Tính chất và mục đích của âm vận học Trung Quốc: Nhận xét từ hai "sự kiện"...

12
TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC… 55 TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC: NHẬN XÉT TỪ HAI “SỰ KIỆN” TIẾT PHỤNG SINH () 1. Lời mở: xoay quanh hai sự kiện Về lí luận và phương pháp nghiên cứu lịch sử âm vận Hán ngữ, trong những năm gần đây đã nảy sinh hai cuộc tranh luận, có thể gọi là hai “sự kiện”. Sự kiện thứ nhất là bài viết “A New Approach to Chinese Historical Linguistics” (Ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán: một hướng tiếp cận mới) của hai vị Giáo sư Mĩ là Jerry L. Norman và W. South Coblin (bản dịch tiếng Trung Quốc của Chu Khánh Chi 朱庆之: “汉语历史语言 研究的新方法”, xem phần tài liệu tham khảo), chỉ ra rằng, từ Karlgren trở đi, việc nghiên cứu âm trung cổ dựa trên Thiết vận 切韵 và các vận đồ là không chính xác, bởi vì hai tư liệu ấy đều có niên đại không rõ ràng và có nguồn gốc khu vực đáng nghi ngờ, chúng là tập hợp đa loại của các văn nhân, khó xác định mối quan hệ giữa hai tư liệu ấy, nên chúng đều không đại diện cho một ngữ âm thực tế nào. Kết luận: cần phải bắt đầu lại, áp dụng một “mô thức lịch sử ở trạng thái động”, lấy việc điều tra các phương ngôn hiện đại làm gốc, dần dần suy ngược lên, thì mới có thể tái lập ra các quá trình và tầng thứ của tiếng Hán khi từ bình nguyên phương Bắc từng bước khuếch tán xuống phương Nam. Quan điểm này có thể nói là đã phủ định triệt để cơ sở và truyền thống âm vận học Trung Quốc, thậm chí có thể dẫn dắt người ta một cách sai lầm rằng lịch sử âm vận tiếng Hán bắt đầu từ Karlgren. Quan điểm này đã bị Giáo sư E. G. Pulleyblank phản bác kịch liệt. Trong bài viết “Qieyun and Yunjing: The Essential Foundation for Chinese Historical Linguistics” (Thiết vận Vận kính: Nền tảng căn bản của ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán; xem bản dịch tiếng Trung Quốc của Lưu Ái Cúc 刘爱 : “切韵与韵镜: 汉语历史语言学的 主要依据”), Pulleyblank cho rằng hai tư liệu trên chắc chắn phải đại diện cho ngôn ngữ thực tế, chúng là kho báu vô giá để nghiên cứu Hán ngữ trung cổ, mà Vận kính 韵镜 càng xứng đáng là thành tựu cực kì đột xuất của lịch sử trí tuệ Trung Quốc và lịch sử ngôn ngữ học thế giới. Ông cho rằng người ta không thể hiểu được tầm quan trọng của hai tư liệu ấy, là vì người ta không hiểu lí luận âm vị học đương đại. Cả hai bài viết trên đều đã được dịch ra tiếng Trung Quốc. ( ) GS. Đại học Bang Ohio, Mĩ.

Transcript of Tính chất và mục đích của âm vận học Trung Quốc: Nhận xét từ hai "sự kiện"...

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC…

55

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC

TRUNG QUỐC: NHẬN XÉT TỪ HAI “SỰ KIỆN”

TIẾT PHỤNG SINH ()

1. Lời mở: xoay quanh hai sự kiện

Về lí luận và phương pháp nghiên cứu lịch sử âm vận Hán ngữ, trong những năm gần đây đã nảy sinh hai cuộc tranh luận, có thể gọi là hai “sự kiện”. Sự kiện thứ nhất là bài viết “A New Approach to Chinese Historical Linguistics” (Ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán: một hướng tiếp cận mới) của hai vị Giáo sư Mĩ là Jerry L. Norman và W. South Coblin (bản dịch tiếng Trung Quốc của Chu Khánh Chi 朱庆之: “汉语历史语言研究的新方法”, xem phần tài liệu tham khảo), chỉ ra rằng, từ Karlgren trở đi, việc nghiên cứu âm trung cổ dựa trên Thiết vận 切韵 và các vận đồ là không chính xác, bởi vì hai tư liệu ấy đều có niên đại không rõ ràng và có nguồn gốc khu vực đáng nghi ngờ, chúng là tập hợp đa loại của các văn nhân, khó xác định mối quan hệ giữa hai tư liệu ấy, nên chúng đều không đại diện cho một ngữ âm thực tế nào. Kết luận: cần phải bắt đầu lại, áp dụng một “mô thức lịch sử ở trạng thái động”, lấy việc điều tra các phương ngôn hiện đại làm gốc, dần dần suy ngược lên, thì mới có thể tái lập ra các quá trình và tầng thứ của tiếng Hán khi từ bình nguyên phương Bắc từng

bước khuếch tán xuống phương Nam. Quan điểm này có thể nói là đã phủ định triệt để cơ sở và truyền thống âm vận học Trung Quốc, thậm chí có thể dẫn dắt người ta một cách sai lầm rằng lịch sử âm vận tiếng Hán bắt đầu từ Karlgren. Quan điểm này đã bị Giáo sư E. G. Pulleyblank phản bác kịch liệt. Trong bài viết “Qieyun and Yunjing: The Essential Foundation for Chinese Historical Linguistics” (Thiết vận và Vận kính: Nền tảng căn bản của ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán; xem bản dịch tiếng Trung Quốc của Lưu Ái Cúc 刘爱菊: “切韵与韵镜: 汉语历史语言学的主要依据”), Pulleyblank cho rằng hai tư liệu trên chắc chắn phải đại diện cho ngôn ngữ thực tế, chúng là kho báu vô giá để nghiên cứu Hán ngữ trung cổ, mà Vận kính 韵镜 càng xứng đáng là thành tựu cực kì đột xuất của lịch sử trí tuệ Trung Quốc và lịch sử ngôn ngữ học thế giới. Ông cho rằng người ta không thể hiểu được tầm quan trọng của hai tư liệu ấy, là vì người ta không hiểu lí luận âm vị học đương đại. Cả hai bài viết trên đều đã được dịch ra tiếng Trung Quốc. () GS. Đại học Bang Ohio, Mĩ.

TẠP CHÍ HÁN NÔM số 5 (90) - 2008 TIẾT PHỤNG SINH

56

Xin cám ơn những người đã gửi các bài viết cho tôi, nếu không thì có thể tôi cũng không được đọc! Điều khiến tôi cảm thấy kì lạ là hiện vẫn chưa có phản ứng gì của các học giả trong nước. Không có phản ứng thì chẳng phải là mặc nhận sao?

