Tin nổi bật - Sacombank

10
https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020 BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected] Tin nổi bật UBGSTC: Chỉ số CDS giảm mạnh, niềm tin vào VND tăng Ngân hàng nâng lãi suất kỳ hạn dài lên hơn 8%/năm là không vi phạm quy định Điều chỉnh hồi tố gần ngàn tỷ đồng, EIB rơi vào diện cảnh báo Doanh nghiệp FDI: Đầu tư ở Việt Nam ít rủi ro Eurozone - Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn 4 năm Châu Á - Các đồng tiền tăng giá mạnh Theo số liệu của ADB, chỉ số CDS - một thước đo đánh giá mức độ rủi ro của việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Việt Nam - đã giảm xuống mức quanh 240 điểm từ mức trên 300 điểm ghi nhận trước đó trong quý 1. Trong khi đó, tỷ giá kỳ hạn NDF của đồng VND (một dạng hợp đồng kỳ hạn nhưng không chuyển nhượng, được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng để tránh rủi ro tỷ giá) có diễn biến ổn định trong tháng 3. Theo UBGSTC, diễn biến ổn định trên thị trường ngoại hối được cho là do FED đã thận trọng việc tăng lãi suất và đồng CNY không biến động nhiều trong quý 1, giúp làm giảm áp lực tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ giá trung tâm được NHNN áp dụng từ đầu năm có biến động hai chiều bám sát diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước và quốc tế, hạn chế việc tỷ giá bị điều chỉnh đột ngột, giúp loại bỏ tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 04/4) HOSE 555,82 0,47% HNX 78,49 0,03% D.JONES CK Mỹ 17.737,00 0,31% STOXX CK C,Âu 2.962,28 0,30% CSI 300 CK TQ 3.221,90 0,12% Vàng (cập nhật lúc 08h10 ngày 05/4) SJC Ng,đ/L 33.260 0,03% Quốc tế USD/Oz 1.218,00 0,34% Tgiá USD/VND BQ LNH 21,853 0,00% EUR/USD 1,1398 0,04% Du thô 38,89 USD/th 35,34 2,91%

Transcript of Tin nổi bật - Sacombank

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

hoav

BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected]

Tin nổi bật

UBGSTC: Chỉ số CDS giảm mạnh, niềm tin vào

VND tăng

Ngân hàng nâng lãi suất kỳ hạn dài lên hơn

8%/năm là không vi phạm quy định

Điều chỉnh hồi tố gần ngàn tỷ đồng, EIB rơi vào

diện cảnh báo

Doanh nghiệp FDI: Đầu tư ở Việt Nam ít rủi ro

Eurozone - Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn

4 năm

Châu Á - Các đồng tiền tăng giá mạnh

Theo số liệu của ADB, chỉ số CDS - một thước đo

đánh giá mức độ rủi ro của việc nắm giữ trái phiếu

chính phủ Việt Nam - đã giảm xuống mức quanh 240

điểm từ mức trên 300 điểm ghi nhận trước đó trong quý

1. Trong khi đó, tỷ giá kỳ hạn NDF của đồng VND (một

dạng hợp đồng kỳ hạn nhưng không chuyển nhượng,

được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng để tránh rủi ro tỷ

giá) có diễn biến ổn định trong tháng 3. Theo UBGSTC,

diễn biến ổn định trên thị trường ngoại hối được cho là

do FED đã thận trọng việc tăng lãi suất và đồng CNY

không biến động nhiều trong quý 1, giúp làm giảm áp

lực tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ giá trung tâm được NHNN áp

dụng từ đầu năm có biến động hai chiều bám sát diễn

biến cung cầu ngoại tệ trong nước và quốc tế, hạn chế

việc tỷ giá bị điều chỉnh đột ngột, giúp loại bỏ tâm lý

găm giữ, đầu cơ ngoại tệ

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 04/4)

HOSE 555,82 0,47%

HNX 78,49 0,03% 0,59%

D.JONES CK Mỹ 17.737,00 0,31%

STOXX CK C,Âu 2.962,28 0,30%

CSI 300 CK TQ 3.221,90 0,12%

Vàng (cập nhật lúc 08h10 ngày 05/4)

SJC Ng,đ/L 33.260 0,03%

Quốc tế USD/Oz 1.218,00 0,34%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 21,853 0,00%

