1

A1.2

A2.1

13/13

(41 – 45)

Giáo viên góp ý nội dung

kịch bản

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận

Học ở nhà: Tìm kiếm tư liệu

cho chương trình mới

A1.1

A1.2

A2.1

14/14

(46 – 50)

Bài thực hành 5:

Thực hành xây dựng các

tiết mục văn nghệ theo chủ

đề lễ hội

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận

Học ở nhà: Thực hành thao tác

đã học

A1.1

A1.2

A2.1

146

Tuần/Buổi

học Nội dung Hoạt động dạy và học

Bài đánh

giá

15/15

(51 – 55)

Giáo viên góp ý xây dựng

các tiết mục văn nghệ

trong chương trình

PPDH: Thuyết trình nêu vấn

đề, vấn đáp, trực quan.

Học ở lớp: SV lắng nghe, ghi

chép và tham gia thảo luận điều

chỉnh.

Học ở nhà: Tìm kiếm tư liệu

cho chương trình mới

16/16

(56 – 60)

Biểu diễn chương trình Ca

múa nhạc

PPDH: Sinh viên bôc thăm thứ

tự biểu diễn.

- Mỗi chương trình kéo dài

không quá 30 phút

A3.1

8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND

EXPECTATION)

Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi

hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.

Sinh viên/học viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên/học viên đi trễ quá 5

phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.

Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.

Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện

thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.

Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài

giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Sinh viên/học viên phải thực hiện các bài tập/bài báo cáo hoặc nhiệm vụ học tập

mà giảng viên qui định.

Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật

trường thì được thực hiện theo quy chế học vụ của Trường Đại học An Giang.

9. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

P. Trưởng Khoa

Nguyễn Phương Thảo

P. Trưởng Bộ môn

Lê Ngọc Phượng

Người viết

Đặng Thị Phấn