Một cuộc tranh luận khác là “sự kiện Mai Tổ Lân”. Hạ tuần tháng 9 năm 2002, theo lời mời, tôi đến giảng bài tại Đại học Sư phạm Từ Châu 徐州师范大学 đúng vào lúc diễn ra Hội thảo khoa học về Ngữ pháp cổ Hán ngữ tổ chức tại Tuyền Châu 泉州 nên nhân tiện nhận lời mời tham dự; vừa gặp mặt, giáo sư Quách Tích Lương 郭锡良 đã hỏi quan điểm của tôi về “sự kiện Mai Tổ Lân”. Tôi đã về hưu nhiều năm, “không màng việc đời”, không biết về chuyện đó, nên không có quan điểm gì; giáo sư Quách liền in cho tôi bài viết Hữu Trung Quốc đặc sắc đích Hán ngữ lịch sử âm vận học “有中国特色的汉语历史音韵学” (Âm vận học lịch sử tiếng Hán mang

màu sắc Trung Quốc) của Mai Tổ Lân 梅祖麟 được tải từ mạng Internet, đồng thời cũng cung cấp cho tôi bài phản bác của ông với nhan đề Lịch sử âm vận học

đích kỉ cá vấn đề “历史音韵学研究中的几个问题” (Mấy vấn đề trong nghiên cứu âm vận học lịch sử) và một số tư liệu liên quan khác. Đọc xong, tôi không khỏi giật mình kinh ngạc, hóa ra Mai Tổ Lân đã phê phán gay gắt từ các nhà cổ vận học thời Càn - Gia 乾嘉 (trừ Đoàn Ngọc Tài 段 玉 裁 ), tới “học phái Chương - Hoàng” 章黄学派 thời cận đại và “phân nhánh” của học phái ấy là Vương Lực 王力! (Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói Vương Lực tiên sinh là

“phân nhánh của Chương - Hoàng”!). Cuối năm ấy trở về Mĩ, tôi lại nhận được bài phản bác Mai Tổ Lân ‘Hữu Trung Quốc đặc sắc đích Hán ngữ lịch sử âm vận học’ giảng từ chất nghi “梅祖麟‘有中国特色的汉语历史音韵学 ’讲辞质疑” (Phản bác bài viết Âm vận học lịch sử tiếng Hán mang màu sắc Trung Quốc của Mai Tổ Lân) của Giáo sư Trần Tân Hùng 陈新雄 mà ông đã gửi đến từ trước đó. Xem ra lần này do Mai Tổ Lân đã công khai chỉ mặt gọi tên, nên các học giả trong nước mới phản ứng lại một cách khá gay gắt, nhưng dường như cũng chỉ có vài người công khai đáp lời.

2. Tính chất của sự kiện

Sau khi xem những tranh luận theo cả hai chiều về hai “sự kiện”, tất nhiên tôi cũng có quan điểm riêng của mình. Đầu tiên là tôi có chút than tiếc! Việc nghiên cứu khoa học vốn cần lấy lễ để đối xử với người khác, sao cứ phải dùng lời cay nghiệt với nhau? Tiếp đó tôi nghĩ, sự phản hồi gay gắt của Pulleyblank,

Quách Tích Lương, Trần Tân Hùng vừa hợp lí lại vừa cần thiết, và hoàn toàn có thể hiểu được, vì nếu không có phản hồi gì, thì cùng như mặc nhận rằng công

việc mà cả đời theo đuổi đều là vô nghĩa! Thêm nữa, không kể đến danh tiếng tốt xấu của cá nhân, thì việc không có phản hồi cũng sẽ chứng tỏ sự mặc nhận rằng âm vận học truyền thống Trung Quốc đã sai lầm ngay từ khi nó bắt đầu! Ở đây không thể không có thêm ý kiến tranh luận, mà cũng chính vì vậy tôi mới cảm thấy kì lạ vì không có nhiều người phản hồi (nghe nói khi bài của Quách Tích Lương công bố cũng gặp đôi điều cản trở, điều này càng khiến người ta khó

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC…

57

hiểu!). Tôi vốn sống ở nước ngoài, nghỉ hưu đã lâu, vốn nghĩ sẽ không tỏ ý kiến gì, nhưng cuối cùng vẫn cảm thấy không thể không nói qua về quan điểm cá nhân. Tôi cảm thấy, xét về mục đích nghiên cứu, thì quan điểm của Norman và Coblin cũng không phải vô lí, đáng tiếc là họ chưa suy nghĩ về mục đích nghiên cứu của người khác. Tương tự, đầu bài viết của Mai Tổ Lân đã phê bình những người nào đó muốn xây dựng lí luận và phương pháp mang màu sắc Trung Quốc, thì cũng có ý nghĩa riêng, vì lí luận và phương pháp đúng đắn thì phải phù hợp ở khắp nơi, chứ không thể nói quốc gia nào, ngôn ngữ nào có phương pháp và lí luận riêng biệt. Nhưng những điều ông trình bày ở nhiều đoạn khác thì lại rất có vấn đề. Các bài viết của Pulleyblank, Quách Tích Lương, Trần Tân Hùng đã biện giải kĩ càng về những vấn đề cụ thể trong các bài viết của đối phương, cũng như về những lời chỉ trích bản thân họ, hoặc thầy và bạn của họ, cho nên ở đây tôi sẽ không bàn đến những vấn đề chi

tiết ấy nữa, mà chỉ muốn từ góc độ “cân nhắc các lẽ thường” để thảo luận một cách có nguyên tắc xem Thiết vận và các

vận đồ như Vận kính có phải đều đại biện cho ngôn ngữ thực tế hay không, và xem khái niệm “âm thượng cổ” mà các học giả Trung Quốc vẫn nói có tương đồng với khái niệm “âm thượng cổ” mà một số người nước ngoài vẫn nói hay không.