EUR/USD 1,1398 0,04%

Dầu thô

38,89 USD/th 35,34 2,91%

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

UBGSTC: Chỉ số CDS giảm mạnh,

niềm tin vào VND tăng

UBGSTC trong báo cáo về tình hình KT Q.I được công bố mới đây. Theo số

liệu của ADB, chỉ số CDS - thước đo đánh giá mức độ rủi ro của việc nắm giữ

trái TPCP VN - đã giảm xuống mức quanh 240 điểm từ mức trên 300 điểm ghi

nhận trước đó trong Q.I. Trong khi đó, tỷ giá kỳ hạn NDF của VND (1 dạng hợp

đồng kỳ hạn nhưng không chuyển nhượng, được các nhà XNK sử dụng để tránh rủi ro

tỷ giá) có diễn biến ổn định trong tháng 3. Tỷ giá VND/USD tại các NHTM cũng

ổn định trong biên độ trên của tỷ giá trung tâm do NHNN đưa ra, dao động

quanh mức 22.200-22.500 VND/USD. Diễn biến ổn định trên thị trường ngoại

hối được cho là do FED đã thận trọng việc tăng LS và đồng CNY không biến

động nhiều trong Q.I, giúp làm giảm áp lực tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ giá trung

tâm được NHNN áp dụng từ đầu năm 2016 có biến động 2 chiều bám sát diễn

biến cung cầu ngoại tệ trong nước và quốc tế, hạn chế việc tỷ giá bị điều chỉnh

đột ngột, giúp loại bỏ tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ.

Ngân hàng nâng lãi suất kỳ hạn dài lên

hơn 8%/năm là không vi phạm quy

định

LS tiền gửi đang được 1 số NHTM đẩy cao hơn. Điều này đã làm dấy lên lo

ngại sẽ hình thành mặt bằng LS cao hơn trước. Tuy nhiên, cơ quan điều hành

tiền tệ lại cho rằng, dù LS huy động có chiều hướng nhích lên nhưng chỉ mang

tính thời điểm và chưa gây sức ép đối với LS cho vay. NHNN cho biết, nguyên

nhân tăng LS tại các NHTM là để điều tiết, cân đối lại nguồn vốn. Hiện NHNN

chỉ quy định trần LS cho vay đối với kỳ hạn dưới 6 tháng là 5,5%. LS các kỳ

hạn trên 6 tháng là do NHTM và khách hàng tự thỏa thuận. Vì vậy, việc NH

nâng mức LS lên trên 8% đối với những kỳ hạn dài là không vi phạm quy định.

Điều chỉnh hồi tố gần ngàn tỷ đồng,

EIB rơi vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở GDCK Tp.HCM vừa công bố đưa cổ phiếu EIB vào diện cảnh báo

từ ngày 8/4/2016. LN chưa phân phối tại 31/12/2014 đã bị điều chỉnh hồi tố từ

114,01 tỷ đồng xuống còn âm 834,56 tỷ đồng. Theo BCTC kiểm toán hợp nhất,

LN chưa phân phối tại 31/12/2015 là âm 817,47 tỷ đồng. Việc điều chỉnh hồi tố

này căn cứ theo kết luận của NHNN liên quan đến việc Eximbank đã ghi nhận

các khoản LN "ảo" trước đây khi thực hiện giao dịch với Eximland. Cũng theo

Kết luận thanh tra trên, Tập đoàn phải ghi giảm thu nhập do bán các tài sản

không đúng quy định và ghi giảm các chi phí liên quan khác để khôi phục giá

trị tài sản về giá trị ban đầu. LN 2014 được điều chỉnh tăng từ 56 tỷ đồng lên

341 tỷ đồng. Với khoản lỗ lũy kế đến cuối năm 2015 hơn 817 tỷ đồng, VĐL của

NH này bị ăn mòn 6,57%. LN sau kiểm toán giảm 36%. Theo báo cáo hợp

nhất, lỗ thuần từ mua bán CK đầu tư đã tăng từ 2,94 tỷ đồng lên 34,16 tỷ đồng.