3. Mục đích của âm vận học Trung Quốc

Chúng ta nghiên cứu âm vận Hán ngữ, nhìn chung không phải ai cũng đều nghiên cứu chỉ để nghiên cứu! Nói cách khác, đa số chúng ta đều có mục đích

nhất định. Âm vận học Trung Quốc có lịch sử gần hai nghìn năm, đời nào cũng có người nghiên cứu, thử nghĩ xem mục đích của họ là gì? Hơn mười năm trước, tôi từng có lần giảng bài giới thiệu truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc với các đồng nghiệp ở Mĩ (Hsueh 1987), trong bài nói chuyện ấy tôi đã chú trọng chỉ ra rằng, cái mà các học giả Trung Quốc nghiên cứu là ngôn ngữ của triết nhân và thi nhân; nói cách khác, để giải đọc chính xác các trước tác kinh điển thời Tiên Tần, người ta mới nghiên cứu “cổ vận” 古韵, để xây dựng tiêu chuẩn được công nhận khi viết văn làm thơ, người ta mới biện giải và phân tích “kim vận” 今韵. Tất nhiên, “kim vận” còn có một chức năng quan trọng nữa là giúp ích việc mở rộng “tiếng tiêu chuẩn” 标准话 . Trong lịch sử Trung Quốc, muộn nhất là từ thời Đông Chu trở đi đã có quan niệm và ứng dụng “ngôn ngữ tiêu chuẩn” 标准语, tức cái gọi là “nhã ngôn” 雅言, sau đó gọi là “thông ngữ” 通语, thời Minh - Thanh lại gọi là “quan thoại” 官话. Đương nhiên ngôn ngữ tiêu chuẩn cũng khác nhau tùy theo thời gian, nhưng các ngôn ngữ tiêu chuẩn khác nhau về thời đại cũng có quan hệ truyền thừa chặt chẽ với nhau. Không sử dụng bất kì một chứng cứ thành văn nào, thì chúng ta có thể tưởng tượng rằng, bắt đầu từ thời đại “nhã ngôn”, trừ “thông ngữ” ra, mỗi thời đại phải có rất nhiều phương ngôn, nhưng bởi các nhà âm vận học Trung Quốc có mục đích như đã như trình bày trên, nên họ tất nhiên sẽ chú trọng nghiên cứu ngôn ngữ tiêu chuẩn; điều này giải thích tại sao từ đời Nguyên trở đi, trừ một vài ngoại lệ, có rất ít học giả Trung Quốc

TẠP CHÍ HÁN NÔM số 5 (90) - 2008 TIẾT PHỤNG SINH

58

ghi lại một cách tương đối hoàn chỉnh về bất kì một phương ngôn nào.

Người hiện đại nghiên cứu âm vận tiếng Hán với những mục đích nghiên cứu hiển nhiên là không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là các học giả nước ngoài. Nói cho gọn, có thể chia thành ba loại. Loại thứ nhất là những người theo mục đích nghiên cứu văn sử Trung Quốc, tất nhiên sẽ coi việc nghiên cứu sự truyền thừa “tiếng tiêu chuẩn” làm nhiệm vụ chủ yếu; loại nghiên cứu này khá gần gũi với âm vận học truyền thống Trung Quốc, cho dù có thể rất khác nhau về phương pháp và lí luận mà họ sử dụng. Ví dụ như Karlgren áp dụng “phương pháp tái lập” thông dụng ở châu Âu thời kì ông để nghiên cứu Hán ngữ trung cổ và thượng cổ. Tuy sử dụng phương pháp này để phân tích Thiết vận và các vận đồ là không thỏa đáng (xin xem phần sau), nhưng ông đã mở ra một con đường mới; đồng thời ông cũng đi sâu nghiên cứu về các kinh điển thời cổ đại như Kinh Thi 诗经, Tả truyện 左传, ông là một nhà Hán học đáng kính. Loại thứ hai là những người theo mục đích nghiên cứu lí luận âm vận, nghiên cứu các phương ngôn tiếng Hán (bao gồm tiếng phổ thông tiêu chuẩn), chú trọng giải thích những hiện tượng nào đó của tiếng Hán, qua đó giới thiệu hoặc sửa chữa một lí luận nào đó, hoặc có ý xây dựng một lí luận mới; loại nghiên cứu này chỉ có ý định tìm các ví dụ minh họa trong tiếng Hán, nên dường như không liên quan gì đến âm vận học truyền thống Trung Quốc, nhưng lí luận thật sự tốt lại hết sức quan trọng để chúng ta thông diễn các vận thư trong âm vận học truyền

thống như Thiết vận. Loại thứ ba là những người theo mục đích xây dựng “ngữ tộc” (language family, hoặc gọi là “ngữ hệ”), mong muốn tìm ra họ hàng của tiếng Hán, cũng như mối quan hệ của tiếng Hán với những thứ tiếng ngoài tiếng Hán; loại nghiên cứu này chưa từng được các nhà nghiên cứu tiền bối người Trung Quốc thực hiện, nên nó rất khác với những nghiên cứu của họ. Vì rất nhiều người nước ngoài nghiên cứu tiếng Hán chưa suy nghĩ đầy đủ về mục đích của âm vận học truyền thống Trung Quốc, nên đôi lúc sẽ vì hiểu nhầm mà phê bình bạt mạng.

4. Tính chất của âm vận học Trung Quốc

Trong phần trên, tôi đã đề cập đến những cống hiến của Karlgren cho ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán, nhưng cũng chỉ ra rằng ông vô hình trung đã tạo ra một số vấn đề cho âm vận học Trung Quốc. Đầu tiên, việc ông sử dụng “phương pháp mới” có thể sẽ khiến

người ta (nhất là các học giả nước ngoài) hiểu nhầm rằng ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán bắt đầu từ Karlgren; bài viết của Norman và Coblin có thể đã đẩy cao

sự hiểu nhầm này. Thứ hai, ông đã áp dụng một cách rất tự nhiên “phương pháp tái lập” thông dụng ở Bắc Âu đương thời để tái lập âm Thiết vận, không tiếp thu lí luận “âm vị học” xuất hiện sau đó một thời gian ngắn. Điều đó gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, vì các tư liệu của âm vận Trung Quốc như Thiết vận và các vận đồ, xét về bản chất đều là các tư liệu “âm vị tính” (tôi rất mừng khi thấy Pulleyblank cũng có quan điểm này trong bài viết của ông),

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC…

59

mà phương pháp tái lập lại lấy âm trị làm mục tiêu, đại diện cho một quan niệm khác, với chức năng là “phục dựng” ngôn ngữ thời cổ đại vốn chưa được ghi chép lại; nhưng Karlgren lại thừa nhận Thiết vận ghi chép ngôn ngữ thực tế, rồi phục dựng ngôn ngữ ấy; như thế rõ ràng là có mâu thuẫn! Cho nên những người tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “tái lập” thì chắc chắn sẽ nghi ngờ phương pháp làm việc của Karlgren; xét theo ý nghĩa này, thì những phê phán của Norman và Coblin đối với “phái Karlgren” là hiện tượng tất yếu, chỉ là xuất hiện sớm hay muộn mà thôi! Nhưng phủ định phương pháp làm việc của “phái Karlgren” là một chuyện, còn phủ định Thiết vận lại là chuyện khác, bởi điều này cũng như phủ định sạch trơn âm vận học truyền thống Trung Quốc.