LN sau thuế do đó giảm tương ứng. Năm 2015, Eximbank thu về 8.601 tỷ đồng

doanh thu, giảm nhẹ sv 2014. Tuy vậy, sau khi trừ đi chi phí lãi, thu nhập lãi

Tài chính – Ngân hàng

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

thuần tăng trưởng hơn 20%, đạt 3.397 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng của chi

phí hoạt động cùng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khiến LN sau thuế của

Eximbank chỉ còn gần 40 tỷ đồng, chỉ #11% LN 2014. So với báo cáo tự lập,

LN sau thuế sau kiểm toán 36%, từ 62,47 tỷ đồng xuống xấp xỉ 34 tỷ đồng.

SSI giữ vững 'ngôi vương' thị phần môi

giới HNX Q.I/2016

HNX vừa công bố thị phần môi giới Q.I. Theo đó, vị trí thứ 1 và 2 trong top 10

CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất sàn HNX Q.I không có sự thay đổi

sv quý trước. Trong đó, SSI tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới sàn HNX, với

11,04%. VNDS đứng ở vị trí thứ 2, với thị phần 10,23%. Trong khi đó, KIS đã

tiếp tục gây bất ngờ khi vươn lên đứng ở vị trí thứ 3 trong top 10 CTCK có thị

phần môi giới lớn nhất sàn HNX, với 7,09%, thay vào đó, SHS tụt xuống 1 bậc

và đứng ở vị trí thứ 4, với 5,8%. Sau khi tụt hạng khá mạnh ở Q.IV/2015 (thứ 7),

HSC đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 5, với thị phần là 5,74%. MSI từ vị trí thứ 8

vươn lên vị trí thứ 6, với 5,09%. Trong khi đó, MBS tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ

7, với 4,9%. VCSC tụt hai bậc xuống vị trí thứ 8, với 4,66%. FPT tăng một bậc

lên vị trí thứ 9 (3,52%). Đáng chú ý, ACBS đã bị đánh bật ra khỏi top 10 CTCK

có thị phần môi giới lớn nhất sàn HNX trong Q.I/2016, thay vào đó là BVSC, với

thị phần 3,35%. Trên thị trường UPCoM, VIX vươn lên dẫn đầu top 10 CTCK

có thị phần môi giới lớn nhất, với 12,75%. Trong khi đó, CTS tụt xuống đứng ở

vị trí thứ 2, với 11,29%.

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Quý 1: Doanh nghiệp Nhà nước đã

thoái vốn 2.019 tỷ đồng

Trong Q.I, HNX đã tổ chức 16 phiên đấu giá thoái vốn DNNN, trong đó 11/16

phiên đấu giá bán hết 100% số cổ phần đưa ra chào bán. Theo đó, tổng khối

lượng cổ phần bán đạt 147,7 triệu đơn vị trên tổng số 173,3 triệu cổ phần chào

bán đồng thời tổng giá trị cổ phần thu về thông qua hoạt động đấu giá trong

quý đạt 2.019 tỷ đồng (27,5% sv Q.I/2015). Riêng tháng 3, HNX đã thực hiện 4

phiên đấu giá IPO và 2 phiên thoái vốn của DNNN. Kết quả là 4/6 phiên đã

bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá. Cụ thể, tổng khối lượng chào bán tại

các phiên đấu giá trong tháng đạt xấp xỉ 37,8 triệu cổ phần, số lượng đặt mua

đạt hơn 69,8 triệu cổ phần (cao gấp gần 2 lần tổng khối lượng chào bán). Kết quả

đã có hơn 25,4 triệu cổ phần trúng giá với tổng giá trị cổ phần bán được đạt

hơn 368,5 tỷ đồng và cao hơn 104,9 tỷ đồng sv giá khởi điểm.

Doanh nghiệp FDI: Đầu tư ở Việt Nam

ít rủi ro

Giám đốc Phòng phát triển và Quản trị nhà nước, Cơ quan Phát triển quốc tế

Hoa Kỳ tại VN (USAID) cho biết, đây là năm thứ 6 nhóm nghiên cứu đưa các

DN nước ngoài ở VN vào khảo sát. Năm 2015, nhóm nghiên cứu đã thu thập ý

kiến của 1.584 DN FDI đến từ 43 quốc gia khác nhau, hoạt động tại 14 tỉnh,

thành phố của VN (những nơi có mật độ DN FDI tập trung cao nhất). Theo đó, 11%

cho biết đã tăng đầu tư hoạt động và 62% tuyển thêm lao động mới. Số lượng

việc làm theo điều tra được ghi nhận tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tâm

lý lạc quan về kế hoạch mở rộng hoạt động SXKD trong thời gian tới của DN

tăng lên nhanh chóng. Năm vừa qua, gần ½ số DN trong mẫu điều tra cho biết

có ý định tăng quy mô hoạt động. Báo cáo cũng ghi nhận sự xuất hiện của

những thay đổi vì ngày càng nhiều DN FDI ký hợp đồng với DNTN trong nước

trong 2 năm qua. Trong số NĐTNN đang cân nhắc quốc gia đầu tư, 83% chọn

VN thay vì chọn các quốc gia khác. Khi so sánh với các nước khác đang được

cân nhắc đầu tư, VN tiếp tục được đánh giá tốt ở các lĩnh vực như: Mức thuế

suất thấp hơn, nguy cơ bị thu hồi tài sản thấp, chính sách ổn định hơn… Có 2

loại rủi ro chính mà DN FDI quan tâm đó là lo ngại những thay đổi về nền tài

chính quốc tế hoặc trong nước. Mặc dù từ 2010, các nhà hoạch định chính

sách VN đã thực hiện rất nhiều biện pháp để giảm thiểu những rủi ro này. Tiếp

đó là rủi ro về các quy định do những thay đổi về quy định khiến LN KD của họ

bị giảm sút. Khoảng 70% cho biết phải bỏ ra trên 5% quỹ thời gian trong năm

để giải quyết các thủ tục hành chính. Năm 2015, chỉ có 29% tiếp cận thông tin

dễ dàng; 27% tiếp cận được nhưng vẫn còn khó khăn; số còn lại cho biết

không tiếp cận được. Đáng chú ý, số DN FDI ủng hộ Hiệp định TPP không cao

như DN trong nước. Cụ thể, mức độ ủng hộ TPP của DN trong nước là 73%;

DN FDI từ các nước thành viên TPP là 67% và DN FDI ngoài TPP là 65%.

Kinh tế Việt Nam

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Toàn cầu - 17 quốc gia nặng nợ nhất

Danh sách nước có tỷ lệ nợ công sv GDP lớn nhất thế giới theo số liệu của

Diễn đàn KT Thế giới (WEF), Business Insider giới thiệu, gồm: 17. Iceland - Tỷ

lệ nợ công/GDP: 90,2%. Đã 8 năm trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng đó, nước

này vẫn đang phải chật vật xoay sở với sự suy sụp của hệ thống NH; 16.

Barbados - Tỷ lệ nợ công/GDP: 92%; 15. Pháp - Tỷ lệ nợ công/GDP: 93,9%.

Nền KT lớn thứ nhì trong Eurozone này đang hồi phục không đều; 14. Tây

Ban Nha - Tỷ lệ nợ công/GDP: 93,9%. Standard & Poor’s tin tưởng rằng triển

vọng tăng trưởng khả quan và các biện pháp cải cách thị trường lao động sẽ

đưa bức tranh KT này trở nên “sáng” hơn trong thời gian tới; 13. Cape Verde -

Tỷ lê nợ công/GPD: 95; 12. Bỉ - Tỷ lệ nợ công/GDP: 99,8%; 11. Singapore -

Tỷ lệ nợ công/GDP: 103,8%; 10. Mỹ - Tỷ lệ nợ công/GDP: 104,5%. Tháng 3,

Chủ tịch FED cho rằng nền KT Mỹ đang trong tiến trình phục hồi chậm nhưng

vững; 9. Bhutan - Tỷ lệ nợ công/GDP: 110,7%; 8. Cyprus - Tỷ lệ nợ

công/GDP: 112% Giống như Hy Lạp, Cyprus phải nhờ đến sự giải cứu của

các chủ nợ quốc tế, chấp nhận thực thi các biện pháp kiểm soát vốn và thắt

lưng buộc bụng để thoát bờ vực phá sản cấp quốc gia; 7. Ireland - Tỷ lệ nợ

công/GDP: 122,8%. Nợ công của Ireland vẫn cao nhưng nước này đang đi

đúng hướng và đã tái cấp vốn thành công 1 lượng nợ lớn trong hệ thống NH;

6. Bồ Đào Nha - Tỷ lệ nợ công/GDP: 128,8%. Bồ Đào Nha rút khỏi chương

trình giải cứu của chủ nợ quốc tế vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, GDP của

nước này hiện vẫn đang thấp hơn 7,8% sv thời điểm cuối năm 2007; 5. Italy -

Tỷ lệ nợ công/GDP: 132,5%. Tỷ lệ này thậm chí tăng mạnh trong thời gian

gần đây khi Bộ Tài chính Italy phát hành thêm trái phiếu để vay nợ; 4.