Trong mấy bài viết trước đây (Tiết Phụng Sinh 1999, 2000), tôi từng nhiều lần nhấn mạnh rằng trong những vận thư

như Thiết vận và Vận kính, việc phân thanh, phân vận, phân điệu, phân loại đều được xây dựng trên hiện tượng “tương phản âm vị” 音 位 对 比

(phonemic contrast), vì vậy muốn giải đọc chính xác các vận thư này, cũng như mối quan hệ truyền thừa giữa các vận thư trong các thời đại khác nhau, thì cần phải áp dụng các quan niệm “tương phản âm vị” và “đặc trưng khu biệt tính”. Nhưng hiện nay vẫn có người cho rằng Thiết vận và Vận kính đều không đại diện cho ngôn ngữ thực tế, không phải là một “ngôn ngữ” theo ý nghĩa nghiêm ngặt của từ này. Thoạt nghe có thể khiến người ta giật mình, nhưng thực ra không

có gì phải giật mình cả! Đúng là có nhiều người cho rằng Thiết vận là một “thể hỗn hợp”. Nếu không nói rõ về hàm nghĩa của từ “hỗn hợp”, mà chỉ nói chung chung là “thể hỗn hợp”, thì tất nhiên sẽ có kết luận như vậy, bởi âm hệ chỉ có thể tồn tại trong một ngôn ngữ nhất định (phương ngôn) của một thời gian nhất định.

5. Thiết vận có đại diện cho một ngôn ngữ thực tế hay không?

Tôi chưa từng nghi ngờ một điều là

Thiết vận được biên soạn trên cơ sở

tiếng tiêu chuẩn trong thời đại của Lục

Pháp Ngôn. Chúng ta có thể đưa ra hai

luận cứ cơ bản nhất để ủng hộ cách nhìn

này. Một là, việc biên soạn cuốn sách

này cũng giống như các vận thư thuộc

loại “kim vận” nói chung, đều chú trọng

“chính âm” 正音 [ngữ âm tiêu chuẩn]

(Lục Pháp Ngôn chính là một thầy giáo

ngữ văn); người biên soạn tất nhiên sẽ

tham khảo ý kiến của người khác ở một

vài đoạn nhất định, nhưng ông nhất định

không cố ý một cách vô lí để biên soạn

một thể hỗn hợp, làm khó cho những

người muốn học tiếng tiêu chuẩn. Hai là,

cho dù ông có ý biên soạn một “thể hỗn

hợp”, thì e rằng ông cũng chưa đủ bản

lĩnh ấy (chúng ta cũng đều không đủ bản

lĩnh ấy), bởi hệ thống ngữ âm nội tại của

ngôn ngữ được hình thành một cách tự

nhiên, chứ không phải là thứ mà một

người hoặc một vài người nào đó có thể

biên soạn nên; nói ngược trở lại, cho dù

có biên soạn được đi nữa, thì nó cũng

không được quần chúng tiếp nhận (cái

gọi là Quốc tế ngữ - Esperanto là một ví

dụ), mà Thiết vận lại có hệ thống, nghĩa

TẠP CHÍ HÁN NÔM số 5 (90) - 2008 TIẾT PHỤNG SINH

60

là được tiếp nhận bởi những người nói

thứ tiếng ấy; lẽ nào Thiết vận lại là một

ngoại lệ?

Norman và Coblin đã trích dẫn nhiều

học giả tiền bối để ủng hộ quan niệm “thể

hỗn hợp”, mà các học giả này chủ yếu

đều căn cứ vào lời tựa Thiết vận, điều đó

khó tránh khỏi việc đơn giản hóa vấn đề

một cách quá mức. Chúng ta phải thừa

nhận rằng, các vị tiền bối này, trong thời

đại chưa có quan niệm âm vị, thực sự là

đã nói quá đà khi cho rằng Thiết vận

không đại diện cho một phương ngôn

đơn nhất nào, rồi lại vội vàng “tái lập”

cho nó một âm hệ đơn nhất, điều này thật

sự là mâu thuẫn! Tất nhiên sẽ để bia

miệng cười. Nhìn từ góc độ này, chúng ta

vẫn phải thực sự thừa nhận rằng, quan

niệm của Norman và Coblin là hợp logic;

người ta đưa ra tiền đề như vậy, thì họ tất

nhiên có thể đưa ra kết luận như vậy (họ

không nói thế, nhưng “anh hùng biết anh

hùng!”). Nhưng tôi cảm thấy, ngoài La

Thường Bồi 罗常培 (“phương âm đương

thời […] bao gồm hết trong đó”) và Lục

Chí Vĩ 陆志韦 (“đại diện cho bộ mặt

hoàn chỉnh của Hán ngữ Lục Triều”) là

nói hơi quá, thì những người còn lại đều

nói một cách khá cụ thể và hàm súc rằng

“[Thiết vận] không đại diện cho một

phương ngôn của một thời gian và không

gian xác định”. Ví dụ Trương Côn 张琨

nói: “tổng hợp các hệ thống đề ra trong

rất nhiều vận thư […] trước đó”; Vương

Lực nói: “có tính chất tồn cổ rất rõ ràng”.

Có thể thấy rằng đối với họ, cái gọi là

“thể hỗn hợp” chỉ là hiện tượng có điều

kiện và có giới hạn, giả như “thể hỗn

hợp” được hiểu theo ý nghĩa này, thì

chúng ta tất nhiên có thể tiếp thu, bởi các

vận thư của người trước [thời Lục Pháp

Ngôn] đều được biên soạn trước đó

không lâu dựa trên tiếng tiêu chuẩn thời

ấy, vậy nên có thể “hỗn hợp” vào nó một

số ít thành phần không thật sự theo quy

luật, điều này cũng có thể cung cấp cho

chúng ta những chứng cứ hữu hiệu để

giải thích các hiện tượng “tùng phân bất

tùng hợp” 从分不从合 [chủ trương tách

ra chứ không gộp lại] và “trùng nữu”

重 纽 trong một số vận. Tất nhiên, nếu có

thể suy luận ra một hệ thống âm vị hoàn

chỉnh và hợp lí cho Thiết vận, đồng thời

căn cứ trên hệ thống ấy để giải thích một

số ít các hiện tượng ngoại lệ trong cuốn

sách này, thì mới là chứng cứ khả tín

nhất và hữu hiệu nhất cho thấy Thiết vận

có đại diện cho một ngôn ngữ thực tế hay

không, bởi một mớ hổ lốn thì không thể

hàm chứa một âm hệ hợp lí và mạch lạc.