Jamaica - Tỷ lệ nợ công/GDP: 138,9%; 3. Lebanon - Tỷ lệ nợ công/GDP:

139,7%; 2. Hy Lạp - Tỷ lệ nợ công/GDP: 173,8%. Hy Lạp đã tiếp nhận 320 tỷ

USD tiền cứu trợ từ các chủ nợ quốc tế và có thể sẽ không thanh toán được

đầy đủ toàn bộ số nợ này. Athens đã phải chấp nhận thực thi các biện pháp

thắt lưng buộc bụng đầy khó khăn để được cứu khỏi bờ vực vỡ nợ cấp quốc

gia; 1. Nhật - Tỷ lệ nợ công/GDP: 243,2%. Nhật chính là quốc gia có tỷ lệ nợ

công sv GDP cao nhất thế giới. Nền KT lớn thứ 3 thế giới này đang tăng

trưởng rất chậm chạp, buộc NHTW pháp áp dụng mức LS âm để kích cầu.

Eurozone - Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất

trong hơn 4 năm

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) ngày 4/4 công bố số liệu cho thấy tỷ lệ

thất nghiệp tại Eurozone trong tháng 02 giảm xuống 10,3%, mức thấp nhất

trong 4,5 năm qua, trong bối cảnh KT vẫn đang trải qua giai đoạn hồi phục

chậm chạp. Tỷ lệ thất nghiệp toàn EU vẫn duy trì ở mức 8,9%. Số lượng

Kinh tế Quốc tế

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

người thất nghiệp được ghi nhận tại Eurozone trong tháng 02 là 16,63 triệu

người, 39.000 người sv tháng 01. Trong khi con số này tại EU là 21,65 triệu

người, 59.000 người. Các nước thành viên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất

gồm Đức (4,3%), Cộng hòa Séc (4,5%). Trong khi nước có tỷ lệ thất nghiệp

cao nhất là Hy Lạp (24%) và Tây Ban Nha (20,4%). Tháng trước, Chủ tịch ECB

đã kêu gọi các nền KT EU đẩy mạnh cải cách và nỗ lực hơn nữa để vực dậy

nền KT, khi KT Eurozone đang phục hồi với chậm chạp, các nguy cơ vẫn rình

rập, thậm chí có những nguy cơ ngày càng rõ rệt. ECB trước đó đã công bố

các biện pháp chưa từng có tiền lệ nhằm khắc phục tình trạng giảm phát và

thúc đẩy nền KT, trong đó có việc tiếp tục cắt giảm LS vốn đã ở mức thấp kỷ

lục và mở rộng các chương trình nới lỏng định lượng vốn gây nhiều tranh cãi.

Châu Á - Các đồng tiền tăng giá mạnh

Theo tin từ Bloomberg, chiến lược gia Kamakshya Trivedi của Goldman

Sachs dự báo các đồng tiền ở khu vực châu Á sẽ quay trở lại với xu hướng

mất giá khi các động thái nới lỏng CSTT tiếp theo ở Trung Quốc và Nhật có

thể đẩy đồng CNY và JPY xuống mức đáy từ ít nhất năm 2008. Tháng 3,

đồng Won Hàn Quốc là đồng tiền tăng giá mạnh nhất với mức 8,2%. Tiếp

theo là đồng Ringgit của Malaysia 7,8%, mạnh nhất từ năm 1998. Một chỉ

số là thước đo sức mạnh của 10 đồng tiền được giao dịch phổ biến ở châu Á,

không bao gồm JPY, 3%. “Đây là thời điểm tốt để bán khống (short) các

đồng tiền châu Á, nhất là Won Hàn Quốc, Baht Thái Lan, Đôla Đài Loan, CNY

và Ringgit... Diễn biến tỷ giá CNY có ảnh hưởng rất trực tiếp tới đồng tiền của

các thị trường mới nổi ở KV châu Á. Chúng tôi dự báo các đồng tiền trong KV

sẽ giảm giá”. Tháng 3 vừa qua là tháng tăng giá mạnh nhất của các đồng tiền

châu Á nói chung từ ít nhất năm 1999. Cơ sở cho sự tăng giá này là giá hàng

hóa cơ bản phục hồi và USD giảm giá trước những đồn đoán cho rằng FED

sẽ hành động chậm trong vấn đề tăng LS. Tuy vậy, XK của châu Á vẫn chưa

hồi phục, dẫn tới khả năng một làn sóng phá giá tiền tệ mới ở KV trong bối

cảnh CNY giảm giá sv đồng tiền các đối tác thương mại của TQ và kỳ vọng

gia tăng v/v Nhật sắp có thêm biện pháp kích thích tăng trưởng bằng CSTT.

Dự báo JPY sẽ 14% sv USD, về mức 130 JPY/USD trong 12 tháng tới, mức

thấp nhất kể từ năm 2002. CNY 7% sv USD, về mức thấp nhất kể từ tháng

5/2008. Đồng Won sẽ 11% sv USD trong 12 tháng, về mức gần 1.300

Won/USD. Goldman Sachs dự báo FED sẽ tăng LS 3 lần trong năm 2016…

Cho dù USD có tăng giá trở lại, thì TQ vẫn muốn duy trì sự mất giá của CNY

sv đồng tiền của các đối tác thương mại nhằm hỗ trợ lĩnh vực XK. Ngoài ra,

TQ cũng sẽ duy trì CSTT nới lỏng trong bối cảnh tăng trưởng KT chững lại…

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Tôm - Xuất khẩu khởi sắc

Theo VASEP, 2 tháng đầu năm, giá trị XK tôm của nước ta đã đạt 378,4 triệu

USD, 8,5% sv cùng kỳ 2015. Trong Q.I, XK tôm tương đối thuận lợi, giá tôm

nguyên liệu, nhất là giá tôm thẻ chân trắng cũng tăng mạnh. Sự tăng trưởng

này có nguyên nhân quan trọng từ kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính

lần 9 (POR9) thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh NK từ VN, do Bộ

Thương mại Mỹ thực hiện. Với mức thuế suất chỉ còn trung bình 0,91% (giảm

mạnh sv 6,37% của POR8), các DN đã đẩy mạnh XK tôm vào Mỹ. Thị trường

Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng ấn tượng với 36,5% (đạt 64,8 triệu USD),

vươn lên vị trí thứ 2. Chính nhờ sự tăng trưởng mạnh ở 2 thị trường này nên dù

1 số thị trường NK khác có giảm sút (EU 1,8%; Nhật 2,4%; Hàn Quốc 0,6%;

Canada 17,3%) nhưng XK tôm vẫn tăng trưởng khá. Giá tôm XK 4-5%.

Nhưng điều đáng lo ngại là, thương nhân Trung Quốc mua không cần xem tôm

đó có dư lượng kháng sinh hay không. Điều này sẽ làm cho nhiều hộ nuôi tôm

lơ là khuyến cáo của cơ quan chức năng v/v không lạm dụng kháng sinh. Mặt

khác, việc thương nhân TQ đẩy mạnh NK tôm nguyên liệu từ VN, là nguyên

nhân khiến cho các nhà máy tôm ở ĐBSCL gặp khó khăn hơn về nguyên liệu.

Nhìn chung, các nhà máy ở Cà Mau chỉ đang chạy chưa tới 40% công suất.

Nhiều nhà máy chế biến tôm khác ở Nam bộ đã buộc phải từ chối một số hợp

đồng gía trị gia tăng vì lo không tìm được nguồn nguyên liệu cần thiết.

Cá tra - Cá nguyên liệu không còn để

cung cấp cho nhà máy

Nhiều ngày qua, tình hình nguyên liệu cá tra tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục

"nóng". Các DN cho biết hiện việc mua cá gặp rất nhiều khó khăn do sản lượng

nuôi trong dân bắt đầu cạn kiệt. Nếu như đầu tháng 3, giá cá chỉ ở mức 19.000

đồng/kg thì sang đầu tháng 4 đã vọt lên 23.000 đồng và dự báo sẽ còn tiếp tục

tăng. Theo số liệu điều tra của 1 số DN chiếm thị phần lớn, số con giống có

trọng lượng từ 100-800 gram thả nuôi ở các tỉnh trong tháng 3 khoảng 260

triệu con, thì tháng 4, sản lượng này chỉ còn 190 triệu con (# 150.000 tấn). Riêng

tháng 4, sản lượng cá tra nguyên liệu do người dân nuôi thì chỉ khoảng 10.000

tấn để cung cấp cho các nhà máy, trong khi nhu cầu tối thiểu cần tới 3.000 tấn

cá nguyên liệu/ngày. Trong khi nguyên liệu cá trong nước ngày 1 cạn kiệt thì

nhu cầu NK cá tra đã tăng sv cùng kỳ khoảng 10% từ ASEAN và Trung Quốc.