Mặt khác, chúng ta cũng không được

phép quên rằng, cái mà Thiết vận ghi

chép là “tiếng tiêu chuẩn”, chỉ là một

trong số rất nhiều phương ngôn tiếng

Hán đương thời, chỉ đại diện cho một âm

hệ hoàn chỉnh, không thể dựa vào nó để

giải thích một cách toàn diện các phương

ngôn khác, hoặc các hiện tượng vốn vô

cùng phong phú như đối âm với nước

ngoài, phiên dịch kinh Phật… Muốn giải

quyết các vấn đề này, thì chỉ có thể dựa

vào việc tái lập các phương ngôn khác ở

những thời đại khác nhau như Norman

và Coblin đã đề nghị, đồng thời khảo sát

xem khi phiên dịch kinh Phật người ta đã

lần lượt sử dụng những phương ngôn khác

nhau nào. Thật thiếu công bằng nếu oán

trách rằng Thiết vận chẳng giúp ích được

gì, và vì vậy cũng thật thiếu công bằng

nếu phủ định sạch trơn Thiết vận!

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC…

61

Một vấn đề khác là: Thiết vận đã có một số thành phần tồn cổ và phương ngôn, thì đó rốt cục nó là “hỗn hợp” ở mức độ nào và có tính chất như thế nào? Lục Pháp Ngôn nói: “Nhân bàn về điều đúng sai giữa Nam - Bắc, chỗ thông tắc giữa cổ - kim, muốn lựa chọn những điều thích hợp, loại bỏ những chỗ sai lầm”. Vấn đề là ở chỗ, “Nam Bắc cổ kim” mà ông dùng là để chỉ cái gì? “Cổ - kim” thì còn dễ lí giải, tức là ông đã tham khảo một số vận thư khá sớm nào đó, rồi căn cứ vào đó để “loại bỏ những chỗ sai lầm” nào đó không phù hợp với âm thời ấy. Như đã trình bày ở phần trên, các vận thư khá sớm này đều căn cứ theo âm tiêu chuẩn khá sớm; nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, những vận thư này cũng không thể coi là “cổ” quá, chỉ sớm hơn trên dưới một trăm năm mà thôi, chúng ghi chép thứ ngôn ngữ là tiền thân của ngôn ngữ thời Lục Pháp Ngôn, hai thứ ngôn ngữ này sai biệt không nhiều, bởi thế nên gây ra một vài xáo trộn nho nhỏ, chỉ có thể tạo ra các hiện tượng ngoại lệ khi thể hiện trên văn bản như “tòng phân bất tòng hợp”, “trùng nữu”, “hựu độc” 又读 [lại đọc là]…, nhưng đây nhất định không có nghĩa rằng cái mà Thiết vận ghi chép không phải là “ngôn ngữ thực tế”. Lấy ví dụ, những năm đầu thời Dân quốc, để mở rộng “Quốc ngữ”, người ta đã chế định ra một bộ “kí hiệu quốc âm”; thời bấy giờ các vần khiết, tà “乜, 斜” (tương đương với các vần xa, già “车, 遮” trong Trung nguyên âm vận 中原音韵) và các vần thoa, pha “梭,坡” (tương đương với các vần ca, qua “歌, 戈” trong Trung nguyên âm vận) trong “mười ba vần” 十三辙 ở tiếng quan thoại phương Bắc đã hợp vần được với nhau, nhưng ở tiếng quan thoại

phương Nam vẫn còn tách rời, vì vậy đã gây tranh luận, kết quả là quyết định “tùng phân bất tùng hợp”, dùng “ㄝ” để chú âm cho các chữ thuộc vần khiết, tà “乜, 斜”, dùng “ㄜ/ㄛ” để chú âm cho các chữ thuộc vần thoa, pha “梭, 坡” (điều này tất nhiên đã gây nên vài rắc rối nhỏ, ví dụ như các chữ “格, 核, 额, 墨” trong vần khiết, tà “乜, 斜”, trong tiếng Bắc Kinh lại trở thành các chữ đồng âm hoàn toàn với các chữ “阁, 合, 蛾, 莫” thuộc vần thoa, pha “梭, 坡”. Mà các chữ này lại đều là các chữ có âm môi, răng, hầu, giống như các chữ “trùng nữu”, xem thêm Triệu Nguyên Nhiệm 1968: 52). Điều đó phải chăng có nghĩa rằng Quốc âm tự vựng 国音字汇 chú âm như thế là không đại diện cho “ngôn ngữ thực tế”? Tôi đoán rằng những người nói tiếng Quốc ngữ đều đã có đáp án của mình. Còn về từ “Nam - Bắc” thì rất dễ dẫn đến hiểu nhầm. “Bắc” thường trỏ khu vực Trung nguyên thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, là đất phát tích của “tiếng tiêu chuẩn”, tính sai biệt phương ngôn trong tiếng vùng này nhìn chung là không lớn lắm. “Nam” trỏ vùng Giang Đông; tôi đồng ý với quan điểm của nhiều người cho rằng thời bấy giờ vùng này vẫn gọi là vùng “Ngô ngữ” 吴语; vậy thì cái gọi là “âm Kim Lăng” 金陵音 rốt cục có phải là thổ ngữ của vùng ấy không? Hay là “tiếng tiêu chuẩn” mà các nhân sĩ Trung nguyên đã đưa tới khi họ tiến về Nam? Tôi cho rằng chỉ có thể là giả thiết thứ hai, bởi thứ tiếng tiêu chuẩn theo kiểu Kim Lăng này, do đã tách rời hai ba trăm năm, tất nhiên sẽ có chỗ không giống với “âm vùng Lạc Hạ” 洛下之音, nhưng chắc chắn vẫn còn rất gần gũi nhau, vậy nên cách đọc một số âm Kim Lăng mới có thể được tổng hợp

TẠP CHÍ HÁN NÔM số 5 (90) - 2008 TIẾT PHỤNG SINH

62

vào trong Thiết vận, tất nhiên ở đây cũng sẽ xuất hiện các tình huống “tùng phân bất tùng hợp” hay “hựu độc”, nhưng điều này phải chăng cho thấy cái mà Thiết vận ghi chép không phải là “ngôn ngữ thực tế”? (Pulleyblank đã dùng “Quốc ngữ” theo kiểu Đài Bắc và “tiếng phổ thông” ở Trung Quốc Đại lục làm ví dụ để chứng minh mối quan hệ giữa âm Kim Lăng và âm Trung Châu, như thế là thỏa đáng. Nghìn năm sau này, nếu có người cho rằng “Quốc ngữ Đài Loan” là trỏ tiếng Mân Nam 闽南 hoặc tiếng Khách Gia 客家, thì cũng là một chuyện khôi hài; từ đó suy ra, thành phần “âm Kim Lăng” trong Thiết vận có vai trò như thế nào trong việc nghiên cứu “cổ Ngô ngữ” 古吴语 cũng là điều khiến người ta phải nghi ngờ).

6. “Âm thượng cổ” là gì?

Tình hình của cái gọi là “âm thượng

cổ” lại càng phức tạp hơn. Chúng ta đã

từng nói, ít nhất là vào thời Đông Chu,

tức là thời đại lấy Kinh Thi làm đại biểu,

đã có ngôn ngữ tiêu chuẩn; không cần

dẫn chứng cũng có thể tưởng tượng

được là trong thời kì này nhất định phải

có những phương ngôn tiếng Hán khác,

nhưng mục đích nghiên cứu cổ âm của

các học giả Trung Quốc là để “giải

kinh”, nên tất nhiên họ sẽ chỉ coi việc tái

lập âm tiêu chuẩn thượng cổ ấy là nhiệm

vụ của mình; đáng tiếc là thời ấy chưa

có vận thư, cũng không có nhiều văn

hiến liên quan, vậy nên ngoại trừ các

chữ gieo vần trong Kinh Thi thì không

thể không dựa vào “chữ hài thanh” 谐声

字; nhưng điều này sẽ làm nảy sinh mâu

thuẫn trên bình diện lí luận âm hệ, bởi

một âm hệ chân chính chỉ có thể tồn tại

trong một ngôn ngữ nhất định ở một thời

gian nhất định, mà những chữ hài thanh

có trong thời đại Kinh Thi chắc chắn là

được liên tục sản sinh trong hàng nghìn

năm trước đó; vả lại những chữ hài

thanh ấy có phải đều nảy sinh từ cùng

một vùng phương ngôn hay không cũng

là một điều rất khó đoán định. Tôi từng

hỏi trực tiếp tiên sinh Lí Phương Quế

李方桂 về vấn đề này, ông cười và nói:

“Tư liệu quá ít ỏi, nếu cứ phân chia tiếp

thì không thể làm nổi!”. Đây tuy là một

câu trả lời không hợp “lí” (lí luận âm hệ)

nhưng lại rất hợp “tình” (“không thể làm

nổi!”), tôi hoàn toàn có thể hiểu được.

Từ đó tôi lĩnh hội được rằng, cuốn

Thượng cổ âm nghiên cứu 上古音研究

của Lí tiên sinh có tính chất gần gũi với

những nghiên cứu của các nhà âm vận

học thời kì đầu ở Trung Quốc, cho nên

ông rất ít khi sử dụng các tư liệu phi Hán

ngữ; nếu không thì nhìn từ góc độ của

“phái tái lập”, biết tận dụng những

phương ngôn như tiếng Ôn Châu, hoặc

các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các

vùng Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên,

Tây Tạng, cũng như ngôn ngữ của các

nước Myama, Thái Lan, Lào, Campuchia,

thì có thể nói tư liệu dùng mãi không hết,

sao lại cho rằng “tư liệu quá ít ỏi”? Tiên

sinh Vương Lực cũng sớm nhìn ra mâu

thuẫn mà chúng ta đang bàn, nên ông

nói rằng chữ hài thanh là tư liệu vô cùng

quan trọng, nhưng khi hài thanh và vần

thơ có mâu thuẫn thì vẫn phải coi vần

thơ là chuẩn (dẫn chứng xin xem bài viết

của Quách Tích Lương và Trần Tân

Hùng); điều này cung cấp cho chúng ta

một nguyên tắc chiết trung rất tốt nên

nếu từ đây người ta suy luận ra rằng ông

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC…

63

không hiểu tầm quan trọng của chữ hài

thanh, thì có vẻ như họ phải có ý đồ nào

khác (tất nhiên người ta cũng có thể nói

như đinh đóng cột rằng chữ hài thanh

cũng đại diện cho thời đại Kinh Thi,

nhưng điều này trái với những hiểu biết

thông thường).

Những người nước ngoài nghiên

cứu cái gọi là “âm thượng cổ”, ngoại trừ

một số ít người như Karlgren và

Pulleyblank, thì quá nửa đều không có

nhiều hứng thú với văn tịch cổ điển

Trung Quốc. Mục đích của họ là xây

dựng một ngữ hệ bao gồm tiếng Hán,

cũng giống như ngữ hệ Ấn - Âu, tất

nhiên họ sẽ không dùng đến những thứ

“cổ lỗ sĩ” đó, nhưng họ cũng không có

nhiều hứng thú đối với những lí luận âm

vận ngoài việc “tái lập”. Hiện nay người

ta thường nói đến khái niệm “ngữ hệ

Hán-Tạng”, dù cho không ít học giả vẫn

còn giữ thái độ hoài nghi về vấn đề này,

như tiên sinh Trương Côn là người

nghiên cứu sâu về Hán - Tạng (xem bài

của Quách Tích Lương). Trước hết

chúng tôi sẵn sàng tiếp thu cách nói này,

sau đó thử nghĩ xem hai thứ ngôn ngữ

cùng nguồn gốc này đã tách khỏi nhau

từ bao giờ; có người nói là trước thời

“Tam Đại”, tức khoảng trên hai nghìn

năm trước thời Kinh Thi. Nếu ai đó có

thể tái lập cho thứ “tiếng Hán” khi đã

phân tách này một âm hệ trong một giai

đoạn nào đó trong trường kì lịch sử của

nó, thì điều đó tất nhiên là rất tốt, nhưng

âm hệ ấy chắc chắn sẽ không giống với

“âm thượng cổ” mà các học giả Trung

Quốc tiền bối đã tái lập dựa trên Kinh

Thi, nên không thể đánh đồng với nhau

được. Điều rất đáng tiếc là, những người

theo phương pháp tái lập này lại rất ít

khi nói rõ xem thứ ngôn ngữ mà họ tái

lập thuộc vào giai đoạn nào (nhìn chung

không thể là thời đại Kinh Thi?), nhưng

lại rất hay đem những gì mà họ tái lập ra

để phủ định những nghiên cứu về “âm

thượng cổ” của các học giả Trung Quốc,

họ cho rằng nếu không làm theo phương

pháp của họ thì sẽ không thể bắt nhịp

được với tiếng Tạng. Tôi cho rằng, ở

đây đã thể hiện hai sai lầm về tư duy:

Một là, đánh đồng một thời kì khá sớm

với thời kì Kinh Thi; điều này có khác gì

đem Thiết vận ra làm chứng cứ để phê

bình cuốn sách hình thành sau đó là

Trung nguyên âm vận không nên phân

vận như thế! Hai là, coi “tiếng Hán và

tiếng Tạng cùng nguồn gốc” là một tiền

đề lớn mà không cần chứng minh, rồi

căn cứ vào việc phê bình chỗ thiếu sót

trong phương pháp làm việc của người

khác để ủng hộ cái tiền đề lớn ấy, từ đó

không coi người khác là “chủ lưu”, thì

thật quá chủ quan! (Quách Tích Lương

có vẻ như cực lực phản đối thuyết “chủ

lưu” này, nhưng thật ra đâu cần phải so

đo! Tụ tập thành một nhóm rồi tự gọi là

chủ lưu, đó cũng là điều thường gặp trên

đời. Khi về Trung Quốc, tôi từng nghe ai

đó nói rằng “Thiết vận là một thể hỗn

hợp, chúng ta đã có nhận thức chung như

thế, nên không cần thảo luận thêm nữa”.