Bên cạnh nhu cầu NK đang có xu hướng tăng vọt, giá XK cá tra cho các đơn

hàng giao trong tháng 4&5 30 cen/kg và dự báo tiếp tục tăng mạnh từ tháng

6 đến tháng 9 để hình thành giá xuất trung bình giao động 2,5-2,7 USD/kg.

Riêng Mỹ, các DN tin giá giao dịch từ tháng 5 sẽ là 1,5 USD/pound (#3,3

USD/kg) và chắc chắn với đà này, giá cá tra XK trong Q.II 20% sv Q.I.

Hàng hóa - nguyên liệu

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Thép - Tiêu thụ thép tăng kỷ lục khi Việt

Nam áp thuế tự vệ

Đại diện Hiệp hội Thép VN cho biết, theo thống kê sơ bộ, lượng thép tiêu thụ

trong tháng 3 ước đạt 763.000 tấn, cao nhất trong lịch sử ngành thép, tăng

66% sv tháng trước và tăng 15% sv cùng kỳ 2015. Ngoài chuyện bắt đầu bước

vào mùa XD, tâm lý muốn gom hàng sau quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của

Bộ Công thương cũng là nguyên nhân đẩy lượng thép tiêu thụ tăng cao kỷ lục.

Dù lượng thép tiêu thụ mạnh nhưng tính đến cuối tháng 3, lượng thép tồn kho

vẫn còn khoảng 325.000 tấn. Thị trường sẽ có thêm nguồn cung khoảng 1 triệu

tấn thép từ một loạt dự án mới được đưa vào vận hành trong năm nay. “Điều

này cho thấy DN hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên các đại lý,

nhà phân phối không việc gì phải lo ôm hàng tích trữ thép”.

Lúa - Nông dân méo mặt vì... giá tăng!

Giá lúa cuối vụ đông xuân ở ĐBSCL đang tiếp tục tăng mạnh. Thế nhưng,

người nông dân không được hưởng lợi vì trước đó, phần đông bà con nhận tiền

cọc bán lúa cho thương lái với giá thấp hơn. Những ngày qua, giá lúa đông

xuân cuối vụ ở các tỉnh ĐBSCL đang có xu hướng tăng mạnh do nguồn cung

khan hiếm. Tại Cần Thơ, tính đến nửa cuối tháng 3, nông dân thu hoạch

87.000ha lúa đông xuân. Hiện giá lúa khô giống IR 50404 được DN thu mua

trong dân từ 5.800-5.900 đồng/kg, giá lúa khô giống Jasmine từ 6.700-6.800

đồng/kg, tăng BQ 500-700 đồng/kg sv đầu vụ. Tại nhiều địa phương khác, có

thời điểm, nông dân bán lúa tại nhà cho thương lái với giá 6.200-6.300

đồng/kg. Mức giá này cao hơn 1.000 đồng/kg sv cuối tháng 02 và cao hơn đến

2.000 đồng/kg sv cuối tháng 01. Đây là mức giá cao nhất từ đầu vụ tới nay. Giá

lúa tăng cao nhưng nhiều nông dân không còn lúa để bán do hiện nay là thời

điểm cuối vụ đông xuân, hầu hết nông dân đã thu hoạch xong và bán lúa tươi

cho thương lái tại ruộng.

Muối - Giá giảm mạnh, diêm dân thêm

chán nghề

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết,

giá muối ở nhiều địa phương đang giảm. Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá bán buôn

muối đen ở mức 400-500 đồng/kg; muối trắng giảm 600-700 đồng/kg xuống

còn 500-600 đồng/kg. Ở miền Bắc, giá muối bán buôn của diêm dân Nam Định

cũng giảm từ 1.100 đồng/kg xuống còn 750-800 đồng/kg. Trong khi đó, Bến

Tre do giá muối giảm mạnh, diêm dân không mặn mà với làm muối nên nhiều

cánh đồng muối vắng người… Tính đến cuối tháng 3, diện tích SX muối cả

nước đạt gần 14.800 ha, trong đó diện tích SX muối thủ công đạt gần 10.400

ha, còn lại là diện tích muối công nghiệp. Hiện lượng muối tồn trong diêm dân

và DN SX, chế biến ước đạt gần 510.000 tấn, trong đó, miền Bắc tồn 11.000

tấn; miền Trung tồn gần 310.000 tấn và ĐBSCL tồn khoảng 190.000 tấn.

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số http://www.hsx.vn/

http://hnx.vn/web/guest/home

http://www.bloomberg.com/markets/

http://www.sjc.com.vn/?n=0

http://goldprice.org/

http://www.bloomberg.com/markets/commodities/futures/

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu;jsessionid=h23MVHxYtt9RTYJX23LTT4DYh3SvcpyGd

Qb60QwjFQ4zFBh4n8NX!1717766501!-

1069731274?_afrWindowId=null&_afrLoop=8334611495264863&_afrWindowMode=0&_adf.ctrl-

state=ftd0mwitp_54#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D8334611495264863%26_afrWindowM

ode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Datpy7ew0w_4

Tin TC - NH http://ndh.vn/ubgstc-chi-so-cds-giam-manh-niem-tin-vao-dong-vnd-tang-2016040411575466p4c149.news

http://ndh.vn/dieu-chinh-hoi-to-gan-nghin-ty-dong-eib-roi-vao-dien-canh-bao-

20160404105714484p149c165.news

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-nang-lai-suat-ky-han-dai-len-hon-8-nam-la-khong-vi-pham-

quy-dinh-20160402080253904.chn

http://ndh.vn/ssi-giu-vung-ngoi-vuong-thi-phan-moi-gioi-hnx-quy-i-2016-2016040404501540p4c146.news

Tin KT vĩ mô http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4526/Doanh-nghiep-FDI-Dau-tu-o-Viet-Nam-it-rui-ro

http://www.vietnamplus.vn/quy-1-doanh-nghiep-nha-nuoc-da-thoai-von-2019-ty-dong/379601.vnp

Tin Quốc tế http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/17-quoc-gia-nang-no-nhat-the-gioi-20160404151430375.chn

http://vietstock.vn/2016/04/ty-le-that-nghiep-cua-eurozone-thap-nhat-trong-hon-4-nam-772-467000.htm

http://www.tradingeconomics.com/euro-area/unemployment-rate

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cac-dong-tien-chau-a-tang-gia-manh-20160404164647047.chn

Hàng hóa http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/xuat-khau-tom-khoi-sac-20160404214130662.chn

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/ca-tra-nguyen-lieu-khong-con-de-cung-cap-cho-nha-may-

20160404080821151.chn

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/tieu-thu-thep-tang-ky-luc-khi-viet-nam-ap-thue-tu-ve-

20160401080013453.chn

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/nong-dan-meo-mat-vi-gia-lua-tang-20160404142126329.chn

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/gia-muoi-giam-manh-diem-dan-them-chan-nghe-

20160404152748068.chn

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng bán lẻ NHBL

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMNN

DN Nhà nước DNNN NSNN NSNN

DN tư nhân DNTN Ngân sách trung ương NSTW

DN vừa và nhỏ DNVVN NK NK

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI SX KD SXKD

Dự án DA Tài sản bảo đảm TSBĐ

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Đăng ký KD ĐKKD Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng SP quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Trung Quốc TQ

Giá trị gia tăng GTGT Trái phiếu Chính phủ TPCP

Hợp đồng tín dụng HĐTD Trái phiếu DN TPDN

Khách hàng DN KHDN Thị trường chứng khoán TTCK

Khách hàng cá nhân KHCN Việt Nam VN

KT vĩ mô KTVM Vốn điều lệ VĐL

Kho bạc Nhà nước KBNN Vốn tự có VTC

Khu vực KV Xã hội XH

XK XK

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA

Ngân hàng thế giới World Bank Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM HOSE

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Khu vực sử dụng đồng euro EUROZONE

Liên minh châu Âu EU