Thế thì cũng giống như tự phong làm

“chủ lưu” rồi chính trị hóa các vấn đề

khoa học). Tôi cảm thấy nếu mục đích

nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau

TẠP CHÍ HÁN NÔM số 5 (90) - 2008 TIẾT PHỤNG SINH

64

(mà trên thực tế cũng không nhất thiết

phải giống nhau), thì tại sao chúng ta

không tự tiến hành nghiên cứu một cách

thật khách quan?

7. Lời kết

Một số vấn đề có thể giải quyết được mà không cần viện dẫn kinh điển, hay bàn đến những lí luận xa vời, mà chỉ cần “cân nhắc các lẽ thường” là đủ để giải quyết. Thiết vận có đại diện cho một “ngôn ngữ thực tế” hay không, là một vấn đề như vậy. Trung Quốc từ rất sớm đã có truyền thống sử dụng “thông ngữ”, vậy phải làm thế nào để xác lập một tiêu chuẩn rõ ràng cho cái “thông ngữ” ấy, điều này càng trở nên quan trọng kể từ sau khi thiết lập chế độ khoa cử vào thời Tùy - Đường. Với tư cách là một cuốn sách “chính âm”, Thiết vận sao có thể là một mớ hổ lốn “vựng biên cách chú âm của người trước” được? Nếu nó đúng là một mớ hổ lốn, thì Thiết vận không thể chứa đựng một “âm hệ” nào. Thiết vận tận dụng sự khu biệt “thanh, vận, điệu”

để chỉ ra sự bất đồng của tự âm; kiểu khu biệt này chỉ có thể được phản ánh qua thính giác của những người nói thứ ngôn ngữ ấy, tức là sự “tương phản âm vị”, chứ không thể là những khác biệt về âm trị vốn rất nhỏ bé. Karlgren đã áp dụng nhầm “phương pháp tái lập” để lí giải sự khu biệt này, nên khiến âm hệ Thiết vận trở nên phức tạp rối rắm, điều đó dường như đã chứng thực quan niệm “thể hỗn hợp”. Ở đây không thể chỉ trích gì khi có người nói rằng Thiết vận không đại diện cho một ngôn ngữ thực tế nào, và cũng không có một ngữ âm riêng biệt nào, bởi tiền đề là như thế, thì kết luận sẽ không thể khác. Lại nói về các “đẳng

vận đồ”, người sáng chế ra chúng không thỏa mãn với những khu biệt về “thanh, vận, điệu”, mà họ đi sâu phân tích các thành phần nội tại của “thanh, vận”, rồi căn cứ vào đó để tiến hành phân loại; điều này xét về mặt quan niệm là thống nhất với tư tưởng “đặc trưng khu biệt tính”; vậy nên chính Pulleyblank đã nói [Vận kính] là cống hiến lớn trong lịch sử trí tuệ Trung Quốc; tiên sinh Vương Lực cũng từng nói rằng “đẳng vận” chính là lí luận âm vận của Trung Quốc. Sáng chế tuyệt vời ấy liệu có thể dùng để phân tích các vận đồ xuất hiện từ sau “thể hỗn hợp” ấy không? Tôi cho rằng nhất định là không thể. Các học giả Trung Quốc đọc rộng hiểu nhiều mà đến nay vẫn chưa làm rõ ràng vấn đề Thiết vận, thì người sáng chế vận đồ đời Đường làm sao có thể phân tích cuốn sách này một cách thực sự rõ ràng, rồi lại căn cứ vào đó để thiết kế nên một vận đồ có hệ thống sáng tỏ! Từ đó tôi tin rằng, người sáng chế ấy nhất định đã căn cứ trên một ngôn ngữ nào đó mà ông

quen thuộc (“tiếng tiêu chuẩn” đương thời). Điểm này chính Karlgren dường như cũng đã phần nào nhận thấy, nên ông nói

rằng vận đồ thể hiện những sự biến đổi ngữ âm nào đó từ sau thời Thiết vận.

Tôi chú trọng chỉ ra rằng Thiết vận và Vận kính đều đại diện cho ngôn ngữ thực tế, đó là do tôi muốn nói rằng hai tài liệu này đều vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử âm vận của ngôn ngữ tiêu chuẩn Trung Quốc, nhưng nếu mục đích của các nhà nghiên cứu khác nhau, thì có thể chúng không còn quan trọng nữa. Như quan niệm của Norman và Coblin, cái mà họ cần làm là “lịch sử phương ngôn tiếng Hán”, nên

TÍNH CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ÂM VẬN HỌC TRUNG QUỐC…

65

họ dùng “một mô thức ở trạng thái động”. Ở đây cần căn cứ trên cơ sở điều tra phương ngôn để dần dần tái lập ngược về trước; đó mới là bản sắc của “phái tái lập chính thống”, có thể “trong không sinh ra có”, không giống như Karlgren đi “tái lập” một thứ ngôn ngữ được ghi lại một cách chân thực và chi tiết, thành ra họ không tán đồng phương pháp làm việc của “phái Karlgren”; vậy nên họ không sử dụng những tư liệu từ Thiết vận và các vận đồ cũng là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Hi vọng rằng chúng ta sớm được đọc các công trình như Lịch sử âm vận tiếng Mân, Lịch sử âm vận tiếng Ngô…

Cuộc tranh luận về “âm thượng cổ” về cơ bản cũng là như thế. Để giải đọc chính xác các điển tịch thời Tiên Tần, các học giả Trung Quốc đã nghiên cứu “âm thượng cổ” của thời đại Kinh Thi, với mục đích ấy mà xét, thì rõ ràng là rất có giá trị. Các học giả hiện đại nếu cũng phải nghiên cứu “âm thượng cổ” của thời đại ấy thì tất nhiên sẽ phát hiện ra rằng thành quả mà người trước đã tích lũy được là rất có giá trị; đúng như tiên sinh Lí Phương Quế từng nói, “Chúng ta hiện nay nghiên cứu âm thượng cổ, chỉ có thể tận dụng các tài liệu mà họ [tức các nhà nghiên cứu đời trước] có được, rồi sử dụng một phương pháp khác để nghiên cứu”. Đây mới là quan điểm hợp lí và công bằng (thật ra khi nghiên cứu âm trung cổ cũng cần giữ thái độ này). Nhưng thời thượng cổ thật xa xôi, thời gian thực sự là quá dài, nếu có ai đó muốn nghiên cứu thứ tiếng Hán [ở giai đoạn] nào đó trước thời Kinh Thi, thì trước hết cần phải chỉ rõ là giai đoạn cụ thể nào, rồi đặt cho nó một tên gọi mới,

như “Hán ngữ viễn cổ” (Proto-Chinese), hoặc “Hán ngữ thượng thượng cổ” (Old-Old-Chinese) chẳng hạn, để tránh lẫn lộn với khái niệm “âm thượng cổ” của người trước (bao gồm Lí Phương Quế, Đổng Đồng Hòa 董同龢…). Đây là yêu cầu tối thiểu trong lí luận âm hệ học, đồng thời cũng có thể nhờ đó mà tránh khỏi việc chỉ trích nhau một cách vô bổ.

Nguyễn Tuấn Cường dịch

Nguồn dịch: 薛凤生. “中国音韵学的

性质与目的: 从两个‘事件’说起”, in trong:

《古汉语研究》2003 (2), tr.2-7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chao, Y.R. (Triệu Nguyên Nhiệm).

A Grammar of Spoken Chinese [Ngữ pháp

tiếng Hán khẩu ngữ], Berkeley, 1968.

[2] Hsueh, F.S. (Tiết Phụng Sinh). “The

Languages of the Sages and the Poets:

Some Aspects of the Chinese Linguistics

Tradition” [Ngôn ngữ của triết nhân và thi

nhân: Vài khía cạnh của truyền thống ngôn

ngữ học Trung Quốc], Inaugural Lectures

1986-1987, College of Humanities, OSU,

1987, pp.29-35.

[3] Norman, Jerry and Coblin, South.

“A New Approach to Chinese Historical

Linguistics” [Ngôn ngữ học lịch sử tiếng

Hán: một hướng tiếp cận mới], Journal of

the American Oriental Society. 115. (1995).

pp.576-584.

[4] Pulleyblank, Edwin G. “Qieyun and

Yunjing: the Essential Foundation for

Chinese Historical Linguistics” [Thiết vận

và Vận kính: Nền tảng thiết yếu của ngôn

ngữ học lịch sử tiếng Hán], Journal of the

American Oriental Society, 118.2 (1998),

pp.200-216.

TẠP CHÍ HÁN NÔM số 5 (90) - 2008 TIẾT PHỤNG SINH

66

[5] Trần Tân Hùng 陈新雄 : “梅祖麟

《有中国特色的汉语历史音韵学》讲辞

质疑” [Phản bác bài viết ‘Âm vận học lịch

sử tiếng Hán mang màu sắc Trung Quốc’

của Mai Tổ Lân].《语言研究》,2002, (1).

[6] Quách Tích Lương 郭锡良: “历史音

韵学研究中的几个问题” [Mấy vấn đề

trong nghiên cứu âm vận học lịch sử].《古

汉语研究》, 2002, (3).

[7] Mai Tổ Lân 梅祖麟. “有中国特色的

汉语历史音韵学” [Âm vận học lịch sử

tiếng Hán mang màu sắc Trung Quốc]. 在香

港语言学会 2001年会上的报告 (Journal of

Chinese Linguistics Vol.30, No.2).

[8] Tiết Phụng Sinh 薛凤生. 《汉语音韵

史十讲》 [Mười bài giảng về lịch sử âm vận

tiếng Hán]. 北京: 华语教学出版社, 1999.

[9] Tiết Phụng Sinh 薛风生. “构拟与诠

释: 汉语音韵史研究的两种对立观点” [Tái

lập và thông diễn: hai quan điểm đối lập

trong nghiên cứu lịch sử âm vận tiếng Hán].

In trong《2000 年中国言语学国际学术大

会发表论文集》. 韩国中国语文研究会,

pp.85-93. (Xin xem bài viết này tại《语言

学与应用语言学集刊》第一辑,徐州师

范大学语言研究所编印).

[10] Jerry Norman (罗杰瑞 ), South

Coblin (柯蔚南): “汉语历史语言研究的新

方法” [Ngôn ngữ học lịch sử tiếng Hán:

Một hướng tiếp cận mới], Chu Khánh Chi

朱庆之 dịch, Trương Vĩnh Ngôn 张永言

hiệu đính, in trong 《汉语史研究集刊, 第

一辑》, 成都: 巴蜀书社, 1998, tr.674-691)

Ghi thêm của người dịch:

Về “sự kiện Norman và Coblin”, sau khi

Pulleyblank đăng bài trả lời (xem trong

phần Tài liệu tham khảo trên), S. W. Coblin

cũng trả lời lại một bài, xin xem: Coblin W.

South. “The Chiehyunn System and the

Current State of Chinese Historical

Phonology” [Hệ thống Thiết vận và hiện

trạng của âm ngành âm vận học lịch sử

tiếng Hán], in trong: Journal of the

American Oriental Society, Vol.123, No.2.

(2003), pp.377-383.

Về “sự kiện Mai Tổ Lân”, ngoài các bài

viết của Mai Tổ Lân, Quách Tích Lương và

Trần Tân Hùng đã ghi trong phần “Tài liệu

tham khảo” trên, xin xem thêm một số bài

viết đáng chú ý từ cả hai phía:

1. Mai Tổ Lân 梅祖麟. “比较方法在中

国, 1926-1998” [Phương pháp so sánh tại

Trung Quốc, 1926-1998]. 《语言研究》 ,

2003 (01), tr.16-27.

2. Quách Tích Lương 郭锡良. “音韵问

题答梅祖麟” [Trả lời Mai Tổ Lân về vấn đề

âm vận]. 《古汉语研究》, 2003, (3), tr.2-17.

3. Mạch Vân 麦耘. “汉语历史音韵研究

中若干问题之我见” [Quan điểm của tôi về

mấy vấn đề trong nghiên cứu âm vận lịch sử

tiếng Hán].《古汉语研究》 , 2003, (4),

tr.13-19.

4. Vương Ninh 王宁, Hoàng Dịch Thanh

黄易青. “汉语历史音韵学研究要尊重历

史尊重事实尊重科学: 评梅祖麟教授‘有中

国特色的汉语历史音韵学 ’等文章 ”

[Nghiên cứu âm vận lịch sử tiếng Hán cần

phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự thật, tôn

trọng khoa học: Bàn về nhóm bài viết "Âm

vận học lịch sử tiếng Hán mang màu sắc

Trung Quốc" của Giáo sư Mai Tổ Lân].

《学术界》, 2005 (01), tr.124-138./.